38. Khi con trai tôi bị bệnh nan y

Bởi Lương Hân, Trung Quốc

Hai năm trước, con trai tôi bỗng nhiên bị đau dữ dội ở thắt lưng. Chúng tôi đi khám, và bác sĩ nói kết quả kiểm tra rất đáng lo ngại và chúng tôi nên tới bệnh viện tỉnh lớn hơn để kiểm tra kĩ hơn. Khi nghe ông ấy nói vậy, tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực và tôi nghĩ con trai tôi có nguy cơ mắc bệnh nặng. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Từ khi tin Đức Chúa Trời, bao lâu nay mình đã hy sinh và làm bổn phận vì Đức Chúa Trời, chịu đau khổ cũng nhiều. Kể cả khi gặp phải sự đàn áp và bắt bớ tàn bạo của Đảng Cộng Sản, và sự chế nhạo và phỉ báng của bạn bè và người thân, mình cũng chưa bao giờ chùn bước, mà vẫn kiên vững trong bổn phận. Với tất cả những hy sinh mình đã vì Đức Chúa Trời, Ngài phải bảo vệ con trai mình không phải gặp chuyện gì nghiêm trọng”. Nhưng kết quả kiểm tra khiến tôi bị sốc. Con trai tôi bị ung thư gan và xơ gan. Bác sĩ nói nó chỉ còn sống được ba đến sáu tháng nữa. Chẩn đoán này như sét đánh ngang tai và tôi ngồi đó thẫn thờ. Tôi không thể chấp nhận được thực tế này. Nó chỉ mới 37 tuổi – làm sao lại mắc bệnh nặng như thế? Tôi cầm tờ kết quả kiểm tra mà hai tay run run. Tôi thắc mắc liệu bác sĩ có chẩn đoán nhầm không. Tôi ngồi bên cạnh giường, choáng váng, một lúc sau mới định thần lại. Nước mắt lưng tròng, tôi nghĩ: “Nó còn quá trẻ – sao lại bị bệnh nặng như thế này? Ung thư gan và xơ gan sao? Một trong hai bệnh đã nguy hiểm tới tính mạng rồi, đây lại cả hai? Nó vốn là trụ cột gia đình, nó có mệnh hệ gì, gia đình mình biết sống làm sao đây? Việc đau đớn nhất trong đời người là tóc bạc tiễn đưa tóc xanh”. Tôi ngày càng trở nên khổ sở. Lúc nào tôi cũng chực khóc và ngày nào cũng sống trong tình trạng thất thần. Tôi thực sự rơi vào tăm tối. Tôi đã cầu nguyện với Ngài: “Lạy Đức Chúa Trời, con trai con bị bệnh nặng như vậy, con rất đau khổ và không thể xoay sở nổi. Xin hãy khai sáng để con hiểu ý muốn của Ngài”.

Một hôm, tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Trong khi trải qua những sự thử luyện, việc người ta yếu đuối, hoặc có sự tiêu cực bên trong họ, hoặc thiếu sự rõ ràng về tâm ý của Đức Chúa Trời hoặc đường hướng thực hành, là chuyện bình thường. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, ngươi phải có đức tin vào công tác của Đức Chúa Trời, và không được chối bỏ Đức Chúa Trời, giống như Gióp. Mặc dù Gióp đã yếu đuối và rủa sả ngày sinh của chính mình, nhưng ông đã không phủ nhận rằng mọi thứ trong cuộc đời con người đều được Đức Giê-hô-va ban cho, và rằng Đức Giê-hô-va cũng là Đấng lấy đi tất cả. Bất kể bị thử luyện ra sao, ông vẫn duy trì niềm tin này. … Đức Chúa Trời làm công tác hoàn thiện mọi người, và họ không thể nhìn thấy điều đó, không thể cảm nhận được điều đó; trong những trường hợp như vậy thì cần đến đức tin của ngươi. Đức tin của mọi người cần phải có khi điều gì đó không thể được nhìn thấy bằng mắt thường, và đức tin của ngươi cần phải có khi ngươi không thể buông bỏ các quan niệm của chính mình. Khi ngươi không có sự rõ ràng về công tác của Đức Chúa Trời, điều được đòi hỏi ở ngươi là có đức tin, có một lập trường vững chắc và đứng vững làm chứng(Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ việc đọc những lời của Đức Chúa Trời, tôi có thể thấy việc con tôi lâm cơn bạo bệnh chính là một kiểu thử luyện và thử thách dành cho tôi và tôi phải dựa cậy vào đức tin để vượt qua. Tôi nghĩ đến Gióp, ông đã bị cướp đi toàn bộ tài sản và những đồi gia súc, con cái ông thì tử nạn, và người ông nổi đầy nhọt độc. Gặp phải sự thử luyện lớn như vậy, ông vẫn sẵn sàng nguyền rủa bản thân chứ không oán trách Đức Chúa Trời, và vẫn có thể tôn vinh danh Đức Giê-hô-va. Cuối cùng ông đã đưa ra chứng ngôn tuyệt vời cho Đức Chúa Trời. Khi ông trải qua toàn bộ chuyện này, bạn bè thì chế nhạo ông, vợ thì chỉ trích ông, thậm chí còn giục ông hãy từ bỏ Đức Chúa Trời và chết đi. Bề ngoài có vẻ như mọi người chỉ trích ông, nhưng đằng sau đó, là Sa-tan đang dùng lời của mọi người để xúi giục Gióp chối bỏ và phản bội Đức Chúa Trời. Nhưng Gióp không bị lừa, mà ông thậm chí còn vạch mặt vợ ông là một người đàn bà dại dột. Bây giờ, đằng sau những lời công kích của bạn bè và người thân là thủ đoạn của Sa-tan. Tôi phải như Gióp và đứng vững làm chứng cho Đức Chúa Trời. Tôi không được nghe theo những lời ma quỷ của họ. Nghĩ vậy nên tôi không còn cảm thấy quá khổ sở và bất lực như trước nữa.

Khoảng hai tuần sau đó, con trai tôi được phẫu thuật và tình trạng của nó bắt đầu được cải thiện. Tôi nghĩ: “Đức Chúa Trời có thể đã thương xót nó nhờ đức tin của mình. Mình thực sự mong Đức Chúa Trời có thể tỏ phép lạ và chữa khỏi bệnh cho nó. Nếu nó được chữa khỏi thì thật tốt làm sao!”. Rồi bỗng nhiên đoạn lời Đức Chúa Trời này xuất hiện trong đầu tôi: “Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn kiếm tìm xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không theo đuổi. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi sự sống con người đích thực, nhưng ngươi không mưu cầu. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao?(Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời của Đức Chúa Trời đã vạch trần rõ quan điểm về đức tin sai lầm của tôi và động cơ mưu cầu phước lành của tôi. Tôi cảm thấy rất hổ thẹn. Khi tin vào Chúa, tôi đã mưu cầu phước lành và ân điển, hy vọng cả gia đình sẽ được phước lành nhờ đức tin của mình. Từ khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, dù tôi chưa từng trơ trẽn cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ban ân điển, nhưng tôi không mưu cầu lẽ thật và không thực sự hiểu Đức Chúa Trời. Trong đức tin, tôi bám vào quan điểm nhận được phước lành mà tôi sẽ “được lợi gấp trăm lần trong đời này và sự sống đời đời trong tương lai”. Tôi cứ tưởng rằng vì mình đã hy sinh cho Đức Chúa Trời nên Ngài sẽ ghi nhớ và ban phước cho tôi, sẽ bảo vệ gia đình tôi khỏi bệnh tật và tai họa, cho cuộc sống suôn sẻ, và tránh khỏi những rủi ro khủng khiếp. Vì thế, tôi đã gác lại công việc để thực hiện bổn phận, hoàn toàn vui vẻ và sẵn lòng chịu đựng đau khổ. Nhưng khi con trai tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi không ngừng chìm trong đau khổ và lo lắng, và mất đi động lực thực hiện bổn phận. Tôi nhỏ nhen tính toán việc mình đã dâng hiến, chịu đau khổ bao nhiêu, tranh cãi với Đức Chúa Trời, oán trách Ngài vì đã không bảo vệ con trai mình. Tình cảnh tôi gặp phải cũng như sự vạch trần trong lời của Đức Chúa Trời cho tôi thấy rằng quan điểm về mưu cầu trong đức tin của tôi là sai lầm. Khi tin Đức Chúa Trời, tôi đã không hy sinh để mưu cầu lẽ thật và loại bỏ tâm tính bại hoại của mình, mà là để đổi chác lấy ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Tôi đã thực hiện giao dịch với Đức Chúa Trời, lợi dụng và lừa gạt Ngài. Đức tin của tôi chỉ là việc tôi chuyên tâm mưu cầu sự bảo vệ của Đức Chúa Trời với gia đình mình và giúp chúng tôi bình an vô sự, tránh khỏi bệnh tật, và tai ương. Tôi nào có khác gì những người trong giới tôn giáo chỉ tìm bánh ăn cho no? Tôi đã thấy quan điểm mưu cầu của mình hèn hạ như thế nào. Lúc nhận ra điều này, tôi thấy mắc nợ Đức Chúa Trời vô cùng, và tôi đã tìm đến Ngài để cầu nguyện, sẵn sàng đặt sức khỏe của con trai mình vào tay Ngài và quy phục sự an bài của Ngài.

Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của con tôi bắt đầu cải thiện, và tinh thần nó cũng ngày càng tốt hơn. Nó ăn uống bình thường và có thể hoạt động nhẹ. Thấy thế, tôi quá đỗi vui sướng, nhất là khi thấy nó tay cầm micro, vừa nhảy nhót vừa hát hò vui vẻ với con trai nó, trông hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi cảm thấy nó có hy vọng tốt hơn rồi, thậm chí còn nghĩ: “Từ quan điểm của con người, căn bệnh của nó là án tử và đáng lẽ nó chỉ sống được sáu tháng thôi. Nhưng đã lâu hơn thế rồi và nó đã hồi phục rất tốt. Đó là ân điển và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời. Nếu mọi việc tiến triển như thế này, nó sẽ khỏi hẳn”. Nhưng hóa ra mọi việc không như tôi nghĩ. Nó bỗng dưng không thể hấp thu được đồ ăn, bụng nó bắt đầu sưng ngày càng to hơn, ngồi xuống cũng rất khó khăn. Nó đi khám, và kết quả chẩn đoán là dù khối u không tái phát, nhưng bệnh xơ gan ngày càng nặng và nó bị xơ gan cổ trướng. Tôi cảm thấy cái chết đang cận kề nó, từng chút một, và tôi lại rơi vào tuyệt vọng. Tôi nghĩ: “Bệnh tình của con mình rõ ràng đang cải thiện, tại sao lại trở nặng? Nó là đứa con ngoan, hòa thuận với mọi người. Bạn bè, gia đình và hàng xóm đều nói tốt về nó. Dù nó không quá ủng hộ đức tin của mình, nhưng cũng không cản trở. Tại sao nó lại bị bệnh hiểm nghèo như vậy? Cả đời mình là một tín hữu, đã chia sẻ Phúc Âm, chủ động làm bất cứ chuyện gì phát sinh ở hội thánh. Bất chấp sự đàn áp và bắt bớ của Đảng Cộng sản, và dù người thân có chống đối hay cản trở, mình vẫn không lui bước. Mình vẫn tiếp tục thực hiện bổn phận. Mình đã từ bỏ rất nhiều, vậy tại sao lại gặp phải chuyện này? Đây là những gì mình phải nhận lại sau bao năm hy sinh sao?”. Dù không nói ra, nhưng lòng tôi ngập tràn cảm giác rằng Đức Chúa Trời không công chính. Tôi đầy bi quan, tuyệt vọng và lúc nào cũng thất thần, cảm thấy không còn chút hy vọng nào. Tôi hết sức đau khổ và cứ khóc suốt.

Trong lúc đau khổ, tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, và tìm kiếm ý muốn của Ngài trong lời Ngài. Tôi đã đọc được đoạn này: “Công chính không có nghĩa là công bằng hoặc hợp lý; đó không phải là chủ nghĩa quân bình, hay vấn đề phân bổ cho ngươi những gì ngươi xứng đáng tương ứng với lượng công việc ngươi đã hoàn thành, hoặc trả cho ngươi vì bất cứ công việc nào ngươi đã làm, hoặc ghi nhận về những nỗ lực ngươi bỏ ra. Đây không phải là sự công chính, nó chỉ đơn thuần là công bằng và hợp lý. Rất ít người có khả năng biết được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Giả sử Đức Chúa Trời đã hủy diệt Gióp sau khi Gióp làm chứng cho Ngài: Việc đó có công chính không? Thực ra là có. Tại sao gọi đây là sự công chính? Con người nhìn nhận sự công chính như thế nào? Nếu điều gì đó phù hợp với quan niệm của mọi người, thì rất dễ dàng để họ nói rằng Đức Chúa Trời là công chính; tuy nhiên, nếu họ không thấy điều đó phù hợp với quan niệm của họ – nếu đó là điều mà họ không thể hiểu được – thì sẽ khó để họ nói rằng Đức Chúa Trời là công chính. Nếu Đức Chúa Trời hủy diệt Gióp vào lúc ấy, con người sẽ không nói Ngài công chính. Tuy nhiên, thật ra thì dù con người có bị bại hoại hay không, và dù họ có bị bại hoại sâu sắc hay không thì Đức Chúa Trời có phải biện minh cho Ngài khi Ngài hủy diệt họ không? Ngài có phải giải thích cho con người là Ngài làm như vậy dựa trên cơ sở nào không? Đức Chúa Trời có phải nói cho con người biết những quy luật Ngài ấn định không? Không cần. Trong mắt Đức Chúa Trời, ai đó bại hoại và ai đó có thể chống đối Đức Chúa Trời thì đều không có giá trị; dù Đức Chúa Trời có xử lý họ như thế nào thì cũng sẽ là thích hợp, và tất cả đều là những sự an bài của Đức Chúa Trời. … Thực chất của Đức Chúa Trời là sự công chính. Mặc dù không dễ dàng hiểu được những gì Ngài làm, nhưng tất thảy những gì Ngài làm là công chính; chỉ đơn giản là mọi người không hiểu. Khi Đức Chúa Trời giao Phi-e-rơ cho Sa-tan, Phi-e-rơ đã đáp lại thế nào? ‘Nhân loại không thể hiểu được những gì Ngài làm, nhưng tất thảy những gì Ngài làm đều chứa đựng ý tốt của Ngài; tất thảy đều có sự công chính trong đó. Làm sao tôi có thể không thốt lên lời khen ngợi sự khôn ngoan và những việc làm của Ngài?’. Giờ ngươi nên hiểu lý do Đức Chúa Trời không tiêu diệt Sa-tan trong thời kỳ Ngài cứu rỗi con người là để con người có thể thấy rõ Sa-tan đã làm họ bại hoại ra sao và nó đã làm họ bại hoại đến mức nào, cũng như cách Đức Chúa Trời làm tinh sạch và cứu rỗi họ. Cuối cùng, khi con người đã hiểu được lẽ thật và thấy rõ được bộ mặt ghê tởm của Sa-tan, thấy được tội lỗi khủng khiếp của việc Sa-tan làm họ bại hoại, thì Đức Chúa Trời sẽ tiêu diệt Sa-tan, cho họ thấy sự công chính của Ngài. Thời điểm mà Đức Chúa Trời tiêu diệt Sa-tan chứa đầy tâm tính và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Mọi việc Đức Chúa Trời làm đều công chính. Mặc dù có thể con người không thể nhận ra được sự công chính của Đức Chúa Trời, nhưng họ không nên tùy ý phán xét. Nếu điều gì đó mà Ngài làm đối với con người có vẻ là không hợp lý, hoặc nếu họ có bất kỳ quan niệm nào về điều đó, và nó khiến họ cho rằng Ngài không công chính, thì họ đang là kẻ vô lý nhất. Ngươi thấy rằng Phi-e-rơ có một số chuyện không thể hiểu thấu được, nhưng ông chắc chắn rằng trong những chuyện này có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và ý tốt của Ngài. Con người không thể hiểu thấu mọi thứ; có quá nhiều thứ mà họ không thể dò thấu được. Vì vậy, để biết tâm tính của Đức Chúa Trời không phải là một điều dễ dàng(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời của Đức Chúa Trời cho tôi thấy rằng sự công chính của Ngài không như tôi nghĩ – cực kỳ công bằng và quân bình, cũng không có nghĩa ta sẽ nhận lại được chính xác những gì mình cho đi. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa và thực chất của Ngài là công chính, nên dù Ngài ban cho hay lấy đi, dù chúng ta được ân điển hay phải trải qua thử luyện, đều có sự khôn ngoan của Ngài trong đó, đều là sự tỏ lộ tâm tính công chính của Ngài. Gióp đi theo con đường của Đức Chúa Trời, cả đời kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Ông là một người hoàn hảo trong mắt Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời vẫn thử thách ông. Đức tin và lòng kính sợ của ông dành cho Đức Chúa Trời được nâng cao nhờ trải qua nhiều sự thử luyện, và cuối cùng ông là một nhân chứng lừng lẫy cho Đức Chúa Trời và hoàn toàn chiến thắng Sa-tan. Rồi Đức Chúa Trời xuất hiện với ông và ban cho ông nhiều phước lành hơn nữa. Việc đó tỏ lộ tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Tôi cũng nghĩ tới Phao-lô. Ông đã chịu nhiều đau khổ và đi khắp nơi để truyền bá Phúc Âm của Chúa, nhưng ông không có sự quy phục hay kính sợ chân thật với Đức Chúa Trời. Ông chỉ muốn dùng những lao nhọc của mình để đổi lấy phước lành của Đức Chúa Trời. Sau khi thực hiện được một chút công tác, ông nói: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:7-8). Việc chịu khổ và những đóng góp của Phao-lô chứa đầy tham vọng và ham muốn của ông, chúng là để đổi chác. Tâm tính của ông không hề thay đổi và ông đi vào con đường chống đối Đức Chúa Trời. Cuối cùng ông bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời không nhìn vào việc bề ngoài mọi người công tác bao nhiêu, mà xem liệu họ có thực sự yêu thương và quy phục Ngài không, và liệu tâm tính sống của họ có thay đổi không. Đức Chúa Trờ riất thánh khiết và công chính. Tôi nghĩ tôi sẽ được đền đáp cho những đóng góp của mình, sẽ nhận lại tương đương với những gì đã đóng góp. Đó là quan điểm đổi chác của con người, khác hoàn toàn với tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Khi tin Đức Chúa Trời, dù tôi đã hy sinh và đã làm những việc tốt, nhưng quan điểm mưu cầu của tôi trong đức tin là sai trái, và tôi không có sự quy phục thực sự với Đức Chúa Trời. Tôi vẫn oán trách và chống đối Đức Chúa Trời khi con trai tôi bị bệnh. Tâm tính sống của tôi không thay đổi, tôi vẫn còn là một người chống đối Đức Chúa Trời và thuộc về Sa-tan. Tôi không xứng đáng với phước lành của Đức Chúa Trời chút nào. Tôi không hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, mà lại nghĩ rằng vì tôi hy sinh trong bổn phận nên Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ và trông nom con trai tôi. Chẳng phải tôi đang đòi hỏi Đức Chúa Trời dựa trên quan điểm đổi chác của một con người sao? Tôi nhớ tới những lời Đức Chúa Trời này: “Mỗi người có một đích đến thích hợp. Những đích đến này được quyết định dựa trên thực chất của mỗi cá nhân, và hoàn toàn không liên quan gì đến người khác. Một việc ác của đứa con không thể chuyển sang cho cha mẹ của nó, cũng như sự công chính của đứa con không thể chia sẻ với cha mẹ của nó. Một việc ác của cha mẹ không thể chuyển sang cho con cái của họ, cũng như sự công chính của cha mẹ không thể chia sẻ với con cái của họ. Mọi người gánh lấy tội lỗi của riêng mình, và mọi người tận hưởng phúc lành của riêng mình. Không ai có thể thay thế cho người khác; đây là sự công chính(Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi luôn tưởng rằng vì tôi đã hy sinh trong đức tin của mình nên Đức Chúa Trời sẽ chữa khỏi cho con trai tôi. Nếu không tôi sẽ coi Ngài là không công chính. Tôi thật là vô lý! Bất kể tôi phải chịu khổ hay trả giá bao nhiêu đi nữa thì đó cũng là bổn phận của tôi, và là điều tôi nên làm với tư cách một loài thọ tạo. Nó chẳng liên quan gì đến căn bệnh, số phận hay đích đến của của con trai tôi. Tôi không nên dùng việc đó làm ưu thế để thương lượng, thỏa hiệp với Đức Chúa Trời.

Một hôm tôi đọc được một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu thực chất quan điểm sai lầm của mình. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Cho dù có bao nhiêu điều xảy ra với họ, loại người địch lại Đấng Christ cũng không bao giờ cố gắng giải quyết chúng bằng cách tìm kiếm lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, càng không cố gắng nhìn nhận sự việc qua lời Đức Chúa Trời – đây hoàn toàn là vì họ không tin rằng mỗi một câu trong lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật. Cho dù nhà Đức Chúa Trời có thông công lẽ thật như thế nào thì những kẻ địch lại Đấng Christ vẫn không tiếp thu, cho nên bất kể tiếp cạn chuyện gì, họ cũng không thể có thái độ đúng đắn; nhất là khi tiếp cận Đức Chúa Trời và lẽ thật, những kẻ địch lại Đấng Christ lại càng cố sống cố chết ôm chặt quan niệm không buông. Thần mà họ tin là thần thực hiện các dấu kỳ phép lạ, là đức chúa trời siêu nhiên. Bất kỳ ai có thể thực hiện các dấu kỳ phép lạ – dù là Quan Âm Bồ Tát, Phật Tổ hay Thiên Hậu Thánh Mẫu – họ đều gọi là thần. … Theo suy nghĩ của những kẻ địch lại Đấng Christ, các thần nên ẩn sau bàn thờ và để cho người ta cúng bái, ăn thức ăn mà họ dâng, ngửi nhang mà họ đốt, ra tay giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, khi người ta xin giúp đỡ và thành khẩn cầu khấn thì thần nên tỏ lộ quyền năng, giúp đỡ con người trong phạm vi mà họ hiểu được, thỏa mãn nhu cầu của con người. Đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, chỉ một vị thần như thế này mới là đức chúa trời thật. Trong khi đó, mọi việc Đức Chúa Trời làm ngày nay đều gặp phải sự khinh bỉ của những kẻ địch lại Đấng Christ. Và tại sao lại như vậy? Xét theo thực chất bản tính của những kẻ địch lại Đấng Christ, những gì họ cần không phải là sự chăm tưới, chăn dắt và cứu rỗi mà Đấng Tạo Hóa thực hiện trên các loài thọ tạo, mà là đời này thịnh vượng, vạn sự như ý, không bị trừng phạt trong đời này, và được lên thiên đàng trong đời sau. Quan điểm và nhu cầu của họ xác nhận thực chất của họ là thù hận lẽ thật(Mục 15. Họ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và phủ nhận thực chất của Đấng Christ (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Mỗi lời từ Đức Chúa Trời đều nói trúng tim đen. Khi kiểm điểm, tôi nhận ra tôi luôn cảm thấy Đức Chúa Trời nên ban thưởng và ban phước tôi vì những hy sinh và đóng góp của tôi trong đức tin, rằng Ngài nên giữ gia đình tôi an toàn, không bị tai ương, bệnh tật. Nên khi tôi thấy con trai đỡ hơn nhiều, tôi cảm thấy đó là ân điển của Đức Chúa Trời, và tôi rất biết ơn và chúc tụng Đức Chúa Trời. Nhưng khi bệnh tình của con trai tôi lại trở nặng, tôi muốn Đức Chúa Trời làm phép lạ để chữa lành cho nó. Khi Đức Chúa Trời không làm như tôi muốn, tôi chuyển từ tươi cười sang oán hận, tức giận Đức Chúa Trời vì đã không ghi nhận sự hy sinh và đóng góp của tôi để bảo vệ và chữa bệnh cho con trai tôi. Tôi còn hối hận vì những gì mình đã cống hiến và hy sinh. Tâm trạng của tôi đều xoay quanh theo việc tôi được hay mất. Trong đức tin của mình, tôi đã không thờ phượng và quy phục Đức Chúa Trời như là Đấng Tạo Hóa, mà tôi coi Ngài như một “thần tượng” đáp ứng nhu cầu và ban phúc cho tôi. Thế thì có khác gì những kẻ ngoại đạo thờ cúng Phật Tổ hay Quan Âm? Tôi đã không phải là một tín hữu chân chính! Đức Chúa Trời đã nhập thể và đến trần gian hai lần, chịu đựng sự nhục nhã khủng khiếp, chịu sự lên án, chống đối, phản nghịch và hiểu nhầm của mọi người. Tất cả đều là để truyền cho chúng ta lời của Ngài và lẽ thật để chúng ta sống theo những lời Ngài và thoát khỏi những tâm tính bại hoại của mình, và cuối cùng là để cứu rỗi chúng ta. Đức Chúa Trời đã trả một cái giá rất đắt để cứu rỗi nhân loại. Tôi đã tận hưởng nhiều ân điển của Đức Chúa Trời qua bao năm theo đạo, đạt được sự chăm tưới và cũng dưỡng của rất nhiều lẽ thật. Nhưng tôi không chân thành với Đức Chúa Trời chút nào. Thật là đau đớn và thất vọng đối với Ngài! Tôi bắt đầu cảm thấy ngày càng mắc nợ Đức Chúa Trời, và tôi đã đến quỳ trước Ngài, với những giọt nước mắt hối hận và tội lỗi lăn dài trên má. Tôi cầu nguyện và ăn năn với Đức Chúa Trời, thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con tin Ngài bao năm nay nhưng vẫn chưa mưu cầu lẽ thật. Con không thể đứng vững làm chứng cho Ngài khi con trai con bị bệnh, và con đã phụ lòng Ngài. Lạy Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn với Ngài, và dù con trai của con có đỡ hơn hay không, con cũng sẵn sàng quy phục sự tể quản và an bài của Ngài. Xin hãy cho con đức tin”. Cầu nguyện xong, tôi cảm thấy như trút được gánh nặng ngàn cân và cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.

Tôi đọc được một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu thêm về ý muốn của Ngài. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; thực hành được như vậy chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ. Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thật hơn(Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy rằng thực hiện bổn phận không liên quan gì đến việc được ban phước hay bị rủa xả. Dù một người có được phước lành hay không trong đức tin, thì là một tạo vật, họ vẫn phải thực hiện bổn phận để đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời. Điều đó đúng đắn và hợp lý. Giống như cha mẹ nuôi con khôn lớn – con cái phải hiếu thảo, không phải vì để thừa kế tài sản, cũng không được đặt điều kiện này nọ. Đó là việc tối thiểu mà một người nên làm với tư cách là con người. Nhưng tôi đã không nghĩ về việc đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời trong bổn phận. Thay vào đó, tôi muốn dùng bổn phận mà Đức Chúa Trời giao phó như ưu thế để thỏa hiệp với Ngài, xin ân điển và phước lành từ Đức Chúa Trời cho chút ít cống hiến và hy sinh của mình. Không nhận được thì tôi oán trách Đức Chúa Trời. Tôi không hề có lương tâm, và thực sự đã làm phụ lòng Đức Chúa Trời. Đặc biệt là sau khi con trai tôi bị bệnh, tôi luôn đòi hỏi và luôn hiểu lầm, oán trách Đức Chúa Trời. Suy nghĩ này khiến tôi thực sự căm ghét bản thân. Tôi nghĩ: “Dù con trai mình có đỡ hơn hay không, mình cũng sẽ không bao giờ oán trách Đức Chúa Trời nữa”. Sau đó bệnh tình con trai tôi trở nặng. Sức khỏe của nó kém đi rõ rệt mỗi ngày. Dù điều này khiến tôi đau đớn, khổ sở, nhưng tôi đã không còn đòi hỏi Đức Chúa Trời nữa.

Một hôm tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Đức Chúa Trời đã lên kế hoạch đầy đủ về nguồn gốc, sự ra đời, quãng đời, và kết cuộc của mọi loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, cũng như sứ mạng cuộc đời của chúng và vai trò của chúng trong toàn thể nhân loại. Không ai có thể thay đổi những điều này; đây là thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Sự ra đời của mọi loài thọ tạo, sứ mạng cuộc đời của chúng, khi nào quãng đời của chúng sẽ kết thúc – tất cả những quy luật này đều do Đức Chúa Trời quy định từ lâu, cũng giống như Đức Chúa Trời đã quy định quỹ đạo của mọi thiên thể; những thiên thể này theo quỹ đạo nào, trong bao nhiêu năm, chúng đi theo quỹ đạo như thế nào, chúng tuân theo những quy luật nào – tất cả những điều này đã được Đức Chúa Trời định sẵn từ lâu, không thay đổi trong hàng nghìn, hàng vạn, hàng trăm nghìn năm. Điều này là do Đức Chúa Trời định sẵn, và đây là thẩm quyền của Ngài(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đúng vậy. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, và tuổi thọ của chúng ta do Ngài định đoạt. Chúng ta sống bao lâu, chịu bao nhiêu đau khổ trong suốt cuộc đời, và được ban phước bao nhiêu đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không kéo dài tuổi thọ của một người chỉ vì họ đã làm những việc tốt trên đời, và Ngài sẽ không sớm kết thúc đời họ vì họ đã làm nhiều việc ác. Dù là người tốt hay kẻ xấu, thì tuổi thọ của mọi người đều do Đức Chúa Trời định đoạt. Không ai có thể thay đổi điều đó. Đức Chúa Trời từ lâu đã định trước con trai tôi sẽ sống bao lâu. Bất cứ việc gì Ngài làm đều công chính và tôi phải quy phục sự tể trị và an bài của Ngài. Nhận thức được những điều này giúp tôi bớt đau đớn. Tôi biết dù con tôi có ra sao, tôi vẫn phải thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời.

Tháng 3 năm nay, chúng tôi đã vĩnh viễn từ biệt con trai mình. Nhờ có sự dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời, tôi đã có thể đối diện với sự ra đi của nó một cách đúng đắn và tôi đã bớt đau khổ hơn. Trong hai năm đó, từ lúc con trai tôi bị bệnh, dù tôi đã rất đau khổ, nhưng qua biểu hiện của sự đau đớn và thử thách này, tôi đã có thể thấy được những mục đích hèn hạ, sự bại hoại và sự ô uế của mình khi mưu cầu phước lành trong đức tin. Tôi cũng hiểu thêm được về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời và thôi không còn đưa ra những đòi hỏi vô lý với Ngài nữa. Giờ tôi đã có thể vâng phục sự sắp đặt và an bài của Ngài. Trải nghiệm này thực sự cho tôi thấy bất kể có thể xảy ra điều gì, và dù là mọi người xem đó là tốt hay xấu, thì miễn là chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, chúng ta có thể được lợi và gặt hái được từ đó.

Trước: 37. Đằng sau việc không có lập trường

Tiếp theo: 39. Tôi vững bước trên con đường này

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger