Chương 32

Những lời Đức Chúa Trời khiến mọi người vắt óc suy nghĩ; như thể rằng khi Ngài phán dạy, Đức Chúa Trời lảng xa con người và phán dạy với không khí, như thể rằng Ngài không hề nghĩ gì đến việc chú ý những hành động của con người nữa, và hoàn toàn không để ý đến vóc giạc của con người, như thể những lời Ngài phán không nhắm vào những quan niệm của con người, mà lại né tránh con người theo ý định ban đầu của Đức Chúa Trời. Vì nhiều lý do mà con người không thể hiểu được và không lĩnh hội được những lời Đức Chúa Trời. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Mục đích ban đầu trong mọi lời Đức Chúa Trời không phải là để cho mọi người có được thêm sự tinh thông hay những bí kíp từ đó; thay vào đó chúng là một trong những cách thức mà Đức Chúa Trời đã làm việc từ đầu cho đến ngày nay. Tất nhiên, mọi người có nhận được những điều từ lời Đức Chúa Trời: những điều liên quan đến lẽ mầu nhiệm, hoặc những điều liên quan đến Phi-e-rơ, Phao-lô và Gióp – nhưng đây lại là những gì mà họ cần phải đạt được và những điều họ có thể đạt được, và vì phù hợp với vóc giạc của họ, nên họ đã cố hết mức có thể để đạt được những điều này. Tại sao kết quả mà Đức Chúa Trời đòi hỏi phải đạt được là không cao, nhưng Ngài lại phán dạy rất nhiều lời? Điều này liên quan đến hình phạt mà Ngài phán, và tất cả đều được thành toàn một cách tự nhiên mà con người không hề hay biết. Ngày nay, con người chịu đựng nhiều đau khổ hơn bởi sự công kích trong lời Đức Chúa Trời. Nhìn bề ngoài, không một ai trong số họ dường như đã bị xử lý, nên mọi người bắt đầu buông thả khi làm việc, và những kẻ phục vụ đã được tôn lên thành dân sự của Đức Chúa Trời – trong việc này, đối với mọi người dường như họ đã bước vào sự tận hưởng. Thật ra hiện thực là, từ sự tinh luyện, tất cả bọn họ đều đã bước vào hình phạt nghiêm khắc hơn. Đúng như Đức Chúa Trời phán: “Những bước công tác của Ta liên kết chặt chẽ với bước tiếp theo, mỗi bước lại còn cao hơn”. Đức Chúa Trời đã nâng những kẻ phục vụ ra khỏi vực sâu không đáy và ném chúng vào hồ lửa và diêm sinh, nơi hình phạt còn nặng nề hơn. Do đó, họ phải chịu đựng những gian khó còn lớn hơn, điều mà mà họ hầu như không thể thoát được. Chẳng phải hình phạt như thế này còn nặng nề hơn sao? Khi đã bước vào cõi cao hơn, tại sao con người lại cảm thấy đau khổ hơn là chút hạnh phúc nào? Tại sao người ta nói rằng, khi được cứu rỗi khỏi tay của Sa-tan, họ sẽ được giao cho con rồng lớn sắc đỏ? Ngươi có nhớ khi Đức Chúa Trời phán rằng: “Phần cuối của công tác sẽ được hoàn thiện tại nhà của con rồng lớn sắc đỏ” không? Ngươi có nhớ khi Đức Chúa Trời phán: “Gian khổ cuối cùng là chứng ngôn mạnh mẽ, vang dội cho Đức Chúa Trời trước con rồng lớn sắc đỏ” chứ? Nếu mọi người không được đem giao cho con rồng lớn sắc đỏ, làm sao họ có thể mang chứng ngôn trước nó? Ai đã từng nói những lời kiểu như “Tôi đã đánh bại được ma quỷ” sau khi tự sát? Xem xác thịt chính mình là kẻ thù và rồi tự kết liễu bản thân – ý nghĩa thực sự của việc này nằm ở đâu vậy? Tại sao Đức Chúa Trời lại phán như thế? “Ta không nhìn vào những vết sẹo của mọi người, mà vào phần họ không bị sẹo, và từ đây Ta lấy làm hài lòng”. Nếu đúng rằng Đức Chúa Trời mong muốn những ai không mang sẹo là sự bày tỏ của Ngài thì tại sao Ngài lại kiên nhẫn và tha thiết phán thật nhiều lời từ góc độ của con người để chống lại những quan niệm của họ? Tại sao Ngài lại bận tâm đến điều đó? Tại sao Ngài lại bỏ công sức không cần thiết để làm việc như vậy? Như vậy, điều này cho thấy rằng có ý nghĩa thực sự trong sự nhập thể của Đức Chúa Trời, rằng Ngài sẽ không “xóa bỏ” xác thịt sau khi trở nên xác thịt và hoàn thành công tác của Ngài. Tại sao người ta nói rằng “vàng không thuần khiết và người chẳng thập toàn”? Làm sao có thể giải thích những lời này? Khi Đức Chúa Trời phán về bản chất con người, những lời của Ngài có ý nghĩa gì? Đối với mắt trần của con người, xác thịt dường như không có khả năng làm bất cứ điều gì, không thì tất thảy cũng dường như quá thiếu sót. Trong mắt Đức Chúa Trời, điều này hoàn toàn không hề quan trọng – nhưng đối với mọi người, đây là một vấn đề có tầm quan trọng lớn lao. Cứ như thể họ hoàn toàn không thể giải quyết được chuyện này, như thể nó phải được đích thân xử lý bởi một thân thể từ trời – chẳng phải đây là quan niệm của con người sao? “Trong mắt mọi người, Ta chỉ là một ‘ngôi sao nhỏ’ giáng xuống từ trên trời; Ta chỉ là một ngôi sao nhỏ trên trời, và sự hiện đến trên đất của Ta hôm nay được Đức Chúa Trời ủy thác. Do vậy, con người đã đưa ra nhiều giải thích hơn về những từ ‘Ta’ và ‘Đức Chúa Trời’”. Vì nhân loại chẳng có giá trị gì, tại sao Đức Chúa Trời lại phơi bày quan niệm của họ từ những góc độ khác nhau? Lẽ nào đây cũng là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời? Chẳng phải những lời như thế thật vô lý sao? Như Đức Chúa Trời phán: “Dù có một vị trí Ta đã thiết lập trong lòng con người, nhưng họ không cần Ta ngự trong đó. Thay vào đó, họ chờ đợi ‘Đấng Thánh’ trong lòng họ đột ngột đến. Vì thân phận của Ta quá ‘tầm thường’, nên Ta không khớp với những đòi hỏi của con người và do vậy Ta bị họ vứt bỏ”. Bởi vì sự đánh giá của mọi người về Đức Chúa Trời là “quá cao”, nên nhiều thứ đối với Đức Chúa Trời là “không đạt tới được”, khiến Ngài “gặp khó khăn”. Mọi người không biết rằng những gì họ yêu cầu Đức Chúa Trời phải có khả năng làm được chỉ là những quan niệm của họ. Chẳng phải đây chính là ý nghĩa thực sự của câu “Một kẻ thông minh có thể trở thành nạn nhân của sự khôn khéo của chính mình” sao? Điều này thật đúng với câu “khôn ba năm, dại một giờ”! Trong những bài thuyết giảng của các ngươi, các ngươi yêu cầu mọi người loại bỏ Đức Chúa Trời trong quan niệm của họ, nhưng liệu Đức Chúa Trời trong quan niệm của chính các ngươi đã biến mất chưa? Làm sao để diễn giải những lời Đức Chúa Trời “những yêu cầu Ta đưa ra với con người không có gì lớn lao”? Chúng không phải là để khiến cho mọi người tiêu cực và phóng đãng, mà là để cho họ một sự hiểu biết mạch lạc về những lời Đức Chúa Trời – ngươi hiểu không? Đức Chúa Trời nhập thể có phải thực sự là “Ta cao ngạo” như mọi người tưởng tượng chăng?

Mặc dù có những người đã đọc mọi lời Đức Chúa Trời phán dạy và có thể đưa ra bản đại ý của những lời đó, nhưng ai có thể nói được mục đích cuối cùng của Đức Chúa Trời là gì? Đây là những gì nhân loại thiếu sót. Bất kể Đức Chúa Trời phán từ góc độ nào, mục đích chung của Ngài là làm cho mọi người biết Đức Chúa Trời trong xác thịt. Nếu trong Ngài không hề có nhân tính gì – nếu tất cả những gì Ngài có là những thuộc tính của Đức Chúa Trời trên trời thì Đức Chúa Trời đã chẳng cần phải phán bảo quá nhiều. Có thể nói rằng những gì mọi người thiếu sót đóng vai trò là những tài liệu trực tiếp tương quan với lời Đức Chúa Trời. Điều này nghĩa là những gì được thể hiện nơi con người chính là nền tảng cho những gì Đức Chúa Trời phán bảo về những quan niệm của họ, và do đó mọi người phục vụ những lời phán của Đức Chúa Trời. Đương nhiên điều này dựa trên những gì Đức Chúa Trời nói về các quan niệm của con người – chỉ theo cách này mới có thể nói rằng đây là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế; chỉ khi đó mới có thể khiến mọi người nghiêm túc trong việc biết đến bản thân mình một cách hiệu quả hơn. Sẽ còn nghĩa lý gì nữa nếu Đức Chúa Trời trong xác thịt tương đồng với những quan niệm của mọi người và nếu Đức Chúa Trời cũng chứng thực cho Ngài? Chính vì điều này mà Đức Chúa Trời làm việc từ mặt tiêu cực, dùng những quan niệm của mọi người để làm nổi bật lên quyền năng vĩ đại của Ngài. Chẳng phải đây là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời sao? Tất cả những gì Đức Chúa Trời làm cho mọi người đều tốt đẹp – vậy tại sao không ngợi khen lúc này? Nếu mọi thứ đạt đến một mức độ nào đó, hoặc nếu ngày đó đến, liệu ngươi sẽ có thể thốt ra những lời cầu nguyện từ sâu thẳm trong lòng giữa những sự thử luyện giống như Phi-e-rơ? Giống như Phi-e-rơ, chỉ khi ngươi vẫn có thể ngợi khen Đức Chúa Trời khi nằm trong tay Sa-tan, thì đó mới là ý nghĩa thực sự của việc “được giải thoát khỏi sự trói buộc của Sa-tan, vượt qua được xác thịt và vượt qua được Sa-tan”. Chẳng phải đây là một chứng ngôn thiết thực hơn cho Đức Chúa Trời sao? Chỉ điều này mới là kết quả đạt được nhờ “thần tính xuất hiện để hành động và Thần uy lực gấp bảy lần làm việc trong con người”, và do vậy, điều này cũng là kết quả đạt được nhờ “Thần bước ra từ xác thịt”. Những hành động như vậy chẳng phải là rất thật hay sao? Ngươi từng chú tâm đến hiện thực nhưng liệu ngươi có thực sự hiểu về hiện thực ngày nay không? “Những yêu cầu Ta đưa ra với con người không có gì lớn lao, thế mà con người lại tin ngược lại. Do vậy, ‘sự khiêm nhường’ của họ bộc lộ trong từng động thái của họ. Họ luôn có trách nhiệm đi trước Ta, dẫn lối cho Ta, vô cùng lo sợ Ta sẽ bị lạc, khiếp sợ rằng Ta sẽ lạc vào khu rừng già nằm sâu trong núi. Kết quả là, mọi người luôn dẫn dắt Ta đi tới, hết sức lo sợ Ta sẽ bước vào ngục tối”. Sự hiểu biết của các ngươi về những lời đơn giản này là gì – các ngươi có thể thực sự nắm bắt được gốc rễ của lời Đức Chúa Trời trong những lời này không? Các ngươi đã chú ý đến những quan niệm nào của mình mà Đức Chúa Trời phán những lời như vậy chưa? Các ngươi có để tâm đến điểm mấu chốt này mỗi ngày không? Trong một câu của phần tiếp theo ngay sau đó, Đức Chúa Trời phán: “Nhưng mọi người không biết ý muốn của Ta và tiếp tục cầu xin mọi thứ từ Ta, như thể những gì Ta đã ban cho họ không thể nào đáp ứng các yêu cầu của họ, như thể cầu vượt cung”. Trong câu này, có thể thấy được những quan niệm trong các ngươi là gì. Đức Chúa Trời không ghi nhớ hay điều tra những gì ngươi đã làm trong thời gian đã qua, vì vậy đừng nghĩ thêm về những vấn đề của quá khứ. Điều quan trọng hơn nhiều là liệu ngươi có thể tạo ra “tinh thần của Phi-e-rơ trong thời đại cuối cùng” trên con đường đến tương lai hay không – ngươi có đủ đức tin để đạt được điều này không? Những gì Đức Chúa Trời yêu cầu đối với con người không gì khác hơn là bắt chước Phi-e-rơ, để mọi người cuối cùng có thể tạo ra một con đường để đem sự hổ thẹn đến cho con rồng lớn sắc đỏ. Chính vì điều này mà Đức Chúa Trời phán: “Ta chỉ mong rằng mọi người có quyết tâm hợp tác với Ta. Ta không yêu cầu họ phải nấu món ngon cho Ta, hay họ phải sắp xếp nơi nào phù hợp để Ta gối đầu…” Trong thế giới này, mọi người được yêu cầu phải đem “tinh thần của Lôi Phong” vào những năm 1990, nhưng trong nhà của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời yêu cầu các ngươi tạo ra “phong cách Phi-e-rơ độc đáo”. Ngươi có hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời không? Ngươi thực sự có thể cố gắng vì điều này không?

“Ta di chuyển trên những vũ trụ, và khi Ta đi lại Ta quan sát loài người trong toàn vũ trụ. Giữa những đám đông người dưới đất, chưa bao giờ có ai phù hợp với công tác của Ta hay thật sự yêu mến Ta. Do đó, lúc này Ta thở dài thất vọng, và ngay lập tức mọi người giải tán, không tụ họp nữa, hết sức lo sợ rằng Ta sẽ ‘bắt hết bọn họ trong một mẻ lưới’”. Có lẽ hầu hết mọi người đều thấy những lời này rất khó hiểu. Họ hỏi tại sao Đức Chúa Trời không đòi hỏi nhiều ở con người, nhưng lại thở dài thất vọng vì không ai phù hợp cho công tác của Ngài. Có mâu thuẫn ở đây chăng? Theo nghĩa đen thì là có, nhưng trên thực tế thì không có mâu thuẫn nào cả. Có lẽ ngươi vẫn có thể nhớ lại lúc Đức Chúa Trời phán: “Mọi lời của Ta đều sẽ mang lại hiệu quả mà Ta mong muốn”. Khi Đức Chúa Trời làm việc trong xác thịt, mọi người chăm chú vào từng hành động của Ngài để xem chính xác thì Ngài sẽ làm gì. Khi Đức Chúa Trời thực hiện công tác mới của mình nhắm vào Sa-tan trong cõi thuộc linh, nói cách khác là đã có mọi loại quan niệm được tạo ra giữa con người trên đất bởi Đức Chúa Trời trong xác thịt. Khi Đức Chúa Trời thở dài thất vọng – nghĩa là, khi Ngài nói về mọi quan niệm của con người, mọi người cố gắng hết sức để xử lý chúng, và thậm chí có những người tin rằng họ không còn hy vọng nữa, vì Đức Chúa Trời phán rằng tất cả những ai mang những quan niệm về Ngài đều kẻ thù của Ngài – và do đó làm sao mà con người không “tan tác” vì điều này chứ? Đặc biệt là ngày nay, khi hình phạt đã đến, mọi người thậm chí còn sợ hãi hơn rằng Đức Chúa Trời sẽ xóa sạch bọn họ. Họ tin rằng sau khi bị hành phạt, Đức Chúa Trời sẽ “bắt hết bọn họ trong một mẻ lưới”. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy: Như Đức Chúa Trời phán: “Ta không muốn ‘giam giữ’ con người trong hình phạt của Ta để mà họ không bao giờ có thể trốn thoát. Vì sự quản lý của Ta thiếu việc làm của con người, nên không thể hoàn thành thành công công tác của Ta, điều này ngăn công tác của Ta được tiến hành hiệu quả”. Ý muốn của Đức Chúa Trời không phải là để công tác của Ngài kết thúc một khi tất cả mọi người bị xử tử – làm như vậy có nghĩa lý gì chứ? Bằng cách làm việc trong con người và hành phạt họ, Đức Chúa Trời sẽ làm rõ những việc Ngài làm thông qua họ. Bởi vì mọi người chưa bao giờ nắm bắt được rằng trong giọng điệu của lời Đức Chúa Trời đã có hình phạt rồi, nên họ chưa bao giờ có bất kỳ lối vào nào trong nhận thức của mình. Mọi người không có khả năng thể hiện được quyết tâm của mình, và do đó Đức Chúa Trời không thể phán dạy bất cứ điều gì trước Sa-tan, và điều này ngăn không cho công tác của Đức Chúa Trời tấn tới. Do đó Đức Chúa Trời phán: “Trước đây, Ta đã mời con người làm khách đến nhà của Ta, tuy nhiên họ đã chạy tán loạn bởi vì những lời kêu gọi của Ta – như thể, thay vì mời họ làm khách, Ta lại đưa họ đến nơi hành quyết. Do đó, nhà của Ta đã bị bỏ trống, vì con người luôn luôn lánh xa Ta, và luôn luôn cảnh giác với Ta. Điều này khiến Ta không cách nào thực hiện phần công tác của Ta”. Chính vì những sai lầm của con người trong công việc của họ mà Đức Chúa Trời phải đưa ra rõ ràng những yêu cầu của Ngài đối với con người. Và chính vì con người không hoàn thành được bước công tác này mà Đức Chúa Trời đã thêm nhiều lời phán nữa – đây chính xác là “một phần công tác khác trên con người” mà Đức Chúa Trời nhắc đến. Nhưng Ta sẽ không nói chi tiết về việc “bắt hết bọn họ trong một mẻ lưới” mà Đức Chúa Trời phán, vì điều này ít liên quan đến công tác của ngày nay. Vốn dĩ trong “Lời của Đức Chúa Trời với Toàn Vũ trụ”, nhiều lời của Ngài là xử lý con người – nhưng mọi người phải hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời; bất kể Ngài phán gì, thì những ý định của Ngài luôn luôn tốt đẹp. Có thể nói rằng vì Đức Chúa Trời phán bảo bằng rất nhiều cách thức nên mọi người không chắc chắn một trăm phần trăm về những lời Đức Chúa Trời, và họ tin rằng hầu hết những lời Đức Chúa Trời được phán dạy là vì tính cần thiết của công tác của Ngài và chúng ít chứa đựng những điều thiết thực. Điều này khiến họ bị rối trí và trĩu nặng bởi những suy nghĩ của mình – vì trong quan niệm của họ, Đức Chúa Trời rất khôn ngoan và hoàn toàn nằm ngoài tầm với của họ, như thể họ không biết gì và không biết làm sao để ăn lời Đức Chúa Trời. Mọi người khiến những lời Đức Chúa Trời trừu tượng và phức tạp – như Đức Chúa Trời phán: “Con người luôn mong muốn thêm gia vị vào những lời phán của Ta”. Bởi vì tư tưởng của họ quá phức tạp, và “hầu như không thể đạt được” bởi Đức Chúa Trời, nên một phần trong những lời Đức Chúa Trời bị ràng buộc bởi con người, khiến Ngài không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phán bảo theo cách thẳng thắn. Bởi nhu cầu của con người là “quá cao”, vì và trí tưởng tượng của họ cũng quá phong phú – như thể họ có thể vượt ra khỏi cõi thuộc linh để nhìn thấy những việc làm của Sa-tan – nên điều này đã làm giảm những lời Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời càng phán nhiều, thì mặt con người càng trở nên u sầu hơn. Tại sao họ không thể chỉ đơn giản vâng lời, thay vì cứ suy ngẫm về kết cuộc của mình? Lợi ích của việc này ở đâu chứ?

Trước: Chương 31

Tiếp theo: Chương 33

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger