83. Hậu quả của việc công tác một cách tùy tiện

Bởi Triệu Dương, Trung Quốc

Vào năm 2016, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Lúc mới nhận bổn phận đó, tôi cảm thấy rất áp lực vì tôi không hiểu lẽ thật và không có hiểu biết sâu sắc đối với các sự việc, nên khi các anh chị em gặp vấn đề, tôi không biết cách thông công lẽ thật để giải quyết chúng. Tôi cũng không biết cách cân nhắc các nguyên tắc lẽ thật khi bổ nhiệm hoặc chọn người cho những bổn phận nhất định, nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong khi tìm kiếm các nguyên tắc đó. Tôi cũng tìm đến các đồng sự khi không hiểu rõ điều gì đó. Theo thời gian, tôi đã có chút tiến bộ về khả năng đánh giá con người và tình hình, và tôi đã có thể phân công các anh chị em vào những bổn phận phù hợp dựa vào thế mạnh của từng người. Có một lần, một người anh em mà tôi làm việc chung đã cố nói chuyện với tôi về chị Hạ Tịnh, trưởng nhóm, là người khá qua loa trong bổn phận và rất tiêu cực. Anh ấy nói rằng chị ấy đang làm trì trệ công tác của nhóm và đề nghị thay thế chị ấy. Tôi nghĩ thầm: “Chị Hạ Tịnh có tố chất rất tốt và thực sự có năng lực trong công việc, nên dù chị ấy có tâm tính bại hoại, nếu chị ấy được giúp đỡ thêm một chút, có thể xoay chuyển bản thân và thực hiện một số thay đổi, thì chị ấy sẽ chẳng có vấn đề gì trong bổn phận đâu”. Vì vậy, tôi đã vạch trần, mổ xẻ tình trạng của chị Hạ Tịnh và tỉa sửa chị ấy. Sau vài buổi thông công, tôi thấy thái độ của chị ấy đối với bổn phận đã thay đổi chút ít. Chị ấy chủ động hơn và cũng chu đáo hơn. Sau một thời gian ngắn, chị ấy đã được đề bạt làm bổn phận quan trọng hơn. Sau đó tôi thật sự thấy mình giỏi giang, nghĩ rằng: “Mình chính là người có ý kiến đúng đắn. Thật may khi không cách chức chị ấy, mà lại tu dưỡng được một nhân tài trong hội thánh. Có vẻ mình có chút ý thức phân định đấy”. Từ đó trở đi, tôi không còn bàn luận về chuyện bổ nhiệm hay cách chức với người anh em đó nữa, nghĩ rằng tôi có kinh nghiệm hơn, nên tôi có thể tự mình xử lý bất cứ vấn đề nào. Thấm thoát đã hai năm trôi qua, và tôi ngày càng thông thạo việc sắp xếp các công tác của hội thánh. Nghĩ rằng mình có sự phân định và chút hiểu biết sâu sắc về người và việc, tôi càng trở nên kiêu ngạo.

Một ngày nọ, có thư từ một lãnh đạo nói rằng chị Trương Giai Nghĩa trong hội thánh của chúng tôi đã trở lại sau khi bị tước bỏ bổn phận ở một hội thánh khác. Tôi cần sắp xếp cho chị ấy tham dự các buổi hội họp. Tôi nghĩ: “Từ những lần tiếp xúc trước đây với chị Giai Nghĩa, tôi thấy chị ấy rất kiêu ngạo, chị ấy hay mắng mỏ người khác một cách thậm tệ, và rất khó hòa đồng. Có vẻ như chị ấy chưa thực sự thay đổi”. Rồi một thời gian sau, rất nhiều người mới gia nhập hội thánh của chúng tôi đến mức chúng tôi cần gấp người nhận công tác chăm tưới. Anh Lưu Chính, người làm việc cùng tôi, nói anh ấy đã hội họp với chị Giai Nghĩa và nhận thấy rằng chị ấy đã có được chút hiểu biết thật sự về bản thân và cũng đã biết ăn năn một chút từ khi bị sa thải, hơn nữa, chị ấy từng chăm tưới những thành viên mới và khá hiệu quả. Anh ấy đề nghị chúng tôi cho chị ấy vừa chăm tưới vừa tiếp tục kiểm điểm bản thân, để công tác của chúng tôi không bị chậm trễ. Lúc tôi nghe anh ấy tiến cử chị Giai Nghĩa, tôi nghĩ: “Làm sao có thể như vậy được chứ? Anh không thực sự hiểu chị ấy, chị ấy không phải là người mưu cầu lẽ thật. Anh chỉ nghe chị ấy nói có chút hiểu biết mà đã tưởng chị ấy hối cải. Khả năng đánh giá người và tình hình của anh kém quá và anh không có chút phân định nào”. Tôi kiên quyết bảo anh ấy: “Tôi biết chị Giai Nghĩa mà. Chị ấy có tâm tính kiêu ngạo và hay hạ nhục người khác một cách thậm tệ. Chị ấy cũng rất khó để làm việc chung. Chị ấy luôn như vậy, và không đời nào chị ấy đã thay đổi đâu, nếu không chị ấy đã không bị tước bỏ bổn phận. Tôi không nghĩ chị ấy phù hợp. Chúng ta không thể để chị ấy nhận bổn phận đó”. Anh Lưu Chính lại nói tiếp: “Chúng ta không thể quá đòi hỏi được. Chị ấy hơi kiêu ngạo, nhưng chị ấy đã thực sự hiểu bản thân sau trải nghiệm bị tước bỏ bổn phận và chị ấy đã có thể hối cải sau những việc đã làm. Giờ chị ấy rất khiêm tốn trong cách ăn nói và hòa đồng với mọi người. Tâm tính kiêu ngạo của chị ấy đã có chút biến chuyển rồi. Chúng ta phải đối xử thích đáng với mọi người”. Tôi cảm thấy khá bực mình khi nghe anh ấy nói vậy. Tôi nghĩ anh ấy mới thực hiện bổn phận đó chưa lâu, anh ấy biết gì chứ? Anh ấy nên thuận theo tôi. Do vậy tôi bèn trả lời một cách dứt khoát hơn: “Tôi đâu chỉ quyết định bột phát về người ta, mà tôi có thể thấy chị ấy không phù hợp cho bổn phận đó và chúng ta không nên để chị ấy chăm tưới”. Anh Lưu Chính không nói gì thêm, vì thấy tôi khăng khăng giữ quan điểm của mình.

Ít lâu sau, vì thiếu người chăm tưới nên một số người mới trở nên yếu đuối và tiêu cực vì họ không nhận được sự chăm tưới kịp thời, và họ đã không đến các buổi nhóm họp. Khi một lãnh đạo phát hiện chuyện đang diễn ra, chị ấy và anh Lưu Chính tới nói chuyện với chị Trương. Khi họ trở về, anh Lưu Chính nói với tôi: “Mặc dù Giai Nghĩa đã bị sa thải nhưng chị ấy chỉ kiêu ngạo thôi, và chưa làm bất cứ chuyện đại ác nào cả. Bây giờ chị ấy đã tự biết mình chút đỉnh, sẵn lòng hối cải và thay đổi. Chị ấy vẫn có thể được bồi dưỡng. Chúng ta không thể cứ quy chụp một ai đó mãi mãi vì những gì họ làm trước kia, mà phải cho họ cơ hội hối cải. Chúng tôi đã bàn bạc, và Giai Nghĩa sẽ nhận công tác chăm tưới”. Nghe họ tiến cử Giai Nghĩa cho vị trí này một lần nữa, tôi nghĩ: “Lần trước tôi đã nói quá rõ rồi mà, làm sao chị ấy có thể thay đổi sau một thời gian ngắn như thế? Tôi đã làm lãnh đạo một thời gian dài và tôi biết cách đánh giá mọi người, vậy tại sao các người không nghe lời tôi chứ? Như thế các người mới không phạm sai lầm!”. Vậy nên, tôi giải thích quan điểm của mình một lần nữa, theo cách rất dứt khoát. Thấy tôi cố bám chấp vào quan niệm của mình, lãnh đạo đó nghiêm khắc nói với tôi: “Chúng tôi hiểu Giai Nghĩa. Chúng tôi đã nghe chị ấy thông công, đã tiếp xúc thực tế với chị ấy, và chúng tôi đã thấy chị ấy có chút tự phản tỉnh và tự biết mình. Chúng ta nên cho người ta một cơ hội hối cải. Chúng ta không thể quy chụp người ta dựa vào cách hành xử của họ trong quá khứ. Anh nói chị ấy kiêu ngạo, nhưng từ khi nào mà những người kiêu ngạo không được phép được nuôi dưỡng trong nhà Đức Chúa Trời vậy? Giai Nghĩa rất phù hợp với công tác chăm tưới và chúng ta đang cần người gấp cho công tác này ngay bây giờ. Anh cứ giữ lập trường và khăng khăng rằng không sử dụng chị ấy. Như vậy chẳng phải là tùy tiện và chuyên quyền sao? Việc bổ nhiệm nhân sự trong hội thánh cần phải thông qua anh. Họ không thể thực hiện bổn phận nếu anh chưa chấp thuận. Anh quá kiêu ngạo và tự nên công chính. Muốn gì làm nấy, anh không thấy mình đang trực tiếp làm chậm trễ công tác của hội thánh và việc bồi dưỡng nhân tài sao?”. Nghe lãnh đạo tỉa sửa mình như vậy, tôi rất khó chịu, nhưng trong lòng tôi vẫn còn chống đối. Tôi nghĩ: “Mình giỏi nhìn người, nên không đời nào mình sai về Giai Nghĩa”. Lúc đó, tôi không thể cứ tiếp tục phản đối. Vậy là tôi miễn cưỡng nói: “Vì cả hai người đều thấy chút thay đổi ở chị ấy, vậy hãy cho chị ấy cơ hội chăm tưới. Chúng ta sẽ thay thế chị ấy nếu không hiệu quả”.

Về nhà, tôi nghĩ tới việc bị lãnh đạo tỉa sửa và cảm thấy rất bực bội. Theo những gì chị ấy nói, chẳng phải tôi đang làm việc ác và chống đối Đức Chúa Trời hay sao? Điều này rất nghiêm trọng về bản chất! Nhưng rồi tôi nghĩ rằng mình đã cân nhắc quyết định không bổ nhiệm Giai Nghĩa vào vị trí đó, vậy tại sao họ lại nói như thế về tôi? Tôi sai ở đâu mới được chứ? Do vậy, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời khi tìm kiếm: “Lạy Đức Chúa Trời, con đang khó chấp nhận sự tỉa sửa. Con không biết làm sao để hiểu bản thân trong chuyện này hay phương diện nào của lẽ thật để bước vào. Xin hãy chỉ lối cho con”. Tôi đọc được những lời này từ Đức Chúa Trời sau khi cầu nguyện: “‘Tùy tiện làm càng’ nghĩa là gì? Có nghĩa là, khi gặp một vấn đề, ngươi nghĩ thế nào thì làm thế ấy, không có quá trình suy nghĩ hay bất kỳ quá trình tìm kiếm nào. Bất cứ ai cũng không thể nói gì khiến ngươi động lòng hay thay đổi chủ ý của mình. Thậm chí khi người khác thông công với mình, ngươi cũng không tiếp nhận, ngươi bám lấy quan điểm của riêng mình, người khác nói đúng ngươi cũng không nghe, tin rằng bản thân ngươi đúng và bám vào ý kiến của riêng mình. Ngay cả khi cách nghĩ của ngươi là đúng, thì ngươi cũng nên tham khảo ý kiến của người khác. Ngươi không tham khảo chút nào, vậy có phải là quá tự nên công chính không? Người quá tự nên công chính và quá cứng đầu thì không dễ tiếp nhận lẽ thật. Nếu ngươi làm điều gì đó sai và người khác chỉ trích ngươi, nói rằng: ‘Anh làm chuyện này là không phù hợp với lẽ thật!’, thì ngươi trả lời: ‘Có không phù hợp với lẽ thật thì tôi vẫn làm’. Ngươi còn nói lý do cho họ nghe, khiến họ cảm thấy làm như vậy là thích hợp. Nếu họ chỉ trích ngươi, nói rằng: ‘Anh hành động như vậy là gây gián đoạn và sẽ làm bất lợi cho công tác của hội thánh’, thì ngươi không những không lắng nghe mà còn tiếp tục nói lý lẽ của mình: ‘Tôi nghĩ đây là cách đúng đắn, cho nên tôi sẽ làm như vậy’. Tâm tính gì đây? (Thưa, kiêu ngạo.) Đó chính là kiêu ngạo. Bản tính kiêu ngạo khiến ngươi cứng đầu. Nếu ngươi có bản tính kiêu ngạo, ngươi sẽ có thể tùy tiện làm càng, phớt lờ điều người khác nói(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ngươi đối xử với người khác như thế nào đều được nói hoặc nêu lên rõ ràng trong lời Đức Chúa Trời; thái độ mà Đức Chúa Trời dùng để đối xử với nhân loại là thái độ mà con người nên dùng để đối xử với nhau. Đức Chúa Trời đối xử với mỗi một người như thế nào? Một số người có vóc giạc còn non nớt; hay trẻ dại; hay chỉ mới tin Đức Chúa Trời được một thời gian ngắn; hay thực chất bản tính không xấu, không độc ác mà chỉ hơi ngu dốt hay thiếu tố chất. Hay họ đang chịu quá nhiều sự ràng buộc, chưa hiểu lẽ thật, chưa có lối vào sự sống, do đó họ khó tránh khỏi làm những điều ngu dốt hay có những biểu hiện ngu dốt. Nhưng Đức Chúa Trời không nhìn sự ngu dốt nhất thời của con người; Ngài chỉ nhìn vào lòng họ. Nếu họ có ý chí theo đuổi lẽ thật, thì họ đúng, và khi đây là mục tiêu của họ, thì Đức Chúa Trời đang quan sát họ, chờ đợi họ, và cho họ thời gian cùng cơ hội để họ bước vào. Đức Chúa Trời sẽ không phủ định họ hoàn toàn chỉ vì một lần vi phạm. Đó là điều con người thường làm; Đức Chúa Trời không bao giờ đối xử với con người như vậy. Nếu Đức Chúa Trời không đối xử với con người theo cách đó, thì tại sao con người lại đối xử với người khác theo cách đó? Chẳng phải điều này cho thấy tâm tính bại hoại của họ sao? Đây chính là tâm tính bại hoại của họ. Ngươi phải nhìn vào cách Đức Chúa Trời đối xử với những người ngu dốt và thiếu hiểu biết, cách Ngài đối xử với những người có vóc giạc còn non trẻ, cách Ngài đối xử với những bộc lộ bình thường của tâm tính bại hoại của con người, và cách Ngài đối đãi với những người hiểm độc. Đức Chúa Trời đối xử với những người khác nhau theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có những cách xử lý khác nhau với tình trạng khác nhau của con người. Ngươi phải hiểu những lẽ thật này. Một khi ngươi đã hiểu những lẽ thật này, thì ngươi sẽ biết cách trải nghiệm và biết làm thế nào để đối xử với mọi người theo nguyên tắc(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự việc và sự vật xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi bắt đầu kiểm điểm bản thân dựa vào những gì lời Đức Chúa Trời tỏ lộ. Tôi tưởng rằng mình có kinh nghiệm tổng thể về việc chọn, bổ nhiệm nhân sự và nắm được những nguyên tắc. Nhất là khi người được tôi chọn thành công trong bổn phận của họ, tôi cảm thấy mình thực sự có sự phân định và có thể đánh giá mọi người và tình hình. Tôi xem đây là vốn liếng của mình, cảm thấy rất tự mãn, không chịu nghe ý kiến của bất kỳ ai khác. Khi anh Lưu Chíhn thúc giục tôi đối xử công bằng với Giai Nghĩa, tôi đã không chịu nghe anh ấy. Tôi đã định kiến về chị ấy dựa vào cách nhìn của tôi với chị ấy trước kia, nghĩ rằng chị ấy kiêu ngạo và không thể thay đổi, nên chị ấy không thể nhận công tác chăm tưới. Thực ra, những yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời rất rõ ràng: Miễn sao ai đó có thể hiểu những lẽ thật của khải tượng và có trách nhiệm trong bổn phận, thì họ có thể được bồi dưỡng và huấn luyện. Kể cả với những người đã có những vi phạm thật sự nghiêm trọng, nếu họ có thể tiếp nhận lẽ thật, nếu họ có thể hối cải và thay đổi, họ sẽ vẫn được cho cơ hội tiếp tục thực hiện bổn phận. Nhà Đức Chúa Trời luôn đối xử thích đáng và công bằng với mọi người. Bất kể ai đó bộc lộ dạng tâm tính bại hoại gì hay họ đã làm gì để phá vỡ công tác của hội thánh, chỉ cần họ không phải kẻ ác hay kẻ địch lại Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ cứu rỗi họ nhiều nhất có thể, và hội thánh sẽ cho họ cơ hội để thực hiện bổn phận và để họ thực hành. Đây là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tôi đã không hiểu tâm tính của Đức Chúa Trời hay ý định của Đức Chúa Trời trong việc cứu rỗi con người, tôi cũng không hiểu những nguyên tắc về cách đối xử với mọi người trong nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã chẳng nhìn vào những điểm mạnh của Giai Nghĩa, cứ không chịu bỏ qua sự bại hoại mà chị ấy đã vạch trần trong quá khứ, quy chụp chị ấy một cách độc đoán và không chịu giao cho chị ấy chăm tưới người mới. Việc đó dẫn đến nhiều tín hữu mới không được chăm tưới kịp thời và làm gián đoạn công tác của hội thánh. Chẳng phải đó là làm việc ác sao? Lòng đầy hối hận, tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con quá kiêu ngạo và tự nên công chính. Con không muốn tùy tiện trong bổn phận của mình nữa. Con sẵn sàng hối cải và thay đổi”.

Lần sau khi tôi có buổi hội họp cùng với Giai Nghĩa và nghe chị ấy thông công, chị ấy thực sự đã có chút tự biết mình và có chút hối hận, và tôi càng cảm thấy hổ thẹn và tội lỗi. Sau khi Giai Nghĩa nhận công tác chăm tưới, chị ấy rất sốt sắng và có trách nhiệm với nó, và các anh chị em mà chị ấy chăm tưới đều có chút tiến bộ. Sau đó chị ấy được đề bạt quản lý công tác chăm tưới cho một số hội thánh. Thấy chị ấy thực hiện bổn phận tốt như vậy, tôi càng cảm thấy xấu hổ hơn. Tôi căm ghét việc tôi đã từng kiêu ngạo như thế nào, đã từng quy chụp chị ấy ra sao, từ chối giao bổn phận cho chị ấy và làm chậm trễ công tác của hội thánh. Tôi nhận ra rằng mình không sở hữu lẽ thật, không thể đánh giá con người và tình hình. Tôi hiểu một số học thuyết và quy tắc từ tất cả những trải nghiệm của mình, nhưng công tác của hội thánh không thể hoàn thành tốt nếu chỉ dựa vào những điều đó. Sau vụ việc ấy, tôi tiếp cận việc chọn người cẩn trọng hơn, và khi sự tùy tiện của tôi trỗi dậy và tôi muốn là người quyết định sau cùng, tôi liền cầu nguyện và từ bỏ bản thân, lắng nghe ý kiến của mọi người khác. Tôi tưởng rằng mình đã có một số thay đổi, nhưng thật bất ngờ, một chuyện xảy ra sau đó đã một lần nữa vạch trần tôi.

Sáu tháng sau, hội thánh cần gấp hai người làm công tác tổng vụ. Tôi đã xem xét và tìm được hai người chị em có trách nhiệm và có thể đối phó với nhiều tình huống khác nhau, nhưng họ lại có những nguy cơ về an toàn. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng vì họ sẽ không thực hiện bổn phận ở khu vực địa phương, nên sẽ không có bất cứ vấn đề gì khi để họ nhận bổn phận đó. Chúng tôi cần người gấp cho công tác và hiện tại không có ứng viên nào tốt hơn, nên tôi quyết định sử dụng họ trong thời gian chờ đợi và thay thế họ khi tìm được người tốt hơn. Do vậy, tôi nói với anh Lưu Chính rằng tôi muốn để chị Triệu Nghệ Chân tham dự công tác tổng vụ trong hội thánh. Anh ấy trả lời rằng: “Chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc khi lựa chọn nhân sự. Họ không thể làm việc cho hội thánh nếu có lo ngại về an toàn. Nghệ Chân là một rủi ro an ninh và không thích hợp cho công việc này. Chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc”. Thấy anh ấy không đồng ý, tôi liền phản đối, nói rằng: “Chúng ta không cần phải quá căng thẳng về chuyện đó. Anh không nghĩ mình đang quá nhát gan hay sao? Đúng là ở quê chị ấy, hầu như ai cũng biết chị ấy là tín hữu, nhưng đã nhiều năm rồi kể từ khi cảnh sát điều tra chị ấy. Hơn nữa, chị ấy can đảm và khôn ngoan. Tôi biết chị ấy như vậy. Tôi không nghĩ chúng ta có ứng viên tốt hơn ở thời điểm này. Công tác tổng vụ của chúng ta đang cần người. Chúng ta không thể mù quáng tuân theo quy tắc được”. Anh ấy nghe tôi nói rồi nhất quyết: “Giao công việc này cho người có rủi ro là vi phạm nguyên tắc. Chúng ta phải đặt an toàn lên trước hết”. Tôi hoàn toàn không đếm xỉa đến những gì anh ấy nói và nhất định sử dụng Nghệ Chân. Sau đó, tôi sắp xếp cho một ngườ cihị em khác, người cũng có nguy cơ về an toàn, làm công tác tổng vụ. Không lâu sau, vì ai cũng biết Nghệ Chân tin Đức Chúa Trời, nên chị ấy bị cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc nghi ngờ và giám sát. Vì chị ấy thường xuyên đến thăm nhà của một số anh chị em nên những anh chị em này cũng bị quản thúc, và không thể thực hiện bổn phận của họ một cách bình thường. Công tác của hội thánh đã bị cản trở rất nhiều.

Khi lãnh đạo biết được chuyện này và phát hiện ra đó là do tôi đã khăng khăng bổ nhiệm người có nguy cơ về an toàn, chị ấy đã tỉa sửa tôi rất nghiêm khắc: “Anh quá kiêu ngạo và cố chấp. Anh luôn hành động độc đoán trong bổn phận của mình, và làm trái nguyên tắc. Chuyện lần này đã gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với công tác của hội thánh. Đó chẳng phải là lâu la của Sa-tan và phá vỡ công tác của hội thánh sao? Dựa vào cách cư xử cố chấp của anh, chúng tôi quyết định cách chức anh”. Nghe tin này thực sự giống như một cái tát vào mặt, khiến tôi hoàn toàn sửng sốt. Tôi nghĩ: “Thế là hết. Mình đã làm một việc đại ác. Lỡ các anh chị em có liên quan bị bắt thì sao? Nếu vậy thì mình đã làm một việc thực sự kinh khủng rồi”. Càng nghĩ đến, tôi càng thấy sợ. Tôi cảm thấy tội lỗi. Cảm giác như dao đâm vào tim, và tôi không còn động lực để làm bất cứ chuyện gì nữa. Ngày nào tôi cũng sống trong khổ sở, cầu nguyện Đức Chúa Trời và thừa nhận việc làm sai trái của mình hết lần này đến lần khác: “Lạy Đức Chúa Trời, con quá kiêu ngạo, quá tự phụ. Sự tùy tiện của con đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho công tác của hội thánh. Con sẵn sàng đón nhận bất cứ sự trừng phạt nào Ngài muốn dành cho con, chỉ xin Ngài hãy bảo vệ các anh chị em khỏi bị bắt”. Sau đó tôi phát hiện ra các thành viên hội thánh đó đã được chuyển đi kịp thời, và tránh khỏi bị bắt. Cuối cùng tôi cũng có thể thở phào nhẹ nhõm.

Sau chuyện đó, tôi kiểm điểm lại bản thân. Tại sao tôi lại luôn tùy tiện trong bổn phận như vậy? Chuyện này thật sự phát xuất từ đâu? Tôi đọc trong những lời của Đức Chúa Trời: “Nếu trong lòng ngươi, ngươi thực sự hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách thực hành lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời, và đương nhiên sẽ dấn bước trên con đường mưu cầu lẽ thật. Nếu con đường ngươi bước đi là con đường đúng và phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ không rời khỏi ngươi – như thế sẽ có ngày càng ít nguy cơ ngươi phản bội Đức Chúa Trời. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có một tâm tính kiêu ngạo và tự phụ, thì việc bảo ngươi đừng đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ chẳng kết quả gì, ngươi không thể cưỡng lại, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và không xem Ngài ra gì; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân; chúng sẽ khiến ngươi coi khinh những người khác, sẽ khiến ngươi không có ai trong lòng ngoài bản thân mình; chúng sẽ cướp vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, và cuối cùng sẽ khiến ngươi ngồi vào chỗ của Đức Chúa Trời và đòi hỏi mọi người phải quy phục mình, khiến ngươi sùng bái suy nghĩ, ý tưởng và quan niệm của mình như là lẽ thật. Bao nhiêu sự ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ!(Chỉ có mưu cầu lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ những lời của Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng việc hành xử độc đoán hết lần này đến lần khác trong bổn phận của tôi xuất phát từ việc bị bản tính kiêu ngạo, tự phụ kiểm soát. Với bản tính kiêu ngạo và tự phụ này, tôi luôn nghĩ quá nhiều về bản thân và cảm thấy mình giỏi hơn bất kỳ ai khác, rằng tôi đúng đắn hơn bất kỳ ai, nên tôi phải có quyền quyết định những vấn đề trong hội thánh. Khi tôi đã quyết định việc gì đó, thì tôi không chịu nhìn nó theo bất kỳ cách nào khác, và không chịu lắng nghe ai cả. Tôi thậm chí còn muốn mọi người vâng theo những ý kiến của mình như thể chúng là nguyên tắc lẽ thật vậy. Tôi đã biết hai người chị em đó có nguy cơ về an toàn và không thích hợp cho công tác tổng vụ, và chính tôi đã có sự lo ngại về chuyện đó, nhưng tôi vẫn không thể gạt bỏ bản thân và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi không thèm đếm xỉa gì đến sự quở trách và hướng dẫn của Đức Thánh Linh, và đã không nghe sự can ngăn của anh Lưu Chính. Tôi đã làm theo ý riêng của mình, và cuối cùng tôi đã thật sự gây tổn hại nghiêm trọng cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Giá như tôi có một chút ý muốn tìm kiếm lẽ thật và quy phục, giá như tôi lắng nghe ý kiến của anh Lưu Chính, thì đã không có những hậu quả khủng khiếp như thế. Tôi cảm thấy hối hận và tự trách mình rất nhiều khi hiểu ra toàn bộ chuyện này, và tôi căm ghét sự kiêu ngạo và tùy tiện của mình. Đảng Cộng Sản Trung Quốc không ngừng cố phá hoại ngầm công tác của hội thánh, dùng đủ mọi thủ đoạn để đàn áp và bắt bớ dân sự được Ngài chọn. Và tôi đã tự ý vi phạm nguyên tắc, quyết định bổ nhiệm những người không an toàn nhận bổn phận, khiến các anh chị em khác bị quản thúc. Chẳng phải đây là làm đồng phạm của Sa-tan sao? Nếu các anh chị em bị bắt và bị bỏ tù, hậu quả sẽ rất khủng khiếp! Nghĩ thế, tôi càng sợ hãi. Tôi thấy rằng hậu quả của việc hành động theo tâm tính kiêu ngạo là rất lớn. Tôi đã làm một số công tác và tưởng rằng mình tuyệt vời, nên tôi đã không nghĩ nhiều đến những người khác, và trong lòng tôi không có Đức Chúa Trời. Tôi thậm chí còn không coi trọng các nguyên tắc lẽ thật, và dùng bất cứ công tác nào mình đã làm như vốn liếng của mình. Tôi chỉ làm bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi kiêu ngạo tới mức mất hết lý trí. Tôi nghĩ đến toàn bộ những kẻ địch lại Đấng Christ đã bị khai trừ khỏi hội thánh. Họ hết sức kiêu ngạo, chuyên quyền và độc đoán trong bổn phận của mình, và phá vỡ nghiêm trọng công tác của hội thánh. Cuối cùng, họ đã làm nhiều việc tà ác đến nỗi bị đuổi khỏi hội thánh. Nếu tâm tính kiêu ngạo của tôi không được hóa giải, tôi sẽ không thể không làm điều ác và chống đối Đức Chúa Trời, và cuối cùng sẽ bị Đức Chúa Trời đào thải. Trong lòng tôi cảm thấy sống theo bản tính kiêu ngạo là khủng khiếp như thế nào. Dù tôi đã phạm việc đại ác, hội thánh vẫn chưa khai trừ tôi, mà chỉ sa thải tôi. Đức Chúa Trời thậm chí đã khai sáng và soi dẫn tôi bằng những lời của Ngài, cho tôi cơ hội kiểm điểm và hiểu bản thân, hối cải và thay đổi. Tôi có thể thực sự cảm nhận được tình yêu của Đức Chúa Trời và tôi đã rất hối hận. Tôi cảm thấy sẵn sàng hối cải và thay đổi.

Sau đó, tôi bắt đầu chủ tâm tìm kiếm cách giải quyết vấn đề có tâm tính bại hoại, chuyên quyền và tùy tiện trong bổn phận của mình. Tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Vậy thì làm sao ngươi giải quyết sự tùy tiện làm càng của mình? Ví dụ, giả sử như có điều gì đó xảy ra với ngươi và ngươi có những ý tưởng, dự tính của riêng mình; trước khi xác định phải làm gì, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật và chí ít phải thông công với mọi người về những gì ngươi nghĩ và tin về điều này, nhờ mọi người cho ngươi biết cách nghĩ của ngươi có đúng và phù hợp với lẽ thật hay không, nhờ mọi người kiểm định cho ngươi. Đây là phương pháp tốt nhất để giải quyết sự tùy tiện làm càng. Trước tiên, ngươi có thể bày tỏ quan điểm của mình và tìm kiếm lẽ thật; đây là bước đầu tiên của việc thực hành giải quyết sự tùy tiện làm càng. Bước thứ hai diễn ra khi những người khác đưa ra những quan điểm bất đồng – ngươi có thể thực hành điều gì để không tùy tiện làm càng? Ngươi trước hết phải có một thái độ khiêm nhường, buông bỏ những gì mình tin là đúng, và để mọi người thông công. Ngay cả khi ngươi tin mình là đúng, thì ngươi cũng không nên cứ khăng khăng với nó. Như vậy là tiến bộ; nó cho thấy một thái độ tìm kiếm lẽ thật, phủ nhận bản thân mình, và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Một khi ngươi có thái độ này, song song với việc không bám lấy quan niệm của mình, ngươi cũng nên cầu nguyện, tìm kiếm lẽ thật từ Đức Chúa Trời, và sau đó tìm kiếm cơ sở trong lời Đức Chúa Trời – xác định cách hành động trên cơ sở lời Đức Chúa Trời. Đây là sự thực hành thích hợp nhất và chính xác nhất. Khi người ta tìm kiếm lẽ thật, đưa ra một vấn đề để mọi người thông công với nhau và tìm kiếm câu trả lời, đó là khi Đức Thánh Linh ban cho họ sự khai sáng. Đức Chúa Trời khai sáng con người theo nguyên tắc, Ngài xem xét thái độ của ngươi. Nếu ngươi ngoan cố theo ý mình đến cùng bất kể quan điểm của ngươi là đúng hay sai, Đức Chúa Trời sẽ ẩn mặt Ngài khỏi ngươi và phớt lờ ngươi; Ngài sẽ làm cho ngươi bế tắc, Ngài sẽ tỏ lộ ngươi và phơi bày trạng thái xấu xa của ngươi. Nhưng trái lại, nếu ngươi có thái độ đúng đắn, không khăng khăng theo cách của mình, cũng không tự cho mình là đúng, cũng không tùy tiện làm càng, mà có thái độ tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật, nếu ngươi thông công điều này với mọi người, thì Đức Thánh Linh sẽ bắt đầu làm việc giữa các ngươi, và nói không chừng Ngài chỉ cần mượn một câu nói của ai đó thôi là đã có thể làm cho ngươi hiểu. Đôi lúc, khi Đức Thánh Linh khai sáng ngươi, Ngài dẫn dắt ngươi hiểu điểm mấu chốt của một vấn đề chỉ bằng một vài lời hoặc cụm từ, hoặc bằng cách cho ngươi một cảm giác. Ngay lập tức, ngươi sẽ tỉnh ngộ và biết rằng bất cứ điều gì ngươi đã và đang bám lấy đều là sai lầm, và đồng thời, ngươi hiểu cách phù hợp nhất để hành động. Nếu đã đạt đến mức độ như vậy, thì có phải ngươi đã tránh được việc làm điều ác và gánh chịu những hậu quả của việc phạm sai lầm không? Đây chẳng phải là sự bảo vệ của Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Làm thế nào để đạt được điều đó? Điều này chỉ đạt được khi ngươi có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và khi ngươi tìm kiếm lẽ thật với lòng thuận phục. Một khi ngươi đã nhận được sự khai sáng của Đức Thánh Linh và xác định được các nguyên tắc thực hành, thì việc thực hành của ngươi sẽ phù hợp với lẽ thật và ngươi sẽ có thể thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong đoạn này, tôi đã hiểu rằng để hóa giải sự kiêu ngạo và tùy tiện, điều quan trọng nhất là phải có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và có thái độ tìm kiếm lẽ thật. Tôi không được bảo thủ khi có chuyện xảy ra, mà cần phải bàn luận mọi chuyện với các anh chị em. Nếu chúng tôi làm việc hòa thuận cùng nhau thì sẽ đạt được sự soi dẫn của Đức Chúa Trời. Nếu ai đó có ý kiến khác, tôi nên chấp nhận trước, sau đó cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật, và đưa các nguyên tắc vào thực hành. Nếu tôi cứng đầu bám vào suy nghĩ của riêng mình, thì không có cách nào tôi có thể đạt được công tác của Đức Thánh Linh. Tôi sẽ không có hiểu biết sâu sắc về bất cứ chuyện gì và bổn phận của tôi sẽ bị gián đoạn. Tôi nghĩ về việc mình đã làm một việc đại ác như thế vì đã quá kiêu ngạo, và vì trong lòng tôi không có chỗ cho Đức Chúa Trời. Điều này xuất phát từ việc muốn xưng vương và làm chủ mọi chuyện, từ việc không công tác tốt cùng những người khác. Hiểu ra điều này, tôi thầm quyết tâm không được cứng đầu khi có chuyện xảy ra, mà phải tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật và trao đổi nhiều hơn với người khác. Tôi sẽ lắng nghe ý kiến phù hợp với nguyên tắc lẽ thật của bất kỳ ai.

Sau đó, tôi được bầu làm làm trưởng nhóm phụ trách công tác chăm tưới. Tôi rất biết ơn và trân quý bổn phận đó. Tôi không ngừng cảnh báo bản thân tuyệt đối phải rút ra bài học từ thất bại, và không được để bản tính kiêu ngạo làm mình trở nên tùy tiện lần nữa. Khi xảy ra vấn đề, tôi sẽ chủ động tìm các anh chị em để bàn luận mọi việc với họ. Một lần nọ, tôi nhận được thư từ một lãnh đạo nói rằng chúng tôi cần tìm người phù hợp làm công tác chăm tưới. Sau khi tìm kiếm, tôi cảm thấy chị Tô Tinh rất phù hợp, nhưng theo đánh giá trước đây của những người khác, chị ấy có bản tính kiêu ngạo và không chịu tiếp nhận những gợi ý hay giúp đỡ từ các anh chị em. Vì vậy, tôi cho rằng chị ấy sẽ không chịu tiếp nhận lẽ thật, nên không phải người nên được bồi dưỡng. Khi nghĩ về điều này, tôi nhận ra mình lại độc đoán quy chụp người khác một lần nữa, và tôi nhớ những gì Đức Chúa Trời đã phán: “Nếu một người không tự định đoạt thì đó là dấu hiệu cho thấy họ không tự cho mình là đúng; nếu họ không khăng khăng với ý kiến riêng thì đó là dấu hiệu cho thấy họ có lý trí. Nếu họ còn có thể quy phục nữa thì họ chính là đã thực hành được lẽ thật rồi(Quy phục Đức Chúa Trời là bài học cơ bản để đạt được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi biết mình không được khăng khăng đòi quyết định nữa, mà phải nói chuyện này với người anh em cùng công tác với tôi và lắng nghe ý kiến của anh ấy. Khi tôi giải thích luận điểm của mình cho anh ấy, anh ấy trả lời: “Dựa theo những đánh giá này, có vẻ chị Tô Tinh thực sự kiêu ngạo, nhưng đây đều chỉ dựa vào sự bại hoại mà chị ấy tỏ lộ trong quá khứ. Chúng ta không biết chị ấy đã đạt được chút hiểu biết nào về bản thân hay chưa. Chúng ta không nên chèn ép nhân tài, nên hãy để chị ấy viết kiểm điểm rồi xin ý kiến của các anh chị em có liên hệ gần gũi với chị ấy. Chúng ta có thể xem xét tất cả những điều này để xem chị ấy có phải ứng viên tốt cho bổn phận này không. Cách tiếp cận này ổn thỏa hơn”. Tôi thấy có vẻ đề xuất này của anh ấy phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Nếu tôi quy chụp chị ấy là người không phù hợp để được bồi dưỡng dựa trên ý kiến trước đây của một vài anh chị em, như thế sẽ là quá độc đoán rồi. Chúng tôi nên xem xét chị ấy đã có dạng kiêu ngạo nào. Nếu đó là kiêu ngạo vô lý, mù quáng và tuyệt đối từ chối tiếp nhận lẽ thật, thì chị ấy thật sự không nên được đề bạt. Nếu chị ấy kiêu ngạo, nhưng có nhân tính tốt, có thể tiếp nhận lẽ thật, có thể tìm hiểu về bản thân và thay đổi sau khi bị tỉa sửa, thì đó là sự tỏ lộ bại hoại thông thường. Chúng ta không thể coi những chuyện khác nhau là như nhau. Khi chúng tôi nhận được bản kiểm điểm của chị Tô Tinh và đánh giá của các anh chị em khác, chúng tôi thấy rằng chị ấy đã thực hiện được một số thay đổi và có chút lối vào, và chị ấy là người có thể tiếp nhận lẽ thật. Chúng tôi tiến cử chị ấy cho công tác chăm tưới ấy. Kể từ đó, tôi không còn thực hiện bổn phận của mình một cách quá kiêu ngạo và ngoan cố như trước nữa, tôi không cứ tự mình đưa ra quyết định mà chủ ý lắng nghe đề xuất của người khác và tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật. Với kiểu thực hành này, tôi cảm thấy yên tâm và không còn lo ngại nữa. Tôi đã có thể có được sự thay đổi này hoàn toàn nhờ vào đọc lời Đức Chúa Trời.

Trước: 82. Qua sự tra tấn tàn nhẫn

Tiếp theo: 84. Tuân thủ nguyên tắc để làm tròn bổn phận

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger