11. Tôi được tái hợp với Chúa

Bởi Li Lan, Hàn Quốc

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến sự sống, và mang đến con đường lẽ thật bền vững và vĩnh cửu. Lẽ thật này là con đường mà thông qua đó con người đạt được sự sống, và đây là con đường duy nhất mà qua đó con người mới biết đến Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chấp thuận. Nếu ngươi không kiếm tìm con đường sự sống được Đấng Christ của thời kỳ sau rốt cung cấp, thì ngươi sẽ không bao giờ có được sự chấp thuận của Jêsus, và sẽ không bao giờ đủ tư cách để bước vào cánh cổng của vương quốc thiên đàng, bởi ngươi vừa là con rối, vừa là tù nhân của lịch sử. Những ai bị chi phối bởi phép tắc, bởi câu chữ, và bị trói buộc bởi lịch sử sẽ không bao giờ có thể có được sự sống, cũng như không thể đạt được con đường sự sống đời đời. Đó là bởi vì tất cả những gì họ có được chỉ là nước đục mà họ đã bám vào hàng ngàn năm nay, thay vì nước sự sống tuôn chảy từ ngôi. … Các bước trong công tác của Đức Chúa Trời lớn lao và vĩ đại, như sóng trào và sấm dội – mà ngươi thì ngồi thụ động chờ đợi sự hủy diệt, bám lấy sự dại dột của mình và chẳng làm gì cả. Bằng cách này, làm sao ngươi có thể được xem là một người đang theo bước chân của Chiên Con? Làm sao ngươi có thể biện hộ rằng Đức Chúa Trời mà ngươi đang bám víu vào là một Đức Chúa Trời luôn mới mẻ và không bao giờ cũ? Và làm sao những câu chữ trong những trang sách ố vàng của ngươi có thể đưa ngươi sang một thời đại mới? Làm sao chúng có thể dẫn dắt ngươi tìm kiếm các bước trong công tác của Đức Chúa Trời? Và làm sao chúng có thể dẫn ngươi lên được thiên đàng? Thứ ngươi đang giữ trong tay là những câu chữ có thể đem lại chút khuây khỏa tạm bợ, chứ không phải là lẽ thật có thể ban sự sống. Thánh kinh mà ngươi đọc chỉ có thể làm phong phú cho miệng lưỡi của ngươi và không phải là những lời triết lý có thể giúp ngươi biết được sự sống của con người, càng không phải là những con đường có thể dẫn dắt ngươi đến sự hoàn thiện. Sự khác biệt này không cho ngươi lý do để suy ngẫm sao? Nó không khiến ngươi nhận ra được những mầu nhiệm ẩn chứa trong đó sao? Ngươi có khả năng tự mình lên thiên đàng để gặp Đức Chúa Trời không? Không có sự hiện đến của Đức Chúa Trời, ngươi có thể tự mình vào thiên đàng để tận hưởng niềm vui gia đình với Đức Chúa Trời không? Giờ ngươi vẫn đang mơ hay sao? Vậy thì ta đề nghị ngươi hãy thôi mơ mộng, và hãy nhìn xem ai đang làm việc lúc này – nhìn để thấy ai đang thực hiện công tác cứu rỗi con người trong thời kỳ sau rốt. Nếu không làm thế, ngươi sẽ không bao giờ có được lẽ thật, và sẽ không bao giờ có được sự sống(Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đoạn này của lời Đức Chúa Trời Toàn Năng khiến tôi nghĩ lại về đức tin trước đây của tôi. Vì cứ bám vào các quan niệm tôn giáo và những lời trong Kinh Thánh, tôi suýt nữa đóng sầm cánh cửa với ơn cứu rỗi trong những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã dùng những phương thức kỳ diệu để tôi có thể được phúc nghe tiếng Ngài và nghinh tiếp Đức Chúa Trời tái lâm.

Một sáng nọ cách đây mấy năm, tôi dậy thật sớm và mở quyển Kinh Thánh gối bên đầu ra. Tôi đọc đoạn Đức Chúa Jêsus khiển trách những người Pha-ri-si: “Đức Chúa Jêsus vào đền thờ, đuổi hết kẻ bán người mua ở đó; đổ bàn của người đổi bạc, và ghế của người bán bò câu. Ngài phán cùng họ rằng: ‘Có lời chép: Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện; nhưng các ngươi thì làm cho nhà ấy thành ra ổ trộm cướp’” (Ma-thi-ơ 21:12-13). Lúc đó, tôi thấy hơi buồn. Tôi cảm thấy tình trạng hiện thời của hội thánh chẳng khác gì tình trạng của đền thờ ở giai đoạn cuối của Thời đại Luật pháp. Các mục sư và trưởng lão trong hội thánh luôn nói rằng các tín hữu phải yêu thương nhau, nhưng bản thân họ lại luôn bất hòa ghen tị và tranh cãi về chuyện của lễ. Họ còn khiến các tín hữu đút lót tiền để được họ cầu nguyện cho, và đôi khi họ còn quyết định sẽ cầu nguyện bao lâu tùy theo số tiền nhận được. Hầu hết các tín hữu đều tiêu cực và yếu đuối, ngày càng ít người đến tham dự các buổi hội họp. Các mục sư và trưởng lão chẳng đặt lòng vào bài giảng và chẳng tìm cách chăn dắt bầy chiên của Chúa cho tốt, thế mà họ lại không bao giờ chán chủ trì các lễ cưới. Đúng là thế. Nhà thờ đáng ra phải là nơi thờ phượng, nhưng nó lại trở thành chỗ tổ chức lễ cưới mất rồi. Tôi không thể nào không nghĩ rằng, “Các mục sư và trưởng lão đã chệch khỏi đường lối Chúa. Hội thánh có vẻ hoàn toàn mang tính thế tục. Nó hệt như giai đoạn cuối trong Thời đại Luật pháp, khi đền thờ hoang tàn và trở thành hang trộm cướp. Chúa sẽ xuất hiện với dạng hội thánh như thế này khi Ngài tái lâm sao?”

Tôi còn đang nghĩ chuyện đó, thì đột nhiên chuông báo thức trên điện thoại tôi reo lên, và khi đưa tay tắt chuông, tôi thấy có lời giới thiệu một đoạn video trên YouTube từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi thấy khó hiểu. Tôi chưa hề đăng ký kênh của hội thánh đó, vậy tại sao tôi lại nhận được thông báo này? Rồi tôi nhớ ra, một tháng trước, một người bạn đã đưa tôi đến nghe bài giảng ở đó, và những gì tôi nghe được thật sự mới mẻ và khai sáng. Tôi thật sự đạt được gì đó từ buổi nghe ấy. Tôi đã muốn tiếp tục tìm hiểu thêm, nhưng họ lại làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm rồi, rằng Ngài đã thực hiện công tác phán xét trong những ngày sau rốt và bày tỏ nhiều lẽ thật, và rằng quyển sách Lời xuất hiện trong xác thịt chứa đựng những lời do Đức Chúa Trời Toàn Năng bày tỏ. Nghe đồn khi hội họp, họ toàn đọc và thông công dựa trên lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi chẳng rõ ngọn ngành chuyện này. Các mục sư và trưởng lão luôn bảo chúng tôi rằng mọi lời và công tác của Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh và không có lời và công tác của Ngài ngoài Kinh Thánh. Làm sao họ có thể làm chứng rằng Đức Chúa Trời đã phán những lời mới? Dù thế nào đi nữa, thì hàng thế hệ tín hữu đã đặt đức tin trên Kinh Thánh, thế nên tin vào Chúa là tin vào Kinh Thánh. Đức tin vào Chúa còn gì khác ngoài thế cơ chứ? Mỗi lần bạn tôi mời tôi đến nghe thêm các bài giảng ở hội thánh đó, tôi đều từ chối. Vậy nên, khi thấy đường link từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng trên điện thoại, tôi đã không bấm vào.

Nhưng ngạc nhiên thay, vài ngày sau, tôi cứ nhận được các lời giới thiệu từ YouTube về những video và thánh ca trên kênh của hội thánh này. Tôi đã nghĩ: “Mình chẳng đăng ký kênh của họ, mà cứ nhận được thông báo. Có thể nào Chúa đang dẫn dắt mình? Có phải ý Đức Chúa Trời là muốn mình xem kênh của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng?” Khi nghĩ thế, tôi cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa! Tại sao các video này cứ hiện lên trên điện thoại con? Chúng làm chứng rằng Chúa đã tái lâm. Có thật thế không? Con có nên xem những video này không? Lạy Chúa, xin dẫn dắt con”. Sau khi cầu nguyện, những lời này của Đức Chúa Jêsus hiện lên trong đầu tôi: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!(Ma-thi-ơ 5:3). Thật sự là vậy. Tôi nghĩ, Chúa đến là chuyện lớn, nên khi nghe về chuyện đó, tôi phải khiêm nhượng tìm kiếm, tìm hiểu và suy nghĩ kỹ càng để xem liệu Đức Chúa Trời Toàn Năng có thật sự là Đức Chúa Jêsus tái lâm không. Nếu Chúa thật sự đã trở lại, mà tôi không tìm kiếm và tìm hiểu, chẳng phải tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội nghinh tiếp Ngài đến sao? Nghĩ như thế, tôi quyết định phải xem các video của hội thánh. Khi xem trang web của họ, tôi thấy nội dung thật đa dạng, có phim phúc âm, video thánh ca, tuyển tập hợp xướng, và các bài về trải nghiệm và chứng ngôn. Có một video thánh ca tên là “Người yêu dấu, xin hãy chờ”, có ca từ khiến tôi vô cùng xúc động. Chúng khiến tôi nghĩ về chuyện bao lâu nay tôi ở trong một hội thánh hoang tàn, tìm khắp nơi để kiếm một hội thánh có công tác của Đức Thánh Linh. Càng xem trang web, tôi càng được thêm tăng sức. Tôi muốn hiểu và tìm tòi thêm về hội thánh, nên tôi tìm thêm các phim trên trang web của họ để xem.

Một hôm nọ, tôi xem một phim phúc âm chủ yếu nói về quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Trong đó có một đoạn lời Đức Chúa Trời mà tôi sẽ không bao giờ quên: “Từ khi có Kinh Thánh, niềm tin vào Chúa của mọi người đã là niềm tin vào Kinh Thánh. Thay vì nói mọi người tin vào Chúa, tốt hơn nên nói họ tin vào Kinh Thánh; thay vì nói họ đã bắt đầu đọc Kinh Thánh, tốt hơn nên nói họ đã bắt đầu tin vào Kinh Thánh; và thay vì nói họ đã trở lại trước nhan Chúa, sẽ tốt hơn khi nói rằng họ đã trở lại trước Kinh Thánh. Theo cách này, mọi người thờ phượng Kinh Thánh như thể nó là Đức Chúa Trời, như thể nó là huyết mạch của mình, và mất nó cũng giống như mất đi mạng sống của mình. Mọi người xem Kinh Thánh cao bằng Đức Chúa Trời, và thậm chí có những người còn xem nó cao hơn cả Đức Chúa Trời. Nếu mọi người không có công tác của Đức Thánh Linh, nếu họ không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời, họ có thể tiếp tục sống – nhưng ngay khi họ mất đi Kinh Thánh, hoặc mất đi những chương và câu nói nổi tiếng từ Kinh Thánh, thì như thể họ đã mất đi mạng sống của mình vậy. … Hầu hết mọi người chỉ đơn giản là không hiểu tại sao họ nên tin vào Đức Chúa Trời, cũng như làm thế nào để tin vào Đức Chúa Trời, và không làm gì ngoài việc mù quáng tìm kiếm những manh mối để giải mã các chương Kinh Thánh. Mọi người chưa bao giờ theo đuổi phương hướng công tác của Đức Thánh Linh; bấy lâu nay, họ đã không làm gì ngoài việc nghiên cứu và tìm hiểu Kinh Thánh một cách tuyệt vọng, và chưa ai từng tìm thấy công tác mới hơn của Đức Thánh Linh bên ngoài Kinh Thánh. Chưa ai từng rời khỏi Kinh Thánh, và họ chưa bao giờ dám làm như vậy(Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi xem xong phần đó, tôi nghĩ, “Đấy chính xác là thái độ của mình đối với Kinh Thánh. Mình cảm thấy nó đại diện cho Chúa, tin vào Ngài là tin vào Kinh Thánh, và thấy cả hai bất khả phân ly. Nhưng điều mình không hiểu là: Kinh Thánh là chứng ngôn về Chúa và là nền tảng cho đức tin của chúng ta. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta đặt niềm tin vào Kinh Thánh trong hai ngàn năm rồi, làm sao chuyện này không phù hợp với ý Chúa được cơ chứ? Thật sự đang có chuyện gì thế này?”

Tôi tiếp tục xem phim, háo hức mong có câu trả lời cho những câu hỏi này. Nhân vật chia sẻ phúc âm lại đọc thêm một đoạn lời Đức Chúa Trời nữa: “Họ tin vào sự hiện hữu của Ta chỉ trong phạm vi của Kinh Thánh, và họ đánh đồng Ta với Kinh Thánh; không có Kinh Thánh thì không có Ta, và không có Ta thì không có Kinh Thánh. Họ không chú ý gì đến sự hiện hữu hay những hành động của Ta, mà thay vào đó dành sự chú ý tột bậc và đặc biệt cho mỗi một lời của Kinh Thánh. Thậm chí nhiều người còn tin rằng Ta không nên làm bất cứ điều gì Ta muốn làm trừ khi điều đó được Kinh Thánh tiên báo. Họ quá coi trọng Kinh Thánh. Có thể nói rằng họ xem những lời lẽ và sự bày tỏ là quá quan trọng, đến mức họ dùng các câu trong Kinh Thánh để so đo mọi lời Ta nói và để lên án Ta. Cái họ tìm kiếm không phải là cách tương hợp với Ta hay cách tương hợp với lẽ thật, mà là cách tương hợp với những lời trong Kinh Thánh, và họ tin rằng bất cứ điều gì không phù hợp với Kinh Thánh, không có ngoại lệ, đều không phải là công tác của Ta. Chẳng phải những kẻ đó là con cháu ngoan ngoãn của người Pha-ri-si sao? Người Pha-ri-si Do Thái đã dùng luật pháp của Môi-se để kết án Jêsus. Họ đã không tìm kiếm sự tương hợp với Jêsus của thời đó, mà hết mực tuân theo luật pháp đến từng câu chữ, đến mức – sau khi buộc tội Ngài không tuân theo luật pháp của Cựu Ước và không phải là Đấng Mê-si – cuối cùng họ đã đóng đinh Jêsus vô tội lên cây thập tự. Bản chất của họ là gì? Chẳng phải họ đã không tìm cách tương hợp với lẽ thật đó sao? Họ bị ám ảnh bởi từng câu từ một của Kinh Thánh trong khi không chú ý gì đến ý muốn của Ta lẫn các bước và phương pháp công tác của Ta. Họ không phải là những người tìm kiếm lẽ thật, mà là những người bám lấy câu từ một cách cứng nhắc; họ không phải là những người tin vào Đức Chúa Trời, mà là những người tin vào Kinh Thánh. Về bản chất, họ là những con chó giữ cửa của Kinh Thánh(Ngươi nên tìm cách tương hợp với Đấng Christ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc những lời này của Đức Chúa Trời Toàn Năng, họ bắt đầu thông công. Họ nói rằng những người có đức tin nghĩ rằng tin vào Chúa là tin vào Kinh Thánh, nếu không phải như thế thì chẳng phải là tin vào Chúa, nhưng quan điểm này sai. Họ còn nói: “Khi Đức Chúa Jêsus rao giảng và công tác, các môn đồ của Ngài đã rời bỏ Thánh Thư để tiếp nhận công tác và lời của Ngài, vậy chúng ta có thể nói họ không thật sự là người tin vào Chúa ư? Những người Pha-ri-si của Do Thái giáo đều bám chặt vào Thánh Thư, nhưng họ đã đóng đinh thập giá Đức Chúa Jêsus, Đấng bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác cứu chuộc. Vấn đề trong chuyện đó là gì? Bám chặt vào Thánh Thư có nghĩa là người đó biết Chúa ư? Nghĩa là họ tuân thủ đường lối của Chúa là họ tôn kính và quy phục Ngài sao? Đức Chúa Trời là chủ tể tạo vật, là nguồn sự sống của vạn vật, còn Kinh Thánh chỉ là bản ghi lại lời và công tác trong quá khứ của Đức Chúa Trời. Làm sao nó có thể ngang hàng với Đức Chúa Trời? Những người tin vào Chúa mà mù quáng tin và tôn thờ Kinh Thánh và xem nó ngang hàng với Đức Chúa Trời, thậm chí còn lấy Kinh Thánh thế chỗ Chúa và công tác của Ngài, chẳng phải như thế là hạ giá và phạm thượng Chúa hay sao? Người bám chặt vào Kinh Thánh mà không tìm kiếm sự xuất hiện và công tác của Chúa thật sự là người tin hoặc theo Chúa ư? Chính Đức Chúa Jêsus đã nói với những người Pha-ri-si: ‘Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về Ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng Ta để được sự sống(Giăng 5:39-40). Ngài cũng đã phán rằng: ‘Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha(Giăng 14:6). Đức Chúa Jêsus đã nói rất rõ về mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Thánh Thư. Thánh Thư đơn thuần chỉ làm chứng cho Đức Chúa Trời, chứ không đại diện cho Chúa, cũng không thay thế được công tác cứu rỗi của Ngài. Chỉ bám vào Kinh Thánh mà thôi chẳng thể cho chúng ta sự sống đời đời. Chỉ có Đấng Christ mới là đường đi, lẽ thật và sự sống. Để đạt được sự sống, chúng ta phải tìm kiếm Chúa!”

Tôi quá xúc động sau khi xem xong phim đó. Tôi cảm thấy mọi lời trong đó đều đúng đắn và tương hợp với lời của Đức Chúa Jêsus. Tôi nhận ra rằng Kinh Thánh không đại diện cho Chúa. Chính Ngài mới là Đấng cung ứng cho chúng ta sự sống, chứ đâu phải Kinh Thánh. Tin vào Kinh Thánh đâu hẳn là tin và theo Chúa! Nhưng tôi đã luôn nghĩ rằng Kinh Thánh đại diện cho Ngài. Chẳng phải lâu nay tôi đã xem Kinh Thánh cao hơn Chúa sao? Càng nghĩ về chuyện đó, tôi càng cảm thấy có lẽ thật trong lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, thấy chúng có thể giải quyết sự mơ hồ của tôi. Tôi biết mình phải nghiêm túc tìm kiếm và tìm hiểu để không bỏ lỡ cơ hội nghinh tiếp Chúa. Rồi tôi quyết định quay lại Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng cùng bạn mình. Khi chúng tôi đến hội thánh, các anh chị em đều hoan nghênh nồng hậu và rất kiên nhẫn thông công với chúng tôi. Tôi đã giải thích với họ sự mơ hồ của mình, nói rằng, “Trong các buổi hội họp, các mục sư và trưởng lão luôn bảo chúng tôi rằng mọi lời và công tác của Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh, và bất kỳ thứ gì ngoài Kinh Thánh đều không thể nào chứa đựng lời và công tác của Ngài. Nhưng các anh chị em thì làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm là Đức Chúa Trời Toàn Năng và Ngài đang thực hiện công tác mới trong những ngày sau rốt và bày tỏ những lời mới. Chuyện đang diễn ra thật sự là thế nào?”

Để trả lời tôi, chị Châu đã đọc vài đoạn lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Nhiều người tin rằng hiểu và có thể giải nghĩa Kinh Thánh cũng giống như tìm ra con đường thật – nhưng trên sự thật, mọi thứ có thực sự đơn giản như vậy không? Không ai biết được sự thực về Kinh Thánh: rằng nó chỉ là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời, là một bằng chứng về hai giai đoạn trước đây trong công tác của Đức Chúa Trời, và rằng nó không đem lại cho ngươi sự hiểu biết gì về những mục đích trong công tác của Đức Chúa Trời. Tất cả những ai đã đọc Kinh Thánh đều biết rằng nó ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Cựu Ước ghi lại lịch sử của Y-sơ-ra-ên và công tác của Đức Giê-hô-va từ thời điểm sáng thế cho đến khi kết thúc Thời đại Luật pháp. Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus trên đất trong Bốn Sách Phúc Âm, cũng như ghi lại công việc của Phao-lô – chẳng phải đây là những bản ghi chép lịch sử sao?(Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Những điều được ghi lại trong Kinh Thánh thì hữu hạn; chúng không thể đại diện cho toàn bộ công tác của Đức Chúa Trời. Bốn Sách Phúc Âm có tổng cộng ít hơn một trăm chương trong đó ghi lại số lượng hữu hạn các sự kiện, như Jêsus rủa cây vả, ba lần chối Chúa của Phi-e-rơ, Jêsus xuất hiện trước các môn đồ sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá và phục sinh, dạy về việc kiêng ăn, dạy về cầu nguyện, dạy về ly dị, sự ra đời và gia phả của Jêsus, sự bổ nhiệm các môn đệ của Jêsus, v.v. Tuy nhiên, con người xem chúng như báu vật, thậm chí đối chiếu công tác của ngày nay với chúng. Họ thậm chí còn tin rằng toàn bộ công tác Jêsus đã làm trong cuộc đời Ngài chỉ có bấy nhiêu thôi, như thể Đức Chúa Trời chỉ có khả năng làm bấy nhiêu việc này và không làm được gì hơn. Điều này chẳng phải là ngớ ngẩn sao?(Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Thời đó, Jêsus chỉ dạy cho các môn đồ của Ngài những loạt bài giảng trong Thời đại Ân điển về các chủ đề như thực hành như thế nào, nhóm họp với nhau như thế nào, khẩn xin trong khi cầu nguyện như thế nào, đối xử với nhau như thế nào, v.v. Công tác Ngài đã thực hiện là công tác của Thời đại Ân điển, và Ngài chỉ dẫn giải về cách các môn đồ và những người theo Ngài phải thực hành. Ngài chỉ làm công tác của Thời đại Ân điển, chứ không làm công tác nào của thời kỳ sau rốt. … Công tác của Đức Chúa Trời ở mỗi thời đại đều có ranh giới rõ ràng; Ngài chỉ làm công tác đương thời, và không bao giờ thực hiện trước công tác của thời đại tiếp theo. Chỉ bằng cách này thì công tác đại diện cho mỗi thời đại của Ngài mới được nổi bật. Jêsus chỉ nói về những chỉ dấu của thời kỳ sau rốt, về việc làm thế nào để kiên nhẫn và làm sao để được cứu rỗi, cách ăn năn và xưng tội, cũng như cách vác thập tự giá và chịu đựng đau khổ; Ngài chưa bao giờ nói về việc con người trong thời kỳ sau rốt nên đạt được lối vào như thế nào, cũng không nói về việc con người nên tìm cách đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời như thế nào. Như thế, chẳng phải là nực cười khi kiếm tìm trong Kinh Thánh về công tác của thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời sao? Ngươi có thể thấy được gì khi chỉ bám lấy Kinh Thánh? Dù là người diễn dịch Kinh Thánh hay người giảng đạo, ai có thể thấy trước được công tác của ngày hôm nay?(Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Nếu ngươi muốn thấy công tác của Thời đại Luật pháp, và muốn thấy dân Y-sơ-ra-ên đã đi theo con đường của Đức Giê-hô-va ra sao, thì ngươi phải đọc Cựu Ước; nếu ngươi muốn hiểu công tác của Thời đại Ân điển, thì ngươi phải đọc Tân Ước. Nhưng làm thế nào để ngươi thấy được công tác của thời kỳ sau rốt? Ngươi phải chấp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời của ngày nay, và bước vào công tác của ngày nay, vì đây là công tác mới, và chưa từng được ai ghi lại trước đây trong Kinh Thánh. … Công tác của ngày nay là một con đường mà con người chưa bao giờ đi, và một con đường chưa ai từng thấy. Đó là công tác chưa từng được thực hiện trước đây – đó là công tác mới nhất của Đức Chúa Trời trên đất. … Ai đã có thể ghi lại trước từng chút một công tác của ngày nay, không bỏ sót? Ai đã có thể ghi lại công tác lớn hơn, khôn ngoan hơn, bất chấp quy ước này, trong cuốn sách cũ mốc đó? Công tác của ngày nay không phải là lịch sử, và như vậy, nếu ngươi muốn đi trên con đường mới của ngày nay, thì ngươi phải rời khỏi Kinh Thánh, ngươi phải vượt ra khỏi các sách tiên tri hoặc sách lịch sử trong Kinh Thánh. Chỉ khi đó, ngươi mới có thể đi đúng con đường mới, và chỉ khi đó, ngươi mới có thể bước vào cõi mới và công tác mới(Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Sau khi đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, chị Châu tiếp tục thông công. Chị nói rằng, “Bất kỳ ai quen thuộc với Kinh Thánh đều biết rằng Tân và Cựu Ước chỉ là các bản ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Chúng là chứng ngôn cho công tác của Đức Chúa Trời. Mỗi lần Đức Chúa Trời hoàn tất một giai đoạn công tác, những người đã trải nghiệm nó ghi lại lời và công tác của Ngài, rồi những bản ghi chép này về sau được biên soạn thành Kinh Thánh. Nhưng công tác và lời của Đức Chúa Trời trong cả hai giai đoạn này đâu được ghi chép trọn vẹn trong Kinh Thánh. Những lời của Đức Chúa Jêsus trong Kinh Thánh chỉ là bề nổi. Hệt như đã nói trong Phúc âm của Giăng: ‘Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy’ (Giăng 21:25). Có một số lời tiên đoán của các tiên tri trong Thời đại Luật pháp đâu được ghi chép trọn vẹn trong Thánh Thư. Điều này ai cũng biết. Vậy nên, khi các mục sư và trưởng lão nói rằng mọi lời của Đức Chúa Trời đều nằm trong Kinh Thánh, và không có công tác và lời của Ngài ngoài Kinh Thánh, chẳng phải là họ đang mâu thuẫn với sự thật sao? Chẳng phải họ đang nói dối và lừa gạt sao? Đức Chúa Trời là chủ tể tạo vật. Ngài quá vĩ đại, quá phong phú, làm sao một quyển sách, Kinh Thánh, chứa đựng hết lời và công tác của Ngài được chứ?” Rồi chị ấy đọc từ trong Sách Khải Huyền: “Rồi tôi thấy trong tay hữu Đấng ngồi trên ngôi một quyển sách viết cả trong lẫn ngoài, có đóng bảy cái ấn(Khải Huyền 5:1). “Bấy giờ, một người trong các trưởng lão nói với tôi rằng: Chớ khóc, kìa, sư tử của chi phái Giu-đa, tức là Chồi của vua Đa-vít, đã thắng, thì có thể mở quyển sách ấy và tháo bảy cái ấn ra(Khải Huyền 5:5). Chị ấy thông công rằng, “Ở đây có ghi cả trong lẫn ngoài quyển sách đều có chữ viết, chỉ là được đóng bảy cái ấn, và chỉ có Chúa tái lâm của những ngày sau rốt mới có thể mở quyển sách này và tháo bảy cái ấn. Chỉ có như thế, chúng ta mới thấy được điều được viết bên trong sách. Còn có lời được tiên tri nhiều lần trong sách Khải Huyền: ‘Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh(Khải Huyền chương 2-3). Những lời tiên tri trong Kinh Thánh này chứng tỏ rằng Chúa sẽ phán thêm lời khi Ngài tái lâm. Công tác và lời của Chúa tái lâm thật sự có thể được ghi chép trước trong Kinh Thánh ư? Lời của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh thế chỗ những gì Đức Thánh Linh phán cùng các hội thánh trong những ngày sau rốt được ư? Chúng có thể thay thế được quyển sách mà Chiên Con mở ra ư? Chúng thay thế được công tác phán xét trong những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời được ư?” Nghe lời này, tôi tự nhủ: “Mình đã đọc những câu này khá nhiều rồi. Tại sao mình chưa hề nghĩ đến những câu hỏi này chứ?” Chị ấy tiếp tục thông công: “Kinh Thánh là ghi chép về công tác trong quá khứ của Đức Chúa Trời. Nhiều năm sau khi có Cựu Ước, Đức Chúa Jêsus mới đến và thực hiện công tác cứu chuộc cho Thời đại Ân điển. Vậy công tác và lời của Ngài cứ thế tự động thêm vào trong Thánh Thư sao? Công tác và lời của Đức Chúa Trời phải được biên soạn và đưa vào Kinh Thánh. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã đến trong những ngày sau rốt và Ngài đã bày tỏ mọi lẽ thật để thanh tẩy và cứu rỗi nhân loại. Liệu những lẽ thật này có thể tự động được thêm vào trong Kinh Thánh sao? Vậy thì khẳng định rằng mọi lời và công tác của Đức Chúa Trời đều được ghi lại trong Kinh Thánh, và không hề có ngoài Kinh Thánh, là một quan điểm sai lầm và vô lý, và nó hoàn toàn là kết quả của các quan niệm và tưởng tượng của con người”.

Nghe chị Châu thông công thật sự khai sáng cho tôi. Tôi cảm thấy mọi điều chị ấy thông công đều phù hợp với sự thật. Kinh Thánh đơn thuần là bản ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời: Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển, Nó là chứng ngôn cho công tác của Ngài, nhưng nó không thể đại diện cho Chúa hay công tác và lời của Ngài trong những ngày sau rốt. Công tác và lời của Đức Chúa Jêsus còn không được ghi lại trọn vẹn trong Kinh Thánh, thì làm sao công tác và lời của Đức Chúa Trời trong những ngày sau rốt được ghi chép trước trong Kinh Thánh chứ? Tôi đã nghe theo những lời của các mục sư và trưởng lão, giới hạn công tác và lời của Đức Chúa Trời trong những gì có trong Kinh Thánh, và tin rằng ngoài Kinh Thánh thì chẳng có gì đến từ Đức Chúa Trời. Chẳng phải tôi nói chuyện vô lý mà chẳng thấy ngượng miệng sao? Chẳng phải tôi đã quy định và phạm thượng Chúa hay sao? Nghĩ đến đó, tôi tràn đầy hối hận. Tại sao tôi không đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng sớm hơn? Tôi thật sự không nên mù quáng nghe theo các mục sư và trưởng lão, dựa trên các quan niệm và tưởng tượng mà quy định công tác của Đức Chúa Trời. Những quan điểm này quá tai hại!

Rồi chị Châu nói lên một luận điểm nữa: Tại sao giữ chặt Kinh Thánh mà không tiếp nhận công tác và lời của Đức Chúa Trời trong những ngày sau rốt có nghĩa là người ta không thể vào vương quốc của Đức Chúa Trời và đạt được sự sống đời đời? Chị ấy nói rằng: “Kinh Thánh đơn thuần là bản ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời. Nó không thể thay thế công tác phán xét và thanh tẩy nhân loại của Đức Chúa Trời trong những ngày sau rốt. Trong Thời đại Luật pháp, công tác chính của Đức Chúa Trời là ban bố luật pháp và điều răn để dẫn dắt cuộc sống của con người trên địa cầu. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus chỉ thực hiện công tác cứu chuộc. Ngài đã chịu đóng đinh để cứu chuộc nhân loại khỏi quyền hạn của Sa-tan, cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi và khiến chúng ta đủ tư cách để cầu nguyện với Đức Chúa Trời hầu cho có thể vui hưởng mọi ân điển của Ngài. Nhưng bản tính tội lỗi của chúng ta và nguồn gốc tội lỗi của chúng ta vẫn chưa được hóa giải. Chính vì thế mà chúng ta vẫn không ngừng dối trá, phạm tội, phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, và chúng ta không xứng đáng vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Chính vì thế mà Đức Chúa Jêsus đã tiên tri rằng Ngài sẽ trở lại và bày tỏ các lẽ thật trong những ngày sau rốt để phán xét và cứu rỗi trọn vẹn con người. Trong Phúc âm của Giăng có viết: ‘Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật(Giăng 16:12-13). Còn có câu: ‘Người nào bỏ Ta ra và không nhận lãnh lời Ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời Ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng(Giăng 12:48). Đức Chúa Trời Toàn Năng đến trong những ngày sau rốt để bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét là ứng nghiệm trọn vẹn những lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã bày tỏ hàng triệu lời và những lời này nói đủ về mọi sự. Các lẽ nhiệm mầu của Kinh Thánh được tiết lộ, có những lời tiên tri về tương lai của vương quốc, có lời bàn về đích đến của nhân loại, lời khác lại mổ xẻ cội rễ sự chống đối của con người đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cũng tiết lộ rất rõ ràng nhiều lẽ thật mà người ta cần biết để đạt được ơn cứu rỗi trọn vẹn. Bao gồm nội tình của ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại, các lẽ nhiệm mầu của công tác phán xét trong những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời, và lẽ nhiệm mầu về những sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bày tỏ cách Sa-tan làm bại hoại nhân loại, cách Đức Chúa Trời công tác để cứu con người, thực chất và chân tướng về sự bại hoại của con người do Sa-tan gây ra, đức tin, sự quy phục và tình yêu thật sự đối với Đức Chúa Trời là gì, cách để sống trọn một cuộc sống có ý nghĩa, và còn nhiều nữa. Các lẽ thật được Đức Chúa Trời Toàn Năng bày tỏ là con đường sự sống đời đời mà Ngài ban cho chúng ta trong những ngày sau rốt. Nếu chỉ bám chặt vào Kinh Thánh mà không tiếp nhận sự phán xét và thanh tẩy trong những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật, từ bỏ tội lỗi, được cứu rỗi trọn vẹn và được vào vương quốc thiên đàng”.

Lời thông công từ các anh chị em ở Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng đã giúp tôi thấy được rằng công tác phán xét trong những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã ứng nghiệm trọn vẹn những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng là lẽ thật, là tiếng của Đức Chúa Trời, và là con đường sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong những ngày sau rốt! Tôi đã nghĩ công tác và lời của Đức Chúa Trời, chỉ giới hạn trong Kinh Thánh, bởi tôi đã lắng nghe các mục sư và trưởng lão, và bám chặt vào các quan niệm tôn giáo. Tôi đã không chịu tiếp nhận hay tìm kiếm công tác những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời. Tôi đã chẳng thể đạt được sự bồi dưỡng nào từ những lời hiện thời của Đức Chúa Trời và rơi vào tăm tối. Không có lòng nhân từ và sự cứu rỗi từ việc YouTube giới thiệu các video của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng cho tôi, đem lại cho tôi cơ may được nghe tiếng Đức Chúa Trời, thì tôi vẫn sẽ theo các mục sư và trưởng lão, và chẳng tìm kiếm hay tìm hiểu công tác trong những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời. Nếu chuyện mà như thế, thì tôi có thể đọc Kinh Thánh cả trăm năm mà chẳng bao giờ nghinh tiếp Chúa tái lâm. Tôi thấy mình có thể đạt được sự cứu rỗi trong những ngày sau rốt của Đức Chúa Trời hoàn toàn là nhờ Ngài dẫn dắt. Đây là sự cứu rỗi kỳ diệu của Đức Chúa Trời!

Trước: 10. Vương Quốc Thiên Đàng Thật Sự Trên Trái Đất

Tiếp theo: 12. Bí ẩn về Ba Ngôi được mặc khải

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger