18. Giữ Vững Bổn Phận Trong Hoàn Cảnh Nguy Hiểm
Vào một ngày tháng 7 năm 2023, khi vừa đi nhóm họp về thì một người chị em vội vã đến tìm tôi, nói rằng một chấp sự sự vụ chung tên Thu Linh và một lãnh đạo hội thánh đã bị bắt. Chị ấy cũng dặn tôi khi ra ngoài nhóm họp phải hết sức cẩn thận. Tôi vô cùng hoảng hốt, nghĩ rằng: “Lần nào mình cũng nhóm họp với chị Thu Linh, cũng hay đến nhà chị ấy, liệu cảnh sát đã chú ý đến mình chưa? Hai năm trước, mình đã bị tố giác vì tin Đức Chúa Trời và bị cảnh sát quay phim lại. Nếu bị bắt nữa, đó sẽ là tái phạm, cảnh sát không giết thì cũng sẽ hành hạ mình tàn nhẫn”. Chẳng bao lâu sau, một lãnh đạo khác của hội thánh đến và nói rằng chị ấy sẽ xử lý hậu quả. Chị ấy bảo tôi chăm tưới, hỗ trợ người mới để họ có thể đứng vững trước sự bách hại và gian khổ. Khi được giao việc này, lòng tôi bỗng hoảng sợ, nghĩ rằng: “Với tình hình nguy hiểm như thế này, chẳng phải chị ấy đang đẩy mình vào nguy hiểm sao?” Hình ảnh các anh chị em chịu đủ loại tra tấn lần lượt hiện lên trong đầu tôi, tôi bắt đầu lo lắng, nghĩ rằng: “Cảnh sát có đoạn băng quay lại mình. Nếu rơi vào tay họ, chắc chắn họ sẽ không nhẹ tay với mình. Nếu không chịu nổi cực hình và trở thành Giu-đa, chẳng những mình không được cứu rỗi mà còn phải xuống địa ngục chịu phạt. Mọi điều mình làm khi tin Đức Chúa Trời từng ấy năm, vứt bỏ gia đình, vứt bỏ sự nghiệp, dâng mình, chịu khổ, trả giá, chẳng phải tất cả đều vô ích sao?”. Nhận ra điều này, tôi chỉ muốn trốn trong nhà tiếp đãi, tránh ra ngoài. Tôi cảm thấy làm như vậy thì sẽ an toàn hơn. Nhưng tôi lại nhận ra suy nghĩ này là sai trái: Trong thời điểm then chốt như vậy, tôi lại nhút nhát, sợ hãi, chỉ bảo vệ lợi ích của bản thân, chẳng phải là ích kỷ sao? Lãnh đạo bất chấp nguy hiểm để xử lý hậu quả, nếu chị ấy cũng như tôi, hễ gặp chút nguy hiểm liền chùn bước thì ai sẽ xử lý hậu quả đây? Nhận ra điều này, dù cảm thấy nhút nhát, lo sợ, nhưng tôi vẫn tiếp nhận nhiệm vụ.
Đến trưa hôm sau, tôi nghe nói một người chị em tiếp đãi cùng em gái chị ấy đã bị cảnh sát bắt. Tôi tự nhủ: “Mới không lâu trước đây mình còn nhóm họp với họ, giờ cả hai đều bị bắt. Nếu mình ra ngoài, liệu có bị bắt luôn không?”. Lòng tôi mâu thuẫn vô cùng: Nếu tôi ra ngoài thì có thể bị bắt, nhưng nếu tôi ở lại, thì các anh chị em khác vẫn chưa biết tin hai chị em kia bị bắt. Nếu tôi không nhanh chóng thông báo thì họ cũng sẽ có nguy cơ bị bắt. Nghĩ vậy, tôi quyết định đi báo với họ về những gì đã xảy ra, bảo mọi người tạm thời ngừng nhóm họp và giấu sách lời Đức Chúa Trời đi. Khi trở về, tôi nghĩ: “Lần này nhất định mình không thể ra ngoài nữa, quá nguy hiểm!”. Không ngờ đến chiều tối ngày hôm đó, anh Vương Bân đến tìm tôi, nói rằng các lãnh đạo trước đó đã sắp xếp nhóm họp tại nhà anh ấy để xem xét công việc, nhưng vợ anh vừa bị bắt, anh đã phải trèo tường để trốn thoát. Anh Vương bảo tôi mau chóng thông báo cho các lãnh đạo không đến nhà anh nữa. Lúc này, tôi càng thấy lo sợ, hoảng loạn, chân tay bủn rủn, tôi nghĩ: “Nếu cảnh sát đang theo dõi và giám sát anh, tôi mà ra ngoài, chắc chắn sẽ bị bắt! Cảnh sát vô cùng hung ác và độc ác với những người được Đức Chúa Trời chọn. Tôi lại là mục tiêu truy bắt của họ. Nếu bị bắt và bị đánh chết, tôi sẽ không bao giờ được gặp lại chồng con mình nữa”. Nhưng ngoài Vương Bân vừa trốn thoát khỏi cảnh sát trong gang tấc, chỉ còn một người chị em lớn tuổi. Chị ấy đã gần 80, đi lại khó khăn, mà trời thì đã tối, nên việc gửi thư báo cho các lãnh đạo chỉ có thể phụ thuộc vào tôi. Tôi vội cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nhớ lại một đoạn lời Ngài mà mình đã đọc: “Biểu hiện của việc không có lòng trung thành chính là lúc nào cũng chỉ bảo toàn bản thân, gặp chuyện thì giống như con rùa rụt cổ, chờ chuyện qua đi mới xuất đầu lộ diện, cho dù gặp phải chuyện gì cũng luôn luôn sợ trước sợ sau, lo lắng, âu lo, băn khoăn rất nhiều, không thể đứng lên bảo vệ công tác của hội thánh. Đây là vấn đề gì vậy? Đây có phải là không có đức tin hay không? Ngươi không có đức tin thực sự vào Đức Chúa Trời, ngươi không tin Đức Chúa Trời tể trị tất cả, ngươi không tin rằng số phận và mọi sự của ngươi nằm trong tay Đức Chúa Trời, ngươi không tin câu Đức Chúa Trời nói ‘Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, ngay cả một sợi tóc của ngươi Sa-tan cũng không dám động đến’, ngươi phán đoán sự thật dựa vào mắt nhìn, phán đoán sự vật, sự việc dựa vào lòng dạ hẹp hòi của mình, lúc nào cũng bảo toàn bản thân. … Tại sao lại không có đức tin thực sự nơi Đức Chúa Trời? Là bởi vì trải nghiệm của con người quá nông cạn, nhìn không thấu những chuyện này, hay là bởi vì con người hiểu quá ít lẽ thật? Vì sao nào? Điều này có mối liên hệ nhất định nào đến tâm tính bại hoại của con người hay không? Có phải bởi vì con người quá giả dối hay không? (Thưa, phải.) Cho dù trải nghiệm bao nhiêu chuyện, nhìn thấy bao nhiêu sự thật bày ra trước mắt, ngươi đều không tin đó là việc Đức Chúa Trời làm, cũng không tin số phận con người nằm trong tay Ngài, một phương diện của nguyên nhân là vậy. Còn có một phương diện vấn đề chí mạng khác nữa, chính là con người quá yêu bản thân, không muốn vì Đức Chúa Trời, vì công tác của Ngài, vì lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, vì danh và vinh quang của Ngài mà trả bất kỳ giá nào, chịu bất kỳ sự hy sinh nào, hễ có một chút nguy hiểm là không nguyện ý làm, con người quá yêu bản thân! Bởi vì sợ chết, sợ chịu nhục nhã, sợ bị kẻ ác hãm hại, sợ rơi vào khốn cảnh mà cực lực bảo toàn xác thịt của mình, cố gắng hết sức để mình không rơi vào bất kỳ hoàn cảnh nguy hiểm nào. Con người làm như vậy một mặt là do con người quá giả dối, mặt khác là do con người quá yêu bản thân, quá ích kỷ” (Cách mưu cầu lẽ thật (19), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Sự phán xét và vạch trần qua lời Đức Chúa Trời đã chạm đến tâm can, khiến tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn: Tôi đã hành xử theo đúng những gì Ngài mô tả. Khi không có nguy hiểm, mọi việc diễn ra suôn sẻ, tôi luôn miệng nói rằng Đức Chúa Trời tể trị mọi sự, kiểm soát mọi thứ, vận mệnh con người đều nằm trong tay Ngài, dù hoàn cảnh có khó khăn thế nào, ta cũng nên thực hiện tốt bổn phận, đứng vững làm chứng cho Ngài. Giờ đây tôi thấy mình chỉ biết nói khẩu hiệu, việc hoàn thành bổn phận và làm Ngài hài lòng chỉ là nguyện vọng của tôi mà thôi. Các lãnh đạo thì đang có nguy cơ bị bắt, anh Vương Bân bảo tôi gửi thư cho họ, người nào có chút nhân tính cũng sẽ nghĩ đến lợi ích của hội thánh và đi gửi thư ngay. Còn tôi lại ích kỷ và giả dối, chỉ nghĩ đến sự an toàn của bản thân. Tôi không muốn đi vì sợ rằng nếu đi gửi thư thì sẽ bị theo dõi và bắt giữ, lo rằng nếu bị bắt thì tôi sẽ bị tra tấn. Tôi thấy mình thật sự ích kỷ và giả dối. Trong lúc nguy hiểm này, tôi chẳng hề nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hay sự an toàn của các anh chị em. Tôi ham sống sợ chết, chỉ làm những gì mình thấy cần để được sống. Tôi không xứng đáng là người tin Đức Chúa Trời! Nghĩ đến đây, tôi không còn chần chừ nữa, lập tức lái xe máy đi gửi thư. Các lãnh đạo sau khi nhận được thư đã không đến nhà anh Vương Bân nữa.
Cảnh sát vẫn không ngừng truy bắt, lần lượt lại có thêm anh chị em bị bắt. Phần lớn các anh chị em trong hội thánh đều tạm thời ngừng nhóm họp, nhưng vẫn còn một số người mới cần tôi chăm tưới và hỗ trợ. Lòng tôi có chút mâu thuẫn: Hiện đang diễn ra các cuộc bắt bớ, do không thể nhóm họp nên người mới có thể không hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, và có thể rời bỏ hội thánh bất cứ lúc nào. Nhưng tôi cũng nghe nói cảnh sát đang ép các anh chị em bị bắt nhận diện những người khác qua các bức ảnh. Ai nhận diện được ba người sẽ được thả về. Nếu có ai đó bán đứng tôi, tình cảnh của tôi sẽ vô cùng nguy hiểm. Nhận ra điều này, tôi cảm thấy hơi sợ sệt. Sau đó tôi nhớ đến lời của Đức Chúa Trời: “Con người có thể làm được đến đâu thì nên cố gắng đến đó, phần còn lại thì do Đức Chúa Trời làm, tể trị, sắp đặt và dẫn dắt. Đây là chuyện chúng ta không lo lắng nhất. Sau lưng chúng ta có Đức Chúa Trời. Chẳng những chúng ta có Đức Chúa Trời trong lòng, mà chúng ta còn có đức tin chân thật. Đây không phải là một dạng ký thác tinh thần, trên thực tế Đức Chúa Trời âm thầm ở đó, ở bên cạnh con người, lúc nào cũng hiện diện với con người. Khi con người làm bất kỳ chuyện gì hay bổn phận gì thì Đức Chúa Trời đều đang quan sát, Ngài luôn giúp đỡ, che chở và bảo vệ ngươi mọi lúc mọi nơi. Điều con người nên làm là cố gắng hết sức để làm tròn những gì mình nên làm. Chỉ cần ngươi ý thức được, trong lòng có cảm giác, thấy ra được từ trong lời Đức Chúa Trời, hoặc là được người bên cạnh nhắc nhở, hoặc là Đức Chúa Trời ban cho tín hiệu hay điềm báo nào đó, để từ đó ngươi có được một thông tin – rằng đây là việc ngươi nên làm, đây là sự uỷ thác mà Nhà Đức Chúa Trời giao cho ngươi – thì ngươi nên làm tròn trách nhiệm của mình, không được nhìn thấy mà thờ ơ, khoanh tay bàng quan” (Chức trách của lãnh đạo và người làm công (21), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). Lời của Đức Chúa Trời đã an ủi và khích lệ tôi, tôi cảm thấy có được đức tin và biết rằng hoàn cảnh nguy hiểm này chính là cách Đức Chúa Trời thử thách tôi. Ngài dò xét từng lời nói, hành động của tôi. Dù chịu khổ bao nhiêu, tôi cũng phải trung thành, không để bất kỳ con người, sự việc hay hoàn cảnh nào cản trở. Đức Chúa Trời là chỗ dựa vững chắc của tôi. Dù môi trường bên ngoài nguy hiểm đến đâu, dù con rồng lớn sắc đỏ có tà ác và điên cuồng thế nào, tất cả đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, do Ngài sắp đặt và tể trị. Trong tình hình then chốt và nguy ngập này, tôi càng phải làm đúng bổn phận của mình, đứng vững làm chứng cho Đức Chúa Trời và làm nhục Sa-tan. Nhận ra điều đó, tôi liền cải trang và lập tức ra ngoài chăm tưới người mới.
Sau đó, hội thánh lần lượt có hơn mười anh chị em bị bắt. Tôi không còn nhà tiếp đãi nào an toàn để ở. Lang thang trên đường, lòng tôi đau đớn buồn bã, nước mắt không ngừng rơi. Tôi nghĩ: “Cuộc sống lưu lạc, nay đây mai đó như thế này bao giờ mới kết thúc đây? Các anh chị em, người thì bị bắt, người thì bị bán đứng, chẳng còn nhà nào an toàn nữa. Mình có thể đi đâu đây?”. Tôi lặng lẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài mở ra con đường cho tôi. Sau đó, tôi nhớ đến đoạn lời này của Ngài: “Ngươi phải luôn ghi nhớ rằng Đức Chúa Trời ở cùng con người, khi con người có chuyện gì khó khăn, họ chỉ cần cầu nguyện và tìm kiếm nơi Đức Chúa Trời, với Đức Chúa Trời thì không có chuyện gì là khó làm được cả. Ngươi phải có đức tin này. Nếu tin Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, thì tại sao khi gặp chuyện, ngươi vẫn sợ hãi và cảm thấy không có ai để cậy dựa? Như vậy chứng tỏ rằng ngươi không cậy dựa Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không xem Đức Chúa Trời là nơi để cậy dựa, và không xem Ngài là Đức Chúa Trời của ngươi, thì Ngài không phải là Đức Chúa Trời của ngươi” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời đã nhắc nhở tôi rằng Ngài tể trị mọi sự. Chỉ cần ta thật lòng cậy dựa vào Ngài, Ngài sẽ dẫn dắt ta. Nhận ra điều này, tôi phần nào lấy lại được đức tin. Vừa đi, tôi vừa suy nghĩ, chợt nhớ ra nhà của một người chị em lớn tuổi vẫn còn tương đối an toàn, nên tôi lập tức đến đó. Chị ấy tiếp đón tôi không chút do dự. Chính lúc này tôi thật sự cảm nhận được Đức Chúa Trời là chỗ dựa vững chắc của con người, chỉ tùy con người khi đối mặt với gian khổ có cậy dựa vào Ngài hay không.
Một hôm, sau khi chăm tưới người mới, tôi trở về ngôi nhà tiếp đãi trước đây để hỏi một số việc. Không ngờ, người chị em tiếp đãi nói rằng nhà chị vừa bị cảnh sát lục soát và bảo tôi nên đi ngay. Tôi vội vàng đi theo con hẻm nhỏ, lòng đầy lo lắng sợ bị theo dõi, tim đập thình thịch liên hồi. Tôi thầm nghĩ: “Cảnh sát đã nắm được thông tin về mình. Lần này nếu rơi vào tay họ, chắc chắn họ sẽ đánh mình đến chết!”. Càng nghĩ, tôi càng hoảng sợ, tim như muốn nhảy ra ngoài lồng ngực. Tôi không ngừng cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Nếu lần này con rơi vào tay cảnh sát, đó cũng là do Ngài cho phép. Con nguyện thuận phục. Chỉ xin Ngài ban cho con đức tin, sức mạnh và ý chí chịu khổ, để con có thể đứng vững làm chứng cho Ngài, khiến Sa-tan nhục nhã”. Sau khi cầu nguyện, tôi nhớ đến những lời này của Đức Chúa Trời: “Chuyện chết đi hẳn là giống với những chuyện khác về tính chất, đều không do con người lựa chọn, lại càng không thay đổi vì ý chí của con người. Cái chết và bất kỳ chuyện lớn nào khác trong cuộc đời đều giống nhau cả, đều nằm dưới sự tiền định và tể trị của Đấng Tạo Hóa. Nếu có người đòi chết, chưa chắc họ đã chết, nếu có người đòi sống, chưa chắc họ sẽ sống, mọi sự đều nằm dưới sự tể trị và tiền định của Đức Chúa Trời, mọi sự đều được thay đổi và được quyết định bởi quyền hành và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, bởi sự an bài và tể trị của Ngài” (Cách mưu cầu lẽ thật (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Nếu ngươi chỉ hô hào khẩu hiệu, nói rằng muốn làm gì đó cho Đức Chúa Trời, muốn làm tốt bổn phận, muốn dâng mình và ra sức cho Đức Chúa Trời bao nhiêu, những điều này đều vô dụng, khi sự thật xảy đến với ngươi, khi bảo ngươi hiến dâng ra sự sống, vào khoảnh khắc cuối cùng, ngươi có buông lời oán trách không, có cam tâm không, có thuận phục thực sự không, điều này sẽ kiểm tra vóc giạc của ngươi. Nếu như đối mặt với khoảnh khắc sự sống sắp bị lấy đi, ngươi vẫn cảm thấy rất an tâm, rất cam tâm, có sự thuận phục, không oán trách, cảm thấy trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của mình đã làm đến tận cùng, trong lòng rất vui vẻ, rất bình an, ngươi chết đi như vậy thì trong mắt Đức Chúa Trời đó không phải là chết đi, mà là sống dưới một hình thức khác trong một không gian khác, chẳng qua là thay đổi một phương thức sống khác, không phải là thật sự chết đi. Trong mắt con người thì: ‘Người này còn trẻ tuổi mà đã chết rồi, thật đáng thương!’. Nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, đó không phải là chết, không phải là đi chịu khổ, mà là đi hưởng phúc, là đến gần với Ngài hơn. Bởi vì với tư cách là loài thọ tạo, trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi đã làm bổn phận đạt tiêu chuẩn rồi, ngươi đã làm xong bổn phận của mình rồi, Đức Chúa Trời không cần ngươi ở trong hàng ngũ loài thọ tạo tiếp tục làm bổn phận như vậy nữa, sự ‘đi’ của ngươi trong mắt Đức Chúa Trời không gọi là ‘đi’, mà gọi là ‘lấy đi’ ‘mang đi’, hoặc là ‘dẫn đi’, đây là chuyện tốt” (Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng sự sống và cái chết của con người không do họ lựa chọn. Muốn chết chưa chắc chết được, muốn sống chưa chắc sống được, tất cả đều nằm trong sự tể trị và định đoạt của Đức Chúa Trời. Tôi cũng nhận ra rằng, Đức Chúa Trời vui mừng khi loài thọ tạo có thể rao giảng phúc âm về sự cứu rỗi nhân loại của Đấng Tạo Hóa, làm tròn trách nhiệm, và hoàn thành bổn phận của mình trong hoàn cảnh khắc nghiệt khi con rồng lớn sắc đỏ điên cuồng bắt bớ Cơ Đốc nhân. Tôi nghĩ đến các thánh đồ qua các thời đại đã dâng hiến mạng sống quý giá của mình để rao giảng phúc âm của Chúa. Có người bị ném đá đến chết, có người bị ngựa giày xéo đến chết, đủ cách chết khủng khiếp khác nhau. Con người có thể thấy cái chết của họ tàn bạo và bi thảm, nhưng Đức Chúa Trời lại thấy chúng có ý nghĩa và giá trị. Còn tôi, khi đối diện với hoàn cảnh nguy hiểm, tôi lại sợ chết, coi trọng mạng sống của mình. Tôi không thể hiểu rõ cái chết rốt cuộc là gì, cũng chẳng biết ý nghĩa của nó. Nếu đến một ngày, tôi thật sự rơi vào tay cảnh sát mà vì sợ chết lại phản bội Đức Chúa Trời, trở thành Giu-đa, thì tôi sẽ là tội đồ suốt cuộc đời này. Thể xác, tâm hồn và linh hồn tôi đều phải chịu hình phạt muôn đời, đó mới là cái chết thực sự. Con rồng lớn sắc đỏ có hung ác, độc ác đến đâu, nó cũng chỉ có thể tàn phá xác thịt con người. Nếu thật sự bị cảnh sát bắt và đánh đến chết, thì tôi sẽ chịu đựng bách hại vì sự công chính. Dù xác thịt có chết, nhưng linh hồn tôi vẫn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Nghĩ đến đây, lòng tôi không còn quá sợ hãi cái chết nữa.
Tôi lại nhớ đến lời của Đức Chúa Trời: “Trong giai đoạn mở rộng công tác quản lý của Đức Chúa Trời, những người đi theo Đức Chúa Trời đều đang thực hiện bổn phận của mình, đều đã trải nghiệm sự đàn áp và bách hại tàn khốc hết lần này đến lần khác của con rồng lớn sắc đỏ. Con đường đi theo Đức Chúa Trời thì chông gai và không bằng phẳng, khó khăn bất thường. Bất cứ ai đã đi theo Đức Chúa Trời hơn hai hoặc ba năm thì đều lĩnh hội được vậy. Bổn phận mà mỗi người thực hiện, dù là bổn phận cố định hay một sự sắp xếp tạm thời, thì đều đến từ sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Mặc dù thường xuyên có người bị bắt, công tác của hội thánh bị gây nhiễu loạn và phá hoại, nhân sự thực hiện bổn phận bị thiếu hụt, nhất là những người có tố chất tốt và chuyên môn sở trường chỉ chiếm thiểu số, nhưng nhờ sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời, nhờ quyền năng lớn lao và thẩm quyền của Ngài, nhà Đức Chúa Trời đã vượt qua những thời kỳ khó khăn nhất, và mọi công tác đều đã đi đúng quỹ đạo. Trong mắt con người thì đây là chuyện bất khả thi, nhưng đối với Đức Chúa Trời, không có gì là khó hoàn thành cả” (Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi thấy vô cùng sáng tỏ. Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, Đức Chúa Trời luôn dùng thẩm quyền và quyền năng của Ngài để dẫn dắt con người từng bước một. Giống như khi Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, phía trước là Biển Đỏ, phía sau là quân lính truy đuổi. Trong quan niệm và tưởng tượng của mình, con người tin rằng dân Y-sơ-ra-ên chắc chắn sẽ chết. Nhưng Đức Chúa Trời không cho phép quân lính làm hại dân Y-sơ-ra-ên. Ngài chỉ dẫn Môi-se dùng gậy chỉ vào mặt Biển Đỏ, nước biển rẽ ra, lộ ra con đường khô ráo, cho phép dân Y-sơ-ra-ên vượt qua Biển Đỏ. Khi quân lính muốn vượt biển, nước hai bên ập vào phần đất khô, nhấn chìm toàn bộ quân lính. Điều này cho thấy sự toàn năng, khôn ngoan và những việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Nếu đến nhà người chị em sớm hơn chỉ nửa tiếng thôi, thì có lẽ tôi đã bị cảnh sát bắt. Chính nhờ sự bảo vệ kỳ diệu của Đức Chúa Trời mà tôi vẫn bình an vô sự. Nhận ra điều này, tôi hướng về Đức Chúa Trời và hạ quyết tâm rằng nếu Ngài cho phép tôi rơi vào tay cảnh sát, thì tôi nguyện thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài. Nếu tôi bị đánh đến chết, thì đó là vì công chính mà chịu bách hại, đây là điều có ý nghĩa. Hiểu được những điều này, lòng tôi cảm thấy bình an hơn. Sau khi chắc chắn không có ai theo dõi, tôi vội vã liên lạc với những anh chị em có thể gặp nguy hiểm, bảo họ trốn đi.
Qua trải nghiệm lần này, tôi thấy rõ Trung Cộng chính là ma quỷ tàn phá, làm hại nhân loại. Chúng bắt bớ từng anh chị em một, sử dụng đủ mọi thủ đoạn đê tiện như đe dọa, dụ dỗ bằng những hứa hẹn, tra tấn, ép buộc anh chị em, tất cả chỉ để anh chị em phản bội Đức Chúa Trời, bán đứng nhau. Chúng đáng bị nguyền rủa và là hiện thân của cái ác! Từ tận đáy lòng, tôi thù hận, cự tuyệt và đối nghịch với chúng. Hơn nữa, tôi càng có thêm quyết tâm theo Đức Chúa Trời đến cùng. Dù tôi phải chịu khổ một chút và đối diện với nỗi sợ hãi, hoảng loạn, nhưng trải nghiệm này đã giúp tôi nhận ra bản tính Sa-tan ích kỷ, đê tiện của mình, đồng thời cho phép tôi thấy rõ sự toàn năng, tể trị và những việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời, cho tôi thêm đức tin nơi Ngài. Đây là trải nghiệm mà tôi sẽ không bao giờ quên, nó đã cho tôi trải nghiệm sống quý báu.