Chức trách của lãnh đạo và người làm công (16)

Mục 12. Xác định kịp thời và chính xác những con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời cùng trật tự bình thường của hội thánh; chặn đứng và hạn chế họ, xoay chuyển cục diện, đồng thời thông công lẽ thật để dân được Đức Chúa Trời chọn phát triển sự phân định và rút ra bài học từ những chuyện này (Phần 4)

Các loại người, sự việc và sự vật gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh

VIII. Lan truyền quan niệm

A. Biểu hiện của lan truyền quan niệm

Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục thông công về chức trách thứ 12 của lãnh đạo và người làm công – “Xác định kịp thời và chính xác những con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời cùng trật tự bình thường của hội thánh; chặn đứng và hạn chế họ, xoay chuyển cục diện, đồng thời thông công lẽ thật để dân được Đức Chúa Trời chọn phát triển sự phân định và rút ra bài học từ những chuyện này”. Về các loại vấn đề gây gián đoạn và nhiễu loạn xuất hiện trong đời sống hội thánh, tổng cộng chúng ta đã liệt kê ra 11 điều. Lần trước, đã thông công về điều thứ bảy: công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại. Hôm nay, sẽ thông công về điều thứ tám – lan truyền quan niệm. Chuyện lan truyền quan niệm có lúc cũng phát sinh trong đời sống hội thánh. Có vài người không tiếp nhận lẽ thật chút nào, họ toàn tin Đức Chúa Trời theo quan niệm và tưởng tượng, thường hay lan truyền một vài quan niệm và gây nhiễu loạn đời sống hội thánh. Đối với dạng hành vi này, hội thánh phải hạn chế, phải thông qua việc thông công lẽ thật trong đời sống hội thánh mà giải quyết nó. Xét nghĩa đen, thì ai cũng biết lan truyền quan niệm không phải là một dạng hành vi chính đáng hay một điều tích cực, mà là điều tiêu cực, do đó trong đời sống hội thánh, nó nên bị ngăn chặn và hạn chế. Bất kể người lan truyền quan niệm là nhân vật thế nào, bất kể họ có rắp tâm gì, cố ý hay vô ý, chỉ cần họ lan truyền quan niệm thì sẽ gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn, gây nên ảnh hưởng xấu đối với hội thánh, do đó chắc chắn một trăm phần trăm rằng chuyện này phải bị hạn chế. Bất kể xét từ phương diện nào, chuyện lan truyền quan niệm không thể nào có tác dụng tích cực và chính diện đối với việc mưu cầu lẽ thật, mưu cầu nhận thức Đức Chúa Trời và bước vào lẽ thật của con người. Nó chỉ có thể có tác dụng gây nhiễu loạn và phá hoại mà thôi. Do đó, khi có người lan truyền quan niệm trong đời sống hội thánh, thì bất kể là lãnh đạo hội thánh hay là anh chị em, đều nên có sự phân định về chuyện này, nên có thể kịp thời đứng ra ngăn chặn và hạn chế họ, chứ đừng mù quáng dung túng cho họ lan truyền quan niệm để mê hoặc và gây nhiễu loạn người khác. Vậy trước hết, chúng ta thông công một lượt về những lời nào là lan truyền quan niệm. Khi đã có sự phân định về những điều này rồi, mọi người sẽ có thể có định nghĩa chuẩn xác về lan truyền quan niệm là gì, cũng có thể ngăn chặn và hạn chế nó cho chuẩn xác, chứ không bàng quan mặc kệ, thờ ơ như không.

1. Lan truyền quan niệm về Đức Chúa Trời

Lan truyền quan niệm thì có đối tượng để nhắm vào. Trước hết, chúng ta cần xem thử là nó nhắm vào ai, quan niệm nào được lan truyền, hiểu được những điều này rồi thì sẽ biết những lời nào người ta nói, những quan điểm nào người ta lan truyền là thuộc về quan niệm. Biết được những lời nào là quan niệm của con người, những cách làm nào là lan truyền quan niệm, thì người ta càng có thể hạn chế việc lan truyền quan niệm này một cách chuẩn xác hơn và thích đáng hơn. Trước hết và trên hết, việc lan truyền quan niệm nghiêm trọng nhất chính là lan truyền một vài ý nghĩ và hiểu lầm của con người về Đức Chúa Trời, đây là một phân loại lớn trong lan truyền quan niệm. Một vài quan điểm và lời nói không phù hợp sự thật mà người ta lan truyền về thân phận, thực chất, tâm tính, lời phán, công tác và sự tồn tại của Đức Chúa Trời Chúa đều là lan truyền quan niệm. Đây là cách nói chung chung, vậy cụ thể thì có những câu nói nào là lan truyền quan niệm? Lan truyền sự hiểu lầm, xét đoán, kết tội, thậm chí là báng bổ Đức Chúa Trời thì đều là lan truyền quan niệm. Nói đơn giản, lan truyền nhận thức không hợp thực tế về Đức Chúa Trời, lan truyền một vài tuyên bố và giải thích sai lạc không phù hợp với thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời Chúa Trời, thì đều là lan truyền quan niệm. Chẳng hạn như, trong đời sống hội thánh, có vài người thường hay bàn luận về thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, họ không có nhận thức thực sự về thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, thường hay hoài nghi và hiểu lầm Đức Chúa Trời trong lòng, không thể thuận phục hoàn cảnh sống và hoàn cảnh thực hiện bổn phận mà Đức Chúa Trời an bài cho họ, v.v.. Sau đó, họ lan truyền sự hiểu lầm của mình về Đức Chúa Trời, lan truyền một vài ý nghĩ của họ về việc không lý giải được Đức Chúa Trời. Tóm lại, những ý nghĩ này không phải là họ đang đứng ở góc độ của một con người thọ tạo mà tiếp nhận và thuận phục sự tể trị và an bại của Đức Chúa Trời, thay vào đó, họ nuôi thiên kiến và hiểu lầm, thậm chí là xét đoán và kết tội. Người khác nghe những điều này xong thì nảy sinh sự hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời, từ đó mất đi đức tin chân thật nơi Đức Chúa Trời, sự thuận phục thực sự thì càng khỏi cần nói đến.

Có những người cho rằng tin Đức Chúa Trời thì phải được bình an vui vẻ, khi gặp chuyện chỉ cần cầu nguyện Đức Chúa Trời là Ngài sẽ lắng tai nghe, sẽ ban ân điển và ban phúc, cho họ bình an và thuận lợi trong mọi chuyện. Mục đích của họ khi tin Đức Chúa Trời là để cầu ân điển, được phúc lành, hưởng thụ bình an và hạnh phúc. Bởi vì có quan điểm như vậy, nên họ mới có thể từ bỏ gia đình hoặc vứt bỏ công việc để dâng mình cho Đức Chúa Trời, lại còn có thể chịu khổ và trả giá. Họ cho rằng chỉ cần họ có vứt bỏ, có dâng mình, có thể chịu khổ chịu cực, biểu hiện đặc biệt tốt, thì sẽ có thể được Đức Chúa Trời ban phúc và ưu ái, dù gặp khó khăn gì cũng chỉ cần cầu nguyện là Đức Chúa Trời sẽ giải quyết cho họ, chuyện gì cũng mở đường cho họ. Đây là quan điểm của đa số mọi người khi tin Đức Chúa Trời. Người ta còn cảm thấy quan điểm này chính đáng và đúng đắn, việc rất nhiều người tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà không chùn bước, có quan hệ trực tiếp với quan điểm này. Họ cảm thấy: “Mình dâng mình cho Đức Chúa Trời đến vậy, biểu hiện cũng tốt như vậy, không hề làm chút việc ác nào, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ ban phúc cho mình. Bởi vì trong mọi việc mình làm, mình đều chịu khổ rất nhiều, đều trả giá rất lớn, đều chiếu theo lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời mà làm, không hề phạm sai lầm nào, thì Đức Chúa Trời đương nhiên phải ban phúc cho mình, cho mình được thuận lợi trong mọi chuyện, trong lòng thường xuyên bình an vui vẻ và được hưởng thụ sự hiện diện của Đức Chúa Trời bên mình”. Đây chẳng phải là quan niệm và tưởng tượng của con người sao? Xét từ góc độ của con người, thì con người được hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời, cũng đạt được ích lợi rồi, nên họ cảm thấy chịu chút khổ cũng chuyện nên có, có thể đổi lấy phúc lành của Đức Chúa Trời thì cũng đáng giá. Đây là tâm lý làm giao dịch với Đức Chúa Trời. Nhưng xét từ góc độ của lẽ thật, thì cách nghĩ đó căn bản không phù hợp với nguyên tắc công tác của Đức Chúa Trời, cũng không phù hợp với tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người, đây hoàn toàn là cách nghĩ mơ mộng hão huyền của con người, hoàn toàn là quan niệm và tưởng tượng của con người về việc tin Đức Chúa Trời. Trong chuyện này, bất kể có tính chất giao dịch hay đòi hỏi, hay là có những quan niệm và tưởng tượng của con người, dù nói thế nào đi nữa thì nó cũng không phù hợp yêu cầu của Đức Chúa Trời, cũng không với tới được tiêu chuẩn và nguyên tắc của Đức Chúa Trời khi ban phúc cho con người. Nhất là dạng tư tưởng và quan điểm giao dịch này còn xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời, thế mà người ta chẳng nhận ra. Khi việc làm của Đức Chúa Trời và quan niệm của con người không tương hợp với nhau, thì trong lòng con người rất nhanh nảy sinh sự oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời, lại còn cảm thấy oan ức, sau đó thì nói lý lẽ với Đức Chúa Trời, thậm chí là xét đoán và kết tội Đức Chúa Trời. Bất kể người ta nảy sinh ra những quan niệm và hiểu lầm nào, tóm lại từ góc độ của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời không bao giờ làm bất kỳ việc gì hoặc đối đãi với bất kỳ người nào theo quan niệm và ý nguyện của con người. Đức Chúa Trời chỉ chiếu theo phương thức của Ngài, dựa trên thực chất tâm tính của Ngài, mà làm những chuyện bản thân Ngài muốn làm. Đức Chúa Trời đối đãi với bất kỳ người nào cũng đều có nguyên tắc, mỗi một chuyện Ngài làm trên mỗi một người đều không dựa trên quan niệm, tưởng tượng và ý thích của con người – trong công tác của Đức Chúa Trời, đây là chỗ không hợp quan niệm của con người nhất. Khi Đức Chúa Trời sắp đặt một hoàn cảnh hoàn toàn không phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người, thì lòng người sẽ nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời, sẽ xét đoán, kết tội, thậm chí là phủ nhận Đức Chúa Trời, vậy lúc đó Đức Chúa Trời có thể thỏa mãn nhu cầu của người ta không? Tuyệt đối Ngài sẽ không làm vậy, Đức Chúa Trời không bao giờ chiếu theo quan niệm của con người mà thay đổi phương thức công tác và ý nguyện của Ngài. Vậy lúc đó, ai cần thay đổi? Là con người, con người cần buông bỏ quan niệm, tiếp nhận và thuận phục hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, cần thể nghiệm và trải nghiệm hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết quan niệm của mình, chứ đừng dùng quan niệm mà đánh giá xem việc Đức Chúa Trời làm có đúng đắn hay không. Khi giữ chặt quan niệm không buông, thì người ta sẽ nảy sinh sự chống đối Đức Chúa Trời, đây là chuyện rất tự nhiên. Căn nguyên của sự chống đối nằm ở đâu? Chính là vì những thứ mà người ta thường có trong lòng thực sự là quan niệm và tưởng tượng của con người, chứ không phải là lẽ thật. Do đó, khi gặp công tác nào của Đức Chúa Trời không hợp quan niệm của con người, thì người ta sẽ có thể chống đối và xét đoán Đức Chúa Trời. Điều này chứng thực rằng người ta căn bản không có tấm lòng thuận phục Đức Chúa Trời, tâm tính bại hoại của họ còn lâu mới được làm tinh sạch, cơ bản họ vẫn sống theo tâm tính bại hoại, như vậy thì còn cách quá xa việc được cứu rỗi.

Khi lòng người nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời và sự chống đối với Đức Chúa Trời, thì những người có chút lương tâm sẽ miễn cưỡng tiếp nhận việc Đức Chúa Trời làm, sẽ cố hòa nhập vào hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt và tiếp nhận sự tể trị của Đức Chúa Trời trên con người. Người ta có thể buông bỏ được bao nhiêu quan niệm, buông bỏ đến mức độ nào, một mặt là dựa vào tố chất của người ta, mặt khác là dựa vào việc người ta có tiếp nhận lẽ thật hay không, có phải là người yêu thích lẽ thật hay không. Có một số người nhờ vào việc đọc lời Đức Chúa Trời, tìm kiếm, thông công và suy ngẫm, mà tích cực và chủ động đối diện với hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt, dần dà có được vài nhận thức về sự tể trị của Đức Chúa Trời, nhờ đó sự thuận phục và đức tin của họ cũng mà tăng lên. Lại có một số người, cho dù rơi vào hoàn cảnh như thế nào cũng chẳng tìm kiếm lẽ thật, thay vào đó họ dựa vào quan niệm và tưởng tượng, dựa vào việc chuyện đó có lợi cho mình hay không, mà đánh giá mọi hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt. Họ luôn lấy lợi ích của bản thân làm tâm điểm để suy xét vấn đề, luôn quan tâm xem mình sẽ có được lợi ích lớn thế nào, mình có thể đạt được bao nhiêu lợi ích về vật chất, tiền bạc và sự hưởng thụ vật chất. Họ luôn dựa vào những thứ này để đưa ra lựa chọn, để tiếp cận hết thảy mọi sự Đức Chúa Trời an bài. Cuối cùng, sau khi nghĩ tới nghĩ lui, họ không chọn thuận phục hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, thay vào đó họ tránh né và trốn chạy hoàn cảnh đó. Chính vì sự chống đối, cự tuyệt và tránh né của mình mà người ta rời xa lời Đức Chúa Trời, đánh mất trải nghiệm sự sống, chịu tổn hại, tâm linh thì bị thống khổ và giày vò. Người ta càng phản kháng hoàn cảnh đó thì càng chịu cái khổ lớn hơn nữa. Khi nảy sinh ra cục diện như vậy, một chút đức tin trong lòng người cuối cùng cũng bị đập tan, mà vào lúc này, những quan niệm chiếm vị thế chủ đạo trong lòng họ đều nhất loạt tuôn ra hết: “Mình dâng mình cho đức chúa trời đã lâu, không ngờ đức chúa trời lại đối đãi với mình như vậy, đức chúa trời không công bằng, không yêu thương con người! Đức chúa trời nói ai chân thành dâng mình cho ngài thì ngài chắc chắn sẽ ban phúc dồi dào. Mình cũng chân thành dâng mình cho đức chúa trời, cũng từ bỏ gia đình và sự nghiệp, chịu khổ chịu cực, vậy tại sao đức chúa trời không ban phúc dồi dào cho mình? Phúc lành của đức chúa trời ở đâu rồi? Sao mình chẳng thể nghiệm được, chẳng nhìn thấy được? Tại sao đức chúa trời lại bất công với người ta? Tại sao đức chúa trời không giữ lời? Ai cũng nói đức chúa trời thành tín, nhưng tại sao mình chẳng cảm nhận được? Đừng nói chuyện khác làm gì, trong hoàn cảnh này, mình chẳng cảm nhận được đức chúa trời thành tín gì cả!” Vì có quan niệm, nên người ta dễ dàng bị quan niệm của chính mình bịt mắt và gây lầm lạc. Ngay cả khi Đức Chúa Trời sắp đặt một vài hoàn cảnh để người ta biến đổi tâm tính và tiến bộ về sự sống, thì người ta cũng không dễ tiếp nhận, lại còn hiểu lầm Đức Chúa Trời. Họ cho rằng đây không phải là phúc lành của Đức Chúa Trời, cho rằng Đức Chúa Trời không thích họ. Họ cho rằng mình đã chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời, mà Đức Chúa Trời chẳng thực hiện lời hứa của Ngài. Những người không mưu cầu lẽ thật này chỉ cần gặp một sự thử luyện trong hoàn cảnh nhỏ là đã dễ dàng bị tỏ lộ rồi. Khi bị tỏ lộ, họ mới nói ra lời mà họ muốn nói nhất: “Đức chúa trời không công chính, không phải là đức chúa trời thành tín, lời của ngài hiếm khi được thực hiện. Đức chúa trời phán ‘Đức Chúa Trời đã phán thì sẽ giữ lời, lời đã giữ thì sẽ được hoàn thành, đã hoàn thành thì sẽ tồn tại mãi’. Lời này ứng nghiệm ở đâu chứ? Sao tôi chẳng thấy, chẳng thể nghiệm được? Xem người này người nọ đi, từ khi tin đức chúa trời, họ đâu có từ bỏ và dâng mình bằng tôi, cũng không dâng hiến bằng tôi, thế mà con cái họ đều vào đại học danh tiếng, chồng cũng được thăng chức, việc làm ăn ngày càng lớn, mùa vụ cũng có sản lượng cao hơn người khác. Còn tôi thì được gì chứ? Tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa!” Đây đích thị là lời chân thành của họ, là phương châm của họ. Họ tràn đầy những quan niệm này, tràn đầy những tư tưởng và quan điểm vô lý này, tràn đầy những lợi ích và việc giao dịch này, họ lý giải, lĩnh hội và tiếp cận công tác của Đức Chúa Trời cùng ý định thiết tha của Đức Chúa Trời như vậy đấy. Do đó, trong những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời thiết tha vất vả sắp đặt hết lần này đến lần khác, họ cứ mãi dùng quan niệm mà đánh giá Đức Chúa Trời, hiểu lầm Đức Chúa Trời, cứ mãi thất bại và vấp ngã, đồng thời còn không ngừng cố xác thực quan niệm của mình là đúng. Khi họ cho rằng những quan điểm này của họ vững rồi, đã đủ để làm chứng cứ cho họ tùy ý đánh giá, xét đoán và kết tội Đức Chúa Trời, thì họ sẽ muốn lan truyền quan niệm, bởi vì trong lòng họ đã đầy rẫy quan niệm về Đức Chúa Trời rồi. Trong những quan niệm này lẫn tạp những gì? Lẫn tạp sự oán trách, bất mãn và oan ức. Khi tràn đầy những thứ này, họ sẽ tìm cơ hội để phát tiết, sẽ muốn tìm một nhóm người có thể nghe họ kể “oan tình” mà phát tiết những thứ này, để nói về những thứ gọi là đãi ngộ bất công mà họ đã “gặp phải”. Cứ như vậy, trong đời sống hội thánh sẽ xuất hiện các quan niệm do những người này lan truyền, các quan niệm này do đó mà ra. Những người này trong lòng tràn đầy oan ức, bất phục, bất mãn, tràn đầy sự hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời, thậm chí là xét đoán và kết tội Đức Chúa Trời, cuối cùng dẫn đến tràn đầy sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời. Họ sợ mình sẽ không đạt được phúc lành, nhưng lại không cam tâm rời đi, nên họ muốn lan truyền giữa mọi người những hiểu lầm và bất mãn của họ đối với Đức Chúa Trời, càng muốn lan truyền những sự xét đoán, kết tội và báng bổ của họ đối với Đức Chúa Trời hơn nữa. Họ báng bổ chuyện gì? Họ báng bổ rằng Đức Chúa Trời bất công với họ, báng bổ rằng Đức Chúa Trời không đáp trả tương xứng với mọi việc họ đã làm. Họ xét đoán rằng, họ dâng hiến và hy sinh mà Đức Chúa Trời chẳng ban cho họ ân điển hay phúc lành dồi dào, từ nơi Đức Chúa Trời, họ chẳng đạt được những thứ xác thịt họ cần như vật chất, tiền bạc, v.v. mà họ hy vọng có được, thế là trong lòng họ tràn đầy oán trách và ấm ức. Mục đích họ lan truyền quan niệm, một mặt là vì muốn phát tiết và trả thù để nhờ đó mà lòng được bình ổn, mặt khác là vì muốn kích động thêm nhiều người nảy sinh sự hiểu lầm và quan niệm về Đức Chúa Trời, để từ đó cùng họ đề phòng Đức Chúa Trời. Nếu có thêm càng nhiều người nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa”, thì lòng họ sẽ thấy được thỏa mãn. Đây là mục đích cũng như căn nguyên đằng sau việc họ lan truyền quan niệm.

Phương châm của loại người lan truyền quan niệm là gì? Lời hay ho mà họ thường nói là gì? Chính là sau khi đã trải qua vài chuyện và không đạt được lợi ích mình muốn, thì họ không ngừng tự bảo mình rằng: “Tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa!”. Nói câu đó xong, họ cảm thấy vẫn chưa được giải hận, vẫn chưa đạt được mục đích, thế là đến lúc nhóm họp, bất kể ai thông công nội dung gì, họ cũng nghe không lọt, còn muốn đem cái câu của họ ra mà nói, nói vài lần, thậm chí là hơn chục lần. “Tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa”, lời này khá có hàm nghĩa phải không? Trong lời đó có cả câu chuyện. Cái “tin” của họ là gì? Trước đây họ tin Đức Chúa Trời sao? Trước đây, đức tin của họ là chân thực sao? Trong đó có sự thuận phục mà một loài thọ tạo nên có không? (Thưa, không có.) Một chút cũng không có. Họ tràn đầy quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời, quan trọng hơn nữa là họ đòi hỏi, yêu cầu với Đức Chúa Trời, chứ chẳng hề thuận phục. Cái “tin” này của họ có ý nghĩa gì? Nghĩa là “Tôi tin đức chúa trời tể trị trời đất muôn vật, tôi tin đức chúa trời có thể bảo vệ tôi khỏi bị người ta ức hiếp, tôi tin đức chúa trời có thể cho xác thịt tôi được hưởng an nhàn, sống tốt, sống giàu sang, mọi chuyện đều được bình an và như ý, tôi tin đức chúa trời có thể cho tôi vào thiên quốc và được phúc lớn, được gấp trăm lần ở đời này và sự sống đời đời ở đời sau!” Đây mà là tin sao? Trong cái “tin” này chẳng có chút thuận phục nào, cũng chẳng có một điều nào phù hợp với yêu cầu Đức Chúa Trời đối với con người, cái “tin” này của họ đơn thuần phát xuất từ góc độ đạt được lợi lộc của con người mà thôi. Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật và công tác trên con người, có khi nào Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ cho người ta sống cuộc sống hạnh phúc, sống cuộc sống đứng trên thiên hạ, suôn sẻ, phát đạt, tiền đồ vô hạn không? (Thưa, không có.) Vậy tại sao họ lại xem cái “tin” của mình đáng quý trọng đến vậy? Lại còn nói sẽ không bao giờ tin Đức Chúa Trời nữa, đức tin của họ đáng giá gì sao? Nó được Đức Chúa Trời chấp thuận sao? Họ chẳng có chút thực tế lẽ thật nào, chẳng thuận phục Đức Chúa Trời chút nào, chỉ muốn từ nơi Đức Chúa Trời mà đạt được phúc, được lợi, được điều tốt đẹp, lại còn nói như vậy là tin Đức Chúa Trời. Nói kiểu đó chẳng phải là báng bổ Đức Chúa Trời sao? Loại người này tràn đầy quan niệm, bị ý định được phúc chiếm hữu mất rồi, họ chẳng hề trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, cũng chẳng thực hành lời Đức Chúa Trời. Mục tiêu và xuất phát điểm trong mọi việc họ làm hoàn toàn là vì lợi ích xác thịt của bản thân. Họ tự cảm thấy mình tốt lành lắm, còn xem cái thứ gọi là đức tin của mình đặc biệt trân quý. Đức tin của ngươi vào Đức Chúa Trời trân quý đến vậy, cao thượng đến vậy, thế thì tại sao khi Đức Chúa Trời sắp đặt một vài hoàn cảnh nho nhỏ cho ngươi mà ngươi đều không thể từ trong đó hiểu ra lẽ thật, không thể đứng vững làm chứng? Đây là chuyện gì vậy? Khi Đức Chúa Trời nghiệm chứng đức tin của ngươi, ngươi đáp trả Ngài cái gì? Chẳng lẽ những thứ hiểu lầm, oán trách và chống đối mà ngươi đáp trả Đức Chúa Trời là thứ mà Ngài cần sao? Chúng phù hợp lẽ thật sao? Quá hiển nhiên là không. Do đó, việc những người này ở trong hội thánh mà có thể công khai lan truyền quan niệm chứng thực một chuyện: đó là họ không nhận thức Đức Chúa Trời, càng không tin Đức Chúa Trời tể trị hết thảy, đức chúa trời mà họ tin căn bản không tồn tại. Khi loại người này công khai lan truyền quan niệm để mê hoặc và lôi kéo thêm nhiều người cùng họ đứng lên chống đối, kết tội và báng bổ Đức Chúa Trời, thì họ đang vô thức công khai tuyên bố rằng họ sẽ không còn là người đi theo Đức Chúa Trời, không còn là tín đồ của Đức Chúa Trời, cũng không còn là loài thọ tạo ở dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa nữa. Quan niệm mà họ lan truyền không phải là một ý nghĩ hoặc lời lẽ đơn giản, thay vào đó, họ lan truyền quan niệm vì họ đang tạo ra một sự ngăn cách không có cách nào nối liền giữa họ và Đức Chúa Trời, vì họ xác quyết rằng dùng quan niệm và tưởng tượng của con người mà đối đãi với Đức Chúa Trời, xử lý mối quan hệ với Đức Chúa Trời và tiếp cận mọi lời Đức Chúa Trời phán là điều đúng đắn và cách thực hành nên có. Khi loại người này công khai lan truyền quan niệm trong đời sống hội thánh, thì họ có nên bị hạn chế không? Hay là vì vóc giạc họ còn nhỏ, nền tảng còn nông cạn, nên cứ để họ tự do bày tỏ về quan niệm của mình, cho họ đủ không gian và thời gian để họ hối cải? Làm sao mới thích hợp? (Thưa, ngăn chặn và hạn chế mới thích hợp.) Có vài người nói: “Nếu hạn chế họ, không cho họ nói chuyện tùy ý, rồi họ không tin nữa, không đến nhóm họp nữa, vậy chẳng phải là làm hại người ta rồi sao? Vậy thì đáng tiếc lắm! Không phải Đức Chúa Trời mong cho vạn người được cứu, không muốn một người nào trầm luân sao? Mất một con chiên mà Ngài muốn đi tìm về, khó khăn lắm mới đưa được về, sao Ngài lại có thể để mất thêm lần nữa chứ?” Nói vậy có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? (Thưa, bởi vì loại người này không chân thành tin Đức Chúa Trời, họ tin Đức Chúa Trời chỉ vì muốn được phúc, trong đức tin của họ có uế tạp.) Người nào tin Đức Chúa Trời mà không có sự uế tạp? Ngươi không có sao? Đây là lý do sao? Ngươi xem lời mà loại người này nói đi “Tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa!”, đây là lời gì vậy? Lời này có khác gì lời báng bổ Đức Chúa Trời của người ngoại đạo, của ma quỷ và Sa-tan không? (Thưa, không khác gì cả.) Ngụ ý của lời này là gì? “Tôi không còn đức tin vào đức chúa trời nữa. Trước đây, tôi một lòng một dạ tin và đi theo đức chúa trời, kết quả là đức chúa trời chẳng ban phúc cho tôi, còn sắp đặt hoàn cảnh như vậy cho tôi, khiến tôi khổ sở và vấp ngã. Lời nói và việc làm của đức chúa trời chẳng khớp nhau gì cả, nên tôi chẳng dám tin đức chúa trời nữa! Trước đây, tôi quá ngu ngốc rồi, tôi đã vì đức chúa trời mà từ bỏ, dâng mình và chịu khổ đến vậy, tôi bị con rồng lớn sắc đỏ truy bắt và bách hại mà chẳng thấy đức chúa trời bảo vệ gì. Nhà tôi làm ăn cũng chẳng tốt hơn người khác, tôi kiếm tiền cũng chẳng nhiều hơn người khác, bố mẹ tôi vẫn bị bệnh. Tôi tin đức chúa trời nhiều năm mà chẳng đạt được gì. Không phải đức chúa trời phán sẽ ban phúc lành dồi dào cho người ta sao? Đức chúa trời chúa trời ban cho tôi phúc lành gì vậy? Lời đức chúa trời cũng chẳng ứng nghiệm gì, nên tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa!” Câu “Tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa” này bao hàm rất nhiều thứ, trong đó toàn là sự oán trách, bất mãn và hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời. Tóm lại, khi họ chịu khổ và dâng mình theo kiểu mơ ước hão huyền, để rồi Đức Chúa Trời không chiếu theo yêu cầu của họ mà ban phúc lành cho họ, không chiếu theo quan niệm và tưởng tượng của họ mà trả công hay ban thưởng cho họ, thì lòng họ sẽ nuôi bất mãn, tràn đầy oán trách với Đức Chúa Trời, chính trong tình huống như vậy mà họ nói ra lời này. Lời này không phải là khi không mà có, trước khi lời này được nói ra thì đã có nhiều hành vi và biểu hiện của nó, nó đã bị tỏ lộ rồi. Mối quan hệ giữa dạng người này với Đức Chúa Trời có vấn đề gì vậy? Vấn đề lớn nhất giữa họ và Đức Chúa Trời là gì? Chính là họ căn bản không xem mình là loài thọ tạo, căn bản không xem Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa mà thờ phượng. Từ khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã xem Đức Chúa Trời là cây sinh tiền, là chậu châu báu, họ xem Đức Chúa Trời là Bồ tát cứu khổ cứu nạn, lại còn xem bản thân là người thờ Bồ tát này. Họ tin Đức Chúa Trời mà chẳng khác gì tin Phật, nghĩa là chỉ cần ăn chay niệm Phật, thường xuyên thắp hương, khấu đầu thì sẽ có thể đạt được những thứ mình muốn. Do đó, mọi chuyện nảy sinh sau khi họ tin Đức Chúa Trời đều phát sinh trong quan niệm và tưởng tượng của họ. Họ không hề có chút biểu hiện nào của loài thọ tạo tiếp nhận lẽ thật đến từ Đấng Tạo Hóa, cũng không hề có sự thuận phục của loài thọ tạo đối với Đấng Tạo Hóa, mà chỉ có không ngừng đòi hỏi, không ngừng tính kế, một mực yêu cầu, cuối cùng dẫn đến mối quan hệ giữa họ và Đức Chúa Trời bị đổ vỡ. Dạng quan hệ này là quan hệ giao dịch, vĩnh viễn không đứng vững được, và sớm muộn gì cũng bị tỏ lộ. Dạng người này cho dù cũng sống đời sống hội thánh, không lan truyền quan niệm, thỉnh thoảng cũng thông công về việc Đức Chúa Trời dẫn dắt họ thế nào, ban phúc cho họ ra sao, họ được hưởng thụ những gì, v.v., nhưng đa số những lời họ nói đều là về việc họ đã đạt được ân điển, sự hưởng thụ và lợi ích xác thịt từ Đức Chúa Trời, chúng hoàn toàn chẳng liên quan gì đến lẽ thật hay việc thuận phục Đức Chúa Trời, hoàn toàn không có thực tế lẽ thật gì. Lúc hoàn cảnh thuận lợi thì họ biểu hiện đức tin và lòng yêu kính đối với Đức Chúa Trời, biểu hiện lòng bao dung và nhẫn nại với người khác, tất cả là để đạt được một mục đích – đó là đạt được hết mọi phúc lành của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời tước đoạt ân điển, phúc lợi và đãi ngộ vật chất mà họ đang hưởng thụ, thì quan niệm của họ sẽ bị tỏ lộ. Ngay khi những người hám lợi đen lòng, xem lợi ích là tối cao này không đạt được thứ họ muốn, thì họ sẽ thẹn quá hóa giận, bắt đầu lan truyền quan niệm để phát tiết sự bất mãn với Đức Chúa Trời, đồng thời còn muốn lôi kéo thêm nhiều người đồng tình với họ, tiếp nhận những quan niệm này của họ về Đức Chúa Trời. Vậy đối với loại người này, có phải nên ngăn chặn và hạn chế hay không? (Thưa, phải.) Những chủ đề, tư tưởng và quan điểm mà họ thông công đều không phải là sự lĩnh hội thuần khiết về lẽ thật, không phải để khiến người khác có thể thuận phục Đức Chúa Trời và có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời. Thay vào đó, chúng khiến người khác rời xa Đức Chúa Trời, hiểu lầm, đề phòng, thậm chí là từ bỏ Đức Chúa Trời, khiến người khác nghe xong những quan niệm họ lan truyền thì sẽ giống như họ mà trong lòng thầm cảnh cáo bản thân rằng: “Tôi sẽ không bao giờ tin đức chúa trời nữa”. Đây chính là sự nhiễu loạn mà việc lan truyền quan niệm của loại người này gây ra cho người khác.

2. Lan truyền quan niệm về lời và công tác của Đức Chúa Trời

Những người lan truyền quan niệm này dùng quan niệm của bản thân mà đánh giá lời và công tác của Đức Chúa Trời, còn đánh giá thực chất và tâm tính của Đức Chúa Trời. Họ ở trong quan niệm của mình mà tin và nhìn nhận Đức Chúa Trời, ở trong quan niệm mà quan sát và nghiên cứu mỗi một lời Đức Chúa Trời phán, mỗi một công tác Đức Chúa Trời làm và mỗi một hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt. Khi việc Đức Chúa Trời làm tương hợp với quan niệm của họ, thì họ cất cao tiếng tán tụng Đức Chúa Trời, nói rằng Đức Chúa Trời công chính, thành tín và thánh khiết; còn khi việc Đức Chúa Trời làm không phù hợp với quan niệm của họ, khi lợi ích của họ bị tổn thất nghiêm trọng và họ chịu thống khổ cực lớn, thì họ sẽ đứng ra phủ nhận mọi lời Đức Chúa Trời phán và mọi việc Đức Chúa Trời làm, thậm chí còn lan truyền quan niệm, kích động thêm nhiều người hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời. Họ nói: “Đừng có dễ dàng tin lời Đức Chúa Trời, cũng đừng dễ dàng thực hành lời Đức Chúa Trời, nếu không đến lúc chịu thiệt thòi, bị tổn thất, thì chẳng có ai chịu trách nhiệm đâu”, v.v. Chẳng hạn như, Đức Chúa Trời phán: “Những ai chân thành dâng mình cho Ta, Ta chắc chắn sẽ ban phúc dồi dào”, lời này có phải là lẽ thật không? Lời này trăm phần trăm là lẽ thật, trong đó không có sự nóng nảy, không có lừa dối, không phải là nói dối, cũng không phải nói chuyện trên trời, càng không phải là một dạng lý luận thuộc linh, mà là lẽ thật. Thực chất của lẽ thật này là gì? Chính là ngươi dâng mình thì phải chân thành. “Chân thành” này nghĩa là gì? Là cam tâm tình nguyện, không có uế tạp, không phải vì tiền, không phải vì danh, càng không phải vì ý định, dục vọng và mục đích của mình, ngươi dâng mình không phải vì bị ép buộc, không phải vì bị người khác xúi giục, cũng không phải vì bị người khác dỗ dành, lôi kéo mới làm. Thay vào đó, đây là việc tự phát, là cam tâm tình nguyện, là phát xuất từ lương tâm và lý trí, đây gọi là chân thành. Xét từ ý nguyện dâng mình, thì chân thành chính là như vậy. Vậy xét từ hành động dâng mình thực tế, thì biểu hiện của chân thành là gì? Chính là không có giả tạo, lừa dối, không gian manh láu cá, không qua loa chiếu lệ, nhưng có thể toàn tâm toàn ý, làm hết sức có thể, v.v., chi tiết trong chuyện này quá nhiều! Tóm lại, trong sự chân thành bao hàm nhiều nguyên tắc lẽ thật. Yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người đều có tiêu chuẩn, có nguyên tắc cả. Có những người nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời mà chân thành dâng hiến, đem chút tiền tiết kiệm của tôi mà dâng hiến hết, thì có thể đạt được nhiều hơn hay không? Nếu có thể đạt được nhiều hơn, thì tôi dâng hiến hết cũng đáng!” Dâng hiến rồi thì không thấy Đức Chúa Trời ban phúc, họ mới ngẫm nghĩ: “Có lẽ mình dâng hiến chưa đủ, phải dâng thêm chút nữa, mình phải ra đi loan truyền phúc âm mới được”. Khi gặp khó khăn lúc rao truyền phúc âm thì họ cầu nguyện, có những lúc bỏ bữa ăn, mất giấc ngủ, họ vẫn tiếp tục cầu nguyện. Họ nghĩ bụng: “Đức Chúa Trời phán rằng những ai chân thành dâng mình cho Ngài, thì chắc chắn Ngài sẽ ban phúc dồi dào. Tấm lòng thành của mình có lẽ vẫn chưa đủ, nên mình phải tiếp tục cầu nguyện”. Nhờ cầu nguyện mà họ có được đức tin, không ngại chịu khổ, rao truyền phúc âm cũng thực sự có được chút thành quả, thế là họ nghĩ: “Giờ mình có được chút lòng thành rồi, nhanh về nhà xem cuộc sống trong nhà có cải thiện gì không, bệnh tình của con mình đã đỡ chưa, việc làm ăn trong nhà có thuận lợi không – xem mình có được Đức Chúa Trời ban phúc không?” Đây có phải là chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Đây là gì? (Thưa, là giao dịch.) Đây là đang giao dịch với Đức Chúa Trời. Họ dùng cách của mình, dùng cái mà họ hiểu là “lòng thành” trong quan niệm của mình để làm việc họ muốn làm, hầu từ đó đạt được điều họ muốn. Họ không ngừng dùng cái mà họ hiểu là “lòng thành” để xác thực lời này của Đức Chúa Trời, không ngừng lén nhìn xem rốt cuộc Đức Chúa Trời làm như thế nào, xem Ngài làm gì và không làm gì. Họ không ngừng suy đoán xem Đức Chúa Trời có ban phúc cho họ không, có ý ban phúc dồi dào cho họ không? Họ không ngừng tính toán xem mình đã dâng hiến bao nhiêu, nên đạt được bao nhiêu, Đức Chúa Trời đã ban cho họ chưa, lời Đức Chúa Trời đã thành hiện thực chưa. Họ không ngừng tìm kiếm căn cứ sự thật để kiểm tra lời Đức Chúa Trời. Khi đang dâng mình cho Đức Chúa Trời, họ luôn muốn xác thực lời này của Đức Chúa Trời có chân thực không, mục đích của họ chính là xem thử họ dâng mình cho Đức Chúa Trời thì có thể được Đức Chúa Trời ban phúc hay không. Họ đang không ngừng thử thách Đức Chúa Trời, luôn muốn thấy được phúc lành của Đức Chúa Trời nơi mình để xác minh lời Đức Chúa Trời. Khi phát hiện ra lời Đức Chúa Trời không dễ được thực hiện như họ tưởng tượng và rất khó để họ xác minh lời Đức Chúa Trời là thật hay giả, thì quan niệm của họ về Đức Chúa Trời càng thêm nghiêm trọng, đồng thời trong lòng họ bắt đầu quả quyết rằng mỗi một lời Đức Chúa Trời phán không hẳn là lẽ thật. Có thứ này ẩn tàng trong lòng, họ bắt đầu hoài nghi và chất vấn Đức Chúa Trời, thường nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời. Những người trong lòng tràn đầy quan niệm này mà tiếp xúc với các anh chị em khi sống đời sống hội thánh, thì sẽ thỉnh thoảng bộc lộ một vài quan niệm về Đức Chúa Trời. Họ nảy sinh quan niệm về lời Đức Chúa Trời, đồng thời cũng dùng quan niệm mà đánh giá công tác Đức Chúa Trời làm. Khi công tác của Đức Chúa Trời luôn không phù hợp với quan niệm của họ, hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của họ, thì họ sẽ muốn lan truyền quan niệm, phát tiết sự bất mãn với Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như, Đức Chúa Trời phán rằng công tác của Đức Chúa Trời đã gần đến hồi kết, con người nên vứt bỏ hết thảy mà đi theo Ngài, dâng mình cho Ngài, phối hợp với công tác của Ngài, không nên mưu cầu tiền đồ trong thế gian và gia đình hòa thuận, v.v. nữa. Sau khi phán những lời này, Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều công tác, ba năm, năm năm, bảy năm, tám năm đã trôi qua, có những người thấy công tác của Đức Chúa Trời vẫn đang được tiến hành ổn định, không có dấu hiệu nào cho thấy công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy đại họa đang cận kề và người tin Đức Chúa Trời đều vào nơi lánh nạn. Những người dùng quan niệm mà đánh giá công tác của Đức Chúa Trời này chỉ mong sao công tác của Đức Chúa Trời nhanh chóng kết thúc, để cho những người tin Đức Chúa Trời có thể cùng Ngài hưởng mỹ phúc, nhưng Đức Chúa Trời không làm như vậy, Ngài không chiếu theo quan niệm và tưởng tượng của con người mà hoàn thành chuyện này. Thế là những người chờ không nổi này cứ nóng ruột đứng ngồi không yên, họ sẽ nảy sinh ý nghĩ, nói rằng: “Không phải công tác của đức chúa trời đã sắp đến hồi kết rồi sao? Không phải sắp kết thúc rồi sao? Không phải đã nói là đại họa chẳng mấy chốc sẽ giáng xuống à? Tại sao nhà Đức Chúa Trời còn làm nhiều công tác như vậy? Lúc nào công tác của đức chúa trời mới kết thúc đây? Lúc nào mới xong?” Những người này chẳng hề hứng thú gì với lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời, cũng chẳng có hứng thú với việc thực hành lẽ thật, thuận phục Đức Chúa Trời, thoát khỏi quyền thế của Sa-tan và đạt đến được cứu rỗi. Họ chỉ hứng thú và đặc biệt hứng thú với những chuyện như khi nào thì công tác của Đức Chúa Trời sẽ kết thúc, kết cục của họ sẽ là sống hay chết, khi nào họ được vào vương quốc và hưởng phúc, cảnh đẹp vương quốc sẽ thế nào, v.v.. Họ quan tâm nhất những chuyện này. Do đó, sau khi nhẫn nại một khoảng thời gian, thấy trời đất vẫn không có thay đổi, các quốc gia trên mặt đất vẫn bình thường, thì họ nói: “Khi nào những lời đức chúa trời phán mới ứng nghiệm đây? Mình đã chờ mấy năm rồi, tại sao vẫn chưa thấy ứng nghiệm gì? Lời đức chúa trời phán rốt cuộc có thể ứng nghiệm hay không? Lời đức chúa trời phán rốt cuộc có tính là thật hay không?” Những người này mất kiên nhẫn, đứng ngồi không yên, bắt đầu muốn tìm cơ hội về lại thế gian mà sống đời mình.

Công tác Đức Chúa Trời làm và lẽ thật Đức Chúa Trời bày tỏ luôn vượt trên tưởng tượng của con người và vượt quá quan niệm của con người. Con người dò đến mấy cũng không thấu, đánh giá thế nào cũng không ra, họ không biết rốt cuộc Đức Chúa Trời công tác theo phương thức nào, muốn đạt mục đích gì. Thế là cuối cùng có vài người trong lòng hoài nghi rằng: “Rốt cuộc đức chúa trời có tồn tại không? Rốt cuộc đức chúa trời ở đâu? Đức chúa trời liên tục bày tỏ lẽ thật, bày tỏ vậy không phải quá nhiều rồi sao? Không phải ngài nói muốn đưa chúng ta vào vương quốc của ngài sao? Lúc nào chúng ta mới được vào thiên quốc đây? Tại sao bây giờ những chuyện này vẫn chưa ứng nghiệm, vẫn chưa được thực hiện? Rốt cuộc là còn bao nhiêu năm nữa? Cứ nói suốt rằng ngày của đức chúa trời đã ở trước mắt rồi, cái ‘trước mắt’ này nói đã được mấy năm, tại sao lại xa xôi, chẳng thấy hồi kết như vậy?” Họ không những nghĩ như thế, mà còn đi lan truyền khắp nơi. Điều này cho thấy vấn đề gì? Tại sao họ nghe giảng đạo nhiều như vậy mà không hiểu lẽ thật chút nào? Tại sao họ luôn dùng quan niệm và tưởng tượng của con người mà quy định công tác của Đức Chúa Trời? Tại sao họ không thể dựa vào lời Đức Chúa Trời mà nhìn nhận những chuyện này? Họ có thể từ trong lời Đức Chúa Trời mà xác nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, xác nhận một con đường để được cứu rỗi hay không? Họ có hiểu được rằng những lời Đức Chúa Trời phán này và mọi việc Ngài làm đều là để cứu rỗi con người hay không? Họ có hiểu rằng chỉ khi đạt được lẽ thật và được cứu rỗi thì con người mới có thể đạt được hết thảy phúc lành mà Đức Chúa Trời hứa ban cho nhân loại hay không? Từ những lời họ nói và những quan niệm họ lan truyền, có thể thấy ra được căn bản họ không hiểu rốt cuộc Đức Chúa Trời đang làm gì, không hiểu Đức Chúa Trời làm mọi công tác và phán mọi lời này rốt cuộc là vì mục đích gì, họ chính là một kẻ chẳng tin! Đã nghe giảng nhiều năm đến vậy, đã ở bừa trong nhà Đức Chúa Trời nhiều năm đến vậy, họ đạt được cái gì chứ? Ngay cả chuyện Đức Chúa Trời có tồn tại không mà họ còn không xác định được, không có câu trả lời chắc chắn. Họ đóng vai trò gì trong hội thánh vậy? Chính là sau khi đem sức lực phục vụ một thời gian mà không đạt được phúc phần gì, thì họ sẽ không chút kiêng dè mà lan truyền quan niệm để mê hoặc và gây nhiễu loạn người khác. Họ tùy tiện nói ra những lời như vậy chính là đang xét đoán Đức Chúa Trời và công tác của Đức Chúa Trời. Có những người nói: “Trước đây tôi cho rằng công tác của Đức Chúa Trời chỉ cần ba đến năm năm là xong. Chứ đâu nghĩ đến bây giờ đã mười năm rồi mà vẫn chưa xong, khi nào thì công tác này mới xong được vậy? Bài làm chứng thì cứ viết mãi, video thánh ca và phim ảnh cũng làm mãi, phúc âm cũng được rao truyền không ngừng, lúc nào mới kết thúc đây?” Họ lại còn hỏi người khác: “Các chị không nghĩ như vậy sao? Các chị nghĩ như thế nào mặc kệ, tôi thì nghĩ như vậy đấy. Tôi là người thành thật, trong lòng có gì thì nói nấy, không giống như những người trong lòng nghĩ gì cũng không nói, cứ giấu diếm đi”. Như vậy đúng là quá “thành thật” rồi, cái gì cũng dám nói mà! Nghiêm trọng hơn nữa, họ nói rằng: “Nếu công tác của đức chúa trời không sớm kết thúc, thì tôi nên đi làm, kiếm nhiều tiền và sống đời mình. Tin đức chúa trời nhiều năm như vậy, tôi đã bỏ lỡ biết bao món ngon, bỏ lỡ biết bao cảnh đẹp, bỏ lỡ biết bao hưởng thụ đời sống vật chất rồi! Nếu không tin đức chúa trời, mấy năm qua tôi đã ở biệt thự, đi xe sang, có khi còn du lịch thế giới mấy lần ấy chứ. Nghĩ lại, ngày tháng không tin đức chúa trời quả thật không tệ, cũng khá là vui sướng, mặc dù có chút trống rỗng, nhưng tôi lại được hưởng thụ xác thịt, có thể ăn uống ngon lành, muốn làm gì thì làm, chẳng bị ràng buộc gì cả. Tin đức chúa trời mấy năm qua, tôi đã chịu khổ quá nhiều, đã xử tệ với bản thân quá rồi! Mặc dù tôi cũng đạt được chút lẽ thật, trong lòng cũng yên ổn hơn một chút, nhưng mà lẽ thật đâu thay thế được những sự hưởng thụ xác thịt đó! Hơn nữa, công tác của đức chúa trời mãi chẳng kết thúc, đức chúa trời mãi chẳng hiện ra với người ta, lòng tôi cũng chẳng bao giờ yên ổn được. Ai cũng bảo hiểu lẽ thật và đạt được lẽ thật thì người ta sẽ được bình an vui vẻ, nhưng được bình an vui vẻ thì có ích gì chứ? Tôi cũng đâu được hưởng thụ xác thịt!” Những lời này đã lướt qua đầu họ không biết bao nhiêu lần, họ tự nói những lời này với mình nhiều lần rồi. Khi họ cho rằng quan niệm của mình có đủ lý do và có thể đứng vững, cảm giác thời cơ đã chín muồi và họ đã có tư cách để tùy tiện bình phẩm công tác của Đức Chúa Trời rồi, thì họ sẽ không kìm nổi việc lan truyền những nhận xét và quan niệm này của mình. Họ lan truyền sự bất mãn với Đức Chúa Trời, lan truyền quan niệm và sự hiểu lầm về công tác của Đức Chúa Trời, cố gắng mê hoặc thêm nhiều người hiểu lầm Đức Chúa Trời và công tác của Đức Chúa Trời. Đương nhiên, cũng có một vài người thâm hiểm khó lường muốn cản trở thêm nhiều người khỏi dâng mình cho Đức Chúa Trời, khiến cho những người này đều buông bỏ bổn phận đang làm, đều từ bỏ Đức Chúa Trời, với họ, hội thánh giải tán là tốt nhất. Mục đích của họ là gì? “Tôi không được phúc, thì các người cũng đừng ai mong được phúc. Tôi phải phá đám các người. Các người đừng ai mong đạt được lẽ thật hay phúc phần mà đức chúa trời hứa!” Họ không thấy hy vọng được phúc thì mất kiên nhẫn, không chờ nổi nữa. Họ không đạt được phúc lành thì cũng không hy vọng người khác đạt được. Do đó, khi lan truyền quan niệm, một mặt là họ đang phát tiết sự bất mãn của bản thân, oán trách công tác của Đức Chúa Trời chẳng có chỗ nào hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người, oán trách phương thức công tác của Đức Chúa Trời chẳng màng đến cảm giác của con người, đồng thời họ còn muốn mê hoặc và lôi kéo thêm nhiều người hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời, nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời và đánh mất đức tin. Họ muốn khiến thêm nhiều người giống như họ, vì hiểu lầm và có quan niệm mà vứt bỏ Đức Chúa Trời.

B. Cách đối đãi với những người lan truyền quan niệm

Ngay khi trong hội thánh có người lan truyền quan niệm và sự bất mãn về Đức Chúa Trời thì sẽ gây nên hậu quả như thế nào? Có phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của đời sống hội thánh không? Chuyện đó có gây nhiễu loạn đời sống hội thánh và công tác hội thánh không? (Thưa, có.) Nó sẽ ảnh hưởng đến đức tin của người ta vào Đức Chúa Trời, cũng ảnh hưởng đến việc làm bổn phận bình thường của người ta. Do đó, buộc phải tiến hành hạn chế những người lan truyền quan niệm này. Ngay cả khi họ chỉ thỉnh thoảng mới nói, thì cũng cần tiến hành hạn chế và phân định, xem thử người này có nhân tính thế nào, họ lan truyền quan niệm là do nhất thời tiêu cực và yếu đuối, hay là do thực chất bản tính có vấn đề, họ có phải là loại người nhất quán không mưu cầu lẽ thật lại còn muốn cố ý lan truyền quan niệm để mê hoặc thêm nhiều người, gây nhiễu loạn và phá hoại đời sống hội thánh hay không. Nếu họ chỉ thỉnh thoảng tiêu cực và yếu đuối, thì dùng cách thông công lẽ thật mà nâng đỡ và giúp đỡ họ là được rồi. Nếu họ không chịu nghe khuyên can, vẫn tiếp tục lan truyền quan niệm, gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, thậm chí khiến người khác tiêu cực và yếu đuối, ảnh hưởng đến việc làm bổn phận bình thường của người khác, thì họ thuộc đám sai dịch của Sa-tan rồi, nên chiếu theo nguyên tắc mà thanh trừ họ đi. Tại sao không cho họ thêm cơ hội? Các ngươi nói xem, dạng người này có phải là kẻ chẳng tin không? (Thưa, phải.) Bất kể có nhân tính thế nào, dạng người như thế này đều là kẻ chẳng tin. Kẻ chẳng tin chính là cỏ lùng lẫn trong lúa, nên bị nhổ bỏ đi. Nếu họ chỉ có một vài biểu hiện của kẻ chẳng tin, khi ở trong đời sống hội thánh vẫn không gây nên sự nhiễu loạn, vẫn có thể làm giáo hữu mà phục vụ trong hội thánh, thì không cần để ý đến loại người này làm gì. Nhưng loại người luôn lan truyền quan niệm, luôn muốn tuôn ra những quan điểm và lời lẽ của kẻ chẳng tin, thì không phải họ chỉ nói cho có đâu, mục đích của họ là muốn kích động, mê hoặc và lôi kéo thêm nhiều người rời xa Đức Chúa Trời. Ý của họ là: “Tôi không được phúc thì tôi không tin nữa, các người cũng đừng mong được phúc, cũng không được tin! Các người mà tin, lỡ như đến một ngày các người kiên trì được đến cùng và đạt được phúc lành thì sao, chẳng phải tôi sẽ bị bẽ mặt à? Lòng tôi khi đó còn bình ổn được sao? Không được, để sau này khỏi phải hối hận, tôi sẽ quấy các người, làm lung lay đức tin của các người, khiến các người đều rời xa đức chúa trời, đều phản bội đức chúa trời, đều theo tôi cùng nhau rời khỏi hội thánh, như vậy là tốt nhất”. Mục đích của họ là vậy. Dạng kẻ chẳng tin này có nên bị thanh trừ không? (Thưa, có.) Dạng người đó nên bị thanh trừ. Có vài kẻ chẳng tin không tin nữa, thì hội thánh lấy lại sách lời Đức Chúa Trời, gạch tên họ đi là hết chuyện. Còn có một vài kẻ chẳng tin có hảo cảm với việc tin Đức Chúa Trời và người tin Đức Chúa Trời, họ không thể đóng vai trò tích cực và chính diện trong hội thánh, mà chỉ làm giáo hữu, thỉnh thoảng giúp đỡ một chút. Loại người này mặc dù không mưu cầu lẽ thật, cũng không thông công lẽ thật, nhưng họ không lan truyền quan niệm, không gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, chỉ cần họ có thể phục vụ một chút thì cũng nên giữ họ lại trong hội thánh, không cần phải thanh trừ. Nhưng đối với loại kẻ chẳng tin luôn lan truyền quan niệm thì không cần khách khí, họ lan truyền quan niệm và sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời, gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho công tác hội thánh, loại kẻ chẳng tin này chính là sai dịch của Sa-tan. Khi có quan niệm, họ không những không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, mà còn lan truyền quan niệm để mê hoặc dân được Đức Chúa Trời chọn, bản thân họ đã phản bội Đức Chúa Trời, lại còn muốn tìm vài người chôn chung với mình, họ mang theo rắp tâm này mà gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, thì Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho họ không? Không thể bỏ qua cho họ, đây không phải vấn đề hạn chế hay cách ly gì nữa, mà phải thanh lọc họ đi, gạch tên vĩnh viễn, tuyệt đối không lưu tình!

Trong hội thánh có một vài người chẳng bao giờ mưu cầu lẽ thật, chẳng bao giờ nhận thức Đức Chúa Trời làm công tác cứu rỗi con người như thế nào. Họ trải nghiệm một vài chuyện rồi thì nảy sinh sự hiểu lầm, chống đối và oán trách với Đức Chúa Trời, vài lời họ nói, vài việc họ làm đều là đang lan truyền quan niệm. Quan niệm mà họ lan truyền không chỉ là sự lĩnh hội lệch lạc về lời Đức Chúa Trời phán và công tác của Đức Chúa Trời, hay là sự hiểu lầm của họ đối với Đức Chúa Trời, mà có lúc còn nghiêm trọng hơn, chúng trực tiếp phủ nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, hoàn toàn là sự xét đoán, kết tội, thậm chí là công khai công kích và báng bổ Đức Chúa Trời. Họ không đứng ở góc độ của một loài thọ tạo hay một người đi theo Đức Chúa Trời với tấm lòng thuận phục mà mổ xẻ và nhận thức sự bại hoại và phản nghịch của mình. Họ cũng không tiếp nhận lẽ thật và thông công nhận thức của bản thân về công tác của Đức Chúa Trời, hay sự lý giải của bản thân về tâm ý của Đức Chúa Trời. Quan niệm mà họ nói hoàn toàn tương phản với những nhận thức tích cực này, người khác nghe xong sẽ không nảy sinh nhận thức về Đức Chúa Trời, không nảy sinh đức tin đích thực, đương nhiên cũng sẽ không gia tăng đức tin vào Đức Chúa Trời. Thay vào đó, đức tin của người ta vào Đức Chúa Trời sẽ trở nên mơ hồ, giảm sút, thậm chí là bị mất đi, đồng thời người ta cũng mơ hồ đối với khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời. Người ta càng nghe quan niệm mà họ lan truyền thì trong lòng càng thêm hồ đồ, thậm chí chẳng rõ tại sao phải tin Đức Chúa Trời, nảy sinh hoài nghi về sự tồn tại của Đức Chúa Trời, thấy mơ hồ và nảy sinh nghi vấn về những chuyện như lời Đức Chúa Trời có phải là lẽ thật hay không, lời phán và công tác của Đức Chúa Trời có thể làm tinh sạch và cứu rỗi con người hay không, v.v.. Người ta nghe những quan niệm và hiểu lầm mà họ lan truyền thì sẽ nghi ngờ và đề phòng Đức Chúa Trời, trong lòng sẽ bắt đầu quy định về Đức Chúa Trời, nảy sinh sự hiểu lầm và oán trách đối với Đức Chúa Trời, thậm chí xa cách Đức Chúa Trời trong lòng, như vậy thì phiền phức rồi. Ngay khi có những tư tưởng, quan điểm, kế hoạch và dự tính tiêu cực, phản diện này rồi, quá rõ ràng là những thông tin và lời lẽ người ta tiếp nhận này đều không phù hợp với nhu cầu của nhân tính bình thường, chuyện phù hợp lẽ thật thì càng khỏi nói đến, chắc chắn một trăm phần trăm là nó đến từ Sa-tan. Người lan truyền quan niệm, cho dù có ý định và động cơ gì, cho dù cố ý hay vô ý lan truyền tin đồn và luận điệu sai trái, chỉ cần họ gây nên ảnh hưởng xấu trong hội thánh thì đều nên bị hạn chế. Đương nhiên, có người có thể phát hiện và phân định ra những người này ngoài đời sống hội thánh, thì cũng nên kịp thời ngăn chặn và hạn chế họ. Nếu có người hiểu lẽ thật và có thể dùng lời Đức Chúa Trời hoặc nhận thức của bản thân mà phản bác họ, vạch trần họ, làm cho anh chị em có sự phân định về họ, thì càng tốt hơn nữa, như vậy chính là đang chiến đấu với Sa-tan. Nếu không có vóc giạc như vậy, thì ngươi nên học cách phân định và tránh xa họ, nếu có vóc giạc thì ngươi nên vạch trần họ. Các ngươi có dám làm vậy không? Có biết cách làm vậy không? Điều này tỏ lộ rõ nhất chuyện người ta có thực tế lẽ thật hay không. Có vài người mới tin nghe được những quan niệm và hiểu lầm mà loại người này lan truyền, thì cảm thấy bàng hoàng, nói rằng: “Người tin Đức Chúa Trời sao lại có thể nói những lời như vậy chứ?” Người không có nền tảng mà nghe những quan niệm và luận điệu sai trái này thì có tiêu cực và yếu đuối không? Có tiếp nhận những luận điệu sai trái này không? Có bị mê hoặc và rời bỏ hội thánh không? Những chuyện này đều có thể xảy ra. Khi có người lan truyền quan niệm nói rằng: “Tôi sẽ không bao giờ tin Đức Chúa Trời nữa”, bất kể họ nói những lời đó lúc đang ở trong tình trạng như thế nào, thì nó đều cho thấy họ không còn chút đức tin nào vào Đức Chúa Trời nữa rồi, họ chính là kẻ chẳng tin. Họ lan truyền lời đó, bất kể là vì mục đích gì, thì khi nghe xong ngươi có được xây dựng gì hay không? (Thưa, không được xây dựng gì.) Khi đang yếu đuối, mà nghe lời này thì ngươi sẽ có cảm giác: “Người này đồng bệnh tương lân với mình, quan niệm họ nói ra cũng là nói lên tiếng lòng của mình”. Còn người có đức tin mà nghe lời này thì sẽ cảm thấy: “Đây là đại nghịch bất đạo! Sao lại có thể thốt ra lời như vậy chứ? Đây chẳng phải là báng bổ Đức Chúa Trời sao? Mình không dám nói như vậy đâu, nói vậy là xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời!” Việc họ có thể lan truyền những quan niệm này cho thấy những thứ này đã nảy sinh trong lòng họ từ lâu, đã ăn sâu bén rễ trong lòng họ rồi. Nếu nó chỉ mới nảy sinh trong lòng họ, đang ở trạng thái manh nha, còn chưa hoàn toàn hình thành nên quan niệm, chỉ cần chưa nói ra thành lời, chưa gây nên sự mê hoặc và nhiễu loạn cho người khác, thì họ còn được xem là có chút lý trí, họ có thể cẩn trọng giữ miệng để khỏi lãnh hậu quả là bị thanh trừ. Nhưng nếu họ đã thốt ra và gây nên sự nhiễu loạn cho đời sống hội thánh rồi, thì không thể tiếp tục khách khí với họ nữa, mà nên vạch trần và thanh trừ họ. Người không yêu thích lẽ thật, lại còn không có năng lực lĩnh hội lẽ thật thì sẽ dễ thường nảy sinh quan niệm, nếu họ thường xuyên đọc lời Đức Chúa Trời, lại có năng lực lĩnh hội, thì ngay cả khi nảy sinh quan niệm, họ cũng biết tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Người thường xuyên lan truyền quan niệm thì đều là người bị công tác của Đức Chúa Trời tỏ lộ và đào thải. Họ đều là người không yêu thích lẽ thật chút nào và không tiếp nhận được lẽ thật, họ đều là người chán ghét lẽ thật và thù hận lẽ thật, đây là chuyện không còn nghi ngờ gì nữa.

Trong đời sống hội thánh ở mọi nơi mọi nước, chắc chắn có tồn tại chuyện lan truyền quan niệm, bởi vì người không yêu thích lẽ thật ở đâu cũng có. Những người không mưu cầu lẽ thật, những người chán ghét lẽ thật, những người ham muốn hưởng thụ xác thịt, kẻ chẳng tin, kẻ ác, v.v., vì không mưu cầu lẽ thật mà từ đầu đến cuối trong lòng họ luôn có quan niệm về lời Đức Chúa Trời phán và về Đức Chúa Trời nhập thể. Lòng họ bị quan niệm chiếm trọn, tràn đầy tưởng tượng về Đức Chúa Trời và yêu cầu đối với Đức Chúa Trời. Họ không thể lĩnh hội và lý giải một cách thuần túy mỗi một lời Đức Chúa Trời phán, mà chỉ dựa vào quan niệm và ý thích của bản thân, thậm chí là dựa vào chuyện lợi ích được mất để lý giải. Trong lòng họ tràn đầy đủ mọi dạng quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời, đủ mọi loại yêu cầu vô lý với Đức Chúa Trời, cũng tràn đầy đủ dạng hiểu lầm, xét đoán, v.v. đối với Đức Chúa Trời. Vì thế mới nói, những người này lan truyền quan niệm là chuyện tự nhiên, không phải chuyện mới mẻ gì, chỉ cần có loại người này, thì chuyện lan truyền quan niệm sẽ có lúc xảy ra, và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Khi Đức Chúa Trời phán một lời, làm một việc không phù hợp với quan niệm và ý nguyện của họ, làm tổn hại đến lợi ích của họ, thì họ sẽ thẹn quá hóa giận, sẽ muốn lên tiếng vì lợi ích của bản thân, họ sẽ muốn đọ sức với Đức Chúa Trời và công tác của Đức Chúa Trời. Những người này từ đầu đến cuối luôn đứng ở phía đối lập với lẽ thật và Đức Chúa Trời, luôn phân tích và nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, tâm tính và công tác của Đức Chúa Trời. Họ không ngừng nghiên cứu và thẩm tra tính đúng đắn trong lời phán và công tác của Đức Chúa Trời, họ còn muốn xác thực xem Đức Chúa Trời nhập thể có tương hợp với thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời hay không. Trong quá trình xác thực, họ thấy rất khó tìm được đáp án chuẩn xác, thậm chí trong mắt họ, lời Đức Chúa Trời phán rất khó thành hiện thực, rất khó ứng nghiệm, do đó họ có rất nhiều nội dung để lan truyền quan niệm. Họ lan truyền quan niệm bất chấp thời gian và địa điểm, bất chấp hoàn cảnh và bối cảnh, mỗi khi có bất kỳ sự bất mãn nào với Đức Chúa Trời thì họ đều dùng quan niệm của mình mà đánh giá, nếu lời phán và công tác của Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm của họ, thì họ sẽ rất nhanh tuôn ra quan niệm của mình. Chúng ta xác định tính chất dạng tuôn ra này là lan truyền. Tại sao lại gọi nó là “lan truyền”? Bởi vì những thứ mà họ tuôn ra không thể có tác dụng tích cực đối với dân được Đức Chúa Trời chọn, đối với đời sống hội thánh và công tác hội thánh. Chúng chỉ gây nhiễu loạn, gián đoạn và phá hoại, do đó việc phát biểu những lời lẽ này được gọi là “lan truyền”, gọi như vậy là chuẩn xác.

Sau khi có được một vài sự phân định cơ bản về chuyện lan truyền quan niệm này, đối với các loại quan niệm và lời lẽ sai lầm của con người, các ngươi nên dựa vào lẽ thật mà tiến hành mổ xẻ và phân định, sau đó chiếu theo quy định của nhà Đức Chúa Trời mà xử lý và giải quyết. Đương nhiên lãnh đạo và người làm công có trách nhiệm không thể thoái thác là giải quyết loại vấn đề này, đồng thời, mọi dân được Đức Chúa Trời chọn đã nghe những mối thông công này rồi thì cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm tiến hành vạch trần và mổ xẻ những người lan truyền quan niệm cũng như những lời lẽ của họ. Nếu ngươi không có dũng khí để ngăn chặn và hạn chế họ, vậy ngươi có thể dựa vào lời Đức Chúa Trời và lẽ thật mà ngươi hiểu để thông công và tranh luận với họ. Tranh luận vì mục đích gì? Là để làm cho những người có vóc giạc nhỏ và không hiểu lẽ thật khi nghe xong thì có thể hiểu được lời của ai phù hợp lẽ thật, chứ không hồ đồ để bị mê hoặc bởi quan niệm và luận điệu sai lầm mà người khác lan truyền, như vậy là có ích cho dân được Đức Chúa Trời chọn và đời sống hội thánh. Khi phát hiện ra lời lẽ không hợp lẽ thật, bất kể đó là quan niệm của con người hay là luận điệu sai trái, thì ngươi nên thực hành tranh luận, việc tranh luận như thế sẽ đem lại sự xây dựng cho người khác. Ít nhất làm vậy sẽ khiến những người ngoài cuộc nghe xong thì có thể thấy rõ những điều mà người lan truyền quan niệm nói đích thị là quan niệm, cũng có thể hiểu được những quan niệm này có chỗ nào không hợp lẽ thật, thực chất của quan niệm là gì, tại sao nó không phù hợp lẽ thật, tại sao nó bị xác định tính chất là quan niệm, tại sao người lan truyền quan niệm nên bị hạn chế, v.v.. Khi mọi ngươi đều có thể nhìn nhận chuẩn xác về những chuyện này rồi, thì sẽ không hồ đồ mà bị mê hoặc và đùa bỡn. Mặc dù quan niệm do người ta lan truyền có thể gây nên một vài sự nhiễu loạn và phá hoại đối với lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn và đời sống hội thánh, nhưng đối với người trải nghiệm những chuyện này thì nó lại không tính là chuyện xấu gì. Ít ra, nó có thể khiến người ta phát triển sự phân định, biết được bộ mặt thật của những người lan truyền quan niệm là thế nào, khi lan truyền quan niệm thì họ bộc lộ tâm tính gì, cũng như sự khác biệt giữa quan niệm mà họ lan truyền và lẽ thật. Một mặt, người ta sẽ có được sự phân định và sức miễn dịch đối với những lời lẽ này, mặt khác người ta cũng có được một vài sự phân định đối với loại người này, biết được người nói những lời này là kẻ chẳng tin, là người chẳng có chút lẽ thật nào, thường xuyên có quan niệm về Đức Chúa Trời, và đức tin của họ không phải là đức tin chân thật. Ít ra người ta sẽ phát triển được những sự phân định này. Đương nhiên, khi chưa gặp những chuyện này, ngươi đừng có tùy tiện cầu nguyện rằng: “Thưa Đức Chúa Trời, xin Ngài sắp xếp hoàn cảnh cho con thấy được quan niệm mà người ta lan truyền là gì”. Thấy quan niệm mà người ta lan truyền đâu phải là trò vui gì, nó là thứ rất dễ khiến ngươi bị mê hoặc. Khi gặp phải những chuyện này rồi, ngươi nên tiếp cận cho đúng đắn, đừng bỏ qua nó, đừng trốn tránh nó, mà phải đối diện nó cho đúng đắn, dùng thái độ nghiêm túc và cẩn trọng mà tiếp cận mỗi một dạng hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi, đây là thái độ mà người mưu cầu lẽ thật nên có nếu muốn đạt được lẽ thật. Khi gặp phải người lan truyền quan niệm, ngươi nên học cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Thưa Đức Chúa Trời, xin Ngài ở bên con, xin Ngài soi sáng và hướng dẫn con, cho con biết phân định những lời này và loại người này, cũng cho con nhận thức được trong con có những quan niệm của con người này không”. Cầu nguyện xong, thì ngươi hãy trải nghiệm chuyện này. Đương nhiên, đây cũng là lúc để kiểm nghiệm xem rốt cuộc ngươi hiểu được bao nhiêu lẽ thật và có vóc giạc lớn đến chừng nào. Khi có người lan truyền quan niệm, mà ngươi nghe mà thấy lòng mình không có phản ứng hay suy nghĩ gì, chỉ giống như cái máy thu âm mà thôi, họ tuôn ra và lan truyền quan niệm gì, ngươi cũng tiếp nhận hết, chẳng hề có sức đề kháng, cũng chẳng có năng lực cự tuyệt nào, càng không có năng lực phân định gì, như vậy chẳng phải phiền phức rồi sao? Còn có người nghe được người ta đang tuôn ra quan niệm thì trong lòng cảm thấy họ nói không đúng, muốn thông công và tranh luận với họ, nhưng không biết nói sao cho thích hợp, cũng không biết nên vạch trần và mổ xẻ thế nào, lại sợ nói không thắng được họ thì sẽ mặt đỏ tía tai, cuối cùng bại trận thì vừa mất mặt vừa rơi vào cảnh khó xử. Nhưng người này cảm thấy không tranh luận với họ thì không cam tâm, nghĩ rằng: “Bình thường mình nghe giảng đạo không ít, hiểu cũng không ít, tại sao lại không có lời nào để phản bác họ? Mình không có quan niệm về Đức Chúa Trời, thật sự tin Ngài, tại sao đến lúc phản bác luận điệu sai trái thì mình lại không nói cho rõ ràng được?” Người này thấy người lan truyền quan niệm càng lúc nói càng nhiều, càng nói càng quá đáng, càng nói càng khiến người khác căm ghét, mà bản thân mình lại không biết cách để phản bác và mổ xẻ, cũng không thể đứng lên vạch trần họ, càng không thể ngăn chặn họ, nên trong lòng vô cùng lo lắng và sốt ruột. Lúc này người này mới nhận ra vóc giạc của bản thân quá nhỏ, mới thấy được lẽ thật mình hiểu còn chưa hình thành nên một quan điểm đúng đắn hoàn chỉnh, mà chỉ là một vài khúc lời lẽ rời rạc, một vài sự sáng và ý nghĩ linh tinh tán loạn mà thôi, chứ chẳng phải là nhận thức đích thực về lẽ thật. Biết rõ những người kia đang lan truyền quan niệm và mê hoặc mọi người, biết rõ họ là kẻ chẳng tin, người này muốn vạch trần và bác bỏ những quan điểm của họ, nhưng lại không có lời lẽ nào thích hợp và có uy lực, chỉ gắng gượng nói được rằng: “Việc Đức Chúa Trời làm đều tốt, anh phải tiếp nhận. Đức Chúa Trời thánh khiết và hoàn mỹ, không giống như lời anh nói chút nào. Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, con người là loài thọ tạo, nên thuận phục Đức Chúa Trời. Thuận phục Đức Chúa Trời thì không thua thiệt đâu”. Người này chỉ nói ra được lý luận hời hợt đó, căn bản không đánh được vào yếu điểm nào cả. Trải qua chuyện đặc biệt này rồi và nhận ra vóc giác của bản thân quá nhỏ, người này cảm thấy: “Tại sao mình lại bất lực đến vậy? Bình thường mình có thể nói mãi về những đạo lý cao vời, nói khá là hùng hồn, lúc nhóm họp mình có thể nói cả tiếng cũng chẳng ăn thua gì, dăm ba trang bài giảng mình có thể viết trong chớp mắt, trong lòng thấy rất tự tin. Vậy mà khi có người lan truyền quan niệm như vậy, xét đoán và báng bổ Đức Chúa Trời như vậy, tại sao mình lại không cảnh giác, không có phản ứng gì? Tại sao mình không thể vạch trần và phản bác cho mạnh mẽ được?” Từ chuyện này, người này nhận ra được điều gì? Có phải là nhận ra bản thân không hiểu lẽ thật không? Nhận ra như vậy là chuyện tốt hay chuyện xấu? (Thưa, là chuyện tốt.) Cuối cùng cũng phát hiện được vóc giạc thực tế của mình rồi. Nếu không gặp phải chuyện có người lan truyền quan niệm, thì người ta còn cảm thấy mình có vóc giạc, hiểu lẽ thật và có sự phân định, chuyện gì cũng có thể nhìn thấu, dạng đạo lý thuộc linh nào cũng biết giảng, hạng mục lẽ thật nào cũng có thể thông công một chút, thông thuộc như lòng bàn tay. Kết quả là khi gặp người lan truyền quan niệm, mới biết mình nhầm rồi, bản thân thúc thủ vô sách, không có chút biện pháp nào, và cuối cùng bại trận. Chuyện này có mất mặt không? Có phải là chuyện vẻ vang gì không? (Thưa, không.) Vậy làm sao để giải quyết chuyện này? Nếu ngươi không có lời nào thích hợp để tranh luận với họ, mà còn muốn tránh bị mất mặt, muốn đứng vững làm chứng để khiến Sa-tan hoàn toàn bị hạ nhục và thất bại, vậy thì nên làm thế nào? Ta sẽ chỉ cho các ngươi một biện pháp hay: Nếu ngươi thấy họ lan truyền quan niệm mãi không thôi, đa số mọi người cũng không có sự phân định và đều bị họ ảnh hưởng, nhưng ngươi không nói lại họ, thế thì ngươi hãy tỏ ra ghê gớm một chút, vỗ bàn cái rầm: “Anh im đi! Anh nói cái gì vậy? Mặc dù tôi nói không lại anh, nhưng tôi biết anh chính là kẻ chẳng tin! Anh xem những lời anh nói đi, có câu nào phù hợp lẽ thật không? Anh hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời bao nhiêu năm nay, mà anh có nói được câu nào tán tụng hay làm chứng cho Đức Chúa Trời không? Anh oán giận Đức Chúa Trời, có bản lĩnh thì anh lên tầng trời thứ ba mà nói với Đức Chúa Trời, chứ đừng ở đây quấy nhiễu. Bây giờ tôi chính thức ra lệnh cho anh, cút ngay đi!” Các ngươi có dám nói vậy không? Nói vậy có phải là nóng nảy không? (Thưa, không phải.) Nói vậy là tuyên cáo với Sa-tan. Ngươi cứ làm như vậy, nói với họ rằng: “Kẻ không tin như anh, cút ngay đi! Anh hưởng biết bao ân điển của Đức Chúa Trời đều vô ích cả, anh là thứ táng tận lương tâm, không xứng làm người!” Cứ cho họ ba chữ: “Cút ngay đi!” Nói vậy thì thế nào? Có uy lực đấy, nhưng không được dùng bừa bãi. Đối với các anh chị em mới tin, còn chưa hiểu lẽ thật, thì không được nói như vậy. Nhưng đối với kẻ chẳng tin và sai dịch của Sa-tan thì có thể không cần lưu tình mà ra lệnh: “Đây là nhà Đức Chúa Trời, là nhà của các anh chị em đích thực, là nhà của người đi theo Đức Chúa Trời, chứ không phải là nhà của ma quỷ và Sa-tan. Ở đây không cần ma quỷ và Sa-tan, anh là ma quỷ và Sa-tan, anh cút ngay đi!” Làm vậy có thích hợp không? (Thưa, thích hợp.) Làm vậy không phải là biện pháp tốt nhất, chỉ vì vóc giạc các ngươi còn nhỏ, chưa đủ vóc giạc để chiến đấu với Sa-tan, nên Ta mới dạy cho các ngươi biện pháp này, chứ thực ra nó không phải là biện pháp lý tưởng nhất. Biện pháp lý tưởng nhất chính là nếu các ngươi hiểu được nhiều lẽ thật rồi, có đức tin thực sự vào Đức Chúa Trời và có nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời, thì các ngươi có thể bác bỏ họ, bác bỏ đến mức họ tan tác tơi bời, hoàn toàn hổ thẹn, cuối cùng họ phải nói với mọi người rằng: “Tôi không giữ được đức tin của mình, thật chẳng dám nhìn mặt ai nữa. Tôi là ma quỷ và Sa-tan, phải rời khỏi hội thánh thôi” Các ngươi hiện tại chưa có bản lĩnh như vậy, thì cứ dựa theo biện pháp Ta nói mà đối đãi với loại người thường xuyên lan truyền quan niệm.

Đối với những người thường xuyên lan truyền quan niệm xuất hiện trong hội thánh, các ngươi đều đã biết cách xử lý hay chưa? Các ngươi đều đã biết phân định người lan truyền quan niệm và mê hoặc người khác hay chưa? (Thưa, đã biết rồi.) Chủ yếu có bao nhiêu dạng lời lẽ là lan truyền quan niệm? Một dạng là nhắm vào lời Đức Chúa Trời, dạng khác là nhắm vào công tác của Đức Chúa Trời, một dạng nữa là nhắm vào tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời. Những dạng lời lẽ này, nhẹ một chút thì là những tưởng tượng và hiểu lầm về Đức Chúa Trời, nghiêm trọng thì chính là đang xét đoán, kết tội và báng bổ Đức Chúa Trời. Ngoài ra, còn có một vài lời lẽ tiêu cực và chống đối nảy sinh nơi con người, như oán trách, không phục, bất mãn, v.v. với Đức Chúa Trời. Tóm lại, những lời lan truyền quan niệm này đều có tính chất chống đối, xét đoán, kết tội và báng bổ Đức Chúa Trời. Hậu quả chúng gây ra là khiến người ta phỏng đoán, đề phòng, hiểu lầm, xa cách, thậm chí là từ bỏ Đức Chúa Trời. Những điều này thì dễ phân định.

C. Nguyên tắc và con đường để giải quyết quan niệm

Về chuyện lan truyền quan niệm, vẫn còn một vài điều cần được thông công. Có vài người nói: “Trong đời sống hội thánh, chúng ta buộc phải thực hành vạch trần và mổ xẻ, còn phải tiến hành hạn chế chuyện lan truyền quan niệm. Nhưng trong quá trình tin Đức Chúa Trời, người ta dễ nảy sinh đủ loại quan niệm, đây là chuyện bản thân không kiểm soát nổi. Vậy đối với quan niệm, người ta nên có con đường thực hành như thế nào mới có thể thực hành cho chuẩn xác, không gây nên sự nhiễu loạn và gián đoạn trong đời sống hội thánh, không gây ra ảnh hưởng bất lợi cho người khác, cũng không khiến người khác bị tổn hại về sự sống? Làm thế nào mới thích hợp đây?” Chuyện người ta có quan niệm có phải là sự thật không? Có phải là chuyện không thể tránh khỏi không? (Thưa, phải.) Có người nói: “Người không mưu cầu lẽ thật mới có quan niệm”, lời này có đúng không? Đúng một nửa thôi. Người mưu cầu lẽ thật mà gặp phải chuyện đặc biệt gì đó thì cũng thỉnh thoảng nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời, bởi vì khi người ta không hiểu lẽ thật, không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời và chưa có nhận thức về Đức Chúa Trời, thì sẽ nảy sinh một vài quan niệm đối với lời phán và công tác của Đức Chúa Trời, những quan niệm này là một vài cách nghĩ sai lầm của con người, chúng không hợp lẽ thật. Có vài quan niệm có thể phù hợp với triết lý, đạo đức, văn hóa truyền thống, lý luận luân lý của con người, v.v., nhìn bề ngoài thì những cách nghĩ này có vẻ cũng đúng, nhưng chúng lại không phù hợp lẽ thật, đối chọi với lẽ thật, sự thật là vậy. Thế thì người ta nên đối diện với chuyện này như thế nào? Khi chưa mưu cầu lẽ thật, người ta mang trong mình rất nhiều quan niệm, đây là những quan niệm bẩm sinh. Trong quá trình người ta mưu cầu lẽ thật, tùy theo sự biến hóa của hoàn cảnh và đủ loại bối cảnh mà nảy sinh không ít quan niệm mới, đây là quan niệm lớn lên mới có. Hai dạng quan niệm này đều là điều mà người ta phải đối diện trong quá trình tin Đức Chúa Trời. Vậy khi tiếp cận quan niệm, có biện pháp giải quyết nào và con đường thực hành nào không? Có người nói: “Dễ ấy mà. Chúng ta có thể chống lại quan niệm bẩm sinh, không cần để ý đến nó làm gì. Chúng ta tin chắc rằng trong quá trình mưu cầu lẽ thật, khi người ta hiểu lẽ thật thì những quan niệm này sẽ dần dần bị giải quyết và triệt tiêu. Còn về quan niệm sau khi lớn lên mới có, thì chúng ta cậy nhờ Đức Chúa Trời giải quyết, cũng không bị nó kìm kẹp. Do đó, đến tận bây giờ, trong lòng chúng ta vẫn chưa hình thành quan niệm nào có thể làm nảy sinh sự chống đối, kết tội, báng bổ, v.v. với Đức Chúa Trời”. Cách thực hành này, cách đối diện và xử lý quan niệm này như thế nào? Có thể giải quyết quan niệm hay không? Có nhược điểm nào hay không? Dạng thái độ đối diện quan niệm này có được xem là tích cực và chính diện hay không? (Thưa, không.) Vậy dạng thái độ này có tác dụng tích cực nào đối với con người không? Ngươi dùng biện pháp tiêu cực là không thèm để ý đến những quan niệm này, cho chúng vào những nơi sâu kín nhất trong lòng mình, chúng mà ngoi ra thì ngươi sẽ áp chế, sẽ cầu nguyện, rồi xem như vậy là đã giải quyết được chúng rồi, hễ khi nào chúng lại ngoi ra thì ngươi lại dùng phương thức như vậy mà xử lý, sau đó thì không còn xem chúng là vấn đề gì nữa, cho rằng: “Đằng nào, Đức Chúa Trời mình tin vẫn là Đức Chúa Trời của mình, mình vẫn là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời vẫn là Đấng Tạo Hóa của mình, chuyện này không hề thay đổi”. Đây có phải là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết quan niệm không? Làm vậy có đạt được kết quả tích cực không? Thực hành như vậy có phải là giải quyết quan niệm triệt để từ căn nguyên hay không? Rõ ràng là không. Những quan niệm này bất kể lớn nhỏ, bất kể ít nhiều, chỉ cần nó tồn tại trong lòng người ta thì sẽ gây nên một vài ảnh hưởng tiêu cực và sự nhiễu loạn đối với lối vào sự sống và quan hệ với Đức Chúa Trời của con người. Nhất là khi người ta yếu đuối, khi người ta gặp phải một hoàn cảnh mình không vượt qua được, khi người ta không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, không có con đường thực hành, không biết làm thế nào để đạt đến làm Đức Chúa Trời hài lòng, khi người ta cảm thấy bản thân không có hy vọng được cứu rỗi, vào những lúc đó thì những quan niệm này ở trong con người sẽ rất nhanh ngoi lên, nắm thế chủ đạo tư tưởng của người ta, chiếm cứ toàn bộ tâm linh của người ta, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến việc đi hay ở, ảnh hưởng đến con đường mà người ta chọn. Cũng có thể có một quan niệm mà ngươi không để ý, lâu nay chưa bao giờ ảnh hưởng đến ngươi, cũng chưa bao giờ làm ngươi vấp ngã, và ngươi luôn cho rằng ngươi làm chủ nó, có thể khống chế được nó. Nhưng sau khi ngươi trải qua một lần thất bại, một lần bị cách chức và đảo thải, hoặc sau khi trải qua một lần bị Đức Chúa Trời sửa dạy và sửa phạt nghiêm khắc, thậm chí là khi ngươi cảm thấy bản thân bị rơi vào hố sâu không đáy rồi, thì lúc đó quan niệm của ngươi sẽ không còn là một thứ phụ kiện của ngươi nữa. Cho dù ngươi không thèm để ý đến nó, thì nó vẫn có thể gây nhiễu loạn và mê hoặc tư tưởng của ngươi, thậm chí có thể nắm thế chủ đạo tư tưởng và quan điểm của ngươi, nắm thế chủ đạo thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời và đức tin của ngươi vào Đức Chúa Trời. Nếu không có phương thức và nguyên tắc thực hành thích hợp để tiếp cận những quan niệm này, hoặc không có một nhận thức rõ ràng về chúng, thì chúng sẽ ảnh hưởng đến lối vào sự sống hoặc lựa chọn tức thời của ngươi bất kỳ lúc nào. Thậm chí chúng còn ảnh hưởng đến quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời và thái độ của ngươi khi đối đãi Đức Chúa Trời. Vậy khi đối diện với các loại quan niệm nảy sinh trong bất kỳ bối cảnh nào này, người ta nên đối diện và xử lý chúng với thái độ và phương thức như thế nào thì mới có thể tránh bị chúng hại, mới có thể đạt được kết quả tích cực và chính diện. Đây là vấn đề nên được thông công cho rõ.

Con người sống trong xác thịt thì có ý chí tự do và tư tưởng tự do, bất kể trình độ văn hóa hay tố chất cao thấp thế nào, bất kể giới tính ra sao, chỉ cần có tư tưởng là người ta sẽ nảy sinh quan niệm. Nếu quan niệm này nắm thế chủ đạo tâm tính bại hoại của ngươi rồi, thì ngươi sẽ vì quan niệm này mà chống đối Đức Chúa Trời, do đó buộc phải giải quyết vấn đề này. Không phải chỉ có những người lan truyền quan niệm mới nảy sinh quan niệm, chỉ là họ lan truyền quan niệm ra, bất chấp hậu quả mà đứng ở phía đối lập với Đức Chúa Trời và lan truyền đủ loại cách nhìn nhận, xét đoán về Đức Chúa Trời mà thôi. Nhưng chẳng lẽ những người không lan truyền quan niệm thì không có quan niệm sao? Ai cũng có quan niệm, đây là sự thật. Nhưng cái khác biệt là, những người cố ý lan tuyền quan niệm thì có thực chất bản tính chán ghét lẽ thật bẩm sinh, bởi vì họ không tiếp nhận lẽ thật, lại còn cảm thấy quan niệm của mình là đúng và hoàn toàn phù hợp lẽ thật, nếu quan niệm của họ có xung đột với lẽ thật, thì họ sẽ chọn tiếp nhận quan niệm chứ không tiếp nhận lẽ thật, đây là chỗ thất bại của họ, cũng là nguyên nhân khiến họ bị hạn chế và định tội. Vậy tại sao người bình thường nảy sinh quan niệm thì không bị định tội? Bởi vì đa số họ nói năng và hành động có lý tính, trong lòng họ biết quan niệm của con người không hợp lẽ thật và không đúng, mặc dù không thể giải quyết chúng ngay lập tức, nhưng trong lòng họ sẵn sàng từ bỏ quan niệm. Khi họ chọn tiếp nhận lẽ thật thì đồng thời quan niệm của họ cũng bị lẽ thật thay thế và giải quyết, họ đã buông bỏ được quan niệm, không còn bị nó ảnh hưởng, hạn chế và nắm thế chủ đạo nữa. Do đó, những người này mà có quan niệm cũng sẽ không lan truyền, vẫn có thể làm bổn phận một cách bình thường, đi theo Đức Chúa Trời một cách bình thường, tiếp nhận lời và công tác của Đức Chúa Trời, thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, thuận phục sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Họ liên tục thừa nhận bản thân là loài thọ tạo và Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, bất kể trong lòng còn nuôi những quan niệm gì, họ đều có thể duy trì mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời, duy trì mối quan hệ giữa loài thọ tạo với Đấng Tạo Hóa, không từ bỏ bổn phận của mình, không ruồng bỏ danh Đức Chúa Trời và đức tin của họ vào Đức Chúa Trời vẫn không đổi. Mặc dù là vậy, nhưng nếu quan niệm mãi không được giải quyết, thì chúng cũng có thể hại chết người ta, hủy hoại người ta. Do đó, chúng ta vẫn cần thông công xem nên đối diện và giải quyết quan niệm như thế nào là tốt nhất.

Các ngươi nói xem, quan niệm bẩm sinh có từ trước khi tin Đức Chúa Trời, và quan niệm nảy sinh trong bối cảnh và hoàn cảnh đặc biệt sau khi tin Đức Chúa Trời, cái nào dễ giải quyết hơn? (Thưa, quan niệm bẩm sinh dễ giải quyết hơn.) Những quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời nảy sinh khi người ta mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời thì dễ giải quyết, còn quan niệm nảy sinh trong quá trình trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời sau khi tin Đức Chúa Trời thì không dễ giải quyết cho lắm – suy cho cùng, đây là cách nói về mặt lý luận, nhưng nó không phù hợp với sự thật. “Về mặt lý luận” nghĩa là gì? Nghĩa là con người chiếu theo triết lý và lô-gic mà rút ra những kết luận như vậy. Sau khi mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời và hiểu được lẽ thật về các khải tượng rồi, thì người ta sẽ buông bỏ và giải quyết được vài quan niệm. Thực ra việc giải quyết này chỉ đạt được về mặt đạo lý mà thôi, trông có vẻ như quan niệm đã được giải quyết rồi, nhưng rất nhiều quan niệm người ta nảy sinh trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời lại có liên quan đến những quan niệm bẩm sinh của họ. Về mặt lý thuyết, trong hai dạng quan niệm này, quan niệm bẩm sinh thì dễ giải quyết hơn, nhưng trên thực tế, chỉ cần người ta có thể tiếp nhận lẽ thật và yêu thích những điều tích cực, chỉ cần người ta đạt đến hiểu lẽ thật rồi thì cả hai dạng quan niệm này đều dễ giải quyết. Chẳng hạn như, có người nói quan niệm bẩm sinh thì dễ giải quyết, thế rồi lại gặp phải những người lệch lạc và chấp vặt, họ moi móc trong Kinh Thánh, trong các danh tác thuộc linh và trong các cách diễn giải của các nhà chú giải Kinh Thánh, rồi đem hết những điều tìm được ra nói với ngươi một lượt, ngươi có thông công lẽ thật thế nào họ cũng không tiếp nhận. Đối với những bài giảng thuần khiết, lẽ thật và lời đúng đắn, thì họ không tiếp nhận nổi, cũng nghe không lọt tai. Một mặt, năng lực lĩnh hội của họ có vấn đề, mặt khác, họ không yêu thích những điều tích cực, không yêu thích lẽ thật, mà lại yêu thích những chuyện chấp vặt, yêu thích chơi đùa với câu chữ, yêu thích lý luận và thần học, loại người này có thể buông bỏ quan niệm không? (Thưa, không thể.) Xét từ sự thật, từ tâm tính và ý thích của loại người này, thì họ không tiếp nhận được lẽ thật. Quan niệm ban đầu nhất của người ta thực ra rất nông cạn, rất hời hợt, rất dễ giải quyết, nếu người ta có tư duy bình thường và năng lực lĩnh hội bình thường, thì khi ngươi thông công lẽ thật về khải tượng cho họ, chỉ cần nghe hiểu rồi là họ sẽ dễ dàng buông bỏ quan niệm. Nhưng có một dạng người không có tư duy bình thường, không lĩnh hội được lẽ thật, cũng không tiếp nhận lẽ thật, dạng người này có thể buông bỏ quan niệm không? (Thưa, không thể.) Do đó, quan niệm của loại người này không dễ giải quyết đâu. Nếu một người có lý trí bình thường và có thể tiếp nhận lẽ thật, thì sau khi tin Đức Chúa Trời rồi, bất kể họ có nảy sinh quan niệm gì về Đức Chúa Trời, nảy sinh quan niệm trong hoàn cảnh và bối cảnh nào, họ đều không nói lý lẽ với Đức Chúa Trời, mà họ nói rằng: “Tôi là con người, tôi có tâm tính bại hoại, tư duy và cách làm của tôi sẽ có chỗ sai. Đức Chúa Trời là lẽ thật, vĩnh viễn không sai. Cách nghĩ của tôi có hợp lý đến đâu thì cũng là cách nghĩ của con người, là phát xuất từ con người, và không phải là lẽ thật, nếu nó trái với lời Đức Chúa Trời, trái với lẽ thật, thì cách nghĩ đó có hợp lý đến mấy, cũng là sai”. Rốt cuộc sai ở chỗ nào thì đến bây giờ họ vẫn chưa biết, vậy họ thực hành thế nào? Họ thực hành thuận phục, không chấp vặt, và buông bỏ những chuyện này, họ tin rằng đến một ngày Đức Chúa Trời sẽ tỏ lộ chuyện này. Có người hỏi họ: “Nếu Đức Chúa Trời không tỏ lộ, thì biết làm thế nào đây?” Họ trả lời: “Vậy thì tôi sẽ mãi mãi thuận phục, Đức Chúa Trời không sai, việc Đức Chúa Trời làm cũng không sai. Việc Đức Chúa Trời làm không phù hợp với quan niệm của con người không có nghĩa là Đức Chúa Trời làm sai, mà là con người không lĩnh hội được, không với tới được. Cho nên, việc con người nên làm nhất không phải là nghiên cứu, không phải là khi nảy sinh quan niệm thì chìm vào trong đó, không phải là dùng quan niệm mà tìm cách nắm thóp Đức Chúa Trời, lấy quan niệm làm lý do và cái cớ để không thuận phục, để chống đối Đức Chúa Trời”. Cách tiếp cận quan niệm của họ là vậy, thế thì cách thực hành này có phải là đang thực hành lẽ thật không? Đây chính là đang thực hành lẽ thật. Khi nảy sinh quan niệm, họ không dùng quan niệm mà đối chiếu hoặc nghiên cứu Đức Chúa Trời, xác nhận Đức Chúa Trời thật hay giả, có tồn tại hay không, thay vào đó họ buông bỏ quan niệm, nỗ lực tiếp nhận lẽ thật và nhận thức Đức Chúa Trời. Mặc dù họ đã dốc hết sức để nhận thức Đức Chúa Trời rồi, nhưng vẫn không nhận thức được, thế thì họ làm gì? Họ vẫn thuận phục. Họ nói: “Đức Chúa Trời không sai, Đức Chúa Trời vĩnh viễn là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là Đấng bày tỏ lẽ thật, là nguồn gốc của lẽ thật”. Trước hết họ đặt Đức Chúa Trời vào vị trí của Đức Chúa Trời và đặt bản thân vào vị trí của loài thọ tạo, mà tiếp cận những quan niệm này. Do đó, cho dù họ chưa buông bỏ và giải quyết quan niệm của mình, nhưng thái độ thuận phục của họ đối với Đức Chúa Trời vẫn không thay đổi, thái độ này bảo vệ họ, cho họ vẫn có thể được Đức Chúa Trời công nhận là một loại thọ tạo ở trước mặt Ngài. Vậy quan niệm của loại người này sẽ dễ được giải quyết phải không? (Thưa, phải.) Làm sao để đạt đến như vậy? Nếu gặp chuyện mà họ nói thế này: “Người ta cứ nói rằng mọi việc đức chúa trời làm đều là lẽ thật, đều đúng, rằng đức chúa trời toàn năng, sẽ không phạm sai lầm. Nói vậy có đúng không? Mặc dù người ta nói đức chúa trời sẽ không phạm sai lầm, nhưng đó chỉ là một cách nói về mặt lý thuyết mà thôi, trên thực tế, đức chúa trời cũng có vài việc làm không màng đến ý của con người, không hợp tình người. Chuyện này tôi thấy không hẳn là đúng. Chuyện không hẳn là đúng thì tôi không cần thuận phục, không cần tiếp nhận, phải chứ? Mặc dù tôi không phủ nhận danh đức chúa trời hay thân phận của đức chúa trời, nhưng bây giờ quan niệm nảy sinh đã giúp tôi nâng cao kiến thức, giúp tôi hiểu rõ đức chúa trời hơn. Đức chúa trời cũng có làm chuyện không đúng, cũng có lúc phạm sai lầm. Vậy nên từ giờ, người ta còn nói đức chúa trời công chính, hoàn hảo và thánh khiết, thì tôi không tin nữa đâu, tôi sẽ đặt một dấu chấm hỏi nho nhỏ với những lời đó. Mặc dù đức chúa trời là đấng tạo hóa, tôi có thể tiếp nhận sự tể trị của ngài, nhưng sau này khi tiếp nhận thì tôi phải chọn lọc, không được thuận phục một cách hồ đồ và mù quáng. Nếu thuận phục sai thì biết làm sao đây? Tôi chẳng bị thiệt thòi sao? Tôi không được làm người thuận phục một cách hồ đồ”. Họ dùng dạng thái độ đó mà tiếp cận quan niệm và đối đãi Đức Chúa Trời, thì họ có dễ buông bỏ quan niệm không? Cách thực hành này có phải là đang thực hành lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Chẳng phải mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời đã xuất hiện vấn đề rồi sao? Chẳng phải họ đang nghiên cứu Đức Chúa Trời suốt sao? Đức Chúa Trời trở thành đối tượng nghiên cứu của họ rồi, chứ chẳng phải là Đấng tể trị số phận của họ nữa. Mặc dù họ thừa nhận bản thân là một loài thọ tạo dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa, nhưng việc họ làm lại không phải là đang làm bổn phận và nghĩa vụ của một loài thọ tạo, họ không đứng ở vị trí vốn có của một loài thọ tạo mà đối đãi Đấng Tạo Hóa, thay vào đó họ đứng ở phía đối lập với Đấng Tạo Hóa, nghiên cứu Đấng Tạo Hóa và phân tích mọi hành động và hành vi của Đấng Tạo Hóa, chiếu theo tình hình mà chọn có thuận phục và tiếp nhận hay không. Vậy thái độ và cách thực hành này của họ có phải là biểu hiện mà một người tiếp nhận lẽ thật nên có không? Quan niệm của họ có thể được giải quyết không? (Thưa, không được giải quyết.) Vĩnh viễn không được giải quyết. Bởi vì mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời là một mối quan hệ méo mó, không bình thường, không phải là mối quan hệ giữa loài thọ tạo với Đấng Tạo Hóa. Họ xem Đức Chúa Trời là đối tượng để nghiên cứu, và liên tục nghiên cứu Ngài. Những gì họ cho là đúng, là tốt, thì họ tiếp nhận. Những gì họ cho là không phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người, không hợp thị hiếu của con người, thì họ chống đối trong lòng, đòi phân cao thấp với Đức Chúa Trời, và nảy sinh sự ngăn cách với Đức Chúa Trời. Dạng người này có phải là người tiếp nhận lẽ thật không? Nhìn bề ngoài, khi chưa gặp phải chuyện gì, khi chưa có quan niệm gì về Đức Chúa Trời, thì họ có thể thuận phục những lời Đức Chúa Trời phán. Nhưng ngay khi nảy sinh quan niệm rồi, thì sự thuận phục của họ biến mất tiêu, nhìn đâu cũng không thấy, không thể đưa vào thực hành, đây là chuyện gì vậy? Quá rõ ràng, họ không phải là người thực hành lẽ thật, họ không xem Đức Chúa Trời là nguồn gốc của lẽ thật hay là lẽ thật mà tiếp nhận. Người không tiếp nhận lẽ thật đều không dễ buông bỏ hay giải quyết quan niệm của mình, bất kể chúng nảy sinh lúc nào.

Xét từ những nội dung vừa được thông công, các ngươi nói xem, dạng quan niệm nào dễ giải quyết hơn? Chuyện này còn tùy trường hợp. Đối với người có thể tiếp nhận lẽ thật, là người có lý trí và đúng đắn, thì bất kể quan niệm nảy sinh vào lúc nào đều dễ giải quyết, còn đối với người không tiếp nhận lẽ thật, thì bất kể quan niệm nảy sinh vào lúc nào đều khó giải quyết. Có người tin Đức Chúa Trời đã 20, 30 năm rồi, đến bây giờ họ mở miệng nói cũng không có một câu nào phù hợp lẽ thật, chỉ toàn là câu chữ và đạo lý, toàn là quan niệm của con người. Họ không hiểu một chút lẽ thật nào, vậy lúc nảy sinh quan niệm, liệu họ có thể buông bỏ không? Chuyện này khó nói lắm, họ không tiếp nhận lẽ thật thì sẽ không buông bỏ được quan niệm. Con người nảy sinh quan niệm là chuyện không thể tránh khỏi, trong tâm tư mỗi người đều có thể nảy sinh các loại quan niệm bất kỳ lúc nào, bất kể là bẩm sinh hay là lớn lên mới có. Trong lòng người ta đều tồn tại một vài quan niệm, bất kể họ đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm. Vậy thì nên làm thế nào? Chẳng lẽ vấn đề này không có cách nào giải quyết sao? Có thể giải quyết chứ. Có vài nguyên tắc mà các ngươi phải ghi nhớ. Mấy nguyên tắc này rất then chốt, khi gặp chuyện như thế này thì ngươi cứ chiếu theo những nguyên tắc này mà thực hành, thực hành được một thời gian rồi thì ngươi sẽ thấy được kết quả, sẽ bước vào thực tế lẽ thật. Khi quan niệm nảy sinh, bất kể là quan niệm gì, trước hết ngươi hãy suy ngẫm và phân tích trong lòng, xem thử ý nghĩ như vậy đúng hay sai. Nếu ngươi cảm nhận được rõ ràng nghĩ như vậy là sai, là lệch lạc, là đang báng bổ Đức Chúa Trời, vậy ngươi hãy nhanh cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời khai sáng và hướng dẫn để ngươi có thể nhận thức được thực chất của vấn đề này, sau đó khi nhóm họp thì hãy nói về nhận thức của mình, trong lúc nhận thức và trải nghiệm thì hãy chú trọng giải quyết quan niệm của mình. Nếu thực hành như vậy mà không đạt được kết quả rõ ràng, thì ngươi nên tìm người hiểu lẽ thật để thông công về phương diện lẽ thật này, nỗ lực tìm được sự giúp đỡ từ người khác và giải pháp từ lời Đức Chúa Trời. Qua lời Đức Chúa Trời và qua trải nghiệm, ngươi sẽ dần dần xác thực được rằng lời Đức Chúa Trời phán như vậy là đúng, và ngươi sẽ đạt được kết quả rất lớn trong vấn đề giải quyết quan niệm của bản thân này. Bằng cách tiếp nhận và trải nghiệm những lời và công tác này của Đức Chúa Trời, cuối cùng ngươi sẽ hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, nhận thức được tâm tính của Đức Chúa Trời, khiến ngươi buông bỏ và giải quyết được quan niệm của mình. Ngươi sẽ không còn hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời, cũng sẽ không có yêu cầu vô lý với Ngài nữa. Với quan niệm dễ giải quyết thì là vậy. Còn có một dạng quan niệm nữa, là quan niệm mà người ta không dễ nhận thức, cũng không dễ giải quyết. Đối với quan niệm không dễ giải quyết, thì có một vài nguyên tắc mà người ta phải giữ, đó là đừng tuôn ra, đừng lan truyền, bởi vì dạng quan niệm này mà tuôn ra thành lời thì chẳng có ích lợi gì cho người khác, nó là một sự thật về việc chống đối Đức Chúa Trời. Nếu ngươi hiểu tính chất và hậu quả của việc lan truyền quan niệm là gì, vậy tốt nhất ngươi hãy tự đánh giá cho rõ, đừng nói bừa. Nếu ngươi nói: “Không nói ra chuyện này ở hội thánh, thì tôi khó chịu lắm, ngột ngạt chết mất thôi”, vậy thì ngươi cũng nên suy xét xem ngươi lan truyền những quan niệm này rồi thì rốt cuộc có ích lợi gì cho dân được Đức Chúa Trời chọn không. Nếu không có ích lợi gì, còn có thể dẫn đến việc người khác có quan niệm về Đức Chúa Trời, thậm chí có thể chống đối và xét đoán Đức Chúa Trời, thì chẳng phải ngươi đang làm hại dân được Đức Chúa Trời chọn sao? Ngươi làm vậy là hại người, không khác gì đang lây truyền dịch bệnh cả. Nếu thực sự có lý trí, thì ngươi ngươi thà tự chịu đựng thống khổ, chứ không muốn lan truyền quan niệm rồi làm hại người khác. Nhưng ngươi không nói ra thì lại thấy khó chịu, vậy thì ngươi phải hướng về Đức Chúa Trời mà cầu nguyện. Nếu vấn đề được giải quyết, vậy chẳng phải là chuyện tốt hay sao? Nếu ngươi cầu nguyện với Đức Chúa Trời mà còn mang theo quan niệm để xét đoán và hiểu lầm Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi đang tự chuốc lấy rắc rối rồi. Ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời như thế này: “Thưa Đức Chúa Trời, con có cách nghĩ này, con muốn buông bỏ nó, nhưng lại không buông được. Xin Ngài sửa dạy con, dùng các dạng hoàn cảnh mà tỏ lộ con, cho con nhận thức được rằng quan niệm của con là sai. Bất kể Ngài sửa dạy thế nào, con cũng sẵn lòng tiếp nhận”. Dạng tâm thái này là đúng đắn, ngươi mang theo tâm thái như vậy mà cầu nguyện với Đức Chúa Trời rồi, thì còn cảm thấy ngột ngạt như vậy nữa không? Nếu ngươi tiếp tục cầu nguyện và tìm kiếm, đạt được sự khai sáng và soi sáng của Đức Chúa Trời, hiểu được tâm ý của Ngài, lòng ngươi bừng sáng rồi, thì ngươi không còn ngột ngạt nữa, vậy chẳng phải vấn đề sẽ được giải quyết sao? Quan niệm, sự chống đối và phản nghịch trong lòng ngươi đối với Đức Chúa Trời cũng sẽ tan biến gần hết, ít nhất ngươi không còn ý nghĩ phải tuôn nó ra nữa. Nếu cách đó vẫn không được, vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để, thì ngươi hãy tìm người có trải nghiệm để giúp ngươi giải quyết quan niệm, để họ tìm cho ngươi vài đoạn lời Đức Chúa Trời có liên quan mà giải quyết quan niệm của ngươi, ngươi đọc vài chục lần, vài trăm lần thì có lẽ quan niệm của ngươi sẽ được giải quyết triệt để. Có người nói: “Khi nhóm họp, mà con tuôn ra những chuyện đó với anh chị em, thì sẽ là lan truyền quan niệm. Con không được nói ra, mà như vậy thì con cực kỳ khó chịu. Thế thì con nói với người nhà có được không?” Nếu người nhà của ngươi cũng là anh chị em trong đức tin, ngươi tuôn ra những quan niệm này rồi thì cũng gây nên sự nhiễu loạn cho họ, làm vậy có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Nếu lời ngươi nói ra gây nên ảnh hưởng xấu đến người khác, làm hại và mê hoặc người khác, thì ngươi tuyệt đối không được nói, mà phải cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giải quyết. Chỉ cần ngươi mang tấm lòng sùng kính và khao khát sự công chính mà cầu nguyện và ăn uống lời Đức Chúa Trời thì quan niệm của ngươi sẽ được giải quyết. Trong lời Đức Chúa Trời bao hàm lẽ thật toàn diện, có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào, chỉ là ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật không, có sẵn sàng thực hành lời Đức Chúa Trời không, có thể buông bỏ quan niệm của mình không. Nếu ngươi tin lời Đức Chúa Trời có lẽ thật toàn diện, thì khi gặp phải vấn đề, ngươi nên hướng về Đức Chúa Trời mà cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Nếu cầu nguyện một thời gian rồi, mà ngươi không cảm nhận được Đức Chúa Trời khai sáng gì cho ngươi, Ngài cũng không cho ngươi lời rõ ràng nào bảo ngươi nên làm gì, nhưng chẳng biết từ bao giờ, quan niệm trong lòng ngươi không còn tác dụng nữa, không gây nhiễu loạn đời sống của ngươi nữa, dần dần nguội lạnh đi rồi, cũng không ảnh hưởng đến mối quan hệ bình thường giữa ngươi với Đức Chúa Trời, đương nhiên cũng không ảnh hưởng đến việc ngươi làm bổn phận, vậy chẳng phải quan niệm đó về cơ bản đã được giải quyết rồi sao? (Thưa, phải.) Đây chính là con đường thực hành.

Những người không hiểu lẽ thật trước tiên phải ghi nhớ rằng: có quan niệm thì tìm kiếm lẽ thật mà giải quyết, tuyệt đối đừng lan truyền, đừng nói bừa, đừng nói: “Tôi có tự do ngôn luận, miệng của tôi, tôi muốn nói gì thì nói, muốn nói với ai thì nói, muốn nói trong trường hợp nào thì nói”, nói như vậy là sai rồi. Có vài lời hay và đúng, nói ra còn chưa chắc đem lại lợi ích gì cho người khác, nhưng những lời là quan niệm, là sự thử thách của Sa-tan mà nói ra, thì hậu quả nó đem lại thật không đong đếm nổi. Xét từ hậu quả này, nếu ngươi có quan niệm nào mà ngươi thấy phải nói ra cho bằng được, cảm giác nói ra được thì sẽ sảng khoái và cao hứng, vậy thì buộc phải xác định tính chất hành vi của ngươi là hành ác, Đức Chúa Trời sẽ có ghi chú về ngươi. Tại sao lại ghi chú về ngươi? Đã cho ngươi biết bao nhiêu phương pháp, con đường và nguyên tắc thực hành tích cực mà ngươi không chọn, lại đi chọn một con đường làm hại người khác, chẳng phải là ngươi cố ý sao? Vậy nói hành vi của ngươi là hành ác thì có gì quá đáng không? (Thưa, không quá đáng.) Ngươi hoàn toàn có thể chọn tự mình giải quyết những vấn đề đó trong lúc trải nghiệm, trong quá trình cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm, thay vì trút quan niệm ra và gây nhiễu loạn, mê hoặc người khác. Đây là cách làm mà người có lương tâm và lý trí nên chọn. Vậy tại sao ngươi không chọn cách này? Tại sao ngươi lại chọn cách làm tổn hại và làm hại người khác? Đây chẳng phải là việc làm của Sa-tan sao? Kẻ ác hành động thì hại người và hại mình. Nếu ngươi cũng làm ra việc như vậy, thì Đức Chúa Trời có căm ghét ngươi không? (Thưa, có.) Cho dù Đức Chúa Trời không định tội quan niệm của ngươi, thì ngươi cũng phải tự mình tìm kiếm lẽ thật mà giải quyết quan niệm của mình, còn phải có được con đường thực hành lẽ thật. Nếu cách xử lý quan niệm của ngươi là lan truyền quan niệm, cố ý mê hoặc và làm hại người khác, gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, gây nhiễu loạn lối vào sự sống và tình trạng bình thường của anh chị em, thì dạng hành vi đó của ngươi là hành ác. Lúc gặp phải chuyện như thế này thì người ta nên lựa chọn thế nào? Người có nhân tính và mưu cầu lẽ thật thì sẽ không chọn cách mê hoặc và làm hại người khác, họ sẽ chọn thực hành và tuân thủ các nguyên tắc tích cực và chính diện, sẽ đến trước mặt Đức Chúa Trời mà cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật, xin Đức Chúa Trời giúp họ giải quyết. Có người nói: “Lúc nhờ Đức Chúa Trời giúp thì tôi không chạm đến được, không nhìn thấy được sự giúp đỡ của Ngài. Tôi nhờ người ta giúp đỡ thì có được không?” Được chứ, ngươi có thể chọn người nào có vóc giạc và hiểu lẽ thật hơn ngươi, người nào mà ngươi cho rằng họ đủ sức giải quyết vấn đề của ngươi, sẽ không bị quan niệm của ngươi gây nhiễu loạn và ảnh hưởng đến mức trở nên yếu đuối, người nào đã trải qua những chuyện này rồi và có thể nói cho ngươi biết cách giải quyết – con đường như vậy cũng thích hợp. Nếu ngươi tìm một người bình thường khá ngốc, chuyện gì cũng nhìn không thấu, họ mà nghe chuyện của ngươi xong thì sẽ ngay lập tức chồm lên, muốn đi rêu rao và gây nhiễu loạn khắp chốn, không muốn tin nữa, thế thì vô hình trung cách làm của ngươi sẽ gây nên sự nhiễu loạn cho đời sống hội thánh, chẳng phải hành vi này của ngươi sẽ bị xác định tính chất là hành ác sao? (Thưa, phải.) Do đó, về cách xử lý chuyện quan niệm này, người ta nhất định phải thận trọng và cẩn thận, đừng có hồ đồ, đừng có bốc đồng, tuyệt đối đừng xem quan niệm là lẽ thật – cách nghĩ của con người có đúng đến mấy cũng không phải là lẽ thật. Như vậy thì ngươi sẽ bình tĩnh hơn nhiều, quan niệm của ngươi cũng không làm được gì nữa. Có quan niệm không phải là chuyện đáng sợ, chỉ cần tìm kiếm lẽ thật thì sẽ luôn giải quyết được quan niệm. Có những người nói: “Nhưng quan niệm đâu có dễ giải quyết”. Có vài quan niệm đúng là không dễ giải quyết, vậy thì nên làm thế nào? Dễ thôi, có vài quan niệm nơi tâm tư và trí óc của một số người không bao giờ giải quyết được, điều này vốn đã là sự thật rồi. Nhưng quan niệm có khó giải quyết đến mấy cũng không phải là lẽ thật, chỉ cần trong lòng ngươi hiểu được điểm này, thì sẽ dễ xử lý vấn đề thôi. Trong chuyện này có một sự thật mà Ta phải nói cho các ngươi: Đối với mỗi một việc Đức Chúa Trời làm, Đức Chúa Trời không yêu cầu hết thảy mọi người đều phải hiểu cho thấu, nắm cho rõ, hay đều phải biết lẽ thật trong chuyện đó là gì, tại sao Đức Chúa Trời lại làm như vậy. Đức Chúa Trời không có ý nguyện như vậy, không yêu cầu tiêu chuẩn như vậy nơi con người. Nếu ngươi đủ tố chất, hiểu được đến đâu cũng đều tốt cả, cứ theo sức mình mà làm. Nếu ngươi không hiểu, thì theo tuổi tác tăng dần, theo trải nghiệm không ngừng tiến sâu, theo sự từng trải ngày càng nhiều lên, thì lẽ thật mà ngươi hiểu cũng sẽ dần dần tiến sâu và quan niệm cũng ngày càng ít đi. Nhưng đối với một vài chuyện đặc biệt mà đa số mọi người đều không với tới được và chẳng bao giờ có cách nào hiểu nổi, thì Đức Chúa Trời có cưỡng cầu không? Đức Chúa Trời không cưỡng cầu, không cưỡng ép truyền thụ để khiến ngươi nhất định phải hiểu. Chẳng hạn như, trong vạn vật mà Đức Chúa Trời tạo dựng có rất nhiều huyền nhiệm mà con người muốn biết cũng không có cách nào biết được, nhưng khi Đức Chúa Trời phán lời và công tác thì chỉ chú trọng bày tỏ lẽ thật để làm tinh sạch và cứu rỗi con người, những chuyện khác rất ít được Ngài đề cập đến, thỉnh thoảng có nói đến cũng chỉ là nói ngắn gọn, Đức Chúa Trời chẳng bao giờ thao thao bất tuyệt mà nói rõ những chuyện này với con người. Tại sao Ngài lại không nói? Bởi vì con người không cần phải hiểu những chuyện này. Khi Đức Chúa Trời làm những công tác này trên người ta, một mặt Đức Chúa Trời bộc lộ thực chất tâm tính của Ngài, mặt khác Đức Chúa Trời có ý niệm và kế hoạch của Ngài, có nguồn gốc và mục tiêu cho những việc làm của Ngài, có phương thức và phương pháp công tác của Ngài trên các loại người, còn có phương thức và phương pháp của Ngài để tể trị vạn vật, v.v.. Đức Chúa Trời không hề nói con người phải hiểu và bước vào hết mọi lẽ thật thì mới được xem là được cứu rỗi. Điều này là bởi Đức Chúa Trời quá toàn năng! Phương thức làm việc, phán lời, làm công tác, và tể trị vạn vật của Đức Chúa Trời tự nhiên bộc lộ tâm tính, thực chất, thân phận, v.v. của Ngài. Mặc dù Đức Chúa Trời bộc lộ ra những điều Ngài có và là một cách rất tự nhiên, nhưng Ngài không yêu cầu con người phải có thể nhận thức và lĩnh hội được hết. Bởi vì Đức Chúa Trời vĩnh viễn là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là toàn năng, còn loại thọ tạo thì quá nhỏ bé, một chút năng lực cũng không có, so với Đức Chúa Trời thì kém xa như đất so với trời! Do đó, con người nảy sinh một vài quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời là chuyện quá đỗi bình thường. Đức Chúa Trời không bao giờ đặt nặng chuyện đó, nhưng ngươi lúc nào cũng làm căng hoặc chấp vặt, như vậy là không được. Nếu ngươi là người mưu cầu lẽ thật, có tố chất cao, chỉ cần ngươi hiểu lẽ thật và có nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời, thì những quan niệm và tưởng tượng này sẽ tự nhiên được giải quyết. Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật, được ai thông công lẽ thật cho cũng không chịu tiếp nhận, luôn bám giữ quan niệm của mình, thì hậu quả sẽ là gì? Hậu quả là đến tận lúc chết hoặc lúc công tác của Đức Chúa Trời hoàn toàn kết thúc rồi, ngươi sẽ không đạt được lẽ thật, ngược lại còn bị quan niệm và tưởng tượng dẫn đến cái chết. Cho dù ngươi được thấy linh thể của Đức Chúa Trời hiện ra, thì một vài quan niệm và tưởng tượng của ngươi về Đức Chúa Trời vẫn không được giải quyết. Vậy Đức Chúa Trời có vì ngươi chưa được giải quyết được những quan niệm này mà đem chân tướng sự thật nói cho ngươi không? Một mặt đó là chuyện không cần thiết, mặt khác còn có một sự thật này, đó là đầu óc và tâm tư con người không có đủ sức chứa để tiếp nhận những điều này. Những công tác mà Đức Chúa Trời làm này vượt quá tưởng tượng của con người, vượt quá hết thảy muôn vật. So với hết thảy muôn vật, con người chỉ như một hạt cát giữa đại dương, hình dung như vậy là gần đúng sự thật, cũng được xem là xác đáng. Cho dfu Đức Chúa Trời có lòng đem hết thảy mọi chuyện nói cho ngươi, thì ngươi có đủ sức mà chứa hết không? Có những người nói: “Sao mà không chứa nổi chứ? Đức Chúa Trời nói thêm thì tôi hiểu được thêm, có được thêm, vậy là được ưu ái rồi!” Vậy là ngươi mơ mộng hão huyền, tham muốn quá lớn rồi, sự thật đâu phải vậy. Trong mắt Đức Chúa Trời, những điều Ngài nói cho ngươi đều là những điều rất nông cạn mà con người có thể với tới được, thực ra có rất nhiều điều Đức Chúa Trời không nói bởi vì con người không với tới nổi, do đó, ngươi có chút quan niệm đến tận cùng vẫn không giải quyết được thì cũng là chuyện rất bình thường. Những điều Đức Chúa Trời muốn ngươi hiểu, muốn nói cho ngươi hoặc những điều mà ngươi chịu nổi, có thể với tới, thì ngươi sẽ có thể hiểu được. Còn những điều ngươi chịu không nổi, với không tới, mắt thịt của ngươi không nhìn thấu được, thì Đức Chúa Trời có nói với ngươi cũng vô ích, uổng công phí sức, cho nên Đức Chúa Trời sẽ không nói những điều đó cho ngươi. Vậy đối với loại quan niệm này, đến tận lúc ngươi chết hoặc đến tận lúc công tác của Đức Chúa Trời kết thúc rồi mà ngươi vẫn không hiểu, thì có ảnh hưởng gì không? Có ảnh hưởng việc ngươi thuận phục Đức Chúa Trời không? Có ảnh hưởng việc ngươi làm loại thọ tạo không? Có ảnh hưởng việc ngươi nhận thức thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi không bị ảnh hưởng gì, thì ngươi chính là người được cứu rỗi. Vậy loại quan niệm này còn cần giải quyết hay sao? Không cần giải quyết nữa. Đây là loại quan niệm cuối cùng, quan niệm mà con người đến chết cũng không giải quyết được. Có người nói: “Thưa Đức Chúa Trời, công tác Ngài làm đó, lời Ngài phán đó, hoàn cảnh Ngài sắp đặt đó, đến tận bây giờ con vẫn không hiểu. Trước khi con chết, Ngài có thể nào nói cho con biết được không, cho con chết nhắm mắt được không?” Đức Chúa Trời không đáp lại đâu. Ngươi cứ yên tâm ra đi, đến linh giới thì chuyện gì ngươi cũng sẽ hiểu được thôi.

Đức Chúa Trời có tiêu chuẩn của Ngài trong việc cứu rỗi con người. Tiêu chuẩn này không phải là xem ngươi đã giải quyết quan niệm của như thế nào rồi, đã buông bỏ được bao nhiêu quan niệm, mà là xem ngươi kính sợ Đức Chúa Trời như thế nào, thuận phục Đức Chúa Trời ra sao, có sự kính sợ và thuận phục thực sự đối với Ngài không. Bất kể Đức Chúa Trời làm gì, cho dù ngươi dễ dàng chấp nhận hay ngươi khó chấp nhận và có khả năng tạo ra các quan niệm trong ngươi, thì nói tóm lại, thân phận của Đức Chúa Trời vẫn không vì đó mà thay đổi; Ngài sẽ luôn là Đấng Tạo Hóa và ngươi sẽ luôn là tạo vật của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể loại bỏ các giới hạn của bất kỳ quan niệm nào, và vẫn duy trì mối quan hệ giữa tạo vật và Đấng Tạo Hóa với Đức Chúa Trời, thì ngươi là một tạo vật đích thực của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không thể bị quan niệm nào ảnh hưởng hoặc quấy rầy, và có khả năng vâng phục thực sự từ sâu thẳm trong lòng, và bất kể ngươi hiểu sâu sắc hay nông cạn về lẽ thật, nếu ngươi có thể gạt bỏ các quan niệm và không chịu sự ràng buộc của chúng, chỉ tin rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, đường đi và sự sống, rằng Đức Chúa Trời sẽ mãi là Đức Chúa Trời và không phạm sai lầm, thì ngươi có thể được cứu rỗi. Trên thực tế, vóc giạc của mọi người đều có hạn. Có bao nhiêu điều có thể được ghi vào tâm trí con người? Họ có thể biết Đức Chúa Trời không? Họ có thể hiểu thấu Đức Chúa Trời không? Đó là sự mơ tưởng! Đừng quên: con người sẽ luôn là trẻ sơ sinh trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn nghĩ rằng mình thông minh, nếu ngươi luôn khoe khoang và phải cố gắng tìm ra mọi thứ, nói rằng: “Nếu con không thể hiểu được điều này, thì con không thể thừa nhận rằng Ngài là Đức Chúa Trời của con, con không thể chấp nhận rằng Ngài là Đức Chúa Trời của con, con không thể thừa nhận rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa. Nếu Ngài không giải quyết được các quan niệm của con, Ngài đang mơ nếu nghĩ là con sẽ thừa nhận rằng Ngài là Đức Chúa Trời, rằng con sẽ chấp nhận quyền tối thượng của Ngài và rằng con sẽ vâng phục Ngài”, thì mọi việc vậy đã hỏng. Mọi việc đã hỏng như thế nào? Đức Chúa Trời không thảo luận về những điều như thế với ngươi. Đối với con người, Ngài sẽ luôn là như sau: Nếu ngươi không chấp nhận rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của ngươi, Ngài sẽ không chấp nhận rằng ngươi là một trong những tạo vật của Ngài. Khi Đức Chúa Trời không chấp nhận rằng ngươi là một trong những tạo vật của Ngài, có một sự thay đổi xuất hiện trong mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời do thái độ của ngươi đối với Ngài. Nếu ngươi không thể vâng phục cũng như chấp nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, và tất cả những gì Đức Chúa Trời làm, thì sẽ có sự thay đổi trong thân phận của ngươi. Ngươi có còn là tạo vật của Đức Chúa Trời không? Nếu Đức Chúa Trời không thừa nhận ngươi, thì có nài xin cũng chẳng nghĩa lý gì. Và nếu ngươi không phải là tạo vật của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời không muốn ngươi, thì ngươi có còn hy vọng được cứu rỗi không? Nếu ngươi không thể thực hiện trách nhiệm và bổn phận mà một tạo vật của Đức Chúa Trời phải làm, nếu ngươi không đối xử với Đấng Tạo Hóa từ vị trí của tạo vật của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ đối xử với ngươi như thế nào? Ngài sẽ nhìn nhận ngươi như thế nào? Đức Chúa Trời cũng sẽ không coi ngươi là một trong những tạo vật của Ngài mà là quỷ Sa-tan. Chẳng phải ngươi nghĩ rằng mình thông minh sao? Làm thế nào ngươi lại biến mình thành quỷ Sa-tan? Đây không phải là thông minh mà là ngu ngốc. Những lời này răn dạy con người điều gì? Họ phải vâng phục trước Đức Chúa Trời. Ngay cả khi ngươi có lý lẽ cho quan niệm của mình, đừng nghĩ rằng bản thân mình có lẽ thật, và rằng ngươi có đủ tư cách chống đối Đức Chúa Trời và đưa ra các xác quyết về Ngài. Dù ngươi làm gì, đừng hành xử như vậy. Một khi ngươi đánh mất thân phận là tạo vật của Đức Chúa Trời, thì tất cả đã kết thúc với ngươi – đây không phải là trò đùa. Đó chính xác là vì khi con người có các quan niệm, họ sẽ có cách tiếp cận khác và áp dụng giải pháp khác, dẫn đến hậu quả hoàn toàn khác.

Về cách thực hành đối với quan niệm, các ngươi có nguyên tắc không? Mấy nguyên tắc về phương diện này có đủ để bảo vệ các ngươi trong việc làm tốt tư cách loài thọ tạo không? Con đường này có ổn không? (Thưa, ổn.) Vậy các ngươi tổng kết xem. (Thưa, nếu là quan niệm tương đối dễ giải quyết, thì bản thân chúng con phải cầu nguyện và tìm kiếm, từ trong lời Đức Chúa Trời mà tìm cho ra và mổ xẻ lẽ thật về loại quan niệm này, cũng có thể thông công cùng anh chị em nào hiểu lẽ thật, như vậy thì chúng con có thể nhìn thấu chỗ sai lầm của quan niệm này, vậy là sẽ có thể giải quyết được quan niệm. Còn có một vài quan niệm không dễ giải quyết, nhưng chúng con cũng không được bám giữ, mà phải có một thái độ tiếp nhận lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời, biết bản thân chúng con là loài thọ tạo, biết việc Đức Chúa Trời làm chắc chắn là đúng, chỉ là do bản thân chúng con chưa nhận thức được thôi. Dù bản thân đã hiểu hay chưa, thì chúng con cũng không được lan truyền quan niệm, phải học cách thường xuyên hướng về Đức Chúa Trời mà cầu nguyện và tìm kiếm, dần dà thì dạng quan niệm đó cũng có thể được giải quyết. Trường hợp thứ ba là có những quan niệm có lẽ đến tận cùng vẫn không giải quyết được, trong trường hợp này thì chỉ cần không để quan niệm kìm kẹp, không đi lan truyền là được rồi. Mặc dù những quan niệm này đến tận cùng vẫn không được giải quyết, nhưng chỉ cần không bám giữ quan niệm, không vì những quan niệm này mà hành ác, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không định tội, và chuyện được cứu rỗi cũng không bị ảnh hưởng.) Tổng cộng có mấy nguyên tắc? (Thưa, ba nguyên tắc.) Tổng cộng có ba nguyên tắc, các ngươi đều ghi lại rồi phải không? Khi đã hiểu lẽ thật và nắm rõ nguyên tắc rồi, thì quan niệm tự nhiên sẽ được giải quyết. Không được để quan niệm cản bước ngươi hoặc làm ngươi vấp ngã, quan niệm nào có thể giải quyết thì dốc hết sức mà giải quyết, quan niệm nào tạm thời không giải quyết được thì ít nhất cũng đừng để nó ảnh hưởng mình, không được để nó làm lỡ bổn phận, cũng đừng để nó ảnh hưởng quan hệ giữa ngươi với Đức Chúa Trời. Ranh giới cuối cùng ngươi chính là ít nhất không được lan truyền quan niệm, không được hành ác hay làm việc gây nhiễu loạn và gián đoạn, không được làm sai dịch hay phát ngôn của Sa-tan. Nếu có vài quan niệm mà người ta cố gắng thế nào cũng chỉ giải quyết được tầng mặt hời hợt, chứ không thể giải quyết triệt để, thế thì đừng để ý đến chúng nữa, đừng để quan niệm ảnh hưởng đến việc mưu cầu lẽ thật hay lối vào sự sống của ngươi. Nắm rõ được vài nguyên tắc này thì người ta sẽ được bảo vệ trong những tình huống bình thường. Nếu ngươi là người tiếp nhận lẽ thật và yêu thích những điều tích cực, chứ không phải là kẻ ác, không sẵn lòng hay cố ý gây gián đoạn và nhiễu loạn, thì lúc bình thường mà gặp phải những chuyện nảy sinh quan niệm này, thường thì ngươi sẽ được bảo vệ. Một nguyên tắc thực hành tối thiểu chính là: Lúc ngươi nảy sinh một quan niệm khó giải quyết, thì ngươi đừng nôn nóng làm bất kỳ chuyện gì theo quan niệm đó. Trước hết ngươi cứ chờ đợi, tìm kiếm lẽ thật mà giải quyết, tin tưởng việc Đức Chúa Trời làm không sai. Ngươi phải nhớ được nguyên tắc này. Ngoài ra, ngươi không được buông bỏ bổn phận, không được để quan niệm ảnh hưởng việc làm bổn phận. Nếu ngươi có quan niệm và nghĩ: “Cứ làm bừa cũng được, tâm trạng tôi đang không tốt, tôi không làm tốt cho ngài đâu!” như vậy là có chuyện xấu rồi. Ngay khi thái độ của ngươi chuyển thành tiêu cực, qua loa, chiếu lệ, thì phiền phức cho ngươi rồi, đây chính là quan niệm đang quấy phá trong ngươi. Khi quan niệm quấy phá trong ngươi, ảnh hưởng việc làm bổn phận của ngươi, thì thực ra, quan hệ giữa ngươi với Đức Chúa Trời trong thời gian đó cũng đã nảy sinh sự biến đổi rồi. Có vài quan niệm có thể ảnh hưởng việc làm bổn phận của ngươi, đây là vấn đề nghiêm trọng, buộc phải giải quyết kịp thời. Có vài quan niệm không ảnh hưởng việc làm bổn phận hay mối quan hệ với Đức Chúa Trời của ngươi, thế thì chúng không phải là vấn đề lớn. Nếu quan niệm mà ngươi nảy sinh có thể ảnh hưởng việc làm bổn phận của ngươi, khiến ngươi hoài nghi Đức Chúa Trời và không chăm chỉ làm bổn phận, lại còn cảm thấy không làm bổn phận cũng chẳng có hậu quả gì, chẳng biết sợ và chẳng có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, như vậy thì nguy hiểm rồi, như vậy là ngươi sẽ rơi vào cám dỗ, bị Sa-tan đùa bỡn và dắt đi. Mấu chốt là thái độ và lựa chọn của ngươi khi đối diện quan niệm, cho dù quan niệm đó có thể giải quyết được hay không, giải quyết đến mức độ nào, thì mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời vẫn không được thay đổi. Một mặt, ngươi có thể thuận phục hết mọi hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi, xác nhận rằng việc Đức Chúa Trời làm đều đúng và có giá trị, đối với ngươi, nhận thức và phương diện lẽ thật này không bao giờ được thay đổi. Mặt khác, ngươi không được buông bỏ bổn phận Đức Chúa Trời giao cho ngươi, không được quẳng gánh mặc kệ. Nếu ngươi không có bất kỳ sự chống đối, phản kháng hay phản nghịch nào với Đức Chúa Trời, bất kể là từ nội tâm hay là bề ngoài, thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi đang thuận phục và chờ đợi. Mặc dù ngươi vẫn còn có quan niệm, nhưng Đức Chúa Trời không thấy sự phản nghịch của ngươi, ngươi không nảy sinh sự phản nghịch và chống đối thì Đức Chúa Trời vẫn xem ngươi là loài thọ tạo. Trái lại, nếu trong lòng ngươi tràn đầy oán trách, không phục, lại còn tìm cơ hội trả thù, cũng không muốn làm bổn phận, muốn quẳng gánh mặc kệ, thậm chí trong lòng còn có đủ dạng oán trách với Đức Chúa Trời, còn có một vài biểu hiện không phục và bất bình bộc lộ ra trong quá trình ngươi làm bổn phận, thì lúc đó mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời đã nảy sinh sự biến đổi quá lớn rồi. Ngươi đã chuyển khỏi vị trí loài thọ tạo, không còn là loài thọ tạo nữa, mà đã trở thành phát ngôn của ma quỷ và Sa-tan rồi, vậy thì Đức Chúa Trời sẽ không khách khí với ngươi nữa. Nếu một người đi đến mức này thì họ đã ở bên bờ vực nguy hiểm rồi, ngay cả khi Đức Chúa Trời không làm gì thì ngươi cũng không đứng vững được trong hội thánh. Do đó, bất kể làm việc gì, nhất là khi liên quan đến vấn đề giải quyết quan niệm, người ta nhất định phải cẩn trọng và cẩn thận, đừng làm việc gì đắc tội Đức Chúa Trời, đừng làm việc gì bị Đức Chúa Trời định tội, đừng làm việc gì gây tổn hại hay làm hại người khác, nguyên tắc là vậy.

Vấn đề người ta có quan niệm về Đức Chúa Trời không phải là chuyện nhỏ! Điều mấu chốt là con người duy trì mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời, nhưng điều ảnh hưởng lớn nhất đến mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời chính là quan niệm của con người. Chỉ có giải quyết được quan niệm của con người về Đức Chúa Trời thì mới có thể duy trì mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời. Hiện tại rất nhiều người có một vấn đề nghiêm trọng. Bất kể người ta đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, cho dù khi làm bổn phận cũng có thể chịu khổ và trả giá, nhưng họ có vài quan điểm chẳng bao giờ giải quyết triệt để được. Chuyện này ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời, và ảnh hưởng trực tiếp đến sự yêu kính và thuận phục của họ dành cho Đức Chúa Trời. Do đó, bất kể người ta nảy sinh quan niệm gì về Đức Chúa Trời thì đó đều là chuyện lớn, tuyệt đối không được xem nhẹ. Bởi vì quan niệm cũng giống như bức tường, nó ngăn cách mối quan hệ giữa con người với Đức Chúa Trời, người như vậy thì chẳng có liên quan gì đến công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời nữa. Do đó, con người mà có quan niệm về Đức Chúa Trời thì đó là vấn đề rất nghiêm trọng, không được xem nhẹ! Nếu người ta có quan niệm mà không thể kịp thời tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, thì sẽ dễ nảy sinh tiêu cực, dễ nảy sinh sự chống đối, thậm chí là đối địch Đức Chúa Trời, thế thì người ta còn có thể tiếp nhận lẽ thật nữa sao? Lối vào sự sống của họ sẽ bị đình trệ không tiến lên được. Con đường họ trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời cũng gập ghềnh và mấp mô. Bởi vì con người có tâm tính bại hoại, sẽ đi chệch đường rất nhiều, không cẩn thận thì chưa biết chừng sẽ nảy sinh quan niệm vì một chuyện nào đó. Nếu không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết thì họ sẽ có thể phản nghịch Đức Chúa Trời, chống đối Đức Chúa Trời và đi con đường đối địch Đức Chúa Trời. Các ngươi nói xem, ngay khi đi lên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, thì họ còn cơ hội được cứu rỗi nữa không? Như vậy thì khó rồi, không còn cơ hội nữa rồi. Do đó, trước khi Đức Chúa Trời phủ nhận ngươi là loài thọ tạo, ngươi nên học cách làm loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, chứ đừng học cách nghiên cứu Đấng Tạo Hóa, cũng đừng học cách xác thực và chứng thực Đức Chúa Trời mà ngươi tin có phải là Đấng Tạo Hóa hay không, đây đâu phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm của ngươi. Điều mà lòng người nên nghĩ đến và suy ngẫm mỗi ngày chính là làm thế nào để làm tốt bổn phận và trở thành loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, chứ không phải là làm thế nào để chứng thực Đức Chúa Trời có phải là Đấng Tạo Hóa, có phải là Đức Chúa Trời hay không, cũng đừng nghiên cứu xem Đức Chúa Trời làm việc gì, Đức Chúa Trời làm việc đó có đúng không. Đây không phải là chuyện ngươi nên nghiên cứu.

Ngày 19 tháng 6 năm 2021

Trước: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (15)

Tiếp theo: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (17)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger