Cách mưu cầu lẽ thật (15)

Về chủ đề chúng ta thông công gần đây, các ngươi đã thông công lúc nhóm họp chưa? (Thưa Đức Chúa Trời, lúc nhóm họp, chúng con có thông công về những chủ đề này.) Các ngươi thông công được kết quả như thế nào? Có phát hiện hay nhận thức mới nào không? Những chủ đề mà chúng ta đã thông công có tồn tại trong cuộc sống thường nhật của con người không? (Thưa, chúng đều tồn tại. Sau khi nghe Đức Chúa Trời thông công vài lần, con phát hiện ra rằng sự giáo dục của cha mẹ và sự hun đúc của gia đình tiêm nhiễm qua nhiều thế hệ đã làm bại hoại chúng con rất sâu sắc. Từ nhỏ, cha mẹ đã tiêm nhiễm những tư tưởng này vào chúng con từng chút một, chẳng hạn như: “Người chết để tên, chim đi để tiếng.” Bị tiêm nhiễm tư tưởng này, con tin rằng để không bị bắt nạt và xem thường, thì trong cuộc sống, người ta phải nên người xuất chúng, đứng trên thiên hạ. Trước đây, con cảm thấy cha mẹ dạy những tư tưởng này cho chúng con là để bảo vệ và muốn tốt cho chúng con. Sau khi được Đức Chúa Trời thông công và mổ xẻ vài lần, con đã nhận ra rằng những tư tưởng này là tiêu cực và là thủ đoạn mà Sa-tan dùng để làm bại hoại con người. Chúng khiến chúng con ngày càng xa cách Đức Chúa Trời, ngày càng bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc hơn, ngày càng xa rời việc được cứu rỗi hơn.) Tóm lại, thông công về những chủ đề này là việc cần thiết phải không? (Thưa, phải.) Thông qua vài lần thông công, người ta đạt được nhận thức sâu sắc hơn và chính xác hơn về những tư tưởng và quan điểm mà gia đình tiêm nhiễm cho họ. Sau khi thông công về những điều này, có phải mối quan hệ của người ta với gia đình và cha mẹ họ sẽ xa cách không? (Thưa, không. Trước đây, con luôn cảm thấy cha mẹ có ân tình với mình, nhưng sau khi nghe Đức Chúa Trời thông công, con nhận ra sứ mạng của cha mẹ là sinh con ra và nuôi dưỡng con. Hơn nữa, những tư tưởng mà cha mẹ tiêm nhiễm cho con từ nhỏ đã làm bại hoại con. Nhận ra điều này rồi, con không còn nặng tình cảm với họ như trước.) Trước hết, về tư tưởng, giờ người ta đã có hiểu biết chính xác về trách nhiệm của cha mẹ và ơn dưỡng dục của cha mẹ, họ không còn dựa vào tình cảm, huyết khí hay huyết thống để đối đãi với cha mẹ, mà họ có thể đối đãi với gia đình và cha mẹ một cách lý tính từ góc độ và lập trường đúng đắn. Như thế, người ta có một sự chuyển biến lớn lao về cách đối đãi với những vấn đề của phương diện này, và sự chuyển biến này cho phép họ có bước nhảy vọt về lối vào sự sống và những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Do đó, thông công về những chủ đề này là cần thiết và có ích cho con người, bởi vì những thứ này đều là nhu cầu của con người và là những thứ bên trong con người còn thiếu.

Những chủ đề mà chúng ta đã thông công liên quan đến sự hun đúc của gia đình chủ yếu liên quan đến các mục tiêu và nguyên tắc làm người, phương thức và thủ đoạn xử thế, nhân sinh quan và quan điểm sinh tồn, những phương thức và phép tắc sinh tồn, v.v. Đây đều là những chủ đề liên quan đến sự hun đúc của tư tưởng đối với con người, liên quan đến suy nghĩ và quan điểm của họ. Tóm lại, trong nhiều tư tưởng và quan điểm khác nhau mà gia đình và cha mẹ tiêm nhiễm cho ngươi, không có điều gì là tích cực, không có điều gì có thể thật sự khiến người ta đi lên con đường đúng đắn, thiết lập một nhân sinh quan đúng đắn, hoặc khiến họ thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của một loài thọ tạo trước Đấng Tạo Hóa. Mọi điều mà cha mẹ và gia đình dạy ngươi đều dẫn ngươi đến với thế giới và những trào lưu tà ác. Mục đích họ dùng những tư tưởng và quan điểm này hun đúc ngươi là để khiến ngươi hòa nhập tốt hơn vào xã hội và các trào lưu tà ác, có thể thích ứng hơn với các trào lưu tà ác và những yêu cầu khác nhau của xã hội. Tuy những thứ gia đình dạy ngươi này đối với ngươi mà nói là một vài phương thức và thủ đoạn bảo vệ, cũng là một vài thủ đoạn khiến ngươi có thể đạt được địa vị, danh vọng, hưởng thụ vật chất và những thứ khác tốt hơn trong xã hội và giữa các nhóm người, chính những tư tưởng gia đình tiêm nhiễm cho ngươi dẫn dắt ngươi đi vào hết trào lưu tà ác này đến trào lưu tà ác khác, khiến ngươi bén rễ trong thế giới, xã hội và các trào lưu tà ác cho đến khi ngươi không thể nào thoát ra. Chúng mang đến cho ngươi hết phiền não này đến phiền não khác, hết khốn cảnh này đến khốn cảnh khác, khiến ngươi không biết làm thế nào để đối diện với thế gian, để làm một con người chân chính, một con người sống trong sự sáng, chính trực, lương thiện và có cảm giác chính nghĩa. Do đó, sự hun đúc từ gia đình không khiến ngươi có thể sống trên thế gian một cách có tự tôn hơn, có nhân cách hơn và ra dáng con người hơn. Thay vào đó, nó khiến ngươi sống giữa những phân tranh và tranh đấu rối ren khác nhau, sống giữa những mối quan hệ giữa người với người đầy phức tạp, và bị vô số chuyện thế sự phiền nhiễu, ràng buộc và thậm chí là quấy nhiễu. Khi ngươi tìm cha mẹ mình và tâm sự về tất cả những chuyện này, họ sẽ đưa ra nhiều chiêu trò khác nhau mà nói cho ngươi cách để khôn khéo hơn, lươn lẹo hơn, lõi đời hơn và khó đọc vị hơn khi sống giữa mọi người, chứ chẳng chỉ cho ngươi con đường đúng đắn, chẳng giúp ngươi buông bỏ những thứ này và giải phóng bản thân, chẳng giúp ngươi đến trước Đấng Tạo Hóa và vâng phục sự an bài của Ngài, nhận ra rõ ràng rằng số phận con người cũng như mọi sự họ có đều nằm trong tay Đức Chúa Trời và họ nên vâng phục mọi yêu cầu của Đức Chúa Trời, vâng phục sự tể trị và an bài của Ngài. Hiện trạng cuộc sống của những người bị gia đình hun đúc những tư tưởng khác nhau này chính là vậy. Tóm lại, dù những tư tưởng mà gia đình hun đúc ngươi chú trọng vào danh hay lợi, vào tranh đấu hay thân thiện với người khác, dù chú trọng vào điều gì đi nữa, thì cuối cùng, chúng chỉ có thể khiến những phương thức, thủ đoạn và quy luật sinh tồn của ngươi trong nhân gian ngày càng trở nên lõi đời, tàn nhẫn, giả dối và thâm hiểm, chứ chẳng khiến ngươi trở nên trung thực, lương thiện và chính trực hơn, cũng không giúp ngươi ngày càng biết cách để quy phục sự an bài của Đấng Tạo Hóa. Do đó, sự hun đúc của gia đình chỉ có thể khiến ngươi xa rời Đức Chúa Trời, xa rời lẽ thật, xa rời những điều tích cực, khiến ngươi không biết sống như thế nào mới là đúng cách con người nên sống, phải sống như thế nào mới là có tôn nghiêm. Hơn nữa, những tư tưởng mà gia đình hun đúc con người sẽ khiến ngươi trở nên ngày càng tê dại, ngu ngốc, hoặc nói theo ngôn ngữ thông thường là mặt càng ngày càng dày hơn. Ban đầu, khi nói dối với đồng nghiệp, bạn học và bạn bè thì ngươi sẽ đỏ mặt, tim đập nhanh và lương tâm cắn rứt. Lâu dần, những cảm giác đó đều không còn, mặt ngươi sẽ không đỏ, tim ngươi sẽ không đập nhanh, và lương tâm ngươi không còn cắn rứt. Để sinh tồn, ngươi sẽ không từ thủ đoạn nào, kể cả là lừa dối những người thân thiết nhất với mình, bao gồm cả cha mẹ, anh chị em ruột và bạn thân. Ngươi sẽ tìm cách trục lợi từ họ để cải thiện cuộc sống và nâng cao thể diện, sự hưởng thụ của mình – đây chính là tê dại. Ban đầu, ngươi còn có chút xíu tự trách và lương tâm có lẽ run sợ đôi chút. Lâu dần, những cảm giác đó sẽ không còn, ngươi sẽ dùng một lý do trọn vẹn hơn để xoa dịu bản thân: “Con người là thế mà. Sống trên đời mà mềm lòng thì đâu có được. Mềm lòng với người khác là tàn nhẫn với chính mình. Ở trên đời, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua, thắng làm vua thua làm giặc. Mình mà thành công thì chẳng ai truy cứu mình thành công bằng cách nào, nhưng nếu mình mà thất bại thì sẽ chẳng còn gì cả.” Cuối cùng, người ta sẽ dùng những tư tưởng và quan điểm này để tự thuyết phục bản thân, coi chúng thành căn cứ cho cách họ mưu cầu mọi sự, và dĩ nhiên cũng là một loại thủ đoạn của họ. Vậy hiện tại, các ngươi đã đến mức độ nào rồi? Các ngươi đã đến mức độ tê dại hay chưa? Giả dụ ngươi làm ăn, và việc làm ăn này liên quan đến tương lai của ngươi, chất lượng sống và danh vọng trong xã hội của ngươi. Nếu thủ đoạn của ngươi đủ cao minh và ngươi có thể lừa được bất kỳ ai, thì ngươi sẽ sống một cuộc sống hơn người, sẽ có vô số tiền bạc trong tay, không cần phải nhìn nét mặt người khác mà sống nữa. Lúc đó, ngươi sẽ làm gì? Ngươi có sống đến mức tê dại, không còn cảm giác, ai ngươi cũng lừa, tiền của ai ngươi cũng kiếm không? (Thưa, có lẽ con sẽ như thế.) Có lẽ ngươi sẽ như thế. Chuyện này phải thay đổi, đây chính là tâm tính bại hoại sâu trong nhân tính. Khi không còn nhân tính, thì con người chỉ sống dựa vào tâm tính bại hoại của mình, và cả những tư tưởng và quan điểm mà Sa-tan tiêm nhiễm. Không có lương tâm, lý trí và liêm sỉ, con người sống chỉ còn lại tấm da, chỉ còn lại một cái xác, sống như thế thì không có giá trị gì. Nếu ngươi vẫn có chút liêm sỉ, và khi nói dối, lừa gạt và hãm hại người khác, ngươi vẫn có thể chọn lựa đối tượng, không phải ai cũng hại, thế thì ngươi vẫn còn chút lương tâm và nhân tính. Nhưng nếu ngươi có thể lừa gạt và hãm hại bất kỳ ai, thì ngươi là một Sa-tan sống chính hiệu, không hơn không kém. Nếu ngươi nói: “Mình không được lừa cha mẹ, người thân, bạn bè, người thật thà, nhất là không được lừa các anh chị em trong nhà Đức Chúa Trời, không được biển thủ của lễ của Đức Chúa Trời”, như thế thì ngươi vẫn còn chút ranh giới đạo đức, vẫn được xem là người có chút lương tri. Tuy nhiên, nếu ngay cả chút lương tri và ranh giới này mà ngươi cũng không có, thì ngươi không xứng được gọi là con người. Vậy các ngươi đến mức nào rồi? Các ngươi có ranh giới không? Nếu có cơ hội hoặc có nhu cầu thực tế nào đó, các ngươi có thể lừa gạt cha mẹ, anh chị em ruột thịt và bạn thân của mình không? Các ngươi có thể lừa gạt, hãm hại các anh chị em, hay thậm chí là biển thủ của lễ của Đức Chúa Trời không? Nếu gặp được cơ hội như thế, ngươi lừa gạt cũng không có ai biết, ngươi có thể làm không? (Thưa, hiện tại có vẻ con không thể làm như vậy nữa.) Tại sao ngươi không thể làm như vậy nữa? (Thưa, bởi vì con sợ Đức Chúa Trời, con có một chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời, hơn nữa lương tâm con không cho phép làm vậy.) Thái độ của ngươi chính là sợ hãi trong lòng và có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, lương tâm ngươi không cho phép. Những người khác hãy nói xem. Các ngươi không có thái độ sao? Nếu không có thái độ, nếu các ngươi không bao giờ nghĩ về chuyện này và vô cảm khi thấy người khác làm việc này, thì các ngươi đang gặp nguy hiểm rồi. Nếu thấy ai đó làm những việc thế này mà các ngươi chẳng cảm thấy căm ghét, chẳng có thái độ gì, cứ tê dại, thì ngươi chẳng khác gì họ và có thể làm ra những chuyện này. Tuy nhiên, nếu ngươi có thái độ rõ ràng về chuyện này, nếu ngươi có thể căm ghét và khiển trách những người như thế, thì chưa chắc ngươi có thể làm ra loại chuyện như thế. Vậy thái độ của các ngươi là gì? (Thưa, trong lòng con nên có một chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Của lễ của Đức Chúa Trời phải được biệt riêng ra thánh và tuyệt đối không được động vào, không được tham lam chiếm giữ.) Không được tham lam chiếm giữ của lễ, đây là vì sợ bị trừng phạt. Nhưng còn những chuyện khác thì sao? Nếu ngươi làm đa cấp, có thể trục lợi từ bạn bè thân thiết, khéo ăn khéo nói lừa gạt họ tham gia, trục lợi và kiếm tiền từ đó không? Ngươi có thể làm như thế với bạn thân, họ hàng, thậm chí là cha mẹ hay anh chị em của ngươi không? Nếu ngươi khó nói, thì khi ngươi nói mình sẽ không tham lam chiếm giữ của lễ của Đức Chúa Trời, ngươi cũng chưa chắc có thể làm được, phải không? Ai khác nói thêm đi. (Thưa, một mặt, chúng con nên hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời trong chuyện này. Không bao giờ được động vào của lễ của Đức Chúa Trời. Mặt khác, chúng con cảm thấy làm như thế này là không có nhân tính. Ít nhất, ranh giới tối thiểu mà con người phải có phải là điều mà lương tâm chấp nhận được.) Làm như thế là không có nhân tính và người ta phải hành động theo cách lương tâm chấp nhận được, thái độ của các ngươi là vậy. Còn ai nữa không? (Thưa, con nghĩ rằng, là con người, kể cả khi không tin Đức Chúa Trời, nếu là một người có lương tâm và ranh giới đạo đức trong thế giới, thì không nên làm ra những việc hại người nhà của mình. Huống hồ giờ chúng con đã tin Đức Chúa Trời và hiểu được một vài lẽ thật, nếu có ai vẫn có thể làm ra những việc hại anh chị em, hại bạn bè, hoặc biển thủ của lễ của Đức Chúa Trời, thì người đó còn không bằng người ngoại đạo. Hơn nữa, đôi khi người ta bộc lộ một vài tâm tư ý niệm nhất định, nhưng vừa nghĩ tới thực chất tâm tính của Đức Chúa Trời, vừa nghĩ tới chuyện dù quanh mình không có ai nhìn, dù mình làm gì cũng không ai biết, nhưng Đức Chúa Trời vẫn giám sát mọi sự, thì họ không dám làm những việc này nữa, họ vẫn có một chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời.) Một mặt làm như thế là không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, mặt khác, người có thể làm như thế thì ngay cả nhân tính căn bản nhất cũng không có. Là con người, dù không tin Đức Chúa Trời, ngươi cũng không nên làm những việc này. Đây là điều mà một người có lương tâm và nhân tính nên có. Lừa gạt, hãm hại, trộm cướp vốn là những thứ mà người tốt và bình thường không nên làm. Kể cả người không tin Đức Chúa Trời vẫn có một vài giới hạn về cách làm người, huống hồ người tin Đức Chúa Trời và đã nghe giảng đạo nhiều như thế. Nếu ngươi vẫn có thể làm như thế, thì ngươi hết thuốc chữa rồi. Đây là một người không có nhân tính, là ma quỷ. Ngươi đã nghe giảng đạo quá nhiều, thế mà ngươi vẫn có thể làm đủ mọi loại việc xấu liên quan đến lừa gạt và bịp bợm – đây chính là người không tin. Người không tin là gì? Là người không tin sự giám sát của Đức Chúa Trời, không tin Ngài là công chính. Nếu ngươi không tin vào sự giám sát của Đức Chúa Trời, thì chẳng phải ngươi không tin sự hiện hữu của Ngài sao? Ngươi nói: “Bảo Đức Chúa Trời giám sát tôi, nhưng Đức Chúa Trời ở đâu? Tại sao tôi không thấy Ngài? Tại sao tôi không cảm giác được Ngài? Tôi đã lừa gạt và bịp bợm nhiều năm rồi, tại sao tôi không bị trừng phạt? Tôi vẫn sống thoải mái hơn người khác đấy thôi”. Đây là một phương diện biểu hiện của người không tin. Một phương diện khác là bất kể đã được thông công bao nhiêu lẽ thật, một câu họ cũng không tiếp nhận. Họ không bao giờ tiếp nhận lẽ thật, vậy họ tiếp nhận điều gì? Họ tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm có lợi cho mình. Cái gì có lợi cho họ, có thể bảo vệ lợi ích của họ, thì họ làm. Họ chỉ tin cái lợi trước mắt, chứ không tin sự giám sát của Đức Chúa Trời, cũng không tin có báo ứng. Như vậy chính là người không tin. Người không tin, thì tin Đức Chúa Trời để làm gì? Người không tin trong nhà Đức Chúa Trời chỉ có một biểu hiện, là hành ác. Nhưng đừng nói về cái kết cuối cùng của những người này, hãy quay lại chủ đề mà chúng ta muốn thông công.

Những tư tưởng khác nhau mà gia đình hun đúc và tiêm nhiễm cho người ta không phải là để đưa họ đến trước Đức Chúa Trời, cũng không phải để truyền thụ những tư tưởng tích cực cho họ. Thay vào đó, nó tiêm nhiễm những tư tưởng tiêu cực, những thủ đoạn, nguyên tắc và phương thức làm người tiêu cực, cuối cùng dẫn dắt người ta đi vào con đường không lối về. Tóm lại, những tư tưởng khác nhau mà gia đình tiêm nhiễm vào người ta còn không đạt đến được những tiêu chuẩn căn bản của nhân tính, lý trí và lương tâm mà một con người tối thiểu nên có. Nếu người ta có dù chỉ một chút lương tâm và lý trí, thì nó chỉ là một chút xíu mà con người vốn có còn sót lại và chưa bị Sa-tan làm bại hoại hay ăn mòn. Những phương thức và thủ đoạn làm người khác nhau còn lại của họ đến từ gia đình và thậm chí là từ xã hội. Do đó, trước khi người ta được cứu rỗi, bất kỳ tư tưởng hay quan điểm nào do gia đình hun đúc thì đều đi ngược với những gì Đức Chúa Trời dạy con người. Nó không thể khiến họ hiểu lẽ thật, cũng không thể dẫn dắt họ đến con đường được sự cứu rỗi, nó chỉ có thể dẫn dắt họ đến con đường diệt vong. Vậy nên, sau khi người ta vào nhà Đức Chúa Trời, bất kể họ bao nhiêu tuổi, tiếp nhận nền giáo dục nào, bối cảnh gia đình ra sao, họ cho rằng thân phận của họ tôn quý thế nào, thì hết thảy đều phải học lại từ đầu về cách làm người, cách chung sống với người khác, cách làm nhiều việc khác nhau, cách đối xử với nhiều con người và sự việc khác nhau. Quá trình học hỏi này là con người tiếp nhận và lĩnh hội từ Đức Chúa Trời những tư tưởng và quan điểm tích cực, phù hợp với lẽ thật khác nhau, những nguyên tắc thực hành và xử lý các loại sự vật, sự việc khác nhau. Điều này chỉ dựa trên việc ngươi tiếp nhận lẽ thật. Nếu ngươi không tiếp nhận lẽ thật, thì những tư tưởng và quan điểm ngươi vốn có sẽ không thay đổi. Bởi vì ngươi không tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm tích cực, đúng đắn đến từ Đức Chúa Trời, nên những nguyên tắc, phương thức và thủ đoạn xử thế của ngươi vẫn sẽ như cũ, không thay đổi. Khi bắt đầu tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm tích cực, tiếp nhận lẽ thật và lời dạy của Đức Chúa Trời thì người ta bắt đầu học cách làm con người chân chính, bình thường, có lý trí và lương tâm. Có người nói: “Con đã tin Đức Chúa Trời 10 năm, 20 năm, 30 năm, thế mà con chưa tiếp nhận tư tưởng hay quan điểm nào từ Đức Chúa Trời, cũng chưa tiếp nhận bất kỳ lẽ thật nào từ lời Đức Chúa Trời”. Như thế đủ để chứng minh ngươi tin Đức Chúa Trời không thật lòng, ngươi vẫn không biết lẽ thật là gì, và ngươi chưa học cách làm người. Nếu ngươi nói: “Từ lúc bắt đầu tin Đức Chúa Trời, con chính thức bắt đầu tiếp nhận nhiều yêu cầu khác nhau đối với con người, cũng như những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc và câu nói con người nên có mà Đức Chúa Trời dạy từ lời của Ngài”, vậy thì từ lúc bắt đầu tin Đức Chúa Trời, ngươi đã học cách làm con người chân chính, và từ lúc bắt đầu học cách làm con người chân chính, thì ngươi bắt đầu đi về phía con đường được cứu rỗi. Ngươi bắt đầu tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm đến từ Đức Chúa Trời lúc nào, thì ngươi bắt đầu đi về phía con đường được cứu rỗi lúc đó, không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Vậy các ngươi đã bắt đầu chưa? Các ngươi đã bắt đầu rồi hay là chưa bắt đầu? Hay là các ngươi đã bắt đầu từ lâu rồi? (Thưa, nhờ trong hai năm qua Đức Chúa Trời thông công và mổ xẻ về những tư tưởng và quan điểm sai lầm tồn tại trong con người, bao gồm sự hun đúc của gia đình, v.v. Mà con đã bắt đầu phản tỉnh bản thân và dần dần chối bỏ những triết lý Sa-tan mà con từng giữ, và con bắt đầu suy ngẫm cách nỗ lực hướng đến lời Đức Chúa Trời. Trước đây, con không chú trọng việc phản tỉnh sâu sắc thế này.) Nói như thế rất thực tế. Ngươi chỉ mới bắt đầu trong hai năm qua, xác thực là năm nào ngày nào thì không thể nói rõ, nhưng dù thế nào đi nữa, thì cũng bắt đầu từ một hai năm qua. Nói như thế là tương đối khách quan. Còn những người khác thì sao? (Thưa, trước kia con đã không suy xét dốc sức thế nào để thay đổi tư tưởng và quan điểm do gia đình con hun đúc. Gần đây, sau khi nghe Đức Chúa Trời thông công về phương diện này, tư tưởng của con đã từng bước có một số thay đổi, nhưng con chưa đặc biệt dốc sức mưu cầu sự biến đổi trong phương diện này.) Trong ý thức của ngươi đã có cảm giác rồi. Trong cuộc sống thường nhật, nếu ngươi tiếp tục tìm kiếm và bước vào một cách sâu sắc hơn, nếu ngươi có thể tìm kiếm chân thực và chi tiết trong những chuyện cụ thể, nếu ngươi bước vào một cách chính xác hơn, thì ngươi sẽ có hy vọng biến đổi. Chẳng phải như thế sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi có hy vọng gạt bỏ những tư tưởng và quan điểm cũ, nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động từ lập trường và quan điểm đúng đắn, thì cuối cùng ngươi sẽ có thể đạt được sự cứu rỗi. Về lâu dài, ngươi có thể đạt được sự cứu rỗi, nhưng nói thực tế hơn ngay lúc này, thì việc ngươi có thể phù hợp để thực hiện bổn phận, đặc biệt phù hợp để làm lãnh đạo và chấp sự, còn phải xem ngươi có dốc sức cho mỗi một phương diện của lẽ thật lúc ở một mình hay không, có sẵn lòng dốc sức và trả giá vì những điều tích cực và những chuyện liên quan đến nguyên tắc không. Nếu ngươi chỉ muốn thay đổi bản thân trong ý thức, mà bình thường không dốc sức và không nghiêm túc về lẽ thật, nếu ngươi không có lòng khao khát những điều tích cực, thì ý thức này sẽ nhanh chóng tan biến và không còn nữa. Mọi tư tưởng và quan điểm liên quan đến mỗi chủ đề Ta thông công đều không thể tách rời khỏi đời sống thực tế của con người, chúng không phải là lý luận hay khẩu hiệu, chúng liên quan đến tư tưởng và quan điểm của ngươi khi đối đãi những chuyện trong cuộc sống thường nhật. Những tư tưởng và quan điểm của ngươi thế nào, thì hành động của ngươi sẽ nghiêng theo chiều hướng đó. Nếu tư tưởng và quan điểm của ngươi tích cực, thì phương thức và nguyên tắc xử lý sự việc của ngươi sẽ có khuynh hướng tích cực, kết quả xử lý sự việc của ngươi sẽ tương đối tốt và phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu tư tưởng và quan điểm của ngươi đối nghịch hoặc đi ngược lại lẽ thật và những điều tích cực, thì ngọn nguồn để ngươi xử lý sự việc sẽ tiêu cực, kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ không tốt. Bất kể ngươi trả giá bao nhiêu, hoặc tốn bao nhiêu tâm tư để xử lý chuyện này, bất kể ý định của ngươi khi làm việc này là gì, thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn nhận kết quả như thế nào? Đức Chúa Trời sẽ xác định tính chất chuyện này như thế nào? Nếu Đức Chúa Trời xác định tính chất chuyện này là gây nhiễu loạn, gián đoạn, phá hoại, dẫn đến tổn thất trong nhà Đức Chúa Trời, thì chính là ngươi đang hành ác. Hành ác, nhẹ thì có thể dẫn đến sự hành phạt, phán xét, khiển trách và tỉa sửa, còn nghiêm trọng thì có thể dẫn đến sự trừng phạt. Nếu trong việc này, ngươi không làm theo các nguyên tắc lẽ thật, mà lại nghiêng về những tư tưởng và quan điểm sai lầm của người ngoại đạo, căn cứ theo chúng mà làm việc, thì chính là phí công vô ích. Kể cả khi ngươi trả rất nhiều cái giá và dốc rất nhiều tâm tư, thì kết quả cuối cùng của ngươi vẫn sẽ là công dã tràng. Đức Chúa Trời nhìn nhận chuyện này như thế nào? Ngài xác định tính chất chuyện này như thế nào? Ngài đối đãi với chuyện này như thế nào? Ít nhất, việc làm của ngươi không phải là việc lành, không làm chứng cho Đức Chúa Trời, không vinh hiển Ngài, và cái giá mà ngươi đã trả, tâm tư ngươi dốc vào sẽ không được ghi nhớ, tất cả đều vô ích. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Trước khi làm bất kỳ việc gì, hãy suy nghĩ cho cẩn thận, tìm người thông công, tìm kiếm và hiểu các nguyên tắc rồi mới làm, đừng làm vì nóng nảy, bốc đồng, hoặc mang theo tư lợi và dục vọng. Bất kể kết quả cuối cùng là gì, các ngươi đều phải tự mình gánh vác, và bất kể kết quả là gì, Đức Chúa Trời sẽ có phán quyết. Nếu ngươi mong những việc mình làm sẽ không thành công dã tràng, sẽ được Đức Chúa Trời ghi nhớ, hoặc tốt hơn nữa là sẽ trở thành những việc lành, được Đức Chúa Trời chấp thuận, thì ngươi nên tìm kiếm các nguyên tắc thường xuyên hơn. Nếu ngươi không quan tâm những điều này, nếu việc ngươi làm có phải việc lành hay không, được Đức Chúa Trời chấp thuận hay không ngươi cũng chẳng lấy làm quan trọng, thậm chí không quan tâm chuyện mình sẽ bị trừng phạt hay không, mà cứ nghĩ: “Chẳng thành vấn đề, đằng nào bây giờ mình cũng không thể thấy hay cảm giác được gì”, nếu ngươi có những tư tưởng và quan điểm đó, thì ngươi không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời khi hành động. Ngươi sẽ táo tợn, phóng túng, trắng trợn, chẳng lo ngại gì, chẳng kiêng nể gì. Không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, phương hướng khi ngươi hành động rất dễ bị lệch lạc. Theo bản tính và bản năng của con người, thì kết quả cuối cùng rất có thể là những việc ngươi làm không những không được Đức Chúa Trời chấp thuận hay ghi nhớ, mà còn trở thành sự quấy nhiễu, gián đoạn và việc ác. Vậy thì kết cục cuối cùng của ngươi, cách Đức Chúa Trời đối đãi và xử lý ngươi là có thể tưởng tượng được. Do đó, trước khi làm bất kỳ việc gì, trước khi xử lý chuyện gì, trước hết, ngươi nên suy ngẫm xem mình muốn gì, cân nhắc cho thấu đáo kết quả cuối cùng của chuyện này sẽ là gì, rồi mới làm. Vậy, vấn đề này liên quan đến những gì? Nó liên quan đến thái độ của ngươi và các nguyên tắc mà ngươi dựa vào khi làm bất kỳ việc gì. Thái độ tốt nhất là tìm kiếm nguyên tắc thường xuyên hơn, không đánh giá dựa trên cảm giác, sở thích, ý định, dục vọng hay lợi ích trước mắt, mà phải tìm kiếm nguyên tắc, cầu nguyện và tìm kiếm trước Đức Chúa Trời thường xuyên hơn, đến trước anh chị em thường xuyên hơn, thông công và tìm kiếm cùng những anh chị em phối hợp thực hiện bổn phận với ngươi. Hiểu các nguyên tắc một cách đúng đắn rồi mới làm, đừng bốc đồng, đừng hồ đồ. Tại sao ngươi tin Đức Chúa Trời? Ngươi đâu có tin để kiếm miếng ăn, để giết thời gian, để chạy theo thời thượng, hay để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của ngươi. Ngươi tin Đức Chúa Trời để được cứu rỗi. Vậy ngươi làm thế nào để được cứu rỗi? Khi làm bất kỳ việc gì, thì việc đó phải liên quan đến sự cứu rỗi, đến các yêu cầu của Đức Chúa Trời, đến lẽ thật, không phải vậy sao?

Về chủ đề buông bỏ sự hun đúc của gia đình, trước đây chúng ta đã thông công về các khuôn phép và những tư tưởng, quan điểm khác nhau liên quan đến việc làm người, cũng chính là những tư tưởng mà gia đình hun đúc người ta. Tuy nhiên, ngoài những dạng giáo dục và ảnh hưởng khác nhau của gia đình với tư tưởng của người ta, còn có thêm nhiều sự hun đúc khác nữa. Nghĩa là, sự hun đúc của gia đình vượt xa sự hun đúc về tư tưởng. Ngoài những điều chúng ta đã thảo luận ở trên, sự hun đúc của gia đình còn bao gồm sự hun đúc về tôn giáo, mê tín và truyền thống, cũng là những điều mà chúng ta sắp thông công bây giờ. Những điều này liên quan đến cách sống, thói quen sống, tập quán sống và một số vấn đề chi tiết trong cuộc sống. Về sự hun đúc của gia đình với cuộc sống của con người, giờ chúng ta sẽ nói về truyền thống trước. Truyền thống bao gồm những gì? Chẳng hạn như, một số chú trọng, câu nói và cấm kỵ của gia đình trong phương diện chi tiết cuộc sống. Chuyện này có liên quan đến truyền thống không? (Thưa, có.) Truyền thống liên quan và dính líu đến mê tín, nên chúng ta sẽ thảo luận hai điều này cùng nhau. Một vài điều trong truyền thống là mê tín, và có một vài điều trong mê tín không hẳn là truyền thống mà chỉ là tập quán và cách sống của các gia đình hay các nhóm sắc tộc cá biệt. Hãy bắt đầu từ việc xem xem trong truyền thống và mê tín có những nội dung gì. Các ngươi đã biết quá nhiều truyền thống và mê tín, bởi vì trong cuộc sống của các ngươi có nhiều nội dung liên quan đến chúng. Các ngươi hãy nói xem nào. (Thưa, là đoán mệnh, xem chỉ tay và rút quẻ.) Rút quẻ, đoán mệnh, xem bói, xem chỉ tay, xem nhân tướng, xem ngày tháng năm sinh, vấn hịch, những thứ này không được gọi là mê tín, mà chúng thuộc về hoạt động mê tín. Mê tín là chỉ những câu nói cụ thể trong các hoạt động mê tín này. Chẳng hạn như, trước khi ra khỏi nhà thì xem lịch để xem hôm nay việc gì hợp, việc gì không hợp, xem có phải hôm nay việc gì cũng không hợp, xem có phải chuyển nhà, kết hôn, tang lễ đều không hợp hay không, hay là việc gì cũng hợp – như thế chính là mê tín. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Các ngươi hãy nói tiếp đi. (Thưa, tin rằng giật mắt trái là tiền tài, giật mắt phải là tai họa.) “Giật mắt trái là tiền tài, giật mắt phải là tai họa” – đây là gì? (Thưa, là mê tín.) Đây là mê tín. Mọi điều ta vừa nói đến, như đoán mệnh, rút quẻ, xem chỉ tay, v.v. Đều thuộc về hoạt động mê tín. “Giật mắt trái là tiền tài, giật mắt phải là tai họa” là một câu nói cụ thể liên quan đến hoạt động mê tín. Nó là mê tín. Những câu nói này đến từ đâu? Về cơ bản đều đến từ các thế hệ đi trước. Một số được truyền lại từ cha mẹ, một số thì từ ông bà, tổ tiên, v.v. Còn gì nữa? (Thưa Đức Chúa Trời, phong tục lễ hội có được tính hay không?) Phải, phong tục lễ hội cũng được tính. Một số phong tục lễ hội thuộc về truyền thống, số khác thì vừa là truyền thống vừa là những câu nói mê tín. Từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây, có vô số phong tục lễ hội. Hãy nói một phong tục lễ hội cụ thể đi. Ví dụ như, người miền Nam Trung Quốc thường ăn bánh tổ trong dịp Năm Mới. Ngụ ý là gì? Người ta ăn bánh tổ vì mục đích gì? (Thưa, họ cho rằng ăn bánh tổ thì trong nhà sẽ mỗi năm một thăng tiến.) Mục đích ăn bánh tổ là để mỗi năm một thăng tiến. Bánh tổ trong tiếng Trung Quốc là “niên cao”, “niên” là năm, “cao” là “thăng cao”. Cho nên mục đích ăn bánh tổ là để mỗi năm một thăng tiến. Có năm nào ngươi không ăn bánh tổ và không được thăng tiến không? Có phải ai ăn bánh tổ hằng năm thì được thăng tiến hằng năm không? Ngươi thật sự được “thăng tiến” sao? Người ta biết chưa chắc đã được thăng tiến, nhưng dù không được thăng tiến cũng đừng thụt lùi, cho nên họ phải ăn bánh tổ. Ăn bánh tổ khiến họ thấy yên tâm, còn không ăn thì cứ thấy không yên. Đây là mê tín và truyền thống. Tóm lại, những tập quán sống và truyền thống đến từ gia đình này đã hình thành ảnh hưởng tới ngươi, vô hình trung ngươi công nhận và tiếp nhận những truyền thống và tập quán này ở một mức độ nhất định, do đó, ngươi cũng công nhận và tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm hoặc sự mê tín mà truyền thống đề xướng. Khi sống một mình, ngươi cũng sẽ tiếp diễn những truyền thống và tập quán sống này. Đây là điều không thể phủ nhận. Giờ hãy nói về một vài câu nói liên quan đến truyền thống. Có những người thường xuyên làm những việc như: Khi người khác đi một chuyến xa thì làm sủi cảo cho họ ăn, khi người khác về đến nhà thì nấu mì sợi cho họ ăn. Đây có phải là một dạng truyền thống không? (Thưa, phải.) Đây là một dạng truyền thống, là tục lệ bất thành văn. Khoan hãy nói về mục đích họ làm việc này là gì. Trước hết, hãy xem thử câu nói chính xác của cách làm này là gì. (“Ra khỏi cửa ăn sủi cảo, về đến cửa ăn mì”. Hay có cách nói khác là: “Ra ngoài ăn sủi cảo, về nhà ăn mì”.) “Ra ngoài ăn sủi cảo, về nhà ăn mì” nghĩa là gì? Nghĩa là, hôm nay có ai ra ngoài thì ngươi phải làm sủi cảo cho họ ăn, ngụ ý là gì? Sủi cảo được bao bọc bằng một lớp bột, mà từ “bao” thì đồng âm với từ “bảo” trong bảo vệ. Cho nên, ý nghĩa của việc này là để bảo vệ mạng sống của họ, khiến họ đừng gặp bất trắc gì trên đường, ra ngoài thì đừng chết ở bên ngoài, và chắc chắn phải quay về. Chính là ra ngoài sẽ bình an. “Ra ngoài ăn sủi cảo, về nhà ăn mì” nghĩa là họ có thể bình an trở về, mọi chuyện đều thuận lợi, ý nghĩa đại khái là vậy. Nhìn chung, một số gia đình làm theo truyền thống này. Nếu có thành viên trong gia đình ra ngoài, họ sẽ làm sủi cảo, khi người đó về, họ sẽ nấu mì sợi. Dù ngươi là người ăn hay người nấu, thì đều là để đạt được điềm lành, vì hiện tại và tương lai tốt đẹp, tất cả mọi người đều được tốt đẹp. Các ngươi có đồng ý rằng truyền thống này là điều tích cực và là một chuyện người ta nên làm, nên tiếp diễn trong cuộc sống không? (Thưa, con không đồng ý như vậy.) Có một số anh chị em phải ra ngoài, người phụ trách nấu ăn làm sủi cảo cho họ, Ta hỏi: “Họ phải đi thì liên quan gì đến việc ăn sủi cảo?” Thế là họ nói: “Ra ngoài mà, ra ngoài thì phải làm sủi cảo”. Ta bảo: “Họ ra ngoài thì ngươi làm sủi cảo, thế nếu họ về thì sao?” Họ đáp: “Về thì phải ăn mì sợi”. Ta nói: “Đây là lần đầu tiên Ta nghe nói chuyện này. Đây là truyền thống ở đâu vậy?” Họ đáp: “Ở quê của con, người ta làm vậy. Nếu ai ra ngoài thì ăn sủi cảo, về nhà thì ăn mì sợi”. Sau đó, trong lòng Ta có ấn tượng gì về chuyện này? Ta nghĩ mấy người này đã tin Đức Chúa Trời, thế mà làm gì cũng không căn cứ lời Đức Chúa Trời, người ta dựa vào truyền thống và những gì tổ tiên truyền lại. Người ta cho rằng cái vỏ sủi cảo có thể bảo vệ mạng sống người ta, cho rằng nếu con người gặp phải chuyện gì không nằm trong bàn tay Đức Chúa Trời mà nằm trong bàn tay con người. Họ tin rằng khi gói sủi cảo, thì người ra ngoài sẽ bình an, nếu họ không gói sủi cảo, thì người đó sẽ không bình an, có khi sẽ chết ở trên đường, không quay về được nữa. Trong tư tưởng và quan điểm của họ, mạng sống của con người như cái nhân sủi cảo, cùng giá trị với cái nhân sủi cảo, mạng sống của họ không nằm trong tay Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời không thể tể trị số phận của con người, mà chỉ có người gói sủi cảo mới có thể tể trị số phận con người thôi. Họ là dạng người gì vậy? (Thưa, là người không tin.) Họ là người không tin. Trong hội thánh, có nhiều người như thế. Họ không cho rằng đây là mê tín, mà đây là tập quán sống của họ, phải tuân giữ như điều tích cực một cách đương nhiên, phải làm một cách quang minh chính đại, có lý lẽ, có căn cứ. Ngươi không cho họ làm thì không được. Nếu ngươi không cho họ làm, họ sẽ khó chịu: “Tôi là người nấu ăn. Hôm nay có người ra ngoài, tôi mà không làm sủi cảo cho họ, rồi chẳng may họ chết, ai sẽ chịu trách nhiệm đây? Không phải là lỗi của tôi à?” Họ cho rằng truyền thống của tổ tiên là đáng tin cậy nhất. “Nếu không theo truyền thống và phạm phải chuyện cấm kỵ này, thì cái mạng nhỏ của anh sẽ khó giữ, có khi chết luôn đấy”. Đây không phải là quan điểm của người không tin sao? (Thưa, phải.) Những tư tưởng và quan điểm tương tự như thế ăn sâu trong lòng người thì họ còn có thể tiếp nhận lẽ thật được không? (Thưa, không thể.) Ngươi nói mình đi theo Đức Chúa Trời, nói mình tin Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng chứng cứ đâu? Ngoài miệng ngươi nói: “Con tin sự tể trị của Đức Chúa Trời, tin số phận con người nằm trong tay Đức Chúa Trời”. Thế mà, khi có người ra ngoài, ngươi vội vã làm sủi cảo cho họ, thậm chí nếu không kịp mua thịt, thì dù có phải gói bằng nhân chay cũng nhất định phải gói, không gói là không được. Những hành vi và cách làm này có đang chứng thực cho Đức Chúa Trời không? Có vinh hiển Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Rõ ràng là không, ngươi đang sỉ nhục Đức Chúa Trời, sỉ nhục danh Ngài. Ngươi không tiếp nhận lẽ thật là chuyện nhỏ. Điều mấu chốt là ngươi nói mình tin Đức Chúa Trời và đi theo Ngài, thế mà ngươi vẫn tuân giữ những truyền thống do Sa-tan tiêm nhiễm. Trong những chuyện nhỏ của cuộc sống thường nhật, ngươi căn cứ một cách nghiêm ngặt vào những tư tưởng và tập quán sống do tổ tiên tiêm nhiễm, chẳng ai thay đổi nổi chúng. Đây mà là thái độ tiếp nhận lẽ thật sao? Đây là sỉ nhục Đức Chúa Trời, là phản bội Đức Chúa Trời. Tổ tiên ngươi là ai? Truyền thống họ truyền lại đến từ đâu? Những truyền thống này đại diện cho ai? Chúng có đại diện lẽ thật không? Chúng có đại diện những điều tích cực không? Ai nghĩ ra những truyền thống này? Có phải Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời chu cấp lẽ thật cho con người, không phải để khôi phục truyền thống, mà là để bãi bỏ mọi truyền thống. Thế mà ngươi không chỉ không buông bỏ chúng, lại còn xem chúng như lẽ thật và điều tích cực mà tuân giữ. Như thế chẳng phải là mạo hiểm làm liều sao? Như thế chẳng phải là công khai đối đầu với lẽ thật và Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Đây là công khai kêu gào và đối đầu với Đức Chúa Trời. Có người nói: “Con không làm sủi cảo hay nấu mì sợi cho các anh chị em, mà làm cho người nhà con thì sao? Khi người nhà của con ra ngoài, con sẽ làm sủi cảo cho họ, khi họ về thì con nấu mì sợi cho họ. Vậy có được không?” Các ngươi nói xem như thế có được không? Nếu ngươi nói: “Con mà có hãm hại ai, thì cũng không hãm hại các anh chị em đâu, chỉ hãm hại người nhà của con thôi, vậy có được không?” Các ngươi nói xem như thế có được không? (Thưa, không.) Không quan trọng đối tượng ngươi làm việc này là ai, mà quan trọng ngươi đang sống thể hiện ra và bộc lộ ra cái gì, quan điểm mà ngươi bám giữ là gì. Ngươi hãm hại ai không quan trọng, quan trọng cách làm và nguyên tắc của ngươi là gì, không phải vậy sao? (Thưa, phải.)

Có những người cứ đến Tết Nguyên Đán là xem lịch cả ngày, bắt đầu bước vào ngày lễ truyền thống từ ngày 30 tháng Chạp, thực hành nghiêm ngặt theo cách sống và những cấm kỵ được truyền lại của tập tục truyền thống đối với việc ngày nào nên ăn gì, nên mặc gì, nên kiêng làm gì. Cấm kỵ nói lời nào thì không nói lời đó, cấm kỵ làm việc gì thì không làm việc đó, ăn gì nói gì mà may mắn, mà tốt đẹp thì họ sẽ ăn món đó, nói lời đó. Ví dụ như, có người tin rằng vào dịp Năm Mới thì nhất định phải ăn bánh tổ để mỗi năm một thăng tiến. Vì để năm nay được thăng tiến mà họ nhất định phải ăn bánh tổ, bất kể đang có chuyện lớn gì, bất kể bận rộn hay mệt mỏi đến đâu, bất kể trong việc thực hiện bổn phận đang có tình huống đặc biệt gì, có thể dành ra thời gian hay không. Nếu không có thời gian để làm bánh tổ ở nhà, thì họ sẽ ra ngoài mua mà ăn, để có điềm lành tốt đẹp. Lại có người nhất định phải ăn cá vào dịp Năm Mới, cá là “ngư” đồng âm với “dư”, ngụ ý là dư dả năm này qua năm khác. Họ tin rằng nếu dịp Năm Mới không ăn cá, thì cả năm sẽ chịu cảnh khổ. Nếu không mua được cá, có người còn đặt con cá gỗ lên bàn ăn. Họ vừa ăn bánh tổ, vừa ăn cá, không những muốn mỗi năm một thăng tiến, mà còn muốn mỗi năm đều dư dả. Một mặt, họ làm thế để năm nay được thuận lợi, để cuộc sống tốt hơn, giàu có sung túc hơn, mặt khác, họ mong có sự nghiệp thành công hoặc làm ăn phát tài. Hơn nữa, trong dịp Năm Mới, họ còn phải nói những lời may mắn. Chẳng hạn như, họ tránh nói con số bốn và năm, vì trong tiếng Trung, “tứ” nghe như “tử”, còn “ngũ” nghe như “vô”. Thay vào đó họ phải nói con số sáu và tám, vì “lục” nghe như “lộc” trong cả năm trôi chảy, còn “bát” thì nghe như “phát” trong phát tài. Họ không những phải nói những lời may mắn mà còn phải tặng phong bao đỏ cho nhân viên, người nhà, bà con thân thích và bạn bè. Tặng phong bao đỏ ngụ ý là phát tài, tặng càng nhiều phong bao đỏ thì ngụ ý là càng phát tài hơn. Họ không chỉ tặng phong bao đỏ cho người, mà còn tặng cho cả chó mèo trong nhà, ngụ ý rằng họ có thể phát tài nhờ bất kỳ ai, và năm tới sẽ là một năm làm ăn phát đạt, phất lên ngoài mong đợi. Tất cả mọi việc, từ ăn cái gì, làm việc gì, cho đến nói gì, làm gì, đều là để tiếp diễn những tập quán và câu nói được truyền lại của truyền thống, sai lệch một chút cũng không được. Kể cả khi hoàn cảnh sống hay cộng đồng sinh sống đã thay đổi, những tập tục và cách sống truyền thống này vẫn không thể thay đổi. Bởi vì truyền thống mang trong mình ngụ ý nhất định, bao gồm cả những câu nói tốt đẹp và điều cấm kỵ được tổ tiên truyền lại, nên họ nhất định phải tiếp diễn. Nếu những truyền thống hoặc điều cấm kỵ này bị vi phạm, thì năm tới có khả năng sẽ không được thuận lợi, đi đâu cũng gặp trở ngại, làm ăn thất bát, có khi phá sản, nên nhất định phải tuân thủ những truyền thống này. Có những truyền thống phải tuân thủ trong các dịp lễ, lại có những truyền thống phải tuân thủ trong cuộc sống thường nhật. Chẳng hạn như chuyện cắt tóc, nếu ngươi ta xem lịch và thấy hôm nay kỵ cắt tóc hoặc ra khỏi nhà thì họ sẽ không dám đi. Nếu chưa xem lịch mà đã đi cắt tóc rồi, thì họ phạm phải cả hai điều cấm kỵ là ra khỏi nhà và cắt tóc, có thể sẽ đối mặt với hậu quả khôn lường, cho nên họ nhất định phải tuân thủ những điều này. Chúng vừa là truyền thống vừa là mê tín. Nếu ai đó cần ra ngoài, nhưng xem lịch thì thấy hôm nay mọi chuyện đều không hợp, nghĩa là hôm nay phải nghỉ ngơi, tiêu khiển, thư giãn, tránh làm bất kỳ việc gì, kể cả khi được bảo hôm nay cần ra ngoài rao truyền Phúc Âm, thì họ sẽ lo lắng nếu ra ngoài thì sẽ phạm phải cấm kỵ, chẳng may gặp chuyện gì ngoài ý muốn như là bị tai nạn xe cộ hoặc bị cướp thì biết làm sao? Họ sẽ không dám ra ngoài, bảo rằng: “Để mai rồi đi! Lời tổ tiên dặn, không nghe không được. Tổ tiên bảo phải xem lịch đã rồi mới được ra khỏi nhà. Nếu lịch bảo việc gì cũng không hợp, thì không nên ra ngoài. Nếu anh ra ngoài rồi gặp chuyện gì, thì anh tự gánh chịu hậu quả. Ai bảo anh không xem lịch, không nghe theo lịch?” Chuyện này vừa là truyền thống vừa là mê tín, phải không? (Thưa, phải.)

Có người nói: “Tôi 24 tuổi, năm nay là năm tuổi của tôi”. Người khác bảo: “Tôi 36 tuổi, năm nay là năm tuổi của tôi”. Trong năm tuổi thì phải làm gì? (Thưa, mặc nội y đỏ và đeo thắt lưng đỏ.) Ai từng mặc nội y đỏ rồi? Ai từng đeo thắt lưng đỏ rồi? Mặc nội y đỏ và đeo thắt lưng đỏ, cảm giác thế nào? Có cảm thấy năm đó trôi qua tốt đẹp không? Có tránh tà được không? (Thưa, vào năm tuổi của con, con đã đeo tất đỏ. Nhưng năm đó, kết quả thi của con cực kỳ tệ. Đeo tất đỏ không đem lại may mắn như người ta nói.) Mặc chúng lại đem vận rủi đến cho ngươi nhỉ? Nếu không mặc đồ đỏ, ngươi có khả năng làm tốt hơn không? (Thưa, con mặc hay không cũng chẳng liên quan gì.) Quan điểm như thế là chính xác, mặc hay không cũng chẳng có liên quan gì. Chuyện này vừa là truyền thống, vừa là mê tín. Bất kể hiện tại ngươi có tiếp nhận quan niệm về năm tuổi hay không hoặc có muốn tiếp diễn loại truyền thống này hay không, thì những tư tưởng và câu nói truyền thống này đã để lại một số dấu ấn trong tâm trí con người. Chẳng hạn như, khi đến năm tuổi, nếu ngươi gặp phải những chuyện ngoài ý muốn hoặc gặp những chuyện đặc biệt gì đó khiến cho năm đó của ngươi trôi qua khá lận đận và không được như ý, thì ngươi sẽ không khỏi nghĩ rằng: “Năm nay chẳng thuận lợi gì. Nghĩ lại mới thấy, đây là năm tuổi của mình mà, người ta bảo trong năm tuổi thì phải cẩn thận một chút vì dễ phạm vào điều cấm kỵ lắm. Theo truyền thống, mình phải mặc đồ đỏ, nhưng vì tin Đức Chúa Trời, nên mình không mặc. Mình không tin những câu nói đó, nhưng khi nghĩ về những chuyện gặp phải trong năm qua, thì đúng là chẳng hề thuận lợi. Làm sao để tránh những chuyện này đây? Có lẽ năm sau sẽ khá hơn”. Ngươi sẽ vô thức quy kết những sự kiện đặc biệt và không tốt mình gặp phải năm đó với những câu nói truyền thống về năm tuổi mà tổ tiên và gia đình hun đúc cho ngươi. Ngươi sẽ dùng những câu nói này để nghiệm chứng những chuyện đặc biệt mà ngươi gặp phải trong năm, gạt sự thật và thực chất phải có đằng sau những chuyện đặc biệt đó sang một bên. Ngươi cũng gạt thái độ nên có đối với những chuyện này và cả bài học ngươi nên học sang một bên. Ngươi sẽ vô thức nghĩ rằng năm nay là một năm đặc biệt, vô thức liên kết mọi chuyện xảy ra trong năm với năm tuổi của ngươi. Ngươi sẽ cảm thấy năm nay mang đến cho mình một số vận hạn, hoặc năm nay mang đến cho mình một số vận may. Những cách nghĩ này chắc chắn có liên quan đến sự hun đúc của gia đình. Bất kể những cách nghĩ này đúng hay sai, thì liệu chúng có liên quan gì đến năm tuổi của ngươi không? (Thưa, không liên quan.) Chúng chẳng liên quan. Vậy thì góc độ và quan điểm ngươi nhìn nhận những chuyện này có đúng đắn không? (Thưa, không.) Tại sao chúng không đúng đắn? Có phải bởi ngươi đã bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định bởi những tư tưởng truyền thống do gia đình tiêm nhiễm không? (Thưa, phải.) Những tư tưởng truyền thống có trong ngươi trước nên chiếm thế chủ đạo, chiếm cứ tâm tư ngươi. Rồi khi gặp chuyện, phản ứng đầu tiên của ngươi là nhìn nhận chúng từ góc độ của các tư tưởng và quan điểm truyền thống, trong khi đó lại gạt góc độ mà Đức Chúa Trời muốn ngươi nhìn nhận, gạt những tư tưởng và quan điểm mà ngươi nên có sang một bên. Khi nhìn nhận những chuyện này như thế, kết quả cuối cùng sẽ là gì? Ngươi sẽ cảm thấy năm nay không được thuận lợi, xui xẻo và không như ý, rồi ngươi sẽ dùng cách thức chán nản và tiêu cực để trốn tránh, chống lại, đối chọi và cự tuyệt những điều này. Vậy thì lý do khiến ngươi nảy sinh những cảm xúc, tư tưởng và quan điểm này có liên quan gì đến những tư tưởng truyền thống mà gia đình tiêm nhiễm cho ngươi không? (Thưa, có.) Trong những chuyện này, người ta nên buông bỏ điều gì? Họ nên buông bỏ những góc độ và lập trường mà họ dùng để đánh giá chúng, không nên nhìn nhận những chuyện này từ góc độ vì năm nay xui xẻo, không thuận lợi, không như ý, hoặc vì họ đã phạm phải điều cấm kỵ nào đó, không làm theo truyền thống nào đó nên mới gặp những chuyện này. Thay vào đó, nên lấy từng chuyện một ra, trước hết, tối thiểu ngươi phải xem xét chúng từ góc độ của một loài thọ tạo. Những chuyện này dù tốt hay xấu, như ý hay không như ý, thuận lợi hay xui xẻo trong mắt con người, thì tất cả chúng đều do Đức Chúa Trời an bài, do Đức Chúa Trời tể trị và đến từ Đức Chúa Trời. Dùng góc độ và lập trường như thế để nhìn nhận những chuyện này có phải là có lợi không? (Thưa, phải.) Điểm có lợi đầu tiên là gì? Là ngươi có thể tiếp nhận những chuyện này từ Đức Chúa Trời, nghĩa là ngươi có thể có tâm thái quy phục ở một góc độ nào đó. Điểm có lợi thứ hai là từ những chuyện không như ý này, ngươi có thể rút ra bài học và thu hoạch được gì đó. Điểm có lợi thứ ba là từ những chuyện không như ý này, ngươi có thể nhận thức được những thiếu sót và khiếm khuyết của mình, nhận ra tâm tính bại hoại của chính mình. Điểm có lợi thứ tư là trong những chuyện không như ý này, ngươi có thể hối cải và xoay chuyển bản thân, buông bỏ những tư tưởng và quan điểm trước đây của mình, buông bỏ cách sống trước đây của mình, buông bỏ những hiểu lầm về Đức Chúa Trời, quay về trước Ngài, tiếp nhận sự sắp đặt của Ngài với thái độ quy phục, kể cả khi Ngài hành phạt và phán xét, sửa phạt và sửa dạy, hay là trừng phạt ngươi, ngươi đều sẵn lòng quy phục và không oán trời trách người, không còn quy kết lập trường với quan điểm mà tư tưởng truyền thống tiêm nhiễm cho ngươi, thay vào đó, ngươi nhìn nhận từng chuyện một từ góc độ của một loài thọ tạo. Như thế ngươi sẽ được rất nhiều lợi ích. Đây chẳng phải đều là lợi ích sao? (Thưa, phải.) Mặt khác, nếu ngươi nhìn nhận những chuyện này theo các tư tưởng truyền thống mà gia đình tiêm nhiễm, thì ngươi sẽ nghĩ đủ mọi cách để trốn tránh. Trốn tránh nghĩa là gì? Nghĩa là tìm những cách khác nhau để tránh vận hạn, tránh những chuyện không may, không thuận lợi, không như ý. Có người nói: “Do tiểu quỷ trêu chọc đấy. Nếu mặc đồ đỏ thì có thể tránh được chúng. Mặc đồ đỏ cũng giống như anh được ban cho lá bùa trong Phật giáo. Bùa là mảnh giấy vàng viết mấy chữ đỏ, có thể đặt trên trán, khâu vào áo quần, hoặc đặt dưới gối, anh sẽ tránh được những chuyện này”. Khi người ta không có con đường thực hành tích cực, thì biện pháp duy nhất là trông cậy vào những thứ bàng môn tả đạo, bởi vì đâu có ai muốn xui xẻo hoặc gặp phải vận hạn, ai cũng muốn mọi chuyện thuận lợi. Đây là phản ứng bản năng của nhân loại bại hoại trước thế sự. Ngươi muốn trốn tránh những chuyện này, hoặc dùng những phương thức của con người để giải quyết chúng, bởi vì ngươi không có con đường đúng đắn để xử lý chúng, cũng không có tư tưởng và quan điểm đúng đắn để đối diện với chúng. Ngươi chỉ có thể dùng nhãn quan của người đời để nhìn nhận chúng, nên phản ứng đầu tiên của ngươi là trốn tránh chúng, không muốn gặp phải chúng. Ngươi nói: “Tại sao mọi chuyện chẳng thuận lợi với tôi thế này? Tại sao tôi lại xui xẻo như vậy? Tại sao ngày nào tôi cũng bị tỉa sửa? Tại sao tôi làm gì cũng vấp phải trắc trở và mắc lỗi vậy? Tại sao hành động của tôi luôn bị phơi bày? Tại sao người quanh tôi luôn làm trái ý tôi? Tại sao chuyện gì họ cũng nhắm vào tôi, xem thường tôi và không theo ý tôi?” Có người bảo: “Khi gặp xui xẻo, uống nước lạnh cũng mắc vào kẽ răng”. Nước lạnh mắc vào kẽ răng ngươi được sao? Ngươi dùng răng nhai nước lạnh sao? Nói thế chẳng phải là nói xằng nói bậy sao? Nói thế chẳng phải là oán trời trách người sao? (Thưa, phải.) Vậy xui xẻo nghĩa là gì? Xui xẻo thật sự có tồn tại sao? (Thưa, không tồn tại.) Nó không tồn tại. Nếu ngươi thật sự nhận thức được rằng mọi sự nằm trong tay Đức Chúa Trời, mọi sự đều do Đức Chúa Trời tể trị và an bài, thì sẽ không nói ra những từ như “xui xẻo” và sẽ không trốn tránh những chuyện này. Khi gặp những chuyện không như ý, phản ứng đầu tiên của người ta là trốn tránh, rồi cự tuyệt chúng. Nếu cự tuyệt không được, trốn tránh không xong, né tránh không thoát, thì họ bắt đầu đối đầu với chúng. Đối đầu không phải chỉ là nghĩ trong tư tưởng hoặc nhẩm trong lòng, mà là có cách làm. Khi riêng tư, người ta có những việc làm lén lút, thốt ra những lời có tính kích động, lời phân trần biện bạch, những lời bảo vệ lợi ích bản thân, những lời làm vẻ vang rạng rỡ cho bản thân, những lời tô son điểm phấn lên mặt mình để khoe khoang bản thân, để tránh bị những chuyện không may ảnh hưởng, liên lụy mình. Khi đến mức đối đầu, thì họ có thể gặp nguy hiểm, không phải sao? (Thưa, phải.) Nói xem, khi người ta đến mức đối đầu, thì lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường còn tác dụng gì nơi họ không? Họ đã biến chuyển từ tư tưởng và quan điểm sang hành động thực sự, và lương tâm, lý trí đã không thể ràng buộc được họ nữa. Như thế nghĩa là gì? Nghĩa là hành vi và tư tưởng của con người trở thành chuyện chống đối Đức Chúa Trời thật sự, không chỉ là cự tuyệt, không sẵn sàng, hoặc không vui vẻ trong lòng, mà họ đang dùng việc làm và hành động thực tế để đối đầu. Đến lúc đối đầu bằng hành động thực tế, thì chẳng phải người này đã tiêu tùng rồi sao? Khi việc phản nghịch, kháng cự và chống đối Đức Chúa Trời đã thành sự thật, thì nó không còn là vấn đề con đường người ta đi nữa, mà nó đã tạo thành kết quả rồi. Như thế không phải rất nguy hiểm sao? (Thưa, phải.) Vậy nên, kể cả một văn hóa truyền thống, suy nghĩ truyền thống, hay câu nói mê tín nhỏ nhặt không đáng kể, cũng có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Nó không phải chỉ là một tập quán sống đơn giản, chỉ là vấn đề ăn gì, mặc gì, hay nói gì không nói gì. Nó có thể đi xa đến mức người ta dùng thái độ thế nào để đối diện với những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt. Do đó, những vấn đề của phương diện này, con người nên buông bỏ.

Ngoài duy trì những cách sống, những tư tưởng và quan điểm truyền thống trong những lễ hội lớn, người ta còn duy trì chúng trong những lễ hội nhỏ. Ví dụ, họ ăn bánh trôi vào ngày Tết Nguyên Tiêu. Tại sao người ta lại ăn bánh trôi? (Thưa, ngụ ý là gia đình đoàn viên.) Gia đình đoàn viên. Mấy năm qua các ngươi có ăn bánh trôi không? (Thưa, con ăn ở nhà nhưng chưa bao giờ ăn ở hội thánh.) Đoàn viên cùng gia đình có phải chuyện tốt không? (Thưa, không.) Trong gia đình ngươi có người tốt không? Họ không xin tiền ngươi thì cũng đòi nợ ngươi; thấy ngươi có danh lợi thì họ nịnh bợ ngươi và đòi hỏi lợi ích ở ngươi, thấy ngươi không có danh có lợi thì họ coi thường ngươi. Ngày Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi, còn cả những ngày khác như ngày thứ hai của tháng âm lịch thứ hai, ngày thứ ba của tháng thứ ba, ngày thứ tư của tháng thứ tư, ngày thứ năm của tháng thứ năm… rối tung rối mù lên cả, mà ngày nào cũng có món nên ăn của ngày đó. Những chuyện của thế giới người ngoại đạo và ma quỷ thật quá hoang đường. Nếu muốn ăn mừng lễ hội và thưởng thức đồ ăn ngon thì cứ nói là ngươi sẽ thưởng thức đồ ăn ngon, thế là xong. Chỉ cần điều kiện sống cho phép thì ngươi ăn gì cũng được. Đừng làm ra mấy trò cười như ăn bánh tổ để mỗi năm một thăng tiến, ăn cá cho dư dả, hay ăn bánh trôi cho gia đình đoàn viên. Người Trung Quốc còn làm cả bánh ú, nhưng ăn bánh ú để làm gì? Mỗi năm vào những lễ hội khác nhau, có một số cá nhân có lòng trong hội thánh mua những thứ tương ứng với từng lễ hội đến, chẳng hạn như bánh ú. Ta hỏi: “Tại sao lại ăn bánh ú?” Họ nói: “Thưa, là vì Tết Đoan Ngọ vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch”. Bánh ú khá ngon, nhưng Ta không hiểu tại sao lại phải ăn cái lễ này hay nó liên quan gì đến cuộc sống và vận may của con người. Ta chưa từng nghiên cứu hay điều tra về điều này nên Ta không biết. Nghe nói là để tưởng nhớ về ai đó. Nhưng tại sao chúng ta phải ăn những thứ này để tưởng nhớ ông ta? Bánh ú nên được cúng cho ông ta thôi. Ai muốn tưởng nhớ ông ta thì cứ đặt bánh ú trước mộ hoặc di ảnh của ông ta, không nên đưa chúng cho người sống ăn. Đây đâu phải chuyện của người sống. Người sống ăn thay ông ta thì quá hoang đường rồi. Những lễ hội này cũng như những món cần ăn trong dịp lễ đều được biết từ những người ngoại đạo, Ta không rõ chi tiết cụ thể, và có những chi tiết sau này Ta mới biết thông qua người trong hội thánh – người ta ăn bánh ú trong dịp Tết Đoan Ngọ và ăn bánh tổ trong dịp Tết Nguyên Đán. Ở phương Tây, người ta ăn gà tây vào Lễ Tạ Ơn: Sao họ lại ăn gà tây? Theo báo đài thì họ ăn gà tây vào Lễ Tạ Ơn để tỏ lòng biết ơn, đây là một truyền thống. Còn một lễ hội khác ở phương Tây là lễ Giáng Sinh, là dịp mà người ta dựng cây thông Nô-en và mặc quần áo mới, đây cũng là một truyền thống. Trong lễ hội này, những người phương Tây cũng phải trao nhau những lời dễ nghe, những lời viên mãn, cũng như những lời chúc phúc, không thể nói những lời hạ tiện hay ác độc, v.v. Những điều đó tương đương với những câu nói may mắn của người phương Đông, là để người ta đừng phạm phải những điều cấm kỵ, nếu không năm mới sẽ không thuận lợi. Những ngày lễ ở phương Tây như Lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh đi kèm với việc ăn những món ngon đặc biệt, và những câu chuyện được tạo ra để lý giải cho việc ăn những món ăn này. Cuối cùng, Ta tổng kết rằng: để thưởng thức những món ngon này mà người ta tìm lý do giải thích cho nó, để rồi có thể danh chính ngôn thuận ở nhà một vài ngày, ăn uống cho thỏa thuê, ăn đến mức não lú bụng đầy. Rồi đến lúc hiến máu, y tá nói, “Chỉ số mỡ máu của anh quá cao, không đạt tiêu chuẩn nên anh không hiến máu được”. Đây là do ăn quá nhiều thịt. Mục đích chính của việc ăn mừng những ngày lễ truyền thống này là để thưởng thức đồ ăn thức uống ngon lành. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ già đến trẻ, và trở thành một truyền thống. Những tư tưởng và quan điểm bị tiêm nhiễm đằng sau những truyền thống này, cũng như những câu nói liên quan đến mê tín cũng được người lớn tuổi truyền cho thế hệ trẻ.

Còn có những câu nói mê tín nào nữa? Việc giật mí mắt mà Ta vừa nhắc đến có thường xảy ra không? (Thưa, có.) Ngươi nói: “Mắt tôi cứ giật liên tục”. Có người hỏi: “Mắt nào giật?” Ngươi đáp: “Mắt trái”. Họ nói “Không sao đâu, giật mắt trái là tiền tài, giật mắt phải là tai họa”. Điều này có ứng nghiệm không? Lúc mắt trái của ngươi giật ngươi có giàu lên không? Ngươi có lấy được tiền không? (Thưa, không.) Vậy khi mắt phải của ngươi giật thì có tai họa nào xảy ra không? (Thưa, cũng không.) Có tình huống nào khi mắt trái giật thì tai họa hoặc chuyện xấu xảy ra không, hay khi mắt phải giật thì chuyện tốt xảy đến không? Các ngươi có tin vào những điều này không? (Thưa, không.) Làm sao mà các ngươi có thể không tin vào những điều này được? Tại sao mí mắt ngươi lại giật? Dân gian có cách nào để trị chứng giật mí mắt không? Có biện pháp nào không? (Thưa, con đã từng thấy người ta dán một mẩu giấy trắng lên mí mắt.) Họ tìm một mẩu giấy để dán vào. Bất kể mắt nào giật, họ đều xé một mẩu giấy trắng từ quyển lịch hay quyển sổ nhỏ xuống rồi dán lên mí mắt – không được lấy màu khác mà phải là màu trắng. Giấy trắng có ý nghĩa gì? Khiến mắt giật cũng bằng không, và chuyện xấu không xảy ra được. Đây có phải là cách hay không? Khá hay đúng không? Nhưng có phải mắt giật cũng bằng không không? (Thưa, nó chẳng liên quan gì đến việc người ta dán giấy lên mí mắt hay không.) Các ngươi có thể nói rõ ràng chuyện này được không? “Giật mắt trái là tiền tài, giật mắt phải là tai họa” – dẫu là tiền tài hay tai họa thì có câu nói nào cho việc giật mí mắt này không? Có tình huống nào mà mắt phải giật thì ngươi cảm thấy có chuyện xấu sắp xảy ra, ngươi có một linh cảm, một lúc sau mắt hết nháy và ngươi hoàn toàn quên mất nó, qua dăm ba ngày thì có chuyện xấu xảy ra, sau ngươi đã xử lý chuyện đó xong xuôi thì chợt nhớ lại: “Xem này, câu nói về việc mí mắt giật quả thật chuẩn xác. Tại sao ư? Vì mấy ngày trước mắt phải của mình quả thực đã giật, rồi sau đó sự cố này xảy ra. Sau khi chuyện qua đi thì mắt mình không còn giật nữa”. Chuyện này từng xảy ra chưa? Khi không hiểu một chuyện gì đó, ngươi thường không dám nói gì, không dám phủ nhận, cũng không dám thừa nhận nó là sự thật; ngươi không tránh được chủ đề đó, cũng không thể nói cho rõ ràng, nhưng ngươi vẫn nghĩ rằng chuyện là như thế. Ngoài miệng thì ngươi nói: “Đó là mê tín, con không tin điều đó, mọi sự nằm trong tay Đức Chúa Trời”. Ngươi không tin, nhưng chuyện này đã ứng nghiệm và nó quá đỗi linh nghiệm, thì ngươi giải thích thế nào? Ngươi không hiểu lẽ thật và thực chất trong chuyện này, nên ngươi không thể nói rõ ràng. Ngoài miệng ngươi bác bỏ, gọi đó là mê tín, nhưng trong lòng vẫn sợ nó vì có lúc nó thực sự linh nghiệm. Ví dụ, có người chết vì tai nạn giao thông. Trước khi xảy ra chuyện, vợ của người đó bị giật mắt phải dữ dội, giật liên tục cả ngày lẫn đêm, giật đến mức độ nào? Đến mức người khác cũng thấy mí mắt cô ta giật. Mấy hôm sau, chồng cô ta chết vì tai nạn giao thông. Lo liệu tang sự xong, cô ta ngồi xuống và từ từ nghĩ: “Trời ơi, mấy hôm đó mí mắt của mình giật dữ dội đến mức lấy tay giữ cũng không được. Không ngờ lại ứng nghiệm lên chuyện này”. Sau đó, cô ta liền tin rằng: “Trời ơi, mí mắt giật là sẽ có chuyện xảy ra thật. Không chắc là chuyện tốt hay xấu, nhưng chắc chắn sắp có chuyện xảy ra. Nó như một sự dự đoán hoặc dự cảm vậy”. Chuyện này từng xảy ra chưa? Có người nói: “Con không tin, đây là mê tín”. Nhưng nó đến quá đúng lúc và thực sự ứng nghiệm như vậy. Những chuyện mà dân gian nói không phải là vô căn cứ; mê tín khác với truyền thống. Ở một mức độ nào đó nó tồn tại trong cuộc sống của con người, đồng thời ảnh hưởng, kiểm soát hoàn cảnh sống của con người và những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của họ. Có người nói: “Vậy chẳng phải đây là sự báo trước mà Đức Chúa Trời ban cho con người sao, có phải mê tín đâu? Vì nó không phải mê tín, vậy chúng ta nên đối đãi và lĩnh hội nó một cách đúng đắn. Nó không đến từ Sa-tan, vậy thì có khả năng là đến từ Đức Chúa Trời, một gợi ý từ Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên lên án nó”. Làm cách nào chúng ta nhìn nhận vấn đề này cho đúng đắn? Việc này kiểm tra năng lực nhìn nhận sự việc và mức độ hiểu lẽ thật của ngươi. Nếu ngươi đối đãi một cách rập khuôn và cho rằng: “Tất cả đều là mê tín, chẳng có thứ gì như thế, tôi không tin đâu”, nhìn nhận sự việc như thế có đúng không? Ví dụ, khi những người ngoại đạo muốn chuyển nhà, họ xem lịch nói rằng: “Hôm nay kỵ chuyển nhà”, nên họ làm theo điều cấm kỵ này và không dám chuyển nhà vào ngày đó. Họ kiểm tra xem ngày nào “Thuận lợi để chuyển nhà” hoặc “Mọi sự đều thuận lợi” thì mới chuyển nhà, chuyển nhà rồi, không có chuyện gì xảy ra và cũng không ảnh hưởng đến vận may của họ sau này. Chuyện này có tồn tại không? Có người thấy “kỵ chuyển nhà” nhưng không tin; vẫn cứ chuyển nhà như thường. Kết quả là sau khi chuyển nhà, có chuyện xảy ra: trong gia đình không thuận lợi, vận may giảm sút, trong gia đình người thì qua đời, người thì đổ bệnh, đồng áng, công việc, buôn bán cho đến việc học của con cái đều không thuận lợi. Họ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ đi xem bói, thầy bói nói: “Anh đã phạm phải một điều đại kỵ trong thời gian này. Ngày anh chuyển nhà là ngày kỵ chuyển nhà, và anh đã phạm vào Thái Tuế”[a]. Chuyện gì xảy ra vậy, ngươi có biết không? Nếu các ngươi không nhìn thấu chuyện này, thì khi phát sinh loại chuyện này, các ngươi sẽ không biết cách để xử lý. Nếu một người ngoại đạo nói: “Để tôi nói cho anh nghe, tôi chuyển nhà vào ngày kỵ chuyển nhà, nên sau khi chuyển xong, gia đình tôi ngày nào cũng có chuyện, càng lúc càng xui xẻo, từ lúc đó chưa có ngày nào tốt lành cả”, nghe vậy hẳn ngươi rất chột dạ. Ngươi lo sợ và nghĩ: “Trời ơi, nếu mình không làm theo điều cấm kỵ, liệu chuyện như vậy có xảy ra với mình không?” Rồi Ngươi lại suy nghĩ: “Mình tin Đức Chúa Trời, mình không sợ!” Nhưng trong lòng ngươi vẫn còn đôi chút nghi ngại và không dám phạm vào điều cấm kỵ.

Chúng ta nên nhìn nhận những câu nói mê tín này như thế nào? Hãy bắt đầu với chuyện mí mắt giật. Chúng ta có biết mí mắt giật nghĩa là sao không? Cách hiểu cơ bản nhất của người ta đối với chuyện này chính là nó dự báo những chuyện có thể xảy ra trong tương lai, có lẽ là tốt cũng có lẽ là xấu. Nhưng đây có phải mê tín không? Hãy nói chuyện này trước đi. (Thưa, nó là mê tín.) Nó là mê tín. Câu hỏi tiếp theo, người tin Đức Chúa Trời có nên tin vào câu nói này không? (Thưa, không nên tin.) Tại sao không nên tin? (Thưa, vì họa phúc của con người đều được chính tay Đức Chúa Trời quản lý và sắp đặt, và không hề liên quan đến chuyện mắt có giật hay không. Mọi chuyện gặp phải đều do Đức Chúa Trời tể trị và an bài, và chúng con nên quy phục.) Giả sử một ngày nọ mắt ngươi giật dữ dội cả ngày, và cứ tiếp tục như vậy cho đến sáng hôm sau. Sau đó có chuyện xảy ra, và ngươi bị tỉa sửa. Sau khi ngươi bị tỉa sửa rồi thì mắt ngươi ngừng giật. Trong lòng ngươi sẽ nghĩ gì? “Mắt mình giật đã ứng nghiệm thành chuyện mình bị tỉa sửa ”. Đây có phải sự trùng hợp không? Đây có phải mê tín không? Đôi lúc nó chỉ là một sự trùng hợp; đôi lúc có những việc như thế xảy ra thật. Chuyện gì đang xảy ra vậy? (Thưa Đức Chúa Trời, cảm giác như giật mí mắt có lẽ là một quy luật bình thường của cơ thể, và không thể liên hệ nó với việc bị tỉa sửa.) Chuyện giật mí mắt nên được hiểu như thế này: Bất kể con người có tin rằng giật bên mắt này là tiền tài, giật bên mắt kia là tai họa hay không, thì Đức Chúa Trời đã tạo ra xác thịt con người với rất nhiều điều bí ẩn. Bí ẩn đến mức độ nào, bao gồm những chi tiết cụ thể nào, xác thịt con người có những bản năng, năng lực và tiềm năng nào thì bản thân con người không biết được. Xác thịt con người có cảm giác được cõi thuộc linh hay không, rốt cuộc có cái mà mọi người gọi là giác quan thứ sáu hay không, bản thân con người không biết được. Người ta có cần hiểu những điều chưa biết này không? (Thưa, không cần.) Không cần, người ta không cần hiểu những bí ẩn tồn tại trong xác thịt con người. Dù họ không cần phải hiểu, nhưng họ nên có một thường thức rằng xác thịt con người không hề đơn giản. Nó không hề giống với bất cứ thứ gì hay bất cứ đồ vật nào không được Đức Chúa Trời tạo ra, như bàn, ghế, hay máy tính. Tính chất của những thứ này hoàn toàn khác với xác thịt con người, chúng là những vật chết không có sinh mạng, không có cảm giác về cõi thuộc linh, trong khi xác thịt con người là thứ có sinh mệnh, đến từ Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời tạo ra, có tri giác về cách nhận biết hoàn cảnh, bầu không khí, và một số vật thể đặc biệt xung quanh, về phản ứng với hoàn cảnh xung quanh và những điều sắp xảy ra. Nó không đơn giản – những điều này đều là bí ẩn. Xác thịt con người không những cảm giác được lạnh, nóng, thơm, hôi, ngọt, chua, và cay, mà còn cảm giác được cả những bí ẩn mà con người chủ quan không ý thức được. Con người không hề biết về những điều này. Vậy nên, nói một cách cụ thể, việc giật mí mắt có liên quan tới hệ thần kinh, tới giác quan thứ sáu, hay tới những thứ thuộc về cõi thuộc linh hay không, chúng ta sẽ không làm nghiên cứu. Bất luận thế nào, chuyện này có tồn tại, còn việc mục đích và ý nghĩa sự tồn tại của nó là gì, chúng ta sẽ không làm nghiên cứu. Dẫu thế nào, bất kể là trong gia đình hay dân gian thì đều có một vài câu nói về việc giật mí mắt. Bất kể những câu nói này có phải mê tín hay không, tóm lại thì nó vẫn là một tín hiệu mà xác thịt biểu hiện ra ngoài trước khi một số chuyện xảy ra trong hoàn cảnh sống. Vậy thì, cách biểu hiện này thuộc về mê tín, thuộc về truyền thống hay thuộc về khoa học? Nó là thứ không thể nghiên cứu, nó là một bí ẩn. Nói tóm lại, trong cuộc sống thực tế, qua hàng ngàn năm từ thời cổ đại đến hiện tại, nhân loại đã tổng kết ra rằng việc người ta giật mí mắt nhất định có liên quan đến những sự kiện sẽ xảy ra xung quanh họ, dù là liên quan đến tiền tài, may mắn hay một số chuyện khác của con người, thì vẫn không có cách nào nghiên cứu nó được. Đây cũng là một bí ẩn. Tại sao lại nói đây là một bí ẩn? Có nhiều chuyện liên quan đến cõi thuộc linh vượt ra ngoài thế giới vật chất, cho dù ngươi đã được nghe nói, cũng không cách nào nhìn thấy được, không cách nào cảm giác được. Thế nên mới nói đây là bí ẩn. Vì những chuyện này là bí ẩn và con người không nhìn thấy hay cảm giác được chúng, nhưng nơi con người vẫn có một số cảm giác dự báo và báo động trước, vậy con người nên đối đãi với chúng như thế nào? Đơn giản nhất là mặc kệ chúng. Đừng tin rằng chúng có liên quan đến tiền tài hay vận may của ngươi. Đừng lo những chuyện xấu sẽ xảy ra khi mắt phải ngươi giật, và đương nhiên đừng vui mừng mà nghĩ mình sắp phát tài khi mắt trái nháy. Đừng để những chuyện này tác động đến ngươi. Lý do chính là vì ngươi không có năng lực biết trước tương lai. Mọi sự do Đức Chúa Trời sắp đặt và tể trị; dù chuyện sẽ xảy ra là tốt hay xấu thì đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Thái độ duy nhất mà ngươi nên giữ là quy phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, đừng đoán trước, đừng hy sinh và chuẩn bị vô ích, hơn nữa, đừng vật lộn vô ích. Chuyện phải đến thì chắc chắn sẽ đến, vì tất cả đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Không ai có thể thay đổi ý niệm của Đức Chúa Trời, kế hoạch của Ngài hay những chuyện Ngài đã quyết ý. Dù có dán giấy trắng lên mí mắt, lấy tay ấn lên mí mắt hay dựa vào khoa học hoặc sự mê tín thì cũng không ăn thua đâu. Chuyện phải đến thì chắc chắn sẽ đến, chắc chắn sẽ xảy ra, và ngươi không thể thay đổi được, vì mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Bất cứ nỗ lực nào để né tránh nó đều là ngu xuẩn, là hy sinh vô ích và không cần thiết. Làm vậy sẽ chỉ chứng tỏ rằng ngươi phản nghịch, cương ngạnh và không có thái độ quy phục Đức Chúa Trời. Ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, con hiểu rồi.) Vậy thì, dù việc giật mí mắt được xem là mê tín hay khoa học, thái độ ngươi nên có là: mắt trái giật cũng đừng vui mừng, mắt phải giật cũng đừng sợ hãi, hốt hoảng và lo lắng, cự tuyệt hay đối đầu. Kể cả thật sự có chuyện xảy ra sau khi mắt ngươi giật, ngươi cũng nên thản nhiên đối diện vì mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Ngươi không cần phải sợ sệt hay lo lắng. Nếu có chuyện tốt xảy ra, hãy tạ ơn Đức Chúa Trời vì phước lành của Ngài, đây là Đức Chúa Trời ân đãi ngươi; nếu có chuyện xấu xảy ra, hãy cầu nguyện xin Đức Chúa Trời dẫn dắt ngươi, bảo vệ ngươi và không để ngươi rơi vào cám dỗ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy quy phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Đừng từ bỏ Đức Chúa Trời, đừng buông lời oán trách, bất kể tai họa giáng xuống ngươi lớn thế nào, bất kể ngươi gặp nhiều chuyện bất hạnh thế nào, đều không được oán trách Đức Chúa Trời. Hãy vui lòng quy phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Như vậy chẳng phải vấn đề này sẽ được giải quyết sao? (Thưa, phải.) Đối đãi với loại chuyện này, con người nên có tư tưởng và quan điểm này: “Bất kể sau này có chuyện gì xảy ra, con đều đã chuẩn bị kỹ càng, và con có tâm thái quy phục Đức Chúa Trời. Dù mắt trái của con giật, mắt phải của con giật hay cả hai mắt cùng giật, con cũng không sợ. Con biết rồi sẽ có chuyện xảy ra, nhưng con tin rằng mọi sự nằm trong tay Đức Chúa Trời. Đây có thể là cách mà Đức Chúa Trời báo cho con biết về chuyện sắp xảy ra, hoặc có thể là một loại phản ứng của bản năng xác thịt. Bất luận thế nào, con cũng chuẩn bị xong rồi, con có thái độ quy phục Đức Chúa Trời. Dù có phải chịu tổn thương hay thiệt hại lớn đến thế nào sau khi sự việc này xảy ra, con vẫn sẽ không oán trách Đức Chúa Trời. Con vui lòng quy phục”. Đây là thái độ mà con người nên có. Một khi chọn thái độ này, họ sẽ không còn quan tâm những câu nói về việc giật mí mắt được hun đúc bởi gia đình là mê tín hay khoa học nữa. Họ nói, “Không quan trọng là mê tín hay khoa học. Các vị thích cho là thế nào thì cứ cho là thế ấy. Nếu các vị bảo tôi dán một mẩu giấy lên mí mắt thì tôi không làm đâu. Nếu việc giật mí mắt gây khó chịu, thì tôi sẽ chỉ làm một chút thôi”. Nếu có người nói với ngươi: “Mắt anh giật nhiều quá, mấy ngày tới phải cẩn thận đấy!” Cẩn thận là có thể tránh thoát sao? (Thưa, không, không thể tránh được những gì nên đến.) Nếu là phúc thì không thể là họa, nếu là họa thì không thể tránh được; là phúc hay là họa thì ngươi vẫn phải tiếp nhận. Đây chính là có thái độ giống như Gióp. Nếu ngươi chỉ tiếp nhận khi nó là phúc, và ngươi vui mừng khi mắt trái giật, nhưng lại tức giận khi mắt phải giật, nói rằng: “Sao nó lại giật? Nó cứ giật mãi không ngừng! Mình sẽ cầu nguyện và rủa xả để mắt phải không giật nữa, để vận rủi tránh xa mình”, đây không phải là thái độ mà người tin Đức Chúa Trời và đi theo Ngài nên có. Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, nếu Đức Chúa Trời không quyết ý như thế thì vận rủi hay ma quỷ có dám giáng xuống ngươi không? (Thưa, không.) Cả thế giới vật chất và cõi thuộc linh đều nằm dưới sự quản lý của Đức Chúa Trời, đều do Đức Chúa Trời tể trị và an bài. Dù một con tiểu quỷ muốn làm gì mà không được Đức Chúa Trời cho phép thì liệu nó có dám động đến dù chỉ là một cọng tóc của ngươi không? Nó không dám, đúng không? (Thưa, không, nó không dám.) Nó muốn động đến ngươi và hại ngươi, nhưng nếu Đức Chúa Trời không cho phép thì nó sẽ không dám. Nếu Đức Chúa Trời cho phép nó mà nói rằng: “Hãy xáo trộn hoàn cảnh xung quanh chúng, khiến chúng gặp chuyện không như ý, khiến chúng gặp biến cố”, thì tiểu quỷ đó sẽ rất vui và bắt đầu ra tay với ngươi. Nếu ngươi có đức tin nơi Đức Chúa Trời và chiến thắng nó, đứng vững làm chứng, không chối bỏ hay phản bội Đức Chúa Trời, không để nó thành công, thì khi con tiểu quỷ đó đến trước Đức Chúa Trời, nó sẽ không thể tố cáo ngươi nữa, Đức Chúa Trời sẽ nhận vinh quang từ ngươi và Ngài sẽ nhốt con tiểu quỷ lại. Nó sẽ không dám làm hại ngươi nữa và ngươi sẽ an toàn. Đây là đức tin chân thật mà ngươi nên có, tin rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Không được sự cho phép của Đức Chúa Trời, không chuyện xấu hay xui xẻo nào xảy đến với ngươi. Đức Chúa Trời không chỉ ban phước lành cho con người; Ngài có thể an bài những hoàn cảnh khác nhau để thử luyện và tôi luyện ngươi, cho ngươi rút ra bài học, Ngài cũng có thể an bài những hoàn cảnh khác nhau để hành phạt và phán xét ngươi. Có lúc những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời an bài không phù hợp với quan niệm của ngươi, càng không giống như tưởng tượng của ngươi. Nhưng đừng quên những gì Gióp đã nói: “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:10). Câu nói này nên là nguồn gốc đức tin chân thật của ngươi đối với Đức Chúa Trời. Tin rằng Đức Chúa Trời tể trị tất cả, ngươi sẽ không còn sợ một cái giật mí mắt đơn giản nữa, có phải không? (Thưa, phải.)

Chúng ta vừa mới thông công về cách đối đãi với việc giật mí mắt. Giật mí mắt là một chuyện thường xuyên xảy ra trong cuộc sống thường nhật, người ta thường dùng phương thức của con người để hóa giải nó, nhưng thường không đạt được kết quả mà người ta mong muốn, và cuối cùng, chuyện nên xảy ra nhất định sẽ xảy ra, không ai có thể thoát khỏi. Bất kể là chuyện tốt hay chuyện xấu, bất kể là chuyện người ta nguyện ý nhìn thấy hay là không nguyện ý nhìn thấy, chuyện nên xảy ra nhất định sẽ phải xảy ra, điều này càng chứng thực rằng số phận của con người hay những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật đều nằm trong sự sắp đặt và quản lý của Đức Chúa Trời, không ai có thể thoát được. Do đó, những người khôn ngoan nên tiếp cận những chuyện này với thái độ đúng đắn và tích cực, nhìn nhận và giải quyết loại chuyện này dựa trên nguyên tắc lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, thay vì dùng những phương thức của con người để hy sinh hoặc đấu tranh vô ích, nếu không thì cuối cùng chính con người sẽ phải chịu tổn thất. Bởi vì trong chuyện Đấng Tạo Hóa tể trị, nhân loại không có con đường thứ hai để lựa chọn, đây là con đường duy nhất các ngươi nên lựa chọn, là con đường nên đi. Hãy vâng phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, rút ra bài học trong hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, học cách vâng phục Đức Chúa Trời, học cách nhận biết những việc Đức Chúa Trời làm, học cách nhận biết chính mình, cũng như học xem một loài thọ tạo nên chọn con đường nào, nên đi con đường nào, học cách đi con đường nhân sinh mà người tốt nên đi, chứ không phải dùng phương thức mê tín, dùng phương thức của con người để chống lại sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời.

Vậy, đã thông công xong về cách đối đãi với chuyện giật mí mắt, còn chuyện các ngươi nằm mơ trong cuộc sống thường nhật thì nên đối đãi thế nào? Chẳng hạn, buổi tối ngươi mơ thấy răng rụng, mẹ ngươi sẽ hỏi rằng: “Răng rụng có chảy máu không”, ngươi liền hỏi: “Nếu chảy máu thì sẽ như thế nào”, mẹ ngươi sẽ nói rằng, nếu có máu thì có thể trong nhà sẽ có người mất, hoặc là có chuyện không may xảy ra. Ta không biết câu nói cụ thể đằng sau chi tiết đó là gì, có gia đình nói như thế này, có gia đình nói như thế kia. Một số người cho rằng nó báo trước cái chết của một người thân, chẳng hạn như ông bà hoặc cha mẹ, lại có người nói nó dự báo cái chết của một người bạn thân thiết. Tóm lại, mơ thấy chuyện rụng răng này đối với con người mà nói không phải là chuyện tốt. Bởi vì không phải chuyện tốt, còn liên quan đến chuyện hệ trọng như sống – chết, cho nên con người cũng rất để ý. Mỗi khi người ta nằm mơ thấy rụng răng, sau khi tỉnh dậy liền cảm thấy trong lòng không thoải mái, mơ hồ cảm thấy sắp có vận rủi, sắp có chuyện không tốt xảy ra, trong lòng cảm thấy sợ hãi, bất an và hoảng loạn, muốn thoát khỏi cảm giác này nhưng không thể, muốn tìm người nào đó để giải quyết, dọn dẹp nó nhưng lại không có bất cứ con đường nào, tóm lại các ngươi bị giấc mơ đó kìm kẹp. Nhất là lúc nằm mơ thấy răng chảy máu thì lại càng lo lắng hơn, dù bao nhiêu ngày sau khi mơ thấy giấc mộng này cũng đều cảm giác tâm trạng không tốt, nội tâm rất bất an, không biết đối diện như thế nào. Nếu là người không biết chuyện này thì có thể không bị ảnh hưởng, nhưng nếu trong cuộc sống thường nhật đã có tư tưởng và quan điểm nhất định về việc này hoặc đã nghe thấy một số câu nói nghe sởn cả tóc gáy được truyền lại từ tổ tiên, thì họ càng quan tâm tới việc này hơn và thấy sợ hãi khi mơ những giấc mơ như vậy. Ngay khi mơ thấy giấc mơ như vậy, họ lập tức cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài bảo vệ và an ủi con, ban sức mạnh cho con, xin Ngài đừng để chuyện như thế xảy ra. Nếu chuyện này không may ứng nghiệm trên cha mẹ con, xin Ngài bảo vệ họ, đừng để họ gặp chuyện gì”. Con người có thể có những thái độ như vậy, rõ ràng là bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và quan điểm hoặc các câu nói truyền thống. Trong truyền thống, cũng có khả năng một số gia đình đặc biệt hoặc cá nhân đặc biệt có những biện pháp đặc biệt để hóa giải vấn đề này, thông qua việc ăn gì, uống gì, hoặc đọc thần chú gì, hoặc làm gì để hóa giải, tránh chuyện xấu xảy ra. Những biện pháp này chắc chắn đã tồn tại trong dân gian, nhưng chúng ta không thảo luận nghiên cứu về chúng. Cách chúng ta đối đãi và nhận thức về việc nằm mơ, đó mới chính là điều chúng ta cần thông công. Mơ là một bản năng của xác thịt con người hoặc có thể nói là một phần của hiện tượng sinh tồn của xác thịt con người, dù như thế nào đi nữa, đó cũng là một điều bí ẩn. Người ta thường nói: “Ban ngày nghĩ cái gì, ban đêm mơ cái đó”, nhưng những giấc mơ như rụng răng thường không phải là điều mà các ngươi nghĩ lúc ban ngày, cũng không phải là điều mà các ngươi muốn thấy trong mong muốn và lý tưởng của mình. Không ai muốn đối mặt với những chuyện thế này, và không có ai ngày nghĩ đêm mong những chuyện thế này. Tuy nhiên, chúng thường xuyên xảy ra trong tình huống người ta không nghĩ tới. Vì vậy, điều này không liên quan gì đến câu nói “Ban ngày nghĩ cái gì, ban đêm mơ cái đó”. Nó không phải là điều mà ngươi mong đợi. Cho dù là Freud ở phương Tây hay Chu Công Giải Mộng ở Trung Quốc, thì đều có những câu nói khác nhau về việc nằm mơ. Cho dù cuối cùng giấc mơ có trở thành hiện thực hay không, thì việc mơ cũng liên quan đến những cảm giác và ý thức vô thức của xác thịt con người, cũng là một phần bí ẩn của xác thịt con người. Các nhà nghiên cứu khoa học về sinh học và thần kinh ở phương Tây cũng đã nghiên cứu, nhưng cuối cùng họ cũng không nghiên cứu thấu đáo được giấc mơ của con người rốt cuộc xảy ra như thế nào. Họ không nghiên cứu thấu đáo được, vậy chúng ta có nghiên cứu không? (Thưa, không.) Tại sao không nghiên cứu? (Thưa, vì nghiên cứu những điều này không ích gì cả, cũng không hiểu được.) Không phải là không ích gì cả, cũng không phải là nghiên cứu cũng không hiểu được. Mà vì nó không liên quan đến lẽ thật, chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu ngươi nghiên cứu mà hiểu được thì sẽ ra sao? Liên quan đến lẽ thật không? (Thưa, không liên quan.) Nó chỉ là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình sinh tồn của xác thịt, nó thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của con người, nhưng người ta vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra, đó cũng chỉ là một phần của bí ẩn thôi, người ta không cần phải nghiên cứu, cũng không cần phải nghiên cứu thảo luận, bởi vì nó không liên quan đến lẽ thật, không liên quan đến con đường mà người ta đi. Buổi tối nằm mơ rụng răng cũng được, không rụng răng cũng được, nằm mơ ăn đại tiệc cũng được, ngồi tàu lượn siêu tốc cũng được, có liên quan gì đến những việc ban ngày sống thế nào hay không? (Thưa, không.) Ban đêm nằm mơ đánh nhau với người khác, ban ngày nhất định sẽ đánh nhau sao? Buổi tối nếu như mơ giấc mơ đẹp, giấc mơ vui vẻ, vui đến nỗi thức dậy luôn, thì ban ngày nhất định sẽ như ý, thuận lợi sao? Ban ngày làm việc có thể hiểu được lẽ thật, có thể tìm thấy nguyên tắc lẽ thật sao? (Thưa, không thể.) Cho nên nói, chuyện nằm mơ này không liên quan gì đến lẽ thật, ngươi không cần nghiên cứu. Vậy mơ thấy rụng răng chảy máu có liên quan gì đến chuyện người hết sức thân thiết chết không? (Thưa, không.) Sao mà toàn nói lời vô tri vậy? Lại vô tri rồi phải không? Thật không có kiến thức. Xác thịt con người là một bí ẩn, có nhiều điều mà ngươi không thể giải thích rõ ràng được, ngươi dùng một chữ “không” là có thể giải quyết được sao? Những nhà tiên tri và những người được Đức Chúa Trời chọn trong quá khứ cũng đã mơ những giấc mơ kỳ lạ, và những giấc mơ đó có kiến giải, Đức Chúa Trời tiết lộ cho con người thông qua giấc mơ, vậy các ngươi giải thích điều đó như thế nào? Làm thế nào Đức Chúa Trời bước vào giấc mơ của con người? Đây đều là chuyện bí ẩn. Đức Chúa Trời cũng mượn giấc mơ để nói cho người ta biết một số chuyện, tiết lộ cho người ta một số chuyện, để cho người ta biết trước một số chuyện, ngươi giải thích những chuyện này như thế nào? Trong chuyện này, có phải ngươi không biết gì hay không? (Thưa, phải.) Bây giờ không phải khiến ngươi phủ nhận mọi hiện tượng liên quan đến bí ẩn mà ngươi không thể giải thích xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, mà là để ngươi nhận thức và đối đãi nó một cách chính xác. Không phải là để ngươi liên tục phủ nhận những chuyện này, nói rằng chúng không tồn tại, không có, không thể nào, mà là để ngươi đối đãi một cách đúng đắn. Đối đãi một cách đúng đắn có nghĩa là gì? Chính là không dùng sự mê tín hoặc tư tưởng và quan điểm quá khích giống như người đời để đối đãi với những chuyện này, cũng không phải là đối đãi với những chuyện này như những người vô thần hoặc không có bất kỳ đức tin nào, không phải để ngươi đi theo hai cách cực đoan đó, mà là để ngươi đứng ở lập trường và quan điểm đúng đắn để nhìn nhận những chuyện xảy ra trong cuộc sống thường nhật, không phải là quan điểm của người đời, cũng không phải là quan điểm của người không tin, mà là quan điểm những người tin Đức Chúa Trời nên có. Vậy quan điểm ngươi nên có trong những chuyện này là gì? (Thưa, dù có chuyện gì xảy ra, cũng quy phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, không cần nghiên cứu nó.) Không cần nghiên cứu nó, nhưng ngươi có phải có kiến thức về phương diện này không? Một số người nói: “Người kia mơ thấy răng rụng mà còn chảy máu, chỉ vài ngày sau là nghe nói cha người ấy chết”. Ngươi nghe thấy liền phủ nhận: “Không thể nào! Đó chỉ là mê tín, là trùng hợp. Mê tín nghĩ là vì ám ảnh nên mới tin, nếu không ám ảnh, thì chuyện đó chẳng tồn tại”. Nói như vậy có phải là ngu xuẩn không? (Thưa, có.) Vậy ngươi nên nhìn nhận chuyện này như thế nào? (Thưa, phải biết rằng xác thịt có nhiều điều là bí ẩn, mơ thấy rụng răng chảy máu thì một số chuyện không như ý có thể xảy ra, nhưng dù chúng có xảy ra hay không, cũng nên quy phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời.) Vừa rồi các ngươi đã có một số gợi ý từ chuyện nháy mắt, vậy trong chuyện ngủ mơ thấy răng rụng chảy máu thì nên đối đãi như thế nào? Ngươi nên nói: “Chuyện này chúng con nhìn không thấu. Trong cuộc sống thực tế, hiện tượng này thực sự có tồn tại, chúng con không dám khẳng định liệu nó có thể trở thành sự thật hay là dự báo chuyện không hay sẽ xảy ra hay không, nhưng trong cuộc sống thực tế, thực sự có loại chuyện không hay này xảy ra. Chuyện của cõi thuộc linh, chúng con không thể nhìn thấu và không dám nói lung tung. Nếu con mơ thấy giấc mơ như vậy, thì thái độ của con là gì? Dù mơ bất cứ chuyện gì, con sẽ không để nó kìm kẹp con. Nếu giấc mơ của con ứng nghiệm đúng như người ta giảng giải, con cũng sẽ biết ơn Đức Chúa Trời vì đã cho con chuẩn bị tâm lý, giúp con biết rằng có chuyện như thế xảy ra. Con chưa bao giờ nghĩ đến việc nếu người thân gia đình con mất, nếu cha mẹ con mất, con có bị đả kích không, việc thực hiện bổn phận của con có bị ảnh hưởng không, liệu con có yếu đuối không, có oán trách Đức Chúa Trời không, con chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó. Nhưng việc hôm nay đã cho con một gợi ý, giúp con thấy được vóc giạc thực tế của mình. Vừa nghĩ về việc cha mẹ mất, trong lòng con cảm thấy đau đớn, bị kìm kẹp và chán nản, đột nhiên phát hiện vóc giạc của con vẫn còn rất nhỏ bé, tâm thái quy phục Đức Chúa Trời quá nhỏ bé, đức tin vào Đức Chúa Trời quá nhỏ bé. Bắt đầu từ hôm nay, con cảm thấy mình nên trang bị nhiều hơn về lẽ thật, nên quy phục Đức Chúa Trời, không nên để chuyện đó kìm kẹp con. Nếu thật sự có người hết sức thân thiết chết đi, rời xa con, thì con cũng sẽ không bị kìm kẹp, con đã chuẩn bị thật tốt rồi. Con cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt, tăng thêm sức mạnh cho con. Bất kể tương lai phải đối diện với điều gì, con sẽ không hối tiếc vì đã chọn làm bổn phận, con đã chọn dâng trọn thân xác và tâm hồn cho Ðức Chúa Trời, và con sẽ không từ bỏ, con sẽ kiên trì, sẽ luôn sẵn lòng thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài như lúc trước”. Sau đó, ngươi thường xuyên cầu nguyện trong lòng, xin Ðức Chúa Trời dẫn dắt, xin Ngài ban thêm sức mạnh, và không bị chuyện này kìm kẹp nữa. Bất kể việc người thân chết có xảy ra hay không, ngươi cũng nên trang bị vóc giạc, để khi chuyện này xảy ra, ngươi sẽ không yếu đuối, không oán trách Ðức Chúa Trời, và không thay đổi ý chí cùng nguyện vọng dâng trọn thân xác và tâm hồn cho Đức Chúa Trời. Đây có phải là tâm thái ngươi nên có không? (Thưa, phải.) Gặp phải những chuyện như mơ thấy rụng răng, ngươi không nên phủ nhận sự tồn tại của chúng, v.v., cũng không nên mặc kệ chúng. Đương nhiên, càng không nên đề phòng hay sử dụng bất kỳ phương pháp kỳ quái nào để đối đãi với chúng. Thay vào đó, nên tìm kiếm lẽ thật, đến trước mặt Đức Chúa Trời để tiếp nhận sự sắp đặt của Ngài, đừng hy sinh vô nghĩa, cũng đừng lựa chọn ngu xuẩn. Những người ngu muội mà ngoan cố, khi gặp phải chuyện mà họ chưa từng trải qua, nếu không nhìn thấu thì thường nói “không có,” “không sao cả,” “không tồn tại,” hoặc “mê tín.” Có người tin Đức Chúa Trời còn nói: “Tôi chỉ tin có Đức Chúa Trời, tôi không tin có quỷ” hoặc “Tôi chỉ tin có Đức Chúa Trời, tôi không tin có Sa-tan, làm gì có Sa-tan!” Họ dùng những câu nói này để chứng thực mình có đức tin thực sự nơi Đức Chúa Trời, chỉ tin có Ngài, không tin có ma quỷ, không tin có tà linh hay quỷ ám, càng không tin vào sự tồn tại của cõi thuộc linh. Đây chẳng phải là người không tin sao? (Thưa, phải.) Đối với những câu nói của tư tưởng truyền thống của thế giới ngoại đạo, họ không tiếp nhận. Đối với những câu nói mê tín, họ cũng không tiếp nhận. Những sự thật phát sinh về mê tín, họ cũng không tin. Ngươi không tin đâu có nghĩa là những chuyện này không tồn tại. Hiện tại không phải là khiến ngươi không tin, khiến ngươi tránh né hoặc phủ nhận những chuyện này, mà là để khi những chuyện này xảy ra, ngươi có tư tưởng và quan điểm đúng đắn, có sự lựa chọn đúng đắn và thái độ đúng đắn để đối diện với chúng. Đây mới là vóc giạc thực sự của ngươi, mới là điều ngươi nên bước vào. Ví dụ, có người mơ thấy mình rụng tóc, rụng tóc cũng không may mắn, bất kể những câu nói tương ứng hoặc chuyện ứng nghiệm là gì, tóm lại người ta cũng có những câu nói không tốt với loại giấc mơ này, cho rằng nó báo trước về những chuyện xấu, chuyện không tốt sắp xảy ra. Ngoài những giấc mơ thông thường không liên quan đến vấn đề gì lớn, những giấc mơ đặc biệt đều có một số câu nói, những câu nói này dự đoán về những sự kiện sắp xảy ra, cho con người một số báo hiệu, dự báo và cảnh báo, để người ta biết tương lai sẽ xảy ra chuyện gì, hoặc cho người ta một vài ý thức, những ý thức này sẽ bảo cho người ta chuyện gì sắp xảy ra để họ chuẩn bị tâm lý. Bất kể là xảy ra chuyện gì, đối với các ngươi mà nói, đều không nên dùng thái độ trốn tránh, cự tuyệt, đề phòng, chống đối, thậm chí sử dụng các biện pháp của con người để hóa giải chuyện đó; càng trong trường hợp đó, ngươi càng nên đến trước Đức Chúa Trời kịp thời mà xin Ngài dẫn dắt, có thể đứng vững làm chứng trước những chuyện sắp xảy ra, có thể thực hành căn cứ theo tâm ý của Đức Chúa Trời, thay vì khước từ, đối đầu. Thực hành như vậy cũng không phải yêu cầu ngươi chú trọng những chuyện này, mà là khi những chuyện này tất yếu xảy ra, ngươi nên có thái độ như thế nào để đối diện với chúng, nên dùng phương thức như thế nào để giải quyết, đây là điều ngươi nên hiểu. Ngươi nói xem, không cho ngươi chú trọng đến những chuyện này, nhưng những chuyện này liệu có xảy ra trong cuộc sống thường nhật hay không? (Thưa, có.) Nếu ngươi nói rằng nó không tồn tại, rồi kết quả là những chuyện này lại xảy ra, ngươi sẽ ngẫm nghĩ: “Ái chà, không tin không được, chuyện này thực sự ứng nghiệm rồi!” Trước đó ngươi không chuẩn bị, không có thái độ đúng đắn, khi những chuyện này xảy ra, ngươi trở tay không kịp, không có bất kỳ sự chuẩn bị nào, ngươi cũng không biết cầu nguyện Đức Chúa Trời như thế nào, không biết đối diện như thế nào, ngươi không có đức tin chân thực nơi Ngài, không có sự quy phục chân thực, cuối cùng chỉ còn lại sự sợ hãi. Càng sợ hãi càng mất đi sự hiện diện của Đức Chúa Trời, khi mất đi sự hiện diện của Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có thể nhờ người khác giúp đỡ, vắt hết óc dùng đủ mọi biện pháp của con người để thoát khỏi. Khi làm như thế nào cũng không thể thoát khỏi nó, ngươi cảm thấy rằng Đức Chúa Trời không còn đáng tin tưởng, không còn đáng cậy dựa, con người mới đáng để cậy dựa. Tiếp theo, mọi thứ sẽ trở nên càng tệ hại hơn, ngươi không chỉ cho rằng đây không phải là mê tín, mà còn cho rằng đây là một chuyện đáng sợ, là một cục diện ngươi không kiểm soát được. Lúc đó, ngươi sẽ nói rằng: “Thảo nào người ngoại đạo và những Phật tử thắp nhang bái Phật, cả ngày đến miếu đường, thắp nhang, cầu phúc, lễ tạ, còn ăn chay, niệm Phật, thì ra việc này thật sự linh nghiệm”. Trong lòng ngươi không chỉ không có sự thuận phục và đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời, mà còn nảy sinh sự sợ hãi với tà linh và Sa-tan. Một khi đã sợ hãi, ngươi không tránh khỏi phục tùng chúng phần nào, ngươi nói: “Những tà linh này không giỡn mặt được đâu, không tin chúng thì không được, phải tránh xa chúng ra. Không được nói lung tung sau lưng, nói chuyện phải có cấm kỵ, không đắc tội nổi những tà linh này đâu!” Đằng sau những sự tình này khiến ngươi đột nhiên phát hiện ngoài thế giới vật chất, còn có những lực lượng mà các ngươi không ngờ đến đang làm việc. Khi ngươi cảm nhận được điều này, sâu trong tâm hồn ngươi sẽ tràn đầy nỗi sợ hãi, đầy sự tránh né Đức Chúa Trời, và đức tin của ngươi vào Ngài sẽ ngày càng giảm đi. Vì vậy, khi mơ thấy rụng răng, rụng tóc, vân vân, ngươi nên có thái độ đúng đắn. Bất kể câu nói cụ thể của những chuyện này là gì, hoặc nó báo trước điều gì khi nó xảy ra với ngươi, ngươi chỉ cần làm được một điều: tin rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, sẵn lòng quy phục sự sắp đặt của Ngài. Đây là thái độ ngươi nên có khi đối diện với những chuyện này, cũng là lập trường ngươi nên có, và đồng thời là lời chứng mà người đi theo Đức Chúa Trời nên mang, đúng không? (Thưa, đúng.) Tin rằng mọi sự này sẽ xảy ra, và tin rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, đó là thái độ các ngươi nên giữ.

Một số người còn có những kiêng kỵ đối với những con số đặc biệt hoặc những ngày đặc biệt. Ví dụ như, có người quanh năm làm ăn, đặc biệt coi trọng việc phát tài, cho nên cũng đặc biệt yêu thích, đặc biệt coi trọng các con số liên quan đến làm ăn phát tài, và rất kiêng kỵ một số con số được cho là sẽ khiến việc làm ăn không tốt. Ví dụ như số 6, 8, người ta đặc biệt thích, số nhà của cửa hàng là 168, tên cửa hàng sẽ là “Nhất Lộ Phát”, đây là con số may mắn của truyền thống dân gian Trung Quốc; còn số 4, 5 trong truyền thống của người Trung Quốc là con số không tốt, 4 có nghĩa là “tử” – chết, 5 có nghĩa là “vô” – không, không có, rỗng, có nghĩa là mất hết vốn liếng, không phát tài được. Còn có biển số xe hơi, có biển số xe của người Trung Quốc toàn là 6, ngươi xem phàm là một dãy số 6, thì về cơ bản đều là người Trung Quốc. Không biết dùng nhiều số 6 như thế thì rốt cuộc họ đã giàu có đến đâu. Có một lần trong bãi đậu xe, tất cả các chỗ đậu xe về cơ bản đều đã kín, chỉ có một vị trí là còn trống, vị trí đó là số 64. Vậy các ngươi có biết tại sao người ta không đậu xe ở đó không? (Thưa, vì 64 có thể có nghĩa là chết, không may mắn.) Nghĩa của số 64 là “lộ thượng tử” – chết trên đường. Lúc đó ta không biết vì sao mọi người đều không đậu xe ở vị trí đó, sau này nghe người ngoại đạo nói mới biết được. 6 là đường, 4 là chết, 64 là chết trên đường, nên người ta không đậu xe ở chỗ đó. Phỏng chừng sau này chỗ đậu xe kia phải đổi số, đổi thành 68, “nhất lộ phát”. Con người muốn tiền đến điên rồi, mắt chết dí vào tiền. Một con số có thể thay đổi điều gì chứ? Câu nói của người Trung Quốc về những con số này đã ảnh hưởng đến người nước ngoài. Khi chúng ta xem nhà, có một người môi giới bất động sản hỏi: “Các anh có kiêng kị con số nào không? Ví dụ, số nhà là 14, số 4 kia có phải là không tốt không?” Ta nói: “Sao tôi lại không nghĩ tới nhỉ? Tôi không biết câu nói này.” Anh ta nói: “Rất nhiều người Trung Quốc xem nhà này, bởi vì số nhà có số 4, cho nên họ không cần.” Ta nói: “Chúng tôi không kiêng kị con số nào cả, chúng tôi chỉ nhìn vào hướng nhà, khu vực, có đón ánh sáng hay không, có thông gió không, kết cấu căn nhà, chất lượng, vân vân, chúng tôi không quan trọng, không kiêng kỵ những con số.” Vậy ngươi nói xem người ngoại đạo kiêng kỵ có phải nhất định sẽ xảy ra chuyện hay không? (Thưa, cũng không phải.) Chúng ta không hề biết các quốc gia ngoài Trung Quốc, chẳng hạn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines hay một số quốc gia Đông Nam Á, họ có những chú trọng gì đối với các con số. Tóm lại, người ở mỗi quốc gia đều có một vài chú trọng về con số. Ví dụ, người Mỹ đặc biệt không có hứng thú với số 6. Người phương Tây không thích số 6, đó là một dạng văn hóa tôn giáo, bởi vì số 6 được đề cập trong sách Khải Huyền của Kinh Thánh có ngụ ý không tốt. Còn số 13, người phương Tây cũng không thích, trong rất nhiều thang máy đều không có tầng số 13, bởi vì bọn họ cho rằng con số đó không may mắn. Còn người Trung Quốc cho rằng 6, 8 là con số cát lợi. Vậy câu nói nào là lẽ thật? (Thưa, đều không phải lẽ thật.) Các ngươi không quan tâm đến con số nào cả ư? Các ngươi có con số may mắn của riêng mình không? (Thưa, không có.) Vậy thì tốt. Người phương Nam Trung Quốc đặc biệt chú ý những chuyện này, nào là con số có may mắn không, nào là làm chuyện gì cũng phải xem ngày trước, đón lễ gì thì ăn uống cấm kỵ điều gì, phương diện này vô cùng nghiêm trọng. Những con số này không nói lên được điều gì, con người có một số cấm kỵ đối với những con số đặc biệt, ở mức độ nhất định nó có quan hệ với tín ngưỡng của con người, cũng có quan hệ với tưởng tượng, tư tưởng và quan niệm của con người, những thứ này đều là tư tưởng và quan niệm ngu xuẩn. Nếu gia đình ngươi tiêm nhiễm cho ngươi như vậy, ngươi nên buông bỏ những tư tưởng và quan niệm này, không nên tin, những thứ này là chuyện vô căn cứ, ngay cả mê tín cũng không phải, đây đều là một số câu nói hoang đường quái đản của những người muốn tiền đến phát điên trong xã hội.

Còn có một số người đặc biệt xem trọng việc cầm tinh con giáp gì, chuyện này thì liên quan đến mê tín. Hiện nay người phương Tây cũng nói về chuyện cầm tinh con giáp gì này, ngươi đừng cho rằng việc này chỉ có người châu Á biết, người phương Tây họ cũng biết thỏ, trâu, chuột, ngựa, còn có gì nữa? Rắn, rồng, gà, dê, phải không? Ví dụ như, theo lời tổ tiên, cha mẹ truyền lại, thì người cầm tinh con dê ắt mệnh khổ. Ngươi cầm tinh con dê, ngươi liền cảm thấy: “Mệnh của mình khổ rồi đây, chuyện xui xẻo gì cũng gặp phải. Tìm được người để cưới thì lại không ra gì, sinh con thì con không nghe lời, công việc cũng không thuận lợi, mãi mà không được thăng chức, đơn vị phát tiền thưởng cũng không có phần của mình, xui xẻo cùng cực. Mình có sinh đứa nữa cũng không sinh vào năm dê, trong nhà có một người cầm tinh dê đã đủ khổ rồi, sinh thêm một người cầm tinh dê nữa, chính là một đôi mệnh khổ, vậy thì biết sống sao?” Ngươi liền suy ngẫm: “Tuyệt đối không thể sinh con vào năm con dê, vậy nên chọn năm nào đây? Rồng? Rắn? Hổ?” Ngươi sinh vào năm rồng, thì ngươi thật sự là rồng à? Thật sự có thể làm Hoàng Đế sao? Đó không phải là nói bậy sao? Các ngươi có nguyện ý cầm tinh những con giáp này hay không? Có người nói: “Người cầm tinh con thỏ không hợp với người cầm tinh con gà, tôi cầm tinh con thỏ, ai cầm tinh con gà thì tôi sẽ ít giao tiếp với người ấy, hai chúng tôi không hợp tuổi, mệnh khắc nhau. Người lớn trong nhà đã nói rồi, tôi với người như vậy không có tướng phu thê, ở bên nhau cũng không hợp, tốt nhất là ít gặp mặt, không nói chuyện, không qua lại. Mệnh hai chúng tôi khắc nhau, nếu ở bên nhau mà mệnh số của tôi yếu hơn người ta, vậy chẳng phải tôi sẽ đoản mệnh sao? Tôi phải tránh xa những người như vậy một chút”. Họ chịu ảnh hưởng của những câu nói này, có ngu xuẩn hay không? (Thưa, ngu xuẩn.) Tóm lại, bất luận ngươi tương khắc với con giáp nào, thì nó có ảnh hưởng gì đối với số phận của ngươi hay không? Có ảnh hưởng gì đến con đường nhân sinh đúng đắn ngươi đang đi không? (Thưa, không.) Có người chỉ sẵn lòng phối hợp, hợp tác, thậm chí chung sống cùng những người hợp tuổi với họ, vô hình trung nội tâm họ bị câu nói về phương diện cầm tinh này ảnh hưởng, những câu nói mà cha mẹ hoặc là tổ tiên truyền lại này chiếm vị trí nhất định trong thâm tâm họ. Ngươi xem, người phương Đông thì nói về chuyện cầm tinh, người phương Tây thì nói về cung hoàng đạo, hiện tại người phương Đông chạy theo trào lưu, cũng nói về các chòm sao, gì mà cung Bò Cạp, cung Xử Nữ, cung Nhân Mã, vân vân. Ví dụ như, tính cách của người thuộc cung Nhân Mã là gì, hợp với người thuộc chòm sao nào, vừa nghe ngóng ai thuộc cung đó, liền sẵn lòng giao thiệp với người ta, cảm thấy người như vậy không tệ, liền có thiện cảm với người như vậy, đây cũng là chịu ảnh hưởng bởi truyền thống do gia đình hun đúc. Bất kể những sự thật như con giáp của người phương Đông, hay cung hoàng đạo của người phương Tây, hoặc tương khắc hay tương hợp có tồn tại hay không, có hình thành bất cứ ảnh hưởng gì đối với ngươi hay không, ngươi nên giữ quan điểm như thế nào, đây là điều ngươi nên hiểu. Vậy, ngươi nên hiểu điều gì? Ngày tháng năm sinh của một người, sinh vào năm nào, tháng nào, khoảng thời gian nào, đều có quan hệ với vận mệnh của con người, bất kể là coi bói, xem tướng nói mệnh của ngươi như thế nào, cung hoàng đạo của ngươi là gì, cầm tinh con giáp có tốt hay không, bất luận xem bói chính xác bao nhiêu, thì thế nào? Điều đó nói lên cái gì? Có phải chứng minh rằng số phận của ngươi đã được Đức Chúa Trời sắp đặt rồi không? (Thưa, phải.) Hôn nhân cả đời này của ngươi như thế nào, ngươi sống ở vùng miền nào, chung sống với ai, cả đời này ngươi có thể hưởng thụ bao nhiêu vật chất, nghèo hay giàu, chịu bao nhiêu khổ cực, có bao nhiêu con cái, tài vận của ngươi như thế nào, điều này đã được định rồi, ngươi có tin hay không thì chuyện cũng vậy, coi bói có tính ra như thế hay không thì chuyện cũng vậy, thế thì biết những thứ đó có quan trọng không? Có những người đặc biệt muốn biết: “Vận may sau này của mình như thế nào, sau này sẽ nghèo hay giàu, có gặp được quý nhân không, có người nào tương khắc với mình không, mệnh mình có phạm phải người nào không, bao nhiêu tuổi thì chết? Khi chết là vì bệnh mà chết, mệt mà chết, hay là chết khát, chết đói? Mình chết như thế nào? Lúc chết có đau đớn hay không, có quá sức chịu đựng không?” Biết những điều này có ích gì không? (Thưa, không.) Tóm lại, trong chuyện này ngươi xác định một chút là tốt rồi, hết thảy đều có sự tiền định của Đức Chúa Trời, bất luận ngươi cầm tinh con gì, cung hoàng đạo của ngươi là gì, ngươi sinh ra giờ nào, năm tháng nào, tất cả đều được Đức Chúa Trời tiền định rồi. Chính vì mọi chuyện đã được tiền định, vinh hoa phú quý cả đời này của ngươi, hoàn cảnh sống của ngươi, trước khi ngươi còn chưa ra đời Ngài đã tiền định cho ngươi rồi, cho nên ngươi không cần dùng phương thức mê tín hoặc là dùng quan điểm của người đời mà đối đãi với những chuyện này. Khi vận may không tốt thì dùng cách nào trốn tránh, khi vận thế tốt thì dùng cách nào bảo vệ, giữ gìn, đây không phải là cách tiếp cận ngươi nên có đối với vận mệnh. Ví dụ như, số mệnh đã định trước ngươi đến bao nhiêu tuổi thì bị bệnh nặng, dựa vào chòm sao, con giáp hoặc là ngày tháng năm sinh, ngươi đã nhìn ra được chuyện này rồi, vậy ngươi phải làm sao? Ngươi sợ hãi hay nghĩ xem chọn biện pháp gì hóa giải chuyện này? (Thưa, thuận theo tự nhiên và thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời.) Đây là thái độ con người nên có. Cho dù mệnh của ngươi có cái gì, không có cái gì, thì đều là Ngài đã tiền định sẵn cho ngươi từ sớm, ngươi thích cũng được, không thích cũng được, ngươi sẵn lòng tiếp nhận cũng được, không sẵn lòng tiếp nhận cũng được, ngươi có năng lực đối diện nó cũng được, không có năng lực đối diện nó cũng được, tóm lại, hết thảy những thứ này Đức Chúa Trời đã tiền định cho ngươi từ sớm, thái độ ngươi nên giữ chính là tiếp nhận những sự thật này với thân phận của một loài thọ tạo. Bất kể là xảy ra hay là chưa xảy ra, ngươi sẵn lòng đối diện hay không sẵn lòng đối diện, ngươi đều nên lấy thân phận một loài thọ tạo mà tiếp nhận, đối diện với nó, chứ đừng dốc công sức vào, hỏi người khác, nghiên cứu tài liệu về con giáp, cung hoàng đạo, tướng mạo, v.v. để nhanh chóng biết tương lai của mình sẽ phát sinh chuyện gì, để phòng ngừa nó từ sớm, dùng thái độ như vậy để đối đãi với số phận và cuộc đời Đức Chúa Trời an bài cho ngươi là sai lầm. Có người được cha mẹ xem bói cho, bảo họ rằng: “Dựa vào chòm sao của con, và cả con giáp, ngày tháng năm sinh của con nữa, thì trong mệnh con không được có lửa”. Sau khi nghe xong trong lòng người con ấy liền ghi nhớ và tin như vậy, sau đó chuyện này trở thành một trạng thái bình thường cần cấm kỵ trong cuộc sống thường nhật. Ví dụ như, người trong tên có chữ “Hỏa”, thì anh ta sẽ không giao thiệp, có giao thiệp cũng không sâu sắc, không tiếp xúc gần gũi, trong lòng thấy sợ hãi và lẩn tránh giao thiệp với người này. Ví dụ như, có một người tên là Lý Xán, anh ta suy nghĩ một hồi: “Xán, có bộ ‘Hỏa’, một chữ ‘Sơn’, chuyện xấu rồi, có bộ ‘Hỏa’, không thể giao thiệp với người này, phải tránh xa một chút”, trong lòng anh ta thấy sợ tiếp xúc với người này. Bình thường anh ta không hề bén mảng đến lò lửa trong phòng bếp ở nhà, bữa tối dưới ánh nến thì không tham gia, tiệc lửa trại thì không đi, trong phòng nào có lò sưởi thì không đến, bởi vì đều có lửa. Muốn đi du lịch, nghe nói nơi đó có một ngọn núi lửa, bèn không đi. Đến một nơi nào đó để rao truyền Phúc Âm, còn phải hỏi thăm một chút tên của đối tượng Phúc Âm, không có chữ “Hỏa” mới được, nếu tên của họ không có chữ “Hỏa”, nhưng trong nhà có gang, thì cũng tuyệt đối không thể đi. Trong ý thức, tuy anh ta cũng tin rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, biết mình không nên sợ hãi, nhưng loại chuyện phạm cấm kỵ này vừa xảy ra, trong lòng anh liền băn khoăn, sợ hãi, cũng không dám mạo phạm, luôn sợ xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn, luôn sợ xảy ra tai họa gì quá sức chịu đựng của bản thân, không có đức tin thực sự nơi Đức Chúa Trời. Ở những phương diện khác, anh ta cũng có thể thuận phục, cũng có thể chịu khổ, trả giá, duy chỉ có chuyện này anh ta chịu không nổi. Ví dụ, có người nói với anh ta: “Cả đời này anh không được qua cầu, nếu qua cầu sẽ xảy ra chuyện ngoài ý muốn, nếu như anh phải qua vài cây cầu, vậy thì càng nguy hiểm, mạng nhỏ sẽ khó giữ được”. Anh ta liền nhớ kỹ những lời này, sau đó bất luận là đi làm công tác hay là gặp bạn bè, kể cả nhóm họp, anh ta đều tránh đường qua cầu, đi đường vòng, chỉ sợ phạm vào điều kiêng kị. Anh ta cũng tin mình chưa chắc đã chết dễ dàng như thế, nhưng cứ bị chuyện này quấy nhiễu, thỉnh thoảng bất đắc dĩ cũng phải qua cầu, sau khi qua cầu, ngoài miệng nói: “Tôi tin mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, Ngài không cho chết, tôi sẽ không chết”, thế nhưng trong lòng vẫn bị câu nói kia quấy nhiễu, không thể thoát khỏi. Còn có người nói mệnh mình kỵ nước, phàm là bờ sông nhỏ, bên cạnh giếng thì đều không đi, trong nhà một người chị em có bể bơi, người đó sẽ không đến nhà người chị em này nhóm họp, khi được đổi qua một nhà tiếp đãi khác, trong nhà có hồ cá thì cũng không chịu đến, phàm nơi nào có nước đều không thể đi, nước chảy, nước đọng đều không chạm vào. Trong cuộc sống thường nhật, những câu nói hoang đường đến từ sự hun đúc của gia đình đều liên quan đến văn hóa truyền thống, cũng liên quan đến mê tín, những câu nói này ở một mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của con người đối với một số chuyện, cũng ảnh hưởng đến một số khuôn phép hoặc cách sống trong cuộc sống thường nhật của con người, điều này sẽ trói buộc tư tưởng của con người ở một mức độ nhất định, cũng sẽ kiểm soát một số nguyên tắc và phương thức hành động đúng đắn của họ.

Có những người nói rằng: “Nếu những mê tín truyền thống này thuộc về những tư tưởng và mê tín truyền thống ngoài Cơ Đốc giáo, vậy chúng ta nên phê phán, nên buông bỏ, nhưng còn những tư tưởng quan điểm, truyền thống hoặc mê tín liên quan đến tôn giáo chính thống, có phải con người không cần buông bỏ không? Có nên coi đó là một ngày lễ hay một cách sống để kỷ niệm và gìn giữ trong cuộc sống thường nhật không?” (Thưa, không, chúng đều nên bị buông bỏ, vì tất cả đều không đến từ Đức Chúa Trời.) Ví dụ, ngày lễ lớn nhất của Cơ đốc giáo là Giáng sinh, các ngươi có biết gì về dịp này không? Hiện nay, một số thành phố lớn ở phương Đông cũng tổ chức lễ Giáng sinh, tổ chức các bữa tiệc Giáng sinh, tổ chức Đêm Giáng sinh. Ngoài Giáng sinh, còn có lễ Phục Sinh, lễ Vượt Qua, đây đều là những ngày lễ lớn liên quan đến tôn giáo. Còn có ngày lễ ăn gà tây, thịt nướng; còn có ngày lễ ăn kẹo gậy, kẹo này có màu trắng đỏ xen kẽ nhau, ngụ ý là huyết báu của Đức Chúa Jêsus đã làm nên của lễ chuộc tội cho con người, con người trở nên thánh khiết, màu đỏ tượng trưng cho huyết báu của Đức Chúa Jêsus, màu trắng tượng trưng cho sự thánh khiết, thế nên người ta ăn loại kẹo như vậy. Trong lễ Phục sinh, người ta còn ăn trứng Phục sinh. Đây là một số lễ hội liên quan đến Cơ Đốc giáo. Còn có một số biểu tượng của Cơ Đốc giáo như tượng Maria, tượng Jêsus, thập tự giá, những thứ này phát triển biến hóa ra từ Cơ Đốc giáo, theo Ta thấy, nó thực sự là một loại truyền thống. Đằng sau truyền thống đó tất nhiên có một số thứ liên quan đến mê tín, bất kể câu nói mê tín này liên quan đến nội dung gì, tóm lại, chỉ cần những câu nói này không liên quan đến lẽ thật, không liên quan đến con đường con người đi, không liên quan đến yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với loài thọ tạo, vậy thì chúng không liên quan đến những gì hiện tại các ngươi nên bước vào, các ngươi nên buông bỏ chúng, không nên cảm thấy chúng là thiêng liêng không được xâm phạm, đương nhiên cũng không cần thiết phải xem thường chúng, như thế mới là cách đối đãi đúng đắn. Những ngày lễ này liên quan gì đến chúng ta không? (Thưa, không liên quan.) Không liên quan. Có một người ngoại quốc hỏi Ta rằng: “Các vị có đón lễ Giáng Sinh không?” Ta nói: “Không đón”. “Vậy các vị có đón tết Trung Quốc không? Đón tết âm lịch không?” Ta trả lời: “Không đón”. “Vậy các vị đón lễ gì thế?” Ta nói: “Chúng tôi không có ngày lễ, mỗi ngày đều giống nhau, muốn ăn cái gì vào ngày nào thì ăn, không phải bởi vì có ngày lễ mới ăn, ở chỗ tôi không có truyền thống đó”. Người đó lại hỏi: “Tại sao vậy?” Ta nói: “Không có lý do gì cả, sống như vậy rất tự do, không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì. Sống không có bất kỳ hình thức nào hết, chỉ cần tuân thủ khuôn phép là được, ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và hoạt động theo đúng thời gian mà Đức Chúa Trời ấn định sẵn, tự nhiên, tự do như vậy, không có bất kỳ hình thức nào cả”. Đương nhiên, đối với một thứ đặc biệt liên quan đến tôn giáo – như thập giá, một số người nghĩ rằng thập giá là thiêng liêng, vậy thập tự giá đó có thiêng liêng không? Có thể dùng từ thiêng liêng để hình dung hay không? Tượng Maria có thiêng liêng không? (Thưa, không.) Tượng Jêsus có thiêng liêng không? Các ngươi không dám nói. Tại sao tượng Jêsus không thiêng liêng? Bởi vì đó là do con người vẽ, đó không phải là hình tượng chân thực của Đức Chúa Trời, không liên quan gì đến Đức Chúa Trời, nó chỉ là một bức tranh. Tượng Maria thì càng không cần phải nói nữa rồi. Jêsus trông như thế nào, con người đâu có biết, cứ vẽ đại một cái, sau khi vẽ xong lại bắt ngươi bái lạy bức hoạ ấy, nếu bái lạy, ngươi không phải ngu xuẩn sao? Đấng ngươi nên thờ phượng chính là Đức Chúa Trời, không phải quỳ lạy một bức tượng, bức họa, hình ảnh gì đó theo hình thức, ngươi cũng không nên quỳ lạy một vật gì đó, ngươi nên thờ phượng và ngưỡng vọng Đức Chúa Trời trong lòng mình. Con người nên phủ phục trước lời của Đức Chúa Trời, trước thân thể thật của Đức Chúa Trời, chứ không phải phủ phục trước thập giá hay tượng Maria, tượng Jêsus, tất cả đều là tượng thờ. Thập giá chỉ là một ký hiệu của bước công tác thứ hai của Đức Chúa Trời, nó không có bất kỳ liên quan gì đến tâm tính, thực chất hay yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại, nó không đại diện cho hình tượng của Đức Chúa Trời, càng không đại diện cho thực chất của Đức Chúa Trời, cho nên, ngươi đeo thập giá không có nghĩa là ngươi kính sợ Ngài, ngươi đeo thập giá cũng không có nghĩa là có bùa hộ mệnh, Ta chưa bao giờ đại diện cho thập giá, trong nhà Ta không có bất kỳ biểu tượng thập giá nào, những thứ này đều không có. Cho nên nếu nói không đón lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, con người có thể dễ dàng buông bỏ, nhưng nếu liên quan đến phương diện tôn giáo như là thập giá, tượng Maria, tượng Jêsus, thậm chí là Kinh Thánh, nếu nói vứt bỏ một cây thập giá hoặc vứt bỏ một tượng Maria, tượng Jêsus, con người liền cảm thấy: “Ôi trời, đây là đại bất kính, đại bất kính, mau mau cầu xin Ngài tha thứ, tha thứ…” Người ta cảm thấy sẽ có hậu quả. Đương nhiên, ngươi cũng không cần dồn hết tâm trí làm bất kỳ hành động phá hoại nào đối với những thứ này, cũng không cần kính ngưỡng gì với chúng, chúng chính là đồ vật, không có bất kỳ quan hệ gì với thực chất, thân phận của Đức Chúa Trời, đây là điều ngươi nên biết. Tất nhiên, liên quan đến ngày lễ mà con người đặt ra như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, thì chúng không liên quan gì đến thực chất, thân phận, công tác, yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, ngươi trải qua một trăm, một vạn lễ Giáng Sinh, ngươi trải qua mấy đời lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, cũng sẽ không thay thế cho việc ngươi hiểu lẽ thật. Ngươi cũng không cần phải ngưỡng mộ những thứ này, nói rằng: “Mình phải đến phương Tây, phương Tây mới tổ chức Giáng sinh, Giáng sinh là thiêng liêng, Giáng sinh là ngày tưởng nhớ đến công tác của Đức Chúa Trời, cũng là ngày chúng ta nên kỷ niệm, vào ngày đó chúng ta nên trang nghiêm. Lễ Phục Sinh càng là ngày mà muôn người chờ trông, đây là ngày tưởng niệm sự phục sinh của Đức Chúa Trời nhập thể từ cõi chết, chúng ta nên cùng nhau vui mừng phấn khởi, đón mừng, chúc mừng một ngày như vậy, mãi mãi tưởng nhớ ngày này”, đây đều là tưởng tượng của con người, Đức Chúa Trời không cần những điều đó. Nếu Đức Chúa Trời cần ngươi kỷ niệm những ngày này, Ngài sẽ đem giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm rõ ràng nói cho ngươi biết, Đức Chúa Trời không nói cho ngươi biết ngày tháng năm chính xác, đó là đang truyền cho ngươi một thông tin, Đức Chúa Trời không cần con người kỷ niệm những ngày này, nếu ngươi kỷ niệm, vậy thì phạm vào điều cấm kỵ của Ngài rồi, Ngài sẽ không thích. Đức Chúa Trời không thích mà ngươi kiên quyết muốn làm, ngươi còn nói đây là thờ phượng Đức Chúa Trời, vậy thì Đức Chúa Trời lại càng chán ghét ngươi, và ngươi đáng chết. Ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Bây giờ ngươi muốn mừng những ngày lễ này, Đức Chúa Trời mặc kệ ngươi, sớm muộn gì cũng có một ngày ngươi sẽ phải trả giá, chịu trách nhiệm cho hành vi sai lầm của mình. Cho nên Ta nói cho ngươi biết, ngươi phủ phục quỳ lạy ở dưới thập giá, dập đầu bao nhiêu cái, cũng không bằng việc ngươi thực sự hiểu rõ một câu nói của Đức Chúa Trời, tuân thủ lời của Đức Chúa Trời thì quan trọng hơn, ngươi ở dưới thập giá dập đầu bao nhiêu cái cũng vô ích, điều đó không có nghĩa là ngươi tuân theo con đường của Đức Chúa Trời, không có nghĩa là ngươi tiếp nhận những lời của Đức Chúa Trời, cũng không có nghĩa là ngươi hành động dựa trên nguyên tắc mà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi làm, Đức Chúa Trời không ghi nhớ những hành động đó đâu. Vì vậy, nếu ngươi cảm thấy thập giá đặc biệt thiêng liêng, thì bắt đầu từ hôm nay nên buông bỏ loại tư tưởng và quan điểm này, vứt bỏ thập giá mà ngươi trân quý trong thâm tâm, nó không đại diện cho Đức Chúa Trời, ngươi quỳ lạy nó cũng không đại diện cho sự sùng kính của ngươi, ngươi quý trọng nó, trân quý nó, thậm chí ngươi vác nó cả ngày trên vai cũng không có nghĩa ngươi thờ phượng Đức Chúa Trời. Thập giá chỉ là một khí cụ được dùng trong một bước công tác của Đức Chúa Trời, không có bất kỳ liên quan nào đến thực chất, tâm tính, thân phận của Đức Chúa Trời, nếu ngươi khăng khăng thờ phượng thập giá như Đức Chúa Trời, thì đó là điều mà Đức Chúa Trời chán ghét, không những không được Ngài ghi nhớ, ngược lại còn bị Ngài ghét bỏ. Nếu ngươi cứ kiên quyết, nói: “Con không nghe đâu, thập giá trong lòng con là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bây giờ Ngài nói thập giá không quan trọng, không đại diện cho Đức Chúa Trời, con không tin, con không tiếp thu lời Ngài nói đâu”, ngươi cứ làm theo những gì ngươi nghĩ, xem cuối cùng ngươi có thể đạt được gì. Đức Chúa Trời đã sớm xuống khỏi thập giá, thập giá là một khí cụ bình thường nhất mà Đức Chúa Trời dùng đến trong một bước công tác, nó chỉ là một đồ vật, đối với Ngài nó không có chút giá trị bảo tồn nào, đương nhiên cũng không cần ngươi quý trọng nó, trân quý nó, thậm chí ngưỡng mộ nó, tôn trọng nó, những việc này đều không cần thiết. Còn có Kinh Thánh, cái mà trong lòng con người cũng đặc biệt trân quý, tuy nói hiện tại không đọc Kinh Thánh nữa, nhưng quyển Kinh Thánh này vẫn có địa vị nhất định trong lòng con người, đến bây giờ vẫn không thể hoàn toàn buông bỏ cách nhìn nhận đối với Kinh Thánh được truyền lại từ gia đình hoặc từ tổ tiên. Ví dụ, đôi khi gạt Kinh Thánh sang một bên, thì ngươi cảm thấy: “Ôi chao, mình đang làm gì thế này? Đó là Kinh Thánh, con người phải trân quý! Kinh Thánh là thiêng liêng, không thể coi Kinh Thánh như một cuốn sách bình thường, mà đối xử tùy tiện như thế được, sách bám đầy bụi như thế cũng không ai lau, góc sách cong vênh như vậy cũng không ai vuốt lại cho thẳng”. Xem Kinh Thánh là một thứ thiêng liêng không thể xâm phạm, tư tưởng và quan điểm như thế này là điều nên buông bỏ.

Những truyền thống, mê tín đến từ gia đình mà chúng ta vừa nói đến, cũng như các loại tư tưởng, quan điểm và cách sống liên quan đến tôn giáo, hoặc là một số vật mà người ta mê tín kính ngưỡng, trân quý, hết thảy chúng tiêm nhiễm cho con người những cách sống sai lầm, tư tưởng và quan điểm sai lầm, vô hình trung hình thành một số dẫn dắt sai lệch đối với cuộc đời, cuộc sống và sự sinh tồn của ngươi. Những dẫn dắt sai lệch này hình thành trong cuộc sống thường nhật sẽ vô tình quấy nhiễu con người tiếp nhận những điều đúng đắn, tiếp nhận tư tưởng tích cực và sự vật tích cực, từ lúc nào không hay, con người sẽ làm một số chuyện ngu xuẩn, không có lý tính và ấu trĩ. Chính vì vậy, con người phải có một cách nhìn nhận chính xác, có tư tưởng và quan điểm chính xác về những chuyện này. Nếu nó liên quan đến lẽ thật, phù hợp với lẽ thật, ngươi phải tiếp nhận, thực hành thuận phục, xem nó là nguyên tắc mà ngươi nên tuân thủ trong cuộc sống và việc sinh tồn; nếu nó không liên quan đến lẽ thật, mà chỉ là truyền thống, mê tín, chỉ đến từ tôn giáo, vậy thì ngươi nên buông bỏ nó. Cuối cùng, những nội dung mà chúng ta hôm nay đã thông công có tính đặc thù, chính là liên quan đến những nội dung về truyền thống, mê tín và tôn giáo, ngươi thừa nhận cũng được, không thừa nhận cũng được, ngươi đã trải nghiệm cũng được, chưa trải nghiệm cũng được, cho dù mức độ hiểu biết của ngươi về nó như thế nào, tóm lại, có một số câu nói về phương diện truyền thống, mê tín tồn tại trong thực tế khách quan, ở một mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng, quấy nhiễu đến cuộc sống thường nhật của nhân loại. Vậy các ngươi nên nhìn nhận thế nào về chuyện này? Có người nói: “Không tin nó thì không được, nếu không làm theo những gì nó nói thì sẽ gặp phải hậu quả, vậy phải làm sao?” Sự khác biệt lớn nhất giữa người tin Đức Chúa Trời và người không tin Đức Chúa Trời là gì, ngươi có biết hay không? (Thưa, người tin Đức Chúa Trời thì tin rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, người không tin Đức Chúa Trời thì luôn muốn tự mình thay đổi số phận.) Còn có một điểm khác, người tin Đức Chúa Trời thì có sự hiện diện và bảo vệ của Ngài, những hiện tượng mê tín tồn tại trong mọi mặt cuộc sống thực tế sẽ không ảnh hưởng đến ngươi, còn người không tin Đức Chúa Trời thì không có sự bảo vệ của Ngài, cũng không tin vào sự bảo vệ của Ngài, không tin sự tể trị của Ngài, cuộc sống thường nhật bị đủ mọi loại ma quỷ dơ bẩn, tà linh kiểm soát, cho nên trong cuộc sống của bọn họ, bất luận gặp phải chuyện gì cũng đều phải chú ý đến cấm kỵ. Những điều cấm kỵ này của họ từ đâu mà có? Có phải từ Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Tại sao họ lại kiêng kỵ những chuyện này? Làm sao họ biết phải kiêng kỵ những chuyện này? Là vì một số người sau khi trải qua những sự việc này, có được một ít kinh nghiệm, giáo huấn, sau đó truyền bá chúng càng ngày càng rộng rãi trong mọi người, kinh nghiệm giáo huấn này truyền bá ra, giữa mọi người liền hình thành một loại phong trào, con người ai cũng làm như vậy, ai cũng sống như vậy. Vậy loại phong trào này từ đâu mà có? Chính là nếu ngươi không làm theo quy củ mà tà linh, ma quỷ dơ bẩn đặt ra cho ngươi, nó sẽ quấy nhiễu ngươi, phá hoại cuộc sống bình thường của ngươi, quấy nhiễu cuộc sống bình thường của ngươi, khiến người ta không thể không tin rằng những cấm kỵ này có tồn tại, nếu phạm phải thì sẽ có hậu quả. Trong cuộc sống thường nhật mấy ngàn năm qua con người đúc kết ra những kinh nghiệm này, đời này truyền đời khác, con người rồi sẽ biết sau lưng họ có một sức mạnh vô hình đang khống chế họ, họ không nghe theo thì không được. Ví dụ như, nếu ngươi đón tết mà không đốt pháo, thì việc làm ăn năm nay sẽ không thuận lợi. Lại ví dụ như, vào năm mới nếu như ngươi cắm nén nhang đầu tiên, thì vạn sự cả năm đều thuận lợi. Những kinh nghiệm này nói cho con người biết rằng họ phải tin vào những mê tín này, phải tin vào những câu nói đến từ dân gian, cứ như vậy đời này truyền đời khác, con người đều sống như vậy. Vậy những hiện tượng này nói cho người ta biết sự thật gì? Chính là những thứ cấm kỵ trong cuộc sống của con người, đều là những kinh nghiệm mà con người tích lũy từng ngày trong cuộc sống đúc kết ra, những kiêng kỵ, cấm kỵ này đều là con người bất đắc dĩ phải làm, con người buộc phải làm như vậy, bởi vì sau lưng có những sức mạnh vô hình đang kiểm soát tất cả những thứ này, cuối cùng đời này truyền đời khác, con người đều tuân thủ những khuôn phép này. Người không tin Đức Chúa Trời chỉ có thể tuân thủ những mê tín này, những truyền thống này, mới có thể thuận lợi mà sống giữa mọi người, con người sống chính là cầu bình an, thuận lợi, vui vẻ. Vậy tại sao những người tin Đức Chúa Trời không giữ những mê tín, truyền thống này? (Thưa, vì có Đức Chúa Trời bảo vệ.) Có Đức Chúa Trời bảo vệ. Những người tin Đức Chúa Trời đi theo Ngài, Ngài sẽ đưa những người này đến trước mặt Ngài, và đưa họ vào nhà Ngài, không được phép của Ngài thì Sa-tan không dám làm hại ngươi, ngươi không tuân thủ khuôn phép của nó, nó cũng không động vào ngươi được. Còn đối với người không tin Đức Chúa Trời, không đi theo Đức Chúa Trời, thì Sa-tan tùy tiện sắp đặt, cách Sa-tan sắp đặt con người chính là lập cho ngươi các loại câu nói, các loại khuôn phép kỳ dị bắt ngươi tuân thủ, ngươi không tuân thủ, nó liền trừng trị ngươi. Ví dụ như, 23 tháng chạp, nếu ngươi không cúng bái ông Táo, có phải sẽ có hậu quả hay không? (Thưa, phải.) Sẽ có hậu quả, người ngoại đạo cũng không dám không cúng bái. Ngày đó còn phải ăn kẹo mè, mục đích là để bịt miệng ông Táo lại, không cho ông lên trời nói lung tung. Vậy những khuôn phép này, những cách nói mê tín này là từ đâu mà có? Chính là Sa-tan làm một số việc, mượn việc truyền miệng con người mà lưu truyền lại, nên căn nguyên là đến từ Sa-tan, đến từ các loại tà linh, ma quỷ dơ bẩn, các loại đầu sỏ ma quỷ. Nó lập cho ngươi những khuôn phép này, dùng những câu nói mê tín và khuôn phép này để khống chế con người, để cho người ta nghe lời nó, nếu ngươi không nghe lời nó, nó liền cho ngươi biết tay, tức là trừng trị ngươi. Có vài người không tin những câu nói mê tín này, thì việc trong nhà luôn không suôn sẻ, đến Phật đường xem bói thì nghe: “Ôi chao, phạm phải kiêng kỵ gì đây, nhà ông phải động thổ rồi, ống khói phải đổi vị trí thôi, phòng ốc phải thay đổi cách bài trí, cho ông lá bùa đặt cạnh cửa nữa, tiểu quỷ gì cũng không dám tới”. Nó kỳ thật là một con quỷ lớn hơn, khiến những tiểu quỷ kia đầu hàng, tiểu quỷ sẽ không đến quấy rầy ngươi nữa, cứ như vậy, cuộc sống trở nên bình an hơn nhiều. Người này mới ban đầu không tin, nay thoạt nhìn lại: “Ôi chao, thật sự có tiểu quỷ, thật quấy nhiễu quá!” Ông ta không thể không tin rồi. Người không tin Đức Chúa Trời đang lăn lộn và sinh tồn trên thế giới này, hoàn toàn bị khống chế dưới tay kẻ ác, không có quyền lựa chọn, cũng không có lựa chọn nào khác, không tin không được. Còn những người tin Đức Chúa Trời, nếu ngươi vẫn giữ vững những tư tưởng và quan điểm mê tín, truyền thống hoặc những thứ thuộc tôn giáo này, ăn mừng ngày lễ của họ, tin tưởng câu nói của họ, nối tiếp truyền thống, cách sống, thái độ sống của họ, nguồn gốc niềm vui trong cuộc sống của ngươi cũng đều là dựa theo câu nói của họ, thì chính là đang dùng một loại ngôn ngữ vô thanh để nói với Đức Chúa Trời rằng: “Con không tin vào sự sắp đặt của Ngài, con không muốn tiếp nhận sự sắp đặt của Ngài”. Ngươi cũng đang dùng một ngôn ngữ vô thanh để nói với tà linh, ô quỷ và Sa-tan rằng: “Các vị đến đi, tôi tin vào câu nói của các vị và tôi sẵn lòng hợp tác với các vị”. Bởi vì những loại thái độ mà ngươi giữ, nên tư tưởng, quan điểm và sự thực hành của ngươi không phải là đang tiếp nhận lẽ thật, mà là hùa theo với một số tư tưởng và quan điểm của tà linh, ô quỷ và Sa-tan, ngươi đang hành xử và hành động theo một số tư tưởng và quan điểm của nó, cho nên ngươi đang sống dưới quyền lực của tà linh, ma quỷ dơ bẩn và Sa-tan. Nếu ngươi sẵn lòng sống dưới quyền lực của chúng, ra ngoài làm sủi cảo, về nhà ăn mì sợi, dịp tết phải ăn bánh tổ, ăn cá, vậy ngươi cứ đi cùng chúng là được rồi, ngươi không cần phải tin Đức Chúa Trời, cũng không cần thừa nhận ngươi tin Đức Chúa Trời. Ở mọi nơi và trong mọi việc, ngươi đều dựa trên cách sống, tư tưởng và quan điểm mà Sa-tan tiêm nhiễm cho ngươi hoặc theo quan niệm tôn giáo để nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động, sinh sống, sinh tồn, những việc ngươi làm không liên quan đến những điều Đức Chúa Trời dạy ngươi, không liên quan đến lẽ thật, vậy thì ngươi là một người hoàn toàn đi theo Sa-tan rồi. Nếu trong lòng ngươi đi theo Sa-tan, vậy tại sao ngươi còn ngồi đây? Tại sao còn phải nghe giảng đạo? Đây không phải là lừa dối sao? Đây không phải là báng bổ Đức Chúa Trời sao? Nếu như ngươi nhớ mãi không quên, dây dưa không rõ, vương vấn không dứt đối với mê tín và truyền thống mà Sa-tan tiêm nhiễm cùng quan niệm tôn giáo, thì ngươi không cần tin Đức Chúa Trời nữa, ngươi nên ở lại trong Phật đường, nên đi thắp hương, khấu đầu, đi xin quẻ, đi niệm kinh, ngươi không nên ở lại nhà của Đức Chúa Trời, ngươi không xứng được nghe lời của Ngài, không xứng tiếp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Vì vậy, nếu như ngươi thừa nhận mình là người đi theo Đức Chúa Trời, thì ngươi nên buông bỏ những quan niệm truyền thống, mê tín và tôn giáo phát xuất từ gia đình, cho dù là bất cứ cách sống cơ bản nhất nào, chỉ cần nó liên quan đến truyền thống, mê tín, ngươi nên buông bỏ, không nên giữ. Đức Chúa Trời ghê tởm nhất là truyền thống của con người, ngày nghỉ lễ, khuôn phép của con người và cả một số khuôn phép sống có câu nói đến từ dân gian, gia đình. Ví dụ như, có một số người xây nhà, cạnh cửa nhất định phải đặt một cái gương, nói là dùng để chiếu yêu. Ngươi tin Đức Chúa Trời mà còn sợ yêu quái? Ngươi tin Đức Chúa Trời, thì yêu quái sao còn tùy tiện xâm phạm ngươi chứ? Vậy rốt cuộc ngươi có phải là người thật sự tin Đức Chúa Trời hay không? Có người vào dịp năm mới mà nói những câu không may mắn như: “Nếu tôi chết” hoặc là “Mẹ tôi chết rồi”, sau khi nói xong liền nhanh chóng: “Phủi phui phủi phui, nói năng như trẻ con không biết gì”, họ sợ muốn chết, rất sợ lời này ứng nghiệm. Ngươi sợ cái gì? Cho dù ứng nghiệm thật, ngươi có thể không tiếp nhận sự thật này sao? Ngươi còn có thể phản kháng sao? Ngươi không nên đón nhận nó từ Đức Chúa Trời à? Nơi Đức Chúa Trời không có cấm kỵ, chỉ có hợp hay không hợp lẽ thật, ngươi tin Đức Chúa Trời thì cũng không nên tuân thủ bất kỳ cấm kỵ nào, mà nên đối đãi với những chuyện này dựa theo lời của Đức Chúa Trời, dựa theo nguyên tắc lẽ thật.

Chủ đề hôm nay thông công liên quan đến truyền thống, mê tín, tôn giáo mà gia đình hun đúc cho con người, mặc dù những chủ đề này chúng ta không biết nhiều lắm, nhưng cũng đủ để thông qua thông công mà nói cho ngươi biết nên có thái độ như thế nào, nên căn cứ theo lời của Đức Chúa Trời và nguyên tắc của Đức Chúa Trời mà đối đãi với những việc này ra sao. Ít nhất điều ngươi nên thực hành chính là nên từ bỏ nội dung liên quan đến những chủ đề này, không nên giữ lại trong lòng, cũng không nên coi nó là một loại trạng thái cuộc sống mà giữ gìn, điều ngươi nên làm nhất là buông bỏ, không nên bị nó quấy nhiễu, trói buộc, cũng không nên dựa vào nó để phán đoán họa phúc một sớm một chiều của ngươi, đương nhiên càng không nên dựa vào nó để đối diện với con đường tương lai của ngươi hoặc lựa chọn con đường tương lai của ngươi. Nếu ngươi bước ra khỏi nhà mà nhìn thấy một con mèo đen, ngươi nói: “Hôm nay phải chăng không thuận lợi, có chuyện gì xui xẻo không đây?” Quan điểm này thế nào? (Thưa, không đúng.) Chỉ một con mèo thì có thể làm gì ngươi? Cho dù mê tín có câu nói gì, cũng không liên quan đến ngươi, không cần sợ. Đừng nói mèo đen, dù cho là một con hổ đen ngươi cũng không cần sợ, mọi sự đều nằm trong tay của Đức Chúa Trời, ngay cả là Sa-tan, tà linh ngươi cũng không cần sợ, một con mèo càng không có gì đáng sợ. Nếu như trong lòng ngươi không có cấm kỵ gì, chỉ mưu cầu lẽ thật, chỉ tin tưởng hết thảy đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, cho dù nó có câu nói gì, cho dù nó sẽ mang đến vận rủi cho ngươi, ngươi cũng không cần lo lắng. Ví dụ, có một ngày ngươi đột nhiên nghe thấy cú mèo kêu ở đầu giường, tục ngữ Trung Quốc có câu: “Không sợ cú mèo kêu, chỉ sợ cú mèo cười”, con cú mèo này không chỉ kêu mà còn cười, ngươi sợ muốn chết, trong lòng có chút bị ảnh hưởng, nhưng ngươi suy ngẫm: “Cái gì nên đến nhất định sẽ đến, không nên đến thì Đức Chúa Trời không để nó đến, mình nằm trong tay Đức Chúa Trời, vạn vật đều nằm trong tay Ngài, không sợ, không được chịu thứ ảnh hưởng này, nên sống như thế nào thì sống như thế đó, mưu cầu lẽ thật, thực hành lời của Đức Chúa Trời, thuận phục mọi sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, điểm này vĩnh viễn không thể thay đổi!” không có chuyện gì có thể làm phiền ngươi, như thế là đúng. Nếu có ngày ngươi mơ một giấc mơ không đẹp, vừa rụng răng, vừa rụng tóc, vừa bể bát cơm, lại nhìn thấy mình đã chết, chuyện xấu gì cũng xuất hiện trong cùng một giấc mơ, mỗi một cảnh tượng trong giấc mơ này đối với ngươi mà nói đều không phải là điềm báo tốt, ngươi làm sao bây giờ? Có chán nản không? Có khó chịu không? Có bị ảnh hưởng không? Nếu là trước kia thì có thể sẽ khó chịu một hai tháng, cuối cùng không xảy ra chuyện gì, nói chung cũng thở phào nhẹ nhõm, hiện tại thì sao, chỉ là bị quấy nhiễu một chút, nghĩ đến mọi sự đều nằm trong tay của Đức Chúa Trời, lòng nhanh chóng bình tĩnh lại, đến trước Ngài, có tâm thái thuận phục, làm như thế là đúng. Cho dù những điềm báo không tốt này thật sự sẽ xảy ra một số chuyện không tốt, thì cũng có biện pháp hóa giải. Làm sao hóa giải? Chẳng phải chuyện xấu cũng ở trong tay Đức Chúa Trời sao? Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, ma quỷ Sa-tan không thể động đến một sợi tóc gáy của ngươi, huống chi bây giờ là đại sự liên quan đến sinh tử, nó càng không thể định đoạt, nếu như không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, những chuyện lớn chuyện nhỏ này cũng sẽ không xảy ra. Cho nên nói, dù ngày nào đó ngươi mơ thấy hiện tượng không tốt gì, hoặc là trong người cảm thấy có bất kỳ bất thường nào, đừng lo lắng, cũng đừng cảm thấy bất an, càng không được nghĩ đến việc trốn tránh, cự tuyệt, đối đầu, hoặc là dùng biện pháp của con người như đâm hình nộm, vấn hịch, rút quẻ, xem bói, hoặc là lên mạng tìm tư liệu để tránh những nguy hiểm này, không cần phải làm vậy. Có khả năng giấc mơ của ngươi thực sự báo trước có điều gì đó không tốt sắp xảy ra, ví dụ như việc kinh doanh phá sản, cổ phiếu ngươi mua bị rớt giá, việc kinh doanh bị người ta chiếm đoạt, hoặc là bị chính phủ bắt giữ trong lúc đang nhóm họp, bị tố cáo trong lúc đi rao truyền Phúc Âm, vân vân, thì sao đây? Mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, đừng sợ hãi, cũng đừng vì bất kỳ chuyện không tốt gì chưa xảy ra mà lo âu, đau lòng, sợ hãi, và tất nhiên, đừng kháng cự, chống đối khi bất kỳ chuyện xấu gì xảy ra. Làm tốt việc mà loài thọ tạo nên làm, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ mà loài thọ tạo nên thực hiện, đứng vững ở lập trường và góc độ mà loài thọ tạo nên đứng, đây là thái độ mà mỗi người nên có khi gặp chuyện, chính là tiếp nhận, thuận phục, mặc cho Đức Chúa Trời sắp đặt, không một lời oán trách. Như vậy, bất kỳ câu nói hay hậu quả nào liên quan đến tôn giáo, truyền thống, mê tín, đối với ngươi mà nói đều không phải là vấn đề, sẽ không gây ra sự quấy nhiễu nữa, như vậy ngươi sẽ thực sự thoát khỏi quyền lực của Sa-tan, khỏi quyền thế hắc ám, không bị quyền thế hắc ám kiểm soát, cũng không bị bất kỳ tư tưởng nào của Sa-tan kiểm soát, tâm tư, tâm hồn ngươi, toàn bộ con người ngươi được lời Đức Chúa Trời chinh phục và có được. Đây có phải là tự do hay không? (Thưa, phải.) Đây là sự tự do hoàn toàn, được sống tự do giải phóng, có hình tượng con người, thật tốt biết bao!

Nội dung liên quan đến chủ đề thông công hôm nay cơ bản là vậy. Về một số điều cấm kỵ trong thói quen sinh hoạt thường nhật, ví dụ như, có bệnh gì không thể ăn cái gì, có người bị nhiệt miệng thì không thể ăn ớt, những thứ này không liên quan đến việc làm người, cũng không liên quan đến bất kỳ tư tưởng quan điểm nào, lại càng không liên quan đến con đường mà con người đi, những thứ này không phải là phạm vi chúng ta cần thông công. Những nội dung về sự hun đúc của gia đình đối với ngươi mà chúng ta thông công, đều liên quan đến tư tưởng quan điểm của con người, liên quan đến trạng thái sống bình thường, khuôn phép sống của con người, và cả tư tưởng quan điểm, lập trường và góc độ đối xử với các loại sự vật. Giải quyết hết những tư tưởng quan điểm, thái độ sai lầm về mọi mặt này rồi, điều mà con người nên bước vào tiếp theo chính là tìm kiếm, tiếp nhận tư tưởng và quan điểm đúng đắn, góc độ và thái độ đối xử đúng đắn với sự vật. Được rồi, hôm nay chủ đề này thông công đến đây thôi, tạm biệt!

Ngày 25 tháng 3 năm 2023

Chú thích:

a. Thái Tuế là viết tắt của thần Thái Tuế. Trong chiêm tinh học Trung Quốc, Thái Tuế có nghĩa là thần bảo hộ của năm. Thái Tuế cai quản tất cả vận may của riêng từng năm.

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (14)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (16)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger