31. Tôi có thể nhìn nhận đúng đắn về tố chất của mình

Tháng Tư năm 2023, tôi được bầu làm trưởng nhóm chăm tưới. Khi số lượng người mới dần tăng lên, tôi cũng cần kiểm tra công tác chung của nhóm, cảm giác như thời gian trong ngày là không đủ. Thỉnh thoảng, khi phải kiểm tra công tác của các anh chị em, tôi sẽ dành ít thời gian hơn cho việc chăm tưới những người mới, và đôi lúc, khi ưu tiên chăm tưới người mới, tôi lại không kiểm tra chặt chẽ công tác của nhóm. Tôi chưa bao giờ có thể kiêm nhiệm tốt các công tác. Tình trạng này khiến tôi lo lắng, sợ lãnh đạo sẽ nói năng lực làm việc của tôi không tốt và tố chất kém. Tôi rất sợ bổn phận trưởng nhóm của mình sẽ bị điều chỉnh. Trong số các anh chị em tôi từng quen, vài người đã trở thành lãnh đạo, số khác thì làm người phụ trách. Trong khi đó, tôi chỉ là trưởng nhóm và đang đứng trước nguy cơ bị thuyên chuyển. Tôi cảm thấy không cam tâm. Tôi thực sự sẽ làm kẻ tầm thường thế này cả đời sao? Phải chăng tôi thực sự không có tố chất của lãnh đạo hay người phụ trách? Tôi nhớ các anh chị em từng nói việc sắp xếp thời gian một cách hợp lý có thể cải thiện hiệu suất thực hiện bổn phận của họ, thế là trong lòng tôi lóe lên một tia hy vọng. Chẳng phải tôi cũng có thể cải thiện năng lực làm việc của mình bằng phương pháp này sao? Hơn nữa, nếu tôi chịu đựng đau khổ và trả giá trong bổn phận, liệu Đức Chúa Trời có ân đãi tôi và cải thiện tố chất cũng như năng lực làm việc của tôi không? Nghĩ đến đây, tôi gấp rút hành động. Tôi viết ra lịch trình của mình mỗi ngày, ghi lại công việc tôi đang làm mỗi giờ và cố gắng hết sức để tối đa hóa thời gian của mình. Sau một thời gian làm việc chăm chỉ, tôi thấy kết quả bổn phận của mình chẳng cải thiện bao nhiêu. Lúc đó tôi khá buồn bực; tại sao tôi lại không thể cải thiện chứ? Tại sao Đức Chúa Trời lại ân đãi những anh chị em khác và ban cho họ tố chất tốt, để họ có khả năng đảm nhận các bổn phận như lãnh đạo và phụ trách? Còn tôi, chăm chỉ suốt thời gian dài, chỉ làm trưởng nhóm thôi cũng đã vô cùng mệt mỏi. Chẳng lẽ Đức Chúa Trời thực sự không ân đãi tôi sao? Đặc biệt là khi có vấn đề nảy sinh hoặc kết quả thực hiện bổn phận không tốt là tôi càng cảm thấy chán nản và tiêu cực hơn. Tôi đoán rằng chẳng bao lâu nữa mình sẽ bị cách chức. Một lần nọ, khi biết được tình trạng của tôi, người phụ trách nói: “Gánh nặng trong lòng chị quá lớn. Tố chất và năng lực làm việc của chị không sánh bằng các anh chị em có tố chất tốt, nhưng chị có điểm mạnh của riêng mình, chẳng hạn khi gặp vấn đề và khó khăn trong bổn phận, chị có thể đơn thuần cởi mở và tìm kiếm. Chị cũng có thể giúp đỡ mọi người trong việc bước vào sự sống. Chị chỉ cần tự do phát huy thế mạnh của mình và làm tốt bổn phận là được”. Phải, tôi cảm thấy cuộc sống của mình quá mệt mỏi, và rằng tôi đang tạo ra nhiều áp lực không cần thiết cho bản thân.

Một ngày nọ, tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Ngươi cho rằng mình càng có thể vượt ra và vượt quá phạm vi năng lực và tố chất của mình thì chứng tỏ ngươi càng có công tác của Đức Chúa Trời; ngươi cho rằng mình càng có lòng thành, càng có lòng phối hợp, thì Đức Chúa Trời càng công tác trên ngươi và tố chất, năng lực của ngươi sẽ càng cao. Đây có phải là quan niệm và tưởng tượng của con người không? (Thưa, phải.) Có phải các ngươi đặc biệt thích ý nghĩ đó không? (Thưa, phải.) Nghĩ như thế thì kết quả sẽ là gì? Chẳng phải là luôn thất bại và không bao giờ thành hiện thực sao? Có những người còn tiêu cực, nói rằng: ‘Tôi đã hết sức thật lòng với Đức Chúa Trời, tại sao Đức Chúa Trời không ban cho tôi tố chất tốt hơn? Tại sao Đức Chúa Trời không cho tôi năng lực vượt trội? Tại sao lúc nào tôi cũng yếu đuối? Tố chất của tôi chẳng được cải thiện, tôi chẳng thấy rõ được chuyện gì, hễ gặp chuyện phức tạp là tôi liền mơ hồ. Trước đây tôi như vậy, sao bây giờ vẫn vậy? Hơn nữa, khi làm bổn phận, khi xử lý vấn đề, tại sao tôi không bao giờ vượt qua được xác thịt? Tôi hiểu được một vài đạo lý, nhưng vẫn không thể nhìn thấu mọi sự, khi xử lý sự tình vẫn do dự thiếu quyết đoán. Tôi vẫn không sánh bằng những người có tố chất cao. Năng lực công tác của tôi cũng kém, hiệu suất khi làm bổn phận cũng thấp. Tố chất của tôi cũng chẳng cải thiện chút nào! Chuyện này là sao? Lẽ nào tôi thật lòng với Đức Chúa Trời như vậy vẫn chưa đủ? Hay là Đức Chúa Trời không thích tôi? Tôi còn thiếu sót chỗ nào đây?’. Có những người tìm đủ loại nguyên nhân, cũng đã thử nhiều biện pháp khác nhau để thay đổi sự thật này, chẳng hạn như nghe giảng đạo nhiều hơn, đọc thuộc nhiều lời Đức Chúa Trời hơn, viết nhiều ghi chú tĩnh nguyện hơn, rồi còn nghe người khác thông công về lẽ thật nhiều hơn, tìm kiếm nhiều hơn, nhưng kết quả cuối cùng vẫn không như ý. Họ tin Đức Chúa Trời ba năm, năm năm rồi, mà tố chất và năng lực công tác của họ vẫn y hệt như cũ, chẳng cải thiện gì cả(Cách mưu cầu lẽ thật (2), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). “Nếu ngươi luôn cho rằng Đức Chúa Trời công tác và phán lời để cung ứng lẽ thật cho con người hòng thay đổi những thứ bản năng đó của họ, nếu ngươi cho rằng chỉ khi đó thì họ mới được xem là một con người thực sự mới mẻ và hoàn toàn lột xác, thì ngươi sai lầm nghiêm trọng rồi. Đây là quan niệm và tưởng tượng của con người. Sau khi hiểu được điều này, con người nên buông bỏ những quan niệm, tưởng tượng, ức đoán hoặc cảm giác đó. Nghĩa là trong quá trình mưu cầu lẽ thật, ngươi không nên lúc nào cũng dựa vào cảm giác hay suy đoán để tổng kết những điều này: ‘Tố chất của mình đã được cải thiện chưa? Bản năng của mình đã có sự biến đổi hay chưa? Tính cách của mình vẫn còn xấu như trước sao? Thói quen sinh hoạt của mình đã có thay đổi hay chưa?’. Đừng suy ngẫm những chuyện này, suy ngẫm như thế chỉ vô ích thôi, bởi vì chúng không phải là những điều mà Đức Chúa Trời muốn thay đổi, công tác và lời của Đức Chúa Trời không bao giờ nhắm đến những điều này. Công tác của Đức Chúa Trời không bao giờ nhắm đến việc thay đổi tố chất, bản năng, tính cách, v.v. của con người, Ngài cũng không phán lời nhằm thay đổi những phương diện này của con người. Nói cách khác, công tác của Đức Chúa Trời cung ứng lẽ thật cho con người trên cơ sở điều kiện ban đầu của họ, nhắm đến việc khiến con người hiểu lẽ thật, rồi tiếp nhận và thuận phục lẽ thật. Bất kể ngươi có dạng tố chất nào, có tính cách và bản năng gì, thì tóm lại, điều mà Đức Chúa Trời muốn làm chính là nhào nặn lẽ thật vào trong ngươi, thay đổi quan niệm cũ và tâm tính bại hoại của ngươi, chứ không phải là thay đổi tố chất, bản năng và tính cách ban đầu của ngươi. Hiện tại, ngươi đã hiểu công tác của Đức Chúa Trời nhắm đến việc thay đổi điều gì chưa? (Thưa, công tác của Đức Chúa Trời nhắm đến việc thay đổi những quan niệm cũ và tâm tính bại hoại bên trong con người.) Giờ con người hiểu được lẽ thật rồi thì nên buông bỏ những quan niệm và tưởng tượng siêu nhiên, không thực tế đó, không nên dùng những quan niệm và tưởng tượng này mà đánh giá bản thân hay yêu cầu bản thân. Thay vào đó, con người nên tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật dựa trên các điều kiện ban đầu mà Đức Chúa Trời đã ban cho mình. Mục đích tối hậu trong chuyện này là gì? Chính là ngươi có thể dựa trên cơ sở điều kiện ban đầu của mình mà hiểu được các nguyên tắc lẽ thật, hiểu được mỗi một nguyên tắc lẽ thật nên thực hành khi đối diện với những hoàn cảnh khác nhau mà mình gặp phải, và có thể dựa vào các nguyên tắc lẽ thật này mà nhìn nhận con người và sự việc, làm người và làm việc. Làm được như thế là đạt đến yêu cầu của Đức Chúa Trời(Cách mưu cầu lẽ thật (2), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi chợt nhận ra rằng tôi đang sống theo những quan niệm và tưởng tượng của mình. Tôi tưởng nếu một người thật lòng tin Đức Chúa Trời, chú tâm làm tốt bổn phận, chịu khổ và trả giá, thì Đức Chúa Trời sẽ ân đãi họ, giúp họ cải thiện tố chất và năng lực công tác, cho phép họ khi làm bổn phận sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn so với tố chất và năng lực làm việc vốn có. Vậy thì dù cho có tố chất kém, họ vẫn có thể thực hiện bổn phận lãnh đạo và phụ trách trong hội thánh, trở thành một trong những trụ cột ở hội thánh. Vậy nên dù biết mình chậm chạp, năng lực làm việc kém, nhưng tôi nghĩ chỉ cần mình tận tâm với bổn phận, chịu khổ và trả giá thì Đức Chúa Trời sẽ ân đãi tôi. Cho nên tôi định viết ra lịch trình hằng ngày, sắp xếp thời gian, chịu khổ và trả giá để cải thiện tố chất và năng lực làm việc của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc chăm chỉ, tố chất và năng lực làm việc của tôi vẫn không cải thiện như mong muốn, tôi trở nên tiêu cực và chán nản, cho rằng Đức Chúa Trời không ân đãi tôi, không công tác trên tôi. Giờ đây, sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu rằng công tác của Đức Chúa Trời không siêu nhiên, mà rất thực tế. Tố chất của tôi như thế nào là do Đức Chúa Trời định sẵn. Đức Chúa Trời công tác để giúp con người bước vào lẽ thật, loại bỏ tâm tính bại hoại của họ và sống thể hiện ra hình tượng giống con người, chứ không phải để thay đổi tố chất và năng lực làm việc của họ. Khi mọi người thật lòng thực hiện bổn phận và tìm kiếm lẽ thật, họ có thể đạt được sự khai sáng và hướng dẫn của Đức Thánh Linh và vượt qua một số rào cản trong bổn phận. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều dựa trên nền tảng tố chất sẵn có của con người, và con người nỗ lực thì sẽ có thể làm được. Người sẵn có tố chất kém thì không thể nào nhờ đạt được công tác của Đức Thánh Linh mà có tố chất của một lãnh đạo. Đây đều là những quan niệm và tưởng tượng của tôi. Tôi nhận ra nếu những người tin Đức Chúa Trời không tìm kiếm lẽ thật mà chỉ mưu cầu theo quan niệm và tưởng tượng của mình, thì họ chẳng những không thể hiểu lẽ thật và thực hiện tốt bổn phận, mà còn làm trái với những yêu cầu của Đức Chúa Trời.

Một thời gian sau, do nhu cầu công tác, người phụ trách sắp xếp tôi đến một hội thánh khác để chăm tưới cho người mới. Người chị mà tôi từng cộng tác nay đã trở thành lãnh đạo hội thánh, trong khi đó tôi chỉ là một người chăm tưới. Tôi chợt cảm thấy giữa tôi và chị ấy có một khoảng cách rất xa. Mặc dù tôi biết công tác của Đức Chúa Trời không thay đổi tố chất con người, nhưng tôi không sẵn lòng chấp nhận điều đó, đồng thời cũng bất mãn về tố chất của mình. Tôi nghĩ những người có tố chất tốt là những người mà hội thánh sẽ đề bạt và bồi dưỡng, cũng là trụ cột của hội thánh. Chỉ những người như vậy mới có triển vọng tươi sáng và được người khác nể trọng. Trong khi đó, những người có tố chất kém chỉ có thể làm một số công việc không quan trọng, bị mọi người xem thường và không được Đức Chúa Trời yêu thích. Tôi không muốn bị coi là người có “tố chất kém”. Tôi nghĩ rằng một khi bị gắn cái “mác” đó, thì chẳng khác nào thừa nhận mình là một kẻ vô dụng. Tôi sẽ không còn triển vọng gì cả! Không được, tôi phải tiếp tục cố gắng. Ngay cả khi tố chất không thể cải thiện nhiều, thì cũng sẽ ổn thôi nếu thông qua đau khổ và trả giá trong bổn phận, tôi có thể nâng tố chất của mình lên ngang bằng với những người khác. Vì vậy, tôi vội vàng lao vào công tác và tích cực phối hợp. Khi đạt được thành quả nào đó, tôi rất vui mừng, và sẽ háo hức kể lại chuyện đó với các anh chị em, hy vọng được họ tán đồng. Tuy nhiên, về sau, tôi đã gặp phải một số khó khăn không thể giải quyết khi chăm tưới cho người mới, lại còn bỏ bê một số nhiệm vụ của mình. Tôi rất chán nản và buồn bã. Có vẻ như tố chất của tôi thực sự không tốt. Thời gian đó, tôi nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không làm tốt công việc. Tôi nghĩ, thôi kệ đi; dù có cố gắng thế nào cũng chẳng thay đổi được gì. Tố chất kém là một căn bệnh nan y. Chẳng biết tự lúc nào, tôi lại trở nên tiêu cực và thụ động trong bổn phận, không muốn động não để giải quyết những vấn đề trong công tác của mình. Thậm chí tôi còn muốn trốn tránh trách nhiệm, nghĩ rằng thực hiện bổn phận không tốt là do tố chất hạn chế, mình chẳng thể làm gì khác được. Trong khoảng thời gian đó, tôi cứ mơ mơ màng màng, khi đọc lời Đức Chúa Trời cũng không thể lắng lòng, khi cầu nguyện cũng không biết thưa gì với Ngài, trong lòng luôn cảm thấy chán nản.

Một ngày nọ, trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được hai đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Đừng thách thức bản thân, cũng đừng thách thức giới hạn của mình. Đức Chúa Trời biết tố chất và năng lực của ngươi như thế nào. Tố chất và năng lực mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi vốn đã được Ngài tiền định từ lâu rồi. Ngươi luôn muốn vượt quá những điều này thì chính là kiêu ngạo, không tự lượng sức mình, như thế là tự chuốc lấy rắc rối, cuối cùng chỉ có thể thất bại mà thôi. Có phải dạng người này không chuyên tâm vào việc chính đáng của mình không? (Thưa, phải.) Họ không làm người một cách có khuôn phép, không giữ vững vị trí của bản thân để làm tốt bổn phận của một loài thọ tạo, không tuân theo các nguyên tắc này mà làm việc, thay vào đó lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Có một câu hai vế nói rằng: ‘Bà già điểm chút son, để ngươi có cái mà nhìn’. Mục đích của ‘bà già’ khi làm vậy là gì? (Thưa, để phô bày bản thân.) Bà già muốn làm cho người ta chú ý, như thể muốn nói rằng: ‘Bà già ta đây không tầm thường đâu, ta sẽ thể hiện cho cậu xem’. Bà ấy không muốn bị xem thường, mà muốn được xem trọng và tôn sùng, muốn thách thức giới hạn của mình và vượt qua bản thân. Đây có phải là bản tính kiêu ngạo không? (Thưa, phải.) Nếu có bản tính kiêu ngạo, thì ngươi không thật thà rồi, ngươi không muốn làm người một cách có khuôn phép. Ngươi luôn muốn thách thức bản thân, người khác làm gì ngươi cũng muốn làm nấy. Người khác nổi bật, đạt thành quả, có cống hiến, được mọi người khen ngợi, thì trong lòng ngươi khó chịu, đố kỵ và không yên. Rồi ngươi muốn bỏ công tác trong tay mình để làm một công tác có thể giúp ngươi nở mày nở mặt và được người khác xem trọng. Nhưng ngươi không làm nổi công tác nở mày nở mặt đó, vậy chẳng phải là lãng phí thời gian sao? Chẳng phải là không chuyên tâm vào việc chính đáng sao? (Thưa, phải.) Đừng có chểnh mảng việc chính đáng, làm vậy thì cuối cùng sẽ không có kết quả tốt đâu. Làm vậy thì chẳng những lãng phí thời gian, khiến người khác xem thường ngươi, mà còn khiến Đức Chúa Trời ghê tởm ngươi, cuối cùng là tự đẩy mình vào tiêu cực trầm trọng(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). “Đức Chúa Trời nhìn xem ngươi có làm người một cách có khuôn phép hay không, có phải là người làm tốt bổn phận của một loài thọ tạo hay không. Ngài nhìn xem khi làm bổn phận ngươi có dựa trên những điều kiện ban đầu Ngài cho ngươi mà làm hết lòng hết sức không, có làm việc theo nguyên tắc để đạt được hiệu quả mà Đức Chúa Trời muốn không. Nếu ngươi làm được tất cả những việc này, thì Đức Chúa Trời sẽ chấm cho ngươi mười điểm. Nếu như ngươi không dựa theo yêu cầu của Đức Chúa Trời mà làm, thì cho dù ngươi có nỗ lực hay bỏ công sức đi chăng nữa, nhưng nếu mọi việc ngươi làm chỉ là để khoe khoang, phô bày bản thân, không hết lòng hết sức thực hiện bổn phận để làm Đức Chúa Trời hài lòng, cũng không dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà làm, vậy thì những biểu hiện, bộc lộ và hành vi của ngươi sẽ khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Tại sao Đức Chúa Trời lại ghê tởm chúng? Đức Chúa Trời phán rằng ngươi không chuyên tâm vào việc chính đáng, không hết lòng, hết sức, hết trí mà làm bổn phận, và ngươi không đi theo chính đạo. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất, ân tứ và tài cán đủ dùng. Vậy mà ngươi không hài lòng, không trung thành với bổn phận, không bao giờ an phận, luôn muốn khoác lác và phô bày bản thân, cuối cùng khiến bổn phận rối tinh rối mù. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất, ân tứ và tài cán, vậy mà ngươi không phát huy, không dốc hết sức lực, không đạt được thành quả gì. Dù ngươi vô cùng bận rộn, nhưng Đức Chúa Trời phán ngươi là thằng hề, không phải là một người biết an phận và chuyên tâm vào việc chính đáng. Đức Chúa Trời không thích dạng người này(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được rằng vì luôn muốn thay đổi tố chất của mình nên tôi đã bị tâm tính kiêu ngạo chi phối. Tâm tính của tôi rất kiêu ngạo, không bao giờ muốn tụt lại phía sau người khác. Tôi muốn giành được sự tôn trọng, tán dương của người khác và nổi bật giữa đám đông. Tôi tin điều đó sẽ mang lại giá trị cho cuộc sống của mình, nên muốn dùng việc cải thiện tố chất để đạt được mục tiêu ấy. Hồi còn đi học, tôi luôn là học sinh đứng đầu trong trường. Nếu ai đó đạt điểm kiểm tra cao hơn tôi, tôi sẽ không phục, và quyết tâm lần sau phải cao điểm hơn người đó. Mẹ tôi thường nói rằng tôi hiếu thắng quá. Vì điểm số ở trường khá tốt nên tôi được bố mẹ, thầy cô khen ngợi, và các giáo viên thậm chí còn yêu cầu các bạn trong lớp phải lấy tôi làm gương. Tôi rất thích được biệt đãi như vậy và nghĩ rằng làm người thì phải nổi bật hơn người khác. Giờ đây, tôi lại đang thực hiện bổn phận với sự mưu cầu tương tự, luôn muốn trở thành lãnh đạo hoặc người phụ trách. Tôi nghĩ những người như vậy là trụ cột của hội thánh, được mọi người ngưỡng mộ và tán dương, còn ai có tố chất kém thì chỉ có thể làm các bổn phận bình thường, làm việc đằng sau hậu trường và sống như một kẻ vô tích sự. Vì vậy, khi thấy người chị em cộng sự trước đây đã trở thành lãnh đạo hội thánh, còn bản thân chỉ là một người chăm tưới bình thường, tôi không thể chấp nhận được. Tôi không muốn làm kẻ tầm thường như thế này mãi. Tôi không chịu thừa nhận hoặc chấp nhận thất bại, cũng không sẵn lòng thực hiện bổn phận một cách thực tế. Tôi luôn muốn cải thiện tố chất của mình và trở thành lãnh đạo hoặc người phụ trách. Mặc dù lời Đức Chúa Trời đã phán rõ rằng công tác của Ngài không thay đổi tố chất con người, tôi vẫn không chịu thừa nhận điều này. Tôi luôn muốn tiếp tục cố gắng và nỗ lực hết mình, để cải thiện tố chất bằng cách làm việc chăm chỉ và trả giá. Tôi thật quá phản nghịch, quá kiêu ngạo! Đức Chúa Trời phán: “Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất, ân tứ và tài cán đủ dùng. Vậy mà ngươi không hài lòng, không trung thành với bổn phận, không bao giờ an phận, luôn muốn khoác lác và phô bày bản thân, cuối cùng khiến bổn phận rối tinh rối mù”. Tôi có năng lực làm việc kém và tố chất cũng chẳng tốt lắm; không thích hợp trở thành lãnh đạo. Tuy nhiên, tôi cũng có những thế mạnh của riêng mình. Chẳng hạn, tôi có thể nói được ngoại ngữ và thích suy ngẫm lời Đức Chúa Trời. Khi thông công hiểu biết của mình về lẽ thật, suy nghĩ của tôi cũng khá rõ ràng. Thực ra, bổn phận chăm tưới mà tôi đang làm hiện nay hoàn toàn phù hợp với tôi. Nhưng tôi lại không chịu an phận mà luôn muốn nâng cao vị thế và làm người phụ trách. Kết quả là mọi nỗ lực của tôi đều không thay đổi được tố chất của bản thân, ngược lại còn khiến tình trạng của tôi trở nên tồi tệ, thậm chí không thể làm tốt công việc của mình. Nhận thức được điều này, tôi cảm thấy có lỗi và mắc nợ.

Sau đó, tôi lại suy ngẫm: “Tại sao mình luôn xem tố chất kém là điều xấu chứ? Tại sao mình lại để điều này ảnh hưởng đến bổn phận?”. Khi đọc những lời của Đức Chúa Trời có liên quan đến khía cạnh này, tình trạng của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Bởi vì tố chất và năng lực của ngươi có hạn, nên hiệu quả làm bổn phận của ngươi luôn xoàng xoàng, không đạt đến mức độ và tiêu chuẩn lý tưởng của ngươi. Vì vậy mà ngươi bất giác liên tục nhận thức được rằng mình không phải là người giỏi nhất, không phải là bậc cao nhân hay người siêu phàm gì cả. Dần dần, ngươi biết được tố chất của mình không tốt như ngươi tưởng tượng, thay vào đó là quá bình thường. Về lâu dài, quá trình này rất hữu ích cho ngươi trong việc biết mình, nghĩa là nó cho ngươi trải nghiệm một cách thực tế vài thất bại và bước lùi, rồi sau khi ngẫm lại trong lòng, ngươi sẽ đánh giá ngày càng chính xác hơn về trình độ, năng lực và tố chất của mình. Ngươi sẽ ngày càng biết được bản thân không phải là người có tố chất tốt, biết rằng dù ngươi có một vài sở trường và ân tứ, có chút năng lực phán đoán, hoặc thỉnh thoảng có vài ý tưởng hay kế hoạch, nhưng ngươi vẫn không với tới được nguyên tắc lẽ thật, vẫn còn kém quá xa so với yêu cầu của Đức Chúa Trời và tiêu chuẩn của lẽ thật, thậm chí so với tiêu chuẩn của việc sở hữu thực tế lẽ thật thì còn kém xa hơn nữa, thế là bất giác trong lòng ngươi sẽ có những phán xét và định vị này về bản thân. Trong quá trình phán xét và định vị bản thân, ngươi ngày càng biết mình một cách chính xác hơn, tâm tính bại hoại và sự bộc lộ bại hoại của ngươi sẽ ngày càng ít đi, ngày càng bị thu nhỏ và khống chế. Dĩ nhiên, mục đích không phải là để khống chế tâm tính bại hoại. Vậy mục đích là gì? Mục đích là trong quá trình khống chế này, ngươi dần học biết cách tìm kiếm lẽ thật, làm người một cách có khuôn phép, không ba hoa khoác lác hay thể hiện bản thân, không liên tục cạnh tranh, háo thắng muốn làm người giỏi nhất hoặc mạnh nhất, không cố chứng tỏ bản thân mọi nơi mọi lúc. Trong khi dạng ý thức này liên tục khắc sâu vào tâm linh ngươi, thì ngươi sẽ ngẫm nghĩ: ‘Mình phải tìm kiếm xem nguyên tắc lẽ thật để làm chuyện này là gì, và Đức Chúa Trời phán gì về chuyện này’. Dạng ý thức này sẽ dần dần được thiết lập nơi sâu thẳm nội tâm ngươi, mức độ tìm kiếm, công nhận và tiếp nhận của ngươi đối với lời Đức Chúa Trời và lẽ thật sẽ ngày càng cao. Điều đó cho thấy ngươi có hy vọng được cứu rỗi. Ngươi càng có thể tiếp nhận lẽ thật, thì sự bộc lộ tâm tính bại hoại của ngươi sẽ ngày càng ít đi, kết quả tốt hơn nữa là ngươi sẽ ngày càng có thêm cơ hội lấy lời Đức Chúa Trời làm tiêu chí thực hành. Đây chẳng phải là dần dần đi lên con đường được cứu rỗi hay sao? Đây có phải là chuyện tốt không? (Thưa, phải.) Nhưng nếu như mọi năng lực của ngươi đều thượng thừa, đều hoàn mỹ và siêu phàm so với mọi người, thì khi làm việc và thực hiện bổn phận, ngươi còn có thể tìm kiếm lẽ thật hay không? Chuyện này khó mà nói chắc. Rất khó để một người có năng lực siêu phàm trong mọi lĩnh vực có thể đến trước mặt Đức Chúa Trời với tấm lòng tĩnh lặng và thái độ khiêm nhường mà biết mình, biết những thiếu sót và những tâm tính bại hoại của mình, đạt đến tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật, rồi thực hành lẽ thật – chuyện này rất khó làm, phải không? (Thưa, phải.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). “Hầu hết đối tượng cứu rỗi của Đức Chúa Trời không phải là những người có địa vị cao trong thế giới hay xã hội. Bởi vì tố chất và năng lực của họ bình thường, thậm chí còn kém, họ không được ưa chuộng hay thuận lợi trong thế giới, luôn cảm thấy thế gian thê lương và bất công. Điều này dẫn đến nhu cầu tín ngưỡng, cuối cùng họ đến trước Đức Chúa Trời và vào nhà Đức Chúa Trời. Đây là một điều kiện cơ bản mà Đức Chúa Trời trao cho con người khi chọn họ. Ngươi có nhu cầu này thì mới có thể nảy sinh mong muốn tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nếu điều kiện mọi mặt của ngươi đều quá tốt, thích hợp để vùng vẫy trong thế giới, luôn muốn tạo danh tiếng cho mình, thì ngươi sẽ không có mong muốn tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thậm chí cũng không có cơ hội tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Mặc dù tố chất của ngươi bình thường hoặc kém cỏi, nhưng ngươi vẫn có phúc hơn nhiều so với những người ngoại đạo, vì ngươi có cơ hội được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Do đó, có tố chất kém không phải là khuyết điểm, cũng không phải là chướng ngại trong việc loại bỏ tâm tính bại hoại và đạt được sự cứu rỗi. Xét cho cùng, chính Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất này. Đức Chúa Trời ban bao nhiêu thì ngươi có bấy nhiêu. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất tốt thì ngươi có tố chất tốt. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất bình thường thì tố chất của ngươi bình thường. Đức Chúa Trời ban cho ngươi tố chất kém thì tố chất của ngươi kém. Một khi hiểu được điều này thì ngươi phải đón nhận nó từ Đức Chúa Trời, có thể thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Lẽ thật nào là cơ sở cho việc thuận phục? Chính là lẽ thật rằng những sự an bài này của Đức Chúa Trời chứa đựng ý tốt của Ngài, Đức Chúa Trời đã lao tâm khổ tứ, con người không được có lòng oán trách hay hiểu lầm Ngài. Đức Chúa Trời sẽ không xem trọng ngươi vì ngươi có tố chất tốt, cũng không ruồng rẫy hay ghê tởm ngươi vì ngươi có tố chất kém. Đức Chúa Trời ghê tởm điều gì? Ngài ghê tởm việc con người không yêu thích và cũng không tiếp nhận lẽ thật. Ngài ghê tởm việc con người hiểu lẽ thật mà không thực hành, có thể làm được mà lại không làm, không thể dốc hết sức lực mà thực hiện bổn phận, nhưng lại luôn có những dục vọng xa xỉ, luôn muốn có danh phận, luôn muốn tranh giành địa vị, luôn muốn đòi hỏi Đức Chúa Trời. Đây là những điều mà Đức Chúa Trời kinh tởm và ghê tởm(Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi tôi vô cùng cảm động. Tôi hiểu ra rằng tố chất kém cỏi của mình là do Đức Chúa Trời định sẵn, chứa đựng ý tốt của Ngài; đây là điều tốt. Trên thực tế, tâm tính của tôi xưa nay rất kiêu ngạo. Trước đây, vì tâm tính kiêu ngạo và không thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, tôi đã gây tổn thất cho công tác của mình và đã vi phạm. Nếu tôi có tố chất tốt và đạt được kết quả trong bổn phận của mình, tâm tính của tôi sẽ càng kiêu ngạo hơn và càng khó lắng nghe ý kiến của các anh chị em hơn. Tôi sẽ không thể hạ mình và tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật. Cứ như thế, tôi sẽ dễ dàng hành ác, làm gián đoạn và quấy nhiễu công tác của hội thánh. Chính vì tố chất hơi kém và không thể đảm đương khối lượng công việc nặng nề, nên tôi mới có thể thực tế và thận trọng hơn trong bổn phận. Đôi lúc, khi quan điểm của bản thân hơi khác so với mọi người, tôi cũng không còn quá cố chấp. Đây là một cách tự vệ trong vô thức, giúp giảm thiểu khả năng hành ác của tôi. Tôi nghĩ đến một người chị mà mình từng gặp, mọi người đều nói chị ấy có tố chất tốt, khiến tôi cảm thấy ghen tị với chị. Sau này, chị ấy được chọn làm lãnh đạo, phụ trách phạm vi công tác ngày càng lớn. Tuy nhiên, chị đã không mưu cầu lẽ thật hay chú trọng ăn uống lời Đức Chúa Trời, cũng không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Cuối cùng, khi đối mặt với thử luyện, chị ấy đã phản bội Đức Chúa Trời và từ bỏ bổn phận của mình. Điều này cho tôi thấy rằng cho dù tố chất và năng lực làm việc của một người có tốt đến đâu, thì điều quan trọng nhất là liệu họ có thể mưu cầu lẽ thật và giải quyết tâm tính bại hoại của mình hay không. Tố chất của một người không liên quan đến việc họ có thể được cứu rỗi hay không. Tố chất tốt chưa hẳn là chuyện tốt, tố chất kém chưa chắc là chuyện xấu. Quan trọng nhất là liệu họ có thể thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời hay không, có thể nhìn nhận đúng đắn về tố chất của mình hay không, có mưu cầu lẽ thật một cách thực tế và làm tròn bổn phận như một thọ tạo hay không. Đây mới là là điều quan trọng nhất.

Sau đó, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời và tìm ra một con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đừng cố nghĩ đủ cách để thay đổi tố chất của mình hoặc cải thiện năng lực mọi mặt của mình, mà thay vào đó nên nhận thức chính xác và đối đãi đúng đắn với tố chất và năng lực ban đầu của mình. Nếu phát hiện bản thân còn thiếu kém ở phương diện nào, thì hãy nhanh chóng học tập về các phương diện mà ngươi có thể cải thiện trong thời gian ngắn, để bổ túc cho những thiếu sót kia. Còn những phương diện mà ngươi với không tới thì đừng cố cưỡng cầu. Phải căn cứ theo tố chất và năng lực làm việc của mình mà liệu cơm gắp mắm. Nguyên tắc tối hậu chính là thực hiện bổn phận dựa theo lời Đức Chúa Trời, dựa theo yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại và dựa theo các nguyên tắc lẽ thật. Bất kể tố chất cao hay thấp, ngươi đều có thể làm việc và thực hiện bổn phận theo nguyên tắc lẽ thật ở nhiều mức độ khác nhau, và đều có thể đạt đến hoặc với tới tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Những nguyên tắc lẽ thật này tuyệt đối không phải là lời sáo rỗng, tuyệt đối không vượt quá nhân tính. Chúng đều là những con đường thực hành được thiết kế riêng cho những tâm tính bại hoại và các bản năng, năng lực, tố chất khác nhau của loài người. Do đó, bất kể tố chất của ngươi thế nào, dù năng lực của ngươi không đủ hoặc có khiếm khuyết, thì đều không thành vấn đề. Nếu ngươi thật sự hiểu lẽ thật, sẵn lòng thực hành lẽ thật, thì sẽ có con đường để đi. Khiếm khuyết trong một vài phương diện năng lực hoặc tố chất của một người tuyệt đối không cản trở việc người đó thực hành lẽ thật. Nếu năng lực phán đoán hoặc năng lực nào đó của ngươi không đủ, thì ngươi có thể tìm kiếm và thông công thêm, có thể tìm người hiểu lẽ thật mà xin chỉ dẫn và lời khuyên. Khi đã hiểu và nắm vững nguyên tắc lẫn con đường thực hành rồi, ngươi nên dựa trên vóc giạc của mình mà cố hết sức đưa chúng vào thực hành. Tiếp nhận và thực hành – đây là những việc ngươi nên làm(Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật II). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng một người không nên làm tất cả những gì có thể để thay đổi tố chất của mình, mà thay vào đó, trong phạm vi có thể đạt được với tố chất có sẵn, họ phải thực hiện bổn phận bằng cả trái tim, sức lực và tâm trí của mình. Họ nên siêng năng học tập, nghiên cứu chuyên sâu về những kiến thức chuyên môn cần học, và khai thác hết tiềm năng của tố chất sẵn có trong họ. Về tố chất và năng lực làm việc, họ có thể cải thiện đôi chút nếu có thể, nhưng nếu không đủ khả năng thì cũng không cần phải thúc ép. Hiểu được điều này, lòng tôi đã sáng tỏ hơn.

Từ đó trở đi, tôi luôn nghĩ xem làm thế nào để dồn tâm huyết và sức lực vào bổn phận trong phạm vi tố chất sẵn có của mình. Tôi nhận ra mình không giỏi huấn luyện người mới thực hiện bổn phận, nên đã cố tìm kiếm và suy ngẫm về những nguyên tắc xoay quanh vấn đề này. Tôi cũng chăm chú lắng nghe những gì các anh chị em chia sẻ, tâm sự. Đôi lúc, khi gặp phải một số vấn đề và không biết giải quyết thế nào, tôi không cố trốn tránh hay đổ lỗi Đức Chúa Trời vì đã ban cho tôi tố chất kém. Thay vào đó, tôi cầu nguyện và cậy dựa Đức Chúa Trời, đồng thời tìm kiếm, thông công với các anh chị em. Trong suốt quá trình thực hành này, tôi đã vô tình nghĩ ra phương án giải quyết một số vấn đề. Hiện tại, tố chất của tôi vẫn giống như trước đây, không hề thay đổi. Tuy nhiên, tôi đã hiểu được cách nhìn nhận đúng đắn về bản thân, lòng tôi đã được giải phóng và tự do.

Trước: 25. Lời Đức Chúa Trời chỉ ra phương hướng cho cuộc đời tôi

Tiếp theo: 37. Quan điểm “Không có công lao, cũng có khổ lao” có phù hợp với lẽ thật không?

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger