83. Buông Bỏ Cảm Giác Mắc Nợ Con Trai
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi không chỉ lo cơm ăn áo mặc cho cả nhà mà còn phải làm việc ngoài ruộng. Sau khi xong việc, bà phải về nhà và làm việc nội trợ. Vì thế mà tôi nghĩ rằng người phụ nữ phải sống như vậy mới là hiền thê lương mẫu. Sau khi kết hôn, giống như mẹ mình, tôi chuẩn bị ba bữa một ngày và chăm lo cho những nhu cầu thiết yếu của chồng con, cũng như làm tất cả việc nhà. Nhưng khi con trai tôi được một tuổi, chồng tôi qua đời vì tai nạn xe hơi. Lúc ấy, tôi đau đớn vô cùng, nghĩ rằng sống cũng chẳng có ý nghĩa gì nữa, nhưng tôi vẫn tiếp tục sống vì con trai. Để cho con có gia đình trọn vẹn, tôi đã lấy chồng lần thứ hai. Thấy chồng khá quan tâm đến con trai mình, lòng tôi cũng được an ủi phần nào. Sau khi đón nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, tôi thường nhóm họp và ăn uống lời Đức Chúa Trời với các anh chị em. Tôi đã hiểu được một vài lẽ thật và bắt đầu thực hiện bổn phận của mình. Sau đó, vì cả làng đều biết tôi tin Đức Chúa Trời nên cảnh sát bắt đầu theo dõi tôi và tôi phải rời nhà để làm bổn phận. Tôi gửi gắm con trai cho chồng và bố mẹ chồng chăm sóc. Khi làm bổn phận xa nhà, tôi nhớ con trai rất nhiều, lúc nào cũng thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Tôi mong chờ đến lúc điều kiện cho phép để có thể về nhà và bù đắp cho con trai.
Tháng 7 năm 2023, tôi lén trở về nhà và phát hiện chồng tôi đã đệ đơn ly hôn. Anh ta còn nói rằng con tôi không làm việc chăm chỉ và chẳng làm được việc gì lâu, nếu tôi cứ không quan tâm đến nó thì nó sẽ chẳng có tương lai gì đâu. Bố mẹ tôi cũng trách tôi không chăm sóc con và cản trở tiền đồ của nó. Nghe vậy, tôi nghĩ thầm: “Nếu mình ở nhà và đôn đốc nó một chút thì chẳng phải nó sẽ bắt đầu làm ăn đàng hoàng và có thể đi con đường đúng đắn hay sao?”. Nhìn nhận tình hình của con trai mình và đối diện với sự chỉ trích của những người xung quanh, tôi càng thấy có lỗi với con hơn. Một ngày nọ, dì tôi đến nhà tôi, kể rằng em họ tôi đã giúp con trai mở một cửa hàng bán gà nướng. Nhưng con trai em ấy lại chê công việc đó bẩn thỉu và suốt ngày chỉ ở nhà chơi game. Em ấy có nói gì thì nó cũng chẳng nghe. Nghe dì tôi kể chuyện, tôi nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Câu ‘Việc con cái không đi con đường đúng đắn thì có liên quan nhất định với cha mẹ’ là không đúng. Cho dù họ là ai đi nữa, họ là loại người nào thì sẽ đi con đường đó, chuyện này có phải là chắc chắn hay không? (Thưa, phải.) Con đường mà một người đi sẽ xác định họ là ai. Họ đi con đường nào, làm loại người nào, đó là chuyện của bản thân họ, là tiền định sẵn, là trời sinh, có liên quan đến bản tính. Vậy sự giáo dục của cha mẹ thì có tác dụng gì? Nó quản được bản tính con người hay không? (Thưa, không thể.) Sự giáo dục của cha mẹ không quản được bản tính con người, không giải quyết được vấn đề con đường mà họ lựa chọn. Cha mẹ chỉ có thể dạy dỗ điều gì? Những hành vi đơn giản trong cuộc sống thường nhật của con cái, một số tư tưởng khá đơn giản và đạo lý làm người, những điều này có chút liên quan đến cha mẹ. Khi con cái chưa thành niên, cha mẹ làm tròn trách nhiệm nên làm, đó là giáo dục chúng đi theo con đường đúng đắn, chăm chỉ học tập, cố gắng sau này lớn lên có thể trở nên xuất chúng, đừng làm chuyện xấu, đừng làm người xấu. Ngoài ra, cha mẹ còn quy phạm hành vi của con cái, dạy chúng nói năng lễ phép, biết chào hỏi người lớn, dạy một số thứ có liên quan đến hành vi, đây là trách nhiệm mà cha mẹ nên làm. Chăm sóc sinh hoạt của con cái, giáo dục cho con cái một số đạo lý làm người cơ bản, đây là những thứ mà cha mẹ có thể ảnh hưởng tới được, còn tính cách của chúng thì cha mẹ không giáo dục được. Có cha mẹ tính cách chậm chạp, làm gì cũng từ từ, mà tính cách của đứa con lại vô cùng vội vàng hấp tấp, ngồi yên một chút cũng không được, 14, 15 tuổi đã tự mình ra ngoài làm việc, chuyện gì cũng tự mình làm chủ, không cần cha mẹ, rất độc lập. Đây là những thứ do cha mẹ giáo dục sao? Không phải. Cho nên, tính cách, tâm tính của một người, thậm chí đến cả thực chất và cả con đường họ lựa chọn trong tương lai, những thứ này không có chút liên quan nào với cha mẹ. … Câu nói ‘Nuôi không dạy, lỗi của cha’ có vấn đề, mặc dù cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái, nhưng người quyết định số phận của con cái không phải là cha mẹ, mà là do bản tính của con người quyết định. Giáo dục có thể giải quyết vấn đề bản tính của con người không? Nó hoàn toàn không thể giải quyết được. Con đường con người đi trong đời không phải do cha mẹ quyết định, mà là do Đức Chúa Trời tiền định sẵn. Tục ngữ có câu ‘Vận mệnh con người do Trời định’, lời này đều là kinh nghiệm của nhân loại đúc kết ra. Khi con người chưa thành niên, ngươi không thể nhìn thấy họ sẽ đi theo con đường nào. Một khi đã trưởng thành, có tư tưởng, biết suy nghĩ vấn đề, họ sẽ lựa chọn làm gì giữa nhóm người này. Có người nói muốn làm quan lớn, có người nói muốn làm luật sư, có người nói muốn làm nhà văn, mỗi người đều có lựa chọn riêng, đều có tư tưởng nhất định, không có ai nói, ‘Tôi chỉ chờ cha mẹ giáo dục thôi, cha mẹ giáo dục tôi thành cái gì thì tôi chính là cái đó’, không một ai ngốc như vậy. Sau khi trưởng thành, tư tưởng của con người bắt đầu sôi nổi, bắt đầu dần dần trở nên chín chắn, con đường và mục tiêu phía trước của họ càng ngày càng rõ ràng. Lúc này chuyện con người là loại người nào, là người trong cộng đồng nào, sẽ được hé mở và lộ ra từng chút một. Từ lúc này, tính cách của mỗi người sẽ dần dần được xác định rõ, tâm tính của họ cũng dần dần được xác định rõ, con đường mà họ mưu cầu, phương hướng cuộc đời, cộng đồng mà họ thuộc về, cũng dần dần được xác định rõ. Những chuyện này đều căn cứ vào điều gì? Suy cho cùng, đây chính là sự tiền định của Đức Chúa Trời, không liên quan đến cha mẹ” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 1)). Đức Chúa Trời phán rất rõ ràng. Con cái có đi đúng đường hay không không phụ thuộc vào cách bố mẹ dạy bảo chúng, mà là do bản tính của đứa trẻ quyết định. Bố mẹ có thể dạy dỗ và điều chỉnh hành vi bên ngoài của con cái, nhưng không thể thay đổi số phận của chúng. Con cái làm nghề gì, đi con đường nào, đó không phải điều bố mẹ có thể thay đổi hay quyết định. Chẳng hạn, ngày nào em họ tôi cũng trông chừng và sửa dạy con trai đủ điều, nhưng nó vốn nên thế nào thì vẫn thành ra như thế ấy, suốt ngày chơi game và không chịu đi học. Em họ tôi mở cửa hàng cho con trai vì muốn nó làm ăn đàng hoàng, nhưng sau đó nó vẫn cứ lêu lổng, chỉ vòi tiền bố mẹ. Tôi cũng nhớ đến người chị dâu thường hay cãi nhau với chồng. Mỗi khi tức giận, chị ấy lại sang ở nhà mẹ đẻ, chẳng buồn dạy bảo con. Nhưng con trai chị ấy luôn đạt điểm rất cao, cũng rất hiểu chuyện. Đó không phải là do chị dâu tôi dạy con đặc biệt giỏi hay gì, chỉ là nó bẩm sinh đã ham học, biết nỗ lực và siêng năng với chuyện học. Khi con tôi còn nhỏ, tôi thường dạy nó phải chăm chỉ học hành và đi con đường đúng đắn, nhưng nó là đứa trẻ tự do và không có kỷ luật. Tan học về là nó ngồi vào máy tính chơi game, tôi nói gì cũng không nghe. Tôi cứ cố nghiêm khắc với nó là nó lại giãy nảy lên. Bây giờ, con trai tôi không đi đường đúng đắn, không làm việc đàng hoàng và đây là lựa chọn của nó, do bản tính của nó quyết định. Những điều tôi dạy con trai mình không thể thay đổi lựa chọn của nó, cũng không quyết định được tiền đồ của nó. Hiểu được điều này, tôi không còn tự trách mình vì không ở bên cạnh và dạy bảo con nữa. Tôi cũng đã nhận ra sự kiêu ngạo và vô tri của chính mình. Tôi luôn muốn dựa vào việc giáo dục con trai để thay đổi tương lai và cuộc đời của nó, thật chẳng có chút lý trí nào!
Tháng 11 năm 2023, tôi liên lạc với con trai. Lúc đó, nó đang sống một mình ở căn nhà cũ của chúng tôi, không ở cùng với chồng và bố mẹ chồng tôi. Nó chẳng nấu nướng gì, chỉ ra ngoài mua đồ ăn, cũng chẳng dọn phòng, quần áo bẩn thì để đống trên giường. Thấy vậy, tôi rất đau lòng. Tôi nói chuyện với con thì nó cứ lạnh lùng và thờ ơ. Nó oán giận tôi vì đã không chăm lo cho nó và không nhận tôi là mẹ. Tôi càng thấy mắc nợ con trai mình hơn, nghĩ rằng mình làm mẹ mà chẳng chăm sóc tốt cho con hay hoàn thành trách nhiệm với con. Tôi dọn dẹp cả trong lẫn ngoài phòng và giặt hết quần áo cho nó. Con tôi thường xuyên không đi làm mà chỉ ở nhà chơi game, nên tôi bảo nó: “Con nên làm việc đàng hoàng đi, đừng để gia đình lúc nào cũng phải lo cho con”. Nhưng con tôi chẳng chịu nghe lời, đâu vẫn hoàn đấy. Sau đó, chồng tôi xa lánh con tôi vì nó không làm việc đàng hoàng và không còn muốn nuôi nó nữa. Tôi nghĩ thầm: “Có lẽ mình nên tìm việc, vừa đi làm vừa chăm sóc con, làm tròn trách nhiệm của một người mẹ”. Nhưng tôi vẫn phải chăm tưới người mới, nếu đi làm kiếm tiền và chăm sóc con thì sẽ làm trì hoãn công tác chăm tưới. Tôi cảm thấy rất khó xử. Nghĩ rằng bổn phận của mình đến từ Đức Chúa Trời, không thể hành động vô lương tâm và vứt bỏ nó được nên tôi quyết định không tìm việc. Nhưng tôi vẫn không thể bỏ được con, khi không bận làm bổn phận thì tôi sẽ về nhà và chăm sóc con, khi đang làm bổn phận thì tôi cũng nghĩ về con. Một số người mới không thể nhóm họp thường xuyên, nên tôi muốn lắng lòng để tìm kiếm và suy ngẫm cách giải quyết vấn đề này. Nhưng tôi luôn lo lắng và căng thẳng về con trai, hoàn toàn không có lòng dạ gì để giải quyết vấn đề của người mới. Đến khi người mới tiêu cực đến mức muốn bỏ cuộc thì tôi mới vội đi hỗ trợ họ. Sau đó, vì nhu cầu của công tác, tôi phải đi làm bổn phận ở một vùng khác trong nước và tôi lại càng không thể bỏ con lại, lo rằng nếu xa nhà thì không thể nào chăm sóc con được. Nhưng rồi tôi nghĩ đến việc mở rộng phúc âm vương quốc đang cần mọi người phối hợp. Tôi đã làm bổn phận của mình được một vài năm, đã được rèn luyện đôi chút và hiểu được một số lẽ thật. Đối diện với ân điển của Đức Chúa Trời, tôi không thể vô lương tâm, nên đã đồng ý làm bổn phận ở nơi khác. Nhưng tôi không ngờ rằng cùng khoảng thời gian đó, con trai tôi đã tìm được một công việc mà nó thích. Nó đi làm và kiếm được tiền, có thể tự lo chi phí sinh hoạt của mình và chồng tôi một lần nữa đón nhận nó. Tôi thực sự không ngờ đến chuyện này.
Sau đó, tôi cũng phản tỉnh bản thân, tự hỏi: “Nguyên nhân gốc rễ khiến mình không thể bỏ con là gì?”. Tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Con người sống trong xã hội hiện thực này đều bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc. Bất kể người ta có học vấn hay không, rất nhiều thứ trong văn hóa truyền thống đã thâm căn cố đế trong tư tưởng, quan điểm của họ. Nhất là yêu cầu của văn hóa truyền thống rằng phụ nữ thì phải chăm chồng, nuôi con, là người vợ tốt, mẹ hiền, hy sinh cả cuộc đời vì chồng con, sống vì chồng con, đảm bảo cơm ngon canh ngọt ba bữa mỗi ngày, và đảm đang việc giặt giũ, dọn dẹp cùng mọi công việc nội trợ khác. Đây là tiêu chuẩn được công nhận của một người vợ tốt, mẹ hiền. Phụ nữ ai cũng cho rằng nên làm như vậy, nếu không thì họ không phải là người phụ nữ tốt, và đã làm trái lương tâm cũng như tiêu chuẩn đạo đức. Việc làm trái những tiêu chuẩn đạo đức này sẽ đè nặng lên lương tâm của một số người; họ sẽ cảm thấy mình đã khiến chồng con thất vọng, mình không phải là người phụ nữ tốt. Nhưng sau khi ngươi tin Đức Chúa Trời, đọc nhiều lời Ngài, hiểu một số lẽ thật và nhìn thấu một số vấn đề, ngươi sẽ suy nghĩ: ‘Mình là một con người thọ tạo, mình nên thực hiện bổn phận của con người thọ tạo, nên dâng mình cho Đức Chúa Trời’. Lúc này sẽ có sự mâu thuẫn giữa việc làm người vợ tốt, mẹ hiền và việc thực hiện bổn phận của con người thọ tạo, phải không? Nếu muốn làm người vợ tốt, mẹ hiền, thì ngươi không thể thực hiện bổn phận toàn thời gian được, nhưng nếu muốn thực hiện bổn phận toàn thời gian, thì ngươi không thể làm người vợ tốt, mẹ hiền. Ngươi làm gì bây giờ? Nếu chọn làm tốt bổn phận của mình và chịu trách nhiệm về công tác của hội thánh, hết lòng trung thành với Đức Chúa Trời, thì ngươi phải từ bỏ việc làm người vợ tốt, mẹ hiền. Bây giờ ngươi nghĩ sao? Trong tư tưởng của ngươi sẽ diễn ra kiểu đấu tranh nào? Có phải ngươi sẽ cảm thấy mình đã làm chồng con thất vọng không? Cảm giác tội lỗi và bất an này phát xuất từ đâu? Khi ngươi không thực hiện bổn phận của con người thọ tạo, ngươi có cảm thấy mình đã làm Đức Chúa Trời thất vọng không? Ngươi không có cảm giác tội lỗi hoặc tự trách mình bởi vì trong lòng và tư tưởng ngươi không hề có một chút lẽ thật nào. Vậy ngươi hiểu điều gì? Hiểu về văn hóa truyền thống và việc làm người vợ tốt, mẹ hiền. Vì thế, trong tư tưởng ngươi mới nảy sinh quan niệm ‘Nếu tôi không phải là người vợ tốt, mẹ hiền, thì tôi không phải là người phụ nữ tốt hoặc đứng đắn’. Từ đó trở đi, ngươi sẽ bị ràng buộc và trói buộc bởi quan niệm này, ngay cả sau khi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình, ngươi vẫn bị những kiểu quan niệm này ràng buộc và trói buộc. Khi có sự mâu thuẫn giữa việc thực hiện bổn phận của ngươi và việc làm người vợ tốt, mẹ hiền, dù ngươi có thể miễn cưỡng chọn thực hiện bổn phận, có thể có một chút lòng trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng ngươi vẫn phần nào bất an và có chút cảm giác tự trách. Thế là khi có chút thời gian rảnh trong lúc thực hiện bổn phận, ngươi sẽ tìm cơ hội để chăm sóc chồng con, mong bù đắp cho họ nhiều hơn nữa, và nghĩ rằng dù mình có phải chịu khổ nhiều hơn, chỉ cần trong lòng cảm thấy bình an là được. Chẳng phải đó là do ảnh hưởng từ những tư tưởng, lý luận của văn hóa truyền thống về việc làm người vợ tốt, mẹ hiền sao? Giờ đây ngươi chân trong chân ngoài, muốn làm tốt bổn phận, cũng muốn làm người vợ tốt, mẹ hiền. Nhưng trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ có một trách nhiệm và nghĩa vụ duy nhất, một sứ mạng duy nhất: đó là làm tốt bổn phận của con người thọ tạo. Ngươi đã làm tốt bổn phận này chưa? Tại sao ngươi lại lạc lối lần nữa? Chẳng lẽ trong lòng ngươi thực sự không có cảm giác tự trách hoặc tự buộc tội nào sao? Bởi vì lẽ thật vẫn chưa đặt nền móng trong lòng ngươi và chưa ngự trị lòng ngươi, nên ngươi có thể lạc lối khi thực hiện bổn phận. Mặc dù giờ đây ngươi có thể thực hiện bổn phận, nhưng thực tế là ngươi vẫn còn kém xa tiêu chuẩn của lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời. … Việc chúng ta có thể tin Đức Chúa Trời là cơ hội mà Ngài ban cho, do Ngài tiền định và cũng là sự ân đãi của Ngài. Do đó, ngươi không cần phải thực hiện nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của mình với bất kỳ con người nào, mà chỉ nên thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo đối với Đức Chúa Trời. Đây là điều con người nên làm nhất. Đây là đại sự hàng đầu, đại sự cả đời mà con người nên hoàn thành nhất trong cuộc đời mình. Nếu không làm tốt bổn phận của mình, ngươi sẽ không phải là một con người thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Trong mắt người khác, ngươi có thể là một người vợ tốt, mẹ hiền, một bà nội trợ tuyệt vời, một người con hiếu thảo, một công dân tốt của xã hội, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời, ngươi chỉ là một kẻ phản nghịch Ngài, một kẻ chưa hề hoàn thành nghĩa vụ hoặc bổn phận của mình, một kẻ đã tiếp nhận nhưng lại chưa hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, một kẻ bỏ cuộc giữa chừng. Một kẻ như thế này có thể được Đức Chúa Trời khen ngợi không? Những kẻ như thế này là thứ chẳng đáng một xu” (Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rằng khi thấy những người phụ nữ xung quanh đều mưu cầu việc làm hiền thê lương mẫu, tôi cũng coi đó là tiêu chuẩn làm người phụ nữ tốt. Tôi cho rằng người phụ nữ tốt là người chăm sóc tốt cho chồng con, quán xuyến mọi việc trong gia đình. Sau khi kết hôn, tôi gánh vác tất cả việc nhà, nghĩ rằng đó là việc tôi nên làm dù có mệt mỏi đến mấy. Khi rời nhà để làm bổn phận và không thể chuẩn bị ba bữa một ngày hay chăm lo cho con trai trong đời sống hàng ngày, tôi nghĩ mình đã không làm tròn trách nhiệm của người mẹ, cảm thấy tự trách, buồn phiền và mắc nợ con trai mình. Khi bị người đời chỉ trích và phán xét, tôi càng thấy mình đã tắc trách, chẳng nghĩ được gì ngoài việc làm sao để chăm lo cho con trai, giúp con bớt khổ, cố gắng hết sức để bù đắp cho con. Khi thấy người mới không thể nhóm họp bình thường, tôi không vội tìm kiếm lẽ thật liên quan để giải quyết vấn đề của họ, đến khi họ tiêu cực tới mức muốn bỏ cuộc thì mới hỗ trợ. Sự sống của những người mới đã phải chịu tổn hại. Tôi ưu tiên lời khen từ người đời và làm tròn trách nhiệm với con trai, mà không quan tâm đến công tác của hội thánh và chỉ làm bổn phận qua loa chiếu lệ. Dù tôi có làm tròn trách nhiệm của người mẹ và chuẩn bị ba bữa một ngày cho con trai mình thì tôi cũng không hoàn thành được bổn phận mà tôi nên làm trong tư cách loài thọ tạo. Tôi nhớ đến tất cả những thánh đồ và nhà tiên tri qua các thời đại, cũng như nhiều anh chị em đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp để rao truyền phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời, đưa nhiều người đến trước Đức Chúa Trời hơn để họ có thể đón nhận sự cứu rỗi của Ngài. Đây là điều Đức Chúa Trời khen ngợi, là việc lành và nghĩa cử, sống như vậy mới có ý nghĩa và giá trị. Sự sống của tôi và mọi thứ tôi có đều là Đức Chúa Trời ban cho. Tôi đã hưởng thụ nhiều sự chăm tưới và cung ứng từ lời Đức Chúa Trời, tất cả đều là tình yêu và ân điển của Ngài. Như vậy thì tôi càng nên làm tốt bổn phận và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi không làm tốt bổn phận, tôi không vì thế mà thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, nhưng lại thấy mắc nợ con trai mình. Chẳng lẽ tôi không có chút lương tâm và nhân tính nào sao? Tôi thấy việc mưu cầu trở thành người mẹ tốt trong mắt người khác có thể khiến họ thỏa mãn và khen ngợi mình, nhưng làm vậy chỉ là sống vì gia đình và xác thịt của mình, tất cả đều là lãng phí thời gian, không giúp tôi sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Sau đó, tôi đọc thêm hai đoạn lời Đức Chúa Trời và có được con đường thực hành về cách đối xử với con cái. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Với tư cách là cha mẹ, đối với con cái chưa thành niên hay con cái đã trưởng thành mà nói, sự sống của cha mẹ chỉ thuộc về chính họ, không thuộc về con cái. Đương nhiên, cha mẹ cũng không phải là bảo mẫu hay nô lệ miễn phí của con cái, cho dù cha mẹ đối với con cái có kỳ vọng như thế nào, cha mẹ cũng không cần thiết phải để con cái tùy tiện sai khiến mà không có sự đền bù, làm người giúp việc, làm người ở, làm nô lệ. Cho dù có tình cảm thế nào đối với con cái, thì cha mẹ cũng là người độc lập. Ngươi không nên chịu trách nhiệm với cuộc sống sau khi trưởng thành của nó như chuyện hiển nhiên chỉ vì nó là con của ngươi, không cần thiết. Nó đã trưởng thành, trách nhiệm nuôi dưỡng nó của ngươi đã làm xong, về việc sau này nó sống tốt hay không, giàu có hay nghèo khó, cuộc sống vui vẻ hay không vui vẻ, đó là chuyện của nó, không liên quan đến cha mẹ, cha mẹ không có bất kỳ nghĩa vụ gì để thay đổi tất cả những chuyện này. Nếu như nó sống không vui vẻ, cha mẹ cũng không có nghĩa vụ nói: ‘Con sống không vui vẻ, ta sẽ nghĩ đủ mọi cách, đập nồi bán sắt, hao hết sức lực cả đời của ta để khiến con vui vẻ’, không cần thiết, ngươi chỉ cần làm tròn trách nhiệm là được. Ngươi muốn giúp đỡ nó, có thể hỏi nó xem tại sao không vui vẻ, giúp nó khơi thông một chút về đạo lý, tư tưởng, nếu nó tiếp nhận, thì càng tốt, nếu nó không tiếp nhận, vậy thì cha mẹ làm hết trách nhiệm là được rồi, đến đây thôi. Nó bằng lòng chịu khổ, đó là chuyện của nó, ngươi không cần phải vì thế mà lo lắng, buồn bã, ăn không ngon, ngủ không yên, đây đều là việc thừa thãi. Vì sao? Bởi vì nó đã là người trưởng thành, nó nên học cách xử lý mỗi một chuyện xảy ra trong cuộc sống của mình, nếu cha mẹ quan tâm nó, đó là tình cảm, nếu cha mẹ không quan tâm nó, cũng không phải là cha mẹ nhẫn tâm, không phải là cha mẹ không làm hết trách nhiệm. Bởi vì nó là người trưởng thành, người trưởng thành nên đối mặt với những vấn đề của người trưởng thành, cũng nên xử lý những chuyện mà người trưởng thành nên chịu đựng, không nên chuyện gì cũng phụ thuộc vào cha mẹ. Đương nhiên, với tư cách là cha mẹ mà nói, sau khi con cái trưởng thành, bất kể công việc, sự nghiệp, gia đình, hôn nhân có thuận lợi hay không, thì cha mẹ cũng không nên đem những trách nhiệm này ôm hết lên người mình. Ngươi có thể quan tâm, có thể hỏi thăm, nhưng ngươi không cần phải ôm đồm nhiều việc, buộc con cái ở bên cạnh mình, đi đến đâu cũng mang theo đến đó, đi đến đâu cũng trông chừng, cũng lo lắng trong lòng: ‘Hôm nay nó ăn có ngon không, có vui không? Công việc có thuận lợi hay không? Lãnh đạo có khen ngợi hay không? Vợ (chồng) của nó có yêu nó không? Con cái của nó có nghe lời hay không, thành tích học tập của con cái nó có tốt hay không?’. Chuyện này có liên quan gì đến ngươi? Chuyện của nó do chính nó giải quyết, không cần ngươi quản. Tại sao lại nói liên quan gì đến ngươi? Tức là không liên quan đến ngươi, ngươi làm xong trách nhiệm đối với nó, nuôi dưỡng nó trưởng thành rồi thì ngươi nên rút lui. Rút lui rồi không có nghĩa là ngươi nhàn rỗi chẳng có việc gì làm, chuyện ngươi nên làm còn có rất nhiều, về sứ mệnh ngươi phải hoàn thành cả đời này, ngoại trừ nuôi dưỡng con cái trưởng thành ra, ngươi còn có sứ mệnh khác phải hoàn thành, ngoại trừ là cha mẹ của con cái ngươi ra, ngươi vẫn là loài thọ tạo, ngươi nên đến trước mặt Đức Chúa Trời, đến chỗ Ngài tiếp nhận bổn phận của ngươi. Bổn phận của ngươi là gì? Ngươi đã hoàn thành chưa? Ngươi đã cống hiến hết mình cho nó chưa? Ngươi đã đi trên con đường được cứu rỗi chưa? Đó là những gì ngươi nên nghĩ. Còn việc con cái sau khi trưởng thành muốn đi con đường nào, cuộc sống của chúng như thế nào, tình trạng thế nào, chúng có sung sướng không, có vui vẻ không, thì không có bất kỳ liên quan gì với cha mẹ. Cho dù là về hình thức hay tư tưởng, con cái đều đã độc lập rồi, ngươi cũng nên để nó độc lập, ngươi nên buông tay, không nên kiểm soát nó. Cho dù là về hình thức hay về quan hệ huyết thống, xác thịt, tình cảm thì trách nhiệm của ngươi đã hoàn thành, ngươi và nó đã không còn bất kỳ quan hệ gì nữa” (Cách mưu cầu lẽ thật (18), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Với tư cách là một người tin Đức Chúa Trời muốn mưu cầu lẽ thật, mưu cầu sự cứu rỗi, sinh lực và thời gian dư ra của cuộc đời ngươi nên được dành cho những bổn phận ngươi cần thực hiện và những sự giao phó của Đức Chúa Trời dành cho ngươi, chứ không phải dành thời gian và năm tháng cho con cái. Sự sống của ngươi không thuộc về con cái của ngươi, không cần tiêu hao sự sống vì cuộc sống hoặc sự sinh tồn của con cái ngươi, cũng không cần tiêu hao sự sống để thỏa mãn kỳ vọng của ngươi đối với con cái, mà nên tiêu tốn sự sống vì bổn phận và sự giao phó Đức Chúa Trời dành cho ngươi, vì sứ mạng mà một loài thọ tạo như ngươi nên hoàn thành, giá trị và ý nghĩa sự sống của ngươi nằm ở đó. Nếu để thỏa mãn kỳ vọng của mình đối với con cái mà ngươi bằng lòng đánh mất tôn nghiêm để làm nô lệ cho chúng, lo lắng cho chúng, làm bất kỳ điều gì vì chúng, thì đều không có ý nghĩa, không có giá trị, không được ghi nhớ. Nếu ngươi cứ một mực làm như vậy, không buông bỏ những suy nghĩ và cách làm này, vậy thì chỉ có thể chứng tỏ rằng người như ngươi không phải là người mưu cầu lẽ thật, không phải là một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, cũng chứng tỏ rằng con người ngươi rất phản nghịch, không quý trọng sự sống mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi, cũng không quý trọng thời gian mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi. Nếu sự sống và thời gian của ngươi chỉ được bỏ ra vì xác thịt, vì tình cảm của ngươi, chứ không phải vì bổn phận mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, thì ngươi sống thật thừa thãi, không có giá trị, ngươi không xứng đáng được sống, ngươi không xứng đáng hưởng thụ sự sống mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi, cũng không xứng đáng hưởng thụ tất cả những gì Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi” (Cách mưu cầu lẽ thật (19), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật).
Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng trách nhiệm và nghĩa vụ của bố mẹ là nuôi dưỡng con cái cho đến khi chúng trưởng thành và dạy con đạo lý làm người. Khi con đã thành người lớn, có khả năng sống độc lập và xử lý vấn đề, bố mẹ nên để chúng tự do. Nếu một người mưu cầu làm hiền thê lương mẫu, sống cả đời chỉ vì gia đình và con cái, mà không làm tròn bổn phận trong tư cách loài thọ tạo thì cuộc sống của họ chẳng có chút giá trị hay ý nghĩa nào. Tôi chỉ có một trách nhiệm duy nhất với con trai mình là nuôi dưỡng nó đến khi trưởng thành, làm sáng tỏ tâm trí của con, dạy con đi con đường đúng đắn và làm việc đàng hoàng. Tôi nghĩ đến hồi con trai tôi còn nhỏ, nó thường chơi game đến tối muộn. Tôi đã nói với con rằng chơi game trực tuyến có thể gây hại cho con người và dạy con làm người thực tế, thậm chí còn nói cho con biết Đức Chúa Trời đã sáng tạo trời đất và muôn vật, làm chứng về sự tồn tại thật của Đức Chúa Trời, nhưng con trai tôi không nghe, mà chỉ theo đuổi niềm vui và khoái lạc, nên chồng tôi đã xa lánh nó vì không làm ăn đàng hoàng và cũng không muốn nuôi nó. Đó là kết quả của con đường mà nó đã đi theo, là nỗi khổ mà nó phải chịu. Tôi đã làm tròn bổn phận người mẹ và không hề mắc nợ con trai mình. Nếu chỉ nghĩ đến cuộc sống của con trai và buông bỏ bổn phận để chăm sóc nó, dành toàn bộ thời gian và sức lực cho nó, kiểm soát hoàn toàn cuộc sống tương lai của nó, thậm chí hy sinh phần đời của mình thì tôi thật sự quá ngu ngốc! Tôi nhận ra bây giờ con tôi là người lớn rồi. Nó có quyết định riêng và con đường sống riêng để đi theo, cũng như khả năng sống độc lập và xử lý vấn đề. Tôi không thể chăm lo cho con mãi, huống chi là thay đổi số phận của nó. Tôi không chỉ là mẹ của con tôi mà còn là loài thọ tạo. Tôi nên sống để hoàn thành sứ mệnh của mình và làm tốt bổn phận. Giờ vẫn còn nhiều người chưa đến trước Đức Chúa Trời và cũng có nhiều người mới chưa bén rễ vững chắc, cần được chăm tưới càng sớm càng tốt. Đây là trách nhiệm và bổn phận của tôi. Tôi nên dành thêm thời gian và sức lực để thực hiện. Về phần con trai tôi, tất cả những gì tôi có thể làm là giao phó mọi thứ cho Đức Chúa Trời, thuận phục sự tể trị và an bài của Ngài.
Sau đó, tôi đọc thêm được lời Đức Chúa Trời: “Số phận của mỗi người là Đức Chúa Trời tiền định sẵn, cho nên mỗi người trong cuộc đời trải nghiệm bao nhiêu khổ, hưởng thụ bao nhiêu phúc, có gia đình, hôn nhân, con cái như thế nào, trải nghiệm những chuyện gì trong xã hội này, trải nghiệm những chuyện gì trong cuộc đời, chính chúng cũng không ngờ tới, cũng không thay đổi được, vậy thì cha mẹ càng không có năng lực để thay đổi” (Cách mưu cầu lẽ thật (19), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng những khổ đau mà con người phải chịu trong đời, hạnh phúc mà họ tận hưởng và những điều mà họ trải qua đều là do Đức Chúa Trời định trước, không ai có thể thay đổi. Bố mẹ còn không thể thay đổi số phận của chính mình, làm sao có thể thay đổi số phận của con cái? Số phận của con cái trong đời, cũng như những thăng trầm và hoạn nạn mà chúng phải trải qua đều đã được Đức Chúa Trời định trước từ lâu. Đó là con đường sống của chúng và là những điều chúng phải tự trải nghiệm. Vì con rồng lớn sắc đỏ bắt bớ và bức hại nên giờ tôi không thể chăm lo cho con trai, cũng không thể hỗ trợ con về mặt tài chính. Nhưng giờ con tôi đã trưởng thành rồi, nó cần sống độc lập, tự lo cho bản thân và đi theo con đường tương lai của nó. Vì đã có con đường thực hành nên tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Nếu điều kiện cho phép và tìm được cơ hội tốt, tôi sẽ về nhà và gặp con, nhưng tôi sẽ dành thêm thời gian và sức lực để làm tốt bổn phận. Chỉ sống như vậy thì lòng tôi mới yên ổn và bình an.