41. Có cần địa vị mới được cứu rỗi?

Bởi Ỷ Đàm, Trung Quốc

Nhiều năm trời, tôi xa nhà để thực hiện bổn phận lãnh đạo, và phụ trách công tác của hội thánh. Mặc dù tôi bị bệnh tim bẩm sinh, nhưng tôi chưa từng có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng mấy năm qua, khi tuổi đã cao, tinh thần lẫn thể chất của tôi không còn được như trước. Hễ khi nào thức hơi khuya là qua hôm sau người tôi rất mệt mỏi, cảm thấy yếu ớt, tim cũng không được ổn. Tháng 8 năm 2021, lãnh đạo xem xét tình trạng sức khỏe của tôi và sợ cơ thể tôi không thể tiếp tục chịu nổi áp lực từ vai trò lãnh đạo nữa, nên chị ấy cho tôi về quê chăm lo sức khỏe và làm bổn phận nào vừa sức tôi. Nghe vậy, tôi thật sự phiền lòng. Tôi nghĩ: “Đây là thời điểm quan trọng để tích lũy những việc tốt trong bổn phận. Bị điều chuyển, chỉ làm một tín hữu thông thường thay vì làm lãnh đạo, mình sẽ có ít cơ hội để thực hành, sẽ hiểu lẽ thật và bước vào thực tế chậm hơn, vì thế mà cơ hội được cứu rỗi cũng nhỏ lại. Mình sẽ không nhưmột lãnh đạo, luôn giải quyết các vấn đề và khó khăn khác nhau của các anh chị em, hiểu và bước vào lẽ thật rất nhanh, cơ hội được Đức Chúa Trời cứu rỗi cũng lớn hơn. Có phải Đức Chúa Trời đang dùng hoàn cảnh này để phơi bày và đào thải mình hay không?”. Càng nghĩ tôi càng buồn phiền, không cầm được nước mắt. Sau đó, một chị sau khi biết được tình trạng của tôi, đã thông công với tôi, nói rằng: “Ý muốn nhân từ của Đức Chúa Trời ẩn trong đó, khi chúng ta không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta trước hết cứ quy phục đã, cầu nguyện và tìm kiếm, nhưng không bao giờ được hiểu nhầm hay than trách”. Thông công của chị ấy nhắc tôi rằng tình huống này không phải ngẫu nhiên, hẳn có lẽ thật để tôi tìm kiếm và bước vào, và tôi nên quy phục. Nhưng tôi vẫn rất buồn. Ban đêm khi tỉnh giấc, chuyện đó lại ùa về, khiến tôi cứ trăn trở, thao thức, nghĩ đi nghĩ lại rằng: “Mình đã tin Đức Chúa Trời bao năm nay, giờ công tác của Đức Chúa Trời đang vào lúc quan trọng, mình lại mất cơ hội làm lãnh đạo, chỉ làm một tín hữu thông thường. Liệu mình có còn hy vọng được cứu rỗi và hoàn thiện không?”. Tôi vẫn còn muốn được tiếp tục làm lãnh đạo, nhưng tôi sợ chẳng may bệnh tình của tôi trở nặng và ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Tôi không thể chỉ nghĩ cho mình rồi gây nguy hiểm cho công tác hội thánh. Càng nghĩ tôi càng trở nên băn khoăn. Tôi chẳng biết phải vượt qua chuyện này như thế nào nữa.

Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đã đọc được một vài lời Đức Chúa Trời phơi bày phản ứng của những kẻ địch lại Đấng Christ trước sự điều chỉnh bổn phận, và tôi đã hiểu hơn về bản thân mình. Lời Đức Chúa Trờiphán rằng: “Khi có những sự điều chỉnh trong bổn phận của họ, thì chí ít, người ta nên quy phục, được lợi từ việc phản tỉnh về bản thân, và có được sự đánh giá chính xác hơn rằng liệu việc thực hiện bổn phận của họ có đạt tiêu chuẩn hay không. Nhưng đối với những kẻ địch lại Đấng Christ thì không phải như vậy. Biểu hiện của họ khác với những người bình thường, cho dù điều gì xảy ra với họ. Sự khác biệt này nằm ở đâu? Họ không thuận phục, họ không chủ động hợp tác, cũng không tìm kiếm chút lẽ thật nào. Thay vào đó, họ ác cảm và chống đối, phân tích và nghiên cứu việc bị điều chỉnh, vắt óc suy đoán: ‘Tại sao mình lại không được phép làm bổn phận này? Tại sao mình lại bị thuyên chuyển sang một bổn phận không quan trọng? Có phải đây là phương thức để phơi bày mình và đào thải mình không?’. Họ tiếp tục suy đi nghĩ lại về những gì đã xảy ra trong tâm trí mình, không ngừng phân tích và suy ngẫm về nó. Khi không có chuyện gì xảy ra, họ hoàn toàn ổn, nhưng khi có điều gì đó xảy ra, lòng họ bắt đầu dậy sóng như thể đang ở trong vùng bão tố, và đầu họ đầy những câu hỏi. Nhìn từ bên ngoài, họ có vẻ như giỏi hơn những người khác trong việc suy xét các vấn đề, nhưng trên thực tế, những kẻ địch lại Đấng Christ tà ác hơn những người bình thường. … Những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ thuận phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, và họ luôn liên kết chặt chẽ bổn phận, danh lợi và địa vị với hy vọng được ban phúc lành và đích đến trong tương lai của họ, cứ như thể một khi danh tiếng và địa vị của họ bị mất đi thì họ sẽ không có hy vọng nhận được phúc lành và phần thưởng, và điều này đối với họ giống như mất đi mạng sống vậy. Họ cho rằng: ‘Mình phải cẩn thận, không thể sơ suất! Nhà Đức Chúa Trời, các anh chị em, lãnh đạo và chấp sự, thậm chí cả Đức Chúa Trời đều không đáng để cậy dựa, đều không phải là đối tượng để mình cậy dựa. Người đáng để cậy dựa nhất, người đáng để tin cậy nhất chính là bản thân, mình không tính toán cho mình thì ai có thể lo cho mình đây? Ai có thể nghĩ cho tiền đồ của mình? Ai có thể nghĩ cho mình về sau có được phúc hay không? Cho nên mình phải vì mình mà dày công lên kế hoạch, dày công tính toán, không thể sơ suất, không thể có một chút cẩu thả nào, nếu không, chẳng may bị lợi dụng thì phải làm sao?’. Cho nên họ đề phòng lãnh đạo và chấp sự của nhà Đức Chúa Trời, sợ sau khi người khác phân định và nhìn thấu được họ rồi sẽ cách chức họ, phá hỏng giấc mộng được phúc của họ. Họ cho rằng nhất định phải giữ được danh tiếng và địa vị, như vậy mới có hy vọng được phúc. Một kẻ địch lại Đấng Christ coi việc được ban phúc còn lớn lao hơn cả các tầng trời, lớn lao hơn sự sống, quan trọng hơn cả sự mưu cầu lẽ thật, sự thay đổi tâm tính hay sự cứu rỗi cá nhân, và quan trọng hơn là làm tròn bổn phận của họ, và trở thành một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Họ nghĩ rằng việc trở thành một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, làm tròn bổn phận của mình và được cứu rỗi đều là những điều nhỏ nhặt không đáng đề cập đến, không đáng lưu tâm, trong khi việc nhận được phúc lành là điều duy nhất trong cả cuộc đời họ mà họ không bao giờ có thể quên được. Trong bất cứ việc gì họ gặp phải, dù lớn hay nhỏ, họ đều liên hệ nó với việc được ban phúc lành, cực kỳ thận trọng và chú ý, và họ luôn chừa cho mình một lối thoát. Vì vậy, khi bổn phận của họ được điều chỉnh, nếu đó là một sự đề bạt, thì một kẻ địch lại Đấng Christ sẽ nghĩ rằng họ có hy vọng được ban phúc. Nếu đó là sự giáng chức, từ trưởng nhóm trở thành trợ lý trưởng nhóm, hoặc từ trợ lý trưởng nhóm thành một thành viên nhóm bình thường, thì họ dự đoán đây là một vấn đề lớn và họ nghĩ rằng hy vọng đạt được phúc lành của họ thật mong manh. Đó là loại quan điểm gì? Đó có phải là một quan điểm đúng đắn không? Tuyệt đối không. Quan điểm này rất ngớ ngẩn(Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng được phúc, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christcho rằng địa vị của họ cao hay thấp tương đương với việc những phúc lành của họ sẽ lớn hay nhỏ. Dù là trong nhà Đức Chúa Trời hay bất kỳ nhóm nào khác, thì địa vị và thứ hạng của mọi người đều được phân chia cao thấp, kết cục cuối cùng của con người cũng có phân chia cao thấp; vị trí của ai đó cao thế nào và họ nắm giữ bao nhiêu quyền lực trong nhà Đức Chúa Trời ở đời này tương đương với tầm cỡ của những phúc lành, phần thưởng và mão triều thiên mà họ nhận được ở đời sau – những thứ này có liên quan. Quan điểm như vậy có hợp lý không? Đức Chúa Trời chưa bao giờ phán điều này, cũng như Ngài chưa bao giờ hứa bất cứ điều gì như thế, nhưng đây là cách nghĩ sẽ nảy sinh bên trong một kẻ địch lại Đấng Christ. … Các ngươi nói xem, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ có phải thần kinh có chút không bình thường không? Có phải tà ác đến cực điểm rồi không? Bất kể lời Đức Chúa Trời nói gì, họ cũng không quan tâm, cũng không tiếp nhận, bản thân họ nghĩ thế nào, tin thế nào thì họ đều cho là đúng, hơn nữa còn vui sướng hưởng thụ và tán thưởng bản thân, họ không tìm kiếm lẽ thật, không tìm hiểu xem lời Đức Chúa Trời có nói như vậy hay không, có phải Đức Chúa Trời hứa như vậy hay không(Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng được phúc, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời cho thấy kẻ địch lại Đấng Christ chỉ có đức tin để được phước lành và phần thưởng. Họ xếp hạng bổn phận có cao có thấp, liên kết địa vị cao hay thấp với phước lành ít hay nhiều mà họ có thể nhận được. Họ nghĩ rằng không có địa vị thì họ sẽ khó có cơ hội được cứu rỗi, nên họ oán trách, hiểu nhầm, thậm chí còn chống lại Đức Chúa Trời. Họ chỉ quan tâm đến tư lợi bản thân và liệu mình có nhận được phước lành hay không, mà không tìm kiếm lẽ thật hay rút ra bài học. Hơn nữa, họ thực sự không có lòng kính sợ hay thuận phục Đức Chúa Trời, thay vào đó, có bản tính tà ác và xảo quyệt. Đối chiếu với hành vi của mình, tôi đúng là một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi liên kết địa vị của mình với qui mô của ơn phước, và luôn nghĩ rằng không làm lãnh đạo có nghĩa là tôi sẽ không có địa vị và như vậy là không có hy vọng được cứu rỗi hay nhận lãnh ơn phước. Bởi như vậy, nên tôi không thể tiếp nhận đúng đắn đối với sự điều chỉnh bình thường trong bổn phận và tâm tư tôi rối bời. Nhưng thực ra, hội thánh sắp xếp bổn phận của mỗi người theo nguyên tắc và tình huống thực tế của họ. Tôi vốn có vấn đề sức khỏe, mà làm lãnh đạo phải lo nhiều việc, rất căng thẳng, cơ thể tôi không chịu nổi, bổn phận của tôi sẽ bị ảnh hưởng. Việc hội thánh sắp xếp cho tôi nhận một bổn phận phù hợp là tốt cho cả tôi lẫn công tác của hội thánh. Nhưng tôi lại đa nghi và ngờ vực. Suy nghĩ đầu tiên của tôi về việc không làm lãnh đạo là tôi sẽ hết hy vọng được cứu rỗi hay. Cứ nghĩ không được phước và không được chừa cho một đích đến tốt đẹp khiến tôi thấy như hy vọng duy nhất trong đức tin đã bị tước đoạt. Tôi bỗng mất hết động lực và trở nên hoàn toàn tiêu cực. Tôi thấy mình không nhìn mọi việc dựa trên nguyên tắc lẽ thật, mà lại dựa vào việc mình có lợi gì từ đó hay không. Khi tham vọng và ham muốn cá nhân không đạt được, tôi nghĩ Đức Chúa Trời dùng hoàn cảnh đó để đào thải tôi. Tôi thấy mình thực sự rất xảo quyệt. Tôi cứ tưởng Đức Chúa Trời giống nhân loại bại hoại, không có công bằng hay công lý. Tôi đã nghĩ Ngài lượng định và định đoạt kết cục của chúng ta dựa vào qui mô của địa vị hay bổn phận. Tôi nghĩ nếu người ta có địa vị, sẽ được Đức Chúa Trời sẽ ưu ái và cứu rỗi họ. Chẳng phải đó là phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời và báng bổ Ngài sao? Sau chừng đó năm có đức tin mà tôi không hề hiểu hay vâng phục Đức Chúa Trời. Nếu không có thực tế phơi bày, thì tôi đã không nhận ra mình đã mưu cầu sai lạc thế nào.

Sau đó tôi đã đọc được một số đoạn lời Đức Chúa Trời mà đã giúp tôi nhận ra quan điểm sai lầm của mình. Lời Đức Chúa Trời phán: “Nhiều người không biết rõ ý nghĩa của việc được cứu rỗi. Một số người tin rằng nếu họ đã tin Đức Chúa Trời một thời gian dài thì họ có nhiều khả năng được cứu rỗi. Một số người nghĩ rằng nếu họ hiểu nhiều học thuyết thuộc linh thì họ có nhiều khả năng được cứu rỗi, hoặc một số người nghĩ rằng các lãnh đạo và chấp sự chắc chắn sẽ được cứu rỗi. Những điều này đều là quan niệm và sự tưởng tượng của con người. Điều cốt yếu là người ta phải hiểu được sự cứu rỗi có nghĩa là gì. Được cứu rỗi trước hết có nghĩa là được giải thoát khỏi tội lỗi, được giải thoát khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, và thực sự hướng về Đức Chúa Trời và thuận phục Đức Chúa Trời. Ngươi phải sở hữu những gì để thoát khỏi tội lỗi và sự ảnh hưởng của Sa-tan? Lẽ thật. Nếu con người hy vọng đạt được lẽ thật, họ phải được trang bị nhiều lời Đức Chúa Trời, họ phải có thể trải nghiệm và thực hành chúng, để họ có thể hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế. Chỉ khi đó họ mới có thể được cứu rỗi. Việc một người có thể được cứu rỗi hay không không liên quan đến việc họ đã tin Đức Chúa Trời bao lâu, họ có bao nhiêu kiến thức, liệu họ có sở hữu những ân tứ hay thế mạnh không, hay họ chịu khổ bao nhiêu. Điều duy nhất có quan hệ trực tiếp đến sự cứu rỗi là liệu một người có thể đạt được lẽ thật hay không. Vậy hôm nay, ngươi đã thực sự hiểu được bao nhiêu lẽ thật? Và bao nhiêu lời Đức Chúa Trời đã trở thành sự sống của ngươi? Trong tất cả các yêu cầu của Đức Chúa Trời, ngươi đã đạt được sự bước vào những yêu cầu nào? Trong những năm tin Đức Chúa Trời, ngươi đã bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời được bao nhiêu? Nếu ngươi không biết, hoặc nếu ngươi chưa đạt được sự bước vào thực tế của bất kỳ lời nào của Đức Chúa Trời, thì nói thẳng ra, ngươi không có hy vọng được cứu rỗi. Ngươi không thể được cứu rỗi(Trân quý lời Đức Chúa Trời là nền tảng của đức tin nơi Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ta quyết định đích đến của từng người không dựa trên cơ sở tuổi tác, thâm niên, bao nhiêu gian khổ, và đặc biệt là không phải mức độ họ mời gọi lòng trắc ẩn, mà tùy vào việc họ có sở hữu lẽ thật hay không. Không có lựa chọn nào khác ngoài điều này. Các ngươi phải nhận ra rằng tất cả những kẻ không tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đều sẽ bị trừng phạt. Đây là một sự thật bất biến. Vì vậy, tất cả những kẻ bị trừng phạt đều bị trừng phạt như thế vì sự công chính của Đức Chúa Trời và là báo ứng cho vô số sự hành ác của họ(Hãy chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của mình, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc xong hai đoạn này khiến tôi rất xúc động. Tôi thấy ra rằng việc được cứu rỗi chẳng liên quan đến việc làm lãnh đạo hay có địa vị. Sự cứu rỗi liên quan đến việc loại bỏ tâm tính của Sa-tan và quy phục Đức Chúa Trời. Chỉ những ai thực hành lẽ thật, thay đổi được tâm tính bại hoại của mình, quy phục Đức Chúa Trời và sống theo lời Ngài mới là người thực sự có thể được cứu rỗi. Dù thực hiện bổn phận gì, chỉ cần chúng ta tiếp nhận lẽ thật, chú tâm phản tỉnh khi bị tỉa sửa, hiểu sự bại hoại và sai lầm của mình qua lời Đức Chúa Trời, ăn năn và thay đổi, thì qua sự mưu cầu đó, chúng ta có thể đạt được lẽ thật và được cứu rỗi. Cho dù ai đó có địa vị cao hay chịu bao nhiêu đau khổ, nếu không mưu cầu lẽ thật, họ sẽ bị đào thải. Giống như Phao-lô. Mặc dù ông có địa vị và danh vọng lớn, và đạt nhiều thành tựu, nhưng những nỗ lực ông bỏ ra trong công tác đều nhằm đặt được những phúc lành và phần thưởng. Ông không bao giờ mưu cầu lẽ thật hay sự thay đổi trong tâm tính. Cuối cùng ông đã không hiểu bản thân, cũng không hiểu Đức Chúa Trời. Ông luôn làm chứng cho bản thân, nói mình phải chịu bao nhiêu đau khổ vì Chúa. Ông khoe khoang rằng “dầu các sứ đồ ấy tôn trọng đến đâu, tôi cũng chẳng thua kém chút nào” (2 Cô-rinh-tô 11:5), và thậm chí còn trơ trẽn khoác lác: “Mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:8). Cả gan nói những lời đại nghịch bất đạo rằng ông là Đấng Christ sống, xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và ông đã bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Nhưng Phi-e-rơ thì không quan tâm đến việc theo đuổi địa vị trong đức tin. Ông chỉ mưu cầu việc hiểu và quy phục Đức Chúa Trời, chú tâm thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, hiểu tâm tính bại hoại của mình, và cuối cùng bị đóng đinh ngược trên thập giá vì Đức Chúa Trời. Ông đã quy phục cho đến chết và yêu Đức Chúa Trời vô hạn. Việc này cho chúng ta thấy rằng có địa vị cao và làm bổn phận lớn không phải là một điều kiện hay tiêu chuẩn để được cứu rỗi. Có địa vị mà không mưu cầu lẽ thật, lại thường xuyên chống đối Đức Chúa Trời, không có chứng ngôn thực tế về sống trọn lời Đức Chúa Trời thì chắc chắn sẽ bị đào thải. Một người thậm chí không có địa vị cao, nhưng họ đi đúng đường và mưu cầu lẽ thật, vẫn có thể đạt được lẽ thật và được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tôi cảm thấy đỡ hơn rất nhiều khi nhận ra điều đó. Tôi đã sẵn sàng quy phục sự an bài của Đức Chúa Trời, và thản nhiên tiếp nhận sự điều chỉnh trong bổn phận.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn khác của lời Đức Chúa Trời mà đã giúp tôi hiểu rõ hơn ý muốn của Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán: “Mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật. Những người được đề bạt và tu dưỡng không giỏi gì hơn những người khác. Tất cả mọi người đều trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Những người chưa được đề bạt hay tu dưỡng cũng nên theo đuổi lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Không ai được tước bỏ quyền theo đuổi lẽ thật của người khác. Một số người hăng hái hơn trong việc theo đuổi lẽ thật và có chút tố chất, vì vậy họ được đề bạt và tu dưỡng. Điều này là do những yêu cầu công việc của nhà Đức Chúa Trời. Vậy tại sao nhà Đức Chúa Trời có những nguyên tắc đề bạt và sử dụng nhân sự như vậy? Bởi vì có những điểm khác biệt trong tố chất và nhân tính của mọi người, và mỗi người chọn một con đường khác nhau, điều này dẫn đến các kết cục khác nhau trong đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời. Những ai mưu cầu lẽ thật thì được cứu rỗi và trở thành dân sự của vương quốc, trong khi những người hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, những người không hết lòng làm bổn phận thì bị đào thải. Nhà Đức Chúa Trời tu dưỡng và sử dụng người dựa trên việc họ có theo đuổi lẽ thật hay không, và dựa trên việc họ có hết lòng làm bổn phận hay không. Có sự phân biệt trong thứ bậc của những người khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời không? Hiện giờ thì không có thứ bậc nào về địa vị, vị trí, giá trị hoặc chức danh của những người khác nhau. Ít nhất là trong giai đoạn Đức Chúa Trời công tác để cứu rỗi và hướng dẫn con người, không có sự khác biệt giữa cấp bậc, vị trí, giá trị hoặc địa vị của những người khác nhau. Những điểm khác biệt duy nhất là nằm ở sự phân chia công việc và ở bổn phận mà các vai trò thực hiện. Tất nhiên, trong giai đoạn này, một số người ngoại lệ được đề bạt, bồi dưỡng, và thực hiện một số công việc đặc biệt, trong khi một số người thì không nhận được những cơ hội như vậy do các lý do khác nhau như các vấn đề trong tố chất hoặc môi trường gia đình của họ. Nhưng có phải Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người chưa nhận được những cơ hội như vậy không? Không phải là như vậy. Giá trị và vị trí của họ có thấp hơn những người khác không? Không. Mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật, mọi người đều có cơ hội theo đuổi và đạt được lẽ thật, và Đức Chúa Trời đối xử với mọi người một cách công bằng và hợp lý(Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (5), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy rằng trong nhà Ngài, các bổn phận không có sự phân biệt giữa địa vị cao và thấp. Mọi người đảm nhận bổn phận khác nhau tùy theo nhu cầu công tác, nhưng thực tế là ai ai cũng bình đẳng trước lẽ thật. Dù thực hiện bổn phận ở đâu, có địa vị hay không, lời Đức Chúa Trời đều cung dưỡng cho mỗi một người trong chúng ta. Ngài không thiên vị ai vì địa vị của họ. Đức Chúa Trời an bài mọi loại hoàn cảnh, và sự kiện cho mọi người dựa vào nhu cầu của họ, để họ có thể để trải nghiệm công tác của Ngài và bước vào thực tế lẽ thật. Ngài không bao giờ tước đi cơ hội để chúng ta thực hành và bước vào lẽ thật. Đức Chúa Trời rất công bằng với mọi người. Đạt được lẽ thật hay được Đức Chúa Trời cứu rỗi không phải do bổn phận của chúng ta định đoạt, mà hoàn toàn do sự mưu cầu của chính chúng ta. Nói thế không có nghĩa rằng nếu chúng ta làm lãnh đạo thì Đức Chúa Trời sẽ đặc biệt chiếu cố và khai sáng chúng ta, và rằng nếu chúng ta là những tín hữu thông thường, thì Ngài sẽ bỏ qua chúng ta. Đức Chúa Trời khai sáng và cung dưỡng con người dựa vào sự mưu cầu và thái độ của họ đối với lẽ thật. Chúng ta có thể thấy sự công chính của Ngài trong việc này. Mặc dù mọi người đều có bổn phận khác nhau và gặp những sự việc khác nhau, nhưng tâm tính bại hoại, kiêu ngạo và xảo quyệt họ bộc lộ đều giống nhau cả. Chỉ cần sẵn lòng mưu cầu, thực hành lẽ thật, và loại bỏ tâm tính bại hoại, thì họ có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Mặt khác, nếu không mưu cầu lẽ thật, không tìm kiếm hay thực hành lẽ thật khi gặp vấn đề, thì dù họ có thực hiện bổn phận gì hay có được bao nhiêu cơ hội để được đào luyện, họ cũng sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật vào sau cuối và không thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Như tôi đây, sau ngần ấy năm giữ cương vị lãnh đạo, với địa vị và tất cả các cơ hội tôi có để rèn tập, thì tôi đã thực sự đạt được bao nhiêu lẽ thật? Tôi ngĩ đến sự điều chỉnh bổn phận đã khiến tôi tiêu cực, hiểu nhầm, và than trách như thế nào. Tôi đã không hề vâng phục Đức Chúa Trời và không có lấy một chút nào của thực tế lẽ thật. Tôi là một ví dụ hoàn hảo. Dẫu vậy, tôi vẫn cứ ngô nghê nghĩ rằng tôi có thể được cứu rỗi thông qua địa vị. Địa vị đã làm đầu óc tôi mụ mị. Một số anh chị em dù chưa bao giờ làm lãnh đạo, nhưng họ không ngừng mưu cầu lẽ thật, gánh vác trong bổn phận, tập trung tìm kiếm lẽ thật khi gặp vấn đề và thực hành lẽ thật mà họ hiểu. Sự bại hoại họ bộc lộ dần giảm bớt và họ càng ngày càng quy phục Đức Chúa Trời. Họ có chứng ngôn thực tế về sống trọn lời Đức Chúa Trời. Điều này giúp họ đạt được sự chấp thuận và tiếp nhận của Đức Chúa Trời. Nó khiến tôi nhớ đến điều Đức Chúa Trời đã phán: “Nếu ngươi thực sự theo đuổi, thì Ta sẵn sàng ban cho ngươi trọn vẹn con đường sự sống, làm cho ngươi giống như cá gặp nước. Nếu ngươi không thực sự theo đuổi, thì Ta sẽ lấy lại tất cả. Ta không muốn ban những lời từ miệng Ta cho những ai ham muốn sự thoải mái, những kẻ chỉ giống như lợn và chó mà thôi!(Tại sao ngươi không sẵn sàng là một vật làm nền? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đức Chúa Jêsus cũng từng phán rằng: “Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa(Ma-thi-ơ 25:29). Đức Chúa Trời công bằng và công chính với con người, và không có sự thiên vị đối với bất kỳ ai. Cho dù ai đó có là một tín hữu thông thường hay là một lãnh đạo, miễn là họ theo đuổi lẽ thật, thì Đức Chúa Trời đều sẽ chu cấp sự khai sáng và sự dẫn dắt. Điều cốt yếu là họ có quyết tâm để mưu cầu và thực hành lẽ thật hay không. Hiểu được như thế rồi, lòng tôi thật sự sáng tỏ. Trước kia, tôi cứ lo nếu không làm lãnh đạo, tôi sẽ không có nhiều cơ hội như vậy để thực hành và như thế tôi sẽ có ít hy vọng được cứu rỗi. Tôi còn nghĩ Đức Chúa Trời muốn đào thải tôi, không muốn cứu rỗi tôi nữa. Đó là sự hiểu lầm của tôi về Đức Chúa Trời, và đó là sự phỉ báng. Tôi đã không hiểu được dụng tâm chân thành của Đức Chúa Trời. Nghĩ cho kỹ chuyện này, suốt bao năm đức tin, tôi đã bị các quan điểm sai lầm chi phối, chỉ thực hiện bổn phận để được phước, tưởng mình mưu cầu đúng đắn. Tôi bị hình tượng giả của mình mê hoặc, không hề tự phản tỉnh hay hiểu bản thân. Sự điều chỉnh bổn phận này đã vạch trần quan điểm sai lầm trong việc mưu cầu của tôi, và cuối cùng tôi đã có thể đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh và hiểu bản thân. Tôi đã hiểu đôi chút về tâm tính bại hoại và những vấn đề trong quan điểm của mình, và thấy được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Tôi cũng biết được Đức Chúa Trời sẽ cứu rỗi những ai và đào thải những ai, và tôi đã có được sự quy phục đối với Đức Chúa Trời. Hoàn cảnh này đúng là sự bảo vệ và cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho tôi.

Sau đó tôi đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời giúp tôi thấy rõ con đường của lối vào và tôi nên đi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, con người phải cố gắng làm tốt bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và tìm kiếm tình yêu dành cho Đức Chúa Trời mà không có lựa chọn khác, vì Đức Chúa Trời xứng đáng với tình yêu của con người. Những ai tìm kiếm tình yêu dành cho Đức Chúa Trời không nên tìm kiếm bất kỳ lợi ích cá nhân nào hoặc những điều cá nhân họ ao ước; đây là cách theo đuổi đúng đắn nhất. Nếu những gì ngươi tìm kiếm là lẽ thật, nếu những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật, và nếu những gì ngươi đạt được là một sự thay đổi trong tâm tính của mình, thì con đường ngươi bước đi là con đường đúng. … Việc ngươi sẽ được làm cho hoàn thiện hay bị đào thải tùy thuộc vào sự theo đuổi của chính ngươi, điều đó cũng có nghĩa là thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi đã tìm được con đường thực hành trong lời Đức Chúa Trời. Tôi là một tạo vật, vậy nên dù Đức Chúa Trời an bài ra sao, tôi cũng phải quy phục sự tể trị và an bài của Ngài. Tôi không thể có đức tin và thực hiện bổn phận chỉ vì phước lành và phần thưởng. Dù cuối cùng có được cứu rỗi hay không, có được ban phước lành hay không, thì chừng nào tôi còn sống, tôi phải mưu cầu lẽ thật và hiểu biết về Đức Chúa Trời. Dù có bị Đức Chúa Trời khước từ và đào thải vào sau cuối, đó cũng là sự công chính của Ngài. Hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi không còn bị ảnh hưởng bởi bổn phận nào tôi phải thực hiện. Tôi đã có thể thản nhiên đối mặt với sự điều chỉnh trong bổn phận của tôi.

Qua những gì hoàn cảnh này làm sáng tỏ, tôi đã hiểu được đôi chút về quan điểm sai lầm của tôi trong đức tin của mình. Tôi cũng biết rằng việc một người có được cứu rỗi không thì không căn cứ vào địa vị hay họ thực hiện bao nhiêu công tác. Quan trọng là họ có đạt được lẽ thật hay không, họ có phải là người thực sự quy phục Đức Chúa Trời hay không, và liệu họ đã thay đổi tâm tính sống của mình hay chưa. Từ đó, tôi chỉ muốn sống thực tế và làm tròn bổn phận để thỏa lòng Đức Chúa Trời.

Trước: 40. Hậu quả của việc không cố gắng trong bổn phận

Tiếp theo: 42. Thu hoạch khi trải qua nghịch cảnh

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger