33. Bị phơi bày bởi sự điều chỉnh bổn phận

Tôi làm công tác video ở hội thánh, do khối lượng công việc không nhiều nên lãnh đạo chuyển tôi sang chăm tưới cho người mới. Sau này, do nhu cầu của công tác nên tôi được chuyển ngược về nhóm làm video. Không ngờ chỉ vài tháng sau đó khối lượng công việc giảm, tôi lại phải đi chăm tưới người mới. Ít lâu sau, lại về làm video, thấy vậy, một người chị em bảo tôi: “Ở đâu cần chị thì chị cứ việc đến đó thôi!”. Lúc đó, tôi không nghĩ ngợi quá nhiều. Nhưng chỉ sau chưa đầy một tháng, khối lượng công việc của nhóm video lại tiếp tục giảm, trong lòng tôi không khỏi lo lắng rằng không lâu nữa, nhóm video sẽ không còn cần nhiều người, liệu mình có bị chuyển sang chăm tưới người mới nữa không? Nghĩ đến điều này khiến tôi cảm thấy xấu hổ. Tại sao tôi lại vô dụng như vậy? Ngay khi khối lượng công việc giảm, không cần quá nhiều người làm video nữa, thì tôi là người đầu tiên bị điều chuyển. Đối với nhóm này, có tôi hay không cũng chả sao! Nếu tôi bị chuyển đi lần nữa, để các anh chị em xung quanh tôi biết được, họ sẽ nghĩ gì đây? Liệu họ có thắc mắc tại sao tôi luôn bị thuyên chuyển mà không phải người khác? Họ sẽ bảo do tôi không đủ giỏi, hoặc nghĩ tôi không có vai trò quan trọng trong nhóm. Với những suy nghĩ đó, tôi cảm thấy buồn bã, không muốn đối mặt với hoàn cảnh này chút nào.

Sau đó tôi gặp phải vài sự việc khiến tình trạng của tôi ngày càng tệ hơn. Một lần nọ, chúng tôi thảo luận vấn đề trong một video, mọi người trong nhóm lần lượt nêu ý kiến của mình, thảo luận rất sôi nổi. Nhưng dù đã suy nghĩ rất lâu, tôi vẫn không có ý nào hay và không biết phải nói gì. Bất lực, tôi chỉ còn cách giữ im lặng. Nhìn thấy mọi người ai cũng đang hào hứng thảo luận với nhau, tôi lại không thể đóng góp gì, cảm giác như tôi thậm chí không có mặt ở đó vậy. Tôi nghĩ bụng: “Không được, mình cũng phải góp ý gì đó, phải nêu ra quan điểm nào đó thật sâu sắc, để mọi người đừng ngó lơ mình”. Tôi bèn dồn hết sức vắt óc suy nghĩ thật kỹ, cuối cùng cũng có thể nêu ra một ý kiến của riêng mình. Nhưng không ngờ anh chị em lại không đồng ý. Tôi cảm thấy vô cùng mất mặt. Thật là xấu hổ hết sức, mọi người sẽ nghĩ gì về tôi đây? Tôi đã không hề động đến công tác video trong suốt tám tháng trời, nên giờ kỹ năng chuyên môn của tôi cùng khả năng nắm bắt nguyên tắc còn tệ hơn so với thời điểm khi tôi mới rời nhóm. Tôi đã tụt lại xa so với những người khác. Đối với kỹ năng sản xuất video, ta phải học hỏi không ngừng mới mong tiến bộ. Những người khác đã liên tục làm video bấy lâu, nên kỹ thuật chuyên môn và khả năng nắm bắt các nguyên tắc đều ngày càng cải thiện, không như tôi, cứ ở đây một thời gian ngắn thì lại bị thuyên chuyển sang nơi khác. Tôi không thực hành và học hỏi ở một vị trí cố định, nên chẳng thành thạo trong bất kỳ lĩnh vực nào. Khi khối lượng công việc giảm, tôi là người đầu tiên bị điều đi. Với nhóm này, có tôi hay không có tôi cũng vậy, chẳng ảnh hưởng gì mấy. Xét khối lượng công việc hiện tại, thì người phụ trách có thể chuyển tôi qua nhóm chăm tưới bất cứ lúc nào. Suy nghĩ đến đây, tôi cảm thấy rất tủi thân, nước mắt không ngừng lăn dài hai bên má. Tôi tự hỏi tại sao chuyện này luôn xảy ra với mình? Nhìn lại các anh chị em khác trong nhóm, một số có kỹ năng chuyên môn, một số có năng lực làm việc, còn số khác thì đã làm bổn phận này khá là lâu, kinh nghiệm phong phú, vài người thì làm việc hiệu quả… Mọi người đều có thế mạnh nổi trội của riêng mình, trong khi tôi thì tố chất không bằng ai, kỹ năng chuyên môn lại tương đối kém, làm việc gì cũng chậm hơn các anh chị em khác một nhịp, nên khi khối lượng công việc giảm và khi nhóm không cần nhiều nhân sự nữa, tôi tất nhiên sẽ bị chuyển đi. Nếu như tôi cũng có tố chất tốt và kỹ năng chuyên môn cao như người khác thì sẽ không bị điều chuyển liên tục. Nhưng tiếc là tôi không có! Tại sao tôi lại không có kỹ năng làm video giỏi như những người khác? Càng suy nghĩ, lòng tôi càng chùng xuống, đối với Đức Chúa Trời bắt đầu nảy sinh hiểu lầm.

Sau lần đó, tuy vẫn thực hiện bổn phận của mình, nhưng tôi đã mất động lực, dù làm việc gì cũng chỉ theo quán tính, làm đến đâu thì hay đến đó, không hề nghĩ cách làm sao nâng cao hiệu quả công việc để đạt được kết quả tốt hơn. Khi gặp phải các vấn đề, tôi không muốn tìm kiếm lẽ thật, vì tôi nghĩ, rồi đến một lúc nào đó mình cũng phải rời nhóm thôi, cố gắng chi cho mệt. Những ngày đó, mỗi khi nhóm trưởng tìm tôi, tôi liền cảm thấy rất bất an, nghĩ thầm trong bụng, chắc nhóm trưởng muốn nói về việc điều chuyển bổn phận của tôi. Chỉ khi nhận ra trưởng nhóm chỉ đến bàn công việc thông thường, tôi mới có thể thờ phào nhẹ nhõm. Cứ như vậy lặp đi lặp lại, mỗi ngày trôi qua đều rất mệt mỏi, mặc dù tôi luôn ngủ đủ giấc, nhưng mỗi khi tĩnh nguyện đều thấy rất buồn ngủ, không đạt được gì khi đọc lời Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra rằng tình trạng của bản thân không ổn, nên vội đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và tìm kiếm phản tỉnh về những vấn đề của bản thân. Sau đó, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời và hiểu thêm một chút về chính mình. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nguyên tắc hành xử của các ngươi là gì? Ngươi nên hành xử theo vị trí của mình, tìm vị trí đúng cho mình, và thực hiện bổn phận mình phải làm; chỉ đây mới là người có lý trí. Ví dụ, có những người thông thạo những kỹ năng chuyên môn nhất định và nắm bắt được các nguyên tắc, và họ nên đảm nhận trách nhiệm và kiểm tra cuối cùng trong lĩnh vực đó; có những người có thể đưa ra ý tưởng và điểm sáng, truyền cảm hứng cho những người khác và giúp họ thực hiện bổn phận của họ tốt hơn – thế thì họ nên đưa ra các ý tưởng. Nếu ngươi có thể tìm thấy vị trí đúng cho mình và làm việc hòa hợp với các anh chị em của mình, thì ngươi sẽ làm tròn bổn phận và sẽ hành xử phù hợp với vị trí của mình. Ban đầu, có lẽ ngươi chỉ có thể đưa ra vài ý tưởng, nhưng nếu ngươi cố gắng đem lại thêm gì đó, và cuối cùng ngươi cố hết sức để làm vậy mà vẫn không thể; và rồi, khi những người khác làm được chuyện đó, ngươi không thoải mái và không muốn lắng nghe, lòng ngươi đau đớn và gượng gạo, rồi ngươi đổ lỗi cho Đức Chúa Trời và nói Đức Chúa Trời không công bằng – thế thì đây là tham vọng. Tâm tính gì mà sinh ra tham vọng trong một con người? Tâm tính kiêu ngạo sinh ra tham vọng. Những trạng thái này chắc chắn có thể nảy sinh trong các ngươi bất cứ lúc nào, và nếu các ngươi không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, và không có lối vào sự sống, không thể thay đổi trong vấn đề này, thì mức độ phẩm chất và sự thuần khiết mà các ngươi thực hiện bổn phận của mình sẽ bị thấp đi, và kết quả cũng sẽ không tốt lắm. Đây không phải là thực hiện bổn phận của ngươi đạt tiêu chuẩn, và có nghĩa là Đức Chúa Trời chưa đạt được vinh quang từ các ngươi. Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi người những tài năng và ân tứ khác nhau. Một số người có tài năng trong hai hay ba lĩnh vực, một số có tài năng trong một lĩnh vực, và số khác thì hoàn toàn không có tài năng gì cả – nếu các ngươi có thể tiếp cận những vấn đề này một cách đúng đắn, thế thì ngươi có lý trí. Một người có lý trí sẽ có thể tìm được vị trí của họ, hành xử phù hợp với vị trí của mình và làm tròn bổn phận của mình. Một người không bao giờ có thể tìm được vị trí của mình là một người luôn có tham vọng. Họ luôn theo đuổi địa vị và lợi ích. Họ không bao giờ hài lòng với những gì mình có. Để có được nhiều lợi lộc hơn, họ cố gắng lấy càng nhiều càng tốt; họ luôn hy vọng thỏa mãn những ham muốn ngông cuồng của mình. Họ nghĩ rằng nếu họ có ân tứ và có tố chất tốt, thì họ nên được hưởng nhiều ân điển của Đức Chúa Trời hơn, và việc có chút ít ham muốn ngông cuồng không phải là một lỗi lầm. Loại người này có lý trí không? Luôn có những ham muốn ngông cuồng thì chẳng phải là vô liêm sỉ sao? Những ai có lương tâm và ý thức thì có thể cảm thấy rằng điều đó vô liêm sỉ. Những ai hiểu lẽ thật sẽ không làm những điều dại dột đó. Nếu ngươi mong thực hiện bổn phận của mình một cách trung thành để đền đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời, thì đây không phải là một ham muốn ngông cuồng. Điều này phù hợp với lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường. Điều này khiến Đức Chúa Trời vui lòng. Nếu ngươi thực sự mong muốn làm tròn bổn phận của mình, trước tiên ngươi phải tìm vị trí thích hợp cho mình, và sau đó làm những gì ngươi có thể bằng cả tấm lòng, bằng cả tâm trí, bằng cả sức lực của ngươi, và làm hết khả năng của ngươi. Như vậy là đạt tiêu chuẩn, và việc thực hiện bổn phận như vậy là có độ thuần khiết. Đây là những gì một loài thọ tạo thực sự nên làm(Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra rằng, lý do tôi cảm thấy chán nản là vì những mong muốn ngông cuồng của tôi không được thỏa mãn đầy đủ. Vì không được người khác ngưỡng mộ, tôn trọng, cũng không thể thay đổi hoàn cảnh của mình, cho nên tôi đã hiểu lầm và trách Đức Chúa Trời, cảm thấy những gì Ngài cho tôi không đủ tốt, không như tôi mong muốn. Do khối lượng công việc trong nhóm video giảm, nên tôi đã được điều chỉnh bổn phận hai lần. Lần này tôi quay về chưa đầy một tháng thì lại có khả năng bị điều chuyển lần ba. Đối mặt với hoàn cảnh như vậy, tôi cảm thấy rằng bản thân là người yếu kém nhất trong nhóm, họ thiếu tôi cũng không sao. Cứ như thể sự tồn tại của tôi không có giá trị. Thâm tâm tôi không tài nào chấp nhận nổi hiện thực này, đau đớn vô cùng. Khi thảo luận về các vấn đề, để không có vẻ quá vô dụng, tôi cố vắt óc suy nghĩ, muốn bày tỏ một vài quan điểm có giá trị, và những ý kiến sâu sắc, nhưng rốt cuộc bị bác bỏ, nên tôi cảm thấy vô cùng mất mặt. Đặc biệt là khi thấy kỹ năng chuyên môn của mình bị tụt lại xa so với những người khác, trong lòng tôi càng cảm thấy tự ti và bất mãn. Tôi tưởng rằng việc hay bị điều chỉnh bổn phận là lý do chủ yếu khiến tôi không thành thạo trong lĩnh vực nào, cho nên dù làm bổn phận ở đâu, tôi cũng là người thừa, có nguy cơ bị thuyên chuyển bất cứ lúc nào. Tôi thầm so sánh bản thân với các anh chị em khác, cảm thấy tất cả họ đều có những thế mạnh và điểm nổi bật riêng, còn tôi thì thua kém họ về mọi mặt, ngoài ra tôi còn có nhược điểm chết người – đó là chậm chạp. Tôi không thể đối mặt nổi với thực tế này, nên đã đổ lỗi, trách Đức Chúa Trời không cho tôi tố chất, trong lòng thấy chán nản, bất công, mất đi động lực thực hiện bổn phận. Thực tế, Đức Chúa Trời ban cho mỗi một người, những ân tứ, ưu điểm, phẩm chất khác nhau. Ngài cũng định sẵn mỗi người thực hiện bổn phận khác nhau – Đức Chúa Trời đã an bài tất cả. Ai thực sự có lý trí thì sẽ tuân phục Đức Chúa Trời, hành động dựa theo thế mạnh riêng, làm tốt vai trò của bản thân để thực hiện đúng chức năng của mình. Nhưng tôi lại không phục tùng chút nào và không muốn đảm nhận vai trò ít quan trọng, luôn tìm kiếm chỗ đứng trong lòng các anh chị em, muốn được nể phục, kính trọng, không được như ý thì liền lười biếng, đúng là không có chút lý trí nào. Đức Chúa Trời không ban cho tôi tố chất tốt, nhưng cũng không đặt ra yêu cầu cao đối với tôi. Ngài chỉ hy vọng tôi có thể tìm đúng vị trí của mình, dốc tâm, dốc sức làm tròn bổn phận được giao. Chỉ cần có thể làm hết khả năng của mình, vậy là quá đủ. Nhưng tôi quá kiêu ngạo, không có lý trí. Tôi rõ ràng kém về mọi mặt, nhưng không muốn đối mặt thực tế, lại có tham vọng ngông cuồng, muốn thành công sau một đêm, mong được ngưỡng mộ, xem trọng. Kết quả là tôi tốn nhiều công sức nhưng đều vô ích, còn rơi vào tiêu cực. Đây chẳng phải là tự hành hạ mình hay sao?

Sau đó, tôi cũng tự hỏi, Vì cớ gì mà tôi luôn ghen tị tài năng, ân tứ của người khác? Tại sao tôi luôn tìm cách chiếm được vị trí trong lòng của anh chị em và không muốn bị bỏ lại phía sau? Căn nguyên của vấn đề này là gì? Khi tìm kiếm, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ, và là mục tiêu cả đời của họ. Trong tất cả những việc họ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là: ‘Điều gì sẽ xảy ra với địa vị của tôi? Và với danh tiếng của tôi? Làm điều này sẽ mang lại thanh thế cho tôi không? Điều này sẽ nâng cao vị thế của tôi trong tâm trí mọi người chứ?’. Đó là điều đầu tiên họ nghĩ đến, là bằng chứng hùng hồn cho thấy họ có tâm tính và bản chất của những kẻ địch lại Đấng Christ; nếu không thì họ sẽ không cân nhắc những vấn đề này. Có thể nói rằng đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị không phải là yêu cầu bổ sung nào đó, càng không phải là điều gì đó không liên quan mà họ có thể không có. Chúng là một phần của bản tính những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng nằm trong xương tủy họ, trong máu họ, chúng là những gì bẩm sinh của họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ không thờ ơ với việc họ có danh tiếng và địa vị hay không; đây không phải là thái độ của họ. Vậy thì, thái độ của họ là gì? Danh tiếng và địa vị được kết nối mật thiết với cuộc sống hàng ngày của họ, trạng thái hàng ngày của họ, với những gì họ phấn đấu hàng ngày. Và như vậy đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, phấn đấu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một địa vị cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt những điều như thế sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là bản chất của họ. … Nếu họ cảm thấy rằng họ không có được uy tín hay địa vị, rằng không ai ngưỡng mộ họ, tôn kính họ, hoặc theo họ, thì họ rất bực bội, họ cho rằng tin vào Đức Chúa Trời chẳng để làm gì, không có giá trị gì, và họ nhủ thầm: ‘Đức tin vào Đức Chúa Trời như vậy có phải là một sự thất bại không? Nó có phải là vô vọng không?’. Họ thường cân nhắc những điều như thế trong lòng, họ cân nhắc làm sao có thể tạo một chỗ đứng cho chính mình trong nhà Đức Chúa Trời, làm sao họ có thể có danh tiếng cao trọng trong hội thánh, để mọi người lắng nghe khi họ nói, và ủng hộ khi họ hành động, và theo họ đến bất cứ nơi nào họ đi; để họ có tiếng nói trong hội thánh, có danh tiếng, để họ được hưởng lợi ích và có địa vị – họ thật sự tập trung vào những điều như vậy. Đây là những gì mà những người như vậy theo đuổi(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Ngài phơi bày kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt quý trọng danh tiếng, địa vị. Dù làm gì đi nữa, họ luôn cân nhắc vị trí của mình giữa mọi người, xem danh tiếng, địa vị là lẽ sống của bản thân và là mục tiêu theo đuổi. Nếu không có được danh tiếng, địa vị và sự ngưỡng mộ, họ sẽ cảm thấy chán nản, đến mức không còn động lực làm bất cứ điều gì. Đối chiếu với biểu hiện của tôi, chẳng phải là y hệt nhau sao? Đối mặt việc điều chuyển bổn phận tới lui, tôi cảm thấy mình trở thành nhân vật phụ, có cũng được không có cũng chả sao, chẳng có chút địa vị nào, cũng không có vai trò quan trọng. Điều đó khiến tôi cảm thấy u buồn. Khi thảo luận vấn đề, tôi không đưa ra được lời khuyên có giá trị, chẳng ai đồng tình với các ý kiến mà tôi nêu. Trong lòng tôi cảm thấy mình là người tệ nhất trong nhóm, không ai ngưỡng mộ, xem trọng tôi. Sự tồn tại của tôi dường như chẳng có giá trị. Tôi tiêu cực, hiểu lầm, đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. Tôi xem danh dự, địa vị quan trọng ngang với sinh mệnh, không đạt được chúng thì liền lười biếng, mất hết động lực làm việc. Xem ra tôi thực sự đã quá xem trọng danh dự và địa vị. Tôi cũng phản tỉnh về lý do tại sao mình luôn theo đuổi danh dự, địa vị, đó là vì các chất độc Sa-tan “Làm người phải biết vươn đến đỉnh cao”, “Cọp chết để da, người chết để tiếng”, “Sống làm người hào kiệt, chết cũng ma anh hùng”. Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những chất độc Sa-tan này, nên tôi xem chúng là mục tiêu chính đáng nhất trong cuộc sống, phải theo đuổi chúng thì mới là người có chí khí. Hồi nhỏ khi còn đi học, tôi luôn học hành rất chăm chỉ. Từ cấp hai đến cấp ba, hầu như kỳ thi nào tôi cũng ngạo nghễ đứng đầu cả lớp, đi đâu trong trường cũng được mọi người biết đến, còn thường được bạn cùng lớp và giáo viên ca ngợi. Tôi cảm thấy cuộc sống như thế mới là đáng sống. Khi đến hội thánh để làm bổn phận, tôi vẫn tiếp tục sống bằng những chất độc Sa-tan này, đặc biệt quan tâm đến vị trí của mình trong lòng mọi người, luôn khao khát thể hiện giá trị bản thân, được người khác đánh giá cao. Không làm được trưởng nhóm hay người phụ trách, thì cũng phải là người có tầm quan trọng, có thể được anh chị em tán thành. Khi không được như ý, khi hoài bão và tham vọng không được toại nguyện, tôi liền than vãn, phàn nàn, bất mãn với sự tể trị an bài của Đức Chúa Trời. Dù ngoài miệng tôi không dám nói gì, nhưng trong lòng lại chống đối Đức Chúa Trời, thụ động, lười biếng trong bổn phận. Xem ra khi sống bằng những chất độc Sa-tan đó, tôi đã tự mình chuốc lấy sự khổ đau và dày vò, chọn đứng về phía đối lập với Đức Chúa Trời, lý luận với Ngài, mặc cả với Ngài, thậm chí hoài nghi sự công chính của Ngài, chống lại Ngài mà không hay biết. Nếu cứ thế này, tôi sẽ xúc phạm tâm tính Ngài và bị Ngài loại bỏ! Tôi nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Người ta phải chắc chắn không bám lấy tham vọng hay ấp ủ những giấc mơ vẩn vơ, không tìm kiếm sự nổi tiếng, lợi lộc và địa vị hay sự nổi bật giữa đám đông. Hơn nữa, họ không được cố gắng là một vĩ nhân hay siêu nhân, cao hơn mọi người và khiến những người khác tôn sùng họ. Đó là ham muốn của nhân tính bại hoại, và là con đường của Sa-tan đi; Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người như thế. Nếu người ta không ngừng theo đuổi danh, lợi, địa vị mà không chịu ăn năn, thì họ vô phương cứu chữa, và chỉ có một kết cục cho họ: bị bỏ ra(Muốn làm tròn bổn phận đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Trước đây, tôi không nhận ra rằng hậu quả của theo đuổi danh vọng, địa vị lại nghiêm trọng vậy. Tôi nghĩ mình sẽ không làm điều đại ác như kẻ địch lại Đấng Christ, không làm gián đoạn và xáo trộn công tác hội thánh, cùng lắm là chỉ cảm thấy bị động, yếu đuối, hoặc thấy hơi buồn nếu như không được anh chị em ngưỡng mộ. Nhưng giờ nghĩ lại, mọi thứ hoàn toàn không đơn giản như tôi nghĩ. Nhìn bề ngoài, tôi không phạm phải điều đại ác nào, nhưng tôi đã bất mãn với hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, còn luôn phàn nàn, trong lòng mâu thuẫn, bất mãn với Đức Chúa Trời. Đây là chống đối Đức Chúa Trời! Người như tôi thì sao có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi? Tôi nghĩ về một chị mà tôi từng làm việc chung trước đây. Lúc đầu, chị cũng sốt sắng làm bổn phận và được bầu lên làm trưởng nhóm. Nhưng sau đó, chị ấy bị chuyển công tác nên mất danh tiếng, địa vị, trở nên tiêu cực vì không được người khác ngưỡng mộ, cuối cùng chị nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời và rời đi. Xem ra, nếu người ta luôn theo đuổi danh vị, thì một khi tham vọng của họ không được toại nguyện, họ sẽ tiêu cực, hiểu lầm Đức Chúa Trời, rồi nảy sinh lòng phản nghịch, thậm chí phản bội Ngài. Suy nghĩ đến đây, tôi chợt nhận ra rằng tình trạng của mình thực sự nguy hiểm. Tôi không muốn nổi loạn, chống đối Đức Chúa Trời, mà muốn thoát khỏi ràng buộc của danh lợi, địa vị.

Trong một buổi tĩnh nguyện, tôi đọc được hai đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Khi Đức Chúa Trời yêu cầu con người làm tròn bổn phận của họ, Ngài không bảo họ phải làm được bao nhiêu việc, hay đạt được bất kỳ nỗ lực vĩ đại nào, cũng không cần thực hiện bất kỳ việc vĩ đại nào. Điều Đức Chúa Trời muốn là con người có thể làm tất cả những gì có thể theo một cách thực tế, và sống theo lời Ngài. Đức Chúa Trời không cần ngươi vĩ đại hay tôn quý, Ngài cũng không cần ngươi làm được kỳ tích nào, Ngài cũng không muốn thấy bất kỳ sự ngạc nhiên thú vị nào nơi ngươi. Ngài không cần những thứ ấy. Tất cả những gì Đức Chúa Trời cần là việc ngươi kiên định thực hành theo lời Ngài. Khi ngươi lắng nghe lời Đức Chúa Trời, hãy làm những gì ngươi đã hiểu được, thực hiện những gì ngươi đã ngộ ra, ghi nhớ rõ những gì ngươi đã nghe thấy, rồi sau đấy, khi đến lúc phải thực hành, hãy làm theo lời Đức Chúa Trời. Hãy để lời Đức Chúa Trời có thể trở thành sự sống của ngươi, những sự thực tế của ngươi, và những gì ngươi sống bày tỏ ra. Như thế, Đức Chúa Trời sẽ hài lòng(Muốn làm tròn bổn phận đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Nếu Đức Chúa Trời tạo ra ngươi ngu xuẩn, thì có ý nghĩa trong sự ngu xuẩn của ngươi; nếu Ngài tạo ra ngươi sáng dạ, thì có ý nghĩa trong sự sáng dạ của ngươi. Bất kể Đức Chúa Trời ban tài năng nào cho ngươi, bất kể điểm mạnh nào của ngươi, dù chỉ số IQ của ngươi có cao đến đâu, tất thảy đều có mục đích đối với Đức Chúa Trời. Tất thảy những điều này đều được Đức Chúa Trời định trước. Vai trò ngươi đóng trong cuộc đời của ngươi và bổn phận ngươi thực hiện đều được Đức Chúa Trời định đoạt từ lâu. Một số người thấy rằng những người khác có được thế mạnh mà họ không có và thế là bất mãn. Họ muốn thay đổi mọi sự bằng cách học hỏi nhiều hơn, thấy được nhiều hơn và chăm chỉ hơn. Nhưng có một giới hạn đối với những gì mà sự siêng năng của họ có thể đạt được, và họ không thể vượt hơn những người có ân tứ và chuyên môn. Dù ngươi có chống lại thế nào đi nữa thì cũng vô dụng. Đức Chúa Trời đã định đoạt ngươi là gì thì không ai có thể làm được gì để thay đổi cả. Ngươi giỏi ở lĩnh vực gì thì ngươi nên nỗ lực chính tại lĩnh vực đó. Ngươi phù hợp với bổn phận gì thì ngươi nên thực hiện bổn phận đó. Đừng cố ép buộc bản thân vào những lĩnh vực nằm ngoài khả năng của mình và đừng ghen tị với người khác. Mọi người đều có chức phận của riêng mình. Đừng nghĩ rằng ngươi có thể làm tốt mọi việc, hoặc rằng ngươi hoàn hảo hơn hay giỏi hơn người khác, luôn mong muốn thay thế người khác và thể hiện bản thân. Đây là tâm tính bại hoại. Có những người nghĩ rằng họ không thể làm tốt bất cứ điều gì, và rằng họ không hề có kỹ năng gì. Nếu đúng như vậy, ngươi chỉ nên là một người lắng nghe và vâng phục theo cách khiêm tốn. Hãy làm những gì ngươi có thể làm và làm tốt, bằng tất cả sức lực của mình. Thế là đủ rồi. Đức Chúa Trời sẽ hài lòng(Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng, ý Đức Chúa Trời không phải là muốn chúng ta trở thành những người vĩ đại, mà Ngài chỉ mong ta có thể thực hiện bổn phận, làm người thực tế và hoàn thành nghĩa vụ, tập trung thực hành lời Đức Chúa Trời, làm một loài thọ tạo ngoan ngoãn và biết vâng phục. Bất kể ta có những tố chất nào, năng lực làm việc ra sao, thì cũng đều do Đức Chúa Trời sắp đặt, tôi cần phải học cách chấp nhận, tuân phục, tùy theo thế mạnh của mình mà phát huy hết khả năng do Đức Chúa Trời ban, làm hết sức mình là đủ. Kỹ năng chuyên môn của tôi không bằng các anh chị em khác, nhưng đâu tệ đến mức không thể hoàn thành được công việc. Vì hiện tại hội thánh sắp xếp tôi thực hiện bổn phận đó, tôi cần phải kiên gan bền chí làm cho tốt công việc này, vận dụng hết khả năng của mình để hoàn thành bổn phận. Khi thảo luận về công tác, tôi hiểu bao nhiêu thì nói bấy nhiêu. Nếu như không thể nhìn thấu hoặc không hiểu các nguyên tắc, thì tôi sẽ tìm kiếm, thông công với anh chị em, lắng nghe quan điểm của người khác, học hỏi điểm mạnh của mọi người để bù đắp cho thiếu sót của mình. Suy nghĩ đến đây, lòng tôi sáng tỏ hơn rất nhiều, đồng thời có được con đường và hướng đi để thực hành. Ngoài ra, đối với việc bị điều chuyển bổn phận, tôi từng nghĩ đó là một chuyện rất đáng xấu hổ, một khi bị điều chuyển thật thì chứng tỏ tôi là người yếu kém nhất, nên đã không tiếp cận nó đúng cách. Nhưng giờ suy nghĩ lại, quan điểm của tôi có vài điểm không ổn. Thứ nhất là, Đức Chúa Trời ban cho mọi người những ân tứ, ưu điểm, tố chất khác nhau, yêu cầu đối với mọi người cũng khác nhau. Đúng là các kỹ năng chuyên môn của tôi có hơi kém cỏi. Khi khối lượng công việc trong nhóm video không quá nhiều, thì hội thánh sẽ điều chỉnh bổn phận của tôi dựa theo những thế mạnh mà tôi có. Điều này hợp nguyên tắc và có lợi cho công tác của hội thánh. Điểm thứ hai là, khi Đức Chúa Trời đánh giá một người, Ngài không chỉ dựa trên việc liệu họ có làm tốt công việc hay không, mà dựa vào việc họ có theo đuổi lẽ thật, có thực sự vâng phục Đức Chúa Trời hay không, có tận tụy trong bổn phận hay không. Càng suy ngẫm, lòng tôi càng sáng tỏ hơn, không còn bị ràng buộc bởi những điều chỉnh trong bổn phận. Tôi cũng thấy rõ được đâu là điều xứng đáng để tôi chú ý và theo đuổi. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, tạ ơn Ngài soi sáng cho con để con hiểu được ý muốn của Ngài. Con không biết khi nào mình lại bị điều chỉnh bổn phận lần nữa, nhưng con sẵn sàng vâng phục sự sắp xếp của Ngài. Bất kể thực hiện bổn phận ở đâu, con cũng chỉ muốn làm hết sức mình để khiến Ngài hài lòng. Xin Ngài dẫn dắt con!”.

Sau khi điều chỉnh quan điểm của mình, tình hình thực hiện bổn phận của tôi cũng có chuyển biến. Trước đây, tôi luôn có cảm giác mình không giống với những người khác, rằng mình chỉ tạm thời tham gia nhóm này, có thể sẽ phải rời khỏi đây bất cứ lúc nào. Tôi cảm thấy mình là kẻ thừa, không hề có cảm giác thân thuộc, trong lòng, tôi hiểu lầm và rời xa Đức Chúa Trời, không cố gắng hết sức khi làm bổn phận. Nhưng bây giờ tôi không còn nghĩ như vậy nữa. Bất kể tôi thực hiện bổn phận ở đâu hay trong bao lâu, cũng đều có ý tốt của Ngài. Tôi cần phải học cách vâng phục. Giả sử ngày mai, tôi buộc phải rời đi, nhưng hôm nay miễn là còn trong nhóm này, thì tôi vẫn sẽ cố hết sức làm video, đối xử bổn phận của mình và trải nghiệm mọi hoàn cảnh bằng cả trái tim. Khi thực hiện bổn phận, tôi thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi cải thiện hiệu quả trong công tác của mình. Tôi cũng cân nhắc một cách có ý thức những vấn đề nào còn tồn tại trong bổn phận, để tóm tắt và điều chỉnh sai lệch kịp thời. Khi gặp các nguyên tắc mà mình không hiểu rõ, tôi sẽ tìm kiếm và thông công với anh chị em. Khi thực hiện bổn phận theo cách này, lòng tôi vô cùng thoải mái, cảm thấy mình và Đức Chúa Trời ngày càng gần gũi.

Sau đó, tại một buổi hội họp, tôi đọc được lời này của Ngài và cảm thấy vô cùng xúc động. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Con người nên làm gì trước những sự chủ tể và an bài của Đức Chúa Trời đối với vận mệnh của họ? (Thưa, quy phục những sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời.) Trước tiên, ngươi nên tìm cách hiểu tại sao Đấng Tạo Hóa lại an bài loại vận mệnh và hoàn cảnh sống này cho ngươi, tại sao Ngài lại khiến ngươi gặp và trải nghiệm những điều nhất định, và tại sao vận mệnh của ngươi lại như vậy. Từ đây, ngươi nên hiểu lòng mình khát khao điều gì và cần điều gì cũng như nhận biết sự an bài và chủ tể của Đức Chúa Trời. Khi đã hiểu và biết được những điều này, ngươi không nên phản kháng, đưa ra những sự lựa chọn của riêng mình, cự tuyệt, chống đối hoặc trốn tránh vận mệnh của mình. Dĩ nhiên, ngươi cũng không nên cố mặc cả với Đức Chúa Trời. Thay vào đó, ngươi nên quy phục. Tại sao ngươi nên quy phục? Bởi vì ngươi là một loài thọ tạo, nên ngươi không thể sắp đặt vận mệnh của mình, không thể chủ tể vận mệnh của mình. Vận mệnh của ngươi là do Đức Chúa Trời định đoạt. Khi nói đến vận mệnh của ngươi, ngươi bị động và không có sự lựa chọn. Điều duy nhất ngươi nên làm là quy phục, đừng lựa chọn, đừng trốn tránh, đừng mặc cả với Đức Chúa Trời, và đừng chống đối hay than oán. Dĩ nhiên, ngươi càng không được nói những điều như: ‘Vận mệnh mà Đức Chúa Trời đã an bài cho tôi không tốt. Tôi mang mệnh khổ và không được như vận mệnh của những người khác’, hoặc ‘Tôi sinh ra vận mệnh đã không tốt, chẳng được hưởng phước gì. Đức Chúa Trời an bài mọi thứ thật tệ cho tôi’. Những lời này là những lời phán xét và nói ra chúng là ngươi đang vượt quá vị trí của mình. Chúng không phải là những lời một loài thọ tạo nên nói, không phải là quan điểm hay thái độ mà một loài thọ tạo nên có. Thay vào đó, ngươi nên từ bỏ các loại hiểu biết, định nghĩa, quan điểm và cách hiểu sai lầm khác nhau này về vận mệnh. Đồng thời, ngươi phải có thể có thái độ và lập trường đúng đắn để quy phục trước mọi sự việc sẽ xảy ra như một phần của vận mệnh mà Đức Chúa Trời đã an bài cho ngươi. Ngươi không nên chống đối, càng không nên chán nản và than oán rằng trời bất công, rằng Đức Chúa Trời đã an bài mọi thứ cho ngươi thật tệ hại, và không cho ngươi những điều tốt nhất. Những loài thọ tạo không có quyền lựa chọn vận mệnh của mình. Đức Chúa Trời không ban cho ngươi loại nghĩa vụ này, không ban cho ngươi quyền lợi này. Vì vậy, ngươi không nên cố chọn lựa, lý luận với Đức Chúa Trời, hoặc đưa ra thêm những đòi hỏi đối với Ngài. Ngươi nên thích ứng và đối diện với những sự an bài của Đức Chúa Trời, bất kể chúng là gì đi nữa. Ngươi nên đối mặt và cố gắng trải nghiệm, lĩnh hội bất cứ điều gì mà Đức Chúa Trời đã an bài. Ngươi nên tuyệt đối quy phục mọi thứ mà ngươi phải trải nghiệm thông qua những sự việc mà Đức Chúa Trời an bài. Ngươi nên thuận theo vận mệnh mà Đức Chúa Trời đã an bài cho ngươi. Ngay cả khi ngươi không thích điều đó, hoặc khi ngươi đau khổ vì điều đó, ngay cả khi điều đó thách thức và áp chế tôn nghiêm và nhân cách của ngươi, thì miễn sao đó là điều mà ngươi phải trải nghiệm, là điều mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt và an bài cho ngươi, thì ngươi nên quy phục và không chọn lựa gì cả. Bởi vì Đức Chúa Trời an bài và chủ tể vận mệnh của con người, nên chúng không phải là điều có thể thương lượng được với Ngài. Vì vậy, nếu con người sáng suốt và có lý trí của nhân tính bình thường, thì họ không nên than oán rằng vận mệnh của họ tồi tệ hoặc điều này điều kia không tốt cho họ. Họ không nên tiếp cận bổn phận, cuộc đời, con đường tin Đức Chúa Trời, những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã an bài, hay những yêu cầu của Ngài đối với họ, bằng thái độ chán nản chỉ vì họ cảm thấy vận mệnh của mình không tốt(Cách mưu cầu lẽ thật (2), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, hiểu được cách tiếp cận sự tể trị an bài của Đức Chúa Trời, tôi đã thông suốt và sáng tỏ hơn một chút. Số phận con người nằm gọn trong tay của Đức Chúa Trời. Mỗi một con người, dù được sinh ra trong gia đình nào, nhận được sự giáo dục như thế nào, có những ân tứ, ưu điểm gì, khi nào sẽ đến hội thánh để thực hiện bổn phận, được giao bổn phận gì, tất cả đều được sắp đặt bởi Đức Chúa Trời, đều có ý định tốt của Ngài. Trước đây, tôi không hiểu tại sao bản thân luôn rơi vào cảnh bị thuyên chuyển công tác, nhưng giờ khi suy nghĩ kỹ lại, thì đó thực sự là điều tôi cần! Nếu như không được trải nghiệm những hoàn cảnh như vậy, tôi đã không nhận ra mình quá quan tâm đến danh tiếng và địa vị, vẫn sẽ nghĩ rằng mình đã thay đổi một chút, không nhận ra triết lý Sa-tan đã ăn sâu vào tận xương tủy tôi, khiến tôi đánh mất lý trí của con người bình thường, khiến tôi chống đối Đức Chúa Trời. Nếu tiếp tục theo đuổi danh lợi và địa vị, tôi sẽ bị Ngài đào thải. Nhờ trải qua hoàn cảnh này, tôi đã đạt được hiểu biết sâu sắc về những quan điểm sai lầm của mình trong việc theo đuổi danh vị, và nhận ra rằng theo đuổi danh vị tuyệt đối không phải con đường đúng đắn, mà là cách Sa-tan dùng để làm bại hoại con người. Đồng thời, tôi biết rằng mình nên tiếp cận tố chất của bản thân một cách đúng đắn, chấp nhận, vâng phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, có thể đứng đúng vị trí của mình, và tự giác làm một thọ tạo có lý trí. Bất kể sau này có bị chuyển bổn phận hay không, dù làm công việc gì, điều tôi nên làm là tuân phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, tìm kiếm ý muốn của Ngài, để thích nghi, trải nghiệm và chủ động hòa mình trong mọi môi trường mà Ngài an bài cho tôi, phấn đấu để đạt được điều gì đó trong mọi hoàn cảnh mình gặp phải, hiểu rõ hơn về bản thân.

Trước: 32. Rút ra bài học từ thất bại của người khác

Tiếp theo: 35. Căn nguyên ẩn giấu của việc khoan dung với người khác

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger