2. Con đường để được làm tinh sạch

Bởi Allie, Hoa Kỳ

Tôi được làm phép báp-tem nhân danh Đức Chúa Jêsus vào năm 1990, và vào năm 1998, tôi đã trở thành một đồng sự trong hội thánh. Nhờ công tác và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, tôi có năng lượng vô tận để làm việc cho Chúa và tôi có thể thuyết giảng mãi không ngừng. Tôi thường giúp đỡ các anh chị em khi họ cảm thấy yếu đuối hay tiêu cực, tôi vẫn luôn kiên nhẫn và vị tha khi những người thân không tin của họ đối xử tệ với tôi. Tôi cảm thấy mình đã thay đổi rất nhiều từ khi trở thành một Cơ Đốc nhân. Nhưng vào đầu năm 2010, tôi không thể cảm nhận được sự dẫn dắt của Chúa nữa và không còn nhiều năng lượng cho công việc của mình. Tôi cứ mãi rao giảng những điều cũ mà không có bất kỳ sự khai sáng mới mẻ nào. Khi chồng hay con gái tôi làm điều gì mà tôi không thích, tôi không kìm nổi cơn giận và trách mắng họ. Tôi biết đó không phải là ý muốn của Chúa, và tôi đã cầu nguyện, xưng tội, và ăn năn, nhưng tôi không ngừng tái phạm, nóng vội và thiếu lòng vị tha. Điều này khiến tôi thật khổ sở. Tôi siêng năng đọc Kinh Thánh, ăn chay, và cầu nguyện để thoát khỏi cuộc sống chỉ toàn phạm tội và thú tội đó. Tôi đã tìm nhiều mục sư để giúp tôi tìm hiểu chuyện này, nhưng họ đều không thể giúp được.

Năm 2017, dù vẫn còn đang làm việc và rao giảng khắp nơi, nhưng tôi cảm thấy trống rỗng và khó chịu vì luôn phải sống trong tội lỗi, và cảm giác đó ngày càng trở nên nặng nề hơn. Một ngày nọ, chồng tôi hỏi tôi, “Dạo này em có vẻ chán nản. Có chuyện gì xảy ra à?” Để trả lời câu hỏi đó, tôi chia sẻ nỗi lo lắng của mình với anh ấy, tôi nói rằng, “Em đang nghĩ, em đã là một tín hữu suốt bao năm nay và là một người rao giảng, vậy sao em không thể ngừng sống trong tội lỗi? Em không thể cảm nhận sự hiện diện của Chúa. Như thể Ngài đã rời bỏ em. Em đã tin vào Chúa nhiều năm trời, đọc Kinh Thánh rất nhiều, và lắng nghe đường lối của Chúa rất nhiều. Em nhiều lần quyết tâm vác thập giá và chiến thắng bản thân, nhưng vẫn luôn bị tội lỗi trói buộc. Em dối trá vì lợi ích riêng và uy tín của mình, và không thể làm theo lời dạy ‘trong miệng chúng chẳng có lời nói dối nào hết’ (Khải Huyền 14:5). Em hiểu chính Chúa đã sắp đặt những trở ngại và sự tinh luyện mà em phải đối mặt nhưng em không thể ngừng trách móc và hiểu nhầm Ngài. Em không thể quy phục một cách vui vẻ. Em sợ là nếu vẫn tiếp tục sống trong tội lỗi thế này, thì khi Chúa đến, em sẽ không được vào vương quốc của Ngài!”

Anh ấy trả lời, “Sao em có thể nghĩ như thế nhỉ? Em phải có đức tin, em là một người rao giảng cơ mà! Không phải em luôn nói thế sao? Dù chúng ta sống trong tội lỗi và chưa thể thoát khỏi nó, nhưng Kinh Thánh có nói: ‘Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi’ (Rô-ma 10:9-10), và ‘Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu’ (Rô-ma 10:13). Chúng ta sống trong tội lỗi và chưa thoát khỏi nó nhưng tội lỗi của chúng ta được tha thứ. Chúng ta được nên công chính và được cứu rỗi bởi đức tin của mình. Chỉ cần tham dự lễ thờ phượng, đọc Kinh Thánh, vác thập giá và theo Chúa, thì chúng ta sẽ được vào vương quốc thiên đàng và được ban phước lành”. Tôi nói với anh ấy, “Em đã từng nghĩ thế, nhưng vừa rồi em đọc trong Phi-e-rơ 1:16, ‘Hãy nên thánh, vì Ta là thánh’ và trong Hê-bơ-rơ 12:14, ‘Nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Ðức Chúa Trời’. Chúng ta được cứu rỗi, nhưng vẫn luôn phạm tội và thú tội. Chúng ta chưa đạt được sự thánh khiết. Em lo liệu chúng ta có được vào vương quốc thiên đàng trong tình trạng thế này không?”

Sau khi nghe tôi nói vậy, anh ấy đồng ý với tôi và nói rằng hội thánh đã mời Mục sư Trần từ Hồng Kông và đề nghị tôi hỏi ông ấy về vấn đề này xem. Tôi suy tính mình phải làm rõ ràng điều này, không thể hồ đồ trong đức tin được, nếu không tôi sẽ vừa hại chính bản thân mình, vừa hại các anh chị em. Sau đó, tôi đã tìm hiểu về Mục sư Trần trên mạng , và trong những kết quả xuất hiện, tôi thấy trang web Phúc Âm Về Sự Hiện Xuống Của Vương Quốc. Tôi vào trang đó và thấy bị thu hút bởi một vài lời lẽ. “Con người đã nhận được nhiều ân điển, chẳng hạn như sự bình an và hạnh phúc của xác thịt, đức tin của một thành viên mang lại phước lành cho cả gia đình, chữa lành bệnh tật, v.v. Phần còn lại là những việc lành của con người và vẻ ngoài tin kính của họ; nếu ai có thể sống trên cơ sở của những điều này, thì họ được xem là một tín đồ có thể được chấp nhận. Chỉ những tín đồ thuộc loại này mới có thể bước vào thiên đàng sau khi chết, điều đó có nghĩa là họ đã được cứu rỗi. Nhưng, trong cuộc đời của mình, những người này đã không hiểu gì về con đường sự sống. Tất cả những gì họ đã làm là phạm tội rồi sau đó xưng tội trong một chu kỳ liên tục mà không có bất kỳ con đường nào để thay đổi tâm tính của họ: Đó là tình trạng của con người trong Thời đại Ân điển. Con người đã nhận được sự cứu rỗi hoàn toàn chưa? Chưa! Do đó, sau khi giai đoạn công tác đó đã kết thúc, vẫn còn công tác phán xét và hành phạt. Giai đoạn này là để làm cho con người tinh sạch thông qua lời, và từ đó cho họ một con đường để đi theo. Giai đoạn này sẽ không có kết quả hoặc ý nghĩa nếu nó tiếp tục với việc đuổi quỷ, vì nó sẽ không tiệt trừ được bản tính tội lỗi của con người, và con người sẽ đi vào bế tắc trước sự tha thứ cho tội lỗi của họ. Nhờ của lễ chuộc tội, con người đã được tha tội, vì công tác chịu đóng đinh đã kết thúc và Đức Chúa Trời đã đánh bại Sa-tan. Nhưng tâm tính bại hoại của con người vẫn còn trong họ, con người vẫn có thể phạm tội và chống lại Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời vẫn chưa thu phục được loài người. Đó là lý do tại sao trong giai đoạn công tác này, Đức Chúa Trời dùng lời để phơi bày tâm tính bại hoại của con người, khiến họ phải thực hành theo con đường đúng đắn. Giai đoạn này có ý nghĩa hơn giai đoạn trước, cũng như có hiệu quả hơn, vì bây giờ chính lời trực tiếp cung cấp cho sự sống của con người và cho phép tâm tính của con người được đổi mới hoàn toàn; đó là một giai đoạn công tác triệt để hơn nhiều. Do đó, sự nhập thể trong thời kỳ sau rốt đã hoàn tất ý nghĩa sự nhập thể của Đức Chúa Trời và hoàn thành trọn vẹn kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời cho việc cứu rỗi con người(Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc đoạn này tôi rất thích thú. Nó mô tả hoàn hảo tình trạng của những tín hữu chúng ta, và dù tôi không hoàn toàn hiểu nó tôi vẫn thấy có hy vọng trong đó. Tôi thấy, từ những lời này, tôi có thể tìm ra con đường để được làm tinh sạch và được biến đổi. Tôi chân thành tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã nghe lời cầu nguyện của tôi. Khi đọc tiếp, tôi cảm thấy toàn bộ lời lẽ đều được viết một cách kỳ diệu, tâm hồn cằn cỗi của tôi bỗng được chăm tưới và chăn dắt. Tôi tự hỏi không biết những người này có thể giải quyết khúc mắc của tôi không. Trên trang web đó có viết “Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại tin nhắn ở đây”, nên tôi đã không chần chừ gửi tin nhắn cho họ và cho họ số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của tôi.

Tôi nói với chồng về điều này và anh ấy nói cũng rất muốn tìm kiếm. Hôm sau các thành viên của Hội Thánh Đức Chúa Trời đã liên hệ với tôi. Chiều hôm đó, chúng tôi trò chuyện qua mạng, và tôi đã chia sẻ khúc mắc của mình. “Chúng ta đều đã đọc qua đoạn này trong Rô-ma, nói rằng ‘Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu’ (Rô-ma 10:9). Chúng ta nghĩ tội lỗi của mình được tha thứ bởi Đức Chúa Jêsus, nên chúng ta đã được cứu rỗi và sẽ bước vào vương quốc thiên đàng khi Ngài trở lại. Nhưng chúng ta vẫn sống trong tội lỗi, chúng ta không giữ được lời dạy của Chúa, không thoát được khỏi tội lỗi. Kinh Thánh nói rằng nếu không có sự thánh khiết, ta sẽ không thấy được Chúa. Tôi mơ hồ chỗ này: Liệu người phạm tội liên tục như tôi có được vào vương quốc hay không? Trên trang web của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng có nói rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện công tác phán xét và hành phạt vào thời kỳ sau rốt. Điều đó có liên quan đến việc thoát khỏi bản tính tội lỗi và bước vào vương quốc không?”

Anh Trần đã chia sẻ thông công này với chúng tôi: “Để hiểu điều này, trước tiên chúng ta phải biết ‘được cứu rỗi’ là gì. Cuối Thời đại Luật Pháp, con người đã dần trở nên xa rời khỏi Đức Chúa Trời và không còn kính sợ Ngài nữa. Vì không còn ai tuân thủ luật pháp và họ ngày càng phạm tội nhiều hơn, nên họ đều có nguy cơ bị lên án và xử tử. Đức Chúa Trời đích thân trở nên xác thịt và bị đóng đinh vào thập giá như một của lễ chuộc tội cho nhân loại, để cứu rỗi mọi người khỏi cái chết theo luật pháp. Ngài cứu chuộc toàn bộ nhân loại khỏi tội lỗi, nên toàn bộ những gì chúng ta phải làm là cầu nguyện nhân danh Đức Chúa Jêsus, thú tội và ăn năn với Ngài, và tội lỗi của chúng ta sẽ được tha thứ. Thế là ta có thể tận hưởng ân điển và phước lành Đức Chúa Trời ban cho mà không bị luật pháp lên án. Đây là ý nghĩa thật sự của việc ‘được cứu rỗi’ trong Thời đại Ân Điển. Như thế nghĩa là tội lỗi của chúng ta được tha thứ, nên chúng ta sẽ không bị lên án và bị xử tử theo pháp luật, và Đức Chúa Trời sẽ không thấy những tội lỗi đó nữa. Nhưng đó không có nghĩa là chúng ta không có tội lỗi, không phạm tội hay chống đối Đức Chúa Trời nữa. Được cứu rỗi không có nghĩa chúng ta không bại hoại hay đã được làm tinh sạch, và đặc biệt không có nghĩa chúng ta đủ tư cách bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Để được làm tinh sạch, chúng ta phải tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt”.

Tôi đã hiểu từ thông công của anh Trần rằng trong kinh thư Rô-ma, “được cứu rỗi” có nghĩa là tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus và không còn bị lên án hay bị xử tử theo luật pháp, nhưng vẫn chưa được làm tinh sạch. Tôi cảm thấy trong điều này có lẽ thật mình cần tìm kiếm.

Anh Trần tiếp tục đọc cho chúng tôi một vài đoạn trong lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Vào thời điểm đó, công tác của Jêsus là công tác cứu chuộc cả nhân loại. Tội lỗi của tất cả những ai tin vào Ngài đã được tha thứ; miễn là ngươi tin vào Ngài, Ngài sẽ cứu chuộc ngươi; nếu ngươi tin vào Ngài, ngươi không còn tội lỗi nữa, ngươi đã được giải thoát khỏi tội lỗi của mình. Điều này là ý nghĩa của việc được cứu, và được xưng công chính bởi đức tin. Tuy nhiên, trong những người tin, vẫn còn có sự dấy loạn và chống đối Đức Chúa Trời, và điều đó vẫn phải bị loại bỏ từ từ. Sự cứu rỗi không có nghĩa là con người đã được Jêsus hoàn toàn thu phục, mà có nghĩa là con người không còn tội lỗi nữa, họ đã được tha tội: Miễn là ngươi tin, thì ngươi sẽ không bao giờ còn tội lỗi nữa(Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Con người đã được tha tội, nhưng còn về việc chính xác làm thế nào con người được gột sạch những tâm tính Sa-tan bại hoại trong họ, thì công tác này vẫn chưa được thực hiện. Con người đã chỉ được cứu rỗi và được tha tội nhờ đức tin của mình, nhưng bản tính tội lỗi của con người đã không bị tiệt trừ mà vẫn còn trong họ. Những tội lỗi của con người đã được tha thứ thông qua Đức Chúa Trời nhập thể, nhưng điều này không có nghĩa là con người không còn tội lỗi trong mình nữa. Những tội lỗi của con người có thể được tha thứ thông qua của lễ chuộc tội, nhưng về việc làm sao con người có thể được làm cho không còn phạm tội nữa, và làm sao bản tính tội lỗi của họ có thể bị tiệt trừ hoàn toàn và được chuyển hóa, thì họ không có cách nào giải quyết được vấn đề này. Những tội lỗi của con người đã được tha thứ, và điều này là nhờ công tác chịu đóng đinh của Đức Chúa Trời, nhưng con người vẫn tiếp tục sống trong tâm tính Sa-tan bại hoại như cũ. Như vậy, con người phải được cứu rỗi hoàn toàn khỏi tâm tính Sa-tan bại hoại của mình, hầu cho bản tính tội lỗi của họ có thể bị tiệt trừ hoàn toàn, không bao giờ phát triển trở lại, theo đó cho phép tâm tính của con người được chuyển hóa. Điều này sẽ đòi hỏi con người phải nắm bắt được con đường phát triển trong sự sống, nắm bắt được con đường sự sống, và nắm bắt được cách thay đổi tâm tính của mình. Hơn nữa, nó sẽ đòi hỏi con người phải hành động theo con đường này, hầu cho tâm tính của họ có thể dần dần được thay đổi và họ có thể sống dưới sự chiếu soi của sự sáng, hầu cho mọi điều họ làm đều có thể phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, hầu cho họ có thể vứt bỏ tâm tính Sa-tan bại hoại của mình, và hầu cho họ có thể thoát khỏi ảnh hưởng bóng tối của Sa-tan, từ đó hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi. Chỉ khi đó con người mới nhận lãnh được sự cứu rỗi hoàn toàn(Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Mặc dù Jêsus đã làm nhiều công tác giữa con người, nhưng Ngài chỉ hoàn thành việc cứu chuộc toàn thể nhân loại và trở thành của lễ chuộc tội cho con người; Ngài vẫn chưa loại bỏ khỏi con người tất cả những tâm tính bại hoại của họ. Để hoàn toàn cứu rỗi con người khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, không chỉ cần Jêsus trở thành của lễ chuộc tội và gánh lấy những tội lỗi của con người, mà còn cần Đức Chúa Trời làm công tác vĩ đại hơn nữa để hoàn toàn loại bỏ khỏi con người tâm tính Sa-tan bại hoại của họ. Và vì thế, khi con người đã được tha thứ tội lỗi, Đức Chúa Trời đã trở lại xác thịt để dẫn dắt con người vào thời đại mới, và bắt đầu công tác của hình phạt và sự phán xét. Công tác này đã đưa con người vào một cõi cao hơn. Tất cả những ai quy phục dưới sự thống trị của Ngài sẽ được hưởng lẽ thật cao hơn và nhận lãnh những phước lành lớn hơn. Họ sẽ thực sự sống trong sự sáng, và họ sẽ đạt được lẽ thật, đường đi, và sự sống(Lời tựa, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Rồi anh Trần chia sẻ thông công này với chúng tôi: “Đức Chúa Trời phán rất rõ ràng về lý do cho công tác phán xét của Ngài vào thời kỳ sau rốt. Đức Chúa Jêsus chỉ thực hiện công tác cứu chuộc vào Thời đại Ân Điển, và dù Ngài đã tha thứ cho tội lỗi của chúng ta, bản tính tội lỗi của chúng ta thực sự ăn sâu và chúng ta vẫn còn tâm tính Sa-tan. Chúng ta dối trá và lừa gạt vì lợi ích riêng, chúng ta ganh tị và đầy căm ghét, chúng ta chạy theo xu thế vật chất, tham lam và vui sướng trong sự bất công. Nếu bản tính Sa-tan không được giải quyết, ta có thể phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi. Vả, tôi mọi không ở luôn trong nhà, mà con thì ở đó luôn(Giăng 8:34-35). Đức Chúa Trời là thánh khiết và tâm tính công chính của Ngài không cho phép sự xúc phạm. Sao Ngài có thể để những người liên tục phạm tội và chống đối Ngài bước vào vương quốc của Ngài được? Nên Đức Chúa Trời trở nên xác thịt một lần nữa vào thời kỳ sau rốt để hoàn toàn cứu rỗi nhân loại. Ngài bày tỏ lẽ thật để phán xét và làm tinh sạch con người dựa trên nền tảng công tác cứu chuộc để con người có thể hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi, được làm tinh sạch, và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Điều này ứng nghiệm với những lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus: ‘Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật(Giăng 16:12-13). ‘Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng(Giăng 12:48). Và trong 1 Phi-e-rơ nói rằng: ‘Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời(1 Phi-rơ 4:17). Nếu chúng ta cứ bám vào công tác cứu chuộc của Thời đại Ân Điển mà không tiếp nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt, thì nguồn gốc tội lỗi của chúng ta sẽ không bao giờ được giải quyết. Tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt là cách duy nhất để ta được làm tinh sạch khỏi sự bại hoại và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời”.

Nghe thông công của anh Trần, lòng tôi bừng sáng. Hèn gì tôi không ngừng phạm tội dù có cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, hay cố gắng kiểm soát bản thân thế nào đi nữa. Đó là vì tội lỗi của tôi chưa được giải quyết tận gốc. Tôi chưa nếm trải công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt! Công tác phán xét của Đức Chúa Trời làm tinh sạch, thay đổi, và hoàn toàn cứu rỗi mọi người như thế nào? Tôi đã hỏi anh ấy điều này một cách tha thiết.

Anh ấy đọc một đoạn nữa trong lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng cho chúng tôi: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt dùng nhiều lẽ thật khác nhau để dạy dỗ con người, để phơi bày bản chất của con người, và để mổ xẻ những lời nói và hành động của con người. Những lời này bao gồm nhiều phương diện của lẽ thật, chẳng hạn như bổn phận của con người, con người nên vâng lời Đức Chúa Trời như thế nào, con người nên trung thành với Đức Chúa Trời ra sao, con người phải sống trọn nhân tính bình thường, cũng như sự khôn ngoan và tâm tính của Đức Chúa Trời như thế nào, v.v. Tất cả những lời này đều nhắm vào bản chất của con người và tâm tính bại hoại của họ. Cụ thể, những lời vạch trần cách con người hắt hủi Đức Chúa Trời, được phán ra liên quan đến việc con người là hiện thân của Sa-tan và là một thế lực thù địch chống lại Đức Chúa Trời như thế nào. Trong quá trình thực hiện công tác phán xét của mình, Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản làm rõ bản tính của con người bằng một vài lời; Ngài phơi bày, xử lý và tỉa sửa qua thời gian dài. Tất cả những phương pháp phơi bày, xử lý và tỉa sửa khác nhau này không thể được thay thế bằng những lời thông thường, mà phải bằng lẽ thật con người tuyệt đối không bao giờ có. Chỉ có những phương pháp như thế này mới có thể được gọi là sự phán xét; chỉ thông qua kiểu phán xét này thì con người mới có thể bị khuất phục và hoàn toàn bị thuyết phục về Đức Chúa Trời, và hơn nữa mới có được kiến thức thực sự về Đức Chúa Trời. Điều mà công tác phán xét mang lại là sự hiểu biết của con người về diện mạo thật của Đức Chúa Trời và sự thật về sự phản nghịch của chính mình. Công tác phán xét cho phép con người đạt được nhiều hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời, về mục đích công tác của Đức Chúa Trời, và về những lẽ mầu nhiệm mà họ không thể hiểu được. Nó cũng cho phép con người nhận ra và biết được thực chất bại hoại và nguồn gốc sự bại hoại của mình, cũng như khám phá ra sự xấu xa của con người. Những tác dụng này đều do công tác phán xét mang lại, vì thực chất của công tác này thực ra là công tác mở ra lẽ thật, đường đi và sự sống của Đức Chúa Trời cho tất cả những ai có đức tin vào Ngài. Công tác này là công tác phán xét được thực hiện bởi Đức Chúa Trời(Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Rồi anh Trần tiếp tục thông công với chúng tôi. “Vào thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời chủ yếu bày tỏ lẽ thật để phán xét và làm tinh sạch con người. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã bày tỏ toàn bộ lẽ thật làm tinh sạch và hoàn toàn cứu rỗi nhân loại, tiết lộ những lẽ nhiệm mầu trong kế hoạch cứu rỗi nhân loại của Ngài, phơi bày nguồn gốc tà ác và tăm tối trong thế giới này, cách Sa-tan làm bại hoại con người và cách Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, lẽ thật trong sự bại hoại của con người do Sa-tan gây ra, bản tính Sa-tan phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời của con người, và những tâm tính Sa-tan khác nhau của họ, cách con người được làm tinh sạch qua sự phán xét, hành phạt, thử luyện, và tinh luyện của lời Đức Chúa Trời, và nhiều nữa. Sau khi trải qua sự phán xét và hành phạt của lời Đức Chúa Trời trong vài năm, chúng tôi cảm thấy những lời của Đức Chúa Trời phán xét và phơi bày nhân loại giống như lưỡi gươm sắc bén, phơi bày sự phản nghịch, bại hoại, và động cơ sai trái của chúng ta, và chỉ ra cho chúng ta thấy mình đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc như thế nào. Chúng ta đầy rẫy tâm tính Sa-tan, chẳng hạn như kiêu ngạo, dối trá, ương ngạnh, tà ác và hung ác, không hề có điểm nào giống con người. Kể cả nếu có hy sinh trong đức tin, chúng ta làm vậy chỉ để được ban phước lành và được vào vương quốc thiên đàng. Chúng ta làm vậy chỉ để thỏa thuận với Đức Chúa Trời nhằm nhận được ân điển và phước lành. Chúng ta không làm vậy để vâng phục và làm Ngài hài lòng. Khi tai họa ập đến, hay chúng ta gặp phải những khó khăn khác, chúng ta trách móc Đức Chúa Trời và không thực sự quy phục Ngài. Nếu chúng ta có tố chất, tài năng hay thành tựu khi hoàn thành bổn phận, chúng ta khoe khoang để người khác ngưỡng mộ, và thậm chí ngạo mạn lên giọng mắng người khác. Khi những lời và công tác của Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm của ta, ta liền phán xét và chống đối Đức Chúa Trời. Chúng ta không kính sợ Đức Chúa Trời. Khi bị những sự thật và lời của Đức Chúa Trời phơi bày, chúng ta thấy hổ thẹn, không biết trốn vào đâu. Chúng ta thật sự ăn năn và căm ghét bản thân và không muốn sống bằng tâm tính Sa-tan bại hoại nữa. Chúng ta cũng hiểu được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời và càng thêm tôn kính Ngài. Chúng ta sẵn sàng tiếp nhận và quy phục sự phán xét và hành phạt của Đức Chúa Trời, và thực hành lẽ thật để loại bỏ sự bại hoại. Tâm tính sự sống của chúng ta dần dần bắt đầu thay đổi. Toàn bộ những điều này sẽ đạt được nhờ nếm trải sự phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt”.

Nghe mối thông công của anh ấy thật sự khiến tôi xúc động. Tôi đã thấy công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt ý nghĩa như thế nào, cách Ngài bày tỏ lẽ thật để phán xét và phơi bày con người theo những cách thực tế ra sao. Toàn bộ là để làm tinh sạch và hoàn toàn cứu rỗi chúng ta. Tâm tính bại hoại của ta sẽ không bao giờ được làm tinh sạch nếu không nếm trải công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt và ta sẽ hoàn toàn không đủ tư cách vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Sau vài ngày thông công, tôi đã chắc chắn rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Jêsus đã trở lại và lời của Ngài là những gì Đức Thánh Linh nói với các hội thánh. Tôi đã không chần chừ tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Suốt bao năm làm một tín hữu, tôi đã bị trói buộc và sống trong tội lỗi, nhưng bây giờ, cuối cùng tôi cũng tìm ra con đường tới sự tinh sạch và cứu rỗi hoàn toàn. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Trước: 1. Sự phán xét là chìa khóa vào vương quốc thiên đàng

Tiếp theo: 3. Ánh Sáng Của Sự Phán Xét

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger