97. Tôi đã thay đổi thói tự phụ của mình như thế nào

Bởi Bernard, Cameroon

Tôi đã từng nghĩ mình là người rất thông minh, người có thể làm bất cứ gì và tất cả mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Khi ở trường và cả ở nhà, tôi luôn có thể đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi khi các anh tôi không biết, và vì thế tôi đã coi thường họ. Các anh tôi nói tôi ngạo mạn, tự phụ, và rằng tôi nên nghĩ đến cảm xúc của người khác nhiều hơn, nhưng tôi lại nghĩ họ chỉ nói vậy vì ghen tị, nên tôi không để tâm đến những lời buộc tội của họ.

Năm 2019, tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Không lâu sau, tôi bắt đầu chăm tưới cho những người mới tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời. Trong số ba người chị em làm việc cùng tôi lúc đó, có hai người chỉ vừa tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời được vài tháng. Người còn lại là chị Jonna, người đã hỗ trợ tôi trong công việc. Lúc đó tôi được chọn làm trưởng nhóm, có nghĩa tôi là người giỏi nhất trong nhóm. Khi chúng tôi làm việc cùng nhau, lúc họ hỏi “có thể thực hiện theo cách này” hay “anh có muốn theo cách đó không”, tôi thường làm họ cụt hứng, nói “không, không thể được” hay “không, tôi không muốn”. Tôi cảm thấy công việc nên được thực hiện theo chỉ dẫn của tôi. Chẳng hạn, mỗi lần sau khi nhóm họp với những người mới, chị Jonna đều hỏi: “Chúng ta có nên hỏi người mới xem liệu họ có hiểu hết mọi chuyện không nhỉ?”. Tôi đáp: “không cần đâu. Tôi đã hỏi họ trong buổi nhóm họp rồi. Họ hiểu mà, nên chúng ta không cần hỏi lại nữa”. Khi chị Jonna nói: “Khi anh thông công và làm chứng cho lẽ thật về công tác của Đức Chúa Trời, anh nên nói chi tiết hơn. Điều này sẽ giúp những người tiếp nhận phúc âm tiềm năng nhanh chóng xác định được công tác của Đức Chúa Trời là thực”, tôi đã đáp lại mà không suy nghĩ: “Tôi đã nói hết cả rồi. Không cần phải nhắc lại nữa”. Thỉnh thoảng, chị Jonna bảo tôi đi tìm hiểu về hoàn cảnh của những người mới, nhưng tôi lại không muốn. Tôi nghĩ rằng là một trưởng nhóm, tôi nên bảo chị ấy phải làm gì, chứ không phải ngược lại. Đôi khi, chị Jonna hỏi liệu những người mới có nắm chắc về công tác của Đức Chúa Trời không. Thấy chị ấy liên tục can dự vào công việc của tôi, tôi đã tức giận và nói: “Chị đâu phải là trưởng nhóm, nên chị không có quyền chỉ bảo tôi cách làm công việc của tôi!”. Lúc đó, tôi đã rất ngạo mạn, tôi không những không chịu hợp tác hòa thuận với chị Jonna mà cũng không hợp tác với các chị em khác. Tôi hiếm khi giao bất cứ việc gì cho họ, thay vào đó tự mình chăm sóc người mới. Bởi vì họ chỉ vừa tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, tôi thấy có nhiều lẽ thật về những khải tượng mà các chị em mình không hiểu, nên họ sẽ không làm tròn công việc. Khi tổ chức các buổi nhóm họp với họ, tôi luôn nói nhiều và không cho họ thời gian để thông công. Tôi đã lo họ sẽ không thông công tốt và những người mới sẽ không hiểu họ. Thực ra, những người mới có thể hiểu khá tốt hai người chị em của tôi. Chỉ là tôi không muốn họ thông công, bởi vì tôi coi thường họ. Có lần, để cho những người mới có được nền tảng trên con đường thật càng nhanh càng tốt, tôi muốn thông công về một số khía cạnh nữa của lẽ thật, nhưng các chị em ấy nói: “Anh không thể làm vậy được. Buổi nhóm họp của chúng ta chỉ có một tiếng rưỡi. Nếu anh thông công quá nhiều, thì sẽ không đủ thời gian để những người mới hiểu mọi thứ hoàn toàn. Chúng ta có thể chia mối thông công này ra vài buổi nhóm họp”. Lúc đó tôi đã không sẵn lòng chấp nhận ý kiến của họ, và thay vào đó đã làm hết sức để thuyết phục họ nghe tôi. Cuối cùng, họ không có chọn lựa nào khác ngoài đồng ý. Sau đó, chúng tôi đã chăm tưới cho hơn hai mươi người mới. Gần như tất cả họ đều đến buổi nhóm họp đầu tiên, nhưng trong vài buổi tiếp theo, tôi thấy càng lúc càng nhiều người mới vắng mặt. Cuối cùng, chỉ ba trong số hơn hai mươi người mới ban đầu là còn đến các buổi nhóm họp. Điều này chưa từng xảy ra với tôi trước đây và khiến tôi rất bối rối, tiêu cực. Một ngày nọ, lãnh đạo hỏi thăm về tình trạng của tôi. Tôi nói: “Không được tốt. Kết quả bổn phận của tôi gần đây tệ lắm. Trong mọi buổi nhóm họp, tôi thông công tử tế với người mới, rồi tôi hỏi họ có hiểu không và họ luôn nói là ‘có, tôi hiểu’, nhưng giờ thì họ không quay lại các buổi nhóm họp và tôi không hiểu tại sao”. Lãnh đạo bảo tôi: “Anh nên tự kiểm điểm bản thân xem. Có thể là anh đang làm gì đó khiến những người mới này không muốn đến nhóm họp”. Lãnh đạo nói tiếp: “Anh hỏi ba người chị em của anh xem liệu họ có thấy có gì đó không ổn với nội dung hay phương pháp chăm tưới của anh không?”. Tôi nói: “Không, tôi không nghĩ họ sẽ cho tôi lời khuyên gì hay ho đâu”. Lãnh đạo đáp: “Đó mới chính là vấn đề. Anh nên hỏi ý kiến của họ thay vì chỉ luôn tin vào bản thân mình”. Khi lãnh đạo nói thế thì nghe có vẻ đúng. Tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi ý kiến các chị em của mình. Tôi luôn nghĩ mình là người làm công giỏi hơn họ, và những ý tưởng của họ vô dụng.

Sau đó, lãnh đạo đã gửi cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Khi đang hợp tác với người khác để thực hiện bổn phận, các ngươi có thể cởi mở với những ý kiến bất đồng không? Các ngươi có thể để cho người khác lên tiếng không? (Thưa, có một chút. Trước đây, rất nhiều lần con không muốn lắng nghe các góp ý của anh chị em và cứ nhất quyết làm mọi việc theo ý mình. Chỉ sau này, khi sự thật tỏ lộ là con đã sai thì con mới thấy rằng hầu hết các góp ý của họ đều đúng, rằng kết quả mà mọi người thảo luận thực sự thích hợp, rằng quan điểm riêng của mình là sai và còn thiếu sót. Sau khi trải nghiệm điều này, con đã lĩnh hội được rằng sự phối hợp hài hòa rất quan trọng.) Và chúng ta có thể thấy được gì từ điều này? Sau khi trải nghiệm điều này, ngươi có thu được chút lợi ích và hiểu ra được lẽ thật không? Các ngươi nghĩ rằng có ai là hoàn hảo không? Cho dù mọi người có mạnh đến đâu, hoặc có khả năng và tài năng đến đâu, thì họ vẫn không hoàn hảo. Mọi người phải nhận ra điều này, đó là sự thật. Đó cũng là thái độ mà mọi người phải có đối với điểm mạnh và ưu điểm hoặc khuyết điểm của họ; đây là lý tính mà mọi người nên có. Với lý tính như thế, ngươi có thể đối xử phù hợp với các điểm mạnh và khuyết điểm của bản thân cũng như của người khác, và điều này sẽ khiến ngươi có thể làm việc với mọi người một cách hòa hợp. Nếu ngươi đã hiểu được khía cạnh này của lẽ thật và có thể bước vào phương diện này của thực tế lẽ thật, thì ngươi có thể sống hòa hợp với anh chị em mình, học hỏi những điểm mạnh của nhau để bù đắp điểm yếu của bản thân. Theo cách này, dù thực hiện bổn phận gì hay làm việc gì, thì ngươi cũng sẽ luôn luôn làm tốt hơn và được Đức Chúa Trời chúc phúc. Khi so sánh, nếu ngươi luôn nghĩ rằng mình khá tốt và người khác kém hơn, và nếu ngươi luôn muốn có tiếng nói cuối cùng, thì phiền phức rồi. Đây là vấn đề về tâm tính. Người như vậy có phải là rất kiêu ngạo và tự cho mình là đúng không?(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã chỉ ra vấn đề của tôi. Đức Chúa Trời phán: “Khi đang hợp tác với người khác để thực hiện bổn phận, các ngươi có thể cởi mở với những ý kiến bất đồng không? Các ngươi có thể để cho người khác lên tiếng không?”. Khi nhìn vào những câu hỏi của Đức Chúa Trời, tôi đã phản tỉnh về cách mình hợp tác với ba người chị em trong suốt thời gian đó. Tôi đã không chấp nhận mỗi một lời góp ý mà họ đưa ra cho tôi. Ngay cả khi ý kiến của họ là tốt hay đúng, tôi vẫn không đồng tình vì không muốn họ nghĩ tôi dưới cơ họ. Tôi nghĩ mình là nhất, và do đó là người duy nhất có thể đưa ra lời khuyên hay. Tôi là trưởng nhóm, vì vậy họ nên lắng nghe tôi, chứ tôi không nên lắng nghe họ. Lời Đức Chúa Trời phán rằng mọi người đều có thiếu sót và cần sự giúp đỡ của người khác, nhưng tôi luôn nghĩ rằng mình là nhất, và rằng tôi hơn những người khác. Chẳng phải đây là ngạo mạn và tự phụ sao? Tôi thấy trong lời Đức Chúa Trời rằng Đức Chúa Trời khinh ghét những người như thế.

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời: “Lúc thực hiện bổn phận mà công việc luôn phải làm lại thì vấn đề lớn nhất không phải là thiếu kiến thức chuyên môn hay thiếu kinh nghiệm, mà là do họ quá tự nên công chính và ngạo mạn, do họ không phối hợp nhịp nhàng, mà quyết định và hành động một mình – kết quả là họ làm rối tung công việc lên, không đạt được gì và lãng phí toàn bộ công sức. Và vấn đề nghiêm trọng nhất ở đây là những tâm tính bại hoại của con người. Khi những tâm tính bại hoại của con người quá trầm trọng, họ không phải là người tốt, họ là những kẻ ác. Những tâm tính của kẻ ác nghiêm trọng hơn nhiều so với những tâm tính bại hoại thông thường. Kẻ ác có thể gây ra những việc ác, họ có thể gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh. Tất cả những gì kẻ ác có thể làm khi thực hiện bổn phận là làm hỏng chuyện và khiến mọi thứ rối tung lên; việc đem sức lực phục vụ của họ lợi bất cập hại. Một số người không ác, nhưng họ thực hiện bổn phận theo những tâm tính bại hoại của bản thân – và tương tự như vậy, họ không có khả năng thực hiện tốt bổn phận. Tóm lại, những tâm tính bại hoại hết sức cản trở con người thực hiện tốt bổn phận của mình. Theo các ngươi, khía cạnh nào trong tâm tính bại hoại của con người có tác động lớn nhất đến hiệu quả thực hiện bổn phận của họ? (Thưa, là sự kiêu ngạo và tự nên công chính.) Và những biểu hiện chính của sự kiêu ngạo và tự nên công chính là gì? Ra quyết định một mình, một mình một kiểu, không lắng nghe đề xuất của người khác, không tham khảo ý kiến của người khác, không hợp tác hài hòa, và luôn cố có tiếng nói cuối cùng về mọi việc. Mặc dù có không ít các anh chị em có thể hợp tác để thực hiện một bổn phận cụ thể, mỗi người trong số họ đều chăm lo cho nhiệm vụ riêng của mình, nhưng một số trưởng nhóm hoặc người phụ trách luôn muốn có tiếng nói cuối cùng; bất kể đang làm việc gì, họ đều không hợp tác hài hòa với người khác, không tham gia vào việc thông công, và họ hấp tấp làm mọi việc mà không đạt được sự đồng thuận với người khác. Họ bắt mọi người chỉ được lắng nghe họ, và vấn đề nằm ở đây(Muốn làm tròn bổn phận đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời này của Đức Chúa Trời đã khiến tôi vô cùng cảm động. Trước kia, tôi đã không hiểu tại sao mình không thể thực hiện bổn phận hiệu quả. Chỉ sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi mới hiểu đó là vì tâm tính ngạo mạn của tôi khiến tôi không thể hợp tác với người khác. Trong suốt thời gian tôi làm việc với ba người chị em này, tôi luôn đưa ra quyết định cuối cùng. Mỗi lần chúng tôi thảo luận về nội dung cho một buổi nhóm họp sắp tới thì luôn là: mọi người đưa ra quan điểm và ý kiến của mình, sau đó chúng tôi sẽ chọn chủ đề chính của buổi nhóm họp cùng nhau để đảm bảo buổi nhóm họp sẽ có hiệu quả. Thay vào đó, tôi đã tự đưa ra quyết định mà không bao giờ xét đến ý kiến của họ, bởi vì tôi nghĩ ý kiến của mình là hay nhất và không cần lắng nghe người khác. Khi có bất kỳ ai phản đối, tôi lại tìm các lý do khác nhau để bác bỏ. Tôi đã quá ngạo mạn nên không thể chấp nhận lời khuyên của người khác, do đó bổn phận của tôi đã không có sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và do đó không hiệu quả. Đối với tôi, thất bại này là một sự phơi bày.

Một ngày nọ, một người chị em đã gửi cho tôi hai đoạn lời Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời phán: “Nếu trong lòng ngươi, ngươi thực sự hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách thực hành lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời, và đương nhiên sẽ dấn bước trên con đường mưu cầu lẽ thật. Nếu con đường ngươi bước đi là con đường đúng và phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ không rời khỏi ngươi – như thế sẽ có ngày càng ít nguy cơ ngươi phản bội Đức Chúa Trời. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có một tâm tính kiêu ngạo và tự phụ, thì việc bảo ngươi đừng đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ chẳng kết quả gì, ngươi không thể cưỡng lại, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và không xem Ngài ra gì; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân; chúng sẽ khiến ngươi coi khinh những người khác, sẽ khiến ngươi không có ai trong lòng ngoài bản thân mình; chúng sẽ cướp vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, và cuối cùng sẽ khiến ngươi ngồi vào chỗ của Đức Chúa Trời và đòi hỏi mọi người phải quy phục mình, khiến ngươi sùng bái suy nghĩ, ý tưởng và quan niệm của mình như là lẽ thật. Bao nhiêu sự ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ! Để giải quyết vấn đề hành ác, trước tiên họ phải giải quyết bản tính của họ. Nếu không có thay đổi trong tâm tính, sẽ không thể mang lại một giải pháp cơ bản cho vấn đề này(Chỉ có mưu cầu lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ngươi phải nhớ rằng: thực hiện bổn phận của ngươi không phải là gây dựng sự nghiệp hay làm việc kinh doanh của riêng mình. Đây không phải là việc cá nhân của ngươi, mà là công tác của hội thánh, và ngươi chỉ đóng góp phần sức mà mình có. Những gì ngươi làm trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời chỉ là một phần nhỏ trong sự hợp tác của con người. Vai trò của ngươi chỉ là phần nhỏ bé trong góc nào đó thôi. Trách nhiệm mà ngươi gánh vác là chừng đó. Ngươi nên có lý trí này trong lòng. Và vì vậy, dù có bao nhiêu người đang cùng nhau thực hiện bổn phận, dù gặp khó khăn gì, điều đầu tiên mọi người phải làm là cầu nguyện với Đức Chúa Trời và cùng nhau thông công, tìm kiếm lẽ thật, sau đó xác định các nguyên tắc thực hành. Khi làm bổn phận theo cách này, họ sẽ có một con đường thực hành. Một số người luôn cố thể hiện, và khi được giao phụ trách một công việc, họ luôn muốn có tiếng nói cuối cùng. Đây là kiểu hành vi gì? Đây là một mình một kiểu, bất chấp luật lệ. Họ tự lên kế hoạch những gì mình làm, không thông báo cho người khác, và không thảo luận ý kiến của mình với bất kỳ ai; họ không chia sẻ chúng với bất kỳ ai cũng như không cởi mở ra mà chỉ giấu chúng trong lòng. Khi đến lúc hành động, họ luôn muốn làm người khác kinh ngạc với những chiến công xuất sắc của mình, mang đến cho mọi người một bất ngờ lớn, để người khác sẽ đánh giá cao về họ. Đó có phải là thực hiện bổn phận của họ không? Họ đang cố thể hiện; và khi họ có địa vị và tiếng tăm, họ sẽ bắt đầu tiến hành những hoạt động riêng của mình. Những người như vậy chẳng phải là có tham vọng ngông cuồng sao? Tại sao ngươi không nói cho ai biết mình đang làm gì? Vì công tác này không phải của mỗi mình ngươi, tại sao ngươi lại hành động mà không thảo luận nó với bất kỳ ai và tự mình đưa ra quyết định? Tại sao ngươi lại hành động bí mật, hoạt động bí ẩn, để không ai biết về nó? Tại sao ngươi luôn cố gắng để mọi người nghe một mình ngươi? Rõ ràng là ngươi xem công tác này là việc cá nhân của ngươi. Ngươi là ông chủ, và mọi người khác là người làm công – tất cả họ đều làm việc cho ngươi. Khi ngươi luôn có lối suy nghĩ này, chẳng phải là rắc rối sao? Những gì loại người này phơi bày chẳng phải là tâm tính của Sa-tan sao? Khi những người như này thực hiện bổn phận, sớm hay muộn gì họ cũng sẽ bị đào thải(Muốn làm tròn bổn phận đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Chỉ bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời, tôi mới nhận ra sự ngạo mạn đã trở thành bản tính của mình và là điều tôi phơi bày một cách tự nhiên. Vào lúc tôi có chút địa vị trong hội thánh, tôi đã muốn dùng nó làm cơ hội để phô trương khả năng của mình. Tôi đã muốn chứng minh rằng mình là nhất và rằng việc chọn tôi làm trưởng nhóm là chọn lựa đúng. Tôi cũng đã muốn chứng tỏ với các cộng sự của mình rằng tôi giỏi hơn họ và tôi không cần lời khuyên hay sự giúp đỡ của họ. Vì tính ngạo mạn của mình, tôi luôn nghĩ mình biết hết mọi thứ và lắng nghe bất kỳ ai khác là vô ích. Tôi đã xem những suy nghĩ của riêng mình như thể chúng là lẽ thật, khiến người khác phải làm việc theo như tôi muốn, và đã không tìm kiếm lẽ thật hay cậy dựa vào Đức Chúa Trời trong bổn phận. Thay vào đó, tôi lại dựa vào kinh nghiệm và trí thông minh của mình để chăm tưới người mới, buộc những người khác vâng lời tôi. Tôi đã sống kẹt trong tâm tính ngạo mạn của mình, không chấp nhận lẽ thật, và khiến những người khác phải lắng nghe mình. Chẳng phải đó là tâm tính của Sa-tan sao? Trước khi tin Đức Chúa Trời, tôi đã là người rất ngạo mạn. Tôi đã coi thường những người thua kém tôi, bao gồm các anh của tôi. Tôi nhớ lúc nhỏ, cha tôi lớn tiếng mắng khi tôi không đạt điểm kiểm tra cao nhất lớp: “Con phải được điểm cao nhất trong các kỳ thi, giỏi hơn tất cả những bạn khác!”. Bà ngoại tôi cũng từng nói với tôi: “Cháu phải cố mà giỏi nhất, đó là cách duy nhất để cháu được tôn trọng!”. Bởi vậy, tôi luôn cố nổi bật hơn tất cả mọi người khác và là số một. Đối với tôi, đó là cách duy nhất tôi có thể cho người khác thấy rằng tôi là nhất. Tôi nghĩ việc lắng nghe người khác khiến tôi trông tệ hại, nên tôi không muốn chấp nhận lời khuyên của họ. Chỉ sau khi đọc lời Đức Chúa Trời tôi mới nhận ra quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Tôi luôn đặt mình lên trên những người khác và không chịu lắng nghe bất kỳ ai khác, và đó là một tâm tính Sa-tan. Nếu không thay đổi, tôi sẽ không chỉ không đạt được kết quả tốt trong bổn phận, mà còn hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Cuối cùng, tôi sẽ bị Đức Chúa Trời gạt bỏ. Đọc lời Đức Chúa Trời cũng khiến tôi hiểu ra rằng làm bổn phận của mình không phải là một nỗ lực cá nhân, đó là công tác của hội thánh và tôi nên làm công việc này phù hợp với những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Khi gặp khó khăn, tôi nên hợp tác với người khác và chúng tôi nên tìm kiếm lẽ thật cùng nhau để vượt qua. Trước khi đưa ra quyết định, tôi cũng nên tìm kiếm lời khuyên từ các cộng sự. Khi không cân nhắc ý kiến của những người khác và luôn hành động đơn phương, tôi làm trì hoãn công tác của hội thánh. Do đó, khi thực hiện bổn phận, tôi đã không chuẩn bị những việc lành, mà thay vào đó là những việc ác. Khi nhận ra điều này, tôi muốn thay đổi thái độ đối với bổn phận và có thể hợp tác hòa thuận với các anh chị em mình.

Trong khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời: “Các ngươi nói xem, hợp tác với người khác có khó không? Thực ra không khó. Thậm chí có thể nói là dễ. Thế nhưng tại sao mọi người vẫn cảm thấy việc này khó? Đó là vì họ có những tâm tính bại hoại. Đối với những người có nhân tính, lương tâm và ý thức, việc hợp tác với người khác tương đối dễ dàng, và họ có thể cảm thấy đây là một điều mang lại niềm vui. Bởi vì không phải ai cũng dễ dàng tự mình hoàn thành mọi việc, bất kể họ tham gia ở lĩnh vực nào, hay họ đang làm gì, thì sẽ luôn là điều tốt khi có ai đó sẵn sàng chỉ bày mọi việc và hỗ trợ – nó dễ dàng hơn nhiều so với tự làm. Ngoài ra, những gì tố chất con người có thể đạt được hay bản thân con người có thể trải nghiệm được đều có giới hạn. Không ai có thể là kẻ tinh thông mọi nghề, một người không thể nào biết hết được mọi thứ, học được mọi thứ, đạt được mọi thứ – điều đó là bất khả thi, và mọi người nên có ý thức như vậy. Và do vậy, bất kể điều gì ngươi làm, dù nó quan trọng hay không, ngươi sẽ luôn cần có người ở đó để giúp ngươi, đưa ra những lời gợi ý và khuyên bảo, hoặc làm việc phối hợp với ngươi. Đây là cách duy nhất để đảm bảo ngươi sẽ làm mọi việc chính xác hơn, phạm ít lỗi hơn và ít có khả năng lạc lối hơn – đây là việc tốt(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Sau khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra chỉ có hợp tác với người khác thì tôi mới có thể thật sự thực hiện bổn phận và sống trọn nhân tính bình thường. Tôi từng nghĩ bởi vì một số cộng sự của mình mới chỉ tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời được vài tháng và chỉ mới bắt đầu chăm tưới người mới, nên có nhiều thứ họ không hiểu, trong khi tôi thì khác, tôi đã tin Đức Chúa Trời được ba năm và có nhiều trải nghiệm hơn họ, vì vậy, tôi không bao giờ chấp nhận đề xuất và ý kiến của họ. Chỉ đến giờ tôi mới thấy quan điểm này là sai. Dù tôi tin Đức Chúa Trời lâu hơn và có nhiều trải nghiệm hơn họ, nhưng điều đó không có nghĩa tôi làm gì cũng giỏi hơn họ. Không có sự hợp tác với các anh chị em, tôi không thể làm tròn bổn phận được. Ví dụ như tôi không có sự hiểu biết sâu sắc về một số lẽ thật nhất định, khiến tôi thông công dở tại một số buổi nhóm họp. Tôi cần một cộng sự giúp nói thêm chi tiết để mối thông công được rõ ràng. Thỉnh thoảng, những người mới không thể đến họp vì bị ốm hay vì công việc, và tôi không thể tìm ra bất kỳ lời nào của Đức Chúa Trời ứng với hoàn cảnh của họ, thì tôi cũng cần có sự trợ giúp của các cộng sự. Thực sự, mọi người đều có cơ hội được Đức Chúa Trời khai sáng. Đức Chúa Trời đã không chỉ khai sáng cho tôi. Tôi đã quá đề cao bản thân và nghĩ người khác là kẻ ngốc. Đây là một sai lầm và điều này thật xuẩn ngốc. Sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Chúa Trời không phụ thuộc vào việc chúng ta có được bao nhiêu kinh nghiệm làm việc, mà phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật hay không. Thực tế, mọi người đều có thế mạnh riêng, giống như chị Jonna, người mang gánh nặng trong bổn phận và thường đưa ra những đề xuất hay. Lẽ ra tôi nên hợp tác với chị ấy và học hỏi từ những điểm mạnh của chị ấy để bù đắp cho những thiếu sót của mình.

Sau đó, tôi đã cố lắng nghe ý kiến của các chị em cộng sự với mình trong bổn phận. Cuối mỗi buổi nhóm họp, khi các chị em của tôi bảo tôi hỏi những người mới xem họ có hiểu nội dung buổi nhóm họp ngày hôm đó không, tôi đã làm theo đề xuất của họ và không còn phản đối như trước nữa. Khi họ bảo tôi thông công chi tiết hơn với những người mới để thử và khiến họ bớt bối rối, tôi cũng làm như vậy. Thỉnh thoảng, họ cũng cho tôi những ý kiến hay về việc chăm tưới người mới, và sau khi tiếp nhận, tôi đã thực hiện theo. Sau khi thực hành theo cách này, tôi thấy có thêm nhiều người mới tham dự các buổi nhóm họp, và việc này khiến tôi rất vui. Tôi đã nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Đức Thánh Linh không chỉ làm việc trong một số người nhất định đang được Đức Chúa Trời sử dụng, mà hơn nữa, là trong hội thánh. Ngài có thể đang làm việc trong bất kỳ ai. Ngài có thể làm việc trong ngươi trong thời điểm hiện tại, và ngươi sẽ trải nghiệm được công tác này. Trong giai đoạn tiếp theo, Ngài có thể làm việc trong một người khác, khi đó ngươi phải nhanh chóng đi theo; ngươi càng theo sát sự sáng hiện tại thì đời sống của ngươi càng có thể trưởng thành. Dù một người là kiểu người thế nào đi nữa, miễn là Đức Thánh Linh làm việc trong họ, thì ngươi phải đi theo. Hãy trải nghiệm theo cách họ đã trải nghiệm, rồi ngươi sẽ nhận lãnh những điều còn cao hơn thế. Làm theo cách đó, ngươi sẽ tiến bộ nhanh hơn. Đây là con đường hoàn thiện cho con người và là phương tiện để đời sống phát triển(Những ai thuận phục Đức Chúa Trời với một tấm lòng chân thật chắc chắn sẽ được Đức Chúa Trời thu nhận, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi hiểu càng rõ hơn rằng tôi không thể kiêu ngạo, tự phụ và cố chấp theo cách của mình trong khi thực hiện bổn phận. Thay vào đó, tôi phải lắng nghe lời khuyên của những người khác nhiều hơn. Đây là vì Đức Thánh Linh khai sáng và soi sáng mọi người. Dù một người có tin Đức Chúa Trời bao lâu hay họ có địa vị hay không, miễn là những điều họ nói phù hợp với lẽ thật, thì chúng ta nên chấp nhận và vâng phục. Nếu không chịu lắng nghe, chúng ta sẽ không được nhận sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời trong bổn phận. Thông qua trải nghiệm này, tôi biết được tầm quan trọng của việc hợp tác hòa thuận với các anh chị em và không khăng khăng theo cách của mình trong bổn phận.

Trước: 96. Tự kiểm điểm về việc không kịp thời cách chức một lãnh đạo giả

Tiếp theo: 98. Sự bức hại mà tôi phải chịu vì đức tin

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger