52. Học cách đón nhận sự giám sát và dẫn dắt

Vào tháng 6 năm 2022, tôi được bầu làm trưởng nhóm phụ trách công tác video. Sau một thời gian, tôi đã nắm bắt được công tác, có thể theo dõi và nắm rõ tình trạng của các thành viên trong nhóm cũng như tiến độ công tác. Dù vẫn còn thiếu sót về kỹ năng nhưng tôi thấy mình có thể đảm đương công tác này.

Một ngày nọ, lãnh đạo đến tìm hiểu tình hình công tác của nhóm. Đúng lúc gần đây tôi đã hiểu được nguyên nhân khiến tiến độ công tác bị chậm, chẳng hạn như việc phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chưa chặt chẽ, những bất đồng cần trao đổi thì không đạt được sự thống nhất, dẫn đến việc phải làm lại, gây trì hoãn tiến độ. Ngoài ra, một số quy trình rườm rà cũng làm chậm tiến độ. Sau khi hiểu rõ tình hình như vậy, tôi đã thông công và chấn chỉnh, rồi báo cáo lại với lãnh đạo. Tôi nghĩ rằng mình đã làm được một số công tác thực tế nên hẳn lãnh đạo sẽ khen tôi làm tốt. Nhưng không ngờ, ngay khi tôi vừa dứt lời thì lãnh đạo đã hỏi: “Tại sao các thành viên trong nhóm lại không thể phối hợp hài hòa? Vấn đề chính của họ là gì?”. Bị hỏi như vậy, tôi không biết trả lời thế nào, vì thực sự tôi cũng không hiểu rõ nguyên nhân. Tôi không rõ họ đang gặp vướng mắc ở đâu, nhìn bề ngoài thì chỉ thấy họ chưa phối hợp chặt chẽ với nhau. Sau đó, lãnh đạo tiếp tục hỏi thêm nhưng tôi vẫn không trả lời được. Lúc ấy, lãnh đạo nói với tôi: “Có phải em chỉ nghe những gì anh chị em nói mà không tìm ra vấn đề gốc rễ từ những gì họ phản ánh? Như vậy thì có thực sự giải quyết được vấn đề không?”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi cảm thấy mất mặt, trong lòng không khỏi nghĩ: “Ý chị là tôi không biết cách giải quyết vấn đề sao? Nghe cứ như tôi không biết quản lý công tác vậy”. Sau đó, lãnh đạo chỉ ra rằng tôi chỉ mới chạm đến bề nổi của vấn đề, chứ chưa thể giải quyết tận gốc. Rồi lãnh đạo kết hợp nguyên tắc để thông công với tôi, giúp tôi hiểu rằng khi thực hiện công tác, cần phải biết nắm bắt những vấn đề cốt lõi và quan trọng. Tôi thấy có chút không phục, tôi đã dốc hết sức để tìm ra vấn đề và trao đổi với các thành viên trong nhóm, chứ không phải là tôi không biết quản lý công tác. Tôi xịu mặt, nhìn chằm chằm vào máy tính, không muốn nói chuyện với lãnh đạo. Khi đánh máy, tôi cố tình gõ phím thật mạnh để trút sự bất mãn và nghĩ: “Lãnh đạo nói vậy trước mặt hai đồng sự của mình, vậy người khác sẽ nhìn mình thế nào đây? Tại sao chị ấy chỉ nêu ra mỗi vấn đề của mình? Chẳng lẽ các đồng sự khác làm việc không có sai sót gì sao?”. Tôi thấy những lời của lãnh đạo như phủ nhận hết mọi nỗ lực của mình. Càng nghĩ càng giận, tôi thấy lãnh đạo quá khắt khe với mình.

Sau buổi họp, nghĩ lại những lời phê bình của lãnh đạo, tôi thấy bẽ mặt vô cùng. Tôi đoán chắc các đồng sự sẽ nghĩ rằng tôi làm việc kém cỏi, nên có chút bực bội, và nghĩ: “Từ giờ mình chẳng cần làm bổn phận chăm chỉ như vậy nữa, dù sao thì cũng có ai thấy được đâu! Lần sau lãnh đạo hỏi, mình cũng sẽ không hăng hái trả lời như thế nữa”. Tôi thấy rất chán nản, trong lòng tức giận và uất ức vô cùng, chỉ muốn bật khóc. Đến tối, tôi đọc được một câu trong bức thư mà đồng sự viết: “Nếu anh chị em thực sự muốn làm tốt bổn phận của mình, thì khi lãnh đạo theo dõi để giám sát công tác, kịp thời chỉ ra các vấn đề và sai lệch, họ nên sẵn lòng đón nhận”. Đọc câu này, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Đối diện với sự giám sát và chỉ điểm của lãnh đạo, tôi không buồn vì đã không làm tốt bổn phận, mà lại tức giận vì lãnh đạo nói mà không để ý đến thể diện của tôi. Như vậy thì tôi có đúng là người chân thành thực hiện bổn phận không? Tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, hôm nay khi lãnh đạo chỉ ra vấn đề của con, con đã cảm thấy chống đối. Con biết thái độ này không phù hợp với tâm ý của Ngài, nhưng con cần rút ra bài học gì, nên phản tỉnh và nhận thức bản thân như thế nào đây? Xin Ngài khai sáng và dẫn dắt con”.

Sáng hôm sau, tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi có thể tiếp nhận sự giám sát, quan sát và tìm hiểu của nhà Đức Chúa Trời đối với ngươi thì quá tốt rồi. Việc này hỗ trợ ngươi trong việc làm tốt bổn phận, đạt đến làm bổn phận đạt tiêu chuẩn và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Việc này chỉ có lợi và giúp đỡ cho mọi người, chứ không hại gì. Một khi người ta đã hiểu được các nguyên tắc trong vấn đề này, thì họ còn bất kỳ cảm giác chống đối hay đề phòng nào đối với sự giám sát của lãnh đạo, người làm công và dân được Đức Chúa Trời chọn hay không? Cho dù có lúc tìm hiểu và quan sát ngươi, giám sát công tác của ngươi, nhưng đây không phải là chuyện nhắm vào cá nhân ngươi. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì các việc hiện trong tay ngươi, bổn phận ngươi làm và bất kỳ công tác nào ngươi làm không phải là chuyện riêng hay công việc của cá nhân một ai; chúng liên quan đến công tác của nhà Đức Chúa Trời và gắn liền với một phần trong công tác của Đức Chúa Trời. Do đó, khi bất kỳ ai giám sát, quan sát, hay đi sâu tìm hiểu ngươi một chút, cố gắng trò chuyện chân tình với ngươi để xem tình trạng của ngươi trong thời gian này thế nào, và thậm chí có lúc họ có thái độ gay gắt hơn một chút, tỉa sửa ngươi một chút, sửa dạy ngươi và khiển trách ngươi, thì đó đều là vì họ có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm đối với công tác của nhà Đức Chúa Trời. Ngươi không nên có suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực về điều này. Nếu ngươi có thể tiếp nhận sự giám sát, quan sát và tìm hiểu của người khác thì điều này nghĩa là gì? Có nghĩa là, trong lòng ngươi tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không tiếp nhận sự giám sát, quan sát và tìm hiểu của mọi người đối với ngươi – nếu ngươi chống lại tất cả những điều này – thì ngươi có thể tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời không? Sự dò xét của Đức Chúa Trời chi tiết, đi sâu và chính xác hơn sự tìm hiểu của mọi người; những gì Đức Chúa Trời yêu cầu càng cụ thể, nghiêm ngặt và sâu sắc hơn nhiều. Vì vậy, nếu ngươi không thể tiếp nhận sự giám sát từ dân được Đức Chúa Trời chọn, thì chẳng phải những lời ngươi nói rằng có thể tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời chỉ là những lời rỗng tuếch sao? Để ngươi có thể tiếp nhận sự dò xét và kiểm tra của Đức Chúa Trời, trước hết ngươi phải tiếp nhận sự giám sát của nhà Đức Chúa Trời, của các lãnh đạo và người làm công, cũng như của các anh chị em đối với ngươi. … Lãnh đạo giám sát công tác của ngươi là chuyện tốt, tại sao lại nói đó là chuyện tốt? Họ có thể giám sát công tác của ngươi, như vậy là có trách nhiệm đối với công tác của hội thánh, đây cũng là bổn phận và trách nhiệm của họ. Việc họ có thể làm tròn trách nhiệm này chứng tỏ họ là lãnh đạo xứng đáng với chức vụ của mình, là một lãnh đạo tốt. Nếu cho ngươi tự do và nhân quyền đầy đủ, thì ngươi có thể muốn làm gì thì làm, làm theo ý thích của mình, hưởng thụ sự tự do và dân chủ đầy đủ. Bất luận ngươi làm gì hay làm thế nào, nếu lãnh đạo không quan tâm cũng không giám sát, không bao giờ chất vấn, cũng không kiểm tra công tác của ngươi, cho dù phát hiện vấn đề cũng không nói, đối với ngươi chỉ có phỉnh phờ hoặc thương lượng, thì đây có phải là lãnh đạo tốt không? Quá rõ ràng là không phải, lãnh đạo này chỉ đang hại ngươi. Họ dung túng cho ngươi hành ác, dung túng ngươi đi ngược lại nguyên tắc, tùy ý làm càn, như thế là đẩy ngươi vào hố lửa. Đây không phải là một lãnh đạo có trách nhiệm và đạt tiêu chuẩn. Ngược lại, nếu lãnh đạo có thể thường xuyên giám sát ngươi, phát hiện vấn đề trong công tác của ngươi thì có thể kịp thời nhắc nhở hoặc chỉ trích, vạch trần, có thể kịp thời đưa ra sự uốn nắn, giúp đỡ đối với những mưu cầu sai trái hay những lệch lạc trong việc làm bổn phận của ngươi, thì dưới sự giám sát, chỉ trích, cung ứng và giúp đỡ này, thái độ sai lầm của ngươi đối với bổn phận sẽ có thể được thay đổi, ngươi sẽ buông bỏ được một vài quan điểm vô lý của mình, những cách nghĩ riêng và những thứ phát xuất từ khí huyết của ngươi cũng sẽ ít dần, và ngươi sẽ có thể bình tĩnh mà tiếp nhận những cách nói, quan điểm đúng đắn và phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Như vậy chẳng phải là có ích đối với ngươi sao? Lợi ích này quá lớn!(Chức trách của lãnh đạo và người làm công (7), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). Lời Đức Chúa Trời đã xoa dịu lòng tôi. Tôi nhận ra Ngài không muốn thấy tôi cứ mang đầy oán giận như vậy. Trái lại, Ngài mong tôi có thể tĩnh tâm, trước hết là phản tỉnh về những vấn đề và sai lệch trong công tác, cũng như đón nhận sự giám sát và chỉ dẫn của lãnh đạo. Tôi đọc được Đức Chúa Trời phán rằng lãnh đạo và người làm công có trách nhiệm sẽ theo dõi và tìm hiểu công tác của từng người, xác định các vấn đề và sai lệch, kịp thời dẫn dắt và chấn chỉnh. Đôi khi, thái độ của họ có thể hơi nghiêm khắc, thậm chí đi kèm với sự chỉ trích và tỉa sửa. Thực ra, họ chỉ đang chịu trách nhiệm với công tác và đảm bảo công tác đó được thực hiện tốt. Đó là điều mà một lãnh đạo đạt tiêu chuẩn nên làm. Khi đối diện với sự giám sát và chỉ dẫn của lãnh đạo, người có lý trí sẽ chủ động đón nhận. Nhưng phản ứng đầu tiên của tôi lại là chống đối, trong lòng cố biện hộ cho bản thân để giữ thể diện. Tôi thực sự có chút thái độ đón nhận nào không vậy? Phản tỉnh lại thì tôi vừa mới được bầu làm trưởng nhóm, vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi hiểu rằng lãnh đạo giám sát, hỏi han và dẫn dắt là đang thể hiện trách nhiệm đối với công tác. Giống như khi lãnh đạo chỉ ra rằng tôi mới chỉ chạm đến bề nổi của vấn đề, chưa hiểu được nguyên nhân gốc rễ khiến các thành viên không thể phối hợp hài hòa nên không thể giải quyết triệt để vấn đề. Nghĩ kỹ lại, tôi nhận ra sự tình quả đúng là như vậy. Tôi chỉ quản lý công tác một cách hời hợt mà không giải quyết vấn đề từ gốc rễ, nên tất nhiên kết quả công tác sẽ kém. Lẽ ra tôi nên có lý trí mà đón nhận sự dẫn dắt của lãnh đạo, chứ không nên chống đối hay tìm cách bao biện. Nghĩ đến đây, tôi không thấy chống đối lãnh đạo nữa. Sau đó, tôi nhớ Đức Chúa Trời từng phán rằng con người nên phản tỉnh và nhận thức bản thân trong mọi tình huống mà mình gặp phải, có như vậy, ta mới có thể tiến bộ và thay đổi. Vì thế, tôi đã có ý thức tìm kiếm lời Đức Chúa Trời có liên quan để nghiền ngẫm và phản tỉnh bản thân, đồng thời thầm cầu nguyện với Ngài, xin Ngài khai sáng và dẫn dắt để tôi hiểu được chính mình.

Một buổi sáng khi tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Có người được Bề trên giao cho một công tác, mà sau thời gian dài vẫn chẳng có chút tiến triển gì. Rốt cuộc họ có đang làm hay không, làm như thế nào, trong lúc làm có khó khăn hay vấn đề gì, những chuyện này họ đều không thưa với Bề trên, cũng không phản hồi gì. Có những công tác cấp bách và không được để chậm trễ, thế mà họ cứ cù nhây cù nhưa, qua thời gian dài mà vẫn chưa hoàn thành, nên Bề trên phải hỏi han. Vừa bị hỏi han là họ thấy mất mặt chịu không nổi, trong lòng chống đối: ‘Công tác này mới giao cho mình được hơn mười ngày, còn chưa biết tình hình thế nào mà đã đến hỏi han. Bề trên đặt yêu cầu quá cao với người ta rồi!’. Vừa mới hỏi han là họ đã bới lông tìm vết. Đây là vấn đề gì vậy? Các ngươi nói xem, Bề trên hỏi han thì có phải là chuyện bình thường hay không? Một mặt là vì muốn nắm bắt tình hình tiến triển công tác, xem có khó khăn gì cần giải quyết không, ngoài ra còn muốn nắm bắt người làm công tác này có tố chất thế nào, rốt cuộc có thể giải quyết vấn đề và làm tốt công tác hay không. Hầu hết trường hợp là vì Bề trên muốn biết ngọn nguồn tình hình thực tế nên mới hỏi han, đây mà là việc không nên làm sao? Bề trên sợ ngươi không biết giải quyết vấn đề và làm không được công tác này, nên mới hỏi han. Có những người rất chống đối và thấy ác cảm với kiểu hỏi han này, không sẵn lòng để người khác hỏi han. Chỉ cần có ai hỏi han là họ liền chống đối, ngờ vực, luôn ngẫm nghĩ: ‘Tại sao cứ hỏi han, nắm bắt tình hình mãi vậy? Có phải là không tin mình, không xem mình ra gì không? Nếu không tin mình thì đừng có dùng mình!’. Khi Bề trên hỏi han và giám sát, thì họ chẳng bao giờ thông hiểu, lại còn chống đối. Dạng người này có lý trí hay không? Tại sao họ không chịu để Bề trên hỏi han và giám sát? Tại sao họ lại còn có thể chống đối và phản kháng? Đây là vấn đề gì? Họ không quan tâm bản thân làm bổn phận có hiệu quả không, có làm ảnh hưởng đến tiến độ công tác không. Khi làm bổn phận thì họ không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, mà muốn gì làm nấy, không suy xét đến hiệu quả và hiệu suất công tác, không suy xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời chút nào, càng không suy xét đến tâm ý của Đức Chúa Trời hay Ngài yêu cầu như thế nào. Trong lòng họ nghĩ: ‘Tôi làm bổn phận thì tôi có cách của tôi, lề lối của tôi. Ngài đừng đòi hỏi quá cao, cũng đừng yêu cầu quá chi tiết. Tôi có thể làm bổn phận là được rồi, tôi không thể chịu mệt chịu khổ quá nhiều’. Họ không thông hiểu cho việc Bề trên hỏi han và thăm dò, chuyện không thông hiểu này cho thấy họ thiếu thứ gì? Có phải là thiếu thuận phục không? Có phải là thiếu tinh thần trách nhiệm và lòng trung thành không? Họ làm bổn phận mà thực sự có trách nhiệm và lòng trung thành, thì khi Bề trên hỏi han về công tác, họ có bài xích không? (Thưa, không.) Họ sẽ có thể thông hiểu. Nếu như họ thật sự không hiểu được, thì chỉ có một khả năng: đó là họ xem bổn phận là chức nghiệp, là cần câu cơm, cho nên họ vơ vét vốn liếng từ đó, đồng thời biến bổn phận thành điều kiện và quân cờ để đòi thưởng. Họ chỉ làm một chút việc gì tạo thanh thế bề ngoài để ứng phó với Bề trên, căn bản không xem sự ủy thác của Đức Chúa Trời là bổn phận và nghĩa vụ của mình. Cho nên Bề trên mà hỏi han hoặc giám sát công tác thì trong lòng họ sẽ thấy ác cảm, chống đối. Có phải như vậy không? (Thưa, phải.) Vấn đề này từ đâu mà ra? Thực chất của vấn đề này là gì? Chính là họ có thái độ sai lầm đối với công tác này, họ chỉ suy xét đến sự thoải mái và an nhàn của xác thịt, chỉ suy xét đến địa vị và thể diện của bản thân, chứ chẳng suy xét đến hiệu quả công tác và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, chẳng hề tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật mà làm việc. Nếu như họ thực sự có một chút lương tâm và lý trí thì sẽ có thể thông hiểu cho việc Bề trên hỏi han và giám sát, sẽ có thể nghĩ trong lòng rằng: ‘Thật tốt khi có Bề trên hỏi han, không thì mình cứ luôn hành động theo ý riêng và gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, chưa biết chừng còn khiến công tác rối tung. Bề trên thông công và kiểm tra, lại còn thực sự giải quyết được vấn đề thực tế, như thế thì quá tốt rồi!’. Nghĩ như vậy thì chứng tỏ đây là người có trách nhiệm. Người này sợ chẳng may công tác mình đảm đương nảy sinh sai sót, thiếu sót, gây tổn thất không thể bù đắp cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì mình không gánh nổi trách nhiệm. Đây có phải là một dạng tinh thần trách nhiệm không? (Thưa, phải.) Đây là tinh thần trách nhiệm, cũng là biểu hiện của lòng trung thành(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng những người thực sự có trách nhiệm và trung thành với bổn phận sẽ vui vẻ đón nhận sự giám sát và dẫn dắt của người khác, để bù đắp thiếu sót của mình, nỗ lực hết sức để làm tốt bổn phận. Còn những người không trung thành với bổn phận thì lúc nào cũng chỉ lo giữ thể diện và địa vị của mình. Khi người khác giám sát hay hỏi han về công tác của họ, họ thấy mình không được coi trọng, không được thấu hiểu, nảy sinh cảm giác chống đối và phản kháng, không có chút thái độ đón nhận lẽ thật nào. Nghĩ lại, cách tôi phản ứng khi lãnh đạo giám sát chẳng phải chính là biểu hiện của sự thiếu trung thành sao? Khi báo cáo tình hình công tác với lãnh đạo, tôi nghĩ mình cũng đã làm được một số công tác thực tế, và lãnh đạo sẽ nghĩ tốt về tôi. Không ngờ, lãnh đạo lại phát hiện ra nhiều vấn đề trong công tác mà tôi theo dõi, còn chỉ ra rằng tôi mới nhìn ra vấn đề bề nổi, chưa nắm bắt được vấn đề gốc rễ để thông công và giải quyết. Tôi đã cho rằng lãnh đạo phủ nhận công tác của mình, cảm thấy bất mãn và chống đối. Nhất là khi nghĩ đến việc lãnh đạo chất vấn công tác của tôi sát sao trước mặt các đồng sự và chỉ ra những vấn đề của tôi, tôi cảm thấy bẽ mặt, và tức giận vô cùng. Tôi liên tục âm thầm bao biện và bảo vệ bản thân, cố giữ thể diện, thậm chí còn hậm hực khó chịu. Thực ra, lãnh đạo giám sát và dẫn dắt để giúp tôi làm tốt bổn phận, điều đó có lợi cho công tác của hội thánh. Vậy mà tôi chẳng có chút thái độ đón nhận nào, thậm chí còn cảm thấy rằng lãnh đạo cố tình hạ thấp và coi thường mình. Tôi chỉ quan tâm đến thể diện và địa vị, chẳng nghĩ gì đến công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi không phải người trung thành khi thực hiện bổn phận. Hơn nữa, tôi còn vô cùng kiêu ngạo và tự mãn, luôn nghĩ rằng công tác do mình chịu trách nhiệm cũng khá ổn, không đến nỗi kém như lãnh đạo nói. Vì thế, trước sự dẫn dắt và giúp đỡ đầy thiện ý của lãnh đạo, tôi thấy chống đối và khó chịu vô cùng, chẳng có chút thái độ tìm kiếm hay đón nhận nào. Tôi thực sự đã quá cương ngạnh và tự cho mình là đúng, tỏ lộ tâm tính chán ghét lẽ thật của Sa-tan. Ngay cả những lời chỉ dẫn thông thường khi làm bổn phận mà tôi còn không đón nhận thì sao có thể đón nhận và đạt được lẽ thật đây? Nhận ra những điều ấy, tôi đã phân tích các vấn đề mà lãnh đạo chỉ ra và khi thảo luận công tác với các thành viên trong nhóm, tôi có ý thức suy xét bản chất và gốc rễ của những vấn đề đã nảy sinh, rồi đưa ra phương án giải quyết cho những vấn đề thực tế này. Anh chị em nói rằng cách thông công như vậy có hiệu quả và có thể giải quyết một số vấn đề. Thấy kết quả đó, tôi rất vui. Đôi khi trong công tác vẫn còn những chỗ tôi chưa suy xét thấu đáo, lãnh đạo lại chỉ ra cho tôi. Tôi cũng có ý thức đón nhận, sửa đổi và có được một số lối vào. Dần dần tôi bắt đầu cảm thấy mình có một số thu hoạch.

Sau đó, tôi được giao phụ trách công tác của nhiều nhóm hơn. Vài tháng sau, có một ngày lãnh đạo hỏi tôi về tình hình công tác. Có vài chi tiết mà tôi không thể giải thích rõ ràng. Lúc ấy, lãnh đạo nghiêm khắc nói với tôi: “Em đã phụ trách những nhóm này một thời gian rồi, nhưng thậm chí không biết những chi tiết thế này, như vậy chẳng phải là vô trách nhiệm và không làm công tác thực tế sao?”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi ngượng chín mặt. Dù biết lãnh đạo chỉ đang nói sự thật nhưng tôi vẫn thấy rất khó chấp nhận, lo rằng lãnh đạo sẽ nhìn nhận không tốt về mình và không rõ đồng sự sẽ nghĩ gì về tôi. Nhưng rồi tôi nhớ đến lời Đức Chúa Trời mà tôi đã đọc một thời gian trước: “Nếu như họ thực sự có một chút lương tâm và lý trí thì sẽ có thể thông hiểu cho việc Bề trên hỏi han và giám sát, sẽ có thể nghĩ trong lòng rằng: ‘Thật tốt khi có Bề trên hỏi han, không thì mình cứ luôn hành động theo ý riêng và gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, chưa biết chừng còn khiến công tác rối tung. Bề trên thông công và kiểm tra, lại còn thực sự giải quyết được vấn đề thực tế, như thế thì quá tốt rồi!’. Nghĩ như vậy thì chứng tỏ đây là người có trách nhiệm(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, lòng tôi dần bình tĩnh lại. Lãnh đạo hỏi han công tác của tôi là vì có trách nhiệm với công tác, là do chính tôi chưa làm công tác thực tế. Vậy thì tôi có lý do gì để chống đối lời chỉ trích và tỉa sửa của người khác? Tôi cứ mải lo về thể diện của mình, chẳng phải là tôi vẫn đang cố bảo vệ bản thân sao? Chẳng phải tôi vẫn đang đặt thể diện của mình lên trước công tác của nhà Đức Chúa Trời sao? Nghĩ lại, khi đã phụ trách công tác của các nhóm này lẽ ra tôi phải có trách nhiệm gánh vác công tác. Nhưng giờ đây, khi lãnh đạo hỏi han chi tiết công tác thì mới phát hiện tôi không nắm được chi tiết các nhiệm vụ và không làm được công tác thực tế nào. Vậy mà tôi vẫn chỉ lo giữ thể diện, không muốn người khác phơi bày hay chỉ trích mình. Chẳng phải tôi vẫn chưa đón nhận lẽ thật sao? Nhận ra điều này, tôi thấy có chút tự trách, sẵn lòng đón nhận sự dẫn dắt của lãnh đạo để sửa đổi vấn đề của mình. Sau đó, tôi bắt đầu chủ động tham gia vào công tác của nhóm, và thực sự hiểu được tình hình cụ thể của từng khía cạnh. Tôi đã trao đổi những vấn đề mình xác định được với các thành viên, và họ cũng sẵn lòng giải quyết những vấn đề ấy kịp thời. Nhờ trực tiếp tham gia vào công tác, tôi đã thu hoạch được khá nhiều. Tôi cẩn thận suy xét những vấn đề tồn tại trong công tác, sau đó đưa ra một vài ý tưởng. Thực hành theo cách này khiến tôi cảm thấy thoải mái hơn.

Qua trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng đón nhận sự giám sát và dẫn dắt khi làm bổn phận cũng chính là có thái độ trách nhiệm với công tác của hội thánh. Bổn phận của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót và sai lệch, cần có sự giám sát và dẫn dắt của lãnh đạo. Chỉ dựa vào bản thân thì tôi không thể làm tốt nhiều nhiệm vụ, thậm chí còn có thể gây trì hoãn công tác của hội thánh. Lãnh đạo giám sát và dẫn dắt công tác không phải là để gây khó dễ cho tôi, mà ngược lại, làm vậy là để giúp tôi làm tốt bổn phận, phản tỉnh và biết được những yếu kém và thiếu sót của mình. Giờ đây, tôi có thể đối xử đúng đắn với sự giám sát và dẫn dắt của anh chị em, sẵn lòng đón nhận, phản tỉnh bản thân và điều chỉnh những sai lệch của mình.

Trước: 51. Đối với việc Chúa tái lâm, chúng ta nên nghe theo lời ai?

Tiếp theo: 53. Những lựa chọn trong hoàn cảnh hiểm nguy

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger