74. Bị chỉ trích đã làm tôi lộ chân tướng

Bởi Sharon, Tây Ban Nha

Một ngày vào tháng 12 năm 2021, một chị bảo tôi chị Arianna, người đã được thuyên chuyển từ hội thánh của chúng tôi sang một hội thánh khác, đã nói rằng tôi cẩu thả trong bổn phận, và tôi không xử lý đủ nhanh với những vấn đề phát sinh trong công tác Phúc Âm, khiến cho năng suất và hiệu quả của nhóm bị sụt giảm. Chị ấy nói tôi có hành vi của lãnh đạo giả. Chị ấy nhắc tôi phản tỉnh bản thân mình. Nghe thế, tôi rất tức giận, nghĩ rằng: “Dạo này tôi không theo dõi sát sao, nhưng đều có lý do cả. Nếu chị muốn nói gì thì nói thẳng vào mặt tôi này. Nói xấu sau lưng như thế, chị đang muốn gây chuyện hay sao? Các anh chị em sẽ nghĩ sao về tôi đây? Vì chị đã nói về tôi như thế, tôi sẽ không dễ dàng bỏ qua chuyện này cho chị đâu. Tôi cũng sẽ vạch trần sai lầm của chị, để người khác biết đó không phải vấn đề của tôi mà tất cả đều là do chị”. Nên tôi nói với chị đó: “Chị Arianna lúc nào cũng coi thường tôi, bới móc sai sót của tôi. Mọi người đều biết chị ấy không phải là người cao đẹp gì. Chị ấy không bao giờ hợp tác tốt với người khác, lại còn rất hay soi mói. Giờ chị ấy đang nhắm vào tôi, nhưng tôi chưa làm gì có lỗi với chị ấy cả. Có thể lý do là vì tôi đã chuyển chị ấy đến hội thánh khác, nên chị ấy bị mất chức trưởng nhóm và giờ chị ấy muốn trả thù tôi vì chuyện đó”. Ngay cả sau khi nói thế, tôi vẫn cảm thấy việc chị Arianna đã làm khiến tôi mất mặt ghê gớm. Chị ta đã vạch trần mình trước mặt tất cả những người đó. Nếu mọi người tin chị ấy, họ sẽ xem tôi ra cái gì đây? Liệu họ có nghĩ tôi là một lãnh đạo giả không? Và nếu sự việc bị báo cáo lên lãnh đạo cấp cao hơn, tôi thậm chí có thể mất vị trí hiện thời. Tôi ngày càng bận tâm về chuyện đó và bắt đầu ghét chị Arianna. Chẳng phải rõ ràng chị ấy đang nhằm vào tôi sao? Tôi cho rằng nếu chị ấy vô tình thì đừng trách tôi vô nghĩa; nên chỉ cần tôi còn làm lãnh đạo thì chị ấy đừng mong được đề bạt gì. Tôi sẽ đưa mọi hành vi của chị ấy ra ánh sáng, để ai cũng phân định được, và đuổi chị ấy ra khỏi hội thánh nếu tôi phát hiện chị ấy phán xét sau lưng mọi người. Khi suy nghĩ như thế, trong lòng tôi không thấy thoải mái và thắc mắc liệu đối xử với chị ấy như thế có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không. Đức Chúa Trời để chuyện này xảy ra, và tôi không tìm kiếm lẽ thật hay tự kiểm điểm, mà lại cứ chăm chăm soi mói chị ấy, tôi muốn chộp lấy sai lầm của chị ấy để phản đòn, để vạch trần chị ấy và thậm chí là trả thù. Tôi biết như thế là không tiếp nhận lẽ thật.

Đêm đó tôi suy nghĩ về chuyện này. Trong lòng tôi vẫn không thể chấp nhận điều chị Arianna nói về mình, nhưng nghĩ cho kĩ thì tôi có phải là một lãnh đạo giỏi, có năng lực không? Làm một lãnh đạo thì nên hiểu rõ, nắm vững mọi phương diện trong công tác và giải quyết vấn đề ngay khi phát hiện ra. Tôi phụ trách công tác Phúc Âm, nên khi nhóm gặp phải vấn đề gì, tôi nên lập tức đưa ra sự giúp đỡ và hướng dẫn thực tế. Nhưng tôi lại không làm được như thế cho mấy. Chẳng phải một lãnh đạo giả là người không thực hiện công tác thực tế hay sao? Chị Arianna nói không sai. Chị ấy không phải là người tà ác. Chị ấy có một số ân tứ và điểm mạnh và có thành tựu trong bổn phận. Nếu tôi không để chị ấy thực hiện bổn phận hay thậm chí đuổi chị ấy đi vì tư thù, không những việc đó sẽ làm chị Arianna tổn thương, mà còn quấy phá công tác của hội thánh. Tôi không thể làm những việc khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Nghĩ thế giúp tôi có thể bớt chút định kiến đối với chị Arianna. Tôi cũng kiểm điểm về những công tác thực tế nào mà mình không thực hiện. Tôi biết mình phải bắt đầu thay đổi trong phạm vi mà chị ấy nhắc đến và trao đổi với các anh chị em về khó khăn của họ. Làm như thế, tôi thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn.

Lúc đó tôi nghĩ mọi chuyện đã xong xuôi, nhưng vài hôm sau, tôi được biết rằng chị Arianna đã nói về những dấu hiệu cho thấy tôi là một lãnh đạo giả trong một buổi hội họp có hơn 40 người. Tôi giận sôi người khi nghe vậy, và nghĩ việc chị Arianna phơi bày tôi trước mặt rất nhiều người thực sự đã dìm thanh danh của tôi xuống bùn. Sao tôi còn dám ngẩng mặt nhìn ai nếu chị ấy cứ làm thế? Tôi thậm chí có thể bị đình chỉ vì làm một lãnh đạo giả. Tôi muốn cho chị ấy biết tay, để chị ấy không còn nghĩ tôi là cừu con dễ bị bắt nạt! Nếu chị ấy muốn phơi bày tôi trước mặt mọi người và phá hoại thanh danh của tôi, tôi có thể tìm ra những việc sai trái của chị ấy và thu thập bằng chứng, rồi tìm cơ hội để loại bỏ chị ấy. Mấy hôm sau tôi lúc nào cũng bồn chồn lo lắng, nghĩ về cách cứu vãn thể diện và phẩm giá của mình, cách để phản kích lại chị Arianna. Tôi nói với lãnh đạo ở hội thánh mới của chị ấy rằng chị ấy không có nhân tính tốt và luôn phán xét các lãnh đạo và đồng sự, nên phải để mắt đến chị ấy, đình chỉ chị ấy ngay nếu thấy chị ấy quấy phá. Nói xong tôi cảm thấy chút mặc cảm tội lỗi, trong lòng cứ không yên. Tôi nghĩ: “Mình đang làm gì thế này? Chẳng phải đây là ăn miếng trả miếng, đả kích và bài xích người khác hay sao? Đức Chúa Trời muốn mình học được bài học gì từ hoàn cảnh này đây?”. Sau đó tôi tìm đến Đức Chúa Trời để cầu nguyện và tìm kiếm.

Trong khi tìm kiếm, tôi nghĩ đến những lời Đức Chúa Trời phơi bày những kẻ địch lại Đấng Christ đã loại trừ bất cứ ai bất đồng ý kiến. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Mục tiêu chính của một kẻ địch lại Đấng Christ khi họ tấn công và loại trừ một người bất đồng quan điểm với mình là gì? Họ tìm cách tạo ra một tình huống trong hội thánh, nơi mà không có tiếng nói nào trái ngược với tiếng nói của riêng họ, trong đó quyền lực của họ, địa vị lãnh đạo của họ và lời nói của họ đều là tuyệt đối. Mọi người đều phải chú ý đến họ, và ngay cả khi mọi người có quan điểm khác thì cũng để nó ủ dột trong lòng chứ không được bày tỏ ra ngoài. Bất kỳ ai dám công khai không đồng ý với họ đều trở thành kẻ thù của kẻ địch lại Đấng Christ, và họ sẽ tìm mọi cách có thể để gây khó dễ cho người đó, nóng lòng dẹp người đó. Đây là một trong những cách kẻ địch lại Đấng Christ tấn công và loại trừ một người bất đồng chính kiến để củng cố địa vị và bảo vệ quyền lực của mình. Họ nghĩ: ‘Anh có ý kiến khác cũng được, nhưng anh không thể đi khắp nơi để tùy ý nói với họ, càng không được làm tổn hại quyền lực và địa vị của tôi. Nếu anh có điều gì muốn nói, anh có thể nói với tôi một cách riêng tư. Nếu anh nói điều đó trước mặt mọi người và khiến tôi mất mặt, thì anh tự chuốc lấy rắc rối, và tôi sẽ trừng trị anh đấy’. Đây là kiểu tâm tính gì? Những kẻ địch lại Đấng Christ không cho phép người khác nói năng tự do. Nếu họ có ý kiến khác – dù là về kẻ địch lại Đấng Christ hay bất kỳ thứ gì khác – họ không thể tùy tiện nói ra, mà phải cân nhắc đến thể diện của kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu không, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ xem họ là kẻ thù, tấn công và loại trừ họ. Đây là loại bản tính gì? Đó là bản tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Và tại sao họ làm điều này? Họ không cho phép hội thánh có bất kỳ tiếng nói thay thế nào, họ không cho phép có bất kỳ người bất đồng chính kiến nào trong hội thánh, họ không cho phép những người được Đức Chúa Trời chọn công khai thông công về lẽ thật và phân định con người. Họ sợ nhất bị mọi người vạch trần, phân định; họ không ngừng cố gắng củng cố quyền lực của mình và vị thế họ có được trong lòng mọi người, điều mà họ cảm thấy không bao giờ được lay chuyển. Họ không bao giờ có thể chịu được bất cứ điều gì đe dọa hay ảnh hưởng đến niềm kiêu hãnh, danh tiếng hoặc địa vị và giá trị của họ với tư cách là lãnh đạo. Chẳng phải đây là biểu hiện của bản tính ác độc của những kẻ địch lại Đấng Christ sao? Không bằng lòng với quyền lực mà họ đã sở hữu, họ củng cố và bảo đảm nó và tìm kiếm sự thống trị vĩnh viễn. Họ không chỉ muốn kiểm soát hành vi của những người khác mà còn cả con tim của những người đó. Những cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ hoàn toàn là để bảo vệ quyền lực và địa vị của họ, hoàn toàn là kết quả của sự ham muốn nắm giữ quyền lực của họ. … Điều này đặc biệt đúng khi có mặt một người bất đồng quan điểm, và kẻ địch lại Đấng Christ nghe rằng người bất đồng quan điểm ấy đã nói điều gì đó về họ, hay chỉ trích sau lưng họ. Trong trường hợp này, họ sẽ giải quyết vấn đề thật nhanh, ngay cả khi điều này có nghĩa là một đêm không ngủ và một ngày không ăn. Làm thế nào mà họ có thể nỗ lực như vậy? Đó là bởi vì họ cảm thấy rằng địa vị của mình đang lâm nguy, rằng nó đã bị thách thức. Họ cảm thấy nếu họ không hành động như vậy, quyền lực và địa vị của họ sẽ lâm nguy – một khi những việc ác và hành vi tai tiếng của họ bị vạch trần, họ sẽ không những không thể giữ được địa vị và quyền lực, mà còn bị thanh trừ hoặc khai trừ khỏi hội thánh. Đó là lý do tại sao họ cực kỳ nóng lòng tìm cách dẹp vấn đề và xua tan mọi hiểm họa tiềm ẩn đối với mình. Đây là cách duy nhất để họ giữ vững địa vị. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị là hơi thở cuộc sống. Chỉ cần nghe tin ai đó sẽ vạch trần hoặc tố cáo họ, họ sợ hãi đến mất tập trung, lo sợ mai này họ sẽ mất địa vị và không bao giờ được hưởng cảm giác đặc quyền địa vị đã mang lại cùng những lợi ích của địa vị nữa. Họ sợ sẽ không còn ai chiều theo hoặc đi theo họ nữa, không còn ai nịnh hót hay nghe lệnh họ nữa. Nhưng điều khó chịu nhất đối với họ không chỉ là bị mất địa vị và quyền lực, mà là thậm chí họ có thể bị thanh trừ hoặc khai trừ. Nếu điều đó xảy ra, tất cả những lợi thế và cảm giác đặc quyền mà địa vị và quyền lực đã mang lại cho họ sẽ lập tức tan biến, cả hy vọng được phúc và được ban thưởng khi tin Đức Chúa Trời cũng đều mất đi trong chớp mắt. Viễn cảnh này là điều họ khó chịu đựng nhất(Mục 2. Họ tấn công và loại trừ những người bất đồng quan điểm với mình, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, người bất đồng quan điểm với họ là một mối đe dọa đối với địa vị và quyền lực của họ. Bất cứ ai đe dọa địa vị và quyền lực của họ, dù đó có thể là người nào, thì những kẻ địch lại Đấng Christ cũng sẽ bằng mọi giá ‘chiếu cố’ những người đó. Nếu những người này thật sự không thể bị khuất phục hay bị thu phục vào lực lượng của họ, thì những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ hạ bệ và thanh trừ những người đó. Cuối cùng, những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ đạt được mục đích là có quyền lực tuyệt đối. Đây là một trong những kỹ thuật mà những kẻ địch lại Đấng Christ thường sử dụng để duy trì địa vị và quyền lực của mình – họ tấn công và loại trừ những người bất đồng quan điểm với mình(Mục 2. Họ tấn công và loại trừ những người bất đồng quan điểm với mình, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Những lời của Đức Chúa Trời thật sự thấm thía và khiến tôi sợ hãi. Tôi đã không nhận ra mình đã đả kích và bài xích một người vì danh tiếng và địa vị và tôi đang làm việc tà ác của một kẻ địch lại Đấng Christ. Khi nghe tin chị Arianna nói với những người khác là tôi không thực hiện công tác thực tế, tôi đã không nghĩ xem nó đúng hay sai, mà chỉ nghĩ chị ấy đang nhằm vào tôi và phán xét sau lưng tôi. Thấy lòng kiêu hãnh bị tổn thương, tôi bắt đầu không ưa và nuôi lòng oán hận chị ấy, thậm chí muốn đả kích chị ấy. Rồi khi phát hiện việc chị ấy phơi bày tôi ở buổi hội họp lớn hơn đó, tôi càng ghét chị ấy hơn. Tôi muốn cứu vãn lòng kiêu hãnh và vị trí của mình, nên tôi đã nói quá lên về sự vi phạm trước đây của chị ấy, người khác sẽ nghĩ chị ấy không có nhân tính tốt, và loại bỏ chị ấy. Tôi còn xúi giục lãnh đạo hiện tại của chị để mắt đến hành vi của chị, hy vọng tìm được cơ hội để đuổi chị ấy. Tôi biết rõ chị ấy có ân tứ, có điểm mạnh, và thực hiện tốt bổn phận, chị ấy nên tiếp tục thực hiện bổn phận trong hội thánh. Tôi cũng biết chị Arianna đã vạch trần những vấn đề thực tế của tôi, nhưng nó đụng chạm đến thể diện và địa vị của tôi, nên tôi bắt đầu coi chị ấy là kẻ bất đồng chính kiến, kẻ thù và là mối họa với quyền lực và địa vị của tôi. Tôi đã muốn công kích chị, muốn báo thù. Tôi thực sự có bản tính tà ác! Rồi tôi nghĩ tới những kẻ địch lại Đấng Christ đã bị khai trừ khỏi hội thánh. Ngay khi có ai đó đe dọa địa vị của họ, thì họ chỉ trích và đả kích, muốn biến hội thánh thành vương quốc của họ, cai quản tất cả. Cuối cùng họ bị khai trừ và đào thải vì đã làm quá nhiều việc tà ác. Hành vi của tôi không khác gì những kẻ địch lại Đấng Christ đó.

Tôi tiếp tục tự kiểm điểm, về lý do tại sao tôi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm, nhưng không thể ngăn bản thân đi vào con đường của kẻ địch lại Đấng Christ và làm những việc tà ác như vậy. Sau đó, trong một buổi hội họp chúng tôi đọc “Những ai thuận phục Đức Chúa Trời với một tấm lòng chân thật chắc chắn sẽ được Đức Chúa Trời thu nhận”. Trong đó có một đoạn thấu tận tâm can tôi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Bởi vì ngươi tin Đức Chúa Trời, nên ngươi phải đặt đức tin mình vào mọi lời của Đức Chúa Trời và vào mọi công tác của Ngài. Điều đó có nghĩa là, vì ngươi tin Đức Chúa Trời, ngươi phải thuận phục Ngài. Nếu ngươi không thể làm điều này, thì ngươi có tin Đức Chúa Trời hay không cũng không quan trọng. Nếu ngươi đã tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm, nhưng chưa từng thuận phục Ngài, và không chấp nhận toàn bộ những lời của Ngài, mà thay vào đó, ngươi lại yêu cầu Đức Chúa Trời phục tùng ngươi và hành động theo các quan niệm của ngươi, thì ngươi là kẻ phản nghịch nhất trong tất cả, ngươi là một người không tin. Làm sao những kẻ như thế có thể thuận phục công tác và lời của Đức Chúa Trời, những điều không phù hợp với các quan niệm của con người? Phản nghịch nhất trong tất cả là những kẻ cố ý không thuận phục và chống lại Đức Chúa Trời. Họ là những kẻ thù của Đức Chúa Trời, những kẻ địch lại Đấng Christ. Thái độ của họ luôn thù địch với công tác mới của Đức Chúa Trời; họ chưa bao giờ có một chút khuynh hướng thuận phục nào, cũng chưa bao giờ vui vẻ thuận phục hay hạ mình. Họ tự đề cao bản thân trước người khác và không bao giờ thuận phục bất kỳ ai. Trước Đức Chúa Trời, họ tự cho mình là người giỏi nhất trong việc giảng đạo, và là người khéo nhất trong việc tác động đến người khác. Họ không bao giờ vứt bỏ ‘những báu vật’ mình đang sở hữu, mà xem chúng như những vật gia truyền để thờ lạy, để giảng cho người khác nghe, và họ dùng chúng để lên lớp cho những kẻ ngu thần tượng họ. Thật sự có một số người như thế trong hội thánh. Có thể nói họ là ‘những anh hùng bất khuất’, tạm trú trong nhà Đức Chúa Trời từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ xem việc giảng đạo (giáo lý) là bổn phận cao cả nhất của họ. Năm này qua năm khác, thế hệ này đến thế hệ khác, họ lo thi hành mạnh mẽ bổn phận ‘thiêng liêng và bất khả xâm phạm’ của mình. Không ai dám đụng đến họ; không một ai dám công khai trách cứ họ. Họ trở thành ‘những ông vua’ trong nhà Đức Chúa Trời, họ lộng hành khi áp chế những người khác từ thời này đến thời khác. Bầy quỷ này tìm cách chung tay và phá hủy công tác của Ta; làm sao Ta có thể để mấy con quỷ sống này tồn tại trước mắt Ta? Ngay cả những người chỉ thuận phục nửa vời cũng không thể tiếp tục đến cuối cùng, chứ đừng nói đến những kẻ bạo ngược không hề có chút thuận phục nào trong lòng này! Công tác của Đức Chúa Trời không dễ gì đạt được bởi con người. Dù có dùng hết sức bình sinh, mọi người cũng chỉ có thể có được một phần của nó, cuối cùng cho phép họ được làm cho hoàn thiện. Vậy đối với con cháu của thiên sứ trưởng, những kẻ tìm cách phá hoại công tác của Đức Chúa Trời thì sao? Chẳng phải chúng càng chẳng có hy vọng được Đức Chúa Trời thu nhận sao?(Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời của Đức Chúa Trời đâm thấu tâm can tôi và tôi đã thấy tâm tính oai nghi, công chính của Ngài. Điều còn khiến tôi lo sợ hơn cả là những lời này: “không bao giờ thuận phục bất kỳ ai”, “Không ai dám đụng đến họ” và “Họ trở thành ‘những ông vua’ trong nhà Đức Chúa Trời, họ lộng hành khi áp chế những người khác từ thời này đến thời khác. Bầy quỷ này tìm cách chung tay và phá hủy công tác của Ta; làm sao Ta có thể để mấy con quỷ sống này tồn tại trước mắt Ta?”. Khi phát hiện ra chị Arianna phơi bày mình là một lãnh đạo giả, tôi đã đáp lại bằng sự thù hằn, bất mãn, oán giận và chống đối. Tôi hằn học chỉ trích trong tức giận. Là một lãnh đạo hội thánh, mà tôi lại không tiếp nhận lẽ thật và hoàn toàn thiếu sự quy phục. Khi ai đó vạch trần vấn đề của tôi, khi lòng kiêu hãnh của tôi bị tổn thương, và vị trí bị đe dọa, tôi muốn dùng mọi cách để chèn ép và trã đũa họ, thậm chí cố tước đi quyền thực hiện bổn phận của họ và đuổi họ khỏi hội thánh. Tôi có tâm địa độc ác và sẽ không dừng lại cho đến khi hoàn toàn hủy hoại người đó. Tôi sẽ trở thành “vua” trong hội thánh mà không ai dám đụng đến. Thế thì có khác gì lũ quỷ ma Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bọn độc tài đó đâu? Khẩu hiệu của bọn chúng là “Theo ta thì sống, chống ta thì chết”. Để duy trì sự cai trị và củng cố quyền lực, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp, tiêu diệt và loại bỏ tận gốc bất cứ ai bất đồng hoặc dám vạch trần việc tà ác mà chúng làm. Chúng đã làm vậy ở vụ biểu tình Quảng trường Thiên An Môn, làm như vậy với các dân tộc thiểu số, và còn tệ hơn nữa với các tín hữu: chúng bắt bớ, đàn áp, hành hạ chúng ta. Quá nhiều sinh linh vô tội đã phải bỏ mạng trong tay chúng! Tôi đã bị những con quỷ cộng sản đó dạy dỗ và tác động từ khi còn nhỏ. Những điều như “Trên trời dưới đất, ta là bá chủ”, “Theo ta thì sống, chống ta thì chết”, “Người mà bất nhân thì đừng trách ta bất nghĩa”, “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Những chất độc của Sa-tan này đã trở thành quy luật sinh tồn của tôi, khiến tôi càng kiêu ngạo và tà ác hơn. Tôi sống theo những điều này nên mới có thể làm những điều tà ác, chèn ép và làm hại người khác. Tôi cũng nghĩ về việc Đức Chúa Trời đã thông công rất nhiều lẽ thật về việc phân định lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ. Giờ mọi người đang biết được lẽ thật và thức tỉnh, nên một số người phơi bày và tố cáo những lãnh đạo giả. Đây chính là thực hành lẽ thật và bảo vệ công tác của hội thánh – một việc tích cực. Bất kể người vạch trần tôi là ai, họ có nhằm vào tôi hay không, họ có nói thẳng với tôi hay không, chỉ cần những gì họ nói là sự thật, tôi nên tiếp nhận nó từ Đức Chúa Trời, và thực sự tiếp nhận, quy phục và rút ra bài học. Đó là tiếp nhận lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời. Nhưng tôi lại không những không chịu quy phục mà còn chỉ trích người đã phơi bày tôi. Đó không phải là chuyện tranh cãi cá nhân, nhưng tôi lại bác bỏ lẽ thật và chống đối Đức Chúa Trời. Nhận ra điều này, tôi căm ghét bản thân và cảm thấy sợ hãi. Tôi liền đến trước Đức Chúa Trời mà cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã sai rồi. Khi bị chị này phơi bày, con đã không kiểm điểm bản thân hay rút ra bài học, mà lại công kích chị ấy. Con thấy mình thực sự có một bản tính xấu xa. Lạy Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn với Ngài”.

Tôi đã tự kiểm điểm chiếu theo những gì chị Arianna đã nói về những vấn đề của tôi và bắt đầu thực sự theo dõi sát sao chi tiết công tác. Tôi phát hiện thực sự có rất nhiều vấn đề. Ví dụ như một số anh chị em còn mới với công tác rao giảng Phúc Âm không quen với lẽ thật về khải tượng, nên họ không thể giải quyết những quan niệm và khó khăn của những người mà họ rao giảng. Một số không hiểu nguyên tắc truyền bá Phúc Âm, nên đã cải đạo những người không phù hợp. Một số tân tín hữu không hề hiểu lẽ thật kể cả sau một thời gian được chăm tưới, còn một số thì không hứng thú với lẽ thật và bỏ dở. Đó là sự lãng phí rất nhiều nguồn lực. Trong một buổi họp, tôi đã nêu ra những vấn đề mình thấy và thông công về những nguyên tắc để chỉnh sửa lại cho đúng. Các anh chị em bắt đầu lên kế hoạch để trang bị cho họ lẽ thật về khải tượng, và khi họ không hiểu hay không thể thông công rõ ràng điều gì đó, chúng tôi cùng nhau thông công. Không lâu sau, họ đã thêm sáng tỏ về lẽ thật về khải tượng và nhóm trở nên thành công hơn. Tôi nhận ra Đức Chúa Trời đã cho phép chị Arianna vạch trần việc tôi là một lãnh đạo giả và chỉ ra rằng tôi không thực hiện công tác thực tế là để bắt tôi kiểm điểm bản thân và thực hiện tốt công việc. Ngài đã bảo vệ tôi.

Sau đó tôi nhớ tới một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời công tác trên từng người một, và bất kể phương pháp của Ngài là gì, dạng người, sự việc, và sự vật nào Ngài sử dụng để phục vụ cho Ngài, hay kiểu giọng điệu của lời Ngài nói là gì, Ngài chỉ có một mục tiêu sau cùng là muốn cứu rỗi ngươi. Và Ngài cứu rỗi ngươi thế nào? Ngài thay đổi ngươi. Vậy sao ngươi có thể không chịu khổ chút nào được chứ? Ngươi sẽ phải chịu khổ. Việc chịu khổ này có thể liên quan đến nhiều thứ. Trước hết, con người phải chịu đau khổ khi chấp nhận sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời. Khi lời Đức Chúa Trời quá nghiêm khắc và thẳng thắn và con người hiểu sai Đức Chúa Trời – thậm chí còn nảy sinh quan niệm – như thế họ cũng sẽ chịu đựng một vài đau khổ. Đôi khi, Đức Chúa Trời dựng lên một môi trường xung quanh con người để tỏ lộ sự bại hoại của họ, khiến họ phản tỉnh và biết mình, khi đó họ cũng sẽ chịu khổ một chút. Đôi khi bị tỉa sửa và vạch trần trực tiếp, con người phải chịu đau khổ. Điều này như thể họ đang trải qua ca phẫu thuật – nếu không đau đớn thì không có hiệu quả gì. Nếu mỗi lần ngươi được tỉa sửa, mỗi lần ngươi bị một môi trường tỏ lộ, nó đều chạm đến ngươi, thúc đẩy ngươi, vậy thì thông qua quá trình này, ngươi sẽ bước vào thực tế lẽ thật và sẽ có vóc giạc. … Nếu Đức Chúa Trời sắp đặt những môi trường, con người, sự việc, và sự vật nhất định cho ngươi, nếu Ngài tỉa sửa ngươi và nếu ngươi học được những bài học từ điều này, nếu ngươi đã học được cách đến trước Đức Chúa Trời, học được cách tìm kiếm lẽ thật, được khai sáng, soi sáng một cách không hay biết và đạt được lẽ thật, nếu ngươi có sự biến đổi, có gặt hái, có tiến bộ trong những môi trường này, nếu ngươi bắt đầu có chút hiểu biết về tâm ý của Đức Chúa Trời và ngươi ngừng oán trách, vậy thì ngươi đã kiên vững giữa các thử luyện của những môi trường này, và đã chịu được sự thử nghiệm. Như thế, ngươi sẽ vượt qua được thử thách này. Đức Chúa Trời nhìn nhận những người vượt qua được thử thách như thế nào? Đức Chúa Trời sẽ nói rằng họ có tấm lòng chân thật và có thể chịu đựng loại đau khổ này, và rằng, lòng họ yêu lẽ thật và muốn đạt được lẽ thật. Nếu Đức Chúa Trời đánh giá như vậy về ngươi, thì ngươi chẳng phải là người có vóc giạc sao? Lúc đó chẳng phải ngươi có sự sống sao? Và sự sống này đạt được như thế nào? Có phải do Đức Chúa Trời ban cho không? Đức Chúa Trời chu cấp cho ngươi theo nhiều cách khác nhau và dùng những người, sự việc và sự vật khác nhau để huấn luyện ngươi. Điều này như thể Đức Chúa Trời đích thân cho ngươi thức ăn và nước uống, đích thân đưa các loại thức ăn khác nhau đến trước mặt ngươi để ngươi ăn no nê, để ngươi hưởng thụ; chỉ khi đó ngươi mới có thể lớn mạnh và kiên vững. Đây là cách ngươi phải trải nghiệm và lĩnh hội; đây là cách để thuận phục mọi thứ đến từ Đức Chúa Trời(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự việc và sự vật xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt).

Qua toàn bộ chuyện này, tôi đã nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã cho phép chị Arianna vạch trần những vấn đề trong bổn phận của tôi. Chuyện này thật không dễ chấp nhận với tôi, nhưng nó rất có ích cho lối vào sự sống của tôi. Bị vạch trần và tỉa sửa như thế giúp tôi thấy được toàn bộ những đặc điểm của một lãnh đạo giả trong tôi, thúc đẩy tôi tìm kiếm lẽ thật và thay đổi. Trên hết, tôi đã thấy bản tính kiêu ngạo và xấu xa của mình, thấy mình có thể đàn áp và loại trừ người khác để bảo vệ danh tiếng và địa vị của mình. Điều này thực sự cho tôi thấy rõ sự thật về sự bại hoại của mình. Tôi hận bản thân mình từ tận đáy lòng và thành người có thể mưu cầu lẽ thật và loại bỏ sự bại hoại. Đây là ân điển đặc biệt của Đức Chúa Trời, là tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài cho tôi. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 73. Quá khứ ô nhục của tôi

Tiếp theo: 75. Bài học từ việc khai trừ một kẻ hành ác

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger