Lối vào sự sống (phần 6)
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 556
Chỉ bằng cách theo đuổi lẽ thật con người mới có thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính: Đây là điều mà mọi người phải thông tỏ và hiểu thấu đáo. Nếu ngươi không hiểu đầy đủ về lẽ thật, thì ngươi sẽ dễ mắc sai lầm và lầm lạc. Nếu ngươi muốn tăng trưởng trong đời sống, thì ngươi phải tìm kiếm lẽ thật trong mọi điều. Bất kể ngươi đang làm gì, thì ngươi cũng nên tìm ra cách cư xử để được phù hợp với lẽ thật, và tìm ra những thứ pha tạp còn tồn tại trong ngươi là thứ vi phạm điều đó; ngươi phải hiểu rõ những điều này. Bất kể ngươi đang làm gì, ngươi nên cân nhắc xem nó có giá trị hay không. Ngươi có thể làm những việc có ý nghĩa, nhưng ngươi không được làm những việc vô nghĩa. Đối với những việc ngươi có thể làm hoặc không, nếu có thể buông bỏ chúng, thì ngươi nên buông bỏ. Bằng không, nếu ngươi làm những điều này một thời gian và sau đó nhận thấy rằng ngươi nên buông bỏ chúng, thì hãy quyết định ngay lập tức và nhanh chóng buông bỏ chúng. Đây là nguyên tắc ngươi phải tuân theo trong mọi việc ngươi làm. Một số người đặt câu hỏi này: Tại sao việc tìm kiếm lẽ thật và đưa nó vào thực hành lại khó đến thế – như thể ngươi đang chèo thuyền ngược dòng, và sẽ trôi lùi lại sau nếu ngươi ngừng chèo về phía trước? Tại sao làm những điều xấu xa hoặc vô nghĩa lại thực sự dễ dàng hơn nhiều – dễ như chèo thuyền xuôi dòng? Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì bản tính của loài người là phản bội Đức Chúa Trời. Bản tính của Sa-tan đã chiếm một vai trò thống trị trong con người, và đây là một thế lực phản động. Tất nhiên, với bản tính phản bội Đức Chúa Trời con người rất có khả năng làm những điều phản bội Ngài, và đương nhiên họ khó mà thực hiện những hành động tích cực. Điều này hoàn toàn do bản tính thực chất của con người quyết định. Một khi ngươi thực sự hiểu lẽ thật và bắt đầu yêu lẽ thật từ bên trong mình, thì ngươi sẽ có sức lực để làm những điều phù hợp với lẽ thật. Khi ấy điều này trở nên bình thường và thậm chí còn dễ dàng và dễ chịu, và ngươi cảm thấy rằng làm bất kỳ điều gì tiêu cực cũng sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Điều này là bởi vì lẽ thật đã chiếm một vai trò quan trọng trong lòng của ngươi. Nếu ngươi thực sự hiểu lẽ thật về cuộc sống con người và về việc sẽ là loại người nào – làm thế nào để trở thành một người thẳng thắn và thật thà, một người trung thực, một người làm chứng cho Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài – thì ngươi sẽ ngươi sẽ không bao giờ có thể phạm phải hành động xấu xa coi thường Ngài, và ngươi cũng sẽ không bao giờ đóng vai trò của một người dẫn dắt giả, một người làm công giả, hoặc một kẻ địch lại Đấng Christ. Ngay cả khi Sa-tan lừa dối ngươi, hoặc một kẻ xấu xa nào đó xúi giục ngươi, thì ngươi sẽ không làm; dù ai có cố gắng ép buộc ngươi, thì ngươi vẫn sẽ không hành động theo cách đó. Nếu mọi người có được lẽ thật và lẽ thật trở thành sự sống của họ, thì họ sẽ có thể khinh ghét cái ác và có cảm giác ghê tởm ở bên trong đối với những điều tiêu cực. Họ sẽ khó phạm tội, bởi vì tâm tính sống của họ đã thay đổi và họ đã được Đức Chúa Trời hoàn thiện.
Nếu ngươi thực sự sở hữu lẽ thật bên trong ngươi, con đường ngươi đi sẽ tự nhiên là con đường đúng. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu sự kiêu ngạo và tự phụ tồn tại trong ngươi, ngươi sẽ thấy không thể tránh khỏi việc thách thức Đức Chúa Trời; ngươi sẽ cảm thấy buộc phải thách thức Ngài. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và xem Ngài là tầm thường; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân, và, cuối cùng, ngồi vào vị trí của Đức Chúa Trời và làm chứng cho chính mình. Cuối cùng, ngươi sẽ biến những ý tưởng của chính mình, suy nghĩ của chính mình và những quan niệm của chính mình thành lẽ thật để tôn thờ. Hãy xem có bao nhiêu tội ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ! Để giải quyết những việc hành ác của mình, trước tiên họ phải giải quyết vấn đề thuộc về bản tính của họ. Nếu không có thay đổi trong tâm tính, sẽ không thể mang lại một giải pháp cơ bản cho vấn đề này. Khi ngươi có sự hiểu biết nào đó về Đức Chúa Trời, khi ngươi có thể thấy sự bại hoại của chính mình và nhận ra tính bần tiện và xấu xa của sự kiêu ngạo và tự phụ, khi ấy ngươi sẽ cảm thấy kinh tởm, phát ốm, và chán nản. Ngươi sẽ có thể chủ ý làm một số việc để đáp ứng Đức Chúa Trời, và khi làm điều này, sẽ cảm thấy dễ chịu. Ngươi sẽ có thể chủ ý làm chứng cho Đức Chúa Trời, và khi làm điều này, sẽ cảm nhận sự vui sướng. Ngươi sẽ chủ ý lột mặt nạ chính mình, phơi bày sự xấu xa của chính mình, và bằng cách làm điều này, ngươi sẽ cảm thấy vui trong lòng và cảm thấy bản thân mình ở trong một trạng thái tinh thần khá hơn. Do đó, bước đầu tiên để tìm kiếm sự thay đổi trong tâm tính của ngươi là tìm cách hiểu lời Đức Chúa Trời và bước vào lẽ thật. Chỉ bằng cách hiểu được lẽ thật, ngươi mới có thể có được sự phân biện; chỉ với sự phân biện mà ngươi mới có thể hiểu mọi thứ một cách thấu đáo; chỉ bằng cách hiểu mọi thứ một cách thấu đáo thì ngươi mới có thể phản bội xác thịt, và từng bước một đi đúng hướng với niềm tin của ngươi vào Đức Chúa Trời. Điều này liên quan đến việc mọi người kiên quyết như thế nào khi theo đuổi lẽ thật. Nếu ai đó thực sự quyết tâm, thì sau sáu tháng hoặc một năm họ sẽ bắt đầu đi đúng hướng. Trong vòng ba hoặc năm năm, họ sẽ thấy kết quả và sẽ cảm thấy rằng họ đang tiến bộ trong đời sống. Nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời nhưng không theo đuổi lẽ thật, thì ngươi có thể tin trong mười năm mà không trải nghiệm bất kỳ thay đổi nào. Cuối cùng, ngươi sẽ nghĩ rằng đây chính xác là ý nghĩa của việc tin vào Đức Chúa Trời; ngươi sẽ nghĩ rằng nó khá giống với cách ngươi đã sống trong thế giới này trước đây, và rằng việc còn sống là vô nghĩa. Điều này thực sự cho thấy rằng không có lẽ thật thì cuộc sống trống rỗng. Ngươi có thể nói một số lời giáo lý, nhưng ngươi vẫn sẽ cảm thấy không thoải mái và bất an. Nếu con người có sự hiểu biết nào đó về Đức Chúa Trời, biết cách sống một cuộc đời có ý nghĩa và có thể làm được một số việc làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, thì họ sẽ cảm thấy rằng đây là cuộc sống đích thực, rằng chỉ bằng cách sống theo cách này thì cuộc sống của họ mới có ý nghĩa, và rằng họ phải sống theo cách này để mang lại một chút thỏa lòng cho Đức Chúa Trời và cảm thấy hài lòng. Nếu họ có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời một cách có ý thức, đưa lẽ thật vào thực hành, từ bỏ bản thân, từ bỏ những tư tưởng của riêng mình, vâng lời và quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời – nếu họ có thể làm hết thảy những điều này một cách có ý thức – thì điều này có nghĩa là đưa lẽ thật vào thực hành một cách đúng đắn, và thực sự đưa lẽ thật vào thực hành, và điều này rất khác so với việc trước đây họ dựa vào trí tưởng tượng của mình và việc họ bám vào các giáo lý và quy tắc. Thực ra, thật mệt mỏi để làm bất kỳ điều gì khi họ không hiểu được lẽ thật, thật mệt mỏi khi tuân theo các giáo lý và quy tắc, và thật mệt mỏi khi không có mục tiêu và làm mọi việc một cách mù quáng. Chỉ với lẽ thật, họ mới có thể được tự do – đây không phải là lời nói dối – và với lẽ thật, họ có thể làm mọi việc một cách dễ dàng và vui vẻ. Những người sở hữu loại trạng thái này là những người sở hữu lẽ thật; họ là những người có tâm tính đã được chuyển hóa.
Trích từ “Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 557
Trong khi tìm kiếm lối vào, mọi vấn đề phải được nghiên cứu. Hết thảy mọi vấn đề phải được suy ngẫm thấu đáo theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật hầu cho ngươi biết cách xử lý chúng theo cách hoàn toàn tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Những thứ nảy sinh từ sự ngang bướng của ngươi sau đó có thể bị loại bỏ. Ngươi sẽ biết cách làm mọi việc theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và sau đó sẽ đi và làm chúng; sẽ cảm thấy như thể mọi thứ đang diễn ra tự nhiên, và sẽ có vẻ cực kỳ dễ dàng. Đây là cách làm việc của những ai có lẽ thật. Sau đó, ngươi thực sự có thể cho người khác thấy rằng tâm tính của ngươi đã thay đổi, và họ sẽ thấy rằng ngươi chắc chắn đã làm một số việc tốt lành, rằng ngươi làm mọi việc theo nguyên tắc và rằng ngươi làm mọi việc đều đúng. Đây là một người hiểu lẽ thật và thực sự có phần nào hình tượng giống con người. Chắc chắn, lời Đức Chúa Trời đã gặt hái kết quả trong mọi người. Một khi mọi người thực sự hiểu được lẽ thật, họ có thể nhận thức được những trạng thái của mình, nhìn thấu đáo những vấn đề phức tạp và biết cách thực hành phù hợp. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật, ngươi sẽ không thể nhận thức được trạng thái của mình. Ngươi sẽ muốn phản nghịch chống lại chính mình nhưng sẽ không biết làm thế nào để làm điều đó hoặc ngươi đang phản nghịch lại điều gì. Ngươi sẽ muốn từ bỏ sự ngang bướng của mình, nhưng nếu ngươi nghĩ rằng sự ngang bướng của mình phù hợp với lẽ thật, thì làm sao ngươi có thể từ bỏ nó? Ngươi thậm chí có thể nghĩ rằng nó được Đức Thánh Linh khai sáng, và do đó, dù gì đi nữa, ngươi cũng sẽ không từ bỏ nó. Do đó, khi con người không có lẽ thật, họ rất có khả năng nghĩ rằng bất cứ điều gì phát sinh từ sự bướng bỉnh của họ, những sự bất khiết của con người và ý định tốt đẹp của con người nơi họ, tình yêu u mê và những tập tục con người của họ đều là đúng, và rằng chúng phù hợp với lẽ thật. Thế thì làm sao ngươi có thể chống lại những điều này? Nếu ngươi không hiểu lẽ thật hoặc không biết đưa lẽ thật vào thực hành nghĩa là gì, nếu mắt ngươi bị lu mờ và ngươi không biết phải làm gì và vì thế chỉ có thể làm mọi việc dựa trên những gì ngươi nghĩ là đúng, thì ngươi sẽ có những hành động chệch hướng và sai lầm. Một số hành động này sẽ tuân thủ các quy tắc, một số sẽ nảy sinh từ sự nhiệt tình, một số hẳn đã bắt nguồn từ Sa-tan và sẽ gây nhiễu loạn. Những ai không có lẽ thật hành động như thế này: qua trái một chút và rồi qua phải một chút; chỉnh sửa một phút và rồi tiếp tục chệch hướng; không có sự chính xác nào cả. Những ai không có lẽ thật có một quan điểm ngớ ngẩn về mọi thứ. Như vậy, làm sao họ có thể xử lý tốt vấn đề? Làm thế nào họ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào? Hiểu lẽ thật không phải là một việc làm dễ dàng. Có thể thông tỏ được lời Đức Chúa Trời tùy thuộc vào việc hiểu lẽ thật, và lẽ thật mà mọi người có khả năng hiểu được có giới hạn của nó. Sự hiểu biết của họ về lời Đức Chúa Trời vẫn sẽ bị hạn chế ngay cả khi họ tin vào Ngài suốt đời. Ngay cả những ai tương đối có kinh nghiệm thì nhiều nhất cũng chỉ có thể đạt đến việc có thể ngừng không làm những việc rõ ràng chống lại Đức Chúa Trời, ngừng làm những việc rõ ràng là xấu xa và ngừng làm những việc không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Họ không thể đạt được trạng thái mà không pha trộn sự ngang bướng của họ. Điều này là bởi vì mọi người suy nghĩ bình thường, và một số suy nghĩ của họ phù hợp với lời Đức Chúa Trời và thuộc về khía cạnh hiểu biết mà không thể phân loại là sự ngang bướng. Tuy nhiên, mấu chốt là phân biệt được những phần nào trong sự ngang bướng chống lại lời Đức Chúa Trời, chống lại lẽ thật và chống lại sự khai sáng từ Đức Thánh Linh. Do đó, ngươi phải nỗ lực để biết lời Đức Chúa Trời, và chỉ bằng cách hiểu được lẽ thật thì ngươi mới có thể phân biệt được.
Trích từ “Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 558
Để biết chính mình, ngươi phải biết những biểu hiện bại hoại của bản thân, những điểm yếu cốt tử, tâm tính, bản tính thực chất của ngươi. Ngươi cũng phải biết, đến tận từng chi tiết một, những điều được bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày của ngươi – động cơ của ngươi, quan điểm của ngươi, và thái độ của ngươi về từng thứ một – dù ngươi đang ở nhà hay ra ngoài, khi ngươi đang nhóm họp, khi ngươi đang ăn uống lời Đức Chúa Trời, hoặc trong mỗi một vấn đề ngươi gặp phải. Thông qua những điều này, ngươi phải đi đến hiểu biết về chính mình. Để biết chính mình ở mức độ sâu hơn, ngươi phải kết hợp với lời Đức Chúa Trời; chỉ bằng cách biết chính mình dựa trên lời Ngài, ngươi mới có thể đạt được kết quả. Khi nhận lãnh sự phán xét của lời Đức Chúa Trời, chúng ta không được sợ khổ, chúng ta cũng không nên sợ đau, và càng không nên sợ lời Đức Chúa Trời sẽ đâm thấu tâm can mình. Chúng ta nên đọc nhiều hơn những lời phán của Ngài về cách Ngài phán xét, hành phạt chúng ta, và vạch trần thực chất bại hoại của chúng ta. Chúng ta phải đọc chúng và soi mình vào chúng nhiều hơn. Đừng so sánh người khác với chúng – chúng ta phải so sánh bản thân mình với chúng. Chúng ta không thiếu bất kỳ một điều nào trong những điều này; chúng ta đều có thể khớp với chúng. Nếu ngươi không tin, hãy tự mình đi trải nghiệm. Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, một số người không có khả năng áp dụng chúng cho chính họ; họ nghĩ rằng có những phần trong những lời này không phải về họ, mà là về những người khác. Ví dụ như, khi Đức Chúa Trời vạch trần con người là những kẻ hư hỏng và đĩ điếm, thì một số chị em cảm thấy rằng vì họ đã hết mực chung thủy với chồng, nên những lời đó không phải ám chỉ họ; một số chị em cảm thấy rằng vì họ chưa lập gia đình và chưa từng quan hệ tình dục, nên những lời như thế cũng không phải là về họ. Một số anh em cảm thấy rằng những lời này chỉ nhằm vào phụ nữ, và không liên quan gì đến họ; một số người cho rằng những lời như thế của Đức Chúa Trời quá khó nghe, và không chấp nhận chúng. Thậm chí có những người nói rằng trong một số trường hợp, lời Đức Chúa Trời không đúng. Đây có phải là thái độ đúng đắn đối với lời Đức Chúa Trời không? Con người không có khả năng suy ngẫm về bản thân dựa trên lời Đức Chúa Trời. Ở đây, “hư hỏng” và “đĩ điếm” ám chỉ sự bại hoại gian dâm của con người. Dù là đàn ông hay phụ nữ, đã kết hôn hay chưa kết hôn, thì mọi người đều có sự bại hoại gian dâm – vậy làm sao nó có thể không liên quan gì đến ngươi chứ? Lời Đức Chúa Trời vạch trần những tâm tính bại hoại của con người; dù là nam hay nữ, thì mức độ bại hoại của con người cũng như nhau. Chẳng phải đây là thực tế sao? Trước khi làm bất kỳ điều gì khác, chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải chấp nhận từng lời một được Đức Chúa Trời phán dạy, cho dù những lời phán này có dễ nghe hay không, và cho dù chúng cho chúng ta cảm giác cay đắng hay ngọt ngào. Đó là thái độ chúng ta nên có đối với những lời của Đức Chúa Trời. Đây là loại thái độ gì? Nó là thái độ sùng đạo, thái độ kiên nhẫn, hay thái độ đón nhận đau khổ? Ta nói với các ngươi rằng đó không phải là thái độ nào trong số này. Trong đức tin của mình, chúng ta phải khẳng định chắc chắn rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Bởi vì chúng thật sự là lẽ thật, chúng ta phải chấp nhận chúng dựa trên lý trí. Dù chúng ta có thể công nhận hay thừa nhận điều đó hay không, thì thái độ đầu tiên của chúng ta đối với lời Đức Chúa Trời cũng nên là thái độ tuyệt đối chấp nhận. Mỗi một câu trong lời Đức Chúa Trời đều liên quan đến một trạng thái cụ thể. Có nghĩa là, không một câu nào trong những lời phán của Ngài nói về dáng vẻ bên ngoài, càng không nói về những quy tắc bên ngoài hay một dạng hành vi đơn giản trong con người. Chúng không phải như vậy. Nếu ngươi xem mỗi câu do Đức Chúa Trời phán ra là về một loại hành vi đơn giản của con người hoặc về dáng vẻ bên ngoài, thì ngươi không có sự hiểu biết thuộc linh và ngươi không hiểu lẽ thật là gì. Lời Đức Chúa Trời rất sâu sắc. Chúng sâu sắc như thế nào? Mọi điều Đức Chúa Trời phán, mọi điều Ngài tỏ lộ, đều là về tâm tính bại hoại của con người và những điều thuộc về bản chất và ăn sâu trong cuộc sống của họ. Chúng là những điều thuộc về bản chất, không phải dáng vẻ bên ngoài, và nhất là không phải là những hành vi bên ngoài. Nhìn mọi người từ dáng vẻ bên ngoài của họ thì có thể tất cả họ đều có vẻ ổn. Vậy thì tại sao Đức Chúa Trời lại nói rằng một số người là tà linh và một số là ma quỷ ô uế? Đây là một vấn đề mà ngươi không thể nhìn thấy được. Do đó, ngươi không thể dựa vào vẻ bề ngoài hoặc những gì ngươi nhìn thấy từ bên ngoài để đặt ngang hàng với lời Đức Chúa Trời.
Trích từ “Tầm quan trọng của việc theo đuổi lẽ thật và con đường theo đuổi lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 559
Ngươi hiểu bản tính con người như thế nào? Hiểu bản tính của ngươi thật ra có nghĩa là mổ xẻ những điều sâu kín trong tâm hồn ngươi; nó liên quan đến những gì trong cuộc sống của ngươi. Đó là lý luận của Sa-tan và quan điểm của Sa-tan mà ngươi đã và đang sống theo; nghĩa là, đó là cuộc sống của Sa-tan mà ngươi đã và đang sống theo. Chỉ bằng cách đào bới những phần sâu thẳm trong tâm hồn ngươi thì ngươi mới có thể hiểu được bản tính của mình. Làm thế nào để có thể đào bới những điều này? Chúng không thể được đào bới hoặc mổ xẻ chỉ bởi một hoặc hai sự việc; nhiều lần, sau khi ngươi hoàn thành việc gì đó, ngươi vẫn chưa hiểu được. Có thể mất ba hoặc năm năm ngươi mới có thể nhận thức và hiểu được dù chỉ một chút. Trong nhiều tình huống, ngươi phải tự suy ngẫm và tìm hiểu chính mình, và chỉ khi ngươi thực hành đào sâu, ngươi mới nhìn thấy kết quả. Khi sự hiểu biết của ngươi về lẽ thật ngày càng sâu sắc, ngươi sẽ dần dần biết được bản tính thực chất của chính mình thông qua việc tự suy ngẫm và tự hiểu. Để biết được bản tính của ngươi, ngươi phải hoàn thành một vài điều. Trước tiên, ngươi phải có một sự hiểu biết rõ ràng về những gì ngươi thích. Điều này không đề cập đến những gì ngươi muốn ăn hoặc mặc; đúng hơn, nó có nghĩa là những thứ ngươi thích, những thứ ngươi ghen tị, những thứ ngươi tôn thờ, những thứ ngươi tìm kiếm và những thứ ngươi chú ý đến trong lòng mình, những kiểu người mà ngươi thích tiếp xúc, những kiểu việc ngươi thích làm và các kiểu người mà ngươi thần tượng trong lòng. Ví dụ, hầu hết mọi người thích những người có địa vị cao, những người lịch lãm trong lời ăn tiếng nói và cách cư xử, hoặc thích những ai nói những lời tâng bốc hùng hồn hoặc những ai khoe mẽ. Những điều nói ở trên là về những kiểu người mà họ muốn tiếp xúc. Còn đối với những điều mọi người thích, những điều này bao gồm sự sẵn lòng làm một số việc nào đó dễ làm, thích làm những việc mà người khác nghĩ là tốt và điều đó sẽ khiến mọi người tán dương và khen ngợi. Trong bản tính mọi người, có một đặc điểm chung trong những thứ họ thích. Đó là, họ thích những người, sự vật và sự việc mà người khác ghen tị vì vẻ bề ngoài, họ thích những người, sự vật và sự việc trông đẹp đẽ và sang trọng, và họ thích những người, sự vật và sự việc khiến người khác tôn sùng họ vì vẻ bề ngoài. Những thứ mà mọi người yêu thích này thì tuyệt vời, rực rỡ, tuyệt đẹp và to lớn. Hết thảy mọi người đều tôn sùng những điều này. Có thể thấy rằng mọi người không sở hữu bất kỳ lẽ thật nào, và họ cũng không có hình tượng giống con người đích thực. Việc tôn sùng những điều này không có chút ý nghĩa nào, vậy mà mọi người vẫn thích chúng. … những gì ngươi thích, những gì ngươi chú trọng, những gì ngươi thờ phượng, những gì ngươi thèm muốn, và những gì ngươi nghĩ đến trong lòng mình mỗi ngày đều đại diện cho bản tính của ngươi. Điều này đủ để chứng minh rằng bản tính của ngươi là thích sự bất chính, và trong những tình huống nghiêm trọng, bản tính của ngươi tà ác và vô phương cứu chữa. Ngươi nên phân tích bản tính mình theo cách này; nghĩa là, xem xét mình thích gì và từ bỏ gì trong cuộc sống. Ngươi có thể tốt với ai đó trong một thời gian, nhưng điều này không chứng tỏ rằng ngươi thích họ. Điều ngươi thật sự thích chính là điều trong bản tính của ngươi; ngay cả khi xương ngươi gãy ra, ngươi vẫn sẽ vui thích và không bao giờ từ bỏ nó. Điều này không dễ thay đổi. Hãy lấy việc tìm kiếm một người bạn đời làm ví dụ. Nếu một người phụ nữ thực sự yêu một ai đó, thì sẽ không ai có thể ngăn cản cô ấy. Thậm chí nếu có gãy chân thì cô vẫn muốn ở bên anh ta; cô vẫn sẽ muốn kết hôn với anh ta ngay cả khi điều đó có nghĩa là cô phải chết. Làm sao có thể như vậy được? Đó là vì không ai có thể thay đổi được những gì con người có sâu thẳm bên trong bản thân mình. Ngay cả khi một người đã chết, linh hồn của người đó vẫn sẽ thích những điều tương tự; đây là những điều thuộc bản tính con người và chúng đại diện cho bản chất của một người. Những thứ mà con người yêu thích chứa đựng sự bất chính nào đó. Một số cho thấy rõ là họ thích những thứ đó, trong khi một số thì không; một số rất thích chúng, trong khi những người khác thì không; một số người có khả năng tự chủ, trong khi những người khác không thể kiểm soát bản thân. Một số người có thể chìm sâu vào những điều đen tối, điều này chứng tỏ rằng họ không hề sở hữu dù chỉ một chút sự sống nào. Nếu con người có khả năng không bị những thứ đó chiếm giữ và kìm hãm, thì điều đó chứng tỏ rằng tâm tính của họ đã được chuyển hóa đôi chút và họ có chút ít vóc giạc. Một số người hiểu một số lẽ thật và cảm thấy rằng họ có sự sống và rằng họ yêu kính Đức Chúa Trời. Thực ra, điều đó vẫn còn quá sớm và việc trải qua sự chuyển hóa tâm tính của một người không phải là một vấn đề đơn giản. Bản tính của con người có dễ hiểu không? Ngay cả khi ngươi hiểu nó một chút, thì cũng sẽ không dễ dàng để thay đổi. Đây là một lĩnh vực khó khăn đối với mọi người. Bất kể mọi người, các sự vật hoặc sự việc xung quanh ngươi có thể thay đổi như thế nào và bất kể thế giới có thể bị đảo lộn ra sao, nếu lẽ thật đang hướng dẫn ngươi từ bên trong, nếu lẽ thật đã bén rễ trong ngươi và lời Đức Chúa Trời dẫn dắt cuộc sống, sở thích, sự trải nghiệm và sự tồn tại của ngươi, thì tại thời điểm đó ngươi đã thực sự được chuyển hóa rồi. Giờ đây cái gọi là sự chuyển hóa này chẳng qua là việc mọi người hợp tác một chút, có chút nhiệt tình và đức tin, nhưng đây không thể coi là sự chuyển hóa và cũng không chứng tỏ rằng con người có sự sống; đó chỉ là sở thích của mọi người – không có gì hơn.
Ngoài việc khám phá những điều mà con người thích trong bản tính của họ, những khía cạnh khác gắn liền với bản tính của họ cũng cần được khám phá. Ví dụ, những quan điểm của con người về các sự việc, những phương pháp và mục tiêu của con người trong cuộc sống, những giá trị sống và quan điểm sống của con người, cũng như những quan điểm về mọi việc liên quan đến lẽ thật. Đây đều là những điều sâu thẳm trong tâm hồn con người và chúng có mối quan hệ trực tiếp với sự cải hóa tâm tính. Vậy thì, quan điểm sống của loài người bại hoại là gì? Có thể nói như thế này: “Người không vì mình thì trời tru đất diệt”. Mọi người đều sống cho bản thân mình; nói một cách rõ ràng hơn, họ đang sống vì xác thịt. Họ đang sống chỉ để đưa thức ăn vào miệng mình. Sự tồn tại này thì khác với sự tồn tại của loài động vật như thế nào? Sống như thế này chẳng có giá trị gì chứ đừng nói đến ý nghĩa. Quan điểm sống của một người là về những gì ngươi dựa vào để sống trên thế gian, ngươi sống vì điều gì và ngươi sống như thế nào – và đây là hết thảy những điều liên quan đến thực chất của bản tính con người. Thông qua việc mổ xẻ bản tính của con người, ngươi sẽ thấy rằng hết thảy mọi người đều đang chống lại Đức Chúa Trời. Họ đều là những con quỷ và không có người nào tốt thực sự. Chỉ bằng cách mổ xẻ bản tính của con người, ngươi mới có thể thực sự biết được bản chất và sự bại hoại của con người và hiểu được con người thực sự thuộc về thứ gì, con người thực sự thiếu gì, họ nên được trang bị những gì và họ nên sống thể hiện ra một hình tượng giống con người như thế nào. Việc thực sự mổ xẻ bản tính của một người là điều không dễ dàng và không thể được thực hiện mà không trải nghiệm lời Đức Chúa Trời hoặc có những sự trải nghiệm thật.
Trích từ “Những điều cần biết về việc chuyển hóa tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 560
Điều gì tạo nên bản tính của một người? Ngươi chỉ biết về sự bại hoại, bất tuân, những thiếu sót, khiếm khuyết, ý niệm và ý định của con người, và không thể khám phá những điều bên trong bản tính con người. Ngươi chỉ biết lớp bên ngoài, mà không thể khám phá nguồn gốc của nó, và đây không phải là hiểu biết về bản tính con người. Một số người thậm chí nghĩ những thứ bề ngoài này là bản tính của con người, họ nói: “Nhìn này, tôi hiểu bản tính con người; tôi nhận ra sự kiêu ngạo của mình. Chẳng phải đó là bản tính con người sao?” Sự kiêu ngạo là một phần của bản tính con người, điều đó gần đúng. Tuy nhiên, chỉ thừa nhận điều đó theo nghĩa giáo lý thôi thì chưa đủ. Biết bản tính của một người có nghĩa là gì? Nó có thể được biết đến như thế nào? Nó được biết đến từ khía cạnh nào? Hơn nữa, bản tính con người nên được nhìn nhận một cách cụ thể như thế nào thông qua những điều mà con người thể hiện? Trước hết, ngươi có thể thấy bản tính con người thông qua sở thích của họ. Ví dụ, một số người đặc biệt thích nhảy múa, một số đặc biệt yêu thích ca sĩ hoặc ngôi sao điện ảnh và một số đặc biệt thần tượng những người nổi tiếng nào đó. Từ những sở thích này, chúng ta có thể thấy bản tính của những người này là gì. Ví dụ: Một số người thực sự có thể thần tượng một ca sĩ nào đó, thậm chí đến mức họ bị ám ảnh bởi từng động thái, từng nụ cười và từng lời nói của người ca sĩ. Họ mải mê vào người ca sĩ, và thậm chí còn chụp ảnh mọi thứ ca sĩ mặc rồi bắt chước. Mức độ thần tượng hóa này thể hiện điều gì về bản tính người này? Nó cho thấy một người như thế chỉ có những điều đó trong lòng họ chứ không có Đức Chúa Trời. Tất cả những điều mà người này nghĩ, yêu thích và tìm kiếm thuộc về Sa-tan; chúng chiếm giữ lòng người này, lòng họ đã bị giao nộp cho những thứ đó. Vấn đề ở đây là gì? Nếu một thứ gì đó được yêu đến cực độ, thì thứ đó có thể trở thành cuộc sống của họ và chiếm giữ trái tim họ, hoàn toàn chứng minh rằng người đó là một người tôn thờ thần tượng, không muốn Đức Chúa Trời mà thay vào đó đi yêu ma quỷ. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng bản tính của một người như thế là một bản tính yêu và tôn thờ ma quỷ, không yêu lẽ thật và không muốn Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là một cách đúng đắn để nhìn nhận bản tính của ai đó sao? Hoàn toàn đúng. Đây là cách bản tính con người được mổ xẻ. Ví dụ, một số người đặc biệt tôn sùng Phao-lô. Họ thích ra ngoài, diễn thuyết và làm việc, họ thích tham dự các buổi tụ họp và rao giảng, và họ thích mọi người lắng nghe họ, tôn thờ họ, và xoay quanh họ. Họ thích có địa vị trong tâm trí người khác, và họ đánh giá cao việc người khác coi trọng hình ảnh mà họ thể hiện. Hãy cùng phân tích bản tính của họ từ những hành vi này: Bản tính của họ là gì? Nếu họ thực sự cư xử như vậy, thì cũng đủ cho thấy họ kiêu ngạo và tự phụ. Họ không thờ phụng Đức Chúa Trời chút nào; họ tìm kiếm một địa vị cao hơn và mong muốn có quyền lực với người khác, chiếm hữu họ, và có địa vị trong tâm trí họ. Đây là hình ảnh điển hình của Sa-tan. Các khía cạnh nổi bật trong bản tính của họ là sự kiêu ngạo và tự phụ, không sẵn lòng thờ phụng Đức Chúa Trời, và tham muốn được người khác tôn thờ. Những hành vi như vậy có thể cho ngươi một cái nhìn rất rõ ràng về bản tính của họ.
Trích từ “Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 561
Toàn thể nhân loại đã bị làm cho bại hoại bởi Sa-tan, và bản tính của con người là phản bội Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong số hết thảy những người đã bị bại hoại bởi Sa-tan, có một số người có thể quy phục công tác của Đức Chúa Trời và chấp nhận lẽ thật; đây là những người có thể có được lẽ thật và đạt được một sự chuyển hóa về tâm tính. Cũng có những người không tập trung tìm kiếm lẽ thật. Họ hài lòng với sự hiểu biết đơn thuần về các giáo lý; họ nghe giáo lý hay và tuân giữ nó, và sau khi hiểu nó, họ có thể thực hiện bổn phận của mình – đến một mức độ nào đó. Những người này làm những gì họ được yêu cầu và có nhân tính tầm thường. Ở một mức độ nhất định, họ sẵn lòng dâng mình, từ bỏ thế tục và chịu đựng đau khổ. Tuy nhiên, họ không tha thiết với lẽ thật; họ tin rằng họ không phạm tội là đủ rồi và không bao giờ có thể hiểu được bản chất của lẽ thật. Nếu những người như thế cuối cùng có thể đứng vững, thì họ cũng có thể được tha mạng, nhưng tâm tính của họ không thể được chuyển hóa. Nếu ngươi muốn được tinh sạch sự bại hoại và trải qua một sự thay đổi trong tâm tính sống của ngươi, thì ngươi phải có một tình yêu cho lẽ thật và khả năng chấp nhận lẽ thật. Chấp nhận lẽ thật có nghĩa là gì? Chấp nhận lẽ thật ngụ ý rằng cho dù ngươi có loại tâm tính bại hoại nào, hay những chất độc nào của con rồng lớn sắc đỏ có trong bản tính của ngươi, thì ngươi sẽ thừa nhận điều đó khi nó được vạch trần bởi lời Đức Chúa Trời và đầu phục những lời này; ngươi chấp nhận chúng vô điều kiện, không viện bất kỳ lý do nào hoặc cố gắng lựa chọn, và ngươi biết bản thân mình dựa trên những gì Ngài phán. Đây là ý nghĩa của việc chấp nhận lời Đức Chúa Trời. Bất kể Ngài phán gì, bất kể những lời phán của Ngài có thể xuyên thấu lòng ngươi như thế nào, và bất kể Ngài dùng những lời nào, thì ngươi cũng có thể chấp nhận chúng miễn là những gì Ngài phán là lẽ thật, và ngươi có thể thừa nhận chúng miễn là chúng phù hợp hiện thực. Ngươi có thể đầu phục lời Đức Chúa Trời bất kể ngươi hiểu chúng sâu sắc như thế nào, và ngươi chấp nhận và đầu phục sự sáng được Đức Thánh Linh mặc khải và được các anh chị em thông công. Khi người như thế đã theo đuổi lẽ thật đến một điểm nhất định, thì họ có thể có được lẽ thật và đạt được sự chuyển biến trong tâm tính của họ. Ngay cả khi những người không yêu lẽ thật có thể có nhân tính tốt, thì khi nói đến lẽ thật, họ cũng u mê và không coi trọng lẽ thật. Mặc dù họ có thể có khả năng làm một vài việc lành, có thể dâng mình cho Đức Chúa Trời, và có khả năng từ bỏ, nhưng họ không thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính. Qua việc so sánh, nhân tính của Phi-e-rơ cũng giống như nhân tính của các sứ đồ khác và các anh chị em của ông, nhưng ông nổi trội trong việc theo đuổi lẽ thật một cách nhiệt thành; ông suy ngẫm về mọi điều Jêsus đã phán một cách sốt sắng. Jêsus hỏi: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có yêu Ta chăng?”, thì Phi-e-rơ thành thật trả lời: “Tôi chỉ yêu Cha trên trời, mà chưa yêu Chúa trên đất”. Sau đó ông hiểu ra và nghĩ rằng: “Điều này không đúng; Đức Chúa Trời trên đất là Đức Chúa Trời trên trời. Chẳng phải Đức Chúa Trời trên trời lẫn trên đất là một sao? Nếu tôi chỉ yêu Đức Chúa Trời trên trời, thì tình yêu của tôi là không thật; Tôi phải yêu Đức Chúa Trời trên đất, chỉ khi đó tình yêu của tôi mới là thật”. Như thế, Phi-e-rơ đã hiểu ra ý nghĩa thực sự của những gì Jêsus đã phán bằng cách suy ngẫm lời Ngài. Để yêu kính Đức Chúa Trời, và để cho tình yêu này được nên thật, thì con người phải yêu kính Đức Chúa Trời nhập thể trên đất. Yêu kính một Đức Chúa Trời mơ hồ và vô hình là không thực tế mà cũng không thiết thực, trong khi yêu kính một Đức Chúa Trời thiết thực và hữu hình là lẽ thật. Từ những lời của Jêsus, Phi-e-rơ đã có được lẽ thật và sự hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời. Rõ ràng, niềm tin của Phi-e-rơ nơi Đức Chúa Trời chỉ tập trung vào việc theo đuổi lẽ thật; cuối cùng, ông cũng đã có được tình yêu đối với Đức Chúa Trời thực tế – Đức Chúa Trời trên đất. Phi-e-rơ đã đặc biệt sốt sắng trong việc theo đuổi lẽ thật. Mỗi lần Jêsus khuyên bảo ông, ông đều suy ngẫm về những lời của Jêsus một cách sốt sắng. Có lẽ ông đã suy ngẫm trong nhiều tháng, một năm, hoặc thậm chí nhiều năm trước khi Đức Thánh Linh khai sáng cho ông và ông hiểu được ý nghĩa của lời Đức Chúa Trời; theo cách này, Phi-e-rơ đã bước vào lẽ thật, và sau đó, tâm tính sống của ông đã được chuyển hóa và đổi mới. Nếu con người không theo đuổi lẽ thật, thì họ sẽ không bao giờ hiểu được lẽ thật. Ngươi có thể nói các câu chữ và giáo lý hàng vạn lần, nhưng chúng sẽ vẫn chỉ là các câu chữ và giáo lý mà thôi. Một số người chỉ nói: “Đấng Christ là lẽ thật, đường đi và sự sống”. Ngay cả khi ngươi lặp lại những từ này hàng vạn lần, thì vẫn vô ích; ngươi vẫn không hiểu ý nghĩa của nó. Tại sao nói rằng Đấng Christ là lẽ thật, đường đi và sự sống? Ngươi có thể diễn đạt rõ những hiểu biết mà ngươi đã đạt được về điều này từ việc trải nghiệm không? Ngươi đã bước vào hiện thực của lẽ thật, đường đi và sự sống chưa? Đức Chúa Trời đã phán những lời của Ngài để các ngươi có thể trải nghiệm chúng và có được sự hiểu biết; việc chỉ đơn thuần nói những câu chữ và giáo lý là vô ích. Ngươi chỉ có thể biết chính mình một khi ngươi đã hiểu và bước vào lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không hiểu lời Đức Chúa Trời, thì ngươi không thể biết chính mình. Ngươi chỉ có thể phân biện khi ngươi có lẽ thật; không có lẽ thật, ngươi không thể phân biện được. Ngươi chỉ có thể hiểu đầy đủ một vấn đề khi ngươi có lẽ thật; không có lẽ thật, ngươi không thể hiểu một vấn đề. Ngươi chỉ có thể biết chính mình khi ngươi có lẽ thật; không có lẽ thật, ngươi không thể biết chính mình. Tâm tính của ngươi chỉ có thể thay đổi khi ngươi có lẽ thật; không có lẽ thật, tâm tính của ngươi không thể thay đổi. Chỉ sau khi ngươi có lẽ thật, ngươi mới có thể phục vụ theo ý muốn của Đức Chúa Trời; không có lẽ thật, ngươi không thể phục vụ theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chỉ sau khi ngươi có lẽ thật, ngươi mới có thể thờ phụng Đức Chúa Trời; nếu không có lẽ thật, sự thờ phụng của ngươi sẽ không hơn gì một sự thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Hết thảy những điều này phụ thuộc vào việc có được lẽ thật từ lời Đức Chúa Trời.
Trích từ “Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 562
Thực sự hiểu được lời Đức Chúa Trời không phải là vấn đề đơn giản. Đừng nghĩ theo cách này: “Tôi có thể giải thích nghĩa đen của lời Đức Chúa Trời, và mọi người đều nói sự giải thích của tôi hay, và ra hiệu đồng ý với tôi, vì vậy điều này có nghĩa là tôi hiểu lời Đức Chúa Trời”. Điều đó không phải là hiểu lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đã có được một chút sự sáng từ bên trong những lời phán của Đức Chúa Trời, và ngươi đã hiểu được ý nghĩa thật của lời Ngài; và nếu ngươi có thể bày tỏ ý định đằng sau lời Ngài và cuối cùng những lời đó sẽ đạt được hiệu quả gì, thì một khi ngươi đã hiểu rõ về tất cả những điều này, ngươi có thể được coi là có một mức độ hiểu biết nào đó về lời Đức Chúa Trời. Do đó, việc hiểu lời Đức Chúa Trời hoàn toàn không đơn giản như thế. Chỉ vì ngươi có thể đưa ra một lời giải thích hoa mỹ về nghĩa đen của lời Đức Chúa Trời không có nghĩa là ngươi hiểu được chúng. Cho dù ngươi có thể giải thích nghĩa đen của chúng đến mức nào, thì lời giải thích của ngươi vẫn dựa trên trí tưởng tượng và lối suy nghĩ của con người. Điều đó thật vô ích! Làm thế nào ngươi có thể hiểu được lời Đức Chúa Trời? Chìa khóa là tìm kiếm lẽ thật từ bên trong những lời đó; chỉ theo cách đó ngươi mới có thể thực sự hiểu những gì Ngài phán. Bất kỳ khi nào Đức Chúa Trời phán, chắc chắn Ngài không phán chung chung. Mỗi câu mà Ngài thốt ra đều chứa những chi tiết mà chắc chắn sẽ được mặc khải thêm trong lời Đức Chúa Trời, và chúng có thể được thể hiện khác nhau. Con người không thể dò lường được những cách mà Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật. Những lời phán của Đức Chúa Trời rất sâu sắc và với lối suy nghĩ của con người thì không thể hiểu thấu được. Miễn là mọi người nỗ lực thì họ có thể khám phá ra ý nghĩa đầy đủ trong mọi khía cạnh của lẽ thật; nếu ngươi làm điều này, thì khi ngươi trải nghiệm chúng, những chi tiết còn lại sẽ được bổ sung đầy đủ khi Đức Thánh Linh soi sáng cho ngươi, qua đó làm cho ngươi hiểu về những tình trạng cụ thể này. Một mặt là hiểu lời Đức Chúa Trời và tìm kiếm nội dung cụ thể của chúng thông qua việc đọc chúng. Mặt khác là hiểu được nghĩa của lời Đức Chúa Trời thông qua việc trải nghiệm những lời đó và có được sự khai sáng từ Đức Thánh Linh. Chính bởi hai cách này thì mới đạt được một sự hiểu biết thật về lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi giải thích lời Ngài theo nghĩa đen, hoặc qua lăng kính của tư duy hoặc trí tưởng tượng của riêng ngươi, thì sự hiểu biết của ngươi về lời Đức Chúa Trời là không thật cho dù ngươi có thể diễn giải chúng một cách lưu loát như thế nào. Thậm chí ngươi còn có thể tách nghĩa của chúng ra khỏi bối cảnh và giải thích sai về chúng, và làm như vậy thậm chí còn rắc rối hơn. Do đó, đạt được lẽ thật chủ yếu là bằng việc nhận lãnh sự khai sáng từ Đức Thánh Linh thông qua việc có được sự hiểu biết về lời Đức Chúa Trời. Hiểu nghĩa đen của lời Ngài, hoặc có thể giải thích chúng, không được tính là đã có được lẽ thật. Nếu ngươi chỉ cần giải thích nghĩa đen của lời Ngài, thì sự khai sáng của Đức Thánh Linh có ý nghĩa gì? Trong trường hợp đó, ngươi sẽ chỉ cần có một trình độ học vấn nhất định, và những người không có học thức hết thảy sẽ đều ở trong tình trạng khá khó khăn. Công tác của Đức Chúa Trời không phải là thứ mà trí não con người có thể thông tỏ được. Một sự hiểu biết thật về lời Đức Chúa Trời chủ yếu dựa vào việc có sự khai sáng từ Đức Thánh Linh; đó là quá trình có được lẽ thật.
Trích từ “Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 563
Khi nói đến việc nhận biết bản tính của con người, điều quan trọng nhất là thấy nó từ góc độ thế giới quan, nhân sinh quan, và những giá trị của con người. Những người thuộc về ma quỷ thì đều sống cho bản thân họ. Nhân sinh quan và những câu cách ngôn của họ chủ yếu đến từ những câu nói của Sa-tan, chẳng hạn như “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Những lời nói ra bởi các quỷ vương, các vĩ nhân, và các triết gia đó của thế gian đã trở thành chính cuộc sống của họ. Đặc biệt, hầu hết những lời của Khổng Tử, người mà dân Trung Quốc xem là “nhà hiền triết”, đã trở thành cuộc sống của con người. Cũng có những châm ngôn nổi tiếng của Phật giáo và Đạo giáo, và những câu nói cửa miệng kinh điển của nhiều nhân vật nổi tiếng khác nhau; tất cả những thứ này đều tóm tắt các triết lý của Sa-tan và bản tính của Sa-tan. Chúng cũng là sự minh họa và giải thích hay nhất về bản tính Sa-tan. Những thứ độc hại này đã bị tiêm nhiễm vào lòng con người đều đến từ Sa-tan; không có chút gì đến từ Đức Chúa Trời. Những lời tà ma ấy cũng trực tiếp chống đối lại lời Đức Chúa Trời. Tuyệt đối rõ ràng rằng những hiện thực của tất cả những điều tích cực đều đến từ Đức Chúa Trời, và tất cả những thứ tiêu cực đầu độc con người thì đến từ Sa-tan. Vì lẽ ấy, ngươi có thể phân biệt rõ thực chất của một người và họ thuộc về ai từ nhân sinh quan và những giá trị sống của họ. Sa-tan làm bại hoại con người qua giáo dục, ảnh hưởng của các chính phủ quốc gia và của những người nổi tiếng cùng các vĩ nhân. Những lời tà ma của họ đã trở thành bản chất cuộc sống của con người. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” là một châm ngôn nổi tiếng của Sa-tan đã thấm nhuần vào trong mọi người, và đã trở thành cuộc sống của con người. Có những câu triết lý sống khác cũng tương tự như thế. Sa-tan sử dụng nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng quốc gia để giáo dục con người, khiến nhân loại rơi vào và bị nhấn chìm dưới vực sâu không đáy của sự hủy diệt, và cuối cùng con người bị Đức Chúa Trời hủy diệt bởi vì họ phục vụ Sa-tan và chống đối Đức Chúa Trời. Hãy tưởng tượng hỏi ai đó đã tích cực trong xã hội hàng chục năm câu hỏi sau: “Vì rằng anh đã sống trên thế gian lâu như vậy và đã đạt được rất nhiều, anh sống theo những câu châm ngôn nổi tiếng nào?” Người ấy có thể nói: “Câu quan trọng nhất là: ‘Quan chức không gây khó dễ cho người mang theo quà, và người không biết bợ đỡ thì không làm được gì’”. Chẳng phải những lời này đại diện cho bản tính của người đó sao? Không ngần ngại sử dụng mọi phương tiện để đạt được địa vị đã trở thành bản tính của anh ta, và việc làm một quan chức là điều cho anh ta cuộc sống. Vẫn có nhiều độc tố sa-tan khác trong đời sống con người, trong hành động và hành vi của họ; họ hầu như không sở hữu chút lẽ thật nào. Ví dụ, những triết lý sống của họ, cách làm việc của họ, và những câu cách ngôn của họ đều đầy những độc tố của con rồng lớn sắc đỏ, và tất cả chúng đều đến từ Sa-tan. Do đó, mọi thứ chảy trong xương và máu con người đều là mọi thứ của Sa-tan. Tất cả những quan chức ấy, những kẻ nắm quyền lực, và những kẻ thành đạt đều có con đường và những bí mật thành công của riêng họ. Chẳng phải những bí mật ấy đại diện cho bản tính họ một cách hoàn hảo sao? Họ đã làm những điều to tát như thế trên thế gian, và không ai có thể nhìn thấu những âm mưu và mưu đồ đằng sau chúng. Điều này cho thấy bản tính của họ xảo quyệt và hiểm độc như thế nào. Nhân loại đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc. Nọc độc của Sa-tan chảy trong máu của mỗi người, và có thể thấy rằng bản tính con người là bại hoại, tà ác, và phản động, đầy dẫy và chìm ngập trong những triết lý của Sa-tan – về tổng thể, đó là bản tính phản bội Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao con người chống đối Đức Chúa Trời và đứng lên chống đối lại Đức Chúa Trời. Con người có thể dễ dàng biết bản thân mình nếu bản tính của họ có thể được mổ xẻ theo cách này.
Trích từ “Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 564
Chìa khóa cho việc tự suy ngẫm và hiểu bản thân là đây: Ngươi càng cảm thấy rằng trong các lĩnh vực nhất định ngươi đã làm tốt hoặc làm đúng, và ngươi càng nghĩ rằng ngươi có thể thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời hoặc có thể khoe khoang trong những lĩnh vực nhất định, thì càng đáng để ngươi biết bản thân mình trong những lĩnh vực đó và càng đáng để ngươi đào sâu vào chúng để xem những sự bất khiết nào tồn tại trong ngươi, cũng như những điều nào trong ngươi không thể thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy lấy Phao-lô làm ví dụ. Phao-lô là người đặc biệt am hiểu, và ông đã chịu nhiều đau khổ trong công tác rao giảng của mình. Ông đặc biệt được tôn sùng bởi nhiều người. Kết quả là, sau khi hoàn thành nhiều công tác, ông cho rằng sẽ có một vương miện dành riêng cho ông. Điều này khiến ông càng ngày càng đi xa hơn trên con đường sai lầm, cho đến khi cuối cùng ông đã bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Nếu tại thời điểm đó, ông tự suy ngẫm và mổ xẻ bản thân mình, thì ông đã không có suy nghĩ như thế. Nói cách khác, Phao-lô đã không tập trung vào việc tìm kiếm lẽ thật trong lời của Đức Chúa Jêsus; ông chỉ tin vào những quan niệm và trí tưởng tượng của chính mình. Ông đã nghĩ rằng chỉ cần ông làm một vài điều tốt và thể hiện hành vi tốt, thì ông sẽ được Đức Chúa Trời khen ngợi và ban thưởng. Cuối cùng, chính những quan niệm và trí tưởng tượng của ông đã làm đui mù tâm linh ông và che đậy bộ mặt thật của ông. Tuy nhiên, mọi người đã không biết điều này và nếu Đức Chúa Trời không vạch trần điều này, thì họ tiếp tục đặt Phao-lô làm chuẩn mực để vươn tới, một tấm gương để sống theo, và xem ông là người mà họ ao ước trở thành, là đối tượng theo đuổi của họ, và là người để noi theo. Câu chuyện này về Phao-lô như một lời cảnh báo cho hết thảy những ai tin vào Đức Chúa Trời, nghĩa là bất kỳ khi nào chúng ta cảm thấy mình đã làm rất tốt, hoặc tin rằng chúng ta đặc biệt có ân tứ trong một khía cạnh nào đó, hoặc nghĩ rằng chúng ta không cần phải thay đổi hoặc không cần phải bị xử lý trong một khía cạnh nào đó, thì chúng ta nên cố gắng suy ngẫm và hiểu rõ bản thân hơn trong khía cạnh đó; điều này rất quan trọng. Điều này là bởi vì ngươi chắc chắn chưa đào xới, chú ý, hoặc mổ xẻ các khía cạnh của bản thân mà ngươi tin là tốt, để xem liệu chúng có thực sự chứa bất kỳ điều gì chống lại Đức Chúa Trời hay không. Ví dụ, có những người tin rằng bản thân mình là người vô cùng tốt bụng. Họ không bao giờ căm ghét hay làm hại những người khác, và họ luôn giúp đỡ anh chị em nào mà gia đình đang gặp khó khăn, vì sợ rằng vấn đề của những người đó không được giải quyết; họ rất có thiện chí và làm mọi thứ theo sức của mình để giúp đỡ mọi người mà họ có thể giúp. Kết quả của sự giúp đỡ như thế là gì? Họ tạm gác lại cuộc sống của mình nhưng khá hài lòng với bản thân và vô cùng thỏa mãn với tất cả những gì họ đã làm. Hơn nữa, họ rất tự hào về điều đó, tin rằng tất cả những gì họ đã làm chắc chắn đủ để thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời, và rằng họ là những tín đồ thật của Đức Chúa Trời. Họ coi lòng tốt tự nhiên của họ như một thứ được dùng để làm vốn, và ngay sau khi họ coi nó là vốn liếng, họ chắc chắn sẽ coi nó là lẽ thật. Thực ra, tất cả những gì họ làm là lòng tốt của con người. Họ đã không tìm kiếm lẽ thật một chút nào, và mọi hành động của họ đều vô ích, vì họ làm những hành động đó trước mặt con người chứ không phải trước Đức Chúa Trời, và họ càng không thực hành theo các yêu cầu của Đức Chúa Trời và lẽ thật. Không có việc nào trong số những việc họ làm là thực hành lẽ thật, và không việc nào là thực hành lời Đức Chúa Trời, càng không phải là đang làm theo ý muốn của Ngài; đúng hơn, họ sử dụng lòng tốt và cư xử tốt của con người để giúp đỡ người khác. Tóm lại, họ không tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời trong những gì họ làm, và cũng không hành động theo các yêu cầu của Ngài. Vì vậy, theo quan điểm của Đức Chúa Trời, cư xử tốt của con người bị lên án và không đáng để Ngài phải nhớ.
Trích từ “Chỉ bằng cách nhận ra quan điểm sai lầm của mình ngươi mới có thể biết chính mình” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 565
Chìa khóa để đạt được sự thay đổi trong tâm tính là phải biết bản tính của con người và điều này phải xảy ra theo những sự mặc khải từ Đức Chúa Trời. Chỉ trong lời Đức Chúa Trời con người mới có thể biết được bản tính gớm ghiếc của chính mình, nhận ra những độc tố khác nhau của Sa-tan trong bản tính riêng của mình, nhận ra rằng họ ngu ngốc và thiếu hiểu biết, và nhận ra những yếu tố yếu đuối và tiêu cực trong bản tính của họ. Sau khi biết đầy đủ những điều này, và ngươi thực sự có thể căm ghét chính mình và phản bội xác thịt, luôn thực hiện lời Đức Chúa Trời và có ý chí tuyệt đối đầu phục Đức Thánh Linh và lời Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ dấn thân vào con đường của Phi-e-rơ. Không có ân điển của Đức Chúa Trời, và không có sự khai sáng và dẫn dắt từ Đức Thánh Linh, thì con đường này sẽ khó đi, bởi vì con người không sở hữu lẽ thật và không thể phản bội chính mình. Đi con đường hoàn thiện của Phi-e-rơ chủ yếu dựa vào việc có quyết tâm, có đức tin và tin cậy ở Đức Chúa Trời. Hơn nữa, con người phải quy phục trước công tác của Đức Thánh Linh; trong mọi sự, con người không thể làm gì nếu không có lời Đức Chúa Trời. Đây là những khía cạnh then chốt, không thể vi phạm khía cạnh nào trong số đó. Để hiểu được bản thân mình thông qua việc trải nghiệm là rất khó; nếu không có công tác của Đức Thánh Linh, thì rất khó để bước vào. Để đi con đường của Phi-e-rơ, người ta phải tập trung vào việc hiểu biết bản thân và việc chuyển hóa tâm tính của mình. Con đường của Phao-lô không phải là con đường tìm kiếm sự sống hay tập trung vào việc hiểu biết bản thân; ông đặc biệt tập trung vào việc thực hiện công tác cũng như sự ảnh hưởng và khí thế của việc đó. Động cơ của ông là làm việc và chịu khổ để đổi lấy các phước lành của Đức Chúa Trời và nhận những phần thưởng từ Đức Chúa Trời. Động cơ này đã sai. Phao-lô không tập trung vào sự sống, cũng như không coi trọng việc đạt được sự thay đổi về tâm tính; ông chỉ tập trung vào phần thưởng. Bởi vì ông đã đặt sai mục tiêu, nên tất nhiên, con đường mà ông đã đi cũng sai. Điều này là do bản tính kiêu ngạo và tự phụ của ông gây ra. Rõ ràng là Phao-lô không sở hữu bất kỳ lẽ thật nào, ông cũng không có lương tâm hay lý trí. Khi cứu rỗi và thay đổi con người, Đức Chúa Trời chủ yếu thay đổi tâm tính của họ. Mục đích của lời Ngài là để thành tựu ở con người kết quả là sở hữu những tâm tính đã được chuyển hóa và khả năng biết đến Đức Chúa Trời, quy phục Ngài và thờ phụng Ngài một cách bình thường. Đây là mục đích của lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài. Cách tìm kiếm của Phao-lô trực tiếp vi phạm và mâu thuẫn với ý muốn của Đức Chúa Trời; hoàn toàn đi ngược với ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, cách tìm kiếm của Phi-e-rơ hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, đó chính xác là kết quả mà Đức Chúa Trời mong muốn thành tựu trong con người. Do đó, con đường của Phi-e-rơ được ban phước và nhận được sự ngợi khen của Đức Chúa Trời. Bởi vì con đường của Phao-lô phạm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, do đó Đức Chúa Trời ghê tởm và nguyền rủa nó. Để đi con đường của Phi-e-rơ, con người phải biết được ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu một người thực sự có thể hiểu đầy đủ ý muốn của Ngài qua lời Ngài – có nghĩa là hiểu được những gì Đức Chúa Trời muốn đạt được nơi con người và cuối cùng, kết quả nào mà Ngài mong muốn thành tựu – chỉ khi đó, con người mới có thể hiểu chính xác con đường nào họ nên đi theo. Nếu ngươi không hiểu đầy đủ về con đường của Phi-e-rơ và chỉ đơn thuần mong muốn đi theo con đường đó, thì ngươi sẽ không thể dấn thân vào con đường đó. Nói cách khác, ngươi có thể biết rất nhiều giáo lý, nhưng cuối cùng sẽ không thể bước vào hiện thực. Dù ngươi có thể bước vào một cách hời hợt, nhưng ngươi sẽ không thể đạt được bất kỳ kết quả thực sự nào.
Trích từ “Biết chính mình chủ yếu là để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 566
Ngày nay, hầu hết mọi người đều có sự hiểu biết rất hời hợt về bản thân họ. Họ chưa hề biết rõ những điều là một phần của bản tính họ. Họ chỉ có kiến thức về một vài trạng thái bại hoại của họ, những điều mà họ có khả năng làm, hay một vài khiếm khuyết của họ, và điều này khiến họ tin rằng họ biết bản thân mình. Hơn nữa, nếu họ vâng theo một vài quy tắc, đảm bảo rằng họ không phạm lỗi trong những phạm vi nhất định, và tránh phạm những vi phạm nhất định, vậy thì họ xem là bản thân mình sở hữu tính hiện thực trong niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời và cho rằng họ sẽ được cứu rỗi. Điều này hoàn toàn là trí tưởng tượng của con người. Nếu ngươi vâng theo những điều ấy, ngươi có thật sự có thể kiềm mình khỏi phạm bất kỳ vi phạm nào không? Liệu ngươi sẽ đạt được một sự thay đổi thật trong tâm tính không? Liệu ngươi sẽ thật sự sống thể hiện ra hình ảnh giống con người không? Ngươi có thể thật sự đáp ứng Đức Chúa Trời theo cách ấy không? Tuyệt đối là không, chắc chắn như vậy. Niềm tin nơi Đức Chúa Trời chỉ có tác dụng khi người ta có những tiêu chuẩn cao và đã đạt được lẽ thật và sự chuyển hóa nào đó trong tâm tính sống của họ. Như vậy, nếu nhận thức của con người về bản thân họ quá nông cạn, thì họ sẽ thấy không thể giải quyết các vấn đề, và tâm tính sống của họ đơn thuần là sẽ không thay đổi. Điều cần thiết là nhận biết sâu sắc về chính mình, nghĩa là biết bản tính của riêng mình: những yếu tố nào được bao gồm trong bản tính đó, những thứ này phát xuất như thế nào, và chúng đến từ đâu. Hơn nữa, ngươi có thật sự có thể ghét những điều này không? Ngươi đã thấy tâm hồn xấu xa và bản tính tà ác của mình chưa? Nếu ngươi thật sự có thể nhìn thấy lẽ thật về bản thân mình, vậy thì ngươi sẽ bắt đầu ghê tởm bản thân mình. Khi ngươi ghê tởm bản thân mình và rồi thực hành lời Đức Chúa Trời, ngươi sẽ có thể từ bỏ xác thịt và có sức mạnh để thực hiện lẽ thật mà không gặp khó khăn. Tại sao nhiều người lại đi theo những sở thích của xác thịt? Bởi vì họ cho rằng bản thân mình khá tốt, cảm thấy rằng những hành động của họ là đúng và xác đáng, rằng họ không có lỗi, và thậm chí họ hoàn toàn đúng, bởi thế họ có khả năng hành động với giả định rằng công lý là ở phía họ. Khi một người nhận ra bản tính thật của họ là gì – xấu xa, hèn hạ, đáng khinh như thế nào – khi ấy người ta không quá kiêu hãnh về bản thân nữa, không quá kiêu ngạo một cách ngông cuồng nữa, và không quá hài lòng với bản thân như trước nữa. Người như thế cảm thấy rằng: “Mình phải nghiêm chỉnh và thực tế, và thực hành một số lời Đức Chúa Trời. Nếu không, mình sẽ không đạt tiêu chuẩn làm người, và sẽ hổ thẹn khi sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời”. Sau đó người ta thật sự thấy mình tầm thường, thật sự không đáng kể. Vào lúc này, người ta trở nên thực hiện lẽ thật một cách dễ dàng, và người ta sẽ trông có phần giống như những gì một con người nên giống. Chỉ khi con người thật sự ghê tởm chính mình, họ mới có thể từ bỏ xác thịt. Nếu họ không ghê tởm bản thân mình, họ sẽ không thể từ bỏ xác thịt. Việc thật sự ghét bản thân mình bao gồm một vài điều: Thứ nhất, nhận biết bản tính của riêng mình; và thứ hai, thấy mình như kẻ nghèo túng và đáng khinh, thấy mình cực kỳ nhỏ bé và tầm thường, và thấy được tâm hồn đáng khinh và dơ bẩn của chính mình. Khi người ta hoàn toàn thấy mình thật sự là gì, và đạt được kết quả này, khi ấy người ta thật sự đạt được kiến thức về bản thân mình, và có thể nói rằng người ta đã nhận biết bản thân mình một cách đầy đủ. Chỉ khi đó người ta mới thật sự ghét bản thân mình, thậm chí đến mức nguyền rủa bản thân mình, và thật sự cảm thấy rằng mình đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc đến nỗi thậm chí không còn giống một con người nữa. Để rồi một ngày, khi sự đe dọa của cái chết đến bên, một người như thế sẽ nghĩ: “Đây là sự trừng phạt công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quả thật công chính; tôi thật sự đáng chết!” Vào thời điểm này, họ sẽ không than oán, càng không đổ lỗi cho Đức Chúa Trời, mà đơn thuần cảm thấy mình thật nghèo nàn và đáng khinh, thật nhơ bẩn và bại hoại đến nỗi mình nên bị Đức Chúa Trời gạt bỏ, và một tâm hồn như của họ không phù hợp để sống trên thế gian. Vào thời điểm này, người này sẽ không chống đối Đức Chúa Trời, càng không phản bội Đức Chúa Trời. Nếu một người không biết bản thân mình, và vẫn coi mình là khá tốt, thì khi cái chết đến gõ cửa, người này sẽ nghĩ rằng: “Tôi đã làm rất tốt trong đức tin của mình. Tôi đã tìm kiếm khó khăn làm sao! Tôi đã cho đi rất nhiều, tôi đã chịu đựng rất nhiều, vậy mà cuối cùng, Đức Chúa Trời yêu cầu tôi chết. Tôi không biết sự công chính của Đức Chúa Trời ở đâu. Tại sao Ngài yêu cầu tôi chết? Nếu ngay cả một người như tôi còn phải chết, thì ai sẽ được cứu rỗi? Chẳng phải loài người sẽ kết thúc sao?” Trước hết, người này có những quan niệm về Đức Chúa Trời. Thứ hai, người này đang phàn nàn, và không thể hiện bất kỳ sự đầu phục nào cả. Điều này cũng giống như Phao-lô: Khi ông sắp chết, ông đã không biết bản thân mình và vào lúc sự trừng phạt của Đức Chúa Trời gần kề, thì đã quá muộn để ăn năn.
Trích từ “Biết chính mình chủ yếu là để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 567
Nói tóm tắt, đi theo con đường của Phi-e-rơ trong đức tin của con người có nghĩa là đi con đường theo đuổi lẽ thật, cũng là con đường của việc thật sự dần biết bản thân mình và thay đổi tâm tính của mình. Chỉ bằng cách đi theo con đường của Phi-e-rơ, con người mới bước lên con đường được hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Con người phải rõ ràng về cách đi theo con đường của Phi-e-rơ một cách chính xác, cũng như cách đưa nó vào thực hành. Trước tiên, con người phải gạt bỏ những ý định của chính mình, những sự theo đuổi không đúng đắn, và thậm chí gia đình cũng như mọi sự của xác thịt bản thân. Con người phải dâng hiến hết lòng; nghĩa là, con người phải hoàn toàn dâng hiến bản thân mình cho lời Đức Chúa Trời, tập trung ăn uống lời Đức Chúa Trời, tập trung tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm những ý định của Đức Chúa Trời trong lời Ngài, và cố gắng nắm bắt ý muốn của Đức Chúa Trời trong mọi sự. Đây là phương pháp thực hành cơ bản và trọng yếu nhất. Đây là điều Phi-e-rơ đã làm sau khi gặp Jêsus, và chỉ có thực hành theo cách này thì người ta mới có thể đạt được những kết quả tốt nhất. Dâng hiến hết lòng cho lời Đức Chúa Trời chủ yếu liên quan đến việc tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm những ý định của Đức Chúa Trời trong lời Ngài, tập trung vào việc nắm bắt ý muốn của Đức Chúa Trời, hiểu và có được nhiều lẽ thật hơn từ lời Đức Chúa Trời. Khi đọc những lời của Ngài, Phi-e-rơ đã không tập trung vào việc hiểu các học thuyết, ông càng không tập trung vào việc có được kiến thức thần học; thay vào đó, ông tập trung vào việc thấu hiểu lẽ thật và nắm bắt ý muốn của Đức Chúa Trời, cũng như đạt được sự hiểu biết về tâm tính và sự đáng mến của Ngài. Phi-e-rơ cũng đã cố gắng hiểu nhiều trạng thái bại hoại khác nhau của con người từ lời Đức Chúa Trời, cũng như bản tính bại hoại và sự thiếu sót thật sự của con người, từ đó đáp ứng mọi phương diện yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người để thỏa lòng Ngài. Phi-e-rơ đã có rất nhiều sự thực hành đúng tuân theo lời Đức Chúa Trời; đây là điều phù hợp nhất với ý muốn của Đức Chúa Trời, và là cách hay nhất mà một người có thể hợp tác trong khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Khi trải nghiệm hàng trăm sự thử luyện từ Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ đã xét chính mình một cách nghiêm ngặt theo mọi lời phán xét của Đức Chúa Trời với con người, mọi lời mặc khải của Đức Chúa Trời với con người, và mọi lời yêu cầu của Ngài với con người, và đã cố gắng hiểu thấu ý nghĩa của những lời ấy. Ông đã sốt sắng cố gắng suy ngẫm và ghi nhớ mọi lời mà Jêsus đã phán với ông, và đã đạt được những kết quả rất tốt. Thông qua phương thức thực hành này, ông đã có thể đạt được sự hiểu biết về chính mình từ lời Đức Chúa Trời, và ông không chỉ bắt đầu hiểu được những trạng thái bại hoại khác nhau của con người, mà còn hiểu được thực chất, bản tính, và nhiều sự thiếu sót khác nhau của con người. Đây là ý nghĩa của việc thật sự hiểu bản thân. Từ lời Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ không chỉ đã đạt được sự hiểu biết thật sự về bản thân ông, mà từ những điều được bày tỏ trong lời Đức Chúa Trời – tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, Ngài có gì và là gì, ý muốn của Đức Chúa Trời đối với công tác của Ngài, những yêu cầu của Ngài với nhân loại – từ những lời này, ông đã bắt đầu hoàn toàn biết về Đức Chúa Trời. Ông đã bắt đầu biết được tâm tính của Đức Chúa Trời, và thực chất của Ngài; ông đã bắt đầu biết và hiểu Đức Chúa Trời có gì và là gì, cũng như sự đáng mến của Đức Chúa Trời và những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Mặc dù khi ấy Đức Chúa Trời đã không phán nhiều như Ngài làm ngày nay, những kết quả ở các phương diện này dẫu vậy đã đạt được ở Phi-e-rơ. Đây là điều hiếm có và quý giá. Phi-e-rơ đã trải qua hàng trăm sự thử luyện, nhưng đã không chịu khổ vô ích. Ông đã không chỉ hiểu được bản thân mình từ những lời và công tác của Đức Chúa Trời, mà ông còn bắt đầu biết được Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ông đặc biệt tập trung vào những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại trong lời Ngài. Trong bất kỳ phương diện nào mà con người nên thỏa lòng Đức Chúa Trời để phù hợp với ý muốn của Ngài thì Phi-e-rơ đều có thể bỏ ra nỗ lực to lớn ở những phương diện đó và đạt được đầy đủ sự rõ ràng; đây là điều cực kỳ ích lợi cho lối vào của chính ông. Bất kể Đức Chúa Trời đã phán về điều gì, miễn sao những lời ấy có thể trở thành sự sống và là lẽ thật, Phi-e-rơ đều có thể khắc ghi chúng vào lòng để thường xuyên suy ngẫm và cảm kích chúng. Sau khi nghe những lời của Jêsus, ông đã có thể khắc ghi chúng vào lòng, điều cho thấy rằng ông đặc biệt tập trung vào lời Đức Chúa Trời, và cuối cùng ông đã thật sự đạt được kết quả. Nghĩa là, ông đã có thể tự do đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, thực hành chính xác lẽ thật và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, hành động hoàn toàn theo ý định của Đức Chúa Trời, từ bỏ những quan niệm và sự tưởng tượng cá nhân của chính mình. Theo cách này, Phi-e-rơ đã bước vào tính hiện thực của lời Đức Chúa Trời. Sự phục vụ của Phi-e-rơ phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời chủ yếu là vì ông đã làm điều này.
Nếu con người có thể làm hài lòng Đức Chúa Trời trong khi thực hiện bổn phận của mình, đúng theo nguyên tắc trong lời nói và hành động của họ, và có thể bước vào thực tế lẽ thật trong mọi khía cạnh của lẽ thật, thì họ là người được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Có thể nói rằng công tác và lời Đức Chúa Trời đã hoàn toàn có hiệu quả đối với những người như thế, rằng lời Đức Chúa Trời đã trở thành cuộc sống của họ, họ đã có được lẽ thật và họ có thể sống theo lời Đức Chúa Trời. Sau việc này, bản chất xác thịt của họ – nghĩa là, chính là nền tảng của sự hiện hữu ban đầu của họ – sẽ lung lay và sụp đổ. Sau khi mọi người có lời Đức Chúa Trời như cuộc sống của họ, họ sẽ trở thành những người mới. Nếu lời Đức Chúa Trời trở thành cuộc sống của họ, nếu khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời, những yêu cầu của Ngài đối với loài người, những sự mặc khải của Ngài đối với con người và những tiêu chuẩn cho một cuộc sống đích thực mà Đức Chúa Trời yêu cầu họ phải đáp ứng trở thành cuộc sống của họ, nếu họ sống theo những lời và lẽ thật này, thì họ được hoàn thiện bởi lời Đức Chúa Trời. Những người như thế được tái sinh, và đã trở thành những con người mới thông qua lời Đức Chúa Trời. Đây là con đường mà Phi-e-rơ đã mưu cầu lẽ thật; nó là con đường được hoàn thiện, hoàn thiện bởi lời Đức Chúa Trời, và có được sự sống từ lời Đức Chúa Trời. Lẽ thật được Đức Chúa Trời bày tỏ đã trở thành cuộc sống của ông, và chỉ sau đó, ông mới trở thành một người có được lẽ thật.
Trích từ “Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 568
Cho đến khi mọi người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, và có được lẽ thật, thì chính bản tính của Sa-tan chiếm hữu và thống trị họ từ bên trong. Cụ thể, bản tính đó bao gồm những gì? Ví dụ, tại sao ngươi ích kỷ? Tại sao ngươi bảo vệ vị trí của chính mình? Tại sao ngươi có những cảm xúc mạnh mẽ đến thế? Tại sao ngươi vui thích những điều bất chính đó? Tại sao ngươi thích những điều ác đó? Cơ sở để ngươi thích những điều như vậy là gì? Những điều này đến từ đâu? Tại sao ngươi vui đến vậy khi chấp nhận chúng? Đến bây giờ, các ngươi đều đã hiểu ra rằng lý do chính đằng sau tất cả những điều này là độc tố của Sa-tan ở trong các ngươi. Về việc độc tố của Sa-tan là gì, nó có thể được thể hiện đầy đủ bằng lời. Ví dụ, nếu ngươi hỏi một số kẻ bất lương tại sao họ lại làm điều ác, họ sẽ trả lời: “Bởi vì người không vì mình, trời tru đất diệt”. Chỉ một câu nói này đã thể hiện chính gốc rễ của vấn đề. Lý luận này của Sa-tan đã trở thành cuộc sống của con người. Họ có thể làm mọi thứ vì mục đích này hay mục đích khác, nhưng họ chỉ làm điều đó cho bản thân. Mọi người đều nghĩ rằng vì người không vì mình, trời tru đất diệt, nên con người phải sống vì những lợi ích của riêng mình, và làm mọi thứ trong khả năng của họ để đảm bảo có được một vị trí tốt vì cơm ăn, áo đẹp. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” – đây là cuộc sống và triết lý của con người, và nó cũng đại diện cho bản tính của con người. Những lời này của Sa-tan chính xác là độc tố của Sa-tan, và khi con người tiếp thu, nó trở thành bản tính của họ. Bản tính của Sa-tan được phơi bày thông qua những lời này; chúng hoàn toàn đại diện cho bản tính của Sa-tan. Độc tố này trở thành cuộc sống của con người cũng như nền tảng tồn tại của họ, và nhân tính bại hoại đã không ngừng bị chi phối bởi độc tố này trong hàng ngàn năm. Mọi việc Sa-tan làm là cho chính nó. Nó mong muốn vượt qua Đức Chúa Trời, thoát khỏi Ngài, và tự mình sử dụng quyền lực, đồng thời sở hữu tất cả những tạo vật của Đức Chúa Trời. Do đó, bản tính của con người là bản tính của Sa-tan. Trên thực tế, những phương châm của nhiều người có thể đại diện và phản ánh bản tính của họ. Cho dù mọi người cố gắng ngụy trang như thế nào, thì trong mọi việc họ làm và trong mọi điều họ nói, họ cũng không thể che giấu họ là ai. Có một số người không bao giờ nói thật và giỏi giả vờ, nhưng một khi những người khác đã tương tác với họ trong một thời gian, thì bản tính giả dối và hoàn toàn không trung thực của họ bị bại lộ. Cuối cùng, những người khác sẽ đi đến kết luận như sau: Người đó không bao giờ nói một lời thật nào, và là người giả dối. Câu nói này nói lên bản tính của một người như vậy; đó là minh họa và bằng chứng tốt nhất về bản tính thực chất của họ. Triết lý sống của họ là không nói cho bất kỳ ai biết sự thật, và cũng không tin bất kỳ ai. Bản tính sa-tan của con người chứa rất nhiều triết lý này. Đôi khi chính ngươi thậm chí cũng không biết và không hiểu điều đó, nhưng mọi giây phút trong cuộc sống của ngươi đều dựa trên đó. Hơn nữa, ngươi còn nghĩ rằng triết lý này là khá chính xác, hợp lý và không sai trật chút nào. Điều này đủ để cho thấy rằng triết lý của Sa-tan đã trở thành bản tính của mọi người, và họ đang hoàn toàn sống theo đó không chút chống đối. Do đó, họ liên tục tỏ lộ bản tính sa-tan của mình, và trong mọi mặt, họ tiếp tục sống theo triết lý của Sa-tan. Bản tính của Sa-tan là cuộc sống của nhân loại.
Trích từ “Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 569
Mọi người có một sự hiểu biết quá hời hợt về bản tính của chính họ, và có một sự khác biệt rất lớn giữa điều này và lời Đức Chúa Trời về sự phán xét và mặc khải. Đây không phải là một sai lầm trong những gì Đức Chúa Trời mặc khải, mà là sự thiếu hiểu biết sâu sắc của con người về bản tính của chính mình. Mọi người không có một sự hiểu biết cơ bản hoặc cốt yếu về bản thân họ; thay vào đó, họ tập trung và dành năng lượng cho những hành động và biểu hiện bên ngoài của mình. Ngay cả khi ai đó thỉnh thoảng nói điều gì về việc hiểu bản thân mình, thì điều đó sẽ không quá sâu sắc. Chưa ai từng nghĩ rằng họ là loại người này hoặc có loại bản tính này do đã làm loại việc này hoặc đã tỏ lộ một điều gì đó. Đức Chúa Trời đã vạch trần bản tính và thực chất của loài người, nhưng con người hiểu rằng cách làm việc và cách nói chuyện của họ có thiếu sót và khiếm khuyết; do đó, việc đưa lẽ thật vào thực hành là một nhiệm vụ khó khăn vất vả đối với họ. Mọi người nghĩ rằng những sai lầm của họ chỉ là những biểu hiện nhất thời bị tỏ lộ một cách khinh suất chứ không phải là những sự tiết lộ về bản tính của họ. Những người nghĩ theo cách này không thể đưa lẽ thật vào thực hành, vì họ không thể chấp nhận lẽ thật là lẽ thật và không khao khát lẽ thật; do đó, khi đưa lẽ thật vào thực hành, họ chỉ tuân theo các quy tắc một cách chiếu lệ. Mọi người không xem bản tính của họ là quá bại hoại, và tin rằng họ không tệ đến nỗi sẽ bị hủy diệt hoặc trừng phạt. Họ nghĩ rằng thỉnh thoảng nói dối không phải là vấn đề lớn, và cho rằng bản thân họ tốt hơn nhiều so với trước đây; tuy nhiên, thực ra họ còn quá xa so với tiêu chuẩn, bởi vì mọi người chỉ có một số hành động bề ngoài không vi phạm lẽ thật, khi họ không thực sự đưa lẽ thật vào thực hành.
Những thay đổi trong hành vi hoặc cách cư xử của một người không ám chỉ một sự thay đổi trong bản tính của họ. Lý do điều này đúng như thế là vì cách cư xử của một người về cơ bản không thể làm thay đổi diện mạo ban đầu của họ, và nó cũng không thể làm thay đổi bản tính của họ. Chỉ sau khi con người biết được bản tính của chính mình thì việc thực hành của họ mới có thể trở nên sâu sắc và trở thành một điều gì đó hơn là tuân thủ một bộ quy tắc. Sự thực hành lẽ thật hiện tại của con người vẫn chưa đạt tiêu chuẩn và không thể đạt được đầy đủ hết thảy những gì lẽ thật yêu cầu. Mọi người thực hành chỉ một phần của lẽ thật, và chỉ khi họ đang ở trong những trạng thái và hoàn cảnh nhất định; họ không thể đưa lẽ thật vào thực hành trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống. Đôi khi, khi một người đang vui và họ có tâm trạng tốt, hoặc khi họ đang thông công với nhóm và cảm thấy được giải phóng hơn bình thường, thì họ có thể tạm thời làm một số việc phù hợp với lẽ thật; tuy nhiên khi họ ở cùng với những người tiêu cực và những người không theo đuổi lẽ thật, thì việc thực hành của họ kém hơn, và những hành động của họ có phần không phù hợp. Điều này là bởi vì mọi người thực hành lẽ thật không có thái độ kiên trì, mà thay vào đó họ đưa lẽ thật vào thực hành theo những ảnh hưởng thoáng qua của cảm xúc hoặc hoàn cảnh. Cũng bởi vì ngươi chưa hiểu được trạng thái của mình, cũng như chưa hiểu được bản tính của mình, nên đôi khi, ngươi vẫn có khả năng làm được những việc mà chính ngươi cũng không thể ngờ tới. Ngươi chỉ biết một số trạng thái của mình, nhưng vì ngươi chưa hiểu được bản tính của mình nên ngươi không thể kiểm soát những gì ngươi có thể làm trong tương lai – nghĩa là ngươi không chắc chắn tuyệt đối rằng mình sẽ đứng vững. Có những lúc ngươi ở trong một trạng thái và ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành, và ngươi dường như tỏ ra có sự thay đổi nào đó, tuy nhiên, trong một môi trường khác, ngươi lại không có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Đôi khi ngươi có thể thực hành lẽ thật, và đôi khi ngươi không thể. Lúc này ngươi hiểu, và lúc khác ngươi lại bối rối. Hiện tại, ngươi không làm điều gì xấu xa, nhưng có thể chẳng bao lâu nữa ngươi sẽ làm. Điều này chứng tỏ rằng những điều bại hoại vẫn tồn tại bên trong ngươi, và nếu ngươi không có khả năng biết thực sự về bản thân mình, thì sẽ không dễ gì giải quyết được những điều đó. Nếu ngươi không thể hiểu thấu đáo về tâm tính bại hoại của chính mình, và cuối cùng có khả năng làm những điều chống lại Đức Chúa Trời, thì ngươi đang gặp nguy hiểm. Nếu ngươi có thể có được sự thông hiểu thấu đáo về bản tính của mình và căm ghét nó, thì ngươi sẽ có thể kiểm soát chính mình, từ bỏ chính mình và đưa lẽ thật vào thực hành.
Trích từ “Hiểu bản tính con người và đưa lẽ thật vào thực hành” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 570
Mục đích của sự thông công rõ ràng về lẽ thật là để khiến cho mọi người có thể thực hành lẽ thật và thay đổi tâm tính của họ; chứ không chỉ đơn thuần là khiến cho họ hiểu được lẽ thật. Nếu ngươi hiểu lẽ thật nhưng không đưa lẽ thật vào thực hành, thì sự thông công về lẽ thật và sự hiểu biết của ngươi về lẽ thật sẽ không còn bất kỳ ý nghĩa nào nữa. Nếu ngươi hiểu lẽ thật nhưng không đưa nó vào thực hành, thì ngươi sẽ mất cơ hội để có được nó, cũng như bất kỳ cơ hội nào để được cứu rỗi. Nếu ngươi đã đưa lẽ thật mà ngươi hiểu vào thực hành, thì ngươi sẽ có được thậm chí nhiều lẽ thật sâu sắc hơn; ngươi sẽ có được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, cũng như sự khai sáng, soi sáng và dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Nhiều người chỉ có thể phàn nàn rằng Đức Thánh Linh không bao giờ khai sáng họ, mà không nhận ra rằng về cơ bản họ không đưa lẽ thật vào thực hành. Do đó, tình cảnh của họ sẽ không bao giờ đạt được trạng thái bình thường, và họ cũng sẽ không bao giờ hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời.
Một số người nói rằng việc thực hành lẽ thật không thể giải quyết vấn đề của họ. Những người khác tin rằng lẽ thật không thể giải quyết hoàn toàn tâm tính bại hoại của con người. Thực tế là những vấn đề của mọi người đều có thể được giải quyết; chìa khóa là liệu họ có thể hành động phù hợp với lẽ thật hay không. Những vấn đề hiện đang gây tai hại cho các ngươi không phải là ung thư hay các bệnh nan y. Nếu các ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành, thì những vấn đề đó hoàn toàn có thể được thay đổi, tùy thuộc vào việc ngươi có thể hành động phù hợp với lẽ thật hay không. Nếu ngươi đang đi trên con đường theo đuổi lẽ thật, thì ngươi nhất định sẽ thành công; tuy nhiên, nếu ngươi đang đi sai đường, thì ngươi coi như xong. Ví dụ, một số người thực hiện công việc của họ mà không bao giờ nghĩ đến việc làm thế nào họ có thể làm mọi việc theo cách có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời hay liệu phương pháp làm việc của họ có theo ý muốn của Đức Chúa Trời hay không; kết quả là họ làm nhiều việc mà Ngài khinh miệt. Nếu họ hành động phù hợp với lẽ thật trong mọi điều họ làm, thì chẳng phải họ sẽ là những người hợp lòng Đức Chúa Trời sao? Một số người biết lẽ thật nhưng không đưa nó vào thực hành, tin rằng lẽ thật chỉ đơn thuần là một điều này thôi và không còn gì nữa. Họ tin rằng nó không thể làm thanh sạch ý muốn của riêng họ và giải quyết sự bại hoại của họ. Chẳng phải loại người này nực cười sao? Chẳng phải những người như thế vô lý sao? Chẳng phải họ nghĩ bản thân mình thông minh sao? Nếu mọi người hành động theo lẽ thật, thì những tâm tính bại hoại của họ sẽ được chuyển hóa; tuy nhiên, nếu họ đặt cơ sở đức tin và sự phục vụ của họ đối với Đức Chúa Trời dựa trên tính cách tự nhiên của họ, thì không ai trong số họ sẽ thành công trong việc chuyển hóa tâm tính của mình. Một số người vùi đầu trong các mối quan tâm của chính họ suốt cả ngày, trong khi lại không thể xem xét hoặc thực hành lẽ thật đã có sẵn. Cách thực hành này rất vô lý; những người như thế là những người vốn dĩ phải chịu khổ, bởi vì họ có các phước lành nhưng không tận hưởng chúng! Con đường tiến lên phía trước thì ở đó; hết thảy những gì cần là ngươi thực hành nó. Nếu ngươi quyết tâm đưa lẽ thật vào thực hành, thì những nhược điểm và sai lầm chí mạng của ngươi có thể được chuyển hóa. Tuy nhiên, ngươi nên luôn luôn cẩn thận và thận trọng và chịu đựng nhiều gian khổ hơn. Đức tin vào Đức Chúa Trời đòi hỏi sự thận trọng. Ngươi có thể tin vào Đức Chúa Trời một cách đúng đắn nếu ngươi áp dụng một cách thức tùy tiện như thế không?
Trích từ “Những ai yêu lẽ thật đều có một con đường tiến lên phía trước” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 571
Nếu từ lời Đức Chúa Trời ngươi không hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời và các ý định đằng sau những lời phán của Ngài, nếu ngươi không hiểu được các mục tiêu và kết quả mà lời Ngài dự định thành tựu, nếu ngươi không hiểu được những gì lời Ngài cố gắng đạt được và hoàn thiện trong con người, nếu ngươi không hiểu được những điều này, thì điều đó chứng tỏ rằng ngươi chưa thông tỏ lẽ thật. Tại sao Đức Chúa Trời phán những gì Ngài phán? Tại sao Ngài phán theo giọng điệu đó? Tại sao Ngài rất tha thiết và chân thành trong từng lời Ngài phán? Tại sao Ngài chọn sử dụng những lời nhất định? Ngươi có biết không? Nếu ngươi không thể nói chắc chắn, điều đó có nghĩa là ngươi không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời hay ý định của Ngài, ngươi không hiểu ngữ cảnh đằng sau những lời của Ngài. Nếu ngươi không thông tỏ điều này, thì làm sao ngươi có thể có được lẽ thật? Có được lẽ thật có nghĩa là hiểu ý Đức Chúa Trời qua từng lời Ngài phán; điều đó có nghĩa là ngươi có thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành một khi ngươi đã hiểu chúng, để lời Đức Chúa Trời có thể được ngươi sống bày tỏ ra và trở thành hiện thực của ngươi. Chỉ khi ngươi có một sự hiểu biết thấu đáo về lời Đức Chúa Trời thì ngươi mới có thể thực sự nắm bắt được lẽ thật. Sau khi chỉ mới hiểu được một vài câu chữ và giáo lý, ngươi nghĩ rằng ngươi hiểu lẽ thật và sở hữu hiện thực. Ngươi thậm chí còn nói rằng: “Đức Chúa Trời muốn chúng ta trung thực và chúng ta đã thực hành điều đó”. Tuy nhiên, ngươi không hiểu được lý do Đức Chúa Trời muốn mọi người trung thực, cũng như tại sao Ngài muốn mọi người yêu kính Ngài. Thật ra, mục đích của Đức Chúa Trời khi đưa ra những yêu cầu như thế cho con người là để mang lại sự cứu rỗi và hoàn thiện cho họ.
Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật cho những ai khao khát lẽ thật, tìm cầu lẽ thật và yêu lẽ thật. Còn đối với những người quan tâm đến các câu chữ, giáo lý và thích nói năng dông dài, khoa trương, thì họ sẽ không bao giờ có được lẽ thật; họ đang tự lừa dối mình. Những người như thế có quan điểm không đúng về việc đọc lời Đức Chúa Trời; họ trẹo cổ đọc lấy những gì chính trực – quan điểm của họ đều sai. Một số người chỉ biết nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, tìm hiểu những gì Ngài phán về việc được ban phước và về đích đến của con người. Nếu lời Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm của họ, thì họ trở nên tiêu cực và dừng theo đuổi. Điều này cho thấy rằng họ không quan tâm đến lẽ thật. Do đó, họ không coi trọng lẽ thật; họ chỉ có khả năng chấp nhận lẽ thật trong các quan niệm và trí tưởng tượng của mình. Mặc dù những người như vậy rất nhiệt thành trong niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời và cố gắng mọi cách có thể để làm một số việc lành và thể hiện tốt bản thân đối với những người khác, nhưng họ chỉ đang làm điều đó để có một đích đến tốt đẹp trong tương lai. Mặc dù thực tế là họ cũng tham gia vào đời sống hội thánh, ăn uống lời Đức Chúa Trời cùng với những người khác, nhưng họ gặp khó khăn trong việc bước vào thực tế lẽ thật và có được lẽ thật. Vẫn còn có những người khác ăn uống lời Đức Chúa Trời, nhưng chỉ đơn thuần làm cho có lệ; họ nghĩ rằng họ đã có được lẽ thật chỉ bằng việc hiểu được một vài câu chữ và giáo lý. Họ là những kẻ thật ngu ngốc! Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngươi cũng sẽ hiểu và có được lẽ thật sau khi ngươi đọc lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không có được lẽ thật qua việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, thì những gì ngươi có được sẽ chỉ là những câu chữ và giáo lý. Ngươi không biết có được lẽ thật nghĩa là gì. Ngươi có thể cầm lời Đức Chúa Trời trong lòng bàn tay, nhưng sau khi đọc chúng ngươi vẫn không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có được một số câu chữ và giáo lý mà thôi. Trước hết, ngươi nên nhận ra rằng lời Đức Chúa Trời không đơn giản như vậy; lời Đức Chúa Trời hoàn toàn sâu sắc. Không có nhiều năm trải nghiệm, thì làm sao ngươi có thể hiểu được lời Đức Chúa Trời? Thậm chí một câu trong lời Đức Chúa Trời sẽ cần cả đời ngươi để trải nghiệm đầy đủ. Ngươi đọc lời Đức Chúa Trời, nhưng ngươi không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời; ngươi không hiểu ý định của lời Ngài, nguồn gốc của chúng, hiệu quả mà chúng cố gắng để thành tựu, hoặc những gì chúng cố gắng để đạt được. Nếu ngươi không hiểu gì trong những điều này, thì làm sao ngươi có thể hiểu được lẽ thật? Ngươi có thể đã đọc lời Đức Chúa Trời nhiều lần và có lẽ ngươi có thể đọc thuộc lòng nhiều phân đoạn, nhưng ngươi vẫn không thay đổi gì cả và ngươi cũng không đạt bất kỳ tiến bộ gì. Mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời vẫn xa cách và lạnh nhạt y như mọi khi. Vẫn còn những rào cản giữa ngươi và Đức Chúa Trời như trước đây và ngươi vẫn còn hoài nghi về Ngài. Ngươi không chỉ không hiểu Đức Chúa Trời, mà còn viện lý do với Ngài và ấp ủ những quan niệm về Ngài. Ngươi chống đối Ngài và thậm chí báng bổ Ngài. Làm sao điều này có thể có nghĩa là ngươi đã có được lẽ thật?
Trích từ “Chỉ những ai có thực tế lẽ thật mới có thể dẫn dắt” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 572
Hết thảy những điều phát sinh mỗi ngày, dù lớn hay nhỏ, những điều có thể làm lung lay sự quyết tâm của ngươi, chiếm giữ tâm ngươi, hoặc hạn chế khả năng thực hiện bổn phận của ngươi và sự tiến tới phía trước của ngươi, đều cần phải được xử lý cần mẫn; chúng nên được dò xét cẩn thận và lẽ thật về chúng nên được tìm ra. Đây là hết thảy những điều xảy ra trong lĩnh vực trải nghiệm. Một số người thôi thực hiện bổn phận của mình khi sự tiêu cực xảy đến với họ, và không thể vực dậy trên đôi chân mình sau mỗi lần thất bại. Hết thảy những người này đều là những kẻ ngốc không yêu lẽ thật, và thậm chí họ có đức tin cả đời cũng sẽ không có được lẽ thật. Làm sao những kẻ ngốc như thế có thể đi theo đến cùng? Nếu cùng một điều xảy ra với ngươi mười lần, nhưng ngươi không thu được gì từ điều đó, thì ngươi là một kẻ tầm thường, vô dụng. Những người tinh khôn và những người có tố chất thực sự hiểu biết các vấn đề thuộc linh đều là những người tìm kiếm lẽ thật; nếu điều gì đó xảy ra với họ mười lần, thì có lẽ tám lần trong đó họ có thể có được cảm hứng nào đó, học được bài học nào đó, có được sự khai sáng nào đó và đạt được sự tiến bộ nào đó. Khi mọi thứ xảy đến với một kẻ dại mười lần – một kẻ không hiểu những vấn đề thuộc linh – thì không một lần nào nó sẽ có lợi cho cuộc sống của họ, không một lần nào nó thay đổi họ và không một lần nào nó khiến họ hiểu ra bản tính của mình, và đó là kết cuộc cho họ. Mỗi lần có chuyện gì xảy ra với họ, họ lại ngã xuống, và mỗi lần ngã xuống, họ lại cần có người khác nâng đỡ và dỗ dành mình; nếu không có sự nâng đỡ và dỗ dành, thì họ không thể gượng dậy được. Nếu mỗi lần có một điều gì đó xảy ra, họ có nguy cơ bị ngã, và nếu mỗi lần như vậy họ đều có nguy cơ bị suy thoái, thì đây chẳng phải là kết cuộc cho họ sao? Có lý do nào khác để những người vô dụng như thế được cứu rỗi không? Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đối với nhân loại là sự cứu rỗi những người yêu lẽ thật, sự cứu rỗi phần trong họ có ý chí và quyết tâm, và phần trong họ là sự khao khát lẽ thật và sự công chính trong lòng mình. Quyết tâm của một người là phần trong lòng họ khao khát sự công chính, điều tốt lành và lẽ thật, và có lương tâm. Đức Chúa Trời cứu rỗi phần này trong con người, và qua đó, Ngài thay đổi tâm tính bại hoại của họ, để họ có thể hiểu và có được lẽ thật, để sự bại hoại của họ được làm cho tinh sạch, và tâm tính sống của họ có thể được chuyển hóa. Nếu trong ngươi không có những thứ này, thì ngươi không thể được cứu rỗi. Nếu trong ngươi không có tình yêu đối với lẽ thật hoặc khát vọng đối với sự công chính và sự sáng; nếu bất kỳ lúc nào ngươi gặp điều xấu xa, ngươi đều không có ý chí loại bỏ những điều xấu xa và cũng không quyết tâm chịu đựng gian khổ; hơn nữa, nếu lương tâm của ngươi bị tê liệt; nếu khả năng tiếp nhận lẽ thật của ngươi cũng bị tê liệt, và ngươi không tương hợp với lẽ thật và các sự việc nảy sinh; và nếu ngươi thiếu sự phân biện trong mọi vấn đề và không thể tự mình xử lý hoặc giải quyết mọi việc, thì không có cách nào để được cứu rỗi. Một người như thế không có gì để giao cho họ, không có gì đáng để tác động. Lương tâm của họ tê liệt, tâm trí của họ bị vẩn đục, và họ không yêu lẽ thật, sâu thẳm trong lòng họ cũng không khao khát sự công chính, và bất kể Đức Chúa Trời có phán về lẽ thật một cách rõ ràng hay minh bạch thế nào, thì họ cũng không hưởng ứng, cứ như thể họ đã chết rồi. Chẳng phải mọi thứ đã kết thúc với họ rồi sao? Một người còn một chút hơi tàn thì có thể được cứu sống bằng cách hô hấp nhân tạo, nhưng nếu họ đã chết và linh hồn của họ đã bỏ đi, thì hô hấp nhân tạo sẽ không có tác dụng gì cả. Nếu bất cứ khi nào ngươi gặp một vấn đề, ngươi lùi lại và cố gắng tránh né nó, thì điều này có nghĩa là ngươi đã không làm chứng; như vậy, ngươi không bao giờ có thể được cứu rỗi, và ngươi hoàn toàn tiêu rồi. Khi một vấn đề xảy ra với ngươi, ngươi phải có cái đầu lạnh và một cách tiếp cận đúng đắn, và ngươi phải đưa ra lựa chọn. Các ngươi nên học cách sử dụng lẽ thật để giải quyết vấn đề. Trong những lúc bình thường, hiểu một số lẽ thật có tác dụng gì? Nó không phải là để lấp đầy bụng ngươi, và nó không chỉ đơn thuần là để cho ngươi có điều gì đó để nói, cũng không phải để giải quyết vấn đề của người khác. Quan trọng hơn, tác dụng của nó là để giải quyết những vấn đề của chính ngươi, những khó khăn của chính ngươi – chỉ sau khi ngươi giải quyết những khó khăn của chính mình, ngươi mới có thể giải quyết những khó khăn của người khác. Tại sao nói rằng Phi-e-rơ là một bông trái? Bởi vì trong ông có những điều đáng giá, những điều đáng được hoàn thiện; ông đã quyết tâm tìm kiếm lẽ thật và có ý chí kiên định; ông có lý trí, sẵn lòng chịu đựng gian khổ, và yêu lẽ thật trong lòng mình, và ông không buông bỏ những gì xảy ra. Đây đều là những điểm mạnh. Nếu ngươi không có điểm mạnh nào trong số này, thì sẽ rắc rối. Ngươi không có khả năng trải nghiệm và không có sự trải nghiệm nào, và ngươi không thể giải quyết khó khăn của người khác. Điều này là vì ngươi không biết cách bước vào. Ngươi hoang mang khi mọi thứ xảy đến với ngươi; ngươi cảm thấy sầu khổ, khóc lóc, trở nên tiêu cực, trốn chạy, và cho dù ngươi có làm gì, thì ngươi cũng không thể xử lý chúng một cách đúng đắn.
Trích từ “Những người hoang mang không thể được cứu rỗi” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 573
Bất kể ngươi làm gì, trước tiên ngươi nên hiểu lý do tại sao ngươi đang làm việc đó, ngươi làm việc này với ý định gì, ý nghĩa của việc ngươi làm là gì, bản chất của vấn đề là, và liệu những gì ngươi đang làm là điều tích cực hay tiêu cực. Ngươi phải có một sự hiểu biết rõ ràng về tất cả những vấn đề này; điều này là khá cần thiết để có thể hành động theo nguyên tắc. Nếu ngươi đang làm điều gì đó để thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi nên suy ngẫm: Tôi nên làm điều này như thế nào? Làm thế nào tôi có thể làm tròn bổn phận của mình hầu cho tôi không chỉ làm việc đó một cách chiếu lệ? Ngươi nên đến gần với Đức Chúa Trời trong vấn đề này. Đến gần với Đức Chúa Trời có nghĩa là tìm kiếm lẽ thật trong vấn đề này, tìm cách thực hành, tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và tìm cách làm hài lòng Đức Chúa Trời. Đây là cách để đến gần với Đức Chúa Trời trong mọi việc ngươi làm. Nó không liên quan đến việc thực hiện một nghi thức tôn giáo hoặc một hành động bề ngoài. Nó được thực hiện vì mục đích thực hành theo lẽ thật sau khi tìm cầu ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn nói “Tạ ơn Đức Chúa Trời” khi ngươi chưa làm gì, nhưng sau đó khi ngươi đang làm điều gì đó, ngươi tiếp tục làm theo cách ngươi muốn, thì kiểu cảm ơn này chỉ là một hành động bề ngoài. Khi đang thực hiện bổn phận của ngươi hoặc làm việc gì đó, ngươi nên luôn luôn nghĩ rằng: Tôi nên thực hiện bổn phận này như thế nào? Ý muốn của Đức Chúa Trời là gì? Đó là để ngươi đến gần với Đức Chúa Trời qua những gì ngươi làm, và khi làm như vậy, để tìm kiếm các nguyên tắc và lẽ thật đằng sau hành động của ngươi cũng như ý muốn của Đức Chúa Trời, và không đi lạc khỏi Đức Chúa Trời trong bất kỳ điều gì ngươi làm. Chỉ một người như thế mới thực sự tin vào Đức Chúa Trời. Những ngày này, bất cứ khi nào con người gặp phải sự gì, bất kể tình huống thật sự là gì, họ đều nghĩ rằng họ có thể làm điều này điều nọ, như vậy họ không có Đức Chúa Trời trong lòng, và họ làm điều đó theo ý riêng của họ. Bất kể cách hành động của họ có phù hợp hay không, hay nó có hợp với lẽ thật hay không, họ cũng cứ ngoan cố dấn tới, và hành động theo những ý định cá nhân của mình. Có thể dường như Đức Chúa Trời thường ở trong lòng họ, nhưng khi họ làm mọi thứ, Đức Chúa Trời không ở trong lòng họ. Một số người nói: “Tôi không thể đến gần Đức Chúa Trời trong những việc mình làm. Trong quá khứ, tôi đã quen với việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, và tôi cố gắng đến gần Đức Chúa Trời, nhưng không có tác dụng; tôi đã không thể đến gần Ngài”. Những người như thế không có Đức Chúa Trời trong lòng họ; họ chỉ có bản thân họ trong lòng mình, và họ đơn thuần không thể đưa lẽ thật vào thực hành trong bất cứ điều gì họ làm. Không hành động hợp lẽ thật có nghĩa là làm việc theo ý muốn của riêng họ, và làm việc theo ý muốn của riêng họ có nghĩa là rời bỏ Đức Chúa Trời; nghĩa là, họ không có Đức Chúa Trời trong lòng họ. Những ý tưởng của con người thường có vẻ hay ho và đúng đắn với con người, và chúng trông như thể sẽ không vi phạm lẽ thật nhiều cho lắm. Con người cảm thấy rằng làm mọi việc theo cách như thế sẽ là đưa lẽ thật vào thực hành; họ cảm thấy rằng làm việc theo cách đó sẽ là quy phục Đức Chúa Trời. Thật ra, họ không thật sự tìm kiếm Đức Chúa Trời hay cầu nguyện với Đức Chúa Trời về điều đó; và họ không cố gắng làm tốt điều đó, phù hợp với những yêu cầu của Đức Chúa Trời, để đáp ứng ý muốn của Ngài. Họ không sở hữu trạng thái thật này; họ cũng không có khao khát như thế. Đây là sai lầm lớn nhất mà con người mắc phải trong việc thực hành của họ. Ngươi tin Đức Chúa Trời, nhưng ngươi không giữ Đức Chúa Trời trong lòng ngươi. Làm sao đây không phải là tội cho được? Chẳng phải ngươi đang lừa dối chính mình sao? Ngươi có thể thu về được các hiệu quả kiểu gì nếu cứ tin theo cách đó? Hơn nữa, làm sao ý nghĩa của niềm tin có thể được thể hiện?
Trích từ “Tìm cầu ý muốn của Đức Chúa Trời vì mục đích thực hành lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 574
Khi ngươi làm một việc nào đó, Đức Chúa Trời rất bất mãn. Khi ngươi chuẩn bị làm điều đó, ngươi có cầu nguyện với Ngài không? Ngươi đã bao giờ suy ngẫm: “Đức Chúa Trời sẽ nhìn vấn đề này như thế nào nếu nó được đưa đến trước Ngài? Ngài sẽ vui hay khó chịu nếu Ngài biết về nó? Ngài sẽ khinh ghét nó không?” Ngươi đã không tìm kiếm điều đó, phải không? Ngay cả khi người khác nhắc nhở ngươi, ngươi vẫn sẽ nghĩ rằng vấn đề không có gì to tát, và rằng nó không đi ngược lại bất kỳ nguyên tắc nào và không phải là tội. Kết quả là, điều mà ngươi làm đã xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và kích động cơn giận dữ dội của Ngài, thậm chí đến mức Ngài khinh miệt ngươi. Nếu ngươi đã tìm kiếm và xem xét, và nhìn nhận vấn đề rõ ràng trước khi hành động, thì chẳng phải ngươi sẽ xử lý được nó sao? Mặc dù đôi khi con người không ở trong tình trạng tốt, nếu họ đưa mọi việc họ đang lên kế hoạch thực hiện đến trước Đức Chúa Trời một cách trang trọng để điều tra và tìm kiếm, họ sẽ không mắc phải những sai lầm lớn. Khi thực hành lẽ thật, con người khó tránh phạm phải những sai lầm, nhưng nếu ngươi biết cách làm việc phù hợp với lẽ thật khi làm mà ngươi lại không thực hiện chúng phù hợp với lẽ thật, thì vấn đề là ngươi không có tình yêu với lẽ thật. Tâm tính của một người không có tình yêu với lẽ thật sẽ không thay đổi. Nếu ngươi không thể nắm bắt chính xác ý muốn của Đức Chúa Trời, và không biết cách thực hành, thì ngươi nên thông công với người khác. Nếu không ai cảm thấy như họ có thể nhìn rõ vấn đề, thì ngươi nên thực hiện giải pháp tương đối nhất. Tuy nhiên, nếu ngươi rốt cuộc phát hiện ra rằng khi thực hiện theo cách này, ngươi đã phạm một sai lầm nhỏ, thì ngươi nên nhanh chóng điều chỉnh, và rồi Đức Chúa Trời sẽ không tính sai lầm này là tội. Bởi ngươi đã có những ý định đúng đắn khi đưa vấn đề này vào thực hành, và ngươi đang thực hành theo lẽ thật và đơn thuần không thấy rõ nó, và những hành động của ngươi đưa đến một số sai phạm, thì đây là một tình huống được giảm nhẹ tội. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người chỉ đơn thuần dựa vào chính đôi tay họ để làm việc và tâm trí họ để làm điều này điều nọ, và họ hiếm khi có bất kỳ sự cân nhắc nào đến những câu hỏi này: Thực hành theo cách này có tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời không? Liệu Đức Chúa Trời có vui không nếu tôi làm theo cách này? Liệu Đức Chúa Trời có tin tưởng tôi không nếu tôi làm theo cách này? Liệu tôi có đưa lẽ thật vào thực hành không nếu tôi làm theo cách này? Nếu Đức Chúa Trời nghe về vấn đề này, liệu Ngài có thể nói “Ngươi đã làm điều này đúng và hợp lý. Cứ tiếp tục nhé” không? Ngươi có thể cẩn thận suy xét mọi vấn đề mà mình đối mặt không? Ngươi có thể nghiêm túc và tỉ mỉ về từng vấn đề không? Hay ngươi có thể suy ngẫm liệu rằng Đức Chúa Trời có khinh ghét cách ngươi đang làm hay không, cách mọi người khác cảm nhận về những phương pháp của ngươi, và liệu ngươi có đang làm dựa trên ý muốn của riêng mình hay để thỏa mãn những khao khát của riêng mình…? Ngươi phải suy nghĩ nhiều hơn về điều đó và tìm kiếm nhiều hơn, và những sai lầm của ngươi sẽ trở nên ngày càng nhỏ hơn. Làm mọi thứ theo cách này sẽ chứng tỏ rằng ngươi là một người thật sự tìm kiếm lẽ thật và rằng ngươi là người tôn kính Đức Chúa Trời, bởi vì ngươi đang làm mọi thứ phù hợp với phương hướng mà lẽ thật yêu cầu.
Nếu những hành động của một tín đồ không liên kết với lẽ thật, thì họ cũng y như một người ngoại đạo. Đây là dạng người không có Đức Chúa Trời trong lòng, và người rời bỏ Đức Chúa Trời, và một người như thế giống như một người làm công được thuê trong gia đình của Đức Chúa Trời, là người làm một số việc vặt cho chủ, nhận chút tiền công và rồi rời đi. Đây đơn giản là không phải người tin Đức Chúa Trời. Trước kia, có sự đề cập về những gì ngươi có thể làm để đạt được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Sự chấp thuận từ Đức Chúa Trời là điều đầu tiên ngươi nên nghĩ đến và phấn đấu; nó nên là nguyên tắc và phạm vi thực hành của ngươi. Lý do ngươi nên xác định liệu những gì ngươi đang làm có hợp với lẽ thật hay không là nếu nó hợp với lẽ thật thì nó chắc chắn tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Không phải là ngươi nên so đo vấn đề đúng hay sai, hoặc nó có theo thị hiếu của mọi người khác không, hay nó có theo những khao khát của riêng ngươi không; mà thay vào đó, ngươi nên xác định liệu nó có hợp với lẽ thật không, và liệu nó có lợi cho công tác và lợi ích của hội thánh không. Nếu ngươi cân nhắc những điều này, thì ngươi sẽ ngày càng hợp ý muốn của Đức Chúa Trời khi ngươi làm mọi việc. Nếu ngươi không cân nhắc những khía cạnh này, và đơn thuần dựa vào ý muốn của mình khi làm việc, thì ngươi đảm bảo sẽ làm sai, bởi ý muốn của con người không phải là lẽ thật, và dĩ nhiên, không tương hợp với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi muốn được Đức Chúa Trời chấp thuận, thì ngươi phải thực hành theo lẽ thật hơn là theo những ý muốn của riêng ngươi. Một số người tham gia vào những vấn đề riêng tư nào đó trên danh nghĩa là thực hiện bổn phận của họ. Các anh chị em của họ khi ấy thấy điều này là không thích hợp, và trách mắng họ, nhưng những người này không chấp nhận lời trách móc. Họ nghĩ rằng bởi vì đó là vấn đề cá nhân không liên quan đến công việc, tài chính hay người của hội thánh, do đó nó không được tính là vi phạm phạm vi của lẽ thật, và Đức Chúa Trời không nên can dự vào vấn đề này. Một số việc đối với ngươi dường như là những vấn đề cá nhân không liên quan đến bất kỳ nguyên tắc hay lẽ thật nào. Tuy nhiên, nhìn vào việc ngươi đã làm, ngươi đã rất ích kỷ ở việc ngươi không suy xét gì đến công tác của gia đình Đức Chúa Trời hay những gì ngươi làm sẽ ảnh hưởng đến nó như thế nào; ngươi chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình. Điều này đã liên quan đến khuôn phép của các thánh đồ, cũng như những vấn đề liên quan đến nhân tính của một người. Cho dù điều ngươi làm không liên quan đến những lợi ích của hội thánh, cũng không liên quan đến lẽ thật, việc tham gia vào một vấn đề cá nhân trong khi tuyên bố rằng đang thực hiện bổn phận của mình là điều không hợp với lẽ thật. Bất kể ngươi đang làm gì, vấn đề lớn hay nhỏ đến mức nào, và liệu ngươi có đang làm điều đó để thực hiện bổn phận của mình trong gia đình của Đức Chúa Trời hay vì những lý do riêng của bản thân ngươi, ngươi đều phải xem xét liệu những gì ngươi đang làm có tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời hay không, cũng như liệu đó có phải là điều mà một người có nhân tính nên làm hay không. Nếu ngươi tìm kiếm lẽ thật như thế trong mọi việc ngươi làm, thì ngươi là một người thực sự tin vào Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tận tâm xử lý mọi vấn đề và mọi lẽ thật theo cách này, thì ngươi sẽ có thể đạt được những thay đổi trong tâm tính của mình. Một số người nghĩ rằng khi họ đang làm việc riêng của mình, họ hoàn toàn có thể bỏ qua lẽ thật, làm điều đó như họ muốn, và làm điều đó theo bất cứ cách nào làm cho họ vui và bằng bất cứ cách nào có lợi cho họ. Họ không quan tâm tí gì đến việc điều đó có thể ảnh hưởng đến gia đình của Đức Chúa Trời như thế nào, họ cũng không xem xét liệu những gì họ đang làm có hợp với sự đúng đắn thánh thiện hay không. Cuối cùng, một khi họ đã xử lý xong vấn đề này, họ trở nên buồn rầu bên trong và cảm thấy không thoải mái, dù họ không biết tại sao. Quả báo này không xứng đáng hay sao? Nếu ngươi làm những việc không được Đức Chúa Trời chấp thuận, thì ngươi đã xúc phạm đến Đức Chúa Trời. Nếu ai đó không yêu lẽ thật, và thường xuyên làm mọi việc dựa trên ý muốn của riêng mình, thì họ sẽ thường xuyên xúc phạm đến Đức Chúa Trời. Những người như vậy thường không được Đức Chúa Trời chấp thuận trong những gì họ làm, và nếu họ không ăn năn, thì sự trừng phạt sẽ không còn quá xa.
Trích từ “Tìm cầu ý muốn của Đức Chúa Trời vì mục đích thực hành lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 575
Bất kỳ bổn phận nào ngươi thực hiện cũng đều liên quan đến lối vào sự sống. Cho dù bổn phận của ngươi là thường xuyên hay thất thường, buồn tẻ hoặc sống động, ngươi phải luôn luôn có được lối vào sự sống. Bổn phận mà một số người thực hiện khá đơn điệu; họ làm điều tương tự mỗi ngày. Tuy nhiên, khi thực hiện chúng, các trạng thái mà những người này tỏ lộ không hoàn toàn đồng nhất như thế. Đôi khi, khi có tâm trạng tốt, mọi người sẽ siêng năng hơn một chút và làm việc tốt hơn. Những lần khác, do một số ảnh hưởng nào đó, những tâm tính Sa-tan bại hoại của họ khích động bên trong họ, khiến họ có những quan điểm không đúng đắn, ở trong tình trạng xấu và tâm trạng xấu; điều này dẫn đến việc họ thực hiện bổn phận của mình một cách chiếu lệ. Trạng thái bên trong của mọi người liên tục thay đổi; chúng có thể thay đổi mọi nơi và mọi lúc. Cho dù trạng thái của ngươi thay đổi như thế nào, việc hành động dựa trên tâm trạng của ngươi luôn luôn sai. Nói rằng ngươi làm tốt hơn một chút khi ngươi đang trong tâm trạng tốt, và tệ hơn một chút khi ngươi đang trong một tâm trạng tồi tệ – đây có phải là cách làm việc có nguyên tắc không? Ngươi có thể làm tròn bổn phận của mình theo cách này không? Bất kể tâm trạng của họ như thế nào, mọi người đều phải biết cầu nguyện và điều chỉnh bản thân trước Đức Chúa Trời, và tìm kiếm lẽ thật và hành động theo nguyên tắc; chỉ khi đó họ mới có thể kiềm chế để không bị tâm trạng của mình kiểm soát và dao động qua lại. Khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi nên luôn luôn tự kiểm tra xem liệu ngươi có đang làm việc theo nguyên tắc hay không, liệu việc thực hiện bổn phận của ngươi có đạt tiêu chuẩn hay không, liệu ngươi chỉ đang thực hiện một cách chiếu lệ hay không, liệu ngươi có cố trốn tránh trách nhiệm của ngươi hay không, và liệu có bất kỳ vấn đề nào với thái độ và cách ngươi suy nghĩ không. Một khi ngươi đã tự suy ngẫm và những điều này trở nên rõ ràng đối với ngươi, ngươi sẽ có một thời điểm thuận lợi hơn để thực hiện bổn phận của mình. Bất kể ngươi gặp phải điều gì trong khi thực hiện bổn phận của mình – sự tiêu cực và yếu đuối, hoặc đang ở trong tâm trạng tồi tệ sau khi bị xử lý – thì ngươi nên đối xử đúng đắn, và ngươi cũng phải tìm kiếm lẽ thật và hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời. Bằng cách làm những điều này, ngươi sẽ có một con đường để thực hành. Nếu ngươi muốn làm tốt khi thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi không được bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của mình. Cho dù ngươi có cảm thấy tiêu cực hay yếu đuối như thế nào, ngươi cũng nên thực hành lẽ thật trong mọi việc ngươi làm, với sự nghiêm túc tuyệt đối và tuân theo nguyên tắc. Nếu ngươi làm điều này, thì không chỉ người khác sẽ chấp nhận ngươi, mà cả Đức Chúa Trời cũng sẽ thích ngươi. Như vậy, ngươi sẽ là người có trách nhiệm và gánh vác một trọng trách; ngươi sẽ là một người thực sự tốt, thực sự thực hiện bổn phận của ngươi theo tiêu chuẩn và là người hoàn toàn sống bày tỏ ra hình tượng của một con người đích thực. Những người như vậy được tinh sạch và đạt được sự chuyển hóa thực sự khi thực hiện bổn phận của họ, và họ có thể được nói là trung thực trong mắt Đức Chúa Trời. Chỉ những ai trung thực mới có thể kiên trì thực hành lẽ thật và thành công khi hành động theo nguyên tắc, và mới có thể hiện bổn phận theo tiêu chuẩn. Những ai hành động theo nguyên tắc thì thực hiện bổn phận của họ một cách tỉ mỉ khi họ có tâm trạng tốt; họ không làm việc một cách chiếu lệ, và không kiêu ngạo và phô trương bản thân để khiến người khác đánh giá cao về họ. Tuy nhiên, khi họ ở trong một tâm trạng tồi tệ, họ hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày của mình một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, và ngay cả khi họ gặp phải điều gì đó gây bất lợi cho việc thực hiện bổn phận của họ, hoặc gây ra một chút áp lực cho họ hoặc gây ra sự phá vỡ trong khi họ thực hiện bổn phận, thì họ vẫn có thể lắng lòng trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, thưa rằng: “Cho dù con có gặp phải vấn đề lớn đến mức nào đi chăng nữa – ngay cả khi trời có sập xuống – miễn là Đức Chúa Trời cho phép con tiếp tục sống, con quyết tâm làm hết sức để thực hiện bổn phận của con. Mỗi ngày con được phép sống là một ngày con sẽ làm việc chăm chỉ để thực hiện bổn phận của con hầu cho con xứng đáng với bổn phận này mà Đức Chúa Trời ban cho con, cũng như hơi thở này mà Ngài đã đặt vào cơ thể con. Bất kể con có thể gặp bao nhiêu khó khăn, con cũng sẽ gạt tất cả sang một bên, vì thực hiện bổn phận của con là điều quan trọng nhất!” Những ai không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ con người, sự việc, sự vật nào hoặc môi trường, những ai không bị kiểm soát bởi bất kỳ tâm trạng hoặc tình huống bên ngoài nào, và những ai đặt bổn phận và sự ủy thác mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ lên trước hết và trên hết – họ là những người trung tín với Đức Chúa Trời và thực sự đầu phục Ngài. Những người như thế này đã có được lối vào sự sống và đã bước vào thực tế lẽ thật. Đây là một trong những biểu hiện thực tế và chân thực nhất của việc sống bày tỏ ra lẽ thật.
Trích từ “Lối vào sự sống phải bắt đầu bằng sự trải nghiệm việc thực hiện bổn phận của con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 576
Đối với một số người, dù cho họ có thể gặp phải vấn đề gì khi thực hiện bổn phận, thì họ cũng không tìm kiếm lẽ thật và họ luôn luôn hành động theo suy nghĩ, quan niệm, trí tưởng tượng và mong muốn của bản thân. Họ thường xuyên thỏa mãn những mong muốn ích kỷ của bản thân và tâm tính bại hoại của họ luôn luôn kiểm soát hành động của họ. Mặc dù họ có thể hoàn thành những bổn phận mà họ đã được giao, nhưng họ không có được bất kỳ lẽ thật nào. Vậy thì, những người như thế đang dựa vào điều gì khi thực hiện bổn phận của họ? Họ đang không dựa vào lẽ thật cũng như vào Đức Chúa Trời. Một chút lẽ thật mà họ hiểu được đó đã không nắm được quyền tối thượng trong lòng họ; họ đang dựa vào những ân tứ và khả năng của bản thân, vào bất kỳ sự hiểu biết nào họ có được, và vào tài năng của họ, cũng như vào nghị lực hay thiện ý của họ để hoàn thành những bổn phận này. Đây có phải là thực hiện tốt bổn phận của họ không? Đây có phải là thực hiện bổn phận của họ một cách thỏa đáng không? Mặc dù đôi khi ngươi có thể dựa vào tính cách tự nhiên, trí tưởng tượng, quan niệm, sự hiểu biết và kiến thức để thực hiện bổn phận của mình, nhưng không có vấn đề về nguyên tắc nảy sinh trong một số điều ngươi làm. Nhìn bề ngoài, có vẻ như ngươi chưa đi sai đường, nhưng có một điều không thể bỏ qua: Trong quá trình thực hiện bổn phận của mình, nếu các quan niệm, trí tưởng tượng và mong muốn cá nhân của ngươi không bao giờ thay đổi và không bao giờ được thay thế bằng lẽ thật, và nếu hành động và việc làm của ngươi không bao giờ được thực hiện theo các nguyên tắc lẽ thật, thì kết quả cuối cùng sẽ như thế nào? Ngươi sẽ trở thành một kẻ phục vụ. Đây chính xác là những gì đã được viết trong Kinh Thánh: “Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Ma-thi-ơ 7:22-23). Tại sao Đức Chúa Trời gọi những kẻ nỗ lực và dâng sự phục vụ này là: “kẻ làm gian ác”? Có một điểm chúng ta có thể chắc chắn, và đó là dù cho những người này thực hiện bổn phận hay công tác gì, thì động cơ, động lực, ý định và suy nghĩ của họ hoàn toàn xuất phát từ những mong muốn ích kỷ, hoàn toàn dựa trên tư tưởng và lợi ích cá nhân của riêng họ, cũng như sự quan tâm và kế hoạch của họ hoàn toàn xoay quanh danh tiếng, địa vị, hư danh và những triển vọng tương lai của họ. Trong thâm tâm, họ không có lẽ thật, họ cũng không hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Vậy thì bây giờ, điều chính yếu cho các ngươi tìm kiếm là gì? (Chúng tôi nên tìm kiếm lẽ thật, và thực hiện bổn phận của mình theo những ý muốn và yêu cầu của Đức Chúa Trời.) Điều các ngươi nên làm khi thực hiện bổn phận của mình theo yêu cầu của Đức Chúa Trời cụ thể là gì? Đối với các ý định và tư tưởng của ngươi khi làm việc gì đó, ngươi phải học cách phân biệt liệu chúng có phù hợp với lẽ thật hay không, cũng như liệu ý định và tư tưởng của ngươi có hướng đến việc thực hiện những mong muốn ích kỷ của ngươi hay lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Nếu ý định và tư tưởng của ngươi phù hợp với lẽ thật, thì ngươi có thể thực hiện bổn phận đúng với suy nghĩ của ngươi; tuy nhiên, nếu chúng không phù hợp với lẽ thật, thì ngươi phải nhanh chóng quay lại và từ bỏ con đường đó. Con đường đó không đúng, và ngươi không thể thực hành theo cách đó; nếu ngươi tiếp tục đi trên con đường đó, thì cuối cùng ngươi sẽ phạm tội ác.
Trích từ “Cách trải nghiệm lời Đức Chúa Trời trong bổn phận của con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 577
Có một nguyên tắc cơ bản cho việc Chúa của muôn loài thọ tạo đối xử với các loài thọ tạo, đây cũng là nguyên tắc cao nhất. Cách Ngài đối xử với các loài thọ tạo hoàn toàn dựa trên kế hoạch quản lý của Ngài và theo các yêu cầu của Ngài; Ngài không cần hỏi ý kiến bất kỳ một ai và Ngài cũng không cần bất kỳ một ai đồng ý với Ngài. Ngài làm bất kỳ điều gì Ngài nên làm và bất kỳ cách nào Ngài nên đối xử với mọi người, và cho dù Ngài làm gì hay đối xử với mọi người như thế nào thì hết thảy đều tuân theo các nguyên tắc làm việc của Chúa của muôn loài thọ tạo. Là một loài thọ tạo, điều duy nhất cần làm là đầu phục; không nên có sự lựa chọn nào khác. Điều này cho thấy gì? Nó cho thấy rằng Chúa của muôn loài thọ tạo sẽ luôn luôn là Chúa của muôn loài thọ tạo; Ngài có quyền năng và đủ tư cách để sắp đặt và cai trị bất kỳ loài thọ tạo nào Ngài muốn mà không cần lý do để làm điều đó. Đây là thẩm quyền của Ngài. Không một ai trong số các loài thọ tạo, trong chừng mực họ là những loài thọ tạo, có quyền năng hoặc đủ tư cách để đưa ra phán xét về việc Đấng Tạo Hóa nên hành động như thế nào hoặc liệu những gì Ngài làm là đúng hay sai, cũng không có bất kỳ loài thọ tạo nào đủ điều kiện để lựa chọn xem họ có nên được Chúa của muôn loài thọ tạo cai trị, sắp đặt, hay định đoạt hay không. Tương tự như vậy, không một loài thọ tạo nào có đủ tư cách để lựa chọn việc chúng được cai trị và định đoạt bởi Chúa của muôn loài thọ tạo như thế nào. Đây là lẽ thật cao nhất. Dù cho Chúa của muôn loài thọ tạo đã làm gì với những loài thọ tạo của Ngài, và dù cho Ngài đã làm điều đó như thế nào thì con người mà Ngài đã tạo ra chỉ nên làm một việc: Tìm kiếm, đầu phục, biết và chấp nhận thực tế này, thực tế mà đã được thiết lập bởi Chúa của muôn loài thọ tạo. Kết quả cuối cùng sẽ là Chúa của muôn loài thọ tạo hoàn thành được kế hoạch quản lý của Ngài và hoàn tất công tác của Ngài, khiến cho kế hoạch quản lý của Ngài tiến triển mà không gặp bất kỳ trở ngại nào; trong khi đó, bởi vì các loài thọ tạo đã chấp nhận quy tắc và sự sắp xếp của Đấng Tạo Hóa, và đã đầu phục quy tắc và sự sắp xếp của Ngài, nên họ sẽ có được lẽ thật, hiểu được ý muốn của Đấng Tạo Hóa và biết được tâm tính của Ngài. Vẫn còn một nguyên tắc nữa Ta phải nói cho các ngươi biết: Dù cho Đấng Tạo Hóa làm gì, dù Ngài có biểu hiện như thế nào và dù điều Ngài làm là một việc lớn hay việc nhỏ, thì Ngài vẫn là Đấng Tạo Hóa; trong khi hết thảy loài người mà Ngài tạo ra, bất kể họ đã làm những gì và bất kể họ có thể có tài và được ưu ái đến đâu, thì họ vẫn là loài thọ tạo. Đối với loài người thọ tạo, cho dù họ đã nhận được bao nhiêu ân điển và bao nhiêu phước lành từ Đấng Tạo Hóa, hay bao nhiêu lòng thương xót, nhân ái, hay nhân từ thì họ cũng không nên cho rằng bản thân mình nổi trội hơn số đông, hoặc nghĩ rằng họ có thể đứng ngang hàng với Đức Chúa Trời và rằng họ đã trở nên có thứ hạng cao trong số những loài thọ tạo. Bất kể Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi bao nhiêu ân tứ, hay Ngài đã ban cho ngươi bao nhiêu ân điển, hay Ngài đã đối xử với ngươi tốt như thế nào, hay Ngài đã ban cho ngươi một vài tài năng đặc biệt, thì không điều gì trong số này là tài sản của ngươi. Ngươi là một loài thọ tạo và do đó ngươi sẽ mãi mãi là một loài thọ tạo. Ngươi đừng bao giờ nghĩ rằng: “Tôi là một đứa trẻ được yêu chiều trong tay của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ không giơ tay đánh tôi. Đức Chúa Trời sẽ luôn có thái độ yêu thương, chăm sóc và âu yếm dịu dàng đối với tôi, bằng những lời thì thầm ấm áp của sự an ủi và khích lệ”. Trái lại, trong mắt của Đấng Tạo Hóa, ngươi cũng giống như hết thảy các loài thọ tạo khác; Đức Chúa Trời có thể sử dụng ngươi theo ý Ngài muốn, và cũng có thể sắp đặt ngươi theo ý Ngài muốn, và Ngài có thể sắp xếp theo ý Ngài để ngươi đóng mọi vai trò giữa mọi loại người, sự vật, và sự việc. Đây là sự hiểu biết mà mọi người nên có và là lương tri mà họ nên sở hữu. Nếu một người có thể hiểu và chấp nhận những lời này, thì mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời sẽ phát triển bình thường hơn, và họ sẽ thiết lập một mối quan hệ hợp lý nhất với Ngài; nếu một người có thể hiểu và chấp nhận những lời này, họ sẽ xác định vị trí của mình một cách thích hợp, đứng đúng vị trí đó và giữ bổn phận của mình.
Trích từ “Chỉ bằng cách tìm kiếm lẽ thật thì con người mới có thể biết đến những việc làm của Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 578
Việc biết Đức Chúa Trời phải được thực hiện qua việc đọc và hiểu lời Đức Chúa Trời. Một số người nói: “Tôi chưa nhìn thấy Đức Chúa Trời nhập thể, vậy thì tôi nên biết Đức Chúa Trời như thế nào?” Thực ra, lời Đức Chúa Trời là một sự bày tỏ về tâm tính của Ngài. Từ lời Đức Chúa Trời, ngươi có thể thấy được tình yêu thương và sự cứu rỗi của Ngài dành cho con người, cũng như phương pháp Ngài cứu rỗi họ… Điều này là bởi vì lời Đức Chúa Trời được bày tỏ bởi chính Ngài, không phải do con người viết ra. Chúng đã được Đức Chúa Trời đích thân bày tỏ; Chính Đức Chúa Trời đang bày tỏ lời của chính Ngài và tiếng nói nội tâm của Ngài. Tại sao chúng được gọi là lời từ trái tim? Chính vì chúng được thốt ra từ tận đáy lòng, và bày tỏ tâm tính của Ngài, ý muốn của Ngài, suy nghĩ của Ngài, tình yêu thương của Ngài đối với nhân loại, sự cứu rỗi của Ngài đối với nhân loại, và sự kỳ vọng của Ngài đối với nhân loại… Những lời phán của Đức Chúa Trời bao gồm những lời gay gắt, những lời dịu dàng và ân cần quan tâm, cũng như một số lời mặc khải không theo sự mong muốn của con người. Nếu ngươi chỉ nhìn vào những lời mặc khải, thì ngươi có thể cảm thấy rằng Đức Chúa Trời khá nghiêm khắc. Nếu ngươi chỉ nhìn vào những lời dịu dàng, thì ngươi có thể cảm thấy rằng Đức Chúa Trời không có nhiều thẩm quyền lắm. Do đó ngươi không nên đưa chúng ra khỏi ngữ cảnh; mà hãy xem xét chúng từ mọi góc độ. Đôi khi Đức Chúa Trời phán từ góc độ dịu dàng và nhân từ, và lúc ấy mọi người thấy được tình yêu thương của Ngài dành cho nhân loại; đôi khi Ngài phán từ một quan điểm rất nghiêm khắc, và lúc ấy mọi người nhìn thấy tâm tính của Ngài, là tâm tính sẽ không bao giờ dung thứ cho sự xúc phạm. Con người bẩn thỉu một cách tồi tệ, và không xứng đáng được nhìn thấy diện mạo của Đức Chúa Trời hoặc đến trước Ngài. Việc mọi người giờ đây được phép đến trước Ngài hoàn toàn là bởi ân điển của Ngài. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy qua cách Ngài làm việc và ý nghĩa của công tác của Ngài. Mọi người vẫn có thể thấy những điều này trong lời Đức Chúa Trời, ngay cả khi không có bất kỳ sự tiếp xúc trực tiếp nào từ Ngài. Khi ai đó thật sự biết Đức Chúa Trời đến tiếp xúc với Đấng Christ, thì cuộc gặp gỡ giữa họ với Đấng Christ có thể tương đương với sự hiểu biết hiện có của họ về Đức Chúa Trời; tuy nhiên, khi một người chỉ có sự hiểu biết về mặt lý thuyết gặp gỡ Đức Chúa Trời, thì họ không thể nhìn thấy sự tương quan. Khía cạnh này của lẽ thật là khía cạnh sâu sắc nhất của những lẽ mầu nhiệm; rất khó mà hiểu thấu. Hãy đúc kết những lời của Đức Chúa Trời về lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể, nhìn chúng từ mọi góc độ, sau đó hãy cùng nhau cầu nguyện, suy ngẫm và thông công nhiều hơn về khía cạnh này của lẽ thật. Khi làm như vậy, ngươi sẽ có thể nhận được sự khai sáng của Đức Thánh Linh và bắt đầu hiểu ra. Bởi vì con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với Đức Chúa Trời, nên họ phải dựa vào kiểu trải nghiệm này để dò dẫm bước đi và bước vào từng chút một để có được sự hiểu biết thật về Đức Chúa Trời.
Trích từ “Cách để biết Đức Chúa Trời nhập thể” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 579
Biết Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Có nghĩa là có thể hiểu được niềm vui, nỗi buồn, sự giận dữ và vui sướng của Ngài, và bởi đó biết tâm tính Ngài – đây là thật sự biết Đức Chúa Trời. Ngươi tuyên bố rằng ngươi đã nhìn thấy Ngài, nhưng ngươi không hiểu được niềm vui, nỗi buồn, sự giận dữ và vui sướng của Ngài và ngươi không hiểu được tâm tính của Ngài. Ngươi cũng không hiểu sự công chính của Ngài cũng như lòng thương xót của Ngài, ngươi cũng không biết Ngài thích gì hay Ngài ghê tởm những gì. Đây không phải là sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Do đó, một số người có thể đi theo Đức Chúa Trời nhưng không nhất thiết có thể thực sự tin vào Ngài; sự khác biệt nằm ở đây. Nếu ngươi biết Đức Chúa Trời, hiểu Ngài và có thể hiểu được một vài ý muốn của Ngài, thì ngươi có thể thực sự tin vào Ngài, thực sự đầu phục Ngài, thực sự yêu kính Ngài và thực sự thờ phụng Ngài. Nếu ngươi không hiểu những điều này, thì ngươi chỉ là một kẻ bắt chước chạy theo và xuôi theo dòng. Điều đó không thể được gọi là sự đầu phục thực sự hoặc sự thờ phụng thực sự. Sự thờ phụng thực sự diễn ra như thế nào? Không có ngoại lệ, tất cả những ai thực sự biết Đức Chúa Trời thờ phụng và tôn kính Ngài bất cứ khi nào họ thấy Ngài; hết thảy họ buộc phải cúi đầu và thờ phụng Ngài. Hiện tại, trong khi Đức Chúa Trời nhập thể đang làm việc, mọi người càng hiểu về tâm tính của Ngài và về việc Ngài có và là gì, họ sẽ càng trân trọng những điều này và họ sẽ càng tôn kính Ngài. Nói chung, con người càng ít hiểu biết, họ càng bất cẩn và vì thế họ xem Đức Chúa Trời là con người. Nếu mọi người thực sự biết và nhìn thấy Đức Chúa Trời, họ sẽ run sợ. “Ðấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài” – tại sao Giăng đã nói điều này? Mặc dù tận sâu thẳm ông không có một sự hiểu biết sâu sắc nào, nhưng ông biết rằng Đức Chúa Trời đáng kính sợ. Ngày nay có bao nhiêu người có khả năng tôn kính Đức Chúa Trời? Nếu họ không biết tâm tính của Đức Chúa Trời, thì làm sao họ có thể tôn kính Ngài? Mọi người không biết bản chất của Đấng Christ cũng như không hiểu về tâm tính của Đức Chúa Trời, họ càng không thể thực sự thờ phụng Đức Chúa Trời. Nếu họ chỉ nhìn thấy hình dáng bên ngoài tầm thường và bình thường của Đấng Christ, nhưng không biết bản chất của Ngài, thì họ dễ dàng coi Đấng Christ như là một người bình thường. Họ có thể có một thái độ bất kính đối với Ngài và có thể lừa dối Ngài, chống lại Ngài, không vâng lời Ngài và phán xét Ngài. Họ có thể tự cho mình là đúng và không coi trọng lời nói của Ngài; họ thậm chí có thể nảy sinh các quan niệm, lên án và báng bổ chống lại Đức Chúa Trời. Để giải quyết những vấn đề này, người ta phải biết bản chất và thần tính của Đấng Christ. Đây là khía cạnh chính của việc biết đến Đức Chúa Trời; đó là những gì mọi người tin vào Đức Chúa Trời thực tế phải bước vào và đạt được.
Trích từ “Cách để biết Đức Chúa Trời nhập thể” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt