68. Nỗi Đau Từ Việc So Sánh Với Người Khác
Vào năm 2023, tôi đang chăm tưới người mới trong hội thánh. Qua rèn luyện, tôi cũng nắm bắt được một số nguyên tắc trong các phương diện khác nhau. Các chị em cộng sự với tôi vì thời gian rèn luyện còn ngắn, nên hễ gặp khó khăn trong bổn phận hay trong lối vào sự sống cá nhân là đều tìm tôi giúp đỡ giải quyết. Tôi cảm thấy mình cũng có vị trí nhất định trong nhóm, và tôi cũng thích cảm giác được người khác dựa dẫm, xem trọng này. Một hôm, tôi đột nhiên nhận được thư của người phụ trách, bảo tôi đi thẩm định các bài giảng phúc âm. Trong lòng tôi không khỏi có chút xáo động: “Hiện giờ mình chăm tưới người mới cũng đã nắm được một số nguyên tắc rồi, làm bổn phận này cũng cảm thấy quen tay quen việc. Giờ đối mặt với một bổn phận mới lại phải tự mình rèn luyện, tìm tòi, đến lúc đó làm không tốt bổn phận lại bị cách chức, thì anh chị em sẽ nghĩ sao về mình đây? Chẳng phải mặt mũi mình sẽ mất hết sao?”. Suy đi tính lại, tôi cảm thấy vẫn là làm bổn phận hiện tại thì chắc ăn hơn. Nhưng nghĩ đến việc hội thánh đã sắp xếp như vậy, nếu từ chối thì có vẻ tôi quá thiếu lý trí, tôi mới miễn cưỡng thuận phục.
Ban đầu, chị Vu Hân dẫn dắt tôi cùng học các nguyên tắc. Có gì không hiểu thì chúng tôi cùng nhau tra cứu tài liệu. Dần dần, tôi cũng nắm bắt được một số nguyên tắc thẩm định bài giảng. Tôi nghĩ thầm: “Xem ra mình vẫn có thể đảm đương được bổn phận này”. Mấy hôm sau, trong nhóm lại có thêm chị Thanh Minh. Ban đầu, Thanh Minh không mấy khi phát biểu quan điểm, nhưng một tuần sau, tôi thấy Thanh Minh tiến bộ rất nhanh. Đọc xong một bài giảng, tôi còn chưa nhìn ra vấn đề thì Thanh Minh đã nhìn ra rồi. Hơn nữa, liên tiếp mấy bài giảng, Thanh Minh đều là người đầu tiên phát hiện vấn đề. Trong lòng tôi không khỏi nảy sinh một cảm giác khủng hoảng: “Thanh Minh đến sau mình mà tiến bộ lại nhanh hơn mình. Nếu cứ thế này một thời gian nữa, chẳng phải mình càng không bằng Thanh Minh sao? Vậy thì trong nhóm mình chẳng phải sẽ thành người kém cỏi nhất ư?”. Nghĩ đến đây, lòng tôi rất khó chịu. Sau đó, khi chúng tôi cùng nhau thẩm định bài giảng, tôi rất lo rằng mình sẽ không nhìn ra vấn đề, phát biểu quan điểm không chính xác. Có lúc, đọc xong một bài giảng, khi tôi vẫn còn đang nghiền ngẫm, thì Thanh Minh đã bắt đầu phát biểu quan điểm rồi, nói năng có lý có lẽ, chị Vu Hân nghe xong cũng khá đồng tình. Thấy chị Vu Hân và Thanh Minh vừa cười vừa nói thảo luận với nhau, tôi cảm thấy tôi ở đây chỉ như một kẻ làm nền, trong lòng rất bức bối, rất muốn rời khỏi nơi này. Tôi còn thầm đoán trong lòng: “Nếu người phụ trách hôm nào đó đến dự nhóm họp thấy mình không có tiến bộ, liệu có nói mình tố chất kém, rằng đã nhìn nhầm người nên mới giao cho mình bổn phận này không? Nếu vì tố chất kém mà bị cách chức, thì mặt mũi mình thật sự mất hết rồi!”. Tôi không khỏi bắt đầu nhớ lại khoảng thời gian trước đây làm bổn phận chăm tưới. Hồi đó, trong nhóm tôi cũng được xem là thành viên chủ chốt, các chị em cộng sự có vấn đề gì trong công tác đều tìm tôi nhờ giúp đỡ, khi cùng nhau thảo luận công việc, phần lớn thời gian họ đều sẽ tiếp thu ý kiến của tôi. Giờ thì hay rồi, tôi lại thành người đội sổ trong nhóm! Tôi không tài nào chấp nhận nổi một bản thân tệ hại như vậy, càng nghĩ lòng tôi càng hối hận: “Sớm biết có ngày hôm nay, thì hồi đó mình đã không nhận bổn phận này để khỏi phải xấu hổ như vầy!”. Liên tiếp mấy ngày, tôi đều chìm trong tình trạng tiêu cực, làm bổn phận ngày càng bị động, thẩm định bài giảng cũng không nhìn thấu được có vấn đề gì không. Tôi nhận ra tình trạng của tôi không ổn, liền đến trước Đức Chúa Trời cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, hiện giờ con rất tiêu cực, cứ nghĩ đến việc mình tố chất kém có thể bị điều chỉnh bổn phận là con lại cảm thấy mất mặt. Con không muốn sống trong tình trạng này để bị Sa-tan đùa bỡn, xin Ngài dẫn dắt để con có thể thoát khỏi tình trạng này”.
Khi tĩnh nguyện, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời: “Mọi người ai cũng có một số trạng thái không đúng bên trong họ, chẳng hạn như tiêu cực, yếu đuối, nản lòng và mong manh; hoặc họ có những ý định đê tiện; hoặc họ thường xuyên bị thể diện, những ham muốn ích kỷ và tư lợi của họ quấy nhiễu; hoặc họ nghĩ rằng họ có tố chất kém và họ trải qua một số trạng thái tiêu cực. Ngươi sẽ rất khó có được công tác của Đức Thánh Linh nếu ngươi luôn sống trong những trạng thái này. Nếu ngươi khó có được công tác của Đức Thánh Linh thì các yếu tố tích cực bên trong ngươi sẽ rất ít, còn các yếu tố tiêu cực sẽ lộ ra và quấy rầy ngươi. Người ta luôn dựa vào ý chí của chính mình để kìm nén những trạng thái phản diện và tiêu cực đó, nhưng dù kìm nén chúng thế nào thì họ cũng không thể rũ bỏ được. Nguyên nhân chính của điều này là do người ta không thể phân biệt thấu đáo những điều phản diện và tiêu cực này; họ không thể thấy rõ thực chất của chúng. Điều này khiến họ rất khó chống lại xác thịt và Sa-tan. Ngoài ra, người ta luôn mắc kẹt trong những trạng thái tiêu cực, u sầu, suy đồi này và họ không cầu nguyện hay ngưỡng vọng Đức Chúa Trời, thay vào đó, họ chỉ làm qua loa cho xong chuyện. Kết quả là, họ không thể đạt được công tác của Đức Thánh Linh, và do đó họ không thể hiểu được lẽ thật, họ làm chuyện gì cũng không có đường đi, và họ không thể nhìn thấu bất kỳ vấn đề nào. Bên trong ngươi có quá nhiều điều phản diện, tiêu cực và chúng đã lấp đầy lòng ngươi, vì vậy ngươi thường tiêu cực, u sầu trong tâm hồn, ngày càng xa rời Đức Chúa Trời và trở nên ngày càng yếu đuối. Nếu ngươi không thể đạt được sự khai sáng và công tác của Đức Thánh Linh thì ngươi sẽ không thể thoát khỏi những trạng thái này, và trạng thái tiêu cực của ngươi sẽ không thay đổi, bởi vì nếu Đức Thánh Linh không công tác thì ngươi không thể tìm thấy con đường. Vì hai lý do này, rất khó để ngươi loại bỏ trạng thái tiêu cực và bước vào một trạng thái bình thường. … Tâm hồn con người hoàn toàn bị chiếm giữ bởi những thứ thuộc về Sa-tan. Đây là điều ai cũng có thể nhìn thấy. Nếu không thu dọn những thứ này, nếu ngươi không thể thoát khỏi những trạng thái tiêu cực này, thì ngươi sẽ không thể trở nên giống như một đứa trẻ và đến trước Đức Chúa Trời theo cách sôi nổi, đáng yêu, ngây thơ, đơn giản, chân thật và tinh sạch. Khi đó, ngươi sẽ khó mà có được công tác của Đức Thánh Linh hay lẽ thật” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi mới hiểu ra rằng nếu một người làm bổn phận mà không có tấm lòng đơn thuần và trung thực, lại thường xuyên tính toán vì thể diện và địa vị, đầu óc không đặt vào bổn phận, thì rất khó nhận được công tác của Đức Thánh Linh. Nhìn lại, tôi tự hỏi tại sao mấy ngày qua đầu óc mình thường trống rỗng, tại sao tôi không thể nhìn thấu được xem các bài giảng có vấn đề gì không, và tại sao tôi không cảm nhận được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Hóa ra mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Trời đã trở nên không bình thường. Tôi nhớ lại khi mới bắt đầu thẩm định bài giảng, và nhận ra mình đã không nghĩ xem làm thế nào để trang bị các nguyên tắc lẽ thật nhằm làm tốt bổn phận, mà thay vào đó, đầu óc tôi chỉ toàn là thể diện, địa vị và cảm giác tồn tại của mình trong nhóm. Khi cùng nhau thẩm định bài giảng và thấy Thanh Minh tiến bộ nhanh hơn mình, trong lòng tôi dấy lên một cảm giác khủng hoảng. Tôi luôn sợ rằng Thanh Minh sẽ vượt qua mình và khiến mình trở thành người kém cỏi nhất. Thấy mình vẫn còn đang suy nghĩ mà Thanh Minh đã bày tỏ quan điểm và được chị Vu Hân chấp thuận, tôi cảm thấy mình quá kém cỏi nên muốn trốn chạy khỏi hoàn cảnh này, thậm chí còn hối hận vì đã nhận bổn phận liên quan đến văn tự này. Mọi suy nghĩ của tôi đều chỉ xoay quanh thể diện và địa vị, không có một chút chân thành nào đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã cất nhắc tôi để gánh vác một bổn phận quan trọng như vậy, đáng lẽ tôi phải chuyên tâm học hỏi và nắm bắt các nguyên tắc càng nhanh càng tốt để chọn ra những bài giảng có giá trị hầu làm chứng cho Đức Chúa Trời. Chỉ như vậy tôi mới có thể làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Nhưng vì động cơ làm bổn phận của tôi sai trái, và tôi không đặt lòng mình vào đúng chỗ, nên tôi không thể nhận được sự lãnh đạo và dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Suốt một thời gian dài, tôi chẳng có chút tiến bộ nào. Tôi không chỉ chịu tổn thất trong sự sống, mà công tác của hội thánh cũng bị trì hoãn theo. Nếu cứ tiếp tục chú trọng thể diện và địa vị mà không chuyên tâm vào việc chính đáng, Phản tỉnh đến đây, trong lòng tôi cảm thấy có chút sợ hãi, bèn đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện ăn năn: “Lạy Đức Chúa Trời, thời gian qua con đã không chuyên tâm vào việc chính đáng, mà luôn theo đuổi danh tiếng và địa vị, khiến Ngài chán ghét. Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn tiếp tục đi theo con đường sai lầm này nữa, con nguyện từ nay sẽ làm bổn phận một cách thực tế, và xin Ngài hãy dò xét tấm lòng của con”.
Sau đó, tôi đọc một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời: “Khi ai đó có ý kiến hoặc sự khai sáng nào đó và chia sẻ với ngươi trong mối thông công, hoặc chuyện này được thực hành theo nguyên tắc của họ, và ngươi thấy kết quả không tệ, thì đó chẳng phải là đạt được gì đó sao? Đây chính là được trời cho. Sự hợp tác giữa các anh chị em là một quá trình lấy mạnh bù yếu. Ngươi dùng những điểm mạnh của mình để bù đắp cho những khuyết điểm của người khác, và người khác dùng điểm mạnh của họ để bù đắp cho những thiếu sót của ngươi. Lấy mạnh bù yếu và hợp tác hài hòa nghĩa là như vậy. Chỉ khi hợp tác hài hòa, người ta mới được ban phúc trước mặt Đức Chúa Trời, càng trải nghiệm thì càng có thực tế, con đường của họ càng đi càng tươi sáng, và lòng họ càng cảm thấy yên ổn” (Sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, lòng tôi thấy sáng tỏ hơn. Tôi hiểu rằng việc Đức Chúa Trời sắp xếp cho Thanh Minh và tôi phối hợp với nhau ẩn chứa tâm ý của Ngài. Thanh Minh trước đây từng rao truyền phúc âm và khá hiểu về những quan niệm thường thấy của người trong tôn giáo, nên khi chị ấy chỉ ra những vấn đề mà chị ấy nhận thấy, điều này vừa hay bù đắp cho những thiếu sót của tôi, giúp tôi nhanh chóng hiểu và nắm bắt được các quan niệm cũng như tình trạng của người trong tôn giáo. Chẳng phải tôi đã được lợi rất nhiều từ việc này sao? Sau khi hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Trong những lần thẩm định bài giảng sau đó, tôi không còn thường xuyên so sánh mình với Thanh Minh nữa, thay vào đó, với những vấn đề mà bản thân không nhìn thấu được, tôi sẽ lắng nghe ý kiến của chị ấy trước, khi thực hành theo cách này, tôi không còn bị những lo lắng về thể diện kìm kẹp nữa. Qua một thời gian rèn luyện, tôi đã có chút tiến bộ và cảm thấy thoải mái, tự tại hơn trong bổn phận của mình.
Một thời gian sau, lại có một chị tên là Phương Hoa đến nhóm tôi. Phương Hoa tin Đức Chúa Trời đã khá lâu, và trong những lần chúng tôi cùng nhau thẩm định bài giảng, Phương Hoa có thể nhanh chóng chỉ ra những vấn đề trong các bài giảng và trình bày chúng một cách có lý có lẽ, đầy thuyết phục. Trong khi đó, tôi chỉ ngồi một bên, cảm thấy mình như người thừa, không chen vào được câu nào. Lòng tôi cuộn lên trăm mối, cảm thấy bất an. Dần dần, tôi nhận thấy các chị em cộng sự cũng rất coi trọng Phương Hoa. Hễ gặp điều gì không hiểu là họ lại đến gặp Phương Hoa để tìm kiếm, trong lòng tôi thoáng cảm thấy có chút khó chịu, và tôi nghĩ thầm: “Phương Hoa phương diện nào cũng giỏi hơn mình. Vậy chẳng phải mình lại thành người kém nhất trong nhóm rồi sao?”. Có hai người chị em nhận thấy tình trạng không ổn của tôi nên đã dùng lời Đức Chúa Trời để giúp đỡ, nhưng tôi không nghe lọt tai, vẫn cứ sống trong tình trạng tiêu cực và chống đối. Khi thẩm định bài giảng, tôi không nhìn ra được vấn đề. Tôi nghĩ thầm: “Mình tố chất kém, cũng chẳng đóng góp được gì nhiều cho nhóm. Tốt nhất là cứ chui vào một góc, không tiếp xúc với ai để khỏi phải xấu hổ”. Đêm đến, tôi trằn trọc không ngủ được, cảm thấy đau đớn và dằn vặt. Chính lúc đó, cuối cùng tôi mới nhận ra rằng thể diện, địa vị và sự xem trọng của mọi người, những thứ mà tôi hằng trân quý này đều vô giá trị và trống rỗng, chúng không thể nào xoa dịu được dù chỉ một chút nỗi đau trong tâm hồn tôi. Tôi thực sự nhớ những ngày có được sự hiện diện của Đức Chúa Trời, bởi vì tôi cảm nhận được sự bình an và niềm vui trong tâm hồn mà không gì có thể đánh đổi được. Tôi căm ghét sự phản nghịch của bản thân, căm ghét việc mình không thể chống lại xác thịt và thực hành lẽ thật. Việc tôi bị Đức Chúa Trời ghê tởm và bỏ mặc trong bóng tối hoàn toàn là do lỗi của chính tôi. Trong cơn đau khổ, tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con biết con đường mình đã đi là sai trái. Con đã không ngừng theo đuổi danh tiếng và địa vị để giành được sự ngưỡng mộ của người khác. Con không muốn bị Sa-tan lừa dối như thế này nữa. Xin Ngài giúp con chống lại tâm tính bại hoại của mình”. Sáng hôm sau, tôi đã mở lòng về tình trạng của mình với một trong những chị em cộng sự. Chị ấy nói với tôi: “Vấn đề của chị không phải là tố chất kém. Mà là con đường chị đang đi không đúng. Chị luôn theo đuổi danh tiếng, địa vị và so sánh mình với người khác”. Chị ấy cũng thông công những kinh nghiệm của chị ấy và tìm một đoạn lời của Đức Chúa Trời để giúp đỡ tôi. Tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Đừng để ai nghĩ rằng bản thân họ là hoàn hảo, ưu tú, cao quý, hay khác biệt với những người khác; hết thảy điều này đều là do tâm tính kiêu ngạo và sự vô tri của con người gây ra. Luôn nghĩ bản thân mình cao vượt người khác – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ có thể chấp nhận khuyết điểm của mình, và không bao giờ có thể đối diện với sai lầm và thất bại của mình – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ cho phép người khác cao hơn hay tốt hơn bản thân mình – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ cho phép điểm mạnh của người khác lấn át hay vượt trội điểm mạnh của mình – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ cho phép người khác có những suy nghĩ, đề xuất, và quan điểm tốt hơn bản thân mình, và khi thấy người khác tốt hơn mình thì lại trở nên tiêu cực, không muốn nói, cảm thấy đau buồn và chán nản, và trở nên phiền lòng – hết thảy điều này đều do bởi tâm tính kiêu ngạo mà ra. Tâm tính kiêu ngạo có thể khiến ngươi bảo vệ thể diện, không thể chấp nhận sự chỉnh đốn của người khác, không thể đối diện với khuyết điểm của mình, và không thể chấp nhận thất bại và sai lầm của chính mình. Hơn thế nữa, khi ai đó giỏi hơn ngươi, điều này có thể khiến sự căm ghét và ghen tị nảy sinh trong lòng ngươi, và ngươi cảm thấy bị kìm hãm, đến nỗi ngươi không muốn thực hiện bổn phận của mình và trở nên chiếu lệ khi thực hiện nó. Một tâm tính kiêu ngạo có thể khiến những hành vi và cách hành động này nảy sinh trong ngươi” (Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua sự vạch rõ của lời Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi mới hiểu tại sao mỗi lần tiếp xúc với những người có tố chất tốt hơn mình, tôi lại rơi vào tình trạng tiêu cực, thậm chí muốn bỏ bê bổn phận và phản bội Đức Chúa Trời. Đó là vì bản tính tôi quá kiêu ngạo và tôi không ngừng mưu cầu sự nổi bật và được chú ý giữa đám đông. Một khi thấy người khác giỏi hơn tôi hoặc có tố chất tốt hơn tôi, và cảm thấy mình không còn nổi bật giữa họ được nữa, tôi liền cảm thấy mình kém cỏi, chìm trong tình trạng tiêu cực và tự hạn định bản thân. Thực ra, tố chất của mỗi người, dù tốt hay kém, đều do Đức Chúa Trời định sẵn. Tôi không ngừng so sánh bản thân với người khác và tiêu cực khi thấy mình thua kém, vậy thì chẳng phải là đang chống đối Đức Chúa Trời, không chịu thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Ngài sao? Tôi thấy mình đã thực sự quá kiêu ngạo!
Sau đó, tôi lại suy ngẫm thêm, tự hỏi lòng: “Tại sao, dù muốn làm tốt bổn phận, nhưng mình lại thường xuyên mưu cầu thể diện và địa vị?”. Tôi tiếp tục tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề này. Khi tĩnh nguyện, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, mưu cầu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một địa vị cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt những điều như thế sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là thực chất của họ. Ngươi có thể đưa họ vào một khu rừng nguyên sinh sâu trong núi, và họ vẫn không gạt sự mưu cầu danh tiếng và địa vị sang một bên. Ngươi có thể đưa họ vào giữa một nhóm người bất kỳ nào, và tất cả những gì họ có thể nghĩ đến vẫn là danh tiếng và địa vị. Dù những kẻ địch lại Đấng Christ cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ đặt việc mưu cầu danh tiếng và địa vị ngang với việc tin Đức Chúa Trời. Có nghĩa là, khi họ bước đi trên con đường tin Đức Chúa Trời, họ cũng mưu cầu danh tiếng và địa vị của chính mình. Có thể nói, trong thâm tâm của những kẻ địch lại Đấng Christ, việc mưu cầu lẽ thật khi tin Đức Chúa Trời chính là việc mưu cầu danh tiếng và địa vị; việc mưu cầu danh tiếng và địa vị cũng là việc mưu cầu lẽ thật, đạt được danh tiếng và địa vị là đạt được lẽ thật và sự sống. Nếu họ cảm thấy họ không có được danh lợi hay địa vị, không có ai ngưỡng mộ họ, coi trọng họ, hoặc theo họ, thì họ rất thất vọng, họ cho rằng tin vào Đức Chúa Trời chẳng để làm gì, không có giá trị gì, và họ nhủ thầm: ‘Tin đức chúa trời như vậy có phải là một sự thất bại không? Có phải mình hết hy vọng rồi không?’. Họ thường tính toán những điều như thế trong lòng, họ tính toán làm sao có thể tạo một chỗ đứng cho chính mình trong nhà Đức Chúa Trời, làm sao họ có thể có danh tiếng cao trọng trong hội thánh, làm sao để khiến mọi người lắng nghe khi họ nói, và ủng hộ khi họ hành động, làm sao để họ đi đâu cũng có người đi theo; và làm sao để họ có tiếng nói quyết định trong hội thánh, có danh, có lợi và địa vị – trong lòng họ thật sự tập trung vào những điều như vậy. Đây là những gì mà những người như vậy mưu cầu” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng những kẻ địch lại Đấng Christ thực sự rất trân quý danh tiếng và địa vị. Bất kể ở cùng ai hay làm bổn phận gì trong nhà Đức Chúa Trời, họ luôn nghĩ về danh tiếng và địa vị của mình. Họ coi danh tiếng và địa vị là mục tiêu mưu cầu, thậm chí là mạng sống của mình. Một khi không nhận được sự ngưỡng mộ hay tôn trọng từ người khác, và đánh mất vị trí trong lòng người khác, thì họ liền mất đi động lực làm bổn phận. Đối chiếu bản thân với điều này, tôi thấy hành vi và con đường mình đi cũng giống hệt như của kẻ địch lại Đấng Christ. Nhìn lại, tôi thấy rằng bất kể mình ở cùng ai, tôi chưa bao giờ nghĩ về việc làm thế nào để hết lòng làm tốt bổn phận, mà chỉ quan tâm liệu có thể nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người hay không, liệu tôi có hình ảnh tốt đẹp và có được sự hiện diện trong lòng họ hay không. Một khi lòng ham muốn thể diện và địa vị của tôi không được thỏa mãn, cảm thấy mình không có tiếng nói quyết định hay vị thế trong một nhóm, tôi liền trở nên tiêu cực và thụ động, mất đi động lực làm bổn phận, thậm chí còn nghĩ đến việc từ bỏ bổn phận và phản bội Đức Chúa Trời. Khi làm bổn phận chăm tưới, bất kể vấn đề gì được thảo luận, đa phần mọi người đều sẽ tiếp thu quan điểm và đề xuất của tôi. Cảm thấy mình có tiếng nói và được mọi người chú ý, lòng hư vinh của tôi được thỏa mãn. Vì vậy, tôi trở nên rất tích cực trong bổn phận, và dù công việc có áp lực đến đâu, tôi cũng không bao giờ kêu ca. Nhưng kể từ khi bắt đầu thẩm định bài giảng, tôi thấy tất cả các chị em cộng sự đều giỏi hơn mình, cảm thấy mình đã trở thành người kém nhất trong nhóm. Kết quả là, lòng ham muốn thể diện và địa vị của tôi không được thỏa mãn, nên tôi mất đi động lực làm bổn phận, và muốn từ bỏ bổn phận này. Tôi đã luôn mưu cầu danh tiếng và địa vị, đi trên con đường sai lầm. “Người vươn lên cao, nước chảy xuống thấp”. “Người chết vì của cải, chim chết vì miếng ăn”. “Thà làm cá lớn trong ao nhỏ”. Những nguyên tắc sinh tồn này của Sa-tan đã ăn sâu vào lòng tôi, và tôi coi danh tiếng, địa vị là mục tiêu mưu cầu của mình, trân quý những thứ này như mạng sống. Không có sự ngưỡng mộ của mọi người, tôi cảm thấy như thể mạng sống của mình đã bị tước đi. Trong lòng tôi biết rõ rằng việc thẩm định bài giảng là một công tác quan trọng trong hội thánh, nhưng tôi đã không dồn hết tâm huyết vào bổn phận này. Suy nghĩ của tôi đều chỉ xoay quanh danh tiếng và địa vị của mình. Kết quả là, khi thẩm định bài giảng, tôi không nhìn thấu được vấn đề, và bổn phận của tôi không mang lại kết quả nào. Làm bổn phận theo cách này chắc chắn khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Khi phản tỉnh về những điều này, trái tim tê dại của tôi bắt đầu có chút cảm giác. Tôi cảm thấy có chút sợ hãi trong lòng, và hơn nữa, tôi cảm thấy một sự tội lỗi và mắc nợ sâu sắc. Tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, tạ ơn Ngài đã dùng lời Ngài để phán xét và vạch rõ con, hầu cho con có thể nhận ra con đường sai lầm mà mình đã đi. Đây là sự cứu rỗi của Ngài dành cho con. Lạy Đức Chúa Trời, con không còn muốn mưu cầu những thứ vô giá trị này nữa. Con nguyện ăn năn với Ngài, và từ nay về sau, con sẽ làm bổn phận một cách thực tế để bù đắp những vi phạm của mình”.
Khi tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời và hiểu được tâm ý cùng những yêu cầu của Ngài đối với con người. Đức Chúa Trời phán: “Nếu Đức Chúa Trời tạo ra ngươi ngu xuẩn, thì có ý nghĩa trong sự ngu xuẩn của ngươi; nếu Ngài tạo ra ngươi sáng dạ, thì có ý nghĩa trong sự sáng dạ của ngươi. Bất kể Đức Chúa Trời ban tài năng nào cho ngươi, bất kể điểm mạnh nào của ngươi, dù chỉ số IQ của ngươi có cao đến đâu, tất thảy đều có mục đích đối với Đức Chúa Trời. Tất thảy những điều này đều được Đức Chúa Trời định trước. Vai trò ngươi đóng trong cuộc đời của ngươi và bổn phận ngươi thực hiện đều được Đức Chúa Trời định đoạt từ lâu. Một số người thấy rằng những người khác có được thế mạnh mà họ không có và thế là bất mãn. Họ muốn thay đổi mọi sự bằng cách học hỏi nhiều hơn, thấy được nhiều hơn và chăm chỉ hơn. Nhưng có một giới hạn đối với những gì mà sự siêng năng của họ có thể đạt được, và họ không thể vượt hơn những người có ân tứ và chuyên môn. Dù ngươi có chống lại thế nào đi nữa thì cũng vô dụng. Đức Chúa Trời đã định đoạt ngươi là gì thì không ai có thể làm được gì để thay đổi cả. Ngươi giỏi ở lĩnh vực gì thì ngươi nên nỗ lực chính tại lĩnh vực đó. Ngươi phù hợp với bổn phận gì thì ngươi nên thực hiện bổn phận đó. Đừng cố ép buộc bản thân vào những lĩnh vực nằm ngoài khả năng của mình và đừng ghen tị với người khác. Mọi người đều có chức phận của riêng mình. Đừng nghĩ rằng ngươi có thể làm tốt mọi việc, hoặc rằng ngươi hoàn hảo hơn hay giỏi hơn người khác, luôn mong muốn thay thế người khác và thể hiện bản thân. Đây là tâm tính bại hoại. Có những người nghĩ rằng họ không thể làm tốt bất cứ điều gì, và rằng họ không hề có kỹ năng gì. Nếu đúng như vậy, ngươi chỉ nên là một người lắng nghe và thuận phục theo cách khiêm tốn. Hãy làm những gì ngươi có thể làm và làm tốt, bằng tất cả sức lực của mình. Thế là đủ rồi. Đức Chúa Trời sẽ hài lòng” (Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng tố chất mà tôi có là do Đức Chúa Trời tiền định, rằng tôi phải cố gắng hết sức để làm bổn phận tùy theo tố chất của mình, và như vậy là làm thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Nhưng vì quan điểm mưu cầu của tôi không đúng, nên trong lòng tôi luôn có những dã tâm và dục vọng riêng. Mỗi khi thấy người khác có tố chất tốt hơn mình, tôi lại cảm thấy không phục và không ngừng so sánh bản thân với họ, và tôi không ngừng muốn vượt qua họ để giành được sự ngưỡng mộ của mọi người. Tôi đã không thuận phục sự định sẵn của Đức Chúa Trời, và luôn muốn vượt trên sự tể trị của Ngài. Đây chẳng phải là đang chống đối Đức Chúa Trời sao? Đồng thời, tôi cũng hiểu ra rằng Đức Chúa Trời không nhìn vào việc tố chất của một người là tốt hay kém, mà thay vào đó, Ngài nhìn vào thái độ của một người đối với bổn phận của mình, liệu họ có tinh thần trách nhiệm không, và liệu họ có thể làm bổn phận theo các nguyên tắc lẽ thật không. Nếu một người có tố chất kém, nhưng họ có thể lắng nghe, thuận phục, và làm bổn phận một cách thực tế theo các nguyên tắc, thì họ vẫn có thể nhận được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Một số người có tố chất tốt và lĩnh hội nhanh chóng, nhưng khi làm bổn phận, họ luôn lươn lẹo, làm qua loa chiếu lệ, và bê trễ. Họ không có chút tinh thần trách nhiệm nào đối với bổn phận của mình, và Đức Chúa Trời ghê tởm những người như vậy. Về sau, bất kể tố chất của những người xung quanh tôi thế nào, tôi quyết định sẽ không so sánh bản thân với người khác nữa, vì Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi người một tố chất khác nhau và cũng có những yêu cầu khác nhau đối với họ. Tố chất của tôi có thể hơi thiếu một chút, nhưng tôi có thể làm bổn phận hết khả năng theo tố chất của mình và phối hợp hài hòa với mọi người. Chỉ như vậy tôi mới có thể làm bổn phận một cách bình an và vững dạ. Nhờ sự dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời, tình trạng của tôi dần dần cải thiện, lòng tôi cũng thấy thoải mái, tự tại hơn. Từ đó trở đi, tôi dồn hết tâm huyết vào bổn phận, và sau một thời gian, bổn phận của tôi cũng bắt đầu mang lại một số kết quả. Tôi thầm tạ ơn Đức Chúa Trời trong lòng.
Sau đó, tôi được chọn làm người giảng đạo. Khi thấy các chị em cộng sự đều trẻ hơn tôi và có tố chất tốt hơn tôi, lòng tôi không khỏi có chút áp lực. Đặc biệt là khi chúng tôi cùng nhau thông công và triển khai công tác, tôi thấy các chị em cộng sự thông công lẽ thật rất rõ ràng, mạch lạc, giúp mọi người nghe là có thể hiểu được ngay. So với họ, cách diễn đạt của tôi không được rõ ràng hay toàn diện cho lắm, và tôi bắt đầu tự quy định bản thân, nghĩ rằng: “Với tố chất của mình thế này, liệu mình có thể làm tốt bổn phận này không?”. Lúc này, tôi nhận ra tình trạng của mình lại không ổn rồi, và thầm cầu nguyện trong lòng: “Lạy Đức Chúa Trời, con không còn muốn so sánh mình với người khác nữa, và không muốn chìm đắm trong tâm tính bại hoại để Sa-tan trêu đùa nữa. Xin Ngài bảo vệ con”. Tôi đọc được lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Khi người ta có thể tiếp cận tố chất của mình một cách lý tính, sau đó tìm đúng vị trí của mình, vững vàng làm một loài thọ tạo mà Đức Chúa Trời yêu cầu, làm tốt những việc mình nên làm dựa trên cơ sở tố chất vốn có của mình, cống hiến hết lòng trung thành và sức lực của mình, như thế là họ đạt đến việc làm Đức Chúa Trời hài lòng rồi” (Cách mưu cầu lẽ thật (7), Lời, Quyển 7 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, lòng tôi thấy sáng tỏ hơn. Tố chất mà tôi có là do Đức Chúa Trời tiền định, và tôi phải nhìn nhận điều này một cách đúng đắn và xác định vị trí của bản thân. Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi chúng ta một tố chất khác nhau, và những yêu cầu của Ngài đối với chúng ta cũng khác nhau. Khi phối hợp trong bổn phận, chúng ta cần học cách lấy điểm mạnh của người này bù đắp cho điểm yếu của người kia. Mỗi người đều có những thế mạnh riêng để phát huy, và chỉ khi cố gắng hết sức để phối hợp thì việc thực hiện bổn phận của tôi mới có thể phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Sau này, khi phối hợp trong bổn phận, khi thấy các chị em làm tốt hơn mình, tôi đã cố gắng học hỏi những điểm mạnh của họ để bù đắp cho những thiếu sót của bản thân, và khi thực hành theo cách này, tôi cảm thấy thoải mái và tự tại hơn nhiều. Tôi có thể có được chút nhận biết và sự bước vào này hoàn toàn là nhờ lời của Đức Chúa Trời.