Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (9)

Hai tiêu chuẩn để đánh giá lãnh đạo và người làm công có đạt tiêu chuẩn hay không

Về trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, đến nay chúng ta đã thông công tổng cộng tám mục, và chúng ta đã mổ xẻ các loại biểu hiện của lãnh đạo giả liên quan đến tám mục này. Thông qua việc mổ xẻ như thế, các ngươi đã có chút phân định đối với lãnh đạo giả chưa? Nếu làm lãnh đạo, ngươi có thể tránh những cách làm này của lãnh đạo giả không? Ngươi có thể dựa vào những điều đã được thông công mà công tác và làm trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công một cách có ý thức không? Thông qua mối thông công về trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, trong lòng các ngươi nên biết được lãnh đạo và người làm công nên làm công tác như thế nào, việc làm công tác có những chi tiết nào, nên thực hiện công tác như thế nào, thực hành như thế nào thì là lãnh đạo và người làm công đạt tiêu chuẩn. Nếu người ta đủ tố chất, có năng lực công tác nhất định, lại biết mang gánh nặng, thì sẽ có thể tránh được những biểu hiện này của lãnh đạo giả. Tuy nhiên, nếu người ta có tố chất, cũng có năng lực công tác nhất định, nhưng lại không biết mang gánh nặng, vậy trong trường hợp đó, họ có thể làm lãnh đạo đạt tiêu chuẩn, cũng như làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công hay không? (Thưa, không thể.) Sẽ có chút khó khăn. Nếu một lãnh đạo biết mang gánh nặng, nhân tính không tồi, mà lại không biết nên công tác như thế nào, thông công như thế nào, cũng không biết rốt cuộc nên thực hiện và tham gia công tác cụ thể như thế nào, còn không tìm được nguyên tắc và phương hướng, không biết làm sao để chỉ dẫn nghiệp vụ và công tác cụ thể, khi xuất hiện vấn đề cũng không phát hiện được thực chất vấn đề, không biết giải quyết như thế nào, cho nên họ làm công tác gì, xử lý vấn đề gì cũng đều rất bị động và chậm chạp, thế thì dạng người này có thể làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công được không? (Thưa, không thể.) Đây là vấn đề gì? Mặc dù dạng người này trong lòng đầy nhiệt huyết, biết mang gánh nặng và muốn làm công tác, nhưng vì tố chất họ quá kém, không có năng lực công tác nên không gánh vác nổi công tác, cũng không làm được công tác cụ thể, không giải quyết được vấn đề cụ thể. Những người này tham gia công tác gì cũng chỉ là làm cho có lệ, rất trì độn, rất tê dại, rất bị động. Kết quả là có rất nhiều vấn đề mà họ chẳng thể bắt tay vào xử lý, chẳng biết vấn đề phát xuất từ đâu, càng không biết làm thế nào để thông công và giải quyết, ngay cả chuyện phản ánh lên trên và tìm kiếm về vấn đề này, họ cũng không làm được. Do đó, họ không làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, cho dù có được bầu làm lãnh đạo thì họ cũng không phải là lãnh đạo tốt, mà thay vào đó, họ là lãnh đạo giả.

Đã thông công về tám trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, các ngươi có thể có được một vài định nghĩa cơ bản về lãnh đạo giả chưa? Để phán đoán xem một lãnh đạo rốt cuộc có làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công hay không, rốt cuộc có phải là lãnh đạo giả hay không, thì nên đánh giá như thế nào? Điểm cơ bản nhất là trước hết nhìn xem người đó có thể làm công tác thực tế không, có tố chất này không, sau đó thì xem họ có mang gánh nặng và làm tốt hạng mục công tác này không. Ngươi đừng nhìn xem ngoài miệng họ nói hay thế nào, hiểu đạo lý ra sao, cũng đừng nhìn xem khi làm những việc bề ngoài thì họ có tài cán hay ân tứ gì, những chuyện này không quan trọng. Điều cốt yếu nhất là liệu họ có thể làm tốt những hạng mục công tác cơ bản nhất của hội thánh hay không, liệu họ có thể dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề hay không và liệu họ có thể dẫn dắt mọi người vào thực tế của lẽ thật hay không. Đây là công tác căn bản và mang tính thực chất nhất. Nếu họ không làm được những hạng mục công tác thực tế này, thì dù tố chất của họ tốt đến đâu, họ có tài cán đến đâu, hay có thể chịu khổ và trả giá như thế nào, thì họ vẫn là lãnh đạo giả. Có những người nói: “Đừng nhìn vào chuyện bây giờ họ không làm công tác thực tế nào. Họ có tố chất và năng lực mà, rèn luyện họ một thời gian thì chắc chắn họ sẽ có thể làm được công tác thực tế. Hơn nữa, họ cũng chưa làm việc xấu gì, cũng không hành ác hay gây gián đoạn và nhiễu loạn, làm sao có thể nói họ là lãnh đạo giả chứ?” Vấn đề này nên giải thích thế nào đây? Bất kể ngươi có tài cán đến đâu, tố chất và tri thức văn hóa cao thấp thế nào, bất kể ngươi có thể hô hào bao nhiêu khẩu hiệu, nắm vững bao nhiêu câu chữ và đạo lý, bất kể mỗi ngày ngươi bận rộn đến đâu, mệt mỏi đến thế nào, bất kể ngươi bôn ba bao nhiêu nẻo đường, đi đến bao nhiêu hội thánh, chịu bao nhiêu nguy hiểm, bao nhiêu khổ, đừng nhìn vào những chuyện này, hãy nhìn vào chuyện khi làm công tác, ngươi có dựa vào sự sắp xếp công tác không, có thực hiện chuẩn xác sự sắp xếp công tác hay không, trong thời gian làm lãnh đạo, ngươi có tham gia mỗi một hạng mục công tác cụ thể mà ngươi phụ trách hay không, rốt cuộc đã giải quyết được bao nhiêu vấn đề thực tế, trong số những người được ngươi lãnh đạo và chỉ dẫn, có bao nhiêu người hiểu được nguyên tắc lẽ thật rồi, công tác của hội thánh đã tiến triển và phát triển được bao nhiêu, nên nhìn vào chuyện ngươi có đạt được những hiệu quả đó hay không. Bất kể cụ thể ngươi làm công tác nào, hãy nhìn vào chuyện ngươi có liên tục theo sát và chỉ đạo công tác không, hay là ngươi ăn trên ngồi trốc chỉ tay ra lệnh. Ngoài ra, còn một chuyện để nhìn vào nữa, đó là khi làm bổn phận, ngươi có lối vào sự sống, có lời chứng về việc thực hành lẽ thật, có thể xử lý và giải quyết vấn đề thực tế của dân được Đức Chúa Trời chọn hay không, v.v. Hết thảy những câu hỏi này là tiêu chuẩn để kiểm tra xem một lãnh đạo hay người làm công nào đó có làm tròn trách nhiệm hay không. Các ngươi nói xem, những tiêu chuẩn này có thực tế hay không? Có công bằng với mọi người không? (Thưa, có.) Đối với ai cũng công bằng. Dù trình độ học vấn của ngươi thế nào, dù ngươi già hay trẻ, ngươi đã tin Đức Chúa Trời được bao nhiêu năm, thâm niên của ngươi thế nào, hay ngươi đã đọc được bao nhiêu lời Đức Chúa Trời, những điều này đều không quan trọng. Điều quan trọng là sau khi được chọn làm lãnh đạo, công của hội thánh được làm như thế nào, hiệu quả ra sao, hiệu suất cao hay thấp, các hạng mục công tác có tiến triển một cách trật tự và hiệu quả chứ không bị dây dưa chậm chạp không. Khi đánh giá xem một lãnh đạo và người làm công có làm tròn trách nhiệm hay không, thì chủ yếu sẽ kiểm tra những điều này.

Thông qua mối thông công vừa rồi, các ngươi đã có được một vài lý giải và nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, đồng thời các ngươi cũng có được cách nói chuẩn xác về định nghĩa và thực chất của lãnh đạo giả. Để phán đoán xem người nào là lãnh đạo giả thì điều cơ bản nhất là nhìn xem họ có thể làm công tác thực tế hay không, tiếp theo là nhìn xem họ có làm công tác thực tế hay không, chủ yếu là hai điểm này: một là vấn đề về chuyện có thể hay không, hai là vấn đề về chuyện có muốn hay không. Các ngươi có thể ghi nhớ được những điều này không? Có người nói: “Con đâu phải là lãnh đạo, ghi nhớ mấy cái này làm gì?” Nói vậy có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở chỗ nào? Hiểu được những phương diện lẽ thật này thì sẽ có thể nhận thức được bản thân, mặt khác cũng có thể phân định được người khác, đây là lẽ thật mà con người nên hiểu và nên có, không hiểu thì không được. Trước hết, ngươi phải dựa vào trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công mà đánh giá xem bản thân mình có tố chất và năng lực để làm lãnh đạo hay không, nếu mình không có thì đừng có lúc nào cũng muốn làm lãnh đạo. Ngươi không có tố chất của lãnh đạo mà còn muốn làm lãnh đạo, thì đó là dã tâm, ngay khi làm lãnh đạo mà ngươi làm không nổi công tác thực tế thì tất nhiên ngươi sẽ trở thành lãnh đạo giả. Có những người nói: “Tố chất con không tệ, giữa mọi người, con là người giỏi nhất, con thường nghĩ ra những ý tưởng tốt, có một vài kiến nghị cao thâm và hay ho. Con làm gì cũng có khiếu, tri thức, kiến thức và sự từng trải của con cũng tương đối phong phú. Vậy chẳng phải con có thể làm lãnh đạo sao?” Vậy ngươi hãy đánh giá lại bản thân xem ngươi có tinh thần trách nhiệm và biết mang gánh nặng không. Nếu như chuyện gì ngươi cũng chỉ có ý kiến mà thôi, làm gì cũng chỉ đến mức muốn làm mà thôi, từ đầu đến cuối đều là tầm nhìn cao xa mà năng lực thấp kém, chẳng biết cách để dốc công sức và trả giá, cũng chẳng sẵn lòng trả chút giá nào, luôn muốn đầu óc và tâm hồn được thư giãn, thích được như hạc hoang mây nhàn, thích cuộc sống an nhàn, không thích phải lao tâm bận rộn, sợ mệt sợ khổ, vậy thì ngươi không thích hợp làm lãnh đạo, ngươi không gánh vác nổi cũng không làm nổi công tác lãnh đạo đâu.

Chúng ta vừa mới tổng kết ra hai tiêu chuẩn để đánh giá xem lãnh đạo có đạt tiêu chuẩn hay không. Đó là họ có thể làm công tác thực tế hay không và họ có làm công tác thực tế hay không. Nếu hiểu được hai tiêu chuẩn này, người ta sẽ hoàn toàn nắm rõ chuyện bản thân mình có thể làm lãnh đạo hay không, lúc làm lãnh đạo rồi thì có thể làm tốt công tác của hội thánh hay không, có thể hoàn toàn làm tròn trách nhiệm hay không, có phải là lãnh đạo đạt tiêu chuẩn hay không. Vậy đối với lãnh đạo và người làm công đang tại nhiệm, có phải trong lòng họ đã có một vài con đường và nguyên tắc để đánh giá xem bản thân mình có làm một vài công tác thực tế và làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công hay không? Thông qua mối thông công về tám trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, các ngươi nên có thể đánh giá được biểu hiện của lãnh đạo giả, cũng có thể tổng kết ra được rốt cuộc lãnh đạo và người làm công nên công tác như thế nào, bản thân mình khi công tác có những chỗ nào làm chưa đủ, chưa đạt, chưa đủ cụ thể, từ nay nên làm như thế nào, ít nhất các ngươi nên có được những thấu suốt này. Nếu các ngươi không tổng kết được gì và không có thấu suốt gì về chuyện làm sao để làm lãnh đạo và người làm công, làm sao để làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, thì tố chất của các ngươi không đạt rồi. Ngoài ra, nếu các ngươi cứ mơ hồ về cách để phân định lãnh đạo giả, thì điều này cho thấy các ngươi có tố chất kém. Còn có một trường hợp đặc biệt nữa, đó là có những người đã nghe những mối thông công này, nhưng lại không có ý chí vươn tới lẽ thật, cũng không có ý chí làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, họ hoàn toàn không nghiêm túc với chuyện này, chẳng để vào lòng. Họ nghĩ: “Mình chẳng quan tâm ai làm lãnh đạo của mình. Nhưng nếu mình làm lãnh đạo, thì Bề trên bảo gì mình sẽ làm nấy, cũng không cần phải hao tâm tốn sức làm gì”. Họ nghe giảng đạo theo kiểu nghe cho có lệ, cho giết thời gian, cụ thể giảng cái gì thì họ cũng biết đại khái đôi chút, nhưng về lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người được thông công trong bài giảng đó, thì họ lười biếng không chịu tổng kết, cũng chẳng sẵn lòng đưa những chuyện này vào lòng. Họ cảm thấy: “Mấy chuyện phân định này thật quá phiền phức. Nếu mình mà có yêu cầu gì với bản thân, thì chỉ là đừng hành ác, đừng gây gián đoạn và nhiễu loạn, đừng làm gì phải ló đầu ra, vậy là được rồi. Như vậy quá đơn giản! Sống như vậy thật tốt biết bao, mình chẳng có yêu cầu cao với bản thân làm gì!” Họ nghe giảng đạo thế nào thì cũng chỉ có một quan điểm như vậy, chẳng ai có thể thay đổi được họ, bất kể ngươi có thông công về lẽ thật thế nào, dùng cách thông công nào, thông công về nội dung nào, cũng đều không thể làm lòng họ xúc động. Đối với họ, những lời đó nghe cũng được, không nghe cũng được, chẳng có ảnh hưởng gì lớn đến họ. Loại người này là người sống cho qua ngày đoạn tháng, chẳng nghiêm túc với bất kỳ chuyện gì. Đừng nói đến chuyện thông công về tám trách nhiệm này, ngươi mà đem hết trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công thông công với họ thì họ nghe xong cũng chẳng hiểu, cũng chẳng tổng kết ra được nguyên tắc hay con đường nào. Loại người này không yêu thích những điều tích cực, đối với lẽ thật và bất kỳ điều tích cực nào, họ chẳng có hứng thú gì, cũng không thể nâng cao tinh thần nổi, nhưng họ lại có hứng thú nhất định đối với những chuyện ăn uống vui chơi. Thông qua mối thông công về tám trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, một mặt chúng ta đã tổng kết ra được một vài trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, cũng tổng kết ra được lãnh đạo và người làm công nên làm công tác như thế nào, làm sao mới có thể làm tròn trách nhiệm của mình. Mặt khác, chúng ta cũng tổng kết ra được một vài biểu hiện cụ thể của lãnh đạo giả. Vừa rồi chúng ta đã tổng kết được hai nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản, một là có thể làm công tác thực tế hay không, hai là hiểu nguyên tắc lẽ thật rồi thì có làm công tác thực tế hay không. Để đánh giá xem ai đó có phải là lãnh đạo giả hay không, thì dùng hai điều này là phương pháp đơn giản và thích hợp nhất.

Mục 9. Dựa theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời mà truyền đạt, ban hành xuống và thực hiện chuẩn xác những sự sắp xếp công tác, đồng thời hướng dẫn, giám sát, đốc thúc, kiểm tra, và theo dõi tình hình thực hiện (Phần 1)

Định nghĩa và hạng mục cụ thể của sự sắp xếp công tác

Hôm nay, chúng ta thông công về trách nhiệm thứ chín của lãnh đạo và người làm công – “Dựa theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời mà truyền đạt, ban hành xuống và thực hiện chuẩn xác những sự sắp xếp công tác, đồng thời hướng dẫn, giám sát, đốc thúc, kiểm tra, và theo dõi tình hình thực hiện”. Nhìn tổng thể mục này, lãnh đạo và người làm công được yêu cầu thực hiện việc gì? (Thưa, các sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời.) Trọng điểm của mục này chính là cách thực hiện các sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, đây là một công tác quan trọng nhất của lãnh đạo và người làm công. Làm lãnh đạo và người làm công, bất kể là ở cấp nào, cũng đều tiếp xúc với sự sắp xếp công tác và những công tác cụ thể để thực hiện sự sắp xếp công tác. Thực hiện các sự sắp xếp công tác là việc có liên quan đến công tác của mỗi một lãnh đạo và người làm công, đây là công tác rất quan trọng, rất cụ thể và rất cơ bản. Xét từ điểm này, có phải trước tiên nên thông công một lượt về chuyện sự sắp xếp công tác là gì hay không? (Thưa, có.) Vậy sự sắp xếp công tác là gì? Phạm trù và định nghĩa của sự sắp xếp công tác là gì? Có một vài người nói: “Không phải phạm vi của sự sắp xếp công tác liên quan đến một vài hạng mục và nội dung trong công tác của hội thánh sao? Sắp xếp những hạng mục và nội dung công tác đó, rồi truyền xuống dưới, đây chẳng phải là sự sắp xếp công tác sao?” Nói vậy có phải là nói câu chữ và đạo lý không? (Thưa, phải.) Mà câu chữ và đạo lý là gì? Chính là những gì ngươi nghe không có chữ nào sai, nhưng nghe xong rồi thì ngươi vẫn không hiểu, cũng chẳng khác gì khi chưa được giải thích. Trước hết, chúng ta hãy định nghĩa sự sắp xếp công tác theo văn bản viết, để cho mọi người có một khái niệm cơ bản để lý giải và hiểu rõ rốt cuộc sự sắp xếp công tác là gì. Sự sắp xếp công tác chính là sự bố trí và yêu cầu cụ thể của nhà Đức Chúa Trời đối với mỗi một công tác cụ thể, chúng cần được lãnh đạo và người làm công truyền đạt và thực hiện, cũng là yêu cầu, nhiệm vụ và cách làm đối với mỗi công tác cụ thể được ban hành cho mỗi một thành viên trong hội thánh. Vậy sự sắp xếp công tác có những hạng mục nào? Ai cũng biết danh từ “hạng mục” này, nhưng về phạm vi của hạng mục có những gì, có phải nên có những nội dung cụ thể hay không? (Thưa, phải.) Các ngươi biết có những nội dung gì nào? (Thưa, có công tác phúc âm, còn có công tác làm phim.) Vậy là hai hạng mục rồi. (Thưa, còn có một vài yêu cầu liên quan đến đời sống hội thánh và việc thiết lập cơ cấu quản trị của hội thánh.) Còn có công tác nào nữa? (Thưa, có công tác thanh lọc của hội thánh, còn có công tác về chế độ quản lý của hội thánh nữa.) Nội dung cụ thể của sự sắp xếp công tác như sau: Thứ nhất, công tác quản trị của hội thánh. Đây là hạng mục công tác lớn nhất, công tác quản trị mà làm không tốt thì sẽ không có công tác của hội thánh nữa. Thứ hai, công tác nhân sự. Đây là một hạng mục công tác lớn. Thứ ba, công tác phúc âm. Đây cũng là một hạng mục công tác lớn. Thứ tư, các công tác nghiệp vụ. Hạng mục công tác này có phạm trù lớn, bao quát cả làm phim, văn tự, phiên dịch, âm nhạc, sản xuất video, nghệ thuật, v.v.. Thứ năm, đời sống hội thánh. Thứ sáu, công tác quản lý tài sản. Thứ bảy, công tác thanh lọc. Thứ tám, công tác đối ngoại. Thứ chín, phúc lợi của hội thánh. Chẳng hạn như, khi trong nhà anh chị em có khó khăn thì hội thánh nên giải quyết thế nào và làm những việc gì, còn có chuyện thăm nuôi các anh chị em ở tù, quan tâm thế nào đến gia đình họ, v.v. những chuyện này đều là phúc lợi của hội thánh. Thứ mười, phương án ứng phó khẩn cấp. Có những lúc hội thánh ban xuống những biện pháp ứng phó khẩn cấp, chẳng hạn như khi dịch bệnh xuất hiện thì hội thánh dùng những chế độ cách ly tương ứng, những chuyện như vậy đều nằm trong công tác ứng phó khẩn cấp. Sự sắp xếp công tác cơ bản là bao quát mười hạng mục này. Các hạng mục nhỏ khác hoặc những trường hợp đặc biệt cũng đều được bao quát trong mười hạng mục này. Về căn bản, công tác của hội thánh chính là mười hạng mục lớn này. Phạm vi của các sự sắp xếp công tác mà nhà Đức Chúa Trời ban bố căn bản là những mục này, phải không nào? (Thưa, phải.) Đã xác nhận những hạng mục này rồi, mỗi một người các ngươi nên hiểu rõ đôi chút về sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, nên biết được đây là các hạng mục công tác lớn nhà Đức Chúa Trời. Đây cũng là phạm vi yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời về trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Ngụ ý là, khi ngươi làm lãnh đạo hay người làm công, thì phạm vi công tác và trách nhiệm ngươi phải làm không tách rời những hạng mục được bao quát trong sự sắp xếp công tác này, và không thể thiếu bất kỳ hạng mục nào. Ngoài những công tác này ra, ngươi sẵn lòng làm gì và có thể làm tốt được gì thì cứ làm một chút, nhà Đức Chúa Trời không có yêu cầu phụ thêm đối với việc làm bổn phận của ngươi. Do đó, trong thời gian công tác, ngươi phải suy ngẫm xem nên làm những công tác này như thế nào, sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời yêu cầu thế nào, công tác cụ thể mà ngươi phải làm là gì, thực hiện như thế nào, có thực hiện tốt không, mức độ tiến triển hiện nay như thế nào, ngươi có theo sát không, có hạng công tác nào không làm tốt, có xuất hiện lệch lạc hay lỗ hổng nào không, những người tham gia công tác này có đang làm việc không, lòng ngươi phải luôn suy ngẫm những chuyện này. Sau khi các ngươi đã hiểu những hạng mục cụ thể được bao quát trong sự sắp xếp công tác rồi, Ta có cần giải thích đơn giản mỗi hạng mục nữa không? Hay có lẽ các ngươi cảm thấy: “Những công tác này chúng con đã tiếp xúc nhiều năm, đã hiểu rồi, không cần giải thích nữa. Thông công thì nên nói chuyện gì quan trọng chứ, mấy chuyện này đâu có quan trọng lắm, biết hay không biết đều được. Chúng con không muốn nghe đâu”. Có cần phải giải thích không? (Thưa, cần.) Bởi vì đây là chuyện cần thiết, vậy thì chúng ta sẽ nói đơn giản thôi. Ta sẽ chọn ra một vài hạng mục tương đối xa lạ, không quá cụ thể và có chút trừu tượng để thông công.

Công tác quản trị

Hãy bắt đầu thông công từ mục một – công tác quản trị. Công tác quản trị này tương đối trừu tượng, không đủ rõ ràng, rất nhiều người không lý giải được, nhất là những người tin Đức Chúa Trời chưa lâu thì không hiểu rõ lắm về sự hình thành của hội thánh và công tác quản trị của hội thánh, họ không biết quản trị là gì. Chuyện quản trị này không giống với sắc lệnh quản trị mà Đức Chúa Trời ban hành, công tác quản trị này chủ yếu là những quy định cụ thể của nhà Đức Chúa Trời về công tác thiết lập các hội thánh. Vậy nội dung của những quy định cụ thể này là gì? Chính là về chuyện các hội thánh được chia ra như thế nào, mỗi hội thánh có bao nhiêu người, đặt tên cho các hội thánh như thế nào, v.v.. Trước đây, sự sắp xếp công tác quy định rằng các hội thánh được phân chia theo hoàn cảnh địa lý tự nhiên, với 30 đến 50 người sống tương đối gần nhau thì được phân thành một hội thánh. Chẳng hạn như khu vực A bao gồm ba hay bốn thôn, tín đồ trong mấy thôn này mà đủ 50 người thì có thể phân thành một hội thánh, họ có thời gian nhóm họp và địa điểm nhóm họp riêng, có lãnh đạo và chấp sự riêng, cũng có công tác hội thánh cụ thể, họ đều nằm dưới sự quản lý thống nhất của hội thánh này. Đây là quy định liên quan đến việc phân chia hội thánh và nhân số trong hội thánh. Đồng thời, hội thánh đó nằm trong phạm vi của một tiểu khu thì sẽ do tiểu khu đó phụ trách. Những chuyện như đời sống hội thánh, các lãnh đạo và chấp sự có thích hợp hay không, việc phân phát sách lời Đức Chúa Trời, việc thực hiện các hạng mục sắp xếp công tác, việc truyền đạt yêu cầu của Bề trên, v.v. các hạng mục công tác này đều do tiểu khu đó phụ trách. Nhiều hội thánh hợp lại thành một tiểu khu, nhiều tiểu khu hợp lại thành một đại khu, đại khu phụ trách tiểu khu, tiểu khu phụ trách hội thánh, đây là đơn vị hành chính. Về những chuyện này, nhà Đức Chúa Trời đều có sự sắp xếp công tác cụ thể. Nói đơn giản, đây gọi là công tác quản trị, trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công bao gồm hạng mục công tác này. Vậy lãnh đạo và người làm công nên làm trách nhiệm gì? Chính là dựa vào sự sắp xếp công tác, dựa theo hoàn cảnh và vị trí địa lý tự nhiên mà phân chia hội thánh. Nếu nhân số hội thánh không ngừng tăng theo thời gian, thì hội thánh đó nên dựa theo nhân số và hoàn cảnh địa lý mà phân chia lại. Chẳng hạn như, một hội thánh nọ ban đầu có 50 người, mà giờ phát triển thành 80 người, thì nên phân chia thành hai hội thánh. Rồi từ 80 người, họ phát triển thành 150 người, khi đó nên phân chia thành ba hội thánh. Nếu một hội thánh phát triển lên đến 70, 80 người, hoặc là 100 người, mà chưa phân chia thành hai hội thánh, thì có phải lãnh đạo và người làm công ở hội thánh đó không hiểu công tác quản trị của nhà Đức Chúa Trời hay không? (Thưa, phải.) Vậy thì lúc đó, lãnh đạo và người làm công ở đó nên đọc sự sắp xếp công tác liên quan đến phương diện này – sổ tay về sắp xếp công tác của hội thánh có các quy định cụ thể. Nếu phân chia thành hai hội thánh mới, thì mỗi hội thánh phải bầu lên lãnh đạo hội thánh, chấp sự, v.v., hội thánh đó phải có lãnh đạo và người làm công. Vậy lãnh đạo và người làm công nên làm việc gì? Họ nên hiểu rõ và nắm rõ nhân số trong hội thánh và tình hình thành lập hội thánh. Đây là công tác quản trị của hội thánh, là một hạng mục công tác lớn nhất. Chỉ cần nơi nào có dân được Đức Chúa Trời chọn thì nơi đó nên có hội thánh. Khi thành lập hội thánh rồi thì lãnh đạo và người làm công phải phụ trách đủ mọi mặt công tác của hội thánh đó, chẳng hạn như phân phát sách lời Đức Chúa Trời, quản lý thành viên của hội thánh, cho họ biết việc thực hiện sự sắp xếp công tác, để họ biết nội dung sự sắp xếp công tác gồm những gì, v.v.. Công tác quản trị chủ yếu là việc thiết lập hội thánh, còn có việc thiết lập cơ cấu quản trị và nhân sự quản trị của hội thánh, đây đều là các hạng mục cụ thể của công tác quản trị. Người bình thường có tiếp xúc với công tác này không? Hội thánh của những người mới, đội phúc âm, còn có các lãnh đạo khu vực, lãnh đạo tiểu khu và lãnh đạo hội thánh ở khu vực đang mở rộng phúc âm, những người này sẽ tiếp xúc tương đối nhiều hơn với công tác quản trị. Ngoài ra, công tác quản trị còn bao quát một công tác đặc biệt, đó là việc phân chia hội thánh thành hội thánh toàn thời gian, hội thánh bán thời gian, hội thánh phổ thông và nhóm B, đây là một công tác mà lãnh đạo và người làm công đương nhiên phải làm được. Các lãnh đạo và người làm công cũng nên nắm rõ cách phân chia hội thánh như thế nào. Nguyên tắc phân chia chính là dựa vào bổn phận khác nhau mà mọi người làm để phân chia thành các hội thánh khác nhau, phân chia thành hội thánh làm bổn phận và hội thánh không làm bổn phận, hội thánh toàn thời gian và hội thánh bán thời gian. Đây cũng là một công tác quản trị đặc biệt và cụ thể.

Công tác nhân sự

Mục hai, công tác nhân sự. Hạng mục công tác này liên quan đến việc bầu cử, bổ nhiệm và cách chức lãnh đạo và người làm công các cấp. Sự sắp xếp công tác có quy định cụ thể về chế độ bầu cử, việc bầu những người nào làm lãnh đạo và người làm công, phương thức và yêu cầu cụ thể cho việc bầu cử là gì. Còn có một vài trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như các anh chị em chỉ vừa mới gặp nhau, chưa quen nhau lắm, không có cách nào để thông qua phương thức bầu cử mà bầu ra lãnh đạo và người làm công thích hợp, thế thì phải làm sao? Có thể đề bạt, chỉ định, thấy ai tương đối thích hợp làm lãnh đạo, sau khi hiểu rõ về họ, thông công, rồi khảo hạch đơn giản, thì có thể bổ nhiệm họ. Ngoài ra, Bề trên sắp xếp một hạng mục công tác lớn hoặc là bổ nhiệm một người phụ trách nào đó, thì đó là một dạng sắp xếp công tác đặc biệt. Còn có một trường hợp đặc biệt nữa, đó là có những người báo tin lên Bề trên, phản ánh có lãnh đạo này kia không làm công tác thực tế và đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, thì sau khi kiểm tra thực tình, Bề trên ban hành sự sắp xếp công tác xuống để tiến hành cách chức người bị phản ánh, đây cũng là một sự sắp xếp công tác liên quan đến công tác nhân sự. Tóm lại, công tác về phương diện nhân sự này bao gồm việc bầu cử, bổ nhiệm và cách chức lãnh đạo và người làm công các cấp của hội thánh. Hạng mục công tác này tương đối đơn giản và dễ hiểu.

III. Công tác phúc âm

Mục ba, công tác phúc âm. Công tác phúc âm là hạng mục công tác nghiệp vụ cụ thể lớn đầu tiên, ngay sau công tác quản trị và công tác nhân sự trong nhà Đức Chúa Trời. Nhà Đức Chúa Trời cũng lần lượt có nhiều sự sắp xếp công tác về hạng mục công tác này. Về đối tượng phúc âm, phạm vi địa lý để rao truyền phúc âm, phương thức và phương pháp rao truyền phúc âm, đều có những sự sắp xếp công tác cụ thể. Đồng thời, đối với các sách lời Đức Chúa Trời, tác phẩm điện ảnh, tiết mục nghệ thuật cần thiết cho việc rao truyền phúc âm, thậm chí đối với các quan niệm thường có và những câu thường hỏi của các đối tượng phúc âm, nhà Đức Chúa Trời đều có những tuyên bố cụ thể trong sự sắp xếp công tác. Có những tuyên bố không được thể hiện ra trên văn bản, nhưng tuyên bố theo kiểu truyền miệng và thông công miệng thì có rất nhiều. Công tác phúc âm liên tục tiến triển và được tiếp nối, nhà Đức Chúa Trời cũng dựa theo những vấn đề không ngừng nảy sinh theo sự phát triển của hạng mục công tác này mà đưa ra những sự sắp xếp công tác và quy định cụ thể. Đối với người rao truyền phúc âm, chấp sự phúc âm và người phụ trách công tác phúc âm, nhà Đức Chúa Trời cũng ban hành một vài yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể cho họ. Mặc dù trong giai đoạn về sau, nhà Đức Chúa Trời không có quá nhiều sự sắp xếp đối với công tác phúc âm, nhưng trong hội thánh lại thông công về phương diện lẽ thật này rất nhiều. Nhất là khi phúc âm mở rộng ra nước ngoài, nhà Đức Chúa Trời đã có những sắp xếp công tác cụ thể cho công tác phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hạng mục công tác này do những người phiên dịch và nhân sự phúc âm biết các tiếng nước ngoài dốc hết sức phối hợp để làm, nhà Đức Chúa Trời đã đầu tư không ít dạng nhân lực này để phối hợp làm công tác phúc âm, và điều này tương hợp với sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tóm lại, đối với công tác mở rộng phúc âm, Bề trên liên tục đích thân chỉ dẫn, hỏi han, theo sát và giám sát. Vậy trách nhiệm nên làm của lãnh đạo và người làm công đối với hạng mục công tác này là gì? Không phải là có người phụ trách công tác phúc âm rồi thì có thể để mặc cho tự vận hành, không quan tâm, không hỏi han, không thèm để ý đến, nghĩ rằng: “Công tác phát triển thế nào thì thành thế ấy thôi. Đằng nào cũng chẳng liên quan đến mình. Mình phụ trách đời sống hội thánh và các hạng mục công tác nghiệp vụ. Còn công tác phúc âm có vấn đề gì thì mình không quan tâm”. Như vậy có được không? (Thưa, không được.) Như vậy gọi là thất trách. Trong mọi công tác của nhà Đức Chúa Trời, một hạng mục công tác quan trọng nhất mà lãnh đạo và người làm công nên chú trọng chính là công tác phúc âm. Cũng có lẽ ngươi không trực tiếp phụ trách hạng mục công tác này, nhưng công tác phúc âm phát triển đến mức độ nào, tình hình tiến triển như thế nào, thì ngươi phải hỏi han, theo sát, hiểu rõ và nắm rõ. Nhất là đối với một vài nhân sự quan trọng, chẳng hạn như người làm chứng và người chăm tưới trong đội phúc âm, cả người phụ trách công tác phúc âm, thì ngươi nhất định phải kịp thời nắm rõ tình hình, nếu xuất hiện vấn đề thì phải kịp thời giải quyết, không nên bố trí công tác xong rồi thì khoanh tay không quản nữa. Ngoài ra, đối với người làm chứng liên quan đến công tác mở rộng phúc âm, bao gồm người làm chứng trong hội thánh, người làm chứng trên mạng, và người chăm tưới ở các nhóm, lãnh đạo và người làm công đều phải kiểm tra và chỉ đạo định kỳ. Sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời từ sớm đã yêu cầu hết thảy những người làm chứng và người chăm tưới phải thực hành bồi huấn đặc biệt. Bồi huấn đặc biệt là gì? Chính là phải đảm đảm rằng người làm chứng và người chăm tưới hiểu rõ thấu tỏ và có thể nói rõ ràng những lẽ thật về khải tượng, nếu chưa thấu tỏ về bất kỳ phương diện lẽ thật về khải tượng nào thì phải thường xuyên thông công, càng hiểu chi tiết càng tốt. Nhà Đức Chúa Trời có sự sắp xếp công tác về phương diện này không? (Thưa, có.) Công tác mở rộng phúc âm là một hạng mục công tác vừa cụ thể vừa phức tạp, trong đó bao gồm rất nhiều hạng mục, mỗi một hạng mục công tác đều cần phải nắm cho rõ và kịp thời, đây là sự ủy thác của Đức Chúa Trời, phải làm cho tốt, bảo đảm hiệu quả ngày càng tốt thì mới hợp tâm ý của Đức Chúa Trời. Các hạng mục công tác nghiệp vụ khác, như làm phim, văn tự, âm nhạc, nghệ thuật, phiên dịch, v.v., đều là sự tiếp viện và hậu thuẫn cho công tác phúc âm, còn công tác phúc âm là công tác tiền tuyến trong mọi công tác. Cho nên, người làm các loại bổn phận thì phải làm cho tốt công tác thuộc chức trách của mình, đạt đến hiệu quả mà Đức Chúa Trời yêu cầu, như vậy thì mới có phần đóng góp trong công tác mở rộng phúc âm. Bởi vì hết thảy công tác này đều phục vụ cho việc mở rộng phúc âm, nên hết thảy công tác đều lấy công tác mở rộng phúc âm làm trung tâm và cung ứng liên tục không ngừng nghỉ cho công tác mở rộng phúc âm. Hiện tại, hết thảy mọi tư liệu, phim ảnh và đủ loại video cần cho việc rao truyền phúc âm đều được tạo ra nhờ nỗ lực của rất nhiều dân dược Đức Chúa Trời chọn làm việc ở hậu phương. Tất cả mọi việc mà những người ở hậu phương này làm chính là sự hậu thuẫn vững mạnh cho công tác mở rộng phúc âm. Trước đây, nhà Đức Chúa Trời không có các loại tác phẩm điện ảnh, không có nhiều ca khúc, cũng không có nhiều video lời chứng trải nghiệm, chỉ có thể dựa vào những nhân sự phúc âm liên tục thông công, nói đến khô cả cổ cũng không hẳn đạt được hiệu quả lớn lắm, đưa được một người về cũng không dễ dàng gì. Từ khi có các loại video, công tác của đội phúc âm trở nên tương đối nhẹ nhàng, dễ dàng hơn trước nhiều, hiệu suất cũng được nâng cao. Có một vài người có suy nghĩ ngoan cố, thủ cựu, khi rao truyền phúc âm cho họ, ngươi thông công thế nào cũng không xong, họ vẫn cứ có quan niệm và không chịu tiếp nhận, vậy thì nên làm thế nào? Hãy để họ xem một hai một phim làm chứng phúc âm thì quan niệm của họ sẽ có chuyển biến, sẽ nảy sinh hảo cảm với con đường thật. Đến lúc họ lại tìm kiếm lần nữa thì trong lòng họ không còn vật cản và chướng ngại lớn nữa, ngươi lại thông công lần nữa về lẽ thật thì họ sẽ dễ dàng tiếp nhận. Do đó, việc cho đối tượng phúc âm xem phim của nhà Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời hoặc xem video lời chứng trải nghiệm đều có hiệu quả rõ ràng, còn hiệu quả hơn biết bao lời ngươi nói. Bất kể dạng người nào tìm kiếm và khảo sát về con đường thật, trước hết hãy cho họ xem một vài bộ phim, rồi đọc thêm một chút lời Đức Chúa Trời để dọn đường sẵn, sau đó hãy thông công về lẽ thật với họ để giải quyết quan niệm, làm như vậy thì sẽ suôn sẻ hơn nhiều. Hiện tại, những người khảo sát con đường thật đã xem rất nhiều phim và video làm chứng của nhà Đức Chúa Trời trên mạng, nhất là họ đã đọc rất nhiều lời Đức Chúa Trời, họ đã có hảo cảm và về cơ bản đã thừa nhận rằng đây là con đường thật thì họ mới có thể tìm kiếm và khảo sát. Trong chuyện này, các ngươi phát hiện được điều gì? Đó là mọi phim ảnh, bài đọc lời Đức Chúa Trời và video lời chứng trải nghiệm, cũng như những video thánh ca, v.v. này của nhà Đức Chúa Trời đều có hiệu quả rất tốt trong việc làm chứng cho Đức Chúa Trời! Không cần phải tốn nhiều lời thông công biện luận với đối tượng phúc âm, họ xem xong những cái đó thì sẽ có thể tiếp nhận con đường thật rồi, như vậy sẽ giúp người rao truyền phúc âm tiết kiệm được rất nhiều thời gian, điều này cho thấy lực lượng tiếp viện cho công tác phúc âm quá lớn! Các loài tài nguyên cho việc rao truyền phúc âm thật quá phong phú! Có rất nhiều đối tượng phúc âm lên mạng khảo sát về công tác của Đức Chúa Trời thì đều thấy kinh ngạc, những nội dung của nhà Đức Chúa Trời trên mạng thật quá nhiều, quá phong phú! Lời Đức Chúa Trời thật quá phong phú, các loại phim ảnh, video cũng phong phú, lời chứng trải nghiệm cũng phong phú, bao nhiêu cũng có, đây đúng là hiệu quả từ công tác và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh! Mọi chuyện này thực sự đều phát xuất từ công tác của Đức Chúa Trời. Con rồng lớn sắc đỏ và giới tôn giáo có tung tin đồn và bôi nhọ thế nào thì cũng chẳng thấm vào đâu. Tóm lại, hiệu quả đạt được và thành quả thu được trong các hạng mục công tác của nhà Đức Chúa Trời đã rõ rành rành, đây là sự thật được hoàn thành nhờ lời Đức Chúa Trời.

Trong công tác rao truyền phúc âm của vương quốc, mọi công tác của nhà Đức Chúa Trời đều được tiến hành một cách trật tự lề lối, có trình tự chỉnh chu. Công tác mở rộng phúc âm là một công tác quan trọng, lâu dài và gian khổ. Vì vậy, những người đảm nhận công tác phúc âm, bất kể họ là người phụ trách hay người rao truyền phúc âm bình thường, thì trong lòng họ đều phải xác nhận tầm quan trọng của công tác này. Mặc dù ngươi đang ở tiền tuyến của phúc âm mà làm công tác và bổn phận của mình, nhưng ở hậu phương của ngươi, nghĩa là ở phía sau ngươi, có rất nhiều anh chị em đang làm nhiều loại công tác khác nhau để tiếp viện cho ngươi, và họ là lực lượng hậu thuẫn cho công tác mở rộng phúc âm. Ta nói như vậy là có ý gì? Có ý rằng, hết thảy công tác của nhà Đức Chúa Trời đều lấy việc mở rộng phúc âm làm trung tâm, và mọi bổn phận mà hết thảy dân được Đức Chúa Trời chọn làm đều là để phục vụ cho việc mở rộng phúc âm. Mỗi một anh chị em làm bổ phận thì đều dự phần vào công tác phúc âm. Các hạng mục công tác đều liên quan mật thiết và chặt chẽ đến công tác phúc âm. Nói tóm lại, các hạng mục công tác, kể cả chính công tác phúc âm, đều là bôn rphận nên làm để làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời. Bất kỳ công tác nào cũng có liên quan chặt chẽ dếncông tác quan trọng nhất là làm chứng cho Đư Chúa Trời, chuyện này tuyệt đối không sai chút nào. Do đó, nhà Đức Chúa Trời xếp công tác mở rộng phúc âm vào vị trí đứng đầu trong các hạng mục công tác, là công tác số một trong các hạng mục công tác của nhà Đức Chúa Trời – như vậy là hoàn toàn thích hợp. Đây là hạng mục công tác trọng đại, gian khổ và lâu dài, mỗi một dân được Đức Chúa Trời chọn, mỗi một người đi theo Đức Chúa Trời đều phải có nghị lực, lòng nhẫn nại và có đức tin đủ để chuẩn bị làm tốt hạng mục công tác này và chiến đấu trường kỳ. Bất kể kiên trì được mười năm, 20 năm hay 30 năm, đều phải dốc lòng trung thành vì Đức Chúa Trời, đem sinh mệnh và một đời của mình dâng hiến cho công tác mở rộng phúc âm, trung thành đến cùng vì Đức Chúa Trời. Đây là trách nhiệm nặng nề mà mỗi một người đi theo Đức Chúa Trời đều nên cáng đáng không chút thoái thác. Đây là bổn phận và là sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho mỗi một người.

Thông qua mối thông công của Ta, trong lòng các ngươi đã hăng hái và bắt đầu xem trọng công tác phúc âm chưa? Trước đây có những người nói: “Con không biết kỹ thuật nghiệp vụ, không biết diễn xuất và không làm diễn viên được, không có nền tảng về chữ nghĩa và không biết viết văn, không biết về âm nhạc lại càng không biết về nghệ thuật, cái gì con cũng không biết, nên con được sắp xếp vào đội phúc âm. Đội phúc âm chẳng phải là lãnh cung trong nhà Đức Chúa Trời sao? Con bị vào lãnh cung rồi, còn có hy vọng được cứu rỗi nữa sao?” Chuyện có phải như vậy không? Nếu ngươi thực sự lý giải như thế thì ngươi hiểu lầm Đức Chúa Trời rồi. Rao truyền phúc âm là trách nhiệm không thể thoái thác của mỗi một người. Nếu ngươi chẳng biết làm gì, cũng không biết kỹ thuật nghiệp vụ gì, chỉ có thể rao truyền phúc âm thôi, thì ngươi sẽ được sắp xếp vào đội phúc âm để làm bổn phận. Đây là cơ hội cuối cùng của ngươi, là để bảo đảm một khối nguyên liệu là ngươi sẽ không bị lãng phí, sẽ được tận dụng tối đa, để cho ngươi phát huy tối đa công dụng của mình. Ngươi chẳng biết việc gì, làm gì cũng lóng ngóng, nhưng ngươi có thể làm tốt bổn phận rao truyền phúc âm, ngay cả khi bảo ngươi đi thăm dò đối tượng phúc âm, ngươi cũng có thể làm một cách thiết thực, giao đối tượng phúc âm ngươi tìm được cho người rao truyền phúc âm. Đồng thời, ngươi dần dà học tập cách để truyền giảng lời Đức Chúa Trời, cách để truyền giảng công tác và tâm ý của Đức Chúa Trời, đưa người khác đến trước mặt Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là bổn phận của ngươi sao? Người khác thông qua công tác văn tự, phim ảnh, v.v. để làm ra được thành quả nào đó, ngươi không biết những việc đó, cũng không có tài cán và ân tứ đặc biệt gì. Nhưng khi làm công tác phúc âm, ngươi cống hiến sức mình, làm hết khả năng của mình để làm được bổn phận, gánh vác được sự ủy thác Đức Chúa Trời giao cho ngươi, đây chẳng phải là việc lành sao? Đây cũng là việc lành, là điều được Đức Chúa Trời ghi nhớ. Điều này sẽ ứng nghiệm câu: bổn phận mà con người làm không phân cao thấp sang hèn, quan trọng là ngươi làm bổn phận có trung thành, có đạt tiêu chuẩn hay không. Đức Chúa Trời không thiên vị bất kỳ ai, ngươi không làm được việc gì, thì để cho ngươi đi rao truyền phúc âm chính là để ngươi vốn đang ở trong tình trạng không thể đảm đương được bất kỳ bổn phận gì mà phát huy công năng cuối cùng của mình. Đây là cho ngươi cơ hội, cho ngươi một sinh cơ, không tước đoạt quyền lợi làm bổn phận của ngươi, Đức Chúa Trời vẫn cho ngươi cơ hội, không thiên vị bất công với ngươi. Do đó, người ta được sắp xếp cho vào đội phúc âm không phải bị đẩy vào lãnh cung, cũng không phải là bị vứt bỏ, mà đó là đổi chỗ làm bổn phận thôi. Thông qua mối thông công về sự sắp xếp công tác đối với công tác phúc âm, bây giờ các ngươi đã có cách nhìn nhận tốt về công tác phúc âm và không hiểu lầm nữa, phải không? (Thưa, phải.) Vậy các ngươi có thể thấy vênh vang không? Bất kể làm bổn phận gì, yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người đều bất biến. Điều mà Đức Chúa Trời muốn chính là lòng trung thành và lòng thành của con người. Ngươi nói: “Con làm người hèn kém lắm, chẳng biết vênh vang. Đức Chúa Trời bảo con làm gì thì con làm nấy thôi”, nhưng mà ngươi không có lòng trung thành và lòng thành thì không được. Cho dù ngươi lĩnh hội về công tác phúc âm thế nào, tóm lại nếu ngươi đạt đến có lòng trung thành và lòng thành, thì ngươi sẽ làm bổn phận đạt tiêu chuẩn. Cho dù ngươi có cách nhìn nhận tốt đến thế nào, có thái độ tích cực đến thế nào đối với công tác phúc âm, nhưng mà ngươi không thể chịu khổ, không có nghị lực, không có lòng trung thành, thì cũng không được. Cho nên, bất kể ngươi được đặt ở đâu, bất kể là lúc nào hay ở đâu, ngươi tiếp xúc với người như thế nào, làm bổn phận gì, đều không quan trọng, Đức Chúa Trời luôn nhìn thấy ngươi, luôn dò xét sâu thẳm nội tâm ngươi. Ngươi đừng cho rằng ngươi ở trong đội phúc âm thì Đức Chúa Trời sẽ không quản ngươi, sẽ không thấy ngươi, rồi ngươi có thể tùy ý làm càn. Cũng đừng cho rằng sắp xếp ngươi vào đội phúc âm là ngươi không còn hy vọng được cứu rỗi nữa, rồi tiếp cận chuyện này một cách tiêu cực, ngươi nghĩ theo cách đó là không đúng. Bất kể đặt ngươi ở đâu, sắp xếp cho ngươi làm bổn phận gì, thì đó đều là việc ngươi nên làm, ngươi nên làm cho hết chức trách và trách nhiệm của mình. Yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với ngươi vẫn bất biến, cho nên việc ngươi thuận phục sự sắp xếp của Đức Chúa Trời cũng không nên thay đổi. Địa vị của người rao truyền phúc âm so với những người làm các bổn phận khác cũng như nhau cả, giá trị cá nhân của mỗi người đâu được đánh giá dựa trên bổn phận người đó làm, mà được đánh giá dựa trên thực tế lẽ thật người đó có. Đối với hạng mục lớn và cụ thể là công tác phúc âm, Ta thông công như vậy thôi.

IV. Các hạng mục công tác nghiệp vụ

Mục bốn, các hạng mục công tác nghiệp vụ. Các hạng mục công tác nghiệp vụ bao gồm điện ảnh, văn tự, âm nhạc, mỹ thuật, phiên dịch, v.v.. Có một vài người nói: “Chúng con làm công tác điện ảnh thì có liên quan đến chuyện làm trang phục, vậy làm trang phục có được tính là một hạng mục công tác không?” Công tác làm trang phục nằm trong công tác điện ảnh và âm nhạc rồi, đó là công tác hậu phương phối hợp với những công tác này. Đối với những công tác nghiệp vụ này, nhà Đức Chúa Trời ở mỗi thời kỳ đều có yêu cầu cụ thể và sự sắp xếp công tác cụ thể. Có lúc là truyền đạt bằng văn bản viết, có lúc là truyền đạt bằng miệng thông qua hình thức thông công ở buổi nhóm họp. Bất kể dùng phương thức nào, lãnh đạo và người làm công đều nên gánh vác trách nhiệm, ghi lại yêu cầu của thể của nhà Đức Chúa Trời đối với hạng mục công tác này, chỉnh lý lại, sau đó thông công cụ thể và thực hiện cụ thể những công tác này. Đây cũng là một hạng mục công tác lớn, là hạng mục công tác cụ thể xếp thứ hai sau công tác phúc âm. Đối với hạng mục công tác cụ thể này, một mặt nhà Đức Chúa Trời yêu cầu mọi nhân sự làm các hạng mục nghiệp vụ phải không ngừng học tập tri thức nghiệp vụ có liên quan đến bổn phận họ làm, còn phải tra tìm tư liệu, xác định xem những thứ đó có ích cho công tác của nhà Đức Chúa Trời không. Đồng thời nhà Đức Chúa Trời cũng không ngừng thông công về nguyên tắc lẽ thật, không ngừng đề xuất các phương án cụ thể cho các hạng mục công tác nghiệp vụ. Có lúc, những công tác này được thông công cho cả người phụ trách và người trong nhóm, có lúc thì chỉ thông công cho lãnh đạo, người làm công và người phụ trách đang chịu trách nhiệm về công tác này. Bất kể là truyền đạt bằng văn bản hay bằng cách thông công lúc nhóm họp, tóm lại những công tác này không ngừng được cải tiến và chuẩn hóa, những sự sắp xếp cụ thể cũng không ngừng được đưa ra dựa trên trên nhu cầu của công tác phúc âm. Chẳng hạn như, nhà Đức Chúa Trời sản xuất một bộ phim với đề tài tương đối mới mẻ, quay cũng tương đối chuyên nghiệp, sau khi được đăng lên mạng thì tỷ lệ bấm xem cũng cao. Trong tình huống đó, nhà Đức Chúa Trời dựa trên những phản hồi và nhu cầu của công tác phúc âm mà đưa ra những yêu cầu cụ thể cho dạng công tác này. Tóm lại, hạng mục công tác này không ngừng được tổng kết, không ngừng được cải tiến, đồng thời cũng không ngừng phát triển.

Về các hạng mục công tác nghiệp vụ, sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời chính là yêu cầu mọi người học tập thêm, tìm thầy dạy, tìm các loại tài liệu và giáo trình mà học tập. Chẳng hạn như về phương diện ca hát, hãy tìm thầy mà học, để họ chỉ dẫn cho về thanh nhạc, đây cũng là một sự sắp xếp công tác cụ thể. Lãnh đạo và người làm công nghe xong về sự sắp xếp này rồi thì nên dựa theo yêu cầu của Bề trên mà tìm thầy thích hợp với phương diện công tác này để chỉ dẫn cho chúng ta hát, học tập cho chuẩn về kiến thức thanh nhạc, về cách thức ca hát, đương nhiên cũng phải tìm các tác phẩm kinh điển mà học tập. Phải liên tục học tập tri thức nghiệp vụ về viết nhạc và hợp xướng, sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời luôn yêu cầu mọi người phải không ngừng học tập những tri thức nghiệp vụ có liên quan đến bổn phận, học cách vận dụng một vài thủ pháp tiên tiến và thực dụng, v.v.. Sự sắp xếp công tác và yêu cầu về phương diện này không phải là chuyện ban hành xuống một lần là xong, thay vào đó cần lãnh đạo và người làm công thường xuyên đem sự sắp xếp công tác ra thông công, chỉ dẫn cho những người làm công tác nghiệp vụ, khiến cho họ có thể tiếp tục học tập, nỗ lực khiến cho các hạng mục công tác nghiệp vụ có thể không ngừng phát triển và đào sâu một cách hữu hiệu, chứ không bất động đứng yên một chỗ. Có một vài người cho rằng: “Hôm nay, sự sắp xếp công tác đã được ban hành xuống, vậy chúng ta cứ thực hành nội trong một tháng này là được, sau đó Bề trên mà không nói, thì có thể không cần thực hành nữa”, có thật là như vậy không? (Thưa, không.) Lãnh đạo và người làm công tuyệt đối đừng cho là vậy, mà phải lâu lâu hỏi han một lần: “Phương diện nghiệp vụ này học được gì rồi? Có khó khăn gì không? Có điều gì chống đối và đi ngược lại nguyên tắc không? Ai học giỏi nhất, ai thành thạo nhất, ai sáng dạ nhất? Mọi người học xong những lý luận này rồi, thấy có điều gì thích hợp để vận dụng trong công tác của nhà Đức Chúa Trời không?” Còn nữa, đối với những người trong đội phúc âm đang học tiếng nước ngoài, thì nên hỏi han họ rằng: “Anh học tiếng này bao nhiêu năm rồi? Trong thời gian qua, anh học tập thế nào? Những câu đối thoại thường ngày, anh biết được bao nhiêu? Những thuật ngữ thuộc linh bình thường, anh có biết phiên dịch không? Anh có biết dùng tiếng nước ngoài để trao đổi những lẽ thật về phương diện phúc âm không? Hiện tại anh giỏi về nói hay viết hơn? Anh có cần tìm thầy để học không? Còn có ai thích hợp và có sở trường hơn anh về chuyện học tập ngôn ngữ không? Số người làm về mặt này có tăng lên không? Có ai ghét học tiếng nước ngoài, thấy quá phiền phức, quá khó khăn nên không không muốn học nữa, bỏ cuộc giữa chừng, muốn đổi sang việc khác không?” Vô số những chuyện cụ thể liên quan đến hạng mục công tác này cần được thỉnh thoảng hỏi han và giám sát. Bởi vì Bề trên đã có những sự sắp xếp công tác cụ thể, vậy người phụ trách nên có trách nhiệm đến cùng với những công tác cụ thể này. Ngươi đừng bị động chờ đợi Bề trên hỏi han, nếu Bề trên nửa năm không hỏi đến, một năm không hỏi đến, thì ngươi nên dùng hết sức mình mà làm tốt các hạng mục công tác, tiếp nhận sự kiểm tra và chỉ đạo của Bề trên mọi lúc, tâm thái như vậy mới đúng. Bởi vì sự sắp xếp công tác đã được ban hành và truyền đạt xuống, ngươi là người phụ trách thì có trách nhiệm theo sát công tác, ngươi nên làm cho tròn trách nhiệm của mình. Nếu không làm tròn trách nhiệm, thì ngươi là phế vật, nên bị cách chức và đào thải. Do đó, đối với những sự sắp xếp công tác cụ thể hoặc mối thông công của Bề trên này, lãnh đạo và người làm công cần thường xuyên đem ra mà suy ngẫm, thông công, sau đó dựa vào tình hình mà thực hiện, theo sát công tác, xem hạng mục công tác nào gần đây bị bỏ bê và đã lâu không được xem đến, hạng mục công tác nào mà bản thân không quá giỏi, gần đây cũng không hỏi han, không biết tình hình hiện tại thế nào, rồi đi xem xét những hạng mục đó. Ngoài ra, về các hạng mục công tác nghiệp vụ, nhà Đức Chúa Trời cũng có một sự sắp xếp cụ thể nữa: đó là yêu cầu không ngừng phát hiện, bồi dưỡng và đề bạt những nhân tài có liên quan đến công tác. Vậy lãnh đạo và người làm công nhận sự sắp xếp công tác này rồi thì nên làm thế nào? Phải lưu ý xem có người nào thích hợp làm hạng mục công tác này không, nếu có người thích hợp làm hạng mục công tác đó mà lại không nắm vững lắm kỹ thuật nghiệp vụ của công tác này, thế thì phải nhanh chóng bồi dưỡng, cho người đó được học tập và rèn luyện. Tóm lại, các hạng mục công tác nghiệp vụ này cũng là công ta quan trọng. Công tác này bao gồm khá nhiều hạng mục, phạm vi cũng rộng, đối với hạng mục công tác này, nhà Đức Chúa Trời cũng có rất nhiều sự sắp xếp công tác cụ thể. Yêu cầu đối với hạng mục công tác này chính là không ngừng học tập, tổng kết, tiến sâu, còn phải tìm ra nguyên tắc thích hợp để không ngừng chuẩn hóa. Ngoài ra, phải không ngừng bồi dưỡng nhân tài thích hợp làm bổn phận này. Đây là sự sắp xếp công tác cho hạng mục lớn là các hạng mục công tác nghiệp vụ, cái này cũng dễ lý giải thôi.

V. Đời sống hội thánh

Mục năm, đời sống hội thánh. Nhà Đức Chúa Trời có sự sắp xếp và quy định cụ thể về nội dung ăn uống trong đời sống hội thánh, hình thức đời sống hội thánh và nhân số trong đời sống hội thánh. Đối với hình thức nhóm họp và nội dung đời sống hội thánh trong những trường hợp và hoàn cảnh đặc biệt, nhà Đức Chúa Trời cũng có sự sắp xếp công tác tương ứng. Sự sắp xếp công tác về phương diện này chủ yếu được truyền xuống theo hình thức văn bản. Sự sắp xếp công tác đối với đời sống hội thánh của những người mới mới ở các quốc gia khác nhau, về hình thức và tần suất nhóm họp, nội dung ăn uống, v.v., ngoài một vài trường hợp đặc biệt ra, thì cũng giống với sự sắp xếp công tác về đời sống hội thánh của người Trung Quốc. Về phạm vi của những sự sắp xếp về đời sống hội thánh này, Ta vừa mới nói qua đôi điều, bao gồm nội dung ăn uống lời Đức Chúa Trời, nội dung thông công về lẽ thật khi nhóm họp, và hình thức thông công khi nhóm họp. Chẳng hạn như, thông công khi nhóm họp thì không được một người giành nói hết, mỗi một người thông công không được nói quá lâu, đối với một vài người nói dông dài, diễn đạt không rõ ràng, thì nên có cách tiếp cận và xử lý như thế nào, v.v., hết thảy những hạng mục cụ thể liên quan đến đời sống hội thánh và việc nhóm họp đều có diễn đạt cụ thể trong sự sắp xếp công tác. Lãnh đạo và người làm công, một mặt phụ trách ban hành xuống và truyền đạt, mặt khác phụ trách việc thông công rõ cho các anh chị em, để cho hết thảy thành viên trong hội thánh đều nghe và hiểu, tiếp nhận rồi thì nghiêm túc chấp hành và tuân thủ, như vậy là được. Nhất là phải hạn chế những người lúc nhóm họp thì hay nói lạc đề, hay nói câu chữ và đạo lý, hô khẩu hiệu. Trong sự sắp xếp công tác đều có quy định cụ thể về loại trường hợp đặc biệt này. Sự sắp xếp công tác về phương diện đời sống hội thánh này chủ yếu liên quan đến đủ mọi mặt nội dung của việc nhóm họp, những điều này không phức tạp, rất đơn giản thôi, cho dù là người làm phương diện bổn phận nào, cứ tuân thủ các nguyên tắc trong những sự sắp xếp công tác này là được. Chẳng hạn như, đội phúc âm khi nhóm họp thì cứ tuân thủ theo nguyên tắc về đời sống hội thánh trong sự sắp xếp công tác là được, chẳng có gì đặc biệt cả. Các nhóm khác chỉ là làm công tác khác mà thôi, còn những việc nhóm họp, thông công về lẽ thật, cầu nguyện đọc lời Đức Chúa Trời, thông công về trải nghiệm cá nhân thì đều giống nhau cả, đều không ra khỏi phạm vi này. Họ cứ dựa theo quy định hiện thời của nhà Đức Chúa Trời về nội dung ăn uống trong đời sống hội thánh, hình thức thông công, hình thức nhóm họp là được rồi, nếu có điều kiện thì đến nơi mà nhóm họp, không có điều kiện thì nhóm họp trên mạng, chuyện này rất đơn giản, được vạch ranh giới rất rõ ràng. Có một vài thành viên hội thánh sống rải rác ở các châu lục khác nhau, các quốc gia khác nhau, có người ở châu Âu, có người ở Trung Đông, trong trường hợp này thì phải nhóm họp trên mạng. Về thời gian nhóm họp và tần suất nhóm họp đều do các hội thánh thánh này tự quyết định, nhà Đức Chúa Trời không có quy định cụ thể, cũng không can thiệp. Tại sao lại không can thiệp? Có những người trong hội thánh không làm bổn phận toàn thời gian, họ có công việc, có gia đình, hoàn cảnh cá nhân mỗi người khác nhau, múi giờ ở các quốc gia cũng khác nhau, nên phải để cho họ tự quyết định mỗi tuần nhóm họp mấy lần, mỗi lần nhóm họp vào thời gian nào. Chuyện này nhà Đức Chúa Trời không ra quy định cụ thể, chỉ đưa ra một vài nguyên tắc là được rồi. Nhà Đức Chúa Trời có quy định phạm vi số lần nhóm họp mỗi tuần cho những người mới tin. Số lần nhóm họp mỗi tuần của người làm bổn phận và người không làm bổn phận thì khác nhau. Có sự sắp xếp công tác nào yêu cầu người mới tin mỗi tuần nhóm họp bảy lần không? (Thưa, không có.) Vậy căn cứ vào đâu để xác định người mới tin mỗi tuần nhóm họp mấy lần? (Thưa, căn cứ vào chuyện những người mới tin có bao nhiêu thời gian.) Một tuần tối đa hai, ba lần, ít nhất là một lần, như vậy là hoàn toàn thích hợp. Có những người nói: “Người ở khu vực chúng con đến mùa nông nhàn thì nhàn rỗi, mọi người muốn ngày ngày nhóm họp, một ngày nhóm họp hai lần cũng được, chúng con sẵn lòng nhóm họp mà”. Người mới tin thì trong lòng đầy nhiệt huyết luôn muốn hiểu thêm nhiều lẽ thật hơn nữa, nếu điều kiện gia đình cho phép, thì yêu cầu nhóm họp nhiều hơn là chuyện tốt, chỉ cần không ảnh hưởng đến đời sống người ta là được. Chuyện cụ thể mỗi tuần nhóm họp mấy lần thì nên căn cứ vào tình hình gia đình và công việc của dân được Đức Chúa Trời chọn, nhà Đức Chúa Trời không ra quy định cụ thể. Có điều kiện thì dân được Đức Chúa Trời chọn có thể nhóm họp nhiều lần, sẽ hiểu được nhiều lẽ thật hơn, nhanh trưởng thành sự sống hơn, đây là chuyện tốt. Người không có điều kiện thì không hợp nhóm họp kiểu này, mỗi tuần ít nhất nhóm họp hai lần là được rồi. Các hội thánh ở những vùng khác nhau, mỗi tuần nhóm họp mấy lần là chuyện tùy vào dân được Đức Chúa Trời chọn, không ai được can thiệp. Quan trọng nhất là họ nhóm họp vì muốn hiểu lẽ thật, chứ không phải vì lý do gì khác. Do đó, cứ căn cứ vào hoàn cảnh và trường hợp cụ thể mà quyết định, nếu có thể nhóm họp mỗi tuần nhiều lần hơn thì sẽ có lợi cho sự tiến bộ trong sự sống. Nếu có người không mưu cầu lẽ thật, không sẵn lòng nhóm họp nhiều, thì cũng không nên cưỡng cầu, nhất là đối với những người làm công ăn lương tương đối bận rộn, không có thời gian để nhóm họp nhiều, thì cũng đừng yêu cầu họ phải nhóm họp. Bất kể người ta có điều kiện tham gia nhóm họp hay không, nhóm họp bao nhiêu lần, nhà Đức Chúa Trời đều không can thiệp, không hạn chế. Bởi vì điều kiện và bối cảnh của mỗi một tín đồ đều khác nhau, cho nên không thể cưỡng ép họ. Đối với nội dung ăn uống trong đời sống hội thánh, sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời đều có quy định tương ứng, và cần lãnh đạo các cấp cũng như anh chị em trong hội thánh đều phải hiểu rõ những điều này. Lãnh đạo và người làm công phải hiểu được hạng mục và công việc mà sự sắp xếp công tác từ Bề trên yêu cầu họ làm rốt cuộc là gì, các anh chị em cũng cần giám sát xem lãnh đạo và người làm công có đang làm công tác đó không. Về nội dung ăn uống trong đời sống hội thánh, sự sắp xếp công tác cần hiểu và tuân thủ khi nhóm họp, thì lãnh đạo và người làm công nhất định phải đạt được sự nhất trí với dân được Đức Chúa Trời chọn, tuyệt đối không cho phép bày trò biến tấu. Sự sắp xếp công tác về hạng mục công tác đời sống hội thánh thì nên đơn giản thôi, để người ta đọc thì dễ hiểu, chứ đừng trừu tượng.

VI. Quản lý tài sản

Mục sáu, quản lý tài sản. Hạng mục công tác quản lý tài sản mặc dù không thường xuyên có sự sắp xếp công tác được ban hành ra như công tác phúc âm và các hạng mục công tác nghiệp vụ, nhưng nhà Đức Chúa Trời cũng có sự sắp xếp công tác cụ thể cho công tác này. Quản lý tài sản bao gồm những việc gì? Bao gồm chuyện cất giữ tài sản như thế nào, cất giữ ở đâu, do những người nào quản lý, gặp phải nguy hiểm hoặc hoàn cảnh ác liệt, hay những tình huống đặc biệt thì nên phân phối, quản lý và di chuyển tài sản như thế nào. Thực ra, trong sự sắp xếp công tác đều có quy định về những chuyện này. Trong những chuyện này, lãnh đạo và người làm công đừng chờ Bề trên trực tiếp ra mệnh mệnh và ban hành sự sắp xếp công tác thì mới quản lý tài sản một cách bị động. Nếu không có sự sắp xếp công tác tức thời yêu cầu ngươi xử lý tài sản cụ thể thế nào, trong tình huống đặc biệt mà ngươi không biết nên xử lý thế nào, cũng không thể có hồi đáp kịp thời từ Bề trên, thì ngươi nên làm sao? An toàn là ưu tiên số một, bảo vệ tốt tài sản của nhà Đức Chúa Trời là trách nhiệm của ngươi. Đối với sách lời Đức Chúa Trời được nhà Đức Chúa Trời in, cùng với đủ loại tài sản như máy móc, lương thực, tiền bạc, v.v. thì lãnh đạo và người làm công nên chiếu theo sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời mà cất giữ chúng ở những nơi an toàn, không để chúng bị ẩm mốc hoặc bị côn trùng ăn, càng không được để chúng bị kẻ ác và con rồng lớn sắc đỏ chiếm đoạt. Mặt khác, đối với những tài sản này của nhà Đức Chúa Trời, ngoài việc quản lý tốt ra, còn nên làm công tác bảo mật. Những người nào không có liên quan thì hết thảy đều không nên biết những chuyện này, người biết chuyện thì không được nói bừa nói bậy. Nhà Đức Chúa Trời cũng có sự sắp xếp công tác cụ thể về phương diện này, có một vài điều không tiện ban hành và công khai trên văn bản. Lãnh đạo và người làm công mà nghĩ ra được những biện pháp và đường lối tốt hơn để quản lý tài sản, thì đương nhiên trong khi tuân thủ nguyên tắc để quản lý và bảo quản tốt tài sản của nhà Đức Chúa Trời không bị tổn thất gì, họ cũng có thể bàn thảo với các lãnh đạo và người làm công khác để tự đưa ra quyết định. Đây là một hạng mục công tác đặc biệt, đối với những người không biết giữ miệng lưỡi, không có tinh thần trách nhiệm gì, lòng dạ bất chính, hay là mới tin và chưa có nền tảng, lại còn luôn thèm khát tài sản của nhà Đức Chúa Trời như hổ đói, thì đều không được để họ biết. Những nội dung này nhà Đức Chúa Trời không được nói rõ trong sự sắp xếp công tác, vậy lãnh đạo và người làm công và những người bảo quản đáng tin cậy có nên được biết một chút hay không? (Thưa, có.) Có một dạng trường hợp đặc biệt, nếu một lãnh đạo mới được bầu, đã tin Đức Chúa Trời ba năm, tố chất khá tốt, khá có nhiệt tâm, nhìn bề ngoài thì không tệ, nhưng chưa biết nhân phẩm của họ thế nào, chưa rõ quan điểm của họ về tài sản nhà Đức Chúa Trời thế nào, có lòng tham không. Khi chưa hiểu rõ, chưa nắm vững về những chuyện này, khi các anh chị em tin Đức Chúa Trời đã lâu chưa quen người này lắm, chưa biết rốt cuộc họ thế nào, trong trường hợp đó thì nên làm gì? Lúc bàn giao công tác thì bàn giao hết mọi công tác cho họ, còn công tác về tài sản thì có nên bàn giao không? (Thưa, không.) Tại sao lại không bàn giao? Công tác chính của lãnh đạo và người làm công không phải chỉ là quản lý tài sản, tài sản chỉ là một phần công tác mà thôi, nếu thực sự đã có người thích hợp quản lý, còn lãnh đạo mới được bầu lại không đáng tin cậy, thì có thể ban đầu không bàn giao, bởi vì chưa biết họ có đáng tin tưởng mãi hay có đứng vững được không. Trước đây, có một vài người vừa mới được bầu làm lãnh đạo hội thánh, họ nhận chức rồi thì việc đầu tiên là hỏi dân được Đức Chúa Trời chọn về số hiệu và mật mã của tài khoản ngân hàng cất giữ của lễ. Họ hỏi những số số hiệu và mật mã tài khoản ngân hàng này đang nằm trong tay ai, rồi hối thúc người đó nhanh chóng bàn giao cho họ. Trong trường hợp này, có nên bàn giao không? Người này chẳng sốt ruột về công tác nào khác, mà lại đặc biệt nghiêm túc và sốt ruột về chuyện này, người như vậy có đáng tin cậy không? Ngươi đừng cho rằng lãnh đạo và người làm công thì đáng tin cậy, trên thực tế, người bảo quản thực sự được chọn ra theo nguyên tắc mới đáng tin cậy, họ có thể hy sinh tính mạng để bảo quản tài sản của nhà Đức Chúa Trời, dạng người như vậy mới đáng tin cậy nhất. Vậy thì lãnh đạo và người làm công đều có thể được như vậy sao? Chưa chắc. Trước đây có một lãnh đạo khu vực bị con rồng lớn sắc đỏ bắt, lãnh đạo này bán rẻ hết tài sản của hội thánh, gây tổn thất tài sản cực lớn. Nếu họ không biết tài sản của hội thánh ở đâu, thì có đánh chết họ cũng không nói ra được, như vậy thì tài sản của nhà Đức Chúa Trời có bị tổn thất không? Chính vì họ biết quá nhiều, rồi không chịu nổi cực hình mà nói ra, cuối cùng bao nhiêu tiền bạc này đều bị rơi vào tay con rồng lớn sắc đỏ. Nếu không để anh ta biết chuyện này, nếu người bảo quản tài sản đáng tin cậy, thì tiền của nhà Đức Chúa Trời có thể bị tổn thất không, có thể bị con rồng lớn sắc đỏ cướp đoạt không? Không thể. Đây là bài học nghiêm trọng. Do đó, khi sắp xếp cho hạng mục công tác này, thì một điểm quan trọng nhất chính là đặt an toàn lên trên hết, hạn chế tổn thất tối đa, cách nào an toàn thì làm. Hãy tìm một người có lòng trung thành khi quản lý tài sản của nhà Đức Chúa Trời để giao việc quản lý, làm như vậy là đáng tin cậy nhất. Người này làm những việc khác thì không ổn, nhưng khi bảo quản tiền bạc thì nắm rõ tuyệt đối, có lòng trung thành, vậy dùng người này lo việc bảo quản là dùng đúng người rồi. Bởi vì đây là một hạng mục công tác đơn lẻ, nên sự sắp xếp đối với hạng mục công tác này rất đơn giản, chính là tìm đúng người để giao việc bản quản, tìm chỗ an toàn mà cất giữ. Ngoài ra, sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời cũng có quy định cụ thể đối với việc phân phối và chi tiêu tài sản của nhà Đức Chúa Trời, cái gì nhất thiết phải chi tiêu thì có thể chi, cái gì không nhất thiết thì không chi. Mặt khác nữa, đối với việc chi tiêu tài sản thì phải có chế độ giám sát nghiêm ngặt, có các loại thủ tục và quy trình, cần có chữ ký của vài người, v.v. những chuyện này, nhà Đức Chúa Trời đều có quy định cụ thể. Một việc là quản lý, một việc là bảo quản, một việc nữa là chi tiêu, còn có ghi sổ, những việc này đều có sự sắp xếp công tác cụ thể.

VII. Công tác thanh lọc

Mục bảy, công tác thanh lọc. Về hạng mục công tác này, nhà Đức Chúa Trời cũng liên tục có những sự sắp xếp công tác cụ thể. Sự sắp xếp công tác được đưa ra, một mặt căn cứ vào nhu cầu trong công tác của nhà Đức Chúa Trời, mặt khác căn cứ vào việc tách mỗi loại người ra riêng chiếu theo sự phân chia và định nghĩa các loại người, cũng như chiếu theo biểu hiện của các loại người sau khi bị tỏ lộ. Khi xử lý các loại kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ ác và kẻ chẳng tin, nhà Đức Chúa Trời đều có nguyên tắc. Có người bị thanh lọc ra khỏi hàng ngũ những người làm bổn phận, có người bị thanh lọc từ hội thánh toàn thời gian ra hội thánh bán thời gian hoặc hội thánh bình thường, có người bị thanh lọc từ hội thánh bình thường sang nhóm B, còn có người bị trực tiếp thanh trừ và khai trừ. Nhà Đức Chúa Trời liên tục đưa ra sự sắp xếp công tác cho công tác thanh lọc hội thánh, cũng có sự sắp xếp công tác cụ thể đối với các loại người phù hợp với điều kiện bị thanh lọc. Dựa vào thái độ của người ta khi làm bổn phận và những vi phạm trong quá trình làm bổn phận, còn dựa vào thực chất bại hoại mà các loại người tỏ lộ ra, cuối cùng nhà Đức Chúa Trời đưa ra phương án xử lý cụ thể với họ. Cho nên, nhà Đức Chúa Trời xử lý các loại kẻ ác, kẻ chẳng tin và kẻ địch lại Đấng Christ, thì hoàn toàn dựa vào lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, hoàn toàn phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Về những sự sắp xếp công tác này, một mặt cần thông công về nguyên tắc lẽ thật để khiến mọi người hiểu và học được cách phân định các loại người, ngoài ra còn cần ban hành những sự sắp xếp công tác này xuống các hội thánh để thông công và thực hiện. Tóm lại, hạng mục công tác thanh lọc hội thánh này phải được thực hiện nhanh hết sức có thể, tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng, phải tiến hành liên tục cho đến khi nào không còn kẻ ác trong hội thánh thì mới được dừng. Không phải là chờ đến khi Bề trên ban hành sự sắp xếp công tác và ra lệnh thanh lọc hội thánh thì mới làm công tác thanh lọc trong một khoảng thời gian, rồi sau thời gian thanh lọc đó mà phát hiện có kẻ ác gây nhiễu loạn nhưng Bề trên không có sự sắp xếp công tác thì bản thân mình cũng mặc kệ, không thanh lọc, như vậy thì không được. Công tác thanh lọc hội thánh phải được tiến hành liên tục một cách có trật tự, chỉ cần có đối tượng thanh trừ và khai trừ thì phải tiếp tục làm công tác thanh lý. Đừng bị động chờ mệnh lệnh của Bề trên hay là chờ lãnh đạo cấp trên truyền đạt, cũng đừng bị động chờ đến khi có thêm nhiều anh chị em phản ánh và tố giác. Ngay khi có dân được Đức Chúa Trời chọn vạch trần và tố giác ai đó, thì lãnh đạo và người làm công nên ra tay điều tra và xử lý. Nếu lãnh đạo hay người làm công ém nhẹm thư tố giác và không xử lý, thì phải tiến hành điều tra và xử lý lãnh đạo hay người làm công đó. Nếu phát hiện ra lãnh đạo hay người làm công này bao che cho kẻ ác, thì phải xem họ giống hệt kẻ ác mà thanh trừ khỏi hội thánh. Hễ lãnh đạo và người làm công mà không làm công tác thanh lọc thì đều là lãnh đạo giả và người làm công giả, nên kịp thời cách chức họ. Nếu họ còn có thể bao che và bảo vệ cho kẻ ác, thì có thể xác định tính chất của họ là kẻ địch lại Đấng Christ mà thanh trừ và khai trừ họ. Đây chính là quy định cụ thể của nhà Đức Chúa Trời đối với công tác thanh lọc hội thánh. Công tác thanh lọc hội thánh là ưu tiên cấp bách và có ý nghĩa thâm sâu. Các ngươi nói xem, thanh lọc hội thánh có phải là để làm tinh sạch hội thánh không? Hội thánh mà được nên tinh sạch rồi, không còn kẻ ác quấy nhiễu, không còn kẻ chẳng tin lẫn vào, thì hội thánh như thế mới là hội thánh đích thực, đời sống hội thánh mới có hiệu quả tốt nhất, đây chẳng phải là tiến được một bước lớn trong việc hiện thực hóa vương quốc của Đấng Christ sao? Hội thánh thuần khiết như vậy thì có ích lợi nhất cho việc mở rộng phúc âm của vương quốc, ai cũng có thực tế lẽ thật, ai cũng có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời, ai cũng có thể được làm cho trở thành con dân của Đức Chúa Trời, không còn kẻ ác gây nhiễu loạn nữa, giáo hội như vậy đương nhiên cũng là giáo hội có phúc nhất. Do đó, việc thanh lọc hội thánh là việc có ý nghĩa nhất, hoàn toàn là để cho dân được Đức Chúa Trời chọn có môi trường làm bổn phận thêm an toàn, không còn bị kẻ ác gây nhiễu loạn. Ngoài ra, nhà Đức Chúa Trời không nuôi những người nhàn rỗi hay phế nhân, không nuôi ký sinh trùng tham hưởng an nhàn và ăn bánh cho no bụng. Hễ là người không hề làm bổn phận, lại còn gây nhiễu loạn, ảnh hưởng đến việc làm bổn phận của người khác, nói nhăng nói cuội trong hội thánh, khoa tay múa chân, không chuyên tâm vào việc chính đáng, thì đều là đối tượng bị thanh trừ. Hiện tại các loại người đều đã bị tỏ lộ rồi, chắc chắn phải làm công tác thanh lọc của hội thánh, phải làm tốt triệt để công tác thanh lọc. Những người đã bị tỏ lộ là kẻ ác, kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ chẳng tin, phế vật và ký sinh trùng thì đều là đối tượng bị Đức Chúa Trời ghét bỏ, đều là kẻ hết thuốc chữa. Nếu không làm công tác thanh lọc hội thánh thì sẽ ảnh hưởng đến công tác mở rộng phúc âm, do đó, công tác thanh lọc hội thánh là một hạng mục công tác quan trọng phải gấp rút làm cho tốt. Lãnh đạo và người làm công có thể làm tốt công tác thanh lọc hội thánh thì có giá trị bồi dưỡng, có thể tiếp tục làm lãnh đạo và người làm công. Còn lãnh đạo và người làm công nào cản trở công tác thanh lọc hội thánh thì đều là vật cản đường và chướng ngại vật, dân được Đức Chúa Trời chọn nên vạch trần và tố giác họ. Lãnh đạo và người làm công các cấp trước tên phải triệt để thanh trừ và giải quyết những vật cản đường và chướng ngại vật đối với công tác của hội thánh, như vậy mới hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, như vậy mới có lợi cho các hạng mục công tác được triển khai thuận lợi, như vậy mới có lợi cho hội thánh tiến hành ý chỉ của Đức Chúa Trời, để Đức Chúa Trời đạt được hết mọi vinh quang.

VIII. Công tác ngoại vụ

Mục tám, công tác ngoại vụ. Hạng mục công tác ngoại vụ này không lớn mà cũng không nhỏ, cũng có một vài nguyên tắc trong sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời đối với công tác ngoại vụ này. Một nguyên tắc là hiểu rõ pháp luật trong vùng và quy định của địa phương cụ thể, nghĩa là bất kể hội thánh làm việc gì ở vùng nào, thì trước hết cần hiểu rõ luật pháp ở vùng đó. Một nguyên tắc khác là khi gặp phải vấn đề liên quan chuyện ngoại vụ nào mà mình không hiểu hoặc không rõ, thì cần hỏi ý kiến luật sư và các chuyên gia pháp luật có liên quan, không cần tự mình phán đoán một cách mù quáng, mà phải dựa vào tình hình trong nước khác nhau của các quốc gia khác nhau để đưa ra phương án xử lý cụ thể. Vậy những phương án này nảy sinh như thế nào? Là dựa vào lời nói của luật sư, để luật sư ra quyết định, bản thân đừng có tùy tiện ra phán quyết, ra quyết định bừa bãi. Mỗi một quốc gia đều có tình hình trong nước khác nhau, chính sách khác nhau, quy định pháp luật cũng khác nhau, đừng có dựa theo tưởng tượng mà hành động. Chẳng hạn như, ở Trung Quốc, ngươi thấy ai đó bị cướp trên đường phố, thì luật pháp Trung Quốc quy định rằng hễ người đi đường thấy chuyện như vậy thì có thể hành hiệp trượng nghĩa, trước là bắt kẻ cướp, sau thì giao hắn cho cảnh sát, làm như vậy thì ngươi là anh hùng hành hiệp trượng nghĩa, không cần chịu bất kỳ trách nhiệm nào về pháp luật, lại còn được biểu dương. Tình hình và chế độ ở Trung Quốc là vậy, đây cũng là một dạng văn hóa truyền thống của Trung Quốc, người Trung Quốc gọi việc này bằng cái tên đẹp đẽ là “đức hạnh truyền thống”. Nhưng ở phương Tây, nhất là ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, người thấy có một kẻ cướp giật, mà ngươi ra tay bắt giữ hắn, rồi chờ cảnh sát đến bắt hắn, thì ngươi làm sai rồi, phạm pháp rồi. Bởi vì ngươi chỉ là một công dân bình thường, không phải là nhân viên chấp pháp, ngươi không có quyền gì để bắt người, cảnh sát mới có quyền bắt người. Khi ngươi thấy có kẻ cướp giật, ngươi có thể báo cảnh sát, nhưng không được tự tay bắt kẻ cướp, ngươi mà tùy tiện bắt người thì sẽ là phạm pháp, quy định pháp luật ở phương Tây là vậy. “Đức hạnh truyền thống” của người Trung Quốc mà đem ra thực hành ở phương Tây thì không thích hợp, phương Tây có pháp luật của họ. Ở các nước phương Tây, pháp luật quy định gì về chuyện thấy có người ngã trên đường? Trước hết, ngươi phải hỏi họ: “Chị có ổn không? Có cần giúp không?” Nếu người đó nói không cần giúp, thì ngươi có thể đi tiếp. Nếu ngươi thấy người bị ngã mà không hỏi han, nhìn xem thế nào, cứ thể bỏ đi, thì đó là phạm pháp. Ở Trung Quốc mà gặp trường hợp như vậy, thì có thể đó là dàn cảnh ăn vạ, ngươi mặc kệ cũng chẳng sao. Nếu ngươi hỏi họ một câu: “Chị có ổn không? Có cần giúp không?” thì ngươi sẽ gặp phiền phức, người đó sẽ vòi tiền ngươi, đời này ngươi đừng mong sống tốt được nữa. Hai chuyện này cho ngươi biết điều gì? Ở các quốc gia khác nhau và trong các chủng tộc khác nhau thì sự giáo dục hoàn toàn khác nhau, hoàn cảnh và chế độ xã hội cũng hoàn toàn khác nhau, đương nhiên quy định pháp luật cũng khác nhau. Trong hạng mục công tác ngoại vụ này, người làm công tác ngoại vụ một mặt cần phải hiểu chuẩn xác những pháp luật, quy định và điều khoản có liên quan đến công tác của hội thánh, mặt khác, cần phải phổ cập một lượt về các thường thức cuộc sống hoặc một vài điều khoản pháp luật mà các anh chị em cần biết. Do đó, nhà Đức Chúa Trời có sự sắp xếp công tác về hạng mục công tác này, yêu cầu người làm công tác này bất kể làm việc gì thì trước tiên đều phải hỏi về các pháp luật và quy định chính phủ có liên quan. Nhất là khi gặp phải một vài vấn đề nan giải, thì cần hỏi ý luật sư, không được tự tiện đưa ra phán đoán mù quáng, không được dựa vào tư duy và lô-gic của người Trung Quốc mà ấn định phương án giải quyết. Làm như vậy là cách làm ngu muội và vô tri. Hiểu được như vậy rồi thì các ngươi nên biết hạng mục công tác ngoại vụ này có ý nghĩa gì, nhắm đến đạt được hiệu quả gì, và nhà Đức Chúa Trời đưa ra sự sắp xếp công tác về phương diện này là chuyện tất yếu đến thế nào. Phạm vi liên quan của công tác này không lớn, do đó trong đa số trường hợp, chỉ cần người liên quan đến công tác này hiểu rõ sự sắp xếp công tác là được rồi. Nếu có điều gì mà các anh chị em cần biết thì hãy giúp anh chị em hiểu rõ và nắm vững về nó. Công tác ngoại vụ cũng rất quan trọng, bởi vì các anh chị em sinh không hiểu quy định pháp luật liên quan đến cuộc sống và việc làm công tác của họ ở nước ngoài thì không được. Nhà Đức Chúa Trời có sự sắp xếp công tác cụ thể về yêu cầu trong phương diện này, đó là cứ thực hiện theo sự sắp xếp công tác là được. Nếu xuất hiện tình huống đặc biệt nào đó, thì nhà Đức Chúa Trời sẽ đưa ra một vài phương án giải quyết khẩn cấp. Nếu có công tác liên quan đến hạng mục công tác ngoại vụ, thì nhất định phải hỏi ý kiến của người làm công tác ngoại vụ, xem nhà Đức Chúa Trời sắp xếp thế nào về phương diện công tác này, chứ đừng mù quáng làm theo tưởng tượng của mình, như vậy thì rất dễ gây ra phiền phức, hậu quả sẽ không thể hình dung nổi. Công tác ngoại vụ cũng là một hạng mục công tác đơn lẻ, không phức tạp, đa số quy trình công tác cụ thể đều có trong sự sắp xếp công tác. Ở nước ngoài mà mới bắt tay vào làm công tác ngoại vụ thì sẽ cảm thấy phần nào phức tạp, làm được một thời gian thì sẽ nắm được quy luật, đường lối, sẽ không còn thấy quá phức tạp nữa. Ban đầu, những người Trung Quốc ra nước ngoài bị tố là xả rác, tối thì thức quá khuya, sáng thì dậy quá sớm, nuôi chó sủa gây quấy nhiễu, treo áo quần trên ban công, còn có đỗ xe bừa bãi – bị tố quá nhiều chuyện. Cuối cùng, họ bị tố giác nhiều lần quá, cảnh sát lúc nào cũng đến gõ cửa để chỉ dẫn cho họ, lâu dài họ cũng ý thức được đây không phải là Trung Quốc, mà là ở nước ngoài. Dần dần, họ đã biết cảnh giác, có chút ý thức pháp luật, hiểu được chút khuôn phép trong cuộc sống, công việc, chuyện lái xe, v.v.. Khi dân Trung Quốc mới đến nước ngoài, thì họ chỉ biết được một vài phép xã giao cơ bản để làm người, chứ không biết thường thức về hầu hết chuyện pháp luật, họ chẳng khác động vật là mấy, chẳng có ý thức pháp luật. Sau vài năm, họ đã mở mang được kiến thức, biết được chút khuôn phép, giống như được thuần hóa vậy, và họ tốt lên được đôi chút.

IX. Phúc lợi của hội thánh

Mục chín, phúc lợi của hội thánh. Về phúc lợi của hội thánh, trước đây nhà Đức Chúa Trời đã có sự sắp xếp công tác rồi, những người làm bổn phận toàn thời gian mà bản thân họ hoặc gia đình họ cần được giúp đỡ về kinh tế, thì lãnh đạo hội thánh phải giải quyết. Có thể tìm thấy phương án và nguyên tắc thực hiện cụ thể trong sự sắp xếp công tác về phương diện này, nhà Đức Chúa Trời có những tuyên bố và quy định cụ thể. Những anh chị em vì tin Đức Chúa Trời mà phải ngồi tù dẫn đến đời sống gia đình họ gặp khốn khó; những bậc cha mẹ làm bổn phận xa nhà nên con cái không có người chăm sóc, những anh chị em làm bổn phận lâu năm và đang mắc bệnh, v.v. đối với những người này, hội thánh nên hỗ trợ và giải quyết cho họ. Phương diện công tác này có một trường hợp đặc biệt, đó là khi một vài gia đình đủ điều kiện để tiếp đãi các anh chị em, nhưng họ lại không có nguồn lực kinh tế, vậy những chi tiêu của họ khi tiếp đãi anh chị em nên được xử lý như thế nào? Chuyện này nằm trong phương diện công tác về phúc lợi của hội thánh, có thể tìm thấy quy định cho phương diện này trong sự sắp xếp công tác, hoặc lãnh đạo và người làm công dựa theo tình huống tại chỗ mà phân phối hợp lý nguồn lực của hội thánh để làm công tác tiếp đãi, đối với những chuyện này, hội thánh đều có quy định cụ thể. Nếu trong phạm vi quy định cụ thể mà xuất hiện một vài trường hợp đặc biệt, thì lãnh đạo và người làm công có thể thông công và bàn thảo, dựa theo tiêu chuẩn đời sống bình thường ở chỗ đó mà đưa ra sự sắp xếp cụ thể và hợp lý. Mặc dù công tác này không phải là hạng mục công tác lớn, cũng không phải là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng nó là một hạng mục công tác nằm trong phạm vi trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, không được lơ là. Nếu không có ai cần giúp đỡ và cứu trợ, thì cũng không cần cố gắng tìm cho ra, còn nếu có thì không được né tránh, càng không được mặc kệ, khoanh tay bàng quan, giả vờ như không thấy. Lãnh đạo và người làm công nên dựa theo nguyên tắc mà làm, đây là trách nhiệm của họ.

X. Phương án ứng phó khẩn cấp

Mục mười, phương án ứng phó khẩn cấp. Phương án ứng phó khẩn cấp là để nhắm đến những vấn đề đặc biệt xuất hiện trong bất kỳ công tác nào của nhà Đức Chúa Trời. Bất kể công tác phúc âm hay công tác quản trị và nghiệp vụ nảy sinh một vài vấn đề cần được giải quyết, hoặc là có chuyện xử lý kẻ địch lại Đấng Christ và lãnh đạo giả, hoặc là trường hợp đặc biệt cần phân định người bị mê hoặc, những chuyện này đều nằm trong phương án ứng phó khẩn cấp. Chẳng hạn như, có người gây gián đoạn và nhiễu loạn, hoặc có kẻ địch lại Đấng Christ độc đoán chuyên quyền và tạo vương quốc độc lập, v.v., nhà Đức Chúa Trời mà phát hiện ra những chuyện này thì đáng để tạo một bản sắp xếp công tác về những bố trí cụ thể, và lập một văn bản tương ứng để truyền đạt. Phương án ứng phó khẩn cấp dựa trên một vài tình hình khẩn cấp trong hội thánh vào lúc đó, Bề trên dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình tiết vụ việc mà ban hành sự sắp xếp công tác cụ thể và truyền đạt xuống dưới. Bất kể là phương án cụ thể nào thì cũng đều là một hạng mục công tác mà lãnh đạo và người làm công nên làm, chỉ cần nó do Bề trên sắp xếp, yêu cầu lãnh đạo và người làm công thực hiện, thì lãnh đạo và người làm công phải dựa theo sự sắp xếp công tác của Bề trên mà ban hành xuống và thực hiện, không nên xem nhẹ chuyện này. Bề trên đưa ra sự sắp xếp công tác như vậy, thì nó không xếp sau bất kỳ công tác quản trị hoặc hạng mục công tác nghiệp vụ cụ thể nào. Mặc dù đây là chuyện tạm thời, nhưng lãnh đạo và người làm công cũng nên dựa theo sự sắp xếp công tác chính quy mà ban hành, truyền đạt, thực hiện, theo sát, sau đó thì báo cáo và phản ánh lên Bề trên, đây là trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Phương án ứng phó khẩn cấp không nhắm cụ thể đến một hạng mục công tác nào, Bề trên sẽ giao nhiệm vụ, đưa ra yêu cầu, hoặc giao một sự sắp xếp công tác cho lãnh đạo thuộc mọi cấp và ở mọi khu vực vào bất kỳ lúc nào. Đối với chuyện này, lãnh đạo và người làm công cũng không được lơ là. Bởi vì đây là sự sắp xếp công tác, được ban hành đến lãnh đạo các cấp và đến các khu vực, cho nên nó là công tác nằm trong phạm vi trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, vì vậy lãnh đạo và người làm công không nên khoanh tay bàng quan, không nên phân chia thành công tác lớn hay công tác nhỏ, công tác của mình hay là không phải của mình, cũng đừng suy đoán về khẩu khí và mức độ nóng ruột của Bề trên khi sắp xếp công tác để quyết định xem có nên gấp rút thực hiện không. Những chuyện như thế đều không nên có, thay vào đó lãnh đạo và người làm công nên chấp hành như đây là một công tác chính quy, xem đây là một nhiệm vụ và sự ủy thác quan trọng mà hoàn thành nó, đây chính là trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Có phương án ứng phó khẩn cấp cho những tình huống đặc biệt, đây là công tác dưới bối cảnh đặc biệt. Khi gặp phải một vài chuyện cụ thể và đặc biệt, Bề trên đều mượn bối cảnh đó hoặc sự việc đó mà khiến cho lãnh đạo và người làm công hoặc các anh chị em nhân cơ hội này mà có thể kết hợp lẽ thật để phân định con người và sự việc một cách thực tế hơn, học cách nhìn thấu con người và sự việc, có thêm nhận thức về lẽ thật. Khi làm như thế, mục đích là để người ta phân định được lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ, ngoài ra còn khiến anh chị em có thể có môi trường đời sống hội thánh yên tĩnh, thích hợp và không bị nhiễu loạn. Mặt khác nữa, làm như thế còn khiến người ta có thể kịp thời rút ra các loại bài học, được rèn luyện, rèn luyện một lần thì người ta sẽ tiến bộ rất nhiều trong sự sống. Làm như vậy cũng là cách Bề trên huấn luyện lãnh đạo và người làm công các cấp, huấn luyện anh chị em, nhất là những anh chị em mưu cầu lẽ thật. Cách này không có gì ác ý, không phải là hành hạ người ta, không phải là chuyện bé xé ra to. Mặc dù đây là phương án ứng phó khẩn cấp, là sự sắp xếp công tác tạm thời, nhưng nó cũng có ý nghĩa và giá trị. Ta mong lãnh đạo và người làm công các cấp, cũng như các anh chị em, có thể lý giải và tiếp cận chính xác với những phương án ứng phó khẩn cấp này.

Chúng ta đã liệt kê mười hạng mục sắp xếp công tác, đối với mười hạng mục này, Ta đã thông công xong về cơ bản. Ta không thông công quá cụ thể, nhưng cũng đủ để các ngươi hiểu và nắm rõ rốt cuộc sự sắp xếp công tác là gì và nhà Đức Chúa Trời rốt cuộc làm những công tác cụ thể nào. Một mặt khác, từ trong những hạng mục cụ thể này, người ta hiểu được rốt cuộc Đức Chúa Trời đang làm gì trong hội thánh và giữa dân được Đức Chúa Trời chọn. Công tác của nhà Đức Chúa Trời không phải là làm việc công ty, không phải là làm chính trị, không phải là làm về nhân quyền, cũng không phải là hoạt động thương nghiệp gì. Mọi việc nhà Đức Chúa Trời làm chính là những công tác ở trong sự sắp xếp công tác. Do đó, có một vài đảng nắm quyền và tổ chức xã hội không ngừng lần mò, nghiên cứu và điều tra xem Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn năng là thế nào. Có lẽ thông qua tìm hiểu, thông qua xem các video và trang web của nhà Đức Chúa Trời, họ đã xác định được rằng Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng là một tín ngưỡng đích thực, không tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào của quốc gia. Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng đã chịu sự trấn áp và đả kích điên cuồng của Trung Cộng suốt bao năm qua, mà vẫn kiên trì rao truyền phúc âm, làm chứng cho Đức Chúa Trời, đem lời Đức Chúa Trời, lẽ thật và các loại video làm chứng đưa lên mạng, mang lại lợi ích quá lớn và quá nhiều cho xã hội nhân loại, hoàn toàn chứng thực rằng Đức Chúa Trời không ngừng bày tỏ lẽ thật vào thời kỳ sau rốt để cứu rỗi nhân loại. Họ nghiên cứu tới nghiên cứu lui thì nghiên cứu ra được thành quả gì rồi? Có phải là kết quả khiến họ cực kỳ thất vọng hay không? Họ còn suy nghĩ xem làm thế nào để tìm được cái thóp mà gán cho hội thánh tai tiếng “tà giáo”, phản đảng, phản quốc. Bây giờ họ thấy rằng không làm vậy được nữa, xét từ sự sắp xếp công tác của hội thánh qua các năm, họ chẳng có cách nào mà gán tai tiếng cho hội thánh nữa, họ nghiên cứu chỉ uổng công mà thôi. Chuyện này giống như những người Do Thái thời xưa nghiên cứu Đức Chúa Jêsus, những thầy thông giáo và người Pha-ri-si, cùng quan chức cao cấp trong chính quyền, đã nghiên cứu mọi lời nói và việc làm của Đức Chúa Jêsus, phát hiện rằng mọi việc Đức Chúa Jêsus làm chẳng có điều nào là vi phạm pháp luật hay liên quan đến chính trị. Mọi lời nói việc làm của Đức Chúa Jêsus đều đúng đắn, đều là lẽ thật, đều phù hợp với Kinh Thánh, cuối cùng họ đều phải thất vọng. Hiện tại, giới tôn giáo ngày càng xem nhiều các loại phim điện ảnh và video làm chứng trải nghiệm của nhà Đức Chúa Trời, nhất là họ ngày càng đọc nhiều sách lời Đức Chúa Trời và bài đọc lời Đức Chúa Trời, vậy họ nghĩ gì? Họ mà không thấy ra điều này phát xuất từ Đức Chúa Trời, thì họ thực sự ngu xuẩn đến cùng cực rồi! Những gì phát xuất từ Đức Chúa Trời thì chắc chắn sẽ hưng thịnh, đây là hiệu quả từ công tác của Đức Thánh Linh, ai cũng không che đậy được. Hiện tại, lời Đức Chúa Trời đã được truyền khắp thế giới, lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ đối diện với toàn thể nhân loại, sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời thật hoành tráng, không có một quốc gia hay dạng thế lực nào đối đầu nổi, con rồng lớn sắc đỏ đã hoàn toàn bị hạ nhục và thất bại rồi. Bất kể giới tôn giáo có kết tội thế nào, họ cũng không chống đối nổi công tác của Đức Chúa Trời, cuối cùng họ chỉ có thể bị công tác của Đức Chúa Trời đào thải và chìm nghỉm trong dòng chảy cuồn cuộn của công tác của Đức Chúa Trời.

Ta đã thông công xong về hạng mục sự sắp xếp công tác, những gì Ta thông công có phải là toàn bộ công tác mà nhà Đức Chúa Trời làm không? Công tác này là những gì các ngươi tận mắt thấy, tận tai nghe và đích thân trải nghiệm, lĩnh hội, chẳng có gì bảo mật cả. Con rồng lớn sắc đỏ nắm hết mọi sự sắp xếp công của nhà Đức Chúa Trời trong những năm qua, nó nắm rõ quá nhiều, quá đầy đủ, nó ngày ngày nghiên cứu, nghiên cứu tới nghiên cứu lui cuối cùng rút ra được một kết luận thế này: “Nếu như những người này liên tục rao truyền lời Đức Chúa Trời và làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời như thế này, thì mình coi như tiêu tùng rồi! Phải đuổi cùng giết tận những người này, cho dù họ có chạy trốn đến tận nước ngoài cũng không thể bỏ qua cho họ”. Ngươi xem, ma quỷ thì khác với nhân loại bại hoại bình thường, nó muốn đối đầu với Đức Chúa Trời đến cùng. Nhân loại bình thường mà thấy được lời chứng của hội thánh thì còn có thể lý giải, cho rằng lời này có đạo lý và sẽ không ra tay bách hại. Còn ma quỷ và Sa-tan thì khác, nó thấy ngươi đi theo Đức Chúa Trời, làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì nó sẽ hận ngươi, muốn lấy mạng ngươi, không cho ngươi được sống. Ngươi mà không nghe lời nó, không thờ phượng nó, thì nó sẽ khiến ngươi tiêu tùng, không chừa cho ngươi con đường sống, ngươi đi đâu thì nó đuổi giết đến đó, ngươi chạy đến chân trời góc biển nó cũng không buông tha cho ngươi. Con rồng lớn sắc đỏ làm như vậy đấy. Đây chính là sự tà ác của Sa-tan, nó khác với nhân loại bại hoại bình thường, điểm này các ngươi phải thấy rõ.

Cách truyền đạt và thực hiện chuẩn xác sự sắp xếp công tác

I. Cách truyền đạt sự sắp xếp công tác

Mười hạng mục sắp xếp công tác này là phạm vi và nội dung của các hạng mục công tác mà Đức Chúa Trời làm trong hội thánh và giữa dân được Ngài chọn. Hiểu rõ những nội dung và phạm vi này rồi sẽ tiện cho dân được Đức Chúa Trời chọn giám sát lãnh đạo và người làm công làm tốt những công tác này, mặt khác nó chủ yếu sẽ tiện cho lãnh đạo và người làm công hiểu rõ và nắm rõ phạm vi trách nhiệm, công tác và trách nhiệm nên làm của mình, cũng như có được định nghĩa chuẩn xác về danh xưng “lãnh đạo và người làm công”. Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công là gì? Nên sống thể hiện ra hình tượng nào? Có phải là giống như quan chức chính phủ quốc gia không? (Thưa, không.) Lãnh đạo và người làm công không phải là một dạng quan chức, không phải là một chức danh. Nên xét từ bổn phận mà họ nên làm, cũng như từ sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho họ và tiêu chuẩn mà Ngài yêu cầu họ, để từ đó lý giải lãnh đạo và người làm công là gì. Như vậy thì ngươi sẽ có lý giải cụ thể hơn về chức danh lãnh đạo và người làm công, cũng hiểu rõ hơn phần nào về định nghĩa của lãnh đạo và người làm công. Trách nhiệm tối thiểu phải làm tròn của lãnh đạo và người làm công là gì? Chính là điều được nói đến trong mục chín: truyền đạt, ban hành và thực hiện chuẩn xác các hạng mục sắp xếp công tác theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Bất kể là sự sắp xếp công tác về phương diện nào, chỉ cần mượn lãnh đạo và người làm công truyền đạt xuống, thì việc họ phải làm là sau khi lĩnh hội đầy đủ về sự sắp xếp công tác, nên truyền đạt chúng cho hội thánh một cách không chậm trễ, không gián đoạn. Về đối tượng truyền đạt, nếu nhà Đức Chúa Trời yêu cầu truyền đạt đến lãnh đạo và người làm công các cấp, bao gồm cấp bậc người giảng đạo, lãnh đạo hội thánh và chấp sự hội thánh, thì cứ làm như thế; nếu bảo truyền đạt đến mỗi một anh chị em, thì cũng nên nghiêm túc dựa theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời mà truyền đạt đến mỗi một anh chị em. Nếu vì nguyên nhân hoàn cảnh, hay là vì hình thức truyền đạt bằng văn bản không tiện, tiềm ẩn hiểm họa về an toàn hoặc gây phiền phức lớn hơn nữa cho hội thánh, thì nên dùng hình thức truyền miệng mà truyền đạt chuẩn xác những nội dung chủ yếu và quan trọng trong sự sắp xếp công tác đến cho mỗi một người. Vậy làm thế nào thì mới được tính là đã truyền đạt xuống rồi? Nếu truyền đạt bằng văn bản, thì phải xác định mỗi một người đều có văn bản này chưa, mọi người đều đã biết chưa, đã đặt nặng việc này chưa. Còn nếu truyền đạt bằng miệng thì sau khi truyền đạt xong phải hỏi đi hỏi lại đối phương xem họ đã đã hiểu rõ, đã ghi nhớ chưa, thậm chí còn bảo họ thuật lại một lần, như vậy mới được tính là thực sự đã truyền đạt. Người ta mà có thể thuật lại, có thể nói rõ xem nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu và nội dụng cụ thể là gì, thì chứng tỏ nó đã đi vào lòng của người được truyền đạt, họ đã ghi nhớ và hiểu rõ rồi, như vậy mới được tính là thực sự đã truyền đạt. Nếu điều kiện, hoàn cảnh và các nhân tố đều thích hợp để truyền đạt bằng văn bản thì nhất định phải truyền đạt bằng văn bản, nếu vì nguyên nhân hoàn cảnh mà không truyền đạt bằng văn bản được, cần phải truyền đạt bằng miệng, thì nhất định phải xác nhận người được truyền đạt có nhất trí với nội dung được truyền đạt hay không, nội dung có bị bóp mép hay không, có bị thêm thắt sự lý giải cá nhân hay không, có phải là thuật lại nguyên văn hay không, như vậy mới gọi là truyền đạt chuẩn xác thực sự. Khi truyền đạt thì nên hoàn toàn dựa vào tuyên bố cụ thể trong sự sắp xếp công tác, chứ đừng dựa vào sự lý giải và tưởng tượng của con người mà tùy ý nói bừa hoặc là diễn giải lệch lạc và sai lầm. Nói đến chuyện truyền đạt chuẩn xác, thì người ta nên lý giải được mức độ nghiêm túc của sự sắp xếp công tác này, nghĩa là khi truyền đạt thì phải chuẩn xác. Có những người nói: “Có cần đạt đến chuẩn xác từng li từng tí không?” Không cần, chuẩn xác từng li từng tí là yêu cầu đối với máy móc, con người mà đạt đến chuẩn xác là được rồi. Chẳng hạn như, về phương diện đời sống hội thánh, sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời yêu cầu dân dược Đức Chúa Trời ăn uống và nhận thức lời Đức Chúa Trời về phương diện này, chuyện này có dễ truyền đạt không? (Thưa, dễ.) Sự sắp xếp công tác chính là cho người ta một phạm vi, họ có thể đọc mọi lời Đức Chúa Trời có liên quan, nhưng nếu người ta diễn giải sai, thêm thắt sự lý giải, quan niệm và tưởng tượng riêng của mình vào rồi truyền đạt thêm vài lời, thì đó có phải là đang gây sự cố hay không? Đó có phải là truyền đạt chuẩn xác hay không? (Thưa, không phải.) Như vậy là đang thêm mắm dặm muối mà truyền đạt, đơn thuần là những lời vô nghĩa. Đối với mọi sự sắp xếp công tác từ Bề trên, người ta phải đọc vài lần, hiểu cho rõ ý chính xác trong đó, ý nghĩa khi ban hành sự sắp xếp công tác này và hiệu quả muốn đạt được, sau đó hiểu cho rõ cách thực hành đúng đắn những hạng mục công tác cụ thể mà Bề trên sắp xếp, tránh để xảy ra sai lầm gì. Sau khi thông công và hiểu rõ những điều này rồi thì truyền đạt sẽ hoàn toàn chuẩn xác. Việc mà lãnh đạo và người làm công của mục khu phải làm được trước hết chính là truyền đạt những sự sắp xếp công tác đến tay lãnh đạo và người làm công các cấp, cuối cùng chuyển đến tay những người phụ trách các nhóm ở mỗi hội thánh. Sau đó thông công vài lần khi nhóm họp để dân được Đức Chúa Trời chọn đều hiểu được những sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, đều biết cách thực hành. Đạt được hiệu quả như thế mới gọi là truyền đạt. Phải truyền đạt dựa theo phương thức và phạm vi truyền đạt mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, đương nhiên nội dung truyền đạt nhất định phải chuẩn xác, không có sai lầm gì. Không được tùy tiện diễn giải sai, thêm thắt ý riêng của mình vào, làm vậy thì không phải là truyền đạt chuẩn xác, lãnh đạo và người làm công như vậy là thất trách. Nên lý giải như vậy về việc truyền đạt và thực hiện chuẩn xác sự sắp xếp công tác.

Nếu lãnh đạo và người làm công không xác định được cách để truyền đạt chuẩn xác sự sắp xếp công tác, thì nên làm thế nào? Có một biện pháp rất đơn giản, cũng rất dễ dàng. Lãnh đạo và người làm công nhận được sự sắp xếp công tác rồi thì trước hết nên thông công với những lãnh đạo và người làm công khác về sự sắp xếp công tác này một lượt, xem thử Bề trên có những yêu cầu cụ thể nào về những sự sắp xếp công tác này không, liệt kê ra từng điều một. Sau đó, dựa vào những sự sắp xếp công tác này mà kết hợp với tình hình thực tế của hội thánh tại chỗ, chẳng hạn như tình hình công tác phúc âm, tình hình các công tác nghiệp vụ, tình hình đời sống hội thánh, tố chất và tình hình gia đình của đủ mọi loại người, kết hợp với những tình hình này để xem những hạng mục công tác này nên được thực hiện thế nào. Thông qua thông công để đạt đến sự lý giải nhất trí và chính xác của các lãnh đạo và người làm công đối với sự sắp xếp công tác, sau đó có những phương thức truyền đạt tương ứng, làm như vậy mới có thể truyền đạt chuẩn xác được. Nếu có một lãnh đạo hay người làm công nhận sự sắp xếp công tác rồi mà không biết nội dung cụ thể là gì, nhưng cứ mù quáng triệu tập anh chị em lại để ban hành xuống và truyền đạt, thì như vậy có thích hợp không? Kết quả là truyền đạt được một hai tháng rồi, mới phát hiện ra hội thánh các nơi thực hiện công tác này bị lệch lạc, xem kỹ sự sắp xếp công tác thì mới phát hiện ra lúc truyền đạt đã bị lệch lạc rồi. Nếu lúc đó mà đọc cho nghiêm túc và thông công một lượt thì đã tốt rồi, nhưng vì nhất thời lười biếng, qua loa chiếu lệ, nên mới khiến công tác của hội thánh xuất hiện quá nhiều sai sót và lệch lạc, sau này còn phải sửa chữa, vậy thì phí thêm một bước làm việc và gây chậm trễ thời gian. Nếu thông công cho hiểu rõ sự sắp xếp công tác rồi mới truyền đạt và thực hiện từng điều một, thì đã tốt hơn rồi. Không làm tốt công tác thì có phải là sai sót hay không? (Thưa, phải.) Do đó, muốn truyền đạt sự sắp xếp công tác cho chuẩn xác thì phải có trình tự. Trước hết, lãnh đạo và người làm công phải thực sự hiểu rõ và lý giải chuẩn xác về nội dung cụ thể trong sự sắp xếp công tác, sau đó trong lòng có phương án, phương pháp và đối tượng cụ thể để thực hiện, như vậy mới có thể đạt đến truyền đạt chuẩn xác. Nếu lãnh đạo và người làm công đều biết nửa vời, nửa hiểu nữa không, mơ mơ hồ hồ về sự sắp xếp công tác, hoặc căn bản không hiểu rõ yêu cầu và nội dung cụ thể trong sự sắp xếp công tác là gì, mà mù quáng ban hành xuống và truyền đạt, như vậy thì có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Loại lãnh đạo và người làm công này có thể làm tốt công tác hay không? Quá rõ ràng là không thể. Do đó, khi anh chị em còn chưa biết tiêu chuẩn yêu cầu và nguyên tắc cụ thể trong sự sắp xếp công tác là gì, rốt cuộc nên làm gì, thì lãnh đạo và người làm công phải lý giải chuẩn xác, có phương án và trình tự thực hiện cụ thể rồi, như vậy mới có thể tiến hành bước tiếp theo là truyền đạt. Khi đã truyền đạt sự sắp xếp công tác rồi, và anh chị em đều đã lý giải chuẩn xác nội dung trong sự sắp xếp công tác, cũng có một vài nhận thức về ý nghĩa, giá trị và tiêu chuẩn của các hạng mục công tác mà nhà Đức Chúa Trời làm này, vậy thì lãnh đạo và người làm công phải nhanh chóng thông công ngay về cách để phân bổ người, phân bổ hạng mục công tác cụ thể, ai sẽ thực hành, phương án cụ thể để chấp hành hạng mục công tác này, đây chính là trình tự làm công tác. Theo sát công tác như vậy thì thế nào? Có được xem là sát sao không? Có được xem là kịp thời không? (Thưa, có.)

II. Cách thực hiện sự sắp xếp công tác

Lãnh đạo và người làm công nhận sự sắp xếp công tác rồi thì không phải chỉ cần truyền đạt và ban hành sự sắp xếp công tác này xuống là đủ. Dân được Đức Chúa Trời chọn ở các hội thánh khắp nơi biết được sự sắp xếp công tác đã được ban hành xuống thì tính là sự sắp xếp công tác này đã được thực hiện hay sao? Như vậy không được tính là đã thực sự chấp hành và thực hiện sự sắp xếp công tác, không được tính là đã làm tròn trách nhiệm, cũng không đạt đến tiêu chuẩn tối hậu mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Mục đích của một hạng mục sắp xếp công tác đâu phải là để được truyền đạt và ban hành xuống, mà là để được thực hiện. Vậy cụ thể thì thực hiện như thế nào? Lãnh đạo và người làm công phải triệu tập những người phụ trách và các anh chị em có liên quan đến để thông công về cách làm hạng mục công tác này, đồng thời chọn ra người phụ trách chính và thành viên chính để chấp hành hạng mục công tác này. Lãnh đạo và người làm công thực hiện hạng mục công tác này, thì việc đầu tiên là phải thông công, thông công xem làm thế nào thì phù hợp nguyên tắc, phù hợp sự sắp xếp công tác này của nhà Đức Chúa Trời, thông công xem khi thực hiện và chấp hành sự sắp xếp công tác này thì nên làm thế nào. Trong lúc thông công, các anh chị em cùng lãnh đạo và người làm công nên đề xuất các phương án khác nhau, cuối cùng chọn ra phương thức, phương pháp và trình tự thích hợp nhất và phù hợp nguyên tắc nhất, nên làm gì trước, nên làm gì sau, để công tác được khai triển một cách có trật tự. Khi đã hiểu về mặt lý luận, khi mọi người không còn khó khăn hay tưởng tượng gì, cũng không còn sự chống đối gì đối với hạng mục công tác này, có thể lĩnh hội ý nghĩa và mục đích của sự sắp xếp công tác này từ nhà Đức Chúa Trời, như vậy vẫn chưa được tính là đã thực hiện. Còn phải xem ai thích hợp nhất, có sở trường nhất để làm hạng mục công tác này, ai có thể mang gánh nặng để chịu trách nhiệm về hạng mục công tác này, ai có năng lực để hoàn thành hạng mục công tác này. Phải chọn ra người đảm nhận được hạng mục công tác này, hoàn thành phương án thực hiện đúng kỳ hạn, chuẩn bị tốt và nói được rõ ràng về các loại tư liệu và tài liệu cần cho hạng mục công tác này – như vậy mới được tính là thực hiện được hạng mục công tác này. Đương nhiên, trước khi thực hiện cũng nên trao đổi và bàn thảo cụ thể riêng với người phụ trách hạng mục công tác này, hỏi xem họ đã từng làm hạng mục công tác này hay chưa, có cách nhìn và lối nghĩ gì về hạng mục công tác này hay không. Nếu họ đưa ra một vài phương án và lối nghĩ phù hợp nguyên tắc thì có thể áp dụng. Ngoài ra, khi thực hiện các hạng mục công tác, còn cần chú ý phát hiện xem rốt cuộc đang tồn tại bao nhiêu vấn đề, bước này không được làm qua loa sơ sài. Phát hiện ra vấn đề rồi thì còn phải nghĩ biện pháp để giải quyết kịp thời, giải quyết triệt để mọi vấn đề đang tồn tại rồi thì sự sắp xếp công tác mới thực sự được thực hiện. Một mặt khác nữa, nên làm hạng mục công tác này như thế nào thì mới phù hợp với yêu cầu và nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời, có phải cũng phải tìm kiếm về chuyện này không? Còn nữa, nhà Đức Chúa Trời có yêu cầu về thời gian đối với hạng mục công tác này không, nội trong bao lâu phải làm xong, rồi có quy định cụ thể gì về mặt nghiệp vụ không, v.v., những chuyện như vậy là chủ đề mà lãnh đạo và người làm công nên thông công cùng những những người phụ trách. Đây gọi là thực hiện. Nói đến chuyện thực hiện không phải chỉ nói miệng và lý luận mà thôi, thay vào đó nó liên quan đến tình hình tiến triển thực tế của công tác, còn liên quan đến một vài vấn đề và khó khăn cụ thể cần phải giải quyết. Đây đều là những điều mà lãnh đạo và người làm công cùng những người phụ trách hạng mục công tác này nên suy xét. Nghĩa là, trước khi làm hạng mục công tác cụ thể này, lãnh đạo và người làm công cùng những người phụ trách nên thông công, phân tích và thảo luận như vậy, đây gọi là thực hiện. Thực hiện như vậy chính là trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, cũng là việc mà lãnh đạo và người làm công nên làm được. Thực hành như vậy chính là làm công tác thực tế. Nếu lãnh đạo nói: “Hiện tại tôi chẳng biết cách để làm công tác này, dù gì công tác này cũng giao cho anh rồi, sự sắp xếp công tác cũng đã truyền đạt và ban hành cho anh rồi, có chuyện gì liên quan cũng đã nói với anh rồi. Còn về chuyện anh có biết làm hay không, làm thế nào, làm tốt xấu ra sao, mất bao nhiêu thời gian, thì đều là việc của anh, chẳng liên quan gì đến tôi. Công tác của tôi làm đến đây là coi như đã làm tròn trách nhiệm rồi”. Đây có phải là lời mà lãnh đạo và người làm công nên nói hay không? (Thưa, không.) Nếu lãnh đạo mà nói như vậy, thì đó là loại người gì? Đó là lãnh đạo giả rồi. Chỉ cần Bề trên có yêu cầu thì chuyện này phải dựa theo sự sắp xếp công tác mà công tác, thế mà người này lại đẩy sang cho người khác, nói rằng: “Anh làm đi, tôi không biết làm, đằng nào anh cũng hiểu hết rồi, anh là người trong nghề, tôi là người ngoài nghề mà”. Đây chính là “danh ngôn” cửa miệng của lãnh đạo giả, tìm cái cớ rồi chuồn mất tiêu.

Nói chung, lãnh đạo giả mà công tác thì không có trách nhiệm, cho dù tố chất cao thấp thế nào, có thể đảm đương công tác hay không, thì điều chính yếu nhất là họ không để tâm, không tận tâm, lúc nào cũng qua loa chiếu lệ, đây chính là biểu hiện vô trách nhiệm. Nếu lãnh đạo và người làm công có tố chất hơi kém, trải nghiệm hơi nông cạn, nhưng có thể để tâm và tận tâm làm công tác, thì mặc dù hiệu quả không tốt lắm, nhưng ít nhất họ là người có trách nhiệm, đã tận tâm và dốc hết sức lực rồi, chỉ vì tố chất họ hơi kém và vóc giạc nhỏ nên không làm tốt công tác được, nhưng nếu họ rèn luyện một thời gian thì hoàn hoàn có thể đảm đương công tác, dạng lãnh đạo như vậy nên được tiếp tục bồi dưỡng. Nếu như một lãnh đạo chẳng có chút lương tâm và lý trí nào, chỉ nắm giữ địa vị và tham hưởng lợi ích của địa vị, chứ chẳng làm chút công tác thực tế nào, thì đó chính là lãnh đạo giả chính cống. Nên nhanh chóng cách chức họ, không bao giờ đề bạt và dùng lại họ nữa. Một lãnh đạo đích thực, một lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm, thì khi làm công tác sẽ dốc hết sức lực, dốc hết tâm tư vào công tác, nghĩ đủ mọi cách để hoàn thành tốt việc mà Đức Chúa Trời ủy thác, có thể nỗ lực đến tối đa, đây chính là làm tròn trách nhiệm. Lãnh đạo mà có tinh thần trách nhiệm thì khi thực hiện sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời sẽ đồng thời quan sát, theo dõi tình hình thực hiện, ngay khi có tình huống bất ngờ thì có thể có biện pháp ứng phó và phương án giải quyết, chứ không chuồn mất tiêu hay khoát tay mặc kệ, thực hiện công tác như vậy là có trách nhiệm. Khi một hạng mục sắp xếp công tác được ban hành xuống, lãnh đạo và người làm công nên xem hạng mục công tác này là một hạng mục công tác quan trọng nhất trước mắt, đích thân theo sát, có trách nhiệm từ đầu đến cuối, cho đến khi nào công tác đi vào nề nếp và các nhóm trưởng biết cách làm rồi thì mới có thể buông lỏng. Buông lỏng rồi nhưng vẫn cần thỉnh thoảng tìm hiểu và kiểm tra tình hình công tác, như vậy mới có thể đảm bảo công tác được làm tốt. Lãnh đạo và người làm công mà không rời vị trí công tác, kiên trì từ đầu đến cuối, đưa công tác vào nề nếp, đấy mới là làm công tác thực tế. Trong thời gian này, còn cần kiêm nhiệm và hiểu rõ sự tiến triển của các hạng mục công tác khác nhau, bất kể công tác nào có khó khăn hay vấn đề gì, họ nên nhanh chóng đến hiện trường để chỉ đạo và giải quyết. Lãnh đạo chủ chốt phải giữ vững công tác quan trọng nhất, đồng thời còn cần theo sát, hiểu rõ và kiểm tra, đốc thúc các công tác khác của hội thánh, đảm bảo các hạng mục công tác được tiến hành bình thường. Về công tác quan trọng, lãnh đạo chủ chốt phải đích thân chỉ huy tại chỗ, nhất là vào thời điểm then chốt của công tác thì càng không được rời khỏi nơi làm việc. Nếu một người không đủ, thì nên điều thêm một người để phối hợp chỉ đạo công tác, đây gọi là nỗ lực hết mình và đồng tâm hiệp lực để làm tốt công tác then chốt. Bởi vì mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, nhà Đức Chúa Trời đều có một hạng mục công tác then chốt nhất, lãnh đạo chủ chốt mà làm không tốt công tác then chốt thì tố chất của người này có vấn đề, phải bị cách chức. Lãnh đạo chủ chốt phải đảm nhận công tác then chốt nhất, những lãnh đạo khác thì đảm nhận công tác bình thường. Lãnh đạo và người làm công cần học cách phân chia công tác theo mức độ quan trọng và cấp bách, còn cần học cách cân nhắc lợi hại. Nếu lãnh đạo và người làm công có thể nắm vững những nguyên tắc này, thì đó chính là lãnh đạo và người làm công đạt tiêu chuẩn.

Đa số lãnh đạo và người làm công trong nhà Đức Chúa Trời đều là thanh niên, là người mới, và đang rèn luyện làm công tác, do đó điều then chốt nhất là học cách nắm vững nguyên tắc. Có thể có một vài người nói: “Có phải nhà Đức Chúa Trời đặt ra yêu cầu quá cao với lãnh đạo và người làm công rồi không?” Thực ra chẳng cao chút nào, yêu cầu con người nắm vững nguyên tắc mà là yêu cầu cao sao? Nếu không thể nắm vững nguyên tắc thì làm sao có thể làm tốt công tác của hội thánh đây? Làm việc không có nguyên tắc thì làm sao có thể làm lãnh đạo và người làm công chứ? Nắm vững nguyên tắc là yêu cầu đối với lãnh đạo và người làm công, chứ không phải yêu cầu đối với người thường, nếu không nắm vững nguyên tắc thì không có cách nào làm tốt công tác được. Người có tố chất quá kém thì không với tới nổi nguyên tắc, nhà Đức Chúa Trời cũng không bồi dưỡng họ, họ không có tư cách làm lãnh đạo. Có những người luôn cảm thấy làm lãnh đạo thật khó, chuyện này có hai nguyên nhân, một là họ không hiểu được chút lẽ thật, không có cách nào dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề, hai là tố chất họ kém, không biết làm công tác là gì, cũng không hiểu nguyên tắc và con đường thực hành, ngay cả nói đạo lý còn không rõ ràng, dạng người này không thích hợp để làm lãnh đạo. Nếu người ta có tố chất quá kém, không biết làm công tác, khi làm bổn phận thì chẳng có chút hiệu suất nào, công tác đáng ra làm trong một ngày thì phải làm mất mấy ngày, công tác đáng ra làm trong một tháng thì làm mất nửa năm, dạng người này là loại phế vật, vô tích sự. Người có tố chất quá kém thì làm bổn phận gì cũng không làm tốt được. Ta yêu cầu người ta như vậy là công bằng và hợp lý rồi, đây là điều mà lãnh đạo và người làm công có thể đạt đến. Có những người cảm thấy nhà Đức Chúa Trời đặt ra yêu cầu quá cao, chuyện này cho thấy họ có tố chất quá kém, không có tư cách làm lãnh đạo và người làm công, nên tự nhận lỗi và xin từ chức đi. Ngươi không đảm đương nổi trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, không thích hợp làm lãnh đạo và người làm công, ngươi mà làm lãnh đạo thì cũng là lãnh đạo giả mà thôi. Ngay cả một hạng mục công tác mà ngươi còn không làm tốt được, thì làm sao kiêm nhiệm nhiều công tác khác đây? Người có tố chất quá kém còn xứng làm lãnh đạo và người làm công sao? Nếu còn không bằng con chó giữ nhà, thì không xứng được gọi là người. Chó giữ nhà thì không những trông nhà trước, ngó nhà sau, canh vườn rau, thậm chí gà, ngỗng, cừu trong nhà nó cũng canh chừng, thấy người lạ lại gần là nó sủa, còn biết báo chủ rằng có người lạ đến, đầu óc của con chó đâu có đơn giản. Nếu con người mà tố chất quá kém, còn không bằng con chó, thì người như vậy chẳng phải là phế vật sao? Có một vài người ăn không ngồi rồi, siêng ăn nhát làm, muốn không làm bất kỳ việc gì mà cứ ăn chực trong nhà Đức Chúa Trời, đây chẳng phải là ký sinh trùng sao? Nhà Đức Chúa Trời yêu cầu lãnh đạo và người làm công khi làm việc thì phải có nguyên tắc, đây là đang bồi dưỡng và huấn luyện lãnh đạo và người làm công khi làm bổn phận thì có thể thực hành lẽ thật và bước vào thực tế. Có một vài lãnh đạo và người làm công có thể mưu cầu lẽ thật, thuận phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, đây đều là những người được Đức Chúa Trời chúc phúc. Còn những người ăn không ngồi rồi, không làm việc thật, thì đều phải bị đào thải. Hễ ai làm bổn phận mà tham hưởng an nhàn, sợ khổ sợ mệt, kêu khổ kêu khó, một chút khổ cũng chịu không nổi, thì đều là kẻ vô dụng phải bị đào thải, không được giữ lại bất kỳ người nào! Khi mới bắt đầu làm công tác mà gặp đủ dạng khó khăn, thì nên tra cho ra căn nguyên của vấn đề, sau đó thanh lọc những kẻ sinh sự hay càn quấy và thô bạo, thanh lọc những thứ chướng ngại và cản trở này. Khi những người còn lại đều có thể tiếp nhận lẽ thật, có thể nghe lời và vâng phục, thì sẽ dễ lãnh đạo họ hơn. Lãnh đạo và người làm công trước hết nên thông công lẽ thật cho rõ, có thể khiến người ta nghe xong thì có con đường khả dĩ, chứ đừng có nói đạo lý, hô khẩu hiệu, càng không nên cưỡng ép người khác nghe lời, thuận phục và phải thực hành. Lãnh đạo và người làm công mà thông công rõ ràng về lẽ thật rồi, thì đa số mọi người nghe xong sẽ sẵn lòng thực hành. Chỉ sợ lãnh đạo và người làm công nói không rõ, không tỏ tường, mà còn yêu cầu anh chị em thực hành, lúc đó anh chị em chẳng biết thực hành như thế nào, chẳng tìm được con đường thực hành, vậy thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác. Chỉ cần lãnh đạo và người làm công nói cho rõ, thông công cho tỏ tường về các nguyên tắc lẽ thật liên quan đến mỗi một hạng mục công tác cụ thể, thì đa số mọi người đều sẽ thấu tình đạt lý, đều sẽ sẵn lòng phối hợp. Ai nói đúng và phù hợp với lẽ thật, có lợi cho công tác của hội thánh, có lợi cho lối vào sự sống của anh chị em, thì mọi người đều sẽ sẵn lòng nghe theo. Nhưng có một trường hợp, đó là khi lãnh đạo và người làm công chỉ toàn nói câu chữ và đạo lý, rồi khi có người hỏi xem con đường thực hành cụ thể thế nào thì họ không nói rõ được, lại nói chút đạo lý cao vời, hô chút khẩu hiệu rồi đẩy người ta đi, thế là trong lòng người ta không phục: “Anh không nói rõ mà còn bảo tôi thực hành, tôi thực hành kiểu gì chứ? Tôi đâu có con đường để đi! Tôi không hiểu nên mới hỏi anh, vì anh cũng không hiểu, chỉ biết nói đạo lý, hô khẩu hiệu, anh chẳng hơn gì tôi, tôi lấy gì mà phục anh chứ? Tôi phục lẽ thật, chứ chẳng phục anh nói đạo lý và hô khẩu hiệu đâu!” Có trường hợp như vậy. Nếu lãnh đạo và người làm công có thể đạt đến mức không nói những đạo lý sáo rỗng, mà có thể nói những lời thực tế, có thể thông công rõ ràng về nguyên tắc và con đường thực hành, thì đa số mọi người vẫn có thể thuận phục được. Do đó, để làm tốt công tác của hội thánh, thực ra lãnh đạo và người làm công chỉ cần có thể nghiêm túc thực hiện sự sắp xếp công tác, giữ vững vị trí công tác, tham gia vào công tác cụ thể, thì hoàn toàn có thể đạt đến mức làm tốt công tác. Chỉ sợ lãnh đạo, người làm công và người phụ trách không có trách nhiệm, ăn trên ngồi trốc, chỉ biết nói đạo lý và hô khẩu hiệu, không đến hiện trường, không tham gia công tác cụ thể, vậy thì chắc chắn sẽ nảy sinh vấn đề trong công tác. Bởi vì người bề dưới đều không nhìn thấu những chuyện này, cho nên nếu không có người dẫn đường thì không được, không có người nòng cốt thì không được, không có người đích thân nắm vị trí chủ đạo và chỉ huy thì không được, không có người giám sát và kiểm tra cũng không được, như vậy thì công tác không thể được thực hiện. Ngươi hy vọng đứng ở địa vị của mình mà hô vài câu đạo lý và khẩu hiệu thì bề dưới có thể hành động và làm theo lời ngươi, thì đó chỉ là mơ mộng thôi. Người bề dưới giống như cái máy, không có người khởi động thì sẽ không hoạt động. Nếu ngươi làm lãnh đạo và người làm công mà ngay cả chuyện này còn nhìn không thấu, thì đúng là quá thiếu kiến thức rồi! Lãnh đạo giả khi công tác thì chẳng nhìn thấu chuyện gì, chẳng biết công tác nào là then chốt hay công tác nào mang tính sự vụ chung, cũng không biết phân chia mức độ quan trọng của các công tác, làm gì cũng không có nguyên tắc, không nói rõ được con đường thực hành, lại còn luôn nói đạo lý và hô khẩu hiệu, luôn nói ra những lời không thực tế, như vậy thì chẳng làm được công tác nào, chỉ có thể bị đào thải mà thôi. Lãnh đạo và người công phải biết cách sắp xếp và thực hiện công tác, còn phải biết cách kiểm tra và chỉ đạo công tác, có vấn đề thì phải có thể tự mình giải quyết. Lãnh đạo và người làm công như vậy mới biết làm công tác thực tế, khiến người ta tâm phục khẩu phục. Nếu lãnh đạo mà không biết chỉ đạo công tác, cũng không biết phát hiện và giải quyết vấn đề, chỉ biết cắm đầu dạy dỗ và tỉa sửa người khác, làm rối tung mọi chuyện rồi còn oán trách người khác, thì đó là lãnh đạo vô năng, dạng lãnh đạo này là thứ vô tích sự, chính là lãnh đạo giả, phải bị đào thải. Ngươi không biết làm công tác cụ thể, thì ít nhất cũng phải tìm cho ra vài người thích hợp để giúp ngươi làm công tác cụ thể cho tốt, ít nhất cũng phải xử lý và thanh trừ những người càn quấy và gây nhiễu loạn, như vậy không phải đã tạo điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác rồi sao? Phát hiện người nào có thể làm việc thật thì hãy nhanh chóng đề bạt họ, còn thấy người nào gây nhiễu loạn và gián đoạn thì hãy nhanh chóng xử lý và thanh trừ, như vậy thì những khó khăn trong công tác sẽ bớt đi nhiều. Lãnh đạo mà có tố chất quá kém thì sẽ không biết làm dạng công tác này, họ sợ đắc tội người khác, thấy trước mắt có kẻ ác liên tục gây gián đoạn và nhiễu loạn mà cũng không xử lý. Họ cũng chẳng thấy ra được ai có thể làm việc thật, chẳng biết đề bạt những người thích hợp để phụ trách công tác. Dạng lãnh đạo chính là kẻ đui mù, chẳng có cách nào làm công tác được. Lãnh đạo và người làm công mà không hiểu lẽ thật thì không làm tốt công tác được, không hiểu nghiệp vụ cũng không làm tốt công tác được. Do đó, lãnh đạo và người làm công phải thường xuyên rèn luyện làm công tác thực tế, chỉ cần nắm vững nguyên tắc, biết phân chia mức độ quan trọng, biết cân nhắc lợi hại, thì sẽ có thể làm tốt công tác, sẽ có thể trở thành lãnh đạo và người làm công đạt tiêu chuẩn.

Ta đã thông công xong về nội dung truyền đạt, ban hành và thực hiện sự sắp xếp công tác theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời, vậy các ngươi đã có một vài nhận thức cơ bản về cách tiếp cận và thực hiện sự sắp xếp công tác rồi phải không? Về chuyện khi thực hiện sự sắp xếp công tác thì bản thân nên làm tròn trách nhiệm và chức trách nào, có phải các ngươi cũng đã có một vài nhận thức cụ thể rồi không? (Thưa, phải.) Có được một vài nhận thức cụ thể này rồi, vậy ngươi nên có thể đánh giá được những chuyện như bản thân nên làm gì, bản thân có thể làm đến mức độ nào, bản thân có tố chất của lãnh đạo và người làm công hay không, có thể đảm đương công tác của lãnh đạo hay không. Về một vài lãnh đạo và người làm công có tố chất kém và không làm công tác thực tế, nghĩa là loại người mà chúng ta gọi là lãnh đạo giả, sau khi hiểu rõ nội dung cụ thể của mục thứ chín trong trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, thì họ nên làm gì? Có những người nói: “Trước đây, con không rõ lắm về trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, sau khi làm lãnh đạo rồi, con cũng dựa theo quan niệm và tưởng tượng mà làm một chút công tác bề ngoài, cho rằng bản thân có một tấm lòng nhiệt thành, sẵn lòng chịu khổ thì hẳn mình là một lãnh đạo và người làm công đạt tiêu chuẩn. Khi nghe Đức Chúa Trời thông công, con mới bàng hoàng nhận ra con vốn là một lãnh đạo giả, tố chất quá kém, không làm được công tác thực tế, ngay cả một hạng mục sắp xếp công tác cụ thể của nhà Đức Chúa Trời mà con cũng không biết cách thực hiện. Con từng cho rằng đọc sự sắp xếp công tác vài lần, ban hành xuống cho mỗi một người, sau đó đốc thúc và trông chừng những người bên dưới làm là coi như đã thực hiện rồi. Sau một thời gian, con mới phát hiện ra công tác không được làm tốt, có rất nhiều công tác cụ thể bị lơ là, lúc đó con mới nhận ra rằng tố chất của mình quá kém, không có tư chất để làm lãnh đạo”. Vậy thì nên làm sao? Buông tay bỏ mặc thì có được không? (Thưa, không.) Vậy có biện pháp để giải quyết không? Chẳng lẽ vấn đề này không có cách giải quyết sao? (Thưa, không phải vậy. Phải dựa theo yêu cầu của Đức Chúa Trời mà vươn lên.) Đây là quan điểm tích cực và chủ động, quan điểm này rất tốt, dựa theo yêu cầu của Đức Chúa Trời mà vươn lên, có đức tin và cậy dựa Đức Chúa Trời, không tiêu cực, không buông tay bỏ mặc, đây là một phương án. Phương án này có tốt không? (Thưa, tốt.) Nhưng đây là phương án duy nhất hay sao? (Thưa, không phải vậy. Nếu như tố chất quá kém, thực sự không làm được công tác thực tế, thì có thể nhận lỗi và từ chức.) Đây là phương án thứ hai. Nếu trước đây người ta đã từng thử qua và cảm thấy bản thân không làm nổi công tác của lãnh đạo, làm rất tốn sức, rất vất vả, trong lòng thì sốt ruột, ngủ chẳng ngon, ngày nào cũng như bị ngọn núi đè lên người, không cất đầu lên được, thở cũng không ra hơi, lúc đi đường cảm giác hai chân cứ nặng nề – sau khi nghe những yêu cầu cụ thể này rồi, càng cảm thấy tố chất của mình không đủ để làm được công tác, vậy thì nên làm sao? Có cách cả, hãy nhanh chóng từ chức, bản thân không làm được công tác thực tế thì đừng để ảnh hưởng đến công tác của nhà Đức Chúa Trời, phải có lý trí như vậy. Đừng có mù quáng khoe tài, đừng cố ra mặt dẫn đầu, đừng làm việc ngu ngốc, như vậy mới là người có lý trí. Người có lý trí thì đều tự mình biết mình, biết rõ tố chất của mình, biết mình thiếu sót cái gì. Thấy rõ tầm vóc của bản thân thế nào thì trong lòng mới có thể biết chuẩn xác mình có thể làm gì, không thể làm gì và làm gì là thích hợp nhất. Tại sao phải nhận thức được tố chất của bản thân? Làm như vậy thì có ích cho việc xác định bổn phận mình nên làm, cũng có ích cho việc làm tốt bổn phận của mình. Nếu đã kiểm nghiệm rồi và thấy tố chất của mình là như vậy, không làm nổi công tác lãnh đạo, thì không cần kiểm nghiệm và chứng thực lại nữa, hãy nhanh chóng từ chức, đừng chiếm giữ địa vị. Làm không được công tác cụ thể thì đừng để ảnh hưởng người khác, làm chậm trễ người khác. Đây có phải là một con đường để đi hay không? Hai con đường này đều nằm ngay trước mặt ngươi, ngươi có thể chọn, đâu phải là không có con đường để đi, cũng đâu phải chỉ có một con đường. Ngươi có thể dựa vào những gì ngươi hiểu rõ về bản thân, cũng có thể dựa vào sự đánh giá của các anh chị em biết rõ ngươi, để từ đó đưa ra phán đoán chuẩn xác và thực tế đối với tình hình thực tế của bản thân, sau đó đưa ra lựa chọn chuẩn xác, nhà Đức Chúa Trời không làm khó ngươi. Các ngươi thấy sao? (Thưa, tốt.) Có những người nói: “Con còn muốn tiếp tục thử vươn lên, con cảm thấy mình vẫn ổn. Do mấy năm qua con không quá chú trọng mưu cầu lẽ thật, làm lãnh đạo rồi cũng không biết tìm kiếm lẽ thật, lại còn làm công tác một cách hồ đồ. Trước đây, con cho rằng làm lãnh đạo hội thánh là việc rất dễ, chỉ là tốt chức cho mọi người nhóm họp, đi đầu trong việc thông công về lẽ thật, khi xuất hiện vấn đề thì giải quyết, Bề trên có sự sắp xếp công tác gì thì ngay lập tự thực hiện, thế là xong. Con chẳng nghĩ đến chuyện khi làm lãnh đạo được một thời gian, con phát hiện ra có rất nhiều vấn đề mà con không giải quyết được, Bề trên hỏi han về công tác thì con chẳng biết trả lời thế nào, khi có những dân được Đức Chúa Trời chọn có vấn đề thực tế, con cũng không giải đáp cho họ được. Anh chị em tin Đức Chúa Trời bao năm qua, thường xuyên đọc lời Đức Chúa Trời, thường xuyên nghe giảng đạo, thực sự là ai cũng hiểu được một vài lẽ thật, đều biết phân định phần nào. Nếu không có thực tế lẽ thật, thì con thực sự chẳng thể chăm tưới và cung ứng cho họ”. Bây giờ đã biết được muốn làm tốt một hạng mục công tác cụ thể nhà Đức Chúa Trời không phải là việc đơn giản. Chuyện này một mặt cần người ta có tố chất, mặt khác cần người ta biết mang gánh nặng, còn cần người ta hiểu lẽ thật, không được thiếu phương diện nào. Không mưu cầu lẽ thật thì không được, tố chất kém cũng không được, nhân tính kém và không biết mang gánh nặng cũng không được. Công tác cụ thể thì phải có cách tiếp cận cụ thể, đây không phải là chuyện đơn giản. Nhưng có một vài người không phục, còn muốn thử thêm lần nữa, đòi cho họ thêm một cơ hội nữa. Đối với dạng người này, có nên cho họ cơ hội không? Nếu năng lực công tác và tố chất của họ bình thường, nhưng có thể làm được một vài công tác cụ thể, làm công tác thì không qua loa chiếu lệ, biết chú trọng giải quyết vấn đề và có hiệu quả, Bề trên sắp xếp gì cũng đều có thể nghe lời và thuận phục, cơ bản là họ có thể dựa theo sự sắp xếp công tác và nguyên tắc yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời mà thực hiện, thì dạng người này cho dù trước đây từng không làm tốt công tác vì tuổi đời còn trẻ, chưa hiểu lẽ thật và nền tảng nông cạn, nhưng họ là người đúng đắn, nên cho họ thêm cơ hội tiếp tục rèn luyện, đừng mù quáng cách chức họ. Làm lãnh đạo và người làm công không dễ đâu, chọn ra một lãnh đạo hay người làm công cũng không dễ. Hiện tại, đa số lãnh đạo và người làm công đã hiểu rõ được đôi điều về trách nhiệm của mình, khi làm công tác cũng có thể làm tốt hơn trước phần nào, sự thật là vậy.

Giờ Ta đã thông công xong về mục thứ chín trong trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công – dựa theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời mà truyền đạt, ban hành xuống và thực hiện chuẩn xác những sự sắp xếp công tác, đồng thời hướng dẫn, giám sát, đốc thúc, kiểm tra, và theo dõi tình hình thực hiện – lòng mỗi người các ngươi đều đã sáng tỏ và có con đường thực hành rồi. Các ngươi không những có thể làm được bổn phận và có lối vào sự sống, mà còn nên hiểu rõ hoặc phân định được phần nào về lãnh đạo và người làm công, ít nhất các ngươi phải hiểu rõ ràng về trách nhiệm và công tác mà lãnh đạo và người làm công nên làm. Tóm lại, hiểu rõ lãnh đạo và người làm công có làm công tác thực tế hay không thì sẽ đem lại sự giúp đỡ và ích lợi cho mỗi một dân được Đức Chúa Trời chọn. Dạng lý giải này của người ta về lãnh đạo và người làm công sẽ không sáo rỗng, mà sẽ càng cụ thể hơn.

Ngày 10 tháng 4 năm 2021

Trước: Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (4)

Tiếp theo: Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (13)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger