88. Tại sao tôi lại sợ người khác giỏi hơn mình?

Bởi Rena, Philippines

Tháng Sáu năm 2019, tôi tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời, và sau đó bắt đầu chăm tưới cho người mới nhập đạo. Một số người mới sau khi được tôi giúp đỡ đã rất biết ơn, nên tôi rất tự hào, thấy mình rất phù hợp với bổn phận này. Sau đó, tôi đảm nhận một người mới, lúc đầu, tôi siêng chăm tưới cho chị ấy, nhưng sau đó, tôi phát hiện chị có khả năng nắm bắt tốt và tiến bộ rất nhanh, lần nào họp nhóm, tôi cũng cảm thấy những hiểu biết mà chị ấy chia sẻ đều rất hay. Tôi thấy chị ấy sẽ nhanh chóng vượt qua mình, đến lúc đó, lãnh đạo sẽ yêu cầu chị ấy chăm tưới mọi người, và sẽ không cần tôi nữa. Nghĩ vậy, tôi không muốn chăm tưới chị ấy tử tế nữa, nên tôi chỉ thảo luận một vài vấn đề bên ngoài với chị ấy. Có lần, lãnh đạo hỏi tôi về người mới này rằng: “Giờ chúng ta đang cần chăm tưới nhân sự. Chị ấy có thích hợp để bồi dưỡng không?”. Tôi không hề muốn bồi dưỡng chị ấy, vì chị ấy nắm bắt mọi việc rất tốt, tôi sợ sau này chị ấy sẽ trở thành lãnh đạo đứng trên tôi. Nên tôi nói với lãnh đạo: “Tôi thiếu khả năng nhận định. Có lẽ chị có thể tìm hiểu thêm ở chỗ khác”. Khi nghe nói lãnh đạo đi nói chuyện với chị ấy, tôi đã rất ghen tị và lo sợ, tôi cũng thường nghĩ: “Có lẽ chị ấy sẽ được bồi dưỡng và đề bạt, thậm chí là thay thế mình”. Sau đó, hội thánh được chia ra, và chị ấy đến một hội thánh khác. Vài tháng sau, tôi phát hiện chị ấy đã trở thành một lãnh đạo hội thánh. Tôi bị sốc với tốc độ tiến bộ của chị ấy! Tôi chúc mừng chị ấy và nói mình rất mừng cho chị, nhưng trong thâm tâm, tôi ghen tị với chị ấy. Tại sao chị ấy lại thành lãnh đạo nhanh như vậy, trong khi tôi vẫn chỉ là một người chăm tưới? Tôi rất bất mãn, nên bắt đầu chăm chỉ theo sát những người mới mà mình chăm tưới, vì muốn chứng minh cho lãnh đạo thấy tôi cũng thích hợp làm lãnh đạo hội thánh.

Sau đó, tôi cũng được bầu làm lãnh đạo hội thánh, nhưng tôi vẫn ghen tị khi thấy ai đó giỏi hơn mình. Một lần nọ, tôi thảo luận với các lãnh đạo và chấp sự cách hỗ trợ, giúp đỡ người mới, và một chấp sự phúc âm đã chia sẻ suy nghĩ của chị ấy. Lãnh đạo cấp trên nói đề xuất của chị ấy rất hay, và các trưởng nhóm cũng nói vậy. Chúng tôi đã cố hỗ trợ và chăm tưới cho người mới theo đề xuất của chị chấp sự phúc âm đó. Quả thực, hiệu quả rất tốt. Nhiều người mới đã đến họp nhóm và đảm nhận bổn phận. Chị chấp sự phúc âm đó cũng rao giảng phúc âm rất hiệu quả. Việc này khiến tôi hơi ghen tị. Tôi nghĩ: “Chị chấp sự phúc âm đó rao giảng hay hơn mình. Mình phải cải thiện bản thân và học hỏi nhiều hơn”. Sau đó, tôi hỏi chị ấy đã làm bổn phận bao nhiêu năm rồi, và chị ấy trả lời là “Sáu tháng”. Tôi đã rất ngạc nhiên: Chỉ sáu tháng thôi sao? Tôi rất xấu hổ, vì tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng cách đó hai năm, lâu nhất trong số mọi người trong nhóm, nhưng tôi lại giống như một người mới bắt đầu còn thiếu ý tưởng. Sau đó, tôi luôn so sánh bản thân với chị ấy. Khi thấy chị là một người làm công giỏi và luôn có những phương pháp, cách thức hay để theo dõi công việc, tôi càng ghen tị với chị ấy hơn. Tôi nghĩ: “Nếu chị ấy luôn có ý tưởng hay khi bàn công việc, thì lãnh đạo cấp trên sẽ thấy tố chất của chị ấy tốt, và rồi sẽ bồi dưỡng chị ấy thành lãnh đạo. Chẳng phải vậy tức là chị ấy sẽ chiếm chỗ của mình sao?”. Có lần, chị chấp sự phúc âm đó không đến họp vì bận việc khác. Sau đó, chị ấy hỏi tôi rằng chúng tôi đã học được gì từ cuộc họp đó. Tôi thực sự không muốn nói với chị ấy, nên chỉ nói là tôi quên rồi. Sau đó, tôi thấy lãnh đạo cấp trên thường thông công với chị ấy, nhưng hiếm khi làm vậy với tôi, nên tôi rất bực bội. Tôi nghĩ: “Nếu chị không nói chuyện với tôi, thì tôi sẽ không làm bổn phận nữa”. Lúc đó, tôi chỉ muốn chuyển sang làm một bổn phận mà được người khác nể trọng. Tôi nghĩ nếu mình có thể rao giảng phúc âm hiệu quả, thì có lẽ các anh chị em đánh giá cao tôi, nên tôi bắt đầu rao giảng phúc âm và gạt công tác chăm tưới người mới sang một bên. Lãnh đạo đã nhắc nhở tôi phải nhanh chóng hiểu và giải quyết khó khăn của người mới, và tôi đáp lại rằng: “Vâng, tôi sẽ sớm đi gặp họ”. Nhưng tôi chỉ quan tâm đến việc rao giảng phúc âm, và không hề đi gặp họ. Suốt thời gian đó, vấn đề của người mới không được giải quyết kịp thời, và họ không đi họp đều nữa. Chẳng bao lâu sau, lãnh đạo cấp trên nhắn tin hỏi tôi tại sao người mới lại không đến và hỏi xem tôi có gặp khó khăn gì không, tôi đã nói với lãnh đạo về tình trạng của mình. Lãnh đạo đã thông công với tôi rằng: “Chị là lãnh đạo, đảm trách toàn bộ công tác của hội thánh, đặc biệt là việc chăm tưới người mới, đó là việc rất quan trọng. Chị không thể làm việc cho có hay làm đối phó được”. Tôi đã khóc sau khi nghe những lời lãnh đạo nói. Tôi thấy chị ấy nặng lời quá. Chị ấy không hề để ý đến nỗ lực rao giảng phúc âm của tôi.

Sau đó, tôi bắt đầu nghĩ về thái độ của mình đối với bổn phận. Từ lâu, tôi đã lo rằng những người mới sẽ giỏi hơn tôi, và tôi không muốn để họ vượt qua mình. Để duy trì địa vị và có được sự tôn trọng của các anh chị em, tôi đã không chăm tưới tốt cho họ, nhất là đối với những người mới có tố chất tốt, tôi cũng không khích lệ họ thực hiện bổn phận. Tôi không hề hoàn thành trách nhiệm của mình. Tôi đã nghĩ đến những lời này của Đức Chúa Trời: “Một số người luôn sợ người khác giỏi hơn họ hoặc trên cơ họ, sợ những người khác sẽ được công nhận trong khi họ thì bị bỏ qua, và điều này khiến họ công kích, loại trừ người khác. Chẳng phải đây là đố kỵ với những người có tài sao? Chẳng phải như thế là ích kỷ và đê tiện hay sao? Đây là loại tâm tính gì? Đây là tính hiểm độc! Những người chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, những người chỉ thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của riêng mình mà không nghĩ đến người khác hay cân nhắc lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, là những người có tâm tính xấu và Đức Chúa Trời không yêu thương gì họ(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ngay lúc này, tất cả các ngươi đều thực hiện bổn phận toàn thời gian. Các ngươi không bị quản thúc và ràng buộc bởi gia đình, hôn nhân hay của cải. Các ngươi đã thoát ra khỏi những điều đó. Tuy nhiên, những quan niệm, tưởng tượng, kiến thức, những ý định và ham muốn cá nhân tràn ngập trong đầu các ngươi vẫn hoàn toàn nguyên vẹn. Vì vậy, khi nói đến bất cứ điều gì liên quan tới danh tiếng, địa vị hoặc cơ hội lộ diện – ví dụ như khi ngươi nghe nói rằng nhà Đức Chúa Trời lên kế hoạch bồi dưỡng nhiều loại cá nhân tài năng – thì mỗi người đều háo hức mong đợi trong lòng, mỗi người trong số các ngươi đều luôn muốn tạo dựng tên tuổi cho mình và được nổi bật. Tất cả các ngươi đều muốn tranh giành địa vị và danh dự. Ngươi xấu hổ về điều này nhưng không tranh giành thì lại không cam tâm. Ngươi cảm thấy ghen tị, thù hận và oán trách bất cứ khi nào thấy ai đó nổi bật và nghĩ rằng như thế không công bằng: ‘Tại sao mình không thể nổi bật? Tại sao những người khác luôn nhận được sự chú ý? Tại sao không bao giờ đến lượt mình?’ Và sau khi ngươi cảm thấy oán giận, ngươi cố kìm nén, nhưng ngươi không thể. Ngươi cầu nguyện với Đức Chúa Trời và cảm thấy tốt hơn một thời gian, nhưng khi gặp lại tình huống kiểu này, ngươi vẫn không thể vượt qua. Chẳng phải đây là biểu hiện của một vóc giạc chưa chín chắn sao? Khi người ta vướng vào những tình trạng như vậy, chẳng phải họ đã rơi vào bẫy của Sa-tan sao? Đây là những xiềng xích của bản tính bại hoại của Sa-tan trói buộc con người(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã phơi bày chính xác tình trạng của tôi. Tôi ghét thấy người khác giỏi hơn mình hay vượt qua mình. Khi gặp những người mới có khả năng nắm bắt tốt mọi việc và tố chất tốt, tôi sợ họ sẽ vượt qua mình và chiếm chỗ của mình, nên không muốn chăm tưới tốt cho họ, và không muốn lãnh đạo bồi dưỡng họ. Đặc biệt là khi làm việc với chị chấp sự phúc âm đó, khi thấy chị ấy rao giảng hiệu quả, luôn có thể đưa ra những đề xuất hay, và lãnh đạo cấp trên luôn tìm chị ấy để bàn công việc, tôi đã ghen tị và so sánh mình với chị ấy. Tôi muốn khiến lãnh đạo cấp trên chú ý đến mình qua việc rao giảng phúc âm. Tôi chỉ toàn nghĩ đến địa vị của mình và người khác đánh giá mình cao thế nào. Tôi không hề làm tròn trách nhiệm của một lãnh đạo. Tôi thấy rất xấu hổ. Ý định của Đức Chúa Trời là để tôi chăm tưới những người mới này để họ có thể đặt nền móng trên con đường thật, nhưng tôi lại không quan tâm đến ý muốn của Ngài, chỉ quan tâm đến danh tiếng và địa vị của mình, không siêng năng chăm tưới và hỗ trợ người mới, khiến họ không đi họp thường xuyên. Tôi đang hành ác! Tôi bắt đầu ngẫm lại mục đích của mình trong bổn phận. Tôi đang làm điều đó vì Đức Chúa Trời hay vì tư lợi? Nếu tôi đang cố làm Đức Chúa Trời hài lòng và quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thì tôi đã muốn đào tạo thêm nhiều người thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời rồi. Nhưng tôi đã không làm như vậy, mà lại ghen tị và đàn áp nhân tài, hy vọng lãnh đạo sẽ không để ý đến họ. Tôi nhận ra mình thực hiện bổn phận hoàn toàn là vì địa vị và tư lợi. Tôi thật quá ích kỷ!

Sau đó, sau khi một người chị em biết về tình trạng của tôi, chị ấy đã gửi cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Một số người tin Đức Chúa Trời nhưng không mưu cầu lẽ thật. Họ luôn sống theo xác thịt, ham mê những thú vui xác thịt, luôn thỏa mãn những ham muốn cá nhân của bản thân. Cho dù đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, họ cũng không bao giờ bước vào thực tế lẽ thật. Đây là dấu hiệu của việc làm Đức Chúa Trời nhục nhã. Ngươi nói: ‘Tôi chưa làm bất cứ điều gì chống đối Đức Chúa Trời. Sao tôi làm Ngài nhục nhã được chứ?’. Tất cả những tâm tư và ý niệm của ngươi đều tà ác. Những ý định, mục tiêu, động cơ đằng sau những việc ngươi làm và những hậu quả của các hành động của ngươi đều đang làm Sa-tan thỏa mãn, khiến ngươi là trò cười của nó và để nó nắm thóp ngươi. Ngươi không hề làm chứng như một Cơ Đốc nhân nên làm. Ngươi thuộc về Sa-tan. Ngươi làm ô danh Đức Chúa Trời trong mọi sự và ngươi không có chứng ngôn chân thật. Liệu Đức Chúa Trời có ghi nhớ những việc mà ngươi đã làm không? Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ rút ra kết luận gì về tất cả các hành động, hành vi và bổn phận mà ngươi đã thực hiện? Điều này có phải cần có một kết luận, một câu nói không? Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Jêsus phán: ‘Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? Nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? Và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!’ (Ma-thi-ơ 7:22-23). Tại sao Đức Chúa Jêsus lại phán như vậy? Tại sao rất nhiều người truyền đạo, đuổi quỷ và thực hiện nhiều phép lạ nhân danh Chúa lại trở thành kẻ hành ác? Đó là vì họ đã không tiếp nhận những lẽ thật Đức Chúa Jêsus bày tỏ, họ không tuân thủ các điều răn của Ngài và lòng họ không yêu lẽ thật. Họ chỉ muốn mượn công việc, việc chịu khổ và trả giá vì Chúa để đổi lấy phước lành của thiên quốc. Bằng cách này, họ đang trao đổi với Đức Chúa Trời, và họ đang lợi dụng Đức Chúa Trời và lừa gạt Đức Chúa Trời, vì vậy Đức Chúa Jêsus chán ngán họ, thù ghét họ và lên án họ là kẻ hành ác. Ngày nay, mọi người đang chấp nhận sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, nhưng một số người vẫn theo đuổi danh dự và địa vị, và luôn mong muốn bản thân nổi trội, luôn muốn làm lãnh đạo và chấp sự để đạt được danh dự, địa vị. Mặc dù tất cả bọn họ đều nói tin Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời, và họ từ bỏ, dâng mình vì Đức Chúa Trời, nhưng họ thực hiện bổn phận để đạt được danh lợi và địa vị, và họ luôn có những mưu đồ cá nhân. Họ không thuận phục hay trung thành với Đức Chúa Trời, họ có thể làm xằng làm bậy mà không hề tự phản tỉnh bản thân, và vì thế họ trở thành những kẻ hành ác. Đức Chúa Trời ghét bỏ những kẻ ác này, và Đức Chúa Trời không cứu rỗi họ(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc đoạn lời này của Đức Chúa Trời khiến tôi rất xúc động. Những kẻ hành ác mà Đức Chúa Trời nói đến không phải là những kẻ ngoại đạo, họ là những người tin vào Đức Chúa Trời. Họ đi theo Đức Chúa Trời, dâng mình cho Ngài, đi rao giảng phúc âm và công tác ở nhiều nơi khác nhau, chịu đựng gian khó, nhưng họ thực hiện bổn phận vì danh tiếng và địa vị của mình, để được người khác nể trọng, hay được tưởng thưởng và trao mão miện. Họ không thể trung thành với Đức Chúa Trời, không thể thực hành lẽ thật và vâng lời Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Jêsus đã phán: “Hỡi kẻ làm gian ác… hãy lui ra khỏi Ta!(Ma-thi-ơ 7:23). Tôi cũng giống y như những người rao giảng và làm công tác cho Chúa. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời được hai năm, bỏ học để thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, chịu khổ và trả giá, nhưng ý định của tôi không phải là để làm Đức Chúa Trời hài lòng. Tôi muốn là người giỏi nhất trong hội thánh, để các anh chị em và lãnh đạo đánh giá cao tôi, đó là lý do tôi đã cố gắng thể hiện bản thân. Tất cả những gì tôi làm đều là để thỏa mãn Sa-tan. Những việc làm của tôi không phải là việc lành, mà là việc ác. Tôi thực hiện bổn phận với ý định sai trái nên chỉ có thể khiến Đức Chúa Trời khinh miệt, và nếu cứ tiếp tục như thế, tôi chỉ có thể bị trừng phạt, vì Đức Chúa Trời không chấp thuận đức tin như thế. Đức Chúa Trời sẽ phán: “Lui ra khỏi Ta, Ta không biết ngươi!”. Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi muốn ăn năn và không ghen tị với các anh chị em của mình nữa, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xin Ngài dẫn dắt.

Sau đó, tôi có được dũng khí để cởi mở về sự bại hoại của mình với lãnh đạo cấp trên. Thay vì buộc tội tôi, lãnh đạo đã chia sẻ kinh nghiệm để giúp tôi. Lúc đó, chị ấy cũng gửi cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Là người lãnh đạo hội thánh, ngươi không chỉ cần học cách sử dụng lẽ thật để giải quyết vấn đề mà còn cần học cách phát hiện và bồi dưỡng người tài, những người mà ngươi tuyệt đối không được chèn ép hay ghen tị. Thực hành theo cách này có lợi cho công tác của hội thánh. Nếu ngươi có thể bồi dưỡng một vài người mưu cầu lẽ thật để hợp tác với ngươi và làm tròn mọi công việc, cuối cùng tất cả các ngươi đều có những chứng ngôn trải nghiệm, thì ngươi là một lãnh đạo chấp sự đạt tiêu chuẩn. Nếu ngươi có thể xử lý mọi việc phù hợp với nguyên tắc thì ngươi đã dâng lên lòng trung thành. … Nếu ngươi thực sự có thể quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời thì ngươi sẽ có thể đối xử công bằng với người khác. Nếu ngươi giới thiệu một người tốt và để cho họ được đào tạo và thực hiện bổn phận, nhà Đức Chúa Trời có thêm một người tài, thì chẳng phải công việc của ngươi sẽ dễ dàng hơn sao? Như vậy chẳng phải ngươi sẽ thể hiện lòng trung thành trong bổn phận của mình sao? Đó là một việc lành trước Đức Chúa Trời; đó là lương tâm và lý trí tối thiểu mà những người lãnh đạo phải có. Những ai có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành thì có thể chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời trong những việc họ làm. Khi ngươi chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, lòng ngươi sẽ đúng đắn. Nếu ngươi luôn làm mọi việc để cho người khác thấy, luôn muốn nhận được sự khen ngợi, ngưỡng mộ của người khác, nhưng ngươi không chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, thì trong lòng ngươi còn có Đức Chúa Trời không? Những người như thế không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Đừng lúc nào cũng làm mọi việc vì bản thân mình, và đừng lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, đừng chú ý đến thể diện, danh dự và địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, trước tiên hãy cân nhắc xem liệu có sự ô uế nào trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã dâng lên lòng trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Nếu ngươi cân nhắc về chúng thường xuyên và có thể cân nhắc rõ ràng về chúng, ngươi sẽ dễ dàng làm tròn bổn phận của mình hơn. Nếu ngươi có tố chất kém, nếu kinh nghiệm của ngươi còn ít ỏi hoặc nếu ngươi không thành thạo nghiệp vụ thì ngươi có thể mắc phải một số sai sót hoặc thiếu sót trong công việc, và ngươi có thể không có được hiệu quả tốt – nhưng ngươi đã làm hết sức mình rồi. Tất cả những gì ngươi làm không phải để thỏa mãn ham muốn cá nhân hay sở thích của ngươi. Thay vào đó, ngươi luôn cân nhắc đến công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Mặc dù ngươi thực hiện bổn phận không đạt được hiệu quả tốt, nhưng lòng ngươi đã đúng đắn; nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề trong việc thực hiện bổn phận nữa thì ngươi sẽ thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, và đồng thời, ngươi sẽ có thể bước vào thực tế lẽ thật. Có chứng ngôn nghĩa là như vậy đấy(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã nêu rõ các nguyên tắc thực hành. Điều quan trọng nhất là trước hết phải quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và đặt công tác của Đức Chúa Trời lên trên hết. Khi có thái độ đúng đắn, thì mới dễ làm tròn bổn phận hơn. Tôi cũng nhận ra rằng chúng ta tin vào Đức Chúa Trời và đi theo Ngài, chứ không đi theo người nào cả. Vì vậy phải quan tâm đến ý muốn của Ngài trong mọi sự, chứ không phải suy nghĩ của người khác. Nếu muốn làm Đức Chúa Trời hài lòng và là một lãnh đạo đủ tư cách, tôi phải từ bỏ địa vị và lợi ích, tìm những người mới có tài đáng được bồi dưỡng, để họ có thể bắt đầu bổn phận và tích lũy những việc lành. Chỉ có như vậy mới là tôi đang thực hiện bổn phận. Đức Chúa Trời công bằng với mỗi người chúng ta. Ngài không nhìn vào tố chất hay địa vị của chúng ta, mà xem xem liệu chúng ta có thể thực hành lẽ thật hay không. Nếu tôi thực hiện bổn phận theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của lẽ thật, luôn nghĩ cách làm việc để mang lại lợi ích cho công tác của hội thánh, thì dù tố chất của tôi kém, Đức Chúa Trời cũng sẽ khai sáng và dẫn dắt tôi làm tròn bổn phận. Sau khi hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi đã cầu nguyện với Ngài để ăn năn, thưa rằng tôi sẵn sàng phản bội xác thịt và thực hiện bổn phận để làm Ngài hài lòng.

Sau đó, khi chúng tôi tiếp nhận thêm nhiều người mới, lãnh đạo đã bảo tôi đào tạo thêm nhân sự chăm tưới. Tôi lại bắt đầu lo rằng những người mới mà tôi bồi dưỡng sẽ chiếm mất vị trí của mình, và rồi lãnh đạo sẽ không bồi dưỡng tôi nữa. Khi nghĩ như vậy, tôi nhận ra mình không nên quan tâm đến hình ảnh và địa vị của bản thân nữa, và phải quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nhớ lại những lời này của Ngài: “Là người lãnh đạo hội thánh, ngươi không chỉ cần học cách sử dụng lẽ thật để giải quyết vấn đề mà còn cần học cách phát hiện và bồi dưỡng người tài, những người mà ngươi tuyệt đối không được chèn ép hay ghen tị. Thực hành theo cách này có lợi cho công tác của hội thánh. Nếu ngươi có thể bồi dưỡng một vài người mưu cầu lẽ thật để hợp tác với ngươi và làm tròn mọi công việc, cuối cùng tất cả các ngươi đều có những chứng ngôn trải nghiệm, thì ngươi là một lãnh đạo chấp sự đạt tiêu chuẩn. Nếu ngươi có thể xử lý mọi việc phù hợp với nguyên tắc thì ngươi đã dâng lên lòng trung thành(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Là một lãnh đạo hội thánh, trách nhiệm của tôi là đào tạo người mới thực hiện bổn phận của họ. Hơn nữa, thực hiện bổn phận là trách nhiệm của tất cả những ai tin vào Đức Chúa Trời. Nếu có quá ít người hợp tác, thì giống như xe hơi mà không có bánh, và công tác của hội thánh sẽ bị đình trệ. Nếu tôi không đào tạo nhân sự, mà hiện lại có quá nhiều người tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, thì họ sẽ không được chăm tưới kịp thời, lối vào sự sống của họ sẽ bị tổn hại, và công tác của nhà Đức Chúa Trời cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sau đó, tôi đã chọn ra bốn người mới có khả năng nắm bắt tốt mọi việc, đào tạo họ thành trưởng nhóm, và để họ thay phiên chủ trì các cuộc họp nhóm. Tôi cũng nhắc nhở và giúp họ chăm tưới những người mới khác. Bằng cách phối hợp với họ, tôi có thêm nhiều thời gian tập trung vào công việc chung, và hiệu quả công việc của chúng tôi dần cải thiện. Tôi đã rất vui khi thấy những người mới tiến bộ và thực hiện bổn phận của mình. Tôi thấy thoải mái và đã hiểu hơn một chút về những lời này của Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán: “Nếu ngươi giới thiệu một người tốt và để cho họ được đào tạo và thực hiện bổn phận, nhà Đức Chúa Trời có thêm một người tài, thì chẳng phải công việc của ngươi sẽ dễ dàng hơn sao? Như vậy chẳng phải ngươi sẽ thể hiện lòng trung thành trong bổn phận của mình sao? Đó là một việc lành trước Đức Chúa Trời; đó là lương tâm và lý trí tối thiểu mà những người lãnh đạo phải có(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Việc tôi có được sự hiểu biết này và có được chút lối vào trong bổn phận đều là kết quả đạt được nhờ lời Đức Chúa Trời.

Trước: 87. Cộng sự không phải là đối thủ

Tiếp theo: 89. Những suy ngẫm về một “lãnh đạo tốt”

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger