Mưu cầu lẽ thật là gì (4)

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách ôn lại nội dung đã thông công trong buổi nhóm họp lần trước. (Thưa, trong buổi nhóm họp trước, chúng ta đã thông công về chủ đề “mưu cầu lẽ thật là gì”. Đầu tiên, chúng ta tập trung vào câu hỏi này: “Xét rằng những điều mọi người cho là tốt và đúng không phải là lẽ thật, vậy tại sao con người vẫn bám vào những thứ đó như thể chúng là lẽ thật và nghĩ rằng làm như vậy là họ đang mưu cầu lẽ thật?”. Ngài đã đưa ra ba nguyên nhân của việc này. Ngài chủ yếu phán về nguyên nhân đầu tiên, đó là chính xác thì những điều mọi người cho là tốt và đúng trong quan niệm của họ là gì.) Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta chủ yếu thông công về nguyên nhân đầu tiên. Chúng ta đã nói về những điều mọi người cho là tốt và đúng trong quan niệm của họ, và chúng ta chia những điều đó thành hai loại lớn: thứ nhất là “hành vi tốt”, thứ hai là “đức hạnh tốt”. Tổng cộng, Ta đã đưa ra sáu ví dụ về loại “hành vi tốt” thứ nhất: có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần. Chúng ta vẫn chưa thông công về loại thứ hai, “đức hạnh tốt”. Có một số vấn đề chúng ta phải ôn lại một chút sau khi thông công về chúng, tháo gỡ và làm rõ các lẽ thật cũng như các nguyên tắc trong mối thông công đó, làm cho mọi thứ hoàn toàn sáng tỏ và rõ ràng. Làm như thế sẽ giúp các ngươi hiểu được lẽ thật dễ dàng hơn. Mối thông công của chúng ta lần trước bao gồm một số phần rộng, cũng như một số ví dụ cụ thể. Trông có vẻ nhiều, nhưng thực ra chúng ta chỉ thông công về một số điều cụ thể trong những phần rộng đó, và chúng ta còn chia nhỏ những điều cụ thể đó, để mối thông công rõ ràng và dễ thấy hơn một chút. Chúng ta đã đưa ra sáu ví dụ về hành vi tốt, nhưng chưa thông công chi tiết từng cái một. Trong những ví dụ đó, có học vấn và hiểu lý lẽ là đại diện tiêu biểu của những gì mọi người cho là đúng và tốt trong quan niệm của họ. Chúng ta đã thông công thêm một chút về ví dụ này. Phần còn lại tương tự; các ngươi có thể sử dụng phương pháp tương tự để phân tích và phân định chúng.

Hôm nay, trước khi chúng ta đi vào nội dung chính của mối thông công, Ta sẽ kể cho các ngươi nghe hai câu chuyện ngắn. Các ngươi có thích nghe kể chuyện không? (Thưa, có.) Nghe kể chuyện không quá mệt mỏi và không cần quá tập trung. Nói một cách tương đối, nó không quá căng thẳng và có thể khá thú vị. Vì vậy, hãy chú ý lắng nghe, và trong khi lắng nghe nội dung câu chuyện, các ngươi cũng suy nghĩ xem tại sao Ta lại kể chúng – những tư tưởng trọng tâm, cụ thể nào chứa đựng trong đó, hay nói cách khác, con người có thể đạt được những điều thực tế nào khi nghe chúng. Được rồi – bắt đầu câu chuyện nào. Đây là những câu chuyện về Tiểu Tiêu và Tiểu Cát.

Câu chuyện về Tiểu Tiêu và Tiểu Cát

Có một thời gian, Tiểu Tiêu cảm thấy đau mắt, đồng thời mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt do gió, cảm giác có vật gì đó trong mắt và các triệu chứng tương tự khác. Anh ấy dụi mắt nhưng chẳng có tác dụng mấy. Tiểu Tiêu không biết mình bị làm sao. Anh ấy nghĩ: “Trước đây mình chưa bao giờ có vấn đề gì về mắt cả, thị lực tốt mà. Sao thế nhỉ?”. Khi nhìn vào gương, đôi mắt anh trông vẫn như trước – chỉ đỏ hơn một chút và đôi khi hơi đỏ ngầu. Tiểu Tiêu thấy khó hiểu và hơi lo. Anh ấy không quá để tâm đến vấn đề này khi nó mới bắt đầu, nhưng khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, cuối cùng anh ấy không thể chịu đựng được nữa. Anh ấy suy nghĩ một chút: “Mình nên đi khám bác sĩ hay tự tìm hiểu nhỉ? Tìm thông tin về vấn đề này sẽ rất khó, và mình có thể chẩn đoán sai vấn đề thực sự. Tốt hơn mình nên đến thẳng bác sĩ; họ chắc chắn sẽ đưa ra được chẩn đoán chính xác”. Thế là Tiểu Tiêu đi khám bác sĩ. Bác sĩ khám cho anh ấy và không tìm thấy vấn đề gì nghiêm trọng. Ông kê một số loại thuốc nhỏ mắt thông thường và khuyên Tiểu Tiêu nên chăm sóc đôi mắt của mình và đừng làm việc quá sức. Tiểu Tiêu thấy vô cùng nhẹ nhõm khi biết mắt mình không có vấn đề gì nghiêm trọng. Sau khi trở về nhà, Tiểu Tiêu sử dụng thuốc nhỏ mắt hàng ngày theo thời gian và liều lượng bác sĩ chỉ định, và trong vòng vài ngày, các triệu chứng đã thuyên giảm. Lòng Tiểu Tiêu như trút được một gánh nặng lớn: Anh ấy cảm thấy rằng nếu dùng thuốc có thể chữa khỏi thì vấn đề không thể nghiêm trọng được. Nhưng cảm giác đó không kéo dài bao lâu, một thời gian sau, các triệu chứng quay trở lại. Tiểu Tiêu đã tăng liều lượng thuốc nhỏ mắt, và mắt anh ấy cảm thấy đỡ hơn một chút, các triệu chứng cũng thuyên giảm phần nào. Nhưng vài ngày sau, mắt anh trở lại tình trạng cũ, các triệu chứng ngày càng nặng hơn và thường xuyên hơn. Tiểu Tiêu không sao hiểu được, và anh cảm thấy một làn sóng bất hạnh khác ập đến: “Làm sao bây giờ? Thuốc bác sĩ kê đang vô hiệu. Nghĩa là có vấn đề gì đó nghiêm trọng với mắt mình sao? Mình không thể bỏ qua được”. Lần này anh ấy quyết định không tái khám bác sĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề của mắt mình nữa. Thay vào đó, anh chọn cách tự mình giải quyết vấn đề. Anh ấy lên mạng và tìm thấy đủ loại video và thông tin liên quan đến các triệu chứng của mình. Hầu hết đều nói rằng những vấn đề này là do lạm dụng mắt, rằng anh cần phải chăm sóc đôi mắt của mình, và điều quan trọng hơn nữa là phải sử dụng mắt đúng cách. Tiểu Tiêu cảm thấy lời khuyên này không hữu ích và không thể giải quyết được vấn đề của anh ấy. Vì vậy, anh tiếp tục tìm kiếm thông tin. Một ngày nọ, anh tìm thấy một nguồn thông tin cho biết các triệu chứng của anh có thể là do xuất huyết võng mạc, mà có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh tăng nhãn áp. Các triệu chứng của anh cũng có thể phát triển thành bệnh đục thủy tinh thể. Khi Tiểu Tiêu đọc những từ “bệnh tăng nhãn áp” và “đục thủy tinh thể”, đầu anh choáng váng. Mọi thứ trở nên đen tối và anh gần như ngất đi, tim đập thình thịch trong lồng ngực. “Ôi Đức Chúa Trời ơi, chuyện gì đang xảy ra vậy? Mình thực sự sẽ bị tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể sao? Mình nghe nói bệnh đục thủy tinh thể cần phải phẫu thuật, và nếu bị tăng nhãn áp có thể bị mù! Tiêu đời rồi, chẳng phải sao? Mình vẫn còn trẻ, nếu thực sự bị mù, mình sẽ sống phần đời còn lại ra sao như một người mù đây? Còn mong đợi gì từ đó nữa? Chẳng phải mình sẽ phải sống cả đời trong bóng tối sao?”. Khi Tiểu Tiêu nhìn vào những từ “bệnh tăng nhãn áp” và “đục thủy tinh thể” trên trang mạng, anh thấy mình không thể ngồi yên được nữa. Anh quẫn trí, và đang chìm sâu hơn vào nỗi chán nản và tuyệt vọng. Anh không biết phải làm sao hay phải đối mặt với những ngày tháng sắp tới như thế nào. Anh tràn ngập nỗi buồn và mọi thứ trước mắt anh đều chìm trong mơ hồ. Trước vấn đề này, Tiểu Tiêu hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng. Anh mất hứng thú sống và không thể tập trung năng lượng để thực hiện bổn phận của mình. Anh không muốn quay lại bác sĩ hoặc đề cập đến vấn đề về mắt mình với người khác. Tất nhiên, anh sợ mọi người biết rằng anh sẽ tiến triển thành bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Và cứ như thế, Tiểu Tiêu vật vờ ngày qua ngày trong nỗi chán nản, tiêu cực và bấn loạn. Anh không dám dự đoán hay lên kế hoạch cho tương lai của mình, bởi với anh, tương lai là một điều khủng khiếp, đau lòng. Anh sống những ngày tháng trong u uất và tuyệt vọng, trong một tâm trạng não nề. Anh không muốn cầu nguyện hay đọc lời Đức Chúa Trời, và chắc chắn không muốn nói chuyện với người khác. Như thể anh đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Vài ngày sau, Tiểu Tiêu chợt nảy ra một suy nghĩ: “Có vẻ như mình đang ở trong tình trạng thật thảm hại. Vì tương lai mình ảm đạm và thay vì bảo vệ mình, Đức Chúa Trời lại để mình mắc phải căn bệnh này, nên sao phải tiếp tục thực hiện tốt bổn phận chứ? Cuộc sống ngắn ngủi; sao mình không tận dụng cơ hội, trong khi thị lực vẫn còn tốt, để làm một số điều mình thích và tự thưởng cho mình? Sao cuộc sống của mình phải mệt mỏi như vậy? Sao phải làm tổn thương bản thân và bạc đãi bản thân như vậy?”. Vì vậy, trừ những lúc ăn, ngủ, làm việc, Tiểu Tiêu dành phần lớn thời gian trên mạng, chơi game, xem video, cày các chương trình, và thậm chí còn mang theo điện thoại để chơi game liên tục khi ra ngoài. Cả ngày anh chìm đắm trong thế giới Internet. Đương nhiên khi anh làm như vậy, cơn đau trong mắt ngày càng nhức nhối, và các triệu chứng cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi không chịu được nữa, anh dùng một chút thuốc nhỏ mắt để làm giảm triệu chứng, và khi đỡ hơn một chút, anh lại đắm mình vào Internet, xem những thứ mình thích. Đây là cách anh ấy xoa dịu nỗi sợ hãi và kinh hoàng sâu thẳm trong lòng mình, và đây là cách anh ấy giết thời gian cho qua ngày đoạn tháng. Mỗi khi mắt bị đau và các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, Tiểu Tiêu sẽ vô thức nhìn những người xung quanh và thầm nghĩ: “Những người khác cũng sử dụng đôi mắt của họ giống như mình. Tại sao mắt họ không đỏ hoe, chảy nước mắt liên tục và cảm thấy như có cái gì mắc kẹt trong đó? Tại sao mình lại là người mắc căn bệnh này? Chẳng phải Đức Chúa Trời thiên vị sao? Mình đã dâng mình rất nhiều cho Đức Chúa Trời; tại sao Ngài không bảo vệ mình? Đức Chúa Trời thật bất công! Tại sao những người khác đủ may mắn để có được sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, còn mình thì không? Tại sao tất cả những điều xui xẻo luôn rơi vào mình?”. Càng nghĩ, Tiểu Tiêu càng trở nên tức giận và khó chịu, và càng nổi giận, anh càng muốn sử dụng những trò tiêu khiển và giải trí trực tuyến để xua tan nỗi đắng cay và tức giận của mình. Anh muốn hết bệnh ở mắt càng sớm càng tốt, nhưng càng muốn thoát khỏi nỗi cay đắng và tức giận, anh càng có ít niềm vui và bình an, và anh càng cảm thấy xui xẻo hơn, cho dù anh có trở nên đắm chìm vào Internet đến đâu. Và trong thâm tâm, anh phàn nàn về việc Đức Chúa Trời bất công. Ngày lại ngày cứ thế trôi qua. Vấn đề của mắt Tiểu Tiêu không cải thiện chút nào, và tâm trạng anh ngày càng tồi tệ. Trong bối cảnh đó, Tiểu Tiêu càng cảm thấy bất lực và kém may mắn. Cuộc sống của Tiểu Tiêu tiếp diễn như vậy. Không ai có thể giúp anh, và anh không tìm kiếm sự giúp đỡ của ai. Anh chỉ trải qua từng ngày trong sự mơ hồ, chán nản và bất lực.

Đó là câu chuyện về Tiểu Tiêu. Chuyện đến đây là hết. Tiếp theo là câu chuyện về Tiểu Cát.

Trong khi thực hiện bổn phận của mình, Tiểu Cát gặp phải vấn đề tương tự như Tiểu Tiêu. Thị lực của anh bị mờ đi, và mắt anh thường xuyên cảm thấy sưng và đau. Nó thường đi kèm với cảm giác có gì đó mắc kẹt trong mắt, và sau khi dụi không thấy đỡ hơn chút nào. Anh ấy nghĩ: “Sao thế này? Mắt mình từng rất tốt; trước đây mình chưa phải đi bác sĩ nhãn khoa bao giờ. Gần đây chúng bị làm sao vậy? Chẳng lẽ mắt mình có vấn đề?”. Khi anh nhìn vào gương, đôi mắt trông không có gì khác trước. Anh chỉ cảm thấy nóng rát trong mắt, và khi anh chớp mắt mạnh, chúng thậm chí còn đau hơn, sưng lên, và bắt đầu chảy nước. Tiểu Cát cảm thấy có điều gì đó không ổn với mắt mình, và anh nghĩ: “Vấn đề về mắt là một vấn đề hệ trọng. Mình không thể bỏ qua được. Mặc dù vậy, mình không cảm thấy quá tệ, và nó chưa ảnh hưởng đến cuộc sống hay bổn phận của mình. Gần đây công việc của hội thánh bận lắm, đi khám bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến bổn phận của mình. Mình sẽ chỉ tìm kiếm thông tin về nó khi có thời gian rảnh vậy”. Sau khi đưa ra quyết định này, Tiểu Cát đã tìm kiếm các thông tin liên quan khi anh có chút thời gian rảnh rang khỏi bổn phận, và anh biết rằng mắt mình không có vấn đề gì nghiêm trọng – sự khó chịu là do lạm dụng mắt trong thời gian dài. Với việc sử dụng, chăm sóc mắt đúng cách và chút luyện mắt phù hợp, mắt anh sẽ trở lại bình thường. Tiểu Cát đã rất vui khi đọc được điều đó. “Đó không phải là vấn đề nghiêm trọng, nên không cần quá lo lắng về nó. Nguồn này nói rằng mình phải sử dụng và luyện mắt đúng cách – vì vậy, mình chỉ việc tìm hiểu cách sử dụng mắt đúng cách và những bài tập mắt nào nên thực hiện để đưa chúng trở lại bình thường”. Sau đó, anh tìm kiếm thêm thông tin liên quan và từ đó, anh chọn ra một vài phương pháp và cách tiếp cận phù hợp với tình hình của mình. Kể từ đó, ngoài cuộc sống bình thường và thực hiện bổn phận, Tiểu Cát còn có một công việc mới là chăm sóc đôi mắt của mình. Hàng ngày, anh thực hành các kỹ thuật chăm sóc mắt mà mình học được. Khi tập thử, anh cảm nhận xem liệu chúng có làm giảm các triệu chứng mắt anh biểu hiện hay không. Sau một thời gian thử nghiệm và tập thử, Tiểu Cát cảm thấy một số phương pháp có thể hiệu quả, trong khi số khác chỉ tốt trên lý thuyết chứ không phải trong thực tế – ít nhất chúng không thể giải quyết vấn đề của anh. Và vì vậy, dựa trên những phát hiện của mình trong giai đoạn đầu đó, Tiểu Cát đã chọn một số phương pháp và kỹ thuật duy trì sức khỏe đôi mắt có hiệu quả với mình. Anh đã thực hành sử dụng mắt và chăm sóc mắt đúng cách hàng ngày, bất cứ khi nào điều đó không làm chậm trễ bổn phận của mình. Sau một thời gian, mắt của Tiểu Cát thực sự cảm thấy ngày càng ổn hơn; các triệu chứng trước đây của anh – đỏ, đau nhức, cảm giác bỏng rát, v.v. – từ từ bắt đầu thuyên giảm và xuất hiện ngày càng ít hơn. Tiểu Cát cảm thấy rất may mắn. “Tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự dẫn dắt của Ngài. Đây là ân điển và sự hướng dẫn của Ngài”. Dù mắt đã biểu hiện ít vấn đề hơn và các triệu chứng ngày càng bớt nghiêm trọng, nhưng Tiểu Cát vẫn tiếp tục thực hành các phương pháp chăm sóc mắt đó và sử dụng mắt đúng cách không hề lơ là. Và sau một thời gian, mắt anh đã hoàn toàn trở lại bình thường. Từ trải nghiệm này, Tiểu Cát đã học được một số cách giữ cho mắt mình khỏe mạnh, đồng thời cũng học được cách sử dụng mắt đúng cách và cách sống đúng đắn. Anh ấy đã bổ sung thêm một số thường thức tích cực vào kho tàng của mình trong cuộc sống. Tiểu Cát vui lắm. Anh cảm thấy mặc dù mình đã trải qua một số thăng trầm và có chút trải nghiệm khác thường, nhưng cuối cùng anh đã có được một số kinh nghiệm sống quý giá từ đó. Bất cứ khi nào ai đó xung quanh nói mắt họ bị đau, sưng và nhức, Tiểu Cát sẽ chân tình kể cho họ nghe về kinh nghiệm của mình cũng như các phương pháp và kỹ thuật mình đã áp dụng. Với sự giúp đỡ của Tiểu Cát, những người gặp phải các triệu chứng của vấn đề về mắt cũng đã học được những cách thức và phương pháp sử dụng mắt đúng cách và giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Tiểu Cát rất vui, và anh đã giúp ích rất nhiều cho mọi người xung quanh. Và thế là trong thời gian đó, Tiểu Cát và những người khác đã thu được một số thường thức mọi người nên có trong cuộc sống làm người của mình. Mọi người cùng nhau làm việc và thực hiện bổn phận một cách vui vẻ, hân hoan. Tiểu Cát không đầu hàng trước sự tiêu cực hay bất lực vì vấn đề của mắt mình, cũng không bao giờ phàn nàn về sự kém may mắn của mình. Mặc dù anh đã thấy một số lời đáng báo động khi tìm kiếm thông tin giống như Tiểu Tiêu, nhưng anh không quá bận tâm đến chúng. Thay vào đó, anh đã giải quyết vấn đề của mình một cách tích cực và đúng đắn. Khi điều tương tự xảy ra với Tiểu Tiêu, anh ấy đã nhiều lần rơi vào sự chán nản, bất lực và bấn loạn. Ngược lại, Tiểu Cát không những tránh rơi vào sự chán nản và bấn loạn, mà còn không bị chìm đắm trong nỗi oán trách Đức Chúa Trời – thậm chí anh còn thu hoạch được từ những sự việc này một thái độ sống có lợi hơn, chủ động và tích cực hơn. Anh đã tự giúp chính mình, và giúp những người khác.

Đây là những câu chuyện về Tiểu Tiêu và Tiểu Cát. Bây giờ các ngươi đã nghe cả hai câu chuyện về họ. Các ngươi có hiểu không? Các ngươi thích ai: Tiểu Tiêu hay Tiểu Cát? (Thưa, Tiểu Cát.) Vậy Tiểu Tiêu có vấn đề gì? (Thưa, khi gặp chuyện, anh ấy không thể đối mặt với chúng một cách đúng đắn. Anh ấy tiêu cực và kháng cự.) Tiêu cực và kháng cự là tự hủy hoại mình. Khi sự việc xảy đến với người khác, họ có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, nhưng khi điều gì đó xảy đến với Tiểu Tiêu, anh ấy không thể tìm kiếm lẽ thật, anh ấy đã chọn cách tiêu cực và kháng cự. Anh ấy đang tự chuốc lấy sự hủy hoại chính mình. Ngày nay, thông tin có thể tiến bộ, nhưng trong thế giới Sa-tan này đầy dẫy dối trá và lừa lọc. Thế gian này đầy dối trá và lừa lọc. Khi đối mặt với bất kỳ vấn đề hay loại thông tin nào trong thế giới hỗn loạn này, con người phải có sự khôn ngoan, phải thông minh, tinh ý, và phải biết phân định. Họ phải sàng lọc kỹ các loại thông tin khác nhau từ một lập trường đúng đắn. Con người không được dễ dàng tin vào bất kỳ tuyên bố nào, và nhất định không được dễ dàng chấp nhận bất kỳ loại thông tin nào. Trong thế giới của Sa-tan, ai cũng nói dối, và những kẻ nói dối không bao giờ phải chịu trách nhiệm. Họ nói dối, thế là xong. Trên đời này, chẳng ai lên án lời nói dối; chẳng ai lên án thủ đoạn. Lòng người khó dò lường, và đằng sau mỗi kẻ nói dối đều có ý định và mục đích. Chẳng hạn, ngươi đi bác sĩ và ông ấy nói: “Bệnh của cậu phải điều trị gấp. Nếu không có thể phát triển thành ung thư đấy!”. Nếu ngươi nhát gan, ngươi sẽ sợ hãi: “Chết rồi! Nó có thể phát triển thành ung thư! Phải điều trị ngay thôi!”. Và kết quả là ngươi càng cố gắng chữa trị, nó càng trở nặng, và cuối cùng ngươi phải nhập viện. Thực ra bác sĩ nói bệnh của ngươi có thể phát triển thành ung thư, nghĩa là chưa phải là ung thư, vậy mà ngươi lại hiểu nhầm nó nghĩa là phải chữa gấp như thể bị ung thư. Làm thế chẳng phải ngươi đang tự chuốc lấy cái chết sao? Nếu ngươi coi nó như ung thư, thì càng cố gắng chữa trị, ngươi càng nhanh chết. Rồi liệu ngươi có thể sống lâu hơn nhiều nữa không? (Thưa, không.) Căn bệnh ngươi mắc phải thực ra không phải là ung thư, vậy tại sao bác sĩ lại nói với ngươi rằng nếu ngươi không điều trị, nó sẽ phát triển thành ung thư? Ông ấy nói thế để lừa lấy tiền của ngươi, để khiến ngươi điều trị như thể nó là một căn bệnh hiểm nghèo. Nếu ngươi biết đó là bệnh nhẹ, ngươi sẽ không cố gắng chữa trị, và ông ấy sẽ không thể moi được tiền của ngươi. Nhiều bác sĩ khi gặp bệnh nhân là vồ lấy, như con quỷ vồ người, và tóm chặt, không buông tha. Đây là một cách tiếp cận phổ biến của hầu hết bác sĩ với bệnh nhân. Họ bắt đầu bằng cách cho ngươi biết họ nổi tiếng đến đâu, giỏi y học ra sao, đã chữa khỏi cho bao nhiêu người, đã chữa khỏi những bệnh gì và đã hành nghề y được bao lâu. Họ làm cho ngươi tin tưởng họ, ngồi thụp xuống và chấp nhận cách điều trị của họ. Sau đó, họ nói với ngươi rằng ngươi sắp mắc một căn bệnh hiểm nghèo và nếu không điều trị, ngươi có thể chết. Ai rồi cũng phải chết, nhưng thứ giết chết ngươi có thực sự là căn bệnh này không? Không hẳn. Sự sống chết của mỗi người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Chính Ngài định đoạt điều đó, chứ không phải bác sĩ. Các bác sĩ thường sử dụng mánh khóe này để lừa mọi người. Những người nhát gan, sợ chết tìm lời khuyên chữa bệnh khắp nơi và để bác sĩ tuyên bố về sức khỏe của mình. Nếu bác sĩ nói rằng họ có nguy cơ bị ung thư, họ sẽ tin và vội vàng để bác sĩ điều trị, nhằm xua tan nguy cơ chết vì ung thư. Chẳng phải họ chỉ đang hù dọa chính mình sao? (Thưa, phải.) Bây giờ chúng ta không nói về bác sĩ nữa và tiếp tục nói về Tiểu Tiêu và Tiểu Cát. Quan điểm, góc nhìn và lập trường của họ về mọi thứ xảy ra xung quanh mình quá khác biệt. Tiểu Tiêu hoàn toàn là một mớ tiêu cực, trong khi Tiểu Cát có thể tiếp cận mọi chuyện xảy đến với mình một cách đúng đắn. Anh ấy có lý trí và phán đoán của nhân tính bình thường và anh ấy đối mặt với mọi thứ một cách tích cực. Anh ấy cũng tiếp tục thực hiện bổn phận của mình. Hai người họ quá khác biệt. Khi gặp chuyện, Tiểu Tiêu ấn định tình hình là vô vọng và hành động bất cần. Anh ta không tìm kiếm phương pháp và cách thức thích hợp để giải quyết, và anh ta cũng không biết phân định, hồ đồ, ngu ngốc, cứng đầu và ương ngạnh – lại còn khá hiểm độc nữa. Khi anh ta trở bệnh, khi gặp một số khó khăn, hoặc khi điều gì đó tồi tệ xảy đến với mình, anh ta mong điều đó cũng sẽ xảy đến với mọi người khác. Anh ta ghét Đức Chúa Trời vì đã không bảo vệ anh ta, và anh ta muốn trút giận. Nhưng anh ta không dám trút giận lên người khác, nên anh ta trút cơn thịnh nộ và giận dữ lên chính mình. Đây chẳng phải là một tâm tính hung ác sao? (Thưa, phải.) Oán giận, thù hận và đố kỵ khi một việc nhỏ nào đó không theo ý mình – đó chính là hung ác. Khi Tiểu Cát gặp chuyện, anh ấy có lý trí và phán đoán của nhân tính bình thường. Anh ấy có sự khôn ngoan và anh ấy đưa ra những lựa chọn mà một người có nhân tính bình thường sẽ làm. Mặc dù Tiểu Cát cũng mắc bệnh y như Tiểu Tiêu, nhưng vấn đề của anh ấy cuối cùng đã được giải quyết, trong khi Tiểu Tiêu không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề của mình, và nó dần dần xấu đi cũng như ngày càng trầm trọng hơn. Vấn đề của Tiểu Tiêu là một vấn đề nghiêm trọng, và nó không chỉ đơn thuần là bệnh tật của xác thịt – anh ta đã phơi bày tâm tính ẩn sâu trong lòng mình; anh ta đã phơi bày sự ngoan cố, ương ngạnh, ngu ngốc và hiểm độc của chính mình. Đó là sự khác biệt giữa hai người họ. Nếu các ngươi đã biết và hiểu chi tiết hơn về cách sống của hai người này, cũng như thái độ và phương pháp giải quyết mọi việc của họ, thì các ngươi có thể tiếp tục thông công về điều đó sau này, tự soi mình vào đó và rút ra bài học từ đó. Tất nhiên, các ngươi nên bước vào mọi thứ một cách tích cực, giống như Tiểu Cát. Các ngươi nên có thái độ đúng đắn với cuộc sống, và cố gắng nhìn nhận con người và sự vật, cư xử và hành động hoàn toàn theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí, để trở thành người mưu cầu lẽ thật. Các ngươi không được như Tiểu Tiêu. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Đó là cách các ngươi nên mưu cầu và thực hành.

Bây giờ, chúng ta sẽ nhìn lại những gì đã thông công trong buổi nhóm họp lần trước. Chúng ta đã nói về khía cạnh đầu tiên của những điều mọi người cho là đúng và tốt – những hành vi tốt – và chúng ta đã liệt kê sáu ví dụ về hành vi tốt. Tất cả đều là những thứ được thúc đẩy bởi văn hóa truyền thống, và là những hành vi tốt đẹp con người ưa thích trong đời thực. Nói Ta nghe chúng là gì? (Thưa, đó là có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần.) Chúng ta chưa đưa ra ví dụ nào khác. Có thể có một số khác biệt giữa sáu hành vi tốt tiêu biểu do văn hóa truyền thống Trung Quốc đưa ra so với văn hóa truyền thống của các quốc gia khác, nhưng chúng ta sẽ không liệt kê ở đây. Lần trước chúng ta đã thông công và phân tích một số nội dung cụ thể của sáu hành vi tốt này. Nhìn chung, những hành vi tốt bên ngoài này không đại diện cho những điều tích cực bên trong nhân tính, và càng không thể hiện tâm tính của một người đã thay đổi – chúng chắc chắn không chứng tỏ rằng một người đã hiểu lẽ thật và sống bày tỏ ra thực tế lẽ thật. Chúng chỉ là những hành vi bên ngoài con người có thể thấy được. Nói một cách đơn giản, chúng là những biểu hiện bên ngoài của con người. Những biểu hiện bên ngoài và những bộc phát bên ngoài chỉ là hình thức diễn ra khi mọi người tương tác, hòa hợp với nhau và sống với nhau. “Hình thức” đề cập đến điều gì? Nó đề cập đến những thứ bề nổi nhất khiến mọi người cảm thấy thoải mái khi nhìn thấy. Chúng không đại diện chút nào cho thực chất của con người, không đại diện cho suy nghĩ và quan điểm của họ, cũng như thái độ của họ đối với những điều tích cực, càng không đại diện cho thái độ của con người đối với lẽ thật. Những yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá mà nhân loại đặt ra đối với hành vi bên ngoài chỉ là những hình thức con người có thể lĩnh hội và làm được. Chúng không liên quan gì đến thực chất của con người. Dù những người hòa nhã dễ mến hay bình dị dễ gần bề ngoài có vẻ như thế nào, và dù người khác có ưa thích, tôn trọng, kính trọng và tôn sùng những hành vi bên ngoài họ thể hiện ra sao, điều đó cũng không có nghĩa là họ có nhân tính, không có nghĩa là thực chất bản tính của họ tốt, hoặc yêu thích những điều tích cực, hoặc có ý thức về sự công chính, và tất nhiên càng không có nghĩa là họ là người có thể mưu cầu lẽ thật. Tất cả những hành vi tốt đẹp được nhân loại đúc kết chẳng qua chỉ là một số biểu hiện bên ngoài và những điều nên được sống thể hiện ra mà nhân loại cổ xúy để phân biệt mình với các dạng sống khác. Ví dụ: có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ – những hành vi tốt này chỉ thể hiện rằng một người bên ngoài cư xử khá tốt, lịch sự, có học thức và có văn hóa, không như động vật không tuân theo phép tắc nào. Con người lau miệng bằng tay hoặc khăn ăn sau khi ăn uống, vệ sinh cá nhân một chút. Nếu ngươi cố lau miệng cho chó sau khi nó ăn uống, nó sẽ không vui vẻ gì. Động vật không hiểu những điều như vậy. Vậy thì tại sao con người lại hiểu những điều như vậy? Bởi vì con người là “động vật bậc cao” nên họ sẽ hiểu những điều này. Vì vậy, những hành vi tốt này chỉ là những gì con người sử dụng để điều chỉnh hành vi của nhóm sinh vật nhân loại, và chúng không có tác dụng gì khác hơn là để phân biệt loài người với các dạng sống thấp hơn. Chúng không liên quan gì đến cách hành xử, việc mưu cầu lẽ thật, hay việc thờ phượng Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là mặc dù bề ngoài ngươi có thể sống theo các tiêu chuẩn và yêu cầu như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, v.v., mặc dù ngươi có thể có những hành vi tốt này, nhưng điều đó không có nghĩa là ngươi là người có nhân tính, hoặc là người sở hữu lẽ thật, hoặc là người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Điều đó không có bất kỳ ý nghĩa nào như vậy. Ngược lại, nó chỉ có nghĩa là sau khi trải qua hệ thống giáo dục hành vi và các chuẩn mực xã giao, thì lời nói, nét mặt, cử chỉ, v.v. của ngươi đã trở nên có quy củ hơn một chút. Nó cho thấy ngươi tốt hơn động vật và có một chút hình tượng giống con người – nhưng nó không cho thấy ngươi là người mưu cầu lẽ thật. Thậm chí có thể nói rằng nó không liên quan gì đến việc mưu cầu lẽ thật. Việc ngươi sở hữu những hành vi tốt này hoàn toàn không có nghĩa là ngươi có những điều kiện phù hợp để mưu cầu lẽ thật, càng không có nghĩa là ngươi đã bước vào thực tế lẽ thật và đạt được lẽ thật. Nó hoàn toàn không thể hiện được những điều đó.

Bất cứ ai từng nuôi chó hoặc mèo như thú cưng đều sẽ cảm thấy có điều gì đó đáng yêu ở chúng. Vài con mèo và chó thực sự có chút lễ độ. Khi một số con mèo muốn vào phòng của chủ, chúng sẽ kêu meo meo vài lần ở cửa trước khi bước vào. Chúng sẽ không vào nếu chủ không nói gì, mà chỉ vào khi chủ nói: “Vào đi”. Ngay cả những con mèo cũng có thể thực hành loại phép xã giao này, chúng biết xin phép trước khi vào phòng của chủ. Đó chẳng phải là một loại hành vi tốt sao? Nếu ngay cả động vật cũng có thể có loại hành vi tốt này, thì hành vi tốt con người sở hữu có thể khiến họ cao hơn bao nhiêu so với động vật? Đây là mức độ thường thức tối thiểu con người phải có – không cần phải dạy, đó là một điều hết sức bình thường. Mọi người có thể cảm thấy loại hành vi tốt này tương đối phù hợp, và nó có thể khiến họ cảm thấy phần nào thoải mái hơn, nhưng việc sống bày tỏ ra những hành vi tốt này có thể hiện phẩm chất hay thực chất con người của họ không? (Thưa, không.) Nó không thể hiện những điều đó. Chúng chỉ đơn thuần là các phép tắc và phương pháp một người nên có trong hành động của mình – chúng không liên quan gì đến phẩm chất và thực chất con người họ. Lấy ví dụ chó và mèo – chúng có điểm gì chung? Khi người ta cho chúng ăn gì đó, chúng bày tỏ sự thân mật và lòng biết ơn. Chúng sở hữu loại hành vi này, và chúng có thể thể hiện loại hành vi này. Điều khác biệt ở chúng là một con chuyên bắt chuột, con kia chuyên giữ nhà. Mèo có thể bỏ chủ mọi lúc, mọi nơi; khi có gì thú vị, mèo sẽ quên chủ và không để tâm đến chủ. Chó sẽ không bao giờ rời xa chủ; nếu nó xác định ngươi là chủ của nó, thì ngay cả khi nó đổi chủ, nó vẫn sẽ nhận ra ngươi và coi ngươi là chủ. Đó là sự khác biệt giữa mèo và chó về mặt phẩm chất đạo đức trong hành vi và thực chất của chúng. Bây giờ nói về con người. Trong số những hành vi con người tin là tốt, như có học vấn và hiểu lý lẽ, nho nhã lễ độ, bình dị dễ gần, v.v., mặc dù có một số hành vi vượt lên trên hành vi của các loài khác – nghĩa là những gì con người có thể làm vượt quá khả năng của các loài khác – nhưng đây chỉ là các hành vi và phép tắc bên ngoài, chúng chỉ đơn giản là các cách tiếp cận nhằm điều chỉnh hành vi của con người và phân biệt họ với các dạng sống khác. Sở hữu những hành vi tốt này có thể khiến con người cảm thấy mình khác biệt hoặc cao hơn các dạng sống khác, nhưng thực tế là ở một số khía cạnh, con người cư xử tệ hơn động vật. Ví dụ như kính già yêu trẻ. Trong vương quốc động vật, sói làm điều này tốt hơn con người. Trong một bầy sói, những con sói trưởng thành sẽ chăm sóc sói con, bất kể nó thuộc về ai. Chúng sẽ không bắt nạt hoặc làm hại nó. Điều này con người không làm được, và theo cách này, loài người còn tệ hơn bầy sói. Nhân loại kính già yêu trẻ kiểu gì? Con người có thực sự có khả năng làm được điều này không? Hầu hết con người không có khả năng “yêu trẻ”, con người không có loại hành vi tốt đó, đồng nghĩa với họ không có loại nhân tính đó. Ví dụ: Khi một đứa trẻ đi cùng cha mẹ nó, người ta sẽ khá hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần khi nói chuyện với đứa trẻ đó – nhưng khi cha mẹ nó không ở đó, thì phương diện ma quỷ của mọi người bộc lộ. Nếu đứa trẻ nói chuyện với họ, họ sẽ phớt lờ nó, hoặc thậm chí thấy khó chịu với đứa trẻ và ngược đãi nó. Thật xấu xa làm sao! Ở nhiều nước trên thế giới, nạn buôn bán trẻ em không phải là hiếm – đó là một vấn nạn toàn cầu. Nếu con người thậm chí còn không có hành vi tốt kính già yêu trẻ, và không cảm thấy lương tâm day dứt khi bắt nạt trẻ em, thì nói Ta nghe, đó là loại nhân tính gì? Họ vẫn giả vờ kính già yêu trẻ, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Tại sao Ta đưa ra ví dụ này? Bởi vì mặc dù nhân loại đã đưa ra những hành vi tốt này và đề ra những yêu cầu và tiêu chuẩn này cho hành vi của con người, nhưng bất kể con người có khả năng đạt được chúng hay có bao nhiêu hành vi tốt đi chăng nữa, thì thực chất bại hoại của họ cũng không bao giờ có thể thay đổi được. Tiêu chí cho cách nhìn nhận con người và sự vật, cũng như cho cách cư xử và hành động của con người hoàn toàn phát sinh từ những suy nghĩ và quan điểm của nhân loại bại hoại, và được quyết định bởi những tâm tính bại hoại. Mặc dù những yêu cầu và tiêu chuẩn nhân loại đưa ra được công nhận là những tiêu chuẩn cao đẹp, nhưng con người có khả năng đạt được không? (Thưa, không.) Đó là vấn đề. Ngay cả khi một người hành động bề ngoài tốt hơn một chút, và được khen thưởng, công nhận vì điều đó, thì nó cũng bị nhiễm sự giả tạo và mánh khóe, bởi vì như mọi người đều thừa nhận, làm một chút việc tốt thì dễ – làm việc tốt cả đời mới khó. Nếu họ thực sự là người tốt, tại sao làm việc tốt lại khó khăn với họ như vậy? Vì vậy, không ai có thể sống theo những tiêu chuẩn gọi là “tốt đẹp” và được công nhận của nhân loại. Tất cả chỉ là khoe khoang, ngụy tạo và hư cấu. Ngay cả khi người ta có thể đáp ứng một vài tiêu chuẩn bên ngoài và có chút hành vi tốt – chẳng hạn như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần – dù con người có thể thực hiện và có một vài hành vi tốt trong số này, nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn, nhất thời, hoặc trong bối cảnh nhất thời nào đó. Họ chỉ có những biểu hiện này khi cần. Ngay khi điều gì đó chạm đến địa vị, thể diện, tiền tài, quyền lợi hay thậm chí là vận mệnh và tiền đồ của họ, thì bản tính và ác tướng của họ sẽ bộc phát. Họ sẽ không còn tỏ ra có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến hoặc bình dị dễ gần nữa. Thay vào đó, họ sẽ âm mưu đấu đá, anh lừa tôi gạt, gài tội và giết hại nhau. Những điều như vậy xảy ra quá thường xuyên – vì lợi ích, địa vị hoặc quyền lực của mình, bạn bè, người thân, thậm chí cả cha con sẽ cố tàn sát nhau cho đến khi chỉ còn lại một người. Tình cảnh khốn khổ tồn tại giữa con người là điều dễ thấy. Đó là lý do tại sao có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần chỉ có thể gọi là sản phẩm của bối cảnh nhất thời. Không ai có thể thực sự sống trọn chúng cả – ngay cả những thánh nhân và danh nhân được người Trung Quốc tôn thờ cũng không thể làm được những điều này. Vì vậy, hết thảy những giáo lý và lý thuyết này đều vô lý. Tất cả chúng đều hoàn toàn vô nghĩa. Người mưu cầu lẽ thật có thể giải quyết những vấn đề đụng chạm đến lợi ích cá nhân của họ theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí, đồng thời có khả năng thực hành lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời. Bằng cách này, thực tế lẽ thật họ sở hữu vượt qua các tiêu chuẩn về hành vi tốt được nhân loại thừa nhận. Những người không mưu cầu lẽ thật không thể vượt qua rào cản tư lợi, và như vậy không thể đưa lẽ thật vào thực hành. Họ thậm chí không thể tuân giữ các phép tắc như hành vi tốt. Vậy thì đâu là căn cứ và tiêu chí cho cách nhìn nhận con người và sự vật, cũng như cách cư xử và hành động của họ? Chắc chắn chúng chỉ là những quy tắc và đạo lý, chúng là những triết lý và phép tắc của Sa-tan, chứ không phải lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời. Đó là bởi vì những người đó không chấp nhận lẽ thật, và họ chỉ tìm kiếm tư lợi, nên đương nhiên họ không thể đưa lẽ thật vào thực hành. Họ thậm chí không thể duy trì những hành vi tốt – họ cố gắng diễn, nhưng không thể cứ ngụy trang mãi. Qua đây, họ bộc lộ bản chất thật của mình. Vì tư lợi, họ sẽ tranh, đoạt, cướp, họ sẽ âm mưu, thủ đoạn, giở trò gian trá, họ sẽ trừng trị người khác, thậm chí giết người. Họ có thể làm tất cả những việc hung ác này – chẳng phải qua đó bản tính của họ phơi bày sao? Và khi bản tính của họ phơi bày, người khác có thể dễ dàng nhìn thấy những ý định và căn cứ cho lời nói và hành động của họ; người khác có thể nói rằng những người đó đang sống hoàn toàn theo triết lý của Sa-tan, rằng căn cứ cho cách nhìn nhận con người và sự vật, cho cách cư xử và hành động của họ, là những triết lý của Sa-tan. Ví dụ: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Có tiền là có tất cả”, “Núi xanh còn có đó, lo gì không có củi”, “Hẹp hòi không phải quân tử, không độc không là trượng phu”, “Ngươi bất nhân thì ta bất nghĩa”, “Gậy ông đập lưng ông”, v.v. – những câu nói về logic và phép tắc của Sa-tan này ngự trị trong con người. Khi con người sống theo những điều này, thì những hành vi tốt như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, v.v. trở thành những chiếc mặt nạ con người dùng để ngụy trang bản thân, chúng trở thành những bộ mặt giả. Tại sao chúng trở thành những bộ mặt giả? Bởi vì nền tảng và phép tắc mà con người thực sự sống theo là những thứ Sa-tan đã khắc sâu vào con người, chứ không phải lẽ thật. Và do đó, lương tâm và đức hạnh sơ đẳng nhất của con người không có tác dụng gì đối với một kẻ không yêu lẽ thật. Khi gặp phải chuyện liên quan đến lợi ích của họ, con người thật của họ sẽ bộc lộ, và lúc đó mọi người sẽ nhìn thấy bộ mặt thật của họ. Người ta sẽ kinh ngạc thốt lên: “Nhưng chẳng phải bình thường họ rất nhẹ nhàng, nho nhã lễ độ và nhã nhặn sao? Tại sao khi có chuyện xảy đến với họ, họ dường như biến thành một người hoàn toàn khác?”. Trên thực tế, người đó không thay đổi; chỉ là tới lúc đó con người thật của họ mới tỏ lộ và phơi bày. Khi mọi thứ không chạm đến lợi ích của họ và trước khi họ sẵn sàng ăn thua đủ, mọi thứ họ làm đều là mánh khóe và ngụy trang. Các phép tắc và cơ sở sinh tồn của họ mà họ tỏ lộ khi lợi ích của mình bị ảnh hưởng hoặc đe dọa, và khi họ ngừng ngụy trang, là bản tính, thực chất và con người thật của họ. Vì vậy, bất kể một người có loại hành vi tốt nào – bất kể hành vi bên ngoài của họ có vẻ hoàn hảo như thế nào đối với người khác – thì điều đó cũng không có nghĩa họ là người mưu cầu lẽ thật và yêu những điều tích cực. Ít nhất, điều đó không có nghĩa là họ có nhân tính bình thường, và càng không có nghĩa là họ đáng tin cậy hoặc đáng để tiếp xúc.

Trong những hành vi tốt, chúng ta đã nêu ra những ví dụ như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần. Bây giờ chúng ta sẽ lấy kính già yêu trẻ làm ví dụ và thông công chi tiết về vấn đề này. Kính già yêu trẻ là chuyện hết sức bình thường trong đời sống của con người. Nó thậm chí có thể xuất hiện trong một số quần thể động vật, vì vậy đương nhiên nó sẽ xuất hiện nhiều hơn ở con người, loài có lương tâm và lý trí. Con người phải tuân giữ hành vi này tốt hơn, cụ thể hơn và thực tế hơn các loài khác, thay vì chỉ lướt qua bề mặt. Con người phải hơn các loài khác trong việc tuân giữ hành vi tốt đẹp kính già yêu trẻ này, bởi vì con người có lương tâm và lý trí, điều các loài khác không có. Khi tuân giữ hành vi tốt này, con người sẽ có thể chứng tỏ rằng nhân tính của họ cao hơn thực chất của các loài khác, rằng nhân tính của họ khác biệt. Nhưng con người có thực sự làm được điều này không? (Thưa, không.) Những người có văn hóa và tri thức có làm được điều này không? (Thưa, cũng không.) Chưa nói đến dân thường, mà nói về chuyện của giới tinh hoa và triều đình. Hiện nay, vài quốc gia đang sản xuất một số bộ phim cung đình, phơi bày nhiều câu chuyện náo động trong hoàng thất. Hoàng thất và dân thường giống nhau ở chỗ họ đều rất chú trọng đến thứ bậc lớn nhỏ. Những người trong hoàng tộc được giáo dục sâu sắc hơn, cụ thể hơn về hành vi tốt kính già yêu trẻ so với dân thường, và thế hệ trẻ trong hoàng tộc cũng lễ phép hơn, kính trọng người lớn hơn dân thường – có rất nhiều phép xã giao trong đó. Khi nói đến kính già yêu trẻ, người trong hoàng thất có những yêu cầu đặc biệt cao về khía cạnh hành vi tốt này mà họ phải tuân theo từng câu từng chữ. Nhìn bề ngoài, họ có vẻ tuân theo yêu cầu kính già yêu trẻ của văn hóa truyền thống, giống như dân thường – tuy nhiên, dù họ làm điều đó tốt hay phù hợp đến đâu, dù họ có tỏ ra tử tế và không chê vào đâu được đến đâu, thì đằng sau vẻ bề ngoài của hành vi không chê vào đâu được này lại ẩn chứa đủ kiểu chuyển giao quyền lực và tranh giành giữa các thế lực khác nhau. Giữa con trai và cha, cháu trai và ông nội, tôi tớ và chủ nhân, quần thần và vua – nhìn bề ngoài, tất cả họ dường như đang tuân thủ tiêu chí cư xử cơ bản nhất: kính già và yêu trẻ. Nhưng bởi vì chính quyền quân chủ và nhiều thế lực khác đều đang hỗn độn, nên hành vi bên ngoài này chẳng có tác dụng gì cả. Nó hoàn toàn không có khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sự chuyển giao quyền lực quân chủ và sự tranh giành giữa các thế lực khác nhau. Đương nhiên, loại hành vi tốt này về cơ bản không có khả năng kiềm chế bất cứ ai thèm muốn ngai vàng hoặc có tham vọng quyền lực. Dân thường thì gìn giữ phép tắc kính già yêu trẻ mà tổ tiên truyền lại. Họ cũng sống giữa những ràng buộc của phép tắc này. Cho dù có bao nhiêu lợi ích giao thoa, hay bất kỳ cuộc đấu tranh nào nảy sinh khi những lợi ích đó xung đột, dân thường vẫn có thể chung sống sau đó. Nhưng trong hoàng thất, mọi thứ lại khác, bởi vì lợi ích và tranh chấp quyền lực của họ quan trọng hơn. Họ chiến đấu và chiến đấu, và kết quả cuối cùng là thắng làm vua, thua làm giặc – người không chết thì ta chết. Kẻ thắng người thua đều giữ phép tắc kính già yêu trẻ này như nhau, nhưng vì mỗi bên nắm giữ một mức độ quyền lực khác nhau và có những ham muốn, tham vọng khác nhau, hoặc do sức mạnh chênh lệch nhau, nên cuối cùng một số tồn tại, số kia diệt vong. Nó được quyết định bởi điều gì? Có phải nó được quyết định bởi phép tắc kính già yêu trẻ không? (Thưa, không.) Vậy nó được quyết định bởi điều gì? (Thưa, là bản tính Sa-tan của con người.) Ý Ta là gì khi nói tất cả những điều này? Ý Ta là những phép tắc này, cái gọi là hành vi tốt này, mới lạ này của nhân loại, không thể quyết định điều gì cả. Con đường người ta đi không hề được quyết định bởi việc họ có học vấn và hiểu lý lẽ, hòa nhã dễ mến hay kính già yêu trẻ về mặt hành vi bên ngoài hay không, mà do bản tính của con người quyết định. Tóm lại, nhà Đức Chúa Trời không đề cao những câu nói nảy sinh trong nhân loại về hành vi tốt này. Những hành vi con người coi là tốt chẳng qua chỉ là một loại hành vi và biểu hiện tốt đẹp; chúng không đại diện lẽ thật, và nếu ai đó có những hành vi và biểu hiện tốt đẹp này, thì không có nghĩa là họ đang thực hành lẽ thật, càng không có nghĩa là họ đang mưu cầu lẽ thật.

Vì những hành vi con người cho là tốt này không đến từ Đức Chúa Trời, cũng không được nhà Đức Chúa Trời đề cao, càng không phù hợp với ý muốn của Ngài, và vì chúng mâu thuẫn với lời Đức Chúa Trời và những yêu cầu Ngài đặt ra, nên phải chăng Đức Chúa Trời cũng có một số yêu cầu đối với hành vi của loài người? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời cũng đưa ra một số quy định về hành vi của những tín đồ theo Ngài. Chúng khác với những yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra đối với con người liên quan đến lẽ thật, và chúng có phần đơn giản hơn, nhưng có chứa đựng một số chi tiết cụ thể. Đức Chúa Trời có yêu cầu gì đối với những người theo Ngài? Chẳng hạn như phải có thể thống của thánh đồ – đó chẳng phải là một yêu cầu đối với hành vi của con người sao? (Thưa, phải.) Ngoài ra còn có không phóng đãng, phải kiềm chế, không mặc quần áo dị thường, không hút thuốc hoặc uống rượu, không đánh đập hay chửi mắng người, cũng như không thờ thần tượng, phải hiếu kính với cha mẹ, v.v. Đây là tất cả những yêu cầu về hành vi mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho những người theo Ngài. Chúng là những yêu cầu cơ bản nhất và không được làm ngơ. Đức Chúa Trời có những yêu cầu cụ thể đối với hành vi của người theo Ngài, và chúng khác với những hành vi tốt do người ngoại đạo đưa ra. Những hành vi tốt do người ngoại đạo đề ra chỉ biến con người thành động vật bậc cao, phân biệt họ với các loài động vật thấp hơn khác. Trong khi đó, những yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra đối với người theo Ngài phân biệt họ với người ngoại đạo, với người không tin vào Đức Chúa Trời. Chúng không phải là vấn đề sự khác biệt với động vật. Trong quá khứ cũng nói về “sự nên thánh”. Đây là một cách nói có phần cường điệu, không chính xác, nhưng Đức Chúa Trời đã đưa ra một số yêu cầu về hành vi đối với người theo Ngài. Nói Ta nghe, đó là những yêu cầu gì? (Thưa, đó là phải có thể thống của thánh đồ, không phóng đãng, phải kiềm chế, không mặc quần áo dị thường, không hút thuốc hoặc uống rượu, không đánh đập hoặc chửi mắng người, không thờ thần tượng, phải hiếu kính với cha mẹ.) Còn gì nữa không? (Thưa, không chiếm đoạt tài sản của người khác, không trộm cắp, không làm chứng dối, không tà dâm.) Có cả những điều đó nữa. Chúng là một phần của luật pháp, chúng là một số yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra đối với hành vi của loài người ngay từ thuở sơ khai, và ngày nay vẫn còn thực tế, thiết thực. Đức Chúa Trời dùng những yêu cầu này để điều chỉnh hành vi của người theo Ngài, nghĩa là những hành vi bên ngoài này là dấu hiệu của người theo Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có những hành vi và biểu hiện này, đến mức khi người khác nhìn vào, họ biết ngươi là người tin Đức Chúa Trời, thì ít nhất họ sẽ tán thành và ngưỡng mộ ngươi. Họ sẽ nói rằng ngươi có thể thống của thánh đồ, rằng ngươi trông giống như một người tin vào Đức Chúa Trời, chứ không giống người ngoại đạo. Một số người bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời vẫn y như người ngoại đạo, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, đánh nhau và ẩu đả. Thậm chí có một số người còn tà dâm và trộm cắp. Ngay cả hành vi của họ cũng phóng túng, không tuân theo lời Đức Chúa Trời, và khi người ngoại đạo nhìn vào họ sẽ nói: “Họ có thực sự là người tin vào Đức Chúa Trời không đấy? Vậy thì tại sao họ cũng y như những người không tin vào Đức Chúa Trời?”. Những người khác không ngưỡng mộ hoặc tin tưởng người đó, vì vậy khi người đó cố gắng rao truyền Phúc Âm, mọi người không tiếp nhận. Nếu một người có thể làm những gì Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người, thì họ là người yêu những điều tích cực, họ có tấm lòng thiện lương và họ có nhân tính bình thường. Một người như vậy có thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành ngay sau khi nghe xong, và không có sự giả vờ trong những gì họ thực hành, bởi vì ít nhất họ đã hành động theo cách đó dựa trên lương tâm và lý trí của mình. Những yêu cầu cụ thể của Đức Chúa Trời đối với con người khác với những hành vi tốt được con người đề cao như thế nào? (Thưa, những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người rõ ràng rất thực tế, chúng có thể khiến con người sống thể hiện ra nhân tính bình thường, trong khi văn hóa truyền thống chỉ yêu cầu một số hành vi mang tính chất thể hiện, không có tác dụng thực sự.) Đúng vậy. Những hành vi tốt mà văn hóa truyền thống yêu cầu ở con người đều là giả tạo và đều là ngụy trang. Chúng là sự giả bộ. Những người tuân theo chúng có thể nói những lời dễ nghe, nhưng bên trong mọi thứ hoàn toàn khác. Những hành vi tốt này là một mặt nạ, một ảo giác. Chúng không phải là những điều toát ra từ thực chất nhân tính của một người, mà là những lớp ngụy trang con người khoác lên vì thể diện, vì danh tiếng và địa vị của mình. Chúng là một màn trình diễn, một cách hành xử giả hình, một điều gì đó mà người ta cố tình diễn để người khác thấy. Đôi khi người ta không thể phân biệt được hành vi của một người là thật hay giả, nhưng theo thời gian, mọi người sẽ nhìn ra bản chất thật của người đó. Cũng giống như những người Pha-ri-si giả hình, họ có rất nhiều hành vi tốt bên ngoài và rất nhiều biểu hiện của cái gọi là lòng mộ đạo, nhưng khi Đức Chúa Jêsus đến để bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác cứu chuộc, họ đã lên án Ngài và đóng đinh Ngài, vì họ chán ngán và căm ghét lẽ thật. Điều này cho thấy những hành vi tốt và cách tiếp cận bên ngoài của con người không đại diện cho thực chất bản tính của họ. Chúng không liên quan đến thực chất bản tính của con người. Trong khi những quy tắc Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải tuân theo có thể được đưa vào thực hành và thực sự sống thể hiện ra, chỉ cần con người thực sự tin vào Đức Chúa Trời và có lương tâm, lý trí. Ngươi nên làm những điều này, bất kể ngươi đang làm trước mặt hay sau lưng người khác; bất kể thực chất nhân tính của ngươi là như thế nào, thì ngươi cũng phải đáp ứng những yêu cầu Đức Chúa Trời đã đặt ra này. Vì ngươi đi theo Đức Chúa Trời, nên ngươi phải kiềm chế bản thân và thực hành theo lời Ngài, cho dù tâm tính bại hoại của ngươi có nghiêm trọng đến đâu. Sau một thời gian trải nghiệm như vậy, ngươi sẽ có lối vào thực sự, và ngươi sẽ thực sự thay đổi. Sự thay đổi thực sự đó là thật.

Chúng ta hãy tóm tắt nhanh: Đức Chúa Trời có những loại yêu cầu nào đối với hành vi của con người? Con người phải luôn sống có nguyên tắc và kiềm chế, và họ phải sống có phẩm cách, để được người khác tôn trọng, mà không có bất kỳ sự giả tạo nào. Đây là những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người về hành vi. Điều này có nghĩa là người ta phải thực hành theo cách này và sở hữu kiểu thực tế này, bất kể ở trước mặt hay sau lưng người khác, bất kể họ đang ở trong hoàn cảnh nào, hay đối mặt với ai. Con người bình thường nên sở hữu những thực tế này; đó là điều tối thiểu một người nên làm về mặt cư xử. Ví dụ: giả sử có người nói rất to, nhưng không chửi mắng người khác hoặc sử dụng ngôn từ thô tục, và những gì họ nói là đúng sự thật và chính xác, cũng như không công kích người khác. Ngay cả khi người đó gọi ai đó là xấu xa hoặc nói rằng ai đó không tốt, thì đó là sự thật. Mặc dù những lời nói và hành động bên ngoài của họ không phù hợp với yêu cầu hòa nhã dễ gần hay ôn tồn tao nhã mà người ngoại đạo đặt ra, nhưng nội dung của những gì họ nói, các nguyên tắc và cơ sở cho lời nói của họ cho phép họ sống có phẩm cách và nhân cách. Đó là ý nghĩa của việc sống có nguyên tắc. Họ không hồn nhiên nói về những điều mình không biết, cũng không tùy tiện đánh giá người mà mình không thể nhận định rõ. Mặc dù bề ngoài họ có vẻ không nhẹ nhàng cho lắm, và họ không đáp ứng tiêu chuẩn hành vi là có văn hóa và tuân thủ những phép tắc người ngoại đạo nói đến, nhưng bởi vì họ kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng, và họ kiềm chế trong lời nói và việc làm của mình, nên những gì họ sống thể hiện ra vượt xa những hành vi có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, và nho nhã lễ độ mà loài người nói đến. Đây chẳng phải là biểu hiện của sự kiềm chế và sống có nguyên tắc sao? (Thưa, phải.) Trong mọi trường hợp, nếu các ngươi xem xét kỹ các yêu cầu về hành vi tốt mà Đức Chúa Trời đặt ra cho người tin Ngài, cái nào trong số đó không phải là quy định cụ thể về những gì con người nên sống thể hiện ra trên thực tế? Cái nào trong số đó yêu cầu con người ngụy trang bản thân? Không có, phải không? Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, các ngươi có thể nêu ra. Ví dụ: một số người có thể nói: “Khi Đức Chúa Trời phán không được đánh đập hoặc chửi mắng người khác, nó có vẻ hơi giả vờ, bởi vì ngay bây giờ có những người đôi khi chửi mắng người khác mà Đức Chúa Trời đâu có kết tội họ”. Khi Đức Chúa Trời phán không được chửi mắng người khác, thì “chửi mắng” nói đến điều gì? (Thưa, là khi người ta trút cảm xúc do tâm tính bại hoại của họ.) Trút cảm xúc, nói những lời tục tĩu – đó chính là ý nghĩa của chửi mắng. Nếu những gì được nói về một người nào đó không thuận tai cho lắm, nhưng lại đúng với với thực chất bại hoại của họ, thì đó không phải là chửi mắng. Ví dụ: có thể có người đã gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh và làm nhiều điều ác, và ngươi nói với họ: “Anh đã làm quá nhiều điều ác. Anh là đồ vô lại – anh không phải con người!”. Nói như thế có tính là chửi mắng không? Hay là sự bộc phát của một tâm tính bại hoại? Hay là trút cảm xúc? Hay là không phù hợp với thể thống của thánh đồ? (Thưa, nói như vậy phù hợp với sự thật, nên không tính là chửi mắng.) Đúng vậy, không tính. Nó phù hợp với sự thật – đây là những lời chân thật, được nói ra đúng sự thật, và không có gì giấu giếm hay che đậy cả. Nó có thể không phù hợp với việc có học vấn và hiểu lý lẽ, hay ôn tồn tao nhã, nhưng nó phù hợp với sự thật. Người bị mắng sẽ soi mình vào những lời ấy mà tự xét mình, và sẽ thấy mình bị mắng vì mình đã làm sai, phạm nhiều điều ác. Họ sẽ căm ghét chính mình, nghĩ rằng: “Mình thật là một kẻ vô tích sự! Chỉ có thằng ngu mới làm những gì mình đã làm – mình không phải là con người! Họ mắng mình như vậy là đúng, là tốt!”. Sau khi chấp nhận điều đó, họ sẽ có được một chút hiểu biết về thực chất bản tính của mình, và sau một thời gian trải nghiệm, tiếp xúc, họ sẽ thực sự ăn năn. Nhờ đó trong tương lai, họ sẽ biết tìm kiếm các nguyên tắc trong khi thực hiện bổn phận của mình. Chẳng phải việc bị mắng đã thức tỉnh họ sao? Vậy thì chẳng phải có sự khác biệt giữa chửi mắng như vậy và “chửi mắng” trong yêu cầu của Đức Chúa Trời rằng con người không được chửi mắng người khác sao? (Thưa, phải.) Sự khác biệt là gì? “Chửi mắng” trong yêu cầu của Đức Chúa Trời rằng con người không được chửi mắng người khác có nghĩa là gì? Một khía cạnh trong đó là nếu nội dung và lời lẽ tục tĩu thì không tốt. Đức Chúa Trời không muốn nghe bất kỳ ngôn từ tục tĩu nào từ miệng của những người theo Ngài. Ngài không thích nghe những lời đó. Nhưng nếu một số lời khó nghe được sử dụng trong khi tiết lộ sự thật, thì những trường hợp như vậy là ngoại lệ. Đó không phải là chửi mắng. Một khía cạnh khác là: thực chất của hành vi chửi mắng là gì? Nó chẳng phải là sự bộc phát tính nóng nảy sao? Nếu một vấn đề có thể được giải thích rõ ràng và minh bạch thông qua thông công, khuyên bảo và giao tiếp bình thường, thì tại sao phải chửi mắng người ta? Làm như vậy là không tốt, không phù hợp. Nếu so với những cách tiếp cận tích cực đó, thì chửi mắng không phải là một giải pháp bình thường. Đó là trút cảm xúc và bộc phát tính nóng nảy của mình, và Đức Chúa Trời không muốn con người sử dụng việc trút cảm xúc hoặc bộc phát tính nóng nảy như một cách để giải quyết bất kỳ loại vấn đề nào. Khi con người bộc phát tính nóng nảy và trút cảm xúc, hành vi họ thường thể hiện là sử dụng ngôn từ để chửi mắng và công kích. Họ sẽ nói bất cứ điều gì khó nghe nhất, họ sẽ nói bất cứ điều gì làm tổn thương đối phương và giải tỏa cơn giận của bản thân. Và khi trút xong, họ không chỉ sỉ nhục và làm tổn thương đối phương – mà còn sỉ nhục và làm tổn thương chính mình nữa. Đây không phải là thái độ hay phương thức mà người theo Đức Chúa Trời nên áp dụng khi xử lý mọi việc. Hơn nữa, những con người bại hoại luôn có tâm thái trả thù, trút cảm xúc và sự bất mãn, bộc phát tính nóng nảy của mình. Họ muốn chửi mắng người khác bất cứ lúc nào, và khi có chuyện gì xảy ra, dù lớn hay nhỏ, hành vi họ thể hiện ngay lập tức là hành vi chửi mắng. Ngay cả khi họ biết hành vi đó sẽ không giải quyết được vấn đề gì, họ vẫn làm. Đó chẳng phải là một hành vi của Sa-tan sao? Họ thậm chí làm điều đó khi ở nhà một mình, khi không ai có thể nghe thấy họ. Đó chẳng phải là trút cảm xúc sao? Đó chẳng phải là bộc lộ tính nóng nảy sao? (Thưa, phải.) Bộc phát tính nóng nảy và trút cảm xúc nói chung có nghĩa là sử dụng tính nóng nảy như một cách đối xử và xử lý một việc gì đó; có nghĩa là đối mặt với mọi vấn đề với một thái độ nóng nảy, và một hành vi và biểu hiện của nó là chửi mắng. Vì đó là thực chất của chửi mắng, nên chẳng phải việc Đức Chúa Trời yêu cầu con người không được làm như thế là một điều tốt sao? (Thưa, phải.) Chẳng phải việc Đức Chúa Trời yêu cầu con người không được chửi mắng người khác là hợp lý sao? Chẳng phải nó có lợi cho con người sao? (Thưa, phải.) Xét cho cùng, mục đích yêu cầu của Đức Chúa Trời rằng con người không được đánh đập hoặc chửi mắng người khác là để con người tập kiềm chế, và tránh cho họ khỏi việc luôn sống trong những cảm xúc và tính nóng nảy của mình. Bất kể họ nói gì khi chửi mắng ai đó, thứ toát ra từ những người sống trong cảm xúc và tính nóng nảy của mình là một tâm tính bại hoại. Tâm tính bại hoại đó là gì? Ít nhất đó là tâm tính hung ác và kiêu ngạo. Có phải ý muốn của Đức Chúa Trời là giải quyết bất kỳ vấn đề gì bằng cách bộc phát một tâm tính bại hoại không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời không muốn người theo Ngài sử dụng những phương thức như vậy để tiếp cận bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh họ, ngụ ý rằng Đức Chúa Trời không thích khi con người tiếp cận mọi thứ xảy ra xung quanh họ bằng cách đánh đập và chửi mắng người khác. Ngươi không thể giải quyết mọi vấn đề bằng cách chửi mắng người ta, và làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng hành động theo nguyên tắc của ngươi. Ít nhất đó không phải là một hành vi tích cực, cũng không phải là hành vi mà người có nhân tính bình thường nên có. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời đưa ra một yêu cầu đối với những người theo Ngài là không được đánh đập hoặc chửi mắng người khác. Trong “chửi mắng” có cảm xúc và tính nóng nảy. “Cảm xúc” – cụ thể đề cập đến điều gì? Nó bao hàm sự thù hận và nguyền rủa, mong điều không tốt đẹp cho người khác, hy vọng người khác sẽ bị quả báo như mong muốn của mình, và hy vọng người khác sẽ có một kết cục tồi tệ. Cảm xúc cụ thể bao hàm những thứ tiêu cực như vậy. Vậy thì “tính nóng nảy” nghĩa là gì? Nó có nghĩa là trút cảm xúc của mình bằng những cách thức cực đoan, tiêu cực, không tốt và xấu xa, mong muốn những thứ và những người mình không thích biến mất, hoặc gặp tai họa, để mình có thể hả hê như ý trong sự bất hạnh của họ. Đó là tính nóng nảy. Tính nóng nảy bao hàm điều gì? Sự căm ghét, thù hận và nguyền rủa, cũng như chút ác ý – tất cả những thứ này đều có trong tính nóng nảy. Có cái nào trong số đó tích cực không? (Thưa, không.) Khi sống trong những cảm xúc và tính nóng nảy này, người ta đang ở trong trạng thái gì? Chẳng phải họ sắp biến thành một con quỷ điên sao? Ngươi càng chửi mắng người, ngươi càng tức giận và càng trở nên tàn nhẫn, và ngươi lại càng muốn chửi mắng người khác hơn, cuối cùng, ngươi sẽ muốn sấn tới đánh họ. Và khi ngươi đánh ai đó, ngươi sẽ muốn làm họ trọng thương, muốn lấy mạng họ, nghĩa là: “Ta sẽ tiêu diệt ngươi! Ta sẽ giết ngươi!”. Một cảm xúc nhỏ – một cảm xúc tiêu cực – dẫn đến sự bùng phát và bộc phát tính nóng nảy của mình, và cuối cùng khiến người ta muốn làm tổn hại và hủy hoại một mạng người. Đó có phải là thứ mà người có nhân tính bình thường nên có và sở hữu không? (Thưa, không phải.) Đây là bộ mặt của cái gì? (Thưa, là bộ mặt của ma quỷ.) Đó là ma quỷ hiện nguyên hình. Nó giống như bộ mặt một con quỷ khi sắp sửa ăn tươi nuốt sống người ta. Quỷ tính của nó nổi lên bề mặt và không thể nào kiểm soát được nó. Đó là ý nghĩa của việc trở thành một con quỷ điên. Và những người này trở nên điên rồ đến mức nào? Họ biến thành một con quỷ muốn ăn tươi nuốt sống xác thịt và linh hồn con người. Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc chửi mắng là nó có thể lật ngược một trăm tám mươi độ một vấn đề đơn giản và dẫn đến cái chết của một con người. Nhiều vấn đề bắt đầu từ một chút xích mích giữa hai người, dẫn đến la hét và chửi mắng nhau, sau đó đánh nhau, rồi có thôi thúc giết người, rồi giết người thật – một người bị giết, người kia bị kết tội giết người và lãnh án tử hình. Cuối cùng cả hai bên đều thua. Đây là kết quả cuối cùng. Họ chửi mắng xong, họ trút cảm xúc xong, họ bộc phát hết tính nóng nảy xong, và cả hai đều đã xuống địa ngục. Đó là kết quả. Đó là những hậu quả đến với con người từ việc trút cảm xúc và bùng phát, bộc phát tính nóng nảy của mình. Đây không phải là một kết quả tốt, mà là kết quả xấu. Ngươi thấy đấy, đây là loại kết quả con người phải đối mặt bắt nguồn từ hành vi gây ra bởi một cảm xúc tiêu cực, đơn giản. Con người không muốn nhìn thấy một kết cục như vậy, cũng không muốn tự mình phải đối mặt với nó, nhưng bởi vì con người sống giữa muôn hình vạn trạng cảm xúc tiêu cực, và bởi vì họ bị cuốn vào và bị sai khiến bởi tính nóng nảy, thứ thường bùng phát và bộc phát, nên những hậu quả như vậy là thứ cuối cùng sẽ sinh ra. Nói Ta nghe, chửi mắng có phải là một hành vi đơn giản không? Việc chửi mắng mọi người làm trong cuộc sống hàng ngày có thể không dẫn đến kết quả xấu như vậy – nghĩa là kết quả xấu như vậy không nhất thiết đến từ tất cả các vụ chửi mắng. Tuy nhiên, đây là thực chất của chửi mắng. Nó là sự trút cảm xúc và sự bùng phát cũng như bộc phát tính nóng nảy của một người. Do đó, yêu cầu không được chửi mắng người khác của Đức Chúa Trời đối với nhân loại chắc chắn có lợi cho con người – nó có lợi cho họ theo trăm ngàn cách và không khi nào gây hại cho họ – đồng thời, đây cũng là một phần ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời đưa ra yêu cầu này đối với nhân loại. Yêu cầu không được chửi mắng người khác có thể không đạt đến mức độ thực hành hay mưu cầu lẽ thật, nhưng con người vẫn phải tuân theo loại yêu cầu này.

Liệu con người có thể đáp ứng được yêu cầu của Đức Chúa Trời là không được chửi mắng nhau chỉ bằng cách dựa vào việc tự kiềm chế bản thân không? Khi nổi nóng, người ta thường không thể tự kiềm chế được bản thân. Vậy làm thế nào để con người đáp ứng được yêu cầu không được chửi mắng nhau này? Khi ngươi sắp chửi mắng ai đó, đặc biệt là khi ngươi không thể tự kiềm chế bản thân, ngươi nên nhanh chóng cầu nguyện. Nếu ngươi cầu nguyện một lúc và thành tâm khẩn cầu Đức Chúa Trời, cơn giận của ngươi có thể nguôi ngoai. Khi đó, ngươi sẽ có thể tự kiềm chế bản thân, và kiểm soát được cảm xúc cũng như sự nóng nảy của mình một cách hiệu quả. Ví dụ: đôi khi người ta có thể nói điều gì đó khiến ngươi cảm thấy bị xúc phạm, hoặc họ có thể phán xét ngươi sau lưng, hoặc họ có thể cố ý hoặc vô tình làm tổn thương ngươi, hoặc họ có thể lợi dụng ngươi một chút, ăn cắp thứ gì đó của ngươi, hoặc thậm chí làm tổn hại đến lợi ích sống còn của ngươi. Khi những điều này xảy đến với ngươi, ngươi sẽ nghĩ: “Hắn làm tổn thương mình, nên mình ghét hắn, mình muốn chửi hắn, mình muốn trả thù hắn, thậm chí còn muốn đánh hắn. Mình muốn giở trò bẩn sau lưng hắn để dạy cho hắn một bài học”. Chẳng phải đây đều do những cảm xúc tồi tệ gây ra sao? Hậu quả do những cảm xúc tồi tệ mang lại là ngươi sẽ muốn làm những điều này. Càng nghĩ, ngươi càng nổi điên và càng nghĩ rằng người này đang ức hiếp mình, rằng phẩm giá và nhân cách của mình đã bị xúc phạm. Ngươi sẽ cảm thấy khó chịu trong lòng, và sẽ muốn trả thù. Đây chẳng phải là sự bốc đồng nóng nảy mà những cảm xúc tiêu cực này đã gây ra trong ngươi sao? (Thưa, phải.) Mong muốn trả thù này của ngươi là kiểu hành vi gì? Chẳng phải ngươi định trút cơn nóng nảy sao? Vào những lúc như thế này, ngươi phải yên lặng; trước hết, ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời, kiềm chế bản thân, suy ngẫm và tìm kiếm lẽ thật, cũng như hành động khôn ngoan. Đó là cách duy nhất để tránh được tình huống khiến ngươi trở nên kích động và nảy sinh những hận thù, cảm xúc và sự nóng nảy bên trong mình. Một số người có thể nói: “Nếu hai người làm việc cùng nhau cả ngày thì không tránh khỏi dạng tình huống như thế này”. Dù có không tránh được tình huống này thì ngươi cũng không được trả đũa, phải kiềm chế bản thân. Làm thế nào để ngươi có thể kiềm chế bản thân? Trước hết, ngươi phải tự nhủ: “Nếu mình trả đũa, điều đó chắc chắn sẽ không làm hài lòng Đức Chúa Trời, vì vậy mình không được làm điều đó. Hận thù, trả thù và ghê tởm đều là những điều Đức Chúa Trời không thích”. Đức Chúa Trời không thích những điều này, nhưng ngươi vẫn muốn làm, và ngươi không thể kiểm soát được bản thân mình. Ngươi nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Đương nhiên, ngươi phải nương cậy vào Đức Chúa Trời; nếu không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không thể giải quyết được vấn đề này. Hơn nữa, nếu vóc giạc của ngươi quá nhỏ bé, và ngươi lại quá nóng nảy, thực sự không thể kiềm chế được cảm xúc và sự nóng nảy của mình, muốn trả thù, thì ngươi vẫn tuyệt đối không được mở miệng chửi mắng người đó. Cho dù đang ở đâu ngươi cũng có thể rời khỏi nơi đó, và để người khác can thiệp, giải quyết tình huống. Ngươi nên thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời và đọc lại vài câu liên quan trong lời Đức Chúa Trời. Hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời theo cách này, và sự nóng nảy của ngươi sẽ dần tan biến. Ngươi sẽ nhận ra rằng chửi mắng người khác không thể giải quyết được vấn đề, rằng đó sẽ là bộc lộ sự bại hoại, và rằng điều đó chỉ có thể làm ô danh Đức Chúa Trời. Cầu nguyện theo cách này chẳng phải sẽ giải quyết được vấn đề của ngươi sao? Các ngươi nghĩ sao về cách giải quyết này? (Thưa được ạ.) Mối thông công của Ta về quy tắc hành xử do Đức Chúa Trời đưa ra: “Không được đánh đập hoặc chửi mắng người khác” kết thúc ở đây.

Ta vừa thông công về những hành vi tốt mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người tuân giữ, đó là những hành vi nào? (Thưa, đó là có thể thống thánh đồ, không phóng đãng, phải kiềm chế, không mặc quần áo dị thường, không đánh đập hoặc chửi mắng người khác, không hút thuốc hoặc uống rượu, không thờ thần tượng, phải hiếu kính với cha mẹ, không trộm cắp, không chiếm đoạt tài sản của người khác, không tà dâm, không làm chứng dối.) Đúng, tất cả những điều này đều chính xác. Nói Ta nghe, những yêu cầu được đưa ra trong luật pháp, chẳng hạn như những yêu cầu về việc không trộm cắp và không lợi dụng người khác, bây giờ có còn hợp lý không? Chúng có còn hiệu lực không? (Thưa, chúng vẫn còn hợp lý và hiệu lực.) Vậy còn những điều răn từ Thời đại Ân điển thì sao? (Thưa, chúng cũng vẫn còn hợp lý.) Vậy tại sao Đức Chúa Trời lại đưa ra những yêu cầu cụ thể này? Những yêu cầu cụ thể này đề cập đến khía cạnh nào trong thực hành của con người? Nếu Đức Chúa Trời không đưa ra những yêu cầu này, liệu con người có hiểu được những điều này không? (Thưa, không.) Con người sẽ không hiểu. Những yêu cầu cụ thể Đức Chúa Trời đưa ra để điều chỉnh hành vi của con người này trên thực tế đều liên quan đến việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Mục đích của việc đưa ra những yêu cầu cụ thể này là để con người có thể phân định và xác định được chính xác những điều tích cực và tiêu cực, cũng như điều gì đúng, điều gì sai; là để dạy con người rằng tà dâm là một điều tiêu cực, rằng đó là điều đáng xấu hổ, bị Đức Chúa Trời ghê tởm, bị con người khinh bỉ, và rằng con người nên kiềm chế bản thân trong vấn đề này, rằng họ không nên thực hiện hành vi này hoặc phạm sai lầm trong vấn đề này; nó cũng là để dạy con người rằng những hành vi như lợi dụng người khác, trộm cắp, v.v. đều là những điều tiêu cực, và con người không nên thực hiện chúng. Nếu ngươi thích làm những việc này, và ngươi đã làm những việc này, thì ngươi không phải là người tốt. Làm sao để phân biệt giữa một người có nhân tính tốt và một người có nhân tính xấu, hay giữa một nhân vật tích cực và một nhân vật tiêu cực? Trước hết, ngươi phải xác nhận rằng – con người chỉ có thể được phân định chính xác, cũng như con người, sự việc và sự vật tích cực hay tiêu cực chỉ có thể được phân biệt dựa trên lời Đức Chúa Trời. Con người chỉ có thể được phân định và nhận định rõ ràng dựa trên những yêu cầu và tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đã đưa ra để điều chỉnh hành vi của con người. Ta sẽ cho một ví dụ: nếu một người có tính táy máy và thích trộm cắp của người khác, thì nhân tính của họ như thế nào? (Thưa, xấu.) Trộm cắp là một việc ác nghiêm trọng, cho nên những kẻ trộm cắp là kẻ ác. Ai cũng đề phòng họ, tránh xa họ và coi họ là kẻ trộm. Trong suy nghĩ của mọi người, kẻ trộm cắp là nhân vật tiêu cực, trộm cắp là điều tiêu cực, và là hành vi tội lỗi. Thế chẳng phải điều này đã được xác nhận sao? Đây là một ví dụ khác: giả sử có một kẻ tà dâm, và một số người không biết liệu đó là điều tích cực hay tiêu cực – cách duy nhất để đo lường chính xác điều này là dựa theo lời Đức Chúa Trời, vì chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Bất kể hệ thống pháp luật và đạo đức hiện nay đưa ra những quy định mới nào về hành vi tà dâm, thì chúng cũng không phải là lẽ thật. Những lời Đức Chúa Trời phán dạy rằng “không tà dâm” là lẽ thật, và lẽ thật sẽ không bao giờ lụi tàn. Từ giây phút Đức Chúa Trời đưa ra yêu cầu “không tà dâm”, lẽ ra mọi người đã phải bắt đầu hắt hủi và tránh xa những kẻ tà dâm rồi. Những kẻ như vậy không có nhân tính, và ít nhất nếu ngươi đo lường họ từ góc độ nhân tính thì họ không phải là người tốt. Bất kỳ người nào thực hiện loại hành vi này và có loại nhân tính này đều đáng xấu hổ, họ bị mọi người ghê tởm, bị coi thường và hắt hủi trong hội nhóm, và bị người đời chối bỏ. Dựa trên lời Đức Chúa Trời, chúng ta có thể xác nhận rằng phạm tội tà dâm là một điều tiêu cực và những người làm vậy là nhân vật tiêu cực. Cho dù các xu hướng của xã hội có trở nên xấu xa đến đâu, thì tà dâm và gian dâm vẫn là những điều tiêu cực, và những kẻ làm điều này là nhân vật tiêu cực. Điều này là tuyệt đối chắc chắn, và ngươi phải nhìn thấu điều này; ngươi không được lầm lạc hoặc bị dụ dỗ bởi những trào lưu xấu xa của xã hội. Ngoài những điều này, có một số yêu cầu cụ thể hơn: Đức Chúa Trời yêu cầu con người không thờ thần tượng, phải hiếu kính với cha mẹ, không được đánh đập hoặc chửi mắng người khác, có thể thống thánh đồ, v.v. Những yêu cầu cụ thể này đều là những tiêu chuẩn Đức Chúa Trời dùng để điều chỉnh hành vi của con người. Nói cách khác, trước khi Đức Chúa Trời ban lẽ thật cho con người, Ngài đã dạy họ những hành vi nào là đúng đắn và tích cực, những hành vi nào là sai trái và tiêu cực, Ngài đã cho họ biết làm thế nào để trở thành một người tốt và phải có những hành vi tốt nào để trở thành một người có nhân tính bình thường, cũng như những việc phải làm và không được làm với tư cách là một con người có nhân tính bình thường, để họ có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Tất cả những yêu cầu điều chỉnh hành vi của con người này là những điều mà mọi con người bình thường nên thực sự sống thể hiện ra, đồng thời là cơ sở để mỗi người thực sự đối mặt và xử lý mọi sự mình gặp phải. Ví dụ: giả sử ngươi thấy người khác có thứ gì đó rất đẹp, và ngươi muốn lấy cho mình, nhưng rồi ngươi nghĩ: “Đức Chúa Trời phán rằng lấy trộm của người khác là sai, Ngài phán chúng ta không được trộm cắp hoặc lợi dụng người khác, vì vậy mình sẽ không lấy trộm đồ của họ”. Vậy thì hành vi lấy trộm đã được kiềm chế chưa? Và đồng thời với việc được kiềm chế, chẳng phải hành vi của ngươi đã được điều chỉnh sao? Trước khi Đức Chúa Trời đưa ra những yêu cầu này, khi người ta thấy đồ của người khác có gì đẹp là họ sẽ muốn lấy cho mình. Họ không nghĩ rằng làm như vậy là sai trái hay đáng xấu hổ, hay Đức Chúa Trời ghê tởm điều đó, hay đó là điều tiêu cực, hay thậm chí đó là tội lỗi; họ không biết những điều này, họ không có những khái niệm này. Sau khi Đức Chúa Trời đưa ra yêu cầu “không được trộm cắp”, thì trong tâm trí con người có một ranh giới đối với những kiểu việc làm như vậy, và qua ranh giới này, họ học được rằng có sự khác biệt giữa trộm cắp và không trộm cắp. Trộm cắp đồng nghĩa với làm điều tiêu cực, làm điều xấu xa hoặc tà ác, và điều đó thật đáng xấu hổ. Không trộm cắp là tuân theo đạo đức của nhân tính, và có nhân tính trong đó. Những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với hành vi của con người không chỉ giải quyết những hành vi và cách tiếp cận tiêu cực của con người, mà đồng thời còn điều chỉnh hành vi của con người, giúp con người có thể sống với nhân tính bình thường, có những hành vi và biểu hiện bình thường, và ít nhất là trông giống con người, giống một con người bình thường. Nói Ta nghe, những yêu cầu Đức Chúa Trời đã đưa ra để điều chỉnh hành vi của con người chẳng phải rất ý nghĩa sao? (Thưa, phải.) Chúng đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, những yêu cầu cụ thể điều chỉnh hành vi của con người này vẫn còn cách khá xa so với những lẽ thật Đức Chúa Trời đang bày tỏ hiện nay, và không thể được nâng lên ngang tầm với lẽ thật. Đó là bởi vì từ ngàn xưa, trong Thời đại Luật pháp, những yêu cầu này chỉ là luật pháp điều chỉnh hành vi của con người, là việc Đức Chúa Trời sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu nhất để cho con người biết những điều họ nên làm và không nên làm, đồng thời tạo lập một số quy tắc cho họ. Trong Thời đại Ân điển, những yêu cầu này chỉ là những điều răn, còn trong thời đại ngày nay, chỉ có thể nói rằng chúng là các tiêu chí để đo lường hành vi của bản thân một người và để đánh giá mọi sự. Mặc dù những tiêu chí này không thể được nâng lên ngang tầm với lẽ thật, và có một khoảng cách nhất định giữa chúng và lẽ thật, nhưng chúng là điều kiện tiên quyết thiết yếu để con người mưu cầu và thực hành lẽ thật. Khi một người tuân theo những quy tắc này, những luật lệ và điều răn này, những yêu cầu và tiêu chí hành vi mà Đức Chúa Trời đã thiết lập để điều chỉnh hành vi của con người này, thì có thể nói rằng họ có những điều kiện tiên quyết cơ bản để thực hành và mưu cầu lẽ thật. Nếu một người hút thuốc và uống rượu, nếu hành vi của họ phóng đãng, họ phạm tội tà dâm, lợi dụng người khác, và thường xuyên trộm cắp, mà ngươi lại nói: “Người này yêu lẽ thật, chắc chắn họ có thể thực hành lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi”, thì câu nói đó có đúng không? (Thưa, không.) Tại sao lại không đúng? (Thưa, người đó không có khả năng đáp ứng ngay cả những yêu cầu cơ bản nhất của Đức Chúa Trời, họ không thể có khả năng thực hành lẽ thật, và nếu ai đó nói rằng họ yêu lẽ thật, thì đó là nói dối.) Đúng vậy. Người này thậm chí còn không có mức độ tự kiềm chế bản thân cơ bản nhất. Hàm ý của điều này là họ thậm chí còn không có lương tâm và lý trí ở mức độ cơ bản nhất mà một con người nên có. Nói cách khác, người này không có lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường. Không có lương tâm và lý trí nghĩa là gì? Nghĩa là người này đã nghe những lời Đức Chúa Trời phán, những yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra cho con người, cũng như những quy tắc Đức Chúa Trời thiết lập, và họ không hề coi trọng chúng. Đức Chúa Trời phán rằng trộm cắp của người khác là xấu, rằng con người không nên trộm cắp, và người này thắc mắc: “Tại sao con người không được phép trộm cắp? Tôi nghèo quá, không trộm cắp thì làm sao sống được? Liệu tôi có thể giàu nổi nếu không trộm cắp và lợi dụng người khác không?”. Chẳng phải họ không có lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường sao? (Thưa, phải.) Họ không thể tuân giữ những yêu cầu Đức Chúa Trời đặt ra để kiềm chế hành vi của con người, vì vậy họ không phải là người có nhân tính bình thường. Nếu nói rằng một người không có nhân tính bình thường yêu lẽ thật, thì điều đó có thể không? (Thưa, không.) Họ không yêu những điều tích cực, và mặc dù Đức Chúa Trời phán rằng con người không được trộm cắp hoặc tà dâm, nhưng họ không thể đáp ứng được những yêu cầu này, và họ chán ghét những lời này của Đức Chúa Trời – vậy thì họ có khả năng yêu lẽ thật không? Lẽ thật cao hơn nhiều so với những tiêu chí hành vi này – liệu họ có thể đạt được lẽ thật không? (Thưa, không.) Lẽ thật không phải là một tiêu chí hành vi đơn giản, nó không chỉ là vấn đề con người nghĩ đến lẽ thật khi đang phạm tội hoặc khi tùy tiện, liều lĩnh, rồi sau đó tự kiềm chế bản thân, và không còn phạm tội hay hành động tùy tiện, liều lĩnh nữa. Lẽ thật không chỉ kiềm chế hành vi của con người theo cách đơn giản này, mà còn có thể trở thành lẽ sống của một người, và có thể chi phối mọi thứ về một người. Khi con người tiếp nhận lẽ thật như lẽ sống của mình, điều này đạt được là nhờ họ trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, biết đến lẽ thật và thực hành lẽ thật. Khi con người tiếp nhận lẽ thật, trong họ sẽ nảy sinh một cuộc đấu tranh, và có thể những tâm tính bại hoại của họ sẽ dễ dàng bộc phát. Khi con người có thể sử dụng lẽ thật để giải quyết những tâm tính bại hoại của mình, thì lẽ thật có thể trở thành lẽ sống cũng như nguyên tắc sống và hành xử của họ. Đây là điều mà chỉ những người yêu lẽ thật và có nhân tính mới có thể đạt được. Liệu những người không yêu lẽ thật và không có nhân tính có thể đạt đến mức độ này không? (Thưa, không.) Đúng vậy, dù có muốn họ cũng không thể đạt được.

Nếu chúng ta xem xét những yêu cầu Đức Chúa Trời đã tạo lập để điều chỉnh hành vi của con người này, thì trong tất cả những lời Đức Chúa Trời đã phán, và trong tất cả những quy định cụ thể Ngài đã đưa ra, có điều nào là thừa không? (Thưa, không.) Chúng có ý nghĩa không? Chúng có giá trị không? (Thưa, có.) Con người có nên tuân theo chúng không? (Thưa, có.) Đúng vậy, con người nên tuân theo chúng. Và đồng thời với việc tuân theo chúng, con người nên loại bỏ những câu nói mà văn hóa truyền thống đã truyền bá cho họ, như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, v.v. Họ nên tuân thủ từng yêu cầu Đức Chúa Trời đưa ra để điều chỉnh hành vi của con người, và hành xử theo lời Đức Chúa Trời một cách nghiêm ngặt. Họ nên sống thể hiện ra nhân tính bình thường bằng cách tuân thủ chặt chẽ tất cả các yêu cầu Đức Chúa Trời đã đưa ra, và dĩ nhiên, họ cũng nên đánh giá con người và sự việc, hành xử và hành động theo những yêu cầu này một cách nghiêm ngặt. Mặc dù những yêu cầu này còn cách xa các tiêu chuẩn của lẽ thật, nhưng chúng đều là lời Đức Chúa Trời, và vì là lời Đức Chúa Trời nên chúng có thể có tác dụng chỉ dẫn tích cực và chính diện đối với con người. Ta đã định nghĩa về việc mưu cầu lẽ thật như thế nào? Nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động hoàn toàn theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Lời Đức Chúa Trời bao hàm rất nhiều điều. Đôi khi một câu trong lời Ngài tượng trưng cho một yếu tố của lẽ thật. Đôi khi cần vài câu hoặc một đoạn để trình bày một yếu tố của lẽ thật. Đôi khi cần cả một chương để bày tỏ một yếu tố của lẽ thật. Lẽ thật tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại không hề đơn giản. Mô tả lẽ thật theo nghĩa rộng hơn thì Đức Chúa Trời chính là lẽ thật. Tất cả những lời của Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, những lời của Đức Chúa Trời vô cùng phong phú, bao hàm rất nhiều nội dung, và chúng đều là sự bày tỏ lẽ thật. Ví dụ: luật pháp và những điều răn Đức Chúa Trời đã đặt ra, cũng như những yêu cầu về hành vi Đức Chúa Trời đặt ra trong thời đại mới này, đều là lời Đức Chúa Trời. Mặc dù một số lời này không lên đến tầm lẽ thật, và mặc dù chúng chưa đủ để là lẽ thật, nhưng chúng vẫn là những điều tích cực. Dù chúng chỉ là những lời kiềm chế hành vi của con người, nhưng con người vẫn phải tuân giữ chúng. Ít nhất con người phải có những loại hành vi này, và họ không được thua kém so với những tiêu chuẩn này. Do đó, quan điểm của một người về con người và sự việc, cũng như cách cư xử và hành động của họ phải dựa trên những lời này của Đức Chúa Trời. Con người nên tuân theo chúng vì chúng là lời Đức Chúa Trời; tất cả mọi người đều nên nhìn nhận con người và sự việc, cư xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, bởi vì chúng là lời Đức Chúa Trời. Điều này chẳng đúng sao? (Thưa, đúng.) Trước đây, Ta đã từng phán điều như thế này rồi: mọi lời Đức Chúa Trời phán đều được trù tính, đã trù tính thì sẽ được thành toàn, và đã thành toàn thì sẽ tồn tại đời đời, nghĩa là lời của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ qua đi. Tại sao chúng không qua đi? Bởi vì bất kể Đức Chúa Trời phán bao nhiêu lời, và bất kể Đức Chúa Trời phán những lời đó vào thời điểm nào, thì chúng đều là lẽ thật và không bao giờ lụi tàn. Ngay cả khi thế giới bước vào một thời đại mới, lời Đức Chúa Trời cũng sẽ không thay đổi và sẽ không lụi tàn. Tại sao Ta lại nói rằng lời Đức Chúa Trời không lụi tàn? Bởi vì lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, và điều gì là lẽ thật thì sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy, tất cả luật pháp và điều răn Đức Chúa Trời đã đưa ra và phán dạy, cũng như tất cả những yêu cầu cụ thể Ngài đã đưa ra về hành vi của con người sẽ không bao giờ lụi tàn. Mọi yêu cầu trong lời Đức Chúa Trời đều có lợi cho loài người thọ tạo, tất cả đều điều chỉnh hành vi của con người, và đều gây dựng, quý giá đối với việc sống thể hiện ra nhân tính bình thường và đối với cách con người nên hành xử. Tất cả những lời này đều có thể thay đổi con người và khiến họ sống thể hiện ra hình tượng giống con người thực sự. Ngược lại, nếu con người phủ nhận những lời này của Đức Chúa Trời, phủ nhận những yêu cầu Đức Chúa Trời đã đặt ra cho loài người, và thay vào đó tuân theo những câu nói về hành vi tốt do con người đưa ra, thì rất nguy hiểm. Họ không những sẽ không trở nên ngày càng có nhân tính và lý trí, mà sẽ ngày càng trở nên giả dối và dối trá, ngày càng có khả năng bịp bợm hơn, và nhân tính họ sống thể hiện ra sẽ ngày càng chứa đựng nhiều sự bịp bợm. Họ sẽ không chỉ lừa gạt người khác, mà còn cố lừa gạt cả Đức Chúa Trời nữa.

Trong những yêu cầu Đức Chúa Trời đưa ra đối với hành vi của con người, có yêu cầu: “phải hiếu kính với cha mẹ”. Mọi người thường không có suy nghĩ hay quan niệm gì về các yêu cầu khác, vậy các ngươi nghĩ sao về yêu cầu: “phải hiếu kính với cha mẹ”? Có sự mâu thuẫn nào giữa quan điểm của các ngươi và nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời phán dạy không? Nếu các ngươi có thể thấy rõ điều này thì tốt. Những người không hiểu lẽ thật, chỉ biết làm theo quy tắc và tuôn ra những lời lẽ, câu từ giáo lý thì thiếu sự phân định; khi đọc lời Đức Chúa Trời, họ luôn chứa chấp những quan niệm của con người, luôn cảm thấy rằng có một số mâu thuẫn, và không thể thấy rõ được lời Ngài. Trong khi những người hiểu lẽ thật thì không thấy bất kỳ mâu thuẫn nào trong lời Đức Chúa Trời, họ cho rằng lời Ngài vô cùng rõ ràng, bởi vì họ hiểu những vấn đề thuộc linh và có thể lĩnh hội lẽ thật. Đôi khi, các ngươi không thể thấy rõ được lời Đức Chúa Trời, và không thể đặt được bất kỳ câu hỏi nào – nếu các ngươi không đặt câu hỏi nào, thì có vẻ như các ngươi không có vấn đề gì, nhưng trên thực tế, các ngươi có nhiều vấn đề và nhiều khó khăn, chỉ là các ngươi không nhận ra thôi. Điều này cho thấy vóc giạc của các ngươi quá nhỏ bé. Trước hết, chúng ta sẽ xem xét yêu cầu của Đức Chúa Trời về việc con người phải hiếu kính với cha mẹ – yêu cầu này đúng hay sai? Con người có nên tuân theo không? (Thưa, nên.) Điều này là chắc chắn và không thể phủ nhận; không có gì phải do dự hay suy ngẫm ở đây cả, yêu cầu này là đúng. Đúng ở đâu? Tại sao Đức Chúa Trời lại đưa ra yêu cầu này? Việc “phải hiếu kính với cha mẹ” mà Đức Chúa Trời phán dạy đề cập đến điều gì? Các ngươi có biết không? Các ngươi không biết. Tại sao lúc nào các ngươi cũng không biết vậy? Cứ điều gì liên quan đến lẽ thật là các ngươi không biết, vậy mà các ngươi có thể nói không ngừng về những lời lẽ và câu từ giáo lý – vấn đề ở đây là gì? Vậy thì các ngươi thực hành những lời này của Đức Chúa Trời như thế nào? Chẳng phải điều này liên quan đến lẽ thật sao? (Thưa, phải.) Khi ngươi thấy có một ý trong lời Đức Chúa Trời nói rằng: “Ngươi phải hiếu kính với cha mẹ”, ngươi thầm nghĩ: “Đức Chúa Trời yêu cầu mình phải hiếu kính với cha mẹ, thế thì mình sẽ hiếu kính với cha mẹ”, và ngươi bắt đầu làm điều này. Cha mẹ bảo gì ngươi làm nấy – khi cha mẹ ốm đau, ngươi túc trực bên giường bệnh, rót nước cho cha mẹ uống, nấu món ngon cho cha mẹ ăn, và mua cho cha mẹ những thứ họ thích làm quà trong những dịp lễ Tết. Khi thấy cha mẹ mệt mỏi, ngươi xoa vai, bóp lưng, và hễ cha mẹ có vấn đề gì, ngươi đều có thể nghĩ ra cách giải quyết. Bởi tất cả những điều này, cha mẹ cảm thấy rất hài lòng về ngươi. Ngươi đang hiếu kính với cha mẹ, thực hành theo lời Đức Chúa Trời, và sống thể hiện ra nhân tính bình thường, thế là ngươi cảm thấy vững vàng trong lòng, nghĩ rằng: “Thấy chưa – ba mẹ nói rằng mình đã thay đổi kể từ khi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời. Ba mẹ nói bây giờ mình có thể hiếu kính với ba mẹ, và mình hiểu chuyện hơn. Ba mẹ rất vui lòng, và họ nghĩ rằng tin vào Đức Chúa Trời thật tuyệt vời, bởi vì những người con tin vào Đức Chúa Trời không những hiếu kính với cha mẹ, mà còn đi con đường đúng đắn trong cuộc sống và sống thể hiện ra hình tượng giống con người – họ tốt hơn nhiều so với người ngoại đạo. Sau khi bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, mình đã bắt đầu thực hành theo lời Đức Chúa Trời và hành động theo yêu cầu của Ngài, và ba mẹ thực sự vui mừng khi nhìn thấy sự thay đổi này của mình. Thấy tự hào về bản thân quá. Mình đang mang lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời – chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ hài lòng về mình, và Ngài sẽ nói rằng mình là người hiếu kính với cha mẹ và có thể thống của thánh đồ”. Một hôm, hội thánh sắp xếp cho ngươi đi nơi khác truyền bá Phúc Âm, và có thể ngươi sẽ không thể về nhà trong một thời gian dài. Ngươi đồng ý đi, cảm thấy rằng mình không thể gạt bỏ sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và tin rằng ngươi vừa phải vừa hiếu kính với cha mẹ ở nhà, vừa phải tuân giữ sự ủy thác của Đức Chúa Trời ở bên ngoài. Nhưng khi ngươi thảo luận việc này với cha mẹ, họ nổi giận nói: “Đồ nghịch tử! Ba mẹ làm việc vất vả như thế để nuôi nấng mày, mà bây giờ đùng một cái mày đi. Mày đi rồi thì ai sẽ chăm sóc cặp vợ chồng già như chúng tao? Nhỡ chúng tao ốm đau hay gặp phải tai ách gì thì ai đưa chúng tao đi viện?” Họ không đồng ý cho ngươi đi, và ngươi lo lắng: “Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải hiếu kính với cha mẹ, nhưng ba mẹ không cho phép mình đi thực hiện bổn phận. Nếu vâng lời ba mẹ, mình phải gạt bỏ sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ không thích điều đó. Nhưng nếu mình vâng lời Đức Chúa Trời và đi thực hiện bổn phận, thì ba mẹ sẽ không vui. Mình phải làm sao đây?” Ngươi nghĩ đi nghĩ lại: “Vì Đức Chúa Trời đã đưa ra yêu cầu rằng trước hết con người phải hiếu kính với cha mẹ, nên mình sẽ tuân giữ yêu cầu đó. Mình không cần phải đi xa thực hiện bổn phận”. Ngươi gạt bỏ bổn phận và chọn hiếu kính với cha mẹ ở nhà, nhưng trong lòng cảm thấy không yên. Ngươi cảm thấy rằng mặc dù ngươi đã hiếu kính với cha mẹ, nhưng lại không thực hiện bổn phận, và ngươi nghĩ mình đã làm Đức Chúa Trời thất vọng. Có thể giải quyết vấn đề này như thế nào? Ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, cho đến một ngày ngươi hiểu được lẽ thật và nhận ra việc thực hiện bổn phận là điều quan trọng nhất. Sau đó, ngươi sẽ tự nhiên có thể rời gia đình để thực hiện bổn phận của mình. Có người nói: “Đức Chúa Trời muốn tôi thực hiện bổn phận, lại còn muốn tôi phải hiếu kính với cha mẹ. Chẳng phải có sự mâu thuẫn và xung đột ở đây sao? Tôi thực hành thế quái nào được?” “Phải hiếu kính với cha mẹ” là một yêu cầu Đức Chúa Trời đưa ra đối với hành vi của con người, nhưng chẳng phải từ bỏ mọi sự để đi theo Đức Chúa Trời và hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời cũng là yêu cầu của Đức Chúa Trời sao? Đó chẳng phải càng là điều Đức Chúa Trời yêu cầu sao? Đó chẳng phải càng là thực hành lẽ thật sao? (Thưa, phải.) Ngươi nên làm gì nếu hai yêu cầu này xung đột nhau? Một số người nói: “Vậy thì tôi phải hiếu kính với cha mẹ, đồng thời hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và tôi phải tuân theo lời Đức Chúa Trời cũng như thực hành lẽ thật – ồ, dễ thôi. Tôi sẽ thu xếp mọi việc ở nhà, chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của ba mẹ, thuê một người chăm sóc, rồi ra ngoài thực hiện bổn phận của mình. Tôi nhất định sẽ về nhà mỗi tuần một lần, xem ba mẹ có ổn không, rồi lại đi; nếu có gì không ổn, tôi sẽ chỉ ở lại hai ngày. Tôi không thể luôn xa ba mẹ và không bao giờ quay về, cũng không thể ở nhà mãi và không bao giờ ra ngoài thực hiện bổn phận của mình được. Làm như vậy chẳng phải vẹn cả đôi đường sao?” Các ngươi nghĩ sao về cách giải quyết này? (Thưa, không ổn.) Đó là một sự tưởng tượng, không thực tế. Vậy thì khi gặp phải dạng tình huống như thế này, chính xác thì ngươi nên hành động như thế nào cho phù hợp với lẽ thật? (Thưa, không thể vẹn cả đôi đường khi liên quan đến lòng trung thành và lòng hiếu thảo – con phải đặt bổn phận của mình lên hàng đầu.) Đầu tiên, Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải hiếu kính với cha mẹ, sau đó, Đức Chúa Trời đưa ra các yêu cầu cao hơn đối với con người về việc thực hành lẽ thật, thực hiện bổn phận và đi theo con đường của Đức Chúa Trời – các ngươi nên tuân theo yêu cầu nào? (Thưa, các yêu cầu cao hơn.) Thực hành theo các yêu cầu cao hơn có đúng không? Có thể chia lẽ thật thành lẽ thật cao hơn và lẽ thật thấp hơn, hay lẽ thật cũ hơn và lẽ thật mới hơn không? (Thưa, không.) Vậy thì khi thực hành lẽ thật, ngươi nên thực hành theo điều gì? Thực hành lẽ thật nghĩa là gì? (Thưa, làm mọi việc theo nguyên tắc.) Làm mọi việc theo nguyên tắc là điều quan trọng nhất. Thực hành lẽ thật có nghĩa là thực hành lời Đức Chúa Trời ở những thời điểm, địa điểm, môi trường và bối cảnh khác nhau; nó không phải là cố chấp áp dụng quy tắc cho mọi sự, mà là tuân giữ các nguyên tắc lẽ thật. Đó là ý nghĩa của việc thực hành lẽ thật. Vì vậy, đơn giản là không có mâu thuẫn giữa việc thực hành lời Đức Chúa Trời và việc tuân theo các yêu cầu Đức Chúa Trời đưa ra. Nói một cách cụ thể hơn, không hề có mâu thuẫn nào giữa việc hiếu kính với cha mẹ và việc hoàn thành sự ủy thác cũng như bổn phận Đức Chúa Trời giao phó. Trong hai cái này, cái nào là những lời và yêu cầu hiện tại của Đức Chúa Trời? Ngươi nên suy xét câu hỏi này trước tiên. Đức Chúa Trời yêu cầu những điều khác nhau đối với những người khác nhau; Ngài có những yêu cầu riêng cho họ. Những người phục vụ trong vai trò lãnh đạo và người làm công đã được Đức Chúa Trời kêu gọi, nên họ phải từ bỏ, và không thể ở với cha mẹ, hiếu kính với cha mẹ được. Họ nên chấp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời và từ bỏ mọi sự để theo Ngài. Đó là một dạng tình huống. Những người theo đạo bình thường chưa được Đức Chúa Trời kêu gọi, nên có thể ở với cha mẹ và hiếu kính với cha mẹ. Không có phần thưởng nào cho việc này, và họ sẽ không nhận được phước lành gì từ đó, nhưng nếu họ không tỏ lòng hiếu thảo, thì họ thiếu nhân tính. Trên thực tế, hiếu kính với cha mẹ chỉ là một loại trách nhiệm, và không bằng thực hành lẽ thật. Vâng phục Đức Chúa Trời mới là thực hành lẽ thật, chính việc chấp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời mới là biểu hiện của sự vâng phục Đức Chúa Trời, và chính những người từ bỏ mọi sự để thực hiện bổn phận của mình mới là người đi theo Đức Chúa Trời. Tóm lại, nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt ngươi là làm tròn bổn phận của mình. Đó là thực hành lẽ thật, và đây là biểu hiện của sự vâng phục Đức Chúa Trời. Vậy thì lẽ thật mà con người nên chủ yếu thực hành nhất bây giờ là gì? (Thưa, thực hiện bổn phận của mình.) Đúng vậy, trung thành thực hiện bổn phận của mình là thực hành lẽ thật. Nếu một người không thành tâm thực hiện bổn phận của mình, thì họ chỉ đang dâng sự phục vụ.

Câu hỏi chúng ta vừa thảo luận là gì? (Thưa, đầu tiên, Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải hiếu kính với cha mẹ, sau đó Ngài đưa ra những yêu cầu cao hơn về việc họ thực hành lẽ thật, thực hiện bổn phận và đi theo con đường của Đức Chúa Trời, vậy thì con người nên tuân theo yêu cầu nào trước?) Các ngươi vừa nói rằng con người nên thực hành theo những yêu cầu cao hơn. Về mặt lý thuyết thì câu này đúng – tại sao Ta lại nói nó đúng về mặt lý thuyết? Điều này có nghĩa là nếu ngươi áp dụng các quy tắc và công thức cho vấn đề này, thì câu trả lời này sẽ là đúng. Nhưng khi con người đối mặt với đời thực, câu này thường không khả thi và khó thực hiện. Vậy thì nên trả lời câu hỏi này như thế nào? Trước tiên, ngươi nên xem xét tình huống và môi trường sống mà ngươi đang phải đối mặt cũng như bối cảnh của ngươi. Nếu dựa trên môi trường sống và bối cảnh của ngươi, việc ngươi hiếu kính với cha mẹ không mâu thuẫn với việc ngươi hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời cũng như việc ngươi thực hiện bổn phận của mình – hay nói cách khác, nếu việc hiếu kính với cha mẹ không ảnh hưởng đến việc ngươi trung thành thực hiện bổn phận của mình – thì ngươi có thể đồng thời thực hành cả hai. Ngươi không cần phải hình thức tách khỏi cha mẹ, và ngươi không cần phải hình thức từ bỏ hay chối bỏ họ. Điều này áp dụng trong tình huống nào? (Thưa, khi việc hiếu kính với cha mẹ không mâu thuẫn với việc thực hiện bổn phận của mình.) Đúng vậy. Nói cách khác, nếu cha mẹ ngươi không cố cản trở đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, họ cũng là tín hữu, và họ thực sự ủng hộ, khuyến khích ngươi trung thành thực hiện bổn phận và hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì mối quan hệ của ngươi với cha mẹ không phải là mối quan hệ ruột thịt giữa người thân với nhau theo nghĩa thông thường, mà là mối quan hệ giữa các anh chị em của hội thánh. Trong trường hợp đó, ngoài việc tương tác với họ với tư cách là anh chị em đồng đạo trong hội thánh, ngươi còn phải thực hiện một chút trách nhiệm hiếu thảo của mình đối với họ. Ngươi phải thể hiện sự quan tâm hơn một chút với họ. Miễn là điều đó không ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi, nghĩa là, miễn lòng ngươi không bị họ bó buộc, thì ngươi có thể gọi điện cho cha mẹ để hỏi thăm tình hình của họ và để thể hiện một chút quan tâm đối với họ, ngươi có thể giúp họ giải quyết một vài khó khăn và xử lý một số vấn đề trong cuộc sống của họ, thậm chí ngươi có thể giúp họ giải quyết một số khó khăn họ gặp phải khi bước vào sự sống – ngươi có thể làm tất cả những việc này. Nói cách khác, nếu cha mẹ không cản trở đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi nên duy trì mối quan hệ này với họ, và ngươi nên làm tròn trách nhiệm của mình đối với họ. Thế tại sao ngươi nên thể hiện sự quan tâm đến họ, chăm sóc họ và hỏi han tình hình của họ? Bởi vì ngươi là con họ và ngươi có mối quan hệ này với họ, ngươi có một loại trách nhiệm khác, và vì trách nhiệm này, ngươi phải hỏi han họ nhiều hơn một chút và trợ giúp họ thực chất hơn. Miễn là nó không ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi, miễn là cha mẹ ngươi không cản trở hoặc làm nhiễu loạn đức tin nơi Đức Chúa Trời cũng như việc thực hiện bổn phận của ngươi, và họ cũng không kìm hãm ngươi, thì việc ngươi làm tròn trách nhiệm của mình đối với họ là lẽ đương nhiên, và ngươi phải làm điều này sao cho lương tâm mình không cắn rứt – đây là tiêu chuẩn thấp nhất ngươi phải đáp ứng được. Nếu ngươi không thể hiếu kính với cha mẹ ở nhà do hoàn cảnh tác động và cản trở, thì ngươi không cần phải tuân giữ quy tắc này. Ngươi nên giao phó bản thân cho sự sắp đặt của Đức Chúa Trời cũng như quy phục sự an bài của Ngài, và ngươi không cần phải nhất quyết hiếu kính với cha mẹ. Đức Chúa Trời có lên án điều này không? Đức Chúa Trời không lên án điều này; Ngài không ép buộc con người làm điều này. Bây giờ chúng ta đang thông công về điều gì? Chúng ta đang thông công về cách con người nên thực hành khi việc hiếu kính với cha mẹ mâu thuẫn với việc thực hiện bổn phận của họ; chúng ta đang thông công về các nguyên tắc thực hành và lẽ thật. Ngươi có trách nhiệm hiếu kính với cha mẹ mình, và nếu hoàn cảnh cho phép, ngươi có thể làm tròn trách nhiệm này, nhưng ngươi không nên để mình bị cảm xúc trói buộc. Ví dụ: nếu cha hoặc mẹ ngươi bị bệnh phải vào viện, không có ai chăm sóc, còn ngươi lại quá bận rộn với bổn phận của mình, không thể về nhà, thì ngươi nên làm thế nào? Những lúc như thế này, ngươi không được để mình bị cảm xúc trói buộc. Ngươi nên dâng vấn đề này lên trong lời cầu nguyện, phó thác nó cho Đức Chúa Trời và để Đức Chúa Trời sắp đặt. Đó là kiểu thái độ ngươi nên có. Nếu Đức Chúa Trời muốn lấy đi mạng sống của cha mẹ ngươi, và mang họ đi khỏi ngươi, thì ngươi vẫn nên quy phục. Một số người nói: “Mặc dù con đã quy phục, nhưng con vẫn cảm thấy đau khổ và con đã khóc nhiều ngày - đây chẳng phải là cảm xúc sao?” Đây không phải là cảm xúc, mà là sự tử tế của con người, là có nhân tính, và Đức Chúa Trời không lên án điều này. Ngươi có thể khóc, nhưng nếu ngươi khóc mấy ngày không ăn không ngủ, không có tâm trạng thực hiện bổn phận, thậm chí còn muốn về nhà thăm cha mẹ, thì ngươi không thể làm tròn bổn phận của mình, và ngươi đã không đưa lẽ thật vào thực hành, đồng nghĩa với việc ngươi đang không làm tròn trách nhiệm của mình bằng cách hiếu kính với cha mẹ, ngươi đang sống trong cảm xúc. Nếu ngươi hiếu kính với cha mẹ trong khi sống trong cảm xúc, thì ngươi đang không làm tròn trách nhiệm của mình, và ngươi đang không tuân theo lời Đức Chúa Trời, bởi vì ngươi đã từ bỏ sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và ngươi không phải là người đi theo con đường của Đức Chúa Trời. Khi ngươi gặp phải dạng tình huống này, nếu nó không làm chậm trễ bổn phận của ngươi hoặc ảnh hưởng đến việc trung thành thực hiện bổn phận của ngươi, thì ngươi có thể làm một số việc trong khả năng của mình để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, và ngươi có thể làm tròn những trách nhiệm mình có khả năng thực hiện. Tóm lại, đây là điều con người nên làm và có khả năng làm được trong phạm vi nhân tính. Nếu ngươi bị mắc kẹt trong cảm xúc, và điều này cản trở việc thực hiện bổn phận của ngươi, thì như vậy là hoàn toàn trái với ý định của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không bao giờ yêu cầu ngươi làm điều đó, Đức Chúa trời chỉ yêu cầu ngươi thực hiện trách nhiệm của mình với cha mẹ, vậy thôi. Đó là ý nghĩa của việc có lòng hiếu thảo. Khi Đức Chúa Trời nói đến việc “phải hiếu kính với cha mẹ”, thì có bối cảnh trong đó. Ngươi chỉ cần thực hiện một vài trách nhiệm có thể đạt được trong mọi dạng điều kiện, vậy thôi. Còn về việc cha mẹ ngươi lâm bệnh nặng hay qua đời, những việc này có do ngươi quyết định không? Cuộc sống của họ thế nào, khi nào họ qua đời, căn bệnh nào khiến họ qua đời, hoặc họ qua đời như thế nào – những điều này có liên quan gì đến ngươi không? (Thưa, không.) Chúng không liên quan gì đến ngươi. Có người nói: “Tôi phải làm tròn trách nhiệm của mình để có thể hiếu kính với cha mẹ. Tôi phải đảm bảo họ không đổ bệnh, đặc biệt là không bị ung thư hoặc loại bệnh hiểm nghèo nào đó. Tôi phải đảm bảo họ sống đến 100 tuổi. Chỉ khi đó tôi mới thực sự làm tròn trách nhiệm của mình đối với họ”. Những người này chẳng phải là dạng ngớ ngẩn sao? Đây rõ ràng là sự tưởng tượng của con người, và hoàn toàn không phải là yêu cầu của Đức Chúa Trời. Ngươi thậm chí còn không biết liệu mình có thể sống đến 100 tuổi hay không, vậy mà ngươi lại đòi hỏi cha mẹ mình sống đến tuổi đó – đó là giấc mơ của kẻ ngốc! Khi Đức Chúa Trời nói đến việc “phải hiếu kính với cha mẹ”, Ngài chỉ đang yêu cầu ngươi làm tròn trách nhiệm của mình trong phạm vi của nhân tính bình thường. Chỉ cần ngươi không làm gì chọc giận cha mẹ hay làm điều gì trái với lương tâm và đạo đức của mình là đủ. Chẳng phải điều này phù hợp với lời Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Tất nhiên, chúng ta cũng vừa đề cập đến trường hợp cha mẹ cản trở đức tin nơi Đức Chúa Trời của ngươi, thực chất bản tính của họ là của những người không tin và người ngoại đạo, thậm chí là của kẻ xấu và ma quỷ, và họ không cùng con đường với ngươi. Nói cách khác, họ hoàn toàn không cùng loại người như ngươi, và mặc dù ngươi sống cùng nhà với họ trong nhiều năm, nhưng đơn giản là họ không có cùng sự mưu cầu hoặc nhân cách như ngươi, và chắc chắn họ không có cùng sở thích hoặc khát vọng như ngươi. Ngươi tin vào Đức Chúa Trời, còn họ hoàn toàn không tin vào Đức Chúa Trời, thậm chí còn chống đối Đức Chúa Trời. Nên làm gì trong những trường hợp này? (Thưa, chối bỏ họ.) Đức Chúa Trời không bảo ngươi chối bỏ họ hoặc nguyền rủa họ trong những trường hợp này. Đức Chúa Trời không phán như vậy. Yêu cầu của Đức Chúa Trời rằng “phải hiếu kính với cha mẹ” vẫn còn nguyên giá trị. Điều này có nghĩa là trong khi ngươi sống với cha mẹ, ngươi vẫn nên tuân giữ yêu cầu phải hiếu kính với cha mẹ này. Không có mâu thuẫn nào trong vấn đề này, phải không? (Thưa, không.) Hoàn toàn không có gì mâu thuẫn cả. Nói cách khác, khi ngươi sắp xếp về thăm nhà được, ngươi có thể nấu cho họ một bữa cơm hoặc làm cho họ ít bánh bao, và nếu có thể thì mua cho họ một số sản phẩm tốt cho sức khỏe, và họ sẽ rất hài lòng về ngươi. Nếu ngươi nói về đức tin của mình, và họ không tiếp nhận hoặc không tin, thậm chí còn chửi mắng ngươi, thì ngươi không cần phải rao giảng Phúc Âm cho họ. Nếu ngươi có thể gặp họ, hãy thực hành theo cách này; nếu ngươi không thể gặp họ, thì chỉ là mọi việc phải như thế, đó là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, và ngươi phải nhanh chóng giữ khoảng cách với họ và tránh xa họ. Nguyên tắc cho việc này là gì? Nếu cha mẹ ngươi không tin vào Đức Chúa Trời, họ không có chung tiếng nói hoặc sự mưu cầu và mục tiêu chung với ngươi, và họ không đi cùng con đường với ngươi, thậm chí còn cản trở và bức hại đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi có thể phân định được về họ, nhìn thấu thực chất của họ, và chối bỏ họ. Tất nhiên, nếu họ lăng mạ Đức Chúa Trời hoặc nguyền rủa ngươi, thì ngươi có thể nguyền rủa họ trong lòng. Vậy thì việc “phải hiếu kính với cha mẹ” mà Đức Chúa Trời phán dạy đề cập đến điều gì? Ngươi nên thực hành điều đó như thế nào? Đó là nếu ngươi có thể thực hiện trách nhiệm của mình, thì hãy thực hiện một chút; còn nếu ngươi không có cơ hội đó, hoặc nếu xích mích khi tương tác với họ đã trở nên quá lớn, có mâu thuẫn giữa ngươi và cha mẹ, và ngươi và cha mẹ đã đạt đến mức độ không còn có thể nhìn mặt nhau được nữa, thì ngươi nên nhanh chóng tách ra khỏi họ. Khi Đức Chúa Trời phán về việc phải hiếu kính với những kiểu cha mẹ này, ý Ngài là ngươi nên thực hiện trách nhiệm làm con của mình từ vị trí người con, và làm những điều con cái nên làm. Ngươi không được chọc giận cha mẹ mình, hay cãi lại họ, ngươi không được đánh đập hay la mắng họ, ngươi không được ngược đãi họ, và ngươi nên thực hiện trách nhiệm với họ bằng hết khả năng của mình. Đây là những điều nên được thực hiện trong phạm vi nhân tính; đây là những nguyên tắc một người nên thực hành trong việc “phải hiếu kính với cha mẹ”. Chẳng phải chúng dễ thực hiện sao? Ngươi không cần phải nóng nảy đối phó với cha mẹ, nói rằng: “Ba mẹ là ma quỷ và những người không tin, Đức Chúa Trời rủa sả ba mẹ xuống hồ lửa và diêm sinh cùng vực sâu không đáy, Ngài sẽ tống ba mẹ xuống tầng thứ mười tám của địa ngục!” Điều đó không cần thiết, ngươi không cần phải đi đến mức cực đoan này. Nếu hoàn cảnh cho phép, và nếu tình huống đòi hỏi, ngươi có thể làm tròn trách nhiệm làm con của mình đối với cha mẹ. Nếu điều này là không cần thiết, hoặc nếu hoàn cảnh không cho phép và không đủ điều kiện thực hiện, thì ngươi có thể bỏ qua nghĩa vụ này. Tất cả những gì ngươi cần làm là thực hiện trách nhiệm làm con của mình khi gặp gỡ và tương tác với cha mẹ. Khi ngươi đã làm điều đó là ngươi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các ngươi nghĩ sao về nguyên tắc này? (Thưa, hay.) Phải có những nguyên tắc trong cách ngươi đối xử với tất cả mọi người, kể cả cha mẹ mình. Ngươi không được hành động bằng huyết khí, và ngươi không được chửi mắng cha mẹ chỉ vì họ bức hại đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời. Có rất nhiều người trên thế giới không tin vào Đức Chúa Trời, có rất nhiều người ngoại đạo, và có rất nhiều người xúc phạm Đức Chúa Trời – ngươi định đi chửi rủa và quát mắng tất cả bọn họ hay sao? Nếu không thì ngươi cũng không được quát mắng cha mẹ mình. Nếu ngươi quát mắng cha mẹ mình, nhưng lại không quát mắng người khác, thì ngươi đang sống trong huyết khí, và Đức Chúa Trời không thích điều đó. Đừng nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ hài lòng với ngươi nếu ngươi vô cớ mắng mỏ và chửi rủa cha mẹ mình, nói họ là ma quỷ, Sa-tan sống, tay sai của Sa-tan, và nguyền rủa họ xuống địa ngục – không phải vậy. Đức Chúa Trời sẽ không thấy ngươi chấp nhận được hoặc nói rằng ngươi có nhân tính vì việc thể hiện sự chủ động giả dối này. Thay vào đó, Đức Chúa Trời sẽ nói rằng hành động của ngươi đi kèm với cảm xúc và huyết khí. Đức Chúa Trời sẽ không thích ngươi hành động theo cách này, nó quá cực đoan và không phù hợp với ý muốn của Ngài. Phải có nguyên tắc trong cách ngươi đối xử với tất cả mọi người, kể cả cha mẹ ngươi; bất kể họ có tin vào Đức Chúa Trời hay không, và bất kể họ có phải là kẻ ác hay không, ngươi cũng phải đối xử với họ theo nguyên tắc. Đức Chúa Trời đã phán với con người nguyên tắc này: đó là phải đối xử công bằng với người khác – chỉ là con người có thêm một mức độ trách nhiệm đối với cha mẹ mình. Tất cả những gì ngươi cần làm là thực hiện trách nhiệm này. Bất kể cha mẹ ngươi có phải là tín hữu hay không, bất kể họ có theo đuổi đức tin của mình hay không, bất kể nhân sinh quan và nhân tính của họ có phù hợp với của ngươi hay không, thì ngươi cũng chỉ cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với họ. Ngươi không cần trốn tránh họ – chỉ cần để mọi thứ thuận theo tự nhiên, theo sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Nếu họ cản trở đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi vẫn nên cố gắng hết sức làm tròn trách nhiệm làm con của mình, để ít nhất lương tâm ngươi không cảm thấy mắc nợ họ. Nếu họ không cản trở ngươi, và họ ủng hộ đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi cũng nên thực hành theo nguyên tắc, đối xử tốt với họ khi phù hợp. Tóm lại, dù thế nào đi chăng nữa, những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người không thay đổi, và các nguyên tắc lẽ thật mà con người nên thực hành cũng không thể thay đổi. Trong những vấn đề này, ngươi chỉ cần giữ vững nguyên tắc và thực hiện những trách nhiệm mà mình có thể làm.

Bây giờ Ta sẽ nói về lý do tại sao Đức Chúa Trời lại đưa ra một yêu cầu đối với hành vi của con người như “phải hiếu kính với cha mẹ”. Những yêu cầu khác của Đức Chúa Trời đều là những quy tắc hành xử liên quan đến từng cách hành xử của mỗi người, vậy tại sao Đức Chúa Trời lại đặt ra một loại yêu cầu khác về vấn đề hiếu thảo? Nói Ta nghe: nếu ngay cả với cha mẹ mình mà người ta cũng không thể hiếu kính, thì thực chất bản tính của họ như thế nào? (Thưa, là xấu.) Cha mẹ họ đã chịu bao khổ cực sinh ra họ và nuôi nấng họ, dưỡng dục họ chắc chắn không hề dễ dàng – và thực ra cha mẹ cũng không mong con cái sẽ mang lại cho mình hạnh phúc hay hoan hỉ gì lớn lao, họ chỉ mong sau này con cái khôn lớn sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc, và họ sẽ không phải lo lắng quá nhiều về con. Nhưng con cái họ lại không phấn đấu hay làm việc chăm chỉ, cũng chẳng sống tốt – chúng vẫn ỷ lại sự chăm sóc của cha mẹ, và chúng đã trở thành con đỉa, không những không hiếu kính với cha mẹ, mà còn muốn ức hiếp và hăm dọa để moi tài sản của cha mẹ. Nếu chúng có khả năng thực hiện loại hành vi thấp hèn này, thì chúng là loại người gì? (Thưa, là người có nhân tính thấp kém.) Chúng không thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào đối với những đấng đã sinh thành và nuôi nấng mình, chúng còn không hề cảm thấy có lỗi về điều đó – nhìn từ góc độ này thì chúng có lương tâm không? (Thưa, không có.) Chúng sẽ đánh đập và chửi mắng bất cứ ai, kể cả cha mẹ mình. Chúng đối xử với cha mẹ mình giống như bất kỳ ai khác – tùy ý đánh đập, chửi mắng. Khi cảm thấy không vui, chúng trút giận lên cha mẹ, đập vỡ bát đĩa, khiến cha mẹ khiếp sợ. Người như thế này có lý trí không? (Thưa, không.) Nếu một kẻ không có lương tâm hoặc lý trí, và có thể tùy tiện ngược đãi ngay cả cha mẹ của chính mình, thì chúng có phải là người không? (Thưa, không.) Vậy thì chúng là gì? (Thưa, là súc sinh.) Chúng là súc sinh. Câu này có chính xác không? (Thưa, có.) Trên thực tế, nếu một người thực hiện một số trách nghiệm với cha mẹ, quan tâm và vô cùng yêu thương cha mẹ – thì chẳng phải đây là những điều mà người có nhân tính bình thường nên có như một lẽ đương nhiên sao? (Thưa, phải.) Nếu một người chọc giận và bạc đãi cha mẹ mình, liệu lương tâm của họ có thể chấp nhận được điều đó không? Con người bình thường có thể làm một điều như vậy không? Những người có lương tâm và lý trí không thể làm như vậy – nếu họ khiến cha mẹ giận, họ sẽ cảm thấy đau khổ mấy ngày. Một số người tính tình nóng nảy, trong lúc nhất thời quá đỗi căng thẳng có thể nổi khùng với cha mẹ, nhưng sau khi làm vậy, lương tâm họ sẽ cắn rứt, và ngay cả khi không xin lỗi cha mẹ, họ cũng sẽ không tái phạm. Đây là điều mà con người có nhân tính bình thường phải có, và là sự bộc lộ của nhân tính bình thường. Những người không có nhân tính có thể ngược đãi cha mẹ đủ kiểu mà không cảm thấy gì, họ làm những việc như vậy. Nếu cha mẹ đánh họ một lần khi còn nhỏ, họ sẽ nhớ suốt đời, và khi lớn lên, họ vẫn muốn đánh cha mẹ mình, đánh trả lại họ. Hầu hết mọi người sẽ không đánh lại khi bị cha mẹ đánh hồi nhỏ; một số người ở độ tuổi khoảng 30 sẽ không đánh trả khi bị cha mẹ đánh, và dù có đau cũng không nói lời nào. Đây là điều con người có nhân tính bình thường nên có. Tại sao họ sẽ không nói lời nào? Nếu người khác đánh họ, liệu họ có cho phép và để cho người ta đánh mình không? (Thưa, không.) Nếu là người khác, bất kể là ai, họ cũng sẽ không cho phép người ta đánh mình – thậm chí còn không cho phép người ta nói một lời chửi mắng mình. Vậy tại sao dù bị cha mẹ đánh thế nào, họ cũng không đánh trả hay nổi giận? Tại sao họ lại chịu đựng được? Chẳng phải vì trong nhân tính của họ có lương tâm và lý trí sao? Họ tự nhủ: “Cha mẹ đã nuôi nấng mình. Dù họ đánh mình là không đúng, nhưng mình phải chịu. Hơn nữa, chính mình là người đã khiến cha mẹ tức giận, nên mình đáng bị đòn. Họ chỉ đang làm vậy vì mình không vâng lời họ và khiến họ tức giận. Mình đáng bị đòn! Mình sẽ không bao giờ tái phạm nữa”. Đây chẳng phải là lý trí mà con người có nhân tính bình thường nên có sao? (Thưa, phải.) Chính lý trí của nhân tính bình thường này đã cho phép họ chịu đựng sự đối xử của cha mẹ với mình theo cách này. Đây là nhân tính bình thường. Vậy thì những người không thể chịu đựng được kiểu đối xử này, những người đánh trả lại cha mẹ, có nhân tính này không? (Thưa, không.) Đúng vậy, họ không có. Những người không có lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường thậm chí có thể đánh đập và chửi mắng cha mẹ của chính mình, vậy thì họ sẽ có thể đối xử với Đức Chúa Trời và các anh chị em mình trong hội thánh như thế nào? Họ có thể đối xử với những đấng sinh thành và nuôi nấng mình như vậy, thì chẳng phải họ càng không quan tâm đến những người khác không cùng huyết thống với mình sao? (Thưa, phải.) Họ sẽ đối xử thế nào với Đức Chúa Trời, Đấng họ không thể nhìn thấy hoặc tiếp xúc? Họ không thể nhìn thấy Đức Chúa Trời, liệu họ có thể đối xử với Ngài bằng lương tâm và lý trí không? Liệu họ có thể quy phục tất cả những hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt không? (Thưa, không.) Nếu Đức Chúa Trời xử lý và tỉa sửa họ, hay phán xét và hành phạt họ, liệu họ có chống đối Ngài không? (Thưa, có.) Hãy nghĩ mà xem: lương tâm và lý trí của một người có chức năng gì? Ở một mức độ nào đó, lương tâm và lý trí của một người có thể kiềm chế và điều chỉnh hành vi của họ – giúp họ có thái độ đúng đắn và đưa ra những lựa chọn đúng đắn khi có chuyện xảy đến, đồng thời tiếp cận mọi việc xảy đến với mình bằng lương tâm và lý trí. Đa phần, hành động dựa trên lương tâm và lý trí sẽ cho phép con người tránh được rất nhiều họa. Tất nhiên, những người mưu cầu lẽ thật có thể lựa chọn dựa trên nền tảng này mà bước đi trên con đường mưu cầu lẽ thật, bước vào thực tế lẽ thật, và quy phục sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời. Những người không mưu cầu lẽ thật thì thiếu nhân tính, và họ không có loại lương tâm và lý trí này – hậu quả của việc này là khôn lường. Họ có khả năng làm bất cứ điều gì đối với Đức Chúa Trời – giống như cách người Pha-ri-si đã đối xử với Đức Chúa Jêsus, họ là có khả năng chửi rủa Đức Chúa Trời, trả thù Đức Chúa Trời, báng bổ Đức Chúa Trời, hoặc thậm chí buộc tội và phản bội Đức Chúa Trời. Vấn đề này rất nghiêm trọng – chẳng phải điều này báo hiệu rắc rối sao? Những người thiếu lý trí nhân tính thường trả thù người khác do huyết khí; họ không được kiềm chế bởi lý trí của nhân tính, nên dễ hình thành một số tư tưởng và lời nói cực đoan, rồi thực hiện một số hành vi cực đoan, hành động theo nhiều cách trái với lương tâm, lý trí, và cuối cùng dẫn đến hậu quả hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát. Ta ít nhiều đã thông công xong về việc “phải hiếu kính với cha mẹ” và thực hành lẽ thật – cuối cùng, tựu chung lại là vấn đề nhân tính. Tại sao Đức Chúa Trời lại đưa ra một yêu cầu như “phải hiếu kính với cha mẹ”? Bởi vì nó liên quan đến cách hành xử của con người. Một mặt, Đức Chúa Trời sử dụng yêu cầu này để điều chỉnh hành vi của con người, đồng thời, Ngài cũng dùng nó để kiểm tra và xác định nhân tính của con người. Nếu một người không đối xử với cha mẹ mình bằng lương tâm và lý trí, thì chắc chắn họ không có nhân tính. Một số người nói: “Nếu cha mẹ không có nhân tính tốt, và không làm tròn trách nhiệm của mình đối với con cái, thì con cái có còn phải hiếu thảo với cha mẹ không?”. Nếu họ có lương tâm và lý trí, thì là người con, họ sẽ không ngược đãi cha mẹ mình. Người ngược đãi cha mẹ mình tuyệt đối không có lương tâm và lý trí. Vì vậy, bất kể Đức Chúa Trời đưa ra yêu cầu nào, dù liên quan đến thái độ con người đối xử với cha mẹ mình, hay đến nhân tính mà con người thường sống thể hiện ra và bộc lộ, thì trong mọi trường hợp, vì Đức Chúa Trời đã đặt ra những cách tiếp cận đối với hành vi bên ngoài này, Ngài hẳn phải có lý do và mục đích riêng của Ngài để làm như vậy. Mặc dù những yêu cầu về hành vi Đức Chúa Trời đưa ra này vẫn còn phần nào cách xa lẽ thật, nhưng chúng vẫn là những tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đã đặt ra để điều chỉnh hành vi của con người. Hết thảy chúng đều có ý nghĩa và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.

Ta vừa mới thông công về những mối liên hệ và sự khác biệt giữa các tiêu chí hành vi mà Đức Chúa Trời đặt ra cho con người và những lẽ thật Ngài yêu cầu. Đến đây, chẳng phải ít nhiều chúng ta đã thông công xong về các hành vi tốt nằm trong những điều con người cho là đúng và tốt trong quan niệm của họ sao? Sau khi kết thúc mối thông công về điều này, chúng ta đã tương giao về một số tiêu chuẩn và câu nói Đức Chúa Trời đưa ra để điều chỉnh hành vi của con người và những gì con người sống thể hiện ra, và chúng ta đã liệt kê một số ví dụ, chẳng hạn như: không đánh đập hoặc chửi mắng người khác, phải hiếu kính với cha mẹ, không hút thuốc hoặc uống rượu, không trộm cắp, không lợi dụng người khác, không làm chứng dối, không thờ thần tượng, v.v. Tất nhiên, đây chỉ là những cái chính, còn rất nhiều chi tiết khác mà chúng ta sẽ không đi sâu vào. Vậy thì sau khi thông công về những điều này, các ngươi nên thu được những lẽ thật nào? Các ngươi nên thực hành những nguyên tắc nào? Các ngươi nên làm gì? Các ngươi có cần kính già yêu trẻ không? Các ngươi có cần là người nho nhã lễ độ không? Các ngươi có cần hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần không? Phụ nữ có cần phải ôn tồn tao nhã hay có học vấn và hiểu lý lẽ không? Đàn ông có cần phải là nam tử hán đại trượng phu không? Không. Tất nhiên, chúng ta đã thông công rất nhiều rồi. Những điều văn hóa truyền thống cổ xúy rõ ràng được Sa-tan sử dụng để khiến con người lầm lạc. Chúng là những thứ rất gây lầm lạc, và chúng là những thứ đánh lừa mọi người. Các ngươi nên tự xét lại mình xem có còn nuôi bất kỳ suy nghĩ và quan niệm hay hành vi và biểu hiện nào trong số này không. Nếu có thì các ngươi nên nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, sau đó các ngươi nên tiếp nhận lẽ thật và sống theo lời Đức Chúa Trời. Bằng cách đó, các ngươi sẽ có thể được Đức Chúa Trời chấp thuận. Các ngươi nên tự phản tỉnh xem trạng thái bên trong của mình như thế nào khi sống theo văn hóa truyền thống, mình cảm thấy như thế nào trong thâm tâm, mình đã đạt được gì, kết quả ra sao, và sau đó xem xem mình cảm thấy như thế nào khi hành xử theo những tiêu chuẩn Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người như phải biết tự kiềm chế, có thể thống của thánh đồ, không đánh đập chửi mắng người khác, v.v. Hãy xem xét xem những cách sống nào trong số này cho các ngươi sống dễ dàng, tự do, yên ổn và bình an hơn, cho phép ngươi sống có nhân tính hơn, và những cách sống nào khiến ngươi cảm thấy như thể mình đang sống sau một chiếc mặt nạ giả tạo, và khiến cho cuộc sống của ngươi rất giả dối, khổ sở. Hãy xem xét xem những cách sống nào trong số này cho phép ngươi sống ngày càng gần hơn với những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và giúp cho mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời ngày càng bình thường hơn. Khi ngươi thực sự trải nghiệm điều này, ngươi sẽ biết. Chỉ có thực hành lời Đức Chúa Trời và lẽ thật mới có thể mang lại cho ngươi sự giải thoát và tự do, đồng thời giúp ngươi có được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Ví dụ: giả sử để khiến cho người khác nói rằng ngươi kính già yêu trẻ, rằng ngươi tuân thủ phép tắc, và rằng ngươi là một người tốt, thì mỗi khi gặp anh chị em nào lớn tuổi hơn, ngươi đều gọi họ là “anh”, “chị”, không bao giờ dám gọi họ bằng tên, và cảm thấy rất ngại khi gọi họ bằng tên, nghĩ rằng làm như vậy là rất thiếu tôn trọng. Quan niệm truyền thống về việc kính già yêu trẻ này ẩn trong lòng ngươi, vì vậy khi nhìn thấy người lớn tuổi, ngươi hành động rất nhẹ nhàng, như thể ngươi rất tuân thủ phép tắc và có văn hóa, và ngươi kiểu gì cũng phải cúi người từ góc 15 độ cho đến 90 độ. Ngươi đối xử đầy tôn trọng với người lớn tuổi hơn – người trước mặt ngươi càng lớn tuổi, thì ngươi càng giả vờ cư xử lễ độ hơn. Cư xử lễ độ như thế này có phải là một điều tốt không? Đó là sống hèn nhát và không có phẩm cách. Khi những người như thế này gặp trẻ con, họ giả vờ dễ thương và vui nhộn, như một đứa trẻ. Khi gặp người bằng vai phải lứa, họ đứng khá thẳng và cư xử như một người lớn, để người khác không dám coi thường họ. Họ là loại người gì? Chẳng phải họ là người nhiều mặt sao? Họ thay đổi quá nhanh, phải không? Khi gặp người lớn tuổi, họ gọi “ông”, “bà”. Khi gặp người lớn hơn họ một chút, họ gọi “cô”, “chú”, “anh”, “chị”. Khi gặp người nhỏ tuổi hơn, họ gọi “em”. Họ đặt cho mọi người những kính ngữ và biệt hiệu khác nhau tùy theo độ tuổi, và họ sử dụng những hình thức xưng hô này rất đúng và chính xác. Những điều này đã ăn sâu vào cốt tủy họ, và họ có thể vận dụng chúng dễ dàng. Nhất là sau khi tin vào Đức Chúa Trời, họ càng cảm thấy tin chắc rằng: “Bây giờ mình là một người tin vào Đức Chúa Trời, mình phải tuân thủ phép tắc và có văn hóa; mình phải có học vấn và hiểu lý lẽ. Mình không thể phá vỡ phép tắc hoặc nổi loạn như mấy thanh niên ngoại đạo có vấn đề được – mọi người sẽ không thích điều đó. Nếu muốn mọi người thích mình, mình phải kính già yêu trẻ”. Thế là họ điều chỉnh hành vi còn nghiêm ngặt hơn nữa, phân chia mọi người ở các nhóm độ tuổi khác nhau thành các cấp độ khác nhau, đặt cho họ đủ loại kính ngữ và biệt hiệu, sau đó không ngừng đưa điều này vào thực hành trong đời sống hàng ngày, rồi ngày càng nghĩ rằng: “Nhìn này, mình đã thực sự thay đổi kể từ khi tin vào Đức Chúa Trời. Mình có học vấn và hiểu lý lẽ, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ và hòa nhã dễ mến. Mình đang thực sự sống với hình tượng giống con người. Mình biết cách xưng hô phù hợp với từng người mình gặp, bất kể họ bao nhiêu tuổi. Chẳng cần cha mẹ dạy, cũng chẳng cần người xung quanh bảo, mình cũng tự biết làm”. Sau khi thực hành những hành vi tốt này, họ nghĩ rằng họ thực sự có nhân tính, rằng họ thực sự tuân thủ phép tắc, và rằng Đức Chúa Trời hẳn sẽ thích điều này – chẳng phải họ đang lừa dối bản thân và người khác sao? Từ giờ trở đi, các ngươi phải từ bỏ những điều này. Trước đây, Ta đã kể câu chuyện về Đại Minh và Tiểu Minh – câu chuyện đó liên quan đến việc kính già yêu trẻ, phải không? (Thưa, phải.) Một số người khi gặp người lớn tuổi thì nghĩ rằng gọi “anh”, “chị” chưa đủ thân thiết, rằng điều đó sẽ khiến người ta nghĩ rằng họ chưa đủ có văn hóa, thế là họ gọi “cô”, “chú”. Có vẻ như ngươi đã dành cho họ đủ sự tôn trọng, và sự tôn trọng của ngươi dành cho họ xuất phát từ đâu? Ngươi không có khuôn mặt của một người tôn trọng người khác. Ngươi có vẻ ngoài đáng sợ và hung dữ, hỗn xược và kiêu ngạo, và ngươi kiêu ngạo trong hành động của mình hơn bất kỳ ai khác. Ngươi không những không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, mà còn không tham khảo ý kiến của ai cả; độc đoán chuyên quyền, và không có một chút nhân tính nào. Ngươi tìm cách gặp những người có địa vị, rồi gọi họ là “cô”, “chú”, mong được người ta khen – giả vờ như vậy có ích gì không? Ngươi sẽ có nhân tính và đức hạnh nếu giả vờ như thế này à? Ngược lại, khi người khác nhìn thấy ngươi làm như vậy, họ sẽ càng cảm thấy ghê tởm ngươi. Khi có chuyện nảy sinh liên quan đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, ngươi có khả năng hoàn toàn bán đứng lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Ngươi sống chỉ để thỏa mãn bản thân, và mặc dù có kiểu nhân tính này, ngươi vẫn gọi người ta là “cô” – đây chẳng phải là giả vờ sao? (Thưa, phải.) Ngươi rất giỏi giả vờ đấy! Nói Ta nghe, những kẻ như thế này chẳng đáng ghê tởm sao? (Thưa, phải.) Những kẻ như thế này luôn bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời – chứ không hề bảo vệ. Họ ăn cháo đá bát, và không xứng đáng được sống trong nhà Đức Chúa Trời. Hãy tự xét lại mình, và thấy rằng ngươi vẫn chấp chứa những suy nghĩ, quan điểm, thái độ, cách tiếp cận và cách đối nhân xử thế nào mà là những điều nhân loại thường công nhận là hành vi tốt, nhưng trên thực tế lại chính là những điều Đức Chúa Trời ghê tởm. Ngươi nên mau chóng buông bỏ những thứ vô giá trị này, và tuyệt đối không được bám chặt vào chúng. Một số người nói: “Hành động như vậy thì có gì sai?”. Nếu ngươi hành động như vậy, Ta sẽ ghê tởm ngươi và Ta sẽ khinh ghét ngươi, ngươi tuyệt đối không được hành động như vậy. Một số người nói: “Ngài ghê tởm chúng con cũng chẳng sao, rốt cuộc thì chúng con có sống với Ngài đâu”. Ngươi vẫn không được hành động như vậy, dù Ta và các ngươi không sống cùng nhau. Ta sẽ cảm thấy ghê tởm ngươi bởi vì ngươi không thể tiếp nhận hoặc thực hành lẽ thật, đồng nghĩa với việc ngươi không thể được cứu rỗi. Vì vậy, tốt hơn ngươi nên từ bỏ những thứ đó càng sớm càng tốt. Đừng giả vờ và đừng sống sau chiếc mặt nạ giả tạo. Ta cho rằng người phương Tây rất bình thường trong vấn đề này. Ví dụ: ở Mỹ, ngươi chỉ cần gọi mọi người bằng tên. Ngươi không cần phải lúng túng gọi người này là “ông”, người kia là “bà”, và ngươi không phải lo bị mọi người đánh giá – ngươi có thể đường đường chính chính gọi mọi người bằng tên, và khi mọi người nghe ngươi gọi như vậy, họ sẽ cảm thấy rất vui, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, và họ sẽ nghĩ rằng ngươi đang tôn trọng họ. Ngược lại, nếu ngươi biết tên họ mà vẫn gọi họ là “ngài” hay “cô”, thì họ sẽ không vui, họ sẽ lạnh nhạt với ngươi, và ngươi sẽ thấy rất kỳ lạ. Văn hóa phương Tây khác với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Người Trung Quốc đã được truyền thụ và chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, và họ luôn muốn đứng trên cao, làm bậc trưởng bối, và khiến người khác phải tôn trọng mình. Gọi là “ông” hay “bà” chưa đủ, họ còn muốn người ta thêm chữ “cả” vào, và gọi họ là “ông cả”, “bà cả” hay “bác cả”. Rồi còn có “chị lớn” hay “anh lớn” – nếu không gọi là “cả” thì muốn được gọi là “lớn”. Những người như thế này chẳng đáng ghê tởm sao? Đây là loại tâm tính gì? Nó chẳng khốn nạn sao? Thật ghê tởm! Những loại người này không những không thể giành được sự tôn trọng của người khác, mà còn bị người khác ghê tởm, khinh thường, bị xa lánh và chối bỏ. Vì vậy, có lý do để Đức Chúa Trời vạch trần những khía cạnh này của văn hóa truyền thống và ghét những thứ này. Đó là bởi vì những thứ này chứa đựng những thủ đoạn và tâm tính của Sa-tan, và có thể tác động đến cách thức cũng như phương hướng hành xử của một người. Tất nhiên, chúng cũng có thể tác động đến quan điểm một người nhìn con người và sự việc, đồng thời còn khiến người ta mù quáng, ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn con đường đúng đắn của họ. Vì vậy, chẳng phải con người nên từ bỏ những thứ này sao? (Thưa, phải.)

Người Trung Quốc đã bị ảnh hưởng rất sâu sắc bởi văn hóa truyền thống. Tất nhiên, mỗi quốc gia trên thế giới đều có nền văn hóa truyền thống riêng, và những nền văn hóa truyền thống này chỉ khác nhau ở những khía cạnh nhỏ. Mặc dù một số câu nói của họ khác với những câu nói của văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng chúng cùng tính chất. Tất cả những câu nói này đều tồn tại bởi vì con người có những tâm tính bại hoại và thiếu nhân tính bình thường, vì vậy họ sử dụng một số hành vi rất dối trá, bề ngoài có vẻ tốt, phù hợp với những quan niệm và tưởng tượng của con người, dễ dàng để con người thực hiện, ngụy tạo bản thân, để họ có vẻ rất lịch thiệp, cao quý và đáng kính, và để họ có vẻ có nhân cách và tôn nghiêm. Nhưng chính những khía cạnh này của văn hóa truyền thống đã che mắt và đánh lừa con người, và chính những thứ này đã cản trở con người sống thể hiện ra hình tượng giống con người thực sự. Tệ hơn nữa, Sa-tan sử dụng những thứ này để làm bại hoại nhân tính của con người và dẫn họ rời xa con đường đúng đắn. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời yêu cầu con người không được trộm cắp, không được tà dâm, v.v., trong khi Sa-tan yêu cầu con người phải có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, v.v. – chẳng phải những điều này hoàn toàn trái ngược với những yêu cầu Đức Chúa Trời đưa ra sao? Chẳng phải chúng cố tình mâu thuẫn với những yêu cầu của Đức Chúa Trời sao? Sa-tan dạy con người cách sử dụng những cách thức, hành vi bên ngoài và những gì họ sống thể hiện ra để lừa gạt người khác. Đức Chúa Trời dạy con người điều gì? Rằng họ không nên sử dụng những hành vi bên ngoài để lấy lòng tin của người khác một cách giả dối, mà thay vào đó nên hành xử dựa trên lời Ngài và lẽ thật. Bằng cách đó, họ sẽ trở nên xứng đáng với sự tin tưởng và tín nhiệm của người khác – chỉ những người như vậy mới có nhân tính. Chẳng phải có sự khác biệt ở đây sao? Có sự khác biệt rất lớn. Đức Chúa Trời dạy ngươi cách hành xử, trong khi Sa-tan dạy ngươi cách giả vờ và cách lừa gạt người khác – đó chẳng phải là một sự khác biệt lớn sao? Vậy thì bây giờ các ngươi đã hiểu cuối cùng con người nên lựa chọn điều gì chưa? Trong hai con đường này, con đường nào là đúng đắn? (Thưa, là lời Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, lời Đức Chúa Trời là con đường nhân sinh đúng đắn. Bất kể lời Đức Chúa Trời đưa ra loại yêu cầu nào đối với hành vi của con người, cho dù đó là quy tắc, điều răn hay luật pháp mà Đức Chúa Trời đã phán với con người, thì tất cả chắc chắn đều đúng, và con người phải tuân theo. Đó là bởi lời Đức Chúa Trời sẽ luôn là con đường đúng đắn và những điều tích cực, trong khi lời Sa-tan lừa gạt và làm bại hoại con người, chứa đựng những âm mưu của Sa-tan, và không phải là con đường đúng đắn, bất kể chúng có phù hợp với thị hiếu hay quan niệm và tưởng tượng của con người đến đâu. Các ngươi đã hiểu điều này chưa? (Thưa, rồi.) Các ngươi cảm thấy thế nào sau khi nghe nội dung của mối thông công ngày hôm nay? Nó có liên quan đến lẽ thật không? (Thưa, có.) Trước đây, các ngươi có hiểu khía cạnh này của lẽ thật không? (Thưa, không rõ ràng.) Bây giờ các ngươi đã hiểu rõ chưa? (Thưa, đã rõ hơn trước rồi.) Tóm lại, hiểu được những lẽ thật này sẽ có lợi cho con người về sau. Nó sẽ có lợi cho việc mưu cầu lẽ thật trong tương lai của họ, việc sống thể hiện ra nhân tính của họ, cũng như mục tiêu và phương hướng của điều họ mưu cầu trong cuộc sống.

Ngày 26 tháng 2 năm 2022

Trước: Mưu cầu lẽ thật là gì (3)

Tiếp theo: Mưu cầu lẽ thật là gì (5)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger