74. Học cách quy phục thông qua gian khổ

Bởi Lý Dương, Trung Quốc

Đầu năm 2008, hồi con trai tôi được sáu tuổi, một ngày nọ tôi phát hiện sau tai thằng bé có một cục u. Tôi đã đưa nó đến bệnh viện để kiểm tra và bác sĩ nói đó là một khối u, một loại khối u phá hủy xương. Nó chưa nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng chẳng có phương án điều trị hiệu quả nào, và ông nói chỗ đó rất đau vì mỗi lần nó bùng phát là con trai tôi lại phải phẫu thuật để loại bỏ chỗ xương bị nhiễm trùng. Nếu không, tính mạng của thằng bé có thể gặp nguy hiểm. Nghe bác sĩ nói vậy, tôi thực sự rất sốc. Tôi rất đau lòng. Lúc đó tôi chỉ mới theo đạo và tôi nghĩ vì tôi tin vào Đức Chúa Trời, nên Ngài phải là chỗ dựa của tôi. Tôi tự động viên mình phải giữ vững đức tin. Tôi tin rằng chỉ cần mình dựa vào Đức Chúa Trời, con trai tôi chắc chắn sẽ khỏi bệnh. Cuộc phẫu thuật của con tôi cuối cùng đã thành công và nó phục hồi rất nhanh. Chỉ sau ba ngày, nó đã chạy khắp tòa nhà và xuất viện sau một tuần. Sau đó, tôi cảm thấy có động lực để càng tin vào Đức Chúa Trời. Tôi đã vui vẻ chấp nhận mọi nhiệm vụ mà hội thánh giao phó và luôn thực hiện bổn phận bất kể nắng mưa. Gia đình tôi không hiểu và người thân cũng luôn bàn tán sau lưng tôi, nhưng tôi chẳng bận tâm. Tôi cảm thấy chỉ cần mình tiếp tục công tác chăm chỉ và dâng mình, chắc chắn tôi sẽ được Đức Chúa Trời ban phước.

Một ngày nọ, con trai ôm hông bước đến chỗ tôi, nói rằng nó bị đau. Thấy vẻ mặt đau đớn của nó, tôi có linh cảm xấu. Tôi lập tức vén áo thằng bé lên và thấy một khối u đúng chỗ mà nó kêu đau. Khi tôi chạm nhẹ vào thì thằng bé la đau. Tôi biết bệnh của nó lại tái phát. Tôi nhanh chóng đến thẳng bệnh viện. Xét nghiệm khẳng định rằng căn bệnh của nó đã tái phát. Tôi bất giác nhớ đến cảnh, cả người thằng bé được gắn đầy các loại ống sau cuộc phẫu thuật đầu tiên. Lúc đó trông nó rất yếu, còn tôi thì vô cùng đau khổ. Tôi không thể chịu đựng nổi khi nghĩ đến nỗi đau đớn mà nó sẽ phải trải qua lần này. Hễ cứ nghĩ đến chuyện nó phải chịu khổ quá nhiều ở độ tuổi đó, tôi lại thấy lo lắng đến nỗi mất ăn mất ngủ. Thật lòng tôi chỉ ước gì mình có thể bị bệnh và chịu đau thay cho nó. Và tôi không hiểu tại sao Đức Chúa Trời lại không dõi theo và bảo vệ gia đình tôi, dù tôi đã làm việc chăm chỉ cho Ngài kể từ khi trở thành một tín hữu. Vào đúng ngày hôm đó, có một chị trong làng đến thăm tôi, và nhờ chị thông công, tôi đã nhận ra rằng việc con trai tôi trở bệnh là điều Đức Chúa Trời đang cho phép diễn ra. Tôi phải cầu nguyện và dựa vào Đức Chúa Trời, làm chứng cho Đức Chúa Trời dựa trên đức tin của mình, và luôn vững vàng trong việc thực hiện bổn phận của mình. Tôi tiếp tục đi họp mặt và thậm chí còn hăng hái thực hiện bổn phận nhiều hơn. Trong các buổi họp mặt, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này của mình với các anh chị em. Họ ngưỡng mộ tôi vì sự trung tín. Nghe họ khen như vậy, tôi càng cảm thấy chắc chắn rằng mình đang đứng ra làm chứng cho Đức Chúa Trời và Ngài chắc chắn sẽ ban phước cho con trai tôi.

Sau đó bệnh của con tôi lại tái phát lần thứ năm. Bác sĩ nói rằng thằng bé phát bệnh quá nhiều và gần như cứ khoảng sáu tháng một lần, nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ông đề nghị điều trị bằng hóa trị và xạ trị để xem có hiệu quả không. Khi nghe thấy vậy, lòng tôi hoàn toàn suy sụp. Tôi đau đớn đến nỗi bắt đầu nói lý với Đức Chúa Trời: “Ngày nào con cũng công tác chăm chỉ, không ngại nắng mưa, và dù ai có phán xét hay công kích gì, con cũng chưa từng phủ nhận Ngài. Con vẫn tiếp tục thực hiện bổn phận. Tại sao Ngài lại không bảo vệ con trai con?” Tôi cũng tỏ ra rất bất bình. Tôi vẫn đi họp và thực hiện bổn phận, nhưng lòng lại ngày càng xa cách Đức Chúa Trời. Tôi thường ôm sách về lời Đức Chúa Trời, nhưng lại thất thần nhìn vào hư không. Thực sự tôi đang rất đau lòng. Tôi trút hết nỗi lòng với Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ơi, con đang vô cùng đau khổ. Con biết mình không nên trách móc Ngài vì vấn đề sức khỏe của con trai con, nhưng con không hiểu nổi ý muốn của Ngài, cũng không biết làm cách nào để vượt qua chuyện này. Đức Chúa Trời ơi, xin hãy dẫn dắt con hiểu ý muốn của Ngài”. Sau khi cầu nguyện, tôi đã nghĩ đến những lời này của Đức Chúa Trời: “Giả sử Đức Chúa Trời đã loại bỏ Gióp sau khi Gióp làm chứng cho Ngài: khi ấy Đức Chúa Trời cũng đã công chính”. Ngay sau đó tôi tìm thấy bài thánh ca này về lời Đức Chúa Trời: “Công chính không có nghĩa là công bằng hoặc hợp lý; đó không phải là chủ nghĩa quân bình, hay vấn đề phân bổ cho ngươi những gì ngươi xứng đáng tương ứng với lượng công việc ngươi đã hoàn thành, hoặc trả ngươi cho bất cứ công việc nào ngươi đã làm, hoặc ghi nhận về những nỗ lực ngươi bỏ ra. Đây không phải là sự công chính. Giả sử Đức Chúa Trời đã loại bỏ Gióp sau khi Gióp làm chứng cho Ngài: khi ấy Đức Chúa Trời cũng đã công chính. Tại sao gọi đây là sự công chính? Theo quan điểm của con người, nếu điều gì đó phù hợp với quan niệm của mọi người, thì rất dễ dàng để họ nói rằng Đức Chúa Trời là công chính; tuy nhiên, nếu họ không thấy điều đó phù hợp với quan niệm của họ – nếu đó là điều mà họ không thể hiểu được – thì sẽ khó để họ nói rằng Đức Chúa Trời là công chính. Bản chất của Đức Chúa Trời là sự công chính. Mặc dù không dễ dàng hiểu được những gì Ngài làm, nhưng tất thảy những gì Ngài làm là công chính; chỉ đơn giản là mọi người không hiểu. Khi Đức Chúa Trời giao Phi-e-rơ cho Sa-tan, Phi-e-rơ đã phản ứng lại thế nào? ‘Nhân loại không thể hiểu được những gì Ngài làm, nhưng tất thảy những gì Ngài làm đều chứa đựng ý tốt của Ngài; tất thảy đều có sự công chính trong đó. Làm sao tôi có thể không thốt lên lời khen ngợi cho những việc làm khôn ngoan của Ngài?’ Mọi việc Đức Chúa Trời làm đều công chính. Mặc dù có thể ngươi không thể hiểu thấu điều đó, nhưng ngươi không nên tự ý phán xét. Nếu điều gì đó mà Ngài làm có vẻ đối với ngươi là không hợp lý, hoặc nếu ngươi có bất kỳ quan niệm nào về điều đó, và nó khiến ngươi cho rằng Ngài không công chính, thì ngươi đang là kẻ vô lý nhất. Ngươi biết rằng Phi-e-rơ thấy một số điều không thể hiểu được, nhưng ông chắc chắn rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời có hiện diện và ý tốt của Ngài có trong những điều đó. Con người không thể hiểu thấu mọi thứ; có quá nhiều thứ mà họ không thể nắm bắt được. Vì vậy, để biết tâm tính của Đức Chúa Trời không phải là một điều dễ dàng(“Mọi điều Đức Chúa Trời làm đều công chính” Theo Chiên Con và hát những bài ca mới). Tôi cứ nhẩm đi nhẩm lại lời Đức Chúa Trời trong đầu, và thấy lòng như bừng sáng. Sự công chính của Đức Chúa Trời không phải là công bằng và hợp lý hay bình đẳng như tôi nghĩ, và không phải cứ làm là sẽ được đền bù, nhận lại những gì đã bỏ ra. Con người không thể hiểu được việc làm của Đức Chúa Trời, nhưng bất kể Ngài làm gì hay đối xử với ai như thế nào, cũng đều rất công chính. Mọi việc Ngài làm đều có sự khôn ngoan. Đó là vì thực chất công chính của Ngài. Tôi nhận ra rằng mình đã không hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Tôi đã có quan niệm rằng vì tôi tin vào Đức Chúa Trời nên Ngài sẽ coi sóc cho tôi; vì tôi dâng mình cho Ngài, nên Ngài sẽ làm tôi thỏa nguyện về mọi mặt và con đường của tôi được suôn sẻ. Tôi tưởng rằng vì tôi tin vào Đức Chúa Trời, nên cả gia đình tôi sẽ được ban phước. Chẳng phải tôi đang cố đổi chác với Đức Chúa Trời sao?

Nghĩ thế, tôi đã mở cuốn sách về lời Đức Chúa Trời của mình ra và đọc được đoạn này: “Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta cho ngươi con đường mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi cuộc đời con người thực sự, nhưng ngươi không theo đuổi. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không tìm kiếm cuộc sống con người, chúng không tìm kiếm việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì? Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và phóng túng, và ngươi không theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào; chẳng phải cuộc sống của ngươi hèn mọn nhất trong muôn loài? Các ngươi có dám mặt dày mày dạn để nhìn vào Đức Chúa Trời không? Nếu các ngươi tiếp tục sống như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao?(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời vạch trần mọi động cơ và hy vọng phi lý của tôi trong đức tin. Mỗi câu hỏi của Đức Chúa Trời đều khiến tôi chẳng biết giấu mặt vào đâu. Nghĩ lại thì ngay từ đầu tôi theo đạo chỉ vì muốn có được phước lành. Tôi tưởng rằng bằng cách dâng mình trong đức tin, Đức Chúa Trời sẽ ban cho gia đình tôi cuộc sống bình yên và con trai tôi sức khỏe. Đó là lý do tôi tiếp tục thực hiện bổn phận dù cho gia đình và bạn bè có nói xấu tôi thế nào. Khi bệnh tình của con tôi lại tái phát, tôi nghĩ đó là Đức Chúa Trời đang thử tôi để xem liệu tôi có đức tin chân chính nơi Ngài không. Tôi tưởng rằng chỉ cần mình chịu được khổ đau và đứng ra làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì Ngài chắc chắn sẽ ban phước cho tôi và con trai tôi sẽ khá hơn. Vì vậy khi thằng bé lại bị bệnh và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, hy vọng nhận được phước lành và ân điển của tôi đã lập tức vụt tắt. Tôi bắt đầu phàn nàn và nói lý với Đức Chúa Trời, trách móc Ngài không công bằng. Tôi thậm chí còn đánh mất động lực thực hiện bổn phận. Chính sự phán xét và mặc khải trong lời Đức Chúa Trời đã cho thấy rằng mọi nỗ lực của tôi chỉ là để đổi lại phước lành từ Đức Chúa Trời. Đó chẳng qua là để đổi chác với Ngài, lừa dối Ngài. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục khi đối mặt với thực tế và thấy rằng Đức Chúa Trời rất thánh khiết và công chính. Ngài có thể nhìn thấu tâm can chúng ta. Nếu không nhờ những tình huống như thế này, hết lần này đến lần khác, tôi sẽ không nhận ra đức tin của mình đã bị vấy bẩn và có quan niêm sai lầm khi theo đạo, và vẫn sẽ bị lầm đường lạc lối bởi hành vi tử tế bề ngoài của mình. Tôi vẫn sẽ nghĩ rằng mình rất thành kính và đang đứng ra làm chứng cho Đức Chúa Trời. Tôi thấy mình chẳng hiểu gì về bản thân cả.

Sau đó, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Đối mặt với tình trạng của con người và thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã thực hiện một công tác mới, cho phép con người sở hữu cả sự hiểu biết về Ngài và sự vâng phục Ngài, cũng như cả tình yêu thương và lời chứng. Vì vậy, con người phải trải qua sự tinh luyện của Đức Chúa Trời đối với mình cũng như sự phán xét của Ngài, sự xử lý và việc tỉa sửa của Ngài với mình, không có những việc đó con người sẽ không bao giờ biết đến Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể thực sự yêu mến và làm chứng cho Ngài. Việc tinh luyện của Đức Chúa Trời đối với con người không chỉ đơn thuần là vì tác động một mặt, mà là vì tác động nhiều mặt. Chỉ bằng cách này mà Đức Chúa Trời thực hiện công tác tinh luyện trong những người sẵn sàng tìm kiếm lẽ thật hầu cho lòng quyết tâm và tình yêu của họ được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Đối với những ai sẵn sàng tìm kiếm lẽ thật và những ai khao khát Đức Chúa Trời thì không gì có ý nghĩa hơn, hoặc là giúp ích lớn lao hơn sự tinh luyện như thế này. Con người không dễ dàng nhận biết hay hiểu được tâm tính của Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời cuối cùng vẫn là Đức Chúa Trời. Cuối cùng, Đức Chúa Trời không thể có cùng tâm tính với con người và vì thế con người không dễ dàng nhận biết được tâm tính của Ngài. Lẽ thật vốn không thuộc sở hữu của con người và những ai đã bị Sa-tan làm bại hoại không dễ dàng hiểu được lẽ thật; con người không có lẽ thật và quyết tâm thực hành lẽ thật, và nếu họ không chịu đựng đau khổ và không được tinh luyện hay phán xét, thì lòng quyết tâm của họ không bao giờ được trở nên hoàn thiện. Đối với tất cả mọi người, sự tinh luyện rất là đau đớn và rất khó chấp nhận – tuy nhiên, chính trong quá trình tinh luyện mà Đức Chúa Trời khiến con người hiểu rõ hơn về tâm tính công chính của Ngài, Ngài công khai các yêu cầu của Ngài đối với con người, ban cho nhiều sự khai sáng hơn cùng nhiều sự tỉa sửa và xử lý thực tế; qua việc so sánh giữa thực tế và lẽ thật, Ngài ban cho con người sự hiểu biết lớn lao hơn về chính bản thân và lẽ thật, và ban cho con người sự thông hiểu lớn lao hơn về ý muốn của Đức Chúa Trời, từ đó cho phép con người có một tình yêu thật hơn và thuần khiết hơn đối với Đức Chúa Trời. Đây là những mục đích của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện sự tinh luyện(Chỉ bằng cách trải qua sự tinh luyện con người mới có thể sở hữu tình yêu thật sự, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng Ngài thử thách và tinh luyện chúng ta, và sắp đặt cho chúng ta trải nghiệm những hoàn cảnh gian khổ để vạch trần và làm tinh sạch chúng ta để ta có thể thấy lẽ thật về sự bại hoại của bản thân do Sa-tan gây ra và hiểu được những tâm tính bại hoại cũng như sự giả dối của mình khi theo đạo. Sau đó ta có thể theo đuổi lẽ thật, được làm cho tinh sạch và thay đổi, cũng như có được đức tin đích thực nơi Đức Chúa Trời và sự quy phục. Cuối cùng, ta có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Việc con trai tôi liên tục bị bệnh, hoàn toàn tỏ lộ động lực để đạt được phước lành mà tôi đang ấp ủ. Khi nghiệm lại bản thân, tôi nhận ra mình đang tìm mọi cách để có được phước lành từ Đức Chúa Trời. Tôi có vẻ rất nhiệt tình và tập trung tu đạo, nhưng đằng sau đó chính là động cơ đáng khinh của tôi. Tôi đã bị chất độc “Người không vì mình, trời tru đất diệt” của Sa-tan kiểm soát. Làm gì tôi cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước và khi mất hết hy vọng, tôi đã chống đối Đức Chúa Trời và muốn đòi nợ Ngài. Tôi đã thể hiện mọi sự xấu xí. Tôi thực sự quá ích kỷ và đáng khinh! Đó mà là tin vào Đức Chúa Trời sao? Tôi chỉ đang chống đối và cố lừa gạt Ngài. Khi nhận ra điều này, tôi đã phủ phục trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Tôi nói: “Lạy Đức Chúa Trời, suốt những năm qua con đã lừa dối Ngài, mục đích luôn là để đạt được phước lành. Con đã cố đổi chác với Ngài mọi lúc mọi nơi và hoàn toàn thiếu chân thành. Con quá ích kỷ và đáng khinh, cũng như thiếu nhân tính! Con sẽ sẵn sàng từ bỏ mục đích đạt được phước lành của mình, đặt con trai vào tay Ngài, vâng phục sự sắp đặt và an bài của Ngài. Con sẽ không phàn nàn gì nữa!” Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm và bình an.

Sau đó có lần khi tôi ra ngoại thành để thực hiện bổn phận, chồng tôi đã gọi điện nói rằng bệnh của con tôi đã di căn. Đầu, lưng và cổ thằng bé đều có các khối u, không còn hy vọng kiểm soát được nữa. Sau khi nghe anh ấy nói vậy, tôi đã chết lặng một hồi lâu. Tôi không thể chịu được khi nghĩ đến tình trạng của con mình và thật sự không thể đối mặt với thực tại. Tôi đã liên tục cầu khẩn Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đang vô cùng yếu đuối. Xin hãy khai sáng và giúp con hiểu ý muốn của Ngài”. Sau khi cầu nguyện, tôi đã đọc được đoạn này trong những lời của Đức Chúa Trời: “Đối với con người, Đức Chúa Trời làm nhiều điều không thể thấu hiểu được và thậm chí không thể tin được. Khi Đức Chúa Trời muốn bố trí ai đó, sự bố trí này thường mâu thuẫn với những quan niệm của con người và không thể hiểu được đối với họ, nhưng chính sự trái nghịch và không thể hiểu thấu này là sự thử luyện và kiểm tra của Đức Chúa Trời đối với con người. Trong khi đó, Áp-ra-ham có thể minh chứng sự vâng phục Đức Chúa Trời bên trong bản thân ông, là điều kiện cơ bản nhất cho việc ông có thể đáp ứng yêu cầu của Đức Chúa Trời. … Mặc dù, trong những bối cảnh khác nhau, Đức Chúa Trời dùng những cách khác nhau để kiểm tra mỗi người, nhưng ở Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã thấy điều Ngài muốn, Ngài đã thấy rằng tấm lòng của Áp-ra-ham là thật, và rằng sự vâng phục của ông là vô điều kiện. Chính sự ‘vô điều kiện’ này là điều Đức Chúa Trời mong muốn. Người ta thường nói: ‘Tôi đã dâng cái này, tôi đã kiêng cái nọ – tại sao Đức Chúa Trời vẫn không thỏa mãn với tôi? Tại sao Ngài cứ bắt tôi chịu thử luyện? Tại sao Ngài cứ kiểm tra tôi?’ Điều này minh chứng một thực tế: Đức Chúa Trời chưa thấy tấm lòng của ngươi, và chưa thu phục được lòng ngươi. Nói vậy nghĩa là, Ngài chưa thấy được sự chân thành như khi Áp-ra-ham có thể giơ dao lên để giết con trai bằng chính tay mình và dâng con cho Đức Chúa Trời. Ngài chưa thấy sự vâng phục vô điều kiện của ngươi, và chưa được an ủi bởi ngươi. Vậy thì, cũng là tự nhiên khi Đức Chúa Trời cứ thử luyện ngươi(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi cứ mãi nghĩ về những lời này. Khi Áp-ra-ham dâng đứa con trai duy nhất của mình cho Đức Chúa Trời, ông đã không đòi hỏi gì cho riêng mình, hay tranh cãi gì. Ông biết chắc rằng con mình là do Đức Chúa Trời ban và khi Ngài lấy lại thì cũng là điều đúng đắn và hợp lý. Đó chính là kiểu lương tâm và lý trí mà một loài thọ tạo nên có. Mặc dù ông rất đau đớn, nhưng vẫn có thể vâng phục yêu cầu của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, ông thực sự đã cầm dao giết con trai mình. Điều đó cho thấy đức tin và sự vâng phục của ông đối với Đức Chúa Trời là chân thành và có thể chịu đựng được thử thách thực sự. Nhưng rồi đến lượt tôi. Tôi nói rằng mình sẵn sàng vâng phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời và giao phó con trai cho Ngài, nhưng trong lòng tôi vẫn có những đòi hỏi của mình. Đặc biệt là khi nghe tin tình trạng của thằng bé đã tồi tệ hơn và không thể chữa được, đối mặt với nỗi đau có thể mất con, tôi phát hiện mình vẫn có những đòi hỏi trong lòng. Dù không nói ra, nhưng trong thâm tâm tôi muốn xin Đức Chúa Trời chữa lành cho nó. Tôi nhận ra mình rất vô lý và chẳng hề vâng lời Đức Chúa Trời gì cả. Sự thật là con trai tôi không phải là tài sản của riêng tôi. Đức Chúa Trời đã thổi sức sống vào nó. Thân xác tôi chỉ là vật trung gian để thằng bé được sinh ra. Toàn bộ cuộc đời nó đã được Đức Chúa Trời sắp đặt từ lâu. Ngài đã định trước cuộc đời nó sẽ phải chịu bao nhiêu đau khổ hay nghịch cảnh. Tôi phải vâng phục sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Nghĩ vậy, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con trai con không thuộc về con. Dù Ngài sẽ mang nó đi hay không, con biết Ngài đều có ý tốt. Con sẽ sẵn lòng vâng phục và đặt mạng sống con trai mình vào tay Ngài. Con sẽ không phàn nàn, dù Ngài có làm gì đi nữa”. Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy nỗi đau dịu đi. Chớp mắt một tháng đã trôi qua. Một ngày nọ sau khi đi họp mặt về, chồng tôi đã phấn khích gọi báo với tôi rằng mọi khối u của con trai tôi đã biến mất. Kết quả chụp CT tại bệnh viện đã xác nhận điều này. Khi hay tin, tôi xúc động đến rơi nước mắt. Tôi liên tục thầm thốt lên: “Tạ ơn Đức Chúa Trời!” Trải nghiệm cụ thể này thực sự đã cho tôi thấy quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời và cho tôi cảm nghiệm những lời này từ Đức Chúa Trời: “Thì tất cả mọi loài, dù sống hay chết, đều sẽ di chuyển, thay đổi, tái sinh và biến mất theo ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Đó là cách mà Đức Chúa Trời tể trị muôn vật(Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Điều này thực sự cho tôi thấy sự toàn năng và quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, rằng Ngài có thể biến không thành có, và biến có thành không. Mọi sự đều do bàn tay Ngài sắp đặt. Tôi đã vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời!

Một năm sau tôi lại nhận được tin nhắn bất ngờ của chồng, nói là bệnh của con trai tôi lại tái phát và thằng bé phải vào bệnh viện để hóa trị. Nghe thấy vậy tôi cảm thấy hơi đau lòng nhưng nhớ lại trải nghiệm trước kia, tôi sẵn sàng vâng phục sự sắp đặt cũng như an bài của Đức Chúa Trời. Thật ngạc nhiên là chỉ hai tuần sau con trai tôi đã được xuất viện và nó vẫn khỏe mạnh cho tới ngày hôm nay. Mặc dù tôi đã trách móc và hiểu lầm Đức Chúa Trời về việc con trai mình bị bệnh, nhưng Ngài lại không để tâm đến sự thiếu hiểu biết của tôi, mà đã dùng phán ngôn của mình để khai sáng và dẫn dắt tôi, để tôi hiểu được sự toàn năng và quyền tối thượng của Ngài, và thay đổi quan điểm sai lầm của tôi trong việc tin Ngài chỉ để tìm kiếm phước lành. Đây thực sự là ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời dành cho tôi! Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Trước: 73. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời

Tiếp theo: 75. Một thử thách về bệnh tật

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger