Thái độ mà con người nên có với Đức Chúa Trời

Con người có đức tin thật sự khi tin Đức Chúa Trời hay không, quan trọng nhất là phải xem thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời như thế nào. Nếu có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời và lòng thuận phục Ngài, thì họ có đức tin thật sự nơi Đức Chúa Trời; người nào không kính sợ hay thuận phục Đức Chúa Trời thì không có đức tin thật sự. Con người nên có thái độ gì đối với Đức Chúa Trời? Chính là kính sợ Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài. Người có thể kính sợ Đức Chúa Trời thì sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật và tiếp nhận lẽ thật. Người có thể thuận phục Đức Chúa Trời thì sẽ có thể quan tâm đến tâm ý của Ngài và mưu cầu làm hài lòng Ngài trong mọi sự. Hễ là người mưu cầu lẽ thật thì đều có đầy đủ hai điều này. Người không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và lòng thuận phục Ngài tuyệt đối không phải là người mưu cầu lẽ thật.

Rốt cuộc thì nên thực hành việc mưu cầu lẽ thật như thế nào? Việc các ngươi thực hiện bổn phận mỗi ngày có phải là đang trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời không? Khi gặp vấn đề, ngươi có cầu nguyện với Đức Chúa Trời không, có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng không? Điều này liên quan đến vấn đề lối vào sự sống. Khi đang thực hiện bổn phận, nếu có bộc lộ sự bại hoại thì các ngươi có thể phản tỉnh và dựa theo lời Đức Chúa Trời để giải quyết vấn đề về tâm tính bại hoại đó hay không? Nếu không thể trải nghiệm và thực hành như vậy thì ngươi chẳng có liên quan gì đến việc tin Đức Chúa Trời cả. Bất kể là thực hiện bổn phận gì hay là làm việc gì, ngươi phải suy ngẫm xem mình làm việc này là liên quan đến phương diện nào của lời Đức Chúa Trời, bản thân có những suy nghĩ, quan điểm hoặc là những ý định không đúng đắn nào, những thứ này đều bao gồm trong trạng thái của con người. Trạng thái của con người bao gồm những gì? Lập trường, thái độ, ý định, quan điểm của con người, còn có một số thứ triết lý, lô-gic và tri thức của Sa-tan. Tóm lại, những thứ này đều liên quan đến phương thức và phương pháp con người làm việc và đối đãi với người khác thường ngày. Khi gặp chuyện thì trước tiên phải kiểm điểm được quan điểm của chính mình là gì, đó là bước đầu tiên. Bước thứ hai chính là kiểm điểm xem quan điểm này có đúng đắn hay không. Làm thế nào để đánh giá được quan điểm đó có đúng đắn hay không? Một mặt là dùng lời Đức Chúa Trời để đánh giá, mặt khác là đánh giá dựa theo những nguyên tắc khi làm loại việc này. Ví dụ như, sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, các quy định của nhà Đức Chúa Trời, còn có những lời phán rõ ràng của Đức Chúa Trời, ngươi phải dùng những điều này để đánh giá xem quan điểm này có chính xác hay không. Đây chính là tiêu chuẩn để đánh giá. Các ngươi có thể kiểm điểm quan điểm của chính mình khi gặp chuyện hay không? Dù cho có thể kiểm điểm ra được hay không, bước đầu tiên ngươi phải thực hành như vậy. Bất kể là làm việc gì thì con người đều có một quan điểm. Quan điểm này được sản sinh ra như thế nào? Chính là ngươi nhìn nhận sự việc đó như thế nào, nhìn nhận dựa trên cái gì, ngươi dự định xử lý ra sao, cách xử lý đó của ngươi là căn cứ vào đâu. Đó chính là quan điểm. Ví dụ, ngươi nhìn nhận sự bại hoại của nhân loại như thế nào, nhìn nhận dựa trên căn cứ gì và tiếp cận với nó ra sao, chuyện này sẽ liên quan đến quan điểm nhìn nhận sự việc của con người. Cách nhìn nhận về một sự việc cũng tương tự, bất kể tình huống là gì thì con người đều có một quan điểm đối với thái độ và phương pháp xử lý mỗi một sự việc của họ. Quan điểm này sẽ dẫn dắt và chi phối cách họ làm việc. Mà ngọn nguồn sản sinh ra quan điểm này dựa trên cái gì, điều này sẽ quyết định quan điểm này là đúng hay sai. Ví dụ, quan điểm của ngươi sản sinh dựa theo triết lý và lô-gic của Sa-tan, ý định trong lời nói của ngươi đều là để nổi tiếng và có thể diện cho bản thân, để càng có nhiều người biết đến và hiểu ngươi, có thể ghi nhớ và tán thành ngươi. Đây chính là xuất phát điểm để ngươi làm chuyện này. Nếu bên trong ngươi có một ý định không đúng đắn như vậy thì quan điểm và cách làm sản sinh ra từ đó chắc chắn sẽ không đúng và chắc chắn không phù hợp với lẽ thật. Khi những quan niệm, thái độ hay cách làm sai lầm này được sản sinh ra, ngươi có thể kiểm điểm ra được hay không? Nếu có thể đánh giá được chúng là đúng hay sai thì ngươi đã có được một điều kiện cơ bản để có thể đạt đến việc thoả mãn tâm ý của Đức Chúa Trời rồi, nhưng đó vẫn chưa phải là điều kiện tuyệt đối. Điều kiện tuyệt đối là gì? Trong tình huống ngươi đánh giá ra được quan điểm của bản thân là sai lầm, và khi ngươi có những ý định, tính toán cá nhân và dục vọng không đúng đắn, thì ngươi sẽ làm như thế nào để không hành động theo quan điểm sai lầm đó? Ngươi phải buông bỏ những ý định và quan điểm không đúng đắn, đồng thời phải tìm kiếm lẽ thật. Biết rõ quan điểm của bản thân là không đúng đắn, không phù hợp với lẽ thật, không hợp tâm ý của Đức Chúa Trời và biết rằng đó là điều mà Đức Chúa Trời ghê tởm thì ngươi nên chống lại chúng. Mục đích của việc chống lại xác thịt là gì? Chính là để làm việc dựa theo tâm ý của Đức Chúa Trời, làm những việc phù hợp với lẽ thật, như vậy thì sẽ đạt đến việc thực hành lẽ thật. Tuy nhiên, nếu không thể chống lại được những quan điểm sai lầm của mình thì ngươi sẽ không thể thực hành được lẽ thật, và không thể sống thể hiện ra được thực tế lẽ thật; vậy thì những thứ ngươi hiểu chỉ là đạo lý mà thôi. Những thứ ngươi nói ra không ràng buộc hay chỉ đạo được hành vi của ngươi, cũng không sửa đổi được những quan điểm sai lầm của ngươi, điều này càng chứng tỏ rằng chúng chỉ là đạo lý. Do đó, bước đầu tiên là kiểm điểm quan điểm của bản thân. Bước thứ hai là đánh giá xem quan điểm của bản thân là đúng hay sai, nếu là sai thì cần phải chống lại và vứt bỏ, nếu là đúng thì cần phải kiên trì giữ vững. Khó khăn hiện tại của các ngươi nằm ở đâu? Một mặt là rất ít khi kiểm điểm và không có thói quen này; mặt khác chính là kiểm điểm rồi nhưng cũng không biết ý định và quan điểm của bản thân có đúng hay không, có vẻ đúng mà cũng có vẻ sai, cuối cùng thì mơ màng, hồ đồ và làm theo ý của bản thân. Cũng có tình huống như vậy. Còn loại tình huống nào nữa? (Thưa, có những lúc con kiểm điểm ra được và cũng muốn chống lại chúng, nhưng không thể thắng được tâm tính bại hoại của bản thân, cho nên con đã thỏa hiệp, tìm lý do và viện cớ để nhân nhượng với bản thân. Lúc đó con đã không thực hành được, và về sau lại hối hận.) Đây là do lòng thuận phục lẽ thật và yêu thích lẽ thật còn quá nhỏ bé. Nếu có một tấm lòng yêu thích lẽ thật to lớn, thì con người sẽ có thể thường xuyên vượt qua được một số ý định và quan điểm sai lầm của bản thân, và có thể chống lại chúng. Đương nhiên, khi gặp một số hoàn cảnh đặc biệt, một người bình thường sẽ không dễ dàng vượt qua được. Ngươi cũng chưa vượt qua được, đây là chuyện bình thường. Nhưng nếu người bình thường ai cũng có thể vượt qua, mà ngươi thì lại khó vượt qua, như vậy chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ rằng lòng yêu thích lẽ thật của ngươi không lớn, và việc thực hành lẽ thật đối với ngươi cũng không quá quan trọng. Đối với ngươi mà nói thì điều quan trọng là gì? Đó là giữ vững quan điểm của bản thân, để lòng mình thoải mái và thỏa mãn ham muốn cá nhân, chuyện này rất quan trọng. Còn việc thoả mãn yêu cầu của Đức Chúa Trời, thực hành lẽ thật hay làm hài lòng Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài – trong lòng ngươi, những điều này đều không quan trọng. Điều này đã tỏ lộ những ý định bên trong ngươi và quan điểm mà ngươi mưu cầu.

Trạng thái của con người chủ yếu là bao gồm những gì? (Thưa, bao gồm ý định, lập trường và quan điểm.) Trạng thái chủ yếu là bao gồm những thứ này. Điều thường thấy nhất trong trạng thái của con người là gì? Chính là thứ thường hay xuất hiện trong lòng con người khi họ gặp chuyện, và cũng là thứ mà họ có thể ý thức được trong tư tưởng của mình – các ngươi nói xem đó là gì? (Thưa, là ý định.) Đúng vậy. Ý định là một phần rõ ràng trong trạng thái con người, và là một trong những điều phổ biến nhất; trong hầu hết các vấn đề, người ta có suy nghĩ và ý định của riêng họ. Khi những suy nghĩ và ý định như vậy nảy sinh, người ta nghĩ chúng là chính đáng, nhưng hầu như lúc nào chúng cũng là vì bản thân họ, vì thể diện và ích lợi của họ, hoặc nếu không thì để che đậy điều gì đó, hoặc để thỏa mãn bản thân họ theo cách nào đó. Vào những lúc như vậy, ngươi phải xem xét xem ý định của ngươi hình thành như thế nào, tại sao nó được nảy sinh. Ví dụ, nhà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi thực hiện công tác thanh lọc hội thánh, và có một cá nhân luôn qua loa chiếu lệ trong bổn phận của họ, luôn tìm cách chểnh mảng. Theo nguyên tắc, người này nên bị thanh lọc, nhưng ngươi có mối quan hệ tốt với họ. Vậy những loại suy nghĩ và ý định nào sẽ nảy sinh trong ngươi? Ngươi sẽ thực hành như thế nào? (Thưa, hành động theo những sở thích riêng.) Và điều gì tạo ra những sở thích này? Bởi vì người này đã tốt với ngươi hoặc đã làm nhiều điều cho ngươi, ngươi có ấn tượng tốt về họ, và vì vậy vào lúc này ngươi muốn bảo vệ họ và bênh vực họ. Chẳng phải đây là ảnh hưởng của tình cảm sao? Ngươi thấy có tình cảm với họ, và do đó áp dụng cách tiếp cận “phép vua thua lệ làng”. Ngươi chơi trò hai mặt. Một mặt, ngươi nói với họ: “Anh phải cố gắng hơn một chút khi làm việc. Hãy thôi qua loa chiếu lệ, và anh phải chịu khó một chút; đây là bổn phận của chúng ta”. Mặt khác, ngươi trả lời với Bề trên nói rằng: “Họ đã thay đổi tốt hơn rồi, bây giờ họ đã hiệu quả hơn khi thực hiện bổn phận của mình”. Nhưng những gì ngươi thực sự đang nghĩ trong đầu là: “Điều này là do tôi đã làm việc với họ. Nếu tôi không làm như vậy, họ vẫn sẽ giống như trước kia thôi”. Trong tâm trí của ngươi, ngươi luôn nghĩ: “Họ đã đối tốt với mình, họ không thể bị thanh trừ được!”. Là trạng thái gì khi trong ý định của ngươi có những thứ như vậy? Đây chính là làm tổn hại đến công tác của hội thánh khi bảo vệ các mối quan hệ tình cảm cá nhân. Hành động như thế này có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Và ngươi có sự thuận phục khi làm điều này không? (Thưa, không.) Không có sự thuận phục; có sự chống đối trong lòng ngươi. Trong những chuyện xảy ra với ngươi và công việc ngươi phải làm, thì suy nghĩ của ngươi có sự phán đoán chủ quan, trong đó có lẫn tạp yếu tố tình cảm của con người. Ngươi đang làm việc dựa trên tình cảm, ấy thế mà vẫn tin rằng ngươi đang hành động một cách công bằng chính trực, rằng ngươi đang cho người ta cơ hội để ăn năn, và ngươi đang dành cho họ sự hỗ trợ yêu thương; do đó ngươi làm theo ý ngươi muốn, không phải theo những gì Đức Chúa Trời phán bảo. Làm việc theo cách này là không đánh giá đúng công việc, làm giảm hiệu quả và gây hại cho công tác của hội thánh – tất cả đều là kết quả của việc hành động theo tình cảm. Nếu ngươi không kiểm điểm về những điều này, liệu ngươi có thể xác định được vấn đề ở đây không? Ngươi sẽ không bao giờ có thể. Ngươi có thể biết rằng hành động theo cách này là sai, rằng đây là không thuận phục, nhưng ngươi suy nghĩ lại và tự nhủ: “Mình phải giúp đỡ họ bằng tình yêu thương, và sau khi họ đã được giúp đỡ và họ tốt hơn thì sẽ không cần thanh trừ họ. Chẳng phải Đức Chúa Trời cho con người cơ hội ăn năn đó sao? Đức Chúa Trời yêu thương con người, nên mình phải yêu thương giúp đỡ họ, và mình phải làm như Đức Chúa Trời yêu cầu”. Sau khi suy nghĩ những điều này, ngươi làm mọi việc theo cách của riêng ngươi. Sau đó, lòng ngươi cảm thấy thoải mái; ngươi cảm thấy rằng ngươi đang thực hành lẽ thật. Trong suốt quá trình này, ngươi đã thực hành theo lẽ thật hay ngươi hành động theo sở thích và ý định của riêng ngươi? Những hành động của ngươi hoàn toàn theo sở thích và ý định của riêng ngươi. Trong suốt toàn bộ quá trình, ngươi đã sử dụng cái gọi là lòng tốt và tình yêu thương, cũng như tình cảm và triết lý xử thế, để xoa dịu mọi thứ, và ngươi đã cố gắng đi nước đôi. Có vẻ như ngươi đang giúp đỡ người này bằng tình yêu thương, nhưng trong lòng ngươi, thực ra ngươi đã bị tình cảm kìm kẹp – và, sợ Bề trên phát hiện ra, ngươi đã cố gắng thu phục họ bằng sự thỏa hiệp, để không đắc tội với ai và công việc được hoàn thành – cũng giống như cách mà những người ngoại đạo cố gắng đi nước đôi vậy. Trên thực tế, Đức Chúa Trời phán xét việc này như thế nào? Ngài sẽ định nghĩa ngươi là một con người không thuận phục lẽ thật, thường hay có thái độ nghiên cứu và phân tích đối với lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Khi ngươi dùng phương thức này để đối đãi với lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời, còn dùng thái độ như vậy để thực hiện bổn phận, thì ý định của ngươi có tác dụng gì ở đây? Nó có tác dụng bảo vệ lợi ích của bản thân, bảo vệ thể diện bản thân cùng các mối quan hệ xã hội, nhưng lại mặc kệ những yêu cầu của Đức Chúa Trời, không có được một tác dụng tốt nào đối với bổn phận của bản thân hay công tác của hội thánh. Người như vậy sống hoàn toàn theo triết lý xử thế. Tất cả lời nói và việc làm của họ đều là vì bảo vệ thể diện, tình cảm và các mối quan hệ xã hội của bản thân. Họ không thực sự thuận phục lẽ thật và Đức Chúa Trời, cũng không đưa ra bất kỳ biểu hiện hay một lời giải trình nào. Trong lòng họ không có chút dằn vặt nào, cũng không mảy may ý thức được vấn đề ở đây là gì. Nếu con người không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và nếu Đức Chúa Trời không có chỗ trong lòng họ, thì họ không bao giờ có thể hành động theo nguyên tắc cho dù họ đang thực hiện những bổn phận gì hoặc họ đang xử lý những vấn đề gì. Những người sống trong ý định và ham muốn ích kỷ của họ không thể bước vào thực tế lẽ thật. Vì lý do này, nếu họ gặp phải một vấn đề, và họ không kiểm điểm ý định của họ và không thể nhận ra ý định của họ sai lầm ở đâu, mà thay vào đó, họ sử dụng tất cả các loại lý lẽ bào chữa để tạo ra lời nói dối và cái cớ cho chính họ, thì cuối cùng điều gì xảy ra? Họ làm khá tốt việc bảo vệ lợi ích, thể diện và mối quan hệ giữa các cá nhân của chính họ, nhưng họ đã mất mối quan hệ bình thường của họ với Đức Chúa Trời. Một số người dù đã tin Đức Chúa Trời một thời gian rất lâu, nhưng khi phải thông công một chút về trải nghiệm cá nhân của mình thì lại không có gì để nói, không nói ra được lời chứng trải nghiệm về việc thay đổi tâm tính của bản thân. Nguyên nhân là ở đâu? Đó là do con người rất ít khi kiểm điểm bản thân và ít khi thực hành theo các nguyên tắc của lẽ thật. Họ chỉ đi theo con đường riêng của mình, sống trong tâm tính bại hoại và hành sự theo những ý định, quan điểm, dục vọng và tính toán của bản thân, hơn nữa còn không biết hối cải. Điều họ tin là Đức Chúa Trời, điều họ nghe là lời Đức Chúa Trời, điều họ tiếp nhận là lẽ thật, điều họ thông công và truyền giảng cũng là lẽ thật, nhưng thứ mà họ thực hành ra là gì? Tất cả đều là thực hành theo những ý định và tưởng tượng của bản thân, chứ không hề thực hành theo yêu cầu của Đức Chúa Trời. Như vậy, thái độ của họ đối với lời Đức Chúa Trời là gì? Con người tiếp cận ra sao đối với những yêu cầu của Đức Chúa Trời? Khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời thì nên nghiêm túc với những điểm nào nhất? Làm thế nào để trải nghiệm lời Đức Chúa Trời và làm thế nào để thực hành lẽ thật là những vấn đề mấu chốt nhất. Nếu đã nghe qua lời Đức Chúa Trời, cũng đã nghe các bài giảng, nhưng lại không thực hành thì có phải là tin Đức Chúa Trời không? Có phải là trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời không? Tại sao con người không thể nghiêm túc vào chỗ mà họ nên nghiêm túc? Tại sao họ vẫn có thể nghi ngờ Đức Chúa Trời và lời của Ngài trong khi lẽ ra họ nên thực hành lẽ thật? “Tại sao Đức Chúa Trời lại đưa ra yêu cầu như vậy? Yêu cầu như vậy có phù hợp với lời Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời yêu cầu như vậy thì có còn tình yêu không? Yêu cầu như thế này có vẻ không phải là Đức Chúa Trời làm, phải không? Tôi không thể tiếp nhận được, Đức Chúa Trời yêu cầu như vậy có chút thiếu quan tâm đến ý của con người, và rất không phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người”. Các ngươi nói xem, con người đánh giá như thế này thì liệu có thể tiếp nhận lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Đây không phải là thái độ tiếp nhận lẽ thật. Dùng thái độ và ý định như vậy để đánh giá và đối đãi những yêu cầu của Đức Chúa Trời thì lòng con người đang cởi mở hay đóng kín đối với Đức Chúa Trời? (Thưa, đang đóng kín.) Đây không phải là thái độ tiếp nhận mà là thái độ chống đối. Đối với những yêu cầu của Đức Chúa Trời, họ trước hết sẽ nghiên cứu, thậm chí có người còn chế nhạo: “Đức Chúa Trời ít tiếp xúc với các anh chị em trong hội thánh, không biết những việc trong hội thánh. Nhà Đức Chúa Trời xử lý như vậy phải chăng là có chút võ đoán? Chúng tôi thì không làm việc như vậy. Chúng tôi làm việc sẽ dựa trên tình huống của các anh chị em và cho mọi người cơ hội. Ngoài ra, Đức Chúa Trời nhập thể nên thông cảm cho sự yếu đuối của con người! Đức Chúa Trời không thông cảm nhưng chúng tôi sẽ thông cảm. Có những việc Đức Chúa Trời không chiếu cố được nhưng chúng tôi sẽ chiếu cố”. Họ đang dùng loại thái độ gì vậy? Đó là thái độ chống đối, xét đoán và định tội. Họ nghiên cứu xong thì đến lúc xét đoán rồi. Xét đoán như thế nào? Họ nói: “Dù sao thì Đức Chúa Trời là Đấng công chính. Tôi tin Đức Chúa Trời chứ không tin con người. Đức Chúa Trời dò xét hết lòng dạ của con người”. Câu nói này có ý gì? (Thưa, họ phủ nhận Đức Chúa Trời nhập thể.) Đúng vậy, trong lòng họ phủ nhận Đấng Christ, có ý là những gì Đấng Christ phán chưa chắc đại diện cho Đức Chúa Trời. Một khi lời nói hoặc việc làm của Đấng Christ mâu thuẫn hoặc đi ngược lại lợi ích, ý định và quan điểm của họ, thì họ sẽ phủ nhận Đức Chúa Trời. “Dù sao thì tôi tin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là Đấng công chính, Đức Chúa Trời dò xét hết lòng dạ của con người”. Đây là lời nói gì vậy? Đây có phải là lời xét đoán không? Tính chất câu nói này là gì? (Thưa, là báng bổ.) Bàn tán sau lưng người khác là đang xét đoán. Bàn tán sau lưng Đức Chúa Trời không đơn thuần là xét đoán nữa, mà là sự báng bổ. Người có thể báng bổ Đức Chúa Trời thì có phải là người thật lòng tin Ngài không? Họ có phải là người có lương tâm và lý trí không? Có phải là người được Đức Chúa Trời cứu rỗi không? Loại người như vậy thuần tuý là sai dịch của Sa-tan, là kẻ ác, đáng phải bị loại bỏ và đào thải.

Trong hội thánh có loại biểu hiện như bàn tán về Đức Chúa Trời hay xét đoán về công tác của Ngài không? Tuy rằng không nhiều, nhưng chắc chắn là có, vì ở bất kỳ hội thánh nào thì cũng đều tồn tại một số người không tin và những kẻ ác. Vậy thì trong bối cảnh đặc biệt, những người thật lòng tin Đức Chúa Trời có thể nảy sinh loại trạng thái này không? Khi những thứ tương tự như sự xét đoán, chống đối, báng bổ nảy sinh, trong lòng các ngươi sẽ có phản ứng như thế nào? Có thể ý thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề hay không? Ví dụ, ngươi chưa từng kết hôn, và trong một hoàn cảnh thích hợp, ngươi gặp được một đối tượng tốt và muốn qua lại. Mặc dù trước đây ngươi đã tuyên thệ với Đức Chúa Trời rằng sẽ dâng hiến cả cuộc đời cho Ngài và sẽ không tìm bạn đời, nhưng trong lòng ngươi vẫn cảm thấy đối phương không tệ và vẫn chọn qua lại với người đó. Sau khi qua lại thì ngươi phát hiện ra rất nhiều trở ngại và ý thức được làm như thế là không phù hợp, rằng Đức Chúa Trời không cho phép. Nhưng ngươi muốn buông bỏ mà vẫn không thể buông bỏ, thế là ngươi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời rủa sả mình và ngươi chống lại bản thân. Sau cùng thì hai người chia tay. Sau khi chia tay, lòng ngươi vô cùng đau khổ và khó chịu. Đây cũng là chuyện bình thường, đây là sự yếu đuối của nhân tính bình thường. Nhưng ngươi không thể oán trách Đức Chúa Trời. Đa số mọi người khi gặp phải chuyện như vậy thì có thể không oán trách Đức Chúa Trời không? Con người làm không được. Đây chính là thái độ của họ đối với lẽ thật và đối với Đức Chúa Trời. Nếu có thể oán trách Đức Chúa Trời trong chuyện này thì bên trong con người còn có những cách nghĩ sai lầm nào nữa? (Thưa, nếu con không tin Đức Chúa Trời thì đã có thể tìm được đối tượng rồi.) Cách nghĩ này có thể được xem là vấn đề lớn không? Họ có chút không muốn tin Đức Chúa Trời nữa, muốn bỏ cuộc, và ngẫm nghĩ: “Tại sao lúc đó lại chọn con đường tin Đức Chúa Trời này? Giá như mình không tin thì đã tốt biết bao, có thể tùy theo ý muốn của mình. Bây giờ khó khăn lắm mới gặp được một đối tượng phù hợp như vậy, nếu lỡ mất người này thì chỉ cần qua vài năm nữa, mình sẽ già, rồi không ai muốn nữa. Sau này không tìm đối tượng nữa sao? Đời này cứ như vậy thật hay sao?”. Những cách nghĩ tiêu cực và hối hận đều tuôn ra, họ thậm chí không còn muốn tin nữa. Đây chính là biểu hiện của sự phản nghịch và phản bội Đức Chúa Trời. Nhưng đó chưa phải là điều nghiêm trọng nhất. Những cách nghĩ nào còn nghiêm trọng hơn như vậy nữa? Các ngươi đã trải nghiệm qua loại chuyện như vậy chưa? (Thưa, chúng con chưa trải nghiệm qua.) Chưa trải nghiệm qua thì sẽ thật sự nguy hiểm. Những người đã trải nghiệm qua thì đều có thể nhìn thấu một số việc, họ tương đối an toàn hơn một chút, nhưng cũng không phải là đảm bảo tuyệt đối. Những người chưa trải nghiệm qua thực sự có cám dỗ không nhỏ. Họ cần phải cẩn thận, một chút bất cẩn là sẽ rơi vào cám dỗ! Có một số người ngẫm nghĩ rằng: “Thật tốt khi tôi được sinh ra vào thời kỳ sau rốt và được Đức Chúa Trời lựa chọn. Hơn nữa, bây giờ tôi còn trẻ và không có gánh nặng gia đình. Tôi có thể thực hiện được bổn phận, đây chính là sự ân đãi của Đức Chúa Trời. Tiếc là vẫn còn một điều chưa được lý tưởng, chính là thật sự gặp được một đối tượng phù hợp nhưng lại không thể theo đuổi và không thể kết hôn. Tại sao lại không thể theo đuổi? Lẽ nào kết hôn lại là phạm tội sao? Trong số các anh chị em chẳng phải cũng có người kết hôn sinh con hay sao? Họ chẳng phải cũng tin Đức Chúa Trời giống tôi hay sao? Dựa vào đâu mà tôi lại không được tìm một người bạn đời? Đức Chúa Trời không công chính!”. Sự xét đoán và bất mãn đối với Đức Chúa Trời đã xuất hiện. Trong lòng họ nhận định rằng tất cả những điều này là do Đức Chúa Trời làm và xuất phát từ Ngài. Vì vậy, họ trở nên bất mãn với Đức Chúa Trời và lớn tiếng oán than: “Đức Chúa Trời thật bất công với tôi, Đức Chúa Trời thật thiếu quan tâm đến ý của con người! Người khác có thể kết hôn, tại sao tôi lại không thể? Người khác có thể sinh con đẻ cái, tại sao tôi lại không thể? Nếu có thể cho người khác cơ hội này, tại sao lại không cho tôi cơ hội?”. Sự oán trách và xét đoán đã xuất hiện. Đây là trạng thái gì? (Thưa, trạng thái chống đối và đối kháng.) Chống đối, bất mãn, không cam tâm, không có một chút ý tiếp nhận và thuận phục nào đối với việc làm này của Đức Chúa Trời, chỉ mong Đức Chúa Trời đừng làm như vậy. Tuy nhiên, bản thân họ vẫn không cam tâm chọn lựa việc kết hôn, họ lo lắng một khi thật sự kết hôn rồi sẽ có vướng bận, không còn được tự do như thế nữa và không thể thực hiện được tốt bổn phận của mình; sau này sẽ không thể được cứu rỗi và vào thiên quốc, lúc đó họ lại hối hận thì phải làm như thế nào. Thực ra, đây là con đường ngươi đã tự mình chọn lựa. Đức Chúa Trời cho con người ý chí tự do, ngươi có thể lựa chọn tìm đối tượng để kết hôn hoặc mưu cầu lẽ thật và sự cứu rỗi. Điều này hoàn toàn nằm ở sự lựa chọn của cá nhân ngươi, cho dù có chọn lựa đúng hay sai thì đều không liên quan đến Đức Chúa Trời. Vậy tại sao ngươi lại có thể oán trách Đức Chúa Trời? Tại sao lại oán trách Đức Chúa Trời không công chính? Tại sao lại có nhiều oán giận đến như vậy? (Thưa, bởi vì lợi ích của bản thân không được thỏa mãn.) Liên quan đến lợi ích của bản thân thì trong lòng họ sẽ không sẵn lòng nữa, cảm thấy mình chịu thiệt thì sẽ oán trách Đức Chúa Trời, còn muốn tìm lý do để trút giận. Tâm tính này là gì? (Thưa, là hung ác.) Đây chính là hung ác. Bất cứ khi nào lợi ích của bản thân không thể được thỏa mãn là sẽ oán giận Đức Chúa Trời, oán trách Ngài không công chính, oán trách Ngài an bài không phù hợp. Đây chính là tâm tính hung ác, cương ngạnh, và không yêu thích lẽ thật. Tâm tính và cách nghĩ này của con người được sản sinh ra như thế nào? Nếu như không có chuyện này, liệu những thứ này có sản sinh và bộc lộ ra không? (Thưa, không.) Khi chưa gặp chuyện như vậy thì lợi ích của ngươi trong phương diện này sẽ không hình thành xung đột với những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và sẽ không phải chịu bất kỳ tổn thất nào. Ngươi cảm thấy tình yêu và sự mưu cầu của mình dành cho Đức Chúa Trời đều tốt và mạnh mẽ hơn những người khác. Nhưng khi gặp phải chuyện này và liên quan đến lợi ích của mình thì ngươi không thể buông bỏ được lợi ích và sẽ oán trách Đức Chúa Trời. Từ việc này cho thấy điều gì? Con người thường hay vì điều gì mà oán trách và xét đoán Đức Chúa Trời? (Thưa, khi lợi ích của bản thân không được thỏa mãn.) Khi lợi ích của bản thân bị động chạm đến và khi những ý định, dục vọng và tính toán của bản thân không thể được thỏa mãn thì con người sẽ nảy sinh sự chống đối, xét đoán, oán giận và thậm chí là báng bổ Đức Chúa Trời. Thật ra sự xét đoán tự nó đã là một loại trạng thái chống đối, và sự báng bổ thậm chí còn nghiêm trọng hơn nữa. Khi lợi ích bị tổn thất, họ càng nghĩ càng tức giận, càng cảm thấy không cam tâm, càng nghĩ càng thấy bản thân oan khuất, và sẽ bắt đầu chống đối. Trong lòng thì suy nghĩ như vậy, ngoài miệng thì thốt ra những lời oán giận, và họ bắt đầu xét đoán. Đây chính là biểu hiện của sự chống đối Đức Chúa Trời.

Người chống đối Đức Chúa Trời đều có những biểu hiện cụ thể nào? (Thưa, thực hiện bổn phận nhưng không để tâm, qua loa chiếu lệ.) Một mặt là vậy. Trước đây khi thực hiện bổn phận, họ có thể ra bảy tám phần sức, làm việc gì cũng sẽ tận tâm mà làm. Còn bây giờ họ đã có cách nghĩ về Đức Chúa Trời và cảm thấy có thực hiện bổn phận cũng không đạt được phúc lành hay ân điển của Ngài. Ngoài việc xét đoán rằng Đức Chúa Trời không công chính ra, họ còn không cam lòng, thực hiện bổn phận cũng chỉ ra một hai phần sức, chỉ toàn là qua loa chiếu lệ. Đây là một loại hành vi chống đối mà trạng thái phản nghịch gây ra. Còn gì nữa? (Thưa, thái độ bất cần.) Thái độ bất cần như thế nào? Ví dụ, có người khi làm nhóm trưởng, trước đây nếu có nhóm họp lúc 8 giờ sáng thì sẽ thức dậy lúc 5 giờ sáng để cầu nguyện, tĩnh nguyện và trang bị. Sau đó họ sẽ ghi chép lại nội dung thông công tại buổi nhóm họp. Đây là thái độ thực hiện bổn phận một cách nghiêm túc và đã cố gắng hết sức. Sau khi trải qua một lần bị tỉa sửa, họ liền ngẫm nghĩ rằng: “Dậy sớm có ích gì? Đức Chúa Trời cũng không nhìn thấy, cũng chẳng có ai khen ngợi. Không có người nào nói mình có lòng trung thành khi thực hiện bổn phận cả. Ngoài ra mình còn luôn bị tỉa sửa, thật đúng là tốn công vô ích. Mình cũng không nhận được sự khen ngợi nào từ Đức Chúa Trời. Có vẻ sau này có nhận được phần thưởng hay không cũng còn chưa chắc chắn”. Thế là họ không trang bị gì trước cho buổi nhóm họp tiếp theo, cũng không tích cực thông công, cũng không ghi chép. Đây là thái độ gì vậy? (Thưa, thái độ vô trách nhiệm.) Họ vô trách nhiệm, qua loa chiếu lệ và không muốn hết lòng hết sức. Tại sao họ lại như vậy? Bên trong họ có thứ gì đó đang tác quái. Họ chống đối, đọ sức với Đức Chúa Trời, ý họ là: “Anh tỉa sửa tôi, lòng tôi không thoải mái, vậy thì tôi sẽ dùng cách này để đối đãi với anh. Trước đây tôi đã hết lòng hết ý làm việc, nhưng Đức Chúa Trời vẫn không khen ngợi. Đức Chúa Trời không công bằng với con người, sau này tôi cũng sẽ không thực hiện bổn phận của mình thật tốt nữa!”. Đây là tâm tính gì? Đây chính là bộc lộ thú tính. Trong lòng họ phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời, phủ nhận rằng Đức Chúa Trời dò xét hết lòng dạ của con người, rằng Đức Chúa Trời thật sự yêu thương con người, họ phủ nhận thực chất của Đức Chúa Trời, và chỉ dựa theo quan niệm của mình để đối xử với Ngài. Khi dùng cách này để đối xử với Đức Chúa Trời thì sẽ nảy sinh cách làm như thế nào? Đó là cách làm qua loa, bất cần, vô trách nhiệm, còn cả sự oán trách và hiểu lầm. Họ còn truyền bá quan niệm của mình và kích động người khác: “Người tin Đức Chúa Trời chưa chắc đều sẽ được phúc. Được phúc gì chứ? Có ai đã nhìn thấy chưa? Chúng ta đều là người đi con đường của Phao-lô; có bao nhiêu người trong chúng ta có thể giống Phi-e-rơ chứ? Muốn được Đức Chúa Trời hoàn thiện đâu có dễ như vậy?”. Họ đang lan truyền thứ gì vậy? Sự xét đoán, quan niệm và bất mãn đối với Đức Chúa Trời. Tính chất của cách làm này là gì? Có phải là đối kháng không? (Thưa, phải.) Tại sao họ lại có thể đối kháng như vậy? Vì quan điểm bên trong của họ không đúng đắn. Họ vốn đã có sự hiểu lầm về thái độ, yêu cầu và cách làm của Đức Chúa Trời đối với con người, họ không nhận biết những điều này. Khi Đức Chúa Trời công tác trên con người, họ không thể tiếp nhận và thuận phục, không thể tìm kiếm lẽ thật, cuối cùng thì sản sinh ra thứ gì? Chính là sự chống đối, xét đoán, lên án và báng bổ. Con người có tâm tính bại hoại, tự nhiên sẽ có những biểu hiện này; chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chắc chắn là không chỉ có kẻ ác mới có biểu hiện như vậy. Các ngươi nói xem có phải như vậy không? (Thưa, đúng vậy, những người không mưu cầu lẽ thật đều có biểu hiện như vậy.) Đúng vậy. Những người không mưu cầu lẽ thật và có nhân tính ác độc đều có những biểu hiện và bộc lộ này ở mức độ khác nhau. Những người tương đối biết mưu cầu thì khi gặp những chuyện không theo ý mình, họ cũng sẽ nảy sinh những trạng thái không bình thường. Nhưng thông qua việc cầu nguyện, đối chiếu với lời Đức Chúa Trời để kiểm điểm bản thân và tìm kiếm lẽ thật, sau đó họ sẽ xoay chuyển. Sau khi xoay chuyển thì họ sẽ hối cải, sẽ không còn hiểu lầm Đức Chúa Trời nữa và có thể nảy sinh đôi chút thuận phục. Mặc dù sự thuận phục này đôi khi có chút hỗn tạp, miễn cưỡng và không đạt tiêu chuẩn, nhưng chỉ cần con người có thái độ sẵn lòng thuận phục và có thể thực hành được một chút lẽ thật, thì sau này họ sẽ dần dần có thể ngày càng hiểu rõ hơn về các phương diện của lẽ thật. Nếu các ngươi căn bản không muốn thuận phục, kiểm điểm ra được rằng mình có vấn đề nhưng vẫn không tìm kiếm hay tiếp nhận lẽ thật, càng không tiếp nhận cách mà Đức Chúa Trời đối đãi với mình, như vậy thì phiền phức rồi. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả gì? Các ngươi sẽ thốt ra những lời oán giận, tùy ý xét đoán, nói năng thiếu kiềm chế và không có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời nào. Nhẹ thì ngươi sẽ thốt ra những lời oán giận ở nhà mình và quăng nồi đập bát để trút giận. Lòng ngươi sẽ có ngăn cách với Đức Chúa Trời, không sẵn lòng đến trước Ngài mà cầu nguyện. Nghiêm trọng thì ngươi còn có thể lan truyền sự tiêu cực và quan niệm của mình cho các anh chị em, như thế là hình thành việc gây nhiễu loạn và gián đoạn. Nếu còn không hối cải thì ngươi sẽ dễ dàng khiến mọi người phẫn nộ, bị hội thánh thanh trừ và khai trừ.

Khi những sự việc khác nhau xảy đến với con người, có đủ loại biểu hiện nơi họ cho thấy sự khác biệt giữa nhân tính tốt và nhân tính xấu. Vậy các tiêu chí để đo lường nhân tính là gì? Nên đo lường một người là loại người gì và liệu họ có thể được cứu rỗi hay không như thế nào? Điều này phụ thuộc vào việc họ có yêu lẽ thật hay không và họ có khả năng chấp nhận, thực hành lẽ thật hay không. Mọi người đều có những quan niệm và sự phản nghịch bên trong họ, tất cả họ đều có những tâm tính bại hoại, và vì vậy sẽ gặp phải những lúc mà điều Đức Chúa Trời yêu cầu lại mâu thuẫn với lợi ích của riêng họ, và họ phải đưa ra sự lựa chọn – đây là những điều mà tất cả họ sẽ thường xuyên trải qua, không ai có thể tránh được cả. Ai cũng sẽ có những lúc hiểu sai về Đức Chúa Trời và có những quan niệm về Đức Chúa Trời, hoặc khi họ oán trách, chống đối, phản nghịch Đức Chúa Trời – nhưng vì mọi người có thái độ khác nhau đối với lẽ thật nên cách họ tiếp cận lẽ thật cũng khác. Một số người không bao giờ nói về những quan niệm của họ, mà tìm kiếm lẽ thật và tự mình giải quyết chúng. Tại sao họ không nói về chúng? (Thưa, họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời.) Đúng vậy: họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Họ sợ rằng việc lên tiếng sẽ có tác dụng tiêu cực, và họ chỉ đơn thuần cố gắng giải quyết điều này trong lòng, không ảnh hưởng đến bất kỳ ai khác. Khi gặp những người khác trong tình trạng tương tự, họ sẽ sử dụng trải nghiệm của bản thân để giúp đỡ những người đó. Như vậy là tâm địa lương thiện. Những người tốt bụng thì yêu thương người khác, họ sẵn sàng giúp đỡ người khác giải quyết khó khăn. Có những nguyên tắc khi họ làm việc và giúp đỡ người khác, họ giúp những người khác giải quyết vấn đề vì lợi ích của những người đó, và họ không nói gì không có lợi cho những người đó. Đây là tình yêu thương. Những người như vậy có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, hành động của họ có nguyên tắc và khôn ngoan. Đây là những tiêu chí để đo lường liệu nhân tính của con người là tốt hay xấu. Họ biết rằng những điều tiêu cực không có lợi cho bất cứ ai, và rằng những điều này sẽ ảnh hưởng đến người khác nếu họ nói ra, vì vậy họ chọn cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong lòng và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Dù họ có dạng quan niệm gì, họ vẫn có thể tiếp cận và giải quyết với lòng thuận phục Đức Chúa Trời, và sau đó đạt được sự hiểu biết về lẽ thật, và có thể thuận phục Đức Chúa Trời một cách tuyệt đối; bằng cách này, họ sẽ ngày càng có ít quan niệm hơn. Nhưng một số người không có lý trí. Khi họ có những quan niệm, họ thích thông công về chúng với bất kỳ ai và với mọi người. Nhưng điều này không giải quyết được vấn đề, và khiến những người khác có quan niệm – và chẳng phải điều này gây hại cho họ sao? Một số người không nói với các anh chị em khi họ có những quan niệm, họ sợ người khác sẽ biết họ có quan niệm, và sử dụng chuyện này để chống lại họ – nhưng ở nhà thì họ nói năng không cần giữ kẽ, muốn nói gì thì nói, đối đãi với những người không tin trong gia đình như các anh chị em ở hội thánh. Họ không hề nghĩ đến việc làm như vậy sẽ gây ra dạng hậu quả gì. Đây có phải là hành động theo nguyên tắc không? Ví dụ, trong số những người thân của họ có thể có những người tin Đức Chúa Trời và những người không tin, hoặc những người nửa tin nửa ngờ; khi họ có quan niệm, họ truyền bá chúng giữa các thành viên trong gia đình, kết quả là tất cả những người này bị kéo xuống theo họ, và bắt đầu có những quan niệm và sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Những quan niệm và sự hiểu lầm vốn dĩ như dịch bệnh, và một khi chúng lan truyền, những người không thể phân biệt thực hư có thể bị tổn hại. Đặc biệt là những người hồ đồ sẽ có khả năng trở nên càng hồ đồ hơn nữa sau khi nghe họ nói. Chỉ những người hiểu lẽ thật và có khả năng xác định chúng mới có thể loại bỏ những thứ phản diện này – những thứ là quan niệm, sự tiêu cực và hiểu lầm – và được Đức Chúa Trời bảo vệ. Hầu hết mọi người đều không có vóc giạc ấy. Một số người có thể ý thức rằng những điều này là sai – điều này đã khá là tốt rồi – nhưng họ không thể biết chúng thực sự là gì. Vì vậy, khi có những người thường xuyên truyền bá những quan niệm và sự tiêu cực, hầu hết mọi người sẽ bị những thứ phản diện này quấy rầy, trở nên yếu đuối và tiêu cực. Điều này là chắc chắn. Những thứ tiêu cực và phản diện này có sức mạnh khủng khiếp gây mê hoặc và gây hại cho các tân tín hữu. Đối với những người đã có nền tảng, chúng ít có tác động; sau một thời gian, khi những người như vậy có thể hiểu được lẽ thật, họ sẽ tự xoay chuyển bản thân. Nhưng khi những tín hữu mới, những người thiếu nền tảng, nghe thấy những thứ phản diện này, họ sẽ dễ dàng trở nên tiêu cực và yếu đuối; những người không yêu lẽ thật thậm chí sẽ rút lui và ngừng tin Đức Chúa Trời; nếu là kẻ ác, họ thậm chí sẽ có thể truyền bá những quan niệm và phá vỡ công tác của hội thánh. Những người truyền bá sự tiêu cực và những quan niệm mà không áy náy là loại người gì? Tất cả họ đều là những kẻ ác, họ đều là ma quỷ, tất cả đều sẽ bị tỏ lộ và đào thải. Có người nói: “Tôi cũng không lan truyền cho người ngoài, tôi chỉ nói như vậy ở nhà thôi”. Dù là nói ở nhà hay ở bên ngoài thì tính chất đều như nhau. Có thể nói như vậy ở nhà chứng tỏ rằng ngươi có quan niệm và hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Có thể nói ra những điều này chứng tỏ rằng ngươi không tìm kiếm và không yêu thích lẽ thật. Ngươi không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết quan niệm, cũng không có ý định từ bỏ những quan niệm này, cho nên dù ngươi có nói với ai thì tính chất đều như nhau. Còn có một số người có quan niệm thì liền đi khắp nơi lan truyền cho người khác, gặp người nào là nói với người đó. Ví dụ, có người bị đuổi về nhà vì gây nhiễu loạn và gián đoạn trong khi thực hiện bổn phận của mình. Khi có người hỏi họ vì sao lại bị đuổi về, họ nói: “Con người tôi trời sinh ra có tính bộc trực, có gì nói đó. Hễ sơ ý thì sẽ đem những chuyện xấu đã làm trước kia nói ra hết. Lãnh đạo và người làm công sau khi biết được đã cho rằng tôi là một kẻ ác và đuổi tôi về nhà. Mọi người đã có được bài học rồi đấy, không thể nói lung tung trong nhà Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nói hãy làm người trung thực, nhưng còn phải xem là đối với ai. Trung thực một chút với người nhà thì được, nhưng đối với người ngoài mà trung thực sẽ chỉ chịu thiệt thòi. Tôi chẳng phải vừa chịu thiệt thòi đấy sao? Đây chính là bài học”. Có người sau khi nghe xong, sẽ suy đi ngẫm lại: “Trong nhà Đức Chúa Trời cũng có chuyện này sao? Xem ra sau này khi nói chuyện, chúng ta đều nên cẩn thận một chút!”. Đây không phải là người hồ đồ sao? Đức Chúa Trời đã phán nhiều lời như vậy, họ đã nghe trong hơn mười năm nhưng một câu cũng không nhớ được, vậy mà kẻ ác chỉ cần nói một lời thì họ đã ghi nhớ rất kỹ, bén rễ trong lòng họ. Từ đó về sau, họ bắt đầu đề phòng người khác trong mỗi lời nói và hành động. Họ đã bị mê hoặc và trúng độc. Tại sao họ có thể bị trúng độc? Một mặt, họ có tố chất kém và quá hồ đồ, không có sự phân định đối với lời nói và hành động của người khác, và bản thân họ không có lập trường, không hiểu lẽ thật cũng không thể giữ vững lẽ thật. Mặt khác, họ không có đức tin nơi Đức Chúa Trời và căn bản không hiểu cách Ngài đối xử với con người. Vì vậy, họ có thể bị người khác mê hoặc. Họ chắc chắn cũng không phải là người tốt, lời của ma quỷ nói mà cũng có thể tiếp nhận. Ma quỷ có ý định và mục đích gì khi lan truyền quan niệm? Chúng muốn mọi người đều đồng tình với chúng. Nếu như mọi người oán trách Đức Chúa Trời thì chúng sẽ vui mừng. Đây chẳng phải là kẻ gây nhiễu loạn và gián đoạn sao? Chẳng phải là kẻ gây rối một cách mù quáng sao? Người như vậy thì nên xử lý như thế nào? Điều này còn cần phải nói sao? Cần nhanh chóng thanh lọc khỏi hội thánh, không cho phép họ ở lại hội thánh dù chỉ một ngày. Kẻ ác như vậy nếu còn ở lại nhà Đức Chúa Trời chỉ có thể là tai họa, là họa ngầm, là quả bom nổ chậm. Cách tốt nhất là thanh lọc họ đi. Họ ở bên ngoài muốn tin như thế nào thì tin, không có quan hệ gì với nhà Đức Chúa Trời. Người như vậy là thâm hiểm nhất, không còn khả năng cứu chữa. Các ngươi nói xem, trong nhà Đức Chúa Trời đã có ai bị đuổi đi vì nhất thời bất cẩn nói sai điều gì đó không? Có ai bị đuổi đi vì làm người trung thực và cởi mở trong việc biết mình không? Nhà Đức Chúa Trời luôn luôn làm công tác thanh lọc hội thánh, và người như thế nào thì bị thanh lọc? Đó đều là những kẻ ác, những kẻ địch lại Đấng Christ, những người không tin trước sau đều không thực hiện tốt bổn phận, thậm chí còn có thể làm điều ác và gây nhiễu loạn. Không có một người nào bị xử lý vì nhất thời vi phạm hay nhất thời bộc lộ sự bại hoại, càng không có ai bị thanh lọc vì thực hành lẽ thật và làm một người trung thực. Đây là sự thật đã được công nhận. Có người nói: “Trong hội thánh, người mưu cầu lẽ thật chỉ là thiểu số, người không mưu cầu lẽ thật chiếm đa số. Nếu nhóm đa số bị thanh trừ thì ai sẽ đem sức lực phục vụ? Nếu nhóm đa số bị thanh trừ thì còn được bao nhiêu người có thể được cứu rỗi?”. Nghĩ như vậy là không đúng rồi. Ta đã nói điều này từ lâu: “Nhiều kẻ được gọi, nhưng ít người được chọn”. Vì nhân loại bại hoại quá sâu sắc, người yêu thích lẽ thật thì lại quá ít. Điều Đức Chúa Trời muốn không phải là số người đông, mà là những thành viên tinh hoa. Còn ở lại trong nhà Đức Chúa Trời đều là những người có thể nghe lời và thuận phục, có thể bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời; đa số họ đều là người có thể tiếp nhận lẽ thật. Cho dù một số người có tố chất kém và không thể hiểu được lẽ thật, nhưng họ vẫn có thể nghe lời, thuận phục và không làm việc xấu. Người như vậy có thể ở lại để đem sức lực phục vụ. Những người đem sức lực phục vụ mà còn được ở lại thì đều là người có lòng trung thành. Cho dù là đem sức lực phục vụ như thế nào thì họ cũng không oán trách; đây chính là người nghe lời và thuận phục. Những người không nghe lời và không thuận phục, nếu ở lại chẳng phải chỉ gây nhiễu loạn thôi sao? Ngay cả khi họ chỉ đem sức lực phục vụ một chút thì vẫn phải có người xem chừng. Chỉ cần không xem chừng một chút là họ đã có thể làm việc xấu và gây rắc rối. Người như vậy nếu đem sức lực phục vụ thì lợi bất cập hại. Loại người đem sức lực phục vụ này cần phải bị thanh trừ, nếu không thì dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ bị nhiễu loạn, đời sống hội thánh cũng sẽ bị nhiễu loạn. Nếu những kẻ ác không bị thanh trừ khỏi hội thánh, thì dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ thực sự bị kẻ ác hãm hại và hủy hoại. Cho nên, chỉ có thanh trừ kẻ ác mới có thể đảm bảo đời sống hội thánh của dân được Đức Chúa Trời chọn không bị nhiễu loạn; như vậy mới có thể đảm bảo rằng dân được Đức Chúa Trời chọn bước vào con đường đúng đắn trong việc tin Đức Chúa Trời và có thể đạt đến được cứu rỗi. Việc thanh trừ kẻ ác hoàn toàn phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời.

Có một loại người, bất kể là đối với ai thì họ cũng đều yêu thương, khoan dung và đều có thể giúp đỡ, chỉ là họ không có hứng thú với lẽ thật. Họ luôn chống đối Đức Chúa Trời và không đội trời chung với Ngài. Họ là kẻ tử thù của Đức Chúa Trời. Đây là loại người gì? Đây chính là những người không tin, là ma quỷ. Ma quỷ chán ghét và thù hận nhất là lẽ thật. Chỉ cần là liên quan đến lẽ thật hoặc đến những gì Đức Chúa Trời phán và yêu cầu, thì họ không những không tiếp nhận mà còn nghi ngờ, chống đối và lan truyền quan niệm. Hơn nữa, họ còn có thể làm ra rất nhiều việc bất lợi cho công tác của hội thánh. Thậm chí khi lợi ích của mình bị tổn hại, họ còn có thể đứng dậy và công khai kêu gào với Đức Chúa Trời. Người như vậy chính là ma quỷ, là kẻ thù hận lẽ thật và thù hận Đức Chúa Trời. Trong bản tính của con người đều có tâm tính thù hận lẽ thật, cho nên đều có thực chất thù hận Đức Chúa Trời, chỉ là mức độ nghiêm trọng không giống nhau mà thôi. Một số người có thể làm việc ác để chống lại Đức Chúa Trời; một số khác chỉ bộc lộ tâm tính bại hoại hoặc những cảm xúc tiêu cực của mình mà thôi. Vậy tại sao một số người có thể thù hận Đức Chúa Trời? Họ đóng vai trò như thế nào? Chính là vì có tâm tính thù hận lẽ thật nên họ có thể thù hận Đức Chúa Trời, họ có tâm tính thù hận lẽ thật thì họ chính là ma quỷ và chính là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Ma quỷ là gì? Thù hận lẽ thật và thù hận Đức Chúa Trời thì đều là ma quỷ. Ma quỷ có thể được cứu rỗi không? Tuyệt đối không thể. Trong thời gian Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, có rất nhiều người đứng lên chống lại Ngài và gây nhiễu loạn cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Người như vậy chính là ma quỷ, cũng có thể gọi là quỷ sống. Trong khắp các hội thánh, phàm là người gây nhiễu loạn cho công tác của hội thánh thì đều thuộc về ma quỷ và đều là quỷ sống; phàm là ở trong hội thánh mà hoành hành ngang ngược và không hề tiếp nhận lẽ thật một chút nào thì đều là quỷ sống. Vì vậy, nếu các ngươi xác định được ai đó là quỷ sống thì phải nhanh chóng thanh trừ chúng. Nếu có ai đó bình thường biểu hiện rất tốt, chỉ là trạng thái nhất thời không được tốt lắm, hoặc vóc giạc còn quá nhỏ bé và không hiểu được lẽ thật, làm một ít việc gây nhiễu loạn và gián đoạn; nhưng những việc này không nhất quán và bản tính của họ không phải là người như vậy, thế thì có thể giữ họ lại. Một số người có nhân tính không tốt lắm; nếu có ai đắc tội với họ, họ sẽ không bỏ qua cho người đó, sẽ không ngừng nói phải trái và được nước lấn tới. Nhưng họ cũng có một mặt ưu điểm là sẵn lòng đem sức lực phục vụ và bằng lòng chịu khổ, những người như vậy có thể tạm thời giữ lại. Nếu người này vẫn có thể thường xuyên làm việc ác và gây nhiễu loạn cho công tác của hội thánh, thì họ thuộc về ma quỷ và Sa-tan, vậy thì họ chắc chắn không thể được cứu rỗi. Một trăm phần trăm là như vậy. Loại người này bắt buộc phải bị thanh trừ khỏi hội thánh, tuyệt đối không thể giữ lại. Tại sao phải thanh trừ? Căn cứ để thanh trừ là gì? Một số người bị thanh trừ là cho họ một cơ hội hối cải và một bài học; một số người bị thanh trừ là do đã nhìn thấu bản tính của họ và họ không thể được cứu rỗi. Các ngươi xem, mỗi người mỗi khác. Một số người mặc dù bị thanh trừ rồi sẽ vô cùng tiêu cực và u ám trong lòng, nhưng họ vẫn không buông bỏ bổn phận và vẫn tiếp tục thực hiện bổn phận của mình. Người như vậy so với người hoàn toàn không thực hiện bổn phận sau khi bị thanh trừ, bên trong họ là hai loại trạng thái và con đường họ đi là khác nhau. Loại người vẫn có thể thực hiện bổn phận sau khi bị thanh trừ, bên trong họ là trạng thái gì? Mưu cầu của họ là gì? Có sự khác biệt giữa họ và những người không thực hiện bổn phận. Nếu không thể phân định được thì tố chất của các ngươi quá kém, là người không có hiểu biết thuộc linh và không có cách nào làm công tác ở hội thánh. Nếu có thể nhìn ra sự khác biệt này thì ngươi sẽ đối đãi với họ theo cách khác nhau. Sự khác biệt giữa hai loại người này là gì? Con đường họ đi có gì khác nhau? Thái độ của họ đối với việc thực hiện bổn phận có gì khác nhau? Các ngươi có thể phân định được không? (Thưa, người vẫn có thể thực hiện một vài bổn phận sau khi bị thanh trừ, chứng tỏ họ vẫn còn chút lương tâm. Có lẽ họ cũng cảm thấy rằng mình không thể được cứu rỗi, nhưng họ cho rằng: “Tôi đã tin Đức Chúa Trời, tôi tin chắc rằng Đức Chúa Trời này là Đấng Tạo Hóa. Tuy hội thánh đã thanh trừ tôi, nhưng tôi vẫn phải tin Đức Chúa Trời. Tôi vẫn là một loài thọ tạo, và tôi vẫn thừa nhận Đấng Tạo Hóa”. Bên trong họ vẫn còn một chút tác dụng của lương tâm. Nếu sau khi bị thanh trừ mà ngay cả bổn phận cũng không thực hiện, ngay cả Đức Chúa Trời cũng không tin nữa, như vậy là người không tin đã hiện hình.) Có ai muốn tiếp lời không? (Thưa, có người vẫn có thể thực hiện bổn phận sau khi bị thanh trừ, có thể là vì trong lòng họ biết được những chuyện bản thân từng làm là mắc nợ Đức Chúa Trời và muốn bù đắp. Nhưng nếu không thực hiện bổn phận sau khi bị thanh trừ thì chứng tỏ rằng trước đây họ thực hiện bổn phận không phải là để làm hài lòng Đức Chúa Trời, mà là để giao dịch với Đức Chúa Trời với mong muốn được phúc. Một khi đoán chắc rằng bản thân không được phúc phần thì họ sẽ cảm thấy không cần phải thực hiện bổn phận nữa, nên họ sẽ không đem sức lực phục vụ nữa.) Hai loại người này, loại nào có một chút lương tâm? (Thưa, người vẫn có thể thực hiện bổn phận sau khi bị thanh trừ.) Người có thể thực hiện bổn phận thì vẫn có chút lương tâm và ranh giới trong việc làm người. Là một con người, cho dù Đức Chúa Trời có đối xử như thế nào, dù Ngài có muốn họ hay không, thì họ vẫn là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời và không thể thoát khỏi bàn tay của Đức Chúa Trời. Dù đi đến đâu thì họ vẫn là loài thọ tạo, cho nên vẫn phải thực hiện một chút bổn phận. Đây chính là có lương tâm và có ranh giới trong việc làm người. Ngoài ra, dù đi đến đâu, ít nhất thì họ cũng có thể thừa nhận rằng mình tin Đức Chúa Trời và thừa nhận sự tồn tại của Ngài. Có đức tin này trong lòng thì mới có thể thực hiện bổn phận. Người như vậy vẫn thật sự có chút đức tin, và có lẽ sẽ có thể hối cải. Còn những người không thực hiện bổn phận sau khi bị thanh trừ, ý của họ là: “Nếu Đức Chúa Trời không muốn tôi, thì tôi cũng không tin Đức Chúa Trời nữa, có tin thì cũng vô ích”. Họ sẽ không tin nữa và phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, ngay cả ranh giới trong việc làm người của mình, họ cũng không cần, họ phủ định cả những việc mình đã làm trước đây, người như vậy không có lương tâm và lý trí. Sự khác biệt giữa hai loại người này chính là ở đây. Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có biết những điều này không? Đức Chúa Trời biết rất rõ. Đức Chúa Trời tạo dựng vạn vật, Ngài có thể dò xét và tể trị vạn vật. Những người không tin và không có lương tâm sẽ cho rằng: “Đức Chúa Trời ở đâu? Tại sao tôi không nhìn thấy? Bị hội thánh thanh trừ thì đã sao? Có đi đến đâu thì tôi cũng sống như thường. Chẳng lẽ rời xa các người thì tôi không sống được sao? Không thực hiện bổn phận thì tôi càng tự do hơn!”. Đây là thái độ của họ, người không tin đã hiện hình, điều này chứng tỏ rằng việc thanh trừ họ là đúng. Dạng người không tin như vậy cần phải bị thanh trừ, thanh trừ cho triệt để. Còn người có đức tin ở Đức Chúa Trời sau khi bị thanh trừ thì sẽ không giống như vậy. Ví dụ, có người sau khi bị thanh trừ sẽ nói: “Không thực hiện bổn phận thì tôi không sống được, không tin Đức Chúa Trời thì tôi không sống được. Tôi không có Đức Chúa Trời thì không ổn. Cho dù là đi đến đâu thì con người vẫn nằm trong tay của Đức Chúa Trời”. Rồi họ tiếp tục thực hiện bổn phận. Họ đưa ra lựa chọn như vậy không phải là do mê tín, cũng không phải là vì họ ngu ngốc. Vì những ý nghĩ này đã chi phối họ, nên họ có thể thực hiện bổn phận như vậy. Họ cũng có ấm ức, cũng có quan niệm, cũng có một chút oán trách, nhưng tại sao họ vẫn có thể thực hiện bổn phận? Đó là do trong nhân tính của họ vẫn còn chút tác dụng của lương tâm. Người không có lương tâm tác động có thể sẽ không thực hiện bổn phận và còn có thể mất đức tin. Đó chính là sự khác biệt. Giữa con người với nhau sẽ có sự khác biệt, giữa bất kỳ ai đều sẽ có sự khác biệt. Ở những thời điểm mấu chốt, việc con người có lương tâm và lý trí hay không sẽ có thể quyết định và ảnh hưởng đến rất nhiều chuyện.

Vừa rồi Ta đã thông công về ý định trong trạng thái, tiếp theo Ta sẽ thông công về lập trường và thái độ. Cho dù là khía cạnh thuật ngữ hay khía cạnh lẽ thật, bên trong đều có rất nhiều chi tiết, đều không đơn giản như bề ngoài hai từ đó hay một vài câu nói. Nếu ngươi chỉ hiểu nó thành một từ, một loại khái niệm, hoặc nghĩa đen của một vài câu nói thì nó sẽ luôn là một loại đạo lý. Tuy nhiên, nếu ngươi đem những từ ngữ hoặc vài câu nói theo đúng nghĩa đen đó, kết hợp và đối chiếu với trạng thái thực tế, với những ý nghĩ, quan điểm hay cách làm mà con người bộc lộ ra trong đời sống thực tế, thì ngươi sẽ có thể phát hiện ra rất nhiều vấn đề của bản thân. Có một số vấn đề đi ngược lại với lẽ thật, một số vấn đề có vẻ là tương hợp với đạo lý, phù hợp với quy định, phù hợp với cách nghĩ và cách làm của con người, nhưng trên thực tế chúng không phù hợp với lẽ thật và tâm ý của Đức Chúa Trời. Ví dụ, quan điểm và lập trường của một số người chỉ phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người, nhưng lại không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Nếu không đánh giá và phân định dựa trên lời Đức Chúa Trời, thì chúng vẫn sẽ được con người thông qua. Nhưng một khi đã đối chiếu với lời Đức Chúa Trời thì tư tưởng và quan điểm của con người sẽ trở thành thứ sai lầm, trở thành điều tiêu cực. Các ngươi còn phát hiện những vấn đề gì khác nữa? (Thưa Đức Chúa Trời, con nghĩ đến những tư tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống như “hiếu thuận với cha mẹ” hay “làm người vợ hiền, người mẹ tốt”, từ góc độ của con người thì đây đều là những thứ đúng đắn và chính xác, nhưng nhìn từ góc độ của lẽ thật thì không phù hợp với lẽ thật.) Không phù hợp với lẽ thật chính là đi ngược lại với ý của Đức Chúa Trời. Giống như một số người có thể hiếu kính cha mẹ, làm người vợ hiền, người mẹ tốt, nhìn từ hành vi và biểu hiện của họ thì không có vấn đề gì, nhưng họ có thể thuận phục Đức Chúa Trời không? Họ có thể tiếp nhận lẽ thật không? Nếu chỉ xét về biểu hiện bề ngoài của hai khía cạnh này thì cũng không tính là vấn đề, nhưng nếu đánh giá từ thực chất bản tính thì họ có thuận phục Đức Chúa Trời không? Liệu họ có thể tiếp nhận lẽ thật không? Nếu hai khía cạnh này có vấn đề thì họ có thể đạt đến được cứu rỗi không? Chắc chắn là không thể. Vì vậy, dù biểu hiện về hai khía cạnh này là ưu điểm thì cũng không thể đại diện cho thực chất của họ. Bề ngoài con người có hiếu kính cha mẹ hay có là người vợ hiền, người mẹ tốt đến đâu thì cũng không đại diện cho việc họ là người thuận phục Đức Chúa Trời, càng không đại diện cho việc họ là người đã thoát khỏi quyền thế của Sa-tan. Hai ưu điểm này của họ không có một chút liên quan nào đến lẽ thật. Vì vậy, người có hai ưu điểm này tuyệt đối không phải là người được Đức Chúa Trời khen ngợi, và còn lâu mới đạt đến tiêu chuẩn của một người công chính. Trong lòng nhân loại bại hoại tràn ngập triết lý của Sa-tan. Họ đều thích được người khác khen ngợi và tán thành. Họ đều thích duy trì mối quan hệ với người khác để bảo vệ bản thân. Họ đều thích được nổi bật và thể hiện bản thân để người khác xem trọng. Con người sống dựa theo những triết lý Sa-tan này đều có một xuất phát điểm. Mục đích mà xuất phát điểm này muốn đạt được là gì? (Thưa, đó là để người khác khen là người tốt, nói rằng họ có lòng yêu thương và biết cảm thông, để người khác ủng hộ và tán thành họ.) Sống dựa theo triết lý Sa-tan, con người đều có một loại quan niệm và tưởng tượng, đó là “Ở hiền gặp lành” và “Người tốt có cuộc sống bình yên”. Nhưng rốt cuộc “Ở hiền gặp lành” và “Người tốt có cuộc sống bình yên” là gì thì không ai có thể nói rõ ràng. Ngược lại, nhìn thấy người tốt sống không thọ còn người xấu thì sống mãi, không ai có thể nhìn thấu được căn nguyên của chuyện này. Nhưng ai cũng có thể công nhận rằng có một quy luật bất biến, “Thiện giả thiện lai, ác giả ác báo”. Đức Chúa Trời sẽ báo ứng mỗi người dựa trên việc mà họ làm. Đây là điều Đức Chúa Trời đã định trước, không ai có thể thay đổi, tuy nhiên cũng không có nhiều người có thể biết được điều này. Người sống dựa theo triết lý Sa-tan có dễ biến đổi không? (Thưa, không dễ.) Tại sao lại không dễ biến đổi? (Thưa, những điều này đã trở thành quy tắc sinh tồn của con người. Không tìm kiếm lẽ thật và không phân định được những quan niệm này thì sẽ không dễ dàng biến đổi.) Không đơn giản như vậy. Thực ra, khi gặp chuyện và có những ý định hay cách làm này, nếu nói rằng một chút cảm giác ngươi cũng không có, thì không đúng. Người ngoại đạo không có cảm giác gì là bình thường, bởi vì họ hoàn toàn sống dựa theo những triết lý và quy tắc của Sa-tan. Họ cảm thấy những thứ này là bảo bối và không cảm thấy chúng là sai. Hiện tại, các ngươi đã tin Đức Chúa Trời lâu như vậy và đã nghe rất nhiều bài giảng, trong sâu thẳm nội tâm ngươi cần có một sự đánh giá về những thứ này. Những thứ này rốt cuộc là đúng hay sai? Các ngươi nên có thể biết được rằng những điều này là sai, và thái độ của ngươi nên là phủ định chứ không nên là khẳng định. Vậy thì tại sao dù biết rõ rằng chúng không đúng nhưng ngươi vẫn không thể buông bỏ? Vấn đề nằm ở đâu? (Thưa, vì quá ích kỷ và đê tiện, không sẵn lòng chống lại xác thịt. Điều này có nghĩa là khi gặp chuyện thì sẽ không nghĩ đến việc làm hài lòng Đức Chúa Trời và ít suy nghĩ cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân và không thể chống lại ý định bên trong của bản thân.) Không sẵn lòng chống lại xác thịt, đây cũng là một khía cạnh. Khi liên quan đến lợi ích lớn, ngươi cảm thấy khó chịu, đau khổ và không buông bỏ được. Vậy thì bình thường khi làm người và xử thế trong đời sống hàng ngày, không liên quan đến lợi ích lớn, các ngươi có kiểm điểm những triết lý và quy tắc của Sa-tan này không? Có tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng không? Có sự biến đổi nào không? (Thưa, có những việc con sẽ kiểm điểm, nhận biết được chúng thì có thể sẽ biến đổi. Nhưng đa phần thì con không xem chúng là vấn đề lớn và sẽ không kiểm điểm.) Vậy thì sẽ không dễ gì biến đổi được. Toàn bộ mọi cử chỉ, mọi lời nói và hành động, ánh mắt của ngươi đều bộc lộ tâm tính bại hoại, tất cả đều bị tâm tính bại hoại chi phối. Nếu còn không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng thì ngươi sẽ không dễ gì được cứu rỗi. Nếu ngươi cảm thấy việc chống lại xác thịt tốn công tốn sức vô cùng, như thể bị nhân cách phân liệt, thì ngươi gặp phiền phức rồi và không dễ gì biến đổi. Nếu có thể bắt đầu từ trong cuộc sống hàng ngày, bắt đầu từ mỗi lời nói và hành động của bản thân, nhất là khi liên quan đến những chuyện danh lợi và địa vị, nếu có thể kiểm điểm bản thân, tìm kiếm lẽ thật và chống lại được xác thịt của chính mình, thì ngươi sẽ có thể có một số biến đổi. Hiện tại, các ngươi cảm thấy khó buông bỏ những triết lý và quy tắc này của Sa-tan, vậy thì trong cuộc sống hàng ngày, những quan điểm hay hành vi và cách làm không phù hợp với lẽ thật này của các ngươi đã có những biến đổi thực sự hay chưa? (Thưa, đôi khi con nhận biết được bản thân có ý định không đúng khi nói năng và hành động, và cũng muốn xoay chuyển nó. Sau khi cầu nguyện, con hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời và cũng có thể thực hành được. Tuy nhiên, sau khi thực hành, con phát hiện ý định đằng sau hành động đó của mình vẫn chưa được giải quyết, chẳng qua là cách làm bên ngoài biến đổi thôi. Ví dụ, con nói dối để bảo vệ lợi ích của bản thân. Sau khi ý thức được điều đó, con đã nhanh chóng chống lại xác thịt, cởi mở phơi bày bản thân, nói rằng, “Ý định của tôi ban nãy khi nói chuyện là không đúng, tôi đã giở trò giả dối”. Tuy nhiên, lần tới khi lại gặp chuyện, ý định đó vẫn sẽ chi phối bản thân khiến con muốn bảo vệ lợi ích của mình và sẽ muốn nói dối. Ý định đó dường như đã thâm căn cố đế, cứ bộc lộ hết lần này đến lần khác trong lòng con.) Vậy ý định thỏa mãn lợi ích của bản thân đó đến từ đâu? Nó được sản sinh ra từ tâm tính bại hoại. Các loại ý định sản sinh ra từ tâm tính bại hoại cũng có tính chất không giống nhau; một số có tính chất tà ác, một số là hung ác, một số là hoang đường, một số là lố bịch, và một số là cương ngạnh, nó sẽ có một tính chất nào đó. Vậy nên, việc nảy sinh cùng một ý định trong những trường hợp khác nhau là rất bình thường, bởi vì tâm tính bại hoại bên trong ngươi không biến đổi. Nếu loại tâm tính này sản sinh ra ý định khác nhau trong những trường hợp khác nhau, thì con người sẽ gặp nhiều phiền phức, và lòng ngươi sẽ loạn biết bao! Chỉ một loại ý định nảy sinh thôi mà con người còn chưa giải quyết được, phải mất rất nhiều thời gian để biến đổi, nếu một loại tâm tính sản sinh ra nhiều loại ý định thì sẽ càng khó biến đổi hơn. Ngươi cần không ngừng bỏ công sức vào một loại ý định, xử lý và giải quyết chỉ một khía cạnh ý định này trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiều hoàn cảnh, con người, sự việc, sự vật khác nhau. Đây chính là chiến đấu với một khía cạnh của tâm tính bại hoại. Một số người chiến đấu và thất bại một vài lần, trong lòng lo lắng, thậm chí quy định rằng bản thân không thể biến đổi được. Ngươi có lo lắng cũng vô dụng thôi, tâm tính bại hoại không phải là thứ có thể ngay lập tức biến đổi được. Ngươi cảm thấy như thể chống lại xác thịt một hai lần thì sẽ có sự biến đổi, nhưng sau đó tâm tính bại hoại vẫn luôn bộc lộ ra, thế là ngươi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Điều này chứng tỏ ngươi không có nhận thức gì về quá trình biến đổi tâm tính. Biến đổi tâm tính không phải là việc đơn giản, sẽ không làm được nếu mức độ hiểu về lẽ thật quá nông cạn. Đợi đến khi thực sự nhận biết được thực chất của tâm tính bại hoại, thì ngươi sẽ có thể triệt để chống lại nó. Hiện tại nếu thực hành như vậy, mặc dù tâm tính bại hoại vẫn sẽ bộc lộ khi ngươi gặp chuyện, nhưng không thể phủ nhận rằng ngươi đã có sự biến đổi. Ít nhất thì tâm tính bại hoại ít bộc lộ hơn, những ý định và sự ô tạp của ngươi sẽ ít hơn nhiều. Hiện tại, ngươi nói chuyện không còn có nhiều lời giả dối và không thành thật nữa, mà luôn nói thật lòng, nói sự thật. Điều này chứng tỏ rằng ngươi đã có sự biến đổi. Nếu ngươi cho rằng: “Nếu chỉ có biến đổi trong việc thực hành và cách làm mà ý định vẫn không biến đổi, thì như vậy cũng đâu có biến đổi gì, đây chẳng phải là vô phương cứu chữa hay sao?”. Cách nghĩ này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Đây là cách nghĩ lệch lạc. Sự biến đổi tâm tính cần phải trải qua nhiều quá trình, có biến đổi về mặt thực hành và cách làm trước là đúng. Ý định bên trong của con người thì phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết mới có thể đạt được sự biến đổi. Nếu có thể có sự biến đổi trong cách thực hành và cách làm, thì điều này chứng tỏ con người đang bắt đầu chuyển biến. Nếu ngươi kiên trì tìm kiếm lẽ thật để giải quyết ý định và sự ô tạp của con người, thì tâm tính bại hoại sẽ ngày càng ít bộc lộ hơn. Nếu ngươi nhận biết Đức Chúa Trời, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và có thể thuận phục Ngài, thì chứng tỏ rằng tâm tính sự sống của ngươi đã phát sinh biến đổi. Nhìn nhận về chuyện này như vậy là đúng. Nếu ngươi có cách thực hành đúng đắn, có thể thực hành lẽ thật và làm việc có chút nguyên tắc, thì ngươi đã có sự biến đổi. Không thể vì đôi lúc tâm tính bại hoại vẫn còn bộc lộ mà cho rằng bản thân không có một chút biến đổi nào. Như vậy là sai lầm. Nếu ngươi nói, “Vậy tại sao vẫn có thể bộc lộ sự bại hoại, bệnh cũ tái phát vậy? Điều này chứng tỏ mình không có sự biến đổi”. Nhìn nhận sự việc như vậy là sai lầm. Vấn đề bộc lộ sự bại hoại không thể được giải quyết triệt để chỉ với vài năm trải nghiệm, cần phải kiên trì thực hành lẽ thật trong một thời gian dài thì mới có thể giải quyết việc bộc lộ sự bại hoại một cách triệt để được. Việc ngươi ngày càng ít bộc lộ sự bại hoại đủ chứng tỏ rằng đã có sự biến đổi. Nếu nói một chút biến đổi cũng không có là không phù hợp với tình hình thực tế. Chuyện này trong lòng các ngươi phải hiểu rõ, không thể lĩnh hội một cách lệch lạc. Một người đạt đến được cứu rỗi thông qua việc trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời là chuyện lâu dài, tuyệt đối không thể đạt được chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Ngươi phải có nhận thức này.

Vừa rồi chúng ta đã thông công về lập trường, ý định và thái độ. Lập trường có quyết định thái độ không? Lập trường và quan điểm sẽ quyết định thái độ của con người. Tương tự như vậy, quan điểm của ngươi khi gặp phải một hoàn cảnh hay một sự kiện là như thế nào, thì còn phải xem lập trường của ngươi là gì. Nếu lập trường của ngươi không đứng về phía Đức Chúa Trời mà đứng về phía con người, bảo vệ mối quan hệ với con người, vậy thì quan điểm và cách làm của ngươi chắc chắn là bảo vệ, bảo toàn lợi ích và thể diện của bản thân, chừa cho bản thân một con đường lui. Nếu lập trường của ngươi là bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, muốn thực hiện tốt bổn phận, hết lòng trung thành, vậy thì thái độ của ngươi chính là thực hành dựa theo lẽ thật trong mọi sự, thực hiện tốt bổn phận, hết lòng trung thành và hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này ăn khớp với nhau. Chừng nào khi thông công với nhau mà các ngươi không thông công về những đạo lý mà mình đã nghe và ghi nhớ được, hoặc là những lý luận thuộc linh mà mình đã nắm vững, mà lại có thể thông công về trạng thái của mình trong khoảng thời gian này, về quan điểm và lập trường của bản thân đối với một việc gì đó đã có sự thay đổi ra sao, đã có những phát hiện và nhận thức mới nào, ngươi có những thứ gì đi ngược lại với yêu cầu của Đức Chúa Trời và lẽ thật; nếu có thể thông công về những điều này thì các ngươi sẽ có vóc giạc. Nếu các ngươi chưa bao giờ kiểm điểm qua tất cả các khía cạnh khác nhau trong quan điểm, lập trường, ý định và cách nghĩ của mình, hoặc sau khi kiểm điểm cũng không biết là đúng hay sai, nói cách khác là một mớ lộn xộn. Vậy thì nếu để cho các ngươi làm lãnh đạo hội thánh, thứ các ngươi chăm tưới cho người khác đều là gì? (Thưa, là câu chữ và đạo lý.) Ta thấy không chỉ là câu chữ và đạo lý, lý luận thuộc linh hay kiến thức thần học, các ngươi có thể còn chăm tưới cho họ quan điểm lệch lạc và những quan niệm, xét đoán của cá nhân các ngươi về Đức Chúa Trời, và hơn thế nữa cũng có thể là quan điểm, nhận thức đơn phương của các ngươi về Đức Chúa Trời, căn bản là không phù hợp với lời Đức Chúa Trời, cũng không phù hợp với yêu cầu của Ngài. Kết quả là những người được ngươi lãnh đạo đều biến thành bộ dạng gì? Họ biến thành người chỉ biết nói câu chữ và đạo lý. Nếu Đức Chúa Trời muốn thực hiện một chút công tác thử luyện hay làm tinh sạch trên những người này, họ không chống đối đã là tốt lắm rồi; họ căn bản sẽ không tiếp cận chuyện này một cách đúng đắn, chứ đừng nói đến thực sự thuận phục. Điều này chứng tỏ vấn đề gì? Chứng tỏ thứ các ngươi truyền thụ cho người khác chỉ là một số quan niệm và tưởng tượng. Nếu người khác không gia tăng nhận thức về Đức Chúa Trời và giảm bớt sự hiểu lầm về Ngài, bởi vì sự chăm tưới và lãnh đạo của các ngươi, thì bổn phận của các ngươi đã được thực hiện như thế nào? Có đạt tiêu chuẩn không? (Thưa, không đạt tiêu chuẩn.) Hiện tại, các ngươi có biết đánh giá công tác nào mình đã làm và lẽ thật nào mình đã thông công mà đã thực sự giúp đỡ người khác và giúp họ đạt được ích lợi, không chỉ giải quyết sự tiêu cực của người khác, những quan niệm và hiểu lầm của họ đối với Đức Chúa Trời, mà còn khiến họ có được nhận thức thực sự đối với Ngài và một mối quan hệ bình thường với Ngài chưa? Nếu các ngươi có thể đạt được hiệu quả như vậy trong công tác của mình, thì sẽ có thể làm công tác thực tế và việc thực hiện bổn phận sẽ đạt tiêu chuẩn. Nếu không thể làm những công tác này thì rốt cuộc là các ngươi đã làm những gì trong hội thánh vậy? Các ngươi có thể đánh giá được mình đã làm công tác nào và nói được lời nào thực sự có ích và gây dựng cho dân được Đức Chúa Trời chọn không? Công tác mà các ngươi làm và lời mà các ngươi nói không phải là giống hệt như những gì Phao-lô đã làm sao, chỉ nói về lý luận thuộc linh, làm chứng cho chính mình và phô trương bản thân, thậm chí còn lộ liễu và đáng ghê tởm hơn so với lời Phao-lô nói? Các ngươi có thể đánh giá được không? Nếu thực sự có thể đánh giá được, thì các ngươi thực sự đã có tiến bộ. Ví dụ, một số người mới tin Đức Chúa Trời được một hoặc hai năm, có những quan niệm và hiểu lầm về Đức Chúa Trời làm ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của họ. Thế là ngươi nói liền một mạch rằng: “Anh phải yêu kính Đức Chúa Trời chứ. Không có lòng yêu kính Đức Chúa Trời là không được. Anh phải học cách thuận phục Đức Chúa Trời và không thể có những yêu cầu hay dục vọng cá nhân”. Thật ra vấn đề của người ta không nằm ở khía cạnh này, mà là bởi vì có một người tin Đức Chúa Trời nhiều năm nay lại bị khai trừ, và họ không nhìn thấu được thực chất của người này nên đã có ý nghĩ riêng trong lòng về cách nhà Đức Chúa Trời xử lý như vậy. Họ có ý nghĩ thì ngươi phải giải quyết ý nghĩ của họ. Người ta không phải là không muốn thực hiện bổn phận, lười biếng hay là không chịu được đau khổ. Thế mà ngươi lại luôn nói: “Người trẻ tuổi phải có thể chịu cực chịu khổ, phải có nghị lực”. Những lời này đều đúng, nhưng chúng không áp dụng được với trạng thái của họ, cho nên nghe xong họ vẫn không có tinh thần. Không phải cứ nói đạo lý thì sẽ giải quyết được hiểu lầm của con người về Đức Chúa Trời, ngươi bắt buộc phải hiểu rõ chân tướng và làm rõ căn nguyên. Đây gọi là hỏi tới ngọn ngành, chỉ khi làm rõ chân tướng rồi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết thì mới có thể thực sự giải quyết vấn đề. Nếu ngươi hỏi vặn họ: “Sao lại hiểu lầm? Anh có những hiểu lầm nào? Đức Chúa Trời đối tốt với anh và quan tâm đến anh biết bao, vậy mà anh vẫn hiểu lầm Ngài, thật không có lương tâm!”. Như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề. Đây là khích lệ và giáo huấn người ta, chứ không phải là thông công lẽ thật. Vậy nếu muốn thông công lẽ thật thì phải nói như thế nào? (Thưa, khiến họ tin tưởng rằng Đức Chúa Trời là công chính, và nói: “Thật ra cho dù anh không nhìn thấu được người bị khai trừ thì cũng nên giữ tấm lòng thuận phục. Đợi khi anh hiểu được lẽ thật, tự nhiên sẽ nhìn thấu được người bị khai trừ thôi”.) Cách này rất tốt, đây là cách đơn giản nhất. Ngay cả khi không giải thích rõ ràng cũng có thể giải quyết được một phần vấn đề. Các ngươi nói xem, khi nảy sinh hiểu lầm, thông thường trong lòng người ta sẽ nghĩ gì? Tại sao họ lại cảm thấy khó chịu? Bởi vì có liên quan đến lợi ích của mình, nên họ sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, và liên tưởng đến bản thân, “Người ta tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy mà còn có thể bị khai trừ, mình không tin lâu năm như người ta, liệu Đức Chúa Trời cũng sẽ không muốn mình không?”. Họ nảy sinh sự hiểu lầm này. Đây là sự hiểu lầm về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời và cách Đức Chúa Trời đối xử với con người. Nên giải quyết hai khía cạnh hiểu lầm này về Đức Chúa Trời như thế nào? Con người đã nảy sinh hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Tính chất của sự hiểu lầm này là gì? Đối với công tác của Đức Chúa Trời, đây là một loại khẳng định hay là một loại chất vấn? (Thưa, chất vấn.) Chất vấn này là đúng hay sai? Trước tiên, đây là sai lầm. Vậy thì lý tính của ngươi có thể khiến ngươi nhận ra rằng hiện tại ngươi đã nảy sinh hiểu lầm với Đức Chúa Trời, và cách làm, thái độ hay là trạng thái này của ngươi là sai lầm không? Nếu có lý tính này thì ngươi sẽ có thể ý thức một cách rõ ràng rằng bản thân đã sai và Đức Chúa Trời chắc chắn là đúng. Có được nền tảng này rồi, vậy thì tiếp theo cho dù thông công lẽ thật gì ngươi cũng đều có thể dễ dàng tiếp nhận. Nhưng nếu trong tiềm thức ngươi cho rằng: “Không phải mọi điều Đức Chúa Trời làm đều đúng. Đức Chúa Trời cũng có những chỗ mà con người có thể nắm thóp được. Đức Chúa Trời cũng có thể làm sai và Ngài đối xử với con người không công bằng. Đức Chúa Trời thiếu quan tâm đến ý của con người chính là không công bằng”. Nếu ngươi có thể nảy sinh những cách nghĩ này, thì trong tiềm thức của ngươi khẳng định hay phủ định đối với những việc Đức Chúa Trời làm? (Thưa, là phủ định.) Ngươi phủ định những gì Đức Chúa Trời làm. Vậy thì trong tiềm thức, ngươi cho rằng sự hiểu lầm của mình đối với Đức Chúa Trời là đúng hay sai? Nếu trong tiềm thức ngươi cho rằng mình là đúng thì phiền phức rồi, có thông công bất kỳ khía cạnh lẽ thật nào thì cũng vô dụng. Trong hai loại quan điểm và tiềm thức này, loại nào là đặt bản thân vào vị trí của một loài thọ tạo, thừa nhận Đấng Tạo Hóa chính là Đấng Tạo Hóa, con người chính là con người, và Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Trời? (Thưa, loại đầu tiên.) Còn loại thứ hai thì sao? Người có quan điểm như vậy có tiếp nhận sự thật rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa không? (Thưa, không tiếp nhận.) Làm sao ngươi nhìn ra được? Nhìn ra được thông qua chuyện gì? Họ không giữ thái độ tin tưởng, thuận phục và tiếp nhận Đức Chúa Trời, mà lại giữ thái độ luôn luôn quan sát, nghiên cứu, phân tích và mổ xẻ như vậy. Họ đứng ở vị trí bình đẳng với Đức Chúa Trời để nhìn nhận toàn bộ những gì Ngài làm. Vì vậy, khi họ đột nhiên phát hiện rằng Đức Chúa Trời làm điều gì đó không phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của mình, họ dám nắm điểm yếu của Đức Chúa Trời, xét đoán Ngài, định tội Ngài. Đây chẳng phải là không đối đãi với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời mà là đối đãi như con người hay sao? Còn dám nắm thóp, bắt lỗi và xét đoán Đức Chúa Trời, đây có còn là lời nói từ vị trí của một loài thọ tạo nữa không? (Thưa, không.) Khi con người hiểu lầm về Đức Chúa Trời, họ nên hiểu rằng con người không thể dò thấu những việc Đức Chúa Trời làm. Con người là loài thọ tạo và không có lý do hay tư cách nào để chỉ trích hay xét đoán Đức Chúa Trời. Khi gặp chuyện như vậy, các ngươi nên thông công như thế nào? Ngươi phải nói như thế này: “Vốn dĩ việc anh có hiểu lầm với Đức Chúa Trời đã là không đúng. Cho dù Đức Chúa Trời đã làm điều gì không phù hợp với quan niệm của anh, thì con người cũng nên có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Đừng mù quáng xét đoán hay lên án những chuyện mà anh không hiểu. Anh nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật. Bởi vì chúng ta là con người, là con người bại hoại. Chúng ta không bao giờ có thể trở thành Đức Chúa Trời. Ngay cả khi chúng ta tiếp nhận và hiểu được tất cả những lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ thì chúng ta cũng vẫn là những con người bại hoại. Đức Chúa Trời sẽ luôn là Đức Chúa Trời. Cho dù chúng ta đã có được lẽ thật và được Đức Chúa Trời hoàn thiện, nếu như Đức Chúa Trời không thích chúng ta và hủy diệt chúng ta, thì chúng ta cũng không nên oán trách. Đây là điều mà loài thọ tạo nên thuận phục. Nếu một chuyện nhỏ như vậy lại có thể khiến chúng ta có quan niệm về Đức Chúa Trời, còn có thể xét đoán Ngài, thì chứng tỏ con người chúng ta bại hoại, kiêu ngạo, tà ác và không có lý trí biết bao. Trước tiên, chúng ta chưa bao giờ đặt mình vào vị trí của loài thọ tạo để đối đãi với Đấng Tạo Hóa, đây là sai lầm thứ nhất. Sai lầm thứ hai là luôn nhìn chằm chằm vào Đức Chúa Trời, ngẫm nghĩ cách nắm thóp Đức Chúa Trời, sau đó quan sát, nghiên cứu và phân tích, như vậy lại càng không đúng. Không những không tin Đức Chúa Trời, không thể tiếp nhận lẽ thật và thuận phục lẽ thật, mà họ còn đứng về phía Sa-tan, trở thành đồng bọn của Sa-tan và bắt tay với Sa-tan để kêu gào với Đức Chúa Trời, đọ sức và đối kháng với Ngài. Đây không phải là việc mà một loài thọ tạo nên làm. Chuyện mà Đức Chúa Trời đang làm ở hiện tại, bất luận việc đó là đúng hay sai trong mắt con người, cho dù nó có phù hợp với khía cạnh nào của lẽ thật, cho dù nó ăn khớp thế nào với tâm tính công chính của Đức Chúa Trời thì cũng đều không liên quan gì đến chúng ta. Chúng ta là loài thọ tạo, trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của chúng ta nên có là gì? Đó là thuận phục và tiếp nhận một cách vô điều kiện. Nếu chúng ta nhận mình là loài thọ tạo thì dù Đức Chúa Trời có làm gì cũng đều đúng, và dù cái mà chúng ta cảm giác được là lợi ích, là sự tước đoạt, tổn hại hay đau khổ thì chúng ta đều phải tiếp nhận. Đây gọi là thuận phục và có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Đây mới là một loài thọ tạo chân chính. Chúng ta so với Áp-ra-ham, Gióp, hay Phi-e-rơ thì như thế nào? Chênh lệch quá xa. Nếu nói về tư cách, chúng ta không có tư cách để nói chuyện với Đức Chúa Trời, không có tư cách để hiểu lầm Đức Chúa Trời, và cũng không có tư cách để đánh giá hay phán xét bất cứ một việc gì Đức Chúa Trời làm”. Khi Ta nói con người không có tư cách, họ đương nhiên sẽ không thích nghe lời này. Nhưng phải nói điều này với nhân loại bại hoại, bởi vì họ bất chấp lý lẽ, còn dám nói về tư cách và lý do với Đấng Tạo Hóa. Đây chẳng phải là kiêu ngạo, tự cho mình là đúng và bất chấp lý lẽ hay sao? Vậy nên phải nói thẳng như thế thì họ mới có thể hiểu, thông công như vậy mới có thể giải quyết được một số vấn đề.

Người thực sự thuận phục Đức Chúa Trời và thực sự tiếp nhận lẽ thật không nên nảy sinh hiểu lầm với Đức Chúa Trời, cũng không nên đánh giá hay xét đoán về bất cứ việc gì Ngài làm. Trong Thời đại Luật pháp, Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ban cho Áp-ra-ham một đứa con trai. Lúc đó, Áp-ra-ham đã nói gì? Ông không nói gì cả. Ông tin những gì Đức Chúa Trời đã phán. Đây chính là thái độ của Áp-ra-ham. Ông có xét đoán không? Ông có giễu cợt không? Ông có làm chuyện gì sau lưng không? Không, ông không làm bất cứ một chuyện mờ ám nào. Đây gọi là thuận phục, là giữ vị trí và giữ bổn phận của mình. Về phần vợ ông là Sa-ra, bà có khác Áp-ra-ham không? Thái độ của bà đối với Đức Chúa Trời là gì? Bà chất vấn, giễu cợt, không tin, lại còn phán xét và làm chuyện mờ ám, gả nữ tì cho Áp-ra-ham làm vợ lẽ, làm ra chuyện hoang đường như vậy. Chuyện này xuất phát từ ý muốn của con người. Sa-ra đã không giữ vị trí của mình. Bà nảy sinh chất vấn đối với lời Đức Chúa Trời và không tin vào sự toàn năng của Ngài. Lý do khiến bà không tin là gì? Có hai khía cạnh nguyên nhân và bối cảnh. Khía cạnh thứ nhất là tuổi của Áp-ra-ham đã cao lắm rồi, ngoài ra, bản thân bà tuổi tác cũng đã cao, đã không còn khả năng sinh đẻ nữa, nên bà cho rằng, “Đây là việc không thể, Đức Chúa Trời làm sao hoàn thành chuyện này được? Đây chẳng phải là hoang đường sao? Đây chẳng phải là lừa gạt con nít sao?”. Bà không xem những gì Đức Chúa Trời phán là lẽ thật để tiếp nhận và tin, mà xem đó là một lời nói đùa, cho rằng Đức Chúa Trời trêu đùa con người. Thái độ này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Đây có phải là thái độ nên có đối với Đấng Tạo Hóa không? (Thưa, không.) Vậy thì bà có giữ vị trí của mình không? (Thưa, không.) Bà không giữ. Chính vì xem lời Đức Chúa Trời như một lời nói đùa thay vì là lẽ thật, bà không tin những gì Đức Chúa Trời đã phán, cũng không tin những gì Ngài muốn làm cho trọn vẹn, cho nên bà đã làm ra chuyện hoang đường và gây ra một loạt hậu quả, tất cả đều xuất phát từ ý muốn của con người. Ý của bà là: “Đây là điều mà Đức Chúa Trời có thể làm cho trọn vẹn sao? Nếu Đức Chúa Trời không thể làm trọn vẹn được thì tôi phải làm điều gì đó để hoàn thành câu nói này của Đức Chúa Trời”. Bên trong bà có sự hiểu lầm, phán xét, suy đoán và chất vấn, tổng hợp tất cả lại thì chính là hành vi phản nghịch đối với Đức Chúa Trời của một người có tâm tính bại hoại. Áp-ra-ham có làm những chuyện này không? Ông đã không làm những chuyện này, cho nên sự chúc phúc này là Đức Chúa Trời ban cho Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời thấy được thái độ của Áp-ra-ham đối với Ngài, và thấy được rằng ông có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời, có lòng trung thành và thuận phục thực sự. Đức Chúa Trời muốn ban cho ông một đứa con trai và để ông trở thành cha của nhiều quốc gia. Đây là lời hứa với Áp-ra-ham, và Sa-ra được hưởng nhờ. Vậy mới nói, sự thuận phục là rất quan trọng. Bên trong sự thuận phục có chất vấn không? (Thưa, không.) Nếu có chất vấn, liệu đó có được tính là sự thuận phục thực sự không? (Thưa, không tính.) Nếu có sự phân tích, phán xét thì sao? (Thưa, không tính.) Nếu có ý muốn nắm thóp thì sao? Lại càng không được tính. Vậy thì, bên trong sự thuận phục có những biểu hiện, hành vi hay sự bộc lộ nào sẽ có thể hoàn toàn chứng tỏ đó là sự thuận phục thực sự không? (Thưa, là sự tin tưởng.) Tin tưởng thực sự, đây là điều thứ nhất. Phải có sự lĩnh hội đúng đắn về những gì Đức Chúa Trời đã phán và làm, và khẳng định rằng mọi việc Đức Chúa Trời đã làm đều đúng và là lẽ thật. Không cần phải chất vấn, không cần hỏi lại người khác, cũng không cần tính toán hay phân tích trong lòng mình. Đây là một khía cạnh nội dung của sự thuận phục. Tin tưởng rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng. Nếu là con người làm thì có thể xem là ai đã làm việc đó, bối cảnh của người này ra sao, đã làm qua việc xấu nào chưa, và nhân phẩm của họ như thế nào, phải phân tích một chút. Nếu là đến từ Đức Chúa Trời, là việc Ngài làm, thì ngươi phải ngậm miệng lại ngay, không được có hai lòng, đừng chất vấn, đừng đặt dấu chấm hỏi, và phải tiếp nhận toàn bộ. Tiếp đó phải làm sao? Trong chuyện này liên quan đến một vài lẽ thật mà con người đều không hiểu và họ không nhận biết về Đức Chúa Trời. Mặc dù họ tin rằng đó là việc mà Đức Chúa Trời làm và có thể thuận phục, nhưng họ không thực sự hiểu lẽ thật. Những gì họ hiểu vẫn mang chút tính chất của đạo lý, và lòng họ vẫn không yên ổn. Lúc này, họ cần phải tìm kiếm, “Có lẽ thật nào bên trong chuyện này? Cách nghĩ của tôi sai ở đâu? Khoảng cách giữa tôi và Đức Chúa Trời đã nảy sinh như thế nào? Quan điểm nào của tôi có mâu thuẫn với những gì Đức Chúa Trời đã phán không?”. Tiếp đó, họ nên tìm kiếm những chuyện này. Đây chính là một loại thái độ và thực hành sự thuận phục. Một số người ngoài miệng thì nói rằng mình thuận phục, nhưng sau khi gặp chuyện thì lại ngẫm nghĩ: “Ai biết Đức Chúa Trời sẽ làm gì? Loài thọ tạo như chúng ta cũng không can thiệp được, Đức Chúa Trời muốn làm thế nào thì cứ làm thế ấy vậy!”. Đây có phải là thuận phục không? (Thưa, không phải.) Đây là loại thái độ gì? Họ không muốn thực hiện trách nhiệm của mình, không quan tâm và phớt lờ những việc Đức Chúa Trời làm. Áp-ra-ham có thể thuận phục vì ông đã giữ vững nguyên tắc, trong lòng ông tin chắc rằng những gì Đức Chúa Trời phán chắc chắn sẽ hoàn thành, chắc chắn sẽ ứng nghiệm. Hai điều “chắc chắn” này đối với ông là sự khẳng định một trăm phần trăm, cho nên ông không chất vấn hay đưa ra bất kỳ đánh giá nào, cũng không làm bất cứ việc gì mờ ám. Đây chính là biểu hiện cho sự thuận phục của Áp-ra-ham.

Cái mà Áp-ra-ham có được từ Đức Chúa Trời là một sự chúc phúc, ông không có bất kỳ chất vấn nào và cũng không có bất kỳ cách làm nào bị lẫn tạp ý muốn con người. Còn chuyện mà Gióp gặp phải lại hoàn toàn khác với Áp-ra-ham. Khác nhau ở chỗ nào? Cái mà Áp-ra-ham nhận được là sự ban phúc, là chuyện tốt. Ông sắp một trăm tuổi rồi mà vẫn chưa có con trai, đang trông ngóng một đứa. Đức Chúa Trời hứa là sẽ ban cho ông một đứa con trai, ông có thể không vui mừng sao? Chắc chắn là ông sẵn lòng thuận phục. Còn cái mà Gióp gặp phải là tai họa, vậy tại sao ông vẫn có thể thuận phục? (Thưa, trong lòng ông tin rằng mọi sự này đều là do Đức Chúa Trời làm.) Một phương diện là như vậy. Còn một phương diện nữa, đa số con người có thể thuận phục khi không phải chịu những nỗi đau khổ lớn, hoặc là khi Đức Chúa Trời ban phúc cho họ, còn khi Đức Chúa Trời lấy đi của họ thì con người không dễ thuận phục nữa. Vậy Gióp có quan điểm như thế nào và có sẵn một thứ lý tính như thế nào, hiểu được lẽ thật gì hay có được nhận thức ở phương diện nào đối với Đức Chúa Trời mà ông mới có thể tiếp nhận và thuận phục một tai họa như vậy? (Thưa, ông tin những gì Đức Chúa Trời làm đều tốt, trong lòng ông có thể tin tưởng rằng mọi thứ mình có được đều là do Đức Chúa Trời ban cho, không phải do bản thân lao động vất vả mà có được. Đức Chúa Trời tước đoạt chúng đi thì cũng là thẩm quyền của Ngài. Ông có lý tính như vậy nên có thể tiếp nhận và thuận phục.) Khi tin rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời làm đều tốt, thì con người có thể thuận phục, đây là chuyện dễ dàng. Nhưng khi nhìn thấy tất cả những gì Đức Chúa Trời làm đối với con người đều là tai họa mà con người cũng có thể thuận phục được, chuyện này có dễ dàng không? Ở trường hợp nào thì có sự thuận phục thật sự? (Thưa, khi nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời làm đối với con người đều là tai họa mà cũng có thể thuận phục.) Vậy Gióp có sẵn lý tính và lẽ thật như thế nào nên mới có thể tiếp nhận tai họa này? (Thưa, Gióp đã thật sự đối xử với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời. Ông đã hiểu được rằng, không phải ban sự chúc phúc và ân điển cho con người thì mới là Đức Chúa Trời, cho dù lấy đi thứ gì đó thì cũng là Đức Chúa Trời, cho dù là gặp phải tai họa cũng là được Đức Chúa Trời cho phép. Bất luận làm như thế nào thì Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời, đều là Đức Chúa Trời mà con người nên thờ phượng.) Chủ yếu là do Gióp có một số nhận thức đối với Đức Chúa Trời và ông đã đứng đúng vị trí của mình. Ông nhận biết được rằng: Thực chất của Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi vì sự thay đổi của con người, sự việc và sự vật của thế giới bên ngoài, thực chất của Đức Chúa Trời mãi mãi là thực chất của Đức Chúa Trời, sẽ không thay đổi. Không phải ban phước lành cho con người thì đó là Đức Chúa Trời, còn ban tai họa cho con người, khiến con người chịu đau khổ, trừng phạt hoặc là hủy diệt con người thì thực chất của Ngài sẽ thay đổi, không còn là Đức Chúa Trời nữa. Thực chất của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thay đổi. Thực chất của con người cũng không thay đổi, có nghĩa là địa vị và thực chất của việc con người là một loài thọ tạo sẽ không bao giờ thay đổi. Ngươi có thể kính sợ Đức Chúa Trời và nhận biết Ngài, ngươi cũng là loài thọ tạo, thực chất của việc này không thay đổi. Đức Chúa Trời đã cho Gióp một sự thử luyện lớn như vậy mà ông cũng có thể thuận phục và không thốt ra lời oán trách nào. Ngoài việc ông có một số nhận thức về Đức Chúa Trời, sức mạnh lớn nhất có thể chi phối việc ông thuận phục và không oán trách đó là gì? Chính là việc ông biết rằng con người mãi mãi vẫn là con người, Đức Chúa Trời có đối đãi với con người thế nào cũng không sai. Nói trắng ra thì chính là, Đức Chúa Trời đối đãi với ngươi như thế nào thì đều phải cả. Lời này có phải đã giải thích tất cả rồi không? Ngươi đừng đòi hỏi Đức Chúa Trời phải đối đãi với ngươi như thế nào, nên ban sự chúc phúc nào cho ngươi hay là cho ngươi sự thử luyện gì, công tác trên ngươi nên có ý nghĩa như thế nào, ngươi không thể đòi hỏi những thứ như vậy. Đòi hỏi những điều này là không có lý trí. Có một số người khi bình an vô sự thì nói Đức Chúa Trời làm gì cũng tốt, kết quả là khi gặp phải một sự việc nào đó không phù hợp với quan niệm của mình thì họ không tiếp nhận được. Như vậy thì phải dùng lẽ thật để giải quyết. Lẽ thật này là gì? Chính là phải đứng đúng vị trí của mình, Đức Chúa Trời đối đãi với ngươi như thế nào cũng là điều nên như thế, cũng không sai. Ngài đối đãi với ngươi như thế nào thì Ngài vẫn là Đức Chúa Trời, con người không nên đòi hỏi Đức Chúa Trời. Ngươi đừng đánh giá Đức Chúa Trời là đúng hay sai, đừng đánh giá xem việc Ngài làm là vì lý do, mục đích gì hay có ý nghĩa gì, đều không cần ngươi phải đánh giá. Trách nhiệm và bổn phận của ngươi chính là phải đứng ở vị trí của loài thọ tạo, để Đức Chúa Trời tùy ý sắp đặt, như vậy mới đúng. Lời này nói thì dễ nhưng lại không dễ để thực hành, nhưng con người bắt buộc phải hiểu lẽ thật này. Nếu hiểu được lẽ thật thì khi gặp chuyện, ngươi mới có thể thật sự thuận phục.

Có người tin Đức Chúa Trời và nghe giảng đạo đến bây giờ, họ cho rằng: “Gióp có thể thuận phục sự thử luyện của Đức Chúa Trời dành cho mình là vì ông biết tất cả những thứ này đều từ bàn tay Đức Chúa Trời mà ra. Gióp có bao nhiêu súc vật, bao nhiêu tài sản, bao nhiêu tiền của, bao nhiêu con cái đều là do Đức Chúa Trời ban cho, con người không thể tự chủ. Con người đứng trước Đức Chúa Trời thì giống như nô lệ. Ngài đối đãi với con người như thế nào thì họ cũng phải chịu đựng”. Họ nhận biết Đức Chúa Trời với kiểu thái độ tiêu cực như vậy, nhận biết Ngài như vậy là đúng hay sai? Chắc chắn là sai. Vậy thì con người phải nhận biết Đức Chúa Trời như thế nào mới là chuẩn xác? (Thưa, con người chính là loài thọ tạo, Đức Chúa Trời mãi là Đức Chúa Trời. Bất luận Đức Chúa Trời làm gì thì con người cứ để cho Ngài tùy ý sắp đặt.) Đúng vậy, ngươi đừng đòi hỏi Đức Chúa Trời phải làm như thế nào, đừng đòi hỏi Ngài phải thông công với ngươi từng chút một, không thông công đến lúc ngươi hiểu thì ngươi đối đầu với Ngài, còn thấy rằng mình có lý do. Như vậy là không đúng, như vậy là quá kiêu ngạo và tự cho mình là đúng, không có chút lương tâm và lý trí nào. Đây không phải là lời mà loài thọ tạo nên nói. Đến cả Sa-tan còn không dám nói năng với Đức Chúa Trời một cách cuồng loạn như vậy, ngươi là một con người bại hoại, sao ngươi còn kiêu ngạo hơn cả Sa-tan nữa vậy? Con người nói chuyện với Đức Chúa Trời thì nên đứng ở vị trí nào? Con người nên nhận biết chuyện này như thế nào? Thật ra, khi Gióp nói: “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?”, lời này đã giải thích rõ lý do tại sao ông có thể thuận phục Đức Chúa Trời, ở đây có lẽ thật để tìm kiếm. Khi mở miệng nói ra lời này, ông có oán trách không? Có oán giận không? (Thưa, không có.) Trong lời này có ẩn ý nào khác không? Có ý nghĩa tiêu cực nào không? (Thưa, không có.) Chắc chắn là không có. Gióp trải nghiệm đến cuối cùng và ông đã nhận biết rằng: Đấng Tạo Hóa đối đãi với con người như thế nào, việc này không phải do con người lựa chọn. Lời này nghe thì có vẻ hơi khó chịu, nhưng sự thật chính là như vậy. Đức Chúa Trời đã an bài vận mệnh cả đời của con người, bất luận ngươi có tiếp nhận hay không thì đây cũng là sự thật, ngươi không thay đổi được vận mệnh của mình. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, ngươi phải thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài. Đức Chúa Trời làm thế nào cũng đúng, vì Ngài là lẽ thật, là Đấng tể trị vạn vật. Con người nên thuận phục Đức Chúa Trời. Vạn vật này bao gồm ngươi, cũng bao gồm tất cả mọi loài thọ tạo. Nếu ngươi luôn muốn phản kháng, thì đây là lỗi của ai? (Thưa, là lỗi của bản thân con người.) Là con người có vấn đề. Ngươi luôn tìm lý do, tìm cách nắm thóp, như vậy có đúng không? Ngươi luôn muốn đạt được phước lành và những thứ tốt đẹp từ Đức Chúa Trời, như vậy có đúng không? Tất cả đều không đúng. Những quan điểm này là nhận thức và sự lý giải sai lầm về Đức Chúa Trời. Chính vì quan điểm của ngươi khi tin Đức Chúa Trời là sai, nên khi gặp chuyện ngươi chắc chắn sẽ chống đối, đọ sức, đối kháng với Ngài, luôn cảm thấy rằng: “Đức Chúa Trời làm vậy là sai, làm vậy mình không đón nhận nổi. Ngài làm vậy thì mọi người đều kháng nghị, làm vậy thì không giống Đức Chúa Trời!”. Đây không phải là chuyện giống hay không giống, Đức Chúa Trời có làm thế nào thì Ngài cũng là Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không có lý trí này, không có nhận thức này, vậy thì với những chuyện mà ngươi gặp phải mỗi ngày, ngươi sẽ luôn nghiên cứu, suy đoán. Kết quả là ngươi đọ sức và đối kháng với Đức Chúa Trời trong mọi việc, ngươi không thoát được khỏi tình trạng này. Nhưng nếu ngươi có nhận thức này, có thể đứng đúng vị trí của loài thọ tạo, khi gặp chuyện ngươi có thể đối chiếu với phương diện lẽ thật này và thực hành, bước vào phương diện lẽ thật này, vậy thì bên trong ngươi sẽ ngày càng có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Từ lúc nào không hay, ngươi sẽ cảm nhận được rằng, “Thì ra điều Đức Chúa Trời làm không sai, những gì Ngài làm đều tốt, con người không cần nghiên cứu, phân tích, cứ giao mình ra để Ngài sắp đặt thôi!”. Khi bản thân không thể thuận phục Đức Chúa Trời, không thể tiếp nhận sự sắp đặt của Ngài, trong lòng ngươi sẽ dằn vặt, “Mình không làm tốt vai trò của loài thọ tạo, sao mình lại không thuận phục được thế này? Như vậy không phải là làm Đấng Tạo Hóa đau lòng sao?”. Ngươi càng muốn làm tốt vai trò một loài thọ tạo, thì sẽ càng hiểu và càng sáng tỏ về phương diện lẽ thật này. Còn nếu ngươi càng cảm thấy mình là một nhân vật nào đó, cho rằng Đức Chúa Trời không nên đối đãi với ngươi như vậy, rằng Ngài không nên dùng cách này để phán về ngươi, không nên dùng cách này để tỉa sửa ngươi, sắp đặt ngươi, vậy thì ngươi gặp phiền phức rồi. Trong lòng ngươi có rất nhiều đòi hỏi đối với Đức Chúa Trời, ngươi cảm thấy nhiều việc Ngài làm là không nên, vậy thì ngươi sẽ đi vào con đường lệch lạc, những thứ như quan niệm, xét đoán, báng bổ đều đã xuất hiện. Ngươi không còn cách việc hành ác bao xa nữa rồi. Ngươi không yêu thích lẽ thật mà nghe thấy lời Đức Chúa Trời thì sẽ bắt đầu phân tích, nghiên cứu, từ từ nảy sinh chất vấn, giễu cợt, tiếp đó là sẽ bắt đầu xét đoán, phủ nhận, lên án. Đây chính là kết quả. Quá nhiều người đối đãi với Đức Chúa Trời như vậy, tất cả đều do tâm tính bại hoại mà ra.

Có một số người luôn cho rằng, “Tôi là con người và Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, điều này là thật. Nhưng Ngài vẫn phải tôn trọng tôi, phải hiểu tôi, yêu quý và gìn giữ tôi”. Loại quan điểm như vậy có đúng không? Đức Chúa Trời yêu thương con người như thế nào là do Ngài quyết định. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Ngài đối đãi với loài thọ tạo như thế nào là chuyện của Ngài. Đức Chúa Trời có nguyên tắc và tâm tính của Ngài, con người có đòi hỏi cũng vô ích. Con người nên học cách hiểu Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài, đây mới là lý trí mà con người nên có. Có một số người nói: “Đức Chúa Trời thật không khách khí với con người chút nào, Ngài làm như vậy là đâu có yêu thương con người, cũng không tôn trọng họ. Ngài đâu có đối xử với con người như là con người!”. Có một số người không phải là con người mà là ma quỷ, có đối đãi với họ như thế nào cũng được, họ đáng bị nguyền rủa, không xứng được tôn trọng. Có một số người nói: “Con người tôi rất tốt, cũng không làm chuyện gì chống đối Đức Chúa Trời. Tôi đã chịu nhiều đau khổ vì Đức Chúa Trời, sao Ngài lại tỉa sửa tôi như vậy? Sao Đức Chúa Trời luôn lạnh nhạt với tôi? Sao Ngài luôn phớt lờ tôi, không bao giờ đề bạt tôi?”. Còn có một số người nói: “Con người tôi thật thà chất phác, đã tin Đức Chúa Trời từ khi còn ở trong bụng mẹ cho đến tận bây giờ, tôi thật đơn thuần biết bao! Tôi đã vứt bỏ gia đình và sự nghiệp để dâng mình cho Đức Chúa Trời, trong lòng còn nghĩ rằng Ngài yêu thương tôi biết bao. Bây giờ nhìn lại thì Đức Chúa Trời cũng không yêu thương con người là bao, tôi cảm thấy bản thân bị lạnh nhạt. Tôi thật nản lòng và thất vọng về Đức Chúa Trời”. Như vậy có phải là phiền phức rồi không? Những người này đã phạm sai lầm gì? Họ không giữ đúng vị trí của mình, không biết mình là ai, luôn cảm thấy bản thân là một nhân vật nào đó, nên được Đức Chúa Trời tôn trọng, đề cao hoặc là yêu quý, trân trọng. Con người luôn có những ảo tưởng và những đòi hỏi lệch lạc, vô lý như vậy. Điều này rất nguy hiểm, ít nhất đây là thứ mà Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét. Nếu không hối cải thì họ sẽ có nguy cơ bị đào thải. Vậy thì con người phải làm như thế nào, phải biết mình như thế nào, đối đãi với bản thân như thế nào thì mới phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời, mới có thể giải quyết những khó khăn này và từ bỏ những đòi hỏi như vậy đối với Đức Chúa Trời? Có người được nhà Đức Chúa Trời bố trí làm lãnh đạo, họ liền cảm thấy đặc biệt hăng hái. Sau khi làm một khoảng thời gian, nhà Đức Chúa Trời phát hiện rằng họ làm một vài sự vụ bên ngoài còn được, nhưng lại không thể xử lý vấn đề, không biết thông công lẽ thật và không thể giải quyết vấn đề, thế là cách chức lãnh đạo hội thánh của họ, việc này có phải là rất chính đáng không? Thế mà họ lại bắt đầu nói lý lẽ, thốt ra những lời oán trách, nói rằng, “Những kẻ lãnh đạo giả và địch lại Đấng Christ không thực hiện tốt công tác của họ, ra sức làm những chuyện gây gián đoạn và nhiễu loạn, họ đáng bị cách chức, bị đào thải. Nhưng tôi đâu có làm chuyện xấu, tại sao tôi cũng bị cách chức?”. Thế là họ có chút khó chịu. Tại sao lại như vậy? Họ cảm thấy bản thân không làm chuyện xấu thì nên được làm lãnh đạo, không nên bị cách chức. Họ cảm thấy nhà Đức Chúa Trời quá bất công với họ, lòng họ đầy sự oán trách, chống đối và nảy sinh quan niệm đối với Đức Chúa Trời. Lòng họ thấy chênh vênh, “Không phải nói rằng việc chọn lãnh đạo hay đào thải lãnh đạo đều có nguyên tắc sao? Theo tôi thấy thì việc này chẳng có nguyên tắc gì cả, việc này Đức Chúa Trời đã làm sai!”. Tóm lại, chỉ cần Đức Chúa Trời làm chuyện tổn hại đến lợi ích và làm tổn thương họ thì họ sẽ soi mói, đây có phải là vấn đề không? Phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Ngươi phải nhận biết thân phận của bản thân và phải biết mình là ai. Bất luận ngươi có ân tứ, sở trường gì, hay có kỹ năng và bản lĩnh cao siêu đến đâu, thậm chí là đã lập được công lao to lớn thế nào ở nhà Đức Chúa Trời, bôn ba nhiều như thế nào, hay là có vốn liếng gì. Những thứ này đều không là gì cả đối với Đức Chúa Trời. Nếu đối với mình, ngươi cảm thấy những điều này rất quan trọng, vậy thì chẳng phải giữa ngươi và Đức Chúa Trời lại nảy sinh hiểu lầm và mâu thuẫn sao? Nên giải quyết chuyện này như thế nào? Phải làm như thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa ngươi và Đức Chúa Trời, giải quyết những mâu thuẫn này? Ngươi phải phủ nhận những thứ mà bản thân mình cho là đúng và bản thân đang bám lấy, như vậy thì khoảng cách giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ không còn nữa, ngươi sẽ đứng đúng vào vị trí của mình, cũng có thể thuận phục, nhận biết được những gì Đức Chúa Trời làm đều là đúng. Ngươi cũng có thể phủ nhận bản thân, buông bỏ bản thân, không xem công lao của mình như là một loại vốn liếng nữa, không đưa điều kiện hay yêu cầu, đòi ban thưởng đối với Đức Chúa Trời nữa. Khi đó ngươi sẽ không còn khó khăn nữa. Tất cả những hiểu lầm của con người đối với Đức Chúa Trời đều từ đâu mà ra? Là do con người không biết khả năng của bản thân, nói chính xác hơn là họ không biết trong mắt Đức Chúa Trời thì mình là thứ gì, đánh giá bản thân quá cao, đánh giá quá cao vị trí của mình trong mắt Đức Chúa Trời, coi giá trị và vốn liếng của mình như là lẽ thật và là tiêu chuẩn để Đức Chúa Trời đánh giá việc con người có được cứu rỗi hay không. Như vậy là sai rồi. Ngươi phải biết mình có vị trí như thế nào trong lòng Đức Chúa Trời, Ngài đối đãi với ngươi như thế nào, và khi đối đãi với Đức Chúa Trời, ngươi nên đứng ở vị trí nào mới thích hợp. Ngươi phải biết những nguyên tắc này, như thế thì quan điểm của ngươi sẽ phù hợp với lẽ thật và tương hợp với quan điểm của Đức Chúa Trời. Ngươi phải có lý trí này và có thể thuận phục Đức Chúa Trời. Bất luận Ngài đối đãi với ngươi như thế nào thì ngươi đều có thể thuận phục, như vậy thì giữa ngươi và Đức Chúa Trời không còn mâu thuẫn nữa. Khi Đức Chúa Trời lại dùng cách thức của Ngài để đối đãi với ngươi, có phải ngươi sẽ có thể thuận phục rồi không? Ngươi còn có thể đọ sức, đối kháng với Ngài sao? Ngươi sẽ không thể như vậy nữa, ngay cả khi trong lòng ngươi có chút khó chịu, hoặc cảm thấy không được như ý, không lý giải được, nhưng vì ngươi đã hiểu được một số lẽ thật và có sẵn một số thực tế, ngươi có thể đứng đúng vị trí của mình, ngươi sẽ không đối kháng với Đức Chúa Trời nữa, như vậy thì những hành vi và cách làm có thể dẫn đến sự diệt vong của ngươi sẽ không còn nữa. Khi đó, có phải ngươi sẽ an toàn rồi không? Ngươi an toàn rồi thì trong lòng sẽ bình an, vậy là ngươi đã đi trên con đường của Phi-e-rơ. Ngươi thấy đấy, Phi-e-rơ tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, lần mò nhiều năm như vậy, chịu nhiều đau khổ như vậy, cuối cùng đến khi trải nghiệm rất nhiều sự thử luyện, bên trong ông mới hiểu được một số lẽ thật, có được một số thực tế lẽ thật. Các ngươi hiện tại thì sao, Ta nói nhiều lời như vậy, chuyện nào cũng nói rất rõ ràng, có phải là các ngươi ngồi mát ăn bát vàng rồi không? Các ngươi không cần phải đi chút đường vòng nào cả mà lại đạt được nhiều như vậy, tiện lợi cho các ngươi quá rồi, sao lại còn không biết đủ? Các ngươi không nên có những đòi hỏi quá mức nữa.

Hôm nay chủ yếu chúng ta đã thông công những gì? Một mặt, bình thường các ngươi phải chú trọng kiểm điểm các khía cạnh tình trạng của bản thân, sau đó là phân tích, biết chúng là đúng hay sai. Mặt khác là giải quyết các loại hiểu lầm của con người đối với Đức Chúa Trời. Khi con người nảy sinh hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời, bên trong sẽ có những thứ cương ngạnh, cực đoan cản trở ngươi tìm kiếm lẽ thật. Còn khi những hiểu lầm của ngươi đối với Đức Chúa Trời được giải trừ, ngươi sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật. Nếu hiểu lầm không được giải trừ, trong lòng ngươi sẽ có ngăn cách, khi ngươi cầu nguyện cũng chỉ là làm cho có lệ, đều là lừa gạt Đức Chúa Trời, Ngài căn bản sẽ không nghe. Nếu ngươi có hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời, nảy sinh khoảng cách, ngăn cách với Ngài, lòng ngươi sẽ đóng lại với Ngài, ngươi sẽ không nghe lời Đức Chúa Trời, cũng không muốn tìm kiếm lẽ thật. Bất luận ngươi làm gì thì cũng là làm cho có lệ, đều là giả vờ, lừa gạt. Nếu hiểu lầm của con người đối với Đức Chúa Trời được giải quyết, nếu họ vượt qua được chướng ngại này thì sẽ có thể thật lòng tiếp cận mỗi một lời phán, mỗi một yêu cầu của Đức Chúa Trời. Họ sẽ thật sự đến trước Ngài, với một tấm lòng trung thực. Nếu giữa con người và Đức Chúa Trời có mâu thuẫn, khoảng cách và hiểu lầm, vậy thì con người đang đóng vai trò gì? Chính là vai trò của Sa-tan, đối địch với Đức Chúa Trời. Đối địch với Đức Chúa Trời thì sẽ nảy sinh hậu quả gì? Con người có thể thuận phục Đức Chúa Trời không? Họ có thể tiếp nhận lẽ thật không? Họ không thể. Những việc này họ đều không làm được, con người không có gì cả, sự biến đổi tâm tính của con người cũng sẽ đình trệ. Vậy nên, khi kiểm điểm các loại tình trạng của bản thân, một mặt ngươi phải nhận biết bản thân, mặt khác phải chú trọng kiểm điểm xem con người đang có những hiểu lầm nào đối với Đức Chúa Trời. Hiểu lầm này bao gồm những gì? Quan niệm, tưởng tượng, quy định, chất vấn, nghiên cứu, suy đoán, chủ yếu là những thứ này. Nếu bên trong con người có những thứ này, họ sẽ có hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời. Khi ngươi rơi vào những tình trạng này, mối quan hệ giữa ngươi và Đức Chúa Trời sẽ có vấn đề, ngươi phải nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, không giải quyết thì không được. Có một số người cho rằng, “Mình đã nảy sinh hiểu lầm với Đức Chúa Trời, vậy thì không thể thực hiện bổn phận nữa, phải giải quyết vấn đề hiểu lầm Đức Chúa Trời trước đã”, như vậy có được không? Không được, ngươi đừng làm chậm trễ bổn phận, phải vừa thực hiện bổn phận vừa giải quyết vấn đề. Song song với việc thực hiện bổn phận, từ lúc nào không hay, hiểu lầm của ngươi đối với Đức Chúa Trời sẽ có khả năng được xoay chuyển, ngươi sẽ phát hiện vấn đề của bản thân nằm ở đâu, nghiêm trọng đến mức nào. Khi nào ngươi có thể nhận biết được rằng, “Con người là loài thọ tạo, Đấng Tạo Hóa mãi mãi là Chúa của mình, thực chất của chuyện này không thay đổi. Vị trí của con người không thay đổi, địa vị của Đức Chúa Trời cũng không thay đổi. Bất luận Đức Chúa Trời làm như thế nào, ngay cả khi toàn thể nhân loại thấy đó là sai, thì mình cũng không thể phủ nhận những việc Ngài làm, không được phủ nhận Ngài chính là lẽ thật. Đức Chúa Trời là lẽ thật tối cao, điều này không bao giờ sai. Con người nên giữ vững vị trí của mình, không được nghiên cứu Đức Chúa Trời, mà nên tiếp nhận sự sắp đặt và mọi lời phán của Ngài. Mọi điều Đức Chúa Trời phán và làm đều đúng, con người không nên nảy sinh các loại đòi hỏi với Đức Chúa Trời. Loài thọ tạo không có tư cách này. Cho dù Đức Chúa Trời có mang mình ra làm đồ chơi, mình cũng phải thuận phục. Nếu thuận phục không được thì đó là vấn đề của mình, không phải vấn đề của Đức Chúa Trời”, vậy thì ngươi đã có trải nghiệm, có nhận thức về phương diện lẽ thật này. Ngươi đã thật sự bước vào sự thuận phục đối với Đức Chúa Trời, không còn khó khăn lớn nào nữa. Cho dù ngươi thực hiện bổn phận hay thực hành các phương diện lẽ thật này, thì rất nhiều khó khăn đều đã được giải quyết. Thuận phục Đức Chúa Trời là lẽ thật lớn nhất và sâu sắc nhất. Đa phần khi con người gặp phải các loại khó khăn, có những trở ngại hoặc là gặp phải chuyện gì đó không vượt qua được, thì đều do đâu mà ra? (Thưa, là do họ không đứng đúng vị trí của mình.) Con người đứng sai vị trí rồi, con người có hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời, họ muốn nghiên cứu Ngài, không muốn đối đãi với Ngài như với Đức Chúa Trời, muốn phủ nhận tính chính xác của Ngài, phủ nhận Ngài là lẽ thật. Ẩn ý của họ chính là không muốn làm loài thọ tạo, muốn ngang hàng với Đức Chúa Trời, muốn tùy tiện bình phẩm Đức Chúa Trời, như vậy là phiền phức rồi. Ngươi có thể thực hiện tốt bổn phận của mình, giữ vững vị trí của một loài thọ tạo thì về cơ bản ngươi sẽ không nảy sinh sự chống đối với Đức Chúa Trời. Có thể ngươi sẽ có hiểu lầm, có quan niệm, nhưng ít nhất thái độ của ngươi là sẵn lòng tiếp nhận sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, xuất phát điểm của ngươi là sẵn lòng thuận phục Ngài. Như vậy thì ngươi sẽ không nảy sinh sự chống đối với Ngài nữa.

Tuy Gióp có đức tin, nhưng khi sự thử luyện của Đức Chúa Trời đến với mình, đầu tiên Gióp có biết chuyện gì đang xảy ra không? (Thưa, không biết.) Con người không có khả năng xuyên thẳng vào cõi thuộc linh, Gióp không hề hay biết những chuyện xảy ra trong cõi thuộc linh, ông không biết gì cả. Vậy nên, khi gặp phải sự thử luyện của Đức Chúa Trời, chắc chắn là ông đã rất hoang mang, “Ôi, chuyện gì đang xảy ra vậy? Mọi thứ đều đang bình yên, sao đột nhiên lại gặp phải chuyện này? Súc vật và toàn bộ gia sản của mình sao lại đột nhiên biến mất?”. Đầu tiên ông hoang mang, nhưng hoang mang không có nghĩa là có hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời, không có nghĩa là không hiểu được những gì Đức Chúa Trời đang làm. Chỉ là vì mọi thứ đến quá đột ngột, không có bất kỳ dự báo nào, cũng không có ai báo trước với ông, ông không có chút chuẩn bị nào cả. Nhưng điều này không có nghĩa rằng ông sẽ đưa ra lựa chọn sai lầm, đi sai đường hay là không thể thuận phục. Vậy tiếp theo Gióp đã làm như thế nào? Ông chắc chắn là đã bình tĩnh lại, nghiêm túc phản tỉnh mọi hành động của mình và cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Trải qua vài ngày tìm kiếm, ông đã rút ra được một kết luận: “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). Việc ông nói ra lời này đại diện cho quan điểm của ông và con đường mà ông đi. Khi vừa gặp sự thử luyện, tuy Gióp có chút hoang mang, nhưng ông biết đây là việc Đức Chúa Trời làm, không phải do ý muốn của con người. Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời thì không ai có thể động vào những thứ mà Ngài ban cho con người, ngay cả Sa-tan cũng không động vào được. Nhìn từ bề ngoài, có vẻ là Gióp có chút hiểu lầm đối với việc Đức Chúa Trời làm, ông không biết tại sao mình lại gặp phải chuyện này, Đức Chúa Trời làm vậy là có ý gì, ông không hiểu được hết. Nhưng đó không phải là sự hiểu lầm mang tính phủ nhận hoặc chất vấn Đức Chúa Trời, loại hiểu lầm của ông được Đức Chúa Trời cho phép. Thật nhanh sau đó, ông đã ý thức được rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời muốn lấy đi của ông mọi thứ, những gì Đức Chúa Trời làm đều đúng, thế là ông nhanh chóng quỳ xuống tiếp nhận. Người bình thường có thể đạt đến mức độ này không? Họ không đạt đến được. Bất luận khi đó Gióp hoang mang như thế nào, và bất luận ông mất bao lâu mới có thể quỳ xuống tiếp nhận mọi thứ xảy đến với mình, thái độ của ông từ đầu đến cuối vẫn đứng ở vị trí của loài thọ tạo. Khi gặp phải chuyện này, ông không nói rằng, “Tôi rất giàu, có nhiều nô bộc như vậy, những thứ này sao lại có thể tùy tiện để người ta đoạt đi mất chứ? Tôi phải nhanh chóng bảo nô bộc đi giành lại mới được”. Ông có làm như vậy không? Ông không làm như vậy, trong lòng ông hiểu rõ rằng chuyện này là do Đức Chúa Trời làm, con người không thể ra mặt. Nếu con người ra mặt thì chứng tỏ họ đối kháng với những việc Đức Chúa Trời làm, đối kháng với tất cả những thứ mình đang gặp phải. Khi đó ông không có một câu oán trách nào, ông không đánh giá chuyện này, cũng không ra tay để thu lại mọi thứ. Ông chỉ chờ đợi, quan sát sự thay đổi một cách bình tĩnh, xem Đức Chúa Trời làm như thế nào. Từ đầu đến cuối, việc mà Gióp làm là giữ vững vị trí của mình, cũng chính là giữ vững vị trí của loài thọ tạo, đây chính là biểu hiện của ông. Tuy rằng Gióp có chút hoang mang khi gặp phải chuyện này, nhưng ông có thể tìm kiếm, có thể thừa nhận những gì Đấng Tạo Hóa làm đều đúng, sau đó thuận phục, ông không giải quyết bằng những biện pháp của con người. Khi bọn cướp đến, chúng muốn lấy gì thì cứ lấy, ông không dùng huyết khí mà tranh chấp với bọn cướp, trong lòng ông nghĩ rằng: “Nếu Đức Chúa Trời không cho phép thì chúng cũng không lấy đi được. Bây giờ chúng đã đoạt lấy mọi thứ, chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã cho phép. Con người có can thiệp vào cũng vô dụng, con người không thể dựa vào huyết khí của mình, không thể can thiệp vào”. Không can thiệp không phải là nhẫn nhịn bọn cướp, đây không phải là một loại biểu hiện của sự yếu đuối, không phải là sợ bọn cướp, mà vì ông sợ bàn tay của Đức Chúa Trời và có lòng kính sợ Ngài. Ông nói rằng, “Lấy đi thì cứ lấy đi, những thứ này vốn dĩ là Đức Chúa Trời ban cho tôi”, đây có phải là lời mà loài thọ tạo nên nói không? (Thưa, phải.) Ông không oán trách, cũng không phái người đi giành lại, cướp lại hoặc đi bảo vệ. Đây có phải là biểu hiện chân thực của sự thuận phục Đức Chúa Trời không? (Thưa, phải.) Ông có nhận thức thật sự về sự tể trị của Đức Chúa Trời thì mới có thể làm được như vậy. Nếu không có nhận thức, ông sẽ dùng biện pháp của con người để đi giành lại, cướp lại, vậy thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn nhận thế nào? Đây không phải là thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, không có nhận thức về những chuyện do bàn tay Ngài làm, những năm tin Đức Chúa Trời xem như công cốc. Khi Đức Chúa Trời ban thưởng thì ngươi vui mừng, khi Ngài muốn lấy đi thì ngươi tức giận, không sẵn lòng nữa, khăng khăng muốn lấy lại, không hài lòng về cách Đức Chúa Trời làm, không muốn mất đi những thứ này. Ngươi chỉ để Đức Chúa Trời ban thưởng chứ không thể để cho Ngài lấy đi, không muốn thuận phục sự sắp đặt của bàn tay Đức Chúa Trời. Đây có phải là hành động khi đứng ở vị trí của loài thọ tạo không? (Thưa, không phải.) Đây là phản nghịch, là đối kháng. Có phải con người thường có những hành vi này không? (Thưa, phải.) Như vậy là hoàn toàn ngược lại với những gì Gióp làm. Gióp có thể đứng ở vị trí của loài thọ tạo để kính sợ Đức Giê-hô-va, có thể thuận phục và tiếp nhận sự thử luyện của Đức Chúa Trời, tiếp nhận tất cả những thứ mà Đức Chúa Trời ban cho. Ông có biểu hiện như thế nào? Ông có khóc lóc ầm ĩ không? Ông có oán trách không? Ông có dùng thủ đoạn và phương pháp của con người để lấy lại mọi thứ không? Không, ông để cho Đức Chúa Trời tùy ý tước đoạt. Như vậy có phải là có đức tin không? Ông có đức tin thật sự, có nhận thức thật sự, còn có sự thuận phục thật sự. Thứ nào cũng không đơn giản, đều cần một khoảng thời gian trải nghiệm, tìm kiếm, tiếp nhận nhất định, phải có sự hiểu biết ở trình độ nhất định đối với Đấng Tạo Hóa, thì ông mới có thể có những biểu hiện này. Cuối cùng Gióp đã nói gì? (Thưa, ông nói rằng: “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21).) Còn vợ Gióp lại nói lời như thế nào? “Hãy phỉ báng Ðức Chúa Trời, và chết đi” (Gióp 2:9). Nghĩa là, “Ông đừng tin nữa, nếu Đấng mà ông tin thật sự là Đức Chúa Trời, thì sao lại còn phải chịu tai họa như thế này? Đây không phải là chịu báo ứng sao? Ông đâu có làm việc gì xấu, sao lại gặp phải chuyện như vậy? Có phải là ông đã tin nhầm rồi không?”. Gióp đã nói gì với vợ? Ông nói: “Ngươi nói như một người đờn bà ngu muội” (Gióp 2:10). Gióp nói vợ mình ngu muội, không có đức tin thật sự nơi Đức Chúa Trời và không có nhận thức thật sự, vì vậy bà mới nói ra những lời chống đối Đức Chúa Trời. Vợ Gióp không nhận biết Đức Chúa Trời, khi gặp phải chuyện lớn như vậy, vừa nhìn đã biết là do Ngài làm, nhưng bà lại không nhận biết được, còn khuyên Gióp rằng, “Ông đi sai đường rồi, đừng tin nữa, hãy từ bỏ Đức Chúa Trời của ông đi”. Lời này thật đáng giận biết bao! Tại sao bà lại khuyên Gióp từ bỏ Đức Chúa Trời? Vì gia sản của bà không còn nữa, không thể hưởng thụ được nữa, từ phú bà biến thành kẻ khố rách áo ôm, không còn gì cả, bà không hài lòng việc Đức Chúa Trời tước đoạt mọi thứ của mình, vì thế đã bảo Gióp đừng tin nữa. Ý của bà là, “Tôi không tin, ông cũng đừng tin nữa. Một gia đình đang yên đang lành lại bị tước đoạt mọi thứ, không còn lại gì cả, chớp mắt biến thành kẻ trắng tay. Phú ông biến thành kẻ khố rách áo ôm. Tin Đức Chúa Trời như vậy thì có ý nghĩa gì? Đừng tin nữa!”. Đây có phải là lời ngu muội không? Bà có biểu hiện như vậy đấy. Gióp có nghe bà không? Gióp không nghe lời vợ, không bị bà mê hoặc hay gây nhiễu loạn, cũng không tiếp nhận quan điểm của bà. Tại sao? Vì Gióp bám vào một câu nói, “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:10). Ông cảm thấy rằng, “Mọi chuyện này quá bình thường, Đức Chúa Trời làm gì cũng đúng, con người nên tiếp nhận những chuyện này. Khi tin Đức Chúa Trời, con người không nên chỉ cầu được phúc. Chúng ta hưởng thụ những phúc lành mà Đức Chúa Trời ban cho nhiều năm như vậy, cũng không làm được cái gì cho Ngài. Bây giờ đã đến lúc phải làm chứng cho Đức Chúa Trời, Ngài đã tước đoạt đi những thứ thuộc về Ngài, Ngài muốn đoạt đi lúc nào cũng được. Con người không nên có yêu cầu, họ chỉ nên tiếp nhận và thuận phục”. Vậy thì khi tin Đức Chúa Trời, ngươi nên được ban phúc sao? Đây có phải là chuyện nên xảy ra không? Nếu con người nhìn thấu được chuyện này thì sẽ có đức tin.

Bất luận Đấng Tạo Hóa làm gì thì cũng đều đúng, đều là lẽ thật, bất luận làm gì thì thân phận và địa vị của Ngài cũng không thay đổi. Con người đều nên thờ phượng Ngài, Ngài mãi mãi là Chúa và Đức Chúa Trời của nhân loại, sự thật này không bao giờ có thể thay đổi. Con người không thể vì đạt được sự ban thưởng của Đức Chúa Trời thì thừa nhận Ngài là Đức Chúa Trời, còn khi Ngài tước đoạt thì không thừa nhận Ngài là Đức Chúa Trời nữa, đây là quan điểm sai lầm của con người, không phải là Đức Chúa Trời đã làm sai. Nếu con người hiểu lẽ thật thì sẽ có thể nhìn thấu được chuyện này. Nếu trong lòng họ thật sự có thể tiếp nhận được đây là lẽ thật, thì mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời sẽ ngày càng bình thường. Nếu ngươi chỉ thừa nhận ngoài miệng rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng khi gặp chuyện lại không hiểu Đức Chúa Trời, còn có thể thốt ra những lời oán trách, cũng không có sự thuận phục thật sự, vậy thì việc ngoài miệng thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật cũng không có ý nghĩa gì. Mấu chốt nhất vẫn là trong lòng có thể tiếp nhận lẽ thật, bất luận gặp phải chuyện gì cũng có thể thấy được việc Đức Chúa Trời làm là đúng, thấy được sự công chính của Ngài. Như vậy mới là người có nhận thức về Đức Chúa Trời. Có rất nhiều người tin Đức Chúa Trời nhưng chỉ chú trọng việc hiểu đạo lý, thừa nhận những lý luận thuộc linh, nhưng khi gặp chuyện lại không tiếp nhận lẽ thật, không thuận phục. Đây là những kẻ giả hình. Thường ngày ngoài miệng họ đều nói những lời rất đúng đắn, nhưng khi gặp chuyện không phù hợp với quan niệm của mình thì họ không thể tiếp nhận, còn nói lý lẽ với Đức Chúa Trời, cảm thấy Ngài không nên làm thế này thế kia. Ngươi không thể thuận phục công tác của Đức Chúa Trời, cũng không tìm kiếm lẽ thật để phản tỉnh sự phản nghịch của mình, đây chính là không có sự thuận phục với Đức Chúa Trời. Ngươi luôn thích nói lý lẽ, luôn cảm thấy lý do của mình còn cao hơn lẽ thật, cảm thấy nếu có thể mang chúng lên bục giảng để nói, thì sẽ có nhiều người ủng hộ ngươi. Ngay cả khi có rất nhiều người ủng hộ ngươi thì đó cũng đều là nhân loại bại hoại. Người ủng hộ và người được ủng hộ không phải đều là loài người bại hoại sao? Không phải đều là người không có lẽ thật sao? Cho dù toàn nhân loại đều tán thành ngươi, đều đối kháng với Đức Chúa Trời thì Ngài cũng không sai. Kẻ sai vẫn là nhân loại, là nhân loại đang phản nghịch Đức Chúa Trời, chống đối Ngài. Đây có phải chỉ là một câu nói không? Không phải, đây là chân tướng sự thật, là lẽ thật. Con người phải thường xuyên suy ngẫm về phương diện lẽ thật này, phải trải nghiệm phương diện lẽ thật này. Đức Chúa Trời đã làm ba bước công tác, mà ở bước công tác nào cũng đều có không ít người phản đối, cũng giống như khi Đức Chúa Jêsus đến làm công tác cứu chuộc vậy, toàn bộ người Y-sơ-ra-ên đều đứng lên phản đối. Nhưng đến bây giờ, toàn bộ nhân loại có mấy trăm triệu người đều đã thừa nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế, người tin Đức Chúa Jêsus rải rác khắp nơi trên thế giới. Đức Chúa Jêsus đã cứu chuộc toàn bộ nhân loại, đây là sự thật. Bất luận người ở quốc gia nào muốn phủ nhận sự cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus thì cũng vô ích. Bất luận nhân loại bại hoại đánh giá công tác của Đức Chúa Trời như thế nào thì công tác và lẽ thật mà Ngài bày tỏ mãi mãi đều đúng, đều chính xác. Bất luận toàn nhân loại có bao nhiêu người đứng lên phản đối Đức Chúa Trời thì cũng vô ích. Những gì Đức Chúa Trời làm đều đúng đắn và không có chút sai lầm nào. Vì nhân loại bại hoại không có lẽ thật, không hề nhìn thấu được ý nghĩa và thực chất công tác của Đức Chúa Trời, vì vậy những lời họ nói đều không phù hợp với lẽ thật. Cho dù có quy nạp tất cả mọi lý luận của toàn nhân loại thì cũng không phải là lẽ thật, cũng không chống lại được một câu của lời Đức Chúa Trời hay một câu lẽ thật. Đây là sự thật, con người không hiểu thì phải trải nghiệm từ từ. Tiền đề cho việc trải nghiệm là gì? Trước tiên ngươi phải thừa nhận và tiếp nhận rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, sau đó thực hành và trải nghiệm, và từ lúc nào không hay, ngươi sẽ phát hiện lời Ngài chính là lẽ thật, không sai chút nào. Khi đó ngươi sẽ bắt đầu yêu quý lời Đức Chúa Trời và sẽ chú trọng việc mưu cầu lẽ thật. Ngươi sẽ có thể tiếp nhận lẽ thật vào trong lòng mình và làm sự sống của mình.

Ngày 10 tháng 9 năm 2018

Trước: Chỉ có tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật thì mới có thể làm tròn bổn phận của mình

Tiếp theo: Muốn làm tròn bổn phận đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời Hằng Ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con Và Hát Những Bài Ca Mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi Đã Quay Về Với Đức Chúa Trời Toàn Năng Như Thế Nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger