Mưu cầu lẽ thật là gì (3)

Ngày nay, những người thực hiện bổn phận ngày càng bận rộn. Họ cảm thấy thời gian trôi qua quá nhanh, không có đủ thời gian. Tại sao vậy? Thực tế là bởi vì bây giờ họ đã hiểu lẽ thật và nhìn thấu được nhiều vấn đề. Ý thức trách nhiệm trong lòng họ ngày càng lớn, và họ đang thực hiện bổn phận ngày càng chăm chỉ hơn, làm những công việc ngày càng chi tiết hơn. Vì vậy, họ cảm thấy ngày càng có nhiều bổn phận nên làm. Đó là lý do tại sao họ ngày càng bận rộn hơn với bổn phận của mình. Ngoài ra, mỗi ngày, hầu hết những người thực hiện bổn phận còn phải đọc lời Đức Chúa Trời và thông công về lẽ thật. Họ phải phản tỉnh bản thân, và khi có vấn đề xảy đến với mình, họ phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Họ cũng phải học một số kỹ năng nghiệp vụ. Họ luôn cảm thấy không đủ thời gian, mỗi ngày trôi qua quá nhanh. Ban đêm, họ ngẫm nghĩ về những gì mình đã làm ngày hôm đó, và đối với họ, dường như những việc mình đã làm không có nhiều giá trị, không mang lại thành quả lớn lao. Họ cảm thấy vóc giạc của mình quá nhỏ bé, bản thân mình còn nhiều khuyết điểm, và họ nóng lòng muốn phát triển nhanh về vóc giạc. Một vài người trong số họ nói: “Bao giờ công tác này mới hết bận rộn đây? Khi nào tôi mới có thể tĩnh tâm và đọc kỹ lời Đức Chúa Trời, cũng như trang bị tốt lẽ thật cho mình được đây? Những gì tôi đạt được từ một, hai buổi nhóm họp một tuần rất hạn chế. Chúng ta nên nhóm họp nhiều hơn và nghe giảng nhiều hơn – đó là cách duy nhất để hiểu lẽ thật”. Thế là họ chờ đợi, mong mỏi; thấm thoắt ba, bốn, năm năm trôi qua, và họ cảm thấy thời gian trôi qua nhanh quá. Một số người thậm chí còn không thể đưa ra nhiều chứng ngôn kinh nghiệm sau mười năm có đức tin. Họ trở nên bồn chồn, lo sợ mình sẽ bị bỏ rơi, và nóng lòng mong muốn trang bị cho mình nhiều lẽ thật hơn. Đó là lý do tại sao họ cảm thấy áp lực về thời gian. Có nhiều người suy nghĩ theo cách này. Tất cả những ai gánh trọng trách thực hiện bổn phận và những ai mưu cầu lẽ thật đều cảm thấy thời gian trôi qua quá nhanh. Những ai không yêu lẽ thật, ham an nhàn và hưởng thụ, thì không cảm thấy thời gian trôi qua nhanh; một số thậm chí còn phàn nàn: “Khi nào ngày của Đức Chúa Trời mới đến đây? Họ luôn nói rằng công tác của Ngài sắp kết thúc – tại sao nó vẫn chưa kết thúc? Khi nào công tác của Đức Chúa Trời mới lan rộng khắp vũ trụ đây?”. Những người nói mấy lời này cảm thấy thời gian trôi qua rất chậm. Trong thâm tâm, họ không quan tâm đến lẽ thật; họ luôn ước được trở lại thế gian và tiếp tục cuộc đời tầm thường của mình. Trạng thái này của họ rõ ràng khác với trạng thái của những người mưu cầu lẽ thật. Cho dù những người mưu cầu lẽ thật bận rộn với bổn phận đến đâu, họ vẫn có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề xảy đến với mình, tìm kiếm mối thông công về những điều mình chưa rõ trong các bài giảng đã nghe, và tĩnh tâm hàng ngày để suy ngẫm về biểu hiện của mình, sau đó suy ngẫm lời Đức Chúa Trời và xem video chứng ngôn trải nghiệm. Từ đây, họ đạt được nhiều điều. Cho dù họ có bận rộn đến đâu với bổn phận, điều đó cũng không làm cản trở hay trì hoãn việc bước vào sự sống của họ. Những người yêu lẽ thật tự nhiên thực hành theo cách này. Những người không yêu lẽ thật thì không mưu cầu lẽ thật và không sẵn lòng tĩnh lặng trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh và biết mình bất kể họ có bận rộn với bổn phận hay không và bất kể vấn đề gì xảy đến. Vì vậy, cho dù bận rộn hay rảnh rỗi trong bổn phận của mình, họ cũng không mưu cầu lẽ thật. Thực tế là nếu một người một lòng mưu cầu lẽ thật, khao khát lẽ thật, cũng như mang gánh trọng trách bước vào sự sống và thay đổi tâm tính mình, thì họ sẽ ngày càng gần gũi hơn với Đức Chúa Trời trong lòng và cầu nguyện với Ngài dù có bận rộn đến đâu với bổn phận. Họ chắc chắn sẽ có được chút khai sáng và thông sáng từ Đức Thánh Linh, đồng thời sự sống của họ sẽ không ngừng phát triển. Nếu một người không yêu lẽ thật và không mang bất kỳ trọng trách nào về việc bước vào sự sống hay thay đổi tâm tính mình, hoặc không quan tâm đến những điều này, thì họ không thể đạt được bất cứ điều gì. Phản tỉnh xem mình có những bộc phát sự bại hoại nào là một việc nên làm mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: nếu một người đã bộc phát sự bại hoại trong khi thực hiện bổn phận, thì trong lòng họ phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời, phản tỉnh bản thân, nhận biết tâm tính bại hoại của mình và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó. Đây là vấn đề tấm lòng, chứ không liên quan gì đến nhiệm vụ trong tay. Việc này có dễ làm không? Nó phụ thuộc vào việc ngươi có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không. Những người không yêu lẽ thật không quan tâm đến những vấn đề về phát triển trong sự sống. Họ không suy xét những điều như vậy. Chỉ những người mưu cầu lẽ thật mới sẵn sàng chuyên tâm vào việc phát triển trong sự sống; chỉ những người đó mới thường xuyên suy ngẫm về những vấn đề thực sự tồn tại và làm thế nào để tìm kiếm lẽ thật nhằm giải quyết chúng. Trên thực tế, quá trình giải quyết vấn đề cũng chính là quá trình mưu cầu lẽ thật. Nếu một người luôn tập trung vào việc tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề trong khi thực hiện bổn phận, và đã giải quyết được khá nhiều vấn đề qua vài năm thực hành như thế, thì việc thực hiện bổn phận của họ chắc chắn đạt tiêu chuẩn. Những người như vậy ít bộc phát sự bại hoại hơn nhiều, và họ đã có được nhiều trải nghiệm thực sự trong việc thực hiện bổn phận. Do đó, họ có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời. Những người như vậy đã trải nghiệm như thế nào từ lúc mới bắt đầu thực hiện bổn phận cho đến khi có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời? Họ làm như vậy bằng cách dựa vào việc tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề. Đó là lý do tại sao cho dù bận rộn với bổn phận đến đâu, những người mưu cầu lẽ thật sẽ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề và thành công trong việc thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, đồng thời có thể thực hành lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời. Đây là quá trình bước vào sự sống của một người và cũng là quá trình bước vào thực tế lẽ thật. Một số người luôn nói rằng họ quá bận rộn với bổn phận đến nỗi không có thời gian để mưu cầu lẽ thật. Lập luận này thật vô căn cứ. Với người mưu cầu lẽ thật, bất kể họ đang làm công việc gì, ngay khi phát hiện một vấn đề, họ sẽ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, đồng thời hiểu ra và đạt được lẽ thật. Đây là điều chắc chắn. Có nhiều người cho rằng người ta chỉ có thể hiểu lẽ thật bằng cách nhóm họp hàng ngày. Đây là một sai lầm lớn. Lẽ thật không phải là điều có thể hiểu được chỉ bằng cách nhóm họp và nghe giảng; người ta còn cần thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, đồng thời cũng cần quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề đó. Quan trọng là phải học cách tìm kiếm lẽ thật. Những ai không yêu lẽ thật sẽ không tìm kiếm lẽ thật bất kể vấn đề gì xảy đến; những ai yêu lẽ thật sẽ tìm kiếm lẽ thật cho dù bận rộn đến đâu với bổn phận của mình. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng những người luôn phàn nàn rằng họ quá bận rộn với bổn phận đến nỗi không có thời gian để nhóm họp, cho nên họ phải trì hoãn việc mưu cầu lẽ thật, thì không phải là người yêu lẽ thật. Họ là những người nhận thức ngu xuẩn, không hiểu chuyện thuộc linh. Khi họ đọc lời Đức Chúa Trời hoặc nghe giảng, tại sao họ lại không thể thực hành hay áp dụng chúng trong khi thực hiện bổn phận? Tại sao họ không thể áp dụng lời Đức Chúa Trời vào cuộc sống thực tế của mình? Điều này đủ để cho thấy họ không yêu lẽ thật, và vì vậy dù gặp phải khó khăn nào khi thực hiện bổn phận, họ cũng không tìm kiếm hoặc thực hành lẽ thật. Rõ ràng đây là những kẻ phục vụ. Một số người có thể mong muốn mưu cầu lẽ thật, nhưng tố chất quá kém. Họ thậm chí không thể sắp xếp ổn thỏa cuộc sống của chính mình; khi có hai, ba việc phải làm, họ không biết nên làm việc nào trước, việc nào sau. Nếu hai, ba vấn đề xảy đến, họ không biết làm sao để giải quyết. Đầu óc họ quay cuồng. Những người như vậy có thể tiếp cận được lẽ thật không? Họ có thể thành công trong việc tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề không? Không chắc, vì tố chất của họ quá kém. Nhiều người sẵn sàng mưu cầu lẽ thật, nhưng dù đã tin nơi Đức Chúa Trời trong mười hay hai mươi năm, cuối cùng họ vẫn không thể đưa ra bất kỳ chứng ngôn nào về trải nghiệm của mình, cũng không đạt được lẽ thật nào cả. Điều này chủ yếu là do tố chất của họ quá kém. Việc một người mưu cầu lẽ thật hay không không phải là vấn đề họ bận rộn với bổn phận đến đâu hay họ có bao nhiêu thời gian, mà phụ thuộc vào việc trong thâm tâm họ có yêu lẽ thật hay không. Thực tế là tất cả mọi người đều có nhiều thời gian như nhau, nhưng khác nhau ở chỗ mỗi người sử dụng thời gian vào việc gì. Bất cứ ai nói rằng họ không có thời gian để mưu cầu lẽ thật thì có thể là họ đang sử dụng thời gian cho những lạc thú xác thịt hoặc bận rộn với công chuyện bên ngoài nào đó. Họ không dành thời gian đó để tìm kiếm lẽ thật nhằm giải quyết vấn đề. Con người sao nhãng trong việc mưu cầu là như vậy. Điều này làm trì hoãn vấn đề trọng đại là bước vào sự sống của họ.

Trong hai buổi thông công lần trước, chúng ta đã thông công về chủ đề “Mưu cầu lẽ thật là gì” cũng như một số nội dung cụ thể liên quan. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách điểm qua những gì đã thông công trong buổi nhóm họp lần trước. Chúng ta đã thiết lập một định nghĩa chính xác về “Mưu cầu lẽ thật là gì”, sau đó tiếp tục thông công về một số vấn đề cụ thể và một số biểu hiện cụ thể của con người liên quan đến chuyện mưu cầu lẽ thật là gì. Mục cuối cùng chúng ta thông công trong buổi nhóm họp lần trước là gì? (Thưa, Đức Chúa Trời đã đặt ra câu hỏi: những gì con người cho là đúng và tốt lại không phải là lẽ thật, vậy tại sao họ vẫn mưu cầu chúng như thể chúng là lẽ thật?) Những điều con người cho là tốt và đúng đó không phải là lẽ thật, vậy tại sao họ vẫn tuân giữ chúng như thể chúng là lẽ thật, đồng thời cho rằng mình đang mưu cầu lẽ thật? Lần trước chúng ta đã thông công về ba điểm giải quyết câu hỏi này. Thứ nhất: Những điều con người mưu cầu này không phải là lẽ thật, vậy tại sao họ vẫn thực hành chúng như thể chúng là lẽ thật? Bởi vì đối với con người, những điều họ thấy là đúng và tốt có vẻ như là lẽ thật, nên con người mưu cầu những điều họ cho là tốt và đúng đó như thể chúng là lẽ thật. Đây chẳng phải là một cách diễn đạt rõ ràng sao? (Thưa, phải.) Vậy thì câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là gì? Con người tuân giữ những điều họ cho là đúng và tốt như thể chúng là lẽ thật, và khi làm như vậy, họ nghĩ rằng mình đang mưu cầu lẽ thật. Đó chẳng phải là câu trả lời đầy đủ sao? (Thưa, phải.) Thứ hai: Tại sao khi con người tuân giữ những điều họ cho là tốt và đúng như thể chúng là lẽ thật, họ lại nghĩ rằng mình đang mưu cầu lẽ thật? Điều này có thể được giải đáp như sau: Bởi vì con người có ham muốn được ban phước. Con người đi vào việc mưu cầu những điều họ cho là đúng và tốt này với ham muốn và tham vọng, do vậy nghĩ rằng mình đang thực hành và mưu cầu lẽ thật. Về bản chất, đây là cố gắng mặc cả với Đức Chúa Trời. Thứ ba: Nếu một người có lương tâm và lý trí bình thường, thì trong trường hợp không hiểu lẽ thật, họ sẽ theo bản năng lựa chọn hành động theo lương tâm và lý trí của mình, tuân theo các quy định, luật pháp, quy tắc, v.v. Chúng ta có thể nói rằng con người theo bản năng tuân giữ những điều mà trong lương tâm họ coi là chính diện, tích cực và phù hợp với nhân tính, như thể chúng là lẽ thật. Điều này có thể đạt được trong phạm vi lương tâm và lý trí của con người. Có nhiều người có thể lao động bình thường trong nhà Đức Chúa Trời; họ sẵn sàng phục vụ và quy phục sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời vì họ có lương tâm và lý trí bình thường. Để có được phước lành, họ thậm chí sẽ trải qua đau khổ và trả bất cứ giá nào. Vì vậy, con người cũng coi những gì mình có khả năng làm được trong phạm vi của lương tâm và lý trí mình là thực hành và mưu cầu lẽ thật. Đây là ba điểm chính của câu trả lời cho câu hỏi đó. Lần trước, chúng ta đã thông công tổng quát về ba điểm này; hôm nay, chúng ta sẽ thông công cụ thể, chi tiết về những vấn đề còn sót lại của ba điểm này, đồng thời phân tích các vấn đề liên quan đến từng điểm, cũng như mỗi yếu tố khác biệt hoặc mâu thuẫn như thế nào với việc mưu cầu lẽ thật, để các ngươi có thể biết rõ hơn mưu cầu lẽ thật là gì và chính xác thì nên thực hành việc mưu cầu đó như thế nào. Làm như vậy sẽ tạo động lực tốt hơn cho mọi người thực hành và mưu cầu lẽ thật một cách chính xác trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta sẽ bắt đầu thông công về điểm đầu tiên. Nói một cách đơn giản, mối thông công của chúng ta về điểm đầu tiên sẽ tập trung vào những điều con người cho là đúng và tốt theo quan niệm của họ. Tại sao mối thông công của chúng ta nên tập trung vào nội dung này? Nội dung này liên quan đến những vấn đề nào? Đầu tiên hãy suy nghĩ chi tiết về điều này. Nếu chúng ta không thông công thấu đáo về điều này trong các buổi nhóm họp; nếu chúng ta không thông công cụ thể và các ngươi chỉ dựa trên suy ngẫm của mình, hoặc nếu các ngươi dành thời gian trải nghiệm và tìm hiểu về điều này, thì liệu các ngươi có thể có hiểu biết chính xác về những vấn đề này không? Liệu khi đó các ngươi có biết nội dung này liên quan đến những lẽ thật nào không? Các ngươi có thể hiểu được những điều này bằng cách suy ngẫm không? (Thưa, không.) Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét từ ngữ nghĩa đen của cụm từ “những điều con người cho là đúng và tốt theo quan niệm của họ” và xem hiểu biết của các ngươi về vấn đề này đến đâu. Đầu tiên, phần quan trọng của cụm từ chúng ta sắp thông công này đề cập đến điều gì? Các ngươi không nói được à? Đây có phải là một cụm từ trừu tượng không? Nó có gì bí ẩn không? (Thưa, nó đề cập đến các quan niệm và tưởng tượng trong con người.) Đây là nói chung chung; hãy cho một ví dụ. (Thưa, trong quan niệm của mình, con người tin rằng chỉ cần họ có thể từ bỏ, dâng mình, chịu khổ và trả giá là sẽ có thể được Đức Chúa Trời tán thành. Cũng có một chút văn hóa truyền thống – những điều như hiếu thảo với cha mẹ, phụ nữ phải chăm chồng nuôi con. Mọi người cũng coi đây là những điều tốt.) Ngươi đã nắm được một vài ý. Các ngươi đã nắm bắt được điểm này chưa? Có những phần nào liên quan đến chủ đề của chúng ta? (Thưa, là từ bỏ, dâng mình, chịu khổ và trả giá.) (Thưa, là hiếu thảo với cha mẹ, phụ nữ phải chăm chồng nuôi con.) Đúng vậy. Còn gì nữa không? (Thưa, là tỏ lòng mộ đạo, nhẫn nại và khoan dung, giống như người Pha-ri-si.) Khiêm tốn, nhẫn nại, khoan dung – nó liên quan đến một số biểu hiện và câu nói cụ thể về hành vi. Vì chúng ta sắp thông công về những nội dung như vậy, nên tốt nhất chúng ta sẽ thông công cụ thể, sử dụng những câu nói cụ thể. Mọi người có thể đạt được sự hiểu biết đúng đắn và chính xác hơn nếu chúng ta tập trung vào câu hỏi này. Hiện tại các ngươi không đưa ra được manh mối nào, nên Ta sẽ tiếp tục thông công nhé? (Thưa, vâng.) Nền văn hóa năm nghìn năm của Trung Quốc “rộng lớn và sâu sắc”, chứa đầy đủ các loại tục ngữ và thành ngữ dân gian phong phú. Nó cũng có hàng loạt “nhà hiền triết cổ” được ca tụng như Khổng Tử, Mạnh Tử, v.v. Họ đã tạo ra các giáo lý Nho giáo của Trung Quốc, cấu thành phần chính của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Có rất nhiều ngôn từ, từ vựng và câu nói trong văn hóa truyền thống Trung Quốc được đúc kết bởi nhiều thế hệ dân gian. Một số nói về điển tích, một số thì không; một số đến từ dân gian, số khác đến từ danh nhân. Có thể các ngươi không thích văn hóa truyền thống cho lắm, hoặc các ngươi đã tách mình ra khỏi thứ văn hóa truyền thống ít giá trị, hoặc các ngươi vẫn còn quá trẻ để tham gia tìm hiểu hoặc nghiên cứu sâu về văn hóa truyền thống “rộng lớn và sâu sắc” của Trung Quốc; đó là những lý do tại sao các ngươi vẫn chưa biết về nó hoặc chưa hiểu những điều như vậy. Thực ra đó lại là điều tốt. Mặc dù một người có thể không hiểu về nó, nhưng tư duy và quan niệm của họ trong tiềm thức đã bị những điều của văn hóa truyền thống ăn sâu, tiêm nhiễm. Cuối cùng họ sống theo những thứ đó tự lúc nào không hay. Những gì được truyền lại từ tổ tiên, nghĩa là văn hóa truyền thống được truyền lại từ tổ tiên của con người, đưa ra nhiều câu nói đủ loại về cách con người nên nói năng, hành động và hành xử. Và mặc dù mọi người có thể có những cách hiểu và quan điểm khác nhau về các câu nói đa dạng của văn hóa truyền thống, nhưng về cơ bản họ đều chắc chắn về những điều như vậy của văn hóa truyền thống. Từ quan sát này, chúng ta có thể thấy rằng cội nguồn ảnh hưởng đến cuộc sống và sự tồn tại của nhân loại, đến cách nhìn nhận con người và sự việc của nhân loại, cũng như đến cách hành xử và hành động của họ, đều là những thứ của văn hóa truyền thống. Mặc dù mỗi sắc tộc trong nhân loại có những câu nói khác nhau về các tiêu chuẩn và tiêu chí đức hạnh mà họ đề cao, nhưng những tư tưởng chung đằng sau chúng đều giống nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ thông công và phân tích chi tiết vài điều trong số đó. Mặc dù chúng ta sẽ không thể đề cập và phân tích mọi thứ con người cho là đúng và tốt, nhưng nội dung tổng quát về chúng không gì khác hơn là hai yếu tố được đề cập trong định nghĩa về việc mưu cầu lẽ thật, đó là: quan điểm của một người về con người và sự việc, và cách họ hành xử, hành động. Một là quan điểm, hai là hành vi. Điều này có nghĩa là con người nhìn nhận con người và sự việc trên thế gian thông qua những gì họ cho đúng và tốt theo quan niệm của họ, và họ xem những thứ đó là nền tảng, cơ sở và tiêu chí để hành xử và hành động. Vậy chính xác thì những điều tốt và đúng này là gì? Nói rộng ra, những điều con người cho là đúng và tốt theo quan niệm của họ chính những yêu cầu rằng con người phải hành xử tốt và phải có nhân cách và đạo đức con người tốt. Chúng chính là hai điều đó. Suy ngẫm mà xem: Chẳng phải về cơ bản chúng là hai điều này sao? (Thưa, phải.) Một là hành vi tốt; hai là nhân cách và đạo đức con người. Nhân loại về cơ bản đã thiết lập hai điều làm tiêu chuẩn để đánh giá nhân tính mà con người nên sống theo và cách họ hành xử: Một là yêu cầu con người phải hành xử tốt bên ngoài, hai là yêu cầu con người phải có đức hạnh. Họ dùng hai yếu tố này để đánh giá phẩm chất của một người. Bởi vì họ dùng hai yếu tố này để đánh giá phẩm chất của một người, nên đã sinh ra các tiêu chuẩn để đánh giá hành vi và đạo đức của con người phục vụ cho mục đích đó, và khi họ làm như vậy, mọi người tự nhiên bắt đầu nghe thấy đủ loại câu nói về đức hạnh hoặc hành vi của con người. Có những câu nói cụ thể nào? Các ngươi có biết không? Một điều đơn giản thôi, ví dụ: Có những tiêu chuẩn và câu nói nào để đánh giá hành vi của con người? Có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã – những điều này liên quan đến hành vi bên ngoài. Là nho nhã lễ độ có phải không? (Thưa, phải.) Phần còn lại tương tự, ít nhiều và bằng cách loại suy, các ngươi sẽ biết được những lời nói, câu nói nào là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người, và những câu nói nào là tiêu chuẩn đánh giá đức hạnh của họ. Bây giờ, “Hiền lương thục đức” – đây là tiêu chuẩn về hành vi bên ngoài hay đức hạnh? (Thưa, về đức hạnh và đạo đức.) Độ lượng thì sao? (Thưa, cũng là về đạo đức.) Đúng vậy. Những điều này liên quan đến đạo đức, đến phẩm chất đạo đức của con người. Những câu nói chính liên quan đến hành vi của con người là những câu như phải nho nhã lễ độ, ôn tồn tao nhã, có học vấn và hiểu lý lẽ. Đây là tất cả những điều con người cho là đúng và tốt theo quan niệm của họ; là những điều con người cho là tích cực dựa trên những câu nói của văn hóa truyền thống, hoặc ít nhất là phù hợp với lương tâm và lý trí, chứ không phải là những điều tiêu cực. Cái chúng ta đang nói đến ở đây là những điều con người thường thừa nhận là đúng và tốt. Vậy ngoài ba câu nói Ta vừa đề cập thì còn những câu nói nào khác về hành vi tốt của con người? (Thưa, kính già yêu trẻ.) Kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến, bình dị dễ gần – đây đều là những điều mọi người đã phần nào quen thuộc và hiểu được. Có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến, bình dị dễ gần – trong tâm thức con người, ai có những hành vi này đều được cho là người tốt, người tử tế, người có nhân tính. Tất cả mọi người đều đánh giá người khác dựa trên hành vi của người ta; họ đánh giá phẩm chất của một người qua hành vi bên ngoài của người đó. Con người đánh giá, xác định và đánh giá xem liệu một người được dạy dỗ và có nhân tính hay không, có đáng để tương tác và tin tưởng hay không, theo những suy nghĩ và quan niệm của văn hóa truyền thống, cũng như hành vi của người đó mà họ có thể trông thấy. Con người có khả năng thâm nhập vào thế giới vật chất không? Hoàn toàn không. Con người chỉ có thể đánh giá và phân biệt một người là tốt hay xấu, hoặc là kiểu người gì, thông qua hành vi của người đó; chỉ bằng cách tương tác, nói chuyện và cộng tác với một người thì con người mới có thể quan sát và xác định được những điều đó. Bất kể ngươi có sử dụng chính xác những câu nói như “Có học vấn và hiểu lý lẽ”, “Hòa nhã dễ mến” và “Kính già yêu trẻ” trong sự đánh giá của mình hay không, thì các tiêu chuẩn đánh giá của ngươi cũng không nằm ngoài những câu nói này. Khi một người không thể nhìn thấy thế giới nội tâm của người khác, họ sẽ đánh giá xem người đó tốt hay xấu, cao quý hay thấp hèn bằng cách quan sát hành vi và hành động của người đó, đồng thời áp dụng các tiêu chí về hành vi này. Về cơ bản là vậy. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Dựa trên những câu nói vừa nêu, nhân loại có những tiêu chuẩn đánh giá nào? Những điều nhân loại cho là tốt và đúng theo quan niệm của họ là gì? Thay vì bắt đầu với những thứ về đức hạnh, chúng ta sẽ bắt đầu thông công và phân tích những điều tốt đẹp, đúng đắn và tích cực mà con người bộc lộ, thể hiện trong hành vi của mình. Hãy cùng xem đây có thực sự là những điều tích cực hay không. Vậy có bất cứ điều gì trong các câu nói chúng ta vừa liệt kê liên quan đến lẽ thật không? Có bất kỳ nội dung nào trong đó phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Nếu sự mưu cầu của ai đó là trở thành một người như vậy, một người có những hành vi như vậy và bề ngoài như vậy, thì đó có phải là người đang mưu cầu lẽ thật không? Điều họ mưu cầu có liên quan đến việc mưu cầu lẽ thật không? Có phải ai có những hành vi này là đang thực hành và mưu cầu lẽ thật không? Có phải ai có những hành vi và biểu hiện này là một người tốt đúng nghĩa không? Câu trả lời là không – không phải vậy. Đây là điều dễ thấy.

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét câu nói con người phải có học vấn và hiểu lý lẽ. Nói Ta nghe câu nói “Có học vấn và hiểu lý lẽ” bản thân nó nghĩa là gì. (Thưa, nó mô tả một người được dạy dỗ khá và tương đối lễ độ.) “Được dạy dỗ” nghĩa là gì? (Thưa, nghĩa là hơi quy củ.) Đúng. Một người như vậy tuân theo những phép tắc nào? Câu trả lời của ngươi càng cụ thể thì ngươi càng hiểu thấu đáo hơn về vấn đề này và thực chất của nó. Vậy quy củ nghĩa là gì? Đây là một ví dụ. Khi ăn, thế hệ nhỏ không được ngồi trước khi người lớn ngồi và phải giữ trật tự khi người lớn không nói chuyện. Thức ăn phần cho người lớn không ai được ăn trừ khi được người lớn cho phép. Ngoài ra, không được vừa ăn vừa nói, không được cười nhe răng, cười to, nhóp nhép miệng, hoặc đảo tìm thức ăn trong đĩa. Khi thế hệ lớn ăn xong, thế hệ nhỏ phải ngừng ăn ngay lập tức và đứng dậy. Họ chỉ được tiếp tục ăn sau khi đã tiễn người lớn. Đây chẳng phải là tuân thủ phép tắc sao? (Thưa, phải.) Những phép tắc này ít nhiều có trong mọi nhà, mọi gia đình, trong các gia đình thuộc mọi họ tộc và dòng dõi. Mọi người đều ít nhiều tuân thủ các phép tắc này, và khi làm như vậy, họ bị chúng kiềm chế. Mỗi gia đình có những phép tắc khác nhau – và ai là người đặt ra chúng? Tổ tiên của gia đình đó và những bậc tiền bối đức cao vọng trọng của các thời đại khác nhau đã đặt ra chúng. Chúng có tầm quan trọng đặc biệt trong dịp kỷ niệm các ngày lễ và ngày tưởng niệm quan trọng; tất cả mọi người đều phải tuân theo, không có ngoại lệ cho bất kỳ ai. Ai phá vỡ hoặc vi phạm các phép tắc này sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc bởi gia pháp. Một số người thậm chí còn phải quỳ xuống để xin được tha thứ trước bàn thờ gia tiên. Phép tắc là như thế. Những gì chúng ta vừa nói chỉ là một số phép tắc có thể được áp dụng trong một gia đình hoặc gia tộc nhất định. Những phép tắc như vậy chẳng phải là một phần trong khái niệm “được dạy dỗ” sao? (Thưa, phải.) Người ta có thể biết một người được dạy dỗ hay không chỉ bằng cách nhìn họ ăn. Nếu họ nhóp nhép miệng khi ăn, hoặc nhặt nhạnh thức ăn, hoặc luôn gắp thức ăn cho người khác, vừa ăn vừa nói, cười to và thậm chí trong một số trường hợp còn dùng đũa chỉ vào người mình đang nói chuyện, thì họ đang thể hiện mình không được dạy dỗ trong tất cả những điều này. Nói một người không được dạy dỗ ngụ ý rằng họ bị người khác chỉ trích, đặt câu hỏi và khinh miệt về mặt hành vi. Còn những người được dạy dỗ thì không vừa ăn vừa nói, không cười khúc khích, không đảo tìm thức ăn hoặc gắp thức ăn cho người khác. Họ rất quy củ. Người khác nhìn thấy hành vi và biểu hiện của họ, và dựa trên cơ sở đó nói rằng đây là một người được dạy dỗ. Nhờ được dạy dỗ mà họ có được sự tôn trọng và quý trọng, cũng như yêu mến của người khác. Đây là một phần của việc được dạy dỗ. Vậy thực sự thì được dạy dỗ là gì? Chúng ta vừa nói: “Được dạy dỗ” chỉ liên quan đến hành vi của con người. Chẳng hạn như trong những ví dụ vừa rồi này đã có thứ tự ưu tiên về thế hệ khi ăn uống. Mọi người phải xác định vị trí ngồi của mình theo phép tắc; không được ngồi nhầm chỗ. Các thế hệ già và trẻ đều tuân thủ gia quy, không ai được vi phạm, và họ có vẻ rất quy củ, rất nho nhã, rất cao quý, rất trang nghiêm – nhưng cho dù họ có vẻ như vậy đến mức nào, thì tất cả chung quy lại cũng chỉ là những hành vi tốt bên ngoài. Điều này có liên quan đến những tâm tính bại hoại không? Không, đó chỉ một tiêu chuẩn để đánh giá hành vi bên ngoài của con người. Những hành vi nào? Chủ yếu là lời nói và cử chỉ của họ. Ví dụ: không nên vừa ăn vừa nói hoặc nhai phát ra tiếng. Khi ngồi ăn phải có thứ tự ai ngồi trước. Nhìn chung có những cách đứng ngồi thích hợp. Tất cả chỉ là những hành vi, những hành vi bên ngoài, tất cả chỉ là vậy. Vậy mọi người có thực sự sẵn sàng tuân theo những phép tắc này không? Mọi người nghĩ trong lòng như thế nào về vấn đề này? Họ cảm thấy thế nào về vấn đề này? Tuân theo những phép tắc thảm hại này có lợi cho con người không? Chúng có thể mang lại cho họ sự phát triển trong sự sống không? Tuân theo những phép tắc thảm hại này có vấn đề gì? Nó có liên quan đến vấn đề liệu có sự thay đổi trong quan điểm về mọi sự và tâm tính sống của một người hay không? Không hề. Nó chỉ liên quan đến hành vi của con người. Nó chỉ đưa ra một vài yêu cầu về hành vi của con người, những yêu cầu liên quan đến những phép tắc con người phải thực hiện được và tuân theo. Dù một người có nghĩ gì về những phép tắc này và thậm chí dù họ căm ghét, khinh thường chúng, thì họ cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải sống dưới sự ràng buộc của chúng vì gia đình, tổ tiên, và vì gia pháp của mình. Thế nhưng, không ai bắt tay vào việc tìm hiểu những suy nghĩ cụ thể của mọi người về các phép tắc này, hay cách mọi người nhìn nhận, đánh giá về chúng trong suy nghĩ của mình, hay quan điểm và thái độ của họ về chúng. Ngươi chỉ cần thể hiện những hành vi tốt và tuân theo các phép tắc này trong phạm vi được chỉ định này là đủ. Những ai làm như vậy là người được dạy dỗ. “Có học vấn và hiểu lý lẽ” chỉ đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với hành vi của con người. Nó chỉ được sử dụng để phân định hành vi của con người, hành vi bao gồm tư thế đứng ngồi, cử động của cơ thể, biểu hiện của ngũ quan, ánh mắt như thế nào, cử động miệng như thế nào, đầu quay như thế nào, v.v. Nó cho con người một tiêu chuẩn về hành vi bên ngoài, mà không cần quan tâm đến tâm trí, tâm tính và thực chất nhân tính của họ như thế nào. Đó là tiêu chuẩn của việc có học vấn và hiểu lý lẽ. Nếu ngươi đáp ứng tiêu chuẩn này, thì ngươi là người có học vấn và hiểu lý lẽ, và nếu ngươi có những hành vi tốt thể hiện việc có học vấn và hiểu lý lẽ, thì trong mắt người khác, ngươi là người đáng được quý trọng và tôn trọng. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Vậy trọng tâm của câu nói này có phải là hành vi của con người không? (Thưa, phải.) Tác dụng của tiêu chuẩn hành vi này thực sự là gì? Chủ yếu là để đánh giá xem liệu một người có được dạy dỗ và quy củ hay không, liệu họ có thể nhận được sự tôn trọng và quý trọng của người khác khi tiếp xúc hay không, và liệu họ có xứng đáng được ngưỡng mộ hay không. Đo lường con người theo cách này hoàn toàn không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Nó vô nghĩa.

Mối thông công của chúng ta vừa rồi chủ yếu liên quan đến việc người ta được dạy dỗ, đó là một trong những yêu cầu đặt ra bởi câu nói: “Có học vấn và hiểu lý lẽ”. “Hiểu lý lẽ” nói đến điều gì? (Thưa, thể hiện hiểu biết về cách cư xử và phép xã giao.) Nghĩ như thế thì hơi hời hợt, nhưng cũng một phần trong đó. Chẳng phải “hiểu lý lẽ” nghĩa là có thấu tình đạt lý, biết làm theo lý trí sao? Chúng ta có thể mở rộng như vậy không? (Thưa, có.) Thể hiện sự hiểu biết về cách cư xử và phép xã giao, đồng thời thấu tình đạt lý. Vậy tựu chung lại, nếu một người có những hành vi được đòi hỏi bởi câu “có học vấn và hiểu lý lẽ”, thì chính xác họ thể hiện điều đó như thế nào nói chung? Các ngươi đã nhìn thấy một người có học vấn và hiểu lý lẽ chưa? Trong số những người lớn tuổi và họ hàng hay bạn bè của các ngươi, có ai có học vấn và hiểu lý lẽ không? Đặc điểm để phân biệt họ là gì? Họ tuân theo rất nhiều phép tắc. Họ khá kỹ lưỡng trong lời nói, không khiếm nhã, không thô tục, không làm tổn thương người khác. Khi ngồi, họ ngồi đúng cách; khi đứng, họ đứng có tư thế. Trong mọi mặt, hành vi của họ trông có vẻ tao nhã và đĩnh đạc đối với người khác, khiến người ta cảm thấy yêu mến và ghen tị khi nhìn thấy họ. Khi gặp mọi người, họ cúi đầu và nghiêng người, nghiêm túc hành lễ. Họ ăn nói lịch sự, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc về phép lịch sự và trật tự nơi công cộng, không có chuyện làm theo thói quen và tính du côn của các tầng lớp thấp trong xã hội. Nhìn chung, hành vi bên ngoài của họ gợi lên sự dễ chịu và khen ngợi ở những người nhìn thấy. Tuy nhiên, có một điều rắc rối ở đây: mọi việc họ làm đều có quy tắc. Ăn có quy tắc; ngủ có quy tắc; đi có quy tắc; thậm chí ra vào nhà cũng có quy tắc. Người ta cảm thấy khá gò bó và thiếu tự tại khi ở bên một người như vậy. Ngươi không biết khi nào họ sẽ bất thình lình đưa ra một quy tắc, và nếu ngươi sơ ý vi phạm, ngươi sẽ trông rất lỗ mãng và vô tri, trong khi nhìn họ thật tao nhã. Họ đơn giản là quá tao nhã ngay cả trong nụ cười không nhe răng, và khi khóc, họ sẽ không bao giờ khóc trước mặt người khác mà sẽ trùm chăn khóc đêm khuya khi người khác đang ngủ. Họ làm gì cũng quy củ. Đây là cái gọi là “gia giáo”. Những người như thế sống ở một nơi đầy khuôn phép, trong một đại gia đình; trong họ đầy phép tắc và gia giáo. Bất kể ngươi nói như thế nào, thì những hành vi tốt được yêu cầu trong câu “có học vấn và hiểu lý lẽ” là những hành vi – những hành vi tốt bên ngoài được khắc sâu trong một người bởi môi trường họ được nuôi dưỡng và dần dần được tôi luyện trong người ta bởi những tiêu chuẩn cao và yêu cầu khắt khe họ đặt ra cho hành vi của chính mình. Bất kể những hành vi như vậy có thể có ảnh hưởng như thế nào đến con người, thì chúng cũng chỉ liên quan đến hành vi bên ngoài của con người, và mặc dù những hành vi bên ngoài như thế được con người cho là những hành vi tốt, những hành vi con người cố gắng hướng tới và tán thành, nhưng chúng là điều khác với tâm tính của con người. Dù hành vi bên ngoài của một người tốt đến đâu, nó cũng không thể che đậy được tâm tính bại hoại của họ; dù hành vi bên ngoài của một người tốt đến đâu, nó cũng không thể thay thế cho sự thay đổi trong tâm tính bại hoại của họ. Mặc dù hành vi của một người có học vấn và hiểu lý lẽ khá khuôn phép, khiến người khác rất tôn trọng và quý trọng, nhưng hành vi tốt đó của họ lại hoàn toàn vô dụng khi tâm tính bại hoại của họ bộc phát. Dù hành vi của họ có thể cao thượng và chín chắn đến đâu, khi họ gặp phải chuyện đụng chạm đến các nguyên tắc lẽ thật, thì hành vi tốt đó của họ cũng hoàn toàn vô dụng, và không thúc đẩy họ hiểu lẽ thật được – thay vào đó, bởi vì họ tin vào quan niệm của mình rằng có học vấn và hiểu lý lẽ là một điều tích cực, nên họ tiếp tục xem điều đó là lẽ thật mà họ dùng để đánh giá và nghi ngờ những lời Đức Chúa Trời phán. Họ đánh giá lời nói và hành động của chính mình theo câu nói đó, và đó cũng là tiêu chuẩn đánh giá người khác của họ. Giờ hãy nhìn vào định nghĩa “Mưu cầu lẽ thật là gì” – nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động hoàn toàn theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Vậy tiêu chuẩn cho hành vi bên ngoài đòi hỏi phải có học vấn và hiểu lý lẽ có liên quan gì đến lời Đức Chúa Trời và lẽ thật không? (Thưa, không.) Chúng không những không liên quan – mà còn mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn ở đâu? (Thưa, những câu nói như vậy sẽ chỉ khiến con người tập trung vào hành vi tốt bên ngoài mà bỏ qua những ý định và tâm tính bại hoại bên trong mình. Chúng làm vậy để con người bị những hành vi tốt này đánh lừa và không phản tỉnh những gì trong suy nghĩ và tư tưởng của chính họ, và để họ không thể nhìn thấu tâm tính bại hoại của mình, thậm chí còn mù quáng ghen tị và tôn thờ người khác dựa trên hành vi của người ta). Đó là những hậu quả của việc tiếp nhận những câu nói của văn hóa truyền thống. Vì vậy, khi con người nhìn thấy việc thực hiện những hành vi tốt này, họ sẽ trân trọng những hành vi đó. Họ bắt đầu với việc cho rằng những hành vi này là những điều tốt và tích cực, và trên cơ sở chúng là điều tích cực, họ sẽ đối xử với chúng như thể chúng là lẽ thật. Sau đó, họ sử dụng chúng làm tiêu chí để kiềm chế bản thân và đánh giá người khác; họ xem chúng là cơ sở để nhìn nhận con người và sự việc, và khi làm như vậy, họ cũng xem chúng là cơ sở để hành xử và hành động. Vậy thì chẳng phải điều này mâu thuẫn với lẽ thật sao? (Thưa, phải.) Bây giờ chúng ta sẽ tạm gác lại việc liệu câu nói con người phải có học vấn và hiểu lý lẽ có đánh lừa con người hay không, mà nói về chính câu nói đó. “Có học vấn và hiểu lý lẽ” – là một cụm từ văn minh, cao đẹp. Ai cũng thích câu nói này, và con người sử dụng câu nói này để đánh giá người khác và để nhìn nhận con người và sự việc, dựa trên giả định rằng nó đúng, tốt, và là một tiêu chí. Đồng thời, họ cũng lấy đó làm cơ sở cho cách hành xử và hành động của mình. Chẳng hạn, con người không căn cứ vào lời Đức Chúa Trời để đánh giá phẩm chất của một người. Họ căn cứ vào điều gì? “Người này có học vấn và hiểu lý lẽ không? Hành vi bên ngoài của họ có được dạy dỗ không? Họ có quy củ không? Họ có tôn trọng người khác không? Họ có biết cư xử không? Họ có thái độ khiêm tốn khi nói chuyện với người khác không? Họ có những hành vi tốt là lịch sự và tôn trọng như Khổng Dung đã từng làm khi nhường lại quả lê lớn nhất cho anh trai mình không? Họ có phải là kiểu người đó không?”. Họ đưa ra những câu hỏi và quan điểm này dựa trên cơ sở nào? Trước hết, nó dựa trên tiêu chí có học vấn và hiểu lý lẽ. Họ sử dụng điều đó làm tiêu chí có đúng không? (Thưa, không.) Tại sao không đúng? Câu trả lời đơn giản như vậy mà các ngươi không đưa ra được. Bởi vì đó không phải là cách Đức Chúa Trời đánh giá, và Ngài sẽ không bắt con người làm như vậy. Nếu con người làm như vậy sẽ là sai lầm. Nếu ai đó đánh giá một người hoặc một việc theo cách này, nếu họ sử dụng nó như một tiêu chuẩn để nhìn nhận con người và sự việc, thì họ đang vi phạm lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Đó là sự mâu thuẫn giữa những quan niệm truyền thống và lẽ thật. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời yêu cầu con người đánh giá người khác dựa trên điều gì? Ngài đòi hỏi con người nhìn nhận con người và sự việc dựa trên điều gì? (Thưa, dựa trên lời Ngài.) Ngài đòi hỏi họ nhìn nhận con người dựa trên lời Ngài. Cụ thể điều này có nghĩa là đánh giá xem một người có nhân tính hay không dựa trên lời Ngài. Đó là một phần. Ngoài ra, nó còn dựa trên việc người đó có yêu lẽ thật hay không, có tấm lòng tôn kính Đức Chúa Trời hay không và có thể quy phục lẽ thật hay không. Đây chẳng phải là những chi tiết cụ thể trong đó sao? (Thưa, phải.) Vậy con người dựa vào đâu để đánh giá phẩm chất của người khác? Vào việc họ có được dạy dỗ và có quy củ hay không, khi ăn họ có nhóp nhép miệng hoặc thường đảo tìm thức ăn trong đĩa không, họ có đợi người lớn ngồi trước rồi mới ngồi vào bữa ăn hay không. Họ dùng những điều như vậy để đánh giá người khác. Sử dụng những điều này chẳng phải là sử dụng tiêu chuẩn hành vi như có học vấn và hiểu lý lẽ sao? (Thưa, phải.) Những sự đánh giá như vậy có chính xác không? Chúng có phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Hiển nhiên là chúng không phù hợp với lẽ thật. Vậy thì cuối cùng sự đánh giá như vậy dẫn đến điều gì? Người đánh giá cho rằng bất cứ ai có học vấn và hiểu lý lẽ đều là người tốt, và nếu ngươi bảo họ thông công về lẽ thật, họ sẽ luôn khắc sâu vào đầu mọi người những gia quy, gia giáo đó, cũng như những hành vi tốt. Và kết quả cuối cùng của việc họ khắc sâu những điều này vào đầu mọi người là họ sẽ khiến mọi người có những hành vi tốt, nhưng thực chất bại hoại của những người đó vẫn không hề thay đổi. Cách làm này lạc xa khỏi lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Những người như vậy chỉ đơn thuần có vài hành vi tốt. Vậy những tâm tính bại hoại bên trong họ có thể được thay đổi nhờ hành vi tốt không? Họ có thể đạt được sự quy phục và trung thành với Đức Chúa Trời không? Hoàn toàn không. Những người này đã biến thành ai? Người Pha-ri-si, những người chỉ có hành vi tốt bên ngoài nhưng về cơ bản không hiểu lẽ thật, những người không thể quy phục Đức Chúa Trời. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Nhìn người Pha-ri-si mà xem – nhìn bề ngoài, họ chẳng hoàn hảo sao? Họ giữ ngày Sa-bát; vào ngày Sa-bát, họ không làm gì cả. Họ ăn nói lịch sự, rất quy củ và tuân thủ quy tắc, rất có sự giáo dưỡng, rất văn minh và có học. Bởi vì họ giỏi ngụy trang và không hề tôn kính Đức Chúa Trời, mà còn phán xét và kết án Ngài, nên cuối cùng họ bị Ngài rủa sả. Đức Chúa Trời tuyên bố họ là những người Pha-ri-si giả hình, tất cả đều là những kẻ hành ác. Tương tự như vậy, loại người sử dụng hành vi tốt là có học vấn và hiểu lý lẽ làm tiêu chí cho cách hành xử và hành động của mình rõ ràng không phải là người mưu cầu lẽ thật. Khi họ sử dụng quy tắc này để đánh giá người khác, để hành xử và hành động, thì tất nhiên họ đang không mưu cầu lẽ thật; và khi họ đánh giá ai đó hoặc điều gì đó, thì tiêu chuẩn và cơ sở cho đánh giá đó không phù hợp với lẽ thật, mà vi phạm lẽ thật. Điều duy nhất họ tập trung vào là hành vi, cung cách của một người, chứ không phải là tâm tính và thực chất của người đó. Cơ sở của họ không phải là lời Đức Chúa Trời, không phải lẽ thật; thay vào đó, sự đánh giá của họ dựa trên tiêu chuẩn hành vi như có học vấn và hiểu lý lẽ này trong văn hóa truyền thống. Kết quả của việc đánh giá như vậy là đối với họ, một người sẽ là người tốt và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời chừng nào người đó có những hành vi tốt bên ngoài như có học vấn và hiểu lý lẽ. Khi mọi người áp dụng những cách phân loại như vậy, rõ ràng họ đã mang lập trường chống lại lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Và họ càng sử dụng tiêu chí hành vi này để nhìn nhận con người và sự việc, cũng như để hành xử và hành động, thì những gì nó mang lại càng khiến họ rời xa lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Ngay cả khi đó, họ vẫn thích thú với những gì mình đang làm và tin rằng mình đang mưu cầu lẽ thật. Khi đề cao một số câu nói hay của văn hóa truyền thống, họ cho rằng mình đang đề cao lẽ thật và con đường thật. Tuy nhiên, dù họ bám vào những điều đó đến đâu, dù họ khăng khăng về chúng đến đâu, thì cuối cùng họ cũng sẽ không có bất kỳ trải nghiệm hay sự tiếp xúc nào với lời Đức Chúa Trời, lẽ thật, và họ cũng sẽ không quy phục Đức Chúa Trời một chút nào, lại càng khó có thể nảy sinh lòng tôn kính thực sự đối với Đức Chúa Trời. Đó là điều xảy ra khi con người đề cao tất cả mọi hành vi tốt như được có học vấn và hiểu lý lẽ. Con người càng tập trung vào hành vi tốt, vào việc sống thể hiện ra nó và mưu cầu nó, thì họ càng xa rời lời Đức Chúa Trời – và con người càng xa rời lời Đức Chúa Trời, họ càng ít có khả năng hiểu được lẽ thật. Đó là điều tự nhiên. Nếu hành vi của một người cải thiện, thì có phải điều đó có nghĩa là tâm tính của họ đã được thay đổi không? Các ngươi có kinh nghiệm nào về việc này không? Các ngươi đã bao giờ vô thức cố gắng trở thành người có học vấn và hiểu lý lẽ chưa? (Thưa, rồi.) Đó là bởi vì mọi người đều hiểu rằng khi làm người có học vấn và hiểu lý lẽ, người ta sẽ có vẻ khá đáng kính và cao quý đối với người khác. Người khác đánh giá cao họ. Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Vậy thì có những hành vi tốt này không nên là điều xấu. Nhưng liệu đạt được những hành vi tốt này, những biểu hiện tốt này, có thể giải quyết được tâm tính bại hoại của con người không? Nó có thể ngăn mọi người làm điều xấu không? Nếu không, những hành vi tốt như vậy có tác dụng gì? Nó chỉ là vẻ bề ngoài đẹp mã, chứ chẳng có tác dụng gì. Những người có hành vi tốt như vậy có thể quy phục Đức Chúa Trời không? Họ có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật không? Rõ ràng là không. Hành vi tốt không thể thay cho việc thực hành lẽ thật của con người. Nó cũng giống như với người Pha-ri-si. Hành vi của họ rất tốt, và họ rất ngoan đạo, nhưng họ đã đối xử với Đức Chúa Jêsus như thế nào? Không ai tưởng tượng được họ lại có thể đi đóng đinh Đấng Cứu Rỗi của nhân loại. Vì vậy, những người chỉ có hành vi tốt bên ngoài mà không đạt được lẽ thật đang gặp nguy hiểm. Họ có thể tiếp tục như đã từng, chống đối và phản bội Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không thể nhìn thấu điểm này, ngươi có thể vẫn bị đánh lừa bởi hành vi tốt của mọi người, như trước giờ.

Có học vấn và hiểu lý lẽ là một quan niệm truyền thống của con người. Nó hoàn toàn không phù hợp với lẽ thật. Xét rằng nó mâu thuẫn với lẽ thật, vậy chính xác thì con người nên sở hữu điều gì để có thể đưa lẽ thật vào thực hành? Sống thể hiện ra thực tế nào thì phù hợp với lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời? Các ngươi có biết không? Sau khi nghe thông công như vậy, một số người có thể nói: “Ngài nói rằng có học vấn và hiểu lý lẽ không phù hợp với lẽ thật, rằng đó chỉ là hành vi tốt bên ngoài. Vậy thì chúng con đơn giản là sẽ không là người có học vấn và hiểu lý lẽ nữa. Cuộc sống sẽ tự tại hơn, không gò bó, không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc nào. Chúng con sẽ có thể làm những gì mình muốn, sống theo cách mình muốn. Lúc đó chúng con thật tự do tự tại biết bao! Giờ đây chúng con tự do hơn vì hành vi tốt của con người không liên quan đến kết cục của họ. Chúng con không cần quan tâm đến việc được dạy dỗ, quy củ hay bất kỳ điều gì tương tự”. Nghiệm ra như vậy có đúng không? (Thưa, không.) Đó là một cách hiểu ngớ ngẩn, họ phạm sai lầm khi đi đến cực đoan. Vậy có ai sẽ phạm sai lầm như vậy không? Có thể có một số người nói rằng: “Vì người được dạy dỗ có thể vẫn chống đối và phản bội Đức Chúa Trời, nên con sẽ không làm người được dạy dỗ. Con đang bắt đầu cảm thấy khinh thường những người được dạy dỗ. Con khinh ghét những ai có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, những ai kính già yêu trẻ, những ai hòa nhã dễ mến. Con coi thường bất cứ ai mà con thấy thể hiện những điều này, và công khai quở trách họ: ‘Hành vi của anh là hành vi của người Pha-ri-si. Nó là để đánh lừa người khác. Đó không phải là mưu cầu lẽ thật, càng không phải là thực hành lẽ thật. Đừng cố lừa chúng tôi nữa – chúng tôi sẽ không bị lừa hay mắc mưu anh đâu!’”. Các ngươi có hành động như thế không? (Thưa, không.) Các ngươi không làm như thế là đúng. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu các người làm điều gì phi lý như thế. Một số người có những cách hiểu ngớ ngẩn thiếu sự hiểu biết thuần khiết về lẽ thật – họ không có năng lực lĩnh hội. Họ chỉ biết tuân theo quy tắc, vì vậy họ mới hành động như vậy. Vậy tại sao chúng ta lại thông công và phân tích vấn đề này? Chủ yếu là để mọi người hiểu rằng mưu cầu lẽ thật không phải là mưu cầu hành vi tốt bên ngoài, cũng không phải là để khiến ngươi trở thành người cư xử tốt, có quy củ và được dạy dỗ. Thay vào đó, nó là để giúp ngươi hiểu được lẽ thật, thực hành lẽ thật và có thể hành động dựa trên lẽ thật, nghĩa là tất cả những gì ngươi làm đều dựa trên lời Đức Chúa Trời, đều phù hợp với lẽ thật. Những hành vi phù hợp với lẽ thật và lấy lời Đức Chúa Trời làm nền tảng không giống với việc có học vấn và hiểu lý lẽ, cũng không giống với tiêu chuẩn mà văn hóa truyền thống và đạo đức truyền thống yêu cầu ở con người. Chúng là hai điều khác nhau. Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, và chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là tiêu chí duy nhất để đánh giá thiện, ác, đúng, sai của con người. Mặt khác, tiêu chuẩn có học vấn và hiểu lý lẽ của văn hóa truyền thống kém xa tiêu chuẩn của các nguyên tắc lẽ thật. Có khi nào, trong giai đoạn công tác nào, mà Đức Chúa Trời phán với ngươi rằng ngươi phải là người có học vấn và hiểu lý lẽ, là người được dạy dỗ và cao quý, mà không được có bất kỳ sở thích thấp hèn nào không? Đức Chúa Trời có phán một điều gì như vậy không? (Thưa, không.) Ngài đâu phán như vậy. Vậy Đức Chúa Trời đưa ra lời phán dạy và yêu cầu nào đối với hành vi của con người? Hành xử và hành động hoàn toàn theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Vậy thì nền tảng của lời Đức Chúa Trời là gì? Nghĩa là ngươi nên sử dụng những lẽ thật nào làm tiêu chí và phải sống kiểu cuộc sống nào để mưu cầu và thực hành lẽ thật? Đây chẳng phải là điều cần hiểu sao? (Thưa, phải.) Vậy các tiêu chuẩn trong yêu cầu của lời Đức Chúa Trời về hành vi đối với con người là gì? Các người có thể tìm thấy những lời của Ngài phán rõ ràng về điều này không? (Thưa, lời Đức Chúa Trời phán: “Ta có rất nhiều hy vọng. Ta hy vọng các ngươi có thể cư xử một cách đúng đắn và đúng mực; thực hiên bổn phận của mình một cách trung tín, có được lẽ thật và nhân tính, là những người có thể từ bỏ mọi thứ mình có và thậm chí sự sống mình cho Đức Chúa Trời, v.v. Tất cả những hy vọng này bắt nguồn từ những khiếm khuyết của các ngươi cùng sự bại hoại và bất tuân của các ngươi” (Sự vi phạm sẽ dẫn con người xuống địa ngục, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).) Tất cả những lời đó đều là các nguyên tắc và yêu cầu đối với cách hành xử của con người. Vậy còn những lời nào khác của Đức Chúa Trời liên quan đến việc thực hành cụ thể? (Thưa, có một đoạn khác nói rằng: “Lòng ngươi phải luôn luôn thanh tĩnh, và khi gặp chuyện, ngươi không được hấp tấp, định kiến, ngoan cố, cực đoan, giả tạo hay giả vờ, như thế ngươi mới có thể hành động một cách có lý trí. Đây là biểu hiện thích đáng của nhân tính bình thường” (Chuyển thể từ: Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, Con đường giải quyết tâm tính bại hoại).) Đó là một chút thực hành cụ thể. Đó là những quy định và yêu cầu cụ thể đối với hành vi và cung cách bên ngoài của con người. Có thể coi những điều đó là nền tảng của lời Đức Chúa Trời không? Chúng đã đủ cụ thể chưa? (Thưa, rồi.) Đọc lại xem. (Thưa, “Lòng ngươi phải luôn luôn thanh tĩnh, và khi gặp chuyện, ngươi không được hấp tấp, định kiến, ngoan cố, cực đoan, giả tạo hay giả vờ, như thế ngươi mới có thể hành động một cách có lý trí. Đây là biểu hiện thích đáng của nhân tính bình thường”.) Hãy lưu ý những mục đó; chúng là những nguyên tắc các ngươi nên giữ vững khi hành động về sau. Chúng bảo con người nên học cách đối mặt với mọi việc một cách lý trí trong cách hành xử và hành động của mình, và hơn nữa phải có khả năng tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật từ nền tảng là hành động theo lương tâm và lý trí. Hãy hành xử và hành động như vậy, thì sẽ có các nguyên tắc cũng như con đường thực hành.

Vài điều chúng ta vừa nói đến đó: “khi gặp chuyện, ngươi không được hấp tấp, định kiến, ngoan cố, cực đoan, giả tạo hay giả vờ, như thế ngươi mới có thể hành động một cách có lý trí” – đó có phải là những điều dễ làm không? Thật ra, chúng đều có thể đạt được sau một thời gian luyện tập. Nếu có người thực sự không thể làm được, thì phải làm sao? Chỉ cần ngươi làm một điều thôi là được, nghĩa là khi ngươi gặp phải chuyện gì hoặc khi tương tác với người khác, có một điều ít nhất phải tuân thủ: ngươi phải hành xử và hành động theo cách xây dựng cho người khác. Đây là điểm cơ bản nhất. Nếu ngươi thực hành và tuân thủ điều này, dựa trên nó và lấy nó làm tiêu chí, thì về cơ bản ngươi sẽ không gây ra bất kỳ tổn hại lớn nào cho người khác, cũng như bản thân ngươi sẽ không phải gánh chịu bất kỳ tổn thất lớn nào. Hành xử và hành động theo cách xây dựng cho người khác – có chi tiết trong đó không? (Thưa, có.) Đừng vì thỏa mãn bản thân mà làm tổn hại đến lợi ích của người khác; đừng xây dựng hạnh phúc và niềm vui trên nỗi đau khổ của người khác. Đó là ý nghĩa của xây dựng. Cách cơ bản nhất để hiểu sự xây dựng như vậy là gì? Nó có nghĩa là chiếu theo lương tâm và lý trí của nhân tính thì hành vi của ngươi phải chấp nhận được đối với người khác; nó phải phù hợp với lương tâm và lý trí của nhân tính. Đó chẳng phải là để bất kỳ ai có nhân tính bình thường đều có thể sống theo điều này sao? (Thưa, phải.) Giả sử có người đang nghỉ ngơi trong phòng, và ngươi đi vào, không để ý gì đến xung quanh, và bắt đầu hát hò, chơi nhạc. Điều đó có phù hợp không? (Thưa, không.) Đó chẳng phải là xây dựng niềm vui và hạnh phúc của ngươi trên nỗi đau khổ của người khác sao? (Thưa, phải.) Nếu ai đó đang đọc lời Đức Chúa Trời hoặc đang thông công về lẽ thật, và ngươi cứ phải nói về những vấn đề riêng của ngươi với họ, thì làm như vậy có tôn trọng họ không? Đó chẳng phải là không xây dựng cho họ sao? (Thưa, phải.) Không xây dựng nghĩa là gì? Ít nhất nó có nghĩa là ngươi không tôn trọng người khác. Ngươi không được cắt ngang lời nói hoặc hành động của người khác. Đó chẳng phải là điều nhân tính bình thường có thể làm được sao? Nếu ngươi thậm chí còn không thể làm được điều đó, thì ngươi thực sự không có lương tâm hay lý trí. Những người không có lương tâm hay lý trí có thể tiếp cận lẽ thật được không? Không thể. Thực hành lẽ thật là điều mà chỉ những người ít nhất có lương tâm và lý trí mới có thể làm được, và nếu ngươi muốn mưu cầu lẽ thật, ít nhất ngươi phải phù hợp các tiêu chuẩn của lương tâm và lý trí trong lời nói và hành động của mình; ngươi phải khiến những người xung quanh thấy ngươi tạm chấp nhận được, và khiến mọi người chấp thuận. Đó chính là những gì chúng ta vừa nói: hãy làm sao cho hành động của ngươi ít nhất có vẻ đàng hoàng đối với người khác và xây dựng cho họ. Xây dựng có giống với có ích cho người khác không? Thật ra là không – xây dựng có nghĩa là tôn trọng không gian của nhau, và không cản trở, làm gián đoạn, hoặc xâm phạm người khác; là không để họ bị tổn hại hoặc cảm thấy đau khổ vì hành vi của ngươi. Đó là ý nghĩa của xây dựng. Các ngươi hiểu điều đó như thế nào? Xây dựng không phải là việc ngươi làm lợi cho người khác bao nhiêu; mà là việc họ có thể hưởng những lợi ích và quyền lợi hợp pháp của mình mà không bị làm gián đoạn việc sử dụng và bị tước đoạt bởi sự tùy tiện và hành vi không đúng đắn của ngươi. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Bây giờ các ngươi đã biết một vài lời của Đức Chúa Trời liên quan đến những yêu cầu của Ngài đối với cách hành xử và hành động của con người, tuy nhiên, Ta phán với các ngươi rằng điều cơ bản nhất là ngươi phải xây dựng cho người khác trong cách hành xử và hành động của mình. Đó là nguyên tắc hành động. Các ngươi đã hiểu thế nào là xây dựng chưa? (Thưa, rồi.) Có vài người không quan tâm đến việc liệu lời nói và hành động của mình có xây dựng cho người khác hay không, thế nhưng vẫn tự cho mình là người có học vấn và hiểu lý lẽ. Đó chẳng phải là dối trá sao? Xây dựng cho người khác trong cách hành xử và hành động của mình – chẳng phải có một bài học cần được rút ra từ đó sao? Đó có thể là một sự thể hiện hành vi, nhưng nó có dễ làm không? Nếu một người hiểu chút lẽ thật, họ sẽ biết cách hành động sao cho phù hợp với nguyên tắc, xây dựng cho người khác và có lợi cho người khác. Nếu một người không hiểu lẽ thật, họ sẽ không biết phải làm gì; mà chỉ có thể hành động dựa trên những quan niệm và tưởng tượng của mình. Một số người không bao giờ tìm kiếm lẽ thật trong cuộc sống thường nhật, bất kể điều gì xảy đến với họ. Họ chỉ hành động theo ý thích, mà không quan tâm đến việc điều đó khiến người khác cảm thấy thế nào. Hành động như vậy thì có nguyên tắc không? Các ngươi hẳn phải thấy được là có hay không, đúng không? Tất cả các ngươi đều thường xuyên nhóm họp và đọc lời Đức Chúa Trời; nếu thực sự có thể hiểu một chút lẽ thật, các ngươi sẽ có thể thực hành và xử lý một số chuyện theo nguyên tắc lẽ thật. Thực hành như vậy khiến ngươi cảm thấy như thế nào? Nó khiến người khác cảm thấy như thế nào? Nếu ngươi cố gắng hết sức để cảm nhận điều đó, ngươi sẽ biết kiểu thực hành nào là xây dựng cho người khác. Thông thường, khi có chuyện xảy đến với ngươi, bất kể là chuyện gì, ngươi không nghĩ đến vấn đề thực sự là làm thế nào để hành động theo cách tiệm cận nhân tính bình thường hoặc việc thực hành lẽ thật. Vì vậy, khi có chuyện xảy đến với các ngươi, nếu ai đó hỏi các ngươi kiểu thực hành hoặc hành động nào sẽ xây dựng cho người khác, các ngươi sẽ thấy khó trả lời, như thể không có con đường nào rõ ràng. Tất cả những gì Ta thông công trong các buổi nhóm họp đều là những vấn đề đời thực này, nhưng khi gặp phải chúng, các ngươi không bao giờ có thể bắt kịp và đầu óc các ngươi luôn trống rỗng. Chẳng phải có một độ chênh ở đó sao? (Thưa, phải.) Vậy thì các ngươi đã đạt được gì từ đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời? Một vài giáo lý, một vài khẩu hiệu. Thật là tội nghiệp và đáng thương!

Một trong những cái con người cho là đúng và tốt mà chúng ta đã thảo luận là chuyện có học vấn và hiểu lý lẽ, trong đó có một số quan niệm và tưởng tượng cụ thể, cũng như một số cách hiểu truyền thống của con người về hành vi này. Tóm lại, bây giờ nhìn vào biểu hiện hành vi này, chúng ta thấy rằng nó không liên quan gì đến lẽ thật hoặc nhân tính thực sự. Đó là bởi vì nó kém xa lẽ thật và không thể ngang hàng với nhau được; hơn thế nữa, hành vi như vậy về cơ bản không phù hợp với các tiêu chuẩn trong yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với quan điểm của con người về con người và sự việc, cũng như cách hành xử và hành động của họ, nó hoàn toàn không tương hợp và không liên quan. Đó chỉ là hành vi của con người. Dù con người có thể hiện hành vi như vậy tốt đến đâu, và dù họ có thực hành nó đầy đủ đến đâu đi chăng nữa, thì nó cũng chỉ là một dạng hành vi. Nó thậm chí còn không xứng đáng là nhân tính bình thường thực sự. Câu nói rằng người ta phải có học vấn và hiểu lý lẽ chỉ là một cách để đánh bóng hành vi bên ngoài của con người. Để tạo vỏ bọc đẹp đẽ và tô điểm cho bản thân, con người đã phấn đấu hết sức để trở thành một người có học vấn và hiểu lý lẽ, nhờ đó giành được sự quý trọng và tôn trọng của người khác, đồng thời nâng cao địa vị và giá trị của họ trong tập thể. Nhưng thực tế là hành vi như vậy thậm chí còn không đạt nổi đến tầng đạo đức, nhân cách và phẩm giá mà một con người chân chính nên có. Có học vấn và hiểu lý lẽ là một câu nói đến từ văn hóa truyền thống, và nó là một tập hợp các biểu hiện hành vi mà nhân loại bại hoại đã tự đặt ra cho mình như một điều họ cho rằng nên được tuân thủ. Những biểu hiện hành vi này là để nâng cao vị thế của một người trong nhóm của họ và nâng cao giá trị của họ, để họ có thể giành được sự tôn trọng của người khác và trở thành người mạnh nhất trong tất cả, một người không dễ bị xem thường hoặc bị bắt nạt trong nhóm. Hành vi bên ngoài này hoàn toàn không liên quan gì đến đạo đức hay phẩm chất nhân tính, vậy mà con người lại quá đề cao và quá coi trọng nó. Bản thân các ngươi hãy tự mình xem có bao nhiêu sự dối trá trong đó! Do đó, nếu mục tiêu mưu cầu hiện tại của ngươi là làm một người có học vấn và hiểu lý lẽ, và ngươi đang điều chỉnh hành vi của mình, phấn đấu hết sức để mưu cầu và thực hành hướng tới mục tiêu là người có học vấn và hiểu lý lẽ, thì Ta khuyên ngươi nên dừng lại ngay. Những hành vi và phương pháp như vậy chỉ có thể khiến ngươi ngày càng ngụy trang bản thân cũng như ngày càng trở thành một kẻ giả hình, và khi điều đó xảy ra, ngươi sẽ ngày càng xa rời việc là một người trung thực, một người giản dị, cởi mở. Càng cố gắng trở thành người có học vấn và hiểu lý lẽ, ngươi càng ngụy trang bản thân, và ngươi càng ngụy trang bản thân – ngụy trang càng sâu, thì người khác càng khó đánh giá hoặc hiểu được ngươi, và tâm tính bại hoại của ngươi ngày càng được che đậy sâu hơn. Làm như vậy sẽ rất khó đạt được sự tiếp nhận lẽ thật và sự cứu rỗi. Vậy nhìn từ những điểm này, con đường mưu cầu trở thành người có học vấn và hiểu lý lẽ có giống với con đường mưu cầu lẽ thật không? Đó có phải là sự mưu cầu đúng đắn không? (Thưa, không.) Chưa kể đến tính chất tiêu cực và những hậu quả tiêu cực của hành vi có học vấn và hiểu lý lẽ, chẳng phải còn có nhiều sự lừa dối người khác và chính mình hay sao? (Thưa, phải.) Một người có học vấn và hiểu lý lẽ che giấu bên trong nhiều bí mật không thể nói ra, và hơn thế nữa, họ che giấu đủ loại suy nghĩ, quan niệm, quan điểm, thái độ và tư tưởng sai lầm mà người khác không biết, những thứ thấp hèn, xấu xa, tà ác và đáng ghê tởm đối với người khác. Đằng sau hành vi tốt của một người có học vấn và hiểu lý lẽ ẩn chứa một tâm tính bại hoại hơn của họ. Một người như vậy, dưới vỏ bọc của sự thể hiện hành vi đó, không đủ can đảm để đối mặt với tâm tính bại hoại của mình, cũng không đủ tự tin để thừa nhận tâm tính bại hoại của mình. Họ càng không đủ can đảm và tự tin để cởi mở về tâm tính bại hoại của mình, về những hiểu biết ngu xuẩn của mình, về những suy nghĩ, ý định và mục đích xấu xa của mình – hoặc thậm chí có thể là những suy nghĩ độc địa, nham hiểm của mình. Họ có rất nhiều điều ẩn giấu bên trong, và không ai có thể nhìn thấy chúng; tất cả những gì mọi người nhìn thấy là cái gọi là “người tốt” trước mặt họ, người có hành vi tốt là có học vấn và hiểu lý lẽ. Đây chẳng phải là một dạng lừa dối sao? (Thưa, phải.) Toàn bộ hành vi, sự thể hiện, sự mưu cầu và thực chất của người đó là một dạng lừa dối. Họ đang lừa dối người khác, và họ đang lừa dối chính mình. Kết cục cuối cùng sẽ ra sao đối với một người như vậy? Để là một người có học vấn và hiểu lý lẽ, họ từ bỏ Đức Chúa Trời, quay lưng lại với con đường thật, và bị Đức Chúa Trời khinh ghét, loại bỏ. Trong mọi góc khuất đằng sau hành vi tốt là có học vấn và hiểu lý lẽ, con người che giấu những kỹ xảo và hành vi ngụy trang, lừa dối của mình, và khi làm như vậy, họ che giấu những tâm tính kiêu ngạo, xấu xa, chán ghét lẽ thật, độc ác và ương ngạnh của mình. Vì vậy, một người càng có học vấn và hiểu lý lẽ thì càng gian dối, và một người càng cố gắng trở thành một người có học vấn và hiểu lý lẽ, thì càng không phải là người yêu lẽ thật, càng là người chán ghét lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Nói Ta nghe, chẳng phải đó là thực tế sao? (Thưa, phải.) Tạm thời chúng ta sẽ kết thúc mối thông công về hành vi tốt là có học vấn và hiểu lý lẽ ở đây.

Vừa rồi, chúng ta đã thông công về một câu nói về hành vi tốt trong văn hóa truyền thống: có học vấn và hiểu lý lẽ. Chúng ta sẽ không thông công riêng về vài câu nói khác. Cùng một nhóm với nhau, tất cả những câu nói về hành vi tốt chỉ là một cách để đánh bóng hành vi và hình ảnh bên ngoài của con người. “Đánh bóng” là nói cho hay; còn nói một cách chính xác hơn thì trên thực tế, đó là một hình thức ngụy trang, một cách dùng bộ mặt giả tạo để lừa người khác có cảm tình tốt về mình, lừa họ đánh giá tích cực về mình, lừa họ tôn trọng mình, trong khi mặt tối của lòng dạ mình, những tâm tính bại hoại và bộ mặt thật của mình đều được khéo léo che đậy và gói ghém. Chúng ta cũng có thể nói như thế này: thứ ẩn giấu bên dưới hào quang của những hành vi tốt này là bộ mặt thật bại hoại của từng thành viên một trong nhân loại bại hoại. Điều bị che giấu là từng thành viên một trong nhân loại tà ác với tâm tính kiêu ngạo, tâm tính giả dối, tâm tính độc ác, và tâm tính chán ghét lẽ thật. Dù hành vi bên ngoài của một người là có học vấn và hiểu lý lẽ, hay ôn tồn tao nhã, dù họ hòa nhã dễ mến, bình dị dễ gần, kính già yêu trẻ hay bất kỳ điều gì tương tự – dù họ thể hiện bất kỳ điều gì trong số này, thì đó đều chỉ là một hành vi bên ngoài mà người khác có thể nhìn thấy. Nó không thể dẫn dắt họ thông qua hành vi tốt đi đến chỗ hiểu biết về thực chất bản tính của mình được. Mặc dù con người trông có vẻ tốt đẹp với những hành vi bên ngoài như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, hòa nhã dễ mến, bình dị dễ gần, đến nỗi cả thế giới loài người đều có thiện cảm với họ, nhưng điều không thể phủ nhận là tâm tính bại hoại của con người thực sự tồn tại dưới vỏ bọc của những hành vi tốt này. Sự chán ghét lẽ thật của con người, sự chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời của họ, thực chất bản tính chán ghét những lời phán của Đấng Tạo Hóa và chống đối Đấng Tạo Hóa của họ – những điều này thực sự tồn tại ở đó. Chắc chắn là thế. Cho dù ai đó có giả vờ hay đến mức nào, cho dù hành vi của họ có đàng hoàng hay thích hợp ra sao, họ tạo vỏ bọc hay ho hay đẹp đẽ như thế nào cho bản thân, hay lừa dối đến mức nào, thì điều không thể phủ nhận là mỗi một kẻ bại hoại đều đầy tâm tính Sa-tan. Dưới lớp mặt nạ của những hành vi bên ngoài này, họ vẫn chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời, chống đối và phản nghịch Đấng Tạo Hóa. Tất nhiên, với những hành vi tốt này làm chiếc lốt và vỏ bọc, loài người bộc lộ những tâm tính bại hoại hàng ngày, hàng giờ, hàng phút và hàng giây, trong từng khoảnh khắc, trong mọi sự việc, mà trong đó họ sống trong những tâm tính bại hoại và tội lỗi. Đây là một thực tế không thể chối cãi. Bất chấp những hành vi đàng hoàng, lời nói dễ nghe và bề ngoài giả tạo, tâm tính bại hoại của con người vẫn không hề giảm bớt chút nào, cũng như không hề thay đổi chút nào bởi những hành vi bên ngoài đó. Ngược lại, chính bởi họ có vỏ bọc là những hành vi tốt bên ngoài này mà tâm tính bại hoại của họ không ngừng bộc phát, và họ chưa bao giờ ngừng bước chân trên con đường hành ác và chống đối Đức Chúa Trời – và tất nhiên, bị chi phối bởi những tâm tính xấu xa, độc ác, những tham vọng, ham muốn và đòi hỏi ngông cuồng của họ không ngừng phình to và tiến triển. Nói Ta nghe, ở đâu ra con người nho nhã lễ độ, hòa nhã dễ mến, bình dị dễ gần, người có hình ảnh sống thể hiện ra và cơ sở cho cách hành xử và hành động của mình là tích cực và phù hợp với lời Đức Chúa Trời cũng như lẽ thật? Ở đâu ra con người có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, người yêu lẽ thật, người sẵn sàng tìm trong lời Đức Chúa Trời phương hướng và mục tiêu của cuộc đời mình, người đã có đóng góp cho việc cứu rỗi nhân loại? Các ngươi có thể tìm được một người nào như vậy không? (Thưa, không.) Thực tế là trong nhân loại, một người càng có tri thức, càng có học vấn; càng có tư tưởng, địa vị và danh tiếng – dẫu họ có thể được gọi là người có học vấn và hiểu lý lẽ, hòa nhã dẽ mến, bình dị dễ gần – thì những phát ngôn họ viết ra càng có thể lừa dối mọi người, họ càng làm nhiều việc ác, và sự chống đối Đức Chúa Trời của họ càng gay gắt. Những người càng có danh tiếng lớn và địa vị cao thì càng lừa dối người khác, và càng điên cuồng chống đối Đức Chúa Trời. Trong khắp nhân loại, hãy nhìn những danh nhân, vĩ nhân, nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà văn, nhà cách mạng, chính khách hoặc bất kỳ ngôi sao sáng chói nào tương tự trong một lĩnh vực – ai chẳng có học vấn và hiểu lý lẽ, bình dị dễ gần và hòa nhã dễ mến? Ai trong số họ chẳng hành xử bên ngoài theo cách giành được sự khen ngợi và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của người khác? Thế nhưng trên thực tế, họ đã đóng góp gì cho nhân loại? Họ đã dẫn nhân loại đi đúng đường hay họ đã dẫn nhân loại đi lạc lối? (Thưa, đi lạc lối.) Họ đã đưa nhân loại về dưới thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, hay họ đã đưa nhân loại về dưới chân Sa-tan? (Thưa, dưới chân Sa-tan.) Họ đã để cho nhân loại được dự phần trong sự tể trị, chu cấp và dẫn dắt của Đấng Tạo Hóa, hay họ đã để cho nhân loại phải đối mặt với sự chà đạp, tàn hại và ngược đãi của Sa-tan? Trong tất cả những nhân vật anh hùng, danh nhân, vĩ nhân, cao nhân, siêu nhân, người có quyền lực trong lịch sử, quyền lực và địa vị nào của họ mà không phải có được từ việc giết hại hàng triệu con người? Danh tiếng nào của họ mà không phải có được từ sự lừa phỉnh, mê hoặc và dẫn dụ loài người? Nhìn bên ngoài, họ có vẻ dễ gần trong những tiếp xúc hàng ngày với người khác, và khá dễ chịu, đặt mình ngang hàng với người khác và hòa nhã trong lời ăn tiếng nói – nhưng những gì họ làm phía sau lại hoàn toàn khác. Một số âm mưu gài bẫy người khác; một số dùng thủ đoạn để quấy nhiễu và hãm hại người khác; số khác tìm cơ hội trả thù. Hầu hết các chính khách đều tàn ác và làm hại người vô số. Họ đã giành được địa vị và quyền thế bằng cách đặt chân vững chắc lên đầu và máu của vô số người, thế nhưng ở nơi công cộng, những gì mọi người nhìn thấy là vẻ dễ gần và cách cư xử hòa nhã của họ. Những gì mọi người nhìn thấy là hình ảnh ôn tồn tao nhã, có học vấn và hiểu lý lẽ, khiêm tốn hạ mình mà họ thể hiện. Trước mặt thì họ nho nhã lễ độ, ôn tồn tao nhã, nhưng phía sau, họ giết vô số người, chiếm đoạt tài sản của vô số người, thống trị và đùa giỡn với vô số người. Họ nói đủ lời tốt đẹp và làm đủ mọi điều ác; và một cách trơ trẽn, trắng trợn, họ đứng trên bục lên lớp, dạy người khác làm thế nào để trở thành người bình dị dễ gần, có học vấn và hiểu lý lẽ, làm thế nào để trở thành người đóng góp cho đất nước và nhân loại, làm thế nào để phục vụ nhân dân, làm đầy tớ của dân, làm thế nào để cống hiến cho tổ quốc. Đó chẳng phải là vô liêm sỉ sao? Lũ cặn bã to gan, tham lam vô độ, cả lũ chúng nó! Nói ngắn gọn, làm một người có hành vi tốt, tuân theo các quan niệm truyền thống về đạo đức không phải là mưu cầu lẽ thật, không phải là mưu cầu trở thành một loài thọ tạo đích thực. Ngược lại, ẩn đằng sau việc theo đuổi những hành vi tốt đẹp này là nhiều bí mật đen tối và không thể nói đến. Bất kể con người mưu cầu loại hành vi tốt nào, mục tiêu đằng sau đó không gì khác là giành được tình cảm và sự tôn trọng của nhiều người hơn, nâng cao vị thế của chính họ, và khiến mọi người nghĩ rằng họ đáng kính, đáng được tin tưởng và ủy thác. Nếu ngươi mưu cầu trở thành một người có hành vi tốt như vậy, thì chẳng phải điều này về bản chất giống với những danh nhân và vĩ nhân sao? Nếu ngươi là một người chỉ đơn thuần có hành vi tốt, nhưng không yêu mến lời Đức Chúa Trời và không tiếp nhận lẽ thật, thì về bản chất, ngươi cũng giống y như họ. Và kết quả là gì? Những gì ngươi đã từ bỏ chính là lẽ thật; điều ngươi đã đánh mất chính là cơ hội được cứu rỗi. Đây là hành vi ngu xuẩn nhất – là sự lựa chọn và mưu cầu của kẻ ngu. Các ngươi đã bao giờ ước được trở thành người vĩ đại, nổi tiếng, vượt trội đó trên sân khấu, người mà ngươi ngưỡng mộ bấy lâu nay chưa? Người hòa nhã và dễ gần đó? Người nho nhã lễ độ, ôn tồn tao nhã, có học vấn và hiểu lý lẽ đó? Người mà trông bên ngoài có vẻ dễ gần và dễ mến đó? Chẳng phải các ngươi đã đi theo và tôn thờ những người như vậy trước đây sao? (Thưa, phải.) Nếu bây giờ ngươi vẫn đi theo những người như thế này, vẫn thần tượng những người như thế này, thì Ta bảo ngươi: ngươi sắp chết rồi, bởi vì những người ngươi thần tượng là những kẻ tà ác giả vờ tốt. Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi những kẻ tà ác. Nếu ngươi thần tượng những kẻ tà ác và không tiếp nhận lẽ thật, thì cuối cùng ngươi cũng sẽ bị hủy diệt.

Thực chất đằng sau hành vi tốt chẳng hạn như dễ gần và hòa nhã có thể được mô tả bằng một từ: giả tạo. Hành vi tốt như vậy không phải do lời Đức Chúa Trời mà ra, cũng không phải là kết quả của việc thực hành lẽ thật hay hành động theo nguyên tắc. Nó được tạo ra bởi điều gì? Nó đến từ động cơ, âm mưu của con người, từ việc họ giả vờ, đóng kịch, giả dối. Khi người ta bám vào những hành vi tốt này, mục đích là đạt được những thứ họ muốn; nếu không, họ sẽ không bao giờ tự làm khổ mình theo cách này, và sống trái với mong muốn của họ. Sống trái với mong muốn của họ có nghĩa là gì? Đó là bản tính thực sự của họ không phải là cư xử đàng hoàng, chân thật, hiền lành, tốt bụng và đức hạnh như mọi người tưởng. Họ không sống theo lương tâm và ý thức; thay vào đó, họ sống để đạt được một mục đích hoặc nhu cầu nhất định. Bản tính thực sự của con người là gì? Đó là đần độn và ngu dốt. Nếu không có luật pháp và các điều răn do Đức Chúa Trời ban, con người sẽ không biết tội lỗi là gì. Chẳng phải nhân loại đã từng như vậy sao? Chỉ khi Đức Chúa Trời ban hành các luật lệ và điều răn, con người mới có chút khái niệm về tội lỗi. Nhưng họ vẫn không có khái niệm về đúng và sai, hay về những điều tích cực và tiêu cực. Và nếu đúng như vậy, làm thế nào mà họ có thể nhận thức được các nguyên tắc chính xác để nói và hành động? Liệu họ có thể biết những cách hành động nào, những hành vi tốt nào phải có ở nhân tính bình thường không? Liệu họ có thể biết điều gì tạo ra hành vi thực sự tốt, họ nên theo loại con đường nào để sống thể hiện ra hình tượng giống con người không? Họ không thể biết được. Bởi vì bản tính Sa-tan của con người, vì bản năng của họ, họ chỉ có thể giả vờ và đóng kịch để sống đàng hoàng và có phẩm giá – đây là điều tạo ra những sự giả dối như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, lịch sự, kính già yêu trẻ, hòa nhã và dễ gần; do đó đã xuất hiện những mánh khóe và kỹ xảo lừa dối này. Và một khi chúng xuất hiện, người ta chọn bám vào một hoặc vài điều trong số những sự giả dối này. Một số người chọn hòa nhã và dễ gần, một số chọn có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, một số chọn lịch sự, kính già yêu trẻ, một số chọn làm tất cả những điều này. Và ấy thế mà Ta định nghĩa những người có hành vi tốt như vậy bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ đó là gì? “Đá bóng láng”. Đá bóng láng là gì? Đó là những viên đá bóng láng dưới sông đã được mài nhẵn và đánh bóng mọi góc cạnh sắc nhọn sau nhiều năm dài dòng nước chảy qua. Và mặc dù có thể khi người ta bước lên chúng thì không bị đau, nhưng nếu không cẩn thận, người ta có thể trượt chân. Nhìn bề ngoài và hình dạng, những viên đá này rất đẹp, nhưng một khi ngươi mang chúng về nhà, chúng khá vô dụng. Ngươi không đành vứt chúng đi, nhưng giữ chúng lại cũng chẳng ích gì – “đá bóng láng” là như thế. Đối với Ta, những người bề ngoài có hành vi tốt này thật nhạt nhẽo. Bề ngoài họ giả vờ tốt, nhưng lại không hề tiếp nhận lẽ thật, họ nói những điều nghe có vẻ hay ho, nhưng không làm bất cứ điều gì thực tế. Họ không là gì ngoài những viên đá bóng láng. Nếu ngươi thông công với họ về lẽ thật và các nguyên tắc, họ sẽ nói với ngươi về việc nhẹ nhàng, tinh tế, và lịch sự. Nếu ngươi nói với họ về việc phân định những kẻ địch lại Đấng Christ, họ sẽ nói với ngươi về việc kính già và yêu trẻ, cũng như có học vấn và hiểu lý lẽ. Nếu ngươi nói với họ rằng cách hành xử của một người phải có nguyên tắc, rằng người ta phải tìm kiếm các nguyên tắc trong khi thực hiện bổn phận và không được hành động ngang bướng thì thái độ của họ sẽ như thế nào? Họ sẽ nói: “Hành động theo các nguyên tắc lẽ thật là một vấn đề khác. Tôi chỉ muốn làm người có học vấn và hiểu lý lẽ, và được người khác tán thành hành động của mình. Miễn là tôi kính trọng người già và quan tâm người trẻ và được người khác tán thành, thế là đủ rồi”. Họ chỉ quan tâm đến hành vi tốt, họ không chú tâm vào lẽ thật. Thường thì họ có thể tôn trọng người già, bậc tiền bối, người có trình độ, người đức cao vọng trọng trong tập thể, đồng thời quan tâm rất nhiều và đầy yêu thương đến cộng đồng người trẻ tuổi và dễ bị tổn thương. Họ nghiêm chỉnh tuân thủ quy tắc xã hội kính già yêu trẻ để thể hiện mình cao thượng. Thế nhưng, điều không thể phủ nhận là khi lợi ích của họ và quy tắc đó xung đột với nhau, họ sẽ gạt quy tắc đó sang một bên và vội vàng đi bảo vệ lợi ích của mình mà không “chịu” sự kiềm chế của bất kỳ ai. Mặc dù hành vi tốt của họ nhận được sự tán thành của tất cả những ai họ tiếp xúc, quen biết hoặc thân thiết, nhưng điều không thể phủ nhận là ngay cả khi họ thực hiện những hành vi tốt được người khác khen ngợi này, họ cũng không để lợi ích của bản thân bị tổn hại một chút nào, đồng thời họ không từ thủ đoạn nào để đấu tranh cho lợi ích của mình, không “chịu” sự kiềm chế của bất kỳ ai. Việc kính già yêu trẻ của họ chỉ là hành vi nhất thời, được xây dựng trên nền tảng không phương hại đến lợi ích của bản thân họ. Nó giới hạn trong phạm vi một lối cư xử. Họ có thể làm điều đó trong trường hợp không đụng chạm hoặc xâm phạm gì đến lợi ích của họ, nhưng khi lợi ích của họ được đặt ra trước mắt, thì đó mới là điều họ sẽ đấu tranh đến cùng. Vì vậy, việc kính già yêu trẻ của họ trên thực tế không ảnh hưởng đến việc họ mưu cầu lợi ích của mình, cũng như không thể hạn chế sự mưu cầu đó. Hành vi kính già yêu trẻ là một hành vi tốt mà con người chỉ có thể thực hiện trong một số hoàn cảnh nhất định, với điều kiện không phương hại đến lợi ích của họ. Nó không phải là thứ nảy sinh từ bên trong sự sống, từ cốt tủy của một người. Dù một người có thể thực hành hành vi như vậy nhiều đến đâu, dù họ có thể kiên trì trong bao lâu, thì điều đó cũng không thể sửa đổi được những tâm tính bại hoại mà con người dựa vào để sống. Điều này có nghĩa là không có hành vi tốt này thì người ta vẫn bộc lộ những tâm tính bại hoại – mà sau khi họ có hành vi tốt này, thì những tâm tính bại hoại của họ vẫn không hề được cải thiện hay sửa đổi chút nào. Trái lại, họ che giấu chúng ngày càng sâu hơn. Đây là những điều thực chất ẩn sau những hành vi tốt như vậy.

Trên đây là nội dung chúng ta thông công và phân tích về những hành vi tốt trong văn hóa truyền thống là ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần. Chúng giống như việc có học vấn và hiểu lý lẽ, và ít nhiều giống nhau về bản chất. Chúng chẳng là gì. Con người nên từ bỏ những hành vi tốt này. Điều con người nên cố gắng đạt được nhất là lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở của họ, và lấy lẽ thật làm tiêu chí của họ; chỉ khi đó họ mới có thể sống trong sự sáng và sống như một con người bình thường. Nếu ngươi muốn sống trong sự sáng, ngươi phải hành động phù hợp với lẽ thật; ngươi phải là người trung thực nói những lời trung thực và làm những việc trung thực. Điều cơ bản là phải có các nguyên tắc lẽ thật trong cách hành xử của mình; một khi người ta đánh mất các nguyên tắc lẽ thật, và chỉ tập trung vào hành vi tốt, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự giả tạo và giả vờ. Nếu không có nguyên tắc đối với cách hành xử của con người, thì dù hành vi của họ có tốt đến đâu, họ cũng là những kẻ giả hình; họ có thể đánh lừa người khác trong một thời gian, nhưng họ sẽ không bao giờ đáng tin cậy. Chỉ khi con người hành động và hành xử theo lời Đức Chúa Trời thì họ mới có nền tảng thật sự. Nếu họ không hành xử theo lời Đức Chúa Trời, mà chỉ chăm chăm giả vờ cư xử tốt, thì kết quả là họ có thể trở thành người tốt không? Tuyệt đối không. Những giáo lý và hành vi tốt không thể thay đổi được tâm tính bại hoại của con người, và không thể thay đổi được thực chất của họ. Chỉ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi được tâm tính bại hoại, suy nghĩ và quan điểm của con người, cũng như trở thành sự sống của họ. Những hành vi tốt khác nhau mà con người cho là điều nên làm trong văn hóa truyền thống và quan niệm của họ, chẳng hạn như có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần chỉ là những hành vi. Chúng không phải là sự sống, càng không phải là lẽ thật. Văn hóa truyền thống không phải là lẽ thật, cũng như không một hành vi tốt nào được cổ xúy trong đó là lẽ thật cả. Dù con người nắm vững bao nhiêu phần trong văn hóa truyền thống và dù họ sống thể hiện ra bao nhiêu hành vi tốt trong đời, thì điều đó cũng không thể thay đổi được những tâm tính bại hoại của họ. Vì vậy, trong hàng nghìn năm, văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào nhân loại, và tâm tính bại hoại của họ không hề thay đổi; thay vào đó, sự bại hoại của họ ngày càng sâu hơn, và thế giới ngày càng đen tối, xấu xa hơn. Điều này liên quan trực tiếp đến sự giáo dục của văn hóa truyền thống. Con người chỉ có thể sống đời mình như một con người đúng nghĩa bằng cách xem lời Đức Chúa Trời là sự sống của mình. Điều này là không thể bàn cãi. Vậy lời Đức Chúa Trời đặt ra cho hành vi của con người những dạng chuẩn mực và yêu cầu nào? Ngoài những gì được thiết lập trong luật pháp và điều răn, còn có những yêu cầu của Đức Chúa Jêsus đối với hành vi của con người, đặc biệt là những yêu cầu và quy tắc dành cho con người trong sự phán xét vào thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Đây là những lời quý giá nhất trong tất cả đối với nhân loại, và là những nguyên tắc cơ bản nhất cho cách hành xử của họ. Các ngươi phải xác định được các tiêu chí hành vi cơ bản nhất cho cách hành xử và hành động của mình trong lời Đức Chúa Trời. Khi làm như vậy, các ngươi có thể thoát khỏi sự chỉ dẫn lầm lạc và lừa bịp của những hành vi tốt đẹp trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Khi đó, các ngươi sẽ tìm thấy con đường và các nguyên tắc để hành xử và hành động, đồng nghĩa với việc các ngươi sẽ tìm thấy con đường và các nguyên tắc để được cứu rỗi. Nếu các ngươi lấy những lời hiện tại của Đức Chúa Trời làm nền tảng và lẽ thật hiện đang được thông công làm tiêu chí của mình, và sử dụng chúng thay cho những tiêu chuẩn về hành vi tốt theo quan niệm của nhân loại, thì các ngươi là người đang mưu cầu lẽ thật. Dù thế nào đi nữa, yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là về việc họ nên trở thành kiểu người như thế nào và nên đi trên con đường nào. Ngài không bao giờ yêu cầu con người phải có một hành vi nào đó riêng lẻ. Ngài yêu cầu con người phải là người trung thực, không dối trá; Ngài yêu cầu con người phải tiếp nhận và mưu cầu lẽ thật, trung thành với Ngài, quy phục, và làm chứng cho Ngài. Ngài chưa bao giờ yêu cầu rằng con người chỉ cần có một vài hành vi tốt, rằng thế là được rồi. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống Trung Quốc khiến con người chỉ tập trung vào hành vi tốt, vào việc thể hiện tốt ra bên ngoài. Nó hoàn toàn không làm sáng tỏ được thế nào là những tâm tính bại hoại của con người hoặc sự bại hoại của con người bắt nguồn từ đâu, càng không thể chỉ ra con đường loại bỏ những tâm tính bại hoại của họ. Vì vậy, cho dù văn hóa truyền thống có ủng hộ bất kỳ hành vi tốt nào con người nên có bao nhiêu đi chăng nữa, thì nó cũng vô dụng trong việc giúp con người loại bỏ những tâm tính bại hoại của mình và sống thể hiện ra hình tượng giống con người. Dù những câu nói về đức hạnh của nó có cao đẹp hay hay ho đến đâu đi chăng nữa, nó cũng không thể làm gì để thay đổi thực chất bại hoại của nhân loại. Dưới sự ăn sâu và ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, nhiều thứ thuộc về tiềm thức đã diễn ra trong nhân loại bại hoại. “Tiềm thức” ở đây có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là một khi con người đã bị khắc sâu và tiêm nhiễm một cách tinh vi bởi văn hóa truyền thống, mà không có bất kỳ lời nói, câu nói, quy tắc hoặc nhận thức rõ ràng nào về cách hành động phù hợp, thì họ sẽ theo bản năng thực hành và tuân theo những tư tưởng và phương pháp thông thường của con người. Sống trong những hoàn cảnh như vậy, trong một trạng thái như vậy, như tất cả mọi người, trong tiềm thức họ bắt đầu lơ đễnh nghĩ rằng: “Có học vấn và hiểu lý lẽ thật tuyệt vời – nó tích cực và phù hợp với lẽ thật; ôn tồn tao nhã thật tuyệt vời – con người nên như vậy, Đức Chúa Trời thích điều đó, và điều đó phù hợp với lẽ thật; nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ, hòa nhã dễ mến và bình dị dễ gần đều là những biểu hiện từ bên trong nhân tính bình thường – chúng phù hợp với lời Đức Chúa Trời và lẽ thật”. Mặc dù không tìm thấy cơ sở rõ ràng trong lời Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng họ cảm thấy rằng những lời Đức Chúa Trời, những yêu cầu của con người và những tiêu chuẩn yêu cầu của văn hóa truyền thống gần như giống nhau, không có sự khác biệt lớn nào. Đây chẳng phải là xuyên tạc và diễn giải sai lời Đức Chúa Trời sao? Lời Đức Chúa Trời có phán những điều như vậy không? Không, đó cũng không phải là ý muốn của Ngài; những điều đó là sự xuyên tạc và diễn giải sai của con người về lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời chưa bao giờ phán những điều này, vì vậy trong mọi trường hợp, việc các ngươi phải làm là không được suy nghĩ theo kiểu như vậy. Các ngươi nên đọc kỹ lời Đức Chúa Trời và xác định chính xác những yêu cầu về hành vi mà lời Ngài đặt ra cho con người, sau đó tìm thêm một vài đoạn lời Ngài, tập hợp chúng lại, rồi cầu nguyện – đọc và thông công tổng hợp về chúng. Một khi ngươi có hiểu biết về chúng, đó là lúc ngươi phải thực hành và trải nghiệm chúng. Điều này mang lời Đức Chúa Trời vào cuộc sống thực của ngươi, nơi chúng trở thành nền tảng cho quan điểm của ngươi về con người và sự việc, cũng như cách hành xử và hành động của ngươi. Nền tảng của lời ăn tiếng nói và hành động của con người là gì? Là lời Đức Chúa Trời. Vậy, những yêu cầu và tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời có đối với lời ăn tiếng nói và hành động của con người là gì? (Thưa, là chúng mang tính xây dựng đối với mọi người.) Đúng vậy. Về cơ bản nhất, ngươi phải nói sự thật, nói một cách trung thực và có lợi cho người khác. Chí ít, lời nói của ngươi phải xây dựng cho người ta, và không lừa dối, làm lầm lạc, chế giễu, châm biếm, nhạo báng, chế nhạo, làm thui chột, vạch trần những điểm yếu của người ta hoặc làm tổn thương người ta. Đây là biểu hiện của nhân tính bình thường. Đó là đức hạnh của con người. Đức Chúa Trời có bảo ngươi phải nói to như thế nào không? Ngài có yêu cầu ngươi sử dụng ngôn ngữ chuẩn không? Ngài có yêu cầu ngươi phải sử dụng những lời hoa mỹ hay một phong cách ngôn ngữ cao quý, tao nhã không? (Thưa, không.) Không có một chút nào trong những thứ hời hợt, giả hình, giả dối, vô giá trị đó. Tất cả những yêu cầu của Đức Chúa Trời đều là những gì nhân tính bình thường nên sở hữu, những tiêu chuẩn và nguyên tắc cho ngôn ngữ và hành vi của con người. Không quan trọng ai sinh ra ở đâu hay nói tiếng gì. Trong mọi trường hợp, những lời ngươi nói – cách dùng từ và nội dung trong đó – đều phải xây dựng cho người khác. Chúng phải xây dựng nghĩa là gì? Nó có nghĩa là sau khi người khác nghe thấy chúng sẽ cảm thấy chúng là sự thật, được làm cho phong phú thêm và được lợi từ chúng, có thể hiểu lẽ thật, và không còn mơ hồ nữa, cũng không dễ bị người khác lừa gạt nữa. Vì vậy, Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải nói sự thật, nói những gì họ nghĩ và không mưu mẹo, chế giễu, lừa dối, châm biếm, xúc phạm, cưỡng ép, làm tổn thương, vạch trần những điểm yếu của người ta hoặc móc mỉa người ta. Chẳng phải đây là những nguyên tắc ăn nói sao? Nói con người không nên vạch trần điểm yếu của người khác có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là không bôi nhọ người khác. Không bám vào những sai lầm hoặc khuyết điểm trong quá khứ của họ để phán xét hoặc lên án họ. Đây là điều chí ít ngươi nên làm. Về mặt chủ động, lời nói mang tính xây dựng được thể hiện như thế nào? Nó chủ yếu là động viên, định hướng, hướng dẫn, khuyên nhủ, thấu hiểu và an ủi. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải trực tiếp vạch trần lỗi lầm của người khác và xử lý, tỉa sửa họ, để họ có được sự hiểu biết về lẽ thật và mong muốn ăn năn. Chỉ khi đó thì hiệu quả cần có mới đạt được. Cách thực hành này cực kỳ ích lợi cho con người. Đó chính là thực sự giúp đỡ họ và xây dựng cho họ, phải không? Ví dụ như ngươi đặc biệt ngang ngạnh và kiêu ngạo. Ngươi chưa bao giờ nhận ra điều này, nhưng một người hiểu rõ ngươi sẽ thẳng thắn nói cho ngươi biết vấn đề. Ngươi thầm nghĩ: “Mình ngang ngạnh hả? Mình kiêu ngạo hả? Không ai khác dám nói với mình cả, nhưng người ấy hiểu mình. Việc họ có thể nói một điều như vậy cho thấy thực sự đúng là thế. Mình phải dành chút thời gian phản tỉnh về điều này”. Rồi ngươi nói với người đó: “Những người khác chỉ toàn nói điều tốt đẹp với tôi, ca ngợi tôi, chưa ai từng thẳng thắn góp ý cho tôi, chưa ai từng chỉ ra những thiếu sót và vấn đề này ở tôi. Chỉ anh mới có thể nói cho tôi biết, thẳng thắn góp ý cho tôi. Thật tuyệt vời, cực ích lợi cho tôi”. Đây là nói chân tình, phải không? Từng chút một, người kia trao đổi với ngươi những gì trong tâm trí họ, suy nghĩ của họ về ngươi, và kinh nghiệm của họ về việc họ đã từng có những quan niệm, sự tưởng tượng, tiêu cực và yếu đuối trong vấn đề này, và có thể thoát khỏi nó bằng cách tìm kiếm lẽ thật. Đây là có sự trao đổi chân tình, là sự tương giao giữa hai tâm hồn. Tóm lại, nguyên tắc nói chuyện là gì? Đó là: nói những gì trong lòng ngươi, và nói về những trải nghiệm thực sự của ngươi cũng như những gì ngươi thực sự nghĩ. Những lời này có lợi nhất cho mọi người, chúng cung cấp cho mọi người, chúng giúp đỡ họ, chúng tích cực. Hãy từ chối nói những lời giả tạo, những lời không mang lại lợi ích hoặc xây dựng cho mọi người; như vậy sẽ tránh làm hại họ hoặc khiến họ vấp ngã, tránh để họ rơi vào tình trạng tiêu cực và có tác động tiêu cực. Ngươi phải nói những điều tích cực. Ngươi phải nỗ lực giúp đỡ mọi người nhiều nhất có thể, nỗ lực mang lại lợi ích cho họ, cung cấp cho họ, giúp họ có được đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời; và ngươi phải cho phép mọi người được giúp đỡ và thu hoạch được nhiều từ những kinh nghiệm của ngươi về lời Đức Chúa Trời và cách ngươi giải quyết vấn đề, cho phép họ có thể hiểu được con đường trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và bước vào thực tế lẽ thật, cho phép họ bước vào sự sống và giúp sự sống của họ phát triển – đây là tất cả hiệu quả của việc lời nói có nguyên tắc và xây dựng cho mọi người. Trừ những điều này ra, khi mọi người tụ tập để buôn chuyện và cười khúc khích vô bổ, đó là vô nguyên tắc. Tất cả những gì họ bộc lộ là những tâm tính bại hoại của mình. Nó không dựa trên lời Đức Chúa Trời, và họ không tuân theo các nguyên tắc lẽ thật. Tất cả đều là những triết lý sống của con người – họ đang sống dưới sự thao túng của các tâm tính bại hoại.

Đức Chúa Trời đòi hỏi con người phải có nguyên tắc và xây dựng cho người khác trong lời nói của mình. Điều này có liên quan gì đến những hành vi tốt bên ngoài của con người không? (Thưa, không.) Hoàn toàn không liên quan. Giả sử ngươi không kìm kẹp người khác, không giả dối và xảo quyệt trong lời nói của mình, mà ngươi còn có thể động viên, hướng dẫn và an ủi người khác. Nếu ngươi có thể làm được cả hai điều này, thì ngươi có cần phải làm những điều đó với thái độ bình dị dễ gần không? Ngươi có phải có được sự bình dị dễ gần không? Có phải ngươi chỉ có thể làm những điều đó trong khuôn khổ hành vi của những cái bên ngoài như nho nhã lễ độ, ôn tồn tao nhã không? Không cần. Tiền đề để lời nói của ngươi xây dựng được cho người khác là nó phải dựa trên lời Đức Chúa Trời và các yêu cầu của Ngài – nó phải dựa trên lẽ thật, thay vì những hành vi tốt được quy định trong văn hóa truyền thống. Một khi lời nói của ngươi có nguyên tắc và xây dựng cho người khác, thì ngươi có thể vừa ngồi vừa nói; hoặc ngươi có thể vừa đứng vừa nói; ngươi có thể nói to hoặc nói nhỏ; ngươi có thể nói bằng những lời nhẹ nhàng, hoặc bằng những lời nghiêm khắc. Miễn kết quả cuối cùng là tích cực, khi ngươi đã hoàn thành trách nhiệm của mình và bên kia được lợi ích, thì điều đó phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Nếu những gì ngươi theo đuổi là lẽ thật, những gì ngươi thực hành là lẽ thật, và nền tảng cho lời nói, hành động của ngươi là lời Đức Chúa Trời, các nguyên tắc lẽ thật, và nếu người khác có thể được lợi và thu lợi từ ngươi, thì chẳng phải điều đó sẽ có lợi cho cả hai sao? Nếu sống trong những ràng buộc của tư duy văn hóa truyền thống, ngươi giả bộ, người khác cũng giả bộ, ngươi cư xử kiểu cách lịch thiệp, họ thì lom khom, ai cũng giả vờ với nhau, thì không bên nào là tốt cả. Ngươi và họ lom khom, làm điệu làm bộ lịch sự suốt ngày, không một lời nói thật, chỉ thể hiện trong cuộc sống những hành vi tốt như được đề cao bởi văn hóa truyền thống. Mặc dù nhìn từ bên ngoài, những hành vi như vậy là phải phép, nhưng tất cả đều là giả hình, là hành vi lừa gạt và lừa bịp người khác, là hành vi dụ người khác và lừa họ mà không nghe thấy một lời chân thành nào. Nếu ngươi kết bạn với một người như vậy, cuối cùng ngươi nhất định sẽ bị dụ và bị lừa. Ngươi không đạt được gì có thể xây dựng cho mình từ hành vi tốt của họ. Tất cả những gì nó dạy cho ngươi là sự giả dối và gian trá: ngươi lừa họ, họ lừa ngươi. Cuối cùng, điều ngươi sẽ cảm thấy là sự suy thoái tột độ về nhân cách và phẩm giá của mình mà ngươi sẽ chỉ biết chịu đựng. Ngươi vẫn sẽ phải thể hiện sự lịch sự theo cách có học vấn và hiểu lý lẽ, không lý sự với người khác hoặc đòi hỏi quá nhiều ở họ. Ngươi vẫn sẽ phải kiên nhẫn và khoan dung, giả bộ thản nhiên và hào hiệp phóng khoáng bằng một nụ cười tươi rói. Phải nỗ lực bao nhiêu năm mới đạt được trạng thái như vậy! Nếu ngươi yêu cầu bản thân mình phải sống như thế này trước những người khác, chẳng phải cuộc sống sẽ làm ngươi kiệt sức sao? Giả vờ có tình yêu thương bao la, biết rõ rằng mình không có – sự giả hình như vậy không hề dễ dàng! Ngươi sẽ cảm thấy kiệt sức hơn bao giờ hết khi làm người mà phải xử sự theo cách này; kiếp sau ngươi thà sinh ra làm bò, ngựa, lợn, chó còn hơn làm người. Ngươi sẽ thấy chúng quá giả tạo và xấu xa. Tại sao con người lại sống theo cách khiến mình kiệt sức như vậy? Bởi vì họ sống giữa những quan niệm truyền thống, những thứ đã kìm hãm và trói buộc họ. Dựa vào tâm tính bại hoại của mình, họ sống trong tội lỗi mà không thể tự thoát ra. Họ không có lối thoát. Những gì họ sống thể hiện ra không phải là hình tượng giống con người thực sự. Giữa người với người không thể nghe thấy hay có được một lời chân tình cơ bản nào, ngay cả giữa vợ và chồng, mẹ và con gái, cha và con trai, những người thân thiết nhất với nhau, cũng không hề nghe thấy một lời thân tình nào, một lời ấm áp nào hoặc một lời nào mà người khác nghe có thể cảm thấy được an ủi. Vậy thì những hành vi tốt bên ngoài này có tác dụng gì? Chúng tạm thời duy trì khoảng cách bình thường và các mối quan hệ bình thường giữa người với người. Nhưng đằng sau những hành vi tốt này, không ai dám gắn bó sâu sắc với ai, điều đã được nhân loại đúc kết trong câu: “Khoảng cách sinh ra cái đẹp”. Điều này tiết lộ bản tính thực sự của loài người, không phải sao? Làm sao khoảng cách có thể sinh ra cái đẹp được? Trong thực tại giả dối và xấu xa của một cuộc sống như vậy, con người sống trong sự cô đơn, thu mình, chán nản, phẫn nộ và bất mãn ngày càng gia tăng, không có đường tiến. Đây là tình trạng thực sự của những người ngoại đạo. Tuy nhiên, ngày hôm nay ngươi tin vào Đức Chúa Trời. Ngươi đã vào nhà của Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự chu cấp của lời Ngài, và ngươi thường xuyên nghe giảng. Dù vậy, trong thâm tâm, ngươi vẫn thích những hành vi tốt mà văn hóa truyền thống khuyến khích. Điều này chứng tỏ một điều: ngươi không hiểu lẽ thật và không có thực tế. Tại sao trong cuộc sống của ngươi bây giờ, ngươi vẫn còn chán nản đến vậy, cô độc đến vậy, thảm hại đến vậy, hạ mình đến vậy? Lý do duy nhất của việc này là ngươi không tiếp nhận lẽ thật và chưa hề thay đổi chút nào. Nói cách khác, ngươi không nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, cũng không lấy lẽ thật làm tiêu chí. Ngươi vẫn đang sống dựa trên những tâm tính bại hoại và những quan niệm truyền thống. Đó là lý do tại sao cuộc sống của ngươi vẫn cô độc như vậy. Ngươi không có bạn bè, không có ai để tâm sự. Ngươi không thể nhận được sự động viên, hướng dẫn, giúp đỡ hoặc xây dựng từ người khác mà lẽ ra ngươi nên nhận được, ngươi cũng không thể cho người khác sự động viên, hướng dẫn hoặc giúp đỡ. Ngay cả trong những hành vi tối thiểu nhất này, ngươi còn không lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở và lẽ thật làm tiêu chí, thì càng không cần nói đến quan điểm của ngươi về con người và sự việc hoặc cách hành xử và hành động của ngươi – những điều đó cách xa lẽ thật và lời Đức Chúa Trời hàng trăm vạn dặm!

Chúng ta vừa thông công về những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với hành vi của con người: Ngài yêu cầu lời nói và hành động của con người phải có nguyên tắc và xây dựng cho người khác. Vậy thì dựa trên điều đó, giờ đây mọi người đã biết liệu những hành vi tốt con người nghĩ ra đó có bất kỳ giá trị nào hay không – liệu chúng có đáng trân quý hay không chưa? (Thưa, chúng không đáng trân quý.) Vậy các ngươi nên làm gì khi không cho rằng chúng đáng trân quý? (Thưa, từ bỏ chúng.) Từ bỏ như thế nào? Muốn từ bỏ chúng thì phải có lộ trình và các bước thực hành cụ thể. Đầu tiên phải tự xem lại mình xem có những biểu hiện hành vi của việc có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã như được khuyến khích bởi văn hóa truyền thống hay không. Hình thức và nội dung của việc tự xem lại mình như vậy là gì? Đó sẽ là nhìn lại bản thân để xem đâu là cơ sở cho quan điểm của ngươi về con người và sự việc, cũng như cách hành xử và hành động của ngươi, và để xem những thứ nào của Sa-tan đã ăn sâu trong lòng ngươi và ngấm vào máu xương ngươi. Ví dụ: giả sử có người được cưng chiều từ nhỏ, không biết nhiều về việc tự điều chỉnh bản thân, nhưng nhân tính không tệ. Họ là một tín hữu thực sự, họ tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình một cách chân thành, cũng như có thể chịu khổ và trả giá. Chỉ có một vấn đề ở họ: khi ăn, họ thường đảo tìm thức ăn trong đĩa và nhóp nhép miệng. Nghe những tiếng đó khiến ngươi khó chịu đến nỗi không thể nuốt nổi đồ ăn. Ngươi từng cảm thấy đặc biệt ác cảm với những người như vậy. Ngươi nghĩ rằng họ thiếu gia giáo, thiếu quy củ, rằng họ không có học vấn hay hiểu lý lẽ. Trong thâm tâm, ngươi xem thường họ, tin rằng những người như vậy là thấp kém và hạ đẳng, rằng không đời nào họ là người được Đức Chúa Trời chọn cả, càng không thể là người Ngài yêu thương. Cơ sở để ngươi tin như vậy là gì? Ngươi đã nhìn thấu thực chất của họ chưa? Ngươi có đang đánh giá họ dựa trên thực chất của họ không? Cơ sở cho sự đánh giá của ngươi là gì? Rõ ràng, ngươi đang đánh giá mọi người dựa trên những câu nói khác nhau của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Vậy thì khi ngươi biết được vấn đề này, ngươi nên nghĩ như thế nào dựa trên những lẽ thật chúng ta vừa thông công ngày hôm nay? “Lạy Đức Chúa Trời, con đã từng coi thường họ. Con chưa bao giờ sẵn sàng lắng nghe mối thông công của họ. Mỗi khi họ nói hoặc làm gì, bất kể họ đúng đắn đến đâu khi làm điều đó hay những lời thông công của họ thiết thực đến mức nào, nhưng ngay khi nghĩ đến việc họ nhóp nhép miệng và đảo tìm thức ăn trong đĩa là con lại không muốn nghe họ nói chuyện. Con luôn coi họ là một người không được dạy dỗ và thiếu tố chất. Giờ đây, nhờ mối thông công như vậy từ Đức Chúa Trời, con đang thấy rằng quan điểm của mình về con người không dựa trên lời Đức Chúa Trời; thay vào đó, con coi những thói quen và hành vi xấu mà mọi người mắc phải trong cuộc sống – cụ thể là những điểm họ thiếu gia giáo hoặc không đứng đắn – như thể chúng là sự bộc lộ từ thực chất nhân tính của họ. Giờ đây đánh giá dựa trên lời Đức Chúa Trời, tất cả những điều đó đều là những lỗi nhỏ không liên quan đến thực chất nhân tính của họ. Chúng hoàn toàn không phải là vấn đề nguyên tắc”. Đây chẳng phải là tự xem lại mình sao? (Thưa, phải.) Những ai có thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật thì có thể thấy rõ những điều này. Vậy thì từ đây phải làm gì? Có con đường nào không? Nếu ngươi yêu cầu họ từ bỏ những thói quen xấu này ngay lập tức, họ có làm được không? (Thưa, không.) Những khuyết điểm nhỏ như vậy đã ăn sâu rồi và khó thay đổi. Chúng không phải là điều có thể thay đổi được trong ngày một ngày hai. Các vấn đề về hành vi không quá khó giải quyết, nhưng với những khuyết điểm trong thói quen sống, người ta cần một thời gian để loại bỏ. Tuy nhiên, chúng không liên quan đến phẩm chất nhân tính hay thực chất nhân tính của một người, vì vậy đừng quá đặt nặng hoặc không chịu buông bỏ chúng. Ai cũng có những thói quen và kiểu cách riêng trong cuộc sống. Không ai đến từ chân không cả. Ai cũng có một vài khuyết điểm, và bất kể là khuyết điểm nào, nếu ảnh hưởng đến người khác thì phải sửa. Đó là cách để có sự tương tác hòa thuận. Tuy nhiên, không thể lý tưởng về mọi mặt được. Mọi người đến từ những nơi rất khác nhau, những thói quen trong cuộc sống cũng đều khác nhau, vì vậy phải bao dung cho nhau. Đây là điều nhân tính bình thường nên có. Đừng để tâm những chuyện vụn vặt. Hãy tập bao dung. Đó là cách đối nhân xử thế phù hợp nhất. Đây là nguyên tắc bao dung, nguyên tắc và phương pháp xử lý những vấn đề như vậy. Đừng cố xác định thực chất và nhân tính của người ta dựa trên những khuyết điểm nhỏ của họ. Cơ sở đó hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc, bởi vì bất kể một người có thể có những khuyết điểm hay thiếu sót nào, chúng cũng không nói lên thực chất của họ, cũng không có nghĩa họ không phải là một tín hữu chân thành của Đức Chúa Trời, càng không có nghĩa họ không phải là người mưu cầu lẽ thật. Chúng ta phải nhìn vào điểm mạnh của mọi người và nhìn người dựa trên lời Đức Chúa Trời cũng như những yêu cầu của Ngài đối với con người. Đó là cách đối xử công bằng với mọi người. Một người mưu cầu lẽ thật nên nhìn người như thế nào? Quan điểm của họ về con người và sự việc, cách hành xử và hành động của họ, tất cả đều phải dựa trên lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Vậy ngươi nên nhìn nhận từng người một như thế nào theo lời Đức Chúa Trời? Nhìn xem họ có lương tâm và lý trí hay không, xem họ là người tốt hay kẻ ác. Khi tiếp xúc với họ, ngươi có thể thấy rằng mặc dù họ có những khuyết điểm và thiếu sót nhỏ, nhưng họ khá tốt về nhân tính. Họ bao dung và nhẫn nại khi tương tác với mọi người, và khi ai đó tiêu cực, yếu đuối, họ yêu thương và có thể chu cấp, giúp đỡ người ta. Đó là thái độ của họ đối với người khác. Vậy thì thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời là gì? Trong thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời, việc họ có nhân tính hay không lại càng dễ đánh giá. Có thể là đối với mọi việc Đức Chúa Trời làm, họ đều quy phục, tìm kiếm và khao khát, đồng thời trong quá trình thực hiện bổn phận của mình cũng như tương tác với người khác – khi hành động – họ có một tấm lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Họ không liều lĩnh, không hành động thái quá, không phải kiểu cái gì cũng làm, cái gì cũng nói. Khi có chuyện xảy đến liên quan đến Đức Chúa Trời hoặc công tác của Ngài, họ rất thận trọng. Khi ngươi đã xác định chắc chắn rằng họ có những biểu hiện này, thì dựa trên những điều bộc lộ từ nhân tính của họ, ngươi nên đánh giá liệu họ là người tốt hay kẻ xấu như thế nào? Hãy đánh giá điều đó dựa trên lời Đức Chúa Trời, và đánh giá điều đó dựa trên việc họ có lương tâm và lý trí hay không, cũng như dựa trên thái độ của họ đối với lẽ thật và đối với Đức Chúa Trời. Bằng cách đánh giá họ theo hai khía cạnh này, ngươi sẽ thấy rằng mặc dù có một vài vấn đề và khuyết điểm trong hành vi của họ, nhưng họ có thể vẫn là người có lương tâm và lý trí, là người có tấm lòng quy phục và tôn kính Đức Chúa Trời, cũng như có thái độ yêu mến và tiếp nhận đối với lẽ thật. Nếu vậy thì trong mắt Đức Chúa Trời, họ là người có thể được cứu rỗi, là người Ngài yêu thương. Và vì trong mắt Đức Chúa Trời, họ là người có thể được cứu rỗi, là người Ngài yêu thương, ngươi nên đối xử với họ như thế nào? Ngươi phải nhìn nhận con người và sự việc theo lời Đức Chúa Trời và đánh giá theo lời Ngài. Họ là anh chị em thực sự, và ngươi nên đối xử với họ cho đúng đắn và không có thành kiến. Đừng nhìn nhận họ theo thiên kiến hay đánh giá họ theo những câu nói của văn hóa truyền thống – thay vào đó hãy đánh giá họ theo lời Đức Chúa Trời. Và đối với những khuyết điểm trong hành vi của họ, nếu ngươi có lòng tốt, ngươi nên giúp đỡ họ. Hãy cho họ biết cách hành động phù hợp. Ngươi sẽ làm gì nếu họ có thể tiếp nhận điều đó nhưng chưa thể từ bỏ ngay những khuyết điểm trong hành vi của mình? Ngươi nên quay trở lại dựa vào lòng bao dung. Nếu ngươi không bao dung, điều đó có nghĩa là ngươi không có lòng tốt, và ngươi nên tìm kiếm lẽ thật trong thái độ của mình đối với họ, và tự phản tỉnh, nhận biết những thiếu sót của chính mình. Đó là cách ngươi có thể đối nhân xử thế đúng đắn. Ngược lại, nếu ngươi nói: “Người đó có quá nhiều khuyết điểm. Không được dạy dỗ, không có quy củ, không biết tôn trọng người khác và không biết cư xử. Vậy thì họ là người ngoại đạo rồi. Tôi không muốn kết giao với họ, tôi không muốn gặp họ, và tôi không muốn nghe bất cứ điều gì họ nói dù có đúng đến đâu. Ai mà tin được họ tôn kính Đức Chúa Trời và quy phục Ngài chứ? Họ có làm nổi điều đó không? Họ có tố chất không?”, vậy thì đó là thái độ gì? Đối xử với người khác như thế có phải là tốt bụng giúp đỡ họ không? Nó có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Đối xử với người khác như vậy về phần ngươi có phải là hiểu và thực hành lẽ thật không? Có phải là yêu thương không? Ngươi có tôn kính Đức Chúa Trời trong lòng không? Nếu đức tin của một người nơi Đức Chúa Trời thậm chí còn thiếu cả lòng tốt cơ bản, thì liệu một người như vậy có thực tế lẽ thật không? Nếu ngươi tiếp tục bám vào những quan niệm của mình, và quan điểm của ngươi về con người và sự việc vẫn dựa trên những cảm giác, ấn tượng, sở thích và quan niệm riêng của ngươi, thì điều đó đủ chứng tỏ ngươi không hiểu một chút lẽ thật nào và vẫn đang sống dựa trên những triết lý của Sa-tan. Điều đó đủ chứng tỏ rằng ngươi không phải là người yêu lẽ thật hay là người mưu cầu lẽ thật. Một số người rất tự nên công chính. Dù ngươi thông công với họ như thế nào, họ vẫn bám vào quan điểm của mình: “Tôi là người nho nhã lễ độ, kính già yêu trẻ – thì sao nào? Ít nhất tôi cũng là một người tốt. Cách tôi hành xử có gì không tốt chứ? Ít nhất mọi người cũng tôn trọng tôi”. Ta không phản đối việc ngươi là một người tốt, nhưng nếu ngươi cứ tiếp tục giả vờ như vậy, liệu ngươi có thể đạt được lẽ thật và sự sống không? Làm một người tốt theo cách của ngươi có thể không vi phạm nhân cách của ngươi hoặc đi ngược lại mục tiêu và phương hướng hành xử của ngươi, nhưng có một điều ngươi phải hiểu: cứ tiếp tục như vậy, ngươi sẽ không thể hiểu lẽ thật hay bước vào thực tế lẽ thật được, và cuối cùng ngươi sẽ không thể đạt được lẽ thật hay sự sống, hay sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đó là kết cục duy nhất.

Ta vừa thông công về cách nhìn nhận những hành vi tốt trong quan niệm của con người và cách nhận diện những hành vi tốt đó để mưu cầu lẽ thật. Giờ đây các ngươi đã có một con đường chưa? (Thưa, rồi.) Các ngươi nên làm gì? (Thưa, đầu tiên là suy ngẫm xem bản thân mình có những hành vi đó hay không. Sau đó suy ngẫm xem những cơ sở và tiêu chí thông thường cho quan điểm của mình về con người và sự việc là gì.) Đúng vậy. Các ngươi nên bắt đầu bằng cách nhìn rõ xem có điều gì trong quan điểm trước đây của mình về con người và sự việc, hoặc trong cách hành xử và hành động của mình, mâu thuẫn hoặc đi ngược lại những gì Ta đã thông công hôm nay hay không. Suy ngẫm xem ngươi dùng cơ sở nào cho góc nhìn và quan điểm của mình khi nhìn nhận con người và sự việc, xem liệu cơ sở của ngươi là những tiêu chuẩn của văn hóa truyền thống, những câu nói của một vĩ nhân, danh nhân nào đó, hay là lời Đức Chúa Trời, lẽ thật. Từ đó, tiếp tục suy ngẫm xem những tư tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống và của những vĩ nhân, danh nhân có phù hợp với lẽ thật hay không, mâu thuẫn với lẽ thật ở điểm nào, sai lầm chính xác ở đâu. Đây là những chi tiết cụ thể trong bước thứ hai của quá trình tự phản tỉnh bản thân. Bây giờ, đối với bước thứ ba. Khi ngươi phát hiện ra rằng những quan điểm, cách thức, cơ sở và tiêu chí cho quan điểm của ngươi về con người và sự việc, cũng như cách hành xử và hành động của ngươi, đều sinh ra từ ý chí của con người, từ những xu hướng xấu xa của xã hội và của văn hóa truyền thống, rằng chúng trái với lẽ thật, vậy thì ngươi nên làm gì? Chẳng phải ngươi nên tìm kiếm những lời của Đức Chúa Trời có liên quan và lấy đó làm cơ sở của mình sao? (Thưa, phải.) Hãy tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời liên quan đến cách nhìn nhận con người và sự việc, cũng như cách hành xử và hành động. Ngươi chủ yếu nên dựa trên những gì lời Đức Chúa Trời phán, hay nói một cách chính xác là dựa trên các nguyên tắc lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời. Các nguyên tắc lẽ thật đó nên trở thành cơ sở và tiêu chí cho quan điểm của ngươi về con người và sự việc, cũng như cách cư xử và hành động của ngươi. Đây là điều khó đạt được nhất. Trước tiên, con người phải phủ nhận những quan điểm, quan niệm, ý kiến và thái độ của chính mình. Trong đó có một số quan điểm sai trái, méo mó của con người. Phải đào xới những quan điểm đó lên, tìm hiểu chúng và mổ xẻ chúng triệt để. Mặt khác, khi con người đã tìm được đúng nội dung trong những lời của Đức Chúa Trời có liên quan thì nên nghiền ngẫm và thông công về nó, và khi con người đã làm sáng tỏ các nguyên tắc lẽ thật trong đó là gì, nó sẽ ngay lập tức biến thành câu hỏi nên tiếp nhận và thực hành lẽ thật như thế nào. Nói Ta nghe, một khi con người đã hiểu được các nguyên tắc lẽ thật, họ có thể sớm tiếp nhận và quy phục chúng không? (Thưa, không.) Những tâm tính bại hoại và phản nghịch của con người không thể giải quyết ngay được. Con người có những tâm tính bại hoại, và mặc dù họ có thể biết ý nghĩa trong lời Đức Chúa Trời, nhưng họ không thể thực hành chúng ngay được. Đưa lẽ thật vào thực hành lần nào cũng là một cuộc chiến đối với họ. Con người có tâm tính phản nghịch. Họ không thể buông bỏ định kiến, tính khí thất thường, sự ương ngạnh, cao ngạo, tự cho mình là đúng hoặc tự cao tự đại, cùng vô số lời biện minh, bào chữa, cũng như giá trị bản thân, địa vị, danh tiếng hoặc thể diện của mình được. Vì vậy, khi ngươi buông bỏ điều mình cho là tốt, thì điều ngươi phải từ bỏ là những lợi ích này của ngươi và những thứ ngươi trân quý. Khi ngươi có thể từ bỏ và buông bỏ tất cả những điều này, đó là lúc ngươi sẽ có hy vọng hoặc cơ hội thực hành dựa trên lời Đức Chúa Trời, theo các nguyên tắc lẽ thật. Buông bỏ bản thân và phủ nhận chính mình – đây là bước ngoặt khó vượt qua nhất. Tuy nhiên, ngay khi ngươi vượt qua được thì trong lòng ngươi sẽ không còn khó khăn nào lớn nữa. Khi ngươi đã hiểu được lẽ thật và có thể nhìn thấu thực chất của những hành vi tốt, thì quan điểm của ngươi về con người và sự việc sẽ thay đổi, và sau đó ngươi sẽ có thể dần dần buông bỏ những thứ như vậy từ văn hóa truyền thống. Vì vậy, để thay đổi những quan điểm sai lầm của con người về con người và sự việc, những đường lối và cách thức hành động của họ, nguồn gốc và động cơ đằng sau hành động của họ – không phải là điều đơn giản. Điều khó thay đổi nhất là con người có những tâm tính bại hoại. Quan điểm của con người về mọi sự và lối sống của họ sinh ra từ những tâm tính bại hoại của họ. Những tâm tính bại hoại khiến ngươi kiêu ngạo, tự cho mình là đúng và tùy tiện; khiến ngươi coi thường người khác, luôn tập trung vào việc đề cao tên tuổi và địa vị của mình, vào việc liệu mình có thể giành được sự quý trọng và nổi bật giữa những người khác hay không, luôn tính đến tiền đồ và vận mệnh của mình, v.v. Đây đều là những thứ sinh ra từ tâm tính bại hoại của ngươi và động chạm đến lợi ích của ngươi. Khi ngươi đã lấy từng thứ này, chia nhỏ ra, nhìn thấu và phủ nhận chúng, thì ngươi sẽ có thể từ bỏ chúng. Và chỉ đến khi ngươi có thể buông bỏ chúng, từng chút một, ngươi mới có thể kiên quyết và tuyệt đối lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở và lấy lẽ thật làm tiêu chí cho quan điểm của mình về con người và sự việc, cũng như cho cách hành xử và hành động của mình.

Lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở cho quan điểm của ngươi về con người và sự việc, cũng như cho cách hành xử và hành động của ngươi – mọi người đều hiểu những lời này. Chúng dễ hiểu. Trong lý tính và suy nghĩ của mình, trong ý chí và lý tưởng của mình, con người có thể hiểu những lời này và sẵn sàng làm theo. Không có gì khó khăn ở đây cả. Nhưng trên thực tế, con người khó có thể sống theo chúng khi thực hành lẽ thật, và những trở ngại, rắc rối trong việc thực hiện điều đó không chỉ là những khó khăn từ ngoại cảnh. Lý do chính liên quan đến tâm tính bại hoại của họ. Tâm tính bại hoại của con người là nguồn gốc của đủ loại rắc rối của họ. Một khi nó được giải quyết, mọi rắc rối và khó khăn của con người không còn là vấn đề gì lớn nữa. Do đó, tất cả những khó khăn của con người trong việc thực hành lẽ thật đều do tâm tính bại hoại của họ gây ra. Vì vậy, khi ngươi thực hành những lời này của Đức Chúa Trời, và bước vào thực tế này của việc thực hành lẽ thật, ngươi sẽ ngày càng nhận thức rõ hơn rằng: “Mình có một tâm tính bại hoại. Mình là ‘nhân loại bại hoại’ mà Đức Chúa Trời nói đến, bị Sa-tan làm cho bại hoại đến tận cốt tủy, một kẻ sống theo những tâm tính Sa-tan”. Chẳng phải nó sẽ diễn ra như vậy sao? (Thưa, phải.) Vì vậy, nếu con người mưu cầu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật, thì việc biết và nhìn thấu những điều tiêu cực chỉ là bước đầu tiên của lối vào sự sống, là bước ngay từ ban đầu. Vậy tại sao nhiều người hiểu được một vài lẽ thật nhưng lại không thể đưa chúng vào thực hành được? Tại sao tất cả họ đều có thể rao giảng rất nhiều câu từ giáo lý, nhưng vẫn không thể bước vào thực tế lẽ thật được? Có phải là họ không hiểu gì về lẽ thật không? Không – mà hoàn toàn ngược lại. Sự hiểu biết lẽ thật ở cấp độ lý thuyết, câu từ của họ rất đâu ra đấy. Họ thậm chí còn dễ dàng đọc thuộc lòng. Tất nhiên họ có ý chí, họ có tâm thái tốt và khát vọng; ai ai cũng đều sẵn sàng phấn đấu đạt được lẽ thật. Thế nhưng tại sao họ lại không thể đưa lẽ thật vào thực hành, vẫn cứ không thể bước vào thực tế lẽ thật được? Đó là bởi vì những câu từ và lý thuyết họ nắm bắt vẫn không thể được thể hiện trong cuộc sống thực của họ. Vậy thì vấn đề này bắt nguồn từ đâu? Nó bắt nguồn từ sự hiện diện của tâm tính bại hoại của họ ngáng đường ở giữa, cản trở mọi thứ. Đó là lý do tại sao có một số người thiếu hiểu biết thuộc linh và không hiểu mưu cầu lẽ thật là gì, họ thề thốt và bày tỏ quyết tâm mỗi khi thất bại hoặc gục ngã hoặc không thể đưa lẽ thật vào thực hành. Họ thề thốt và bày tỏ quyết tâm như vậy vô số lần, nhưng điều đó vẫn không giải quyết được vấn đề. Họ chỉ dừng lại ở giai đoạn quyết tâm và thề thốt. Họ vẫn bị mắc kẹt ở đó. Nhiều người khi thực hành lẽ thật luôn hạ quyết tâm và thề thốt, nói rằng họ sẽ phấn đấu. Mỗi ngày, họ đều tự cổ vũ mình. Ba, bốn, năm năm phấn đấu – cuối cùng điều gì xảy ra? Họ không đạt được gì, và tất cả rốt cuộc đều thất bại. Một chút giáo lý họ hiểu lại không thể áp dụng được ở đâu cả. Khi có chuyện xảy đến với họ, họ không biết cách nhìn nhận và không thể nhìn thấu nó. Họ không thể tìm thấy lời Đức Chúa Trời để làm cơ sở cho mình; họ không biết cách nhìn nhận sự việc theo lời Đức Chúa Trời, họ cũng không biết yếu tố nào của lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời áp dụng cho chuyện đã xảy đến. Thế là họ vô cùng lo lắng, họ căm ghét chính mình, và họ cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời ban cho họ thêm sức mạnh và niềm tin, cuối cùng vẫn tự cổ vũ mình. Đó chẳng phải là một người khinh suất sao? (Thưa, phải.) Họ giống như đứa trẻ. Trên thực tế, cách đối xử thông thường của con người đối với việc mưu cầu lẽ thật chẳng phải ấu trĩ như thế này sao? Con người luôn mong muốn khuyến khích bản thân mưu cầu lẽ thật bằng cách quyết tâm và thề thốt, bằng cách tự kiềm chế và cổ vũ bản thân, nhưng việc thực hành lẽ thật và bước vào lẽ thật không đến từ sự tự khích lệ mình của con người. Thay vào đó, ngươi phải thực sự bước vào và thực hành theo cách thức và các bước Ta phán với ngươi, bước từng bước chắc chắc, vững vàng, từng bước một. Chỉ như vậy ngươi mới thấy được kết quả; chỉ như vậy ngươi mới đang thực hành lẽ thật và có thể bước vào thực tế lẽ thật. Không có lối tắt nào tránh được điều này. Điều này không có nghĩa là với một chút tấm lòng, một chút khát khao dâng mình, một ý chí lớn và một mục tiêu lớn, thì lẽ thật sẽ trở thành thực tế của ngươi, mà con người phải học những bài học cơ bản của việc tìm kiếm, bước vào, thực hành và quy phục trong cuộc sống thực của mình, giữa những con người, sự việc và sự vật. Chỉ sau khi học những bài học này, con người mới có thể tiếp xúc, trải nghiệm hoặc nhận thức lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Nếu không làm như vậy, những gì con người sẽ đạt được chỉ là một chút giáo lý để lấp đầy khoảng trống trong lòng mình, dù họ có dành bao nhiêu năm để thúc đẩy bản thân, khích lệ bản thân và cổ vũ bản thân đi chăng nữa. Họ sẽ chỉ cảm thấy một chút thỏa mãn tinh thần thoáng qua, chứ chưa đạt được bất cứ điều gì thực chất. Chưa đạt được bất cứ điều gì thực chất nghĩa là gì? Nghĩa là cơ sở cho quan điểm của ngươi về con người và sự việc, cũng như cách hành xử và hành động của ngươi, không phải là lời Đức Chúa Trời. Không thấy có lời nào của Đức Chúa Trời được dùng làm cơ sở cho quan điểm của ngươi về con người và sự việc hoặc cho cái nhìn của ngươi về cách hành xử và hành động. Ngươi sống một cuộc sống mơ hồ, một cuộc sống không có sự trợ giúp, và ngươi càng phải đối mặt với một vấn đề, một vấn đề đòi hỏi ngươi phải trình bày quan điểm, nguyên tắc và lập trường của mình, thì sự vô tri, ngu muội, rỗng tuếch và bất lực của ngươi càng rõ. Bình thường, ngươi có thể thao thao bất tuyệt một số giáo lý và câu cửa miệng đúng đắn, như thể ngươi đã hiểu mọi thứ. Nhưng khi một vấn đề nảy sinh và ai đó nghiêm túc tìm đến ngươi để đề nghị ngươi tuyên bố lập trường và xác lập quan điểm của mình, thì ngươi không biết nói gì. Một số người sẽ nói: “Không biết nói gì ư? Không phải thế – mà là tôi không dám nói”. Ồ, vậy tại sao ngươi không dám nói? Điều đó cho thấy ngươi không chắc những gì mình đang làm có đúng hay không. Tại sao ngươi không chắc? Bởi vì khi ngươi đang làm việc đó, ngươi chưa bao giờ xác nhận cơ sở cho việc mình đang làm là gì, cũng như nguyên tắc của mình khi làm việc đó là gì, và tất nhiên, ngươi càng không xác nhận liệu mình có đang nhìn nhận và tiến hành theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí hay không. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra, ngươi sẽ bị tỏ ra lúng túng và bất lực. Một số người thấy chưa thuyết phục. Họ nói: “Tôi không như vậy. Tôi học đại học. Tôi có bằng thạc sĩ”, hoặc “Tôi là một triết gia, một giáo sư, một trí thức cao cấp”, hoặc “Tôi là người có văn hóa, xuất khẩu thành văn”, hoặc “Tôi là một học giả nổi tiếng”, hoặc “Tôi là một tài năng”. Khoe mấy thứ này có ích lợi gì cho ngươi không? Chúng không phải là giá trị của ngươi. Cùng lắm thì những thứ này có nghĩa là ngươi có một chút tri thức. Khó nói điều đó có hữu dụng trong nhà Đức Chúa Trời hay không, nhưng ít nhất là chắc chắn tri thức đó của ngươi không đồng nghĩa với lẽ thật, và nó không phản ánh vóc giạc của ngươi. Nói rằng kiến thức của ngươi không phản ánh vóc giạc của ngươi nghĩa là gì? Những thứ như vậy không phải là sự sống của ngươi; chúng là thứ ngoài da. Vậy thì sự sống của ngươi là gì? Đó là một sự sống mà cơ sở và tiêu chí của nó là logic và triết lý của Sa-tan, và ngay cả với tri thức, văn hóa của ngươi, bộ não đó của ngươi, ngươi cũng không thể ngăn chặn hoặc kiểm soát những điều này. Vì vậy, khi một vấn đề xảy ra, nguồn tài năng, trí tuệ và kiến thức phong phú của ngươi sẽ hoàn toàn vô dụng – hoặc có thể là khi một khía cạnh trong tâm tính bại hoại của ngươi bộc phát, thì sự nhẫn nại, sự giáo dưỡng, tri thức và tất cả những thứ tương tự sẽ không giúp ích gì cho ngươi chút nào. Lúc đó ngươi sẽ cảm thấy bất lực. Đây đều là những biểu hiện sượng sùng của việc không mưu cầu lẽ thật và không bước vào thực tế lẽ thật nơi con người. Bước vào lẽ thật có dễ không? Có thách thức trong đó không? Ở đâu? Nếu ngươi hỏi, Ta sẽ nói là không có thách thức nào. Đừng tập trung vào việc quyết tâm và thề thốt. Những thứ đó vô ích. Khi ngươi có thời gian để quyết tâm và thề thốt, thì thay vào đó hãy dành thời gian này cho việc nỗ lực hướng đến lời Đức Chúa Trời. Suy ngẫm xem lời Ngài nói gì, phần nào trong đó liên quan đến tình trạng hiện tại của ngươi. Hạ quyết tâm chẳng có tác dụng gì. Ngươi có đập đầu chảy máu để hạ quyết tâm cũng vẫn vô ích. Nó không giải quyết được bất kỳ vấn đề gì. Ngươi có thể lừa con người và ma quỷ như thế, nhưng không thể lừa được Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không vui vẻ gì với quyết tâm đó của ngươi. Ngươi đã hạ quyết tâm bao nhiêu lần rồi? Ngươi thế thốt rồi bỏ, sau khi bỏ lại thề thốt, rồi lại bỏ. Điều đó khiến ngươi trở thành loại người gì? Khi nào ngươi mới giữ lời? Không quan trọng ngươi có giữ lời hay không hoặc ngươi có hạ quyết tâm hay không. Ngươi có thề thốt hay không cũng không ảnh hưởng. Điều quan trọng là gì? Đó là ngươi đưa lẽ thật mình hiểu được vào thực hành ngay bây giờ, ngay lập tức, ngay tức khắc. Ngay cả khi đó là lẽ thật hiển nhiên nhất, điều ít gây chú ý nhất với người khác và bản thân ngươi ít chú trọng nhất, thì cũng thực hành nó ngay lập tức – bước vào nó ngay lập tức. Làm được như vậy, ngươi sẽ bước vào thực tế lẽ thật ngay lập tức, và ngay lập tức dấn thân vào con đường mưu cầu lẽ thật. Ngươi sẽ trên đà trở thành một người mưu cầu lẽ thật. Trên nền tảng đó, ngươi sẽ sớm có thể trở thành một người nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Thật là một phần thưởng hậu hĩnh – một giá trị hữu hình!

Sau khi thông công những câu nói về cách cư xử tốt trong văn hóa truyền thống, các ngươi đã hiểu được gì về chúng chưa? Các ngươi nên tiếp cận loại hành vi tốt này như thế nào? Một số người có thể nói: “Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ không phải là một người có học vấn và hiểu lý lẽ, ôn tồn tao nhã, hay lịch sự. Tôi sẽ không phải là một người gọi là “tốt”; tôi sẽ không phải là người kính già yêu trẻ; tôi sẽ không phải là một người hòa nhã, dễ gần. Không điều gì trong số đó là sự bộc phát tự nhiên của nhân tính bình thường; đó là hành vi lừa dối giả tạo và không thật, và nó không đạt được mức độ thực hành lẽ thật. Tôi sẽ là dạng người như thế nào? Tôi sẽ là một người trung thực; tôi sẽ bắt đầu bằng việc làm một người trung thực. Trong lời ăn tiếng nói, tôi có thể là người vô học, không hiểu phép tắc, thiếu hiểu biết, và bị người khác coi thường, nhưng tôi sẽ nói thẳng thắn, chân thành, không giả dối. Với tư cách là con người và trong những hành động của mình, tôi sẽ không giả tạo và sẽ không giả vờ. Mỗi khi nói, tôi sẽ nói từ đáy lòng – tôi sẽ nói những gì mình nghĩ trong lòng. Nếu tôi ghét ai đó, tôi sẽ xem xét bản thân và không làm bất cứ điều gì gây tổn thương cho họ; tôi sẽ chỉ làm những việc mang tính xây dựng. Khi nói, tôi sẽ không màng đến tư lợi, cũng như không bị giới hạn bởi thanh danh hay thể diện của mình. Hơn nữa, tôi sẽ không có ý định khiến mọi người đánh giá cao về mình. Tôi sẽ chỉ chú trọng việc Đức Chúa Trời có vui hay không. Không làm tổn thương mọi người sẽ là cơ sở của tôi. Những gì tôi làm sẽ được thực hiện phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời; tôi sẽ không làm những điều tổn hại đến người khác, và tôi cũng sẽ không làm những điều bất lợi cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Tôi sẽ chỉ làm những điều có lợi cho người khác, chỉ làm một người trung thực, và một người khiến Đức Chúa Trời vui lòng”. Chẳng phải đây là sự thay đổi ở một người sao? Nếu họ thực sự thực hành những lời này, thì họ đã thực sự thay đổi. Tương lai và số phận của họ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Họ sẽ sớm dấn thân vào con đường mưu cầu lẽ thật, sớm bước vào thực tế lẽ thật, và sớm trở thành một người có hy vọng được cứu rỗi. Đây là một điều tốt, một điều tích cực. Nó có đòi hỏi ngươi phải hạ quyết tâm hay thề thốt không? Nó không đòi hỏi gì: không đòi hỏi ngươi phải hạ quyết tâm với Đức Chúa Trời hay là phải kiểm đếm những vi phạm, lỗi lầm và sự phản nghịch trước đây của mình, khẩn trương thú tội với Đức Chúa Trời và xin Ngài lượng thứ. Không cần những thủ tục như vậy. Chỉ cần nói một lời chân thật và xuất phát từ đáy lòng, ngay bây giờ, ngay lập tức, ngay tức khắc, và làm một điều chắc chắn, không dối trá hay mánh khóe. Khi đó ngươi sẽ đạt được điều gì đó, và ngươi sẽ có hy vọng trở thành người trung thực. Khi một người trở thành người trung thực, họ có thực tế lẽ thật và bắt đầu sống như một con người. Đó là những người Đức Chúa Trời tán thành. Chắc chắn là như vậy.

Ngày 5 tháng 2 năm 2022

Trước: Mưu cầu lẽ thật là gì (2)

Tiếp theo: Mưu cầu lẽ thật là gì (4)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger