Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VII

Đức Chúa Trời là cội nguồn sự sống cho vạn vật (I)

Tổng quan về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời

Khi cầu nguyện xong, lòng của các ngươi có cảm thấy bình an trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời không? (Có.) Nếu lòng của một người có thể được tĩnh tại, họ sẽ có thể nghe và hiểu lời Đức Chúa Trời và họ sẽ có thể nghe và hiểu được lẽ thật. Nếu lòng ngươi không thể được tĩnh tại, nếu lòng ngươi luôn phiêu bạt, hoặc luôn nghĩ về những điều khác, việc này sẽ ảnh hưởng đến ngươi khi ngươi tham dự các buổi họp mặt để nghe lời Đức Chúa Trời. Trọng tâm của những vấn đề chúng ta đã và đang thảo luận là gì? Tất cả chúng ta hãy nghĩ lại một chút về các điểm chính. Về việc biết chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất vô song, trong phần đầu tiên, chúng ta đã thảo luận về thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Trong phần thứ hai, chúng ta đã thảo luận về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và trong phần thứ ba, chúng ta đã thảo luận về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Liệu nội dung cụ thể mà chúng ta đã thảo luận mỗi lần có để lại ấn tượng gì với các ngươi không? Trong phần đầu tiên, “thẩm quyền của Đức Chúa Trời”, điều gì đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất với các ngươi? Phần nào có tác động mạnh nhất đến các ngươi? (Thưa, Đức Chúa Trời truyền đạt trước hết thẩm quyền và sức mạnh của lời Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời đã phán thì sẽ giữ lời, lời đã giữ thì sẽ được hoàn thành. Đây là thực chất vốn có của Đức Chúa Trời.) (Thưa, mệnh lệnh của Đức Chúa Trời đối với Satan là hắn chỉ có thể cám dỗ Gióp, nhưng không thể lấy đi mạng sống của ông. Từ điều này, chúng ta thấy được thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời.) Có thêm điều gì nữa không? (Đức Chúa Trời dùng lời để tạo ra trời đất và vạn vật trong đó, và Ngài đã phán lời để lập giao ước với con người và ban ơn phước cho con người. Những điều này hết thảy đều là các ví dụ về thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời. Sau đó, chúng con đã thấy Đức Chúa Jêsus ra lệnh cho La-xa-rơ bước ra khỏi ngôi mộ của mình như thế nào – điều này cho thấy rằng sự sống và sự chết đều nằm trong sự kiểm soát của Đức Chúa Trời, rằng Sa-tan không có quyền năng để kiểm soát sự sống và sự chết, và rằng dù công tác của Đức Chúa Trời được thực hiện trong xác thịt hay trong Thần, thì thẩm quyền của Ngài là độc nhất.) Đây là một sự hiểu biết mà các ngươi có được sau khi nghe thông công. Nói về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, sự hiểu biết của các ngươi về từ “thẩm quyền” là gì? Trong phạm vi thẩm quyền của Đức Chúa Trời, mọi người thấy gì về những điều Đức Chúa Trời làm và tiết lộ? (Chúng con thấy sự toàn năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời.) (Chúng con thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời là hằng hữu và nó thực sự tồn tại. Chúng con thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời trên quy mô lớn trong sự thống trị của Ngài với vạn vật, và chúng con thấy điều đó ở quy mô nhỏ khi Ngài nắm quyền kiểm soát đời sống của mỗi cá nhân con người. Đức Chúa Trời thực sự lên kế hoạch và kiểm soát sáu mốc trong cuộc sống con người. Hơn nữa, chúng con thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời đại diện cho chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất, và không một tạo vật hay phi tạo vật nào có thể sở hữu nó. Thẩm quyền của Đức Chúa Trời là biểu tượng cho thân phận của Ngài.) Sự hiểu biết của các ngươi về “các biểu tượng về thân phận của Đức Chúa Trời và địa vị của Đức Chúa Trời” dường như có phần mang tính giáo lý. Các ngươi có sự hiểu biết thiết yếu nào về thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? (Đức Chúa Trời đã dõi theo chúng con và bảo vệ chúng con từ khi còn nhỏ, và chúng con thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời trong đó. Chúng con không nhận thức được những nguy hiểm đã rình rập mình, nhưng Đức Chúa Trời đã luôn ẩn mặt bảo vệ chúng con. Đây cũng là thẩm quyền của Đức Chúa Trời.) Rất tốt. Nói hay lắm.

Khi chúng ta nói về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, thì trọng tâm, trọng điểm của chúng ta là gì? Tại sao chúng ta cần thảo luận về điều này? Mục đích đầu tiên khi thảo luận về vấn đề này là nhằm thiết lập trong lòng mọi người thân phận của Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa và địa vị của Ngài giữa vạn vật. Đây là những gì từ đầu mọi người có thể được biết, được thấy và cảm nhận. Những gì ngươi thấy và những gì ngươi cảm nhận đến từ các hành động của Đức Chúa Trời, lời Đức Chúa Trời và sự kiểm soát của Đức Chúa Trời đối với vạn vật. Vậy, trí hiểu thực sự nào mà con người có được từ tất cả mọi điều họ nhìn thấy, học hỏi và biết thông qua thẩm quyền của Đức Chúa Trời? Chúng ta đã thảo luận về mục đích đầu tiên. Thứ hai là để mọi người thấy quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời thông qua hết thảy những điều Đức Chúa Trời đã làm, phán dạy và kiểm soát bằng thẩm quyền của Ngài. Nó cho phép ngươi thấy Đức Chúa Trời quyền năng và khôn ngoan như thế nào trong sự kiểm soát của Ngài với vạn vật. Đây chẳng phải là trọng tâm và trọng điểm của cuộc thảo luận trước đây của chúng ta về thẩm quyền độc nhất vô song của Đức Chúa Trời sao? Chưa quá lâu kể từ cuộc thảo luận đó thế mà một vài người các ngươi đã quên điều này, điều đó chứng tỏ rằng các ngươi chưa có được trí hiểu sâu sắc về thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Thậm chí có thể nói rằng con người chưa thấy được thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Giờ các ngươi có được chút hiểu biết nào không? Khi ngươi thấy Đức Chúa Trời thi hành thẩm quyền của Ngài, ngươi thực sự cảm nhận được gì? Ngươi đã thực sự cảm nhận quyền năng của Đức Chúa Trời chưa? (Có.) Khi ngươi đọc những lời Ngài về cách Ngài tạo dựng nên vạn vật, ngươi cảm nhận được quyền năng của Ngài và ngươi cảm nhận được sự toàn năng của Ngài. Khi ngươi thấy sự thống trị của Đức Chúa Trời đối với số phận của con người, ngươi cảm thấy thế nào? Ngươi có cảm nhận được quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài không? Nếu Đức Chúa Trời không sở hữu quyền năng này, nếu Ngài không sở hữu sự khôn ngoan này, liệu Ngài có đủ khả năng để có sự thống trị trên vạn vật và trên số phận của con người không? Đức Chúa Trời sở hữu quyền năng và sự khôn ngoan, và do vậy, Ngài có thẩm quyền. Điều này là độc nhất vô song. Trong số tất cả các tạo vật, ngươi đã bao giờ nhìn thấy một người hoặc sinh vật nào có quyền năng như Đức Chúa Trời chưa? Có ai hay bất cứ thứ gì có quyền năng để tạo ra trời đất và vạn vật, để kiểm soát và thống trị chúng không? Có ai hay bất cứ thứ gì có thể cai trị và dẫn dắt toàn nhân loại, có thể có mặt ở mọi nơi mọi lúc không? (Không, không có.) Bây giờ các ngươi có hiểu được ý nghĩa thực sự của thẩm quyền độc nhất của Đức Chúa Trời không? Bây giờ ngươi có hiểu biết nào đó về điều này không? (Có.) Việc xem lại chủ đề về thẩm quyền độc nhất của Đức Chúa Trời của chúng ta khép lại tại đây.

Trong phần thứ hai, chúng ta đã nói về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã không thảo luận nhiều trong chủ đề này, bởi vì ở giai đoạn này, công tác của Đức Chúa Trời chủ yếu bao gồm sự phán xét và hình phạt. Trong Thời đại Vương quốc, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời được mặc khải rõ ràng và rất chi tiết. Ngài đã phán những lời mà Ngài chưa bao giờ phán từ thời sáng thế; và trong lời Ngài hết thảy mọi người, hết thảy những ai đọc và trải nghiệm lời Ngài, đã thấy tâm tính công chính của Ngài được tỏ lộ. Thế trọng điểm của cuộc thảo luận của chúng ta về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là gì? Các ngươi có hiểu nó sâu sắc không? Các ngươi có hiểu nó từ trải nghiệm không? (Đức Chúa Trời đã đốt cháy thành Sô-đôm vì những người thời đó vô cùng bại hoại và kích động cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Từ điều này, chúng con thấy được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời.) Trước hết, hãy xem xét: Nếu Đức Chúa Trời đã không hủy diệt thành Sô-đôm, liệu ngươi sẽ có thể biết được tâm tính công chính của Ngài không? Ngươi sẽ vẫn có thể. Ngươi có thể thấy điều đó trong những lời Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong Thời đại Vương quốc, và trong sự phán xét, hình phạt và những lời rủa sả mà Ngài đã nhắm vào con người. Ngươi có thể thấy được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời trong việc Ngài tha cho thành Ni-ni-ve không? (Có.) Trong thời đại hiện nay, mọi người có thể thấy một chút trong lòng thương xót, tình yêu và lòng khoan dung của Đức Chúa Trời, và mọi người cũng có thể thấy điều đó ở sự thay đổi trong lòng của Đức Chúa Trời theo sau sự ăn năn của con người. Vì đã nêu ra hai ví dụ này để dẫn nhập cuộc thảo luận của chúng ta về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, khá rõ ràng để thấy rằng tâm tính công chính của Ngài đã được mặc khải, nhưng trên sự thật, thực chất tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không bị giới hạn trong những gì được tiết lộ trong hai câu chuyện Kinh thánh này. Từ những gì các ngươi đã học, thấy và trải nghiệm trong lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời như các ngươi thấy là gì? Hãy nói từ trải nghiệm của chính các ngươi. (Trong những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời tạo ra cho mọi người, khi mọi người có thể tìm kiếm lẽ thật và hành động phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời hướng dẫn họ, khai sáng cho họ và cho phép họ cảm thấy bừng sáng trong lòng. Khi con người phản nghịch Đức Chúa Trời, chống đối Ngài và không hành động phù hợp với tâm ý của Ngài, thì bên trong họ có bóng tối mịt mùng, như thể Đức Chúa Trời đã từ bỏ họ. Ngay cả khi họ cầu nguyện, họ cũng không biết phải nói gì với Ngài. Nhưng khi họ gạt sang một bên những quan niệm và trí tưởng tượng của riêng mình, và trở nên sẵn sàng hợp tác với Đức Chúa Trời và cố gắng cải thiện bản thân, thì họ dần dần có thể nhìn thấy sắc mặt mỉm cười của Đức Chúa Trời. Từ điều này, chúng con trải nghiệm được sự thánh khiết trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời xuất hiện trong vương quốc thánh, nhưng Ngài che giấu chính mình ở những nơi nhơ bẩn.) (Con thấy tâm tính công chính của Đức Chúa Trời trong cách Ngài đối xử với mọi người. Anh chị em chúng ta khác nhau về vóc giạc và tố chất, và những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi mỗi chúng ta cũng khác nhau. Tất cả chúng ta đều có thể nhận lãnh sự khai sáng của Đức Chúa Trời ở các mức độ khác nhau, và ở đây, con thấy được sự công chính của Đức Chúa Trời, vì con người chúng ta không có khả năng đối xử với con người theo cách này, nhưng Đức Chúa Trời thì có thể.) Bây giờ, tất cả các ngươi đều có một vài nhận thức thực tế mà mình có thể diễn đạt được.

Các ngươi có biết nhận thức nào là chìa khóa để hiểu được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không? Có nhiều điều có thể nói từ trải nghiệm về chủ đề này, nhưng trước hết, có một vài điểm chính mà Ta phải nói với các ngươi. Để hiểu được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, trước tiên, người ta phải hiểu được hỉ nộ ai lạc của Đức Chúa Trời: Ngài ghét gì, Ngài ghê tởm gì, Ngài yêu thương gì, Ngài bao dung và thương xót ai, và kiểu người nào mà Ngài ban cho lòng thương xót đó. Đây là một điểm chính. Người ta cũng phải hiểu rằng cho dù Đức Chúa Trời yêu thương thế nào, dù Ngài có lòng thương xót và yêu thương dành cho mọi người ra sao, thì Đức Chúa Trời cũng không tha thứ cho bất kỳ ai xúc phạm đến thân phận và địa vị của Ngài, cũng như không tha thứ cho bất kỳ ai xúc phạm đến phẩm giá của Ngài. Mặc dù Đức Chúa Trời yêu thương mọi người, nhưng Ngài không nuông chiều họ. Ngài ban cho mọi người tình yêu thương của Ngài, lòng thương xót và lòng khoan dung của Ngài, nhưng Ngài chưa bao giờ chiều chuộng họ; Đức Chúa Trời có các nguyên tắc và giới hạn của Ngài. Cho dù ngươi đã cảm nhận được tình yêu thương của Đức Chúa Trời nhiều bao nhiêu, cho dù tình yêu thương đó có thể sâu đậm đến đâu, ngươi cũng không bao giờ được đối xử với Đức Chúa Trời như ngươi sẽ đối xử với người khác. Mặc dù đúng là Đức Chúa Trời đối xử với mọi người hết sức gần gũi, nhưng nếu một người coi Đức Chúa Trời chỉ như một người khác, như thể Ngài chỉ là một cá nhân đồng đẳng với loài thọ tạo, như một người bạn hoặc một đối tượng để sùng bái, thì Đức Chúa Trời sẽ ẩn giấu khuôn mặt của Ngài với họ và từ bỏ họ. Đây là tâm tính của Ngài và mọi người không được xem xét vấn đề này một cách khinh suất. Thế nên, chúng ta thường thấy những lời như thế này do Đức Chúa Trời phán về tâm tính của Ngài: Không quan trọng ngươi đã đi bao nhiêu con đường, ngươi đã làm bao nhiêu công việc hay ngươi đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ, một khi ngươi xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ đáp trả mỗi người các ngươi dựa trên những gì ngươi đã làm. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đối xử với mọi người hết sức gần gũi, tuy nhiên mọi người không được đối xử với Đức Chúa Trời như một người bạn hay một người thân. Đừng gọi Đức Chúa Trời là “anh bạn” của ngươi. Cho dù ngươi có nhận lãnh được bao nhiêu tình yêu thương từ Ngài, cho dù Ngài đã khoan dung ngươi bao nhiêu, ngươi cũng không bao giờ được xem Đức Chúa Trời như là bạn ngươi. Đây là tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Các ngươi có hiểu không? Ta có cần nói thêm về điều này không? Các ngươi có bất kỳ sự hiểu biết nào trước đây về vấn đề này không? Nói chung, đây là sai lầm mọi người dễ mắc phải nhất, bất kể liệu họ có hiểu các giáo lý hay liệu trước đây họ chưa bao giờ suy ngẫm về vấn đề này. Khi con người xúc phạm Đức Chúa Trời, có thể không phải vì một sự việc hay một điều họ nói, mà thay vào đó là vì thái độ họ giữ và tình trạng của họ. Đây là một điều rất đáng sợ. Một vài người tin rằng họ có trí hiểu về Đức Chúa Trời, rằng họ có một số nhận thức về Ngài và thậm chí họ có thể làm một số điều làm hài lòng Đức Chúa Trời. Họ bắt đầu cảm thấy ngang hàng với Đức Chúa Trời và họ đã khéo léo mưu mẹo đưa bản thân vào mối quan hệ bạn bè với Đức Chúa Trời. Những kiểu tình cảm này là cực kỳ sai lầm. Nếu ngươi không có hiểu biết sâu sắc về điều này – nếu ngươi không hiểu rõ điều này – thì ngươi sẽ rất dễ xúc phạm đến Đức Chúa Trời và xúc phạm đến tâm tính công chính của Ngài. Giờ ngươi hiểu được điều này rồi phải không? Chẳng phải tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là độc nhất sao? Liệu nó có thể tương đương với tính cách hay đức hạnh của một con người không? Không bao giờ có thể. Vì vậy, ngươi không được quên, cho dù Đức Chúa Trời đối xử với mọi người như thế nào hay Ngài nghĩ đến con người ra sao, thì địa vị, thẩm quyền và thân phận của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Đối với con người, thân phận của Đức Chúa Trời vĩnh viễn là Đấng tể trị vạn vật, nghĩa là Đấng Tạo Hóa.

Các ngươi đã học được gì về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời? Trong phần nói về “sự thánh khiết của Đức Chúa Trời”, bên cạnh sự thật rằng sự hiểm ác của Sa-tan được sử dụng như một vật làm nền, nội dung chính của cuộc thảo luận của chúng ta về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là gì? Đó chẳng phải là Đức Chúa Trời có gì và là gì sao? Có phải Đức Chúa Trời có gì và là gì là chỉ của duy nhất chính Đức Chúa Trời không? (Đúng vậy.) Đó là những gì các tạo vật không sở hữu. Đây là lý do tại sao chúng ta nói sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là độc nhất. Đây là điều mà các ngươi nên hiểu được. Chúng ta đã tổ chức ba buổi họp về chủ đề sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Các ngươi có thể mô tả bằng lời của chính mình, với trí hiểu của chính mình, các ngươi tin sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là gì? (Lần cuối cùng Đức Chúa Trời trao đổi với chúng con, chúng con đã cúi lạy trước Ngài. Đức Chúa Trời đã thông công lẽ thật cho chúng con về việc phủ phục và cúi lạy thờ phượng Ngài. Chúng con đã thấy việc cúi lạy thờ phượng Ngài trước khi đạt được các yêu cầu của Ngài không phù hợp với tâm ý của Ngài, và từ đó chúng con đã thấy được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.) Rất đúng. Còn điều gì khác nữa không? (Theo lời Đức Chúa Trời với nhân loại, chúng con thấy rằng Ngài phán đơn giản và rõ ràng. Ngài thẳng thắn và đi thẳng vào vấn đề. Sa-tan nói theo cách vòng vo và đầy những lời dối trá. Từ những gì xảy ra lần trước khi chúng con phủ phục trước Đức Chúa Trời, chúng con đã thấy rằng những lời và hành động của Ngài luôn luôn có nguyên tắc. Ngài luôn rõ ràng và súc tích khi Ngài phán dạy chúng con cách chúng con nên hành động, cách chúng con nên tuân theo và cách chúng con nên thực hành. Nhưng con người không theo cách này. Kể từ khi nhân loại bị Sa-tan làm cho sa ngã, họ đã hành động và nói bằng chính động cơ và mục đích cá nhân của bản thân họ và những mong muốn cá nhân của chính họ trong tâm trí. Từ cách Đức Chúa Trời trông nom, chăm sóc và bảo vệ nhân loại, chúng con thấy rằng hết thảy những điều Đức Chúa Trời làm là tích cực và rõ ràng. Chính theo cách này mà chúng con mới thấy được thực chất của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được mặc khải.) Hay lắm. Có ai khác muốn thêm điều gì khác không? (Thông qua việc Đức Chúa Trời phơi bày thực chất tà ác của Sa-tan, chúng con thấy được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, chúng con có thêm nhận thức về sự tà ác của Sa-tan và chúng con thấy được nguồn gốc sự đau khổ của nhân loại. Trong quá khứ, chúng con đã không biết về sự đau khổ của con người dưới quyền lực của Sa-tan. Chỉ sau khi Đức Chúa Trời tiết lộ điều này, thì chúng con mới thấy rằng hết thảy những đau khổ đến từ việc theo đuổi danh vọng và của cải là công việc của Sa-tan. Chỉ khi đó chúng con mới cảm nhận được rằng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi thực sự của nhân loại.) Có điều gì khác để thêm vào đó nữa không? (Nhân loại bại hoại thiếu nhận thức thực sự và tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Bởi vì chúng con không hiểu được thực chất của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và bởi vì, khi chúng con phủ phục và cúi lạy trước Ngài trong sự thờ phượng, chúng con làm như vậy với những suy nghĩ không tinh sạch và những động cơ và mục đích ngầm, Đức Chúa Trời không hài lòng. Chúng con có thể thấy rằng Đức Chúa Trời khác với Sa-tan; Sa-tan muốn mọi người tôn sùng và tâng bốc hắn, phủ phục và cúi mình thờ phượng hắn. Sa-tan không có các nguyên tắc. Cũng từ điều này, con nhận thức được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.) Tốt lắm! Bây giờ chúng ta đã thông công về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, các ngươi có thấy sự hoàn hảo của Đức Chúa Trời không? Ngươi có thấy Đức Chúa Trời là nguồn gốc của mọi điều tích cực như thế nào không? Ngươi có thể thấy Đức Chúa Trời là hiện thân của lẽ thật và công lý như thế nào không? Ngươi có thấy Đức Chúa Trời là cội nguồn yêu thương như thế nào không? Ngươi có thấy hết thảy những điều Đức Chúa Trời làm, hết thảy những điều Ngài thể hiện và hết thảy những điều Ngài tiết lộ là hoàn mỹ không? (Chúng con thấy.) Đây là những trọng điểm của những gì Ta đã nói về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Hôm nay, những lời này có vẻ như chỉ là giáo lý đối với các ngươi, nhưng một ngày nào đó, khi ngươi trải nghiệm và chứng kiến chính Đức Chúa Trời thật từ lời Ngài và công tác của Ngài, ngươi sẽ nói từ tận đáy lòng mình rằng Đức Chúa Trời là thánh khiết, rằng Đức Chúa Trời khác biệt với loài người, và tấm lòng, tâm tính và thực chất của Ngài hết thảy đều thánh khiết. Sự thánh khiết này cho phép con người nhìn thấy sự hoàn hảo của Đức Chúa Trời và để thấy rằng bản chất của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là vô nhiễm. Thực chất của sự thánh khiết của Ngài định rõ rằng Ngài là chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất vô song, và nó cũng vừa cho phép con người nhìn thấy và vừa chứng minh rằng Ngài là chính Đức Chúa Trời độc nhất. Đây không phải là điểm chính sao? (Đúng vậy.)

Hôm nay chúng ta đã tiến hành xem xét tổng quan về một vài chủ đề từ các buổi thông công trước đây. Việc này khép lại phần tổng quan hôm nay. Ta hy vọng rằng tất cả các ngươi sẽ ghi nhớ những điểm chính của từng mục và chủ đề. Đừng nghĩ về chúng như giáo lý đơn thuần; khi ngươi có chút thời gian rảnh, hãy thực sự đọc qua chúng và suy ngẫm về chúng. Hãy ghi nhớ chúng trong lòng các ngươi và đưa chúng vào hiện thực – thì ngươi sẽ thực sự trải nghiệm tất cả những gì Ta đã nói về hiện thực của việc Đức Chúa Trời mặc khải tâm tính của Ngài và mặc khải Ngài có gì và là gì. Tuy nhiên, nếu ngươi chỉ ghi lại chúng trong sổ của mình và không đọc qua chúng hay nghĩ về chúng, thì ngươi sẽ không bao giờ đạt được chúng cho bản thân mình. Giờ ngươi hiểu rồi đúng không? Sau khi đã trao đổi về ba chủ đề này, một khi mọi người đã đạt được một sự hiểu biết khái quát hay thậm chí cụ thể về thân phận, thực chất và tâm tính của Đức Chúa Trời, trí hiểu của họ về Đức Chúa Trời sẽ trọn vẹn sao? (Không phải.) Bây giờ, trong trí hiểu của riêng ngươi về Đức Chúa Trời, có bất kỳ lĩnh vực nào khác mà ngươi cảm thấy cần một sự hiểu biết sâu sắc hơn không? Nghĩa là, bây giờ ngươi đã có được sự hiểu biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, tâm tính công chính của Ngài và sự thánh khiết của Ngài, có lẽ thân phận và địa vị độc nhất của Ngài được thiết lập trong tâm trí ngươi; tuy nhiên, ngươi vẫn còn phải nhìn, hiểu và đào sâu nhận thức của mình về các hành động của Ngài, quyền năng của Ngài và thực chất của Ngài thông qua trải nghiệm của chính ngươi. Bây giờ các ngươi đã nghe được những sự thông công này, trong lòng các ngươi, một tín điều ít nhiều được thiết lập: Đức Chúa Trời thực sự tồn tại, và thực tế là Ngài cai quản vạn vật. Không ai có thể xúc phạm đến tâm tính công chính của Ngài; sự thánh khiết của Ngài là một điều chắc chắn mà không ai có thể hoài nghi. Đây là những sự thật. Những sự thông công này cho phép thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời có một nền tảng trong lòng người. Một khi nền tảng này đã được thiết lập, mọi người phải cố gắng để hiểu thêm nữa.

Câu chuyện 1: Một hạt giống, đất, một cái cây, ánh sáng mặt trời, những chú chim, và con người

Hôm nay Ta sẽ thông công về một chủ đề mới với các ngươi. Chủ đề này là gì? Tựa đề của nó là: “Đức Chúa Trời là cội nguồn sự sống cho vạn vật”. Chủ đề này nghe có vẻ hơi quá to lớn đúng không? Nó có vẻ ngoài tầm của các ngươi một chút không? “Đức Chúa Trời là cội nguồn sự sống cho vạn vật” – chủ đề này có thể khiến mọi người nghĩ nó như một điều gì đó xa vời, nhưng nó phải được hiểu bởi tất cả những ai theo Đức Chúa Trời, bởi vì nó gắn bó chặt chẽ với trí hiểu về Đức Chúa Trời của mỗi người và việc họ có thể làm thỏa lòng và kính sợ Ngài. Đó là lý do tại sao Ta sẽ thông công về chủ đề này. Rất có thể là mọi người có một trí hiểu đơn giản từ trước về chủ đề này, hoặc có lẽ họ nhận thức được nó ở một mức độ nào đó. Nhận thức hoặc ý thức này có thể, trong tâm trí của một số người, đi cùng với một mức độ hiểu biết đơn giản hoặc nông cạn. Những người khác có thể đã có một số trải nghiệm đặc biệt trong lòng họ mà đã đưa họ đến một cuộc chạm trán riêng, sâu sắc với chủ đề này. Nhưng nhận thức từ trước như vậy, dù sâu sắc hay hời hợt, chỉ là phiến diện và không đủ cụ thể. Vì vậy, đây là lý do tại sao Ta đã chọn chủ đề này để thông công: để giúp các ngươi đạt đến một sự hiểu biết sâu sắc và cụ thể hơn. Ta sẽ dùng một phương pháp đặc biệt để thông công với các ngươi về chủ đề này, một phương pháp mà chúng ta chưa từng sử dụng trước đây, một phương pháp mà các ngươi có thể thấy hơi bất thường hoặc hơi khó chịu. Rồi thì các ngươi sẽ biết ý ta là gì. Các ngươi có thích chuyện kể không? (Chúng con thích.) Chà, có vẻ như sự lựa chọn của Ta để kể chuyện là một lựa chọn hay, vì tất cả các ngươi đều rất thích chúng. Nào, chúng ta bắt đầu thôi. Các ngươi không cần phải ghi chú. Ta yêu cầu các ngươi bình tĩnh, và không bồn chồn. Các ngươi có thể nhắm mắt lại nếu cảm thấy mình có thể bị phân tâm bởi môi trường xung quanh hoặc những người xung quanh. Ta có một câu chuyện tuyệt vời để kể cho các ngươi. Đây là một câu chuyện về một hạt giống, đất, một cái cây, ánh sáng mặt trời, những chú chim và con người. Những ai là nhân vật chính? (Một hạt giống, đất, một cái cây, ánh sáng mặt trời, những chú chim và con người.) Đức Chúa Trời có là một trong số họ không? (Không.) Mặc dù vậy, Ta chắc chắn rằng các ngươi sẽ cảm thấy sảng khoái và hài lòng khi nghe câu chuyện này. Bây giờ, hãy trật tự lắng nghe.

Một hạt giống nhỏ rơi xuống đất. Một cơn mưa lớn đổ xuống, và hạt giống nảy mầm non, trong khi rễ của nó đào sâu dần xuống lớp đất bên dưới. Theo thời gian mầm mọc cao lên, chịu đựng những cơn gió tàn khốc và những trận mưa xối xả, chứng kiến sự thay đổi của các mùa khi trăng tròn rồi lại khuyết. Vào mùa hè, đất mang theo những món quà nước để mầm cây có thể chịu đựng được cái nóng thiêu đốt của mùa. Và bởi vì đất, mầm cây không bị áp đảo bởi sức nóng, và như thế, cơn nóng mùa hè tồi tệ nhất đã trôi qua. Khi mùa đông đến, đất bao bọc mầm cây trong vòng tay ấm áp của nó, và đất và mầm cây ôm chặt lấy nhau. Đất sưởi ấm mầm cây, và do đó, mầm cây sống sót qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa, không hề hấn gì bởi những cơn gió và bão tuyết lạnh giá. Được che chở bởi đất, mầm cây trở nên mạnh dạn và vui sướng; được nuôi dưỡng bất vị kỷ bởi đất, nó phát triển khỏe mạnh và vững chắc. Nó lớn lên vui vẻ, hát ca trong mưa, nhảy múa và đung đưa trong gió. Mầm cây và đất nương tựa vào nhau…

Năm tháng trôi qua, và mầm lớn thành một cái cây cao chót vót. Nó đứng vững trên đất, với những nhánh cây mập mạp được điểm tô vô số lá. Rễ cây vẫn đào sâu vào đất như trước đây, và giờ chúng đã cắm sâu vào lòng đất phía dưới. Đất nơi đã từng bảo vệ mầm nhỏ, giờ là nền tảng cho một cái cây đồ sộ.

Một tia nắng chiếu lên cây. Cây đung đưa thân mình, vươn dài tay và hít sâu bầu không khí đầy nắng. Mặt đất bên dưới thở cùng nhịp với cây, và đất cảm thấy được tái tạo. Ngay lúc đó, một cơn gió mát thổi ra từ giữa các nhánh cây, và cây rung rinh trong hoan hỉ, rì rào đầy năng lượng. Cây và ánh nắng nương tựa vào nhau…

Con người ngồi trong bóng mát của cây và đắm mình trong bầu không khí lồng lộng, thơm ngát. Không khí làm tinh sạch tim và phổi họ, và nó làm tinh sạch máu bên trong họ, và cơ thể họ không còn uể oải hay gò bó nữa. Người và cây nương tựa vào nhau…

Một đàn chim nhỏ đậu trên các cành cây hót líu lo. Có thể chúng đã đậu ở đó để trốn thú săn mồi, hoặc để sinh sản và nuôi con non, hoặc có lẽ chúng chỉ nghỉ ngơi chốc lát. Chim và cây nương tựa vào nhau…

Rễ của cây, xoắn xuýt và bện vào nhau, đào sâu vào lòng đất. Với thân của mình, nó che chở đất khỏi gió mưa, và nó vươn những nhánh cây để bảo vệ đất phía dưới chân mình. Cây làm vậy vì đất là mẹ nó. Chúng giúp nhau vững vàng và nương tựa vào nhau, và chúng sẽ không bao giờ tách rời…

Và như thế, câu chuyện kết thúc. Câu chuyện Ta kể là về một hạt giống, đất, một cái cây, ánh nắng, những chú chim, và con người. Nó chỉ có một vài cảnh. Nó đã để lại những cảm xúc gì cho các ngươi? Khi Ta nói theo cách này, các ngươi có hiểu điều Ta đang nói không? (Chúng con hiểu.) Nào, hãy nói lên những cảm xúc của các ngươi. Các ngươi cảm nhận gì sau khi nghe câu chuyện này? Trước hết Ta sẽ nói cho các ngươi rằng tất cả các nhân vật trong câu chuyện đều có thể thấy được và chạm được; chúng là những thứ có thật, không phải là ẩn dụ. Ta muốn các ngươi xem xét những gì Ta đã nói. Không có gì huyền bí trong câu chuyện của Ta cả, và những điểm chính của nó có thể được thể hiện trong một vài câu trong câu chuyện. (Câu chuyện chúng con nghe vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp. Một hạt giống chào đời và khi nó lớn lên, nó trải nghiệm bốn mùa của năm: xuân, hạ, thu và đông. Đất nuôi dưỡng hạt giống nảy mầm như một người mẹ. Nó sưởi ấm mầm cây trong mùa đông hầu để mầm có thể sống sót qua sự lạnh giá. Sau khi mầm mọc thành cây, tia nắng chạm vào những nhánh cây, đem lại nhiều niềm vui cho cây. Con thấy rằng trong vô số các tạo vật của Đức Chúa Trời, đất cũng sống, và rằng nó và cây nương tựa vào nhau. Con cũng thấy sự ấm áp tuyệt vời mà ánh nắng dành cho cây, và con thấy những chú chim, dù chúng là những tạo vật thông thường, đến cùng với cây và với con người trong một bức tranh hài hòa hoàn hảo. Đây là những cảm xúc con có trong lòng khi con nghe câu chuyện này; con nhận ra rằng hết thảy những thứ này đều thật sự sống động.) Nói hay lắm! Có ai khác muốn thêm gì không? (Trong câu chuyện này về một hạt giống nảy mầm và mọc thành một cây cao chót vót, con thấy sự kỳ diệu trong tạo hóa của Đức Chúa Trời. Con thấy Đức Chúa Trời khiến mọi thứ củng cố lẫn nhau và nương tựa vào nhau, và vạn vật được kết nối và phục vụ lẫn nhau. Con thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, sự diệu kỳ của Ngài, và con thấy được rằng Ngài là cội nguồn sự sống của vạn vật.)

Mọi điều Ta vừa nói là điều các ngươi đã thấy trước đây. Ví dụ như hạt giống – chúng mọc thành cây, và dù ngươi có thể không thể thấy được mọi chi tiết của quá trình, nhưng ngươi biết đây là sự thật, không phải sao? Ngươi cũng biết về đất và ánh nắng. Hình ảnh các chú chim đậu trên cây là thứ mọi người đều đã thấy, đúng không? Và hình ảnh mọi người hóng mát dưới bóng cây – đây là thứ tất cả các ngươi đều đã thấy, đúng không? (Đúng.) Thế thì, khi tất cả những thứ này hiện diện trong cùng một khung cảnh, hình ảnh đó đem lại cảm giác gì? (Một cảm giác hài hòa.) Liệu từng thứ trong khung cảnh này có đến từ Đức Chúa Trời không? (Có.) Vì chúng đến từ Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời biết giá trị và ý nghĩa của sự tồn tại trần thế của hết thảy những thứ khác nhau này. Khi Đức Chúa Trời tạo nên vạn vật, khi Ngài lập kế hoạch và tạo dựng từng thứ, Ngài làm vậy có ý đồ; và khi Ngài tạo dựng những thứ này, từng thứ đều thấm đẫm sự sống. Môi trường Ngài tạo ra cho sự tồn tại của nhân loại, như được mô tả trong câu chuyện của chúng ta, là nơi mà hạt giống và đất nương tựa vào nhau, nơi đất có thể nuôi dưỡng hạt giống và hạt giống gắn chặt với đất. Mối quan hệ này được Đức Chúa Trời sắp đặt ngay từ đầu sự tạo dựng của Ngài. Một quang cảnh có một cái cây, ánh nắng, chim chóc, và con người là sự miêu tả của môi trường sống Đức Chúa Trời tạo dựng cho nhân loại. Trước tiên, cái cây không thể rời bỏ đất, nó cũng không thể không có ánh sáng mặt trời. Thế, mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tạo ra cái cây là gì? Liệu chúng ta có thể nói rằng nó chỉ có giá trị cho đất được không? Liệu chúng ta có thể nói rằng nó chỉ có giá trị cho chim chóc được không? Chúng ta có thể nói rằng nó chỉ có giá trị cho con người được không? (Không.) Mối quan hệ giữa chúng là gì? Mối quan hệ giữa chúng là một mối quan hệ củng cố lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời. Thế nghĩa là, đất, cây, ánh sáng mặt trời, chim chóc và con người nương tựa lẫn nhau để tồn tại và nuôi dưỡng lẫn nhau. Cây bảo vệ đất, và đất nuôi dưỡng cây; ánh nắng mặt trời cung cấp cho cây, trong khi cây thu được không khí trong lành từ ánh nắng và làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời lên đất. Cuối cùng ai được lợi từ điều này? Chính là loài người, chẳng phải vậy sao? Đây là một trong những nguyên tắc làm cơ sở cho môi trường mà loài người sinh sống, được Đức Chúa Trời tạo nên; đó là cách Đức Chúa Trời dự định ngay từ đầu. Mặc dù hình ảnh này chỉ là một hình ảnh đơn giản, chúng ta có thể thấy được trong đó sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và ý định của Ngài. Nhân loại không thể sống mà không có đất, hay không có cây cối, càng không thể sống mà không có chim chóc hay ánh sáng mặt trời. Chẳng phải vậy sao? Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện, nhưng những gì nó mô tả là một mô hình thu nhỏ của sự sáng tạo trời đất và vạn vật của Đức Chúa Trời và món quà của Ngài về môi trường mà loài người có thể sinh sống.

Vì nhân loại mà Đức Chúa Trời đã tạo ra trời đất và muôn vật, cũng như một môi trường để sinh sống. Trước hết, trọng điểm câu chuyện chúng ta đề cập là sự củng cố lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau, và sự tồn tại cùng nhau của vạn vật. Theo nguyên tắc này, môi trường tồn tại của nhân loại được bảo vệ; nó có thể tồn tại và được duy trì. Nhờ bởi điều này, nhân loại có thể phát triển và sinh trưởng. Hình ảnh chúng ta đã thấy là hình ảnh về một cái cây, đất, ánh sáng mặt trời, chim chóc và con người cùng nhau. Có Đức Chúa Trời trong hình ảnh này không? Người ta đã không thấy Ngài ở đó. Nhưng người ta đã thấy quy tắc củng cố lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi vật trong quang cảnh này; trong quy tắc này, người ta có thể thấy sự hiện hữu và quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dùng một nguyên tắc và một quy tắc như vậy để bảo tồn sự sống và tồn tại của vạn vật. Theo cách này, Ngài cung cấp cho vạn vật và cho nhân loại. Câu chuyện này có liên kết tới chủ đề chính của chúng ta không? Ngoài bề mặt, có vẻ không phải như vậy, nhưng trong thực tế, quy tắc mà Đức Chúa Trời tạo dựng vạn vật và quyền chủ tể của Ngài với vạn vật liên hệ mật thiết với việc Ngài là cội nguồn sự sống của vạn vật. Những sự thật này không thể tách rời. Giờ các ngươi đã bắt đầu học được điều gì đó!

Đức Chúa Trời điều khiển các quy tắc chi phối sự hoạt động của muôn vật; Ngài điều khiển các quy tắc chi phối sự sống còn của muôn vật; Ngài kiểm soát muôn vật, và sắp đặt để chúng vừa củng cố và vừa phụ thuộc lẫn nhau, hầu để chúng không bị diệt vong hoặc biến mất. Chỉ có như thế thì loài người mới có thể sống tiếp; chỉ có như thế họ mới có thể sống dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời trong một môi trường như vậy. Đức Chúa Trời là Đấng tể trị các quy tắc hoạt động này, và không ai có thể can thiệp vào chúng, họ cũng chẳng thể thay đổi chúng. Chỉ chính Đức Chúa Trời mới biết những quy tắc này và chỉ chính Đức Chúa Trời mới quản lý chúng. Khi nào cây cối sẽ nảy mầm; khi nào trời sẽ mưa; đất sẽ cung cấp cho cây bao nhiêu nước và bao nhiêu chất dinh dưỡng; mùa nào lá sẽ rụng; mùa nào cây sẽ ra quả; ánh sáng mặt trời sẽ cung cấp cho cây cối bao nhiêu chất dinh dưỡng; cây cối sẽ thở ra gì sau khi được cung cấp bởi ánh sáng mặt trời – tất cả những điều này đều được Đức Chúa Trời tiền định khi Ngài tạo dựng vạn vật, như là các quy tắc mà không ai có thể phá vỡ được. Những thứ mà Đức Chúa Trời đã tạo ra, dù sống hay không sống trong mắt con người, thì đều nằm trong tay Ngài, nơi Ngài kiểm soát và cai trị chúng. Không ai có thể thay đổi hay phá vỡ các quy tắc này. Điều này để nói rằng, khi Đức Chúa Trời tạo ra vạn vật, Ngài đã tiền định rằng nếu không có đất, cây không thể cắm rễ xuống, nảy mầm và mọc lên; rằng nếu đất không có cây cối, thì nó sẽ khô hạn; rằng cây phải trở thành nhà của chim chóc và là một nơi mà chúng có thể trú ẩn tránh gió. Một cái cây có thể sống mà không có đất không? Tuyệt đối không. Nó có thể sống mà không có mặt trời hay mưa không? Nó cũng không thể. Tất cả những điều này là vì nhân loại, vì sự sống còn của nhân loại. Từ cây, con người nhận được không khí trong lành, và con người sống trên đất, được bảo vệ bởi cây. Con người không thể sống mà không có ánh sáng mặt trời hoặc những sinh vật sống đa dạng khác. Mặc dù các mối quan hệ này phức tạp, ngươi phải nhớ rằng Đức Chúa Trời tạo ra các quy tắc chi phối vạn vật hầu để chúng có thể củng cố lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, và cùng nhau tồn tại. Nói cách khác, từng thứ Ngài tạo ra đều có giá trị và ý nghĩa. Nếu Đức Chúa Trời tạo ra thứ gì mà không có ý nghĩa, Đức Chúa Trời sẽ làm cho nó biến mất. Đây là một trong các phương thức Đức Chúa Trời dùng để cung cấp cho vạn vật. Những từ “cung cấp cho” đề cập đến điều gì trong câu chuyện này? Đức Chúa Trời có tưới cây mỗi ngày không? Cây có cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời để hít thở không? (Không.) “Cung cấp cho” ở đây đề cập đến sự quản lý của Đức Chúa Trời với vạn vật sau khi chúng được tạo ra; đã đủ để Đức Chúa Trời quản lý chúng sau khi thiết lập các quy tắc chi phối chúng. Một khi hạt giống được gieo xuống đất, cái cây tự nó mọc lên. Những điều kiện cho sự phát triển của nó tất cả đều đã được Đức Chúa Trời tạo ra. Đức Chúa Trời đã tạo ra ánh sáng mặt trời, nước, đất đai, không khí và môi trường xung quanh; Đức Chúa Trời đã tạo ra gió, băng giá, tuyết và mưa và bốn mùa. Đây là những điều kiện mà cây cần để phát triển, và đây là những thứ mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị. Thế, Đức Chúa Trời có phải là nguồn gốc của môi trường sống này không? (Phải.) Đức Chúa Trời có phải đếm từng chiếc lá trên cây cối mỗi ngày không? Không! Đức Chúa Trời cũng không cần giúp cây thở hay đánh thức ánh sáng mặt trời mỗi ngày, nói rằng: “Đến lúc tỏa sáng lên cây rồi”. Ngài không cần phải làm điều đó. Ánh nắng tự nó tỏa sáng khi đến lúc tỏa sáng, theo đúng quy tắc; nó xuất hiện và tỏa sáng lên cây và cây hấp thụ ánh nắng khi cần, và khi cây không cần, nó vẫn sống trong các quy tắc. Các ngươi có thể không giải thích được hiện tượng này một cách rõ ràng, nhưng tuy vậy nó là sự thật, điều mà ai cũng có thể thấy và thừa nhận. Tất cả những gì ngươi cần làm là nhận ra rằng các quy tắc chi phối sự tồn tại của vạn vật là đến từ Đức Chúa Trời, và biết rằng Đức Chúa Trời có quyền tối thượng trên sự phát triển và tồn tại của vạn vật.

Giờ thì, câu chuyện này có chứa những gì mà mọi người coi là “một phép ẩn dụ” không? Có phải là phép nhân cách hóa không? (Không phải.) Ta đã kể một câu chuyện có thật. Mọi loại sinh vật, mọi thứ có sự sống, đều được cai trị bởi Đức Chúa Trời; mỗi sinh vật đều được thấm nhuần sự sống bởi Đức Chúa Trời khi nó được tạo ra; sự sống của mọi sinh vật đều đến từ Đức Chúa Trời và tuân theo tiến trình và các quy luật điều khiển nó. Điều này không đòi hỏi con người phải thay đổi nó, cũng không cần sự giúp đỡ của con người; đó là một trong những cách mà Đức Chúa Trời cung cấp cho vạn vật. Ngươi hiểu chứ? Các ngươi có nghĩ rằng mọi người cần phải nhận ra điều này không? (Có.) Vậy thì, câu chuyện này có liên quan gì đến sinh vật học không? Có liên quan theo một cách nào đó đến một lĩnh vực kiến thức hoặc một nhánh chuyên môn không? Chúng ta không thảo luận về sinh học, và chúng ta chắc chắn không tiến hành nghiên cứu sinh học. Ý chính của cuộc nói chuyện của chúng ta là gì? (Đức Chúa Trời là nguồn sống cho muôn vật.) Các ngươi đã nhìn thấy gì trong tạo hóa? Các ngươi đã thấy cây cối chưa? Các ngươi đã nhìn thấy đất chưa? (Rồi.) Các ngươi đã nhìn thấy ánh sáng mặt trời rồi, không phải sao? Các ngươi đã thấy chim chóc đậu trên cây chưa? (Chúng con đã thấy.) Có phải nhân loại hạnh phúc khi sống trong một môi trường như vậy không? (Đúng vậy.) Điều đó có nghĩa là, Đức Chúa Trời sử dụng tất cả mọi thứ, những thứ mà Ngài đã tạo ra, để duy trì và bảo vệ ngôi nhà của nhân loại, môi trường sống của họ. Theo cách này, Đức Chúa Trời cung cấp cho nhân loại và cho vạn vật.

Các ngươi thích phong cách nói này, cách mà Ta đang thông công, như thế nào? (Nó dễ hiểu, và có nhiều ví dụ đời thực.) Đây không phải là những lời sáo rỗng mà Ta nói, đúng không? Mọi người có cần câu chuyện này để hiểu được rằng Đức Chúa Trời là cội nguồn sự sống của vạn vật không? (Có.) Trong trường hợp đó, hãy chuyển sang câu chuyện tiếp theo. Câu chuyện tiếp theo có một chút khác biệt về nội dung, và trọng tâm cũng hơi khác một chút. Mọi thứ xuất hiện trong câu chuyện này là những thứ mà mọi người có thể thấy bằng mắt họ trong tạo hóa của Đức Chúa Trời. Giờ Ta sẽ bắt đầu câu chuyện tiếp theo của Ta. Hãy im lặng lắng nghe và xem xem ngươi có thể hiểu được ý Ta không. Sau câu chuyện, Ta sẽ hỏi các ngươi vài câu hỏi để xem các ngươi đã lĩnh hội được bao nhiêu. Những nhân vật trong câu chuyện này là một ngọn núi lớn, một dòng suối nhỏ, một cơn gió dữ dội, và một cơn sóng khổng lồ.

Câu chuyện 2: Ngọn Núi Lớn, Dòng Suối Nhỏ, Cơn Gió Mạnh và Con Sóng Khổng Lồ

Có một dòng suối nhỏ uốn lượn quanh co, cuối cùng đến chân của một ngọn núi lớn. Ngọn núi đã chặn mất lối đi của dòng suối bé nhỏ, vì vậy dòng suối nói với ngọn núi bằng giọng nhỏ nhẹ và yếu ớt: “Xin hãy để tôi qua. Anh đang đứng trên đường của tôi và chặn đường chảy của tôi”. Ngọn núi hỏi: “Anh đang đi đâu?” Dòng suối đáp: “Tôi đang tìm nhà của tôi”. “Được rồi, hãy đi tiếp đi và chảy ngay qua tôi này!” Nhưng dòng suối bé nhỏ quá yếu ớt và non nớt, vì vậy nó không có cách nào để chảy qua ngọn núi lớn đến vậy. Nó chỉ có thể tiếp tục chảy quanh quẩn ở chân núi…

Một cơn gió mạnh thổi qua, cuốn theo cát và các mảnh vụn đến chỗ ngọn núi đứng. Cơn gió gào thét với ngọn núi: “Cho tôi qua nào!” Ngọn núi hỏi: “Anh đang đi đâu đấy?” Gió rít lên trả lời: “Tôi muốn đi sang sườn núi bên kia”. “Được thôi, nếu anh xuyên qua được lưng tôi thì anh có thể đi!” Cơn gió mạnh gầm rít hết cách này đến cách khác nhưng dù thổi dữ dội đến đâu, nó cũng không thể chọc thủng lưng núi. Cơn gió mệt nhoài và dừng lại để nghỉ ngơi – và ở sườn núi bên kia, một cơn gió nhẹ bắt đầu thổi, giúp con người ở đó cảm thấy dễ chịu. Đây là lời chào của ngọn núi tới con người…

Ở bờ biển, bụi nước biển nhẹ nhàng xô vào bờ đá. Đột nhiên, một con sóng khổng lồ nổi lên và ầm ầm xô về phía ngọn núi. Con sóng khổng lồ hét lên: “Tránh ra nào!” Ngọn núi hỏi: “Anh đang đi đâu đấy?” Không thể dừng bước tiến, con sóng gầm lên: “Tôi đang mở rộng lãnh thổ! Tôi muốn duỗi tay ra!” “Được thôi, nếu anh có thể vượt qua đỉnh của tôi, tôi sẽ để anh qua”. Con sóng khổng lồ lùi lại một quãng, rồi lại chồm về phía ngọn núi lần nữa. Nhưng dù có cố gắng đến đâu, nó cũng không thể vượt qua được đỉnh núi. Con sóng chỉ còn cách từ từ lùi về biển…

Trong hàng ngàn năm, dòng suối nhỏ chảy róc rách nhẹ nhàng quanh chân núi. Theo chỉ dẫn của ngọn núi, dòng suối nhỏ đã tìm đường về nhà, nơi nó hòa vào một dòng sông và đến lượt dòng sông lại hòa vào biển. Dưới sự chăm sóc của ngọn núi, dòng suối nhỏ không bao giờ lạc đường. Dòng suối và ngọn núi củng cố cho nhau và phụ thuộc vào nhau; chúng giúp nhau mạnh lên, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại.

Trong hàng ngàn năm, cơn gió mạnh gầm rít như một thói quen. Nó vẫn thường “ghé thăm” ngọn núi, mang theo những trận xoáy cát lớn. Nó đe dọa ngọn núi nhưng chưa bao giờ chọc thủng được lưng núi. Cơn gió và ngọn núi củng cố cho nhau và phụ thuộc vào nhau; chúng giúp nhau mạnh lên, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại.

Trong hàng ngàn năm, con sóng khổng lồ chưa bao giờ biết nghỉ ngơi và nó miệt mài tiến lên phía trước, không ngừng mở rộng lãnh thổ. Nó gầm rú và dâng lên núi nhiều lần, nhưng ngọn núi chưa bao giờ nhúc nhích một phân. Ngọn núi canh chừng biển, và theo cách này, những sinh vật ở biển cứ sinh sôi nảy nở và phát triển. Con sóng và ngọn núi củng cố cho nhau và phụ thuộc vào nhau; chúng giúp nhau mạnh lên, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại.

Thế là câu chuyện của chúng ta kết thúc. Trước hết, hãy nói cho Ta biết câu chuyện này nói về điều gì? Đầu tiên là có một ngọn núi lớn, một dòng suối nhỏ, một cơn gió mạnh và một con sóng khổng lồ. Chuyện gì đã xảy ra ở đoạn đầu, với dòng suối nhỏ và ngọn núi lớn? Tại sao Ta lại chọn nói về dòng suối và ngọn núi? (Dưới sự chăm sóc của ngọn núi, dòng suối không bao giờ bị lạc lối. Chúng đã dựa vào nhau.) Các ngươi bảo ngọn núi đã bảo vệ hay cản trở dòng suối nhỏ? (Nó đã bảo vệ dòng suối.) Nhưng có phải nó không cản trở dòng suối không? Nó và dòng suối trông chừng nhau; ngọn núi bảo vệ dòng suối và cũng cản trở nó. Ngọn núi bảo vệ dòng suối khi nó hòa vào dòng sông, nhưng ngăn chặn dòng chảy của nó khỏi gây ra lũ lụt và mang tai họa đến cho con người. Đây chẳng phải là điều đoạn này muốn nói sao? Bằng cách bảo vệ dòng suối và bằng cách ngăn cản nó, ngọn núi đã bảo vệ nhà cửa cho con người. Sau đó, dòng suối nhỏ hòa vào dòng sông ở chân núi, rồi chảy tiếp vào biển. Đây chẳng phải là quy luật chi phối sự tồn tại của dòng suối hay sao? Điều gì đã khiến dòng suối hòa vào dòng sông và biển cả? Chẳng phải là ngọn núi hay sao? Dòng suối dựa vào sự bảo vệ và cản trở của ngọn núi. Vậy thì đây không phải là điểm chính sao? Ngươi có hiểu được trong đây tầm quan trọng của ngọn núi với nước không? Có phải Đức Chúa Trời có lý do của Ngài khi tạo ra mỗi ngọn núi, to và nhỏ? (Có.) Chỉ với một dòng suối nhỏ và một ngọn núi lớn, đoạn chuyện ngắn này cho chúng ta thấy giá trị và tầm quan trọng của việc Đức Chúa Trời tạo ra hai vật đó; nó cũng cho chúng ta thấy sự khôn ngoan và mục đích trong sự thống trị của Ngài đối với chúng. Không phải vậy sao?

Đoạn thứ hai của câu chuyện nói về điều gì? (Một cơn gió mạnh và một ngọn núi lớn.) Gió có phải là vật tốt không? (Có.) Không hẳn vậy – đôi khi gió quá mạnh và gây tai họa. Các ngươi sẽ cảm thấy thế nào nếu các ngươi buộc phải đứng trong cơn gió mạnh? Điều đó phụ thuộc vào sức mạnh của cơn gió. Nếu đó là một cơn gió cấp ba hoặc bốn, thì có thể chịu được. Cùng lắm, một người có thể thấy khó mở mắt thôi. Nhưng nếu cơn gió trở nên dữ dội và biến thành bão thì ngươi có thể chịu được nó không? Ngươi sẽ không chịu được. Vì vậy, thật sai lầm khi nói rằng gió lúc nào cũng tốt hoặc gió luôn luôn xấu bởi vì điều này phụ thuộc vào sức mạnh của gió. Vậy thì, chức năng của ngọn núi ở đây là gì? Không phải nó có chức năng lọc gió sao? Ngọn núi làm cơn gió mạnh giảm xuống mức nào? (Một cơn gió nhẹ.) Vậy thì, trong môi trường con người sinh sống, phần lớn con người gặp phải những cơn gió mạnh hay cơn gió nhẹ? (Cơn gió nhẹ.) Đây không phải là một trong những mục đích của Đức Chúa Trời, một trong những ý định của Ngài trong việc tạo ra những ngọn núi hay sao? Sẽ ra sao nếu con người sống trong một môi trường mà cát bay điên cuồng trong gió, không bị cản và không được lọc? Một mảnh đất bị đá và cát bay vây quanh sẽ không thể cư trú được có đúng không? Đá có thể văng vào con người và cát có thể làm mù mắt họ. Gió có thể cuốn con người hoặc thổi bay họ vào không trung. Những ngôi nhà có thể bị phá hủy, và đủ loại thảm họa sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sự tồn tại của cơn gió mạnh có giá trị gì không? Ta đã nói nó xấu, vì vậy các ngươi có thể cảm thấy nó không có giá trị, nhưng có phải vậy không? Nó không có giá trị khi nó biến thành một cơn gió nhẹ sao? Con người cần gì nhất khi thời tiết ẩm ướt hoặc ngột ngạt? Họ cần một cơn gió nhẹ, để nhẹ nhàng thổi mát họ, để làm họ tỉnh táo và thông tỏ đầu óc, sắc bén tư duy, hồi phục và cải thiện trạng thái tinh thần của họ. Giờ ví dụ: các ngươi đều ngồi trong một căn phòng với nhiều người và không khí ngột ngạt – các ngươi cần gì nhất? (Một cơn gió nhẹ.) Việc đi đến một nơi có không khí đục và dơ có thể làm chậm tư duy, làm giảm sự lưu thông khí huyết và giảm bớt sự minh mẫn tâm trí của con người. Tuy nhiên, một chút luân chuyển và lưu thông giúp làm tươi mát không khí, và con người sẽ cảm thấy khác khi ở trong không khí sạch. Dù dòng suối nhỏ có thể gây tai họa, dù cơn gió mạnh có thể gây thảm họa nhưng chừng nào ngọn núi còn ở đó, nó sẽ biến mối nguy hiểm thành một nguồn lực mang lại lợi ích cho con người. Không phải vậy sao?

Đoạn thứ ba của câu chuyện nói về điều gì? (Ngọn núi lớn và con sóng khổng lồ.) Ngọn núi lớn và con sóng khổng lồ. Đoạn này được đặt trong bối cảnh bên bờ biển ở chân núi. Chúng ta nhìn thấy ngọn núi, bụi nước biển và con sóng khổng lồ. Ngọn núi có vai trò gì đối với con sóng trong trường hợp này? (Một vật bảo vệ và một rào chắn.) Ngọn núi vừa là vật bảo vệ vừa là rào chắn. Là một vật bảo vệ, ngọn núi giúp cho biển không bị biến mất, để sinh vật sống trong đó có thể sinh sôi nảy nở. Là một rào chắn, ngọn núi ngăn không cho nước biển tràn vào và gây tai họa, gây hại và phá hủy nhà cửa của con người. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ngọn núi vừa là vật bảo vệ vừa là rào chắn.

Đây là ý nghĩa của mối quan hệ liên kết giữa ngọn núi lớn và dòng suối nhỏ, ngọn núi lớn và cơn gió mạnh cũng như ngọn núi lớn và con sóng khổng lồ; đây là ý nghĩa của việc chúng củng cố cho nhau, trung hòa nhau và cùng nhau tồn tại. Những vật do Đức Chúa Trời tạo dựng này bị chi phối trong sự tồn tại của chúng bởi một quy tắc và một quy luật. Vậy các ngươi thấy Đức Chúa Trời đã làm những việc gì trong câu chuyện này? Có phải Đức Chúa Trời đã bỏ mặc vạn vật kể từ khi Ngài tạo ra chúng? Có phải Ngài đã tạo ra các quy luật và thiết kế cách thức vạn vật hoạt động, chỉ để bỏ mặc chúng sau đó? Đó có phải là điều đã xảy ra? (Không.) Vậy thì chuyện gì đã xảy ra? Đức Chúa Trời vẫn đang kiểm soát. Ngài kiểm soát nước, gió và sóng. Ngài không để chúng hoành hành, Ngài cũng không để chúng gây hại hay phá hủy nhà cửa, nơi con người sinh sống. Nhờ đó, con người có thể tiếp tục sống, sinh sôi và phát triển trên đất liền. Điều này có nghĩa là khi Đức Chúa Trời tạo ra vạn vật, Ngài đã vạch ra các quy luật cho sự tồn tại của chúng. Khi Đức Chúa Trời tạo ra mỗi vật, Ngài đảm bảo nó sẽ mang lại lợi ích cho loài người, và Ngài kiểm soát nó để nó không thể gây rắc rối hoặc tai họa cho loài người. Chẳng phải vì sự quản lý của Đức Chúa Trời mà nước đã không chảy tự do hay sao? Gió đã không mặc sức thổi hay sao? Có phải nước và gió đều hoạt động theo quy luật không? Nếu Đức Chúa Trời không quản lý chúng thì không có quy luật nào chi phối chúng, và gió sẽ gào thét và nước sẽ không được hãm lại và gây lũ lụt. Nếu sóng cao hơn núi thì liệu biển có thể tồn tại hay không? Nó sẽ không tồn tại. Nếu núi không cao bằng sóng thì biển sẽ không tồn tại, và núi sẽ mất giá trị cũng như ý nghĩa của nó.

Các ngươi có thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong hai câu chuyện này không? Đức Chúa Trời đã tạo ra mọi vật đang tồn tại, và Ngài là Đấng Tối Cao của mọi vật hiện hữu; Ngài quản lý vạn vật và Ngài chu cấp cho vạn vật, và trong vạn vật, Ngài quan sát và soi xét từng lời nói và hành động của mỗi vật đang tồn tại. Cũng vậy, Đức Chúa Trời quan sát và soi xét từng ngóc ngách của cuộc sống con người. Do đó, Đức Chúa Trời biết tường tận từng chi tiết của mỗi vật đang tồn tại trong công tác tạo dựng của Ngài, từ chức năng, bản chất và quy luật sinh tồn của từng vật đến ý nghĩa của sự sống và giá trị của sự tồn tại, tất thảy những điều này Đức Chúa Trời đều biết hết. Đức Chúa Trời đã tạo ra vạn vật – các ngươi có nghĩ Ngài cần nghiên cứu các quy luật chi phối chúng không? Đức Chúa Trời có cần nghiên cứu kiến thức hoặc khoa học của con người để tìm hiểu và hiểu về họ không? (Không.) Có ai trong loài người có học vấn và kiến thức uyên bác hiểu được vạn vật như Đức Chúa Trời không? Không có, đúng không nào? Có bất kỳ nhà thiên văn học hay nhà sinh vật học nào thực sự hiểu quy luật vạn vật sống và phát triển không? Họ có thể thực sự hiểu giá trị tồn tại của từng vật không? (Không, họ không thể.) Điều này là bởi vì vạn vật đều do Đức Chúa Trời tạo dựng, và cho dù loài người có nghiên cứu kiến thức này nhiều hoặc sâu đến mức nào, hoặc cho dù họ có cố gắng học nó trong bao lâu đi nữa thì họ cũng sẽ không bao giờ có thể hiểu thấu được lẽ màu nhiệm hoặc mục đích của sự tạo dựng vạn vật của Đức Chúa Trời. Không phải vậy sao? Nào, từ thảo luận của chúng ta từ đầu đến giờ, các ngươi có cảm thấy mình đã đạt được sự hiểu biết phần nào về ý nghĩa thực sự của câu nói: “Đức Chúa Trời là nguồn sống cho muôn vật” chưa? (Có.) Ta biết rằng khi Ta thảo luận về chủ đề này – Đức Chúa Trời là nguồn sống cho muôn vật – nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ về một câu nói khác: “Đức Chúa Trời là lẽ thật, và Đức Chúa Trời sử dụng lời của Ngài để chu cấp cho chúng ta”, và không có gì khác ngoài tầng nghĩa đó của chủ đề này. Một số người thậm chí có thể cảm thấy rằng việc Đức Chúa Trời ban cho cuộc sống con người đồ ăn thức uống hàng ngày cũng như mọi thứ thiết yếu hàng ngày không được coi như sự chu cấp của Ngài cho loài người. Chẳng phải một số người nghĩ theo hướng này sao? Nhưng, chẳng phải ý định của Đức Chúa Trời trong việc tạo dựng của Ngài rõ ràng là để cho phép loài người tồn tại và sống một cách bình thường sao? Đức Chúa Trời duy trì môi trường con người sinh sống và Ngài chu cấp mọi thứ loài người cần cho sự sống còn của họ. Hơn nữa, Ngài quản lý và nắm quyền tối thượng đối với vạn vật. Tất cả điều này cho phép loài người sống, sinh sôi và phát triển một cách bình thường; theo cách này Đức Chúa Trời chu cấp cho tất cả tạo vật và cho loài người. Chẳng phải con người cần phải nhận ra và hiểu được những điều này sao? Có lẽ một số người có thể nói: “Chủ đề này quá xa vời so với hiểu biết của chúng ta về chính Đức Chúa Trời thật, và chúng ta không muốn biết điều này bởi vì chúng ta không sống chỉ bằng bánh mỳ không, mà thay vào đó sống bằng lời của Đức Chúa Trời”. Cách hiểu này có đúng không? (Không.) Tại sao lại không đúng? Các ngươi có thể hiểu hết về Đức Chúa Trời không nếu các ngươi chỉ biết về những điều Đức Chúa Trời đã nói? Nếu các ngươi chỉ chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời và chấp nhận sự phán xét cũng như hình phạt của Đức Chúa Trời, các ngươi có thể hiểu hết về Đức Chúa Trời không? Nếu các ngươi chỉ biết một phần nhỏ tâm tính của Đức Chúa Trời, một phần nhỏ thẩm quyền của Đức Chúa Trời, các ngươi có thể coi điều đó là đủ để đạt được sự hiểu biết về Đức Chúa Trời không? (Không.) Những hành động của Đức Chúa Trời bắt đầu bằng công tác tạo ra vạn vật, và ngày nay chúng còn tiếp tục – hành động của Đức Chúa Trời lúc nào cũng có thể nhìn rõ được, trong từng khoảnh khắc. Nếu ai đó tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại chỉ bởi vì Ngài đã chọn một nhóm người để thực hiện công tác của Ngài với họ và để cứu rỗi, và không còn gì khác liên quan đến Đức Chúa Trời, đến thẩm quyền, thân phận hoặc hành động của Ngài, thì người đó có thể được coi là thực sự biết về Đức Chúa Trời không? Những người có cái gọi là “nhận thức về Đức Chúa Trời” này chỉ có hiểu biết một chiều, theo đó mà họ hạn chế những việc làm của Ngài trong phạm vi một nhóm người. Đây có phải là nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời không? Những người có loại nhận thức này không phải đang phủ nhận công tác sáng tạo muôn vật của Đức Chúa Trời và quyền tối thượng của Ngài đối với chúng hay sao? Một số người không muốn gắn với quan điểm này, thay vào đó tự nhủ rằng: “Tôi chưa thấy quyền tối thượng của Đức Chúa Trời đối với vạn vật. Ý tưởng này quá xa vời, và tôi không quan tâm đến việc hiểu nó. Đức Chúa Trời làm những gì Ngài muốn, và chả liên quan gì đến tôi. Tôi chỉ quan tâm đến việc chấp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và lời của Ngài hầu cho tôi có thể được cứu rỗi cũng như được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Tôi không quan tâm đến bất cứ thứ gì khác. Những quy luật Đức Chúa Trời vạch ra khi Ngài tạo ra vạn vật và những gì Ngài làm để chu cấp cho vạn vật và cho nhân loại chả liên quan gì đến tôi”. Đây là kiểu nói gì vậy? Đây không phải là hành động nổi loạn hay sao? Có ai trong số các ngươi có cách hiểu như thế này không? Ngay cả khi các ngươi không nói thế, nhưng Ta biết rất nhiều người trong số các ngươi ở đây hiểu như vậy. Những người theo sách vở như thế này nhìn mọi thứ từ quan điểm “tâm linh” của riêng họ. Họ chỉ muốn giới hạn Đức Chúa Trời trong phạm vi Kinh Thánh, giới hạn Đức Chúa Trời theo lời Ngài đã phán, theo ý nghĩa suy ra từ câu chữ nghĩa đen được ghi chép lại. Họ không muốn biết thêm về Đức Chúa Trời và họ không muốn Đức Chúa Trời phân tâm khi làm những việc khác. Kiểu suy nghĩ này như trẻ con, và cũng mộ đạo quá mức. Những người có quan điểm này có thể biết về Đức Chúa Trời không? Họ rất khó để biết về Đức Chúa Trời. Hôm nay, Ta đã kể hai câu chuyện, mỗi câu chuyện đề cập đến một khía cạnh khác nhau. Các ngươi có thể cảm thấy rằng chúng sâu sắc hoặc hơi trừu tượng, khó thấu và khó hiểu. Thật khó có thể liên hệ chúng với các hành động của Đức Chúa Trời và chính Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tất cả hành động của Đức Chúa Trời và mọi việc Ngài đã làm trong công tác tạo dựng và trong loài người nên được biết đến, một cách rõ ràng và chính xác, bởi từng người, bởi tất cả những người tìm cách biết về Đức Chúa Trời. Nhận thức này sẽ củng cố niềm tin của các ngươi về sự tồn tại thực sự của Đức Chúa Trời. Nó cũng sẽ cung cấp cho ngươi nhận thức chính xác về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, quyền năng của Ngài, và cách thức Ngài chu cấp cho muôn loài. Nó cũng cho phép ngươi hiểu rõ sự tồn tại thực sự của Đức Chúa Trời và thấy rằng sự tồn tại của Ngài không phải là hư cấu, không phải chuyện hoang đường, không phải mơ hồ, không phải là học thuyết, và chắc chắn không phải là một kiểu an ủi tinh thần, mà là một sự tồn tại thật. Hơn nữa, nó sẽ cho con người biết rằng Đức Chúa Trời luôn luôn chu cấp cho vạn vật thọ tạo và loài người; Đức Chúa Trời làm điều này theo cách riêng của Ngài và theo nhịp độ riêng của Ngài. Vậy thì, đó là vì Đức Chúa Trời đã tạo ra vạn vật và cho chúng những quy luật mà theo sự định trước của Ngài, chúng đều có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao, hoàn thành bổn phận của chúng, và thực thi vai trò riêng của chúng; theo sự định trước của Ngài, mỗi vật đều có tác dụng riêng phục vụ loài người và không gian cũng như môi trường loài người sinh sống. Nếu Đức Chúa Trời không làm thế và loài người không có môi trường như vậy để cư ngụ, thì việc tin vào Đức Chúa Trời hoặc đi theo Ngài sẽ không thể có đối với loài người; tất cả sẽ không hơn gì lời nói sáo rỗng. Không phải vậy sao?

Hãy nhìn lại câu chuyện về ngọn núi lớn và dòng suối nhỏ. Chức năng của núi là gì? Các sinh vật sinh sôi nảy nở trên ngọn núi, vì vậy sự tồn tại của nó có giá trị vốn có, và nó cũng cản trở dòng suối nhỏ, ngăn chặn nó khỏi chảy tự do và gây ra tai họa cho con người. Không đúng vậy sao? Ngọn núi tồn tại theo cách riêng của nó, cho phép vô số sinh vật trên nó sinh sôi nảy nở – cây cỏ và tất cả các loài động thực vật khác trên ngọn núi. Nó cũng chỉ dẫn hướng chảy của dòng suối nhỏ – ngọn núi thu nước của dòng suối lại và hướng cho nước chảy tự nhiên quanh chân núi, từ đó nước có thể hòa vào sông và cuối cùng là chảy ra biển. Những quy luật này không xảy ra một cách tự nhiên, mà được Đức Chúa Trời sắp đặt đặc biệt tại thời điểm tạo dựng. Đối với ngọn núi lớn và cơn gió mạnh, ngọn núi cũng cần cơn gió. Ngọn núi cần cơn gió để vuốt ve những sinh vật sống trên nó, trong khi đồng thời hạn chế sức của cơn gió mạnh để gió không mặc sức thổi. Theo một khía cạnh nhất định, quy luật này thể hiện nhiệm vụ của ngọn núi lớn; vậy thì, có phải quy luật về nhiệm vụ của ngọn núi này tự nó hình thành không? (Không.) Nó được Đức Chúa Trời tạo ra. Ngọn núi lớn có nhiệm vụ riêng và cơn gió mạnh cũng có nhiệm vụ riêng của nó. Giờ, hãy chuyển sang ngọn núi lớn và con sóng khổng lồ. Nếu không có sự tồn tại của ngọn núi, nước có tự tìm được hướng chảy không? (Không.) Nước sẽ gây lũ lụt. Ngọn núi có giá trị tồn tại riêng của nó với tư cách là ngọn núi, và biển có giá trị tồn tại riêng của nó với tư cách là biển; tuy nhiên, trong những trường hợp chúng có thể cùng tồn tại một cách bình thường và không gây trở ngại cho nhau, chúng cũng hạn chế nhau – ngọn núi lớn hạn chế biển để biển không gây lũ lụt, nhờ đó, bảo vệ nhà cửa của con người, và việc hạn chế biển cũng cho phép nó nuôi dưỡng các sinh vật sống trong biển. Có phải cảnh tượng này cũng tự hình thành không? (Không.) Nó cũng được Đức Chúa Trời tạo ra. Từ hình ảnh này chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra vạn vật, Ngài đã định trước nơi ngọn núi sẽ đứng, nơi dòng suối sẽ chảy, hướng cơn gió mạnh sẽ bắt đầu thổi và nơi nó sẽ đến, và độ cao con sóng khổng lồ sẽ có thể dâng lên. Tất cả những điều này đều chứa đựng ý định và mục đích của Đức Chúa Trời – chúng là những việc làm của Đức Chúa Trời. Giờ, các ngươi có thấy rằng những việc làm của Đức Chúa Trời hiện diện trong vạn vật không? (Có.)

Mục đích của chúng ta trong việc thảo luận những điều này là gì? Liệu có phải là để giúp mọi người nghiên cứu những quy luật tạo dựng vạn vật của Đức Chúa Trời không? Có phải là để khích lệ sự quan tâm đến thiên văn học và địa lý không? (Không.) Vậy đó là gì? Đó là để giúp mọi người hiểu những việc làm của Đức Chúa Trời. Trong những hành động của Đức Chúa Trời, con người có thể khẳng định và xác nhận rằng Đức Chúa Trời là nguồn sống cho vạn vật. Nếu ngươi có thể hiểu điều này thì ngươi sẽ thực sự có thể khẳng định được vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng của ngươi, và ngươi cũng sẽ có thể khẳng định rằng Đức Chúa Trời là Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất, Đấng Tạo Hóa của trời đất và vạn vật. Vậy thì việc biết về các quy luật của vạn vật và việc biết về những việc làm của Đức Chúa Trời có hữu ích cho sự hiểu biết của ngươi về Đức Chúa Trời không? (Có.) Hữu ích như thế nào? Trước hết, khi ngươi đã hiểu những việc làm của Đức Chúa Trời, ngươi vẫn có thể quan tâm đến thiên văn học và địa lý sao? Ngươi vẫn có thể có ý nghi ngờ và hoài nghi về việc Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của vạn vật sao? Ngươi vẫn có thể có ý định nghiên cứu và nghi ngờ việc Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của vạn vật sao? (Không.) Khi ngươi đã khẳng định rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của vạn vật và hiểu một số quy luật trong công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời, trong lòng ngươi có thực sự tin rằng Đức Chúa Trời chu cấp cho vạn vật không? (Có.) “Chu cấp” ở đây mang một ý nghĩa đặc biệt hay nói đến một trường hợp cụ thể? “Đức Chúa Trời chu cấp cho vạn vật” là một câu nói có ý nghĩa và phạm vi rất rộng. Đức Chúa Trời không chỉ chu cấp cho con người đồ ăn thức uống hàng ngày mà Ngài còn cung cấp cho loài người mọi thứ họ cần, bao gồm không chỉ mọi thứ con người có thể nhìn thấy mà cả những thứ không thể nhìn thấy được. Đức Chúa Trời bảo vệ, quản lý và thống trị môi trường sống thiết yếu này của con người. Điều đó có nghĩa là, bất kể môi trường nào loài người cần cho từng mùa, Đức Chúa Trời đều đã chuẩn bị sẵn. Đức Chúa Trời cũng quản lý loại không khí và nhiệt độ sao cho phù hợp với sự tồn tại của con người. Các quy luật chi phối những thứ này không phải tự nhiên hay ngẫu nhiên mà có; chúng xuất hiện là nhờ quyền tối thượng và những việc làm của Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời là nguồn gốc của tất cả các quy luật này và là nguồn sống cho muôn vật. Cho dù ngươi có tin hay không, cho dù ngươi có thể thấy được điều đó hay không, hay cho dù ngươi có thể hiểu được điều đó hay không, thì đây vẫn là một sự thật đã được thiết lập và không thể bác bỏ.

Ta biết rằng đại đa số mọi người chỉ tin vào những lời và công tác của Đức Chúa Trời được đưa vào trong Kinh Thánh. Đối với một số ít người, Đức Chúa Trời đã tỏ lộ những việc làm của Ngài và để con người thấy được giá trị trong sự hiện hữu của Ngài. Ngài cũng để họ hiểu được phần nào về thân phận của Ngài và khẳng định sự thật về sự hiện hữu của Ngài. Tuy nhiên, đối với nhiều người, họ dường như mơ hồ hoặc không rõ về sự thật rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng vạn vật và rằng Ngài quản lý cũng như chu cấp cho vạn vật; những người như vậy thậm chí có thể vẫn duy trì thái độ hoài nghi. Thái độ này khiến họ một mực tin rằng các quy luật của thế giới tự nhiên tự hình thành, rằng những thay đổi, biến đổi, các hiện tượng của tự nhiên và chính những quy luật chi phối tự nhiên đều bắt nguồn từ chính trong tự nhiên. Trong lòng con người họ không thể hiểu được Đức Chúa Trời đã tạo dựng vạn vật và thống trị chúng như thế nào; họ không thể hiểu được Đức Chúa Trời quản lý và chu cấp cho vạn vật như thế nào. Trong phạm vi của tiền đề này, con người không thể tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng, thống trị và chu cấp cho vạn vật; và ngay cả những người tin cũng chỉ giới hạn trong niềm tin của họ ở Thời đại Luật pháp, Thời đại Ân điển và Thời đại Vương quốc: Họ tin rằng những việc làm của Đức Chúa Trời và sự chu cấp của Ngài cho loài người là dành riêng cho những người được Ngài chọn. Đây là điều Ta ghét nhìn thấy nhất và đó cũng là điều gây thật nhiều đau đớn, bởi vì ngay cả khi loài người vui hưởng mọi thứ mà Đức Chúa Trời mang lại, họ vẫn chối bỏ tất cả những việc Đức Chúa Trời làm và tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho họ. Con người chỉ tin rằng trời đất và vạn vật bị chi phối bởi những quy tắc và quy luật sinh tồn tự nhiên của chính chúng, và rằng chúng không có bất kỳ đấng thống trị nào quản lý chúng hoặc chu cấp cho chúng và bảo vệ chúng. Ngay cả nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời, ngươi cũng không thể tin rằng tất cả những điều này đều là những việc làm của Ngài; quả thực, đây là một trong những điều thường bị bỏ qua nhất bởi mọi tín đồ của Đức Chúa Trời, bởi tất cả những ai chấp nhận lời Đức Chúa Trời và tất cả những ai theo Đức Chúa Trời. Vì vậy, ngay khi Ta bắt đầu thảo luận một điều gì đó không liên quan đến Kinh Thánh, hoặc cái gọi là thuật ngữ thuộc linh, một số người cảm thấy tẻ nhạt hoặc buồn chán hay thậm chí không thoải mái. Họ cảm thấy rằng những lời của Ta dường như không liên quan đến những con người thuộc linh và những thứ thuộc linh. Đó là một điều tệ hại. Khi nói về việc hiểu những việc làm của Đức Chúa Trời, mặc dù chúng ta không đề cập đến thiên văn học, hay chúng ta cũng không nghiên cứu địa lý hoặc sinh học, nhưng chúng ta phải hiểu quyền tối thượng của Đức Chúa Trời đối với vạn vật, chúng ta phải biết về sự chu cấp của Ngài cho vạn vật, và rằng Ngài là nguồn sống của vạn vật. Đây là bài học cần thiết và phải được học. Ta tin rằng các ngươi đã hiểu những lời của Ta, phải chứ?

Hai câu chuyện Ta vừa kể, mặc dù hơi khác thường về nội dung và cách kể chuyện, cũng như có phần đặc biệt về cách thể hiện, Ta chỉ muốn sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và cách tiếp cận đơn giản để giúp các ngươi đạt được và chấp nhận điều gì đó sâu sắc hơn. Đây là mục đích duy nhất của Ta. Trong những câu chuyện nhỏ này và những hình ảnh chúng vẽ lên, Ta muốn các ngươi thấy được và tin rằng Đức Chúa Trời cai trị tất cả tạo vật. Mục đích của việc kể những câu chuyện này là để các ngươi thấy được và biết những việc làm vô hạn của Đức Chúa Trời trong phạm vi có hạn của một câu chuyện. Về việc khi nào các ngươi hoàn toàn thấy rõ và đạt được kết quả này trong các ngươi, điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân và sự theo đuổi của chính các ngươi. Nếu ngươi là người theo đuổi lẽ thật và tìm cách biết về Đức Chúa Trời thì những điều này sẽ như là lời nhắc nhở mạnh mẽ hơn bao giờ hết; chúng sẽ mang đến cho ngươi một sự nhận thức sâu sắc, sự hiểu biết rõ ràng, từ đó sẽ dần dần đến gần với những việc làm thực sự của Đức Chúa Trời, với một sự gần gũi mà sẽ không có khoảng cách và không có sai sót. Tuy nhiên, nếu ngươi không phải là người tìm cách hiểu về Đức Chúa Trời thì những câu chuyện này cũng không thể gây hại gì cho các ngươi. Hãy chỉ coi đó là những câu chuyện có thật.

Các ngươi đã hiểu chút gì từ hai câu chuyện này chưa? Trước hết, có phải hai câu chuyện này tách biệt với thảo luận trước đó của chúng ta về mối quan tâm của Đức Chúa Trời với loài người không? Có sự liên kết cố hữu nào không? Có thật là trong hai câu chuyện này chúng ta thấy được những việc làm của Đức Chúa Trời và sự suy xét kỹ lưỡng Ngài dành cho mọi thứ mà Ngài sắp đặt cho loài người không? Có thật là mọi việc Đức Chúa Trời làm và mọi điều Ngài nghĩ đều là vì sự sinh tồn của loài người không? (Có.) Chẳng phải suy nghĩ và sự suy xét thấu đáo của Đức Chúa Trời cho loài người là rất rõ ràng sao? Loài người không cần phải làm bất cứ điều gì. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị không khí cho con người – tất cả những gì họ cần làm là hít thở không khí. Các loại rau củ quả mà họ ăn đều có sẵn. Từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, mỗi vùng đều có các nguồn tài nguyên thiên nhiên riêng. Các loại cây trồng và rau củ quả theo từng vùng miền khác nhau đều đã được Đức Chúa Trời chuẩn bị sẵn. Về môi trường chung, Đức Chúa Trời đã làm cho vạn vật củng cố cho nhau, phụ thuộc lẫn nhau, tăng cường sức mạnh cho nhau, trung hòa lẫn nhau và cùng nhau tồn tại. Đây là phương pháp của Ngài và quy luật của Ngài để duy trì sự tồn tại và sinh tồn của vạn vật; theo cách này, loài người đã có thể phát triển an toàn và bình yên trong môi trường sống này, để sinh sôi nảy nở từ thế hệ này sang thế hệ khác, thậm chí cho đến ngày nay. Điều đó có nghĩa là, Đức Chúa Trời mang lại sự cân bằng cho môi trường tự nhiên. Nếu không có Đức Chúa Trời thống trị và kiểm soát thì không ai có khả năng duy trì và giữ cân bằng cho môi trường, kể cả khi môi trường vẫn là do Đức Chúa Trời tạo dựng. Một số nơi không hề có không khí, và loài người không thể sống sót ở những nơi đó. Đức Chúa Trời sẽ không để ngươi đi tới những nơi đó. Vì vậy, đừng vượt qua những ranh giới quy định. Điều này là để bảo vệ loài người – có những lẽ mầu nhiệm trong đó. Mỗi khía cạnh của môi trường, ngang dọc khắp đất trời, mọi tạo vật trên đất – cả sống và chết – đều đã được Đức Chúa Trời thai dựng và chuẩn bị trước. Tại sao thứ này là cần thiết mà thứ kia lại không? Mục đích của việc đặt vật này ở đây là gì và tại sao vật kia lại nên đi đến đó? Đức Chúa Trời đã suy xét thông suốt tất cả những câu hỏi này và con người không cần phải nghĩ về chúng. Có một số người ngu ngốc luôn muốn dời non lấp bể, nhưng thay vì làm điều đó, tại sao không đến vùng đồng bằng? Nếu ngươi không thích núi, tại sao ngươi lại sống gần chúng? Đó chẳng phải là ngu ngốc sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngươi di dời ngọn núi đó? Những cơn bão và những con sóng khổng lồ sẽ ập đến, nhà cửa của con người sẽ bị phá hủy. Điều này không phải là dại dột sao? Con người chỉ có khả năng phá hoại. Họ thậm chí không thể giữ gìn nơi duy nhất mà mình có để sinh sống, nhưng lại muốn chu cấp cho vạn vật. Điều này là không thể.

Đức Chúa Trời cho phép loài người quản lý vạn vật và có quyền cai trị chúng, nhưng con người có làm tốt công việc đó không? Con người phá hủy bất cứ thứ gì họ có thể. Họ đơn giản là không thể duy trì nguyên trạng mọi thứ Đức Chúa Trời đã tạo dựng cho họ – họ làm ngược lại và hủy hoại sự tạo dựng của Đức Chúa Trời. Con người đã dời non, lấp biển, và biến đồng bằng thành sa mạc, nơi không người nào có thể sinh sống được. Thế nhưng, chính trên sa mạc con người lại tiến hành sản xuất công nghiệp và xây dựng các cơ sở hạt nhân, gieo rắc sự hủy diệt ở khắp nơi. Giờ đây, sông không còn là sông, biển không còn là biển… Một khi loài người đã phá vỡ sự cân bằng của môi trường tự nhiên và những quy luật của nó thì ngày thảm họa và tàn lụi của họ không còn xa nữa. Điều này là không thể tránh khỏi. Khi thảm họa xảy ra, loài người sẽ hiểu sự quý giá của mọi thứ Đức Chúa Trời đã tạo dựng cho họ và tầm quan trọng của những thứ đó đối với loài người. Đối với con người, sống trong một môi trường có mưa thuận gió hòa là giống như sống trên thiên đường. Con người không nhận ra rằng đó là ân phúc, nhưng khi họ mất tất cả, họ sẽ thấy những thứ đó hiếm hoi và quý giá thế nào. Và một khi điều này đã mất đi thì người ta làm sao có lại nó được? Con người có thể làm gì nếu Đức Chúa Trời không muốn tạo dựng lại chúng? Các ngươi có thể làm được bất cứ điều gì không? Thật ra, có một điều các ngươi có thể làm được. Nó rất đơn giản, khi Ta nói với các ngươi đó là gì, các ngươi sẽ biết ngay lập tức rằng điều đó là khả thi. Đâu là lý do tại sao con người tồn tại trong tình trạng như hiện nay? Có phải vì lòng tham và sự phá hoại của con người? Nếu con người chấm dứt sự phá hoại này, liệu môi trường sống của họ có dần tự tốt lên không? Nếu Đức Chúa Trời không làm gì cả, nếu Đức Chúa Trời không còn muốn làm bất cứ điều gì cho loài người nữa – nghĩa là nếu Ngài không can thiệp vào vấn đề này – thì giải pháp tốt nhất của loài người là dừng lại mọi sự phá hoại và để môi trường sống của họ trở về trạng thái tự nhiên của nó. Chấm dứt toàn bộ sự phá hoại này nghĩa là chấm dứt sự cướp bóc và tàn phá những thứ Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Làm như vậy sẽ giúp môi trường sống của con người dần hồi phục; nếu không làm được như vậy, môi trường sống sẽ ngày càng tồi tệ hơn và sự hủy hoại sẽ nhanh hơn theo thời gian. Giải pháp của Ta có đơn giản không? Nó đơn giản và khả thi, không đúng sao? Quả thực đơn giản và khả thi đối với một số người, nhưng liệu nó có khả thi với đại đa số con người trên trái đất không? (Không.) Nó có khả thi chí ít là đối với các ngươi không? (Có.) Điều gì khiến các ngươi nói là “có”? Liệu có thể nói rằng nó dựa trên sự hiểu biết về những việc làm của Đức Chúa Trời không? Liệu có thể nói rằng nó dựa trên sự vâng phục đối với quyền tối thượng và sự sắp đặt của Đức Chúa Trời không? (Có.) Có một cách để thay đổi mọi thứ nhưng đó không phải là chủ đề chúng ta đang thảo luận lúc này. Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm cho sự sống của mỗi một con người và Ngài chịu trách nhiệm cho đến tận cùng. Đức Chúa Trời chu cấp cho ngươi, và thậm chí nếu ngươi đã bị làm cho mỏi mệt, sa đọa, hay bị hãm hại trong môi trường bị Sa-tan phá hủy này, không sao cả, Đức Chúa Trời sẽ chu cấp cho ngươi, và Đức Chúa Trời sẽ để ngươi tiếp tục sống. Ngươi nên có đức tin vào điều này. Đức Chúa Trời sẽ không để một con người chết đi một cách dễ dàng.

Bây giờ các ngươi đã cảm nhận được phần nào tầm quan trọng của việc nhận ra rằng “Đức Chúa Trời là nguồn sống của vạn vật” chưa? (Có, chúng con đã cảm nhận được.) Các ngươi có những cảm nhận gì? Nói cho Ta biết. (Trước đây, chúng con chưa bao giờ nghĩ đến việc liên hệ núi non biển hồ với các hành động của Đức Chúa Trời. Mãi đến khi nghe về mối thông công của Đức Chúa Trời hôm nay, chúng con mới hiểu những vật này chứa đựng việc làm của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong chúng; chúng con thấy rằng ngay cả khi Đức Chúa Trời bắt đầu tạo dựng vạn vật, Ngài đã gắn mỗi vật với một vận mệnh và thiện ý của Ngài. Vạn vật củng cố cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau, rồi cuối cùng mang lại lợi ích cho loài người. Những gì chúng con nghe được hôm nay có cảm giác rất mới lạ – chúng con đã cảm nhận được những hành động của Đức Chúa Trời thực tế như thế nào. Trong thế giới thực, trong đời sống hàng ngày của chúng con, và trong những va chạm của chúng con với mọi thứ, chúng con thấy rằng sự thật là như vậy.) Các ngươi đã thực sự cảm nhận được điều đó, đúng không? Đức Chúa Trời không chu cấp cho loài người mà không có cơ sở hợp lý; sự chu cấp của Ngài không chỉ là vài lời ngắn ngủi. Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều việc, và ngay cả những việc ngươi không nhìn thấy đều là vì lợi ích của ngươi. Con người sống trong môi trường này, trong vạn vật mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng cho con người, nơi mà con người và vạn vật phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, cây cối thải ra khí mà làm sạch không khí, và con người hít thở không khí đã được làm sạch và hưởng lợi từ điều đó; nhưng một số loại cây gây độc hại cho con người trong khi những loại cây khác thì kháng lại những loại cây độc. Đây đúng là điều kỳ diệu trong công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời! Nhưng bây giờ chúng ta hãy tạm dừng nói về chủ đề này; hôm nay, chúng ta chủ yếu nói về sự chung sống của con người và những tạo vật còn lại, mà không có chúng con người không thể sống được. Tầm quan trọng trong công tác tạo dựng vạn vật của Đức Chúa Trời là gì? Con người không thể sống mà không có những tạo vật còn lại, cũng giống như con người cần không khí để sống – nếu ngươi được đặt trong chân không, chẳng mấy chốc ngươi sẽ chết. Đây là một nguyên lý rất đơn giản cho thấy con người không thể tồn tại tách biệt với những tạo vật còn lại. Vậy thì con người nên có thái độ gì với vạn vật? Hãy trân trọng, bảo vệ, sử dụng chúng một cách hiệu quả, đừng hủy hoại, đừng sử dụng lãng phí chúng và đừng thay đổi chúng theo ý muốn bất chợt, bởi vì vạn vật đều do Đức Chúa Trời tạo dựng, vạn vật là sự chu cấp của Ngài cho loài người, và loài người phải đối xử với chúng một cách chu toàn. Hôm nay chúng ta đã thảo luận hai chủ đề này. Hãy ngẫm nghĩ và suy tưởng về chúng một cách cẩn thận. Lần tới, chúng ta sẽ thảo luận về một số điều chi tiết hơn. Buổi gặp mặt của chúng ta ngày hôm nay đến đây kết thúc. Xin tạm biệt!

Ngày 18 tháng 1 năm 2014

Trước: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VI

Tiếp theo: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VIII

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger