42. Thu hoạch khi trải qua nghịch cảnh

Bởi Robinsón, Venezuela

Vào cuối năm 2019, một người bà con chia sẻ phúc âm của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt cho tôi. Tôi thấy những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng có thẩm quyền và là lẽ thật, chính là tiếng của Đức Chúa Trời, nên tôi đã mừng rỡ tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời. Tôi đọc lời Đức Chúa Trời mỗi ngày và không muốn bỏ lỡ cuộc hội họp nào. Thỉnh thoảng, chỗ tôi ở gặp vấn đề mất mạng hoặc mất điện, và tôi không thể tham gia hội họp trực tuyến. Tôi rất buồn lòng, nhưng sau đó liền đọc chi tiết của buổi hội họp rồi gửi những gì tôi hiểu về lời Đức Chúa Trời vào nhóm, đàm luận cùng với các anh chị em tôi, và thực hiện bổn phận hết sức mình.

Sau một thời gian, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Mới đầu, tôi cũng làm bổn phận lãnh đạo hội thánh cùng hai lãnh đạo khác, nên thấy việc này không quá khó khăn hay căng thẳng. Không lâu sau, tôi được chọn giám sát công tác của vài hội thánh. Mới đầu, tôi không muốn đảm nhận bổn phận này. Vì tôi cảm thấy mình làm lãnh đạo chưa được lâu, vẫn còn nhiều thiếu sót và nhiều điều chưa hiểu, nên tôi lo mình sẽ không làm tốt bổn phận này. Về sau, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời rằng: “Nô-ê chỉ nghe được vài thông điệp, và khi đó Đức Chúa Trời không bày tỏ nhiều lời, vì vậy chắc chắn Nô-ê không hiểu nhiều lẽ thật. Ông đã không am tường khoa học hiện đại hay kiến thức tân tiến. Ông là một người quá đỗi bình thường, một thành viên không nổi bật của loài người. Ấy thế mà, ở một khía cạnh, ông không giống bất kỳ ai khác: ông biết lắng nghe lời Đức Chúa Trời, ông biết cách nghe lời, thi hành và tuân thủ lời Đức Chúa Trời, ông biết vị trí của con người là gì, và ông có thể thực sự tin và thuận phục lời Đức Chúa Trời – không gì hơn. Một vài nguyên lý đơn giản này đủ cho phép Nô-ê hoàn thành tất cả những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho ông, và ông kiên trì với điều này không chỉ vài tháng, cũng không phải vài năm, cũng không phải vài thập kỷ, mà là hơn một thế kỷ. Chẳng phải con số này đáng kinh ngạc sao? Ai có thể làm điều này ngoài Nô-ê? (Không ai cả.) Và tại sao không? Một số người nói rằng đó là do không hiểu lẽ thật – nhưng điều đó không phù hợp với thực tế! Nô-ê đã hiểu được bao nhiêu lẽ thật? Tại sao Nô-ê có khả năng làm được tất cả những việc này? Các tín hữu ngày nay đã được đọc nhiều lời Đức Chúa Trời, họ hiểu được chút lẽ thật – vậy tại sao họ lại không có khả năng làm việc này? Những người khác nói rằng đó là do những tâm tính bại hoại của mọi người – nhưng Nô-ê không có tâm tính bại hoại sao? Tại sao Nô-ê lại có thể đạt được điều này còn con người ngày nay thì không? (Thưa, vì con người ngày nay không tin lời Đức Chúa Trời, họ không coi cũng như không tuân theo chúng như lẽ thật.) Và tại sao họ không thể xem những lời của Đức Chúa Trời là lẽ thật? Tại sao họ không có khả năng tuân theo lời Đức Chúa Trời? (Thưa, họ không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời.) Vậy khi con người không có sự hiểu biết về lẽ thật, và không nghe nhiều lẽ thật, thì làm sao nảy sinh lòng kính sợ Đức Chúa Trời được? (Thưa, họ phải có nhân tính và lương tâm.) Đúng vậy. Trong nhân tính của con người, hai điều quý giá nhất phải hiện hữu là: thứ nhất là lương tâm, và thứ hai là lý trí của nhân tính bình thường. Việc sở hữu lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường là tiêu chuẩn tối thiểu để là một con người; nó là tiêu chuẩn tối thiểu, cơ bản nhất để đo lường một người. Nhưng điều này không có trong con người ngày nay, và vì vậy dù họ có nghe và hiểu bao nhiêu lẽ thật, thì vẫn không thể có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Vậy sự khác biệt về thực chất của con người ngày nay so với Nô-ê là gì? (Họ không có nhân tính.) Và bản chất của sự thiếu nhân tính này là gì? (Thưa, họ là súc sinh và ma quỷ.) ‘Súc sinh và ma quỷ’ nghe có vẻ không hay lắm, nhưng điều này phù hợp với các thực tế; nói một cách lịch sự hơn là họ không có nhân tính. Người không có nhân tính và lý trí thì không phải là người, họ thậm chí còn thua dã thú. Việc Nô-ê có thể hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời là bởi vì khi Nô-ê nghe được lời Đức Chúa Trời, ông có thể ghi nhớ những lời đó; đối với ông, sự ủy thác của Đức Chúa Trời là công việc cả đời, đức tin của ông vững vàng, ý chí của ông trăm năm không đổi. Chính vì ông có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, ông là một con người đích thực và ông cực kỳ có lý trí, nên Đức Chúa Trời đã giao phó việc đóng tàu cho ông. Những người có nhiều nhân tính và lý trí như Nô-ê là rất hiếm, sẽ rất khó để tìm được một người khác(Bài bàn thêm 2: Nô-ê và Áp-ra-ham đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài như thế nào (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Nô-ê chưa hề nghe những thông điệp uyên thâm, cũng không hiểu nhiều lẽ thật, nhưng ông có lòng kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời bảo Nô-ê là Ngài sẽ xóa sổ nhân loại bằng trận đại hồng thủy và Nô-ê phải đóng một thuyền lớn, Nô-ê liền nhận lời không chút do dự. Nô-ê không biết rằng sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho ông chẳng phải việc dễ dàng gì, đóng thuyền lớn thì cần phải đốn cây, đo đạc chuẩn xác, nhưng dù việc này quá lớn và khó khăn, Nô-ê vẫn không chùn bước, vì ông biết đây là sự ủy thác của Đức Chúa Trời dành cho ông. Khi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng tôi chẳng có nhân tính hay lý trí của Nô-ê. Khi lãnh đạo giao tôi đảm trách công tác của vài hội thánh, tôi chẳng có đức tin nơi Đức Chúa Trời mà chỉ biết dựa vào năng lực của mình. Tôi cảm thấy năng lực công tác của mình có hạn, thấy tôi thực hành làm lãnh đạo hội thánh chưa lâu và có nhiều thiếu sót. Tôi lo rằng mình sẽ không làm tốt, nên không sẵn sàng nhận bổn phận này. Tôi chẳng có đức tin nơi Đức Chúa Trời như Nô-ê, cũng không có lòng kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời, càng không có nhân tính và lý trí như Nô-ê. Nhận ra chuyện này, tôi không còn lo lắng nữa, và sẵn sàng vâng phục, chấp nhận bổn phận này như Nô-ê đã làm khi xưa.

Tuy nhiên, khi vào việc, tôi gặp phải một vấn đề mới. Tôi thấy mình có quá nhiều việc phải làm. Ví dụ như, tôi phải nắm rõ tình trạng của các anh chị em trong hội thánh, hỗ trợ những ai không đi hội họp thường xuyên, phải biết mọi người có khó khăn nào trong bổn phận và thông công để giải quyết chúng, giúp mọi người biết cách làm bổn phận, đủ thứ. Đây đều là những trác mà tôi phải gánh vác. Đối diện với những vấn đề này, tôi chẳng biết phải bắt đầu làm từ đâu, chẳng biết làm sao để làm cho tốt, và thấy cực kỳ căng thẳng. Những khó khăn này khiến tôi trở nên tiêu cực, chỉ muốn nói với rằng tôi không phù hợp để làm bổn phận này vì tôi không có kinh nghiệm gì và đang gặp rất nhiều khó khăn với nó. Sau đó, lãnh đạo biết về tình trạng của tôi và gửi cho tôi một đoạn lời Đức Chúa Trời để giúp tôi. Tôi đã đọc lời của Đức Chúa Trời: “Trở lại lúc Đức Chúa Trời sai Môi-se dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, phản ứng của Môi-se như thế nào khi Đức Chúa Trời giao cho ông một sự ủy thác như vậy? (Ông nói rằng ông không giỏi ăn nói, vì miệng và lưỡi ông hay ngập ngừng.) Ông chỉ có chút lo âu đó, rằng mình không giỏi ăn nói, miệng và lưỡi hay ngập ngừng. Nhưng ông có chống lại sự ủy thác của Đức Chúa Trời không? Trước việc đó, ông đã hành xử như thế nào? Ông sấp mình phủ phục. Sấp mình phủ phục nghĩa là gì? Có nghĩa là thuận phục và chấp nhận. Ông phủ phục cả con người mình xuống trước Đức Chúa Trời, không bận tâm đến lựa chọn cá nhân của mình và không đề cập đến bất kỳ khó khăn nào gặp phải. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời muốn ông làm, ông sẽ làm ngay lập tức. Tại sao ông lại có thể tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời ngay cả khi cảm thấy mình không thể làm được gì? Bởi vì ông có đức tin chân thực trong lòng. Ông đã có chút trải nghiệm về sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với mọi vật và mọi sự, và trong bốn mươi năm trải nghiệm của mình, ông đã biết được rằng sự tể trị của Đức Chúa Trời là toàn năng. Thế nên ông sốt sắng tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và khởi sự làm những gì Đức Chúa Trời ủy thác mà không nói thêm lời nào. Ông khởi sự làm có nghĩa là gì? Có nghĩa là ông thực sự tin vào Đức Chúa Trời, thực sự nương cậy vào Ngài, cũng như thực sự thuận phục Ngài. Ông không hèn nhát, và không tự lựa chọn hay cự tuyệt; thay vào đó, ông hoàn toàn tin tưởng và bắt tay vào hành động với sự ủy thác của Đức Chúa Trời cho mình và với niềm tin tưởng hoàn toàn. Ông tin rằng: ‘Nếu Đức Chúa Trời đã ủy thác việc này, thì tất cả sẽ được thực hiện như Đức Chúa Trời phán. Đức Chúa Trời đã bảo mình đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập thì mình sẽ đi. Vì đây là điều Đức Chúa Trời đã ủy thác, nên Ngài sẽ làm công tác, và Ngài sẽ ban cho mình sức mạnh. Mình chỉ cần hợp tác’. Đây là sự thông sáng của Môi-se. … Hoàn cảnh lúc đó không thuận lợi cho dân Y-sơ-ra-ên hay Môi-se. Theo cái nhìn của con người, việc dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập đơn giản là một nhiệm vụ bất khả thi, bởi vì Ai Cập bị chia cắt bởi Biển Đỏ, và việc vượt qua Biển Đỏ là một thách thức quá lớn. Lẽ nào Môi-se thực sự không biết việc hoàn thành sự ủy thác này khó khăn đến mức nào? Trong thâm tâm ông biết, nhưng ông chỉ nói miệng và lưỡi ông hay ngập ngừng, rằng sẽ không ai để ý đến lời ông. Tận đáy lòng mình, ông không từ chối sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời sai Môi-se dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, ông đã sấp mình phủ phục và chấp nhận. Tại sao ông không đề cập đến những khó khăn? Có phải vì sau bốn mươi năm trong đồng vắng, ông không biết đến những nguy hiểm của nhân thế, hay Ai Cập đã phát triển đến đâu, hay hoàn cảnh hiện tại của dân Y-sơ-ra-ên không? Lẽ nào ông không thấy rõ được những điều đó? Đó có phải là điều đã diễn ra không? Chắc chắn là không. Môi-se thông tuệ và khôn ngoan. Ông biết hết những điều đó, đã đích thân trải nghiệm và thể nghiệm chúng trong nhân gian, và sẽ không bao giờ quên được. Ông biết quá rõ tất cả những điều đó. Thế ông có biết sự ủy thác Đức Chúa Trời giao cho ông khó khăn đến mức nào không? (Thưa, có biết.) Nếu ông biết, sao ông có thể tiếp nhận sự ủy thác đó? Vì ông có đức tin. Bằng trải nghiệm cả đời mình, ông tin vào sự toàn năng của Đức Chúa Trời, nên ông đã tiếp nhận sự ủy thác này của Đức Chúa Trời bằng đức tin tràn đầy, không chút nghi hoặc. … Nói Ta nghe, trong bốn mươi năm ở đồng vắng, Môi-se, có thể lĩnh hội rằng không có gì là khó khăn với Đức Chúa Trời, rằng con người nằm trong tay Đức Chúa Trời không? Rất nhiều – đó là sự lĩnh hội chân thực nhất của ông. Trong bốn mươi năm ở đồng vắng, có quá nhiều thứ đe dọa tính mạng, và ông không biết liệu mình có sống sót hay không. Mỗi ngày, ông đều phải đấu tranh sinh tồn và cầu nguyện xin Đức Chúa Trời bảo vệ. Đó là mong ước duy nhất của ông. Trong bốn mươi năm đó, điều ông cảm nghiệm sâu sắc nhất là sự tể trị và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời. Thế nên sau này khi ông chấp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, cảm giác đầu tiên của ông hẳn là: ‘Không có gì là khó khăn với Đức Chúa Trời; nếu Đức Chúa Trời phán điều đó có thể thực hiện được, thì chắc chắn là làm được; vì Đức Chúa Trời đã giao cho mình một sự ủy thác như vậy, nên chắc chắn Ngài sẽ lo liệu – chính Ngài sẽ làm điều đó chứ không phải người nào khác’. Trước khi hành động, con người phải lên kế hoạch và chuẩn bị trước. Họ phải xử lý sơ bộ trước. Đức Chúa Trời có phải làm thế trước khi Ngài hành động không? Ngài không cần. Mọi loài thọ tạo, dù có tầm ảnh hưởng ra sao, có khả năng hay quyền lực đến đâu, có điên cuồng như thế nào đi nữa, đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Môi-se có đức tin, hiểu biết và kinh nghiệm về việc này, nên trong lòng ông không hề có chút hoài nghi hay sợ hãi nào. Do vậy, đức tin của ông nơi Đức Chúa Trời đặc biệt chân thực và thuần khiết. Có thể nói ông tràn đầy đức tin(Chỉ khi vâng phục thật sự mới có đức tin chân thực, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng tôi là kẻ hèn nhát không tin tưởng nơi Đức Chúa Trời, không hề có đức tin nơi Ngài. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Môi-sê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập để họ thoát cảnh nô lệ. Moses đâu có quân đội để đấu với Pharaoh, và rất khó để hoàn toàn sự ủy thác này, nhưng ông vẫn có thể vâng theo lời của Đức Chúa Trời, và ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ đích thân dẫn dắt dân Ngài ra khỏi Ai Cập. Lại nghĩ về bản thân tôi, tôi thấy có quá nhiều việc mình không làm được, và tôi muốn rũ bỏ bổn phận này vì thấy quá áp lực, thấy bổn phận này là gánh nặng và tôi không thể nào hoàn thành được nó. Tôi chẳng tin tưởng Đức Chúa Trời, cũng không có đức tin nơi Ngài. Tôi chỉ tin vào những năng lực có hạn của mình. Tôi tưởng rằng việc tôi có thể làm tốt công tác của mình liền quan đến tố chất và kinh nghiệm. Tôi không tin rằng công tác đều do Đức Chúa Trời thực hiện và chúng ta chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Tôi thật sự quá kiêu ngạo rồi. Chính nhờ Đức Chúa Trời cho phép tôi mới có thể thực hiện bổn phận đó. Mọi sự đều do Đức Chúa Trời cai quản và an bài. Tôi phải có đức tin để cộng tác một cách thực tế. Từ giờ, tôi không được từ chối bổn phận này nữa. Tôi tin rằng chỉ cần mình cậy dựa vào Đức Chúa Trời và hướng về Ngài, thì Ngài sẽ dẫn dắt và giúp đỡ tôi, thông qua đủ mọi khó khăn mà cho phép tôi hiểu lẽ thật cũng như mọi loại nguyên tắc thực hiện bổn phận, dần dần làm tốt bổn phận của mình. Tôi cũng hiểu rằng mình được thực hiện bổn phận này là nhờ Đức Chúa Trời ban cho cơ hội thực hành, qua đó củng cố đức tin và bù đắp những điểm yếu của tôi, để tôi có thể gánh vác những trọng trách nặng nề hơn và làm phần việc của mình, đây là sự ân đãi của Ngài.

Vì luôn có nhiều vấn đề về nước, điện, mạng và kinh tế trong những năm qua ở Venezuela, chúng tôi phải làm việc cực khổ hơn bình thường mới nuôi nổi gia đình. Mỗi sáng, tôi và bố phải ra khơi đánh cá vào 3:00 sáng, đến tận ba hay bốn giờ chiều mới về. Lênh đênh trên biển cả ngày khiến tôi thấy rất mệt mỏi, nhưng khi về đến nhà, tôi chẳng muốn nghỉ ngơi vì vẫn còn quá nhiều việc trong bổn phận mà tôi chưa làm được nên phải dành thêm thời gian để tìm hiểu, trang bị thêm và bù đắp những thiếu sót của mình để có thể thực hiện bổn phận một cách đúng đắn. Nếu không thực hiện tốt bổn phận, tôi sẽ phụ lòng Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ về các thánh đồ của Thời đại Ân điển. Họ đã đi theo Đức Chúa Jêsus, loan truyền phúc âm, thực hiện bổn phận, trải qua nhiều khó khăn và nguy hiểm, chịu khổ rất nhiều. Chút khổ cực của tôi có gì sánh nổi với họ chứ? Do đó, mỗi ngày, hễ về đến nhà là tôi lấy điện thoại, xem có công tác và phân công gì không. Tôi còn gửi tin nhắn cho các anh chị em để hỏi xem họ có khó khăn gì không. Nếu có ai không biết cách thực hiện bổn phận, tôi sẽ giúp đỡ và kể cho họ những điều tôi học hỏi được khi làm bổn phận. Khi thực hiện bổn phận, tôi bắt đầu học cách cậy dựa vào Đức Chúa Trời, và khi có anh chị em nào gặp khó khăn, tôi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời dẫn dắt tôi, cho tôi tìm được những lời của Ngài giúp ích cho họ. Sau khi chia sẻ những lời của Đức Chúa Trời và thông công với họ về trải nghiệm và hiểu biết của mình, tình trạng của họ được chuyển biến phần nào. Khi giúp đỡ anh chị em, nhận thức của tôi về lẽ thật trở nên rõ ràng hơn trước đây. Khi trải qua chuyện này, tôi thấy được rằng dù khó khăn đến thế nào, miễn là chúng ta hết lòng cậy dựa Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ luôn dẫn dắt chúng ta. Dù khó khăn ngày càng lớn, nhưng tôi không còn yếu đuối như lúc đầu. Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi lại gặp phải một vấn đề lớn. Vì mạng internet ở chỗ tôi ở yếu quá, nên tôi không có cách nào hội họp và tương giao với anh chị em thường xuyên, không thể nào thực hiện bổn phận được. Tôi biết đây là vấn đề ngoài tầm tay mình, nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời lâu giờ, xin Ngài dẫn dắt tôi vượt qua chuyện này. Cầu nguyện xong, tôi dần bình tâm lại. Rồi tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Khi ngươi ở trong thời điểm khó khăn nhất, khi ngươi ít cảm nhận được Đức Chúa Trời nhất, khi ngươi thống khổ và cô đơn nhất, khi ngươi cảm thấy như thể mình rời xa Đức Chúa Trời, thì một việc ngươi nên làm nhất là gì? Kêu cầu Đức Chúa Trời. Kêu cầu Đức Chúa Trời cho ngươi sức mạnh. Kêu cầu Đức Chúa Trời cho ngươi cảm nhận được sự hiện hữu của Ngài. Kêu cầu Đức Chúa Trời cho ngươi cảm nhận được sự tể trị của Ngài. Khi ngươi kêu cầu Đức Chúa Trời, cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và đặt sự sống của mình vào tay Đức Chúa Trời, ngươi sẽ cảm thấy Đức Chúa Trời ở bên ngươi và Ngài không bỏ rơi ngươi. Khi ngươi cảm thấy Đức Chúa Trời không bỏ rơi ngươi, khi ngươi thực sự cảm thấy Ngài ở bên ngươi, thì đức tin của ngươi có tăng lên không? Nếu ngươi có đức tin chân thực, liệu nó có bị hao mòn và phai nhạt theo thời gian không? Tuyệt đối không(Chỉ khi vâng phục thật sự mới có đức tin chân thực, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi gặp phải khó khăn, kêu cầu Chúa bằng cả tấm lòng, thì ta sẽ có đức tin và sức mạnh. Năng lực của con người chỉ có hạn. Chúng ta không có cách nhìn thấy những sự ngoài tầm mình, nên chúng ta luôn sợ những khó khăn nảy sinh trước mắt. Đức Chúa Trời tể trị mọi sự, miễn là chúng ta chân thành cậy dựa vào Ngài, Ngài sẽ dẫn dắt và giúp chúng ta thực hiện bổn phận. Lời Đức Chúa Trời cho tôi đức tin và sức mạnh. Tôi không được không làm bổn phận khi gặp phải vô số khó khăn. Tôi phải cầu nguyện và cậy dựa vào Đức Chúa Trời để vượt qua những khó khăn này, làm việc chăm chỉ hơn nữa khi thực hiện bổn phận. Vậy nên, tôi bắt đầu ra đường, tìm chỗ có kết nối mạng ổn định hơn cho phép tôi có thể hội họp bình thường. Thỉnh thoảng, khi chủ trì hội họp, tôi ra ngoài vào tầm tám giờ tối và chỉ về nhà vào tầm 10:30 hay 11:00, khi buổi hội họp kết thúc. Trên đường về nhà, tôi rất sợ, vì tôi sống ở một khu nguy hiểm, và tôi sợ có người sẽ cướp điện thoại mình, nếu thế, tôi sẽ không thể hội họp hay làm bổn phận. Tôi thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài cho tôi sức mạnh để đứng vững giữa khó khăn này. Chẳng bao lâu, tôi nhận được tin nhắn. Một người anh em biết về hoàn cảnh của tôi và đã chủ động gửi tin nhắn cho tôi: “Người anh em, tôi biết anh hiện đang gặp khó khăn, anh phải ra ngoài đường mới đến tối muộn để làm bổn phận. Làm thế cực kỳ nguy hiểm. Tôi có chiếc xe máy, tôi có thể cho anh mượn khi anh cần dùng. Như thế sẽ dễ để anh đi lại hơn”. Tôi cảm thấy rất biết ơn Đức Chúa Trời. Qua những khó khăn này, tôi đã thu hoạch được nhiều, còn biết cậy dựa vào Đức Chúa Trời. Tôi bắt đầu nhận ra rằng chính Đức Chúa Trời nắm quyền tối thượng trên mọi sự, và chính Ngài an bài hoàn cảnh cho mọi người. Tôi đã thật sự thấy được hành động của Đức Chúa Trời, và đức tin của tôi vào Ngài giờ còn mạnh mẽ hơn. Khi người khác gặp khó khăn như tôi đã gặp, tôi chia sẻ lời Đức Chúa Trời với họ, thông công một vài trải nghiệm của tôi để giúp họ và cho họ có đức tin vào Đức Chúa Trời.

Hằng ngày, sau khi đánh cá về, tôi ở nhà và đọc lời Đức Chúa Trời, rồi đến giờ hội họp, tôi lái xe máy ra đường tìm nơi có mạng mạnh. Mỗi lần cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tôi đều xin Ngài dẫn dắt tôi làm bổn phận tốt hơn. Tôi không còn bận tâm đến hoàn cảnh khó khăn của mình nữa. Tôi chỉ muốn làm bổn phận thật tốt khi theo kịp ý muốn và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Kể cả khi gặp thêm khó khăn, tôi sẵn sàng vâng phục quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời, trải qua hoàn cảnh mà Ngài an bài cho tôi và tìm cách làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Sau một thời gian, các anh chị em giúp tôi tìm được một ngôi nhà phù hợp có mạng internet khá ổn định. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời Toàn Năng vì khi ở đây, tôi có thể thực hiện bổn phận tốt hơn, và dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, tôi đã có tiến bộ lớn trong bổn phận. Sau đó, lãnh đạo lại bảo tôi rằng tôi sẽ đảm trách thêm việc, gánh trọng trách của tôi sẽ còn lớn hơn nữa, sẽ có thêm nhiều việc cần làm, và tôi sẽ phải giám sát và giúp đỡ càng nhiều anh chị em hơn. Nhưng tôi không còn lo lắng hay phàn nàn. Miễn tôi tiếp tục tin tưởng và cậy dựa vào Đức Chúa Trời, Ngài sẽ dẫn dắt và giúp tôi thực hiện bổn phận một cách đúng đắn.

Sau đó, tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời: “Ngươi càng quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, trọng trách mà ngươi mang càng lớn, và trọng trách ngươi mang càng lớn, kinh nghiệm của ngươi sẽ càng phong phú. Khi ngươi quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ đặt trọng trách lên ngươi, và sau đó khai sáng cho ngươi về những nhiệm vụ mà Ngài đã giao phó cho ngươi. Khi Đức Chúa Trời cho ngươi trọng trách này, ngươi sẽ chú ý tới mọi lẽ thật liên quan trong khi ăn uống lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có trọng trách liên quan đến tình trạng sống của các anh chị em ngươi, thì đây là một trọng trách mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho ngươi, và ngươi sẽ luôn mang trọng trách này theo mình trong những lời cầu nguyện hàng ngày. Điều Đức Chúa Trời làm đã được chuyển tải sang ngươi, và ngươi sẵn lòng làm điều Đức Chúa Trời muốn làm; đây là ý nghĩa của việc đảm nhận trọng trách của Đức Chúa Trời như của chính mình(Hãy quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời để đạt đến được hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Trong nhiều trường hợp, những sự thử luyện của Đức Chúa Trời là trọng trách mà Ngài giao cho con người. Đức Chúa Trời giao cho ngươi trách nhiệm lớn đến đâu thì ngươi phải gánh được trách nhiệm nặng đến đó, bởi Đức Chúa Trời hiểu ngươi và biết ngươi sẽ có thể gánh vác được. Trọng trách mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi sẽ không vượt quá vóc giạc của ngươi hoặc vượt quá giới hạn chịu đựng của ngươi, vì vậy chắc chắn là ngươi sẽ có thể gánh vác được. Dù Đức Chúa Trời giao cho ngươi loại trọng trách nào, loại thử luyện nào, ngươi hãy nhớ một điều: bất kể ngươi có hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời hay không và có được Đức Thánh Linh khai sáng và soi sáng sau khi ngươi cầu nguyện hay không, bất kể sự thử luyện này có phải là Đức Chúa Trời đang sửa dạy ngươi hoặc cảnh báo ngươi hay không, ngươi không hiểu cũng chẳng sao cả. Miễn là ngươi không trì hoãn việc thực hiện bổn phận của mình và có thể trung thành giữ chắc lấy bổn phận của mình, thì Đức Chúa Trời sẽ hài lòng và ngươi sẽ đứng vững trong lời chứng của mình(Chỉ khi thường xuyên đọc lời Đức Chúa Trời và suy ngẫm về lẽ thật thì mới có con đường để đi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời tôi đã hiểu ra rằng Đức Chúa Trời sẽ không trao gánh nặng mà chúng ta không gánh nổi, Ngài biết vóc giạc và năng lực của chúng ta. Chúng ta càng sẵn sàng lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, càng mang gánh trọng trách trong bổn phận, thì kinh nghiệm của chúng ta càng phong phú, nhận thức về Đức Chúa Trời càng thêm sâu sắc. Trải qua những khó khăn này, giờ tôi hiểu rằng vào những lúc khó khăn, tôi có thể hiểu mình và hiểu hành động của Đức Chúa Trời rõ hơn, có thể có thêm đức tin vào Đức Chúa Trời. Khi mới bắt đầu làm bổn phận này, tôi thiếu đức tin và không biết cầu nguyện hay cậy dựa Đức Chúa Trời, không tìm kiếm sự dẫn dắt của Ngài. Tôi chỉ cố dựa vào tài năng của mình để làm bổn phận, không có đức tin nơi Ngài. Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời và hiểu được ý Ngài, tôi mới có đức tin và làm việc chăm chỉ trong bổn phận. Tôi thường cầu nguyện và cậy dựa vào Đức Chúa Trời, tìm kiếm và tương giao cùng các lãnh đạo, biết về các nguyên tắc liên quan để thực hiện bổn phận, cũng như biết những đường lối và cách thức để thực hiện công tác của hội thánh. Trải qua những chuyện này, tôi không còn ở trong tình trạng tiêu cực, không còn cảm thấy mình không thể làm tốt bổn phận. Mỗi ngày khi gặp chuyện, tôi học cách tìm kiếm lẽ thật, mẫn cán thực hiện bổn phận một cách đúng đắn, và khi gặp khó khăn, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời dẫn dắt, giúp đỡ tôi vượt qua mọi hoàn cảnh và gian khó này. Tôi cũng không còn cảm thấy quá đỗi khó khăn và căng thẳng nữa. Nếu chưa trải qua những khó khăn đó, tôi đâu được Đức Chúa Trời khai sáng, tôi sẽ không có được những nhận thức và thu hoạch này, càng không có trải nghiệm thực sự. Nếu thế, tôi sẽ không thực hiện bổn phận một cách đúng đắn. Giờ tôi đã hiểu lời của Đức Chúa Trời: “Ngươi càng quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, trọng trách mà ngươi mang càng lớn, và trọng trách ngươi mang càng lớn, kinh nghiệm của ngươi sẽ càng phong phú(Hãy quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời để đạt đến được hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi mong muốn mang thêm gánh trọng trách để đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời.

Hiện nay, Venezuela có nhiều vấn đề về kinh tế, dịch vụ công và mạng internet. Dù nhiều lúc tôi thấy căng thẳng, nhưng tôi đã học biết phải cậy dựa vào Đức Chúa Trời, tìm kiếm Ngài và có đức tin nơi Ngài. Nếu không trải qua những khó khăn đó, tôi đâu có hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện bổn phận, cũng không biết tìm kiếm Đức Chúa Trời giữa khó khăn. Tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho phép tôi thu hoạch được những điều này và có được nhận thức này.

Trước: 41. Có cần địa vị mới được cứu rỗi?

Tiếp theo: 43. Sau khi vợ tôi tạ thế

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger