56. Sau khi tôi nhận được tin mẹ đã qua đời
Cha tôi qua đời vì bạo bệnh khi tôi còn chưa tròn một tuổi. Mẹ tôi phải làm hai công việc để nuôi dạy năm anh chị em chúng tôi. Mỗi ngày, bà làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, vừa là mẹ, vừa là cha của chúng tôi. Trái tim tôi đau nhói, tôi thầm hứa rằng: “Khi lớn lên, mình sẽ chăm sóc mẹ để mẹ có thể sống mà không lo lắng”. Để giảm bớt gánh nặng cho mẹ, tôi thường giúp làm việc nhà sau giờ học. Nhưng mẹ rất yêu thương tôi, bà không muốn tôi làm gì cả, chỉ muốn tôi siêng năng học hành. Tôi nói với mẹ: “Mẹ mệt mỏi như vậy, con giúp mẹ chẳng phải mẹ sẽ đỡ vất vả hơn sao?”. Mẹ tôi đáp: “Mẹ có mệt cũng chẳng sao. Đợi khi các con trưởng thành và chăm sóc mẹ, chẳng phải mẹ sẽ được sống an nhàn sao? Nhìn chị họ của con mà xem, mất mẹ từ nhỏ, bác con phải gà trống nuôi con. Sau khi kết hôn, con bé đã lo liệu tất cả cho bố mình, từ đồ ăn thức uống, quần áo và mọi thứ bác con cần. Chẳng phải bác ấy đang sống rất thoải mái sao?”. Một lần, chị họ tôi nói với tôi: “Quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi. Cha chị đã chịu đủ mọi khổ cực để nuôi chị khôn lớn. Nếu không hiếu dưỡng cha thì chị còn chẳng bằng loài cầm thú phải không?”. Lúc đó, tôi nghĩ rằng khi lớn lên, tôi muốn giống như chị họ, có thể chăm sóc cho mẹ. Sau khi kết hôn, mặc dù không có công việc tốt hay thu nhập cao, tôi vẫn cố gắng hết sức để giúp đỡ mẹ về mặt vật chất và thường đưa mẹ về nhà để chăm sóc. Hàng xóm ai cũng khen ngợi và nói rằng: “Dù sống xa, nhưng con gái bà ấy vẫn cố gắng hết sức để chăm sóc mẹ mình”. Điều này khiến tôi cảm thấy rất vui. Tôi nghĩ rằng, đây chính là điều mà một người con nên làm, và chỉ bằng cách này tôi mới có thể báo đáp công ơn của mẹ.
Năm 1999, tôi đón nhận công tác mới của Đức Chúa Trời. Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được tâm ý cứu rỗi con người đầy cấp bách của Ngài, và tham gia vào việc truyền bá phúc âm. Cuối năm 2003, tôi bị bắt khi đang truyền bá phúc âm. Sau khi được thả, tôi buộc phải rời đi để thực hiện công tác và thuê nhà ở nơi khác nhằm tránh sự theo dõi và giám sát của cảnh sát. Sau đó, tôi nghe tin cảnh sát đã bí mật đến làng tôi ba lần trong vòng sáu tháng để điều tra, hỏi về nơi tôi đang thuê. Từ đó, tôi sống như một kẻ tha phương, không thể đưa mẹ về nhà chăm sóc như trước. Tôi cảm thấy mắc nợ mẹ rất nhiều Nhất là khi nghe tin mẹ bị chị dâu của tôi ngược đãi trong lúc ốm đau, tôi rất đau khổ và buồn bã, thậm chí hối hận vì đã ra ngoài truyền bá phúc âm. “Nếu không đi truyền bá phúc âm, mình đã không bị bắt và cũng không phải rời khỏi nhà. Thế thì mình đã có thể ở bên để chăm sóc cho mẹ”. Tôi nhận ra trạng thái của mình là không đúng và việc truyền bá phúc âm là trách nhiệm và sứ mệnh của tôi. Việc tôi hối hận vì đã truyền bá phúc âm và thực hiện bổn phận của mình chẳng phải là biểu hiện của việc phản bội Đức Chúa Trời hay sao? Trong một buổi nhóm họp, tôi đã chia sẻ trạng thái của mình với lãnh đạo, và lãnh đạo đã cho tôi xem một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Con người đều sống trong tình cảm, và do đó Đức Chúa Trời không tránh một người nào trong họ, và phơi bày những bí mật ẩn trong lòng toàn thể nhân loại. Tại sao con người lại khó tách khỏi tình cảm như vậy? Có phải làm như thế là vượt quá các tiêu chuẩn của lương tâm không? Lương tâm có thể hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời không? Tình cảm có thể giúp con người vượt qua nghịch cảnh không? Trong mắt Đức Chúa Trời – tình cảm là kẻ thù của Ngài – chẳng phải điều này đã được tuyên bố rõ trong lời Đức Chúa Trời sao?” (Diễn giải những mầu nhiệm của “lời Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ” – Chương 28, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng tôi quả thật đã sống trong tình cảm, và bị chính những tình cảm đó che mờ mắt, khiến tôi không phân biệt được đúng sai. Tôi truyền bá phúc âm để mọi người có thể đến trước Đức Chúa Trời và đón nhận sự cứu rỗi của Ngài. Đây là việc làm chính nghĩa và là bổn phận tôi nên thực hiện. Từ xưa đến nay, chẳng phải đã có rất nhiều tín đồ chân chính vứt bỏ mọi thứ để tuân theo và dâng mình cho Đức Chúa Trời sao? Như Phi-e-rơ chẳng hạn. Khi Đức Chúa Jêsus cất tiếng gọi, ông đã lập tức bỏ lưới đánh cá xuống để đi theo Chúa. Nhận ra điều này, tôi lại càng có thêm đức tin, quyết tâm làm tốt bổn phận và thỏa mãn tâm ý Đức Chúa Trời, vậy nên tôi đã tiếp tục đi rao truyền phúc âm.
Vào mùa thu năm 2015, một chị em trong hội thánh nói với tôi rằng mẹ tôi đã qua đời. Nghe tin này, lòng tôi quặn đau và buồn khôn xiết. Tôi cố gắng không bật khóc, nghĩ thầm: “Làm sao mẹ lại qua đời? Có phải vì không có mình ở bên cạnh, mẹ nhớ nhung và lo lắng cho mình, rồi u uất thành bệnh không? Nếu không phải do bị ĐCSTQ bức hại, mình đã có thể ở bên chăm sóc mẹ nhiều hơn, giúp mẹ thoải mái trong những năm cuối đời và có khi mẹ lại sống thêm được vài năm nữa”. Càng nghĩ, tôi lại càng thấy đau lòng. Rời khỏi nhà của người chị em ấy, tôi đã không nhịn được nữa mà nước mắt tuôn rơi. Mẹ đã chịu bao gian khổ để nuôi dạy tôi, nhưng khi bà già yếu và bệnh tật, tôi lại không thể ở bên để chăm sóc bà, thậm chí còn không thể ở bên bà trong những phút cuối đời. Nghĩ đến đây, tôi khóc như mưa và thấy đau khổ tột cùng. Tôi lau nước mắt và đạp xe đi, trong lúc này, những ký ức về việc mẹ vất vả nuôi tôi khôn lớn hiện lên trong đầu như một thước phim. Tôi cảm thấy mình mắc nợ mẹ nhiều quá, bà ra đi trước khi tôi có cơ hội báo hiếu. Tôi thậm chí còn không thể nhìn mặt bà lần cuối. Liệu người khác có nói tôi là một đứa con bất hiếu, một kẻ vong ơn bội nghĩa? Quay về nhà tiếp đãi, tôi buồn đến mức chẳng màng cơm nước. Người chị em của nhà tiếp đãi đã an ủi tôi: “Tuổi thọ của mỗi người nằm trong tay Đức Chúa Trời. Việc một người được sinh ra hay chết đi đều đã được Đức Chúa Trời định trước. Đừng quá đau buồn. Hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời nhiều hơn”. Nghe chị nói vậy, tôi cảm thấy bớt đau buồn hơn, nhưng trái tim vẫn không thể bình tĩnh lại khi thực hiện bổn phận. Vì vậy, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi thoát khỏi trạng thái tiêu cực này. Sau khi cầu nguyện, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã tạo ra thế gian này và mang con người, một sinh vật sống mà được Ngài ban cho sự sống, vào trong đó. Và rồi con người bắt đầu có cha mẹ và họ hàng, và không còn đơn độc. Kể từ giây phút đầu tiên nhìn thấy thế giới vật chất này, con người đã được định sẵn để tồn tại trong sự tiền định của Đức Chúa Trời. Hơi thở sự sống từ Đức Chúa Trời nuôi sống mỗi một loài sinh vật sống trong suốt quá trình lớn lên đến tuổi trưởng thành. Trong quá trình này, không ai cảm thấy rằng con người đang lớn lên dưới sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, thay vào đó, họ tin rằng con người đang lớn lên dưới sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, và chính bản năng sống của mỗi người điều khiển sự trưởng thành của họ. Điều này là bởi vì con người không biết ai ban sự sống cho mình, hoặc nó đã đến từ đâu, càng không biết cách thức mà bản năng sống tạo ra những phép mầu” (Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng Ngài đã tạo nên trời đất và muôn vật, Ngài ban sự sống cho con người. Nhìn từ bên ngoài, có vẻ như mẹ tôi đã nuôi tôi khôn lớn nhưng nếu không có sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời, tôi sẽ chẳng thể sống sót đến ngày hôm nay. Nhớ lại lúc con gái tôi mắc bệnh hiểm nghèo khi mới năm tuổi, tôi đau lòng vô cùng, thậm chí đã muốn hiến tạng để cứu con. Nhưng bác sĩ nói rằng: “Vô ích thôi. Có chữa chạy cũng vô dụng. Đây là bệnh nan y, không ai có thể cứu được cô bé”. Đức Chúa Trời đã định trước sự sống và cái chết của con người từ lâu, và không ai có thể thay đổi điều này. Việc mẹ tôi qua đời cũng nằm trong bàn tay và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, vậy mà tôi lại cho rằng vì nhớ nhung và lo lắng cho tôi mà u uất thành bệnh, mẹ mới qua đời, Tôi đã không nhận ra sự tể trị của Đức Chúa Trời! Nhất là khi nghĩ đến việc mẹ đã vất vả thế nào để nuôi tôi khôn lớn sau khi cha tôi qua đời và khi mẹ già yếu, lâm bệnh mà tôi không thể chăm sóc mẹ, tôi lại cảm thấy mắc nợ mẹ quá nhiều và không thể bình tĩnh lại để thực hiện bổn phận. Thực ra, sự sống của con người đến từ Đức Chúa Trời, và tất cả những gì tôi tận hưởng đều do Ngài ban cho. Tôi không cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời vì không làm tốt bổn phận nhưng lại luôn cảm thấy mắc nợ mẹ, thậm chí còn hối hận vì đã thực hiện bổn phận. Tôi thực sự không xứng đáng được gọi là con người!
Sau đó, tôi đọc những lời Đức Chúa Trời thông công về việc “con cái không nợ nần cha mẹ” và quan điểm của tôi đã thay đổi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nhìn từ chuyện cha mẹ sinh ra ngươi, là ngươi lựa chọn để cho họ sinh ngươi, hay họ lựa chọn sinh ngươi? Ai đã chọn ai? Nếu nói từ góc độ của Đức Chúa Trời, thì cả hai bên đều không phải, không phải ngươi lựa chọn cha mẹ sinh ra ngươi, cũng không phải họ lựa chọn sinh ra ngươi, từ căn nguyên mà nói, đây là sự tiền định của Đức Chúa Trời. Chủ đề này chúng ta tạm gác sang một bên, chuyện này con người dễ dàng hiểu được. Từ góc độ của ngươi mà nói, ngươi ở thế bị động, bị họ sinh ra mà không có bất kỳ quyền lựa chọn nào. Từ góc độ cha mẹ mà nói, là họ chủ quan bằng lòng sinh ngươi, đúng không. Nếu tạm bỏ qua sự tiền định của Đức Chúa Trời mà nói, chuyện sinh ngươi ra là cha mẹ đơn phương nắm quyền chủ động, họ lựa chọn sinh ngươi ra, họ nắm quyền chủ động, ngươi không lựa chọn bắt họ sinh ngươi, ngươi là bị động được họ sinh ra, ngươi không có quyền lựa chọn. Cho nên, nếu là cha mẹ nắm thế chủ động, lựa chọn sinh ngươi, vậy thì họ có nghĩa vụ, có trách nhiệm nuôi dưỡng ngươi, cho dù nuôi nấng ngươi thành người, cho ngươi đi học, cho ngươi ăn mặc, cho ngươi tiền tiêu, thì đó đều là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, là việc họ nên làm. Mà trong suốt thời gian được nuôi dưỡng, ngươi luôn bị động, không có quyền lựa chọn, chỉ có thể bị động để họ nuôi dưỡng. Bởi vì ngươi còn nhỏ, ngươi không có khả năng tự nuôi dưỡng bản thân, ngươi chỉ có thể bị động được cha mẹ nuôi cho khôn lớn. Cha mẹ nuôi dưỡng ngươi như thế nào, ngươi được nuôi dưỡng như thế đó, cha mẹ cho ngươi ăn ngon uống ngon, vậy ngươi được ăn ngon uống ngon, hoàn cảnh sinh tồn mà cha mẹ cho ngươi là ăn cám nuốt rau, vậy ngươi phải ăn cám nuốt rau, bất kể thế nào, trong thời gian được nuôi dưỡng, ngươi là người bị động, còn cha mẹ đang thực hiện trách nhiệm. Giống như cha mẹ trồng một chậu hoa, nếu họ đã bằng lòng trồng, thì họ nên bón phân, tưới nước, nên để nó đón ánh mặt trời. Đối với con người mà nói, cha mẹ cho dù là chăm sóc ngươi từng li từng tí hay là dày công thương yêu ngươi, tóm lại, đều là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ. Cho dù mục đích họ nuôi dưỡng ngươi là gì, đó vẫn là trách nhiệm của họ, và bởi vì họ đã sinh ra ngươi, họ nên có trách nhiệm với ngươi. Nhìn từ điểm này, mọi thứ cha mẹ làm với ngươi có tính là ân tình hay không? Không tính, phải không? (Thưa, phải.) Cha mẹ thực hiện trách nhiệm này với ngươi không tính là ân tình, vậy nếu thực hiện trách nhiệm đối với một đóa hoa, một cái cây, tưới chút nước, bón chút phân, thì có tính là ân tình không? (Thưa, không tính.) Lại càng không tính. Bông hoa, cây cỏ ở bên ngoài lớn lên rất tốt, gieo nó xuống đất để gió thổi, phơi nắng dầm mưa, nó lớn lên càng mạnh mẽ, để trong nhà, trồng trong chậu còn không bằng trồng ở bên ngoài, ở đâu mà không phải sống chứ? Bất kể là ở đâu cũng đều có sự tiền định của Đức Chúa Trời, ngươi là người có sự sống, và Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự sống nào, để nó có thể sinh tồn, tuân theo một quy luật mà tất cả các loài thọ tạo phải tuân theo. Chẳng qua là với tư cách của một con người, ngươi sống trong hoàn cảnh cha mẹ nuôi dạy như vậy, thì ngươi nên lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, nên sinh tồn trong hoàn cảnh như vậy. Sinh tồn trong một hoàn cảnh như vậy, từ hoàn cảnh chung mà nói là sự tiền định của Đức Chúa Trời, từ hoàn cảnh riêng mà nói là cha mẹ nuôi dạy ngươi, phải không. Cho dù nói như thế nào, việc cha mẹ nuôi dạy ngươi là thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, họ nuôi ngươi lớn thành người, đây là nghĩa vụ cùng trách nhiệm của họ, đây không tính là ân tình gì. Nếu như không tính là ân tình gì, vậy có thể nói đây là những gì ngươi nên hưởng thụ hay không? (Thưa, cũng có thể.) Đây là một dạng quyền lợi mà ngươi nên hưởng, ngươi nên được nuôi dưỡng, bởi vì vai trò của ngươi trong thời kỳ vị thành niên là vai trò được nuôi dưỡng. Cho nên, ngươi chỉ tiếp nhận một loại trách nhiệm mà cha mẹ đã thực hiện đối với ngươi, chứ không phải là tiếp nhận ân huệ và ân tình của cha mẹ. … Cha mẹ nuôi dạy ngươi là trách nhiệm của họ, là họ lựa chọn sinh ra ngươi, nên họ có trách nhiệm, có nghĩa vụ nuôi dưỡng ngươi, họ nuôi ngươi lớn thành người là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, ngươi không nợ họ gì hết, cho nên ngươi không cần phải trả nợ. Ngươi không cần phải trả nợ chứng tỏ cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, ngươi không cần vì ân tình của cha mẹ mà làm bất kỳ chuyện gì với họ. Nếu như ngươi có điều kiện thực hiện chút trách nhiệm, thì ngươi cứ thực hiện chút trách nhiệm đó đi. Nếu như hoàn cảnh, điều kiện khách quan đều không cho phép ngươi thực hiện nghĩa vụ với họ, vậy thì ngươi đừng suy nghĩ quá nhiều, đừng cảm thấy mắc nợ cha mẹ, bởi vì cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rằng Ngài nắm giữ sự tể trị và sắp đặt mọi người đến với thế giới này. Việc tôi sinh ra trong gia đình này cũng là do Đức Chúa Trời xếp đặt. Bất kể mẹ đã chịu bao vất vả để nuôi tôi khôn lớn thì đó cũng là trách nhiệm của bà, và tôi không nên xem đó là ân huệ. Đúng như lời Đức Chúa Trời: “Nếu là cha mẹ nắm thế chủ động, lựa chọn sinh ngươi, vậy thì họ có nghĩa vụ, có trách nhiệm nuôi dưỡng ngươi, cho dù nuôi nấng ngươi thành người, cho ngươi đi học, cho ngươi ăn mặc, cho ngươi tiền tiêu, thì đó đều là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, là việc họ nên làm”. Nhưng tôi đã không hiểu lẽ thật và không nhìn nhận mọi việc theo lời Đức Chúa Trời. Tôi luôn cho rằng sau khi cha tôi qua đời, mẹ vừa làm mẹ, vừa làm cha, sống tằn tiện để tôi có thể đi học, vất vả nuôi tôi khôn lớn và rằng nếu không có sự chăm sóc tận tình cùng sự nuôi dạy của mẹ, tôi sẽ không thể trở thành con người như hôm nay. Tôi xem sự nuôi dưỡng của mẹ là một ân huệ và luôn muốn trả ơn bà vì điều đó. Khi nghe tin mẹ mất, tôi cảm thấy vô cùng đau khổ và nghĩ rằng mình đã không chăm sóc tốt cho mẹ, thậm chí không thể nhìn mặt mẹ lần cuối, vậy nên tôi thấy mình là đứa con bất hiếu. Tôi chỉ cảm thấy mắc nợ mẹ và không có tâm tư để thực hiện bổn phận. Nếu cứ tiếp tục sống trong cảm giác mắc nợ như vậy và không thể thực hiện bổn phận thì như vậy mới thật sự là không có lương tâm và nhân tính. Nghĩ đến sự ra đi của mẹ, dẫu tôi có về nhà để nhìn mặt bà lần cuối, tôi cũng không thể cứu sống bà. Dẫu người khác khen tôi có hiếu thì cũng có nghĩa lý gì cơ chứ?
Sau đó, tôi đã đọc thêm lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Do bị hun đúc bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc, quan niệm truyền thống của người Trung Quốc tin rằng con người phải tuân giữ đạo hiếu với cha mẹ mình. Bất kỳ ai không hiếu thảo thì là đứa con bất hiếu. Những tư tưởng này đã được thấm nhuần trong dân chúng từ thời thơ ấu, và được dạy trong hầu như mọi gia đình, cũng như mọi trường học và trong xã hội nói chung. Khi đầu óc một người chứa đầy những thứ này, họ nghĩ: ‘Lòng hiếu thảo quan trọng hơn bất cứ điều gì. Nếu tôi không tuân theo, tôi sẽ không phải là người tốt – tôi sẽ là một đứa con bất hiếu, và sẽ bị xã hội chê trách. Tôi sẽ là người không có lương tâm’. Quan điểm này có đúng không? Mọi người đã thấy được nhiều lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ – Đức Chúa Trời có yêu cầu người ta phải tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ mình không? Đây có phải là một trong những lẽ thật mà những người tin vào Đức Chúa Trời phải hiểu không? Không, không phải. Đức Chúa Trời chỉ thông công về một số nguyên tắc. Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Sa-tan sử dụng loại văn hóa và quan niệm truyền thống về đạo đức này để ràng buộc những suy nghĩ của ngươi, tâm tư ngươi, và tâm linh ngươi, khiến ngươi không thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời; ngươi đã bị những điều này của Sa-tan chiếm hữu, và không có khả năng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi muốn thực hành lời Đức Chúa Trời thì những điều này cũng sẽ gây nhiễu loạn trong ngươi, khiến ngươi chống đối lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và khiến ngươi bất lực không thể thoát khỏi cái ách của văn hóa truyền thống. Sau một thời gian tranh đấu, ngươi thỏa hiệp: ngươi chọn tin rằng các quan niệm truyền thống về đạo đức là đúng và phù hợp với lẽ thật, và vì vậy ngươi bài trừ hoặc từ bỏ lời Đức Chúa Trời. Ngươi không chấp nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và ngươi không nghĩ gì về việc được cứu rỗi, cảm thấy rằng ngươi vẫn sống trên thế giới này và chỉ có thể sinh tồn bằng cách dựa vào những người này. Không thể chịu đựng khiển trách của xã hội, ngươi thà chọn từ bỏ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, buông xuôi bản thân theo quan niệm đạo đức truyền thống và quyền thế của Sa-tan, chọn đắc tội với Đức Chúa Trời và không thực hành lẽ thật. Chẳng phải con người thật đáng thương sao? Chẳng phải họ cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sao?” (Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Thế giới ngoại đạo có một câu nói gì mà ‘Dê còn biết ơn quỳ bú, quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi’, còn có câu nói ‘Con người bất hiếu thì không bằng cầm thú’, những câu nói này cao cấp biết bao! Thực ra, những hiện tượng như ‘Dê còn biết ơn quỳ bú, quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi’ mà họ nói thực sự là có, là sự thật, nhưng đó chỉ là hiện tượng trong thế giới sinh vật mà thôi, là một loại quy luật mà Đức Chúa Trời đặt ra cho mọi loại sinh vật mà thôi, mọi loại sinh vật bao gồm cả con người đều đang tuân theo loại quy luật này. Việc mọi loại sinh vật đều đang tuân theo loại quy luật này càng chứng thực rằng mọi loại sinh vật là do Đức Chúa Trời tạo ra, quy luật này không có bất kỳ sinh vật nào có thể phá vỡ, không có bất kỳ sinh vật nào có thể vượt lên trên nó. … Dê còn biết ơn quỳ bú, quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi, điều này vừa vặn chứng minh thế giới sinh vật đang tuân theo một loại quy luật như vậy, mọi loại sinh vật đều có loại bản năng này, sau khi sinh ra và nuôi dưỡng đời sau, con non trước khi trưởng thành đều lớn lên dưới sự che chở, nuôi dưỡng của giống cái hoặc giống đực. Các loại sinh vật đều có thể thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ đối với đời sau của mình, tận tâm tận trách nuôi dưỡng đời sau của mình, huống chi là con người, con người được nhân loại gọi là động vật bậc cao, nếu như không thể tuân theo loại quy luật này, nếu như không có loại bản năng này, vậy nhân loại còn không bằng động vật. Vì vậy, cho dù trong thời gian nuôi dưỡng ngươi, cha mẹ đã cho ngươi bao nhiêu sự nuôi dưỡng và thực hiện bao nhiêu trách nhiệm, thì họ chỉ đang làm một việc nên làm trong phạm vi năng lực của một con người thọ tạo, đó là bản năng của họ” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng: Sở dĩ tôi đau khổ đến vậy là do chịu ảnh hưởng của những tư tưởng và quan niệm như “Con người bất hiếu thì không bằng cầm thú” và “Nuôi con để dưỡng già”. Tôi đã nghĩ rằng hiếu thảo với cha mẹ là điều hoàn toàn tự nhiên và đúng đắn, nếu không làm vậy tức là bất trung và không bằng loài cầm thú. Vì phải chạy trốn và không thể ở nhà chăm sóc mẹ, nên tôi thấy áy náy và mắc nợ bà. Tôi cũng sợ người khác nói rằng tôi là đứa con vô lương tâm và bất hiếu nên tôi cảm thấy vô cùng đau khổ, không thể bình tâm thực hiện bổn phận, và đã suy sụp hoàn toàn khi nghe tin mẹ qua đời. Tôi nhận ra rằng mình đã bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng văn hóa truyền thống, coi việc hiếu thảo với cha mẹ quan trọng hơn việc làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo, thậm chí còn hối hận vì đã truyền bá phúc âm và thực hiện bổn phận của mình. Đây chẳng phải là biểu hiện của việc phản bội Đức Chúa Trời sao? Tôi không thể quay về nhà vì bị cảnh sát bắt giữ do truyền bá phúc âm. Nhưng thay vì căm ghét ĐCSTQ, tôi lại trách móc Đức Chúa Trời, cho rằng việc này là do tôi đi truyền bá phúc âm mà ra. Tôi thật sự không biết đúng sai, không phân biệt được phải trái! Mọi thứ tôi có đều là từ Đức Chúa Trời. Ngài đã chăm sóc và bảo vệ tôi trong suốt những năm qua để tôi có cơ hội truyền bá phúc âm, làm tròn bổn phận, theo đuổi lẽ thật và được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Thế nhưng, tôi không những không biết ơn mà còn hiểu lầm và trách móc Ngài, thậm chí còn thấy hối tiếc vì đã thực hiện bổn phận của mình. Tôi thật sự không có lương tâm! Đến lúc này tôi mới hiểu rằng những tư tưởng và quan niệm như “Con người bất hiếu thì không bằng cầm thú” và “Nuôi con để dưỡng già” là sai lầm, và chúng chính là cách mà Sa-tan dùng để mê hoặc và khiến người ta bại hoại. Tôi không muốn tiếp tục sống theo tư tưởng và quan niệm của Sa-tan nữa, tôi muốn nhìn nhận con người và sự việc, cư xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời.
Sau đó, tôi đã đọc thêm lời Đức Chúa Trời: “Đầu tiên, đa số mọi người chọn rời xa gia đình để thực hiện bổn phận một mặt là vì những hoàn cảnh khách quan tổng thể, khiến họ nhất định phải rời xa cha mẹ; họ không thể ở bên cạnh cha mẹ để chăm sóc và bầu bạn. Không phải họ tình nguyện chọn rời xa cha mẹ; đây là lý do khách quan. Mặt khác, nói một cách chủ quan, ngươi ra ngoài thực hiện bổn phận không phải vì ngươi muốn rời xa cha mẹ và trốn tránh trách nhiệm, mà vì Đức Chúa Trời kêu gọi ngươi. Để phối hợp với công tác của Đức Chúa Trời, tiếp nhận lời kêu gọi của Ngài, và thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, ngươi không còn lựa chọn nào khác ngoài rời xa cha mẹ; không thể ở bên cạnh để bầu bạn và chăm sóc họ. Ngươi không rời xa họ để trốn tránh trách nhiệm, có đúng không? Rời xa họ để trốn tránh trách nhiệm so với chấp nhận lời kêu gọi của Đức Chúa Trời, buộc phải rời xa họ ra ngoài thực hiện bổn phận – chẳng phải tính chất của hai chuyện này khác nhau hay sao? (Thưa, phải.) Nội tâm ngươi có những bận lòng và những nhớ nhung đối với cha mẹ chứ không phải ngươi vô cảm. Nếu như hoàn cảnh khách quan cho phép ngươi vừa có thể ở lại bên cạnh họ, vừa có thể thực hiện bổn phận, thì ngươi sẵn lòng ở lại bên cạnh họ, thường xuyên chăm sóc cuộc sống của họ và thực hiện trách nhiệm của ngươi. Nhưng vì những hoàn cảnh khách quan, ngươi phải rời xa họ; ngươi không thể ở bên cạnh họ nữa. Không phải ngươi không muốn thực hiện trách nhiệm của một đứa con, mà là ngươi không thể làm được. Chẳng phải hai việc này khác nhau về tính chất ư? (Thưa, phải.) Nếu ngươi rời xa gia đình để trốn tránh việc hiếu thuận và thực hiện trách nhiệm, thì đó là bất hiếu và vô nhân tính. Cha mẹ ngươi nuôi dưỡng ngươi trưởng thành, nhưng ngươi lại khao khát cánh cứng rồi nhanh chóng dọn ra ở riêng. Ngươi không muốn nhìn thấy cha mẹ, không muốn quan tâm khi nghe họ gặp phải khó khăn. Kể cả có điều kiện cũng không quan tâm họ, mà cứ giả vờ không nghe thấy và mặc kệ người khác muốn nói gì về mình, đấy chính là không muốn thực hiện trách nhiệm, đấy chính là bất hiếu. Đó có phải là trường hợp hiện tại không? (Thưa, không.) Nhiều người đã rời xa huyện, thành phố, tỉnh và thậm chí quốc gia của mình để thực hiện bổn phận; họ đã rời xa quê hương của mình. Hơn nữa, họ không tiện giữ liên lạc với gia đình vì những lý do khác nhau. Thỉnh thoảng họ hỏi thăm về tình hình hiện tại của cha mẹ từ những người đồng hương và cảm thấy an tâm khi nghe nói cha mẹ vẫn khỏe mạnh và sống tốt. Thực ra, không phải ngươi bất hiếu; ngươi chưa tới mức vô nhân tính, tới mức mà ngươi không muốn chăm sóc cha mẹ hay thực hiện trách nhiệm với họ. Nhưng vì nhiều lý do khách quan khác nhau mà ngươi phải lựa chọn như vậy, nên không phải ngươi bất hiếu” (Cách mưu cầu lẽ thật (16), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Với tư cách con cái thì nên hiểu rằng: Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, cả đời ngươi phải làm rất nhiều việc, đây đều là những việc nên làm mà Đấng Tạo Hóa giao cho một loài thọ tạo, không liên quan gì đến việc ngươi báo đáp ân tình của cha mẹ. Hiếu thuận với cha mẹ, báo đáp cha mẹ, trả ơn ân tình của cha mẹ không có bất kỳ liên quan gì đến sứ mệnh cả đời của ngươi, cũng có thể nói, hiếu thuận với cha mẹ, báo đáp cha mẹ, thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào đối với cha mẹ là không cần thiết, nói trắng ra là, có điều kiện thì làm một chút, thực hiện một chút trách nhiệm, không có điều kiện cũng không cần cưỡng cầu. Ngươi không thực hiện được trách nhiệm hiếu kính cha mẹ, đây không phải là sai lầm to lớn gì, chỉ là làm trái lương tâm một chút, làm trái đạo nghĩa, quan niệm của con người một chút, nhưng ít nhất không làm trái lẽ thật, Đức Chúa Trời cũng không lên án, khi ngươi hiểu lẽ thật, lương tâm của ngươi sẽ không thấy cắn rứt nữa” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được cách con cái nên đối xử với cha mẹ mình. Mẹ tôi không phải là chủ nợ của tôi. Tôi đến thế giới này với một sứ mệnh, đó là làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo. Nếu hoàn cảnh và điều kiện cho phép, tôi có thể chăm sóc, hiếu thảo với mẹ và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của một người con. Nếu hoàn cảnh không cho phép, tôi cũng không cần cố chấp làm điều đó. Hơn nữa, không phải tôi không muốn hiếu thảo với mẹ, mà là vì tôi bị ĐCSTQ bức hại và truy đuổi nên không thể về nhà chăm sóc bà. Điều đó không có nghĩa là tôi bất hiếu và tôi không cần bận tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình. Điều quan trọng nhất là tôi cần thuận phục sự tề trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời, cũng như thực hiện tốt bổn phận của mình. Hiểu được điều này, tôi không còn cảm thấy bị ràng buộc nữa và có thể tập trung thực hiện bổn phận. Chính nhờ sự phán xét và tỏ lộ của lời Đức Chúa Trời mà tôi đã hiểu ra được những quan niệm sai lầm của mình, nhận thức đúng cách đối xử với mẹ theo các nguyên tắc lẽ thật, không còn sống trong cảm giác mắc nợ mẹ nữa, mà có thể bình tâm làm tròn bổn phận.