Những điểm khác biệt giữa việc nói câu chữ giáo điều và thực tế của lẽ thật

Trích đoạn 64

Hầu hết mọi người tin vào Đức Chúa Trời vài năm đều có thể nói vài đạo lý như “Tin Đức Chúa Trời thì ý định phải ngay thẳng”, “Chúng ta phải học biết yêu kính và thuận phục Đức Chúa Trời”, “Phải thực hiện bổn phận một cách trung thành, không được phản nghịch Đức Chúa Trời”, “Phải biết mình”… Mặc dù những đạo lý này đều đúng, nhưng ngươi lại không hiểu được ý nghĩa thực sự nằm trong đó. Các ngươi chỉ hiểu được câu chữ bên ngoài, chứ chưa thể hiểu được linh ý, cũng như ý nghĩa nội hàm của lời Đức Chúa Trời. Vậy nên mới nói lòng các ngươi không có lẽ thật, có chút trải nghiệm và nhận thức thì cũng quá nông cạn, tuy biết nói chút đạo lý và nhìn thấu được vài chuyện đơn giản, nhưng hành động lại không có nguyên tắc lẽ thật, thậm chí còn chưa thể gần đến lẽ thật. Cho dù các ngươi có đôi chút tri thức và văn hóa, nhưng lại không hiểu lẽ thật, đừng coi hiểu câu chữ và đạo lý là hiểu lẽ thật. Ngay cả những người tin Đức Chúa Trời đã lâu, một số trong đó có tố chất tốt, khá hiểu chuyện thuộc linh và có một số thể nghiệm, lĩnh hội về lẽ thật, nhưng họ vẫn chưa được xem là hiểu lẽ thật. Ngươi nói ra mười câu về nhận thức thì có thể chỉ hai câu trong số đó chứa nhận thức thực sự, còn lại đều là đạo lý. Nhưng ngươi lại cảm thấy mình đã hiểu rõ lẽ thật, đi đâu cũng giảng đạo được tới mấy ngày và luôn có điều gì đó để giảng, giảng xong còn muốn biên soạn thành sách, còn muốn làm “tiểu sử danh nhân” để phát cho mọi người ăn uống, cùng hưởng lợi ích, như thế chẳng phải quá mức kiêu ngạo và không có lý trí sao? Con người đều chưa thể chạm tới lẽ thật, cùng lắm chỉ hiểu được vài câu chữ. Vì họ có chút sáng dạ và có khả năng ghi nhớ, lại thường hay giảng về lẽ thật ở những phương diện như công tác của Đức Chúa Trời, ý nghĩa và lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể, về phương thức và từng bước công tác của Đức Chúa Trời, v.v., nên khi trang bị tới một mức độ nhất định, họ sẽ cảm thấy mình có lẽ thật rồi, mình đủ đầy rồi. Như thế là không có lý trí và chứng tỏ họ không hiểu lẽ thật. Hiện tại, con người chỉ hiểu một chút đạo lý, đều không biết mình, lại càng không có lý trí. Họ hiểu được chút đạo lý mà đã cảm thấy mình có lẽ thật, thấy mình không còn là người thường nữa, thấy mình vĩ đại rồi. Họ cho rằng “Tôi đã xem lời Đức Chúa Trời biết bao nhiêu lần rồi, có nhiều lời tôi còn nhớ rõ và bám rễ trong lòng. Đi tới đâu giảng đạo, tôi cũng đều có thể giảng suốt vài buổi nhóm họp liên tiếp, bất kỳ bài nói nào của Ngài tôi cũng có thể nói ra được vài ba điều”. Thực tế là con người đều không hiểu lẽ thật, tại sao lại nói như vậy? Một mặt, các ngươi không giải quyết được vấn đề, không tìm ra căn nguyên của vấn đề, cũng không nhìn thấu được thực chất. Mặt khác, bất kể ở vấn đề hoặc sự việc nào, các ngươi đều hiểu biết nửa vời, ba phải, không liên hệ được với lẽ thật. Vậy mà, các ngươi vẫn tự thấy mình không tệ, vẫn có thể kiêu ngạo, tự cho rằng mình đúng, thật là ngu muội, không biết gì.

Các ngươi giải thích thế nào về bốn chữ “tin Đức Chúa Trời”? Các ngươi nhận thức thế nào về lẽ thật ở khía cạnh này? Người tin Đức Chúa Trời nên có quan điểm gì thì mới đúng đắn? Hiện nay còn tồn tại những quan điểm sai lầm nào? Suy cho cùng, con người nên tin Đức Chúa Trời như thế nào? Những vấn đề này các ngươi đã từng xem xét chưa? Các ngươi có vẻ đều là “người khổng lồ” của lẽ thật, có vẻ lẽ thật nào cũng hiểu. Vậy để Ta hỏi các ngươi một vấn đề đơn giản nhất, thế nào là tin Đức Chúa Trời? Các ngươi từng xem xét điều này chưa? Tin Đức Chúa Trời xét cho cùng có nghĩa là gì? Ngươi tin Ngài thì ngươi rốt cuộc phải đạt được gì, phải giải quyết vấn đề gì? Những điều này nhất định phải hiểu rõ. Ngoài ra, các ngươi cũng cần hiểu rõ: Tin Đức Chúa Trời nhất định phải có những biểu hiện nào mới là thật lòng tin Đức Chúa Trời? Hay nói cách khác, ngươi phải thực hiện bổn phận thế nào mới là thật lòng tin Đức Chúa Trời? Ngài yêu cầu những người tin Ngài chí ít phải có những điều kiện nào mới có thể chứng minh ngươi là người thật lòng tin Ngài? Lòng các ngươi có hiểu rõ những vấn đề này không? Thực ra, các ngươi đều có vài biểu hiện của người không tin trong đời sống thường nhật, các ngươi đã làm những việc nào không liên quan tới tin Đức Chúa Trời, không liên quan tới lẽ thật, các ngươi có thể nói rõ ràng về những điều này không? Ngươi có thật sự hiểu hàm ý của việc tin Đức Chúa Trời không? Kiểu người nào có đức tin chân thực, là người thực sự tin Ngài? Các ngươi có hiểu hàm ý của việc loài thọ tạo tin Đức Chúa Trời không? Điều này liên quan tới quan điểm về tin Đức Chúa Trời. Một vài người nói rằng: “Tin Đức Chúa Trời là đi con đường đúng đắn, làm việc tốt và cũng là một đại sự trong đời người, thực hiện đôi phần bổn phận với Đức Chúa Trời là biểu hiện thực tế của tin Đức Chúa Trời”. Lại có người nói rằng: “Tin Đức Chúa Trời là để được cứu rỗi, để thỏa mãn tâm ý của Ngài”. Những lời này các ngươi đều nói được, nhưng liệu các ngươi có thật sự hiểu rõ không? Thực ra các ngươi không hiểu. Thực sự tin Đức Chúa Trời không phải là con người tin Ngài để được cứu rỗi, càng không phải là để làm người tốt, cũng không phải là để có hình tượng giống con người. Thực ra, quan điểm con người tin Đức Chúa Trời không chỉ là tin có Đức Chúa Trời, tin Ngài là lẽ thật, đường đi và sự sống rồi thôi, cũng không phải là khiến ngươi chỉ thừa nhận Ngài, chỉ tin Ngài là Đấng tể trị vạn vật, là Đức Chúa Trời toàn năng, sáng tạo vạn vật trên thế giới, độc nhất vô nhị, chí cao vô thượng, không phải chỉ khiến ngươi tin vào sự thật này rồi thôi. Tâm ý của Đức Chúa Trời là ngươi dâng lên Ngài cả con người và tấm lòng ngươi, thuận phục Ngài, nghĩa là ngươi nên đi theo Ngài, nên được Ngài sử dụng, nên cam tâm tình nguyện đem sức lực phục vụ Ngài, bất cứ điều gì ngươi làm vì Ngài cũng là điều nên làm. Không phải chỉ những người được Đức Chúa Trời định trước và tuyển chọn mới nên tin Ngài. Thực ra, toàn thể nhân loại đều nên thờ phượng Ngài, đều nên nghe lời, thuận phục Ngài, bởi loài người là do Ngài tạo ra. Nếu ngươi biết rằng tin Đức Chúa Trời chính là để được cứu rỗi, để được sống đời đời, nhưng lại không hề tiếp nhận lẽ thật, không đi con đường mưu cầu lẽ thật, vậy thì chẳng phải là tự lừa dối mình sao? Chỉ hiểu đạo lý mà không mưu cầu lẽ thật, thì có thể đạt được lẽ thật không? Chuyện lớn nhất trong việc tin Đức Chúa Trời là mưu cầu lẽ thật. Với mỗi lẽ thật, con người đều nên tìm kiếm, suy ngẫm, thảo luận xem những ý nghĩa nội hàm của lẽ thật này là gì, lẽ thật ở khía cạnh này cần thực hành và bước vào thế nào, tin Đức Chúa Trời thì phải hiểu rõ và có được những điều này. Hiện tại, với lẽ thật ở các khía cạnh cần có khi tin Đức Chúa Trời, các ngươi đều chỉ hiểu câu chữ và đạo lý, hiểu cách thực hành bên ngoài, nhưng lại không hiểu thực chất của lẽ thật vì các ngươi chưa từng được trải nghiệm. Chẳng hạn như, khía cạnh thực hiện bổn phận và yêu kính Đức Chúa Trời đều chứa đựng nhiều lẽ thật, con người cần biết mình, cũng cần hiểu được nhiều lẽ thật, trong ý nghĩa và lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể cũng có nhiều lẽ thật cần được hiểu. Con người nên làm người ra sao, thờ phượng và thuận phục Đức Chúa Trời thế nào, con người nên làm thế nào mới phù hợp với tâm ý của Ngài, để phụng sự Ngài, v.v.. Tất cả những khía cạnh này đều chứa đựng nhiều lẽ thật. Với lẽ thật ở các khía cạnh, các ngươi tiếp cận và trải nghiệm như thế nào? Khía cạnh lẽ thật nào là quan trọng nhất để trải nghiệm trước? Sau khi con người đặt nền móng trên con đường thật, có rất nhiều lẽ thật cần hiểu và bước vào, như là lẽ thật về việc làm người trung thực, đặc biệt là lẽ thật ở các khía cạnh liên quan tới việc thực hiện bổn phận, tất cả đều cần được con người trải nghiệm và thực hành. Nếu ngươi luôn nói câu chữ và đạo lý, nhưng không chú trọng vào việc nên thực hành, trải nghiệm như thế nào để bước vào thực tế lẽ thật, thì ngươi vĩnh viễn chỉ sống trong câu chữ, chứ không thể có sự thay đổi thực sự.

Trích đoạn 65

Một số lãnh đạo và chấp sự không nhìn thấy những vấn đề hiện thực đang tồn tại trong hội thánh. Khi nhóm họp, họ luôn cảm thấy mình chẳng có gì đáng để nói, nên đành phải ép mình nói một vài câu chữ và đạo lý. Họ biết rất rõ rằng điều mình nói chỉ là đạo lý, nhưng vẫn cứ nói. Cuối cùng thì chính họ cảm thấy nhạt nhẽo, anh chị em nghe xong cũng chẳng được xây dựng gì. Nếu ngươi không ý thức được rằng đây là vấn đề, và vẫn ngoan cố nói những chuyện kiểu đó, thì một mặt là Đức Thánh Linh không công tác, mặt khác là đối với con người cũng không có ích gì. Nếu ngươi chưa trải nghiệm lẽ thật, mà lại muốn nói về lẽ thật, thì dù có nói gì đi nữa, ngươi cũng không thể nói tường tận được, có nói thêm nữa cũng chỉ là câu chữ và đạo lý. Ngươi có thể cho rằng bản thân có chút khai sáng, nhưng đó cũng chỉ là đạo lý chứ không phải thực tế lẽ thật. Người khác dù có nghe như thế nào thì cũng không nắm bắt được một thứ gì thực tế từ đó. Lúc đó, họ nghe và thấy khá đúng, nhưng sau đó sẽ quên hết tất cả. Nếu không nói về trạng thái thực tế thì sẽ không chạm được đến trái tim của người khác, họ nghe xong cũng không ghi nhớ được, không xây dựng được gì cho họ. Khi gặp phải loại tình huống này, ngươi nên ý thức được rằng thứ mà ngươi đang nói là không thực tế, nếu cứ tiếp tục nói thì đối với ai cũng đều không tốt. Nếu người khác đặt ra câu hỏi, mà ngươi không trả lời được thì lại càng khó xử. Ngươi nên nhanh chóng ngừng lại và để cho người khác thông công, đây là lựa chọn sáng suốt. Nếu trong lúc tụ họp, ngươi thật sự có một chút hiểu biết về một vấn đề, thì có thể nói một chút điều gì đó thực tế. Tuy là hơi nông cạn nhưng mọi người đều có thể hiểu được. Nếu ngươi luôn muốn nói sâu hơn một chút về vấn đề đó để khiến mọi người thán phục, kết quả là có nói như thế nào thì cũng không nói cho thấu được. Thế nên ngươi đừng cố nói nữa, có nói cũng đều là đạo lý suông, ngươi nên để cho người khác tiếp tục thông công. Nếu ngươi cảm thấy rằng những gì bản thân hiểu là đạo lý, và nói ra cũng không xây dựng gì cho người khác, trong tình huống như vậy nếu ngươi có cố nói thì Đức Thánh Linh cũng sẽ không công tác. Nếu ngươi ngoan cố tiếp tục nói thì có thể nảy sinh sự vô lý và lệch lạc, và có thể khiến người khác lạc lối. Đa số mọi người có căn cơ kém, tố chất cũng kém, nên đối với những thứ tương đối sâu sắc thì sẽ không thể lĩnh hội được trong một khoảng thời gian ngắn, cũng không dễ dàng ghi nhớ được. Trái lại, đối với những thứ lệch lạc, có tính quy định và đạo lý này thì lại tiếp thu rất nhanh. Đây chẳng phải là phạm tội ác sao? Vì vậy, thông công về lẽ thật thì cần phải bám sát các nguyên tắc và hiểu cái gì thì nói cái đó. Bên trong con người có lòng tham hư vinh, đôi khi bị lòng tham hư vinh chi phối, họ vẫn cố nói cho dù biết rõ điều mình nói là đạo lý. Họ nghĩ: “Anh chị em có thể nghe không ra, vì thể diện của bản thân tôi sẽ mặc kệ chuyện đó, ứng phó với chuyện này cấp bách hơn”. Đây không phải là lừa người sao? Đây là không trung thành với Đức Chúa Trời! Nếu là một người có chút lý trí, lòng họ sẽ thấy tự trách và cảm thấy không nên tiếp tục nói nữa. Họ thấy nên thay đổi chủ đề và có thể thông công gì đó về những chuyện mà bản thân họ đã trải nghiệm, hoặc là nói gì đó về sự nhận biết và lĩnh hội lẽ thật cũng được. Ai hiểu được bao nhiêu thì nói bấy nhiêu. Cho dù một người có nói được nhiều đi nữa, thì những điều thực tế trong đó cũng có hạn. Nếu không có trải nghiệm thì những tưởng tượng hay tư duy của ngươi cũng chỉ là lý thuyết, là những thứ nằm trong quan niệm của con người. Những lời thuộc về lẽ thật cần phải có trải nghiệm thực sự mới có thể hiểu được. Nếu không có trải nghiệm thì ai cũng không thể hoàn toàn nhìn thấu được thực chất của lẽ thật, càng không thể nói tường tận được trạng thái khi trải nghiệm một lẽ thật. Phải có trải nghiệm về lẽ thật thì mới có điều gì đó thực tế để nói. Không có trải nghiệm thì không được. Ngay cả khi ngươi có trải nghiệm thì cũng chỉ nằm trong một phạm vi hữu hạn. Ngươi có thể nói về một vài trạng thái hữu hạn, nhiều hơn số đó thì sẽ không thể nói được. Một buổi nhóm họp luôn xoay quanh vào một hoặc hai chủ đề để thông công. Nếu có thể thông công về chúng thấu đáo một chút thì đây sẽ là sự thu hoạch rất tốt. Đừng tham, nói quá nhiều hay nói về những thứ quá to tát, không ai có thể nói như vậy một cách thấu đáo được, và đối với mọi người cũng không có ích gì. Việc nhóm họp chính là anh nói một chút và tôi nói một chút, chỉ cần thực tế thì sẽ có ích cho con người. Đừng luôn suy nghĩ rằng một người có thể thông công thấu tỏ về lẽ thật. Đó là việc không thể nào. Đôi khi ngươi cho rằng điều mình nói là vô cùng thực tế, nhưng anh chị em lại không hiểu rõ lắm. Bởi vì trạng thái của ngươi là của ngươi, trạng thái của các anh chị em không nhất thiết phải hoàn toàn giống với trạng thái của ngươi. Ngoài ra, ngươi có thể trải nghiệm phương diện này rồi, nhưng hiện tại thì anh chị em chưa trải nghiệm. Họ cho rằng những gì ngươi nói không phù hợp với họ. Tình huống như vậy thì nên làm như thế nào? Ngươi nên hỏi họ một vài vấn đề, hiểu rõ một vài tình huống, hỏi họ khi gặp loại chuyện này thì nên làm như thế nào và thực hành phù hợp với lẽ thật như thế nào. Thông công như vậy trong chốc lát thì sẽ có hướng đi, ngươi sẽ dẫn được mọi người đến chủ đề chính. Nếu tiếp tục thông công thì ngươi sẽ có được kết quả rõ ràng.

Trích đoạn 66

Có những người một chút phân định cũng không có, ai làm lãnh đạo cũng cứ thế mà đi theo, người tốt làm lãnh đạo thì học cái tốt, người xấu làm lãnh đạo thì học cái xấu. Họ đi theo ai thì học theo người đó, đi theo người ngoại đạo thì học trò ma quỷ, đi theo người tin Đức Chúa Trời thì học chút giống con người. Họ không chú trọng hiểu lẽ thật và thực hành lẽ thật mà chỉ biết đi theo người khác và mù quáng bắt chước người khác. Họ thích ai thì nghe theo người đó. Liệu một người như thế có hiểu được lẽ thật không? Chắc chắn là không. Người không hiểu được lẽ thật sẽ chẳng bao giờ thực sự thay đổi. Tri thức, đạo lý, cách làm, cách nói của con người – những thứ bên ngoài này có thể học được từ người khác. Tuy nhiên, chỉ có thể đạt được lẽ thật và sự sống từ lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, chứ không bao giờ xuất phát từ những danh nhân, vĩ nhân. Vậy người tin Đức Chúa Trời nên ăn uống lời Ngài như thế nào? Chuyện này liên quan trực tiếp đến câu hỏi quan trọnglà người ta có hiểu được và có được lẽ thật hay không? Ăn uống lời Đức Chúa Trời thì phải có con đường đúng đắn. Trong đời sống hội thánh và khi thực hiện bổn phận, các tín đồ phải ăn uống lời Đức Chúa Trời nhắm đến những vấn đề trong đời thực và giải quyết những vấn đề đó. Đây là cách duy nhất để hiểu được lẽ thật. Tuy nhiên, hiểu được lẽ thật nhưng lại không thực hành lẽ thật thì sẽ không thể bước vào thực tế lẽ thật. Có những người có tố chất tốt nhưng lại không yêu lẽ thật, họ hiểu được đôi chút lẽ thật đấy, nhưng lại không thực hành. Liệu những người như vậy có thể bước vào thực tế lẽ thật không? Hiểu lẽ thật không đơn giản như hiểu đạo lý. Muốn hiểu được lẽ thật thì trước tiên, ngươi phải biết cách ăn uống lời Đức Chúa Trời. Hãy lấy cách ăn uống một đoạn lời nói đến lẽ thật về tình yêu dành cho Đức Chúa Trời làm ví dụ. Lời Đức Chúa Trời phán: “‘Tình yêu’, như tên gọi của nó, chỉ một tình cảm thuần khiết không tì vết, trong đó ngươi sử dụng con tim để thương yêu, cảm nhận và quan tâm. Trong tình yêu không có điều kiện, không có rào cản, và không có khoảng cách. Trong tình yêu không có hoài nghi, không có giả dối, và không có xảo quyệt. Trong tình yêu không có đổi chác và không có gì ô uế” (Nhiều kẻ được gọi, nhưng ít người được chọn, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đây là cách Đức Chúa Trời định nghĩa tình yêu, và đây là lẽ thật. Nhưng ngươi nên dành tình yêu cho ai? Cho chồng ngươi? Cho vợ ngươi? Hay cho các anh chị em ở hội thánh? Đều không phải. Khi Đức Chúa Trời nói về tình yêu, ý Ngài không phải là tình yêu ngươi dành cho đồng loại mà là tình yêu con người dành cho Đức Chúa Trời. Nếu người ta thực sự đạt đến nhận biết Đức Chúa Trời, thực sự thấy rằng tâm tính của Ngài công chính và thánh khiết, thấy rằng tình yêu Ngài dành cho con người là chân thật và thiết tha, thì tình yêu mà người ấy dành cho Đức Chúa Trời cũng hoàn toàn chân thật. Vậy phải thực hành yêu kính Đức Chúa Trời như thế nào? Trước tiên, họ phải dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, bởi chỉ khi đó, lòng họ mới có thể yêu Ngài. Nếu như từ trong lòng người ta thấy được Đức Chúa Trời đáng mến nhường nào thì họ sẽ không nghi ngờ Ngài, không có khoảng cách với Ngài, tấm lòng yêu kính Đức Chúa Trời của họ sẽ trong sáng, không tỳ vết. “Không tỳ vết” nghĩa là đối với Đức Chúa Trời, họ không có những dục vọng và yêu cầu xa xỉ, không đặt điều kiện, không viện lý do. “Không tỳ vết” nghĩa là Ngài luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong lòng ngươi; là chỉ có lời Ngài ngự trị trong trái tim ngươi. Đây là một tình cảm trong sáng và không có tỳ vết. “Tình cảm” này nghĩa là Đức Chúa Trời giữ một vị trí nhất định trong lòng ngươi và ngươi luôn nghĩ về Ngài, nhớ đến Ngài và lúc nào cũng có Ngài trong tâm trí. Yêu có nghĩa là dùng tấm lòng mà yêu. “Dùng tấm lòng mà yêu” tức là luôn ân cần, quan tâm và mong nhớ. Để có thể dùng tấm lòng mà yêu kính Đức Chúa Trời thì trước tiên, ngươi phải tìm cách nhận biết Ngài, nhận biết tâm tính của Ngài và nhận biết Ngài đáng mến ra sao. Nếu không biết chút gì về Đức Chúa Trời, thì dù có muốn, ngươi cũng không yêu Ngài được. Ở thời điểm hiện tại, các ngươi đều sẵn sàng cố gắng hướng tới lẽ thật và nghĩ đến chuyện mưu cầu đạt được lẽ thật. Mặc dù chưa có nhận biết thực sự về Đức Chúa Trời nhưng ngươi nên dùng tấm lòng mà mong mỏi Ngài, xích lại gần Ngài, thuận phục Ngài, quan tâm Ngài, tâm tình Ngài và thổ lộ với Ngài những khó khăn trong lòng ngươi. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật, hãy tìm đến Đức Chúa Trời; nếu ngươi có chuyện làm không được, hãy hướng về Ngài và nương tựa vào Ngài. Khi ngươi cầu nguyện với Đức Chúa Trời theo cách này, Đức Thánh Linh sẽ soi sáng và dẫn dắt ngươi. Đừng để bị cuốn vào suy nghĩ “Mình cần làm gì cho Đức Chúa Trời? Mình phải làm những việc lớn lao gì?”. Đây chỉ là những lời sáo rỗng và không hề thiết thực. Những lời này chỉ thiết thực khi ngươi dùng tấm lòng mà yêu mến Đức Chúa Trời và làm hài lòng Ngài ngay trong những việc nhỏ nhặt cũng như bổn phận mà ngươi có khả năng thực hiện. Mặc dù ngươi không nói thẳng ra ngươi phải yêu Đức Chúa Trời như thế nào và đến mức độ nào nhưng trong lòng ngươi có Ngài, lòng ngươi sẵn sàng làm hài lòng Ngài. Bất kể ngươi gặp phải khó khăn gì, miễn là trong lòng sẵn sàng làm hài lòng Ngài, có thể vì để Ngài hài lòng mà làm chút chuyện, chịu chút khổ, thì khi đó, tình yêu ngươi dành cho Ngài sẽ là tình yêu chân thật. Nếu hiểu được một chút lẽ thật và giữ đúng nguyên tắc khi xử lý mọi chuyện, ngươi sẽ cảm nhận được tình yêu của Đức Chúa Trời, cảm thấy rằng mọi lời Ngài nói đều là lẽ thật, là thực tế và lúc nào cũng giúp ích cho con người, cảm thấy rằng con người không thể rời xa lời Ngài và lòng họ không thể thiếu Ngài, cảm thấy rằng nếu không có Ngài thì sẽ không có sự sống và cảm thấy rằng nếu thực sự rời bỏ Ngài thì không cách nào sống được – một cảm giác vô cùng đau đớn. Nếu ngươi cảm nhận được tất cả những điều này thì tức là ngươi có tình yêu, ngươi có Đức Chúa Trời trong lòng mình. “Dùng tấm lòng mà yêu, dùng tấm lòng mà cảm nhận và quan tâm”. Điều này bao gồm nhiều thứ. Đây là tình yêu chân thật mà Đức Chúa Trời đòi hỏi ở con người; nói cách khác, ngươi phải dùng tấm lòng mà yêu kính và quan tâm Đức Chúa Trời, luôn luôn nghĩ về Ngài. Việc này không có nghĩa là chỉ nói trên môi miệng hay cố ý thể hiện điều gì trước mặt người khác mà chủ yếu là dùng tấm lòng của ngươi mà làm, dùng tấm lòng của ngươi mà chi phối cuộc sống của ngươi, chi phối mọi việc ngươi làm, mà không có động cơ, sự uế tạp hay mối nghi ngờ nào trong lòng. Một tấm lòng như thế này sẽ thuần khiết hơn rất nhiều. Nếu hiểu được lẽ thật, ngươi sẽ dễ dàng thuận phục Đức Chúa Trời. Người luôn nghi ngờ Đức Chúa Trời thì sẽ nghĩ gì? “Đức Chúa Trời làm việc này có đúng không? Tại sao Đức Chúa Trời nói lời này? Nếu lời này của Ngài là không có căn cứ thì tôi sẽ không thuận phục. Nếu việc này Đức Chúa Trời làm là không công chính thì tôi sẽ không thuận phục. Trước mắt, tôi sẽ tạm gác lại”. Không có sự nghi ngờ thì nghĩa là cho rằng mọi lời nói và việc làm của Đức Chúa Trời đều đúng, và với Đức Chúa Trời thì không có đúng hay sai mà con người nên thuận phục Ngài, quan tâm đến Ngài, lo điều Ngài lo, nghĩ điều Ngài nghĩ. Dù mọi việc Đức Chúa Trời làm có ý nghĩa trong mắt ngươi hay không, có phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người hay không, có phù hợp với đạo lý của con người hay không, thì ngươi đều phải có thể thuận phục, dùng lòng kính sợ Đức Chúa Trời và lòng thuận phục Đức Chúa Trời mà đối đãi. Thực hành như thế phù hợp với lẽ thật, là sự biểu hiện và việc thực hành của tình yêu. Vì vậy, muốn hiểu được lẽ thật thì điều quan trọng là ngươi phải biết cách ăn uống lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đọc quá ít lời Đức Chúa Trời, không đọc nghiêm túc và không dùng tấm lòng mà suy nghĩ, thì ngươi sẽ không có cách nào hiểu được lẽ thật. Ngươi chỉ có thể hiểu một chút đạo lý nên sẽ rất khó để hiểu được tâm ý và dụng trong lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không hiểu mục đích và kết quả mà lời Đức Chúa Trời muốn hướng tới, không hiểu lời Ngài muốn thành tựu và hoàn thiện điều gì ở con người, thì chứng tỏ rằng ngươi chưa hiểu lẽ thật. Ngươi có hiểu tại sao Ngài nói những lời đó, tại sao Ngài nói với giọng điệu đó, tại sao mọi lời của Ngài đều rất khẩn thiết, tại sao Ngài chọn dùng những lời nhất định hay không? Nếu ngươi không thể lý giải một cách chắc chắn thì chứng tỏ ngươi không hiểu tâm ý hoặc dụng ý của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không hiểu bối cảnh đằng sau lời Ngài thì làm sao ngươi có thể hiểu lẽ thật, thực hành lẽ thật? Để có được lẽ thật, trước tiên ngươi phải hiểu ý nghĩa của từng lời Đức Chúa Trời phán. Lĩnh hội được rồi thì phải thực hành, để lời Đức Chúa Trời được sống thể hiện ra nơi ngươi và trở thành thực tế của ngươi. Bằng cách đó, ngươi sẽ bước vào thực tế lẽ thật. Chỉ khi hiểu thấu lời Ngài thì ngươi mới có thể thực sự hiểu được lẽ thật. Nếu chỉ đơn thuần hiểu một vài câu chữ và đạo lý mà ngươi cho rằng mình hiểu lẽ thật và có được thực tế thì đó là ngươi đang tự lừa dối bản thân. Ngươi thậm chí không hiểu tại sao Đức Chúa Trời yêu cầu con người thực hành lẽ thật. Điều này chứng tỏ ngươi chưa hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, đồng thời vẫn chưa hiểu lẽ thật. Đức Chúa Trời yêu cầu con người như vậy thật ra là để làm tinh sạch và cứu rỗi họ, giúp họ thoát khỏi tâm tính bại hoại và trở thành người thuận phục Ngài, biết Ngài. Đây chính là mục đích mà Đức Chúa Trời muốn đạt được khi yêu cầu con người thực hành lẽ thật.

Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật cho những ai yêu lẽ thật, khao khát lẽ thật, và tìm kiếm lẽ thật. Còn đối với những người quan tâm đến các câu chữ và đạo lý và thích nói năng dông dài, khoa trương, thì họ sẽ không bao giờ có được lẽ thật; họ đang tự lừa dối mình. Quan điểm của họ về lẽ thật và lời Đức Chúa Trời là sai, họ trẹo cổ đọc lấy những gì chính trực – quan điểm của họ đều sai. Một số người thích nghiên cứu lời Đức Chúa Trời hơn. Họ luôn nghiên cứu lời Đức Chúa Trời nói về đích đến như thế nào hoặc về cách được ban phước. Họ quan tâm nhất đến những dạng lời này. Nếu lời Đức Chúa Trời không phù hợp với những quan niệm của họ và không đáp ứng được ham muốn phước lành của họ, thì họ sẽ trở nên tiêu cực, không còn theo đuổi lẽ thật và không muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy rằng họ không quan tâm đến lẽ thật. Do đó, họ không nghiêm túc với lẽ thật; họ chỉ có khả năng tiếp nhận lẽ thật phù hợp với các quan niệm và sự tưởng tượng của mình. Mặc dù những người như vậy rất nhiệt thành trong niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời và cố gắng mọi cách có thể để làm một số việc lành và thể hiện tốt bản thân, nhưng họ chỉ đang làm điều đó để có một đích đến tốt đẹp trong tương lai. Mặc dù thực tế là họ cũng tham gia vào đời sống hội thánh, ăn uống lời Đức Chúa Trời, họ sẽ không thực hành lẽ thật hay đạt được nó. Có một số người ăn uống lời Đức Chúa Trời, nhưng chỉ đơn thuần làm cho có lệ; họ nghĩ rằng họ đã có được lẽ thật chỉ bằng việc hiểu được một vài câu chữ và đạo lý. Họ là những kẻ thật ngu ngốc! Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng sẽ hiểu và có được lẽ thật sau khi họ đọc lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không có được lẽ thật qua việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, thì những gì ngươi có được sẽ chỉ là những câu chữ và đạo lý. Nếu ngươi không biết cách thực hành lẽ thật hoặc cách hành động phù hợp với các nguyên tắc, thì ngươi vẫn không có thực tế lẽ thật. Ngươi có thể đọc lời Đức Chúa Trời thường xuyên, nhưng sau đó, ngươi vẫn không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, và chỉ có được một số câu chữ và đạo lý mà thôi. Ăn uống lời Đức Chúa Trời như thế nào để hiểu được lẽ thật? Trước hết, ngươi nên nhận ra rằng lời Đức Chúa Trời không đơn giản như vậy; lời Đức Chúa Trời hoàn toàn sâu sắc. Ngay cả một câu trong lời Đức Chúa Trời cũng đòi hỏi ngươi phải trải qua cả đời để trải nghiệm. Không có vài năm trải nghiệm, thì làm sao ngươi có thể hiểu được lời Đức Chúa Trời? Nếu, khi đọc lời Đức Chúa Trời, ngươi không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, và ngươi không hiểu ý định của lời Ngài, nguồn gốc của chúng, hiệu quả mà chúng cố gắng để thành tựu, hoặc những gì chúng cố gắng để đạt được, thì điều đó có nghĩa là ngươi hiểu được lẽ thật không? Ngươi có thể đã đọc lời Đức Chúa Trời nhiều lần và có lẽ ngươi có thể đọc thuộc lòng nhiều phân đoạn, nhưng ngươi không thể thực hành lẽ thật và chưa hề thay đổi gì cả, và mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời vẫn xa cách và lạnh nhạt y như mọi khi. Khi gặp một điều gì đó trái ngược với những quan niệm của mình, ngươi vẫn nghi ngờ đối với Ngài, và ngươi không hiểu Ngài, mà lại lý luận với Ngài, nuôi những quan niệm về Ngài và những sự hiểu lầm về Ngài, chống đối Ngài và thậm chí báng bổ Ngài. Đây là loại tâm tính gì? Tâm tính này là tâm tính kiêu ngạo, chán ghét lẽ thật. Làm sao những người quá kiêu ngạo và quá chán ghét lẽ thật có thể tiếp nhận hoặc thực hành lẽ thật được? Những người như vậy tuyệt đối không bao giờ có thể có được lẽ thật hoặc Đức Chúa Trời. Mặc dù ai cũng có cuốn “Lời xuất hiện trong xác thịt”, đọc lời Đức Chúa Trời mỗi ngày và ghi chú khi nghe thông công về lẽ thật nhưng hiệu quả đạt được cuối cùng trên mỗi người lại khác nhau. Có người chú trọng trang bị cho mình tri thức và đạo lý; có người lúc nào cũng tìm kiếm và lưu tâm đến những hành vi tốt mà con người nên thể hiện; có người sẵn lòng đọc những lời uyên thâm vạch rõ những lẽ mầu nhiệm; có người quan tâm nhất đến chuyện đích đến sau này; có người thích nghiên cứu về tâm tính của Đức Chúa Trời và các sắc lệnh quản trị trong Thời đại Vương quốc; có người sẵn lòng đọc những lời an ủi và khích lệ mà Đức Chúa Trời dành cho con người; có người sẵn lòng đọc lời tiên tri cũng như lời hứa và lời chúc phúc của Đức Chúa Trời; có người sẵn lòng đọc những lời mà Đức Thánh Linh phán bảo với mọi hội thánh và sẵn lòng trở thành “Con của Ngài”. Liệu họ có đạt được lẽ thật khi đọc lời Đức Chúa Trời theo cách này không? Đây có phải là những con người mưu cầu lẽ thật không? Tin Đức Chúa Trời như vậy thì liệu họ có được cứu rỗi hay không? Các ngươi phải nhìn nhận những vấn đề này thật thấu đáo. Một số tín hữu mới hiện nay nói rằng “Lời an ủi của Đức Chúa Trời dành cho con người thật tốt biết bao; Ngài luôn gọi ‘Con của Ta, Con của Ta’. Còn ai trên đời này an ủi ngươi như vậy nữa?”. Họ nghĩ rằng họ là con của Đức Chúa Trời nhưng lại không hiểu những lời phán này của Ngài dành cho ai. Có những người vẫn chưa hiểu điều đó ngay cả khi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm; họ thốt lên những lời như trên mà chẳng biết xấu hổ, cũng không biết đỏ mặt hay ngượng ngùng. Họ có hiểu được lẽ thật hay không? Đến tâm ý của Đức Chúa Trời mà họ cũng không nắm được, vậy mà dám đứng vào vị trí “con” của Ngài! Họ hiểu được những gì khi đọc lời Đức Chúa Trời? Họ đã hoàn toàn hiểu sai lời Ngài! Người không yêu lẽ thật thì dù có đọc lời Đức Chúa Trời cũng không hiểu. Khi ngươi thông công với họ về lẽ thật, họ cũng không chú trọng tiếp nhận. Ngược lại, người yêu lẽ thật sẽ thấy cảm động sau khi đọc lời Đức Chúa Trời. Họ cảm nhận được thẩm quyền và quyền năng trong lời Ngài. Họ có thể tìm hiểu con đường thật và tiếp nhận lẽ thật. Những người như vậy có hi vọng trở về với Đức Chúa Trời và đạt được lẽ thật. Những người thích nghiên cứu lời Đức Chúa Trời luôn quan tâm đến cách Ngài thay đổi hình dạng, khi nào Ngài sẽ rời thế giới này và ngày của Đức Chúa Trời chứ không phải sự sống của chính họ. Những vấn đề mà con người đang quan tâm là việc riêng của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn hỏi những câu hỏi như thế này thì ngươi đang can thiệp vào các sắc lệnh quản trị và kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Những chuyện này là không có lý trí và xúc phạm tâm tính của Ngài. Nếu ngươi thực sự muốn hỏi hoặc muốn biết, mà không thể kiểm soát bản thân, thì hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nói: “Thưa Đức Chúa Trời! Những chuyện này liên quan đến kế hoạch quản lý của Ngài và là việc riêng của Ngài, con sẽ không tọc mạch những chuyện ngoài tầm với hoặc những chuyện mà con không nên biết. Xin Ngài giúp con tránh làm những chuyện không có lý trí”. Làm sao con người có thể hiểu được chuyện của Đức Chúa Trời? Nếu Đức Chúa Trời không phán bảo hay công bố điều gì về công tác và kế hoạch quản lý của Ngài thì chứng tỏ Ngài không muốn cho con người biết. Mọi điều Đức Chúa Trời muốn con người biết đều ở trong lời Ngài, và mọi lẽ thật ngươi nên hiểu đều ở trong lời Ngài. Có quá nhiều lẽ thật mà ngươi nên hiểu. Ngươi chỉ cần tìm kiếm trong lời Đức Chúa Trời; nếu không tìm được điều gì đó thì cũng đừng cố gắng tìm câu trả lời. Nếu Đức Chúa Trời không cho ngươi biết thì ngươi có tiếp tục hỏi và nghiên cứu cũng vô nghĩa. Ngài đã cho ngươi biết mọi thứ nên biết và sẽ không phán bảo hay cho ngươi biết những gì không nên biết. Bây giờ, hầu hết người tin Đức Chúa Trời đều chưa bước vào con đường đúng đắn. Khi đọc lời Đức Chúa Trời, họ không biết cách suy ngẫm chứ đừng nói đến thực hành hay trải nghiệm lời Ngài. Thậm chí một số người còn không thực hiện bổn phận hoặc không làm những việc đúng đắn. Tin Đức Chúa Trời theo cách như vậy sẽ càng khó mà hiểu được lẽ thật. Để hiểu lẽ thật thì cần quá trình trải nghiệm lâu dài. Làm sao ngươi hiểu được lẽ thật hoặc bước vào thực tế nếu ngươi không chú tâm đọc lời Đức Chúa Trời hay thực hành hoặc trải nghiệm lời Ngài? Làm sao ngươi đi con đường đức tin đúng đắn nếu không thuận phục công tác của Đức Chúa Trời? Và nếu ngươi không đi con đường đức tin đúng đắn thì làm sao ngươi được cứu rỗi? Người thật lòng tin Đức Chúa Trời phải hiểu những chuyện này.

Trích đoạn 67

Thực tế lẽ thật là gì? Thực tế lẽ thật chỉ việc gì? Chỉ việc thực hành lẽ thật. Khi con người đã hiểu được lẽ thật và có thể đem ra thực hành, thì lẽ thật sẽ trở thành thực tế và sự sống của con người, khi con người sống theo lẽ thật thì có thực tế lẽ thật. Nếu con người chỉ biết nói câu chữ giáo lý mà không đưa lẽ thật vào thực hành, thì không có thực tế lẽ thật. Khi nói câu chữ giáo lý dường như họ hiểu lẽ thật, nhưng lại chẳng thực hành được chút nào, điều này chứng tỏ họ không có thực tế lẽ thật. Vậy làm thế nào để bước vào thực tế lẽ thật? Chính là áp dụng lời Đức Chúa Trời vào đời sống hiện thực, hiểu biết lẽ thật trong quá trình trải nghiệm và thực hành lời Đức Chúa Trời, không phải cảm tính mà là có trải nghiệm thực tế và hiểu biết thực tế, đã có thể làm việc theo nguyên tắc, đây chính là đã bước vào thực tế lẽ thật. Vậy hiện tại các ngươi đã có trải nghiệm và hiểu biết thực tế về những lẽ thật nào? Các ngươi có loại cảm giác lẽ thật biến thành sự sống đó không? Nếu lấy ra một đoạn lời Đức Chúa Trời, bất kể lẽ thật ở khía cạnh nào, có thể đối chiếu với bản thân, chúng hoàn toàn trùng khớp với tình trạng của mình, trong lòng các ngươi rất xúc động, các ngươi cảm thấy lời Ngài đã chạm đến sâu thẳm lòng mình, lời Ngài nói rất đúng đắn, khiến các ngươi tâm phục khẩu phục, có hiểu biết về tình trạng của bản thân, hơn nữa còn biết cách thực hành thế nào để hợp lòng Đức Chúa Trời, bằng cách ăn uống lời Đức Chúa Trời như vậy, các ngươi sẽ được hưởng lợi từ lời Ngài, được khai sáng và soi sáng, được cung cấp, sau đó tình trạng được xoay chuyển, các ngươi cảm thấy lời Ngài thật hay, các ngươi rất vui, rất thỏa mãn và cảm thấy mình đã có hiểu biết về lời Ngài, đã hiểu đoạn này của lời Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì, đã biết cách trải nghiệm và thực hành lời Ngài. Các ngươi có thường xuyên cảm thấy như vậy không? (Thưa, có.) Vậy sau khi có cảm giác này, các ngươi có cảm thấy mình đã đạt được lẽ thật từ đoạn này của lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Nếu đã không đạt được, thì cảm giác này chỉ là cảm tính, là xúc động nhất thời. Có một chút thu hoạch hoặc một vài lối vào không có nghĩa là ngươi đã hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật, mà đây chỉ là trải nghiệm ban đầu, chỉ là hiểu ý trên mặt chữ của lẽ thật. Đi từ hiểu lẽ thật đến bước vào thực tế lẽ thật là một quá trình phức tạp và phải trải qua một khoảng thoài gian tương đối dài. Từ việc hiểu câu chữ giáo lý đến thực sự hiểu lẽ thật, không phải chỉ trải nghiệm một đôi lần hay dăm ba lần là có thể đạt được hiệu quả, trải qua một lần chỉ có được một chút thu hoạch, nhưng trải qua nhiều lần mới có được thu hoạch thật sự, mới có thể đạt được hiệu quả hiểu lẽ thật. Giống như suy xét về một vấn đề, suy xét một lần chỉ có một chút sáng tỏ, nhưng suy xét nhiều lần sẽ có được thu hoạch lớn hơn và có thể nhìn thấu sự việc, nếu như suy xét vài năm, ngươi sẽ hoàn toàn nhìn thấu được nó. Vậy muốn đạt được hiểu biết về lời Đức Chúa Trời, hiểu được lẽ thật, không đơn giản chỉ cần trải nghiệm vài lần là được. Đã bao giờ các ngươi có trải nghiệm và kinh nghiệm như vậy chưa? Có lẽ ai cũng có một chút. Khi mới trải nghiệm lời Đức Chúa Trời sẽ có phần sáng tỏ, nhưng hiểu biết còn nông cạn, cũng tương tự như việc hiểu giáo lý, chẳng qua là cảm giác có chút thực tế hơn và không thể giải thích rõ ràng trong một hai câu, thông công ra thì khiến người ta cảm thấy thực tế hơn một chút so với câu chữ giáo lý, nếu trải nghiệm sâu hơn chút nữa, có thể kể ra một vài chi tiết, thì cảm giác sẽ thực tế hơn rất nhiều, tiếp tục trải nghiệm thêm một khoảng thời gian nữa, có thể nói ra hiểu biết thực sự thì chính là đã từ lời nói cảm tính nâng lên thành lời nói lý tính rồi. Đây mới thực sự là hiểu được lẽ thật, tiếp tục thực hành trải nghiệm lời Đức Chúa Trời là có thể nắm bắt được nguyên tắc của lẽ thật và biết làm thế nào để thực hành lẽ thật, đây mới là bước vào thực tế lẽ thật. Lúc này, khi nói ra lời chứng trải nghiệm, người ta nghe xong sẽ cảm thấy đây là thực tế và khen ngợi không ngớt. Đạt đến trình độ này thì lời Đức Chúa Trời đã trở thành thực tế sự sống của người ta rồi, người như vậy mới có thể nói là đã đạt được lẽ thật. Đây là quá trình đơn giản để trải nghiệm lời Đức Chúa Trời và đạt được lẽ thật mà nếu không mất vài năm hay mười mấy năm phấn đấu thì không thể đạt được. Khi bắt đầu trải nghiệm và thực hành lời Đức Chúa Trời, con người đều nghĩ quá đơn giản, nhưng khi xảy ra chuyện lại không biết phải đối mặt và giải quyết như thế nào, muôn vàn khó khăn phát sinh, quan niệm và tưởng tượng cũng xuất hiện và gây trở ngại, tâm tính bại hoại còn lộ ra và gây nhiễu loạn, khi gặp phải trắc trở và thất bại thì không biết phải trải nghiệm như thế nào. Người có tâm tính bại hoại đều rất yếu đuối và dễ trở nên tiêu cực, khi bị công kích, phỉ báng và phán xét thì dễ suy sụp không gượng dậy được, nếu như những vấn đề này đều có thể mưu cầu lẽ thật để giải quyết và nương nhờ vào Đức Chúa Trời để đứng vững, thì chính là có thể dấn thân vào con đường theo đuổi lẽ thật. Nếu như con người không quan tâm đến lẽ thật và không coi lẽ thật như một thứ quý giá để trải nghiệm và đạt được, thì người đó sẽ không có sức mạnh trong việc thực hành lẽ thật, sẽ suy sụp và trì trệ khi gặp chút khó khăn. Người như vậy là kẻ hèn nhát và sẽ không dễ dàng có được lẽ thật. Lời của Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, là sự sống mới được Ngài ban cho con người, vậy mục đích con người tiếp nhận lẽ thật là gì? Đó là đạt được lẽ thật và sự sống, lấy lẽ thật làm sự sống của chính mình để trải nghiệm. Trước khi lẽ thật trở thành sự sống, việc tiếp nhận lẽ thật chủ yếu là để giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại. Giải quyết những tâm tính bại hoại nào? Chủ yếu giải quyết những thứ như sự bất tuân, quan niệm, tưởng tượng, kiêu ngạo và tự phụ, ích kỷ và hèn hạ, lươn lẹo và dối trá, qua loa và đối phó, vô trách nhiệm, không có lương tâm và lý trí v.v. Kết quả cuối cùng là gì? Chính là có thể làm một người trung thực, vâng phục Đức Chúa Trời, tôn vinh Đức Chúa Trời vĩ đại, tôn thờ Ngài, trung thành với Ngài, có lòng yêu thật sự và có thể đạt đến vâng phục cho đến chết, người như vậy là đã sống ra hình tượng giống con người thực sự và đã trở thành người có lẽ thật, có nhân tính rồi. Đây là cảnh giới cao nhất đạt được khi mưu cầu lẽ thật.

Vậy phải ăn uống và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời như thế nào mới có thể giải quyết những tâm tính bại hoại của con người? Đây không phải là chuyện đơn giản. Tâm tính bại hoại là vấn đề thật sự tồn tại, thông thường có thể tự nhiên bộc lộ ra trong đời sống hiện thực của con người, bất kể con người có gặp phải vấn đề gì hay làm việc gì thì đều có tâm tính bại hoại bộc lộ ra. Ví dụ như, bất kể con người có nói gì, có làm chuyện gì, thì phần lớn thời gian, họ đều có mục đích ngầm trong lòng, việc con người có thật sự nói năng, hành động như thế không hay là giả vờ, bên trong ẩn giấu thứ gì, có mưu đồ gì, người sáng mắt đều có thể cảm nhận được. Vậy những thứ này có phải tự nhiên bộc lộ ra không? Con người có thể che giấu nổi không? Ngay cả khi con người không nói năng, không hành động thì lúc gặp vấn đề đều có phản ứng. Đầu tiên chính là bộc lộ thông qua vẻ mặt, rồi từ lời nói và hành động sẽ lộ ra càng nhiều hơn, người sáng mắt đều có thể nhìn ra, chỉ có kẻ ngớ ngẩn, kẻ ngốc mới không biết phân biệt. Có thể nói rằng, việc con người bộc lộ sự bại hoại là rất bình thường, đây đều là vấn đề thực tế tồn tại ở mỗi con người. Đức Chúa Trời bày tỏ bao nhiêu lẽ thật như vậy trong công tác của Ngài ở thời kỳ sau rốt vì mục đích gì? Ngài bày tỏ chính là để giải quyết tâm tính bại hoại của con người, để giải quyết căn nguyên phạm tội của con người, để cứu rỗi con người thoát khỏi việc bị Sa-tan làm cho bại hoại, để khiến con người đạt được sự cứu rỗi và thoát khỏi sự ảnh hưởng của Sa-tan, hơn thế nữa Ngài còn bày tỏ để ban cho con người sự sống, lẽ thật và con đường. Nếu con người tin Đức Chúa Trời nhưng không tiếp nhận lẽ thật, thì tâm tính bại hoại sẽ không thể được làm cho tinh sạch, và thế là không có cách nào đạt được sự cứu rỗi. Thế nên, người thật lòng tin Đức Chúa Trời đều sẽ bỏ công dốc sức trong việc thực hành, trải nghiệm lời Ngài, đều sẽ phản tỉnh và biết mình về tâm tính bại hoại bộc lộ ra, đều sẽ tìm kiếm lẽ thật trong lời Ngài để giải quyết tâm tính bại hoại của bản thân. Người yêu lẽ thật khi đọc lời Đức Chúa Trời đều chú trọng vào việc phản tỉnh và biết mình, họ cảm thấy lời Ngài như một mặt gương phơi bày hết dáng vẻ bại hoại xấu xa của bản thân, như vậy chính là đã tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời từ trong lời Ngài, dần dần giải quyết tâm tính bại hoại của bản thân. Khi thấy tâm tính bại hoại của mình bộc lộ ít đi, khi đã có sự vâng phục thật sự với Đức Chúa Trời, thì họ sẽ cảm thấy thực hành lẽ thật dễ dàng hơn nhiều, không có khó khăn nữa, lúc này họ sẽ thấy bản thân đã có thay đổi thực sự, trong lòng nảy sinh lời ngợi khen thật sự với Đức Chúa Trời: “Là Đức Chúa Trời Toàn Năng đã cứu rỗi mình thoát khỏi sự ràng buộc và kìm kẹp của tâm tính bại hoại, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Sa-tan”. Đây đều là kết quả đạt được khi trải nghiệm sự phán xét và hình phạt trong lời Đức Chúa Trời. Nếu con người không biết trải nghiệm sự phán xét và hình phạt trong lời Đức Chúa Trời thì tâm tính bại hoại sẽ không bao giờ có thể được làm cho tinh sạch, con người cũng không có cách nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của Sa-tan. Có rất nhiều người không yêu lẽ thật, tuy họ cũng đọc lời Đức Chúa Trời, cũng nghe giảng đạo, nhưng sau đó những lời nói ra đều là câu chữ giáo lý, kết quả là đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà tâm tính bại hoại vẫn không được giải quyết chút nào, vẫn là một tên ma quỷ Sa-tan trời sinh như cũ. Bọn họ tưởng rằng chỉ cần có thể truyền bá lời Đức Chúa Trời, chỉ cần có thể thuộc lòng, có thể thông công với người khác đôi lời của Ngài, chỉ cần biết rao giảng rất nhiều câu chữ giáo l, ý chỉ cần có thể hiểu giáo lý, biết kiềm chế bản thân là đã có thể giải quyết tâm tính bại hoại rồi. Kết quả là đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm mà tâm tính sự sống không hề có chút thay đổi nào, đều không thể nói ra lời chứng trải nghiệm, thế là họ chết điếng. Đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm mà hai tay vẫn trống không, chẳng đạt được chút lẽ thật nào, sống phí hoài bao nhiêu năm như thế, phí phạm thời gian. Hiện nay rất nhiều kẻ lãnh đạo giả, người làm công giả chính là như vậy, họ chỉ chú trọng công tác giảng đạo mà không bỏ công dốc sức trong việc thực hành trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, vậy con đường họ đi có phải con đường mưu cầu lẽ thật không? Tuyệt đối không phải.

Thực tế quan trọng nhất của việc tin Đức Chúa Trời là gì? Chính là thực hành lẽ thật. Thực hành lẽ thật quan trọng nhất là gì? Có phải là trước hết phải nắm được nguyên tắc không? Vậy nguyên tắc là gì? Nguyên tắc chính là khía cạnh thực tế của lẽ thật, chính là tiêu chuẩn có thể đảm bảo kết quả, nguyên tắc chính là đơn giản như vậy đấy. Nhìn từ mặt chữ của lời Đức Chúa Trời ngươi cảm thấy câu nào cũng là lẽ thật, nhưng ngươi không biết làm thế nào để thực hành lẽ thật chính vì không hiểu nguyên tắc của lẽ thật là gì. Ngươi cảm thấy lời Đức Chúa Trời nói ra hoàn toàn đúng đắn và chính là lẽ thật, nhưng ngươi không biết khía cạnh thực tế của lẽ thật là gì, nhằm vào tình trạng gì, nguyên tắc ở đây là gì, con đường thực hành là gì, ngươi không nắm bắt được, ngươi không hiểu, điều này chứng tỏ ngươi không hiểu lẽ thật mà chỉ hiểu giáo lý. Nếu ngươi thật sự cảm nhận được thứ mình hiểu chỉ là giáo lý thì ngươi phải làm thế nào đây? Chính là phải tìm kiếm lẽ thật. Trước hết phải cảm được chuẩn xác khía cạnh thực tế lẽ thật, thấy được thực tế rõ rệt nhất ở khía cạnh nào, phải làm sao để thực hành bước vào thực tế này, cứ tìm kiếm mò mẫm như vậy thì có thể tìm được con đường. Chờ đến khi ngươi đã nắm giữ nguyên tắc và sống thể hiện ra thực tế này rồi, thì chính là đã đạt được lẽ thật rồi đấy, đây là mưu cầu lẽ thật có thành quả. Nếu trong rất nhiều lẽ thật ngươi đều có thể nắm bắt được nguyên tắc và đưa một phần lẽ thật vào thực hành thì ngươi đã có được thực tế lẽ thật và sự sống rồi. Bất kể tìm kiếm khía cạnh nào của lẽ thật, một khi ngươi đã nắm bắt được đâu là thực tế của lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời và yêu cầu của Ngài là gì thì ngươi đã thật sự hiểu rồi, nếu có thể tiếp tục trả giá và đưa lẽ thât vào thực hành thì ngươi đã có được lẽ thật này rồi. Trong khi có được lẽ thật này, tâm tính bại hoại của ngươi sẽ được giải quyết từng chút từng chút một, và lẽ thật này sẽ hoạt động ngày càng sâu trong ngươi. Ngươi có thể đưa thực tế của lẽ thật vào thực hành, dựa theo nguyên tắc thực hành của mục lẽ thật này để thực hiện bổn phận, để làm mọi chuyện, để làm người, thì chẳng phải ngươi đã có thay đổi rồi sao? Ngươi đã thay đổi thành người như thế nào? Ngươi đã biến thành người có thực tế lẽ thật rồi. Người có thực tế lẽ thật có phải là người hành động có nguyên tắc không? Người hành động có nguyên tắc có phải chính là người đạt được lẽ thật không? Người đạt được lẽ thật có phải chính là người sống thể hiện ra nhân tính bình thường rồi không? Sống thể hiện ra nhân tính bình thường có phải là người có lẽ thật, có nhân tính không? Người có lẽ thật, có nhân tính chính là người tương hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời rồi, người tương hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời chính là người Ngài muốn thu nhận. Đây chính là trải nghiệm của người tin vào Đức Chúa Trời và được Ngài thu nhận, đây cũng là quá trình con người từ ăn uống lời Đức Chúa Trời đến đạt được lẽ thật, cũng là quá trình con người đạt được sự cứu rỗi. Con đường này chính là con đường mưu cầu lẽ thật, cũng chính là con đường được Đức Chúa Trời hoàn thiện.

Trích đoạn 68

Bây giờ các ngươi đã hiểu việc có được lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật phụ thuộc vào điều gì chưa? Phụ thuộc vào việc tìm kiếm lẽ thật và thực hành lẽ thật – chỉ hai việc này, đơn giản vậy thôi. Mặc dù lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ được ghi lại bằng văn bản, nhưng thực tế của lẽ thật thì không nằm ở chữ viết, chuyện con người hiểu và nắm bắt được thông qua câu chữ lại càng không. Vậy phải làm gì để hiểu được lẽ thật? Để hiểu và đạt được lẽ thật thì chủ yếu phải thực hành và trải nghiệm lời của Đức Chúa Trời, trải nghiệm công tác của Ngài, tìm kiếm lẽ thật và sự khai sáng của Đức Thánh Linh. Thực tế của lẽ thật thông qua việc con người thực hành và trải nghiệm lẽ thật mà có; đó là kết quả của trải nghiệm, là điều mà con người sống thể hiện ra. Lẽ thật không phải là một lý thuyết sáo rỗng, cũng không phải là một câu đơn giản, dễ nghe, mà là ngôn từ đầy sức sống, là châm ngôn vĩnh cửu của sự sống, là điều thiết thực, quý báu nhất có thể đồng hành cùng con người trong cuộc sống, trong suốt cuộc đời. Lẽ thật là gì? Lẽ thật là nền tảng sinh tồn trong cuộc sống của con người, là nguyên tắc thực hành cách ứng xử và xử lý mọi việc. Lẽ thật giúp con người sống có phương hướng và mục tiêu, sống thể hiện ra hình tượng giống một con người chân chính, và sống trước Đức Chúa Trời trong sự vâng phục và thờ phượng Ngài. Đó là lý do tại sao con người không thể sống thiếu lẽ thật. Vậy, bây giờ ngươi dựa vào đâu để sống? Suy nghĩ và quan điểm của ngươi là gì? Phương hướng và mục tiêu của ngươi khi làm mọi việc là gì? Nếu ngươi có thực tế lẽ thật, thì ngươi sẽ sống có nguyên tắc, phương hướng và mục tiêu. Nếu ngươi không có thực tế lẽ thật, thì ngươi sẽ sống không có nguyên tắc, phương hướng hay mục tiêu gì cả. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi đang sống theo triết lý của Sa-tan, theo những thứ của văn hóa truyền thống. Đó là lối sống của những người ngoại đạo. Các ngươi có thể nhìn thấu vấn đề này không? Để giải quyết vấn đề này, con người phải tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật. Để đạt được lẽ thật có dễ không? (Thưa, dễ, nếu chúng ta nương cậy vào Đức Chúa Trời.) Trong khi nương cậy vào Đức Chúa Trời, người ta cũng phải nương cậy vào chính mình. Ngươi phải có đức tin, ý chí và yêu cầu này trong lòng, nói rằng: “Tôi không muốn sống giữa những tâm tính Sa-tan bại hoại. Tôi không muốn bị chúng kiểm soát và lừa gạt, và do đó bị biến thành một kẻ hoàn toàn ngu ngốc, khiến Đức Chúa Trời ghê tởm. Như vậy tôi sẽ không xứng đáng được sống trước Đức Chúa Trời”. Ngươi phải có cảm giác này trong lòng. Sau đó, khi gặp chuyện, nếu ngươi vận dụng những lẽ thật mà ngươi có thể hiểu và nằm trong tầm nắm bắt của ngươi vào cuộc sống thực của mình, và có thể đưa nó vào thực hành trong mọi vấn đề, thì chẳng phải lẽ thật sẽ trở thành thực tế của ngươi sao? Và khi lẽ thật đã trở thành thực tế của ngươi, liệu ngươi có còn lo lắng rằng sự sống của mình sẽ không phát triển không? Làm thế nào ngươi có thể xác định được liệu một người có sở hữu thực tế lẽ thật hay không? Có thể thấy điều này từ những gì họ nói. Một người chỉ nói những câu chữ và đạo lý thì không sở hữu thực tế lẽ thật, và chắc chắn sẽ không thực hành lẽ thật, vì vậy những gì họ nói đều sáo rỗng và không thực tế. Lời nói của người có thực tế lẽ thật có thể giải quyết vấn đề của mọi người. Họ có thể nhìn thấy rõ thực chất của các vấn đề. Chỉ với một vài từ đơn giản, một vấn đề đã làm phiền ngươi trong nhiều năm có thể được giải quyết; ngươi sẽ hiểu lẽ thật và tâm ý của Đức Chúa Trời, mọi việc sẽ không còn khó khăn đối với ngươi, ngươi sẽ không còn cảm thấy bị ràng buộc và kìm kẹp, và ngươi sẽ có được sự tự do và giải phóng. Những gì một người như vậy nói có phải là thực tế lẽ thật không? Đó là thực tế lẽ thật. Nếu họ nói như thế nào ngươi cũng không hiểu, nói như thế nào cũng không giải quyết được vấn để của ngươi từ gốc rễ, vậy những gì họ nói đều là câu chữ và đạo lý. Những câu chữ và đạo lý có thể cung dưỡng và giúp đỡ con người không? Những câu chữ và đạo lý không thể cung dưỡng hoặc giúp đỡ con người và không thể giải quyết những khó khăn thực tế của con người. Những câu chữ và đạo lý càng được nói ra nhiều thì chúng càng khiến người nghe khó chịu. Những người hiểu lẽ thật thì nói khác. Với một vài câu, họ có thể chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề hoặc nguồn gốc của căn bệnh. Ngay cả một câu nói duy nhất cũng có thể làm người ta thức tỉnh và xác định được các vấn đề chính. Đây là sử dụng những từ ngữ có thực tế lẽ thật để giải quyết những khó khăn của con người và chỉ ra con đường thực hành.

Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời nhập thể đã đến. Đối với những người tin vào Đức Chúa Trời thực tế, điều quan trọng nhất cần đạt được là gì? Đó là lẽ thật, là sự sống; ngoài ra không còn điều gì có ý nghĩa nữa. Khi Đấng Christ đến, điều Ngài mang đến là lẽ thật, sự sống; Ngài đến để chu cấp sự sống cho con người. Vậy, để tin vào Đức Chúa Trời thực tế, người ta phải làm gì? Để đạt được lẽ thật và sự sống, người ta phải làm gì? Đức Chúa Trời đã bày tỏ quá nhiều lẽ thật. Tất cả những người khao khát sự công chính nên ăn uống no nê lời Đức Chúa Trời. Mọi lời của Đức Chúa Trời đều là lẽ thật. Lời của Ngài rất phong phú và dồi dào; khắp nơi đều có vàng ròng, đâu đâu cũng có kho báu. Tận hưởng sự trù phú của vùng đất Ca-na-an xinh đẹp, những ai yêu lẽ thật thì trong lòng đều tràn ngập niềm vui. Mỗi lời của Đức Chúa Trời mà họ ăn uống đều có lẽ thật, ánh sáng và đều quý giá. Những người không yêu lẽ thật thì cau mày buồn bã; họ ngồi dự tiệc nhưng lại chịu đói, lộ vẻ đáng thương. Những người có thể tìm kiếm lẽ thật sẽ ngày càng đạt được nhiều điều, còn những người không tìm kiếm lẽ thật sẽ đi vào ngõ cụt. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là học cách tìm kiếm lẽ thật trong mọi sự, đạt được sự hiểu biết về lẽ thật, biết thực hành lẽ thật và có thể thực sự thuận phục Đức Chúa Trời. Đó chính là tin vào Đức Chúa Trời. Tin vào Đức Chúa Trời thực tế là có được lẽ thật và sự sống. Lẽ thật được dùng để làm gì? Nó có được dùng để làm phong phú thêm thế giới tinh thần của con người không? Có phải là để cung cấp cho con người một nền giáo dục tốt không? (Thưa, không.) Vậy lẽ thật giải quyết được vấn đề gì cho con người? Lẽ thật là để giải quyết tâm tính bại hoại của con người, giải quyết bản tính phạm tội của con người, giúp con người có thể sống trước Đức Chúa Trời và sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Một số người không hiểu lẽ thật là gì. Họ luôn cảm thấy rằng lẽ thật thâm sâu và trừu tượng, và lẽ thật là một điều huyền bí. Họ không hiểu rằng lẽ thật là điều để con người thực hành, là điều để con người áp dụng. Có người đã tin vào Đức Chúa Trời mười hay hai mươi năm mà vẫn không hiểu chính xác lẽ thật là gì. Loại người này đã đạt được lẽ thật chưa? (Thưa, chưa.) Những người chưa có được lẽ thật chẳng đáng thương hay sao? Rất đáng thương—như có bài thánh ca đã hát, họ đang “ngồi dự tiệc nhưng lại chịu đói”. Đạt được lẽ thật không khó, bước vào thực tế lẽ thật cũng không khó, nhưng nếu con người luôn chán ghét lẽ thật, liệu họ có thể đạt được nó không? Họ không thể. Vì vậy ngươi phải luôn đến trước Đức Chúa Trời, xem xét những trạng thái nội tâm chán ghét lẽ thật của mình, xem ngươi có những biểu hiện gì của việc chán ghét lẽ thật, những cách làm việc nào là chán ghét lẽ thật, và ngươi có thái độ chán ghét lẽ thật trong những việc gì – ngươi phải thường xuyên kiểm điểm về những điều này. Chẳng hạn, có người khiển trách ngươi rằng: “Anh không thể thực hiện bổn phận chỉ bằng cách dựa vào ý riêng của mình—anh nên suy ngẫm và biết mình”, thế là ngươi tức giận phản bác: “Cách tôi thực hiện bổn phận là không tốt, còn cách anh thực hiện bổn phận thì tốt sao? Có gì sai trong cách tôi thực hiện bổn phận chứ? Đức Chúa Trời hiểu được lòng tôi!”. Đây là dạng thái độ gì vậy? Có phải là thái độ tiếp nhận lẽ thật không? (Thưa, không.) Khi gặp chuyện, trước hết người ta phải có thái độ tiếp nhận lẽ thật. Không có dạng thái độ này cũng giống như việc không có bình để nhận báu vật, do đó khiến ngươi không thể đạt được lẽ thật. Nếu người ta không thể đạt được lẽ thật thì đức tin của họ vào Đức Chúa Trời là vô ích! Mục đích của việc tin vào Đức Chúa Trời là để đạt được lẽ thật. Nếu không thể đạt được lẽ thật thì niềm tin của họ vào Đức Chúa Trời đã thất bại rồi. Đạt được lẽ thật là gì? Đó là khi lẽ thật trở thành thực tế của ngươi, trở thành sự sống của ngươi. Đạt được lẽ thật là như vậy—tin vào Đức Chúa Trời nghĩa là như vậy! Đức Chúa Trời phán lời Ngài để làm gì? Đức Chúa Trời bày tỏ những lẽ thật đó để làm gì? Để con người có thể tiếp nhận lẽ thật hầu cho sự bại hoại sẽ được làm tinh sạch; để con người có thể đạt được lẽ thật hầu cho lẽ thật trở thành sự sống của họ, nếu không thì tại sao Đức Chúa Trời lại bày tỏ nhiều lẽ thật như vậy? Để cạnh tranh với Kinh Thánh ư? Để thành lập một “Trường đại học Lẽ thật” và đào tạo một nhóm người ư? Không phải vì những lý do đó, mà là để cứu rỗi nhân loại triệt để, để con người hiểu được lẽ thật và cuối cùng đạt được lẽ thật. Bây giờ ngươi đã hiểu rồi phải không? Điều gì là quan trọng nhất trong việc tin vào Đức Chúa Trời? (Thưa, là đạt được lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật.) Tiếp theo, vấn đề là các ngươi bước vào thực tế lẽ thật bằng cách nào và liệu các ngươi có thể bước vào thực tế lẽ thật hay không.

Trước: Những lời về cách trải nghiệm sự thất bại, vấp ngã, thử luyện và tinh luyện

Tiếp theo: Những lời về việc phụng sự Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger