Cần phải điều chỉnh lại mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời

Khi thiết lập mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời, điều tối quan trọng là vấn đề về cách đối xử với lời Ngài. Bất kể Đức Chúa Trời phán theo phương thức nào, bất kể Ngài phán về khía cạnh nào, với trình độ như thế nào, thì sự thật là mọi lời Ngài phán là những gì mà con người cần nhất, những gì con người phải hiểu và phải trang bị cho bản thân. Hơn nữa, những lời mà Đức Chúa Trời phán hoàn toàn nằm trong phạm vi khả năng của tâm trí và tư tưởng của con người, trong phạm vi năng lực bản năng của con người. Những lời Đức Chúa Trời phán, con người có thể lĩnh hội được, có thể hiểu được. Bất kể Đức Chúa Trời phán gì hay làm gì, dù là công tác của Đức Thánh Linh nơi người ta hay là sự an bài của Đức Chúa Trời về con người, sự việc, sự vật hay môi trường, đều không vượt quá giới hạn năng lực bản năng của con người hay phạm vi suy nghĩ của họ, rất cụ thể, chân thực và thực tế. Nếu người ta không thể hiểu được những chuyện này thì chính họ mới có vấn đề. Nghĩa là họ có tố chất quá ư kém cỏi. Trong bất kỳ trường hợp nào, phương thức nói và khẩu khí của Đức Chúa Trời, xuất phát điểm trong lời Ngài, và mọi lời mà Ngài cung ứng cho con người, hết thảy đều là những điều mà người tin Đức Chúa Trời phải hiểu, và chúng đều là cái mà con người có thể lĩnh hội được. Điều này là bởi Đức Chúa Trời đang phán với con người và phán bằng ngôn ngữ của loài người, và khi bày tỏ lời của mình, Ngài truyền tải chúng và cung dưỡng cho con người với một ngôn ngữ và ngữ vựng đa dạng và thông tục vốn dễ tiếp cận và khả dụng cho con người hết sức có thể, để cho con người với những tư tưởng và quan điểm khác nhau, với trình độ văn hóa khác nhau, xuất thân gia đình và nền tảng giáo dục khác nhau đều có thể lĩnh hội và hiểu. Trong mọi lời Đức Chúa Trời phán, có một điều mà các ngươi phải hiểu: Trong lời Ngài không có gì quá bí mật hay trừu tượng, không có lời nào mà con người không thể diễn giải. Nên chỉ cần người ta có tố chất nhất định, chú trọng thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, thì họ có thể đạt được hiểu biết về lẽ thật và nắm bắt được ý muốn của Ngài. Những lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ phát xuất từ Ngài, nhưng những dạng ngôn ngữ mà Ngài dùng để bày tỏ chúng, câu từ cách diễn đạt, đều là của con người. Chúng không nằm ngoài phạm vi của ngôn ngữ con người. Bất kể Đức Chúa Trời phán lời của Ngài dưới hình thức nào, dùng phương thức hay ngữ điệu nào, bất kể cách diễn đạt của Ngài là kiểu Tây phương hay Đông phương, nói bằng ngôn ngữ cổ đại hay hiện đại, thì trong lời Ngài phán có ngôn ngữ nào mà con người thấy không thể hiểu được hay là không phải là ngôn ngữ của con người không? (Thưa, không.) Cho đến giờ, chẳng ai thấy có gì như thế. Có người nói: “Không đúng, tôi tìm thấy hai từ này: ‘sự công chính’ và ‘sự oai nghi’”. “Sự công chính” và “sự oai nghi” là hai định nghĩa hay tuyên bố về một khía cạnh trong thực chất thần tính, nhưng những từ này không lưu hành trong nhân gian sao? (Thưa, có.) Bất kể trình độ lý giải của ngươi về hai từ này cao đến đâu, ít ra ngươi có thể tìm thấy những giải thích nguyên gốc và căn bản nhất của chúng trong từ điển, và khi đem những giải thích nguyên gốc nhất này đối chiếu với thực chất của Đức Chúa Trời, tâm tính của Ngài, những gì Ngài có và là, thì với sự kết hợp này, hai từ này trở nên cụ thể hơn với con người và không còn trừu tượng nữa. Kết hợp nó với rất nhiều sự bày tỏ những sự thật, giảng giải và chú thích về hai từ này trong lời Đức Chúa Trời, thì với tất cả mọi người chúng càng cụ thể hơn nữa, mang hình ảnh sinh động hơn nữa, chân thực hơn nữa, và càng thêm gần với thực chất của Đức Chúa Trời, những gì Ngài có và là mà người ta nên biết. Vậy nên, ngữ vựng và những tuyên bố có liên quan đến những điều như tâm tính của Đức Chúa Trời thì không trừu tượng, cũng không bí ẩn đối với các ngươi. Vậy hãy nói Ta nghe: Trong những lẽ thật liên quan đến việc thực hành thường lệ của con người, con đường họ đi, và các nguyên tắc, có điều gì trừu tượng không? (Thưa, không.) Một lần nữa, cũng không có gì trừu tượng.

Vì ta đã bắt đầu bày tỏ lời của Ta và giảng dạy, Ta đã dốc nỗ lực cao nhất để dùng ngôn ngữ của con người, ngôn ngữ mà con người có thể lĩnh hội, tiếp cận và lý giải, để rao giảng, thông công về lẽ thật và thảo luận các nguyên tắc của lẽ thật, hầu cho các ngươi có thể hiểu hơn về lẽ thật. Đây không phải là cách tiếp cận mang tính con người hơn sao? Điều này đem lại lợi điểm gì cho các ngươi? Nó khiến các ngươi có thể hiểu rõ hơn về lẽ thật. Và khi nói theo cách đó, mục đích của Ta là gì? Là để cho các ngươi có thể nghe một ngôn ngữ phong phú hơn, đa dạng hơn, rồi dùng ngôn ngữ đa dạng đó để cho người ta dễ hiểu lẽ thật hơn, và để họ không cảm thấy nó đơn điệu. Sự đa dạng về ngôn ngữ của Kinh Thánh, cả Tân và Cựu Ước, đều nằm trong phạm vi một dạng đặc ngữ, để cho người ta đọc lướt qua là có thể thấy những từ ngữ nhất định đó là ngôn ngữ Kinh Thánh, phát xuất từ Kinh Thánh. Trong những từ này có điều gì đó có tiêu chí hoặc tính biểu tượng. Việc ta làm là nỗ lực đưa nó vào phong cách và cách dùng từ của ngôn ngữ thời nay mà không mang những nét biểu tượng, để cho người ta có thể thấy rằng ngôn ngữ này vượt ngoài đặc ngữ Kinh Thánh. Từ nội dung và ngữ khí trong lời Đức Chúa Trời, người ta có thể thấy được nguồn gốc của nó, và dường như giống hệt những lời mà Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh, nhưng mà trong từ ngữ của lời Đức Chúa Trời, người ta có thể thấy nó là bước nhảy vọt khỏi Kinh Thánh, vượt quá Cựu Ước và Tân Ước, đã vượt cao hơn cả thuật ngữ thuộc linh mà mọi nhân vật thuộc linh sử dụng trong cả ngàn năm. Vậy thì, những từ ngữ mà Đức Chúa Trời đang phán là gì? Một số là ngôn ngữ tích cực và khen ngợi mà con người thường dùng, một số từ ngữ và ngôn ngữ khác mà Ngài dùng thì thích hợp hơn cho việc phơi bày và biểu đạt tâm tính bại hoại của con người. Còn có một số điều chuyên ngành, liên quan đến văn học, âm nhạc, vũ đạo, dịch thuật, vân vân. Điều này là để cho bất kỳ ai, bất kể lĩnh vực bổn phận hay kiến thức chuyên ngành của họ, đều có thể cảm nhận rằng lẽ thật mà ta phán có liên quan mật thiết đến đời thực và bổn phận mà họ thực hiện, và không có sự sự tách biệt nào giữa lẽ thật trong bất kỳ khía cạnh nào với đời thực của người ta và bổn phận mà họ thực hiện. Vậy, những lẽ thật này không giúp ích nhiều cho các ngươi sao? (Thưa, có.) Nếu ta không quan tâm đến những chuyện này, và dứt khoát tránh dính dáng gì đến những chủ đề dịch thuật, phim ảnh, hội họa, viết văn và âm nhạc, không bao giờ dùng những lời đó, cố ý tránh chúng, vậy Ta có thể làm tốt công tác của Ta được không? Nếu là thế, có lẽ Ta vẫn có thể thực hiện một phần trong đó, nhưng sẽ rất chật vật nếu muốn giao tiếp với các ngươi. Do đó, ta đã bỏ công để học và nắm vững ngôn ngữ đó. Làm như thế, một mặt, có thể giúp đỡ cho các ngươi về lý luận và nguyên tắc trong công việc chuyên môn của mình, ngoài ra khi các ngươi thực hiện bổn phận trong những lĩnh vực này, nó giúp các ngươi cảm thấy nghiệp vụ liên quan đến bổn phận của các ngươi không phải là điều tách biệt với lẽ thật. Bất kể chuyên môn của các ngươi là gì, bất kể sở trường hay nghiệp vụ mà ngươi học, ngươi đều có thể đọc và hiểu những từ này, và chúng giúp ngươi có thể đạt được mục đích là bước vào lẽ thật khi thực hiện bổn phận. Như thế không phải là chuyện tốt sao? (Thưa, có.) Như thế là chuyện tốt. Vậy làm sao để đạt được kết quả tốt? Điều này cần Đức Chúa Trời, trong nhân tính của Ngài, sở hữu một vài điều. Và những điều này là gì? Nhân tính bình thường của Đức Chúa Trời nhập thể phải hiểu một chút về các chuyên môn khác nhau, dù cho ta không cần phải làm dốc hết sức lực và nghiên cứu để tinh thông những thứ này. Chuyện này chỉ để ta có thể dùng đến kiến thức từ mọi lĩnh vực khi thông công về lẽ thật và làm chứng cho Đức Chúa Trời. Điều này cho phép mọi người ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể lý giải và lĩnh hội những lời chứng của nhà Đức Chúa Trời và những tác phẩm phim ảnh khác nhau của nhà Đức Chúa Trời, như thế đem lại nhiều ích lợi cho công tác rao truyền phúc âm. Nếu chỉ dùng ngôn ngữ của nhà Đức Chúa Trời để thông công về lẽ thật và không dùng bất kỳ ngôn ngữ hay kiến thức nào về các lĩnh vực chuyên môn khác nhau của xã hội, thì kết quả sẽ rất nghèo nàn. Vậy để chuyện này được tốt đẹp, ta phải đạt được những gì? Ta phải có trình độ kiến thức chuyên môn nhất định, chính vì thế mà Ta thỉnh thoảng lắng nghe các bài hát, xem tin tức, đọc tạp chí và đọc báo tùy dịp. Nhiều lần, ta cũng chú ý đến một vài chuyện của những người ngoại đạo. Chuyện của những người ngoại đạo liên quan đến nhiều thứ khác nhau, và một số ngôn ngữ của họ không hiện diện trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng nếu ngôn ngữ đó được sử dụng như ngôn ngữ để giảng, thì nhiều lúc sẽ rất hiệu quả và hữu ích cho các ngươi, khiến các ngươi cảm thấy rằng con đường đức tin vào Đức Chúa Trời thật thênh thang, chứ không chán ngắt hay đơn điệu. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho các ngươi, và các ngươi phải nghiệm ra được đôi điều hữu dụng từ đó. Dù hầu hết các ngươi sẽ không thể nghiệm ra thành công, nhưng những người đủ tố chất sẽ có thể nghiệm ra một số điều hữu dụng, đem lại lợi ích cho việc thực hiện bổn phận của họ. Khi không có việc để làm, ta vô tình học hỏi vài điều bằng cách xem tin tức và nghe nhạc. Việc này đâu cần phải nỗ lực đặc biệt, đơn giản là ta dùng thời gian rảnh để học hỏi, xem vài thứ, nghe vài thứ, rồi dù không cố ý nhưng ta thông thạo được một số chúng. Việc ta thông thạo những điều này có ảnh hưởng đến công tác không? Hoàn toàn không – thật ra, ta cần thiết phải làm như thế. Nó đem lại lợi ích cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và việc loan truyền phúc âm. Ta có ý gì khi thông công những điều này với các ngươi? Là để những lời Đức Chúa Trời phán phải dễ tiếp cận với các ngươi, phải đều dễ hiểu và dễ đưa vào thực hành. Ít nhất, chúng là điều mà nhân loại phải có. Khi ta nói đây là những điều mà nhân loại phải có, ý ta là khi Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài và bày tỏ lời của Ngài, chúng đã được xử lý qua nhân tính của Ngài. “Xử lý” nghĩa là gì? Lấy ví dụ thế này, nó như hạt lúa, được đập và nghiền thành bột, rồi làm thành bánh mì, bánh ngọt và mì sợi. Sau khi được xử lý, những thứ này được trao cho các ngươi và điều mà cuối cùng các ngươi chung hưởng là một sản phẩm hoàn chỉnh, một món ăn đã được nấu. Phần việc của các ngươi trong này là gì? Là ăn và uống những lời Đức Chúa Trời phán hôm nay một cách trọn vẹn và nhanh hết sức có thể. Ăn và uống thêm lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận thêm, trải nghiệm thêm, tiêu hóa thêm và hấp thụ thêm lời Đức Chúa Trời từng chút một. Biến lời Đức Chúa Trời thành sự sống và vóc giạc của các ngươi, để lời Đức Chúa Trời chi phối mọi ngày trong đời ngươi và bổn phận ngươi thực hiện. Mọi lời Đức Chúa Trời phán đều bằng ngôn ngữ của nhân loại, và dù chúng vốn dễ hiểu, nhưng lẽ thật ẩn sau chúng lại hoàn toàn không dễ để hiểu hay bước vào, dù ngôn từ thì dễ hiểu, nhưng bước vào lẽ thật là một quá trình nhiều giai đoạn. Đức Chúa Trời đã phán quá nhiều lời và đưa con người đến ngày nay, mọi lời Ngài phán đều được ứng nghiệm nơi các ngươi từng chút một, và lẽ thật mà Ngài bày tỏ cũng như quy trình hướng dẫn mọi người khi họ bước vào lẽ thật và bước lên con đường ơn cứu rỗi đang thành hiện thực nơi các ngươi một cách rõ ràng và đầy hứa hẹn, và đang được ứng nghiệm từng chút một. Những kết quả như thế này được thể hiện nơi các ngươi từng chút một. Chuyện này chẳng có gì trừu tượng cả. Giờ đừng để ý đến cách lời Đức Chúa Trời được xử lý qua nhân tính của Ngài. Không cần nghiên cứu quá trình đó, vì trong đó có một bí ẩn mà con người không thể nào nghiên cứu nổi. Chỉ cần để ý đến chuyện ngươi tiếp nhận lẽ thật. Đây là lựa chọn khôn ngoan nhất và là thái độ đúng đắn nhất. Cứ luôn mong nghiên cứu mọi sự thì chẳng được ích lợi gì, chỉ phí thời gian và công sức thôi. Lẽ thật không phải là thứ đạt được thông qua nghiên cứu, càng không được phát hiện bởi khoa học. Nó được Đức Chúa Trời bày tỏ trực tiếp, và chỉ có thể hiểu và biết thông qua trải nghiệm. Người ta chỉ có thể đạt được lẽ thật bằng cách trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Nếu người ta chỉ dùng trí óc để nghiên cứu nhưng không thực hành và không có kinh nghiệm thì họ không thể đạt được lẽ thật. Ngoài việc không nghiên cứu, thì thái độ tích cực đối với lời Đức Chúa Trời là gì? Tiếp nhận, cộng tác và vâng phục tuyệt đối. Thật vậy, nếu có ai đủ tư cách để nghiên cứu nhất, thì đó chính là Ta, nhưng Ta không bao giờ làm thế. Ta không bao giờ nói, “Những lời này phát xuất từ đâu? Ai nói những lời này cho Ta? Làm sao Ta biết những lời này? Khi nào Ta bắt đầu biết những lời này? Người khác có biết những lời này không? Khi Ta phán những lời này, liệu chúng có thành tựu không? Chúng sẽ đem lại kết quả gì? Ta đã dẫn dắt quá nhiều người, Ta sẽ làm gì nếu cuối cùng Ta không đạt được những kết quả như mong muốn, nếu Ta không dẫn dắt họ vào con đường cứu rỗi?” Nói Ta nghe, đây là những điều nên nghiên cứu sao? (Thưa, không phải.) Ta không bao giờ nghiên cứu những điều này. Bất kể Ta muốn nói gì, bất kể Ta muốn bảo các ngươi điều gì, Ta đều nói trực tiếp. Ta không cần phải trải qua quá trình trí óc của việc nghiên cứu nó. Ta chỉ quan tâm đến việc liệu các ngươi có thể hiểu được nếu ta phán theo một cách nhất định nào đó, liệu Ta có cần phán cụ thể hơn, liệu Ta có cần cho các ngươi thêm ví dụ và câu chuyện để các ngươi sẽ có thêm thông tin cụ thể hơn và con đường thực hành cụ thể hơn, liệu các ngươi có hiểu được những gì Ta phán, liệu trong cách chọn từ, phong cách và ngữ khí của Ta, trong ngữ pháp hay cách diễn đạt của Ta có điều gì khiến các ngươi hiểu lầm hoặc mơ hồ không, liệu trong lời Ta phán có gì khiến các ngươi cảm thấy trừu tượng, bí ẩn hoặc trống rỗng không. Ta chỉ cần quan sát và cân nhắc những điều đó. Những thứ khác thì không cần nghiên cứu. Với ta, không nghiên cứu là chuyện bình thường, nhưng với các ngươi, như thế có bình thường không? Với các ngươi, nghiên cứu là chuyện rất bình thường, không nghiên cứu mới là bất thường. Điều này phát xuất từ sự thôi thúc của bản năng và bản tính của nhân loại bại hoại. Các ngươi đều chắc chắn muốn tìm hiểu mọi thứ. Nhưng có một điều có thể giải quyết vấn đề này. Khi con người dần tương tác với Đức Chúa Trời, mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời ngày càng trở nên bình thường và con người đứng đúng vị trí của mình và cho Đức Chúa Trời vị trí thích đáng trong lòng mình. Khi điều này tiến triển theo một đường hướng tốt hơn bao giờ hết, thì mức độ ý thức, nhận thức, chắc chắn và tiếp nhận của họ đối với những gì Đức Chúa Trời làm sẽ ngày càng sâu sắc hơn, và khi đó mức độ chắc chắn, ý thức, nhận thức và thừa nhận đối với sự nhập thể của con người cũng sẽ sâu sắc hơn. Khi những điều này sâu sắc hơn, thì việc các ngươi nghiên cứu và hoài nghi về Đức Chúa Trời, sẽ ít hơn và nhỏ hơn.

Tại sao con người nghiên cứu Đức Chúa Trời? Bởi vì trong họ có quá nhiều quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời, có quá nhiều yếu tố bất định, quá nhiều nghi hoặc, quá nhiều điều mà họ không hiểu, quá nhiều điều mà họ thấy không thể dò thấu, quá nhiều bí ẩn, và thế là họ mong muốn xác định được chúng thông qua việc nghiên cứu. Bất kỳ nghiên cứu nào của các ngươi mà dùng đến các hiện tượng bên ngoài, kiến thức chuyên môn hay phán đoán trí óc của các ngươi, thì sẽ không dẫn đến nhận thức đâu, các ngươi sẽ phí phạm nhiều công sức mà vẫn không hiểu được Đức Chúa Trời và lẽ thật là gì. Nhưng với những ai mưu cầu lẽ thật, hầu như chỉ mất vài năm để thấy được kết quả, để đạt được nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời, nảy sinh một tấm lòng tôn kính và vâng phục. Một số người không tin rằng lời Đức Chúa Trời là thực tế hay căn cứ trên sự thật, nên họ luôn muốn nghiên cứu Đức Chúa Trời, lời của Ngài và thậm chí cả sự nhập thể. Những vấn đề của sự sống và thuộc linh không thể nào nghiên cứu mà ra được. Khi đến ngày ngươi trải nghiệm những lẽ thật này và dốc hết tâm trí, trả giá hết sức, đặt trọng tâm hết sức vào việc thực hành lẽ thật và thực hiện bổn phận, ngươi sẽ dấn bước trên con đường cứu rỗi và và không còn nghiên cứu Đức Chúa Trời nhập thể nữa. Thế là lúc đó vấn đề liệu Ngài là con người hay Đức Chúa Trời sẽ được giải đáp. Dù nhân tính của Ngài bình thường đến thế nào, dù Ngài giống con người bình thường đến thế nào, điều đó không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng nhất là cuối cùng ngươi sẽ khám phá ra thực chất thần tính của Ngài, và cuối cùng công nhận những lẽ thật mà Ngài bày tỏ, và lúc đó, từ sâu trong lòng, ngươi sẽ tiếp nhận sự thật rằng con người này là xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể. Nhờ một số sự thật đó, một số quá trình đó, một số trải nghiệm đó, một số bài học mà ngươi nghiệm ra từ những vấp ngã và thất bại, từ sâu trong lòng, ngươi sẽ có thể hiểu được một chút lẽ thật và thừa nhận ngươi đã sai. Ngươi sẽ không còn hoài nghi hay nghiên cứu về con người này nữa, nhưng sẽ cảm thấy rằng Ngài là Đức Chúa Trời thực tế, đây là sự thật chắc chắn và không thể bàn cãi. Rồi ngươi sẽ theo bản năng mà tiếp nhận không chút nghi hoặc sự thật rằng Ngài là Đức Chúa Trời nhập thể. Bất kể nhân tính của Ngài bình thường đến thế nào, mặc dù Ngài phán và hành động như một người bình thường và không có chút gì là siêu phàm hay vĩ đại, nhưng ngươi sẽ không hoài nghi Ngài, cũng không khinh dễ Ngài. Trước đây, ngươi cảm thấy Đức Chúa Trời nhập thể không phù hợp với các quan niệm của ngươi và ngươi hẳn sẽ nghiên cứu Ngài, ngươi sẽ khinh dễ và nhạo báng Ngài, bất phục Ngài trong lòng, nhưng ngày nay, chuyện đã khác rồi. Ngày nay, khi ngươi vui thích và lắng nghe lời Ngài một cách chi tiết, thì ngươi tiếp nhận mọi điều mà Ngài bày tỏ từ một quan điểm khác hẳn. Và quan điểm đó là gì? “Tôi là một loài thọ tạo. Đấng Christ có lẽ không cao, giọng Ngài không mạnh, bề ngoài không có nét gì đặc biệt, nhưng thân phận của Ngài khác với thân phận của tôi. Ngài không thuộc về nhân loại bại hoại, Ngài không phải là một người như chúng ta. Chúng ta không ngang hàng với Ngài, không đồng vai phải lứa với Ngài”. Như thế là có điểm khác biệt với quan điểm trước đây của ngươi. Vậy khác biệt này từ đâu mà có? Sâu trong lòng, ngươi đã có sự chuyển dịch từ không tiếp nhận và vô thức nghiên cứu, sang tiếp nhận lời Ngài như sự sống, như con đường thực hành, cảm nhận rằng Ngài có lẽ thật, Ngài là lẽ thật, đường đi và sự sống, rằng Ngài dường như có bóng hình của Đức Chúa Trời và sự bộc lộ tâm tính của Đức Chúa Trời, và rằng sự ủy thác và công tác của Đức Chúa Trời ở trong người Ngài. Đấy là lúc ngươi sẽ hoàn toàn công nhận và tiếp nhận Ngài. Khi phản ứng và thái độ của ngươi đối với Ngài đã trở thành phản ứng đúng đắn theo bản năng mà một loài thọ tạo phải có, thì đấy là lúc ngươi sẽ có thể đối xử với Con người trong xác thịt này như Đức Chúa Trời và không nghiên cứu về Ngài nữa, kể cả khi được người ta bảo làm thế, điều này cũng giống như khi ngươi không nghiên cứu tại sao ngươi lại được cha mẹ ngươi sinh ra hay tại sao ngươi lại trông giống họ. Khi đã đến được mức này, theo bản năng, ngươi sẽ thôi nghiên cứu những điều này. Chúng không phải là các chủ đề liên quan đến phạm vi cuộc sống thường nhật của mình, cũng không còn là vấn đề nữa. Thái độ của ngươi đối với những điều này đã đi từ phản xạ có điều kiện ban đầu là nghiên cứu, trở thành sự từ chối theo bản năng đối với việc nghiên cứu, và khi bản năng của ngươi đã thay đổi, Đức Chúa Trời nhập thể trong lòng ngươi sẽ có vị trí và tầm vóc cao hơn bao giờ hết, không thể bị con người nào thay thế và trở nên chính Đức Chúa Trời, với địa vị là Đức Chúa Trời. Mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời rồi sẽ hoàn toàn bình thường. Tại sao lại thế? Bởi vì ngươi không thể nhìn thấy thế giới thuộc linh, và bất kỳ con người nào cũng thấy Đức Chúa Trời của thế giới thuộc linh là điều tương đối trừu tượng. Ngài ở đâu, Ngài giống điều gì, thái độ của Ngài đối với con người, Ngài có biểu cảm gì khi phán với con người, những điều này người ta chẳng biết chút gì. Ngày nay, Đấng đứng trước các ngươi là một con người có hình có dạng, và Ngài được gọi là Đức Chúa Trời. Ban đầu, ngươi không hiểu Ngài, ngươi chống đối, hoài nghi, giả định, hiểu lầm, và thậm chí khinh dễ Ngài, rồi ngươi trải nghiệm lời Ngài và sau đó tiếp nhận lời Ngài như sự sống và lẽ thật, như nguyên tắc thực hành, như mục tiêu và phương hướng cho con đường ngươi đi, và từ đó, ngươi tiếp nhận con người vô cùng chân thực này, như thể Ngài là hình tượng thực hóa trong lòng ngươi của Đức Chúa Trời mà ngươi vốn không thể nhìn thấy. Khi ngươi bắt đầu cảm nhận như thế, liệu mối quan hệ giữa ngươi với Đức Chúa Trời có trống rỗng không? (Thưa, không.) Sẽ không trống rỗng. Khi ngươi lấy Đức Chúa Trời như hình ảnh không thể nhìn thấy và mơ hồ rồi cụ thể hóa Ngài đến mức độ Ngài trở thành thân thể xác thịt, một người giữa mọi người, một người không khiến ai phải ngoái nhìn, nếu ngươi vẫn giữ mối quan hệ giữa một loài thọ tạo và Đấng Tạo Hóa với Ngài, thì mối quan hệ của ngươi với Ngài sẽ bình thường hết sức có thể. Khi đó, bất kể ngươi làm gì với ngài, thì về căn bản nó sẽ là phản ứng theo bản năng mà một loài thọ tạo phải có. Dù có ai bảo ngươi hoài nghi Ngài, ngươi cũng không thể hoài nghi Ngài, dù có ai bảo ngươi nghiên cứu Ngài, ngươi cũng không thể nghiên cứu Ngài. Ngươi sẽ không cố nghiên cứu Ngài, không nói rằng: “Tại sao Đức Chúa Trời phán như thế? Tại sao biểu cảm của Ngài lại như thế? Tại sao Ngài cười và có cử chỉ như thế?” Những điều này quá đỗi bình thường với ngươi. Ngươi sẽ tự nhủ: “Đức Chúa Trời là như thế và nên như thế, phải! Bất kể Ngài làm gì, mối quan hệ giữa mình với Ngài sẽ bình thường và không thay đổi”.

Trong tư tưởng và quan niệm của toàn thể nhân loại, việc Đức Chúa Trời trở nên một con người bình thường thông qua sự nhập thể là hình tượng mà Đức Chúa Trời không nên mặc lấy nhất, bởi vì con người bình thường thì thấp kém trong xã hội, bị người khác khinh miệt, và Đức Chúa Trời vốn quá cao cả và vĩ đại, không nên nhập thể thành một người không có gì nổi bật. Đây là chuyện không hợp với quan niệm của con người. Sự thật rằng các ngươi có thể chấp nhận và thừa nhận Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của các ngươi khi mà ngày nay, Ngài đã trở thành một con người tầm thường như vậy, chính là lời chứng. Và trong trường hợp đó, điều gì có thể ảnh hưởng hoặc làm tổn hại mối quan hệ bình thường của ngươi với Đức Chúa Trời? Không gì cả. Dựa trên cơ sở này, việc có thể thừa nhận Đấng Christ là Đức Chúa Trời của ngươi là tiêu chí quan trọng nhất để đo lường mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời. Nhiều người tin vào Đức Chúa Trời nhưng không thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật – mà những người không thừa nhận Đức Chúa Trời là lẽ thật liệu có thể thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của họ không? Vậy những người không thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật có dạng quan hệ như thế nào với Đức Chúa Trời? Họ có thật sự vâng phục Đức Chúa Trời không? Họ không thể chống đối Đức Chúa Trời sao? Ngươi phải thấy rõ chuyện này. Cả ngươi và Đức Chúa Trời nhập thể đều có hình dáng của con người, hình tượng của con người, sở thích của con người, ngôn ngữ của con người, và cả hai đều sống trong thế giới của con người. Nhưng ngươi có thể điều chỉnh vị trí của mình, thì ngươi có thể phân biệt được sự khác biệt giữa địa vị của ngươi và của Đức Chúa Trời, và ngươi có thể điều chỉnh mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời. Ngươi không được vượt quá mối quan hệ này, không được đi quá mối quan hệ này. Nếu ngươi có thể đạt được vóc giạc này, thì ngươi đã đủ tiêu chuẩn đối với Đức Chúa Trời, và không có thế lực nào có thể phá hủy mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời. Đây sẽ là mối quan hệ ổn định nhất trong tất cả, đồng thời là tiêu chuẩn phải đạt được. Nếu mối quan hệ của ngươi với thân thể xác thịt này không đạt tới mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời, nếu ngươi không có được mối quan hệ như vậy, thì khi ngươi nói: “Tôi có mối quan hệ tốt với Đức Chúa Trời trên thiên đàng, và đó là một mối quan hệ rất bình thường”, thì điều này có đúng không? Không đúng. Ngươi nói mình có mối quan hệ tốt với Đức Chúa Trời, đã aii từng thấy chưa? Nó được thể hiện ở đâu? Nó không có cơ sở thực tế. Bởi vì con người sống trong xác thị và không thể thâm nhập vào thế giới thuộc linh, vậy làm sao họ có thể tương tác với Thần của Đức Chúa Trời? Vào lúc này, các ngươi có khả năng đạt được mối quan hệ bình thường giữa con người với Đức Chúa Trời trong xác thịt không? (Không.) Cái khó nằm ở đâu? Có nhiều lẽ thật mà con người không hiểu. Khi nói con người không hiểu, có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là loài người bị bại hoại có các quan điểm và ý kiến mà ở nhiều khía cạnh không phù hợp với quan điểm và ý kiến của Đức Chúa Trời nhập thể; có nghĩa là các nguyên tắc để con người xử lý nhiều thứ không phù hợp với những nguyên tắc của Đức Chúa Trời nhập thể, và con người thậm chí còn có nhiều quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời. Những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Và đâu là gốc rễ của những vấn đề này? Nhân tố nào đang ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và loài người? Đó là tâm tính bại hoại của loài người. Có nghĩa là, loài người vẫn đứng về phía Sa-tan; sống dựa vào độc tố của Sa-tan, và chính tâm tính và thực chất của Sa-tan là thứ mà con người sống thể hiện ra. Thực chất của Đức Chúa Trời là lẽ thật; là bất biến. Vậy, ai là người phải thay đổi để đạt được sự phù hợp với Đức Chúa Trời? (Nhân loại.) Tất nhiên đó là nhân loại; điều này là chắc chắn. Vậy thì loài người phải thay đổi như thế nào? Họ phải quy phục công tác của Đức Chúa Trời, tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận sự phán xét và làm tinh sạch, tiếp nhận lẽ sự tỉa sửa và xử lý. Chỉ có cách đó con người mới có thể hòa hợp với Đức Chúa Trời. Chỉ khi đặt chân lên con đường này, ngươi mới dần hiểu ra lẽ thật, loại bỏ tâm tính bại hoại, nhìn nhận con người và sự việc theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Như thế, các nguyên tắc mà ngươi hành động theo, quan điểm nhìn nhận mọi sự của ngươi, nhân sinh quan và giá trị quan của ngươi sẽ tương hợp với của Đức Chúa Trời. Các rào cản giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ ngày càng ít đi, sẽ không còn mâu thuẫn, ngươi sẽ ngày càng bớt nghiên cứu về Đức Chúa Trời, sự vâng phục trong ngươi sẽ tự nhiên ngày càng phát triển và ngươi sẽ dần đạt được sự tương hợp hoàn toàn với Đức Chúa Trời.

Các ngươi có sợ tương tác với Ta không? (Thưa, không.) Các ngươi có lẽ không sợ, nhưng ta lại sợ. Ta sợ điều gì? Các ngươi có vóc giạc quá bé nhỏ, và có nhiều lẽ thật mà các ngươi không hiểu, và có những điều mà khi phán và làm, ta phải cân nhắc xem liệu vóc giạc của các ngươi có theo kịp không. Ta không thể nói hoặc làm một cách trực tiếp, mà phải cho các ngươi đủ không gian, đủ thời gian để trải qua và trải nghiệm những lẽ thật đó. Rồi ta chờ đợi. Ta chờ đợi các ngươi hiểu được những lẽ thật đó, dần dần tiếp nhận chúng, phát triển về vóc giạc, đến lúc đó, ta lại từng chút một thử tiếp cận các ngươi lần nữa. Rồi ta quan sát các ngươi và xem liệu các ngươi đã trưởng thành về vóc giạc chưa. Nếu các ngươi đã trưởng thành rồi, ta sẽ nói thêm một chút với các ngươi, nếu vóc giạc các ngươi vẫn còn bé nhỏ, ta sẽ giữ khoảng cách với các ngươi thêm một chút. Tại sao ta phải giữ chút khoảng cách với các ngươi? Nếu ta tiếp cận quá gần các ngươi và yêu cầu các ngươi quá nhiều, quá gấp, thì sự gấp rút dễ dàng gây ra phí phạm. Và nếu gấp rút gây ra phí phạm, vậy hậu quả sẽ là gì? Có lẽ sẽ nguy hiểm, hơn cả mức các ngươi có thể chịu đựng nổi. Với tình hình hiện tại, các ngươi và Ta không những không thể đạt được sự hài hòa và tương hợp trong giao tiếp, mà thậm chí còn không thể có sự dung hợp thực sự. Nếu Ta cứ nhất quyết thường xuyên tiếp xúc với các ngươi, sống với các ngươi, huấn luyện cho các ngươi về mọi khía cạnh liên quan đến bổn phận của các ngươi, thì sẽ gây áp lực cho các ngươi mà thôi. Nếu như thế, các ngươi sẽ cảm thấy mình khổ sở. Ta lại chẳng chịu đựng chuyện đó sao? Và khi chịu đựng chuyện đó, Ta lại chẳng đau khổ sao? Ta cũng phải đau khổ. Nếu đau khổ đó đem lại lợi ích cho các ngươi, có thể đẩy nhanh sự tiến bộ của các ngươi, thì Ta chẳng màng chuyện ta có phải chịu chút ít đau khổ hay không. Đơn giản là ta sẽ chịu đựng thêm, nói bớt lại, khoan dung hơn và nhẫn nại chờ đợi các ngươi thêm chút nữa. Chuyện này chẳng làm phiền gì Ta. Nếu các ngươi phải chịu đau khổ gì đó trước thời điểm, liệu nó có đem lại kết quả trong chừng mực nào đó không? Có lẽ với một số ít đặc biệt, những người có thể tiếp nhận lẽ thật và có lương tâm, lý trí, những người thấu tình đạt lý, hơn nữa là những người đặc biệt yêu mến lẽ thật, có thể kiên vững mưu cầu lẽ thật, và trong lòng họ không nhân nhượng về chuyện yêu mến và mưu cầu ánh sáng và những điều tích cực – những người như Phi-e-rơ, chủ động và tích cực trong việc mưu cầu lẽ thật – chỉ có những người có nhân tính như thế, có sự mưu cầu như thế, có sự tiếp nhận như thế, mới có thể trải qua đau khổ như vậy trước thời điểm. Trong số các ngươi, có ai đạt những điều kiện này không? (Thưa, không.) Vậy thì, Ta rất tiếc khi nói rằng chúng ta sẽ phải giữ khoảng cách, để các ngươi sẽ không trải qua đau khổ như thế sớm trước thời điểm. Vậy khi nào các ngươi trải qua đau khổ này? Khi các ngươi đã phát triển đến một vóc giạc nhất định, Đức Chúa Trời sẽ tự nhiên sắp đặt hoàn cảnh, con người, sự vật và sự việc cho ngươi. Chuyện này cũng hệt như chuyện ông Gióp. Khi ông phát triển đến một vóc giạc nhất định, Sa-tan tìm đến thưa với Đức Chúa Trời một lời cáo buộc về ông, và Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan thử thách Gióp, cho ông bị thử thách, và thế là Gióp bị tước hết toàn bộ gia tài. Chuyện này có xa vời với các ngươi không? Xa vời đến mức độ nào? Một mặt, chuyện này tùy thuộc vào sự mưu cầu của các ngươi, mặt khác lại tùy thuộc vào những yêu cầu trong công tác của Đức Chúa Trời, vào những điều Ngài đã thiết lập trong kế hoạch của Ngài. Và những điều này là gì? Là khi thời điểm đó đến, lúc người ta về căn bản được trang bị mọi lẽ thật và hiểu được lẽ thật. Nhưng nếu người ta vẫn chưa có được vóc giạc như thế, thì phải làm gì? Đến đúng thời điểm, Đức Chúa Trời sẽ hành động. Ngươi nghĩ ngươi có thể trốn tránh sao? Không một ai có thể tránh né chuyện này. Điều này gọi là sự kiểm nghiệm công trình của con người, và tất cả mọi người đều phải trải qua chuyện này. Không một ai được qua sớm, và không một ai có thể nán lại sau. “Không một ai được qua sớm” nghĩa là nếu vóc giạc người ta chưa đủ, chưa nghe nhiều lẽ thật, thì khi người đó xin Đức Chúa Trời thử luyện, Ngài sẽ không thử luyện. Không một ai được miễn trừ chuyện này, vì Đức Chúa Trời xem tất cả mọi người bình đẳng như nhau và cho tất cả mọi người cơ hội như nhau, Ngài cung dưỡng và công tác như nhau đối với tất cả mọi người. Vậy nên hiện giờ, Ta dùng thái độ như thế chiếu theo tình trạng và vóc giạc của các ngươi lại chẳng có lợi cho các ngươi hay sao? (Thưa, có.) Điều này thích hợp cho các ngươi và là điều mà các ngươi cần lúc này. Trong lúc đang thực hiện bổn phận trong từng lĩnh vực một cách bình thường, các ngươi cũng được cung dưỡng không chậm trễ nhiều lẽ thật mà các ngươi cần có và cần hiểu, hầu cho các ngươi có thể có được sự cung dưỡng và và hỗ trợ, kịp thời và đúng mức độ. Rồi khi thực hiện bổn phận, các ngươi sẽ dần tiêu hóa, hấp thụ và trải nghiệm những lẽ thật này, rồi tìm ra các nguyên tắc của lẽ thật và con đường thực hành, từng chút một, các ngươi sẽ nắm bắt được ý muốn của Đức Chúa Trời, và từ đó mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời sẽ được đúng đắn và các ngươi sẽ đứng vào vị trí của một loài thọ tạo, nghĩa là giữ đúng cương vị của mình và kiên vững trong bổn phận. Rồi sau đó, có lẽ sẽ có một số người trải qua thử luyện và tinh luyện, dù bản thân họ không nhận ra như thế. Khi nào thì chuyện này xảy đến? Ta sẽ nói cho các ngươi, với một câu để các ngươi dễ hình dung: Thử luyện sẽ đến theo kế hoạch. Câu này có lẽ hơi mơ hồ, nhưng với Đức Chúa Trời, nó đơn giản là thế. Khi đến thời điểm để Đức Chúa Trời hành động, dù có cố hết sức, ngươi sẽ không thể trốn tránh. Giờ Ta sẽ làm gì? Ta sẽ giữ cương vị của mình, giữ vị trí của mình và thực hiện công tác của Ta, không hoãn lại cũng không đẩy nhanh, nhưng thực hiện công tác của Ta theo trật tự đã quy định của nó. Con đường cứu rỗi của tất cả các ngươi đang mở, ta sẽ không đóng chặt chúng, càng không trì hoãn các ngươi.

Có ai lo lắng hỏi: “Khi theo Ngài, chúng con có được cứu rỗi không?” Có lẽ một số người không bao giờ cân nhắc vấn đề này, nhưng như vậy không có nghĩa là họ không có hoài nghi, và sự hoài nghi này có lẽ tồn tại rồi. Ta bảo ngươi một chuyện thực tế này: Ngươi không cần phải lo lắng. Ta phải lo lắng trước ngươi cơ, chính Ta mới là người phải lo lắng nhất, nhưng ta không bao giờ lo lắng, vậy ngươi lo lắng chuyện gì? Ngươi không lo lắng nhiều sao? Ngươi lo lắng quá nhiều, trong khi đâu cần phải lo lắng. Ta không bao giờ lo lắng về chuyện này bởi vì nó không phải là chuyện mà ta phải chịu trách nhiệm. Như thế không phải là chuyện tốt sao? Vậy, ai chịu trách nhiệm cho chuyện này? Có người nói: “Ngài thật vô trách nhiệm khi nói như thế! Nếu Ngài không chịu trách nhiệm, vậy thì ai chịu trách nhiệm đây?” Ta không cần phải chịu trách nhiệm bởi vì Ta chưa hề có những mối lo như thế. Ta không cần phải bận tâm, không cần phải nghiên cứu vấn đề này. Nếu ta lo lắng, nói rằng: “Ồ! Ta không thể gánh nổi trọng trách về kết cục và đích đến của các ngươi! Ta phải để tâm nghiên cứu và phân tích từng bước Ta thực hiện, từng lời Ta nói, sau khi xem kết quả như thế nào rồi hẵng hành động”, như thế là Ta cẩu thả. Nhưng Ta không bao giờ lo lắng, không bao giờ nghiên cứu xem hậu quả sẽ thế nào. Tại sao lại thế? Có người nói: “Ngài đã nhìn thấu vấn đề này rồi”. Không. Nhìn chung, chỉ có thể nói ai đó đã nhìn thấu chuyện gì sau khi họ đã nghiên cứu và phân tích nó, nhưng theo bản năng, Ta không bao giờ nghiên cứu vấn đề này, cũng như người ta không bao giờ nghiên cứu tại sao họ trông giống cha mẹ mình. Theo bản năng, Ta không nghiên cứu những chuyện này, chúng không tồn tại trong suy nghĩ của Ta. Không nghiên cứu mọi chuyện sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, vậy các ngươi có nên học cách làm thế không? Có lẽ có người nói: “Theo bản năng, Ngài không nghiên cứu mọi thứ. Làm sao chúng con học được cách để làm thế? Chuyện này chúng con đâu thể học được!” Trong chuyện này có điều cần được thông công đôi chút. Đức Chúa Trời nhập thể, hiện thân trong xác thịt, trở thành con người, việc con người này xuất hiện, là một quá trình không cần nghiên cứu. Nói đơn giản, Đức Chúa Trời đã trở thành con người. Trong những gì Đức Chúa Trời thực hiện trong thể xác con người và cách Ngài biểu lộ, có bí ẩn gì không? (Thưa, có.) Vấn đề này có cần nghiên cứu không? Nó không cần đến nghiên cứu, nhưng là để cho các ngươi tìm kiếm lẽ thật của nó. Lẽ thật của nó là gì? Các ngươi có thể nhìn thấu nó không? Thực chất, thân phận và sứ mạng của một người được hợp nhất nên một. Sứ mạng của họ là thực chất, bản năng của họ, cái họ sống trọn, cái họ bộc lộ, điều họ sẵn lòng thực hiện và điều thỏa mãn cho họ – đấy là thực chất của họ, cũng là bản năng và sứ mạng của họ, tất cả cấu thành một thể hợp nhất. Điều này nói lên gì? Ở đây, có sự thật mà các ngươi phải có thể nhìn thấy, chính là chuyện Đức Chúa Trời nhập thể là sự thật chắc chắn miễn bàn cãi. Đức Chúa Trời bày tỏ quá nhiều lẽ thật, và con người càng đọc chúng thì càng hiểu chúng, càng đọc chúng thì càng cảm thấy chúng là lẽ thật, càng trải nghiệm và đưa chúng vào thực hành thì lòng họ càng bừng sáng, và khi được như thế, mối quan hệ giữa họ và Đức Chúa Trời cũng phát triển bình thường hơn. Chuyện này có thật sự cần được nghiên cứu không? Cứ nghiên cứu nó tùy thích, các ngươi sẽ không hiểu được lẽ thật là gì bằng cách nghiên cứu đâu. Hiểu lẽ thật là chuyện dựa trên trải nghiệm. Khi người ta có thêm trải nghiệm, thì họ tự nhiên hiểu được lẽ thật là gì, và khi hiểu được lẽ thật, họ tự nhiên có nhận thức về Đức Chúa Trời. Đây là lý do vì sao Ta phán rằng đạt được nhận thức về công tác của Đức Chúa Trời là điều dựa trên việc hiểu lẽ thật. Có người vô lý không yêu mến lẽ thật và không hề đưa lẽ thật vào thực hành, từ lúc bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã nghiên cứu Ngài. Họ cứ nghiên cứu tùy thích, nhưng làm như thế, liệu họ có đạt được nhận thức về Đức Chúa Trời không? Không thể nào. Giới tôn giáo đã nghiên cứu về Đức Chúa Trời suốt cả ngàn năm và không một người nào thật sự biết Ngài. Họ tin Đức Chúa Trời nhiều năm và cuối cùng, họ chỉ có thể nói rằng: “Tôi vô cùng tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời”. Đây là lời của một người thật sự biết Đức Chúa Trời hay sao? Hiện giờ, ngươi vẫn nghiên cứu Đức Chúa Trời sao? Ngươi đã nghiên cứu Ngài bao nhiêu năm rồi? Nghiên cứu của ngươi đã đem lại thành quả gì chưa? Ta nói cho các ngươi biết: Đức Chúa Trời nhập thể không bao giờ nghiên cứu xem Ngài là ai, cũng không có tiếng nói nào khác trong Ngài, chỉ có một tiếng nói mà thôi. Như con người có thể thấy, mọi sự Ngài suy nghĩ, sống thể hiện ra và hành động đều là suy nghĩ và hành động của một người, và Ngài cũng cảm nhận chính Ngài là một người đang hành động và suy nghĩ. Chuyện này là gì đây? Trong Ngài, có một sự sống mà thôi, không có sự sống nào khác. Vậy, thực chất của sự sống này là gì? Có lẽ người ta không thể nhìn thấu nó từ bên ngoài, nghĩ đó chỉ là sự sống của một người bình thường, nhưng khi nhìn vào nó từ góc độ sứ mạng của Ngài và thực chất công tác Ngài làm, thì hình bóng Đức Chúa Trời trên Ngài như thế nào? Điều này đáng để hiểu. Chính xác thì cơ thể xác thịt có hình bóng của Đức Chúa Trời và sự bộc lộ thực chất của Đức Chúa Trời này là ai, vấn đề này đáng để tìm kiếm và tìm hiểu sâu sắc. Có bình thường không khi cơ thể xác thịt này không biết tại sao Ngài lại là người như thế hay về thực chất Ngài là ai? Chuyện này quá bình thường, không có gì siêu nhiên. Có người sẽ nói: “Không siêu nhiên sao? Vậy chẳng giống Đức Chúa Trời gì cả. Đức Chúa Trời phải siêu nhiên chứ!” Chữ “phải” này từ đâu ra vậy? Nó phát xuất từ quan niệm và tưởng tượng của con người. Thật ra, hành động đầu tiên, hành vi đầu tiên của Đức Chúa Trời mà con người biết và có ấn tượng là gì? Thuở ban đầu, Đức Chúa Trời tạo thành trời đất và muôn vật, rồi vào ngày thứ sáu, Ngài lấy đất sét nặn thành một con người mà Ngài đặt tên là Ađam. Rồi ngài cho Ađam ngủ say và lấy một xương sườn của ông mà tạo thành một con người khác nữa, là Eva. Nhìn vào toàn bộ chuỗi hành động và hành vi này của Đức Chúa Trời, không thấy nó đặc biệt mang tính hình tượng sao? Mỗi hành động đều quá thực tế, không hợp với Đức Chúa Trời trong quan niệm và tưởng tượng của con người. Nó vượt quá tưởng tượng của con người về siêu nhiên. Vậy bây giờ, khi người ta tiếp xúc với Đức Chúa Trời nhập thể, nghe những lời Ngài phán, thấy mọi việc Ngài làm, rồi lấy những điều này mà đối chiếu với hành động và hành vi thực sự của Đức Chúa Trời khi Ngài tạo thành con người thuở ban đầu, có điều gì thiếu nhất quán không? Có sự chênh lệch nào không? Có lẽ có, bởi vì các ngươi chưa hề chứng kiến những hành động đó. Tuy nhiên, khi xem xét một cách thực tế, khi đối chiếu phương thức và nguồn của những lời Đức Chúa Trời phán vào thuở ban đầu với phương thức và nguồn của lời Ngài phán bây giờ, thì không có sự chênh lệch căn bản nào. Tại sao Ta lại nói là “căn bản”? Từ “căn bản” có nghĩa của nó. “Căn bản” ở đây nghĩa là gì? Nghĩa là trong lòng con người, trong những chuyện thực tế mà con người nghĩ Đức Chúa Trời thực hiện và phương thức Ngài phán, bất kể là cách nói, phương thức và ngữ khí trong lời Đức Chúa Trời mà con người thấy và nghe bây giờ, có gì đó có yếu tố siêu nhiên rất thật, có thể thấy được và nắm bắt được, không có yếu tố siêu nhiên và không có chỗ cho những tưởng tượng của con người. Giữa hai chuyện này có khoảng cách, và khoảng cách đó về căn bản và xét tận cùng đồng nhất với quan điểm của các ngươi. Từ “căn bản” phát xuất từ đây.

Có cần phải thông công những lời chân thành, thật tâm nhất này với các ngươi hôm nay không? (Thưa, có.) Tại sao lại nói đến những chuyện này? Nhiều người đã liên tục cảm thấy những vấn đề về Đức Chúa Trời nhập thể là rất bí ẩn, không thể dò thấu và luôn mong muốn nghiên cứu chúng. Nghiên cứu những chuyện này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ngươi với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn nghiên cứu Đức Chúa Trời, liệu ngươi vẫn có thể bước vào lẽ thật sao? Nếu ngươi luôn nghiên cứu Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không xem lời Ngài là lẽ thật, và mối quan hệ giữa ngươi với Ngài sẽ bị bóp méo, chệch hướng và bất thường. Vậy làm sao ngươi có thể khiến mối quan hệ của ngươi ngày càng bình thường? Bằng cách quan tâm đến mọi việc Ngài làm một cách bình thường, bao gồm cả thân thể xác thịt của Ngài, tìm kiếm từng chút một để tiếp nhận Ngài trong lòng. Tiếp nhận ngài trong mọi khía cạnh, cả phương thức nói và khẩu khí trong lời Ngài, thậm chí là vẻ ngoài, diện mạo của Ngài. Ngươi phải tiếp nhận chuyện này. Nếu ngươi không tiếp nhận mà cứ luôn nghiên cứu Ngài, nghiên cứu cái này cái kia, thì đến cuối cùng, kẻ thảm thê nhất và phải chịu mất mát sẽ là ngươi. Sự thật do Đức Chúa Trời đem lại này sẽ không thay đổi. Đức Chúa Trời đã khai mở một thời đại mới, Ngài sẽ tác động và dẫn dắt toàn bộ thời đại này. Sự thật này sẽ không thay đổi. Vậy người ta phải có lựa chọn thế nào về chuyện này? Đừng nghiên cứu Ngài, mà tiếp nhận và biết Ngài, không ngừng chỉnh đốn mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời, và luôn tự nhắc nhở mình rằng: “Tôi là loài thọ tạo, tôi nằm trong nhân loại bại hoại, Đức Chúa Trời nhìn bề ngoài là con người bình thường, nhưng thực chất bên trong là của Đức Chúa Trời. Sự thật rằng Ngài là Đức Chúa Trời là một sự thật không thể chối bỏ, bất kể bề ngoài Ngài làm gì, phán gì, bất kể Ngài hành động thế nào, cũng không phải là điều để tôi nghiên cứu. Đây là dạng lý trí mà tôi phải có, và đây là vị trí mà tôi phải giữ”. Hôm nay, Ta đã phán với các ngươi đôi chút về bản thân Ta, để các ngươi có nhận thức và minh bạch về những chuyện này, không luôn mãi mơ hồ rối rắm về chúng, như thể Ta giấu giếm điều gì không cho các ngươi biết. Thật ra, Ta chẳng có bí mật gì không thể nói cho các ngươi. Đây là điều Ta nghĩ và là điều Ta dự định làm. Nó không có gì trừu tượng hay bí ẩn cả. Đấng mà các ngươi thấy chính là Ta, Đấng đứng đằng sau và các ngươi không thể thấy cũng chính là Ta. Thật sự là thế. Nhưng có một chuyện mà các ngươi phải hiểu: Bất kể ngươi thấy sự thật và hiện tượng bên ngoài nào, nếu không hiểu lẽ thật thì ngươi sẽ xem những hiện tượng đó là lẽ thật và sự thật, và nếu ngươi hiểu được lẽ thật thì ngươi sẽ bắt đầu biết thực chất và lẽ thật thông qua những hiện tượng và biểu hiện bên ngoài này, rồi mối quan hệ giữa ngươi với Đức Chúa Trời sẽ ngày càng bình thường. Với ngươi, thân phận, địa vị và thực chất của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thay đổi. Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đấng tể trị tất cả. Đây là chuyện bất di bất dịch. Ngươi là loài thọ tạo, và nếu ngươi luôn nghiên cứu diện mạo của của xác thịt của Đức Chúa Trời, thì ngươi gặp rắc rối rồi. Mối quan hệ giữa ngươi với Đức Chúa Trời sẽ không còn, nghĩa là mối liên hệ của ngươi với tư cách loài thọ tạo với Đấng Tạo Hóa sẽ không còn. Không cần phải khỏa lấp gì về hậu quả của chuyện này. Hậu quả sẽ rất tệ. Hậu quả sẽ là bất kỳ chuyện gì. Không có mối quan hệ này thì không có sự tương giao giữa ngươi và Ta. Nói vậy đã rõ ràng chưa? Nếu phải giữ sự liên hệ gần gũi, giữ mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời, vậy thì con người phải đứng vào vị trí nào? (Vị trí của một loài thọ tạo.) Mãi mãi là vị trí của một loài thọ tạo. Đấy là cách duy nhất để chúng ta có thể kết giao, cách duy nhất để có mối quan hệ thật sự. Nếu ngươi không thừa nhận mình là loài thọ tạo, thì chúng ta không có mối quan hệ gì cả. Ta sẽ không tiếp xúc với ngươi, cũng không muốn quen biết ngươi. Sẽ chẳng có gì gắn kết hai chúng ta. Ta sẽ không dính dáng đến ngươi. Cứ sống như ngươi muốn, chẳng liên quan gì đến Ta cả. Ngươi không cần nghiên cứu ta hay lên án Ta. Thân phận, địa vị và mọi sự Ta làm không phải là điều mà ngươi, một con người bình thường, có thể lên án hay ra kết luận. Con người không được phán xét mọi chuyện này, chỉ có Đức Chúa Trời mới được phán xét. Nói như thế đã rõ ràng chưa? Đấy không phải là lẽ thật sao? (Thưa, phải.) Vậy lẽ thật mà con người phải hiểu ở đây là gì? Con người có thể có mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời dựa trên cơ sở nào, nền tảng nào? Họ phải biết rằng mình là loài thọ tạo. Nếu ngươi thừa nhận rằng mình là loài thọ tạo và ngươi có nền tảng đó, thì khi ngươi tiến lên, sẽ có nhiều vấn đề mà ngươi sẽ không bị lạc lối. Tuy nhiên, nếu ngươi luôn muốn nghiên cứu Ngài, không tiếp cận mối quan hệ này từ góc độ của một loài thọ tạo, thì hậu quả sẽ rất phiền toái, quá khủng khiếp không dám nghĩ đến. Ngươi hiểu được điều này chứ?

Có người nói: “Nếu con không thừa nhận rằng mình là loài thọ tạo, vậy con với Ngài có gì liên quan đến nhau không? Chúng ta không quen biết nhau sao? Không có mối quan hệ ở mức độ đó, chúng ta có thể là bạn thân, bằng hữu, bà con, phải chứ?” Không. Ta không có “bạn thân”, cũng không có bằng hữu, và chắc chắn không có bà con. Có người hỏi: “Vậy ai là bà con thật sự của Ngài? Họ có phải là gia đình Ngài không?” Không. Ta không có bà con, cũng không có chiến hữu, cấp dưới hay người hầu. Với Đấng Tạo Hóa, những thứ duy nhất có quan hệ với Ngài là những loài thọ tạo. Với toàn thể nhân loại thọ tạo, với mọi loài thọ tạo, Đức Chúa Trời chỉ có một thân phận, là Chúa của tạo vật. Đấy là mối quan hệ duy nhất. Nếu có người hỏi: “Chúng ta có mối quan hệ khá tốt. Chúng ta không thể làm bằng hữu sao? Chúng ta không thể làm bạn thân sao?” Không. Ta không quen các ngươi, Ta không biết các ngươi là ai. Tại sao ta lại làm bạn với các ngươi. Giữa ngươi và Ta làm gì có mối quan hệ như thế. Họ nói: “Ngài nói quá chắc chắn đấy, không phải sao? Chẳng phải Ngài quá lạnh lùng sao?” Nó chắc chắn là thế. Ta không cần những mối quan hệ như thế. Mọi điều ta nói và làm là để cung dưỡng cho những đối tượng khả dĩ của sự cung dưỡng, và ai là những đối tượng đó? Là nhân loại thọ tạo, nhân loại yêu mến lẽ thật, họ là những đối tượng mà Đức Chúa Trời sẽ cứu rỗi, chỉ có mối quan hệ này thôi. Ngoài mối quan hệ này ra, Ta không công nhận bất kỳ dạng mối quan hệ nào khác. Các ngươi có hiểu không? (Thưa, có.) Có lẽ có người hỏi: “Ngài là một người khó kết giao!” Đâu phải ta khó kết giao, mà là mối quan hệ như thế không thể nào tồn tại. Vậy nên, đừng có ai nói: “Con đã tiếp xúc với Ngài nhiều năm. Chúng ta không phải bạn bè sao?” Nếu ngươi thừa nhận rằng ngươi là một loài thọ tạo, thì chúng ta có mối quan hệ thân thiết nhất, mối quan hệ tốt nhất, chính đáng nhất và thuần khiết nhất. Có người nói: “Con đã phụng sự Ngài rất nhiều năm. Chúng ta không quen biết rõ nhau sao? Tôi chẳng phải là bạn tri kỷ, bạn thân của Ngài sao?” Không, ta không có bạn thân. Có người nói: “Ngài luôn cho tôi biết Ngài thích mặc gì, thích người nào, và tôi cũng nói những chuyện đó với Ngài. Chuyện gì chúng ta cũng trao đổi được, vậy chúng ta chẳng phải là bạn bè sao?” Không. Ta không kết bạn với con người. Ta không có bạn bè. Nếu ngươi là loài thọ tạo, thì chúng ta có chuyện để trao đổi, chúng ta có thể tương tác và thiết lập một mối quan hệ và xây dựng tình thân. Nhưng khi đã có tình thân giữa chúng ta, thì chúng ta là bạn bè sao? Không. Mối quan hệ giữa loài thọ tạo và Đấng Tạo Hóa không bao giờ thay đổi. Có người đã tiếp đãi Ta và yểm hộ cho Ta, và vì thế, họ nghĩ họ có công lao, là ân nhân cứu mạng của Ta. Nói như thế không đúng, mọi sự đều do Đức Chúa Trời sắp đặt. Và họ có nên hỏi: “Chẳng phải Ngài đang vong ân phụ nghĩa sao?”, phải giải thích câu đó như thế nào? Nếu người ta không thể nhìn rõ chuyện gì, họ không được tùy tiện áp dụng quy tắc cho nó. Làm như thế dễ dẫn đến hành động phán xét. Nếu ngươi biết mình là loài thọ tạo, vậy ngươi đối xử như thế nào với vấn đề này? Nếu ngươi vung vẩy mối quan hệ này để ép Ta, để tiếp cận Ta hoặc khiến Ta mến ngươi, vậy Ta bảo cho ngươi biết, ngươi lầm rồi. Đừng cố làm thế, nếu ngươi cố khiến Ta mến ngươi, thì Ta sẽ chán ghét ngươi. Có người hỏi: “Ngài không chịu được như thế sao?” Không được. Người ta cố khiến ta mến họ là sai trái, làm như thế không cấu thành mối quan hệ bình thường. Có lẽ một số người nói: “Con còn trẻ, dễ nhìn và biết nói năng rành mạch. Đức Chúa Trời không thích người như con sao?” Ngươi không được nói như thế. Nếu ngươi có những suy nghĩ như thế, ngươi có thể tìm câu trả lời trong lời Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ khiến ta ghê tởm như thế. Nói vậy đã rõ ràng chưa? Không thể nào rõ ràng hơn nữa. Vậy, các ngươi phải tiếp nhận điều này như thế nào? (Thưa, mối quan hệ duy nhất giữa con người và Đức Chúa Trời là mối quan hệ giữa loài thọ tạo và Đấng Tạo Hóa.) Chính xác. Con người phải chỉnh đốn vị trí của mình cho đúng. Đừng bao giờ phô trương tư cách của ngươi, đừng dựa vào thâm niên, đừng giở chiêu trò, và đừng dùng triết lý sống nào để cố thay đổi thân phận của ngươi hay mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đừng cố làm thế, ngươi sẽ bị từ chối thẳng thừng. Đừng nỗ lực vô ích như thế làm gì. Chỉ vô dụng thôi! Tại sao người ta luôn ngựa quen đường cũ? Sau buổi nói chuyện hôm nay, hầu hết các ngươi sẽ không hiểu lầm chuyện này nữa, phải không? (Thưa, phải.) Như thế thì Ta đỡ lo nhiều. Ta không muốn phải chăm chú vào những chuyện này, chúng khiến ta đau lòng! Với người nào có lý trí, thì đây là những điều dễ hiểu thôi. Quá nhiều lời của Đức Chúa Trời đã nói đến những điều này, và những ai thật sự có khả năng tiếp nhận thì sẽ thấy chúng không khó hiểu. Với những ai đã theo Đức Chúa Trời nhiều năm và hiểu được một số lẽ thật thì những chuyện này sẽ không thành vấn đề, vì họ đã đạt được nhiều điều từ Đức Chúa Trời và biết trọn vẹn về công tác của Ngài.

Ngày 23 tháng 1 năm 2019

Trước: Chỉ bằng cách hiểu lẽ thật thì mới có thể biết đến những việc làm của Đức Chúa Trời

Tiếp theo: Trân quý lời Đức Chúa Trời là nền tảng của đức tin nơi Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger