68. Cách đối đãi với ân tình của cha mẹ

Hồi còn nhỏ, sức khỏe tôi rất kém, thường xuyên đau bệnh. Có những lúc bố mẹ phải tất tả đưa tôi đến phòng khám lúc nửa đêm, đêm hôm khuya khoắt gõ cửa nhà bác sĩ, bất kể giọng điệu hay thái độ của bác sĩ có tệ đến đâu, bố mẹ tôi đều sẵn lòng chịu đựng, tất cả chỉ để tôi được chữa trị kịp thời. Bố mẹ sợ bệnh tình của tôi xấu đi nên đã ở lại qua đêm để chăm sóc tôi. Sau này khi lớn hơn một chút, thấy bố mẹ mệt mỏi về nhà sau một ngày làm việc vất vả, tôi cảm thấy có lỗi. Nhưng bố mẹ luôn nói với tôi rằng: “Bố mẹ phải kiếm nhiều tiền để cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn, và để mua cho con bất cứ thứ gì con thích”. Tôi cảm thấy vì bố mẹ đã hy sinh rất nhiều cho mình, mình nhất định phải hiếu thảo với bố mẹ, không được để họ lao lực quá mức. Khi bố mẹ đi làm, tôi sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đồng thời học cách giặt giũ và nấu ăn. Mỗi lần đi làm về, thấy đồ đạc trong nhà được lau dọn ngăn nắp, bố mẹ đều hài lòng, nói: “Đúng là không uổng công nuôi dưỡng con!”. Nghe những lời đó, tôi cảm thấy rất vui. Có thể giúp bố mẹ đỡ vất vả và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tôi cảm thấy rất đáng.

Sau đó, cả nhà tôi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, tôi đến nơi khác thực hiện bổn phận. Mẹ tôi rất ủng hộ việc tôi thực hiện bổn phận, còn bố tôi dù không vui lắm nhưng vẫn tôn trọng sự lựa chọn của tôi. Sau đó, tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm, nhiều anh chị em bị bắt khi đang thực hiện bổn phận của mình. Có lần tôi vừa về đến nhà, bố nói với tôi bằng giọng lo lắng: “Bố mẹ nuôi dưỡng con bao nhiêu năm nay, chưa từng đòi hỏi con phải có tương lai xán lạn, chỉ muốn con ở bên cạnh bố mẹ ngày đêm, nhưng con lại ra ngoài thực hiện bổn phận, bình thường có muốn cũng không thể gặp mặt con. Hiện tại tình hình đang rất nguy hiểm, lỡ đến một ngày con bị cảnh sát bắt thì bố biết làm sao đây? Tương lai của con sẽ như thế nào?”. Những lời bố nói khiến tôi rất ngạc nhiên. Sao bố lại có thể nói như vậy? Nếu vì sợ bị bắt mà từ bỏ bổn phận thì khác nào phản bội Đức Chúa Trời và trở thành kẻ đào ngũ? Tôi nghiêm túc nói với bố rằng: “Bố, bố không nên ngăn cản con thực hiện bổn phận. Giờ con đã trưởng thành rồi, con đã cân nhắc kỹ lưỡng mới đưa ra lựa chọn rời nhà để thực hiện bổn phận. Bố nên ủng hộ con mới đúng chứ!”. Bố tôi giận dữ nói: “Tao nuôi dạy mày bao nhiêu năm nay, giờ mày nói đi là đi. Giờ thì tao thấy rõ rồi, bấy lâu nay tao đã nuôi nấng một đứa vong ơn bội nghĩa!”. Nghe những lời đó, tôi rất đau lòng, bất chợt không thể ngăn được hai hàng nước mắt tuôn rơi. Nhớ lại hồi nhỏ khi tôi bị bệnh, bố đã ôm tôi trong vòng tay, vì trông nom tôi mà cả đêm không lúc nào chợp mắt. Bố mẹ đã nỗ lực làm việc kiếm tiền để cho tôi một cuộc sống tốt đẹp. Nhưng bây giờ tôi chẳng những không báo hiếu bố mẹ, mà còn không thể ở nhà bầu bạn với họ. Tôi đã không làm tròn nghĩa vụ của một người con. Nhìn tấm lưng giận dữ của bố đi khuất dần, tôi cảm thấy thật tội lỗi. Tôi rất muốn ở bên bố mẹ, dành nhiều thời gian hơn cho họ. Nhưng rồi tôi nghĩ đến Đức Chúa Trời. Lúc chưa tin vào Ngài, tôi thường cảm thấy trong lòng trống rỗng, không biết bản thân tồn tại trên thế gian vì lý do gì. Sau khi tin Đức Chúa Trời, nhờ đọc lời Ngài mà tôi đã hiểu, chính Đức Chúa Trời tạo ra nhân loại, chính Ngài đã ban cho tôi hơi thở này, sống trên thế gian này, tôi có sứ mạng của mình. Chỉ khi đó tôi mới tìm ra giá trị tồn tại của mình, không còn cảm thấy trống rỗng và lạc lối. Được tận hưởng tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Trời, tôi không thể vô lương tâm, không thể từ bỏ bổn phận của mình. Suy nghĩ đến đây, tôi đã có thêm sức mạnh để chống lại xác thịt, tiếp tục ra ngoài thực hiện bổn phận.

Năm 2019, tôi bị bắt khi đang thực hiện bổn phận của mình. Trong quá trình thẩm vấn, cảnh sát đưa chú hai của tôi đến trại tạm giam. Họ nói rằng chú hai mới là cha ruột của tôi, bảo tôi mau giải thích tình hình ở hội thánh thì mới được về nhà đoàn tụ với cha mẹ ruột. Tôi không hé môi nửa lời, nên cuối cùng chú hai phải trả tiền để bảo lãnh tôi ra. Cảnh sát nghi ngờ tôi theo bố mẹ tin Đức Chúa Trời, nên không cho phép tôi về nhà hay tiếp xúc với họ, bảo chú hai phải đưa tôi đi nơi khác. Vì chú hai bảo lãnh cho tôi tại ngoại, nên hầu như ngày nào cảnh sát cũng gọi điện đe dọa chú ấy. Chú hai tin vào tin đồn của Đảng Cộng sản, nên cố ngăn cản tôi tin Đức Chúa Trời. Chú nói: “Con cũng đã trưởng thành rồi, phải hiểu chuyện chứ. Mẹ con và ta, thêm cả bố mẹ nuôi của con đâu thể chịu dày vò mãi thế này. Chỉ vì con tin Đức Chúa Trời mà ngày nào cảnh sát cũng gọi điện đến sách nhiễu. Ta năm nay cũng đã già lắm rồi, lần này vì chuyện của con, dù bị cảnh sát khiển trách ta vẫn phải gượng cười mà nói tốt cho con, có biết làm bố con khổ sở thế nào không?”. Nhìn thấy bố ruột lẫn bố mẹ nuôi vì chuyện của tôi mà bị liên lụy, tôi vô cùng đau khổ. Người xưa có câu: “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”. Hiếu thảo với cha mẹ, không để cha mẹ lo lắng, đây là điều mà mọi người con nên làm. Bố mẹ nuôi đã dưỡng dục tôi ngần ấy năm, còn bố mẹ ruột thì bị tống tiền 140.000 nhân dân tệ để giúp tôi tại ngoại. Tôi cảm thấy tội lỗi vô cùng. Trước đây, tôi bận thực hiện bổn phận nên không thể chăm sóc họ, giờ khi tôi bị bắt vì tin Đức Chúa Trời, họ lại bị liên lụy và chịu khổ chung. Tôi không hoàn thành được nghĩa vụ nào của một người con, mà còn gây thêm gánh nặng cho bố mẹ. Càng nghĩ tôi càng thấy đau đớn, tự hỏi mình: “Có phải chỉ cần mình ngừng tin Đức Chúa Trời, thì gia đình sẽ được yên ổn không? Có phải chỉ cần mình chết đi, thì cảnh sát sẽ không giám sát gia đình mình nữa, bố mẹ cũng không còn bị sách nhiễu và làm nhục nữa hay không?”. Lúc đó, tôi thấy đặc biệt bức bối, tôi biết mình đã nảy sinh ý định phản bội Đức Chúa Trời, nên cảm thấy mắc nợ Ngài rất nhiều. Nhưng ngay khi nghĩ đến việc bố mẹ nuôi và bố mẹ ruột vì tôi mà bị liên lụy, lòng tôi lại tràn đầy cảm giác tội lỗi. Tôi tiến thoái lưỡng nan, không tài nào bình tĩnh được.

Trong thời gian đó, chú và thím hai muốn ngăn cản tôi tin Đức Chúa Trời, nên ép tôi đi làm, còn nhờ đồng nghiệp giám sát tôi. Mỗi lần tôi về nhà muộn, họ lại gặng hỏi rằng: “Con đã đi đâu? Đi với những người nào?”. Thím hai thậm chí còn quỳ gối cầu xin và tuyệt thực để ép tôi từ bỏ đức tin. Đối mặt với hoàn cảnh như vậy, tinh thần tôi suy sụp, cảm thấy ngôi nhà này không hề có tự do, càng chẳng có nhân quyền, cổ họng tôi như đang bị bóp nghẹt và không tài nào thở được. Tôi muốn phản kháng và tranh luận với họ rằng: “Chỉ vì con tin vào Đức Chúa Trời mà mọi người đối xử với con như vậy sao?”. Nhưng rồi khi nghĩ đến việc họ bị tôi liên lụy và phải nộp phạt một số tiền lớn, tôi không còn lòng dạ nào phản kháng nữa, thay vào đó cảm thấy mình bất hiếu, họ không còn cách nào khác mới phải đối xử với tôi như vậy, chứ cha mẹ thì không bao giờ sai. Nhất là khi nghĩ đến việc mình đã không ở bên cạnh báo hiếu bố mẹ suốt mấy năm qua, tôi càng cảm thấy mình đã làm họ thất vọng. Thời gian đó, tôi đã tìm đủ mọi cách để bù đắp những gì mình nợ bố mẹ, mua cho họ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, quán xuyến mọi việc trong nhà, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Mỗi ngày tôi đều sẵn sàng làm thêm giờ đến tận đêm khuya, muốn kiếm nhiều tiền hơn để bố mẹ được tận hưởng cuộc sống tốt đẹp. Tôi không nhận ra mình đang ngày càng xa cách Đức Chúa Trời.

Sau một thời gian, cảnh sát gọi điện nói họ sẽ đến đưa tôi đi và muốn tôi khai báo tình hình trong hội thánh. Tôi biết rằng nếu cứ tiếp tục ở nhà thì rất có thể sẽ bị bắt. Nhưng tôi cũng nghĩ, nếu giờ mình đi thì không biết chừng nào mới có thể quay về. Ngoài ra, nếu cảnh sát không tìm được tôi, liệu họ có bắt bố mẹ và chú thím tôi luôn không? Nếu thật sự như vậy thì tôi sẽ trở thành kẻ đại bất hiếu. Lúc ấy tôi chỉ có thể nghĩ đến những gì bố mẹ nói: Thím hai nói muốn tôi ở lại bênh cạnh thím và muốn có một gia đình êm ấm; Chú hai nói tôi đã trưởng thành và hiểu chuyện rồi, phải biết nghĩ đến bố mẹ; Bố thì bảo tôi phải hiếu kính với ông, chứ không muốn tôi làm kẻ vong ơn bội nghĩa. Vào lúc đó, mọi thứ quanh tôi như sụp đổ. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, cảnh sát sắp đến bắt con, nên con không thể ở lại đây được. Nhưng con cảm thấy nếu bỏ nhà ra đi, con sẽ trở thành kẻ bất hiếu và vô lương tâm. Con thấy vô cùng khổ sở. Lạy Đức Chúa Trời, con nên lựa chọn thế nào đây? Xin Ngài hãy dẫn dắt con!”. Cầu nguyện xong, tôi nghĩ đến lời này của Đức Chúa Trời. “Nếu không phải nhờ sự định trước của Đấng Tạo Hóa và sự hướng dẫn của Ngài, thì một sự sống mới được sinh ra trong thế giới này sẽ không biết đi đâu hoặc ở đâu, sẽ không có họ hàng, không thuộc về nơi nào, và không có một mái ấm thực sự. Nhưng bởi vì sự an bài kỹ càng của Đấng Tạo Hóa, mà sự sống mới này có một nơi để ở, cha mẹ, một nơi nó thuộc về, và họ hàng, và từ đó, sự sống ấy bắt đầu cuộc hành trình của nó. Trong suốt quá trình này, sự vật chất hóa của đời sống mới này được quyết định bởi các kế hoạch của Đấng Tạo Hóa, và mọi thứ nó sẽ bắt đầu sở hữu đều được Đấng Tạo Hóa ban cho. Từ một hình hài trôi tự do vô danh, dần dần nó trở thành một con người có máu thịt, có thể nhìn thấy, hữu hình, một trong những vật thọ tạo của Đức Chúa Trời, biết suy nghĩ, thở, và cảm nhận sự ấm áp và lạnh lẽo; có thể tham gia vào tất cả các hoạt động thông thường của một vật thọ tạo trong thế giới vật chất; và sẽ trải qua tất cả mọi điều mà một con người được tạo ra phải trải nghiệm trong đời. Việc quyết định trước về sự ra đời của một người bởi Đấng Tạo Hóa có nghĩa là Ngài sẽ ban cho người đó mọi thứ cần thiết cho sự sinh tồn; và tương tự như vậy, việc một người được sinh ra có nghĩa là họ sẽ nhận được mọi thứ cần thiết cho sự sinh tồn từ Đấng Tạo Hóa, và từ lúc thời điểm đó trở đi, họ sẽ sống theo một hình thức khác, được Đấng Tạo Hóa ban cho và tuân theo sự tể trị của Đấng Tạo Hóa(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng tôi chỉ là một cơ thể phiêu dạt và cô đơn. Chính Đức Chúa Trời đã an bài cho tôi gia đình và bố mẹ, đây là sự tể trị của Ngài. Nhưng tôi sinh ra trên đời không phải chỉ để tận hưởng hơi ấm của gia đình và báo hiếu bố mẹ, mà để gánh vác trách nhiệm và sứ mệnh mà một thọ tạo nên đảm đương. Vậy mà giờ tôi lại muốn từ bỏ bổn phận của mình để làm hài lòng bố mẹ, đây không phải điều Đức Chúa Trời muốn thấy. Đức Chúa Trời cung ứng cho tôi mọi thứ, tôi không thể từ bỏ bổn phận và phản bội Ngài. Sau đó, tôi đã rời nhà để thực hiện bổn phận.

Không lâu sau, tôi nhận được tin, vì không bắt được tôi nên cảnh sát đã bắt chú hai tôi, còn loan báo rằng chừng nào tôi chịu về thì họ mới thả chú ấy ra. Trong chốc lát, tôi cảm thấy hơi choáng váng, nghĩ rằng mình đã mắc nợ chú hai. Tôi rất muốn quay về để chú hai được thả. Tôi không còn tâm trí thực hiện bổn phận, trong đầu chỉ nghĩ đến giọng nói và khuôn mặt của những người thân, cảm thấy mọi sự bất hạnh mà họ đang chịu đều do tôi gây ra, đặc biệt khi nghĩ đến việc chú hai bị bắt, tôi không biết cảnh sát sẽ đối xử với chú ấy thế nào. Liệu họ có đánh chú không? Càng suy nghĩ, tôi càng đau đớn, trong lòng thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, hôm nay khi đối mặt với hoàn cảnh này, con không biết phải trải nghiệm thế nào. Lòng con đau đớn và không còn tâm trí thực hiện bổn phận. Con không muốn sống trong tình trạng này nữa. Lạy Đức Chúa Trời, con phải làm gì đây? Xin Ngài dẫn dắt con, giúp con xoay chuyển tình trạng này”. Cầu nguyện xong, tôi đọc một đoạn trong lời Đức Chúa Trời: “Có những người từ bỏ gia đình vì họ tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình. Vì thế mà họ trở nên nổi danh và chính phủ thường xuyên lùng sục nhà họ, quấy nhiễu cha mẹ họ, thậm chí còn đe dọa cha mẹ họ phải giao nộp họ. Hết thảy hàng xóm láng giềng đều bàn tán về họ, nói rằng: ‘Người này không có lương tâm, không chăm sóc cho cha mẹ khi về già. Không những không hiếu thảo, mà họ còn gây ra quá nhiều phiền toái cho cha mẹ. Đúng là đứa con bất hiếu!’. Trong đó có bất kỳ lời nào phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Nhưng chẳng phải tất cả những lời này đều được coi là đúng đắn trong mắt dân ngoại đạo sao? Trong dân ngoại đạo, họ cho rằng đây là cách nhìn nhận chính đáng nhất, hợp tình hợp lý nhất, phù hợp với luân lý cương thường, và phù hợp với tiêu chuẩn làm người. Bất kể trong những tiêu chuẩn này có bao nhiêu nội dung, chẳng hạn như làm sao để tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, làm sao để chăm sóc cha mẹ trong tuổi già và lo hậu sự cho họ, hoặc làm sao để báo đáp cha mẹ, bất kể những tiêu chuẩn này có phù hợp với lẽ thật hay không, thì trong mắt dân ngoại đạo, chúng đều những điều tích cực, là năng lượng tích cực, là đúng đắn, và được coi là không thể chê trách trong mọi nhóm người. Trong dân ngoại đạo, đây là những tiêu chuẩn để người ta sống theo, và ngươi phải làm những điều này để là người đủ tốt trong lòng họ. Trước khi tin Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật, chẳng phải ngươi cũng tin chắc rằng hành xử như vậy là làm người tốt sao? (Thưa, phải.) Hơn nữa, ngươi còn sử dụng những điều đó để đánh giá và kiềm chế bản thân, đòi hỏi bản thân phải là kiểu người này. Nếu muốn là người tốt, ngươi chắc chắn phải đưa những điều này vào tiêu chuẩn hành xử của mình: làm sao để hiếu thảo với cha mẹ, làm sao để cha mẹ bớt lo lắng, làm sao để cha mẹ được vinh dự, vẻ vang, và làm sao để làm rạng danh tiên tổ. Đó là những tiêu chuẩn làm người trong lòng ngươi và phương hướng làm người của ngươi. Nhưng sau khi lắng nghe lời Đức Chúa Trời và những bài giảng của Ngài, quan điểm của ngươi bắt đầu thay đổi, và ngươi hiểu rằng mình phải từ bỏ tất cả để thực hiện bổn phận của mình với tư cách loài thọ tạo, rằng Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải làm người như vậy. Trước khi xác định chắc chắn rằng thực hiện bổn phận của loài thọ tạo là lẽ thật, ngươi nghĩ rằng mình phải hiếu thảo với cha mẹ, nhưng ngươi cũng cảm thấy mình phải thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, và ngươi cảm thấy mâu thuẫn trong lòng. Thông qua sự chăm tưới và chăn dắt liên tục của lời Đức Chúa Trời, ngươi dần dần bắt đầu hiểu lẽ thật, và lúc đó ngươi mới nhận ra rằng thực hiện bổn phận của loài thọ tạo là điều thiên kinh địa nghĩa. Cho tới bây giờ, nhiều người có thể tiếp nhận lẽ thật và hoàn toàn vứt bỏ những tiêu chuẩn làm người từ quan niệm và tưởng tượng truyền thống của con người. Khi hoàn toàn buông bỏ những điều này, lúc theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, ngươi không còn bị kìm kẹp bởi những lời phán xét, lên án từ người ngoại đạo và có thể dễ dàng rũ bỏ chúng(Thực tế của lẽ thật là gì? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Ngài, tôi vô cùng cảm động. Đã rất nhiều lần tôi dựa theo tiêu chuẩn lương tâm để đánh giá cái gì là đúng, cái gì là sai, nhưng làm vậy không hợp với lẽ thật. Sự sống của tôi đến từ Đức Chúa Trời; chính Ngài đã đưa linh hồn tôi đến thế gian này, an bài cho tôi một gia đình và bố mẹ, chọn tôi tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài trong thời kỳ sau rốt, cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận với tư cách một loài thọ tạo. Đây là tình yêu và ân điển của Ngài. Nhưng chỉ vì người nhà tôi bị cảnh sát bắt, mà tôi nghĩ rằng đức tin vào Đức Chúa Trời khiến gia đình mình gặp nạn, muốn từ bỏ bổn phận và phản bội Đức Chúa Trời. Tôi thật sự quá ngu ngốc! Mọi thứ mà gia đình tôi phải gánh chịu ngày hôm nay đều là do ma quỷ Đảng Cộng sản gây ra. Chúng chống đối Đức Chúa Trời và bách hại các Cơ Đốc nhân, sách nhiễu và bắt giữ người nhà tôi, khiến cho bố mẹ và gia đình tôi không ngày nào được yên ổn. Đảng Cộng sản mới chính là thủ phạm thực sự! Tôi không ghét Đảng Cộng sản, mà còn đổ lỗi cho đức tin vào Đức Chúa Trời. Tôi là một kẻ bất phân phải trái. Bây giờ thì tôi đã hiểu việc đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận là chuyện thiên kinh địa nghĩa, là lương tâm và lý trí mà con người nên có! Tôi lại nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Một người phải chịu khổ bao nhiêu và họ phải đi một con đường dài bao nhiêu đều được định trước bởi Đức Chúa Trời, và không ai có thể thực sự giúp đỡ ai khác(Con đường… (6), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Bất kể người ta có tin vào Đức Chúa Trời hay không, thì sinh mệnh mỗi người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, do Ngài quản lý và tể trị. Mỗi người phải chịu khổ bao nhiêu là do Đức Chúa Trời quyết định, ta không thể thay đổi được. Bố mẹ ruột và bố mẹ nuôi của tôi cũng nằm trong tay Ngài, tôi nên giao phó họ cho Đức Chúa Trời. Vì vậy, tôi thầm cầu nguyện với Ngài, sẵn sàng giao phó mọi việc vào tay Đức Chúa Trời và vâng phục sự an bài của Ngài. Sau đó, tôi toàn tâm toàn ý thực hiện bổn phận của mình.

Rồi tôi đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời, giúp tôi hiểu rõ hơn đôi chút về trạng thái của bản thân. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Do bị hun đúc bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc, quan niệm truyền thống của người Trung Quốc tin rằng con người phải tuân giữ đạo hiếu với cha mẹ mình. Bất kỳ ai không hiếu thảo thì là đứa con bất hiếu. Những tư tưởng này đã được thấm nhuần trong dân chúng từ thời thơ ấu, và được dạy trong hầu như mọi gia đình, cũng như mọi trường học và trong xã hội nói chung. Khi đầu óc một người chứa đầy những thứ này, họ nghĩ: ‘Lòng hiếu thảo quan trọng hơn bất cứ điều gì. Nếu tôi không tuân theo, tôi sẽ không phải là người tốt – tôi sẽ là một đứa con bất hiếu, và sẽ bị xã hội chê trách. Tôi sẽ là người không có lương tâm’. Quan điểm này có đúng không? Mọi người đã thấy được nhiều lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ – Đức Chúa Trời có yêu cầu người ta phải tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ mình không? Đây có phải là một trong những lẽ thật mà những người tin vào Đức Chúa Trời phải hiểu không? Không, không phải. Đức Chúa Trời chỉ thông công về một số nguyên tắc. Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Nếu cha mẹ ngươi không tin Đức Chúa Trời, nếu họ biết hoàn toàn rõ rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn và tin Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi nhưng mà họ vẫn không tiếp nhận, thì chắc chắn rằng họ là những người chán ghét lẽ thật, thù hận lẽ thật, chống đối Đức Chúa Trời, và thù hận Đức Chúa Trời – và Đức Chúa Trời đương nhiên ghê tởm và hận họ. Ngươi có thể ghê tởm những bậc cha mẹ như vậy không? Họ chống đối Đức Chúa Trời, và chửi rủa Đức Chúa Trời – trong trường hợp đó, họ chắc chắn là ma quỷ và Sa-tan. Ngươi có thể khinh ghét và rủa sả họ chứ? Đây đều là những câu hỏi thực tế. Nếu cha mẹ ngươi ngăn cản ngươi tin Đức Chúa Trời, ngươi phải đối xử với họ như thế nào? Như Đức Chúa Trời yêu cầu, ngươi nên yêu những gì Đức Chúa Trời yêu và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã nói: ‘Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?’ ‘Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy’. Những lời này đã tồn tại từ Thời đại Ân điển, và bây giờ lời Đức Chúa Trời thậm chí còn rõ ràng hơn: ‘Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét’. Những lời này đi thẳng vào vấn đề, nhưng mọi người thường không thể lĩnh hội một cách thấu đáo ý nghĩa thực sự của chúng. Nếu một người phủ nhận và chống đối Đức Chúa Trời, bị Đức Chúa Trời nguyền rủa, nhưng họ là cha mẹ hay họ hàng của ngươi, nhìn bề ngoài cũng không giống là kẻ ác, và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có thể thấy mình không thể thù hận người đó, và thậm chí vẫn còn tiếp xúc gần gũi với họ, mối quan hệ của ngươi vẫn không thay đổi. Khi nghe rằng Đức Chúa Trời khinh ghét những người như vậy khiến ngươi khó chịu, và ngươi không thể đứng về phía Đức Chúa Trời và nhẫn tâm vứt bỏ họ. Ngươi luôn bị kìm kẹp bởi tình cảm, và ngươi không thể buông bỏ. Lý do cho điều này là gì? Điều này xảy ra bởi vì tình cảm của ngươi quá mạnh, và nó cản trở ngươi thực hành lẽ thật. Người đó tốt với ngươi, vì vậy ngươi không thể khiến mình thù hận họ. Ngươi chỉ có thể hận họ nếu họ đã làm tổn thương ngươi. Liệu sự thù hận đó có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Ngoài ra, ngươi bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống, nghĩ rằng họ là cha mẹ hoặc người thân, do đó nếu ngươi hận họ, ngươi sẽ bị xã hội khinh bỉ và dư luận miệt thị, bị lên án là bất hiếu, không có lương tâm, và thậm chí không phải con người. Ngươi nghĩ rằng ngươi sẽ phải chịu sự kết án và trừng phạt của trời. Ngay cả khi ngươi muốn hận họ, thì lương tâm của ngươi cũng sẽ không cho phép. Tại sao lương tâm của ngươi hoạt động theo cách này? Vì đó là tư tưởng mà gia đình truyền lại, cha mẹ giáo dục và văn hóa truyền thống hun đúc trên ngươi từ khi còn nhỏ. Tư tưởng này đã thâm căn cố đế trong lòng ngươi, khiến ngươi ngộ nhận rằng hiếu thảo là chuyện thiên kinh địa nghĩa, rằng mọi thứ ngươi được thừa hưởng từ tổ tiên luôn là điều tốt đẹp. Ngươi đã học về nó trước tiên và nó vẫn chi phối, tạo ra một sự trở ngại và sự quấy nhiễu rất lớn trong đức tin và sự chấp nhận lẽ thật của ngươi, khiến ngươi không thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành và yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, ghét những gì Đức Chúa Trời ghét(Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng Sa-tan đã dùng đủ thứ thủ đoạn để làm bại hoại con người. Chẳng hạn, lời dạy của cha mẹ, sự giáo dục ở trường, ý kiến của những người xung quanh khiến chúng ta tin rằng vì cha mẹ có công sinh thành nên chúng ta phải báo đáp ân tình của họ, vậy mới là có nhân tính, có lương tâm, còn không thì ta là kẻ vô lương tâm, bất hiếu, bị người đời phỉ nhổ. Từ nhỏ tôi đã bị tiêm nhiễm những tư tưởng và quan điểm này, chẳng hạn “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”, và “Cha mẹ không bao giờ sai”, “Hiếu kính cha mẹ là lẽ đương nhiên”, v.v. Chính vì trong tôi có những tư tưởng và quan điểm truyền thống như thế, nên khi rời nhà thực hiện bổn phận và không thể chăm sóc bố mẹ, tôi tự trách và cảm thấy có lỗi, không còn tâm trí thực hiện bổn phận, hối hận vì đã xa nhà để làm bổn phận. Khi thấy chú hai trả 140.000 nhân dân tệ để bảo lãnh tôi, rồi còn bị cảnh sát sách nhiễu, bắt bớ, tôi nghĩ gia đình mình gặp nạn đều là do tôi tin Đức Chúa Trời, muốn từ bỏ bổn phận và phản bội Ngài, thậm chí còn muốn tự kết liễu. Chú và thím hai muốn ngăn cản tôi tin Đức Chúa Trời, khống chế sự tự do của tôi, giám sát hành tung của tôi, thậm chí còn quỳ gối tuyệt thực để buộc tôi từ bỏ đức tin. Tôi đau khổ và cảm thấy bị kìm kẹp, nhưng lại không dám và không sẵn lòng phản kháng. Tôi tin rằng “Cha mẹ không bao giờ sai”, nghĩ rằng mình là con cái mà lại để bố mẹ chịu khổ như vậy, khiến họ phải quỳ gối cầu xin, quả thực mình quá bất hiếu. Tôi biết vâng lời bố mẹ và bỏ bê bổn phận đồng nghĩa với việc phản bội Đức Chúa Trời và mất đi cơ hội đạt được lẽ thật, nhưng tôi lại không có sức phản kháng. Mặc dù tôi chưa từng nói rằng mình sẽ không tin vào Đức Chúa Trời nữa, thế nhưng những hành vi của tôi trong suốt một năm nay cho thấy rằng tôi đã cúi đầu trước Sa-tan và tư tưởng truyền thống. Trong tôi chỉ còn lại sự vi phạm và ô uế, hết lần này đến lần khác phản bội Đức Chúa Trời. Giờ đây tôi đã thấy rõ rằng hiếu thảo với cha mẹ là một điều tích cực, nhưng nó không phải lẽ thật, vì loại quan điểm như vậy sẽ biến tôi thành kẻ thiếu nguyên tắc, thậm chí không phân biệt được tốt xấu, thiện ác bất phân. Chú và thím hai đã cố ngăn cản tôi tin Đức Chúa Trời, còn ngấm ngầm giam cầm tôi, nói những lời phạm thượng về Ngài. Thậm chí còn bảo ngày nào còn sống thì họ vẫn sẽ ngăn cản tôi tin Đức Chúa Trời, đến khi họ chết mới thôi, tin Đức Chúa Trời thì sẽ phải mất gia đình, còn muốn giữ gia đình thì phải bỏ Đức Chúa Trời. Thực chất của họ là thù địch với lẽ thật, thù địch với Đức Chúa Trời. Còn nữa, bố nuôi luôn cố gắng tìm cách giữ chân tôi lại, đóng vai trò phản diện và là kẻ sai dịch của Sa-tan. Lẽ ra tôi phải biết phân định họ, yêu những gì Đức Chúa Trời yêu và ghét những gì Ngài ghét. Nhưng tôi lại tin rằng “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”, tư tưởng truyền thống đó khiến tôi chống lại Đức Chúa Trời, suýt từ bỏ bổn phận và phản bội Đức Chúa Trời. Giờ đây tôi nhận ra những tư tưởng và quan điểm mà Sa-tan tiêm nhiễm vào con người đều ẩn chứa âm mưu xảo quyệt, đều để mê hoặc và hãm hại con người.

Sau đó, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Đối với con người mà nói, cha mẹ cho dù là chăm sóc ngươi từng li từng tí hay là dày công thương yêu ngươi, tóm lại, đều là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ. Cho dù mục đích họ nuôi dưỡng ngươi là gì, đó vẫn là trách nhiệm của họ, và bởi vì họ đã sinh ra ngươi, họ nên có trách nhiệm với ngươi. Nhìn từ điểm này, mọi thứ cha mẹ làm với ngươi có tính là ân tình hay không? Không tính, phải không? (Thưa, phải.) Cha mẹ thực hiện trách nhiệm này với ngươi không tính là ân tình, vậy nếu thực hiện trách nhiệm đối với một đóa hoa, một cái cây, tưới chút nước, bón chút phân, thì có tính là ân tình không? (Thưa, không tính.) Lại càng không tính. Bông hoa, cây cỏ ở bên ngoài lớn lên rất tốt, gieo nó xuống đất để gió thổi, phơi nắng dầm mưa, nó lớn lên càng mạnh mẽ, để trong nhà, trồng trong chậu còn không bằng trồng ở bên ngoài, ở đâu mà không phải sống chứ? Bất kể là ở đâu cũng đều có sự tiền định của Đức Chúa Trời, ngươi là người có sự sống, và Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự sống nào, để nó có thể sinh tồn, tuân theo một quy luật mà tất cả các loài thọ tạo phải tuân theo. Chẳng qua là với tư cách của một con người, ngươi sống trong hoàn cảnh cha mẹ nuôi dạy như vậy, thì ngươi nên lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, nên sinh tồn trong hoàn cảnh như vậy. Sinh tồn trong một hoàn cảnh như vậy, từ hoàn cảnh chung mà nói là sự tiền định của Đức Chúa Trời, từ hoàn cảnh riêng mà nói là cha mẹ nuôi dạy ngươi, phải không. Cho dù nói như thế nào, việc cha mẹ nuôi dạy ngươi là thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, họ nuôi ngươi lớn thành người, đây là nghĩa vụ cùng trách nhiệm của họ, đây không tính là ân tình gì. Nếu như không tính là ân tình gì, vậy có thể nói đây là những gì ngươi nên hưởng thụ hay không? (Thưa, cũng có thể.) Đây là một dạng quyền lợi mà ngươi nên hưởng, ngươi nên được nuôi dưỡng, bởi vì vai trò của ngươi trong thời kỳ vị thành niên là vai trò được nuôi dưỡng. Cho nên, ngươi chỉ tiếp nhận một loại trách nhiệm mà cha mẹ đã thực hiện đối với ngươi, chứ không phải là tiếp nhận ân huệ và ân tình của cha mẹ. Với bất kỳ một loài sinh vật nào, việc sinh con dưỡng cái, sinh ra hậu duệ, nuôi dạy đời sau đều là một loại trách nhiệm, ví như loài chim, trâu, dê, thậm chí là hổ, sau khi sinh ra hậu duệ đều phải nuôi dưỡng, không có một loại sinh vật nào là không nuôi dưỡng đời sau, cũng có thể có ngoại lệ, nhưng rất ít, đây là một loại hiện tượng tự nhiên trong sự sinh tồn của sinh vật, là một loại bản năng của sinh vật, nó không được quy vào ân tình, đây chỉ là đang tuân theo một loại quy luật mà Đấng Tạo Hóa đặt ra cho động vật, cho nhân loại. Cho nên, việc cha mẹ nuôi dưỡng ngươi không phải là một loại ân tình. Từ điểm này có thể nói, cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, họ đã thực hiện trách nhiệm với ngươi, đã bỏ ra bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu tiền bạc cho ngươi, cũng không nên đòi ngươi trả nợ, bởi vì đó là trách nhiệm làm cha mẹ của họ. Nếu đã là trách nhiệm, nghĩa vụ, vậy thì nên là miễn phí, không nên đến đòi thù lao. Cha mẹ nuôi dưỡng ngươi chỉ là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, nên là không cần trả, không nên là một cuộc giao dịch, cho nên ngươi không cần dùng tư tưởng trả nợ để đối đãi với cha mẹ, để xử lý mối quan hệ với cha mẹ(Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Từ lời của Đức Chúa Trời, tôi nhận ra đối với con cái, cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, chăm sóc từng ly từng tí đó đều không phải là ân tình, mà là trách nhiệm và nghĩa vụ mà người làm cha mẹ phải có. Như Đức Chúa Trời đã nói, nếu hoa cỏ mọc bên ngoài được mang vào nhà để trồng, thì người mang chúng vào nhà phải có trách nhiệm chăm sóc, tưới tiêu và bón phân cho chúng, đó là trách nhiệm. Một ví dụ khác là những động vật nhỏ như chó, mèo sinh sản và chăm con, đây là bản năng của chúng. Ở con người thì cha mẹ đối với con cái cũng vậy. Khi đứa trẻ chưa đến tuổi trưởng thành, thì nuôi dưỡng và chăm sóc con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi bậc cha mẹ, là bản năng do Đức Chúa Trời ban. Con cái không vì thế mà nợ cha mẹ bất cứ gì. Bấy lâu tôi luôn nghĩ, sự nuôi nấng, dưỡng dục của bố mẹ nuôi là ân tình mà tôi phải đền đáp, và tôi cũng phải báo đáp ơn sinh thành của chú thím hai. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu, hơi thở này của tôi do Đức Chúa Trời ban cho, chứ không phải do bố mẹ. Nếu Ngài không ban cho tôi hơi thở này, dù bố mẹ có sinh tôi ra thì tôi cũng chỉ là một bào thai chết yểu. Bố mẹ đã nuôi nấng và chăm sóc tôi, cho tôi một môi trường phát triển tốt, đây là điều mà bậc cha mẹ nên làm, được Đức Chúa Trời an bài và định sẵn. Trong suốt quá trình trưởng thành, chính Đức Chúa Trời mới thực sự trông nom và che chở tôi. Có một lần khi tan học, tôi chạy xe điện quá nhanh và mất phanh, ngay lúc đang bị ép giữa vách đá và xe tải lớn. Khi đó, chiếc xe tải lao về trước hết ga, tôi cũng buộc phải lái xe đạp điện tiếp tục đi thẳng. Từ đầu đến cuối, chân tôi kẹt giữa chiếc xe tải và xe đạp điện, liên tục bị cọ xát mạnh. Khi đến đoạn đường rộng hơn, xe điện của tôi mới chịu dừng lại, đúng là thập tử nhất sinh. Nhiều người có mặt lúc đó đều đổ mồ hôi hột vì hú vía, và nghĩ rằng tôi chắc chắn sẽ bị thương nặng. Tôi cũng tưởng chân mình sẽ không thể nào đi lại được nữa. Nhưng tôi kinh ngạc khi nhận ra trên người mình không hề có vết thương nào. Tôi đã trực tiếp trải nghiệm sự trông nom và bảo vệ thầm lặng của Đức Chúa Trời. Còn nữa, khi chú và thím hai trả 140.000 nhân dân tệ cho cảnh sát để bảo lãnh tôi, tôi cảm thấy đây là ân tình lớn mà mình nhất định phải báo đáp. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu, dù bề ngoài có vẻ chú thím hai trả tiền bảo lãnh tôi, nhưng đằng sau đó là sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Khoảng thời gian đó, chú và thím hai kiếm tiền rất dễ dàng, đến mức chính họ cũng cảm thấy ngạc nhiên. Giờ khi nghĩ kỹ lại, nếu Đức Chúa Trời không ban phước để họ kiếm được số tiền đó, thì họ lấy đâu ra tiền để bảo lãnh cho tôi? Tôi nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Nếu có ai làm ơn cho chúng ta, thì chúng ta nên đón nhận điều đó từ Đức Chúa Trời – nhất là cha mẹ chúng ta, những người đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta; hết thảy đều do Đức Chúa Trời an bài. Đức Chúa Trời tể trị hết thảy; con người chỉ là công cụ phục vụ(Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Nếu nhìn bề ngoài, thì chính bố mẹ đã sinh thành, dưỡng dục tôi, chính chú thím hai đã bỏ tiền để tôi tại ngoại. Nhưng nếu nhìn từ góc độ lẽ thật, mọi thứ đều do Đức Chúa Trời tể trị và an bài. Tôi không mắc nợ bố mẹ mình, không cần hy sinh mạng sống hay đánh đổi sự cứu rỗi chỉ để trả món nợ đó. Tôi có thể hiếu thảo với họ, nhưng chỉ nên làm những việc nằm trong khả năng của mình. Trong hoàn cảnh và điều kiện thích hợp, tôi có thể bầu bạn, hiếu thảo với họ. Còn nếu không có điều kiện thì tôi cũng không nên tự trách, mà chỉ cần làm tốt bổn phận của mình là được. Nếu vì báo hiếu bố mẹ mà từ bỏ Đức Chúa Trời và từ bỏ lẽ thật, thì dù được người đời khen là đứa con hiếu thảo, tôi cũng đã phản bội Đấng Tạo Hóa của mình, làm ra chuyện đại nghịch bất đạo, không có chút nhân tính nào! Thực tế, người tôi mắc nợ không phải là bố mẹ, mà là Đức Chúa Trời. Nhờ Đức Chúa Trời trông nom, bảo vệ mà tôi có được ngày hôm nay, tôi phải biết ơn Đức Chúa Trời nhiều nhất! Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, hiện giờ bố mẹ con đang trải qua những chuyện gì, cảnh sát đối xử với họ ra sao, tất cả đều nằm trong tay Ngài. Con không thể thay đổi bất cứ gì, và con sẵn sàng giao phó tất cả vào tay Ngài. Con chỉ muốn hoàn thành bổn phận của một thọ tạo và trải nghiệm thật tốt công tác của Ngài!”

Cầu nguyện xong, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn chút về hoàn cảnh mà gia đình mình đang đối mặt, bắt đầu suy nghĩ về cách làm tốt bổn phận. Ít lâu sau, tôi đã liên lạc được với mẹ. Bà viết thư cho tôi và chia sẻ trải nghiệm của mình, nói rằng hoàn cảnh này đã truyền cảm hứng để bà càng thêm quyết tâm mưu cầu lẽ thật. Bà cũng bảo tôi đừng lo lắng về những chuyện ở nhà, mà hãy mưu cầu lẽ thật và làm tốt bổn phận. Bà còn nói, cảnh sát thấy tôi nhất quyết không chịu về nhà, biết rằng cứ giam giữ chú hai tôi cũng vô ích, nên đành phải thả chú ấy ra. Nghe vậy, tôi cô cùng xúc động, nhận ra rằng những hoàn cảnh mà tôi đối mặt bấy lâu đều chứa đựng tâm ý của Đức Chúa Trời, đều nhằm mục đích xoay chuyển quan điểm của tôi và làm tinh sạch những uế tạp trong tôi. Đức Chúa Trời đang mang lấy trách nhiệm với sự sống của tôi!

Trước: 59. Trưởng thành qua giông bão

Tiếp theo: 70. Tôi đã buông bỏ cảm xúc thù hận như thế nào

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger