1. Tôi đã chữa khỏi thói gian dối của mình như thế nào

Bởi Mary Knight, Pháp

Trước đây, tôi luôn sẵn sàng nói dối và nịnh hót mọi người để họ ưu ái mình, vì tôi sợ làm thất vọng hay xúc phạm mọi người nếu nói ra sự thật. Tôi tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng của thời kỳ sau rốt vào tháng Mười một năm 2018, và từ lời Ngài, tôi hiểu được rằng Ngài ghét những kẻ dối trá và thích những người thuần khiết, trung thực. Tôi đã quyết định đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, trở thành người trung thực, và sau vài lần thực hành, phần lớn thời gian, tôi đã có thể nói thật. Chẳng hạn, lẽ ra tôi phải trả hơn 50 Euro tiền thuốc, nhưng dược sĩ đã tính nhầm và chỉ thu một nửa tiền, tôi chẳng cần suy nghĩ mà lập tức chỉ ra sai sót của họ. Nhưng khi có chuyện ảnh hưởng đến danh tiếng hay lợi ích cá nhân của tôi, thì lại khó mà trung thực hơn.

Một buổi chiều nọ, tôi vừa định đi ngủ một chút thì chị Susan cộng sự bỗng nhắn tin bảo rằng muốn nói chuyện về công tác của chúng tôi. Tôi không vui lắm khi thấy tin nhắn của chị ấy, vì tôi đã rất bận, không ngủ đủ giấc và thấy mệt mỏi, nên không muốn thảo luận gì cả. Lúc đó tôi không thể nghĩ đến chuyện gì khác mà chỉ muốn nghỉ ngơi, nhưng tôi không dám nói thẳng ra với chị Susan vì sợ chị ấy sẽ nghĩ tôi lười biếng, quá bận tâm đến sự thoải mái xác thịt, và sợ chị có ấn tượng xấu về tôi. Nên để giữ hình tượng, tôi nói với chị: “Xin lỗi, tôi có một cuộc hẹn quan trọng. Tôi cần đi gặp bác sĩ”. Tôi thản nhiên nói dối không chớp mắt. Sau khi nói dối chị Susan, tôi cảm thấy tội lỗi đến nỗi rốt cuộc không nghỉ ngơi được chút nào, mà cứ cảm thấy tồi tệ. Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Sao tôi có thể nói dối thản nhiên như thế chứ? Vậy thì sao người ta tin tưởng tôi được đây? Tôi biết nói dối vì sự thoải mái xác thịt là sai, Đức Chúa Trời không thích điều đó, và tôi nên đặt công tác của hội thánh lên hàng đầu. Sau đó, tôi đã lập tức liên lạc với chị Susan. Chị ấy hỏi là tôi đã đi gặp bác sĩ về rồi à. Vì không muốn phải xấu mặt trước chị và khiến chị nghĩ rằng tôi là kẻ xảo quyệt, tôi đã không nói thật mà lại tiếp tục nói dối: “Bác sĩ đã hủy hẹn vào phút chót vì phải đến phòng tiêm chủng”. Sau đó, chúng tôi bắt đầu nói chuyện về công tác, nhưng tôi có cảm giác rất tội lỗi. Tôi đã nói dối chị ấy một lần, rồi không thừa nhận mà lại tiếp tục nói dối. Tôi nhận ra tâm tính Sa-tan của mình trầm trọng như thế nào và cảm thấy rất xấu hổ về bản thân. Vì thế, tôi đã đến trước Đức Chúa Trời để kiểm điểm mình, và trong khi phản tỉnh, tôi nhận ra mình đã nhiều lần xảo quyệt trong đời. Có lần, một lãnh đạo hỏi tôi đã thông báo về cuộc họp tối hôm đó cho chị Joey chưa. Tôi nhận ra là chưa, nhưng lại không nói thật với lãnh đạo, vì muốn bảo vệ hình ảnh của mình trong mắt chị ấy. Tôi nói dối rằng mình vừa báo cho chị Joey lúc nãy. Sau đó tôi đã lập tức gửi tin nhắn cho chị Joey, thông báo về cuộc họp. Ngoài ra, tôi thường ra ngoài mua đồ tạp hóa vào mỗi sáng thứ Sáu, nên không thể tham gia bất cứ cuộc họp phút chót nào trong thời gian đó. Nhưng tôi lại không nói thật, mà chỉ bảo lãnh đạo rằng mình có một cuộc họp hoặc cuộc hẹn khác nên không đi họp đột xuất được. Tôi đã lươn lẹo, xảo quyệt và lừa gạt chỉ để bảo vệ hình ảnh của bản thân và khiến lãnh đạo nghĩ tôi lúc nào cũng bận rộn với bổn phận. Tôi nhận ra mình còn lâu mới đáp ứng được yêu cầu của Đức Chúa Trời về sự trung thực. Vì thế, tôi đã cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, con thực sự hối hận vì đã nói dối và lừa gạt. Vì muốn bảo vệ hình ảnh tốt đẹp của mình mà con cứ nói dối mãi không thôi. Con không hề trung thực chút nào. Đức Chúa Trời ơi, xin hãy dẫn dắt và giúp con hiểu lẽ thật, để con thoát khỏi sự bại hoại này”.

Một hôm, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường nói nhảm, nói dối, nói những điều vô tri, ngu xuẩn và bao biện. Hầu hết những điều này được nói ra vì hư vinh và thể diện, để thỏa mãn lòng hư vinh của bản thân. Khi họ nói những điều giả dối như vậy thì tâm tính bại hoại của họ bộc lộ. Nếu ngươi giải quyết được những thứ bại hoại này thì lòng ngươi sẽ được làm tinh sạch, và ngươi sẽ dần trở nên thuần khiết và trung thực hơn. Thật ra ai cũng biết tại sao mình lại nói dối. Vì tư lợi và thể diện, hoặc vì hư vinh và địa vị, họ cố cạnh tranh với người khác và không sống như con người thật của mình. Tuy nhiên, những lời nói dối của họ cuối cùng sẽ bị người khác phơi bày, vạch trần, và họ rốt cuộc sẽ mất mặt, đánh mất nhân cách và tôn nghiêm. Tất cả những điều này đều là do nói dối quá nhiều mà ra. Số lượng lời nói dối của ngươi đã trở nên quá nhiều. Mỗi lời ngươi nói đều có pha tạp và không chân thành, không một lời nào có thể được coi là thật hay trung thực. Mặc dù ngươi không cảm thấy mất mặt khi nói dối nhưng sâu thẳm trong lòng, ngươi cảm thấy hổ thẹn. Lương tâm ngươi cắn rứt, và trong lòng ngươi sẽ xem nhẹ chính mình, coi thường chính mình, nghĩ rằng ‘Tại sao mình lại sống một cuộc đời đáng thương hại như vậy? Nói sự thật khó đến vậy sao? Vì thể diện mà mình bắt buộc phải nói dối sao? Tại sao cuộc sống của mình lại mệt mỏi đến vậy?’. Ngươi không cần phải sống một cuộc sống mệt mỏi. Nếu ngươi có thể thực hành làm người trung thực, ngươi sẽ có thể sống một cuộc sống thảnh thơi, tự do và được giải thoát. Tuy nhiên, ngươi đã chọn bảo vệ hư vinh và thể diện của mình bằng cách nói dối. Kết quả là, ngươi sống một cuộc sống mệt nhọc và khổ sở do chính ngươi gây ra. Thể diện đạt được nhờ những lời nói dối là loại thể diện gì? Chỉ là một thứ trống rỗng và hoàn toàn vô giá trị. Nói dối có nghĩa là bán rẻ nhân cách và tôn nghiêm của mình. Nó tước đi nhân cách và tôn nghiêm của con người, khiến Đức Chúa Trời không thích và thấy ghê tởm. Như vậy có đáng không? Không đáng chút nào. Đây có phải là con đường đúng đắn không? Không phải. Những người thường xuyên nói dối thì sống theo tâm tính Sa-tan và sống dưới quyền thế của Sa-tan. Họ không sống trong sự sáng, cũng không sống trước Đức Chúa Trời. Ngươi liên tục suy nghĩ về việc nói dối như thế nào, và sau khi nói dối, ngươi phải suy nghĩ làm sao để lấp liếm. Và khi ngươi không lấp liếm đủ tốt và bị vạch trần, ngươi phải vắt óc cố gắng khỏa lấp những mâu thuẫn và làm cho sự việc có vẻ hợp lý. Chẳng phải sống như vậy thật mệt mỏi sao? Rất mệt mỏi. Có đáng không? Không đáng. Vắt óc để nói dối rồi che đậy lời nói dối, tất cả vì hư vinh, thể diện và địa vị – làm như vậy có ý nghĩa gì không? Cuối cùng, ngươi suy ngẫm và tự hỏi: ‘Sao phải khổ như vậy? Nói dối và lấp liếm thật quá mệt mỏi. Không thể làm người như vậy được, nếu mình làm người trung thực thì sẽ thoải mái hơn’. Ngươi mong muốn trở thành một người trung thực nhưng lại không thể từ bỏ hư vinh, thể diện và lợi ích. Do đó, ngươi chỉ biết dùng đến lời nói dối để duy trì những thứ này. … Nếu ngươi nghĩ rằng lời nói dối có thể giúp giữ gìn danh dự, địa vị, hư vinh và thể diện mà ngươi mong muốn thì ngươi hoàn toàn nhầm lẫn rồi. Thật ra khi nói dối, không những ngươi không giữ được hư vinh và thể diện, nhân cách và tôn nghiêm của mình, mà nghiêm trọng hơn, ngươi còn bỏ lỡ cơ hội thực hành lẽ thật và làm người trung thực. Ngay cả khi ngươi có bảo vệ được danh dự, địa vị, hư vinh và thể diện của mình vào thời điểm đó thì ngươi cũng đã hy sinh lẽ thật và phản bội Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là ngươi đã hoàn toàn mất cơ hội được Ngài cứu rỗi, hoàn thiện, và đây là tổn thất to lớn nhất, là điều nuối tiếc cả đời(Chỉ người trung thực mới có thể sống thể hiện ra hình tượng giống con người chân chính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời đã mô tả tôi vô cùng chính xác. Tôi nhận ra mình thật quanh co và dối trá. Cả chuyện nhỏ nhặt như việc muốn nghỉ ngơi mà tôi cũng không thể nói thật. Tôi đã không nói thẳng với lãnh đạo rằng tôi cần ngủ một chút và sẽ nói chuyện với chị Susan sau, mà thay vào đó lại chọn nói dối. Động cơ của tôi là để bảo vệ thể diện và địa vị, bảo vệ hình ảnh của mình trong mắt người khác. Đức Chúa Trời căm ghét kiểu hành vi đó, và tôi cũng cảm thấy tội lỗi. Đúng như lời Đức Chúa Trời phán: “Mặc dù ngươi không cảm thấy mất mặt khi nói dối nhưng sâu thẳm trong lòng, ngươi cảm thấy hổ thẹn. Lương tâm ngươi cắn rứt, và trong lòng ngươi sẽ xem nhẹ chính mình, coi thường chính mình, nghĩ rằng ‘Tại sao mình lại sống một cuộc đời đáng thương hại như vậy? Nói sự thật khó đến vậy sao? Vì thể diện mà mình bắt buộc phải nói dối sao? Tại sao cuộc sống của mình lại mệt mỏi đến vậy?’”. Những lời này của Ngài mô tả chính xác cảm giác của tôi. Nói dối để bảo vệ danh tiếng là một cách sống mệt mỏi. Tôi phải liên tục nói dối để che đậy lời dối trá ban đầu của mình. Tôi thật sự cảm thấy cắn rứt lương tâm sau khi nói dối, tôi hối hận và khóc òa, cảm thấy xấu hổ vì lời dối trá của mình. Nhưng sau đó, tôi lại không thể thôi nói dối. Tôi thấy mình quá bại hoại và đáng hổ thẹn! Nói dối đã trở thành bản tính của tôi. Tôi nhớ Đức Chúa Jêsus từng phán: “Ngươi phải nói rằng: phải, phải; không, không. Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỉ dữ mà ra(Ma-thi-ơ 5:37). “Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, và không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối(Giăng 8:44). Đúng vậy. Việc liên tục nói dối chứng tỏ tôi thuộc về ma quỷ, và tôi làm vậy chỉ để bảo vệ hình ảnh, danh tiếng của mình. Nhưng điều đó đã tước đi toàn bộ nhân cách và phẩm giá của tôi. Tôi thật quá ngu ngốc! Đức Chúa Trời đã mong rằng tôi sẽ thực hành lẽ thật và làm người trung thực, để làm chứng cho Ngài và hạ nhục Sa-tan, nhưng tôi lại mắc bẫy của Sa-tan, nói dối để bảo vệ lòng tự tôn và danh tiếng của mình, lừa gạt các anh chị em và trở thành trò cười của Sa-tan. Hành vi của tôi đã làm Đức Chúa Trời thất vọng và khiến Ngài đau lòng. Tôi không phải người trung thực, và là kẻ có bản tính dối trá.

Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời: “Các ngươi nên biết rằng Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Về thực chất, Đức Chúa Trời là thành tín, và vì thế lời Ngài luôn có thể tin cậy được; hơn nữa, hành động của Ngài là không có sai sót và không thể nghi ngờ, đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời thích những người tuyệt đối trung thực với Ngài. Trung thực có nghĩa là trao tấm lòng của ngươi cho Đức Chúa Trời, thành thật với Đức Chúa Trời trong mọi việc, cởi mở với Ngài trong mọi việc, không bao giờ che giấu sự thật, không cố dối trên lừa dưới, và không làm những chuyện chỉ để lấy lòng Đức Chúa Trời. Tóm lại, trung thực nghĩa là không có uế tạp trong lời nói và việc làm, và không lừa dối Đức Chúa Trời lẫn con người(Ba điều răn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi nhận ra trung thực nghĩa là lòng không gian trá, miệng không lọc lừa và không bao giờ dối gạt Đức Chúa Trời hay mọi người về chuyện gì cả. Tôi đã ranh ma và dối trá để bảo vệ hình ảnh và lợi ích của bản thân. Tôi đã mệt mỏi và muốn đi ngủ, nên lúc đó không muốn thảo luận công tác hội thánh với chị Susan, nhưng vì bảo vệ hình ảnh của mình trong mắt chị ấy mà tôi đã nói dối để khỏi phải họp. Ngay cả khi nhận ra lỗi lầm của mình, tôi cũng không thừa nhận ngay mà lại nói dối tiếp. Rõ ràng có vài công việc mà tôi chưa làm, nhưng khi lãnh đạo hỏi thì tôi lại nói dối rằng mình vừa làm xong. Tôi nói quá nhiều lời dối trá để bảo vệ lòng tự tôn, danh tiếng của mình, và tôi thấy mình thực sự có bản tính gian dối, xảo quyệt. Tôi không thể nói thật ngay cả trong những việc cơ bản nhất. Tôi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại quá trầm trọng. Tôi còn lâu mới là một người trung thực.

Tôi lại đọc được thêm một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời: “Chỉ khi con người mưu cầu việc trở thành người trung thực, họ mới có thể biết mình bại hoại sâu sắc như thế nào, rốt cuộc họ có bất kỳ hình tượng giống con người nào hay không, tự đánh giá bản thân và nhìn được thiếu sót của mình một cách rõ ràng. Chỉ khi thực hành việc làm người trung thực, họ mới biết được mình có bao nhiêu lời dối trá, và sự giả dối, lừa gạt của họ ẩn giấu sâu bao nhiêu. Chỉ khi có trải nghiệm thực hành việc làm người trung thực, con người mới có thể dần biết được chân tướng về sự bại hoại của mình và biết được thực chất bản tính của chính mình, như vậy thì tâm tính bại hoại của họ mới có thể được liên tục làm cho tinh sạch. Chỉ trong quá trình tâm tính bại hoại của họ được liên tục làm cho tinh sạch, con người mới có thể đạt được lẽ thật. Hãy từ từ thể nghiệm những lời này. Đức Chúa Trời không hoàn thiện những người giả dối. Nếu lòng ngươi không trung thực – nếu ngươi không phải là một người trung thực – thì ngươi sẽ không được Đức Chúa Trời thu phục. Ngươi cũng sẽ không đạt được lẽ thật, và cũng sẽ không có khả năng có được Đức Chúa Trời. Không có được Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Nếu không có được Đức Chúa Trời và không hiểu lẽ thật, thì ngươi sẽ không biết Đức Chúa Trời, và như thế thì không có cách nào ngươi có thể tương hợp với Ngài, như vậy ngươi là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không tương hợp với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của ngươi; và nếu Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của ngươi, thì ngươi không thể được cứu rỗi. Nếu ngươi không mưu cầu việc đạt được sự cứu rỗi, tại sao ngươi lại tin Đức Chúa Trời? Nếu ngươi không đạt được sự cứu rỗi, thì ngươi sẽ mãi mãi là oan gia đối đầu với Đức Chúa Trời, và kết cục của ngươi sẽ được ấn định. Do đó, nếu con người muốn được cứu rỗi thì họ phải bắt đầu bằng việc làm người trung thực. Cuối cùng, những ai được Đức Chúa Trời thu phục sẽ được đánh dấu bằng một dấu chỉ. Các ngươi có biết đó là gì không? Điều này được viết trong sách Khải Huyền, trong Kinh Thánh: ‘Trong miệng họ chẳng có lời nói dối nào hết, cũng không có dấu vết gì’ (Khải Huyền 14:5). ‘Họ’ là ai? Họ là những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi, hoàn thiện và thu phục. Đức Chúa Trời miêu tả những người này như thế nào? Những đặc điểm và biểu hiện trong cách làm người của họ là gì? Họ không có tì vết. Họ không nói dối. Có lẽ tất cả các ngươi đều có thể hiểu và lĩnh hội được việc không nói dối nghĩa là gì, đó chính là người trung thực. ‘Không có tì vết’ là như thế nào? Điều này có nghĩa là không hành ác. Và việc không hành ác được xây dựng trên nền tảng nào? Không nghi ngờ gì nữa, nó được xây dựng dựa trên nền tảng của sự kính sợ Đức Chúa Trời. Do đó, không có tì vết chính là kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Đức Chúa Trời định nghĩa người không có tì vết như thế nào? Trong mắt Đức Chúa Trời, chỉ những ai kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác mới là người hoàn thiện; do đó, những người không có tì vết là những người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, và chỉ những người hoàn thiện mới là người không có tì vết. Điều này là hoàn toàn chính xác(Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong sự sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi suy nghĩ kỹ về đoạn lời này, tôi thực sự sợ hãi vì Đức Chúa Trời phán: “Nếu ngươi không phải là một người trung thực – thì ngươi sẽ không được Đức Chúa Trời thu phục. Ngươi cũng sẽ không đạt được lẽ thật, và cũng sẽ không có khả năng có được Đức Chúa Trời” “Nếu ngươi không đạt được sự cứu rỗi, thì ngươi sẽ mãi mãi là oan gia đối đầu với Đức Chúa Trời, và kết cục của ngươi sẽ được ấn định”. Đúng là Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người gian dối. Tôi biết nếu mình không ăn năn, cuối cùng tôi sẽ bị Đức Chúa Trời đào thải. Nhờ sự vạch trần của lời Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi đã có hiểu biết thực sự về bản thân và biết rằng những lời dối trá là từ ác quỷ mà ra. Trong thế giới bị điều khiển bởi Sa-tan, sự giáo dục của gia đình và ảnh hưởng của xã hội khiến người ta ngày càng dối trá và xấu xa. Từ khi tôi còn khỏ, mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng dù tóc tai hay quần áo của ai đó trông có tệ đến mức nào, tôi cũng vẫn phải nói những điều tử tế để không làm tổn thương họ. Nếu không thì họ sẽ từ chối giúp đỡ tôi khi tôi cần. Dưới sự ảnh hưởng của kiểu giáo dục đó, tôi đã không có dũng khí để trung thực. Tôi chỉ nói những lời giả dối nghe có vẻ tốt lành, để người ta nghĩ tôi tử tế và có lòng trắc ẩn. Nhưng thực ra, rốt cuộc tôi lại trở thành kẻ dối trá và giả tạo. Điều này nhắc tôi nhớ đến Gióp 1:7 trong Kinh Thánh: “Ðức Giê-hô-va phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi ở đâu đến? Sa-tan thưa với Ðức Giê-hô-va rằng: Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó”. Lời lẽ của Sa-tan xảo quyệt và quanh co. Bằng cách nói dối mọi lúc mọi nơi, chẳng phải tôi cũng xảo quyệt như Sa-tan sao? Tôi nhận ra mình có cùng bản tính với Sa-tan, tôi đang sống dưới quyền lực của Sa-tan, và không hề thoát khỏi sự ràng buộc bởi tâm tính Sa-tan của mình. Làm sao tôi có thể tương hợp với Đấng Christ hay được Đức Chúa Trời chấp thuận đây? Tôi đã đến trước Đức Chúa Trời để ăn năn, xin Ngài tha thứ cho tôi. Tôi thực sự căm ghét bản thân và cảm thấy rất tội lỗi. Tâm tính của Đức Chúa Trời rất công chính, tôi biết mình không thể cứ nói dối và xúc phạm Ngài.

Tôi tiếp tục suy ngẫm và đọc được thêm một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời: “Cuối cùng, những ai được Đức Chúa Trời thu phục sẽ được đánh dấu bằng một dấu chỉ. Các ngươi có biết đó là gì không? Điều này được viết trong sách Khải Huyền, trong Kinh Thánh: ‘Trong miệng họ chẳng có lời nói dối nào hết, cũng không có dấu vết gì’ (Khải Huyền 14:5). ‘Họ’ là ai? Họ là những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi, hoàn thiện và thu phục(Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong sự sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi nghĩ về lời của Đức Chúa Trời và nhận ra rằng Đức Chúa Trời coi trọng những người trung thực, và những kẻ không trung thực sẽ không bao giờ có cơ hội vào vương quốc của Ngài. Tôi thực sự muốn trở thành một người trung thực, ngừng nói dối và lừa gạt, nhưng tôi lại không thể tự mình làm được. Tôi cần tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời để không bị rơi vào bẫy của Sa-tan lần nữa. Dù việc nói thật đôi lúc có thể khiến tôi bị bẽ mặt, nhưng tôi không muốn nói dối nữa. Sau đó, tôi đã đọc lại “122. Các nguyên tắc để làm một người trung thực” “170 nguyên tắc thực hành lẽ thật”: “(1) Trong việc rèn luyện mình để làm người trung thực, cần phải dựa vào Đức Chúa Trời. Dâng tấm lòng của mình cho Ngài, và chấp nhận sự soi xét của Ngài. Chỉ có như vậy, theo thời gian, một người mới có thể loại bỏ được sự dối trá và lừa lọc của mình; (2) Cần phải chấp nhận lẽ thật và suy ngẫm về từng lời nói và việc làm của mình. Mổ xẻ nguồn gốc và bản chất của sự bại hoại được tỏ lộ trong bản thân mình, và đi đến thực sự hiểu về bản thân; (3) Cần phải tìm hiểu xem một người bộc lộ sự dối trá và gian dối ở những vấn đề nào. Phải dám mổ xẻ bản thân và phơi bày bản thân, xin lỗi người khác cũng như sửa đổi. …”. Tôi quyết định rằng mình phải cởi mở với chị Susan về sự bại hoại và động cơ của mình. Tôi không thể giấu giếm sự thật và dối gạt chị ấy nữa. Tôi phải nói thật và trở thành người trung thực, dù có chuyện gì đi nữa. Tôi biết Đức Chúa Trời đang dõi theo tôi và đợi tôi ăn năn. Sau khi cầu nguyện thêm vài lần nữa, tôi đã lấy hết dũng khí để tự vạch trần mình trước chị Susan. Tôi kể lại chi tiết mình đã lừa gạt chị thế nào, và nói tôi đã chân thành ăn năn trước Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy như trút được gánh nặng to lớn, và thoải mái hơn rất nhiều.

Tôi biết sự dối trá không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều, nên sau đó tôi bắt đầu đến trước Đức Chúa Trời mọi lúc để cầu nguyện, xin Ngài soi xét lòng tôi. Khi tỏ lộ ý định xảo quyệt nào đó, hoặc nếu muốn nói dối hay lừa gạt, tôi lại cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con gặp phải một vấn đề, và con cảm thấy như mình không thể vượt qua được nếu như không nói dối. Xin hãy khai sáng để con hiểu lẽ thật, và ban cho con sức mạnh để phản bội xác thịt. Đức Chúa Trời ơi, con muốn thực hành lẽ thật và trở thành người trung thực. Xin Ngài hãy giúp con”.

Có lần sau một cuộc họp, một lãnh đạo đã hỏi tôi nghĩ gì về buổi họp đó. Thực tế, tôi thấy anh ấy tỏ ra hống hách khi thông công, và còn có vài vấn đề khác nữa. Nhưng tôi sợ nếu nói ra sự thật sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của anh, và anh ấy sẽ có cái nhìn xấu về tôi. Để bảo vệ hình ảnh của mình trong mắt anh, tôi đã nói dối rằng: “Cuộc họp rất tuyệt vời”. Ngay khi vừa nói xong, tôi liền cảm thấy rất tồi tệ. Tôi nhận ra mình lại nói dối, nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi trở thành người trung thực và nói thật. Thế nên tôi đã đi nói chuyện với người lãnh đạo đó về các vấn đề của cuộc họp, và liền cảm thấy thanh thản hơn nhiều. Kết quả là các cuộc họp tiếp theo mà chúng tôi tổ chức đã tốt hơn trước nhiều. Tôi thấy rằng sau một thời gian, mình đã dần thay đổi. Trước đó tôi luôn nói dối để bảo vệ thể diện và địa vị. Nhưng khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, xin Ngài dõi theo lòng tôi, tôi đã thấy rõ tình trạng của mình hơn. Tôi đã có thể chủ tâm cậy dựa vào Đức Chúa Trời để phản bội xác thịt, thực hành lẽ thật và làm một người trung thực. Dù đôi khi tôi có thể bị bẽ mặt hay xúc phạm ai đó, nhưng với tôi, làm người trung thực trước Đức Chúa Trời còn quan trọng hơn.

Giờ đây, tôi tập trung vào việc ăn nói thành thật và làm người trung thực trong cuộc sống hàng ngày. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Lời Ngài đã giúp tôi thấy được sự bại hoại, xấu xa của mình và trải qua một số thay đổi. Tôi biết việc giải quyết vấn đề nói dối đòi hỏi Đức Chúa Trời phải sắp đặt thêm nhiều tình huống khác cho tôi trải nghiệm. Tôi phải tỉnh táo và tự phản tỉnh nhiều hơn trước Đức Chúa Trời, để không nói dối khiến Ngài ghê tởm. Điều quan trọng nhất là chấp nhận sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện và cậy dựa vào Ngài để thực sự thoát khỏi khuynh hướng nói dối. Cầu cho Đức Chúa Trời dẫn dắt tôi làm một người trung thực.

Tiếp theo: 2. Đức tin: Nguồn Sức mạnh

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger