Cách mưu cầu lẽ thật (6)

Lần trước chúng ta đã thông công về “buông bỏ”, một trong những nguyên tắc thực hành để mưu cầu lẽ thật. Phần đầu tiên của “buông bỏ” chính là buông bỏ các loại cảm xúc tiêu cực. Chúng ta đã thông công về phần này vài lần rồi. Có phải lần trước chúng ta đã thông công về cảm xúc tiêu cực ức chế không? (Thưa, phải.) Về cảm xúc tiêu cực ức chế, chúng ta đã thông công những gì? Điều gì khiến con người cảm thấy ức chế? (Thưa, Đức Chúa Trời đã thông công rằng khi thực hiện bổn phận, con người làm theo ý mình, và không sẵn lòng tuân thủ quy định, chế độ của hội thánh, không muốn bị ràng buộc. Do làm theo ý mình và không hành động theo nguyên tắc, nên họ không thể làm tròn bổn phận của mình, vì thế thường bị tỉa sửa, xử lý. Nếu họ không phản tỉnh và không giải quyết vấn đề của mình bằng cách tìm kiếm lẽ thật, thì họ sẽ cảm thấy ức chế.) Lần trước, chúng ta đã thông công về một dạng tình huống gây nảy sinh cảm xúc tiêu cực ức chế, chủ yếu là do không thể làm theo ý mình. Mối thông công đó chủ yếu là về: những tình huống con người không thể làm theo ý mình là gì, những chuyện con người muốn làm theo ý mình, và những biểu hiện phổ biến thường có ở người sống trong cảm xúc ức chế. Sau đó, chúng ta đã thông công về con đường để giải quyết cảm xúc ức chế. Sau khi nghe những mối thông công này về việc buông bỏ các loại cảm xúc tiêu cực, dù là về việc tiết lộ biểu hiện của cảm xúc tiêu cực nơi con người, hay là cho biết con đường để buông bỏ cảm xúc tiêu cực, các ngươi đã đi đến kết luận nào chưa? Việc thực hành buông bỏ cảm xúc tiêu cực này chủ yếu nhằm vào điều gì? Sau khi nghe thông công, các ngươi đã suy ngẫm về những câu hỏi này chưa? (Thưa Đức Chúa Trời, theo con hiểu thì việc thực hành này nhằm vào quan điểm nhìn nhận mọi sự của con người.) Đúng vậy, một mặt là thế. Nó liên quan đến quan điểm nhìn nhận mọi sự của con người. Những quan điểm này chủ yếu liên quan đến những tư tưởng, quan điểm khác nhau mà người ta bám giữ khi gặp phải nhiều con người, sự việc, sự vật khác nhau, và chủ yếu hướng tới những vấn đề khác nhau người ta gặp phải trong cuộc sống và sự sinh tồn bình thường của con người. Ví dụ như cách tương tác với người khác, cách hóa giải hận thù, cách đối đãi với hôn nhân, gia đình, công việc, tiền đồ, bệnh tật, tuổi già, cái chết cùng những chuyện lặt vặt trong cuộc sống. Nó còn liên quan đến cách người ta nên đối mặt với hoàn cảnh, cách người ta nên đối mặt với bổn phận mình phải thực hiện, cùng những vấn đề khác. Chẳng phải nó liên quan đến những vấn đề này sao? (Thưa, phải.) Đối với tất cả những vấn đề lớn cũng như những vấn đề về nguyên tắc liên quan đến cuộc sống và sự sinh tồn bình thường của con người, nếu người ta có tư tưởng, quan điểm và thái độ đúng đắn, thì nhân tính của họ sẽ tương đối bình thường. Ý Ta “bình thường” có nghĩa là có lý trí bình thường, có góc độ và lập trường nhìn nhận bình thường về mọi sự. Chỉ những người có tư tưởng, quan điểm đúng đắn mới dễ dàng hiểu và bước vào lẽ thật khi mưu cầu lẽ thật. Có nghĩa là chỉ những người có tư tưởng bình thường, có quan điểm, góc độ và lập trường nhìn nhận bình thường về con người và sự việc mới có thể đạt được những kết quả nhất định khi mưu cầu lẽ thật. Nếu góc độ và lập trường nhìn nhận con người, sự việc, cũng như tư tưởng, quan điểm và thái độ của người ta hết thảy đều tiêu cực, không phù hợp với lương tâm và lý tính của nhân tính bình thường, cực đoan, cố chấp và không thuần khiết – nói tóm lại, nếu hết thảy những điều đó đều tiêu cực, phản diện và chán nản – người có những kiểu tư tưởng, quan điểm tiêu cực này mà mưu cầu lẽ thật thì các ngươi nói xem, họ có dễ hiểu được lẽ thật và thực hành lẽ thật không? (Thưa, không dễ.) Hiện tại, đủ đơn giản để các ngươi có thể nói như vậy về mặt lý lẽ, nhưng thực tế là các ngươi chưa thực sự hiểu. Nói một cách đơn giản, liên quan đến những cảm xúc tiêu cực khác nhau mà chúng ta đang thông công, nếu người ta có góc độ và lập trường tiêu cực, sai lầm về những con người, sự việc và sự vật khác nhau mình gặp phải trong cuộc sống và trên con đường nhân sinh, thì liệu họ có thể hiểu được lẽ thật không? (Thưa, không.) Nếu họ luôn sống trong một loại cảm xúc tiêu cực, liệu họ có thể đạt được sự hiểu biết thuần khiết về lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Nếu họ luôn bị chi phối, khống chế và ảnh hưởng bởi những tư tưởng và quan điểm bắt nguồn từ cảm xúc tiêu cực, thì chẳng phải góc độ và lập trường của họ về mọi sự, cũng như cách nhìn nhận của họ về mọi chuyện xảy đến sẽ tiêu cực hay sao? (Thưa, phải.) “Tiêu cực” ở đây nghĩa là gì? Thứ nhất, chúng ta có thể nói rằng nó đi ngược lại sự thật và quy luật khách quan không? Nó có vi phạm quy luật tự nhiên mà con người nên thuận theo, có vi phạm sự thật về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời không? (Thưa, có.) Nếu con người mang những tư tưởng, quan điểm tiêu cực này khi nghe và đọc lời Đức Chúa Trời, liệu họ có thể thực sự tiếp nhận và quy phục lời Ngài được không? Liệu họ có thể quy phục và tương hợp được với Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Hãy cho một ví dụ minh họa chuyện này, để Ta xem các ngươi đã hiểu chưa. Tìm một ví dụ người ta đang phải giải quyết các đại sự trong cuộc sống và sự sinh tồn của mình, như hôn nhân, gia đình, con cái, hoặc bệnh tật, tương lai, vận mệnh, liệu cuộc sống của họ có suôn sẻ hay không, về giá trị, địa vị xã hội, lợi ích, v.v. (Thưa, con nhớ lần trước Đức Chúa Trời đã thông công rằng khi con người phải đối mặt với bệnh tật, họ sẽ chìm trong những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo, lo lắng và cực kỳ sợ chết. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận và sinh hoạt bình thường của họ, khiến họ không thể thuận theo quy luật khách quan. Trên thực tế, chuyện sinh tử của con người, thời điểm họ mắc bệnh và mức độ đau khổ họ phải chịu đều đã được Đức Chúa Trời tiền định. Con người nên đối diện và trải nghiệm những tình huống này với thái độ đúng đắn, tích cực. Họ nên tìm phương pháp điều trị mình cần và thực hiện bổn phận mình nên thực hiện, nghĩa là họ nên duy trì một trạng thái sống tích cực và không bị mắc kẹt trong bệnh tật. Nhưng khi con người đang chìm trong cảm xúc tiêu cực, họ không tin vào quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, và họ không tin rằng Đức Chúa Trời đã tiền định chuyện sinh tử của họ. Họ chỉ cảm thấy lo lắng, sợ hãi và âu lo về bệnh tình của mình. Càng ngày họ càng lo lắng và sợ hãi lẽ thật về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời đối với vận mệnh của con người không làm chủ trong họ, và Đức Chúa Trời vắng bóng trong lòng họ.) Đây là một ví dụ rất hay. Nó có liên quan đến câu hỏi con người nên có dạng quan điểm nào đối với đại sự sinh tử tồn vong không? (Thưa, có.) Các ngươi đều đã biết một chút về chủ đề này rồi, phải không? Đây là vấn đề đối mặt với chuyện sinh tử của chính mình. Nó có liên quan đến những vấn đề trong phạm vi nhân tính bình thường không? (Thưa, có.) Đây là một vấn đề lớn mà tất cả mọi người đều phải đối mặt. Ngay cả khi ngươi còn trẻ hoặc còn khỏe và chưa từng phải đối mặt hay trải qua vấn đề sinh tử tồn vong, thì sớm muộn gì cũng sẽ đến ngày ngươi phải đối mặt với nó – đây là chuyện ai cũng phải đối mặt. Dù nó đang ảnh hưởng đến cá nhân ngươi hay còn xa vời, thì dù sao đi nữa, đó cũng là sự kiện lớn nhất trong cuộc đời mà ngươi, một người bình thường, sẽ phải đối mặt. Vì vậy, khi đối mặt với đại sự là cái chết, chẳng phải con người nên suy ngẫm xem nên làm gì khi gặp chuyện này sao? Họ có vận dụng một số phương thức của con người để đối mặt không? Con người nên giữ quan điểm nào? Đây chẳng phải là một vấn đề thực tế sao? (Thưa, phải.) Nếu con người đang chìm trong cảm xúc tiêu cực, họ sẽ nghĩ gì? Trước đây, chúng ta đã thông công về vấn đề này rồi – nếu con người sống theo những tư tưởng, quan điểm hoặc cách suy nghĩ bắt nguồn từ cảm xúc tiêu cực, thì hành động và biểu hiện của họ có phù hợp với lẽ thật không? Có phù hợp với tư duy của nhân tính bình thường không? (Thưa, không.) Chúng không phù hợp với tư duy của nhân tính bình thường, càng không phù hợp với lẽ thật. Chúng không phù hợp với sự thật khách quan hay quy luật khách quan, và chắc chắn là không phù hợp với quyền tối thượng của Đức Chúa Trời.

Mối thông công của chúng ta về việc buông bỏ những cảm xúc tiêu cực khác nhau mang lại kết quả cuối cùng là gì? Làm cách nào để thực hiện và thực hành “buông bỏ” một cách cụ thể để có thể đạt đến tư duy và lý trí của nhân tính bình thường, hay nói cách khác là để có những tư tưởng, cách nhìn nhận và quan điểm mà người có nhân tính và lý trí bình thường nên có? Các bước và con đường thực hành cụ thể trong việc “buông bỏ” này là gì? Bước đầu tiên là nhận thức được liệu quan điểm của ngươi về những chuyện mình gặp phải có đúng đắn hay không, và có chứa đựng bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào hay không, chẳng phải sao? Đây là bước đầu tiên. Chẳng hạn như về ví dụ đối diện với bệnh tật và cái chết mà chúng ta vừa đưa ra, trước tiên ngươi nên mổ xẻ quan điểm của mình đối với những chuyện như vậy, liệu trong đó có chứa đựng bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào hay không, chẳng hạn như liệu ngươi có cảm thấy sầu khổ, âu lo, hoặc lo lắng về những vấn đề này không, sự sầu khổ, âu lo và lo lắng đó nảy sinh như thế nào, và ngươi nên đào sâu căn nguyên của những vấn đề này. Tiếp theo, cứ tiếp tục mổ xẻ, và ngươi sẽ nhận ra mình chưa nhìn thấu những chuyện này. Ngươi chưa nhận thức rõ được rằng mọi sự liên quan đến nhân loại đều nằm trong tay Đức Chúa Trời và dưới quyền tối thượng của Ngài. Ngay cả khi lâm bệnh hoặc phải đối mặt với cái chết, con người cũng không nên bị mắc kẹt trong những điều này. Thay vào đó, họ nên quy phục sự an bài và sắp đặt của Đức Chúa Trời, không bị bệnh tật, cái chết áp đảo hoặc làm cho hoảng sợ. Con người không nên sợ những điều này, cũng không nên để chúng ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường và việc thực hiện bổn phận bình thường của bản thân. Trong khi trải qua bệnh tật, một mặt, họ phải tích cực trải nghiệm và lĩnh hội quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, đồng thời quy phục sự sắp đặt và an bài của Ngài, và có thể tìm phương pháp điều trị nếu cần. Nghĩa là họ nên tích cực đối mặt, trải qua và thể nghiệm quá trình này. Mặt khác, họ phải hình thành một nhận thức đúng đắn trong lòng về những chuyện này và tin rằng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Con người chỉ có thể làm hết sức mình, còn lại nên thuận theo ý Trời. Bởi vì mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, và chuyện sinh tử tồn vong của con người đều đã được Đức Chúa Trời tiền định. Dù con người đã làm những gì phải làm, thì kết quả cuối cùng của tất cả những chuyện này cũng không thay đổi được theo ý chí của con người và không phải do họ quyết định, phải không? (Thưa, phải.) Khi phải đối mặt với bệnh tật, trước hết ngươi nên kiểm xem lòng mình có cảm xúc tiêu cực nào. Ngươi nên đánh giá nhận thức của mình về chuyện này và những quan điểm mình bám giữ trong lòng, liệu ngươi có bị những cảm xúc tiêu cực kìm kẹp hoặc trói buộc hay không, và những cảm xúc tiêu cực này đã nảy sinh như thế nào. Ngươi nên mổ xẻ những điều sau đây, chẳng hạn như vì bệnh tật mà ngươi lo lắng về điều gì, ngươi sợ hãi điều gì, vì đâu ngươi cảm thấy bất an, và ngươi không thể buông bỏ điều gì, sau đó xem xét những nguyên nhân nào trong số đó khiến ngươi cảm thấy lo lắng, sợ hãi hoặc e ngại, và dần dần giải quyết từng thứ một. Trước tiên, ngươi nên mổ xẻ và khai quật xem những thứ tiêu cực này có tồn tại trong mình hay không, nếu có thì hãy mổ xẻ và xác định xem chúng có đúng đắn hay không hoặc có những thứ không phù hợp với lẽ thật hay không. Nếu tìm thấy những thứ không phù hợp với lẽ thật, ngươi nên tìm kiếm câu trả lời trong lời Đức Chúa Trời và dần dần tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. Ngươi nên cố gắng đạt đến trạng thái không bị những yếu tố tiêu cực này gây phiền nhiễu, ảnh hưởng hoặc trói buộc, sao cho chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc bình thường hoặc việc thực hiện bổn phận của ngươi, không phá vỡ quy luật sinh hoạt của ngươi, đương nhiên càng không được để chúng ảnh hưởng đến đức tin và việc đi theo Đức Chúa Trời của ngươi. Tóm lại, mục đích là để cuối cùng ngươi có thể đối mặt với những dạng vấn đề mà mình đang hoặc sẽ gặp phải này một cách có lý tính, đúng đắn, khách quan và chính xác. Đây chẳng phải là quá trình buông bỏ sao? (Thưa, phải.) Đây là con đường thực hành cụ thể. Các ngươi tổng kết con đường thực hành cụ thể là gì cho Ta nghe. (Thưa, đầu tiên con người cần nhìn thấu sự việc mình đang phải đối mặt, mổ xẻ xem liệu mình có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào trong quá trình này hay không, sau đó tìm kiếm câu trả lời trong lời Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những cảm xúc tiêu cực này, và không để bản thân bị chúng gây nhiễu loạn hay ảnh hưởng đến cuộc sống và việc thực hiện bổn phận của mình. Con người cũng nên tin rằng những chuyện mình gặp phải đều là do quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời. Khi nhận thức được như vậy, cuối cùng con người có thể đạt được sự quy phục và thực hành một cách tích cực, chính diện.) Nói Ta nghe, nếu con người sống trong cảm xúc tiêu cực, thì mỗi khi phải đối mặt với bệnh tật, hành vi điển hình của họ sẽ là gì? Làm cách nào để ngươi nhận ra mình có cảm xúc tiêu cực? (Thưa, đầu tiên sẽ rất sợ hãi và bắt đầu có những suy nghĩ bất chợt như: “Đây là loại bệnh gì? Nếu không chữa được thì có đau khổ lắm không? Cuối cùng có chết không? Liệu sau này mình còn có thể thực hiện bổn phận được nữa không?”, cứ suy nghĩ, lo lắng về những điều này, và cảm thấy sợ hãi. Một số người bắt đầu chú trọng chăm sóc sức khỏe của mình, không sẵn sàng trả giá để thực hiện bổn phận, nghĩ rằng nếu họ bớt trả giá thì bệnh tình có thể thuyên giảm. Đây hết thảy đều là những cảm xúc tiêu cực.) Có thể khai quật cảm xúc tiêu cực từ hai góc độ. Một mặt, ngươi nên biết trong lòng mình đang nghĩ gì. Khi mắc bệnh, ngươi có thể nghĩ: “Ôi không, sao lại mắc bệnh này cơ chứ? Lây của ai được nhỉ? Có phải do mình mệt mỏi không? Nếu mình cứ tiếp tục làm việc quá sức thì bệnh có trở nặng không? Nó có đau hơn không?”. Một mặt là vậy, ngươi có thể cảm nhận được những thứ trong suy nghĩ của mình. Mặt khác, khi ngươi có những suy nghĩ này, chúng sẽ biểu hiện ra như thế nào? Khi người ta có suy nghĩ, hành động của họ sẽ bị ảnh hưởng theo. Hành động, biểu hiện và cách hành động của con người hết thảy đều bị chi phối bởi nhiều suy nghĩ khác nhau. Khi con người có những cảm xúc tiêu cực này, nhiều suy nghĩ khác nhau sẽ nảy sinh, và dưới sự chi phối của những suy nghĩ này, thái độ hoặc cách làm của họ đối với việc thực hiện bổn phận sẽ có chuyển biến. Ví dụ: trong quá khứ, đôi khi họ bắt đầu thực hiện bổn phận ngay khi thức dậy. Nhưng giờ đây, đến giờ dậy là họ bắt đầu ngẫm nghĩ: “Có lẽ nào bệnh này là do kiệt sức chăng? Chắc mình nên ngủ thêm chút nữa. Mình đã chịu khổ quá nhiều rồi và cảm thấy kiệt sức. Bây giờ mình cần chăm sóc cơ thể để bệnh không trở nặng”. Bị chi phối bởi những suy nghĩ sống động này, cuối cùng họ dậy muộn hơn bình thường. Đến giờ ăn, họ ngẫm nghĩ: “Bệnh của mình có thể là do thiếu dinh dưỡng. Hồi trước ăn gì cũng được, nhưng bây giờ phải chọn lọc. Mình nên ăn nhiều trứng và thịt hơn để bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho cơ thể khỏe mạnh – như vậy mới không còn phải khổ sở vì bệnh tật nữa”. Đến lúc thực hiện bổn phận, họ cũng liên tục nghĩ cách chăm sóc cơ thể mình. Trước đây, sau một, hai tiếng làm việc liên tục, cùng lắm họ cũng chỉ vươn vai hoặc đứng dậy đi lại. Nhưng bây giờ, họ đặt ra quy định cho mình là cứ nửa giờ phải đi lại một lần để bản thân không quá mệt mỏi. Mỗi khi nhóm họp thông công, họ hạn chế nói tối đa, nghĩ rằng: “Mình cần học cách chăm sóc cơ thể”. Trước đây, họ không ngần ngại trả lời bất kỳ câu hỏi nào, bất kể lúc nào. Nhưng bây giờ họ muốn nói ít hơn để giữ sức, và nếu ai hỏi quá nhiều, họ sẽ nói: “Cho tôi nghỉ chút”. Ngươi thấy đấy, họ đã trở nên đặc biệt quan tâm đến cơ thể xác thịt của mình, khác hẳn trước đây. Họ cũng thường xuyên chú ý bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn, ăn trái cây và tập thể dục đều đặn. Họ nghĩ: “Trước đây, mình ngu ngốc và vô tri quá, không biết chăm sóc cơ thể, tham ăn tục uống. Giờ đây cơ thể có vấn đề, nếu mình không chú trọng chăm sóc, nếu bệnh tình trở nặng và không thể thực hiện bổn phận được, liệu mình có còn nhận được phước lành không? Sau này mình phải chú trọng chăm sóc cơ thể và không được để mắc bệnh nữa”. Thế là họ bắt đầu chú trọng chăm sóc sức khỏe, và không còn dốc hết sức lực cho việc thực hiện bổn phận nữa. Họ thậm chí còn cảm thấy tiếc nuối và không cam lòng về những đau khổ mình phải gánh chịu và cái giá phải trả khi thực hiện bổn phận trước đây. Chẳng phải những suy nghĩ và hành vi này bị ảnh hưởng và bắt nguồn từ cảm xúc tiêu cực sao? Những suy nghĩ và hành vi này quả thực bắt nguồn từ những cảm xúc tiêu cực này. Vậy những suy nghĩ và hành vi này cũng như những cảm xúc tiêu cực của họ có thể giúp họ có thêm đức tin nơi Đức Chúa Trời và thêm trung thành thực hiện bổn phận không? Chắc chắn là không. Kết quả cuối cùng là gì? Họ sẽ thực hiện bổn phận qua loa chiếu lệ và không có lòng trung thành. Khi làm việc, họ có thể tìm kiếm lẽ thật và hành động theo các nguyên tắc lẽ thật không? (Thưa, họ không thể.) Trong khi bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực này, họ sẽ làm mọi việc theo ý mình, gạt lẽ thật sang một bên, không trân quý, không thực hành lẽ thật. Mọi việc họ làm, mọi điều họ đưa vào thực hành đều xoay quanh những suy nghĩ bắt nguồn từ cảm xúc tiêu cực của chính họ. Người như thế này có thể mưu cầu lẽ thật được không? (Thưa, họ không thể.) Vậy những kiểu suy nghĩ này có phải là suy nghĩ mà người có nhân tính bình thường nên có không? (Thưa, không.) Những kiểu suy nghĩ này không phải là suy nghĩ mà người có nhân tính bình thường nên có, vậy theo các ngươi, họ sai ở đâu? (Thưa, là do người ta không hiểu gì về quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời. Trên thực tế, hết thảy những bệnh tật này đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Mức độ đau khổ mà người ta phải chịu đựng cũng do Đức Chúa Trời tiền định và an bài. Tuy nhiên, khi sống trong cảm xúc tiêu cực, người ta có xu hướng toan tính và bị chi phối bởi những tư tưởng, quan điểm sai lầm. Họ dựa vào những phương thức của con người để trân quý thể xác của mình.) Trân quý thể xác của bản thân như thế này có chính đáng không? Quá quan tâm đến thể xác và giữ cho nó béo tốt, khỏe mạnh, cường tráng, thì có giá trị gì? Sống như thế này có ý nghĩa gì? Giá trị cuộc sống của một con người là gì? Có phải chỉ để hưởng thụ xác thịt như ăn, uống, giải trí không? (Thưa, không.) Thế thì đó là gì? Các ngươi nói xem. (Thưa, đó là có thể thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, con người sống thì thì ít nhất nên đạt được điều này.) Đúng rồi. Nói xem, nếu cả đời người ta chỉ suốt ngày hành động và suy nghĩ xoay quanh việc làm sao để tránh khỏi bệnh tật và cái chết, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật, và phấn đấu để được trường thọ, thì sống như thế có giá trị không? (Thưa, không.) Đó không phải giá trị mà cuộc sống con người nên có. Vậy giá trị mà cuộc sống con người nên có là gì? Vừa rồi có người đề cập tới việc thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, đó là một điểm cụ thể. Còn gì nữa không? Nói Ta nghe những tâm nguyện các ngươi thường có khi cầu nguyện hoặc hạ quyết tâm. (Thưa, đó là quy phục sự an bài và sắp đặt của Đức Chúa Trời dành cho chúng con.) (Thưa, đó là làm tròn vai trò Đức Chúa Trời giao phó cho chúng con, làm tròn sứ mạng và trách nhiệm của mình.) Còn gì nữa không? Một mặt, đó là làm tròn bổn phận của loài thọ tạo. Mặt khác, đó là làm hết sức trong khả năng và năng lực của mình, ít nhất phải đạt đến mức độ không bị lương tâm cắn rứt, có thể yên ổn với lương tâm của chính mình và trông chấp nhận được trong mắt người khác. Đi xa hơn nữa, trong suốt cuộc đời, bất kể xuất thân, trình độ học vấn hay tố chất của ngươi như thế nào, ngươi cũng phải hiểu biết một chút về các đạo lý mà con người nên hiểu trong đời. Ví dụ như con người nên đi theo con đường nào, nên sống ra sao, và làm thế nào để sống có ý nghĩa – ít nhất ngươi nên tìm hiểu một chút về giá trị đích thực của cuộc đời. Cuộc đời này không thể sống vô ích, và con người không thể đến nhân thế này vô ích được. Mặt khác, trong suốt cuộc đời, ngươi cũng phải làm tròn sứ mạng của mình; đây là điều quan trọng nhất. Chưa nói đến việc làm tròn một sứ mạng, bổn phận hay trách nhiệm gì lớn lao, nhưng ít nhất ngươi nên làm xong một điều gì đó. Chẳng hạn, trong hội thánh, một số người dốc toàn lực cho công tác rao giảng Phúc Âm, dốc hết sinh lực cả đời mình, trả giá đắt và thu phục được nhiều người. Vì thế họ cảm thấy mình đã không sống một cuộc đời vô ích, mà có giá trị và sự an ủi. Khi phải đối mặt với bệnh tật hay cái chết, hoặc khi tổng kết lại cả cuộc đời mình và nghĩ lại mọi việc mình từng làm, con đường mình đã đi, họ cảm thấy lòng mình được an ủi, không cảm thấy bị buộc tội hay hối tiếc. Có những người khi lãnh đạo hội thánh hoặc chịu trách nhiệm về một khía cạnh công tác nào đó, thì không tiếc công sức, phát huy tối đa tiềm năng của mình, dốc hết sức lực, dốc hết tâm huyết và trả giá. Thông qua việc chăm tưới, lãnh đạo, giúp đỡ và hỗ trợ mọi người, họ đã giúp được nhiều người chìm trong yếu đuối và tiêu cực trở nên mạnh mẽ, vững vàng, không rút lui, mà thay vào đó trở lại trước mặt Đức Chúa Trời, thậm chí cuối cùng còn làm chứng cho Ngài. Hơn nữa, trong nhiệm kỳ lãnh đạo, họ còn hoàn thành được nhiều công tác quan trọng, thanh trừ khá nhiều kẻ ác, bảo vệ nhiều dân sự được Đức Chúa Trời chọn và khắc phục được một số tổn thất lớn. Tất cả những thành tựu này đều đạt được trong nhiệm kỳ lãnh đạo của họ. Nhìn lại chặng đường mình đã qua, hồi tưởng lại những việc mình đã làm và những cái giá mình đã phải trả trong bao năm qua, họ không hề cảm thấy hối tiếc hay bị lương tâm buộc tội. Họ tin rằng mình không làm gì để phải hối hận, và họ đã sống có giá trị, lòng họ vững vàng và có sự an ủi. Thật tuyệt vời! Chẳng phải đây chính là thành quả sao? (Thưa, phải.) Cảm giác vững vàng và an ủi này, cảm giác không hối tiếc này, là kết quả và thu hoạch của việc mưu cầu những điều tích cực và lẽ thật. Chúng ta đừng đặt tiêu chuẩn cao cho mọi người. Hãy xem xét tình huống khi người ta phải đối mặt với một nhiệm vụ họ nên làm hoặc muốn làm trong đời. Sau khi tìm được vị trí cho mình, họ đứng vững, giữ vững vị trí của mình, dốc nhiều tâm huyết, trả giá và cống hiến hết sinh lực để làm tròn và hoàn thành những gì mình nên làm và hoàn thành. Cuối cùng, khi đứng trước Đức Chúa Trời tường trình, họ cảm thấy tương đối mãn nguyện, trong lòng không cảm thấy bị lương tâm buộc tội hay hối tiếc. Họ cảm thấy được an ủi, có thu hoạch, thấy mình đã sống có giá trị. Đây chẳng phải là một mục tiêu lớn sao? Nói Ta nghe, dù lớn hay nhỏ, thì nó có thiết thực không? (Thưa, nó thiết thực.) Nó có cụ thể không? Nó đủ cụ thể, đủ thiết thực và đủ thực tế. Vì vậy, để sống một cuộc đời giá trị và cuối cùng có được thu hoạch này, ngươi có nghĩ rằng việc thân thể người ta phải chịu khổ một chút, trả giá một chút dù họ có bị suy kiệt và đau ốm, thì có đáng giá không? (Thưa, đáng giá.) Con người đến thế gian này không chỉ để hưởng thụ xác thịt, cũng không phải chỉ để ăn uống chơi bời. Người ta không nên chỉ sống vì những thứ đó; đó không phải là giá trị của cuộc sống, cũng không phải là con đường đúng đắn. Giá trị của cuộc sống và con đường đúng đắn nên đi đòi hỏi người ta phải làm được một điều gì đó có giá trị và hoàn thành được một hoặc nhiều công việc có giá trị. Đây không gọi là sự nghiệp, mà là con đường đúng đắn, hay còn gọi là chính nghiệp. Nói Ta nghe, việc người ta trả giá để hoàn thành một công việc giá trị, để sống có ý nghĩa và giá trị, cũng như để mưu cầu và đạt được lẽ thật, có đáng giá không? Nếu ngươi thực sự sẵn lòng mưu cầu và hiểu lẽ thật, bước đi con đường nhân sinh đúng đắn, làm tròn bổn phận của mình, và sống một cuộc đời giá trị, có ý nghĩa, thì đừng ngần ngại dốc hết sinh lực, trả giá, và cống hiến trọn thời gian, tháng ngày của mình. Nếu ngươi mắc bệnh một chút bệnh trong giai đoạn này thì cũng không thành vấn đề, nó không nhấn chìm ngươi được. Như thế chẳng cao đẹp nhiều so với một cuộc đời thoải mái tự do, nhàn rỗi thong dong, cung phụng thân thể đến mức béo tốt, khỏe mạnh, và cuối cùng được trường thọ sao? (Thưa, phải.) Trong hai lựa chọn này, lựa chọn nào cho ngươi sống có giá trị? Lựa chọn nào có thể mang lại niềm an ủi và không hối tiếc cho con người trong chính những giây phút lâm chung? (Thưa, đó là lựa chọn sống một cuộc đời ý nghĩa.) Sống một cuộc đời ý nghĩa thì trong lòng có thu hoạch, được an ủi. Còn những người béo tốt và giữ cho da dẻ hồng hào đến lúc chết thì sao? Họ không mưu cầu một cuộc đời ý nghĩa, vậy khi chết họ sẽ cảm thấy thế nào? (Thưa, họ sẽ cảm thấy mình đã sống vô ích.) Ba từ này rất sắc bén – sống vô ích. “Sống vô ích” nghĩa là gì? (Thưa, là lãng phí cuộc đời.) Sống vô ích, lãng phí cuộc đời – cơ sở nào để nói như vậy? (Thưa, cuối đời, họ nhận ra rằng mình chẳng đạt được gì.) Vậy người ta nên đạt được gì? (Thưa, người ta nên đạt được lẽ thật hoặc làm những điều giá trị và ý nghĩa trong cuộc đời này. Họ nên làm tròn bổn phận loài thọ tạo nên làm. Nếu hết thảy những điều đó họ đều không làm được và chỉ biết sống cho thể xác mình, họ sẽ cảm thấy mình đã sống một cuộc đời vô ích và lãng phí.) Khi phải đối mặt với cái chết, họ sẽ ngẫm lại những gì mình đã làm trong suốt cuộc đời. Họ sẽ nói: “Ôi, ngày ngày mình chỉ nghĩ đến ăn uống chơi bời. Mình khỏe mạnh, không bệnh tật, cả đời bình an. Nhưng giờ đây đã già, sắp chết rồi, sau khi chết mình sẽ đi về đâu? Xuống địa ngục hay lên thiên đường? Đức Chúa Trời an bài kết cục của mình như thế nào? Đích đến của mình ở đâu?”. Họ sẽ cảm thấy bất an. Cả đời hưởng thụ sự an nhàn xác thịt thì họ không có chút nhận thức nào, nhưng khi cái chết cận kề thì họ cảm thấy bất an. Cảm thấy bất an, nên chẳng phải họ sẽ bắt đầu nghĩ đến việc chuộc lỗi sao? Lúc đó còn thời gian để chuộc lỗi không? (Thưa, họ không còn thời gian nữa.) Họ không còn sức mà chạy, cũng chẳng còn hơi mà nói. Có muốn trả giá hay chịu khổ một chút, thể lực cũng không đủ sức. Có muốn đi rao giảng Phúc Âm, thể trạng cũng không cho phép. Đã thế họ còn chẳng hiểu chút lẽ thật nào và không thể thông công một chút nào về lẽ thật. Họ không còn thời gian để chuộc lỗi nữa. Giả sử họ muốn nghe chút thánh ca. Lúc nghe, họ ngủ thiếp đi. Giả sử họ muốn nghe giảng đạo. Khi nghe, họ bắt đầu buồn ngủ. Họ không còn sinh lực và không thể tập trung. Họ ngẫm lại mình đã làm gì và tiêu tốn sinh lực vào đâu trong suốt những năm qua. Bây giờ họ đã cao tuổi và muốn chuyên tâm vào chính nghiệp của mình, nhưng cơ thể không làm được, sinh lực không đủ, dù có muốn cũng không thể học được gì, phản ứng thì chậm chạp. Họ không thể hiểu được nhiều lẽ thật, và khi họ cố gắng tìm người để thông công cùng, thì ai cũng bận và không có thời gian thông công với họ. Trong mọi việc, họ đều không có nguyên tắc hay con đường gì cả. Cuối cùng, điều gì xảy đến với họ? Càng suy ngẫm, họ càng bất an. Càng suy ngẫm, họ càng thấy hối hận. Càng suy ngẫm, họ càng chồng chất hối tiếc. Cuối cùng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chờ chết. Cuộc đời này xong rồi, không còn cách nào để chuộc lỗi nữa. Họ có cảm thấy hối hận không? (Thưa, có.) Đã quá muộn rồi! Không còn thời gian nữa. Khi phải đối mặt với cái chết, họ nhận ra rằng việc hưởng thụ cuộc sống an nhàn xác thịt chỉ là hư không. Họ nhìn thấu mọi sự và muốn quay lại mưu cầu lẽ thật, thực hiện tốt bổn phận của mình và làm việc gì đó, nhưng không thể đạt được hay vươn đến được bất kỳ điều gì trên bất kỳ phương diện nào. Cuộc đời này sắp kết thúc rồi, nó khép lại trong nỗi tiếc nuối, mang theo sự ân hận và bất an. Kết cục cuối cùng của những người như thế này khi đối mặt với cái chết là gì? Họ chỉ có thể chết trong nỗi tiếc nuối, ân hận và bất an. Cuộc đời này họ đã sống vô ích! Thân xác họ chưa hề chịu khổ. Họ chỉ biết hưởng thụ sự an nhàn, không phải phơi nắng phơi sương, không phải mạo hiểm. Họ chưa hề trả bất kỳ giá nào. Họ sống khỏe mạnh, hiếm khi mắc bệnh, thậm chí hiếm khi cảm lạnh. Họ chăm sóc tốt thể xác của mình, nhưng tiếc là chưa làm tròn bất kỳ bổn phận nào hay đạt được bất kỳ lẽ thật nào. Chỉ đến lúc chết họ mới cảm thấy hối tiếc. Có hối tiếc cũng làm được gì? Đây gọi là tự làm tự chịu thôi!

Muốn sống một cuộc đời giá trị và ý nghĩa, con người phải mưu cầu lẽ thật. Trước hết phải có nhân sinh quan đúng đắn, phải có tư tưởng, quan điểm đúng đắn về các chuyện lớn nhỏ khác nhau mình gặp phải trong cuộc sống và trên con đường nhân sinh. Ngoài ra, cũng nên nhìn nhận tất cả những chuyện này từ góc độ và lập trường đúng đắn, chứ đừng nhìn nhận đủ loại vấn đề xảy đến trong cuộc đời hoặc cuộc sống bằng những tư tưởng, quan điểm quá khích hoặc cực đoan. Tất nhiên, cũng không được nhìn nhận những điều này bằng con mắt của người đời, mà thay vào đó nên buông bỏ những tư tưởng, quan điểm tiêu cực và sai lầm như vậy. Muốn đạt được điều này, trước tiên ngươi nên mổ xẻ, vạch trần và nhận thức được những tư tưởng tiêu cực khác nhau của con người, sau đó đạt đến mức có thể thay đổi và chỉnh đốn những cảm xúc tiêu cực khác nhau của mình, buông bỏ chúng, đồng thời đạt được tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tích cực, cũng như góc độ và lập trường đúng đắn trong việc nhìn nhận con người và sự việc. Như thế ngươi mới có được lương tâm và lý trí cần thiết để mưu cầu lẽ thật. Tất nhiên, có thể nói cụ thể rằng người có quan điểm, góc độ và lập trường đúng đắn khi nhìn nhận con người và sự việc thì là người có nhân tính bình thường. Nếu con người có dạng nhân tính bình thường này, có những tư tưởng, quan điểm đúng đắn này, thì việc mưu cầu lẽ thật của họ sẽ ít khó khăn hơn nhiều, sẽ dễ dàng hơn nhiều. Giống như khi muốn đến đích, nếu người ta đi đúng đường và đúng hướng, thì dù họ đi nhanh hay chậm, thì sớm muộn gì cũng sẽ đến đích. Nhưng nếu người ta lại đi ngược hướng đích đến đã định, thì dù họ đi nhanh hay chậm, cũng sẽ chỉ ngày càng xa rời cái đích mà thôi. Có câu thành ngữ nào nhỉ? “Muốn đi Nam mà lại về Bắc”. Cũng giống như một số người tin Đức Chúa Trời muốn đạt được cứu rỗi, nhưng lại mưu cầu danh lợi, địa vị, đồng nghĩa với việc họ không thể nào được cứu rỗi. Kết cục cuối cùng của họ sẽ là gì? Chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt. Ví dụ: một người mắc bệnh ung thư và sợ chết, không chịu chấp nhận cái chết và luôn cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ họ khỏi cái chết, cho họ sống thêm vài năm nữa. Ngày qua ngày, họ sống trong những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng, dẫu vậy họ vẫn sống thêm được vài năm nữa, đạt được mục đích và hưởng thụ niềm hạnh phúc vì đã thoát chết. Họ cảm thấy được lợi, và tin rằng Đức Chúa Trời thực sự tốt lành, thật quá vĩ đại. Nhờ nỗ lực của chính họ, cầu xin liên tục, quý trọng và chăm sóc bản thân, mà họ đã thoát chết, và cuối cùng được sống tiếp như mong cầu. Họ cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự bảo vệ, ân đãi, tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài. Ngày nào họ cũng cảm tạ Đức Chúa Trời và đến trước Ngài dâng lời chúc tụng. Khi hát thánh ca, khi suy ngẫm về lời Đức Chúa Trời, họ thường rơi nước mắt, và nghĩ Đức Chúa Trời thật tuyệt vời biết bao: “Đức Chúa Trời thực sự có quyền kiểm soát chuyện sinh tử; Ngài đã cho mình được sống”. Mỗi ngày trong khi thực hiện bổn phận, họ thường ngẫm nghĩ làm sao để khổ trước sướng sau, làm sao để làm tốt hơn người khác trong mọi việc, để họ có thể bảo toàn mạng sống và tránh khỏi cái chết – cuối cùng họ cũng sống thêm được vài năm nữa, trong lòng vô cùng mãn nguyện, vui vẻ. Nhưng một ngày kia, bệnh tình của họ trở nặng, và bác sĩ đưa cho họ thông báo cuối cùng, bảo về lo hậu sự. Giờ đây họ phải đối mặt với cái chết, họ thực sự đang trên bờ vực của cái chết, họ sẽ phản ứng như thế nào? Điều họ sợ hãi nhất đã đến, điều họ lo lắng nhất cuối cùng đã thành hiện thực. Ngày mà họ không muốn nhìn thấy và cảm nhận nhất đã đến. Trong giây lát, lòng họ suy sụp, tâm trạng xuống dốc không phanh, không còn tâm trí nào để thực hiện bổn phận, và không còn lời nào để cầu nguyện với Đức Chúa Trời nữa. Họ không còn muốn chúc tụng Đức Chúa Trời, không còn muốn nghe Ngài phán bất kỳ lời nào hay chu cấp bất kỳ lẽ thật nào nữa. Họ không còn tin rằng Đức Chúa Trời là tình yêu thương, sự công chính, lòng thương xót và lòng nhân từ nữa. Đồng thời, họ cảm thấy tiếc nuối: “Bao năm qua, mình quên chưa ăn thêm nhiều đồ ngon và đi du ngoạn khi rảnh rỗi. Bây giờ mình không còn cơ hội để làm những điều đó nữa rồi”. Trong đầu họ tràn đầy oán trách, than vãn, trong lòng họ ngập tràn đau khổ cùng những lời phàn nàn, oán hận và chối bỏ Đức Chúa Trời. Rồi họ qua đời trong hối tiếc. Trước khi ra đi, trong lòng họ có còn Đức Chúa Trời không? Họ có còn tin Đức Chúa Trời hiện hữu nữa không? (Thưa, họ không còn tin nữa.) Do đâu mà có kết cục này? Chẳng phải nó bắt nguồn từ những quan điểm sai lầm ngay từ đầu của họ về sinh tử sao? (Thưa, phải.) Họ chẳng những có những tư tưởng, quan điểm sai lầm ngay từ đầu, mà nghiêm trọng hơn, sau đó họ còn thuận theo và làm theo những tư tưởng, quan điểm riêng của mình trong quá trình mưu cầu. Họ cứ theo nó, không hề buông bỏ, lao đầu không chút do dự vào con đường sai lầm. Kết quả là cuối cùng họ đánh mất đức tin nơi Đức Chúa Trời – hành trình đức tin của họ đã kết thúc như thế, và cuộc đời họ đã kết thúc như thế. Họ đạt được lẽ thật chưa? Đức Chúa Trời đã thu nhận họ chưa? (Thưa, chưa.) Cuối cùng khi họ qua đời, những quan điểm và thái độ đối với cái chết mà họ bám giữ đã thay đổi chưa? (Thưa, chưa.) Họ đã chết trong niềm an ủi, vui vẻ và bình an, hay trong sự tiếc nuối, không cam tâm và oán hận? (Thưa, họ chết trong sự không cam tâm và oán hận.) Họ chẳng đạt được gì cả. Họ chưa đạt được lẽ thật, cũng chưa được Đức Chúa Trời thu nhận. Vậy thì có thể nói rằng loại người này đã đạt được sự cứu rỗi không? (Thưa, không.) Họ chưa được cứu rỗi. Trước khi chết, chẳng phải họ đã rất tất bật, đã dâng mình rất nhiều sao? (Thưa, phải.) Giống như những người khác, họ cũng tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình, bề ngoài dường như không có gì khác biệt. Khi trải qua bệnh tật và cái chết, họ đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và vẫn không buông bỏ bổn phận của mình. Họ tiếp tục làm việc, thậm chí vẫn làm việc hăng say như trước. Tuy nhiên, có một điều phải hiểu và nhìn thấu được: đó là những tư tưởng, quan điểm mà người này chấp chứa luôn tiêu cực và sai lầm. Dù họ đã chịu bao nhiêu khổ hay phải trả giá bao nhiêu trong khi thực hiện bổn phận, thì họ vẫn chấp chứa những tư tưởng, quan điểm sai lầm này trong quá trình mưu cầu, liên tục bị chúng chi phối và đem theo cảm xúc tiêu cực vào việc thực hiện bổn phận, họ mong dâng lên Đức Chúa Trời việc thực hiện bổn phận của mình để đổi lấy sự sống sót cho bản thân, để đạt được mục đích của mình. Mục tiêu mưu cầu của họ không phải là để hiểu hay đạt được lẽ thật, cũng không phải là để quy phục mọi sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, mục tiêu mưu cầu của họ ngược lại hoàn toàn. Họ muốn sống theo những ý muốn và đòi hỏi riêng của mình, đạt được những gì mình muốn mưu cầu. Họ muốn tự an bài và sắp đặt vận mệnh của chính mình, thậm chí cả chuyện sinh tử của mình. Và vì vậy, ở cuối con đường, kết cục của họ là họ chẳng đạt được gì. Họ không đạt được lẽ thật, cuối cùng lại còn chối bỏ Đức Chúa Trời, đánh mất đức tin nơi Ngài. Ngay cả khi cận kề cái chết, họ vẫn không hiểu con người nên sống như thế nào và loài thọ tạo nên đối đãi như thế nào với sự sắp đặt, an bài của Đấng Tạo hóa. Đây chính là điểm đáng thương và bi thảm nhất ở họ. Ngay cả khi cận kề cái chết, họ vẫn không hiểu được rằng trong suốt cuộc đời của con người, mọi sự đều nằm dưới sự tể trị và an bài của Đấng Tạo Hóa. Nếu Đấng Tạo Hóa muốn ngươi sống, thì dù ngươi có bị bệnh hiểm nghèo hành hạ cũng không chết được. Nếu Đấng Tạo Hóa muốn ngươi chết, thì dù ngươi còn trẻ, cường tráng, đến lúc chết cũng phải chết. Mọi sự đều nằm dưới sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, đây là thẩm quyền của Đức Chúa Trời, không ai thoát khỏi được. Họ đã không hiểu được một sự thật đơn giản như vậy – các ngươi nói xem, chẳng phải thật đáng thương sao? (Thưa, phải.) Dù tin Đức Chúa Trời, tham gia nhóm họp, nghe giảng đạo và thực hiện bổn phận, dù tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng họ vẫn luôn không chịu thừa nhận rằng vận mệnh của con người, bao gồm cả chuyện sinh tử của họ, đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, chứ không phải do ý chí của con người quyết định. Không ai chết chỉ vì họ muốn chết, cũng không ai sống chỉ vì họ tham sống sợ chết. Một sự thật đơn giản như thế, mà họ không hiểu được, ngay cả khi cận kề cái chết mà vẫn không thể nhìn thấu, và họ vẫn không biết rằng chuyện sinh tử của con người không phải do bản thân họ quyết định, mà do Đấng Tạo Hóa tiền định. Các ngươi nói xem, chẳng phải thật bi thương sao? (Thưa, phải.) Vì vậy, mặc dù những cảm xúc tiêu cực khác nhau có thể dường như không quan trọng đối với con người, nhưng hết thảy chúng đều liên quan đến thái độ của họ khi nhìn nhận con người và sự việc trong phạm vi nhân tính bình thường. Nếu người ta có thể tiếp cận một cách tích cực đủ loại sự việc xảy đến trong cuộc sống và chuyện sinh tồn bình thường của con người, thì họ sẽ có tương đối ít cảm xúc tiêu cực. Cũng có thể nói rằng lương tâm và lý trí của họ sẽ tương đối bình thường, nhờ đó việc mưu cầu lẽ thật và bước vào thực tế của họ sẽ dễ dàng hơn, giúp giảm bớt những khó khăn, trở ngại họ gặp phải. Nếu lòng người chứa đầy đủ loại cảm xúc tiêu cực, nghĩa là nếu trong họ đầy những suy nghĩ tiêu cực khác nhau khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống và chuyện sinh tồn, thì họ sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn hơn trong việc mưu cầu lẽ thật. Nếu ý chí mưu cầu lẽ thật của họ không mạnh mẽ, nếu tinh thần hăng hái của họ không mạnh, không có lòng khao khát mãnh liệt đối với Đức Chúa Trời, thì những khó khăn, trở ngại họ gặp phải trong quá trình mưu cầu lẽ thật sẽ rất lớn. Điều này nghĩa là gì? Có nghĩa là họ sẽ rất chật vật trong việc bước vào thực tế lẽ thật. Chưa kể đến việc tâm tính bại hoại của họ nghiêm trọng đến mức nào, chỉ riêng những cảm xúc tiêu cực này cũng đã trói buộc họ, gây khó khăn cho mỗi bước đường họ đi. Có những người, khi phải đối mặt với sự thù hận, phẫn nộ, hoặc đủ loại đau khổ hay các vấn đề khác, thì nảy sinh toàn suy nghĩ tiêu cực. Nghĩa là trong gần như mọi chuyện, trạng thái của họ về cơ bản luôn bị cảm xúc tiêu cực nắm thế chủ đạo. Nếu ngươi thiếu ý chí và nghị lực nhất định để giải quyết những cảm xúc tiêu cực này và thoát khỏi trạng thái bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực này, thì ngươi sẽ cực kỳ khó bước vào thực tế lẽ thật, không hề dễ dàng. Như thế có thể nói rằng, trước khi bước vào thực tế mưu cầu lẽ thật, con người phải có những tư tưởng, quan điểm và lập trường đúng đắn cơ bản nhất về đủ mọi vấn đề liên quan đến nhân tính bình thường. Chỉ khi đó họ mới có thể nắm bắt và tiếp nhận lẽ thật, cũng như dần bước được vào thực tế lẽ thật. Trước khi chính thức mưu cầu lẽ thật, ngươi phải giải quyết được đủ loại cảm xúc tiêu cực của mình và vượt qua được giai đoạn này. Một khi con người vượt qua được giai đoạn này, và những tư tưởng, quan điểm của họ về nhiều loại sự việc, sự vật khác nhau, cũng như những góc độ, lập trường của họ khi nhìn nhận con người và sự việc, hết thảy đều đúng đắn, thì họ sẽ dễ dàng mưu cầu lẽ thật và bước vào thực tế hơn.

Lần trước, chúng ta đã thông công về một nguyên nhân khiến cho cảm xúc tiêu cực ức chế nảy sinh trong con người, đó là vì con người không thể làm theo ý mình. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục thông công về một nguyên nhân khác khiến cho cảm xúc tiêu cực ức chế này nảy sinh, đó là con người thường sống trong cảm xúc ức chế này bởi vì không thể phát huy sở trường của mình. Đây chẳng phải là một nguyên nhân khác sao? (Thưa, phải.) Lần trước, chúng ta đã nói về việc có những người trong hội thánh hoặc trong cuộc sống thường nhật, thường chỉ muốn làm theo ý mình, ăn không ngồi rồi và không chuyên tâm vào việc chính đáng của mình. Nên khi dục vọng không thành, họ sẽ cảm thấy ức chế. Lần này, chúng ta sẽ thông công về những biểu hiện của một loại người khác. Những người này có những ân tứ, điểm mạnh, hoặc kỹ năng và nghiệp vụ nhất định, hoặc đã thành thạo một kỹ năng nghiệp vụ, v.v., nhưng không thể phát huy một cách bình thường những ân tứ, điểm mạnh và kỹ năng nghiệp vụ của mình trong hội thánh, kết quả là họ thường sa sút tinh thần, cảm thấy cuộc sống trong môi trường này không tự tại, không hứng khởi, không có niềm vui. Tóm lại, từ diễn tả cảm xúc này là “ức chế”. Xã hội gọi những người như thế này là gì? Họ được gọi là nhà nghề, nhân tài kỹ thuật, nhân tài đặc thù – nói tóm lại, họ được gọi là nhân tài. Nhân tài có đặc điểm gì? Họ có vầng trán cao, đôi mắt sáng, đeo kính, ngẩng cao đầu, bước đi nhanh, xử lý công việc dứt khoát và hiệu quả. Đặc điểm nổi bật nhất của họ là đi đâu cũng mang máy tính xách tay trong túi. Nhìn là biết ngay họ là nhà nghề hoặc nhân tài kỹ thuật. Nói tóm lại, người như thế này có những năng lực nghiệp vụ nhất định hoặc tương đối thành thạo một loại kỹ thuật cụ thể. Họ đã được giáo dục và hướng dẫn chuyên nghiệp, đã trải qua sự học tập và đào tạo chuyên nghiệp, hoặc có người có thể chưa được hướng dẫn và đào tạo chuyên nghiệp nhưng bẩm sinh đã có tài thiên phú và tố chất nhất định. Những người như thế này được gọi là nhà nghề hoặc nhân tài. Khi những người này gia nhập hội thánh, cũng giống như ở ngoài xã hội, đi đâu họ cũng thường mang theo máy tính xách tay, và làm ở đâu cũng muốn được công nhận là nhà nghề hoặc nhân tài. Họ thích được gọi là nhân tài, thậm chí còn thích hơn khi được gọi là “Giáo sư” kèm theo tên, v.v…; họ thích được đối xử như vậy, xưng hô như vậy. Tuy nhiên, hội thánh là nơi đặc biệt, là nơi làm việc đặc biệt, khác với bất kỳ đoàn thể, tổ chức hay cơ cấu nào trong xã hội. Ở đây mọi người thường thảo luận điều gì? Thảo luận về lẽ thật, các nguyên tắc, quy định, sự sắp xếp công việc, việc bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, làm chứng cho Đức Chúa Trời. Tất nhiên, cụ thể hơn, mọi người cũng được yêu cầu phải thực hành lẽ thật, quy phục lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật, vâng phục sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời cũng như các nguyên tắc mà nhà Ngài truyền đạt, v.v… Hễ những quy định rõ ràng này được đưa ra, và mọi người được yêu cầu phải thực hành và tuân thủ, thì những nhân tài gia nhập hội thánh này cảm thấy hơi tủi thân. Những kỹ năng họ học được hoặc tri thức họ nắm vững trong một số lĩnh vực nhất định thường không được sử dụng trong hội thánh. Họ thường không được trọng dụng hay đánh giá cao, và thường bị cho ra rìa. Đương nhiên, những cá nhân này thường cảm thấy không có việc gì để làm và cảm thấy không phát huy được bản lĩnh của mình. Họ thầm nghĩ gì? “Ôi, thế này thì đúng như câu nói: ‘Hổ xuống đồng bị chó khinh’! Ngày xưa hồi mình làm cho công ty nhà nước này hay công ty nước ngoài nọ, vinh quang lắm! Thậm chí đi làm còn không phải mang cặp, mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày và công việc đều có người khác lo hết. Chẳng phải lo nghĩ gì. Mình là nhân tài cao cấp, bậc thầy kỹ thuật, nên mình là nhân vật quan trọng trong công ty. Là nhân vật quan trọng nghĩa là gì? Nghĩa là nếu không có mình thì công ty không thể hoạt động được, không thể đảm bảo được đơn hàng, và toàn bộ nhân viên sẽ phải tạm nghỉ – công ty sẽ có nguy cơ phá sản, không thể làm ăn gì được nếu thiếu mình. Đó là thời mà mình cực kỳ vẻ vang, quãng thời gian mà mình thực sự cảm thấy được ghi nhận đầy đủ!”. Giờ đây khi tin vào Đức Chúa Trời, họ vẫn muốn tận hưởng vinh quang như thế. Họ tự nhủ: “Với bản lĩnh của mình, chắc chắn càng phải có nhiều đất để mình tỏa sáng trong nhà Đức Chúa Trời chứ. Vậy tại sao mình lại không được sử dụng? Tại sao các lãnh đạo và anh chị em trong hội thánh luôn coi thường mình? Mình có gì không bằng người khác chứ? Ngoại hình ổn, khí chất không kém ai; danh tiếng, uy tín thì miễn bàn; chuyên môn nghiệp vụ thì đứng đầu. Vậy tại sao không ai xem trọng mình? Tại sao không ai lắng nghe lời nói và ý kiến của mình? Tại sao mình không được chào đón nồng nhiệt trong nhà Đức Chúa Trời? Chẳng lẽ nhà Đức Chúa Trời không cần một nhân tài như mình sao? Tại sao kể từ khi đến đây, mình không có đất dụng võ? Phải có một khía cạnh công tác trong nhà Đức Chúa Trời cần đến những kỹ năng chuyên môn mình đã học được chứ. Sở trường của mình nên được đánh giá cao ở đây chứ! Mình là nhà nghề rồi, lẽ ra phải là trưởng nhóm, người phụ trách hay lãnh đạo – lẽ ra phải lãnh đạo người khác mới phải. Tại sao mình luôn chỉ là cấp dưới? Không ai chú ý đến mình, không ai xem trọng mình. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Đây có thực sự là sự đối xử mình phải nhận được nếu không hiểu lẽ thật không?”. Họ tự hỏi mình những câu hỏi này nhiều lần nhưng không bao giờ tìm được nguyên nhân, thế là họ rơi vào ức chế.

Có lần, khi đoàn hợp xướng lên sân khấu hát, họ hỏi Ta về kiểu tóc. Ta phán: “Các chị em thì có thể buộc tóc đuôi ngựa hoặc để ngắn đến tai hoặc ngang vai; tất nhiên, cũng có thể búi. Các anh em có thể để húi cua hoặc rẽ ngôi. Không cần phụ kiện hay tạo kiểu. Chỉ cần đảm bảo tóc tai trông gọn gàng, sạch sẽ, chỉnh tề và tự nhiên là được. Tóm lại, chỉ cần trông các ngươi đoan trang, đứng đắn, mang dáng vẻ của Cơ Đốc nhân là được. Chủ yếu là hát và biểu diễn tiết mục cho tốt”. Nói như thế có rõ ràng không? Có dễ hiểu không? (Thưa, có.) Ta đã phán rõ về kiểu tóc cho cả nam và nữ. Nguyên tắc chọn kiểu tóc là gì? Các anh em có thể để tóc rẽ ngôi hoặc húi cua, chị em có thể để tóc ngắn hoặc dài đều được. Tóc dài thì có thể buộc đuôi ngựa, tóc ngắn thì chỉ cần đảm bảo không quá ngắn là được. Đó là một nguyên tắc. Nguyên tắc khác là phải sạch sẽ, gọn gàng, trông đoan trang, đứng đắn, và mang dáng vẻ của nhân vật chính diện. Mục đích của chúng ta không phải là lưu danh hay trở thành người nổi tiếng trong xã hội. Chúng ta không theo đuổi hình tượng lung linh mỹ miều, chỉ cần trông đoan trang, đứng đắn là được. Tóm lại, trông phải sạch sẽ, gọn gàng, đoan trang và đứng đắn. Nói như vậy đã rõ chưa? Hai nguyên tắc này có dễ hiểu không, có dễ làm không? (Thưa, dễ.) Người ta nghe là hiểu rõ trong lòng rồi, không cần phải nhắc lại. Tất cả đều quá dễ đạt được. Sau hơn mười ngày, họ gửi cho Ta một video. Khi xem, Ta thấy ba, bốn hàng chị em. Hàng đầu tiên đều để tóc tạo kiểu, mỗi người một kiểu tóc và phong cách khác nhau. Chẳng ai giống ai, kiểu nào nhìn cũng kỳ lạ, có những chị em tầm hai mươi thì trông như ba mươi, bốn mươi, có những chị em trông như bà già. Tóm lại, mỗi người một kiểu tóc khác nhau. Người gửi video nói: “Chúng con đã chuẩn bị nhiều kiểu tóc khác nhau để Ngài lựa chọn. Ngài chọn kiểu nào chúng con cũng làm được. Không có gì khó khăn đâu ạ! Sau khi chọn kiểu, Ngài chỉ cần phán một tiếng là chúng sẽ làm được, không vấn đề gì ạ!”. Theo các ngươi, sau khi xem video này, Ta cảm thấy như thế nào? Ta cảm thấy hơi ghê tởm. Xem xét kỹ hơn, Ta bắt đầu bực mình. Nhớ lại những nguyên tắc Ta đã giải thích với họ, cuối cùng Ta không còn gì để nói, không biết phải nói gì nữa. Ta nghĩ: “À, mấy người này không hiểu tiếng người”. Ta ngẫm lại những lời Ta đã phán và các nguyên tắc Ta đã truyền đạt với họ, đó đều là những điều ai cũng có thể hiểu và lĩnh hội. Những chuyện đơn giản như vậy không hề làm khó mọi người, ai cũng có thể làm được, vậy mà tại sao họ lại gửi cho Ta một video như vậy? Sau khi tìm hiểu, Ta nhận ra rằng không phải là Ta không giải thích rõ ràng quan điểm của mình, đặc biệt là không phải Ta bảo họ làm nhiều kiểu tóc khác nhau. Chuyện này có hai nguyên nhân: một là do họ không thể hiểu lời Ta. Hai là hễ người ta có khả năng làm điều gì đó, hễ người ta hiểu điều gì đó và thành thạo một số kỹ năng hoặc kỹ thuật nhất định, là họ sẽ không biết trời cao đất dày, không tôn trọng ai cả và luôn muốn thể hiện tài năng. Họ trở nên kiêu ngạo tột độ, dù có hiểu lời Ta, họ cũng không tiếp nhận hay đưa vào thực hành. Họ không khắc ghi, không coi trọng lời Ta, và đơn giản là phớt lờ điều Ta phán. Họ đơn giản là không quan tâm Ta yêu cầu họ làm gì hoặc Ta cần gì. Khi họ hỏi Ta về nguyên tắc, thực ra họ đã xác định sẽ làm gì và làm như thế nào rồi. Việc họ hỏi Ta chỉ là một bước trong quy trình của họ mà thôi. Hỏi như vậy chẳng phải là đùa bỡn người ta sao? (Thưa, phải.) Sau khi họ diễn trò hề xong, bất kể Ta có phán gì, cuối cùng họ vẫn làm theo ý muốn của mình, chứ không hề tuân theo lời Ta. Ý riêng của họ quá lớn! Họ đang nghĩ gì? “Ngài đánh giá thấp chúng con. Chúng con đều là nhân tài nghiệp vụ. Chúng con tiếp xúc với những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Chúng con có những kỹ năng và chuyên môn này, đi đâu cũng có thể sống tốt và được mọi người tôn trọng. Chỉ khi vào nhà Đức Chúa Trời, chúng con mới trở thành kẻ phục vụ và luôn bị coi thường. Chúng con có kỹ năng, chúng con là nhân tài, không phải là kẻ tầm thường. Chúng con nên được tôn trọng trong nhà Đức Chúa Trời mới phải. Ngài không được làm mai một tài năng của chúng con như thế. Chúng con phát huy sở trường của mình trong nhà Đức Chúa Trời thì Ngài nên ủng hộ và hỗ trợ chúng con chứ”. Nói thế chẳng phải ngang ngược sao? (Thưa, phải.) Nói thế thì có nhân tính bình thường không? (Thưa, không có.) Thấy thế, Ta nghĩ: “À, mấy người này không thể nói lý được!”. Khi Ta phán với họ về nguyên tắc, thậm chí Ta còn hỏi họ nhiều lần: “Các ngươi đã hiểu chưa? Các ngươi nhớ chưa?”. Trước mặt Ta, họ ra sức hứa hẹn, nhưng ngay khi quay lưng, họ lập tức thất hứa. Họ nói những lời nghe thật hay ho: “Con ở đây là để thực hiện bổn phận của mình, con ở đây là để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời”. Đó là cái mà ngươi gọi là thực hiện bổn phận sao? Ngươi có đang làm thỏa lòng Đức Chúa Trời không? Ngươi đang thỏa mãn xác thịt của chính mình, thể diện của chính mình thì có. Ngươi ở đây là để mưu cầu sự nghiệp của bản thân, chứ không phải là để thực hiện bổn phận. Nói cách khác, ngươi vào nhà Đức Chúa Trời để phá hoại. Nói Ta nghe, ai có quyền quyết định về những nguyên tắc mọi người nên tuân giữ trong mọi khía cạnh công tác của nhà Đức Chúa Trời? Ngươi hay Đức Chúa Trời? (Thưa, Đức Chúa Trời có quyền quyết định.) Lời ngươi là lẽ thật hay lời Đức Chúa Trời là lẽ thật? (Thưa, lời Đức Chúa Trời là lẽ thật.) Mọi thứ ngươi nói chỉ là dạng đạo lý. Nếu không phù hợp với lẽ thật, đạo lý đó trở thành ngụy lý. Vì các ngươi thừa nhận những điều Ta phán là lẽ thật, tại sao các ngươi lại không thể tiếp nhận? Tại sao Ta phán với các ngươi chẳng có tác dụng gì? Các ngươi nói những điều hay ho trước mặt Ta, nhưng sau lưng Ta, các ngươi lại không thực hành lẽ thật. Đây là chuyện gì vậy? Khi con người bại hoại có được chút khả năng, sở trường hoặc ý tưởng là bắt đầu kiêu ngạo, tự phụ và không chịu phục ai cả. Ai nói gì cũng không nghe. Đó chẳng phải là quá thiếu lý trí sao? Nếu các ngươi nghĩ mình đang làm đúng thì tại sao lại để Ta phải kiểm tra? Khi Ta chỉ ra khuyết điểm và vạch trần sai lầm của các ngươi, tại sao các ngươi không thể tiếp nhận? Các ngươi không hiểu lẽ thật, nhưng Ta có thể thông công cho các ngươi về lẽ thật. Ta biết làm sao để hành động phù hợp với lẽ thật, phù hợp với nguyên tắc, với thể thống của thánh đồ. Ta biết làm sao để hành động theo cách xây dựng cho người khác. Các ngươi có biết không? Nếu ngay cả những điều này các ngươi cũng không biết thì tại sao các ngươi vẫn không chịu tiếp nhận lẽ thật? Tại sao các ngươi không làm theo lời Ta?

Có những người rất giỏi viết lách, bẩm sinh có năng lực tổ chức ngôn ngữ và biểu đạt. Họ cũng có thể có trình độ văn chương nhất định, vận dụng những thủ pháp và phương thức biểu đạt nhất định khi mô tả. Nhưng có những phẩm chất này có đồng nghĩa với việc họ hiểu lẽ thật không? (Thưa, không.) Đây chỉ đơn thuần là một phương diện tri thức, một phương diện ân tứ và sở trường của người ta. Nghĩa là ngươi có một sở trường nào đó, ngươi giỏi viết lách và biểu đạt thông qua ngôn ngữ và thành thạo trong việc sử dụng ngôn từ. Có những người, khi giỏi những việc này, lại nghĩ rằng: “Tôi là cây viết trong nhà Đức Chúa Trời; tôi nên tham gia vào công tác văn tự”. Có thêm người tham gia vào công tác văn tự là điều tốt; nhà Đức Chúa Trời cần điều đó. Tuy nhiên, điều nhà Đức Chúa Trời yêu cầu không chỉ là sở trường của ngươi, không chỉ là năng lực nghiệp vụ của ngươi. Năng lực nghiệp vụ và sở trường của ngươi chỉ đơn thuần là công cụ phục vụ cho công tác ngươi tham gia. Bất kể năng lực nghiệp vụ và trình độ của ngươi thế nào, ngươi cũng phải tuân theo các nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, đạt được kết quả mong muốn cũng như mục tiêu nhà Ngài đề ra. Nhà Đức Chúa Trời có các tiêu chuẩn bắt buộc và nguyên tắc liên quan để đạt được những kết quả và mục tiêu này, chứ không phải để ngươi hành động dựa trên thị hiếu hoặc sở thích cá nhân của mình. Chẳng hạn như có những người có kỹ năng viết tốt, viết kịch bản với ngôn ngữ trau chuốt và tình tiết sinh động. Nhưng điều đó có đạt được kết quả mong muốn không? Không hề đạt được hiệu quả làm chứng cho Đức Chúa Trời, những kịch bản như thế đơn giản là không đứng vững. Ấy thế mà những người viết kịch bản này lại cảm thấy thỏa mãn và tự tin với khả năng viết lách bóng bẩy, tự đánh giá cao bản thân mình. Họ không hiểu rằng một kịch bản phải đạt được hiệu quả làm chứng cho Đức Chúa Trời và rao truyền lời Đức Chúa Trời. Đó mới là mục đích. Nhà Đức Chúa Trời yêu cầu kịch bản phải khắc họa được những lời Đức Chúa Trời mà nhân vật chính đọc, cũng như sự hiểu biết thực sự mà nhân vật chính có được thông qua việc trải nghiệm và thực hành lời Đức Chúa trời dưới sự dẫn dắt của công tác của Đức Chúa Trời. Một mặt, nó phải làm chứng cho Đức Chúa Trời; mặt khác, phải rao truyền lời Ngài. Chỉ khi đó, kịch bản mới đạt được kết quả mong muốn. Đó là những yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Theo các ngươi, những yêu cầu này có gây khó dễ cho mọi người không? (Thưa, không.) Không, đây là công tác của nhà Đức Chúa Trời. Thế nhưng, những người viết kịch bản này lại không sẵn lòng làm như vậy. Thái độ của họ là: “Những gì tôi viết đã đủ hoàn mỹ và cụ thể rồi. Nếu anh yêu cầu tôi bổ sung nội dung đó thì sẽ đi ngược lại ý định của tôi. Tôi không hài lòng về việc đó và không muốn viết theo cách đó”. Mặc dù về sau nội dung này cũng đã được miễn cưỡng bổ sung vào, nhưng cảm xúc của họ khi đó đã thay đổi nhiều. Có những người nói: “Thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời cảm giác thật ức chế. Lúc nào cũng bị người ta xử lý và bới lỗi. Tôi cảm thấy thực sự bế tắc, như người ta nói: ‘Ăn mày thì không được lựa chọn’. Giá như tôi được quyền quyết định và viết theo ý mình thì tốt biết mấy! Ở nhà Đức Chúa Trời, trong khi thực hiện bổn phận, lúc nào cũng phải nghe lời người khác và tiếp nhận sự tỉa sửa, xử lý. Thật quá ức chế!”. Tâm thái như vậy có đúng đắn không? Đây là loại tâm tính gì? Đây là quá kiêu ngạo và tự cho mình là đúng! Lại có những người trong đoàn hợp xướng thực hiện bổn phận trong công tác hóa trang. Họ thích những kiểu tóc của người ngoại đạo, nhưng kết quả cuối cùng của những kiểu tóc đó không được duyệt. Tại sao? Bởi vì nhà Đức Chúa Trời không muốn những kiểu tóc của ma quỷ, mà muốn những kiểu tóc bình thường, đoan trang và đứng đắn. Ngươi có khả năng tạo kiểu tóc gì thì cứ đi thể hiện trong thế giới ngoại đạo. Họ cần những nhân tài như vậy, nhưng nhà Đức Chúa Trời không cần. Có những người nói rằng họ không sẵn lòng làm không công trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng tác phẩm của họ lại không được coi là cần thiết hoặc giá trị, nhìn rất ghê tởm. Điều nhà Đức Chúa Trời yêu cầu là trông ngươi phải đoan chính và đứng đắn, như một người đàng hoàng; chứ không cần ngươi phải cao nhã, giống như vương cung quý tộc, càng không phải như công chúa, quý bà, hay thiếu gia, lão gia. Chúng ta là những con người bình thường, không thân phận, địa vị hay giá trị, chỉ là những con người bình thường và bình dân nhất. Cứ làm người bình thường là tốt nhất, không cần phải cao quý hay tao nhã, cứ ăn mặc bình thường và mang diện mạo của người bình thường, không cần phải ngụy trang, làm được đến đâu thì hưởng đến đó, không có dã tâm và dục vọng, hài lòng với việc sống cuộc sống của một người bình thường. Như thế là tốt nhất, như thế mới là cuộc sống của người có nhân tính bình thường. Ngươi chỉ là người bình thường, nhưng lại luôn cố hành động như người cao quý. Như thế chẳng đáng ghê tởm sao? (Thưa, đáng ghê tởm.) Ngươi luôn cố phát huy sở trường và thể hiện tài năng trong nhà Đức Chúa Trời. Ta nói cho ngươi hay, thể hiện tài năng của ngươi thì có giá trị gì không? Nếu việc làm đó thực sự có giá trị thì còn chấp nhận được. Nhưng nếu nó không hề có chút giá trị gì mà thay vào đó lại gây nhiễu loạn và phá hoại, thì ngươi chỉ đang thể hiện tài của quỷ, tài của thứ cóc nhái. Ngươi có biết hậu quả của việc thể hiện những thứ đó là gì không? Nếu ngươi không biết thì đừng có thể hiện. Những gì ngươi có thể làm, những kỹ thuật ngươi nắm vững, những sở trường bẩm sinh hoặc tài năng đặc thù bẩm sinh mà ngươi có, không điều gì trong đó được coi là cao quý cả; ngươi chỉ là một người bình thường. Có người nói: “Tôi thông thạo vài ngôn ngữ”. Vậy thì đi làm phiên dịch viên và làm công việc phiên dịch của ngươi cho tốt vào; khi đó ngươi mới có thể được coi là người tốt. Có người nói: “Tôi có thể thuộc lòng cả quyển Tân Hoa từ điển”. Ngươi có thể nhớ cả quyển Tân Hoa từ điển thì sao? Điều đó có giúp ngươi rao truyền Phúc Âm không? Điều đó có giúp ngươi làm chứng cho Đức Chúa Trời không? Có người nói: “Chỉ cần nhìn lướt qua là tôi có thể đọc được 10 dòng. Tôi có thể đọc 100 trang lời Đức Chúa Trời trong một ngày. Thấy kỹ năng này ấn tượng không?”. Ngươi có thể đọc 100 trang Lời xuất hiện trong xác thịt trong một ngày, nhưng ngươi hiểu được gì từ đó? Ngươi hiểu được khía cạnh nào của lẽ thật? Ngươi có thể đưa nó vào thực hành không? Có người nói: “Tôi là thần đồng. Năm tuổi đã biết ca hát và làm thơ”. Điều đó có hữu dụng không? Người ngoại đạo có thể ngưỡng mộ ngươi, nhưng trong nhà Đức Chúa Trời thì chẳng có tác dụng gì. Giả sử Ta yêu cầu ngươi viết một bài hát chúc tụng Đức Chúa Trời ngay lúc này. Ngươi có làm được không? Nếu ngươi không làm được thì nghĩa là ngươi không hiểu bất kỳ khía cạnh nào của lẽ thật. Có ân tứ không thôi thì chẳng có gì to tát. Nếu không hiểu lẽ thật, ngươi làm gì cũng chẳng thành. Bất kể người ta có ân tứ, kỹ năng hay sở trường gì, thì thực ra đó cũng chỉ là những công cụ. Nếu chúng có thể được dùng vào những điều tích cực và phát huy tác dụng tích cực, thì mới có thể nói là có chút giá trị. Nếu không thể được dùng vào những điều tích cực, không thể phát huy tác dụng tích cực, thì chúng chẳng có giá trị gì, và việc học chúng là vô ích, là gánh nặng cho ngươi. Nếu ngươi có thể vận dụng những kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường của mình trong việc thực hiện bổn phận và làm tốt nhiệm vụ trong nhà Đức Chúa Trời phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật, thì những kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của ngươi mới có thể nói là được sử dụng đúng chỗ và hữu dụng – đó mới là giá trị của chúng. Mặt khác, nếu ngươi không thể áp dụng chút nào vào việc thực hiện bổn phận của mình, thì những kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của ngươi chẳng có giá trị gì và không hề đáng giá đối với Ta. Chẳng hạn như có người có tài hùng biện và hoạt ngôn bẩm sinh, biểu đạt ngôn ngữ rất tốt, tư duy nhanh nhạy. Đây có thể được coi là sở trường. Trong thế tục, nếu những người như thế làm công việc diễn thuyết trước công chúng, tuyên truyền hoặc đàm phán, hay là làm thẩm phán, luật sư hoặc những nghề tương tự, thì họ sẽ có đất dụng võ. Nhưng trong nhà Đức Chúa Trời, nếu ngươi có sở trường đó nhưng lại không hiểu bất kỳ khía cạnh lẽ thật nào của lẽ thật, thậm chí không có chút hiểu biết cơ bản nào về lẽ thật về các khải tượng, không thể rao truyền Phúc Âm hoặc làm chứng cho Đức Chúa trời, thì ân tứ hay sở trường của ngươi gần như vô giá trị. Nếu ngươi luôn sống dựa trên ân tứ của mình, đi đâu cũng phô diễn tài năng, khoác lác và rao giảng câu chữ đạo lý, thì ngươi chỉ trở nên đáng ghê tởm trong mắt mọi người. Bởi vì từng lời ngươi nói ra sẽ trở nên buồn nôn, và từng tư tưởng hay quan điểm ngươi bày tỏ sẽ khiến người ta chán ngấy. Trong trường hợp đó, tốt hơn hết ngươi nên giữ im lặng. Càng cố phô trương bản thân và thể hiện, ngươi sẽ càng trở nên đáng ghét. Người ta sẽ nói: “Câm cái miệng thối của anh lại đi! Những gì anh đang nói chỉ toàn là đạo lý, ai mà chẳng hiểu rồi? Anh đã rao giảng Phúc Âm được bao nhiêu năm rồi? Những lời anh nói chẳng khác gì của người Pha-ri-si, toàn lý thuyết suông, làm ô nhiễm môi trường hội thánh. Chẳng ai muốn nghe cả!”. Ngươi thấy đấy, nó sẽ khiến mọi người nổi giận và ác cảm. Vì vậy, tốt hơn hết ngươi nên dốc thêm công sức vào lẽ thật và tìm kiếm thêm lẽ thật, đó mới là khả năng thực sự. Ta càng phán những điều này, thì những người “có năng lực” và “nhân tài” này lại càng cảm thấy ức chế, nghĩ bụng: “Thôi xong rồi, thật sự không còn đường sống rồi. Mình đã luôn xem bản thân là nhân tài, giỏi giang số một, đi đâu cũng được trọng dụng. Chẳng phải có câu: ‘Đã là vàng thì sớm muộn gì cũng tỏa sáng’ sao? Không ngờ trong nhà Đức Chúa Trời, mình lại đi vào ngõ cụt. Cảm giác thật ức chế, quá ức chế! Sao mình lại thành ra như thế này chứ?”. Tin Đức Chúa Trời là điều tốt, vậy tại sao những nhân tài cưu tú và cao cấp như thế này lại cảm thấy ức chế khi vào nhà Đức Chúa Trời? Họ đã cảm thấy ức chế trong quá nhiều năm đến nỗi biến thành uất ức. Thậm chí họ không còn biết phải nói năng hay hành động ra sao nữa. Cuối cùng, một số người nói: “Suốt ngày bị xử lý cảm giác thật ức chế. Bây giờ tôi đã ngoan ngoãn hơn nhiều rồi, lãnh đạo hội thánh hay trưởng nhóm nói gì tôi cũng nhất trí, một dạ hai vâng”. Có thể họ dường như đã học cách quy phục và vâng lời, nhưng họ vẫn không hiểu nguyên tắc hay làm sao để làm tròn bổn phận của mình. Họ mang trong lòng cảm giác ức chế này và cảm thấy bất bình, cảm thấy bị đánh giá thấp. Khi được hỏi về trình độ học vấn, người thì nói: “Tôi có bằng cử nhân”, người thì nói: “Tôi có bằng thạc sĩ”, người thì “Tôi có bằng tiến sĩ”, “Tôi tốt nghiệp trường y”, “Tôi học tài chính” hoặc “Tôi học quản lý”, lại có những người là lập trình viên hay kỹ sư. Trước tên của họ không có chữ “sư” thì cũng là những danh hiệu khác. Trong nhà Đức Chúa Trời, những người này lại không được xưng hô như thế, cũng chẳng được đối đãi trọng vọng gì. Họ thường cảm thấy ức chế và chẳng biết mình là ai nữa. Hội thánh thì có đủ loại nhân tài, nào là nhạc sĩ, vũ công, nhà làm phim, kỹ thuật viên, nhân tài kinh doanh, kinh tế, thậm chí có cả chính trị gia. Giữa các anh chị em, những người này thường nói: “Tôi là giám đốc được nể trọng trong một doanh nghiệp nhà nước. Tôi là giám đốc cấp cao của một tập đoàn đa quốc gia. Tôi là CEO, chẳng bao giờ sợ ai, chẳng bao giờ quy phục ai. Tôi bẩm sinh đã có tài quản lý, đi đâu cũng sẽ ở vị trí cầm quyền, là người phụ trách, chỉ có tôi quản lý người khác, chứ không ai quản lý được tôi cả. Vì vậy, trong nhà Đức Chúa Trời, ít nhất tôi cũng phải là trưởng nhóm hoặc người phụ trách chứ!”. Chẳng bao lâu sau, mọi người mới thấy rõ rằng những người này không có thực tế lẽ thật, không có khả năng làm bất kỳ công tác nào, lại còn cực kỳ kiêu ngạo và tự phụ. Họ không làm tròn bất kỳ bổn phận nào, và cuối cùng một số chỉ có thể được giao những công việc tay chân, số khác thì luôn không chịu quy phục, luôn cố thể hiện tài năng và làm xằng làm bậy. Kết quả là họ gây ra quá nhiều rắc rối, khiến mọi người phẫn nộ, và cuối cùng họ bị thanh trừ. Chẳng phải những người này sẽ cảm thấy ức chế sao? Cuối cùng, họ đúc rút trải nghiệm của mình trong một câu: “Nhà Đức Chúa Trời không phải là nơi dành cho những nhân tài như chúng tôi. Chúng tôi giống như thiên lý mã, nhưng trong nhà Đức Chúa Trời lại chẳng có Bá Lạc nào. Những người tin Đức Chúa Trời toàn là dạng vô tri và thiếu hiểu biết, nhất là lãnh đạo các cấp. Dù họ hiểu lẽ thật, nhưng lại không thể nhận ra chúng tôi là thiên lý mã. Chúng tôi phải đi tìm cho ra Bá Lạc mới được”. Cuối cùng, họ đi đến kết luận này. Lại có người nói: “Nhà Đức Chúa Trời có quá ít không gian cho chúng tôi. Chúng tôi hết thảy đều là những nhân vật lớn, trong khi những người tin Đức Chúa Trời toàn là hạng thấp bé thuộc tầng lớp dưới của xã hội: nông dân, người bán hàng rong, làm ăn nhỏ lẻ. Chẳng có ai là nhân tài cao cấp cả. Hội thánh nhỏ bé, nhưng thiên hạ rộng lớn, và trong thiên hạ rộng lớn như thế, thiếu gì chỗ cho chúng tôi dung thân. Thiên lý mã chúng tôi cuối cùng sẽ tìm được Bá Lạc của mình!”. Vậy thì hãy cùng chúc cho những người này may mắn tìm được Bá Lạc của mình, được không? (Thưa, được.) Ngày họ chia tay chúng ta sau khi tìm được Bá Lạc của mình, chúng ta hãy làm một tiệc chia tay và chúc họ sẽ tìm được đất dụng võ, không còn cảm xúc ức chế nữa. Chúc họ sẽ sống tốt hơn chúng ta, chúc họ sống một đời bình an. Khi chúng ta nói như vậy, những người mang cảm xúc ức chế này có cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút không? Cảm giác tức ngực, nổ tung trong đầu, nặng nề trong lòng, khó chịu trong người và bất an của họ có tan biến không? Ta hy vọng rằng những mong ước của họ sẽ trở thành hiện thực, họ sẽ không còn cảm thấy ức chế nữa và có thể sống vui vẻ, tự do.

Các ngươi nói xem, nhà Đức Chúa Trời có cố tình gây khó dễ cho những nhân tài này không? (Thưa, không.) Chắc chắn là không. Vậy thì tại sao các nguyên tắc khác nhau, sự sắp xếp công việc và các yêu cầu đối với từng hạng mục công tác trong nhà Đức Chúa Trời lại khiến họ nảy sinh cảm xúc ức chế? Tại sao ở nhà Đức Chúa Trời, những nhân tài này lại bị kẹt trong cảm xúc ức chế? Liệu nhà Đức Chúa Trời có phạm sai lầm không? Hay nhà Đức Chúa Trời có cố tình gây khó dễ cho những người này không? (Thưa, không.) Về mặt đạo lý, tất cả các ngươi đều hiểu rằng cả hai lời giải thích này đều hoàn toàn sai. Vậy thì tại sao lại có chuyện này? (Thưa, đó là bởi vì trong quá trình thực hiện bổn phận, mọi người áp đặt sở trường và nghiệp vụ mình có được trong thế tục hoặc sở thích cá nhân của mình lên các nguyên tắc và yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời.) Nhưng nhà Đức Chúa Trời có cho phép họ áp đặt những điều này lên các yêu cầu và nguyên tắc của nhà Ngài không? Tuyệt đối không. Có những người cảm thấy ức chế bởi vì nhà Đức Chúa Trời không cho phép chuyện này. Theo các ngươi, họ nên làm gì? (Thưa, trước khi thực hiện mỗi bổn phận, đầu tiên họ phải hiểu các yêu cầu và nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời đối với bổn phận đó. Sau khi nắm bắt chính xác những nguyên tắc này, họ có thể vận dụng sở trường và nghiệp vụ mà mình thành thạo theo cách hợp lý.) Nguyên tắc này đúng. Bây giờ, nói Ta nghe, việc luôn muốn phát huy sở trường và thể hiện tài năng của mình trong nhà Đức Chúa Trời có phải là một xuất phát điểm đúng đắn không? (Thưa, không.) Nó không đúng đắn ở chỗ nào? Hãy giải thích nguyên do. (Thưa, do ý định của họ là muốn khoe khoang và làm nổi bật bản thân. Họ đang mưu cầu sự nghiệp riêng, chứ không phải là suy nghĩ làm sao để có thể làm tròn bổn phận hoặc làm sao để hành động theo cách có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ muốn hành động theo ý thích của bản thân, mà không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật.) Những người khác nhìn nhận vấn đề này như thế nào? (Thưa, luôn khoe khoang mỗi khi có chuyện xảy đến là tâm tính Sa-tan. Họ không nghĩ cách làm sao để thực hiện bổn phận của mình và làm chứng cho Đức Chúa trời, mà luôn muốn làm chứng cho chính mình. Con đường này vốn đã sai.) Xuất phát điểm này vốn đã sai lầm, đó là điều chắc chắn. Vậy nó sai lầm ở chỗ nào? Đây là vấn đề mà tất cả các ngươi đều không thể phản bác. Có vẻ như tất cả các ngươi đều đang cảm thấy ức chế, và tất cả các ngươi đều muốn phát huy sở trường để thể hiện tài năng của mình – chẳng phải sao? Trong dân ngoại đạo có một câu nói, đó là gì? “Bà già tô son để có cái mà nhìn”. Chẳng phải “thể hiện khả năng của mình” nghĩa là thế sao? (Thưa, phải.) Thể hiện tài năng của mình nghĩa là muốn trổ tài và phô trương bản thân để có được danh vọng, địa vị giữa mọi người, để được xem trọng. Ít nhất cũng là muốn tận dụng cơ hội thể hiện tài năng của mình để báo cho người khác biết rằng: “Tôi có một số kỹ năng chính hiệu đấy, không phải dạng bình thường đâu, đừng khinh thường tôi, tôi là nhân tài đấy”. Ít nhất nó cũng mang hàm ý đó. Vậy khi người ta có những ý định như vậy và luôn muốn thể hiện tài năng của mình, thì tính chất của việc này là gì? Họ muốn mưu cầu sự nghiệp riêng, muốn xoay xở để có được địa vị, muốn có chỗ đứng và uy danh giữa mọi người. Đơn giản như vậy thôi. Họ làm điều đó không phải là để thực hiện bổn phận hay vì lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, cũng không phải là để tìm kiếm lẽ thật hay hành động theo các nguyên tắc và yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Họ làm điều đó vì bản thân mình, để nâng cao tiếng tăm của mình, để nâng cao giá trị và uy danh của mình; họ làm điều đó để mọi người sẽ bầu họ làm người phụ trách hoặc lãnh đạo. Một khi được bầu làm người lãnh đạo hoặc chấp sự, chẳng phải khi đó họ sẽ có địa vị sao? Chẳng phải khi đó họ sẽ nổi bật sao? Đó là sự mưu cầu của họ, xuất phát điểm của họ chỉ đơn giản như vậy thôi – chỉ là mưu cầu địa vị không hơn. Họ đang chủ đích mưu cầu địa vị, chứ không phải họ đang bảo vệ công tác hay lợi ích của nhà Đức Chúa Trời.

Vậy người có ân tứ và sở trường nên thực hành như thế nào để tránh cảm thấy ức chế? Điều này có dễ đạt được không? (Thưa, dễ.) Vậy các ngươi có thể giải quyết cảm xúc tiêu cực ức chế nảy sinh do không thể phát huy sở trường của mình bằng cách nào? Trước hết, ngươi phải hiểu kỹ năng nghiệp vụ hoặc bất kỳ dạng tài năng và sở trường nào mà con người học được và thành thạo là gì – chúng có phải là sự sống không? (Thưa, không.) Chúng có thể được xác định là điều tích cực không? (Thưa, không thể.) Chúng không thể được xác định là điều tích cực, cùng lắm chỉ là một dạng công cụ. Trong xã hội và trong thế giới, cùng lắm chúng chỉ là những bản lĩnh cho phép con người đủ nuôi thân và duy trì cuộc sống. Nhưng trong mắt của nhà Đức Chúa Trời, ngươi chỉ nắm vững một dạng kỹ năng nghiệp vụ; nó chỉ đơn thuần là một dạng tri thức, chỉ là một dạng tri thức đơn giản, thuần túy. Nó chắc chắn không chứng tỏ người ta cao quý hay thấp hèn – không thể nói người này cao quý hơn người khác chỉ bởi vì họ có một sở trường hay kỹ năng nào đó. Vậy làm cách nào để có thể thấy được người ta cao quý hay thấp hèn? Bằng cách nhìn vào nhân tính của họ, sự mưu cầu của họ và con đường họ đi theo. Kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường chỉ có thể cho thấy ngươi đã đạt được kỹ năng hoặc tri thức cụ thể nào, đối với tri thức đó, ngươi nắm vững đến đâu, đạt tới trình độ nào. Những kỹ năng chuyên nghiệp vụ và sở trường này chỉ có thể được bàn đến về trình độ cao thấp, nông sâu, và liệu người ta có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó hay chỉ là tri thức bề nổi; chứ không thể căn cứ vào đó để đánh giá phẩm chất nhân tính, sự mưu cầu hoặc con đường của người ta. Chúng chỉ đơn thuần là một dạng tri thức hoặc công cụ. Tri thức hoặc công cụ này có thể cho phép ngươi thực hiện một số công tác liên quan, hoặc có thêm khả năng đảm nhận một số công tác cụ thể, nhưng nó chỉ đơn thuần mang lại cho ngươi một sự đảm bảo về công ăn việc làm và cuộc sống, chỉ vậy thôi. Bất kể xã hội nhìn nhận như thế nào về kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của ngươi, thì nhà Đức Chúa Trời vẫn nhìn nhận như vậy. Nhà Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ nhìn nhận khác đi về ai, phá lệ đề bạt ai, hoặc thậm chí miễn cho ai khỏi bất kỳ hình thức tỉa sửa hay xử lý, hay bất kỳ hình thức hành phạt hay phán xét nào, chỉ vì họ có một loại kỹ năng đặc biệt nào đó. Bất kể người ta có thể có kỹ năng nghiệp vụ hay sở trường gì thì tâm tính bại hoại của họ vẫn tồn tại và họ vẫn là một con người bại hoại. Ân tứ, sở trường và kỹ năng nghiệp vụ của người ta là thứ tách biệt và không liên quan gì đến tâm tính bại hoại của họ, cũng chẳng liên quan gì đến nhân tính hay phẩm chất của họ. Một số người có tố chất tốt hơn một chút, thông minh hơn một chút, nhanh hiểu tốt hơn một chút, cho phép họ có được tri thức phần nào sâu hơn khi học các kỹ năng nghiệp vụ nhất định. Họ đạt được những thành tựu và thành quả lớn hơn một chút khi thực hiện công tác liên quan đến nghiệp vụ này. Trong xã hội, điều này có thể mang lại cho họ lợi ích kinh tế có phần lớn hơn và cao hơn, có thể mang lại cho họ địa vị, cấp bậc hoặc uy danh cao hơn một chút trong ngành nghề của mình. Chỉ vậy thôi. Tuy nhiên, không điều nào trong số đó cho thấy con đường họ đang đi, sự mưu cầu của họ, hay thái độ của họ đối với cuộc sống và sự sinh tồn. Kỹ năng nghiệp vụ và sở trường là những thứ thuộc về lĩnh vực tri thức đơn thuần và không liên quan gì đến tư tưởng, quan điểm của người ta, hay góc độ và lập trường nhìn nhận của họ về bất kỳ điều gì. Chúng không hề liên quan đến những điều đó. Tất nhiên, những tư tưởng được đề xướng trong một số lĩnh vực tri thức là tà thuyết và ngụy lý, khiến con người lầm lạc trong việc hiểu lẽ thật và nhận thức những điều tích cực. Đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Ở đây chúng ta đang nói đến tri thức và kỹ năng nghiệp vụ thuần túy, những thứ không mang lại sự hỗ trợ và chỉnh đốn tích cực và tốt đối với tâm tính bại hoại hoặc nhân tính bình thường của con người. Chúng cũng không có khả năng ràng buộc và hạn chế tâm tính bại hoại của người ta. Tính chất của chúng là vậy. Dù người ta làm về văn học, âm nhạc hay bất kỳ lĩnh vực nghệ thuật nào, dù người ta làm về khoa học, sinh học, hóa học, thiết kế, kiến trúc, thương mại, thậm chí thủ công nghiệp, bất kể là ngành nghề nào, thì tính chất của tri thức nghiệp vụ của họ là như vậy – đó là thực chất của nó. Các ngươi nghĩ sao, Ta nói có chính xác không? (Thưa, có.) Bất kể ngươi làm trong ngành nghề nào, học những kỹ năng nghiệp vụ nào, hay bẩm sinh đã có sở trường nào đó, nó cũng không cho thấy ngươi cao quý hay thấp hèn. Chẳng hạn như một số người tin rằng những người làm trong lĩnh vực thương mại hoặc kinh tế trong xã hội, đặc biệt là giới tinh anh, thì có nhân phẩm cao quý, và bởi vì con người đánh giá cao nghiệp vụ và tri thức mà họ học được, bởi vì họ có thu nhập rất cao, nên họ có địa vị xã hội cao. Tuy nhiên, những cách nói như thế không tồn tại trong nhà Đức Chúa Trời, và nhà Đức Chúa Trời không đánh giá họ như vậy. Bởi vì các nguyên tắc và tiêu chuẩn mà những người đó dùng để đánh giá việc này không phải là lẽ thật mà là kiến giải của con người, thuộc về tri thức của con người, nên những quan điểm như thế không thể trụ vững trong nhà Đức Chúa Trời. Lấy ví dụ khác, trong xã hội có những người là người đánh cá, người bán hàng rong hoặc thợ thủ công; họ được coi là có địa vị thấp và trong xã hội không được ai coi trọng. Nhưng trong nhà Đức Chúa Trời, mọi dân sự được Đức Chúa Trời chọn đều bình đẳng. Trước lẽ thật, ai ai cũng bình đẳng, không phân biệt cao quý hay thấp hèn. Ngươi sẽ không được coi là tôn quý vì có địa vị cao hay làm nghề cao quý trong xã hội, cũng không bị coi là thấp hèn vì làm nghề có địa vị thấp trong xã hội. Vì thế, trong nhà Đức Chúa Trời và trong mắt Đức Chúa Trời, bất kể thân phận, giá trị và địa vị của ngươi được coi là cao hay thấp cũng hoàn toàn không liên quan gì đến năng lực nghiệp vụ, trình độ kỹ năng hoặc sở trường của ngươi. Có người nói: “Con từng là sĩ quan chỉ huy, tướng lĩnh và nguyên soái trong quân đội”. Ta bảo họ: “Ngươi đứng qua một bên”. Tại sao ngươi phải đứng qua một bên? Bởi vì tâm tính Sa-tan của ngươi quá nghiêm trọng, nên nhìn ngươi Ta thấy ghê tởm. Trước tiên, hãy dành chút thời gian đọc lời Đức Chúa Trời, hiểu được một vài lẽ thật và sống thể hiện ra một chút hình tượng giống con người, rồi sau đó khi ngươi quay trở lại, mọi người mới có thể tiếp nhận ngươi được. Trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không được xem trọng bởi vì trong xã hội ngươi từng làm một loại công việc được con người xem là cao quý; ngươi cũng sẽ không bị coi thường vì từng có địa vị thấp kém trong xã hội. Các tiêu chuẩn và nguyên tắc đánh giá con người của nhà Đức Chúa Trời hoàn toàn dựa trên các tiêu chí của lẽ thật. Vậy các tiêu chí của lẽ thật là gì? Các tiêu chí này có những khía cạnh cụ thể. Thứ nhất, mọi người được đánh giá dựa trên phẩm chất nhân tính của họ, liệu họ có lương tâm và lý trí, tâm địa thiện lương và tinh thần chính nghĩa hay không. Thứ hai, mọi người được đánh giá dựa trên việc họ có yêu lẽ thật hay không và đang đi con đường nào – liệu họ mưu cầu lẽ thật, yêu những điều tích cực và yêu sự công bằng và công chính của Đức Chúa Trời, hay họ không mưu cầu lẽ thật, chán ghét lẽ thật và những điều tích cực, luôn làm việc riêng, v.v. Do đó, bất kể ngươi có loại kỹ năng nghiệp vụ, sở trường nào đó, hay là không có bất kỳ kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường nào, thì trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi cũng sẽ được đối xử công bằng. Nhà Đức Chúa Trời đã luôn hoạt động như vậy, hiện nay đang hoạt động như vậy và trong tương lai cũng sẽ hoạt động như vậy. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn này sẽ không bao giờ thay đổi. Do đó, cái cần thay đổi chính là những người cảm thấy ức chế vì không thể phát huy sở trường của mình. Nếu ngươi thực sự tin rằng Đức Chúa Trời là công chính, rằng lẽ thật là nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời, rằng có sự công bằng và công chính trong nhà Ngài, thì Ta yêu cầu ngươi phải khẩn trương buông bỏ những quan điểm và cách nhìn sai lầm của mình về kỹ năng nghiệp vụ và sở trường. Đừng nghĩ rằng có một vài ân tứ hoặc chút sở trường là ngươi sẽ cao hơn người khác một bậc. Dù ngươi có thể có những kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường mà người khác không có, nhưng nhân tính và tâm tính bại hoại của ngươi chẳng khác gì của người khác. Trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi chỉ là một người bình thường, không có gì đặc biệt. Ngươi có thể nói: “Con từng là cán bộ cấp cao”, thì ngươi vẫn là một người bình thường. Ngươi có thể nói: “Con từng có sự nghiệp vĩ đại”, thì ngươi vẫn là một người bình thường. Ngươi có thể nói: “Con từng là anh hùng”, nhưng dù ngươi là dạng anh hùng hay danh nhân gì đi nữa, thì cũng vô ích. Trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi vẫn chỉ là một người bình thường. Đây là một khía cạnh của lẽ thật và các nguyên tắc mà con người nên hiểu về kỹ năng nghiệp vụ và một số loại sở trường. Một khía cạnh khác – cách tiếp cận các kỹ năng nghiệp vụ và sở trường này – là con đường thực hành cụ thể mà con người nên hiểu. Trước tiên, trong tư tưởng và ý thức của mình, ngươi cần biết rõ rằng bất kể ngươi có kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường nào, thì ngươi cũng đến nhà Đức Chúa Trời không phải là để hành nghề, thể hiện giá trị của mình, kiếm thu nhập hay kiếm sống. Ngươi ở đây là để thực hiện bổn phận của mình. Thân phận duy nhất của ngươi trong nhà Đức Chúa Trời là một anh em hoặc chị em, nói cách khác là một loài thọ tạo trong mắt Đức Chúa Trời, không có thân phận thứ hai. Một loài thọ tạo trong mắt Đức Chúa Trời không phải là một loài động vật, thực vật hay ma quỷ, mà là con người. Và với tư cách là một con người, ngươi phải thực hiện bổn phận của mình. Khi vào nhà Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận con người của ngươi là mục tiêu cơ bản nhất, là quan điểm cơ bản nhất ngươi nên có. Ngươi phải nói rằng: “Con là một con người. Con là người có nhân tính bình thường, có lương tâm và lý trí. Con phải thực hiện bổn phận của mình”. Đây mới là tư tưởng, quan điểm mà con người nên có trước tiên về mặt lý thuyết. Tiếp theo, ngươi nên thực hiện bổn phận của mình như thế nào? Ngươi nên nghe theo chính mình hay nghe theo Đức Chúa Trời? (Thưa, nghe theo Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, tại sao ngươi nên nghe theo Đức Chúa Trời? Về mặt nguyên tắc và lý thuyết, con người biết rằng họ phải nghe theo Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là lẽ thật và Đức Chúa Trời có quyền quyết định. Đây là quan điểm con người nên có về mặt lý thuyết. Trên thực tế, ngươi thực hiện bổn phận này không phải vì bản thân mình, không phải vì gia đình mình, không phải vì cuộc sống qua ngày của mình, cũng không phải vì sự nghiệp hay việc cá nhân của mình, mà là vì công tác của Đức Chúa Trời, vì sự quản lý của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại. Nó không liên quan gì đến việc riêng của ngươi. Ngươi cần phải hiểu và có được quan điểm này. Sau khi có quan điểm này, tiếp theo ngươi phải hiểu rằng vì việc thực hiện bổn phận không phải vì bản thân ngươi, mà là vì công tác của Đức Chúa Trời, nên ngươi cần phải cầu nguyện và tìm kiếm từ Đức Chúa Trời về cách thực hiện bổn phận này như thế nào, và các nguyên tắc, yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời là gì. Đức Chúa Trời bảo ngươi làm gì thì làm nấy, cho ngươi làm gì thì làm nấy, không ý kiến, không do dự, không được từ chối. Đây là điều chắc chắn. Bởi vì đây là nhà Đức Chúa Trời, nên chỉ khi mọi người thực hiện những bổn phận mà họ phải thực hiện ở đây thì mới đúng đắn. Nhưng mọi người đang làm điều đó không phải là vì bản thân họ, vì để sống qua ngày, vì cuộc sống, gia đình hay sự nghiệp của họ. Vậy họ đang làm vì điều gì? Vì công tác của Đức Chúa Trời và vì sự quản lý của Đức Chúa Trời. Bất kể liên quan đến nghiệp vụ hay công tác nào, dù chỉ nhỏ như dấu chấm hoặc một kiểu định dạng, hay lớn như một hạng mục công tác cụ thể, thì tất cả cũng đều thuộc phạm vi công tác của Đức Chúa Trời. Vì thế, nếu ngươi có lý trí, trước hết ngươi phải tự hỏi: “Mình nên thực hiện công tác này như thế nào? Yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì? Nhà Đức Chúa Trời đã đặt ra những nguyên tắc nào?”. Sau đó, hãy liệt kê các nguyên tắc liên quan, từng cái một, và nghiêm túc hành động theo từng quy định và nguyên tắc đó. Chỉ cần mọi việc ngươi làm phù hợp với nguyên tắc và không vượt ra khỏi phạm vi của nguyên tắc thì mọi việc ngươi làm sẽ phù hợp, Đức Chúa Trời sẽ xác định tính chất và đối xử với ngươi như là ngươi đang thực hiện bổn phận của mình. Chẳng phải đây là điều mọi người nên hiểu sao? (Thưa, phải.) Nếu hiểu điều này thì ngươi không được lúc nào cũng ngẫm nghĩ xem mình muốn làm như thế nào hay muốn làm gì. Suy nghĩ và hành động như vậy là thiếu lý trí. Những việc thiếu lý trí có nên thực hiện không? Không nên. Nếu ngươi muốn thực hiện những việc đó thì ngươi phải làm gì? (Thưa, phản bội chính mình.) Ngươi phải phản bội và buông bỏ chính mình, đồng thời đặt bổn phận của mình lên hàng đầu, đặt các yêu cầu và nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời lên hàng đầu. Nếu ngươi cảm thấy không thoải mái, và trong thời gian rảnh rỗi, ngươi thỏa mãn những hứng thú và sở thích của mình, thì nhà Đức Chúa Trời không can thiệp. Đây là một khía cạnh mà ngươi nên hiểu, chính là bổn phận của ngươi là gì và ngươi nên thực hiện bổn phận như thế nào. Một khía cạnh khác liên quan đến vấn đề sở trường, nghiệp vụ và kỹ năng của mọi người. Ngươi nên tiếp cận vấn đề kỹ năng nghiệp vụ và sở trường như thế nào? Nếu nhà Đức Chúa Trời cần ngươi đóng góp sở trường của ngươi, hoặc sở trường và kỹ năng nghiệp vụ mà ngươi đã nắm vững, thì ngươi nên có thái độ gì? Ngươi nên đóng góp không ngần ngại, cho phép chúng phát huy tác dụng và thể hiện giá trị hết mức có thể trong bổn phận của mình. Không được để chúng bị lãng phí; bởi vì ngươi có thể vận dụng chúng, ngươi hiểu chúng và đã thành thạo chúng, ngươi nên để chúng được phát huy. Nguyên tắc phát huy chúng là gì? Đó là bất kể nhà Đức Chúa Trời cần gì, cần bao nhiêu và cần đến mức độ nào, ngươi đều phải phát huy các kỹ năng này một cách tiết chế và chừng mực. Hãy vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của ngươi trong bổn phận, để chúng phát huy tác dụng và giúp ngươi đạt được hiệu quả tốt hơn trong bổn phận của mình. Như thế, việc ngươi học các kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn này chẳng phải sẽ không vô ích sao? Chẳng phải chúng sẽ có giá trị sao? Chẳng phải ngươi sẽ có cống hiến sao? (Thưa, phải.) Các ngươi có sẵn lòng cống hiến theo cách này không? (Thưa, có.) Đó là một điều tốt. Đối với các kỹ năng và sở trường mà hoàn toàn không cần đến trong nhà Đức Chúa trời, thì nhà Ngài đơn giản là không yêu cầu hoặc khuyến khích, và những người có các kỹ năng hoặc sở trường đó không được tùy ý phát huy chúng. Ngươi nên đón nhận việc này như thế nào? (Thưa, bằng cách từ bỏ chúng.) Đúng rồi, cách đơn giản nhất là từ bỏ chúng, hành động như thể người chưa từng học được chúng. Nói xem, nếu ngươi cam tâm tình nguyện từ bỏ chúng, liệu chúng có còn phát sinh và gây nhiễu loạn trong quá trình thực hiện bổn phận của mình không? Không. Chẳng phải điều đó là do ngươi quyết định sao? Chúng chỉ là một chút tri thức, có thể gây ra bao nhiêu phiền toái và ảnh hưởng lớn chứ? Hãy cứ xem như ngươi chưa từng học được chúng, xem như người không có chúng, thế là xong, chẳng phải sao? Ngươi nên có cách đối xử đúng đắn với chuyện này. Nếu đó là điều nhà Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi làm thì đừng cưỡng ép thể hiện tài năng của mình để phô trương bản thân, để thỏa mãn hứng thú của bản thân, hay để cho mọi người thấy ngươi biết vài kỹ năng chính hiệu. Như thế là sai, là không thực hiện bổn phận của ngươi và sẽ không được ghi nhận. Để Ta nói cho ngươi biết, không những việc đó sẽ không được ghi nhận, mà còn bị kết tội, bởi vì ngươi không thực hiện bổn phận của mình, mà làm việc riêng, và đó rất chuyện nghiêm trọng! Tại sao nó lại nghiêm trọng? Bởi vì tính chất của nó là gây gián đoạn và nhiễu loạn! Nhà Đức Chúa Trời đã nhiều lần bảo ngươi không được làm theo cách đó, làm những việc đó hay sử dụng kiểu phương thức đó, nhưng ngươi không nghe. Ngươi cứ làm, cứ không chịu buông bỏ và cứ gan lỳ. Chẳng phải đó là gây nhiễu loạn sao? Chẳng phải đó là cố ý sao? Ngươi biết rõ nhà Đức Chúa Trời không cần những thứ này, nhưng vẫn cố tình tiếp tục làm, đó chẳng phải là để phô trương bản thân sao? Nếu những video hoặc chương trình ngươi làm ra làm ô danh Đức Chúa Trời, hậu quả sẽ khôn lường và tội của ngươi sẽ rất lớn. Ngươi hiểu điều này mà, phải không? (Thưa, hiểu.) Do vậy, đối với những việc mà cá nhân ngươi thích làm và những kỹ năng nghiệp vụ ngươi nắm vững, nếu ngươi thích, nếu ngươi hứng thú, nếu ngươi trân quý chúng, thì hãy làm riêng tư ở nhà. Không sao cả. Nhưng đừng công khai thể hiện chúng. Nếu muốn công khai thể hiện điều gì đó, ngươi phải có khả năng làm ở một tiêu chuẩn cao và không được làm ô danh Đức Chúa Trời hay làm mất uy tín nhà Ngài. Đó không đơn giản là chuyện ngươi có kiến thức hay không, trình độ kỹ năng nghiệp vụ của ngươi thế nào. Không đơn giản như thế. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn mà nhà Đức Chúa Trời đòi hỏi đối với từng hạng mục công tác mà các ngươi làm, cũng như phương hướng và mục tiêu dẫn dắt công tác của các ngươi trong từng giai đoạn, tất cả đều có căn cứ, đều là để bảo vệ công tác và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, chứ không phải là để làm gián đoạn, nhiễu loạn, mất uy tín hay phá hoại chúng. Nếu tố chất, kiến thức, kinh nghiệm và thị hiếu của cá nhân các ngươi không thể theo kịp hoặc thiếu kém so với những điều đó, thì hãy thông công riêng và xin sự chỉ dẫn, trợ giúp từ những người hiểu và có thể theo kịp chúng. Đừng chống đối, đừng luôn nuôi những cảm xúc tiêu cực chỉ vì các ngươi không được phép làm điều gì đó. Vài kỹ năng chính hiệu của các ngươi đơn giản là chưa đủ tốt. Tại sao Ta nói các ngươi chưa đủ tốt? Bởi vì tư tưởng, quan điểm của các ngươi quá lệch lạc. Không những thị hiếu, kiến thức, óc phán đoán và kinh nghiệm của các ngươi còn thiếu kém và chưa đạt, mà các ngươi còn nuôi nhiều quan niệm tôn giáo cũ. Quan niệm tôn giáo của các ngươi quá nhiều và thâm căn cố đế, thậm chí một số người trẻ mới tầm hai mươi còn có những tư tưởng, quan niệm rất lạc hậu. Dù các ngươi là những con người của thời hiện đại, học các kỹ năng nghiệp vụ hiện đại và có những kiến thức chuyên môn nhất định, nhưng bởi vì các ngươi không hiểu lẽ thật, nên góc nhìn, quan điểm và lập trường về nhiều sự việc và sự vật, cũng như tư tưởng của các ngươi, hết thảy đều lạc hậu. Vì vậy, bất kể các ngươi đã học được bao nhiêu kỹ năng nghiệp vụ thì tư tưởng của các ngươi vẫn lạc hậu. Ngươi cần phải hiểu vấn đề này và chân tướng sự việc này. Vì thế, ngươi phải buông bỏ những điều mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi từ bỏ, cấm hoặc không cho phép ngươi sử dụng. Ngươi cần phải học cách nghe lời. Nếu ngươi không hiểu nguyên nhân sâu xa của việc này thì chí ít cũng phải đủ lý trí để học cách nghe lời, và trước hết phải hành động dựa trên các yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Đừng chống đối, trước hết hãy học cách quy phục.

Sau khi đã thông công về thái độ đúng đắn mà con người nên có về kỹ năng nghiệp vụ, các ngươi nên hiểu điều gì nữa? Trong quá trình thực hiện bổn phận, nếu người ta thất bại do vận dụng không tốt kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường nào đó, dẫn đến sự gián đoạn hoặc tổn thất trong công tác của hội thánh, và ngươi phải đối mặt với sự tỉa sửa, xử lý, lúc đó ngươi nên làm gì? Dễ thôi, hãy mau chóng quay đầu, ăn năn, và nhà Đức Chúa Trời sẽ cho ngươi cơ hội sửa sai. Bởi vì không ai hoàn hảo cả, ai cũng phạm sai lầm và có những lúc cảm thấy rối. Sai lầm thì không đáng lo, điều đáng lo là ngươi cứ lặp đi lặp lại cùng một sai lầm, mãi vẫn cứ phạm cùng một lỗi sai và không quay đầu cho đến khi đi vào ngõ cụt. Nếu ngươi nhận ra sai lầm thì hãy sửa sai. Điều đó không quá khó, phải không? Ai cũng từng phạm sai lầm, vì vậy không ai được nhạo báng người khác. Nếu ngươi có thể thừa nhận sai lầm của mình sau khi phạm phải, hấp thụ lời dạy bảo và quay đầu, thì ngươi sẽ tiến bộ. Ngoài ra, nếu vấn đề là do chưa thành thạo nghiệp vụ thì ngươi có thể tiếp tục học hỏi và thành thạo nghiệp vụ cần thiết, là có thể giải quyết được vấn đề này. Chỉ cần ngươi đảm bảo không tái phạm sai lầm đó trong tương lai là xong, chẳng phải sao? Đơn giản như vậy thôi! Ngươi không cần phải cảm thấy ức chế chỉ vì luôn phạm sai lầm do chưa vận dụng tốt kỹ năng nghiệp vụ và phải đối mặt với sự tỉa sửa, xử lý. Tại sao phải cảm thấy ức chế? Tại sao ngươi lại quá mỏng manh như thế? Bất kể trong trường hợp nào hay môi trường làm việc nào, đôi khi con người sẽ phạm sai lầm, và có những việc mà tố chất, kiến thức và tầm nhìn của họ chưa đủ. Đó là chuyện bình thường, và ngươi có thể học cách tiếp cận chuyện đó cho đúng đắn. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kể thực hành việc gì, ngươi cũng phải đối mặt và xử lý việc đó một cách đúng đắn, tích cực. Đừng trở nên chán nản, đừng gặp phải chút khó khăn là cảm thấy tiêu cực hoặc ức chế, cũng đừng rơi vào cảm xúc tiêu cực. Tất cả những chuyện đó là không cần thiết, mà không cần thiết thì đừng làm to chuyện. Điều ngươi nên làm là lập tức phản tỉnh bản thân và xác định xem liệu đây là vấn đề nghiệp vụ hay là vấn đề trong ý định của mình. Hãy xét xem liệu có sự uế tạp trong hành động của ngươi hay không hay là do một số quan niệm trong ngươi. Hãy kiểm điểm về mọi khía cạnh. Nếu đó là vấn đề chưa thành thạo nghiệp vụ, ngươi có thể tiếp tục học hỏi, tìm người giúp tìm cách giải quyết và tham vấn những người trong cùng lĩnh vực. Nếu trong đó có những ý định sai lầm liên quan đến vấn đề mà có thể được giải quyết bằng lẽ thật, thì ngươi có thể tìm lãnh đạo hội thánh hoặc người hiểu lẽ thật để tham vấn và thông công. Hãy nói chuyện với họ về tình trạng của ngươi và để họ giúp ngươi giải quyết. Nếu đó là vấn đề liên quan đến quan niệm, thì một khi đã kiểm điểm bản thân, ngươi có thể mổ xẻ và nhận ra chúng, sau đó xoay chuyển và từ bỏ chúng. Tất cả chỉ có vậy, chẳng phải sao? Những năm tháng phía trước vẫn chờ đợi ngươi, ngày mai Mặt Trời lại mọc và ngươi phải sống tiếp. Vì ngươi còn sống, vì ngươi là con người, nên ngươi phải tiếp tục thực hiện bổn phận của mình. Chừng nào còn sống và còn tư tưởng, ngươi vẫn phải nỗ lực thực hiện bổn phận của mình cho tốt, cho hoàn thành. Đây là mục tiêu không bao giờ thay đổi trong suốt cuộc đời con người. Bất kể là lúc nào, bất kể gặp phải khó khăn gì, bất kể phải đối diện với điều gì, ngươi cũng không nên cảm thấy ức chế. Nếu cảm thấy ức chế, ngươi sẽ bị trì trệ và bị đánh bại. Loại người nào luôn cảm thấy ức chế? Đồ bỏ đi và đồ đần độn thường ức chế. Nhưng đâu phải là ngươi không có tâm hay tư tưởng, vậy ngươi đang cảm thấy ức chế về chuyện gì? Chỉ là trong lúc đó, kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường của ngươi chưa được phát huy bình thường. Được phát huy bình thường nghĩa là gì? Nghĩa là làm những gì nhà Đức Chúa Trời yêu cầu và vận dụng kỹ năng nghiệp vụ ngươi học được để đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Như vậy là đủ, chẳng phải sao? Chẳng phải đó là phát huy bình thường sao? Nhà Đức Chúa Trời không cấm ngươi phát huy khả năng của mình, mà chỉ đơn giản mong muốn ngươi phát huy khả năng một cách có mục đích, có chừng mực, có theo tiêu chuẩn và nguyên tắc, thay vì phát huy theo kiểu loạn xạ. Ngoài ra, nhà Đức Chúa Trời không can thiệp vào những chuyện không liên quan đến việc thực hiện bổn phận của ngươi hay trong cuộc sống cá nhân của ngươi. Chỉ trong những chuyện liên quan đến việc thực hiện bổn phận của ngươi, nhà Ngài mới có các quy định và tiêu chuẩn yêu cầu nghiêm ngặt. Vì vậy, đối với chuyện kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của mình, ngươi không bị trói chân trói tay, không bị khống chế tư tưởng. Tư tưởng ngươi được tự do, tay chân ngươi được tự do, lòng ngươi cũng được tự do. Chỉ là khi có những cảm xúc tiêu cực, ngươi lại chọn cách thoái lui, chán nản, cự tuyệt và phản kháng. Nhưng nếu ngươi chọn đối mặt với mọi chuyện một cách tích cực, lắng nghe kỹ càng và tuân theo các nguyên tắc, quy định và yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ không gặp phải tình trạng không có con đường để đi theo hoặc không có việc gì để làm. Ngươi sẽ không phải là kẻ vô dụng, đồ bỏ đi hay đồ đần độn. Đức Chúa Trời ban cho ngươi ý chí tự do, tư duy bình thường và nhân tính bình thường. Vì vậy, ngươi có bổn phận có thể thực hiện, và ngươi phải thực hiện cho được bổn phận của bản thân mình. Hơn nữa, ngươi có kỹ năng nghiệp vụ và sở trường, nên trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi là người hữu dụng. Nếu ngươi có thể phát huy sở trường của mình như nên làm trong những khía cạnh công tác nhất định của nhà Đức Chúa Trời liên quan đến kỹ năng nghiệp vụ và sở trường, thì ngươi sẽ tìm được vị trí của mình và thực hiện được bổn phận của loài thọ tạo. Chỉ cần ngươi đứng vững ở vị trí của mình, làm tròn bổn phận và làm tốt công tác của mình, ngươi sẽ không phải là phế nhân, mà là người hữu dụng. Nếu ngươi có thể thực hiện bổn phận của mình, có suy nghĩ và có thể đảm đương công tác của mình, thì bất kể gặp phải khó khăn gì, ngươi cũng không nên cảm thấy ức chế, không nên thoái lui, không nên cự tuyệt hoặc trốn tránh. Bây giờ, ngay lúc này đây, điều ngươi nên làm không phải là chìm trong cảm xúc tiêu cực để rồi không thể tự thoát khỏi. Ngươi không nên oán trách như một con mụ hờn giận về việc nhà Đức Chúa Trời không công bằng, về việc bị các anh chị em khinh thường, hay về việc nhà Đức Chúa Trời không trọng dụng ngươi hoặc không cho ngươi cơ hội. Trên thực tế, nhà Đức Chúa Trời đã cho ngươi cơ hội và giao phó cho ngươi bổn phận mà ngươi phải thực hiện, chỉ là ngươi lại không làm tốt. Ngươi vẫn cứ giữ những lựa chọn và yêu cầu của bản thân, mà không lắng nghe kỹ lời Đức Chúa Trời, không chú ý đến các nguyên tắc mà nhà Ngài yêu cầu liên quan đến công việc của ngươi. Ý riêng của ngươi quá lớn. Vì thế, nếu ngươi bị kẹt trong cảm xúc tiêu cực ức chế thì đó không phải là trách nhiệm của bất kỳ ai khác. Không phải là nhà Đức Chúa Trời đã làm ngươi thất vọng, càng không phải là nhà Đức Chúa Trời không dung nạp ngươi, mà là bởi ngươi chưa phát huy tối đa khả năng của mình khi thực hiện bổn phận. Ngươi chưa đối đãi hoặc phát huy kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường của mình một cách đúng đắn. Ngươi chưa đối đãi chuyện này một cách lý tính, mà bốc đồng đối kháng bằng cảm xúc tiêu cực. Như thế là ngươi sai lầm rồi. Nếu ngươi buông bỏ những cảm xúc tiêu cực của mình và thoát khỏi tình trạng ức chế này, ngươi sẽ nhận ra rằng có nhiều công tác ngươi có thể làm và nhiều công tác ngươi nên làm. Nếu ngươi có thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực này và đối diện với bổn phận của mình với thái độ tích cực, ngươi sẽ thấy con đường phía trước tươi sáng, chứ không tăm tối. Không ai che mắt ngươi, không ai cản chân ngươi. Chỉ là ngươi không muốn dấn bước mà thôi. Những ý thích, dục vọng và kế hoạch cá nhân của ngươi đã cản chân ngươi. Hãy gạt bỏ, buông bỏ những thứ này, học cách thích ứng với môi trường làm việc trong nhà Đức Chúa Trời, thích ứng với sự giúp đỡ và hỗ trợ của các anh chị em dành cho ngươi, cũng như cách thức thực hiện bổn phận và làm việc trong nhà Đức Chúa Trời. Hãy buông bỏ từng chút một những ý thích, dục vọng và cách nghĩ hão huyền, phi thực tế của mình. Dần dần, ngươi sẽ tự nhiên thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực ức chế này. Một điều khác ngươi phải hiểu là bất kể kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của ngươi cao thâm đến đâu, chúng cũng không đại diện cho sự sống của ngươi. Chúng không đại diện cho sự trưởng thành trong sự sống hay việc ngươi đã nhận được sự cứu rỗi. Nếu ngươi sử dụng kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của mình mà thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời một cách bình thường và quy củ tuân theo các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi đang làm tốt ở đây và thực sự là người của nhà Đức Chúa Trời. Thế nhưng, ngươi luôn lấy danh nghĩa thực hiện bổn phận, lợi dụng cơ hội thực hiện bổn phận, lợi dụng cơ hội được nhà Đức Chúa Trời trao cho, và theo những ý thích, dã tâm, dục vọng của mình để phát huy tối đa sở trường của bản thân, để mưu cầu sự nghiệp riêng và việc làm ăn cá nhân của mình. Kết quả là ngươi đi vào ngõ cụt và cảm thấy ức chế. Ai đã gây ra sự ức chế này? Bản thân ngươi gây ra. Nếu ngươi tiếp tục mưu cầu việc làm ăn cá nhân trong khi thực hiện bổn phận ở nhà Đức Chúa Trời thì không được, bởi vì ngươi vào nhầm chỗ rồi. Từ đầu đến cuối, những gì được bàn đến trong nhà Đức Chúa Trời chỉ toàn về lẽ thật, về các yêu cầu của Đức Chúa Trời và lời Ngài. Ngoài những điều đó ra, không còn gì để nói thêm. Do đó, bất kể nhà Đức Chúa Trời đưa ra yêu cầu gì đối với mọi người trong bất kỳ lĩnh vực công tác hay nghiệp vụ nào, hay bất kể nhà Ngài có những sắp đặt công việc đặc biệt nào, thì đều không nhắm vào bất kỳ cá nhân cụ thể nào, cũng không phải là để áp chế bất kỳ ai, hay để dập tắt nhiệt huyết hoặc uy phong của bất kỳ ai. Chúng chỉ để phục vụ cho công tác của Đức Chúa Trời, để làm chứng cho Đức Chúa Trời, rao truyền lời Ngài, và đưa nhiều người hơn đến trước mặt của Ngài. Tất nhiên cũng là để mỗi một người trong các ngươi có mặt ở đây dấn thân càng sớm càng tốt vào con đường mưu cầu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật. Các ngươi đã hiểu chưa? Nếu các ví dụ đưa ra ngày hôm nay ứng với một số cá nhân, thì cũng đừng cảm thấy khó chịu. Nếu ngươi đồng tình với những điều Ta phán, thì hãy tiếp nhận. Nếu ngươi không đồng tình và vẫn cảm thấy ức chế, thì cứ tiếp tục ức chế đi. Để xem những người như thế có thể cảm thấy ức chế đến mức độ nào và có thể bám trụ được bao lâu trong nhà Đức Chúa Trời trong khi mang những cảm xúc tiêu cực đó mà không mưu cầu lẽ thật hay quay đầu.

Nếu không buông bỏ sự ức chế, những người sống trong cảm xúc tiêu cực này sẽ phải đối mặt với một bất lợi khác: ngay khi được trao cơ hội, họ sẽ nhảy vào làm việc, tự mình quản hết, bất chấp mọi yêu cầu, quy định và nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời, làm xằng làm bậy và thỏa mãn dục vọng của chính mình đến mức độ cao nhất. Một khi họ hành động là hậu quả khôn lường, nhỏ thì có thể gây ra tổn thất về kinh tế đối với nhà Đức Chúa Trời, lớn thì có thể gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Nếu lãnh đạo và người phụ trách trốn tránh trách nhiệm và không giải quyết được vấn đề, thì nó còn ảnh hưởng đến công tác mở rộng Phúc Âm của nhà Đức Chúa Trời, liên quan đến việc chống đối Đức Chúa Trời. Nếu những sự tình và hậu quả đó xảy ra với những người này, thì ngày tàn của họ sẽ đến. Thay vì dự đoán tương lai, tốt hơn là họ nên sớm buông bỏ sự ức chế và thay đổi thái độ cũng như quan điểm mà họ không ngừng bám giữ về việc đánh giá quá cao và xem trọng kỹ năng nghiệp vụ và sở trường. Quan trọng là họ phải xoay chuyển quan điểm của mình và không quá trân quý chúng. Lý do không được quá trân quý chúng không phải là bởi vì chúng căn bản là không quan trọng trong nhà Đức Chúa Trời hoặc do cách Ta xác định tính chất về chúng hoặc do Ta nhìn nhận tiêu cực chúng. Mà là bởi vì kỹ năng nghiệp vụ và sở trường thực chất là một dạng công cụ, không đại diện cho lẽ thật hay sự sống. Khi trời đất tan biến, bất kỳ kỹ năng nghiệp vụ và sở trường nào cũng sẽ lụi tàn, trong khi những điều tích cực và lẽ thật mà con người có được không những sẽ không lụi tàn, mà không bao giờ mất đi. Bất kể ngươi có những kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường đặc biệt cao thâm, vĩ đại và không thể thay thế đến đâu đi chăng nữa, thì chúng đều không thể thay đổi nhân loại hay thế giới, không thể thay đổi dù chỉ một tư tưởng hoặc quan điểm nhỏ nào của con người. Những thứ này không thể thay đổi một tư tưởng hoặc quan điểm nhỏ còn không xong, chưa nói đến tâm tính bại hoại của con người, cái đó chúng càng không thể thay đổi. Chúng không thể thay đổi được nhân loại, cũng chẳng thể thay đổi thế giới. Chúng không thể quyết định được hiện tại, tháng ngày sắp tới hay tương lai của nhân loại, càng không thể quyết định vận mệnh của con người. Đó là sự thật. Nếu ngươi không tin Ta, hãy cứ chờ xem. Nếu ngươi không tin lời Ta, hãy cứ trân quý những thứ như tri thức, kỹ năng nghiệp vụ và sở trường, xem khi ngươi trân quý chúng đến cùng, ai sẽ bị trì trệ và ngươi sẽ thu được gì từ chúng. Có những người nắm vững và tinh thông về công nghệ máy tính, vượt trội hơn người bình thường và xuất sắc trong lĩnh vực này. Họ là kỹ thuật viên cao cấp, đi đâu cũng mang dáng vẻ cao cấp và tự xưng: “Tôi là nhân tài về máy tính, tôi là kỹ sư máy tính!”. Nếu ngươi cứ tiếp tục mang bộ dạng như thế này thì để xem ngươi sẽ thực sự đi xa chừng nào, đi được đến đâu. Ngươi nên vứt bỏ danh hiệu này và xác định lại vị trí của bản thân mình. Ngươi là một người bình thường. Hãy hiểu rằng kỹ năng nghiệp vụ và sở trường đến từ con người. Chúng bị giới hạn trong tư duy não bộ và tư tưởng của con người, cùng lắm là tràn vào các tế bào thần kinh trong não người, để lại những ấn tượng và dấu vết trong ký ức của họ. Nhưng chúng không có ảnh hưởng tích cực nào đến tâm tính sự sống hoặc con đường tương lai của con người. Chúng không mang lại lợi ích thực sự nào. Nếu ngươi cứ bám vào kỹ năng nghiệp vụ và sở trường có được của mình, không chịu buông bỏ, luôn cho rằng chúng quý giá và đáng yêu chuộng, tin rằng đạt được chúng thì ngươi là người không ai sánh bằng, hơn người một bậc, cảm thấy mình tôn quý, thì Ta nói rằng ngươi thật ngu xuẩn. Những thứ đó hoàn toàn vô giá trị! Ta hy vọng ngươi có thể cố gắng buông bỏ chúng, giải phóng bản thân mình khỏi danh hiệu nhân tài kỹ thuật hoặc chuyên gia, bước ra khỏi lĩnh vực kỹ thuật, chuyên nghiệp, và học cách mà nói mỗi một câu, làm mỗi một việc, đối đãi với mỗi một con người, sự việc một cách thực tế. Đừng chìm trong tư tưởng hão huyền hoặc để đầu óc trên mây. Thay vào đó, ngươi phải hành động và làm người một cách thực tế. Ngươi phải học cách nói năng trung thực, thật lòng và thực tế, học cách có những tư tưởng, quan điểm, góc độ và lập trường đúng đắn về con người và sự việc. Đây là điều căn bản. Có nghĩa là ngươi phải buông bỏ và loại bỏ kỹ năng nghiệp vụ và sở trường mà mình nắm giữ trong lòng bao nhiêu năm trời, những thứ chiếm cứ nội tâm và tư tưởng ngươi. Có nghĩa là ngươi có thể căn cứ theo lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời mà học những điều cơ bản như cách làm người, cách nói năng, cách nhìn nhận con người, sự việc, và cách làm tròn bổn phận của mình. Hết thảy những điều này đều liên quan đến con đường con người đi, đến sự sinh tồn và tương lai của con người. Những điều liên quan đến con đường con người đi và tương lai của con người thì có thể thay đổi vận mệnh ngươi, quyết định vận mệnh ngươi và cứu rỗi ngươi. Trong khi đó, kỹ năng nghiệp vụ và sở trường không thể thay đổi vận mệnh hoặc tương lai ngươi, không thể quyết định bất kỳ điều gì. Nếu ngươi sử dụng những kỹ năng và sở trường này để làm một công việc trong xã hội, thì chúng chỉ có thể giúp ngươi kiếm sống hoặc cải thiện cuộc sống một chút. Nhưng để Ta nói cho ngươi hay, khi ngươi vào nhà Đức Chúa Trời, chúng không quyết định được điều gì cả. Thay vào đó, chúng có thể cản trở ngươi làm tròn bổn phận và cản trở ngươi làm một người bình thường, thông thường. Do đó, dù thế nào đi nữa, đầu tiên ngươi phải có được sự đón nhận và cách nhìn đúng đắn về chúng. Đừng nghĩ mình là nhân tài đặc biệt hoặc tin rằng trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi không tầm thường, ngươi cao hơn người khác, đặc biệt hơn người khác. Ngươi không hề đặc biệt, ít nhất là trong mắt Ta. Ngoài việc có chút tài cán đặc thù hoặc nắm vững được tri thức và kỹ năng mà người khác không có, thì ngươi chẳng có gì khác biệt so với bất kỳ ai khác. Lời nói, hành động, hành xử, tư tưởng và quan điểm của ngươi chứa đầy độc tố của Sa-tan, chứa đầy những tư tưởng, quan điểm sai lầm và tiêu cực. Có nhiều thứ ngươi cần thay đổi, có nhiều thứ ngươi cần xoay chuyển. Nếu ngươi cứ bị kẹt trong tình trạng tự mãn, tự hài lòng về bản thân, tự ngưỡng mộ bản thân, thì ngươi quá ngu xuẩn và quá sức không biết tự lượng sức mình. Dù ngươi từng có chút cống hiến cho nhà Đức Chúa Trời nhờ kỹ năng nghiệp vụ và sở trường nhất định của mình, thì điều đó cũng không đáng để ngươi phải tiếp tục trân quý những thứ này. Không có kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường nào đáng để ngươi dốc sinh lực cả đời vào, càng chẳng đáng để ngươi mạo hiểm cả tiền đồ và đích đến tốt đẹp của mình, để trân quý, duy trì, bảo vệ và bám giữ chúng, thậm chí đến mức sống chết vì chúng. Tất nhiên, ngươi cũng không nên để cho sự tồn tại của chúng ảnh hưởng đến tư tưởng và cảm xúc của mình trong bất kỳ khía cạnh nào, càng không nên cảm thấy ức chế vì chúng, vì ngươi đánh mất chúng hoặc không ai trọng dụng chúng. Đó sẽ là cách làm ngu xuẩn và không có lý tính. Nói thẳng ra, chúng chỉ như những manh áo quần, có thể vứt bỏ hoặc nhặt lên mặc bất kỳ lúc nào. Chúng chẳng có gì quan trọng, ngươi cần thì mặc, hễ không cần thì có thể cởi ra và vứt bỏ. Ngươi nên cảm thấy bình thường về chúng; đó là thái độ và quan điểm ngươi nên có đối với bất kỳ tri thức, kỹ năng hoặc sở trường nào. Ngươi không nên trân quý hoặc xem chúng như sự sống của chính mình, tìm niềm vui hoặc hạnh phúc nơi chúng, hay là sống sống chết vì chúng. Không cần phải thế. Ngươi nên đối đãi chúng một cách lý tính. Tất nhiên, nếu vì chúng mà ngươi bị mắc kẹt trong cảm xúc tiêu cực ức chế, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của mình, ảnh hưởng đến đại sự cả đời của mình là mưu cầu lẽ thật, thì càng không nên. Bởi vì chúng chỉ là công cụ ngươi có thể sử dụng hoặc vứt bỏ bất kỳ lúc nào, nên không được để chúng khơi dậy bất kỳ sự quyến luyến hay tình cảm nào trong ngươi. Vì vậy, bất kể nhà Đức Chúa Trời đối xử với kỹ năng nghiệp vụ hoặc sở trường ngươi có được như thế nào, dù nhà Ngài tán thành chúng hay yêu cầu ngươi từ bỏ chúng, thậm chí kết tội và phê phán chúng, thì ngươi cũng không nên có cách nghĩ riêng nào. Người nên đón nhận chuyện đó từ Đức Chúa Trời, và đối diện, đối đãi chúng một cách lý tính với lập trường và góc độ đúng đắn. Nếu nhà Đức Chúa Trời sử dụng những kỹ năng của ngươi, nhưng thấy còn thiếu sót, thì ngươi có thể học hỏi và cải thiện chúng. Nếu nhà Đức Chúa Trời không sử dụng chúng thì ngươi nên buông bỏ chúng không do dự, không băn khoăn và không hề khó khăn – đơn giản vậy thôi. Việc nhà Đức Chúa Trời không dùng đến kỹ năng nghiệp vụ và sở trường của ngươi không phải là nhắm vào cá nhân ngươi, cũng không phải là tước đi của ngươi quyền thực hiện bổn phận. Nếu ngươi không thực hiện bổn phận, đó là do sự bất tuân của bản thân ngươi. Nếu ngươi nói rằng: “Nhà Đức Chúa Trời khinh thường tôi, khinh thường sở trường của tôi và tri thức mà tôi nắm vững, không đối đãi tôi như một nhân tài. Vì thế, tôi sẽ không thực hiện bổn phận nữa!”. Không thực hiện bổn phận là lựa chọn cá nhân của ngươi, chứ không phải do nhà Đức Chúa Trời không cho ngươi cơ hội hoặc tước đi của ngươi quyền thực hiện bổn phận. Nếu ngươi không thực hiện bổn phận thì chính là từ bỏ cơ hội được cứu rỗi. Bởi vì ngươi ưu tiên việc duy trì kỹ năng nghiệp vụ, sở trường và tôn nghiêm của mình, nên ngươi từ bỏ việc thực hiện bổn phận và hy vọng nhận được sự cứu rỗi. Các ngươi nói xem, như thế là có lý tính hay không có lý tính? (Thưa, không có lý tính.) Như thế là ngu xuẩn hay sáng suốt? (Thưa, ngu xuẩn.) Vậy ngươi nên lựa chọn điều gì, có con đường cho việc đó không? (Thưa, có.) Có con đường. Vậy ngươi có còn cảm thấy ức chế không? (Thưa, không.) Không còn cảm thấy ức chế nữa, đúng là vậy. Người có cảm xúc ức chế và người không có cảm xúc ức chế có thái độ và cách làm khác hẳn nhau đối với việc thực hiện bổn phận của mình. Người ức chế không bao giờ có thể vui vẻ, họ sẽ không bao giờ cảm thấy bình an, vui vẻ, và sẽ không cảm nghiệm được sự vui hưởng và an ủi từ việc thực hiện bổn phận. Tất nhiên, sau khi thoát khỏi cảm xúc tiêu cực ức chế này, người ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc, sự an ủi và vui hưởng trong việc thực hiện bổn phận nơi nhà Đức Chúa Trời. Sau đó, một số người nên dốc công sức mưu cầu lẽ thật – tương lai sẽ tươi sáng cho những người như vậy. Tuy nhiên, nếu ngươi luôn cảm thấy ức chế và không tìm kiếm lẽ thật để giải thoát mình, thì cứ tiếp tục ức chế đi, để xem ngươi chịu được bao lâu. Nếu ngươi cứ luôn ức chế thì tiền đồ ngươi sẽ ảm đạm, đen tối như mực, không thể thấy gì, và sẽ không có con đường nào phía trước. Ngươi sẽ sống mỗi ngày trong ngu ngơ khù khờ, quá ngu muội! Trên thực tế, đây chỉ là một chuyện vặt, chỉ là một chuyện nhỏ, nhưng con người lại không thể thoát khỏi nó, không thể buông bỏ hay xoay chuyển nó. Nếu họ có thể xoay chuyển nó thì tâm thái và chí hướng trong lòng họ, cũng như sự mưu cầu của họ sẽ khác đi. Được rồi, chúng ta kết thúc mối thông công ngày hôm nay tại đây. Ta hy vọng các ngươi sẽ sớm thoát khỏi cảm xúc tiêu cực ức chế!

Ngày 19 tháng 11 năm 2022

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (5)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (7)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger