Chức trách của lãnh đạo và người làm công (15)

Mục 12. Xác định kịp thời và chính xác những con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời cùng trật tự bình thường của hội thánh; chặn đứng và hạn chế họ, xoay chuyển cục diện, đồng thời thông công lẽ thật để dân được Đức Chúa Trời chọn phát triển sự phân định và rút ra bài học từ những chuyện này (Phần 3)

Các loại người, sự việc và sự vật gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh

Trong lần nhóm họp trước, đã thông công về mục thứ 12 trong chức trách của lãnh đạo và người làm công – “Xác định kịp thời và chính xác những con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời cùng trật tự bình thường của hội thánh; chặn đứng và hạn chế họ, xoay chuyển cục diện, đồng thời thông công lẽ thật để dân được Đức Chúa Trời chọn phát triển sự phân định và rút ra bài học từ những chuyện này”. Về mục này, chủ yếu đã thông công về các loại vấn đề liên quan đến phương diện đời sống hội thánh, những vấn đề này tổng cộng phân thành 11 điều, các ngươi đọc lên xem. (Thưa, thứ nhất là thường lạc đề khi thông công về lẽ thật; thứ hai là nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc người khác và khiến người khác xem trọng mình; thứ ba là tám chuyện nhà, xây dựng quan hệ và làm việc riêng; thứ tư là chia bè kết phái; thứ năm là tranh giành địa vị; thứ sáu là làm trò quan hệ bất chính; thứ bảy là công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại; thứ tám là lan truyền quan niệm; thứ chín là trút ra sự tiêu cực; thứ mười là loan tin đồn, thứ mười một là thao túng và gây nhiễu loạn việc bầu cử.) Lần trước đã thông công về điều thứ năm là tranh giành địa vị và điều thứ sáu là làm trò quan hệ bất chính, hai loại vấn đề này cũng giống với bốn điều trước, cũng gây nhiễu loạn và gián đoạn trật tự bình thường của hội thánh và đời sống hội thánh. Từ tính chất của hai loại vấn đề này, từ sự nguy hại mà chúng đem lại cho đời sống hội thánh và từ ảnh hưởng của chúng đối với lối vào sự sống của người ta, đều có thể thấy được chúng cấu thành những con người, sự việc và sự vật gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời và trật tự bình thường của hội thánh.

VII. Công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại

Hôm nay, sẽ thông công về điều thứ bảy – công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại. Loại vấn đề này thường xảy ra trong đời sống hội thánh, ai cũng có thể nhìn thấy. Khi mọi người nhóm họp và ăn uống lời Đức Chúa Trời, thông công trải nghiệm cá nhân, hoặc là nói về một vài vấn đề thực tế, thì giữa người với người thường vì một vài quan điểm khác biệt hoặc tranh chấp đúng sai, mà sinh ra bàn cãi và tranh luận. Mặc dù người ta có những góc nhìn khác biệt và bất đồng, nhưng nó không gây nhiễu loạn đời sống hội thánh thì có tính là công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại hay không? Như vậy thì không tính, nó nằm trong phạm vi thông công bình thường. Do đó, nhìn bề ngoài thì thấy rất nhiều vấn đề có vẻ liên quan đến điều thứ bảy này, nhưng trên thực tế, chỉ khi nào có tình tiết và tính chất nghiêm trọng hơn và cấu thành việc gây nhiễu loạn và gián đoạn thì mới có thể quy vào điều thứ bảy này. Vậy chúng ta sẽ thông công xem những vấn đề nào có tính chất đủ để xếp vào điều thứ bảy này.

Trước hết, nhìn từ loại biểu hiện công kích lẫn nhau này, thì chắc chắn đây không phải là thông công lẽ thật và tìm kiếm lẽ thật bình thường, không phải đang lấy nền tảng là việc thông công mà có những thấu suốt và sự sáng khác nhau, cũng không phải là đang tìm kiếm và thông công về một lẽ thật nào đó, đang thảo luận về nguyên tắc lẽ thật và tìm kiếm con đường thực hành. Thay vào đó, đây là đang tranh chấp đúng sai, tranh luận, về cơ bản nó là dạng biểu hiện này. Loại vấn đề có thỉnh thoảng xảy ra trong đời sống hội thánh không? (Thưa, có.) Chuyện công kích lẫn nhau này, nhìn bề ngoài thì đều có thể thấy được chắc chắn rằng đây không phải là đang tìm kiếm lẽ thật, không phải là đang thông công lẽ thật dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, cũng không phải là đang phối hợp hài hòa, mà thay vào đó, nó phát xuất từ huyết khí, trong lời nói có ý xét đoán và kết tội, thậm chí có ý mắng chửi, nó thực sự là một dạng biểu hiện thuộc về sự bộc lộ tâm tính Sa-tan bại hoại. Khi người ta công kích lẫn nhau, bất kể là dùng lời nói sắc bén hay uyển chuyển thì đều kèm theo huyết khí, kèm theo ác ý và thù hận, trong đó không có tình yêu thương, không có sự bao dung hay nhẫn nhịn, đương nhiên càng không có sự phối hợp hài hòa. Khi công kích lẫn nhau, thì phương thức có đủ loại đủ dạng. Chẳng hạn như, hai người đang bàn luận một chuyện, người này bảo người kia: “Có người có nhân tính không tốt, tâm tính kiêu ngạo, làm chút việc là muốn thể hiện bản thân, ai nói cũng không nghe. Họ giống như những gì trong lời Đức Chúa Trời nói về thứ dã man và chẳng có nhân tính hệt như súc sinh”. Người kia nghe xong thì nghĩ: “Không phải anh đang chửi tôi sao? Còn dẫn lời Đức Chúa Trời mà vạch trần tôi! Anh nói tôi, thì tôi cũng không khách khí, anh bất nhân thì tôi bất nghĩa!” Thế là người kia nói: “Có người bề ngoài có vẻ rất sùng kính, nhưng thực ra trong xương tủy thì nham hiểm, thậm chí còn có quan hệ nam nữ bất chính. Họ giống như những gì trong lời Đức Chúa Trời nói về dâm phụ, kỹ nữ. Đối với loại người này, Đức Chúa Trời ghê tởm tận cùng, Ngài chán ghét loại người này. Bề ngoài sùng kính thì có ích gì chứ? Đều là giả vờ cả thôi. Đức Chúa Trời ghét nhất loại người giả vờ. Người giả vờ đều là người Pha-ri-si!” Người này nghe xong thì nghĩ: “Vậy là phản đòn rồi! Được, anh bất nhân thì đừng trách tôi không khách khí!” Cứ nói qua nói lại, thế là hai người họ bắt đầu đánh nhau. Đây có phải là đang thông công lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Đây là đang làm gì? (Thưa, đang công kích lẫn nhau, tranh đấu với nhau.) Đã vậy còn nắm thóp, tìm “căn cứ”, còn dẫn lời Đức Chúa Trời làm căn cứ, đây là công kích lẫn nhau, đồng thời cũng là đấu khẩu qua lại. Có thường thấy hình thức thông công này trong đời sống hội thánh hay không? Đây có phải là mối thông công bình thường không? Đây có phải là mối thông công trong nhân tính bình thường không? (Thưa, không phải.) Vậy hình thức thông công này có gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh không? Nó sẽ gây ra dạng gián đoạn và nhiễu loạn nào? (Thưa, đời sống hội thánh bình thường sẽ bị nhiễu loạn, mọi người sẽ bị rơi vào chuyện thị phi, không có cách nào lắng tĩnh mà suy ngẫm và thông công lời Đức Chúa Trời nữa.) Người ta ở trong đời sống hội thánh mà tranh đấu như thế, nói chuyện thị phi và tiến hành công kích cá nhân như thế, thì Đức Thánh Linh còn công tác nữa không? Đức Thánh Linh sẽ không công tác nữa, thông công như vậy khiến lòng người bị quấy nhiễu đến tiêu tán rồi. Trong Kinh Thánh có ghi lại một câu, các ngươi nhớ ra không? (Thưa, là “Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:19-20).) Câu này có ý gì? Người ta nhóm lại một chỗ để đến trước mặt Đức Chúa Trời thì phải đồng tâm hợp ý, phải hợp nhất trước mặt Đức Chúa Trời. Có đồng tâm hợp ý thì Đức Chúa Trời mới chúc phúc và Đức Thánh Linh mới công tác. Nhưng hai người mới tranh cãi đó có đồng tâm hợp ý không? (Thưa, không.) Vậy họ đang làm gì? Công kích lẫn nhau, tranh đấu với nhau, thậm chí là xét đoán và kết tội lẫn nhau. Mặc dù bề ngoài họ không dùng lời bẩn thỉu mà chửi rủa, cũng không chỉ đích danh ai, nhưng xuất phát điểm của họ khi nói không phải là để thông công và tìm kiếm lẽ thật, không phải là nói năng với lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường. Câu nào câu nấy đều vô trách nhiệm, đều mang tính công kích, đều có ác ý, câu nào câu nấy đều không phù hợp sự thật, cũng không có căn cứ, không phải dựa theo lời Đức Chúa Trời và yêu cầu của Đức Chúa Trời mà đánh giá chuyện họ đang nói. Thay vào đó, họ dựa vào sở thích của mình và ý muốn của mình mà tiến hành công kích cá nhân, xét đoán và kết tội những ai là kẻ thù của họ và những ai mà họ xem thường. Đây đều không phải là biểu hiện của đồng tâm hợp ý, mà là biểu hiện của việc nói năng theo huyết khí và tâm tính Sa-tan bại hoại. Chúng đều không phải là thứ mà Đức Chúa Trời vui thích, cho nên ở đó không có công tác của Đức Thánh Linh. Đây là một dạng biểu hiện của việc công kích lẫn nhau.

Trong đời sống hội thánh, giữa người với người thường vì chút chuyện nhỏ hoặc vì không hợp quan điểm, xung đột lợi ích mà xảy ra chuyện xung đột và tranh chấp. Còn có người vì tính cách không hợp, chí hướng và sở thích không hợp, mà thường nảy sinh tranh chấp với người khác. Có lúc lại vì địa vị xã hội và trình độ văn hóa chênh lệch, hoặc vì nhân tính và bản tính chênh lệch, thậm chí vì phương thức và phương pháp nói năng cư xử khác nhau, v.v. mà nảy sinh đủ loại bất đồng và bất hòa giữa người với người. Nếu không tìm kiếm và dùng lời Đức Chúa Trời mà giải quyết, cũng không thể thông cảm và bao dung cho nhau, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, thay vào đó trong lòng cứ mang thành kiến, hận thù, ở trong tâm tính bại hoại mà dùng huyết khí để đối xử với đối phương, thế thì sẽ dễ dẫn đến công kích và xét đoán lẫn nhau. Có những người có chút lương tâm và lý trí, khi xảy ra tranh chấp thì có thể nhẫn nại, dùng lý trí mà hành động, dùng lòng yêu thương mà giúp đỡ đối phương. Nhưng lại có một vài người không làm được như vậy, ngay cả sự bao dung, nhẫn nại, nhân tính và lý trí cơ bản nhất mà họ cũng không có, thường hay vì một vài chuyện nhỏ vặt vãnh hoặc vì một câu nói, một sắc mặt của người ta mà nảy sinh đủ dạng thành kiến, nghi kỵ, hiểu lầm với người khác, từ đó dẫn đến đủ loại ý nghĩ, đủ loại nghi ngờ, xét đoán và kết tội trong lòng về người khác. Những hiện tượng này thường xuất hiện trong hội thánh, thường sẽ ảnh hưởng đến quan hệ bình thường giữa người với người, ảnh hưởng đến việc chung sống hòa thuận của anh chị em, thậm chí ảnh hưởng đến việc mọi người thông công lời Đức Chúa Trời. Người chung sống sống với người mà nảy sinh tranh chấp cũng là chuyện thường, nhưng trong đời sống hội thánh mà thường xảy ra chuyện như vậy, thì sẽ gây ảnh hưởng và nhiễu loạn, thậm chí là phá hoại đời sống hội thánh bình thường. Chẳng hạn như đến lúc nhóm họp, chỉ cần có người khơi lên tranh chấp, thì lần nhóm họp đó sẽ bị quấy nhiễu, đời sống hội thánh sẽ không đạt được hiệu quả, những người tham gia nhóm họp cũng không thu hoạch được gì. Như vậy là nhóm họp vô ích và lãng phí thời gian. Vậy thì loại chuyện này sẽ gây ảnh hưởng đến trật tự bình thường trong đời sống hội thánh.

A. Các dạng biểu hiện của việc công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại
1. Vạch trần khuyết điểm của nhau

Có người lúc nhóm họp thì luôn thích tám chuyện nhà, nói chuyện phiếm, gặp mặt anh chị em thì kể chuyện trong nhà mình và tán dóc cả buổi, khiến anh chị em chịu hết nổi, có những người sẽ đứng lên để ngắt lời họ, kết quả thế nào? Luôn bị ngắt lời thì họ sẽ không vui, họ mà không vui thì phiền phức rồi. Họ sẽ ngẫm nghĩ: “Chị cứ luôn ngắt lời, không để tôi nói, được lắm, lúc chị nói tôi cũng ngắt lời vậy! Lúc chị thông công lời Đức Chúa Trời thì tôi sẽ lấy đoạn lời Đức Chúa Trời khác mà chen vào. Chị mà thông công về chuyện nhận thức bản thân, thì tôi sẽ thông công về lời Đức Chúa Trời phán xét con người. Chị mà thông công về chuyện nhận thức tâm tính kiêu ngạo, thì tôi sẽ thông công về lời Đức Chúa Trời quy định kết cục của người ta. Chị nói đằng đông thì tôi nói đằng tây!” Không chỉ có vậy, nếu có những người cùng nhau hợp lực ngắt lời họ, thì họ sẽ đứng lên công kích. Đồng thời, vì trong lòng họ có oán giận, có thù hận, nên khi nhóm họp, họ còn thường xuyên vạch trần khuyết điểm của người kia, nói người kia trước khi tin Đức Chúa Trời, lúc làm ăn đã lừa lọc người ta như thế nào, lúc qua lại với người ta thì không từ thủ đoạn như thế nào, v.v.. Mỗi lần người kia nói gì thì họ sẽ nói về những chuyện này một lượt. Người kia ban đầu còn có thể nhẫn nại, qua thời gian dài thì ngẫm nghĩ: “Tôi luôn giúp đỡ anh, luôn khoan dung và nhẫn nại với anh, mà anh chẳng có chút khoan dung gì với tôi. Anh đối xử với tôi như thế thì đừng trách tôi không khách khí! Hai người chúng ta sống cùng một thôn đã lâu đến vậy, ai cũng biết rõ nhau. Anh công kích tôi thì tôi cũng công kích anh, anh vạch trần khuyết điểm của tôi thì điểm yếu của anh cũng đâu có ít”. Thế là người kia nói: “Lúc còn nhỏ, anh đã trộm đồ của của người ta, mấy trò trộm cắp vặt vãnh anh làm còn mất mặt hơn! Tôi làm mấy chuyện đó, ít ra là vì làm ăn, vì cuộc sống, trên thế gian ai chẳng có chút sai lầm chứ? Còn hành vi của anh là gì? Là hành vi trộm cướp!” Đây có phải là đang công kích lẫn nhau không? Đây là phương thức công kích gì? Có phải là vạch trần khuyết điểm của nhau không? (Thưa, phải.) Thậm chí họ còn nghĩ trong lòng: “Anh luôn vạch trần khuyết điểm của tôi, khiến những khuyết điểm và quá khứ không mấy vẻ vang của tôi bị hết thảy mọi người biết cả rồi, sau này người khác không xem trọng tôi nữa, vậy thì tôi cũng không khách khí nữa làm gì. Trước đây anh có bao nhiêu người yêu, đã cặp kè bao nhiêu người, tôi đều biết cả, những chuyện này tôi nắm sẵn trong tay rồi. Anh mà còn vạch trần khuyết điểm của tôi, chọc giận tôi, thì tôi sẽ công khai chuyện xấu của anh!” Vạch trần khuyết điểm của nhau là vấn đề thường xuất hiện giữa những người nắm rõ tình hình của nhau và hiểu rõ về nhau. Có lẽ vì một lời không hợp, hoặc vì hai người có mâu thuẫn, hiềm khích, nên khi nhóm họp thì đem những chuyện vụn vặt xưa cũ ra làm vũ khí mà công kích đối phương. Hai người này vạch trần khuyết điểm của nhau, công kích và kết tội lẫn nhau, chiếm dụng thời gian ăn uống lời Đức Chúa Trời của mọi người, ảnh hưởng đến đời sống hội thánh. Nhóm họp như vậy thì còn có thể có hiệu quả sao? Mọi người còn tâm trạng để nhóm họp sao? Có vài anh chị em có ý tưởng rằng: “Hai người này thật phiền phức, những chuyện cũ đó lôi ra nói làm gì chứ! Ai cũng tin Đức Chúa Trời, nên buông bỏ những chuyện đó đi. Ai mà chẳng có vấn đề chứ? Hiện tại không phải ai cũng đến trước mặt Đức Chúa Trời rồi sao? Những vấn đề này có thể dùng lời Đức Chúa Trời mà giải quyết. Vạch trần khuyết điểm không phải là thực hành lẽ thật, cũng không phải là lấy điểm mạnh bù điểm yếu cho nhau, mà đây là công kích lẫn nhau, là hành vi của Sa-tan”. Hai người họ công kích lẫn nhau, gây nhiễu loạn và phá hoại đời sống hội thánh bình thường, ai ngăn chặn cũng không được, ai thông công lẽ thật cũng không nghe. Có người khuyên họ rằng: “Các anh đừng vạch trần khuyết điểm của nhau nữa. Thực ra đó có phải là chuyện to tát gì đâu, không phải chỉ là nhất thời nói năng không hợp thôi à? Cũng đâu phải thâm thù đại hận gì. Nếu cả hai đều có thể mở lòng bộc bạch, buông bỏ thành kiến, oán giận và thù hận trong mình mà đến trước mặt Đức Chúa Trời để cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật, thì những vấn đề này đều có thể được giải quyết”. Nhưng hai người họ vẫn cứ tranh chấp không thôi. Một người nói: “Nếu anh ta có thể mở lời xin lỗi tôi trước, cởi mở bộc bạch trước, thì tôi cũng sẽ làm vậy. Nếu anh ta vẫn như cũ, không bỏ qua, không tha thứ cho tôi, thì tôi cũng không khách khí với anh ta! Yêu cầu tôi thực hành lẽ thật, tại sao anh ta không thực hành lẽ thật chứ? Yêu cầu tôi buông bỏ, tại sao anh ta không buông bỏ trước đi?” Làm vậy chẳng phải là làm càn hay sao? (Thưa, phải.) Bắt đầu làm càn rồi. Ai khuyên cũng không được, thông công lẽ thật cũng không nghe, chỉ cần gặp nhau là tranh chấp, là vạch trần khuyết điểm đối phương, công kích đối phương, chỉ còn chưa động tay động chân mà thôi, chứ họ làm gì với nhau cũng đều kèm theo thù hận, nói câu nào cũng có ý công kích và mắng chửi. Trong đời sống hội thánh mà có dạng người như hai người này, chỉ cần gặp nhau là công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại, thì đời sống hội thánh như vậy có thể nào đạt hiệu quả không? Mọi người có thể có được thu hoạch tích cực không? (Thưa, không thể.) Gặp phải chuyện như vậy, đa số mọi người sẽ buồn rầu lo lắng, nói rằng: “Mỗi lần nhóm họp là hai người họ luôn tranh đấu, ai khuyên cũng không nghe, biết làm sao đây?” Chỉ cần hai người họ xuất hiện cùng lúc, thì buổi nhóm họp sẽ không được yên bình, mọi người đều bị gây nhiễu loạn. Trong trường hợp đó, lãnh đạo hội thánh nên ra mặt giải quyết vấn đề này, không thể để dạng người như vậy tiếp tục gây nhiễu loạn đời sống hội thánh. Nếu đã khuyên can, thông công và hướng dẫn tích cực mấy lần rồi mà vẫn không có kết quả, hai người họ đều không thể buông bỏ thành kiến và bỏ qua cho đối phương, lại còn muốn tiếp tục công kích lẫn nhau, tiếp tục gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, thì phải dựa theo nguyên tắc mà hành động. Phải bảo họ rằng: “Hai anh đã ở trong tình trạng này quá lâu rồi, nó đã gây nên sự nhiễu loạn nghiêm trọng đối với đời sống hội thánh và hết thảy anh chị em. Đối với hành vi của hai anh, đa số mọi người giận mà không dám nói. Dựa trên thái độ và biểu hiện hiện tại của các anh, hội thánh phải dựa theo nguyên tắc mà đình chỉ đời sống hội thánh của các anh, để các anh cách ly và phản tỉnh. Lúc nào các anh có thể chung sống hòa thuận, có thể thông công bình thường, có quan hệ giữa người với người bình thường, thì lúc đó hẵng trở lại sống đời sống hội thánh”. Bất kể họ có đồng ý hay không, hội thánh nên đưa ra quyết định như vậy, làm vậy là dựa theo nguyên tắc mà hành động. Những chuyện này nên xử lý như thế, một mặt sẽ có ích cho hai người họ, có thể thúc đẩy họ phản tỉnh và nhận thức bản thân, mặt khác chủ yếu là để bảo vệ thêm nhiều anh chị em khỏi bị kẻ ác quấy nhiễu. Có vài người nói: “Hai người họ không làm việc ác gì, xét về thực chất thì họ cũng không phải là kẻ ác, chỉ là phương diện nhân tính của họ có chút khiếm khuyết, tùy ý, dễ làm càn, dễ đố kỵ và tranh chấp. Sao lại cách ly họ làm gì?” Bất kể nhân tính của họ thế nào, chỉ cần họ gây nên sự nhiễu loạn cho đời sống hội thánh, thì lãnh đạo hội thánh nên ra mặt để xử lý và giải quyết vấn đề này. Nếu hai người họ là kẻ ác, thì ngay khi phân định được sẽ không chỉ đơn giản là cách lý, mà nên lập tức ra phán quyết, thanh trừ thẳng. Nếu hai người họ chỉ là dễ công kích lẫn nhau, nói chuyện phải trái, chứ không gây tổn thương gì cho người khác, cũng không làm những việc xấu khác khiến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị tổn thất, và họ không phải là kẻ ác, thì không cần thanh trừ họ, đình chỉ đời sống hội thánh của họ, để họ cách ly và phản tỉnh là cách xử lý thích hợp nhất. Mục đích khi xử lý như vậy là để bảo đảm trật tự bình thường trong đời sống hội thánh, bảo đảm công tác hội thánh có thể tiến triển bình thường.

2. Vạch trần và công kích lẫn nhau

Có vài người khi ăn uống lời Đức Chúa Trời thì không có năng lực lĩnh hội, họ không biết thông công nhận thức trải nghiệm về lời Đức Chúa Trời, chỉ biết lấy những lời Đức Chúa Trời vạch rõ con người để đối chiếu lên người khác. Do đó, mỗi khi thông công lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, họ luôn có ý định cá nhân, luôn muốn nhân cơ hội này mà vạch trần và đả kích người khác, dẫn đến hội thánh mất yên bình. Nếu khi gặp phải chuyện này mà những người bị vạch trần có thể có cách tiếp cận đúng đắn, có thể đón nhận từ Đức Chúa Trời, học cách thuận phục và nhẫn nại, thì sẽ không xuất hiện tranh chấp gì. Nhưng khó tránh khỏi chuyện có vài người nghe thấy người khác nhắm vào vấn đề của mình mà thông công và vạch trần, thì trong lòng không phục. Họ nghĩ bụng: “Chị đọc lời Đức Chúa Trời mà không chia sẻ nhận thức trải nghiệm về lời Đức Chúa Trời, cũng không nói về nhận thức bản thân, mà lại chuyên công kích tôi, nhắm vào tôi, ý chị là sao? Chị thấy tôi không vừa mắt à? Tôi có tâm tính bại hoại thì từ sớm lời Đức Chúa Trời đã nói rõ rồi, còn cần chị nói sao? Tôi có tâm tính bại hoại, vậy chị không có tâm tính bại hoại hả? Chị luôn nhắm vào tôi, nói tôi giả dối, còn chị cũng đâu thiếu trò nhỏ nhen!” Họ tràn đầy oán giận và không phục, một hai lần thì còn có thể nhẫn nại, nhưng qua thời gian dài, oán giận tích nhiều rồi thì sẽ bộc phát. Ngay khi họ bộc phát thì sẽ rất kinh khủng, họ nói: “Có vài người nói năng hành động bề ngoài thì giả vờ rất trung thực, có thể mở lòng, nhưng trên thực tế, trong lòng họ quỷ kế đa đoan, luôn tính kế chống người khác. Ai nói chuyện với họ cũng không dò ra được tâm tư, ý đồ của họ là gì. Họ chính là người giả dối. Chúng ta gặp phải dạng người này thì không được nói chuyện và giao tiếp với họ, dạng người này quá đáng sợ, anh chị em mà có chút không cẩn thận là sẽ bị họ gạt, bị họ lừa để lợi dụng. Dạng người này là kẻ ác nhất, là dạng người mà Đức Chúa Trời ghê tởm và kinh tởm nhất. Nên cho họ vào hố sâu không đáy, vào hồ lửa và diêm sinh!” Người kia nghe vậy thì nghĩ bụng: “Chị có tâm tính bại hoại mà còn không để người khác vạch trần sao? Chị quá kiêu ngạo và tự nên công chính rồi, vậy thì tôi sẽ tìm một đoạn lời Đức Chúa Trời để vạch trần chị, xem chị còn lời nào để nói nữa không?” Bị vạch trần xong, người kia càng thêm giận: “Chị phải kiếm chuyện với tôi đến cùng sao? Dí tôi mãi không tha hả? Chị thấy tôi không vừa mắt, thấy tôi có tâm tính bại hoại hả? Được, vậy tôi cũng vạch trần chị!” Thế là người kia nói: “Có vài người chính là kẻ địch lại Đấng Christ, thích địa vị, thích khiến người khác xem trọng mình, thích dạy dỗ người khác, lợi dụng lời Đức Chúa Trời mà vạch trần người khác, kết tội người khác, khiến người khác cho rằng họ không có tâm tính bại hoại. Họ ăn trên ngồi trốc, còn cho rằng bản thân thánh khiết, thực ra họ chẳng phải là ô quỷ sao? Họ chẳng phải là Sa-tan và tà linh sao? Kẻ địch lại Đấng Christ là ai? Kẻ địch lại Đấng Christ chính là Sa-tan!” Họ đấu nhau mấy hiệp? Có phân thắng bại không? (Thưa, không.) Những lời này có đem lại sự xây dựng cho người khác không? (Thưa, không.) Vậy đây là những lời gì? (Thưa, là lời xét đoán và kết tội.) Đây chính là xét đoán. Nói bừa mà không dựa trên tình hình thực tế, cũng không phù hợp sự thật, tùy theo ý mình mà xét đoán và kết tội người ta, thậm chí còn muốn rủa sả người ta. Ngươi nói đối phương là kẻ địch lại Đấng Christ thì có dựa trên sự thật nào không? Họ có những biểu hiện hành ác nào của kẻ địch lại Đấng Christ? Tâm tính bại hoại của họ đã đến mức thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ sao? Dân được Đức Chúa Trời chọn nghe ngươi vạch trần xong thì có thể cảm thấy đó là lời khách quan và chân thực sao? Trong những lời hai người này nói, có thiện tâm hay hảo ý gì không? (Thưa, không.) Mục đích của họ là để khiến đối phương nhận thức bản thân sớm nhất có thể, thoát khỏi tâm tính bại hoại và bước vào thực tế lẽ thật sớm nhất có thể hay sao? (Thưa, không phải.) Vậy mục đích của họ là gì? Là để trút tư thù, để đả kích và trả thù đối phương, tùy ý gán tội danh cho đối phương, mà trong đó chẳng hề có chút gì là phù hợp với sự thật. Họ không dựa trên lời Đức Chúa Trời, không dựa trên sự bộc lộ và thực chất của đối phương mà đánh giá và xác định tính chất một cách chuẩn xác, thay vào đó lại lợi dụng lời Đức Chúa Trời mà đả kích, trả thù người ta và trút tư thù, đây căn bản không phải là thông công lẽ thật, vấn đề này nghiêm trọng rồi. Luôn tìm cách nắm thóp đối phương mà công kích và kết tội đối phương có tâm tính kiêu ngạo, đây là thái độ nham hiểm, ác độc, tuyệt đối không phải vạch trần với thiện ý, cho nên hậu quả đem lại chỉ có thể là thù địch lẫn nhau, thù hận lẫn nhau. Nếu mang thái độ yêu thương và giúp đỡ mà vạch trần đối phương, thì người ta có thể cảm nhận được, cũng có thể tiếp cận một cách đúng đắn. Còn nếu nắm lấy tâm tính kiêu ngạo của đối phương mà tiến hành kết tội và công kích, thì đó thuần túy là để đả kích và trừng trị người khác. Ai mà không có tâm tính kiêu ngạo, tại sao ngươi luôn nhắm vào một người thôi? Tại sao ngươi cứ dán chặt mắt vào một người không chịu buông tha như vậy? Luôn vạch trần đối phương có tâm tính kiêu ngạo là vì mục đích muốn khiến họ thoát khỏi tâm tính kiêu ngạo sao? (Thưa, không phải.) Vậy thì vì điều gì? Chính là vì thấy đối phương không vừa mắt, thế là tìm cơ hội để đả kích và trả thù, luôn muốn trừng trị đối phương. Họ nói đối phương là kẻ địch lại Đấng Christ, là ma quỷ và Sa-tan, là người giả dối và nham hiểm, lời này có phải là sự thật không? Cũng có thể có chút gần đúng, nhưng mục đích của họ khi nói những lời này không phải là để giúp đỡ đối phương, cũng không phải để thông công lẽ thật, mà là để trút tư thù, để trả thù, họ bị trừng trị thì họ muốn trả đũa. Làm sao để trả đũa? Chính là bằng việc vạch trần đối phương, kết tội đối phương, nói đối phương là ma quỷ, Sa-tan, tà linh hay kẻ địch lại Đấng Christ – có cái mác nào thì gán cái mác ấy, có tội danh nào thì gán tội danh ấy. Đây chẳng phải là tùy ý xét đoán và kết tội người ta sao? Ý định, mục đích và xuất phát điểm của hai bên khi nói những lời này không phải là để giúp đỡ người ta nhận thức bản thân, hay là giải quyết tâm tính bại hoại của người ta, càng không phải là để giúp đỡ người ta bước vào thực tế lời Đức Chúa Trời và hiểu nguyên tắc lẽ thật. Thay vào đó, họ muốn công kích, đả kích và vạch trần đối phương để đạt được mục đích trút tư thù và trả thù đối phương. Đây chính là công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại. Mặc dù so với dạng công kích vạch trần khuyết điểm của nhau thì phương thức công kích này có vẻ có căn cứ hơn, nó dùng lời Đức Chúa Trời mà đối chiếu để nói đối phương có tâm tính bại hoại, là ma quỷ và Sa-tan. Phương thức này nhìn bề ngoài thì khá có tính thuộc linh, nhưng tính chất thì lại khác. Đây không phải là đang ở trong nhân tính bình thường mà thông công lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, thay vào đó, đây là vô trách nhiệm và tùy theo ý mình mà dựa vào sở thích cá nhân để xét đoán, kết tội và chửi mắng đối phương, công kích cá nhân với đối phương. Những cuộc đối thoại mang tính chất như vậy trong đời sống hội thánh cũng gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn, gây nên sự quấy rầy và phá hoại đối với lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn.

Các ngươi gặp phải trường hợp công kích lẫn nhau bằng cách vạch trần tâm tính bại hoại của đối phương, thì nên làm gì? Có cần đập bàn dạy dỗ họ một trận không? Có cần tạt nước lạnh vào họ cho họ bình tĩnh lại, khiến họ có thể nhận thức được bản thân không đúng và xin lỗi nhau không? Những phương thức này có thể giải quyết được vấn đề không? (Thưa, không thể.) Hai người này mỗi lần đến nhóm họp đều phải tranh đấu một lượt, nhóm họp xong rồi thì chuẩn bị cho lần tranh đấu sau. Họ ở nhà tìm lời Đức Chúa Trời, tìm căn cứ, thậm chí còn soạn bài, muốn công kích đối phương sao cho hay, công kích phương diện nào, xét đoán và kết tội đối phương thế nào, dùng ngữ khí thế nào, dùng lời nào của Đức Chúa Trời để công kích và kết tội cho có sức thuyết phục nhất. Họ còn phải tìm đủ kiểu thuật ngữ thuộc linh, dùng những phương thức diễn đạt khác nhau mà định tội và đả kích đối phương, không để đối phương xoay chuyển tình hình, nỗ lực hạ gục đối phương trong lần đấu tới, khiến đối phương không gượng dậy nổi. Những biểu hiện này đều nằm trong công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại. Vậy loại vấn đề này có dễ giải quyết không? Nếu đã được đa số mọi người khuyên can, giúp đỡ và thông công lẽ thật, mà họ vẫn không thể hối cải và xoay chuyển, hai người vừa gặp nhau là đã tranh chấp, chửi nhau, ai khuyên cũng không nghe, ai thông công lẽ thật hay tỉa sửa cũng không tiếp nhận, như vậy thì nên làm sao? Chuyện này dễ thôi, nên thanh lọc họ đi, như vậy chẳng phải giải quyết được vấn đề rồi sao? Chẳng phải đơn giản sao? Có cần thông công với họ nữa không? Có cần dùng lòng yêu thương mà giúp đỡ họ nữa không? Các ngươi nói xem, dùng lòng yêu thương, bao dung và nhẫn nại với loại người này thì có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Tại sao không thích hợp? (Thưa, bởi vì họ không tiếp nhận lẽ thật, thông công với họ chỉ vô ích mà thôi.) Đúng vậy, họ không tiếp nhận lẽ thật. Họ đến nhóm họp là để khẩu chiến qua lại, họ tin Đức Chúa Trời mà không mưu cầu lẽ thật, lại thích đấu khẩu qua lại, đây có phải là sự bộc lộ và biểu hiện của nhân tính bình thường không? Họ có lý tính mà nhân tính bình thường nên có không? (Thưa, không.) Họ không có lý tính của nhân tính bình thường. Dạng người này khi nhóm họp thì không an phận đọc lời Đức Chúa Trời để hiểu lẽ thật và đạt được lẽ thật từ lời Đức Chúa Trời hầu giải quyết tâm tính bại hoại và vấn đề của mình. Thay vào đó, họ luôn muốn giải quyết vấn đề của người khác, hai mắt họ cứ dán chặt vào khuyết điểm của người khác, luôn muốn phát hiện vấn đề của người khác từ trong lời Đức Chúa Trời, lợi dụng cơ hội đọc và thông công lời Đức Chúa Trời để vạch trần và công kích người khác, lợi dụng lời Đức Chúa Trời mà xét đoán, hạ thấp và kết tội người khác, nhưng lại tách biệt bản thân khỏi lời Đức Chúa Trời? Đây là loại người gì vậy? Có phải là người tiếp nhận lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Họ đặc biệt giỏi và hăng một chuyện, đó là khi đọc lời Đức Chúa Trời rồi, thì thường có thể phát hiện có các loại vấn đề, tâm tính và biểu hiện được vạch rõ trong lời Đức Chúa Trời đang tồn tại nơi người khác. Họ càng phát hiện ra những những vấn đề này thì càng cảm thấy bản thân có trách nhiệm trọng đại, rất có triển vọng, cảm thấy mình nên vạch trần những vấn đề này ra, ai mà có những vấn đề này thì sẽ không tha cho người đó. Đây là loại người gì? Loại người này có lý trí hay không? Có năng lực lĩnh hội lẽ thật hay không? (Thưa, không có.) Loại người này khi ở trong hội thánh mà không nói năng, không gây nhiễu loạn, thì không cần để ý đến họ, còn nếu họ nhất quán làm chuyện như vậy, luôn công kích, xét đoán và kết tội những người khác, thì hội thánh nên có biện pháp xử lý tương ứng với họ, thanh lọc họ đi. Còn về những người từng bị người khác vạch trần, rồi cũng dùng phương thức và thủ đoạn y như vậy mà công kích, xét đoán và kết tội người khác, nếu tình tiết nghiêm trọng, gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho đời sống hội thánh, thì cũng cần thanh lọc và tách ly họ khỏi dân được Đức Chúa Trời chọn y như vậy, không được khách khí với họ.

Việc công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại còn có những biểu hiện nào có thể lên đến tính chất gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh? Vạch trần khuyết điểm của nhau, vạch trần tâm tính bại hoại của nhau để trút tư thù và trả thù đối phương, đây rõ ràng là biểu hiện gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh. Trừ hai phương diện này ra, còn có giả vờ cởi mở bộc bạch, mổ xẻ bản thân để đạt được mục đích cố ý vạch trần và mổ xẻ người khác, dạng công kích người khác này cũng là biểu hiện gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh. Vậy có phải chỉ cần không nói về vấn đề của mình mà lại nói về vấn đề của người khác, bất kể là lời nói sâu cay, hay là nói bóng nói gió, nói tế nhị, thì đều là công kích? (Thưa, không phải.) Vậy những trường hợp nào là công kích? Chuyện này phải xem ý định và mục đích của họ khi nói là gì. Nếu là để đả kích và trả thù người ta, trút tư thù, thì đó là công kích. Một trường hợp là vậy. Ngoài ra, đi ngược chân tướng sự thật, đem hiện tượng bề ngoài của vấn đề mà làm quá lên để xét đoán và kết tội, chẳng hề nhìn xem thực chất vấn đề là gì, có thể vô trách nhiệm mà tùy ý ra kết luận – đây cũng là trút tư thù, trả thù người ta, là xét đoán và định tội, trường hợp này cũng là công kích. Còn có gì nữa? (Thưa, bịa không thành có để tạo tin đồn, có phải không ạ?) Bịa không thành có để tạo tin đồn, đương nhiên càng đúng. Có bao nhiêu dạng trường hợp là công kích? (Thưa, ba dạng.) Tổng kết xem ba dạng đó là gì. (Thưa, thứ nhất là đả kích người khác có mục đích, thứ hai là xét đoán và định tội người khác trái với chân tướng sự thật, đây là vô trách nhiệm, tùy ý xác định tính chất người khác, thứ ba là bịa không thành có để tạo tin đồn về người khác.) Trong ba điều này, tính chất mỗi điều đều đến mức công kích cá nhân. Vậy dạng trường hợp nào lên đến mức công kích cá nhân, trường hợp nào thì không, làm sao để phân biệt? Người công kích làm những việc nào, nói những lời nào thì hình thành nên sự công kích? Nếu lời họ nói có chút tính chất dẫn hướng, có thể gây sai lạc cho người khác, cũng có chút tính chất tạo tin đồn, bịa không thành có, bịa chuyện đồn đại để mê hoặc và gây sai lạc người khác, thì mục đích và ý định của họ là muốn có thêm nhiều người thừa nhận và tin rằng mọi điều họ nói là đúng, tán thành mọi điều họ nói là phù hợp với lẽ thật. Đồng thời, họ cũng muốn báo thù đối phương, khiến đối phương tiêu cực và yếu đuối. Họ nghĩ bụng: “Anh có những tính xấu này, tôi phải vạch trần hết, đè bẹp cái vẻ hống hách ngang tàng của anh. Để xem anh còn đắc ý, còn khoe khoang nữa không! Có anh tôi thì còn thể hiện được sao? Tôi phải khiến anh trở nên tiêu cực, hạ gục được anh thì tôi mới giải được hận. Tôi phải khiến mọi người đều biết anh cũng có tiêu cực, cũng có yếu đuối”. Nếu như mục đích của họ là vậy, thì những lời họ nói là công kích. Nếu ý định của họ là nói cho rõ chân tướng sự thật, sau khi thông qua một thời gian trải nghiệm mà có được cái nhìn chuẩn xác và phát hiện ra thực chất vấn đề rồi, thì họ cảm thấy nên thông công chuyện này để đa số mọi người có nhận thức và biết cách lĩnh hội nào là thuần túy. Mục đích của họ là để sửa đổi thêm nhiều người về cách nhìn sai lầm hoặc phiến diện đối với chuyện này, như vậy có phải là công kích không? (Thưa, không phải.) Họ không cưỡng ép khiến đối phương tiếp nhận ý kiến của họ, càng không có ý định báo thù cá nhân, mà chỉ muốn đem chân tướng sự thật ra nói cho rõ, dùng lòng yêu thương mà khiến đối phương hiểu, hiểu rồi thì sẽ không đi chệch đường nữa. Bất kể đối phương có tiếp nhận hay không, họ đều có thể làm tròn trách nhiệm của mình, loại biểu hiện này và dạng cách làm này không phải là công kích. Hai dạng biểu hiện khác nhau này, xét từ ngôn ngữ, cách dùng từ, cách nói, ngữ khí và thái độ khi nói, đều có thể thấy ra được ý định và mục đích của người nói là gì. Nếu là họ cố ý công kích đối phương, thì ngôn ngữ sẽ rất sâu cay, ngoài ra ý định và mục đích trong ngữ khí, ngữ điệu, cách dùng từ và thái độ của họ quá rõ ràng cho người ta có thể nhìn ra được. Nếu họ không cưỡng ép đối phương tiếp nhận, càng không phải là công kích, thì lời nói của họ chắc chắn phù hợp với biểu hiện của lương tâm và lý trí trong nhân tính bình thường, ngoài ra thái độ, ngữ khí và cách dùng từ của họ chắc chắn cũng rất có lý tính và nằm trong phạm vi của nhân tính bình thường.

Sau khi Ta đã thông công nguyên tắc phân biệt thế nào là công kích cá nhân và thế nào không phải là công kích cá nhân, các ngươi đã biết phân định chưa? Nếu còn không biết phân định, vậy các ngươi không có cách nào nhìn thấu thực chất vấn đề rồi. Bất kể người nào đó thông công có dễ nghe đến đâu, nếu họ không dựa theo nguyên tắc mà thực hành, không phải để khiến người khác hiểu lẽ thật và làm tốt bổn phận, thay vào đó lại nắm thóp người ta, quấy rầy mãi không tha, dốc hết sức mà xét đoán và kết tội người ta, nhìn bề ngoài thì có vẻ là đang phân định người khác, nhưng thực ra ý định và mục đích của họ là muốn kết tội và công kích người khác, thì trường hợp đó là công kích cá nhân. Chút chuyện giữa người với người đều rất đơn giản và rõ rệt, nếu thông lẽ thật về chuyện này thì chưa đầy một buổi nhóm họp đã thông công xong rồi, còn mỗi lần nhóm họp đều lôi ra nói dông dài và chiếm dụng thời gian của anh chị em không? Không cần. Nếu luôn quấy rầy người khác mãi không tha thì sẽ hình thành sự công kích và gây nhiễu loạn. Vì một chuyện mà nói mãi không thôi, nguyên nhân là gì? Chính là vì ai cũng không buông bỏ ý định và mục đích của mình, ai cũng không nhận thức bản thân, ai cũng không tiếp nhận lẽ thật hay chân tướng sự thật, do đó mới có thể quấy rầy mãi không tha. Quấy rầy mãi không tha là có tính chất gì? Chính là tính chất công kích. Chính là tìm cách nắm thóp, bới móc, nắm điểm yếu của người ta, vì một chuyện mà quấy rầy mãi không thôi, tranh chấp đến mặt đỏ tía tai. Nếu thông công trong nhân tính bình thường, tiến hành giúp đỡ và hỗ trợ đối phương, làm hết trách nhiệm của mình, thì quan hệ giữa người với người sẽ ngày một tốt hơn. Còn nếu công kích lẫn nhau, tranh cãi, quấy rầy lẫn nhau, muốn nói cho rõ cái lý của mình, luôn muốn chiếm thế thượng phong, không cam chịu ở thế hạ phong, không thỏa hiệp, cũng không buông bỏ ân oán cá nhân, thì cuối cùng quan hệ giữa hai người này sẽ ngày càng căng thẳng, ngày càng xấu đi, không còn quan hệ bình thường giữa người với người nữa, thậm chí sẽ đến mức gặp nhau là nóng mắt. Ngươi xem, chó cắn nhau dữ tợn thì hai mắt sẽ đỏ ngầu. Mắt đỏ là chuyện gì vậy? Có phải là tràn đầy thù hận không? Người với người mà công kích lẫn nhau thì có phải cũng là chuyện như vậy không? Người ta thông công lẽ thật, mà không phải để công kích lẫn nhau, nhưng là để lấy điểm mạnh bù điểm yếu cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau, thì quan hệ giữa người với người còn có thể xấu sao? Chắc chắn sẽ ngày càng bình thường thôi. Khi nói năng, tán gẫu, thông công, thậm chí là tranh luận bằng lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, thì quan hệ giữa người với người sẽ bình thường, không phải gặp mặt là nổi nóng hay nảy sinh tranh đấu. Nếu lúc không thấy mặt mà chỉ cần nhắc đến đối phương là trong lòng người ta đã thấy ghét, đã có một ngọn lửa giận bùng lên, thì đó không phải là biểu hiện của lương tâm và lý trí trong nhân tính bình thường. Người với người mà công kích lẫn nhau là do con người có tâm tính bại hoại, chứ chẳng liên quan gì đến hoàn cảnh. Chuyện này hoàn toàn do người ta không yêu thích lẽ thật, không tiếp nhận lẽ thật, gặp chuyện gây tranh chấp thì không biết thực hành lẽ thật và làm việc dựa theo nguyên tắc. Vì thế mà trong hội thánh sẽ thường xuất hiện trường hợp người với người vạch trần khuyết điểm của nhau, xét đoán lẫn nhau, thậm chí là công kích và kết tội lẫn nhau. Bởi vì người ta có tâm tính bại hoại, thường xuyên sống trong tình trạng thiếu lý trí, đều sống theo tâm tính bại hoại, cho dù có hiểu chút lẽ thật cũng rất khó đem ra thực hành, cho nên người với người dễ nảy sinh tranh chấp, nảy sinh đủ dạng công kích. Các dạng công kích này mà thỉnh thoảng xảy ra, thì sẽ gây ảnh hưởng tạm thời lên đời sống hội thánh, nhưng nếu những người này thích công kích lẫn nhau một cách nhất quán, thì sẽ gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho đời sống hội thánh, cũng gây nên sự ảnh hưởng và quấy rầy đến lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn.

3. Đấu khẩu qua lại

Trong hội thánh, còn có một dạng người nữa, họ đặc biệt thích biện bạch cho mình. Chẳng hạn như, họ làm sai một chuyện hoặc nói sai một câu, vì sợ người khác có cách nhìn nhận không tốt về mình, ảnh hưởng đến hình tượng của mình trong lòng đa số mọi người, nên lúc nhóm họp họ sẽ biện bạch và giải thích chuyện này. Mục đích của họ khi giải thích là để người ta khỏi nảy sinh cách nghĩ xấu về họ, do đó họ mới dốc ra nhiều công sức và tiêu tốn nhiều tâm tư vào chuyện này. Cả ngày họ ngẫm nghĩ: “Chuyện này làm sao để nói cho rõ đây? Làm sao giải thích cho tỏ tường với đối phương đây? Làm sao bác bỏ cách nhìn xấu của đối phương về mình đây? Buổi nhóm họp hôm nay là cơ hội tốt, có thể nói chuyện này”. Đến lúc nhóm họp thì họ nói: “Việc tôi làm lần trước không phải có mục đích muốn làm tổn thương ai hay vạch trần ai, tôi có ý định tốt, muốn giúp đỡ người khác, ai ngờ kết quả lại có vài người luôn hiểu lầm tôi, nhắm vào tôi, luôn cho rằng tôi có lòng tham, có dã tâm, cho rằng nhân tính tôi không tốt. Thực ra, tôi mà là dạng người đó sao? Tôi cũng không làm mấy chuyện như vậy, không nói những lời như vậy. Ở sau lưng mà tôi có nói về ai, thì không phải là tôi cố ý kiếm chuyện với họ đâu. Người ta làm việc xấu mà còn không cho người khác nói sao?” Họ nói rất nhiều, nào là biện bạch, nào là phân bua, đồng thời còn vạch trần không ít vấn đề của đối phương. Mục đích của họ là phủi sạch tội lỗi, khiến hết thảy mọi người đều cho rằng cái họ bộc lộ không phải là tâm tính bại hoại, rằng nhân tính của họ không xấu, cũng không phải họ không thích lẽ thật, càng không phải họ có ác ý, mà là họ có lòng tốt, nhưng lòng tốt của họ thường bị người khác hiểu lầm và kết tội. Họ nói bóng nói gió khiến người ta đều có cảm giác họ vô tội, lại còn cảm thấy những người cho rằng họ không đúng và không tốt mới là kẻ ác, mới là người không yêu thích lẽ thật. Đối phương nghe họ nói xong thì hiểu ra: “Lời này của chị không phải có ý nói chị không có tâm tính bại hoại sao? Không phải chị muốn tô vẽ bản thân sao? Đây chẳng phải là không nhận thức bản thân, không tiếp nhận lẽ thật hay sự thật sao? Chị không tiếp nhận thì thôi, tại sao còn muốn nhắm vào tôi? Tôi cũng đâu muốn nhắm vào chị, đâu muốn đả kích chị, chị thích nghĩ kiểu gì thì cứ nghĩ, liên quan gì đến tôi?” Thế là người này ngồi không yên, nói rằng: “Có vài người khi gặp chút chuyện nhỏ, chịu chút ấm ức, đau khổ thì không sẵn lòng chịu. Họ muốn biện bạch, giải thích, luôn muốn phủi sạch tội lỗi, lại còn muốn tô vẽ bản thân, tô son thiếp vàng lên mình. Chị cũng đâu phải là dạng người đó, vậy tại sao chị lại muốn tô vẽ bản thân, nói mình là người hoàn mỹ? Ngoài ra, tôi đang thông công lẽ thật, không nhắm vào ai, cũng không muốn đả kích hay báo thù ai. Ai muốn nghĩ gì thì nghĩ!” Hai người này có đang thông công lẽ thật không? (Thưa, không.) Vậy họ đang làm gì? Một bên nói: “Tôi làm những việc này đều là vì công tác hội thánh, tôi mặc kệ chị nghĩ gì”. Bên kia thì nói: “Người đang làm trời đang nhìn. Trong lòng người nghĩ cái gì, Đức Chúa Trời đều biết cả. Đừng cảm thấy bản thân có chút hảo tâm, chút năng lực, nói chuyện hùng hồn và không làm việc xấu thì Đức Chúa Trời sẽ không dò xét. Đừng cho rằng mình giấu thật sâu thì Đức Chúa Trời không thấy được. Anh chị em còn thấy cả, huống hồ gì Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời dò xét tận đáy lòng người, chị không biết à?” Hai người họ đang tranh luận gì vậy? Một bên dốc hết sức mà biện bạch cho bản thân, phủi sạch tội lỗi, không để người khác có ấn tượng xấu về mình. Bên kia thì muốn dí mãi không tha, không cho phép đối phương tô vẽ bản thân, đồng thời dùng cách trách mắng mà vạch trần và kết tội đối phương. Nhìn bề ngoài thì hai người này không chửi thẳng nhau, cũng không vạch trần thẳng mặt nhau, nhưng lời họ nói đều có mục đích cả. Một bên không để bên kia hiểu lầm mình, đòi đối phương trả lại thanh danh cho mình, bên kia thì không chịu làm vậy, muốn chụp mũ mà kết tội đối phương, khiến đối phương phải thừa nhận. Đối thoại như vậy thì có phải là thông công lẽ thật một cách bình thường không? (Thưa, không.) Có phải là đối thoại bằng lương tâm và lý trí không? (Thưa, không phải.) Vậy đối thoại như thế thì có tính chất gì? Dạng đối thoại này có phải là công kích không? (Thưa, phải.) Bên biện bạch bản thân đang thông công về chuyện họ có thể đón nhận từ Đức Chúa Trời, có thể nhận thức bản thân và tìm được nguyên tắc thực hành sao? Đâu phải, họ đang biện bạch với người khác. Họ nói với người khác những ý nghĩ và quan điểm, ý định và mục đích của mình, muốn giải thích cho rõ với đối phương, muốn đối phương trả lại thanh danh cho họ. Họ còn muốn phủ nhận những gì đối phương vạch trần và kết tội họ, cho dù những gì đối phương nói có phù hợp sự thật, có phù hợp lẽ thật hay không, chỉ cần họ không nhận thức được và không sẵn lòng tiếp nhận, thì mọi điều đối phương nói đều sai, và cần được cải chính. Trong khi đó, bên kia không muốn trả lại thanh danh cho họ, lại còn vạch trần họ, ép họ tiếp nhận điều mình bị kết tội. Một bên không sẵn lòng tiếp nhận, bên kia thì muốn ép người ta tiếp nhận, hai bên như thế này thì sẽ nảy sinh sự công kích, đối thoại như thế này thì có tính chất công kích lẫn nhau. Vậy dạng công kính này mang tính chất gì? Có phải là dạng đối thoại phủ nhận lẫn nhau, oán trách lẫn nhau, kết tội lẫn nhau không? (Thưa, phải.) Hình thức đối thoại này cũng có xuất hiện trong hội thánh, phải không? (Thưa, phải.) Đối thoại kiểu này thì đều là đấu khẩu qua lại.

Tại sao gọi dạng đối thoại này là đấu khẩu qua lại? (Thưa, vì họ nói chuyện phải trái đúng sai với nhau, ai cũng không nhận thức bản thân, ai cũng không đạt được gì, cứ một mực dây dưa với chuyện này, thật chẳng có ý nghĩa gì cả.) Chính là để tranh xem ai đúng ai sai, ai cao ai thấp mà nói quá nhiều lời như vậy, phí nhiều nước bọt như vậy. Họ tranh luận không dứt, cuối cùng cũng chẳng có ai thắng ai thua, sau đó vẫn muốn tiếp tục tranh chấp. Cuối cùng, họ thu hoạch được gì? Có phải là hiểu được lẽ thật, hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời không? Có phải là có thể hối cải và tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời không? Có phải là có thể đón nhận từ Đức Chúa Trời và nhận thức bản thân rõ hơn không? Đều không có những thu hoạch này. Những đối thoại tranh chấp và nói chuyện phải trái đúng sai mà chẳng có ý nghĩa gì này chính là đấu khẩu qua lại. Nói trắng ra, đấu khẩu qua lại chính là đoạn đối thoại chẳng có chút ý nghĩa gì cả, chỉ toàn là lời vớ vẩn, chẳng có một câu nào đem lại sự xây dựng hay ích lợi cho người khác. Thay vào đó, mỗi lời nói ra đều gây tổn thương người khác, đều phát xuất từ ý của con người, từ huyết khí, từ tư duy trí óc của con người, đương nhiên càng phát xuất từ tâm tính bại hoại của con người. Mỗi câu nói ra đều là vì lợi ích, thể diện và thanh danh của bản thân, chứ đâu phải để khiến người khác được xây dựng và giúp đỡ, đâu phải để bản thân có thể hiểu được một phương diện lẽ thật, hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, đương nhiên cũng không phải để thảo luận xem mình có tâm tính bại hoại nào trong lời Đức Chúa Trời vạch trần, liệu có khớp với bản thân mình không, liệu nhận thức của mình có đúng hay không. Những lời phân bua biện bạch này cho dù nói có dễ nghe thế nào, thành khẩn thế nào, sùng kính thế nào, thì đều là đang đấu khẩu qua lại, đều là đang công kích và xét đoán lẫn nhau, chẳng có ích gì cho bản thân hay người khác. Chúng không những làm tổn thương người khác, ảnh hưởng đến quan hệ bình thường giữa người với người, mà còn làm lỡ sự tiến bộ sự sống của bản thân. Tóm lại, bất kể người ta dùng cái cớ hay ý định gì, có thái độ hay ngữ khí gì, hoặc lợi dụng thủ đoạn và phương thức gì, chỉ cần họ tùy ý xét đoán và kết tội người khác, thì những ngôn ngữ, phương thức, v.v. đó đều nằm trong phạm trù công kích người ta, đều là đấu khẩu qua lại. Phạm vi này có lớn không? (Thưa, khá lớn.) Vậy khi gặp phải người công kích, xét đoán và kết tội người khác, các ngươi có thể tránh được cách làm công kích và kết tội người khác không? Gặp trường hợp như vậy, các ngươi nên thực hành thế nào? (Thưa, phải dựa vào việc cầu nguyện mà lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời, thì trong lòng sẽ không còn thù hận nữa.) Chỉ cần là người thấu tình đạt lý, chỉ cần có thể lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời mà cầu nguyện với Ngài, có thể tiếp nhận lẽ thật, thì sẽ có thể khống chế được ý định và dục vọng của bản thân, sẽ có thể đạt đến không xét đoán hay công kích người khác nữa. Chỉ cần người ta không có ý định và mục đích trút tư thù và trả thù, càng không muốn công kích đối phương, nhưng vì không hiểu hoặc hiểu quá nông cạn về lẽ thật, có chút ngu muội, vô tri, hoặc là tùy ý mà vô tình làm tổn hại đối phương, rồi sau khi được giúp đỡ, hỗ trợ và thông công, khi hiểu lẽ thật rồi thì nói năng sẽ chuẩn xác hơn một chút, đánh giá và cách nhìn nhận người khác cũng chuẩn xác hơn một chút, có thể tiếp cận đúng đắn với những sự bộc lộ bại hoại và cách làm sai lầm của người khác, thế thì việc công kích và xét đoán người khác sẽ dần dà giảm bớt. Nhưng nếu người ta luôn sống trong tâm tính bại hoại, chỉ cần thấy ai không vừa mắt, chỉ cần ai đó từng đắc tội hay làm tổn thương mình, thì họ sẽ muốn tìm cơ hội trả thù. Họ luôn mang ý định như vậy, chẳng hề tìm kiếm lẽ thật, chẳng cầu nguyện và cậy dựa Đức Chúa Trời, bất kỳ lúc nào cũng có thể công kích người khác, như vậy thì không dễ giải quyết đâu. Công kích người khác một cách vô ý thì dễ giải quyết, còn công kích một cách có ý thức và ý định thì không dễ giải quyết. Nếu là vô ý nhất thời công kích và xét đoán, thì nhờ được thông công lẽ thật, được giúp đỡ và hỗ trợ, sau khi người ta hiểu lẽ thật rồi thì sẽ có thể xoay chuyển. Nhưng nếu người ta luôn muốn trả thù và trút tư thù, luôn muốn trừng trị và hạ gục người khác, mang ý định đó mà công kích người khác, mọi người đều có thể cảm nhận được nhìn thấy được như vậy, thì dạng hành vi này sẽ gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho đời sống hội thánh. Đây hoàn toàn là việc gây gián đoạn và nhiễu loạn một cách cố ý, do đó, người có dạng tâm tính công kích người khác này không dễ thay đổi đâu.

Bây giờ các ngươi đã hiểu được cách giải quyết vấn đề công kích và kết tội người khác chưa? Chỉ có một biện pháp thôi, đó là cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cậy dựa Đức Chúa Trời, thì lòng thù hận sẽ dần dần biến mất. Chủ yếu có hai dạng người có thể công kích người khác. Một dạng người nói năng không biết suy xét, nghĩ gì nói nấy, thấy ai không vừa mắt thì có thể nói vài câu làm tổn thương người đó, nhưng hầu như họ công kích người khác một cách không có ý thức và ý định, họ không kiềm chế được bản thân mà thôi, tâm tính họ là vậy, vô hình trung gây nên sự công kích đối với người khác. Nếu được tỉa sửa thì họ có thể tiếp nhận, cho nên dạng người này không phải là kẻ ác, không phải là đối tượng bị thanh lọc. Nhưng kẻ ác thì không tiếp nhận sự tỉa sửa, lại còn có thể thường xuyên gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho đời sống hội thánh, thường xuyên công kích và xét đoán người khác, đả kích và trả thù người khác, chẳng hề tiếp nhận lẽ thật. Những người này là kẻ ác rồi, với những kẻ ác này thì hội thánh phải giải quyết, phải thanh lọc. Vậy tại sao phải giải quyết và thanh lọc họ? Xét từ thực chất bản tính, hành vi công kích người khác của họ không phải là vô ý, mà là có ý định và cố ý, bởi vì dạng người này có nhân tính ác độc, ai cũng không được chọc vào họ, ai cũng không được nói gì về họ, ai mà bất cẩn nói gì đó làm họ đau lòng một chút thì họ sẽ ngẫm nghĩ, tìm cơ hội trả thù người đó, cho nên loại người này có thể gây nên sự công kích đối với người khác. Như vậy thì hội thánh phải giải quyết và thanh lý dạng người này. Hễ là người công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại, bất kể là bên nào, bất kể là công kích một cách chủ động hay bị động, chỉ cần công kích người khác thì đều là kẻ ác có ý định hiểm ác, có chút không vừa lòng là muốn trừng trị người khác, loại người này gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn nghiêm trọng cho đời sống hội thánh. Họ là một loại kẻ ác trong hội thánh, tình tiết nhẹ thì cho họ cách ly và phản tỉnh, tình tiết nghiêm trọng thì thanh trừ, khai trừ họ. Đây là nguyên tắc mà lãnh đạo và người làm công phải hiểu khi xử lý chuyện này.

Thông qua mối thông công này, giờ các ngươi đã hiểu và phân định được công kích người khác là gì chưa? Ta định nghĩa xong về công kích là gì, thì có những người cho rằng: “Phạm vi của chuyện công kích người khác lớn như vậy, sau này ai còn dám nói chuyện? Ai cũng không hiểu lẽ thật, mở miệng ra là sẽ công kích người khác, vậy thì tiêu tùng rồi! Sau này chỉ ăn cơm, uống nước thôi, không nói chuyện nữa. Sáng sớm ngủ dậy thì khóa miệng lại, không tùy tiện nói chuyện để tránh việc công kích người khác. Làm vậy thật tốt, ngày sống sẽ yên ổn hơn nhiều”. Nghĩ vậy có đúng không? Khóa miệng lại đâu giải quyết được vấn đề, thực chất của vấn đề công kích người khác chính là vấn đề của lòng người, là do tâm tính bại hoại của người ta gây ra, chứ đâu phải là vấn đề về cái miệng. Khi nói năng là cái miệng chịu sự chi phối của tâm tính bại hoại và tư tưởng của con người, chỉ cần giải quyết được tâm tính bại hoại của con người, thực sự hiểu được một chút lẽ thật, thì khi nói chuyện cũng có thể có chút nguyên tắc và chừng mực, như vậy sẽ giải quyết được một phần chuyện công kích của người ta. Đương nhiên, trong đời sống hội thánh, người giữa người mà muốn có quan hệ nhân tế bình thường, không công kích lẫn nhau, không đấu khẩu qua lại, thì còn cần người ta thường xuyên đến trước mặt Đức Chúa Trời mà cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời hướng dẫn, còn cần người ta có một tấm lòng khao khát sự công chính, một tấm lòng sùng kính lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời. Như vậy, khi có người vô ý nói lời gì đó làm tổn thương ngươi, thì lòng ngươi có thể lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời, không so đo với họ, không muốn tranh chấp với họ, càng không muốn phân bua biện bạch gì. Thay vào đó, ngươi đón nhận từ Đức Chúa Trời, tạ ơn Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi một cơ hội để nhận thức bản thân, tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho ngươi từ trong lời người khác mà biết được bản thân mình còn tồn tại vấn đề như vậy. Đây là một cơ hội tốt để ngươi nhận thức bản thân, đây là sự ân đãi của Đức Chúa Trời. Ngươi nên đón nhận từ Đức Chúa Trời, chứ không nên oán hận người làm tổn thương ngươi, đối với người vô ý nhắc đến khiếm khuyết hoặc vạch trần khuyết điểm của ngươi, cũng không nên nảy sinh ác cảm và căm ghét, không nên cố ý hay vô ý tránh né họ, không nên dùng những cách khác nhau mà trả thù họ, những chuyện đó Đức Chúa Trời đều không vui thích. Hãy thường xuyên ở trước mặt Đức Chúa Trời mà cầu nguyện, ngươi lắng tĩnh lòng mình rồi, thì khi có người vô ý làm tổn thương ngươi, ngươi sẽ có thể tiếp cận một cách đúng đắn, có thể bao dung và nhẫn nại. Nếu có người cố ý làm tổn thương ngươi, thì ngươi làm thế nào? Ngươi theo huyết khí mà tranh chấp với họ, hay là lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời mà tìm kiếm lẽ thật, ngươi chọn cách tiếp cận nào? Đương nhiên không cần Ta nói, các ngươi cũng đều biết rõ nên chọn cách nào để bước vào là đúng.

Trong đời sống hội thánh, nếu muốn tránh chuyện công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại, mà dùng sức mạnh của con người, sự khắc chế và nhẫn nại của con người, thì rất khó làm được. Nhân tính của ngươi có tốt đến mấy, ngươi có hòa nhã lương thiện đến mấy, có rộng lượng đến mấy, cũng khó mà tránh được việc gặp một vài người, một vài chuyện làm tổn thương tôn nghiêm, nhân cách, v.v. của ngươi. Đối với dạng vấn đề này, nên xử lý thế nào, nên tiếp cận thế nào, thì trong lòng ngươi nên có một vài nguyên tắc. Nếu ngươi dùng huyết khí mà tiếp cận thì quá đơn giản rồi, ai chửi ngươi thì ngươi chửi họ, ai công kích ngươi thì ngươi công kích họ, mắt đền mắt, răng đền răng, ngươi dùng phương thức như họ mà đáp trả, bảo vệ được tôn nghiêm và nhân cách của mình, cũng bảo vệ được thể diện của mình, đây là chuyện rất dễ làm được. Nhưng cách này có dùng được không, có ích lợi cho ngươi và người khác không, có phải là điều Đức Chúa Trời vui thích không, bản thân ngươi nên cân nhắc những chuyện này trong lòng một chút. Thường là khi chưa nghĩ cho rõ thực chất của vấn đề này, thì ý nghĩ đầu tiên của người ta là: “Họ không khách khí với tôi, việc gì tôi phải khách khí với họ? Họ không có lòng yêu thương tôi, tại sao tôi phải dùng lòng yêu thương mà đối đãi họ? Họ không nhẫn nại, không giúp đỡ tôi, tại sao tôi phải nhẫn nại và giúp đỡ họ? Họ bất nhân thì tôi bất nghĩa, tại sao tôi không thể làm kiểu mắt đền mắt, răng đền răng?” Đây là những điều đầu tiên người ta nghĩ ngay đến. Nhưng khi ngươi thực sự làm như vậy, nội tâm ngươi bình an hay là đau khổ và bất an? Khi ngươi thực sự chọn như vậy, thì ngươi thu hoạch được gì? Ngươi đạt được gì? Rất nhiều người đều có thể thể nghiệm và lĩnh hội được, khi thực sự làm như vậy thì nội tâm người ta bất an. Đương nhiên, phần đông thấy nội tâm bất an không phải vì lương tâm bất an, càng không phải vì cảm thấy mang nợ Đức Chúa Trời, người ta đâu có vóc giạc đến vậy. Sự bất an của người ta do đâu mà ra? Do sự thù hận của người ta, lại có người bị sỉ nhục thì tôn nghiêm và nhân cách bị thách thức, lại có người khi bị gây hấn bằng lời nói thì bị tổn thương nhất định, trong lòng nảy sinh ngọn lửa giận bừng bừng, nảy sinh sự thù hận, không phục và bất bình, những điều này khiến người ta cảm thấy bất an. Nảy sinh sự bất an thì hậu quả là gì? Ngay sau đó, ngươi sẽ ngẫm nghĩ làm sao để dùng lời nói mà đối phó họ, làm sao để dùng thủ đoạn hợp pháp và hợp lý để lật đổ đối phương, khiến đối phương biết ngươi có tôn nghiêm, có nhân cách, không dễ bị ức hiếp. Khi bất an, trong lòng ngươi đâu nghĩ đến những điều tích cực như nhẫn nại và bao dung họ, đối đãi đúng đắn với họ, v.v., thay vào đó ngươi nghĩ đến đủ mọi thứ tiêu cực, như đố kỵ, ác cảm, ghê tởm, căm ghét, thù hận, kết tội, thậm chí trong lòng người nguyền rủa họ vô số lần, thậm chí bất kể lúc nào, cả khi ăn khi ngủ, cũng nghĩ xem dùng cách nào để trả thù họ, giả định xem lúc đối phương công kích và kết tội ngươi, thì ngươi dùng cách thức nào mà đối phó họ và ứng phó với tình cảnh như vậy, v.v.. Cả ngày ngươi ngẫm nghĩ xem dùng cách nào mới có thể hạ gục đối phương, mới có thể khiến oán giận và thù hận của ngươi được phát tiết, khiến đối phương phải chịu phục ngươi, sợ ngươi, không dám chọc vào ngươi. Ngươi còn thường ngẫm nghĩ xem dùng cách nào để khiến đối phương biết mặt, biết sự lợi hại của ngươi. Khi những suy nghĩ này nảy sinh, còn có những cảnh giả định lần lượt hiện lên trong đầu ngươi, thì chúng sẽ gây nên sự nhiễu loạn và hậu quả mà không có người nào đong đếm nổi. Ngay khi ngươi rơi vào cảm xúc muốn đấu khẩu qua lại và công kích lẫn nhau, thì hậu quả sẽ thế nào? Ngươi có dễ lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời không? Ngươi có bị lỡ lối vào sự sống không? (Thưa, có.) Đây chính là ảnh hưởng mà cách thức xử lý sự tình sai lầm gây ra cho người ta. Nếu như ngươi lựa chọn con đường đúng đắn rồi, thì khi có người nói ra những lời làm tổn thương đến hình tượng và thể diện của ngươi, làm nhục nhân cách và tôn nghiêm của ngươi, ngươi vẫn có thể lựa chọn bao dung, không cần dùng bất kỳ lời nói nào để tranh cãi với đối phương, cũng không cố ý phân bua cho mình và phản bác, công kích đối phương, gây nảy sinh thù hận. Thực chất và ý nghĩa của sự bao dung là gì? Ngươi nói: “Những chuyện anh ấy nói không phù hợp với sự thật, nhưng con người không hiểu lẽ thật và chưa được cứu rỗi thì đều như vậy, trước đây tôi cũng như vậy. Bây giờ tôi đã hiểu rõ lẽ thật, không đi theo con đường của người ngoại đạo để tranh cãi đúng sai và đấu tranh triết lý, tôi chọn bao dung và đối đãi bằng lòng yêu thương. Những chuyện anh ấy nói không phù hợp với sự thật thì tôi không để tâm làm gì, những gì tôi có thể ý thức được, có thể lĩnh hội được thì tôi đón nhận. Tôi đón nhận từ Đức Chúa Trời, đem chuyện đó đến cầu nguyện trước mặt Ngài, cầu xin Ngài sắp đặt hoàn cảnh để tỏ lộ tâm tính bại hoại của tôi, để tôi nhận thức được thực chất của những tâm tính bại hoại này và có cơ hội bắt tay vào giải quyết những vấn đề này, từng bước khắc phục những vấn đề này, và bước vào thực tế lẽ thật. Về phần ai nói những lời làm tổn thương đến tôi, họ nói có đúng không, ý định của họ là gì, một mặt tôi sẽ tiến hành phân định, mặt khác tôi sẽ bao dung”. Nếu như đó là một người tiếp nhận lẽ thật, thì họ có thể bình tĩnh hòa nhã ngồi xuống cùng nhau thông công; nếu đó không phải là người tiếp nhận lẽ thật, là kẻ ác, vậy thì không cần để ý đến họ, chờ đến lúc họ diễn kịch đủ nhiều thì khi đó tất cả anh chị em đều phân định thấu đáo họ, ngươi cũng phân định được họ, lãnh đạo và chấp sự phải thanh trừ và xử lý họ, vậy thì ngày Đức Chúa Trời muốn giải quyết họ đã đến, đương nhiên trong lòng ngươi cũng vui mừng, hân hoan. Nhưng con đường ngươi lựa chọn tuyệt đối không được là khẩu chiến, tranh cãi, biện giải gì với kẻ ác, mà là lựa chọn khi xảy ra bất cứ chuyện gì thì cũng dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà thực hành. Bất kể là đối xử với người làm tổn thương ngươi hay là đối xử với người không làm tổn thương ngươi mà lại làm lợi cho ngươi, thì nguyên tắc thực hành đều giống nhau. Khi chọn con đường này, nội tâm ngươi có sự thù hận không? Cũng có thể có một chút không thoải mái, nhưng khi tôn nghiêm bị tổn thương có người nào trong lòng không bất an chứ? Ai mà nói không khó chịu thì là nói dối, là gạt người, nhưng ngươi có thể vì lẽ thật mà nhẫn nại, mà chịu cái khổ này. Ngươi chọn con đường này thì lần sau đến trước mặt Đức Chúa Trời, lương tâm ngươi sẽ thanh thản. Tại sao ngươi có thể thanh thản lương tâm. Bởi vì trong lòng ngươi biết rõ những lời nói của mình không phát xuất từ huyết khí, không phải vì ham muốn ích kỷ mà tranh chấp với người ta đến mức mặt đỏ tía tai, thay vào đó, ngươi dựa trên nền tảng lĩnh hội lẽ thật mà tuân theo đường lối của Đức Chúa Trời và đi con đường của mình. Trong lòng ngươi biết rõ rằng con đường ngươi chọn này là do Đức Chúa Trời chỉ dẫn, là yêu cầu của Đức Chúa Trời, cho nên nội tâm ngươi vô cùng bình an. Khi có được sự bình an này, thì thù hận và oán giận cá nhân giữa người với người có gây nhiễu loạn ngươi được không? (Thưa, không.) Khi ngươi đã thực sự buông bỏ rồi, đã cam tâm tình nguyện chọn con đường tích cực, thì trong lòng ngươi yên tĩnh và bình an. Những oán giận và thù hận đó, cùng với đủ thứ thuộc về huyết khí như tâm lý trả thù, quỷ kế, v.v. vốn phát sinh từ sự thù hận, chúng sẽ không gây nhiễu loạn ngươi nữa. Con đường ngươi chọn đem lại cho ngươi bình an, cho ngươi một tấm lòng yên tĩnh, những thứ thuộc về huyết khí sẽ không gây nhiễu loạn được ngươi nữa. Khi những thứ này không gây nhiễu loạn ngươi được, thì ngươi còn nghĩ xem dùng cách nào để công kích đối phương và đấu khẩu qua lại với đối phương nữa không? Sẽ không nghĩ nữa. Đương nhiên, thỉnh thoảng vì vóc giạc nhỏ bé, vì một vài bối cảnh đặc biệt sẽ khơi lên huyết khí, bốc đồng và oán thù của người ta. Tuy nhiên, quyết tâm, ý chí và ý nguyện thực hành lẽ thật khiến lòng người ta không bị những thứ này quấy rầy nữa. Nghĩa là những thứ này không gây nhiễu loạn ngươi được nữa, mặc dù trong lòng ngươi cũng có bộc phát một vài huyết khí, “Anh ta cứ một mực kiếm chuyện với tôi. Hôm nào đó, tôi phải nói chuyện với anh ta mới được, tại sao anh ta cứ luôn nhắm vào tôi, luôn kiếm chuyện với tôi? Tại sao anh ta luôn xem thường tôi, luôn sỉ nhục tôi?” Có lúc, ngươi cũng có dạng ý niệm này, nhưng ngươi nghĩ rồi cảm thấy như vậy là không đúng, là điều Đức Chúa Trời không vui thích. Khi những ý niệm này nảy sinh, ngươi sẽ nhanh chóng đến trước mặt Đức Chúa Trời mà xoay chuyển dạng tình trạng này, do đó những suy nghĩ và ý niệm sai lầm này sẽ không nắm quyền làm chủ, thế là một vài điều tích cực sẽ nảy sinh bên trong ngươi – chẳng hạn như sự nhận thức bản thân, sự khai sáng và soi sáng mà Đức Chúa Trời ban cho khiến ngươi biết phân định người khác và nhìn thấu chuyện – và bất tri bất giác khiến ngươi hiểu và bước vào thêm nhiều thực tế lẽ thật. Khi đó, sức đề kháng của ngươi, nghĩa là “kháng thể” của ngươi để chế ngự những thù hận, ham muốn ích kỷ và huyết khí, cũng sẽ ngày càng mạnh mẽ, vóc giạc của ngươi sẽ ngày lớn, những thứ thuộc về huyết khí sẽ không khống chế được ngươi nữa. Mặc dù thỉnh thoảng, ngươi sẽ có một vài ý niệm, cách nghĩ và cơn bốc đồng không đúng đắn, nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất, sẽ bị sức đề kháng và vóc giạc của ngươi loại bỏ và thủ tiêu, lúc đó thì những điều tích cực, thực tế lẽ thật và lời Đức Chúa Trời sẽ chiếm thế chủ đạo trong ngươi. Khi những điều tích cực này chiếm thế chủ đạo rồi, ngươi sẽ không còn chịu sự ảnh hưởng của những con người, sự vật và sự việc bên ngoài nữa, vóc giạc của ngươi sẽ lớn lên, tình trạng của ngươi sẽ ngày càng bình thường, không còn sống theo tâm tính bại hoại hay phát triển theo phương hướng ác tính tuần hoàn, như thế thì vóc giạc của ngươi sẽ không ngừng lớn lên.

Khi ở trong hội thánh hoặc ở giữa một tập thể mà gặp phải chuyện bị công kích cá nhân gây tổn thương đến nhân cách và tôn nghiêm, nhưng người ta vẫn có thể chọn cách bao dung và nhẫn nại, chọn con đường thực hành đúng, thì điều này đem lại ích lợi cho người ta. Có lẽ ngươi không nhìn thấy được ích lợi này, nhưng khi trải nghiệm, chẳng biết từ lúc nào ngươi sẽ phát hiện được yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người và con đường Ngài ban cho con người là một con đường lớn tươi sáng, là một con đường thực tế và sống động, là để con người đạt được lẽ thật, đạt được lợi ích, là con đường ý nghĩa nhất. Khi ở giữa những tập thể, nhất là khi ở giữa đời sống hội thánh, ngươi có thể chiến thắng được đủ mọi dạng cám dỗ và dụ dỗ. Khi có người ác ý công kích ngươi và làm tổn thương ngươi, hoặc có người có ý định muốn trả thù ngươi mà phát tiết thù hận lên ngươi, thì ngươi có thể dựa trên nguyên tắc lẽ thật mà đối đãi và thực hành, đây là điều quan trọng nhất. Bởi vì Đức Chúa Trời căm ghét tâm tính bại hoại của con người, cho nên Đức Chúa Trời bảo con người khi gặp chuyện thì đừng dùng huyết khí mà đối đãi, phải lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời mà tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, và hiểu được yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người rốt cuộc là gì. Sự nhẫn nại của con người có giới hạn thôi, nhưng khi người ta hiểu lẽ thật rồi, thì sự nhẫn nại sẽ có nguyên tắc, sẽ có thể biết thành động lực và sự hỗ trợ để người ta thực hành lẽ thật. Nhưng nếu người ta không yêu thích lẽ thật, mà thích nói chuyện đúng sai, thích công kích người khác, sẵn lòng sống trong huyết khí, vậy thì khi bị công kích, người ta sẽ thích đấu khẩu qua lại, công kích lẫn nhau. Làm như vậy với bất kỳ ai cũng chỉ toàn đem lại sự tổn thương, chẳng đem lại sự xây dựng hay giúp đỡ gì. Bất kỳ ai công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại cũng đều tinh thần hao mòn, sức lực kiệt quệ, mệt mỏi rã rời, hai bên đều thiệt, mà chẳng chẳng đạt được lẽ thật nào, cuối cùng cũng chẳng được gì, có chăng chỉ là thù hận và chờ đợi báo thù. Công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại cuối cùng đem lại cho con người kết quả tai ác này.

Về chủ đề công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại vừa mới được thông công xong, các ngươi đã hiểu được nguyên tắc phân định chưa? Các ngươi có biết phân chia tình huống nào là công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại không? Công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại là chuyện thường xảy ra, thường thấy trong những nhóm người. Công kích lẫn nhau, chủ yếu là nhắm vào một vài vấn đề của người ta một cách có mục đích, để tiến hành công kích cá nhân, xét đoán, kết tội, thậm chí là mắng chửi người ta. Mục đích của việc này là để trả thù, trả đũa, trút tư thù, v.v.. Tóm lại, công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại không phải là đang thông công lẽ thật, cũng không phải là đang thực hành lẽ thật, càng không phải là biểu hiện của phối hợp hài hòa. Thay vào đó, nó là một dạng biểu hiện của trả thù và trả đũa người khác, phát xuất từ huyết khí, từ tâm tính bại hoại của Sa-tan. Mục đích của việc công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại tuyệt đối không phải là tranh luận để thông công lẽ thật cho rõ, càng không phải để đạt đến hiểu lẽ thật, thay vào đó, người ta làm vậy là để thỏa mãn tâm tính bại hoại của mình, thỏa mãn dã tâm, ham muốn ích kỷ và ý thích xác thịt của mình. Quá hiển nhiên, công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại không phải là thông công lẽ thật, càng không phải là giúp đỡ và đối đãi với người khác bằng lòng yêu thương, thay vào đó, nó là một dạng thủ đoạn và phương thức trừng trị, đùa bỡn và lừa bịp người khác, phát xuất từ Sa-tan. Con người sống trong tâm tính bại hoại, không hiểu lẽ thật, nếu không chọn thực hành lẽ thật thì sẽ rất dễ bị rơi vào cái bẫy này, rơi vào dạng cám dỗ này rơi vào những trận chiến công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại này. Vì một câu nói, một từ ngữ, hoặc một ánh mắt, mà họ tranh chấp đến mức mặt đỏ tía tai, thậm chí nói dai nói mãi, quanh năm suốt tháng cứ vì một chuyện này mà phân cao thấp, tranh đến mức bên gãy gàng bên gãy gọng, chỉ cần gặp mặt nhau là tranh chấp không thôi, thậm chí có người còn lên nhóm chat trên mạng mà công kích lẫn nhau, chửi nhau, kết tội nhau. Thù hận như vậy thì nghiêm trọng đến mức độ nào rồi! Lúc nhóm họp mà chửi chưa đủ, giải chưa được hận, đạt chưa được mục đích, đến lúc về nhà thì họ càng nghĩ càng giận, lại tiếp tục chửi nhau. Đây là dạng tinh thần gì? Có đáng để khuyến khích, có đáng để tuyên truyền không? (Thưa, không đáng.) Đây là “tinh thần không biết sợ” gì chứ? Đây là tinh thần không sợ trời, không sợ đất, vô pháp vô thiên, là hậu quả từ việc Sa-tan làm bại hoại con người. Đương nhiên, dạng hành vi và cách làm này gây ra sự nhiễu loạn và tổn hại rất lớn cho lối vào sự sống của những cá nhân này, đồng thời cũng gây ra sự nhiễu loạn và gián đoạn cho đời sống hội thánh. Do đó, khi đối diện với những chuyện này, nếu lãnh đạo và người làm công phát hiện ra hai người nọ đang công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại, còn thề sẽ đánh nhau đến cùng, thì phải nhanh chóng thanh lọc họ đi, không cần nhân nhượng, càng không cần dung túng. Lãnh đạo và người làm công phải bảo vệ các anh chị em khác, bảo vệ đời sống hội thánh bình thường, làm cho mỗi lần nhóm họp đều có thể có kết quả, chứ không phải để dạng người này chiếm dụng thời gian đọc lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật của anh chị em, gây nhiễu loạn đời sống hội thánh bình thường. Lúc đang nhóm họp mà phát hiện họ công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại, thì phải kịp thời ngăn chặn và giải quyết, nếu giải quyết không được thì phải nhanh chóng nhóm họp lại mà vạch trần và mổ xẻ họ, thanh lọc họ đi. Hội thánh là nơi để ăn uống lời Đức Chúa Trời, không phải là nơi để công kích lẫn nhau, đấu khẩu qua lại và trút tư thù, người nào thường xuyên gây nhiễu loạn đời sống hội thánh và ảnh hưởng đến lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn, dù bất kể là ai cũng phải bị thanh lọc đi. Hội thánh không hoan nghênh dạng người này, không cho phép ma quỷ quấy nhiễu hay kẻ ác tồn tại. Cứ thanh lọc những người này đi thì vấn đề sẽ được giải quyết.

Trong hội thánh mà phát hiện có người công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại, thì bất kể họ có lý hay cái cớ gì, bất kể tâm điểm bàn luận của họ là gì, có phải chuyện mọi người quan tâm không, chỉ cần việc đó gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho đời sống hội thánh, thì phải giải quyết một cách dứt khoát, không khách khí. Nếu không ngăn chặn và hạn chế được họ, thì nên thanh lọc họ đi. Đây là công tác mà lãnh đạo và người làm công nên làm khi gặp loại chuyện này. Nguyên tắc chủ yếu không phải là nhân nhượng và nuông chiều họ hay là dung túng họ, cũng không phải là để ngươi làm một thanh quan mà phân xử phải trái, xem ai đúng ai sai, ai có lý ai vô lý, phân biệt rõ ràng đúng sai, rồi xử công bằng theo trách nhiệm, phạt người có tội hoặc thưởng người không có tội, đây không phải là biện pháp để giải quyết vấn đề. Khi xử lý chuyện này, ngươi đừng đánh giá theo pháp luật, càng không được đánh giá và phán đoán theo tiêu chuẩn đạo đức, thay vào đó, ngươi phải dựa theo nguyên tắc công tác của hội thánh mà đánh giá và xử lý. Chỉ cần hai bên công kích lẫn nhau này có gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho hội thánh, thì lãnh đạo và người làm công phải gánh lấy trọng trách của mình mà ngăn chặn, hạn chế hoặc cách ly, thanh trừ họ. Ngươi đừng có chăm chú nghe hai bên kể lể sự tình, kể lể về những lý do cái cớ của mình, những ý định, mục đích, căn nguyện của việc công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại, việc của ngươi đâu phải là tìm hiểu ngọn nguồn sự tình. Thay vào đó, ngươi phải giải quyết vấn đề, loại bỏ những gì gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh, xử lý người gây gián đoạn và nhiễu loạn. Nếu lãnh đạo và người làm công ba phải và theo kiểu “dĩ hòa vi quý”, dùng chính sách vỗ về với cả hai bên công kích, để mặc cho họ tùy ý gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh, mà chẳng quan tâm, chẳng xử lý, lần nào cũng chỉ khích lệ và khuyên bảo họ rồi coi như xong việc, chứ chẳng thể giải quyết triệt để vấn đề, dạng lãnh đạo và người làm công như vậy là thất trách. Ngay khi trong hội thánh xuất hiện vấn đề công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại, gây nên sự nhiễu loạn và phá hoại nghiêm trọng đối với đời sống hội thánh, khiến đa số mọi người oán giận và ác cảm trong lòng, thì lãnh đạo và người là công phải hành động dứt khoát, dựa vào sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời và nguyên tắc thanh lọc của hội thánh mà cách ly hoặc thanh trừ cả hai bên. Lãnh đạo và người làm công đừng làm thanh quan mà xử án, xử chuyện trong nhà cho họ, cũng đừng chăm chú nghe những lời vô nghĩa bốc mùi và dài dòng của họ để xem ai phải ai trái, ai đúng ai sai, phân xử đúng sai rồi còn khiến thêm nhiều người khác vì chuyện phải trái đúng sai của hai người họ mà triển khai thảo luận và thông công, khiến càng thêm nhiều người thấy ác cảm và ghê tởm. Lãnh đạo và người làm công mà làm vậy thì càng thất trách, nguyên tắc thực hành kiểu như vậy là sai rồi. Nếu hai bên công kích này sau khi bị hạn chế đã biết hối cải, không tiếp tục chiếm dụng thời gian nhóm họp để công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại, thì có thể gỡ bỏ việc cách ly đối với họ. Nếu họ là kẻ ác và bị thanh trừ đi rồi, nhưng có người nói họ đã thay đổi tốt lên, thì phải xem họ có biểu hiện hối cải thực tế hay không, còn cần trưng cầu ý kiến của đa số mọi người, cho dù có thu nạp họ về lại thì cũng phải chú ý sát sao, hạn chế nghiêm ngặt thời gian nói của họ, về sau cứ dựa vào biểu hiện của họ mà đưa ra cách xử lý tương ứng. Đây đều là những nguyên tắc mà lãnh đạo và người làm công nên hiểu và chú ý. Khi xử lý chuyện này, đương nhiên cũng không thể dùng ức đoán chủ quan, tính chất của việc hai người họ công kích lẫn nhau nhất định phải gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn thì lãnh đạo và người làm công mới được làm như vậy, chứ không phải người này nhất thời nói gì đó làm tổn thương người kia, rồi người kia đáp trả một câu, thế là lãnh đạo không cho họ nói nữa và cách ly họ, xử lý như vậy là quá sức không hợp nguyên tắc! Lãnh đạo và người làm công nhất định phải nắm vững nguyên tắc cho tốt, khiến cho đa số mọi người công nhận việc ngươi làm là phù hợp nguyên tắc, chứ không phải là làm xằng làm bậy hoặc thổi phồng vô tận. Đối với phương diện công tác này, một mặt đa số mọi người phải học biết phân định thế nào là công kích, mặt khác, lãnh đạo và người làm công trong hội thánh cũng phải biết nguyên tắc nên nắm vững và trách nhiệm nên làm tròn khi làm hạng mục công tác này là gì.

4. Tùy ý kết tội người khác

Chuyện công kích lẫn nhau còn có một biểu hiện nữa. Có vài người biết một chút thuật ngữ thuộc linh, khi nói chuyện luôn dùng một vài thuật ngữ thuộc linh, chẳng hạn như “ma quỷ”, “Sa-tan”, “không thực hành lẽ thật”, “người Pha-ri-si”, v.v.. Họ dùng những từ này mà tùy ý xét đoán một số người nào đó, thì như vậy có mang chút tính chất công kích không? Trước đây, có một người khi qua lại với anh chị em, hễ thấy ai không theo ý mình là anh ta muốn chửi người đó, nhưng rồi anh ta ngẫm nghĩ: “Tin Đức Chúa Trời mà chửi người khác thì hơi mất mặt, khiến người khác thấy mình không hợp thể thống thánh đồ. Không được chửi, không được dùng những lời bẩn thỉu. Nhưng không chửi thì lòng mình cứ chênh vênh, chưa giải được hận. Mình cứ muốn chửi. Nhưng chửi kiểu gì cho hay đây?” Thế là anh ta tự phát minh ra một vài từ mới, ai mà đắc tội với anh ta, ai làm việc gì gây tổn thương anh ta, hoặc ai không nghe lời anh ta, thì anh ta sẽ chửi người đó là “Ác ma quỷ!”, “Anh đúng là đồ ác ma quỷ!” “Người này người kia là đồ ác ma quỷ!” Họ thêm chữ “ác” trước chữ “ma quỷ”, thật tình Ta chưa nghe ai nói kiểu đó cả. Kiểu này chẳng khá mới mẻ sao? Anh chị em cứ vô duyên vô cớ bị anh ta chửi là “ác ma quỷ”. Có ai nghe mấy chữ này mà trong lòng thoải mái không? Chẳng hạn như, anh ta bảo người khác rót nước cho mình, mà anh chị em đều đang bận rộn, bảo anh ta tự rót đi, thế là anh ta chửi “Anh đúng là đồ ác ma quỷ!”. Anh ta đi nhóm họp về mà thấy cơm còn chưa dọn lên, thì anh ta sẽ nổi cáu: “Các người là đồ ác ma quỷ, ai cũng quá lười biếng. Tôi đi làm bổn phận, về đến nhà còn không có cơm canh dọn sẵn!” Những người chung sống với anh ta có lẽ đều bị anh ta chửi là “ác ma quỷ” rồi. Đây là dạng người gì? (Thưa, là kẻ ác.) Ác ở chỗ nào? Ở chỗ ai mà đắc tội với anh ta, không hợp ý anh ta, thì đều là ác ma quỷ, ai cũng vậy, trừ anh ta ra. Lời anh ta nói có căn cứ gì không? Không có căn cứ, anh ta bừa phứa tìm đại một từ để chửi người ta sao cho có thể giải hận và cho anh ta phát tiết cảm xúc. Anh ta cảm thấy nếu thực sự chửi người ta, thì người ta sẽ nói anh ta không giống người tin Đức Chúa Trời. Anh ta nói người ta là ma quỷ thì không phải là chửi, người ta nghe thì thấy hợp lý, lại thỏa mãn được ham muốn ích kỷ của anh ta, nhưng người khác lại không bắt bẻ được gì. Người này khá giảo hoạt, lại còn khá ác, anh ta dùng ngôn ngữ ác độc nhất mà ngươi không có cách nào phản kháng, để trả thù ngươi, kết tội ngươi, nhưng người khác vẫn không thể nói rằng anh ta đang chửi, không thể nói lời của anh ta không hợp lý. Gặp phải dạng người này, thì đa số mọi người sẽ né tránh hay là gần gũi? (Thưa, né tránh.) Tại sao lại né tránh? Vì sợ chọc vào họ, làm như vậy là khôn.

Hiện tượng ai đó bị kết tội, bị gắn mác và trừng trị một cách tùy tiện thường xảy ra ở mọi hội thánh. Chẳng hạn như, có vài người nuôi thành kiến đối với lãnh đạo hoặc người làm công nào đó, để trả thù mà họ đưa ra những bình luận sau lưng về lãnh đạo hoặc người làm công này, mượn danh nghĩa thông công lẽ thật mà vạch trần và mổ xẻ lãnh đạo hoặc người làm công này. Ý định và mục đích đằng sau những hành động như vậy là sai. Nếu người ta thực sự thông công về lẽ thật để làm chứng cho Đức Chúa Trời và đem lại lợi ích cho người khác, thì họ nên thông công những trải nghiệm thật của chính mình, dùng cách mổ xẻ bản thân và nhận thức bản thân mà giúp người khác được ích lợi. Thực hành như vậy thì hiệu quả càng thêm tốt, và dân được Đức Chúa Trời chọn cũng sẽ tán thành. Nếu họ thông công để vạch trần, công kích và hạ thấp người khác nhằm đả kích hoặc trả thù, thì ý định của họ sai rồi, là danh bất chính ngôn bất thuận, bị Đức Chúa Trời ghê tởm, cũng không xây dựng gì cho các anh chị em. Nếu ai đó có ý định kết tội và trừng trị người khác, thì họ là kẻ ác đang hành ác. Tất cả dân được Đức Chúa Trời chọn nên có sự phân định đối với kẻ ác. Nếu ai đó theo ý riêng mà đả kích, vạch trần hoặc hạ thấp người khác, thì nên dùng lòng yêu thương mà giúp đỡ họ, thông công, mổ xẻ hoặc tỉa sửa họ. Nếu họ không thể tiếp nhận lẽ thật, và ngoan cố không chịu sửa đổi, thì đây lại là chuyện hoàn toàn khác. Đối với những kẻ ác thường tùy ý kết tội, gắn mác và trừng trị người khác, thì nên vạch trần họ một cách triệt để, để mọi người đều biết cách phân định họ. Sau đó, nên hạn chế họ hoặc khai trừ họ khỏi hội thánh. Việc này là cần thiết, vì những người như vậy gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, cũng gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, họ dễ mê hoặc người khác và mang lại sự hỗn loạn cho hội thánh. Nhất là có một vài kẻ ác thường công kích, kết tội người khác, chỉ để đạt được mục đích thể hiện bản thân và khiến người khác xem trọng mình. Những kẻ ác này thường nhân cơ hội thông công lẽ thật trong các buổi nhóm họp để nói xa nói gần mà vạch trần, mổ xẻ và đàn áp người khác. Họ còn có lý do chính đáng cho việc này, nói rằng họ làm vậy để giúp đỡ mọi người, để giải quyết các vấn đề hiện có trong hội thánh, và sử dụng những cái cớ này để che đậy hòng được mục đích của họ. Họ là loại người công kích và trừng trị người khác, rõ ràng đều là kẻ ác. Hễ ai công kích và kết tội những người mưu cầu lẽ thật thì đều cực kỳ hung ác, hễ ai vạch trần và mổ xẻ kẻ ác, bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời thì mới là người có tinh thần chính nghĩa và được Đức Chúa Trời khen ngợi. Những kẻ ác thường rất giảo hoạt khi hành ác; tất cả họ đều giỏi nói đạo lý để ngụy biện cho bản thân và đạt được mục đích mê hoặc người khác. Nếu dân được Đức Chúa Trời chọn không phân định và hạn chế được những kẻ ác này, thì hội thánh sẽ bị quấy nhiễu đến mức rối tinh rối mù, thậm chí là mù mịt chướng khí. Khi những kẻ ác thông công và mổ xẻ vấn đề, họ luôn có ý định và mục đích, luôn nhắm vào ai đó. Họ đâu có mổ xẻ hay nhận thức bản thân, đâu có mở lòng bộc bạch hay giải quyết vấn đề – đúng hơn, họ đang nhân cơ hội này mà vạch trần, mổ xẻ và công kích người khác. Họ thường mượn việc thông công về nhận thức bản thân để mổ xẻ và kết tội người khác, mượn việc thông công lời Đức Chúa Trời và lẽ thật mà vạch trần, hạ thấp và phỉ báng người khác. Họ đặc biệt ác cảm và thù hận những người mưu cầu lẽ thật, mang gánh nặng đối với công tác hội thánh, và thường đứng ra làm bổn phận. Họ sẽ dùng đủ kiểu lý do và cái cớ để đả kích tính tích cực của những người này, cản trở những người này làm công tác hội thánh. Đối với những người này, trong lòng họ một phần là đố kỵ và thù hận; phần khác là sợ những người này đứng lên làm công tác thì sẽ đe dọa đến danh lợi và địa vị của họ. Vì vậy, họ nôn nóng tìm đủ mọi cách để cảnh cáo, áp chế, và hạn chế những người này, thậm chí còn có thể nắm thóp, gài tội hãm hại, và bóp méo sự thật để kết tội những người này. Điều này hoàn toàn để lộ rằng tâm tính của họ là tâm tính thù hận lẽ thật và những điều tích cực. Họ đặc biệt thù hận những người mưu cầu lẽ thật và yêu thích những điều tích cực, thù hận những người khá thật thà, đàng hoàng và chính trực. Mặc dù ngoài miệng họ không nói ra, nhưng tâm thái của họ chính là vậy. Tại sao họ chỉ nhắm vào những người mưu cầu lẽ thật, những người đàng hoàng và chính trực, để vạch trần, hạ thấp, đàn áp và bài xích? Đây rõ ràng là họ muốn đánh gục, đập tan và chà đạp những người tốt, những người mưu cầu lẽ thật, như vậy thì họ sẽ có thể khống chế hội thánh. Có người không tin đây là sự thật. Đối với họ, Ta hỏi một câu: Tại sao, khi thông công về lẽ thật, những kẻ ác này không vạch trần hay mổ xẻ bản thân, mà thay vào đó lại luôn nhắm vào và vạch trần những người khác? Chẳng lẽ họ không có sự bộc lộ bại hoại, không có những tâm tính bại hoại sao? Chắc chắn không phải như vậy. Thế thì tại sao họ cứ phải nhắm vào những người khác để vạch trần và mổ xẻ? Chính xác thì mục đích họ muốn đạt được là gì? Câu hỏi này đòi hỏi phải suy nghĩ sâu sắc. Vạch trần những việc ác gây nhiễu loạn hội thánh của kẻ ác là việc nên làm. Nhưng thay vào đó, loại người này ngày ngày mượn danh nghĩa thông công lẽ thật mà vạch trần và trừng trị người tốt, mục đích và ý định của họ là gì? Có phải họ nóng mắt vì thấy Đức Chúa Trời cứu rỗi người tốt không? Sự thật chính là vậy. Đức Chúa Trời không cứu rỗi kẻ ác, nên kẻ ác sẽ thù hận Đức Chúa Trời và những người tốt, đây là chuyện đương nhiên. Kẻ ác không tiếp nhận hoặc mưu cầu lẽ thật và bản thân họ không thể được cứu rỗi, thế mà họ còn trừng phạt những người tốt mưu cầu lẽ thật và có thể được cứu rỗi. Vấn đề ở đây là gì? Nếu có nhận thức về bản thân và lẽ thật, thì họ có thể mở lòng và thông công, nhưng họ luôn nhắm vào và khiêu khích người khác. Họ luôn có khuynh hướng công kích người khác, luôn xem những người mưu cầu lẽ thật là kẻ thù tưởng tượng của họ. Đây là đặc trưng của kẻ ác. Những kẻ có thể làm việc ác như vậy chính là ma quỷ và Sa-tan chính cống, chính là những kẻ địch lại Đấng Christ điển hình, họ nên bị hạn chế, nếu họ làm quá nhiều việc ác thì nên kịp thời xử lý, khai trừ họ ra khỏi hội thánh. Hễ ai công kích và bài xích những người tốt thì đều là con sâu làm rầu nồi canh. Tại sao Ta gọi họ là con sâu làm rầu nồi canh? Bởi vì họ có dễ gây ra những tranh chấp và xung đột không cần thiết trong hội thánh, khiến tình trạng ở đó ngày càng thêm nghiêm trọng. Hôm nay họ nhắm vào người này, hôm sau thì nhắm vào người kia, và họ luôn chĩa mũi dùi vào những người khác, vào những người yêu thích và mưu cầu lẽ thật. Như vậy thì dễ gây nhiễu loạn đời sống hội thánh và ảnh hưởng đến việc ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật bình thường của dân được Đức Chúa Trời chọn. Những kẻ ác này thường lợi dụng cơ hội sống đời sống hội thánh để mượn danh nghĩa thông công lẽ thật mà công kích người khác. Lời họ nói đều có ý thù địch; họ dùng những lời lẽ gây hấn để công kích và kết tội những người mưu cầu lẽ thật và dâng mình cho Đức Chúa Trời. Những hậu quả của việc này sẽ là gì? Nó sẽ gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh, khiến lòng người bất an và không thể lắng tĩnh trước mặt Đức Chúa Trời. Nhất là những lời kết tội, công kích và làm tổn thương người khác một cách không chút kiêng dè của họ có thể kích động người ta phản kháng. Như vậy thì không có lợi cho việc giải quyết vấn đề; ngược lại, nó quấy nhiễu hội thánh đến mức lòng người bàng hoàng và làm căng thẳng mối quan hệ giữa người với người, tạo thành khối thuốc nổ, khiến mọi người chìm vào tranh đấu. Hành vi của những người này không những dẫn đến việc đời sống hội thánh bị ảnh hưởng, mà còn làm nảy sinh sự tranh đấu trong hội thánh. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến công tác của toàn thể hội thánh và việc mở rộng phúc âm. Vì vậy, lãnh đạo và người làm công cần phải cảnh cáo loại người này, đồng thời hạn chế và xử lý họ. Một mặt, các anh chị em phải hạn chế nghiêm khắc những kẻ ác thường xuyên công kích và kết tội người khác; mặt khác, lãnh đạo hội thánh nên kịp thời vạch trần và ngăn chặn cách làm tùy ý đả kích và kết tội người khác của họ, nếu họ ngoan cố không chịu sửa đổi, thì thanh trừ họ ra khỏi hội thánh. Khi nhóm họp, phải đề phòng kẻ ác gây nhiễu loạn đời sống hội thánh, đồng thời cũng nên hạn chế những người hồ đồ phát ngôn, gây ảnh hưởng đến đời sống hội thánh. Nếu phát hiện kẻ ác làm điều ác, thì phải vạch trần, tuyệt đối không được để họ tùy ý làm càn, tùy ý hành ác. Như vậy mới duy trì được đời sống hội thánh bình thường và đảm bảo dân được Đức Chúa Trời chọn có thể nhóm họp, ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật một cách bình thường, có thể làm tốt bổn phận một cách bình thường. Như vậy thì ý chỉ của Đức Chúa Trời mới có thể được tiến hành trong hội thánh, dân được Đức Chúa Trời chọn mới có thể hiểu được lẽ thật, bước vào sự thực tế, và được Đức Chúa Trời chúc phúc. Ở trong hội thánh, các ngươi có phát hiện ra loại kẻ ác này không? Trong lòng họ luôn ghen ghét người tốt, luôn nhắm vào người tốt, hôm nay thấy người này không vừa mắt, ngày mai lại thấy người kia không vừa mắt, đối với ai họ cũng có thể tùy tiện bình phẩm và bới móc ra được một vài khiếm khuyết, lại còn nói năng rất có căn cứ, rất có lý lẽ, cuối cùng khiến mọi người đều phẫn nộ và trở thành con sâu làm rầu nồi canh. Hội thánh bị họ quấy nhiễu đến mức lòng người tiêu tán, rất nhiều người tiêu cực và yếu đuối, khi nhóm họp thì không đạt được ích lợi hay sự xây dựng nào, có vài người thậm chí còn không muốn nhóm họp nữa. Dạng kẻ ác này có phải là con sâu làm rầu nồi canh không? Nếu còn chưa đến mức nên bị thanh trừ, thì cũng nên cách ly hoặc hạn chế họ. Chẳng hạn như, khi nhóm họp thì cho họ ngồi ở một góc để khỏi ảnh hưởng đến người khác, nếu họ cứ một mực tìm cơ hội nói chuyện để công kích người khác, thì nên hạn chế họ, không để họ nói những lời vô dụng. Nếu đến mức hạn chế không được, đến mức họ muốn bộc phát và phản kháng, thì hãy kịp thời thanh lọc họ đi. Nghĩa là, khi họ không sẵn lòng chịu sự hạn chế và nói: “Dựa vào cái gì mà hạn chế tôi? Dựa vào cái gì mà các anh ai cũng được nói năm phút, còn tôi nói thì chỉ được một phút?” Khi họ luôn hỏi những vấn đề này, thì đó là họ muốn phản kháng rồi. Khi họ muốn phản kháng, thì chẳng phải họ không phục rồi sao? Chẳng phải họ muốn gây chuyện, muốn gây sóng gió rồi sao? Chẳng phải họ muốn gây nhiễu loạn đời sống hội thánh rồi sao? Đây là họ muốn hiện hình rồi, thời điểm xử lý họ đã đến, phải nhanh chóng thanh lọc họ đi thôi. Làm vậy có hợp lý không? Làm vậy là hợp lý. Bảo đảm đa số mọi người có thể sống đời sống đời sống bình thường thực sự không phải là việc dễ. Các loại kẻ ác, tà linh, ô quỷ, còn có “nhân tài đặc biệt”, đều muốn phá rối, không hạn chế mà được sao? Có vài “nhân tài đặc biệt”, hễ mở miệng là muốn hạ thấp người khác, công kích người khác – ngươi đeo kính, họ cũng công kích, tóc ngươi dài, họ cũng công kích, ngươi nhóm họp mà nói về lời chứng trải nghiệm của bản thân thì họ cũng công kích và xét đoán, ngươi làm bổn phận mà tích cực và có trách nhiệm thì họ cũng công kích và xét đoán, ngươi gặp phải sự thử luyện mà vẫn giữ đức tin vào Đức Chúa Trời thì họ cũng công kích, ngươi yếu đuối thì họ cũng công kích, gia đình ngươi có khó khăn nhưng ngươi dựa vào đức tin để vượt qua mà không oán trách Đức Chúa Trời thì họ cũng công kích. Những sự công kích này nghĩa là gì? Nghĩa là bất kể người khác làm gì mà không hợp ý họ, thì họ đều thấy không vừa mắt, đều muốn soi mói bắt lỗi, đều muốn gán tội danh cho người ta – cho dù người ta có làm gì cũng đều không đúng. Ngươi dựa theo sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời mà thông công lẽ thật và xử lý vấn đề, thì họ cũng muốn vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết, ngươi làm gì cũng không đúng. Họ cố ý gây chuyện, ai cũng bị họ công kích. Ở trong hội thánh, loại người này mà xuất hiện một người thì xử lý một người, xuất hiện hai người thì xử lý hai người, bởi vì sự nguy hại họ gây ra cho đời sống hội thánh quá lớn, hậu quả từ việc họ gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho công tác của hội thánh cực kỳ nghiêm trọng.

B. Đặc trưng nhân tính của loại người thường xuyên công kích người khác

Hôm nay, chúng ta thông công về vài phương diện liên quan đến vấn đề công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại. Các ngươi đã nắm vững được tính chất biểu hiện của các loại người khác nhau trong những phương diện này chưa? Trước hết hãy nói xem loại người thích công kích người khác thì có lý trí của nhân tính bình thường không? (Thưa, không có.) Biểu hiện của không có lý trí là gì? Thái độ và nguyên tắc của họ khi đối đãi với những con người, sự việc và sự vật là gì? Họ chọn phương thức và thái độ nào mà đối đãi với các loại người, sự việc và sự vật? Chẳng hạn như, thích nói chuyện đúng sai, đây có phải là một dạng thái độ của họ đối với những con người, sự việc và sự vật không? (Thưa, phải.) Thích nói chuyện đúng sai nghĩa là chuyện gì cũng muốn nói cho rõ phải trái đúng sai, chưa nói cho rõ sự tình, chưa làm cho tỏ tường ai đúng ai sai thì cứ dây dưa mãi không thôi, cứ ngoan cố dán chặt vào những chuyện vụn vặt đó. Làm như vậy thì có ý nghĩa gì chứ? Nói chuyện đúng sai rốt cuộc có đúng không? (Thưa, không.) Sai lầm ở đâu? Việc này có liên quan đến việc thực hành lẽ thật không? (Thưa, không liên quan.) Tại sao lại nói là không liên quan? Nói chuyện đúng sai không phải là giữ vững nguyên tắc lẽ thật, không phải là đang thảo luận hay thông công về nguyên tắc lẽ thật; thay vào đó, người ta luôn nói về chuyện ai đúng ai sai, ai phải ai trái, ai có lý ai vô hợp lý, ai có lý do đầy đủ và ai không có lý do đầy đủ, ai nói đạo lý cao ai nói đạo lý thấp; họ truy cứu những chuyện này. Khi Đức Chúa Trời thử luyện người ta, họ luôn cố gắng nói lý lẽ với Đức Chúa Trời, luôn đưa ra lý do này nguyên nhân kia. Đức Chúa Trời có nói những chuyện như thế với ngươi không? Đức Chúa Trời có hỏi bối cảnh là gì không? Đức Chúa Trời có hỏi lý do và nguyên nhân của ngươi là gì không? Ngài không hỏi những cái đó. Đức Chúa Trời hỏi luyện thì thái độ của ngươi là thuận phục hay phản kháng. Đức Chúa Trời hỏi ngươi rốt cuộc có hiểu lẽ thật hay không, có thuận phục hay không. Đây là tất cả những điều Đức Chúa Trời hỏi, không gì khác. Đức Chúa Trời không hỏi ngươi lý do khiến ngươi không thuận phục là gì, Ngài không xem liệu ngươi có lý do đầy đủ hay không – Ngài tuyệt đối không xem xét những điều đó. Đức Chúa Trời chỉ nhìn xem ngươi có thuận phục hay không. Bất kể môi trường sống của ngươi và bối cảnh của ngươi như thế nào, Đức Chúa Trời cũng chỉ xem xét liệu trong lòng ngươi có sự thuận phục hay không, liệu ngươi có thái độ thuận phục hay không. Đức Chúa Trời không tranh luận đúng sai với ngươi, cũng không quan tâm những lý do của ngươi là gì, Đức Chúa Trời chỉ quan tâm ngươi có thực sự thuận phục hay không, Đức Chúa Trời chỉ hỏi ngươi một câu đó thôi. Đây có phải là nguyên tắc lẽ thật không? Loại người thích nói chuyện đúng sai, thích đấu khẩu qua lại – trong lòng họ có nguyên tắc lẽ thật không? (Thưa, không có.) Nguyên nhân tại sao lại không có? Họ đã bao giờ chú trọng đến nguyên tắc lẽ thật chưa? Họ đã bao giờ mưu cầu chúng chưa? Họ đã bao giờ tìm kiếm chúng chưa? Họ chưa bao giờ chú trọng, mưu cầu hay tìm kiếm, nguyên tắc lẽ thật hoàn toàn vắng bóng trong lòng họ. Cho nên, họ chỉ có thể sống trong quan niệm của con người, tất cả những gì trong lòng họ là đúng sai, phải trái, những cái cớ, lý do, ngụy biện, tranh luận, ngay sau đó họ sẽ công kích, xét đoán và kết tội lẫn nhau. Tâm tính của loại người này là thích tranh luận đúng sai, thích xét đoán và kết tội người khác. Loại người này không yêu thích lẽ thật, không tiếp nhận lẽ thật chút nào, lại còn có thể nói lý lẽ với Đức Chúa Trời, thậm chí có thể xét đoán và chống đối Đức Chúa Trời. Cuối cùng, họ chỉ có thể rơi vào kết cục bị trừng phạt mà thôi.

Loại người thích nói chuyện đúng sai này có tìm kiếm lẽ thật không? Họ có từ trong những con người, sự việc và sự vật này mà tìm kiếm tâm ý và yêu cầu của Đức Chúa Trời, tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật nên thực hành khi gặp phải chuyện như vậy hay không? Họ đâu có làm vậy, gặp chuyện thì họ thích nghiên cứu “chuyện này thế nào, người kia ra sao”, đây là kiểu gì vậy? Đây có phải là kiểu chăm chăm nghiên cứu người và việc mà mọi người thường nói đến không? Họ nói lý do của con người, nói quá trình sự tình xảy ra, cứ phải nói cho rõ những chuyện này, nhưng họ lại không nói đến chuyện họ đã tìm kiếm lẽ thật, hiểu được lẽ thật hoặc đạt được sự khai sáng từ phần nào trong quá trình phát triển sự tình phức tạp này. Những trải nghiệm và cách thực hành này, họ đều không có. Họ cứ một mực nói: “Chuyện đó rõ ràng anh nhắm vào tôi, hạ nhục tôi, anh cho rằng tôi ngốc nên sẽ không nghe ra chứ gì? Tại sao anh muốn hạ nhục tôi? Tôi đâu có đắc tội với anh, tại sao anh muốn nhắm vào tôi? Anh nhắm vào tôi thì tôi sẽ không khách khí với anh! Tôi đã nhẫn nại hết mức với anh rồi, sự nhẫn nại của tôi có giới hạn thôi. Đừng cho là tôi dễ bị ức hiếp, tôi không sợ anh đâu!” Họ cứ ghim chặt những chuyện này không buông, một mực nói lý lẽ của mình, dây dưa với chuyện phải trái đúng sai này, nhưng những cái gọi là lý lẽ này chẳng có chút gì phù hợp lẽ thật hay yêu cầu của Đức Chúa Trời. Họ cứ dây dưa với những con người, sự việc và sự vật, dây dưa đến mức người khác thấy cực kỳ chán ghét, chẳng ai muốn nghe, thế mà họ vẫn cứ nói không biết mệt, đi đến đâu cũng lôi ra nói, như thể bị quỷ ám vậy. Đây gọi là chăm chăm nghiên cứu người và việc, là không tìm kiếm lẽ thật. Đặc trưng thứ hai của loại người công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại chính là cực kỳ thích chăm chăm nghiên cứu người và việc. Người chăm chăm nghiên cứu người và việc thì có yêu thích lẽ thật không? (Thưa, không.) Họ không yêu thích lẽ thật, rõ ràng là vậy rồi. Vậy loại người này có hiểu lẽ thật không? Họ có biết lẽ thật mà Đức Chúa Trời phán rốt cuộc là gì không? Xét từ biểu hiện chăm chăm nghiên cứu người và việc này của họ, thì họ có biết ý nghĩa thực sự của lẽ thật là gì không? Quá hiển nhiên là họ không biết. Quan niệm mà họ sùng bái là gì? Chính là ai nói có lý hơn thì người đó đúng, ai hành động quang minh chính đại và có thể phơi bày ra hết thì là người có lý, ai hành động phù hợp luân lý đạo đức và truyền thống văn hóa, khiến đa số mọi người tán thành, thì là người có lý. Trong mắt họ, cái lý này đại diện cho lẽ thật, do đó họ mới có thể trơ trẽn chăm chăm nghiên cứu người và việc, dây dưa mãi không thôi. Họ cho rằng họ có lý thì họ có lẽ thật, riêng điểm này thôi đã rất phiền phức rồi phải không? Có những người nói: “Tôi chẳng gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, không chiếm lợi của người khác, không thích lấy của người khác, cũng không thích ức hiếp người khác, tôi đâu phải là kẻ ác”. Câu này ngụ ý rằng ngươi là người thực hành lẽ thật, là người có lẽ thật rồi phải không? Một bộ phận lớn những người chăm chăm nghiên cứu người và việc cho rằng bản thân cây ngay không sợ chết đứng, cho rằng bản thân chính trực, cương trực không nịnh bợ ai, cho nên khi gặp chuyện thì họ thích tranh chấp và cãi vã, nhất quyết tranh cãi cho ra cái lý của mình. Họ cho rằng cái lý mình nói có thể đứng vững được, có thể được trình bày công khai, và bản thân họ là người có lẽ thật. Cái “lẽ thật” này của họ là gì vậy? Dựa vào tiêu chuẩn nào mà đánh giá vậy? Các ngươi nói xem, loại người này có thể hiểu lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Do đó, họ luôn chăm chăm nghiên cứu người và việc, dây dưa mãi không thôi. Loại người này không hiểu lẽ thật, nên cứ luôn nói: “Tôi đâu có đắc tội với anh, tại sao anh cứ nhắm vào tôi? Anh nhắm vào tôi là sai rồi!” Họ cho rằng: “Tôi không đắc tội với anh thì anh không nên đối xử với tôi như thế. Anh mà đối xử với tôi như thế thì tôi sẽ trả thù, sẽ trả đòn, tôi trả đòn là tự vệ chính đáng, là hợp pháp. Đây là nguyên tắc lẽ thật. Do đó, việc anh làm không hợp nguyên tắc lẽ thật, việc tôi làm mới hợp nguyên tắc lẽ thật, tôi phải chăm chăm nghiên cứu chuyện này, tôi sẽ luôn nêu vấn đề này ra, luôn nêu người này ra!” Họ cho rằng chăm chăm nghiên cứu người và việc là phù hợp nguyên tắc lẽ thật, như vậy có phải sai trầm trọng rồi hay không? Như vậy là sai trầm trọng, là sai về phương hướng, chuyện chăm chăm nghiên cứu người và việc so với chuyện thực hành lẽ thật, căn bản là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đây là vấn đề thứ hai về nhân tính của loại người này – chăm chăm nghiên cứu người và việc. Vấn đề về nhân tính thì có liên quan điều gì? Chẳng phải liên quan đến bản tính sao? Họ tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà chẳng hiểu lẽ thật, lại cảm thấy những từ ngữ mà mình biết, như quang minh chính đại, đường đường chính chính, đầu óc rộng rãi, quang minh lỗi lạc, v.v. mới là những điều căn bản để làm người. Họ cho rằng những thứ này mới là nguyên tắc lẽ thật. Quan điểm như vậy là sai trầm trọng rồi.

Loại người công kích lẫn nhau, dễ đấu khẩu qua lại, thì nhân tính của họ không bình thường. Phương diện thứ nhất là thích nói chuyện đúng sai, phương diện thứ hai là chăm chăm nghiên cứu người và việc, phương diện thứ ba là gì nào? Có phải là không tiếp nhận lẽ thật chút nào không? Họ không thể tiếp nhận dù chỉ một câu đúng đắn, họ cho rằng “Cho dù lời của anh nói có đúng đi nữa, anh cũng phải chừa mặt mũi cho tôi, phải nói năng cho khéo, không được làm tổn thương tôi. Nếu lời anh gay gắt, có thể làm tổn thương thể diện của tôi, thì anh phải nói với tôi một cách kín đáo, không được làm tôi mất mặt trước đa số mọi người, không chừa mặt mũi cho tôi, không chừa đường cho tôi thoát cảnh khó xử. Huống gì lời anh nói vốn đã sai, tôi phải trả đòn anh!” Nghiêm trọng hơn nữa, họ còn phản kháng: “Anh nói có đúng đến mấy, tôi cũng không tiếp nhận! Anh nói ai cũng được, chứ nhắm vào tôi thì không được, anh nói đúng đến mấy cũng không được!” Ngay cả khi đọc lời Đức Chúa Trời, nếu họ cảm thấy lời Đức Chúa Trời nhắm vào họ, vạch trần họ, thì họ sẽ chán ghét lời đó, không sẵn lòng nghe, chỉ là đối diện với lời Đức Chúa Trời thì họ không có cách nào tranh luận với Ngài. Nếu có người chỉ thẳng mặt vấn đề của họ, chỉ ra tâm tính của họ, hoặc nói chuyện vô ý dính dáng đến họ chứ không cố ý nhắm vào họ, thì họ đều có thể trả đòn, bắt đầu khơi chuyện đấu khẩu qua lại. Có phải loại người này không tiếp nhận lẽ thật chút nào hay không? (Thưa, phải.) Đây chính là thực chất nhân tính của loại người này – không tiếp nhận lẽ thật chút nào. Do đó, bất kể họ đấu khẩu qua lại về chuyện gì, đấu khẩu ở đâu, thì nhân tính của loại người này đều rõ ràng dễ thấy. Họ không hiểu lẽ thật, cho dù có nghe giảng đạo và nghe hiểu rồi, thì cũng không tiếp nhận lẽ thật, lại còn có thể công kích lẫn nhau, tiếp tục đấu khẩu qua lại, hoặc là thường xuyên thích công kích người khác. Xét từ biểu hiện của họ, thì đây là loại người gì? Trước hết, họ có phải là người yêu thích lẽ thật không? Họ có phải là người hiểu lẽ thật rồi thì có thể thực hành không? (Thưa, không.) Họ phát hiện vấn đề thì có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết không? (Thưa, không thể.) Khi họ có quan niệm, có thành kiến về người khác, có cách nhìn nhận riêng, thì họ có thể chủ động buông bỏ chúng mà tìm kiếm lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Mọi việc này, họ đều không thể. Xét từ cái “không thể” này, thì loại người dễ công kích người khác và đấu khẩu qua lại với người khác chẳng phải là thứ tốt đẹp gì. Xét từ đủ loại biểu hiện của họ, thì họ không yêu thích lẽ thật, cũng không sẵn lòng tìm kiếm lẽ thật. Trong những chuyện liên quan đến lẽ thật, bất kể có nảy sinh những thiên kiến hay cách nhìn nhận sai lầm nào, họ đều có thể tự cho mình là đúng, chẳng tìm kiếm lẽ thật chút nào, cho dù được thông công lẽ thật thấu tỏ rồi, họ cũng không tiếp nhận, càng không sẵn lòng thực hành. Đồng thời, loại người này còn có một biểu hiện đáng ghét hơn nữa, đó là khi hiểu được một vài câu chữ và đạo lý, thì họ còn có thể lợi dụng những đạo lý to tát mình hiểu được này mà tùy ý công kích, xét đoán và kết tội người khác, thậm chí là kìm kẹp và khống chế người khác. Nếu họ muốn xét đoán và kết tội ngươi mà chưa áp chế được ngươi, thì họ sẽ nghĩ đủ mọi cách để dùng lý luận sáo rỗng mà kìm kẹp ngươi. Nếu ngươi vẫn chưa phục thì họ sẽ dùng những thủ đoạn đê tiện và ác liệt hơn nữa để công kích ngươi, đến khi nào ngươi chịu phục họ mới thôi. Khi ngươi tiêu cực và yếu đuối rồi, hoặc khi ngươi có thể khâm phục họ và chịu sự sắp đặt của họ rồi, thì họ sẽ hài lòng. Do đó, xét từ hành vi và biểu hiện của họ, cũng như xét từ thái độ của họ đối với lẽ thật, thì họ là loại người gì? Thái độ của họ đối với lẽ thật là không tiếp nhận lẽ thật chút nào, vậy nhân tính của họ thì sao? Đa số những người này đều là kẻ ác, nói dè dặt thì 90% bọn họ là kẻ ác. Kẻ ác thì chuyện gì cũng thích nói cho rõ đúng sai, chưa nói rõ thì họ chưa xong chuyện với ngươi, họ luôn có chiều hướng như vậy. Ngoài ra, kẻ ác mà gặp chuyện thì sẽ dây dưa với người và việc, sẽ chăm chăm nghiên cứu người và việc, luôn muốn nói cái lý của mình, luôn muốn khiến mọi người tán thành và ủng hộ họ, nói rằng họ đúng, chứ không được nói gì không hay về họ. Còn nữa, kẻ ác gặp chuyện thì luôn muốn nhân cơ hội mà lung lạc và khống chế người khác. Họ dùng phương thức nào để khống chế người khác? Họ kết tội tất cả mọi người, khiến tất cả mọi người đều cho rằng bản thân mình không ổn, có vấn đề và khiếm khuyết, chứ không được như họ. Như vậy thì họ sẽ sẽ vui, sẽ mừng. Họ đánh gục hết mọi người khác, chỉ còn mình họ đứng vững mà thôi, vậy chẳng phải họ khống chế được người khác rồi sao? Khi khống chế người khác, mục đích họ muốn đạt đến chính là kết tội và công kích hết tất cả mọi người, khiến tất cả mọi người đều cho rằng bản thân không ổn, đều tiêu cực và yếu đuối, đều đánh mất đức tin vào lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, đánh mất đức tin vào Đức Chúa Trời và không có đường để đi, lúc đó họ sẽ vui sướng, sẽ thỏa mãn. Xét từ những phương diện này, thì có phải loại người này chiếm phần lớn trong số kẻ ác không? Ngươi xem loại người nào khi ở giữa tập thể mà luôn thích công kích người khác, không phải công kích trực diện thì cũng công kích sau lưng, dùng đủ mọi phương thức mà công kích, thì loại người đó chính là kẻ ác. Loại người này chẳng tiếp nhận lẽ thật chút nào, cũng không thông công lẽ thật, họ thường nhân một chuyện nào đó mà khoe mình là người tốt, làm việc gì cũng đều có lý, đều có căn cứ, hành động thì rất đàng hoàng chính trực, họ luôn khoe mình là chính nhân quân tử, là người chính nghĩa và quang minh lỗi lạc. Loại người này chẳng bao giờ làm chứng về lẽ thật hay lời Đức Chúa Trời, họ thích chăm chăm nghiên cứu người và việc, nói lý lẽ riêng của mình, ý định và mục đích của họ là muốn khiến mọi người biết họ là người tốt, là người cái gì cũng hiểu. Trong hội thánh mà xuất hiện loại người thường xuyên công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại này, bất kể là bên chủ động công kích người khác hay là bên bị công kích, nếu có gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn cho đời sống hội thánh, thì đa số mọi người nên đứng lên cảnh cáo và hạn chế họ. Không nên để cho họ có thời gian mà làm xằng làm bậy, cũng không nên để mặc cho họ vì ân oán cá nhân và nóng giận nhất thời mà nảy sinh hành vi trút tư thù và trả thù, gây ảnh hưởng đến người khác. Đương nhiên, lãnh đạo hội thánh cũng nên không chút thoái thác mà làm cho được trách nhiệm của mình, có thể hạn chế hiệu quả chuyện những người này gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh, bảo vệ đa số mọi người không bị quấy nhiễu. Khi họ công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại, thì lãnh đạo hội thánh phải có thể kịp thời ngăn chặn và hạn chế. Nếu ngăn chặn và hạn chế mà không giải quyết được vấn đề, họ vẫn cứ công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại, gây nhiễu loạn những người khác, vẫn cứ phá hoại đời sống hội thánh, thì phải thanh trừ và khai trừ loại người này. Đây là chức trách của lãnh đạo hội thánh.

Chúng ta đã thông công không ít về các hành vi và biểu hiện của những người công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại. Chúng ta cũng vừa mới mổ xẻ và thông công đơn giản về nhân tính của loại người này, làm vậy có lợi cho các ngươi để có thêm sự phân định về loại người này, khi họ nói năng và hành động thì đa số mọi người sẽ có thể hiểu rõ và phân định kịp thời về họ. Các ngươi đã hiểu rõ và nhận thức về thực chất của loại người này ngày càng thấu triệt, phân định họ ngày càng nhanh hơn, vậy thì loại người này sẽ ngày càng ít gây nên sự nhiễu loạn cho ngươi. Hầu hết mọi người nên thấy rõ sự nguy hại của loại người công kích lẫn nhau và đấu khẩu qua lại này đối với đời sống hội thánh và dân được Đức Chúa Trời chọn. Họ tuyệt đối không biết phản tỉnh bản thân và dừng việc tranh đấu, nếu không kịp thời xử lý và thanh trừ, thì họ sẽ gây nên sự gián đoạn và nhiễu loạn mang tính tiếp diễn cho đời sống hội thánh. Vì vậy, việc xử lý và thanh trừ loại người này là một hạng mục công tác quan trọng của lãnh đạo hội thánh, không được lơ là.

Ngày 5 tháng 6 năm 2021

Trước: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (14)

Tiếp theo: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (16)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger