Công tác và sự bước vào (4)
Nếu con người có thể thật sự bước vào phù hợp với công tác của Đức Thánh Linh, sự sống của họ sẽ nhanh chóng đâm chồi, giống như măng mọc sau cơn mưa xuân. Xét từ vóc giạc hiện tại của đại đa số mọi người, con người không coi trọng sự sống, và thay vào đó lại coi trọng những vấn đề đâu đâu chẳng có gì quan trọng. Hoặc nếu không thì họ hối hả đây đó, làm việc không có mục đích và theo kiểu hú họa, không tập trung, không biết mình nên đi hướng nào và càng không biết đi vì ai. Họ chỉ “khiêm nhường che giấu bản thân”. Sự thật là, rất ít người trong các ngươi biết bất cứ điều gì về những ý định của Đức Chúa Trời cho những ngày sau rốt. Chắc chắn là không có bất kỳ ai trong các ngươi biết dấu chân của Đức Chúa Trời, nhưng còn tệ hơn nữa, không ai biết thành quả sau cùng của Đức Chúa Trời sẽ là gì. Ấy thế mà mọi người, chỉ nhờ sự gan góc và sức chịu đựng, lại đang trải qua sự sửa dạy và tỉa sửa của những người khác, như thể đang co duỗi cơ bắp và chuẩn bị cho một cuộc chiến[1] với hy vọng thời khắc chiến thắng. Ta sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào về những “cảnh tượng lạ lùng” này trong nhân loại, nhưng có một điểm mà tất cả các ngươi phải hiểu. Ngay bây giờ, hầu hết mọi người đang phát triển theo hướng bất thường[2], và trong những bước đi vào lối vào, họ đang tiến đến một ngõ cụt[3]. Có thể nhiều người nghĩ đó là một điều không tưởng bên ngoài nhân thế mà con người khao khát, tin rằng đó là cõi tự do, nhưng thực tế thì không phải vậy. Hoặc người ta có thể nói rằng con người đã đi chệch hướng. Nhưng bất kể con người đang làm gì, Ta vẫn muốn nói về điều gì con người nên bước vào. Những ưu điểm và nhược điểm của số đông không phải là chủ đề chính của bài giảng này. Ta hy vọng rằng tất cả các ngươi, các anh chị em, sẽ có thể lĩnh hội lời Ta theo đúng cách và không hiểu lầm ý định của Ta.
Đức Chúa Trời đã nhập thể ở Trung Quốc đại lục, hoặc theo cách nói của đồng bào từ Hồng Kông và Đài Loan là “nội địa”. Khi Đức Chúa Trời đến thế gian từ trên trời, không ai trên trời hay dưới thế nhận biết điều này, bởi đây là ý nghĩa thực sự của việc Đức Chúa Trời trở lại trong sự ẩn giấu. Ngài đã làm việc và sống trong xác thịt một thời gian dài, ấy thế mà không ai hay biết. Thậm chí đến ngày nay cũng không ai nhận ra cả. Có lẽ đây sẽ vẫn là một bí ẩn muôn đời. Việc Đức Chúa Trời đến trong xác thịt lần này là điều không người nào có thể nhận ra được. Cho dù tác động từ công tác của Thần có quy mô rộng và mạnh mẽ như thế nào, thì Đức Chúa Trời vẫn luôn bình thản, không bao giờ tiết lộ bất cứ điều gì. Người ta có thể nói rằng giai đoạn công tác này của Ngài cũng y như thể được diễn ra ở cõi trời. Mặc dù nó rõ ràng với tất cả những ai có mắt để nhìn nhưng không ai nhận ra được cả. Khi Đức Chúa Trời hoàn tất giai đoạn công tác này của Ngài, toàn thể nhân loại sẽ thức dậy khỏi giấc mơ dài và bỏ đi thái độ thông thường[4]. Ta nhớ Đức Chúa Trời có lần phán: “Việc đến trong xác thịt lần này giống như rơi vào hang cọp”. Điều này nghĩa là, bởi vì trong tua công tác này của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đến trong xác thịt và hơn nữa lại sinh ra ở nơi trú ngụ của con rồng lớn sắc đỏ, còn hơn cả trước kia, Ngài đối mặt với mối hiểm nguy tột cùng khi đến thế gian lần này. Điều Ngài đối mặt là dao, súng, gậy và chày; điều Ngài đối mặt là thử thách; điều Ngài đối mặt là những đám đông mang bộ mặt đầy ý định giết chóc. Ngài có nguy cơ bị giết vào bất cứ lúc nào. Đức Chúa Trời đã đến mang theo cơn thịnh nộ cùng Ngài. Tuy nhiên, Ngài đến để làm công tác hoàn thiện, nghĩa là Ngài đến để làm phần hai trong công tác của Ngài, phần tiếp nối sau công tác cứu chuộc. Vì giai đoạn công tác này của Ngài, Đức Chúa Trời đã dành sự quan tâm và chăm sóc tột bậc, và đang dùng mọi phương tiện có thể tưởng tượng được để tránh những cuộc tấn công của thử thách, khiêm nhường ẩn giấu chính Ngài và không bao giờ phô trương danh tính của Ngài. Trong việc giải thoát con người khỏi cây thập tự, Jêsus chỉ hoàn thành công tác cứu chuộc; Ngài đã không làm công tác hoàn thiện. Do vậy, chỉ có một nửa công tác của Đức Chúa Trời được thực hiện, và việc hoàn tất công tác cứu chuộc chỉ là một nửa trong toàn bộ kế hoạch của Ngài. Bởi thời đại mới sắp bắt đầu và thời đại cũ sắp lùi xa, Đức Chúa Cha bắt đầu cân nhắc phần hai trong công tác của Ngài và thực hiện những sự chuẩn bị cho nó. Sự nhập thể này trong những ngày sau rốt không được tiên tri rõ ràng trong quá khứ, bởi đó mà đặt nền tảng cho tính bí mật cao hơn xung quanh việc Đức Chúa Trời đến trong xác thịt lần này. Vào buổi bình minh, Đức Chúa Trời đã đến thế gian và bắt đầu sự sống của Ngài trong xác thịt mà đa số nhân loại không hay biết. Con người không hay biết khi thời khắc này đến. Có thể họ đang say ngủ; có thể nhiều người đang canh thức chờ đợi, và có thể nhiều người đang âm thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời trên trời. Ấy thế mà trong số tất cả những người này, không một người nào biết rằng Đức Chúa Trời đã đến trên đất. Đức Chúa Trời đã hoạt động như thế này để thực hiện công tác của Ngài một cách trơn tru hơn và đạt được những kết quả tốt hơn, và cũng để chặn trước nhiều thử thách hơn nữa. Khi con người tỉnh giấc ngủ mùa xuân, thì công tác của Đức Chúa Trời đã hoàn tất từ lâu và Ngài đã rời đi, khép lại cuộc sống lang thang và tạm bợ của Ngài trên đất. Bởi công tác của Đức Chúa Trời đòi hỏi Đức Chúa Trời hành động và phán dạy trong chính thân vị của Ngài, và bởi vì con người không cách nào can thiệp, nên Đức Chúa Trời đã chịu đau khổ cùng cực để đến thế gian đích thân thực hiện công tác. Con người không thể làm thay công tác của Đức Chúa Trời. Vì lý do này, Đức Chúa Trời đã bất chấp những mối nguy hiểm lớn hơn gấp mấy ngàn lần so với trong Thời đại Ân điển mà ngự xuống vùng đất nơi con rồng lớn sắc đỏ trú ngụ để làm công tác của riêng Ngài, dành trọn sự lo lắng và quan tâm của Ngài, để cứu chuộc nhóm người bần cùng này, nhóm người mắc kẹt trong đống phân này. Mặc dù không ai biết sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời cũng không gặp rắc rối, bởi vì điều này rất có lợi cho công tác của Ngài. Vì rằng mọi người hung bạo và hung ác tột bậc, làm sao họ chịu được sự hiện hữu của Đức Chúa Trời? Đó là lý do tại sao khi đến thế gian, Đức Chúa Trời giữ im lặng. Cho dù con người đã chìm vào những sự tàn độc quá quắt tồi tệ nhất, Đức Chúa Trời cũng không để bụng bất cứ điều gì, mà chỉ tiếp tục làm công tác Ngài cần làm để làm tròn sứ mệnh vĩ đại hơn mà Cha trên trời đã giao phó cho Ngài. Ai trong các ngươi đã nhận ra sự đáng mến của Đức Chúa Trời? Ai thể hiện nhiều sự quan tâm đối với trọng trách của Đức Chúa Cha hơn là Con Ngài? Ai có thể hiểu được ý muốn của Đức Chúa Cha? Thần của Đức Chúa Cha trên trời thường lo âu, và Con Ngài trên đất cầu nguyện liên tục vì ý muốn của Đức Chúa Cha, làm lo lắng đến tan nát cõi lòng Ngài. Có bất kỳ ai biết tình yêu của Đức Chúa Cha đối với Con Ngài không? Có bất kỳ ai biết tấm lòng Con Trai yêu dấu nhung nhớ Đức Chúa Cha không? Bị chia cắt giữa trời và đất, hai Ngài liên tục dõi theo nhau từ xa, theo sát nhau trong Thần. Nhân loại hỡi! Khi nào thì các ngươi quan tâm đến lòng Đức Chúa Trời? Khi nào thì các ngươi hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Cha và Con đã luôn phụ thuộc lẫn nhau. Vậy thì tại sao các Ngài lại phải chia tách, với một Đấng ở trên trời và Đấng kia ở dưới thế? Đức Chúa Cha yêu thương Con Ngài cũng như Con yêu thương Đức Chúa Cha Ngài. Vậy thì tại sao Đức Chúa Cha phải chờ đợi với sự mong ngóng Con sâu sắc và đau đớn như vậy? Các Ngài có thể xa cách chưa lâu, nhưng ai biết được đã bao nhiêu ngày đêm Đức Chúa Cha mong mỏi với nỗi ngóng trông đau đớn, và bao lâu Ngài đã mong chờ Con Trai yêu dấu của Ngài mau trở về? Ngài quan sát, Ngài ngồi lặng yên, và Ngài chờ đợi; không điều gì Ngài làm mà không để cho Con Trai yêu dấu của Ngài nhanh trở về. Con là Đấng đã lang thang đến mọi ngõ lối của thế gian: khi nào thì các Ngài được hội ngộ? Cho dù một khi đã hội ngộ, các Ngài sẽ ở cùng nhau đời đời, nhưng làm sao Ngài có thể chịu được hàng ngàn ngày và đêm xa cách, một Đấng ở trên trời và Đấng kia ở dưới thế? Vài chục năm trên đất cảm giác như cả thiên niên kỷ trên trời. Làm sao Đức Chúa Cha không lo lắng cho được? Khi Đức Chúa Trời đến thế gian, Ngài trải nghiệm vô số những thăng trầm của thế giới con người cũng giống như con người. Đức Chúa Trời vô tội, vậy thì tại sao Ngài lại phải chịu nỗi khổ sở giống như con người? Chả trách sao Đức Chúa Cha lại mong mỏi Con Ngài khẩn thiết như vậy; ai có thể hiểu được lòng Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời ban cho con người quá nhiều; con người làm thế nào có thể đáp lại lòng Đức Chúa Trời cho đủ? Ấy thế mà con người dâng cho Đức Chúa Trời quá ít; vì lẽ ấy, làm sao Đức Chúa Trời không lo lắng cho được?
Hầu như không có bất kỳ ai trong số con người hiểu được sự khẩn thiết trong trạng thái tinh thần của Đức Chúa Trời, bởi tố chất của nhân loại quá thấp kém và linh hồn của họ khá trì độn, và do đó tất cả bọn họ đều không quan tâm, cũng không chú ý gì đến điều Đức Chúa Trời đang làm. Vì lý do này, Đức Chúa Trời liên tục lo lắng về con người, như thể bản chất súc vật của con người có thể bộc phát ra bất cứ lúc nào. Từ đây, người ta có thể thấy rõ hơn nữa rằng việc Đức Chúa Trời đến trên đất đi cùng với những thử thách cực kỳ lớn. Thế nhưng vì mục đích làm cho trọn vẹn một nhóm người, Đức Chúa Trời, đầy vinh hiển, đã phán với con người về mọi ý định của Ngài, không che giấu điều gì với họ. Ngài đã cương quyết làm cho trọn vẹn nhóm người này, và như thế, dù khó khăn hay thử thách nào xảy đến, Ngài cũng ngoảnh mặt làm ngơ tất cả. Ngài chỉ âm thầm làm công tác của riêng Ngài, vững tin rằng một ngày nào đó khi Đức Chúa Trời có được vinh quang của Ngài, con người sẽ biết Ngài, và tin rằng, một khi con người đã được Đức Chúa Trời làm cho trọn vẹn, họ sẽ hoàn toàn hiểu lòng Đức Chúa Trời. Ngay bây giờ, có thể có những người thử thách Đức Chúa Trời, hay hiểu lầm Đức Chúa Trời, hay oán trách Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời không để tâm điều nào trong số đó. Khi Đức Chúa Trời ngự xuống trong vinh quang, hết thảy mọi người sẽ hiểu rằng mọi điều Đức Chúa Trời làm là vì hạnh phúc của nhân loại, và tất cả họ sẽ hiểu rằng mọi điều Đức Chúa Trời làm là để nhân loại có thể sinh tồn tốt hơn. Sự đến của Đức Chúa Trời thì kèm theo thử thách, sự oai nghi và thịnh nộ. Vào lúc Đức Chúa Trời rời khỏi con người, Ngài đã có được vinh quang của Ngài từ lâu, và Ngài rời đi đầy vinh quang và với niềm vui của sự trở về. Đức Chúa Trời, Đấng hoạt động trên đất, không để bụng mọi chuyện cho dù con người có chối bỏ Ngài như thế nào. Ngài chỉ tiếp tục làm công tác của Ngài. Sự sáng thế của Đức Chúa Trời có từ hàng ngàn năm trước. Ngài đã đến thế gian để làm một khối lượng công tác vô hạn, và Ngài đã trải nghiệm hết mức sự chối bỏ và vu cáo của thế giới con người. Không ai chào đón Đức Chúa Trời đến; Ngài bị tiếp đón một cách lạnh nhạt. Trong thời gian vài ngàn năm gian khổ này, cách hành xử của con người từ lâu đã làm tổn thương Đức Chúa Trời đến thấu xương. Ngài không còn chú ý đến sự phản nghịch của con người nữa, và thay vào đó đã lập một kế hoạch khác để thay đổi và làm tinh sạch con người. Sự nhạo báng, phỉ báng, bách hại, hoạn nạn, chịu cái khổ bị đóng đinh vào thập tự giá, bị bài xích bởi con người, v.v., những điều mà Đức Chúa Trời đã gặp phải kể từ khi đến trong xác thịt: Đức Chúa Trời đã nếm trải đủ những điều này, và đối với gian khổ của nhân gian, Đức Chúa Trời, Đấng đến trong xác thịt, đã chịu đựng tột cùng tất cả những điều này. Thần của Đức Chúa Cha trên trời từ lâu cũng đã thấy những cảnh tượng này là không thể chịu được và nhắm mắt, ngả đầu ra sau, đợi Con Trai yêu dấu của Ngài trở về. Tất cả những gì Ngài mong muốn là nhân loại sẽ lắng nghe, thuận phục, có thể cảm nhận được sự xấu hổ tột bậc trước xác thịt Ngài, và thôi không phản nghịch Ngài nữa. Tất cả những gì Ngài mong muốn là nhân loại sẽ có thể tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Ngài từ lâu đã ngừng đưa ra những yêu cầu lớn hơn đối với con người, bởi vì Đức Chúa Trời đã trả một cái giá quá đắt, nhưng con người vẫn thản nhiên[5], và không hề để tâm đến công tác của Đức Chúa Trời.
Mặc dù những điều Ta đang nói hôm nay về công tác của Đức Chúa Trời có thể chứa nhiều “điều phi lý vô căn cứ”[6], nhưng nó vẫn có mối liên hệ sâu sắc với lối vào của con người. Ta chỉ đang nói đôi chút về công tác và rồi nói đôi chút về lối vào, nhưng cả hai khía cạnh đều thiết yếu ngang nhau, và khi kết hợp lại, chúng thậm chí còn có lợi hơn cho sự sống của con người. Hai khía cạnh này bổ sung cho nhau[7] và có lợi rất nhiều, cho phép con người hiểu rõ hơn tâm ý của Đức Chúa Trời và tạo điều kiện cho việc trao đổi giữa con người và Đức Chúa Trời. Thông qua cuộc nói chuyện hôm nay về công tác, mối quan hệ của nhân loại với Đức Chúa Trời được cải thiện hơn, sự hiểu nhau được sâu sắc hơn, và con người có thể suy xét, quan tâm nhiều hơn đến trọng trách của Đức Chúa Trời; con người được cảm nhận những gì Đức Chúa Trời cảm nhận, tin tưởng hơn rằng họ sẽ được Đức Chúa Trời thay đổi, và chờ đợi sự tái lâm của Đức Chúa Trời. Đây là yêu cầu duy nhất mà Đức Chúa Trời đặt ra cho con người ngày nay – sống bày tỏ ra hình tượng của một người yêu kính Đức Chúa Trời, hầu cho ánh sáng kết tinh sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời sẽ lóe lên trong thời đại của bóng tối và hầu cho việc sống bày tỏ ra của con người có thể để lại phía sau một trang sử sáng ngời trong công tác của Đức Chúa Trời, mãi chiếu soi ở phương Đông thế giới, nhận được sự chú ý của thế giới và sự cảm phục của tất cả. Đây nhất định là một lối vào còn tốt hơn cho những ai trong thời đại hiện tại yêu kính Đức Chúa Trời.
Chú thích:
1. “Co duỗi cơ bắp và chuẩn bị cho một cuộc chiến” được sử dụng theo lối mỉa mai.
2. “Bất thường” có nghĩa là lối vào của con người lệch lạc và những trải nghiệm của họ phiến diện.
3. “Ngõ cụt” có nghĩa là con đường mà con người đi trái với tâm ý của Đức Chúa Trời.
4. “Bỏ đi thái độ thông thường” ám chỉ những quan niệm và quan điểm của con người về Đức Chúa Trời thay đổi như thế nào, một khi họ đã biết đến Đức Chúa Trời.
5. “Thản nhiên” nghĩa là con người vẫn hờ hững về công tác của Đức Chúa Trời và không coi trọng công tác ấy.
6. “Điều phi lý vô căn cứ” có nghĩa là con người về cơ bản không có khả năng nắm bắt được mức cơ bản của những lời Đức Chúa Trời phán và không biết Ngài đang nói về điều gì. Cụm từ này được dùng theo cách châm biếm.
7. “Bổ sung cho nhau” có nghĩa là việc kết hợp cả “công tác” lẫn “lối vào” trong sự thông công sẽ còn có lợi hơn cho hiểu biết của chúng ta về Đức Chúa Trời.