Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời

Lần nhóm họp trước Ta đã giảng đến việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, đạt tới thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, đây là mục thứ nhất trong bốn điều kiện cơ bản để Đức Chúa Trời hoàn thiện con người, cũng là mục cơ bản nhất. Lần trước chúng ta đã thông công định nghĩa về thực hiện bổn phận và các nguyên tắc, cũng đã đưa ra một vài ví dụ, đã thông công các biểu hiện khác nhau của việc thực hiện bổn phận không đạt tiêu chuẩn, từ đó cho những người được Đức Chúa Trời chọn thấy rõ những vấn đề này đều nên được chỉnh đốn, thấy rõ thái độ của Đức Chúa Trời đối với người thực hiện bổn phận như vậy là gì. Thông công xong những điều này, đại thể con người đã hiểu được thực hiện bổn phận như thế nào là đạt tiêu chuẩn, khi thực hiện bổn phận nên chú ý những điều gì, chuyện nào không được làm, làm chuyện nào thì xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời, có thể dẫn đến diệt vong. Thông qua việc thông công làm thế nào đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, có phải cơ bản các ngươi đã nhìn thấy được đôi chút, nhận thức được đôi chút về mặt khái niệm đối với lẽ thật thuộc phương diện này hay không? Khi thực hiện các bổn phận khác nhau, các loại người nên tuân thủ những nguyên tắc nào, nên thực hiện những lẽ thật nào, những chi tiết cụ thể này các ngươi đã rõ hay chưa? (Thưa, vẫn chưa rõ lắm.) Vậy chúng ta vẫn cần phải nói tỉ mỉ hơn, cần phải phân loại cụ thể hơn cái gì là thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn.

Công tác của nhà Đức Chúa Trời chủ yếu chia làm vài loại lớn. Công tác tuyến đầu nhất trong tất cả các công tác của nhà Đức Chúa Trời là công tác rao truyền phúc âm, nó liên quan đến rất nhiều người, liên quan đến rất nhiều mặt và lượng công tác cũng rất lớn. Đây là loại công tác số một, là hạng mục quan trọng nhất trong toàn thể công tác của hội thánh. Công tác mở rộng phúc âm là hạng mục công tác quan trọng số một trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, vì vậy nó phải được xếp vào loại số một. Vậy chức danh của loại người thực hiện hạng mục bổn phận này là gì? Là người rao truyền phúc âm. Loại thứ hai, trong công tác nội bộ của hội thánh, bổn phận quan trọng nhất là gì? (Thưa, là lãnh đạo và chấp sự.) Đúng rồi, chính là lãnh đạo và chấp sự các cấp của hội thánh, bao gồm người phụ trách và nhóm trưởng của các nhóm. Bổn phận này là quan trọng nhất, việc họ đảm nhiệm đều là công tác quan trọng, đây là loại thứ hai. Loại thứ ba, trong công tác mở rộng phúc âm, bổn phận nào là công tác tương đối quan trọng? (Thưa, những bổn phận đặc thù.) Đúng, người thực hiện các loại bổn phận đặc thù, bao gồm văn tự, phiên dịch, âm nhạc, điện ảnh, trang trí, ngoại vụ, vân vân, đây là loại thứ ba. Loại thứ tư, chủ yếu là thực hiện các bổn phận bình thường, thuộc về bổn phận công tác hậu cần như tiếp đãi, nấu ăn, thu mua, vân vân sẽ không cần phải phân chia quá tỉ mỉ. Loại thứ năm là dành cho những người bởi vì các nguyên nhân như hoàn cảnh gia đình và tình trạng sức khoẻ nên chỉ có thể thực hiện những bổn phận này một cách không chuyên. Những người này cũng thực hiện bổn phận hết sức trong khả năng của họ, đây là loại thứ năm. Những người còn lại không thực hiện bổn phận sẽ được liệt vào loại thứ sáu. Những người này không có quan hệ gì với việc thực hiện bổn phận, vậy tại sao cũng được tính vào một loại? Bởi vì họ cũng được tính là nhân sự của hội thánh, nên họ được xếp vào loại cuối cùng. Nếu như họ nghe giảng đạo nhiều, có thể hiểu được lẽ thật, chủ động yêu cầu thực hiện bổn phận, chỉ cần họ thật lòng tin Đức Chúa Trời, không phải là người có tố chất quá kém, không phải kẻ ác, cam đoan không quấy nhiễu, thì cũng nên cho phép họ thực hiện bổn phận, cho họ cơ hội hối cải. Vừa rồi tổng cộng chúng ta đã nói đến sáu loại, người trong hội thánh cơ bản đã bao gồm trong đó, còn lại chính là những người mới tin. Họ không phải không thực hiện bổn phận, mà là bởi vì vóc giạc nhỏ bé, hiểu lẽ thật còn nông cạn, cái gì cũng không làm được, cho dù có người có chút tố chất, nhưng lại không hiểu lẽ thật, không hiểu nguyên tắc thì bổn phận gì cũng không thực hiện được. Chờ họ tin được hai ba năm thì mới có thể làm được bổn phận, mới có thể được xếp vào các loại người thực hiện bổn phận. Tóm lại, hiện tại chúng ta đã phân chia sáu loại người này một cách rõ ràng. Loại thứ nhất, người rao truyền phúc âm; loại thứ hai, lãnh đạo và chấp sự các cấp trong hội thánh; loại thứ ba, người thực hiện các bổn phận đặc thù; loại thứ tư, người thực hiện các bổn phận bình thường; loại thứ năm, người thực hiện bổn phận không chuyên; loại thứ sáu, người không thực hiện bổn phận. Các loại này được sắp xếp theo thứ tự này là dựa trên nguyên tắc nào? Là được phân chia dựa theo tính chất của công tác, thời gian cần thiết cho công tác, khối lượng công tác và tính quan trọng của công tác đó. Trước đây chúng ta đã nói về việc thực hiện bổn phận, cơ bản là nói về các phương diện lẽ thật trong việc thực hiện bổn phận, là thông công về nguyên tắc lẽ thật mà tất cả mọi người nên tuân thủ, không có phân loại. Đối với các loại người nào thì nên tuân thủ nguyên tắc nào, nên chú trọng bước vào lẽ thật nào, những thứ này trước đây không được thông công quá chi tiết. Tiếp theo Ta sẽ thông công trọn vẹn về phương diện lẽ thật này, dựa theo từng loại từng loại mà nói, như vậy sẽ rõ ràng.

Trước tiên, Ta sẽ thông công về lẽ thật mà người rao truyền phúc âm nên hiểu. Lẽ thật mà người rao truyền phúc âm ít nhất nên hiểu rõ và nên được trang bị là gì? Làm sao ngươi mới có thể làm tốt bổn phận này? Ngươi phải trang bị một vài lẽ thật về khải tượng cho việc rao truyền phúc âm và nắm vững các nguyên tắc của việc rao truyền phúc âm. Khi nắm vững các nguyên tắc rao truyền phúc âm rồi, ngươi nên trang bị những lẽ thật nào thì mới có thể giải quyết các quan niệm và vấn đề của con người? Ngươi nên đối đãi với người tìm hiểu con đường thật như thế nào? Điều quan trọng nhất là phải học cách phân biệt, người nào có thể rao truyền, người nào không thể rao truyền, trước tiên ngươi phải hiểu rõ nguyên tắc này. Nếu rao truyền cho người không nên rao truyền, thì không chỉ uổng phí công sức, mà còn dễ gây tai họa tiềm tàng, điều này ngươi nhất định phải hiểu rõ. Ngoài ra, đối với người có thể được rao truyền, cũng không phải ngươi nói dăm ba câu, nói chút đạo lý uyên thâm là người ta có thể tiếp nhận được, không dễ như vậy. Cũng có thể ngươi nói đến mức khô cả miệng, không còn nhẫn nại nữa, trong lòng đã muốn từ bỏ người tìm hiểu rồi, trong tình huống này ngươi cần có điều gì nhất? (Thưa, cần có lòng yêu thương và nhẫn nại.) Phải có lòng yêu thương, phải nhẫn nại, nếu một chút lòng yêu thương cũng không có, thì không có sự nhẫn nại. Khi rao truyền phúc âm, ngoài việc hiểu được lẽ thật về phương diện khải tượng ra, còn phải có lòng yêu thương cực lớn, sự nhẫn nại cực lớn, như vậy mới có thể làm tốt bổn phận rao truyền phúc âm. Chúng ta nên định nghĩa như thế nào về bổn phận rao truyền phúc âm? Chúng ta nên nhìn nhận như thế nào về bổn phận rao truyền phúc âm? Người rao truyền phúc âm và những người thực hiện các bổn phận khác có gì khác nhau? Đó là những người rao truyền phúc âm thì làm chứng công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, làm chứng việc Đức Chúa Trời đến. Có những người nói họ là sứ giả phúc âm, được phái đến, là thiên sứ giáng lâm, có thể định nghĩa như vậy không? (Thưa, không thể.) Vậy sứ mạng của người rao truyền phúc âm là gì? Hình ảnh của họ trong lòng con người là gì? Họ có vai trò gì? (Thưa, là người truyền đạo.) Người truyền đạo, sứ giả, còn gì nữa không? (Thưa, là người làm chứng.) Thông thường người ta đều định nghĩa như vậy, vậy những định nghĩa này rốt cuộc có chính xác hay không? Cách nói thường thấy là “người truyền đạo”, “người làm chứng”, còn “sứ giả phúc âm” là cách nói hơi cao cấp một chút, ba cách này đều thường nghe thấy. Cho dù con người lĩnh hội như thế nào, định nghĩa chức danh của người thực hiện loại bổn phận này như thế nào, đều không thể thiếu hai chữ “phúc âm”. Vậy trong ba cách nói này, cách nói nào tương đối liên quan, tương đối xác đáng với phương diện bổn phận này, hay nói cách khác, cách gọi nào là tương đối lý tính? (Thưa, người truyền đạo.) Đa số mọi người đều cảm thấy cách gọi này tương đối xác đáng. Có ai tán thành với danh xưng người làm chứng không? (Thưa, có.) Vậy có ai tán thành với danh xưng sứ giả phúc âm không? (Thưa, không có.) Hầu như không ai tán thành với danh xưng sứ giả phúc âm. Trước tiên, hãy nói về việc liệu danh xưng người truyền đạo có phù hợp hay không. “Truyền” có nghĩa là lan truyền, truyền bá, truyền đạt, tuyên truyền, “đạo” có nghĩa là gì? (Thưa, là chân đạo.) Nói như vậy cũng coi như là thích hợp, “đạo” chính là công tác của Đức Chúa Trời, là con đường thật mà Đức Chúa Trời cứu rỗi con người. Giải thích, định nghĩa về người truyền đạo trước hết là như vậy. Tiếp theo chúng ta sẽ nói một chút về danh xưng người làm chứng. Người làm chứng thì làm chứng điều gì? (Thưa, làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời.) Làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, nói như vậy cũng không sai. Hai danh xưng này xem ra tương đối thích hợp. Còn sứ giả phúc âm thì sao? “Phúc âm” nghĩa là gì? Nghĩa là những tin tức tốt, tin vui về công tác mà Đức Chúa Trời làm, về việc Đức Chúa Trời cứu rỗi con người và cả sự trở lại của Đức Chúa Trời. Từ “Sứ giả” này nên giải thích như thế nào? Nếu giải thích hai chữ “sứ giả” thì đó là do Đức Chúa Trời sai đi, là Đức Chúa Trời trực tiếp sai người đi rao truyền phúc âm, hoặc Đức Chúa Trời sai một người nào đó truyền đạt lời của Đức Chúa Trời hoặc tin tức quan trọng ở một thời kỳ nào đó, đây được gọi là sứ giả. Có phải những người rao truyền phúc âm đều đóng vai trò như vậy không? Có phải đều làm công tác như vậy phải không? (Thưa, không phải.) Vậy việc họ làm là công tác gì? (Thưa, là làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời.) Họ làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời có phải là trực tiếp đón nhận sứ mạng này từ chỗ Đức Chúa Trời hay không? (Thưa, không phải.) Vậy nên giải thích sứ mạng này như thế nào? (Thưa, đó là bổn phận của loài thọ tạo.) Đó là bổn phận của con người. Cho dù Đức Chúa Trời có từng dặn dò ngươi hay là bảo với ngươi, giao phó ngươi đi rao truyền công tác mới của Đức Chúa Trời hoặc đi rao truyền phúc âm này hay không, thì ngươi đều có trách nhiệm, có nghĩa vụ báo cho nhiều người biết, rao truyền, truyền đạt cho nhiều người về phúc âm này hơn, để cho càng nhiều người biết tin này hơn, để càng nhiều người đến trước mặt Đức Chúa Trời, trở về nhà Đức Chúa Trời. Đây là bổn phận và chức trách của con người, không thể nói là do Đức Chúa Trời sai đi, phái đi. Vì vậy, từ “sứ giả” không thích hợp để sử dụng ở đây. Vậy việc dùng từ này có tính chất gì? Là giả tạo, lớn lao, trống rỗng. Từ “sứ giả” quá lớn lao, không thích hợp. Từ thời Cựu Ước cho đến bây giờ, từ lúc bắt đầu công tác quản lý của Đức Chúa Trời cho đến hiện tại, về cơ bản không có vai trò sứ giả nào như vậy, nói cách khác là trong toàn bộ công tác kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại không có vai trò nào như vậy. Người bình thường làm sao có thể gánh vác nổi hai chữ “sứ giả” đây? Con người không gánh vác nổi công tác như vậy. Vậy nên, trong nhân loại không có vai trò như vậy, không ai có thể gắn liền hoặc là liên quan đến hai chữ này. Con người cho rằng sứ giả được Đức Chúa Trời sai đi để làm một việc hoặc truyền đạt một tin tức, sứ giả không liên quan quá nhiều đến công tác quản lý nhân loại to lớn, vĩ mô này của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, trong ba bước công tác của Đức Chúa Trời, vai trò sứ giả này trên cơ bản là không có, về sau không nên nhắc lại từ như vậy, nói như vậy là ấu trĩ. Con người có gánh vác nổi danh xưng “sứ giả phúc âm” này không? Con người không gánh nổi, một mặt, con người là thân thể máu thịt, mặt khác, con người là nhân loại bại hoại. Sứ giả là loại gì, các ngươi có biết hay không? (Thưa, không biết.) Không biết còn dám dùng cái tên này, đây chính là mạo nhận. Có thể nói một cách tuyệt đối, sứ giả và nhân loại không có quan hệ gì, nhân loại đừng dính dáng gì với hai chữ “sứ giả” này, nhân loại không gánh nổi đâu. Những chuyện như sứ giả phúc âm, sứ giả giáng lâm, sứ giả công tác về cơ bản đã hết, đã kết thúc ở thời của Áp-ra-ham trong Cựu Ước. Kể từ khi Đức Chúa Trời chính thức làm công tác cứu rỗi nhân loại, nhân loại không nên tiếp tục sử dụng từ “sứ giả” này nữa. Tại sao không nên tiếp tục sử dụng? (Thưa, vì con người không gánh nổi.) Không phải là chuyện con người có thể gánh vác nổi hay không, mà là chuyện này không liên quan đến nhân loại bại hoại, trong nhân loại bại hoại không có vai trò này, cũng không có danh xưng này. Bây giờ chúng ta nói đến từ “người truyền đạo”. Nếu định nghĩa một cách tương đối khách quan, chính xác, sâu sắc về chữ “đạo” này thì “đạo” rốt cuộc là cái gì? (Thưa, là lời Đức Chúa Trời.) Đây là cách nói chung chung, cụ thể mà nói, có phải chỉ là một phúc âm, một thông điệp về công tác của Đức Chúa Trời làm lần này không? (Thưa, không phải.) Vậy người rao truyền phúc âm rốt cuộc rao truyền cái gì? Công tác mà người rao truyền phúc âm làm liên quan tới “đạo” đến mức nào? Họ rốt cuộc đã làm những công tác nào trong phạm vi thực hiện bổn phận? Họ chỉ là đem những thông tin cơ bản về chuyện thời kỳ sau rốt Đức Chúa Trời đã đến, Ngài làm công tác gì, còn có lời Đức Chúa Trời, tâm ý của Đức Chúa Trời để nói cho đối tượng phúc âm biết, để con người nghe thấy, tiếp nhận, rồi trở về trước mặt Đức Chúa Trời mà thôi. Khi đã đưa con người đến trước mặt Đức Chúa Trời, trách nhiệm rao truyền phúc âm của người ta đã hoàn tất. Vậy bên trong những thông tin mà họ nói cho con người biết có một chút nội hàm nào của “đạo” không? Về cơ bản, “thông tin” và “phúc âm” là giống nhau, vậy chúng có liên quan gì đến “đạo” không? (Thưa, không có.) Tại sao không có liên quan gì? “Đạo” rốt cuộc là nói đến điều gì? Giải thích bằng một từ đơn giản nhất đó chính là con đường, “con đường” là định nghĩa khái quát về “đạo”, như thế là tương đối cụ thể. Cụ thể hơn mà nói, “đạo” là tất cả những lời mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ để cứu rỗi nhân loại, có thể khiến nhân loại thoát khỏi tâm tính bại hoại của Sa-tan, thoát khỏi ràng buộc và quyền thế hắc ám của Sa-tan. Nói như vậy có chính xác, cụ thể hay không? Vậy bây giờ xem thử, dùng từ “người truyền đạo” để định nghĩa người thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm thì có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Bổn phận của người truyền đạo lớn hơn rao truyền phúc âm nhiều, là danh xưng mà người nhận biết Đức Chúa Trời và làm chứng cho Ngài mới có thể gánh vác nổi. Người rao truyền phúc âm bình thường có thể gánh vác được công tác của người truyền đạo không? Tuyệt đối không thể. Rao truyền phúc âm chỉ đơn giản là rao truyền tin tức tốt lành, làm chứng một cách đơn giản cho công tác của Đức Chúa Trời, họ căn bản không thể gánh vác công tác của người truyền đạo, cũng không thể làm được bổn phận mà người truyền đạo phải thực hiện, vì vậy không thể nói rằng họ là người truyền đạo. Danh xưng người truyền đạo này cao hơn một chút, người rao truyền phúc âm vẫn chưa với tới danh xưng này, dùng danh xưng này thì không xác đáng. Bây giờ chỉ còn lại cách nói “người làm chứng”. Người làm chứng thì làm chứng cho điều gì? (Thưa, cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời.) Rao truyền, làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, nói như vậy có xác đáng không? Nếu định nghĩa chuẩn xác từ “người làm chứng”, thì đó phải là người làm chứng cho Đức Chúa Trời, chứ không phải là một người làm chứng cho phúc âm. Nếu gọi những người rao truyền phúc âm này là người làm chứng của Đức Chúa Trời, vậy họ có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Vậy từ “làm chứng” này được giải thích như thế nào? Nếu truy cứu kỹ thì từ “làm chứng” này cũng không được tính là thích hợp để dùng ở đây, bởi vì người rao truyền phúc âm chỉ đơn giản là rao truyền những lời Đức Chúa Trời phán ra cho tất cả những người khao khát lời Ngài, và nói cho những người nghênh tiếp sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, như thế vẫn không với tới được ý nghĩa thực sự của hai chữ “làm chứng”. Tại sao lại nói đó không phải là làm chứng? Làm chứng liên quan đến những gì họ thông công và rao truyền, để con người có thể có nhận thức về Đức Chúa Trời, có thể đem con người đến trước mặt Đức Chúa Trời. Hiện tại, họ chỉ là đưa người ta vào hội thánh, vào nơi công tác của Đức Chúa Trời trên đất, họ đâu có làm chứng về tâm tính của Đức Chúa Trời, về những gì Đức Chúa Trời có và là, về công tác của Đức Chúa Trời. Danh xưng người làm chứng đối với họ mà nói, liệu có thích hợp không? Nói cho chính xác thì cũng không quá thích hợp, không xác đáng. Hiện tại, sau khi trải qua truy cứu và cân nhắc thì ba từ sứ giả phúc âm, người truyền đạo, người làm chứng đều không thích hợp để dùng cho người rao truyền phúc âm. Cho dù những từ này xuất phát từ tôn giáo hay thường được sử dụng bởi người nhà Đức Chúa Trời thì những danh xưng này đều không thích hợp, đều không xác đáng. Vậy bây giờ sẽ liên quan đến một vấn đề, đó là liệu danh xưng có quan trọng hay không? (Thưa, quan trọng.) Quan trọng sao? Ví dụ như, ngươi ban đầu tên là Trương Tam, bây giờ lại gọi là Lý Tứ, ngươi thay đổi gì sao? Không phải ngươi vẫn là ngươi sao? Vậy nên, danh xưng là gì không quan trọng. Không quan trọng vậy tại sao còn mổ xẻ mấy từ này? Chính là để cho con người có thể nhìn nhận một cách chính xác bổn phận rao truyền phúc âm, định vị một cách chính xác bổn phận này rốt cuộc là gì, biết mình nên làm thế nào để thực hiện tốt bổn phận này và nên đối đãi với bổn phận này như thế nào, để họ biết rằng trước hết phải xác định được vị trí của mình trong bổn phận này, đây là điều rất quan trọng. Cho nên, danh xưng này cũng phải chính xác một chút.

Vừa rồi Ta đã mổ xẻ sơ lược một chút đối với các cách nói, danh xưng của người thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm. Những danh xưng và định nghĩa của người làm chứng, người truyền đạo và sứ giả phúc âm đều không chính xác. Tại sao lại không chính xác? Chính là bởi vì họ căn bản chưa làm những công tác có tính thực chất phù hợp với những danh xưng này. Họ không phải đang làm chứng cho việc làm, công tác của Đức Chúa Trời, không phải đang làm chứng cho thực chất của Đức Chúa Trời, họ không làm công tác như vậy, họ cũng không thực hiện bổn phận như vậy, cho nên danh xưng người làm chứng này đối với họ mà nói là hữu danh vô thực. Danh xưng người truyền đạo cũng có cùng tính chất như vậy, sứ giả phúc âm thì càng không cần phải nói, danh xưng này quá trống rỗng, căn bản không có căn cứ gì cả, chỉ là con người tự mình tâng bốc mình mà thôi. Danh xưng sứ giả xuất hiện như thế nào? Có phải do tâm tính kiêu ngạo của nhân loại bành trướng mà ra hay không? (Thưa, phải.) Đây chính là muốn tâng bốc chính mình. Những danh xưng mang tính thực chất hơn và bề ngoài dường như có liên quan đến loại bổn phận này thì đều không thích hợp, những danh xưng khác lại càng không thích hợp, càng không thoả đáng, chúng ta sẽ không liệt kê, mổ xẻ từng cái một nữa. Nếu những danh xưng này đều không thích hợp, vậy chúng ta hãy xem loại người thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm này, thực chất của bổn phận mà họ thực hiện rốt cuộc là gì. Trong tôn giáo, rao truyền phúc âm được người ta gọi là gì? (Thưa, là kết trái.) Khi thu về được một người thì nói là kết được một trái, nếu họ gặp nhau và nói chuyện thì đều là nói về việc mình rao truyền phúc âm ở đâu, kết được bao nhiêu trái, tranh nhau xem ai kết được nhiều trái hơn, kết được trái gì. Tại sao họ có thể so kè nhau về điều này? Cái mà họ so kè nhau về bề ngoài chính là số lượng kết trái, còn về thực chất thì họ đang so kè nhau cái gì? Là công lao, và vốn liếng để bước vào thiên quốc. So kè nhau như vậy, họ có xem công tác rao truyền phúc âm này là bổn phận không? Tại sao họ lại xem việc kết bao nhiêu trái quan trọng như vậy? Họ cho rằng điều này có liên quan đến thiên đàng, đến việc được phúc lành, được ban thưởng, nếu không liên quan đến những thứ này, thì khi gặp nhau họ sẽ so kè những điều đó sao? Bọn họ sẽ so kè nhau cái khác, cái gì liên quan đến được ban thưởng, vào thiên quốc thì họ sẽ so kè cái đó. Chuyện rao truyền phúc âm và thu về được người, kết được trái là chuyện liên quan đến việc lên thiên đàng, được ban thưởng, như vậy, con người vì lên thiên đường, vì để có thể được ban thưởng, mà họ không nề hà gì trong việc so sánh ai rao truyền phúc âm thu về được nhiều người hơn, ai kết được nhiều trái hơn. Sau đó, trong lòng họ sẽ tính toán làm sao có thể thu về được nhiều người hơn, có thể kết được nhiều trái hơn, để có thể lên thiên đàng, vốn liếng để được ban thưởng cao hơn, nắm chắc thành công hơn. Thái độ của các loại người này đối với việc thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm đã bị vạch trần. Loại thái độ rao truyền phúc âm này của họ, căn nguyên có phải là để làm tốt bổn phận của loài thọ tạo không? (Thưa, không phải.) Đây là một loại quan điểm không đúng đắn. Họ không phải vì để làm tốt bổn phận, không phải để hoàn thành sự giao phó của Đức Chúa Trời, mà là để được ban thưởng. Kiểu thực hiện bổn phận mang tính giao dịch này rõ ràng không phù hợp với lẽ thật, là đi ngược với lẽ thật, không hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời, là làm cho Đức Chúa Trời ghê tởm. Cho dù họ kết được bao nhiêu trái cũng không có liên quan gì với đích đến cuối cùng của họ. Họ coi việc rao truyền phúc âm là một nghề nghiệp, là một con đường, một cầu nối để được phúc lành, được ban thưởng. Ý định của những người này khi thực hiện bổn phận này, tiếp nhận sự phó thác này không phải là để hoàn thành sự giao phó của Đức Chúa Trời, không phải là để làm tròn bổn phận này, mà chỉ là để được phúc lành, được ban thưởng. Cho nên, đối với những người này mà nói, cho dù kết được bao nhiêu trái, họ vẫn không phải là người làm chứng gì, cũng không phải là người truyền đạo gì, công tác mà họ làm cũng không phải là đang thực hiện bổn phận, mà là lao lực và đem sức lực phục vụ để bản thân được phúc lành. Vấn đề nghiêm trọng nhất ở đây không chỉ là mục đích rao truyền phúc âm của họ là để được phúc lành, được ban thưởng, mà là họ lợi dụng việc rao truyền phúc âm và thu phục con người để giao dịch với Đức Chúa Trời, để đổi lấy phần thưởng, để có diễm phúc lên thiên đàng. Vấn đề này có phải rất nghiêm trọng hay không? Thực chất của vấn đề này là gì? Đây là bán phúc âm, đem “bán” phúc âm để đổi lấy được phúc lành, đây có phải là tính chất của giao dịch họ làm với Đức Chúa Trời không? Đây chính là thực chất của những ý định, cách làm và tính chất của những việc họ làm. Bán phúc âm để đổi lấy phần thưởng, có vẻ như đó là vấn đề của những người được gọi là “người truyền đạo” trong giới tôn giáo, vậy những người thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm trong nhà Đức Chúa Trời có vấn đề giống họ không? (Thưa, có.) Vấn đề chung này là gì? Chính là bán phúc âm để đổi lấy sự hài lòng, công nhận của Đức Chúa Trời, từ đó đạt đến mục đích đạt được phúc lành và có đích đến tốt đẹp của mình. Chuyện này nếu nói như vậy có thể có một vài người không phục, nhưng rất nhiều người thực sự có biểu hiện như vậy.

Trong những người rao truyền phúc âm, rất nhiều người sau khi đưa được người ta về là đã cảm thấy mình có thể cứu rỗi con người, có công, họ thường nói với những đối tượng phúc âm những lời như thế này: “Nếu không phải tôi rao truyền phúc âm cho anh, thì vĩnh viễn anh không tin Đức Chúa Trời, anh có thể có được phúc âm này là nhờ may mắn, là bởi tôi có lòng yêu thương”. Sau khi người ta tiếp nhận, họ sẽ luôn nghĩ đến chuyện hỏi người ta: “Anh được tiếp nhận phúc âm nhờ ai rao truyền cho anh?”. Người ta suy nghĩ một chút: “Đúng là anh rao truyền cho, nhưng đây là công tác của Đức Thánh Linh, tôi không thể nói là công lao của anh được”, thế là người ta không muốn trả lời. Họ thấy người ta không nói gì thì tức giận, cứ hỏi tiếp. Họ luôn hỏi như vậy là có ý gì? Chính là đòi công trạng. Còn có vài người rao truyền phúc âm, họ rao truyền cho một người, nhưng đến khi người này đủ điều kiện bước vào hội thánh, họ lại không giao người này cho hội thánh. Có người rao truyền được cho vài người nhưng không chịu giao cho hội thánh, có người rao truyền cho hai mươi, ba mươi người, đủ để thành lập một hội thánh, thế mà họ cũng không giao. Tại sao họ không chịu giao cho hội thánh? Họ nói: “Những người này bây giờ căn cơ còn chưa vững chắc lắm, chờ cho họ căn cơ vững chắc, không còn nghi hoặc gì, không dễ bị mê hoặc, thì mới giao cho hội thánh”. Qua nửa năm, những người này có chút căn cơ, phù hợp với nguyên tắc để đưa vào hội thánh, họ vẫn không giao, họ muốn chính mình dẫn dắt những người này. Thế nghĩa là sao? Nếu không có lợi, họ có thể cam nguyện dẫn dắt những người này sao? Họ mưu cầu lợi ích gì? Chính là muốn kiếm lợi ích, đạt được gì đó tốt đẹp từ những người này, nếu như đem những người này giao cho hội thánh, họ sẽ không đạt được những lợi ích này nữa. Cho nên, các ngươi phải có sự phân định về vấn đề này. Giống như rất nhiều mục sư và trưởng lão trong giới tôn giáo biết rõ con đường thật nhưng không tiếp nhận, cũng không cho tín đồ của họ tiếp nhận, thực ra chính là vì danh và lợi, nếu tín đồ tiếp nhận con đường thật, họ sẽ không thể kiếm ăn từ đức tin. Những người rao truyền phúc âm này sợ đối tượng phúc âm một khi gia nhập hội thánh thì sẽ quên họ, như vậy họ sẽ không thể nào kiếm ăn từ đức tin nữa, cho nên họ không giao người. Khi nào họ mới giao? Đợi đến khi những người này đều nghe lời họ, thuận phục họ, thì họ mới giao cho hội thánh. Sau khi những người này bước vào hội thánh, có những người có nhân tính tốt, có sự lĩnh hội thuần túy, yêu thích lẽ thật, luôn nghe giảng đạo, hiểu được một vài lẽ thật, có được sự phân định đối với họ, thì sẽ nói rằng, “Người đó giống như kẻ địch lại Đấng Christ, giống như Phao-lô vậy”, và khi gặp lại, sẽ không thèm để ý đến họ nữa. Người ta không để ý đến họ, họ liền nổi giận, “Anh không có lương tâm! Nếu không phải tôi rao truyền phúc âm cho anh, anh có thể tin Đức Chúa Trời sao? Anh có thể có được con đường thật sao? Bây giờ anh có người khác dẫn dắt thì liền không nhận người mẹ như tôi nữa?”. Lại còn trở thành mẹ của người ta, người nói lời này thì có lý trí không? (Thưa, không có.) Có thể nói ra lời này thì chắc chắn không phải là thứ tốt đẹp gì. Tại sao họ lại nói như vậy? Họ loan truyền phúc âm của Ðức Chúa Trời, vậy những người họ đưa về là của ai? (Thưa, là của Đức Chúa Trời.) Mặc dù họ đã bỏ công sức rao truyền phúc âm, nhưng người họ đưa về không phải là người của họ, mà là người của Đức Chúa Trời. Những người tiếp nhận phúc âm thì phải đi theo Ðức Chúa Trời, chứ không phải tin họ, thế mà họ không cho những người này gia nhập hội thánh để đi theo Ðức Chúa Trời, mà lại muốn kiểm soát những người này trong tay mình, để những người này đi theo họ. Đây không phải là ăn cướp trên đường rao truyền phúc âm sao? Họ ngăn cản người ta đến trước mặt Ðức Chúa Trời, bắt người ta đều phải thông qua họ mới đến được trước mặt Ðức Chúa Trời, thông qua họ để truyền đạt mọi thứ, có phải họ muốn kiếm ăn từ đức tin không? Có phải họ muốn kiểm soát những người này không? (Thưa, phải.) Đây là hành vi gì? Hoàn toàn là hành vi của Sa-tan! Chính là kẻ địch lại Đấng Christ hiện hình, muốn kiểm soát hội thánh, kiểm soát những người được Ðức Chúa Trời chọn. Loại người này ở các hội thánh khắp nơi đều có, nghiêm trọng thì họ kiểm soát mấy chục người, thậm chí hơn trăm người, nhẹ thì khi rao truyền cho ba người, năm người, họ sẽ khiến cho người ta mang ơn họ, thấy mặt những người đó thì họ sẽ lôi nợ cũ ra, luôn nhắc tới chuyện lúc người ta mới tin Ðức Chúa Trời. Họ luôn nhắc tới những chuyện này là có ý gì? Chính là để người ta đừng quên ơn họ, đừng quên rằng người ta vào được nhà Ðức Chúa Trời là nhờ vào họ rao truyền phúc âm cho, rằng họ có công lao. Họ nhắc đến chuyện này là có mục đích, một khi không đạt được mục đích, họ sẽ mắng chửi người ta. Câu đầu tiên họ chửi là gì? (Thưa, là vô lương tâm.) Họ nói ra lời này thì có lý trí không? (Thưa, không có.) Tại sao lại nói là không có lý trí? (Thưa, họ đứng sai vị trí, rao truyền phúc âm là bổn phận của họ, là việc họ nên làm, nhưng sau khi rao truyền phúc âm cho người khác, họ lại cảm thấy đó là công lao chứ không phải là bổn phận của mình.) Luôn cho rằng rao truyền phúc âm cho người khác là công lao của mình, như thế là sai trái. Một mặt là họ đứng sai vị trí, là Ðức Chúa Trời đang cứu rỗi con người và con người chỉ phối hợp, Ðức Chúa Trời không công tác thì con người có thể làm được gì? Mặt khác, họ rao truyền phúc âm cho người khác thì đó không phải là công lao của họ, họ không có công lao gì cả, đó là bổn phận của con người. Ðức Chúa Trời muốn đưa con người về, họ chẳng qua là có chút phối hợp. Việc muốn cứu rỗi con người, muốn đưa con người về là việc của Ðức Chúa Trời, không liên quan đến họ, họ không làm được việc này. Họ rao truyền phúc âm chẳng qua là làm một công tác truyền đạt, chỉ là đem phúc âm thời kỳ sau rốt của Ðức Chúa Trời rao truyền cho con người, đối với con người thì không đủ để nói là có ân huệ gì, cho nên việc người ta không để ý tới họ cũng không đủ để nói là không có lương tâm. Những chuyện này có thường xuất hiện trong quá trình thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm không? Các ngươi đã bao giờ bộc lộ những thứ bại hoại này chưa? (Thưa, đã từng bộc lộ.) Bộc lộ có nghiêm trọng không? Có đến mức mắng chửi người ta không? Có đến mức thù hận người ta không? Có đến mức muốn nguyền rủa người ta, muốn kiểm soát người ta không? Ngươi rao truyền cho người nào thì muốn chiếm lấy người đó, kiểm soát người đó, muốn đem con người làm của riêng, không giao cho Ðức Chúa Trời, ngươi rao truyền cho ai thì người đó liền trở thành con hiền cháu thảo của ngươi, các ngươi có loại tư tưởng này hay không? Rất nhiều người đều coi rao truyền phúc âm là kết trái, họ truyền cho ai thì người đó chính là trái của họ, sẽ trở thành tùy tùng của họ, phải ngoan ngoãn theo lệnh họ, coi họ là Ðức Chúa Trời, là chủ, có loại tư tưởng này hay không? Cho dù không đến mức độ rõ ràng này, nhưng các ngươi cũng có phương diện tâm tính bại hoại này. Nguyên nhân là gì? Cơ bản vẫn là hai điểm này: một mặt là con người không đứng đúng vị trí của mình, không biết mình là ai; mặt khác, họ cũng không xem việc rao truyền phúc âm là bổn phận của mình. Nếu ngươi xem việc rao truyền phúc âm là bổn phận, thì cho dù ngươi làm thế nào, cho dù rao truyền được cho bao nhiêu người, đưa về bao nhiêu người, thì đó chính là thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, là trách nhiệm và nghĩa vụ mà bản thân nên thực hiện, không có công lao gì để nói, ngươi lĩnh hội được như vậy thì phù hợp với lẽ thật. Vậy tại sao một vài người rao truyền phúc âm lại có thể kiểm soát những người mà họ đã rao truyền trong tay mình và xem như của riêng mình? Chính là bởi vì bản tính của họ quá kiêu ngạo và tự cho mình đúng, không có chút lý trí nào. Ngoài ra cũng là bởi vì không hiểu rõ lẽ thật, không giải quyết được phương diện tâm tính bại hoại này, nên họ mới có thể làm ra những chuyện ngu xuẩn, kiêu ngạo, ngang tàng bạo ngược kia, khiến cho con người chán ghét, khiến cho Ðức Chúa Trời ghê tởm.

Con người làm chút chuyện, có chút vốn liếng, có chút công lao là đã muốn phô trương, muốn kiểm soát người khác, muốn thực hiện giao dịch này để đổi lấy phần thưởng, đổi lấy đích đến tốt đẹp, thậm chí có người lấy phúc âm của Ðức Chúa Trời thực hiện trao đổi. Trao đổi những gì? Ví dụ, họ đến nhà một đối tượng phúc âm, thấy nhà này rất nghèo, thấy sau khi rao truyền phúc âm có vẻ cũng không kiếm được lợi ích gì, nên không có hứng thú với người ta, thậm chí kỳ thị người ta, luôn thấy người ta không thuận mắt, thế là họ nói với lãnh đạo rằng “Người đó sẽ không tin đâu, cho dù có tin thì cũng không đạt được lẽ thật”, họ tìm một cái cớ để không rao truyền nữa. Không lâu sau, một người khác lại đến đó rao truyền và người ta tiếp nhận, ngươi giải thích như thế nào đây? Sao ngươi có thể nói người ta sẽ không tin? Sao ngươi lại võ đoán như thế? Họ tin hay không tin, ngươi không rao truyền thì làm sao có thể biết được? Chuyện này ngươi đâu biết được. Tại sao ngươi không đưa được người này về? Chính là bởi vì ngươi có thành kiến với người này, xem thường họ, không có lòng yêu thương, kết quả là không đưa được họ về. Ngươi thực hiện bổn phận như vậy chính là thất trách, ngươi căn bản không dùng hết lòng yêu thương, không thực hiện trách nhiệm. Từ góc độ của Ðức Chúa Trời, làm như thế này thì nên ghi công hay là ghi tội? (Thưa, ghi tội.) Làm như thế này chắc chắn là vi phạm. Điều gì gây nên vi phạm này? Có phải là vì ngươi không nhận được lợi ích từ người ta không? Ngươi thấy rao truyền cho họ sẽ không được lợi, có ác cảm với người ta, muốn trả miếng người ta, không muốn cho người ta được ơn cứu rỗi, rồi ngươi tìm đủ loại lý do, mượn cớ thoái thác để không rao truyền. Đây là thất trách nghiêm trọng, cũng là vi phạm nghiêm trọng! Không được lợi thì không rao truyền phúc âm cho người khác, đây là thái độ gì? Đây có phải là một loại biểu hiện điển hình của việc bán phúc âm hay không? (Thưa, phải.) Bán như thế nào? Các ngươi nói về quá trình và chi tiết đi. (Thưa, là họ căn cứ vào việc có thể được lợi hay không để đánh giá xem có cần rao truyền phúc âm cho người ta hay không. Làm như thế là tương đương với xem phúc âm như sản phẩm để bán ra, thu về lợi ích mà mình muốn đạt được. Thấy không thu được lợi thì không rao truyền phúc âm cho người ta.) Họ đem phúc âm của Đức Chúa Trời biến thành tài sản riêng của mình, thấy người ta có tiền, có thế, ăn uống thịnh soạn, mặc đồ đẹp đẽ thì nghĩ bụng, “Mình phải rao truyền phúc âm cho người này, sau này ở lại nhà họ, mình có thể được ăn ngon, mặc đẹp”, thế là họ lập quyết tâm rao truyền phúc âm cho người đó. Đây là hành vi gì? Đây chính là điển hình của bán phúc âm. Họ lấy phúc âm của Đức Chúa Trời, lấy tin mừng trong công tác mới của Đức Chúa Trời biến thành tài sản riêng, rêu rao, lừa lọc khắp nơi để đổi lấy lợi ích cá nhân, nhu cầu cá nhân, như vậy có phải là thực hiện bổn phận không? Làm như vậy là làm ăn, là đem phúc âm đi buôn bán kiếm lợi. Buôn bán nghĩa là dùng những phương thức giao dịch mà bán thứ mình có để đổi lấy tiền tài hoặc vật chất mình cần. Vậy họ buôn bán phúc âm như thế nào? Chính là tùy vào lợi ích mà họ có thể thu được từ đối tượng phúc âm, nghĩa là “Có lợi cho tôi thì tôi sẽ rao truyền phúc âm cho anh. Không có lợi gì thì tôi sẽ tìm cớ để không rao truyền cho anh, giao dịch này không thành rồi”. Vì sao giao dịch không thành? Vì họ không kiếm được lợi ích từ đó, nên mới không thành. Dạng người này gọi là gì? Gọi là “giang hồ bịp bợm”, nghĩa là họ không có thực tài, đi đâu cũng rêu rao lừa lọc, dùng mồm mép mà kiếm tiền, kiếm lợi. Rao truyền phúc âm kiểu đó có phải là thực hiện bổn phận không? Làm như vậy thì hoàn toàn là hành ác, họ làm như vậy thì chẳng có gì liên quan đến bổn phận, bởi vì họ không xem việc rao truyền phúc âm là bổn phận, là chức trách, nghĩa vụ của mình, không xem nó là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, mà lại xem nó như một công việc, một nghề nghiệp để đổi lấy những nhu cầu của mình, thỏa mãn lợi ích của mình, thỏa mãn yêu cầu của mình. Thậm chí có người đến một vùng giàu có để rao truyền phúc âm, ở đó ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao cửa rộng, thế là họ không sẵn lòng rời đi nữa, liền bắt đầu khóc lóc ở trước mặt đối tượng phúc âm rằng: “Anh xem, các anh được Đức Chúa Trời ân đãi thế nào, chúc phúc thế nào, nhà nào cũng có xe hơi, nhà lầu, bữa nào cũng ăn thịt, chỗ chúng tôi ở thì chẳng được như vậy”. Đối tượng phúc âm nghe xong thì nói: “Chỗ các anh nghèo khổ quá, anh thường xuyên đến chỗ chúng tôi mà ở đi”, rồi còn tặng cho thứ này thứ kia. Đây là đòi hỏi, bắt chẹt mà vơ vét tiền tài, vật chất một cách biến tướng. Họ lấy căn cứ gì mà bắt chẹt để vơ vét? Họ nói “Chúng tôi đã rao truyền phúc âm không công cho các anh, chúng tôi đã hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, các anh đã được phúc lớn rồi thì nên báo đáp tình yêu của Đức Chúa Trời, bố thí cho chúng tôi một chút, như vậy chẳng thích đáng sao?”. Các ngươi làm như thế là dùng các phương thức biến tướng, trực tiếp hoặc gián tiếp bắt chẹt người ta mà vơ vét tiền tài vật chất. Những người lợi dụng cơ hội rao truyền phúc âm để kiếm chác lợi ích cá nhân, biểu hiện đầu tiên của họ là bán phúc âm, tính chất của chuyện này là nghiêm trọng nhất, tiếp theo là bắt chẹt mà vơ vét một cách biến tướng. Do đó, trong đội ngũ thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm, có những người trong quá trình rao truyền phúc âm chẳng biết từ lúc nào túi bỗng dày lên, cuộc sống giàu có lên. Có người nói “Cuộc sống giàu có không phải là chuyện tốt à? Không phải là sự chúc phúc của Đức Chúa Trời à?”. Nói năng bừa bãi! Ngươi dựa vào quỷ kế, thủ đoạn của mình mà bắt chẹt vơ vét của người ta, lại còn nói là sự chúc phúc của Đức Chúa Trời, lời như thế thì có tính chất gì đây? Đấy chính là báng bổ Đức Chúa Trời. Đấy không phải là sự chúc phúc của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không chúc phúc cho con người như thế. Vậy tại sao người ta lại nảy sinh nhận thức như thế? Chính là vì dã tâm của con người, vì bản tính Sa-tan tham lam của con người mà ra.

Những người rao truyền phúc âm đều chịu nhiều khổ sở, có lúc bị người trong tôn giáo bách hại, vây đánh, thậm chí còn bị giao cho chính quyền Sa-tan, không cẩn thận thì rất dễ bị con rồng lớn sắc đỏ truy bắt. Tuy nhiên, những người yêu thích lẽ thật thì có thể tiếp cận với chuyện này một cách đúng đắn, còn người không yêu thích lẽ thật thì chịu khổ một chút đã thường xuyên buông lời oán trách. Có người rao truyền phúc âm nói lời như thế này: “Tôi rao truyền phúc âm cho một người, nói không ít lời, thế mà kẻ đó chẳng cho tôi chút nước uống, tôi chẳng muốn truyền phúc âm cho kẻ đó”. Người ta không cho ngươi nước uống là vấn đề hay sao? Câu này của người rao truyền phúc âm đó ẩn chứa một loại tâm tính, ngụ ý là rao truyền phúc âm thì phải được hưởng thụ, phải được lợi thì mới đáng giá, nếu như phải chịu khổ, nếu không có nổi một ly nước để uống thì không đáng giá, trong chuyện này có ý đồ bắt chẹt vơ vét và giao dịch đổi chác. Rao truyền phúc âm mà lúc nào cũng mang tính giao dịch như thế thì có phải là thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời không? Họ làm bổn phận mà có chút khổ cũng không chịu được, có chút chuyện nhỏ cũng khiến họ tiêu cực, thì có thể làm bổn phận đạt tiêu chuẩn không? Họ lại còn nói: “Không những không rót nước cho tôi, đến trưa cũng không cho tôi ăn”. Người ta không cho ăn, đây có được xem là vấn đề không? Tại sao họ rao truyền phúc âm nhiều năm rồi mà lúc nào cũng chú trọng chuyện người ta tiếp đãi thế nào, cho ăn gì, uống gì, tặng cái gì? Họ không biết cách đối đãi với người tìm hiểu con đường thật hay sao? Người như thế thì nhân phẩm có vấn đề rồi. Họ có chút lòng yêu thương nào đối với người khác không? Ngoài ra, rao truyền phúc âm thì nên chịu khổ về những mặt nào, nên thực hành lẽ thật như thế nào, sao đến bây giờ họ vẫn không hiểu được vậy? Tại sao họ không hề thực hành được chút nào vậy? Rao truyền phúc âm cho người ta mà người ta không rót nước, không mời ăn, đây có tính là vấn đề không? Đây không tính là vấn đề. Rao truyền phúc âm cho người ta là nghĩa vụ, là bổn phận của chúng ta, không được có điều kiện phụ thêm nào, người ta không có nghĩa vụ cho ngươi ăn uống, hầu hạ hoặc tươi cười với ngươi, cũng không có chuyện ngươi nói gì người ta cũng nghe theo, cũng thuận phục, người ta không có nghĩa vụ như vậy. Nếu ngươi có thể nghĩ được như vậy thì là khách quan, có lý tính, có thể tiếp cận với những chuyện này một cách đúng đắn. Vậy ngươi nên đối đãi với người tìm hiểu con đường thật như thế nào? Chỉ cần người ta phù hợp với quy định của nhà Đức Chúa Trời về việc rao truyền phúc âm, thì chúng ta có nghĩa vụ rao truyền phúc âm cho họ, kể cả khi thái độ hiện tại của họ không tốt, không chịu tiếp nhận thì chúng ta cũng phải nhẫn nại. Nhẫn nại đến lúc nào, đến mức độ nào? Đến khi họ cự tuyệt ngươi, không cho ngươi vào nhà, ngươi thuyết phục thế nào cũng không được, gọi điện thoại cho họ cũng không được, nhờ người khác đến mời họ cũng không được, họ coi như không quen biết ngươi, như thế là không còn cách nào để rao truyền, đến lúc đó thì ngươi mới coi như đã làm hết trách nhiệm rồi, như thế gọi là đã thực hiện bổn phận. Nhưng mà chỉ cần có chút hy vọng, thì ngươi nên nghĩ đủ mọi cách, dốc hết sức lực để đọc lời Đức Chúa Trời cho họ, làm chứng công tác của Đức Chúa Trời với họ. Ví dụ như, ngươi tiếp xúc với người này suốt hai, ba năm, đã nhiều lần rao truyền phúc âm cho họ, làm chứng về Đức Chúa Trời cho họ, mà họ chẳng có ý tiếp nhận gì cả, tuy vậy họ là người có sự lĩnh hội tốt, thực sự là đối tượng phúc âm, vậy ngươi nên làm gì? Trước tiên, tuyệt đối không được vứt bỏ họ, mà phải duy trì sự qua lại bình thường, tiếp tục đọc lời Đức Chúa Trời, làm chứng về công tác của Đức Chúa Trời cho họ, không được vứt bỏ họ, phải nhẫn nại đến cùng. Biết đâu được đến một ngày họ tỉnh ngộ, muốn tìm hiểu con đường thật. Do đó, rao truyền phúc âm thì điều rất quan trọng là phải thực hành nhẫn nại, kiên trì đến cùng. Tại sao lại làm như vậy? Bởi vì đó là bổn phận của loài thọ tạo. Nếu ngươi đã tiếp xúc với họ thì ngươi có nghĩa vụ, có trách nhiệm rao truyền phúc âm của Đức Chúa Trời cho họ. Họ nhờ nghe được lời Đức Chúa Trời, nghe được phúc âm mà hồi tâm chuyển ý, nhưng trong chuyện này bao gồm nhiều quá trình, cần có thời gian. Giai đoạn này cần ngươi nhẫn nại, chờ đợi, cho đến ngày họ hồi tâm chuyển ý mà đưa họ đến trước mặt Đức Chúa Trời, đưa họ về nhà Đức Chúa Trời, đấy là nghĩa vụ của ngươi. Nghĩa vụ là gì? Là trách nhiệm không thể thoái thác, không thể chối từ. Cũng như người mẹ đối đãi với con mình, cho dù con cái không nghe lời, có nghịch ngợm gây sự, hoặc là đổ bệnh không chịu ăn, thì nghĩa vụ của người mẹ là gì? Họ biết đó là con mình, họ một lòng thương nó, yêu nó, che chở nó. Cho dù ngươi thừa nhận đó là mẹ mình hay không, cho dù ngươi đối đãi thế nào, người mẹ vẫn ở bên ngươi mà bảo vệ ngươi, không lúc nào rời xa ngươi, luôn chờ ngày ngươi tin rằng đó chính là mẹ ngươi, trở về với vòng tay của mẹ ngươi. Người mẹ luôn bảo vệ ngươi, che chở cho ngươi như vậy, đó gọi là trách nhiệm, là việc không thể chối từ. Nếu như người rao truyền phúc âm có thể thực hành như thế, có lòng yêu thương như thế đối với người ta, giữ vững được nguyên tắc rao truyền phúc âm như thế, thì hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả. Nếu như lúc nào cũng nói lý lẽ của mình, nói điều kiện của mình, thì chẳng có cách nào rao truyền phúc âm được, như thế là không thực hiện bổn phận. Có người rao truyền phúc âm mà lúc nào cũng bới móc rằng đối tượng phúc âm có nhiều vấn đề, nhiều khó khăn, tố chất kém, như thế là không sẵn lòng chịu khổ và trả giá để đưa được người ta về. Nhưng nếu như cha mẹ và thân nhân của mình mà có nhiều khó khăn, tố chất kém, thì họ lại có thể dùng lòng yêu thương mà đối đãi, như vậy có phải là đối đãi không công bằng không? Người như vậy có phải là không có lòng yêu thương không? Như vậy có phải là người quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời không? Tuyệt đối không phải. Rao truyền phúc âm mà lúc nào cũng tìm nguyên nhân, tìm lý do về điều kiện khách quan, hoặc là thấy ai cũng không vừa mắt, thấy ai cũng không bằng mình, luôn cảm thấy không có ai khả dĩ để rao truyền, cuối cùng chẳng rao truyền cho người nào cả, rao truyền phúc âm như thế mà có nguyên tắc sao? Căn bản họ không suy xét đến tâm ý và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Hễ ai có thể thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, hễ ai có thể tiếp nhận lẽ thật, thì đều là đối tượng có thể rao truyền phúc âm, trừ phi họ lộ rõ là kẻ ác, là kẻ tồi thì mới không được. Nếu người ta có thể thật sự quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, thì họ sẽ có nguyên tắc khi thực hiện bổn phận và đối đãi với người khác. Bất kể người tìm hiểu có vấn đề gì hoặc bộc lộ tâm tính bại hoại nhiều ít thế nào, chỉ cần họ có thể thừa nhận lẽ thật, tiếp nhận lẽ thật, thì ngươi nên không nề hà phiền phức mà đọc lời Đức Chúa Trời cho họ, làm chứng về công tác của Đức Chúa Trời với họ, đó là nguyên tắc buộc phải tuân thủ khi rao truyền phúc âm.

Ta nghe nói một số người rao truyền phúc âm chẳng hề có chút lòng yêu thương nào. Đối với quan niệm và vấn đề của những người đang tìm hiểu con đường thật, thông công nhiều lần mà người đó vẫn không hiểu, lại còn hỏi đi hỏi lại, thì những người rao truyền phúc âm không nhẫn nại được nữa và bắt đầu giáo huấn họ. “Các anh chị hỏi nhiều quá. Có thông công về lẽ thật bao nhiêu đi nữa thì các anh chị cũng không hiểu. Tố chất của các anh chị quá kém, các anh chị không có năng lực lĩnh hội, không thể nào đạt được lẽ thật và sự sống. Các anh chị đều là những người đem sức lực phục vụ”. Có người khó mà chịu nổi khi nghe những lời đó và trở nên tiêu cực một thời gian. Mỗi người mỗi khác. Có người khi tìm hiểu con đường thật thì thấy rằng lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, kể cả khi họ có những quan niệm và vấn đề thì chúng sẽ được giải quyết khi đọc lời Ngài. Những người này đơn thuần như vậy, họ dễ dàng tiếp nhận lẽ thật. Họ tự mình đọc lời Đức Chúa Trời, tìm kiếm, tìm hiểu và rồi khi có người thông công với họ, họ sẵn lòng tiếp nhận con đường thật và gia nhập hội thánh. Nhưng một số người có rất nhiều cái để hỏi, họ phải tìm hiểu đến khi thấy sáng tỏ ở mọi phương diện, chỉ cần còn một điểm nào đó mà họ chưa tìm hiểu cho sáng tỏ thì họ sẽ không tiếp nhận con đường thật. Những người này rất dè dặt trong mọi việc. Có những người rao truyền phúc âm lại không có chút lòng yêu thương nào đối với những người như thế. Thái độ của họ thế nào? “Tin hay không thì tùy! Không có anh thì nhà Đức Chúa Trời cũng chẳng mất đi bao nhiêu, mà có anh thì cũng chẳng thêm được bao nhiêu. Anh không tin thì cứ đi đi! Hỏi nhiều thế làm gì? Những điều này đã được giải đáp hết rồi mà”. Thực ra, những người rao truyền phúc âm này không trả lời rõ ràng những câu hỏi mà những đối tượng phúc âm đưa ra, họ chưa thông công rõ ràng về lẽ thật, chưa hoàn toàn giải trừ những hoài nghi trong lòng người ta, mà lại muốn người ta vứt bỏ quan niệm và tiếp nhận phúc âm càng nhanh càng tốt. Đây có phải là làm khó người ta không? Nếu người ta nói thật rằng họ chưa hiểu, thì ngươi nên đọc cho họ nghe mấy đoạn lời Đức Chúa Trời có liên quan đến những vấn đề và quan niệm của họ, rồi thông công về lẽ thật để họ hiểu. Có những đối tượng phúc âm thích hiểu tường tận sự việc, họ muốn chuyện gì cũng phải thật sáng tỏ. Không phải họ muốn làm khó ngươi, không phải họ đang soi mói hay tìm lỗi, họ chỉ đang nghiêm túc thôi. Khi gặp người nghiêm túc như thế, có những người rao truyền phúc âm không thể giải đáp cho họ, và cảm thấy mình thật mất mặt. Thế là họ không muốn thông công với những người như thế, nói rằng: “Tôi đã rao truyền phúc âm nhiều năm rồi, nhưng chưa từng gặp ai ba gai như thế!”. Những người rao truyền phúc âm này gọi người như thế là kẻ ba gai. Thực ra những người rao truyền phúc âm này chỉ mới hiểu được một nửa của bất kỳ phương diện lẽ thật nào, họ nói một chút đạo lý to lớn cùng những lời sáo rỗng, rồi khiến người ta tiếp nhận chúng là lẽ thật. Chẳng phải đây là đang làm khó người khác hay sao? Nếu những người khác không hiểu và hỏi về chi tiết, họ sẽ không sẵn lòng và nói, “Tôi đã giải thích ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời cho anh rồi, đã giải thích rất rõ ràng. Nếu đã nói nhiều như thế mà anh vẫn không hiểu thì anh nên tự mình đọc lời Đức Chúa Trời để giải quyết quan niệm của mình đi. Lời Đức Chúa Trời ở ngay kia. Nếu anh đọc mà hiểu được thì hãy tin, đọc không hiểu thì đừng tin!”. Nghe vậy, những đối tượng phúc âm liền nghĩ rằng, “Nếu mình mà hỏi tiếp thì có khả năng mất cơ hội được cứu rỗi và không nhận được phúc lành. Mình sẽ không hỏi nữa, mau tin theo anh ấy thôi!”. Sau đó những người này tiếp tục tham gia nhóm họp và để tâm nghe giảng đạo, họ dần hiểu một số lẽ thật và dần giải quyết được những quan niệm của mình. Bất kể hiện tại đức tin của họ ra sao, tóm lại, đây có phải là cách thích hợp để rao truyền phúc âm không? Có thể nói rằng những người rao truyền phúc âm này đã làm hết trách nhiệm không? (Thưa, không thể.) Trong việc rao truyền phúc âm, trước tiên ngươi phải làm hết trách nhiệm của mình. Ngươi phải dựa vào lương tâm và lý trí của mình mà làm mọi việc có thể làm và mọi việc phải làm. Ngươi phải giải đáp bằng lòng yêu thương cho bất kỳ quan niệm và câu hỏi nào mà họ có. Nếu thực sự không thể giải đáp, ngươi có thể tìm một vài đoạn lời Đức Chúa Trời liên quan để đọc cho họ nghe, hoặc các video về lời chứng trải nghiệm có liên quan, hay một số phim chứng ngôn phúc âm có liên quan cho họ xem. Việc này hoàn toàn có thể đạt đến hiệu quả; ít nhất thì ngươi cũng đang thực hiện trách nhiệm của mình, và sẽ không cảm thấy cắn rứt lương tâm. Nhưng nếu ngươi làm qua loa chiếu lệ, ngươi sẽ dễ làm trì hoãn mọi thứ và sẽ không dễ để đưa được người đó về. Trong việc rao truyền phúc âm cho người khác, một người phải làm hết trách nhiệm của mình. Từ “trách nhiệm” được hiểu như thế nào? Chính xác thì nó nên được đưa vào thực tế một cách đầy đủ như thế nào? Ngươi nên hiểu rằng khi đã nghênh đón Chúa và trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, ngươi có nghĩa vụ làm chứng về công tác của Ngài cho những ai khao khát sự xuất hiện của Ngài. Vậy, ngươi rao truyền phúc âm với họ như thế nào? Dù trên mạng hay ngoài đời thực, ngươi nên rao truyền theo bất kỳ cách nào đưa được mọi người về và có hiệu quả. Rao truyền phúc âm không phải là việc ngươi cảm thấy thích thì làm, tâm trạng tốt thì làm, không tốt thì không làm. Đó cũng không phải là việc ngươi làm theo sở thích, phân biệt đối xử tùy theo thân phận của người ta, rao truyền phúc âm cho những người ngươi thích và không rao truyền cho những người ngươi không thích. Phúc âm phải được rao truyền theo yêu cầu của Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của nhà Ngài. Ngươi nên thực hiện trách nhiệm và bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, làm tất cả những gì có thể để chứng thực cho những lẽ thật mà ngươi hiểu, cho lời Đức Chúa Trời và cho công tác của Đức Chúa Trời với những người đang xem xét con đường thật. Đó mới là thực hiện trách nhiệm và bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Một người phải làm gì trong quá trình rao truyền phúc âm? Họ phải hoàn thành trách nhiệm của mình, làm mọi thứ có thể và sẵn sàng trả bất cứ giá nào. Có thể là ngươi mới rao truyền phúc âm được một thời gian ngắn, chưa đủ kinh nghiệm, không quá giỏi nói năng và không có trình độ giáo dục cao. Thực ra những điều này đều không quan trọng. Điều quan trọng nhất là ngươi chọn những đoạn lời Đức Chúa Trời thích hợp, thông công về những lẽ thật đúng trọng tâm và có thể giải quyết vấn đề. Thái độ của ngươi phải chân thành, có thể làm cảm động người khác, để dù ngươi nói gì thì những đối tượng phúc âm cũng sẽ sẵn sàng lắng nghe ngươi, nhất là khi ngươi nói về những trải nghiệm thật sự và những lời thật lòng. Nếu ngươi có thể làm cho những đối tượng phúc âm thích ngươi, sẵn lòng qua lại với ngươi, sẵn lòng thông công với ngươi, và sẵn lòng nghe chứng ngôn của ngươi, thì đó là thành công rồi. Như vậy họ sẽ coi ngươi là một người bạn tri kỷ, sẵn sàng lắng nghe mọi điều ngươi nói, ngươi thông công phương diện lẽ thật nào, họ cũng thấy là tốt, thấy đặc biệt thực tế, và đều có thể tiếp nhận. Theo cách này, ngươi có thể dễ dàng đưa họ về. Khi rao truyền phúc âm thì phải có sự khôn ngoan này. Nếu ngươi không thể giúp mọi người bằng lòng yêu thương và không thể là một người bạn tri kỷ với người khác, ngươi sẽ thấy việc rao truyền phúc âm và đưa mọi người về tốn quá nhiều công sức. Tại sao những người nói chuyện đơn giản và cởi mở, những người thẳng thắn và nhiệt tình thì rao truyền phúc âm đặc biệt hiệu quả? Là vì mọi người thích những người như vậy, họ sẵn lòng tiếp xúc và kết giao bằng hữu với những người đó. Nếu những người rao truyền phúc âm như vậy mà hiểu lẽ thật và thông công về lẽ thật một cách đặc biệt thực tế và rõ ràng, nếu họ có thể nhẫn nại thông công lẽ thật với người khác, giải quyết nhiều vấn đề, khó khăn và nghi hoặc khác nhau của mọi người, giúp lòng mọi người thấy sáng tỏ, đạt được sự an ủi lớn lao, thì trong lòng mọi người sẽ thích và tin tưởng họ, coi họ là người bạn tri kỷ, sẵn lòng lắng nghe bất kỳ điều gì họ nói. Nếu một người rao truyền phúc âm luôn đứng trên cao mà giáo huấn người khác, coi họ như trẻ con, như học sinh, thì mọi người chắc chắn sẽ thấy họ rất phiền phức và có ác cảm với họ. Vì vậy, sự khôn ngoan mà ngươi nên có để rao truyền phúc âm chính là trước hết tạo ấn tượng tốt với người khác, khiến người khác thấy thích thú cách nói chuyện của ngươi, sau khi nghe ngươi nói, họ sẽ có thể đạt được điều gì đó và hưởng lợi. Như thế, việc rao truyền phúc âm của ngươi sẽ thuận lợi, suôn sẻ, và có hiệu quả. Cho dù có thể một số người không tiếp nhận phúc âm, nhưng họ sẽ thấy ngươi là một người tốt và sẵn lòng qua lại với ngươi. Những người rao truyền phúc âm nên biết cách qua lại với mọi người. Quảng giao bằng hữu là con đường không tệ. Ngoài ra vẫn còn một điều quan trọng nhất. Bất kể ngươi rao truyền phúc âm cho ai, thì trước hết phải chuẩn bị thật nhiều, phải tự trang bị cho mình lẽ thật, nắm vững các nguyên tắc, biết cách phân định con người, chú trọng những phương thức khôn ngoan. Việc chuẩn bị này phải được kiên trì rèn luyện. Trước hết, trong những cuộc nói chuyện với những người đang tìm hiểu, ngươi phải hiểu và nắm được bối cảnh của họ thế nào, họ thuộc giáo phái nào, chủ yếu họ có quan niệm gì, tính cách của họ là hướng nội hay hướng ngoại, năng lực lĩnh hội của họ tới đâu, và nhân phẩm của họ thế nào. Đây là điểm tối quan trọng. Chỉ khi nắm bắt được tình hình thuộc mọi phương diện của đối tượng rao truyền phúc âm, thì việc rao truyền phúc âm của ngươi sẽ hiệu quả hơn nhiều, và ngươi sẽ biết cách kê đúng thuốc để giải quyết những quan niệm và vấn đề của họ. Nếu ngươi gặp những cám dỗ từ những kẻ ác, những người vô thần, hoặc ma quỷ, ngươi cũng sẽ có thể phát giác được chúng, phân định được chúng, và mau chóng từ bỏ chúng. Đọc lời Đức Chúa Trời có thể giúp tỏ lộ mọi loại người. Những kẻ ác và những người vô thần mà nghe thấy lời Đức Chúa Trời thì sẽ thấy ác cảm, ma quỷ không thích nghe lời Đức Chúa Trời. Chỉ những ai khao khát lẽ thật mới thấy hứng thú, họ sẽ tìm kiếm lẽ thật và đặt những câu hỏi. Như thế ngươi có thể xác định họ là những đối tượng phúc âm tiềm năng, rồi mới có thể thông công với họ về lẽ thật một cách có hệ thống. Khi thông công lẽ thật, thì có thể nắm rõ hoàn toàn tố chất của những đối tượng phúc âm này, họ lĩnh hội lẽ thật thế nào, nhân phẩm ra sao. Như thế, chúng ta sẽ biết nên bỏ công sức cho những người nào, và biết cách để thông công về lẽ thật. Dù có bỏ bao nhiêu công sức cũng sẽ không thành công cốc. Trong quá trình rao truyền phúc âm, nếu ngươi không hiểu, không nắm được tình hình của bên kia và không kê đúng thuốc thì sẽ không dễ để đưa được người ta về. Kể cả khi ngươi đưa được một vài người về thì cũng chỉ là tình cờ ngẫu nhiên mà thôi. Những người hiểu lẽ thật và có thể nhìn thấu sự việc thì khi rao truyền phúc âm sẽ có thể ít đi hoặc không đi đường vòng. Người nên rao truyền thì họ rao truyền, người không nên rao truyền thì họ không rao truyền. Họ nhìn thật chuẩn rồi mới rao truyền, không làm việc vô ích. Như thế, họ thực hiện bổn phận với hiệu suất cao hơn, ít lãng phí công sức, đạt được hiệu quả tốt hơn. Vậy nên nếu ngươi muốn rao truyền phúc âm đạt được hiệu quả, thì phải trang bị lẽ thật cho mình và thực hiện đủ công tác chuẩn bị. Nếu ngươi gặp một người trong tôn giáo mà có tri thức về Kinh Thánh, mà ngươi lại chưa đọc Kinh Thánh thì sao? Ngươi nên làm gì? Lúc đó cũng đã quá muộn để trang bị lẽ thật về Kinh Thánh, vì vậy ngươi nên mau chóng giới thiệu họ với một người rao truyền phúc âm hiểu Kinh Thánh. Hãy giao người này cho bất kỳ ai hiểu Kinh Thánh, làm như thế là phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Nếu ngươi vẫn cố mù quáng khoe tài bằng cách cố chấp rao truyền phúc âm cho người như vậy, kết quả là họ không tiếp nhận phúc âm. Chuyện này là do ngươi vô trách nhiệm mà ra. Ngoài ra, những khi không làm việc, ngươi phải dành thời gian để trang bị tri thức về Kinh Thánh. Rao truyền phúc âm mà không có chút tri thức nào về Kinh Thánh thì không được. Có không ít câu hỏi của những người tìm hiểu có liên quan đến những lời trong Kinh Thánh. Nếu hiểu Kinh Thánh, ngươi có thể dùng lẽ thật về Kinh Thánh để giải quyết những câu hỏi này. Bất kể đối tượng phúc âm có những quan niệm gì, ngươi đều có thể tìm những câu Kinh Thánh và những lời Đức Chúa Trời tương ứng để giải quyết quan niệm của họ, như thế mới đạt được hiệu quả. Vì vậy, rao truyền phúc âm thì phải có tri thức về Kinh Thánh. Ví dụ, ngươi nên biết Cựu Ước có những lời tiên tri nào, Tân Ước có những chương nào, câu nào làm chứng về sự tái lâm của Đức Chúa Trời và công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Ngươi nên đọc những lời này nhiều hơn, nghiền ngẫm chúng kỹ hơn và thuộc nằm lòng chúng. Ngoài ra, ngươi phải hiểu cách mà những người trong tôn giáo hiểu những câu Kinh Thánh này, suy ngẫm cách thông công để khiến họ có được lý giải chính xác và thuần túy về những câu này, rồi kết hợp những câu Kinh Thánh này để dẫn dắt họ hiểu được công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Đây có phải là đang thực hiện công tác chuẩn bị không? Đây chính là thực hiện công tác chuẩn bị. Ngươi phải hiểu được nhu cầu của những loại người khác nhau đang tìm hiểu con đường thật, rồi thực hiện công tác chuẩn bị tùy theo tình huống. Như thế ngươi mới làm hết sức mình và làm hết trách nhiệm. Đây là trách nhiệm của ngươi. Có người nói, “Con không làm như vậy đâu. Con chỉ cần đọc Kinh Thánh vài lần là được rồi. Bất kể là rao truyền phúc âm cho ai, con cũng luôn nói những lời y hệt. Những lời mà con dùng để rao truyền phúc âm là cố định và không thay đổi. Con sẽ dùng những lời này, họ tin hay không thì tùy. Họ không tin thì sẽ không nhận được phúc lành. Họ không thể đổ lỗi cho con. Suy cho cùng thì con đã làm hết trách nhiệm rồi”. Họ có làm hết trách nhiệm không? Tình huống của người đang tìm hiểu như thế nào, họ bao nhiêu tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, sở thích, tính cách, nhân tính, điều kiện gia đình, v.v. của họ như thế nào? Ngươi chẳng biết điều gì cả mà vẫn đi rao truyền cho họ. Ngươi không thực hiện công tác chuẩn bị và không bỏ chút công sức nào cả. Vậy mà ngươi vẫn cho là mình đã hoàn thành trách nhiệm sao? Đây chẳng phải là lừa bịp mọi người hay sao? Thực hiện bổn phận thế này là qua loa chiếu lệ, là thái độ vô trách nhiệm, là thái độ qua quýt. Ngươi rao truyền phúc âm bằng một thái độ như thế, rồi không đưa được ai về, ngươi lại nói, “Anh ta không tin thì đó là cái rủi của anh ta. Hơn nữa, anh ta không có hiểu biết thuộc linh, cho nên anh ta có tin đi chăng nữa thì cũng không thể đạt được lẽ thật, không có cách nào được cứu rỗi!”. Nói như vậy là vô trách nhiệm, là trốn tránh trách nhiệm. Rõ ràng ngươi không thực hiện tốt công tác chuẩn bị. Rõ ràng ngươi đã không làm hết trách nhiệm, ngươi đã không thực hiện bổn phận một cách trung thành. Vậy mà ngươi vẫn viện cớ bằng cách đưa ra đủ mọi lý do, nói những lời trốn tránh trách nhiệm. Đây là loại hành vi gì? Đây gọi là lừa gạt. Để trốn tránh trách nhiệm, ngươi xét đoán người ta, quy định người ta, nói những lời lung tung vô trách nhiệm. Đây gọi là kiêu ngạo và tự cho mình là đúng, thâm hiểm và ác độc. Đây cũng gọi là lừa gạt, chính là đang cố lừa gạt Đức Chúa Trời.

Nếu Đức Chúa Trời đã giao phó bổn phận rao truyền phúc âm cho ngươi, thì ngươi nên tiếp nhận sự giao phó của Ngài một cách cung kính và thuận phục. Ngươi nên cố gắng đối xử với những người đang tìm hiểu chân đạo với tấm lòng yêu thương và nhẫn nại, có khả năng chịu thương chịu khó, rao truyền phúc âm một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, thông công rõ ràng về lẽ thật và đạt đến mức độ có thể giải trình với Đức Chúa Trời. Đây là thái độ mà ngươi nên có khi thực hiện bổn phận. Nếu có người đang tìm hiểu con đường thật mà tìm đến ngươi để tìm kiếm lẽ thật, thế mà ngươi mặc kệ họ, không thể nghiêm túc thông công về lẽ thật với họ và giải quyết vấn đề của họ, thậm chí tìm cớ, nói rằng, “Bây giờ con không có tâm trạng. Bất kể họ là ai, họ khao khát lẽ thật và sự xuất hiện, công tác của Đức Chúa Trời đến thế nào, cũng không phải việc của con. Việc họ tin hay không tin không phải nằm ở con. Nếu Đức Thánh Linh không làm việc, thì con có thực hiện bao nhiêu công tác chuẩn bị đi nữa cũng vô ích, vậy nên con sẽ không phí công sức đâu! Dù sao thì con cũng đã nói mọi lẽ thật mà con hiểu. Họ có tiếp nhận hay không là chuyện của Đức Chúa Trời. Chẳng liên quan gì đến con”. Đây là thái độ gì vậy? Là thái độ vô trách nhiệm và cương ngạnh. Người rao truyền phúc âm theo cách như vậy có nhiều không? Rao truyền phúc âm như vậy có đạt tiêu chuẩn không? Có thể đạt đến việc tôn cao Đức Chúa Trời và làm chứng cho Ngài không? Không, một chút cũng không. Rao truyền phúc âm như thế chỉ là đem sức lực phục vụ một chút; căn bản không thể coi là thực hiện bổn phận. Vậy thì làm sao để có thể rao truyền phúc âm đạt tiêu chuẩn? Bất kể là ai đang tìm hiểu con đường thật, trước hết ngươi phải thực hiện công tác chuẩn bị và tự trang bị lẽ thật cho mình, rồi dựa vào lòng yêu thương, sự nhẫn nại, bao dung và lòng trách nhiệm để làm tốt bổn phận của mình, không được có những uế tạp, làm gì cũng phải tới nơi tới chốn. Rao truyền phúc âm như thế mới đạt tiêu chuẩn. Nếu hoàn cảnh không cho phép, hoặc nếu người đang tìm hiểu từ chối nghe và bỏ đi, thì đó không phải trách nhiệm của ngươi. Ngươi đã làm những gì mình nên làm và lương tâm của ngươi sẽ không cắn rứt, như thế nghĩa là ngươi đã làm hết trách nhiệm. Có người tuy rằng phù hợp với nguyên tắc để được rao truyền phúc âm, nhưng thời cơ hiện tại không được phù hợp cho lắm, chưa phải thời điểm của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp này, công tác rao truyền phúc âm phải được tạm hoãn. Có phải tạm hoãn nghĩa là ngươi không rao truyền cho người đó nữa không? Không có nghĩa là không rao truyền nữa, chỉ là đợi thời cơ thích hợp mới rao truyền. Không nên rao truyền cho những người nào? Ví dụ như, khi một người nói tiếng lạ, không phải một hai ngày, hay thậm chí một hai năm, mà trong một thời gian dài, và mọi lúc mọi nơi đều có thể nói như vậy, thì người này là một tà linh và không được rao truyền cho họ. Lại có những người bề ngoài có vẻ là người tốt nhưng khi nghe ngóng và tìm hiểu, ngươi phát hiện họ đã phạm tội dâm loạn với nhiều người. Rao truyền phúc âm cho những người như vậy sẽ gây ra nhiều phiền phức, dễ gây nhiễu loạn cho những người được Đức Chúa Trời chọn, vậy nên tuyệt đối không được rao truyền cho họ. Còn có những mục sư tôn giáo mà cần quá nhiều công sức để tiếp nhận lẽ thật. Ngay cả khi sẵn lòng tiếp nhận, họ vẫn có những điều kiện, phải làm lãnh đạo hay chấp sự mới chịu. Đa số loại người này đều là những kẻ địch lại Đấng Christ. Theo nguyên tắc, không nên rao truyền cho họ. Trừ phi họ cam nguyện đem sức lực phục vụ rao truyền phúc âm và có thể mang nhiều người đến thì mới được phép rao truyền phúc âm cho người như vậy. Nếu người nào có nhân tính quá ác độc, mới nhìn vẻ bề ngoài ngươi đã biết họ là kẻ ác, thì hạng người này tuyệt đối sẽ không tiếp nhận lẽ thật và không bao giờ biết ăn năn. Người như vậy, dù có vào được hội thánh, thì cũng sẽ là đối tượng bị khai trừ, vì vậy tuyệt đối không được rao truyền cho họ. Rao truyền cho người như vậy cũng giống như đưa Sa-tan và ma quỷ vào hội thánh. Còn một tình huống nữa là khi trẻ vị thành niên sẵn lòng tin vào Đức Chúa Trời. Tuy nhiên ở những quốc gia dân chủ, trẻ vị thành niên phải nhận được sự đồng ý của người bảo hộ nếu muốn tham gia vào đời sống hội thánh và thực hiện bổn phận. Đừng lơ là về điều này. Cần giải quyết một cách hợp lý, cần có sự khôn ngoan mới được. Ở Trung Quốc, chỉ cần một phụ huynh dẫn dắt một trẻ vị thành niên như thế tin vào Đức Chúa Trời, thì hoàn toàn có thể. Nếu không còn là trẻ vị thành niên nữa và lĩnh hội được lẽ thật, muốn tin vào Đức Chúa Trời, nhưng bị cha mẹ phản đối và hạn chế, thì thanh niên đó có thể rời bỏ gia đình, thoát khỏi sự kìm kẹp và cản trở của cha mẹ mà đến hội thánh để tin và đi theo Đức Chúa Trời. Làm như thế hoàn toàn chính đáng. Tương tự như hoàn cảnh của Phi-e-rơ khi ông tin Đức Chúa Trời. Tóm lại, bất kể hoàn cảnh như thế nào, chỉ cần những điều kiện khách quan cho phép và không vi phạm luật pháp thì đều nằm trong phạm vi cho phép rao truyền phúc âm. Phải tiếp cận với chuyện này bằng nguyên tắc lẽ thật và sự khôn ngoan.

Khi rao truyền phúc âm, làm cách nào mới có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn? Trước hết, phải có thể lĩnh hội và hiểu được lẽ thật thuộc phương diện rao truyền phúc âm. Chỉ khi hiểu được lẽ thật, mới có thể có quan điểm đúng đắn, biết cách giải quyết những quan điểm sai trái hoặc vô lý, biết cách làm việc, và xử lý vấn đề phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Sau đó, sẽ có thể phân định những cách làm sai trái và cách làm của những kẻ địch lại Đấng Christ đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật. Như vậy, họ sẽ tự nhiên hiểu nguyên tắc lẽ thật nào nên nắm để thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm. Để thực hiện bổn phận này, lẽ thật nào tối quan trọng phải hiểu đầu tiên? Ngươi phải hiểu rằng rao truyền tin tức về công tác của Đức Chúa Trời là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi một người được Đức Chúa Trời chọn. Đây là sự ủy thác của Đức Chúa Trời cho mỗi một người. Đây là nguồn gốc của bổn phận. Có người nói, “Con không nằm trong đội phúc âm, vậy thì con có trách nhiệm và nghĩa vụ này không?”. Ai cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ này. Lẽ thật liên quan đến phương diện bổn phận này hữu dụng cho tất cả mọi người. Ta không biết các ngươi có để ý một hiện tượng thế này trong việc sắp xếp nhân sự khác nhau của hội thánh không. Có người đã từng là lãnh đạo, nhưng sau đó họ bị thay thế vì không làm công tác thực tế. Sau khi bị thay thế, vì không có bất kỳ kỹ năng hay sở trường gì, nên họ không thể thực hiện những bổn phận đặc thù, cuối cùng họ được phân vào đội phúc âm để rao truyền phúc âm, hoặc để chăm tưới người mới, hay để thực hiện một số bổn phận bình thường. Nếu trong hội thánh mà họ không làm tốt được bất kỳ bổn phận nào, thì nên xử lý thế nào? Những người như thế là phế vật, nên bị đào thải. Vậy nên, nếu ngươi không xứng với chức vụ lãnh đạo nên bị thay thế và ngươi không có tài cán hay kỹ năng đặc thù nào, thì ngươi phải chuẩn bị để đi rao truyền phúc âm. Nếu ngươi có thể rao truyền phúc âm và làm được bổn phận trong đội phúc âm, thì lẽ thật về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn sẽ liên quan đến ngươi. Nếu đến cả bổn phận rao truyền phúc âm mà ngươi cũng không làm được, thì lẽ thật về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không liên quan đến ngươi, và trong nhà Đức Chúa Trời, trong thời gian công tác của Đức Chúa Trời, công tác thực hiện bổn phận chẳng có liên quan gì đến ngươi cả. Trong lòng ngươi nên biết rõ tất cả những điều đó có ngụ ý gì. Nếu ngươi không thực hiện bất kỳ bổn phận nào thì ngươi có liên quan gì đến công tác của Đức Chúa Trời không? Vì vậy, bất kể là người ta thực hiện loại bổn phận gì, cuối cùng nếu họ có thể kiên trì thực hiện bổn phận đến cùng đối với bổn phận của mình, thì đương nhiên là tốt nhất. Có người nói, “Con không sẵn lòng rao truyền phúc âm vì việc đó khiến con phải luôn tiếp xúc với người lạ. Có đủ hạng người xấu có khả năng làm mọi việc xấu xa. Đặc biệt, người trong tôn giáo coi những người rao truyền phúc âm của Đức Chúa Trời ở thời kỳ sau rốt như là kẻ thù và rất có khả năng giao nộp họ cho chính quyền của Sa-tan. Họ còn ác hơn người ngoại đạo. Con không chịu nổi cái khổ này. Lỡ như chúng đánh con đến chết, đến tàn tật, hoặc giao con cho con rồng lớn sắc đỏ, thì con xong đời”. Nếu ngươi đã không chịu nổi đau khổ và vóc giạc của ngươi nhỏ như vậy, thì ngươi cứ nên làm tốt công tác trong công việc hiện tại của ngươi đã. Như thế mới là lựa chọn sáng suốt. Đương nhiên sẽ tốt hơn nhiều nếu ngươi có thể thực hiện nhiều bổn phận khác nhau cũng như rao truyền phúc âm. Rao truyền phúc âm không chỉ là trách nhiệm của các thành viên trong đội phúc âm, mà là trách nhiệm của mỗi một người. Vì ai cũng đã nghe phúc âm và tin mừng về công tác mới của Đức Chúa Trời từ Đức Chúa Trời, nên ai cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ rao truyền phúc âm này để ngày càng nhiều người nghe tin mừng này rồi đến nhà Đức Chúa Trời, đến trước Đức Chúa Trời để tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài. Việc này sẽ giúp cho công tác của Đức Chúa Trời nhanh chóng kết thúc. Đó là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, là tâm ý của Ngài.

Có những người rao truyền phúc âm suốt ngày bận rộn rao truyền phúc âm, nhưng sau mấy năm rao truyền lại không đưa về nổi một người nào. Đây là chuyện gì vậy? Trông họ rất bận rộn, và có vẻ họ rất để tâm khi thực hiện bổn phận, vậy tại sao họ chưa đưa về được ai? Thực ra bổn phận rao truyền phúc âm hay các bổn phận khác thì đều phải hiểu những lẽ thật tương tự nhau. Nếu một người rao truyền phúc âm mấy năm trời mà không đưa về được ai nghĩa là người này có vấn đề. Những vấn đề này là gì? Vấn đề chủ yếu là trong khi rao truyền phúc âm, họ không thông công rõ ràng lẽ thật về khải tượng. Tại sao mối thông công của họ lại không rõ ràng? Hoặc là vì tố chất của họ quá kém cho việc này, hoặc là vì họ bận rộn cả ngày một cách vô ích, không có thời gian đọc lời Đức Chúa Trời hay suy ngẫm về lẽ thật, cũng không hiểu bất cứ điều gì về lẽ thật, không giải quyết được bất cứ quan niệm, tà thuyết hay luận điệu sai trái nào. Nếu cả hai tình huống này đều tồn tại, thì có thể thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm được không? E là sẽ rất khó để họ đưa được người ta về. Cho dù họ rao truyền phúc âm bao nhiêu năm đi nữa, cũng sẽ chẳng có kết quả rõ ràng. Để rao truyền phúc âm, trước hết phải hiểu lẽ thật về phương diện khải tượng. Bất kể người ta đưa ra câu hỏi gì, chỉ cần ngươi thông công về lẽ thật một cách sáng tỏ, thì ngươi có thể giải quyết vấn đề của họ. Nếu không hiểu lẽ thật về khải tượng và thông công như thế nào cũng không thể nói được rõ ràng, thì ngươi có rao truyền phúc âm kiểu gì cũng sẽ không có kết quả. Nếu không hiểu lẽ thật thì ngươi nên chú trọng tìm kiếm lẽ thật và thông công về lẽ thật. Nếu ngươi đọc thêm lời Đức Chúa Trời, nghe giảng đạo nhiều hơn, thông công thêm lẽ thật về phương diện rao truyền phúc âm, luôn dốc sức rèn luyện thông công lẽ thật về khải tượng, đạt đến thực sự hiểu lẽ thật về khải tượng, có thể giải quyết được những quan niệm và vấn đề thường gặp nhất của những người trong tôn giáo, thì ngươi sẽ có thể đạt được một số kết quả, còn hơn là không có chút kết quả gì. Vì vậy, không hiểu được lẽ thật về phương diện khải tượng trong công tác của Đức Chúa Trời chính là một lý do khiến người ta không đạt kết quả khi rao truyền phúc âm. Ngoài ra, ngươi không nắm vững, không hiểu được những câu hỏi của người đang tìm hiểu con đường thật, ngươi không nhìn thấu được lòng họ để tìm xem vấn đề lớn nhất của họ nằm ở đâu và chủ yếu là vấn đề nào đang cản trở sự tiếp nhận con đường thật của họ. Nếu không xác định được những vấn đề này thì ngươi không có cách nào rao truyền phúc âm hay làm chứng về Đức Chúa Trời với người khác. Nếu ngươi chỉ rèn luyện rao truyền phúc âm bằng cách giảng những lý luận sáo rỗng thì không ổn. Một khi những người đang tìm hiểu bắt đầu hỏi, thì ngươi không giải đáp được, chỉ có thể nói một chút đạo lý để lấp liếm cho qua chuyện. Rao truyền phúc âm theo cách này có đưa được người ta về không? Chắc chắn là không. Nhiều lúc, vì ngươi không giải đáp rõ ràng những câu hỏi của họ mà những người đang tìm hiểu không thể nhanh chóng tiếp nhận con đường thật. Họ sẽ thắc mắc tại sao một người đã tin rất lâu như ngươi lại không thể giải thích rõ ràng cho những câu hỏi này, trong lòng họ sẽ nghi ngờ liệu đây có phải con đường thật không, nên họ sẽ không dám tin, không dám tiếp nhận. Đây chẳng phải là tình huống thật sao? Đây là lý do thứ hai khiến người ta không thể rao truyền phúc âm đạt kết quả. Nếu muốn rao truyền phúc âm nhưng lại không thể giải quyết được những vấn đề thực tế, thì ngươi không có cách nào để rao truyền phúc âm cho người ta. Nếu không hiểu lẽ thật, làm sao ngươi có thể giải quyết vấn đề của họ được? Vì vậy, nếu muốn đạt kết quả trong việc rao truyền phúc âm, ngươi phải dốc công sức tìm kiếm lẽ thật và hiểu cho triệt để mọi câu hỏi mà những người đang tìm hiểu đưa ra. Thông công về lẽ thật cho người khác như vậy thì sẽ có thể giải quyết được vấn đề. Một số người rao truyền phúc âm luôn tìm lý do khách quan, nói rằng, “Những người này quá khó giải quyết. Người sau lại lệch lạc hơn người trước, không ai tiếp nhận lẽ thật, ai cũng phản nghịch và cương ngạnh, cứ luôn bám vào những quan niệm tôn giáo”. Thế là họ không dốc công sức để giải quyết những khó khăn và vấn đề của những người này, nên họ rao truyền phúc âm bao nhiêu lần thì thất bại bấy nhiêu lần. Họ không có chút lòng yêu thương nào và không kiên trì bền bỉ. Nhìn bên ngoài, có vẻ họ rất bận rộn, nhưng thực ra họ chưa dốc đủ công sức cho từng người đang tìm hiểu con đường thật. Đối với những câu hỏi từ những người này, họ không nghiêm túc, vô trách nhiệm, không tìm kiếm lẽ thật mà giải quyết để từng bước giải quyết những câu hỏi này và cuối cùng đưa được những người đó về. Thay vào đó, họ chỉ làm qua loa, bất kể đã để mất bao nhiêu người, họ vẫn giữ cách làm đó, làm ba ngày thì nghỉ hai ngày. Họ coi việc rao truyền phúc âm là cái gì? Thành một trò chơi, một loại giao tế. Họ cảm thấy hôm nay tiếp xúc với dạng người này thì thật náo nhiệt, ngày mai tiếp xúc với dạng người kia thì sẽ mới mẻ. Cuối cùng họ chẳng đưa về được ai. Khi không đưa được ai về, họ chẳng bao giờ bị dằn vặt hay có ý thức gánh vác. Rao truyền phúc âm như vậy thì họ có thực hiện tốt bổn phận không? Chẳng phải họ đang qua loa chiếu lệ và đang lừa gạt Đức Chúa Trời sao? Người luôn rao truyền phúc âm theo cách này thì không phải là đang thực sự thực hiện bổn phận vì họ không làm tròn được chút trách nhiệm nào, chỉ toàn qua loa chiếu lệ. Còn những lý do nào gây ra thất bại trong việc đưa được người về khi rao truyền phúc âm nữa không? Các ngươi nói xem. (Thưa, không rao truyền phúc âm theo nguyên tắc.) Cũng có tình huống như vậy, một số người khi rao truyền phúc âm chỉ quan tâm về số lượng, không rao truyền theo nguyên tắc và thường không thể đưa được người ta về. Còn một tình huống nữa là khi một số người ở đội phúc âm thích tranh đoạt đối tượng phúc âm, nghĩ rằng người nào rao truyền phúc âm cho nhiều người hơn thì có công lao hơn. Khi họ cạnh tranh như vậy thì sẽ không mang lại sự xây dựng gì cho đối tượng phúc âm, lại còn khiến họ nảy sinh quan niệm, “Các người tin Đức Chúa Trời mà không đoàn kết, lại còn đố kỵ và tranh chấp”. Thế là họ không muốn tin nữa. Đây chính là gây trở ngại cho người ta. Đây có phải cũng là một phần lý do khiến họ thất bại trong việc đưa người ta về khi rao truyền phúc âm không? (Thưa, phải.) Một số đối tượng phúc âm đã sống trong xã hội một thời gian dài và đề phòng mọi loại người, nhất là những người lạ. Nếu không có người trung gian giới thiệu, họ sẽ rất cảnh giác khi lần đầu gặp ai đó. Ví dụ, nếu ngươi vừa tiếp xúc với một người lạ, ngươi chắc chắn sẽ không tùy tiện nói cho họ biết tên, địa chỉ, và số điện thoại của mình. Khi ngươi đã quen với họ, đã hiểu biết về nhau, biết họ không có ác ý gì với ngươi, thì các ngươi sẽ trở thành bạn bè. Chỉ khi đó ngươi mới cho họ biết thông tin này. Tuy nhiên, một số người rao truyền phúc âm không thể hiểu được người ta, người ta mới cảnh giác họ một chút thì họ liền gọi những người này là giả dối và tà ác. Họ định tội tâm lý đề phòng của người ta, đẩy trách nhiệm của họ lên người ta. Chẳng phải ngươi cũng cảnh giác với người lạ đó sao? Tại sao ngươi không định tội bản thân, mà lại nghĩ bản thân cảnh giác như thế là khôn ngoan? Đối đãi với người ta như vậy là không công bằng. Có người rao truyền phúc âm vừa mới gặp đối tượng phúc âm đã hỏi ngay thông tin cá nhân của họ, người ta không cho thì không muốn rao truyền nữa. Đây là loại tâm tính gì? Là tâm tính ác độc. Một chút chuyện nhỏ mà không thỏa mãn yêu cầu của họ là họ đã nổi nóng không rao truyền phúc âm cho người ta. Thật bỉ ổi! Tại sao ngươi lại muốn rao truyền phúc âm cho người khác? Có phải ngươi đang thực hiện bổn phận không? Nếu ngươi cứ làm theo sở thích của mình, thì có còn là thực hiện bổn phận không? Chẳng phải đây chỉ đơn thuần là người đem sức lực phục vụ sao? Ngươi giải trình thế nào trước Đức Chúa Trời đây? Nếu ngươi trước sau không ăn năn, thì sẽ bị Đức Chúa Trời định tội và đào thải. Đấy là chính ngươi tự chuốc lấy.

Ta nghe nói có một chuyện như thế này, các thành viên của hai đội phúc âm cùng tiếp xúc một đối tượng phúc âm. Sau đó họ tranh giành với nhau, cả hai bên đều cho rằng họ là người đã tiếp xúc với người này trước. Tranh giành chuyện này có ích gì? Chẳng phải đây là chuyện vô tri sao? Không được làm chuyện như vậy. Vậy làm thế nào mới thích hợp? Mọi người phải thảo luận chuyện này cùng nhau. Ai là người tiếp xúc trước cũng được, khi thấy mình đã liên hệ với cùng một người, thì hãy cùng nhau rao truyền phúc âm, phân công và hợp tác. Nếu ban đầu ngươi định dành hai tháng để rao truyền phúc âm cho người này, giờ có nhiều người hơn, hãy cố làm xong trong một tháng. Sau đó, mọi người nên cùng nhau thông công về những vấn đề và khó khăn của đối tượng phúc âm, về những phương diện lẽ thật nào mà mọi người cần tìm kiếm để giải quyết, về cách hai đội nên hợp tác, v.v.. Mục đích của việc này là gì? Chính là để đưa người này về và thực hiện được bổn phận của mình. Khi mọi người đồng tâm hợp ý, cùng nhau thông công, và hướng mọi nỗ lực tới cùng một mục tiêu, thì Đức Thánh Linh sẽ khai sáng và dẫn dắt họ. Khi đoàn kết, mọi người có thể dễ dàng làm mọi việc, sẽ nhận được sự chúc phúc và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu ngươi không làm theo cách này, nếu ngươi cứ luôn tranh cãi với người khác, luôn lo cho công chuyện của mình, luôn vạch ranh giới rõ ràng giữa ngươi và người khác, chỉ quan tâm đến việc tự mình đưa người về khi rao truyền phúc âm, kiểu như “anh rao truyền là việc của anh, tôi đưa người về là việc của tôi”, thì có thể đồng tâm hợp ý làm tốt bổn phận không? Có lúc có thể một mình thực hiện bổn phận, nhưng có lúc cần phải hợp tác cùng nhau một cách hài hòa thì mới có thể làm tốt công tác của hội thánh. Nếu như ai cũng hành động một mình và không hợp tác hài hòa, kết quả là làm hỏng công tác của hội thánh. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này? Ai cũng có trách nhiệm hết, và người phụ trách phải chịu phần trách nhiệm lớn hơn nữa. Khi làm hỏng công tác của hội thánh, ngươi không những không làm tốt bổn phận, mà còn làm việc ác lớn, khiến Đức Chúa Trời ghê tởm và có ác cảm. Như vậy thì ngươi gặp rắc rối rồi. Nếu Đức Chúa Trời định tội ngươi là một kẻ ác hoặc một kẻ địch lại Đấng Christ làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, thì sẽ càng tệ hơn. Ngươi chắc chắn sẽ bị tỏ lộ và loại bỏ, thậm chí sẽ phải chịu trừng phạt. Nếu ngươi từ bỏ bổn phận thì sẽ tương đương với chuyện gì? Ngươi sẽ không có phần trong công tác của Đức Chúa Trời, sẽ không phải là đối tượng mà Ngài cứu rỗi, ngươi sẽ nằm trong số những người ngoại đạo và sẽ mất đi ý nghĩa của việc sống. Hôm nay ngươi sống vì cái gì? Ngươi có giá trị gì trong đội phúc âm? Làm sao ngươi thể hiện được giá trị cá nhân của ngươi? Ngươi phải hoàn thành trách nhiệm của mình đến nơi đến chốn, làm tốt bổn phận, và có thể đảm bảo với Đức Chúa Trời, nói rằng, “Con đã đưa về được một số người bằng cách rao truyền phúc âm. Con đã làm mọi việc trong khả năng của mình. Dù có tố chất kém và không có được bao nhiêu thực tế lẽ thật, con đã dốc hết sức lực của mình rồi. Con đã thực hiện bổn phận mà không bỏ ngang, buồn bực, tiêu cực hay lười biếng, cũng không mượn việc thực hiện bổn phận để mưu đồ danh lợi. Thay vào đó, con đã chịu không ít sự nhục nhã trong khi rao truyền phúc âm, chịu đựng sự nhục mạ và xua đuổi từ giới tôn giáo, và phải ngủ trên đường phố. Dù có lúc tiêu cực và yếu đuối, nhưng con đã không từ bỏ bổn phận của mình, mà đã luôn kiên trì trong việc rao truyền phúc âm. Con tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự bảo vệ và dẫn dắt mà Ngài ban cho con”. Đây chính là thực sự làm hết trách nhiệm. Đến một ngày, ngươi sẽ có thể mang một lương tâm không có gì cắn rứt như vậy mà đến trước Đức Chúa Trời để giải trình. Hoặc có thể ngươi đã gặp nhiều đối tượng phúc âm, nhưng không đưa về được nhiều người. Tuy nhiên, dựa vào tố chất và những việc làm của ngươi, ngươi đã làm hết sức mình và cũng chỉ đưa được từng đó người về. Trong trường hợp này, Đức Chúa Trời sẽ đánh giá ngươi như thế nào? Ngươi đã thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, ngươi đã hết sức và cũng đã hết lòng. Để rao truyền cho những đối tượng phúc âm, ngươi đã dốc hết sức để trang bị cho mình lẽ thật về khải tượng và đọc cho thông thuộc những câu Kinh Thánh có liên quan, cái gì cần nhớ thì nhớ, cái gì không nhớ được thì ngươi viết ra. Khi rao truyền phúc âm, bất kể ngươi gặp ai và họ hỏi những câu hỏi gì, ngươi đều có thể giải quyết. Như thế, công tác rao truyền phúc âm của ngươi ngày càng hiệu quả hơn và ngươi có thể đưa về ngày càng nhiều người hơn. Để đưa về được nhiều người hơn khi rao truyền phúc âm, để làm tốt bổn phận và thực hiện trách nhiệm của mình, ngươi đã khắc phục nhiều khó khăn trong bản thân mình, kể cả những thiếu sót, yếu đuối, những cảm xúc tiêu cực, v.v.. Ngươi đã khắc phục mọi điều này và đã dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ này. Khắc phục những khó khăn đó có phải là điều cần có để làm tốt bổn phận không? (Thưa, phải.) Ngoài ra, để khiến những người đang tìm hiểu con đường thật có thể nghe tiếng Đức Chúa Trời, hiểu và biết công tác của Đức Chúa Trời, tiếp nhận con đường thật, thì ngươi cần phải hiểu nhiều hơn nữa về lẽ thật để có thể làm chứng tốt hơn cho công tác của Đức Chúa Trời. Bất kể ngươi thông công về lẽ thật nông cạn hay sâu sắc, ngươi cũng nên có lòng yêu thương và sự nhẫn nại. Có thể người nghe ngươi giảng đạo lại giễu cợt, nhục mạ, cự tuyệt hoặc không hiểu ngươi, bất kể thế nào, nếu ngươi có thể nhìn nhận những chuyện này một cách đúng đắn và dùng lòng nhẫn nại mà thông công về lẽ thật với họ. Ngươi dốc nhiều công sức và trả rất nhiều cái giá cho việc này, như vậy là ngươi đã làm hết trách nhiệm, như vậy là thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn.

Có những người rao truyền phúc âm gặp một đối tượng phúc âm kiêu ngạo vì gia đình giàu có và địa vị cao trong xã hội, lúc đứng trước người ta thì luôn cảm thấy thấp kém hơn, trong lòng rất khó chịu. Sự khó chịu này có ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi không? Nếu nó ảnh hưởng đến ngươi khiến ngươi không thể làm tốt bổn phận và không thể làm hết trách nhiệm, thì ngươi đang không thực hiện bổn phận rồi. Nếu nó chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của ngươi, khiến ngươi không vui và khó chịu, nhưng ngươi không buông bỏ bổn phận, không quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cuối cùng ngươi hoàn thành và làm tốt công tác, như thế mới là thực sự thực hiện bổn phận. Đây có phải lẽ thật không? (Thưa, phải.) Đây là lẽ thật, và con người nên tiếp nhận nó. Có phải ngươi cũng có thể gặp phải loại tình huống như vậy không? Ví dụ, một số đối tượng phúc âm vì biết ngươi đến từ vùng nông thôn mà không xem trọng ngươi, thậm chí có thể hạ thấp ngươi. Ngươi sẽ xử lý thế nào? Ngươi nói, “Tôi sinh ra trong nghèo khó ở vùng quê, còn anh sinh ra trong cuộc sống ưu việt ở thành phố. Việc này do Đức Chúa Trời tiền định. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời ân đãi bất kể chúng ta được sinh ra ở đâu. Chúng ta sống trong thời đại này, được theo kịp công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt, chúng ta đều có phúc”. Những lời này là sự thật, chứ không phải là để đề cao bản thân. Đối tượng phúc âm sẽ nói, “Thế thì anh không có phúc bằng chúng tôi. Chúng tôi được hưởng thụ đời này và cả đời sau, còn các anh chỉ được hưởng thụ đời sau. Vì vậy chúng tôi được hưởng thụ nhiều hơn các anh”. Ngươi nói, “Đây đều là sự ân đãi của Đức Chúa Trời”. Vì họ không biết công tác của Đức Chúa Trời, nên có cần thiết phải tranh cãi với họ không? Nếu ngươi không coi trọng những thứ như thế, thì ngươi sẽ không tranh cãi với họ. Trong lòng ngươi nên hiểu rõ rằng “Lòng mình có bổn phận, vai mình có gánh nặng, mình có sứ mạng và nghĩa vụ. Mình sẽ không tranh cãi với họ về chuyện đó. Rồi sẽ đến ngày họ tin và trở về nhà Đức Chúa Trời, khi đã nghe giảng đạo nhiều hơn và hiểu được một vài lẽ thật, họ sẽ nghĩ về hành vi và hành động của mình hôm nay mà tự thấy hổ thẹn”. Nếu ngươi nghĩ như thế, lòng ngươi sẽ rộng mở. Sự thật cũng sẽ là vậy. Nếu ngươi thực sự đưa được họ về và họ thực sự mưu cầu lẽ thật, thì sau khi tin khoảng ba hoặc năm năm, họ sẽ nhận ra rằng ban đầu họ đối đãi với ngươi như vậy là không thích hợp, vô nhân tính và không phù hợp với lẽ thật. Rồi khi gặp lại ngươi, họ sẽ phải xin lỗi ngươi. Trong quá trình rao truyền phúc âm, ngươi sẽ không ít lần gặp dạng tình huống này. Các ngươi nói xem, lúc gặp phải loại tình huống này thì Ta nên xử lý thế nào? Ta không để ý nhiều đến những việc như vậy, nó chẳng là gì cả. Nếu ngươi nghĩ nó chẳng là gì cả, thì lời họ nói sẽ không ảnh hưởng gì đến ngươi, đây gọi là có vóc giạc. Nếu ngươi hiểu lẽ thật và có thực tế lẽ thật, ngươi sẽ có thể nhìn thấu nhiều cách nói hay cách làm được cho là gây hại đến mọi người, và ngươi sẽ có thể hóa giải được chúng. Tuy nhiên, nếu không thể nhìn thấu được những điều này, ngươi sẽ ghi nhớ những chuyện đó suốt đời, một ánh mắt, một câu nói hoặc một cử chỉ của bất cứ ai cũng có thể làm ngươi tổn thương. Tổn thương đến mức độ nào? Chúng sẽ để lại sẹo trong lòng ngươi. Khi thấy người giàu có, người có địa vị cao hơn ngươi, hoặc người giống như những người đã từng coi thường và đả kích ngươi, thì ngươi sẽ sợ hãi và rụt rè. Làm sao ngươi thoát khỏi sự rụt rè này? Ngươi phải nhìn thấu thực chất của họ. Bất kể họ là nhân vật lớn thế nào, bất kể thân phận, địa vị của họ là gì, thì họ cũng chỉ là con người bại hoại, chẳng có gì đặc biệt cả. Nếu nhìn nhận được như vậy, lòng ngươi sẽ không còn bị kìm kẹp nữa. Trong công tác rao truyền phúc âm, ngươi chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề này. Chúng là những vấn đề thường gặp. Có người sẽ không hiểu ngươi, hoặc kỳ thị ngươi, thậm chí nói bóng nói gió những lời khó nghe để châm biếm ngươi. Có người sẽ nói rằng ngươi rao truyền phúc âm để kiếm tiền, kiếm lợi, hoặc để tìm người yêu. Gặp chuyện như thế, ngươi sẽ làm thế nào? Ngươi có nên tranh cãi với những người như thế không? Nhất là khi đối tượng phúc âm đến từ một gia đình có tiền, ngươi đang ăn một bữa ăn trong nhà họ và phải nhìn sắc mặt của họ, thì ngươi nên làm gì? Nếu, để giữ thể diện mà không ăn ở nhà họ nữa, ngươi có thể tiếp tục rao truyền phúc âm với cái bụng rỗng không? Ở trong tình huống như vậy, ngươi nên suy ngẫm như thế này: “Hôm nay mình có thể ăn ở nhà họ và rao truyền phúc âm cho họ. Họ có thể tiếp đón người rao truyền phúc âm, đây là vận may của họ”. Sự thật đúng là như vậy. Đây là vận may của họ. Họ không nhận ra điều đó, nhưng trong lòng ngươi thì phải biết rõ như thế. Trong khi rao truyền phúc âm, sẽ thường xuyên gặp phải sự châm biếm, chế giễu, nhạo báng và phỉ báng như thế, thậm chí có thể rơi vào những tình huống nguy hiểm. Ví dụ như, một số anh chị em bị kẻ ác tố cáo hoặc bắt cóc, và những người khác thì bị báo cảnh sát, bị giao nộp cho chính quyền khi rao truyền phúc âm cho người khác. Một số người có thể bị bắt và bỏ tù, trong khi những người khác thậm chí có thể bị đánh đến chết. Những tình huống này đều có hết. Nhưng giờ đây khi đã biết về những việc này, chúng ta có nên thay đổi thái độ của mình đối với công tác rao truyền phúc âm không? (Thưa, không.) Rao truyền phúc âm là bổn phận và nghĩa vụ của mọi người. Bất kỳ lúc nào, bất kể những gì chúng ta nghe, hoặc những gì chúng ta thấy, hoặc gặp phải kiểu đối xử nào, thì chúng ta phải luôn giữ vững trách nhiệm rao truyền phúc âm này. Trong mọi trường hợp, chúng ta không thể từ bỏ bổn phận này vì sự tiêu cực hoặc yếu đuối. Bổn phận rao truyền phúc âm không phải là thuận buồm xuôi gió, mà đầy nguy hiểm. Khi các ngươi rao truyền phúc âm, các ngươi sẽ không đối mặt với các thiên sứ, hay người ngoài hành tinh hay robot. Các ngươi sẽ chỉ đối mặt với loài người xấu xa và bại hoại, những con quỷ sống và súc sinh – chúng hết thảy là loài người đang tồn tại trong chốn tà ác này, thế giới tà ác này, đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc và chống lại Đức Chúa Trời. Do đó, trong quá trình rao truyền phúc âm, chắc chắn có đủ loại nguy hiểm, huống hồ gì là những chuyện phỉ báng, nhạo báng và hiểu lầm vụn vặt, đây đều là những chuyện thường xảy ra. Nếu ngươi thực sự coi việc rao truyền phúc âm là trách nhiệm, là nghĩa vụ và là bổn phận của ngươi, thì ngươi sẽ có thể tiếp cận với chúng một cách chính xác và thậm chí xử lý chúng một cách chính xác. Ngươi sẽ không từ bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ngươi cũng sẽ không thay đổi ý định ban đầu của mình là rao truyền phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời vì những điều này, và ngươi sẽ không bao giờ đặt trách nhiệm này sang một bên, bởi đây là bổn phận của ngươi. Nên hiểu bổn phận này như thế nào? Là giá trị và nghĩa vụ chính của con người sống trong đời này. Việc rao truyền tin mừng về công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt và phúc âm về công tác của Đức Chúa Trời là giá trị của việc con người sống.

Hôm nay chúng ta thông công về lẽ thật của việc thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm, các ngươi có đạt được gì từ mối thông công này không? (Thưa, có.) Trước kia mối thông công của chúng ta về lẽ thật của việc rao truyền phúc âm đều chú trọng vào khải tượng, tức là, chúng ta cốt yếu chỉ thông công về lẽ thật liên quan đến khải tượng chứ không tiến hành thông công về nhiều vấn đề chi tiết như hôm nay. Vì đa số mọi người đều biết một chút về nội dung khái quát lẽ thật của khải tượng, nhưng không rõ lắm về con đường và nguyên tắc thực hành chi tiết cho các vấn đề cụ thể, hôm nay Ta đưa những vấn đề cụ thể này vào để thông công. Thông qua thông công về một số trường hợp và biểu hiện của con người, hoặc khi gặp phải những hoàn cảnh này, những việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, quan điểm của con người là gì, nên làm thế nào để làm hết trách nhiệm và nghĩa vụ này. Thông qua thông công về tất cả những chủ đề này, các ngươi có thấy rằng lẽ thật của việc rao truyền phúc âm trở nên cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn trong đời thực không? Ta tin rằng, sau khi nghe phương diện này của lẽ thật, trong lòng các ngươi sẽ sáng tỏ hơn nhiều. Khi các ngươi gặp những vấn đề cụ thể nhất định trong quá trình rao truyền phúc âm, các ngươi sẽ hưởng lợi từ những lời này vì chúng thực tế và đề cập đến những nguyên tắc lẽ thật, chứ không sáo rỗng. Trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp những chuyện có liên quan đến việc rao truyền phúc âm và sống trong một số tình trạng không đúng, hoặc khi gặp một số vấn đề trong công tác rao truyền phúc âm, các ngươi có biết dùng những lẽ thật này để giải quyết những vấn đề gặp phải không? Nếu ngươi có thể giải quyết những vấn đề như thế này, thì những lời hôm nay không nói ra vô ích rồi. Nếu ngươi vẫn không thể giải quyết những vấn đề như thế, hoặc nếu ngươi làm mọi việc theo cách của mình, độc đoán chuyên quyền, muốn làm như thế nào thì làm như thế đó, làm xằng tùy thích và tùy ý mình, không quan tâm gì đến bổn phận và trách nhiệm, thì những lẽ thật này chỉ là lời sáo rỗng với các ngươi và chẳng có tác dụng gì cho các ngươi cả. Chúng không có tác dụng gì, không phải vì lẽ thật không thể giúp ngươi, không phải vì lẽ thật không có ích lợi gì cho ngươi, mà vì căn bản ngươi không yêu thích lẽ thật, không thực hành lẽ thật. Ngươi coi bổn phận rao truyền phúc âm chỉ là một sở thích nghiệp dư hoặc một cách tiêu khiển giết thời gian. Nếu các ngươi tiếp cận với bổn phận rao truyền phúc âm bằng quan điểm này, thì sẽ thế nào? Liệu các ngươi có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không? (Thưa, không.) Nếu nói đạt đến thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn nghe có vẻ hơi xa vời, thì để Ta hỏi các ngươi điều này trước: Nếu tiếp cận bổn phận rao truyền phúc âm bằng quan điểm này, các ngươi có thể làm thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Trong lòng các ngươi nên biết rõ chuyện này. Khi ngươi dùng kiểu quan điểm và dạng thái độ này để tiếp cận bổn phận, lòng ngươi cũng sẽ cảm thấy bất ổn. Ngươi cũng sẽ cảm thấy rằng thái độ của ngươi không phải là thứ Đức Chúa Trời yêu thích. Nếu ngươi làm theo cách này, thì kể cả khi ngươi đưa được người ta về và bề ngoài có vẻ như ngươi đang làm việc lành, nhưng ý định và động cơ cho việc thực hiện bổn phận của ngươi đi ngược lại với nguyên tắc lẽ thật. Ngươi giống như những người trong tôn giáo, rao truyền phúc âm để đạt được phúc lành và giao dịch với Đức Chúa Trời. Ý định và căn nguyên như thế là sai trái. Khi nhìn nhận cách con người thực hiện bổn phận, Đức Chúa Trời đánh giá ý định và động cơ của họ. Đức Chúa Trời dò xét thái độ và tâm thái đối với bổn phận của con người. Dựa vào những điều này, Đức Chúa Trời công tác để làm tinh sạch con người khỏi sự bại hoại và cứu rỗi con người khỏi tội lỗi. Vì vậy, bất kể ngươi rao truyền phúc âm như thế nào, ngươi nên tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời. Cho dù ngươi là loại người nào, có tố chất như thế nào, đã thực hiện bổn phận nào, và bổn phận của ngươi trước khi gia nhập hàng ngũ những người rao truyền phúc âm là gì, thì ngươi đều nên tuân thủ những nguyên tắc lẽ thật này trong việc rao truyền phúc âm, nên coi việc rao truyền phúc âm là bổn phận, trách nhiệm, và gánh vác nó.

Một số lãnh đạo và chấp sự không biết thực hiện công tác thực tế, không biết giải quyết những vấn đề thực tế, thì sẽ bị thay thế và được sắp xếp vào đội phúc âm để rao truyền phúc âm. Họ gặp ai cũng nói rằng: “Tôi là một lãnh đạo. Tôi được chuyển tới đội phúc âm để rao truyền phúc âm là vì tôi đã không làm tốt công tác. Có thể Đức Chúa Trời muốn tôi rao truyền phúc âm là để rèn luyện tôi một thời gian, để trang bị cho tôi lẽ thật và huấn luyện tôi. Cho nên tôi không phải dốc sức trong việc rao truyền phúc âm, làm qua loa là được rồi. Suy cho cùng thì tôi cũng có tố chất làm lãnh đạo. Đợi đến khi vóc giạc lớn hơn, tôi sẽ được làm lãnh đạo. Tôi có tố chất tốt như thế mà không làm lãnh đạo thì thật là phí tài. Hiện tại hội thánh đang thiếu lãnh đạo và chấp sự mà!”. Ẩn ý của họ là nhà Đức Chúa Trời mà không có họ lãnh đạo thì không ổn. Bảo họ rao truyền phúc âm là để cho họ cơ hội thao luyện, để trang bị cho họ lẽ thật, và để họ làm một chút công tác cơ sở như một phần của việc bồi dưỡng và huấn luyện. Vì vậy họ coi bổn phận rao truyền phúc âm như một việc tạm thời, một việc để lấy tiếng tăm, để tiêu khiển và mở mang kiến thức mà thôi. Họ nghĩ rằng, nếu đạt kết quả trong việc rao truyền phúc âm, hiểu lẽ thật, và có thể làm được chút công tác, thì họ sẽ được đề bạt làm lãnh đạo hoặc chấp sự. Nếu áp dụng tâm thái này vào việc thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm thì họ có đạt được sự ăn năn thực sự không? Họ sẽ không phản tỉnh bản thân, không nhận biết bản thân, không có sự tự mình biết mình. Những người này có gặp rắc rối lớn không? Họ không lĩnh hội được việc rao truyền phúc âm một cách đúng đắn. Họ quá đề cao bản thân; họ thực sự không có chút tự mình biết mình nào! Họ hoàn toàn không hiểu chuyện gì đang thực sự xảy ra. Thực ra, chuyện này xảy ra vì họ không phải người mưu cầu lẽ thật và hoàn toàn không có năng lực lĩnh hội. Chỉ là bề ngoài họ có vẻ biết ăn nói, thích lo nghĩ, có vẻ có chút tố chất, nhưng khi làm lãnh đạo hay chấp sự, thì nhân phẩm và tố chất của họ không đủ tiêu chuẩn, không đạt đến tiêu chuẩn và điều kiện để làm lãnh đạo và chấp sự, nên họ bị đào thải. Họ không biết rằng mình rất tầm thường, lại còn ba hoa khoác lác một cách trâng tráo và vô liêm sỉ. Dù một số người sẽ không nói, nhưng trong lòng họ đã định vị rồi, họ tin rằng chỉ những ai không làm được việc khác mới được phân công rao truyền phúc âm. Trong lòng, họ phân chia các bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời thành cao, vừa, và thấp. Họ coi bổn phận rao truyền phúc âm là thấp kém nhất trong số mọi bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời. Bất cứ ai vi phạm hoặc không thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị cử đi rao truyền phúc âm. Đây là cách những người này lĩnh hội về bổn phận này. Có sự khác biệt nào giữa cách hiểu này và việc coi rao truyền phúc âm là trách nhiệm và nghĩa vụ nên thực hiện trong đời không? Nếu có người lĩnh hội theo cách này, họ có thể làm tốt bổn phận được không? (Thưa, không.) Họ sai ở đâu? Họ coi trách nhiệm và nghĩa vụ lớn nhất mà họ nên thực hiện trong đời – công tác rao truyền phúc âm – là việc thấp kém nhất. Họ không coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ, không lĩnh hội nó là bổn phận. Bất kể nhà Đức Chúa Trời thông công như thế nào về chuyện thực hiện bổn phận thì phải trung thành và rao truyền phúc âm là một trong những bổn phận này, họ cũng không cho là như vậy. Trong lòng họ tin rằng trong nhà Đức Chúa Trời, các cấp độ lãnh đạo, chấp sự và người phụ trách là tầng lớp cao, có quyền lực tuyệt đối, cuối cùng sẽ được ban thưởng lớn và được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Những người bên dưới đi theo họ chỉ là lính quèn, nhất là khi những người rao truyền phúc âm luôn tiếp xúc với người bên ngoài hội thánh. Trong mọi công tác, thì công tác của họ có thể là khó khăn và mệt mỏi nhất. Cuối cùng, không chắc liệu những người này sẽ được hoàn thiện hay không. Có phải cái sai của họ là định vị bổn phận rao truyền phúc âm theo cách này không? Có ai coi trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng này là việc làm thấp kém nhất, đặt nó ở tầng thấp nhất trong hàng ngũ thứ bậc hay không? Họ coi thường bổn phận này và cũng coi thường những người thực hiện nó. Vậy họ có quan điểm gì khi thực hiện bổn phận này? (Thưa, họ coi đây chỉ là tạm thời.) Còn gì nữa? Có thể đưa được ai về thì đưa, không đưa được ai về thì thôi. Họ không hề coi rao truyền phúc âm là một phần công tác của họ và không nỗ lực hết sức để làm cho tốt. Trong lòng họ coi thường bổn phận rao truyền phúc âm, vậy thì kết quả công tác rao truyền phúc âm của họ sẽ thế nào? Họ có thể tự trang bị các phương diện lẽ thật để thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm không? Để đưa về nhiều người hơn, họ có thể ghi nhớ những đoạn trích lời Đức Chúa Trời và những câu Kinh Thánh, làm quen với nhiều chứng ngôn trải nghiệm, để có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau mà họ gặp phải khi rao truyền phúc âm không? (Thưa, không thể.) Nếu khi rao truyền phúc âm mà gặp phải những người có sự lĩnh hội lệch lạc và giữ nhiều quan niệm đặt cho họ những câu hỏi khó, họ sẽ đối diện chuyện này như thế nào? (Thưa, họ sẽ bỏ cuộc.) Đây là một dạng thái độ. Liệu họ có oán trách Đức Chúa Trời, nói rằng, “Tại sao khi rao truyền phúc âm, con lại phải gặp người nhảm nhí không có hiểu biết thuộc linh như vậy? Thật xui xẻo!”? Họ không có lòng yêu thương cho những đối tượng phúc âm, họ hy vọng Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi dạng người này. Liên quan đến chuyện này, họ không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cũng không tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, càng không quan tâm đến tâm ý của Ngài. Họ chọn cách đối đãi với những đối tượng phúc âm theo sở thích của xác thịt, khi họ gặp những người có nhiều vấn đề và quan niệm lớn thì họ bỏ cuộc. Họ chỉ chọn rao truyền phúc âm cho những người có ít quan niệm hoặc không có quan niệm, và họ không muốn trả bất kỳ cái giá nào. Khi có gì đó không có lợi cho lòng ham hư vinh hoặc thể diện, cho danh tiếng hay địa vị của họ, chỉ cần có gì đó không hợp với sở thích xác thịt hoặc xung đột với sự hưởng thụ xác thịt, thì họ chọn làm gì? Họ chọn bỏ cuộc, chọn chạy trốn, chọn không thực hiện trách nhiệm này, chọn cự tuyệt trách nhiệm này. Đồng thời trong lòng họ oán trách Đức Chúa Trời, “Tại sao con phải gặp một người nhảm nhí có quá nhiều quan niệm như thế? Tại sao con phải chịu cái khổ này? Con đã bị bẽ mặt, lãng phí công sức, mà cũng không đưa về được ai”. Vô hình trung, lòng họ ngấm ngầm chất chứa sự oán giận với Đức Chúa Trời. Vì vậy, họ không sẵn lòng tiếp nhận bổn phận rao truyền phúc âm, cũng không sẵn lòng làm trách nhiệm rao truyền phúc âm; nếu thái độ của họ đối với bổn phận rao truyền phúc âm giống như thế này, thì ngày họ bị đào thải không còn xa.

Trong quá trình rao truyền phúc âm, nhiều người rao truyền phúc âm vẫn có thái độ hời hợt và qua loa chiếu lệ đối với công tác phúc âm, trước sau không hề thay đổi. Họ không bao giờ dùng thái độ thận trọng, cẩn thận và kính sợ Đức Chúa Trời khi tiếp cận với công tác phúc âm. Thay vào đó, họ nghĩ, “Dù sao thì mình cũng đang nhàn rỗi, làm gì chẳng được. Đội phúc âm trông có vẻ náo nhiệt, mình sẽ tham gia”. Thế rồi họ đi theo và rao truyền phúc âm. Thực ra trong quá trình này, những thứ mà họ bỏ ra thì rất có hạn. Họ chỉ dành chút thời gian và đi lại một chút, chứ không hề thực sự trả giá. Họ luôn rao truyền phúc âm theo những sở thích xác thịt, những quan niệm và tưởng tượng của riêng mình, chẳng hề làm theo nguyên tắc lẽ thật chút nào. Có nhiều người thích rao truyền cho những người giàu và có tiền, chứ không sẵn lòng rao truyền cho người nghèo. Họ thích rao truyền cho những người có dung mạo đẹp, chứ không sẵn lòng rao truyền cho người có dung mạo bình thường. Họ thích rao truyền cho những người nói chuyện hợp với họ, người nào nói chuyện không hợp thì họ không rao truyền. Họ thích rao truyền cho những người có ít quan niệm, ai có quá nhiều quan niệm thì họ không rao truyền. Họ thích rao truyền cho những người dễ rao truyền, những người không cần họ nói nhiều mà vẫn tiếp nhận thì mới tốt, còn ai khiến họ phải nói nhiều, mệt nhiều thì họ không muốn rao truyền. Có người đang rao truyền phúc âm thì gặp được một người có điều kiện gia đình tốt, có nhà có xe, bố mẹ có công việc tốt, còn là con một, dung mạo cũng không tệ. Cô ta nghĩ rằng nếu cưới được anh ta thì sẽ có thể sống cuộc sống của người có tiền, nên cô ta muốn rao truyền phúc âm cho người này, nghĩ rằng anh ta mà tiếp nhận thì quá tốt. Có người ngăn cản cô ta, nói với cô ta rằng người này không phải là người tìm kiếm lẽ thật, không phải là người có thể rao truyền được, nhưng cô ta lại nói, “Nếu chúng ta thông công thêm về lẽ thật, nói không chừng anh ấy sẽ có thể tiếp nhận đấy. Nếu chúng ta không rao truyền phúc âm cho một người tốt như thế và không cứu rỗi anh ấy, chẳng phải là trái với tâm ý của Đức Chúa Trời sao?”. Thực ra cô ta có mục đích riêng. Cô ta không cố gắng đưa về người này để đưa anh ta đến trước Đức Chúa Trời, mà lại muốn chào hàng chính bản thân mình cho anh ta. Sau rất nhiều lần mời chào, cuối cùng cô ta cũng có được thành quả, có được mối quan hệ với anh ta. Vấn đề ở đây là gì? Trong mọi việc cô ta làm, đều có ý định và đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật. Cuối cùng, cô ta dùng nhiều cách để “rao truyền” cho anh ta, thậm chí kết hôn với anh ta, nói rằng, “Thành tựu lớn nhất trong công tác rao truyền phúc âm chính của tôi là tìm được một người tri kỷ như thế. Đây là điều mà con phải tiếp nhận từ Đức Chúa Trời. Hôn nhân là do Đức Chúa Trời tiền định. Hoàn toàn nhờ sự an bài của Đức Chúa Trời mà con gặp được đối tượng này và còn có thể kết hôn với anh ấy. Đây là sự chúc phúc và ân đãi của Đức Chúa Trời”. Cô ta đã tạo nên một gia đình nhỏ và sống một cuộc sống hạnh phúc, vậy cô ta còn có thể rao truyền phúc âm không? (Thưa, không thể.) Sau một hoặc hai năm, thỉnh thoảng cao hứng thì cô ta đi rao truyền phúc âm, nhưng phần lớn thời gian là dành cho cuộc sống gia đình, lòng cô ta dần trở nên trống rỗng. Cuối cùng cô ta nhận ra cuộc sống gia đình chẳng là gì ngoài nồi niêu xoong chảo, ăn uống, vui chơi và huyên náo ầm ĩ. Cô ta cảm thấy tất cả đều vô nghĩa. Nhìn lại, cô ta ngẫm nghĩ: “Đức tin vào Đức Chúa Trời vẫn có ý nghĩa. Hãy quay về và lấy lại đức tin, tiếp tục rao truyền phúc âm thôi!”. Cuối cùng, cô ta nói về những trải nghiệm của mình theo kiểu đường đường chính chính lắm, nói rằng: “Con người do Đức Chúa Trời tạo ra, nên con người không thể rời xa Đức Chúa Trời. Rời xa Đức Chúa Trời thì con người sẽ không sống được. Giống như cá rời nước sẽ chết, con người mà rời xa Đức Chúa Trời, chắc chắn không còn đường sống, cho nên tôi mới quay lại. Là vì Đức Chúa Trời đã kêu gọi tôi”. Đúng là mặt dày quá đáng! Sau khi quay lại, cô ta còn đòi thực hiện bổn phận, nói rằng, “Không thực hiện bổn phận thì thật trống rỗng. Ai cũng phải thực hiện bổn phận”. Lời của người không thực hành lẽ thật và không yêu thích lẽ thật đúng là khiến người ta ghê tởm. Ngươi nói ngươi không thể rời xa Đức Chúa Trời, vậy tại sao không hỏi Đức Chúa Trời xem Ngài có muốn ngươi không? Ngươi tìm thấy bạn đời trong quá trình thực hiện bổn phận, rồi bỏ mặc bổn phận và chạy trốn. Tại sao ngươi không cầu nguyện Đức Chúa Trời để hỏi Ngài xem Ngài có đồng ý với việc này không, xem thái độ của Ngài thế nào? Ngươi đã hoàn thành trách nhiệm chưa? Ngươi đã hoàn thành việc mà Đức Chúa Trời giao phó chưa? Ngươi có đối đãi với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời không? Ngươi có còn coi bổn phận đó là bổn phận của ngươi không? Câu trả lời đều là không. Đức Chúa Trời là gì với ngươi? Ngài chỉ là một người bạn ngươi gặp bên đường, chào một cái thì coi như đã quen biết. Nếu nó có lợi cho ngươi thì ngươi tiếp tục với Ngài, nhưng nếu không có lợi thì ngươi nói tạm biệt. Nhưng đến một ngày cần Ngài thì ngươi lại nghĩ đến Ngài. Dạng quan hệ mà ngươi có là vậy. Nếu ngươi coi Đức Chúa Trời là người bạn ngươi từng quen, Đức Chúa Trời sẽ nhìn nhận ngươi thế nào? Đức Chúa Trời sẽ đối đãi với ngươi như thế nào? Ngươi cảm thấy buồn, ngày tháng mà ngươi sống trở nên trống rỗng, nên ngươi cần Đức Chúa Trời, ngươi quay lại và muốn thực hiện bổn phận. Liệu Đức Chúa Trời có tùy tiện cho ngươi một bổn phận không? (Thưa, không.) Tại sao không? Tại ngươi không xứng đáng! Dù loại người như thế này có thể thực hiện bổn phận ngay sau khi tin Đức Chúa Trời, nhưng chưa kịp hoàn thành bổn phận, họ sẽ không báo trước câu nào mà cứ thế vứt bỏ Đức Chúa Trời, rời bỏ vị trí và bỏ mặc công tác. Đức Chúa Trời coi chuyện này như thế nào? Tính chất của hành vi này là gì? (Thưa, là sự phản bội.) Phản bội không phải là chuyện nhỏ. Đây là đào ngũ! Những kẻ đào ngũ thì thực hiện bổn phận như thế nào? Họ tìm kiếm tư lợi dưới danh nghĩa thực hiện bổn phận. Vì tiền đồ và sinh kế mà họ tính toán, lên kế hoạch, đi ngược lại mục đích ban đầu của việc thực hiện bổn phận. Cuối cùng, họ chạy trốn giữa lúc thực hiện bổn phận, biến thành những kẻ đào ngũ. Dạng người như thế không thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ có ý định và mục đích riêng, lừa gạt Đức Chúa Trời, cuối cùng để lộ nguyên hình của mình. Chẳng phải đây là những người phản bội Đức Chúa Trời sao? Có người nói, “Chẳng phải ở nhà Đức Chúa Trời được tự do đến và đi sao?”. Đến và đi tự do, đúng thế, nhưng vào nhà Đức Chúa Trời thì phải được kiểm tra. Rời nhà Đức Chúa Trời thì ngươi cứ tự do, không ai hạn chế ngươi. Tuy nhiên, nếu ngươi muốn quay lại nhà Đức Chúa Trời thì không tùy tiện được. Ngươi phải được kiểm tra và xem xét bởi các lãnh đạo và chấp sự của hội thánh ở mọi cấp bậc để chứng tỏ sự ăn năn của ngươi là chân thật. Chỉ khi đó ngươi mới được tiếp nạp. Vì vậy, đi thì dễ nhưng quay lại thì khó. Ta nghe nói có người thấy khó khăn khi chia sẻ phúc âm và chịu quá nhiều đau khổ đến mức quẳng gánh và chạy trốn. Vấn đề ở đây là gì? Họ là những kẻ đào ngũ. Khi thực hiện công tác rao truyền phúc âm, điều gì quan trọng nhất? Mỗi một người rao truyền phúc âm, nhất là những người phụ trách những vị trí quan trọng, đều có một vai trò quan trọng trong mắt Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đóng một vai trò quan trọng trong việc rao truyền phúc âm và trốn khỏi vị trí của mình mà không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, đây chính là vi phạm nghiêm trọng nhất. Chẳng phải nó bị coi là hành vi phản bội Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Vậy, theo quan điểm của các ngươi, Đức Chúa Trời nên đối xử với những kẻ đào ngũ như thế nào? (Thưa, họ nên bị gạt sang một bên.) Bị gạt sang một bên có nghĩa là bị phớt lờ, để cho muốn làm gì thì làm. Nếu những người bị gạt sang một bên cảm thấy ăn năn, có thể Đức Chúa Trời sẽ thấy rằng thái độ của họ không tệ và vẫn muốn họ trở lại. Nhưng đối với những người đào ngũ trong quá trình thực hiện bổn phận – và chỉ đối với những người này – Đức Chúa Trời không có thái độ này. Đức Chúa Trời đối xử với những người như vậy thế nào? (Thưa, Đức Chúa Trời không cứu rỗi họ; Đức Chúa Trời ghét bỏ họ.) Nói như thế là hoàn toàn đúng. Cụ thể hơn, những người thực hiện một bổn phận quan trọng đã được Đức Chúa Trời ủy thác, và nếu họ tự ý trốn khỏi vị trí của mình trong quá trình thực hiện bổn phận và trở thành đào binh, thì bất kể họ đã làm tốt như thế nào trước hay sau đó, đối với Đức Chúa Trời, họ cũng là những người đã phản bội Đức Chúa Trời và họ sẽ không bao giờ được ban cơ hội để thực hiện bổn phận nữa. Không được ban cơ hội nữa nghĩa là gì? Nếu ngươi nói, “Con rất hối hận. Con mắc nợ Đức Chúa Trời. Ban đầu con không nên chọn lựa như thế. Lúc đó con bị quỷ ám, bây giờ con hối hận rồi. Con cầu xin Đức Chúa Trời cho con một cơ hội nữa để thực hiện bổn phận, để con có cơ hội lập công hối cải và bù đắp cho sai lầm của con”, Đức Chúa Trời sẽ xử lý chuyện này thế nào? Vì Đức Chúa Trời nói ngươi không có cơ hội, nên Ngài sẽ không bao giờ để ý đến ngươi nữa. Đây là thái độ của Đức Chúa Trời đối với những kẻ đào ngũ. Khi giải quyết những ai phạm phải những vi phạm bình thường, Đức Chúa Trời có thể nói đó là vi phạm nhất thời, hoặc đó là do một hoàn cảnh ác liệt, vóc giạc nhỏ, không hiểu lẽ thật, v.v. trong trường hợp này, Đức Chúa Trời sẽ cho họ cơ hội để ăn năn. Tuy nhiên, riêng những kẻ đào ngũ, Đức Chúa Trời sẽ không cho cơ hội thứ hai. Có người nói, “Đức Chúa Trời không cho cơ hội thứ hai nghĩa là sao? Chẳng lẽ họ muốn thực hiện bổn phận mà Ngài cũng không cho?”. Ngươi có thể thực hiện bổn phận, có thể rao truyền phúc âm, cũng có thể nghe giảng đạo và gia nhập hội thánh. Hội thánh sẽ không gạch tên ngươi ra khỏi danh sách, nhưng với Đức Chúa Trời, dù ngươi thực hiện bổn phận và ăn năn thế nào đi nữa, dù ngươi đang đem sức lực phục vụ cho Đức Chúa Trời, Ngài cũng sẽ không cần ngươi, không khen ngợi ngươi. Đây là thái độ của Đức Chúa Trời. Có thể có người không hiểu chuyện này và nói, “Tại sao Đức Chúa Trời lại nhẫn tâm và tuyệt tình như vậy khi đối đãi loại người này?”. Con người không cần hiểu chuyện này. Đây là tâm tính của Đức Chúa Trời. Đây là thái độ của Đức Chúa Trời. Ngươi muốn nghĩ như thế nào thì cứ nghĩ như vậy. Đức Chúa Trời có quyền quyết định như thế. Ngài có quyền lực để hành động theo cách này và xử lý chuyện này như vậy. Con người làm được gì? Con người kháng nghị được không? Ai bảo lúc đầu ngươi không đi theo con đường đúng đắn, lại đi phản bội và trở thành một kẻ đào ngũ? Công tác mở rộng phúc âm không thể hoàn thành bởi chỉ một người, mà cần rất nhiều người. Nếu ngươi không thể thực hiện bổn phận, Đức Chúa Trời sẽ chọn người khác có thể. Nếu ngươi không hợp tác và không thực hiện bổn phận, chứng tỏ ngươi mù quáng, chứng tỏ ngươi vừa hồ đồ vừa ngu xuẩn. Ngươi không biết đây là phúc lành, nên ngươi sẽ không có phúc này. Vậy thì ngươi hãy cút đi! Nếu ngươi đi nhưng một thời gian lại quay về, liệu Đức Chúa Trời có còn muốn ngươi không? Không cần, Đức Chúa Trời không quan tâm. Đây là thái độ của Đức Chúa Trời đối với những kẻ đào ngũ và chỉ với những kẻ đào ngũ. Có người nói. “Sau khi quay lại thực hiện bổn phận, con được Đức Thánh Linh khai sáng!”. Ban đầu khi ngươi đang thực hiện bổn phận, ngươi bỏ đi không xin phép, Đức Thánh Linh không cản trở ngươi. Giờ ngươi quay về, liệu Đức Thánh Linh có còn khai sáng ngươi không? Đừng tưởng rằng ai cũng yêu thích mình. Đức Chúa Trời sẽ không làm trái ý nguyện của Ngài, khi đối đãi với bất kỳ người nào, Ngài đều có nguyên tắc. Chuyện này cảnh báo cho con người điều gì? Là phải giữ vững bổn phận, giữ vững trận địa và hoàn thành trách nhiệm của mình. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với những kẻ đào ngũ có quá đáng không? (Thưa, không.) Tại sao không? Sao ngươi lại nói rằng không quá đáng? Bất kể một người thực hiện bổn phận gì, trong giai đoạn hiện tại, mỗi bổn phận được mỗi người thực hiện có liên quan đến những gì Đức Chúa Trời tiền định không? Chúng có quan hệ rất sát sao. Hãy nhìn theo cách này, nếu ngươi có thể thực hiện bổn phận, có phải nghĩa là Đức Chúa Trời đã thực hiện một lượng lớn công tác không? Đức Chúa Trời đã tiền định ngươi khi tạo ra thế giới. Ngài đã tiền định thời đại và năm mà ngươi sinh ra, dạng gia đình mà ngươi được sinh ra, sự ảnh hưởng của gia đình đến ngươi, bổn phận mà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi thực hiện, và những tri thức ngươi được phép học trước. Ví dụ, nếu ngươi học một ngoại ngữ, thì hiện tại ngươi có tố chất này, tài năng kia, cho phép ngươi đảm nhận được bổn phận của mình. Đức Chúa Trời đã thực hiện nhiều công tác chuẩn bị. Đức Chúa Trời chuẩn bị như thế là vì điều gì? Có phải để ngươi có thể nên người xuất chúng không? Có phải để ngươi mưu cầu thế giới và phục vụ Sa-tan không? Tuyệt đối không phải! Đức Chúa Trời muốn ngươi dâng lên những thứ mà Đức Chúa Trời đã cho ngươi trong nhà Đức Chúa Trời, trong việc rao truyền phúc âm của Đức Chúa Trời, và trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu ngươi không thể dâng lên những gì Đức Chúa Trời đã cho ngươi, mà thay vào đó lại phục vụ Sa-tan, Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy thế nào? Đức Chúa Trời sẽ xử lý thế nào? Căn cứ theo tâm tính của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ xử lý thế nào? Đức Chúa Trời sẽ chỉ đưa chân đá ngươi đi, không muốn ngươi nữa. Ngươi vong ân bội nghĩa, không biết cội nguồn. Ngươi không dâng lên những gì Đức Chúa Trời đã cho ngươi, mà lại dâng nó cho Sa-tan. Đây là sự phản bội nghiêm trọng và Đức Chúa Trời không muốn loại phản đồ như thế!

Trong công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, tố chất mà mỗi người có sẵn đều có thể giúp họ thực hiện được bổn phận mà họ nên thực hiện, thêm vào đó là những trải nghiệm và nhận thức mà họ đạt được sau khi tin Đức Chúa Trời, cũng như những lẽ thật mà họ hiểu đều phải được sử dụng để thực hiện bổn phận. Chỉ như thế, con người mới đóng góp chút công sức nhỏ bé vào công tác mở rộng phúc âm của vương quốc. Chút công sức nhỏ bé này là gì? Là bổn phận mà con người nên thực hiện. Đức Chúa Trời cho ngươi hiểu lẽ thật, có sẵn sự thông minh và khôn ngoan, mục đích là để ngươi có thể làm tốt bổn phận của mình. Đây là giá trị và ý nghĩa cuộc đời này của ngươi. Nếu ngươi không sống thể hiện ra giá trị và ý nghĩa này, thì chứng tỏ ngươi tin Đức Chúa Trời mà chẳng đạt được gì và ngươi trở thành phế vật trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu những gì ngươi sống thể hiện ra là Sa-tan và xác thịt thì Đức Chúa Trời có còn muốn ngươi không? Giá trị và ý nghĩa sống của ngươi đã không còn, trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi nên biến mất khỏi nhà Ngài, biến mất mãi mãi, Ngài không muốn ngươi nữa. Ngoài ra, trong giai đoạn mở rộng công tác quản lý của Đức Chúa Trời, những người đi theo Đức Chúa Trời đều đang thực hiện bổn phận của mình, đều đã trải nghiệm sự đàn áp và bách hại tàn khốc hết lần này đến lần khác của con rồng lớn sắc đỏ. Con đường đi theo Đức Chúa Trời thì chông gai và không bằng phẳng, khó khăn bất thường. Bất cứ ai đã đi theo Đức Chúa Trời hơn hai hoặc ba năm thì đều lĩnh hội được vậy. Bổn phận mà mỗi người thực hiện, dù là bổn phận cố định hay một sự sắp xếp tạm thời, thì đều đến từ sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Mặc dù thường xuyên có người bị bắt, công tác của hội thánh bị gây nhiễu loạn và phá hoại, nhân sự thực hiện bổn phận bị thiếu hụt, nhất là những người có tố chất tốt và chuyên môn sở trường chỉ chiếm thiểu số, nhưng nhờ sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời, nhờ quyền năng lớn lao và thẩm quyền của Ngài, nhà Đức Chúa Trời đã vượt qua những thời kỳ khó khăn nhất, và mọi công tác đều đã đi đúng quỹ đạo. Trong mắt con người thì đây là chuyện bất khả thi, nhưng đối với Đức Chúa Trời, không có gì là khó hoàn thành cả. Ba mươi năm kể từ khi Đức Chúa Trời xuất hiện và bắt đầu công tác cho đến hiện tại đã được ghi dấu bởi những giông bão và đủ mọi loại hoạn nạn. Nếu không nhờ sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời, nếu không có lời Ngài cho con người đức tin và sức mạnh, thì không một ai có thể đi đến ngày hôm nay. Toàn bộ những người được Đức Chúa Trời chọn đều đã đích thân lĩnh hội được điều này. Không công tác nào của nhà Đức Chúa Trời diễn ra thuận lợi, tất cả đều bắt đầu từ con số không, hoàn thành với sự khó khăn rất lớn, trắc trở muôn trùng. Tại sao lại như vậy? Là bởi vì cái mà chúng ta phải đối mặt không chỉ là sự đàn áp và bách hại điên cuồng từ chế độ của con rồng lớn sắc đỏ, mà còn cả sự kỳ thị, phỉ báng và định tội từ toàn bộ cộng đồng tôn giáo và nhân loại bại hoại, thậm chí bị cả thời đại bỏ rơi và áp chế. Toàn bộ công tác quản lý của Đức Chúa Trời triển khai và vận hành trong hoàn cảnh và bối cảnh tràn ngập trào lưu tà ác của Sa-tan và là nơi Sa-tan nắm quyền. Việc này không dễ dàng chút nào; đặc biệt gian nan. Vì vậy, mỗi một người có thể thực hiện bổn phận là một sự an ủi với Đức Chúa Trời, là một điều đáng quý. Sự thật lòng, trung thành và trả giá từ mỗi người, cũng như thái độ chân thành và trách nhiệm đối với bổn phận của họ, sự thuận phục đối với sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và thái độ kính ngưỡng Đức Chúa Trời từ mỗi người, tất cả đều được Ngài trân trọng, và Ngài rất xem trọng những điều này. Ngược lại, Đức Chúa Trời cực kỳ ghê tởm những kẻ đào ngũ hoặc coi đó như một trò đùa, tất cả những hành vi, cách làm và biểu hiện khác nhau của sự phản bội Đức Chúa Trời, bởi vì giữa những bối cảnh khác nhau, giữa những con người, sự việc và sự vật do Đức Chúa Trời sắp đặt, những người này đóng vai trò cản trở, làm hư hại, trì hoãn, gây nhiễu loạn, hoặc ảnh hưởng đến tiến độ công tác của Đức Chúa Trời. Và vì lý do này, Đức Chúa Trời cảm thấy và phản ứng như thế nào đối với những kẻ đào ngũ và những người phản bội Đức Chúa Trời? Ngài sẽ có tâm thái như thế nào? (Thưa, Ngài căm ghét họ.) Chỉ có sự ghê tởm và căm ghét. Ngài có cảm thấy thương hại không? Không – Ngài không bao giờ có thể cảm thấy thương hại. Một số người nói: “Chẳng phải Đức Chúa Trời là tình yêu sao?”. Tại sao Đức Chúa Trời không yêu thương những người như vậy? Những người này không đáng được yêu thương. Nếu ngươi yêu thương họ, thì tình yêu của ngươi là hồ đồ, và chỉ vì ngươi yêu họ, điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời yêu họ; ngươi có thể trân quý họ, nhưng Đức Chúa Trời thì không, vì không có gì đáng để trân quý ở những người như vậy. Và vì vậy, Đức Chúa Trời kiên quyết từ bỏ những người như vậy, và không cho họ bất kỳ cơ hội thứ hai nào. Điều này có hợp lý không? Điều này không chỉ hợp lý, mà trên hết, nó còn là một khía cạnh của tâm tính Đức Chúa Trời, và nó cũng là lẽ thật. Trong quá trình rao truyền phúc âm, có người không hề tiếp nhận lẽ thật, luôn tùy ý làm xằng. Họ là những chướng ngại vật và trở ngại đối với công tác mở rộng phúc âm. Họ đóng một nhân vật phản diện bằng cách gây nhiễu loạn, gián đoạn và phá hoại công tác phúc âm, cản trở sự mở rộng của công tác phúc âm. Vì vậy, thái độ của Đức Chúa Trời đối với những người này là ghê tởm và căm ghét, là đào thải họ. Đây chính là sự biểu lộ tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Có người nói, “Chẳng phải xử lý những người đó như vậy thì có hơi quá đáng hay sao?”. Chẳng có gì là quá đáng cả. Đối mặt với dạng ma quỷ đó, Đức Chúa Trời chỉ có thể cảm thấy ghê tởm và căm ghét. Đức Chúa Trời không che đậy bản thân. Tâm tính của Đức Chúa Trời là công chính, tâm tính của Đức Chúa Trời rõ ràng phân minh. Hai phương diện quan trọng nhất trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là gì? (Thưa, là lòng thương xót vô hạn và cơn thịnh nộ tột cùng.) Trọng điểm ở đây là gì? Ai sẽ chịu cơn thịnh nộ tột cùng của Đức Chúa Trời? Nó sẽ giáng xuống những ai chống đối Đức Chúa Trời, vứt bỏ lẽ thật và đi theo Sa-tan. Đức Chúa Trời không muốn những ai nhất quyết đi theo Sa-tan, cũng không muốn những kẻ phản đồ và đào ngũ. Có người nói, “Con nhất thời yếu đuối và không muốn thực hiện bổn phận, nhưng thực ra con không muốn rời bỏ Đức Chúa Trời, hoặc trở lại thế giới và về doanh trại của Sa-tan”. Dù ngươi yếu đuối hay là muốn trở lại thế giới cũng được, đối với dạng yếu đuối này của ngươi, Đức Chúa Trời có thể sẽ căn cứ vào tình huống mà tỏ lòng thương xót và khoan dung với ngươi. Đức Chúa Trời có lòng thương xót vô hạn. Con người sống trong tâm tính bại hoại, và trong một số hoàn cảnh, họ không tránh khỏi yếu đuối, tiêu cực hoặc lười biếng. Đức Chúa Trời dò xét tất cả và Ngài sẽ xử lý tùy theo tình huống. Nếu ngươi không phải một kẻ đào ngũ, Ngài sẽ không đối xử với ngươi như một kẻ đào ngũ. Nếu ngươi yếu đuối, Ngài chắc chắn căn cứ theo sự yếu đuối của ngươi mà đối xử với ngươi. Nếu ngươi nhất thời bộc lộ sự bại hoại, nhất thời yếu đuối, hoặc nhất thời mất phương hướng, thì Đức Chúa Trời sẽ khai sáng ngươi, dẫn dắt ngươi, và nâng đỡ ngươi. Ngài sẽ căn cứ vào việc ngươi có vóc giạc nhỏ bé và không hiểu lẽ thật mà đối đãi, vì đây không phải là thực chất bản tính của ngươi có vấn đề. Tại sao Đức Chúa Trời không giải quyết những người như thế bằng cách từ bỏ họ? Là vì họ không muốn vứt bỏ Ngài, không muốn vứt bỏ lẽ thật, không muốn đi theo Sa-tan, họ chỉ nhất thời yếu đuối và không thể bước tiếp, nên Đức Chúa Trời cho họ một cơ hội nữa. Vậy thì loại người nhất thời yếu đuối và không thể thực hiện bổn phận, nhưng sau đó quay lại để thực hiện bổn phận thì nên xử lý thế nào? Có thể tiếp nạp. Trường hợp này có tính chất khác so với những kẻ đào ngũ, nên ngươi không thể rập khuôn, cứng nhắc được. Có những người không phải là yếu đuối, mà đơn thuần là kẻ đào ngũ, ngươi mà nhận lại họ, thì khi gặp tình huống tương tự, họ sẽ lại đào ngũ. Họ không phải chỉ làm kẻ đào ngũ một lần, mà họ vĩnh viễn chính là thứ này. Đây là lý do Đức Chúa Trời đá những người như thế đi và không bao giờ cho họ về lại, làm như thế không có chút gì là quá đáng. Không bao giờ cho về lại nghĩa là dù Đức Chúa Trời có cứu rỗi ai thì Ngài cũng không cứu rỗi những người đó. Nếu như nhóm được cứu rỗi còn thiếu một người, Ngài có thể thêm ai đó vào, nhưng loại người này thì Ngài không muốn. Họ vĩnh viễn bị gạt bỏ, không muốn họ nữa.

Có một loại người thường xuyên có một số biểu hiện gây nhiễu loạn và phá hoại công tác phúc âm trong khi rao truyền phúc âm, nhưng họ cũng đã làm được một số công tác và đưa về được một số người, như vậy có thể được xem là việc lành không? Tạm thời chúng ta chưa xác định liệu họ có việc lành hay không. Trước hết hãy nói về những biểu hiện người đó thường gây nhiễu loạn và phá hoại công tác phúc âm trong khi rao truyền phúc âm. Ví dụ, nếu một người phụ trách công tác phúc âm và luôn tranh quyền đoạt vị với người khác, hoặc thường phát sinh tranh chấp với người khác, gây nhiễu loạn và phá hoại công tác phúc âm, thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn nhận chuyện này như thế nào? Đức Chúa Trời sẽ cân bằng công và tội của họ hay đối đãi họ theo một cách khác? (Thưa, Đức Chúa Trời sẽ ghi tội họ.) Tại sao Đức Chúa Trời sẽ ghi tội họ? Dù họ đã rao truyền cho một số người, làm được một số công tác, và đạt được một số thành quả, nhưng họ liên tục hành ác, dù không có việc ác lớn nào, nhưng việc ác nhỏ thì thường xuyên phạm. Thường xuyên phạm việc ác nhỏ nghĩa là sao? Nghĩa là không thực hành lẽ thật, tranh đoạt danh lợi và địa vị, nói năng không có chút tôn kính nào, không bao giờ tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, thường xuyên tùy ý làm xằng, không chịu ràng buộc, một chút thay đổi cũng không có, không khác gì người ngoại đạo, có ảnh hưởng xấu đến đời sống hội thánh và những người được Đức Chúa Trời chọn, khiến một số người mới tin bị vấp ngã. Đây chẳng phải là những việc ác sao? (Thưa, phải.) Nếu người ta làm những việc ác đó, kể cả họ có dốc nhiều sức lực để thực hiện bổn phận, thì họ có thực sự làm hết trách nhiệm không? Họ có thực sự thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn không? Đức Chúa Trời nhìn nhận những người này như thế nào? Dù đã làm được một số công tác, nhưng họ vẫn có thể hành ác không chút kiêng dè, vậy họ có đang thực hiện bổn phận không? (Thưa, không.) Vậy thì tại sao họ có thể hành ác không chút kiêng dè như thế? Một mặt, đó là vì tâm tính bại hoại của họ. Mặt khác, những người này bám lấy tâm lý may rủi. Họ nghĩ, “Mình đã lập nhiều công trong việc rao truyền phúc âm. Ở hội thánh này, hội thánh kia, hàng trăm người ở đó là nhờ mình đã rao truyền phúc âm cho họ. Nếu những người này có thể được cứu rỗi thì mình sẽ có công lao rất lớn. Sao Đức Chúa Trời có thể không nhớ mình chứ? Khi Đức Chúa Trời xét đến những người này, Ngài không thể định tội mình”. Chẳng phải họ đang tự đánh giá mình quá cao sao? Họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Họ có phải người thật lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời không? Giống như Phao-lô, họ chỉ đang mưu cầu phần thưởng và mão triều thiên. Trong lòng họ không có chỗ cho Đức Chúa Trời. Họ không nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời, lại còn dám giao dịch với Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ họ không hề có thực tế lẽ thật. Có người đã rao truyền phúc âm được một vài năm và có chút kinh nghiệm. Anh ta đã phải chịu nhiều gian khổ trong khi rao truyền phúc âm và thậm chí còn bị giam giữ, kết án nhiều năm tù. Sau khi ra tù, anh ta tiếp tục rao truyền phúc âm, và đưa về hàng trăm người, trong đó còn có một số nhân tài; một số người thậm chí còn được chọn làm lãnh đạo hay chấp sự. Kết quả là, họ cho rằng công lao của mình quá lớn, và sử dụng điều này như vốn liếng mà anh ta khoe khoang mọi nơi, khoe mẽ và chứng thực cho chính mình, nói rằng: “Tôi đã đi tù tám năm, và tôi đã đứng vững trong lời chứng của mình. Khi rao truyền phúc âm, tôi đã đưa về nhiều người, trong đó có một số người hiện là lãnh đạo hoặc chấp sự. Trong nhà Đức Chúa Trời, tôi có công lao, có cống hiến”. Bất kể đang rao truyền phúc âm ở đâu, anh ta chắc chắn cũng sẽ khoe khoang với các lãnh đạo hoặc chấp sự địa phương. Anh ta cũng sẽ nói: “Các vị phải lắng nghe những gì tôi nói; ngay cả những lãnh đạo cấp cao của các vị cũng phải khách sáo khi nói chuyện với tôi. Bất cứ ai không làm như vậy thì tôi sẽ dạy cho một bài học!”. Người này là một kẻ bắt nạt, không phải sao? Nếu một người như thế này đã không rao truyền phúc âm và đưa về những người ấy, liệu họ có dám vênh váo như vậy không? Họ cũng dám đấy. Việc họ có thể vênh váo như vậy chứng tỏ đây là bản tính của họ. Thực chất bản tính của họ là vậy nên họ trở nên kiêu ngạo đến mức không có chút lý trí. Sau khi rao truyền phúc âm và đưa về một vài người, bản tính kiêu ngạo của họ tăng lên, và họ càng trở nên vênh váo hơn. Những người như vậy khoe khoang về vốn liếng của họ ở mọi nơi họ đến, họ cố gắng đòi công trạng ở bất cứ đâu, và thậm chí còn gây áp lực lên lãnh đạo ở các cấp bậc, cố gắng ngang hàng với họ, và thậm chí nghĩ rằng bản thân họ phải là một lãnh đạo cấp cao. Dựa trên biểu hiện và hành vi của loại người này, tất cả chúng ta nên biết rõ loại bản tính của họ và biết rõ kết cục của họ có thể là gì. Khi kẻ ma quỷ luồn lách vào được nhà Đức Chúa Trời, chúng sẽ đem sức lực phục vụ một chút và rồi tự động hiện nguyên hình; chúng không nghe bất kỳ ai tỉa sửa chúng, và kiên trì đối kháng với nhà Đức Chúa Trời. Tính chất những hành động của chúng là gì? Trong mắt Đức Chúa Trời, chúng đang tìm đường chết, và chúng sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi tự giết chính mình. Chỉ có nói như vậy mới xác đáng thôi. Ba chữ “tìm đường chết” có chút nội dung thực tế, là nội dung thực tế gì? Con người có thể thực hiện bổn phận của họ là chuyện tốt. Có người bẩm sinh đã có ân tứ nhất định, đó là phúc lành, nhưng nếu không đi theo con đường đúng đắn, họ sẽ chuốc lấy rắc rối. Ví dụ, có người có thể ăn nói rất hùng hồn, biết gặp người nào thì nên nói kiểu gì, nói chuyện với ai cũng được. Đây cũng có thể coi là một dạng bản lĩnh, loại bản lĩnh này là bẩm sinh. Trước hết thay vì nói xem đây là chuyện tốt hay chuyện xấu, quan trọng là nhìn vào bản tính của người ta và xem họ đang đi con đường đúng đắn hay tà ác. Trong giai đoạn công tác mở rộng phúc âm của Đức Chúa Trời, ngươi đã cống hiến tài năng của mình, đã dốc nhiều tâm tư và đưa về được nhiều người. Bản thân chuyện này không xấu, ngươi đã đóng góp một ít công sức cho công tác phúc âm, xứng đáng được Đức Chúa Trời ghi nhớ. Nếu ngươi âm thầm lặng lẽ làm tốt bổn phận này, thì khi thấy công tác của ngươi, các anh chị em sẽ coi trọng ngươi, lúc không hiểu điều gì đó họ sẽ đến với ngươi mà tìm kiếm và xin lời khuyên. Nếu ngươi có nhân tính và mưu cầu lẽ thật, thì mọi người sẽ thích ngươi và Đức Chúa Trời sẽ ban phúc lành cho ngươi. Tuy nhiên, người đó lại không đi theo con đường đúng đắn, xem chút ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho này là vốn liếng, còn khoe khoang khắp nơi về việc từng bị cầm tù. Thực ra, từng bị cầm tù không phải là việc gì to tát. Ở đất nước của con rồng lớn sắc đỏ, nhiều người đã bị bắt và cầm tù vì rao truyền phúc âm hoặc làm công tác của hội thánh. Đây không nên được coi là vốn liếng, mà là một dạng đau khổ con người nên chịu. Nếu người ta có chứng ngôn sau khi chịu khổ, họ có thể làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời, làm chứng về cách mà họ cậy dựa Đức Chúa Trời để chiến thắng Sa-tan trong thời gian bị bách hại, dạng đau khổ mà họ phải chịu, và họ thu hoạch được gì, như vậy là con đường đúng đắn. Tuy nhiên họ cố ý không đi con đường đúng đắn này, mà lại đi khoe khoang khắp nơi về bản thân. “Tôi đã ở tù nhiều năm và chịu nhiều đau khổ, các vị nên đối đãi với tôi như thế này thế nọ. Nếu các vị không đối đãi với tôi như thế này thế nọ, thì các vị là những kẻ mù lòa, vô tri và vô lương tâm”. Đó mà là đi con đường đúng đắn sao? Vốn dĩ thì việc họ bị cầm tù và chịu khổ mà không bán đứng, bị giam cầm mà vẫn đứng vững làm chứng, như thế là một việc tốt. Việc này xứng đáng được Đức Chúa Trời ghi nhớ. Tuy nhiên, họ cứ một mực không chuyên tâm vào việc chính đáng, đi đâu cũng khoe khoang về công lao của mình để được mọi người tôn kính và đồng tình, thậm chí đòi lấy những thứ vật chất. Đây chính là đòi thưởng công. Hàm ý của họ khi đòi thưởng công là gì? Họ có thể đòi mọi người thưởng công, nhưng có thể đòi Đức Chúa Trời thưởng công không? Họ gặp mọi người và đòi thưởng công đủ rồi, cũng đòi được địa vị, danh lợi, thể diện, và sự hưởng thụ xác thịt rồi, tiếp theo phải đi đòi phần thưởng từ Đức Chúa Trời thôi. Như thế chẳng giống như Phao-lô sao? Còn nữa, họ đã đưa về nhiều người khi thực hiện bổn phận này. Đối với Đức Chúa Trời, nếu họ có thể tiếp tục thực hiện bổn phận trên cơ sở hiểu lẽ thật và tiếp tục làm tốt trách nhiệm này, thì Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục giao phó việc rao truyền phúc âm cho họ. Tuy nhiên, họ lại chọn không làm vậy, mà nghĩ rằng họ có đủ công lao, đủ tư cách, có thể khoe khoang bản thân trước mọi người. Vì vậy, việc gì họ cũng không làm, bắt đầu đòi thưởng công, đi đâu cũng khoe khoang, phô trương vốn liếng của mình, so bì công lao, và khoe mẽ mình đã rao truyền phúc âm cho hàng trăm, hàng ngàn người. Trong việc này, họ không hề mang vinh hiển về cho Đức Chúa Trời, không hề làm chứng cho sự toàn năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là tìm đường chết sao? Họ tin Đức Chúa Trời mà lại không đi con đường đúng đắn. Vậy thì thái độ của họ đối với việc nghe giảng đạo và thông công là gì? Họ nghĩ, “Tôi không cần nghe, tôi từng ở tù mà đã không trở thành Giu-đa, tôi đã có chứng ngôn rồi. Ngoài ra, khi rao truyền phúc âm, tôi đã đưa về nhiều người hơn bất cứ ai, tôi đã trả nhiều cái giá nhất. Cái khổ nào tôi cũng đã chịu qua, đã chui rúc bụi rậm, ngủ trong hang hốc. Không có đau khổ nào mà tôi không chịu được, không có nơi nào mà tôi chưa tới. Trong các vị ai có thể sánh với tôi? Vì vậy, khi nghe giảng đạo, tôi không cần hiểu nhiều làm gì. Chẳng phải nghe giảng đạo chỉ để thực hành thôi sao? Tôi đã làm được hết rồi, tôi đã sống thể hiện ra hết rồi. Đức Chúa Trời nhập thể cũng chỉ tới vậy là cùng”. Loại người nào nói những lời tương tự như vậy? (Thưa, Phao-lô.) Đây là Phao-lô tái sinh đang sống sờ sờ ra đó. Họ còn nói, “Các vị không giỏi bằng tôi. Nếu giỏi, các vị sẽ không cần phải nghe giảng đạo nhiều như vậy, và sẽ không cần phải chăm chú viết, chép và ghi nhớ lời Đức Chúa Trời mỗi ngày. Nhìn tôi đi. Khi rao truyền phúc âm, tôi đã đưa về rất nhiều người. Có khi nào tôi học tập như các vị không? Tôi không cần, ngay khi Đức Thánh Linh thực hiện công tác của Ngài là tôi có đủ hết rồi”. Như vậy chẳng phải là rất ngu xuẩn hay sao? Sự kiêu ngạo của họ không có giới hạn. Họ coi việc tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời và mưu cầu sự cứu rỗi là gì? Là trò chơi của con nít. Họ cho rằng mình đã có chút hành vi tốt, làm được chút công tác, đã đi đoạn đường cần đi, đánh xong trận cần đánh, nên việc còn lại chỉ là nhận mão triều thiên. Đối với họ, Đức Chúa Trời mà không trao mão triều thiên cho họ thì đó không phải là Đức Chúa Trời. Trong chuyện này, họ có chung quan điểm với người trong tôn giáo. Họ còn nói, “Hiện tại, cái khổ nào con cũng đã chịu, cái giá nào con cũng đã trả. Đức Chúa Trời đã chịu bao nhiêu đau khổ, con cũng chịu không kém. Con nên được nhận phần thưởng của Đức Chúa Trời”. Chẳng phải những người này cùng một loại như Phao-lô sao? Họ luôn xếp hạng mọi người bằng phẩm chất và thâm niên, họ chỉ còn thiếu mỗi chuyện là chưa nói rằng mình sống là Đấng Christ mà thôi. Nếu thực sự muốn làm Đấng Christ, thì họ gặp rắc rối rồi. Họ chính là Phao-lô thứ hai. Có ai đi con đường này mà vẫn còn chỗ để quay lại không? Không. Con đường này là tuyệt lộ của những kẻ địch lại Đấng Christ.

Tại sao có những người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm lại đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ? Việc này được quyết định bởi thực chất bản tính của người ta. Hễ là kẻ ác, hễ là kẻ không có lương tâm và lý trí thì đều là những người không yêu thích lẽ thật, vì vậy mà sau khi tin Đức Chúa Trời, họ tự nhiên chọn đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ. Ai cũng tin Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời và nghe giảng đạo, vậy tại sao có người có thể chọn đi con đường mưu cầu lẽ thật? Tại sao những người khác lại chọn đi con đường mưu cầu danh lợi, địa vị và phúc lành? Hoàn cảnh khách quan của họ không khác nhau mấy, chỉ là phẩm chất nhân tính và những ý thích cá nhân lại khác nhau, nên họ chọn những con đường khác nhau. Chiên Đức Chúa Trời nghe tiếng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã phán nhiều lời vào thời kỳ sau rốt, và lời Đức Chúa Trời đã được bày tỏ gần 30 năm, nhưng những người này nghe mà không hiểu, vậy họ có phải chiên của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Nếu không phải chiên của Đức Chúa Trời thì họ không xứng được gọi là con người. Những người không yêu thích lẽ thật và không mưu cầu lẽ thật đó đều chú trọng điều gì? Đều mưu cầu điều gì? Dễ thấy rằng lòng mưu cầu địa vị và phúc lành của họ đặc biệt mạnh mẽ, có được thông công thế nào đi nữa, họ cũng nghe không lọt tai. Không những họ không tiếp nhận lẽ thật mà còn cố chấp tiếp tục mưu cầu danh lợi và địa vị. Họ không những không tự mình biết mình mà còn luôn so bì công lao và khoe khoang khắp nơi về vốn liếng của mình. Tính chất của hành vi và cách làm đó là gì? (Thưa, là tìm đường chết.) Đúng thế. Phao-lô đã tìm đường chết theo cách này. Sau khi nghe giảng đạo nhiều năm, có người vẫn có khả năng trở thành Phao-lô, không biết hối cải. Họ không hiểu chút gì về lẽ thật và không hề tiếp nhận lẽ thật. Đây chẳng phải là tìm đường chết hay sao? Ban đầu, khi không hiểu lẽ thật, con người bộc lộ một số hành vi và cách làm phát xuất từ ý của con người, có sự uế tạp, hoặc là có ý định và dục vọng cá nhân, mang tính giao dịch. Đức Chúa Trời không nhìn vào việc này vì họ không hiểu lẽ thật. Khi những lời Đức Chúa Trời chưa rõ ràng với con người, Đức Chúa Trời cho phép con người có sự bại hoại, sự uế tạp, yếu đuối và giao dịch này. Nhưng mà hiện tại, Đức Chúa Trời đã phán rất nhiều lời, đã phán đến một mức độ nhất định, nhưng ngươi vẫn một mực tin rằng những điều ngươi bám giữ và những việc ngươi làm là đúng. Ngươi phủ nhận những lời này của Đức Chúa Trời, thậm chí khinh thường và phớt lờ những lời của Đức Chúa Trời, nhìn như không thấy và nghe như không vào tai. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với dạng người như thế là gì? Đức Chúa Trời nhìn nhận những chuyện này như thế nào? Đức Chúa Trời sẽ nói rằng ngươi không yêu thích lẽ thật, không yêu những điều tích cực, và ngươi là một kẻ chẳng tin. Những người như thế không tin rằng có lẽ thật, rằng mọi điều Đức Chúa Trời phán là lẽ thật và là con đường đạt tới sự cứu rỗi của con người. Họ không tiếp nhận sự thật này. Dù những người như vậy không phủ nhận những lời này của Đức Chúa Trời, nhưng họ cũng không tiếp nhận. Từ biểu hiện và bộc lộ của họ, có thể thấy rằng họ không đi con đường mưu cầu lẽ thật. Vậy họ đang đi trên con đường nào? Là con đường dựa vào vốn liếng và công lao của mình để đòi Đức Chúa Trời thưởng công, họ đang đi theo con đường của Phao-lô. Dù mổ xẻ Phao-lô như thế nào, họ cũng sẽ không đối chiếu những điều đó với bản thân. Dù mổ xẻ Phao-lô như thế nào, họ vẫn không hồi tâm, không hối cải, không biết mình. Họ vẫn tin rằng việc mình làm đều đúng, đều phù hợp với lẽ thật. Bất kể Đức Chúa Trời bày tỏ bao nhiêu lời đi nữa, bất kể Ngài mổ xẻ và định tội loại người đó như thế nào, họ vẫn không hề phản tỉnh bản thân. Quan điểm của họ về việc tin Đức Chúa Trời, ý định đạt được phúc lành của họ, và cách làm mang tính giao dịch của họ với Đức Chúa Trời vẫn như vậy, không hề lung lay, không hề thay đổi. Nguyên nhân của chuyện này là gì? Là vì họ không hiểu được tiếng Đức Chúa Trời và họ không nghe tiếng Đức Chúa Trời. Nghĩa là bất kể Đức Chúa Trời phán gì cũng chẳng quan trọng mấy với họ. “Ngài nói gì thì nói, con làm gì thì làm. Ngài là Ngài, con là con. Bất kể Ngài làm gì, bất kể tâm ý Ngài thế nào, thì có liên quan gì đến con? Chẳng liên quan gì đến chuyện sống chết của con cả”. Đây là loại người gì? (Thưa, kẻ chẳng tin.) Họ tin vào ai? Họ tin vào bản thân họ. Những người như thế có đáng ghét không? (Thưa, họ đáng ghét.) Họ đáng ghét và nên bị diệt vong. Họ không phải là đối tượng được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Vì vậy, trong hàng ngũ những người rao truyền phúc âm, nếu có nhiều người sống nhờ thành tích cũ, cậy già lên mặt, và đòi Đức Chúa Trời thưởng công, thì họ gặp phiền phức rồi. Xét theo cách hành xử của họ, thì kết cục của họ sẽ được định đoạt là tự tìm đường chết. Vậy nên khi gặp loại người này, ngươi cảnh báo họ về việc tìm đường chết thì có thích hợp không? Nếu họ vẫn có thể rao truyền phúc âm, thì đừng nói điều đó với họ. Ngươi có thể nhắc nhở họ, cảnh báo họ và dẫn dắt họ bằng những gợi ý gián tiếp, giúp họ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu thực chất và tâm tính của họ thực sự giống như Phao-lô, thì chúng ta nên đối đãi với họ như thế nào? Biết họ tìm đường chết, nhưng không nói sự thật cho họ mà vẫn động viên và tiếp tục để họ phục vụ: đây gọi là hạ nhục Sa-tan. Làm vậy có thích hợp không? (Thưa, thích hợp.) Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là lợi dụng sự phục vụ của Sa-tan. Nếu ngươi đối đãi với các anh chị em theo cách này, thì đó là một việc ác và Đức Chúa Trời ghê tởm nó. Nếu ngươi lợi dụng sự phục vụ của Sa-tan thì đây gọi là hạ nhục Sa-tan, là khôn ngoan. Con rồng lớn sắc đỏ, Sa-tan và ma quỷ phục vụ cho những người được Đức Chúa Trời chọn. Đây có phải việc Đức Chúa Trời làm không? (Thưa, phải.) Chúng ta nên nhìn nhận việc này như thế nào? Đây là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Không thể định tội việc này. Đây là lẽ thật. Ngươi phải lợi dụng Sa-tan và những thứ này. Nếu ngươi không lợi dụng nó để nó phục vụ, thì một số công tác sẽ không được hoàn thành tốt, và sẽ không dễ đạt được kết quả. Những người đi theo con đường mưu cầu lẽ thật và con đường được cứu rỗi cũng có một giai đoạn đem sức lực phục vụ, nhưng nó không phải vĩnh viễn. Đức Chúa Trời không dùng sự khôn ngoan để bắt ngươi phục vụ, mà là ngươi phải trải qua giai đoạn này. Vì không hiểu lẽ thật, ngươi làm nhiều việc không có nguyên tắc, làm theo ý mình. Về mặt thực chất của ngươi, ngươi không sẵn lòng dâng sự đem sức lực phục vụ, nhưng về mặt sự thật khách quan, ngươi đang dâng sự đem sức lực phục vụ. Chỉ khi người ta dâng sự đem sức lực phục vụ tốt, dần hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời và lẽ thật thì họ mới có thể từng bước chuyển tiếp tới sự mưu cầu lẽ thật, thực sự thực hiện bổn phận, thuận phục Đức Chúa Trời và hợp ý của Đức Chúa Trời, từng bước đi vào con đường của sự cứu rỗi. Tuy nhiên, tính chất của sự đem sức lực phục vụ này hoàn toàn khác với việc lợi dụng sự phục vụ của Sa-tan. Đức Chúa Trời chỉ lợi dụng sự phục vụ của Sa-tan, chứ không cứu rỗi Sa-tan. Những kẻ đem sức lực phục vụ thật lòng tin Đức Chúa Trời và có thể mưu cầu lẽ thật chính là đối tượng được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Đối với một số kẻ đem sức lực phục vụ, họ hữu dụng thì lợi dụng sự phục vụ của họ, nhưng nếu họ gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, thì phải bị cảnh cáo nghiêm khắc. Nếu không hối cải thì họ sẽ bị đá đi, bị khai trừ. Phải đối đãi theo cách như vậy. Nếu họ có thể ngoan ngoãn đem sức lực phục vụ một cách bình thường và không gây nhiễu loạn công tác, thì cứ để họ tiếp tục đem sức lực phục vụ. Có thể đến một ngày họ sẽ hiểu lẽ thật và có thể được cứu rỗi. Đây là chuyện tốt, cớ sao lại không làm? Không được sớm định tội người ta. Lý do mà một số người bị định tội là gì? Là vì những sự nhiễu loạn mà họ gây ra quá nghiêm trọng, cho dù ngươi thông công về lẽ thật với họ như thế nào, họ cũng không tiếp nhận và sẽ thực hiện bổn phận một cách tồi tệ. Thực chất bản tính của họ cùng một loại với Phao-lô, có chết cũng không chịu hối cải. Rõ ràng là họ đang tìm đường chết. Những người như thế chắc chắn có trong hội thánh, chắc chắn có trong hàng ngũ những người rao truyền phúc âm. Các ngươi nói xem, cho những người như thế biết sự thật thì có tốt không? Các ngươi có sợ những người như thế biết sự thật không? (Thưa, không sợ.) Nếu những người như thế có thể đối chiếu bản thân, có thể hối cải, thì đó là chuyện tốt. Ngươi cần phải cho người ta cơ hội, đừng một gậy mà đánh chết. Tuy nhiên, nếu họ biết sự thật mà vẫn muốn gì làm nấy, tiếp tục gây nhiễu loạn, thì đây thực sự là tìm đường chết. Khi con người không đi đúng đường, thì đừng khách khí với họ nữa. Những người như vậy nên bị thanh trừ và đào thải.

Về cơ bản, nguyên tắc liên quan đến thực hành rao truyền phúc âm là như vậy. Trong việc rao truyền phúc âm, ngươi phải hoàn thành trách nhiệm của mình và đối xử một cách nghiêm túc với mọi đối tượng phúc âm. Đức Chúa Trời cứu rỗi con người ở mức độ hết sức có thể, và ngươi phải quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, ngươi không được tùy tiện bỏ qua bất kỳ ai đang tìm kiếm và tìm hiểu con đường thật. Hơn nữa, trong việc rao truyền phúc âm, ngươi phải nắm được các nguyên tắc. Với mỗi người tìm hiểu con đường thật, ngươi phải quan sát, hiểu và nắm bắt được những điều như nền tảng tôn giáo, tố chất cao hay thấp, và phẩm chất nhân tính của họ. Nếu ngươi phát hiện có một người khao khát lẽ thật, có năng lực lĩnh hội lời Đức Chúa Trời và có thể tiếp nhận lẽ thật, thì người đó đã được Đức Chúa Trời tiền định. Ngươi nên cố gắng hết sức để thông công về lẽ thật với họ và đưa họ về. Trừ phi họ có nhân tính kém và nhân cách quá xấu, sự khao khát của họ chỉ là giả vờ và họ cứ tranh cãi, bám lấy những quan niệm của mình. Trong trường hợp đó, ngươi nên gạt họ sang một bên và từ bỏ. Một số người tìm hiểu con đường thật có năng lực lĩnh hội và có tố chất đặc biệt tốt, nhưng lại quá kiêu ngạo và tự nên công chính. Họ bám chặt lấy các quan niệm tôn giáo, vì vậy ngươi nên thông công lẽ thật với họ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn để giúp giải quyết điều này. Ngươi chỉ nên từ bỏ nếu họ không tiếp nhận lẽ thật cho dù ngươi có thông công với họ như thế nào, vì như vậy là chúng ta đã làm đến mức tận tình tận nghĩa rồi. Tóm lại, đừng dễ dàng từ bỏ bất cứ ai có thể thừa nhận và tiếp nhận lẽ thật. Miễn là họ sẵn lòng tìm hiểu con đường thật và có khả năng tìm kiếm lẽ thật, thì ngươi nên làm tất cả những gì có thể để đọc thêm lời Đức Chúa Trời cho họ và thông công thêm về lẽ thật với họ, đồng thời chứng thực cho công tác của Đức Chúa Trời và giải quyết những quan niệm và thắc mắc của họ, để ngươi có thể đưa họ về và đưa họ đến trước Đức Chúa Trời. Đây là điều phù hợp với các nguyên tắc rao truyền phúc âm. Vậy họ có thể được đưa về như thế nào? Nếu, trong quá trình trò chuyện với họ, ngươi biết chắc rằng người này có tố chất tốt và nhân tính tốt, ngươi phải làm mọi cách có thể để hoàn thành trách nhiệm của mình; ngươi phải trả một số cái giá, và sử dụng những cách thức và phương pháp nhất định, bất luận là dùng cách thức và phương pháp nào, đó đều là để đưa họ về. Tóm lại, để đưa họ về, ngươi phải hoàn thành trách nhiệm của mình, dùng tình yêu thương, và làm mọi thứ trong khả năng của mình. Ngươi phải thông công về tất cả những lẽ thật mà ngươi hiểu và làm tất cả những gì ngươi nên làm. Ngay cả khi không đưa được người này về, ngươi cũng hỏi lòng không thẹn. Đây chính là tận tình tận nghĩa rồi. Nếu ngươi không thông công lẽ thật rõ ràng, và người đó cứ bám vào quan niệm của họ, và nếu ngươi mất kiên nhẫn, chủ động từ bỏ họ, thì như thế là không làm hết chức trách, và đối với ngươi, đây sẽ là một sự vi phạm và một vết nhơ. Một số người nói: “Có phải vết nhơ này có nghĩa là tôi đã bị Đức Chúa Trời định tội không?”. Chuyện này phải xem liệu người ta có làm những việc này một cách có chủ ý và nhất quán hay không. Đức Chúa Trời không định tội con người vì những vi phạm không thường xuyên; họ chỉ cần ăn năn là được. Nhưng khi họ biết mà vẫn cố vi phạm và đến chết cũng không chịu ăn năn, họ sẽ bị Đức Chúa Trời định tội. Làm sao Đức Chúa Trời không định tội họ khi họ nhận thức rõ con đường thật, ấy thế mà vẫn cố tình phạm tội chứ? Nếu xét theo các nguyên tắc lẽ thật, đây là thiếu trách nhiệm, qua loa chiếu lệ, chí ít, những người đó đã không hoàn thành trách nhiệm của mình, và đó là cách Đức Chúa Trời phán xét lỗi lầm của họ; nếu đến chết vẫn không chịu ăn năn, họ sẽ bị định tội. Và vì vậy, để giảm bớt hoặc tránh những sai lầm như vậy, con người nên làm tất cả những gì họ có thể để hoàn thành trách nhiệm của mình, chủ động cố gắng giải quyết tất cả các câu hỏi mà những người tìm hiểu con đường thật đang có, và nhất là tuyệt đối không chần chừ hay trì hoãn những câu hỏi quan trọng. Nếu một người đang tìm hiểu con đường thật đặt cùng một câu hỏi hết lần này đến lần khác, ngươi nên ứng phó như thế nào? Ngươi không nên sợ phiền hà khi trả lời họ, và nên tìm cách để thông công rõ về câu hỏi của họ, cho đến khi họ hiểu và không hỏi lại nữa. Khi đó, ngươi sẽ làm tròn trách nhiệm của mình và lòng của ngươi sẽ không cảm thấy áy náy. Quan trọng nhất là ngươi sẽ không cảm thấy áy náy đối với Đức Chúa Trời trong vấn đề này, bởi vì bổn phận này, trách nhiệm này được Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi. Khi mọi việc ngươi làm được thực hiện trước Đức Chúa Trời, được thực hiện đối mặt với Đức Chúa Trời, khi mọi việc được đối chiếu theo lời Đức Chúa Trời, được thực hiện theo các nguyên tắc lẽ thật, thì việc thực hành của ngươi sẽ hoàn toàn phù hợp với lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Theo cách này, tất cả những gì ngươi nói và làm sẽ mang lại lợi ích cho mọi người, và sẽ được họ tán thành cũng như dễ dàng tiếp nhận. Nếu những lời ngươi nói sáng tỏ, thực tế và rõ ràng, thì ngươi sẽ có thể tránh được những tranh luận và tranh chấp, giúp mọi người hiểu lẽ thật và được xây dựng. Nếu những lời ngươi nói mơ hồ, là những lời lẽ ba phải, và mối thông công của ngươi về lẽ thật không rõ ràng, không sáng tỏ và không thực tế, thì ngươi sẽ không thể giải quyết những quan niệm và vấn đề của mọi người, và dễ khiến người ta bắt lỗi ngươi, xét đoán ngươi, và định tội ngươi. Những vấn đề này thậm chí còn khó giải quyết hơn; ngươi có thể phải thông công thêm vài đoạn lời Đức Chúa Trời nữa thì mọi người mới có thể hiểu lẽ thật và tiếp nhận. Vì vậy, người ta phải khôn ngoan trong lời nói khi rao truyền phúc âm, và người ta phải thông công một cách minh bạch về lẽ thật, có thể giải quyết những quan niệm và sự tưởng tượng của con người, được họ bái phục và tâm phục khẩu phục. Làm như thế này sẽ dễ dàng đạt được kết quả; nó khiến con người thuận lợi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, và điều này có lợi cho việc mở rộng phúc âm.

Về nguyên tắc liên quan đến việc thực hành rao truyền phúc âm, còn có một phương diện nữa, đó là người rao truyền phúc âm phải trang nghiêm đứng đắn, lời nói và cử chỉ phải phù hợp với thể thống của thánh đồ, trong quá trình rao truyền phúc âm làm việc gì cũng phải có phần kiềm chế, hành vi phải chú ý giữ gìn. Có một vài đối tượng phúc âm không thích người lạ quấy rầy, vậy ngươi nên rao truyền phúc âm cho họ như thế nào? Có người rao truyền phúc âm cho người khác, một ngày gọi ba cuộc điện thoại, người ta vừa tan ca thì liền chạy đến nhà người ta, vừa gặp mặt đã đọc lời Đức Chúa Trời cho người ta, không quan tâm người ta bận rộn cỡ nào, cũng không tìm thời cơ thích hợp, làm như thế rất dễ khiến người ta thấy phiền. Có người ngu xuẩn đến mức còn có thể nói với những người tìm hiểu con đường thật rằng: “Thế giới này tà ác biết bao, bỏ công việc đi, đừng đi làm nữa, giờ đã là lúc nào rồi, đại họa sắp tới rồi, mau tin Đức Chúa Trời đi!”. Rao truyền phúc âm như vậy có thích hợp không? Sẽ gây ra hậu quả gì? Họ là người ngoại đạo, vẫn chưa tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, vậy nói những lời này có cần thiết không? Ngoài ra, đừng can thiệp vào một số chuyện đời tư hoặc quan điểm cá nhân của các đối tượng phúc âm. Ví dụ, có người nói với đối tượng phúc âm rằng, “Anh xem, anh vẫn tin Đức Chúa Trời sao? Người tin Đức Chúa Trời như chúng ta thì không mặc loại quần áo của những người ngoại đạo này”. “Người tin vào Đức Chúa Trời không ăn thứ này thứ kia, mà phải ăn cái này cái kia”, đây có phải là lo chuyện bao đồng không? Đây gọi là ngu muội. Lời nói, hành vi của ngươi nhất thời không thỏa đáng, cũng có thể khiến cho cái giá ngươi trả cho việc rao truyền phúc âm lần này trở thành công cốc, cho nên ngươi phải cẩn thận, phải kiềm chế, quy phạm hành vi của mình, hành vi phải chú ý giữ gìn. Chú ý giữ gìn là gì? Chính là làm việc phải theo quy củ, xem thử mình làm bổn phận này thì nói những lời nào là thích hợp, đối tượng phúc âm sẵn lòng nghe những lời nào, thứ gì họ không thích, họ chán ghét thì ngươi đừng làm, đừng nói, chuyện liên quan đến riêng tư cá nhân thì đừng hỏi, càng không được can thiệp. Ví dụ, người ta có hai đứa con trai, ngươi nói: “Có hai đứa con trai rất tuyệt, nhưng nếu sinh thêm một đứa con gái không phải càng tốt sao?”. Chuyện này liên quan gì đến ngươi? Có đối tượng phúc âm biết tiếng Anh, ngươi liền nói: “Tiếng Anh của chị tốt như vậy, nếu chị tin Đức Chúa Trời, làm bổn phận ở nhà Đức Chúa Trời thì tốt biết bao, nhà Đức Chúa Trời thiếu những người như chị”. Nói như vậy có thích hợp không? Mỗi người một khác, cũng có thể sau khi tin họ còn tích cực hơn, còn nhiệt tình hơn cả ngươi, nhưng hiện tại họ vẫn chưa tin, chưa tiếp nhận, ngươi tuyệt đối không được ép người ta làm việc ngoài khả năng của họ, tuyệt đối không được can thiệp vào cuộc sống của người khác. Hiểu chưa?

Còn có một tình huống khác, trong quá trình rao truyền phúc âm có một vài người tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, hiểu được một ít lẽ thật thì cảm thấy mình cao quý hơn so với những hạng người dung tục. Họ khinh thường hết mọi người ngoại đạo, thậm chí nhìn thấy người tìm hiểu con đường thật cũng khinh thường, coi thường, cảm thấy: “Đám các người, không tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời tức là mù quáng, ngu muội, vô tri, là đồ đáng chết, vô giá trị, hôm nay tôi rao truyền phúc âm cho các người vì đó là bổn phận mà thôi, nếu không thì tôi cũng chẳng thèm để mắt đến các người!”. Đây là thái độ gì? Ngươi chẳng qua là đã tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, ngươi không cao quý hơn những người khác, ngươi có là vua thì chẳng phải cũng là một người trong nhân loại bại hoại sao? Ngươi cao hơn người khác ở điểm nào? Đừng coi thường những người tìm hiểu con đường thật, cho dù ngươi rao truyền phúc âm cho họ, ngươi cũng không cao quý, cao thượng hơn họ, đừng quên ngươi cũng giống như họ, đều là nhân loại bại hoại, điều này trong lòng ngươi nhất định phải hiểu rõ. Đừng lúc nào cũng nhìn người khác bằng ánh mắt lương y cứu đời hoặc là muốn phổ độ chúng sinh, luôn cảm thấy, “Những kẻ không tiếp nhận phúc âm như các người thật đáng thương, mỗi ngày tôi đều sốt ruột vì các người”. Ngươi sốt ruột gì vậy? Vấn đề của chính ngươi còn chưa giải quyết xong, còn sốt ruột vì chuyện của người ta, đây không phải là giả dối sao? Đây không phải là lừa gạt người ta sao? Đừng đạo đức giả, thực ra ngươi chẳng là gì cả, ngươi chỉ là tiếp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời trong hai mươi năm, ba mươi năm, ngươi cũng chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, dù mỗi ngày ngươi sống cùng Đức Chúa Trời, nói chuyện trực diện với Ngài, thì ngươi cũng chỉ là một người bình thường, thực chất của ngươi không hề thay đổi. Rao truyền phúc âm cho người khác, đó là làm bổn phận, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của ngươi. Ngươi nên hiểu rằng, cho dù ngươi đưa về được bao nhiêu người, ngươi vẫn là ngươi, không biến thành một người khác, vẫn là một con người bại hoại. Mặc dù ngươi đưa về được rất nhiều người, ngươi cũng không được kiêu ngạo, càng không được huênh hoang, không được đem tư cách thâm niên ra để khoe khoang về bản thân, nói rằng, “Tôi rao truyền phúc âm đã nhiều năm, đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm, bài học, cho dù rao truyền phúc âm cho người như thế nào, nhìn một cái là có thể biết họ là người tốt hay người xấu, nên rao truyền hay không nên rao truyền. Nếu như nên rao truyền, thì về chuyện có dễ rao truyền hay không, có thể rao truyền thành công hay không, tôi đều có thể cảm giác được, đối với người có thể rao truyền thì làm sao để rao truyền thành công, tôi đều có cách”. Tuy ngươi có kinh nghiệm trong việc rao truyền phúc âm, nhưng lối vào sự sống vẫn còn rất nông cạn, tuy có chút trải nghiệm sự sống, cũng có chút thay đổi, nhưng đôi khi vẫn còn múa mép khoe khoang bản thân, đây có phải là vấn đề hay không? Người có ân tứ thì dễ khoe khoang khoác lác nhất, luôn cảm thấy mình mạnh hơn người khác, luôn thích giáo huấn đối tượng phúc âm, luôn muốn người khác coi trọng và sùng bái họ, đây có phải là vấn đề về tâm tính hay không? Chỉ có thay đổi về hành vi, không có thay đổi về tâm tính, thì có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời hay không? Nếu không có lời chứng về sự thay đổi tâm tính, mà chỉ có thể giảng lẽ thật về phúc âm để làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì có thể đạt tới mức được Đức Chúa Trời sử dụng không? Người ta tiếp nhận lẽ thật thì cần phải hiểu lẽ thật về lối vào sự sống, lẽ thật về phương diện thực hành, ngươi không có trải nghiệm thực tế, không biết nói về lời chứng trải nghiệm như thế nào, đây có phải là thiếu sót hay không? Nếu như luôn chú trọng giảng đạo lý để khiến người khác ngưỡng vọng, xem trọng, luôn muốn đứng ở vị trí cao, đó mà là làm chứng cho Đức Chúa Trời sao? Tuyệt đối không phải, đây là làm chứng cho chính mình, và điều này thuộc về tâm tính bại hoại. Nếu không trải qua sự phán xét và hình phạt thì làm sao có thể đạt được sự thay đổi về tâm tính? Có một vài người rao truyền phúc âm có thể nói được một vài lời chứng trải nghiệm, người ta nghe thì đạt được nhiều ích lợi, thấy rất cảm động, trong lòng thán phục họ, nhưng họ vẫn có thể giữ lòng kính sợ với Đức Chúa Trời, không coi thường bất kỳ đối tượng phúc âm nào, có thể nói chút lời từ đáy lòng với người khác, có thể cùng người khác chung sống bình thường, kết giao bằng hữu, như vậy đích thực là có chút lý trí của con người bình thường. Làm thế nào để đạt đến điều này? Điều này chứng minh rằng khi tin Đức Chúa Trời, họ có được thu hoạch, ít nhất hiểu được một vài lẽ thật, có chút ít sự biết mình, tâm tính sự sống có chút thay đổi, không còn ngông cuồng nữa. Khi lại thấy những người không tiếp nhận phúc âm, họ cảm thấy: “Năm đó mình cũng là như vậy, không được khinh thường họ vì bản thân mình cũng không ra gì”. Tâm thái sẽ không còn như trước đây. Con người mà có nhận thức về bản tính của mình, thì khi nhìn lại những đối tượng phúc âm bộc lộ chút vô tri, ngu muội hoặc yếu đuối, họ sẽ cảm thấy rất bình thường. Đừng nhạo báng người khác, cũng đừng giữ loại cảm giác và loại thái độ xem ai cũng là chúng sinh này, nếu giữ loại thái độ này, thì sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đối với việc rao truyền phúc âm của ngươi. Thế nhưng, đôi khi nhìn thấy rất nhiều người vừa mới tin Đức Chúa Trời, trong lòng ngươi đã nảy sinh những tình trạng bại hoại này. Ví dụ như, ngươi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời được hai mươi năm, rao truyền phúc âm đã mười năm rồi, khi ngươi đến giữa các đối tượng phúc âm, họ luôn cảm thấy ngươi cao hơn họ, nói rằng “Anh tin Đức Chúa Trời đã hai mươi năm rồi, chúng tôi thì vừa mới tiếp nhận, vóc giạc của chúng tôi còn rất nhỏ, so sánh với nhau, giữa chúng ta có sự chênh lệch, anh là người lớn, chúng tôi vẫn là trẻ sơ sinh”. Họ so sánh như vậy, ngươi nên nghĩ như thế nào? Nên nghĩ thế này: “Dù mình tiếp nhận sớm hơn họ, thời gian tin dài hơn họ một chút, nhưng về mặt lối vào sự sống, về mặt lẽ thật mình còn kém rất xa, còn chưa tiếp nhận sự phán xét và hình phạt chân chính của Đức Chúa Trời, còn cách rất xa việc được cứu rỗi, được hoàn thiện”. Trong lòng ngươi biết rõ thực tình của mình, người ta có coi trọng ngươi, ngưỡng vọng ngươi như thế nào, thì ngươi sẽ cảm thấy ra sao? “Tôi chỉ là một người bình thường, đừng ngưỡng vọng tôi”. Ngươi sẽ thấy ác cảm, không thích thú gì, bởi vì trong lòng ngươi hiểu rõ, mình chẳng là gì, lẽ thật nào cũng không hiểu, chỉ biết nói chút câu chữ và đạo lý. Con người thật là ngu muội, dễ ngưỡng vọng người khác, nếu ngươi vui vẻ hưởng thụ cảm giác được ngưỡng vọng, còn thấy thích thú, thì phiền phức cho ngươi rồi. Nếu ngươi cảm thấy chán ghét, muốn rời khỏi nơi như thế, nếu ngươi không thích người khác đối xử với ngươi theo cách này, thì chứng tỏ ngươi có chút biết mình, tình trạng này là đúng đắn, như vậy ngươi sẽ không dễ sai phạm, không dễ làm việc sai trái.

Những gì Ta nói, về cơ bản là những chuyện mà con người thường gặp trong quá trình rao truyền phúc âm. Một mặt, về mặt tiêu cực, thì cần các ngươi tránh những cách nói, cách làm hoặc hành vi không phù hợp, và tránh để tâm tính bộc lộ ra những thứ không thích hợp, không phù hợp với lẽ thật; mặt khác, về mặt tích cực, trong quá trình làm bổn phận, ngươi nên có thái độ trung thành với bổn phận, chịu trách nhiệm đến cùng, có thể đạt đến làm bổn phận đạt tiêu chuẩn. Trong quá trình này, ngươi hãy từng bước tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm nguyên tắc, đạt đến thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, cố gắng trong mỗi một bổn phận mình làm đều có thể kiên trì đến cùng, trung thành đến cùng, cho dù làm bổn phận nào cũng đều có thể làm cho Đức Chúa Trời hài lòng, được Ngài ghi nhớ, có phần đáng khen, có phần đạt tiêu chuẩn. Trong thời gian rao truyền phúc âm, ngươi phải cố gắng ngày càng ít lỗi phạm hơn, ngày càng ít sai lầm hơn, ngày càng ít những tình trạng và dã tâm, dục vọng như muốn giao dịch, đòi công đòi thưởng trong lúc làm bổn phận, đồng thời, tích cực và chủ động mưu cầu làm trách nhiệm của mình, tuyệt đối làm hết trách nhiệm của mình, coi bổn phận như là phận sự của mình. Còn nữa, hãy cố gắng làm bổn phận sao cho nhiều năm sau nhìn lại đều không hổ thẹn với lương tâm, tức là có thể khiến cho những chuyện ngươi cảm thấy mắc nợ dần dần giảm bớt, không được không có chút thay đổi nào. Nếu ngươi không làm tốt bổn phận khi rao truyền cho một đối tượng phúc âm, trong lòng ngươi cảm thấy khó chịu, cảm thấy mắc nợ, cảm thấy mình đã không chuẩn bị đầy đủ, nhưng sau đó, khi đi rao truyền phúc âm, ngươi vẫn cứ trong tình trạng như vậy, không có thay đổi, vậy thì trong thời gian này ngươi sẽ không tiến bộ. Không có tiến bộ thể hiện điều gì? Thể hiện rằng phương diện lẽ thật này ngươi chưa thực hành được, ngươi chưa có được, cũng thể hiện rằng từ đầu đến cuối, đối với ngươi, những điều Ta thông công này chỉ là đạo lý. Nếu ngươi càng ngày càng ít vi phạm hơn, ít sai lầm hơn, ít cảm thấy mắc nợ và bị buộc tội hơn, thì nó thể hiện điều gì? Thể hiện mức độ thuần khiết của ngươi khi làm bổn phận ngày càng cao, tinh thần trách nhiệm của ngươi ngày càng mạnh, cũng có thể nói, ngươi thực hiện phương diện bổn phận này ngày càng trung thành. Ví dụ, trước đây khi rao truyền phúc âm, ngươi dùng biện pháp của con người, chứ không dựa vào việc thông công lẽ thật hay giảng giải các câu Kinh Thánh, bây giờ ngươi cảm thấy làm như vậy không thích hợp nữa, không phải là việc mà một người tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời nên làm, làm như vậy là có chút sỉ nhục Đức Chúa Trời. Các ngươi có cảm thấy như vậy không? Cũng có thể bây giờ các ngươi không có cảm giác này, nhưng đến một ngày nào đó, ngươi trang bị cho mình ngày càng nhiều lẽ thật khác nhau, có vóc giạc nhất định, biết dùng một loại thái độ và nhãn quan chính xác hơn, thực tế hơn để nhìn nhận cách làm trước đây của mình, điều này chứng minh tình trạng bên trong ngươi đã bình thường. Bây giờ, đối với những cách làm lúc trước, ngươi không có bất kỳ cảm giác gì, không khinh thường, cũng không có cách nhìn và đánh giá đúng đắn về chúng, chỉ hờ hững mà thôi, như thế có phải là phiền phức rồi không? Như thế chứng minh rằng ngươi không có chút lẽ thật nào liên quan đến những phương diện này, thậm chí đối với các loại việc ác, quỷ kế của con người, đối với cách làm không phù hợp với lẽ thật của con người, thái độ của ngươi chỉ là tê dại, là tiếp nhận, đồng tình, thậm chí là thông đồng làm bậy với nó. Vậy tình trạng bên trong ngươi là gì? Ngươi thích những thứ bất nghĩa, thích những thứ liên quan đến tội lỗi, thích những thứ không phù hợp, trái ngược với lẽ thật, như thế thì phiền phức rồi. Nếu ngươi tiếp tục thực hành dựa theo những cách làm này, sẽ có một hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả này là gì? Ngươi không ngừng tích lũy việc ác, ngày càng xa khỏi con đường được cứu rỗi. Vì sao nói càng ngày càng xa? Bởi vì trong quá trình thực hiện bổn phận này, ngươi không tìm kiếm lẽ thật, làm việc cũng không có nguyên tắc, chỉ theo ý mình, theo sở thích của mình, như thế thì làm sao có thể đạt đến làm bổn phận đạt tiêu chuẩn đây? Mục đích làm bổn phận của ngươi không phải là để bước vào lẽ thật, mà là để hoàn thành nhiệm vụ và sau đó giải trình, thứ ngươi tuân theo không phải là ý chỉ của Đức Chúa Trời, thứ ngươi tiếp nhận không phải là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, tính chất hai chuyện này khác nhau. Cho nên, trong quá trình rao truyền phúc âm, con đường ngươi đi không phải là con đường dẫn đến sự cứu rỗi, mà là con đường đem sức lực phục vụ, là con đường giao dịch với Đức Chúa Trời của Phao-lô, vậy thì dựa trên những gì ngươi làm, Đức Chúa Trời sớm muộn gì cũng sẽ cho ngươi kết cục giống như Phao-lô, có phải kết quả sẽ như vậy không? Chắc chắn là như vậy. Ngược lại, nếu trong quá trình rao truyền phúc âm, phương thức và phương pháp của ngươi đều có tác dụng thực tế, xuất phát điểm, ý định của ngươi đều là để làm hài lòng Đức Chúa Trời, báo đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời, nguyên tắc làm việc của ngươi và con đường ngươi đi đều là căn cứ theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, hoàn toàn phù hợp với lẽ thật, kết quả đạt được khi thực hành như vậy là gì? Chính là ngươi có thể càng ngày càng hiểu lẽ thật, làm việc càng ngày càng có nguyên tắc, sự sống cũng càng ngày càng tiến bộ, đức tin, tình yêu, lòng trung thành đối với Đức Chúa Trời dần dần tăng lên, đó chính là đi lên con đường được cứu rỗi. Đồng thời, trong quá trình làm bổn phận của mình, ngươi dần dần kiểm điểm sự phản nghịch, bại hoại của mình, kiểm điểm các loại tâm tính bại hoại của mình, sau đó đạt tới trong quá trình thực hiện phương diện bổn phận này có thể càng ngày càng có kiềm chế, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, có sự thuận phục, sau đó tinh thần trách nhiệm của ngươi càng ngày càng mạnh, độ thuần khiết trong sự trung thành của ngươi càng ngày càng cao, sự kính sợ Đức Chúa Trời trong ngươi cũng càng sâu sắc, đồng thời ngươi cũng càng ngày càng có trải nghiệm và nhận thức đối với các thực tế lẽ thật. Như vậy, con đường mà ngươi đang đi hoàn toàn trái ngược với con đường mà Phao-lô đi, và nó sẽ là con đường mưu cầu lẽ thật của Phi-e-rơ, chính là con đường được cứu rỗi. Vậy kết quả cuối cùng là gì thì chính ngươi cũng thể nghiệm được, Đức Chúa Trời cũng sẽ khen ngợi ngươi, trong lòng ngươi ngày càng bình an, vui sướng. Trong mắt Đức Chúa Trời, những gì ngươi làm, những gì ngươi bộc lộ, biểu hiện, cho dù bên trong có bao nhiêu quanh co, hoặc đã đi bao nhiêu đường vòng, có bao nhiêu tiêu cực, yếu đuối hoặc thậm chí thất bại, vấp ngã, nhưng nhìn chung, con đường ngươi đi đích thị là con đường được cứu rỗi. Vậy Đức Chúa Trời sẽ định đoạt kết cục của ngươi như thế nào? Ngài sẽ không vội vàng định đoạt kết cục của ngươi, Ngài sẽ hướng dẫn từng bước hỗ trợ ngươi, giúp đỡ ngươi, dẫn dắt ngươi đi trên con đường được cứu rỗi, để ngươi tiếp nhận sự phán xét, hình phạt, thử luyện và tinh luyện của Ngài, cuối cùng Ngài hoàn thiện ngươi, như vậy ngươi sẽ được cứu rỗi hoàn toàn. Cho nên, nhìn từ điểm này, làm bổn phận rao truyền phúc âm có phải cũng là có cơ hội, có khả năng đi trên con đường được cứu rỗi hay không? (Thưa, phải.) Là có cơ hội, là hoàn toàn có khả năng, vấn đề là phải xem con người có thể mưu cầu lẽ thật, có thể đi theo con đường mưu cầu lẽ thật hay không.

Hôm nay chủ yếu thông công các lẽ thật khác nhau về việc làm bổn phận rao truyền phúc âm, giờ hãy quay lại chủ đề đã thông công lúc đầu, nên gọi những người làm bổn phận rao truyền phúc âm là gì? (Thưa, là người làm bổn phận rao truyền phúc âm.) Đúng rồi, không thể gọi là người làm chứng, người truyền đạo, càng không thể gọi là sứ giả phúc âm, suy cho cùng, những người này là người rao truyền phúc âm. Tuyệt đối đừng gọi mình là người làm chứng, con người không làm chứng được gì cả, con người không sỉ nhục Đức Chúa Trời đã là tốt lắm rồi; gọi là người truyền đạo lại càng không được, cái tên này lại càng cao vời hơn, thứ ngươi truyền không phải “đạo”, những thứ ngươi truyền giảng kia so với “đạo” thì kém quá xa. Cho nên nói, khi xác định danh xưng người rao truyền phúc âm, thì mọi người sẽ có định nghĩa đúng đắn về bổn phận này, là người thực hiện một phương diện bổn phận, căn bản không phải là người làm chứng, người truyền đạo gì cả, gọi như vậy thì chênh lệch quá lớn. Nếu gọi là người làm chứng, người truyền đạo, có phải người ta sẽ cảm thấy mình cao hơn người khác một bậc không? Con người dễ khoe khoang, dễ huênh hoang. Khoe khoang, huênh hoang là chuyện tốt hay là chuyện xấu? (Thưa, chuyện xấu.) Ngươi không đề cao họ, không nâng họ lên thì họ vẫn luôn muốn huênh hoang, nếu ngươi khen ngợi họ, gọi họ là người làm chứng, người truyền đạo hoặc là sứ giả phúc âm, họ sẽ đắc ý đến mức nào? Họ sẽ đắc ý vênh váo hẳn lên. Bây giờ, về cơ bản có phải đã nắm được hạng mục lẽ thật liên quan đến bổn phận rao truyền phúc âm rồi hay không? (Thưa, phải.) Để làm tốt bổn phận rao truyền phúc âm thì phải trang bị lẽ thật nhiều hơn. Có những người nói rằng: “Tôi không rao truyền phúc âm thì có cần trang bị hay không?”. Lại có vài người nói: “Tôi vẫn không biết khi nào tôi có thể rao truyền phúc âm, tôi chưa từng rao truyền phúc âm, cũng không biết nói chuyện, làm sao rao truyền được?”. Ngươi không biết rao truyền, vậy ngươi có thể trang bị lẽ thật về phương diện rao truyền phúc âm hay không? Ngươi có thể tập luyện nói chuyện, tập luyện giao thiệp với người khác hay không? Nếu ngươi có tinh thần sứ mạng này, có tinh thần trách nhiệm này, ngươi muốn làm tốt bổn phận này, muốn phối hợp với Đức Chúa Trời, thì ngươi nên trang bị lẽ thật về phương diện rao truyền phúc âm, lẽ thật về phương diện khải tượng, phương diện thực hành đều phải trang bị. Trang bị lẽ thật cho cả hai phương diện này là việc không thể thoái thác đối với dân được Đức Chúa Trời chọn, bởi vì ai trang bị những lẽ thật này cũng không dư thừa, không phải chỉ để rao truyền phúc âm, mà là điều loài người phải hiểu. Con người hiểu được những lẽ thật này thì có ích lợi gì? Có thể mang đến cho con người phúc lành gì? Có lẽ con người đều có thể hiểu được đại khái, nhưng cùng với việc công tác của Đức Chúa Trời không ngừng tiến triển sâu sắc hơn, con người không ngừng trải nghiệm công tác của Ngài, nhận thức đối với lẽ thật cũng không ngừng tiến triển sâu sắc hơn, mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời càng ngày càng mật thiết, sự qua lại giữa con người và Đức Chúa Trời càng ngày càng thường xuyên, con người sẽ lần lượt đối chiếu những lẽ thật liên quan đến phương diện khải tượng, lẽ thật liên quan đến phương diện Đức Chúa Trời làm công tác với hành động của Ngài và thái độ của Ngài đối với mỗi người, quá trình lần lượt đối chiếu này chính là quá trình nhận thức Đức Chúa Trời. Là một loài thọ tạo, ngươi tin Đức Chúa Trời đã lâu, về việc Đức Chúa Trời là ai, Ngài xuất hiện và công tác như thế nào, ngươi cũng đều không biết, tin Đức Chúa Trời theo kiểu như vậy có phải là quá hồ đồ hay không? Ngươi làm bổn phận nhiều năm như vậy, nếu như cuối cùng lại không hiểu Ngài một chút nào, vậy thì ngươi tin Đức Chúa Trời vô ích rồi. Nếu nghe ma quỷ nói một số lời bịa đặt về Đức Chúa Trời, ngươi có tin không? (Thưa, không tin.) Bây giờ ngươi nói không tin, nhưng nếu ngươi thật sự không hiểu Đức Chúa Trời, đến một ngày nào đó nghe được những lời đồn này, ngươi sẽ nghi hoặc, trong lòng còn suy nghĩ: “Chẳng lẽ là thật sao? Đức Chúa Trời sẽ làm như vậy sao?”. Ngươi sẽ khó chịu, cũng không sẵn lòng muốn làm bổn phận nữa, ngươi chịu ảnh hưởng của lời đồn, cảm thấy con đường phía trước ảm đạm không có ánh sáng, cảm thấy bế tắc. Con người luôn bế tắc là sao? Con người không biết Đức Chúa Trời ở đâu, không biết rốt cuộc có Đức Chúa Trời hay không, thì sẽ luôn bế tắc. Bế tắc nảy sinh trong trạng thái nào? Khi có rất nhiều thứ trông có vẻ mâu thuẫn khiến con người nảy sinh nghi hoặc, khiến con người không thấy rõ phương hướng, không biết đi theo con đường nào, thế là rơi vào bế tắc. Đối với rất nhiều chuyện trước mắt, các ngươi có thể thấy rõ, có thể phân định, có thể có con đường đúng đắn để đi không? Điều này liên quan đến sự hiểu biết của ngươi về Đức Chúa Trời, liên quan đến sự lĩnh hội của ngươi đối với lẽ thật, mức độ ngươi trang bị lẽ thật. Người luôn bế tắc là như thế nào? Trên thực tế, họ thật sự không thấy rõ con đường phía trước sao? Người luôn bế tắc thật sự mù quáng sao? Không phải, là trong lòng họ mù quáng, tức là sự phán đoán đối với lẽ thật, đối với Đức Chúa Trời, đối với tất cả con người, sự việc, sự vật đều bị tê dại. Tại sao lại tê dại? Bởi vì họ không hiểu lẽ thật, không nhận thức được hành động của Đức Chúa Trời, không nhận thức được tâm tính của Đức Chúa Trời, họ không có một căn cứ nào để phán đoán chính xác tất cả mọi chuyện, vì vậy họ phán đoán, xác định tính chất chuyện gì cũng không có tiêu chuẩn. Đây chính là mơ hồ, nhìn chuyện gì cũng không rõ ràng, không hiểu nổi, không biết phán đoán như thế nào, cũng không biết định nghĩa như thế nào, nhìn không thấu, đây gọi là tê dại. Sự tê dại dẫn đến việc con người bị mù quáng, mù quáng lại dẫn đến việc con người luôn bế tắc, chuyện chính là như vậy. Vậy, con người nghe giảng đạo nhiều năm như thế, vì sao vẫn không thể phân định được? Chính là bởi vì không hiểu lẽ thật, chuyện gì cũng nhìn không thấu, mù quáng tuân thủ quy định, mù quáng quy định. Đây có tính là mù quáng không? Cho dù không tính là mù hoàn toàn thì cũng tính là mù một nửa. Thực ra, không hiểu lẽ thật thì chuyện gì cũng nhìn không thấu, cho dù con người đã tin Đức Chúa Trời trong thời gian dài hay ngắn, nghe giảng đạo ít hay nhiều, nếu như từ đầu tới cuối không hiểu lẽ thật, thì nghĩa là tố chất có vấn đề, có liên hệ trực tiếp đến việc có hiểu biết thuộc linh hay không. Đa số mọi người nghe giảng đạo nhiều năm thì luôn có thể hiểu một vài lẽ thật, có lẽ các ngươi cũng hiểu được không ít, chẳng qua không có hoàn cảnh thích hợp nên có vài lẽ thật còn chưa dùng đến và vẫn cảm thấy rằng mình chưa hiểu được. Lúc thật sự trải nghiệm được, lúc cần ngươi lựa chọn hoặc là cần ngươi nghiêm túc, cũng có thể phương diện lẽ thật kia sẽ dần dần rõ ràng đối với ngươi. Hiện tại trong ấn tượng của ngươi đều là những thứ đóng khuôn, trống rỗng, đều là những thứ mang tính đạo lý, dần dần theo trải nghiệm, theo tuổi tác mà từng bước tăng thêm, rất nhiều lẽ thật ở bên trong ngươi sẽ ngày càng thực tế hơn, ngày càng thiết thực hơn, cũng ngày càng khiến ngươi có thể nhìn thấy mặt thực chất của lẽ thật, như vậy ngươi sẽ thực sự đạt đến hiểu lẽ thật, nhìn nhận vấn đề sẽ có sự nhạy cảm. Người không hiểu lẽ thật, bất kể nghe giảng đạo bao nhiêu, thì đối với biểu hiện của nhân tính, của tâm tính bại hoại, của các loại tình trạng khác nhau của con người và thực chất của các loại người, họ mở to hai mắt cũng nhìn không thấu, đó chính là mù quáng. Tuy nhiên, người mưu cầu lẽ thật bề ngoài trông như không hề lưu ý, nhưng đối với một hành động, một dáng vẻ của con người thì trong lòng họ đều sẽ có cảm ứng, sẽ không biết từ lúc nào nảy sinh một dạng ấn tượng đối với chuyện này. Dạng ấn tượng này, dạng cảm giác này từ đâu mà có? Chính là lẽ thật mà con người hiểu mang lại cho con người một loại năng lực phân định, khiến con người có một định nghĩa về thực chất của hành vi, cách làm hoặc biểu hiện đó. Định nghĩa này đến từ đâu? Chính là lẽ thật khiến con người hiểu, là lẽ thật mang lại cho con người năng lực phân định và phán đoán. Bây giờ các ngươi hiểu một vài lẽ thật, đối với một số chuyện có chút phân định rồi, chỉ là không quá chính xác, vẫn không có cảm giác như được uống viên thuốc trấn an, vẫn đang trong quá trình mò mẫm. Có vài người nói rằng: “Vậy Ngài thông công với chúng con mọi chuyện nhé”. Không cần, con người có trách nhiệm của con người, Đức Chúa Trời có phạm vi công tác của Đức Chúa Trời. Ta đã nói cho các ngươi biết về các lẽ thật, phần còn lại là các ngươi trải nghiệm các loại con người, sự việc, sự vật trong cuộc sống thường nhật. Đức Thánh Linh sẽ làm và sắp đặt, và có một điều mà con người phải làm được, đó là phối hợp và mưu cầu. Ngươi không mưu cầu thì Ta có nói rõ ràng hơn nữa, ngươi cũng không đạt được. Ta sẽ không truyền thụ một cách cưỡng ép, không cưỡng ép ngươi phải biết, phải hiểu, phải bước vào, Ta sẽ không làm như vậy, Đức Thánh Linh cũng không bao giờ làm như vậy. Chỉ khi ngươi tự nguyện, chủ động, tích cực thực hành, bước vào, thì những lẽ thật này mới kết được quả trong ngươi từ lúc nào không hay. Khi kết được quả rồi, lòng ngươi sẽ sáng tỏ; đó chính là hiểu lẽ thật. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật, vậy thì ngươi sẽ tê dại với mọi sự, phản ứng chậm chạp, nhìn cái gì cũng không thấu. Ví dụ, có người làm một chuyện gì đó, người khác nói đó là việc ác, là tính chất gì đó, thì ngươi sẽ không biết, cũng không nhìn ra được, khi người khác nói cho ngươi biết, ngươi có thể đã tiếp nhận, thừa nhận về mặt đạo lý, nhưng về mặt thực chất, ngươi vẫn không thể đạt tới sự đồng thuận. Không thể đạt tới sự đồng thuận thì ngươi có thực sự hiểu không? Ngươi không hiểu, vì vậy khi gặp một số chuyện, ngươi chỉ có thể tuân thủ quy định, vì ngươi không hiểu lẽ thật nên mới như vậy.

Làm thế nào để làm tốt bổn phận rao truyền phúc âm? Trước hết, chúng ta phải hiểu các lẽ thật liên quan đến bổn phận rao truyền phúc âm. Ví dụ, về định nghĩa, định vị của bổn phận rao truyền phúc âm, còn có thái độ nên có, sự đau khổ phải chịu đựng, cái giá phải trả, lẽ thật nên thực hành và bước vào khi làm bổn phận truyền phúc âm, nếu đã hiểu rõ những lẽ thật này rồi thì sẽ dễ dàng làm tốt bổn phận rao truyền phúc âm. Ngoài ra, về mặt tiêu cực, nên tránh những cách làm sai lầm nào, những cách làm nào thuộc về lòng tốt của con người, những cách nghĩ và cách làm của con người rốt cuộc có phù hợp với nguyên tắc rao truyền phúc âm hay không, những điều này đều nên được phản tỉnh, mỗi một hành vi, mỗi một cách làm, mỗi một nguyên tắc, quy định đối với việc rao truyền phúc âm đều nên được kiểm điểm xem có phù hợp với nguyên tắc lẽ thật hay không. Những điều phù hợp với nguyên tắc lẽ thật mới có thể giữ vững, không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật thì phải bỏ đi, như vậy hiệu quả của việc làm bổn phận rao truyền phúc âm mới có thể ngày càng tốt hơn. Mặt khác, phải thực hành phối hợp hài hòa, điều này có lợi nhất cho công tác phúc âm, không phối hợp hài hòa thì rất khó thực hiện công tác. Giữa anh chị em với nhau thì nên bao dung nhẫn nại, giúp đỡ lẫn nhau, để làm tốt bổn phận thì phải có sự phối hợp hài hòa, ai nói đúng thì có thể thuận phục, đừng lúc nào cũng chắc chắn là mình đúng, người khác thì sai, mà phải căn cứ vào lời của Đức Chúa Trời để xác định, căn cứ vào nguyên tắc thông công lẽ thật mà nhà Đức Chúa Trời quy định để đạt tới sự đồng thuận. Ngoài ra, khi phối hợp làm bổn phận còn phải học cách bù trừ cho nhau, không nên quá hà khắc với người khác. Ngoài ra, ngươi phải cẩn thận, thận trọng và dựa trên tình yêu thương khi đối xử những người đang quan sát tìm hiểu con đường thật. Đó là bởi tất cả những người quan sát tìm hiểu con đường thật đều là người ngoại đạo – ngay cả những người theo đạo trong số họ cũng không khác người ngoại đạo là mấy – và họ đều rất yếu đuối: nếu bất cứ điều gì không phù hợp với quan niệm của họ, họ rất dễ chống đối, nếu bất kỳ lời nào không đúng ý muốn của họ, họ rất dễ tranh cãi. Do đó, việc rao truyền phúc âm cho họ đòi hỏi chúng ta phải khoan dung và nhẫn nại. Nó đòi hỏi tình yêu thương tột độ từ phía chúng ta, và đòi hỏi một số phương pháp và phương thức. Tuy nhiên, điều cốt yếu là đọc lời Đức Chúa Trời cho họ, truyền đạt cho họ mọi lẽ thật cứu rỗi con người Đức Chúa Trời đã bày tỏ, và cho họ nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời cũng như lời của Đấng Tạo Hóa. Nhờ đó, họ sẽ thu được lợi ích thực tế. Nguyên tắc quan trọng nhất của việc rao truyền phúc âm là để cho những người khao khát sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, yêu thích lẽ thật thấy lời Đức Chúa Trời, nghe thấy tiếng của Đức Chúa Trời, vì vậy lời của con người phải nói ít lại, đọc cho họ nghe lời Đức Chúa Trời nhiều hơn, sau khi đọc xong lại thông công lẽ thật, như vậy họ có thể nghe thấy tiếng của Đức Chúa Trời, còn có thể hiểu chút lẽ thật, và dễ dàng quay về trước mặt Đức Chúa Trời. Rao truyền phúc âm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, nghĩa vụ đến với bất kỳ ai thì người đó cũng không được thoái thác, không được dùng bất kỳ cái cớ hay lý do gì để từ chối. Có người nói: “Tôi không giỏi nói chuyện, tôi cũng không hiểu Kinh Thánh, tôi còn trẻ, lỡ như gặp phải cám dỗ, nguy hiểm thì biết làm sao?”. Nói như vậy là không đúng. Rao truyền phúc âm không phải là sắp xếp cho ngươi làm việc nguy hiểm, nơi nào có nguy hiểm thì nhà Đức Chúa Trời cũng không cho phép đi, hội thánh sắp xếp cho con người rao truyền phúc âm đều có nguyên tắc, không phải là để cho con người mạo hiểm, mà là căn cứ vào điều kiện cá nhân, tố chất, sở trường để sắp xếp hợp lý, anh chị em phối hợp với nhau, ai thích hợp làm cái gì thì làm cái đó. Không thể nói là không có chút nguy hiểm nào, con người sống đều có lúc gặp phải nguy hiểm, nếu như Đức Chúa Trời trực tiếp sai phái con người, cho dù trước mặt là cám dỗ, thống khổ hay là nguy hiểm, ngươi cũng nên tiếp nhận, không chút thoái thác. Vì sao nên tiếp nhận, không chút thoái thác? (Thưa, vì đây là trách nhiệm của con người.) Đúng vậy, đây mới thật sự coi việc rao truyền phúc âm là trách nhiệm và bổn phận của mình, đây là thái độ con người nên có, đây chính là lẽ thật, là lẽ thật thì con người nên tiếp nhận, tiếp nhận một cách hoàn toàn. Nếu một ngày nào đó ngươi không thích hợp để thực hiện những bổn phận khác, hoặc việc rao truyền phúc âm đúng lúc cần người, thế là sắp xếp cho ngươi đi rao truyền phúc âm, thì ngươi làm thế nào? Nên tiếp nhận không chút thoái thác, không nên có bất kỳ cảm xúc chống đối nào, không được phân tích, không được nghiên cứu, đây là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, nghĩa là trách nhiệm của ngươi, là bổn phận của ngươi, ngươi không nên kén chọn. Nếu ngươi đã đi theo Đức Chúa Trời, thì không nên có lựa chọn của riêng mình. Tại sao không nên lựa chọn? Vì rao truyền phúc âm là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và dân được Đức Chúa Trời chọn đều có phần. Có người nói: “Tôi đã hơn 80 tuổi rồi, cũng không ra khỏi cửa được nữa, Đức Chúa Trời vẫn có thể ủy thác cho tôi việc này sao?”. Còn có người nói: “Tôi mới 18, 19 tuổi, chưa biết sự đời, cũng không biết cách giao thiệp với người khác, dũng khí thì ít, lại còn nhát gan, Đức Chúa Trời vẫn có thể giao cho tôi bổn phận này sao?”. Dù thế nào đi nữa, Đức Chúa Trời cũng sẽ giao cho. Dù bao nhiêu tuổi, ngươi đều nên làm bổn phận rao truyền phúc âm hết sức có thể, có thể rao truyền bao nhiêu thì rao truyền bấy nhiêu, có thể rao truyền cho bao nhiêu người thì rao truyền bấy nhiêu người. Cho dù ngươi đang làm bổn phận gì, ngươi cũng nên rao truyền phúc âm hết sức có thể. Nếu một ngày nào đó ngươi có cơ hội rao truyền phúc âm cho một người, ngươi có nên rao truyền hay không? (Thưa, nên rao truyền.) Vậy là đúng rồi. Có rất nhiều người đã có bổn phận của mình, nhưng họ vẫn có thể dùng thời gian rảnh để rao truyền phúc âm, và cũng có một ít kết quả, đây là điều được Đức Chúa Trời khen ngợi. Cho nên, mỗi người đều có trách nhiệm rao truyền phúc âm, ngươi không nên lựa chọn, không nên thoái thác, mà nên phối hợp một cách tích cực, chủ động, không được tiêu cực, thụ động, không được từ chối, cũng không được bịa ra bất kỳ lý do, cái cớ nào để không làm bổn phận này. Có vài người nói: “Hoàn cảnh con đang ở quá nguy hiểm, con có thể nào không đi rao truyền phúc âm được không?”. Nếu vóc giạc ngươi hiện tại còn nhỏ bé, người khác có thể thay thế ngươi, ngươi thích hợp thực hiện những bổn phận khác, vậy thì có thể đổi cho nhau. Nhưng, nếu bổn phận này phải do ngươi thực hiện, thì ngươi nên làm gì? (Thưa, phải tiếp nhận không chút thoái thác.) Đúng vậy, tiếp nhận không chút thoái thác, tiếp nhận từ Đức Chúa Trời, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi một loài thọ tạo. Có người nói rằng: “Sức khoẻ của con yếu, đi ra ngoài rao truyền phúc âm thì không chịu nổi cái khổ này đâu”. Ngươi không chịu nổi cái khổ lớn, vậy có phải ngươi nên chịu cái khổ nhỏ hay không? Nếu một chút khổ ngươi cũng không chịu được, vậy có phải ngươi nên chịu đựng cái khổ lớn của sự trừng phạt không? Chỉ cần ngươi còn sống, chỉ cần ngươi còn hơi thở, ngươi nên làm bổn phận của mình, nên rao truyền phúc âm, đó là chuyện thiên kinh địa nghĩa. Nếu ngươi từ chối bổn phận, không rao truyền phúc âm, dùng cách trốn tránh, thoát khỏi, thì đó không phải là thái độ mà con người nên có, chống đối và đề phòng cũng không phải là thái độ mà con người nên có. Con người nên chuẩn bị mọi lúc mọi nơi, coi việc rao truyền phúc âm là nghĩa vụ và bổn phận của mình. Có những người nói: “Con đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, mà hội thánh chưa một lần sắp xếp cho con đi rao truyền phúc âm”. Đây là chuyện tốt hay xấu? Chuyện này không liên quan đến tốt xấu, cũng có thể Đức Chúa Trời chưa cần ngươi đi rao truyền phúc âm, mà cần ngươi làm những bổn phận khác. Đều là bổn phận quan trọng, vậy ngươi nên lựa chọn như thế nào đây? Phải thuận phục sự sắp xếp của hội thánh, không được có nguyện vọng cá nhân. Khi Đức Chúa Trời cần ngươi rao truyền phúc âm, Ngài nói: “Bổn phận hiện tại mà ngươi thực hiện không thích hợp, không quan trọng nữa, bổn phận rao truyền phúc âm này quan trọng hơn”, thì ngươi nên làm thế nào? Nên tiếp nhận không chút thoái thác, không được phân tích, không được phán đoán, cũng không được nghiên cứu, càng không được chống đối, từ chối, đây là thái độ đúng đắn mà loài thọ tạo nên có đối với Đấng Tạo Hóa. Con người có thái độ như vậy, từ nghĩa nào đó có thể nói rằng quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời có phải là bình thường, là thích hợp hay không? Mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời được thể hiện thông qua điều gì? Thông qua việc Đức Chúa Trời bảo ngươi làm một chuyện để xem ngươi đối đãi với chuyện đó như thế nào. Nếu Đức Chúa Trời giao phó ngươi đi làm một chuyện gì đó, mà ngươi nghiên cứu và suy nghĩ: “Tại sao lại bảo mình làm việc này, việc này có lợi cho mình không?”. Ngươi có thể nghĩ như vậy, thì mối quan hệ của ngươi và Đức Chúa Trời là không bình thường, ngươi không thuận phục Đức Chúa Trời. Nếu ngươi nói: “Chuyện này là chuyện lớn, là chuyện Đức Chúa Trời bảo mình làm, chuyện Đức Chúa Trời bảo mình làm thì mình không thể lơ là, phải thận trọng đối đãi. Đức Chúa Trời bảo mình làm gì, Ngài ủy thác cho mình điều gì, đó chính là bổn phận mình nên làm, mình nghe theo Đức Chúa Trời, Ngài sắp xếp mình như thế nào thì mình làm như thế đó, không thể từ chối. Nếu như mình không giữ được bổn phận, nếu như mình từ chối bổn phận, không coi trọng bổn phận, không hoàn thành tốt bổn phận, vậy thì chẳng khác nào mình phản bội Đức Chúa Trời cả”, đây mới là lý trí mà loài thọ tạo nên có, đây cũng là thái độ đúng đắn của loài thọ tạo đối với bổn phận. Nếu ngươi biết rõ sự ủy thác của Đức Chúa Trời mà vẫn có thể từ chối, không tiếp nhận, vẫn nói lý do để thoái thác bổn phận thì tính chất của vấn đề này là rất nghiêm trọng đấy, làm như thế không chỉ là phản nghịch Đức Chúa Trời, mà còn là phản bội Ngài. Tin Đức Chúa Trời thì phải giữ vững lập trường và địa vị của loài thọ tạo, tiếp nhận và thuận phục sự ủy thác của Đấng Tạo Hóa, đó mới là thái độ đúng đắn. Nếu không có thái độ đúng đắn đối với bổn phận thì tính chất của vấn đề này sẽ rất nghiêm trọng. Nếu như khi mới tin, ngươi không hiểu lẽ thật, thì không cần nghiêm khắc với ngươi. Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời vài năm rồi, hiểu một vài lẽ thật rồi, mà vẫn có thể từ chối sự ủy thác của Đức Chúa Trời, không rao truyền phúc âm, vẫn có thể làm bổn phận một cách qua loa chiếu lệ, thì tính chất vấn đề này là gì? Đây không những là không có lương tâm và lý trí, mà điều cốt yếu là phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, cũng là phản bội Đức Chúa Trời, có thể nói đây là đại nghịch bất đạo, nói thế nào cũng không quá đáng, người như vậy không xứng gọi là con người nữa, tất nhiên phải chịu trừng phạt. Nếu ngươi đã thừa nhận mình là một loài thọ tạo, vậy lý trí mà loài thọ tạo nên có là gì? Đấng Tạo Hoá bảo làm cái gì thì làm cái đó, Đấng Tạo Hoá sắp xếp như thế nào thì thuận phục như thế đó, đây là lương tâm lý trí mà con người nên có. Những người hiểu được lẽ thật càng nên tuyệt đối thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, không được có chút phản nghịch nào.

Lẽ thật về phương diện rao truyền phúc âm liên quan đến rất nhiều người, phải là liên quan đến tất cả mọi người. Ban đầu, khi nghe được thông công về phương diện này của lẽ thật, có vài người cho rằng nó không liên quan đến mình, đến bây giờ, mỗi người đều nên có thái độ tiếp nhận đối với bổn phận rao truyền phúc âm này, tất cả mọi người đều nên có một sự hiểu biết về phương diện lẽ thật này, cũng nên có một định nghĩa chính xác đối với bổn phận này. Vậy con người đã đặt mình vào vị trí nào? (Thưa, loài thọ tạo.) Ngươi là một loài thọ tạo, vậy nhiệm vụ trên hết của một loài thọ tạo là gì? (Thưa, thuận phục Đấng Tạo Hóa.) Thuận phục Đấng Tạo Hoá, vậy biểu hiện cụ thể trên hết là gì? (Thưa, làm bổn phận của loài thọ tạo.) Vậy bổn phận trên hết mà loài thọ tạo nên thực hiện là gì? (Thưa, rao truyền phúc âm, làm chứng cho Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, Ta chính là muốn hỏi câu này, các ngươi lòng vòng xa thế này mới nói đến chủ đề chính. Nhiệm vụ trọng đại đầu tiên của mỗi một loài thọ tạo là rao truyền phúc âm, làm chứng và lan truyền công tác của Đức Chúa Trời ra ngoài, lan truyền khắp thiên hạ, khắp cùng trái đất, đây là chức trách và nghĩa vụ hiện tại của mỗi một người tiếp nhận phúc âm của Đức Chúa Trời, là điều không thể thoái thác. Cũng có thể hiện tại ngươi chưa làm bổn phận này, cũng có thể bổn phận này còn quá xa vời với ngươi, cũng có thể ngươi chưa từng nghĩ tới việc mình phải làm bổn phận này, nhưng trong lòng ngươi nhất định phải hiểu rõ rằng: bổn phận này có liên quan đến ngươi, đây không chỉ là trách nhiệm của những người khác, mà cũng là trách nhiệm của ngươi, bổn phận của ngươi. Tuy rằng hiện tại chưa sắp xếp cho ngươi làm bổn phận này, nhưng không có nghĩa là bổn phận này không liên quan đến ngươi, không có nghĩa là ngươi không nên làm bổn phận này, cũng không có nghĩa Đức Chúa Trời không ủy thác cho ngươi làm bổn phận này. Nếu có thể lĩnh hội đến mức độ này thì cách nhìn trong lòng con người về bổn phận rao truyền phúc âm có phù hợp với lẽ thật, phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời hay không? Khi hiểu đến mức độ này, có một ngày sau khi các ngươi đã làm xong mọi công việc trong tay, Đức Chúa Trời ra lệnh phân tán các ngươi và phân bố đến khắp các nơi, thậm chí có nơi xa lạ với các ngươi nhất, các ngươi không thích nhất, hơn nữa còn là nơi gian khổ nhất, thì các ngươi làm thế nào? (Thưa, tiếp nhận không chút thoái thác.) Bây giờ các ngươi nói như vậy, đến ngày đó nói không chừng lại rên rỉ. Bây giờ ngươi phải có sự chuẩn bị này, tức là ngươi phải có nhận thức này: “Mình sống trong thời đại này, may mắn được tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, may mắn có phần trong công tác kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, vậy giá trị và ý nghĩa của cuộc sống này của mình là phải cống hiến sinh lực cả đời này cho việc mở rộng công tác phúc âm của Đức Chúa Trời, không suy nghĩ gì khác”. Ngươi có ý chí này hay không? (Thưa, có.) Nên có ý chí này, có sự chuẩn bị, dự định này, đây mới thật sự là loài thọ tạo chân chính, đây mới là loài thọ tạo được Đức Chúa Trời yêu mến và đạt tiêu chuẩn. Có vài người nói rằng: “Con chưa sẵn sàng, nếu bây giờ bảo con phải đi rao truyền phúc âm, thì con sợ”. Đừng sợ, Đức Chúa Trời không ép buộc ngươi nếu ngươi chưa sẵn sàng. Nếu ngươi nói rằng ngươi đã sẵn sàng, thì cũng chưa chắc Đức Chúa Trời dùng ngươi ngay. Vậy tới khi nào thì sẽ dùng ngươi? Điều này Đức Chúa Trời sẽ định đoạt, ngươi không cần lo lắng. Lúc Đức Chúa Trời muốn dùng ngươi thì Ngài sẽ chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, và khi tất cả các điều kiện như vóc giạc, sự từng trải,… của ngươi đều phù hợp, thì Ngài sẽ sắp xếp cho ngươi đến các nơi khác nhau để rao truyền phúc âm. Đến lúc đó ngươi có thể được gọi là sứ giả phúc âm hay không? (Thưa, không thể.) Cho dù là lúc nào đi chăng nữa, những người làm bổn phận này đều không thể được gọi là sứ giả phúc âm, chuyện này sẽ không thay đổi. Vậy nên gọi là gì? (Thưa, gọi là người rao truyền phúc âm.) Cách gọi này tương đối chính xác. Cho dù xưng hô như thế nào thì đều là làm bổn phận, đây là lẽ thật, vĩnh viễn không thay đổi. Nếu như cách nói thay đổi, thân phận con người thay đổi, thì thực chất công việc này cũng sẽ thay đổi; thực chất một khi thay đổi thì sẽ tách khỏi quỹ đạo lẽ thật; một khi tách khỏi quỹ đạo lẽ thật, thì sẽ trở thành hành vi tôn giáo, vậy con người sẽ cách con đường được cứu rỗi càng ngày càng xa, nghĩ một đàng, làm một nẻo. Cho nên, tuyệt đối đừng đi sai đường. Bất cứ khi nào những người rao truyền phúc âm được sai đi hoặc phái đi khắp nơi chỉ để làm bổn phận rao truyền phúc âm thì họ không phải là người làm chứng, cũng không phải là người truyền đạo, càng không phải là sứ giả phúc âm, đó là lẽ thật vĩnh viễn bất biến.

Với những điều Ta nói đến giờ, chắc chắn đa số mọi người đã có được sự sáng trong lòng, nhiều người sẽ xoa tay tán thưởng: “Quá hay, tương lai thật sự tươi sáng rồi! Con đường Đức Chúa Trời chuẩn bị cho chúng ta tràn ngập ánh sáng!”. Không hẳn là thế. Đức Chúa Trời có an bài riêng cho mỗi người đi theo Ngài. Mỗi người đều có hoàn cảnh thực hiện bổn phận riêng mà Đức Chúa Trời chuẩn bị cho họ, có người được hưởng thụ ân điển và sự ân đãi của Đức Chúa Trời. Cũng có những hoàn cảnh đặc biệt mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người, và họ phải trải qua rất nhiều đau khổ – không hề thuận buồm xuôi gió như con người tưởng tượng. Ngoài điều này, nếu ngươi thừa nhận mình là một loài thọ tạo, thì ngươi phải tự chuẩn bị để chịu khổ và phải trả giá để làm tròn trách nhiệm rao truyền phúc âm của mình và để thực hiện tốt bổn phận của mình. Cái giá có thể là phải chịu sự đau đớn hoặc gian khổ nào đó về thể chất, hay chịu sự bức hại của con rồng lớn sắc đỏ hoặc sự hiểu lầm của người đời, cũng như những hoạn nạn gặp phải khi rao truyền phúc âm: bị bán đứng, bị đánh đập và mắng mỏ, bị lên án – thậm chí bị tấn công và nguy hiểm đến tính mạng. Có thể rằng, trong quá trình rao truyền phúc âm, ngươi sẽ chết trước khi công tác của Đức Chúa Trời được hoàn tất, cũng như ngươi sẽ không sống để nhìn thấy ngày vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngươi phải chuẩn bị cho điều này. Điều này không có nghĩa làm cho các ngươi sợ hãi; nó là một sự thật. Giờ đây Ta đã làm rõ điều này, và ngươi đã hiểu nó, nếu các ngươi vẫn còn ý chí này và đảm bảo nó sẽ không thay đổi, và trung thành cho đến chết, thì điều này chứng tỏ các ngươi có vóc giạc rồi. Đừng cho rằng việc rao truyền phúc âm ở các quốc gia nước ngoài này với các quyền tự do tôn giáo và nhân quyền sẽ không gặp nguy hiểm, và rằng mọi thứ ngươi làm sẽ diễn ra suôn sẻ, hết thảy đều được phúc của Đức Chúa Trời và có sự đồng hành của quyền năng và thẩm quyền vĩ đại của Ngài. Đây là những điều phát xuất từ quan niệm và tưởng tượng của con người. Người Pha-ri-si cũng đã tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ đã bắt Đức Chúa Trời nhập thể và đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Vậy giới tôn giáo hiện nay có thể làm những việc xấu nào với Đức Chúa Trời nhập thể? Họ đã làm quá nhiều việc xấu rồi, như phán xét, lên án, báng bổ Đức Chúa Trời, không có việc xấu gì mà họ không thể làm. Đừng quên rằng những người đã bắt Đức Chúa Jêsus và đóng đinh Ngài trên thập tự giá là những tín đồ. Chỉ có họ mới có cơ hội làm điều này. Những người ngoại đạo đã không quan tâm về những điều đó. Chính những tín đồ này đã thông đồng với chính quyền để bắt Đức Chúa Jêsus và đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Hơn nữa, các môn đồ đó của Đức Chúa Jêsus đã chết như thế nào? Trong số các môn đồ, có những người bị ném đá, bị kéo lê phía sau một con ngựa, bị đóng đinh lộn ngược xuống, bị ngũ mã phanh thây – mọi kiểu chết chóc đã xảy đến với họ. Lý do cho cái chết của họ là gì? Họ đã bị xử tử đúng luật vì tội lỗi của họ phải không? Không. Họ rao truyền phúc âm của Chúa, thế mà người đời không tiếp nhận, lại còn lên án, đánh mắng và đẩy họ vào chỗ chết – đó là cách mà họ tử vì đạo. Chúng ta không nhắc đến kết cục cuối cùng của những người tử vì đạo đó, hay việc Đức Chúa Trời quy định hành vi của họ như thế nào, mà hãy nói xem khi họ đi đến cuối cùng, thì cách họ kết thúc sự sống có hợp với quan niệm của con người không? (Thưa, không.) Từ góc độ quan niệm của con người, nếu họ trả cái giá đắt như thế để rao truyền công tác của Đức Chúa Trời, thế mà họ lại bị Sa-tan giết chết. Điều này không phù hợp với các quan niệm của con người, nhưng chính xác là chuyện xảy ra với họ – Đây là chuyện Đức Chúa Trời cho phép xảy ra. Lẽ thật nào có thể tìm thấy trong chuyện này? Có phải việc Đức Chúa Trời cho phép họ chết theo cách này chính là sự nguyền rủa và lên án của Ngài, hay đó là kế hoạch và phúc lành của Ngài không? Cả hai đều không phải. Đó là gì? Mọi người giờ đây thật đau lòng khi suy ngẫm về cái chết của họ, nhưng mọi việc đã diễn ra như thế: Những người tin vào Đức Chúa Trời đã chết theo cách đó, có thể giải thích điều này như thế nào? Khi chúng ta nhắc đến chủ đề này, các ngươi hãy đặt mình vào vị trí của họ; lòng của các ngươi khi đó có buồn không, và các ngươi có cảm nhận một nỗi đau âm ỉ không? Các ngươi nghĩ rằng: “Những người này đã thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm của Đức Chúa Trời và nên được coi là người tốt, vậy tại sao họ có thể đi đến một hồi kết như thế, một kết cục như thế?”. Thật ra, đây là cách thể xác của họ đã chết và qua đời; đây là cách thức họ rời khỏi thế giới loài người, nhưng điều đó không có nghĩa kết cục của họ là như vậy. Bất kể những cách thức họ chết và ra đi như thế nào đi nữa, hay nó đã xảy ra làm sao, thì cũng không phải là cách Đức Chúa Trời quy định kết cục cuối cùng cho những sinh mệnh, cho những loài thọ tạo đó. Đây là một điều ngươi phải thấy rõ. Trái lại, họ đã sử dụng một cách chính xác những cách thức đó để lên án thế gian này và làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời. Những loài thọ tạo này đã sử dụng mạng sống quý giá nhất của họ – họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của sự sống để làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời, để làm chứng cho quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời và tuyên bố cho Sa-tan và thế gian rằng những việc làm của Đức Chúa Trời là đúng, rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, rằng Ngài là Chúa và là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời. Thậm chí đến giây phút cuối cùng của sự sống họ, họ không bao giờ chối bỏ danh của Đức Chúa Jêsus. Đây chẳng phải là một hình thức tuyên án thế gian này hay sao? Họ đã dùng mạng sống của mình để tuyên bố với thế gian, để xác nhận với loài người rằng Đức Chúa Jêsus là Chúa, rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, rằng Ngài là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời, rằng công tác cứu chuộc mà Ngài đã thực hiện cho cả nhân loại cho phép nhân loại tiếp tục sống – sự thật này đời đời không bao giờ thay đổi. Những người đã tử vì đạo vì rao truyền phúc âm của Đức Chúa Jêsus, họ đã thực hiện bổn phận của mình đến mức độ nào? Đã đến mức tối đa chưa? Mức tối đa được biểu lộ như thế nào? (Họ đã dâng mạng sống của mình.) Đúng vậy, họ đã trả giá bằng mạng sống của mình. Gia đình, của cải và những thứ vật chất của cuộc đời này đều là những thứ bên ngoài; điều duy nhất liên quan đến bản thân là sự sống. Đối với mỗi người sống, thì sự sống là thứ đáng trân trọng nhất, là thứ quý giá nhất và, thật tình cờ, những người này đã có thể dâng tài sản quý giá nhất của họ – sự sống – như một sự xác nhận và lời chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Cho đến ngày họ chết, họ không chối bỏ danh của Đức Chúa Trời, họ cũng không chối bỏ công tác của Đức Chúa Trời, và họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình để làm chứng cho sự hiện hữu của sự thật này – chẳng phải đây là dạng chứng ngôn cao cả nhất sao? Đây là cách thực hiện bổn phận tốt nhất; đây là ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm của một người. Khi Sa-tan đe dọa và uy hiếp họ, và cuối cùng, ngay cả khi nó khiến họ phải trả giá bằng mạng sống của mình, thì họ vẫn không từ bỏ trách nhiệm của mình. Đây là ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận đến mức tối đa. Ý của Ta qua điều này là gì? Có phải Ta có ý là muốn các ngươi sử dụng cùng một phương pháp để làm chứng về Đức Chúa Trời và để rao truyền phúc âm của Ngài không? Ngươi không nhất thiết phải làm như thế, nhưng ngươi phải hiểu rằng đây là trách nhiệm của ngươi, rằng nếu Đức Chúa Trời cần ngươi, thì ngươi nên chấp nhận như một điều chính nghĩa phải làm. Con người ngày nay có nỗi sợ hãi và lo lắng bên trong họ, nhưng những cảm xúc đó có ích lợi gì? Nếu Đức Chúa Trời không cần ngươi làm điều này, thì việc lo lắng về điều đó có ích lợi gì? Nếu Đức Chúa Trời cần ngươi làm điều này, thì ngươi không nên trốn tránh trách nhiệm này hay từ chối nó. Ngươi nên chủ động hợp tác và chấp nhận nó mà không phải lo lắng gì. Dù con người có chết như thế nào, họ cũng không nên chết trước Sa-tan và không nên chết trong tay Sa-tan. Nếu một người sắp chết, họ nên chết trong tay Đức Chúa Trời. Con người đến từ Đức Chúa Trời, và họ trở về với Đức Chúa Trời – đó là lý trí và thái độ mà một loài thọ tạo nên có. Đây là lẽ thật cuối cùng mà một người nên hiểu khi rao truyền phúc âm và thực hiện bổn phận của mình – họ phải trả giá bằng mạng sống của mình để rao truyền và làm chứng cho phúc âm về Đức Chúa Trời nhập thể thực hiện công tác của Ngài và cứu rỗi nhân loại. Nếu ngươi có khát vọng này, nếu ngươi có thể làm chứng theo cách này, thì điều đó thật tuyệt vời. Nếu ngươi vẫn không có loại khát vọng này, thì ít ra, ngươi nên thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận trước mắt ngươi, phó thác phần còn lại cho Đức Chúa Trời. Có lẽ sau đó, khi năm tháng trôi qua và sự trải nghiệm và tuổi tác của ngươi tăng lên, và sự hiểu biết của ngươi về lẽ thật càng sâu sắc hơn, thì ngươi sẽ nhận ra rằng mình có nghĩa vụ và trách nhiệm phải dâng cuộc đời mình cho công tác phúc âm của Đức Chúa Trời, thậm chí cho đến cuối cuộc đời.

Những chủ đề này bây giờ rất thích hợp để bắt đầu giảng, bởi vì việc mở rộng phúc âm trong vương quốc đã bắt đầu rồi. Vào Thời đại Luật pháp, Thời đại Ân điển trước đây, đã có một vài nhà tiên tri cổ và thánh đồ đã hiến thân mình để rao truyền phúc âm, vậy người được sinh ra ở thời kỳ sau rốt cũng có thể hiến thân như thế, điều này không được cho là mới mẻ, cũng không tính là đột ngột, lại càng không tính là yêu cầu quá đáng, đây là việc mà loài thọ tạo nên làm, và bổn phận mà họ nên thực hiện, đây là lẽ thật, là lẽ thật tối cao. Nếu ngươi chỉ hô hào khẩu hiệu, nói rằng muốn làm gì đó cho Đức Chúa Trời, muốn làm tốt bổn phận, muốn dâng mình và ra sức cho Đức Chúa Trời bao nhiêu, những điều này đều vô dụng, khi sự thật xảy đến với ngươi, khi bảo ngươi hiến dâng ra sự sống, vào khoảnh khắc cuối cùng, ngươi có buông lời oán trách không, có cam tâm không, có thuận phục thực sự không, điều này sẽ kiểm tra vóc giạc của ngươi. Nếu như đối mặt với khoảnh khắc sự sống sắp bị lấy đi, ngươi vẫn cảm thấy rất an tâm, rất cam tâm, có sự thuận phục, không oán trách, cảm thấy trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của mình đã làm đến tận cùng, trong lòng rất vui vẻ, rất bình an, ngươi chết đi như vậy thì trong mắt Đức Chúa Trời đó không phải là chết đi, mà là sống dưới một hình thức khác trong một không gian khác, chẳng qua là thay đổi một phương thức sống khác, không phải là thật sự chết đi. Trong mắt con người thì: “Người này còn trẻ tuổi mà đã chết rồi, thật đáng thương!”. Nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, đó không phải là chết, không phải là đi chịu khổ, mà là đi hưởng phúc, là đến gần với Ngài hơn. Bởi vì với tư cách là loài thọ tạo, trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi đã làm bổn phận đạt tiêu chuẩn rồi, ngươi đã làm xong bổn phận của mình rồi, Đức Chúa Trời không cần ngươi ở trong hàng ngũ loài thọ tạo tiếp tục làm bổn phận như vậy nữa, sự “đi” của ngươi trong mắt Đức Chúa Trời không gọi là “đi”, mà gọi là “lấy đi” “mang đi”, hoặc là “dẫn đi”, đây là chuyện tốt. Các ngươi có hy vọng được Đức Chúa Trời dẫn đi không? (Thưa, có hy vọng.) Đừng hy vọng điều này, con người sống một đời này có rất nhiều chuyện còn chưa hiểu, đừng vội đi đến bước kia, ngươi phải cố gắng hiểu nhiều lẽ thật hơn trước khi ngày đó đến, nhận thức nhiều hơn về Đấng Tạo Hóa, đừng để lại bất kỳ tiếc nuối nào. Vì sao lại nói đừng để lại bất kỳ tiếc nuối nào? Trong đời này, để con người đi từ hiểu chuyện đến có được cơ hội, có đủ tố chất và điều kiện để có thể đối thoại với Đấng Tạo Hóa, đạt được sự hiểu biết, nhận thức và kính sợ thực sự đối với Đấng Tạo Hóa, đạt đến việc đi trên con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, thật ra thời gian để làm được việc này không phải là dài. Nếu như muốn được Đức Chúa Trời nhanh chóng dẫn đi thì ngươi không có trách nhiệm với cuộc đời này của mình rồi. Nếu có trách nhiệm thì ngươi nên khẩn trương trang bị cho mình lẽ thật, khi gặp chuyện thì phản tỉnh bản thân thật nhiều và phải nhanh chóng bù đắp những thiếu sót của bản thân, đạt đến thực hành lẽ thật, hành động theo nguyên tắc, bước vào thực tế lẽ thật, nhận biết Đức Chúa Trời nhiều hơn, có thể biết và hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, để đời này sống không phí hoài, biết Đấng Tạo Hóa ở đâu, Đấng Tạo Hóa có tâm ý như thế nào và hỉ nộ ai lạc của Ngài là như thế nào. Ngay cả khi ngươi không thể đạt được nhận thức sâu sắc hơn hoặc nhận thức trọn vẹn, thì ít nhất cũng đạt được hiểu biết cơ bản về Đức Chúa Trời, không phản bội Đức Chúa Trời, tương hợp ở mức cơ bản với Đức Chúa Trời, có sự cảm thông đối với Đức Chúa Trời, có thể dâng sự an ủi cơ bản lên Đức Chúa Trời, và làm những việc mà loài thọ tạo nên làm và cơ bản có thể đạt được. Như vậy là đã khó khăn rồi. Trong quá trình thực hiện bổn phận, con người có thể dần dần đạt đến nhận biết bản thân và từ đó đạt đến nhận biết Đức Chúa Trời. Quá trình này thực ra là một sự tương tác giữa Đấng Tạo Hóa và loài thọ tạo, nó phải là một quá trình đáng để con người ghi nhớ cả đời. Quá trình này phải khiến con người rất hưởng thụ chứ không phải là một quá trình đau đớn và khó khăn. Vì vậy, con người nên trân trọng những ngày đêm và năm tháng thực hiện bổn phận của mình, trân trọng khoảng thời gian này và không nên coi đó là một phiền hà hay gánh nặng. Họ nên nếm trải một cách tường tận và thể nghiệm giai đoạn này của cuộc sống, sau đó đạt đến hiểu lẽ thật và sống thể hiện ra hình tượng con người, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và ngày càng ít làm điều ác. Ngươi hiểu không ít lẽ thật, không làm những chuyện khiến Đức Chúa Trời đau lòng hay chán ghét. Khi đến trước Đức Chúa Trời, ngươi cảm thấy Ngài không còn ghê tởm mình nữa, như thế thật tốt biết bao! Khi đến được bước này, cho dù có chết thì con người có phải cũng sẽ được thanh thản không? Vậy nên, bây giờ có một số người còn cầu được chết, sao lại như vậy? Họ chính là muốn trốn tránh, không muốn chịu khổ, họ chỉ muốn kết thúc nhanh chóng cuộc đời này rồi đến chỗ Đức Chúa Trời mà báo cáo với Ngài. Ngươi muốn báo cáo nhưng Đức Chúa Trời vẫn chưa muốn ngươi. Đức Chúa Trời còn chưa gọi thì ngươi báo cáo cái gì chứ? Đừng báo cáo trước thời hạn, đây không phải là chuyện tốt. Nếu ngươi sống một cuộc đời có ý nghĩa và giá trị, và Đức Chúa Trời đến rước ngươi đi, vậy thì tốt biết bao!

Những điều hôm nay Ta nói, các ngươi có hiểu cả không? Hy vọng những lời này không mang đến cho các ngươi thêm gánh nặng gì, cũng hy vọng những nội dung thông công hôm nay không làm các ngươi sợ hãi, mà khiến các ngươi hiểu một vài lẽ thật nên hiểu, đối với việc tin Đức Chúa Trời trong lòng càng có cơ sở hơn, càng vững vàng, càng sáng tỏ hơn. Có đạt đến hiệu quả này hay không? (Thưa, đạt đến.) Vậy các ngươi nói thử xem. (Thưa, trước đây con đã không thực sự đối đãi với việc rao truyền phúc âm như một bổn phận, bên trong con còn có rất nhiều quan điểm sai lầm, cho rằng làm không tốt những bổn phận khác thì sẽ bị sắp xếp đi rao truyền phúc âm, như thể rao truyền phúc âm là bổn phận thấp kém nhất, không thực sự coi việc rao truyền phúc âm là một sự ủy thác của Đức Chúa Trời đối với con người. Hôm nay mối thông công của Đức Chúa Trời nói đến việc rao truyền phúc âm, làm chứng cho Đức Chúa Trời là trách nhiệm của con người, con người cần đạt đến việc này mà không thể thoái thác, lúc này con mới cảm thấy quan điểm của mình quá vô lý, dẫn đến việc không thực sự muốn làm tốt bổn phận rao truyền phúc âm. Thông qua mối thông công của Đức Chúa Trời hôm nay, con mới xoay chuyển quan điểm của mình.) Tốt lắm. Còn ai khác muốn nói gì nữa không? (Thưa, trước đây con cảm thấy mình chỉ là loài thọ tạo nhỏ bé, cũng không coi trọng bổn phận mà mình thực hiện, cảm thấy bổn phận con thực hiện không quan trọng, cũng không đáng chú ý, nhưng hôm nay nghe được Đức Chúa Trời nói, mỗi một bổn phận mà Đức Chúa Trời dự định để mỗi người thực hiện đều là do Ngài tiền định, cũng đều là do Ngài dày công lên kế hoạch và sắp xếp, nếu như con người không dùng hết lòng trung thành trong bổn phận này, thì đó chính là trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Nhất là nghe được Đức Chúa Trời thông công nói rằng việc rao truyền phúc âm, làm chứng cho Ngài là sự ủy thác của Ngài dành cho mỗi người, là chức trách của loài thọ tạo, điều này cũng cho con đức tin và ý chí rất lớn để đi con đường mà Đức Chúa Trời tiền định, có trách nhiệm đối với cuộc đời mình, làm tốt bổn phận của mình, hoàn thành sứ mạng của mình, có thể khiến Đức Chúa Trời được an ủi một chút. Sau khi nghe Đức Chúa Trời thông công xong, trong lòng con vô cùng cảm động, cảm thấy mình không được xem nhẹ sự ủy thác của Ngài như vậy nữa.) Nói rất hay, mọi người đều đồng cảm, phải không? (Thưa, phải.) Ngươi thấy đấy, con người không hiểu lẽ thật chính là kẻ ngu ngốc, việc rao truyền phúc âm lớn như vậy, con người có thể nào không coi trọng sao. Tuy nhiên, khi lẽ thật được thông công sáng tỏ, con người sẽ ý thức được tầm quan trọng của chuyện này, biết vị trí của mình, cũng biết giá trị sống của mình, đây có phải là có phương hướng hay không? (Thưa, phải.) Lẽ thật có thể thay đổi lòng người, ngoài lẽ thật ra, còn có lý luận nào khác có thể chạm đến trái tim của ngươi, thay đổi quan điểm của ngươi không? Không có, chỉ có con đường của lẽ thật mới có thể thay đổi quan điểm của ngươi. Tại sao những con đường này có thể thay đổi quan điểm của ngươi? Chính là bởi vì những lẽ thật này quá thực tế, không ai có thể phản bác được. Những lẽ thật này có quan hệ với sự sống của con người, có quan hệ với sứ mạng cả đời này của con người, là sự tương quan mật thiết, chứ không phải không liên quan đến con người, không phải là thứ không quan trọng gì, chúng có quan hệ với sứ mạng cả đời này của con người, có quan hệ với giá trị, ý nghĩa sống của con người. Cho nên, những lời này được nói thấu đáo rồi thì có thể thay đổi lòng người, con người có thể tiếp nhận những lời này và thay đổi quan điểm của họ. Buổi thông công hôm nay hẳn là đã mang lại tác dụng nhất định đối với việc thay đổi thái độ đối đãi với bổn phận của con người, nếu như những lẽ thật này có thể thay đổi cả đời người, có thể thay đổi cuộc sống và phương hướng mưu cầu của con người, vậy thì quá tốt rồi, vậy thì những lời nói hôm nay sẽ không uổng phí. Những lẽ thật này đã thông công xong, sau này các ngươi sẽ từng bước vận dụng, trải nghiệm, hấp thụ trong cuộc sống hiện thực, khi những lẽ thật này đã trở thành thực tế của ngươi, trở thành sự sống của ngươi, thì danh xưng loài thọ tạo của ngươi sẽ không bị xóa sạch ở trong Đức Chúa Trời, đó là thật sự đạt được rồi. Đến lúc đó, khi Đức Chúa Trời thực sự bảo ngươi dâng sự sống của mình lên, dùng sự sống của ngươi để làm chứng cho hành động của Đức Chúa Trời, làm chứng cho phúc âm của Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ không lo lắng, không sợ hãi, càng không từ chối, ngươi sẽ vui mừng tiếp nhận, bởi vì đó là sự ủy thác của Đấng Tạo Hóa dành cho ngươi, ngươi sẽ đón nhận nó từ Đức Chúa Trời. Cho nên, để chờ đợi, nghênh tiếp ngày đó đến, bây giờ con người ngoài việc có thể hiểu những lẽ thật này ra, còn phải dốc công sức trang bị lời của Đức Chúa Trời nhiều hơn, có nhận thức nhiều hơn và sâu sắc hơn về công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, đây mới là điều quan trọng nhất.

Ngày 25 tháng 12 năm 2018

Trước: Thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì?

Tiếp theo: Việc điều chỉnh lại mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời là rất quan trọng

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger