46. Kiên trì rao truyền phúc âm trong hoạn nạn
Tháng Sáu năm 2022, lãnh đạo nói rằng một hội thánh vừa bị ĐCSTQ truy quét, và công tác rao giảng phúc âm của họ hiện không hiệu quả, nên lãnh đạo muốn tôi đến đó giám sát. Lãnh đạo còn cho biết có năm hoặc sáu người làm công tác phúc âm đã bị bắt, và cần nhanh chóng bồi dưỡng nhân sự mới. Tôi hơi lo lắng và nghĩ: “Hiện mình đang bị ĐCSTQ truy lùng, và đã suýt bị bắt hai lần. Nếu đến đó và xuất đầu lộ diện, liệu mình có bị theo dõi và bị cảnh sát bắt không? Nếu mình bị bắt, bị tra tấn, bị đánh đến chết, hoặc không chịu nổi sự cưỡng bức và dụ dỗ của cảnh sát mà phản bội Đức Chúa Trời, thì con đường đức tin của mình coi như hoàn toàn chấm dứt”. Nghĩ vậy, tôi đã muốn từ chối, nhưng tôi cũng cảm thấy hổ thẹn, nghĩ: “Mình tin Đức Chúa Trời đã nhiều năm, nhưng đến lúc này vẫn luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết. Mình thực sự quá phản nghịch! Mình không thể chỉ khư khư bảo vệ lợi ích của bản thân”. Nghĩ vậy, tôi đã thuận phục và tiếp nhận bổn phận.
Sau khi đến hội thánh, tôi nhận thấy rằng công tác phúc âm ở đây không hiệu quả, vì những người làm công tác phúc âm đều sống trong tình trạng sợ hãi. Tôi nhanh chóng tìm một số lời Đức Chúa Trời để thông công với các anh chị em, giúp họ hiểu các lẽ thật như thẩm quyền của Đức Chúa Trời, sự sống chết của con người nằm trong tay Đức Chúa Trời, và rao giảng phúc âm là sứ mạng của chúng tôi. Sau khi nghe xong, đức tin của mọi người được củng cố, họ nhận ra sự ích kỷ và thấp hèn của mình, cảm thấy hối hận, sẵn lòng thay đổi và phối hợp thật tốt trong công tác phúc âm. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Sau một thời gian, công tác phúc âm được cải thiện. Nhưng không ngờ, năm tháng sau, một số anh chị em khác bị theo dõi và bắt giữ. Người chị em tiếp đãi các buổi nhóm họp của chúng tôi cũng bị cảnh sát thẩm vấn. Khi đó, lãnh đạo gửi tới một lá thư nói rằng các đồng sự tôi liên hệ gần đây đều đã bị bắt, chính tôi hiện cũng đang gặp nguy hiểm, và cần rời đi ngay lập tức. Đọc thư xong, tôi hơi hoảng sợ, nghĩ rằng: “Gần đây, mình hầu như luôn đi cùng các đồng sự này để rao giảng phúc âm. Bây giờ họ đều bị bắt, nếu cảnh sát kiểm tra máy quay giám sát, chắc chắn họ sẽ tìm ra mình. Mình phải trốn! Không thể để cảnh sát bắt được mình!”. Tôi nhớ đến việc hàng năm cảnh sát đều đến nhà để dò hỏi về tung tích của tôi, và nghĩ rằng nếu lần này tôi thực sự bị bắt, họ chắc chắn sẽ không buông tha. Nếu tôi không chịu nổi sự tra tấn và cưỡng bức mà phản bội Đức Chúa Trời, thì cuối cùng, không chỉ xác thịt tôi bị trừng phạt, mà linh hồn tôi cũng sẽ xuống địa ngục. Vì vậy, tôi quyết định rằng lẩn trốn và bảo vệ bản thân là quan trọng nhất. Tôi nhanh chóng giao lại tất cả công việc giám sát cho lãnh đạo, dù biết có những đối tượng phúc âm cần nghe giảng và những tín hữu mới cần được chăm tưới, nhưng tôi đều mặc kệ.
Sau đó, tôi nghe nói nhiều anh chị em vẫn đang rao giảng phúc âm và thực hiện bổn phận của họ, còn tôi, vì sợ bị bắt mà không dám rao giảng phúc âm hay làm chứng cho Đức Chúa Trời. Tôi tự hỏi, chẳng phải mình chính là cỏ lùng bị phơi bày trong đại nạn sao? Càng nghĩ, tôi càng buồn bã. Tôi ăn không ngon ngủ không yên, trong lòng ngẫm nghĩ: “Mình tin Đức Chúa Trời là vì cái gì? Giờ đây mình vì sợ bị cảnh sát bắt mà trốn chui trốn nhủi, trong lúc công tác phúc âm cần được mở rộng, mình lại không dám đứng lên và không hề làm chứng. Mình thực sự quá thất trách!”. Tôi đọc lời này của Đức Chúa Trời: “Điều Ta mong muốn là sự trung thành và thuận phục của ngươi lúc này, tình yêu và lời chứng của ngươi lúc này. Ngay cả khi vào khoảnh khắc này ngươi không biết lời chứng hay tình yêu là gì, ngươi vẫn nên mang cho Ta hết cả những gì ngươi có, và giao cho Ta những báu vật duy nhất mà ngươi có: sự trung thành và thuận phục của ngươi. Ngươi nên biết rằng lời chứng cho việc Ta đánh bại Sa-tan nằm trong lòng trung thành và sự thuận phục của con người, và lời chứng cho sự chinh phục con người hoàn toàn của Ta cũng vậy. Bổn phận của đức tin của ngươi nơi Ta là làm chứng cho Ta, trung thành với Ta chứ không ai khác, và thuận phục cho đến cùng. Trước khi Ta bắt đầu bước tiếp theo của công tác của Ta, ngươi sẽ làm chứng cho Ta như thế nào? Ngươi sẽ trung thành và thuận phục Ta như thế nào? Ngươi dành toàn bộ lòng trung thành của ngươi cho phận sự của ngươi, hay ngươi sẽ đơn thuần từ bỏ? Ngươi thà thuận phục mọi sự sắp đặt của Ta (ngay cả khi đó là cái chết hay sự hủy diệt), hay tháo chạy giữa chừng để tránh hình phạt của Ta? Ta hành phạt ngươi để ngươi sẽ làm chứng cho Ta, trung thành và thuận phục Ta. Hơn nữa, hình phạt trong hiện tại là để mở ra bước tiếp theo của công tác của Ta và cho phép công tác được diễn tiến mà không bị trở ngại. Do vậy, Ta khuyên ngươi hãy khôn ngoan và đừng coi sự sống của ngươi hay ý nghĩa sự tồn tại của ngươi là hạt cát vô giá trị. Ngươi có thể biết chính xác công tác sắp tới của Ta sẽ là gì không? Ngươi có biết Ta sẽ làm thế nào vào những ngày sắp tới, và công tác của Ta sẽ mở ra như thế nào không? Ngươi nên biết ý nghĩa của trải nghiệm của ngươi về công tác của Ta, và hơn nữa, ý nghĩa của đức tin của ngươi nơi Ta” (Ngươi biết gì về đức tin? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi chợt thức tỉnh. Đúng vậy, Đức Chúa Trời muốn lòng trung thành và thuận phục của con người, và việc đánh bại Sa-tan cũng đòi hỏi lòng trung thành của con người. Nhưng sau khi biết các đồng sự của mình bị bắt, tôi lo sợ cảnh sát sẽ kiểm tra máy quay giám sát và tìm ra tôi, vì vậy tôi đã lẩn trốn, chỉ quan tâm đến sự an toàn của bản thân, bỏ mặc các đối tượng phúc âm, chẳng quan tâm hay có trách nhiệm với họ. Hiện giờ tai họa đã vô cùng trầm trọng, nhưng một số đối tượng phúc âm vẫn chưa nghe được phúc âm của Đức Chúa Trời, và những người mới vẫn chưa có nền tảng vững chắc, có nguy cơ rút lui, thế mà tôi lại bỏ rơi họ chẳng hề bận tâm. Tôi thực sự không xứng đáng được tin cậy. Tôi luôn nói rằng mình phải trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng khi đối mặt với sự thật, tôi đã bị tỏ lộ. Những gì tôi nói trước đây đều là những lời dối trá để lừa gạt Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn những người có thể lắng nghe lời Ngài, và những người có thể trung thành với Ngài trong mọi hoàn cảnh, nhưng khi đối mặt với một chút nguy hiểm, tôi đã từ bỏ bổn phận và lẩn trốn, không quan tâm liệu sự sống của những người mới có bị ảnh hưởng hay không. Tôi nhận ra mình không hề trung thành hay làm chứng trong cơn hoạn nạn và thử thách. Tôi đã khiến Đức Chúa Trời thất vọng biết bao! Tôi nghĩ đến Gióp, người đã mất đi khối tài sản khổng lồ chỉ sau một đêm vì bị kẻ cướp cướp phá, cơ thể thì nổi đầy ung nhọt, vợ ông thậm chí còn xúi giục ông từ bỏ Đức Chúa Trời, thế nhưng trong những thử thách đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần ấy, ông thà rủa sả bản thân còn hơn oán trách Đức Chúa Trời, và ông đã đứng vững trong lời chứng của mình, cuối cùng làm nhục và đánh bại Sa-tan. Tôi cũng nghĩ đến Áp-ra-ham, người đã tự tay giơ dao lên để giết con trai mình dâng cho Đức Chúa Trời, thể hiện sự thuận phục tuyệt đối với Ngài. So với họ, tôi chẳng có lòng trung thành hay thuận phục. Tôi cần phải ăn năn với Đức Chúa Trời, noi theo gương của Gióp và Áp-ra-ham, ngay cả khi bị bắt, tra tấn, hoặc mất mạng, tôi vẫn phải đứng vững trong lời chứng của mình và làm nhục Sa-tan. Nghĩ đến đây, tôi đã có được đức tin và sức mạnh, và nhanh chóng viết thư cho lãnh đạo, nói rằng tôi có thể chuyển đến một hội thánh khác để tiếp tục rao giảng phúc âm.
Sau đó, tôi đến Hội Thánh Thự Quang. Nhưng một tháng sau, con rồng lớn sắc đỏ lại vươn nanh vuốt đến Hội Thánh Thự Quang, và bắt đi hơn một chục anh chị em trong một lần càn quét. Rồi tôi nghe nói có người đã trở thành Giu-đa bán đứng chúng tôi, và cảnh sát đã dùng ảnh của một chị em để tên Giu-đa này nhận diện. Tôi nghĩ đến việc chị em này thường xuyên ở cùng tôi, nếu ảnh của chị ấy đã đến tay cảnh sát, thì chẳng phải họ cũng có ảnh của tôi sao? Nếu cảnh sát lần ra chị ấy, tôi cũng sẽ bị liên lụy. Tôi cũng nhận ra rằng vì mình không phải là người địa phương, nên nếu bị bắt, hình phạt sẽ càng nặng hơn, do vậy tôi không nên lộ diện, nếu không sẽ có khả năng trở thành người tiếp theo bị bắt. Vì vậy, tôi ngừng đến hội thánh để phối hợp trong công tác phúc âm. Sau đó, tôi chợt nhớ ra lần trước, vì các đồng sự trong hội thánh bị bắt, nên tôi đã trốn trong sợ hãi hơn hai mươi ngày, khiến công tác bị chậm trễ. Nếu hễ có chút dấu hiệu rắc rối là tôi lại trốn chạy, thì làm sao có thể rao giảng phúc âm được? Nghĩ đến điều này, lương tâm tôi tràn đầy tội lỗi. Khi đối mặt với hoạn nạn, tôi không nghĩ đến việc bảo vệ công tác của hội thánh, mà chỉ nghĩ đến sự an toàn của bản thân. Tôi thực sự ích kỷ và đáng khinh! Sau đó, tôi bắt đầu gặp gỡ các anh chị em, để thông công với họ về cách trung thành và làm tốt bổn phận tốt.
Một thời gian sau, thêm vài hội thánh nữa bị ĐCSTQ truy quét, và cảnh sát cũng bắt đầu theo dõi căn nhà nơi chúng tôi vẫn luôn nhóm họp. Không có nơi thích hợp để nhóm họp, chúng tôi buộc phải gặp nhau theo kiểu du kích, trong những ngôi nhà bỏ hoang từ lâu, hoặc gần nghĩa trang. Một ngày nọ, khi chúng tôi lại nhóm họp trong một ngôi nhà cũ, một chị em vội vã chạy tới và nói: “Nơi này không còn an toàn nữa. Hôm qua, hơn năm mươi cảnh sát đã khám xét nhiều ngôi nhà, và một số nhà chứa sách lời Đức Chúa Trời đã bị lục soát. Cảnh sát vẫn đang chặn xe trên đường để kiểm tra!”. Nghe vậy, tim tôi đập thình thịch như muốn rớt ra ngoài, thầm nghĩ: “ĐCSTQ đã dọa rằng nếu bắt được tín đồ thì sẽ đánh đến chết mà không cần xét xử, nên rơi vào tay họ là gần như chắc chắn sẽ mất mạng! Mình vẫn luôn bị ĐCSTQ truy lùng, nếu bị bắt, chắc chắc mình sẽ bị đánh chết”. Nghĩ đến đây, tôi lại sợ đến co rúm, không dám rao giảng phúc âm nữa. Sau đó, tôi đọc lời Đức Chúa Trời: “Các môn đồ đó của Đức Chúa Jêsus đã chết như thế nào? Trong số các môn đồ, có những người bị ném đá, bị kéo lê phía sau một con ngựa, bị đóng đinh lộn ngược xuống, bị ngũ mã phanh thây – mọi kiểu chết chóc đã xảy đến với họ. Lý do cho cái chết của họ là gì? Họ đã bị xử tử đúng luật vì tội lỗi của họ phải không? Không. Họ rao truyền phúc âm của Chúa, thế mà người đời không tiếp nhận, lại còn lên án, đánh mắng và đẩy họ vào chỗ chết – đó là cách mà họ tử vì đạo. … Thật ra, đây là cách thể xác của họ đã chết và qua đời; đây là cách thức họ rời khỏi thế giới loài người, nhưng điều đó không có nghĩa kết cục của họ là như vậy. Bất kể những cách thức họ chết và ra đi như thế nào đi nữa, hay nó đã xảy ra làm sao, thì cũng không phải là cách Đức Chúa Trời quy định kết cục cuối cùng cho những sinh mệnh, cho những loài thọ tạo đó. Đây là một điều ngươi phải thấy rõ. Trái lại, họ đã sử dụng một cách chính xác những cách thức đó để lên án thế gian này và làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời. Những loài thọ tạo này đã sử dụng mạng sống quý giá nhất của họ – họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của sự sống để làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời, để làm chứng cho quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời và tuyên bố cho Sa-tan và thế gian rằng những việc làm của Đức Chúa Trời là đúng, rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, rằng Ngài là Chúa và là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời. Thậm chí đến giây phút cuối cùng của sự sống họ, họ không bao giờ chối bỏ danh của Đức Chúa Jêsus. Đây chẳng phải là một hình thức tuyên án thế gian này hay sao? Họ đã dùng mạng sống của mình để tuyên bố với thế gian, để xác nhận với loài người rằng Đức Chúa Jêsus là Chúa, rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, rằng Ngài là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời, rằng công tác cứu chuộc mà Ngài đã thực hiện cho cả nhân loại cho phép nhân loại tiếp tục sống – sự thật này đời đời không bao giờ thay đổi. Những người đã tử vì đạo vì rao truyền phúc âm của Đức Chúa Jêsus, họ đã thực hiện bổn phận của mình đến mức độ nào? Đã đến mức tối đa chưa? Mức tối đa được biểu lộ như thế nào? (Họ đã dâng mạng sống của mình.) Đúng vậy, họ đã trả giá bằng mạng sống của mình. Gia đình, của cải và những thứ vật chất của cuộc đời này đều là những thứ bên ngoài; điều duy nhất liên quan đến bản thân là sự sống. Đối với mỗi người sống, thì sự sống là thứ đáng trân trọng nhất, là thứ quý giá nhất và, thật tình cờ, những người này đã có thể dâng tài sản quý giá nhất của họ – sự sống – như một sự xác nhận và lời chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Cho đến ngày họ chết, họ không chối bỏ danh của Đức Chúa Trời, họ cũng không chối bỏ công tác của Đức Chúa Trời, và họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình để làm chứng cho sự hiện hữu của sự thật này – chẳng phải đây là dạng chứng ngôn cao cả nhất sao? Đây là cách thực hiện bổn phận tốt nhất; đây là ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm của một người. Khi Sa-tan đe dọa và uy hiếp họ, và cuối cùng, ngay cả khi nó khiến họ phải trả giá bằng mạng sống của mình, thì họ vẫn không từ bỏ trách nhiệm của mình. Đây là ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận đến mức tối đa. Ý của Ta qua điều này là gì? Có phải Ta có ý là muốn các ngươi sử dụng cùng một phương pháp để làm chứng về Đức Chúa Trời và để rao truyền phúc âm của Ngài không? Ngươi không nhất thiết phải làm như thế, nhưng ngươi phải hiểu rằng đây là trách nhiệm của ngươi, rằng nếu Đức Chúa Trời cần ngươi, thì ngươi nên chấp nhận như một điều chính nghĩa phải làm” (Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã mang lại cho tôi đức tin. Vận mệnh của mỗi người đều được quyết định bởi quyền tể trị của Đức Chúa Trời, và dù gặp phải hoàn cảnh nào trong việc rao giảng phúc âm, tôi cũng phải giữ vững bổn phận của một tạo vật. Tôi nghĩ đến các sứ đồ của Chúa Giê-su, những người đã chịu đựng nhiều sự bách hại và hoạn nạn để rao giảng phúc âm của thiên quốc, và cuối cùng tử đạo vì Chúa. Có người bị đóng đinh trên thập giá, có người bị ngựa kéo lê đến chết, và có người bị ném đá đến chết, nhưng họ không bao giờ từ bỏ sứ mạng hay trách nhiệm của mình. Thân xác họ có thể đã chết, nhưng linh hồn họ ở trong tay Đức Chúa Trời, và việc họ trả giá bằng mạng sống để rao giảng phúc âm đã nhận được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Rồi tôi nhớ đến lời Đức Chúa Jêsus: “Ðừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Ðấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục” (Ma-thi-ơ 10:28). Sự sống, cái chết, tiền đồ và vận mệnh của tôi đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Dù cảnh sát có bắt được tôi và đánh tôi đến chết, họ cũng không thể hủy diệt linh hồn tôi. Cái chết xác thịt không phải là điều đáng sợ, điều đáng sợ là nghe thấy nguy hiểm thì trốn chạy, vì sợ mất mạng mà không dám thực hiện bổn phận, mất đi lời chứng vì sống trốn chui trốn nhủi. Sống như thế này, dù không bị bắt, tôi cũng sẽ bị đào thải khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc. Hiểu được điều này, tôi không còn bị ràng buộc bởi nỗi sợ cái chết nữa.
Một ngày nọ, tôi đọc thêm một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Ngoài việc suy xét cho sự an toàn của mình ra, có một số kẻ địch lại Đấng Christ còn suy xét điều gì? Họ nói: ‘Bây giờ hoàn cảnh không được tốt, chúng ta bớt lộ diện và rao truyền phúc âm đi, như vậy sẽ không dễ bị bắt và công tác của hội thánh sẽ không bị phá hoại. Chúng ta không bị bắt thì sẽ không làm Giu-đa, sau này chẳng phải vẫn có thể được sống sót sao?’. Có kẻ địch lại Đấng Christ nào tìm cái cớ như vậy để mê hoặc anh chị em không? … Họ tuân theo nguyên tắc gì? Họ nói: ‘Thỏ khôn thì có ba hang. Vì đề phòng thiên địch đến đánh úp nên con thỏ đã chuẩn bị ba cái hang để ẩn náu. Vậy khi con người gặp nguy hiểm, muốn chạy trốn mà không có chỗ ẩn náu thì có được không? Chúng ta phải học hỏi loài thỏ! Động vật mà đức chúa trời tạo ra đều có năng lực sinh tồn này, con người cũng nên học hỏi chúng’. Từ khi làm lãnh đạo thì họ ngộ ra đạo lý như vậy, lại còn cảm thấy mình hiểu lẽ thật, nhưng thực ra là họ bị dọa cho vỡ mật rồi. Một khi nghe nói có lãnh đạo nào đó bởi vì chỗ ở không quá an toàn nên bị trình báo, hoặc là vì lúc nào cũng đi ra ngoài thực hiện bổn phận và tiếp xúc với quá nhiều người nên bị con rồng lớn sắc đỏ theo dõi, cuối cùng bị bắt, bị tuyên án, thì họ sợ hãi ngay lập tức. Họ nghĩ: ‘Ôi thôi, người tiếp theo bị bắt có thể là mình hay không? Mình phải rút ra bài học, không được quá sôi nổi, công tác của hội thánh mà có thể không làm thì mình sẽ không làm, nếu có thể không lộ diện thì mình sẽ không lộ diện. Mình sẽ cố hết sức giảm bớt công tác đến mức tối thiểu, cố hết sức không ra ngoài, không tiếp xúc với bất kỳ ai, không để bất kỳ ai biết mình là lãnh đạo. Thời buổi này ai có thể lo được cho ai chứ? Có thể sống sót là tốt rồi!’. Từ sau khi làm lãnh đạo, ngoài việc xách túi đi trốn ra, thì họ chẳng làm công tác gì, suốt ngày nơm nớp lo sợ, sợ bị bắt, sợ bị tuyên án. Khi nghe có người nói: ‘Nếu bị bắt là mất mạng đấy! Nếu không làm lãnh đạo, chỉ là tín hữu bình thường thì khi bị bắt, nộp phạt chút tiền là có thể được thả ra. Còn nếu là lãnh đạo thì khó nói lắm, quá sức nguy hiểm! Có lãnh đạo hay người làm công nào đó, sau khi bị bắt thì thà chết cũng không khai, cho nên đã bị cảnh sát đánh chết!’. Vừa nghe nói có người bị đánh chết thì họ lại càng sợ hãi, lại càng không dám làm việc. Mỗi ngày họ chỉ nghĩ trong đầu làm sao để không bị bắt, làm sao để có thể không lộ diện, không bị theo dõi, không tiếp xúc với anh chị em. Họ vắt óc để suy nghĩ những chuyện này mà quên sạch bổn phận của mình. Đây có phải là người có lòng trung thành hay không? Người như vậy có thể đảm đương công tác hay không? (Thưa, không thể.) Loại người này tuy rằng chỉ là nhát gan, không thể chỉ vì một biểu hiện này mà xác định chắc chắn họ là kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng loại biểu hiện này của họ mang tính chất gì? Thực chất của loại biểu hiện này là thực chất của kẻ chẳng tin. Họ không tin Đức Chúa Trời có thể che chở sự an toàn của con người, càng không tin rằng con người dâng hiến bản thân, dâng mình cho Đức Chúa Trời chính là dâng mình cho lẽ thật, là chuyện được Đức Chúa Trời khen ngợi. Trong lòng họ không kính sợ Đức Chúa Trời, mà chỉ sợ Sa-tan, chỉ sợ đảng phái chính trị tà ác. Họ không tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời, không tin mọi sự đều nằm trong tay Ngài, càng không tin rằng con người đánh đổi mọi sự vì Đức Chúa Trời, để tuân theo con đường của Ngài và hoàn thành sự uỷ thác của Ngài, thì sẽ được Ngài khen ngợi. Họ không thấy được tất cả những điều này, họ chỉ tin vào điều gì? Họ tin rằng rơi vào tay con rồng lớn sắc đỏ thì sẽ không có kết cục tốt đẹp, có thể bị tuyên án, thậm chí có nguy cơ mất cả tính mạng. Trong lòng chỉ suy xét cho sự an toàn của bản thân, không suy xét cho công tác của hội thánh, đây có phải là kẻ chẳng tin hay không? (Thưa, phải.) Trong Kinh Thánh nói thế nào? ‘Còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được’ (Ma-thi-ơ 10:39). Họ có tin lời này hay không? (Thưa, không tin.) Chỉ cần bảo họ chịu nguy hiểm để thực hiện bổn phận thì họ sẽ hận là mình không trốn cho kỹ để khỏi có ai nhìn thấy, ước gì mình vô hình được thì tốt, họ sợ đến mức độ như vậy đấy. Họ không tin Đức Chúa Trời là chỗ dựa của con người, không tin mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, nếu thật sự xảy ra chuyện, thật sự bị bắt thì đó cũng là do Đức Chúa Trời cho phép và con người nên có lòng thuận phục. Họ không có tấm lòng này, không có nhận thức này, cũng không có sự sẵn sàng này. Đây có phải là người thật sự tin Đức Chúa Trời hay không? (Thưa, không phải.) Thực chất của biểu hiện này có phải là của kẻ không tin hay không? (Thưa, phải.) Chuyện là như vậy đấy. Loại người này cực kỳ nhát gan, bị dọa cho vỡ mật, chỉ sợ mình xảy ra chuyện, sợ xác thịt mình chịu khổ, trở thành con chim sợ cành cong và không làm được công tác” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 2)). Đức Chúa Trời vạch rõ rằng những kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt ích kỷ và đáng khinh, hoàn toàn không tin vào quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Khi có chuyện xảy đến, họ chỉ cân nhắc đến sự an toàn, tiền đồ và đích đến của bản thân. Trong lòng họ không tồn tại trách nhiệm và sứ mạng của một tạo vật. Khi đối mặt với nguy hiểm trong đức tin, họ trốn tránh. Họ không quan tâm đến công tác của hội thánh hay lối vào sự sống của các anh chị em, cũng không nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Nhìn lại bản thân, tôi thấy mình ích kỷ và đáng khinh như một kẻ địch lại Đấng Christ. Khi không có nguy hiểm, tôi có thể chịu khổ và dâng mình trong bổn phận, nhưng khi đối mặt với nguy hiểm và gian khổ thực sự, tôi lại co rúm như con rùa rúc mình vào mai dù chỉ mới thấy chút dấu hiệu khó khăn, muốn giấu mình ở nơi an toàn không ai có thể tìm thấy, hoàn toàn mặc kệ những người mới và các đối tượng phúc âm. Về sau, khi biết chúng tôi bị bán đứng bởi một Giu-đa, tôi một lần nữa chỉ nghĩ đến sự an toàn của chính mình. Tôi lo lắng rằng, vì không phải là người địa phương, nếu bị bắt, tôi sẽ bị đánh đến chết hoặc tàn phế, hoặc sẽ không thể chịu đựng nổi sự tra tấn mà bán đứng hội thánh, mất đi cơ hội được cứu rỗi, nên tôi không muốn ra ngoài rao giảng phúc âm. Tôi không nhận ra quyền tể trị của Đức Chúa Trời, và khi đối mặt với nguy hiểm, tôi gạt bổn phận sang một bên. Tôi hề không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, mà hoàn toàn sống trong trạng thái nhút nhát, sợ hãi, chỉ biết đến thân mình. Tôi đã là một kẻ chẳng tin ích kỷ và đáng khinh! Nhận ra những điều này, tôi càng cảm thấy hối hận. Tôi nghĩ: “Dù sau này đối mặt với bất kỳ hoàn cảnh nào, mình cũng phải làm tốt bổn phận”.
Sau đó, cảnh sát ngày càng mạnh tay bắt bớ, và lãnh đạo cấp trên đã điều tôi đến một hội thánh khác. Chỉ hai tháng sau khi đến đó, tôi phát hiện có một thiết bị theo dõi được lắp trên xe đạp điện của mình. Tôi nghĩ: “Phải chăng cảnh sát đã lần theo dấu mình đến đây bằng cách kiểm tra camera giám sát trên đường đi? Nếu đúng vậy thì mình không còn đường thoát!”. Tôi lại cảm thấy sợ hãi, lo rằng nếu xuất đầu lộ diện, mình sẽ bị cảnh sát bắt giữ. Nhưng tôi nhớ lại lời Đức Chúa Trời phán trước đó, và biết rằng mình không thể tiếp tục bỏ bê bổn phận để bảo vệ bản thân, vì làm vậy sẽ khiến tôi mất đi lời chứng. Tôi đọc thêm những lời này của Đức Chúa Trời: “Bất kể Sa-tan ‘hùng mạnh’ đến đâu, bất kể nó trơ tráo và tham vọng như thế nào, bất kể khả năng gây hại của nó lớn cỡ nào, bất kể những chiêu trò nó dùng để làm hư hoại và dụ dỗ con người có đa dạng ra sao, bất kể những trò bịp bợm và mưu đồ nó dùng để dọa dẫm con người có tinh ranh cỡ nào, bất kể hình thức tồn tại của nó có thể thay đổi như thế nào, thì nó cũng chưa bao giờ có thể tạo ra một sinh vật sống nào, chưa bao giờ có thể đặt ra các luật lệ và quy tắc cho sự tồn tại của muôn vật, nó chưa bao giờ có thể cai trị và kiểm soát bất kỳ vật gì, có sự sống hay không có sự sống. Trong khắp vũ trụ bao la rộng lớn, không có một người nào hay vật gì được sinh ra từ nó, hoặc tồn tại vì nó; không có một người nào hay vật gì bị nó cai trị hoặc bị nó kiểm soát. Ngược lại, nó không những phải sống dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, mà hơn thế nữa, còn phải thuận phục tất cả những lệnh truyền và mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì Sa-tan khó mà đụng đến thậm chí một giọt nước hay một hạt cát trên đất; không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, Sa-tan thậm chí không được tự ý di chuyển những con kiến trên đất, chứ đừng nói đến loài người, những người đã được Đức Chúa Trời tạo ra. Trong mắt Đức Chúa Trời, Sa-tan còn thấp kém hơn những bông hoa huệ trên núi, những con chim bay trên trời, những con cá dưới biển và những con giòi trên đất. Vai trò của nó giữa muôn vật là phục vụ muôn vật, phục vụ loài người, phục vụ công tác của Đức Chúa Trời và kế hoạch quản lý của Ngài” (Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời là Đấng tể trị hết thảy. Không một người, sự việc hay sự vật gì có thể vượt qua thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Dù Sa-tan có hoành hành và hung ác thế nào, nó cũng không thể vượt qua giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra. Không được Đức Chúa Trời cho phép thì nó không dám vượt qua ranh giới, chứ đừng nói đến việc làm hại chúng ta. Sa-tan chỉ là một quân cờ trong tay Đức Chúa Trời, phục vụ để hoàn thiện những người được Ngài chọn! Tôi suy ngẫm về những năm tháng mà mình ngày ngày rao giảng phúc âm, chạy đôn chạy đáo ngay dưới các camera giám sát mà vẫn không bị bắt. Có lần, tại một ngôi nhà tiếp đãi, cảnh sát gõ cửa, nhưng chúng tôi không mở. Nửa giờ sau, chúng tôi cải trang trước khi ra ngoài, cảnh sát ở tầng dưới không nhận ra chúng tôi, và chúng tôi đã thoát được. Tôi nhận thấy rằng, nếu không được Đức Chúa Trời cho phép, cảnh sát không thể bắt được tôi. Hiểu được điều này, tôi hạ quyết tâm rằng nếu Đức Chúa Trời cho phép tôi bị bắt, tôi sẽ thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài, sẵn sàng hiến dâng mạng sống để làm chứng cho Ngài.
Sau đó, tôi đọc được một bài thánh ca lời Đức Chúa Trời có tựa đề “Cuộc sống có ý nghĩa nhất”: “Ngươi là một loài thọ tạo – ngươi dĩ nhiên nên thờ phượng Đức Chúa Trời và theo đuổi một cuộc đời có ý nghĩa. Vì ngươi là một con người, ngươi nên dâng mình cho Đức Chúa Trời và chịu đựng mọi đau khổ! Ngươi nên vui vẻ và vững vàng chấp nhận những đau khổ nhỏ mà ngươi phải chịu hôm nay và sống một cuộc đời có ý nghĩa, như Gióp và Phi-e-rơ. Các ngươi là những người theo đuổi con đường đúng đắn, những người tìm kiếm sự tiến bộ. Các ngươi là những người vươn lên trong nước của con rồng lớn sắc đỏ, những người mà Đức Chúa Trời gọi là công chính. Đó chẳng phải là cuộc đời có ý nghĩa nhất sao?” (Sự thực hành (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Suy ngẫm về bài thánh ca này, lòng tôi cảm thấy được an ủi sâu sắc. Đối với một tạo vật, việc có thể thực hiện bổn phận của mình là điều ý nghĩa và giá trị nhất, và điều đó được Đức Chúa Trời ghi nhớ. Trải qua bao lần bách hại và hoạn nạn đã giúp tôi thật sự nhìn thấy quyền năng và sự tể trị của Đức Chúa Trời, đồng thời có được đức tin nơi Ngài, nhận ra thực chất tà ác của con rồng lớn sắc đỏ và hiểu được bản tính ích kỷ của chính mình. Quan trọng nhất, tôi đã học được cách đối mặt với cái chết. Đây là những điều tôi không thể nào đạt được trong một môi trường thoải mái. Tạ ơn Đức Chúa Trời!