Chức trách của lãnh đạo và người làm công (5)
Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta đã thông công về mục năm trong trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Trong quá trình thông công về mục năm, chúng ta đã mổ xẻ một số biểu hiện và hành động của lãnh đạo giả, và chúng ta đã thông công xong về mục này. Bây giờ, chúng ta sẽ thông công về các mục sáu và bảy trong trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Nội dung cụ thể của hai mục này là gì? (Thưa, Mục 6. Đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài đạt tiêu chuẩn, để cho hễ là người mưu cầu lẽ thật thì đều có thể có cơ hội được rèn luyện và bước vào thực tế lẽ thật nhanh nhất có thể. Mục 7. Dựa vào nhân tính và sở trường của những loại người khác nhau mà phân bổ và dùng họ, đạt đến việc dùng người một cách tốt nhất.) Vậy thì chúng ta hãy cùng mổ xẻ về các hành động và biểu hiện khác nhau của lãnh đạo giả trong hai mục này. Hai mục này thuộc cùng một phân mục, liên quan đến việc đề bạt, bồi dưỡng và sử dụng các loại người của hội thánh. Đầu tiên, chúng ta sẽ thông công về các nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời trong việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài đạt tiêu chuẩn. Như thế, chẳng phải về cơ bản, các ngươi sẽ có thể hiểu được một số nguyên tắc mà lãnh đạo và người làm công nên tuân thủ khi làm công tác này sao? Các ngươi có thể nghĩ: “Là lãnh đạo và người làm công, chúng con thường xuyên tiếp xúc với những việc này, với công tác này, chúng con đã quen thuộc và có chút kinh nghiệm rồi, nên dù Ngài không phán thêm, thì chúng con vẫn nắm rõ, Ngài không cần thông công cụ thể nữa đâu”. Vậy là không cần thông công sao? (Thưa, chúng con cần được Ngài thông công. Chúng con vẫn chưa nắm được các nguyên tắc trong khía cạnh này, và có những nhân tài mà chúng con vẫn chưa biết cách phân định.) Hầu hết các lãnh đạo và người làm công vẫn còn rất mơ hồ về cách làm công tác này, và đang trong quá trình dò dẫm, không nắm được các nguyên tắc chính xác, cho nên chúng ta vẫn cần thông công về chi tiết.
Mục 6. Đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài đạt tiêu chuẩn, để cho hễ là người mưu cầu lẽ thật thì đều có thể có cơ hội được rèn luyện và bước vào thực tế lẽ thật nhanh nhất có thể.
Ý nghĩa của việc nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài
Tại sao nhà Đức Chúa Trời lại đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài? Đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài có phải là để tham gia vào khoa học, giáo dục và văn học không? Dân được chọn của Đức Chúa Trời hẳn đều biết rõ rằng khi nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài, thì không phải là để chế tạo một loại sản phẩm công nghệ cao nào đó và tạo nên kỳ tích, hay tiến hành nghiên cứu lịch sử phát triển nhân loại, càng không phải là để hoạch định gì cả cho tương lai nhân loại. Vậy thì tại sao nhà Đức Chúa Trời lại đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài? Các ngươi có hiểu điều này hay không? (Thưa, để rao truyền phúc âm của vương quốc.) Để rao truyền phúc âm của vương quốc – đây là một lý do. Còn gì nữa? (Thưa, để cho hễ là người mưu cầu lẽ thật thì đều có thể có cơ hội được rèn luyện.) Đúng vậy, câu trả lời này khá hợp lý và trúng ý. Đó là để cho nhiều người hơn nữa mưu cầu lẽ thật có thể có cơ hội được rèn luyện và bước vào thực tế lẽ thật nhanh nhất có thể. Cả hai câu trả lời các ngươi vừa đưa ra đều đúng và chuẩn. Việc nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài, một mặt liên quan đến việc rao truyền phúc âm của vương quốc, đến công tác của Đức Chúa Trời; mặt khác, liên quan đến việc mưu cầu và bước vào của cá nhân. Đây là hai khía cạnh bao trùm. Nói cụ thể thì ý nghĩa của việc nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài là gì? Cụ thì những người được đề bạt và bồi dưỡng này làm những công tác nào trong hội thánh? Khi nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng một người để làm trưởng nhóm, người phụ trách, lãnh đạo hoặc người làm công, thì có phải họ đang được đưa lên làm quan không? (Thưa, không.) Nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng nhân sự để họ có thể phụ trách các dự án hoặc công việc cụ thể trong các hạng mục công tác khác nhau của hội thánh, chẳng hạn như công tác phúc âm, công tác biên soạn, công tác điện ảnh truyền hình, công tác chăm tưới, cũng như một số công tác sự vụ, v.v. Vậy thì họ thực hiện những công việc cụ thể này bằng cách nào? Bằng cách đảm nhiệm các hạng mục công tác khác nhau của hội thánh phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời, các nguyên tắc lẽ thật của lời Đức Chúa Trời và sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời, qua đó thực hiện bổn phận của họ theo yêu cầu của Đức Chúa Trời và làm việc phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Nhìn vào thực tế những người này đang được đề bạt và bồi dưỡng để đảm nhiệm công tác, thì cái cho phép họ làm tốt công việc không phải là có một chức danh hay địa vị quan chức. Thay vào đó, họ phải có tố chất nhất định để gánh vác một công việc cụ thể, tức là gánh vác những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ, hay nói cách khác là một bổn phận và nghĩa vụ chứa đựng trách nhiệm. Đây chính là ý nghĩa và định nghĩa cụ thể của việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài được đề cập trong mục sáu, trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Cho nên, khi đề bạt và bồi dưỡng nhân sự, mục đích của nhà Đức Chúa Trời là để bồi dưỡng các loại nhân tài để làm tốt các hạng mục công tác hội thánh khác nhau theo yêu cầu của Đức Chúa Trời và sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời; để cho phép những người này gánh vác các nhiệm vụ cụ thể khác nhau của hội thánh. Đồng thời, nhà Đức Chúa Trời bồi dưỡng và huấn luyện những người này để họ học được cách suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc, dẫn dắt họ thực hành lẽ thật, sống theo lời Đức Chúa Trời, và bước vào thực tế lẽ thật, cho phép họ có những trải nghiệm và chứng ngôn thực sự, sau đó họ có thể dẫn dắt, chăm tưới và cung dưỡng cho người khác, làm tốt các hạng mục công tác khác nhau của hội thánh, đồng thời cho phép dân được chọn của Đức Chúa Trời thuận phục Đức Chúa Trời, chứng thực cho Đức Chúa Trời và làm hết bổn phận rao truyền phúc âm. Phương pháp thực hành cho việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài, là một mặt dẫn dắt mọi người thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, đi đến chỗ biết mình, loại bỏ những tâm tính bại hoại của mình, và bước vào thực tế lẽ thật; mặt khác là để cho các lãnh đạo và người làm công sử dụng trải nghiệm thực tế của chính họ về sự trung thành và thuận phục để dẫn dắt và bồi dưỡng mọi người làm hết bổn phận của mình, mang chứng ngôn vang dội cho Đức Chúa Trời. Đây là hai con đường thực hành chính cho việc bồi dưỡng các loại nhân tài. Đây là những công tác cụ thể liên quan đến việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài, cũng như là ý nghĩa thực sự của việc đề bạt và bồi dưỡng họ.
Tiêu chí yêu cầu đối với các loại nhân tài được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng
I. Tiêu chí yêu cầu đối với lãnh đạo, người làm công và người phụ trách các hạng mục công tác khác nhau
“Các loại nhân tài được hội thánh đề bạt và bồi dưỡng” nói đến những ai? Bao gồm những phạm vi nào? Đầu tiên là loại người có thể làm người phụ trách các hạng mục công tác khác nhau. Tiêu chuẩn yêu cầu đối với người phụ trách các hạng mục công tác khác nhau là gì? Có ba tiêu chuẩn chính. Thứ nhất, họ phải có khả năng lĩnh hội lẽ thật. Chỉ những người có thể lĩnh hội lẽ thật một cách thuần khiết, không lệch lạc, và rút ra những suy luận, mới là người có tố chất tốt. Người có tố chất tốt ít nhất phải có hiểu biết thuộc linh và có khả năng ăn uống lời Đức Chúa Trời độc lập. Trong quá trình ăn uống lời Đức Chúa Trời, họ phải có thể độc lập đón nhận sự phán xét, hình phạt và tỉa sửa của lời Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những quan niệm và tưởng tượng của chính mình, sự pha tạp ý mình, cũng như những tâm tính bại hoại của mình – nếu họ đạt đến tiêu chuẩn này, thì có nghĩa là họ biết cách trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, và đây là một biểu hiện của tố chất tốt. Thứ hai, họ phải mang gánh trọng trách đối với công tác của hội thánh. Những người thực sự mang gánh trọng trách không chỉ có lòng nhiệt thành, mà còn có trải nghiệm sự sống thực sự, hiểu được một số lẽ thật và có thể nhìn thấu một số vấn đề. Họ thấy rằng trong công tác của hội thánh và dân được chọn của Đức Chúa Trời, có nhiều khó khăn và vấn đề cần giải quyết. Họ trực tiếp thấy điều này và lo lắng trong lòng – đây chính là mang gánh trọng trách đối với công tác của hội thánh. Nếu người ta chỉ có tố chất tốt và khả năng lĩnh hội lẽ thật, nhưng lại lười biếng, tham hưởng an nhàn xác thịt, không sẵn lòng làm công việc thực tế, và chỉ làm chút công việc khi Bề trên giao cho thời hạn hoàn thành, khi không làm không được, thì đây chính là người không mang gánh trọng trách. Người không mang gánh trọng trách là người không mưu cầu lẽ thật, là người không có tinh thần chính nghĩa, và là kẻ vô tích sự suốt ngày ăn no phè phỡn mà không suy nghĩ nghiêm túc về chuyện gì cả. Thứ ba, họ phải có năng lực làm việc. “Năng lực làm việc” nghĩa là gì? Nói đơn giản có nghĩa là họ không những có thể phân công công việc và đưa ra chỉ dẫn cho mọi người, mà còn có thể xác định và giải quyết vấn đề – đây chính là có năng lực làm việc. Ngoài ra, họ cũng cần có kỹ năng tổ chức. Người có kỹ năng tổ chức rất giỏi liên kết mọi người, tổ chức và sắp xếp công việc, cũng như giải quyết vấn đề; và khi sắp xếp công việc và giải quyết vấn đề, họ có thể khiến người ta tâm phục khẩu phục và vâng phục họ – đây chính là có kỹ năng tổ chức. Những người thực sự có năng lực làm việc có thể thực hiện các công việc cụ thể do nhà Đức Chúa Trời sắp xếp, có thể làm vậy một cách mau lẹ, quyết đoán, mà không hề cẩu thả, hơn nữa còn có thể làm tốt nhiều công việc khác nhau. Đây là ba tiêu chuẩn của nhà Đức Chúa Trời đối với việc bồi dưỡng lãnh đạo và người làm công. Ai đáp ứng ba tiêu chuẩn này thì sẽ là nhân tài hiếm có, nên được đề bạt, bồi dưỡng và huấn luyện lập tức, và sau khi thực hành một thời gian, họ sẽ có thể đảm nhiệm công tác. Phàm là người có tố chất, mang gánh trọng trách và có năng lực làm việc thì không cần người ta phải luôn lo lắng, giám sát và thúc giục họ trong công việc. Họ chủ động, biết nên làm công việc gì vào lúc nào, những công việc nào cần thanh tra, giám sát, và những công việc nào cần kiểm tra, theo dõi sát sao. Những điều này họ ý thức rất rõ. Dạng người này tương đối đáng tin cậy và chắc chắn trong công việc, sẽ không có vấn đề lớn nào xảy ra. Cho dù có vấn đề xảy ra thì cũng chỉ là vấn đề nhỏ, không ảnh hưởng đến đại cục, và Đức Chúa Trời không cần phải lo lắng về công tác mà những người này làm. Chỉ những ai có thể thực sự đứng vững trên đôi chân của chính mình trong công việc mới thực sự có năng lực làm việc. Những người không thể đứng vững trên đôi chân của chính mình và luôn cần người khác phải lo lắng, để mắt và giám sát, thậm chí cầm tay chỉ việc cho họ, là loại người có tố chất cực kỳ kém. Kết quả công việc mà người có tố chất bình thường làm chắc chắn là bình thường, và những người này việc gì cũng cần người khác phải để mắt, giám sát, mới làm được. Ngược lại, người có tố chất tốt, sau khi được huấn luyện một thời gian, có thể đứng vững trên đôi chân của chính mình, và mỗi khi Bề trên đưa ra chỉ dẫn về nhiệm vụ cho họ cũng như thông công về một số nguyên tắc, họ đều có thể nắm được nguyên tắc, thi hành công việc theo đó, và về cơ bản đi đúng hướng mà không có sự lệch lạc hoặc sai sót quá lớn, đạt được kết quả mong đợi – đây chính là có năng lực làm việc. Chẳng hạn như nhà Đức Chúa Trời kêu gọi thanh lọc hội thánh, xác định và khai trừ kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ ác khỏi hội thánh, và loại người có năng lực làm việc, trong khi tiến hành nhiệm vụ này, về cơ bản không đi chệch hướng. Một khi kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện, ít nhất cũng phải mất nửa năm mới lộ ra và bị thanh trừ. Trong thời gian này, người có năng lực làm việc có thể nhận diện được họ, thông công về lẽ thật để mổ xẻ những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, giúp các anh chị em có được sự phân định về họ và không bị mê hoặc, qua đó cho phép các anh chị em cùng nhau đứng lên vạch trần và khai trừ kẻ địch lại Đấng Christ. Khi kẻ địch lại Đấng Christ hoặc kẻ ác xuất hiện trong phạm vi công tác của người có năng lực làm việc, thì về cơ bản, hầu hết các anh chị em sẽ không bị mê hoặc hoặc ảnh hưởng. Chỉ một số ít người hồ đồ và người có tố chất rất kém mới bị mê hoặc, đó là hiện tượng bình thường. Người có tố chất tốt và năng lực làm việc có thể đạt được những kết quả này trong công việc, và dạng người này có thực tế lẽ thật, là lãnh đạo và người làm công đạt tiêu chuẩn.
Trong các loại nhân tài mà Ta vừa đề cập, loại đầu tiên là những người có thể làm người phụ trách các hạng mục công tác khác nhau. Yêu cầu đầu tiên đối với họ là có khả năng và tố chất lĩnh hội lẽ thật. Đây là yêu cầu tối thiểu. Yêu cầu thứ hai là phải mang gánh trọng trách – điều này không thể thiếu. Có những người lĩnh hội lẽ thật nhanh hơn người thường, có hiểu biết thuộc linh, có tố chất tốt và năng lực làm việc, sau khi thực hành một thời gian, hoàn toàn có thể đứng vững trên đôi chân của chính mình. Nhưng ở những người này có một vấn đề nghiêm trọng – không mang gánh trọng trách. Họ thích ăn uống, chơi bời, đi đây đi đó. Những việc này họ rất hứng thú, nhưng nếu bảo họ làm công tác cụ thể nào đó mà đòi hỏi họ phải chịu khổ, trả giá và kiềm chế bản thân một chút, thì họ trở nên uể oải, kêu bị ốm hay đau gì đó, trong người chỗ nào cũng cảm thấy khó chịu. Họ vô độ và vô kỷ luật, tùy tiện, cứng đầu và phóng túng. Họ muốn ăn liền ăn, muốn ngủ liền ngủ, muốn chơi liền chơi, và khi có tâm trạng mới làm chút công việc. Công việc mà hơi khổ hoặc hơi mệt một chút, thì họ mất hứng thú và không muốn làm bổn phận nữa. Đây có phải là mang gánh trọng trách không? (Thưa, không.) Những người lười biếng và tham hưởng an nhàn xác thịt không phải là người nên đề bạt và bồi dưỡng. Lại có những người mà tố chất thừa đủ cho một công việc, nhưng tiếc thay, họ lại không mang gánh trọng trách, không thích gánh trách nhiệm, không thích phiền phức và không thích lo lắng. Họ không nhìn thấy công việc cần làm, và cho dù có thấy cũng chẳng muốn quản. Những người loại này có phải là ứng viên để đề bạt và bồi dưỡng không? Tuyệt đối không; để được đề bạt và bồi dưỡng, người ta phải mang gánh trọng trách. Mang gánh trọng trách cũng có thể được mô tả là có tinh thần trách nhiệm. Có tinh thần trách nhiệm liên quan nhiều hơn đến nhân tính; còn mang gánh trọng trách liên quan đến một trong những tiêu chuẩn mà nhà Đức Chúa Trời sử dụng để đánh giá nhân sự. Những người mang gánh trọng trách, đồng thời có thêm hai thứkhác – khả năng và tố chất lĩnh hội lẽ thật, và năng lực làm việc – là loại người có thể được đề bạt và bồi dưỡng, và loại người này có thể làm người phụ trách các hạng mục công tác khác nhau. Đây là các tiêu chuẩn yêu cầu đối với việc đề bạt và bồi dưỡng nhân sự để trở thành các loại người phụ trách khác nhau, và những người đáp ứng các tiêu chuẩn này là ứng viên để đề bạt và bồi dưỡng.
II. Tiêu chí yêu cầu đối với nhân tài có tài năng hoặc ân tứ đặc biệt trong các loại nghiệp vụ
Bên cạnh loại người có thể làm người phụ trách các hạng mục công tác khác nhau, còn có một loại người có thể được đề bạt và bồi dưỡng, đó là những người có tài năng hoặc ân tứ đặc biệt, hoặc đã thành thạo chút kỹ năng nghiệp vụ. Tiêu chuẩn mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu đối với việc bồi dưỡng những người như thế này thành trưởng nhóm là gì? Đầu tiên là nhìn vào nhân tính của họ – chỉ cần họ tương đối yêu những điều tích cực và không phải là kẻ ác, là được. Một số người có thể hỏi: “Tại sao không yêu cầu họ phải là người mưu cầu lẽ thật?”. Bởi vì trưởng nhóm không phải là lãnh đạo hội thánh hay người làm công, cũng không phải là người chăm tưới, yêu cầu họ phải đáp ứng tiêu chuẩn mưu cầu lẽ thật sẽ là đòi hỏi quá cao, và đa số họ không đạt được. Điều này không bắt buộc đối với những người thực hiện công tác sự vụ hoặc các hạng mục công tác nghiệp vụ cụ thể; nếu bắt buộc thì chỉ một số ít người đủ điều kiện, nên phải hạ tiêu chuẩn xuống. Chỉ cần người ta hiểu nghiệp vụ của mình và có khả năng gánh vác công việc, không hành ác hoặc gây nhiễu loạn là được. Đối với những người có chuyên môn trong một số kỹ năng, nghiệp vụ, và có chút sở trường này, nếu họ sẽ thực hiện một công tác đòi hỏi chút quen thuộc với kỹ năng và liên quan đến nghiệp vụ của họ trong nhà Đức Chúa Trời, thì chỉ cần họ tương đối thật thà và ngay thẳng về mặt nhân cách, không ác, không lĩnh hội lệch lạc, có thể chịu khổ và sẵn lòng trả giá, là được. Vậy thì tiêu chuẩn đầu tiên để bồi dưỡng dạng người này thành trưởng nhóm là họ phải tương đối yêu những điều tích cực, và ngoài ra phải có thể chịu khổ, trả giá. Còn gì nữa? (Thưa, họ phải có nhân cách ngay thẳng, không ác và không lĩnh hội lệch lạc.) Nhân cách của họ phải tương đối ngay thẳng, họ không được là kẻ ác, và họ không được lĩnh hội lệch lạc. Một số người có thể hỏi: “Vậy thì có thể xem khả năng lĩnh hội lẽ thật của họ là cao được không? Sau khi nghe lẽ thật, họ có thể ngộ ra thực tế lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật được không?”. Không cần yêu cầu tất cả những điều này; chỉ cần dạng người này không lĩnh hội lệch lạc là được. Khi người không lĩnh hội lệch lạc làm công tác, một trong những lợi ích là họ ít có khả năng gây gián đoạn hay làm gì lố bịch. Chẳng hạn như nhà Đức Chúa Trời đã thông công nhiều lần về các nguyên tắc chọn màu sắc trang phục của diễn viên, phải trang nghiêm, đứng đắn, và nhiều màu sắc thay vì đơn điệu. Thế nhưng, vẫn có những người đơn giản là nói họ không hiểu được, nghe không hiểu và không có khả năng lĩnh hội, không thể xác định được các nguyên tắc trong những yêu cầu này của nhà Đức Chúa Trời, cuối cùng chọn trang phục toàn là màu xám – đây chẳng phải là lĩnh hội lệch lạc sao? (Thưa, phải.) Đây chính là lĩnh hội lệch lạc. Thế tương đối yêu những điều tích cực chủ yếu nghĩa là gì? (Thưa, có thể đón nhận lẽ thật.) Đúng vậy. Nó có nghĩa là có thể đón nhận những lời và những điều hợp lẽ thật, có thể đón nhận cũng như thuận phục lời Đức Chúa Trời và tất cả mọi khía cạnh lẽ thật. Cho dù dạng người này có thể đưa những điều này vào thực hành hay không, thì ít nhất trong thâm tâm, họ cũng không được là người chống đối hoặc ghê tởm chúng. Dạng người này là người tốt, và theo ngôn ngữ thông tục, có thể nói rằng họ là người đứng đắn. Đặc điểm của người đứng đắn là gì? Họ cảm thấy ghê tởm, buồn nôn và ghét bỏ những việc ác mà người ngoại đạo thích làm, cũng như những trào lưu tà ác mà người ngoại đạo chạy theo. Chẳng hạn như những trào lưu ủng hộ các thế lực tà ác trong giới ngoại đạo, và nhiều phụ nữ mưu cầu việc cưới người giàu hoặc làm tình nhân. Đây chẳng phải là tà ác sao? Người yêu lẽ thật thấy những điều này vô cùng đáng ghê tởm, và có những người nói: “Ngay cả khi tôi không thể tìm được ai đó để kết hôn, ngay cả khi tôi chết vì nghèo đói, tôi cũng sẽ không bao giờ hành động như một trong những người đó”. Họ khinh bỉ và coi thường những người như vậy. Một đặc điểm của những người thích những điều tích cực là họ thấy các xu hướng tà ác là đáng khinh ghét và phẫn nộ, và khinh miệt những người bị lôi kéo bởi các xu hướng đó. Những người này tương đối đàng hoàng; khi đề cập đến việc tin Đức Chúa Trời và trở thành một người tốt, đi con đường đúng, kính sợ Đức Chúa Trời, lánh khỏi điều ác, lánh khỏi những xu hướng tà ác, và lánh khỏi mọi hành vi đồi bại của thế gian, thì tận sâu thẳm, họ cảm thấy rằng đây là điều tốt. Dù họ có thể đặt chân vào con đường này hay không, và bất kể khát vọng tin vào Đức Chúa Trời và đi đúng con đường của họ lớn đến mức nào, thì suy cho cùng, tận sâu thẳm, họ khao khát được sống trong sự sáng và khao khát ở một nơi mà sự công chính nắm quyền. Những người như vậy là người tử tế, và những người tử tế là kiểu người tương đối đam mê những điều tích cực. Những người được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và tu dưỡng ít nhất phải có phẩm chất con người này. Đây cũng là tiêu chuẩn yêu cầu đầu tiên đối với việc đề bạt loại nhân tài có kỹ năng và sở trường nghiệp vụ. Yêu cầu thứ hai sử dụng tiêu chuẩn rằng những người như vậy phải có khả năng chịu đựng gian khổ và trả giá. Có nghĩa là, khi nói đến những nguyên nhân hoặc công việc mà họ đam mê, họ có thể gạt bỏ những ham muốn của riêng mình sang một bên, gạt bỏ những thú vui xác thịt hay một lối sống thoải mái sang một bên, và thậm chí từ bỏ những triển vọng tương lai của riêng họ. Hơn nữa, một chút gian khổ hoặc việc cảm thấy hơi mệt mỏi không phải là vấn đề lớn đối với họ; miễn là họ đang làm điều gì đó có ý nghĩa và điều mà họ tin là đúng, thì họ vui lòng từ bỏ những thú vui và lợi ích thể chất – hoặc chí ít, có sự sẵn lòng hay nguyện vọng làm điều đó. Một số người nói: “Đôi khi người đó vẫn thèm muốn sự thoải mái của xác thịt: họ muốn ngủ nướng, hoặc ăn thức ăn ngon, đôi khi họ muốn ra ngoài đi lang thang hoặc đi thơ thẩn – nhưng hầu hết thời gian, họ có thể chịu đựng gian khổ và trả giá; chỉ là đôi khi tâm trạng của họ dẫn họ đến những suy nghĩ như vậy. Điều này có bị xem là một vấn đề không?” Không. Sẽ là quá nhiều khi đòi hỏi họ phải gác lại hoàn toàn những thú vui xác thịt, ngoại trừ những hoàn cảnh đặc biệt. Nói chung, khi ngươi giao cho những người đó một công việc để làm, cho dù đó có là công việc lớn hay không, và cho dù đó có phải là việc họ muốn làm hay không, miễn là ngươi giao phó cho họ, thì cho dù họ phải chịu đựng nỗi gian khổ lớn đến mức nào, họ phải trả cái giá thế nào, và cho dù công việc có khó khăn đến đâu, ngươi cũng không cần phải để mắt đến họ, vì họ đảm bảo sẽ làm nó đàng hoàng. Những người như vậy cũng có thể được coi là tử tế; khả năng chịu đựng gian khổ và trả giá là một biểu hiện khác của những người tử tế. Có thể chịu đựng gian khổ và phải trả giá nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chu toàn, cực kỳ tận tụy và chú tâm, sẵn lòng chịu bất kỳ khổ cực nào và trả bất kỳ cái giá nào để làm tốt mọi việc. Dạng người này, khi nói đến hoàn thành công việc thì giữ lời hứa và đáng tin cậy, không như những kẻ ham ăn biếng làm, thích nhàn hạ, lười lao động và hám lợi. Những kẻ đó phản bội lời hứa của mình, luôn nói lời giả dối để lừa gạt và dụ dỗ người khác, và không ngần ngại nói dối, thề gian để đạt được mục đích của mình – những kẻ này Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi. Đức Chúa Trời thích những người trung thực. Chỉ những người trung thực mới giữ lời và trung thành với bổn phận của mình, và chỉ những người có thể chịu khổ và trả giá để làm tròn sự ủy thác của Đức Chúa Trời mới có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Việc có thể chịu khổ và trả giá là đặc điểm và biểu hiện thứ hai phải có để được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng. Tiêu chuẩn thứ ba là không được lĩnh hội lệch lạc. Tức là sau khi nghe lời Đức Chúa Trời, ít nhất họ cũng phải biết những lời đó nói đến điều gì, họ có thể hiểu được những điều Đức Chúa Trời phán, và không có sự lệch lạc hay ngớ ngẩn trong sự lĩnh hội của họ. Chẳng hạn như nếu ngươi nói màu xanh lam, họ sẽ không hiểu sai thành màu đen; nếu ngươi nói màu xám, họ sẽ không hiểu sai thành màu tím. Đây là cái tối thiểu nhất. Cho dù đôi lúc sự lĩnh hội của họ có lệch lạc đi nữa, thì khi người khác chỉ ra, họ cũng có thể đón nhận, và nếu họ thấy ai khác có sự lĩnh hội thuần khiết hơn mình, thì họ có thể sẵn sàng đón nhận – loại người này có sự lĩnh hội thuần khiết. Thứ tư, họ không được là kẻ ác. Điều này dễ hiểu không? Không được là kẻ ác có nghĩa là ít nhất cũng phải làm được một điều, đó là sau khi không đạt được những điều nhà Đức Chúa Trời yêu cầu hoặc vi phạm nguyên tắc và làm sai, thì khi bị tỉa sửa, dạng người này phải có thể đón nhận và thuận phục, mà không chống đối và không gieo rắc sự tiêu cực hay quan niệm. Thêm nữa, dù ở trong tập thể nào, họ cũng có thể hòa hợp với hầu hết mọi người và sống chan hòa. Cho dù ai đó có nói gì khó nghe làm tổn thương họ, thì họ cũng có thể nhẫn nhịn, không so đo; nếu bị ai ức hiếp, họ cũng không lấy oán báo oán, mà thay vào đó vận dụng những phương cách khôn ngoan để giữ khoảng cách và tránh xa người đó. Mặc dù dạng người này chưa phải là người trung thực, nhưng ít nhất họ cũng khá thật thà và không hành ác, nếu ai đắc tội với họ thì họ không trả thù hoặc hành hạ, cũng không chèn ép người ta. Hơn nữa, dạng người này không cố gắng thiết lập vương quốc độc lập của riêng mình, không hành động chống lại nhà Đức Chúa Trời, không gieo rắc quan niệm về Đức Chúa Trời, không cố phán xét Ngài, hay làm gì gây gián đoạn, hoặc gây ra nhiễu loạn. Bốn điểm trên là các tiêu chí cơ bản để đề bạt và bồi dưỡng nhân tài có chút sở trường và hiểu chút kỹ năng nghiệp vụ. Chỉ cần họ đáp ứng được bốn tiêu chí này thì về cơ bản có thể gánh vác một số bổn phận nhất định và thực hiện tốt một số công việc nhất định.
Một số người có thể hỏi: “Làm sao tiêu chí mà nhân tài phải đáp ứng để được đề bạt và bồi dưỡng lại không bao gồm việc hiểu lẽ thật, có thực tế lẽ thật, có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác? Làm sao lại không bao gồm việc có thể biết Đức Chúa Trời, có thể thuận phục Đức Chúa Trời, có thể trung thành với Đức Chúa Trời, và là một con người thọ tạo đủ tiêu chuẩn? Có phải những điều này bị bỏ sót không?”. Nói Ta nghe, nếu người ta hiểu lẽ thật và đã bước vào thực tế lẽ thật, có thể thuận phục Đức Chúa Trời, trung thành với Đức Chúa Trời và có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, hơn nữa, họ biết Đức Chúa Trời, sẽ không chống đối Ngài và là một con người thọ tạo đủ tiêu chuẩn, thì còn cần bồi dưỡng họ nữa không? Nếu họ thực sự đã đạt được hết thảy những điều này, thì chẳng phải kết quả bồi dưỡng đã đạt được rồi sao? (Thưa, phải.) Vì thế, yêu cầu để nhân tài được đề bạt và bồi dưỡng không bao gồm những tiêu chí này. Bởi vì các ứng viên để đề bạt và bồi dưỡng là từ trong nhân loại không hiểu lẽ thật và chứa đầy những tâm tính bại hoại, cho nên những ứng viên đang được đề bạt và bồi dưỡng này không thể nào đã có thực tế lẽ thật rồi, hoặc đã hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời rồi, càng không thể nào đã tuyệt đối trung thành với Đức Chúa Trời rồi, đương nhiên càng không thể nào biết Đức Chúa Trời và có lòng kính sợ Đức Chúa Trời được. Tiêu chí mà các loại nhân tài phải đáp ứng trên hết để được đề bạt và bồi dưỡng là các tiêu chí mà chúng ta vừa đề cập – đây là những tiêu chí thực tế và cụ thể nhất. Có những lãnh đạo giả nói: “Ở đây, chúng tôi không có nhân tài nào mà có thể đề bạt và bồi dưỡng cả. Người này nọ không hiểu lẽ thật, người này nọ hành sự không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, người này nọ không thể đón nhận sự tỉa sửa, người này nọ không có lòng trung thành”, v.v., lấy ra một mớ khiếm khuyết. Khi nói những điều này, ngụ ý của các lãnh đạo giả này là gì? Như thể những người đó không thể được đề bạt và bồi dưỡng bởi vì họ không hiểu lẽ thật, chưa trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và chưa có thực tế lẽ thật, v.v., trong khi bản thân lãnh đạo này đã có thể trở thành lãnh đạo bởi vì họ có chút trải nghiệm thực tế và có thực tế lẽ thật rồi. Ý của những lãnh đạo giả này chẳng phải vậy sao? Trong mắt họ, không ai tốt bằng họ, không ai ngoài họ phù hợp để làm lãnh đạo. Đây chính là tâm tính kiêu ngạo của lãnh đạo giả; khi nói đến việc đề bạt và bồi dưỡng nhân sự bởi nhà Đức Chúa Trời, họ đầy những quan niệm và tưởng tượng.
III. Tiêu chí yêu cầu đối với nhân sự công tác sự vụ
Ta vừa đề cập đến hai loại người mà nhà Đức Chúa Trời chú trọng bồi dưỡng. Một loại là những người có thể làm lãnh đạo và người làm công, và một loại là những người có thể đảm nhiệm các công việc nghiệp vụ khác nhau. Còn có một loại người nữa. Không thể nói rằng họ có sở trường hay kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt nào; công tác của họ không liên quan đến bất kỳ công nghệ tiên tiến nào, tức là những người này làm một số công tác sự vụ trong hội thánh, họ xử lý một số việc bên ngoài các công tác trọng yếu của hội thánh. Họ là loại người thực hiện công tác sự vụ. Yêu cầu chính của nhà Đức Chúa Trời đối với dạng người này là gì? Yêu cầu quan trọng nhất là họ phải có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, không giúp người ngoài trên tổn hại của nhà Đức Chúa Trời nhà, và không bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời để lấy lòng Sa-tan. Vậy thôi. Cho dù họ có phải là nhân tài giao tế, tinh hoa của xã hội hay nhân tài đặc biệt hay không, thì họ cũng phải có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời khi xử lý sự vụ bên ngoài cho nhà Đức Chúa Trời. Lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bao gồm những gì? Tiền bạc, vật chất, thanh danh của nhà Đức Chúa Trời và hội thánh, cũng như sự an toàn của các anh chị em – mỗi khía cạnh này đều rất quan trọng. Ai có khả năng bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời đều có nhân tính bình thường, đủ ngay thẳng, và là người sẵn lòng thực hành lẽ thật. Một số người không có sự phân định và nói: “Có người nhân tính tà ác nhưng lại có thể bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời”. Có thể nào như vậy được không? (Thưa, không thể.) Làm sao kẻ ác lại có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời được? Họ chỉ có thể bảo vệ lợi ích của chính mình mà thôi. Vì thế, nếu ai đó thực sự có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thì chắc chắn họ có nhân cách và nhân tính tốt; điều này không thể sai được. Nếu ai đó giúp người ngoài trên tổn hại của nhà Đức Chúa Trời khi hành sự cho nhà Đức Chúa Trời, phản bội lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và không chỉ gây ra những thiệt hại kinh tế và vật chất to lớn cho nhà Đức Chúa Trời, mà còn gây tổn hại rất nhiều đến thanh danh của nhà Đức Chúa Trời và hội thánh, thì họ có phải là người tốt không? Dạng người này chắc chắn không phải là loại tốt đẹp rồi. Họ không quan tâm thiệt hại về vật chất và tài chính mà nhà Đức Chúa Trời phải gánh chịu lớn đến đâu; cái quan trọng nhất đối với họ là làm lợi cho bản thân và lấy lòng người ngoại đạo; họ chẳng những tặng quà cho người ngoại đạo, mà thậm chí khi thương lượng còn luôn nhượng bộ người ngoại đạo – họ không nghĩ đến việc đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Đã thế, họ còn nói dối nhà Đức Chúa Trời, nói họ đã hoàn thành công việc như thế nào, bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời ra sao – khi trên thực tế, công tác của hội thánh đã chịu thiệt hại rồi, và nhà Đức Chúa Trời đã bị người ngoại đạo lợi dụng rất nhiều. Khi xử lý việc bên ngoài, nếu người ta có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời trong mọi mặt, thì người này có phải là người tốt không? (Thưa, phải.) Vậy nếu dạng người này không thể làm được công tác nào khác trong nhà Đức Chúa Trời, chỉ phù hợp với loại công tác sự vụ này, thì nhà Đức Chúa Trời có nên đề bạt họ không? (Thưa, có.) Ngoài việc có năng lực làm việc, và có thể thực hiện công việc theo các nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, họ còn có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, nên họ đủ tiêu chuẩn, và dạng người này nên đề bạt. Ngược lại, những kẻ luôn gây tổn hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, luôn tạo rủi ro tiềm ẩn cho sự an toàn của các anh chị em, và luôn gây ra những ảnh hưởng, hậu quả tiêu cực cho thanh danh của nhà Đức Chúa Trời và hội thánh – thì không được đề bạt và bồi dưỡng dạng người này; nếu đã đề bạt và bồi dưỡng, thì phải nhanh chóng cách chức họ. Lại có những người, trong khi làm công việc luôn gặp rắc rối, chẳng hạn như bị tai nạn khi lái xe, làm rối tinh rối mù những việc họ xử lý, hoặc gây mâu thuẫn khiến người ta liên tục phàn nàn, có sai sót không biết cách khắc phục. Dạng người này là nhược trí, cũng như là sao tai họa, đồ bỏ đi. Nếu loại người này trở thành trưởng nhóm, người phụ trách, lãnh đạo hoặc người làm công, thì không những phải nhanh chóng cách chức họ, mà còn phải thanh trừ họ khỏi hội thánh. Đó là bởi vì dạng người này là tai tinh, là sao tai họa. Chỉ cần một, hai người như thế này tồn tại trong hội thánh, thì không thể có an bình trong hội thánh. Dạng người này dường như có tà linh bên trong hoặc bệnh dịch. Ai tiếp xúc với họ sẽ gặp bất hạnh, nên phải lập tức nhổ tận gốc dạng người này. Những người này ngay cả tướng mạo cũng đều không tốt, đầy quỷ tướng, gian tướng, xấu xí không chịu nổi, ai tiếp xúc với họ cũng đều cảm thấy như sắp có chuyện xấu xảy ra. Những người dạng này phải cách chức và thanh trừ, chỉ khi đó hội thánh mới bình an vô sự được. Việc đề bạt và bồi dưỡng các loại người khác nhau trong hội thánh đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc và thực hiện phân định, để làm việc theo nguyên tắc. Trong các loại người khác nhau được đề bạt và bồi dưỡng, có những người làm lãnh đạo và người làm công, có những người phụ trách các nghiệp vụ khác nhau trong hội thánh, lại có những người xử lý sự vụ cho hội thánh. Các tiêu chí khác nhau mà một số loại nhân tài này phải đáp ứng cũng đã được thông công rõ ràng. Khi các ngươi nắm rõ các nguyên tắc về cách bầu chọn lãnh đạo và người làm công, cũng như cách đề bạt và bồi dưỡng nhân sự, thì mọi công tác của hội thánh sẽ đi đúng hướng.
Một số người có thể hỏi: “Tại sao lại gọi những người được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng này là nhân tài?”. Nhân tài mà chúng ta nói đến chỉ những ứng viên có thể được đề bạt và bồi dưỡng. Có các yêu cầu khác nhau cho những người làm các bổn phận khác nhau, bởi vì họ đang trong quá trình được đề bạt và bồi dưỡng, nên những người gọi là nhân tài này có thể đáp ứng không tệ các tiêu chí đó mà chúng ta vừa đề cập. Sẽ không thực tế khi mong đợi những người này phải có thực tế lẽ thật rồi, phải thuận phục và trung thành với Đức Chúa Trời rồi, và phải kính sợ Đức Chúa Trời rồi. Như vậy, nhân tài mà chúng ta nói đến chỉ là những người có một số phẩm chất và nhân cách mà người có nhân tính bình thường nên có, đồng thời có tố chất lĩnh hội lẽ thật – như thế, họ được coi là đủ tiêu chuẩn. Nó không có nghĩa là họ đã hiểu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật rồi, cũng không có nghĩa là họ đã đạt đến sự thuận phục Đức Chúa Trời hoàn toàn sau khi đón nhận sự phán xét và hình phạt của Ngài, cùng những điều như vậy. Đương nhiên, thuật ngữ “nhân tài” không nói đến những người đã vào đại học hoặc đang theo học tiến sĩ, những người có nền tảng gia đình bề thế hoặc địa vị xã hội cao, hay những người có khả năng hoặc ân tứ đặc biệt – không nói đến những người này. Vì họ có thể được đề bạt và bồi dưỡng, nên có những người sẽ làm một công tác nghiệp vụ mà họ có thể chưa từng làm hoặc học về nó, nhưng chỉ cần họ đáp ứng một số tiêu chí đề bạt và bồi dưỡng đó, và sẵn lòng học hỏi, có khả năng học hỏi một nghiệp vụ cụ thể, thì có thể được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng. Ta nói vậy ý là gì? Ý Ta không phải là chỉ khi người ta bẩm sinh xuất sắc trong một nghiệp vụ cụ thể mới có thể được đề bạt và bồi dưỡng. Mà là nếu họ có khuynh hướng học hỏi và có những điều kiện, hoặc ngay cả khi họ chỉ có một chút hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ này, thì họ có thể được đề bạt và bồi dưỡng – đây là nguyên tắc. Mối thông công của chúng ta về các tiêu chí phải đáp ứng bởi các loại nhân tài mà nhà Đức Chúa Trời muốn đề bạt và bồi dưỡng kết thúc ở đây.
Mục đích đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài của nhà Đức Chúa Trời
Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về việc tại sao nhà Đức Chúa Trời lại đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài. Có những người không hiểu lắm và nghĩ: “Chẳng phải nhà Đức Chúa Trời cứ đề bạt và sử dụng thẳng các loại nhân tài là được sao? Tại sao lại cần phải bồi dưỡng và rèn luyện họ trong một thời gian?”. Các ngươi có hiểu điều này không? Đầu tiên, hãy cùng nói về loại người trở thành lãnh đạo và người làm công. Tại sao nhà Đức Chúa Trời lại đề bạt và bồi dưỡng những người có khả năng lĩnh hội, mang gánh trọng trách đối với hội thánh và có năng lực làm việc? Đó là bởi vì mặc dù họ đủ tiêu chuẩn về mặt tố chất và đáp ứng các tiêu chí, nhưng họ chưa có trải nghiệm thực tế và không hiểu lẽ thật, càng không biết cách thực hành lẽ thật và hành sự theo nguyên tắc. Họ phải được rèn luyện một thời gian và được hướng dẫn. Chỉ khi họ đã nắm vững các nguyên tắc làm bổn phận và có trải nghiệm thực tế mới có thể được sử dụng chính thức. Nếu họ giống như các anh chị em trong hội thánh, ăn uống lời Đức Chúa Trời, nghe giảng, sống đời sống hội thánh, tập làm bổn phận, và chỉ được đề bạt, bồi dưỡng một khi sự sống của họ đã trưởng thành, thì họ sẽ tiến bộ rất chậm. Trong trường hợp đó, phải mất bao nhiêu năm họ mới phù hợp để được Đức Chúa Trời sử dụng? Chẳng phải điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác của hội thánh sao? Cho nên, chỉ cần người ta có khả năng lĩnh hội lẽ thật, có năng lực làm việc và có tinh thần gánh trọng trách, thì nên đề bạt và bồi dưỡng họ, yêu cầu họ tập làm bổn phận lãnh đạo hoặc người làm công, và giao cho họ gánh một trọng trách. Một mặt, nó cho phép họ phát huy tối đa sở trường của mình. Mặt khác, khi họ gặp phải những tình huống đặc biệt thì cần phải thông công về lẽ thật với họ để tháo gỡ khó khăn cho họ. Đôi khi cũng phải tỉa sửa họ, và nếu cần cũng phải sửa dạy họ, cho họ trải qua nhiều sự thử luyện và tinh luyện, cũng như chịu nhiều thống khổ. Chỉ khi trải qua sự rèn luyện thực tế như thế, họ mới có thể có tiến bộ thực sự, từng bước hiểu lẽ thật và nắm vững các nguyên tắc, sau đó gánh vác công tác của lãnh đạo và người làm công nhanh nhất có thể. Bồi dưỡng và rèn luyện lãnh đạo và người làm công như vậy sẽ mang lại kết quả tốt hơn và nhanh hơn, có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và có lợi hơn cho lối vào sự sống của dân được chọn của Đức Chúa Trời, bởi vì lãnh đạo và người làm công có trải nghiệm thực tế có thể trực tiếp chăm tưới và cung dưỡng cho dân được chọn của Đức Chúa Trời. Khi nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng người để trở thành lãnh đạo, họ được trao một trọng trách lớn để rèn luyện họ, khiến họ trông cậy vào Đức Chúa Trời, khiến họ phấn đấu cho lẽ thật; chỉ khi đó vóc giạc của họ mới nhanh chóng phát triển. Trọng trách đặt lên họ càng lớn, họ càng bị áp lực nhiều hơn, và họ càng buộc phải tìm kiếm lẽ thật và cậy dựa vào Đức Chúa Trời. Cuối cùng, họ sẽ có thể làm công việc của mình một cách đúng đắn và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và như vậy sẽ đặt chân vào đúng hướng để được cứu rỗi và làm cho hoàn thiện – đó là hiệu quả đạt được khi nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng con người. Nếu không làm công việc cụ thể, họ sẽ không biết mình đang thiếu gì, họ sẽ không biết cách làm việc phù hợp với nguyên tắc, và sẽ không biết ý nghĩa của việc sở hữu thực tế của lẽ thật. Vì vậy, công việc cụ thể giúp họ phát hiện ra những thiếu sót của mình, giúp họ thấy được rằng, ngoài những ân tứ của mình, họ không có thực tế của lẽ thật, nó giúp họ cảm nhận được họ nghèo nàn và đáng thương hại như thế nào, nó khiến họ nhận ra rằng nếu họ không trông cậy vào Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, họ sẽ không có khả năng làm bất cứ công việc gì, khiến họ thấy rằng nếu họ không theo đuổi lẽ thật và những sự thay đổi trong tâm tính, họ sẽ không thể phù hợp để Đức Chúa Trời sử dụng – đó là tất cả những hiệu quả cần phải đạt được khi các lãnh đạo và người làm công được bồi dưỡng và đào tạo. Chỉ khi hiểu những khía cạnh này, người ta mới mưu cầu lẽ thật một cách thực tế, hành xử khiêm nhường, và đảm bảo không còn khoe mình khi làm công tác, luôn tán dương Đức Chúa Trời và chứng thực cho Đức Chúa Trời khi làm bổn phận, và từng bước bước vào thực tế lẽ thật. Khi được đề bạt và bồi dưỡng làm lãnh đạo, người ta có thể học cách phân định tình trạng của những người khác nhau, được rèn luyện tìm kiếm lẽ thật để tháo gỡ khó khăn của những người khác nhau, hỗ trợ và cung dưỡng cho các loại người khác nhau, và dẫn dắt mọi người bước vào thực tế lẽ thật. Đồng thời, họ cũng phải rèn luyện giải quyết các vấn đề và khó khăn khác nhau gặp phải trong công việc, và học cách phân biệt, xử lý các loại kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ ác và kẻ chẳng tin khác nhau, cũng như cách làm công tác thanh lọc hội thánh. Như vậy, so với những người khác, họ có thể trải nghiệm nhiều con người, sự việc và sự vật hơn, cùng nhiều hoàn cảnh do Đức Chúa Trời an bài hơn, ăn uống lời Đức Chúa Trời nhiều hơn, và bước vào thực tế lẽ thật nhiều hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội để họ rèn luyện chính mình, chẳng phải sao? Cơ hội rèn luyện càng nhiều, thì trải nghiệm của người ta càng phong phú, sự thấu hiểu của họ càng mở rộng, và họ sẽ phát triển càng nhanh. Nhưng nếu không làm công tác của lãnh đạo, người ta sẽ chỉ tiếp xúc và thể nghiệm cuộc sống cá nhân và trải nghiệm cá nhân, chỉ nhận ra những tâm tính bại hoại cá nhân và các loại tình trạng cá nhân – tất cả chỉ liên quan đến bản thân họ. Một khi trở thành lãnh đạo, họ tiếp xúc với nhiều con người, nhiều sự việc và nhiều hoàn cảnh hơn, thúc đẩy họ thường xuyên đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật. Những con người, sự việc và sự vật này hình thành một gánh trọng trách vô hình đối với họ, và tự nhiên cũng tạo ra những điều kiện rất thuận lợi để họ bước vào thực tế lẽ thật, đó là một điều tốt. Cho nên, người có tố chất, mang gánh trọng trách và có năng lực làm việc, nếu là tín hữu bình thường sẽ bước vào chậm, còn nếu là lãnh đạo hoặc người làm công sẽ bước vào nhanh hơn. Đối với con người, việc bước vào thực tế lẽ thật nhanh hay chậm là điều tốt? (Thưa, nhanh.) Do đó, đối với những người có tố chất, mang gánh trọng trách và có năng lực làm việc, dạng người này nhà Đức Chúa Trời phá lệ đề bạt, trừ khi họ không phải là người mưu cầu lẽ thật và không phấn đấu đạt được lẽ thật thì nhà Đức Chúa Trời không ép buộc họ. Chỉ cần người ta có nền tảng đức tin nơi Đức Chúa Trời, đáp ứng các tiêu chí làm lãnh đạo hoặc người làm công, sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và sẵn lòng để Đức Chúa Trời sử dụng, thì chắc chắn nhà Đức Chúa Trời sẽ đề bạt và bồi dưỡng họ, cho họ cơ hội được rèn luyện làm lãnh đạo hoặc người làm công, và cho phép họ học làm công tác của hội thánh, học phân định người, học xử lý đủ loại vấn đề trong hội thánh, và học thực hiện các công việc khác nhau theo sự sắp xếp công việc. Trong giai đoạn được rèn luyện, nếu người ta có thể đón nhận lẽ thật và đón nhận sự tỉa sửa, có thể thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các loại vấn đề, và học cách đối đãi đủ loại người, cũng như phân biệt và xử lý đủ loại người theo lời Đức Chúa Trời, thì họ có thể bắt đầu nắm được các nguyên tắc lẽ thật liên quan, đi đến chỗ hiểu lẽ thật và bước vào thực tế – đây là những điều mà tín hữu bình thường không thể trải nghiệm hay có được. Cho nên từ góc độ này, việc nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng ai đó là điều tốt hay điều xấu? Nó có lợi cho họ, hay là sự khổ cực áp đặt lên họ? Nó có lợi cho họ. Đương nhiên, có những người, khi mới được đề bạt, thì không biết nên làm những nhiệm vụ nào hoặc làm như thế nào, và hơi hoang mang. Đây là điều bình thường; nào có ai trời sinh việc gì cũng biết làm? Nếu ngươi việc gì cũng biết làm, thì chắc chắn ngươi sẽ là kẻ kiêu ngạo và tự đại nhất, không phục ai cả – trong trường hợp đó, liệu ngươi còn có thể đón nhận lẽ thật được nữa không? Nếu ngươi việc gì cũng biết làm, liệu ngươi còn nương cậy nơi Đức Chúa Trời và ngưỡng vọng Ngài nữa không? Liệu ngươi còn tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề sự bại hoại của chính mình nữa không? Chắc chắn là không. Ngược lại, ngươi sẽ kiêu ngạo, tự đại và đi con đường địch lại Đấng Christ, ngươi sẽ tranh giành quyền lực, địa vị, và không phục ai cả, ngươi sẽ mê hoặc và gài bẫy mọi người, làm gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh – trong trường hợp đó, liệu ngươi còn có thể được nhà Đức Chúa Trời sử dụng nữa không? Nếu ngươi biết rằng mình có nhiều khuyết điểm, thì ngươi nên học vâng phục và thuận phục, cũng như làm tốt các nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời; như vậy sẽ cho phép ngươi dần dần đạt đến mức độ có thể làm bổn phận đạt tiêu chuẩn. Nhưng hầu hết mọi người không làm được một điều đơn giản như vâng phục và thuận phục, nên đừng có trách cứ nhà Đức Chúa Trời vì không đề bạt và bồi dưỡng họ, bởi vì họ không có khả năng vâng phục. Nếu ngay cả việc vâng phục cũng là quá sức với ngươi, liệu nhà Đức Chúa Trời có dám đề bạt và bồi dưỡng ngươi không? (Thưa, không.) Tại sao không? Sử dụng ngươi quá rủi ro, quá phiền toái và quá nhiều lo lắng! Bởi vì nhỡ nhà Đức Chúa Trời sử dụng ngươi, ngươi có thể kiểm soát mọi người và dẫn họ đi con đường tà ác – đó là lý do tại sao nó quá rủi ro. Nếu được sử dụng, ngươi có thể làm xằng làm bậy, khiến công tác rơi vào hỗn loạn hết cả, và nhà Đức Chúa Trời sẽ phải cách chức ngươi, dọn dẹp hết thảy mớ hỗn độn cho ngươi – đó là lý do tại sao nó quá phiền toái. Và nếu được sử dụng, ngươi sẽ không biết cách làm bất kỳ công tác nào, và ngươi sẽ không hề có hiệu quả về mặt công việc; trong mọi công việc ngươi làm, Bề trên đều phải thúc giục, giám sát và theo dõi ngươi, việc gì cũng phải can thiệp – vậy thì tại sao nên sử dụng ngươi? Ngươi quá đáng lo ngại! Dạng người này tuyệt đối không thể sử dụng. Cho dù có bồi dưỡng họ cũng vô ích, thậm chí còn gây ra nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng người khác; chẳng phải sẽ là lợi bất cập hại sao? (Thưa, phải.)
Có những người, bởi vì không bao giờ được nhà Đức Chúa Trời đề bạt hay sử dụng, nên sinh ra nghĩ ngợi và nói: “Tại sao Bề trên lại không bao giờ để ý đến mình? Tại sao nhà Đức Chúa Trời không bao giờ đề bạt và bồi dưỡng mình? Như vậy không công bằng!”. Ồ, đầu tiên họ phải cân nhắc xem liệu họ có thể vâng phục hay không, và liệu họ có thể thuận phục sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời hay không. Thứ hai, họ phải cân nhắc xem liệu họ có đáp ứng được ba tiêu chí mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu để đề bạt và bồi dưỡng nhân sự thành lãnh đạo và người làm công hay không – có thể lĩnh hội lẽ thật, mang gánh trọng trách và có năng lực làm việc. Nếu họ đáp ứng được những tiêu chí này, thì sớm muộn gì cũng sẽ có cơ hội được đề bạt, bồi dưỡng và sử dụng. Để được nhà Đức Chúa Trời đề bạt, có những điều được yêu cầu ở họ. Những điều này là gì? Họ được yêu cầu phải làm theo nguyên tắc và yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời; họ phải làm những gì được yêu cầu và theo cách thức được yêu cầu, cho nên bồi dưỡng họ để đầu tiên học cách làm có nguyên tắc, học tìm kiếm lẽ thật, thuận phục lẽ thật, và học phối hợp hài hòa. Trong thời gian họ được bồi dưỡng, có những lúc nhà Đức Chúa Trời sẽ tỉa sửa họ; có những lúc nhà Ngài sẽ nghiêm khắc khiển trách họ; có những lúc nhà Ngài sẽ hỏi về tiến độ công việc của họ; có những lúc nhà Ngài sẽ hỏi họ chính xác thì công việc tới đâu rồi, sẽ kiểm tra công việc của họ; và có những lúc nhà Ngài sẽ thử xem quan điểm của họ đối với một việc nào đó là gì. Mục đích của những bài thử này không phải là để gây khó dễ cho họ, mà là để làm cho họ hiểu rằng, trong những việc này, tâm ý của Đức Chúa Trời là gì, thái độ và nguyên tắc họ nên có là gì. Nhà Đức Chúa Trời làm vậy để rèn luyện họ và cho phép họ thực hành. Mục đích và mục tiêu rèn luyện con người là gì? Đó là để cho phép họ hiểu lẽ thật. Mục đích hiểu lẽ thật là để con người có thể thuận phục lẽ thật và làm theo nguyên tắc, giữ vững vị trí của họ và trung thành làm bổn phận của họ, và trong quá trình làm bổn phận, bước vào các thực tế lẽ thật khác nhau và đạt được sự thay đổi tâm tính. Nhà Đức Chúa Trời rèn luyện lãnh đạo và người làm công như vậy. Chỉ khi lãnh đạo và người làm công hiểu lẽ thật, mới có hy vọng họ có thể dẫn dắt dân được chọn của Đức Chúa Trời hiểu lẽ thật. Lãnh đạo và người làm công hiểu được bao nhiêu lẽ thật, thì những người họ dẫn dắt có hy vọng hiểu được bấy nhiêu lẽ thật. Khi lãnh đạo và người làm công nắm được các nguyên tắc lẽ thật trong công việc của họ, thì những người họ dẫn dắt cũng có thể nắm được các nguyên tắc và bước vào thực tế lẽ thật trong công việc. Cho nên, lãnh đạo và người làm công trải qua sự rèn luyện phải có tố chất tốt hơn những người khác. Họ có điều kiện hiểu các nguyên tắc lẽ thật trước và bước vào thực tế lẽ thật trước, sau đó họ có thể dẫn dắt thêm nhiều người bước vào thực tế lẽ thật và hiểu các nguyên tắc lẽ thật. Các ngươi nghĩ sao về cách tiếp cận như thế này? (Thưa, tốt.) Dạng người này có thể không có học thức cao hoặc khả năng ăn nói tốt, hay hiểu nhiều về công nghệ hoặc thời sự và chính trị. Thậm chí họ có thể không thành thạo lắm một nghiệp vụ nào đó. Nhưng họ có thể hiểu lẽ thật, và sau khi nghe lời Đức Chúa Trời, họ có thể thực hành và trải nghiệm lời Ngài, có thể tìm thấy các nguyên tắc lẽ thật, và có thể dẫn dắt thêm nhiều người bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời cũng như tuân theo các nguyên tắc lẽ thật. Đây chính là những người mà chúng ta nói tới khi nói đến dạng nhân tài được đề bạt và bồi dưỡng để làm lãnh đạo. Điều này có trừu tượng không? (Thưa, không.) Một số người có thể hỏi: “Ngài nói về nhân tài, vậy họ có phải là tinh hoa của xã hội không? Họ có phải từng điều hành một loại hình kinh doanh nào đó, hoặc từng làm dạng giám đốc điều hành hay doanh nhân nào đó ngoài xã hội không? Họ có phải là chính khách có nền tảng chính trị, nhân tài kinh doanh, hay là nhân tài trong giới văn học, nghệ thuật không? Họ có phải là người có ân tứ đặc biệt không?”. Nhân tài được nói đến trong nhà Đức Chúa Trời khác với những nhân tài đó ở ngoài thế tục. Thuật ngữ “nhân tài” mà chúng ta nói đến nghĩa là gì? Nghĩa là có thể hiểu lẽ thật, có thể dẫn dắt mọi người bước vào thực tế lẽ thật, biết cách phân định các loại người khác nhau, biết cách giải quyết những tình trạng và khó khăn khác nhau mà mọi người gặp phải, có quan điểm, thái độ đúng đắn khi gặp phải vấn đề, và có quan điểm, thái độ mà những người tin Đức Chúa Trời và đi theo Ngài nên có. Nó không nói đến những người không có hiểu biết thuộc linh, những người đạo đức giả, hoặc những người nói những điều nghe cao siêu và tuôn luận điệu. Thay vào đó, nó nói đến những người có thực tế lẽ thật. “Nhân tài” là nghĩa là vậy. Điều này có sáo rỗng không? (Thưa, không.) Những tiêu chí này mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu đối với dạng nhân tài này mà nhà Ngài đề bạt và bồi dưỡng thành lãnh đạo và người làm công chẳng phải rất thực tế sao? (Thưa, phải.) Vô cùng thực tế! Những ứng viên như vậy không yêu cầu phải có trình độ học vấn cao, nhưng ít nhất họ phải có tố chất lĩnh hội lẽ thật. Một số người có thể nói: “Nếu không yêu cầu họ phải có trình độ học vấn cao, thì họ không biết chữ có được không?”. Đọc lời Đức Chúa Trời mà không có học một chút thì không được. Họ cần hiểu chữ viết, nhưng không cần có trình độ học vấn cao. Những người được đề bạt trong nhà Đức Chúa Trời có những người tốt nghiệp cấp ba, cử nhân đại học và tiến sĩ, nên không có giới hạn về trình độ học vấn. Ngoài ra, cũng không có giới hạn về địa vị xã hội. Từ nông dân, tri thức, cho đến doanh nhân và bà nội trợ, đủ loại người đều được chào đón. Ngoài việc không có giới hạn về trình độ học vấn và địa vị xã hội, thì các tiêu chí yêu cầu là một số tiêu chí đó mà Ta phán. Như thế có hợp lý không? (Thưa, có.) Vô cùng hợp lý! Bây giờ, các ngươi đã hiểu hơn một chút ý Ta khi nói đến “nhân tài mà nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng” chưa? (Thưa, rồi.) Những người đáp ứng một số tiêu chí này bao gồm có thể lĩnh hội lẽ thật, mang gánh trọng trách và có năng lực làm việc là những ứng viên có thể được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng. Nếu họ đáp ứng những các tiêu chí này thì họ đủ tiêu chuẩn. Đối với những thứ khác như học thức, nền tảng gia đình, địa vị xã hội, ngoại hình, v.v., thì yêu cầu không quá cao. Đề bạt và bồi dưỡng nhân sự trở thành lãnh đạo và người làm công là như vậy.
Chúng ta vừa thảo luận về một số tiêu chí mà nhân tài có kỹ năng hoặc nghiệp vụ phải đáp ứng để được đề bạt và bồi dưỡng, đó là họ phải yêu những điều tích cực và có thể đón nhận lẽ thật, không lĩnh hội lệch lạc, có thể trung thành thực hiện bổn phận, chịu khổ và trả giá mà không oán trách, và ít nhất cũng không được hành ác – vài tiêu chí này là thiết yếu đối với những người này. Vậy thì mục đích đề bạt và bồi dưỡng những người này là gì? Tương tự như vậy, đó là để mỗi khi gặp vấn đề trong khi thực hiện bổn phận và làm công tác cụ thể, những người này có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề và làm theo nguyên tắc. Trong quá trình thực hành bước vào, vô hình trung, họ được rèn luyện và điều chỉnh, thực hành buông bỏ ý định riêng của mình, chỉnh đốn những quan điểm thế nhân sai lầm, phi lý của mình, buông bỏ một số suy nghĩ ấu trĩ, buông bỏ những định kiến, quan niệm và tưởng tượng về đức tin nơi Đức Chúa Trời, cùng những điều tương tự. Đương nhiên, dù sao đi nữa, quá trình thực hành này cũng là để cho phép con người dần dần hiểu lẽ thật, học thuận phục và học bước vào các thực tế lẽ thật khác nhau. Trong quá trình học hỏi, họ dần dần nắm vững các nguyên tắc lẽ thật, biết được tin Đức Chúa Trời nghĩa là gì, thực hành lẽ thật nghĩa là gì và thực hiện bổn phận của mình nghĩa là gì, cuối cùng, họ dần hiểu được họ nên làm gì để thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, là tín hữu, họ nên hành sự như thế nào, v.v. – đây đều là những điều mà con người dần dần bước vào sau khi được đề bạt và bồi dưỡng. Quá trình bước vào dần dần của con người chính là quá trình được bồi dưỡng, và quá trình được bồi dưỡng thực ra là quá trình con người thực hành bước vào thực tế lẽ thật. Nhưng nếu ngươi chưa được đề bạt, bồi dưỡng, mà chỉ hoạt động như một tín hữu bình thường, tham dự nhóm họp, đọc lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật hoặc học thánh ca, thì khi tin Đức Chúa Trời như vậy, ngươi không thực sự làm hết bổn phận của mình với tư cách con người thọ tạo, vì thế ngươi còn xa mới có thể làm bổn phận đạt tiêu chuẩn. Thậm chí khi làm bổn phận, ngươi còn không rõ những nguyên tắc nào mình nên nắm được, mà chỉ biết nói chút đạo lý và khẩu hiệu; cho nên, ngươi chưa bước được vào thực tế lẽ thật, và chậm bước vào sự sống. Tương tự như vậy, mục đích và mục tiêu đề bạt, bồi dưỡng những người làm nhiệm vụ nghiệp vụ này là để cho họ bước vào thực tế lẽ thật nhanh hơn và có được sự nắm bắt các nguyên tắc lẽ thật tốt hơn, chuẩn xác hơn. Những người có thể nắm bắt các nguyên tắc lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật – chính là những nhân tài được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng. Dạng nhân tài này chỉ cái gì? Nó có nghĩa là những người mà – trên cơ sở yêu những điều tích cực, có thể chịu khổ và trả giá, không lĩnh hội lệch lạc và không phải là kẻ ác – đã hiểu các nguyên tắc lẽ thật và đã bước vào thực tế lẽ thật, có thể thuận phục Đức Chúa Trời cùng sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời, và có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Đây chính là loại nhân tài thứ hai mà Ta nói đến. Các yêu cầu đối với họ cũng thực tế, đủ cụ thể và không trừu tượng. Vậy thì loại nhân tài này có được yêu cầu phải là tinh hoa của xã hội, có kinh nghiệm xã hội, trình độ học vấn nhất định và địa vị xã hội nhất định không? (Thưa, không.) Nhà Đức Chúa Trời không bao giờ yêu cầu người ta phải có địa vị xã hội, danh tiếng, trình độ học vấn hay trình độ tri thức cao – không bao giờ yêu cầu những điều này. Khi đề bạt và bồi dưỡng nhân sự, nhà Đức Chúa Trời không nhìn vào ngoại hình của họ, tức là họ xấu xí hay hấp dẫn thế nào. Ngoài việc không đề bạt loại người trông như người ngoại đạo, hay những người có ngoại hình gớm ghiếc hoặc tà ác, thì các tiêu chí khác là những tiêu chí mà Ta vừa đề cập – những tiêu chí này là thực tế nhất. Khi người ngoại đạo đề bạt nhân sự, đầu tiên họ nhìn vào ngoại hình của người ta; nam giới thì phải đẹp trai, như quan chức, nữ giới thì phải đẹp gái, như nàng tiên. Ngoài ra, họ còn so sánh trình độ học vấn, địa vị xã hội, nền tảng gia đình và sự mưu mẹo của người ta. Nếu ngươi có trình độ học vấn cao nhưng không mưu mẹo thì cũng không được, ngươi sẽ không bao giờ được đề bạt và không ai xem trọng ngươi. Nếu ngươi có trình độ học vấn cao và thực tài, nhưng lại không ưa nhìn lắm, không cao ráo, và không biết nịnh nọt hay gần gũi cấp trên, thì ngươi sẽ không bao giờ được đề bạt hay bồi dưỡng, và sẽ không ai phát hiện ra ngươi. Cho nên, người ngoại đạo có câu nói này: “Thiên lý mã thường có, Bá Lạc mới không thường có”. Câu này có đúng trong nhà Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Vậy thì thành ngữ “Vàng thật sớm muộn cũng phát sáng” có đúng không? Có áp dụng được không? (Thưa, không.) Những người hoài nghi yếm thế và không phục ai thường nói điều này. Luôn muốn tỏa sáng – đây là dã tâm của con người. Các loại nhân tài được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng không phải là vàng, họ chỉ là người bình thường. Việc đề bạt và bồi dưỡng mà chúng ta nói đến chỉ là một cách nói; thực ra, nó đề cập đến việc Đức Chúa Trời nâng đỡ. Ngươi, một con người thọ tạo, có phải là vàng trước Đấng Tạo Hóa không? Ngươi chỉ là hạt bụi, thậm chí còn không phải là đồng hay sắt. Tại sao Ta lại phán rằng ngươi là hạt bụi, chứ không phải là vàng? Con người chẳng có gì đáng khen ngợi cả. Một số người có thể hỏi: “Vậy thì chẳng phải những gì Ngài phán là mâu thuẫn sao? Chẳng phải Ngài vừa phán rằng nếu đáp ứng tiêu chí yêu những điều tích cực, thì người ta có thể được đề bạt sao?”. Là con người, chẳng phải ngươi nên yêu những điều tích cực sao? Nếu ngươi yêu một vài điều tích cực thì có vì thế mà ngươi trở thành vàng không? Có vì thế mà ngươi tỏa sáng không? Nếu ngươi yêu một vài điều tích cực, thì điều đó có nghĩa rằng ngươi có lẽ thật không? Chỉ khi có lẽ thật, người ta mới tỏa sáng. Nếu ngươi không có lẽ thật, làm sao có thể nói ngươi tỏa sáng được? Sự thật là con người thọ tạo không hiểu bất kỳ lẽ thật nào. Việc có một chút nhân tính, một chút khả năng và tố chất lĩnh hội lẽ thật không có nghĩa rằng người ta đương nhiên có lẽ thật. Con người không có lẽ thật, và cho dù nhân tính họ có ngay thẳng hay lương thiện đi nữa, thì những điều này cũng không phải là lẽ thật, mà chỉ là những phẩm chất mà nhân tính bình thường nên có. Cho nên, đừng nói đến chuyện tỏa sáng. Vậy thì khi nào người ta có thể tỏa sáng một chút? Khi họ có thể thốt ra những lời của Gióp: “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21), đó mới là khi có thể nói rằng họ tỏa sáng một chút và sống trong sự sáng. Khi ngươi có thể sử dụng thực tế lẽ thật mà mình có được và lẽ thật mà mình hiểu được để cung dưỡng, hỗ trợ và dẫn dắt người khác, qua đó họ có thể được đưa đến trước Đức Chúa Trời và bước vào thực tế lẽ thật, thuận phục Đức Chúa Trời và thờ phượng Đức Chúa Trời, chỉ khi đó, ngươi mới có thể tỏa sáng một chút.
Các loại nhân tài mà nhà Đức Chúa Trời bồi dưỡng không có ân tứ siêu nhiên, họ chỉ là những con người bại hoại, bình thường. Chỉ cần họ có thể đón nhận lẽ thật, vâng phục, thuận phục, và có tố chất nhất định, thì nhà Đức Chúa Trời sẽ tạo ngoại lệ đề bạt và bồi dưỡng họ. Khi Ta nói đến việc tạo ngoại lệ đề bạt và bồi dưỡng nhân sự, thì đó chính là việc được Đức Chúa Trời nâng đỡ, là cho ngươi cơ hội đến trước Đức Chúa Trời và đón nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, đón nhận sự bồi dưỡng và rèn luyện của Đức Chúa Trời, để trong giai đoạn này, ngươi có thể bước vào thực tế lẽ thật nhanh nhất có thể, nắm bắt chuẩn xác các nguyên tắc lẽ thật, thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, và sống với hình tượng giống con người. Đây chính là ý nghĩa của thuật ngữ “nhân tài” trong nhà Đức Chúa Trời. Dạng người này không hề oai phong, lẫm liệt, họ chỉ hiểu lẽ thật và có thực tế lẽ thật, có thể thực hiện bổn phận của mình một cách có lương tâm và trách nghiệm, có chút lòng thành và có thể trả giá một chút, không làm xằng làm bậy dựa trên quan niệm và tưởng tượng của họ. Khi tạo ngoại lệ đề bạt và bồi dưỡng những người có thể đáp ứng các tiêu chí này, và rèn luyện họ phát triển, nhà Đức Chúa Trời làm vậy có phù hợp không? Có ích lợi cho con người không? Vô cùng ích lợi cho con người! Giống như các tín hữu khác, những người được đề bạt và bồi dưỡng cũng tin Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời, nghe giảng và làm bổn phận, nhưng so với các tín hữu khác, họ trưởng thành nhanh hơn và thu hoạch được nhiều hơn. Các ngươi thích thu hoạch được nhiều hơn hay chỉ thu hoạch được một chút? (Thưa, thu hoạch được nhiều hơn.) Hầu hết mọi người đều có khao khát này, nghĩa là họ yêu những điều tích cực. Đôi khi, Ta thông công với một số đội nhóm về lối vào sự sống, và khá nhiều người đi nghe, cho thấy hầu hết mọi người đều có khao khát cháy bỏng đạt được lẽ thật, và sẵn lòng hiểu lẽ thật nhiều hơn, cũng như sẵn lòng bước vào thực tế lẽ thật. Hồi mới bắt đầu, Ta thông công với một số người, và họ thực sự tê liệt. Ta nói một hồi lâu mà họ không phản ứng, thậm chí không mỉm cười chút nào. Sau khi Ta tiếp xúc với họ được một, hai năm, hầu hết họ đều có biểu cảm khuôn mặt trở nên tự nhiên hơn và có phản ứng, về sau, phản ứng của họ cũng nhanh hơn một chút. Tức là họ từ người chết biến thành người sống, và linh hồn của họ được thức tỉnh. Điều này đã đạt được bằng cách nào? Nếu con người không hiểu lẽ thật, thì cho dù họ có yêu những điều tích cực thế nào, hay nhanh trí hoặc thông minh đến đâu, họ vẫn là người chết. Có những người, xuất phát điểm thì ngốc nghếch và trì độn, ngoài thế tục không ai xem trọng, cũng không có học thức hay hiểu biết cho lắm. Nhưng sau khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ có thể hiểu nhiều lẽ thật và thấy rõ nhiều điều, sau đó sống thể hiện ra hình tượng giống con người, qua đó trở thành người sống. “Người sống” nghĩa là gì? Nó không phải là thể xác của ngươi còn sống hay đã chết, cũng không phải là liệu cơ thể ngươi có thể cử động hoặc hít thở hay không, mà là liệu linh hồn ngươi có ý thức được và nhạy cảm với lời Đức Chúa Trời và lẽ thật hay không. Người sống phản ứng với lẽ thật và với lời Đức Chúa Trời. Sau khi nghe lời Đức Chúa Trời, họ có ý thức, con đường, kế hoạch và mục tiêu. Người chết không có những biểu hiện này. Cho nên, ai được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng thì sẽ thu hoạch được tương đối nhiều hơn. Vậy những người không đáp ứng được các tiêu chí này và không được đề bạt hoặc bồi dưỡng làm thế nào để có thể thu hoạch đủ? Làm thế nào để có thể nhanh chóng bước vào thực tế lẽ thật? Họ phải học thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, hiểu được nhiều lẽ thật, và có thể áp dụng lẽ thật để phân định người và giải quyết vấn đề – khi đó, họ mới có thể bước vào thực tế lẽ thật.
Có những người nói: “Nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài và cho phép họ bước vào thực tế lẽ thật nhanh nhất có thể, chẳng phải điều đó có nghĩa rằng những người không có tài không thể bước vào thực tế lẽ thật sao?”. Nói thế có đúng không? (Thưa, không đúng.) Vậy có phải là sau khi thông công về chủ đề này, có những người trở nên hào hứng, trong khi có những người chán nản và thất vọng không? Mọi người nên nhìn nhận như thế này: những người đã được đề bạt và bồi dưỡng chớ tự đắc. Ngươi không có gì để khoe khoang cả, đây là ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời ban cho ngươi nhiều hơn, Ngài cũng yêu cầu ngươi cống hiến nhiều hơn. Nếu nhà Đức Chúa Trời tạo ngoại lệ đề bạt và bồi dưỡng ngươi, thì có nghĩa rằng ngươi cần phải trả giá cao hơn. Nếu ngươi có thể chịu được sự khổ cực này, thì đương nhiên ngươi sẽ thu hoạch được nhiều hơn. Nếu ngươi nói: “Con không sẵn lòng chịu đựng sự khổ cực này”, thì ngươi sẽ không đạt được lẽ thật, cũng không có được phước lành của Đức Chúa Trời. Có những người nói: “Con muốn có được những thứ đó, nhưng con không nghĩ rằng mình làm được, bởi vì nhà Đức Chúa Trời không tạo ngoại lệ đề bạt và bồi dưỡng con. Con không đáp ứng tiêu chí”. Nếu ngươi không đáp ứng tiêu chí thì cũng không sao cả. Chỉ cần ngươi mưu cầu lẽ thật và nỗ lực đạt được lẽ thật, thì Đức Chúa Trời sẽ không đối đãi bất công với ngươi. Những người không được đề bạt và bồi dưỡng này có thể đơn thuần bước vào thực tế lẽ thật sớm hơn do tố chất và do các điều kiện khác nhau của họ. Tuy nhiên, việc bước vào sớm hơn này không có nghĩa rằng họ là những người hiếm hoi có thể bước vào thực tế lẽ thật. Mà nó chỉ có nghĩa rằng họ có thể thu hoạch được sớm hơn một chút, và có thể bước vào thực tế lẽ thật sớm hơn một chút. Những người chưa được đề bạt sẽ tụt lại sau họ một chút, nhưng không có nghĩa rằng họ không thể bước vào thực tế lẽ thật. Việc người ta có thể bước vào thực tế lẽ thật hay không tùy thuộc vào sự mưu cầu của họ. Những người được đề bạt và bồi dưỡng này có thể nắm được các nguyên tắc lẽ thật nhanh hơn và bước vào thực tế lẽ thật nhanh hơn trong quá trình bồi dưỡng, điều này có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Vì thế, việc đề bạt và bồi dưỡng những người được phát hiện thấy có tố chất tốt và yêu lẽ thật là đúng đắn. Ai có thể phát hiện thấy những người này và đề bạt, bồi dưỡng họ, mà không ghen tị với họ hoặc dìm họ, thay vào đó quan tâm đến họ, thì người đó quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Trái lại, nếu có những người ghen tị và lo lắng rằng những ngày này giỏi hơn mình và vượt mặt mình, vì thế bài xích và dìm họ, thì đây rõ ràng là việc ác, là việc mà những kẻ địch lại Đấng Christ thường làm. Chỉ có kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ mới có thể tấn công và bài xích các anh chị em.
Nhận thức và thái độ mà con người nên có đối với việc đề bạt và bồi dưỡng nhân sự của nhà Đức Chúa Trời
Những gì chúng ta vừa thông công là mục đích của nhà Đức Chúa Trời khi đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài. Bất kể những người được lựa chọn để đề bạt và bồi dưỡng làm loại công tác nào – dù là công tác kỹ thuật, công tác bình thường hay công tác sự vụ của hội thánh – thì tóm lại, tất cả đều là để cho phép họ hiểu được các nguyên tắc lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật, để họ có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn nhanh nhất có thể để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời – đây là những gì Đức Chúa Trời yêu cầu con người, và đương nhiên cũng là những gì cần thiết cho công tác của hội thánh. Bây giờ, các ngươi đã hiểu được ý nghĩa của việc nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài chưa? Còn bất kỳ sự hiểu lầm nào không? (Thưa, không.) Có những người nói: “Bây giờ người này đã được đề bạt làm lãnh đạo, và có địa vị, họ không còn là người bình thường nữa”. Nói vậy đúng hay sai? (Thưa, sai.) Lại có những người có thể nói: “Những người trở thành lãnh đạo có địa vị, nhưng trên đỉnh thì cô đơn. Leo càng cao, ngã càng đau!”. Nói vậy đúng hay sai? Rõ ràng là sai. Câu nói “Leo càng cao, ngã càng đau” nói đến những người nào? Nó nói đến những người có dã tâm và dục vọng, nói đến những kẻ địch lại Đấng Christ. Khi những người mưu cầu lẽ thật trở thành lãnh đạo, thì không phải là leo cao – mà là Đức Chúa Trời tạo ngoại lệ nâng đỡ họ, là phước lành của Đức Chúa Trời đặt gánh trọng trách này lên vai họ và cho phép họ làm công tác lãnh đạo. “Leo càng cao, ngã càng đau” là một kết luận mà người ngoại đạo rút ra, mô tả hậu quả của việc người ngoại đạo mưu cầu sự nghiệp trong chế độ quan liêu hành chính. Những người không tin đó không có sự phân định và áp dụng câu nói này vào những người tích cực, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Lại có những người có thể nói: “Anh ta sinh ra ở vùng nông thôn, bây giờ trở thành lãnh đạo hội thánh, đúng là quạ hóa phượng hoàng”. Nói vậy đúng hay sai? Đây là những lời ma quỷ của người ngoại đạo, không thể áp dụng cho dân được chọn của Đức Chúa Trời. Trong nhà Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ban phước cho những người mưu cầu lẽ thật, những người trung thực, những người có tấm lòng lương thiện, và những người bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Một khi những người này hiểu lẽ thật và có được chút vóc giạc, sớm muộn gì họ cũng sẽ được đề bạt để được bồi dưỡng và thực hành, để thay thế những kẻ là lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ. Trong nhà Đức Chúa Trời, những người tích cực đã trải qua nhiều sự thử luyện, thử thách, và luôn bảo vệ công tác của Đức Chúa Trời, là những người được Đức Chúa Trời khen ngợi, dùng lời ma quỷ của người ngoại đạo để mô tả những người này là không phù hợp. Cho nên, những người luôn sử dụng lời ma quỷ của người ngoại đạo để mô tả những chuyện trong nhà Đức Chúa Trời và để bày tỏ quan điểm riêng của họ là những người không hiểu lẽ thật và có quan điểm phi lý về mọi sự. Quan điểm của họ về mọi sự không hề thay đổi, vẫn là những quan điểm của người ngoại đạo; họ đã tin Đức Chúa Trời mấy năm rồi mà vẫn chưa đạt được bất kỳ lẽ thật nào, cũng không thể nhìn nhận mọi sự theo lời Đức Chúa Trời – vậy thì những người này chính là người không tin và người ngoại đạo. Khi ai đó được đề bạt làm lãnh đạo hoặc chấp sự, hoặc họ được bồi dưỡng để giám sát công tác kỹ thuật nào đó, thì điều này không gì khác hơn là việc nhà Đức Chúa Trời giao phó trọng trách cho họ. Đây là sự ủy nhiệm, trách nhiệm, và dĩ nhiên, cũng là bổn phận đặc biệt, một cơ hội phi thường; đây là sự cất nhắc đặc biệt, và người này chẳng có gì để khoe khoang cả. Khi ai đó được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng, điều đó không có nghĩa là họ có chức vụ và địa vị đặc biệt trong nhà Đức Chúa Trời, để mà họ có thể vui hưởng sự đối đãi và ưu ái đặc biệt. Mà thay vào đó, sau khi được nhà Đức Chúa Trời phá lệ đề cao, thì họ có cơ hội và điều kiện tốt hơn để tiếp nhận sự huấn luyện của nhà Đức Chúa Trời, rèn luyện công tác thực chất của hội thánh, đồng thời yêu cầu và tiêu chuẩn của nhà Đức Chúa Trời đối với những người đó sẽ cao hơn, điều này là rất có lợi cho lối vào sự sống của con người. Khi một người được đề bạt và bồi dưỡng trong nhà Đức Chúa Trời, điều này nghĩa là họ sẽ được đưa vào những yêu cầu khắt khe và sự giám sát chặt chẽ. Nhà Đức Chúa Trời sẽ kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt công việc họ làm, và sẽ bắt đầu hiểu được và chú ý đến việc bước vào sự sống của họ. Từ những góc độ này, liệu những người được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng có được hưởng sự đối đãi đặc biệt, địa vị đặc biệt và chức vụ đặc biệt không? Hoàn toàn không, và họ càng không hưởng được bất kỳ thân phận đặc biệt nào. Đối với những người được đề bạt và bồi dưỡng, nếu họ cảm thấy có vốn liếng do thực hiện bổn phận có phần hiệu quả, và vì thế mà đình trệ và ngưng mưu cầu lẽ thật, thì khi gặp phải những sự thử luyện và hoạn nạn, họ sẽ gặp nguy hiểm. Nếu vóc giạc của con người quá nhỏ bé, có thể họ sẽ không có khả năng đứng vững. Có người nói: “Nếu ai đó được đề bạt và bồi dưỡng làm lãnh đạo, thì họ có danh phận. Ngay cả khi họ không phải là một trong những con trai đầu lòng, thì chí ít họ cũng có hi vọng trở thành một trong những dân sự của Đức Chúa Trời. Tôi chưa bao giờ được đề bạt hay bồi dưỡng, thế tôi có hi vọng gì để được xem là một trong những dân sự của Đức Chúa Trời chứ?”. Nghĩ theo cách này là sai trật. Để trở thành một trong những dân sự của Đức Chúa Trời, các ngươi phải có kinh nghiệm sống, và các ngươi phải là người vâng lời Đức Chúa Trời. Dù các ngươi có là lãnh đạo, chấp sự, hay một người đi theo bình thường, thì bất cứ ai sở hữu thực tế lẽ thật cũng đều là một trong những dân sự của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi các ngươi là lãnh đạo hay chấp sự, nhưng nếu thiếu thực tế lẽ thật, các ngươi vẫn là một kẻ phục vụ. Thực ra, chẳng có gì đặc biệt về những người được đề bạt và bồi dưỡng cả. Điều duy nhất khác biệt với những người khác là họ có môi trường thuận lợi hơn, có những cơ hội thuận lợi hơn, và có những điều kiện tốt hơn để làm các công tác cụ thể liên quan đến những nguyên tắc lẽ thật. Cho dù hầu hết công tác họ làm liên quan đến một nghiệp vụ cụ thể, nhưng nếu không có các nguyên tắc lẽ thật để điều chỉnh và giữ vững, thì bổn phận họ làm sẽ không hợp nguyên tắc, và họ chỉ đang đem sức lực phục vụ, chắc chắn sẽ không được Đức Chúa Trời khen ngợi. Các yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời đối với các loại nhân tài được đề bạt và bồi dưỡng là gì? Để được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng, ít nhất họ phải là người có lương tâm và lý trí, là người có thể đón nhận lẽ thật, là người trung thành thực hiện bổn phận, là người có thể thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, và ít nhất họ phải có thể đón nhận và thuận phục khi đối mặt với sự tỉa sửa. Hiệu quả đạt được bởi những người trải qua sự bồi dưỡng và rèn luyện của nhà Đức Chúa Trời không phải là họ có thể trở thành quan hoặc sếp, hay đi đầu, cũng không phải là họ có thể làm công tác tư tưởng với mọi người, và đương nhiên, càng không phải là họ có kỹ năng nghiệp vụ tốt hơn hay trình độ học vấn cao hơn, hoặc danh tiếng tốt hơn, hoặc có thể sánh với những người nổi tiếng trên thế giới về kỹ năng nghiệp vụ hay kỳ tích chính trị. Thay vào đó, hiệu quả đạt được là họ hiểu được lẽ thật và sống thể hiện ra lời Đức Chúa Trời, đồng thời họ là người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Khi rèn luyện, họ có thể hiểu lẽ thật và nắm được các nguyên tắc lẽ thật, biết rõ hơn thực sự thì đức tin nơi Đức Chúa Trời là gì và đi theo Đức Chúa Trời như thế nào – điều này vô cùng có lợi cho những người mưu cầu lẽ thật để được hoàn thiện. Đây chính là hiệu quả và tiêu chuẩn mà nhà Đức Chúa Trời mong muốn đạt được khi đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài, cũng như là mùa vụ bội thu nhất mà những người được đề bạt và sử dụng gặt hái được.
Một số người thực hiện bổn phận của mình tương đối có trách nhiệm và được những người được Đức Chúa Trời chọn chấp thuận, vì vậy họ được hội thánh bồi dưỡng để trở thành lãnh đạo hoặc chấp sự. Sau khi đạt được địa vị, họ bắt đầu cảm thấy mình nổi bật so với đám đông và nghĩ: “Tại sao nhà Đức Chúa Trời lại chọn tôi? Chẳng phải vì tôi giỏi hơn tất cả các người sao?”. Chẳng phải điều này nghe như điều mà một đứa trẻ sẽ nói sao? Nó không chín chắn, buồn cười, và ngờ nghệch. Thực ra, ngươi không giỏi hơn những người khác một chút nào cả. Chỉ là ngươi sở hữu những điều kiện cần thiết để được bồi dưỡng bởi nhà Đức Chúa Trời. Việc ngươi có gánh vác được trọng trách này hay không, có làm tròn bổn phận này hay không, có hoàn thành được sự giao phó này hay không lại là chuyện khác. Khi một người nào đó được các anh chị em bầu làm lãnh đạo, hoặc được nhà Đức Chúa Trời đề bạt làm một phần công việc nhất định hay thực hiện một bổn phận nhất định, điều này không có nghĩa là họ có một địa vị hay thân phận đặc biệt, hoặc rằng những lẽ thật mà họ hiểu thì sâu hơn và nhiều hơn của những người khác – càng không có nghĩa là người này có thể thuận phục Đức Chúa Trời và sẽ không phản bội Ngài. Đương nhiên nó cũng không có nghĩa là họ biết Đức Chúa Trời và là người kính sợ Đức Chúa Trời. Trên thực tế, họ chưa đạt được điều nào trong số này. Đây chỉ là sự đề bạt bồi dưỡng theo nghĩa đơn giản, và không tương đương với việc họ được Đức Chúa Trời định trước hay khen ngợi. Sự đề bạt và bồi dưỡng của họ đơn thuần có nghĩa là họ đã được đề bạt, và đang chờ đợi sự bồi dưỡng. Và kết quả cuối cùng của sự bồi dưỡng này phụ thuộc vào liệu người này có thể mưu cầu lẽ thật hay không, và liệu họ có thể chọn con đường mưu cầu lẽ thật hay không. Do vậy, khi một người nào đó trong hội thánh được đề bạt và bồi dưỡng để làm lãnh đạo, đây chỉ là sự đề bạt bồi dưỡng theo nghĩa đơn giản nhất; nó không có nghĩa họ đã là một lãnh đạo đạt tiêu chuẩn, hay một người có năng lực, là họ đã có khả năng đảm nhận công việc của một lãnh đạo, và họ có thể thực hiện công tác thực tế – không phải vậy. Hầu hết mọi người đều không nhìn thấy rõ những điều này, và họ nể phục những người được đề bạt này dựa vào trí tưởng tượng của họ, nhưng đây là một sai lầm. Cho dù những người được đề bạt có thể đã có đức tin bao nhiêu năm đi nữa, họ có thực sự sở hữu thực tế lẽ thật không? Không hẳn. Liệu họ có thể mang lại kết quả cho sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời không? Không hẳn. Họ có ý thức trách nhiệm không? Họ có sở hữu sự cam kết không? Họ có thể quy phục Đức Chúa Trời không? Khi gặp một vấn đề, họ có thể tìm kiếm lẽ thật và quy phục Đức Chúa Trời không? Tất cả những điều này là không biết được. Những người này có lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Và chính xác thì lòng kính sợ Đức Chúa Trời của họ lớn đến mức nào? Họ có khả năng làm theo ý muốn của riêng mình khi làm việc không? Họ có thể tìm kiếm Đức Chúa Trời không? Trong thời gian thực hiện công việc của người lãnh đạo, họ có thường xuyên đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời không? Họ có thể hướng dẫn mọi người trong lối vào thực tế lẽ thật không? Họ chắc chắn không có khả năng làm những điều như vậy ngay lập tức. Họ chưa được đào tạo và có quá ít kinh nghiệm, do đó họ không có khả năng làm những việc này. Đây là lý do tại sao việc đề bạt và bồi dưỡng ai đó không có nghĩa là họ đã hiểu lẽ thật, cũng không phải nói rằng họ đã có khả năng thực hiện bổn phận của mình một cách thỏa đáng. Vậy mục đích và ý nghĩa của việc đề bạt và bồi dưỡng một ai đó là gì? Đó là một người như vậy, với tư cách là một cá nhân, được đề bạt để được đào tạo, được chăm tưới và hướng dẫn đặc biệt, khiến họ có thể hiểu được các nguyên tắc lẽ thật, các nguyên tắc để làm những việc khác nhau, và các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp giải quyết những vấn đề khác nhau, cũng như, khi họ gặp nhiều loại môi trường và con người khác nhau, cách quản lý và xử lý chúng phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và theo cách bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Điều này có cho thấy nhân tài được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng có đủ khả năng đảm nhận công việc và làm tròn bổn phận của họ trong thời gian đề bạt và bồi dưỡng hoặc trước khi đề bạt và bồi dưỡng không? Dĩ nhiên là không. Vì vậy, không thể tránh khỏi rằng, trong thời gian bồi dưỡng, những người này sẽ trải nghiệm việc bị xử lý, tỉa sửa, sự phán xét và hình phạt, vạch trần và thậm chí thay thế; điều này là bình thường, và được đào tạo và bồi dưỡng nghĩa là như vậy. Mọi người không được có những kỳ vọng cao hay đòi hỏi không thực tế với những người được đề bạt và bồi dưỡng; điều đó sẽ không hợp lý, và không công bằng đối với họ. Các ngươi có thể theo dõi công việc của họ, và nếu ngươi phát hiện ra những vấn đề hoặc những điều vi phạm nguyên tắc trong quá trình làm việc của họ, ngươi có thể nêu ra vấn đề và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những vấn đề này. Điều ngươi không nên làm là phán xét, lên án, tấn công hoặc loại trừ họ, bởi vì họ đang trong thời gian bồi dưỡng, và không nên xem họ như những người đã được làm cho hoàn thiện, càng không nên xem họ như những người hoàn thiện, hoặc như những người sở hữu thực tế lẽ thật. Họ giống như các ngươi: Đây là lúc họ đang được đào tạo. Điểm khác biệt là họ đảm nhận nhiều công việc và trách nhiệm hơn những người bình thường. Họ có trách nhiệm và nghĩa vụ làm nhiều việc hơn; họ trả một cái giá lớn hơn, chịu nhiều gian khổ hơn, nhận nhiều đau đớn hơn, giải quyết nhiều vấn đề hơn, chịu đựng sự chỉ trích của nhiều người hơn, và dĩ nhiên là phải nỗ lực nhiều hơn, ngủ ít hơn, ăn ít thức ăn ngon hơn, và ít tham gia nói chuyện phiếm hơn người bình thường. Đây là điều đặc biệt về họ; ngoài điều này, họ cũng giống như bất kỳ ai khác. Ta nói điều này có mục đích gì? Để nói với mọi người rằng họ phải tiếp cận một cách đúng đắn sự đề bạt và bồi dưỡng nhiều loại nhân tài khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời, và không được khắt khe trong những đòi hỏi của họ đối với những người này. Đương nhiên, mọi người cũng không được thiếu thực tế trong quan điểm của mình về họ. Sẽ là ngu ngốc khi đánh giá quá cao hoặc tôn kính họ quá mức, cũng không nhân đạo hay thực tế khi quá khắt khe trước những yêu cầu của các ngươi đối với họ. Vậy cách hợp lý nhất để hành động với họ là gì? Hãy nghĩ về họ như những người bình thường và khi có vấn đề cần tìm kiếm, hãy thông công với họ và học hỏi từ những điểm mạnh của nhau và bổ khuyết cho nhau. Ngoài ra, mọi người có trách nhiệm để mắt xem các lãnh đạo và chấp sự có đang làm công việc thật hay không, liệu họ có sử dụng lẽ thật để giải quyết các vấn đề hay không; đây là những tiêu chuẩn và nguyên tắc để đo lường xem liệu một lãnh đạo hay chấp sự có đạt yêu cầu hay không. Nếu lãnh đạo và chấp sự có khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề chung thì họ có năng lực. Nhưng nếu họ thậm chí không thể xử lý và khắc phục các vấn đề thông thường, thì họ không phù hợp để làm lãnh đạo hay chấp sự, và phải nhanh chóng bị cách chức. Hãy chọn người khác, và đừng trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời là làm hại chính mình và người khác, điều đó không tốt cho ai cả.
Một số người được hội thánh đề bạt và bồi dưỡng, tnhận được cơ hội tốt để được rèn luyện. Đây là chuyện tốt. Có thể nói họ đã được Đức Chúa Trời nâng đỡ và ban ân điển. Vậy thì, họ phải thực hiện bổn phận của mình như thế nào? Nguyên tắc đầu tiên mà họ nên tuân thủ là hiểu lẽ thật. Khi không hiểu lẽ thật, họ phải tìm kiếm lẽ thật, nếu họ vẫn không hiểu sau khi tìm kiếm, họ có thể tìm một người hiểu lẽ thật để thông công và tìm kiếm cùng, điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn và kịp thời hơn. Nếu ngươi chỉ tập trung vào việc dành nhiều thời gian hơn để đọc lời Đức Chúa Trời một mình, và dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm những lời này, để đạt được sự hiểu biết về lẽ thật và giải quyết vấn đề, thì điều này là quá chậm; như câu nói: “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi nói đến lẽ thật, nếu ngươi muốn tiến bộ nhanh chóng, thì ngươi phải học cách làm việc hòa hợp với những người khác, đặt nhiều câu hỏi hơn và tìm kiếm nhiều hơn. Chỉ khi đó, đời sống của ngươi mới tăng trưởng nhanh chóng, và ngươi mới có thể giải quyết các vấn đề kịp thời, mà không bị chậm trễ ở khoản nào cả. Bởi vì ngươi chỉ mới được đề bạt và vẫn đang trong thời gian thử việc, và không thực sự hiểu lẽ thật hoặc sở hữu thực tế lẽ thật – bởi vì ngươi vẫn còn thiếu vóc giạc này – đừng nghĩ rằng sự đề bạt của ngươi có nghĩa là ngươi sở hữu thực tế lẽ thật; không phải như vậy. Chỉ đơn thuần là vì ngươi có ý thức trọng trách đối với công việc và sở hữu tố chất của một lãnh đạo mà ngươi được chọn để đề bạt và bồi dưỡng. Ngươi nên có lý trí này. Nếu sau khi được thăng chức và sử dụng, ngươi ngồi ở vị trí lãnh đạo hoặc chấp sự và tin rằng ngươi có thực tế lẽ thật, và rằng ngươi là người theo đuổi lẽ thật – và nếu bất kể anh chị em gặp vấn đề gì, ngươi cũng giả vờ rằng mình hiểu, và rằng ngươi rất thuộc linh – thì đây là một cách ngu ngốc, và y như cách của những người Pha-ri-si giả hình. Ngươi phải nói và hành động trung thực. Khi ngươi không hiểu, ngươi có thể hỏi người khác hoặc tìm kiếm câu trả lời cũng như sự thông công từ Bề trên – không có gì đáng xấu hổ trong những việc này cả. Ngay cả khi ngươi không hỏi, Bề trên vẫn sẽ biết vóc giạc thực sự của ngươi và sẽ biết rằng thực tế lẽ thật không có trong ngươi. Tìm kiếm và thông công là những gì ngươi phải làm; đây là ý thức cần có ở nhân tính bình thường, và là nguyên tắc cần được tuân thủ bởi các lãnh đạo và chấp sự. Đó không phải là điều đáng xấu hổ. Nếu ngươi nghĩ rằng khi ngươi đã là lãnh đạo thì thật đáng xấu hổ khi luôn hỏi người khác hoặc hỏi Bề trên, hoặc không hiểu các nguyên tắc, và nếu kết quả là sau đó ngươi đóng kịch, giả vờ rằng ngươi hiểu, rằng ngươi biết, rằng ngươi có năng lực làm việc, rằng ngươi có thể làm bất kỳ công việc nào của hội thánh, và không cần bất cứ ai nhắc nhở ngươi hay thông công với ngươi, hay bất cứ ai cung cấp cho ngươi hoặc hỗ trợ ngươi, thì rất nguy hiểm, và như vậy thật quá kiêu ngạo và tự nên công chính, quá thiếu lý trí. Ngươi thậm chí không biết giới hạn của chính mình – và chẳng phải điều này khiến ngươi trở thành một tên ngốc sao? Những kẻ như vậy thực sự không đáp ứng tiêu chí để được đề bạt, bồi dưỡng bởi nhà Đức Chúa Trời, và sớm muộn gì cũng sẽ bị thay thế hoặc loại bỏ. Cho nên, phàm là lãnh đạo hoặc người làm công vừa được đề bạt đều nên biết rõ rằng họ không có thực tế lẽ thật, họ nên có sự tự biết mình này. Bây giờ, ngươi là lãnh đạo hoặc người làm công không phải bởi vì ngươi được Đức Chúa Trời bổ nhiệm, mà bởi vì ngươi được các lãnh đạo và người làm công khác đề bạt, hoặc ngươi được dân được chọn của Đức Chúa Trời bầu chọn; điều đó không có nghĩa rằng ngươi có thực tế lẽ thật và vóc giạc thực sự. Khi hiểu điều này, ngươi sẽ có một chút lý trí, đây là lý trí mà lãnh đạo và người làm công phải có. Bây giờ các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, rồi.) Vậy chính xác thì các ngươi nên làm công tác như thế nào? Các ngươi nên thực hành việc phối hợp hài hòa như thế nào? Mỗi khi gặp vấn đề, các ngươi nên tìm kiếm lẽ thật để giải quyết như thế nào? Các ngươi phải hiểu được những điều này. Nếu những tâm tính bại hoại bộc lộ, hãy tìm kiếm lẽ thật và giải quyết chúng sớm nhất có thể. Nếu chúng không được giải quyết kịp thời và ảnh hưởng đến công việc của ngươi, thì đây là vấn đề. Nếu ngươi không quen thuộc lắm với một nghiệp vụ, thì cũng nên khẩn trương bắt đầu học hỏi. Bởi vì một số bổn phận đòi hỏi phải có kiến thức nghiệp vụ, nếu ngươi chỉ hiểu lẽ thật mà không nắm được chút kiến thức nghiệp vụ nào, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc của ngươi. Ít nhất, ngươi cũng phải nắm và hiểu được chút kiến thức nghiệp vụ cơ bản, để ngươi có thể hiệu quả trong việc theo dõi và chỉ dẫn công việc của mọi người. Nếu ngươi chỉ thành thạo nghiệp vụ mà không hiểu lẽ thật, thì trong công việc của ngươi cũng sẽ có những khiếm khuyết, cho nên ngươi cũng cần phải mưu cầu lẽ thật và phối hợp với những người hiểu lẽ thật để làm tốt bổn phận của mình. Chỉ bởi vì ngươi thành thạo kỹ năng nghiệp vụ hoặc một lĩnh vực tri thức nào đó không có nghĩa rằng ngươi có thể làm việc có nguyên tắc, nên điều thiết yếu là phải tìm kiếm mối thông công với những người hiểu lẽ thật – đây là một nguyên tắc mà các ngươi phải tuân thủ. Làm gì cũng không được giả vờ. Ngươi đang ở trong giai đoạn được rèn luyện và bồi dưỡng, ngươi có tâm tính bại hoại, và ngươi không hiểu lẽ thật chút nào. Nói Ta nghe, Đức Chúa Trời có biết những điều này không? (Thưa, có.) Vậy nếu ngươi giả vờ, chẳng phải trông ngươi sẽ ngu xuẩn sao? Các ngươi có muốn là kẻ ngu xuẩn không? (Thưa, chúng con không.) Nếu không muốn là kẻ ngu xuẩn thì các ngươi nên là người như thế nào? Hãy là người có lý trí, là người có thể khiêm nhường tìm kiếm lẽ thật và có thể đón nhận lẽ thật. Đừng giả vờ, đừng là người Pha-ri-si đạo đức giả. Những gì ngươi biết chỉ là chút kiến thức nghiệp vụ, chứ không phải là các nguyên tắc lẽ thật. Ngươi phải tìm cách phát huy phù hợp thế mạnh nghiệp vụ của mình và vận dụng tri thức, học vấn mà mình có được trên cơ sở hiểu các nguyên tắc lẽ thật. Đây chẳng phải là nguyên tắc sao? Đây chẳng phải là con đường thực hành sao? Một khi học làm được như vậy, ngươi sẽ có con đường để đi theo và ngươi sẽ có thể bước vào thực tế lẽ thật. Làm gì cũng đừng ương bướng, đừng giả vờ. Ương bướng và giả vờ không phải là cách làm có lý tính. Mà đó là cách làm ngu xuẩn nhất. Người sống theo tâm tính bại hoại của mình là kẻ ngu xuẩn nhất. Chỉ có người tìm kiếm lẽ thật và xử lý việc theo các nguyên tắc lẽ thật mới là người thông minh nhất.
Thông qua mối thông công này, bây giờ các ngươi đã có nhận thức và cái nhìn đúng đắn về việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài của nhà Đức Chúa Trời chưa? (Thưa, rồi.) Bây giờ có cái nhìn đúng đắn về việc này rồi, các ngươi có thể có cách tiếp cận đúng đắn đối với những người này được không? Các ngươi phải có cách tiếp cận đúng đắn đối với điểm mạnh của họ, cũng như đối với điểm yếu và khiếm khuyết của họ về mặt nhân tính, công việc, nghiệp vụ và nhiều khía cạnh khác – hết thảy những điều này đều phải tiếp cận đúng đắn. Hơn nữa, cho dù ngươi có được đề bạt và bồi dưỡng làm lãnh đạo hoặc người làm công hay không, cho dù ngươi có là nhân tài trong các loại nghiệp vụ hay không, thì hết thảy các ngươi cũng đều là người bình thường, đều bị Sa-tan làm bại hoại, và không ai hiểu lẽ thật cả. Cho nên, đừng ai ngụy trang hoặc che đậy mình; thay vào đó, nên học mở lòng mình khi thông công. Nếu không hiểu thì thừa nhận là không hiểu. Nếu không biết cách làm thì thừa nhận là không biết cách làm. Cho dù vấn đề hay khó khăn nào nảy sinh, tất cả mọi người đều nên thông công và tìm kiếm lẽ thật cùng nhau để tìm ra giải pháp. Trước lẽ thật, mỗi con người đều như đứa trẻ, mỗi con người đều nghèo nàn, đáng thương và thiếu thốn vô cùng. Những gì con người cần làm chính là thuận phục trước lẽ thật, có tấm lòng khiêm nhường và khao khát, tìm kiếm và đón nhận lẽ thật, sau đó thực hành lẽ thật và đạt đến sự thuận phục Đức Chúa Trời. Bằng cách làm như vậy, con người có thể bước vào thực tế lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời trong khi thực hiện bổn phận cũng như trong đời sống thực tế của họ. Mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật. Những người được đề bạt và tu dưỡng không giỏi gì hơn những người khác. Tất cả mọi người đều trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Những người chưa được đề bạt hay tu dưỡng cũng nên theo đuổi lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Không ai được tước bỏ quyền theo đuổi lẽ thật của người khác. Một số người hăng hái hơn trong việc theo đuổi lẽ thật và có chút tố chất, vì vậy họ được đề bạt và tu dưỡng. Điều này là do những yêu cầu công việc của nhà Đức Chúa Trời. Vậy tại sao nhà Đức Chúa Trời có những nguyên tắc đề bạt và sử dụng nhân sự như vậy? Bởi vì có những điểm khác biệt trong tố chất và nhân tính của mọi người, và mỗi người chọn một con đường khác nhau, điều này dẫn đến các kết cục khác nhau trong đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời. Những ai mưu cầu lẽ thật thì được cứu rỗi và trở thành dân sự của vương quốc, trong khi những người hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, những người không hết lòng làm bổn phận thì bị đào thải. Nhà Đức Chúa Trời tu dưỡng và sử dụng người dựa trên việc họ có theo đuổi lẽ thật hay không, và dựa trên việc họ có hết lòng làm bổn phận hay không. Có sự phân biệt trong thứ bậc của những người khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời không? Hiện giờ thì không có thứ bậc nào về địa vị, vị trí, giá trị hoặc chức danh của những người khác nhau. Ít nhất là trong giai đoạn Đức Chúa Trời công tác để cứu rỗi và hướng dẫn con người, không có sự khác biệt giữa cấp bậc, vị trí, giá trị hoặc địa vị của những người khác nhau. Những điểm khác biệt duy nhất là nằm ở sự phân chia công việc và ở bổn phận mà các vai trò thực hiện. Tất nhiên, trong giai đoạn này, một số người ngoại lệ được đề bạt, bồi dưỡng, và thực hiện một số công việc đặc biệt, trong khi một số người thì không nhận được những cơ hội như vậy do các lý do khác nhau như các vấn đề trong tố chất hoặc môi trường gia đình của họ. Nhưng có phải Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người chưa nhận được những cơ hội như vậy không? Không phải là như vậy. Giá trị và vị trí của họ có thấp hơn những người khác không? Không. Mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật, mọi người đều có cơ hội theo đuổi và đạt được lẽ thật, và Đức Chúa Trời đối xử với mọi người một cách công bằng và hợp lý. Tới khi nào thì có sự khác biệt đáng chú ý về vị trí, giá trị và địa vị của mọi người? Đó là khi mọi người đã đi đến cuối con đường của mình, công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, và cuối cùng, một kết luận được hình thành về thái độ và quan điểm mà mỗi người thể hiện trong quá trình mưu cầu sự cứu rỗi, trong quá trình làm bổn phận, cũng như về những biểu hiện và thái độ khác nhau của họ đối với Đức Chúa Trời – tức là khi có một bản ghi chép đầy đủ trong sổ của Đức Chúa Trời – khi đó, bởi vì kết cục và đích đến của mọi người sẽ khác nhau, nên cũng sẽ có sự khác biệt về giá trị, vị trí và địa vị của họ. Chỉ khi đó, những điều này mới được xem qua và xác định tương đối, còn bây giờ, tất cả mọi người đều như nhau. Các ngươi đã hiểu chưa? Các ngươi có mong đến ngày đó không? Các ngươi có vừa mong, vừa sợ không? Điều ngươi mong là vào ngày đó, cuối cùng sẽ có kết quả, và cuối cùng, ngươi cũng đã đi đến ngày đó, bất chấp mọi khó khăn; còn điều ngươi sợ là ngươi sẽ không đi tốt con đường, ngươi vấp ngã dọc đường và thất bại, và kết cục cuối cùng sẽ không mãn nguyện, tệ hơn ngươi tưởng tượng và mong đợi – như vậy sẽ thật buồn bã, đau lòng và thất vọng biết mấy! Đừng nghĩ xa như vậy, nghĩ xa như vậy không thực tế. Đầu tiên, hãy nhìn vào những gì trước mắt ngươi, đi cho tốt con đường dưới chân ngươi, làm cho tốt công tác trong tay ngươi, và làm tròn bổn phận, trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi. Đây mới là những điều mấu chốt nhất và quan trọng nhất. Hãy hiểu lẽ thật và các nguyên tắc làm bổn phận cần phải hiểu lúc này, thông công về chúng cho đến khi hoàn toàn sáng tỏ – để ngươi có thể thông tỏ về chúng trong tâm trí mình, và ngươi biết rõ ràng, chuẩn xác các nguyên tắc là gì trong mọi việc mình làm – đảm bảo ngươi không vi phạm nguyên tắc, không đi chệch khỏi nguyên tắc, không gây gián đoạn hoặc nhiễu loạn, hoặc không làm bất kỳ chuyện gì gây tổn hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời – hết thảy những điều này chính là những gì ngươi nên bước vào ngay lúc này. Chúng ta không cần phải nói thêm về bất kỳ điều gì xa hơn nữa, và các ngươi cũng không cần phải hỏi hay nghĩ về nó. Nghĩ xa như vậy vô ích – đó không phải là điều ngươi nên nghĩ. Một số người có thể hỏi: “Tại sao chúng con lại không nên nghĩ về điều đó? Tình hình tai họa hiện nay đã trở nên lớn như thế, chẳng phải đây là lúc chúng con nghĩ về những điều như vậy sao?”. Có phải là lúc không? Tai họa lớn có ảnh hưởng đến việc bước vào lẽ thật của ngươi không? (Thưa, không.) Tình hình tai họa đã trở nên lớn như thế, nhưng Ta tổ chức nhóm họp hay giảng đạo riêng về tai họa bao giờ? Ta không bao giờ tập trung vào chuyện tai họa, Ta chỉ luôn phán về lẽ thật, để cho các ngươi có thể hiểu lẽ thật và hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, để cho các ngươi hiểu cách làm tốt bổn phận của mình và các bước vào thực tế lẽ thật. Ngày nay, có những người thậm chí còn không hiểu thực tế lẽ thật là gì và đạo lý là gì. Ngày nào, họ cũng tuôn vài câu chữ, đạo lý, và nói suông giống nhau, nhưng lại cảm thấy mình đã bước vào thực tế lẽ thật. Ta lo lắng cho họ, nhưng họ lại không lo lắng cho chính mình. Họ vẫn nghĩ về những điều xa xôi đó trong tương lai – nghĩ về những điều đó là không thực tế.
Mục đích của việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài không phải là để biến họ thành người tích cực, cũng không phải là để chuẩn bị cho họ trở thành một dạng trụ cột nào đó sau này, mà là để cho một số người, mà nói một cách tương đối, mưu cầu lẽ thật nhiều hơn và đáp ứng các tiêu chí đề bạt, bồi dưỡng, một cơ hội được rèn luyện trong hoàn cảnh phù hợp cũng như trong điều kiện thuận lợi hơn. Điều quan trọng nhất là họ có thể hiểu lời Đức Chúa Trời, hiểu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật. Chẳng phải đây chính là những gì con người nên đạt được khi tin Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây chính là những gì con người nên thu được khi tin Đức Chúa Trời sao? Để bước vào thực tế lẽ thật, cái chính các ngươi nên mưu cầu ngay lúc này là gì? Các ngươi có kế hoạch hay trình tự thực hiện điều đó không? Ta sẽ cho các ngươi biết một mẹo đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Nói một cách đơn giản, việc bước vào thực tế lẽ thật thực ra chính là thực hành lẽ thật. Để thực hành lẽ thật, đầu tiên cần phải xử lý những tâm tính bại hoại của mình. Xuất phát điểm nhanh nhất để giải quyết những tâm tính bại hoại của mình là gì? Đối với các ngươi, cách đơn giản nhất, nhanh nhất và gọn nhẹ nhất là đầu tiên giải quyết vấn đề làm bổn phận qua loa chiếu lệ của mình, từng bước giải quyết những tâm tính bại hoại của mình. Các ngươi có thể mất bao lâu để giải quyết được? Các ngươi có kế hoạch không? Hầu hết mọi người không có kế hoạch, chỉ suy tính hoài trong đầu, mà không biết khi nào chính thức bắt đầu. Mặc dù họ biết mình qua loa chiếu lệ, nhưng lại không bắt tay giải quyết và không có bất kỳ giải pháp cụ thể nào. Làm bổn phận lười biếng, không tỉ mỉ, vô trách nhiệm và không xem trọng – đây đều là những biểu hiện của qua loa chiếu lệ. Bước đầu tiên là giải quyết vấn đề qua loa chiếu lệ. Bước thứ hai là giải quyết vấn đề làm theo ý mình. Đối với những chuyện khác, chẳng hạn như thỉnh thoảng nói không trung thực, hoặc bộc lộ tâm tính giả dối hay kiêu ngạo, thì trước mắt, ngươi đừng bận tâm về những điều đó. Đầu tiên xử lý việc qua loa chiếu lệ và làm theo ý mình chẳng phải là thực tế và hiệu quả hơn sao? Hai cái này chẳng phải là những vấn đề dễ thấy nhất sao? Chẳng phải chúng dễ giải quyết sao? (Thưa, phải.) Khi mình qua loa chiếu lệ, ngươi có biết không? Khi mình nghĩ đến chuyện lười biếng, ngươi có nhận ra không? Khi mình nghĩ đến chuyện chơi khăm hoặc trộm gian mưu lợi, ngươi có nhận ra không? (Thưa, có.) Nếu ngươi nhận ra thì dễ giải quyết. Hãy bắt đầu bằng cách giải quyết những vấn đề mà ngươi có thể dễ dàng phát hiện và nhận biết được bên trong. Thực hiện bổn phận cẩu thả và chiếu lệ là một vấn đề rõ ràng và phổ biến, nhưng cũng là một vấn đề nan giải khó giải quyết. Khi thực hiện bổn phận, người ta phải học cách tận tâm, nghiêm khắc, tỉ mỉ, có trách nhiệm và thực tế. Người ta phải cẩn thận dè chừng, dốc hết sức lực để làm tròn bổn phận đó, cho đến khi họ hài lòng với cách mình đã thực hiện bổn phận. Nếu một người không hiểu lẽ thật, thì họ nên tìm kiếm các nguyên tắc, và hành động phù hợp với chúng và theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Cho dù cần nỗ lực hơn một chút, người ta cũng phải làm cho tốt, không bao giờ được cẩu thả hay chiếu lệ. Chỉ bằng cách thực hành theo cách này, người ta mới cảm thấy bình yên trong lòng, không bị lương tâm cắn rứt. Sự bất cẩn và chiếu lệ có dễ giải quyết không? Miễn là ngươi có lương tâm và lý trí thì ngươi có thể giải quyết chúng. Đầu tiên, ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đang bắt đầu bổn phận của mình. Nếu con bất cẩn và chiếu lệ, con xin Ngài sửa dạy con và quở trách con trong lòng con. Con cũng xin Ngài hướng dẫn con làm tròn bổn phận của mình, không bất cẩn và chiếu lệ”. Mỗi ngày, hãy thực hành như vậy, xem mất bao lâu để giải quyết vấn đề qua loa chiếu lệ của ngươi, để tình trạng qua loa chiếu lệ của ngươi giảm bớt, để khi thực hiện bổn phận, những sự pha tạp của ngươi ngày càng ít, kết quả thực tế của ngươi cải thiện và hiệu suất của ngươi tăng lên. Thực hiện bổn phận không qua loa chiếu lệ – đây có phải là điều mà ngươi có thể tự lực đạt được không? Khi mình qua loa chiếu lệ, ngươi có thể khống chế được điều đó không? (Thưa, không dễ.) Vậy thì phiền toái đây. Nếu ngươi thực sự khó khống chế được điều này, thì ngươi có vấn đề lớn phải xử lý! Vậy thì, các ngươi có thể làm những việc gì mà không bất cẩn hay chiếu lệ? Một số người rất đặc biệt về những gì họ ăn; nếu một bữa ăn không vừa ý họ, họ sẽ hối hận cả ngày. Một số phụ nữ thích chưng diện và trang điểm; không một sợi tóc nào thoát khỏi sự chú ý của họ. Một số người giỏi kinh doanh; họ đếm từng xu một. Nếu các ngươi hành động với dạng thái độ tận tâm này, các ngươi có thể tránh được sự bất cẩn hoặc chiếu lệ. Đầu tiên, hãy giải quyết vấn đề bất cẩn và chiếu lệ, sau đó giải quyết vấn đề hành động phù hợp với ý muốn của ngươi. Hành động phù hợp với ý muốn của mình là một vấn đề phổ biến mà người ta có thể dễ dàng phát hiện ra ở chính mình. Với việc tự phản tỉnh nhiều hơn một chút, người ta có thể nhận ra rằng hành động phù hợp với ý muốn của mình là không phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật. Khi một người đã nhận ra vấn đề thì sẽ dễ dàng giải quyết. Trước hết hãy bắt mình giải quyết hai vấn đề này, một là vấn đề về sự bất cẩn và chiếu lệ và vấn đề còn lại là hành động phù hợp với ý muốn của riêng ngươi. Trong vòng một hoặc hai năm, hãy cố gắng không cẩu thả cũng không chiếu lệ, không hành động phù hợp với ý muốn của riêng mình hoặc với sự giả mạo ý muốn cá nhân của mình. Một khi hai vấn đề này được giải quyết, các ngươi sẽ không còn xa để thực hiện bổn phận của mình một cách thỏa đáng. Và nếu các ngươi không thể giải quyết chúng, thì các ngươi vẫn còn lâu mới vâng lời Đức Chúa Trời hoặc lưu tâm đến ý muốn của Ngài. Các ngươi thậm chí không được một phần nhỏ như vậy.
Chúng ta vừa thông công về các tiêu chí và mục đích của việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài, cũng như về nhận thức và cái nhìn mà con người nên có đối với việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài của nhà Đức Chúa Trời. Một khía cạnh khác nữa là thái độ và cách tiếp cận mà con người nên có đối với các loại nhân tài được đề bạt và bồi dưỡng. Đây là một số vấn đề nên thông công trong mục sáu. Vậy tiếp theo, cụ thể về mục sáu, chúng ta hãy cùng vạch trần và mổ xẻ cách lãnh đạo giả tiến hành công tác đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài. Đây là nội dung chính mà chúng ta sẽ thông công.
Thái độ và biểu hiện của lãnh đạo giả trong việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài
Lãnh đạo giả không hiểu lẽ thật và không tìm kiếm lẽ thật. Cho nên, trong công tác quan trọng là đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài trong nhà Đức Chúa Trời, họ cũng làm hỏng bét, rối tinh rối mù, và đơn giản là không đạt yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Bởi vì họ không hiểu tiêu chí, càng không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, đối với việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài đạt tiêu chuẩn, cũng không hiểu ý nghĩa của việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài đạt tiêu chuẩn, nên họ rất khó có thể làm công tác này đạt tiêu chuẩn và hợp nguyên tắc được. Các loại “nhân tài” mà lãnh đạo giả bồi dưỡng trong quá trình làm công tác của họ là một mớ ô hợp rõ ràng. Thay vì đề bạt và bồi dưỡng nhân tài đạt tiêu chuẩn, lãnh đạo giả lại đề bạt những người mà không bao giờ nên đề bạt và bồi dưỡng để phụng sự trong vai trò lãnh đạo hoặc người làm công, để cho những người này ăn bám hội thánh và phung phí của lễ của Đức Chúa Trời. Hết thảy lãnh đạo giả đều làm những chuyện như vậy, khiến cho một số người mưu cầu lẽ thật và có tinh thần chính nghĩa lại bị chà đạp dưới chân và không được đề bạt, sử dụng. Thay vào đó, những kẻ vô tích sự lại trở thành những người gọi là nhân tài trong mắt những lãnh đạo giả này, được họ đề bạt và bồi dưỡng. Vậy thì khi làm công tác này, biểu hiện của lãnh đạo giả là gì? Chẳng hạn như giả sử do nhu cầu công tác, nhà Đức Chúa Trời tìm một số người xử lý ngoại vụ. Vậy thì nên tìm kiếm những người như thế nào? Ta vừa liệt kê một số tiêu chí, đó là có năng lực làm việc, có thể làm bổn phận của mình theo các nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, và có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Lãnh đạo giả có biết những nguyên tắc này không? Rõ ràng là không, vậy thì họ tìm người xử lý ngoại vụ như thế nào? Họ thầm nghĩ: “Ai có thể xử lý ngoại vụ nhỉ? Có một người chị em lanh lợi và phản ứng nhanh, ăn nói tốt và biết cách đối đãi người. Khi nói, mắt chị ấy đảo liên tục đầy tính toán, người bình thường không thể nhìn thấu được chị ấy. Chị ấy mà làm lãnh đạo hội thánh thì có phần không phù hợp, nhưng sẽ rất giỏi xử lý ngoại vụ, vì vậy mình sẽ chọn chị ấy. Chỉ có điều trình độ học vấn của chị ấy hơi thấp, sợ người ngoại đạo xem thường, vậy thì mình sẽ tìm một cử nhân đại học – là chủ tịch hội sinh viên – để phối hợp với chị ấy. Người này khá khéo léo, nhưng kinh nghiệm xã hội tương đối ít và trải đời tương đối ít, nên có thể học hỏi từ cộng sự của mình. Trong hai người này, một người có trình độ học vấn thấp, người kia có học vấn cao; một người có kinh nghiệm xã hội, người kia không có – họ sẽ là một cặp phù hợp, chẳng phải sao?”. Một người giỏi ăn nói và hoạt ngôn, lanh lợi và rất giỏi giao tiếp xã hội; mỗi khi chị ấy tiếp xúc với người ngoại đạo, họ sẽ không nhận ra chị ấy là tín hữu. Người kia có học vấn cao và địa vị xã hội, mỗi khi tiếp xúc với người ngoại đạo sẽ không bị họ xem thường. Các ngươi nghĩ sao về các nguyên tắc mà lãnh đạo giả này sử dụng để lựa chọn hai người này? Lãnh đạo giả này tin rằng chỉ cần người ta có nhanh mồm nhanh miệng, lanh lợi và phản xạ nhanh, thì có thể xử lý ngoại vụ cho nhà Đức Chúa Trời. Đây có phải là một cách thích hợp để chọn người không? (Thưa, không.) Nó không thích hợp như thế nào? (Thưa, những người như thế thường gian xảo; mặc dù họ có thể áp dụng các triết lý đối nhân xử thế và biết cách đối đãi người, nhưng chưa chắc họ có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời.) Đúng vậy. Điều quan trọng nhất là bất kể người ta xử lý sự vụ gì cho nhà Đức Chúa Trời, ít nhất đó cũng phải là người ngay thẳng và có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Việc dẻo miệng và có thể nói chết thành sống có nghĩa rằng họ có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? Việc nhanh trí, giỏi ăn nói và hoạt ngôn có nghĩa rằng họ có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Cho dù họ có thề thốt đi chăng nữa cũng vô ích, ngươi đặt ra yêu cầu cho họ cũng vô ích – họ phải có nhân cách đó mới được. Nhưng lãnh đạo giả không tìm hiểu những điều này, họ chỉ xem ai có kinh nghiệm xã hội, ai gian xảo, nhanh trí, giỏi ăn nói và hoạt ngôn, ai biết liệu cơm gắp mắm, và ai giống như con tắc kè hoa, là người giỏi giao tiếp xã hội. Họ cho rằng những người như thế có thể xử lý sự vụ trong nhà Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là một sai lầm sao? Đây là một sai lầm về mặt nguyên tắc và tiêu chuẩn chọn người. Thực tế là loại người này cực kỳ dẻo miệng: cho dù họ làm việc với ai, thì mọi điều họ nói cũng đều là nói dối, dù họ có thề thốt bao nhiêu cũng không thay đổi được. Khi hành sự, họ chỉ bảo vệ lợi ích của bản thân mình, nhất là khi đối mặt với nguy hiểm, họ sẽ bảo vệ mình trước tiên, và không bao giờ một lần nào nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Chỉ cần họ có mối quan hệ tốt với người ngoại đạo là đủ; còn lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có bị tổn hại hay không, họ không hề quan tâm. Sự an nguy của các anh chị em cũng không phải là điều họ cân nhắc, họ cũng chẳng quan tâm liệu danh Đức Chúa Trời có bị ô nhục hay không; chỉ lo bảo hộ mình. Lãnh đạo giả không nhìn thấu được loại người này, cho rằng những người như thế là phù hợp nhất để xử lý ngoại vụ cho nhà Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là ngu xuẩn sao? Người đó bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, nhưng lãnh đạo giả thậm chí còn không biết điều đó, mà vẫn giao cho họ những nhiệm vụ quan trọng, chuyện gì cũng trông cậy vào họ. Đây chẳng phải là đỉnh cao của ngu xuẩn sao? Những người giỏi ăn nói, hoạt ngôn và nhanh trí có phải là người tâm ý ngay thẳng không? Nếu chưa giao thiệp hoặc quan sát kỹ họ, ngươi sẽ không biết được. Khi ngươi giao thiệp và xử lý việc với họ, cứ quan sát xem liệu họ có nói đi đôi làm hay không. Điều này có thể được kiểm chứng thông qua một sự việc. Chẳng hạn như giả sử ngươi đang chuyển đồ. Khi thấy thế, họ sẽ không giúp ngươi. Chỉ khi ngươi làm xong công việc, họ mới đến và nói: “Làm sao anh có thể tự làm một công việc mệt nhọc như vậy được? Anh mà nhờ thì dù bận đến mấy, tôi cũng giúp. Trông anh mệt mỏi quá. Tí nữa, tôi nấu cơm cho, hôm nay anh không phải nấu đâu”. Nói thế xong, họ mất hút. Ngươi mệt mỏi rã rời mà vẫn phải nấu cơm. Rồi một khi ngươi nấu xong, họ liền đến ăn, thậm chí còn nói: “Tại sao khi chuẩn bị nấu, anh không gọi tôi? Anh mệt mỏi rã rời rồi mà vẫn phải nấu cơm cho tôi – như thế làm sao được? Bây giờ anh nấu rồi thì tôi đành ăn. Bữa sau tôi sẽ nấu, sau này có công việc gì cần làm, cứ gọi tôi nhé”. Chỉ một sự việc này thôi cũng đủ để nhìn thấu ngay được họ. Họ rất dẻo miệng, nhanh trí và biết nên nói gì. Họ biết liệu cơm gắp mắm, và xưa nay chỉ toàn nói những điều êm tai, mà không bao giờ làm bất kỳ công việc thực tế nào. Những người như thế có đáng tin cậy không? Nếu ngươi yêu cầu họ xử lý ngoại vụ của nhà Đức Chúa Trời, họ có thể bảo vệ lợi ích của nhà Ngài được không? Họ có thể giữ gìn thanh danh của hội thánh và bảo vệ sự an toàn của các anh chị em được không? (Thưa, không.) Tài vật của nhà Đức Chúa Trời và hết thảy lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có phải là ưu tiên hàng đầu của họ không? Tuyệt đối không. Mắt và tâm của lãnh đạo giả bị đui mù trước những vấn đề dễ phát hiện như thế, họ không thể thấy được. Thay vào đó, họ chỉ biết nói câu chữ và đạo lý. Ai được Đức Chúa Trời yêu thương và ai không được Đức Chúa Trời yêu thương, ai yêu lẽ thật và ai không yêu lẽ thật, có nền tảng trong đức tin nơi Đức Chúa Trời nghĩa là gì và loại người nào không có nền tảng, loại người nào trung thành làm bổn phận và loại người nào không trung thành làm bổn phận – họ nói về những điều này một cách hợp lý, lô-gic, và có vẻ thực sự hiểu, nhưng tất cả chỉ là nói suông và đạo lý. Hễ bảo họ phân định người, thì mắt và tâm họ đui mù; họ không biết cách đọc người. Cho dù họ có tiếp xúc với loại người này bao lâu đi nữa, cũng không thể nhìn thấu được người đó, thậm chí còn giao cho người đó những nhiệm vụ quan trọng.
Việc lãnh đạo giả dùng sai người đã làm một chuyện rất ghê tởm rồi, mà họ còn sai chồng sai khi làm những chuyện ghê tởm hơn nữa. Chẳng hạn như giả sử một lãnh đạo giả sử dụng sai người. Người này hoàn toàn không phù hợp để làm người phụ trách và không đáp ứng các tiêu chí đề bạt, bồi dưỡng của nhà Đức Chúa Trời. Thế nhưng lãnh đạo giả vẫn nhất quyết sử dụng họ và không bao giờ kiểm tra công việc của người này, cho rằng: “Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng. Vì tôi đã chọn anh và đề bạt anh, nên anh sẽ có thể làm tốt công tác này, vì vậy cứ làm đi, thấy sao phù hợp thì làm. Tôi sẽ hỗ trợ anh trong mọi việc, ai phản đối cũng vô ích!”. Họ đã dùng sai người, lại còn để cho sai lầm của họ kéo dài mãi đến cùng – họ tin vào bản thân đến mức như vậy. Các lãnh đạo giả đều đui mù. Vấn đề gì họ cũng không nhìn ra được, họ không phân biệt được ai là kẻ ác hoặc kẻ chẳng tin, và cho dù ai làm gián đoạn, nhiễu loạn công tác của hội thánh, họ cũng chẳng biết gì, thậm chí còn trọng dụng kẻ hồ đồ. Đã đề bạt ai, lãnh đạo giả rất tín nhiệm người đó, tùy tiện giao phó công tác quan trọng cho họ. Kết quả là những người đó làm hỏng công tác của hội thánh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc rao truyền phúc âm và gây tổn hại lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Thậm chí lãnh đạo giả còn giả bộ không biết gì về chuyện này. Bề trên hỏi họ: “Người mà anh đề bạt làm việc sao rồi? Họ có phù hợp để làm công tác này không? Họ có bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời và lợi ích của nhà Ngài không? Trong những thời điểm then chốt, họ bảo vệ bản thân hay bảo vệ công tác của hội thánh?”. Những lãnh đạo giả này đáp: “Họ đã thề sẽ bảo vệ công tác của hội thánh. Ngoài ra, họ tin Đức Chúa Trời 20 năm rồi. Làm sao họ có thể bảo vệ bản thân và bán rẻ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời được? Chắc họ sẽ bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời”. Bề trên đáp: “Anh nói có chuẩn không đấy? Anh đã kiểm tra công việc của họ chưa?”. Những lãnh đạo giả này trả lời: “Tôi chưa kiểm tra công việc của họ, nhưng tôi đã bảo họ là không được bảo vệ lợi ích của bản thân, mà phải bảo vệ công tác của hội thánh, và họ đã hứa với tôi rồi”. Người đó hứa với họ thì có tác dụng gì? Thậm chí người đó còn không thể làm tròn lời thề của mình trước Đức Chúa Trời cơ mà. Họ nghĩ chỉ bởi vì người đó đã hứa với họ là dám chắc rồi sao? Họ nhất định có thể thực hiện lời hứa sao? Những lãnh đạo giả này chưa kiểm tra công việc của người đó thì làm sao họ biết người đó có phải là người có bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hay không? Làm sao họ lại tin vào bản thân nhiều như vậy chứ? Dạng lãnh đạo giả này chẳng phải là đồ khốn sao? Khi dùng sai người, họ đã phạm phải một sai lầm rất lớn rồi, sau đó họ còn sai chồng sai khi không bao giờ nghe ngóng, tìm hiểu hay kiểm tra công việc của người này, cũng không bao giờ giám sát hay quan sát. Tất cả những gì họ làm chỉ là cứ dung túng cho người này làm xằng làm bậy. Đây chính là cách làm việc của lãnh đạo giả. Mỗi khi một hạng mục công tác thiếu người, lãnh đạo giả tùy tiện sắp xếp ai đó phụ trách là xong; họ không bao giờ kiểm tra công việc, hay đi thị sát thực tế để tiếp xúc, quan sát và cố gắng tìm hiểu thêm về người đó. Ở một số nơi hoàn cảnh không thuận lợi để gặp gỡ và dành thời gian cho họ, nhưng những lãnh đạo đó phải hỏi về công việc của người đó chứ, phải nghe ngóng gián tiếp xem họ đang làm gì, làm ra sao – họ có thể hỏi các anh chị em hoặc ai đó gần gũi với người đó. Điều này chẳng phải có thể làm được sao? Nhưng lãnh đạo giả thậm chí còn không thèm hỏi câu gì cả, họ tự tin đến mức như thế. Trong công việc, họ chỉ tổ chức nhóm họp và giảng đạo lý, và khi nhóm họp xong, sắp xếp công việc xong thì họ không làm gì khác cả; họ không tiếp tục theo dõi hoặc tìm hiểu xem liệu người mà họ chọn có thể làm công việc thực tế hay không. Ban đầu, họ không hiểu người đó, nhưng dựa trên tố chất, biểu hiện và nhiệt tâm bề ngoài của người đó, họ cảm thấy người đó phù hợp với công tác này nên sử dụng. Như thế không có gì sai cả, bởi vì không ai biết người ta về sau sẽ thế nào. Nhưng sau khi đề bạt, những lãnh đạo đó nên theo dõi và tìm hiểu xem liệu họ có làm công việc thực tế hay không, họ làm việc như thế nào, và họ có qua loa chiếu lệ, lươn lẹo hoặc chểnh mảng hay không, chẳng phải sao? Đây chính là công việc mà họ nên làm, nhưng họ lại không làm gì cả, không chịu trách nhiệm gì cả. Họ chính là lãnh đạo giả, và nên bị thay thế, đào thải.
Các lãnh đạo giả phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, đó là sau khi đề bạt người, họ giải thích công việc với người ta, sau đó tuôn chút đạo lý, nói vài lời động viên, rồi bỏ đó, không bao giờ theo dõi hay tham gia vào nhiệm vụ cụ thể. Nếu họ nói rằng họ có tố chất kém và không nhìn thấu người, thì họ có thể theo dõi, tìm hiểu xem những nhiệm vụ cụ thể đang tiến triển ra sao, và hoàn toàn có thể nắm được tình hình. Thế nhưng, lãnh đạo giả lại không hề theo dõi và tìm hiểu tình hình công việc. Chẳng hạn như việc in sách, là một hạng mục công tác cụ thể. Lãnh đạo giả giao cho ai đó phụ trách công tác này, nhưng thậm chí nửa năm sau cũng chẳng kiểm tra. Kết quả là nửa năm sau, toàn bộ sách đã in đều là thứ phẩm – thật rối tinh rối mù hết lên! Lãnh đạo giả chính là như vậy – không hề làm chút công việc cụ thể nào. Nếu ngươi sắp xếp việc in sách thì ngươi nên làm gì? Đầu tiên, ngươi phải phân công một người phụ trách phù hợp, sau đó giám sát và kiểm tra hiệu quả công việc của họ, liệu họ có thể làm hỏng việc hay không. Ngươi phải giám sát và kiểm tra công việc, nếu phát hiện vấn đề gì, phải trực tiếp giải quyết – như vậy mới có thể đảm bảo không phát sinh vấn đề. Nhưng lãnh đạo giả không làm vậy. Họ nghĩ trách nhiệm của họ chỉ là tuôn đạo lý với mọi người, làm cho mọi người hiểu đạo lý, và chỉ cần mọi người hiểu đạo lý thì có thể giải quyết được vấn đề. Vì thế, họ chỉ chú ý đến việc tuôn đạo lý và hô khẩu hiệu, mà không tham gia vào nhiệm vụ cụ thể. Đối với lãnh đạo giả, họ nghĩ tham gia vào nhiệm vụ cụ thể không phải là việc của họ, mà nên là việc của những người bên dưới. Vậy thì bản thân họ làm gì? Họ chỉ huy toàn cục từ trên cao và trở thành quan lại không hiệu quả. Bất kể công tác là gì, họ cũng không có mặt hay tham gia. Sau khi nói với mọi người nguyên tắc, nếu được hỏi về vấn đề chi tiết hoặc con đường cụ thể, họ sẽ nói: “Công tác cụ thể thì tùy các anh chị em, tôi không hiểu cái này”. Cho nên, họ không biết những người bên dưới tiến hành công việc như thế nào. Về việc người phụ trách có năng lực và đáp ứng yêu cầu công việc hay không, nhân tính của họ như thế nào, họ có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không, họ có trách nhiệm khi làm bổn phận hay không, họ có qua loa chiếu lệ hay làm xằng làm bậy hay không, hoặc có những trì hoãn trong công tác hay không, v.v. – những điều này lãnh đạo giả không biết gì cả, họ chỉ đi loanh quanh như những quan chức ngoại đạo ngồi bàn giấy, không làm chút công việc thực tế nào. Trong những hội thánh mà họ làm việc, khi có những người phụ trách khiến công tác bị đình trệ, khi có những người phụ trách đang thiết lập vương quốc độc lập của riêng mình, hoặc khi có những người phụ trách không chuyên tâm vào bổn phận chính của mình, mà suốt ngày ăn uống, chơi bời, lãnh đạo giả không biết gì, thậm chí còn nhắm mắt làm ngơ khi có những người phụ trách có tố chất quá kém, lĩnh hội lệch lạc và hoàn toàn không thể làm công tác. Dạng lãnh đạo giả này chỉ là cái vỏ rỗng, hữu danh vô thực và không làm chút công việc thực chất nào của lãnh đạo. Bề ngoài, những lãnh đạo này có vẻ khá đàng hoàng. Họ phân công người phụ trách cho từng hạng mục công tác, thỉnh thoảng triệu tập cuộc nhóm họp với những người này, thời gian còn lại ở một nơi tĩnh nguyện, cầu nguyện, đọc lời Đức Chúa Trời, nghe giảng, học thánh ca và viết bài giảng của riêng mình. Có những lãnh đạo giả thậm chí còn cả tuần không ra khỏi phòng. Lại có những lãnh đạo giả không làm gì ngoài việc tổ chức nhóm họp trực tuyến, mà không bao giờ đi đến các nơi làm việc để tìm hiểu tình hình. Các anh chị em không thấy mặt họ trong một thời gian dài, và không biết trải nghiệm sự sống hay vóc giạc của lãnh đạo giả như thế nào. Trong các cuộc nhóm họp, lãnh đạo giả chỉ xử lý một số sự vụ, còn về việc cụ thể mỗi người phụ trách đang làm gì, và liệu những người mà họ đề bạt, bồi dưỡng có phù hợp với công việc được giao hay không, thái độ của những người này khi làm bổn phận là gì, họ có chú tâm và chu toàn trong công việc hay không, họ có tiêu cực và qua loa chiếu lệ hay không, những người này có đi đúng đường hay không, có phải là người phù hợp hay không, thì những việc này lãnh đạo giả không quan tâm hay hỏi han gì cả, cũng chẳng muốn biết. Chẳng phải tính chất của vấn đề này rất nghiêm trọng sao? (Thưa, phải.)
Nhà Đức Chúa Trời cần một số nhân tài hiểu một số lĩnh vực nghiệp vụ nhất định và có một số kỹ năng nhất định. Nhà Ngài sẽ bồi dưỡng những người này để học các nghiệp vụ đó hầu cho họ có thể làm bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời. Theo các ngươi, lãnh đạo giả tìm được loại người nào? Họ tập hợp tất cả những người trẻ đã học đại học và theo ba mẹ tin Đức Chúa Trời, sau đó xem ai hoạt ngôn và thích là trung tâm của sự chú ý, rồi nói với những người đó: “Nhà Đức Chúa Trời muốn bồi dưỡng các anh chị em; các anh chị em là đội quân dự bị và lực lượng mới”. Sau đó, họ giao cho những người này làm bổn phận. Trên thực tế, những người này chưa bao giờ thực hiện một bổn phận nào cả, họ thiếu các loại kinh nghiệm và không hề hiểu lẽ thật. Nhưng lãnh đạo giả lại ưa chuộng và thích họ, vì thế bắt đầu bồi dưỡng họ. Với chuyên môn của những người này, họ phù hợp để học gì thì lãnh đạo giả phân công cho họ làm bổn phận theo đó; có những người được phân công làm công tác biên soạn, có những người được phân công làm công tác điện ảnh truyền hình, có những người được phân công làm video và có những người được phân công làm diễn viên. Đối với lãnh đạo giả, chỉ cần những người này có bổn phận để làm là được. Lãnh đạo giả không tìm hiểu xem liệu những người này có yêu lẽ thật hay không, hoặc có thể đón nhận lẽ thật hay không, cũng không xem xét những người này đang mưu cầu điều gì, hoặc mục tiêu của họ là gì. Cuối cùng, chuyện gì xảy ra? Trong số đó có những người bị đào thải. Đó là bởi vì họ phóng đãng, vô độ, chạy theo các trào lưu thế tục, suốt ngày ăn diện, giao du, và không hiểu chút quy củ hay có chút giáo dưỡng nào cả – rõ ràng, họ là những người không tin và người ngoại đạo. Họ không chuyên tâm vào công việc chính của mình trong khi thực hiện bổn phận, làm gì cũng qua loa chiếu lệ, nhưng lãnh đạo giả lại không hề nhìn ra được. Chẳng phải lãnh đạo giả mù mắt sao? (Thưa, phải.) Mù mắt là do đâu? Chẳng phải là do lãnh đạo giả mù tâm sao? Mù mắt và mù tâm là hai đặc điểm của lãnh đạo giả. Mặc dù mắt mở to, nhưng lãnh đạo giả lại cái gì cũng không hiểu được, người nào cũng không nhìn thấu được – tức là mắt họ mù. Trong tâm, họ không có sự phân định hay nhìn nhận về bất kỳ ai hay điều gì cả, và dù có thấy, họ cũng không có khả năng phân biệt đúng sai, họ không có thái độ, không có quan điểm và không có định nghĩa – đây là trường hợp mù tâm nghiêm trọng. Các lãnh đạo giả đều là những người đã tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm và thường xuyên nghe giảng, vậy tại sao họ lại không thể nhận ra được những người không tin đó? Điều này càng chứng tỏ rằng lãnh đạo giả có tố chất rất kém, không có khả năng lĩnh hội lẽ thật, và dù họ có nghe bao nhiêu lẽ thật cũng vô ích, họ không hiểu. Họ mù mắt, mù tâm, và hoàn toàn không có khả năng phân định người. Làm sao họ có thể xứng đáng làm lãnh đạo hay người làm công trong hội thánh được? Họ cho rằng những người biết ăn nói là nhân tài, những người biết ca hát, nhảy múa cũng là nhân tài; trông thấy những người đeo kính hoặc đã học đại học, họ nghĩ đó là nhân tài; khi thấy những người có địa vị trong xã hội, những người giàu có, những người biết cách làm kinh doanh và làm những chuyện lừa gạt, và những người làm loại công việc quan trọng nào đó trong xã hội, lãnh đạo giả nghĩ là nhân tài. Họ cho rằng nhà Đức Chúa Trời nên bồi dưỡng những dạng người này. Họ không nhìn vào nhân cách của những người này hay liệu đức tin của người ta nơi Đức Chúa Trời có nền tảng hay không, càng không nhìn vào thái độ của những người này đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật. Họ chỉ nhìn vào địa vị xã hội và nền tảng của người ta. Nhìn nhận con người và sự việc như vậy chẳng phải là ngu xuẩn sao? Lãnh đạo giả nhìn nhận con người và sự việc giống như người ngoại đạo – quan điểm của họ chính là quan điểm của người ngoại đạo về mọi sự. Điều này đủ để chứng tỏ rằng lãnh đạo giả không phải là người yêu và hiểu lẽ thật, cũng không có năng lực phân định. Chẳng phải họ cực kỳ nông cạn sao? Họ thực sự đui mù – vô cùng đui mù!
Trước đây, Ta gặp một lãnh đạo, khi Ta trò chuyện cùng thì nói cười, nhưng ngay khi Ta hỏi về công việc, anh ta liền nhìn đăm chiêu vào khoảng không một cách tê liệt, trì độn, Ta nói gì, anh ta cũng không phản ứng. Tố chất của người này quá kém để sử dụng. Chẳng trách Ta nói gì anh ta cũng không hiểu và không thực hiện được. Ta nói về điều gì, anh ta cũng đều nói: “Con đã tổ chức nhóm họp và kiểm tra công việc cách đây mấy ngày”. Ta nói: “Ngươi không có công việc gì khác ngoài việc tổ chức nhóm họp sao? Trong hội thánh có rất nhiều công việc cần làm, tại sao ngươi không tìm việc gì khác mà làm?”. Anh ta nói: “Chẳng phải làm lãnh đạo hoặc người làm công là chỉ có tổ chức nhóm họp sao? Ngoài việc tổ chức nhóm họp ra, không có việc gì khác để làm cả, con không biết cách làm việc gì khác cả!”. Điều này cho thấy anh ta chắc chắn là lãnh đạo giả khi đảm nhiệm vị trí đó, và anh ta không làm được chút công việc thực tế nào, bởi vì tố chất của anh ta vô cùng kém! Tố chất vô cùng kém dẫn đến mù mắt, mù tâm. Mù mắt nghĩa là gì? Nó có nghĩa là dù thấy gì, người ta cũng không thể phát hiện được vấn đề cụ thể, nên mắt họ không có tác dụng. Mù tâm nghĩa là gì? Nó có nghĩa là dù chuyện gì xảy ra, người ta cũng không ý thức được và không hiểu vấn đề trong đó, cũng không nhìn ra được thực chất của vấn đề nằm ở đâu – đây chính là mù tâm. Nếu người ta mù tâm thì hoàn toàn xong rồi. Lãnh đạo giả mù mắt và mù tâm như vậy. Các ngươi nói xem, khi nghe những lời này, lãnh đạo giả có cảm thấy khó chịu không? Họ nghĩ: “Mắt mình cũng khá to, nhưng Ngài lại bảo mình mù mắt; trong tâm, mình có thiện ý, thế mà Ngài lại bảo mình mù tâm – định nghĩa của Ngài không chuẩn xác lắm, còn gì nữa? Tại sao lại cứ gọi mình là lãnh đạo giả? Tại sao lại còn bổ sung thêm rằng mình còn mù mắt, mù tâm nữa?”. Nếu Ta không nói như thế, thì với tố chất của các lãnh đạo giả, liệu họ có thể nhận ra rằng họ có tố chất kém không? (Thưa, họ không thể.) Chẳng phải nói rằng những lãnh đạo giả này mù mắt, mù tâm giải thích hoàn hảo vấn đề sao? Chẳng hạn như giả sử một kẻ địch lại Đấng Christ đang thiết lập vương quốc độc lập của riêng mình trong hội thánh. Nhưng lãnh đạo giả lại nói: “Người này rất có năng lực. Họ từng là giáo sư đại học, nói chuyện một cách rõ ràng, có phương pháp, có trình tự và hoạt ngôn. Hơn nữa, dù khán giả đông đến mấy, họ cũng không luống cuống”. Người mà họ nói đến là một người Pha-ri-si đang thiết lập vương quốc độc lập riêng của mình là chuyện rõ như ban ngày, thế mà lãnh đạo giả vẫn còn khen ngợi người đó. Đây chẳng phải là mù mắt sao? (Thưa, phải.) Nếu ai đó hát lạc tông và ngươi không nghe ra, thì có thể xem là mù mắt được không? (Thưa, không.) Đó là vấn đề nghiệp vụ, chứ không phải là vấn đề tố chất. Nhưng sau khi đã nghe nhiều lẽ thật như thế mà lãnh đạo giả thậm chí vẫn không thể phân định được bộ mặt thật của kẻ địch lại Đấng Christ, họ không thể phân biệt được nhân tính của một người là tốt hay xấu, liệu ai đó có phải là ứng cử viên để được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng hay không, liệu ai đó có phải là người không tin hay không, hoặc liệu người đó có thành tâm tin Đức Chúa Trời hay không, họ cũng không thể phân biệt được liệu ai đó có trung thành làm bổn phận hay không – vậy thì họ thu được gì từ việc nghe giảng trong suốt những năm qua? Họ không thu được chút lẽ thật nào cả, có nghĩa rằng họ là những kẻ ngu ngốc đui mù; lãnh đạo giả đui mù chính là như vậy. Họ cho rằng công việc chính của lãnh đạo là có thể giảng đạo, giảng đến hai, ba tiếng đồng hồ, và chỉ cần họ có thể nói câu chữ và đạo lý, hô khẩu hiệu và thúc đẩy mọi người, thì họ là lãnh đạo đạt tiêu chuẩn, có thể gánh vác công việc, có thực tế lẽ thật, và Đức Chúa Trời hài lòng về họ. Đây là kiểu lô-gic gì vậy? Bởi vì lãnh đạo giả không hiểu lẽ thật và tố chất quá kém, mù mắt, mù tâm, nên hoàn toàn không có khả năng phân định các loại người và không nhìn thấu được các loại người. Vậy thì họ có thể sử dụng các loại người một cách hợp lý được không? (Thưa, không.) Họ chỉ có một chiến lược: những ai từng làm giáo viên thì giao cho giảng đạo, những ai từng làm ngoại thương thì giao cho xử lý ngoại vụ, những ai biết nói tiếng Anh thì giao cho làm người dịch thuật, hễ ai hoạt ngôn, mặt dày liền giao cho rao truyền phúc âm; những ai nhút nhát thì giao cho viết bài chứng ngôn trải nghiệm ở nhà, những ai bạo dạn và thích diễn thì giao cho làm diễn viên, còn những ai muốn làm quan thì giao cho làm lãnh đạo hoặc đạo diễn. Lãnh đạo giả dùng người như vậy, không có nguyên tắc gì cả.
Trong phạm vi công việc mà lãnh đạo giả phụ trách, thường hay có những người thực sự mưu cầu lẽ thật và đáp ứng tiêu chí đề bạt, bồi dưỡng, thì bị kìm hãm. Trong đó có những người rao giảng phúc âm, và có những người được giao cho làm bổn phận tiếp đãi. Thực ra họ đều có tố chất, hiểu chút lẽ thật và xứng đáng được bồi dưỡng làm lãnh đạo và người làm công, chỉ là họ không thích phô trương hoặc là trung tâm của sự chú ý. Thế nhưng, lãnh đạo giả lại không để ý gì đến những người này. Họ không tiếp xúc hoặc nghe ngóng về những người này, và họ không bao giờ bồi dưỡng nhân tài cho nhà Đức Chúa Trời. Lúc nào họ cũng chỉ chăm chăm gài bẫy những ai nịnh nọt họ để thỏa mãn dục vọng ích kỷ của chính mình. Kết quả là những người thực sự mưu cầu lẽ thật thì không được đề bạt và bồi dưỡng, trong khi những người thích là trung tâm của sự chú ý, hoạt ngôn, biết nịnh hót, và hám danh lợi, địa vị – lại đều được đề bạt, thậm chí những người ở ngoài xã hội từng làm quan chức, giám đốc điều hành doanh nghiệp, hoặc từng học quản lý doanh nghiệp, cũng đều được trọng dụng. Bất kể những người đó có phải là tín hữu thực sự hay không, hoặc có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không, thế nào đó cũng là những người được đề bạt và sử dụng trong phạm vi công việc phụ trách của lãnh đạo giả. Đây có phải là dùng người phù hợp với nguyên tắc không? Việc lãnh đạo giả chỉ đề bạt nhưng người như thế chẳng phải chính là kiểu của xã hội người ngoại đạo sao? Trong nhiệm kỳ của lãnh đạo giả, những người khi làm bổn phận có thể thực sự hoàn thành công việc, những người có tinh thần chính nghĩa, và những người yêu lẽ thật cùng những điều tích cực, thì không được đề bạt hoặc bồi dưỡng, và khó mà có cơ hội được rèn luyện. Thay vào đó, những người hoạt ngôn, những người thích phô trương bản thân và những người biết cách nịnh hót, cũng như những người hám danh lợi, địa vị, lại được trọng dụng. Những người đó có vẻ khá khôn khéo, nhưng thực ra không có khả năng lĩnh hội, tố chất rất kém và nhân tính kém, không mang gánh trọng trách thực sự đối với bổn phận của mình, và không hề xứng đáng được bồi dưỡng. Thế nhưng, chính họ lại là những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo và người làm công trong hội thánh. Kết quả là nhiều công tác của hội thánh không thể được triển khai thuận lợi, kịp thời, hoặc tiến triển chậm chạp, và sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời mất quá nhiều thời gian mới được thi hành. Đây chính là những ảnh hưởng và hậu quả gây ra cho công tác của hội thánh bởi việc lãnh đạo giả dùng người không phù hợp.
Hầu hết lãnh đạo giả đều có tố chất kém. Mặc dù họ có vẻ hoạt ngôn, nhưng lại không hề có khả năng lĩnh hội lẽ thật, đến mức độ không có hiểu biết thuộc linh. Họ mù mắt, mù tâm, việc gì cũng không nhìn thấu được và hoàn toàn không hiểu lẽ thật. Đây đã là vấn đề chí tử rồi. Họ lại còn có một vấn đề khác nghiêm trọng hơn nữa, đó là khi họ hiểu và nắm vững được vài câu chữ và đạo lý, có thể hô vài khẩu hiệu, thì họ cho rằng mình có thực tế lẽ thật. Cho nên, dù họ làm công tác nào và chọn ai để đưa vào sử dụng, họ cũng không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, không thông công với những người khác, càng không tuân thủ sự sắp xếp công việc và các nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời. Họ rất tự tin, luôn cho rằng ý mình là đúng và muốn làm sao thì làm. Kết quả là khi gặp phải chút khó khăn hoặc tình huống đặc biệt, thì họ lúng túng. Đã thế, họ còn hay lầm tưởng rằng bởi vì họ đã làm việc nhiều năm trong nhà Đức Chúa Trời và có đủ kinh nghiệm làm lãnh đạo ở đó, nên biết cách làm sao để công tác hội thánh vận hành và tiến triển. Họ có vẻ như đã hiểu những điều này, nhưng thực ra, họ hoàn toàn không biết cách làm bất kỳ công tác nào. Họ làm công tác của hội thánh tùy tiện theo ý mình, làm theo quan niệm và tưởng tượng của riêng mình, kinh nghiệm và thói quen, cũng như quy định của mình. Nó khiến cho các hạng mục công tác khác nhau của hội thánh rối mù, hỗn loạn, không thể có được bất kỳ kết quả thực sự nào. Nếu trong một đội nhóm, có vài người hiểu lẽ thật và có thể làm chút công việc thực tế, thì họ có thể giúp công tác của đội nhóm đó được duy trì bình thường. Nhưng điều này không liên quan gì đến lãnh đạo giả của họ cả. Sở dĩ công tác đó có thể được thực hiện tốt là bởi vì có một vài người tốt trong đội nhóm có thể làm chút công việc thực tế và giữ cho công tác đúng hướng; chứ không có nghĩa rằng lãnh đạo giả của họ đã làm công việc thực tế. Không có vài người tốt như thế này phụ trách thì không thể thực hiện được hạng mục công tác nào cả. Lãnh đạo giả đơn giản là không làm được công việc của họ, và không có chức năng gì cả. Tại sao lãnh đạo giả lại làm rối tinh rối mù công tác của hội thánh? Lý do thứ nhất là lãnh đạo giả không hiểu lẽ thật, không thể thông công về lẽ thật để giải quyết vấn đề và không tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, dẫn đến vấn đề dồn ứ và khiến công tác của hội thánh bị đình trệ. Thứ hai là lãnh đạo giả đui mù, không nhận ra được nhân tài. Họ không biết bổ nhiệm người phụ trách đội nhóm sao cho phù hợp, dẫn đến một số công tác không có ai phù hợp phụ trách, vì thế đi vào đình trệ. Thứ ba là lãnh đạo giả làm việc không khác gì quan lại. Họ không giám sát hay hướng dẫn công việc, và những chỗ có mắt xích yếu trong công việc, họ không chủ động tham gia hoặc hướng dẫn chi tiết công việc. Chẳng hạn như giả sử trong một hạng mục công tác, có một số người thực hiện công tác là tân tín hữu chưa có nhiều căn cơ, không hiểu lẽ thật, chưa quen thuộc lắm với lĩnh vực công tác, và chưa nắm vững lắm các nguyên tắc trong công tác. Lãnh đạo giả, đui mù, không thấy được những vấn đề này. Họ cho rằng chỉ cần ai đó đang làm công tác là được, làm tốt hay tệ không quan trọng. Họ không biết rằng chỗ nào có mắt xích yếu trong công tác của hội thánh, thì họ nên theo dõi, giám sát và hướng dẫn, họ nên đích thân tham gia giải quyết vấn đề và hỗ trợ những người làm bổn phận cho đến khi họ hiểu được lẽ thật, có thể làm việc theo nguyên tắc và đi đúng hướng. Chỉ khi đó, họ mới không cần phải lo lắng quá nhiều. Lãnh đạo giả không làm việc như vậy. Khi thấy có người ở đó làm công tác thì họ không để tâm nữa. Dù tình hình công việc ra sao, họ cũng chẳng hỏi thăm. Những chỗ có mắt xích yếu trong công tác, hoặc người phụ trách có tố chất kém, họ không đích thân hướng dẫn công việc, và không đích thân tham gia vào công việc. Và khi người phụ trách có thể gánh vác công việc, lãnh đạo giả càng không đích thân kiểm tra hoặc hướng dẫn; họ cứ ung dung, cho dù có người báo cáo vấn đề, họ cũng chẳng hỏi – họ nghĩ không cần. Những công việc cụ thể này, lãnh đạo giả đều không làm. Tóm lại, lãnh đạo giả là kẻ thoái hóa không làm chút công việc thực tế nào. Họ cho rằng công tác nào cũng vậy, chỉ cần có người phụ trách và tất cả mọi người đều vào cuộc để đảm nhận công việc, là xong và hết. Họ nghĩ tất cả những gì họ phải làm là thỉnh thoảng tổ chức nhóm họp và hỏi xem có vấn đề gì không. Mặc dù làm việc như vậy, nhưng lãnh đạo giả vẫn tin rằng họ đang làm tốt công việc và khá hài lòng về bản thân. Họ nghĩ: “Không hạng mục công tác nào có vấn đề cả. Nhân sự đều được sắp xếp đầy đủ, người phụ trách đều có hết. Mình làm công việc này thật giỏi, thật tài!”. Đây chẳng phải là không biết xấu hổ sao? Họ mù mắt, mù tâm đến mức không thấy được bất kỳ nhiệm vụ nào cần làm và không phát hiện được bất kỳ vấn đề nào. Ở một số nơi, công tác đã đi vào đình trệ, thế nhưng họ vẫn ở đó, hài lòng, nghĩ rằng: “Các anh chị em đều trẻ trung, đều là luồng gió mới. Họ giải quyết bổn phận hừng hực như ngọn lửa, nhất định có thể làm tốt công việc”. Trên thực tế, những người trẻ này đều là người mới, không hiểu kỹ năng nghiệp vụ nào cả. Họ phải vừa làm, vừa học. Công bằng mà nói, họ chưa biết cách làm công tác nào cả: một số người có thể hiểu một chút, nhưng không phải là chuyên gia, và không nắm được nguyên tắc, khi làm xong nhiệm vụ cần phải sửa lại nhiều lần, thậm chí thường xuyên phải làm lại. Lại có những người trẻ chưa được rèn luyện và chưa trải qua sự tỉa sửa. Họ vô cùng du côn và lười biếng, ham an nhàn; thậm chí không đón nhận một chút lẽ thật nào, chịu khổ một chút liền cằn nhằn không ngớt. Hầu hết họ đều qua loa chiếu lệ, là những kẻ thoái hóa mưu cầu an nhàn. Với những dạng người trẻ này, ngươi nhất định phải thường xuyên thông công về lẽ thật với họ, thậm chí càng phải tỉa sửa họ. Những người trẻ này phải có ai đó phụ trách và theo dõi. Phải có một lãnh đạo hoặc người làm công ở đó để trực tiếp chịu trách nhiệm về công việc của họ và đích thân giám sát, hướng dẫn. Chỉ khi đó công việc của họ mới có chút thành quả. Nếu lãnh đạo hoặc người làm công rời khỏi nơi làm việc và không chuyên tâm vào công việc hoặc hỏi han, thì những người này sẽ rã đám, và việc thực hiện bổn phận của họ sẽ không hề có thành quả. Thế nhưng, lãnh đạo giả lại không thông hiểu được điều này. Họ xem ai cũng là anh chị em, là người vâng phục và thuận phục, nên họ rất tin tưởng, giao công việc cho người ta, rồi mặc kệ – đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy lãnh đạo giả mù mắt, mù tâm. Lãnh đạo giả không hề hiểu lẽ thật, chuyện gì cũng không nhìn thấu được, vấn đề gì cũng không phát hiện được, nhưng lại nghĩ họ đang làm tốt. Suốt ngày họ nghĩ đến điều gì? Họ nghĩ làm sao cho ra dáng quan chức và hưởng thụ phúc lợi của địa vị. Lãnh đạo giả, giống như kẻ thiếu suy nghĩ, không quan tâm chút nào đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Họ không làm công việc thực tế, nhưng lại chờ đợi được nhà Đức Chúa Trời khen thưởng và đề bạt. Đúng là không biết xấu hổ!
Lãnh đạo giả hoàn toàn vô dụng khi làm công việc của họ, và ở họ không có gì đáng khen ngợi. Họ không nắm được nguyên tắc về mặt toàn cục, chứ đừng nói nắm được nguyên tắc liên quan đến công tác chi tiết cụ thể. Chẳng hạn như có những người, năng lực nghiệp vụ mạnh nhưng nhân tính lại quá kém, trong khi có những người không có vấn đề về nhân tính, nhưng tố chất lại kém và năng lực nghiệp vụ kém. Đối với việc nên được sử dụng và phân bổ những người này thế nào cho hợp lý, thì những việc cụ thể, chi tiết hơn này, lãnh đạo giả càng không biết. Cho nên, hễ được hỏi đã tìm được ai tố chất khá tốt, có thể bồi dưỡng chưa, họ đều nói chưa tìm được. Lãnh đạo giả quá đui mù – làm sao có thể tìm thấy ai được? Nếu ngươi hỏi họ người chị em này nọ như thế nào, họ sẽ nói chị ấy tham hưởng an nhàn xác thịt; hỏi họ người anh em này nọ như thế nào, họ sẽ nói anh ấy hay tiêu cực; hỏi họ một ai đó khác như thế nào, họ sẽ nói người đó mới tin Đức Chúa Trời chưa lâu và chưa có căn cơ. Trong mắt họ, không ai đạt tiêu chuẩn cả. Họ chỉ nhìn vào những lỗi lầm, khuyết điểm và vi phạm của người khác; chứ không nhìn xem liệu người ta có phù hợp với các nguyên tắc đề bạt và bồi dưỡng của nhà Đức Chúa Trời hay không, hoặc liệu người ta có phải là ứng cử viên tốt để được đề bạt và bồi dưỡng hay không. Họ không phân biệt được ai thực sự phù hợp để được đề bạt và bồi dưỡng, nhưng lại đề bạt những người không đáp ứng yêu cầu và nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời một cách vô cùng nhiệt tình, mau lẹ. Trong hội thánh, hết thảy những phú bà, phú ông, cậu ấm, cô chiêu, họ đều đề bạt, cũng như những người từng làm quan ngoài thế tục, những người hoạt ngôn, và những người biết cách gian lận, lừa gạt – hễ ai nổi tiếng và xuất chúng ngoài thế tục, hễ ai ưa thích là trung tâm của sự chú ý, thì kiểu gì họ cũng đề bạt. Họ cho rằng những người này mới là nhân tài, và không phát hiện hay đề bạt được một người nào thực sự có năng lực lĩnh hội và có thể đón nhận lẽ thật. Lãnh đạo giả mà cung cấp được một nhân tài thực sự đạt tiêu chuẩn thôi cũng khó hơn cả lên cung Trăng. Chẳng hạn như giả sử nhà Đức Chúa Trời hiện đang cần những nhân tài cho công tác văn tự – trong hội thánh mà lãnh đạo giả phụ trách có một người như vậy, nhưng lãnh đạo giả lại không đưa tên người đó vào đề xuất. Khi được hỏi tại sao lại không đề bạt hoặc bồi dưỡng người đó, lãnh đạo giả nói: “Người đó thời đại học đã tà dâm hai lần, nhưng từ khi kết hôn thì không tái phạm nữa. Tôi không biết có nên đề bạt họ hay không”. Nói kiểu gì vậy? Liệu lãnh đạo giả có thể đảm bảo rằng những người có tiền, có thế mà họ đề bạt chưa bao giờ tà dâm không? Chẳng phải những người đó còn tà dâm nhiều hơn sao? Làm sao họ lại không thấy được điều đó chứ? Lãnh đạo giả rất giả thuộc linh, giả vờ biết chút nguyên tắc, và kiếm cớ bao biện khi không đề bạt những người lẽ ra nên được đề bạt và bồi dưỡng. Trong mắt họ, ai cũng không bằng họ. Cuối cùng, chuyện gì xảy ra? Những “tinh anh”, “nhân tài” mà lãnh đạo giả đề bạt có đứng vững không? Chúng ta không nói rằng những người này chắc chắn không phải là người tốt. Điều chúng ta chủ yếu vạch trần là nguyên tắc đối đãi người của lãnh đạo giả là sử dụng những quan niệm của con người làm thước đo thay vì lẽ thật, và nguyên tắc đề bạt, bồi dưỡng người của họ là dựa trên những quan niệm, tưởng tượng và ý thích riêng của mình, hoàn toàn dựa trên quan điểm của người ngoại đạo, thay vì sử dụng các tiêu chuẩn yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời làm thước đo. Tại sao lãnh đạo giả lại có thể làm vậy? Bởi vì lãnh đạo giả không hiểu lẽ thật hay tâm ý của Đức Chúa Trời, nên mới có thể đề bạt những người đơn giản là không đáp ứng yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời, chú trọng bồi dưỡng họ, và để cho họ đảm nhiệm những công việc quan trọng trong nhà Đức Chúa Trời. Đó chính là công việc mà lãnh đạo giả làm. Nhìn những lãnh đạo giả xung quanh ngươi mà xem; đây chẳng phải là cách họ làm việc và cách họ đối đãi người sao?
Ở lãnh đạo giả thường toát lên một quan điểm: họ cho rằng những người có tri thức, có địa vị và từng làm quan ngoài thế tục đều là nhân tài, và những người như thế, sau khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, nên được nhà Đức Chúa Trời bồi dưỡng và sử dụng. Họ thực sự xem trọng và sùng bái những người đó – thậm chí còn đối đãi với những người đó như người thân, người nhà của chính mình. Khi giới thiệu những người này với người khác, họ thường nói về việc ở ngoài thế tục, họ là sếp doanh nghiệp, lãnh đạo ban ngành chính phủ, biên tập viên tòa báo hoặc trưởng phòng công an, hoặc họ nói về mức độ giàu có của người ta. Lãnh đạo giả đặc biệt coi trọng dạng người này. Các ngươi nói xem, lãnh đạo giả có tố chất không? Chẳng phải là họ giả thuộc linh, không nhìn thấu được sự việc sao? Lãnh đạo giả cho rằng vì những người này là nhân tài trong xã hội, nên khi họ đến đây, nhà Đức Chúa Trời nên bồi dưỡng và trọng dụng họ. Quan điểm này có đúng không? Có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Nếu những người này không hề yêu lẽ thật, và không có lương tâm, lý trí, liệu họ có thể được nhà Đức Chúa Trời bồi dưỡng và trọng dụng không? Họ không đạt tiêu chuẩn để được bồi dưỡng. Việc họ là nhân tài trong dân ngoại đạo không có nghĩa rằng họ là nhân tài trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng những lãnh đạo giả này lại ưa thích quan chức, và đặc biệt sùng bái những người từng là quan chức. Hễ thấy những người từng là quan chức hoặc có địa vị ngoài thế tục, họ khom lưng cúi đầu, rất khúm núm, như nô tài gặp chủ; chỉ muốn gọi họ là cha ruột, mẹ ruột, anh ruột, chị ruột, vừa muốn cho những người này được đề bạt làm lãnh đạo hoặc người làm công trong hội thánh. Nói Ta nghe, những người này có phải là người mưu cầu lẽ thật không? Việc họ có chút địa vị và tận hưởng chút danh vọng ngoài thế tục có nghĩa rằng họ phù hợp làm lãnh đạo hoặc người làm công trong nhà Đức Chúa Trời không? Nếu họ không hiểu lẽ thật và đầy những tâm tính kiêu ngạo, tự đại, thì họ có xứng đáng là lãnh đạo hoặc người làm công trong nhà Đức Chúa Trời không? Chỉ chú trọng vào địa vị, danh vọng, mà phớt lờ nhân cách của người ta, đề bạt người như vậy có phù hợp với nguyên tắc không? Lãnh đạo giả có biết Đức Chúa Trời thích loại người nào, Ngài đề bạt và sử dụng loại người nào không? Nhiều lần, sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời đã nhấn mạnh rằng việc đề bạt và bồi dưỡng người phải dựa trên ba tiêu chuẩn: thứ nhất, họ phải có nhân tính, lương tâm và lý trí; thứ hai, họ phải là người yêu lẽ thật và có thể đón nhận lẽ thật; và thứ ba, họ phải có một mức độ tố chất nhất định và năng lực làm việc. Chỉ những người đáp ứng ba tiêu chuẩn này mới có thể được đề bạt và bồi dưỡng, mới đạt tiêu chuẩn là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo hoặc người làm công. Chỉ có tố chất và tài năng thôi thì chưa thể được. Nhân tính là trên hết, thứ hai, nhất định phải có thể đón nhận lẽ thật – hai điều này là những tiêu chuẩn quan trọng nhất. Nếu đề bạt kẻ ác không yêu lẽ thật, thì hậu quả sẽ thảm khốc, nên những người không có nhân tính tuyệt đối không được phép đề bạt. Nhưng lãnh đạo giả phớt lờ yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Khi lựa chọn và sử dụng người, họ luôn chú trọng việc người đó có địa vị trong xã hội hay không, nền tảng và vị trí của họ là gì, họ có trình độ học vấn cao hay không, và danh vọng trong xã hội của họ cao đến đâu – đây là những khía cạnh mà họ chú trọng khi đề bạt và bồi dưỡng người. Điều này có phù hợp với các nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời quy định không? Có phù hợp với lẽ thật của lời Đức Chúa Trời không? Những người có địa vị trong xã hội là ai? Có thể nói rằng họ đều là những người tranh giành quyền lực không từ thủ đoạn và họ thuộc về Sa-tan. Nếu họ cầm quyền trong nhà Đức Chúa Trời, liệu nhà Đức Chúa Trời có còn là hội thánh của Đức Chúa Trời nữa không? Mục đích của lãnh đạo giả khi đề bạt những người thuộc về Sa-tan làm lãnh đạo là gì? Làm vậy có phù hợp với các nguyên tắc đề bạt, bồi dưỡng và sử dụng người của nhà Đức Chúa Trời không? Chẳng phải nó làm nhiễu loạn và phá hoại trắng trợn công tác của hội thánh sao? Việc đề bạt và bồi dưỡng người vô nguyên tắc của lãnh đạo giả chính là nguyên nhân gây ra sự nhiễu loạn và gián đoạn lớn nhất đối với công tác của hội thánh, là một cách chống đối Đức Chúa Trời.
Lãnh đạo giả có tố chất rất kém và không có năng lực lĩnh hội lẽ thật. Dù có nghe bao nhiêu bài giảng hay đọc bao nhiêu lời Đức Chúa Trời, họ vẫn không lĩnh hội thuần khiết hay hiểu lẽ thật, dù có giảng đạo lý trong bao nhiêu năm, họ cũng không hiểu mình đang nói cái gì, chỉ toàn nói bậy nói bạ, nói gì không hiểu! Họ có thể ghi nhớ và giảng một chút đạo lý, liền cho rằng mình có thực tế lẽ thật, nhưng những việc họ làm không liên quan gì đến lẽ thật – đây chính là người Pha-ri-si điển hình. Bề ngoài, có vẻ như họ hay giảng đạo cho mọi người, và nói những điều êm tai, như thể họ hiểu lẽ thật, nhưng những gì họ làm lại trái ngược với lẽ thật, đi ngược lại lẽ thật. Họ còn tự nhận mình phụng sự Đức Chúa Trời và làm công tác của hội thánh, trong khi trên thực tế, mọi việc họ làm đều hoàn toàn thù hằn với Đức Chúa Trời. Lãnh đạo giả không bao giờ đề bạt nhân tài hữu dụng cho nhà Đức Chúa Trời, họ phớt lờ và nhắm mắt làm ngơ những người tương đối trung thực, thực sự mưu cầu lẽ thật. Thay vào đó, họ đề bạt và bồi dưỡng những kẻ nịnh nọt, những kẻ lươn lẹo, giả dối, và những kẻ có dã tâm, dục vọng đảm đương công việc trong hội thánh. Kết quả của hết thảy những chuyện này là một khi những người đó làm việc được một thời gian, thì các hạng mục công tác khác nhau của hội thánh đều đi vào ngừng trệ, gần như rơi vào tình trạng tê liệt, vì thế công tác của hội thánh bị hủy hoại dưới tay của những lãnh đạo giả này. Họ chẳng đáng ghét sao, cái loại người của những lãnh đạo giả này? Có nên thay thế họ không? Phải thay thế! Chậm trễ một ngày là ảnh hưởng đến công tác của hội thánh cả một ngày. Có những lãnh đạo giả, mặc dù biết mình không làm được công việc thực tế, cũng không sẵn lòng chủ động từ chức, mà luôn tham hưởng lợi ích của địa vị, thậm chí còn đi xa đến mức gây tổn hại cho công tác của hội thánh. Những người này có còn chút lý trí nào không? Lãnh đạo giả không có năng lực lĩnh hội hay thực tài, thực học gì, và không phải là người mưu cầu lẽ thật, đã thế còn tham hưởng lợi ích của địa vị – họ là kẻ không biết xấu hổ; cho nên tuyệt đối không được đề bạt và bồi dưỡng họ. Nếu ngươi cho rằng tố chất của ngươi rất kém, và ngươi không có khả năng phân biệt đúng sai, không có năng lực lĩnh hội lẽ thật, thì làm gì cũng đừng chạy theo dã tâm, dục vọng của mình, đừng suy nghĩ làm sao để trở thành cán bộ trong hội thánh – để trở thành lãnh đạo hội thánh – làm lãnh đạo không dễ thế đâu. Nếu ngươi không phải là người trung thực và không có lòng yêu lẽ thật, thì ngay khi trở thành lãnh đạo, ngươi liền trở thành kẻ địch lại Đấng Christ hoặc lãnh đạo giả. Cả kẻ địch lại Đấng Christ và lãnh đạo giả đều là người không có lương tâm, lý trí, là người có thể hành ác và làm nhiễu loạn công tác hội thánh. Nói kẻ địch lại Đấng Christ là ma quỷ và Sa-tan không sai, nhưng lãnh đạo giả cũng không phải là người tốt; ít nhất, họ cũng là kẻ mặt dày vô liêm sỉ, không có lương tâm, lý trí. Là lãnh đạo giả và bị thay thế thì có gì vinh quang chứ? Đó là một nỗi nhục, một vết nhơ, hoàn toàn không có gì vinh quang cả. Nếu con người có ý thức gánh vác đối với công tác của hội thánh, và muốn tham gia vào đó, thì đây là điều tốt; nhưng họ phải suy ngẫm xem liệu họ có hiểu lẽ thật hay không, liệu họ có thể thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề không, liệu họ có thể thực sự vâng phục công tác của Đức Chúa Trời không và liệu họ có thể thực hiện công tác của hội thánh một cách đúng đắn, tuân theo sự sắp xếp công tác hay không. Nếu đáp ứng các tiêu chí này, họ có thể tự ứng cử làm lãnh đạo hoặc người làm công. Ý của Ta khi nói điều này là chí ít, con người phải có sự tự nhận thức về bản thân. Trước tiên, hãy xem liệu ngươi có thể phân biệt được những loại người khác nhau hay không, liệu ngươi có hiểu lẽ thật và có thể làm mọi việc theo nguyên tắc hay không. Nếu ngươi đáp ứng những yêu cầu này, ngươi phù hợp để làm lãnh đạo hoặc người làm công. Nếu ngươi không thể tự đánh giá bản thân mình, ngươi có thể hỏi những người xung quanh, những người thân quen hoặc gần gũi với ngươi. Nếu tất cả đều nói rằng ngươi không có đủ tố chất để làm lãnh đạo, rằng nếu có thể hoàn thành công việc của mình, thì ngươi đang làm tốt rồi, thì ngươi phải gấp rút cố hiểu bản thân. Khi ngươi là người có tố chất kém, đừng dốc hết thời gian muốn trở thành lãnh đạo – cứ làm điều ngươi có thể làm, thực hiện đúng bổn phận của mình, giữ tỉnh táo, để ngươi có thể được bình an trong lòng. Điều này cũng là tốt. Và nếu ngươi có khả năng làm lãnh đạo, nếu ngươi thực sự có tố chất và năng lực đó, nếu ngươi có kỹ năng làm việc và ý thức gánh vác, thì ngươi chính xác là kiểu người nhà Đức Chúa Trời còn thiếu, và ngươi chắc chắn sẽ được đề bạt và bồi dưỡng; nhưng có thời gian của Đức Chúa Trời Trong mọi sự. Mong muốn này – mong muốn được đề bạt – không phải là tham vọng, nhưng ngươi phải có tố chất và đáp ứng các tiêu chí để làm lãnh đạo. Nếu ngươi có tố chất kém nhưng vẫn dốc toàn thời gian muốn làm lãnh đạo, hoặc muốn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng nào đó, hoặc phụ trách công tác chung, hay làm điều gì đó để khiến mình nổi bật, thì Ta nói cho ngươi biết: Đây là tham vọng, và ngươi nên cảnh giác với tham vọng; tham vọng có thể mang lại tai họa. Mọi người có lòng cầu tiến và sẵn sàng phấn đấu vì lẽ thật, như thế không có vấn đề gì; một số người đáp ứng các tiêu chí làm lãnh đạo và một số thì không. Đối với những người đáp ứng tiêu chí phấn đấu làm lãnh đạo, với họ thì không phải là điều xấu; nhưng những người không hội đủ những tiêu chí này nên giữ lấy bổn phận của mình, tốt hơn là họ thực hiện bổn phận ngay trước mắt mình một cách đúng đắn, thực hiện theo nguyên tắc và theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời. Thế là tốt hơn, an toàn hơn và thực tế hơn đối với họ.
Những người được bầu chọn làm lãnh đạo và người làm công, hoặc được đề bạt và bồi dưỡng đừng có mơ tưởng, cảm thấy: “Trong số nhiều người như vậy mà các anh chị em chọn mình, nhà Đức Chúa Trời đề bạt mình, vậy thì mình quả thực có chút tài năng, giỏi hơn người thường; vàng thật sớm muộn cũng phát sáng”. Nghĩ như vậy có tốt không? Đó chẳng phải là sự bộc lộ của tâm tính bại hoại sao? (Thưa, phải.) Được đề bạt và bồi dưỡng là một điều tốt, một cơ hội tốt, nhưng liệu ngươi có thể đi tốt con đường này hay không tùy thuộc vào cách ngươi tiếp cận cơ hội này và liệu ngươi có thể trân quý nó hay không. Đức Chúa Trời đã trao cho ngươi cơ hội này, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ngươi thực sự tốt hơn bất kỳ ai khác cả; có thể là tố chất của ngươi tốt hơn người khác một chút hoặc ngươi có chút ân tứ, nhưng khó mà nói rằng việc bước vào sự sống của ngươi như thế nào hoặc liệu ngươi có thực tế lẽ thật hay không – bởi vì tâm tính bại hoại của mỗi người đều như nhau, và ngươi cũng là một thành viên của nhân loại bại hoại. Nếu ngươi có thể nhận ra điều này, thì ngươi sẽ có thể tiếp cận đúng đắn việc được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng. Ngươi không nên coi mình là nhân tài, cũng không nên cho rằng mình có thực tế lẽ thật. Chỉ là ngươi có chút tố chất, cũng như có thể phấn đấu vươn tới lẽ thật, nên ngươi đã được tạo điều kiện để rèn luyện bản thân. Đây là giai đoạn thử thách, và vẫn chưa chắc chắn liệu ngươi có thực sự là người mưu cầu lẽ thật hay không, hoặc ngươi có xứng đáng được bồi dưỡng hay không. Khó mà nói được liệu ngươi sẽ có thể đứng vững sau khi được cho thử thách trong giai đoạn này hay không. Có thể ngươi được giữ lại để tiếp tục được bồi dưỡng, cũng có thể ngươi bị đào thải – tất cả tùy thuộc vào mức độ nỗ lực của ngươi. Đề bạt nhân sự làm lãnh đạo và người làm công chính là vậy, và ngươi nên hiểu điều đó. Việc ngươi tự cho mình là nhân tài chẳng có nghĩa lý gì. Nếu nhà Đức Chúa Trời không đề bạt ngươi và bồi dưỡng ngươi, thì ngươi chẳng là cái thá gì. Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật và không sẵn lòng để cho nhà Đức Chúa Trời sử dụng, thì ngươi chẳng làm nên trò trống gì. Nếu như ngươi nói: “Nhà Đức Chúa Trời không sử dụng tôi thì tôi sẽ ra ngoài xã hội”, vậy thì ra ngoài xã hội thử đi, xem ai đề bạt ngươi, xem ngươi làm nên được trò trống gì. Ta nói vậy ý là để nói với các ngươi rằng các ngươi phải có nhận thức và cách tiếp cận đúng đắn đối với việc được nhà Đức Chúa Trời đề bạt và bồi dưỡng. Những người có tố chất kém hoặc trung bình, và không đáp ứng được tiêu chuẩn đề bạt và bồi dưỡng yêu cầu trong nhà Đức Chúa Trời thì chỉ cần làm tốt bổn phận một cách tuân thủ và kiên định là được. Chỉ cần họ làm bổn phận hết lòng, hết trí khôn, thì Đức Chúa Trời sẽ không đối xử bất công với họ. Cho nên, đừng có tranh giành chuyện được đề bạt và bồi dưỡng, cũng đừng cự tuyệt, cứ để mọi việc thuận theo tự nhiên; một mặt, ngươi phải vâng phục sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời, mặt khác, ngươi phải có lòng thuận Đức Chúa Trời – làm vậy mới đúng. Làm vậy có đơn giản không? (Thưa, có.) Người có tố chất kém làm lãnh đạo thì có ích lợi gì không? Cuối cùng, khi họ bị xếp là lãnh đạo giả và đào thải, họ sẽ cảm thấy thế nào? Đó có phải là điều họ mong muốn không? (Thưa, không.) Họ sẽ mang danh “lãnh đạo giả” trên đầu, đi đến đâu, người ta cũng nói người này từng là lãnh đạo giả. Đây là điều tốt hay điều xấu? Đây không phải là điều tốt, cũng không phải là điều gì vinh quang cả. Con người phải có hiểu biết và thái độ đúng đắn đối với sự đề bạt và bồi dưỡng; trong những vấn đề này, họ phải tìm kiếm lẽ thật, và không làm theo ý mình hay có những mong muốn đầy tham vọng. Nếu ngươi cảm thấy mình có tố chất tốt nhưng nhà Đức Chúa Trời chưa bao giờ đề bạt ngươi hay có ý định bồi dưỡng ngươi, thì đừng nản lòng hay bắt đầu ca thán, hãy cứ tập trung mưu cầu lẽ thật và cố gắng trở nên tốt hơn; khi có ngươi có vóc giạc nhất định và có thể làm công việc thiết thực, những người được Đức Chúa Trời chọn tự nhiên sẽ chọn ngươi làm lãnh đạo. Và nếu ngươi cảm thấy mình có tố chất kém, ngươi không có cơ hội để được đề bạt và bồi dưỡng, và không thể nào đạt được tham vọng của mình, thì đây chẳng phải là điều tốt sao? Điều này sẽ bảo vệ ngươi! Khi ngươi có tố chất kém và gặp phải một đám những kẻ ngốc mù quáng chọn ngươi làm lãnh đạo của họ, thì chẳng phải ngươi bị đặt vào ngay làn đạn sao? Ngươi không có khả năng làm bất kỳ công việc gìvà mắt cùng lòng ngươi mù lòa. Mọi điều ngươi làm đều gây nhiễu loạn; từng động thái của ngươi đều là hành ác. Tốt hơn hết là ngươi nên làm tròn bổn phận của mình; chí ít ngươi cũng không làm xấu mặt mình, và điều này còn tốt hơn là trở thành một lãnh đạo giả và trở thành mục tiêu của việc bị nói xấu sau lưng. Là một con người, ngươi phải biết tự lượng sức mình, ngươi phải có chút nhận thức về bản thân; nếu được vậy, ngươi sẽ có thể tránh đi sai đường và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.
Các ngươi muốn là lãnh đạo giả, hay là một tín đồ bình thường? (Một tín đồ bình thường.) Nếu các anh chị em bầu ngươi thì hãy thử; có thể họ nhìn rõ sự việc hơn ngươi. Nếu các anh chị em nghĩ rằng ngươi có thể làm được, thì ngươi hãy cống hiến hết mình. Nếu ngươi thực sự cố gắng, nhưng vẫn thất bại trong công việc, và lòng ngươi bồn chồn lo lắng, ngươi không thể ngủ, và ngươi đơn thuần là không biết cách làm đúng, thì hãy dừng lại; nó quá khó đối với ngươi. Nếu tiếp tục, ngươi có thể sẽ trở thành một lãnh đạo giả, trong trường hợp đó, ngươi nên viết đơn từ chức, tuyên bố rằng: “Bởi vì tôi có tố chất kém và không làm được công việc thực tế, nên nếu tôi tiếp tục làm lãnh đạo, thì chẳng bao lâu nữa, chắc chắn tôi sẽ thành lãnh đạo giả, nên tôi xin từ chức và tình nguyện từ bỏ vị trí này”. Đây là cử chỉ khôn ngoan nhất, là việc thích hợp nhất để làm! Nó có lý tính, còn hơn là chiếm giữ vị trí và làm lãnh đạo giả. Nếu ngươi biết rõ rằng mình có tố chất kém và không làm lãnh đạo được, nhưng lại không nỡ từ bỏ địa vị, và tự nhủ: “Tại sao mình không thể làm vậy được nhỉ? Ai có thể giúp tôi chút đi? Ai bày mưu, tính kế cho tôi để tôi duy trì địa vị lãnh đạo được thì tốt biết mấy! Hiện tại, không ai phù hợp để thay thế mình cả, nên mình chỉ có thể tiếp tục làm lãnh đạo và tận hưởng niềm vui mỗi ngày trong công việc này thôi; dù không làm được công việc, thì mình vẫn là lãnh đạo, là lãnh đạo tốt hơn là anh chị em bình thường. Nếu nhà Đức Chúa Trời không thay thế mình và mình không bị các anh chị em loại bỏ, thì mình sẽ không từ chức”. Như vậy có phù hợp không? (Thưa, không.) Tại sao không phù hợp? (Thưa, như vậy vô lý; nếu con không làm được công việc thực tế, nhưng vẫn không từ chức, thì sẽ chỉ làm trì hoãn công tác của hội thánh.) Hành động như thế sẽ làm trì hoãn công việc của nhà Đức Chúa Trời – điều đó làm tổn hại những người khác, và làm tổn hại chính ngươi. Ngươi có biết làm lãnh đạo nghĩa là gì không? Nó có nghĩa là ngươi có mối quan hệ trực tiếp với lối vào sự sống của nhiều người, và ngươi có mối quan hệ trực tiếp với cách họ bước đi trên con đường phía trước họ. Nếu ngươi lãnh đạo tốt, họ sẽ đi trên con đường này một cách tốt đẹp; nếu ngươi dẫn dắt họ vào con đường đúng, họ sẽ đặt chân vào con đường đúng. Nếu ngươi lãnh đạo kém, và đưa họ vào chốn bùn lầy, và họ trở thành người Pha-ri-si như ngươi, thì tội của ngươi rất lớn. Và tội lớn có phải là kết thúc của sự việc không? Nó sẽ bị Đức Chúa Trời lưu ý. Ngươi hoàn toàn biết rằng tố chất của mình kém cỏi, rằng ngươi là một lãnh đạo giả, không có khả năng thực hiện công việc thật, ấy thế mà ngươi không từ chức, mà trơ trẽn bám lấy vị trí của mình, không cho phép bất kỳ ai khác có được nó. Đây là tội lỗi, và Đức Chúa Trời sẽ ghi lại. Và sự ghi lại của Ngài sẽ tốt hay xấu cho ngươi trong tương lai? Ngươi đang gặp rắc rối! Ta sẽ nói cho ngươi sự thật: Đức Chúa Trời ghi lại những điều như vậy cho mỗi một người, và mọi hạng mục đều được viết ra một cách rõ ràng. Nếu điều gì đó quá lớn xảy ra trên con đường dẫn đến sự cứu rỗi của ngươi, thì tác động đối với ngươi sẽ rất lớn. Dù ngươi làm gì, đừng bước đi trên con đường này, và đừng là loại người này.
Chúng ta vừa thông công ngắn gọn về một số cách làm và biểu hiện của lãnh đạo giả trong việc đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài. Tóm lại, loại người là lãnh đạo giả không làm công việc thực tế và không làm được công việc thực tế. Tố chất của họ kém, họ mù mắt, mù tâm, không phát hiện được vấn đề, cũng không nhìn thấu được các loại người, nên không gánh vác nổi công tác quan trọng là đề bạt và bồi dưỡng các loại nhân tài. Vì thế, họ không cách nào làm tốt công tác của hội thánh được, và sẽ gây nhiều khó khăn cho dân được chọn của Đức Chúa Trời trong lối vào sự sống. Từ những yếu tố này, rõ ràng là lãnh đạo giả không phù hợp để làm lãnh đạo hội thánh. Lại có những lãnh đạo giả không làm công tác cụ thể của hội thánh và không tiếp xúc với những người phụ trách công tác cụ thể, nên không biết nhân tài nào có thể làm công việc gì, cũng không biết người nào phù hợp với công việc gì, hay liệu họ có làm việc hợp nguyên tắc hay không. Cho nên, họ không thể đề bạt và bồi dưỡng nhân tài được. Vậy thì dạng người này có thể làm tốt công tác của hội thánh được không? Nguyên nhân chủ yếu của việc lãnh đạo giả không làm được công việc thực tế là do tố chất của họ kém; chuyện gì cũng nhìn cũng thấu và không biết công việc thực tế là gì. Nó khiến cho công tác của hội thánh thường xuyên rơi vào tình trạng đình trệ hoặc tê liệt. Điều này liên quan trực tiếp đến việc lãnh đạo giả không làm công việc thực tế. Trong vài năm qua, nhà Đức Chúa Trời đã nhiều lần nhấn mạnh rằng phải thanh lọc kẻ ác và kẻ chẳng tin, phải thay thế lãnh đạo giả và người làm công giả. Tại sao lại phải thanh lọc các loại kẻ ác và kẻ chẳng tin? Bởi vì sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời, những người này vẫn không hề đón nhận lẽ thật và đã đến mức không còn hy vọng được cứu rỗi. Thế còn tại sao phải thay thế hết thảy những lãnh đạo giả và người làm công giả? Bởi vì họ không làm công việc thực tế, và không bao giờ đề bạt hoặc bồi dưỡng những người mưu cầu lẽ thật; mà chỉ làm những chuyện tốn công vô ích. Nó khiến công tác của hội thánh rơi vào hỗn loạn, tê liệt, những vấn đề tồn tại vẫn còn sót lại, không được giải quyết, đồng thời làm chậm trễ việc bước vào sự sống của dân được chọn của Đức Chúa Trời. Nếu thay thế được hết thảy những lãnh đạo giả và người làm công giả này, nếu thanh trừ được hết thảy những kẻ ác và kẻ chẳng tin quấy nhiễu hội thánh này, thì công tác của hội thánh sẽ tự nhiên suôn sẻ, đời sống của hội thánh sẽ tự nhiên ngày càng tốt hơn nhiều, dân được chọn của Đức Chúa Trời sẽ có thể ăn uống lời Đức Chúa Trời và làm bổn phận một cách bình thường, cũng như bước vào con đường đúng đắn của đức tin nơi Đức Chúa Trời. Đây là điều Đức Chúa Trời muốn thấy.
Ngày 27 tháng 2 năm 2021