30. Khi buông bỏ địa vị, tôi được giải phóng

Bởi Hạo Lệ, Trung Quốc

Tháng Tám năm 2019, tôi đảm nhận vị trí lãnh đạo trong hội thánh. Một lần nọ, ngay sau khi kết thúc mối thông công của mình trong một buổi nhóm họp, một chị đã nói với tôi: “Chị Hạo Lệ à, mối thông công hôm nay của chị rất khai sáng. Tôi nghe xong là giải quyết được vấn đề của mình”. Một người chị em khác cũng đồng tình nói thêm vào. Thấy ánh mắt họ tỏ vẻ ngưỡng mộ và tôn trọng mình, tôi đã rất phấn khích và không khỏi cảm thấy tự mãn: “Hẳn là mình hơn các anh chị em khác. Nếu không, tại sao họ lại bầu chọn mình?”. Vì tôi giải quyết được một số vấn đề trong các buổi nhóm họp nên mọi người đều thích vây quanh tôi, và họ sẽ tìm tôi để thông công khi gặp rắc rối hay khó khăn. Tôi cảm thấy mình có đủ tư cách để làm lãnh đạo. Tôi không khỏi cảm thấy có chút tự mãn và uy quyền, và tôi thích cảm giác được người khác quý trọng cũng như khâm phục.

Một ngày nọ, khi tôi đến một buổi họp của các chấp sự như thường lệ, chị Ngô Chí Thanh đã đề cập rằng dạo này chị đang sống trong tâm tính kiêu ngạo và luôn muốn là người ra quyết định cuối cùng trong số những người cùng làm việc với chị. Chị biết như vậy là không đúng, nhưng không thể phản bội bản thân mình. Chị đã nhờ chúng tôi chia sẻ thông công để giúp chị thoát khỏi tình trạng đó. Đúng lúc tôi định nói, chị Hàn Kính Y, chấp sự Phúc Âm của chúng tôi, bắt đầu nói, chia sẻ một số lời Đức Chúa Trời có liên quan cùng một vài trải nghiệm của chị ấy. Tôi để ý thấy chị Chí Thanh chăm chú lắng nghe và gật đầu, trên mặt nở một nụ cười. Thấy vậy khiến tôi rất khó chịu, và tôi nghĩ: “Tôi là lãnh đạo ở đây, và lẽ ra đây là vấn đề để tôi xử lý. Tại sao chị ấy lại cướp của tôi? Chị đã khiến tôi như kẻ không biết cách giải quyết nó. Không đời nào, tôi sẽ không để chị cướp ánh hào quang của tôi đâu, nếu không mọi người sẽ nghĩ rằng là lãnh đạo mà tôi thậm chí còn không bằng một chấp sự. Phải đổi đề tài ngay thôi”. Vì vậy nên ngay khi chị Kính Y vừa dứt lời, chẳng cần nghĩ xem liệu vấn đề của chị Chí Thanh đã được giải quyết thỏa đáng hay chưa, tôi liền nói: “Ý định chính của Đức Chúa Trời lúc này là truyền bá và làm chứng về Phúc Âm của vương quốc, để nhiều người được nghe tiếng Ngài hơn và đến trước mặt Ngài càng sớm càng tốt …”. Khi thông công, tôi để mắt đến chị Chí Thanh, và cảm thấy bất an cho đến khi thấy chị ấy chăm chú lắng nghe mình. Ngay khi tôi vừa nói xong, chị Kính Y lại tiếp tục nói về một số cách tiếp cận để chia sẻ Phúc Âm tương đối hay. Những điều chị ấy nói rất rõ ràng và tôi thấy chị Chí Thanh chăm chú nghe những gì chị ấy nói, vừa nghe vừa gật đầu. Tôi cảm thấy rất bực, kiểu như bị mất mặt. Tôi nghĩ: “Tôi là lãnh đạo, còn chị chỉ là một chấp sự. Làm sao tôi hoàn thành được việc của mình nếu chị chiếm thế thượng phong như vậy được? Nếu mọi người bắt đầu ngưỡng mộ chị, ai thèm nghĩ đến tôi nữa?”. Nghĩ vậy, tôi lạnh lùng cắt lời chị ấy, và bắt đầu chia sẻ mối thông công của mình. Khoảnh khắc lúc đó rất gượng gạo. Chiều hôm đó, chị Chí Thanh đã đề cập rằng đang thiếu người làm công tác chăm tưới, và chị không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào. Chị Kính Y bắt đầu thông công về một số cách tiếp cận thực tế, kết hợp cùng kinh nghiệm của bản thân chị. Ngay sau đó tôi thấy chị Chí Thanh lại một lần nữa liên tục gật đầu và tôi cảm thấy rất ganh tị. Tôi nghĩ: “Tôi là lãnh đạo mà. Chị nghĩ tôi không biết cách thông công với chị ấy sao? Có vẻ chị nghĩ mình rất giỏi, nhưng chị chỉ đang khoe khoang một cách mù quáng mà thôi”. Tôi đã rất giận chị Kính Y, nghĩ rằng tốt hơn hết tôi nên đào sâu công tác của chị ấy và hạ bệ chị ấy, để chị ấy sẽ không mù quáng phô trương nữa. Nghĩ thế nên tôi đã hỏi chị ấy: “Chị Kính Y này, công tác Phúc Âm của các nhóm mà chị đang quản lý vẫn chưa mang lại nhiều thành quả. Có phải là chị chưa dốc hết tâm sức vào đó không?”. Khi nghe tôi hỏi vậy, chị Kính Y trông có vẻ hơi gượng gạo, rồi nói: “Chị à, tôi đồng ý. Sau khi về tôi sẽ đúc kết lại lý do tại sao kết quả chưa tốt lắm, và tự kiểm điểm bản thân”. Tôi nhanh chóng tiếp lời: “Thế khi chị về, chị cần khẩn trương tổng hợp và đảo ngược những sai lệch. Là một chấp sự Phúc Âm, chị phải đảm nhận vai trò dẫn dắt. Nếu không, làm sao các anh chị em có động lực để truyền bá Phúc Âm chứ?”. Chị Kính Y đáp lại bằng một cái gật đầu khó nhọc. Thấy chị ấy lặng lẽ cúi đầu, tôi cảm thấy hơi hối hận, nhưng tôi cũng tự mãn: “Thái độ lúc nãy của chị đâu mất rồi, cái kiểu như thể tôi không bằng chị đó? Ngay khi tôi hỏi về công việc của chị thì trông chị không tuyệt vời lắm đâu! Giờ thì chị không tự mãn lắm phải không nào?”. Vì vậy, tôi đã lấy lại được cảm giác hiện diện của mình, lại nói chuyện kiểu ra oai và sắp xếp công việc khác. Lúc này trời đã tối, và tối hôm đó tôi với chị Chí Thanh còn có những việc khác cần thảo luận. Lúc đầu tôi muốn chị Kính Y ở lại để thảo luận mọi việc cùng chúng tôi, nhưng sau đó tôi lại lo chị ấy sẽ lại chiếm mất hào quang của tôi. Chẳng phải điều đó sẽ khiến tôi trông có vẻ không có năng lực sao? Tôi nghĩ mình nên để chị ấy về nhà. Khi thấy chị ấy đi với vẻ mặt không vui, tôi cảm thấy có chút tội lỗi và tự hỏi liệu chị có cảm thấy bị tôi chèn ép không. Nhưng lúc đó tôi chỉ thoáng nghĩ qua và không nghĩ sâu gì thêm. Tôi để chuyện này cứ thế trôi qua.

Vài ngày sau, tôi đã kể cho chị Lý Tư Hạnh, người làm việc chung với tôi, về cái cách mà mình đã cư xử đối với chị Kính Y. Chị ấy đã tỉa sửa tôi, nói rằng: “Đây là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Một người lãnh đạo như chị mà lại đi bài trừ và đàn áp người giỏi hơn mình, thì đây là vấn đề có tính chất rất nghiêm trọng. Chẳng phải các thành viên tài giỏi hơn trong hội thánh sẽ rất mệt mỏi nếu chị làm lãnh đạo sao?”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi thấy rất đau lòng và rất khó chịu. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi nghĩ lại cách mình đã tương tác với chị Kính Y. Tôi đã dùng những thiếu sót của chị ấy để bài trừ chị ấy để chị không thể vượt trội hơn tôi. Chẳng phải tôi đang đàn áp chị ấy sao? Đó là hành ác! Càng nghĩ về hành vi của mình, tôi càng cảm thấy sợ hãi, và đã đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời! Nhờ hôm nay chị Tư Hạnh tỉa sửa con, mà con nhận ra rằng qua việc đàn áp và bài trừ chị Kính Y, con đã bộc lộ tâm tính địch lại Đấng Christ. Với một công tác quan trọng như thế, nếu con không giải quyết tâm tính này, ai mà biết con sẽ còn phạm phải bao nhiêu điều ác nữa! Lạy Đức Chúa Trời! Con muốn thay đổi – xin hãy dẫn dắt con”.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Vì kẻ địch lại Đấng Christ đã chiếm đoạt mọi thứ của nhà Đức Chúa Trời, chiếm đoạt tài sản của hội thánh, coi như là tài sản cá nhân, đều thuộc quyền kiểm soát của họ, không cho phép bất cứ ai xen vào. Khi làm công tác của hội thánh, điều họ nghĩ đến chỉ là lợi ích của mình, chỉ là địa vị và thể diện của mình. Họ không cho phép bất kỳ ai làm tổn hại đến lợi ích của mình, càng không cho phép bất cứ ai có tố chất và có thể nói lời chứng trải nghiệm tạo ra mối đe dọa đối với địa vị và thể diện của họ. Cho nên, họ xem những người có thể nói lời chứng trải nghiệm và có thể thông công lẽ thật để chu cấp cho dân được Đức Chúa Trời chọn đều là đối thủ cạnh tranh, rồi chèn ép, bài xích, chỉ mong sao cô lập hoàn toàn những người này lại, cho họ mất hết thanh danh và bị hủy hoại thì trong lòng họ mới yên ổn. Nếu những người này từ đầu đến cuối không tiêu cực, còn có thể tiếp tục thực hiện bổn phận của mình, nói lời chứng, giúp đỡ người khác thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ phải áp dụng thủ đoạn cuối cùng, đó là nắm điểm yếu, định tội hoặc vu oan hãm hại, bịa không thành có để trừng trị người ta, cho đến khi những người này bị thanh trừ khỏi hội thánh thì họ mới hoàn toàn yên tâm. Đây là chỗ nham hiểm nhất, độc ác nhất của kẻ địch lại Đấng Christ. Điều họ lo lắng và sợ hãi nhất chính là những người mưu cầu lẽ thật và người có lời chứng trải nghiệm thực sự, bởi vì dân được Đức Chúa Trời chọn tán thành và ủng hộ nhất là những người có lời chứng trải nghiệm, chứ không phải những người nói suông câu chữ và đạo lý. Kẻ địch lại Đấng Christ không có lời chứng trải nghiệm thực sự, cũng không biết thực hành lẽ thật, cùng lắm chỉ làm chút việc tốt để lấy lòng người khác. Nhưng dù kẻ địch lại Đấng Christ có làm bao nhiêu việc tốt, có nói bao nhiêu lời dễ nghe cũng không đáng giá bằng ích lợi và lợi ích thực tế mà một lời chứng trải nghiệm tốt mang lại cho con người. Người có thể nói lời chứng trải nghiệm thì đem lại kết quả tốt nhất trong việc chăm tưới, chu cấp cho dân được Đức Chúa Trời chọn. Cho nên, kẻ địch lại Đấng Christ thấy ai nói về lời chứng trải nghiệm thì mắt của họ sẽ trừng lên, trong lòng tức giận, thù hận trỗi dậy, hận không thể lập tức bịt miệng những người nói lời chứng, không cho người đó nói tiếp nữa. Nếu như người đó nói tiếp, danh tiếng của kẻ địch lại Đấng Christ sẽ bị mất sạch hoàn toàn, bộ mặt xấu xí của họ sẽ bị bại lộ hoàn toàn cho mọi người đều nhìn thấy, cho nên kẻ địch lại Đấng Christ sẽ tìm cớ để quấy nhiễu và chèn ép người nói lời chứng. Họ chỉ cho phép chính mình nói những câu chữ và đạo lý mê hoặc con người, không cho phép những người được Đức Chúa Trời chọn nói lời chứng trải nghiệm và làm cho Đức Chúa Trời vinh hiển. Từ đây có thể thấy được kẻ địch lại Đấng Christ thù hận người nào nhất, sợ người nào nhất. Chỉ cần ai đó có thể xuất đầu lộ diện và làm một chút công tác, ai đó có thể nói ra lời chứng trải nghiệm thực sự để những người được Đức Chúa Trời chọn được lợi ích, được gây dựng, được giúp đỡ, ai đó được mọi người vô cùng tán thành, thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ đố kỵ và nảy sinh thù hận với người đó. Họ sẽ bài xích và đàn áp, tuyệt đối không cho phép người như vậy đảm đương công tác, để tránh tạo ra mối đe dọa đến địa vị của họ. Những người có thực tế lẽ thật ở bên cạnh kẻ địch lại Đấng Christ thì sẽ tỏ lộ và nêu bật sự bần cùng, đáng thương, xấu xí, tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ, vì vậy khi chọn người phối hợp, chọn đồng sự, họ sẽ không bao giờ chọn những người có thực tế lẽ thật, sẽ không bao giờ chọn những người có thể nói lời chứng trải nghiệm, sẽ không bao giờ chọn những người trung thực, người có thể thực hành lẽ thật. Đây là những người mà kẻ địch lại Đấng Christ đố kỵ nhất, hận nhất, là cái đinh trong mắt, cái gai trong thịt của họ(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng dấu hiệu chính của một tâm tính địch lại Đấng Christ là coi quyền lực như mạng sống của mình, luôn muốn độc quyền trong bổn phận của mình, muốn cầm quyền. Khoảnh khắc ai đó vượt trội hơn, đe dọa địa vị hay quyền lực của họ, họ sẽ bài trừ và đàn áp người đó, thậm chí tới mức làm tổn hại công tác của hội thánh một cách vô lương tâm. Nghĩ lại bản thân kể từ khi đảm nhận cương vị lãnh đạo, tôi đã không tập trung vào trách nhiệm của mình trong bổn phận và cách làm công tác thực tế, mà chỉ tập trung vào thanh thế mà địa vị của mình mang lại. Hòng để bảo vệ địa vị của mình, tôi đã không để ai vượt trội hơn mình. Mối thông công của chị Kính Y về lẽ thật đã giải quyết được rắc rối của chị Chí Thanh. Điều đó chứng tỏ chị ấy có mang vác gánh nặng, và đó là điều tích cực, nhưng tôi lại không vui khi tình trạng của chị Chí Thanhđược giải quyết. Thay vào đó, tôi sợ người ta thấy chị Kính Y trông giỏi hơn tôi, và lo mình mất vị trí trong lòng người khác, rằng họ sẽ không tôn trọng tôi nữa. Tôi cố cố tình thay đổi chủ đề để không cho chị Kính Y cơ hội được nói. Khi thấy chị được mọi người khen ngợi về mối thông công của chị, tôi cố tình làm khó dễ chị bằng cách hỏi về công tác của chị. Tôi đã khiến chị ấy trông kém cỏi và chỉ buông tha cho đến khi mọi người hết tôn trọng chị ấy. Hòng để củng cố vị trí của mình, tôi đã dùng đến mưu hèn kế bẩn này để đàn áp và bài trừ một người có thể thông công lẽ thật. Bản tính của tôi thật sự tà ác! Chẳng phải tôi đang bộc lộ tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Tôi nghĩ đến một kẻ địch lại Đấng Christ mà hội thánh đã khai trừ vài ngày trước đó. Anh ta liên tục đàn áp và bài trừ các anh chị em bày tỏ quan điểm khác biệt hoặc những người giỏi hơn anh ta, không hề nghĩ gì đến công tác của hội thánh. Kết quả là anh ta đã bị trục xuất vì đã làm nhiều việc ác. Với tất cả những điều mà tôi đã làm với chị Kính Y, tôi có khác gì một kẻ địch lại Đấng Christ? Tôi đang đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Bất kể điều gì ngươi làm, dù nó quan trọng hay không, ngươi sẽ luôn cần có người ở đó để giúp ngươi, đưa ra những lời gợi ý và khuyên bảo, hoặc làm việc phối hợp với ngươi. Đây là cách duy nhất để đảm bảo ngươi sẽ làm mọi việc chính xác hơn, phạm ít lỗi hơn và ít có khả năng lạc lối hơn – đây là việc tốt. Đặc biệt, phụng sự Đức Chúa Trời là chuyện đại sự, và việc không giải quyết tâm tính bại hoại của mình có thể khiến ngươi gặp nguy hiểm! Khi người ta có những tâm tính Sa-tan, họ có thể phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời mọi lúc mọi nơi. Những người sống theo tâm tính Sa-tan có thể phủ nhận, chống đối và phản bội Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Những kẻ địch lại Đấng Christ thì ngu xuẩn, họ không nhận ra điều này, họ nghĩ: ‘Tôi đã gặp đủ khó khăn trong việc nắm giữ quyền lực rồi, tại sao tôi lại chia sẻ nó với bất kỳ ai khác chứ? Giao nó cho người khác nghĩa là tôi sẽ không có bất cứ gì cho riêng mình, phải không? Làm sao tôi có thể thể hiện tài năng và khả năng của mình mà không có quyền lực chứ?’. Họ không biết rằng điều Đức Chúa Trời đã giao phó cho con người không phải là quyền lực hay địa vị, mà là một bổn phận. Những kẻ địch lại Đấng Christ chỉ chấp nhận quyền lực và địa vị, họ gạt bổn phận của mình sang một bên, và họ không làm công việc thực tế. Thay vào đó, họ mưu cầu danh lợi, địa vị, chỉ muốn nắm quyền và khống chế dân được Đức Chúa Trời chọn, và tham hưởng lợi ích của địa vị. Làm việc theo cách này là rất nguy hiểm – đây là chống đối Đức Chúa Trời! Bất cứ ai mưu cầu danh lợi và địa vị hơn là thực hiện tốt bổn phận thì đều đang đùa với lửa và đùa với sự sống của họ. Những người đùa với lửa và sự sống của họ có thể tự hủy hoại bản thân mình bất cứ lúc nào. Ngày nay, với tư cách là lãnh đạo hoặc chấp sự, ngươi đang phụng sự Đức Chúa Trời, là điều không phải tầm thường. Không phải ngươi đang làm việc cho một người nào đó, càng không phải làm việc để thanh toán hóa đơn và kiếm bữa ăn; thay vào đó, ngươi đang thực hiện bổn phận của mình trong trong hội thánh. Và đặc biệt, vì nghĩa vụ này đến từ sự ủy thác của Đức Chúa Trời, cho nên, việc thực hiện bổn phận này ngụ ý gì? Ngụ ý rằng ngươi phải chịu trách nhiệm trước Đức Chúa Trời về bổn phận của mình, cho dù ngươi làm tốt hay không; cuối cùng, ngươi phải tường trình với Đức Chúa Trời, phải có một kết quả. Điều ngươi đã tiếp nhận là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, một trách nhiệm thiêng liêng, vì vậy, bất kể nó quan trọng hay thứ yếu, thì đó cũng là một công việc nghiêm túc. Nghiêm túc như thế nào? Trong tầm mức nhỏ, nó liên quan đến việc một con người có thể đạt được lẽ thật trong đời này hay không, liên quan đến cách Đức Chúa Trời nhìn nhận ngươi. Trong tầm mức lớn, nó liên quan trực tiếp đến tiền đồ và số phận của ngươi, đến kết cục của ngươi; nếu ngươi phạm điều ác và chống đối Đức Chúa Trời, ngươi sẽ bị lên án và trừng phạt. Mọi việc ngươi làm khi thực hiện bổn phận của mình đều được Đức Chúa Trời ghi nhận, và Đức Chúa Trời có các nguyên tắc và tiêu chuẩn riêng của Ngài về cách ghi điểm và đánh giá; Đức Chúa Trời quyết định kết cục của ngươi dựa trên tất cả những gì ngươi thể hiện khi thực hiện bổn phận của mình(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được rằng làm lãnh đạo hay người làm công là việc quan trọng, không thể xem nhẹ. Chúng ta không thể ngạo mạn hay tùy tiện. Điều này đòi hỏi lòng kính sợ dành cho Đức Chúa Trời và sự hợp tác hài hòa với các anh chị em khác. Chúng ta cần tìm kiếm lẽ thật nhiều hơn và lắng nghe góp ý của người khác để không có khả năng đi sai đường. Đức Chúa Trời ban cho mỗi người một tố chất khác nhau và mỗi người đều có hiểu biết khác nhau. Một người chỉ có kinh nghiệm nhất định và chỉ có thể nhìn nhận mọi việc từ một góc độ. Đạt được kết quả tốt trong bổn phận đòi hỏi sự hợp tác của mọi người và chúng ta bù đắp cho thiếu sót của nhau. Chị Kính Y đã đề xuất một số phương án hay để thực hành, bù đắp hoàn hảo cho điều mà mối thông công của tôi còn thiếu sót. Đó là điều tốt! Nhưng với tôi, địa vị của tôi còn quan trọng hơn mọi thứ, nên tôi chỉ muốn phô trương và có được sự ngưỡng mộ cũng như tôn sùng từ người khác. Thấy chị Kính Y thông công hay, làm tôi mất hào quang, tôi chỉ muốn loại và đàn áp chị. Chẳng phải tôi đang sống bởi những chất độc của Sa-tan như: “Trên trời dưới đất, ta là bá chủ” và “Một núi không thể có hai hổ” sao? Tôi đã chẳng quan tâm liệu buổi nhóm họp của chúng tôi có đạt kết quả hay không hay liệu các anh chị em có tìm ra giải pháp cho tình trạng của họ hay không. Tôi thậm chí còn chẳng màng liệu chị Kính Y có cảm thấy bị kìm kẹp hoặc tổn thương không. Tôi chỉ chú tâm thỏa mãn những tham vọng và ước muốn của bản thân. Tôi thật là tà ác và đáng khinh biết bao! Tôi đang là lãnh đạo hội thánh nhưng lại không đưa được các anh chị em đến trước Đức Chúa Trời. Tôi đã không giúp đỡ người khác hiểu biết về Đức Chúa Trời, mà lại muốn kiểm soát họ trong tay mình, khiến họ ngưỡng mộ tôi và xoay quanh tôi. Đó là chống đối Đức Chúa Trời, là đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ! Nếu không ăn năn, chắc chắn tôi sẽ xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và bị đào thải.

Nghĩ lại cách tôi đã đối xử với chị Kính Y, tôi thấy tâm tính của mình độc ác và mình đã vô nhân tính biết bao. Tôi cảm thấy cực kỳ ghê tởm và coi thường bản thân. Tôi muốn tìm con đường thực hành để giải quyết tâm tính Sa-tan của mình càng sớm càng tốt. Sau đó tôi đã xem một video đọc lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đức Chúa Trời làm việc có nguyên tắc, Ngài đối đãi với con người bằng sự yêu quý, sự quan tâm và tình yêu thương. Đức Chúa Trời hy vọng điều tốt cho con người, đây là ngọn nguồn và ý muốn ban đầu của Đức Chúa Trời khi Ngài làm mọi chuyện. Trong khi đó, Sa-tan thể hiện bản thân, cưỡng ép nhiều thứ lên con người, sau đó khiến con người sùng bái nó, bị nó mê hoặc, làm cho con người sa ngã, từng chút một trở thành quỷ sống và đi đến diệt vong. Nhưng nếu ngươi tin Đức Chúa Trời và đạt đến hiểu lẽ thật và đạt được lẽ thật, thì ngươi có thể thoát khỏi quyền thế của Sa-tan, đạt đến được cứu rỗi, như thế thì kết cục sẽ không phải là diệt vong. Sa-tan không muốn nhìn thấy con người được tốt đẹp, nó không nghĩ đến sự sống chết của con người, nó chỉ nghĩ cho bản thân, nghĩ đến lợi ích, vui sướng của mình, nó không có tình yêu, cũng không có lòng thương xót, càng không có sự khoan dung và bao dung, Sa-tan không có những thứ này, những điều tích cực này thì chỉ Đức Chúa Trời mới có. Đức Chúa Trời đã làm một lượng lớn công tác trên con người, Ngài có từng nói ra không? Có giải thích gì không? Đã từng trình bày chưa? Không có, bất luận con người hiểu lầm Đức Chúa Trời thế nào, Ngài cũng không giải thích gì nhiều. … Đức Chúa Trời khiêm nhường và ẩn giấu, còn Sa-tan thì khoe khoang bản thân. Có sự khác biệt không? Khoe khoang so với khiêm nhường và ẩn giấu: đâu là những điều tích cực? (Thưa, là khiêm nhường và ẩn giấu.) Sa-tan có thể được mô tả là khiêm nhường không? (Thưa, không.) Tại sao? Xét theo thực chất bản tính tà ác của Sa-tan, thì nó là một thứ rác rưởi vô giá trị; sẽ là bất bình thường nếu Sa-tan không khoe khoang bản thân. Nói gì đến chuyện ‘khiêm nhường’? ‘Khiêm nhường’ là nói về Đức Chúa Trời. Thân phận, bản chất và tâm tính của Đức Chúa Trời là cao lớn và tôn quý, nhưng Ngài không bao giờ phô trương. Đức Chúa Trời khiêm nhường và ẩn giấu, nên mọi người không thấy những gì Ngài đã làm, nhưng khi Ngài làm việc trong sự mờ nhạt như vậy, nhân loại không ngừng được cung ứng, nuôi dưỡng và dẫn dắt – tất cả những điều này là do Đức Chúa Trời an bài. Có phải chính vì sự ẩn giấu và khiêm nhường mà Đức Chúa Trời không bao giờ trình bày những điều này, không bao giờ đề cập đến chúng? Đức Chúa Trời khiêm nhường chính là vì Ngài có thể làm những điều này nhưng không bao giờ đề cập hay trình bày chúng, không tranh luận về chúng với mọi người. Ngươi có quyền gì để nói về sự khiêm nhường khi ngươi không có khả năng làm những điều như thế? Ngươi đã không làm bất kỳ điều nào trong số đó, nhưng vẫn khăng khăng giành công về chúng – đnhư thế gọi là không biết xấu hổ(Mục 7. Họ tà ác, nham hiểm và giả dối (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Đoạn lời này của Đức Chúa Trời cho tôi thấy Đức Chúa Trời thật khiêm nhường và ẩn giấu. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, liên tục thực hiện công tác của Ngài, dẫn dắt loài người và cung cấp cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để sống sót, nhưng Ngài chưa từng phô trương bản thân. Ngài chỉ âm thầm bày tỏ lẽ thật, công tác để cứu rỗi nhân loại. Thực chất của Đức Chúa Trời là vô cùng đáng mến, vô cùng tốt đẹp! Còn tôi, tôi lại muốn phô trương ở bất cứ nơi nào mình đến. Khi đã đảm nhận cương vị lãnh đạo, tôi đã tự đặt mình lên một cái đài mà không chịu bước xuống. Khi người chị em thông công về các phương pháp thực hành hay, tôi lại không tìm kiếm lẽ thật với tinh thần cởi mở. Tôi không để bất cứ ai vượt qua mình. Tôi đã quá ngạo mạn! Tôi là lãnh đạo, nhưng chẳng bồi dưỡng hay giới thiệu những người mưu cầu lẽ thật, mà thay vào đó lại bài trừ và đàn áp họ. Tôi chỉ nghĩ đến cách bảo vệ địa vị của mình, cách khiến người khác nể phục và coi trọng mình. Tôi quả thực không biết xấu hổ là gì, và có nhân cách thật đáng khinh. Tôi vội đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời! Tâm tính địch lại Đấng Christ của con thật quá trầm trọng. Con muốn ăn năn với Ngài, đứng đúng vị trí của mình và thực hiện bổn phận của mình một cách thực tế”. Sau đó tôi đã đi gặp từng nhóm để thông công với mọi người về phương pháp truyền bá Phúc Âm của chị Kính Y. Sau đó, tôi bộc bạch cũng như mổ xẻ sự phơi bày bại hoại của tôi trong việc tranh giành địa vị với chị ấy, cũng như tâm tính địch lại Đấng Christ của mình. Đưa việc này vào thực hành khiến tôi cảm thấy rất bình tâm và bình an.

Sau đó, khi tôi thấy mình trong tâm trạng tranh giành địa vị với người khác, tôi sẽ có ý thức thực hành lẽ thật. Một ngày nọ, khi tôi đang nhóm họp với một vài trưởng nhóm, và chị Dương Quang, người khá cởi mở, ngay từ đầu trông có vẻ rất năng nổ và chủ động tham gia trả lời câu hỏi của người khác. Lúc nào chị ấy cũng là tâm điểm. Rồi đến lúc chúng tôi đang nói về việc chia nhỏ các buổi nhóm họp cho các tín hữu mới, thì ngay khi tôi vừa nói xong, chị Dương Quang đã đưa ra một đề xuất khác. Mặc dù tôi cảm thấy chị ấy đúng, nhưng khi thấy tất cả các anh chị em đều đồng tình với chị ấy và mọi ánh mắt đều đổ về chị ấy, tôi cảm thấy bị mất mặt. Tôi nghĩ: “Chị Dương Quang đã thành tâm điểm, còn mình thì lại đóng vai phụ. Là lãnh đạo, nhưng chẳng phải trông mình chỉ như bù nhìn thôi sao?”. Ngay khi vừa nghĩ như vậy, tôi nhận ra mình lại đang tranh giành địa vị, đấu tranh để chiếm lấy sự chú ý. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa rằng mình sẵn lòng gạt bản thân sang một bên và hợp tác tốt với chị Dương Quang, và tôi cần Ngài dẫn dắt để thay đổi trạng thái sai lầm này của mình. Tôi chợt nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Ngươi phải buông bỏ các chức danh lãnh đạo, buông bỏ bầu không khí bẩn thỉu của địa vị, coi mình như một người bình thường, đứng ngang hàng với những người khác, và có thái độ có trách nhiệm với bổn phận của mình. Nếu ngươi luôn coi bổn phận của mình như một chức quan và địa vị, hay như một loại vòng nguyệt quế, và tưởng tượng rằng những người khác ở đó để làm việc và phục vụ cho vị trí của ngươi, thì điều này thật rắc rối, và Đức Chúa Trời sẽ ghê tởm và buồn nôn đối với ngươi. Nếu ngươi tin rằng ngươi bình đẳng với những người khác, ngươi chỉ có thêm một chút sự ủy thác và trách nhiệm từ Đức Chúa Trời, nếu ngươi có thể học cách đặt mình ngang hàng với họ, và thậm chí có thể hạ mình hỏi người khác nghĩ gì, và nếu ngươi có thể sốt sắng, chăm chú, và chú ý lắng nghe những gì họ nói, thì ngươi sẽ phối hợp hài hòa với những người khác(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Đoạn lời Đức Chúa Trời này đã cho tôi một con đường thực hành. Hội thánh đã cho tôi cơ hội để phụng sự với vai trò lãnh đạo, không phải để cho tôi địa vị, mà là để tôi có thể làm việc hòa thuận với mọi người để thực hiện bổn phận một cách đích đáng. Tôi không thể cứ tiếp tục bận tâm đến danh vọng và địa vị, hay tranh giành danh tiếng với người khác. Đề xuất của chị Dương Quang là đúng, vì thế tôi nên chấp nhận. Điều đó là tốt nhất cho công tác của hội thánh. Khi chị ấy nói xong, tôi đã bày tỏ sự đồng thuận và bảo các anh chị em khác làm theo đề xuất của chị ấy. Trong lòng mình, tôi thôi không còn tranh đua với chị ấy nữa. Trong buổi nhóm họp đó, mọi người đã chia sẻ cởi mở ý kiến của mình và cuộc họp thực sự rất hiệu quả. Tôi đã rất vui khi thấy điều đó, và thực sự biết ơn sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra rằng việc hợp tác tốt với người khác, mà không bị địa vị khống chế, quả thực rất thoải mái.

Qua trải nghiệm này, tôi nhận ra cách mà mình đã bài trừ và đàn áp người khác để củng cố địa vị của mình. Tôi nhận ra mình đã sống theo tâm tính Sa-tan, có thể hành ác và chống đối Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Không mưu cầu lẽ thật là điều cực kỳ nguy hiểm! Những lời vạch trần của Đức Chúa Trời cùng sự tiết lộ về sự thật đã khiến tôi thấy rõ mình đã đi sai đường và giúp tôi thay đổi được một chút. Tôi cũng thực sự cảm thấy rằng miễn là chúng ta toàn tâm mưu cầu lẽ thật cũng như nỗ lực giải quyết các tâm tính bại hoại của mình, Đức Chúa Trời sẽ dẫn lối cho chúng ta. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Trước: 29. Sự phán xét và hình phạt là tình yêu của Đức Chúa Trời

Tiếp theo: 31. Thói phô trương là vô liêm sỉ

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger