86. Những bài học rút ra từ việc viết đánh giá
Tháng 11 năm 2022, lãnh đạo cấp trên gửi thư cho tôi, bảo tôi viết một bản đánh giá về chị Vương Kỳ. Nhận được thư, tôi không khỏi suy nghĩ: “Tại sao lại phải viết đánh giá về chị Vương Kỳ nhỉ? Chị ấy vừa mới được điều đến một hội thánh khác hai tháng trước. Lẽ nào lãnh đạo cấp trên muốn đề bạt chị ấy? Hay là muốn tìm hiểu biểu hiện của chị ấy để cách chức? Rốt cuộc ý của lãnh đạo là gì?”. Tôi nghe nói chị Vương Kỳ đã vứt bỏ gia đình và sự nghiệp để làm bổn phận toàn thời gian, và hai năm trước, khi hội thánh đối mặt với một cuộc bắt bớ lớn, chị ấy đã kịp thời xử lý công tác giải quyết hậu quả, cho thấy mình có năng lực công tác. Tuy nhiên, người này khá là khó tiếp xúc. Qua những lần tiếp xúc, tôi thấy chị ấy hay tỏ thái độ, khiến người khác bị kìm kẹp, lại còn có biểu hiện phán xét người khác. Cứ nghĩ đến cảnh chị ấy tỏ thái độ khiến tôi bị kìm kẹp, là lòng tôi lại thấy khó chịu và ấm ức. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Thời gian qua, lãnh đạo vẫn luôn viết thư cho chị ấy để tìm hiểu tình trạng và dẫn dắt chị ấy nhận biết bản thân, nên lần này có thể là muốn đề bạt chị ấy thêm lần nữa. Nếu vậy, mình viết đánh giá thì phải chọn những mặt tốt của chị ấy mà viết. Nếu mình viết về biểu hiện kìm kẹp người khác của chị ấy, thì lãnh đạo sẽ nghĩ sao về mình? Chẳng phải sẽ nói mình hay gây chuyện, không rút ra bài học, không có sự phối hợp hài hòa với chị ấy sao? Chị ấy có tố chất, có năng lực công tác, lại vứt bỏ gia đình và sự nghiệp để làm bổn phận, khi bị cách chức cũng đã phản tỉnh và có chút nhận thức. Nếu lãnh đạo muốn đề bạt chị ấy mà mình lại viết về những biểu hiện không tốt của chị, vậy thì lãnh đạo sẽ nghĩ thế nào về mình?”. Sau khi suy nghĩ kỹ một lúc, tôi nhận định rằng lãnh đạo muốn đề bạt chị ấy, nên đã viết rằng chị Vương Kỳ mưu cầu lẽ thật, lĩnh hội lời Đức Chúa Trời một cách thuần túy, có năng lực công tác, và có thể vứt bỏ gia đình, sự nghiệp. Để tạo ấn tượng tốt với lãnh đạo, tôi đã tô vẽ biểu hiện kìm kẹp người khác của chị ấy thành có tinh thần chính nghĩa, có thể chỉ ra và giúp đỡ tôi. Viết xong bản đánh giá, tôi bèn nộp lên cho lãnh đạo.
Vài ngày sau, tôi lại nhận được thư của lãnh đạo, hỏi tôi rằng khi tiếp xúc với chị Vương Kỳ, chị ấy có biểu hiện nào như đàn áp, phán xét hay kìm kẹp người khác không. Tôi nghĩ đến những lần mình phối hợp với chị ấy và cách chị ấy đã kìm kẹp người khác, rồi nghĩ thầm: “Chẳng lẽ vấn đề của chị ấy ở phương diện này khá nghiêm trọng, nên lãnh đạo muốn tìm hiểu biểu hiện của chị ấy? Lần trước mình toàn viết về ưu điểm, không hề viết về biểu hiện kìm kẹp hay phán xét người khác. Hay là lần này mình viết về những biểu hiện đó?”. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Nếu bây giờ mình viết về những biểu hiện này, thì lãnh đạo sẽ nghĩ sao về mình? Chẳng phải sẽ nói mình không nói thật, đang lừa dối sao? Hay là cứ nói không biết cho xong. Nhưng nếu nói không biết, liệu lãnh đạo có bảo mình không có sự phân định không?”. Tôi cứ trăn trở mãi, không biết phải viết thế nào. Tôi nghĩ thầm: “Mình phối hợp với chị ấy chưa đầy một tháng, nói không biết thì cũng đâu quá đáng, chắc lãnh đạo sẽ không nói gì mình đâu”. Chính lúc đó, tôi cảm thấy trong lòng bất an và nhận ra rằng mình đang giả dối. Thế là tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại lời của Đức Chúa Jêsus: “Ngươi phải nói rằng: phải, phải; không, không. Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỉ dữ mà ra” (Ma-thi-ơ 5:37). Tôi cũng nhớ lại lời Đức Cháu Trời: “Các ngươi nên biết rằng Đức Chúa Trời thích những người trung thực”. Tôi vội mở sách để đọc lời Đức Chúa Trời. Ngài phán: “Các ngươi nên biết rằng Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Về thực chất, Đức Chúa Trời là thành tín, và vì thế lời Ngài luôn có thể tin cậy được; hơn nữa, hành động của Ngài là không có sai sót và không thể nghi ngờ, đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời thích những người tuyệt đối trung thực với Ngài. Trung thực có nghĩa là trao tấm lòng của ngươi cho Đức Chúa Trời, không giả tạo với Ngài trong bất kỳ chuyện gì, cởi mở với Ngài trong mọi việc, không bao giờ che giấu sự thật, không cố dối trên lừa dưới, và không làm những chuyện chỉ nhằm lấy lòng Đức Chúa Trời. Tóm lại, trung thực nghĩa là không có lẫn tạp trong lời nói và việc làm, và không lừa dối Đức Chúa Trời lẫn con người. Những gì Ta nói rất đơn giản, nhưng với các ngươi thì lại gian nan gấp đôi. Nhiều người thà bị kết án xuống địa ngục còn hơn là nói và hành động một cách trung thực. Chẳng ngạc nhiên khi Ta có cách đối trị khác chờ sẵn cho những kẻ không trung thực” (Ba điều răn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Trong mọi việc ngươi làm, ngươi đều phải xem xét liệu những ý định của ngươi có đúng hay không. Nếu ngươi có thể hành động theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời là bình thường. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu. Hãy xem xét những ý định của mình, và nếu ngươi thấy những ý định không đúng đã nảy sinh, hãy biết chống lại chúng, và hành động theo lời Đức Chúa Trời; như vậy ngươi sẽ trở thành người đúng đắn trước Đức Chúa Trời, điều cho thấy rằng mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời là bình thường, và rằng mọi việc ngươi làm là vì Đức Chúa Trời, chứ không phải vì bản thân ngươi. Trong mọi việc ngươi làm và mọi điều ngươi nói, hãy biết giữ lòng mình ngay thẳng và chính nghĩa trong hành động của mình, đừng để bị tình cảm chi phối, hoặc hành động theo ý của riêng mình. Đấy là những nguyên tắc hành động cho những người tin vào Đức Chúa Trời” (Quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời như thế nào? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Qua việc đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được những yêu cầu của Ngài đối với con người. Đức Chúa Trời là thành tín. Ngài yêu thích người trung thực và ghét bỏ người giả dối. Đức Chúa Trời yêu cầu con người có sao nói vậy, không được lừa dối hay che giấu. Đây là tâm tính của Đức Chúa Trời. Khi viết đánh giá, chúng ta cũng phải bước vào lẽ thật của việc làm người trung thực và tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời. Phản tỉnh lại bản thân khi viết đánh giá về chị Vương Kỳ, tôi đã không viết những gì mình biết, không nói lời thật lòng, mà lại đi phỏng đoán ý của lãnh đạo trước. Tôi cho rằng lãnh đạo có thể muốn đề bạt chị Vương Kỳ, nên đã che giấu và bao che những biểu hiện không tốt của chị ấy, thậm chí còn tô vẽ biểu hiện kìm kẹp người khác của chị ấy thành có tinh thần chính nghĩa. Về tính chất, đây chính là lừa dối. Khi lãnh đạo bảo tôi viết đánh giá lần nữa về chị Vương Kỳ, để không bị lãnh đạo phát hiện mình nói dối, tôi đã định từ bỏ việc viết đánh giá. Một lần nữa, tôi lại giả dối. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài dò xét tận đáy lòng của con người. Tôi có thể lừa được người nhưng không lừa được Đức Chúa Trời. Nếu tôi tiếp tục vì bảo vệ thể diện của mình mà nói dối và lừa gạt, thì sẽ chỉ khiến Đức Chúa Trời chán ghét và ghê tởm. Tôi phải làm người trung thực theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, không được phỏng đoán ý của lãnh đạo nữa. Bất kể lãnh đạo nghĩ về tôi thế nào, tôi cũng phải tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi đã thành thật viết lại những biểu hiện kìm kẹp và phán xét người khác của chị Vương Kỳ rồi nộp cho lãnh đạo. Chỉ đến lúc đó, lòng tôi mới cảm thấy thanh thản. Không lâu sau, lãnh đạo gửi thư nói về biểu hiện của chị Vương Kỳ ở một hội thánh khác. Chị ấy luôn kìm kẹp người khác, nắm thóp của đồng sự, thường xuyên dựa vào huyết khí để dạy dỗ người khác. Chị ấy còn kéo bè kết phái, nói xấu sau lưng đồng sự, khiến đồng sự trở nên tiêu cực và tự quy định mình. Chị ấy lừa trên dối dưới, không làm công tác thực tế, và khi các anh chị em thông công với chị ấy, chị ấy cũng không tiếp nhận. Dựa trên những biểu hiện nhất quán đó, chị ấy đã bị cách chức. Nghe được tin này, tôi càng hối hận vì lúc đầu mình đã không thực hành lẽ thật, và căm ghét bản thân quá giả dối.
Sau đó, tôi phản tỉnh tại sao trong một thời gian ngắn như vậy mà mình lại viết hai kiểu khác nhau khi đánh giá về cùng một người. Bản tính nào đã chi phối tôi làm như vậy? Tôi mang theo gánh nặng này mà cầu nguyện và tìm kiếm với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, khi lãnh đạo bảo con viết đánh giá về chị Vương Kỳ, con đã phỏng đoán ý của lãnh đạo và muốn viết theo ý của lãnh đạo, chứ không phải viết ra tất cả sự thật mà con biết. Con nên rút ra bài học gì từ chuyện này đây? Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt để con có thể nhận biết bản thân”.
Khi tĩnh nguyện, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời: “Những kẻ địch lại Đấng Christ không có Đức Chúa Trời trong mắt, Ngài không có chỗ trong lòng chúng. Khi gặp Đấng Christ, chúng tiếp xúc với Ngài không khác gì với một người bình thường, nói chuyện thì luôn nhìn sắc mặt và phán đoán ý tứ, tùy cơ ứng biến, không có một lời nói về tình hình thực tế nào, không có một lời thật lòng nào, chỉ biết nói những lời sáo rỗng và đạo lý, còn định lừa dối và che giấu Đức Chúa Trời thực tế đang đứng trước mắt chúng. Chúng không có chút lòng kính sợ nào đối với Đức Chúa Trời. Chúng không thể nói bất cứ lời trong lòng nào, không thể nói bất cứ lời thật nào với Đức Chúa Trời. Cách chúng nói chuyện giống như cách một con rắn trườn bò, quanh co và không ngay thẳng. Cách thức và phương hướng nói chuyện của chúng giống như dây leo, leo lên theo cái cột. Ví dụ như khi ngươi nói ai đó có tố chất tốt và có thể được đề bạt, chúng lập tức nói về việc người đó tốt như thế nào, có những biểu hiện nào, có những sự bộc lộ nào; và nếu ngươi nói ai đó không tốt, chúng nhanh chóng nói về việc người đó xấu xa và ác như thế nào, về việc họ gây nhiễu loạn và gián đoạn trong hội thánh ra sao. Khi ngươi hỏi về một số tình hình thực tế, chúng không có gì để nói; chúng ấp úng, đợi ngươi đưa ra kết luận, phán đoán ý tứ của ngươi, để chúng dễ dàng nói theo ý của ngươi. Ngoài việc nói những lời dễ nghe, lấy lòng và có vẻ thuận tình ra, thì ngươi không thể nghe được một lời thật lòng nào từ miệng chúng cả. Đây là cách chúng giao du với mọi người và cách chúng đối xử với Đức Chúa Trời – chúng giả dối như thế đấy. Đây là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ” (Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Nhân tính của những kẻ địch lại Đấng Christ không trung thực, nghĩa là họ không thật thà một chút nào. Tất cả những gì họ nói và làm đều bị uế tạp và chứa đựng những ý định, mục đích riêng của họ, và ẩn chứa trong đó toàn là những âm mưu, quỷ kế ẩn giấu và không nói ra được của họ. Vì vậy, lời nói và hành động của những kẻ địch lại Đấng Christ quá uế tạp và đầy giả dối. Bất kể họ nói nhiều bao nhiêu thì cũng không thể biết được lời nào trong những lời của họ là thật, lời nào là giả, lời nào là đúng và lời nào là sai. Điều này là bởi họ không trung thực, trong lòng họ cực kỳ phức tạp, đầy rẫy những mưu đồ gian dối và quỷ kế. Họ không nói ra được lời nào thẳng thắn. Họ không nói một là một, hai là hai, có là có, và không là không. Thay vào đó, chuyện gì họ cũng vòng vo tam quốc và suy nghĩ lui tới trong đầu, tìm hiểu những hậu quả, cân nhắc ưu và nhược điểm từ mọi góc độ. Sau đó, họ trau chuốt ngôn ngữ đến mức mọi thứ họ nói ra đều quá rối rắm. Những người trung thực không bao giờ hiểu họ nói gì và dễ bị họ lừa dối, phỉnh gạt, và bất kỳ ai nói chuyện, trao đổi với những người như vậy đều thấy việc nói chuyện với họ thật mệt mỏi và tốn sức. Họ không bao giờ nói một là một và hai là hai, họ không bao giờ nói những gì họ đang nghĩ, và họ không bao giờ mô tả mọi thứ như chúng vốn có. Tất cả những gì họ nói là đều không thể dò thấu, và những mục đích, ý định trong hành động của họ rất phức tạp. Nếu sự thật lộ ra – nếu người khác nhìn thấu họ và bắt thóp họ – thì họ nhanh chóng bịa ra một lời nói dối khác để chối quanh. … Nguyên tắc và phương pháp mà những người này làm người và xử thế là lừa dối mọi người bằng những lời dối trá. Họ là người hai mặt và nói tùy theo người nghe; họ thực hiện bất kỳ vai trò nào mà tình huống yêu cầu. Họ thơn thớt ngọt ngào, miệng đầy những lời dối trá và không đáng tin cậy. Bất cứ ai tiếp xúc với họ một thời gian đều sẽ bị mê hoặc hoặc bị nhiễu loạn và không thể nhận được sự cung ứng, giúp đỡ hoặc gây dựng gì” (Bài bàn thêm 4: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời vạch rõ rằng những kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt giả dối và tà ác, rằng trong mọi lời nói và hành động, họ đều không ngừng quan sát phản ứng của người khác, chú ý đến giọng điệu và dò xét những ý nghĩa ẩn giấu, rồi điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với tình hình. Họ nói và làm bất cứ điều gì có lợi cho mình, và tâm tính của họ lươn lẹo, giả dối, không có chút nào đáng tin. Khi tôi phản tỉnh về hành vi của mình lúc viết đánh giá về chị Vương Kỳ, tôi thấy tâm tính của mình giống hệt như của một kẻ địch lại Đấng Christ. Trước khi viết đánh giá, tôi đã phỏng đoán ý của lãnh đạo, và đoán rằng lãnh đạo muốn đề bạt chị ấy, nên tôi chỉ viết những điều tốt đẹp. Khi lãnh đạo hỏi tôi liệu chị Vương Kỳ có kìm kẹp hay phán xét người khác không, tôi lại lo rằng nếu mình viết ra sự thật, thì lời nói dối trong bản đánh giá đầu tiên sẽ bị phơi bày. Vì sợ lãnh đạo nói mình là kẻ lừa dối, tôi đã định nói rằng mình không biết về những chuyện đó, nhưng lại cũng sợ rằng nếu không viết về những điều này, lãnh đạo sẽ nói mình thiếu sự phân định. Để duy trì một hình ảnh tốt đẹp trong mắt lãnh đạo, tôi đã vắt kiệt sức mình để mưu tính và giả dối, trong lòng không có một chút trung thực nào. Một người có lương tâm và nhân tính khi viết đánh giá sẽ có một tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và sẽ viết ra mọi việc một cách trung thực. Nhưng để bảo vệ thể diện và địa vị của mình, suy nghĩ của tôi trở nên quá phức tạp, với mọi lời nói và hành động đều xoay quanh những ý định và mục tiêu cá nhân. Tôi đã tuân theo nguyên tắc hành xử của Sa-tan, “Gặp người nói tiếng người, gặp ma nói tiếng ma”, dò đoán sắc mặt của mọi người, trở nên khéo léo và lươn lẹo, mở to mắt nói dối và lừa gạt. Tôi thực sự lươn lẹo và giả dối, hoàn toàn không đáng tin cậy. Tôi chỉ nghĩ đến bản thân mình, và phớt lờ công tác của hội thánh. Tôi không hề nghĩ đến việc nếu đề bạt một người không nên đề bạt thì sẽ gây tổn hại lớn cỡ nào đến công tác của hội thánh và lối vào sự sống của các anh chị em. Tôi thực sự quá ích kỷ! Nhận ra điều này, tôi bị lương tâm lên án, cảm thấy tội lỗi và hối hận. Tôi sẵn lòng ăn năn với Đức Chúa Trời và hành động theo những yêu cầu của Ngài.
Sau đó, tôi lại đọc được thêm lời của Đức Chúa Trời: “Khi nói ‘tuân theo con đường của Đức Chúa Trời’, ‘con đường của Đức Chúa Trời’ ám chỉ điều gì? Nó mang ý nghĩa kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Và kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác là gì? Ví dụ như, khi ngươi đưa ra đánh giá của mình về một người nào đó – điều này liên quan đến việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Ngươi đánh giá họ như thế nào? (Chúng con phải trung thực, hợp lẽ phải và công bằng, và lời nói của chúng con không được dựa trên tình cảm.) Khi ngươi nói chính xác những gì ngươi nghĩ và chính xác những gì ngươi đã thấy, thì ngươi đang trung thực. Trước hết, việc thực hành trung thực phù hợp với việc đi theo con đường của Đức Chúa Trời. Đây là điều Đức Chúa Trời dạy con người; đây là con đường của Đức Chúa Trời. Con đường của Đức Chúa Trời là gì? Kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Trung thực không phải là một phần của việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác ư? Và đó không phải là đi theo con đường của Đức Chúa Trời hay sao? (Phải.) Nếu ngươi không trung thực, thì những gì ngươi đã thấy và những gì ngươi nghĩ không giống với những gì thốt ra từ miệng ngươi. Ai đó hỏi ngươi: ‘Anh có ý kiến thế nào về người đó? Họ có trách nhiệm đối với công tác của hội thánh không?’ và ngươi trả lời: ‘Họ làm tốt lắm. Tinh thần trách nhiệm của họ còn cao hơn tôi, tố chất của họ tốt hơn tôi, và nhân tính của họ cũng tốt nữa. Họ chín chắn và ổn định’. Nhưng đây có phải là điều ngươi đang nghĩ trong lòng không? Điều ngươi thấy thật ra là mặc dù người này quả thật có tố chất, nhưng họ không đáng tin cậy, khá là giả dối và rất toan tính. Đây là những gì ngươi đang thực sự nghĩ trong đầu, nhưng khi đến lúc phải nói, ngươi chợt nghĩ rằng: ‘Mình không thể nói ra sự thật. Mình không được xúc phạm bất cứ ai’, cho nên ngươi nhanh chóng nói điều gì đó khác, và chọn những điều tốt đẹp để nói về họ, nhưng những điều ngươi nói ra không có điều nào là suy nghĩ thật lòng; tất cả đều là dối trá và giả tạo. Điều này có cho thấy rằng ngươi đi theo con đường của Đức Chúa Trời không? Không. Ngươi đã đi con đường của Sa-tan, con đường của ma quỷ. Con đường của Đức Chúa Trời là gì? Đó là lẽ thật, là nền tảng để căn cứ vào đó con người đối nhân xử thế, và là con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Tuy ngươi đang nói với người khác, nhưng Đức Chúa Trời cũng đang lắng nghe; Ngài đang quan sát lòng ngươi, và dò xét nó. Con người lắng nghe những gì ngươi nói, nhưng Đức Chúa Trời thì dò xét lòng ngươi. Con người có khả năng dò xét lòng dạ của con người không? Cùng lắm, người ta có thể thấy rằng ngươi đang không nói sự thật; họ có thể nhìn thấy những gì trên bề mặt, nhưng chỉ Đức Chúa Trời mới có thể nhìn thấu tận đáy lòng ngươi. Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể nhìn thấy ngươi đang nghĩ gì, ngươi đang lên kế hoạch gì, và ngươi có những âm mưu nhỏ nhặt, những cách gian dối và suy nghĩ sục sôi nào trong lòng mình. Khi Đức Chúa Trời thấy rằng ngươi đang không nói sự thật, ý kiến và đánh giá của Ngài về ngươi thế nào? Rằng ngươi đã không đi theo con đường của Đức Chúa Trời trong chuyện này bởi vì ngươi đã không nói sự thật” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được những nguyên tắc mình nên bước vào khi viết đánh giá. Khi đánh giá một người, phải dựa trên sự thật, không được phóng đại ưu điểm cũng không được che đậy khuyết điểm. Phải chính xác và khách quan, biết bao nhiêu thì nói bấy nhiêu. Một bản đánh giá viết ra phải có thể dùng làm chứng cứ, đáng để người khác tin cậy. Ngoài ra, bất kể là đề bạt, bồi dưỡng hay là cách chức một người, việc viết đánh giá đều phải tuân theo nguyên tắc và sự thật, phải phản ánh một cách khách quan cả ưu điểm và khuyết điểm của mỗi người. Một bản đánh giá công bằng và khách quan có thể giúp các lãnh đạo và người làm công sắp xếp và xử lý người ta một cách hợp lý, giúp những người có thể được đề bạt và bồi dưỡng được kịp thời sắp xếp vào vị trí phù hợp để rèn luyện, còn những người cần bị cách chức hoặc thanh trừ khỏi hội thánh cũng được xử lý kịp thời. Như vậy sẽ không đổ oan cho người tốt nào, cũng không bỏ sót một kẻ ác nào. Nếu viết ra một bản đánh giá giả dối dẫn đến việc kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ được giữ lại trong hội thánh, gây ảnh hưởng đến trật tự của đời sống hội thánh, gây gián đoạn và nhiễu loạn cho công tác của hội thánh, thì đó chính là hành ác. Nhận thức được điều này, tôi đã cầu nguyện và ăn năn với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, qua sự tỏ lộ của Ngài, con thấy được tâm tính Sa-tan lươn lẹo và giả dối trong mình. Để bảo toàn thể diện và địa vị, con đã lừa dối cả Ngài và lãnh đạo, không màng đến lợi ích của hội thánh, con đáng bị rủa sả. Lạy Đức Chúa Trời, Ngài đã không đối xử với con theo những vi phạm của con, mà còn cho con cơ hội để ăn năn, con nguyện ăn năn và thay đổi. Khi lại phải viết đánh giá, con nguyện mang một tấm lòng kính sợ Ngài mà thực hành theo nguyên tắc, và sẽ cung cấp tất cả thông tin mà con biết dựa trên sự thật”.
Sau đó, lãnh đạo lại gửi cho tôi danh sách một vài người nữa, bảo tôi viết đánh giá về họ. Tôi thấy đây là những người mà lãnh đạo định đề cử đi làm bổn phận ở nơi khác, và tôi lại có chút e ngại: “Những người này đều là người mà lãnh đạo xem trọng, nếu mình viết ra những gì mình biết và quan điểm của bản thân, nếu chúng khác với cách nhìn của lãnh đạo, thì lãnh đạo sẽ nghĩ sao về mình? Liệu có nói mình không có sự phân định không? Hay là mình cứ viết về ưu điểm của họ, còn khuyết điểm thì nói qua loa cho xong, cứ nói là mình không biết rõ họ, để khỏi phải viết những điều không hợp ý lãnh đạo rồi khiến họ có cái nhìn không tốt về mình”. Chính lúc đó, tôi nhận ra mình lại đang định dối trá để bảo vệ thể diện và địa vị của bản thân, nên tôi vội vàng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi xoay chuyển tình trạng không đúng, bước vào các nguyên tắc làm người trung thực và tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời. Tiếp đó, tôi đã viết ra một cách chi tiết tất cả những gì mình hiểu về họ. Tôi biết bao nhiêu thì viết bấy nhiêu. Làm như vậy, lòng tôi cảm thấy rất thanh thản.
Qua việc viết đánh giá, tôi thấy rõ tâm tính Sa-tan lươn lẹo và giả dối trong mình, và tôi cũng nhận ra rằng sống vì thể diện và địa vị thực sự rất mệt mỏi, rất đau khổ, còn việc thực hành làm người trung thực và nói sự thật theo lời Đức Chúa Trời thì mang lại sự nhẹ nhõm và vui vẻ. Tạ ơn Đức Chúa Trời đã dẫn dắt để tôi có được sự thay đổi này!