Cách mưu cầu lẽ thật (16)

Lần nhóm họp trước đã thông công tới đâu rồi? (Thưa, lần trước Đức Chúa Trời chủ yếu thông công về việc buông bỏ sự hun đúc của gia đình đối với con người về phương diện truyền thống, mê tín, tôn giáo, Đức Chúa Trời đã thông công chi tiết về vài câu nói mê tín như “Ra ngoài ăn sủi cảo, về nhà ăn mì”, “Giật mắt trái là tiền tài, giật mắt phải là tai họa” v.v. và cả một số tập tục truyền thống ăn mừng năm mới có ảnh hưởng đến con người, đồng thời, Đức Chúa Trời cũng thông công về cách đối đãi đúng đắn với những cách làm và câu nói truyền thống, mê tín này, một mặt là tin tưởng có một số việc quả thật sẽ xảy ra, mặt khác cũng phải tin tưởng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Bất kể những câu nói này dự báo trước điều gì, bất kể xảy ra việc gì, chúng ta đều phải có thái độ tiếp nhận và vâng phục, có thể phó mặc bản thân cho sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời.) Đó là những nội dung cơ bản đã thông công trong buổi nhóm họp trước. Nội dung về phương diện truyền thống, mê tín, tôn giáo mà gia đình hun đúc cho con người, chúng ta đã thông công cụ thể một số chuyện mà người ta tiếp xúc trong cuộc sống thường nhật. Tuy rằng những nội dung đã thông công chỉ là những chủ đề liên quan đến truyền thống, mê tín và tôn giáo trong cuộc sống thường nhật của người Trung Quốc mà chúng ta biết, không thể đại diện cho các dân tộc, các chủng tộc, nhưng tính chất của nó giống với truyền thống, mê tín, tôn giáo mà con người sinh sống ở các khu vực khác nhau, các chủng tộc khác nhau gìn giữ, đều là tuân thủ một số truyền thống, tập quán sinh hoạt và một vài câu nói mê tín từ tổ tiên truyền lại trong cuộc sống. Bất kể những thứ mê tín này là do tâm lý con người, hay là sự tồn tại khách quan, tóm lại, thái độ của các ngươi đối đãi với nó nên là nhận thức rõ ràng tư tưởng hoặc thực chất chủ yếu đằng sau những thứ mê tín này là gì, mặt khác chính là không để nó ảnh hưởng, quấy nhiễu, nên tin rằng mọi sự của con người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, không phải những thứ mê tín đang sắp đặt cho con người, càng không phải những thứ mê tín đang tể trị vận mệnh con người, tể trị mỗi ngày của con người. Bất kể những thứ mê tín có tồn tại hay không, bất kể nó có linh nghiệm hay là chân thực hay không, tóm lại, đối đãi với loại chuyện như vậy, con người nên có một nguyên tắc phù hợp với lẽ thật, không nên bị nó mê hoặc, không nên bị nó kiểm soát, càng không nên bị nó quấy nhiễu tới mục tiêu mưu cầu và nguyên tắc thực hành bình thường của các ngươi. Trong những chủ đề về truyền thống, mê tín, tôn giáo, thì mê tín có sự quấy nhiễu và ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc sống, tư tưởng và quan điểm nhìn nhận sự vật, sự việc của con người. Con người thường không dám buông bỏ những câu nói, định nghĩa mê tín này, và không thể giải quyết được một số vấn đề về phương diện cuộc sống mà nó mang lại. Con người không dám phá vỡ những ràng buộc của những câu nói mê tín này trong cuộc sống thường nhật, chứng tỏ đức tin của con người đối với Đức Chúa Trời chưa đủ lớn, đối với sự thật là Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, tể trị vận mệnh nhân loại, con người không thật sự nhìn thấu, không có nhận thức chính xác. Cho nên, khi một câu nói mê tín hoặc là một số cảm giác liên quan đến mê tín đến với ngươi, ngươi sẽ bị trói tay trói chân, đặc biệt là khi liên quan đến đại sự sinh tử, liên quan đến vận thế của con người, liên quan đến chuyện sinh tử của thân nhân, người ta lại càng bị những thứ gọi là điều cấm kỵ và câu nói mê tín trói tay trói chân, không thể thoát ra được, luôn sợ ngộ nhỡ phạm vào điều cấm kỵ của nó, ngộ nhỡ nó linh nghiệm, có thể có vận rủi gì tìm tới bản thân hay không, có thể có chuyện gì không tốt xảy ra hay không. Con người luôn không thể nhìn thấu thực chất của vấn đề trong chuyện mê tín, càng không thể phá vỡ sự ràng buộc của đủ loại câu nói mê tín, đương nhiên cũng không thể nhìn thấu ảnh hưởng của mê tín đối với cuộc sống con người rốt cuộc là cái gì. Xét từ biểu hiện của con người, từ tư tưởng và quan điểm mê tín của con người, thì ý thức tư tưởng, quan điểm tư tưởng của con người vẫn bị Sa-tan quấy nhiễu ghê gớm, vẫn bị một lực lượng vô hình bên ngoài thế giới vật chất kiểm soát. Cho nên, song song với việc con người đi theo Đức Chúa Trời và tiếp nhận lời Ngài, thì họ vẫn bị kiểm soát bởi một số câu nói mê tín liên quan đến vận thế, sinh tử và sự tồn tại của con người. Nói cách khác, sâu trong tư tưởng con người vẫn tin tưởng rằng những câu nói mê tín này thực sự tồn tại. Tin tưởng nghĩa là gì? Có nghĩa là con người vẫn bị kiểm soát bởi nanh vuốt ma quỷ vô hình đằng sau những thứ mê tín này, không thực sự nhận thức được rằng vận mệnh của con người do bàn tay Đức Chúa Trời sắp đặt, tể trị, cũng không cam tâm tình nguyện, yên dạ yên lòng giao phó vận mệnh của mình vào tay Đức Chúa Trời, thay vào đó, họ vô tình bị Sa-tan kiểm soát. Ví dụ như, người thường xuyên làm ăn, hay ra ngoài, trước đây khá tin tưởng một số hoạt động mê tín, câu nói mê tín như xem tướng, bát quái kinh dịch, thuật âm dương v.v. cuộc sống thường nhật, quy luật sinh tồn, quan niệm v.v. của họ đều chịu ảnh hưởng, kiểm soát, sắp đặt sâu sắc của những thứ mê tín này. Nói cách khác, bất luận họ làm gì cũng đều phải có một căn cứ lý luận xuất phát từ mê tín. Ví dụ như, ra ngoài nhất định phải xem trên lịch nói như thế nào, có cấm kỵ gì không, hôm nay làm ăn, ký hợp đồng hoặc là mua bán nhà v.v. đều nhất định phải xem lịch, nếu không xem thì trong lòng không chắc chắn, cũng không biết sẽ xảy ra chuyện gì, chỉ có xem lịch xong rồi mới làm việc, quyết định thì trong lòng mới chắc chắn, mới an ổn. Hơn nữa thường là bởi vì phạm vào một ít cấm kỵ dẫn đến vài chuyện không hay phát sinh, sau đó càng biết chính xác hơn, tin tưởng hơn rằng những thứ mê tín này có tồn tại, thế là họ bị những thứ mê tín này trói buộc, càng thêm tin tưởng vận mệnh, vận thế, sinh tử của con người bị kiểm soát bởi những câu nói mê tín, tin tưởng rằng có một bàn tay to vô hình trong chốn vô minh đang kiểm soát vận thế của mình, kiểm soát chuyện sinh tử của mình. Cho nên, người ta vô cùng tin tưởng bất cứ câu nói mê tín nào, đặc biệt là những câu nói có quan hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh tồn của bản thân, thế cho nên sau khi tin Đức Chúa Trời, tuy rằng ngoài miệng thừa nhận, tin tưởng vận mệnh con người do Đức Chúa Trời nắm giữ, nhưng vô tình ở sâu trong nội tâm họ vẫn thường bị đủ loại câu nói mê tín quấy nhiễu, kiểm soát, thậm chí một số người còn trộn lẫn những câu nói mê tín như những thứ gọi là cấm kỵ cuộc sống, cái gì xung khắc cái gì, trong mệnh phạm phải cái gì v.v. với nguyên tắc lẽ thật để tuân thủ. Những thái độ đối đãi với mê tín này của con người đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ đối với lẽ thật, đối với lời Đức Chúa Trời ở trước mặt Đức Chúa Trời của họ, chúng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ của một loài thọ tạo đối với Đấng Tạo Hóa, đương nhiên cũng ảnh hưởng đến thái độ của Đức Chúa Trời đối với họ. Bởi vì con người đi theo Đức Chúa Trời mà vẫn cam tâm tình nguyện và vô tình bị kiểm soát, quấy nhiễu bởi đủ loại tư tưởng, câu nói liên quan đến mê tín do Sa-tan tiêm nhiễm vào, đồng thời con người cũng rất khó buông bỏ các loại tư tưởng và câu nói liên quan đến mê tín này.

Trong những thứ mà gia đình hun đúc cho con người, thì mê tín thật ra gây nhiễu loạn nghiêm trọng nhất và tạo thành ảnh hưởng sâu sắc nhất với con người. Cho nên, đối với phương diện mê tín này, người ta nên xem xét, nhận thức từng cái một trong cuộc sống hiện thực, xem xem bản thân có bị ảnh hưởng, hun đúc về phương diện mê tín từ gia đình, gia tộc, dòng họ hay không, nếu có, thì nên buông bỏ từng cái một, đừng có bám giữ nó, bởi vì nó không có quan hệ gì với lẽ thật. Khi cách làm của một lối sống truyền thống thường xuyên bộc lộ trong cuộc sống thường nhật, thì nó có thể khiến con người bị Sa-tan kiểm soát một cách ngoan ngoãn và không thể tự chủ được, huống chi một số câu nói mê tín ảnh hưởng đến tư tưởng, thì càng có thể khiến con người bị kiểm soát chặt chẽ dưới quyền của Sa-tan. Cho nên, ngoài truyền thống và tôn giáo ra, một số suy nghĩ và quan điểm, cách nói hoặc khuôn phép liên quan đến mê tín thì con người nên lập tức buông bỏ, chứ đừng bám giữ. Với Đức Chúa Trời, thì không có bất kỳ cấm kỵ nào cả, lời của Đức Chúa Trời, yêu cầu của Ngài đối với con người, ý muốn của Ngài đều được bày tỏ rõ ràng trong lời Ngài, hơn nữa trong mọi lời Đức Chúa Trời nói cho con người hoặc yêu cầu con người làm đều liên quan đến lẽ thật, không hề chứa bất kỳ thành phần kỳ dị nào. Đức Chúa Trời chỉ rõ ràng thẳng thắn nói cho con người biết phải làm như thế nào, trong chuyện gì nên tuân thủ nguyên tắc nào, không có bất kỳ cấm kỵ gì, cũng không có bất kỳ chi tiết cần ngâm cứu hay câu nói nào, điều con người nên tuân thủ chính là dựa vào tình hình thực tế của bản thân, dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà làm. Thực hành lời của Đức Chúa Trời và tuân thủ các nguyên tắc lẽ thật thì không cần phải xem ngày, giờ, không cần kiêng kỵ, cũng không cần xem lịch, càng không cần xem tử vi, lại càng không cần quan tâm hôm nay là trăng tròn hay trăng khuyết, không cần quan tâm những chuyện này. Dưới quyền của Đức Chúa Trời, trong sự tể trị của Ngài, con người được tự do, giải phóng, nội tâm của họ an tĩnh, vui vẻ, bình an, chứ không phải hoảng loạn, sợ hãi, lại càng không bị áp lực. Sự hoảng loạn, sợ hãi, áp lực chỉ là những cảm giác mà các câu nói mê tín đem lại cho con người, còn lẽ thật, lời Đức Chúa Trời, yêu cầu của Ngài và công tác của Đức Thánh Linh thì mang lại cho con người sự bình an, vui vẻ, tự do giải phóng, nhẹ nhõm và vui sướng. Nhưng mê tín mang đến cho con người điều hoàn toàn ngược lại, nó trói tay trói chân các ngươi, không cho ngươi làm cái này, cái kia, không cho ăn cái này, ăn cái kia, làm cái gì cũng không đúng, làm gì cũng có cấm kỵ, phải dựa vào câu nói của lịch vạn niên. Hôm nay là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày nào có thể làm việc gì, có thể ra ngoài hay không, thậm chí cắt tóc, tắm rửa, thay quần áo, gặp ai cũng có cấm kỵ, nhất là đám cưới, đám ma, chuyển nhà, ra ngoài làm việc, tìm việc làm càng phải xem lịch vạn niên. Sa-tan dùng các loại câu nói mê tín, câu nói kỳ dị trói tay trói chân con người, mục đích nó làm như vậy là vì cái gì? (Thưa, để kiểm soát con người.) Dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói chính là thu hút sự chú ý. Như vậy nghĩa là gì? Chính là để cho người ta biết sự tồn tại của nó, để cho họ biết những câu nói cấm kỵ nó đưa ra có tồn tại, nó có tiếng nói quyết định, nó có thể làm được, nếu ngươi không nghe thì sẽ cho ngươi một bài học. Có một câu bỏ ngỏ nói như thế nào nhỉ? “Bà già tô son để cho bạn có cái mà nhìn”, nghĩa là nếu như ngươi không nghe, nếu như cứ xúc phạm, vậy ngươi hãy chờ mà xem, ngươi sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nếu con người không tin Đức Chúa Trời, thì sẽ sợ những điều cấm kỵ này, bởi vì con người xác thịt dù sao cũng không đấu lại các loại ma quỷ Sa-tan trong cõi thuộc linh. Nhưng bây giờ ngươi trở về trước mặt Đức Chúa Trời, mọi thứ của ngươi, bao gồm tư tưởng của ngươi, mỗi một ngày trong cuộc sống của ngươi đều nằm trong tay Đức Chúa Trời quản lý, Ngài chiếu cố ngươi, che chở ngươi, ngươi sống và tồn tại dưới quyền của Ngài, ngươi không nằm trong tay Sa-tan, cho nên ngươi không cần tuân thủ những cấm kỵ này. Ngược lại, nếu ngươi còn sợ Sa-tan có thể làm hại ngươi, sợ không nghe Sa-tan hoặc không tin vào những điều cấm kỵ trong mê tín thì sẽ gặp chuyện không tốt, chứng tỏ ngươi vẫn tin rằng Sa-tan có thể kiểm soát vận mệnh của ngươi, đồng thời cũng chứng tỏ ngươi cam tâm chịu sự sắp đặt của Sa-tan và không muốn tiếp nhận sự tể trị của Đức Chúa Trời. Sa-tan làm tất cả những điều này là để cho người ta biết nó thật sự tồn tại, nó muốn dùng ma lực của nó để kiểm soát loài người, kiểm soát mỗi một sinh linh, mục đích kiểm soát là để chà đạp, mục đích và kết quả cuối cùng của chà đạp là nuốt chửng, đương nhiên mục đích kiểm soát cũng là để khiến người ta thờ phượng nó. Nếu ma quỷ Sa-tan muốn thu hút sự chú ý, nó phải lộ ra một chút linh nghiệm, ví dụ như nó có thể biến trứng gà thành phân, quả trứng này là dành cho bài vị của một tà linh, nếu ngươi đói bụng muốn ăn, cướp của nó, nó sẽ biến quả trứng này thành phân, để ngươi biết sự lợi hại của nó, ngươi sẽ sợ nó, không dám tranh ăn với nó. Ngươi có thể sợ nó một chuyện, thì cũng có thể sợ nó chuyện thứ hai, thời gian dài thì ngươi sẽ mê tín về nó, mê tín lâu ngày thì từ sâu trong lòng ngươi sẽ thờ phượng nó, đây không phải là mục đích làm việc của Sa-tan sao? Sa-tan làm những việc đó là vì những mục đích này. Bất kể là phương Nam hay phương Bắc, bất kể là người của chủng tộc nào, họ đều quỳ lạy một số tà linh, ô quỷ, tại sao họ có thể quỳ lạy như thế? Tại sao đám tà linh ma quỷ mà họ quỳ lạy kia có thể được hương khói không ngừng, đời này truyền đời khác như thế? Nếu như ngươi nói chúng không tồn tại, vậy tại sao nhiều người lại tin như thế, lại có thể thắp hương, khấu đầu, cầu khấn và thề thốt với chúng từ đời này sang đời khác? Không phải là những tà linh, ma quỷ dơ bẩn này đã làm một số chuyện sao? Nếu ngươi không nghe lời của tà linh, thì chúng sẽ khiến ngươi mắc bệnh, khiến ngươi không thuận lợi, gặp tai họa, khiến bò trong nhà ngươi đều nhiễm bệnh không thể cày cấy, thậm chí trong nhà xảy ra tai nạn xe cộ, nó sẽ tìm ngươi gây phiền toái, phiền toái ngày càng nhiều, ngươi không phục cũng không được, cuối cùng bất đắc dĩ phải quỳ lạy nó, cam nguyện cúi đầu quy phục nó, nó sẽ vui vẻ, từ nay về sau ngươi chính là người của nó. Ngươi xem những hồ tiên trong xã hội, còn cả bài vị của đủ loại nhân vật trong cõi thuộc linh, chúng ta gọi những thứ đó là gì? Gọi là bị tà linh nhập, bị tà linh ám, dân gian gọi là tiên nhập, hay cái gì nhập. Khi tà linh bắt đầu tìm thân xác để nhập, mà đối tượng của nó không nguyện ý, thì nó liền quấy rầy người đó, làm phiền người đó, khiến cho trong nhà họ xảy ra chuyện, không thuận lợi, có người làm buôn bán thì khiến người đó thua lỗ, bán mãi không có khách, quấy nhiễu đến mức không còn cách để sinh sống, gian nan cùng đường, cuối cùng người đó bị khuất phục và đồng ý. Sau khi đồng ý, tà linh liền mượn thân xác đó làm việc, thực hiện vài dấu kỳ và phép lạ, thu hút được một số người, vừa xem bệnh vừa xem tướng cho họ, thậm chí còn giúp đỡ chiêu hồn cho người chết, v.v.. Chẳng phải tà linh dùng những thủ đoạn này để mê hoặc, làm bại hoại và kiểm soát con người sao?

Nếu những người tin Đức Chúa Trời lại có cùng quan điểm và cách nhìn nhận về những câu nói mê tín này như những người ngoại đạo, thì tính chất của điều này là gì? (Thưa, là chống đối Ðức Chúa Trời, báng bổ Ðức Chúa Trời.) Phải, nói như vậy là rất chính xác, đây là sự báng bổ nghiêm trọng đối với Ðức Chúa Trời! Ngươi đi theo Ðức Chúa Trời, ngươi nói ngươi tin Ngài, thế mà cùng lúc đó ngươi vẫn bị mê tín kiểm soát, quấy nhiễu, thậm chí có thể đi theo tư tưởng mà mê tín tiêm nhiễm vào con người, thậm chí có những người sợ những tư tưởng và sự thật liên quan đến mê tín, đây chính là sự báng bổ lớn nhất đối với Đức Chúa Trời. Ngươi chẳng những không thể làm chứng cho Đức Chúa Trời, mà còn đi theo Sa-tan để chống lại sự tể trị của Đức Chúa Trời, đó là sự báng bổ đối với Ngài. Ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Những người tin tưởng mê tín hoặc đi theo mê tín, thực chất của họ là phỉ báng Ðức Chúa Trời, vậy có nên buông bỏ các loại hun đúc của mê tín với con người không? (Thưa, có.) Cách thực hành buông bỏ đơn giản nhất, chính là bất kể nó có tồn tại hay không, bất kể nó sắp gây ra chuyện gì, ngươi đừng để nó quấy nhiễu mình, dù cho những câu nói mê tín về sự việc kia có tồn tại khách quan, ngươi cũng không được để nó quấy nhiễu, kiểm soát mình. Tại sao? Bởi vì mọi sự đều nằm trong sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, bất kể Sa-tan có thể làm thành chuyện gì, cũng chỉ được làm dưới sự cho phép của Đức Chúa Trời, không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, như chính Ngài đã nói, đến một sợi tóc của ngươi nó cũng không dám đụng tới, đây là sự thật, cũng là một lẽ thật mà con người nên tin tưởng. Cho nên, dù mí mắt nào của ngươi giật, dù là ngươi nằm mơ rụng răng cũng được, rụng tóc cũng được, người chết cũng được, là ác mộng như thế nào cũng được, ngươi nên tin tưởng rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, không nên để nó ảnh hưởng, cũng không nên để nó quấy nhiễu mình. Không ai có thể thay đổi chuyện mà Đức Chúa Trời muốn hoàn thành, cũng không ai có thể thay đổi những chuyện Đức Chúa Trời đã tiền định. Chuyện Đức Chúa Trời đã tiền định, đã lên kế hoạch thì là sự thật đã đâu vào đấy, bất kể ngươi có dự cảm hay không, bất kể những ma quỷ Sa-tan của cõi thuộc linh báo trước cho ngươi như thế nào, ngươi cũng không nên để nó quấy nhiễu, chỉ cần tin rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, và con người nên vâng phục sự sắp đặt và an bài của Ngài. Chuyện sắp xảy ra hoặc là chuyện không có khả năng xảy ra đều nằm trong sự quản lý của Đức Chúa Trời, đều nằm trong sự tiền định của Ngài, không ai nào có thể thay đổi, càng không ai có thể nhúng tay vào, đây là sự thật, con người nên quỳ lạy Đấng Tạo Hoá, chứ không phải bất kỳ một thế lực ở cõi thuộc linh nào có thể làm cho những thứ mê tín linh nghiệm hoặc là trở về trạng thái cũ. Ma quỷ Sa-tan có thần thông quảng đại đến đâu, có thể làm thần tích và chuyện lạ, hoặc là làm cho bất kỳ chuyện nào trở nên ứng nghiệm, làm cho bất kỳ dự cảm của người nào và bất kỳ cách nói mê tín nào trở thành sự thật, thì cũng không thể chứng minh rằng vận mệnh của con người nằm trong tay nó, con người không nên quỳ lạy, tin tưởng ma quỷ Sa-tan, mà nên quỳ lạy, tin tưởng Đấng Tạo Hoá. Đối với những chủ đề liên quan đến truyền thống, mê tín và tôn giáo mà gia đình hun đúc, thứ con người nên hiểu chính là những điều này. Tóm lại, bất kể liên quan đến truyền thống, mê tín hay tôn giáo, chỉ cần nó không liên quan đến lời Đức Chúa Trời, đến lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, thì con người nên vứt bỏ, buông bỏ nó. Bất kể đó là một hình thức sống, hay một loại tư tưởng, bất kể đó là quy điều hay là một loại lý luận, chỉ cần nó không liên quan đến lẽ thật, thì đều là đối tượng mà con người nên vứt bỏ. Ví dụ như, trong quan niệm của con người, những thứ liên quan đến tôn giáo như Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo, Do Thái giáo, v.v. tương đối cao thượng, thiêng liêng so với mê tín, truyền thống hoặc thờ tượng thần. Trong quan niệm và trong sâu thẳm tư tưởng của con người, họ có một số sự ngưỡng mộ hoặc thiện cảm với chúng, nhưng dù vậy, con người cũng nên buông bỏ một số ký hiệu, ngày lễ và một số thứ mang tính tượng trưng liên quan đến tôn giáo, không nên quá yêu mến nó, không nên coi nó như lẽ thật mà đối đãi, quỳ lạy, thậm chí còn cho nó một chỗ trong lòng, đây đều là những việc không nên. Ký hiệu tôn giáo, hoạt động tôn giáo và ngày lễ tôn giáo, một số thứ có tính nhận dạng của tôn giáo, cũng như một số câu nói tương đối cao thượng của tôn giáo v.v. đều thuộc phạm vi của chủ đề tôn giáo mà chúng ta nói đến. Tóm lại, nói nhiều như vậy mục đích chính là để cho ngươi hiểu một sự thật rằng: những thứ liên quan đến mê tín, truyền thống, tôn giáo, bất kể nó cao thượng hay tương đối kỳ dị, chỉ cần nó không liên quan đến lẽ thật, chỉ cần nó không có quan hệ gì với lẽ thật thì đều là thứ con người nên buông bỏ, chứ đừng có bám giữ. Đương nhiên, càng nên buông bỏ, tuyệt đối không thể giữ lại một số chủ đề vi phạm nguyên tắc lẽ thật. Con người nên tuyệt đối buông bỏ từng thứ một được hun đúc và ảnh hưởng bởi gia đình, đừng để bị nó ảnh hưởng. Ví dụ, khi tiếp xúc với vài anh chị em vào dịp Giáng sinh, ngươi vừa gặp mặt liền nói: “Giáng Sinh an lành! Merry Christmas, Happy Christmas!” Nói “Giáng Sinh an lành” có tốt hay không? (Thưa, không tốt.) Vậy nói: “Để kỷ niệm ngày ra đời của Jêsus, có phải chúng ta nên nghỉ ngơi và không làm gì cả, dù công việc hay bổn phận có bận rộn tới đâu, có phải chúng ta cũng nên dừng lại và tập trung hết sinh lực để tưởng niệm ngày đáng nhớ nhất trong công tác của Đức Chúa Trời không?”. Như vậy có phù hợp không? (Thưa, không phù hợp.) Tại sao không phù hợp? (Thưa, đây là công tác mà Đức Chúa Trời đã làm trước đây, hơn nữa đây cũng là chuyện không liên quan gì đến lẽ thật.) Về đạo lý thì chuyện là như thế, về lý luận ngươi đã nắm bắt được căn nguyên của vấn đề rồi, vậy còn trên thực tế thì sao? Đây là chuyện đơn giản nhất mà các ngươi lại không trả lời được. Con người làm như vậy thì Đức Chúa Trời không thích, Ngài thấy mà ghê tởm, chỉ đơn giản như vậy thôi. Ngươi xem khi ăn mừng ngày lễ, người ngoại đạo sẽ nói: “Happy New Year!”, “Happy Christmas!” và nếu người đó chào hỏi Ta, Ta sẽ gật đầu nói: “You too!” có nghĩa là “Anh cũng Giáng Sinh an lành nhé”, nói cho có là được rồi. Nhưng khi gặp anh chị em, Ta không bao giờ nói lời đó, vì sao? Đó là một ngày lễ của người ngoại đạo, một ngày lễ thương mại. Ở phương Tây, hầu như mỗi một ngày lễ, bất kể là truyền thống hay là con người tạo ra, kỳ thật đều có liên quan đến thương mại, đều có móc nối với kinh tế. Ngay cả một số dân tộc có lịch sử lâu đời, lễ hội của họ cũng chỉ liên quan đến truyền thống, đến sau thế kỷ 20, chúng đã dần dần diễn biến thành các hoạt động thương mại, là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời cho thương nhân. Bất kể những ngày lễ này là thương mại hay truyền thống, tóm lại đều không liên quan đến người tin Đức Chúa Trời. Bất kể người ngoại đạo hay thậm chí người trong tôn giáo ưa chuộng những ngày lễ này đến mức nào, bất kể ngày lễ này có long trọng và hoành tráng đến đâu ở bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào, nó cũng không liên quan gì đến những người theo Đức Chúa Trời, nó không phải là ngày lễ mà chúng ta nên giữ gìn, càng không phải là ngày lễ mà chúng ta nên ăn mừng, kỷ niệm. Đừng nói người ngoại đạo, bất kể là chủng tộc nào, dân tộc nào, thời kỳ nào sinh ra ngày lễ truyền thống, đều không có liên quan gì đến chúng ta, kể cả những ngày lễ liên quan đến mỗi một thời kỳ, mỗi một giai đoạn trong ba bước công tác của Đức Chúa Trời cũng không liên quan gì đến chúng ta. Ví dụ, một số ngày lễ trong Thời đại Luật pháp không liên quan gì đến chúng ta, lễ Phục Sinh, lễ Giáng Sinh trong Thời đại Ân điển, v.v. càng không liên quan gì đến chúng ta. Vậy thông công những việc này là để người ta hiểu điều gì? Chính là Đức Chúa Trời làm việc không theo các ngày lễ, không tuân thủ bất kỳ quy tắc nào, Ngài làm việc tự do thoải mái, không có bất kỳ cấm kỵ nào, cũng chưa bao giờ kỷ niệm bất kỳ ngày lễ nào, bất kể là khởi đầu, kết thúc công tác của Ngài hoặc là một ngày đặc biệt, Đức Chúa Trời cũng không bao giờ kỷ niệm. Đức Chúa Trời không kỷ niệm, Ngài không cố ý để cho người ta biết những thời kỳ, ngày, giờ, một mặt là để nói với người ta rằng Ngài không kỷ niệm những ngày này, Đức Chúa Trời không quan tâm đến những ngày này, mặt khác là để nói với người ta rằng con người cũng không cần phải kỷ niệm, ăn mừng những ngày này, không nên tuân theo những ngày này. Bất cứ ngày hay giờ nào liên quan đến công tác của Đức Chúa Trời, con người không cần phải nhớ, càng không cần phải kỷ niệm. Con người cần gì? Dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, con người cần vâng phục sự sắp đặt của Ngài, tiếp nhận sự tể trị của Ngài, tiếp nhận lẽ thật, vâng phục lẽ thật trong cuộc sống thường nhật của con người, chỉ đơn giản như vậy thôi. Cuộc sống của con người như vậy có phải nhẹ nhõm, vui vẻ hơn nhiều hay không? (Thưa, phải.) Vì vậy, thông công những chủ đề này thực ra mang lại sự giải phóng và tự do, chứ không phải sự trói buộc bất kỳ một người nào. Bởi vì những chủ đề này một mặt là sự thật khách quan, là chân tướng mà con người nên hiểu, mặt khác cũng khiến con người được giải phóng, buông bỏ những thứ mà con người không nên tuân thủ, đồng thời cũng để con người biết những thứ này không đại diện cho lẽ thật và con đường của Đức Chúa Trời mà con người nên tuân thủ chỉ có một, chính là lẽ thật. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.)

Liên quan đến chủ đề liên quan đến gia đình này, ngoài việc nên buông bỏ sự hun đúc của gia đình đối với con người ra, còn có những phương diện khác mà người ta nên buông bỏ. Trước đây chúng ta đã thông công qua một số sự hun đúc của gia đình với tư tưởng của người ta, sau đó lại thông công các loại câu nói ở phương diện cuộc sống do gia đình hun đúc. Bất kỳ một gia đình nào cũng cho người ta cuộc sống ổn định, cho người ta không gian trưởng thành, cũng làm cho người ta có cảm giác an toàn, có chỗ dựa, có nguồn ăn, mặc, ở, đi lại trong quá trình trưởng thành. Những gì con người có được từ gia đình, ngoài nhu cầu tình cảm còn có nhu cầu vật chất, đương nhiên còn có nhu cầu cuộc sống, nhu cầu trưởng thành, và một số thường thức cuộc sống cần thiết. Con người có được rất nhiều thứ từ gia đình, cho nên đối với mỗi người mà nói, gia đình là một phần khó có thể dứt bỏ trong cuộc đời. Gia đình mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, nhưng nhìn từ những nội dung mà chúng ta đã thông công, thì gia đình mang lại cho con người rất nhiều các loại ảnh hưởng tiêu cực và thái độ, quan điểm sống tiêu cực. Điều đó có nghĩa là, gia đình mang đến cho ngươi rất nhiều thứ cần thiết cho cuộc sống thể xác, giúp ngươi có ấm no, có trụ cột tình cảm, sự phụ thuộc về tình cảm, đồng thời, gia đình cũng mang đến cho ngươi một số phiền toái không cần thiết, đương nhiên những phiền toái này cũng là điều mà con người khó có thể giải thoát, khó có thể buông bỏ khi chưa hiểu lẽ thật. Ở một mức độ nhất định, nó mang đến sự quấy nhiễu lớn nhỏ cho cuộc sống thường nhật và sự sinh tồn của ngươi, khiến cảm giác của ngươi đối với gia đình luôn luôn phức tạp, mâu thuẫn, nó vừa thỏa mãn nhu cầu của ngươi về mặt tình cảm, đồng thời lại quấy nhiễu đến cuộc sống của ngươi về mặt tình cảm, cho nên danh từ “gia đình” này đối với hầu hết mọi người mà nói có một loại tư tưởng phức tạp rất khó nói cho rõ ràng, tràn đầy hoài niệm, lưu luyến đối với gia đình, đương nhiên cũng tràn đầy cảm kích. Trong khi tràn ngập hoài niệm, lưu luyến, cảm kích, thì những vướng mắc mà gia đình mang đến cho ngươi khiến ngươi cảm thấy nó là một phiền toái lớn. Lúc khái niệm hoặc tư tưởng, quan điểm của một người sau khi trưởng thành đối với gia đình tương đối phức tạp, nếu như hoàn toàn buông bỏ, vứt bỏ mặc kệ, hoặc là không màng đến, thì lương tâm cắn rứt, nếu như suy nghĩ, hoài niệm, giống như khi còn bé toàn tâm toàn ý tập trung vào gia đình, thì lại không cam lòng. Con người thường phát sinh loại tình hình này, loại tư tưởng và quan điểm hoặc trạng thái này với gia đình, những tư tưởng quan điểm hoặc trạng thái này cũng phát xuất từ sự hun đúc của gia đình. Đây là chủ để về gánh nặng gia đình mang lại cho con người mà chúng ta phải thông công hôm nay.

Chúng ta vừa mới thông công về việc gia đình thường khiến người ta cảm thấy nội tâm rất mâu thuẫn, rất khó xử, muốn buông bỏ hoàn toàn thì lương tâm cắn rứt, trong lòng không nỡ, nếu không buông bỏ, dốc trọn thân xác và tâm hồn vào gia đình, hòa nhập với gia đình thì lại thường bởi vì một số quan điểm không hoà hợp với người nhà mà cảm thấy không thể nào thích nghi được. Vì vậy, con người đối đãi với gia đình liền cảm giác vô cùng khó xử lý, không đạt được sự hoà hợp hoàn toàn với người nhà, cũng không thể hoàn toàn cắt đứt với họ. Vậy hôm nay chúng ta thông công một chút về việc con người nên xử lý mối quan hệ với gia đình như thế nào, chủ đề này liên quan tới những gánh nặng đến từ gia đình, đó là chủ đề thứ ba về nội dung buông bỏ gia đình – buông bỏ gánh nặng đến từ gia đình là một chủ đề quan trọng. Liên quan tới gánh nặng đến từ gia đình, các ngươi có thể hiểu được những nội dung nào? Có phải nó có một chút quan hệ với trách nhiệm, nghĩa vụ, và đạo hiếu của con người không? (Thưa, phải.) Gánh nặng đến từ gia đình liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo hiếu mà con người phải thực hiện đối với gia đình, những thứ này đối với con người mà nói, một mặt là trách nhiệm và nghĩa vụ mà con người nên thực hiện, mặt khác, trong những hoàn cảnh đặc biệt, trên một số người đặc biệt, nó biến thành sự quấy nhiễu trong cuộc sống của họ, sự quấy nhiễu này chính là gánh nặng mà chúng ta đang nói tới. Chúng ta sẽ chia gánh nặng đến từ gia đình thành hai phương diện để nói, một phương diện là sự kỳ vọng của cha mẹ. Mỗi một cha mẹ hoặc trưởng bối đối với con cái đều có những kỳ vọng lớn nhỏ, không hoàn toàn giống nhau đối với con cái, hy vọng con mình học giỏi, làm người tốt, ở trường học là học sinh xuất sắc, học hành chăm chỉ đạt điểm cao chứ không lười biếng, học cho có, để cho giáo viên, bạn học đều tôn trọng, điểm số thường thường trên 80 điểm, nếu như thi được 60 điểm thì phải bị đánh đòn, dưới 60 điểm phải úp mặt vào tường suy nghĩ, phạt đứng, không được ăn cơm hay đi ngủ, không được xem ti vi, chơi máy tính, lúc trước hứa hẹn mua quần áo đẹp hay đồ chơi tốt thì giờ đều không mua nữa. Cha mẹ nào cũng đều có những kỳ vọng khác nhau đối với con cái, gửi gắm hy vọng rất lớn vào con cái, đều hy vọng con cái có thể hoá rồng hoá phượng, lên như diều gặp gió, tăng thêm sự vẻ vang cho tổ tiên, cho gia tộc. Không có cha mẹ nào hy vọng con cái mình sau này làm ăn mày, nông dân, thậm chí là làm ăn cướp, thổ phỉ, cũng không có cha mẹ hy vọng con cái mình sau này ra ngoài xã hội làm người hầu kẻ hạ, nhặt đồng nát, bày hàng vỉa hè, làm tiểu thương bán hàng rong, hoặc là bị người ta khinh thường. Bất kể con cái có thể thực hiện được những kỳ vọng này của cha mẹ hay không, tóm lại, cha mẹ đều ôm đủ loại kỳ vọng đối với con cái. Kỳ vọng của họ chính là đem những thứ bản thân cho là tốt, là cao thượng hoặc mưu cầu gửi gắm vào con cái, đặt hy vọng vào con cái, hy vọng con cái có thể thực hiện nguyện vọng của cha mẹ. Vậy nguyện vọng này của cha mẹ vô hình trung sẽ hình thành cái gì đối với con cái? (Thưa, là áp lực.) Hình thành áp lực, và hình thành cái gì nữa? (Thưa, là gánh nặng.) Hình thành áp lực, cũng biến thành một loại xiềng xích. Nếu cha mẹ có kỳ vọng với con cái, họ sẽ dựa vào sự kỳ vọng đó mà dạy dỗ con cái, dẫn dắt, giáo dục con cái, thậm chí đầu tư vào con cái hoặc trả bất cứ giá nào vì những kỳ vọng đó. Ví dụ như, cha mẹ hy vọng con cái ở trường chăm chỉ học giỏi, trở thành người xuất sắc, mỗi lần thi đều được 90 điểm trở lên, đều đứng hạng nhất, cùng lắm cũng không thể thấp hơn hạng năm. Sau khi cha mẹ nói như vậy xong, có phải họ cũng đồng thời có sự hy sinh nhất định để con cái có thể đạt được mục tiêu này không? (Thưa, phải.) Cha mẹ vì để con cái có thể đạt được mục tiêu này, nên khi con cái sáng sớm dậy sớm ôn bài, học thuộc bài, cha mẹ cũng dậy sớm cùng, lúc trời nóng thì quạt cho con mát, pha chút đồ uống lạnh, hoặc mua kem cho con ăn. Sáng sớm thức dậy chuẩn bị sữa đậu nành, bánh quẩy, trứng gà cho con. Đặc biệt là khi đến kỳ thi, cho con ăn một cái bánh quẩy, hai quả trứng gà, hy vọng ăn vào là có thể thi được 100 điểm. Nếu như ngươi nói: “Con ăn không nổi, ăn một quả trứng gà là được rồi”. Thì cha mẹ ngươi bảo: “Đứa trẻ ngốc này, ăn một quả trứng gà cũng chỉ được mười điểm, ăn cho mẹ thêm một quả nữa, cố gắng, ăn quả này nữa thôi, rồi sẽ được một trăm điểm”. Đứa con nói: “Con vừa mới thức dậy, ăn không vô”. “Không được, con nhất định phải ăn! Con ngoan, nghe lời mẹ, mẹ là vì tốt cho con thôi, ăn cho mẹ”. Đứa con suy nghĩ một chút: “Mẹ yêu thương mình như vậy, mẹ đều vì tốt cho mình, thôi thì ăn vậy”. Ăn thì ăn trứng gà, nhưng nuốt vào thật ra là cái gì? Là áp lực, là không cam tâm không tình nguyện. Ăn thì rất ngon, giá trị kỳ vọng của mẹ cũng rất cao, xuất phát từ nhân tính và lương tâm mà nói thì con người nên tiếp nhận, nhưng xuất phát từ lý tính, con người nên phản kháng loại tình yêu như vậy, không nên tiếp nhận phương thức như vậy. Nhưng ngươi lại không có cách nào, nếu ngươi không ăn, mẹ ngươi sẽ tức giận, ngươi sẽ bị đánh bị mắng, thậm chí bị nguyền rủa. Có một số cha mẹ nói: “Nhìn con không có tiền đồ gì cả, ăn một quả trứng gà cũng khó khăn, một cái bánh quẩy, hai quả trứng gà, như thế chẳng phải được 100 điểm sao? Đây không phải đều là vì tốt cho con sao? Con còn ăn không nổi, ăn không nổi thì đi ăn xin đi, đi chăn bò đi!”. Có một vài đứa trẻ thực sự không ăn nổi, cha mẹ ép nó ăn, sau khi ăn xong thì bị nôn ói. Nôn ói thế này chẳng sao cả, nhưng cha mẹ lại càng tức giận hơn, đứa con chẳng những không được đồng cảm và thấu hiểu, lại còn bị quở trách, cùng với việc bị quở trách, đứa con càng cảm thấy có lỗi với cha mẹ hơn, càng tự trách mình hơn. Ngươi nói xem, con người sống có dễ dàng hay không? (Thưa, không dễ dàng.) Sau khi nôn xong, bản thân liền lén khóc trong nhà vệ sinh, giả vờ còn nôn ở đó, chờ lúc ra khỏi nhà vệ sinh, thì vội vàng lau khô nước mắt, không thể để cho mẹ nhìn thấy. Tại sao vậy? Nếu mẹ nhìn thấy, nó sẽ bị mắng, thậm chí bị nguyền rủa: “Nhìn bộ dạng không có tiền đồ của mày kìa, khóc cái gì mà khóc! Mày là đồ bỏ đi, đồ ăn ngon như vậy mà mày không ăn nổi, vậy mày muốn ăn cái gì? Cho mày ăn bữa đực bữa cái, mày mới ăn được nhỉ, mày trời sinh đã chịu số khổ rồi! Mày không lo học hành cho tốt, không làm bài cho tốt, sau này đi ăn xin đi!”. Mỗi một câu người mẹ nói dường như là đang giáo dục, lại dường như là đang trách móc, nhưng con người cảm nhận được điều gì? Cảm nhận được sự kỳ vọng của cha mẹ, tình yêu của cha mẹ. Cho nên trong tình huống như vậy, mẹ nói có khó nghe hơn nữa, ngươi kìm nén nước mắt cũng phải tiếp thu lời mẹ nói, nuốt xuống, ăn cơm không nổi, chịu khó một chút cũng phải ăn nổi, buồn nôn cũng phải ăn. Cuộc sống này có dễ sống không? (Thưa, không dễ sống.) Tại sao lại không dễ sống? Con người tiếp thu được những sự giáo dục nào từ sự kỳ vọng của cha mẹ? (Thưa, thi cử nhất định phải thi tốt, sau này phải có tiền đồ.) Nhất định phải có tiền đồ, nhất định phải xứng đáng với tình yêu của mẹ, xứng đáng với sự đánh đổi vất vả của mẹ, nhất định phải xứng đáng với kỳ vọng của cha mẹ, không thể phụ lòng họ, họ quá yêu thương ngươi, họ vì ngươi mà đánh đổi mọi thứ, họ dùng sinh mạng của mình để làm tất cả chỉ vì ngươi. Cho nên, những sự đánh đổi này của họ, sự giáo dục của họ, thậm chí tình yêu của họ trở thành cái gì? Trở thành thứ ngươi phải trả lại, những thứ này đồng thời cũng trở thành gánh nặng của ngươi, gánh nặng này chính là như vậy mà có. Cha mẹ làm như vậy, cho dù là xuất phát từ bản năng, xuất phát từ tình yêu thương, hay là xuất phát từ sự tất yếu của xã hội này, tóm lại, cha mẹ dùng những phương thức này giáo dục ngươi, đối xử với ngươi, thậm chí tiêm nhiễm cho ngươi đủ loại tư tưởng, cuối cùng khiến cho điều mà tâm hồn ngươi đạt được không phải là tự do, giải phóng, an ủi và vui vẻ, vậy họ mang đến cho ngươi cái gì? Là áp lực, là sợ hãi, là sự khiển trách và bất an của lương tâm. Còn gì nữa? (Thưa, còn có xiềng xích, ràng buộc.) Xiềng xích, ràng buộc. Còn nữa, dưới sự kỳ vọng như thế của cha mẹ, ngươi không khỏi sống vì kỳ vọng của họ, để thỏa mãn sự kỳ vọng của họ, để không phụ sự kỳ vọng của họ, để không khiến họ thất vọng về ngươi, mỗi ngày ngươi đều cố gắng, chăm chỉ học tập từng bài học, làm từng việc mà họ bảo ngươi làm. Họ không cho ngươi xem tivi, ngươi liền nghe lời không xem, thực ra ngươi rất muốn xem, vì sao lại có thể nghe lời như thế? (Thưa, vì sợ cha mẹ thất vọng.) Sợ mình một khi không nghe lời cha mẹ, thành tích học tập thật sự trượt dốc, thật sự không thể thi đậu trường đại học danh tiếng thì biết làm sao bây giờ. Bản thân không nắm chắc cuộc đời của chính mình, như thể rời khỏi sự quản chế, khiển trách, áp chế của cha mẹ, thì ngươi không biết con đường phía trước sẽ như thế nào, ngươi không dám thoát khỏi sự ràng buộc của họ, cũng không dám thoát khỏi xiềng xích đến từ cha mẹ, ngươi chỉ có thể mặc cho họ đặt ra các loại khuôn phép, mặc cho họ sắp đặt, không dám ngỗ nghịch với họ. Một mặt, con người đối với tương lai không có bất kỳ sự chắc chắn nào; mặt khác, xuất phát từ lương tâm, xuất phát từ nhân tính, ngươi không muốn ngỗ nghịch với họ, không muốn làm tổn thương họ. Làm con cái, ngươi cảm thấy nên nghe họ, bởi vì họ làm mọi việc đều là vì tốt cho ngươi, đều là vì tương lai của ngươi, vì nghĩ cho tiền đồ của ngươi, cho nên khi họ đặt ra các loại khuôn phép cho ngươi, ngươi cũng chỉ im lặng mà tuân theo, mặc dù trong lòng mười mươi không nguyện ý, nhưng ngươi vẫn không thể nào không nghe mệnh lệnh của họ. Họ không cho xem tivi, không cho đọc sách giải trí, ngươi sẽ không xem; họ không cho ngươi chơi với bạn học nào đó, ngươi sẽ không chơi. Họ bảo ngươi mấy giờ thức dậy, ngươi liền thức dậy đúng giờ đó, họ bảo ngươi mấy giờ nghỉ ngơi, ngươi liền nghỉ ngơi đúng giờ đó. Họ bắt ngươi học trong bao lâu, ngươi học trong bấy lâu; họ bắt ngươi đọc bao nhiêu cuốn sách, học bao nhiêu kỹ năng ngoại khóa, chỉ cần trả tiền cho ngươi đi học, ngươi liền mặc cho họ sắp đặt, thao túng. Đặc biệt có những bậc cha mẹ gửi gắm một vài kỳ vọng đặc biệt vào con cái, hy vọng con cái có thể hơn hẳn họ, càng hy vọng con cái có thể hoàn thành một nguyện vọng mà thế hệ của họ chưa thể hoàn thành. Ví dụ như, có cha mẹ muốn làm vũ công, bởi vì thời của họ hoặc bởi vì các nguyên nhân khác như lúc ấy điều kiện gia đình không cho phép, cuối cùng nguyện vọng làm vũ công không thực hiện được, cha mẹ liền đặt nguyện vọng này lên ngươi, trên cơ sở yêu cầu ngươi học tập phải đứng đầu lớp, phải thi đậu trường đại học danh tiếng, họ lại còn đăng ký thêm cho ngươi lớp vũ đạo, để ngươi học nhiều loại vũ đạo ngoài giờ học, ở trong lớp vũ đạo phải học nhiều, về nhà còn phải luyện nhiều, trở thành người xuất sắc trong lớp vũ đạo, cuối cùng không chỉ phải thi đậu đại học danh tiếng, còn phải là một vũ công danh tiếng. Lựa chọn của ngươi là làm vũ công hoặc là thi vào một trường đại học danh tiếng, sau đó học nghiên cứu sinh, học tiến sĩ, ngươi chỉ có hai con đường này để chọn. Trong kỳ vọng của họ một mặt hy vọng ngươi ở trường học tập thật giỏi, thi đậu đại học danh tiếng, có thể nên người xuất chúng, tiền đồ phát triển, xán lạn, mặt khác, họ hy vọng ngươi thay họ hoàn thành nguyện vọng họ chưa hoàn thành. Cứ như vậy, ngươi mang đồng thời hai gánh nặng trong học tập và trong nghề nghiệp tương lai. Một mặt, không phụ sự kỳ vọng của họ, báo đáp tất cả những gì họ đã đánh đổi vì ngươi, sau này bản thân phải nên người xuất chúng, để cho họ sống những ngày tháng thật tốt đẹp. Mặt khác, còn phải hoàn thành nguyện vọng mà họ khi còn trẻ chưa đạt được, giúp họ thực hiện nguyện vọng. Nói xem, ngươi có mệt hay không? (Thưa, mệt.) Gánh nặng nào cũng quá đủ cho ngươi gồng gánh rồi, bất luận gánh nặng nào cũng sẽ đè ngươi đến không thở nổi, đặc biệt là trong thời đại cạnh tranh vô cùng khốc liệt hiện nay, các loại yêu cầu của cha mẹ đối với con cái quả là không chịu nổi, vô nhân đạo, quả thực là cố tình gây sự. Người ngoại đạo gọi đó là gì? Gọi là uy hiếp bằng tình cảm. Cho dù người ngoại đạo có câu nói gì, họ cũng không giải quyết được vấn đề này, thực chất của vấn đề này là gì người ta cũng không nói rõ được. Họ gọi là uy hiếp bằng tình cảm, vậy chúng ta gọi là gì? (Thưa, xiềng xích, gánh nặng.) Gọi là gánh nặng. Vừa nói đến gánh nặng, đây có phải là thứ mà con người nên có hay không? (Thưa, không.) Đây là thứ ngoài định mức, tức là ngươi cõng thêm một thứ khác, nó không phải một thể với con người ngươi, nó không phải là một thứ mà thân xác, tâm hồn và linh hồn của ngươi có sẵn và yêu cầu, mà nó là thứ ngoài định mức, nó đến từ bên ngoài, không phải đến từ bản thân ngươi.

Cha mẹ có đủ loại kỳ vọng về việc học tập và nghề nghiệp của ngươi, đồng thời họ cũng phải đánh đổi mọi giá, thời gian và sinh lực để khiến ngươi thỏa mãn kỳ vọng của họ, một mặt để giúp ngươi thỏa mãn nguyện vọng của họ, mặt khác cũng thỏa mãn kỳ vọng của chính bản thân mình. Cho dù kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi là chính đáng hay không chính đáng, tóm lại, những cách làm này của cha mẹ, cũng như quan điểm, thái độ và phương thức của cha mẹ, đối với mỗi người mà nói đều là một loại xiềng xích vô hình. Cho dù lý do thoái thác của họ là vì yêu thương ngươi, vì tiền đồ sau này của ngươi, hay là vì sau này ngươi có thể sống những ngày tháng tốt đẹp, mặc kệ lý do thoái thác của họ là gì, tóm lại, mục tiêu, phương thức của những yêu cầu này, cũng như xuất phát điểm trong tư tưởng của họ, đối với bất kỳ một người nào mà nói đều là một loại gánh nặng, không phải là nhu cầu của nhân tính. Nếu đã không phải là nhu cầu của nhân tính, vậy hậu quả mà những gánh nặng này mang đến cho con người chỉ có thể là làm cho nhân tính của con người bị bóp méo, biến thái, phân liệt, nó là một loại bách hại, tàn hại, áp chế đối với nhân tính của con người, hậu quả không phải tốt lành, mà là ác tính, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời con người. Họ lấy thân phận cha mẹ yêu cầu ngươi làm một số việc không phù hợp với nhu cầu nhân tính, hoặc không phù hợp với bản năng nhân tính, vượt qua bản năng nhân tính. Ví dụ, trong thời gian trưởng thành, đứa trẻ mỗi ngày chỉ được ngủ năm sáu tiếng, trước mười một giờ đêm không được phép nghỉ ngơi, năm giờ sáng phải thức dậy, không có bất kỳ hoạt động giải trí nào, chủ nhật cũng không được phép nghỉ ngơi, phải làm đủ bao nhiêu là bài tập, đọc bao nhiêu là sách ngoại khóa, thậm chí có cha mẹ yêu cầu con cái phải học thêm một môn ngoại ngữ. Tóm lại, ngoại trừ những chương trình học được dạy ở trường ra, phải học thêm bao nhiêu kỹ năng, tri thức, ngươi không học thì không phải là một đứa trẻ tốt, đứa trẻ ngoan, không phải một đứa trẻ không chịu thua kém, hiểu chuyện, ngươi chính là một thứ không ra gì, ngươi chính là đồ bỏ đi, một kẻ ngu ngốc. Với tiền đề kỳ vọng con cái ngoan ngoãn, cha mẹ đã tước đoạt quyền tự do ngủ nghỉ, tước đoạt quyền tự do tuổi thơ, cũng tước đoạt thời thơ ấu vui vẻ, đồng thời cũng tước đoạt đủ mọi quyền lợi mà lẽ ra ngươi nên có khi là một đứa trẻ vị thành niên. Ít nhất khi cơ thể ngươi cần nghỉ ngơi, ví dụ như ngươi cần nghỉ ngơi bảy tám tiếng thì cơ thể mới có thể hồi phục, họ chỉ cho ngươi nghỉ ngơi năm sáu tiếng, hoặc thỉnh thoảng cũng được ngủ bảy tám tiếng, nhưng có một thứ ngươi không chịu nổi, chính là cha mẹ sẽ không ngừng càm ràm ngươi, bằng không thì sẽ nói cho ngươi biết: “Từ hôm nay trở đi không cần đi học nữa, con cứ ở nhà ngủ đi! Con thích ngủ, thì cứ ngủ ở nhà cả đời đi. Con đã không muốn đi học, sau này con làm ăn mày xin cơm là được rồi!”. Chỉ một lần không dậy sớm như vậy, ngươi đã bị đối xử như thế, đây có phải là cách đối xử vô nhân đạo không? (Thưa, phải.) Cho nên, để tránh xuất hiện cục diện khó xử như vậy, ngươi cũng chỉ có thể chiều theo họ một cách miễn cưỡng mà trói buộc bản thân, năm giờ sáng nhất định phải thức dậy, sau mười một giờ đêm mới có thể lên giường đi ngủ. Trói buộc bản thân như vậy, ngươi nguyện ý sao? Cam tâm sao? Đều không phải, là bất đắc dĩ. Ngươi không làm theo yêu cầu của cha mẹ, thì họ sẽ cau có với ngươi, nếu không thì họ sẽ mắng ngươi, họ không đánh ngươi, chỉ nói với ngươi rằng: “Cặp sách ném vào thùng rác rồi, con không cần đi học nữa, cứ ngu ngốc như vậy cũng tốt, đến mười tám tuổi thì đi nhặt đồng nát!”. Họ kể lể một hồi, không đánh ngươi cũng không mắng ngươi, chỉ kích động ngươi như vậy, ngươi liền không chịu nổi. Không chịu nổi cái gì? Không chịu nổi câu nói mà cha mẹ nói: “Ngủ thêm một hai tiếng, sau này phải làm ăn mày xin cơm”. Nội tâm ngươi cảm thấy vô cùng bất an, buồn bã đối với việc ngủ thêm hai tiếng đồng hồ kia, cảm thấy bởi vì ngủ thêm hai tiếng đồng hồ như mắc nợ cha mẹ, thấy có lỗi với cái giá mà cha mẹ đã đánh đổi khổ cực vì mình nhiều năm như vậy, có lỗi với sự khổ tâm của cha mẹ đối với ngươi, thế là ngươi hận bản thân: “Sao lại không có tiền đồ như vậy chứ! Ngủ thêm hai tiếng nữa thì có thể làm gì? Có thể tăng thêm điểm à, hay là có thể thi vào đại học danh tiếng? Sao lại không tự giác như vậy chứ? Đồng hồ báo thức vang lên thì dậy, sao lại chợp mắt thêm một lát chứ?”. Ngươi ngẫm nghĩ: “Mình thật sự quá buồn ngủ, mình thật sự cần nghỉ ngơi!”. Rồi ngươi lại ngẫm nghĩ tiếp: “Không thể nghĩ như vậy, nghĩ như vậy không phải là ngỗ nghịch với cha mẹ sao? Nghĩ như vậy chẳng phải là muốn sau này làm ăn mày thật sao? Nghĩ như vậy thật có lỗi với cha mẹ, vẫn nên nghe lời cha mẹ đi, đừng cứng đầu như vậy nữa”. Dưới đủ loại trách phạt của cha mẹ, dưới đủ loại khuôn phép cha mẹ đặt ra cho ngươi, cũng như dưới đủ loại yêu cầu khác người hoặc không khác người của cha mẹ dành cho ngươi, ngươi trở nên càng ngày càng khôn khéo, thế nhưng song song với sự khôn khéo ấy, mọi sự cha mẹ làm với ngươi không biết tự lúc nào đã biến thành xiềng xích, cũng trở thành gánh nặng của ngươi, khiến ngươi bỏ cũng không được, trốn cũng không thoát, ngươi chỉ có thể đi tới chỗ nào cũng mang một gánh nặng như vậy. Gánh nặng gì đây? “Cha mẹ làm mọi thứ đều là vì tương lai của mình. Mình còn nhỏ, không hiểu chuyện, phải nghe lời cha mẹ, cha mẹ làm gì cũng đúng, cũng tốt, họ chịu khổ vì mình quá nhiều rồi, đánh đổi vì mình quá nhiều rồi, mình nên vì cha mẹ mà hăng hái tranh giành, học tập thật giỏi, về sau tìm công việc tốt kiếm tiền nuôi cha mẹ, để cho cha mẹ sống những ngày tháng tốt đẹp, báo đáp cha mẹ, đây mới là việc mình nên làm, nên nghĩ”. Nhưng nghĩ đến cách cha mẹ đối xử với bản thân, nghĩ đến những năm tháng khó khăn, tuổi thơ vui vẻ mà bản thân đã mất đi, lại nghĩ đến sự uy hiếp bằng tình cảm của cha mẹ, trong nội tâm vẫn cảm thấy tất cả những gì cha mẹ làm không phải là nhu cầu của nhân tính, cũng không phải nhu cầu của tâm hồn ngươi, nó là gánh nặng. Dù nghĩ vậy, nhưng ngươi chưa bao giờ dám hận, chưa bao giờ dám đối mặt một cách đúng đắn với nó, nhìn thẳng vào nó, cũng chưa bao giờ dám dùng cách mà Đức Chúa Trời chỉ bảo cho ngươi để nhìn nhận một cách lý tính mọi việc mà cha mẹ làm và thái độ của họ đối với ngươi, không dám dùng cách thức đúng đắn nhất để đối đãi với cha mẹ, có phải như vậy hay không? (Thưa, phải.) Cho đến hôm nay, trong việc học tập và lựa chọn công việc, công sức cha mẹ đã bỏ ra, cái giá cha mẹ đã đánh đổi cho các ngươi, những gì họ yêu cầu các ngươi làm và theo đuổi, các ngươi có phân định được không? (Thưa, lúc trước đối với những thứ này, con không phân định được, cảm thấy cha mẹ làm những việc này đều là yêu thương con, là để sau này con có thể tốt hơn, nay nhờ lời Đức Chúa Trời thông công con mới phân định được một chút, không còn xem là vậy nữa.) Vậy đằng sau tình yêu này là gì? (Thưa, là xiềng xích, là trói buộc, gánh nặng.) Thật ra là sự tước đoạt đối với tự do nhân tính, sự tước đoạt niềm vui thời thơ ấu, là sự áp chế tàn ác vô nhân đạo. Nếu như nói là tàn hại, thì từ lương tâm có thể các ngươi không tiếp nhận được, vậy chỉ có thể nói là sự tước đoạt đối với tự do nhân tính cùng niềm vui tuổi thơ, cũng như là một loại áp chế đối với trẻ vị thành niên. Nếu như nói là ức hiếp, thì không thích hợp lắm, chính là ngươi còn nhỏ, không hiểu chuyện, cái gì cũng do họ định đoạt, họ ở chỗ ngươi một tay che trời, ngươi vô hình trung biến thành con rối cho họ giật dây, họ bảo ngươi như thế nào ngươi liền như thế đó, bắt ngươi học vũ đạo, ngươi phải học. Ngươi nói: “Con không thích học, con không thích, con không theo kịp nhịp điệu, con giữ thăng bằng không tốt”. “Không được, con phải học, bởi vì mẹ thích, con phải học cho mẹ!”. Ngươi có khóc cũng phải học. Đôi khi mẹ ngươi còn nói: “Học cho mẹ, nghe lời mẹ đi, con bây giờ còn nhỏ, không hiểu chuyện, chờ lớn lên con sẽ biết, mẹ là vì tốt cho con. Con xem, mẹ khi còn bé không có điều kiện đó, không ai bỏ tiền ra cho mẹ học múa, tuổi thơ của mẹ không hạnh phúc. Con bây giờ thật tốt biết bao, cha mẹ kiếm tiền, tiết kiệm tiền, cho con học múa, con giống như công chúa nhỏ, giống như hoàng tử nhỏ, con thật hạnh phúc biết bao! Cha mẹ thương con nên mới cho con học”. Nghe lời này, ngươi trả lời như thế nào? Không nói gì, phải không? (Thưa, phải.) Cha mẹ thường cho rằng con cái thì chuyện gì cũng không hiểu, người lớn nói cái gì chính là cái đó, cho rằng con cái sẽ không biết phân biệt đúng sai, sẽ không biết duy trì trật tự đúng sai, cho nên ngay khi con cái còn ở độ tuổi vị thành niên, họ thường nói những lời mà trong lòng họ vốn cũng không nắm chắc lắm để mê hoặc con cái, làm tê liệt tâm hồn trẻ thơ của con cái, khiến cho con cái dù cam tâm hay không cam tâm đều bất đắc dĩ nghe theo sự sắp đặt của họ. Càng có nhiều bậc cha mẹ thường tự biện minh cho mình trong việc giáo dục, việc tiêm nhiễm tư tưởng và một số việc yêu cầu con cái làm, mình muốn nói thế nào thì nói thế đó, hơn nữa gần như 99,9% cha mẹ đều không dùng phương thức đúng đắn, tích cực để dẫn dắt con cái làm mọi chuyện, hiểu mọi chuyện, mà lại tiêm nhiễm những thứ mà họ thích và cho là tốt một cách ép buộc, cưỡng ép con cái tiếp nhận. Đương nhiên, 99,9% những thứ trẻ tiếp nhận không những không phù hợp với lẽ thật, cũng không phải là quan điểm và tư tưởng mà con người nên có, đồng thời cũng không phù hợp với nhu cầu nhân tính của trẻ ở độ tuổi này. Ví dụ như, có những đứa trẻ năm sáu tuổi không có việc gì làm thì lấy búp bê vải chơi, hoặc là chơi nhảy dây, xem phim hoạt hình, đây không phải là rất bình thường sao? Trách nhiệm của cha mẹ ở bên cạnh thực hiện chẳng qua là gì? Là kiểm soát, quy phạm, hướng dẫn tích cực, giúp trẻ trong giai đoạn này không tiếp nhận những sự vật tiêu cực, để cho trẻ tiếp nhận những thứ tích cực mà độ tuổi này nên tiếp nhận. Ví dụ, ở độ tuổi này phải học cách chung sống hòa thuận với các bạn nhỏ khác, yêu gia đình, yêu cha mẹ, giáo dục trẻ tốt hơn, để cho nó biết con người đến từ Đức Chúa Trời, phải làm đứa trẻ tốt, học cách nghe lời Ngài, rằng nó nên cầu nguyện khi có chuyện buồn phiền hoặc khi không muốn vâng lời, cùng nhiều sự giáo dục tích cực khác, việc còn lại chính là thỏa mãn thú vui trẻ con của nó. Ví dụ, trẻ em muốn xem phim hoạt hình, chơi búp bê vải thì không nên bị khiển trách. Có những cha mẹ thấy đứa con 5,6 tuổi xem phim hoạt hình, chơi búp bê vải, liền răn dạy và trách mắng: “Không có tiền đồ! Con đã bao nhiêu tuổi rồi, không biết học hành, không biết làm việc đàng hoàng, xem phim hoạt hình có ích lợi gì chứ? Chỉ chuột với mèo, con có thể học cái gì tốt hơn không? Trong những phim hoạt hình này đều là động vật, con có thể xem một chút phim về con người được không? Khi nào con mới có thể trưởng thành đây? Ném búp bê vải đi! Lớn như vậy rồi còn chơi búp bê vải, không có tiền đồ!”. Ngươi nói xem trẻ con sau khi nghe xong có thể hiểu được ý của người lớn không? Trẻ con ở độ tuổi như vậy không chơi búp bê vải, không chơi bùn đất thì chơi cái gì? Chơi với bom nguyên tử? Viết phần mềm? Chúng nó biết không? Trẻ em ở độ tuổi như vậy nên chơi những thứ như chơi xếp gỗ, ô tô nhỏ, búp bê vải, như thế là bình thường. Chơi mệt thì nghỉ ngơi, cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ. Khi đứa con hành động tùy ý hoặc bất chấp đạo lý, cố tình gây sự, thì người lớn nên giáo dục: “Con không hiểu chuyện, như vậy không phải là đứa trẻ ngoan, Đức Chúa Trời không thích, cha mẹ cũng không thích”. Đối với con cái thì phải khơi gợi, đây là trách nhiệm mà cha mẹ nên làm, chứ không phải dùng phương thức và cách nhìn của người trưởng thành, dục vọng và dã tâm của người trưởng thành để tiêm nhiễm cho đứa trẻ cái gì, áp đặt cho đứa trẻ cái gì, cho dù bao nhiêu tuổi, trách nhiệm của cha mẹ nên thực hiện đối với con cái chỉ là dẫn dắt tích cực, giáo dục, giám sát, sau đó là khơi gợi. Khi nhìn thấy một vài tư tưởng, cách làm, hành vi cực đoan của con cái, thì nên dẫn dắt, hướng dẫn một cách tích cực, tiến hành sửa sai, để cho nó biết cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì là chính, cái gì là tà, đây là trách nhiệm mà cha mẹ nên thực hiện. Như vậy, dưới cách giáo dục, hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ, đứa trẻ vô tình sẽ học được rất nhiều thứ mà trước đây chúng không biết. Như vậy, con người khi còn nhỏ đã tiếp nhận rất nhiều sự vật tích cực, biết được một ít thị phi đúng sai, tâm hồn của con người, nhân tính của con người được bình thường, tự do, tâm hồn không bị bất kỳ vùi dập và áp chế nào. Cho dù sức khỏe thể xác của con người như thế nào, ít nhất tâm hồn phải khỏe mạnh, không bị bóp méo, bởi vì con người lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt lành, chứ không phải lớn lên dưới sự áp chế của một môi trường giáo dục ác tính. Trong quá trình trưởng thành của con cái, trách nhiệm và nghĩa vụ mà cha mẹ nên thực hiện được không phải là gây áp lực, ràng buộc, hoặc quấy nhiễu sự lựa chọn của con cái, mang lại gánh nặng cho con cái, mà là trong giai đoạn con cái trưởng thành, bất luận là tính cách, tố chất của con cái như thế nào, thì tóm lại trách nhiệm mà cha mẹ nên thực hiện là hướng dẫn nó theo hướng tích cực, tốt lành, khi con có ngôn ngữ, hành vi hoặc tư tưởng đặc biệt và không đúng đắn thì nên kịp thời cung cấp sự chỉ dẫn cho tâm hồn, cung cấp sự chỉ đạo và uốn nắn cho hành vi. Về phần con cái có nguyện ý học tập hay không, học tập có tốt hay không, đối với việc học tri thức, kỹ năng có bao nhiêu hứng thú, lớn lên có thể làm cái gì, đều dựa vào việc con cái bẩm sinh có gì, có sở thích gì, xu hướng đam mê là gì để tùy cơ ứng biến, đạt đến việc để con cái lớn lên khỏe mạnh, tự do, phát triển dưới sự nuôi dưỡng của cha mẹ, đây là trách nhiệm cha mẹ nên thực hiện, hơn nữa cũng là thái độ cha mẹ nên có đối với sự trưởng thành, học tập, công việc của con cái, chứ đừng áp đặt nguyện vọng, chí hướng và sở thích, thậm chí mong muốn của mình lên con cái một cách ép buộc, bắt con cái thực hiện. Như vậy, một mặt cha mẹ không cần phải hy sinh quá mức, mặt khác, con cái cũng có được sự trưởng thành tự do từ sự giáo dục đúng đắn, chính đáng của cha mẹ, đạt được những gì nên học tập được. Điểm mấu chốt nhất chính là, cha mẹ có thể dựa vào sở trường, sở thích của con cái, cũng như dựa vào nhân tính của con cái để đối đãi đúng đắn với chúng, cha mẹ có thể dựa vào nguyên tắc “Vận mệnh con người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời” mà đối đãi với con cái, kết quả cuối cùng này chắc chắn là tốt đẹp. Dựa vào nguyên tắc “Vận mệnh con người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời” để đối xử với con cái, không phải là không cho ngươi quản lý con cái, nên dạy dỗ thì phải dạy dỗ, lúc nên nghiêm khắc thì phải nghiêm khắc, nhưng bất kể nghiêm khắc hay buông lỏng, thì nguyên tắc đối xử với con cái vẫn là thuận theo tự nhiên mà chúng ta vừa nói, dành cho con cái sự hướng dẫn, giúp đỡ tích cực nhất định, sau đó dựa vào tình hình thực tế của con cái mà có thể ủng hộ, giúp đỡ về mặt kỹ năng, tri thức hoặc vật chất trong khả năng cho phép, đây là trách nhiệm mà cha mẹ nên thực hiện, chứ không phải bắt con cái làm những gì chúng không muốn làm, làm bất kỳ chuyện gì trái với nhân tính một cách ép buộc. Tóm lại, kỳ vọng đối với con cái không nên dựa vào sự cạnh tranh và nhu cầu của xã hội hiện tại, không nên dựa vào trào lưu, câu nói của xã hội, cũng không nên dựa vào các loại tư tưởng của con người trong xã hội về cách đối xử với con cái. Nên dựa vào lời Đức Chúa Trời, dựa vào nguyên tắc “mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời”, đây là điều con người nên làm nhất. Về phần con cái sau này có thể trở thành người như thế nào, sau này lựa chọn công việc như thế nào, cuộc sống vật chất sau này ra làm sao, thì do ai nắm giữ? (Thưa, Đức Chúa Trời nắm giữ.) Do Đức Chúa Trời nắm giữ, không phải cha mẹ nắm giữ, cũng không phải bất kỳ ai nắm giữ. Cha mẹ không nắm giữ được vận mệnh của bản thân, còn có thể nắm giữ vận mệnh của con cái sao? Bản thân con người cũng không nắm giữ được vận mệnh của mình, cha mẹ có thể nắm giữ sao? Cho nên, với tư cách là cha mẹ, không nên làm những chuyện ngu xuẩn trong việc học tập và công việc của con cái, mà nên dùng phương pháp sáng suốt để đối xử với con cái, không nên biến kỳ vọng của mình thành gánh nặng cho con cái, không nên biến sự đánh đổi, trả giá và những nỗi khổ phải chịu đựng của mình thành gánh nặng cho con cái, không nên biến gia đình thành luyện ngục của con cái, đây là một sự thật mà cha mẹ nên hiểu. Về phần có một số người nói: “Vậy để con cái chung sống với cha mẹ bằng mối quan hệ nào? Là làm bạn bè, làm đồng nghiệp, hay là thế hệ đi trước và thế hệ kế cận?”. Tự ngươi xem xét mà quyết định, con cái thích thế nào thì là như thế ấy, ngươi cảm thấy thế nào tốt thì là như thế ấy, đây đều là chuyện nhỏ.

Con cái nên đối đãi thế nào với những sự kỳ vọng của cha mẹ? Nếu ngươi gặp những bậc cha mẹ uy hiếp bằng tình cảm với con cái, nếu ngươi gặp những bậc cha mẹ bất chấp lý lẽ và ma quỷ như thế, ngươi sẽ làm gì? (Thưa, con không được nghe sự giáo dục của họ nữa; mà phải nhìn nhận mọi sự theo lời Đức Chúa Trời.) Một mặt, ngươi phải nhìn thấu rằng những cách giáo dục của họ là sai lầm về mặt nguyên tắc, cách họ đối xử với ngươi là đang tàn hại nhân tính của ngươi và đồng thời tước đoạt nhân quyền của ngươi. Mặt khác, bản thân ngươi nên tin rằng vận mệnh của con người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Ngươi muốn học cái gì, sở trường của ngươi là gì, hay tố chất nhân tính của ngươi có khả năng đạt được cái gì, toàn bộ những điều này đều do Đức Chúa Trời tiền định và không con người nào có thể thay đổi chúng. Dù cha mẹ ngươi sinh ra ngươi nhưng họ cũng không thể thay đổi tất cả những điều này. Vì vậy, cho dù cha mẹ ngươi gò ép ngươi làm chuyện gì ngươi không thể làm được, không thể đạt đến, không sẵn lòng làm, thì ngươi đều có thể từ chối. Ngươi cũng có thể nói đạo lý với họ rồi sau đó bù đắp ở những phương diện khác, khiến họ yên tâm về ngươi. Ngươi nói: “Cha mẹ yên tâm, vận mệnh con người nằm trong tay Đức Chúa Trời. Con tuyệt đối sẽ không đi con đường sai trái, mà sẽ đi con đường đúng đắn. Dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, con chắc chắn sẽ trở thành một người chân chính, một người tốt. Con sẽ không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con, cũng sẽ không quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ”. Những bậc cha mẹ sẽ thế nào sau khi nghe những lời này? Nếu những bậc cha mẹ đó là những người ngoại đạo hoặc thuộc về ma quỷ, họ sẽ phải tức điên. Vì câu: “Con sẽ không quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ và sẽ không phụ lòng cha mẹ” mà ngươi nói chỉ là lời sáo rỗng. Ngươi làm được chuyện đó chưa? Ngươi đã làm theo yêu cầu của họ chưa? Ngươi có thể nên người xuất chúng không? Ngươi có thể làm quan chức cấp cao hay kiếm nhiều tiền để họ sống cuộc sống thoải mái không? Ngươi có thể giúp họ đạt được những lợi ích thực tế không? (Thưa, không thể.) Không biết được, đây là ẩn số. Bất kể họ tức giận, vui vẻ hay im lặng cam chịu, thì thái độ ngươi nên có là gì? Con người sinh ra trên đời để hoàn thành sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ. Con người không nên sống chỉ để thỏa mãn sự kỳ vọng của cha mẹ, để khiến họ vui vẻ, đem vinh quang về cho họ, hay khiến họ có uy tín danh dự trước người khác. Đây không phải là trách nhiệm của ngươi. Họ nuôi dưỡng ngươi trưởng thành; dù trả bất cứ giá nào, cũng là họ cam tâm tình nguyện. Trách nhiệm và nghĩa vụ của họ là nuôi dưỡng ngươi trưởng thành. Đối với chuyện họ đặt bao nhiêu sự kỳ vọng ở ngươi, do những sự kỳ vọng này mà họ phải chịu bao nhiêu đau khổ, đã tiêu tốn bao nhiêu tiền, bị bao nhiêu người bài xích và coi thường, trả bao nhiêu cái giá, thì cũng đều là tự nguyện. Ngươi không hề đòi lấy, ngươi không bắt họ phải làm vậy, Đức Chúa Trời cũng không bắt họ phải làm vậy, họ làm vậy có mục đích của mình. Nhìn từ góc độ của họ, họ chỉ vì bản thân. Ngoài mặt thì là để ngươi có một cuộc sống tốt và tiền đồ xán lạn, nhưng thực ra là để ngươi đem lại vinh quang cho họ và khỏi khiến họ bẽ mặt. Vì vậy ngươi không có nghĩa vụ báo đáp họ, cũng không có nghĩa vụ thực hiện những mong muốn của họ và những kỳ vọng của họ đối với ngươi. Tại sao ngươi không có nghĩa vụ này? Vì đây không phải là những gì Đức Chúa Trời bảo ngươi làm; không phải là nghĩa vụ mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi. Trách nhiệm của ngươi với họ là làm những gì con cái nên làm khi họ cần ngươi, thực hiện được trách nhiệm của ngươi trong khả năng cho phép là được rồi. Dù họ là những người đã sinh ra và nuôi dưỡng ngươi, nhưng trách nhiệm của ngươi đối với họ chỉ là giặt giũ, nấu ăn, và dọn dẹp khi họ cần ngươi chăm sóc, và bầu bạn bên giường mỗi khi họ ốm, thế thôi. Ngươi không có nghĩa vụ phải làm theo bất kỳ điều gì họ nói, cũng không có nghĩa vụ làm nô lệ cho họ, càng không có nghĩa vụ phải kế thừa những nguyện vọng chưa hoàn thành của họ, đúng không? (Thưa, đúng.)

Những kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái còn có một phương diện khác, đó là kế thừa gia nghiệp hay tổ nghiệp. Ví dụ, một số gia đình có truyền thống hội họa, gia quy được truyền từ đời tổ tiên là mỗi thế hệ phải có một người kế thừa gia nghiệp và kế thừa truyền thống gia tộc. Giả sử ở thế hệ của ngươi, vai trò này rơi vào ngươi, nhưng ngươi không thích hội họa và không có hứng thú với nó; ngươi thích học những môn đơn giản hơn. Trong tình huống đó, ngươi có quyền từ chối. Ngươi không có nghĩa vụ kế thừa truyền thống gia tộc, không có nghĩa vụ kế thừa gia nghiệp hay tổ nghiệp, chẳng hạn như võ thuật, một loại kỹ thuật hay một loại kỹ năng, v.v.. Ngươi không có nghĩa vụ kế thừa những gì họ yêu cầu ngươi kế thừa. Lại có gia tộc, mỗi thế hệ đều hát hí khúc. Đến thế hệ của ngươi, cha mẹ ngươi cũng bắt ngươi học hát hí khúc từ lúc còn nhỏ. Ngươi có học được nhưng trong thâm tâm ngươi không thích thứ này. Vì vậy nếu buộc phải chọn một công việc, ngươi tuyệt đối sẽ không làm bất cứ công việc nào liên quan đến hí khúc. Từ sâu trong nội tâm, ngươi phản cảm với nghề đó; vậy thì trong trường hợp đó, ngươi có quyền từ chối. Vì vận mệnh của ngươi không nằm trong tay cha mẹ, chuyện ngươi lựa chọn công việc gì, định hướng hứng thú của ngươi là gì, ngươi muốn làm gì, ngươi muốn đi con đường nào đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Hết thảy những điều này đều do Đức Chúa Trời sắp đặt, không phải bất cứ thành viên nào trong gia tộc ngươi và đương nhiên cũng không phải cha mẹ ngươi có thể sắp đặt. Vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con cái chỉ là để giám hộ, chăm sóc, bầu bạn trong quá trình con cái trưởng thành. Tốt hơn một chút thì cha mẹ có thể có sự hướng dẫn, giáo dục và chỉ dẫn tích cực với con cái. Họ chỉ có vai trò như thế thôi. Sau khi ngươi trưởng thành và tự lập, vai trò của cha mẹ chỉ là trụ cột và nơi ký thác tình cảm. Ngày ngươi có thể tự lập trong tư tưởng và trong cách sống chính là ngày cha mẹ ngươi hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với ngươi; vì vậy mối quan hệ của ngươi với họ không còn là giữa người giáo dục và người được giáo dục, người giám hộ và người được giám hộ nữa. Sự thật chẳng phải như vậy sao? (Thưa, phải.) Một số người có cha mẹ, họ hàng và bạn bè không tin vào Đức Chúa Trời; chỉ có bản thân họ tin vào Đức Chúa Trời. Chuyện này là thế nào đây? Chuyện này liên quan đến sự tiền định của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã chọn ngươi, không chọn họ; Đức Chúa Trời chỉ mượn tay của họ để nuôi ngươi trưởng thành rồi đưa ngươi vào nhà Đức Chúa Trời. Là một đứa con, thái độ mà ngươi nên có đối với sự kỳ vọng của cha mẹ là phải phân định đúng sai. Nếu cách họ đối xử với ngươi không phù hợp với lời Đức Chúa Trời hay với sự thật “vận mệnh con người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời”, thì ngươi có thể cự tuyệt những kỳ vọng của họ và giảng giải đạo lý với cha mẹ ngươi để họ hiểu. Nếu ngươi vẫn còn là vị thành niên và họ áp chế ngươi một cách cưỡng ép, bắt ngươi làm theo yêu cầu của họ, ngươi chỉ có thể thầm cầu nguyện Đức Chúa Trời và để Ngài mở ra cho ngươi một con đường thoát. Nhưng nếu ngươi là người trưởng thành, ngươi có thể hoàn toàn nói với họ: “Không, con có thể không sống theo cách mà cha mẹ đã áp đặt con. Con có thể không lựa chọn con đường cuộc đời, cách sống và mục tiêu mưu cầu của con theo cách mà cha mẹ áp đặt. Nghĩa vụ nuôi dưỡng con của cha mẹ đã hoàn thành. Nếu chúng ta có thể hòa thuận với nhau, có chung những mưu cầu và mục tiêu, thì mối quan hệ của chúng ta vẫn như ban đầu; nhưng nếu không còn chung chí hướng và mục tiêu thì chúng ta có thể tạm thời tạm biệt nhau”. Nghe thế nào? Ngươi có dám nói vậy không? Đương nhiên không cần phải chính thức đoạn tuyệt quan hệ với cha mẹ như vậy, nhưng ít ra trong thâm tâm, ngươi nên thấy rõ điểm này: Dù cha mẹ là người gần gũi nhất với ngươi, nhưng người thực sự cho ngươi sinh mệnh, có thể khiến ngươi đi con đường nhân sinh đúng đắn và hiểu toàn bộ những nguyên tắc làm người không phải là cha mẹ, mà là Đức Chúa Trời. Cha mẹ không thể chu cấp cho ngươi lẽ thật hay cho ngươi bất cứ lời khuyên đúng đắn nào liên quan đến lẽ thật. Vậy nên đối với mối quan hệ của ngươi với cha mẹ, cho dù họ đã vì ngươi mà đánh đổi bao nhiêu, hay đã tiêu tốn cho ngươi bao nhiêu tiền của và sinh lực, thì ngươi cũng không cần có mặc cảm tội lỗi. Tại sao? (Thưa, vì đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ. Nếu cha mẹ làm tất cả những việc này để con cái của họ có thể nên người xuất chúng, để thỏa mãn những mong muốn của họ, thì đây là những ý định và mục đích của riêng họ; chúng không phải những gì Đức Chúa Trời tiền định họ phải làm. Vì vậy, không cần phải có mặc cảm tội lỗi.) Đây mới chỉ là một phương diện. Phương diện còn lại là hiện tại ngươi đang đi con đường đúng đắn, ngươi đang mưu cầu lẽ thật, và ngươi đang đến trước Đấng Tạo Hóa để thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo; vì vậy, ngươi không nên có bất cứ mặc cảm tội lỗi nào với họ. Cái gọi là trách nhiệm mà họ thực hiện đối với ngươi chỉ là những gì Đức Chúa Trời đã an bài. Nếu ngươi hạnh phúc trong thời gian họ nuôi dưỡng ngươi thì đó là may mắn của ngươi. Nếu ngươi bất hạnh thì đương nhiên đó cũng là sự an bài của Đức Chúa Trời. Ngươi nên cảm tạ Đức Chúa Trời vì hôm nay Ngài đã cho phép ngươi bước ra ngoài, cho ngươi nhận thức rõ ràng thực chất của cha mẹ ngươi, nhận thức rõ ràng họ là loại người như thế nào. Trong thâm tâm ngươi nên có nhận thức chính xác về tất cả những điều này, cũng như có giải pháp và cách xử lý chính xác. Như thế chẳng phải con người sẽ cảm thấy sâu trong nội tâm yên bình hơn sao? (Thưa, phải.) Nếu yên bình hơn thì thực sự quá tốt rồi. Tóm lại, trong những vấn đề như thế này, bất kể trước đây hay hiện tại cha mẹ ngươi yêu cầu ngươi những gì, vì ngươi đã hiểu lẽ thật và ý muốn của Đức Chúa Trời, vì ngươi hiểu những điều Đức Chúa Trời yêu cầu con người nên làm là gì, cũng đã hiểu hậu quả mà những sự kỳ vọng của cha mẹ mang đến cho ngươi là gì, nên ngươi không cần phải mang gánh nặng nào về chuyện này nữa. Không cần phải cảm thấy mình đã phụ lòng cha mẹ, bản thân tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, không khiến cha mẹ sống một cuộc sống tốt hơn, không bầu bạn với họ và thực hiện trách nhiệm được con cái nên thực hiện, khiến cho họ cảm thấy trống trải về mặt tình cảm. Ngươi không cần phải có mặc cảm tội lỗi về điều này. Đây là những gánh nặng mà cha mẹ đặt lên vai con cái, và chúng đều là những thứ mà ngươi nên buông bỏ. Nếu ngươi thực sự tin rằng mọi sự nằm trong tay Đức Chúa Trời, thì ngươi nên tin rằng việc họ phải chịu bao nhiêu khổ và hưởng bao nhiêu phúc trong đời cũng nằm trong tay Đức Chúa Trời. Dù ngươi có hiếu thuận hay không cũng sẽ không thay đổi được gì, cha mẹ ngươi sẽ không bớt đau khổ vì ngươi hiếu thuận, họ cũng sẽ không đau khổ thêm chỉ vì ngươi không hiếu thuận. Từ lâu Đức Chúa Trời đã tiền định vận mệnh của họ, và sẽ chẳng thay đổi điều gì vì thái độ của ngươi đối với họ hay vì tình cảm giữa các ngươi hời hợt hay sâu đậm. Họ có vận mệnh của họ. Bất kể cả đời họ nghèo hay giàu, thuận lợi hay không thuận lợi, chất lượng cuộc sống, đãi ngộ vật chất, địa vị xã hội và những hiện trạng cuộc sống của họ như thế nào, thì đều không có quá nhiều liên quan đến ngươi. Nếu ngươi cảm thấy có mặc cảm tội lỗi đối với họ, nếu ngươi cảm thấy ngươi nợ họ và ngươi nên ở bên họ, cho dù ngươi ở bên cạnh họ thì có thay đổi được điều gì không? (Thưa, chẳng thay đổi được gì cả.) Lương tâm của ngươi có thể sẽ không cắn rứt và không có mặc cảm tội lỗi. Nhưng nếu ngươi ở bên họ mỗi ngày, thấy họ không tin Đức Chúa Trời, lại còn mưu cầu thế gian, và tham gia vào những chuyện bàn tán và thị phi, ngươi sẽ cảm thấy thế nào? Trong lòng ngươi có thoải mái không? (Thưa, không.) Ngươi có thể thay đổi được họ không? Ngươi có thể cứu được họ không? (Thưa, không thể.) Nếu họ ngã bệnh, và ngươi có điều kiện ở cạnh giường mà chăm sóc họ và khiến họ chịu đựng ít khổ sở hơn một chút, có được sự an ủi từ con cái, thì khi bình phục, thể xác họ có được sự an ủi. Nhưng nếu ngươi nhắc một câu đến chuyện tin Đức Chúa Trời, họ có thể tuôn ra tám câu, mười câu phản bác ngươi, tuôn ra những luận điệu hoang đường hôi thối không ngửi nổi, có thể khiến ngươi phát ốm suốt hai kiếp. Bề ngoài, lương tâm của ngươi có thể bình an, và ngươi có thể cảm thấy họ không nuôi dưỡng ngươi vô ích, rằng ngươi không phải là một người vong ơn bội nghĩa, không để cho làng xóm cười chê. Nhưng lẽ nào lương tâm bình an rồi thì thâm tâm ngươi sẽ thực sự tiếp nhận những tư tưởng, quan điểm, quan điểm sinh tồn và cách sinh tồn khác nhau của họ hay không? Ngươi có thực sự tương hợp với họ không? (Thưa, không.) Hai loại người đi hai con đường khác nhau và có những quan điểm khác nhau, cho dù có bất cứ mối quan hệ hay dây mơ rễ má nào về tình cảm xác thịt cũng không thể thay đổi tư tưởng và quan điểm nào của một trong hai bên. Lúc hai bên không bàn chuyện với nhau thì không sao, nhưng chỉ cần bàn chuyện với nhau thì sẽ xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, sẽ hận nhau và chán ghét nhau. Dù bề ngoài có quan hệ máu mủ, nhưng trong lòng là kẻ thù, là hai loại người kỵ nhau như nước với lửa. Trong trường hợp đó mà ngươi vẫn còn ở bên cạnh họ, thì ngươi rốt cuộc là vì cái gì? Ngươi đang tự chuốc lấy phiền phức hay là vì một lý do nào khác? Mỗi lần gặp mặt là một lần hối hận, đây gọi là tự chuốc lấy đau khổ. Có người ngẫm nghĩ: “Nhiều năm rồi mình không gặp cha mẹ. Trước kia, họ đã làm một số việc khá đáng trách, báng bổ Đức Chúa Trời, và phản đối mình tin Đức Chúa Trời. Giờ họ già rồi; chắc hẳn họ đã thay đổi. Mình cũng không nên so đo những chuyện xấu xa họ đã làm nữa; chắc họ cũng đã quên gần hết rồi. Hơn nữa, vì tình cảm, vì lương tâm, mình cũng cảm thấy rất nhớ họ, muốn biết họ có khỏe không, vậy thì hãy về nhà xem thử thôi”. Nhưng mới về nhà chưa đến một ngày, cảm giác ghê tởm đối với họ trước kia lại quay trở lại, và ngươi hối hận: “Đây mà gọi là gia đình à? Đây mà là cha mẹ à? Chẳng phải là kẻ thù sao? Họ vẫn như trước kia, đức hạnh vẫn y hệt như vậy; chẳng thay đổi chút nào!”. Làm sao họ thay đổi được chứ? Ban đầu họ thế nào thì sau này vẫn sẽ thế ấy. Ngươi tưởng khi già đi thì họ sẽ thay đổi và các ngươi sẽ hòa hợp ư? Không hòa hợp nổi đâu. Ngươi vừa bước chân trở về nhà, họ sẽ nhìn xem trên tay ngươi đang xách thứ gì là bào ngư, hải sâm, vi cá mập, bong bóng cá, hay là túi xách và quần áo hàng hiệu, trang sức vàng bạc. Vừa thấy ngươi xách hai túi nilon, một túi đựng bánh bao hấp, còn túi kia đựng vài quả chuối, thấy ngươi vẫn còn nghèo thì họ lại cằn nhằn: “Con gái nhà kia xuất ngoại rồi lấy chồng nước ngoài. Nó mua cho cha mẹ nó vòng tay bằng vàng nguyên chất, rảnh rỗi là bọn họ lấy ra khoe khoang. Con trai nhà nọ mua xe hơi, rảnh rỗi là đưa cha mẹ đi du lịch và ra nước ngoài. Cha mẹ được thơm lây theo con cái! Con gái nhà kia không bao giờ về nhà tay không. Nó mua chậu rửa chân và ghế mát-xa cho cha mẹ, mua toàn áo quần không bằng lụa thì cũng bằng lông cừu. Con cái nhà họ thật hiếu thuận; đúng là không uổng bao công dưỡng dục! Nhà này nuôi dưỡng toàn những kẻ vong ơn bội nghĩa!”. Đây không phải là mỉa mai ngươi sao? (Thưa, phải.) Họ chẳng thèm đếm xỉa gì đến bánh bao hấp và chuối của ngươi, mà ngươi vẫn còn nghĩ đến việc thực hiện trách nhiệm của một đứa con và lòng hiếu thảo đối với họ. Cha mẹ ngươi thích bánh bao hấp và chuối, nhiều năm rồi ngươi chưa gặp họ, nên ngươi mua những thứ này để cảm hóa họ và bù đắp cho lương tâm mang mặc cảm tội lỗi của mình. Nhưng kết quả là ngươi không những không bù đắp được mà còn bị khiển trách một trận; ngươi chán nản chạy ra khỏi nhà. Vậy thì ngươi về nhà thăm cha mẹ có ý nghĩa gì không? (Thưa, không.) Lâu rồi ngươi không về nhà, nhưng họ chẳng nhớ ngươi; họ không nói: “Con về nhà là được rồi. Không cần phải mua gì đâu. Thấy con đi con đường đúng đắn, sống khỏe mạnh và bình an về mọi mặt là rất tốt rồi, được gặp nhau và nói mấy lời tri kỷ là đủ mãn nguyện rồi”. Họ đâu có quan tâm mấy năm nay ngươi có khỏe không, có gặp khó khăn hay khó xử nào cần cha mẹ giúp đỡ hay không. Họ không nói được lời ấm lòng nào cả. Nhưng nếu họ nói những lời như thế thật thì chẳng phải ngươi sẽ không thể đi được sao? Họ mắng mỏ ngươi, ngươi liền đằm lại, trong lòng thanh thản, không có mặc cảm tội lỗi, và thầm nghĩ: “Mau đi thôi, đây thực sự là luyện ngục! Lột da, ăn thịt lại còn muốn uống máu nữa”. Mối quan hệ với cha mẹ là mối quan hệ khó xử lý nhất về mặt tình cảm, nhưng thực ra nó không phải hoàn toàn không xử lý được. Chỉ có trên cơ sở hiểu biết lẽ thật thì con người mới có thể đối đãi với chuyện này một cách đúng đắn và có lý tính. Đừng xuất phát từ góc độ tình cảm, cũng đừng xuất phát từ những cách nhìn nhận và góc độ của người đời. Thay vào đó, hãy đối đãi với cha mẹ đúng cách theo lời Đức Chúa Trời. Cha mẹ rốt cuộc đóng vai trò gì, con cái rốt cuộc có ý nghĩa gì đối với cha mẹ, con cái nên có thái độ như thế nào đối với cha mẹ, con người nên xử lý và giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như thế nào? Để đối đãi với những chuyện này, con người không nên dựa vào tình cảm, cũng không nên bị ảnh hưởng bởi bất cứ tư tưởng sai lầm hay dư luận xã hội nào, mà nên căn cứ theo lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không thể thực hiện được bất cứ trách nhiệm nào đối với cha mẹ trong hoàn cảnh được Đức Chúa Trời tiền định, hoặc nếu ngươi không có bất kỳ tác dụng nào trong đời họ, thì đó có phải là bất hiếu không? Lương tâm ngươi có buộc tội ngươi không? Làng xóm, bạn học, và họ hàng sẽ nhiếc móc và bàn tán về khuyết điểm của ngươi sau lưng ngươi, gọi ngươi là đứa con bất hiếu, nói rằng: “Từ khi anh còn nhỏ, cha mẹ đã trả giá rất nhiều và dốc nhiều tâm huyết vì anh, đã làm rất nhiều việc vì anh, vậy mà đứa con bất hiếu như anh cứ biệt tăm biệt tích, không một tin báo về rằng mình đang an toàn. Dịp Tết chẳng những không thèm về, mà đến một cuộc điện thoại hay câu hỏi thăm sức khỏe cũng không có”. Mỗi lần nghe những lời như thế, lương tâm của ngươi lại rỉ máu, rơi lệ và cắn rứt. “Ôi, họ nói đúng”. Mặt ngươi đỏ bừng, và lòng ngươi run rẩy như thể bị kim châm. Ngươi đã từng có cảm giác này chưa? (Thưa, đã từng.) Làng xóm và họ hàng của ngươi nói ngươi bất hiếu thì có đúng không? (Thưa, không. Con không bất hiếu.) Giải thích lý do của ngươi đi. (Thưa, dù con không ở bên cạnh cha mẹ mấy năm qua, hoặc không thể đáp ứng những mong muốn của họ như người đời, nhưng việc chúng con đi con đường tin Đức Chúa Trời này đã được Đức Chúa Trời tiền định. Đây là con đường nhân sinh đúng đắn, và là một việc chính nghĩa. Cho nên mới nói con không bất hiếu.) Câu nói của các ngươi vẫn còn dừng lại ở những đạo lý mà con người đã hiểu trước kia; không có câu nói và hiểu biết thực tế. Còn ai muốn chia sẻ suy nghĩ nữa không? (Thưa, con nhớ khi con mới ra nước ngoài, mỗi lần nghĩ đến việc gia đình không biết mình ở nước ngoài làm gì, nghĩ đến việc họ có thể sẽ nói xấu sau lưng con và nói con không hiếu thuận, nói con là đứa con gái bất hiếu vì không ở bên chăm sóc cha mẹ, bên trong con sẽ bị những thứ này bó buộc và ràng buộc. Mỗi lần nghĩ đến chuyện này, trong lòng con luôn cảm thấy mình mắc nợ cha mẹ. Nhưng nhờ mối thông công của Đức Chúa Trời hôm nay, con cảm thấy việc cha mẹ chăm sóc mình trước kia chính là đang thực hiện trách nhiệm của bậc làm cha mẹ, việc họ đối tốt với con đã được Đức Chúa Trời tiền định, vì thế con nên tạ ơn Đức Chúa Trời và đền đáp tình yêu của Ngài. Hiện tại con tin Đức Chúa Trời và đi con đường nhân sinh đúng đắn, đó là một việc chính nghĩa, con không nên cảm thấy mắc nợ cha mẹ. Ngoài ra, việc cha mẹ con có thể hưởng thụ được việc con cái ở bên cạnh chăm sóc hay không cũng được Đức Chúa Trời tiền định. Sau khi hiểu những điều này, con phần nào có thể buông bỏ cảm giác mắc nợ trong lòng.) Rất tốt. Đầu tiên, đa số mọi người chọn rời xa gia đình để thực hiện bổn phận một mặt là vì những hoàn cảnh khách quan tổng thể, khiến họ nhất định phải rời xa cha mẹ; họ không thể ở bên cạnh cha mẹ để chăm sóc và bầu bạn. Không phải họ tình nguyện chọn rời xa cha mẹ; đây là lý do khách quan. Mặt khác, nói một cách chủ quan, ngươi ra ngoài thực hiện bổn phận không phải vì ngươi muốn rời xa cha mẹ và trốn tránh trách nhiệm, mà vì Đức Chúa Trời kêu gọi ngươi. Để phối hợp với công tác của Đức Chúa Trời, tiếp nhận lời kêu gọi của Ngài, và thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, ngươi không còn lựa chọn nào khác ngoài rời xa cha mẹ; không thể ở bên cạnh để bầu bạn và chăm sóc họ. Ngươi không rời xa họ để trốn tránh trách nhiệm, có đúng không? Rời xa họ để trốn tránh trách nhiệm và chấp nhận lời kêu gọi của Đức Chúa Trời, buộc phải rời xa họ ra ngoài thực hiện bổn phận – chẳng phải tính chất của hai chuyện này khác nhau hay sao? (Thưa, phải.) Nội tâm ngươi có những bận lòng và những nhớ nhung đối với cha mẹ chứ không phải ngươi vô cảm. Nếu như hoàn cảnh khách quan cho phép ngươi vừa có thể ở lại bên cạnh họ, vừa có thể thực hiện bổn phận, thì ngươi sẵn lòng ở lại bên cạnh họ, thường xuyên chăm sóc cuộc sống của họ và thực hiện trách nhiệm của ngươi. Nhưng vì những hoàn cảnh khách quan, ngươi phải rời xa họ; ngươi không thể ở bên cạnh họ nữa. Không phải ngươi không muốn thực hiện trách nhiệm của một đứa con, mà là ngươi không thể làm được. Chẳng phải hai việc này khác nhau về tính chất ư? (Thưa, phải.) Nếu ngươi rời xa gia đình để trốn tránh việc hiếu thuận và thực hiện trách nhiệm, thì đó là bất hiếu và vô nhân tính. Cha mẹ ngươi nuôi dưỡng ngươi trưởng thành, nhưng ngươi lại khao khát cánh cứng rồi nhanh chóng dọn ra ở riêng. Ngươi không muốn nhìn thấy cha mẹ, không muốn quan tâm khi nghe họ gặp phải khó khăn. Kể cả có điều kiện cũng không quan tâm họ, mà cứ giả vờ không nghe thấy và mặc kệ người khác muốn nói gì về mình, đấy chính là không muốn thực hiện trách nhiệm, đấy chính là bất hiếu. Đó có phải là trường hợp hiện tại không? (Thưa, không.) Nhiều người đã rời xa huyện, thành phố, tỉnh và thậm chí quốc gia của mình để thực hiện bổn phận; họ đã rời xa quê hương của mình. Hơn nữa, họ không tiện giữ liên lạc với gia đình vì những lý do khác nhau. Thỉnh thoảng họ hỏi thăm về tình hình hiện tại của cha mẹ từ những người đồng hương và cảm thấy an tâm khi nghe nói cha mẹ vẫn khỏe mạnh và sống tốt. Thực ra, không phải ngươi bất hiếu; ngươi chưa tới mức vô nhân tính, tới mức mà ngươi không muốn chăm sóc cha mẹ hay thực hiện trách nhiệm với họ. Nhưng vì nhiều lý do khách quan khác nhau mà ngươi phải lựa chọn như vậy, nên không phải ngươi bất hiếu. Đây chính là hai lý do. Còn một lý do nữa: Nếu cha mẹ ngươi không phải loại người đặc biệt hãm hại hoặc cản trở ngươi tin Đức Chúa Trời, nếu họ ủng hộ đức tin của ngươi vào Đức Chúa Trời, hoặc nếu họ là anh chị em tin vào Đức Chúa Trời như ngươi, là thành viên của nhà Đức Chúa Trời, thì ai trong số các ngươi lại không cầu nguyện với Đức Chúa Trời khi thâm tâm nghĩ về cha mẹ? Ai trong các ngươi lại không phó thác cha mẹ – cùng với sức khỏe, sự an toàn, và toàn bộ nhu cầu cuộc sống của họ – vào tay Đức Chúa Trời? Phó thác cha mẹ vào tay Đức Chúa Trời chính là cách tốt nhất để hiếu kính với họ. Ngươi không mong họ gặp đủ mọi khó khăn trong cuộc sống, và ngươi không mong họ sống một cuộc sống tồi tệ, ăn uống kham khổ, hay sức khỏe suy nhược. Trong thâm tâm, đương nhiên ngươi mong Đức Chúa Trời sẽ che chở họ, cho họ được bình an. Nếu họ là người tin Đức Chúa Trời, ngươi mong họ có thể thực hiện bổn phận của họ và cũng mong rằng họ có thể đứng vững làm chứng. Đây đã là thực hiện được trách nhiệm của con người rồi; trong nhân tính của con người chỉ có thể đạt được những thứ này. Hơn nữa, điều quan trọng nhất là sau bao năm tin Đức Chúa Trời và nghe nhiều lẽ thật như vậy, ít nhất người ta phải có một chút hiểu biết và đón nhận này: Vận mệnh của con người do Trời tiền định, con người sống trong tay Đức Chúa Trời, có sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời quan trọng hơn rất nhiều so với những mối quan tâm, lòng hiếu thuận hay sự bầu bạn của con cái. Cha mẹ ngươi ở trong sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời, ngươi có phải cảm thấy rất yên tâm không? Ngươi không cần phải lo cho họ. Nếu còn lo lắng, nghĩa là ngươi không tin tưởng Đức Chúa Trời; đức tin của ngươi nơi Ngài quá nhỏ bé. Nếu thực sự lo lắng và bận tâm đến cha mẹ, thì ngươi nên thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời, phó thác họ vào tay Ngài, để Ngài sắp đặt và an bài mọi sự. Đức Chúa Trời chủ tể vận mệnh của nhân loại, Ngài chủ tể mọi ngày và mọi chuyện xảy đến với họ, vậy thì ngươi còn lo lắng gì cho họ nữa? Ngươi thậm chí không thể chủ tể nổi chuyện của mình, bản thân ngươi còn có một đống khó khăn; ngươi lấy gì để cha mẹ sống vui vẻ mỗi ngày? Ngươi chỉ có thể phó thác mọi sự vào tay Đức Chúa Trời. Nếu họ tin Đức Chúa Trời, hãy cầu xin Ngài dẫn dắt họ vào con đường đúng đắn để cuối cùng họ được cứu rỗi. Nếu họ không tin Đức Chúa Trời, hãy để họ đi con đường nào họ muốn. Đối với cha mẹ tử tế hơn và có chút nhân tính, ngươi có thể cầu xin Đức Chúa Trời ban phước lành cho họ để họ có thể sống vui vẻ phần đời còn lại. Về việc Đức Chúa Trời làm thế nào thì Ngài có những sự an bài của Ngài, và con người nên quy phục. Vậy nên nói chung, con người có cảm giác trong lương tâm về những trách nhiệm mà họ nên thực hiện đối với cha mẹ. Bất kể cảm giác này mang lại thái độ như thế nào đối với cha mẹ, là bận tâm hay là lựa chọn ở bên cạnh họ, thì tóm lại, người ta không nên có mặc cảm tội lỗi hay cắn rứt lương tâm vì không thể thực hiện trách nhiệm đối với cha mẹ do những hoàn cảnh khách quan tác động. Những vấn đề này, và những vấn đề tương tự, không nên trở thành sự nhiễu loạn trong cuộc sống của người tin Đức Chúa Trời; nên buông bỏ chúng. Khi nói đến những chủ đề liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm đối với cha mẹ, người ta nên có những hiểu biết chính xác này, không nên bị kìm kẹp nữa. Vì một mặt, từ trong thâm tâm, ngươi biết mình không bất hiếu, và không phải đang thoái thác không muốn thực hiện trách nhiệm. Mặt khác, cha mẹ ngươi nằm trong tay Đức Chúa Trời, vậy thì còn gì để lo lắng nữa? Mọi lo lắng đều là thừa thãi. Mỗi người sẽ thuận lợi sống đến cuối đời theo sự chủ tể và an bài của Đức Chúa Trời, đi đến cuối con đường của họ mà không sai lệch gì. Vậy nên, con người không cần phiền não về vấn đề này nữa. Ngươi có hiếu thuận hay không, ngươi có thực hiện được trách nhiệm với cha mẹ hay không, hoặc ngươi có nên đền đáp công ơn của cha mẹ hay không – đây không phải là những điều ngươi nên suy nghĩ mà là những điều ngươi nên buông bỏ. Có đúng thế không? (Thưa, đúng.)

Về chủ đề những kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái, chúng ta đã thông công về phương diện học tập và làm việc. Về phương diện này, người ta nên hiểu được những sự thật nào? Nếu ngươi nghe lời cha mẹ và đặc biệt nỗ lực học hành theo kỳ vọng của họ, thì ngươi chắc chắn sẽ lên như diều gặp gió sao? Làm thế thật sự thay đổi được số phận của ngươi sao? (Thưa, không.) Vậy điều gì đang chờ ngươi trong tương lai? Là điều mà Đức Chúa Trời đã an bài cho ngươi, là số phận mà ngươi nên có, vị trí ngươi nên có giữa mọi người, con đường ngươi nên đi và hoàn cảnh sống ngươi nên có. Đức Chúa Trời đã an bài những chuyện này cho ngươi từ lâu. Vậy nên, về những kỳ vọng của cha mẹ, ngươi không nên ôm bất cứ gánh nặng nào cả. Ngươi làm theo yêu cầu của cha mẹ, thì số phận của ngươi vẫn vậy, ngươi không làm theo kỳ vọng của cha mẹ, phụ sự kỳ vọng của họ, thì số phận của ngươi cũng vẫn vậy. Con đường phía trước của ngươi như thế nào thì sẽ vẫn như thế ấy, tất cả đều đã được Đức Chúa Trời tiền định rồi. Tương tự như vậy, nếu ngươi đạt đến được những kỳ vọng của cha mẹ, thỏa mãn sự kỳ vọng của cha mẹ, không phụ lòng họ, thì họ sẽ có được cuộc sống tốt hơn sao? Làm vậy có thay đổi được số phận khốn khổ và bị ức hiếp của họ không? (Thưa, không.) Có người cảm thấy cha mẹ đã có ơn nuôi dạy rất lớn đối với mình, đã chịu khổ nhiều trong khi nuôi dạy mình, nên họ muốn tìm một công việc tốt, rồi sau đó chịu khổ, chịu khó, cần cù, phấn đấu làm việc để kiếm nhiều tiền và giàu to, rồi chu cấp cho cha mẹ một cuộc sống đứng trên thiên hạ, ở biệt thự, đi xe xịn, ăn uống những món ngon. Kết quả bận rộn mấy năm, dù điều kiện sống và hoàn cảnh sống của họ đã được cải thiện, nhưng lúc đó cha mẹ của họ đã qua đời mà chưa được hưởng một ngày sung sướng nào. Chuyện này phải trách ai đây? Nếu ngươi để chuyện thuận theo tự nhiên, để Đức Chúa Trời sắp đặt và không ôm gánh nặng này, thì ngươi sẽ không cảm thấy hổ thẹn khi cha mẹ ngươi qua đời. Nhưng nếu ngươi liều mạng kiếm tiền để báo đáp cha mẹ, giúp họ có cuộc sống tốt hơn, thế mà họ lại chết, thì ngươi sẽ cảm thấy thế nào? Nếu ngươi trì hoãn thực hiện bổn phận, trì hoãn đạt được lẽ thật, liệu ngươi còn có thể sống thoải mái trong những tháng ngày còn lại không? (Thưa, không thể.) Cuộc đời của ngươi sẽ bị ảnh hưởng, ngươi sẽ luôn mang gánh nặng “phụ lòng cha mẹ” này mà trải qua phần đời còn lại. Có người nỗ lực làm việc, dốc sức làm và kiếm tiền để không phụ lòng cha mẹ, để báo đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ. Sau đó, khi họ giàu to và có khả năng mua đồ ăn ngon, họ mời cha mẹ đi ăn, gọi một bàn đầy cao lương mỹ vị mà nói rằng: “Mời cha mẹ tự nhiên. Con nhớ hồi con còn nhỏ, cha mẹ thích món này lắm, cha mẹ ăn đi!”. Nhưng cha mẹ ngươi già rồi, răng rụng gần hết, cũng chẳng thèm ăn nữa, nên họ chọn những món mềm dễ tiêu, như rau, mì, và ăn vài miếng là họ đã thấy no. Nhìn cả bàn đồ ăn chưa ăn được bao nhiêu, lòng ngươi thấy buồn. Nhưng cha mẹ ngươi lại cảm thấy khá ổn. Đã cao tuổi như thế, họ nên ăn chừng đó mà thôi, như vậy là bình thường, họ đâu đòi hỏi nhiều. Trong lòng ngươi không vui, nhưng không vui vì cái gì? Những việc ngươi làm này là thừa thãi. Cha mẹ ngươi hưởng bao nhiêu phúc, chịu bao nhiêu khổ trong đời này, chuyện đó đã có kết luận từ lâu, và sẽ không thay đổi vì ý muốn của ngươi và để thỏa mãn tình cảm của ngươi. Đức Chúa Trời đã tiền định chuyện này từ lâu, nên con người làm gì cũng là thừa thãi. Những sự thật này cho con người biết điều gì? Việc cha mẹ nên làm là nuôi dạy ngươi, cho ngươi trưởng thành một cách khỏe mạnh và thuận lợi, bước đi con đường đúng đắn, thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ mà ngươi nên thực hiện với tư cách là một loài thọ tạo. Cha mẹ ngươi làm tất cả những việc này không phải để thay đổi số phận của ngươi, cũng không thể nào thay đổi được số phận của ngươi, cha mẹ ngươi chỉ làm công việc phụ trợ và dẫn đường, nuôi dạy ngươi trưởng thành và dẫn dắt cho ngươi bước vào con đường nhân sinh đúng đắn. Ngươi không nên dùng đôi tay mình để tạo ra hạnh phúc cho cha mẹ, để thay đổi số phận của họ, hoặc để cho họ hưởng phúc lớn, ăn ngon uống tốt. Đấy đều là những cách nghĩ ngu xuẩn. Ngươi không nên ôm gánh nặng này, mà nên buông bỏ nó đi. Ngươi không nên vì thỏa mãn lương tâm cá nhân hay nhu cầu tình cảm của ngươi, không nên vì để khỏi phụ lòng họ mà hy sinh vô ích hoặc làm việc vô nghĩa để đền đáp cha mẹ, để thay đổi số phận của họ, để cho họ được hưởng phúc nhiều hơn và bớt chịu khổ đi. Đây không phải là trách nhiệm của ngươi, cũng không phải là điều ngươi nên nghĩ. Cha mẹ thực hiện trách nhiệm với con cái thì nên căn cứ theo điều kiện của bản thân, theo điều kiện và hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời chuẩn bị. Những gì con cái nên làm để đối đãi với cha mẹ cũng căn cứ theo điều kiện họ có thể đạt đến, căn cứ theo hoàn cảnh hiện tại của họ, thế thôi. Mọi việc mà cha mẹ hay con cái làm không phải là thay đổi số phận của đối phương bằng sức lực hay ham muốn ích kỷ của bản thân, để đối phương có thể có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, như ý nguyện hơn nhờ nỗ lực của mình. Dù là cha mẹ hay con cái, thì cũng phải thuận theo tự nhiên trong những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã an bài, chứ không phải thay đổi mọi sự bằng nỗ lực hay ý chí riêng của bản thân. Ngươi có những cách nghĩ này đối với cha mẹ, cũng đâu thay đổi được số phận của họ, số phận của cha mẹ ngươi được Đức Chúa Trời tiền định từ lâu rồi. Đức Chúa Trời đã tiền định cho ngươi sống trong phạm vi cuộc sống của cha mẹ ngươi, được họ sinh ra, được họ nuôi dạy và có mối quan hệ với họ. Cho nên, trách nhiệm của ngươi đối với họ chỉ là bầu bạn với họ tùy theo điều kiện của ngươi và thực hiện một vài nghĩa vụ, như thế là được rồi. Còn về việc muốn thay đổi hiện trạng của cha mẹ mình, muốn họ có cuộc sống tốt hơn, thì đều là thừa thãi. Hoặc nếu ngươi muốn khiến hàng xóm và bà con đánh giá cao ngươi, làm cha mẹ ngươi nở mày nở mặt, cho cha mẹ ngươi có thể diện trong gia tộc, thì càng không cần thiết. Có những người cha người mẹ đơn thân, sau khi bị ruồng bỏ thì một mình nuôi dạy ngươi trưởng thành, cho nên ngươi càng cảm thấy sự không dễ dàng của họ và ngươi muốn dùng cả đời mình để báo đáp, bù đắp cho họ, thậm chí đến mức họ bảo gì ngươi cũng làm theo. Điều họ yêu cầu và kỳ vọng nơi ngươi cộng với những gì bản thân ngươi sẵn lòng làm, tất cả trở thành gánh nặng cả đời này của ngươi, đây đều là những việc không nên. Trước mặt Đấng Tạo Hóa, ngươi là một loài thọ tạo. Những gì ngươi nên làm trong đời không chỉ là thực hiện trách nhiệm với cha mẹ, mà còn phải thực hiện trách nhiệm và bổn phận của một loài thọ tạo. Để thực hiện trách nhiệm của mình với cha mẹ, ngươi chỉ có thể căn cứ theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật, chứ không phải làm bất kỳ việc gì cho họ căn cứ theo nhu cầu tình cảm hoặc nhu cầu của lương tâm ngươi. Dĩ nhiên, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với cha mẹ căn cứ theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật cũng là một phần bổn phận của một loài thọ tạo, đây là trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho con người. Việc thực hiện trách nhiệm này căn cứ theo lời Đức Chúa Trời, chứ không phải theo yêu cầu của con người. Vậy nên, ngươi có thể dễ dàng đối đãi với cha mẹ theo lời Đức Chúa Trời, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với họ. Đơn giản thế thôi. Việc này có dễ dàng làm được không? (Thưa, có.) Tại sao lại dễ dàng? Thực chất chuyện này, cũng như những nguyên tắc lẽ thật mà người ta nên tuân thủ đều rất rõ ràng. Thực chất là cả cha mẹ lẫn con cái đều không thể thay đổi số phận của nhau. Dù các ngươi nỗ lực hay không, dù các ngươi sẵn lòng thực hiện trách nhiệm của mình hay không, thì đều không thể thay đổi số phận của đối phương. Dù trong lòng ngươi có họ hay không thì đó chỉ là sự khác biệt về nhu cầu tình cảm, và nó sẽ không thay đổi bất kỳ sự thật nào. Vậy nên, đối với con người mà nói, việc đơn giản nhất là buông bỏ những gánh nặng khác nhau do sự kỳ vọng của cha mẹ mang lại. Trước hết, ngươi nên căn cứ theo lời Đức Chúa Trời mà nhìn nhận tất cả những chuyện này, thứ hai, ngươi nên căn cứ theo lời Đức Chúa Trời để đối đãi và xử lý mối quan hệ với cha mẹ. Đơn giản thế thôi. Không dễ dàng sao? (Thưa, dễ.) Nếu cha mẹ ngươi tiếp nhận lẽ thật, thì những chuyện này sẽ dễ dàng, và trong quá trình trải nghiệm, ngươi sẽ ngày càng cảm thấy thật sự là như thế. Chẳng ai có thể thay đổi được số phận của con người, số phận của con người chỉ nằm trong tay Đức Chúa Trời mà thôi. Dù ngươi nỗ lực thế nào, cũng chẳng được gì đâu. Dĩ nhiên, có những người nói: “Những điều Ngài nói đều là sự thật, nhưng con cảm thấy làm như thế thì chẳng có tình nghĩa con người gì cả. Lương tâm của con luôn cảm thấy cắn rứt, con không chịu nổi”. Nếu ngươi không chịu nổi, thì cứ thỏa mãn tình cảm của ngươi đi, cứ ở bên bầu bạn với cha mẹ nửa bước không rời, phục vụ họ, hiếu thuận với họ và họ nói đúng hay sai cũng nhất nhất làm theo, trở thành cái đuôi và người hầu của họ, chẳng sao cả. Như thế, sẽ không ai bàn tán về khuyết điểm của ngươi, kể cả họ hàng của ngươi cũng sẽ nói ngươi là người vô cùng hiếu thảo. Tuy nhiên, đến cuối cùng, người chịu thiệt chỉ có thể là ngươi thôi. Ngươi đã giữ được tiếng thơm hiếu thảo, ngươi đã thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình, lương tâm ngươi không bao giờ bị cắn rứt, ngươi đã đền đáp ân tình của cha mẹ, nhưng có một điều ngươi đã bỏ bê và đánh mất: Là ngươi đã không căn cứ theo lời Đức Chúa Trời mà đối đãi và xử lý tất cả những chuyện này, và ngươi đã mất đi cơ hội thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Như thế nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi đã hiếu thuận với cha mẹ, nhưng lại phản bội Đức Chúa Trời. Ngươi thực hiện đạo hiếu và thỏa mãn nhu cầu tình cảm xác thịt của cha mẹ ngươi, nhưng ngươi đã phản nghịch Đức Chúa Trời. Ngươi thà chọn làm đứa con hiếu thảo chứ không sẵn lòng chọn thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Đây là sự bất kính lớn nhất đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không vì ngươi là đứa con vô cùng hiếu thảo, không phụ lòng cha mẹ, có lương tâm và thực hiện được trách nhiệm của một người con mà nói ngươi là người vâng phục Ngài, là người có nhân tính. Nếu ngươi chỉ thỏa mãn nhu cầu lương tâm của mình, thỏa mãn nhu cầu tình cảm xác thịt của mình, nhưng lại không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, không tiếp nhận lẽ thật làm căn cứ và nguyên tắc để đối đãi hay xử lý chuyện này, thì đó là sự phản nghịch lớn nhất của ngươi đối với Đức Chúa Trời. Nếu con người muốn làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, thì trước hết ngươi phải nhìn nhận và hành động mọi sự theo lời Đức Chúa Trời. Đây gọi là đạt tiêu chuẩn, là có nhân tính, có lương tâm. Ngược lại, nếu ngươi không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm nguyên tắc và căn cứ để nhìn nhận hoặc xử lý chuyện này, cũng không tiếp nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời ra ngoài thực hiện bổn phận, nếu ngươi thà trì hoãn hoặc vứt bỏ cơ hội thực hiện bổn phận hòng ở lại bên cha mẹ, bầu bạn với họ, cho họ hạnh phúc, cho họ hưởng thụ những năm tháng tuổi già và đền đáp ân tình của họ, thì Đức Chúa Trời sẽ phán rằng ngươi là thứ không có nhân tính, không có lương tâm. Ngươi không phải là một loài thọ tạo, và Ngài sẽ không công nhận ngươi.

Về phương diện đối đãi với kỳ vọng của cha mẹ, nguyên tắc con người nên tuân thủ và gánh nặng nên buông bỏ có phải đã rõ ràng rồi hay không? (Thưa, đã rõ ràng rồi.) Rốt cuộc, gánh nặng của con người ở đây là gì? Phải nghe cha mẹ, phải để cho cha mẹ sống những ngày tốt lành, cha mẹ đều là vì tốt cho ngươi, phải làm theo lời cha mẹ nói mới là hiếu thuận; ngoài ra, trưởng thành rồi thì phải làm việc vì cha mẹ, báo đáp ân tình của cha mẹ, hiếu thuận với cha mẹ, bầu bạn bên cạnh họ, không được khiến họ đau lòng, không được khiến họ thất vọng, không được phụ lòng họ, cố gắng hết sức để họ bớt khổ, thậm chí không phải chịu khổ, nếu không làm được, chính là vong ân bội nghĩa, chính là đứa con bất hiếu, đáng bị trời đánh, bị người khinh, không phải là người tốt. Đây có phải là gánh nặng của ngươi không? (Thưa, phải.) Những thứ này nếu đã là gánh nặng của con người, thì con người nên tiếp nhận lẽ thật, để đối mặt một cách đúng đắn, chỉ có tiếp nhận lẽ thật, thì ngươi mới có thể buông bỏ, mới có thể thay đổi những gánh nặng này, những tư tưởng, quan điểm sai lầm này. Nếu ngươi không tiếp nhận lẽ thật, ngươi có con đường thứ hai để đi không? (Thưa, không có.) Cho nên, dù buông bỏ gánh nặng gia đình, thể xác gì, thì đều bắt đầu từ việc con người tiếp nhận tư tưởng và quan điểm đúng đắn, tiếp nhận lẽ thật. Từ khi ngươi bắt đầu tiếp nhận lẽ thật, những tư tưởng và quan điểm sai lầm trong ngươi dần dần bị tan rã, bị phân định, bị nhìn thấu, rồi sau đó dần dần bị loại bỏ. Trong quá trình những tư tưởng, quan điểm sai lầm này bị tan rã, bị phân định ra, sau đó bị buông bỏ, bị vứt bỏ, ngươi dần dần thay đổi thái độ, cách làm đối với những chuyện này, những cách nghĩ xuất phát từ lương tâm hoặc tình cảm con người của ngươi dần dần phai nhạt, không còn quấy nhiễu sâu trong tư tưởng ngươi, không còn trói buộc ngươi, chi phối cuộc sống của ngươi, ảnh hưởng đến cuộc sống của ngươi, quấy nhiễu ngươi thực hiện bổn phận. Ví dụ như, ngươi tiếp nhận tư tưởng và quan điểm đúng đắn, tiếp nhận lẽ thật về phương diện này, thì khi nghe tin cha mẹ qua đời, ngươi chỉ rơi nước mắt, sẽ không cảm thấy mình mấy năm nay không báo đáp ơn nuôi dạy của cha mẹ, khiến cha mẹ chịu nhiều khổ cực như vậy, bản thân chưa báo đáp họ chút nào, cũng không cho họ được sống cuộc sống tốt đẹp, ngươi sẽ không vì thế mà tự trách mình, mà chỉ có sự bộc lộ bình thường xuất phát từ nhu cầu tình cảm bình thường của con người, khóc một lúc, sau đó tưởng niệm họ một chút, chẳng mấy chốc những điều này sẽ trở nên tự nhiên, bình thường, ngươi sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống bình thường, thực hiện bổn phận của mình và sẽ không bị chuyện này quấy nhiễu. Nếu ngươi không tiếp nhận những lẽ thật này, thì khi nghe tin cha mẹ qua đời, ngươi sẽ khóc mãi không thôi, sẽ cảm thấy cha mẹ đáng thương, cả đời này đâu có dễ dàng, lại nuôi một đứa con bất hiếu như ngươi, lúc họ sinh bệnh, ngươi không hầu hạ trước giường, lúc họ chết, ngươi cũng không khóc tang cho họ, không để tang cho họ, ngươi phụ lòng họ, làm cho họ thất vọng, không cho họ sống cuộc sống tốt đẹp. Ngươi sẽ sống với mặc cảm tội lỗi như vậy rất lâu, nghĩ đến là sẽ rơi lệ, nghĩ đến trong lòng sẽ âm ỷ đau đớn, mỗi khi gặp phải hoàn cảnh tương quan, gặp phải con người, sự việc, sự vật tương quan, cảm xúc của ngươi sẽ bộc lộ ra ngoài, loại mặc cảm tội lỗi này có lẽ sẽ đi theo ngươi đến hết phần đời còn lại. Lý do là gì? Chính là vì ngươi chưa bao giờ tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận tư tưởng và quan điểm đúng đắn thành sự sống của ngươi, thay vào đó, tư tưởng và quan điểm cũ luôn làm chủ bên trong ngươi, ảnh hưởng đến cuộc sống của ngươi. Vậy nửa đời còn lại của ngươi sẽ tiếp tục đau khổ vì cha mẹ qua đời, hậu quả mà đau khổ mang đến cho ngươi không chỉ là xác thịt có chút khó chịu, mà nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ngươi, ảnh hưởng đến thái độ thực hiện bổn phận của ngươi, thái độ đối đãi với công tác hội thánh của ngươi, cả thái độ của ngươi đối đãi với Đức Chúa Trời, cùng thái độ đối đãi với bất cứ con người hoặc sự việc nào động chạm đến linh hồn ngươi, cũng có thể ngươi sẽ nản lòng thất vọng đối với nhiều chuyện hơn, sẽ sa sút tinh thần, sẽ bị động, sẽ mất niềm tin vào cuộc sống, mất sự nhiệt tình, động lực đối với bất kỳ chuyện gì, v.v.. Cứ như thế một thời gian, thì không chỉ là ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật đơn giản của ngươi, mà còn ảnh hưởng đến thái độ thực hiện bổn phận của ngươi, ảnh hưởng đến con đường cuộc đời mà ngươi đi, điều này rất nguy hiểm. Hậu quả mà mối nguy hiểm này dẫn đến có khả năng là ngươi không thể thực hiện bổn phận loài thọ tạo của mình một cách đạt tiêu chuẩn, thậm chí ngươi sẽ ngưng việc thực hiện bổn phận của mình giữa chừng, hoặc có cảm xúc, thái độ chống đối bổn phận mà mình thực hiện. Tóm lại, chuyện như thế này chắc chắn sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn, sẽ khiến tâm trạng, cảm xúc, tâm thái của ngươi diễn biến theo chiều hướng ác tính. Đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu rồi.) Những chủ đề trong buổi thông công hôm nay, một mặt nói cho ngươi biết phải dựng nên tư tưởng và quan điểm đúng đắn, nguồn gốc của những tư tưởng và quan điểm này là dựa vào thực chất của bản thân những chuyện này, bởi vì căn nguyên, thực chất của nó chính là như vậy, vì thế con người nên nhận thức được, không nên bị những ý niệm này hoặc một số tư tưởng và quan điểm xuất phát từ tình cảm, nóng nảy che mắt, một mặt là vậy; mặt khác, chỉ có làm như vậy con người mới có thể không đi đường vòng, không đi con đường lệch lạc, sống thuận theo tự nhiên trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời chủ tể sắp đặt. Tóm lại, chỉ khi tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm đúng đắn này, dưới sự chỉ dẫn của những tư tưởng và quan điểm đúng đắn này, con người mới có thể thoát khỏi gánh nặng đến từ cha mẹ, buông bỏ chúng, có thể vâng phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, sống tự do giải phóng hơn, có sự bình an và niềm vui, thay vì thường xuyên sống bằng sự nóng nảy, tình cảm hoặc lương tâm. Vậy nói đến đây, con người đã hiểu phần nào gánh nặng nảy sinh từ những kỳ vọng này của cha mẹ chưa? (Thưa, rồi.) Có một ít nhận thức chính xác, thì có phải trong tâm hồn liền thoải mái, giải phóng nhiều hơn hay không? (Thưa, phải.) Nếu ngươi có nhận thức thực sự, có sự tiếp nhận và vâng phục thực sự, thì tâm hồn ngươi sẽ được giải phóng. Nếu ngươi vẫn còn chống đối, không tiếp nhận, hoặc chỉ nghe như một lý luận, chứ không căn cứ vào sự thật để nhìn nhận những chuyện này, thì ngươi sẽ rất khó buông bỏ, ngươi chỉ có thể nghe theo sự sắp đặt của tư tưởng và cảm xúc xác thịt để xử lý những chuyện này, vậy thì cuối cùng khi sống trong cạm bẫy của những cảm xúc này, ngươi chỉ có đau khổ, chỉ có buồn bã, không ai có thể cứu được ngươi. Khi đối mặt với những chuyện vướng mắc với cạm bẫy cảm xúc này, con người không có lối thoát, chỉ có tiếp nhận lẽ thật thì ngươi mới có thể thoát khỏi những vướng víu, trói buộc của những tình cảm này với mình, có phải hay không? (Thưa, phải.)

Ngoài việc có những kỳ vọng và cách làm trong chuyện học tập và lựa chọn công việc, có phải cha mẹ cũng có những kỳ vọng khác nhau về phương diện hôn nhân không? Có những kỳ vọng gì, các ngươi nói xem. (Bình thường cha mẹ sẽ nói với con gái rằng sau này tìm chồng ít nhất phải có tiền, phải có nhà có xe, có thể chăm sóc con, tức là có thể thỏa mãn con về vật chất, ngoài ra còn phải có tinh thần trách nhiệm, tức là đối với chuyện kén vợ kén chồng thì phải có tiêu chuẩn.) Lời cha mẹ nói có một số là kinh nghiệm của người từng trải, mặc dù là suy nghĩ cho con cái, nhưng vẫn có một số vấn đề. Vậy trong chuyện kỳ vọng đối với hôn nhân của con cái, cha mẹ mỗi người có một tầm nhìn, thị hiếu khác nhau, họ yêu cầu đối tượng hôn nhân mà con cái tìm ít nhất phải có tiền, có địa vị, có bản lĩnh, còn phải giỏi giang, ở bên ngoài không bị ăn hiếp, lúc ngươi bị người ta ức hiếp thì chồng có thể đứng ra bảo vệ. Con cái nói: “Con không quan tâm, con không phải là người vật chất như vậy, con chỉ cần tìm một người thích con và con cũng thích người ấy là được rồi”. Cha mẹ nói: “Sao con lại ngốc như vậy? Sao lại đơn giản như vậy? Con còn trẻ, non nớt, không hiểu sự gian khổ của cuộc sống. Con đã từng nghe nói qua câu ‘Vợ chồng nghèo nên trăm chuyện buồn thương’ chưa? Đến khi sinh hoạt cùng nhau, cái này cũng cần tiền, cái kia cũng cần tiền, không có tiền con có thể có cuộc sống tốt đẹp sao? Con phải tìm người có tiền, có bản lĩnh”. Ngươi nói: “Người có tiền, có bản lĩnh cũng không đáng tin cậy đâu”. Cha mẹ nói: “Không đáng tin thì cũng phải giải quyết ấm no trước, con muốn ăn cái gì có cái đó, muốn mặc cái gì có cái đó, cơm ăn áo mặc đều đầy đủ, người người ngưỡng mộ con”. Ngươi nói: “Thế thì tâm hồn không vui vẻ đâu”. Cha mẹ liền nói: “Tâm hồn là gì? Tâm hồn ở đâu? Tâm hồn không vui vẻ thì có thể làm sao? Thân xác thoải mái là được rồi!”. Còn có người căn cứ vào hoàn cảnh cuộc sống hiện tại mà muốn độc thân, tuổi tác đã rất lớn rồi cũng không yêu đương ai, lại càng không muốn bước vào hôn nhân, cha mẹ thì sốt ruột, luôn thúc giục kết hôn, còn bố trí xem mắt, tìm người giới thiệu, tìm mọi cách nhanh chóng để cho con cái tìm một người môn đăng hộ đối và danh giá để kết hôn, cho dù môn không đăng hộ không đối, thì ít nhất điều kiện phải tốt, phải tốt nghiệp đại học hoặc là thạc sĩ, tiến sĩ, bằng không cũng là du học về nước. Có một số người không chịu nổi sự càm ràm của cha mẹ, lúc đầu còn cảm thấy một người ăn no thì cả nhà không lo đói, rất tốt đẹp, đặc biệt là khi tin Đức Chúa Trời, mỗi ngày thực hiện bổn phận đều rất bận rộn, cũng không có thời giờ nghĩ đến những chuyện đó, không yêu đương, về sau cũng không kết hôn, nhưng không qua được cửa ải này của cha mẹ, cha mẹ không đồng ý, cứ thúc giục ngươi, ép ngươi, chỉ cần nhìn thấy ngươi liền càm ràm: “Có yêu đương gì không? Có đối tượng nào để ý đến không? Mau dẫn về nhà để mẹ kiểm tra cho con, thích hợp thì nhanh chóng đăng ký kết hôn, đã bao nhiêu tuổi rồi! Nữ 30 tuổi không kết hôn, nam 35 tuổi không tìm được đối tượng, vậy muốn làm gì đây? Muốn tạo phản à? Sau này không kết hôn thì về già ai chăm sóc con?”. Cha mẹ luôn lo lắng, luôn lo liệu việc này, muốn ngươi tìm người như này, tìm người như kia, ép ngươi tìm đối tượng kết hôn. Kết hôn rồi, cha mẹ cũng luôn nói nhao nháo bên tai: “Mau sinh em bé đi, nhân lúc mẹ còn trẻ, mẹ sẽ chăm cháu cho con”. Ngươi nói: “Con không cần người chăm em bé đâu, không cần vội vàng làm gì”. “Cái gì mà không vội, mau sinh con đi! Sau khi sinh xong mẹ sẽ chăm cho con, đợi tới khi nó lớn hơn một chút, thì con tự chăm lấy”. Bất cứ kỳ vọng nào của cha mẹ đối với con cái, cho dù thái độ của cha mẹ là gì, cho dù kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái có đúng đắn hay không, tóm lại, con cái đều cảm thấy đó là một loại gánh nặng. Nếu nghe lời cha mẹ thì bản thân không thoải mái, cảm thấy không vui, nếu không nghe lời cha mẹ thì lại cảm thấy lương tâm áy náy: “Cha mẹ cũng không sai, họ đã lớn tuổi như vậy mà không thấy con cái kết hôn, sinh con, nên họ buồn bã, thúc giục con cái kết hôn, sinh con, đó cũng là trách nhiệm của họ”. Cho nên, đối với kỳ vọng của cha mẹ về phương diện này, trong lòng con người luôn mơ hồ cảm thấy đó là một loại gánh nặng, nghe cũng không đúng, không nghe cũng không đúng, tóm lại cảm thấy chống lại yêu cầu hoặc ý nguyện của cha mẹ là một chuyện rất không vẻ vang, không đạo đức, là một chuyện khiến lương tâm cắn rứt. Thậm chí có một số cha mẹ còn can thiệp vào chuyện của con cái: “Mau kết hôn sinh con, sinh cho ta một đứa cháu trai mập mạp trước”, còn can thiệp cả vào việc sinh con trai con gái. Có cha mẹ còn nói: “Sinh một cô nương rồi, mau sinh cho ta một đứa cháu trai, ta muốn có cả nếp cả tẻ. Hai vợ chồng suốt ngày bận rộn tin Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận, không lo việc chính của mình, sinh con là chuyện lớn biết bao, có biết ‘Trong ba điều bất hiếu, không có con nối dõi là bất hiếu nhất’ không, con sinh được một nha đầu không phải là xong việc rồi sao? Con còn phải mau sinh cho ta một đứa cháu trai! Nhà chúng ta con là con trai độc đinh, nếu con không sinh cho ta cháu trai, hương hỏa nhà chúng ta không phải sẽ bị cắt đứt sao?”. Ngươi ngẫm nghĩ một chút: “Cũng đúng nhỉ, nếu đến đời mình thì tuyệt tự, không phải mình sẽ có lỗi với tổ tiên sao?”. Không kết hôn cũng không được, kết hôn không sinh con cũng không được, sinh con gái cũng không được, mà phải sinh con trai. Có người sinh một đứa con trai rồi, cha mẹ lại nói: “Một đứa không được, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao, sinh thêm một đứa nữa, hai đứa còn có thể làm bạn chơi với nhau”. Trước mặt con cái cha mẹ nói một là một, càn quấy, lý lẽ lệch lạc đến đâu cũng có thể nói ra được, con cái không có cách nào bắt bẻ cha mẹ. Cha mẹ ngang ngược can thiệp, chỉ trích cuộc sống, công việc, hôn nhân và cả thái độ đối đãi với các loại sự vật, sự việc của con cái, con cái chỉ có thể bấm bụng mà chịu, trốn cũng trốn không thoát, vứt bỏ cũng vứt bỏ không xong, cha mẹ của mình thì mình không được phép mắng, không được phép dạy bảo, làm sao bây giờ? Cứ như vậy chịu đựng, cố gắng hết sức để bớt gặp mặt, nếu nhất định phải gặp mặt cũng đừng nhắc tới việc này, nhắc tới việc này liền cắt ngang, liền né tránh. Nhưng có một bộ phận lại vì thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹ, không để cho cha mẹ thất vọng, mà đáp ứng yêu cầu của cha mẹ, gắng gượng nhanh chóng yêu đương, nhanh chóng kết hôn, nhanh chóng sinh hậu duệ, sinh một đứa không được thì sinh thêm một đám, thỏa mãn nhu cầu của cha mẹ, để cho cha mẹ cao hứng, vui vẻ. Cho dù có thể thỏa mãn hy vọng của cha mẹ hay không, thì những yêu cầu mà cha mẹ đưa ra đối với bất kỳ người làm con nào mà nói đều là một phiền toái. Cha mẹ làm gì cũng không phạm pháp, ngươi cũng không thể chỉ trích, không thể nói với người khác, cũng không thể nói lý lẽ với cha mẹ. Nếu ngươi thường xuyên làm đi làm lại như vậy, thì việc này trở thành gánh nặng của ngươi. Ngươi luôn cảm thấy, chỉ cần không thể đáp ứng yêu cầu của cha mẹ trong việc kết hôn, sinh con, thì sẽ hổ thẹn với cha mẹ, hổ thẹn với tổ tiên. Nếu ngươi không đáp ứng yêu cầu của cha mẹ, không yêu đương, không bước vào hôn nhân, cũng không sinh con cái, nối dõi tông đường, lo việc hương hỏa vì yêu cầu của họ, thì trong lòng ngươi sẽ có áp lực. Trừ phi cha mẹ nói không can thiệp vào những chuyện này, cho ngươi tự do, để ngươi thuận theo tự nhiên, thì ngươi còn có thể nhẹ nhõm một chút. Thế nhưng, nếu như dư luận xã hội như họ hàng của ngươi, lại thêm cả bạn bè, bạn học, đồng nghiệp, v.v. đều khiển trách ngươi về phương diện này, sau lưng thì bàn tán về ngươi, vậy đối với ngươi mà nói, nó cũng là một gánh nặng. 25 tuổi chưa kết hôn ngươi cảm thấy không phải vấn đề gì lớn, đến khi 30 tuổi ngươi liền cảm thấy dường như có chút không ổn lắm, liền trốn tránh những người thân thích, người nhà, không nhắc tới chuyện này. Đến 35 tuổi vẫn chưa kết hôn, mọi người liền nói: “Sao anh không kết hôn, có phải anh có vấn đề không, có phải anh hơi biến thái không?”. Ngươi đã kết hôn mà không có con, họ cũng sẽ nói: “Anh đã kết hôn rồi sao không có con? Người ta kết hôn đều sinh một cô con gái rồi sinh thêm một đứa con trai, sinh đứa con trai rồi lại sinh thêm một đứa con gái, sao anh lại không cần chứ? Anh bị sao vậy? Anh có tình cảm con người không? Anh có phải là người bình thường không?”. Cho dù là đến từ cha mẹ hay là đến từ xã hội, những chuyện này đều sẽ hình thành gánh nặng cho ngươi trong những hoàn cảnh khác nhau, bối cảnh khác nhau, chính bản thân ngươi cảm thấy đuối lý, nhất là khi đến một độ tuổi đặc thù. Ví dụ, từ 30 đến 50 tuổi nếu chưa kết hôn, ngươi sẽ không dám gặp người khác nữa, người ta nói: “Cô gái đó cả đời không kết hôn, là gái già, không ai thèm, không ai lấy”. “Chàng trai kia, cả đời không lấy vợ”. “Vì sao vẫn chưa lấy vợ?”, “Ai biết được, có thể có tật xấu gì đó”. Ngươi suy nghĩ một chút: “Mình không có tật xấu. Không có tật xấu vì sao lại không lấy vợ? Mình không nghe lời cha mẹ, có lỗi với cha mẹ”. Người ta nói: “Chàng trai kia không lấy vợ, cô gái kia không gả chồng, nhìn xem bây giờ cha mẹ họ đáng thương biết bao, cha mẹ người khác đều bồng cháu, bế chắt, họ bây giờ còn độc thân, tổ tiên họ có phải là thất đức hay không? Đây không phải là không người nối dõi sao? Về sau hương khói không ai lo liệu nữa. Người nhà này làm sao vậy?”. Cho dù thái độ hiện tại của ngươi cứng rắn đến đâu, chỉ cần ngươi là con người phàm tục, nếu trong phương diện này, ngươi không có đủ lẽ thật để nhận thức, vậy sớm muộn gì cũng có ngày ngươi cũng sẽ bị quấy nhiễu, bị quấy rầy. Hiện tại trong xã hội có rất nhiều người 34, 35 tuổi không kết hôn, cũng chẳng sao, nhưng số người từ 35, 36 tuổi trở lên không kết hôn sẽ ít hơn, ngươi căn cứ vào độ tuổi của người chưa kết hôn hiện nay mà xem, nếu ngươi dưới 35 tuổi, ngươi sẽ cảm thấy “Chưa kết hôn là bình thường, không ai nói gì, cha mẹ muốn nói thì cứ nói, tôi không sợ”, nhưng sau khi qua ngưỡng 35 tuổi người ta sẽ dùng ánh mắt khác thường nhìn ngươi, nói ngươi chưa có ai, nói ngươi ế, là gái ế, ngươi sẽ chịu không nổi, chuyện này sẽ trở thành gánh nặng của ngươi. Nếu ngươi không thể có nhận thức rõ ràng hoặc có nguyên tắc thực hành chính xác trong vấn đề này, thì sớm muộn gì cũng có một ngày chuyện này sẽ trở thành nỗi phiền toái của ngươi, hoặc khi đến một thời kỳ đặc biệt, nó sẽ quấy nhiễu đến cuộc sống của ngươi. Chuyện này có phải có liên quan đến lẽ thật mà con người nên hiểu hay không? (Thưa, phải.)

Trong chuyện kết hôn và sinh con đẻ cái, con người nên hiểu những lẽ thật nào để có thể buông bỏ những gánh nặng mà những chuyện này mang đến? Đầu tiên, việc lựa chọn đối tượng kết hôn có được quyết định bởi ý chí của con người không? (Thưa, không.) Không phải ngươi muốn tìm loại người nào thì có thể gặp được loại người ấy, càng không phải ngươi muốn tìm loại người nào thì Đức Chúa Trời sẽ chuẩn bị cho ngươi loại người ấy. Thay vào đó, Đức Chúa Trời đã tiền định từ sớm ai sẽ là đối tượng kết hôn của ngươi; nên là ai thì sẽ là người đó. Ngươi không cần phải chịu sự quấy nhiễu từ những nhu cầu của cha mẹ ngươi hay những điều kiện mà họ đưa ra. Ngoài ra, đối tượng kết hôn vừa giàu có vừa có địa vị mà cha mẹ ngươi bắt ngươi phải tìm, liệu có thể quyết định sau này ngươi giàu hay nghèo, sang hay hèn không? (Thưa, không.) Không thể. Có khá nhiều phụ nữ được gả vào hào môn để rồi bị đuổi ra khỏi nhà và phải đi nhặt rác trên đường phố. Lúc nào cũng bu bám giàu sang, rốt cuộc thất bại thảm hại, thân bại danh liệt, còn không bằng những người bình thường. Ngày ngày họ cầm một cái bao tải và nhặt chai nhựa và vỏ lon nhôm, rồi đổi chúng để lấy vài đồng lẻ, tới tiệm cà phê mua một cốc cà phê để có cảm giác như mình vẫn đang sống cuộc sống của người giàu sang. Thật quá thê thảm! Hôn nhân là chuyện lớn trong đời người. Tương tự như việc trong sinh mệnh của mỗi người được tiền định sẽ có dạng cha mẹ như thế nào, hôn nhân cũng không phải dựa vào nhu cầu của cha mẹ ngươi hay nhu cầu của gia tộc ngươi, càng không phải dựa vào thị hiếu và ánh mắt của ngươi; mà hoàn toàn nằm trong sự tiền định của Đức Chúa Trời. Đúng thời điểm, ngươi sẽ gặp đúng người; vào thời điểm thích hợp, ngươi sẽ gặp người thích hợp với ngươi. Tất cả những sự an bài này của thế giới vô minh đều nằm dưới sự quản lý và chủ tể của Đức Chúa Trời. Trong chuyện này, con người không cần phải nghe theo sự an bài của người khác, bị người khác xúi giục hay bị sắp đặt và ảnh hưởng. Vì vậy, trong chuyện hôn nhân, cho dù cha mẹ ngươi có kỳ vọng thế nào, và ngươi có kế hoạch ra sao, thì ngươi cũng không cần phải chịu sự ảnh hưởng của cha mẹ, cũng không nên bị ảnh hưởng bởi kế hoạch của riêng mình. Chuyện này nên hoàn toàn dựa vào lời Đức Chúa Trời. Bất kể ngươi đang tìm đối tượng hay không, kể cả nếu ngươi đang tìm một đối tượng, thì cũng nên căn cứ theo lời Đức Chúa Trời chứ không phải theo yêu cầu hay nhu cầu của cha mẹ ngươi, càng không phải theo những kỳ vọng của họ. Vậy nên, khi nói đến hôn nhân, ngươi không nên để những kỳ vọng của cha mẹ trở thành gánh nặng của mình. Tìm một đối tượng hôn nhân nghĩa là phải gánh vác trách nhiệm phần đời còn lại của ngươi và cả bạn đời của ngươi nữa; nghĩa là phải quy phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, chứ không phải để đáp ứng yêu cầu của cha mẹ hay những kỳ vọng của họ. Việc ngươi có tìm kiếm đối tượng hay không và dạng đối tượng ngươi tìm là gì, không nên dựa vào những kỳ vọng của cha mẹ. Cha mẹ ngươi không có quyền kiểm soát ngươi trong chuyện này; từ đầu đến cuối Đức Chúa Trời không giao cho họ quyền sắp xếp hôn nhân của ngươi từ đầu đến cuối. Nếu ngươi đang tìm một đối tượng để kết hôn thì phải căn cứ theo lời Đức Chúa Trời mà tìm; nếu ngươi lựa chọn không tìm đối tượng nào cả, đó là tự do của ngươi. Ngươi nói: “Cả đời này, dù có thực hiện bổn phận hay không, con cũng chỉ thích độc thân thôi. Một mình tự do biết bao, như một chú chim, chỉ cần vỗ cánh là cứ thế bay đi. Không có gánh nặng gia đình và đi đâu cũng chỉ một mình. Thật tuyệt! Con một mình nhưng không cô đơn. Con có Đức Chúa Trời ở bên con, bầu bạn với con; con không cô đơn mấy đâu. Thỉnh thoảng con cảm thấy hoàn toàn thả lỏng bản thân, đó là điều mà thể xác cần. Tạm thời thả lỏng bản thân cũng không phải chuyện gì xấu. Thỉnh thoảng khi con cảm thấy trống rỗng hay cô đơn, con sẽ đến trước Đức Chúa Trời để tâm sự với Ngài và nói đôi lời, con sẽ đọc lời Ngài, học thánh ca, xem những đoạn phim chứng ngôn về trải nghiệm sự sống, và xem phim của nhà Đức Chúa Trời. Như vậy tốt biết bao và không hề cô đơn. Con không quan tâm về việc sau này mình có cô đơn hay không. Dù sao bây giờ con cũng không cô đơn; có rất nhiều anh chị em xung quanh để con có thể nói lời tri kỷ. Nếu muốn tìm một đối tượng hôn nhân thì cũng khá phiền phức. Không nhiều người bình thường có thể sống đúng quy cách và sống tốt, nên con không muốn tìm ai cả. Nếu con tìm một ai đó rồi chúng con không thể chung sống và ly hôn, thì làm khổ mình để làm gì? Hôm nay, nhìn rõ được điểm này, con thà không tìm kiếm đối tượng nào còn hơn. Nếu mục đích của việc tìm đối tượng để kết hôn chỉ là hạnh phúc và vui vẻ nhất thời, cuối cùng vẫn phải ly hôn, thì đó gọi là làm khổ mình, và con không bằng lòng làm khổ mình như vậy. Còn đối với chuyện sinh con, là một con người chứ không phải một công cụ để sinh con nối dõi, con không có trách nhiệm hay nghĩa vụ kế thừa hương hỏa gia tộc. Ai muốn kế thừa hương hỏa thì cứ kế thừa. Đâu có họ nào chỉ thuộc về một người”. Nếu hương hỏa gia tộc bị đứt đoạn thì sao? Đó chẳng phải chỉ là chuyện tên họ của xác thịt hay sao? Giữa các linh hồn với nhau thì chẳng có ai liên quan đến ai cả; để mà nói thì không có sự kế thừa hay kế tục nào cả. Nhân loại có chung tổ tiên; ai cũng là hậu duệ của tổ tiên nhân loại, nên không cần phải lo về chuyện hương hỏa của nhân loại bị đứt đoạn. Kế thừa hương hỏa không phải trách nhiệm của ngươi. Đi con đường đúng đắn trong cuộc sống, sống tự do và giải phóng, làm một loài thọ tạo chân chính là những gì con người nên mưu cầu. Trở thành một cỗ máy sinh đẻ của nhân loại không phải là gánh nặng ngươi nên mang. Sinh đẻ hay kế thừa hương hỏa cho gia đình nào cũng không phải trách nhiệm ngươi nên có. Đức Chúa Trời không giao cho ngươi trách nhiệm này. Ai muốn sinh đẻ thì cứ việc sinh đẻ; ai muốn kế tục thì cứ kế tục; ai bằng lòng đảm nhận trách nhiệm thì cứ đảm nhận; chẳng liên quan gì đến ngươi. Nếu ngươi không bằng lòng đảm nhận trách nhiệm đó và ngươi không muốn thực hiện nghĩa vụ đó cũng không sao cả, đó là quyền của ngươi. Như vậy có thích hợp không? (Thưa, có.) Nếu cha mẹ ngươi cứ càm ràm, ngươi có thể nói với họ: “Nếu cha mẹ giận con vì con không sinh đẻ và kế thừa hương hỏa cho hai người, thì cha mẹ cứ sinh thêm một đứa con nữa để nó kế tục. Dù sao thì con cũng không quan tâm chuyện này; cha mẹ muốn giao cho ai thì giao”. Nghe ngươi nói vậy, thì cha mẹ ngươi biết trả lời thế nào nữa? Nói về chuyện hôn nhân và sinh con của con cái, thì những bậc cha mẹ lớn tuổi, dù có tin Đức Chúa Trời hay không, cũng nên biết rằng đời này người ta phú quý hay bần cùng, có bao nhiêu con cái, và tình trạng hôn nhân thế nào đều do Trời định; đều đã được ấn định trước, và không con người nào có thể quyết định. Vì vậy, nếu các bậc cha mẹ cưỡng ép con cái họ theo cách này, thì rõ ràng họ là những bậc cha mẹ vô tri, ngu dại và ngu xuẩn. Đối đãi những cha mẹ ngu dại và ngu xuẩn thì chỉ cần coi lời họ nói như gió thoảng bên tai và vào tai này ra tai kia, thế là xong. Nếu họ càm ràm quá nhiều, ngươi có thể nói: “Được rồi, con chấp nhận, ngày mai con sẽ kết hôn, ngày mốt có con, và ngày kia cho cha mẹ bế cháu. Như vậy được chưa?”. Ứng phó qua loa với họ rồi quay đầu rời đi. Làm như vậy chẳng phóng khoáng sao? Bất luận thế nào, ngươi phải nhìn thấu được chuyện này. Trong chuyện hôn nhân, trước tiên, khoan nói đến sự thật hôn nhân được Đức Chúa Trời tiền định. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với vấn đề này là cho con người quyền lựa chọn. Ngươi có thể chọn độc thân, hoặc có thể chọn bước vào hôn nhân; ngươi có thể chọn sống cuộc sống của riêng hai vợ chồng, hoặc có thể chọn con cái đề huề. Đây là tự do của ngươi. Bất kể căn cứ để ngươi đưa ra những lựa chọn này là gì hay mục đích hoặc hiệu quả ngươi muốn đạt được là gì, nói tóm lại, Đức Chúa Trời trao cho ngươi quyền này; ngươi có quyền lựa chọn. Nếu ngươi nói: “Con quá bận bịu với công việc thực hiện bổn phận, con còn trẻ và không muốn kết hôn. Con muốn độc thân, tận hiến toàn thời gian cho Đức Chúa Trời, và làm tròn bổn phận. Chuyện lớn như hôn nhân để sau rồi nói, khi con ngoài ngũ tuần và cảm thấy cô đơn, khi con có nhiều lời để nói nhưng không có người để lải nhải, con sẽ tìm một người”, như thế cũng được, và Đức Chúa Trời sẽ không định tội ngươi. Nếu ngươi nói: “Con cảm thấy thanh xuân của con đã sắp hết rồi, con phải nắm lấy đoạn cuối thanh xuân của con. Nhân lúc con còn trẻ, còn chút ngoại hình và hấp dẫn thì nên mau chóng tìm một đối tượng để bầu bạn và trò chuyện, một người biết nâng niu và yêu thương con, hai chúng con sẽ chung sống với nhau và bước vào hôn nhân”, đây cũng là quyền của ngươi. Đương nhiên, có một điều: Nếu ngươi quyết định bước vào hôn nhân, trước hết ngươi cần phải suy xét cẩn thận, xem bổn phận mà hiện tại ngươi đang thực hiện trong hội thánh là gì, có phải đang là lãnh đạo chấp sự không, có phải là đối tượng bồi dưỡng của nhà Đức Chúa Trời không, ngươi có đang đảm nhận công tác hay bổn phận quan trọng nào không, ngươi đang tiếp nhận loại công tác nào và hoàn cảnh hiện tại của ngươi là gì. Nếu ngươi bước vào hôn nhân, liệu nó có ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi không? Tiếp theo, liệu nó có ảnh hưởng đến việc mưu cầu lẽ thật của ngươi không? Nó có ảnh hưởng đến công việc lãnh đạo chấp sự của ngươi không? Nó có ảnh hưởng đến việc đạt được sự cứu rỗi của ngươi không? Đây là những câu hỏi mà ngươi cần phải suy xét. Dù Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi quyền như thế, nhưng khi vận dụng quyền này, ngươi cần phải suy xét cẩn thận, lựa chọn ngươi sẽ đưa ra và những hậu quả mà nó sẽ mang đến là gì. Bất kể hậu quả nào phát sinh, ngươi cũng không nên oán trách người khác, cũng không nên oán trách Đức Chúa Trời. Ngươi nên chịu trách nhiệm cho hậu quả mà những lựa chọn ngươi đưa ra mang lại. Có người nói: “Con không những kết hôn, mà con còn muốn có một đàn con. Có con trai rồi thì con sẽ sinh con gái, và gia đình chúng con sẽ sống hạnh phúc trọn đời, bầu bạn với nhau vui vẻ và hòa thuận. Khi con già đi, con cái của con sẽ ở bên cạnh chăm sóc con, và con sẽ được hưởng niềm vui của cuộc sống gia đình. Như thế tốt biết bao! Còn việc thực hiện bổn phận, mưu cầu lẽ thật và đạt đến việc được cứu rỗi, đều là thứ yếu. Hiện tại con không bận tâm đến những việc đó. Con giải quyết chuyện con cái trước đã rồi nói”. Đó cũng là quyền của ngươi. Tuy nhiên, bất kể cuối cùng hậu quả mà sự lựa chọn của ngươi mang đến là gì, là đắng hay ngọt, chua hay chát, thì ngươi phải tự mình gánh chịu. Chẳng có ai trả giá thay cho những lựa chọn của ngươi hay chịu trách nhiệm cho chúng, kể cả Đức Chúa Trời. Đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Như vậy những chuyện này đã được nói rõ ràng rồi. Đối với chuyện hôn nhân, những gánh nặng nào nên buông bỏ thì ngươi nên buông bỏ. Chọn độc thân là tự do của ngươi, chọn bước vào hôn nhân là tự do của ngươi, chọn sinh nhiều con cái cũng là tự do của ngươi. Dù lựa chọn của ngươi là gì đi nữa thì cũng đều là tự do của ngươi. Một mặt, chọn bước vào hôn nhân không có nghĩa là ngươi báo đáp công ơn của cha mẹ hay cố gắng hiếu thuận với cha mẹ; đương nhiên việc chọn độc thân cũng không có nghĩa là ngươi đang ngỗ nghịch với cha mẹ. Mặt khác, chọn bước vào hôn nhân hay có nhiều con cái không phải là phản nghịch Đức Chúa Trời, cũng không phải là ngỗ nghịch với Ngài, ngươi sẽ không bị định tội vì chuyện đó. Ngươi chọn độc thân thì cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ không vì thế mà cho ngươi được cứu rỗi. Nói tóm lại, dù ngươi độc thân hay đã kết hôn, hoặc có nhiều con cái, Đức Chúa Trời cũng sẽ không dựa vào chuyện này mà quy định cuối cùng ngươi có được cứu rỗi không. Đức Chúa Trời không nhìn vào bối cảnh hôn nhân hay tình trạng hôn nhân của ngươi; Ngài chỉ xem ngươi có mưu cầu lẽ thật hay không, thái độ của ngươi đối với việc thực hiện bổn phận thế nào, ngươi tiếp nhận bao nhiêu lẽ thật, vâng phục bao nhiêu lẽ thật, và ngươi có hành động theo nguyên tắc lẽ thật hay không. Cuối cùng, Đức Chúa Trời cũng sẽ gạt tình trạng hôn nhân của ngươi sang một bên để xem con đường nhân sinh, những nguyên tắc sinh tồn và phép tắc sinh tồn mà ngươi đã chọn, rồi từ đó quyết định xem ngươi có được cứu rỗi hay không. Đương nhiên có một sự thật mà chúng ta phải nhắc đến. Đối với những ai độc thân hoặc đã ly hôn, chính là những người chưa bước vào hôn nhân hoặc đã thoát khỏi hôn nhân, rời xa hôn nhân, thì có một điều kiện thuận lợi, đó là họ không cần phải chịu trách nhiệm cho bất cứ ai hay bất cứ điều gì trong khuôn khổ hôn nhân. Họ không phải gánh vác những trách nhiệm và nghĩa vụ này, nên họ tương đối tự do hơn. Họ tự do hơn một chút về mặt thời gian, sung mãn hơn một chút về mặt sinh lực, và thân thể họ cũng tương đối tự do hơn một chút. Ví dụ, là một người trưởng thành, khi ngươi ra ngoài thực hiện bổn phận, không ai có thể hạn chế ngươi, kể cả cha mẹ cũng không có quyền. Ngươi tự cầu nguyện Đức Chúa Trời, Ngài an bài xong xuôi cho ngươi rồi thì ngươi xách hành lý lên là có thể đi. Nhưng nếu đã kết hôn và có gia đình, thì ngươi không còn tự do như vậy nữa, mà phải có trách nhiệm với họ. Đầu tiên, về mặt điều kiện sống và nguồn kinh tế, ít nhất ngươi phải chu cấp cái ăn cái mặc cho họ, khi con cái ngươi còn nhỏ thì ngươi phải đưa đón chúng đi học, những trách nhiệm này ngươi buộc phải gánh vác. Trong những tình huống này, những người đã kết hôn không còn tự do vì họ có những nghĩa vụ xã hội và nhu cầu của gia đình phải gánh vác. Những người chưa kết hôn và chưa có con thì đơn giản hơn. Khi thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, họ sẽ không bị đói rét; họ sẽ có cái ăn và nơi ở. Họ không cần bươn chải kiếm tiền và làm việc vì nhu cầu của cuộc sống gia đình. Đó là sự khác biệt. Nói cho cùng, trong chuyện hôn nhân, vẫn là câu nói đó: Ngươi không nên mang bất cứ gánh nặng nào. Dù đó là những sự kỳ vọng từ cha mẹ, những quan niệm truyền thống từ xã hội, hay những mong muốn xa xỉ của chính ngươi, thì ngươi cũng không nên mang bất cứ gánh nặng nào. Ngươi có quyền chọn độc thân hoặc bước vào hôn nhân, cũng có quyền quyết định khi nào sẽ từ bỏ sự độc thân và khi nào bước vào hôn nhân. Đức Chúa Trời không luận định những chuyện này. Về việc ngươi sẽ có bao nhiêu đứa con sau khi bước vào hôn nhân, Đức Chúa Trời đã tiền định rồi, nhưng ngươi cũng có thể tự mình lựa chọn dựa vào tình hình thực tế và mưu cầu thực tế của ngươi. Đức Chúa Trời sẽ không đặt ra quy định cho ngươi. Giả sử ngươi là một triệu phú, hay tỷ phú, và ngươi nói: “Có tám hay mười đứa con không thành vấn đề đối với con. Nuôi một đàn con cũng sẽ không hao tổn sinh lực thực hiện bổn phận của con”. Nếu ngươi không sợ phiền phức thì cứ việc sinh chúng ra; Đức Chúa Trời sẽ không định tội ngươi. Đức Chúa Trời sẽ không vì thái độ của ngươi về hôn nhân mà thay đổi thái độ của Ngài đối với việc cứu rỗi ngươi, là như vậy đấy. Chuyện này đã rõ ràng chưa? (Thưa, rõ ràng rồi.) Còn một phương diện khác, đó là nếu hiện tại ngươi chọn độc thân, thì không được có bất cứ cảm giác ưu việt nào chỉ vì mình độc thân, nói rằng: “Con là quý tộc độc thân và trước mặt Đức Chúa Trời, con có quyền ưu tiên được cứu rỗi”. Đức Chúa Trời không cho ngươi đặc quyền này, hiểu chưa? Ngươi nói: “Con đã kết hôn. Như thế có khiến con trở nên thấp kém hơn không?”. Ngươi không thấp kém. Ngươi vẫn còn là thành viên của nhân loại bại hoại; ngươi không bị sỉ vả hay chà đạp vì bước vào hôn nhân, cũng không trở nên bại hoại hơn, khó cứu rỗi hơn, hoặc làm đau lòng Đức Chúa Trời hơn những người khác, khiến Đức Chúa Trời không muốn cứu rỗi ngươi. Đây là những tư tưởng và quan điểm sai lầm của con người. Tình trạng hôn nhân của một người chẳng liên quan gì đến thái độ của Đức Chúa Trời đối với họ, tình trạng hôn nhân của một người cũng chẳng liên quan gì đến việc cuối cùng họ có được cứu rỗi hay không. Vậy thì đạt đến việc được cứu rỗi liên quan đến điều gì? (Thưa, căn cứ vào thái độ tiếp nhận lẽ thật của con người.) Đúng thế, căn cứ vào thái độ đối đãi với lẽ thật và tiếp nhận lẽ thật của con người, căn cứ vào việc họ có thể dùng lời Đức Chúa Trời làm căn cứ, dùng lẽ thật làm tiêu chí để nhìn nhận con người và sự việc, để hành xử và hành động hay không. Đây là một căn cứ cho việc đánh giá kết cục cuối cùng của một người. Thông công tới đây, về cơ bản có phải các ngươi đã có thể buông bỏ được những gánh nặng mà chuyện hôn nhân mang đến rồi không? (Thưa, phải.) Có thể buông bỏ được chúng thì sẽ có ích cho ngươi trong việc mưu cầu lẽ thật. Nếu ngươi không tin lời này, ngươi có thể hỏi những người đã kết hôn rằng hy vọng nhận được sự cứu rỗi của họ như thế nào, và họ sẽ không nói: “Tôi đã kết hôn nhiều năm và đã ly hôn bởi vì tin Đức Chúa Trời. Tôi không dám nói mình sẽ được cứu rỗi”. Ngươi có thể hỏi những thanh niên lớn hơn một chút ở độ tuổi 30, những người chưa kết hôn nhưng trong nhiều năm tin Đức Chúa Trời, họ không hề mưu cầu lẽ thật và sống như những người ngoại đạo. Ngươi có thể hỏi họ: “Các anh tin Đức Chúa Trời theo cách này thì có được cứu rỗi không?”. Họ cũng sẽ không dám nói mình được cứu rỗi. Chẳng phải như vậy sao? (Thưa, phải.)

Đây là những lẽ thật mà con người nên hiểu về hôn nhân. Không chủ đề nào mà chúng ta thông công có thể được nói rõ ràng chỉ bằng đôi ba lời. Có rất nhiều sự thật khác nhau, cũng như những hoàn cảnh của những dạng người khác nhau cần được mổ xẻ. Dựa vào những hoàn cảnh khác nhau này, không thể nào chỉ dùng đôi ba lời mà nói rõ ràng được những lẽ thật mà con người nên hiểu. Đối với mỗi vấn đề, có những lẽ thật mà con người nên hiểu, cũng có những chân tướng sự thật mà con người nên hiểu, lại càng có nhiều những tư tưởng và quan điểm sai lầm con người có mà họ nên hiểu. Đương nhiên, những tư tưởng và quan điểm sai lầm này là những điều mà con người nên buông bỏ. Khi đã buông bỏ những điều này rồi, thì tư tưởng và quan điểm của ngươi về một vấn đề nào đó sẽ tương đối tích cực và chính xác. Như vậy, khi ngươi gặp phải dạng vấn đề này một lần nữa, ngươi sẽ không còn bị nó kìm kẹp; ngươi sẽ không bị những tư tưởng và quan điểm sai lầm, hoang đường kìm kẹp và ảnh hưởng. Ngươi sẽ không còn bị nó bó buộc hay làm nhiễu loạn; thay vào đó, ngươi sẽ có thể đối diện một cách đúng đắn với vấn đề này, và sự đánh giá của ngươi về người khác hoặc bản thân ngươi sẽ tương đối chính xác. Đây là hiệu quả tích cực có thể được thể hiện ra nơi con người khi họ nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời và những nguyên tắc lẽ thật. Được rồi, buổi thông công hôm nay kết thúc ở đây. Tạm biệt!

Ngày 1 tháng 4 năm 2023

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (15)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (17)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger