18. Cách tiếp cận với những mối quan hệ gia đình và xác thịt
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Những ảnh hưởng nguy hại mà hàng ngàn năm “tinh thần cao cả của chủ nghĩa dân tộc” đã ghi dấu sâu sắc trong lòng người, cũng như tư tưởng phong kiến mà con người bị trói buộc và xiềng xích, không có một chút tự do nào, không có ý chí khao khát hay kiên trì, không cầu tiến, mà thay vào đó vẫn tiêu cực và thoái lui, cố thủ trong tâm thái nô lệ, v.v. – những nhân tố khách quan này đã tạo nên một sắc thái bẩn thỉu và xấu xa không thể gột rửa trong ý thức hệ, lý tưởng, đạo đức và tâm tính của nhân loại. Dường như con người đang sống trong một thế giới khủng bố đen tối, mà không ai trong số họ tìm cách vượt ra, và không ai trong số họ nghĩ đến việc tiến lên một thế giới lý tưởng; thay vào đó, họ an phận thủ thường trong cuộc đời, dành thời gian để sinh nở và nuôi dạy con cái, phấn đấu, đổ mồ hôi, đi làm, mơ về một gia đình thoải mái và hạnh phúc, và mơ về tình cảm vợ chồng, về những đứa con hiếu thảo, về niềm vui trong những năm tháng xế chiều khi họ sống bình yên trọn cuộc đời mình… Trong hàng chục, hàng ngàn, hàng chục ngàn năm cho đến nay, con người đã lãng phí thời gian của mình theo cách này, không ai tạo ra một đời sống hoàn hảo, hết thảy chỉ chăm chăm vào tàn sát lẫn nhau trong thế giới đen tối này, vào cuộc đua danh lợi, và vào mưu đồ chống lại nhau. Ai đã từng tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời? Có ai đã từng chú ý đến công tác của Đức Chúa Trời chưa? Hết thảy mọi phần của nhân tính bị ảnh hưởng của bóng tối xâm chiếm từ lâu đã trở thành bản tính của con người, và do đó, khá khó để thực hiện công tác của Đức Chúa Trời, và mọi người càng không có lòng nào lưu tâm đến những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ ngày hôm nay.
– Công tác và sự bước vào (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Con người sống trong xã hội hiện thực này đều bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc. Bất kể người ta có học vấn hay không, rất nhiều thứ trong văn hóa truyền thống đã thâm căn cố đế trong tư tưởng, quan điểm của họ. Nhất là yêu cầu của văn hóa truyền thống rằng phụ nữ thì phải chăm chồng, nuôi con, là người vợ tốt, mẹ hiền, hy sinh cả cuộc đời vì chồng con, sống vì chồng con, đảm bảo cơm ngon canh ngọt ba bữa mỗi ngày, và đảm đang việc giặt giũ, dọn dẹp cùng mọi công việc nội trợ khác. Đây là tiêu chuẩn được công nhận của một người vợ tốt, mẹ hiền. Phụ nữ ai cũng cho rằng nên làm như vậy, nếu không thì họ không phải là người phụ nữ tốt, và đã làm trái lương tâm cũng như tiêu chuẩn đạo đức. Việc làm trái những tiêu chuẩn đạo đức này sẽ đè nặng lên lương tâm của một số người; họ sẽ cảm thấy mình đã khiến chồng con thất vọng, mình không phải là người phụ nữ tốt. Nhưng sau khi ngươi tin Đức Chúa Trời, đọc nhiều lời Ngài, hiểu một số lẽ thật và nhìn thấu một số vấn đề, ngươi sẽ suy nghĩ: “Mình là một con người thọ tạo, mình nên thực hiện bổn phận của con người thọ tạo, nên dâng mình cho Đức Chúa Trời”. Lúc này sẽ có sự mâu thuẫn giữa việc làm người vợ tốt, mẹ hiền và việc thực hiện bổn phận của con người thọ tạo, phải không? Nếu muốn làm người vợ tốt, mẹ hiền, thì ngươi không thể thực hiện bổn phận toàn thời gian được, nhưng nếu muốn thực hiện bổn phận toàn thời gian, thì ngươi không thể làm người vợ tốt, mẹ hiền. Ngươi làm gì bây giờ? Nếu chọn làm tốt bổn phận của mình và chịu trách nhiệm về công tác của hội thánh, hết lòng trung thành với Đức Chúa Trời, thì ngươi phải từ bỏ việc làm người vợ tốt, mẹ hiền. Bây giờ ngươi nghĩ sao? Trong tư tưởng của ngươi sẽ diễn ra kiểu đấu tranh nào? Có phải ngươi sẽ cảm thấy mình đã làm chồng con thất vọng không? Cảm giác tội lỗi và bất an này phát xuất từ đâu? Khi ngươi không thực hiện bổn phận của con người thọ tạo, ngươi có cảm thấy mình đã làm Đức Chúa Trời thất vọng không? Ngươi không có cảm giác tội lỗi hoặc tự trách mình bởi vì trong lòng và tư tưởng ngươi không hề có một chút lẽ thật nào. Vậy ngươi hiểu điều gì? Hiểu về văn hóa truyền thống và việc làm người vợ tốt, mẹ hiền. Vì thế, trong tư tưởng ngươi mới nảy sinh quan niệm “Nếu tôi không phải là người vợ tốt, mẹ hiền, thì tôi không phải là người phụ nữ tốt hoặc đứng đắn”. Từ đó trở đi, ngươi sẽ bị ràng buộc và trói buộc bởi quan niệm này, ngay cả sau khi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình, ngươi vẫn bị những kiểu quan niệm này ràng buộc và trói buộc. Khi có sự mâu thuẫn giữa việc thực hiện bổn phận của ngươi và việc làm người vợ tốt, mẹ hiền, dù ngươi có thể miễn cưỡng chọn thực hiện bổn phận, có thể có một chút lòng trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng ngươi vẫn phần nào bất an và có chút cảm giác tự trách. Thế là khi có chút thời gian rảnh trong lúc thực hiện bổn phận, ngươi sẽ tìm cơ hội để chăm sóc chồng con, mong bù đắp cho họ nhiều hơn nữa, và nghĩ rằng dù mình có phải chịu khổ nhiều hơn, chỉ cần trong lòng cảm thấy bình an là được. Chẳng phải đó là do ảnh hưởng từ những tư tưởng, lý luận của văn hóa truyền thống về việc làm người vợ tốt, mẹ hiền sao? Giờ đây ngươi chân trong chân ngoài, muốn làm tốt bổn phận, cũng muốn làm người vợ tốt, mẹ hiền. Nhưng trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ có một trách nhiệm và nghĩa vụ duy nhất, một sứ mạng duy nhất: đó là làm tốt bổn phận của con người thọ tạo. Ngươi đã làm tốt bổn phận này chưa? Tại sao ngươi lại lạc lối lần nữa? Chẳng lẽ trong lòng ngươi thực sự không có cảm giác tự trách hoặc tự buộc tội nào sao? Bởi vì lẽ thật vẫn chưa đặt nền móng trong lòng ngươi và chưa ngự trị lòng ngươi, nên ngươi có thể lạc lối khi thực hiện bổn phận. Mặc dù giờ đây ngươi có thể thực hiện bổn phận, nhưng thực tế là ngươi vẫn còn kém xa tiêu chuẩn của lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Giờ đây ngươi có thể thấy rõ sự thật này chưa? Đức Chúa Trời từng nói: “Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người”, Ngài phán như vậy là có ý nghĩa gì? Chính là để mỗi một con người đều biết được: sự sống và linh hồn của chúng ta đều đến từ Đức Chúa Trời và đều được Ngài tạo ra, chứ không phải đến từ cha mẹ, càng không phải đến từ tự nhiên, mà là do Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Chẳng qua là xác thịt của chúng ta được sinh ra nhờ cha mẹ, cũng như con cái chúng ta được sinh ra từ chúng ta vậy. Nhưng số phận của chúng như thế nào thì hoàn toàn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Việc chúng ta có thể tin Đức Chúa Trời là cơ hội mà Ngài ban cho, do Ngài tiền định và cũng là sự ân đãi của Ngài. Do đó, ngươi không cần phải thực hiện nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của mình với bất kỳ con người nào, mà chỉ nên thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo đối với Đức Chúa Trời. Đây là điều con người nên làm nhất. Đây là đại sự hàng đầu, đại sự cả đời mà con người nên hoàn thành nhất trong cuộc đời mình. Nếu không làm tốt bổn phận của mình, ngươi sẽ không phải là một con người thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Trong mắt người khác, ngươi có thể là một người vợ tốt, mẹ hiền, một bà nội trợ tuyệt vời, một người con hiếu thảo, một công dân tốt của xã hội, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời, ngươi chỉ là một kẻ phản nghịch Ngài, một kẻ chưa hề hoàn thành nghĩa vụ hoặc bổn phận của mình, một kẻ đã tiếp nhận nhưng lại chưa hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, một kẻ bỏ cuộc giữa chừng. Một kẻ như thế này có thể được Đức Chúa Trời khen ngợi không? Những kẻ như thế này là thứ chẳng đáng một xu.
– Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nếu nhìn từ góc độ của con cái, thì cha mẹ cho chúng sự sống và thân xác này, lại còn có ơn nuôi dạy chúng, nên con cái phải nghe theo mọi lời của cha mẹ, hoàn thành nghĩa vụ hiếu thảo, không được tìm lỗi của cha mẹ. Ẩn ý của những lời này là ngươi không được phân định xem cha mẹ mình thật sự là người thế nào. Nếu phân tích từ góc độ này, thì quan điểm này có đúng đắn không? (Thưa, không.) Vậy chúng ta nên đối đãi với chuyện này theo lẽ thật như thế nào? Câu nói này đúng ra phải là gì? Thân xác và sự sống của con cái là do cha mẹ ban cho sao? (Thưa, không.) Thân xác của con người là do cha mẹ sinh ra, nhưng năng lực sinh con của cha mẹ là từ đâu mà có? (Thưa, do Đức Chúa Trời ban và đến từ Đức Chúa Trời.) Còn linh hồn của con người, nó từ đâu mà có? Nó cũng đến từ Đức Chúa Trời. Vậy nên, xét tận cùng, con người được Đức Chúa Trời tạo thành, và mọi chuyện này đều được Đức Chúa Trời tiền định. Chính Đức Chúa Trời tiền định cho ngươi được sinh ra trong gia đình này. Đức Chúa Trời cho một linh hồn đến gia đình này, rồi ngươi được sinh ra trong gia đình này, được tiền định có mối duyên phận với cha mẹ ngươi, mọi chuyện này đã được Đức Chúa Trời tiền định. Do sự tiền định và tể trị của Đức Chúa Trời, cha mẹ ngươi có thể có ngươi và ngươi có thể được sinh ra trong gia đình này, nhìn từ căn nguyên là vậy. Nhưng lỡ như Đức Chúa Trời không tiền định mọi sự theo cách này thì sao? Vậy thì cha mẹ ngươi sẽ không bao giờ có ngươi, ngươi sẽ không bao giờ có mối quan hệ cha mẹ-con cái với họ, sẽ không có quan hệ huyết thống hay tình cảm gia đình, không có quan hệ gì hết. Do đó, nói sự sống của người ta là do cha mẹ ban cho là sai. Mặt khác, nhìn từ góc độ của người con, tuy cha mẹ là thế hệ đời trước của họ, nhưng xét theo toàn thể nhân loại, cha mẹ cũng như mọi người khác, đều là thành viên trong nhân loại bại hoại, đều có tâm tính bại hoại của Sa-tan. Họ chẳng khác gì mọi người khác, chẳng khác gì ngươi cả. Dù họ sinh ra ngươi về mặt thể xác, có quan hệ huyết thống với ngươi, là thế hệ đời trước của ngươi, nhưng về mặt thực chất tâm tính con người, thì các ngươi đều sống dưới quyền lực của Sa-tan, đều bị Sa-tan làm cho bại hoại, đều có tâm tính bại hoại của Sa-tan. Từ góc độ sự thật của việc có tâm tính Sa-tan bại hoại, thì thực chất của tất cả mọi người đều như nhau. Bất luận vai vế, tuổi tác, vào đời trước hay sau, thì về mặt thực chất, thực chất tâm tính bại hoại của con người đều giống nhau, đều là con người bị Sa-tan làm cho bại hoại, và chẳng có gì khác nhau về phương diện này. Bất luận nhân tính của họ ác hay thiện, vì đều có tâm tính bại hoại, nên họ đều dùng những góc độ và lập trường như nhau khi nhìn nhận con người và sự việc, khi đối đãi với lẽ thật. Về mặt này, họ không có gì khác nhau cả. Còn nữa, tất cả mọi người sống giữa nhân loại tà ác đều tiếp nhận những suy nghĩ và quan điểm khác nhau đến từ thế giới tà ác này, dù là lời lẽ hay suy nghĩ, hình thức hay hệ tư tưởng, ai nấy đều tiếp nhận mọi dạng suy nghĩ từ Sa-tan, dù là qua sự giáo dục của quốc gia hay sự hun đúc của phong tục xã hội. Những thứ này hoàn toàn không phù hợp với lẽ thật. Chúng không có chút lẽ thật nào, và người ta chắc chắn không hiểu lẽ thật là gì. Từ góc nhìn này, cha mẹ và con cái bình đẳng và đều có những suy nghĩ và quan điểm giống nhau. Chỉ là cha mẹ ngươi tiếp nhận những suy nghĩ và quan điểm này trước ngươi 20, 30 năm, còn ngươi tiếp nhận sau họ một chút. Như thế nghĩa là, với bối cảnh xã hội giống nhau, miễn là người bình thường, thì cả ngươi và cha mẹ ngươi đều đã tiếp nhận sự bại hoại như nhau từ Sa-tan, sự hun đúc của nếp sống xã hội, cũng như những suy nghĩ và quan điểm phát xuất từ những trào lưu tà ác trong xã hội. Từ góc nhìn này, con cái cũng cùng loại với cha mẹ. Từ góc nhìn của Đức Chúa Trời, ngoài tiền đề mà Ngài đã tiền định, ấn định và tuyển chọn, thì trong mắt Đức Chúa Trời, cả cha mẹ và con cái cũng tương tự nhau về mặt họ đều là loài thọ tạo, bất kể có phải là loài thọ tạo thờ phượng Đức Chúa Trời hay không thì họ đều được xem là loài thọ tạo, đều tiếp nhận sự tể trị, sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Từ góc nhìn này, cha mẹ và con cái thật sự có địa vị bình đẳng trong mắt Đức Chúa Trời, đều tiếp nhận sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời tương tự nhau và bình đẳng với nhau. Đây là sự thật khách quan. Nếu đều được Đức Chúa Trời tuyển chọn, thì họ đều có cơ hội mưu cầu lẽ thật bình đẳng như nhau, dĩ nhiên, họ cũng có cơ hội tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời bình đẳng như nhau, có cơ hội được cứu rỗi bình đẳng như nhau. Ngoài những sự tương đồng trên, giữa cha mẹ và con cái chỉ có một khác biệt, đó là trong cái gọi là cơ cấu gia đình, vai vế của cha mẹ cao hơn của con cái. Vai vế trong cơ cấu gia đình nghĩa là gì? Nghĩa là họ chỉ lớn tuổi hơn một thế hệ, hơn 20, 30 năm, chỉ là sự khác biệt về tuổi tác mà thôi. Và vì thân phận đặc biệt này của cha mẹ, mà con cái tất yếu phải hiếu thảo và làm nghĩa vụ với cha mẹ. Đây là trách nhiệm duy nhất của một con người đối với cha mẹ mình. Nhưng vì cha mẹ và con cái đều nằm trong cùng một nhân loại bại hoại, nên cha mẹ không phải là tấm gương đạo đức cho con cái, cũng không phải là tiêu chuẩn hay hình mẫu cho việc mưu cầu lẽ thật của con cái, càng không phải là hình mẫu cho con cái về việc thờ phượng và vâng phục Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, cha mẹ không phải là hiện thân của lẽ thật. Người ta không có nghĩa vụ hay trách nhiệm xem cha mẹ là tấm gương đạo đức và là người mà họ phải nghe lời vô điều kiện. Con cái không nên không dám phân định việc làm, hành động và thực chất tâm tính của cha mẹ mình. Như thế nghĩa là, khi đối đãi với cha mẹ, người ta không nên bám chặt những suy nghĩ và quan điểm như “Cha mẹ luôn đúng”. Quan điểm này dựa trên việc cha mẹ có thân phận đặc biệt, đã sinh ra ngươi dưới sự tiền định của Đức Chúa Trời, lớn hơn ngươi 20, 30, hay thậm chí là 40, 50 tuổi, cha mẹ khác với con cái chỉ khi nhìn nhận theo góc độ mối quan hệ xác thịt, về thân phận và vai vế trong cơ cấu gia đình. Nhưng vì sự khác biệt này mà người ta xem cha mẹ là người làm gì cũng không hề có sai lầm, vậy thì có đúng không? Nghĩ như thế là sai, là vô lý tính và không phù hợp với lẽ thật. Có người thắc mắc rằng vì cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết nhục, vậy con cái nên đối xử với cha mẹ mình như thế nào? Nếu cha mẹ tin Đức Chúa Trời, thì nên đối xử với cha mẹ như tín hữu, nếu cha mẹ không tin Đức Chúa Trời thì nên đối xử với cha mẹ như người không tin. Dù cha mẹ là dạng người nào, cũng nên được đối xử theo các nguyên tắc lẽ thật tương ứng. Nếu cha mẹ là ma quỷ, thì ngươi nên nói họ là ma quỷ. Nếu cha mẹ không có nhân tính, thì ngươi nên nói họ không có nhân tính. Nếu những suy nghĩ và quan điểm mà họ dạy cho ngươi không phù hợp với lẽ thật, thì ngươi không cần phải lắng nghe hay tiếp nhận, thậm chí còn có thể phân định chính xác chúng là gì và phơi bày chúng. Nếu cha mẹ ngươi nói: “Cha mẹ làm thế này để tốt cho con thôi mà”, và khóc lóc làm loạn lên, liệu ngươi có quan tâm không? (Thưa, không quan tâm.) Nếu cha mẹ ngươi không có đức tin, thì đừng bận tâm đến họ làm gì, cứ mặc kệ vậy. Nếu họ làm loạn lên, ngươi sẽ thấy được họ là ma quỷ thực sự, không sai một phân nào. Những lẽ thật liên quan đến đức tin vào Đức Chúa Trời này chính là những suy nghĩ và quan điểm mà người ta cần tiếp nhận nhất. Nếu không thể tiếp nhận và nghe lọt tai những điều này, thì họ là dạng gì đây? Họ không hiểu lời Đức Chúa Trời, nên họ không bằng con người, phải không?
– Cách mưu cầu lẽ thật (13), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật
Cho dù trong thời gian nuôi dưỡng ngươi, cha mẹ đã cho ngươi bao nhiêu sự nuôi dưỡng và thực hiện bao nhiêu trách nhiệm, thì họ chỉ đang làm một việc nên làm trong phạm vi năng lực của một con người thọ tạo, đó là bản năng của họ. Ngươi xem, con chim nhỏ đó trước mùa sinh sản một tháng đã không ngừng tìm nơi an toàn để xây tổ, chim đực, chim cái luân phiên ra ngoài, tha các loại cỏ nhỏ, lông vũ, nhánh cây và bắt đầu làm tổ trên cái cây tương đối rậm rạp. Những cái tổ nhỏ của các loài chim đều đặc biệt chắc chắn, đặc biệt tinh tế. Vì thế hệ sau, chim đã tốn rất nhiều công sức xây tổ, xếp tổ. Sau khi xếp tổ xong, đến lúc ấp trứng, trong tổ đó luôn luôn có chim, chim đực, chim cái một ngày 24 tiếng thay phiên, đặc biệt ân cần, chốc lát con này bay về, chốc lát con kia bay đi. Không lâu sau, có những con chim con đã ra khỏi vỏ, chui đầu ra ngoài, ngươi liền nghe chim con trên cây bắt đầu kêu “ê a ê a”, chim lớn một lát bay trở về mớm sâu cho chim con ăn, một lát lại bay trở về mớm cho chim con ăn cái gì đó, đặc biệt ân cần. Một hai tháng sau, có những chú chim con đã lớn lên một chút, có thể đứng trên thành tổ mà vỗ cánh, chim lớn liền bay tới bay lui, luân phiên mớm cho chim con ăn, bảo vệ chim con. … Mọi loại sinh vật hoặc động vật đều có những bản năng, quy luật này, chúng tuân theo rất tốt, thực hành rất đúng, không ai có thể phá vỡ được. Còn có một số động vật đặc biệt, như hổ, sư tử, chúng nó đến khi trưởng thành liền tách ra khỏi cha mẹ, thậm chí có con đực trở thành đối thủ của cha mẹ, nên cắn thì cắn, nên tranh thì tranh, nên đấu thì đấu, rất bình thường, đây là quy luật. Chúng không bàn đến chuyện tình cảm, cũng không sống trong tình cảm như nhân loại, “Phải báo ân, phải trả ơn, phải nghe lời cha mẹ, không hiếu thuận với cha mẹ thì sẽ bị người khác khiển trách, mắng chửi, nói xấu sau lưng, tôi không chịu nổi điều này!”. Trong thế giới động vật không có những câu nói này. Tại sao con người có thể có những câu nói này? Bởi vì trong xã hội, trong đám đông có đủ loại tư tưởng, dư luận sai lầm, con người sau khi bị những tư tưởng dư luận sai lầm này ảnh hưởng, gặm nhấm, ăn mòn, con người liền có cách diễn giải, xử lý khác nhau đối với mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, cuối cùng coi cha mẹ như chủ nợ của mình, cả đời trả thế nào cũng không hết. Thậm chí có người cha mẹ đã chết, nhưng bởi vì một việc làm cho cha mẹ không vui, không được như ý nguyện mà cả đời họ cảm thấy áy náy, cảm thấy hổ thẹn với ân tình của cha mẹ. Ngươi nói xem, làm vậy có thừa thãi không? Con người sống trong tình cảm, chỉ có thể bị các loại tư tưởng đến từ tình cảm quấy nhiễu. Con người sống trong hoàn cảnh bị những tư tưởng của nhân loại bại hoại bao phủ, sẽ bị các loại tư tưởng sai lầm quấy nhiễu, cho nên con người sống rất mệt mỏi, không đơn giản như những sinh vật khác. Nhưng ngày nay, nhờ vào công tác của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã bày tỏ lẽ thật để cho con người biết chân tướng của tất cả những sự thật này, để cho con người hiểu được lẽ thật, khi con người hiểu được lẽ thật rồi, những quan điểm tư tưởng sai lầm này sẽ không trở thành gánh nặng của ngươi nữa, cũng không còn khiến ngươi xử lý mối quan hệ với cha mẹ bằng những quan điểm tư tưởng sai lầm, ngươi sẽ sống nhẹ nhõm hơn. Sống nhẹ nhõm không có nghĩa là không biết trách nhiệm, nghĩa vụ của con người là gì, ngươi vẫn biết trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, chỉ là xem con người lựa chọn quan điểm gì, phương thức gì để đối đãi với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thôi. Một con đường là đi theo con đường tình cảm, xử lý theo phương thức tình cảm, xử lý theo phương thức và quan điểm tư tưởng mà Sa-tan dẫn dắt; một con đường là xử lý những chuyện này theo lời Đức Chúa Trời đã dạy dỗ con người. Khi xử lý những chuyện này dựa vào những tư tưởng quan điểm sai lầm của Sa-tan, con người chỉ có thể sống trong vướng mắc tình cảm, luôn không phân biệt rõ được đúng sai, con người trong tình huống như vậy chỉ có thể sống trong một cái lưới, luôn bị quấy rầy bởi những chuyện như “Ngươi đúng rồi, ta sai rồi, ngươi cho ta nhiều, ta cho ngươi ít, ngươi vong ân phụ nghĩa, ngươi thật quá đáng” v.v., mà lại chẳng bao giờ nói cho rõ ràng. Nhưng sau khi hiểu lẽ thật, con người nhảy thoát ra khỏi cái lưới của tình cảm và thoát ra khỏi tư tưởng quan điểm sai lầm, những chuyện này trở nên đơn giản. Nếu ngươi tuân theo một nguyên tắc lẽ thật, một loại quan điểm tư tưởng đúng đắn đến từ Đức Chúa Trời, thì ngươi sống một cách rất nhẹ nhõm. Dù là dư luận xã hội, cảm giác của lương tâm, hay là gánh nặng tình cảm, đều không còn trở thành trở ngại trong việc ngươi xử lý mối quan hệ này với cha mẹ, ngược lại sẽ giúp ngươi có thể đối diện với mối quan hệ này một cách có lý tính và đúng đắn. … Thông công về phương diện này, không phải để ngươi phản bội cha mẹ, càng không phải để ngươi vạch rõ giới hạn với cha mẹ, chúng ta không vận động một phong trào, không cần vạch rõ giới hạn, chỉ là để trong lòng ngươi có một nhận thức đúng đắn về những chuyện này, để ngươi có thể tiếp nhận một quan điểm tư tưởng đúng đắn, ngoài ra, khi những chuyện này xảy ra với ngươi, ngươi có thể không bị nó quấy nhiễu, cũng không bị nó trói buộc tay chân, quan trọng hơn là, khi những chuyện này xảy ra, nó sẽ không ảnh hưởng đến việc ngươi thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, như vậy đã đạt được mục đích rồi.
– Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật
Hiếu thảo với cha mẹ có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Hiếu thảo với cha mẹ là điều đúng đắn và tích cực, nhưng tại sao lại nói đó không phải là lẽ thật? (Thưa, bởi vì người ta hiếu thảo với cha mẹ vô nguyên tắc và không thể phân định cha mẹ mình thực sự là kiểu người nào.) Việc người ta nên đối đãi cha mẹ mình như thế nào có liên quan đến lẽ thật. Nếu cha mẹ của ngươi tin vào Đức Chúa Trời và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có hiếu thảo với họ không? (Thưa, có.) Ngươi hiếu thảo như thế nào? Ngươi đối xử với họ khác với đối xử với các anh chị em. Ngươi làm tất cả những gì họ nói, và nếu họ già yếu, thì ngươi ở bên cạnh để chăm sóc họ, điều này cản trở ngươi ra ngoài thực hiện bổn phận của mình. Làm điều này có đúng không? (Thưa, không.) Ngươi nên làm gì những lúc như vậy? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu ngươi vẫn có thể chăm sóc họ trong khi thực hiện bổn phận của ngươi ở gần nhà, và cha mẹ của ngươi không phản đối đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi nên hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là một người con trai hoặc con gái và giúp đỡ cha mẹ mình làm chút việc. Nếu họ ốm đau, hãy chăm sóc họ; nếu điều gì đó khiến họ phiền muộn, hãy an ủi họ; nếu điều kiện tài chính của ngươi cho phép, hãy mua cho họ những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng vừa túi tiền của mình. Tuy nhiên, ngươi nên chọn làm gì nếu ngươi bận rộn với bổn phận của mình, không có ai chăm sóc cha mẹ ngươi, và họ cũng tin vào Đức Chúa Trời? Ngươi nên thực hành lẽ thật nào? Vì việc hiếu thảo với cha mẹ không phải là lẽ thật, mà chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, vậy thì ngươi nên làm gì nếu nghĩa vụ của ngươi trái với bổn phận của ngươi? (Thưa, phải ưu tiên bổn phận; đặt bổn phận lên hàng đầu.) Nghĩa vụ không nhất thiết là bổn phận của con người. Chọn thực hiện bổn phận là thực hành lẽ thật, trong khi thực hiện nghĩa vụ thì không phải. Nếu có điều kiện thì ngươi có thể thực hiện trách nhiệm hoặc nghĩa vụ này, nhưng nếu hoàn cảnh hiện tại không cho phép thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên nói: “Tôi phải thực hiện bổn phận của mình – đấy là thực hành lẽ thật. Hiếu thảo với cha mẹ là sống theo lương tâm và không đạt tới việc thực hành lẽ thật”. Do đó, ngươi nên ưu tiên bổn phận của mình và tuân giữ bổn phận đấy. Nếu hiện thời ngươi không có bổn phận gì, và không làm việc xa nhà, sống gần cha mẹ mình thì hãy tìm cách chăm sóc họ. Hãy làm hết sức để giúp họ sống tốt hơn một chút và giúp họ bớt khổ cực. Nhưng việc này cũng tùy thuộc vào việc cha mẹ ngươi là loại người gì. Ngươi nên làm gì nếu cha mẹ mình có nhân tính kém, thường xuyên cản trở việc ngươi tin vào Đức Chúa Trời, và cứ lôi kéo ngươi khỏi việc tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình? Ngươi nên thực hành lẽ thật gì? (Thưa, từ bỏ.) Lúc này, ngươi phải từ bỏ họ. Ngươi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Cha mẹ ngươi không tin vào Đức Chúa Trời, nên ngươi không có nghĩa vụ phải hiếu thảo với họ. Nếu họ tin vào Đức Chúa Trời thì họ là gia đình, là cha mẹ ngươi. Nếu họ không tin thì các ngươi đang đi những con đường khác nhau: họ tin vào Sa-tan và cung phụng ma vương, và họ đi con đường của Sa-tan, họ đi con đường khác với con đường của những người tin vào Đức Chúa Trời. Các ngươi không còn là một gia đình nữa. Họ xem những tín đồ tin Đức Chúa Trời như đối thủ và kẻ thù của mình, nên các ngươi không còn nghĩa vụ phải chăm sóc họ và phải hoàn toàn cắt đứt quan hệ với họ. Đâu là lẽ thật: hiếu thảo với cha mẹ hay thực hiện bổn phận? Dĩ nhiên, thực hiện bổn phận mới là lẽ thật. Việc thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời không đơn thuần là hoàn thành nghĩa vụ và làm những điều phải làm. Đó là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Ở đây có sự ủy thác của Đức Chúa Trời; đó là nghĩa vụ của ngươi, trách nhiệm của ngươi. Đây mới là trách nhiệm thực sự, là hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi trước Đấng Tạo Hóa. Đây là yêu cầu của Đấng Tạo hóa đối với con người, và là một vấn đề trọng đại trong đời. Còn việc hiếu thảo với cha mẹ chỉ đơn thuần là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái. Chắc chắn việc này không do Đức Chúa Trời ủy thác, và càng không phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Do đó, giữa việc hiếu thảo với cha mẹ và thực hiện bổn phận thì không còn nghi ngờ gì nữa, việc thực hiện bổn phận, và chỉ một mình việc đó, mới là thực hành lẽ thật. Thực hiện bổn phận với tư cách một loài thọ tạo là lẽ thật, và đó là bổn phận bắt buộc. Hiếu kính cha mẹ chỉ là việc hiếu nghĩa với con người. Điều đó không có nghĩa là người ta đang thực hiện bổn phận của họ, và cũng không có nghĩa là họ đang thực hành lẽ thật.
– Thực tế lẽ thật là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nếu dựa trên môi trường sống và bối cảnh của ngươi, việc ngươi hiếu kính với cha mẹ không mâu thuẫn với việc ngươi hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời cũng như việc ngươi thực hiện bổn phận của mình – hay nói cách khác, nếu việc hiếu kính với cha mẹ không ảnh hưởng đến việc ngươi trung thành thực hiện bổn phận của mình – thì ngươi có thể đồng thời thực hành cả hai. Ngươi không cần phải hình thức tách khỏi cha mẹ, và ngươi không cần phải hình thức từ bỏ hay chối bỏ họ. Điều này áp dụng trong tình huống nào? (Thưa, khi việc hiếu kính với cha mẹ không mâu thuẫn với việc thực hiện bổn phận của mình.) Đúng vậy. Nói cách khác, nếu cha mẹ ngươi không cố cản trở đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, họ cũng là tín hữu, và họ thực sự ủng hộ, khuyến khích ngươi trung thành thực hiện bổn phận và hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì mối quan hệ của ngươi với cha mẹ không phải là mối quan hệ ruột thịt giữa người thân với nhau theo nghĩa thông thường, mà là mối quan hệ giữa các anh chị em của hội thánh. Trong trường hợp đó, ngoài việc tương tác với họ với tư cách là anh chị em đồng đạo trong hội thánh, ngươi còn phải thực hiện một chút trách nhiệm hiếu thảo của mình đối với họ. Ngươi phải thể hiện sự quan tâm hơn một chút với họ. Miễn là điều đó không ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi, nghĩa là, miễn lòng ngươi không bị họ bó buộc, thì ngươi có thể gọi điện cho cha mẹ để hỏi thăm tình hình của họ và để thể hiện một chút quan tâm đối với họ, ngươi có thể giúp họ giải quyết một vài khó khăn và xử lý một số vấn đề trong cuộc sống của họ, thậm chí ngươi có thể giúp họ giải quyết một số khó khăn họ gặp phải khi bước vào sự sống – ngươi có thể làm tất cả những việc này. Nói cách khác, nếu cha mẹ không cản trở đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi nên duy trì mối quan hệ này với họ, và ngươi nên làm tròn trách nhiệm của mình đối với họ. Thế tại sao ngươi nên thể hiện sự quan tâm đến họ, chăm sóc họ và hỏi han tình hình của họ? Bởi vì ngươi là con họ và ngươi có mối quan hệ này với họ, ngươi có một loại trách nhiệm khác, và vì trách nhiệm này, ngươi phải hỏi han họ nhiều hơn một chút và trợ giúp họ thực chất hơn. Miễn là nó không ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi, miễn là cha mẹ ngươi không cản trở hoặc làm nhiễu loạn đức tin nơi Đức Chúa Trời cũng như việc thực hiện bổn phận của ngươi, và họ cũng không kìm hãm ngươi, thì việc ngươi làm tròn trách nhiệm của mình đối với họ là lẽ đương nhiên, và ngươi phải làm điều này sao cho lương tâm mình không cắn rứt – đây là tiêu chuẩn thấp nhất ngươi phải đáp ứng được. Nếu ngươi không thể hiếu kính với cha mẹ ở nhà do hoàn cảnh tác động và cản trở, thì ngươi không cần phải tuân giữ quy tắc này. Ngươi nên giao phó bản thân cho sự sắp đặt của Đức Chúa Trời cũng như quy phục sự an bài của Ngài, và ngươi không cần phải nhất quyết hiếu kính với cha mẹ. Đức Chúa Trời có lên án điều này không? Đức Chúa Trời không lên án điều này; Ngài không ép buộc con người làm điều này. … Nếu cha mẹ ngươi không tin vào Đức Chúa Trời, họ không có chung tiếng nói hoặc sự mưu cầu và mục tiêu chung với ngươi, và họ không đi cùng con đường với ngươi, thậm chí còn cản trở và bức hại đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi có thể phân định được về họ, nhìn thấu thực chất của họ, và chối bỏ họ. Tất nhiên, nếu họ lăng mạ Đức Chúa Trời hoặc nguyền rủa ngươi, thì ngươi có thể nguyền rủa họ trong lòng. Vậy thì việc “phải hiếu kính với cha mẹ” mà Đức Chúa Trời phán dạy đề cập đến điều gì? Ngươi nên thực hành điều đó như thế nào? Đó là nếu ngươi có thể thực hiện trách nhiệm của mình, thì hãy thực hiện một chút; còn nếu ngươi không có cơ hội đó, hoặc nếu xích mích khi tương tác với họ đã trở nên quá lớn, có mâu thuẫn giữa ngươi và cha mẹ, và ngươi và cha mẹ đã đạt đến mức độ không còn có thể nhìn mặt nhau được nữa, thì ngươi nên nhanh chóng tách ra khỏi họ. Khi Đức Chúa Trời phán về việc phải hiếu kính với những kiểu cha mẹ này, ý Ngài là ngươi nên thực hiện trách nhiệm làm con của mình từ vị trí người con, và làm những điều con cái nên làm. Ngươi không được chọc giận cha mẹ mình, hay cãi lại họ, ngươi không được đánh đập hay la mắng họ, ngươi không được ngược đãi họ, và ngươi nên thực hiện trách nhiệm với họ bằng hết khả năng của mình. Đây là những điều nên được thực hiện trong phạm vi nhân tính; đây là những nguyên tắc một người nên thực hành trong việc “phải hiếu kính với cha mẹ”. Chẳng phải chúng dễ thực hiện sao? Ngươi không cần phải nóng nảy đối phó với cha mẹ, nói rằng: “Ba mẹ là ma quỷ và những người không tin, Đức Chúa Trời rủa sả ba mẹ xuống hồ lửa và diêm sinh cùng vực sâu không đáy, Ngài sẽ tống ba mẹ xuống tầng thứ mười tám của địa ngục!”. Điều đó không cần thiết, ngươi không cần phải đi đến mức cực đoan này. Nếu hoàn cảnh cho phép, và nếu tình huống đòi hỏi, ngươi có thể làm tròn trách nhiệm làm con của mình đối với cha mẹ. Nếu điều này là không cần thiết, hoặc nếu hoàn cảnh không cho phép và không đủ điều kiện thực hiện, thì ngươi có thể bỏ qua nghĩa vụ này. Tất cả những gì ngươi cần làm là thực hiện trách nhiệm làm con của mình khi gặp gỡ và tương tác với cha mẹ. Khi ngươi đã làm điều đó là ngươi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các ngươi nghĩ sao về nguyên tắc này? (Thưa, hay.) Phải có những nguyên tắc trong cách ngươi đối xử với tất cả mọi người, kể cả cha mẹ mình. Ngươi không được hành động bằng huyết khí, và ngươi không được chửi mắng cha mẹ chỉ vì họ bức hại đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời. Có rất nhiều người trên thế giới không tin vào Đức Chúa Trời, có rất nhiều người ngoại đạo, và có rất nhiều người xúc phạm Đức Chúa Trời – ngươi định đi chửi rủa và quát mắng tất cả bọn họ hay sao? Nếu không thì ngươi cũng không được quát mắng cha mẹ mình. Nếu ngươi quát mắng cha mẹ mình, nhưng lại không quát mắng người khác, thì ngươi đang sống trong huyết khí, và Đức Chúa Trời không thích điều đó. Đừng nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ hài lòng với ngươi nếu ngươi vô cớ mắng mỏ và chửi rủa cha mẹ mình, nói họ là ma quỷ, Sa-tan sống, tay sai của Sa-tan, và nguyền rủa họ xuống địa ngục – không phải vậy. Đức Chúa Trời sẽ không thấy ngươi chấp nhận được hoặc nói rằng ngươi có nhân tính vì việc thể hiện sự chủ động giả dối này. Thay vào đó, Đức Chúa Trời sẽ nói rằng hành động của ngươi đi kèm với cảm xúc và huyết khí. Đức Chúa Trời sẽ không thích ngươi hành động theo cách này, nó quá cực đoan và không phù hợp với ý muốn của Ngài. Phải có nguyên tắc trong cách ngươi đối xử với tất cả mọi người, kể cả cha mẹ ngươi; bất kể họ có tin vào Đức Chúa Trời hay không, và bất kể họ có phải là kẻ ác hay không, ngươi cũng phải đối xử với họ theo nguyên tắc. Đức Chúa Trời đã phán với con người nguyên tắc này: đó là phải đối xử công bằng với người khác – chỉ là con người có thêm một mức độ trách nhiệm đối với cha mẹ mình. Tất cả những gì ngươi cần làm là thực hiện trách nhiệm này. Bất kể cha mẹ ngươi có phải là tín hữu hay không, bất kể họ có theo đuổi đức tin của mình hay không, bất kể nhân sinh quan và nhân tính của họ có phù hợp với của ngươi hay không, thì ngươi cũng chỉ cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với họ. Ngươi không cần trốn tránh họ – chỉ cần để mọi thứ thuận theo tự nhiên, theo sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Nếu họ cản trở đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi vẫn nên cố gắng hết sức làm tròn trách nhiệm làm con của mình, để ít nhất lương tâm ngươi không cảm thấy mắc nợ họ. Nếu họ không cản trở ngươi, và họ ủng hộ đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi cũng nên thực hành theo nguyên tắc, đối xử tốt với họ khi phù hợp. Tóm lại, dù thế nào đi chăng nữa, những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người không thay đổi, và các nguyên tắc lẽ thật mà con người nên thực hành cũng không thể thay đổi. Trong những vấn đề này, ngươi chỉ cần giữ vững nguyên tắc và thực hiện những trách nhiệm mà mình có thể làm.
– Mưu cầu lẽ thật là gì (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật
Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Nếu cha mẹ ngươi không tin Đức Chúa Trời, nếu họ biết hoàn toàn rõ rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn và tin Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi nhưng mà họ vẫn không tiếp nhận, thì chắc chắn rằng họ là những người chán ghét lẽ thật, thù hận lẽ thật, chống đối Đức Chúa Trời, và thù hận Đức Chúa Trời – và Đức Chúa Trời đương nhiên ghê tởm và hận họ. Ngươi có thể ghê tởm những bậc cha mẹ như vậy không? Họ chống đối Đức Chúa Trời, và chửi rủa Đức Chúa Trời – trong trường hợp đó, họ chắc chắn là ma quỷ và Sa-tan. Ngươi có thể khinh ghét và rủa sả họ chứ? Đây đều là những câu hỏi thực tế. Nếu cha mẹ ngươi ngăn cản ngươi tin Đức Chúa Trời, ngươi phải đối xử với họ như thế nào? Như Đức Chúa Trời yêu cầu, ngươi nên yêu những gì Đức Chúa Trời yêu và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã nói: “Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?” “Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy”. Những lời này đã tồn tại từ Thời đại Ân điển, và bây giờ lời Đức Chúa Trời thậm chí còn rõ ràng hơn: “Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét”. Những lời này đi thẳng vào vấn đề, nhưng mọi người thường không thể lĩnh hội một cách thấu đáo ý nghĩa thực sự của chúng. Nếu một người phủ nhận và chống đối Đức Chúa Trời, bị Đức Chúa Trời nguyền rủa, nhưng họ là cha mẹ hay họ hàng của ngươi, nhìn bề ngoài cũng không giống là kẻ ác, và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có thể thấy mình không thể thù hận người đó, và thậm chí vẫn còn tiếp xúc gần gũi với họ, mối quan hệ của ngươi vẫn không thay đổi. Khi nghe rằng Đức Chúa Trời khinh ghét những người như vậy khiến ngươi khó chịu, và ngươi không thể đứng về phía Đức Chúa Trời và nhẫn tâm vứt bỏ họ. Ngươi luôn bị kìm kẹp bởi tình cảm, và ngươi không thể buông bỏ. Lý do cho điều này là gì? Điều này xảy ra bởi vì tình cảm của ngươi quá mạnh, và nó cản trở ngươi thực hành lẽ thật. Người đó tốt với ngươi, vì vậy ngươi không thể khiến mình thù hận họ. Ngươi chỉ có thể hận họ nếu họ đã làm tổn thương ngươi. Liệu sự thù hận đó có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Ngoài ra, ngươi bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống, nghĩ rằng họ là cha mẹ hoặc người thân, do đó nếu ngươi hận họ, ngươi sẽ bị xã hội khinh bỉ và dư luận miệt thị, bị lên án là bất hiếu, không có lương tâm, và thậm chí không phải con người. Ngươi nghĩ rằng ngươi sẽ phải chịu sự kết án và trừng phạt của trời. Ngay cả khi ngươi muốn hận họ, thì lương tâm của ngươi cũng sẽ không cho phép. Tại sao lương tâm của ngươi hoạt động theo cách này? Vì đó là tư tưởng mà gia đình truyền lại, cha mẹ giáo dục và văn hóa truyền thống hun đúc trên ngươi từ khi còn nhỏ. Tư tưởng này đã thâm căn cố đế trong lòng ngươi, khiến ngươi ngộ nhận rằng hiếu thảo là chuyện thiên kinh địa nghĩa, rằng mọi thứ ngươi được thừa hưởng từ tổ tiên luôn là điều tốt đẹp. Ngươi đã học về nó trước tiên và nó vẫn chi phối, tạo ra một sự trở ngại và sự quấy nhiễu rất lớn trong đức tin và sự chấp nhận lẽ thật của ngươi, khiến ngươi không thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành và yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Trong lòng ngươi, ngươi biết rằng sự sống của ngươi đến từ Đức Chúa Trời, không phải từ cha mẹ ngươi, và ngươi đã biết rằng cha mẹ của mình không những không tin Đức Chúa Trời, mà còn chống đối Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời hận họ và ngươi nên thuận phục Đức Chúa Trời, đứng về phía Ngài, nhưng ngươi không thể khiến mình hận họ, ngay cả khi ngươi muốn vậy. Ngươi không thể qua được khúc ngoặt đó, ngươi không thể tàn nhẫn, và ngươi không thể thực hành lẽ thật. Gốc rễ của điều này là gì? Sa-tan sử dụng loại văn hóa và quan niệm truyền thống về đạo đức này để ràng buộc những suy nghĩ của ngươi, tâm tư ngươi, và tâm linh ngươi, khiến ngươi không thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời; ngươi đã bị những điều này của Sa-tan chiếm hữu, và không có khả năng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi muốn thực hành lời Đức Chúa Trời thì những điều này cũng sẽ gây nhiễu loạn trong ngươi, khiến ngươi chống đối lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và khiến ngươi bất lực không thể thoát khỏi cái ách của văn hóa truyền thống. Sau một thời gian tranh đấu, ngươi thỏa hiệp: ngươi chọn tin rằng các quan niệm truyền thống về đạo đức là đúng và phù hợp với lẽ thật, và vì vậy ngươi bài trừ hoặc từ bỏ lời Đức Chúa Trời. Ngươi không chấp nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và ngươi không nghĩ gì về việc được cứu rỗi, cảm thấy rằng ngươi vẫn sống trên thế giới này và chỉ có thể sinh tồn bằng cách dựa vào những người này. Không thể chịu đựng khiển trách của xã hội, ngươi thà chọn từ bỏ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, buông xuôi bản thân theo quan niệm đạo đức truyền thống và quyền thế của Sa-tan, chọn đắc tội với Đức Chúa Trời và không thực hành lẽ thật. Chẳng phải con người thật đáng thương sao? Chẳng phải họ cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sao? Một số người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng vẫn không hiểu biết về vấn đề hiếu kính. Họ thực sự không hiểu lẽ thật. Họ không bao giờ có thể vượt qua rào cản mối quan hệ thế tục này; họ không có can đảm, cũng chẳng có lòng tin, càng không có quyết tâm, cho nên họ không có cách nào yêu kính và thuận phục Đức Chúa Trời. Một số người có thể nhìn thấu chuyện này, và thực sự không hề dễ dàng để họ nói rằng: “Cha mẹ tôi không tin Đức Chúa Trời, lại còn ngăn cản tôi tin Ngài. Họ là ma quỷ”. Không có người ngoại đạo nào tin rằng có Đức Chúa Trời, rằng Ngài đã tạo dựng nên trời đất và muôn vật, hoặc rằng con người là do Đức Chúa Trời tạo dựng. Thậm chí có những người còn nói rằng: “Sự sống là do cha mẹ ban cho con người, và con người phải hiếu kính cha mẹ”. Tư tưởng hoặc quan điểm như thế bắt nguồn từ đâu? Có phải là từ Sa-tan không? Chính mấy nghìn năm văn hóa truyền thống đã giáo dục và mê hoặc con người theo cách đó, khiến họ phủ nhận sự tạo dựng và tể trị của Đức Chúa Trời. Nếu không có sự mê hoặc và kiểm soát của Sa-tan, nhân loại sẽ tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời và đọc lời Ngài, họ sẽ biết rằng họ là do Đức Chúa Trời tạo dựng, rằng sự sống của họ là do Đức Chúa Trời ban cho; họ sẽ biết rằng mọi thứ họ có đều do Đức Chúa Trời ban cho, và chính Đức Chúa Trời mới là Đấng họ phải cảm tạ. Nếu có ai làm ơn cho chúng ta, thì chúng ta nên đón nhận điều đó từ Đức Chúa Trời – nhất là cha mẹ chúng ta, những người đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta; hết thảy đều do Đức Chúa Trời an bài. Đức Chúa Trời tể trị hết thảy; con người chỉ là công cụ phục vụ. Nếu ai đó có thể buông bỏ cha mẹ hoặc vợ chồng, con cái mình để dâng mình cho Đức Chúa Trời, thì trước mặt Ngài, người đó sẽ kiên cường hơn và có tinh thần chính nghĩa hơn.
– Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Một ngày nào đó, khi ngươi hiểu được một ít lẽ thật, ngươi sẽ không còn nghĩ rằng mẹ ngươi là người tốt nhất, hay cha mẹ ngươi là những người tốt nhất nữa. Ngươi sẽ nhận ra rằng họ cũng là những thành viên của nhân loại bại hoại, và rằng những tâm tính bại hoại của họ cũng đều như nhau. Tất cả những gì làm cho họ khác biệt chính là mối quan hệ huyết thống thể xác với ngươi. Nếu họ không tin Đức Chúa Trời, thì họ cũng y như những người ngoại đạo mà thôi. Ngươi sẽ không còn nhìn họ dưới góc độ của một thành viên gia đình, hoặc từ góc độ mối quan hệ xác thịt của ngươi, mà là từ phương diện của lẽ thật. Các khía cạnh chính mà ngươi nên xem xét là gì? Ngươi nên xem xét quan điểm của họ về đức tin nơi Đức Chúa Trời, quan điểm của họ về thế giới, quan điểm của họ về việc xử lý vấn đề, và quan trọng nhất, là thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đánh giá những khía cạnh này một cách chính xác, ngươi sẽ có thể thấy rõ họ là người tốt hay xấu. Đến một ngày nào đó, ngươi có thể thấy rõ rằng họ là những người có tâm tính bại hoại giống như ngươi. Và thậm chí rõ ràng hơn nữa là họ không phải những người tốt bụng có tình yêu thực sự dành cho ngươi giống như ngươi hình dung, cũng như hoàn toàn không thể dẫn dắt ngươi đến lẽ thật hoặc đi vào con đường đúng đắn trong cuộc đời. Ngươi có thể thấy rõ rằng những gì họ đã làm cho ngươi không mang lại lợi ích gì to lớn cho ngươi, và không có giá trị gì cho ngươi trong việc đi đúng con đường trong cuộc đời. Có lẽ ngươi cũng nhận thấy rằng nhiều sự thực hành và quan điểm của họ là trái với lẽ thật, rằng họ thuộc về xác thịt, và điều này khiến ngươi khinh miệt họ, cảm thấy ghê tởm và kinh tởm họ. Nếu ngươi bắt đầu nhìn ra những điều này, thì ngươi sẽ có thể đối xử với cha mẹ ngươi một cách đúng đắn trong lòng, và ngươi sẽ không còn nhớ nhung, lo lắng cho họ, hay không thể sống xa họ. Họ đã hoàn thành sứ mạng làm cha mẹ, nên ngươi sẽ không còn coi họ là những người thân thiết nhất với ngươi hay thần tượng hóa họ nữa. Thay vào đó, ngươi sẽ đối đãi với họ như những người bình thường, và khi đó, ngươi sẽ hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc của cảm xúc, thực sự thoát ra khỏi những cảm xúc và tình cảm gia đình của mình. Khi đã làm được thế rồi, ngươi sẽ nhận ra những thứ đó không đáng để trân quý. Lúc này, ngươi sẽ thấy rằng người thân, gia đình và các mối quan hệ xác thịt là các chướng ngại vật ngăn cản ngươi hiểu lẽ thật và thoát khỏi tình cảm. Bởi vì ngươi có những mối quan hệ gia đình với họ – mối quan hệ xác thịt mà khiến ngươi tê dại, khiến ngươi lạc lối và tin rằng họ là người đối xử tốt nhất với ngươi, thân cận nhất với ngươi, chăm sóc cho ngươi tốt hơn bất kỳ ai và yêu thương ngươi nhất – chính tất cả những chuyện này khiến ngươi không thể phân định rõ ràng họ là người tốt hay người xấu. Một khi ngươi thật sự thoát ra khỏi những tình cảm này, mặc dù lúc này hay lúc khác ngươi vẫn nghĩ về họ, nhưng liệu ngươi vẫn còn nhớ họ da diết, chìm đắm trong cảm giác đó và bận tâm về họ như bây giờ không? Ngươi sẽ không như thế. Ngươi sẽ không nói: “Mẹ là người mà tôi không thể sống thiếu được, mẹ là người yêu thương, chăm sóc và quan tâm tôi nhất”. Khi ngươi có mức độ nhận thức này, liệu ngươi còn rơi nước mắt khi nhớ đến họ không? Không. Vấn đề này sẽ được giải quyết. Vậy với những vấn đề gây khó khăn cho ngươi, nếu ngươi không đạt được lẽ thật trong khía cạnh đó và nếu ngươi không bước vào thực tế lẽ thật của khía cạnh đó, thì ngươi sẽ bị mắc kẹt trong những khó khăn hay tình trạng như thế và sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi chúng. Nếu ngươi xem những dạng khó khăn và vấn đề này như là những vấn đề then chốt trong lối vào sự sống, rồi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, vậy thì ngươi sẽ có thể bước vào khía cạnh này của thực tế lẽ thật, bất tri bất giác, ngươi sẽ rút ra được bài học từ những khó khăn và vấn đề này. Khi các vấn đề được giải quyết rồi, ngươi sẽ cảm thấy mình không thân thiết với cha mẹ và người thân đến thế, ngươi sẽ thấy rõ ràng hơn thực chất bản tính của họ, và ngươi sẽ thấy họ thật sự là dạng người nào. Khi thấy rõ về những người thân của mình, ngươi sẽ nói: “Mẹ tôi không hề tiếp nhận lẽ thật chút nào, bà chán ghét và căm ghét lẽ thật. Về thực chất, bà là ác nhân, là ma quỷ. Cha tôi thích chiều lòng người, đứng về phía mẹ tôi. Ông không tiếp nhận cũng không thực hành lẽ thật chút nào, ông không phải là người mưu cầu lẽ thật. Dựa trên hành vi của cha mẹ tôi, hai người họ là người không tin, họ đều là ma quỷ. Tôi phải triệt để chống lại họ, vạch ranh giới rõ ràng với họ”. Làm như thế, ngươi sẽ đứng về phía lẽ thật, và sẽ có thể từ bỏ họ. Khi ngươi có thể phân định họ là ai, là dạng người nào, ngươi vẫn còn tình cảm với họ được hay sao? Ngươi vẫn yêu mến họ được sao? Ngươi vẫn có mối quan hệ xác thịt với họ sao? Ngươi sẽ không làm như thế. Ngươi vẫn cần kiểm soát tình cảm của mình sao? (Thưa, không.) Vậy ngươi thật sự dựa vào điều gì để giải quyết những khó khăn này? Ngươi dựa vào sự hiểu biết lẽ thật, dựa vào Đức Chúa Trời và ngưỡng vọng Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đã hiểu rõ những chuyện này trong lòng, vậy ngươi còn cần kiềm chế bản thân không? Ngươi còn cảm thấy tủi thân không? Ngươi còn cần chịu nỗi đau đến vậy không? Ngươi còn cần người khác thông công với ngươi và làm công tác tư tưởng cho ngươi không? Ngươi không cần, bởi vì ngươi đã tự mình xử lý xong mọi chuyện rồi, một việc quá dễ dàng. Nói ngược trở lại, ngươi làm cách nào để giải quyết được vấn đề này để không nghĩ đến hay là nhớ nhung họ? (Thưa, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó.) Những lời đao to búa lớn này có vẻ rất chính đáng, nhưng hãy nói thực tế hơn một chút đi. (Thưa, áp dụng lời Đức Chúa Trời để nhìn thấu thực chất của họ, nghĩa là, phân định họ dựa trên thực chất của họ. Rồi sẽ có thể gạt bỏ tình cảm và mối quan hệ xác thịt của mình.) Đúng vậy. Ngươi phải lấy lời Đức Chúa Trời làm căn cứ để phân định thực chất bản tính của mọi người. Không có sự vạch rõ của lời Đức Chúa Trời, không ai có thể nhìn thấu thực chất bản tính của người khác. Chỉ khi căn cứ trên lời Đức Chúa Trời và lẽ thật thì người ta mới có thể nhìn thấu thực chất bản tính của mọi người, chỉ khi đó họ mới có thể giải quyết tận căn nguyên vấn đề tình cảm con người. Trước hết hãy bắt đầu bằng cách bỏ lại tình thân và các mối quan hệ xác thịt, bất kỳ ai mà ngươi có tình cảm mạnh mẽ dành cho họ, thì đấy là người mà ngươi phải mổ xẻ và phân định trước hết. Ngươi nghĩ sao về cách giải quyết này? (Thưa, tốt.) Có người nói rằng: “Phân định và mổ xẻ những người mà tôi có tình cảm mạnh nhất thì nhẫn tâm quá!”. Bảo ngươi phân định họ đâu phải là để ngươi đoạn tuyệt với họ, đâu phải là để ngươi dứt bỏ mối quan hệ cha mẹ – con cái với họ, đâu phải bảo ngươi hoàn toàn từ bỏ họ, không bao giờ liên hệ nữa. Ngươi phải hoàn thành trách nhiệm đối với những người thân của mình, nhưng ngươi không được để họ kìm kẹp hay trói buộc ngươi, bởi vì ngươi là người đi theo Đức Chúa Trời, nên ngươi phải có nguyên tắc này. Nếu ngươi vẫn còn bị kìm kẹp hoặc trói buộc bởi họ, thì ngươi không thể làm tròn bổn phận, cũng như không thể bảo đảm mình có thể theo Đức Chúa Trời đến tận cùng. Nếu ngươi không phải là người đi theo Đức Chúa Trời, không phải là người yêu mến lẽ thật, vậy thì chẳng ai đòi hỏi ngươi chuyện này cả.
– Chỉ khi giải quyết tâm tính bại hoại của mình thì mới có thể chuyển biến thật sự, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Trong việc đối xử với con cái, Gióp đã làm như thế nào? Gióp chỉ là thực hiện trách nhiệm làm cha của mình, truyền bá phúc âm và thông công về lẽ thật với các con. Nhưng đối với việc các con có nghe lời hay không và có thể thuận phục hay không, thái độ của Gióp chính là không cưỡng ép chúng tin Đức Chúa Trời, ông cũng không nài ép lôi kéo và cũng không can thiệp vào cuộc sống của chúng. Vì tư tưởng và quan điểm khác nhau, Gióp không can thiệp vào việc chúng làm gì và đi con đường như thế nào. Về chuyện tin Đức Chúa Trời, Gióp có thể nào ít nhắc đến với con cái không? Chắc chắn là ông đều đã nói hết những lời này, nhưng chúng không nghe và không tiếp nhận. Đối với việc này, Gióp có thái độ như thế nào? “Tôi đã thực hiện trách nhiệm của mình, còn về việc chúng có thể đi con đường như thế nào, đó là tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng, tùy thuộc vào sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không công tác hoặc không lay động chúng, tôi cũng sẽ không cưỡng cầu”. Vì vậy, Gióp cũng không vì chúng mà cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời, không vì chúng mà khóc lóc, nhịn ăn hay chịu bất cứ đau khổ nào, ông không làm những chuyện này. Tại sao Gióp không làm những chuyện này? Bởi vì đây đều không phải là cách thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời, mà đó là hành động cố ra mặt xuất phát từ ý muốn của con người. Khi các con không đi theo con đường giống mình, Gióp đã có thái độ như vậy. Vậy thì khi các con chết đi, thái độ của ông như thế nào? Ông có khóc không, có làm ầm lên không? Ông có đau lòng không? Trong Kinh Thánh đều không có ghi chép về những điều này. Khi Gióp nhìn thấy các con mình chết, ông có xót xa và đau buồn không? (Thưa, có.) Xét về tình thân, con cái chết đi thì chắc chắn ông sẽ có chút đau lòng, nhưng ông vẫn thuận phục Đức Chúa Trời. Biểu hiện sự thuận phục của ông là gì? Ông nói rằng: “Những đứa trẻ này là Đức Chúa Trời ban cho tôi. Dù chúng có tin Đức Chúa Trời hay không thì mạng sống của con người vẫn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Nếu chúng tin Đức Chúa Trời, Ngài muốn đem chúng đi thì cũng có thể đem đi, còn nếu chúng không tin Đức Chúa Trời, Ngài phán rằng sẽ đem chúng đi thì cũng phải đem đi thôi. Tất cả những điều này đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, nếu không thì ai có thể lấy đi mạng sống của con người chứ?”. Lời này đã quy kết được điều gì? “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va” (Gióp 1:21). Gióp vẫn giữ thái độ này khi đối xử với con mình. Bất luận là chúng còn sống hay đã chết, Gióp vẫn giữ thái độ như vậy. Cách thực hành của ông là chuẩn xác. Mỗi một cách thực hành, quan điểm, thái độ và trạng thái khi ông tiếp cận với mỗi một sự việc đều là ở trong trạng thái và tình trạng đang thuận phục, chờ đợi, tìm kiếm và rồi đạt được nhận thức. Thái độ này rất quan trọng. Nếu con người làm chuyện gì cũng không có thái độ này, ý muốn cá nhân đặc biệt mạnh, luôn đặt ý định và lợi ích cá nhân lên trên hết, thì đây có phải là thuận phục thật sự không? (Thưa, không.) Ở đây không thấy được sự thuận phục thật sự, và cũng không đạt đến sự thuận phục thật sự.
– Các nguyên tắc thực hành thuận phục Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Một mặt khác trong nhân tính của Gióp được minh họa trong cuộc đối thoại này giữa ông và vợ: “Vợ Gióp nói với người rằng: Ua? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Ðức Chúa Trời, và chết đi! Người đáp lại rằng: Ngươi nói như một người đờn bà ngu muội. Ua sao! Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:9-10). Nhìn thấy nỗi thống khổ mà ông đang chịu đựng, vợ Gióp cố cho Gióp lời khuyên để giúp ông thoát khỏi nỗi thống khổ của mình, nhưng “ý tốt” của bà đã không được Gióp chấp nhận; thay vào đó, chúng làm dấy lên cơ giận của ông, bởi bà đã phủ nhận đức tin của ông, và sự thuận phục của ông với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và cũng phủ nhận sự hiện hữu của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Điều này là không thể chịu nổi đối với Gióp, bởi ông đã không bao giờ cho phép mình làm bất cứ điều gì chống lại hay làm tổn thương Đức Chúa Trời, thì nói gì đến những người khác. Làm sao ông có thể tiếp tục dửng dưng khi thấy những người khác nói lời phạm thượng và xúc phạm Đức Chúa Trời? Do đó ông gọi vợ mình là “người đờn bà ngu muội”. Thái độ của Gióp đối với vợ ông là thái độ giận và ghét, cũng như trách mắng và quở trách. Đây là biểu hiện tự nhiên của nhân tính Gióp – phân biệt giữa yêu và ghét – và đó là biểu hiện chân thật cho nhân tính ngay thẳng của ông. Gióp đã sở hữu một ý thức công lý – ý thức khiến ông ghét những trào lưu của sự ác, kinh tởm, lên án, và loại bỏ dị giáo ngớ ngẩn, những lý lẽ lố bịch, và những sự quả quyết nực cười, cho phép ông giữ vững những nguyên tắc và lập trường đúng đắn của riêng mình khi ông bị đám đông loại bỏ và bị ruồng rẫy bởi những người thân cận với mình.
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Mỗi người đều có số phận của mình, đều do Đức Chúa Trời tiền định; không ai có thể quản lý được số phận của người khác. Ngươi cần ngừng bận tâm về gia đình, học cách buông tay và buông bỏ mọi thứ. Ngươi làm điều này như thế nào? Một mặt, ngươi cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Mặt khác, ngươi phải suy ngẫm cách những người không tin Đức Chúa Trời trong gia đình ngươi theo đuổi thế giới, tiền tài và hưởng thụ vật chất. Họ thuộc về Sa-tan và là loại người khác với ngươi. Nếu ngươi không thực hiện bổn phận và sống chung với họ, thì ngươi sẽ sống một cuộc đời đau khổ. Bởi vì ngươi có quan điểm khác họ về mọi chuyện, nên ngươi sẽ không sống hòa thuận với họ mà thay vào đó là sự giày vò, chỉ có đau khổ và không có hạnh phúc. Tình cảm có thể mang đến cho ngươi sự bình an và vui sướng không? Chăm sóc xác thịt chỉ có thể mang lại cho ngươi sự đau khổ, trống rỗng và hối hận suốt đời. Chuyện này, ngươi phải nhìn cho thấu. Cho nên, nếu ngươi nhớ người thân thì điều này là yêu đơn phương và tưởng ai cũng yêu mình! Ngươi và họ không đi chung một con đường, có nhân sinh quan, thế giới quan, đường đời và mục tiêu theo đuổi đều khác nhau. Bây giờ, ngươi không ở cùng gia đình nhưng vì có quan hệ huyết thống nên ngươi luôn cảm thấy thân thiết với họ, là người một nhà. Nhưng khi thực sự sống chung với họ, thì chỉ sau vài ngày, ngươi sẽ thấy hoàn toàn phiền phức. Họ đầy những lời dối trá, mọi lời họ nói ra đều là giả dối, bùi tai và lừa gạt. Cách đối nhân xử thế của họ đều dựa trên triết lý và phương châm sống của Sa-tan. Những tư tưởng và quan điểm của họ đều sai lầm, hoang đường và đơn giản là nghe không lọt tai. Khi đó, ngươi sẽ nghĩ: “Trước đây, mình luôn nghĩ đến họ và luôn sợ cuộc sống của họ không tốt. Nhưng bây giờ mình sống chung với những người này thì thực sự không chịu đựng nổi!”. Ngươi sẽ ác cảm với họ. Ngươi chưa nhận ra họ là loại người nào nên ngươi vẫn cho rằng quan hệ huyết thống quan trọng hơn và thực tế hơn bất cứ điều gì khác. Ngươi vẫn bị tình cảm kìm kẹp. Có thể buông bỏ những thứ tình cảm này thì cố gắng hết sức mà buông bỏ. Nếu ngươi không thể buông bỏ thì hãy đặt bổn phận của mình lên trên hết. Sự ủy thác của Đức Chúa Trời và sứ mệnh của ngươi là quan trọng nhất. Không có gì hơn được chuyện làm tốt bổn phận trước hết, còn những chuyện liên quan đến thân nhân xác thịt thì không cần quan tâm. Khi ngươi làm tốt sự ủy thác và bổn phận của mình, ngươi ngày càng hiểu rõ lẽ thật, mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời ngày càng bình thường, lòng thuận phục của ngươi với Đức Chúa Trời ngày càng lớn, lòng kính sợ của ngươi với Đức Chúa Trời ngày càng lớn và rõ ràng, thì tình trạng bên trong ngươi sẽ thay đổi. Khi tình trạng bên trong ngươi thay đổi, quan điểm và tình cảm trần tục của ngươi sẽ phai nhạt, ngươi sẽ không theo đuổi những thứ đó nữa, và lòng ngươi chỉ muốn mưu cầu cách yêu kính Đức Chúa Trời, cách thỏa mãn Ngài, cách sống sao cho Ngài hài lòng và cách sống có lẽ thật. Một khi lòng ngươi cố gắng hướng tới điều này thì những chuyện tình cảm xác thịt sẽ dần dần phai nhạt và không còn khả năng ràng buộc hay khống chế ngươi nữa.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Những ai kéo con cái và người thân hoàn toàn là người ngoại đạo đến hội thánh đều vô cùng ích kỷ, và họ chỉ đang phô bày sự tử tế. Những người này chỉ tập trung vào việc tỏ ra yêu thương, bất kể họ có tin hay không và bất kể đó là tâm ý của Đức Chúa Trời hay không. Một vài người đưa vợ mình đến trước Đức Chúa Trời, hoặc kéo cha mẹ mình đến trước Đức Chúa Trời, và dù Đức Thánh Linh có đồng ý với điều này hoặc có đang làm việc trong họ hay không, họ vẫn mù quáng tiếp tục “chọn những người tài năng” cho Đức Chúa Trời. Có thể đạt được những lợi ích gì từ việc dành lòng tốt cho những con người không tin này? Ngay cả khi họ, những người không có sự hiện diện của Đức Thánh Linh, đấu tranh để đi theo Đức Chúa Trời, họ vẫn không thể được cứu như con người vẫn tưởng. Những ai có thể nhận được sự cứu rỗi đều không thực sự quá dễ dàng để có được nó. Những người chưa trải qua công tác và các thử luyện của Đức Thánh Linh, và chưa được Đức Chúa Trời nhập thể làm cho hoàn thiện, thì hoàn toàn không thể được trở nên trọn vẹn. Do đó, từ giây phút họ bắt đầu đi theo Đức Chúa Trời trên danh nghĩa, thì những người đó đã thiếu sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Xét điều kiện và tình trạng thực tế của họ, họ hoàn toàn không thể được trở nên trọn vẹn. Vì thế, Đức Thánh Linh quyết định không dành nhiều năng lượng cho họ, Ngài cũng không ban cho họ bất kỳ sự khai sáng hoặc hướng dẫn họ trong bất kỳ đường lối nào; Ngài đơn thuần chỉ cho phép họ đi theo sau, và cuối cùng sẽ mặc khải kết cục của họ – thế là đủ. Sự nhiệt thành và những ý định của loài người đến từ Sa-tan, và không có cách nào những thứ này có thể hoàn thành công tác của Đức Thánh Linh. Bất kể tình trạng con người như thế nào, họ phải có công tác của Đức Thánh Linh. Con người có thể làm cho con người trọn vẹn được không? Tại sao một người chồng yêu vợ của mình? Và tại sao một người vợ yêu chồng của mình? Tại sao con cái hiếu thảo với cha mẹ mình? Và tại sao cha mẹ thương yêu con cái của mình? Con người thực sự ấp ủ những ý định gì? Chẳng phải ý định của họ là để thỏa mãn những kế hoạch riêng và những ham muốn ích kỷ của họ sao? Họ có thực sự muốn hành động vì lợi ích cho kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời không? Họ có đang thực sự hành động vì lợi ích cho công tác của Đức Chúa Trời không? Ý định của họ là để hoàn thành bổn phận của một loài thọ tạo phải không? Những ai, kể từ giây phút họ bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, đã không thể có được sự hiện diện của Đức Thánh Linh, thì không bao giờ có thể có được công tác của Đức Thánh Linh; những người này nhất định là những đối tượng sẽ bị hủy diệt. Cho dù người ta có dành bao nhiêu tình yêu cho những người đó, thì điều đó không thay thế được công tác của Đức Thánh Linh. Sự nhiệt thành và tình yêu của con người đại diện cho những ý định của con người, nhưng không thể đại điện cho những ý định của Đức Chúa Trời, chúng cũng không thể thay thế cho công tác của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi con người dành tình yêu và lòng thương xót nhiều nhất có thể cho những ai tin Đức Chúa Trời trên danh nghĩa và giả vờ đi theo Ngài mà không biết tin vào Đức Chúa Trời thực sự có nghĩa là gì, thì họ sẽ vẫn không có được sự cảm thông của Đức Chúa Trời, họ cũng sẽ không có được công tác của Đức Thánh Linh. Ngay cả những người đi theo Đức Chúa Trời một cách chân thành là người có phẩm chất kém và không thể hiểu được nhiều lẽ thật, thì họ vẫn có thể thỉnh thoảng có được công tác của Đức Thánh Linh; tuy nhiên, những ai có tố chất tốt đáng kể, nhưng lại không tin một cách chân thành, thì hoàn toàn không thể có được sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Hoàn toàn không có khả năng cứu rỗi với những người như thế. Ngay cả khi họ đọc lời Đức Chúa Trời hoặc thỉnh thoảng nghe các bài giảng, hoặc thậm chí hát ngợi khen Đức Chúa Trời, thì cuối cùng họ sẽ không thể sống sót đến thời điểm của sự nghỉ ngơi.
– Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Những lời được nói trong quá khứ: “Khi một người tin Chúa, thì sự may mắn sẽ mỉm cười với cả gia đình họ” phù hợp với Thời đại Ân điển, nhưng không liên quan tới đích đến của nhân loại. Chúng chỉ thích hợp cho một giai đoạn trong Thời đại Ân điển. Nghĩa rộng của những lời này hướng đến sự bình an và các phước lành về vật chất mà con người đã tận hưởng; chúng không có nghĩa là cả gia đình của một người tin Chúa sẽ được cứu, chúng cũng không có nghĩa là khi một người nhận được phúc lành, thì cả gia đình họ cũng có thể được đưa vào sự nghỉ ngơi. Việc con người nhận được các phước lành hoặc chịu sự bất hạnh được quyết định tùy theo thực chất của họ, chứ không tùy theo bất kỳ thực chất chung nào mà con người có thể chia sẻ với những người khác. Kiểu nói hoặc quy tắc đó hoàn toàn không được chấp nhận trong vương quốc. Nếu một người cuối cùng có thể sống sót, đó là vì họ đã đáp ứng các yêu cầu của Đức Chúa Trời, và nếu một người cuối cùng không thể ở lại cho tới thời điểm của sự nghỉ ngơi, đó là vì họ đã phản nghịch đối với Đức Chúa Trời và không thỏa mãn được các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Mỗi người có một đích đến thích hợp. Những đích đến này được quyết định dựa trên thực chất của mỗi cá nhân, và hoàn toàn không liên quan gì đến người khác. Một việc ác của đứa con không thể chuyển sang cho cha mẹ của nó, cũng như sự công chính của đứa con không thể chia sẻ với cha mẹ của nó. Một việc ác của cha mẹ không thể chuyển sang cho con cái của họ, cũng như sự công chính của cha mẹ không thể chia sẻ với con cái của họ. Mọi người gánh lấy tội lỗi của riêng mình, và mọi người tận hưởng phúc lành của riêng mình. Không ai có thể thay thế cho người khác; đây là sự công chính. Theo quan điểm của con người, nếu cha mẹ nhận được phúc lành, thì con cái của họ cũng có thể được, và nếu con cái phạm tội, thì cha mẹ chúng phải chuộc những tội lỗi đó. Đây là quan điểm của con người và cách làm của con người; đó không phải là quan điểm của Đức Chúa Trời. Kết cục của mỗi người được quyết định dựa trên thực chất đến từ hành vi của họ, và nó luôn luôn được quyết định một cách tương xứng. Không ai có thể gánh tội của người khác; còn hơn thế nữa, không ai có thể nhận sự trừng phạt thay cho người khác. Điều này là chắc chắn. Sự quan tâm của cha mẹ dành cho con cái không ngụ ý là họ có thể làm những việc công chính thay cho con cái họ, còn lòng hiếu thảo của một đứa con đối với cha mẹ không có nghĩa là chúng có thể làm những việc công chính thay cho cha mẹ chúng. Đây là ý nghĩa thực sự của những lời sau: “Lúc ấy, sẽ có hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, còn một người bị để lại; và có hai người nữ đương xay cối, một người được đem đi, còn một người bị để lại”. Con người không thể đem những đứa con làm điều ác của họ vào trong sự nghỉ ngơi dựa trên tình yêu sâu sắc họ dành cho chúng, cũng không ai có thể đem vợ (hoặc chồng) họ vào trong sự nghỉ ngơi dựa trên hành vi công chính của bản thân mình. Đây là một quy tắc quản trị; không thể có ngoại lệ nào cho bất kỳ ai. Cuối cùng, người làm điều công chính là người làm điều công chính, và kẻ làm ác là kẻ làm ác. Người công chính cuối cùng sẽ được phép sống sót, trong khi những kẻ làm ác sẽ bị hủy diệt. Người thánh khiết thì thánh khiết; họ không phải là nhơ nhớp. Kẻ nhơ nhớp thì nhơ nhớp, và không một phần nào trong chúng là thánh khiết. Những ai sẽ bị hủy diệt đều là những kẻ ác, và những ai sẽ sống sót đều là những người công chính – ngay cả khi con cái của những kẻ ác có làm những việc công chính, và ngay cả khi cha mẹ của những người công chính có làm những việc xấu xa. Không có sự liên quan nào giữa một người chồng tin đạo và một người vợ ngoại đạo, và không có sự liên quan nào giữa con cái tin đạo và cha mẹ ngoại đạo; hai loại người này hoàn toàn không tương hợp. Trước khi bước vào sự nghỉ ngơi, con người có những thân bằng quyến thuộc, nhưng một khi một người đã bước vào sự nghỉ ngơi, thì họ sẽ không còn bất kỳ thân bằng quyến thuộc nào để nói đến. Những ai làm bổn phận của mình là kẻ thù của những người không làm; những ai yêu mến Đức Chúa Trời và những ai ghét Ngài thì đối nghịch với nhau. Những ai sẽ bước vào sự nghỉ ngơi và những ai sẽ bị hủy diệt là hai loại loài thọ tạo không tương hợp. Các loài thọ tạo hoàn thành bổn phận của mình sẽ có thể sống sót, trong khi những kẻ không hoàn thành bổn phận của mình sẽ trở thành đối tượng của sự hủy diệt; hơn nữa, điều này sẽ kéo dài đến đời đời. Ngươi có yêu chồng mình để hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo không? Ngươi có yêu vợ mình để hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo không? Ngươi có hiếu thảo với cha mẹ ngoại đạo của mình để hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo không? Quan điểm đó của con người về việc tin vào Đức Chúa Trời là đúng hay sai? Tại sao ngươi tin vào Đức Chúa Trời? Ngươi mong muốn đạt được điều gì? Ngươi yêu mến Đức Chúa Trời như thế nào? Những ai không thể hoàn thành bổn phận của mình với vai trò là một loài thọ tạo, và những ai không thể nỗ lực hết mình, sẽ trở thành những đối tượng của sự hủy diệt. Có những mối quan hệ thuộc thể tồn tại giữa những con người của ngày hôm nay, cũng như những mối quan hệ huyết thống, nhưng trong tương lai, những điều này sẽ hết thảy bị phá vỡ. Người tin Đức Chúa Trời và người ngoại đạo thì không tương hợp; đúng hơn, họ đối lập nhau. Những người ở trong sự nghỉ ngơi sẽ tin rằng có một Đức Chúa Trời và sẽ tuân phục Đức Chúa Trời, trong khi những kẻ phản nghịch với Đức Chúa Trời đều sẽ bị hủy diệt. Những gia đình sẽ không còn tồn tại trên đất; thì làm sao có những mối quan hệ giữa cha mẹ hoặc con cái hoặc vợ chồng được? Chính sự không tương hợp giữa tin và không tin cũng đã hoàn toàn cắt đứt những mối quan hệ thuộc thể như thế!
– Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Một khi nhân loại đã bước vào sự nghỉ ngơi, thì những kẻ làm ác cũng đã bị hủy diệt và toàn thể nhân loại sẽ đi đúng hướng; tất cả các loại người sẽ ở theo loại của mình phù hợp với các chức năng mà họ cần thực hiện. Chỉ đây mới là ngày nghỉ ngơi của loài người, nó sẽ là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của loài người, và chỉ khi loài người bước vào sự nghỉ ngơi thì thành tựu vĩ đại và cuối cùng của Đức Chúa Trời mới hoàn tất; đây sẽ là đoạn kết trong công tác của Ngài. Công tác này sẽ kết thúc toàn bộ đời sống suy đồi của loài người trong xác thịt, cũng như đời sống của loài người bại hoại. Từ lúc đó, con người sẽ bước vào một cõi mới. Mặc dù tất cả con người sẽ sống trong xác thịt, nhưng sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa thực chất của đời sống này và đời sống của loài người bại hoại. Ý nghĩa của sự tồn tại này và ý nghĩa của sự tồn tại con người bại hoại cũng khác nhau. Dù rằng đây sẽ không phải là đời sống của một loại người mới, nhưng có thể nói đó là đời sống của một nhân loại đã nhận được sự cứu rỗi, cũng như một đời sống đã lấy lại được nhân tính và lý trí. Đây là những người đã từng phản nghịch với Đức Chúa Trời, đã được Đức Chúa Trời chinh phục và rồi được Ngài cứu; đây là những người đã làm ô danh Đức Chúa Trời rồi sau đó làm chứng về Ngài. Sau khi họ đã trải qua và sống sót sau thử thách của Ngài, sự tồn tại của họ sẽ là sự tồn tại có ý nghĩa nhất; họ là những người làm chứng về Đức Chúa Trời trước Sa-tan, và là những người xứng đáng để được sống. Những kẻ sẽ bị hủy diệt là những kẻ không thể làm chứng về Đức Chúa Trời và không xứng đáng để sống tiếp. Sự hủy diệt sẽ là kết quả của việc ác của họ, và sự hủy diệt như thế là đích đến tốt nhất cho họ. Trong tương lai, khi loài người bước vào cõi tươi đẹp, thì sẽ không có mối quan hệ nào giữa chồng và vợ, giữa cha và con gái, hay mẹ và con trai mà con người tưởng tượng họ sẽ tìm thấy. Khi đó, từng người sẽ đi theo loại của mình, và gia đình cũng đã hoàn toàn bị phá vỡ. Sau khi bị thất bại hoàn toàn, Sa-tan sẽ không bao giờ quấy phá loài người nữa, và con người sẽ không còn tâm tính xấu xa bại hoại. Những kẻ phản nghịch đó cũng đã bị hủy diệt, và chỉ những người tuân phục mới được ở lại. Vậy thì, rất ít gia đình sẽ sống sót nguyên vẹn; làm sao những mối quan hệ thuộc thể có thể tiếp tục tồn tại? Đời sống trong xác thịt trước đây của loài người sẽ hoàn toàn bị cấm; thì làm sao những mối quan hệ thuộc thể khi ấy lại có thể tồn tại giữa con người? Không có tâm tính Sa-tan bại hoại, thì đời sống con người sẽ không còn là đời sống cũ trong quá khứ, mà là một đời sống mới. Cha mẹ sẽ mất con cái, và con cái sẽ mất cha mẹ. Chồng sẽ mất vợ, và vợ sẽ mất chồng. Hiện nay, những mối quan hệ thuộc thể đang tồn tại giữa con người, nhưng chúng sẽ không còn nữa một khi mọi người đã bước vào sự nghỉ ngơi. Chỉ có loại nhân loại này sẽ sở hữu sự công chính và sự thánh khiết; chỉ có loại nhân loại này mới có thể thờ phượng Đức Chúa Trời.
– Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Lời chứng trải nghiệm liên quan
Thấy được thực chất của bố mẹ tôi
Tình cảm làm lu mờ phán đoán
Thánh ca liên quan
Con người có thể gạt xác thịt của mình sang một bên trong khoảng thời gian ngắn ngủi này không?
Đức Chúa Trời định đoạt kết cục của con người theo thực chất của họ