76. Thông qua bệnh tật, động cơ muốn được ban phước của tôi đã bị phơi bày

Bởi Chân Tâm, Hoa Kỳ

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong niềm tin của họ vào Đức Chúa Trời, điều con người tìm kiếm là đạt được những phúc lành cho tương lai; đây là mục tiêu trong đức tin của họ. Hết thảy mọi người đều có ý định và hy vọng này, nhưng sự bại hoại trong bản tính của họ phải được giải quyết thông qua những thử luyện. Trong bất kỳ phương diện nào mà các ngươi chưa được làm cho tinh sạch, thì đây là những phương diện mà các ngươi phải được tinh luyện – đây là sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tạo ra một môi trường cho ngươi, buộc ngươi được tinh luyện ở đó hầu cho ngươi có thể biết sự bại hoại của chính mình. Sau hết, ngươi đạt tới điểm mà ngươi thà chết và từ bỏ những ý đồ và khao khát của mình, quy phục quyền tối thượng và sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, nếu con người không có vài năm tinh luyện, nếu họ không chịu đựng một mức độ đau khổ nhất định, họ sẽ không thể giải thoát bản thân khỏi cảnh nô lệ cho sự bại hoại của xác thịt trong tâm tư và tình cảm của họ. Trong bất kỳ phương diện nào mà ngươi vẫn chịu cảnh nô lệ cho Sa-tan, và trong bất kỳ phương diện nào mà ngươi vẫn còn những khao khát và đòi hỏi của riêng mình, thì đây là những phương diện mà ngươi phải chịu khổ. Chỉ thông qua sự đau khổ thì mới có thể học được bài học, nghĩa là có thể có được lẽ thật, và hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Trên thực tế, nhiều lẽ thật được hiểu bằng cách trải nghiệm những thử luyện đau đớn. Không ai có thể hiểu thấu ý muốn của Đức Chúa Trời, nhận ra sự toàn năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời, hay cảm kích tâm tính công chính của Đức Chúa Trời khi ở trong một môi trường thoải mái và dễ dàng, hoặc khi hoàn cảnh thuận lợi. Điều đó là không thể!(“Làm sao để thỏa lòng Đức Chúa Trời giữa những sự thử luyện” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc đoạn này làm tôi nhớ đến một trải nghiệm vượt qua bệnh tật. Hồi đó tôi rất đau đớn và cũng khóc rất nhiều, nhưng tôi đã hiểu được chút lẽ thật, không tìm kiếm phước lành quá nhiều trong đức tin nữa, và tôi đã học được một số bài học từ sự khổ đau này, cảm thấy đây cũng là một phước lành từ Đức Chúa Trời.

Tôi đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt vào năm 2010. Hồi đó tôi vẫn còn học cấp ba. Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy, rằng con người là do Đức Chúa Trời tạo dựng, tin và thờ phụng Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn, con đường giá trị và có ý nghĩa nhất. Tôi bắt đầu tham gia các buổi họp của hội thánh và không bỏ lỡ một buổi nào, bất kể nắng mưa. Tôi cũng nỗ lực hết mình rao giảng phúc âm cho bạn bè và người thân. Ngày nào tôi cũng thấy mãn nguyện và rất bình an.

Một năm sau, tôi đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe và phát hiện mình bị viêm gan B. Bác sĩ nói bệnh của tôi rất khó chữa và có thể trở thành ung thư nếu bị nặng hơn. Tin tức đột ngột về căn bệnh này, khiến tôi như chết điếng. Mặt tôi lạnh ngắt còn tay thì run lập cập. Đột nhiên tương lai của tôi dường như bất định. Hôm đó trên đường về nhà, tôi cảm thấy rất buồn. Tôi cứ khóc mãi không thôi, và liên tục tự hỏi: “Sao mình có thể mắc căn bệnh này chứ? Tại sao mình lại không thể được khỏe mạnh như bao người?” Tôi từng nghĩ rằng nếu tin vào Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ bảo vệ tôi khỏi bệnh tật. Được bình an thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời thì thật tuyệt vời! Nhưng giờ tôi đã bị bệnh, và không biết khi nào mới khỏi được. Tôi thậm chí sẽ mất mạng nếu tình hình nghiêm trọng hơn. Những suy nghĩ này khiến tôi vô cùng đau khổ, và nhiều lần tôi đã đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Tôi xin Ngài ban cho niềm tin và sức mạnh, dẫn dắt và khai sáng giúp tôi hiểu được ý muốn của Ngài, để tôi biết cách vượt qua tình cảnh này.

Khi các anh chị em biết tôi bị bệnh, họ đã đến hỗ trợ và đọc cho tôi nghe đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Khi bệnh tật xảy đến, thì đây là tình yêu thương của Đức Chúa Trời, và chắc chắn những ý định tốt đẹp của Ngài chứa bên trong đó. Mặc dù thân thể ngươi có thể trải qua một chút đau khổ, nhưng đừng nuôi dưỡng những ý tưởng từ Sa-tan. Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời giữa lúc bệnh tật và vui hưởng Đức Chúa Trời giữa lúc ngươi ngợi khen. Đừng nản lòng khi đối mặt với bệnh tật, hãy tiếp tục tìm kiếm hết lần này đến lần khác, đừng bỏ cuộc, và Đức Chúa Trời sẽ soi sáng ngươi bằng sự sáng của Ngài. Đức tin của Gióp như thế nào? Đức Chúa Trời Toàn Năng là một bác sĩ toàn năng! Sống trong bệnh tật thì bị bệnh, nhưng sống trong tâm linh thì khỏe mạnh. Chừng nào ngươi vẫn còn một hơi thở, Đức Chúa Trời sẽ không để ngươi chết(Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 6, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc đoạn lời này, tự đáy lòng tôi biết rằng dù tình trạng của tôi có tồi tệ hơn hay không đều do Đức Chúa Trời quyết định – vì Ngài cai trị vạn vật! Mọi lo lắng hay băn khoăn của tôi đều hoàn toàn không cần thiết. Giờ khi đã bị bệnh, tôi phải thực sự cậy nhờ và trông chờ vào Đức Chúa Trời. Dù có hết bệnh hay không, tôi cũng không thể trách móc Ngài mà phải vâng phục sự tể trị của Ngài. Nên từ đó trở đi, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời rất nhiều về bệnh tình của mình, đồng thời cũng đi điều trị bệnh. Sáu tháng sau, tôi lại đến tái khám ở bệnh viện. Bác sĩ nói tình trạng của tôi đã khá hơn và giờ đã được kiểm soát, nên tôi không cần điều trị nữa. Tôi rất vui mừng khi nghe tin này, và cứ luôn miệng nói: “Tạ ơn Đức Chúa Trời! Tạ ơn Đức Chúa Trời!” Tôi thật sự không biết nói gì với Ngài nữa, mà chỉ biết đây chính là lòng tốt và phước lành của Ngài!

Tôi vào đại học năm 2012, nhưng có người đã tố cáo tôi chia sẻ phúc âm trong trường, nên tôi bị đuổi học. Đó quả là thời gian khó khăn đối với tôi. Phải mất 12 năm học hành chăm chỉ mới vào được đại học mà. Nhưng sau đó tôi đã nghĩ đến Đức Chúa Trời nhập thể, đang bày tỏ lẽ thật và công tác để cứu rỗi nhân loại, và chúng ta có thể được cứu rỗi, chỉ khi tin vào Ngài và mưu cầu lẽ thật. Những thảm họa khủng khiếp sẽ sớm đến, nên tôi lo sợ mình sẽ bị cuốn trôi nếu không thực hiện bổn phận và làm việc tốt. Tôi thầm nghĩ: “Quên chuyện đại học đi. Mình sẽ cố hết sức mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận trong hội thánh”. Vài ngày sau, tôi rời khỏi nhà và bắt đầu thực hiện bổn phận trong hội thánh. Dù có được bổ nhiệm bổn phận gì, tôi cũng vui vẻ chấp nhận mà không phàn nàn. Thậm chí đối mặt với sự bắt bớ và đàn áp tàn bạo của Trung Cộng, suýt bị cảnh sát bắt hai lần, tôi cũng không sợ mà cứ truyền bá phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời sẽ chỉ bảo vệ tôi nếu tôi tiếp tục thực hiện bổn phận, và đó là cách duy nhất để có được đích đến tốt đẹp.

Tháng Hai năm 2015, tôi được chuyển ra ngoài thị trấn để thực hiện bổn phận. Một ngày nọ, lãnh đạo yêu cầu tôi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để đề phòng tôi lây nhiễm cho người khác. Khi nghe như vậy, tôi thầm nghĩ: “Chắc cũng gần năm năm rồi mình chưa đi khám lại. Lần này căn bệnh của mình có thể đã tồi tệ hơn. Nếu quả thực nó đã trở nên dễ lây nhiễm hay chuyển qua ung thư, thì mình sẽ không thể thực hiện bổn phận nữa”. Suy nghĩ này khiến tôi thực sự rất buồn. Tôi cũng rất sợ, và biết mình sẽ không thể chấp nhận được điều đó. Ngày hôm sau, tôi đến bệnh viện nhưng cảm thấy rất lo lắng khi đến đó. Tôi nghĩ: “Nếu bây giờ nó đã trở thành ung thư hay dễ lây nhiễm, liệu ở đây họ có thể chữa được cho mình không? Nếu họ không chữa được, thì mình sẽ phải làm sao đây?” Lúc đó, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi nói rằng mình sẽ tuân phục dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Nhưng sau đó bác sĩ lại nói tôi bị rối loạn nhịp tim, tôi lại rất lo lắng và nghĩ: “Đây có phải là dấu hiệu của bệnh không? Sao mình lại bị rối loạn nhịp tim được nhỉ?” Nhìn kỹ vẻ mặt lo âu của bác sĩ, tôi nhận ra mình có vẻ không ổn. Bác sĩ không nói gì nhiều, mà chỉ lấy máu và bảo tôi về nhà chờ kết quả.

Khi gần đến ngày nhận kết quả, tôi lại cảm thấy lo lắng. Tôi sợ sẽ nhận được tin xấu và cảm thấy chắc mình không chịu đựng nổi. Tôi chỉ muốn lại được khỏe mạnh như xưa. Một tuần sau, tôi đến bệnh viện lấy kết quả. Bác sĩ nói máu của tôi hiện chứa đầy vi-rút viêm gan B, và đã trở thành bệnh viêm gan cấp tính. Ông nói bệnh này rất dễ lây nhiễm và cần được điều trị gấp. Tôi thầm nghĩ: “Thế là hết. Liệu giờ mình có thể thực hiện bổn phận nữa không? Mình có thể tham dự họp mặt và sống đời sống hội thánh nữa không?” Trên đường về nhà, tôi chẳng thể nghĩ gì khác ngoài căn bệnh của mình, và tôi cảm thấy đôi chân nặng trĩu không đạp xe nổi. Sau khi về nhà, và tìm kiếm các phương pháp điều trị trên mạng, tôi đọc được rằng viêm gan cấp tính có thể khiến ta bị hôn mê và chết trong vòng vài ngày. Tôi cảm thấy kinh hãi và thầm nghĩ: “Chuyện này sẽ xảy ra với mình sao? Nếu mình thực sự chết như vậy, chẳng phải đó là sự chấm dứt cho đức tin của mình ư? Tất cả các anh chị em khác đều khỏe mạnh, tại sao chỉ có mỗi mình mình bị bệnh chứ? Tại sao mình lại quá khác biệt với mọi người như vậy?” Càng lúc tôi càng ghen tỵ với người khác. Họ không gặp rắc rối vì bệnh tật và có thể bình an thực hiện bổn phận. Họ đang chuẩn bị làm những việc tốt và sẽ được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Vậy còn tôi thì sao? Tôi bị bệnh, và còn không biết liệu mình có thể thực hiện bổn phận lần nữa hay không. Nếu không, liệu tôi có bị bỏ rơi và rơi vào thảm họa không? Tôi đã bị đuổi học vì đức tin và từ bỏ tương lai của mình ở thế giới ngoài kia; tôi chưa từng có bạn gái và bỏ nhà ra đi vì bổn phận. Nếu vậy mà Đức Chúa Trời vẫn bỏ rơi và loại trừ tôi, vậy chẳng phải những năm cống hiến vì đức tin của tôi đã trở thành vô nghĩa sao? Nếu giờ tôi về nhà, ĐCSTQ sẽ bắt tôi. Tôi chắc chắn sẽ bị bắt và bỏ tù... Những suy nghĩ này khiến tôi càng buồn và đau lòng hơn. Tôi tự hỏi: “Đức Chúa Trời ơi, Ngài đang dùng căn bệnh này để vạch trần và loại bỏ con sao?” Nước mắt của tôi, cứ rơi lã chã không sao ngăn được. Tôi cảm thấy rất yếu đuối, chẳng còn hứng thú thực hiện bổn phận hay làm gì khác nữa. Tôi thậm chí không muốn ăn gì. Tôi cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện trong đau khổ: “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, con cảm thấy quá yếu đuối, và rất đau lòng. Con không thể thôi nghĩ về tương lai. Con cảm thấy mình không còn đích đến nữa. Lạy Đức Chúa Trời, con biết Ngài đã để con mắc phải căn bệnh này. Xin hãy khai sáng và dẫn dắt con hiểu ý muốn của Ngài”.

Sau đó tôi chợt nghĩ đến đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Đối với tất cả mọi người, sự tinh luyện rất là đau đớn và rất khó chấp nhận – tuy nhiên, chính trong quá trình tinh luyện mà Đức Chúa Trời khiến con người hiểu rõ hơn về tâm tính công chính của Ngài, Ngài công khai các yêu cầu của Ngài đối với con người, ban cho nhiều sự khai sáng hơn cùng nhiều sự tỉa sửa và xử lý thực tế; qua việc so sánh giữa thực tế và lẽ thật, Ngài ban cho con người sự hiểu biết lớn lao hơn về chính bản thân và lẽ thật, và ban cho con người sự thông hiểu lớn lao hơn về ý muốn của Đức Chúa Trời, từ đó cho phép con người có một tình yêu thật hơn và thuần khiết hơn đối với Đức Chúa Trời. Đây là những mục đích của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện sự tinh luyện. Tất cả những công tác Đức Chúa Trời làm trong con người đều có mục đích và ý nghĩa riêng; Đức Chúa Trời không làm công việc vô nghĩa, và Ngài cũng không làm công việc nào không mang lại lợi ích cho con người. Sự tinh luyện không có nghĩa là loại bỏ con người ra khuất mắt Ngài, và cũng không có nghĩa là hủy diệt họ nơi địa ngục. Thay vào đó, nó có nghĩa là làm thay đổi tâm tính của con người trong quá trình tinh luyện, thay đổi những ý định, quan điểm cũ của con người, thay đổi tình yêu con người dành cho Đức Chúa Trời và thay đổi toàn bộ cuộc đời con người(Chỉ bằng cách trải qua sự tinh luyện con người mới có thể sở hữu tình yêu thật sự, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Suy ngẫm về những lời này, tôi hiểu ra rằng trong căn bệnh này có thiện ý của Đức Chúa Trời. Ngài đã dùng hoàn cảnh này để phơi bày sự bại hoại của tôi và giúp tôi nhận biết chính mình cũng như học một bài học. Tôi đã nghĩ đến cách Đức Chúa Trời đã để những sự thử luyện đó xảy ra với Gióp. Mặc dù ông phải chịu đựng nỗi đau thể chất, nhưng Đức Chúa Trời không làm vậy để lấy mạng ông, mà để hoàn thiện đức tin của ông, và cho phép Gióp biết rõ Ngài hơn. Việc Đức Chúa Trời cho tôi bị bệnh không phải để vạch trần và loại bỏ tôi mà để gột sạch sự hủ bại trong đức tin của tôi, và khiến tôi thực sự yêu quý và vâng phục Ngài. Tôi không thể trách Đức Chúa Trời, mà phải xem xét động cơ sai trái đằng sau đức tin của mình, và cả cách mà tôi đã bất tuân và chống đối Ngài. Hiểu được ý muốn của Ngài, tôi cảm thấy tích cực hơn nhiều. Tôi lại lần nữa cầu nguyện với Đức Chúa Trời, bình tâm lại và tự phản tỉnh.

Khi tìm kiếm, tôi đã đọc được những lời này của Ngài: “Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể chữa lành cho họ. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể dùng quyền năng của Ta mà đuổi những linh hồn ô uế ra khỏi thân xác họ, và rất nhiều người tin vào Ta đơn thuần để nhận sự bình an và niềm vui từ Ta. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để đòi hỏi nhiều của cải vật chất hơn từ Ta. Rất nhiều người tin Ta chỉ để được trải qua cuộc đời này trong sự bình an và để được bình an vô sự trong thế giới sắp đến. Rất nhiều người tin vào Ta để tránh sự đau đớn của địa ngục và để nhận lãnh những phúc lành của thiên đàng. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ vì sự an ủi tạm thời chứ không tìm kiếm để có được bất cứ điều gì ở thế giới sắp đến. Khi Ta trút cơn giận dữ xuống con người và tước đi mọi niềm vui, bình an mà họ từng sở hữu, con người đã trở nên hoài nghi. Khi Ta cho con người sự đau đớn của địa ngục và lấy lại những phúc lành của thiên đàng, mối nhục của con người biến thành sự giận dữ. Khi con người nhờ Ta chữa lành cho họ, Ta đã chẳng đoái hoài và cảm thấy ghê tởm họ; con người đã rời khỏi Ta mà theo đuổi cách của các phép ma và tà thuật để thay vào đó. Khi Ta lấy đi tất cả những gì con người đã đòi hỏi từ Ta, mọi người đều biến mất không chút dấu vết. Do vậy, Ta nói rằng con người có đức tin ở Ta bởi vì Ta đã ban quá nhiều ân điển, và có quá nhiều thứ để thu được(Ngươi biết gì về đức tin? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời chỉ là một thứ tư lợi trần trụi. Đó là mối quan hệ giữa người cho và người nhận những ân phước. Nói thẳng ra, nó giống như mối quan hệ giữa người làm công và người chủ. Người làm công làm việc chỉ để nhận thưởng của người chủ ban cho. Chẳng có tình cảm gì trong một mối quan hệ như thế, chỉ là sự đổi chác. Chẳng có yêu mến hay được yêu mến, chỉ có sự bố thí và thương xót. Chẳng có sự thấu hiểu, chỉ có sự phẫn nộ bị kìm nén và sự lừa dối. Chẳng có sự thân tình, chỉ có một hố sâu ngăn cách không thể vượt qua(Phụ lục 3: Con người chỉ có thể được cứu rỗi giữa sự quản lý của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng mình đã không coi Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời trong đức tin của tôi. Tôi chỉ nghĩ Ngài là người ban phát các phước lành. Đó là lý do tại sao khi tôi bị bệnh, suy nghĩ đầu tiên của tôi là về tiền đồ của mình và liệu tôi có khỏi bệnh hay không, và tôi đã lên mạng để tìm hiểu về căn bệnh cũng như cách điều trị. Tôi đã mất hết hứng thú thực hiện bổn phận. Khi bệnh tình trở nên tồi tệ hơn, tôi đã trách Đức Chúa Trời bất công, vì đã không bảo vệ tôi, và để tôi bị bệnh. Tôi thậm chí còn hối tiếc vì đã bỏ học, bỏ gia đình và thanh xuân vì bổn phận. Khi ngẫm lại, tôi tự hỏi: “Sao mình lại từ bỏ mọi thứ trong những năm đức tin để thực hiện bổn phận chứ?” Tôi nhận ra đó là vì mình đã có quan điểm sai lầm. Tôi tưởng rằng miễn cứ hy sinh cho Đức Chúa Trời và thực hiện tốt bổn phận, thì Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho tôi, chữa lành bệnh tật cho tôi, và bảo vệ tôi khỏi nguy hiểm. Sau đó tôi sẽ thoát khỏi thảm họa và không chết. Tôi sẽ sống sót và có một đích đến cũng như kết cục tốt đẹp. Đó là lý do tôi sẵn lòng chịu đựng và trả giá trong khi thực hiện bổn phận. Động cơ cho đức tin và việc thực hiện bổn phận chỉ là để nhận được phước lành. Khi tình trạng bệnh của tôi trở nên nghiêm trọng, hy vọng được ban phước của tôi đã tiêu tan, và quyết tâm theo đuổi lẽ thật, cũng như động lực thực hiện bổn phận của tôi đã biến mất. Tôi thậm chí còn thầm tranh cãi với Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra mình theo đạo chỉ để tìm phước lành. Khi bị bệnh, tôi chỉ nghĩ đến tiền đồ, lo cho lợi ích của bản thân, chứ không hề tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, mà thậm chí còn trách móc, hiểu lầm và phản bội Ngài. Tôi đã quá ích kỷ và đáng khinh! Tất cả những suy nghĩ này thực sự đã làm Ngài tổn thương và thất vọng. Thực tế cho thấy tôi theo đạo không phải là để thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, hay mưu cầu lẽ thật. Mà chỉ để có được cuộc sống bình an, có kết cục và đích đến tốt đẹp. Tôi muốn dùng sự chịu đựng của mình để đổi lấy phước lành và phần thưởng sau này của Đức Chúa Trời. Chẳng phải tôi đang lợi dụng và cố lừa gạt Ngài sao? Phao-lô đã công tác nhiều năm và chịu rất nhiều khổ đau, cuối cùng là tử vì đạo, nhưng ông không công tác để thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Ông làm vậy chỉ để được thưởng và được ban mão triều thiên. Cuối cùng tôi nhận ra rằng bản thân đang đi trên con đường giống y như của Phao-lô. Đức Chúa Trời rất công chính và thánh khiết. Làm sao Ngài cho phép một kẻ có ý định mặc cả lừa dối Ngài như tôi được vào vương quốc của Ngài chứ? Suy ngẫm về điều này, cuối cùng tôi cũng hiểu, căn bệnh mà hiện giờ mình phải trải qua này đang vạch trần động cơ muốn có được phước lành của tôi. Nếu không có chuyện này, tôi sẽ vẫn không nhận thức được mọi động cơ và sự hủ bại trong đức tin của mình, và rằng tôi đang đi trên con đường của Phao-lô, con đường bị Đức Chúa Trời lên án. Suy nghĩ như vậy, tôi không còn cảm thấy quá đau buồn vì bị bệnh nữa, mà tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã dùng cách này để vạch trần và cứu rỗi tôi. Bề ngoài, việc bị bệnh là một điều tồi tệ, nhưng ẩn sau đó là tình yêu đích thực và sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời dành cho tôi. Đức Chúa Trời đang dẫn dắt tôi đi trên con đường đức tin đúng đắn để làm tinh sạch mọi sự hủ bại trong đức tin của tôi.

Ngẫm lại tất cả, tôi thầm nghĩ: “Đức Chúa Trời đã nhập thể và đang bày tỏ lẽ thật để làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại. Ngài vị tha ban cho chúng ta cuộc sống mà chẳng đòi hỏi đền đáp gì”. Tôi cảm thấy trái tim của Đức Chúa Trời đẹp đẽ và tốt lành biết bao. Rồi tôi lại nghĩ đến bản thân, tận hưởng ân điển và phước lành từ Đức Chúa Trời, được lời Ngài chăm tưới và cung ứng quá nhiều, nhưng lại chẳng mảy may nghĩ đến việc đền đáp tình yêu của Ngài, lại còn cố mặc cả với Ngài trong bổn phận, đến khi bị bệnh thì lại trách móc và hiểu lầm Ngài. Nghĩ vậy tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và nhục nhã. Tôi căm ghét mình vì quá ích kỷ và đáng khinh! Đức Chúa Trời luôn xem xét kỹ những suy nghĩ sâu kín nhất của tôi, trong khi Sa-tan lại đứng nhìn tôi hành xử. Tôi không thể làm trò cười cho Sa-tan. Tôi phải đứng về phía Đức Chúa Trời, tuân phục sự sắp xếp của Ngài và tiếp thu tốt bài học này. Sau đó tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi nói: “Lạy Đức Chúa Trời, con muốn buông bỏ mong muốn được ban phước và không nghĩ gì về tương lai nữa. Dù con có khỏi bệnh hay không, con muốn tuân phục Ngài và làm chứng cho Ngài để làm xấu mặt Sa-tan”. Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy lòng bình tâm hơn nhiều và không nghĩ quá nhiều về bản thân nữa. Sau đó tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời cho chúng ta sống, thế nên chúng ta cần làm tròn bổn phận của mình. Mỗi ngày chúng ta sống là một ngày chúng ta phải thực hiện bổn phận. Chúng ta nên xem sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời như nhiệm vụ quan trọng nhất của mình và thực hiện bổn phận như thể đó là việc lớn lao nhất trong cuộc đời. Dù có thể không theo đuổi việc thực hiện bổn phận một cách hoàn hảo, nhưng chúng ta hành động dựa theo lương tâm của mình, khiến Sa-tan không thể cáo buộc gì chúng ta, và khi lương tâm không cảm thấy tội lỗi, chúng ta có thể sẽ thỏa mãn được Đức Chúa Trời và không có bất kỳ sự hối tiếc nào. Đây chính là thái độ mà người tin Đức Chúa Trời nên có đối với bổn phận của mình(“Năm trạng thái cần phải đi đúng hướng trong đức tin của một người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi không biết liệu mình có hết bệnh không, nhưng điều mà tôi có thể làm là giữ lấy bổn phận mà Ngài đã trao cho tôi. Thế rồi, tôi không còn bị bệnh tật kìm hãm nữa và có thể toàn tâm toàn ý thực hiện bổn phận.

Sau đó tôi quay lại bệnh viện để kiểm tra bệnh trạng. Bác sĩ nói tôi đang rất ổn và chức năng gan của tôi vẫn bình thường. Máu của tôi chứa lượng vi-rút lớn, nhưng mọi thứ khác đều ổn. Ông ấy nói tôi không phải lo, và tôi chỉ cần, một liệu trình điều trị bình thường. Khi nghe bác sĩ nói vậy, tận đáy lòng tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời! Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời đã thương xót tôi. Tôi đã quá ích kỷ và xấu tính, chỉ lo tìm kiếm lợi ích, chỉ muốn thực hiện chút bổn phận để đổi lại thứ gì đó của Ngài, lừa gạt và ghê tởm Ngài, nhưng Ngài lại bỏ qua cho sự phản nghịch của tôi. Ngài liên tục dùng phán ngôn của mình để khai sáng và dẫn dắt tôi trải nghiệm công tác của Ngài, để tôi biết được động cơ và quan điểm sai trái của mình trong đức tin. Tôi thực sự cảm thấy tình yêu bao la của Ngài! Sau đó, tôi đã nỗ lực hết mình trong việc thực hiện bổn phận. Tôi tưởng mình đã học được một số bài học khi trải qua căn bệnh này và vóc giạc của tôi đã lớn hơn một chút. Nào ngờ một lần nữa tôi lại bị vạch trần khi Đức Chúa Trời sắp xếp một cuộc thử nghiệm khác cho tôi.

Một tháng sau, lãnh đạo lại yêu cầu tôi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Chị ấy nói nếu bệnh của tôi dễ truyền nhiễm, thì tôi phải sống một mình và tránh xa người khác. Nghe chị ấy nói vậy, tôi thấy rất khó chịu, như thể bị một tảng đá lớn đè lên ngực vậy. Đầu óc tôi bắt đầu quay cuồng: “Nếu phải tránh xa mọi người, thì mình sẽ không thể đi họp hay sống đời sống hội thánh được nữa. Vậy thì mình sẽ làm gì nếu một ngày mình bị bệnh nặng, và không ai hay biết về chuyện đó? Khi các đại họa đến, các anh chị em đều có thể tụ họp để thông công, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Còn mình thì chỉ có mỗi một mình. Liệu mình có thể đứng vững không?” Càng nghĩ về chuyện này, tôi càng chán nản hơn. Chị lãnh đạo đó đã thông công với tôi và bảo tôi học cách tuân phục sự tể trị của Đức Chúa Trời. Chị nói tôi phải tìm kiếm ý muốn của Ngài nhiều hơn trong tình huống này và giống như Gióp, phải tán dương Đức Chúa Trời cho dù gặp phước lành hay tai họa. Nghe chị ấy nói vậy, tôi cảm thấy rất xúc động và nhớ đến lần trải nghiệm trước đó của mình. Tôi nhận ra Đức Chúa Trời đã cho phép chuyện này xảy ra, và việc đầu tiên, quan trọng nhất tôi phải làm là quy phục. Sau đó tôi đã xem một video đọc lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Gióp đã không nói chuyện đổi chác với Đức Chúa Trời, và đã không yêu cầu hay đòi hỏi gì ở Đức Chúa Trời. Sự ngợi khen danh Đức Chúa Trời của ông là vì quyền năng và thẩm quyền vĩ đại của Đức Chúa Trời trong việc cai trị muôn vật, và nó không lệ thuộc vào việc ông đạt được những phúc lành hay bị tai họa giáng xuống. Ông đã tin rằng bất kể Đức Chúa Trời ban phúc cho con người hay giáng thảm họa xuống họ, thì quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi, và như thế, bất kể những hoàn cảnh của một người, thì danh Đức Chúa Trời nên được ngợi khen. Việc con người được Đức Chúa Trời ban phúc lành là bởi quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, và khi tai họa xảy đến với con người, đó cũng là vì quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời thống trị và sắp đặt mọi thứ về con người; những sự thất thường trong vận may của con người là biểu hiện cho quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và bất kể quan điểm của một người, danh Đức Chúa Trời phải được ngợi khen. Đây là điều Gióp đã trải nghiệm và bắt đầu biết đến trong những năm tháng của cuộc đời ông. Tất cả những ý nghĩ và hành động của Gióp đều đến tai Đức Chúa Trời và đến trước Đức Chúa Trời, cũng như được Đức Chúa Trời xem trọng. Đức Chúa Trời trân trọng kiến thức này của Gióp, và trân quý Gióp vì có tấm lòng như vậy. Tấm lòng này luôn chờ đợi lệnh truyền của Đức Chúa Trời, ở mọi nơi, và bất kể thời gian hay nơi chốn, nó cũng chào đón bất cứ điều gì xảy đến với ông. Gióp đã không yêu cầu gì ở Đức Chúa Trời. Điều ông yêu cầu chính mình là chờ đợi, chấp nhận, đối diện, và vâng phục tất cả những sự sắp đặt đến từ Đức Chúa Trời; Gióp tin đây là bổn phận của ông, và đó chính là điều Đức Chúa Trời muốn(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Khi xem đoạn phim này, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Gióp ca ngợi danh Đức Chúa Trời không chỉ là lời nói suông. Lời khen của ông đến từ tận đáy lòng. Gióp biết thẩm quyền của Đức Chúa Trời, sự toàn năng và quyền tối thượng của Ngài, nên trong lòng ông rất kính sợ Ngài, và có thể thực sự coi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời. Đó là lý do ông không phàn nàn hay đòi hỏi gì, dù Đức Chúa Trời có sắp đặt hay an bài thế nào. Gióp không cố mặc cả với Đức Chúa Trời. Ông cứ thế tuân phục dù có gặp phước lành hay thảm họa. Ông coi việc vâng lời Đức Chúa Trời quan trọng hơn cả tính mạng của mình. Thế là tôi nghĩ về bản thân: Tại sao tôi lại cứ liên tục đòi mặc cả với Đức Chúa Trời, ngoan cố theo đuổi phước lành chứ? Vì trong lòng tôi không có Đức Chúa Trời, và tôi cũng không biết kính sợ Đức Chúa Trời. Tôi đã quá coi trọng tương lai của mình và việc được nhận phước lành. Đó là lý do tôi không hề tuân phục Đức Chúa Trời khi bị bệnh. Tôi có thể tận hưởng được chút phước lành đều là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, và chính sự tể trị của Đức Chúa Trời đã mang căn bệnh này đến cho tôi. Có thể nói mọi thứ tôi có đều là nhờ Đức Chúa Trời, nên nếu Ngài lấy đi tất cả, thì đó cũng là sự công chính của Ngài! Tôi chỉ là, một kẻ thấp kém như con kiến, lấy tư cách gì mà dám tranh cãi với Ngài chứ? Vì vậy, tôi đã cam kết với Đức Chúa Trời rằng mình sẵn lòng tuân phục sự sắp xếp và an bài của Ngài. Nếu tôi phải cách ly với mọi người thì cứ vậy đi. Bất kể Ngài có đặt tôi ở đâu, dù là gặp tai họa, tôi cũng sẽ không phàn nàn. Dù ở đâu đi nữa, tôi cũng sẽ thực hiện bổn phận để đền đáp tình yêu của Ngài. Sau đó, tôi đã đến bệnh viện để kiểm tra. Trên đường đến đó tôi cảm thấy hơi lo lắng. Tôi chỉ biết liên tục thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, suy ngẫm về lời Ngài, và tôi cảm thấy như được ngài hỗ trợ. Cảm giác đạp xe đến bệnh viện không còn khó nhọc nữa. Khi tôi đến đó, bác sĩ nói: “Chúc mừng anh! Tháng trước đã có 1,7 tỷ virus trên mỗi mi-li-lít máu của anh. Nhưng hiện giờ chỉ còn 560 ngàn và khả năng lây nhiễm là rất thấp”. Ông ấy cũng nói, thật là tuyệt vời khi thấy mức sụt giảm lớn như vậy chỉ trong một tháng. Nghe ông ấy nói vậy, lòng tôi tràn đầy sự biết ơn Đức Chúa Trời. Ngài đã đứng ngay bên cạnh tôi, cai quản và sắp xếp mọi sự. Thật là tuyệt diệu và thực tế!

Trải qua căn bệnh này khiến tôi hoàn toàn không còn khao khát phước lành và các động cơ đáng khinh nữa. Tôi đã đạt được chút hiểu biết về quan điểm sai trái mà mình theo đuổi và về các tâm tính bại hoại của mình. Tôi cũng có sự đánh giá thực tế về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Tất cả đều nhờ được trải nghiệm sự phán xét và hình phạt. Giờ tôi không nghĩ đến việc khi nào mình sẽ hoàn toàn hết bị viêm gan. Tôi chỉ muốn quy phục sự sắp đặt, bố trí của Đức Chúa Trời và làm tròn bổn phận của mình trong hoàn cảnh này. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 75. Một thử thách về bệnh tật

Tiếp theo: 77. Thu hoạch từ bệnh tật

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger