77. Tham hưởng an nhàn thì sẽ chẳng đạt được gì
Vào tháng Bảy năm 2021, tôi được giao đảm trách công tác làm video. Thời gian đầu, tôi thường tìm hiểu các vấn đề và khó khăn mà các anh chị em gặp phải khi thực hiện bổn phận, và cùng họ tìm kiếm lẽ thật để tìm giải pháp. Sau một thời gian, kết quả công việc đã có sự cải thiện rõ rệt. Tôi nghĩ: “Giờ công việc đó đang dần cải thiện, chắc sẽ không còn vấn đề gì lớn nữa. Kể cả nếu có phát sinh vấn đề, thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả công việc và bọn mình sẽ có thời gian giải quyết”. Thấy mọi người đều chủ động trong bổn phận và có thể trả giá, tôi nghĩ mình không cần quá lo lắng. Trong thời gian đó, việc thường xuyên theo dõi mọi việc tức là phải đi ngủ muộn, và đôi khi bận quá nên không ăn đúng giờ được. Tôi thấy khá mệt và không khỏe lắm, nên tôi nghĩ mình nên thư thả. Sau đó, tôi bắt đầu làm việc dưỡng sức, và không siêng năng theo dõi công việc nữa. Đôi lúc, tôi chỉ hỏi qua loa, hiếm khi tìm hiểu chi tiết bổn phận của các anh chị em và không nghĩ cách để cải thiện kết quả công việc của chúng tôi tốt hơn.
Không lâu sau, một số video chúng tôi sản xuất có vấn đề và phải làm lại, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc. Khi thấy tình hình này, tôi đã rất lo. Tôi cũng nhận ra việc đó không phải là ngẫu nhiên, và có những bài học mà tôi phải rút kinh nghiệm, vì vậy tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi hiểu ý muốn của Ngài. Sau khi cầu nguyện, tôi đã hỏi người trưởng nhóm tại sao chúng tôi lại có những vấn đề đó. Người trưởng nhóm nói: “Một số anh chị em tìm kiếm thành công nhanh chóng và thực hiện bổn phận không có nguyên tắc. Họ chỉ tập trung vào tiến độ, chứ không phải chất lượng. Một lý do khác nữa là tôi đã không theo sát công việc, và không phát hiện vấn đề kịp thời”. Nghe vậy, tôi tức giận nghĩ: “Tôi đã nói về những vấn đề này với chị bao nhiêu lần rồi? Tại sao chúng vẫn xảy ra chứ?”. Tôi muốn khiển trách người trưởng nhóm, nhưng rồi tôi nghĩ: “Chẳng phải mình cũng có vấn đề tương tự như chị ấy sao? Rốt cuộc thì mình cũng đâu có theo sát công việc”. Vì vậy tôi đã không nói gì. Rồi tôi nhanh chóng kiểm tra các video mọi người đã làm trong suốt thời gian đó và phát hiện một số người đã không có tiến bộ trong bổn phận, và một số thậm chí còn thụt lùi. Đó là những vấn đề quá rõ ràng, sao trước đây tôi lại không phát hiện ra chứ? Tôi biết rõ rằng việc này là do tôi đã không làm công tác thực tế. Tôi thấy hối hận, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi tự kiểm điểm và biết mình.
Trong buổi tĩnh nguyện ngày hôm sau, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi không đọc lời Đức Chúa Trời cho kỹ, và ngươi không hiểu lẽ thật, thì ngươi không thể phản tỉnh về bản thân; ngươi sẽ đơn thuần hài lòng với việc nỗ lực chút ít và không mắc phải việc ác hoặc sự vi phạm nào, và sử dụng điều này như vốn liếng. Ngươi sống qua mỗi ngày trong sự rối bời, sống trong trạng thái mơ hồ, đơn thuần làm việc theo thời khóa biểu, không bao giờ chuyên tâm phản tỉnh bản thân hoặc nỗ lực để biết mình, ngươi sẽ luôn qua loa và cẩu thả. Theo cách này, ngươi sẽ không bao giờ thực hiện bổn phận của mình đạt tiêu chuẩn. Để dốc toàn lực vào một việc gì đó, trước hết ngươi phải đặt hết tâm huyết vào nó; chỉ khi ngươi đặt hết tâm huyết của mình vào một việc gì đó trước tiên thì ngươi mới có thể dốc toàn lực vào đó, và làm tốt nhất. Ngày nay, có những người đã bắt đầu siêng năng thực hiện bổn phận của mình, và họ bắt đầu suy nghĩ về cách làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo để đáp ứng lòng Đức Chúa Trời. Họ không tiêu cực và lười biếng, họ không thụ động chờ Bề trên ra lệnh mà có chút chủ động. Đánh giá qua việc thực hiện bổn phận của các ngươi, các ngươi đã hiệu quả hơn một chút so với trước đây, và mặc dù nó vẫn còn dưới mức tiêu chuẩn nhưng đã có chút tăng trưởng – đó là điều tốt. Nhưng ngươi không được hài lòng với hiện trạng, ngươi phải tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục phát triển – chỉ khi đó, ngươi mới thực hiện bổn phận của mình tốt hơn và đạt được tiêu chuẩn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi một số người thực hiện bổn phận của mình, họ không bao giờ nỗ lực hết mình và cống hiến hết mình, họ chỉ nỗ lực 50-60%, và cứ làm cho xong việc họ đang làm. Họ không bao giờ có thể duy trì một trạng thái bình thường: khi không có ai để mắt đến họ hoặc đưa ra sự hỗ trợ, họ sẽ chùng xuống và nản lòng; khi có ai đó thông công lẽ thật, họ sẽ phấn chấn, nhưng nếu lẽ thật không được thông công với họ trong một thời gian thì họ trở nên thờ ơ. Vấn đề là gì khi họ cứ quanh đi quẩn lại thế này? Người ta là như vậy khi chưa đạt được lẽ thật, tất cả họ đều sống bằng nhiệt tâm – một niềm nhiệt tâm cực kỳ khó duy trì: họ phải có ai đó thuyết giảng và thông công cho họ mỗi ngày; khi không có ai chăm tưới và chu cấp cho họ, và không ai hỗ trợ họ, lòng họ lại nguội lạnh đi, họ lại chùng xuống một lần nữa. Và khi lòng họ chùng xuống, họ trở nên kém hiệu quả trong bổn phận của mình; nếu họ làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả sẽ tăng lên, việc thực hiện bổn phận của họ trở nên hiệu quả hơn, và họ thu hoạch được nhiều hơn. Đây có phải là trải nghiệm của các ngươi không? Các ngươi có thể nói: ‘Tại sao chúng ta luôn gặp khó khăn khi thực hiện bổn phận của mình? Khi những vấn đề này được giải quyết, chúng ta được tiếp thêm sinh lực; khi chúng không được giải quyết thì chúng ta trở nên thờ ơ. Khi chúng ta thực hiện bổn phận của mình và đạt một kết quả nào đó, khi Đức Chúa Trời khen ngợi chúng ta vì sự trưởng thành của chúng ta, chúng ta vui mừng, và chúng ta cảm thấy rằng cuối cùng chúng ta cũng đã trưởng thành, nhưng chẳng bao lâu sau, khi chúng ta gặp một khó khăn, chúng ta lại trở nên tiêu cực – tại sao trạng thái của chúng ta lại quá là không nhất quán như vậy?’. Thực ra, nguyên nhân chính là các ngươi hiểu quá ít lẽ thật, thiếu chiều sâu trong trải nghiệm và lối vào, các ngươi vẫn không hiểu nhiều lẽ thật, các ngươi thiếu ý chí, và mãn nguyện chỉ với việc có thể thực hiện bổn phận của mình. Nếu không hiểu lẽ thật, làm sao các ngươi có thể thực hiện bổn phận của mình đạt tiêu chuẩn? Thực ra, những gì Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người đều là những điều con người có thể đạt được; miễn là các ngươi cho lương tâm của mình lên tiếng, và có thể nghe theo lương tâm trong việc thực hiện bổn phận của mình, thì các ngươi sẽ dễ dàng tiếp nhận lẽ thật – và nếu có thể tiếp nhận lẽ thật thì các ngươi có thể thực hiện bổn phận của mình đạt tiêu chuẩn. Các ngươi phải suy nghĩ theo cách này: ‘Tin Đức Chúa Trời suốt bao năm nay, ăn uống lời Đức Chúa Trời suốt bao năm nay, mình đã thu nhặt được rất nhiều điều, và Đức Chúa Trời đã ban cho mình những ân điển và phước lành to lớn. Mình sống trong tay Đức Chúa Trời, mình sống dưới sự thống trị và quyền tối thượng của Ngài, và Ngài đã ban cho mình hơi thở này, vì vậy mình phải chuyên tâm, và phấn đấu thực hiện bổn phận bằng tất cả sức lực của mình – đây là điều chính yếu’. Con người phải có ý chí; chỉ những người có ý chí mới có thể thực sự phấn đấu vì lẽ thật, và chỉ khi họ đã hiểu lẽ thật, họ mới có thể làm tròn bổn phận của mình, đáp ứng Đức Chúa Trời, và khiến Sa-tan hổ thẹn. Nếu ngươi có dạng chân thành như vậy, và không mưu đồ vì lợi ích của riêng mình, mà chỉ để đạt được lẽ thật và làm tròn bổn phận, thì việc thực hiện bổn phận của ngươi sẽ trở nên bình thường, trước sau như một; dù gặp phải hoàn cảnh nào, ngươi vẫn sẽ có thể kiên trì thực hiện bổn phận của mình. Bất kể ai có thể làm ngươi lạc lối hoặc quấy rầy ngươi, dù tâm trạng tốt hay xấu, thì ngươi vẫn sẽ có thể thực hiện bổn phận một cách bình thường. Bằng cách này, Đức Chúa Trời có thể an tâm về ngươi, và Đức Thánh Linh sẽ có thể khai sáng ngươi trong việc hiểu các nguyên tắc lẽ thật, và hướng dẫn ngươi bước vào thực tế lẽ thật, và kết quả là, việc thực hiện bổn phận của ngươi chắc chắn sẽ đạt tiêu chuẩn. Miễn là ngươi chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của ngươi theo cách thực tế, và không hành động một cách láu cá hay dùng chiêu trò, ngươi sẽ trở nên chấp nhận được đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quan sát tâm trí, suy nghĩ và động cơ của con người. Nếu lòng ngươi khao khát lẽ thật và ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật, thì Đức Chúa Trời sẽ khai sáng và soi sáng cho ngươi” (Khi tin Đức Chúa Trời, điều quan trọng nhất là thực hành và trải nghiệm lời Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi suy ngẫm về lời Ngài, tôi ngẫm lại bản thân mình và nhận ra gần đây mình đã đạt được chút kết quả trong bổn phận, vì thế tôi bắt đầu cảm thấy tự mãn và quan tâm đến xác thịt. Tôi thấy mệt mỏi vì bận rộn sau một thời gian dài, thế nên tôi nghĩ mình phải tử tế hơn với bản thân, vì vậy tôi bắt đầu thư giãn và lơ đễnh trong bổn phận. Tôi để người khác tự làm và không kịp thời tìm hiểu họ đang thực hiện bổn phận như thế nào. Dù biết vẫn có một số vấn đề cần được giải quyết trong công tác của chúng tôi, nhưng tôi không cảm thấy cần làm gấp. Tôi nghĩ miễn là nó không ảnh hưởng đến kết quả hiện tại thì sẽ không sao. Mọi người đều có xu hướng làm việc qua loa và chểnh mảng trong bổn phận, ấy thế mà tôi lại không theo dõi, và đã làm việc kiểu đối phó trong bổn phận, lơ đễnh và thiếu trách nhiệm. Làm việc kiểu đó thì sao mà không có vấn đề được chứ? Hội thánh đã cho tôi cơ hội thực hành và cho tôi làm người phụ trách, hy vọng tôi có thể chu đáo và có trách nhiệm trong bổn phận, tôi sẽ nỗ lực hết mình trong bổn phận và hoàn thành trách nhiệm của mình. Đây là cách duy nhất để tiến bộ. Nhưng tôi đã xem bổn phận như thể đó là công việc, như là đang làm việc cho người khác. Tôi đã tận dụng mọi cơ hội để ít phải lo lắng và đóng góp ít. Tôi không cảm thấy cấp bách hay lo lắng. Tôi chưa từng nghĩ cách để làm việc tốt hơn hay đạt được kết quả tốt nhất. Tôi chỉ quan tâm làm sao để mình bớt chịu khổ và không phải mệt mỏi. Tôi đã không hề quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Lúc đó tôi mới nhận ra thái độ của mình đối với việc thực hiện bổn phận là sai và tôi đang giở trò với Đức Chúa Trời.
Trong một buổi nhóm họp, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời phơi bày các lãnh đạo giả và nó đã tác động sâu sắc đến tôi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Bởi vì các lãnh đạo giả không hiểu tình trạng tiến độ công việc, họ không có khả năng xác định kịp thời – càng không giải quyết – những vấn đề nảy sinh trong công việc, và điều này thường dẫn đến việc trì hoãn hết lần này đến lần khác. Trong những công việc nhất định, bởi vì mọi người không nắm bắt các nguyên tắc, và không có người phù hợp để chịu trách nhiệm hay chủ trì, những người đang thực hiện công việc thường ở trong trạng thái tiêu cực, thụ động, và chờ đợi, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc. Nếu lãnh đạo thực hiện trách nhiệm của mình – nếu họ chủ trì công việc, thúc đẩy nó tiến triển, giám sát công việc, và tìm ai đó hiểu lĩnh vực đó để hướng dẫn dự án, thì công việc đã tiến triển nhanh hơn nhiều thay vì cứ trì trệ hết lần này đến lần khác. Vậy thì, đối với các lãnh đạo, điều rất quan trọng là hiểu và nắm bắt tình hình thực tế của công việc. Dĩ nhiên, các lãnh đạo cũng rất cần phải hiểu và nắm bắt công việc diễn tiến thế nào, bởi vì diễn tiến liên quan đến hiệu quả của công việc và những kết quả mà nó phải đạt được. Nếu lãnh đạo và chấp sự không nắm chắc, cũng không theo dõi hay giám sát được tiến độ công tác của hội thánh, thì tiến độ công tác của hội thánh thế nào cũng sẽ chậm lại. Bởi vì đa số những người thực hiện bổn phận đều vô cùng lười biếng, không có ý thức gánh vác, thường hay tiêu cực và bị động, làm việc một cách qua loa chiếu lệ. Nếu không có một người có ý thức gánh vác và có năng lực làm việc đứng ra phụ trách công việc một cách cụ thể, kịp thời hiểu rõ tiến độ công việc, hướng dẫn, giám sát, thêm vào đó là sửa dạy và xử lý đối với những người thực hiện bổn phận, thì hiệu suất làm việc tự nhiên sẽ rất thấp và hiệu quả công việc sẽ rất kém. Nếu đến cả chuyện này mà lãnh đạo và chấp sự cũng không thể nhìn thấu thì họ thật ngu muội và đui mù. Vì vậy, lãnh đạo và chấp sự bắt buộc phải kịp thời hiểu rõ, theo dõi và nắm bắt được tiến độ công việc, hiểu được những người thực hiện bổn phận đang có những vấn đề gì cần giải quyết và giải quyết vấn đề nào thì mới có thể đạt được kết quả tốt hơn. Những điều này đều rất quan trọng, người làm lãnh đạo bắt buộc phải nhìn thấu được chúng. Để làm tròn bổn phận của mình thì tuyệt đối không được giống như những lãnh đạo giả, chỉ làm chút việc bề ngoài rồi tưởng rằng mình đã làm tròn bổn phận. Các lãnh đạo giả thì bất cẩn và ẩu tả trong công việc của mình, họ không có ý thức trách nhiệm, họ không giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh, và cho dù họ có đang làm công việc gì thì họ cũng chỉ lướt qua bề mặt của nó mà thôi. Họ chiếu lệ; họ nói lời hay nhưng sáo rỗng, tuôn ra giáo lý và chỉ làm cho có trong công việc của mình. Nói chung, đây là cách làm việc của các lãnh đạo giả. Mặc dù so với những kẻ địch lại Đấng Christ, các lãnh đạo giả không ra mặt làm điều ác và không cố ý hành ác, nhưng khi nhìn vào hiệu quả công việc của họ thì, công bằng mà xác định, họ là người bất cẩn và chiếu lệ; là người không chịu mang vác gánh nặng, không có ý thức trách nhiệm hay tận tụy với công việc của mình” (Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (4), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy rất tội lỗi. Chẳng phải hành vi của tôi cũng giống như một lãnh đạo giả sao? Tôi lười biếng và hay nuông chiều xác thịt, và tôi đã không theo dõi hay giám sát công việc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình tổng thể và kết quả công việc. Tôi cứ tưởng công việc đã được xử lý tốt và không có nhiều vấn đề, nhưng thực ra, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì tôi không mang gánh nặng và vô trách nhiệm, tôi đã không biết gì về tất cả những vấn đề của chúng tôi. Qua phản tỉnh, tôi cũng nhận ra mình đã có quan điểm sai lầm. Khi thấy các anh chị em chủ động và tiến bộ trong bổn phận, tôi tưởng mọi người rất tích cực trong bổn phận và không cần giám sát. Lời Đức Chúa Trời từ lâu đã mặc khải rằng con người có tính chây ì và mọi tâm tính bại hoại của họ đều thâm căn cố đế. Trước khi đạt được lẽ thật và trước khi tâm tính thay đổi, con người luôn nuông chiều xác thịt và mong được an nhàn, họ làm việc qua loa và dùng những chiêu trò gian trá trong bổn phận, đôi khi còn hành động theo ý mình và không thực hành theo nguyên tắc. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Không có sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, sự nhắc nhở và giám sát của các anh chị em, chúng ta có thể dễ dàng lơ đễnh, và có khả năng xuất hiện vấn đề trong bổn phận. Vì vậy, tôi cần phải theo dõi và giám sát công việc, cũng như nhanh chóng tìm ra và giải quyết các vấn dề, sai phạm trong bổn phận của chúng tôi để công việc diễn tiến suôn sẻ. Nhưng tôi đã không hiểu bản tính bại hoại của con người hay nhìn nhận con người và sự việc theo lời Đức Chúa Trời. Tôi chỉ dựa vào sự tưởng tượng của mình, không kiểm tra hay theo dõi công việc, không giải quyết vấn đề kịp thời, mà lại mong có được kết quả tốt. Đây là biểu hiện của một lãnh đạo giả không thực hiện công tác thực tế. Mặc dù không làm việc gì ác rõ ràng, nhưng sự vô trách nhiệm của tôi đã gây ảnh hưởng và trì hoãn công việc, và sự thiệt hại đó không thể bù đắp được. Khi nhận ra những điều này, tôi đã cởi mở và thông công với các anh chị em về tình trạng của mình. Tôi cũng chỉ ra cái cách mà mọi người đã quá coi nhẹ bổn phận và không chịu tìm kiếm sự tiến bộ trong bổn phận, và chúng tôi đã cùng nhau tìm giải pháp. Sau đó, tôi đã nghiêm túc hơn một chút trong bổn phận. Hễ cứ làm xong việc là tôi lại suy ngẫm xem liệu còn chỗ nào có thể cải thiện được không. Tôi thường theo dõi và xem xét công việc, và kết quả của chúng tôi đã có chút cải thiện.
Không lâu sau, chúng tôi đã gặp phải một vấn đề trong việc làm video, và trưởng nhóm hỏi tôi liệu tôi có phương pháp hay đề xuất gì hay không. Tôi không biết phải trả lời thế nào, nên nói: “Tôi chưa nghĩ ra giải pháp nào hay cả, nên chúng ta cứ nghĩ tiếp đã”. Nhưng sau đó, tôi không nhanh chóng tìm giải pháp cho vấn đề này vì biết rằng việc vượt qua được khó khăn này không phải là chuyện có thể đạt được chỉ bằng cách nói vài lời là xong. Tôi sẽ phải tra cứu thông tin và nghiên cứu, việc này sẽ mất nhiều thời gian, công sức, và tôi sẽ cần liên tục thử mọi thứ và đánh giá kết quả. Thật khó mà nói liệu cuối cùng tôi có thành công hay không. Nếu không thành công, chẳng phải mọi nỗ lực của tôi đều công cốc sao? Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy đó là một công việc nhàm chán. Tôi nghĩ: “Quên chuyện đó đi, mọi chuyện vẫn đang ổn. Kết quả công tác của bọn mình lúc này vẫn tốt, nên không cần phải vội giải quyết chuyện này”. Và thế là tôi gạt vấn đề đó sang một bên. Nhưng tôi cảm thấy có chút không thoải mái. Không phải là tôi không có cách giải quyết nó. Tôi chỉ cần trả giá thêm một chút thôi. Sau đó, trưởng nhóm lại bảo tôi: “Các anh chị em đang gặp khó khăn, chúng ta phải giải quyết chuyện này”. Lời nhắc nhở của trưởng nhóm khiến tôi phải nghĩ: “Là người giám sát, chẳng phải là mình nên đi đầu trong việc xử lý khó khăn và giải quyết vấn đề của người khác sao? Nhưng khi gặp khó khăn, mình lại né tránh và không có ý thức trách nhiệm”. Tôi cảm thấy tội lỗi nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, khi đối mặt với khó khăn trong công việc, con chưa từng muốn làm việc chăm chỉ và luôn quan tâm đến lợi ích xác thịt. Con biết điều này không phù hợp với ý muốn của Ngài. Xin Ngài dẫn dắt con trong việc tự kiểm điểm và thay đổi tình trạng sai trái của con”.
Trong khi tĩnh nguyện, tôi tự hỏi tại sao mình lại luôn quan tâm đến xác thịt trong bổn phận và tại sao mình không thể trả giá để làm công tác thực tế. Một ngày nọ, tôi đã đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Độc tố của Sa-tan là gì? Nó có thể được thể hiện ra như thế nào? Ví dụ, nếu ngươi hỏi: ‘Người ta nên sống thế nào? Người ta nên sống vì điều gì?’. thì người ta sẽ trả lời: ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’. Chỉ một câu nói này đã thể hiện chính gốc rễ của vấn đề. Triết lý và lô-gic của Sa-tan đã trở thành sự sống của con người. Bất kể người ta theo đuổi điều gì thì họ cũng làm như vậy vì bản thân họ – và do đó họ sống chỉ cho bản thân họ. ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’ – đây là triết lý xử thế của con người, và chúng cũng đại diện cho bản tính của con người. Những lời này đã trở thành bản tính của nhân loại bại hoại và chúng là chân dung thật của bản tính Sa-tan của nhân loại bại hoại. Bản tính Sa-tan này đã trở thành nền tảng tồn tại của nhân loại bại hoại. Trong vài ngàn năm qua, nhân loại bại hoại đã sống theo độc tố này của Sa-tan, mãi cho đến tận ngày nay” (Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Xác thịt của con người giống như con rắn: Bản chất của nó là làm hại đời sống của họ – và khi nó hoàn toàn được theo ý mình, thì cuộc sống của ngươi sẽ bị tước mất. Xác thịt thuộc về Sa-tan. Bên trong nó là những ham muốn ngông cuồng, nó chỉ nghĩ cho bản thân nó, nó muốn tận hưởng sự thoải mái và say sưa trong an nhàn, đắm mình trong sự lười biếng và nhàn rỗi, và khi đã thỏa mãn nó đến một mức nào đó thì cuối cùng ngươi sẽ bị nó nuốt chửng. Điều đó có nghĩa là, nếu ngươi đáp ứng nó lần này, thì lần sau nó sẽ đến yêu cầu thêm. Nó luôn có những ham muốn ngông cuồng và những đòi hỏi mới, và lợi dụng sự xuôi theo xác thịt của ngươi để khiến cho ngươi trân trọng nó hơn nữa và sống giữa sự thoải mái của nó – và nếu ngươi không vượt qua nó được, ngươi cuối cùng sẽ tự hủy hoại chính mình. Liệu ngươi có thể đạt được sự sống trước Đức Chúa Trời hay không và kết cục cuối cùng của ngươi sẽ là gì, tùy thuộc vào cách ngươi thực hiện cuộc nổi loạn chống lại xác thịt. Đức Chúa Trời đã cứu rỗi ngươi và chọn ngươi và tiền định ngươi, nhưng nếu hôm nay ngươi không muốn làm hài lòng Ngài, ngươi không sẵn lòng đưa lẽ thật vào thực hành, ngươi không sẵn lòng nổi loạn chống lại xác thịt của chính mình với một tấm lòng thực sự yêu kính Đức Chúa Trời, thì cuối cùng ngươi sẽ tự hủy hoại chính mình, và vì thế sẽ chịu đựng nỗi đau cùng cực. Nếu ngươi luôn xuôi theo xác thịt, Sa-tan sẽ dần dần nuốt chửng ngươi, và khiến ngươi không còn sự sống, hay sự cảm hóa của Thần, cho đến ngày ngươi hoàn toàn tối tăm ở bên trong. Khi ngươi sống trong bóng tối, ngươi sẽ bị Sa-tan bắt giữ, ngươi sẽ không còn Đức Chúa Trời trong lòng mình nữa, và lúc đó ngươi sẽ từ chối sự tồn tại của Đức Chúa Trời và rời xa Ngài” (Chỉ yêu kính Đức Chúa Trời mới thực sự là tin vào Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi thấy tình trạng của mình thật nguy hiểm! Tôi đã sống theo triết lý Sa-tan: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Tôi cực kỳ ích kỷ, và dù có chuyện gì xảy ra, tôi cũng luôn cân nhắc lợi ích xác thịt trước. Khi gặp vấn đề cần được giải quyết trong bổn phận, tôi chưa từng nghĩ cách làm lợi cho công tác của hội thánh. Tôi đã luôn quan tâm đến xác thịt, luôn muốn chịu ít khổ đau hơn và trả giá ít hơn. Thực ra, đối với một số vấn đề, miễn là tôi chịu trả giá và dành chút thời gian nghiên cứu, tìm hiểu là tôi có thể giải quyết được, nhưng vì quá quan tâm đến xác thịt và không sẵn lòng chịu khổ đau, nên tôi cảm thấy việc nghiên cứu chuyên môn tốn quá nhiều chất xám. Kết quả là, vấn đề không được giải quyết và công tác cũng không được cải thiện. Lời Đức Chúa Trời mặc khải rằng xác thịt con người về cơ bản là thuộc về Sa-tan, xác thịt luôn có nhiều ham muốn và đòi hỏi. Chúng ta càng thỏa mãn nó, nó càng đòi hỏi nhiều hơn, và khi có sự xung đột giữa lợi ích xác thịt và bổn phận, nếu chúng ta luôn muốn an nhàn, chúng ta sẽ đi theo xác thịt và gạt công tác của hội thánh sang một bên. Việc này thỏa mãn xác thịt, nhưng lại gây hại cho công tác của hội thánh, khiến chúng ta rơi vào bóng tối và làm tổn hại đời sống chúng ta. Hậu quả của việc nuông chiều xác thịt và muốn được an nhàn rất nghiêm trọng. Tôi không thấy được thực chất của xác thịt và luôn mong muốn được an nhàn. Tôi xem việc hưởng thụ xác thịt quan trọng hơn bất cứ gì. Chẳng phải sự mưu cầu và quan điểm của tôi cũng giống như của người ngoại đạo sao? Những người ngoại đạo thường nói “hãy tử tế với bản thân”, tức là, đừng để xác thịt phải chịu khổ, và hãy thỏa mãn mọi ham muốn, đòi hỏi của xác thịt. Họ chỉ sống vì xác thịt, không hề hiểu giá trị và ý nghĩa của cuộc sống con người, và họ không có phương hướng hay mục đích đúng đắn trong cuộc sống. Họ sống một cuộc sống trống rỗng, hoàn toàn vô vọng. Có ý nghĩa gì khi sống theo cách này? Một số người trong hội thánh luôn đòi hỏi vui thú xác thịt, không mưu cầu lẽ thật, lơ là bổn phận, dở trò gian xảo và chểnh mảng, gây hại nghiêm trọng đến công tác của hội thánh, cuối cùng, họ bị cách chức và đào thải. Rồi tôi nghĩ về bản thân. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng quan điểm của tôi đã không hề thay đổi. Tôi xem trọng lợi ích xác thịt hơn lẽ thật. Tôi chỉ muốn an nhàn, và chỉ làm việc qua loa để hoàn thành bổn phận. Nếu việc này cứ tiếp diễn, chẳng phải tôi cũng sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ và đào thải sao? Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy rất sợ. Tôi không còn quan tâm đến xác thịt nữa. Tôi muốn nghiêm túc thực hiện bổn phận và hoàn thành trách nhiệm của mình.
Một ngày nọ, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời và tìm ra con đường thực hành. Lời Đức Chúa Trời phán: “Những người thực sự tin Đức Chúa Trời thực hiện bổn phận của mình một cách sẵn lòng, không tính toán được mất. Bất kể ngươi có là người theo đuổi lẽ thật hay không thì ngươi cũng phải dựa vào lương tâm, lý trí của mình và nỗ lực khi thực hiện bổn phận. Nỗ lực nghĩa là gì? Nếu ngươi đơn thuần hài lòng với việc thực hiện chút nỗ lực và chịu một chút khó khăn thể chất, nhưng ngươi không hề nghiêm túc với bổn phận của mình hay tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, thì điều này không gì khác hơn là qua loa chiếu lệ – đó không phải là thực sự nỗ lực. Điều cốt yếu để thực hiện một nỗ lực là để tâm vào nó, kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, sợ hãi việc phản nghịch Đức Chúa Trời và làm tổn thương Đức Chúa Trời, và chịu bất kỳ sự gian khổ nào để làm tròn bổn phận của mình và đáp ứng Đức Chúa Trời: nếu ngươi có lòng yêu kính Đức Chúa Trời theo cách này thì ngươi sẽ có thể làm tốt bổn phận. Nếu trong lòng ngươi không có sự kính sợ Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không có trọng trách khi thực hiện bổn phận của mình, sẽ không hứng thú với nó, và chắc chắn sẽ qua loa chiếu lệ, không tạo ra bất kỳ hiệu quả thực tế nào – đây không phải là thực hiện bổn phận. Nếu ngươi thực sự có ý thức trọng trách và cảm thấy rằng việc thực hiện bổn phận là trách nhiệm cá nhân của ngươi, và rằng nếu không thực hiện bổn phận thì ngươi không đáng sống, và là một con thú, rằng chỉ khi ngươi làm tốt bổn phận, ngươi mới xứng đáng được gọi là một con người và có thể đối mặt với lương tâm của chính mình – nếu ngươi có ý thức trọng trách này khi thực hiện bổn phận của mình – thì ngươi sẽ có thể làm mọi thứ một cách có lương tâm, sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật và làm mọi việc theo nguyên tắc, và do đó sẽ có thể làm tốt bổn phận và thỏa mãn Đức Chúa Trời. Nếu ngươi xứng đáng với sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, với tất cả những gì Đức Chúa Trời đã hy sinh cho ngươi và những sự kỳ vọng của Ngài về ngươi, thì đây mới là thực sự nỗ lực” (Để làm tròn bổn phận, chí ít người ta phải có lương tâm và lý trí, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Khi sự ích kỷ và mưu đồ tư lợi xuất hiện trong ngươi và ngươi nhận ra điều đó, ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết việc này. Điều đầu tiên ngươi nên biết là, thực chất của việc làm như vậy là vi phạm các nguyên tắc lẽ thật, nó có hại cho công tác của hội thánh, đó là hành vi ích kỷ và đê hèn, nó không phải là điều mà người có lương tâm và lý trí nên làm. Ngươi nên gạt lợi ích và tư lợi của mình sang một bên, và nên nghĩ đến công tác của hội thánh thì mới hợp tâm ý của Đức Chúa Trời. Sau khi cầu nguyện và phản tỉnh bản thân, nếu ngươi thực sự nhận ra rằng hành động như vậy là ích kỷ và đê hèn, thì việc gạt bỏ sự ích kỷ của bản thân sang một bên sẽ thật dễ dàng. Khi ngươi gạt bỏ sự ích kỷ và mưu đồ tư lợi của mình sang một bên, ngươi sẽ cảm thấy vững vàng, ngươi sẽ bình an, vui vẻ và sẽ cảm thấy rằng, một người có lương tâm và lý trí nên nghĩ đến công tác của hội thánh, không nên chăm chăm vào tư lợi cá nhân, thế là quá ích kỷ đê hèn và không có lương tâm hay lý trí. Làm việc không có tư lợi, nghĩ đến công tác của hội thánh, và làm mọi việc chỉ để thỏa mãn Đức Chúa Trời là quang minh chính đại, sống có giá trị. Sống quang minh lỗi lạc giữa trời đất như thế, sống thể hiện ra nhân tính bình thường, và hình tượng thật của con người, ngươi không chỉ không phụ lương tâm, mà còn xứng đáng với tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi. Càng sống như vậy, ngươi sẽ càng cảm thấy vững vàng hơn, ngươi sẽ thấy bình an và vui vẻ hơn, và ngươi sẽ cảm thấy tươi sáng hơn. Như vậy, chẳng phải ngươi đã đi lên con đường đúng đắn của đức tin vào Đức Chúa Trời sao?” (Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi hiểu ra rằng để làm tròn bổn phận của mình, tôi phải làm việc chăm chỉ. Tôi không thể chỉ chăm chỉ và trả giá bề ngoài, mà điều quan trọng nhất là mang gánh nặng trong lòng, đặt công tác của hội thánh lên trên hết, nỗ lực hết mình và đạt được điều mình phải đạt được. Chỉ như vậy tôi mới thực hiện bổn phận và sống trông giống con người. Mặc dù gặp phải rất nhiều vấn đề và khó khăn khác nhau trong bổn phận, nhưng qua những khó khăn này, tôi đã thấy rõ được trạng thái đồi bại ham muốn an nhàn và coi nhẹ sự tiến bộ của mình. Tôi đã nhận ra những quan điểm sai lầm trong việc mưu cầu của mình nên có thể ăn năn và thay đổi. Những khó khăn và vấn đề này là cơ hội để tôi đạt được lẽ thật và loại bỏ tâm tính bại hoại. Đồng thời, chúng cũng giúp tôi thấy được những khuyết điểm về chuyên môn của mình để tôi có thể cải thiện kỹ năng chuyên môn và tiến bộ trong bổn phận. Qua những khó khăn này, tôi đã có thể tiến bộ, và chẳng phải đây là điều tốt sao? Sau khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi lại cảm thấy có động lực. Sau đó, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời về những vấn đề và khó khăn của chúng tôi, tìm kiếm sự dẫn dắt của Ngài, và thảo luận giải pháp với các anh chị em. Từ tận đáy lòng, tôi không muốn lười biếng hay để người khác tự làm nữa, và cũng đã chăm chỉ học hỏi kỹ năng chuyên môn. Khi gặp khó khăn và muốn bỏ cuộc, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, phản bội xác thịt và thực sự trả giá để tìm ra giải pháp. Sau một thời gian, cuối cùng tôi đã tìm ra một bước đột phá, vấn đề đã được giải quyết nhanh chóng và kết quả công việc làm video đã cải thiện được một chút so với trước kia. Tôi cảm thấy an tâm hơn nhiều khi thực hiện bổn phận theo cách này. Thực ra, việc giải quyết vấn đề và làm công tác thực tế không quá khó, và tôi đã không phải chịu quá nhiều khổ đau. Tôi chỉ cần tận tâm hơn một chút trong bổn phận và Đức Chúa Trời đã dẫn dắt tôi. Lối vào của tôi vẫn còn rất hạn chế, nên sau này, tôi sẽ tập trung giải quyết tâm tính bại hoại của mình trong bổn phận, và thực hiện bổn phận bằng cả tấm lòng để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời!