Lẽ mầu nhiệm về Kinh Thánh

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 265

Trong nhiều năm, phương tiện tín ngưỡng truyền thống của mọi người (của Cơ Đốc giáo, một trong ba tôn giáo chính của thế giới) đã là đọc Kinh Thánh; rời khỏi Kinh Thánh không phải là một niềm tin vào Chúa, rời khỏi Kinh Thánh là tà giáo và dị giáo, và ngay cả khi mọi người đọc các sách khác, thì nền tảng của các sách này phải là sự giải nghĩa Kinh Thánh. Điều đó có nghĩa là, nếu ngươi tin vào Chúa, thì ngươi phải đọc Kinh Thánh, và ngoài Kinh Thánh, ngươi không được tôn sùng bất kỳ quyển sách nào không liên quan đến Kinh Thánh. Nếu ngươi làm như vậy, thì ngươi đang phản bội Đức Chúa Trời. Từ khi có Kinh Thánh, niềm tin vào Chúa của mọi người đã là niềm tin vào Kinh Thánh. Thay vì nói mọi người tin vào Chúa, tốt hơn nên nói họ tin vào Kinh Thánh; thay vì nói họ đã bắt đầu đọc Kinh Thánh, tốt hơn nên nói họ đã bắt đầu tin vào Kinh Thánh; và thay vì nói họ đã trở lại trước nhan Chúa, sẽ tốt hơn khi nói rằng họ đã trở lại trước Kinh Thánh. Theo cách này, mọi người thờ phượng Kinh Thánh như thể nó là Đức Chúa Trời, như thể nó là huyết mạch của mình, và mất nó cũng giống như mất đi mạng sống của mình. Mọi người xem Kinh Thánh cao bằng Đức Chúa Trời, và thậm chí có những người còn xem nó cao hơn cả Đức Chúa Trời. Nếu mọi người không có công tác của Đức Thánh Linh, nếu họ không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời, họ có thể tiếp tục sống – nhưng ngay khi họ mất đi Kinh Thánh, hoặc mất đi những chương và câu nói nổi tiếng từ Kinh Thánh, thì như thể họ đã mất đi mạng sống của mình vậy. Và vì thế, ngay khi mọi người tin vào Chúa, họ bắt đầu đọc Kinh Thánh và ghi nhớ Kinh Thánh, và họ càng có thể nhớ nhiều Kinh Thánh, điều này càng chứng tỏ họ yêu mến Chúa và có đức tin lớn. Những người đã đọc Kinh Thánh và có thể nói về nó cho người khác đều là những anh chị em thiện lành. Trong suốt những năm qua, đức tin và lòng trung thành với Chúa của mọi người đã được đo lường theo mức độ hiểu biết của họ về Kinh Thánh. Hầu hết mọi người chỉ đơn giản là không hiểu tại sao họ nên tin vào Đức Chúa Trời, cũng như làm thế nào để tin vào Đức Chúa Trời, và không làm gì ngoài việc mù quáng tìm kiếm những manh mối để giải mã các chương Kinh Thánh. Mọi người chưa bao giờ theo đuổi phương hướng công tác của Đức Thánh Linh; bấy lâu nay, họ đã không làm gì ngoài việc nghiên cứu và tìm hiểu Kinh Thánh một cách tuyệt vọng, và chưa ai từng tìm thấy công tác mới hơn của Đức Thánh Linh bên ngoài Kinh Thánh. Chưa ai từng rời khỏi Kinh Thánh, và họ chưa bao giờ dám làm như vậy. Mọi người đã nghiên cứu Kinh Thánh ngần ấy năm, họ đã đưa ra rất nhiều lời giải nghĩa, và thực hiện rất nhiều công tác; họ cũng có nhiều ý kiến khác nhau về Kinh Thánh mà họ tranh luận không ngừng, đến nỗi hơn hai nghìn giáo phái khác nhau đã được hình thành ngày nay. Tất cả họ đều muốn tìm một số lời giải nghĩa đặc biệt, hoặc những lẽ mầu nhiệm sâu xa hơn trong Kinh Thánh, họ muốn khám phá nó, và muốn tìm thấy trong đó nền tảng cho công tác của Đức Giê-hô-va tại Y-sơ-ra-ên, hoặc nền tảng cho công tác của Jêsus tại Giu-đê, hoặc nhiều hơn những lẽ mầu nhiệm mà không ai khác biết được. Cách tiếp cận Kinh Thánh của mọi người là thông qua sự ám ảnh và đức tin, và không ai có thể hoàn toàn biết rõ về câu chuyện bên trong hay thực chất của Kinh Thánh. Vì vậy ngày nay, mọi người vẫn có một cảm giác kinh ngạc khó tả khi nói đến Kinh Thánh, và họ thậm chí còn bị ám ảnh hơn về nó, và còn có niềm tin hơn vào nó. Ngày nay, mọi người đều muốn tìm ra những lời tiên tri về công tác của thời kỳ sau rốt trong Kinh Thánh, họ muốn khám phá công tác nào Đức Chúa Trời làm trong thời kỳ sau rốt và có những dấu chỉ nào cho thời kỳ sau rốt. Theo cách này, việc tôn thờ Kinh Thánh của họ trở nên sốt sắng hơn, và càng đến gần thời kỳ sau rốt, họ càng tin tưởng mù quáng vào những lời tiên tri của Kinh Thánh, đặc biệt là những lời tiên tri về thời kỳ sau rốt. Với niềm tin mù quáng vào Kinh Thánh như vậy, với sự tin cậy vào Kinh Thánh như vậy, họ không khao khát tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh. Theo quan niệm của mọi người, họ nghĩ rằng chỉ Kinh Thánh mới có thể mang lại công tác của Đức Thánh Linh; chỉ trong Kinh Thánh, họ mới có thể tìm thấy những dấu chân của Đức Chúa Trời; chỉ trong Kinh Thánh mới ẩn chứa những lẽ mầu nhiệm trong công tác của Đức Chúa Trời; chỉ Kinh Thánh – mà không phải những quyển sách hay con người nào khác – mới có thể làm sáng tỏ mọi điều về Đức Chúa Trời và toàn bộ công tác của Ngài; Kinh Thánh có thể mang công tác của thiên đàng xuống trần gian; và Kinh Thánh có thể vừa bắt đầu, vừa kết thúc các thời đại. Với những quan niệm này, mọi người không có khuynh hướng tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh. Vì vậy, bất kể Kinh Thánh hữu ích với mọi người như thế nào trong quá khứ, nó đã trở thành một trở ngại cho công tác mới nhất của Đức Chúa Trời. Không có Kinh Thánh, mọi người có thể tìm kiếm dấu chân của Đức Chúa Trời ở nơi khác, nhưng ngày nay, dấu chân của Ngài đã chứa đựng trong Kinh Thánh, và việc mở rộng công tác mới nhất của Ngài đã trở nên khó khăn gấp đôi, và là một cuộc đấu tranh cam go. Tất cả đều do những chương và câu nói nổi tiếng từ Kinh Thánh, cũng như những lời tiên tri khác nhau của Kinh Thánh. Kinh Thánh đã trở thành một ngẫu tượng trong tâm trí của mọi người, nó đã trở thành một bí ẩn trong trí não họ, và họ đơn giản là không thể tin rằng Đức Chúa Trời có thể làm việc bên ngoài Kinh Thánh, họ không thể tin rằng mọi người có thể tìm thấy Đức Chúa Trời ở ngoài Kinh Thánh, họ càng không thể tin rằng Đức Chúa Trời có thể rời khỏi Kinh Thánh trong công tác cuối cùng và bắt đầu lại. Điều này là không tưởng đối với mọi người; họ không thể tin vào điều đó, và họ cũng không thể tưởng tượng được điều đó. Kinh Thánh đã trở thành một trở ngại to lớn cho việc mọi người chấp nhận công tác mới của Đức Chúa Trời, và một khó khăn cho việc Đức Chúa Trời mở rộng công tác mới này.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 266

Sau khi Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác của Thời đại Luật pháp, Cựu Ước ra đời, và đó chính là lúc mọi người bắt đầu đọc Kinh thánh. Sau khi Jêsus đến, Ngài đã thực hiện công tác của Thời đại Ân điển, và các sứ đồ của Ngài đã viết Tân Ước. Theo đó mà Cựu Ước và Tân Ước của Kinh Thánh ra đời, và thậm chí cho đến ngày nay, tất cả những ai tin vào Đức Chúa Trời đều đã và đang đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh là một sách lịch sử. Tất nhiên, nó cũng chứa đựng một số tiên báo của các tiên tri, và sự tiên báo như thế chẳng thể nào là lịch sử. Kinh Thánh bao gồm một số phần – không chỉ có lời tiên tri, hoặc chỉ có công tác của Đức Giê-hô-va, cũng không chỉ có các thư tín của Phao-lô. Ngươi phải biết Kinh Thánh gồm bao nhiêu phần; Cựu Ước gồm có Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký…, và còn có các sách tiên tri mà các tiên tri đã viết. Cuối cùng, Cựu Ước kết thúc với sách Ma-la-chi. Nó ghi lại công tác của Thời đại Luật pháp, được dẫn dắt bởi Đức Giê-hô-va; từ Sáng thế ký đến sách Ma-la-chi, đó là một bản ghi chép toàn diện về tất cả công tác của Thời đại Luật pháp. Nghĩa là, Cựu Ước ghi lại mọi điều từng được kinh qua bởi những người đã được Đức Giê-hô-va hướng dẫn trong Thời đại Luật pháp. Trong Thời đại Luật pháp Cựu Ước, số lượng lớn các tiên tri được Đức Giê-hô-va dấy lên đã nói tiên tri cho Ngài, họ đã đưa ra những chỉ dẫn cho các chi phái và các nước khác nhau, và đã tiên báo về công tác Đức Giê-hô-va sẽ làm. Tất cả những người đã được dấy lên này đều được Đức Giê-hô-va ban cho Thần tiên tri: Họ có thể nhìn thấy các khải tượng từ Đức Giê-hô-va, và nghe thấy tiếng Ngài, và do đó, họ đã được Ngài soi dẫn và viết lời tiên tri. Công tác họ đã làm là sự bày tỏ tiếng phán của Đức Giê-hô-va, sự bày tỏ lời tiên tri của Đức Giê-hô-va, và công tác của Đức Giê-hô-va thời điểm đó chỉ đơn giản là hướng dẫn mọi người sử dụng Thần; Ngài đã không trở nên xác thịt, và mọi người chẳng hề thấy dung nhan Ngài. Do đó, Ngài đã dấy lên nhiều tiên tri để thực hiện công tác của Ngài, và đã ban cho họ những lời sấm mà họ đã truyền lại cho mọi chi phái và chi tộc của Y-sơ-ra-ên. Công việc của họ là nói tiên tri, và một vài người trong số họ đã viết ra những chỉ dẫn của Đức Giê-hô-va với họ cho những người khác xem. Đức Giê-hô-va đã dấy lên những người này để nói tiên tri, để tiên báo về công tác của tương lai hoặc công tác vẫn còn phải hoàn thành trong thời gian đó, hầu cho mọi người có thể thấy được sự kỳ diệu và khôn ngoan của Đức Giê-hô-va. Các sách tiên tri này hoàn toàn khác các sách khác của Kinh Thánh; chúng là những lời được nói hoặc viết ra bởi những người đã được ban cho Thần tiên tri – bởi những người đã nhận được các khải tượng hoặc tiếng phán từ Đức Giê-hô-va. Ngoại trừ các sách tiên tri, mọi thứ khác trong Cựu Ước đều được hợp thành từ những bản ghi chép do con người viết ra sau khi Đức Giê-hô-va đã hoàn thành công tác của Ngài. Các sách này không thể thay thế cho sự tiên báo được nói bởi các vị tiên tri do Đức Giê-hô-va dấy lên, giống như Sáng thế ký và Xuất Ê-díp-tô ký không thể so sánh với sách Ê-sai và sách Đa-ni-ên. Những lời tiên tri đã được nói ra trước khi công tác được thực hiện; trong khi đó, các sách khác được viết ra sau khi công tác đã được hoàn thành, đó là điều con người có khả năng làm. Các tiên tri thời đó đã được Đức Giê-hô-va soi dẫn và đã nói một số lời tiên tri, họ đã nói nhiều điều, và họ đã tiên tri những điều của Thời đại Ân điển, cũng như sự hủy diệt thế giới trong thời kỳ sau rốt – công tác mà Đức Giê-hô-va đã lên kế hoạch thực hiện. Tất cả các sách còn lại đều ghi lại công tác được Đức Giê-hô-va thực hiện tại Y-sơ-ra-ên. Do đó, khi ngươi đọc Kinh Thánh, ngươi chủ yếu đang đọc về những gì Đức Giê-hô-va đã làm tại Y-sơ-ra-ên; Cựu Ước của Kinh Thánh chủ yếu ghi lại công tác của Đức Giê-hô-va trong việc dẫn dắt Y-sơ-ra-ên, việc Ngài dùng Môi-se để dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô, người đã giải thoát cho họ khỏi xiềng xích của Pha-ra-ôn, và đã đưa họ ra ngoài đồng vắng, sau đó họ đã bước vào Ca-na-an và mọi thứ sau đó là cuộc sống của họ tại Ca-na-an. Tất cả ngoại trừ điều này đều được hợp thành từ những bản ghi chép về công tác của Đức Giê-hô-va trên khắp Y-sơ-ra-ên. Mọi thứ được ghi lại trong Cựu Ước là công tác của Đức Giê-hô-va tại Y-sơ-ra-ên, đó là công tác Đức Giê-hô-va đã làm tại vùng đất nơi Ngài đã dựng nên A-đam và Ê-va. Từ khi Đức Chúa Trời chính thức bắt đầu dẫn dắt dân chúng trên đất sau thời Nô-ê, tất cả những gì được ghi lại trong Cựu Ước là công tác của Y-sơ-ra-ên. Và tại sao không có bất kỳ công tác nào bên ngoài Y-sơ-ra-ên được ghi lại? Bởi vì xứ Y-sơ-ra-ên là cái nôi của nhân loại. Ban đầu, không có quốc gia nào khác ngoài Y-sơ-ra-ên, và Đức Giê-hô-va đã không làm việc ở bất kỳ nơi nào khác. Như thế, những gì được ghi lại trong Cựu Ước của Kinh Thánh hoàn toàn là công tác của Đức Chúa Trời tại Y-sơ-ra-ên lúc đó. Những lời được nói ra bởi các tiên tri, bởi Ê-sai, Đa-ni-ên, Giê-rê-mi, và Ê-xê-chi-ên… những lời của họ tiên báo về công tác khác của Ngài trên đất, chúng tiên báo về công tác của chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này đều đã đến từ Đức Chúa Trời, đó là công tác của Đức Thánh Linh, và ngoài các sách của các tiên tri này, mọi thứ khác đều là một bản ghi chép về những kinh nghiệm của con người về công tác của Đức Giê-hô-va tại thời điểm đó.

Công tác sáng thế đã diễn ra trước khi có loài người, nhưng sách Sáng thế ký chỉ xuất hiện sau khi có loài người; đó là một sách được viết bởi Môi-se trong Thời đại Luật pháp. Nó giống như những gì đang diễn ra giữa các ngươi ngày nay: Sau khi mọi chuyện xảy ra, các ngươi ghi lại chúng để cho con người trong tương lai xem, và đối với con người trong tương lai, những gì các ngươi đã ghi lại là những điều đã xảy ra trong quá khứ – chúng chỉ là lịch sử không hơn. Những điều được ghi lại trong Cựu Ước là công tác của Đức Giê-hô-va tại Y-sơ-ra-ên, và những điều được ghi lại trong Tân Ước là công tác của Jêsus trong Thời đại Ân điển; chúng ghi lại công tác được Đức Chúa Trời thực hiện trong hai thời đại khác nhau. Cựu Ước ghi lại công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp, và do đó, Cựu Ước là một sách lịch sử, trong khi Tân Ước là sản phẩm của công tác trong Thời đại Ân điển. Khi công tác mới bắt đầu, Tân Ước cũng đã trở nên lỗi thời – và do đó, Tân Ước cũng là một sách lịch sử. Tất nhiên, Tân Ước không mang tính hệ thống như Cựu Ước, cũng không ghi lại nhiều điều như thế. Tất cả mọi lời được phán bởi Đức Giê-hô-va đều được ghi lại trong Cựu Ước của Kinh Thánh, trong khi chỉ có một số lời của Jêsus được ghi lại trong Bốn Sách Phúc Âm. Tất nhiên, Jêsus cũng đã làm rất nhiều việc, nhưng những việc đó đã không được ghi lại chi tiết. Có ít ghi chép hơn trong Tân Ước vì lượng công tác Jêsus đã làm; lượng công tác Ngài đã làm trong ba năm rưỡi trên đất và công việc của các sứ đồ ít hơn nhiều so với công tác của Đức Giê-hô-va. Và do đó, có ít sách trong Tân Ước hơn Cựu Ước.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 267

Kinh Thánh là loại sách nào? Cựu Ước là công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp. Cựu Ước của Kinh Thánh ghi lại tất cả công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp và công tác sáng thế của Ngài. Tất cả đều ghi lại công tác do Đức Giê-hô-va thực hiện, và cuối cùng kết thúc các bản ký thuật về công tác của Đức Giê-hô-va bằng sách Ma-la-chi. Cựu Ước ghi lại hai phần công tác được Đức Chúa Trời thực hiện: Một phần là công tác sáng thế, và một phần là việc ban hành luật pháp. Cả hai đều là công tác đã được Đức Giê-hô-va thực hiện. Thời đại Luật pháp đại diện cho công tác dưới danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời; đó là toàn bộ công tác đã được thực hiện chủ yếu dưới danh Đức Giê-hô-va. Do đó, Cựu Ước ghi lại công tác của Đức Giê-hô-va, và Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus, là công tác đã được thực hiện chủ yếu dưới danh Jêsus. Ý nghĩa của danh Jêsus và công tác Ngài đã làm hầu hết đều được ghi lại trong Tân Ước. Trong Thời đại Luật pháp Cựu Ước, Đức Giê-hô-va đã xây dựng đền thờ và bàn thờ tại Y-sơ-ra-ên, Ngài đã hướng dẫn cuộc sống của dân Y-sơ-ra-ên trên đất, chứng tỏ rằng họ là dân sự được Ngài chọn, là nhóm người đầu tiên Ngài đã lựa chọn trên đất và là những người hợp lòng chính Ngài, nhóm đầu tiên Ngài đã đích thân dẫn dắt. Mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên là những người được Đức Giê-hô-va chọn đầu tiên, và vì thế Ngài đã luôn làm việc nơi họ, cho đến khi công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp kết thúc. Giai đoạn công tác thứ hai là công tác của Thời đại Ân điển của Tân Ước, và nó đã được thực hiện giữa những người Do Thái, giữa một trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên. Phạm vi của công tác này nhỏ hơn vì Jêsus là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt. Jêsus đã chỉ làm việc trong khắp xứ Giu-đê, và đã chỉ làm công tác trong ba năm rưỡi; do đó, những gì được ghi lại trong Tân Ước còn xa mới có thể vượt qua số lượng công tác được ghi lại trong Cựu Ước.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 268

Nếu ngươi muốn thấy công tác của Thời đại Luật pháp, và muốn thấy dân Y-sơ-ra-ên đã đi theo con đường của Đức Giê-hô-va ra sao, thì ngươi phải đọc Cựu Ước; nếu ngươi muốn hiểu công tác của Thời đại Ân điển, thì ngươi phải đọc Tân Ước. Nhưng làm thế nào để ngươi thấy được công tác của thời kỳ sau rốt? Ngươi phải chấp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời của ngày nay, và bước vào công tác của ngày nay, vì đây là công tác mới, và chưa từng được ai ghi lại trước đây trong Kinh Thánh. Ngày nay, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và tuyển lựa những người được chọn khác tại Trung Quốc. Đức Chúa Trời làm việc nơi những người này, Ngài tiếp tục công tác của Ngài trên đất, và tiếp tục từ công tác của Thời đại Ân điển. Công tác của ngày nay là một con đường mà con người chưa bao giờ đi, và một con đường chưa ai từng thấy. Đó là công tác chưa từng được thực hiện trước đây – đó là công tác mới nhất của Đức Chúa Trời trên đất. Do đó, công tác chưa từng được thực hiện trước đây không phải là lịch sử, bởi vì hiện tại là hiện tại, và vẫn chưa trở thành quá khứ. Mọi người không biết rằng Đức Chúa Trời đã thực hiện công tác mới hơn, vĩ đại hơn trên đất, và ở bên ngoài Y-sơ-ra-ên, rằng công tác đó đã vượt ra ngoài phạm vi Y-sơ-ra-ên, và vượt ra ngoài sự tiên báo của các tiên tri, rằng đó là công tác mới và kỳ diệu bên ngoài những lời tiên tri, là công tác mới hơn vượt ra khỏi Y-sơ-ra-ên, và là công tác mọi người không thể nhận thức hay tưởng tượng được. Làm sao Kinh Thánh có thể chứa đựng các bản ghi chép rõ ràng về công tác như thế? Ai đã có thể ghi lại trước từng chút một công tác của ngày nay, không bỏ sót? Ai đã có thể ghi lại công tác lớn hơn, khôn ngoan hơn, bất chấp quy ước này, trong cuốn sách cũ mốc đó? Công tác của ngày nay không phải là lịch sử, và như vậy, nếu ngươi muốn đi trên con đường mới của ngày nay, thì ngươi phải rời khỏi Kinh Thánh, ngươi phải vượt ra khỏi các sách tiên tri hoặc sách lịch sử trong Kinh Thánh. Chỉ khi đó, ngươi mới có thể đi đúng con đường mới, và chỉ khi đó, ngươi mới có thể bước vào cõi mới và công tác mới. Ngươi phải hiểu tại sao ngày nay ngươi được yêu cầu không đọc Kinh Thánh, tại sao có một công tác khác tách biệt với Kinh Thánh, tại sao Đức Chúa Trời không tìm kiếm sự thực hành mới hơn, chi tiết hơn trong Kinh Thánh, và tại sao thay vào đó lại có công tác lớn hơn bên ngoài Kinh Thánh. Đây là tất cả những gì các ngươi nên hiểu. Ngươi phải biết sự khác biệt giữa công tác cũ và mới, và mặc dù ngươi không đọc Kinh Thánh, nhưng ngươi vẫn phải có thể mổ xẻ nó; nếu không, ngươi vẫn sẽ tôn thờ Kinh Thánh, và sẽ khó để ngươi bước vào công tác mới và trải qua những thay đổi mới. Vì có một con đường cao hơn, tại sao lại nghiên cứu con đường thấp, lỗi thời đó? Vì có những lời phán mới hơn và công tác mới hơn, tại sao lại sống giữa những bản ghi chép lịch sử cũ kỹ? Những lời phán mới có thể chu cấp cho ngươi, điều chứng tỏ đây là công tác mới; các bản ghi chép cũ không thể thỏa mãn ngươi, hay đáp ứng những nhu cầu hiện tại của ngươi, điều chứng tỏ chúng là lịch sử, chứ không phải là công tác ngay lúc này đây. Con đường cao nhất là công tác mới nhất, và với công tác mới, cho dù con đường của quá khứ cao đến đâu, nó chỉ là lịch sử mà con người đang nhìn lại, và cho dù nó có giá trị tham khảo, nó vẫn là con đường cũ. Mặc dù nó được ghi lại trong “sách thánh”, nhưng con đường cũ là lịch sử; mặc dù không có bản ghi chép nào về con đường mới trong “sách thánh”, nhưng nó thuộc về hiện tại. Con đường này có thể cứu rỗi ngươi, và con đường này có thể thay đổi ngươi, vì đây là công tác của Đức Thánh Linh.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 269

Kinh Thánh là một sách lịch sử, và nếu ngươi đã ăn uống Cựu Ước trong Thời đại Ân điển – nếu trong suốt Thời đại Ân điển, ngươi đã đưa vào thực hành những điều được đòi hỏi trong thời của Cựu Ước – thì Jêsus hẳn đã chối bỏ ngươi và kết tội ngươi; nếu ngươi đã áp dụng Cựu Ước vào công tác của Jêsus, thì ngươi hẳn đã là một người Pha-ri-si. Nếu ngày nay, ngươi kết hợp Cựu Ước và Tân Ước lại để ăn uống và thực hành, thì Đức Chúa Trời của ngày nay sẽ kết tội ngươi; ngươi sẽ bị tụt lại phía sau công tác ngày nay của Đức Thánh Linh! Nếu ngươi ăn uống Cựu Ước và Tân Ước, thì ngươi ở ngoài dòng chảy của Đức Thánh Linh! Trong thời của Jêsus, Jêsus đã dẫn dắt dân Do Thái và tất cả những người theo Ngài dựa theo công tác của Đức Thánh Linh trong Ngài vào thời điểm đó. Ngài đã không lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho những gì Ngài làm, mà phán theo công tác của Ngài; Ngài đã không chú ý đến những gì Kinh Thánh nói, và Ngài cũng không tìm kiếm trong Kinh Thánh một con đường để dẫn dắt các môn đệ của Ngài. Ngay từ khi bắt đầu công tác, Ngài đã rao truyền con đường ăn năn – một từ hoàn toàn không được đề cập trong các lời tiên tri của Cựu Ước. Ngài không những không hành động theo Kinh Thánh, mà Ngài còn dẫn dắt một con đường mới, và làm công tác mới. Không bao giờ Ngài nhắc đến Kinh Thánh khi rao giảng. Trong Thời đại Luật pháp, không ai từng có thể làm các phép lạ của Ngài trong việc chữa lành người bệnh và đuổi quỷ. Vậy nên, công tác của Ngài, những lời dạy dỗ của Ngài, thẩm quyền và quyền năng của lời Ngài cũng vượt xa bất kỳ con người nào trong Thời đại Luật pháp. Jêsus chỉ đơn giản đã làm công tác mới hơn của Ngài, và mặc dù nhiều người đã lên án Ngài bằng cách sử dụng Kinh Thánh – và thậm chí đã sử dụng Cựu Ước để đóng đinh Ngài trên thập tự giá – nhưng công tác của Ngài đã vượt qua Cựu Ước; nếu không phải vậy, tại sao người ta lại đóng đinh Ngài trên thập tự giá? Chẳng phải vì trong Cựu Ước đã không nói gì đến sự dạy dỗ của Ngài, khả năng chữa lành người bệnh và đuổi quỷ của Ngài sao? Công tác của Ngài đã được thực hiện để dẫn dắt một con đường mới, chứ không phải để cố tình khiêu chiến với Kinh Thánh, hay cố tình bỏ qua Cựu Ước. Ngài chỉ đơn giản đến để thực hiện chức vụ của Ngài, để mang lại công tác mới cho những ai mong mỏi và tìm kiếm Ngài. Ngài không đến để giải nghĩa Cựu Ước hay duy trì công tác của nó. Công tác của Ngài không nhằm để cho Thời đại Luật pháp tiếp tục phát triển, vì công tác của Ngài không xét đến việc có lấy Kinh Thánh làm cơ sở hay không; Jêsus chỉ đơn giản đến làm công tác Ngài phải làm. Do đó, Ngài đã không giải nghĩa những lời tiên tri của Cựu Ước, và Ngài cũng đã không làm việc dựa theo những lời của Thời đại Luật pháp Cựu Ước. Ngài đã bỏ qua những gì Cựu Ước nói, Ngài không quan tâm liệu nó có khớp với công tác của Ngài hay không, và không quan tâm những gì người khác biết về công tác của Ngài, hoặc họ đã lên án nó như thế nào. Ngài chỉ đơn giản tiếp tục làm công tác Ngài phải làm, mặc cho nhiều người đã sử dụng sự tiên báo của các tiên tri trong Cựu Ước để lên án Ngài. Đối với mọi người, có vẻ như công tác của Ngài không có cơ sở, và trong đó có rất nhiều điều mâu thuẫn với các bản ghi chép của Cựu Ước. Đây chẳng phải là sai lầm của con người sao? Liệu giáo lý có cần được áp dụng cho công tác của Đức Chúa Trời không? Và công tác của Đức Chúa Trời có phải dựa theo tiên báo của các tiên tri không? Rốt cuộc, Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh vĩ đại hơn? Tại sao công tác của Đức Chúa Trời phải dựa theo Kinh Thánh? Lẽ nào Đức Chúa Trời không có quyền vượt qua Kinh Thánh sao? Đức Chúa Trời không thể rời khỏi Kinh Thánh và làm công tác khác ư? Tại sao Jêsus và các môn đồ của Ngài đã không giữ ngày Sa-bát? Nếu Ngài phải thực hành theo ngày Sa-bát và dựa theo các điều răn của Cựu Ước, thì tại sao Jêsus đã không giữ ngày Sa-bát sau khi Ngài đến, mà thay vào đó lại rửa chân, trùm đầu, bẻ bánh, và uống rượu? Chẳng phải tất cả những điều này đều không có trong các điều răn của Cựu Ước sao? Nếu Jêsus tôn vinh Cựu Ước, tại sao Ngài lại phá vỡ những giáo lý này? Ngươi nên biết Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh đến trước! Là Chúa của ngày Sa-bát, chẳng phải Ngài cũng có thể là Chúa của Kinh Thánh sao?

Công tác được Jêsus thực hiện trong thời Tân Ước đã bắt đầu công tác mới: Ngài đã không làm việc dựa theo công tác của Cựu Ước, cũng không áp dụng những lời do Đức Giê-hô-va phán trong Cựu Ước. Ngài đã làm công tác của riêng mình, và Ngài đã làm công tác mới hơn, và công tác cao hơn luật pháp. Do đó, Ngài đã phán rằng: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn”. Như thế, theo những gì Ngài đã hoàn thành, nhiều giáo lý đã bị phá vỡ. Vào ngày Sa-bát, khi Ngài dẫn các môn đồ đi qua các cánh đồng lúa mì, họ đã bứt và ăn những bông lúa; Ngài đã không giữ ngày Sa-bát, và phán rằng: “Con người là Chúa ngày Sa-bát”. Thời đó, theo luật của dân Y-sơ-ra-ên, bất kỳ ai không giữ ngày Sa-bát đều sẽ bị ném đá đến chết. Tuy nhiên, Jêsus đã không bước vào đền thờ, cũng không giữ ngày Sa-bát, và công tác của Ngài đã không được thực hiện bởi Đức Giê-hô-va trong thời Cựu Ước. Như thế, công tác của Jêsus đã vượt ra ngoài luật pháp của Cựu Ước, cao hơn nó, và không theo nó. Trong Thời đại Ân điển, Jêsus đã không làm việc dựa theo luật pháp của Cựu Ước, và phá vỡ những giáo lý đó. Nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã bám chặt vào Kinh Thánh và lên án Jêsus – đây chẳng phải là phủ nhận công tác của Jêsus sao? Ngày nay, giới tôn giáo cũng bám chặt vào Kinh Thánh, và một số người nói: “Kinh Thánh là một sách thánh, và phải đọc nó”. Một số người nói: “Công tác của Đức Chúa Trời phải được duy trì mãi mãi, Cựu Ước là giao ước của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên, không thể bị bỏ qua, và ngày Sa-bát phải luôn được giữ!” Chẳng phải họ thật lố bịch sao? Tại sao Jêsus đã không giữ ngày Sa-bát? Ngài có phạm tội không? Ai có thể hiểu thấu những điều như vậy? Cho dù con người đọc Kinh Thánh như thế nào cũng sẽ không thể biết được công tác của Đức Chúa Trời bằng cách sử dụng năng lực hiểu biết của họ. Chẳng những họ sẽ không đạt được một hiểu biết thuần khiết về Đức Chúa Trời, mà những quan niệm của họ sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn, đến nỗi họ sẽ bắt đầu chống đối Đức Chúa Trời. Nếu không phải vì sự nhập thể của Đức Chúa Trời ngày nay, thì con người sẽ bị hủy hoại bởi chính những quan niệm của họ, và họ sẽ chết giữa hình phạt của Đức Chúa Trời rồi.

– Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 270

Kinh Thánh còn được gọi là Cựu Ước và Tân Ước. Các ngươi có biết “ước” ám chỉ điều gì không? “Ước” trong Cựu Ước xuất phát từ giao ước của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-ra-ên khi Ngài giết dân Ê-díp-tô và cứu rỗi dân Y-sơ-ra-ên khỏi Pha-ra-ôn. Tất nhiên, bằng chứng của giao ước này là huyết của chiên con được bôi lên mày cửa, qua đó Đức Chúa Trời đã thiết lập một giao ước với con người, trong đó nói rằng tất cả những ai có huyết chiên con trên đỉnh và hai bên cột cửa đều là người Y-sơ-ra-ên, họ là dân sự được Đức Chúa Trời chọn, và tất cả họ sẽ được Đức Giê-hô-va tha cho (vì lúc đó Đức Giê-hô-va sắp giết tất cả các con trai đầu lòng của Ê-díp-tô cùng chiên và gia súc đầu lòng). Giao ước này có hai cấp độ ý nghĩa. Không dân sự hoặc gia súc nào của Ê-díp-tô sẽ được Đức Giê-hô-va cứu rỗi; Ngài sẽ giết tất cả con trai đầu lòng cùng chiên và gia súc đầu lòng của họ. Do đó, nhiều sách tiên tri đã tiên báo rằng dân Ê-díp-tô sẽ bị hành phạt nặng nề bởi giao ước của Đức Giê-hô-va. Đây là cấp độ ý nghĩa đầu tiên của giao ước. Đức Giê-hô-va đã giết các con trai đầu lòng của Ê-díp-tô và tất cả gia súc đầu lòng ở đó, và Ngài đã tha cho tất cả dân Y-sơ-ra-ên, điều đó có nghĩa là tất cả những ai thuộc xứ Y-sơ-ra-ên đều được Đức Giê-hô-va trân quý, và tất cả sẽ được tha; Ngài muốn làm công tác lâu dài nơi họ, và đã thiết lập giao ước với họ bằng huyết chiên con. Từ đó trở đi, Đức Giê-hô-va sẽ không giết dân Y-sơ-ra-ên, và phán rằng họ sẽ mãi mãi là dân sự được Ngài chọn. Giữa mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên, Ngài sẽ bắt tay vào công tác của Ngài cho toàn bộ Thời đại Luật pháp, Ngài sẽ ban bố mọi luật pháp của Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên, và lựa chọn trong số họ các tiên tri và quan xét, và họ sẽ là trung tâm trong công tác của Ngài. Đức Giê-hô-va đã lập một giao ước với họ: Trừ khi thời đại thay đổi, Ngài sẽ chỉ làm việc giữa những người được chọn. Giao ước của Đức Giê-hô-va là bất biến, vì nó được lập ra bằng huyết và được thiết lập với dân sự được Ngài chọn. Quan trọng hơn, Ngài đã chọn một phạm vi và mục tiêu phù hợp để thông qua đó bắt tay vào công tác của Ngài cho cả thời đại, và vì thế mọi người xem giao ước là đặc biệt quan trọng. Đây là cấp độ ý nghĩa thứ hai của giao ước. Ngoại trừ Sáng thế ký, đã có trước khi thiết lập giao ước, tất cả các sách khác trong Cựu Ước đều ghi lại công tác của Đức Chúa Trời giữa dân Y-sơ-ra-ên sau khi thiết lập giao ước. Tất nhiên, thỉnh thoảng có những bản ký thuật về dân ngoại, nhưng nhìn chung, Cựu Ước ghi lại công tác của Đức Chúa Trời tại Y-sơ-ra-ên. Vì giao ước của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-ra-ên, nên các sách được viết trong Thời đại Luật pháp được gọi là “Cựu Ước”. Chúng được đặt tên theo giao ước của Đức Giê-hô-va với dân Y-sơ-ra-ên.

Tân Ước được đặt tên theo dòng huyết của Jêsus đã đổ ra trên thập tự giá và giao ước của Ngài với tất cả những ai tin vào Ngài. Giao ước của Jêsus như sau: Mọi người nhất thiết phải tin vào Ngài để tội lỗi của họ được tha thứ bởi huyết Ngài đã đổ, và nhờ đó họ sẽ được cứu rỗi, được tái sinh thông qua Ngài, và sẽ không còn là tội nhân nữa; mọi người phải tin vào Ngài để nhận được ân điển của Ngài, và sẽ không phải chịu khổ trong địa ngục sau khi chết. Tất cả các sách được viết trong Thời đại Ân điển đều ra đời sau giao ước này, và tất cả chúng đều ghi lại công tác và những lời phán chứa đựng trong đó. Chúng không đi xa hơn sự cứu rỗi thông qua việc Đức Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá hoặc giao ước; tất cả chúng đều là các sách được viết bởi những anh em trong Chúa, những người đã có kinh nghiệm. Do đó, các sách này cũng được đặt tên theo một giao ước: Chúng được gọi là Tân Ước. Hai bản giao ước này chỉ bao gồm Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển, và không liên quan đến thời đại cuối cùng. Do đó, Kinh Thánh không có lợi ích gì nhiều cho con người của thời kỳ sau rốt ngày nay. Cùng lắm thì nó được dùng làm tài liệu tham khảo tạm thời, nhưng về cơ bản nó có ít giá trị sử dụng. Thế mà, những người sùng đạo vẫn quý trọng nó nhất. Họ không biết Kinh Thánh; họ chỉ biết cách giải nghĩa Kinh Thánh, và về cơ bản không biết về nguồn gốc của nó. Thái độ của họ đối với Kinh Thánh là: Mọi thứ trong Kinh Thánh đều đúng, nó không có gì không chính xác hay sai sót. Bởi vì từ đầu họ đã xác định Kinh Thánh là đúng và không có sai sót, nên họ rất quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu Kinh Thánh. Giai đoạn công tác ngày nay không được tiên báo trong Kinh Thánh. Không bao giờ có bất kỳ đề cập nào về công tác chinh phục ở nơi tối tăm nhất trong mọi nơi, vì đây là công tác mới nhất. Bởi vì thời đại công tác khác nhau, nên ngay cả chính Jêsus cũng không biết rằng giai đoạn công tác này sẽ được thực hiện trong thời kỳ sau rốt – thế thì làm sao con người của thời kỳ sau rốt có thể tìm ra giai đoạn công tác này trong Kinh Thánh bằng cách nghiên cứu nó được?

– Xét về Kinh Thánh (2), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 271

Không phải mọi thứ trong Kinh Thánh đều là bản ghi chép về những lời do Đức Chúa Trời đích thân phán dạy. Kinh Thánh chỉ đơn giản ghi lại hai giai đoạn trước trong công tác của Đức Chúa Trời, trong đó một phần là bản ghi chép về những lời tiên báo của các tiên tri, còn một phần là những kinh nghiệm và kiến thức được viết bởi những người được Đức Chúa Trời sử dụng qua các thời đại. Những kinh nghiệm của con người thì nhiễm những quan điểm và kiến thức của con người, và đây là điều không thể tránh khỏi. Trong nhiều sách của Kinh Thánh có chứa những quan niệm của con người, những thành kiến của con người, và những cách hiểu phi lý của con người. Tất nhiên, hầu hết những lời đó đều là kết quả của sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh, và chúng là những hiểu biết chính xác – nhưng vẫn không thể nói rằng chúng là những sự bày tỏ hoàn toàn chính xác về lẽ thật. Quan điểm của họ về một số điều không gì khác hơn là kiến thức rút ra từ kinh nghiệm cá nhân, hoặc sự khai sáng của Đức Thánh Linh. Lời tiên báo của các tiên tri đã được Đức Chúa Trời đích thân chỉ dẫn: Những lời tiên tri tương tự như của Ê-sai, Đa-ni-ên, E-xơ-ra, Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên xuất phát từ sự chỉ dẫn trực tiếp của Đức Thánh Linh; những người này là những nhà tiên kiến, họ đã nhận được Thần tiên tri, và tất cả họ đều là các tiên tri của Cựu Ước. Trong Thời đại Luật pháp, những người này, nhận được sự soi dẫn của Đức Giê-hô-va, đã nói nhiều lời tiên tri được Đức Giê-hô-va trực tiếp chỉ dẫn. Và tại sao Đức Giê-hô-va đã làm việc trong họ? Bởi vì dân Y-sơ-ra-ên là dân sự được Đức Chúa Trời chọn, và công tác của các tiên tri phải được thực hiện giữa họ; đó là lí do tại sao các tiên tri có thể nhận được những sự mặc khải như thế. Thực ra, chính họ cũng không hiểu những sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho họ. Đức Thánh Linh đã phán những lời đó qua miệng của họ để con người trong tương lai có thể thấu hiểu những điều đó, và thấy rằng chúng thực sự là công tác của Thần Đức Chúa Trời, của Đức Thánh Linh, chứ không đến từ con người, và để cho họ sự chứng thực về công tác của Đức Thánh Linh. Trong Thời đại Ân điển, chính Jêsus đã làm tất cả công tác này thay cho họ, cho nên người ta không còn nói tiên tri nữa. Vậy Jêsus có phải là một tiên tri không? Dĩ nhiên, Jêsus là một tiên tri, nhưng Ngài cũng có thể làm công tác của các sứ đồ – Ngài có thể vừa nói tiên tri vừa rao giảng và dạy dỗ mọi người trên khắp vùng đất. Tuy nhiên, công tác Ngài làm và thân phận Ngài đại diện không giống nhau. Ngài đã đến để cứu chuộc toàn nhân loại, để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi; Ngài là một tiên tri và một sứ đồ, nhưng hơn thế nữa, Ngài là Đấng Christ. Một tiên tri có thể nói tiên tri, nhưng không thể nói rằng một tiên tri như vậy là Đấng Christ. Vào lúc đó, Jêsus đã phán nhiều lời tiên tri, và vì vậy có thể nói rằng Ngài là một tiên tri, nhưng không thể nói rằng Ngài là một tiên tri nên không phải là Đấng Christ. Đó là bởi vì Ngài đã đại diện cho chính Đức Chúa Trời thực hiện một giai đoạn công tác, và thân phận của Ngài khác với của Ê-sai: Ngài đã đến để hoàn tất công tác cứu chuộc, và Ngài cũng đã cung cấp cho sự sống của con người, và Thần của Đức Chúa Trời đã trực tiếp ngự trên Ngài. Trong công tác Ngài đã làm, không có sự soi dẫn nào từ Thần của Đức Chúa Trời hay những chỉ dẫn từ Đức Giê-hô-va. Thay vào đó, Thần đã làm việc trực tiếp – điều đó đủ để chứng tỏ rằng Jêsus không giống như một nhà tiên tri. Công tác Ngài đã làm là công tác cứu chuộc, thứ hai là việc nói tiên tri. Ngài là một tiên tri, một sứ đồ, nhưng hơn thế nữa, Ngài là Đấng Cứu Chuộc. Trong khi đó, những nhà tiên báo chỉ có thể nói tiên tri, và không có khả năng đại diện cho Thần của Đức Chúa Trời làm bất kỳ công tác nào khác. Bởi vì Jêsus đã làm nhiều công tác mà trước đây con người chưa từng làm và đã thực hiện công tác cứu chuộc nhân loại, nên Ngài khác với những người như Ê-sai.

– Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 272

Ngày nay, mọi người tin Kinh Thánh là Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là Kinh Thánh. Vì vậy, họ cũng tin rằng mọi lời trong Kinh Thánh là những lời duy nhất Đức Chúa Trời phán, và tất cả chúng đều do Đức Chúa Trời phán. Những người tin vào Đức Chúa Trời thậm chí còn nghĩ rằng mặc dù tất cả sáu mươi sáu sách của Cựu Ước và Tân Ước đều do con người viết ra, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Trời soi dẫn, và là bản ghi chép về những lời phán của Đức Thánh Linh. Đây là cách hiểu sai lầm của con người, và nó không hoàn toàn phù hợp với sự thật. Thực ra, ngoài các sách tiên tri, đa phần Cựu Ước là bản ghi chép lịch sử. Một số thư tín của Tân Ước đến từ những kinh nghiệm của con người, và một số đến từ sự khai sáng của Đức Thánh Linh; chẳng hạn, các thư tín của Phao-lô phát xuất từ công tác của một con người, tất cả chúng đều là kết quả của sự khai sáng của Đức Thánh Linh, và chúng đã được viết cho các hội thánh và là những lời khuyên bảo, khích lệ cho các anh chị em trong các hội thánh. Chúng không phải là những lời do Đức Thánh Linh phán – Phao-lô không thể phán nhân danh Đức Thánh Linh, và ông cũng không phải là một tiên tri, lại càng không nhìn thấy những khải tượng mà Giăng đã trông thấy. Các thư tín của ông được viết cho các hội thánh Ê-phê-sô, Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, và các hội thánh khác. Và do đó, các thư tín của Phao-lô trong Tân Ước là các thư tín mà Phao-lô đã viết cho các hội thánh, chứ không phải là những sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh, chúng cũng không phải là những lời phán trực tiếp của Đức Thánh Linh. Chúng chỉ đơn thuần là những lời khuyên bảo, an ủi và khích lệ mà ông đã viết cho các hội thánh trong suốt quá trình công tác của mình. Vì vậy, chúng cũng là một bản ghi chép về nhiều công việc của Phao-lô thời đó. Chúng đã được viết cho tất cả những người là các anh chị em trong Chúa, để cho các anh chị em trong các hội thánh thời đó sẽ làm theo lời khuyên của ông và tuân theo con đường ăn năn của Đức Chúa Jêsus. Phao-lô đã không hề nói rằng, dù là các hội thánh thời đó hay trong tương lai, tất cả đều phải ăn uống những điều ông đã viết, ông cũng không nói rằng mọi lời của ông đều đến từ Đức Chúa Trời. Dựa trên hoàn cảnh của hội thánh lúc bấy giờ, ông chỉ đơn giản tương giao với các anh chị em, khuyên bảo họ, và truyền cảm hứng cho niềm tin trong họ, và ông chỉ đơn giản rao giảng hoặc nhắc nhở mọi người và khuyên bảo họ. Những lời của ông dựa trên trọng trách của bản thân ông, và ông đã hỗ trợ mọi người thông qua những lời này. Ông đã làm công việc của một sứ đồ của các hội thánh thời đó, ông là một cộng sự được Đức Chúa Jêsus sử dụng, và do đó ông phải nhận lãnh trách nhiệm đối với các hội thánh, và phải gánh vác công tác của các hội thánh, ông phải tìm hiểu tình trạng của các anh chị em – và vì điều này, ông đã viết các thư tín cho tất cả các anh chị em trong Chúa. Tất cả những gì ông nói mang tính khai trí và tích cực đối với mọi người thì đều đúng, nhưng nó không đại diện cho những lời phán của Đức Thánh Linh, và nó không thể đại diện cho Đức Chúa Trời. Thật là một cách hiểu cực kỳ tệ hại, và là một sự báng bổ vô cùng, khi mọi người xem các bản ghi chép về những kinh nghiệm của một con người và các thư tín của một con người là những lời Đức Thánh Linh phán với các hội thánh! Điều đó đặc biệt đúng khi nói đến các thư tín Phao-lô đã viết cho các hội thánh, vì các thư tín của ông được viết cho các anh chị em dựa trên hoàn cảnh và tình hình của mỗi hội thánh vào thời điểm đó, và để khuyên bảo các anh chị em trong Chúa, hầu cho họ có thể nhận được ân điển của Đức Chúa Jêsus. Các thư tín của ông là để thúc đẩy các anh chị em vào lúc đó. Có thể nói rằng đây là trọng trách của bản thân ông, và cũng là trọng trách được Đức Thánh Linh đặt lên vai ông; xét cho cùng, ông là một sứ đồ đã dẫn dắt các hội thánh thời đó, người đã viết thư tín cho các hội thánh và khuyên bảo họ – đó là trách nhiệm của ông. Thân phận của ông chỉ đơn thuần là một sứ đồ đang làm việc, và ông chỉ đơn thuần là một sứ đồ được Đức Chúa Trời phái đến; ông không phải là một tiên tri hoặc một nhà tiên báo. Đối với ông, công việc của bản thân và đời sống của các anh chị em là quan trọng nhất. Vì thế, ông không thể phán dạy nhân danh Đức Thánh Linh. Những lời của ông không phải là những lời của Đức Thánh Linh, càng không thể nói là những lời của Đức Chúa Trời, vì Phao-lô chỉ là một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời không hơn, và chắc chắn không phải là sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Thân phận của ông không giống với thân phận của Jêsus. Những lời của Jêsus là những lời của Đức Thánh Linh, chúng là những lời của Đức Chúa Trời, vì thân phận của Ngài là của Đấng Christ – Con của Đức Chúa Trời. Làm sao Phao-lô có thể sánh ngang với Ngài được? Nếu mọi người xem các thư tín hoặc những lời giống của Phao-lô là những lời phán của Đức Thánh Linh và tôn thờ chúng như Đức Chúa Trời, thì chỉ có thể nói rằng họ quá bừa bãi. Nói gay gắt hơn, đây chẳng phải đơn giản là báng bổ sao? Làm sao một con người lại có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được? Và làm sao mọi người có thể cúi lạy trước những bản ghi chép về các thư tín của con người và những lời con người nói như thể chúng là sách thánh, hay sách Trời được? Những lời của Đức Chúa Trời có thể được thốt ra tùy tiện bởi một con người hay sao? Làm sao một con người có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được? Vậy thì ngươi nói sao – có thể nào các thư tín mà ông đã viết cho các hội thánh không bị nhiễm những ý tưởng riêng của ông không? Làm sao chúng không bị nhiễm những quan niệm của con người được? Ông đã viết thư tín cho các hội thánh dựa trên những kinh nghiệm cá nhân của mình và kiến thức của riêng mình. Chẳng hạn, Phao-lô viết một thư tín cho các hội thánh Ga-la-ti, trong đó chứa một quan điểm nhất định, và Phi-e-rơ viết một thư tín khác, trong đó có một quan điểm khác. Ai trong số họ đến từ Đức Thánh Linh? Không ai dám nói chắc. Vì vậy, chỉ có thể nói rằng cả hai người họ đều mang trọng trách với các hội thánh, nhưng những bức thư của họ thể hiện vóc giạc của họ, chúng đại diện cho sự cung cấp và hỗ trợ của họ cho các anh chị em, trọng trách của họ đối với các hội thánh, và chúng chỉ đại diện cho công việc của con người – chúng không hoàn toàn đến từ Đức Thánh Linh. Nếu ngươi nói rằng các thư tín của ông là lời của Đức Thánh Linh, thì ngươi thật ngớ ngẩn, và ngươi đang phạm tội báng bổ! Các thư tín của Phao-lô và các thư tín khác trong Tân Ước tương đương với ký sự của các nhân vật thuộc linh gần đây hơn: Chúng ngang tầm với các sách của Nghê Thác Thanh hoặc những kinh nghiệm của Lawrence, v.v. Chỉ là những cuốn sách của các nhân vật thuộc linh gần đây không được biên soạn vào trong Tân Ước, nhưng thực chất của những người này là như nhau: Họ là những người được Đức Thánh Linh sử dụng trong một thời kỳ nhất định, và họ không thể đại diện trực tiếp cho Đức Chúa Trời.

– Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 273

Phúc Âm của Ma-thi-ơ trong Tân Ước ghi lại gia phả của Jêsus. Phần đầu nói rằng Jêsus là con cháu của Áp-ra-ham và Đa-vít, và là con trai của Giô-sép; phần tiếp theo nói rằng Jêsus đã được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, và được sinh ra bởi một nữ đồng trinh – nghĩa là Ngài không phải là con trai của Giô-sép hay con cháu của Áp-ra-ham và Đa-vít. Tuy nhiên, gia phả lại khăng khăng liên kết Jêsus với Giô-sép. Tiếp theo, gia phả bắt đầu ghi lại quá trình Jêsus được sinh ra. Nó nói rằng Jêsus đã được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, rằng Ngài được sinh ra bởi một nữ đồng trinh, và không phải là con trai của Giô-sép. Tuy nhiên, trong gia phả có viết rõ rằng Jêsus là con trai của Giô-sép, và bởi vì gia phả được viết cho Jêsus, nó ghi lại bốn mươi hai đời. Khi nói đến thế hệ của Giô-sép, nó vội vàng nói rằng Giô-sép là chồng của Ma-ri, những lời được đưa ra để chứng minh rằng Jêsus là con cháu của Áp-ra-ham. Chẳng phải đây là một sự mâu thuẫn sao? Gia phả ghi rõ dòng họ của Giô-sép, đó rõ ràng là gia phả của Giô-sép, nhưng Ma-thi-ơ lại khẳng định đó là gia phả của Jêsus. Chẳng phải điều này phủ nhận sự thật Jêsus được thai dựng bởi Đức Thánh Linh sao? Như vậy, chẳng phải gia phả được viết bởi Ma-thi-ơ là một quan niệm của con người sao? Điều đó thật nực cười! Đây là cách ngươi có thể biết rằng sách này đã không hoàn toàn đến từ Đức Thánh Linh. Có lẽ một số người nghĩ rằng Đức Chúa Trời phải có gia phả trên đất, do đó họ gán cho Jêsus là đời thứ bốn mươi hai của Áp-ra-ham. Điều đó thực sự nực cười! Sau khi đến trần gian, làm sao Đức Chúa Trời có thể có một gia phả được? Nếu ngươi nói rằng Đức Chúa Trời có gia phả, chẳng phải ngươi xếp Ngài trong số các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời sao? Vì Đức Chúa Trời không thuộc về thế gian, Ngài là Chúa của tạo vật, và mặc dù Ngài là xác thịt, nhưng Ngài không có cùng bản chất với con người. Làm sao ngươi có thể xếp Đức Chúa Trời cùng loại với một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời được? Áp-ra-ham không thể đại diện cho Đức Chúa Trời; ông là đối tượng trong công tác của Đức Giê-hô-va thời đó, ông chỉ đơn thuần là một đầy tớ trung thành được Đức Giê-hô-va chấp thuận, và ông là một trong những người dân của Y-sơ-ra-ên. Làm sao ông có thể là tổ tiên của Jêsus được?

Ai đã viết gia phả của Jêsus? Có phải chính Jêsus đã viết nó không? Có phải Jêsus đã đích thân bảo họ: “Hãy viết gia phả của Ta” không? Nó được Ma-thi-ơ ghi lại sau khi Jêsus đã bị đóng đinh vào thập tự giá. Thời đó, Jêsus đã làm nhiều việc mà các môn đồ của Ngài không thể hiểu được, và Ngài không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Sau khi Ngài ra đi, các môn đồ đã bắt đầu rao giảng, làm việc khắp nơi, và vì giai đoạn công tác đó, họ đã bắt đầu viết các thư tín và sách Phúc Âm. Các sách Phúc Âm của Tân Ước đã được ghi lại từ hai mươi đến ba mươi năm sau khi Jêsus bị đóng đinh. Trước đó, người dân Y-sơ-ra-ên chỉ đọc Cựu Ước. Điều đó có nghĩa là, vào đầu Thời đại Ân điển, người ta đọc Cựu Ước. Tân Ước chỉ xuất hiện trong Thời đại Ân điển. Tân Ước không tồn tại khi Jêsus làm việc; sau khi Ngài được phục sinh và thăng thiên thì người ta mới ghi lại công tác của Ngài. Chỉ sau đó mới có Bốn Sách Phúc Âm, ngoài ra còn có các thư tín của Phao-lô và Phi-e-rơ, cũng như Sách Khải huyền. Hơn ba trăm năm sau khi Jêsus thăng thiên, các thế hệ sau đã biên tập những tài liệu này một cách chọn lọc, và chỉ khi đó mới có Tân Ước của Kinh Thánh. Chỉ sau khi công tác này được hoàn tất thì mới có Tân Ước; nó không tồn tại trước đó. Đức Chúa Trời đã thực hiện tất cả công tác đó, và Phao-lô cùng các sứ đồ khác đã viết rất nhiều thư tín gửi các hội thánh ở nhiều nơi khác nhau. Lớp người sau họ đã kết hợp các thư tín của họ lại và ghép vào phần cuối khải tượng vĩ đại nhất được Giăng ghi lại ở đảo Bát-mô, trong đó tiên tri về công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Con người đã sắp xếp trình tự này, khác với những lời phán của ngày nay. Những gì được ghi lại ngày nay là dựa theo các bước trong công tác của Đức Chúa Trời; những gì mọi người tiếp xúc ngày nay là công tác do Đức Chúa Trời đích thân thực hiện, và những lời do đích thân Ngài phán. Các ngươi – loài người – không cần phải can thiệp vào; những lời xuất phát trực tiếp từ Thần đã được sắp xếp từng bước, và khác với việc sắp xếp các bản ghi chép của con người. Có thể nói những gì họ đã ghi lại là dựa theo trình độ học vấn và tố chất con người của họ. Những gì họ đã ghi lại là những kinh nghiệm của con người, mỗi người có cách ghi chép và hiểu biết riêng của mình, và mỗi bản ghi chép lại khác nhau. Vì vậy, nếu ngươi tôn thờ Kinh Thánh như Đức Chúa Trời thì ngươi cực kỳ ngu dốt và đần độn! Tại sao ngươi không tìm kiếm công tác của Đức Chúa Trời ngày nay? Chỉ công tác của Đức Chúa Trời mới có thể cứu rỗi con người. Kinh Thánh không thể cứu rỗi con người, người ta có thể đọc nó vài nghìn năm mà vẫn không có một chút thay đổi nào trong họ, và nếu ngươi tôn thờ Kinh Thánh thì ngươi sẽ không bao giờ đạt được công tác của Đức Thánh Linh.

– Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 274

Nhiều người tin rằng hiểu và có thể giải nghĩa Kinh Thánh cũng giống như tìm ra con đường thật – nhưng trên sự thật, mọi thứ có thực sự đơn giản như vậy không? Không ai biết được sự thực về Kinh Thánh: rằng nó chỉ là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời, là một bằng chứng về hai giai đoạn trước đây trong công tác của Đức Chúa Trời, và rằng nó không đem lại cho ngươi sự hiểu biết gì về những mục đích trong công tác của Đức Chúa Trời. Tất cả những ai đã đọc Kinh Thánh đều biết rằng nó ghi lại hai giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Cựu Ước ghi lại lịch sử của Y-sơ-ra-ên và công tác của Đức Giê-hô-va từ thời điểm sáng thế cho đến khi kết thúc Thời đại Luật pháp. Tân Ước ghi lại công tác của Jêsus trên đất trong Bốn Sách Phúc Âm, cũng như ghi lại công việc của Phao-lô – chẳng phải đây là những bản ghi chép lịch sử sao? Việc ngày nay đưa ra những điều của quá khứ khiến chúng trở thành lịch sử, và dù chúng có thể đúng hay thật thế nào chăng nữa, thì chúng vẫn là lịch sử – và lịch sử không thể giải quyết được hiện tại, vì Đức Chúa Trời không nhìn lại lịch sử! Và vì vậy, nếu ngươi chỉ hiểu Kinh Thánh mà không hiểu gì về công tác Đức Chúa Trời dự định làm ngày nay, và nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại không tìm kiếm công tác của Đức Thánh Linh, thì ngươi không hiểu ý nghĩa của việc tìm kiếm Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đọc Kinh Thánh để nghiên cứu lịch sử của Y-sơ-ra-ên, để nghiên cứu lịch sử dựng nên toàn bộ trời đất của Đức Chúa Trời, thì ngươi không tin vào Đức Chúa Trời. Nhưng ngày nay, vì ngươi tin vào Đức Chúa Trời và theo đuổi sự sống, vì ngươi theo đuổi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời mà không theo đuổi những câu chữ và giáo lý chết, hay sự hiểu biết về lịch sử, nên ngươi phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay, và ngươi phải tìm kiếm phương hướng công tác của Đức Thánh Linh. Nếu ngươi là một nhà khảo cổ học, thì ngươi có thể đọc Kinh Thánh – nhưng ngươi không phải, ngươi là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời, và tốt nhất ngươi nên tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời ngày nay. Bằng cách đọc Kinh Thánh, cùng lắm ngươi sẽ hiểu một chút về lịch sử của Y-sơ-ra-ên, ngươi sẽ biết về cuộc đời của Áp-ra-ham, Đa-vít và Môi-se, ngươi sẽ hiểu về cách họ tôn kính Đức Giê-hô-va, cách Đức Giê-hô-va thiêu đốt những kẻ chống đối Ngài, và cách Ngài phán với những người ở thời đại đó. Ngươi sẽ chỉ hiểu về công tác của Đức Chúa Trời trong quá khứ. Các ghi chép của Kinh Thánh liên quan đến việc những người Y-sơ-ra-ên đầu tiên tôn kính Đức Chúa Trời và sống dưới sự chỉ dẫn của Đức Giê-hô-va như thế nào. Bởi vì dân Y-sơ-ra-ên là dân sự được Đức Chúa Trời chọn, nên trong Cựu Ước, ngươi có thể thấy lòng trung thành của tất cả dân Y-sơ-ra-ên đối với Đức Giê-hô-va, tất cả những người vâng lời Đức Giê-hô-va đều được Ngài chăm sóc và ban phước ra sao; ngươi có thể biết được rằng khi Đức Chúa Trời làm việc ở Y-sơ-ra-ên, Ngài đầy lòng thương xót và tình yêu, cũng như sở hữu những ngọn lửa thiêu đốt, và rằng tất cả dân Y-sơ-ra-ên, từ trên xuống dưới, đều tôn kính Đức Giê-hô-va, và vì thế cả đất nước đã được Đức Chúa Trời ban phước. Đó là lịch sử của Y-sơ-ra-ên được ghi lại trong Cựu Ước.

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 275

Kinh Thánh là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời ở Y-sơ-ra-ên, và ghi lại nhiều lời tiên báo của các tiên tri xưa cũng như một số lời phán của Đức Giê-hô-va trong công tác của Ngài lúc bấy giờ. Vì vậy, tất cả mọi người đều xem sách này là thánh khiết (vì Đức Chúa Trời là thánh khiết và vĩ đại). Tất nhiên, đây đều là kết quả của lòng tôn kính Đức Giê-hô-va và tôn sùng Đức Chúa Trời của họ. Mọi người nói về sách này như vậy chỉ bởi vì các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời vô cùng sùng kính và tôn thờ Đấng Tạo Hóa của mình, và thậm chí có những người còn gọi sách này là sách của thiên đàng. Trên thực tế, nó chỉ đơn thuần là một bản ghi chép của con người. Nó không phải do đích thân Đức Giê-hô-va đặt tên, cũng chẳng phải do Đức Giê-hô-va đích thân hướng dẫn viết ra. Nói cách khác, tác giả của sách này không phải là Đức Chúa Trời, mà là con người. Kinh Thánh chỉ là tên gọi tôn kính mà con người đặt cho nó. Tên gọi này không phải do Đức Giê-hô-va và Jêsus quyết định sau khi thảo luận với nhau; nó không hơn gì một ý tưởng của con người. Vì sách này không phải được viết bởi Đức Giê-hô-va, càng không phải bởi Jêsus. Thay vào đó, nó là những bản ký thuật được đưa ra bởi nhiều tiên tri, sứ đồ và nhà tiên kiến xưa, được các thế hệ sau biên soạn thành một cuốn sách gồm các tác phẩm cổ xưa mà đối với mọi người, nó dường như đặc biệt thánh khiết, một cuốn sách mà họ tin rằng có chứa nhiều lẽ mầu nhiệm khôn lường và sâu xa đang chờ đợi các thế hệ tương lai khai mở. Như vậy, mọi người càng dễ tin rằng sách này là một cuốn sách của thiên đàng. Với việc thêm vào Bốn Sách Phúc Âm và Sách Khải Huyền, thái độ của mọi người đối với nó đặc biệt khác với bất kỳ cuốn sách nào khác, và do đó không ai dám mổ xẻ “cuốn sách của thiên đàng” này vì nó quá “linh thiêng”.

Tại sao, ngay khi đọc Kinh Thánh, mọi người có thể tìm thấy một con đường thích hợp để thực hành trong đó? Tại sao họ có thể đạt được nhiều thứ đã từng vượt quá tầm hiểu biết của họ? Ngày nay, Ta đang mổ xẻ Kinh Thánh theo cách này và điều đó không có nghĩa là Ta ghét nó, hay là Ta phủ nhận giá trị tham khảo của nó. Ta đang giải thích và làm rõ giá trị và nguồn gốc vốn có của Kinh Thánh cho ngươi kẻo ngươi cứ bị bưng bít về nó. Vì mọi người có rất nhiều quan điểm về Kinh Thánh và hầu hết trong số đó đều sai, nên đọc Kinh Thánh theo cách này không chỉ ngăn họ đạt được những gì họ phải đạt được, mà quan trọng hơn, nó cản trở công tác Ta dự định làm. Nó gây trở ngại to lớn cho công tác tương lai, và chỉ đem lại bất lợi, chứ không phải lợi thế. Do đó, những gì Ta đang dạy ngươi chỉ đơn giản là thực chất và câu chuyện bên trong của Kinh Thánh. Ta không yêu cầu ngươi đừng đọc Kinh Thánh, hoặc ngươi phải đi khắp nơi tuyên bố rằng nó vô giá trị, mà chỉ cần ngươi có kiến thức và quan điểm chính xác về Kinh Thánh. Đừng quá phiến diện! Mặc dù Kinh Thánh là một sách lịch sử được viết bởi con người, nhưng nó cũng ghi lại nhiều nguyên tắc mà các thánh đồ và tiên tri xưa đã phụng sự Đức Chúa Trời, cũng như những kinh nghiệm phụng sự Đức Chúa Trời của các sứ đồ gần đây – tất cả những gì đã được những người này thực sự thấy và biết, và có thể làm tài liệu tham khảo cho những người của thời đại này khi theo đuổi con đường thật. Do đó, khi đọc Kinh Thánh, người ta cũng có thể đạt được nhiều con đường sự sống mà không thể tìm thấy được trong các sách khác. Đây là những con đường sự sống trong công tác của Đức Thánh Linh mà các tiên tri và sứ đồ đã trải qua trong thời xa xưa, nhiều lời trong số này là quý giá, và có thể cung cấp những gì mọi người cần. Vì vậy, tất cả mọi người đều thích đọc Kinh Thánh. Bởi vì có rất nhiều điều ẩn chứa trong Kinh Thánh, nên nhìn nhận của mọi người về nó không giống với sự nhìn nhận về những tác phẩm của các nhân vật thuộc linh vĩ đại. Kinh Thánh là một bản ghi chép và tập hợp các kinh nghiệm, kiến thức của những người đã phụng sự Đức Giê-hô-va và Jêsus trong thời đại cũ và mới, và vì vậy các thế hệ sau này đã có thể đạt được nhiều sự khai sáng, soi sáng và những con đường thực hành từ đó. Sở dĩ Kinh Thánh cao quý hơn các tác phẩm của bất kỳ nhân vật thuộc linh vĩ đại nào là bởi vì mọi tác phẩm của họ đều được đúc rút từ Kinh Thánh, tất cả những kinh nghiệm của họ đều đến từ Kinh Thánh, và tất cả chúng đều giải thích Kinh Thánh. Thế nên, mặc dù mọi người có thể có được sự cung cấp từ các sách của bất kỳ nhân vật thuộc linh vĩ đại nào, nhưng họ vẫn tôn thờ Kinh Thánh, vì nó dường như vô cùng cao quý và sâu sắc đối với họ! Mặc dù Kinh Thánh tập hợp một số sách về những lời sự sống, chẳng hạn như các thư tín của Phao-lô và các thư tín của Phi-e-rơ, và mặc dù mọi người có thể được cung cấp và hỗ trợ bởi các sách này, nhưng các sách này vẫn lỗi thời, chúng vẫn thuộc về thời đại cũ, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng cũng chỉ phù hợp với một thời kỳ, chứ không phải đời đời. Vì công tác của Đức Chúa Trời luôn phát triển, và nó không thể chỉ đơn giản dừng lại ở thời của Phao-lô và Phi-e-rơ, hay cứ mãi ở trong Thời đại Ân điển mà Jêsus đã bị đóng đinh vào cây thập tự. Và vì vậy, các sách này chỉ phù hợp với Thời đại Ân điển, chứ không phù hợp với Thời đại Vương quốc của thời kỳ sau rốt. Chúng chỉ có thể cung cấp cho các tín đồ của Thời đại Ân điển, chứ không phải cho các thánh đồ của Thời đại Vương quốc, và cho dù chúng có hay đến đâu, chúng vẫn lỗi thời. Cũng giống như công tác sáng thế của Đức Giê-hô-va hay công tác của Ngài ở Y-sơ-ra-ên: Cho dù công tác này có tuyệt vời đến đâu, nó vẫn sẽ trở nên lỗi thời, và vẫn sẽ đến lúc qua đi. Công tác của Đức Chúa Trời cũng vậy: Nó thật tuyệt vời, nhưng sẽ đến lúc nó kết thúc; nó không thể cứ mãi ở giữa công tác sáng thế, hay ở giữa công tác chịu đóng đinh vào cây thập tự. Cho dù công tác chịu đóng đinh vào cây thập tự có thuyết phục ra sao, cho dù nó hiệu quả như thế nào trong việc đánh bại Sa-tan, thì rốt cuộc công tác vẫn là công tác, và rốt cuộc thời đại vẫn là thời đại; các công tác không thể luôn ở trên cùng một nền tảng, các thời kỳ cũng không thể không bao giờ thay đổi, bởi vì đã có sự sáng thế thì phải có thời kỳ sau rốt. Đây là điều không thể tránh khỏi! Do đó, ngày nay những lời sự sống trong Tân Ước – thư tín của các sứ đồ, và Bốn Sách Phúc Âm – đã trở thành các sách lịch sử, chúng đã trở thành những cuốn niên giám cũ, và làm sao những cuốn niên giám cũ có thể đưa con người vào thời đại mới được? Cho dù những cuốn niên giám này có khả năng cung cấp sự sống cho người ta đến đâu, cho dù chúng có thể dẫn dắt người ta đến thập tự giá ra sao, chẳng phải chúng vẫn lỗi thời sao? Chẳng phải chúng đã mất giá trị rồi sao? Vì vậy, Ta nói rằng ngươi không nên mù quáng tin vào những cuốn niên giám này. Chúng đã quá cũ, chúng không thể đưa ngươi vào công tác mới, và chúng chỉ có thể khiến ngươi nặng gánh. Chúng chẳng những không thể đưa ngươi vào công tác mới và lối vào mới, mà còn đưa ngươi vào các hội thánh tôn giáo cũ – và nếu đúng là như vậy, chẳng phải ngươi sẽ thụt lùi trong niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời sao?

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 276

Ngày nay, ai trong các ngươi dám nói rằng mọi lời được nói ra bởi những người đã được Đức Thánh Linh sử dụng đều đến từ Đức Thánh Linh? Có ai dám nói những điều như thế không? Nếu ngươi nói những điều như thế, thì tại sao sách tiên tri của E-xơ-ra đã bị loại bỏ, và tại sao cũng làm điều tương tự với sách của các thánh đồ và tiên tri cổ đại đó? Nếu tất cả chúng đều đến từ Đức Thánh Linh, thì tại sao các ngươi lại dám đưa ra những lựa chọn thất thường như vậy? Ngươi có đủ tư cách để lựa chọn công tác của Đức Thánh Linh sao? Nhiều câu chuyện từ Y-sơ-ra-ên cũng đã bị loại bỏ. Và nếu ngươi tin rằng tất cả các ghi chép này của quá khứ đều đến từ Đức Thánh Linh, thì tại sao một số sách lại bị loại bỏ? Nếu tất cả chúng đều đã đến từ Đức Thánh Linh, tất cả chúng lẽ ra nên được giữ lại, và được gửi đến cho các anh chị em của các hội thánh đọc. Chúng không nên được lựa chọn hoặc bị loại bỏ bởi ý muốn của con người; làm vậy là sai. Nói rằng những kinh nghiệm của Phao-lô và Giăng đã bị trộn lẫn với những thông hiểu cá nhân của họ không có nghĩa là những kinh nghiệm và kiến thức của họ đã xuất phát từ Sa-tan, mà chỉ là họ đã có những điều đến từ những kinh nghiệm và thông hiểu cá nhân của họ. Kiến thức của họ là dựa theo nền tảng của những kinh nghiệm thực tế vào thời điểm đó, và ai có thể tự tin nói rằng tất cả đều đã đến từ Đức Thánh Linh? Nếu tất cả Bốn Sách Phúc Âm đều đến từ Đức Thánh Linh, thì tại sao Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng mỗi người lại nói điều gì đó khác biệt về công tác của Jêsus? Nếu ngươi không tin điều này, thì hãy xem các bản ký thuật trong Kinh Thánh về việc Phi-e-rơ đã chối Chúa ba lần như thế nào: Tất cả chúng đều khác nhau, và mỗi bản ký thuật đều có những đặc điểm riêng của chúng. Nhiều kẻ ngu dốt nói rằng: “Đức Chúa Trời nhập thể cũng là một con người, vậy có thể nào những lời Ngài phán hoàn toàn đến từ Đức Thánh Linh không? Nếu những lời của Phao-lô và Giăng đã bị trộn lẫn với ý muốn của con người, thì những lời mà Ngài phán có thực sự không bị trộn lẫn với ý muốn của con người không?” Những kẻ nói mấy điều như vậy thật mù quáng và ngu dốt! Hãy đọc kỹ Bốn Sách Phúc Âm; đọc những gì chúng ghi lại về những điều mà Jêsus đã làm, và những lời Ngài đã phán. Mỗi bản ký thuật hoàn toàn khác nhau, và mỗi bản đều có góc nhìn riêng của nó. Nếu những gì được viết bởi các tác giả của các sách này đều hết thảy đến từ Đức Thánh Linh, thì tất cả sẽ giống nhau và nhất quán. Vậy thì tại sao lại có những khác biệt?

– Xét về danh xưng và thân phận, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 277

Những lời phán và công tác của Jêsus lúc bấy giờ đã không tuân theo giáo lý, và Ngài đã không thực hiện công tác của Ngài theo công tác của luật pháp trong Cựu Ước. Nó được thực hiện theo công tác phải làm trong Thời đại Ân điển. Ngài đã dốc sức theo công tác mà Ngài đã đưa ra, theo kế hoạch của riêng Ngài, và theo chức vụ của Ngài; Ngài đã không làm việc theo luật pháp của Cựu Ước. Không điều nào Ngài đã làm là theo luật pháp của Cựu Ước, và Ngài đã không đến làm việc để làm ứng nghiệm lời của các tiên tri. Mỗi giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời không phải được thực hiện chỉ để làm ứng nghiệm những lời tiên báo của các tiên tri thời xưa, và Ngài đã không tuân theo giáo lý hoặc cố ý hiện thực hóa những lời tiên báo của các tiên tri thời xưa. Tuy nhiên, những hành động của Ngài đã không phá vỡ những lời tiên báo của các nhà tiên tri thời xưa, và chúng cũng không làm nhiễu loạn công tác mà Ngài đã thực hiện trước đây. Điểm nổi bật trong công tác của Ngài là không tuân theo bất kỳ giáo lý nào, mà thay vào đó, thực hiện công tác mà chính Ngài phải làm. Ngài không phải là một nhà tiên tri hoặc nhà tiên kiến, mà là một nhà hoạt động, người đã thực sự đến để làm công tác mà Ngài phải làm, và Ngài đã đến để mở ra kỷ nguyên mới của Ngài và thực hiện công tác mới của Ngài. Dĩ nhiên, khi Jêsus đến để thực hiện công tác của Ngài, Ngài cũng đã làm ứng nghiệm nhiều lời được nói ra bởi các tiên tri thời xưa trong Cựu Ước. Vì vậy, công tác của ngày nay cũng đã ứng nghiệm những lời tiên báo của các tiên tri thời xưa trong Cựu Ước. Chỉ là Ta không ôn lại “quyển niên giám cũ”, chỉ thế thôi. Vì có nhiều việc hơn mà Ta phải làm, có nhiều lời hơn mà Ta phải phán với các ngươi, công tác và những lời này có tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với việc giải thích các phân đoạn trong Kinh Thánh, bởi vì công tác như thế không có ý nghĩa hoặc giá trị to lớn cho các ngươi, và không thể giúp các ngươi, hoặc thay đổi các ngươi. Ta dự định làm công tác mới không phải để làm ứng nghiệm bất kỳ phân đoạn nào trong Kinh Thánh. Nếu Đức Chúa Trời chỉ đến thế gian để làm ứng nghiệm lời của các tiên tri thời xưa trong Kinh Thánh, thì ai vĩ đại hơn, Đức Chúa Trời nhập thể hay các tiên tri thời xưa đó? Rốt cuộc, các tiên tri cai quản Đức Chúa Trời, hay Đức Chúa Trời cai quản các tiên tri? Ngươi giải thích những lời này như thế nào?

– Xét về danh xưng và thân phận, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 278

Tất cả người Do Thái đều đọc Cựu Ước và đều biết đến lời tiên tri của Ê-sai rằng một bé trai sẽ được sinh ra trong máng cỏ. Vậy thì tại sao, cho dù biết rõ lời tiên tri này, họ vẫn bức hại Jêsus? Đấy chẳng phải là bởi bản tính phản nghịch và sự ngu muội của họ về công tác của Đức Thánh Linh sao? Vào thời đó, những người Pha-ri-si tin rằng công tác của Jêsus khác với những gì họ biết về bé trai đã được tiên tri, và con người ngày nay chối bỏ Đức Chúa Trời bởi vì công tác của Đức Chúa Trời nhập thể chẳng giống theo Kinh Thánh. Chẳng phải bản chất sự phản nghịch của họ với Đức Chúa Trời cũng y như vậy sao? Ngươi có thể chấp nhận, không thắc mắc tất cả mọi công tác của Đức Thánh Linh không? Nếu là công tác của Đức Thánh Linh, thì đó là dòng chảy đúng đắn, và ngươi nên chấp nhận chẳng chút nghi ngại gì; ngươi không nên so đo chọn lựa thứ để chấp nhận. Nếu ngươi thông sáng hơn về Đức Chúa Trời và lại thận trọng hơn với Ngài, thì đây chẳng phải là việc không đáng sao? Ngươi không cần tìm thêm sự chứng minh từ Kinh Thánh; nếu đó là công tác của Đức Thánh Linh, thì ngươi phải chấp nhận nó, bởi ngươi tin Đức Chúa Trời để đi theo Đức Chúa Trời, và ngươi không nên điều tra Ngài. Ngươi không nên tìm kiếm thêm bằng cớ về Ta để chứng tỏ Ta là Đức Chúa Trời của ngươi, mà nên có khả năng thấy rõ được Ta có giúp ích được gì cho ngươi hay không – đó mới là điều cốt yếu nhất. Ngay cả khi ngươi tìm ra bằng cớ không thể chối cãi từ Kinh Thánh, thì nó cũng không thể hoàn toàn đưa ngươi đến trước Ta. Ngươi đơn thuần sống trong những giới hạn của Kinh Thánh, và không phải là sống trước Ta; Kinh Thánh không thể giúp ngươi biết Ta, cũng chẳng thể làm cho ngươi yêu thương Ta sâu sắc hơn. Mặc dù Kinh Thánh đã tiên tri rằng một bé trai sẽ được sinh ra, không ai có thể dò lường được lời tiên tri đó sẽ ứng nghiệm với ai, bởi con người không biết được công tác của Đức Chúa Trời, và đây chính là điều khiến những người Pha-ri-si chống lại Jêsus. Một số người biết rằng công tác của Ta là vì lợi ích của con người, nhưng họ vẫn tiếp tục tin rằng Jêsus và Ta là hai hữu thể hoàn toàn tách biệt, không tương hợp với nhau. Thời đó, Jêsus chỉ dạy cho các môn đồ của Ngài những loạt bài giảng trong Thời đại Ân điển về các chủ đề như thực hành như thế nào, nhóm họp với nhau như thế nào, khẩn xin trong khi cầu nguyện như thế nào, đối xử với nhau như thế nào, v.v. Công tác Ngài đã thực hiện là công tác của Thời đại Ân điển, và Ngài chỉ dẫn giải về cách các môn đồ và những người theo Ngài phải thực hành. Ngài chỉ làm công tác của Thời đại Ân điển, chứ không làm công tác nào của thời kỳ sau rốt. Khi Đức Giê-hô-va lập ra luật pháp Cựu Ước trong Thời đại Luật pháp, tại sao khi ấy Ngài đã không làm công tác của Thời đại Ân điển? Tại sao Ngài đã không làm rõ công tác của Thời đại Ân điển từ trước? Chẳng phải điều này sẽ giúp con người chấp nhận nó sao? Ngài chỉ tiên tri rằng một bé trai sẽ được sinh ra và nắm quyền năng, nhưng Ngài đã không thực hiện trước công tác của Thời đại Ân điển. Công tác của Đức Chúa Trời ở mỗi thời đại đều có ranh giới rõ ràng; Ngài chỉ làm công tác đương thời, và không bao giờ thực hiện trước công tác của thời đại tiếp theo. Chỉ bằng cách này thì công tác đại diện cho mỗi thời đại của Ngài mới được nổi bật. Jêsus chỉ nói về những chỉ dấu của thời kỳ sau rốt, về việc làm thế nào để kiên nhẫn và làm sao để được cứu rỗi, cách ăn năn và xưng tội, cũng như cách vác thập tự giá và chịu đựng đau khổ; Ngài chưa bao giờ nói về việc con người trong thời kỳ sau rốt nên đạt được lối vào như thế nào, cũng không nói về việc con người nên tìm cách đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời như thế nào. Như thế, chẳng phải là nực cười khi kiếm tìm trong Kinh Thánh về công tác của thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời sao? Ngươi có thể thấy được gì khi chỉ bám lấy Kinh Thánh? Dù là người diễn dịch Kinh Thánh hay người giảng đạo, ai có thể thấy trước được công tác của ngày hôm nay?

– Con người đã giới hạn Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình sao có thể nhận lãnh sự mặc khải của Đức Chúa Trời được? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 279

Kinh Thánh đã là một phần của lịch sử loài người trong hàng ngàn năm. Hơn nữa, con người coi Kinh Thánh như là Đức Chúa Trời, thậm chí đến mức trong những ngày sau rốt, nó đã thay thế vị trí của Đức Chúa Trời, đây là điều mà Đức Chúa Trời căm ghét. Do đó, khi thời gian cho phép, Đức Chúa Trời đã cảm thấy có bổn phận phải làm rõ câu chuyện bên trong và nguồn gốc của Kinh Thánh; nếu Ngài không làm thế, Kinh Thánh sẽ tiếp tục giữ vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng con người, và con người sử dụng những lời trong Kinh Thánh để lên án và đo lường những việc làm của Đức Chúa Trời. Bằng việc giải thích thực chất, cấu trúc và những sai sót của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời chưa khi nào phủ nhận sự tồn tại của Kinh Thánh và cũng không lên án Kinh Thánh; mà đúng hơn là Ngài đưa ra mô tả đúng đắn và phù hợp để khôi phục hình ảnh nguyên bản của Kinh Thánh, giải quyết những hiểu lầm của con người về Kinh Thánh, và cho họ có cái nhìn chính xác về Kinh Thánh, để họ không tôn thờ Kinh Thánh nữa, và không còn bị lạc lối nữa; điều đó có nghĩa là để họ không còn hiểu lầm đức tin mù quáng vào Kinh Thánh là đức tin vào Đức Chúa Trời và thờ phụng Đức Chúa Trời, thậm chí sợ phải đối mặt với nền tảng thực sự và những sai sót của Kinh Thánh. Một khi con người có được sự hiểu biết thuần khiết về Kinh Thánh, họ có thể vứt nó sang một bên không do dự và mạnh dạn chấp nhận những lời mới của Đức Chúa Trời. Đây là mục đích của Đức Chúa Trời trong những chương này. Lẽ thật mà Đức Chúa Trời muốn nói với con người ở đây là không có lý thuyết hay sự thật nào có thể thay thế được công tác và lời của Đức Chúa Trời ngày nay, và rằng không gì có thể thay thế vị trí của Đức Chúa Trời. Nếu con người không thể thoát khỏi cái bẫy của Kinh Thánh thì họ sẽ không bao giờ có thể đến trước Đức Chúa Trời. Nếu muốn đến trước Đức Chúa Trời, trước tiên họ phải loại bỏ bất cứ thứ gì trong lòng mình mà có thể thay thế Ngài; lúc đó họ sẽ làm hài lòng Đức Chúa Trời. Mặc dù Đức Chúa Trời chỉ giải thích Kinh Thánh ở đây, nhưng đừng quên rằng có nhiều điều sai trái khác mà con người thực sự tôn thờ ngoài Kinh Thánh; điều duy nhất họ không tôn thờ là những gì thực sự đến từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chỉ sử dụng Kinh Thánh làm ví dụ để nhắc nhở con người đừng đi sai đường, và đừng lại hành động cực đoan và bị chi phối bởi sự nhầm lẫn trong khi họ tin vào Đức Chúa Trời và chấp nhận lời của Ngài.

– Những lời của Đấng Christ khi Ngài bước vào hội thánh – Lời giới thiệu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Lời Đức Chúa Trời hằng ngày  Trích đoạn 280

Ta đã làm nhiều việc giữa con người, trong thời gian đó Ta cũng đã bày tỏ nhiều lời. Những lời này đều vì sự cứu rỗi con người và được bày tỏ hầu cho con người có thể trở nên tương hợp với Ta. Tuy thế, Ta chỉ thu nhận được một vài người trên thế gian tương hợp với Ta, và do vậy, Ta nói rằng con người không trân quý lời Ta – đó là bởi vì con người không tương hợp với Ta. Theo cách này, công tác Ta làm không đơn thuần là để con người có thể thờ phượng Ta; mà quan trọng hơn là để con người có thể tương hợp với Ta. Con người đã bị làm bại hoại và sống trong cạm bẫy của Sa-tan. Tất cả mọi người đều sống trong xác thịt, sống trong những ham muốn vị kỷ, và không có một ai trong số họ tương hợp với Ta. Có những người nói rằng họ tương hợp với Ta, nhưng những người như thế lại đều thờ ngẫu tượng mơ hồ. Dù họ công nhận danh Ta là thánh khiết, họ lại đi trên con đường trái nghịch với Ta, và lời lẽ của họ đầy kiêu ngạo và tự phụ. Đó là bởi vì, tự gốc rễ, hết thảy họ đều chống lại Ta và không tương hợp với Ta. Mỗi ngày, họ tìm kiếm dấu vết của Ta trong Kinh Thánh và tìm những đoạn “phù hợp” ngẫu nhiên mà họ đọc mãi và đọc thuộc lòng như những bài kinh. Họ không biết cách tương hợp với Ta, cũng không biết chống lại Ta là như thế nào. Họ chỉ đơn thuần đọc kinh một cách mù quáng. Bên trong Kinh Thánh, họ bó buộc một Đức Chúa Trời mơ hồ mà họ chưa bao giờ nhìn thấy, cũng như không thể nhìn thấy, và lấy ra xem trong lúc rỗi rãi. Họ tin vào sự hiện hữu của Ta chỉ trong phạm vi của Kinh Thánh, và họ đánh đồng Ta với Kinh Thánh; không có Kinh Thánh thì không có Ta, và không có Ta thì không có Kinh Thánh. Họ không chú ý gì đến sự hiện hữu hay những hành động của Ta, mà thay vào đó dành sự chú ý tột bậc và đặc biệt cho mỗi một lời của Kinh Thánh. Thậm chí nhiều người còn tin rằng Ta không nên làm bất cứ điều gì Ta muốn làm trừ khi điều đó được Kinh Thánh tiên báo. Họ quá coi trọng Kinh Thánh. Có thể nói rằng họ xem những lời lẽ và sự bày tỏ là quá quan trọng, đến mức họ dùng các câu trong Kinh Thánh để so đo mọi lời Ta nói và để lên án Ta. Cái họ tìm kiếm không phải là cách tương hợp với Ta hay cách tương hợp với lẽ thật, mà là cách tương hợp với những lời trong Kinh Thánh, và họ tin rằng bất cứ điều gì không phù hợp với Kinh Thánh, không có ngoại lệ, đều không phải là công tác của Ta. Chẳng phải những kẻ đó là con cháu ngoan ngoãn của người Pha-ri-si sao? Người Pha-ri-si Do Thái đã dùng luật pháp của Môi-se để kết án Jêsus. Họ đã không tìm kiếm sự tương hợp với Jêsus của thời đó, mà hết mực tuân theo luật pháp đến từng câu chữ, đến mức – sau khi buộc tội Ngài không tuân theo luật pháp của Cựu Ước và không phải là Đấng Mê-si – cuối cùng họ đã đóng đinh Jêsus vô tội lên cây thập tự. Bản chất của họ là gì? Chẳng phải họ đã không tìm cách tương hợp với lẽ thật đó sao? Họ bị ám ảnh bởi từng câu từ một của Kinh Thánh trong khi không chú ý gì đến ý muốn của Ta lẫn các bước và phương pháp công tác của Ta. Họ không phải là những người tìm kiếm lẽ thật, mà là những người bám lấy câu từ một cách cứng nhắc; họ không phải là những người tin vào Đức Chúa Trời, mà là những người tin vào Kinh Thánh. Về bản chất, họ là những con chó giữ cửa của Kinh Thánh. Để bảo toàn lợi ích của Kinh Thánh, để đề cao chân giá trị của Kinh Thánh, và để bảo vệ thanh danh của Kinh Thánh, họ đã đi quá xa đến mức đóng đinh Jêsus nhân từ lên cây thập tự. Điều này họ làm chỉ đơn thuần là để bảo vệ Kinh Thánh, và để duy trì địa vị từng lời một của Kinh Thánh trong lòng mọi người. Do vậy, họ thà từ bỏ tương lai của họ và của lễ chuộc tội để kết án tử hình Jêsus, Đấng đã không tuân theo giáo lý của Kinh Thánh. Họ chẳng phải đều là tay sai cho từng lời một của Kinh Thánh sao?

Còn mọi người ngày nay thì sao? Đấng Christ đã đến để ban phát lẽ thật, ấy thế mà họ thà đuổi Ngài ra khỏi thế gian này để họ có thể có được lối vào thiên đàng và nhận lãnh ân điển. Họ thà hoàn toàn phủ nhận sự đến của lẽ thật để bảo toàn lợi ích của Kinh Thánh, và họ thà đóng đinh Đấng Christ trở lại với xác thịt vào cây thập tự một lần nữa để đảm bảo sự tồn tại đời đời của Kinh Thánh. Làm sao con người có thể nhận lãnh sự cứu rỗi của Ta khi lòng họ hiểm độc như vậy và bản tính của họ đối chọi lại Ta như vậy? Ta sống giữa con người, nhưng con người không biết đến sự hiện hữu của Ta. Khi Ta chiếu rọi sự sáng của Ta lên con người, họ vẫn không biết đến sự hiện hữu của Ta. Khi Ta trút cơn thịnh nộ của Ta lên con người, họ chối bỏ sự hiện hữu của Ta còn mạnh mẽ hơn. Con người tìm kiếm sự tương hợp với những lời lẽ và sự tương hợp với Kinh Thánh, nhưng không một người nào đến trước Ta để tìm cách tương hợp với lẽ thật. Con người ngưỡng vọng Ta trên trời và dành sự quan tâm đặc biệt đến sự hiện hữu của Ta trên trời, nhưng không ai màng đến Ta trong xác thịt, bởi vì khi sống giữa con người, Ta chỉ đơn giản là quá nhỏ bé. Những kẻ chỉ tìm sự tương hợp với lời trong Kinh Thánh và những kẻ chỉ đi tìm sự tương hợp với một Đức Chúa Trời mơ hồ thật thấp kém hèn mọn trong mắt Ta. Đó là bởi những gì họ thờ phượng là những lời đã chết, và một Đức Chúa Trời có khả năng cho họ những của cải vô kể; những gì họ thờ phượng là một Đức Chúa Trời sẽ chịu sự thao túng của con người – một Đức Chúa Trời không tồn tại. Vậy thì những kẻ như thế có thể có được gì từ Ta? Con người đơn giản là thấp hèn không thể tả. Những kẻ chống lại Ta, những kẻ đòi hỏi bất tận ở Ta, những kẻ không có tình yêu lẽ thật, những kẻ phản nghịch Ta – làm sao những kẻ đó có thể tương hợp với Ta được?

Những kẻ chống lại Ta là những kẻ không tương hợp với Ta. Những kẻ không yêu lẽ thật cũng nằm trong số đó. Những kẻ phản nghịch Ta thậm chí càng chống lại Ta và càng không tương hợp với Ta. Ta giao vào tay ma quỷ hết thảy những kẻ không tương hợp với Ta, và Ta bỏ mặc chúng cho sự bại hoại của ma quỷ, thả cho chúng tự do bộc lộ ác tâm của mình, và sau cùng sẽ trao chúng cho ma quỷ để bị ăn sống nuốt tươi. Ta không quan tâm bao nhiêu người thờ phượng Ta, nghĩa là, Ta không quan tâm bao nhiêu người tin vào Ta. Tất cả những gì Ta quan tâm là bao nhiêu người tương hợp với Ta. Đó là bởi vì hết thảy những kẻ không tương hợp với Ta đều là kẻ dữ phản bội Ta; chúng là kẻ thù của Ta, và Ta sẽ không “lưu giữ” kẻ thù của Ta trong nhà Ta. Những ai tương hợp với Ta sẽ mãi mãi phụng sự Ta ở nhà Ta, còn những ai đối nghịch với Ta sẽ mãi chịu sự trừng phạt của Ta. Những kẻ chỉ quan tâm đến lời của Kinh Thánh và không thiết gì lẽ thật hay tìm kiếm dấu chân Ta – chúng chống lại Ta, bởi vì chúng giới hạn Ta theo Kinh Thánh, bó buộc Ta trong Kinh Thánh, và vì thế báng bổ Ta tột cùng. Làm sao những kẻ như thế có thể đến trước Ta? Chúng không để ý gì đến những việc làm của Ta, hay ý muốn của Ta, hay lẽ thật, mà thay vào đó lại bị ám ảnh bởi những lời lẽ – những lời lẽ gây chết người. Làm sao những kẻ như thế có thể tương hợp với Ta được?

– Ngươi nên tìm cách tương hợp với Đấng Christ, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Trước: Tâm tính của Đức Chúa Trời và Ngài có gì và là gì

Tiếp theo: Tỏ lộ các quan niệm tôn giáo

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger