15. Cách giải quyết vấn đề ích kỷ và hèn hạ

Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt

Cho đến khi mọi người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và hiểu được lẽ thật, thì chính bản tính của Sa-tan chiếm hữu và thống trị họ từ bên trong. Cụ thể, bản tính đó bao gồm những gì? Ví dụ, tại sao ngươi ích kỷ? Tại sao ngươi bảo vệ vị trí của chính mình? Tại sao ngươi có những cảm xúc mạnh mẽ đến thế? Tại sao ngươi vui thích những điều bất chính đó? Tại sao ngươi thích những điều ác đó? Cơ sở để ngươi thích những điều như vậy là gì? Những điều này đến từ đâu? Tại sao ngươi vui đến vậy khi chấp nhận chúng? Đến bây giờ, các ngươi đều đã hiểu ra rằng lý do chính đằng sau tất cả những điều này là độc tố của Sa-tan ở trong con người. Vậy độc tố của Sa-tan là gì? Nó có thể được thể hiện ra như thế nào? Ví dụ, nếu ngươi hỏi: “Người ta nên sống thế nào? Người ta nên sống vì điều gì?” thì người ta sẽ trả lời: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Chỉ một câu nói này đã thể hiện chính gốc rễ của vấn đề. Triết lý và lô-gic của Sa-tan đã trở thành sự sống của con người. Bất kể người ta theo đuổi điều gì thì họ cũng làm như vậy vì bản thân họ – và do đó họ sống chỉ cho bản thân họ. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” – đây là triết lý sống của con người, và chúng cũng đại diện cho bản tính của con người. Những lời này đã trở thành bản tính của nhân loại bại hoại và chúng là chân dung thật của bản tính Sa-tan của nhân loại bại hoại. Bản tính Sa-tan này đã trở thành nền tảng tồn tại của nhân loại bại hoại. Trong vài ngàn năm qua, nhân loại bại hoại đã sống theo độc tố này của Sa-tan, mãi cho đến tận ngày nay. Mọi việc Sa-tan làm đều là vì ham muốn, tham vọng và mục đích của chính nó. Nó mong muốn vượt qua Đức Chúa Trời, thoát khỏi Đức Chúa Trời, và chiếm quyền kiểm soát muôn vật do Đức Chúa Trời tạo dựng. Ngày nay, con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại tới mức như vậy: Tất cả bọn họ đều có bản tính Sa-tan, tất cả đều cố chối bỏ và chống đối Đức Chúa Trời, và họ muốn tự kiểm soát số phận của mình và cố chống đối sự sắp đặt và dàn xếp của Đức Chúa Trời. Tham vọng và ham muốn của họ giống hệt của Sa-tan. Do đó, bản tính của con người là bản tính của Sa-tan.

– Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Có thể nói, sự ích kỷ là một yếu tố trong bản tính của một người. Mọi người đều có yếu tố này bên trong họ. Một số người ích kỷ khủng khiếp, ích kỷ đến tột độ, và trong mọi việc, họ chỉ nghĩ đến bản thân mình, không tìm kiếm gì ngoài lợi ích cá nhân, và họ không mảy may suy xét đến người khác. Sự ích kỷ đó đại diện cho bản tính của họ. Mỗi người đều có phần ích kỷ, nhưng có một sự khác biệt. Khi kết giao với những người khác, một số người có thể chiếu cố và quan tâm đến người khác, họ có thể lo lắng cho người khác, và cân nhắc đến người khác trong mọi việc họ làm. Tuy nhiên, một số người khác thì không như vậy. Những người này đặc biệt ích kỷ và luôn nhỏ nhen khi tiếp đãi các anh chị em. Họ cho gia đình họ thức ăn ngon nhất với phần ăn lớn nhất và họ chỉ cho các anh chị em những phần ăn nhỏ hơn với thức ăn kém ngon hơn. Khi người thân của họ đến, họ sắp xếp rất thoải mái cho những người đó. Tuy nhiên, khi các anh chị em đến thì lại phải ngủ trên sàn nhà. Họ nghĩ rằng để cho các anh chị em ở lại là đủ tốt rồi. Khi các anh chị em ốm đau hoặc gặp khó khăn nào khác, người như vậy thậm chí không mảy may quan tâm đến họ, làm như thể họ không hay biết. Những người như thế không quan tâm hay cảm thấy lo lắng cho người khác một chút nào. Họ chỉ quan tâm đến bản thân và người thân của mình. Bản tính ích kỷ này của họ là điều quyết định sự không sẵn lòng chăm sóc cho người khác của họ. Họ cảm thấy rằng việc chăm sóc người khác bao gồm cả việc chịu tổn thất và rất rắc rối. Một số người có thể nói rằng: “Một người ích kỷ không biết cách quan tâm đến những người khác”. Điều đó là không chính xác. Nếu họ không biết cách quan tâm, vậy thì, tại sao những người ích kỷ lại quá tốt với người thân của họ và thể hiện sự quan tâm chu đáo đến các nhu cầu của những người đó? Tại sao họ biết bản thân mình thiếu gì và mặc gì hay ăn gì vào một thời điểm nào đó là thích hợp? Tại sao họ không thể giống như vậy đối với những người khác? Thực tế, họ hiểu mọi thứ, nhưng họ ích kỷ và đáng khinh miệt. Điều này được quyết định bởi bản tính của họ.

– Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Bất kể gặp chuyện gì, bất kể xử lý chuyện gì, người ta cũng luôn bảo vệ lợi ích cá nhân và lo lắng cho xác thịt của chính mình, họ luôn tìm những lý do và cái cớ tiện cho mình. Họ không tìm kiếm, cũng không tiếp nhận lẽ thật chút nào, mọi việc họ làm là để bảo vệ cho xác thịt của họ và mưu tính cho tiền đồ của họ. Hết thảy mọi người đều nài xin ân điển từ Đức Chúa Trời, muốn đạt được bất kỳ lợi ích nào có thể có được. Tại sao mọi người có quá nhiều đòi hỏi với Đức Chúa Trời vậy? Điều này chứng tỏ rằng người ta tham lam tự bản tính, và trước Đức Chúa Trời, họ không hề có chút lý trí nào. Trong mọi việc họ làm, dù là cầu nguyện, thông công hay giảng đạo, thì sự mưu cầu, suy nghĩ và nguyện vọng của họ đều là đòi hỏi Đức Chúa Trời và cố nài xin nhiều điều từ Ngài, người ta làm mọi việc này chỉ vì hy vọng đạt được điều gì đó từ Đức Chúa Trời. Có người nói rằng “đây là bản tính của con người”, đúng là vậy! Hơn thế nữa, việc người ta đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều và có quá nhiều ham muốn ngông cuồng chứng tỏ rằng người ta thật sự thiếu lương tâm và lý trí. Ai cũng đòi hỏi và nài xin nhiều điều cho bản thân mình, hoặc cố cãi lý và viện cớ cho bản thân mình, họ làm tất cả mọi việc này vì bản thân mình. Trong nhiều chuyện, có thể thấy rằng việc người ta làm hoàn toàn không có chút lý trí nào, và đây là bằng chứng hoàn hảo cho thấy lô-gic của Sa-tan “Người không vì mình, trời tru đất diệt” đã trở thành bản tính của con người.

– Mọi người đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Một số người thật sự thích trục lợi theo cách bất công gây thiệt hại cho người khác, và những người này cố gắng đạt được lợi ích trong mọi sự. Bất cứ việc gì họ làm cũng phải có lợi cho họ, nếu không thì họ sẽ không làm. Họ không bận tâm bất kỳ thứ gì trừ khi nó cho họ lợi thế nào đó, và luôn có những động cơ ngầm đằng sau những hành động của họ. Họ nói tốt về bất kỳ ai làm lợi cho họ, và họ đề bạt bất kỳ ai tâng bốc họ. Ngay cả khi những người mà họ yêu thích có vấn đề, họ cũng sẽ nói những người đó đúng và cố gắng cật lực để bảo vệ và bao che cho họ. Những người đó có bản tính gì? Ngươi có thể hoàn toàn thấy rõ bản tính của họ từ những hành vi của họ. Họ cố gắng có được những lợi thế bất công thông qua những hành động của họ, liên tục tham gia vào hành vi đổi chác trong mọi tình huống, và ngươi có thể chắc chắn rằng bản tính của họ là bản tính hết lòng thèm muốn lợi lộc. Họ vì bản thân trong mọi việc mình làm. Họ sẽ không thức dậy sớm trừ khi làm như vậy có lợi cho họ. Họ là những người ích kỷ nhất, và họ hoàn toàn vô độ. Bản tính của họ được minh họa thông qua tình yêu của họ đối với lợi lộc và sự thiếu vắng bất kỳ tình yêu nào dành cho lẽ thật.

– Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Một số người không sẵn lòng phối hợp với những người khác trong việc phục vụ Đức Chúa Trời, ngay cả khi họ đã được kêu gọi; đây là những người lười biếng chỉ ước được chè chén thoải mái. Ngươi càng được bảo phục vụ trong sự phối hợp với những người khác, ngươi sẽ càng đạt được nhiều kinh nghiệm. Bởi có nhiều trọng trách và kinh nghiệm hơn, ngươi sẽ đạt được nhiều cơ hội được làm cho hoàn thiện hơn. Vì lẽ ấy, nếu ngươi có thể phục vụ Đức Chúa Trời với sự chân thành, thì ngươi sẽ lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời; như thế, ngươi sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Chỉ nhóm người như thế mới hiện đang được làm cho hoàn thiện. Đức Thánh Linh càng cảm hóa ngươi, ngươi sẽ càng dành nhiều thời gian lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời, ngươi sẽ càng được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ càng được Ngài thu phục – cho đến khi ngươi cuối cùng trở thành một người mà Đức Chúa Trời sử dụng. Trong hiện tại, có một số người không mang trọng trách cho hội thánh. Những người này bê trễ và luộm thuộm, và chỉ quan tâm đến xác thịt của họ. Những người như thế cực kỳ ích kỷ, và họ cũng mù quáng. Nếu ngươi không thể thấy rõ vấn đề này, ngươi sẽ không mang bất kỳ trọng trách nào. Ngươi càng lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, trọng trách mà Ngài giao phó cho ngươi sẽ càng lớn. Kẻ ích kỷ không sẵn lòng chịu đựng những điều như thế; họ không sẵn lòng trả giá, và kết quả là họ sẽ lỡ mất những cơ hội được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Chẳng phải họ đang làm hại chính mình sao? Nếu ngươi là người lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi sẽ có lòng gánh vác trọng trách thật sự cho hội thánh. Trên thực tế, thay vì gọi đây là trọng trách ngươi mang cho hội thánh, sẽ tốt hơn khi gọi nó là trọng trách ngươi mang vì lợi ích sự sống của chính mình, bởi vì mục đích của trọng trách mà ngươi phát triển cho hội thánh là để ngươi dùng những kinh nghiệm ấy mà được hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, bất cứ ai mang trọng trách vĩ đại nhất cho hội thánh, bất cứ ai mang trọng trách cho lối vào sự sống – họ sẽ là những người được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Ngươi đã thấy rõ điều này chưa? Nếu hội thánh mà ngươi ở cùng bị phân tán như cát, nhưng ngươi lại không lo lắng cũng không bồn chồn, và ngươi thậm chí giả mù khi anh chị em ngươi không ăn uống lời Đức Chúa Trời một cách bình thường, vậy thì ngươi không mang bất kỳ trọng trách nào. Những người như thế không phải là dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích. Dạng người mà Đức Chúa Trời vui thích thì đói khát sự công chính và lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Như thế, các ngươi phải trở nên lưu tâm đến trọng trách của Đức Chúa Trời, tại đây và ngay lúc này; ngươi không nên đợi Đức Chúa Trời mặc khải tâm tính công chính của Ngài cho toàn thể nhân loại rồi mới lưu tâm hơn đến trọng trách của Đức Chúa Trời. Chẳng phải khi ấy sẽ là quá trễ sao? Bây giờ là cơ hội tốt để được làm cho hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Nếu ngươi để cho cơ hội này vụt khỏi tầm tay, ngươi sẽ hối hận cả phần đời còn lại, cũng như Môi-se đã không thể bước vào xứ Ca-na-an tốt lành và đã hối hận cả đời mình, chết trong sự ăn năn. Một khi Đức Chúa Trời đã mặc khải tâm tính công chính của Ngài cho hết thảy mọi người, ngươi sẽ đầy hối hận. Ngay cả khi Đức Chúa Trời không hành phạt ngươi, ngươi sẽ hành phạt bản thân bởi sự ăn năn của chính mình. Một số người không bị thuyết phục bởi điều này, nhưng nếu ngươi không tin, hãy cứ chờ mà xem. Có một số người mà mục đích duy nhất của họ là thực hiện những lời này. Ngươi có sẵn lòng trở thành vật hi sinh vì những lời này không?

– Hãy lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời để đạt được sự hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Những người ích kỷ và đê tiện hành động qua loa chiếu lệ và tránh xa bất cứ điều gì không liên quan đến cá nhân họ. Họ không xem xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và họ cũng không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ không có gánh nặng thực hiện bổn phận của mình hay chứng thực cho Đức Chúa Trời, và họ không có ý thức trách nhiệm. Họ nghĩ đến điều gì mỗi khi họ làm việc chứ? Mối quan tâm đầu tiên của họ là: “Liệu Đức Chúa Trời có biết nếu mình làm điều này không? Những người khác có thấy không? Nếu những người khác không thấy mình bỏ hết sức lực và làm việc siêng năng, và nếu Đức Chúa Trời cũng không thấy nữa, thì việc mình nỗ lực như thế hay chịu khổ vì điều này đều là vô ích”. Đây chẳng phải là cực kỳ ích kỷ sao? Đó cũng là một loại chủ ý hèn hạ. Khi họ nghĩ và hành động theo cách này, thì lương tâm của họ có đóng vai trò gì không? Lương tâm của họ có bị phê phán không? Không, lương tâm của họ chẳng đóng bất cứ vai trò nào và cũng không bị phê phán. Có một số người không gánh lấy bất kỳ trách nhiệm nào bất kể họ đang thực hiện bổn phận gì. Họ cũng không kịp thời báo cáo những vấn đề mà họ phát hiện ra với cấp trên. Khi họ nhìn thấy người ta làm gián đoạn và làm nhiễu loạn, họ nhắm mắt làm ngơ. Khi họ thấy kẻ xấu làm điều ác, họ không cố gắng ngăn cản. Họ không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, hay cân nhắc bổn phận và trách nhiệm của họ. Khi những người như thế thực hiện bổn phận của mình, họ không làm bất kỳ công việc thực sự nào; họ là những người ba phải tham hưởng an nhàn; họ chỉ nói chuyện và làm việc vì hư vinh, sĩ diện, địa vị và lợi ích của riêng họ, và chỉ sẵn lòng dành thời gian, công sức cho những điều có lợi cho mình. Tất cả cử chỉ hành động và ý đồ của một kẻ như vậy, mọi người đã rõ như ban ngày: họ xuất hiện ở bất cứ nơi đâu có cơ hội ló mặt hay để vui hưởng ơn phước nào đó. Nhưng khi không có cơ hội ló mặt, hay đến lúc chịu khổ, họ sẽ trở thành một con rùa rụt cổ. Loại người này có lương tâm và lý trí không? (Thưa, không.) Một người không có lương tâm và lý trí hành xử theo cách này có cảm thấy tự trách không? Những người như thế không biết tự trách mình; lương tâm của loại người này không có tác dụng gì cả. Lương tâm họ chưa bao giờ cảm thấy tự trách cả, vậy thì họ có thể cảm thấy sự quở trách hay sửa dạy của Đức Thánh Linh không? Không, họ không thể.

– Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Hầu hết mọi người đều muốn mưu cầu và thực hành lẽ thật, nhưng phần lớn thời gian họ chỉ dừng ở một quyết tâm và khao khát làm như vậy; lẽ thật chưa trở thành sự sống của họ. Kết quả là, khi họ gặp phải các thế lực tà ác hay đối mặt với những kẻ ác và người xấu làm những việc tà ác, hay những kẻ dẫn dắt giả mạo và những kẻ địch lại Đấng Christ làm việc theo cách vi phạm các nguyên tắc – do đó làm nhiễu loạn công tác của hội thánh và gây hại cho dân sự được Đức Chúa Trời chọn – họ mất dũng khí để đứng ra và lên tiếng. Khi ngươi không có dũng khí có nghĩa là gì? Có phải nó có nghĩa là ngươi nhút nhát hay không thể nói nên lời không? Hay có phải là ngươi không hiểu thấu đáo, và do đó không tự tin lên tiếng? Cũng không; đây chủ yếu là hậu quả của việc bị tâm tính bại hoại kìm hãm. Một trong những tâm tính bại hoại ngươi tỏ lộ là tâm tính giả dối; khi có chuyện xảy ra với ngươi, điều đầu tiên ngươi nghĩ đến là tư lợi, điều đầu tiên ngươi cân nhắc là hậu quả, xem liệu điều này có lợi cho mình hay không. Đây là tâm tính giả dối, không phải sao? Một tâm tính khác là sự ích kỷ và đê tiện. Ngươi nghĩ: “Thiệt hại về lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có ảnh hưởng gì tới tôi? Tôi không phải là lãnh đạo nên sao tôi phải quan tâm? Điều đó không liên quan gì đến tôi cả. Đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Những suy nghĩ và lời nói như vậy không phải là điều mà ngươi chủ ý suy nghĩ, mà được tạo ra bởi tiềm thức của ngươi – đó là tâm tính bại hoại bị phơi bày khi người ta gặp phải một vấn đề. Những tâm tính bại hoại như thế này chi phối cách ngươi suy nghĩ, chúng trói buộc tay chân ngươi, và kiểm soát những gì ngươi nói. Trong lòng, ngươi muốn đứng lên và nói ra, nhưng ngươi còn nghi ngại, và ngay cả khi ngươi nói ra, ngươi cũng sẽ vòng vo, và chừa cho mình một đường để lắc léo, hoặc nếu không thì ngươi nói quanh co và không nói thật. Người nào có con mắt tinh tường có thể nhìn ra được điều này; thật ra, ngươi biết trong lòng rằng ngươi vẫn chưa nói tất cả những gì mình nên nói, rằng những gì ngươi đã nói không có tác dụng gì, rằng ngươi chỉ đang làm cho có, và rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Ngươi chưa hoàn thành trách nhiệm của mình, nhưng ngươi nói một cách công khai rằng ngươi đã hoàn thành trách nhiệm của mình, hoặc rằng những gì đang xảy ra là không rõ ràng với ngươi. Có đúng vậy không? Và đây có phải là những gì ngươi thực sự nghĩ không? Chẳng phải như vậy là ngươi hoàn toàn chịu sự kiểm soát của tâm tính Sa-tan của mình sao? Mặc dù một vài điều ngươi nói phù hợp với sự thật, nhưng trong những điểm then chốt và những vấn đề quan trọng, ngươi lại nói dối và cố lừa gạt mọi người, điều này chứng tỏ rằng ngươi là kẻ nói dối, và là kẻ sống theo tâm tính Sa-tan của mình. Mọi điều ngươi nói và suy nghĩ đều bị não bộ của ngươi xử lý, dẫn đến mọi lời nói của ngươi đều giả tạo, sáo rỗng và dối trá; thực ra, mọi điều ngươi nói đều trái với sự thật, là để biện minh cho bản thân, vì lợi ích của chính ngươi, và ngươi cảm thấy mình đã đạt được mục tiêu khi mê hoặc và khiến mọi người tin tưởng. Đó là cách ngươi nói; nó cũng thể hiện tâm tính của ngươi. Ngươi hoàn toàn bị kiểm soát bởi tâm tính Sa-tan của chính mình.

– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Người ngoại đạo có một dạng tâm tính bại hoại. Khi dạy cho người khác chút kiến thức chuyên môn hay một kỹ năng, họ nghĩ: “Đồ đệ hiểu hết, sư phụ chết đói. Nếu mình dạy hết mọi điều mình biết cho người khác thì sẽ chẳng còn ai nể phục hay ngưỡng mộ mình nữa và mình sẽ mất vị thế của một người thầy. Vậy thì không được. Mình không thể dạy họ mọi điều mình biết, mình phải giữ lại điều gì đó. Mình sẽ chỉ dạy họ tám mươi phần trăm điều mình biết và giữ phần còn lại để phòng hờ; đây là cách duy nhất để chứng tỏ kỹ năng của mình trội hơn những người khác”. Đây là loại tâm tính gì? Đó là sự giả dối. Khi dạy cho người khác, hỗ trợ họ, hoặc chia sẻ với họ điều ngươi học được, ngươi nên có thái độ gì? (Thưa, nên làm hết sức, không giữ cho riêng mình.) Làm thế nào để không giữ cho riêng mình? Giả sử ngươi nói: “Học được những gì, tôi đều chẳng giữ cho riêng mình, nói hết với mọi người cũng chẳng sao, dù gì tố chất của tôi cũng hơn các bạn, tôi vẫn có thể lĩnh ngộ những điều cao siêu hơn”, thì như thế vẫn là giữ lại cho riêng mình và có phần tâm cơ. Hoặc ngươi nói: “Tôi dạy cho các bạn tất cả những điều cơ bản tôi đã học được, thế cũng chẳng sao, tôi vẫn có thứ cao siêu hơn nữa. Các bạn học những điều này thì cũng chẳng bằng được tôi”. Như vậy vẫn là giữ cho riêng mình. Người quá ích kỷ sẽ không được Đức Chúa Trời ban phước, con người nên học cách quan tâm đến tâm ý của Ngài. Ngươi phải đem những điều quan trọng nhất, những tinh túy mà mình nắm vững đóng góp vào nhà Đức Chúa Trời, để những người được Đức Chúa Trời chọn đều được học hỏi và nắm vững chúng, có như vậy ngươi mới được Đức Chúa Trời ban phước, và Ngài sẽ còn ban cho ngươi nhiều hơn nữa. Như thế gọi là “Ban cho thì có phước hơn nhận lãnh”. Hãy dâng hiến mọi tài năng và ân tứ của mình lên Đức Chúa Trời, phát huy chúng khi thực hiện bổn phận để mọi người đều được hưởng lợi và gặt hái kết quả khi thực hiện bổn phận của họ. Việc ngươi đóng góp toàn bộ những ân tứ và tài năng này sẽ có lợi cho tất cả những người thực hiện bổn phận ấy, và có lợi cho công tác của hội thánh. Đừng chỉ đem một vài điều đơn giản nói với mọi người và như thế đã cảm thấy mình làm như vậy là ổn, là không giữ lại gì cho riêng mình. Làm thế là không được. Ngươi chỉ dạy một vài lý thuyết hay những điều mà mọi người có thể hiểu theo nghĩa đen, nhưng tinh túy và những điểm cốt lõi thì vượt quá tầm hiểu biết của một người mới. Ngươi chỉ đưa ra tổng quan mà không giải thích hay đi vào chi tiết, trong khi đó vẫn tự nghĩ: “Ừm, dù sao thì tôi cũng đã nói với anh rồi, và tôi không cố ý giữ lại điều gì cả. Nếu anh không hiểu thì đó là vì tố chất anh quá kém, nên đừng trách tôi. Giờ chúng ta phải chờ xem Đức Chúa Trời dẫn dắt anh thế nào”. Suy tính như vậy ẩn chứa sự giả dối, không phải sao? Đó chẳng phải là ích kỷ và hèn hạ sao? Tại sao ngươi không thể dạy mọi người mọi thứ trong lòng mình và mọi điều ngươi hiểu? Thay vào đó, tại sao ngươi lại giấu kiến thức? Đây là vấn đề trong những ý đồ và tâm tính của ngươi. Hầu hết mọi người khi lần đầu tiên được giới thiệu với một số khía cạnh kiến thức chuyên môn cụ thể, họ chỉ có thể hiểu được theo nghĩa đen; cần phải có thời gian tìm tòi trước khi có thể nắm bắt được những điểm chính và tinh túy của nó. Nếu ngươi đã nắm vững những điểm chính và bản chất này, ngươi nên nói thẳng với mọi người; đừng bắt họ phải đi lối vòng vèo như vậy và mất quá nhiều thời gian để mò mẫm. Đây là trách nhiệm của ngươi; đây là điều ngươi nên làm. Hãy nói với họ những điều ngươi cho là mấu chốt và tinh túy, như thế mới là không giữ lại cho riêng mình và không ích kỷ. Khi dạy kỹ năng cho người khác, trao đổi với người khác về nghiệp vụ hoặc thông công về lối vào sự sống, nếu như không giải quyết được mặt ích kỷ đáng hổ thẹn này trong tâm tính bại hoại của mình thì ngươi chẳng thể làm tròn bổn phận, như vậy các ngươi đâu phải là người có nhân tính hay lương tâm, lý trí, đâu phải là người thực hành lẽ thật. Ngươi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình cho đến khi không còn những động cơ ích kỷ nữa, chỉ quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Bằng cách như vậy, ngươi sẽ có được thực tế lẽ thật. Nếu người ta không mưu cầu lẽ thật mà sống theo tâm tính Sa-tan như những người ngoại đạo thì thật mệt mỏi. Giữa những người ngoại đạo có đầy rẫy sự cạnh tranh. Nắm vững tinh túy của một kỹ năng hay một chuyên môn không phải là vấn đề đơn giản, và một khi có ai khác tìm ra và tự mình nắm vững nó thì sinh kế của ngươi sẽ gặp rủi ro. Để bảo vệ sinh kế đó, người ta buộc phải hành xử theo lối này. Họ phải cẩn trọng mọi lúc – điều mà họ nắm vững là điều đáng giá nhất của họ. Đó là sinh kế của họ, vốn liếng của họ, huyết mạch của họ, và họ không thể nói cho người khác. Nhưng ngươi tin vào Đức Chúa Trời – nếu ngươi nghĩ theo cách này và hành xử theo cách này trong nhà Đức Chúa Trời, thì ngươi chẳng khác gì một người ngoại đạo. Nếu ngươi hoàn toàn không chấp nhận chút lẽ thật nào mà vẫn tiếp tục sống theo triết lý của Sa-tan thì ngươi không phải là người thực sự tin vào Đức Chúa Trời. Luôn luôn mang những động cơ ích kỷ và nhỏ nhen khi thực hiện bổn phận thì ngươi sẽ chẳng được Đức Chúa Trời ban phước.

– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Một số người luôn sợ người khác giỏi hơn họ hoặc trên cơ họ, sợ những người khác sẽ được công nhận trong khi họ thì bị bỏ qua, và điều này khiến họ công kích, loại trừ người khác. Chẳng phải đây là đố kỵ với những người có tài sao? Chẳng phải như thế là ích kỷ và đê tiện hay sao? Đây là loại tâm tính gì? Đây là tính hiểm độc! Những người chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, những người chỉ thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của riêng mình mà không nghĩ đến người khác hay cân nhắc lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, là những người có tâm tính xấu và Đức Chúa Trời không yêu thương gì họ. Nếu ngươi thực sự có thể quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời thì ngươi sẽ có thể đối xử công bằng với người khác. Nếu ngươi giới thiệu một người tốt và để cho họ được đào tạo và thực hiện bổn phận, nhà Đức Chúa Trời có thêm một người tài, thì chẳng phải công việc của ngươi sẽ dễ dàng hơn sao? Như vậy chẳng phải ngươi sẽ thể hiện lòng trung thành trong bổn phận của mình sao? Đó là một việc lành trước Đức Chúa Trời; đó là lương tâm và lý trí tối thiểu mà những người lãnh đạo phải có. Những ai có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành thì có thể chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời trong những việc họ làm. Khi ngươi chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, lòng ngươi sẽ đúng đắn. Nếu ngươi luôn làm mọi việc để cho người khác thấy, luôn muốn nhận được sự khen ngợi, ngưỡng mộ của người khác, nhưng ngươi không chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, thì trong lòng ngươi còn có Đức Chúa Trời không? Những người như thế không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Đừng lúc nào cũng làm mọi việc vì bản thân mình, và đừng lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, đừng chú ý đến thể diện, danh dự và địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, trước tiên hãy cân nhắc xem liệu có sự ô uế nào trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã dâng lên lòng trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Nếu ngươi cân nhắc về chúng thường xuyên và có thể cân nhắc rõ ràng về chúng, ngươi sẽ dễ dàng làm tròn bổn phận của mình hơn. Nếu ngươi có tố chất kém, nếu kinh nghiệm của ngươi còn ít ỏi hoặc nếu ngươi không thành thạo nghiệp vụ thì ngươi có thể mắc phải một số sai sót hoặc thiếu sót trong công việc, và ngươi có thể không có được hiệu quả tốt – nhưng ngươi đã làm hết sức mình rồi. Tất cả những gì ngươi làm không phải để thỏa mãn ham muốn cá nhân hay sở thích của ngươi. Thay vào đó, ngươi luôn cân nhắc đến công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Mặc dù ngươi thực hiện bổn phận không đạt được hiệu quả tốt, nhưng lòng ngươi đã đúng đắn; nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề trong việc thực hiện bổn phận nữa thì ngươi sẽ thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, và đồng thời, ngươi sẽ có thể bước vào thực tế lẽ thật. Có chứng ngôn nghĩa là như vậy đấy.

– Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Những kẻ địch lại Đấng Christ không có lương tâm, ý thức hay nhân tính. Họ không chỉ không biết xấu hổ mà còn có một dấu hiệu điển hình khác: họ ích kỷ và thấp hèn lạ thường. Không khó để nắm bắt nghĩa đen của sự “ích kỷ và thấp hèn” của họ: họ không nhìn thấy bất cứ thứ gì ngoài lợi ích của họ cả. Bất cứ điều gì liên quan đến lợi ích riêng của họ thì họ hoàn toàn chú ý, và họ sẽ chịu đựng đau khổ vì nó, trả giá, mải mê vì nó, cống hiến hết mình cho nó. Bất cứ điều gì không liên quan đến lợi ích của riêng họ thì họ sẽ làm ngơ và không để ý đến; những người khác có thể làm tùy ý – họ không quan tâm liệu có ai đang gây chia rẽ hoặc nhiễu loạn hay không, và đối với họ, điều này không liên quan gì đến họ. Nói một cách tế nhị, họ bận tâm đến việc riêng của họ. Nhưng sẽ chính xác hơn khi nói rằng hạng người này hèn hạ, đê tiện, khốn nạn; chúng ta định nghĩa họ là “ích kỷ và đê hèn”. Sự ích kỷ và đê hèn của những kẻ địch lại Đấng Christ biểu lộ như thế nào? Trong bất cứ điều gì có lợi cho địa vị hay danh tiếng của họ, họ nỗ lực làm hoặc nói bất cứ điều gì cần thiết, và họ sẵn lòng chịu đựng mọi đau khổ. Nhưng khi liên quan đến công việc do nhà Đức Chúa Trời sắp xếp, hoặc công việc có lợi cho sự phát triển sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn, thì họ lại hoàn toàn phớt lờ. Ngay cả khi những kẻ hành ác phá vỡ, quấy nhiễu, và phạm đủ loại điều ác, bởi đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác của hội thánh, họ vẫn thản nhiên và không quan tâm, như thể điều này không liên quan gì đến họ. Và nếu ai đó phát hiện ra và báo cáo những việc làm đồi bại của kẻ hành ác, thì họ nói rằng họ không nhìn thấy gì, và giả vờ không biết. Nhưng nếu ai đó tố cáo họ và vạch trần rằng họ không làm công việc thực tế và chỉ theo đuổi danh tiếng, địa vị, họ sẽ thấy tức giận. Các cuộc họp được triệu tập vội vã để thảo luận về cách phản ứng, các cuộc điều tra được tổ chức để xem ai đã đánh sau lưng họ, ai là kẻ đầu sỏ, ai là người có liên quan. Họ sẽ không ăn ngủ được cho đến khi đã đi đến tận cùng và vấn đề đã hoàn toàn được dàn xếp; đôi khi họ chỉ vui khi đã hạ bệ được tất cả những người có liên quan đến việc báo cáo họ. Chẳng phải đây là biểu hiện của sự ích kỷ và đê hèn sao? Họ có đang làm công tác của hội thánh không? Họ đang hành động vì quyền lực và địa vị của mình, thuần túy và đơn giản như thế. Họ đang lo việc riêng của họ. Bất kể họ làm công việc gì, loại người là kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Họ chỉ cân nhắc xem lợi ích của bản thân có bị ảnh hưởng hay không, chỉ nghĩ về chút việc nhỏ trước mắt và có lợi cho họ. Đối với họ, công việc chính của hội thánh chỉ là điều họ làm khi rảnh rỗi. Họ không hề coi trọng nó. Họ đơn thuần làm một cách chiếu lệ, chỉ làm những gì họ thích làm, và chỉ làm công việc duy trì địa vị và quyền lực của riêng mình. Trong mắt họ, bất kỳ công việc nào do nhà Đức Chúa Trời sắp xếp, công việc truyền bá Phúc Âm, và lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn đều không quan trọng. Dù người khác gặp khó khăn gì trong công việc, đã phát hiện ra và báo cáo vấn đề gì với họ, lời nói của họ chân thành đến mức nào, thì những kẻ địch lại Đấng Christ cũng không để ý đến, họ không nhúng tay vào, cứ như thể điều này không liên quan gì đến họ. Họ hoàn toàn thờ ơ với các sự vụ của hội thánh, cho dù những việc này trọng đại như thế nào. Ngay cả khi vấn đề đang ở ngay trước mắt, họ cũng chỉ giải quyết một cách chiếu lệ. Chỉ khi nào họ được Bề trên trực tiếp xử lý và ra lệnh giải quyết một vấn đề thì họ mới miễn cưỡng làm chút việc thực sự và trình cho Bề trên xem thứ gì đó; ngay sau đó, họ sẽ tiếp tục công việc riêng của mình. Đối với công tác của hội thánh, đối với những việc quan trọng ở phạm vi rộng hơn, họ không quan tâm, họ không nhớ tới. Họ thậm chí phớt lờ những vấn đề mà họ phát hiện ra, và họ đưa ra những câu trả lời chiếu lệ hoặc sử dụng lời nói của họ để gạt phăng ngươi đi khi được hỏi về vấn đề, chỉ giải quyết chúng một cách hết sức miễn cưỡng. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ và thấp hèn, có phải không? Hơn nữa, bất kể những kẻ địch lại Đấng Christ đang thực hiện bổn phận gì thì tất cả những gì họ nghĩ đến là liệu điều đó có nâng cao lý lịch của họ hay không; miễn sao nó nâng cao danh tiếng của họ thì họ sẽ vắt óc học và thực hiện; tất cả những gì họ quan tâm là liệu nó có làm họ khác biệt hay không. Bất kể họ làm gì hay nghĩ gì, họ chỉ quan tâm đến danh tiếng và địa vị của chính họ. Không cần biết họ đang thực hiện bổn phận gì, họ chỉ cạnh tranh xem ai cao hơn hay thấp hơn, ai thắng ai thua, ai có danh tiếng nhiều hơn. Họ chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu người ngưỡng mộ họ, bao nhiêu người vâng phục họ, và có bao nhiêu người theo họ. Họ không bao giờ thông công lẽ thật hay giải quyết các vấn đề thực sự. Họ không bao giờ cân nhắc cách làm việc phù hợp với nguyên tắc khi thực hiện bổn phận của một người, liệu họ có trung thành, có hoàn thành trách nhiệm của mình, có bị lệch lạc hay không, hay có bất kỳ vấn đề nào tồn tại không, họ cũng không hề suy nghĩ đến những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, và ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Họ không để ý một chút nào đến tất cả những điều này. Họ chỉ cặm cụi và làm việc vì địa vị và uy tín, để thỏa mãn những tham vọng và mong muốn của chính họ. Chẳng phải đây là biểu hiện của sự ích kỷ và đê hèn sao? Điều này vạch trần rằng lòng họ đầy những tham vọng, mong muốn và những đòi hỏi vô nghĩa của riêng họ như thế nào; mọi thứ họ làm đều bị chi phối bởi những tham vọng và mong muốn của họ. Bất kể họ làm gì thì động lực và xuất phát điểm cũng là những tham vọng, mong muốn và những đòi hỏi vô nghĩa của chính họ. Đây là biểu hiện nguyên hình của sự ích kỷ và đê hèn.

– Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ… (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ

Thực chất của sự ích kỷ và đê hèn của những kẻ địch lại Đấng Christ rất rõ ràng; những biểu hiện dạng này của họ đặc biệt nổi bật. Hội thánh giao cho họ chút việc, và nếu công việc này không cho họ cơ hội ra mặt, họ sẽ không hứng thú; nếu công việc mang lại sự nổi tiếng và lợi ích, và để họ được ra mặt, thì họ rất hứng thú và sẵn sàng chấp nhận. Nếu đó là công việc không lợi lộc gì hay liên quan đến việc xúc phạm người ta, hay không có lợi cho địa vị hoặc danh tiếng của họ, thì họ không quan tâm và sẽ không chấp nhận, như thể công việc này không liên quan gì đến họ và không phải là việc họ phải làm. Khi họ gặp khó khăn, họ sẽ không đời nào tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, càng không cân nhắc gì đến công việc của hội thánh và không cố gắng nhìn tình hình tổng quát. Ví dụ như trong phạm vi công việc của nhà Đức Chúa Trời, dựa trên nhu cầu công việc tổng thể, có thể có một số sự điều chuyển nhân sự. Nếu một vài người được điều chuyển khỏi một hội thánh, thì cách hợp lý để các lãnh đạo hội thánh đó xử lý vấn đề này là gì? Vấn đề là gì nếu họ chỉ quan tâm đến công việc của hội thánh của mình, thay vì lợi ích tổng thể? Tại sao, với tư cách là lãnh đạo hội thánh, họ không thể quy phục những sự sắp đặt chung của nhà Đức Chúa Trời? Một người như vậy có quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và chú ý đến tình hình tổng thể của công việc không? Nếu họ không nghĩ đến công tác của nhà Đức Chúa Trời nói chung mà chỉ nghĩ đến lợi ích của hội thánh họ, thì chẳng phải họ rất ích kỷ và đáng khinh sao? Các lãnh đạo hội thánh phải quy phục vô điều kiện quyền tối thượng và những sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, cũng như những sự sắp xếp và điều phối tập trung của nhà Đức Chúa Trời. Đây là những gì phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật. Khi công tác của nhà Đức Chúa Trời yêu cầu, mọi người phải quy phục sự điều phối và sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời bất kể họ là ai, và tuyệt đối không chịu sự kiểm soát của bất kỳ cá nhân lãnh đạo hay người làm công nào như thể mình thuộc về cá nhân đó. Sự vâng lời của những người được Đức Chúa Trời chọn đối với những sự sắp xếp tập trung của nhà Đức Chúa Trời là chính đáng và phải đạo, và không ai được gây khó cả. Trừ khi một cá nhân lãnh đạo hoặc người làm công thực hiện sự điều chuyển bất hợp lý và không phù hợp với nguyên tắc – là trường hợp có thể bất tuân – tất cả những người được Đức Chúa Trời chọn phải vâng phục, và không lãnh đạo hay người làm công nào có quyền hay bất kỳ lý do nào để cố kiểm soát bất kỳ ai. Các ngươi nói xem có bất kỳ công việc nào không phải là công việc của nhà Đức Chúa Trời không? Có bất kỳ công việc nào không liên quan đến việc mở rộng Phúc Âm vương quốc của Đức Chúa Trời không? Tất cả đều là công việc của nhà Đức Chúa Trời, mỗi công việc đều như nhau, không có “của anh” và “của tôi”. Nếu sự điều chuyển phù hợp với nguyên tắc và dựa trên các yêu cầu của công tác hội thánh, thì những người này nên đến nơi cần họ nhất. Và ấy thế mà, phản ứng của những kẻ địch lại Đấng Christ khi đối mặt với dạng tình huống này là gì? Họ tìm nhiều cớ và lý do khác nhau để giữ những người phù hợp này trong tay họ, phục vụ cho họ. Họ chỉ cung cấp hai người bình thường, và rồi tìm cớ nào đó để tăng áp lực đối với ngươi, hoặc nói rằng công việc quá bận rộn, hoặc rằng họ thiếu người làm, khó tìm người, và nếu hai người này bị thuyên chuyển, công việc sẽ bị ảnh hưởng. Và họ hỏi ngươi họ phải làm gì, và khiến ngươi cảm thấy tội lỗi. Chẳng phải đây là cách ma quỷ hoạt động sao? Đây là cách những người ngoại đạo làm việc. Những người luôn cố gắng và bảo vệ lợi ích riêng của mình trong hội thánh – họ có phải là người tốt không? Họ có phải là những người hành động theo nguyên tắc không? Tuyệt đối không. Họ là những người ngoại đạo và những kẻ chẳng tin. Và chẳng phải điều này là ích kỷ và đê hèn sao? Nếu ai đó có tố chất tốt được điều chuyển từ dưới quyền kẻ địch lại Đấng Christ để thực hiện một bổn phận khác, thì trong thâm tâm, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ kiên quyết chống đối và bác bỏ – họ muốn nghỉ, và không có nhiệt huyết làm lãnh đạo hay người đứng đầu nhóm. Đây là vấn đề gì? Tại sao họ không vâng phục những sự sắp đặt của hội thánh? Họ nghĩ rằng việc điều chuyển “cánh tay phải” của họ sẽ ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ công việc của họ, và rằng kết quả là địa vị và danh tiếng của họ sẽ bị ảnh hưởng, và điều này sẽ buộc họ phải làm việc vất vả hơn, khổ sở hơn để đảm bảo năng suất – đó là điều họ chẳng bao giờ muốn làm. Họ đã trở nên quen với sự thoải mái và không muốn làm việc vất vả hơn hay khổ sở hơn, và vì vậy họ không muốn để người kia đi. Nếu nhà Đức Chúa Trời nhất quyết điều chuyển, họ sẽ làm ầm lên và thậm chí không chịu làm công việc của chính mình. Chẳng phải đây là ích kỷ và đê hèn sao? Những người được Đức Chúa Trời chọn phải được nhà Đức Chúa Trời phân bổ tập trung. Điều này không liên quan đến bất kỳ lãnh đạo, trưởng nhóm hay cá nhân nào. Mọi người phải hành động theo nguyên tắc; đây là quy tắc của nhà Đức Chúa Trời. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ không hành động phù hợp với các nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời, khi họ liên tục mưu đồ vì địa vị và lợi ích của mình, và bắt anh chị em có tố chất tốt phục vụ họ để củng cố quyền lực và địa vị của họ, thì chẳng phải điều này là ích kỷ và đê hèn sao? Bề ngoài, việc giữ những người có tố chất tốt bên mình và không cho họ được nhà Đức Chúa Trời điều chuyển có vẻ như là họ đang nghĩ cho công tác của hội thánh, nhưng thực ra họ chỉ nghĩ đến quyền lực và địa vị của chính mình, chứ không hề nghĩ đến công tác của hội thánh. Họ sợ rằng họ sẽ làm xáo trộn công việc, bị thay thế, và mất địa vị. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ không nghĩ đến công tác bao quát của nhà Đức Chúa Trời, chỉ nghĩ đến địa vị của chính họ, bảo vệ địa vị của chính họ mà không ân hận cho cái giá phải trả là lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, bảo vệ địa vị và lợi ích của mình đến mức làm tổn hại công tác của hội thánh, thì đây là ích kỷ và đê hèn. Khi đối mặt với tình huống như vậy, ít nhất người ta phải suy nghĩ bằng lương tâm của họ: “Những người này đều là người của nhà Đức Chúa Trời, họ không phải là tài sản của cá nhân tôi. Tôi cũng là thành viên của nhà Đức Chúa Trời. Tôi có quyền gì để ngăn nhà Đức Chúa Trời thuyên chuyển người? Tôi nên cân nhắc những lợi ích tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, thay vì chỉ tập trung vào công việc trong phạm vi trách nhiệm của riêng mình”. Đó là những suy nghĩ cần có ở những người sở hữu lương tâm và ý thức, và là ý thức nên có ở những người tin Đức Chúa Trời. Khi nhà Đức Chúa Trời có nhu cầu đặc biệt, điều quan trọng nhất là vâng phục những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Những lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ không sở hữu lương tâm và ý thức như vậy. Tất cả bọn họ đều ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến bản thân, và không nghĩ đến công tác của hội thánh. Họ chỉ xem xét lợi ích ngay trước mắt, không xem xét công tác tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, và vì vậy họ tuyệt đối không có khả năng vâng phục những sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời. Họ cực kỳ ích kỷ và đê hèn. Trong nhà Đức Chúa Trời, chúng còn bạo dạn đến mức cản trở, thậm chí dứt khoát không lùi bước; đây là những người thiếu nhân tính nhất, chúng là những kẻ tà ác. Những kẻ địch lại Đấng Christ là loại người như vậy. Họ luôn coi công việc của hội thánh, các anh chị em, và thậm chí tài sản của nhà Đức Chúa Trời – mọi thứ dưới thẩm quyền của họ – như tài sản riêng của họ. Việc những thứ này được phân phối, chuyển giao và sử dụng như thế nào là tùy ở họ, và nhà Đức Chúa Trời không được phép can thiệp. Một khi chúng đã ở trong tay họ thì chúng như thể thuộc quyền sở hữu của Sa-tan, không ai được phép động vào chúng. Họ là người tai to mặt bự, người phụ trách đứng đầu, và bất cứ ai đến lãnh thổ của họ đều phải vâng phục những mệnh lệnh và sự sắp xếp của họ, và làm theo hiệu lệnh của họ. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ và đê hèn trong tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không theo nguyên tắc một chút nào, họ không quan tâm đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và chỉ nghĩ đến những lợi ích và địa vị của riêng họ – tất cả đều là dấu hiệu xác nhận sự ích kỷ và đê hèn của những kẻ địch lại Đấng Christ.

– Bài bàn thêm 4: Tóm tắt về tính cách của kẻ địch lại Đấng Christ… (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ

Cho dù những gì bộc lộ ra nơi ngươi là sự kiêu ngạo và tự nên công chính hay là sự quanh co và giả dối, cho dù là sự ích kỷ và đê tiện hay là qua loa chiếu lệ và lừa dối Đức Chúa Trời, thì ngươi cũng phải phản tỉnh về những tâm tính bại hoại này cho đến khi nhìn thấy chúng thật rõ. Làm như vậy, ngươi sẽ biết có những vấn đề nào tồn tại trong khi thực hiện bổn phận, và biết mình còn bao xa mới đạt được sự cứu rỗi. Chỉ khi ngươi có thể thấy rõ tâm tính bại hoại của chính mình thì ngươi mới có thể biết những khó khăn và trở ngại trong việc thực hiện bổn phận nằm ở đâu. Chỉ khi đó, ngươi mới có thể giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Ví dụ như ngươi không có trách nhiệm khi thực hiện bổn phận mà thay vào đó, luôn hành động chiếu lệ, gây tổn thất trong công việc, nhưng ngươi lại quan tâm đến thể diện của mình, vì vậy ngươi không sẵn lòng cởi mở thông công về tình trạng và những khó khăn của mình, không thực hành tự mổ xẻ và tự biết mình mà thay vào đó, luôn tìm cớ để xử lý sự việc theo cách chiếu lệ. Ngươi nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời và phản tỉnh, thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, nếu con nói như vậy thì đó chỉ là để bảo vệ thể diện của con. Đó là tâm tính bại hoại của con bộc lộ. Con không nên nói như vậy. Con phải cởi mở, phơi bày bản thân và nói ra những suy nghĩ thực sự trong lòng. Con thà chịu xấu hổ và mất mặt còn hơn thỏa mãn sự lòng ham hư vinh của bản thân. Con chỉ muốn đáp ứng Đức Chúa Trời”. Như vậy, bằng cách chống lại bản thân và nói ra những suy nghĩ thực trong lòng mình, ngươi đang thực hành làm một người trung thực, và hơn nữa, ngươi không hành động tùy ý hay bảo vệ thể diện của chính mình. Ngươi có thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, thực hành lẽ thật phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, nghiêm túc làm tốt bổn phận của mình và làm hết trách nhiệm của mình. Như thế, ngươi không những đang thực hành lẽ thật và làm tròn bổn phận của mình mà còn đang giữ gìn lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ thỏa lòng. Đây là một cách sống quang minh chính đại, xứng đáng được đưa đến trước cả Đức Chúa Trời lẫn con người. Như thế thật quá tốt! Thực hành theo cách này hơi khó, nhưng nếu ngươi nỗ lực và thực hành theo hướng này thì dù thất bại một hai lần, ngươi cũng nhất định thành công. Và thành công nghĩa là gì đối với ngươi? Nghĩa là khi ngươi thực hành lẽ thật, ngươi có thể thực hiện bước này để giải phóng mình khỏi những sự trói buộc của Sa-tan, một bước cho phép ngươi chống lại bản thân mình. Điều này có nghĩa là ngươi có thể gạt hư vinh và thể diện sang một bên, ngừng tìm kiếm lợi ích cho riêng mình, ngừng làm những điều ích kỷ và đê tiện. Khi đưa điều này vào thực hành, ngươi cho mọi người thấy rằng ngươi là người yêu lẽ thật, người khao khát lẽ thật, người khao khát chính nghĩa và sự sáng. Đây là kết quả mà ngươi đạt được bằng cách thực hành lẽ thật. Đồng thời, ngươi cũng khiến Sa-tan bị hạ nhục. Sa-tan làm bại hoại ngươi, nó khiến ngươi chỉ biết bản thân mình, nó khiến ngươi ích kỷ, khiến ngươi nghĩ về thể diện của mình. Nhưng bây giờ, những thứ Sa-tan này không còn trói buộc ngươi nữa, ngươi đã thoát khỏi chúng, ngươi không còn bị hư vinh, thể diện, hay những lợi ích cá nhân của mình kiểm soát nữa, và ngươi thực hành lẽ thật, do đó Sa-tan bị hạ nhục hoàn toàn, và nó chẳng thể làm gì được. Vậy thì chẳng phải là ngươi đắc thắng sao? Khi ngươi đắc thắng, chẳng phải ngươi đứng vững trong chứng ngôn của mình cho Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải ngươi đã đánh trận tốt lành sao? Khi ngươi đã đánh trận tốt lành thì ngươi có sự bình an, niềm vui và cảm giác an yên trong lòng. Nếu ngươi thường có cảm giác bị kết tội trong cuộc sống, nếu lòng ngươi không thể nghỉ ngơi, nếu ngươi không có sự bình an hay niềm vui, thường bị bủa vây bởi nỗi lo lắng và băn khoăn về mọi thứ, thì điều này chứng tỏ gì? Đơn thuần là ngươi không thực hành lẽ thật, không đứng vững trong lời chứng của mình cho Đức Chúa Trời. Khi sống giữa tâm tính Sa-tan, ngươi có khả năng thường xuyên không thực hành lẽ thật, phản bội lẽ thật, ích kỷ và thấp hèn; ngươi chỉ bảo vệ thể diện, danh tiếng, địa vị, và lợi ích của mình. Khi luôn sống cho bản thân, ngươi gặp những nỗi đau lớn vô cùng. Ngươi có quá nhiều ham muốn ích kỷ, vướng mắc, xiềng xích, lo âu và phiền não đến nỗi không có chút bình an hay niềm vui nào. Sống vì xác thịt bại hoại là sống khổ sở tột cùng. Những người mưu cầu lẽ thật thì khác. Càng hiểu rõ lẽ thật, họ càng trở nên tự do và được giải thoát; càng thực hành lẽ thật, họ càng có nhiều sự bình an và niềm vui. Khi có được lẽ thật, họ sẽ sống hoàn toàn trong sự sáng, vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời, và không còn đau đớn nữa.

– Lối vào sự sống bắt đầu bằng việc thực hiện bổn phận, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Khi có việc xảy đến với ngươi, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật và thực hành lẽ thật. Nếu trong những lúc cần thực hành lẽ thật, ngươi luôn có lòng ích kỷ và không thể buông bỏ tư lợi của mình thì ngươi sẽ không thể đưa lẽ thật vào thực hành. Nếu ngươi không bao giờ tìm kiếm hoặc thực hành lẽ thật trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì ngươi không phải là người yêu lẽ thật. Cho dù ngươi đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm đi nữa thì ngươi cũng sẽ không đạt được lẽ thật. Một số người luôn mưu cầu danh lợi và tư lợi. Bất cứ công việc gì hội thánh sắp xếp cho họ, họ luôn thận trọng với suy nghĩ rằng: “Điều này có lợi cho mình không? Nếu có thì mình làm; nếu không thì thôi”. Người như vậy không thực hành lẽ thật – vậy họ có thể làm tròn bổn phận của mình không? Họ chắc chắn không thể. Kể cả khi ngươi chưa hành ác, thì ngươi vẫn không phải là người thực hành lẽ thật. Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật, không yêu những điều tích cực, và dù bất cứ điều gì xảy đến với ngươi, ngươi cũng chỉ quan tâm đến danh tiếng và địa vị của chính mình, tư lợi của chính mình, và những gì tốt cho mình, thì ngươi là người chỉ ham tư lợi, một kẻ ích kỷ và đê tiện. Một người như thế này tin Đức Chúa Trời để đạt được điều gì đó tốt đẹp hay có lợi cho họ, chứ không phải để đạt được lẽ thật hay sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Do đó, những người thuộc hạng này là những kẻ chẳng tin. Những người thực sự tin Đức Chúa Trời là những người có thể tìm kiếm và thực hành lẽ thật, vì trong lòng họ nhận định rằng Đấng Christ là lẽ thật, và rằng họ nên nghe lời Đức Chúa Trời và tin Đức Chúa Trời như Ngài yêu cầu. Nếu ngươi muốn thực hành lẽ thật khi điều gì đó xảy ra với ngươi, nhưng lại cân nhắc danh tiếng, địa vị và thể diện của bản thân, thì làm như vậy sẽ khó khăn. Trong một tình huống như thế này, thông qua cầu nguyện, tìm kiếm, phản tỉnh về bản thân và trở nên ý thức về bản thân, những người yêu lẽ thật sẽ có thể buông bỏ những gì có lợi cho bản thân hoặc tốt cho họ, thực hành lẽ thật, và vâng phục Đức Chúa Trời. Những người như vậy là những người thực sự tin Đức Chúa Trời và yêu lẽ thật. Và hậu quả là gì khi người ta luôn nghĩ đến tư lợi bản thân, luôn cố bảo vệ thể diện và hư vinh của mình, khi họ để lộ ra một tâm tính bại hoại mà không tìm kiếm lẽ thật để sửa chữa nó? Đó là họ không có lối vào sự sống, đó là họ không có trải nghiệm và chứng ngôn thực sự. Và điều này nguy hiểm, phải không? Nếu ngươi không bao giờ thực hành lẽ thật, nếu ngươi không có trải nghiệm hay chứng ngôn nào, thì ngươi sẽ bị vạch trần và đào thải khi đến thời điểm thích hợp. Những người không có trải nghiệm hay chứng ngôn có ích gì trong nhà Đức Chúa Trời? Họ chắc chắn sẽ làm tệ hại bất kỳ bổn phận nào và không thể làm bất cứ điều gì một cách đúng đắn. Chẳng phải họ chỉ là rác rưởi sao? Nếu người ta không bao giờ thực hành lẽ thật sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời, thì họ là những kẻ chẳng tin; họ là kẻ ác. Nếu ngươi không bao giờ thực hành lẽ thật, và nếu những sự vi phạm của ngươi ngày càng nhiều hơn, thì kết cục của ngươi đã được định sẵn. Rõ ràng là mọi sự vi phạm của ngươi, con đường lầm lạc mà ngươi bước đi, và việc ngươi không chịu ăn năn – tất cả những điều này tạo thành vô số việc ác; và vì vậy kết cục của ngươi là ngươi sẽ xuống địa ngục, ngươi sẽ bị trừng phạt.

– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Đối với tất cả những ai thực hiện bổn phận, bất kể họ hiểu lẽ thật sâu sắc hay nông cạn, thì cách đơn giản nhất để thực hành bước vào thực tế lẽ thật chính là nghĩ đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời trong mọi việc, và buông bỏ những ham muốn cá nhân, các ý định, động cơ, thể diện và địa vị cá nhân. Hãy đặt những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời lên hàng đầu – đây là điều chí ít người ta nên làm. Nếu một người thực hiện bổn phận mà thậm chí không thể làm được nhiêu đó, thì làm sao có thể nói là họ thực hiện bổn phận được? Đó không phải là thực hiện bổn phận. Trước tiên, ngươi nên nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, và xem xét công tác của hội thánh. Đặt những điều này lên hàng đầu; sau đó hẵng nghĩ đến chuyện địa vị của mình đã đứng vững hay chưa, người khác nhìn nhận mình thế nào. Các ngươi không cảm thấy dễ dàng hơn chút nào khi chia nó thành hai bước và dung hòa một chút như thế sao? Nếu thực hành như thế này trong một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy rằng việc thỏa mãn Đức Chúa Trời không phải là quá khó. Ngoài ra, ngươi có thể thực hiện trách nhiệm của mình, thực hiện nghĩa vụ và bổn phận của mình, và gạt bỏ những ham muốn cá nhân, những ý định và động cơ của mình; ngươi nên quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời, và đặt lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, công tác của hội thánh, cũng như bổn phận mà ngươi nên thực hiện lên hàng đầu. Sau khi trải nghiệm điều này một thời gian, ngươi sẽ cảm thấy làm người như vậy là tốt. Đây là sống minh bạch rõ ràng, không làm kẻ đê tiện, hèn hạ; đây là sống quang minh chính đại, chứ không phải sống một cách hèn nhát, dơ bẩn, và đê tiện. Ngươi sẽ cảm thấy rằng đây là cách một người nên hành động và là hình tượng mà họ nên sống thể hiện ra. Dần dần, ham muốn thỏa mãn lợi ích của bản thân ngươi sẽ giảm đi.

– Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Tâm tính bại hoại của con người như ích kỷ, hèn hạ, xảo quyệt và dối trá có thể được hóa giải hay không phụ thuộc vào việc họ có thể tiếp nhận lẽ thật hay không. Những người có thể tiếp nhận lẽ thật đều thù hận tâm tính bại hoại của mình, họ thù hận sự ích kỷ và hèn hạ, cũng như sự xảo quyệt và dối trá của mình. Họ không muốn để những thứ này làm ô uế hoặc quản thúc họ. Miễn là những người yêu lẽ thật nhận biết được tâm tính bại hoại của mình, thì họ sẽ dễ dàng gạt bỏ được thứ cặn bã và rác rưởi tiêu cực này. Những người không yêu lẽ thật coi những điều tiêu cực này như báu vật. Họ quá yêu quý lợi ích của mình, không muốn phản bội xác thịt, và quá cương ngạnh. Kết quả là họ không bao giờ có thể hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, cũng như không thể quy phục Ngài. Chính vì con người không yêu hay tiếp nhận lẽ thật mới dẫn đến chuyện họ hồ đồ tin Đức Chúa Trời nhiều năm, tới khi cần làm chứng, họ lại cứng họng, chẳng nói được gì. Con người đã nghe giảng về lẽ thật trong nhiều năm và tâm tính của Đức Chúa Trời luôn công khai với con người, vì vậy những người mưu cầu lẽ thật hẳn phải hiểu điều đó, còn những người không yêu lẽ thật thì không sẵn lòng cởi mở trước Đức Chúa Trời. Lòng họ không muốn từ bỏ những điều xác thịt yêu thích, vì vậy họ không dám thực hành cởi mở đơn thuần với Đức Chúa Trời. Họ chỉ muốn thoải mái hưởng thụ ân điển mà Đức Chúa Trời ban cho con người, mà không muốn thực hành lẽ thật để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Nếu ngươi muốn có được ân điển của Ta, nếu ngươi muốn đạt được những lẽ thật này, thì chỉ có một điều kiện – ngươi phải từ bỏ lợi ích cá nhân và dâng tấm lòng chân thật của ngươi cho Ta”. Con người thậm chí không thể đáp ứng một điều kiện này, ấy thế mà vẫn muốn đòi lấy ân điển của Đức Chúa Trời, đòi lấy bình an và niềm vui, muốn đạt được lẽ thật; nhưng lại không muốn dâng tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời, đây là hạng người gì chứ? Chẳng phải họ là chủng loại của Sa-tan sao? Liệu có chuyện vẹn cả đôi đường như thế không? Trên thực tế là không có. Dù ngươi có hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời hay không thì tâm tính của Ngài vẫn luôn công khai cho mọi người biết đến. Nếu một người luôn không tiếp nhận lẽ thật, hoặc nếu họ hiểu lẽ thật mà không đưa nó vào thực hành, thì đó là bởi họ quá cương ngạnh và họ chưa dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời. Vì vậy, họ không bao giờ có thể đạt được lẽ thật, cũng như không thể biết được tâm tính của Đức Chúa Trời. Đó không phải là vì Đức Chúa Trời đối xử bất công với con người. Người ta thường trích dẫn câu phán dạy của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời sẽ ân đãi với ai mà Ngài muốn ân đãi”, nhưng họ không hiểu ý nghĩa của câu này. Ngược lại còn hiểu sai Đức Chúa Trời. Họ nghĩ ân điển đến từ Đức Chúa Trời, rằng Ngài muốn ban ân điển cho ai thì ban, và Ngài đối xử tốt với ai Ngài muốn. Có phải thế không? Đây chẳng phải là quan niệm và tưởng tượng của con người sao? Đức Chúa Trời đối xử với con người dựa trên thực chất của họ. Khi con người có thể quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời và tiếp nhận lẽ thật, thì họ được Đức Chúa Trời ban phước. Nếu người ta không tiếp nhận lẽ thật và chống đối Đức Chúa Trời, thì kết quả sẽ khác.

– Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Đức Chúa Trời chủ yếu nhìn gì khi Ngài nhìn vào con người? Ngài nhìn tấm lòng của họ. Mọi điều con người nói và làm đều bị tâm hồn họ chi phối. Nếu lòng ngươi trung thực thì ngươi sẽ có nhân tính tốt. Ngươi sẽ có thể dần dần hiểu được lẽ thật, ngươi sẽ có thể đáp ứng các yêu cầu của Đức Chúa Trời ở một mức độ nhất định, và ngươi sẽ có thể quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu lòng ngươi quá gian trá, khép kín và cương ngạnh, nếu ngươi ích kỷ, không có nhân tính tốt, luôn kẹt trong những quan niệm, tưởng tượng về việc Đức Chúa Trời nên hành động thế này, Đức Chúa Trời nên hành động thế kia, khi gặp phải điều gì đó không phù hợp quan niệm của mình, ngươi hiểu sai Đức Chúa Trời và không bao giờ hiểu được ý muốn của Ngài, thì liệu ngươi có thể đạt được lẽ thật không? Sẽ không thể. Cuối cùng, khi không thể đạt được lẽ thật, ngươi sẽ tự trách mình, trách người hay trách Đức Chúa Trời, nói Ngài không công bằng? (Thưa, chúng con sẽ tự trách mình.) Đúng vậy, ngươi sẽ tự trách mình. Vậy những người như thế này nên làm gì để đạt được lẽ thật? Họ phải tìm kiếm lẽ thật và đưa nó vào thực hành, cũng như phải có những biểu hiện và thực hành cụ thể. Nếu họ hiểu mà không thực hành thì họ vẫn không thể đạt được lẽ thật. Khi sự ích kỷ và mưu đồ tư lợi xuất hiện trong ngươi và ngươi nhận ra điều đó, ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết việc này. Điều đầu tiên ngươi nên biết là, thực chất của việc làm như vậy là vi phạm các nguyên tắc lẽ thật, nó có hại cho công tác của hội thánh, đó là hành vi ích kỷ và đê hèn, nó không phải là điều mà người có lương tâm và lý trí nên làm. Ngươi nên gạt lợi ích và tư lợi của mình sang một bên, và nên nghĩ đến công tác của hội thánh thì mới hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau khi cầu nguyện và phản tỉnh bản thân, nếu ngươi thực sự nhận ra rằng hành động như vậy là ích kỷ và đê hèn, thì việc gạt bỏ sự ích kỷ của bản thân sang một bên sẽ thật dễ dàng. Khi ngươi gạt bỏ sự ích kỷ và mưu đồ tư lợi của mình sang một bên, ngươi sẽ cảm thấy vững vàng, ngươi sẽ bình an, vui vẻ và sẽ cảm thấy rằng, một người có lương tâm và lý trí nên nghĩ đến công tác của hội thánh, không nên chăm chăm vào tư lợi cá nhân, thế là quá ích kỷ đê hèn và không có lương tâm hay lý trí. Làm việc không có tư lợi, nghĩ đến công tác của hội thánh, và làm mọi việc chỉ để thỏa mãn Đức Chúa Trời là quang minh chính đại, sống có giá trị. Sống quang minh lỗi lạc giữa trời đất như thế, sống thể hiện ra nhân tính bình thường, và hình tượng thật của con người, ngươi không chỉ không phụ lương tâm, mà còn xứng đáng với tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi. Càng sống như vậy, ngươi sẽ càng cảm thấy vững vàng hơn, ngươi sẽ thấy bình an và vui vẻ hơn, và ngươi sẽ cảm thấy tươi sáng hơn. Như vậy, chẳng phải ngươi đã đi lên con đường đúng đắn của đức tin vào Đức Chúa Trời sao?

– Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Lời chứng trải nghiệm liên quan

Bài học rút ra từ việc phân chia hội Thánh

Quá khứ ô nhục của tôi

Trước: 7. Cách giải quyết vấn đề tùy hứng và không chịu sự ràng buộc

Tiếp theo: 16. Cách giải quyết vấn đề nói dối và lừa bịp

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger