41. Việc điều chuyển khiến tôi bị tỏ lộ
Năm 2018, tôi làm video ở hội thánh. Vì kỹ năng nghiệp vụ tiến bộ nhanh chóng, tôi cũng thường giúp các anh chị em giải quyết một số vấn đề và khó khăn, nên mọi người đều có ấn tượng tốt về tôi, lãnh đạo cũng tin tưởng giao phó những nhiệm vụ quan trọng cho tôi. Được lãnh đạo công nhận và anh chị em coi trọng, tôi cảm thấy rất thành tựu và trở nên hăng hái hơn. Dù không phải trưởng nhóm, nhưng tôi cũng sẽ nhanh chóng xác định và phân tích các vấn đề trong công tác. Gắng sức hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo và trưởng nhóm giao phó, nên tôi cảm thấy có gánh nặng với bổn phận của mình và tương đối vâng phục. Nhất là khi thấy một số anh chị em xung quanh trở nên tiêu cực, chểnh mảng và không thực hiện đúng bổn phận vì không hài lòng với nhiệm vụ mà hội thánh giao phó, tôi nghĩ mình sẽ không hành động như họ nếu gặp phải tình huống như vậy, và vẫn sẽ thuận phục.
Năm 2022, vào một ngày nọ, trưởng nhóm nói với tôi rằng đang thiếu người làm công tác văn tự. Hiện tại khối lượng công việc của nhóm không nhiều, tôi lại có một chút kỹ năng viết lách, cũng thường thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề, nên sau khi đánh giá toàn diện, lãnh đạo quyết định sắp xếp cho tôi làm công tác văn tự. Nghe tin này, tôi không dám tin vào tai mình và nghĩ: “Họ định điều chỉnh bổn phận của mình sao? Mình muốn ở lại nhóm này. Các anh chị em đều khen ngợi mình, thậm chỉ người ở nhóm khác còn tìm đến mình để xin lời khuyên. Điều này thật vinh dự biết bao! Nếu làm công tác văn tự, mình sẽ không hiểu các nguyên tắc, không biết sẽ mất bao lâu để có thể bắt kịp những người khác vì mình đang học lại từ đầu, chẳng phải mình sẽ là người kém nhất trong nhóm sao? Mình thực sự không hiểu, tại sao họ lại chọn mình?”. Tôi nghĩ đến vài người chị em quen biết có kỹ năng viết lách tốt. Không lâu sau khi bước vào công tác văn tự, họ đã bị điều chuyển vì không phù hợp với công việc. Tôi cảm thấy mình không giỏi bằng họ và sẽ thật xấu hổ nếu tôi không làm tốt công tác. So sánh thế nào thì tôi vẫn thấy bổn phận hiện tại ổn định và đem lại uy tín hơn. Càng nghĩ như vậy, tôi càng thấy lãnh đạo đã suy xét quá vội vàng, họ điều chuyển tôi mà chưa hiểu rõ được thế mạnh của tôi. Tôi phàn nàn với trưởng nhóm: “Lãnh đạo chưa cân nhắc chuyện này kỹ lưỡng sao? Tôi giỏi làm video hơn. Công tác văn tự không phải thế mạnh của tôi. Nếu chuyển sang đó, tôi sẽ làm không tốt. Chẳng phải họ nên cân nhắc lại theo thế mạnh của tôi sao?”. Những tưởng trưởng nhóm sẽ cảm thông với quan điểm của tôi, có thể sẽ trao đổi với lãnh đạo để xem xét lại việc điều chỉnh này, nhưng chị ấy lại thông công rằng tôi nên suy xét đến nhu cầu công tác của hội thánh trước. Tôi nhận ra thay vì cãi lý, hãy nên thuận phục trước.
Sau đó, tôi tìm hiểu các nguyên tắc liên quan đến việc điều chỉnh bổn phận. Lời Đức Chúa Trời phán: “Nhà Đức Chúa Trời sắp xếp ai thực hiện bổn phận nào không phải là dựa trên sở thích của người ta, mà dựa trên nhu cầu của công tác và liệu việc thực hiện bổn phận có thể đạt hiệu quả hay không. Theo các ngươi, nhà Đức Chúa Trời có nên sắp xếp bổn phận dựa trên sở thích cá nhân không? Có nên dùng người trên tiền đề thỏa mãn sở thích cá nhân của họ không? (Thưa, không nên.) Cái nào phù hợp với các nguyên tắc dùng người của nhà Đức Chúa Trời? Cái nào phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật? Đó là dùng người dựa trên nhu cầu của công tác trong nhà Đức Chúa Trời và hiệu quả thực hiện bổn phận của người ta” (Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng được phúc, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng: Việc hội thánh sắp xếp bổn phận theo thế mạnh của từng người chỉ là một khía cạnh. Điều quan trọng nhất là đáp ứng nhu cầu công tác của hội thánh. Hiện tại đang thiếu người làm công tác văn tự, khối lượng công việc của nhóm cũng không nhiều, dù có thiếu tôi thì tiến độ cũng không bị chậm trễ, tôi nên cân nhắc công tác của hội thánh trước, gác lại những lựa chọn và yêu cầu cá nhân của mình. Sẽ thật ích kỷ nếu tôi chỉ thỏa mãn sở thích của riêng mình. Nhận ra điều này, trong lòng tôi không còn do dự nữa.
Sau đó, tôi đọc đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu một người tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại không nghe theo lời Ngài, không chấp nhận lẽ thật hay thuận phục những sự sắp đặt và an bài của Ngài; nếu họ chỉ biểu lộ một vài hành vi tốt nhất định, nhưng lại không thể chống lại xác thịt và chẳng chịu từ bỏ sĩ diện hay lợi ích nào của bản thân; nếu, mặc dù bên ngoài họ luôn tỏ ra đang thực hiện bổn phận, nhưng họ vẫn sống theo tâm tính Sa-tan của mình, không hề từ bỏ hay thay đổi những triết lý cùng cách sống của Sa-tan, và không hề thay đổi – thì làm sao họ có thể tin vào Đức Chúa Trời được? … Bất kể đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, họ chẳng thiết lập được mối quan hệ bình thường với Ngài, bất kể họ làm gì hoặc gặp phải chuyện gì, điều đầu tiên họ nghĩ đến là: ‘Mình muốn làm gì đây? Làm gì sẽ có lợi cho mình, làm gì không có lợi cho mình? Nếu mình làm thế này thế kia thì sẽ thế nào?’ – đây là những điều họ quan tâm trước hết. Họ chẳng hề quan tâm xem dạng thực hành nào sẽ làm vinh danh Đức Chúa Trời, làm chứng về Đức Chúa Trời, hoặc làm thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, họ cũng không cầu nguyện để tìm kiếm xem yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì, và lời Ngài phán gì. Họ không bao giờ để tâm xem tâm ý hay yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì, cũng không quan tâm chuyện phải thực hành như thế nào để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Dù đôi khi họ cầu nguyện trước Đức Chúa Trời và thông công với Ngài, nhưng đó chỉ đơn thuần là nói chuyện với bản thân, không phải là thật tâm tìm kiếm lẽ thật. Khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời và đọc lời Ngài, họ không liên hệ chúng với những vấn đề mình gặp trong đời thực. Vậy thì, trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, họ đối xử như thế nào với quyền tối thượng, sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời? Khi gặp phải những chuyện không thỏa mãn ý nguyện của mình, thì họ tránh né và chống đối chúng trong lòng. Khi gặp phải những chuyện gây tổn hại cho lợi ích của họ hoặc cản trở thỏa mãn lợi ích của họ, thì họ tìm đủ mọi cách để thoát ra, đấu tranh để tối đa hóa lợi ích của mình và tránh bất kỳ tổn thất nào. Họ không tìm cách đáp ứng tâm ý của Đức Chúa Trời, mà chỉ tìm cách đáp ứng dục vọng của riêng họ. Đây mà là tin Đức Chúa Trời sao? Người như thế có mối quan hệ với Đức Chúa Trời không? Không, không có. Họ sống theo một cách sống đê hèn, bỉ ổi, cương ngạnh và xấu xa. Họ không chỉ không có mối quan hệ với Đức Chúa Trời, mà họ còn quá đỗi đi ngược lại quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời mọi nơi mọi lúc. Họ thường nói: ‘Cầu cho Đức Chúa Trời tể trị và cai quản mọi sự trong đời tôi. Tôi nguyện ý để Đức Chúa Trời ngồi trên ngai, tể trị và cai quản lòng tôi. Tôi nguyện ý thuận phục những sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời’. Tuy nhiên, khi gặp phải chuyện gì tổn hại đến lợi ích của mình, họ lại không thể thuận phục. Thay vì tìm kiếm lẽ thật trong hoàn cảnh được Đức Chúa Trời sắp đặt, họ lại tìm cách xoay chuyển và trốn tránh hoàn cảnh đó. Họ không muốn thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, chỉ muốn làm mọi việc theo ý mình, miễn là lợi ích của họ không bị tổn hại. Họ hoàn toàn không đếm xỉa đến tâm ý của Đức Chúa Trời, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, đến hoàn cảnh, tâm trạng và cảm xúc của mình. Đây mà là tin Đức Chúa Trời sao? (Thưa, không.)” (Người ta không thể được cứu rỗi bởi tin vào tôn giáo hay tham gia vào nghi thức tôn giáo, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng khi những người thật lòng tin Đức Chúa Trời gặp những điều không phù hợp với quan niệm của họ, hay khi lợi ích của họ bị tổn hại, họ sẽ tích cực tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của mình, tìm câu trả lời trong lời Đức Chúa Trời, chờ đợi sự khai sáng và dẫn dắt của Ngài. Những người không tìm kiếm lẽ thật và bất chấp lý lẽ sẽ chỉ chăm chăm vào con người hay tình huống khi gặp phải những điều không phù hợp với quan niệm của mình, thậm chí còn oán trách Đức Chúa Trời, từ chối thuận phục theo sự sắp đặt và an bài của Ngài. Liên hệ với bản thân, hễ nghĩ đến việc không được người khác đánh giá cao khi làm công tác văn tự, và bị tỏ lộ là người vô dụng, tôi lại cố đưa ra lý do, bào chữa và lấy việc thiếu kỹ năng làm lá chắn, cố tình nhấn mạnh khuyết điểm của mình, với hy vọng trưởng nhóm sẽ thông cảm và hiểu cho tôi, để tôi có thể ở lại nhóm và duy trì địa vị của mình. Khi chưa gặp phải chuyện gì và đang tận hưởng thanh thế của mình, tôi nói là sẽ thuận phục Đức Chúa Trời và đón nhận từ Ngài. Nhưng khi gặp những chuyện không phù hợp với quan niệm hay gây tổn hại đến lợi ích cá nhân, tôi lại cãi lý, phản kháng, không phục và bất mãn với sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Không chỉ vậy, tôi còn bới móc lỗi sai của người khác, cho rằng sự sắp xếp của lãnh đạo là không hợp lý. Nghĩ kỹ lại thì lãnh đạo rõ ràng có những điều chỉnh hợp lý dựa theo nhu cầu công tác, và tôi có chút kỹ năng trong công tác văn tự, chứ không phải là không biết gì. Chỉ vì cảm thấy sự điều chỉnh này sẽ làm tổn hại đến danh tiếng và địa vị của mình, mà tôi đã oán trách và chống đối. Tôi thật là vô lý! Vì vậy, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sẵn sàng đón nhận từ Ngài và thuận phục Ngài, cố gắng hết sức để thực hiện công tác văn tự.
Sau khi bổn phận được điều chỉnh, tôi thấy hầu hết các anh chị em đều có kỹ năng văn tự tốt hơn tôi. Một số người từng là lãnh đạo, một số đã nhiều năm làm công tác viết lách, họ nắm vững nguyên tắc, thảo luận vấn đề và bày tỏ quan điểm rất rõ ràng và sâu sắc. Tôi cảm thấy khá ghen tị. Bất giác tôi có chút thất vọng, vừa mới bắt đầu mà giữa tôi và họ đã có khoảng cách lớn. Tôi tự nhủ: “Khi nào mình mới đạt đến trình độ của họ?”. Nhưng tôi không quá nản lòng. Biết mình còn thiếu sót về nguyên tắc, nghiệp vụ và các khía cạnh khác, tôi dành thời gian làm quen với các nguyên tắc, nếu chưa rõ điều gì thì tìm kiếm và học hỏi từ các anh chị em. Nhưng vì mới đảm nhiệm bổn phận này nên tôi không có hiểu biết gì sâu sắc tôi không có kiến giải gì sâu sắc. Thỉnh thoảng, khi bày tỏ một số ý kiến, chúng lại không phù hợp, và khiến tôi cảm thấy khá xấu hổ. Với cái đà này, tôi càng làm thì trông càng tệ, nói gì đến việc khiến người khác coi trọng mình. Tôi lo rằng các anh chị em sẽ nghĩ tố chất của tôi quá kém và tôi không xứng đáng được bồi dưỡng. Nhận thấy công tác này quan trọng và thách thức như thế nào, tôi càng lo mình sẽ không làm tốt và lại bị điều chỉnh, như vậy thì thật xấu hổ. Từ đó trở đi, tôi toàn thực hiện bổn phận một cách lơ đễnh, mắt nhìn chằm chằm vào máy tính, đầu óc trống rỗng. Tôi thiếu hứng thú và động lực để học nghiệp vụ. Trong lòng tôi luôn có một cảm giác chán nản khó lý giải. Đôi khi, tôi còn tưởng tượng đến lúc lãnh đạo đổi ý và cho tôi quay về, như vậy còn tốt hơn là ở đây mà bị tỏ lộ là vô dụng và không được chú ý đến. Sau đó, người chị dạy tôi nghiệp vụ đã phát hiện ra một số vấn đề nguyên tắc trong bổn phận của tôi. Khi phân tích, chị thậm chí còn chỉ ra những vấn đề và sai lệch này cho cả nhóm. Tôi cảm thấy thật xấu hổ. Tôi vô thức nhớ lại những kỷ niệm hồi còn làm video. Hồi đó, tôi rất có uy tín. Ai có thắc mắc đều đến tìm tôi, và tôi thường là người chỉ ra những sai sót cho người khác. Nhưng bây giờ, tôi lại trở thành tấm gương tiêu cực, liên tục bị chỉ ra sai sót. Đúng là hai thái cực trái ngược! Sự đối lập này càng khiến tôi tiêu cực hơn. Tôi thậm chí còn nghĩ đến việc nói với lãnh đạo rằng tôi không làm được công tác này và muốn quay lại làm video. Nhưng tôi sợ người khác nói tôi không thuận phục nên vẫn miễn cưỡng thực hiện bổn phận.
Một ngày nọ, tôi chợt nhớ đến lời Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi không giải quyết vấn đề kịp thời khi chúng nảy sinh, thì một khi những vấn đề này bên trong ngươi tích tụ và ngày càng trở nên nghiêm trọng, đồng thời chút nhiệt huyết hay quyết tâm của ngươi đã không còn đủ để hỗ trợ ngươi thực hiện bổn phận nữa, là ngươi sẽ sa vào tiêu cực rồi sụp đổ, thậm chí có nguy cơ rời bỏ Đức Chúa Trời, và chắc chắn không thể đứng vững được” (Mưu cầu lẽ thật là gì (11), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Tôi nhận thấy nếu không giải quyết tình trạng tiêu cực này thì thật nguy hiểm. Mặc dù bề ngoài tôi đã làm tròn bổn phận của mình, nhưng tôi lại không để tâm vào việc đó. Tôi thường nhớ lại những lúc mình được người khác coi trọng và khen ngợi, và tôi chưa bao giờ cố gắng hết sức. Tôi nhận ra vấn đề này cần phải được giải quyết, tôi không thể tiếp tục qua loa chiếu lệ và lừa dối bản thân như thế này. Sau đó, khi phản tỉnh, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Đừng để ai nghĩ rằng bản thân họ là hoàn hảo, ưu tú, cao quý, hay khác biệt với những người khác; hết thảy điều này đều là do tâm tính kiêu ngạo và sự vô tri của con người gây ra. Luôn nghĩ bản thân mình cao vượt người khác – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ có thể chấp nhận khuyết điểm của mình, và không bao giờ có thể đối diện với sai lầm và thất bại của mình – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ cho phép người khác cao hơn hay tốt hơn bản thân mình – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ cho phép điểm mạnh của người khác lấn át hay vượt trội điểm mạnh của mình – điều này gây ra bởi tâm tính kiêu ngạo; không bao giờ cho phép người khác có những suy nghĩ, đề xuất, và quan điểm tốt hơn bản thân mình, và khi thấy người khác tốt hơn mình thì lại trở nên tiêu cực, không muốn nói, cảm thấy đau buồn và chán nản, và trở nên phiền lòng – hết thảy điều này đều do bởi tâm tính kiêu ngạo mà ra. Tâm tính kiêu ngạo có thể khiến ngươi bảo vệ thể diện, không thể chấp nhận sự chỉnh đốn của người khác, không thể đối diện với khuyết điểm của mình, và không thể chấp nhận thất bại và sai lầm của chính mình. Hơn thế nữa, khi ai đó giỏi hơn ngươi, điều này có thể khiến sự căm ghét và ghen tị nảy sinh trong lòng ngươi, và ngươi cảm thấy bị kìm hãm, đến nỗi ngươi không muốn thực hiện bổn phận của mình và trở nên chiếu lệ khi thực hiện nó. Một tâm tính kiêu ngạo có thể khiến những hành vi và cách hành động này nảy sinh trong ngươi” (Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi tìm ra lý do cho sự tiêu cực của mình. Tôi luôn nghĩ mình có năng lực và tự coi mình là người đáng kính, muốn ở vị trí nổi bật, đi đến đâu cũng được mọi người vây quanh và khen ngợi. Khi không được người khác coi trọng hoặc không được chú ý, tôi trở nên tiêu cực và muốn trốn tránh hoàn cảnh. Tất cả là do bản tính quá kiêu ngạo của tôi. Tôi vừa mới bắt đầu thực hành công tác văn tự, có rất nhiều điều tôi không hiểu hoặc không biết cách làm. Chỉ nghe hoặc đọc vài lần thì không thể học được nguyên tắc nào cả; cần có thời gian học hỏi thực tế. Trong thời gian này, sai lầm và thất bại là điều không thể tránh khỏi. Những người thực sự có lý trí đều có thể tiếp cận những điều này một cách đúng đắn. Nhưng tôi không có chút nhận thức nào về bản thân, đi đến đâu cũng muốn chứng tỏ rằng mình đặc biệt. Rõ ràng là tôi chỉ mới bắt đầu, nhưng lại nôn nóng đạt được thành tựu nào đó để phô diễn khả năng của mình, để anh chị em thấy rằng tôi có tố chất tốt. Khi làm không tốt, không đạt yêu cầu hoặc không được chú ý, thì tôi lại trở nên tiêu cực và chểnh mảng, không còn động lực để học nghiệp vụ, thậm chí còn nghĩ đến việc từ bỏ bổn phận và rời đi. Tôi nhận ra mình quả là ngạo mạn, quá coi trọng bản thân. Những đau khổ mà tôi phải chịu đựng hoàn toàn là do tự mình gây ra.
Tôi bắt đầu nghĩ: “Tại sao trước đây mình có nhiều động lực khi làm video đến vậy, mà giờ khi làm công tác văn tự, mình lại chẳng có chút hăng hái nào?”. Sau đó, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời và hiểu được phần nào tình trạng của mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Nếu người ta có lòng yêu lẽ thật, họ sẽ có sức mạnh để mưu cầu lẽ thật, và có thể chăm chỉ thực hành lẽ thật. Họ có thể từ bỏ điều nên từ bỏ, và buông bỏ điều nên buông bỏ. Đặc biệt, những thứ liên quan đến danh lợi và địa vị của ngươi càng nên được buông bỏ. Nếu ngươi không buông bỏ chúng, điều này có nghĩa là ngươi không yêu lẽ thật và không có sức mạnh để mưu cầu lẽ thật. Khi có việc xảy đến với ngươi, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật và thực hành lẽ thật. Nếu trong những lúc cần thực hành lẽ thật, ngươi luôn có lòng ích kỷ và không thể buông bỏ tư lợi của mình thì ngươi sẽ không thể đưa lẽ thật vào thực hành. Nếu ngươi không bao giờ tìm kiếm hoặc thực hành lẽ thật trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì ngươi không phải là người yêu lẽ thật. Cho dù ngươi đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm đi nữa thì ngươi cũng sẽ không đạt được lẽ thật. Một số người luôn mưu cầu danh lợi và tư lợi. Bất cứ công việc gì hội thánh sắp xếp cho họ, họ luôn thận trọng với suy nghĩ rằng: ‘Điều này có lợi cho mình không? Nếu có thì mình làm; nếu không thì thôi’. Người như vậy không thực hành lẽ thật – vậy họ có thể làm tròn bổn phận của mình không? Họ chắc chắn không thể. Kể cả khi ngươi chưa hành ác, thì ngươi vẫn không phải là người thực hành lẽ thật. Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật, không yêu những điều tích cực, và dù bất cứ điều gì xảy đến với ngươi, ngươi cũng chỉ quan tâm đến danh tiếng và địa vị của chính mình, tư lợi của chính mình, và những gì tốt cho mình, thì ngươi là người chỉ ham tư lợi, một kẻ ích kỷ và đê tiện” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời nói rằng nếu con người có tấm lòng yêu lẽ thật, thì khi có chuyện chạm đến sự phù phiếm, địa vị và lợi ích của mình, họ có thể buông bỏ, và chống lại xác thịt của mình để thực hành lẽ thật. Phản tỉnh lại quãng thời gian làm video, tôi những tưởng mình đã gánh trọng trách và thuận phục, coi bản thân là người theo đuổi lẽ thật. Chỉ khi đối mặt với thực tế, tôi mới nhận ra những gì mình làm trước đây đâu phải là để cố gắng làm thỏa nguyện Đức Chúa Trời, mà tôi chỉ đang làm một số công tác khi nó không liên quan đến lợi ích của tôi. Bây giờ, tôi muốn quay lại làm video không phải vì yêu thích bổn phận đó, mà vì tôi không thể gạt đi sự ủng hộ và coi trọng của anh chị em. Dù bề ngoài, tôi không có chức danh trưởng nhóm, nhưng trong lòng các anh chị em đều có ấn tượng tốt về tôi. Mỗi khi giải quyết được một vấn đề hay làm tốt việc gì đó, tôi lại được họ đánh giá cao và khen ngợi. Điều này khiến tôi vô cùng thích thú. Vì vậy, dù có phải trả giá hay chịu khổ thế nào, tôi cũng không hề oán trách. Ngược lại, làm công tác văn tự khiến tôi cảm thấy xấu hổ. Ở đây, tôi phải học mọi thứ từ đầu và không ai để ý đến tôi. Tôi không thể chỉ dạy người khác như trước. Không những phải gạt bản thân sang một bên và đưa ra những câu cơ bản, tôi còn cực kỳ thiếu sót về nghiệp vụ và liên tục cần được hướng dẫn. Tôi không muốn đối mặt với những thiếu sót của mình; chỉ muốn say sưa giữa những bó hoa và tràng pháo tay, tận hưởng sự coi trọng và tán dương của người khác. Tôi thậm chí còn mơ tưởng rằng một ngày nào đó lãnh đạo sẽ cho tôi quay lại làm video, để tôi có thể tiếp tục được mọi người vây quanh và khen ngợi. Nhưng điều đó không bao giờ thành hiện thực. Thay vào đó, sự bại hoại và thiếu sót của tôi liên tục bị tỏ lộ. Vì vậy, tôi trở nên tiêu cực, khó chịu và mất động lực thực hiện bổn phận. Lúc này, tôi nhận ra rằng trước đây mình chỉ thực hiện bổn phận vì danh tiếng và địa vị, hoàn toàn không coi đó là trách nhiệm.
Trong thời gian đó, tôi thường xuyên tìm kiếm và phản tỉnh tình trạng của mình. Tôi đọc được lời Đức Chúa Trời như sau: “Đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, mưu cầu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một địa vị cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt những điều như thế sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là thực chất của họ. Ngươi có thể đưa họ vào một khu rừng nguyên sinh sâu trong núi, và họ vẫn không gạt sự mưu cầu danh tiếng và địa vị sang một bên. Ngươi có thể đưa họ vào giữa một nhóm người bất kỳ nào, và tất cả những gì họ có thể nghĩ đến vẫn là danh tiếng và địa vị. Dù những kẻ địch lại Đấng Christ cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ thấy việc mưu cầu danh tiếng và địa vị có giá trị ngang với đức tin nơi Đức Chúa Trời nên đặt cho nó tầm quan trọng tương đương. Có nghĩa là, khi họ bước đi trên con đường tin Đức Chúa Trời, họ cũng mưu cầu danh tiếng và địa vị của chính mình. Có thể nói, trong thâm tâm của những kẻ địch lại Đấng Christ, họ tin rằng việc mưu cầu lẽ thật trong đức tin nơi Đức Chúa Trời là sự mưu cầu danh tiếng và địa vị; mưu cầu danh tiếng và địa vị cũng là mưu cầu lẽ thật, và đạt được danh tiếng và địa vị là đạt được lẽ thật và sự sống. Nếu họ cảm thấy rằng họ không có được danh lợi hay địa vị, rằng không ai ngưỡng mộ họ, coi trọng họ, hoặc theo họ, thì họ rất thất vọng, họ cho rằng tin vào Đức Chúa Trời chẳng để làm gì, không có giá trị gì, và họ nhủ thầm: ‘Tin đức chúa trời như vậy có phải là một sự thất bại không? Nó có phải là vô vọng không?’. Họ thường cân nhắc những điều như thế trong lòng, họ cân nhắc làm sao có thể tạo một chỗ đứng cho chính mình trong nhà Đức Chúa Trời, làm sao họ có thể có danh tiếng cao trọng trong hội thánh, để mọi người lắng nghe khi họ nói, và ủng hộ khi họ hành động, và theo họ đến bất cứ nơi nào họ đi; để họ có tiếng nói quyết định trong hội thánh, có danh, có lợi và địa vị – trong lòng họ thật sự tập trung vào những điều như vậy. Đây là những gì mà những người như vậy mưu cầu. Tại sao họ luôn nghĩ về những điều như vậy? Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, sau khi nghe những bài giảng, họ thật sự không hiểu tất cả những điều này sao, họ thật sự không thể phân định tất cả những điều này sao? Lời Đức Chúa Trời và lẽ thật thật sự không thể thay đổi những quan niệm, ý tưởng và quan điểm của họ sao? Hoàn toàn không phải là trường hợp như vậy. Vấn đề nằm ở họ, đó là hoàn toàn bởi vì họ không yêu lẽ thật, bởi vì, trong lòng họ, họ chán ghét lẽ thật, và kết quả là, họ hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật – điều được xác định bởi thực chất bản tính của họ” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Lời Đức Chúa Trời phơi bày rằng những kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt yêu thích danh tiếng và địa vị. Họ tin Đức Chúa Trời, từ bỏ mọi thứ và dâng mình cho danh vị. Một khi mất đi địa vị thì cuộc sống của họ coi như bị lấy đi; họ mất hứng thú và động lực trong mọi việc. Khi phản tỉnh hành vi của mình, tôi nhận ra mình khác nào kẻ địch lại Đấng Christ, khao khát được người khác ngưỡng mộ và tôn thờ, thậm chí coi việc theo đuổi danh tiếng và địa vị là một điều tích cực. Nhiều năm qua, tôi đã theo đuổi danh vị. Ở nhà, bố thường dặn tôi phải “nên người xuất chúng, rạng danh tiên tổ”, và để có tương lại thì chỉ có một cách duy nhất là thành công. Ở trường, thầy cô dạy tôi tư tưởng “người vươn lên cao, nước chảy xuống thấp”. Những điều này luôn thấm nhuần trong suy nghĩ của tôi, khiến tôi càng thêm yêu thích danh vị, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn vì điều đó. Thời còn đi học, để đạt được điểm cao, được giáo viên và các bạn trong lớp khen ngợi và ngưỡng mộ, tôi thường uống cà phê để thức khuya làm bài, dù ốm vẫn đi học. Trong những năm làm video ở hội thánh, bề ngoài thì tôi đã chịu đựng gian khổ và trả giá, học hỏi các kỹ năng và làm nhiều công tác hơn, tất cả đều là để được người khác ngưỡng mộ. Khi bổn phận thay đổi, tôi không còn được người khác ngưỡng mộ nữa, thậm chí còn tỏ lộ những khuyết điểm và thiếu sót của bản thân do mắc sai lầm, tôi trở nên chán nản, hiểu lầm và bất mãn với hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp xếp, đồng thời mất đi động lực thực hiện bổn phận. Tôi nhận thấy mình đã sống vì danh vị, lúc nào cũng nghĩ cách để được người khác ngưỡng mộ. Những gì tôi theo đuổi hoàn toàn trái ngược với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ đến đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời căm ghét nhất chuyện con người mưu cầu địa vị, thế mà ngươi vẫn ngoan cố tranh giành địa vị, ngươi luôn muốn nâng niu và bảo vệ nó, luôn muốn chiếm làm của riêng. Đây có phải là mang chút tính chất đối nghịch với Đức Chúa Trời không?” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Dù chưa đến mức làm lung lạc nhân tâm, tự lập thanh thế hay tạo lập một vương quốc độc lập vì địa vị như kẻ địch lại Đấng Christ, cũng chưa phạm phải việc ác rõ ràng nào, nhưng ý định và quan điểm theo đuổi của tôi là sai lầm. Lúc nào tôi cũng tìm cách để có một vị trí trong trái tim mọi người. Cứ đà này sẽ rất nguy hiểm và bị Đức Chúa Trời khinh ghét. Nhận ra điều này, tôi vô cùng biết ơn sự bảo vệ của Đức Chúa Trời.
Lần điều chỉnh bổn phận này đã nhắc tôi phản tỉnh về con đường sai lầm mà mình đang đi và quay lại kịp thời. Đây là sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời dành cho tôi. Dù không còn cơ hội để nổi bật và được chú ý nữa, tôi vẫn có thể thuận phục một cách chân thành. Tôi cũng cảm thấy có chút hối tiếc vì đã lãng phí quá nhiều thời gian trong những năm qua. Nếu tôi cũng nỗ lực như vậy để theo đuổi lẽ thật và hiểu rõ bản thân thay vì tìm kiếm địa vị, thì tôi đã lý trí và thuận phục Đức Chúa Trời hơn, chứ không chống đối và bại hoại như bây giờ. Để giải quyết những vấn đề này, tôi đọc thêm hai đoạn lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nếu ngươi muốn dồn hết sự trung thành trong mọi việc để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, thì ngươi không thể làm thế chỉ bằng việc thực hiện một bổn phận; ngươi phải chấp nhận mọi sự ủy thác Đức Chúa Trời giao cho ngươi. Cho dù nó có phù hợp với sở thích hay sự quan tâm của ngươi hay không, hay là điều gì đó ngươi không hứng thú hoặc chưa từng làm trước đó, hay là điều gì đó khó khăn đi nữa, ngươi vẫn phải chấp nhận nó và thuận phục. Ngươi không chỉ phải chấp nhận nó, mà ngươi còn phải chủ động hợp tác, tìm hiểu về nó và trải nghiệm lối vào. Ngay cả khi ngươi chịu gian khổ, mệt mỏi, bị sỉ nhục hay bị tẩy chay, ngươi vẫn phải dốc hết sự trung thành của mình. Chỉ thực hành theo cách này thì ngươi mới dốc hết được sự trung thành vào mọi việc và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngươi phải coi đó là bổn phận mình phải làm tròn, không phải là công việc cá nhân. Ngươi nên hiểu bổn phận là như thế nào? Là điều mà Đấng Tạo Hóa – Đức Chúa Trời – giao cho ai đó làm; đây là cách sinh ra bổn phận của con người. Sự ủy nhiệm Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi là bổn phận của ngươi, và việc ngươi thực hiện bổn phận của mình theo yêu cầu của Đức Chúa Trời là điều thiên kinh địa nghĩa. Nếu ngươi thấy rõ ràng rằng bổn phận này là sự ủy nhiệm từ Đức Chúa Trời, rằng đây là tình yêu thương của Đức Chúa Trời và là các phước lành của Đức Chúa Trời đang đến trên ngươi, thì ngươi sẽ có thể tiếp nhận bổn phận của mình với lòng yêu kính Đức Chúa Trời, ngươi sẽ có thể quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời khi thực hiện bổn phận, và ngươi sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Những ai thực sự dâng mình cho Đức Chúa Trời không bao giờ có thể từ chối sự ủy thác của Đức Chúa Trời, họ không bao giờ có thể từ chối bất kỳ bổn phận nào. Dù Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi bổn phận gì, bất kể nó kéo theo những khó khăn gì, ngươi cũng không được từ chối, mà phải tiếp nhận. Đây là con đường thực hành, tức là thực hành lẽ thật và dâng trọn sự trung thành trong mọi việc để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Trọng tâm ở đây là gì? Nằm ở cụm từ ‘trong mọi việc’. ‘Mọi việc’ không nhất thiết có nghĩa là những thứ ngươi thích hay giỏi, càng không phải là những thứ ngươi quen thuộc. Đôi lúc, đó là những việc mà các ngươi chẳng giỏi làm, những việc mà các ngươi cần phải học hỏi; những việc khó hoặc những việc khiến ngươi phải chịu khổ. Tuy nhiên, bất kể việc đó là gì, miễn sao Đức Chúa Trời đã ủy thác cho ngươi, thì ngươi phải tiếp nhận nó từ Ngài, ngươi phải tiếp nhận và phải làm tròn bổn phận đó, cống hiến hết sự trung thành của mình và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Đây là con đường thực hành” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Làm mình mất mặt là điều tốt. Điều này giúp ngươi nhìn ra những thiếu sót của bản thân và thấy mình yêu những thứ hư vinh. Nó chỉ ra cho ngươi vấn đề của ngươi nằm ở đâu và giúp ngươi hiểu rõ rằng mình không phải là người hoàn hảo. Không có ai hoàn hảo cả và việc mất mặt là điều rất bình thường. Ai cũng có lúc mất mặt hoặc cảm thấy xấu hổ, ai cũng có lúc vấp ngã, yếu đuối. Việc mất mặt không phải là xấu. Khi ngươi mất mặt nhưng không cảm thấy xấu hổ và trong thâm tâm không thấy chán nản, thì điều đó không có nghĩa là ngươi mặt dày; nó có nghĩa là ngươi không quan tâm liệu việc mất mặt có ảnh hưởng đến thanh danh của ngươi hay không, và điều này có nghĩa là thói hư vinh không còn chiếm hữu tâm tư của ngươi nữa. Điều này có nghĩa là ngươi đã trưởng thành trong nhân tính của mình. Thật quá tốt! Chẳng phải đây là chuyện tốt sao? Đây là chuyện tốt. Đừng nghĩ rằng ngươi đã làm không tốt hay đã gặp xui xẻo, và đừng tìm những nguyên nhân khách quan, như thế là bình thường. Ngươi có lúc mất mặt, người khác có lúc mất mặt, mọi người ai cũng có lúc mất mặt – cuối cùng, ngươi sẽ phát hiện ra rằng mọi người đều giống nhau, tất cả đều là những người bình thường, tất cả đều là phàm nhân, không ai vĩ đại hơn ai, và không ai giỏi hơn ai. Ai cũng có lúc mất mặt nên không ai được giễu cợt người khác. Một khi đã trải qua vô số thất bại, ngươi sẽ dần dần trưởng thành về mặt nhân tính; vì vậy, bất cứ khi nào lại gặp phải những điều này, ngươi sẽ không còn bị bó buộc nữa, và chúng sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận bình thường của ngươi. Nhân tính của ngươi sẽ bình thường, và khi nhân tính của ngươi bình thường thì lý trí của ngươi cũng sẽ bình thường” (Cách mưu cầu lẽ thật (2), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra con đường để thực hành trong tình huống này. Cho dù có được người khác ngưỡng mộ hay có cơ hội nổi bật hay không, thì tôi vẫn phải thuận phục môi trường mà Đức Chúa Trời sắp đặt và thực hiện bổn phận của mình một cách chân thành, dồn hết tâm huyết và sức lực vào đó. Đó là trách nhiệm của tôi và là điều tôi nên làm. Sau này, mặc dù đôi khi công tác đã hoàn thành vẫn còn sai sót, và khi bị người khác chỉ ra nhiều vấn đề, tôi cảm thấy khá tệ, nhưng không còn phản ứng tiêu cực nữa. Càng mắc nhiều sai lầm và thất bại, tôi càng có thêm động lực để kịp thời quay về với Đức Chúa Trời và nhận ra sự bại hoại của mình, phân tích và phản tỉnh về những sai lệch và thiếu sót của bản thân. Điều này cũng giúp tôi ghi nhớ một số nguyên tắc sâu sắc hơn, từ đó mang lại lợi ích cho cả việc thực hiện bổn phận và lối vào sự sống của tôi. Hiểu được điều này, tư duy của tôi được cải thiện, tôi không còn quan tâm nhiều đến cách người khác nhìn nhận mình nữa. Về mặt nghiệp vụ, tôi đã phân tích những sai lệch và vấn đề của mình, nếu không hiểu thì tìm kiếm sự giúp đỡ từ các anh chị em, tìm và bước vào các nguyên tắc có liên quan, đồng thời học hỏi cách làm hay từ những người khác. Về tình trạng của mình, tôi đã dành thời gian rảnh để phản tỉnh và suy ngẫm, tìm hiểu bản thân dựa trên lời Đức Chúa Trời về sự bại hoại mà tôi đã tỏ lộ. Sau một thời gian thực hành điều này, tôi bắt đầu thích bổn phận hiện tại của mình, và kết quả thực hiện bổn phận của tôi đã cải thiện so với trước đây. Nhìn lại quá trình này, tôi nhận ra tâm ý tốt đẹp của Đức Chúa Trời. Thực hiện bổn phận trong môi trường này đã mang lại cho tôi nhiều lợi ích. Chính qua những thất bại và sự tỏ lộ này mà tôi có thể thấy rõ thiếu sót và vóc giạc thực sự của mình, học cách thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời, thường xuyên tìm kiếm các nguyên tắc hơn khi thực hiện bổn phận. Hơn nữa, việc liên tục được tôi luyện trong môi trường này đã giúp tôi trưởng thành về mặt nhân tính, bớt bốc đồng và yếu đuối hơn, có thể xử lý thiếu sót của mình đúng đắn hơn, bắt đầu học cách tìm kiếm tâm ý và các nguyên tắc lẽ thật của Đức Chúa Trời. Với tôi, tất cả những điều này đều là để rèn luyện và hoàn thiện.
Trải qua việc điều chỉnh bổn phận, tôi hiểu ra rằng bất kể ta đang thực hiện bổn phận gì, dù có thể duy trì danh tiếng hay được người khác ngưỡng mộ hay không, thì cũng không quan trọng. Điều quan trọng là ta có thể thuận phục Đức Chúa Trời và có chứng ngôn về việc thực hành lẽ thật hay không. Trước đây, khi thấy người khác trở nên tiêu cực và không thuận phục sau khi bổn phận được điều chỉnh, tôi đã coi thường họ và nghĩ rằng mình tốt hơn thế. Giờ đây, khi đối mặt với sự thật, tôi mới thấy bản tính của mình quá ngạo mạn, cũng chẳng thuận phục Đức Chúa Trời hơn những người khác. Thông qua những tình huống do Đức Chúa Trời sắp đặt, tôi đã hiểu được phần nào về bản thân và trải qua một số thay đổi. Từ tận đáy lòng, tôi thực sự biết ơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời!