10. Động cơ đằng sau “vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”
Chị Lý Lạc là một người rao giảng, đồng thời cũng theo dõi công tác của hội thánh chúng tôi. Bình thường chúng tôi rất hòa hợp với nhau, khi tôi rơi vào tình trạng tồi tệ, chị ấy sẽ dùng trải nghiệm của bản thân để thông công giúp đỡ tôi. Gần đây, tôi phát hiện chị ấy không mang gánh trọng trách trong bổn phận. Mỗi tuần, chị ấy chỉ nhóm họp một lần với các chấp sự chúng tôi để hiểu sơ về công tác hội thánh, nhưng lúc công tác nảy sinh vấn đề thì chị lại hiếm khi cùng chúng tôi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Lý Lạc vốn phụ trách công tác của vài hội thánh, nếu chị ấy luôn ở trong tình trạng này thì công tác ở các hội thánh đó sẽ bị ảnh hưởng. Tôi nên đề cập vấn đề này với Lý Lạc, hoặc phản ánh tình hình của chị ấy với lãnh đạo cấp trên, để họ kịp thời nắm được tình trạng của Lý Lạc và thông công để giúp chị ấy thay đổi. Nhưng tôi lại không bao giờ nhắc đến chuyện này. Gần đây, tôi có nghe Lý Lạc thông công, chị ấy nghĩ mình không có chuyên môn trong công tác rao giảng phúc âm, không hiểu nhiều về nghiệp vụ và cũng chẳng nắm rõ các nguyên tắc rao giảng phúc âm, cảm thấy có chút khó khăn khi thực hiện bổn phận này. Thực ra tố chất của Lý Lạc khá tốt, cũng không phải hoàn toàn không thể phối hợp, chỉ là chị ấy không mang gánh trọng trách trong bổn phận, chỉ cần dụng tâm nắm bắt một số nguyên tắc thì chị sẽ có thể làm tốt bổn phận thôi. Nếu lần này tôi phản ánh tình trạng của Lý Lạc với lãnh đạo cấp trên, đồng thời yêu cầu chị ấy theo dõi và giám sát công tác hội thánh, liệu chị ấy có nghĩ những đòi hỏi của tôi quá hà khắc không? Liệu chị ấy có vì vậy mà chán nản và không muốn thực hiện bổn phận nữa không? Thôi đi, nắm bắt tình trạng của Lý Lạc là việc của lãnh đạo cấp trên, dù tôi không nói thì họ cũng phải biết chứ. Nghĩ đến đây, tôi quyết định không phản ánh tình trạng của Lý Lạc. Sau đó, khi Lý Lạc nhóm họp cùng chúng tôi, tôi đã nhiều lần muốn chỉ ra vấn đề của chị ấy trong bổn phận, nhưng rồi lại sợ chị ấy nói tôi yêu cầu quá hà khắc. Lỡ như Lý Lạc không chịu tiếp nhận thì mối quan hệ của chúng tôi sẽ bị hủy hoại, về sau chị ấy sẽ không có cái nhìn tốt về tôi nữa. Cứ như thế, tôi mấy lần suýt nói ra nhưng rồi lại thôi.
Không lâu sau, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Không quá khó để giải quyết vấn đề lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ. Lãnh đạo giả thì không làm công tác thực tế, dễ bị phát hiện và thấy rõ. Kẻ địch lại Đấng Christ thì gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, cũng dễ bị phát hiện và thấy rõ. Những điều này đều liên quan đến vấn đề gây nhiễu loạn việc làm bổn phận của dân được Đức Chúa Trời chọn, và ngươi nên tố giác, vạch trần những người này – chỉ vậy mới không làm chậm trễ công tác của hội thánh. Tố giác, vạch trần lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ là công tác then chốt để bảo đảm rằng dân được Đức Chúa Trời chọn có thể làm tốt bổn phận của mình, và toàn bộ dân được Đức Chúa Trời chọn đều có trách nhiệm này. Bất kể là ai, chỉ cần họ là lãnh đạo giả hoặc kẻ địch lại Đấng Christ, thì dân được Đức Chúa Trời chọn đều nên vạch trần họ, phản ánh họ, như thế mới là làm hết trách nhiệm của mình. … Các ngươi nghe giảng đạo nhiều năm trời, mà đến bây giờ vẫn không thể phân định lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ, thay vào đó còn cam nguyện hòa mình bừa bãi với kẻ địch lại Đấng Christ, suốt ngày ăn uống mà chẳng để tâm vào bất kỳ chuyện gì. Biểu hiện này đủ cho thấy các ngươi không phải là người thật lòng tin Đức Chúa Trời. Thứ nhất, các ngươi không yêu thích hay tiếp nhận lẽ thật. Thứ hai, các ngươi chẳng có tinh thần trách nhiệm đối với bổn phận, lòng trung thành thì càng khỏi nói đến, và các ngươi căn bản không màng đến công tác của hội thánh. Bề ngoài, các ngươi có làm bổn phận đấy, nhưng lại không đạt được hiệu quả gì, đều là làm cho có lệ. Bất kể lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn và phá hoại công tác của hội thánh như thế nào, các ngươi đều không hay biết, cũng không phiền lòng chút nào. … Nhà Đức Chúa Trời đã chăm tưới các ngươi bao lâu nay, các ngươi đã nghe quá nhiều bài giảng đạo, kết quả thì sao? Xảy ra vấn đề nghiêm trọng là trong hội thánh xuất hiện một kẻ địch lại Đấng Christ, thế mà các ngươi chẳng biết gì. Điều này cho thấy các ngươi không có tiến bộ gì, tê liệt và ngu ngơ, lại còn buông thả xác thịt. Các ngươi là một lũ người chết, không có một ai sống, không có một ai mưu cầu lẽ thật, cùng lắm chỉ có một vài kẻ đem sức lực phục vụ mà thôi. Các ngươi tin Đức Chúa Trời lâu như vậy, đã nghe giảng đạo lâu như vậy, mà vẫn có thể hòa mình với kẻ địch lại Đấng Christ, tuyệt nhiên không vạch trần hay tố giác chúng, vậy thì các ngươi có gì khác với những người không tin Đức Chúa Trời chứ? Các ngươi cùng một phường với kẻ địch lại Đấng Christ và không phải là dân của Đức Chúa Trời. Các ngươi đi theo kẻ địch lại Đấng Christ và Sa-tan, chứ tuyệt đối không phải là người đi theo Đức Chúa Trời. Mặc dù các ngươi không làm những việc ác mà kẻ địch lại Đấng Christ làm, nhưng các ngươi đi theo hắn và bảo vệ hắn, vì các ngươi không vạch trần hay tố giác hắn, lại còn ngây ngô nói mình không tiếp xúc nhiều với hắn, không hiểu hắn làm gì. Các ngươi làm vậy chẳng phải là trắng trợn bao che cho kẻ địch lại Đấng Christ sao? Kẻ địch lại Đấng Christ đã làm quá nhiều việc ác và khiến công tác của hội thánh bị tê liệt, khiến đời sống hội thánh biến thành một mớ hỗn độn rối tinh rối mù, thế mà các ngươi nói rằng mình không biết kẻ địch lại Đấng Christ đã làm gì – nói vậy thì ai tin chứ? Tận mắt thấy kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn và phá hoại công tác của hội thánh, nhưng các ngươi lại hoàn toàn thờ ơ, không có bất kỳ phản ứng nào. Chẳng có một ai vạch trần hay tố giác hắn, chút trách nhiệm này mà các ngươi cũng không đảm đương được, thật quá thiếu lương tâm và lý trí!” (Mục 7. Họ tà ác, nham hiểm và giả dối (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời đã bày tỏ rất nhiều lẽ thật để cung ứng cho chúng ta, Ngài thông công rất chi tiết và toàn diện về lẽ thật trong việc phân định những kẻ địch lại Đấng Christ và lãnh đạo giả, với hy vọng rằng khi có kẻ quấy nhiễu công tác của nhà Đức Chúa Trời, chúng ta có thể làm tròn trách nhiệm và đứng lên bảo vệ công tác hội thánh. Nếu thấy công tác của nhà Đức Chúa Trời bị ảnh hưởng nhưng lại không nhận thức được, cũng không có lòng chính nghĩa đứng lên ngăn chặn hoặc phản ánh với cấp trên, thì chúng ta là những người chết không có lương tâm hay bất kỳ lời chứng nào. Đức Chúa Trời đã vạch rõ tình trạng của tôi. Tôi thấy gần đây Lý Lạc hiếm khi theo dõi công tác của hội thánh, khiến cho công tác bị ảnh hưởng, nhưng vì nghĩ quẩn lo quanh và sợ hủy hoại mối quan hệ với Lý Lạc, tôi đã không dám chỉ ra cho chị ấy, cũng không dám phản ánh lên cấp trên. Tôi đã không hề bảo vệ công tác của hội thánh, thực sự khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Suy nghĩ đến đây, tôi cảm thấy vô cùng tự trách, bèn bật máy tính lên, định phản ánh tình hình của Lý Lạc với cấp trên. Nhưng tôi vẫn còn e ngại một chuyện: “Nếu mình phản ánh vấn đề của Lý Lạc, khi đó lãnh đạo cấp trên nhất định sẽ thông công với chị ấy và chị ấy sẽ biết mình là người đã báo với lãnh đạo. Lúc đó chị ấy sẽ nghĩ gì về mình đây? Liệu Lý Lạc có nghĩ mình đang lén vạch trần khuyết điểm của chị ấy không? Nếu chị ấy giận mình, thì sau này cả hai làm sao phối hợp trong bổn phận được nữa?”. Ngay khi nghĩ vậy, tôi liền xóa tin nhắn trên máy tính, rồi nghĩ bụng: “Mỗi người đều có lúc rơi vào tình trạng tồi tệ, đều có thiếu sót ở một vài phương diện, đừng nên thấy người khác có chút vấn đề là đã vội phản ánh. Đợi một thời gian nữa, có lẽ Lý Lạc sẽ nhận thức được vấn đề và thay đổi thôi. Tốt hơn là mình khoan phản ánh đã”.
Mấy hôm sau, khi cùng Lý Lạc dự nhóm họp để triển khai công tác, tôi đọc lại đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nhà Đức Chúa Trời đã chăm tưới các ngươi bao lâu nay, các ngươi đã nghe quá nhiều bài giảng đạo, kết quả thì sao? Xảy ra vấn đề nghiêm trọng là trong hội thánh xuất hiện một kẻ địch lại Đấng Christ, thế mà các ngươi chẳng biết gì. Điều này cho thấy các ngươi không có tiến bộ gì, tê liệt và ngu ngơ, lại còn buông thả xác thịt. Các ngươi là một lũ người chết, không có một ai sống, không có một ai mưu cầu lẽ thật, cùng lắm chỉ có một vài kẻ đem sức lực phục vụ mà thôi” (Mục 7. Họ tà ác, nham hiểm và giả dối (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Nhìn thấy hai chữ “người chết”, lòng tôi bất chợt đau nhói như bị kim đâm. Nghĩ đến bản thân nhiều lần không thể thực hành lẽ thật, tôi cảm thấy tự trách. Tôi thầm cầu nguyện trong lòng: “Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt con bảo vệ lợi ích hội thánh và chỉ ra vấn đề của Lý Lạc”. Cầu nguyện xong, tình cờ Lý Lạc cũng thông công về biểu hiện chị ấy không làm công tác thực tế dựa trên lời Đức Chúa Trời, đặc biệt là khi thấy một số lãnh đạo hội thánh có tố chất rất tốt, chị xử lý công việc không giỏi bằng họ nên sợ họ sẽ xem thường mình. Chị nói mình là một người giảng đạo nhưng năng lực làm việc lại không tốt bằng các lãnh đạo ấy, nên cũng không theo dõi công tác của các hội thánh đó quá nhiều. Xem ra Lý Lạc cũng biết rằng việc bản thân không theo dõi và giám sát công tác là biểu hiện của một lãnh đạo giả. Nếu tôi còn chỉ ra vấn đề của chị ấy thì khác nào xát muối vào vết thương? Liệu chị ấy có nghĩ tôi thiếu lòng yêu thương và không quan tâm đến cảm xúc của chị không? Thế nên, tôi chỉ đưa ra vài lời nhắc nhở ngắn gọn và đơn giản. Sau đó, tôi nghĩ tốt hơn hết mình nên phản ánh tình hình của Lý Lạc cho các lãnh đạo, để họ có thể thông công và giúp đỡ chị ấy kịp thời. Nên tôi bèn phản ánh với lãnh đạo một số tình huống mà mình chứng kiến. Sau khi được lãnh đạo thông công và chỉ ra vấn đề, Lý Lạc mở lòng trong một buổi nhóm họp rằng chị đã ăn uống những lời Đức Chúa Trời vạch rõ các lãnh đạo giả và nhận ra mình đã không theo dõi hay giám sát công tác, cũng như chưa làm tốt công việc của mình. Sau đó, Lý Lạc theo dõi công tác của hội thánh thường xuyên hơn, đồng thời cũng cùng chúng tôi phân tích lý do tại sao công tác phúc âm không hiệu quả, cố gắng giải quyết những vấn đề này một cách thực tế. Thấy Lý Lạc có thể làm được chút công tác thực tế, tôi rất vui mừng.
Sau đó, tôi cũng phản tỉnh: “Tại sao mình không bao giờ dám chỉ ra các vấn đề của Lý Lạc hay phản ánh với lãnh đạo cấp trên? Chính xác thì điều gì đã kìm kẹp mình vậy?”. Trong lúc tìm kiếm, tôi thấy lời này của Đức Chúa Trời: “Có một giáo lý trong triết lý sống nói rằng: ‘Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp’. Nghĩa là để giữ gìn một mối quan hệ thân thiện, người ta phải giữ im lặng về các vấn đề của bạn mình, ngay cả khi thấy rõ những vấn đề đó – rằng họ nên tuân thủ nguyên tắc không đánh vào mặt hay vạch khuyết điểm. Họ phải lừa dối nhau, giấu giếm nhau, âm mưu với nhau; và dù biết rất rõ người kia là loại người như thế nào, nhưng cũng không nói thẳng ra mà dùng các phương kế mưu chước để duy trì mối quan hệ thân thiện. Tại sao người ta muốn duy trì các mối quan hệ như vậy? Đó là vì họ không muốn gây thù chuốc oán trong xã hội này, trong đội nhóm của mình, để rồi thường xuyên đặt mình vào những tình huống nguy hiểm. Biết rằng có người sẽ trở thành kẻ thù và làm hại mình sau khi mình vạch ra những khuyết điểm của họ hay làm tổn thương họ, và không muốn đặt mình vào tình huống như vậy, ngươi áp dụng giáo lý trong triết lý sống sau: ‘Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm’. Theo triết lý này, nếu hai người có mối quan hệ như vậy, họ có được coi là bạn bè thực sự không? (Không.) Họ không phải là là bạn bè thực sự, càng không phải là tri kỷ của nhau. Vậy chính xác thì đây là loại quan hệ gì? Chẳng phải đây là một mối quan hệ xã hội cơ bản sao? (Đúng vậy.) Trong những mối quan hệ xã hội như vậy, con người không thể bày tỏ cảm xúc của mình, không thể trao đổi sâu sắc, cũng không thể nói chuyện thoải mái. Họ không thể nói ra những điều trong lòng mình, hay những vấn đề nhìn thấy ở đối phương, hoặc những lời có lợi cho đối phương. Thay vào đó, họ chọn nói những điều tốt đẹp để giữ thiện cảm của người kia. Họ không dám nói lên sự thật hay tuân theo các nguyên tắc, vì sợ rằng điều đó sẽ làm người khác nảy sinh thù hận với họ. Khi không bị ai đe dọa, chẳng phải người đó sống tương đối thoải mái và bình yên sao? Đây chẳng phải là mục đích của con người khi cổ động câu nói: ‘Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm’ sao? (Đúng vậy.) Rõ ràng, đây là một cách tồn tại mưu chước, dối trá có yếu tố phòng thủ, với mục tiêu là tự bảo vệ bản thân. Những người sống như vậy không có bạn tri kỷ, không có bạn thân để có thể nói năng thoải mái. Họ phòng thủ với nhau, lợi dụng và mưu mô, mỗi người cần gì thì lấy nấy từ mối quan hệ. Chẳng phải là như vậy sao? Về gốc rễ, mục tiêu của câu ‘Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm’ là để tránh làm mất lòng người khác và tránh gây thù chuốc oán, không hại ai để tự bảo vệ mình. Đó là một kỹ xảo và phương pháp người ta áp dụng để tránh cho bản thân mình khỏi bị tổn hại” (Mưu cầu lẽ thật là gì (8), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Trước đây, tôi rất đồng tình với câu “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”, vì nó dạy tôi rằng khi tương tác với người khác, chúng ta phải quan tâm đến cảm xúc của họ, đừng quá hà khắc và cũng đừng vạch trần các khuyết điểm của họ. Tôi nghĩ những ai làm được điều này đều là người tốt, có lý trí và có đạo đức. Chỉ sau khi được Đức Chúa Trời vạch rõ, tôi mới hiểu rằng “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” là một triết lý xử thế, những ai sống theo triết lý này sẽ trở nên xảo quyệt, giả dối, ích kỷ và hèn hạ. Nhìn bề ngoài, hành động này có vẻ là quan tâm đến người khác, nhưng thực tế, động cơ đằng sau là để tránh làm mất lòng người, kể cả khi nhìn thấy vấn đề của họ cũng không chỉ ra, cố làm vui lòng họ để duy trì mối quan hệ xác thịt. Khi tương tác với mọi người theo cách này, dù có vẻ các mối quan hệ được giữ gìn tốt, nhưng giữa người với người không có sự chân thành, thay vì giúp đỡ lẫn nhau, thì họ lại phòng bị và lợi dụng nhau. Tôi đã sống theo triết lý xử thế “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Khi thấy gần đây Lý Lạc hiếm khi theo dõi và giám sát công tác, lúc đầu tôi cũng muốn chỉ ra cho chị ấy hoặc phản ánh lên lãnh đạo, nhưng rồi tôi nghĩ vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm, Lý Lạc cũng nói công việc này hơi khó khăn đối với chị, nên nếu tôi đề cập chuyện chị ấy không theo dõi hay giám sát công tác, thì liệu có phải là yêu cầu quá cao ở chị không? Tôi viện cớ rằng ai cũng có lúc rơi vào tình trạng tồi tệ và có những thiếu sót riêng, rồi lựa chọn im lặng. Khi nghe Lý Lạc mở lòng và nhận thức việc mình không theo dõi công tác, tôi sợ nếu chỉ ra vấn đề của chị ấy lần nữa thì khác nào xát muối vào vết thương, nên cuối cùng chỉ nói vài câu vô thưởng vô phạt. Bề ngoài có vẻ tôi quan tâm đến cảm xúc của Lý Lạc, nhưng ẩn sau đó là những động cơ hèn hạ của tôi. Tôi sợ chị ấy trách tôi yêu cầu quá cao, nói xấu sau lưng và vạch trần khuyết điểm của chị. Nếu vì chuyện này mà đắc tội Lý Lạc, thì từ nay chị ấy sẽ có ác cảm với tôi, khi đó chúng tôi sẽ không thể hợp tác một cách bình yên và vui vẻ như hiện tại. Để bảo vệ mối quan hệ với Lý Lạc, tôi đã nhiều lần từ bỏ việc thực hành lẽ thật. Bề ngoài, tôi và Lý Lạc có vẻ rất hòa hợp, là những người bạn tốt có chuyện gì cũng tâm sự với nhau, nhưng tôi không hề có lòng chân thành, cũng chẳng yêu thương gì chị ấy. Nghĩ lại, khi tôi rơi vào tình trạng tồi tệ, Lý Lạc thường thông công và giúp đỡ tôi, hễ thấy tôi có vấn đề là chị sẽ chỉ ra để tôi biết mà thay đổi, vậy mà vì tránh tạo ra kẻ địch cho bản thân, tôi viện cớ nghĩ đến cảm xúc của Lý Lạc, vô tâm đứng nhìn chị ấy sống trong tâm tính bại hoại mà chẳng thèm góp ý. Lý Lạc vì vậy đã không nhận ra vấn đề của bản thân để kịp thời thay đổi, khiến lối vào sự sống bị tổn hại và công tác của hội thánh bị ảnh hưởng. Tôi thực sự quá ích kỷ và hèn hạ! Tôi không hề suy nghĩ cho Lý Lạc, rõ ràng thấy chị ấy sắp rơi xuống hố nhưng lại không dang tay cứu giúp. Tôi là người dễ dãi và có ác tâm. Phản tỉnh về điều này, cuối cùng tôi đã có được chút phân định về triết lý Sa-tan “Đánh người chớ đánh vào mặt; vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm”. Sa-tan sử dụng triết lý xử thế này để làm bại hoại con người, khiến mọi người phòng bị và lợi dụng lẫn nhau, ngày càng trở nên ích kỷ, lạnh lùng và thiếu nhân tính. Nếu tiếp tục sống theo quy tắc đạo đức này thì tôi sẽ chỉ ngày càng trở nên giả dối.
Sau đó, tôi đọc một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời, hiểu được thế nào là vạch khuyết điểm, thế nào là giúp đỡ người khác. Đức Chúa Trời phán: “Từ ‘vạch mặt’ trong câu ‘vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm’ là tốt hay xấu? Từ ‘vạch mặt’ có cùng tầng nghĩa với việc con người bị phơi bày hay vạch trần trong lời Đức Chúa Trời không? (Không.) Theo hiểu biết của Ta về từ ‘vạch mặt’ như trong ngôn ngữ của con người thì nó không có nghĩa như vậy. Bản chất của nó là một hình thức vạch trần có phần ác tâm; nghĩa là phơi bày những vấn đề và thiếu sót của người, hoặc một số điều và hành vi mà người khác không biết, hoặc một số âm mưu, ý tưởng hoặc quan điểm đằng sau. Đây chính là ý nghĩa của từ ‘vạch mặt’ trong câu ‘vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm’. Nếu hai người hòa thuận và là bạn tri kỷ, giữa họ không có rào cản, và mỗi người đều mong có lợi và hỗ trợ cho người kia, thì tốt nhất họ nên ngồi lại với nhau và nói ra những vấn đề của nhau một cách cởi mở và chân thành. Đây mới là cách đúng đắn, chứ không phải là vạch khuyết điểm của người khác” (Mưu cầu lẽ thật là gì (8), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Lời Đức Chúa Trời đã thay đổi quan điểm sai lầm của tôi. “Vạch khuyết điểm” trong “vạch mặt người chớ vạch khuyết điểm” là vạch trần những vấn đề, khuyết điểm của người khác một cách ác ý, động cơ không phải để giúp đỡ mọi người, mà ẩn sau đó là ý định nham hiểm nhằm đạt được những mục đích thầm kín của riêng mình. Hành động như vậy chỉ mang lại sự đả kích và đau đớn cho người khác, chứ không hề mang tính gây dựng hay có ích cho họ. Trong khi đó, sự “phơi bày” mà Đức Chúa Trời nói đến là điều tích cực, nghĩa là nhìn thấy vấn đề của đối phương và chân thành muốn giúp họ, để họ nhận ra tính chất của vấn đề và có thể kịp thời thay đổi hành vi sai trái. Sự phơi bày như thế có lợi cho người khác, chứ không phải vạch khuyết điểm của họ. Khi thấy vấn đề của Lý Lạc gây ảnh hưởng đến công tác, việc tôi chỉ ra vấn đề sẽ giúp chị ấy nhận thức, thay đổi và thực hiện tốt bổn phận. Việc phản ánh với lãnh đạo cũng là để họ nắm được tình trạng của Lý Lạc, kịp thời giúp chị ấy thay đổi để tránh trì hoãn công tác của hội thánh, là thực hành lẽ thật và giúp đỡ anh chị em, chứ không phải vạch khuyết điểm của người khác hay nói xấu sau lưng họ. Đây là điều tích cực. Nếu một người biết tiếp nhận lẽ thật, thì khi được người khác chỉ ra vấn đề, họ có thể phản tỉnh, nhận thức và thay đổi kịp thời. Làm vậy sẽ có lợi cho cả sự sống của chính họ và công tác của hội thánh. Cũng như Lý Lạc, khi được lãnh đạo chỉ ra và giúp đỡ, chị đã có thể phản tỉnh, biết mình và kịp thời thay đổi thái độ đối với bổn phận. Lúc gặp vấn đề trong công tác phúc âm, chị cũng thảo luận và cùng chúng tôi tìm kiếm giải pháp, có được con đường thực hành sau khi thông công. Tôi nhận ra việc vạch trần vấn đề của người khác không phải là hà khắc với họ. Hà khắc là khi chúng ta không cân nhắc vóc giạc hay tố chất của người khác, không nhìn xem họ có gắng sức phối hợp hay chưa, mà cứ yêu cầu này nọ ngay khi thấy họ bộc lộ sai lầm hay thiếu sót. Chăm chăm soi mói và bắt lỗi người khác có thể dễ dàng khiến họ bị kìm kẹp, thậm chí trở nên tiêu cực. Với tư cách là lãnh đạo và người làm công, công việc của Lý Lạc là theo dõi và giám sát công tác của hội thánh. Hơn nữa, chị ấy cũng có chút tố chất, dù chưa quen với công tác phúc âm, nhưng chỉ cần chăm chỉ học hỏi thì sẽ có thể nắm vững chút nguyên tắc hoặc có thể giải quyết một số vấn đề khi cộng tác với anh chị em trong nhóm. Lý Lạc đã sống trong tâm tính bại hoại và không làm công tác thực tế, nên việc tôi chỉ ra và phản ánh vấn đề của chị ấy cũng là sự giám sát bình thường đối với lãnh đạo và người làm công. Vậy mà tôi lại có suy nghĩ sai lầm rằng mình quá hà khắc với chị ấy. Quan điểm nhìn nhận sự việc của tôi quá ư lố bịch!
Một hôm, tôi đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời và hiểu được phần nào lý do vì sao tôi không thực hành lẽ thật. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Hầu hết mọi người đều muốn mưu cầu và thực hành lẽ thật, nhưng phần lớn thời gian họ chỉ dừng ở một quyết tâm và khao khát làm như vậy; lẽ thật chưa trở thành sự sống của họ. Kết quả là, khi họ gặp phải các thế lực tà ác hay đối mặt với những kẻ ác và người xấu làm những việc ác, hay những lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ làm việc theo cách vi phạm các nguyên tắc – do đó làm nhiễu loạn công tác của hội thánh và gây hại cho dân được Đức Chúa Trời chọn – họ mất dũng khí để đứng ra và lên tiếng. Khi ngươi không có dũng khí có nghĩa là gì? Có phải nó có nghĩa là ngươi nhút nhát hay không thể nói nên lời không? Hay có phải là ngươi không hiểu thấu đáo, và do đó không tự tin lên tiếng? Cũng không; đây chủ yếu là hậu quả của việc bị tâm tính bại hoại kìm kẹp. Một trong những tâm tính bại hoại ngươi bộc lộ là tâm tính giả dối; khi có chuyện xảy ra với ngươi, điều đầu tiên ngươi nghĩ đến là tư lợi, điều đầu tiên ngươi cân nhắc là hậu quả, xem liệu điều này có lợi cho mình hay không. Đây là tâm tính giả dối, không phải sao? Một tâm tính khác là sự ích kỷ và đê tiện. Ngươi nghĩ: ‘Thiệt hại về lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có ảnh hưởng gì tới tôi? Tôi không phải là lãnh đạo nên sao tôi phải quan tâm? Điều đó không liên quan gì đến tôi cả. Đó không phải là trách nhiệm của tôi’. Những suy nghĩ và lời nói như vậy không phải là điều mà ngươi chủ ý suy nghĩ, mà được tạo ra bởi tiềm thức của ngươi – đó là tâm tính bại hoại bị bộc lộ khi người ta gặp phải một vấn đề” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Một khi lẽ thật đã trở thành sự sống trong ngươi, khi ngươi quan sát thấy một người nào đó phạm thượng đối với Đức Chúa Trời, không kính sợ Đức Chúa Trời, qua loa chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận của họ, hoặc người nào đó làm gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh, ngươi sẽ phản ứng theo các nguyên tắc của lẽ thật, sẽ có thể phân định và phơi bày họ khi cần thiết. Nếu lẽ thật chưa trở thành sự sống của ngươi, và ngươi vẫn sống trong tâm tính Sa-tan của mình, thì khi ngươi phát hiện ra những kẻ ác và ma quỷ, những kẻ gây gián đoạn và nhiễu loạn đến công tác của hội thánh, thì ngươi sẽ giả mù giả điếc; ngươi sẽ tảng lờ chúng mà không bị lương tâm trách móc. Thậm chí ngươi sẽ nghĩ rằng bất cứ ai đang gây nhiễu loạn đến công tác của hội thánh thì chẳng liên quan gì đến ngươi. Cho dù công tác của hội thánh và những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có bị ảnh hưởng đến đâu, ngươi cũng không quan tâm, can thiệp hoặc cảm thấy tội lỗi – điều này khiến ngươi trở thành một người không có lương tâm hoặc lý trí, một người không tin, một kẻ đem sức lực phục vụ. Ngươi ăn của Đức Chúa Trời, uống của Đức Chúa Trời và tận hưởng tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, ấy thế mà lại cảm thấy rằng bất kỳ sự tổn hại nào đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời đều không liên quan đến ngươi – điều này khiến ngươi trở thành kẻ phản bội ăn cháo đá bát. Nếu ngươi không bảo vệ những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời thì ngươi thậm chí có phải là con người không? Đây là một con quỷ đã len lỏi vào hội thánh. Ngươi giả vờ tin Đức Chúa Trời, giả vờ là người được chọn, và ngươi muốn ăn bám trong nhà Đức Chúa Trời. Ngươi là người cũng không ra người, quỷ cũng không ra quỷ, và rõ ràng là một trong những người không tin” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã vạch rõ tình trạng thực sự của tôi. Tôi nhận ra mình không có lẽ thật và đang sống theo tâm tính Sa-tan giả dối, ích kỷ, khi gặp chuyện chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mà không hề bảo vệ công tác của hội thánh. Rõ ràng tôi thấy Lý Lạc không mang gánh trọng trách trong bổn phận và hiếm khi theo dõi, giám sát công tác, ảnh hưởng đến tiến độ công tác bình thường của hội thánh. Nếu là người có nhân tính và lương tâm, tôi sẽ kịp thời chỉ ra cho Lý Lạc và phản ánh với cấp trên. Nhưng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Lý Lạc, tôi nhiều lần muốn nói ra rồi lại thôi, còn viện cớ rằng: “Lãnh đạo thường xuyên gặp Lý Lạc, nếu mình không nói thì họ vẫn nắm được tình trạng của chị ấy thôi”, và chọn cách im lặng. Khi muốn phản ánh với lãnh đạo cấp trên về vấn đề của Lý Lạc, tôi sợ làm mất lòng chị ấy nên lại nghĩ ra một lý do nghe có vẻ thanh cao, rằng: “Ai cũng có lúc rơi vào tình trạng tồi tệ, không nên yêu cầu ở người khác quá cao” để bào chữa cho việc không thực hành lẽ thật. Tôi thực sự quá giả dối và xảo quyệt! Tôi đã tận hưởng rất nhiều sự cung ứng và dẫn dắt từ lời Đức Chúa Trời, nếu vẫn còn chút nhân tính và lương tâm, thì khi nhìn thấy công tác hội thánh bị tổn hại, tôi nên đứng lên và làm mọi thứ có thể để bảo vệ công tác. Nếu tôi chịu kịp thời chỉ ra vấn đề cho Lý Lạc, thì chị ấy đã có thể nhận thức và thay đổi sớm hơn một chút, công tác cũng sẽ không bị trì hoãn trong thời gian dài đến vậy. Đây đều là hậu quả từ sự ích kỷ và hèn hạ của tôi khi không thực hành lẽ thật. Ngoài ra, tôi luôn cho rằng việc chỉ ra vấn đề của Lý Lạc là chuyện của cấp trên, quan điểm này cũng vô cùng sai lầm. Bảo vệ công tác hội thánh là trách nhiệm của mỗi người được Đức Chúa Trời chọn. Là thành viên trong nhà Đức Chúa Trời, tôi có trách nhiệm giám sát công tác của các lãnh đạo và người làm công. Nếu thấy lãnh đạo hoặc người làm công đi ngược lại các nguyên tắc hoặc gây bất lợi cho công tác hội thánh, tôi nên chỉ ra điều đó và hoàn thành trách nhiệm của mình. Hiểu được những điều này, tôi không còn muốn sống theo tâm tính bại hoại nữa, tôi bèn cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời dẫn dắt tôi tìm ra con đường thực hành.
Tôi thấy lời Đức Chúa Trời phán: “Nếu đó là việc làm phù hợp với nguyên tắc, thì dù nó khiến ngươi đắc tội với mọi người hoặc khiến mọi người trách mắng sau lưng ngươi, thì cũng chẳng sao cả; nếu đó là việc làm không phù hợp với nguyên tắc, thì dù nó khiến ngươi được mọi người tán thành và ủng hộ, khiến mọi người hòa thuận với ngươi – nhưng có điều ngươi sẽ không thể giải trình được trước Đức Chúa Trời – thì ngươi cũng đã chịu tổn thất rồi. Nếu ngươi duy trì mối quan hệ với số đông, làm họ vui vẻ và thỏa mãn, được họ khen ngợi, nhưng ngươi lại đắc tội với Đức Chúa Trời, với Đấng Tạo Hóa, thì ngươi là kẻ ngốc nhất trên đời. Cho nên, bất kể ngươi làm gì, thì nhất định cũng phải hiểu được liệu chuyện đó có phù hợp với các nguyên tắc hay không, có làm Đức Chúa Trời hài lòng hay không, thái độ của Đức Chúa Trời đối với chuyện này là gì, mọi người nên có lập trường như thế nào và nên tuân thủ các nguyên tắc nào, Đức Chúa Trời đã dặn dò ra sao và ngươi nên làm thế nào – trước tiên, ngươi phải hiểu rõ chuyện này” (Chức trách của lãnh đạo và người làm công (24), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). “Nếu ngươi có động cơ và quan điểm của ‘người dễ dãi’ thì trong mọi sự, ngươi đều không có khả năng thực hành lẽ thật và giữ vững nguyên tắc, và ngươi sẽ luôn thất bại và ngã nhào. Nếu ngươi không tỉnh ngộ và không bao giờ tìm kiếm lẽ thật thì ngươi là kẻ chẳng tin, và ngươi sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật và sự sống. Vậy thì ngươi nên làm gì? Khi gặp phải loại chuyện này, ngươi phải cầu nguyện Đức Chúa Trời, kêu cầu Ngài, cầu xin Ngài cứu rỗi, và xin Đức Chúa Trời ban cho ngươi thêm đức tin và sức mạnh để ngươi có thể giữ vững nguyên tắc, làm điều ngươi nên làm, làm việc theo nguyên tắc, đứng vững lập trường ngươi nên đứng, bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và không khiến công tác của nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại. Nếu ngươi có thể đạt đến chống lại lợi ích cá nhân, thể diện và quan điểm của một ‘người dễ dãi’, và nếu ngươi làm điều ngươi nên làm bằng tấm lòng trung thực, trọn vẹn thì ngươi đã đánh bại được Sa-tan và đã đạt được phương diện này của lẽ thật” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Khi có chuyện xảy đến với mình, tôi phải tìm kiếm hành động sao cho phù hợp với các nguyên tắc, không thể vì sợ làm mất lòng người khác mà không thực hành lẽ thật hoặc không vạch trần vấn đề của họ. Nếu làm vậy, thì dù duy trì được mối quan hệ tốt với đối phương, nhưng tôi cũng sẽ vi phạm các nguyên tắc lẽ thật và làm tổn hại lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, đồng thời xúc phạm Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thích những người đơn thuần và trung thực, thấy lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại thì có thể bảo vệ công tác hội thánh mà không quan tâm đến lợi ích riêng. Nhận thức được điều này, tôi thầm quyết tâm rằng từ nay, khi nhìn thấy có điều gì gây tổn hại đến lợi ích hội thánh, tôi không thể hèn nhát và chỉ biết lo bảo vệ bản thân. Ngay cả khi đối phương không chịu tiếp nhận, còn tỏ thái độ hoặc nảy sinh thành kiến với tôi, tôi cũng không nên bị kìm kẹp bởi điều đó. Ý định của tôi là giúp đỡ đối phương, đồng thời bảo vệ lợi ích của hội thánh, đây là một điều tích cực và không nên bị kìm kẹp bởi tâm tính bại hoại. Nếu luôn nghĩ đến lợi ích riêng thì sẽ chẳng bao giờ chiến thắng được tâm tính bại hoại. Chúng ta nên cầu nguyện và cậy dựa vào Đức Chúa Trời, xin Ngài ban cho ta thêm đức tin và sức mạnh để có thể buông bỏ lợi ích cá nhân, làm người trung thực và làm tròn trách nhiệm của mình, vậy mới có hy vọng được cứu rỗi.
Sau đó, tôi cũng đã ý thức thực hành làm một người trung thực. Có một thời gian, người chị em cộng sự của tôi là Trầm Thanh hiếm khi theo dõi công tác chăm tưới. Một nhân sự chăm tưới vì lý do cá nhân nên đã không chăm tưới cho người mới suốt hai tuần liền, vậy mà Trầm Thanh cũng không hay biết. Tôi nghĩ Trầm Thanh phụ trách việc chăm tưới, cần nắm rõ hiện trạng công tác của nhân sự chăm tưới và kịp thời giải quyết những vấn đề trong công tác. Tôi phải chỉ ra cho Trầm Thanh thấy vấn đề này, để chị ấy nhận thức và giải quyết càng sớm càng tốt, tránh trì hoãn việc chăm tưới người mới. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, nếu mình chỉ ra từng vấn đề một thì liệu Trầm Thanh có thể tiếp nhận không? Bình thường Trầm Thanh cũng làm được một số công tác, có thể chị ấy chỉ tạm thời không kiểm tra công tác đúng lúc thôi, sau này chị ấy sẽ thay đổi. Tôi nhận ra mình lại muốn bảo vệ mối quan hệ với mọi người. Tôi nghĩ đến những lời của Đức Chúa Trời mà mình từng đọc: “Nếu ngươi có thể đạt đến chống lại lợi ích cá nhân, thể diện và quan điểm của một ‘người dễ dãi’, và nếu ngươi làm điều ngươi nên làm bằng tấm lòng trung thực, trọn vẹn thì ngươi đã đánh bại được Sa-tan và đã đạt được phương diện này của lẽ thật” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời yêu thích những người trung thực. Giờ khi nhìn thấy vấn đề của Trầm Thanh, tôi phải chỉ ra cho chị ấy, làm vậy là để bảo vệ công tác của hội thánh chứ không phải có ác ý. Kể cả khi chị ấy không tiếp nhận và tỏ thái độ với tôi, tôi cũng đã làm tròn trách nhiệm của mình và không hề hối tiếc. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài ban cho sức mạnh để thực hành lẽ thật. Cầu nguyện xong, tôi chỉ ra cho Trầm Thanh tất cả những vấn đề mà mình nhìn thấy. Trầm Thanh ban đầu không tiếp nhận, cố lý luận và bào chữa, nên tôi đã dựa theo lời Đức Chúa Trời để chỉ ra những biểu hiện chị ấy không làm công tác thực tế, đồng thời thông công với chị về con đường theo dõi công tác. Ngày hôm sau, Trầm Thanh mở lòng với tôi rằng nhờ được tôi chỉ ra vấn đề, cuối cùng chị cũng nhận ra mình đã qua loa chiếu lệ trong bổn phận, chị sẵn lòng thay đổi. Sau đó, Trầm Thanh tích cực thực hiện bổn phận hơn và cũng bắt đầu theo dõi chi tiết công tác của nhóm chăm tưới. Thấy Trầm Thanh có thể thay đổi, trong lòng tôi rất vui mừng. Cuối cùng tôi đã đưa lẽ thật vào thực hành. Từ nay về sau, tôi sẵn lòng cậy dựa Đức Chúa Trời và thực hành để trở thành một người tốt thực sự.