24. Tháng ngày rao giảng phúc âm nơi tiền tuyến
Tháng 1 năm 2021, hai người đồng đội đã rao giảng với tôi phúc âm của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Sau đó, thông qua nhóm họp và đọc lời Ngài, tôi biết Đức Chúa Trời đã nhập thể vào thời kỳ sau rốt để cứu rỗi nhân loại bại hoại, và cũng hiểu được ý nghĩa sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Tôi chưa từng nghĩ Đức Chúa Trời sẽ đích thân nhập thể để xuất hiện và công tác giữa nhân loại. Đây là một lẽ mầu nhiệm sâu sắc, là tình yêu đích thực và sự cứu rỗi lớn nhất mà Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Tôi đã vô cùng xúc động. Không ngờ tôi lại có cơ hội nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời và chứng kiến sự xuất hiện, công tác của Ngài. Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn và càng muốn tham dự các buổi nhóm họp hơn. Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời và thông công với anh chị em, tôi hiểu ra rằng việc rao giảng phúc âm là trách nhiệm của mỗi người, là yêu cầu của Đức Chúa Trời. Rao giảng phúc âm là làm chứng cho Đức Chúa Trời, đưa mọi người đến trước Đức Chúa Trời để họ đạt được lẽ thật và được Ngài cứu rỗi, và cũng là chuẩn bị một việc lành cho bản thân. Nếu không rao giảng phúc âm, tôi xem như đã bỏ bê bổn phận của loài thọ tạo và không xứng đáng ăn uống lời Ngài. Hiểu được những điều này, tôi càng mong muốn rao giảng phúc âm, muốn phối hợp với Đức Chúa Trời, lan truyền phúc âm vương quốc cho nhiều người hơn nữa. Sau đó, cứ hễ có thời gian rảnh là tôi thực hành rao giảng phúc âm. Đến tháng 10 năm đó, tôi được điều động về lữ đoàn, gặp được một người anh em tên Nyon cũng tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi đã phối hợp với anh ấy để rao giảng phúc âm cho các đồng đội của mình. Có lần nọ, tôi mời khoảng 20 người lính đến nghe bài giảng của chúng tôi. Tôi và anh Nyon đã làm chứng cho họ về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Sau khi tìm kiếm và tìm hiểu, hơn 20 người lính ấy cuối cùng đã tiếp nhận phúc âm. Tôi rất vui mừng và càng tự tin hơn trong việc rao giảng.
Lúc đó đang có nội chiến ở Myanmar, tôi được điều động ra tiền tuyến. Tôi nhìn thấy một số ảnh chụp dân thường bị đánh đập và bị thương. Vài người dân được giải cứu khỏi trại giam của quân địch cũng kể lại rằng, sau khi bị bắt, họ phải nấu ăn cho quân địch, và còn bị ép phải ra chiến trường. Ai không chịu ra trận thì sẽ bị xử bắn. Nhà cửa của một số người dân cũng bị thiêu rụi vì giao tranh, nên họ buộc phải ẩn náu trong rừng rậm. Mỗi lần giao tranh hoặc tấn công một khu định cư, đều có những người dân bị thương được đưa về chữa trị. Chứng kiến cảnh đó, tôi cảm thấy thương cảm cho họ. Tôi thầm nghĩ, có lẽ họ không tin vào Đức Chúa Trời, và vì không có đức tin nên họ không biết vận mệnh con người nằm trong tay ai, càng không biết phải cậy dựa vào ai để được bảo vệ. Nếu tôi có thể rao giảng phúc âm cho họ và đưa họ đến trước Đức Chúa Trời, họ sẽ có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời để hiểu lẽ thật, và được Đức Chúa Trời bảo vệ. Suy nghĩ đến đây, tôi thấy mình cần phải mang gánh nặng này. Tôi muốn vào khu định cư rao giảng phúc âm và đưa họ đến trước Đức Chúa Trời. Nhưng lúc đó tôi chưa quen với địa hình ở tiền tuyến, cũng không biết binh lính phe địch đang ẩn náu ở đâu. Tình hình nguy hiểm như vậy mà đi rao giảng phúc âm, lỡ như gặp phải quân địch, tôi rất có thể bị bắt hoặc giết ngay tại chỗ. Trong lòng tôi cảm thấy sợ hãi, nên bèn cầu nguyện hỏi Đức Chúa Trời xem mình nên làm gì. Sau đó tôi nghĩ đến lời Ngài: “Ngươi biết rằng muôn vật trong môi trường quanh ngươi được ở đó là bởi sự cho phép của Ta, tất cả đều được Ta lên kế hoạch. Hãy nhìn cho rõ và làm thỏa lòng Ta trong môi trường mà Ta đã ban cho ngươi. Đừng lo sợ, Đức Chúa Trời Toàn Năng vạn quân chắc chắn sẽ ở bên ngươi; Ngài đứng sau các ngươi và Ngài là cái khiên của các ngươi” (Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 26, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi nhận ra rằng nguyên nhân tôi sợ bị quân địch bắt hoặc giết khi rao giảng phúc âm là vì tôi không có hiểu biết thực tế về sự toàn năng và sự tể trị của của Đức Chúa Trời trên vạn vật, tôi thiếu đức tin. Tôi cũng hiểu ra rằng những hoàn cảnh mà tôi đối mặt hàng ngày, dù lớn hay nhỏ, đều do Đức Chúa Trời tể trị và sắp đặt. Việc tôi có bị quân địch bắt hay không cũng nằm trong tay Đức Chúa Trời. Dù nguy hiểm đến đâu, nếu Đức Chúa Trời không cho phép thì họ sẽ không thể bắt được tôi. Mà thậm chí nếu một ngày tôi thực sự bị kẻ địch bắt, việc tôi sống hay chết hoàn toàn nằm trong tay Đức Chúa Trời, tôi nên vâng phục hoàn cảnh do Đức Chúa Trời sắp đặt. Nghĩ lại thì việc tôi được điều ra tiền tuyến cũng là ý định tốt của Đức Chúa Trời. Những người dân ở đây đang sống trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, chưa có ai đến để rao giảng phúc âm với họ. Họ chưa nghe được tiếng của Đức Chúa Trời. Chắc hẳn ở đây có những người mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi. Tôi phải để tâm đến ý muốn của Ngài, rao giảng phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời để những người đó được đưa đến trước mặt Ngài. Nhận ra điều này, trong lòng tôi không còn cảm thấy sợ hãi nữa, mà sẵn sàng cậy dựa Đức Chúa Trời để rao giảng phúc âm trong hoàn cảnh ấy.
Sau đó, tôi bắt đầu rao giảng phúc âm cho người dân địa phương, nhưng lại gặp phải những trở ngại mới. Người dân ở đó đều nói tiếng Thái, mà tôi thì chỉ biết vài câu giao tiếp đơn giản hàng ngày, ví dụ như “Bạn ăn cơm chưa?”, “Bạn đi đâu vậy?”, vân vân, nên họ không hiểu được những gì tôi rao giảng. Tôi cảm thấy rất lo lắng, muốn rao giảng nhưng lại không biết tiếng, thật là khó khăn. Tôi bèn cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con muốn rao giảng Phúc Âm nhưng lại không biết tiếng của họ. Xin Ngài hãy dẫn dắt và cho con một lối đi”. Trong một buổi nhóm họp qua mạng, một người chị em đã chia sẻ đoạn lời Đức Chúa Trời rất hữu ích với tôi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đức Chúa Trời hoàn thiện những ai thật lòng yêu kính Ngài và tất cả những ai mưu cầu lẽ thật, ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đức Chúa Trời khiến họ trải nghiệm lời Ngài trong đủ loại hoàn cảnh hoặc thử luyện khác nhau, khiến họ đạt đến hiểu lẽ thật và có nhận thức thực sự về Ngài, cuối cùng Ngài khiến họ đạt được lẽ thật. … Ai không đi theo con đường sự sáng của việc mưu cầu lẽ thật thì mãi mãi sống dưới quyền thế của Sa-tan, mãi mãi sống trong tội ác, trong bóng tối, và không còn hy vọng. Ta nói lời này là có ý nghĩa gì, các ngươi có thể nghe hiểu không? (Thưa, là con phải mưu cầu lẽ thật và hết lòng, hết trí khôn mà thực hiện bổn phận.) Chính là khi đối mặt với bổn phận, chuyện đã giao phó cho ngươi thì ngươi đừng suy nghĩ đến việc tránh né khó khăn, đừng thấy việc khó làm thì đặt sang một bên và không quan tâm. Ngươi phải đối mặt trực diện với nó. Ngươi phải luôn ghi nhớ rằng Đức Chúa Trời ở cùng con người, khi con người có chuyện gì khó khăn, họ chỉ cần cầu nguyện và tìm kiếm nơi Đức Chúa Trời, với Đức Chúa Trời thì không có chuyện gì là khó khăn cả. Ngươi phải có đức tin này. Nếu tin Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, thì tại sao khi gặp chuyện, ngươi vẫn sợ hãi và cảm thấy không có ai để cậy dựa? Như vậy chứng tỏ rằng ngươi không cậy dựa Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không xem Đức Chúa Trời là nơi để cậy dựa, và không xem Ngài là Đức Chúa Trời của ngươi, thì Ngài không phải là Đức Chúa Trời của ngươi. Trong đời sống hiện thực, bất kể gặp phải chuyện gì, ngươi đều phải luôn luôn đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật. Cho dù mỗi ngày ngươi chỉ hiểu lẽ thật và có thu hoạch về mỗi một chuyện gì đó, thì cũng không hề lãng phí thời gian!” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc xong lời của Đức Chúa Trời, lòng tôi tin chắc Đức Chúa Trời đang ở cạnh tôi. Khi gặp khó khăn, chỉ cần thành tâm cầu nguyện và cậy dựa Đức Chúa Trời, thì tôi sẽ được Ngài dẫn lối. Đối với Ngài, không có gì là không thể, nên tôi phải có đức tin. Rao giảng phúc âm là bổn phận của tôi, tôi không thể rút lui chỉ vì không biết tiếng Thái, mà phải cố hết sức để phối hợp. Vì tôi đã chọn rao giảng phúc âm để làm vui lòng Đức Chúa Trời, nên dù khó khăn đến đâu, tôi cũng phải cậy dựa vào Ngài và làm tốt bổn phận. Suy nghĩ như thế giúp tôi sẵn sàng đương đầu thử thách. Mỗi lần trước khi đi rao giảng, tôi đều sẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi. Tôi bắt đầu cố gắng giao tiếp với dân làng, cho họ nghe bản ghi âm các bài giảng phúc âm và lời chứng bằng tiếng Thái. Bản thân tôi cũng lắng nghe rất cẩn thận, đợi khi nghe xong bản ghi âm, tôi sẽ thông công với họ và thêm vào một vài câu tiếng Thái mà mình vừa học được. Sau hai hoặc ba ngày làm theo cách đó, có chín người đã tiếp nhận phúc âm. Trong lòng tôi vô cùng biết ơn Đức Chúa Trời, càng có thêm đức tin để rao giảng phúc âm.
Một ngày nọ, quân địch đăng tải một đoạn video lên WeChat. Tôi chứng kiến cảnh kẻ địch bắt đồng đội của mình và tra tấn họ một cách dã man. Một số bị chặt lìa cả hai tay, số khác thì bị chặt chân, có người còn bị cắt cổ không khác gì một con lợn, thậm chí còn bị moi tim… Nhìn thấy cảnh đó, tôi thực sự kinh hoàng, nghĩ bụng: “Tối nào mình cũng vào khu định cư rao giảng phúc âm, cứ như vậy có khi nào sẽ bị chúng bắt không? Lỡ như mình bị quân địch bắt thật, bị chúng hành hạ như những người lính kia, hay thậm chí bị chúng tra tấn đến chết thì sao?”. Nghĩ đến điều này, tôi lại sợ phải ra ngoài rao giảng. Lúc đó tôi nhận ra tình trạng của mình không được ổn, nên thành tâm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn lối cho tôi. Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời của Ngài, được tiếp thêm sự tự tin và sức mạnh. Lời Đức Chúa Trời phán: “Đức Chúa Trời làm công tác hoàn thiện mọi người, và họ không thể nhìn thấy điều đó, không thể cảm nhận được điều đó; trong những trường hợp như vậy thì cần đến đức tin của ngươi. Đức tin của mọi người cần phải có khi điều gì đó không thể được nhìn thấy bằng mắt thường, và đức tin của ngươi cần phải có khi ngươi không thể buông bỏ các quan niệm của chính mình. Khi ngươi không có sự rõ ràng về công tác của Đức Chúa Trời, điều được đòi hỏi ở ngươi là có đức tin, có một lập trường vững chắc và đứng vững làm chứng. Khi Gióp đạt đến điểm này, Đức Chúa Trời đã hiển linh và phán với ông. Nghĩa là, chỉ từ bên trong đức tin của mình thì ngươi mới có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời, và khi ngươi có đức tin thì Đức Chúa Trời sẽ hoàn thiện ngươi. Không có đức tin, Ngài không thể làm điều này. Đức Chúa Trời sẽ ban cho ngươi bất kỳ điều gì ngươi hy vọng đạt được. Nếu ngươi không có đức tin, thì ngươi không thể được hoàn thiện và ngươi sẽ không thể thấy những hành động của Đức Chúa Trời, càng không thấy được sự toàn năng của Ngài. Khi ngươi có đức tin rằng ngươi sẽ thấy được những hành động của Ngài trong trải nghiệm thực tế của mình, thì Đức Chúa Trời sẽ hiển linh với ngươi, và Ngài sẽ khai sáng và hướng dẫn ngươi từ bên trong. Không có đức tin đó, Đức Chúa Trời sẽ không thể làm như vậy. Nếu ngươi đã mất hy vọng vào Đức Chúa Trời, làm sao ngươi có thể trải nghiệm công tác của Ngài? Vì thế, chỉ khi ngươi có đức tin và ngươi không nuôi những hoài nghi về Đức Chúa Trời, chỉ khi ngươi có đức tin thực sự vào Ngài bất kể Ngài làm gì, thì Ngài mới khai sáng và soi sáng cho ngươi qua những trải nghiệm của ngươi, và chỉ khi đó ngươi mới có thể thấy được những hành động của Ngài. Tất cả những điều này đều đạt được thông qua đức tin. Đức tin chỉ đến từ sự tinh luyện, và nếu thiếu sự tinh luyện, đức tin không thể phát triển được. Từ ‘đức tin’ này ám chỉ điều gì? Đức tin là niềm tin chân thật và tấm lòng chân thành mà con người nên sở hữu khi họ không thể nhìn thấy hoặc chạm vào điều gì đó, khi công tác của Đức Chúa Trời không phù hợp với các quan niệm của con người, khi nó vượt tầm con người. Đây là đức tin mà Ta nói đến” (Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi hiểu rằng khi đối mặt với thử thách, đau khổ, nếu chúng ta thiếu đức tin và không chủ động hợp tác, thì Đức Chúa Trời không có cách nào công tác trong chúng ta và chúng ta không thể nào được Ngài hoàn thiện. Càng không nhìn thấu được điều gì đó thì ta càng phải có đức tin vào Ngài, và cách duy nhất để đạt được đức tin là trải qua thử luyện. Tôi đang rao giảng phúc âm trong cảnh lửa đạn nơi tiền tuyến và đối mặt với nguy cơ bị quân địch bắt, đây chính là thử luyện và thử thách dành cho tôi. Tôi thiếu lẽ thật, không thực sự hiểu sự toàn năng và quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Thâm tâm tôi không thực sự tin rằng Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ, thế nên tôi không có đức tin. Đối mặt với hoàn cảnh nguy hiểm khi rao giảng phúc âm, tôi sợ sẽ bị bắt và tra tấn đến chết, nên không dám ra ngoài để rao giảng, không thể thực sự dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời. Thực ra, Đức Chúa Trời đã sắp đặt hoàn cảnh này để ban cho tôi nhiều lẽ thật hơn, để tôi tìm kiếm lẽ thật, thực hành lẽ thật và nhận ra sự toàn năng của Đức Chúa Trời, biết rằng Ngài tể trị vận mệnh con người, và sự sống chết của tôi đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Giờ đây, khi trực tiếp đối mặt với loại hoàn cảnh nguy hiểm này, tôi phải thực sự trải qua và thể nghiệm nó, vậy mới có thể nhìn thấy những việc làm của Đức Chúa Trời và có được đức tin thực sự. Hiểu được ý của Đức Chúa Trời, lòng tôi như chợt bừng sáng và bớt sợ hãi hơn nhiều.
Sau đó, tôi đọc thêm một đoạn lời của Đức Chúa Trời và càng được tiếp thêm động lực. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đức Chúa Trời có an bài riêng cho mỗi người đi theo Ngài. Mỗi người đều có hoàn cảnh thực hiện bổn phận riêng mà Đức Chúa Trời chuẩn bị cho họ, có người được hưởng thụ ân điển và sự ân đãi của Đức Chúa Trời. Cũng có những hoàn cảnh đặc biệt mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người, và họ phải trải qua rất nhiều đau khổ – không hề thuận buồm xuôi gió như con người tưởng tượng. Ngoài điều này, nếu ngươi thừa nhận mình là một loài thọ tạo, thì ngươi phải tự chuẩn bị để chịu khổ và phải trả giá để làm tròn trách nhiệm rao truyền phúc âm của mình và để thực hiện tốt bổn phận của mình. Cái giá có thể là phải chịu sự đau đớn hoặc gian khổ nào đó về thể chất, hay chịu sự bức hại của con rồng lớn sắc đỏ hoặc sự hiểu lầm của người đời, cũng như những hoạn nạn gặp phải khi rao truyền phúc âm: bị bán đứng, bị đánh đập và mắng mỏ, bị lên án – thậm chí bị tấn công và nguy hiểm đến tính mạng. Có thể rằng, trong quá trình rao truyền phúc âm, ngươi sẽ chết trước khi công tác của Đức Chúa Trời được hoàn tất, cũng như ngươi sẽ không sống để nhìn thấy ngày vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngươi phải chuẩn bị cho điều này. Điều này không có nghĩa làm cho các ngươi sợ hãi; nó là một sự thật. … Các môn đồ đó của Đức Chúa Jêsus đã chết như thế nào? Trong số các môn đồ, có những người bị ném đá, bị kéo lê phía sau một con ngựa, bị đóng đinh lộn ngược xuống, bị ngũ mã phanh thây – mọi kiểu chết chóc đã xảy đến với họ. Lý do cho cái chết của họ là gì? Họ đã bị xử tử đúng luật vì tội lỗi của họ phải không? Không. Họ rao truyền phúc âm của Chúa, thế mà người đời không tiếp nhận, lại còn lên án, đánh mắng và đẩy họ vào chỗ chết – đó là cách mà họ tử vì đạo. … Thật ra, đây là cách thể xác của họ đã chết và qua đời; đây là cách thức họ rời khỏi thế giới loài người, nhưng điều đó không có nghĩa kết cục của họ là như vậy. Bất kể những cách thức họ chết và ra đi như thế nào đi nữa, hay nó đã xảy ra làm sao, thì cũng không phải là cách Đức Chúa Trời quy định kết cục cuối cùng cho những sinh mệnh, cho những loài thọ tạo đó. Đây là một điều ngươi phải thấy rõ. Trái lại, họ đã sử dụng một cách chính xác những cách thức đó để lên án thế gian này và làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời. Những loài thọ tạo này đã sử dụng mạng sống quý giá nhất của họ – họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của sự sống để làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời, để làm chứng cho quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời và tuyên bố cho Sa-tan và thế gian rằng những việc làm của Đức Chúa Trời là đúng, rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, rằng Ngài là Chúa và là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời. Thậm chí đến giây phút cuối cùng của sự sống họ, họ không bao giờ chối bỏ danh của Đức Chúa Jêsus. Đây chẳng phải là một hình thức tuyên án thế gian này hay sao? Họ đã dùng mạng sống của mình để tuyên bố với thế gian, để xác nhận với loài người rằng Đức Chúa Jêsus là Chúa, rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, rằng Ngài là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời, rằng công tác cứu chuộc mà Ngài đã thực hiện cho cả nhân loại cho phép nhân loại tiếp tục sống – sự thật này đời đời không bao giờ thay đổi. Những người đã tử vì đạo vì rao truyền phúc âm của Đức Chúa Jêsus, họ đã thực hiện bổn phận của mình đến mức độ nào? Đã đến mức tối đa chưa? Mức tối đa được biểu lộ như thế nào? (Họ đã dâng mạng sống của mình.) Đúng vậy, họ đã trả giá bằng mạng sống của mình. Gia đình, của cải và những thứ vật chất của cuộc đời này đều là những thứ bên ngoài; điều duy nhất liên quan đến bản thân là sự sống. Đối với mỗi người sống, thì sự sống là thứ đáng trân trọng nhất, là thứ quý giá nhất và, thật tình cờ, những người này đã có thể dâng tài sản quý giá nhất của họ – sự sống – như một sự xác nhận và lời chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Cho đến ngày họ chết, họ không chối bỏ danh của Đức Chúa Trời, họ cũng không chối bỏ công tác của Đức Chúa Trời, và họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình để làm chứng cho sự hiện hữu của sự thật này – chẳng phải đây là dạng chứng ngôn cao cả nhất sao? Đây là cách thực hiện bổn phận tốt nhất; đây là ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm của một người. Khi Sa-tan đe dọa và uy hiếp họ, và cuối cùng, ngay cả khi nó khiến họ phải trả giá bằng mạng sống của mình, thì họ vẫn không từ bỏ trách nhiệm của mình. Đây là ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận đến mức tối đa. Ý của Ta qua điều này là gì? Có phải Ta có ý là muốn các ngươi sử dụng cùng một phương pháp để làm chứng về Đức Chúa Trời và để rao truyền phúc âm của Ngài không? Ngươi không nhất thiết phải làm như thế, nhưng ngươi phải hiểu rằng đây là trách nhiệm của ngươi, rằng nếu Đức Chúa Trời cần ngươi, thì ngươi nên chấp nhận như một điều chính nghĩa phải làm” (Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi hiểu ra rằng chúng ta được đi theo Đức Chúa Trời là nhờ sự tể trị và sắp đặt của Ngài, Ngài cũng thiết lập những hoàn cảnh để mỗi người có thể thực hiện bổn phận. Trong quá trình rao giảng phúc âm, chúng ta chắc chắn đối mặt với đủ loại hoàn cảnh và hiểm nguy. Có người bị sỉ nhục, có người bị đánh mắng, một số còn bị giao cho chính quyền Sa-tan và bị tàn hại, số khác thậm chí còn mất mạng. Nhưng bất kể gặp phải hoàn cảnh nào, tôi cũng là một loài thọ tạo và phải luôn luôn làm tốt bổn phận của mình. Rao giảng phúc âm là sứ mạng và trách nhiệm của cuộc đời tôi. Dù đau khổ, khó khăn đến đâu, dù cho phải trả giá bằng mạng sống, tôi cũng phải thực hiện bổn phận và hoàn thành trách nhiệm của mình. Tôi nghĩ đến những môn đồ đã theo Đức Chúa Jêsus trong Thời đại Ân điển. Họ cũng gặp phải nhiều nguy hiểm khi rao giảng phúc âm của Chúa. Có người bị đánh mắng, có người bị bỏ tù, số khác thì bị đóng đinh, thậm chí bị tra tấn đến chết. Nhưng họ không hề oán than hay từ bỏ trách nhiệm và bổn phận của mình, cuối cùng có thể vâng lời cho đến chết, dùng mạng sống mình để làm chứng cho những việc làm và quyền năng của Đức Chúa Trời, hạ nhục ma quỷ Sa-tan. Cái chết của họ không phải cái chết vì làm điều xấu, mà là vì làm chứng cho danh Đức Chúa Trời, làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Tạo Hóa. Họ đã trả giá bằng mạng sống để rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời và làm chứng cho Ngài. Đây chính là điều ý nghĩa nhất. Họ đã làm tròn trách nhiệm của mình, Đức Chúa Trời chấp thuận loại tạo vật như vậy. Mặc dù xác thịt của họ đã chết, nhưng linh hồn họ đều nằm trong tay Đức Chúa Trời và được Ngài sắp đặt. Tôi cũng đã tự phản tỉnh. Tôi đã rụt rè khi đối mặt với cái chết và không dám ra ngoài rao giảng phúc âm. Điều tôi nghĩ đến là sự an toàn của bản thân, và thứ tôi yêu nhất là mạng sống của mình. Tôi tưởng tôi có thể kiểm soát được vận mệnh của mình, miễn là không ra ngoài rao giảng thì tôi sẽ không phải đối mặt với hiểm nguy hay cái chết. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu ra rằng không đi rao giảng phúc âm không có nghĩa là sẽ được an toàn. Ví dụ nếu được phân công canh gác, thì nó cũng tiềm ẩn nguy hiểm và tôi có thể bị phục kích. Còn nữa, khi đi lấy nước hoặc mua đồ dùng nào đó từ người dân địa phương, tôi cũng sẽ gặp nguy hiểm, chúng tôi có thể bị quân địch tấn công bất cứ lúc nào. Mạng sống của mình không phải là thứ bản thân tôi có thể kiểm soát, việc chúng tôi có bị quân địch bắt hay không hoàn toàn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Nếu như Ngài không cho phép, thì dù có đi rao giảng phúc âm, tôi cũng sẽ không bị bắt. Nếu Đức Chúa Trời cho phép hoàn cảnh xảy đến, thì dù không đi rao giảng phúc âm, tôi vẫn có thể bị kẻ thù tấn công hoặc bắt giữ. Tôi là một loài thọ tạo và phải vâng phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi cũng phải kiên trì rao giảng phúc âm và thực hiện bổn phận. Nếu cứ viện lý do để không rao giảng phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời, không thực hiện bổn phận của mình, thì dù xác thịt tôi vẫn còn sống, nhưng với Đức Chúa Trời, tôi đã mất đi chức năng của một loại thọ tạo, đời tôi sẽ trở nên vô nghĩa. Cuối cùng, tôi sẽ bị Đức Chúa Trời đào thải và không được cứu rỗi. Ở tiền tuyến, việc rao giảng phúc âm trong khu định cư là rất nguy hiểm. Nhưng vì rao giảng và truyền bá Phúc Âm của Đức Chúa Trời, tôi không thể tham sống, mà phải đối mặt với cái chết một cách đúng đắn. Nếu cần, tôi phải trả giá bằng mạng sống và kiên trì rao giảng phúc âm, như vậy mới là hoàn thành trách nhiệm. Đây chính là lời chứng, là cách tốt nhất để thực hiện bổn phận. Tôi cũng hiểu được rằng với tư cách là một loài thọ tạo và một người đi theo Đức Chúa Trời, bất kể đối mặt hoàn cảnh nguy hiểm nào, rao giảng phúc âm là sứ mạng và trách nhiệm mà tôi phải hoàn thành, bất kể trong thời điểm nào, tôi cũng không được ngừng rao giảng phúc âm. Sau đó, tôi tìm được hai người anh em là Nicholas và Arthur cùng đi rao giảng phúc âm.
Một ngày nọ, chúng tôi đi đến khu định cư, có mười người đến nghe chúng tôi giảng. Chúng tôi thông công với họ về cách để được bảo vệ giữa các thảm họa: “Hiện nay các thảm họa ngày càng trầm trọng, giống như nơi đây thường xuyên xảy ra chiến tranh, máu chảy thành sông, đại dịch ập đến… Giữa tất cả những thảm họa này, ai thực sự có thể cứu rỗi chúng ta? Chỉ có Đấng Cứu Thế, Đức Chúa Trời thật duy nhất đã tạo ra trời đất muôn vật mới có thể cứu rỗi chúng ta”. Sau đó, chúng tôi bật một số bản ghi âm bài giảng cho họ, trong đó nói về vấn đề tại sao con người lại trải qua sinh, lão, bệnh, tử, làm sao để được Đức Chúa Trời bảo vệ trong thảm họa, Sa-tan đã làm bại hoại con người như thế nào, cách Đức Chúa Trời công tác để cứu rỗi nhân loại, vân vân. Ngoài ra còn có vài đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Đây là những sự thật: Trước khi thế gian tồn tại, tổng lãnh thiên thần là vĩ đại nhất trong các thiên thần trên trời. Hắn có quyền hành với tất cả các thiên thần trên trời; đây là thẩm quyền mà Đức Chúa Trời đã ban cho hắn. Ngoại trừ Đức Chúa Trời, hắn là vĩ đại nhất trong các thiên thần trên trời. Rồi sau khi Đức Chúa Trời tạo nên nhân loại, tổng lãnh thiên thần dưới thế đã thực hiện một sự phản bội chống lại Đức Chúa Trời còn nghiêm trọng hơn nữa. Ta nói rằng hắn đã phản bội Đức Chúa Trời bởi vì hắn muốn quản lý nhân loại và vượt hơn thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Chính tổng lãnh thiên thần đã cám dỗ Ê-va phạm tội, và hắn làm như thế vì hắn ao ước được thiết lập vương quốc của hắn trên đất, khiến con người phản bội Đức Chúa Trời và thay vào đó là nghe lời tổng lãnh thiên thần. Tổng lãnh thiên thần thấy rằng rất nhiều thứ có thể thuận phục hắn – các thiên thần có thể, con người trên đất cũng có thể. Chim thú, cây cối, rừng, núi, sông, và muôn vật trên đất đều chịu sự coi sóc của con người – nghĩa là, A-đam và Ê-va – trong khi A-đam và Ê-va thuận phục tổng lãnh thiên thần. Vì lẽ ấy tổng lãnh thiên thần ao ước vượt hơn thẩm quyền của Đức Chúa Trời và phản bội Đức Chúa Trời. Sau đó, hắn đã dẫn dắt nhiều thiên thần phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời, những kẻ mà về sau trở thành những loại linh hồn ô trọc khác nhau. Chẳng phải diễn tiến của nhân loại cho đến ngày nay bị gây nên bởi sự bại hoại của tổng lãnh thiên thần sao? Con người chỉ theo kiểu ngày nay bởi tổng lãnh thiên thần đã phản bội Đức Chúa Trời và đã làm cho nhân loại bại hoại” (Ngươi nên biết toàn thể nhân loại đã phát triển cho đến ngày nay như thế nào, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Trước hết, con người phải hiểu được nỗi đau sinh, lão, bệnh, tử xuyên suốt cuộc đời họ là từ đâu đến và tại sao con người phải chịu đựng những điều này. Chẳng phải chúng đã tồn tại khi con người mới được tạo ra sao? Những sự đau đớn này đã đến từ đâu? Những sự đau đớn này xảy đến sau khi con người bị Sa-tan cám dỗ và làm bại hoại, rồi sa đọa. Nỗi đau, phiền muộn, và sự trống rỗng của con người, cùng đủ mọi thê thảm trong thế giới của con người – tất cả chúng đều xuất hiện sau khi Sa-tan làm cho họ bại hoại. Sau khi con người bị Sa-tan làm cho bại hoại, Sa-tan bắt đầu hành hạ họ, và vì vậy, họ ngày càng sa ngã, bệnh tật của họ ngày càng trầm trọng hơn, nỗi đau của họ ngày càng dữ dội hơn, và họ ngày càng có cảm giác rằng thế gian thật trống rỗng và khốn khổ, rằng thật không thể nào sống nổi trên thế gian này, và rằng họ ngày càng trở nên vô vọng khi sống trên thế gian này. Vì vậy, nỗi đau này của con người hoàn toàn do Sa-tan gây ra, và nó đến sau khi Sa-tan làm bại hoại con người và họ trở nên sa đọa” (Ý nghĩa việc nếm trải sự đau khổ trong thế gian của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Tất cả mọi thảm họa liên tục giáng xuống; tất cả các quốc gia và tất cả các vùng đất đều sẽ phải chịu thảm hoạ, bệnh dịch, nạn đói, lũ lụt, hạn hán, động đất ở khắp mọi nơi. Những thảm họa này không chỉ xảy ra ở một hoặc hai nơi, cũng sẽ không kết thúc trong một hoặc hai ngày, mà chúng sẽ lan ra mỗi lúc một rộng hơn, và thảm họa sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, các loại vấn nạn côn trùng cũng sẽ liên tục xuất hiện, hiện tượng người ăn thịt người cũng sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi. Đó đều là sự phán xét của Ta dành cho tất cả các quốc gia và các dân tộc” (Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu – Chương 65, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Nghe xong, họ đều nghĩ rằng những lời này thật tuyệt vời. Có vài người nói: “Những lời thế này, chúng tôi chưa từng được nghe. Chúng thật tuyệt vời, thật cảm động”. Có người nói: “Cảm ơn vì đã đến để rao giảng phúc âm và cho chúng tôi nghe được tiếng Đức Chúa Trời”. Vài người còn nói: “Hy vọng lần sau các anh lại đến”. Hôm đó, cả mười người họ đều tiếp nhận phúc âm. Tôi bảo họ rằng tối đó bọn tôi sẽ quay lại và khuyến khích họ đưa cả bạn bè, người thân đến nghe. Đến tối, họ đã dắt theo hơn chục người nữa. Sau khi nghe bản ghi âm bài giảng và lời Đức Chúa Trời, tất cả họ đều tiếp nhận phúc âm và hứa rằng mỗi tối nếu có thời gian đều sẽ đến nghe. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Từ đó, chúng tôi rao giảng vào ban ngày, bất cứ khi nào có thời gian, còn ban đêm thì chăm tưới cho họ, chăm tưới xong lại lén trở về điểm đóng quân. Cứ như vậy, sau gần một tháng trời, họ đều nhóm họp ổn định và có thái độ rất tích cực. Họ cũng dẫn thêm những người khác đến nghe giảng, nên ngày càng có nhiều người tiếp nhận phúc âm. Khi nhìn thấy kết quả này, tôi rất hạnh phúc và vô cùng cảm động. Tôi có thể rao giảng phúc âm ở tiền tuyến và đưa những người dân này đến trước Đức Chúa Trời, tất cả là nhờ Ngài dẫn dắt, lòng tôi thực sự cảm thấy bình yên.
Một buổi tối nọ, tôi đi chăm tưới cho vài tín đồ mới. Trên đường về thì bắt gặp đại đội trưởng đang tuần tra bằng kính nhìn đêm. Anh ấy phát hiện ra tôi, tưởng tôi là địch đang phục kích nên tập hợp vài người lính đến để bắt tôi. Khi họ chuẩn bị nổ súng, tôi vội vã hét to. May mà anh Shawn nhận ra tôi, nếu không họ đã nổ súng. Ngày hôm sau, anh Shawn nói với tôi rằng: “Đêm qua, suýt nữa thì anh bị bắn rồi. May mà tôi nhận ra giọng nói của anh”. Nghe xong, tôi rất cảm động, bèn cầu nguyện và tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã bảo vệ tôi. Tôi nghĩ đến lời Đức Chúa Trời: “Tấm lòng và linh hồn của con người được nắm giữ trong bàn tay Đức Chúa Trời, mọi điều trong cuộc đời họ đều nằm trong tầm mắt Đức Chúa Trời. Bất kể các ngươi có tin điều này hay không, thì tất cả mọi loài, dù sống hay chết, đều sẽ chuyển động, biến hóa, canh tân và biến mất theo ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Đó là cách mà Đức Chúa Trời tể trị muôn vật” (Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời tể trị và cai quản mọi sự, tâm hồn và linh hồn con người đều nằm trong tay Ngài. Bất kể là sống hay chết, mọi thứ đều xoay chuyển và đổi thay theo ý nghĩ của Đức Chúa Trời, sự sống, cái chết của chúng ta cũng do Ngài tể trị và sắp xếp. Đêm đó, việc đồng đội có bắn tôi hay không cũng do Đức Chúa Trời quyết định. Việc anh Shawn có mặt ở đó cũng là do sự tể trị của Đức Chúa Trời. Nhờ anh ấy nhận ra giọng nói của tôi nên tôi đã không bị bắn. Tất cả những điều này đều do Đức Chúa Trời sắp đặt. Thâm tâm tôi biết ơn Đức Chúa Trời và cũng rất cảm động. Tôi cảm nhận được tình yêu và sự bảo vệ mà Ngài dành cho tôi, thấy được những việc Ngài làm đều kỳ diệu biết bao. Sau đó, tôi và hai người anh em tiếp tục đi rao giảng phúc âm trong khu định cư, chia sẻ phúc âm với tổng cộng năm mươi bảy người, tất cả họ đều gia nhập hội thánh. Tôi rất biết ơn sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
Sau một thời gian, phúc âm gần như đã được rao giảng khắp khu vực này, lúc đó tôi nghĩ, phải đi đâu tiếp theo đây? Bất ngờ ngày hôm đó đơn vị của tôi được huy động và di chuyển đến một khu định cư khác, ở đó có đến hai thôn làng. Tôi thực sự rất vui khi có thể tiếp tục rao giảng phúc âm ở một khu vực mới. Nhưng khu định cư đó cũng rất nguy hiểm – quân địch có thể tấn công bất cứ lúc nào. Ngay khi đến nơi, chúng tôi đã phát hiện ra một bãi mìn. Tôi cảm thấy hơi sợ hãi, lo rằng quân địch sẽ giả làm dân thường và bất thình lình xuất hiện. Nếu chúng tôi ít người hoặc đi ra ngoài một mình, không mang theo vũ khí và chạm trán với chúng, chúng sẽ nhân cơ hội đó để giết ngay tại chỗ hoặc bắt chúng tôi đi. Nhưng sau trải nghiệm ở khu định cư trước đó, tôi đã thấy được những việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời và cũng biết rằng rao giảng phúc âm là trách nhiệm của tôi. Dù gặp hoàn cảnh nào đi chăng nữa, tôi cũng cần phải phối hợp. Khi nghĩ như vậy, tôi không còn cảm thấy bị hạn chế nữa, mỗi khi có thời gian là tôi lại đi rao giảng phúc âm. Khi vào khu định cư, chúng tôi cũng mang theo súng chứ không dám sơ suất. Chúng tôi bắt đầu rao giảng phúc âm với phó trưởng thôn cùng vợ và mẹ ông ấy, cho họ nghe các bản ghi âm bài giảng, trong đó nói về việc thuở ban đầu Đức Chúa Trời đã tạo dựng trời đất và vạn vật như thế nào, nhân loại bắt đầu trở nên sa đọa ra sao, cũng như những thảm họa và chiến tranh xảy ra thời kỳ sau rốt chính là dấu hiệu Chúa tái lâm. Hiện tại Đức Chúa Jêsus đã tái lâm trong xác thịt để cứu rỗi loài người. Ngài là Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời Toàn Năng, bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét trong thời kỳ sau rốt, làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại để họ thoát khỏi tội ác và thảm họa. Chỉ có đến trước Đức Chúa Trời Toàn Năng, thì mới được Đức Chúa Trời cứu rỗi và bước vào thiên quốc. Sau khi nghe xong lời chứng này, họ đều nói rằng nó thật tuyệt diệu. Phó trưởng thôn còn nói: “Để tôi lấy cuốn sổ ghi lại hết những gì các anh vừa nói, để sau này có thể đọc lại”. Tôi bảo: “Không sao đâu, ngày mai chúng tôi sẽ quay lại. Ông có thể mời thêm những người khác đến nghe giảng không?”. Phó trưởng thôn nói: “Những gì anh giảng rất hay và đúng đắn, thân là phó trưởng thôn, tôi nên mời những người khác đến để họ cùng được lắng nghe”. Ngày hôm sau, ông ấy dẫn thêm vài người khác đến nghe bài giảng của chúng tôi. Cuối cùng, có 94 người từ hai thôn đó tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt. Tôi thực sự biết ơn Đức Chúa Trời vì đã an bài cho chúng tôi đến đó, để tôi có thể rao giảng phúc âm và làm được bổn phận của mình, đây là sự đề bạt của Đức Chúa Trời. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời!
Sau trải nghiệm này, tôi hiểu rằng Đức Chúa Trời tể trị số mệnh con người, và sự sống chết của chúng ta đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, có hiểu biết thực tế hơn về sự tể trị và sự toàn năng của Ngài. Trước đây, khi chưa được ra tiền tuyến, tôi biết làm lính là rất nguy hiểm, nên cầu nguyện và phó thác sinh mệnh của mình vào tay Đức Chúa Trời. Nhưng khi thực sự đến tiền tuyến, tôi mới nhận ra đức tin của mình ít ỏi tới mức nào. Rồi mỗi khi gặp phải hoàn cảnh nguy hiểm, khi tôi cảm thấy sợ hãi và thiếu đức tin, chính lời Đức Chúa Trời đã cung ứng và dẫn dắt tôi, cho tôi đức tin và sức mạnh, nhờ vậy mà tôi đã không lùi bước hay từ bỏ bổn phận của mình. Tôi biết ơn Đức Chúa Trời vì đã ban cho tôi trải nghiệm này. Sau này bất kể đi đến đâu hay đối mặt với nguy hiểm nào, rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời vẫn là sứ mạng của tôi. Tôi phải có đức tin vào Đức Chúa Trời và dâng lòng mình cho Ngài, làm tròn bổn phận của mình với tư cách một loài thọ tạo. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!