25. Cách giải quyết vấn đề tham hưởng lợi ích của địa vị
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Nhiều người sau lưng Ta thèm thuồng những lợi ích của địa vị, chúng nhồi nhét thức ăn vào người, chúng thích ngủ và quan tâm từng chút đến xác thịt, luôn sợ rằng không có lối thoát cho xác thịt. Chúng không thực hiện phận sự đúng đắn của chúng trong hội thánh, nhưng ăn bám hội thánh, còn không thì chúng quở trách anh chị em chúng bằng lời của Ta, kìm kẹp người khác bằng địa vị quyền thế. Những kẻ này cứ nói rằng chúng đang tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và luôn nói rằng chúng là thân cận của Đức Chúa Trời – việc này chẳng lố bịch sao? Nếu ngươi có ý định đúng đắn, nhưng không thể phụng sự theo tâm ý của Đức Chúa Trời, thì ngươi thật ngu ngốc; nhưng nếu ý định của ngươi không đúng đắn và ngươi vẫn nói rằng ngươi phụng sự Đức Chúa Trời, thì ngươi là kẻ chống đối Đức Chúa Trời và ngươi phải bị Đức Chúa Trời trừng phạt! Ta không có sự thương cảm đối với những kẻ như thế! Trong nhà của Đức Chúa Trời, chúng ăn bám, luôn thèm thuồng sự thoải mái xác thịt và không hề ngó ngàng đến lợi ích của Đức Chúa Trời. Chúng luôn tìm kiếm điều có lợi cho chúng và không hề để ý đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Chúng không chấp nhận sự giám sát của Thần của Đức Chúa Trời trong mọi thứ chúng làm. Chúng luôn lươn lẹo, giả dối và lừa phỉnh anh chị em mình. Chúng làm người hai mặt, như con cáo trong vườn nho, luôn trộm nho và giẫm đạp vườn. Những người như thế có thể làm thân cận của Đức Chúa Trời chăng? Ngươi có thích hợp nhận ơn phúc của Đức Chúa Trời? Ngươi không nhận trọng trách nào cho cuộc đời và hội thánh, thì ngươi có thích hợp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời không? Ai còn dám tin cậy một người như ngươi? Khi ngươi phụng sự như thế, Đức Chúa Trời có thể phó thác nhiệm vụ to tát hơn cho ngươi không? Không phải làm vậy sẽ gây chậm trễ cho công tác sao?
– Cách phụng sự hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Bản thân từ “địa vị” không phải là một sự thử luyện cũng không phải là một cám dỗ. Nó phụ thuộc vào cách con người đối xử với địa vị. Nếu coi công việc lãnh đạo là bổn phận và trách nhiệm mà mình phải thực hiện thì ngươi sẽ không bị địa vị kiểm soát, còn nếu chấp nhận nó như một danh hiệu hay chức vụ chính thức, ngươi sẽ gặp rắc rối và chắc chắn sẽ gục ngã. Vậy thì người ta nên mang trạng thái tâm lý gì khi trở thành lãnh đạo và người làm công của hội thánh? Việc mưu cầu của ngươi nên tập trung vào đâu? Ngươi phải có một con đường! Nếu ngươi không tìm kiếm lẽ thật và không có con đường thực hành, thì địa vị này sẽ trở thành cái bẫy của ngươi, và ngươi sẽ té nhào. Một số người khi đạt được địa vị thì khác đi, và tâm lý của họ thay đổi. Họ không biết nên ăn mặc thế nào, nói chuyện với người khác ra làm sao, nên dùng giọng điệu gì, nên tiếp xúc với người khác như thế nào và nên có những biểu cảm nào. Kết quả là, họ bắt đầu xây dựng hình ảnh cho bản thân. Đây không phải là lệch lạc sao? Một số người để ý đến tóc tai của những người ngoại đạo, quần áo họ mặc, cách nói năng và tác phong của họ. Họ bắt chước những người ngoại đạo, phát triển theo hướng của người ngoại đạo và đi theo con đường này. Đây có phải là một điều tích cực không? (Thưa, không.) Vậy thì đây là gì? Trông có vẻ như một cách làm bề ngoài, nhưng thực tế là một kiểu mưu cầu của con người, là sự bắt chước. Đây không phải là con đường đúng đắn. Giờ đây, các ngươi có thể phân biệt đúng sai trong những hình tượng và lớp ngụy trang rõ ràng này, nhưng liệu các ngươi có thể từ chối và chống lại điều sai trái không? (Thưa có, khi chúng con nhận thức được điều đó.) Đây là vóc giạc hiện tại của các ngươi. Khi trong lòng vừa mới có những ý tưởng này, ngươi có thể phân định và nhận diện được chúng. Nếu có động cơ mưu cầu địa vị, ngươi có thể tự điều chỉnh ham muốn này, như vậy ngươi sẽ không giống như một người hâm mộ cuồng nhiệt chạy theo thần tượng của mình như một con thú dữ mất lý trí. Về mặt chủ quan, ngươi có thể phân định và nhận diện được những tư tưởng đó. Ngươi có thể chống lại xác thịt mà không bị cám dỗ khi xung quanh ngươi không có nhiều người. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người đi theo ngươi, vây lấy ngươi, quan tâm đến nhu cầu thiết yếu hàng ngày của ngươi, cho ngươi ăn và mặc, cũng như đáp ứng mọi nhu cầu của ngươi? Những cảm xúc nào sẽ khuấy động trong lòng ngươi? Ngươi chẳng phải sẽ hưởng thụ lợi ích của địa vị sao? Vậy thì liệu ngươi vẫn có thể chống lại xác thịt chứ? Khi mọi người vây quanh ngươi, khi họ vây lấy ngươi như thể ngươi là một ngôi sao, lúc đó ngươi sẽ ứng xử với địa vị của mình như thế nào? Những thứ trong ý thức của ngươi, tức là những thứ ở trong suy nghĩ và tư tưởng của ngươi – ham thích địa vị, hưởng thụ địa vị, tham lam, thậm chí là mê đắm địa vị – ngươi có thể kiểm điểm bản thân để tìm ra những thứ này không? Ngươi có thể nhận ra chúng không? Nếu ngươi có thể kiểm điểm bản thân và nhận ra những thứ này trong lòng, thì liệu ngươi có thể chống lại xác thịt trong tình huống đó không? Nếu ngươi không có ý chí thực hành lẽ thật, thì ngươi sẽ không chống lại những thứ này, ngươi vẫn sẽ tận hưởng chúng và say sưa với chúng. Ngươi sẽ nói một cách đắc ý: “Có địa vị với tư cách là một người tin Đức Chúa Trời thật là tuyệt. Là lãnh đạo, mọi người đều làm theo lời mình. Thật là một cảm giác tuyệt vời. Mình là người đang dẫn dắt và chăm tưới những người này. Bây giờ họ đã thuận phục mình. Khi mình nói đi về phía Đông, thì không ai đi về phía Tây. Khi mình nói cầu nguyện, không ai dám hát. Đó là một thành tựu”. Sau đó, ngươi sẽ bắt đầu tận hưởng lợi ích của địa vị. Khi đó, địa vị là gì đối với ngươi? (Thưa, chất độc.) Cho dù nó là chất độc, ngươi cũng không cần phải sợ. Chính trong tình huống này, ngươi cần phải có sự mưu cầu đúng đắn và phương pháp thực hành đúng đắn. Thông thường, khi người ta có địa vị nhưng công việc của họ vẫn chưa đạt được kết quả, họ sẽ nói: “Tôi không thích địa vị, và tôi không thích những thứ mà địa vị mang lại cho tôi”. Tuy nhiên, một khi công việc của họ có một số thành công và họ cảm thấy địa vị của mình được đảm bảo, họ sẽ mất lý trí và hưởng thụ những lợi ích của địa vị. Ngươi tưởng rằng chỉ cần ý thức được sự cám dỗ thì sẽ có thể chống lại xác thịt sao? Ngươi có thực sự có vóc giạc đó không? Thực ra là không. Sự nhận ra và chống lại của ngươi đạt được nhờ không gì khác ngoài lương tâm con người và lý tính cơ bản mà con người sở hữu. Đó là những điều mách bảo ngươi đừng hành động theo cách này. Chính tiêu chuẩn của lương tâm và một chút lý tính mà ngươi có được khi tin Đức Chúa Trời đã giúp ngươi hoặc giữ cho ngươi không đi sai đường. Bối cảnh cho điều này là gì? Đó là khi ngươi yêu địa vị nhưng chưa có được nó, ngươi có thể vẫn có một chút lương tâm và lý trí. Những lời này vẫn có thể kìm hãm ngươi và khiến ngươi nhận ra việc hưởng thụ địa vị là không tốt và không phù hợp với lẽ thật, rằng đó không phải là con đường đúng đắn, và đó là chống đối Đức Chúa Trời và làm phật lòng Ngài. Khi đó, ngươi có thể chống lại xác thịt một cách có ý thức và từ bỏ việc hưởng thụ địa vị. Ngươi có thể chống lại xác thịt khi không có thành tích hay công trạng nào để thể hiện, nhưng một khi ngươi làm được việc đáng khen, liệu cảm giác xấu hổ, lương tâm, lý tính và quan niệm đạo đức của ngươi có kìm hãm được ngươi không? Chút ít tiêu chuẩn lương tâm mà ngươi có không thể nào sánh bằng một tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và chút đức tin ít ỏi của ngươi sẽ chẳng có tác dụng gì cả.
– Làm thế nào để giải quyết những cám dỗ và ràng buộc của địa vị, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Đối với các ngươi, điều gì là đặc biệt khi làm lãnh đạo và người làm công? (Thưa, đảm nhận thêm trách nhiệm.) Trách nhiệm là một phần. Đây là điều mà tất cả các ngươi đều nhận thức được, nhưng làm thế nào để có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình? Các ngươi bắt đầu từ đâu? Hoàn thành tốt trách nhiệm này, thực chất là làm tròn bổn phận của mình. Từ “trách nhiệm” nghe có vẻ như có gì đó đặc biệt, nhưng xét cho cùng, đó là bổn phận của một người. Đối với các ngươi, làm tròn bổn phận không phải là chuyện dễ dàng, bởi vì có rất nhiều thứ cản trở ngươi phía trước, những thứ như rào cản về địa vị là điều mà các ngươi khó vượt qua nhất. Nếu ngươi không có bất kỳ địa vị gì và chỉ là một tín hữu bình thường, thì ngươi có thể gặp ít cám dỗ hơn và ngươi sẽ dễ dàng làm tròn bổn phận của mình hơn. Ngươi có thể sống đời sống thuộc linh mỗi ngày, như những người bình thường, ăn uống lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật và làm tròn các bổn phận của mình. Thế là đủ. Tuy nhiên, nếu ngươi có địa vị, trước tiên ngươi phải vượt qua trở ngại mà địa vị đó gây ra. Ngươi phải vượt qua bài kiểm tra này trước. Làm sao ngươi có thể vượt qua rào cản này? Điều này không dễ đối với những người bình thường, bởi vì tâm tính bại hoại đã ăn sâu vào con người. Tất cả mọi người đều sống trong tâm tính bại hoại và vốn dĩ đều say mê mưu cầu danh lợi và địa vị. Cuối cùng, sau khi đạt được địa vị một cách khó khăn như vậy, ai lại không hưởng thụ tối đa lợi ích của nó chứ? Nếu ngươi có lòng yêu lẽ thật và chí ít có một chút kính sợ Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ cẩn thận và thận trọng đối xử với địa vị của mình, đồng thời cũng có thể tìm kiếm lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Theo cách này, danh lợi và địa vị sẽ không có chỗ đứng trong lòng ngươi, chúng cũng sẽ không cản trở việc thực hiện bổn phận của ngươi. Nếu vóc giạc của ngươi quá nhỏ bé, thì ngươi phải thường xuyên cầu nguyện, kiềm chế bản thân bằng lời Đức Chúa Trời. Ngươi sẽ phải tìm cách để làm một số việc nhất định hoặc có ý thức tránh một số môi trường và một số cám dỗ. Ví dụ, ngươi là một lãnh đạo. Khi ngươi ở cùng với một số anh chị em bình thường, chẳng phải họ sẽ nghĩ rằng ngươi có phần vượt trội hơn họ sao? Nhân loại bại hoại sẽ nhìn theo cách này, và đây đã là một sự cám dỗ đối với ngươi. Đây không phải là một sự thử luyện, mà là một sự cám dỗ! Nếu ngươi cũng tin rằng mình vượt trội hơn họ thì điều này rất nguy hiểm, nhưng nếu ngươi nghĩ rằng họ ngang hàng với mình, thì trạng thái tâm lý của ngươi là bình thường và ngươi sẽ không bị quấy rầy bởi những tâm tính bại hoại. Nếu ngươi cho rằng mình là lãnh đạo, địa vị của ngươi cao hơn họ, thì họ sẽ đối xử với ngươi như thế nào? (Thưa, họ sẽ kính nể lãnh đạo.) Liệu họ sẽ chỉ kính nể ngươi và ngưỡng mộ ngươi, không hơn không kém sao? Không phải. Họ sẽ phải lên tiếng và hành động theo đó. Ví dụ, nếu ngươi bị cảm lạnh và một anh chị em bình thường cũng bị cảm lạnh, họ sẽ chăm sóc ai trước? (Thưa, người lãnh đạo.) Đó chẳng phải là đối xử đặc biệt sao? Đây chẳng phải là một trong những lợi ích của địa vị sao? Nếu ngươi có tranh chấp với một người anh em hoặc chị em, liệu họ có đối xử công bằng với ngươi vì địa vị của ngươi không? Họ sẽ đứng về phía lẽ thật chứ? (Thưa, không.) Những điều này là những cám dỗ mà ngươi phải đối mặt. Ngươi có thể tránh chúng không? Ngươi nên đối phó với điều này như thế nào? Nếu ai đó đối xử không tốt với ngươi, ngươi có thể không thích họ và cân nhắc cách công kích họ, loại trừ họ và trả thù họ, trong khi thực tế, người đó không có gì sai cả. Mặt khác, một số người có thể tâng bốc ngươi, ngươi không những không phản đối mà còn thực sự tận hưởng cảm giác đó. Đó chẳng phải là rắc rối sao? Chẳng phải ngươi sẽ ngay lập tức bắt đầu đề bạt và đào tạo kẻ xu nịnh ngươi để họ trở thành tâm phúc của ngươi và thực hiện mệnh lệnh của ngươi sao? Nếu làm vậy, ngươi sẽ đi trên con đường nào? (Thưa, con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ.) Nếu rơi vào những cám dỗ này, ngươi sẽ gặp nguy hiểm. Có người vây quanh ngươi cả ngày có phải là điều tốt không? Ta nghe nói rằng một số người sau khi trở thành lãnh đạo thì không làm việc của mình hay giải quyết các vấn đề thực tế. Thay vào đó, tất cả những gì họ nghĩ đến là những thú vui xác thịt. Đôi khi họ thậm chí còn ăn thức ăn nấu riêng cho họ và nhờ người khác giặt quần áo bẩn cho họ. Sau một thời gian, cuối cùng họ bị tỏ lộ và bị đào thải. Các ngươi nên làm gì khi gặp chuyện như thế này? Nếu ngươi có địa vị, mọi người sẽ tâng bốc ngươi và đối xử đặc biệt với ngươi. Nếu ngươi có thể vượt qua và từ chối những cám dỗ này, tiếp tục đối xử công bằng với mọi người bất kể họ đối xử với ngươi như thế nào, thì điều này chứng tỏ rằng ngươi là kiểu người đúng đắn. Nếu ngươi có địa vị, một số người sẽ kính nể ngươi. Họ sẽ luôn ở quanh ngươi, xu nịnh và tâng bốc. Ngươi có thể chấm dứt chuyện này không? Ngươi xử lý các tình huống như vậy như thế nào? Khi các ngươi không cần được chăm sóc, nhưng có người “dang tay ra giúp” và chiều chuộng các ngươi, các ngươi liền thầm vui mừng, nghĩ rằng có địa vị khiến các ngươi khác biệt và sự đối xử đặc biệt đó phải được hưởng thụ trọn vẹn. Những việc như vậy không xảy ra sao? Đây chẳng phải là một vấn đề thực tế sao? Khi những điều như vậy xảy đến với ngươi, nội tâm ngươi có bị dằn vặt không? Ngươi có cảm thấy kinh tởm và ghê tởm không? Nếu có người không thấy kinh tởm, không thấy ghê tởm, không cự tuyệt, lòng không lên án và trách cứ, trái lại thích thụ hưởng những điều này, cảm thấy có địa vị là tốt, thì người như vậy có lương tâm hay không? Họ có lý trí không? Đây có phải là người mưu cầu lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Điều này cho thấy điều gì? Đây là một sự tham hưởng lợi ích của địa vị. Mặc dù điều này không phân loại ngươi là kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng ngươi đã bắt đầu đi vào con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ. Khi đã quen với việc được hưởng sự đối xử đặc biệt, nếu một ngày nào đó, ngươi không còn được đối xử đặc biệt như vậy nữa, ngươi sẽ không tức giận sao? Nếu một số anh chị em nghèo và không có tiền tiếp đón ngươi, ngươi có đối xử công bằng với họ không? Nếu họ nói với ngươi một sự thật khiến ngươi phật lòng, liệu ngươi có dùng quyền lực của mình để đàn áp họ và ngẫm xem nên trừng phạt họ như thế nào không? Liệu ngươi có cảm thấy phật lòng khi thấy họ và muốn dạy cho họ một bài học không? Một khi ngươi có những suy nghĩ này, thì ngươi sẽ không còn cách xa với việc hành ác, chẳng phải sao? Con người có dễ dàng đi theo con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ không? Có dễ trở thành một kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, có.) Điều này thật phiền phức! Với tư cách là những lãnh đạo và người làm công, nếu các ngươi không tìm kiếm lẽ thật trong mọi sự, thì các ngươi đang đi trên con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ.
– Làm thế nào để giải quyết những cám dỗ và ràng buộc của địa vị, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Có rất nhiều người tin Đức Chúa Trời rồi thì luôn mưu cầu địa vị và sự đánh giá cao của mọi người. Ở trong nhà Đức Chúa Trời, họ luôn muốn làm người nổi bật và chiên đầu đàn. Vì những chuyện này mà họ từ bỏ gia đình và sự nghiệp, chịu khổ và trả giá, rồi cuối cùng cũng lên làm lãnh đạo như ý nguyện. Sau khi làm lãnh đạo, cuộc sống của những người này thật sự khác hẳn đi. Hình tượng, tác phong quan chức trong đầu họ trước đây, từ cách ăn mặc, trang điểm, cho đến lời nói cử chỉ được biểu hiện ra ngoài từng chút một. Họ còn học cách nói giọng trịch thượng, cách sai khiến người khác, học cách khiến người khác làm việc riêng cho họ. Nói đơn giản là học làm quan. Họ đến một nơi nào đó làm lãnh đạo, nghĩa là đến đó làm quan. Ngụ ý của làm quan là gì? Nghĩa là họ “đi ngàn dặm để làm quan, vì cơm ăn áo mặc”. Đây là chuyện liên quan đến sự hưởng thụ xác thịt. Sau khi làm lãnh đạo, những người này khác trước ở những điểm nào? Cái họ ăn, cái họ mặc, thứ họ dùng đều khác trước. Khi ăn, họ chú trọng dinh dưỡng phong phú và hương vị. Khi mặc, họ chú trọng thương hiệu và phong cách. Sau khi làm lãnh đạo ở nơi nào đó được một năm, họ trở nên trắng trẻo, mập mạp, từ đầu đến chân mặc toàn đồ hiệu, dùng toàn điện thoại di động, máy tính và đồ gia dụng của các thương hiệu nổi tiếng. Khi chưa làm lãnh đạo, họ có được điều kiện này không? (Thưa, không.) Sau khi làm lãnh đạo, họ đâu có kiếm tiền, vậy họ lấy đâu ra tiền mua những thứ này? Là do anh chị em biếu tặng, hay là do nhà Đức Chúa Trời cấp cho? Các ngươi có bao giờ nghe chuyện nhà Đức Chúa Trời cấp cho mỗi lãnh đạo hoặc người làm công những thứ này chưa? (Thưa, chưa.) Vậy những thứ này từ đâu mà có? Tóm lại những thứ này không phải do họ vất vả mà có được, mà đây là những thứ họ có được bằng cách vơ vét, lừa gạt và chiếm đoạt sau khi có địa vị và làm “quan” và được hưởng thụ lợi ích của địa vị. Trong các hội thánh ở khắp nơi, trong số những lãnh đạo và người làm công các cấp mà các ngươi đã tiếp xúc, có ai như người này không? Khi mới làm lãnh đạo, thì họ chẳng có thứ gì cả, thế mà chưa đầy ba tháng sau, họ đã có máy tính và điện thoại hàng hiệu. Có người sau khi làm lãnh đạo thì cho rằng bản thân mình nên được hưởng đãi ngộ tiêu chuẩn cao, ra ngoài thì phải đi xe hơi, máy tính và điện thoại thì phải tốt hơn đồ mà những người bình thường dùng, phải là hàng hiệu, khi mẫu họ đang dùng lỗi thời thì phải được thay bằng mẫu mới. Nhà Đức Chúa Trời có những quy định này không? Nhà Đức Chúa Trời chưa bao giờ có những quy định này, cũng không có anh chị em nào cho là như này. Vậy những thứ mà các lãnh đạo này hưởng thụ từ đâu mà có? Một mặt, là do họ giơ cao ngọn cờ làm công tác của nhà Đức Chúa Trời để vơ vét của anh chị em, khiến những người có tiền mua đồ cho họ. Ngoài ra họ còn tự mua những thứ này bằng cách lạm dụng và ăn cắp của lễ. Đây chẳng phải là thứ mạt hạng lừa lấy đồ ăn thức uống sao? Người này so với những người trong mấy ví dụ được đưa ra trước đó có gì khác nhau không? (Thưa, không khác nhau.) Họ đều có điểm chung là gì? Là đều lợi dụng địa vị để chiếm đoạt và vơ vét của lễ. Có người nói: “Làm công tác trong nhà Đức Chúa Trời, làm lãnh đạo và người làm công, chẳng lẽ không có tư cách hưởng thụ những thứ này sao? Không có tư cách cùng Đức Chúa Trời hưởng chung của lễ của Ngài sao?”. Các ngươi nói xem, có tư cách không? (Thưa, không có.) Nếu cần mua một vài thứ gì đó cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì nhà Đức Chúa Trời ở phương diện này đã có quy định về những thứ có thể mua, nhưng những người này có mua đồ trong phạm vi được quy định không? (Thưa, không.) Điều gì khiến các ngươi nhìn ra là không? (Thưa, nếu họ thật sự cần thứ đó cho công tác, thì họ sẽ cảm thấy có thể dùng là được rồi. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ lại mưu cầu những thứ cao cấp nhất, hàng hiệu và dùng những thứ tốt nhất. Xét từ điểm này, có thể phán đoán ra được rằng họ lợi dụng địa vị của mình để đạt đến hưởng thụ những thứ vật chất này.) Đúng rồi. Nếu nó cần thiết cho công tác thì dùng được là tốt rồi, tại sao phải dùng những thứ cao cấp và đắt tiền như thế làm gì? Còn nữa, khi họ mua những thứ này, đã được những người quyết định sách lược khác đồng ý chưa? Đây chẳng phải là vấn đề sao? Nếu như có những người khác tham gia quyết định sách lược, liệu tất cả những người đó có thể đồng ý cho họ dùng những thứ cao cấp này không? Tuyệt đối không thể. Quá rõ ràng là họ có thể có được những thứ này bằng cách ăn cắp của lễ. Đây là chuyện rõ như ban ngày. Còn nữa, nhà Đức Chúa Trời có quy định rằng ở mỗi một hội thánh, dù là chuyện bảo vệ của lễ hay phối hợp công tác, đều không phải là việc của một người. Vậy tại sao những cá nhân này có thể tùy tiện sử dụng và tiêu xài của lễ? Vậy là không phù hợp nguyên tắc. Tính chất của những việc này không phải là ăn cắp của lễ sao? Họ mua những thứ này và có được những thứ này trong tình huống không thông qua sự đồng ý và chấp thuận của lãnh đạo và các đồng sự, càng không thông báo cho người khác, và không một ai biết chuyện. Vậy thì việc này chẳng phải có chút tính chất ăn cắp hay sao? Cái này gọi là ăn cắp của lễ. Ăn cắp chính là lừa gạt, tại sao lại gọi nó là lừa gạt? Bởi vì họ mua những thứ cao cấp này, đạt được những thứ này bằng cách giương cao ngọn cờ làm công tác của nhà Đức Chúa Trời. Dạng hành vi này gọi là bịp bợm, là lừa gạt. Xác định tính chất như thế có quá đáng không? Có chuyện bé xé ra to không? (Thưa, không.) Không chỉ có vậy, khi ở lại nơi nào đó một thời gian, những kẻ được gọi là lãnh đạo này tìm hiểu rõ ràng chuyện anh chị em ở ngoài thế gian làm công việc gì, có những mối quan hệ nào, có thứ tốt gì để họ có thể vơ vét và kiếm được nơi những người này không, có thể lợi dụng mối quan hệ nào không. Chẳng hạn như, trong số anh chị em, ai làm ở bệnh viện, ai làm ở phòng ban chính phủ, ai làm ở ngân hàng, ai là chủ doanh nghiệp, nhà ai có cửa tiệm, nhà ai có xe hơi, nhà ai có nhà lớn, v.v., những chuyện này họ đều tìm hiểu rõ ràng. Những chuyện này nằm trong phạm vi công tác của lãnh đạo sao? Họ tìm hiểu những chuyện này để làm gì? Họ muốn lợi dụng những mối quan hệ này, lợi dụng những anh chị em có chức vụ đặc thù trong thế gian để ra sức vì họ, phục vụ cho họ, cung cấp sự thuận tiện cho họ. Ngươi tưởng là họ đang làm việc này để làm công tác của hội thánh và thông công lẽ thật nhằm vào những khó khăn của dân được Đức Chúa Trời chọn sao? Chuyện là như vậy sao? Họ làm như thế đều có ý định và mục đích cả. Khi lãnh đạo và người làm công đích thực làm công tác thì họ chú trọng giải quyết vấn đề, làm tốt công tác của hội thánh. Họ không quan tâm đến những chuyện không liên quan đến công tác của hội thánh. Họ chỉ chú trọng việc nghe ngóng xem ở trong hội thánh, ai thật lòng làm bổn phận, ai làm bổn phận có hiệu quả tốt, ai có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật, ai có lòng trung thành trong việc thực hiện bổn phận. Rồi sau đó họ đề bạt những người này lên trên, và điều tra rõ ràng những ai gây nhiễu loạn và gián đoạn, rồi chiếu theo nguyên tắc mà xử lý. Chỉ những ai có thể thực hành như thế mới là lãnh đạo và người làm công đích thực. Kẻ địch lại Đấng Christ có làm những việc này không? (Thưa, không làm.) Vậy họ làm những việc gì? Họ làm việc và trù bị để mưu đồ thứ tốt và lợi ích cho bản thân, còn về công tác của hội thánh thì họ không để tâm, cũng không xem trọng. Vì vậy, khi đã có được chỗ đứng vững chắc ở một nơi nào đó, thì về cơ bản họ đã tìm hiểu được kha khá chuyện anh chị em nào có thể cung cấp sự phục vụ nào cho họ. Chẳng hạn như, ai làm việc ở nhà máy dược phẩm thì có thể cho họ thuốc miễn phí khi họ bị bệnh, còn cho họ thuốc nhập khẩu cao cấp; ai làm ở ngân hàng thì sẽ tạo thuận tiện cho họ khi muốn gửi hay rút tiền, v.v.. Những chuyện này họ đều tìm hiểu rất rõ ràng. Họ triệu tập những người này về bên cạnh mình, bất luận nhân tính của những người này tốt hay xấu, chỉ cần đi theo họ và sẵn lòng làm người hầu việc, làm vây cánh cho họ, thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ cung cấp những thứ tốt cho những người này, giữ ở gần, nuôi dưỡng và bảo vệ những người này, trong khi những người này cống hiến sức lực để củng cố địa vị của họ trong hội thánh, và bảo vệ thế lực của họ. Cho nên, để xem một lãnh đạo hội thánh có làm công tác thực tế hay không, thì ngươi hãy hỏi họ xem tình trạng thực tế của các anh chị em ở đó thế nào, công tác hội thánh được làm thế nào, thì ngươi sẽ có thể thấy rõ rốt cuộc họ có phải là người làm công tác thực tế hay không. Có những người tìm hiểu tường tận về gia đình và hoàn cảnh sống của các anh chị em trong hội thánh. Ngươi hỏi họ xem ai làm ở nhà máy dược phẩm, nhà nào mở tiệm, nhà nào có xe, nhà nào làm ăn lớn, ai làm ở ngành nào có thể giúp anh chị em xử lý công chuyện, thì họ sẽ nói vô cùng rõ ràng. Còn nếu ngươi hỏi họ xem ai mưu cầu lẽ thật, ai làm bổn phận qua loa chiếu lệ, ai là kẻ địch lại Đấng Christ, ai lung lạc người khác, ai rao truyền phúc âm có hiệu quả, ở khu vực này có bao nhiêu đối tượng phúc âm, thì họ đều không biết gì. Đây là loại người gì vậy? Họ muốn lợi dụng và kết hợp mọi mối quan hệ xã hội ở chỗ của mình lại để biến thành một đoàn thể xã hội nhỏ. Vì vậy mà chỗ của các lãnh đạo này không thể được gọi là hội thánh. Một khi bị họ làm như vậy, thì nó đã biến thành đoàn thể xã hội rồi. Khi những người này nhóm họp với nhau, họ không mở lòng và thông công về trải nghiệm nhận thức của mình, thay vào đó họ nhìn xem ai có quan hệ mạnh, ai có địa vị xã hội cao, thành tựu lớn, ai là người nổi tiếng trong xã hội, ai có thế lực trong xã hội, ai có thể cung cấp sự phục vụ đặc biệt thuận tiện và những thứ tốt cho lãnh đạo, thì người đó có địa vị trong lòng lãnh đạo. Đây không phải là việc làm của kẻ địch lại Đấng Christ sao? (Thưa, phải.) Việc kẻ địch lại Đấng Christ đang làm là gì? Là đang xây dựng hội thánh sao? Họ đang phá hủy và phá hoại hội thánh, gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của nhà Đức Chúa Trời, tạo ra vương quốc độc lập, tạo ra đoàn thể tư nhân, tạo ra bè phái. Đây chính là việc mà kẻ địch lại Đấng Christ làm.
– Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 5)
Lại có những người không có địa vị, làm những bổn phận bình thường, nhưng khi có được chút tư cách thì cũng muốn khiến người khác phục vụ cho mình. Có những người làm được chút bổn phận nguy hiểm thì cũng muốn người khác phục vụ cho mình. Lại có người làm những bổn phận đặc biệt cũng lấy bổn phận ra làm điều kiện căn bản, quân cờ thương lượng và vốn liếng để khiến anh chị em phục vụ họ. Chẳng hạn như, có người biết một nghiệp vụ đặc biệt mà những người khác chưa học qua và cũng không nắm vững. Thế là khi làm bổn phận liên quan đến nghiệp vụ này trong nhà Đức Chúa Trời, họ cảm thấy mình khác với người thường, mình được nhà Đức Chúa Trời trọng dụng, trở thành một nhân sự cấp cao, và họ đặc biệt cảm thấy giá trị bản thân đã tăng gấp đôi, thấy mình thật tôn quý. Do đó, họ nghĩ rằng có những việc họ không cần phải tự mình làm, cảm thấy có người phục vụ không công cho họ trong những chuyện sinh hoạt như nấu ăn, giặt giũ là lẽ đương nhiên. Thậm chí có những người còn viện cớ bận rộn làm bổn phận để khiến anh chị em làm việc này việc kia cho họ. Ngoài những việc buộc phải tự mình làm, mọi việc khác có thể để người khác phục vụ mình hoặc có thể chỉ thị người khác đi làm thì họ đều để cho người khác làm. Tại sao lại như vậy? Họ cho rằng: “Tôi có vốn liếng, tôi là người tôn quý, là nhân tài hiếm có của nhà đức chúa trời, lại đang làm bổn phận đặc biệt, là đối tượng bồi dưỡng trọng điểm của nhà đức chúa trời. Các người đâu có được như tôi, các người đều ở cấp thấp hơn tôi. Tôi có thể có cống hiến đặc biệt cho nhà đức chúa trời, còn các người thì không thể, nên các người phải phục vụ tôi”. Đây có phải là những đòi hỏi quá đáng và vô liêm sỉ hay không? Trong lòng mỗi một người đều có những yêu cầu này, nhưng dĩ nhiên là loại người địch lại Đấng Christ sẽ càng không chùn tay, không biết liêm sỉ mà đòi hỏi như vậy. Bất kể ngươi thông công về lẽ thật với họ như thế nào, họ cũng sẽ không buông bỏ những đòi hỏi này. Những người bình thường cũng có biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ, chỉ cần họ có chút tài cán hoặc có chút cống hiến thì sẽ cảm thấy mình nên được hưởng đãi ngộ đặc biệt. Họ không muốn tự tay giặt đồ, giặt vớ, mà để người khác giặt cho. Họ còn đưa ra những yêu cầu vô lý, đi ngược lại nhân tính – họ thật quá thiếu lý trí! Những ý nghĩ và yêu cầu này của con người vượt ngoài phạm vi lý tính, trước hết xét ở thang độ thấp nhất thì chúng không phù hợp với tiêu chuẩn của lương tâm và nhân tính, còn xét ở thang độ cao nhất thì chúng không phù hợp với lẽ thật. Những biểu hiện này có thể được quy kết hết vào phạm trù kẻ địch lại Đấng Christ cố giành phúc lợi. Tất cả những ai có tâm tính bại hoại đều có thể làm những việc này, và dám làm những việc này. Ai có chút tài cán và vốn liếng, cống hiến được một chút, thì sẽ muốn lợi dụng cơ hội làm bổn phận để cố giành phúc lợi cá nhân, muốn ăn những thứ có sẵn, hưởng thụ sự sung sướng và đãi ngộ đến từ việc sai khiến người khác phục vụ cho họ. Thậm chí có người đã từ bỏ gia đình và công việc để làm bổn phận, trong thời gian đó họ mắc phải một vài bệnh nhẹ, rồi vì vậy mà nhạy cảm, oán trách người khác không quan tâm chăm sóc họ. Ngươi làm bổn phận cho bản thân mình, ngươi đang làm bổn phận và trách nhiệm của chính mình – chuyện này có liên quan gì đến người khác chứ? Bất kể người ta làm bổn phận gì thì cũng không bao giờ là làm vì người khác hoặc để phục vụ người khác, cho nên không một ai có nghĩa vụ phải phục vụ không công cho người khác hoặc chịu sự sai khiến của người khác. Đây có phải là lẽ thật không? (Thưa, phải.) Mặc dù Đức Chúa Trời yêu cầu người ta phải có lòng yêu thương, có thể nhẫn nại và bao dung với người khác, nhưng bản thân con người thì không được chủ quan yêu cầu người khác làm như vậy. Ngươi mà yêu cầu như thế là không hợp lý. Nếu ngươi không yêu cầu mà có người có thể bao dung và nhẫn nại với ngươi, có thể tỏ lòng yêu thương với ngươi, thì đó là chuyện của họ. Tuy nhiên, nếu anh chị em phục vụ cho ngươi vì ngươi yêu cầu, nếu họ bị ép buộc chịu sự sai khiến và lợi dụng của ngươi, hoặc phục vụ cho ngươi vì bị ngươi lừa, thì ngươi có vấn đề rồi. Thậm chí có những người lợi dụng cơ hội làm bổn phận và thường lấy nó làm cớ mà moi tiền từ các anh chị em khá giả, khiến họ mua cái này cái kia và phục vụ cho mình. Chẳng hạn như, nếu cần một vài bộ áo quần, họ sẽ bảo một người anh chị em nào đó rằng: “Anh biết may áo quần nhỉ? Anh may cho tôi một bộ để mặc đi!”. Người ta bảo: “Vậy thì anh móc tiền ra đi. Anh mua vải, rồi tôi may cho anh”. Họ không lấy tiền ra, mà thay vào đó ép người anh chị em kia mua vải cho họ, tính chất của hành động này chẳng phải là lừa gạt sao? Lợi dụng mối quan hệ giữa các anh chị em, lợi dụng vốn liếng của bản thân, lợi dụng cơ hội làm bổn phận để đòi hỏi đủ kiểu phục vụ và đãi ngộ từ anh chị em, để sai khiến anh chị em cống hiến sức lực cho mình – đây đều là biểu hiện cho nhân cách hèn hạ của loại người địch lại Đấng Christ.
– Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 4)
Những người bình thường có thể không có được quyền lực và địa vị như vậy, nhưng họ cũng muốn làm cho những người khác có cái nhìn ưu ái về họ, và để mọi người đánh giá cao về họ, và nâng họ lên một địa vị cao trong lòng mọi người. Một tâm tính bại hoại là như vậy, và nếu người ta không hiểu lẽ thật, họ không có khả năng nhận ra điều này. Các tâm tính bại hoại là điều khó nhận ra nhất: nhận ra lỗi lầm và khuyết điểm của bản thân thì dễ, nhưng nhận ra tâm tính bại hoại của bản thân thì không. Những người không biết bản thân mình thì không bao giờ nói về trạng thái bại hoại của họ – họ luôn nghĩ rằng họ ổn. Và họ bắt đầu khoe khoang mà không hề hay biết: “Qua tất cả những năm tôi tin Đức Chúa Trời, tôi đã trải qua rất nhiều sự bức hại và chịu đựng rất nhiều gian khổ. Anh có biết tôi đã vượt qua tất cả như thế nào không?”. Đây có phải là tâm tính kiêu ngạo không? Động lực đằng sau việc phô trương bản thân là gì? (Thưa, là khiến mọi người đánh giá cao về họ.) Động cơ của họ trong việc khiến mọi người đánh giá cao về họ là gì? (Thưa, là cho họ có địa vị trong tâm trí của mọi người.) Khi ngươi có địa vị trong tâm trí ai đó, thì khi họ ở cùng ngươi, họ kính trọng ngươi, và đặc biệt lịch sự khi nói chuyện với ngươi. Họ luôn đề cao ngươi, luôn ưu tiên ngươi trong mọi việc, họ nhường ngươi, và họ bợ đỡ, thuận phục ngươi. Trong mọi việc, họ tìm kiếm ngươi và để ngươi đưa ra quyết định. Và ngươi thấy thích thú từ điều này – ngươi cảm thấy mình mạnh mẽ và giỏi hơn bất kỳ ai khác. Ai cũng thích cảm giác này. Đây là cảm giác có địa vị trong lòng của ai đó; mọi người đều muốn đắm mình trong cảm giác này. Đây là lý do tại sao người ta tranh giành địa vị, và tất cả đều mong muốn có địa vị trong lòng người khác, được người khác quý trọng và tôn thờ. Nếu họ không thể nhận được sự vui thích đó từ địa vị, họ sẽ không theo đuổi nó. Ví dụ, nếu ngươi không có địa vị trong lòng người khác, họ sẽ đối xử với ngươi ngang hàng, xem ngươi là đồng đẳng. Họ sẽ cãi lại ngươi khi cần, họ sẽ không nhã nhặn hay tôn trọng ngươi, và thậm chí có thể bỏ đi trước khi ngươi nói xong. Ngươi sẽ cảm thấy bực tức chứ? Ngươi không thích khi người ta đối xử với ngươi như thế này; ngươi thích những lúc người ta tâng bốc ngươi, đề cao ngươi và tôn sùng ngươi mọi lúc. Ngươi thích những lúc mình là trung tâm mọi chuyện, tất cả đều xoay quanh ngươi, ai cũng lắng nghe ngươi, ngưỡng vọng ngươi và tuân theo sự chỉ đạo của ngươi. Đây không phải là mong muốn được thống trị như vua, muốn có quyền lực hay sao? Lời nói và hành động của ngươi được thúc đẩy bởi việc mưu cầu và giành lấy địa vị, và ngươi tranh đoạt, kèn cựa với người khác vì nó. Mục tiêu của ngươi là chiếm lấy địa vị, muốn dân được Đức Chúa Trời chọn lắng nghe ngươi, ủng hộ ngươi và tôn sùng ngươi. Một khi đã chiếm được địa vị đó rồi, ngươi khi ấy đã nắm được quyền lực và có thể hưởng thụ lợi ích của địa vị, hưởng thụ sự tôn sùng từ người khác và mọi lợi điểm có từ vị trí đó. Người ta luôn ngụy trang bản thân, phô trương trước mặt người khác, tô vẽ bản thân, ngụy tạo và làm đẹp bản thân để người khác nghĩ họ hoàn hảo. Mục tiêu của họ là đạt được địa vị, để họ có thể hưởng thụ những lợi ích của địa vị. Nếu không tin, ngươi cứ nghĩ cho cẩn thận mà xem: tại sao ngươi luôn muốn khiến người khác đề cao ngươi? Ngươi muốn khiến họ tôn sùng ngươi và ngưỡng vọng ngươi, để cuối cùng ngươi có thể có quyền lực và hưởng thụ lợi ích của địa vị. Địa vị mà ngươi cật lực mưu cầu sẽ đem lại cho ngươi nhiều lợi ích, và những lợi ích này chính xác là những gì mà người khác ghen tị và thèm khát. Khi người ta đã nếm được nhiều lợi ích mà địa vị đem lại, thì họ như say như mê, chìm trong cuộc sống xa hoa đó. Người ta nghĩ chỉ có sống như thế này mới là không phí hoài. Nhân loại bại hoại vui thích khi chiều theo những thứ này. Do đó, một khi con người đạt được một vị trí nhất định và bắt đầu hưởng thụ nhiều ích lợi khác nhau mà nó đem lại, họ sẽ không ngừng thèm khát những lạc thú tội lỗi này, thậm chí đến mức không bao giờ buông bỏ chúng. Về thực chất, việc mưu cầu danh tiếng và địa vị được thúc đẩy bởi dục vọng muốn đắm mình trong những lợi điểm đi cùng một địa vị nhất định, muốn cai trị như vua, muốn kiểm soát dân được Đức Chúa Trời chọn, muốn thống trị mọi thứ và thiết lập một vương quốc độc lập để có thể hưởng thụ những lợi ích của địa vị của mình và chiều theo những lạc thú tội lỗi. Sa-tan sử dụng đủ mọi phương pháp để lừa dối, lừa bịp và lừa gạt mọi người, tạo cho họ ấn tượng sai lầm. Nó thậm chí còn sử dụng sự đe dọa và dọa nạt để khiến người ta tôn sùng và sợ hãi nó, với mục đích cuối cùng là khiến họ thuận phục nó và tôn thờ nó. Đây là điều làm Sa-tan hả hê; đây cũng là mục tiêu của nó trong việc tranh giành con người với Đức Chúa Trời. Vậy khi ngươi tranh giành địa vị và danh tiếng với người khác, là ngươi đang đấu tranh vì điều gì? Đó có thực sự là vì danh tiếng không? Không. Ngươi thực ra đang chiến đấu vì những lợi ích mà danh tiếng mang lại cho mình. Nếu ngươi luôn muốn hưởng thụ những lợi ích này thì ngươi sẽ phải tranh đấu vì chúng. Nhưng nếu ngươi không xem trọng những lợi ích này và nói rằng: “Người ta đối đãi với tôi thế nào cũng được. Tôi chỉ là một người bình thường. Tôi không xứng đáng được đối đãi tốt đến thế, tôi cũng không muốn tôn sùng một con người. Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất mà tôi nên thật sự thờ phượng và kính sợ. Chỉ có Ngài là Đức Chúa Trời của tôi, là Chúa của tôi. Bất kể ai đó có tốt đẹp đến thế nào, có năng lực và tài năng lớn lao ra sao, có hình tượng hoàn hảo và vĩ đại đến thế nào, họ cũng không phải là đối tượng để tôi tôn sùng bởi vì họ không phải là lẽ thật. Họ không phải là Đấng Tạo Hóa, không phải là Đấng Cứu Thế, và họ không thể sắp đặt hay tể trị vận mệnh của con người. Họ không phải là đối tượng để tôi thờ phượng. Không một con người nào đáng để tôi thờ phượng”, nói như thế chẳng tương hợp với lẽ thật sao? Ngược lại, nếu ngươi không tôn sùng người khác, nhưng họ lại bắt đầu tôn sùng ngươi thì ngươi phải đối đãi với họ thế nào? Ngươi phải tìm cách ngăn họ làm thế và giúp họ thoát khỏi tâm thức đó. Ngươi phải tìm cách cho họ thấy bộ mặt thật của ngươi, cho họ thấy sự xấu xa và bản tính thật của ngươi. Điều mấu chốt là khiến người ta hiểu rằng bất kể tố chất của ngươi tốt đến đâu, bất kể ngươi có học vấn và tri thức cao thế nào, thông minh ra sao, thì ngươi vẫn chỉ là một con người bình thường. Ngươi không phải là đối tượng để bất kỳ ai ngưỡng vọng và tôn sùng. Trước hết và trên hết, ngươi phải giữ vững vị trí của mình, không trốn tránh sau khi phạm sai lầm hoặc bị mất mặt. Nếu sau khi phạm sai lầm hoặc bị mất mặt, mà ngươi không thể nhận ra được thế, lại còn dùng sự giả dối để che đậy và bao biện cho nó, thì ngươi sẽ làm phức tạp thêm lỗi lầm của ngươi và khiến bản thân ngươi trở nên xấu xa hơn. Tham vọng của ngươi thậm chí trở nên rõ ràng hơn.
– Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Một khi kẻ địch lại Đấng Christ có được địa vị thì họ sẽ trở nên ghê gớm, trong mắt họ, ai cũng là đối tượng để họ giẫm đạp dưới chân, làm chuyện gì họ cũng muốn giành hết nước cờ đầu, chiếm hết mọi món hời. Trong bất cứ chuyện gì họ cũng muốn giành thế thượng phong, nói chuyện cũng muốn giành thế thượng phong. Ngồi ở vị trí nào họ cũng muốn được đặc biệt, muốn hưởng thụ tất cả đãi ngộ ở nhà Đức Chúa Trời cao hơn người khác, muốn hết thảy mọi người nhìn nhận và đánh giá mình cũng phải cao hơn người khác. Khi chưa có địa vị thì họ muốn tranh đoạt địa vị, còn một khi đã có địa vị thì họ trở nên vênh vênh váo váo. Ai nói chuyện với họ cũng phải ngước nhìn lên, đi đường cũng không ai có thể đi ngang hàng với họ mà phải đi sau họ một hai bước. Ai nói chuyện với họ mà lớn tiếng thì không được, khẩu khí nghiêm trọng thì không được, dùng từ không đúng thì không được, ánh mắt người khác nhìn họ mà không đúng thì cũng không được, họ đều sẽ bới móc, đều sẽ nói này nói nọ. Không ai có thể đụng vào họ hay nói gì về họ, người khác phải kính nể họ, tâng bốc họ, nịnh nọt họ. Một khi kẻ địch lại Đấng Christ có địa vị rồi thì đi đến đâu họ cũng tùy ý làm càn, thể hiện bản thân để người khác xem trọng. Họ không những tham hưởng địa vị, chú trọng sự xem trọng của người khác, mà còn đặc biệt chú trọng sự hưởng thụ về khía cạnh vật chất, chỗ nào tiếp đãi tốt thì họ sẽ sẵn lòng đi tới chỗ đó. Bất luận là ai tiếp đãi họ thì trong khía cạnh ăn uống, họ đều có yêu cầu đặc biệt. Nếu ăn không ngon thì họ sẽ tìm cơ hội để tỉa sửa ngươi, hưởng thụ mà kém thì cũng không được. Họ muốn việc ăn, mặc, ở và đi lại đều phải đặc biệt, không được bình thường, không được giống với anh chị em bình thường. Người khác dậy từ năm, sáu giờ, họ thì bảy, tám giờ mới thức dậy. Món gì ngon hay đồ gì tốt đều phải để lại cho họ, thậm chí của lễ của người khác hiến tặng cũng phải qua tay họ lọc một lần trước. Họ sẽ chọn lấy những thứ tốt, đáng giá và những thứ họ thấy thích, và những thứ còn lại mới đưa cho hội thánh. Kẻ địch lại Đấng Christ còn làm một chuyện đáng ghê tởm nhất nữa, đó là chuyện gì? Một khi có được địa vị thì khẩu vị của họ cũng phát triển hơn, mở mang kiến thức hơn, cũng biết hưởng thụ hơn, thế là họ nảy sinh dục vọng tiêu tiền và chi tiêu, vì thế kẻ địch lại Đấng Christ luôn muốn độc chiếm tiền dành cho công tác của hội thánh, luôn muốn tùy ý phân bổ và mặc sức quản lý. Kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt tận hưởng loại quyền lực này, cũng đặc biệt tận hưởng loại đãi ngộ này. Một khi nắm được quyền thì họ luôn muốn ký giấy tờ, ký tên trên chi phiếu, trên giấy đồng ý. Họ muốn hưởng thụ cảm giác múa bút như mưa, vung tiền như đất. Khi kẻ địch lại Đấng Christ chưa có địa vị, mọi người không nhìn thấy những biểu hiện này của họ, không nhìn ra rằng họ là loại người như vậy, rằng họ có tâm tính như vậy, không nhìn ra được họ có thể làm những chuyện này. Nhưng một khi họ có được địa vị thì những chuyện này đều được tỏ lộ ra cả. Buổi sáng vừa được đắc cử thì buổi chiều họ liền trở nên vênh vênh váo váo, mặt hất lên trời, hai mắt như mọc trên đỉnh đầu không xem ai ra gì, họ đã thay đổi rất nhanh chóng. Thật ra không phải thay đổi mà là họ đã tỏ lộ ra. Họ bày ra bộ dạng lên mặt nạt người, như thế là muốn làm gì? Họ muốn kiếm ăn từ tôn giáo, muốn tham hưởng lợi ích của địa vị. Nếu có ai bày ra một bàn ăn toàn những món ngon thì họ sẽ bắt đầu ăn lấy ăn để, đồng thời còn yêu cầu được ăn những thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bảo dưỡng xác thịt thối tha đó của mình. Chuyện kẻ địch lại Đấng Christ hưởng thụ đặc quyền này thường xảy ra, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chỉ cần là người đam mê hưởng thụ xác thịt thì sau khi làm lãnh đạo đều sẽ muốn hưởng thụ đặc quyền. Loại người như kẻ địch lại Đấng Christ chính là có tâm tính như vậy, một khi họ có được địa vị thì ngay lập tức sẽ đổi khác. Địa vị mang đến cho họ đủ loại hưởng thụ và đãi ngộ đặc biệt, họ sẽ trông chừng và nắm giữ một cách kỹ lưỡng và chắc chắn, một chút cũng không từ bỏ, một chút cũng không lơi lỏng, một chút cũng để tuột khỏi người mình. Có thứ nào trong những biểu hiện và cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ là làm theo nguyên tắc lẽ thật không? Không có một thứ nào cả. Thứ nào cũng khiến cho người ta nhìn thấy mà buồn nôn, ghê tởm, không những không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật mà trong đó còn không có một chút lương tâm, lý trí và liêm sỉ nào cả. Khi kẻ địch lại Đấng Christ có được địa vị, ngoài việc làm xằng làm bậy, ngoài việc quản lý quyền lực và địa vị của bản thân ra, họ không những không làm bất cứ việc nào có lợi cho công tác của hội thánh và lối vào sự sống của anh chị em, mà ngược lại còn muốn hưởng thụ lợi ích của địa vị, còn muốn hưởng thụ xác thịt, hưởng thụ sự xem trọng và cung phụng của người khác đối với mình. Có những kẻ địch lại Đấng Christ còn có thể kiếm người hầu hạ họ, uống trà cũng phải có người khác rót cho, áo quần mình mặc cũng phải có người giặt cho, thậm chí tắm rửa cũng có người chuyên chà lưng cho, ngồi ăn cũng có người chuyên phục vụ. Nghiêm trọng hơn nữa, một số người thậm chí có thực đơn cho mỗi ba bữa ăn trong ngày, còn dùng thêm thực phẩm bổ sung sức khỏe, còn muốn người ta nấu đủ loại canh khác nhau cho họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ có biết xấu hổ không? Họ đâu biết xấu hổ! Các ngươi nói xem, với loại người này mà chỉ tỉa sửa thì có phải có hơi nương tay không? Việc tỉa sửa có khiến họ cảm thấy xấu hổ không? (Thưa, không thể.) Vậy làm sao để giải quyết chuyện này? Khá đơn giản thôi, tỉa sửa họ rồi thì vạch trần họ, cho họ biết họ là thứ gì. Dù họ có phục hay không phục, hãy cách chức họ, mọi người cùng nhau vứt bỏ họ.
– Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 11
Con người bại hoại thích theo đuổi địa vị và hưởng thụ lợi ích của nó. Điều này đúng với bất cứ ai, cho dù hiện tại ngươi có địa vị hay không: rất khó để từ bỏ địa vị và thoát khỏi những cám dỗ của nó. Điều này đòi hỏi nhiều sự hợp tác từ phía con người. Sự hợp tác này bao gồm những gì? Chủ yếu là tìm kiếm lẽ thật, tiếp nhận lẽ thật, hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời và nhìn thấu rõ thực chất của vấn đề. Với những điều này, người ta sẽ có đức tin để vượt qua sự cám dỗ của địa vị. Ngoài ra, ngươi phải nghĩ ra những cách hiệu quả để thoát khỏi cám dỗ và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngươi phải có con đường thực hành. Điều này sẽ đảm bảo ngươi đi đúng đường. Nếu không có con đường thực hành, ngươi sẽ thường rơi vào cám dỗ. Mặc dù ngươi muốn đi theo con đường đúng đắn, nhưng bất luận ngươi đã bỏ ra bao nhiêu công sức thì cuối cùng thành quả cũng không lớn. Vậy, những cám dỗ các ngươi thường gặp là gì? (Thưa, khi đạt được một số thành công trong việc thực hiện bổn phận của mình và được các anh chị em đánh giá cao, con cảm thấy đắc chí và vô cùng thích thú với cảm giác này. Đôi khi con không ý thức được điều đó; đôi khi con ý thức được tình trạng này là sai, nhưng vẫn không thể chống lại nó.) Đó là một sự cám dỗ. Còn ai muốn nói nữa? (Thưa, vì con là lãnh đạo nên các anh chị em đôi khi đối xử đặc biệt với con.) Đó cũng là một sự cám dỗ. Nếu ngươi không ý thức được những cám dỗ mà mình gặp phải, xử lý không tốt những việc này và không thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn, thì ngươi sẽ bị những cám dỗ này hại đến khổ sở và thê thảm. Chẳng hạn, giả sử các anh chị em đối xử đặc biệt với ngươi bao gồm những đặc quyền về vật chất như cho ngươi ăn, mặc, ở và cung cấp những nhu yếu phẩm hàng ngày cho ngươi. Nếu những thứ ngươi hưởng thụ tốt hơn những gì họ cho ngươi thì ngươi sẽ coi thường nó và ngươi có thể từ chối những món quà của họ. Tuy nhiên, nếu ngươi gặp một người giàu có và anh ta cho ngươi một bộ quần áo đẹp, nói rằng anh ta không mặc nó, thì liệu ngươi có thể đứng vững trước sự cám dỗ đó không? Ngươi có thể ngẫm nghĩ về tình huống đó và tự nhủ: “Anh ta giàu có, và những bộ quần áo này chẳng nghĩa lý gì với anh ta cả. Dù sao thì anh ấy cũng không mặc nữa. Nếu không cho mình, thì anh ấy cũng sẽ vứt ở một xó. Thế nên mình sẽ giữ chúng”. Ngươi nghĩ gì về quyết định đó? (Thưa, họ đã hưởng thụ lợi ích của địa vị.) Tại sao lại nói rằng đây chính là hưởng thụ lợi ích của địa vị? (Thưa, bởi vì họ đã nhận những món đồ tốt.) Có phải cứ nhận những món đồ tốt thì chính là hưởng thụ lợi ích của địa vị không? Nếu ngươi được cung cấp một thứ bình thường, nhưng đó chính là thứ ngươi cần và vì vậy ngươi chấp nhận nó, thì liệu điều này có được tính là hưởng thụ lợi ích của địa vị không? (Thưa, có. Bất cứ khi nào nhận thứ gì từ người khác để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của riêng mình, thì đều được tính.) Có vẻ như các ngươi không hiểu rõ điều này. Ngươi đã bao giờ nghĩ như thế này: nếu ngươi không phải là lãnh đạo và không có địa vị, liệu anh ta có còn tặng món quà này không? (Thưa, không.) Chắc chắn là không. Vì ngươi là lãnh đạo nên anh ta mới tặng ngươi món quà này. Tính chất của sự việc đã thay đổi. Đây không phải là bố thí bình thường, vấn đề là ở chỗ này. Nếu ngươi hỏi anh ta: “Nếu tôi không phải là lãnh đạo, mà chỉ là một anh chị em bình thường, liệu anh có tặng tôi một món quà như vậy không? Nếu anh chị em nào cần món đồ này, anh có cho họ không?”. Anh ta sẽ nói: “Tôi không thể cho được. Dù muốn hay không, tôi cũng không thể tùy tiện cho mọi người mọi thứ được. Tôi cho anh bởi vì anh là lãnh đạo của tôi. Nếu anh không có địa vị đặc biệt này, tại sao tôi lại cho anh một món quà như vậy chứ?”. Giờ thì ngươi thấy mình đã không hiểu tình hình ra sao rồi đấy. Ngươi tin anh ta khi anh ta nói không cần đến bộ quần áo đẹp đó, nhưng anh ta đang lừa dối ngươi. Mục đích của anh ta là muốn ngươi nhận quà xong thì sẽ đối xử tốt với anh ta và nhìn anh ta bằng một con mắt khác. Đây là ý định đằng sau món quà của anh ta. Thực tế là trong thâm tâm ngươi biết anh ta sẽ không bao giờ tặng mình món quà như vậy nếu ngươi không có địa vị, nhưng ngươi vẫn nhận. Ngoài miệng thì ngươi nói: “Tạ ơn Đức Chúa Trời. Con đón nhận từ Ngài, đó là lòng nhân từ của Đức Chúa Trời dành cho con”. Ngươi không chỉ hưởng thụ lợi ích của địa vị, mà còn danh chính ngôn thuận tận hưởng những thứ của dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Đây không phải là không biết xấu hổ sao? Nếu con người không có lương tâm và hoàn toàn không biết xấu hổ, thì đó là vấn đề. Đây có phải chỉ là một vấn đề của hành vi không? Có phải nhận đồ của người khác là sai còn từ chối thì là đúng không? Các ngươi nên làm gì khi gặp phải tình huống như vậy? Ngươi phải hỏi người tặng quà này xem điều họ đang làm có phù hợp với các nguyên tắc hay không. Hãy nói với họ: “Chúng ta hãy tìm kiếm sự hướng dẫn từ lời Đức Chúa Trời hoặc các sắc lệnh quản trị của hội thánh xem điều anh đang làm có phù hợp với nguyên tắc hay không. Nếu không phù hợp thì tôi không thể nhận một món quà như vậy được”. Nếu những nguồn đó cho người tặng biết rằng hành động của họ vi phạm các nguyên tắc nhưng họ vẫn muốn tặng quà cho ngươi thì ngươi nên làm gì? Ngươi phải hành động theo nguyên tắc. Người thường không thể vượt qua được điều này. Họ háo hức muốn người khác cho họ nhiều hơn, và họ mong muốn được đối xử đặc biệt hơn. Nếu ngươi là kiểu người đúng đắn, khi đối mặt với tình huống như vậy, ngươi nên ngay lập tức cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa rằng: “Thưa Đức Chúa Trời, những gì con gặp phải ngày hôm nay chắc chắn là ý tốt của Ngài. Đó là một bài học Ngài đặt ra cho con. Con sẵn sàng tìm kiếm lẽ thật và thực hành theo nguyên tắc”. Những cám dỗ mà những người có địa vị phải đối mặt là quá lớn, và một khi cám dỗ đến thì quả thực rất khó để vượt qua. Ngươi cần sự bảo vệ và trợ giúp của Đức Chúa Trời; ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và ngươi cũng phải tìm kiếm lẽ thật và thường xuyên phản tỉnh bản thân. Bằng cách này, ngươi sẽ cảm thấy vững vàng và bình an. Tuy nhiên, nếu đợi đến khi nhận được những món quà đó rồi mới cầu nguyện, liệu ngươi có còn cảm thấy vững vàng và bình an như vậy không? (Thưa, không còn nữa.) Lúc đó Đức Chúa Trời sẽ nghĩ gì về ngươi? Đức Chúa Trời sẽ hài lòng hay ghê tởm hành động của ngươi? Ngài sẽ ghê tởm hành động của ngươi. Vấn đề nằm ở chuyện có nhận quà hay không sao? (Thưa, không phải.) Vậy, vấn đề ở đâu? Vấn đề nằm ở quan điểm và thái độ của ngươi khi đối mặt với một tình huống như vậy. Ngươi tự mình quyết định hay ngươi tìm kiếm lẽ thật? Ngươi có tiêu chuẩn lương tâm nào không? Trong lòng ngươi có kính sợ Đức Chúa Trời không? Ngươi có cầu nguyện với Đức Chúa Trời bất cứ khi nào gặp chuyện không? Ngươi tìm cách thỏa mãn những ham muốn của bản thân mình trước hay ngươi cầu nguyện và tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời trước? Chuyện này đã làm ngươi bị phơi bày. Ngươi nên xử lý tình huống như vậy như thế nào? Ngươi phải có nguyên tắc thực hành. Trước hết, ở bề ngoài, ngươi phải từ chối sự đãi ngộ đặc biệt bằng vật chất và những cám dỗ này. Ngay cả khi được cung cấp thứ gì đó mà ngươi đặc biệt khao khát hoặc chính xác là thứ ngươi cần, thì ngươi cũng phải từ chối nó. Những thứ vật chất này bao gồm những gì? Bao gồm tất cả những thứ như thực phẩm, quần áo, chỗ ở và các vật dụng sử dụng hàng ngày. Sự đãi ngộ đặc biệt bằng vật chất này phải bị từ chối. Tại sao ngươi phải từ chối chúng? Có phải đây chỉ là vấn đề về cách làm không? Không phải; đó là vấn đề về thái độ hợp tác của ngươi. Nếu ngươi muốn thực hành lẽ thật, làm thỏa lòng Đức Chúa Trời và tránh xa cám dỗ, trước hết ngươi phải có thái độ hợp tác này. Với thái độ này, ngươi sẽ có thể tránh xa cám dỗ, và lương tâm của ngươi sẽ thanh thản. Nếu đó là thứ ngươi thích và ngươi nhận nó, thì trong lòng ngươi sẽ ít nhiều cảm thấy bị lương tâm dằn vặt. Tuy nhiên, vì những lời bào chữa và tự biện minh của mình, ngươi sẽ nói rằng mình phải được nhận thứ này, rằng đó là thứ ngươi đáng được hưởng. Lúc này, sự dằn vặt lương tâm của ngươi sẽ không quá chính xác hay rõ ràng. Đôi khi, những lý do hay là suy nghĩ và quan điểm của ngươi có thể ảnh hưởng đến lương tâm của ngươi, do đó sự dằn vặt của lương tâm không rõ ràng. Như vậy, lương tâm của ngươi có phải là tiêu chuẩn đáng tin cậy không? Không phải. Đây là hồi chuông báo động cho mọi người. Nó đưa ra loại cảnh báo nào? Rằng chỉ dựa vào cảm giác của lương tâm là không đảm bảo; người ta cũng phải tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật. Đó mới là điều đáng tin cậy. Không có lẽ thật ràng buộc, con người vẫn có thể sa vào cám dỗ, viện đủ mọi cớ và lý do để thỏa mãn lòng tham lợi ích của địa vị. Vì vậy, với tư cách là một người lãnh đạo, ngươi nên tuân thủ một nguyên tắc trong lòng: Tôi sẽ luôn từ chối, luôn tránh xa và tuyệt đối từ chối bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào. Tuyệt đối từ chối là điều kiện tiên quyết để lánh khỏi điều ác. Nếu ngươi thỏa điều kiện tiên quyết để lánh khỏi điều ác, thì ngươi đã phần nào được Đức Chúa Trời bảo vệ. Và nếu ngươi có những nguyên tắc thực hành như vậy và giữ vững chúng, thì ngươi đang thực hành lẽ thật và đang làm hài lòng Đức Chúa Trời. Ngươi đã đi trên con đường đúng đắn. Khi đang đi trên con đường đúng đắn và đang làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, ngươi vẫn cần kiểm tra lương tâm mình chứ? Hành động theo nguyên tắc và thực hành lẽ thật thì đã cao hơn tiêu chuẩn của lương tâm rồi. Nếu con người có ý chí hợp tác và có thể hành động theo nguyên tắc, thì họ đã làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Đây là tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người.
– Làm thế nào để giải quyết những cám dỗ và ràng buộc của địa vị, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt