Chương 26

Trong tất cả những lời nói của Đức Chúa Trời, có thể thấy rằng, ngày của Đức Chúa Trời đang ngày một đến gần, như thể ngay ở trước mắt, như thể là “ngày mai”, khiến tất cả mọi người đều lo lắng, sợ hãi và cảm thấy chút hiu quạnh trên thế gian này sau khi đọc thấy những lời của Đức Chúa Trời, như thể khi những chiếc lá rơi cùng với mưa phùn, tất cả mọi người đều không còn bóng dáng, như thể con người đã hoàn toàn biến mất. Con người đều có một cảm giác bất an. Tuy tất cả mọi người đều đang cố gắng và mong muốn thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, tất cả mọi người đều dùng sức mạnh của bản thân hòng thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, làm cho ý chỉ của Đức Chúa Trời trở nên thuận lợi, nhưng vẫn luôn đan xen một cảm giác bất an. Như lời nói của ngày hôm nay: Nếu công bố cho mọi người, công bố trên khắp vũ trụ, tất cả mọi người đều sẽ cúi rạp xuống và khóc lóc, bởi vì “Ta sẽ quan sát toàn bộ trần gian, xuất hiện ở phía Đông thế giới trước hàng vạn người với sự công chính, oai nghi, phẫn nộ và hình phạt!” Trong lời của Đức Chúa Trời, những người có hiểu biết thuộc linh đều nhận ra rằng, không ai có thể thoát khỏi hình phạt của Đức Chúa Trời, con người sẽ được phân loại sau khi nếm trải nỗi đau của hình phạt. Quả thật, đây là một bước trong công việc của Đức Chúa Trời, không ai có thể thay đổi được. Khi Đức Chúa Trời tạo ra thế giới, khi Ngài dẫn dắt loài người đã thể hiện sự thông minh và kỳ diệu của Ngài. Khi thời đại này kết thúc, con người mới thấy được sự công chính, oai nghi, phẫn nộ và hình phạt thực sự của Ngài, hơn nữa, chỉ có thể nhìn thấy sự công chính, oai nghi, phẫn nộ của Đức Chúa Trời qua hình phạt. Đây là con đường tất yếu, giống như Đức Chúa Trời phải trở nên xác thịt trong những ngày sau rốt, đó là điều không thể thiếu. Sau khi tuyên bố kết cục của toàn nhân loại, Đức Chúa Trời lại cho con người thấy công việc hiện tại của Ngài, chẳng hạn như “Y-sơ-ra-ên của trước kia đã không còn tồn tại, Y-sơ-ra-ên ngày hôm nay đã vươn mình đứng thẳng trên thế giới, đã đứng lên trong trái tim của toàn nhân loại. Y-sơ-ra-ên của ngày hôm nay chắc chắn sẽ nhận được nguồn gốc của sự sống thông qua dân của Ta!” “Hỡi Ai Cập đáng ghét! … Sao có thể tồn tại mà không chịu hình phạt của Ta?” Đức Chúa Trời cố ý cho con người thấy những thành quả đã đạt được của hai quốc gia đối lập trong tay Đức Chúa Trời, một bên là Y-sơ-ra-ên vật chất, một bên là dân được Đức Chúa Trời chọn, có nghĩa là dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ thay đổi theo sự thay đổi của Y-sơ-ra-ên. Khi Y-sơ-ra-ên trở lại hình dạng ban đầu, việc lựa chọn tất cả dân cũng được hoàn thành, điều đó có nghĩa là, Y-sơ-ra-ên là biểu tượng ý nghĩa của những con người được Đức Chúa Trời yêu thương. Còn Ai Cập là nơi hội tụ của những con người mà Đức Chúa Trời chán ghét. Ai Cập càng suy sụp và diệt vong, người mà Đức Chúa Trời chán ghét càng bại hoại, và sau đó Babylon cũng sụp đổ. Điều này đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Bằng cách tuyên bố kết cục của Y-sơ-ra-ên và Ai Cập, Đức Chúa Trời đã cho thấy đích đến của tất cả mọi người; bởi vậy, Đức Chúa Trời nhắc tới Y-sơ-ra-ên, chính là nhắc tới Ai Cập. Từ đó đủ thấy rằng, ngày diệt vong của Ai Cập chính là ngày hủy diệt thế giới, là ngày Đức Chúa Trời hành phạt muôn người. Đây là việc sẽ sớm xảy ra, Đức Chúa Trời cũng sắp sửa hoàn thành, là việc con người không thể nhận ra điều này bằng mắt thường nhưng lại không thể thiếu được, và không ai có thể thay đổi được. Đức Chúa Trời nói: “tất cả những người chống đối Ta nhất định sẽ bị Ta hành phạt mãi mãi, vì Ta là một vị Đức Chúa Trời đố kị, Ta sẽ không dễ dàng bỏ qua cho tất cả những gì con người đã làm”. Tại sao Đức Chúa Trời lại nói một cách chắc chắn như vậy? Và tại sao Đức Chúa Trời lại đích thân trở nên xác thịt tại đất nước của con rồng lớn sắc đỏ? Có thể thấy mục đích của Đức Chúa Trời trong lời nói của Ngài, không phải là cứu rỗi loài người, thương xót họ, quan tâm tới họ, bảo vệ họ, mà để hành phạt tất cả những người chống đối Ngài. Vì Đức Chúa Trời nói rằng “không ai có thể thoát khỏi hình phạt của Ta”. Đức Chúa Trời sống trong xác thịt, và hơn nữa, là một người bình thường, nhưng Ngài không thể tha thứ cho sự yếu đuối của con người vì con người không chủ động biết Ngài; thay vào đó, bởi vì “người bình thường” buộc tội tất cả mọi người, khiến tất cả những ai nhìn thấy xác thịt của Ngài đều trở thành người bị hành phạt, do vậy họ trở thành vật hi sinh cho những người không thuộc về đất nước con rồng lớn sắc đỏ. Nhưng đây không phải là mục đích chính khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt. Đức Chúa Trời trở nên xác thịt chủ yếu là để chiến đấu với con rồng lớn sắc đỏ bằng thể xác, mượn thể xác chiến đấu với nó để khiến nó nhục nhã. Bởi vì chiến đấu với con rồng lớn sắc đỏ từ góc độ thể xác có thể thể hiện được quyền năng của Đức Chúa Trời lớn hơn từ góc độ Thần, vì vậy Đức Chúa Trời chọn cách chiến đấu bằng thể xác để thể hiện hành động và quyền năng của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, không biết đã có bao nhiêu người bị kết tội một cách “vô tội”, không biết đã có bao nhiêu người bị đày xuống địa ngục, chịu hình phạt, chịu đau khổ về xác thịt. Đây là minh chứng cho tính cách công chính của Đức Chúa Trời, dù cho những người chống đối Đức Chúa Trời giờ có thay đổi thế nào thì tính cách cương trực của Đức Chúa Trời cũng không bao giờ thay đổi, kết tội con người một lần và mãi mãi, khiến con người không bao giờ ngóc đầu lên được. Tính cách của con người không giống Đức Chúa Trời. Những người chống đối Đức Chúa Trời luôn sáng nắng chiều mưa, lúc thế này, lúc thế khác, chẳng bao giờ trước sau như một, khi thì ghét đến tận xương tủy, khi thì vô cùng thân thiết. Bởi vì con người không hề biết công việc của Đức Chúa Trời nên mới dẫn đến tình cảnh như ngày hôm nay. Tại sao Đức Chúa Trời lại nói câu “Các thiên sứ luôn luôn là thiên sứ, Đức Chúa Trời luôn luôn là Đức Chúa Trời, ma quỷ luôn luôn là ma quỷ, bất chính vẫn cứ bất chính, thánh khiết vẫn cứ thánh khiết”? Lẽ nào con người không thấu hiểu? Hay là Đức Chúa Trời đã nhầm? Bởi vì Đức Chúa Trời nói “con người được phân loại, vô hình trung đều được trở về với ‘gia đình’ của họ”. Từ đó có thể thấy rằng, hiện tại, Đức Chúa Trời đã phân loại vạn vật vào “gia đình” của chúng, không còn là “thế giới vô tận” nữa, con người cũng không ăn nồi cơm lớn nữa, mà phải làm tròn “bổn phận của mình” trong “ngôi nhà” của mình. Đây là kế hoạch ban đầu khi Đức Chúa Trời tạo ra thế giới, sau khi được phân loại sẽ “tự ăn cơm của mình”, tức là Đức Chúa Trời bắt đầu phán xét. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã nói những lời này: “Ta sẽ khôi phục lại trạng thái sáng tạo trước đây, Ta sẽ khôi phục tất cả mọi thứ như diện mạo ban đầu, thay đổi triệt để, để tất cả mọi thứ trở lại trong kế hoạch của Ta”. Đây chính là mục đích của tất cả các công việc của Đức Chúa Trời, không khó để hiểu rằng, Đức Chúa Trời phải hoàn thành công việc của Ngài, lẽ nào con người có thể cản trở công việc của Đức Chúa Trời? Lẽ nào Đức Chúa Trời tự xé bỏ “giao ước” được lập giữa Ngài và con người? Ai có thể thay đổi được những việc làm của Đức Chúa Trời? Lẽ nào là bất kỳ một ai đó trong số con người?

Trước đây, con người đã tìm ra quy luật trong những lời của Đức Chúa Trời: Lời của Đức Chúa Trời được nói ra, sự thật sẽ sớm được hoàn thành. Điều này không hề sai, nếu Đức Chúa Trời nói sẽ hành phạt muôn người, và ban hành các sắc lệnh quản trị, đủ để thấy công việc của Đức Chúa Trời đã thực hiện đến bước nào. Hiến pháp ban hành cho tất cả mọi người trước đây là nhằm vào cuộc sống và thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời, không hề đề cập tới gốc rễ, có nghĩa là, không phải là Đức Chúa Trời có dự định hay không mà dựa vào biểu hiện thực tế của con người. Các sắc lệnh quản trị của ngày hôm nay vô cùng đặc biệt, đã nhắc tới “Tất cả con người sẽ được phân loại và phải chịu hình phạt khác nhau vì những gì họ đã làm”. Nếu không đọc kỹ sẽ không phát hiện ra vấn đề gì. Bởi vì trong thời đại cuối cùng, Đức Chúa Trời mới phân loại vạn vật, do vậy sau khi đọc xong, hầu hết mọi người vẫn mơ hồ, vẫn thờ ơ, và không nhận ra sự cấp bách về thời gian, nên không coi đó là lời cảnh báo. Tại sao những sắc lệnh quản trị được ban hành trên khắp vũ trụ lại cho con người thấy vào thời điểm này? Lẽ nào những con người này đại diện cho loài người trên khắp vũ trụ? Lẽ nào Đức Chúa Trời đã bù đắp lòng thương xót cho những con người này? Hay là những người này có tới hai cái đầu? Khi Đức Chúa Trời hành phạt con người trên khắp vũ trụ, đó là lúc mọi tai họa giáng xuống. Mặt trời, mặt trăng cũng thay đổi theo những “tai họa” đó. Khi tai họa kết thúc, mặt trời, mặt trăng cũng bị thay đổi, đó được gọi là “sự quá độ”. Đủ để thấy rằng, những tai họa sau này không hề nhỏ, hoặc có thể xuất hiện hiện tượng đảo lộn giữa ngày và đêm, hoặc quanh năm không nhìn thấy ánh mặt trời, hoặc ánh nắng mặt trời chiếu gay gắt trong vài tháng, hoặc một vầng trăng khuyết luôn “hướng về” phía toàn nhân loại, hoặc có thể xảy ra những hiện tượng kỳ quái như mặt trời và mặt trăng cùng xuất hiện… Sau vài lần thay đổi theo chu kỳ, cuối cùng khi thời gian trôi đi, chúng sẽ được thay đổi. Đức Chúa Trời đặc biệt chú trọng tới việc sắp xếp cho những kẻ thuộc về ma quỷ, vì vậy, Đức Chúa Trời cố tình nói: “Trong số con người trên toàn vũ trụ, tất thảy những kẻ thuộc về ma quỷ đều bị tiêu diệt”. Khi “con người” chưa lộ rõ bản chất, Đức Chúa Trời thường tận dụng “sự phục vụ” của họ, vì vậy, Ngài không bận tâm tới những gì họ làm, làm tốt cũng không cho họ “phần thưởng”, làm không tốt cũng không trừ “tiền công”. Vì vậy, Ngài không để tâm đến những con người như vậy, và ban cho họ “sự lạnh nhạt”. Ngài không thay đổi đột ngột vì “lòng tốt” của họ, bởi vì bản chất của con người không thể thay đổi vào bất kỳ thời gian hay địa điểm nào, giống như “giao ước” được lập giữa Đức Chúa Trời và con người, giống như con người đã nói “sông cạn đá mòn cũng không thay đổi”. Vì thế, Đức Chúa Trời chỉ phân loại họ, và không “dễ dàng” để mắt tới họ. Từ khi tạo ra thế giới tới nay, ma quỷ chưa bao giờ có biểu hiện tốt, mà luôn phá vỡ, làm nhiễu loạn và không khuất phục. Khi Đức Chúa Trời hành động hoặc nói chuyện, chúng luôn cố chen vào, nhưng Đức Chúa Trời không hề bận tâm. Nhắc tới ma quỷ, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời bỗng bùng lên, khó có thể kìm nén; bởi vì nó không thuộc về Thánh Linh, nên không hề tương thông, mà lại xa cách, phân ly. Theo khải huyền của “bảy phong ấn”, tình trạng của trần gian ngày càng tồi tệ, vạn vật đều “kề vai sát cánh với bảy phong ấn”, không bị tụt lại phía sau. Trong tất cả những lời nói của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời luôn coi con người là đối tượng “u mê”, nhưng dường như con người vẫn chưa hề thức tỉnh. Để đạt tới cảnh giới cao hơn, để phát huy sức mạnh của tất cả mọi người, và để kết thúc công việc ở đỉnh cao, Đức Chúa Trời đã đưa ra hàng loạt câu hỏi cho con người, như thể đang “bơm khí” vào bụng con người, từ đó khiến cho họ đủ đầy. Bởi vì những con người này không có vóc giạc thực sự, dựa trên tình hình thực tế, những người được “bơm khí” sẽ là “sản phẩm đạt tiêu chuẩn”, còn những người không được “bơm khí” chính là phế phẩm vô dụng. Đây là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, là mục đích trong cách thức nói chuyện của Ngài. Đặc biệt là “Lẽ nào Ta ở trần gian không giống với Ta ở thiên đàng? Lẽ nào Ta ở trên thiên đàng không thể xuống trần gian? Lẽ nào Ta ở trần gian thì không xứng đáng được đưa lên thiên đàng?” Những câu hỏi này là cách để con người biết Đức Chúa Trời. Có thể nhận ra tâm ý cấp thiết của Đức Chúa Trời trong những lời nói của Ngài, con người không thể làm được, Đức Chúa Trời liên tục bổ sung các điều kiện cho con người, từ đó nhắc nhở tất cả mọi người biết về Đức Chúa Trời trên thiên đàng và trên trần gian, biết Đức Chúa Trời ở trên thiên đàng nhưng lại sống trên trần gian.

Có thể nhìn thấy tình cảnh của con người trong những lời của Đức Chúa Trời: “Con người đều dành nỗ lực cho lời nói của Ta, bắt tay vào công tác nghiên cứu vẻ ngoài của Ta, nhưng họ đều thất bại, không có bất kỳ ‘thành quả’ gì, thay vào đó bị đánh gục bởi những lời của Ta và không dám đứng lên nữa”. Ai có thể hiểu được nỗi ưu phiền của Đức Chúa Trời? Ai có thể “an ủi” trái tim của Đức Chúa Trời? Ai có thể làm thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời về những việc mà Đức Chúa Trời yêu cầu? Khi con người không có thành quả gì, họ phủ nhận bản thân và thực sự tuân theo “sự sắp đặt của Đức Chúa Trời”. Dần dần, khi thể hiện tấm lòng chân thật của mình, con người được phân loại riêng, từ đó nhận ra bản chất của “các thiên sứ” chỉ đơn thuần là thuận phục Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời nói “con người cũng lộ rõ hình dạng ban đầu”. Khi công việc của Đức Chúa Trời đi tới bước này, tất cả các công việc của Đức Chúa Trời đều được hoàn thành. Dường như Đức Chúa Trời không hề nhắc tới việc Ngài làm tấm gương cho các con trai và dân của mình, thay vào đó tập trung vào việc làm cho tất cả mọi người lộ rõ hình dạng ban đầu. Các ngươi có hiểu ý nghĩa thực sự của lời nói này không?

Trước: Chương 24 và 25

Tiếp theo: Chương 27

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger