27. Sự khác biệt giữa hành vi tốt và sự thay đổi tâm tính
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt
Sự biến đổi trong tâm tính chủ yếu nói đến sự biến đổi bản tính của một người. Những điều thuộc về bản tính của một người không thể được nhận thức từ những hành vi bên ngoài. Chúng liên hệ trực tiếp với giá trị và tầm quan trọng của sự hiện hữu của họ, đến cách nhìn của họ về cuộc đời và những giá trị của họ, chúng liên quan đến những thứ trong sâu thẳm tâm hồn họ và thực chất của họ. Nếu một người không thể chấp nhận lẽ thật, họ sẽ không trải qua sự biến đổi ở những phương diện này. Chỉ bằng cách trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, hoàn toàn bước vào lẽ thật, thay đổi những giá trị và cách nhìn của mình về sự tồn tại và sự sống, làm cho những quan điểm của mình về các sự việc phù hợp với lời Đức Chúa Trời, và trở nên có khả năng hoàn toàn quy phục và trung thành với Đức Chúa Trời, thì tâm tính của họ mới có thể nói là đã biến đổi. Hiện tại, ngươi có thể trông như bỏ ra đôi chút nỗ lực và kiên cường khi đối mặt với gian khổ trong lúc thực hiện bổn phận của mình, ngươi có thể triển khai những sự sắp xếp công việc từ Bề trên, hoặc ngươi có thể đi bất cứ nơi nào mình được sai bảo. Nhìn bề ngoài, có vẻ như ngươi có phần vâng phục, nhưng khi có chuyện gì đó xảy ra không phù hợp với những quan niệm của ngươi thì sự phản nghịch của ngươi sẽ bộc phát. Ví dụ như ngươi không quy phục khi bị tỉa sửa, xử lý và ngươi thậm chí càng không quy phục khi thảm họa ập đến; trong lòng ngươi thậm chí còn oán trách Đức Chúa Trời. Vì vậy, chút vâng phục và thay đổi bên ngoài đó chỉ là một sự thay đổi nhỏ trong hành vi. Có một chút thay đổi, nhưng sự thay đổi này không đủ để được xem là sự biến đổi trong tâm tính ngươi. Ngươi có thể theo đuổi nhiều con đường, chịu nhiều gian khổ, và chịu đựng sự sỉ nhục vô cùng; ngươi có thể cảm thấy rất gần Đức Chúa Trời, và Đức Thánh Linh có thể làm một số công tác đối với ngươi. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời bảo ngươi làm điều gì đó không phù hợp với những quan niệm của ngươi, ngươi vẫn có thể không quy phục, mà đúng hơn, ngươi có thể kiếm cớ, phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, và trong những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí còn chất vấn và chống trả Ngài. Đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng! Điều này sẽ cho thấy rằng ngươi vẫn còn bản tính chống đối Đức Chúa Trời, rằng ngươi không thực sự hiểu lẽ thật, và rằng ngươi không hề có sự thay đổi trong tâm tính sự sống của mình. Sau khi bị cách chức hoặc bị thanh trừ, trong thâm tâm một số người vẫn xét đoán Đức Chúa Trời và nói rằng Đức Chúa Trời không công chính. Họ thậm chí còn tranh cãi với Đức Chúa Trời và chống trả, đi gieo rắc khắp nơi những quan niệm của họ về Đức Chúa Trời và sự bất mãn với Đức Chúa Trời. Những người như thế này là ma quỷ chống đối Đức Chúa Trời. Những người có bản tính ma quỷ thì sẽ không bao giờ thay đổi và nên bị ruồng bỏ. Chỉ những ai có thể tìm kiếm, tiếp nhận lẽ thật trong mọi tình huống và quy phục công tác của Đức Chúa Trời thì mới có hy vọng đạt được lẽ thật và đạt được sự thay đổi trong tâm tính. Trong những trải nghiệm của mình, ngươi phải học cách phân định giữa những trạng thái mà bề ngoài có vẻ bình thường. Ngươi có thể thổn thức và khóc trong khi cầu nguyện, hoặc cảm thấy rằng lòng mình rất yêu kính Đức Chúa Trời và rất gần với Đức Chúa Trời, tuy nhiên, những trạng thái này chỉ là công tác của Đức Thánh Linh và không biểu thị rằng ngươi là người yêu kính Đức Chúa Trời. Nếu ngươi vẫn có thể yêu kính và vâng phục Đức Chúa Trời ngay cả khi Đức Thánh Linh không làm việc và khi Đức Chúa Trời làm những điều không phù hợp với quan niệm của ngươi, thì chỉ khi đó, ngươi mới là người thực sự yêu kính Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó, ngươi mới là người có tâm tính sự sống đã thay đổi. Chỉ đây mới là một người có thực tế lẽ thật.
– Những điều cần biết về việc biến đổi tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Sự chuyển biến trong tâm tính có nghĩa là gì? Điều đó xảy ra khi một người yêu lẽ thật, trong khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, chấp nhận sự phán xét và hình phạt của lời Ngài và trải qua đủ loại đau khổ và tinh luyện. Người như thế được tẩy sạch các độc tố của Sa-tan trong họ và hoàn toàn thoát khỏi tâm tính bại hoại của họ hầu cho họ có thể đầu phục lời Đức Chúa Trời cùng hết thảy mọi sự sắp đặt và sắp xếp của Ngài, không bao giờ phản nghịch lại Ngài hay chống lại Ngài. Đây là một sự chuyển biến trong tâm tính. … Một sự chuyển biến trong tâm tính có nghĩa là một người, vì họ yêu và có thể chấp nhận lẽ thật, cuối cùng biết được bản tính của mình, đó là bất tuân Đức Chúa Trời và chống đối Đức Chúa Trời. Họ hiểu rằng người ta bị bại hoại quá sâu sắc, họ hiểu sự phi lý và giả dối của nhân loại, tình trạng nghèo nàn và đáng thương của nhân loại, và họ cuối cùng hiểu được thực chất bản tính của nhân loại. Biết tất cả những điều này, họ trở nên có thể hoàn toàn chối bỏ và phản bội chính mình, sống theo lời Đức Chúa Trời, và thực hành lẽ thật trong mọi việc. Đây là một người biết Đức Chúa Trời, và là một người mà tâm tính đã chuyển hóa.
– Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Sự biến đổi trong tâm tính và biến đổi trong hành vi có thực chất khác nhau, cũng khác với sự biến đổi trong cách làm – tất cả chúng đều khác nhau về thực chất. Hầu hết mọi người đều đặc biệt chú trọng vào hành vi khi tin Đức Chúa Trời, do đó có những thay đổi nhất định xảy ra trong hành vi của họ. Sau khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ ngừng hút thuốc, uống rượu, và không còn tranh đấu với người khác, thà chịu thua thiệt nhưng vẫn chọn cách nhẫn nại. Họ đã có một số thay đổi về hành vi. Một số người cảm thấy sau khi tin Đức Chúa Trời, họ hiểu lẽ thật bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời, họ đã trải nghiệm công tác của Đức Thánh Linh, và họ có niềm vui thích thực sự trong lòng khiến họ đặc biệt nhiệt thành, và không có gì mà họ không thể từ bỏ hoặc chịu đựng. Tuy nhiên, sau khi đã tin trong tám năm, mười năm hoặc thậm chí hai mươi hay ba mươi năm, bởi vì không có biến đổi gì trong tâm tính sự sống của họ, nên cuối cùng họ chứng nào tật nấy; tính kiêu căng và tự đại của họ ngày càng rõ rệt, họ bắt đầu tranh quyền đoạt lợi, họ thèm muốn tiền bạc của hội thánh, họ ghen tị với những người đã chiếm lợi từ nhà Đức Chúa Trời. Họ trở thành những ký sinh trùng và sâu mọt trong nhà Đức Chúa Trời, và một số thậm chí còn bị tỏ lộ và bị đào thải như những lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ. Những thực tế này chứng minh điều gì? Chỉ có những biến đổi về hành vi không thôi thì không bền vững; nếu không có sự biến đổi trong tâm tính sự sống của mọi người, thì sớm muộn gì họ cũng sẽ hiện nguyên hình. Điều này là vì nguồn gốc của những biến đổi trong hành vi của họ là lòng nhiệt thành, và cùng với một số công tác của Đức Thánh Linh vào thời điểm đó, nên họ cực kỳ dễ trở nên sốt sắng hoặc thể hiện lòng tốt nhất thời. Như những người ngoại đạo nói: “Làm một việc lành thì dễ; suốt đời làm việc lành mới khó”. Tại sao mọi người không có khả năng làm việc lành trong suốt cuộc đời mình? Bởi vì bản tính con người tà ác, ích kỷ và bại hoại. Hành vi của một người chịu sự chi phối của bản tính; bản tính của một người như thế nào thì sẽ bộc lộ ra hành vi như thế ấy, và chỉ những thứ được bộc lộ tự nhiên mới thể hiện bản tính của một người. Những thứ giả tạo không thể tồn tại lâu. Đức Chúa Trời làm việc để cứu rỗi con người không phải là để tô điểm cho con người với hành vi tốt – mục đích công tác của Đức Chúa Trời là để biến đổi tâm tính của con người, để khiến họ thay da đổi thịt thành con người mới. Sự phán xét, hình phạt, những sự thử luyện và tinh luyện của Đức Chúa Trời đối với con người đều nhằm biến đổi tâm tính của họ để họ có thể đạt được sự thuận phục và trung thành tuyệt đối cho Đức Chúa Trời, cũng như đi đến thờ phụng Ngài một cách bình thường. Đây là tôn chỉ công tác của Đức Chúa Trời. Con người có hành vi tốt thì không đồng nghĩa với việc họ có thể thuận phục Đức Chúa Trời, càng không đồng nghĩa với việc họ tương hợp với Đấng Christ. Những biến đổi trong hành vi đều dựa trên đạo lý và sinh ra từ lòng nhiệt thành; chúng không dựa trên nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời hoặc dựa trên lẽ thật, chúng càng không dựa vào sự chỉ dẫn từ Đức Thánh Linh. Mặc dù đôi khi một số điều người ta làm là do Đức Thánh Linh khai sáng hay hướng dẫn, nhưng chúng không phải được bộc lộ ra từ sự sống của họ. Họ vẫn chưa bước vào thực tế lẽ thật, và tâm tính sự sống của họ chưa hề biến đổi. Cho dù hành vi của một người có tốt đến mấy, nó cũng không chứng tỏ họ vâng phục Đức Chúa Trời hoặc họ đã đưa lẽ thật vào thực hành. Những biến đổi về hành vi không đại diện cho sự thay đổi trong tâm tính sự sống và chúng không thể được coi là những bộc lộ từ sự sống của con người.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Điều mà con người nghĩ là sự thay đổi tâm tính thật ra chỉ là sự thay đổi hành vi, nó và sự thay đổi tâm tính mà Đức Chúa Trời nói đến là hai chuyện khác nhau, hai con đường khác nhau. Liệu những điều mà con người nghĩ là sự thay đổi tâm tính có thể bảo đảm được họ sẽ không phản nghịch, chống đối hay phản bội Đức Chúa Trời không? Liệu nó có thể khiến họ cuối cùng đạt đến đứng vững làm chứng và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời không? Sự thay đổi tâm tính mà Đức Chúa Trời nói đến nghĩa là thông qua thực hành lẽ thật, trải nghiệm sự phán xét và hành phạt của Ngài, chịu sự tỉa sửa, thử luyện và tinh luyện của Ngài, mà con người đạt đến hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật, rồi họ sống thể hiện ra theo nguyên tắc lẽ thật, đạt đến có tấm lòng thuận phục và kính sợ Đức Chúa Trời, không hiểu lầm Đức Chúa Trời, có được nhận thức thật sự và sự thờ phượng thật sự đối với Đức Chúa Trời. Điều mà Đức Chúa Trời nói đến là sự thay đổi trong tâm tính con người, nhưng sự thay đổi tâm tính theo lời con người thì nói đến điều gì? Nó nói đến sự cải thiện về hành vi, bề ngoài thật thà, điềm tĩnh và không kiêu ngạo, nói năng tao nhã và có quy củ, không ngỗ ngược và tai quái, có lương tâm, lý trí và tiêu chuẩn đạo đức trong lời nói và việc làm. Giữa sự thay đổi tâm tính mà con người nói đến và sự thay đổi tâm tính mà Đức Chúa Trời yêu cầu có điều gì khác biệt không? Sự khác biệt đó là gì? Sự thay đổi tâm tính mà con người nói đến là sự thay đổi hành vi bề ngoài, một sự thay đổi hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người. Còn sự thay đổi tâm tính mà Đức Chúa Trời yêu cầu là rũ bỏ tâm tính bại hoại của người ta, là sự thay đổi trong tâm tính sự sống nhờ hiểu lẽ thật, một sự thay đổi trong quan điểm nhìn nhận mọi sự, thay đổi nhân sinh quan và giá trị quan của người ta. Sự khác biệt là đấy. Bất kể là đối xử với con người hay sự việc, thì xuất phát điểm, các nguyên tắc hành động và tiêu chuẩn đánh giá của ngươi đều phải căn cứ theo lẽ thật, và ngươi phải tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, như thế mới có thể đạt đến sự thay đổi tâm tính. Nếu ngươi luôn đánh giá bản thân bằng các tiêu chuẩn về hành vi, nếu ngươi luôn chú trọng thay đổi các hành vi bề ngoài, và ngươi nghĩ rằng có chút hành vi tốt là mình đang sống thể hiện ra hình tượng giống con người và được Đức Chúa Trời khen ngợi, thì ngươi hoàn toàn sai rồi. Bởi vì con người có những tâm tính bại hoại, còn có thể chống đối Đức Chúa Trời, còn có nguy cơ phản bội Đức Chúa Trời, cho nên nếu ngươi không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình, thì cho dù hành vi bề ngoài của ngươi tốt đến đâu, ngươi cũng không thể đạt đến thật sự thuận phục Đức Chúa Trời, cũng không thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Chỉ có hành vi tốt bề ngoài liệu có thể đem lại một tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời không? Nó có thể khiến người ta kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác không? Nếu người ta không thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, vậy thì bao nhiêu hành vi tốt cũng không phải là dấu hiệu cho thấy họ thật sự thuận phục Đức Chúa Trời. Do đó, có bao nhiêu hành vi tốt đi nữa cũng không phải là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong tâm tính.
– Hành vi tốt không có nghĩa là tâm tính của người ta đã thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nếu một người có nhiều hành vi tốt, điều đó không có nghĩa là họ có thực tế lẽ thật. Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật và hành động phù hợp với các nguyên tắc, ngươi mới có thể có thực tế lẽ thật. Chỉ bằng cách kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, ngươi mới có thể có thực tế lẽ thật. Một số người có lòng nhiệt thành, có thể nói đạo lý, tuân thủ các quy tắc và làm nhiều việc lành, nhưng tất cả những gì có thể nói về họ là họ có một chút nhân tính. Những người có thể nói đạo lý và luôn tuân theo các quy tắc không hẳn là thực hành lẽ thật. Mặc dù những gì họ nói là đúng và nghe có vẻ như không có vấn đề gì, nhưng họ không có gì để nói trong những vấn đề liên quan đến thực chất của lẽ thật. Do đó, cho dù ai đó có thể nói bao nhiêu đạo lý cũng không có nghĩa là họ hiểu lẽ thật, và cho dù hiểu bao nhiêu đạo lý, họ cũng không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào. Các nhà lý luận tôn giáo đều có thể giải thích Kinh Thánh, nhưng cuối cùng, tất cả đều ngã chết, vì họ không tiếp nhận toàn bộ lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ. Những người có sự biến đổi tâm tính thì khác; họ đã hiểu được lẽ thật, biết phân định mọi sự, họ biết cách hành động cho hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời, cách hành động phù hợp với nguyên tắc của lẽ thật, và cách hành động để thỏa lòng Đức Chúa Trời, và họ hiểu tính chất của sự bại hoại mà họ bộc lộ. Khi những ý kiến và quan niệm của họ được bộc lộ ra, họ có thể phân định và chống lại xác thịt. Đây là cách một sự biến đổi trong tâm tính được thể hiện. Biểu hiện chính ở những người đã trải qua một sự biến đổi trong tâm tính là họ đã đi đến hiểu biết rõ về lẽ thật, và khi thực hiện công việc, họ đưa lẽ thật vào thực hành với độ chính xác tương đối và họ ít khi bộc lộ sự bại hoại. Thông thường, những người có sự biến đổi tâm tính có vẻ đặc biệt lý trí và có sự phân định, và bởi sự hiểu biết của họ về lẽ thật, họ ít khi bộc lộ sự tự nên công chính hay kiêu ngạo. Họ có thể nhìn thấu và phân định phần lớn sự bại hoại đã bộc lộ nơi họ, nên họ không sinh ra kiêu ngạo. Họ có thể có sự nắm bắt có chừng mực về chuyện con người nên đứng ở vị trí nào, nên làm những việc gì thì được xem là có lý trí, về cách giữ bổn phận, về những gì nên nói và không nên nói, và về những gì nên nói và những gì nên làm với những loại người khác nhau. Do đó, những người với tâm tính đã biến đổi tương đối có lý trí và chỉ những người như thế mới thật sự sống thể hiện ra hình tượng giống con người. Bởi vì họ hiểu lẽ thật, họ luôn có thể nói và nhìn sự việc theo lẽ thật, và họ có nguyên tắc trong mọi việc mình làm; họ không chịu ảnh hưởng của bất kỳ con người, sự việc hay sự vật nào, và hết thảy họ đều có những quan điểm riêng và có thể giữ vững nguyên tắc của lẽ thật. Tâm tính của họ tương đối ổn định, họ không nắng mưa thất thường, và dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng hiểu cách thực hiện tốt bổn phận và cách cư xử để thỏa lòng Đức Chúa Trời. Những người có sự biến đổi tâm tính không tập trung vào những gì cần làm để khiến bản thân trông hay ho bên ngoài; họ đã có được sự rõ ràng bên trong về những gì cần làm để thỏa lòng Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, từ bên ngoài, họ có thể không có vẻ nhiệt tình lắm hay không có vẻ đã làm bao nhiêu chuyện lớn, nhưng mọi việc họ làm đều đầy ý nghĩa, có giá trị, và mang lại những kết quả thực tế. Những ai có sự biến đổi tâm tính chắc chắn sở hữu rất nhiều thực tế lẽ thật, và điều này có thể được xác nhận bởi quan điểm của họ về mọi việc và những hành động có nguyên tắc của họ. Những người chưa đạt được lẽ thật tuyệt đối chưa đạt được bất kỳ sự thay đổi nào trong tâm tính sự sống. Chính xác thì làm sao để đạt được sự biến đổi tâm tính? Loài người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc, hết thảy họ đều chống đối Đức Chúa Trời, và hết thảy họ đều có bản tính chống đối Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cứu rỗi con người bằng cách biến những người có bản tính chống đối Đức Chúa Trời và những người có thể chống đối Đức Chúa Trời thành những người có thể thuận phục và kính sợ Ngài. Đây là một người có sự biến đổi tâm tính. Cho dù một người bại hoại đến đâu hay họ có bao nhiêu tâm tính bại hoại, miễn là họ có thể tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, và tiếp nhận những sự thử luyện, tinh luyện khác nhau, thì họ sẽ có nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời, đồng thời họ sẽ có thể nhìn thấy rõ ràng thực chất bản tính của chính mình. Khi họ thực sự biết mình, họ sẽ có thể ghét bản thân mình và Sa-tan, họ sẽ sẵn sàng chống lại Sa-tan và hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời. Một khi một người có quyết tâm này, họ có thể mưu cầu lẽ thật. Nếu con người có nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời, nếu tâm tính Sa-tan của họ được làm tinh sạch, và lời Đức Chúa Trời bén rễ bên trong họ, đã trở thành sự sống và nền tảng sinh tồn của họ, nếu họ sống theo lời Đức Chúa Trời, đã hoàn toàn biến đổi và trở thành con người mới – thì đây được coi là sự biến đổi trong tâm tính sự sống của họ. Một sự biến đổi tâm tính không có nghĩa là có nhân tính chín chắn và dày dặn, cũng không phải có nghĩa là tâm tính bên ngoài của con người hiền lành hơn trước đó, rằng họ từng kiêu ngạo nhưng giờ lại có thể trao đổi một cách có lý trí, hoặc rằng họ từng không nghe ai cả nhưng giờ lại có thể lắng nghe người khác; những sự biến đổi bên ngoài như thế không thể nói là sự biến đổi tâm tính. Dĩ nhiên, sự biến đổi tâm tính có bao gồm những biểu hiện như vậy, nhưng thành tố quan trọng nhất là bên trong, sự sống của họ đã biến đổi. Điều này hoàn toàn là bởi lời Đức Chúa Trời và lẽ thật đã bén rễ bên trong họ, ngự trị bên trong họ và đã trở thành sự sống của họ. Quan điểm của họ về mọi thứ cũng đã thay đổi. Họ có thể nhìn thấu những gì đang diễn ra trên thế gian và với nhân loại, cách Sa-tan làm bại hoại loài người, cách con rồng lớn sắc đỏ chống đối Đức Chúa Trời, và thực chất của con rồng lớn sắc đỏ. Họ có thể căm ghét con rồng lớn sắc đỏ và Sa-tan trong lòng, và họ hoàn toàn có thể hướng về Đức Chúa Trời và đi theo Ngài. Điều này có nghĩa là tâm tính sự sống của họ đã biến đổi, và họ đã được Đức Chúa Trời thu phục. Những biến đổi trong tâm tính sự sống là những biến đổi cơ bản, trong khi những biến đổi trong hành vi là bề ngoài. Chỉ những người đã đạt được những thay đổi trong tâm tính sự sống mới là người đã đạt được lẽ thật, và chỉ họ mới là người đã được Đức Chúa Trời thu phục.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Bây giờ ngươi chỉ thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời là tốt, là đúng, và xét từ những hành vi bên ngoài, ngươi không làm những chuyện rõ ràng trái với lẽ thật, càng không làm những chuyện xét đoán công tác của Đức Chúa Trời, vẫn có thể thuận phục sự sắp xếp công việc của nhà Đức Chúa Trời, từ một người ngoại đạo biến thành một người đi theo Đức Chúa Trời và có thể thống thánh đồ. Từ một người sống hoàn toàn dựa vào triết lý, ý tưởng, quy luật và tri thức của Sa-tan, ngươi trở thành một người nghe lời Đức Chúa Trời thì cảm thấy đây là lẽ thật, có thể tiếp nhận, có thể mưu cầu lẽ thật, trở thành một người có thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời như sự sống, quá trình là như vậy, chỉ thế thôi. Trong thời gian này, hành vi và cách làm việc của ngươi chắc chắn sẽ sinh ra một số thay đổi, cho dù có thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi có thể có những biểu hiện này thì cũng chỉ là sự thay đổi của hành vi, cách làm, là sự thay đổi của ý nguyện và ý chí trong nội tâm, cùng lắm chỉ là sự thay đổi của tư tưởng và quan điểm, thế thôi. Có lẽ bây giờ ngươi có thể dâng mạng sống mình ra cho Đức Chúa Trời một cách mãnh liệt và kích động, nhưng ngươi lại không thể đạt đến việc tuyệt đối thuận phục Đức Chúa Trời trong một chuyện mà ngươi đặc biệt không thích, đó là sự khác biệt giữa thay đổi hành vi và thay đổi tâm tính. Có lẽ lòng tốt của ngươi khiến ngươi có thể đạt đến xả thân vì Đức Chúa Trời, vứt bỏ tất cả vì Đức Chúa Trời, còn nói: “Vì Đức Chúa Trời, tôi dầu có chảy cạn máu cũng cam tâm tình nguyện, cả đời này tôi không oán trách không hối tiếc! Tôi đã từ bỏ hôn nhân, từ bỏ tiền đồ ở thế giới, từ bỏ tất cả vinh hoa phú quý để tiếp nhận những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, người đời chế nhạo, phỉ báng tôi đều có thể chịu đựng được”. Thế mà chỉ gặp một hoàn cảnh do Đức Chúa Trời sắp đặt không phù hợp với quan niệm của ngươi, ngươi lại có thể đứng lên kêu gào, đối kháng với Đức Chúa Trời, đây chính là sự khác biệt giữa thay đổi hành vi và thay đổi tâm tính. Có lẽ ngươi có thể xả thân vì Đức Chúa Trời, vứt bỏ người mà ngươi yêu thương nhất hoặc là thứ ngươi yêu thích nhất và khó dứt bỏ nhất trong nội tâm, nhưng bảo ngươi nói một lời thật lòng với Đức Chúa Trời, bảo ngươi làm một người trung thực, thì ngươi lại cảm thấy rất khó, không làm được, đây chính là sự khác biệt giữa thay đổi hành vi và thay đổi tâm tính. Có lẽ cả đời này ngươi cũng không tham hưởng an nhàn xác thịt, không ăn ngon cũng không mặc đẹp, mỗi ngày đều cực nhọc, vất vả thực hiện bổn phận như thế, ngươi có thể chịu đựng các loại đau khổ mà xác thịt mang lại, nhưng khi đối mặt với việc sự sắp xếp của Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm của ngươi, ngươi lại không thể hiểu được, lại còn nảy sinh oán trách, hiểu lầm đối với Đức Chúa Trời, quan hệ với Đức Chúa Trời cũng ngày càng không bình thường, luôn có sự chống đối, phản nghịch, không thể hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời, đây chính là sự khác biệt giữa thay đổi hành vi và thay đổi tâm tính. Nếu ngươi sẵn sàng xả thân vì Đức Chúa Trời, tại sao ngươi không thể nói thật một câu với Ngài? Ngươi sẵn lòng buông bỏ tất cả vật ngoài thân, vậy tại sao không thể một lòng trung thành đối với sự ủy thác mà Ngài giao cho ngươi? Nếu ngươi sẵn lòng xả thân vì Đức Chúa Trời, tại sao ngươi không phản tỉnh bản thân khi ngươi làm việc dựa vào tình cảm, khi ngươi bảo vệ mối quan hệ giữa người với người? Tại sao ngươi không thể đứng lên bảo vệ công tác của hội thánh, bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời? Đây có phải là người sống trước mặt Đức Chúa Trời không? Ngươi đã lập lời thề trước mặt Đức Chúa Trời, nói rằng cả đời này sẽ dâng mình cho Đức Chúa Trời, bất kể chịu khổ gì cũng đều tiếp nhận, vậy tại sao một lần bị thay thế lại có thể khiến ngươi tiêu cực đến mức bao nhiêu ngày cũng không đứng dậy nổi, trong lòng tràn đầy chống đối, oán trách, hiểu lầm, tiêu cực? Chuyện này là sao? Chứng tỏ trong lòng ngươi địa vị là quý báu nhất, điều này liên quan đến điểm trí mạng của ngươi, cho nên sau khi bị thay thế chức vụ, ngươi liền suy sụp, không đứng dậy nổi. Điều này đủ để chứng minh, mặc dù ngươi có sự thay đổi của hành vi đi chăng nữa thì cũng không có sự thay đổi của tâm tính sự sống, đây chính là sự khác biệt giữa thay đổi hành vi và thay đổi tâm tính.
– Chỉ bằng cách giải quyết những quan niệm của mình thì mới có thể tiến vào đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Trong việc tin Đức Chúa Trời, phần khó nhất là đạt được sự thay đổi tâm tính. Có lẽ ngươi có thể sống độc thân cả đời, không bao giờ ăn ngon mặc đẹp, thậm chí có người còn nói rằng: “Chịu khổ cả đời, tôi không sợ, cô độc cả đời, cũng không thành vấn đề, chịu đựng rồi cũng qua, tôi có Đức Chúa Trời ở bên thì những thứ đó đâu có là gì”. Khắc phục và giải quyết dạng đau khổ và khó khăn về thể xác này thì dễ. Điều gì mới không dễ khắc phục? Là những tâm tính bại hoại của con người. Những tâm tính bại hoại của con người không phải là thứ nếu kiềm chế bản thân thì có thể giải quyết được. Người ta có thể chịu đau khổ thể xác để làm tốt bổn phận, để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, để sau này được bước vào vương quốc, nhưng có thể chịu khổ và trả giá thì đồng nghĩa với tâm tính của người ta đã thay đổi sao? Không. Để đánh giá liệu tâm tính của người ta đã thay đổi hay chưa, đừng nhìn vào bề ngoài họ có thể chịu được bao nhiêu cái khổ hay là có bao nhiêu hành vi tốt. Cách duy nhất để đánh giá chính xác liệu tâm tính của người ta đã thay đổi hay chưa là nhìn vào xuất phát điểm, động cơ và ý định đằng sau hành động của họ, những nguyên tắc đối nhân xử thế của họ, và thái độ của họ đối với lẽ thật.
Có người sau khi tin Đức Chúa Trời thì không còn mưu cầu những trào lưu của thế gian, không còn chú trọng đến trang phục và ngoại hình, lại còn có thể chăm chỉ chịu khó, kiềm chế và chống lại xác thịt. Nhưng trong quá trình thực hiện bổn phận và đối nhân xử thế, họ hiếm khi nói lời trung thực, cũng không thích làm người trung thực, mà luôn muốn nổi bật và thể hiện bản thân. Mọi lời nói việc làm của họ đều có ý đồ. Họ vắt óc tính toán để cho người ta thấy họ tốt thế nào, để lấy lòng người ta, khiến người ta ủng hộ và tôn sùng họ, thậm chí đến mức hễ gặp chuyện là người ta sẽ hướng về họ mà tìm kiếm. Khi làm như thế là họ đang phô trương bản thân. Họ đang bộc lộ tâm tính gì đây? Là tâm tính Sa-tan. Dạng người như thế có nhiều không? Tất cả mọi người đều như thế. Nhìn bề ngoài, họ tuân giữ quy định, có thể chịu khổ một chút, và phần nào sẵn lòng dâng mình. Họ có thể buông bỏ vài thứ thế tục, có chút ý chí và sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, cũng đã đặt được nền móng trên con đường tin Đức Chúa Trời. Chỉ là tâm tính bại hoại của họ vẫn còn y nguyên, chẳng thay đổi chút nào. Kể cả khi đã hiểu lẽ thật, họ cũng không thể đưa lẽ thật vào thực hành. Chẳng thay đổi chút nào nghĩa là như vậy. Hành động theo ý mình trong mọi chuyện là cách hành xử của những ai sống trong tâm tính Sa-tan. Khi có ý định sai trái đằng sau hành động của mình, họ không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không bác bỏ ý riêng của mình, không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, không tìm kiếm hay thông công với những người khác. Họ muốn gì làm nấy, thích gì làm nấy, họ hành động khinh suất và bất chấp hậu quả. Bề ngoài có vẻ họ không làm việc ác, nhưng họ cũng không thực hành lẽ thật. Họ làm theo ý riêng trong hành động của mình và sống trong tâm tính Sa-tan. Điều này nghĩa là họ không có lòng yêu lẽ thật, không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và họ không phải là người sống trước Đức Chúa Trời. Thậm chí có những người cũng hiểu được lời Đức Chúa Trời và lẽ thật nói như thế nào, nhưng lại không thể đưa vào thực hành. Điều này là bởi họ không thể thắng vượt những dã tâm và dục vọng của mình. Họ biết rõ việc mình đang làm là sai, là gây nhiễu loạn và gián đoạn, là điều mà Đức Chúa Trời ghê tởm, thế mà họ vẫn ba lần bốn lượt làm như thế, trong lòng còn nghĩ rằng “Chẳng phải tin Đức Chúa Trời là để đạt được phúc lành sao? Mình mưu cầu phúc lành thì có gì sai? Tin Đức Chúa Trời mấy năm qua, mình đã chịu khổ không ít, lại còn từ bỏ công việc và tiền đồ trong thế gian để được Đức Chúa Trời khen ngợi và chúc phúc. Dựa trên mọi đau khổ mình đã chịu, Đức Chúa Trời phải ghi nhớ mình, phải chúc phúc và cho mình phúc phận”. Những lời này phù hợp với ý thích của con người. Ai tin Đức Chúa Trời cũng nghĩ như vậy, họ cảm thấy có chút lẫn tạp ý muốn đạt được phúc lành cũng không phải là vấn đề gì lớn. Nhưng nếu ngươi suy xét kỹ những lời này, liệu có lời nào hợp với lẽ thật không, có lời nào thuộc về thực tế lẽ thật không? Mọi sự từ bỏ và chịu khổ này chỉ là những hành vi tốt của con người và bị chi phối bởi ý định đạt được phúc lành, căn bản chúng không phải là thực hành lẽ thật. Nếu dùng những tiêu chuẩn đạo đức của con người để đánh giá hành vi của những người này, thì họ sẽ được xem là cần kiệm, chăm chỉ chịu khó. Nhiều lúc họ bị cuốn vào công việc đến nỗi quên ăn quên ngủ, có người còn sẵn sàng trả lại của rơi cho người bị mất, nhiệt tình giúp người, thích làm việc thiện, rộng lượng và cảm thông với người khác, không tính toán chi ly, thậm chí còn có thể đem những thứ mà họ quý nhất trao cho người khác. Tất cả những biểu hiện này được mọi người ủng hộ, và họ được công nhận là người tốt. Những người như thế có vẻ tươi đẹp rạng rỡ, khiến người ta ủng hộ, có vẻ là có đạo đức và công bằng hợp lý trong hành động. Họ biết ân trả nghĩa đền, có nghĩa khí, thậm chí đến nỗi sẵn sàng xả thân vì bất cứ người bạn nào, và thậm chí có thể chịu bất kỳ cái khổ nào, không ngần ngại lên núi đao xuống biển lửa vì những người bạn thân của mình. Dù nhiều người được ủng hộ vì là dạng người tốt này, nhưng liệu dạng người tốt này có thể thật sự tiếp nhận và thực hành lẽ thật không? Họ có thể thật sự từ bỏ tính mạng để tôn cao và làm chứng cho Đức Chúa Trời không? Không hẳn. Vậy thì họ có thể được gọi là người tốt không? Để đánh giá xem người ta có kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác hay không, có thực tế lẽ thật hay không, mà lúc nào ngươi cũng dựa vào quan niệm và tưởng tượng, đạo đức và luân lý của con người để đánh giá, thì có chính xác không? Có phù hợp với lẽ thật không? Nếu quan niệm và tưởng tượng, đạo đức và luân lý của con người là lẽ thật, thì Đức Chúa Trời đâu cần phải bày tỏ lẽ thật, Ngài cũng đâu cần làm công tác phán xét và hành phạt. Ngươi phải thấy rõ rằng thế giới và nhân loại thật tối tăm và tà ác, hoàn toàn không có lẽ thật, thấy rõ rằng nhân loại bại hoại cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ngươi phải thấy rõ rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới là lẽ thật, chỉ có lời Ngài mới có thể làm tinh sạch con người, chỉ có Ngài mới có thể cứu rỗi nhân loại, và dù cho hành vi của người ta có tốt đến đâu đi nữa, nó cũng không phải là thực tế lẽ thật và càng không phải là lẽ thật. Dù những hành vi tốt này đã trở nên phổ biến và được công nhận trong nhân gian, nhưng chúng không phải và sẽ không bao giờ là lẽ thật, chúng không thể làm thay đổi bất kỳ điều gì. Với một người xả thân vì bạn bè, lên núi đao xuống biển lửa vì bạn bè, thì ngươi có thể khiến người đó tiếp nhận Đức Chúa Trời và lẽ thật được không? Tuyệt đối không thể, vì người đó là người vô thần. Với một người đầy quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời, ngươi có thể khiến người đó đạt đến thực sự thuận phục Đức Chúa Trời được không? Tuyệt đối không thể, vì khi người ta đầy quan niệm thì rất khó để tiếp nhận và thuận phục lẽ thật. Cho dù người ta có nhiều hành vi tốt đến đâu đi chăng nữa, liệu họ có thể thật sự thuận phục Đức Chúa Trời không? Liệu họ có thể thật sự yêu kính Ngài không? Liệu họ có thể tôn cao và làm chứng cho Ngài không? Họ tuyệt đối không thể. Ngươi có thể bảo đảm rằng bất kỳ ai truyền đạo và làm công tác cho Chúa thì đều có thể trở thành người thật sự yêu kính Đức Chúa Trời sao? Tuyệt đối không thể. Do đó, bất kể người ta có bao nhiêu hành vi tốt đi chăng nữa, nó cũng không có nghĩa là họ đã thật sự hối cải và thay đổi, càng không có nghĩa là tâm tính sự sống của họ đã thay đổi.
– Hành vi tốt không có nghĩa là tâm tính của người ta đã thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Hết thảy nhân loại kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là khái quát về bản tính của con người. Con người tin Đức Chúa Trời đều vì bản thân họ; khi họ vứt bỏ mọi sự và dâng mình cho Đức Chúa Trời, đó là để được ban phúc lành; và khi họ trung thành với Ngài, vẫn là để được ban thưởng. Tóm lại, tất cả đều được thực hiện với mục đích được ban phước lành, được ban thưởng và được vào thiên quốc. Trong xã hội, con người làm việc vì lợi ích riêng của mình, còn trong nhà Đức Chúa Trời, họ làm bổn phận để được phúc. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để được ban phước lành, đây là bằng chứng tốt nhất về việc con người có bản tính Sa-tan. Những người có sự biến đổi tâm tính thì khác, họ cảm thấy rằng: con người nên sống dựa vào lẽ thật thì mới có ý nghĩa, nên thuận phục Đức Chúa Trời, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, đây chính là gốc rễ của việc làm người, việc chấp nhận sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời là một trách nhiệm thiên kinh địa nghĩa, chỉ những người thực hiện bổn phận của loài thọ tạo thì mới phù hợp để được gọi là con người, và nếu họ không thể yêu kính Đức Chúa Trời và báo đáp tình yêu của Ngài thì họ không thích hợp để được gọi là con người; con người sống cho chính mình là rỗng tuếch và không có ý nghĩa, con người nên sống để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, để làm tốt bổn phận của mình, và để sống một cuộc đời có ý nghĩa, để ngay cả đến lúc chết, họ sẽ cảm thấy mãn nguyện, không chút hối tiếc, và cảm thấy họ đã không sống vô ích. Khi so sánh hai tình huống khác nhau này, tình huống sau là tình huống của một người có tâm tính đã biến đổi. Nếu tâm tính sự sống của con người đã biến đổi thì chắc chắn nhân sinh quan của họ cũng đã biến đổi. Khi đã có những giá trị quan khác, họ sẽ không bao giờ sống vì mình nữa, và sẽ không bao giờ tin Đức Chúa Trời vì mục đích được ban phước nữa. Một người như thế sẽ có thể nói: “Biết Đức Chúa Trời thật là một chuyện có giá trị, cho dù sau khi biết Đức Chúa Trời mà tôi có chết thì cũng thật tốt biết bao! Nếu tôi có thể biết Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài thì tôi sẽ có thể sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, và rồi tôi sẽ không sống vô ích, chết cũng không hối tiếc, không có gì để than oán”. Chẳng phải là nhân sinh quan của họ đã thay đổi rồi sao? Do đó, nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi trong tâm tính sự sống của một người là sở hữu thực tế lẽ thật, đạt được lẽ thật, có nhận thức về Đức Chúa Trời; nhân sinh quan của họ do đó được thay đổi, và giá trị quan của người ấy khác với trước kia. Sự biến đổi bắt đầu từ bên trong và từ sự sống của người ấy; chắc chắn đó không chỉ là một sự biến đổi bên ngoài. Một số tân tín hữu, sau khi đã bắt đầu tin Đức Chúa Trời thì bỏ lại thế tục phía sau. Sau này, khi họ gặp những người ngoại đạo, các tín đồ này không có nhiều điều để nói, và họ hiếm khi liên lạc với những người bà con và bạn bè ngoại đạo của mình. Những người ngoại đạo nói: “Người này đã thay đổi”. Sau đó, tín đồ ấy nghĩ: “Tâm tính sự sống của tôi thật sự đã biến đổi; những người ngoại đạo này đều nói tôi đã thay đổi”. Trên thực tế, tâm tính của một người như thế đã thật sự biến đổi chưa? Chưa, điều mà anh ta thể hiện ra đơn thuần là những biến đổi bên ngoài. Không có sự biến đổi thật sự nào trong sự sống của anh ta, và bản tính Sa-tan của anh ta vẫn bám rễ trong anh ta, hoàn toàn không suy suyển. Đôi khi, người ta tràn đầy sự hăng hái nhờ công tác của Đức Thánh Linh; một số thay đổi bên ngoài có thể xuất hiện, và họ có thể làm một vài việc tốt. Tuy nhiên, điều này không giống với việc đạt được sự biến đổi tâm tính. Nếu ngươi không sở hữu lẽ thật và quan điểm của ngươi về mọi thứ chưa thay đổi, thậm chí đến mức không khác gì quan điểm của những người ngoại đạo, nếu những giá trị và cách nhìn của ngươi về cuộc sống cũng chưa thay đổi, và nếu ngươi thậm chí còn không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời – điều chí ít ngươi nên có – vậy thì ngươi còn lâu mới đạt được sự biến đổi tâm tính. Muốn đạt được sự biến đổi tâm tính, chủ yếu nhất vẫn là phải mưu cầu việc nhận biết Đức Chúa Trời, có nhận thức chân thực đối với Ngài. Giống với Phi-e-rơ, khi Đức Chúa Trời muốn giao ông cho Sa-tan, ông nói: “Cho dù Ngài giao con cho Sa-tan thì Ngài vẫn là Đức Chúa Trời. Ngài toàn năng, mọi thứ đều ở trong tay Ngài. Làm sao con có thể không ca ngợi việc làm của Ngài chứ? Nhưng nếu có thể chết sau khi biết Ngài, vậy thì chẳng phải là tốt hơn sao?”. Ông cảm thấy rằng con người sống thì chuyện nhận thức Đức Chúa Trời là trên hết. Nếu đã nhận thức được Đức Chúa Trời rồi thì sau này có chết như thế nào cũng được, Đức Chúa Trời xử lý ông thế nào cũng được. Ông cảm thấy việc nhận thức Đức Chúa Trời là mấu chốt nhất. Nếu không đạt được lẽ thật thì ông sẽ không bao giờ thỏa mãn. Nhưng ông cũng không oán trách Đức Chúa Trời, chỉ hận bản thân mình đã không mưu cầu lẽ thật. Với tinh thần này của Phi-e-rơ, ông có thể mưu cầu việc nhận biết Đức Chúa Trời một cách khát khao đến vậy, có thể thấy rằng nhân sinh quan và giá trị quan của ông đã thay đổi. Ông có thể khát khao nhận thức Đức Chúa Trời đến vậy chứng tỏ ông đã thật sự có nhận thức về Đức Chúa Trời. Vậy nên, từ câu nói này, chúng ta có thể nhìn ra được rằng tâm tính của ông đã biến đổi, ông là người đã có sự biến đổi tâm tính. Khi trải nghiệm đến cuối cùng, Đức Chúa Trời phán rằng ông là người có nhận thức nhất về Ngài, rằng ông mới là người thật sự yêu kính Ngài. Nếu không đạt được lẽ thật thì tâm tính sự sống tuyệt đối không thể có sự biến đổi chân thực. Nếu các ngươi thật sự có thể mưu cầu lẽ thật và đạt đến sự bước vào thực tế lẽ thật, thì mới có thể đạt được sự biến đổi trong tâm tính sự sống.
– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt